SlideShare a Scribd company logo
1 of 36
BẢN TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ HỌC
TRÌNH BÀY BÀI TẬP NHÓM NHÓM 01 – PTIT – 2023
Ý TƯỞNG
BỐ CỤC
TRÌNH BÀY
PHÂN VAI
Chủ đề: Xây dựng chiến lược phát triển ngành Quản Trị Kinh Doanh của Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông tăng 10 bậc trong 2 năm.
Thực hiện bởi: Nhóm 1.6
Hoàng Thị Ngọc Hà
Vũ Thị Hoài
Bùi Thị Thanh Hiền
Lê Hà Khắc Hiếu
Chu Tuấn Cường
Tống Đức Sơn
Xây dựng giả định cuộc họp với ban quản trị Giám đốc Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông để đưa ra chiến lược xây dựng và phát triển
ngành Quản Trị Kinh Doanh.
 Phân tích và đánh giá số liệu thống kê các tiêu chí đánh giá về Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
 Phân tích TOWS
 Xây dựng chiến lược
 Kế hoạch kiểm tra và đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu
 Câu hỏi phản biện vấn đề
Hoàng Thị Ngọc Hà - Trưởng ban hoạch định
Lê Hà Khắc Hiếu – Phó ban hoạch định
Vũ Thị Hoài – Thành viên ban hoạch định
Chu Tuấn Cường – Trưởng khoa QTKD
Bùi Thị Thanh Hiền, Tống Đức Sơn – Phó khoa QTKD
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
A – PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ SỐ LIỆU THỐNG KÊ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỀ
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
I – Bảng đánh giá được thực hiện bởi các chuyên gia trong ngành giáo dục
Tiêu chí
Đánh giá được thực hiện bởi các chuyên
gia trong ngành giáo dục
2020 2021 2022
1 Chương trình đào tạo 4.15 4.15 4.3
2 Cơ sở vật chất 4.2 4.2 4.4
3 Chuyên môn giảng viên 4.2 4.2 4.25
4 Đạo đức nghề nghiệp của giảng viên 4.7 4.7 4.75
5
Quy định, kỷ luật và chính sách đãi ngộ
đối với sinh viên
4.75 4.75 4.8
6
Quy định, kỷ luật và chính sách đãi ngộ
đối với giảng viên
4.65 4.65 4.75
7
Cơ chế thi, đánh giá và kiểm tra đúng
năng lực của sinh viên
4.5 4.5 4.6
8 Môi trường và điều kiện giảng dạy 4.2 4.2 4.3
9
Cơ hội phát triển toàn diện mà sinh viên
nhận được từ phía nhà trường ( Kiến
thức, kĩ năng xã hội, cơ hội việc làm,…)
4.2 4.2 4.3
Trung Bình 4.4 4.4 4.5
II - Bảng đánh giá được thực hiện bởi các nhà tuyển dụng
Tiêu chí
Đánh giá được thực hiện bởi các
doanh nghiệp
2020 2021 2022
1 Đánh giá về kiến thức chuyên môn 4.5 4.55 4.6
2
Đánh giá về kỹ năng mềm (Kỹ năng giao
tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tư
duy logic, sáng tạo và khả năng giải quyết
vấn đề,…)
4.3 4.4 4.45
4.4 4.4
4.5
2020 2021 2022
Đánh giá các chuyên gia trong ngành giáo dục
Series 1 Column1 Column2
3 Đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp 4.85 4.85 4.9
4
Khả năng thích nghi, tinh thần học hỏi,
trách nhiệm và sự cầu tiến trong công
việc
4.4 4.45 4.5
5 Kinh nghiệm và hiệu quả làm việc 4.4 4.45 4.5
6
Đánh giá về tính cạnh tranh và nắm bắt
cơ hội
4.6 4.6 4.65
7
Tính cách và tố chất phù hợp với công
việc
4.6 4.7 4.75
8
Định hướng và phát triển tiềm năng của
bản thân
