SlideShare a Scribd company logo
1 of 31
Schengen Area Travel
Workshop
Nguyen Dac Huan
BSc Accounting & Finance Year 3
University of Birmingham
Do Tra Mi
Phd Candidate in Education
University of Birmingham
Table Content
 Hiệp ước Schengen và sự hình thành của Schengen Area
 Nước Anh trong mắt tôi
 Những thứ cần chuẩn bị cho một chuyến đi đến Schengen Area
 Những điều cần biết khi di chuyển và du lịch trong Schengen Area
 Quay về UK một cách an toàn nhất
 Case study
Acknowledgement
 Workshop này được tổ chức dựa trên kinh nghiệm và đánh giá cá nhân của tôi
đối với việc đi du lịch tại châu Âu nhằm giúp các bạn làm quen hơn đối với việc
xin visa Schengen, cách lên một tour đi Châu Âu hiệu quả và nhanh chóng nhất
và những kinh nghiệm khi đi du lịch tại Châu Âu.
 Bản mềm của slide cũng như các tài liệu mà chúng tôi cho rằng sẽ giúp ích cho
các bạn sẽ được upload trên University of Birmingham House Hunting – Viet
Students.
Tôi và tình yêu châu Âu
Khối Schengen
 Schengen Agreement được kí từ năm 1985
 Thỏa thuận không biên giới giữa 26 nước thành viên hoặc không là thành viên của
khối EU.
 Cho phép bất cứ công dân EU, hoặc bất cứ ai có Schengen visa được tự do đi lại
trong phạm vi của 26 nước này.
 UK là nước không thuộc khối Schengen.
 Xem thêm chi tiết tại: https://en.wikipedia.org/wiki/Schengen_Area
Nước Anh trong mắt tôi
 Là ông một cụ già khó tính và bảo thù, rất thích đứng một mình trên thế giới.
 Vấn đề UK ra khỏi châu Âu luôn là một ẩn số - nó chẳng ảnh hưởng gì đến việc
xin visa của chúng ta hết.
 Vậy từ UK sang EU bằng cách nào?
Nước Anh trong mắt tôi
 Di chuyển từ UK sang châu Âu bằng máy bay thường là phổ biến và tiện lợi
nhất.
 Birmingham International Airport là một sân bay hạng trung – chỉ có đường bay
thẳng đến Pháp, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha và mới đây là Đức
 Hầu hết các chuyến bay đến châu Âu đề tập trung tại 3 sân bay chính tại
London:
 London Stanted Airport (tổng hành dinh của Ryan Air)
 London Luton Airport (tổng hành dinh của Easy Jet).
 London Gatwick Airport (các bạn hẳn đã quen tên này rồi).
 Ngoài ra thì sân bay Manchester cũng là một giải pháp hợp lí – nhất là để đi Ý.
Vậy là đã nắm được gà nhà -
Chúng ta lên đường được chưa?
Sự chuẩn bị
 Sách Giáo Khoa chuẩn về du lịch châu ÂU: Travel Europe by Minh Thang
(Founder & Admin của page Hội những người sắp đi UK).
 Link: https://www.facebook.com/notes/h%E1%BB%99i-nh%E1%BB%AFng-
ng%C6%B0%E1%BB%9Di-s%E1%BA%AFp-%C4%91i-uk/travel-
europe/602583749770494
 Ngoài ra, nếu có gì thắc mắc, các bạn có thể lên page “Hội những người Sắp đi
UK” để hỏi thăm và xin kinh nghiệm:
https://www.facebook.com/groups/duhocuk/?fref=ts
Schengen Visa
 Như tôi đã nói trước đó, UK không thuộc khối Schengen vì vậy để ra vào khối
này, điều đầu tiên tất cả chúng ta cần nghĩ đến là Visa
Nộp đơn vào đâu và cần những gì?
 Hiện nay, đại sứ quán các quốc gia Châu Âu tại UK phần lớn tiếp nhận hồ sớ thông qua các agent của
họ: VFS (cho một số nước tại châu Âu – xem văn bản của Minh Thang) và TLS (cho Pháp) – tất cả đều
nằm trên London trừ Lãnh sứ quán tại Scotland.
 Nộp đơn xin visa vào nước bạn sẽ đi lâu nhất hoặc đến đầu tiên – xem thêm chi tiết tại doc của Minh Thang
 Nộp đơn vào Pháp và Ý thường sẽ được lâu hơn các nước khác (3-6 tháng).
 Cần chuẩn bị những gì:
 Application form (quan trọng nhất, có thể làm online hoặc bằng tay – phần lớn là online).
 Passport (photo trang chính, và các trang có dấu, visa của UK, EU)
 Bank statement (tối thiểu 3 tháng).
 Transport Tickets (thường là vé máy bay từ UK đến châu Âu và ngược lại và vé đi lại giữa các quốc gia ở châu Âu
- là tài liệu quan trọng thứ 2).
 Travel Plan (chỉ bắt buộc nếu như nộp đơn vào đại sứ quán Pháp).
 Accommodation booking (reservation của khách sạn)
 Travel insurance (xem thêm Travel Europe của Minh Thang)
 Proof of status (thường là University letter).
 2 ảnh 35cmX45cm (Passport size)
Application form
 Là tài liệu quan trọng nhất để nộp đơn visa.
 Điền form online đi kèm với việc đặt lịch hẹn với các agents về ngày làm visa
 VFS: http://it.vfsglobal.co.uk/
 TLS: https://www.tlscontact.com/gb2fr/login.php
 Đây là link 1 bản application form đã được điền đầy đủ, các bạn có thể xem
qua:
https://onedrive.live.com/redir?resid=E51ADF2EEEFDD77D!2518&authkey=!AP
L95wTdN-Vjs6M&ithint=file%2cpdf
Còn gì khác nữa không?
Rất nhiều nhưng chỉ gói gọn trong:
Google cái gì?
Google flights Google maps
Google cái gì?
 Có nhiều đia danh trong khối Schengen mà google maps không thể tiếp cận
được hoặc là không có phương tiện công cộng đến đó, cách tốt nhất là google.
 Những thắng cảnh nổi tiếng mà trip advisor không có. (Instagram là một tool
bổ ích).
 Món ăn, dịp lễ hội, văn hóa nổi tiếng tại Châu Âu.
Accommodation booking
 Tài liệu dùng để chứng minh cho số ngày các bạn ở Châu Âu – lời khuyên cá
nhân: 1 chuyến đi không nên quá 10 ngày.
 Booking.com là nơi tốt nhất để tìm phòng trước khi nộp đơn xin visa.
 Free cancellation – pay later.
 Website này rất nổi tiếng, sẽ nhận được nhiều sự tin tưởng của người làm visa hơn.
 Sau khi có visa, Airbnb là lựa chọn hợp lí nhất:
 Rẻ nhất.
 Gần dân nhất.
 Nên đặt ở đâu thì tiện nhất:
 Gần khu trung tâm
 Gần ga tàu, bến xe bus, bến trams.
 Gần supermarket.
Tiền
 Kinh nghiệm dùng Prepaid card cũng như thẻ Visa tại châu Âu:
 Link:https://www.facebook.com/groups/duhocuk/permalink/100891904913
6960/ của Nguyễn Lương Khánh (sinh viên UOB 2014-2015).