4.35 4.4 4.45
Trung bình 4.5 4.55 4.6
4.5
4.55
4.6
2020 2021 2022
Đánh giá của doanh nghiệp
Series 1 Column1 Column2
III – Tỷ lệ “chọi” đầu vào
Năm 2020
Trúng tuyển
Không trúng
tuyển
Tỷ lệ sinh viên
trúng tuyển
Nguyện vọng 1 25 76 3.8%
Nguyện vọng 2 37 126 5.6%
Nguyện vọng 3 45 97 6.8%
Nguyện vọng khác 53 197 8.1%
Tổng 160 496 24.3%
Tỷ lệ chọi đầu vào 1/ 4.1
Trung bình GPA
toàn khóa
2.8
Năm 2021
Trúng tuyển
Không trúng
tuyển
Tỷ lệ sinh viên
trúng tuyển
Nguyện vọng 1 30 87 4.2 %
Nguyện vọng 2 49 135 7%
Nguyện vọng 3 44 90 6.2%
Nguyện vọng khác 52 213 7.4%
Tổng 175 525 24.8%
Tỷ lệ chọi đầu vào ¼
Trung bình GPA
toàn khóa
2.83
4%5%
7%
8%
76%
2020
NV 1
NV2
NV 3
NV khác
Không trúng tuyển
Năm 2022
Trúng tuyển
Không trúng
tuyển
Tỷ lệ sinh viên
trúng tuyển
Nguyện vọng 1 37 142 5.2%
Nguyện vọng 2 45 130 6.4%
Nguyện vọng 3 52 79 7.3%
Nguyện vọng khác 51 166 7.2%
Tổng 185 517 26.2%
Tỷ lệ chọi đầu vào 1/ 3.8
Trung bình GPA
toàn khóa
2.9
4%7%
6%
8%
75%
2021
NV 1
NV 2
Nv 3
Nv khác
Không trúng tuyển
5%7%
7%
7%
74%
2022
NV 1
NV 2
NV 3
Nv khác
Không trúng tuyển
IV – Thống kê số liệu đầu ra
2020
Sinh viên mới ra trường
Sinh viên ra trường sau
03 tháng
Tỷ lệ có việc làm 65% 26%
Lương trung bình 5 – 8 triệu/ tháng 5 – 7 triệu/ tháng
Đúng ngành 72% 61%
Liên quan đến ngàng 16% 15%
Sai ngành 12% 24%
3.8
5.6
6.8
4.2
7
6.2
5.2
6.4
7.3
2020 2021 2022
Sơ đồ mô tả sự thay đổi tỷ lệ trúng tuyển
các nguyện vọng
NV 1 NV 2 Nv 3
2021
Sinh viên mới ra trường
Sinh viên ra trường sau
03 tháng
Tỷ lệ có việc làm 51% 19%
Lương trung bình 5 – 7 triệu/tháng 5 – 6.5 triệu/ tháng
Đúng ngành 53% 42%
Liên quan đến ngàng 34% 31%
Sai ngành 13%% 27%
Đúng ngành
72%
Liên quan đến
ngàng
16%
Sai ngành
12%
2020
Đúng ngành
53%
Liên quan đến
ngành
34%
Sai ngành
13%
2021
2022
Sinh viên mới ra trường
Sinh viên ra trường sau
03 tháng
Tỷ lệ có việc làm 73% 67%
Lương trung bình 6 – 9 triệu/ tháng 6 – 8 triệu/ tháng
Đúng ngành 78% 64%
Liên quan đến ngàng 17% 13%
Sai ngành 5% 23%
Đúng ngành
78%
Liên quan đến
ngành
17%
Sai ngành
5%
2022
72
53
78
16
34
17
12 13
5
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
2020 2021 2022
So sánh các 03 năm liên tiếp
Đúng ngành Liên quan đến ngành Sai ngành
B - PHÂN TÍCH MÔ HÌNH TOWS
Threat
T1. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực giáo
dục đại học, nghề nghiệp và nghiên
cứu ngày càng cao cùng sự tham gia
của nhiều trường đại học 100% nước
ngoài, du học và tư nhân.
T2. Sự bão hòa và không đồng nhất
về chất lượng đầu ra của nguồn nhân
lực. Dẫn đến những đánh giá đánh
đồng không tích cực về chất lượng
đào tạo các trường khiến doanh
nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển
dụng.
T3. Công nghệ phát triển mạnh mẽ và
ứng dụng trên đa dạng lĩnh vực. Đòi
chương trình đào tạo phải bắt kịp xu
thế thời đại để đáp ứng nhu cầu của xã
hội.
Opportunities
O1. Công nghệ Big Data trở thành
xu hướng quan trọng trong thế giới
kinh doanh và khoa học hiện đại.