 Ở nhiều nước châu Âu có chấp nhận dùng thể Visa Debit của UK nhưng sẽ bị
charge phí chuyển đổi ngoại tệ và chênh lệch tỉ giá
 Trong số 26 nước thành viên của khối Schengen thì có khoảng 17 nước
là dùng chung đồng Euro. Xem thêm tại:
https://en.wikipedia.org/wiki/Eurozone
 Ngoài ra còn có 1 số nước thuộc khối Schengen nhưng không dùng Euro:
 Thụy Sĩ: Franc (CHF).
 3 nước Bắc Âu: Đan Mạch (Danish krone DKK), Na Uy (Norwegian krone NOK)
và Thụy Điển (Swedish krona SEK)
 3 nước tại Đông Âu: Ba Lan (zloty PLN), Hungary (forint HUF) và Croatia
(kuna HRK).
 Tùy vào số ngày ở nước đó mà lựa chọn số lượng tiền mặt mang theo
(nên vào khoảng £60/ngày).
Các bạn đã chuẩn bị xong, giờ là lúc lên
đường
Những thứ nên mang theo
 Tất cả các tài liệu dùng để nộp cho agents khi xin visa và một số tài liệu khác:
 Cả bản gốc lẫn bản copy.
 Tiền mặt – cần đảm bảo đủ chi tiêu ở mức thấp nhất là 60 bảng/ngày.
 Vé tàu, coach, bus đi lại trong nội địa châu Âu, giữa các thành phố, các vùng.
 Hành lí mang theo:
 Đối với các hãng hàng không giá rẻ: một vali nhỏ xách tay không quá 10KG và 1 túi
đựng laptop.
 Nên mang theo: quần áo, máy ảnh, 5-7 gói mì, máy ảnh, đổi chạc điện.
 Tránh mang theo: sữa tắm, kem đánh răng, các lọ mĩ phẩm và đặc biệt là dao kéo,
thức ăn như giò chả và thức ăn làm sẵn.
 Đối với các bạn nữ, nếu cảm thấy cần dùng mĩ phẩm thì giá mua thêm cân (hành lí kí
gửi) của các hãng vào khoảng 20-30 bảng/20 cân.
Những thứ nên mang theo
 Đổi chạc điện
 Ở châu Âu, ổ điện là 2 lỗ vì vậy các bạn cần 1 đổi chạc điện (EU
adapter) từ 3 chân sang 2 chân.
 Tìm ở đâu: Poundland – 1 bảng/ 2 chiếc
Xuất cảnh và nhập cảnh
 Ở UK thì chế độ kiểm soát xuất cảnh không được áp dụng, khi ra khỏi
địa phận UK, các bạn sẽ không phải quan Border hay Passport Control.
 Lưu ý:
 Khi bay của Ryanair, cần mang vé máy bay in sẵn (Online checkin) ra quầy để được
đóng dấu Passport Control – nếu không có thể không được lên máy bay.
 Nhập cảnh vào địa phận châu Âu – qua Passport Control, cổng Other
Passport/All Nationalities
 Passport cùng với Schengen Visa.
 Accomodation booking cho thời gian ở lại khối Schegen.
 Vé máy bay khi ra khỏi Schengen.
Khi ở Châu Âu
 Sau khi nhập cảnh, làm thế nào từ sân bay về được khách sạn cho rẻ?
 Phương tiện công cộng
 Xe coach, train chạy thẳng từ sân bay vào trung tâm (Google là chính)
 Taxi (cần phải mặc cả trước khi lên xe)
 Ở châu Âu, hầu hết các thành phố đều có phương tiện công cộng: bus,
underground, trams,…
 Cần phải chủ động google vì mỗi nước, thành phố có 1 quy định khác nhau về loại
vé, giá vé, loại vé cho sinh viên.
 Nhìn chung thì ở châu Âu có các loại vé sau: single ticket (Unlimited travel for 100
minutes), 1 day ticket, 3 day ticket và 7 day ticket.
 Ở các nước Bắc Âu và Đức thì khi mua vé xong, các bạn cần ra máy của họ để stamp
vé - giờ mình lên tàu nếu không có thể bị phạt.
Khi ở Châu Âu
 Di chuyển giữa các thành phố, các nước
 Máy bay cho khoảng cách dài.
 Train cho khoảng cách ngắn – rất đắt trừ ở Ý (gấp đôi máy bay) và cần
phải xem từ trước sớm
 Một số hãng tàu phổ biến ở châu Âu: ICE, IC, EuroStar, DB (Deutsche Bahn).
 Ở Ý thì ngược lại, giá tàu cực kì rẻ. Một số hãng chính: TrenItalia, Italo
 Coach là phương tiện phổ biến nhất và được dùng nhiều nhất:
 Rẻ nhất và thuộc loại nhanh nhất.
 Website tiện lợi nhất: https://www.busradar.com/
Khi ở Châu Âu
 Cần chú ý đến:
 Móc túi, cướp giật nhất là ở Pháp và Ý.
 Tránh mang theo Passport hoặc quá nhiều tiên mặt mỗi khi ra
ngoài (không quá 100 Euro/ngày).
 Dân ăn mày, dân nhập cư – tránh càng xa càng tốt.
 Cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu (Pháp, Đức, Séc) là
tương đối đông.
Chơi ở Châu Âu đã chán, về lại miền quê
nghèo có con bò già.
Xuất nhập cảnh
 Xuất cảnh khỏi châu Âu – tương đối đơn giản, không có nhiều thủ
tục lằng nhằng.
 Lưu ý khi bay với Ryanair.
 Vậy còn gì phải lo lắng?
 Opps, UK Border Control
 Nước Anh không kiểm soát đầu ra nhưng rất gắt gao với đầu
vào
 Giống như lần đầu tiên các bạn hạ cánh xuống UK.
 Cần phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ và nắm rõ những gì họ hỏi và
quan trọng nhất UK Arrivals sheet.
 Tránh ra khỏi UK 3 tháng trước khi Visa UK hết hạn
Case Study
Điền Application Form
bằng tay và Online
Đề bài: Hoàn thành đơn xin visa Schengen cho một chuyến đi châu Âu từ ngày 14/7 đến ngày
28/7:
Ở Santorini: 14/7 - 16/7
Ở Athens: 16/7 - 17/7
Ở Venice: 17/7 – 19/7
Ở Florence: 19/7 - 21/7
Ở Rome: 21/7 - 23/7
Ở Paris: 23/7 - 28/7
Có được một bộ hồ sơ đầy đủ cho việc
nộp đơn
Tài liệu tham khảo
 Đính kèm trong Folder của Workshop – tôi sẽ share đường link cho các bạn.
 “Travel Europe” by Minh Thang – SGK chuẩn của du lịch châu Âu:
https://www.facebook.com/notes/h%E1%BB%99i-nh%E1%BB%AFng-
ng%C6%B0%E1%BB%9Di-s%E1%BA%AFp-%C4%91i-uk/travel-
europe/602583749770494
 Slide “Kinh nghiệm du lịch châu Âu” của Lê Hoàng Nam – Presentation at
Vietsoc BCU Welcome Party 10/2015.
 Note “Amsterdam - Bruxelles - Bruges: 02 - 05/07/2014” của Bùi Sĩ Hùng:
https://www.facebook.com/notes/bui-si-hung/amsterdam-bruxelles-bruges-
02-05072014/10204362481327532
 Post của Nguyễn Lương Khánh trên ”Hội những người sắp đi UK”:
https://www.facebook.com/groups/duhocuk/permalink/1008919049136960/
Chân thành cám ơn sự có mặt của các
bạn
 Bất cứ khó khăn gì trong việc lên tour và làm visa, các bạn có contact của tôi:
 Facebook: Nguyen Dac Huan
 Email: ngdachuan1604@outlook.com/ daicokhau@gmail.com
 Phone: 07535861328

More Related Content

Similar to Hướng dẫn du lịch châu âu cho sinh viên việt nam du học tại anh

Khoi schengen la gi va luu y khi xin visa.docx
Khoi schengen la gi va luu y khi xin visa.docxKhoi schengen la gi va luu y khi xin visa.docx
Khoi schengen la gi va luu y khi xin visa.docxCasa Seguro Anh Nam
 
Schengen Visa là gì? Thủ tục xin Schengen Visa có khó không?
Schengen Visa là gì? Thủ tục xin Schengen Visa có khó không?Schengen Visa là gì? Thủ tục xin Schengen Visa có khó không?
Schengen Visa là gì? Thủ tục xin Schengen Visa có khó không?Casa Seguro Anh Nam
 
Phuong tien giao thong tai Y.docx
Phuong tien giao thong tai Y.docxPhuong tien giao thong tai Y.docx
Phuong tien giao thong tai Y.docxCasa Seguro Anh Nam
 
Du hoc phap san hb_thacsi
Du hoc phap san hb_thacsiDu hoc phap san hb_thacsi
Du hoc phap san hb_thacsiVinh Vuong
 
SIVIDOC.COM Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là...
SIVIDOC.COM Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là...SIVIDOC.COM Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là...
SIVIDOC.COM Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Du hoc y va nhung dieu ban can biet.docx
Du hoc y va nhung dieu ban can biet.docxDu hoc y va nhung dieu ban can biet.docx
Du hoc y va nhung dieu ban can biet.docxCasa Seguro Anh Nam
 
Phuong tien giao thong tai anh quoc.docx
Phuong tien giao thong tai anh quoc.docxPhuong tien giao thong tai anh quoc.docx
Phuong tien giao thong tai anh quoc.docxCasa Seguro Anh Nam
 
cuoc song o phap va dieu co the ban chua biet.docx
cuoc song o phap va dieu co the ban chua biet.docxcuoc song o phap va dieu co the ban chua biet.docx
cuoc song o phap va dieu co the ban chua biet.docxCasa Seguro Anh Nam
 
The xanh chau au the xanh eu.docx
The xanh chau au the xanh eu.docxThe xanh chau au the xanh eu.docx
The xanh chau au the xanh eu.docxCasa Seguro Anh Nam
 
Kinh nghiem du lich duc tu tuc.docx
Kinh nghiem du lich duc tu tuc.docxKinh nghiem du lich duc tu tuc.docx
Kinh nghiem du lich duc tu tuc.docxCasa Seguro Anh Nam
 
Cẩm nang du lịch Vũng Tàu
Cẩm nang du lịch Vũng TàuCẩm nang du lịch Vũng Tàu
Cẩm nang du lịch Vũng TàuNguyễn Minh Thanh
 

Similar to Hướng dẫn du lịch châu âu cho sinh viên việt nam du học tại anh (19)

Onecoin
OnecoinOnecoin
Onecoin
 
Onecoin
OnecoinOnecoin
Onecoin
 
Khoi schengen la gi va luu y khi xin visa.docx
Khoi schengen la gi va luu y khi xin visa.docxKhoi schengen la gi va luu y khi xin visa.docx
Khoi schengen la gi va luu y khi xin visa.docx
 
Visa Phap la gi.docx
Visa Phap la gi.docxVisa Phap la gi.docx
Visa Phap la gi.docx
 
FRANCE MARKET
FRANCE MARKETFRANCE MARKET
FRANCE MARKET
 
Schengen Visa là gì? Thủ tục xin Schengen Visa có khó không?
Schengen Visa là gì? Thủ tục xin Schengen Visa có khó không?Schengen Visa là gì? Thủ tục xin Schengen Visa có khó không?
Schengen Visa là gì? Thủ tục xin Schengen Visa có khó không?
 
Du lich phap nen di dau.docx
Du lich phap nen di dau.docxDu lich phap nen di dau.docx
Du lich phap nen di dau.docx
 
Cẩm nang du lịch Đà Lạt
Cẩm nang du lịch Đà LạtCẩm nang du lịch Đà Lạt
Cẩm nang du lịch Đà Lạt
 
Du hoc chau au.docx
Du hoc chau au.docxDu hoc chau au.docx
Du hoc chau au.docx
 
Phuong tien giao thong tai Y.docx
Phuong tien giao thong tai Y.docxPhuong tien giao thong tai Y.docx
Phuong tien giao thong tai Y.docx
 
EU
EUEU
EU
 
Du hoc phap san hb_thacsi
Du hoc phap san hb_thacsiDu hoc phap san hb_thacsi
Du hoc phap san hb_thacsi
 
SIVIDOC.COM Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là...
SIVIDOC.COM Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là...SIVIDOC.COM Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là...
SIVIDOC.COM Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là...
 
Du hoc y va nhung dieu ban can biet.docx
Du hoc y va nhung dieu ban can biet.docxDu hoc y va nhung dieu ban can biet.docx
Du hoc y va nhung dieu ban can biet.docx
 
Phuong tien giao thong tai anh quoc.docx
Phuong tien giao thong tai anh quoc.docxPhuong tien giao thong tai anh quoc.docx
Phuong tien giao thong tai anh quoc.docx
 
cuoc song o phap va dieu co the ban chua biet.docx
cuoc song o phap va dieu co the ban chua biet.docxcuoc song o phap va dieu co the ban chua biet.docx
cuoc song o phap va dieu co the ban chua biet.docx
 
The xanh chau au the xanh eu.docx
The xanh chau au the xanh eu.docxThe xanh chau au the xanh eu.docx
The xanh chau au the xanh eu.docx
 
Kinh nghiem du lich duc tu tuc.docx
Kinh nghiem du lich duc tu tuc.docxKinh nghiem du lich duc tu tuc.docx
Kinh nghiem du lich duc tu tuc.docx
 
Cẩm nang du lịch Vũng Tàu
Cẩm nang du lịch Vũng TàuCẩm nang du lịch Vũng Tàu
Cẩm nang du lịch Vũng Tàu
 