Và Việt Nam được các chuyên gia
đánh giá là một trong những nước
có tiềm năng phát triểm Big Data
mạnh nhất Châu Á.
O2. Xu hướng toàn cầu hóa giúp
đẩy mạnh phát triển sự hợp tác
giáo dục quốc tế. Tạo cơ hội tiếp
cận nguồn tri thức giá trị, toàn diện
và học hỏi những chương trình đào
tạo tiến bộ.
Weaknesses
W1. Hoạt động truyền thông
Marketing của Học viện chưa đạt
hiệu quả cao.
W2. Công tác tuyển sinh chưa
đem lại kết quả tốt.
W3. Chưa có những nghiên cứu
khoa học được công bố để khẳng
định chất lượng đào tạo ngành
QTKD của Học viện.
W1, W2/ T1
W3/ T3
W3/O2
Strength
S1. Đội ngũ giảng viên chất
lượng cao.
S2. Nguồn lực tài chính vững
chắc.
S3. Có thế mạnh về lĩnh vực khoa
học – công nghệ.
S4. Quan hệ gắn kết chặt chẽ,
thân thiết với nhiều doanh
nghiệp.
S1/T1
S3, S4/T3
S3/ O1
S1, S2/ O2
Chứng minh luận điểm
Threat
1. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục đại học, nghề nghiệp và nghiên cứu ngày càng cao cùng
sự tham gia của nhiều trường đại học 100% nước ngoài, du học và tư nhân
 Cả nước có khoảng hơn 150/224 trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh.
 Rất nhiều khóa học kinh tế của các trung tâm được mở bán và đào tạo phổ biến.
 Năm 2020, số lượng học sinh tốt nghiệp THPT vào học GDNN chiếm khoảng hơn 28%
tổng số học tốt nghiệp THPT.
 Nhiều trường đại học nước ngoài đặt cơ sở tại Việt Nam có danh tiếng và chất lượng đào
tạo tốt phải kể đến : Đại học Anh Quốc Việt Nam (Anh), Đại học RMIT (Úc), Đại học
Công nghệ Swinburne (Úc),…
 Khoảng 190.000 sinh viên Việt Nam đang học tập ở nước ngoài.
2. Sự bão hòa và không đồng nhất về chất lượng đầu ra của nguồn nhân lực. Dẫn đến những đánh
giá đánh đồng không tích cực về chất lượng đào tạo các trường
 Quản trị kinh doanh là ngành chiếm thứ hạng cao nhất về số lượng hồ sơ đăng ký của thí
sinh: trên 10% hồ sơ đăng kí mỗi năm. Nghĩa là mỗi năm số cử nhân ra trường là 10.000
người.
 Tỷ lệ thiếu hụt nhân sự ngành kinh doanh cao thứ 2 với 48,1% theo thông kê của TopCV.
3. Công nghệ phát triển mạnh mẽ và ứng dụng trên đa dạng lĩnh vực. Đòi chương trình đào tạo
phải bắt kịp xu thế thời đại để đáp ứng nhu cầu của xã hội
 Thực tế ảo và tăng cường thực tế (VR và AR): VR và AR cho phép người dùng trải
nghiệm một thế giới ảo hoặc đưa các yếu tố số hóa vào thế giới thực. Các ứng dụng của
VR và AR có thể được tìm thấy trong giáo dục, giải trí, y tế và trong các ngành công
nghiệp khác.
 Internet vạn vật (IoT): IoT cho phép các thiết bị kết nối với nhau thông qua mạng
internet, tạo ra một mạng lưới thông tin toàn cầu. Các ứng dụng của IoT có thể được tìm
thấy trong các thiết bị gia dụng, nhà thông minh, hệ thống an ninh, và trong quản lý sản
xuất và quản lý chuỗi cung ứng.
 Thương mại điện tử (E-commerce): E-commerce là một trong những lĩnh vực ứng dụng
công nghệ rộng rãi nhất trong ngành kinh tế. Các trang web mua sắm trực tuyến đã thay
đổi cách mà người tiêu dùng mua hàng, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các
doanh nghiệp.