Hướng dẫn du lịch châu âu cho sinh viên việt nam du học tại anh

  • 1. Schengen Area Travel Workshop Nguyen Dac Huan BSc Accounting & Finance Year 3 University of Birmingham Do Tra Mi Phd Candidate in Education University of Birmingham
  • 2. Table Content  Hiệp ước Schengen và sự hình thành của Schengen Area  Nước Anh trong mắt tôi  Những thứ cần chuẩn bị cho một chuyến đi đến Schengen Area  Những điều cần biết khi di chuyển và du lịch trong Schengen Area  Quay về UK một cách an toàn nhất  Case study
  • 3. Acknowledgement  Workshop này được tổ chức dựa trên kinh nghiệm và đánh giá cá nhân của tôi đối với việc đi du lịch tại châu Âu nhằm giúp các bạn làm quen hơn đối với việc xin visa Schengen, cách lên một tour đi Châu Âu hiệu quả và nhanh chóng nhất và những kinh nghiệm khi đi du lịch tại Châu Âu.  Bản mềm của slide cũng như các tài liệu mà chúng tôi cho rằng sẽ giúp ích cho các bạn sẽ được upload trên University of Birmingham House Hunting – Viet Students.
  • 4. Tôi và tình yêu châu Âu
  • 5. Khối Schengen  Schengen Agreement được kí từ năm 1985  Thỏa thuận không biên giới giữa 26 nước thành viên hoặc không là thành viên của khối EU.  Cho phép bất cứ công dân EU, hoặc bất cứ ai có Schengen visa được tự do đi lại trong phạm vi của 26 nước này.  UK là nước không thuộc khối Schengen.  Xem thêm chi tiết tại: https://en.wikipedia.org/wiki/Schengen_Area
  • 6. Nước Anh trong mắt tôi  Là ông một cụ già khó tính và bảo thù, rất thích đứng một mình trên thế giới.  Vấn đề UK ra khỏi châu Âu luôn là một ẩn số - nó chẳng ảnh hưởng gì đến việc xin visa của chúng ta hết.  Vậy từ UK sang EU bằng cách nào?
  • 7. Nước Anh trong mắt tôi  Di chuyển từ UK sang châu Âu bằng máy bay thường là phổ biến và tiện lợi nhất.  Birmingham International Airport là một sân bay hạng trung – chỉ có đường bay thẳng đến Pháp, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha và mới đây là Đức  Hầu hết các chuyến bay đến châu Âu đề tập trung tại 3 sân bay chính tại London:  London Stanted Airport (tổng hành dinh của Ryan Air)  London Luton Airport (tổng hành dinh của Easy Jet).  London Gatwick Airport (các bạn hẳn đã quen tên này rồi).  Ngoài ra thì sân bay Manchester cũng là một giải pháp hợp lí – nhất là để đi Ý.
  • 8. Vậy là đã nắm được gà nhà - Chúng ta lên đường được chưa?
  • 9. Sự chuẩn bị  Sách Giáo Khoa chuẩn về du lịch châu ÂU: Travel Europe by Minh Thang (Founder & Admin của page Hội những người sắp đi UK).  Link: https://www.facebook.com/notes/h%E1%BB%99i-nh%E1%BB%AFng- ng%C6%B0%E1%BB%9Di-s%E1%BA%AFp-%C4%91i-uk/travel- europe/602583749770494  Ngoài ra, nếu có gì thắc mắc, các bạn có thể lên page “Hội những người Sắp đi UK” để hỏi thăm và xin kinh nghiệm: https://www.facebook.com/groups/duhocuk/?fref=ts
  • 10. Schengen Visa  Như tôi đã nói trước đó, UK không thuộc khối Schengen vì vậy để ra vào khối này, điều đầu tiên tất cả chúng ta cần nghĩ đến là Visa
  • 11. Nộp đơn vào đâu và cần những gì?  Hiện nay, đại sứ quán các quốc gia Châu Âu tại UK phần lớn tiếp nhận hồ sớ thông qua các agent của họ: VFS (cho một số nước tại châu Âu – xem văn bản của Minh Thang) và TLS (cho Pháp) – tất cả đều nằm trên London trừ Lãnh sứ quán tại Scotland.  Nộp đơn xin visa vào nước bạn sẽ đi lâu nhất hoặc đến đầu tiên – xem thêm chi tiết tại doc của Minh Thang  Nộp đơn vào Pháp và Ý thường sẽ được lâu hơn các nước khác (3-6 tháng).  Cần chuẩn bị những gì:  Application form (quan trọng nhất, có thể làm online hoặc bằng tay – phần lớn là online).  Passport (photo trang chính, và các trang có dấu, visa của UK, EU)  Bank statement (tối thiểu 3 tháng).  Transport Tickets (thường là vé máy bay từ UK đến châu Âu và ngược lại và vé đi lại giữa các quốc gia ở châu Âu - là tài liệu quan trọng thứ 2).  Travel Plan (chỉ bắt buộc nếu như nộp đơn vào đại sứ quán Pháp).  Accommodation booking (reservation của khách sạn)  Travel insurance (xem thêm Travel Europe của Minh Thang)  Proof of status (thường là University letter).  2 ảnh 35cmX45cm (Passport size)
  • 12. Application form  Là tài liệu quan trọng nhất để nộp đơn visa.  Điền form online đi kèm với việc đặt lịch hẹn với các agents về ngày làm visa  VFS: http://it.vfsglobal.co.uk/  TLS: https://www.tlscontact.com/gb2fr/login.php  Đây là link 1 bản application form đã được điền đầy đủ, các bạn có thể xem qua: https://onedrive.live.com/redir?resid=E51ADF2EEEFDD77D!2518&authkey=!AP L95wTdN-Vjs6M&ithint=file%2cpdf
  • 13. Còn gì khác nữa không? Rất nhiều nhưng chỉ gói gọn trong:
  • 14. Google cái gì? Google flights Google maps
  • 15. Google cái gì?  Có nhiều đia danh trong khối Schengen mà google maps không thể tiếp cận được hoặc là không có phương tiện công cộng đến đó, cách tốt nhất là google.  Những thắng cảnh nổi tiếng mà trip advisor không có. (Instagram là một tool bổ ích).  Món ăn, dịp lễ hội, văn hóa nổi tiếng tại Châu Âu.
  • 16. Accommodation booking  Tài liệu dùng để chứng minh cho số ngày các bạn ở Châu Âu – lời khuyên cá nhân: 1 chuyến đi không nên quá 10 ngày.  Booking.com là nơi tốt nhất để tìm phòng trước khi nộp đơn xin visa.  Free cancellation – pay later.  Website này rất nổi tiếng, sẽ nhận được nhiều sự tin tưởng của người làm visa hơn.  Sau khi có visa, Airbnb là lựa chọn hợp lí nhất:  Rẻ nhất.  Gần dân nhất.  Nên đặt ở đâu thì tiện nhất:  Gần khu trung tâm  Gần ga tàu, bến xe bus, bến trams.  Gần supermarket.
  • 17. Tiền  Kinh nghiệm dùng Prepaid card cũng như thẻ Visa tại châu Âu:  Link:https://www.facebook.com/groups/duhocuk/permalink/100891904913 6960/ của Nguyễn Lương Khánh (sinh viên UOB 2014-2015).  Ở nhiều nước châu Âu có chấp nhận dùng thể Visa Debit của UK nhưng sẽ bị charge phí chuyển đổi ngoại tệ và chênh lệch tỉ giá  Trong số 26 nước thành viên của khối Schengen thì có khoảng 17 nước là dùng chung đồng Euro. Xem thêm tại: https://en.wikipedia.org/wiki/Eurozone  Ngoài ra còn có 1 số nước thuộc khối Schengen nhưng không dùng Euro:  Thụy Sĩ: Franc (CHF).  3 nước Bắc Âu: Đan Mạch (Danish krone DKK), Na Uy (Norwegian krone NOK) và Thụy Điển (Swedish krona SEK)  3 nước tại Đông Âu: Ba Lan (zloty PLN), Hungary (forint HUF) và Croatia (kuna HRK).  Tùy vào số ngày ở nước đó mà lựa chọn số lượng tiền mặt mang theo (nên vào khoảng £60/ngày).
  • 18. Các bạn đã chuẩn bị xong, giờ là lúc lên đường
  • 19. Những thứ nên mang theo  Tất cả các tài liệu dùng để nộp cho agents khi xin visa và một số tài liệu khác:  Cả bản gốc lẫn bản copy.  Tiền mặt – cần đảm bảo đủ chi tiêu ở mức thấp nhất là 60 bảng/ngày.  Vé tàu, coach, bus đi lại trong nội địa châu Âu, giữa các thành phố, các vùng.  Hành lí mang theo:  Đối với các hãng hàng không giá rẻ: một vali nhỏ xách tay không quá 10KG và 1 túi đựng laptop.  Nên mang theo: quần áo, máy ảnh, 5-7 gói mì, máy ảnh, đổi chạc điện.  Tránh mang theo: sữa tắm, kem đánh răng, các lọ mĩ phẩm và đặc biệt là dao kéo, thức ăn như giò chả và thức ăn làm sẵn.  Đối với các bạn nữ, nếu cảm thấy cần dùng mĩ phẩm thì giá mua thêm cân (hành lí kí gửi) của các hãng vào khoảng 20-30 bảng/20 cân.
  • 20. Những thứ nên mang theo  Đổi chạc điện  Ở châu Âu, ổ điện là 2 lỗ vì vậy các bạn cần 1 đổi chạc điện (EU adapter) từ 3 chân sang 2 chân.  Tìm ở đâu: Poundland – 1 bảng/ 2 chiếc
  • 21. Xuất cảnh và nhập cảnh  Ở UK thì chế độ kiểm soát xuất cảnh không được áp dụng, khi ra khỏi địa phận UK, các bạn sẽ không phải quan Border hay Passport Control.  Lưu ý:  Khi bay của Ryanair, cần mang vé máy bay in sẵn (Online checkin) ra quầy để được đóng dấu Passport Control – nếu không có thể không được lên máy bay.  Nhập cảnh vào địa phận châu Âu – qua Passport Control, cổng Other Passport/All Nationalities  Passport cùng với Schengen Visa.  Accomodation booking cho thời gian ở lại khối Schegen.  Vé máy bay khi ra khỏi Schengen.
  • 22. Khi ở Châu Âu  Sau khi nhập cảnh, làm thế nào từ sân bay về được khách sạn cho rẻ?  Phương tiện công cộng  Xe coach, train chạy thẳng từ sân bay vào trung tâm (Google là chính)  Taxi (cần phải mặc cả trước khi lên xe)  Ở châu Âu, hầu hết các thành phố đều có phương tiện công cộng: bus, underground, trams,…  Cần phải chủ động google vì mỗi nước, thành phố có 1 quy định khác nhau về loại vé, giá vé, loại vé cho sinh viên.  Nhìn chung thì ở châu Âu có các loại vé sau: single ticket (Unlimited travel for 100 minutes), 1 day ticket, 3 day ticket và 7 day ticket.  Ở các nước Bắc Âu và Đức thì khi mua vé xong, các bạn cần ra máy của họ để stamp vé - giờ mình lên tàu nếu không có thể bị phạt.
  • 23. Khi ở Châu Âu  Di chuyển giữa các thành phố, các nước  Máy bay cho khoảng cách dài.  Train cho khoảng cách ngắn – rất đắt trừ ở Ý (gấp đôi máy bay) và cần phải xem từ trước sớm  Một số hãng tàu phổ biến ở châu Âu: ICE, IC, EuroStar, DB (Deutsche Bahn).  Ở Ý thì ngược lại, giá tàu cực kì rẻ. Một số hãng chính: TrenItalia, Italo  Coach là phương tiện phổ biến nhất và được dùng nhiều nhất:  Rẻ nhất và thuộc loại nhanh nhất.  Website tiện lợi nhất: https://www.busradar.com/
  • 24. Khi ở Châu Âu  Cần chú ý đến:  Móc túi, cướp giật nhất là ở Pháp và Ý.  Tránh mang theo Passport hoặc quá nhiều tiên mặt mỗi khi ra ngoài (không quá 100 Euro/ngày).  Dân ăn mày, dân nhập cư – tránh càng xa càng tốt.  Cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu (Pháp, Đức, Séc) là tương đối đông.
  • 25. Chơi ở Châu Âu đã chán, về lại miền quê nghèo có con bò già.
  • 26. Xuất nhập cảnh  Xuất cảnh khỏi châu Âu – tương đối đơn giản, không có nhiều thủ tục lằng nhằng.  Lưu ý khi bay với Ryanair.  Vậy còn gì phải lo lắng?  Opps, UK Border Control  Nước Anh không kiểm soát đầu ra nhưng rất gắt gao với đầu vào  Giống như lần đầu tiên các bạn hạ cánh xuống UK.  Cần phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ và nắm rõ những gì họ hỏi và quan trọng nhất UK Arrivals sheet.  Tránh ra khỏi UK 3 tháng trước khi Visa UK hết hạn
  • 28. Điền Application Form bằng tay và Online Đề bài: Hoàn thành đơn xin visa Schengen cho một chuyến đi châu Âu từ ngày 14/7 đến ngày 28/7: Ở Santorini: 14/7 - 16/7 Ở Athens: 16/7 - 17/7 Ở Venice: 17/7 – 19/7 Ở Florence: 19/7 - 21/7 Ở Rome: 21/7 - 23/7 Ở Paris: 23/7 - 28/7
  • 29. Có được một bộ hồ sơ đầy đủ cho việc nộp đơn
  • 30. Tài liệu tham khảo  Đính kèm trong Folder của Workshop – tôi sẽ share đường link cho các bạn.  “Travel Europe” by Minh Thang – SGK chuẩn của du lịch châu Âu: https://www.facebook.com/notes/h%E1%BB%99i-nh%E1%BB%AFng- ng%C6%B0%E1%BB%9Di-s%E1%BA%AFp-%C4%91i-uk/travel- europe/602583749770494  Slide “Kinh nghiệm du lịch châu Âu” của Lê Hoàng Nam – Presentation at Vietsoc BCU Welcome Party 10/2015.  Note “Amsterdam - Bruxelles - Bruges: 02 - 05/07/2014” của Bùi Sĩ Hùng: https://www.facebook.com/notes/bui-si-hung/amsterdam-bruxelles-bruges- 02-05072014/10204362481327532  Post của Nguyễn Lương Khánh trên ”Hội những người sắp đi UK”: https://www.facebook.com/groups/duhocuk/permalink/1008919049136960/
  • 31. Chân thành cám ơn sự có mặt của các bạn  Bất cứ khó khăn gì trong việc lên tour và làm visa, các bạn có contact của tôi:  Facebook: Nguyen Dac Huan  Email: ngdachuan1604@outlook.com/ daicokhau@gmail.com  Phone: 07535861328

Editor's Notes

  1. Khác với UK, việc đi lại trong khối Schengen là một phạm trù cực kì lớn, rất nhiều vấn đề đặc biệt là liên quan đến vấn đề pháp lí và con người. Nhiều người Việt Nam tôi biết đã đến đây nhưng lại không quay trở lại được UK vì rất nhiều lí do. Don’t be panic, chỉ cần chúng ta chú ý và cẩn thận hơn so với đi lại tại UK, các bạn sẽ có khoảng thời gian tuyệt vời tại “lục địa già”. Điều quan trọng là sự chủ động tìm hiểu, tìm tòi của các bạn, chúng tôi luôn sẵn sang giải đáp những vấn đề liên quan đến pháp lí cho các bạn nhưng đối với vấn đề về tiền bạc, chi tiêu, ăn ở, đi lại thì sự chủ động từ phía các bạn là cần thiết nhất. Cá nhân tôi mặc dù có tất cả 5 Schengen Visa trong hộ chiếu của mình nhưng số nước tại châu Âu tôi đi được không nhiều, vì vậy nếu các bạn có điều gì thắc mắc về 1 nước mà tôi chưa đi, tôi sẽ refer các bạn tới những người bạn mà tôi biết đã đi vùng đó rồi. Chúc các bạn may mắn và thành công.
  2. Quyền quyết định và sự chủ động là ở các bạn vì chỉ có các bạn mới có thể kiểm soát được khả năng tài chính của mình, số lượng người tham gia tour của các bạn và địa điểm các bạn muốn đi, thời điểm mà các bạn cho là thích hợp nhất. Chúng tôi chỉ có thể giúp các bạn lên plan dễ hơn cũng như tư vấn cho các bạn về thời gian nào nên đi đâu, giá cả bao nhiêu là hợp lí đồng thời, đối với những cho chúng tôi chưa đi, chúng tôi sẽ cố gắng refer các bạn cho những người mà chúng tôi biết đã đi nơi đó rồi để các bạn nắm thông tin một cách chính xác hơn. Một tour du lịch tại Châu Âu giống như một project mà các bạn phải làm vậy, có input và output. Input quan trọng nhất và giá trị nhất là thời gian. Giá trị của một thứ thường phụ thuộc vào khả năng thu hồi, lấy lại nó. Thời gian là thứ không ai lấy lai được. Các bạn chỉ có 1 mùa Christmas 2015, 1 mùa Easter 2016 và 1 mùa summer 2016. Chỉ có các bạn mới có thể quyết định và cân nhắc được mình sẽ đi bao lâu, đi vào thời điểm nào là thích hợp nhất, có trùng với lịch học, lịch thi cử, lịch gặp supervisor hoặc lịch viết dissertation của các bạn không. Nếu các bạn không kiểm soát và sử dụng inputs này một cách hợp lí thì outputs của project đó sẽ không như chính những gì các bạn mong đợi. Output của môt chuyến đi như thế này thường dựa trên sự hài lòng, sự thoải mái của các bạn sau khi trở về. Nó có thể được đo bằng cách như những status, bức hình hoặc album ảnh các bạn chia sẻ về feelings của mình về chuyến đi, thành phố, đất nước con người và quan trọng nhất là điểm số và kết quả học của các bạn. Nên nhớ một điều rằng, tất cả các chuyến đi đều nhằm mục đích thư giãn và học hỏi.
  3. Ở trong hình, những nước bôi đỏ là những quốc gia tại khối Schengen mà tôi đã đi qua (Đức, Pháp, Ý, Thụy Điển và Phần Lan) với tất cả 5 cái Schengen visa. Các bạn lưu ý là các nước có hình màu xanh lá cây là các nước thuộc khối Schengen, nếu các bạn có visa thì các bạn có thể đi bất cứ nước nào trong số đó. Trong bản đồ nếu các bạn để ý sẽ thấy Thụy Sĩ không nằm trong số các nước màu xanh lá cây, sự thực là nếu các bạn có Schengen visa thì các bạn hoàn toàn có quyền ra vào Thụy Sĩ mà không phải làm một loại visa nào khác nữa. Ở phía đông có 2 nước Romania và Bulgaria, 2 nước đó đã nộp đơn xin gia nhập khối nhưng phải đến năm 2016 thì mới được công nhận chính thức nên các bạn không có khả năng đến đó được trong năm nay.
  4. Năm 1985, 5 trong 10 nước thành viên của khối EU kí một thỏa thuân “Không biên giới” cho phép bất cứ công dân EU nào hoặc bất cứ công dân quốc tế có Schengen Visa được tự do đi lại trong phạm vi các nước này. Đến này, khối Schengen có tất cả 26 nước thành viên, 4 trong số đó không thuộc vào khối EU (Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch và Thụy Sĩ). Ngoài ra có 3 tiểu quốc ( Microstates) trong khu vực châu Âu là thành viên của khối này bao gồm Monaco, Vatican và San Marino. Hiện có 4 nước thuộc EU đã nộp đơn xin gia nhập khối Schengen và chờ được chấp thuận (dự kiến là vào đầu năm 2016 sẽ hợp pháp hóa) là Croatia, Bulgaria, Romania và Cyprus. UK là quốc gia không thuộc khối Schengen vì vậy khi chúng ta (International citizens) muốn di chuyển từ UK sang Châu Âu, thì việc phải có visa là bắt buộc. Công dân UK sẽ được quyền ra vào khối EU không cần giấy phép còn chúng ta thì không được.
  5. Việc duy chuyển đến Châu Âu bằng máy bay là thuận tiện và được sử dụng nhiều nhất. Nếu các bạn muốn thử một chút cảm giác sang chảnh, British Airways là một sự lựa chọn không thể thay thế. Trên thực tế, thị trường hàng không giá rẻ tại Châu Âu là một điều kì diệu luôn làm đau đầu nhiều nhà nghiên cứu, nhất là Ryanair (ông vua của phá giá thị trường) – các bạn có thể tưởng tượng bay từ London sang Copenhagen Đan Mạch hết £7/chiều – bằng đúng 1 cái Double Bacon Meal của Burger King. Bên cạnh đó thì những hang như Eassjet, Wizz Air hay Monach, Flybe cũng luôn là một giải pháp. Đến này, eo biển Manche luôn được xem là Vạn Lí trường Thành của nước Anh, ngăn cách Châu Âu với đảo quốc này. Năm 1940, Hitler phát động cuộc chiến bầu trời nước Anh nằm chiếm cả đất nước này nhưng cuối cùng lại thất bại để đến năm 1944, từ eo biển này, quân Đồng Minh đổ bộ xuống bờ biển Normandy trong ngày D-Day để đặt dấu chấm hết cho “Anh Cả Phát Xít” này. Năm 1994, giữa 2 nước Anh và Pháp khánh thành một đường hầm dưới lòng biển vượt qua eo biển đầy chết chóc này mà đến bây giờ được gọi là Channel Tunnel. Đó được xem là cầu nối duy nhất giữa nước Anh và toàn bộ đại lúc Europa. Để đến được Châu Âu, các bạn có thể bắt tàu Eurostar vượt qua eo biển này sang các nước khác. Nhưng có 2 điều cần lưu ý: Giá cả trên trời, ở Châu Âu vé máy bay thường còn rẻ hơn vé tàu. Chỉ có thể bắt tàu từ London – ga tàu London St Pancras. Xem them về Channel Tunnel tại đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Channel_Tunnel. Ở UOB mình có anh Đinh Đăng Đức đã từng đi tàu qua eo biển này rồi nên các bạn có thể hỏi thăm anh để xin kinh nghiệm. Ngoài ra Megabus cũng là một giải pháp cho những ai yêu hang rẻ. Nhưng các bạn cần lưu ý rằng, ngồi trên xe 12 tiếng đường dài ở châu Âu đã trở thành biểu tượng rồi đấy nhé. Lưu ý chung: Eurostar hoặc Megabus (đến một số nước gần Anh như Hà Lan, Bỉ, Pháp) để các bạn tham khảo thêm. Lợi thế của coach - megabus là rẻ, nhược điểm là thời gian travel lâu, khoảng 7-10h, mệt, ko phù hợp với các bạn hay say xe. Lợi thế của Eurostar là mang theo hành lý thoải mái (3 vali, 2 kiện lớn, 1 kiện nhỏ miễn là đủ sức vác, mang đồ ăn chín thoải mái nhưng cũng bị giới hạn về chất lỏng, đặc biệt là nước uống), nhược điểm là phải travel đến london mới có thể bắt tàu sang châu Âu được, vé rẻ tầm £72 nếu đặt sớm, đặt muộn có thể đắt hơn)
  6. Sân bay Birmingham là một sân bay hạng trung, trụ sở của hang Flybe. Nếu các bạn tính bay đến những nước như Hà Lan, Bỉ hay Pháp thì có thể dùng sân bay này. Giá vé thường rời vào khoảng từ £40-50/chiều – đắt hơn từ £10-20 so với bay ở các sân bay London nhưng nếu các bạn so sánh với việc phải mua vé coach từ Birmingham đến các sân bay đó và thời gian đến đó (ngắn nhất là 3 tiếng) thì theo tôi, việc bay từ Birmingham luôn là sự lựa chọn tốt nhất. Có 1 điều tôi muốn lưu ý các bạn về các sân bay ở London, đó là hầu hết các chuyến bay từ sân bay ở London đến Châu Âu đề vào buổi sáng sớm – thường là 6-9 am nên các bạn sẽ phải bắt coach từ Birmingham vào tầm đầu giờ sang (thường là 2-3 am): Stansted Airport được xem là sân bay chính đón các chuyến bay của các hang hàng không giá rẻ từ châu Âu mà nhiều nhất là Ryan Air. Có tàu đi thẳng từ Birmingham đến London Stansted Airport (thường là 4h 30 phút) – các bạn cần phải xem giá vé từ sớm để được vé rẻ. Nếu là đi coach thì giá vẻ sẽ vào khoảng dưới 20 bảng và mất từ 4h đến 5h30 đến đến nơi. Luton Airport – hầu hết các máy bay của Easy Jet đều tập trung ở đây. Đây là sân bay gần Birmingham nhất – chỉ mất khoảng 2h30 là đến nơi bằng coach. Gatwick Airport – đây là sân bay xa Birmingham nhất – ít nhất là 5h30 đi coach để đến nơi. Đây là sân bay lớn thứ 2 ở UK cũng là sân bay quốc tế rộng (Vietnam Airlines 1 năm trước đều đỗ ở đây). Sân bay Manchester cách chúng ta khoảng 2h30 đi bằng coach và thường là để đón các chuyến bay từ Ý về.
  7. Câu trả lời là còn xa lắm các bạn ạ. Nhẫn nại là lời khuyên tốt nhất tôi muốn dành cho những ai muốn đi châu Âu.
  8. Cho đến nay, tài liệu này vẫn được xem là the best guide dành cho sinh viên Việt Nam tại UK muốn du lịch châu Âu. Trong doc này có những thông tin bổ ích nhất về cách apply Schengen Visa, cách đặt vé máy bay, đặt phòng, một số thông tin về đi lại trong nội địa châu Âu và kinh nghiệm bảo vệ bản thận khi đi du lịch tại Châu ÂU.
  9. Trước khi nộp đơn xin visa các bạn cần phải hiểu được cách đọc 1 Schengen visa. Như các bạn cũng có thể thấy đây là một ví dụ của Schengen Visa được cấp tại London – UK bởi đại sứ quán Italia. Có vài điểm sau đây các bạn cần lưu ý: Quốc gia cấp visa cho bạn? Vì đó thường là quốc gia bạn ở lâu nhất hoặc là nước đầu tiên trong khối Schengen bạn đặt chân đến. Ở trong visa thì tên quốc gia cấp thường không được hiển thị rõ, nếu bạn để ý, nó nằm ở góc phía bên tay phải, trên phần ngày hết hạn visa của bạn. Như trong hình là 3 chữ ITA tức là Italia. Nơi cấp visa cho bạn, có một số người xin visa tại lãnh sứ quán các nước châu Âu trên Scotland hoặc Edinburgh nên các bạn cần chú ý cái này. Số visa của bạn, nằm ở góc trên cùng bên tay phải. Các bạn nên ghi mã số này vào trong notes của iphone phòng khi cần thiết. Thời hạn visa của các bạn. Được đánh dấu từ ngày cấp (Valid for/Start Date) đến ngày cuối cùng (Until/Expiry date). Loại visa của bạn: type C tức là visa du lịch. Số lần được ra vào khối Schengen (Number of entries): MULT tức là Multiple hay còn gọi là nhiều làn liên tục. Duration of stay: đây là chỉ số ngày tối đa bạn được ở lại trong khối Schengen. Lưu ý rằng là dù bạn được visa 6 tháng nhưng nếu như duration of stay chỉ là 90 ngày thì bạn sẽ không thể ở lại khối Schegen quá 3 tháng, tất cả đều dựa trên duration of stay.
  10. Lưu ý: Khi xin visa, thời hạn được cấp thường rất hên xui, không chắc chắn. Tỉ lệ số người apply vào Pháp và Ý được visa lâu (từ 3-6 tháng) là lớn nhất vì vậy các bạn nên chọn Pháp và Ý là những nước đầu tiên mình đi. Nhưng không vì vậy mà khả năng được visa dài là 100%, có một số người bạn của tôi nộp đơn vào Pháp nhưng bị reject. Tất cả các tài liệu trên đều yêu cầu ít nhất 2 bản copy bên cạnh bản gốc. Ngoài ra luôn luôn giữ bản mềm trong điện thoại khi cần đến Bank statement bắt buộc phải để trong Current Account. Cái này các bạn ra ngân hàng để xin chứ không in trực tiếp được. Đối với vé máy bay, thứ duy nhất các bạn có thể cần đi để nộp là tờ hóa đơn mua vé (Receipts) khi book vé máy bay online. Họ sẽ vẫn chấp nhận điều đó. Các bạn chỉ có thể lấy vé máy bay thông qua online check-in 2 ngày trước khi bay. Các bạn cần lưu ý về vé đi lại: cần phải trình vé đi lại giữa UK và Schengen và thứ 2 là vé di chuyển từ 1 nước sang 1 nước khác trong khối Schengen. Ví dụ, vé máy bay từ Pháp sang Ý, các bạn cần phải trình cái đó ra nhưng ví dụ vé tàu từ Rome đến Florence thì không cần trình. Travel plan chỉ cần nộp nếu bạn xin visa của Pháp, nếu xin ở các đại sứ quán khác thì không bắt buộc nhưng có thể nộp để giúp hồ sơ được xử lí nhanh hơn. Đối với travel insurance – các bạn có thể dùng của Lloyds, tức là thay vì mua chọn 1 travel insurance, những ai dùng bank account của Lloyds có thể upgrade Current Account lên Silver Account với giá £10, việc upgrade như thế có thể mang lại cho các bạn insurance của điện thoại và travel. Lệ phí xin visa: tổng lệ phí thường là £70-£80 bao gồm £50 tiền làm hồ sơ và từ £20-£30 phí delivery visa về nhà. Lưu ý: Phí xin visa ở ĐSQ Pháp là khoảng £70-80, trong đó tầm £45-50 là phí xin visa còn lại là phí dịch vụ, lệ phí gửi bảo đảm về nhà là £8 Đối với proof of status, các bạn lên Student Enquiries trong Main Library của trường để lấy, nên lấy 2 bản. Lưu ý là các bạn chỉ có thể xin student letter từ trường khi mà khóa học các bạn còn hạn, nhất là mấy bạn học master khi khóa học kết thúc vào tháng 9 và muốn ở lại tiếp tục đi Châu Âu sau đó. Đối với ảnh chụp, ảnh chụp sẵn từ Việt Nam thường sẽ không được vì quy định là ảnh phải chụp trong vòng 6 tháng. Các bạn có thể chup tại boot tại University Centre hoặc tại bất cứ photo boots nào bạn gặp – 5 bảng/5 ảnh passport size
  11. Thật vậy, đối với việc đầu tiên các bạn phải nghĩ tới đó là đi lại tại Châu Âu: Vé máy bay theo ý kiến của cá nhân tôi là thứ quan trọng thứ 2 sau application form. Như tôi đã nói trước đó, giá trị của một thứ phụ thuộc vào khả năng thu hồi nó. Một khi đã mua vé máy bay, các bạn sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào ngày và giờ giấc bay, fees để cancel hoặc chuyển chuyến bay là rất cao (hầu hết đều là non-refundable). Quan trọng hơn, vé máy bay là thứ đánh dấu quốc gia đầu tiên trong khối Schengen bạn đặt chân đến và ngày các bạn giờ khỏi khối Schengen (tổng thời gian các bạn ở trong khối Schengen) nên đây sẽ là tài liệu quan trọng thứ 2 và mất nhiều thời gian nhất để chuẩn bị. Google flights là phần mềm tổng hợp giá cả của các chuyến bay sân bay này sang sân bay khác từ nhiều hãng hàng không khác nhau. Cá nhân tôi luôn sử dụng phần mềm này vì nó trong thời gian nhanh nhất cho tôi lịch bay, giờ giấc và giá cả các chuyến di từ nhiều hãng hàng không khác nhau. Sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với xem trang của từng hãng một. Google maps thì không cần nói, di chuyển trong châu Âu, nhất là trong 1 thành phố thì google maps là cực kì tiện lợi.
  12. Ví dụ, 1 trong 10 town đẹp nhất châu Âu là Filzmoos của Áo gần Hallstat và Salzburg. Link: https://www.google.co.uk/webhp?sourceid=chrome-instant&ion=1&espv=2&ie=UTF-8#q=Filzmoos Nếu các bạn vào google maps và tìm directions từ Salzburg đến Filzmoos thì sẽ không hiện ra kết quả (phương tiện công cộng). Link: https://www.google.co.uk/maps/dir/Salzburg,+Austria/Filzmoos,+Austria/@47.7872875,13.5592424,10z/data=!4m14!4m13!1m5!1m1!1s0x47769adda908d4b1:0xc1e183a1412af73d!2m2!1d13.05501!2d47.80949!1m5!1m1!1s0x47712d7f9ddddbf1:0xcd0f02e7d5ad4913!2m2!1d13.5218317!2d47.4347177!3e3 Vậy các bạn có thể gõ google: “Travel from Salzburg to Filzmoos”: https://www.google.co.uk/webhp?sourceid=chrome-instant&ion=1&espv=2&ie=UTF-8#q=travel+from+salzburg+to+Filzmoos Các bạn sẽ thấy rất nhiều kết quả, cá nhân tôi tương đối để ý đến link của Rome2rio.com: http://www.rome2rio.com/s/Filzmoos/Salzburg. Các bạn có thể thấy, google maps không có khả năng định vị hướng đi cho các bạn, nhưng một số navigator khác sẽ có khả năng. Vì vậy sử dụng công cụ chung của google là một task cực kì quan trọng và bổ ích để lên một plan đi châu Âu. Đối với một số thắng cảnh mà ít người biết đến mà cả google lẫn trip advisor không tiếp cận được, có một giải pháp như sau: Instagram, có rất nhiều accounts về chụp ảnh các địa điểm, thắng cảnh bậc nhất châu Âu mà phần lớn trong số đó là thắng cảnh thiên nhiên. Dưới đây là một số account các bạn có thể tham khảo: https://instagram.com/wonderful_places/ https://instagram.com/discoverearth/ https://instagram.com/awesome.earth/
  13. Các bạn nên nhớ rằng, khi làm visa thì các bạn cần có 1 accommodation booking, đây là điểm rất quan trọng vì nó sẽ quyết định số ngày các bạn ở lại trong khối đó. Nếu như trong hồ sơ các bạn ghi là đi 10 ngày nhưng phòng khách sạn chỉ có 9 ngày thì hồ sơ đó sẽ bị reject ngay lập tức. Trước khi có visa, chúng ta hãy đặt những khách sạn cho phép hủy miễn phí và trả tiền sau. Nó sẽ tiết kiệm thời gian và công sức cho các bạn hơn trong việc tìm phòng với giá rẻ. Sau khi có visa, các bạn cứ việc hủy cái phòng trước kia đi và tìm phòng nào tốt hơn phòng đó. Hầu hết các attractions ở các thành phố của châu Âu đều ở khu vực trung tâm (thường được đánh dấu bằng Central Station) vì vậy các bạn nên đặt gần khu đó. Lưu ý: Khi đăng ký airbnb các bạn nên nhờ 1 người đã có tk mời để được giảm £13-16 cho lần book đầu tiên vì nếu tự đăng ký mới sẽ ko có ưu đãi này. Confirmation của khách sạn của Booking.com và Airbnb là những tài liệu chính thức hoàn toàn hợp lễ khi nộp đơn xin visa bất kể qua agents hay trực tiếp qua ĐSQ. Vì vậy các bạn không cần thiết phải xin confirmation trưc tiếp từ khách sạn.
  14. Các bạn có thể đổi tiền tại một số cửa hàng trên Bullring: Eurochange hoặc Thomas Cook bên Selfridges. Các bạn nên đặc biệt lưu ý đối với việc mang theo tiền và sử dụng prepaid card tại Châu Âu. Bài viết của Nguyễn Lương Khánh (Master Investment, University of Birmingham 2014-2015) cho đến nay là bài viết chi tiết và bổ ích nhất về vấn đề này.
  15. Đối với hành lí mang theo, các bạn cần đặc biệt lưu ý Luggage Allowance của các hãng hàng không, nhất là các hãng giá rẻ. Thường là chỉ được mang 1 vali xách tay không quá 10KG và 1 túi đựng laptop. Đối với những hãng như Wizz Air, các bạn chỉ được mang theo 1 túi đựng laptop mà thôi vì vậy các bạn phải hết sức lưu ý việc này. Các bạn cần nhớ rằng đây chỉ là chuyến bay ngắn nên chỉ được mang vali xách tay lên. Các bạn đã đi máy bay chắc cũng hiểu quy định về thứ được mang và không được mang lên máy bay, nhất là chất lỏng và dao kéo, đồ ăn. Đổi chạc điện là 1 thứ không thể thiếu, tôi sẽ nói thêm ở trang sau. Các bạn nên hạn chế mang theo đồ ăn khô như mì gói, vì ở khách sạn ở châu Âu thường sẽ có phòng bếp bên cạnh đó còn có supermarket với giá rẻ và có nhiều mặt hàng cần thiết vì vậy việc mang theo đồ ăn như là không cần thiết.
  16. Khi bay với Ryanair, thì mọi hành khách đều phải checkin online hết sau đó in vé máy bay sẵn và mang ra quầy của RyanAir tại sân bay kèm theo Passport để được đóng dấu kiểm tra. Vì chúng ta là International Citizens nên điều này là bắt buộc và cần đặc biệt lưu ý. Khi hạ cánh xuống sân bay trong địa phận châu Âu, các bạn sẽ qua Passport Control để làm thủ tục nhập cảnh. Lưu ý rằng là cổng của chúng ta là Other Passport/All Nationalities, cổng còn lại EU/UK citizens không dành cho chúng ta. Khi làm thủ tục nhập cảnh cần có 3 tài liệu sau: Passport, Accommodation booking xác minh số ngày các bạn ở Châu Âu và vé máy bay khi ra khỏi Schengen xác minh thời gian bạn rời khỏi Schengen.
  17. Đối với đi lại trong thành phố, các bạn cần chủ động tìm hiểu trên mạng về từng thành phố, google maps chỉ là công cụ chỉ đường, không có nhiều thông tin về giờ giấc, loại vé, giá cả. Với bất cứ loại vé nào trong các vé tôi vừa kể trên, các bạn cần mang nó ra stamp đánh dấu giờ các bạn lên tàu. Ở nhiều nước Châu Âu không có soát vé nhưng sẽ có kiểm tra đột xuất, nếu các bạn quên không stamp vé có thể bị phạt từ 30-40 euro. Đối với những nước có rào chắn soát vé như Ý hay Pháp và một vài nước Bắc Âu: khi mua vé metro cũng phải stamp (hay còn gọi là validate - tức cho vé qua máy validate nếu ko có cổng soát vé) thì mới travel được mà ko bị phạt.
  18. Khi di chuyển giữa các thành phố thì việc đi tàu thường là xa xỉ và đắt đỏ, nhất là ở mấy nước như Pháp với Đức. Nhưng ở Ý, giá tàu lại rất rẻ, bạn có thể đi từ Rome đến Florence (dài hơn từ Birmingham đến London) mà giá 1 chiều chỉ có 9 Euro. Ngoài ra thì đi lại bằng coach ở châu Âu là cực kì rẻ và tiện lợi, nhất là ở Đức: megabus, Flixbus, Berlinienbus. Tôi đã từng đi từ Bremen đến hamburg chỉ hết có 1 bảng/chiều bằng megabus. Phần mềm Busradar này rất là hay và tiện lợi. Nó giống như google flights, tổng hợp giá vé đi lại bằng coach/train của nhiều hãng giữa nhiều thành phố khác nhau.
  19. Lưu ý: các bạn cần chuẩn bị túi riêng đeo cổ để passport và tiền mặt sát người bên trong lớp áo để tránh quên. Đã có trường hợp để quên túi có passport năm ngoái và bạn ấy phải làm lại passport + visa ở Đức.
  20. Khi nhập cảnh vào châu Âu, các bạn sẽ phải qua khá nhiều công đoạn. Điều vào form UK arrivals của họ, sẽ được hỏi thăm kĩ càng : học ở đâu, đang ở chỗ nào, học ngành gì, trường gì,… và đừng quên là lấy cả dấu vân tay nữa nhé. 2 giấy tờ không thể thiếu: Passport và Residence Permits. Đặc biệt lưu ý, tránh ra khỏi UK (chỉ trừ về nước) khi mà khóa học của các bạn đã hết. Vì khi đó Proof of Status của bạn sẽ là không làm gì ở UK này. Người ta có quyền từ chối không cho bạn nhập cảnh lại UK khi mà bạn đã hết hạn khóa học. Đối với sinh viên trường UOB, nhất là các bạn học Master thì ngày nhận bằng sẽ là ngày đánh dấu khóa học kết thúc chứ không phải ngày nộp dissertation.
  21. Ở trong phần này, tôi sẽ dành khoảng 20 phút để cùng trao đổi và chỉ cho các bạn cách lên 1 tour đi Châu Âu bao gồm các công đoạn: Xác định nước mình muốn đi, thời gian nào, bao lâu? Chuẩn bị các hồ sơ cần thiết: vé máy bay, khách sạn, bảo hiểm, thư của trường, tài khoản ngân hàng. Hoàn thành một Schengen Area bằng tay. Điền thông tin online và đặt lịch hẹn. Tìm kiếm những attractions trong thành phố mà mình muốn đi. Một số vấn đề khác.
  22. Link đăng ký visa online của các agents: VFS: http://it.vfsglobal.co.uk/ TLS: https://www.tlscontact.com/gb2fr/login.php Link 1 application form đã được điền đầy đủ: https://onedrive.live.com/view.aspx?resid=E51ADF2EEEFDD77D!2518&ithint=file%2cpdf&app=WordPdf&authkey=!APL95wTdN-Vjs6M
  23. Dưới đây là link của file có bao gồm một bộ hồ sơ đầy đủ cho 1 tour đi tại Ý trong 7 ngày: https://onedrive.live.com/redir?resid=E51ADF2EEEFDD77D!2418&authkey=!AAdzYAYdZApcY8M&ithint=folder%2cpdf
  24. Doc Travel Europe của Minh Thang là tài liệu tiện ích và có nhiều thông tin nhất. Đối với slide của Lê Hoàng Nam thì các bạn sẽ có nhiều thông tin và chia sẻ bổ ích về những ngày lễ đặc biệt tại Châu Âu cũng như kinh nghiệm đi lại tại Ý, Hà Lan và Hungary. Note của Bùi Sĩ Hùng chia sẻ khá kĩ càng về chuyến đi qua Channel Tunnel cũng như chuyến đi Hà Lan và Bỉ ấn tượng. Cá nhân tôi rất ấn tượng đối với chuyến đi đến Bruges của bài viết này.