 …
Opportunities
1. Công nghệ Big Data trở thành xu hướng quan trọng trong thế giới kinh doanh và khoa học
hiện đại. Và Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là một trong những nước có tiềm năng phát
triểm Big Data mạnh nhất Châu Á – theo Shane Rigby, chuyên gia tư vấn cấp cao tại hội nghị
quốc tế “Big Data Innovation Summit”
2. Xu hướng toàn cầu hóa giúp đẩy mạnh phát triển sự hợp tác giáo dục quốc tế. Tạo cơ hội tiếp
cận nguồn tri thức giá trị, toàn diện và học hỏi những chương trình đào tạo tiến bộ
 Cả nước đang triển khai hơn 400 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài cho bậc
đại học, trong đó có 186 chương trình trong số đó do các cơ sở giáo dục đại học tự chủ
cấp phép và 222 chương trình do Bộ GD-ĐT cấp phép.
 Vương quốc Anh đang là quốc gia dẫn đầu về các chương trình liên kết tại Việt Nam, với
101 chương trình, chiếm khoảng 25%. Các quốc gia xếp vị trí tiếp theo lần lượt là Mỹ với
59 chương trình, Pháp 53 chương trình, Úc 37 chương trình và Hàn Quốc 27 chương
trình.
Weaknesses
1. Hoạt động truyền thông Marketing của Học viện chưa đạt hiệu quả cao
 Tuy rằng độ nhận diện về Học viện khá phổ biến nhưng người biết đến không rõ chất
lượng đào tạo. Nhiều người do không tiếp cận được thông tin nên cho rằng Học viện có
chất lượng đào tạo còn kém.
 Các hoạt động tổ chức sự kiện chưa tốt, không gây hấp dẫn và thu hút nhiều đối tượng
trong và ngoài trường tham gia.
 Page Facebook, Tiktok chính thức của Học viện không có sự tương tác cao:
Trung bình mỗi bài viết chỉ có 70-100 like
Không có bình luận và lượt chia sẻ
2. Công tác tuyển sinh chưa đem lại kết quả tốt
3. Chưa có những nghiên cứu khoa học được công bố để khẳng định chất lượng đào tạo ngành
QTKD của Học viện
 Trên trang web chính thức của Học viện không có công bố chính thức về những nghiên
cứu khoa học trên lĩnh vực kinh tế.
Strength
1. Đội ngũ giảng viên chất lượng cao
 Tỷ lệ trình độ tiến sĩ của Học viện là 112/767 chiếm 14.6% cao hơn tỉ lệ trung bình trình
độ Tiến sĩ trở lên tại các trường đại học ở Việt Nam là 11.2 %.
2. Nguồn lực tài chính vững chắc.
 Doanh thu năm 2022 của Học viện là 230 tỷ đồng và mục tiêu 2023 là 420 tỷ đồng.
 Học viện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Thông tin và truyền thông, có thể nhận tài trợ
kinh tế và giúp đỡ tài chính thuận lợi.
3. Có thế mạnh về lĩnh vực khoa học – công nghệ
 Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định tặng Bằng khen cho Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thông (PTIT), Bộ Thông tin và Truyền thông vì đã có thành tích xuất sắc trong công
tác chuyển đổi số giáo dục đại học.
 Trường có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện, cấp Bộ, cấp Nhà Nước và các
bài báo, tạp chí xuất bản trong nước và quốc tế: http://jstic.ptit.edu.vn/index.php/jstic/index
4. Quan hệ gắn kết chặt chẽ, thân thiết với nhiều doanh nghiệp
 Có mối quan hệ hợp tác thân thiết chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn như VNPT, Viettel,
Samsung, FPT,…
C – XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH
VIỄN THÔNG
I – Các hành động chủ chốt
Tiêu chí
trọng tâm Hành động chủ chốt
Nâng cao đánh giá
của chuyên gia
trong ngành giáo
dục.
1. Đổi mới chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng giảng viên.
2. Xây dựng cơ chế thi và đánh giá đúng năng lực.
3. Tạo điều kiện và cơ hội phát triển toàn diện cho sinh viên.
Nâng cao trình độ
và điểm trung bình
GPA của sinh viên.
4. Đa dạng các phương pháp dạy học.
5. Hướng dẫn kĩ năng, phương pháp học tập đúng cách và hiệu quả.
6. Xây dựng chính sách khuyến khích học tập.
Nâng cao tỷ lệ sinh
viên ra trường có
việc làm ngay.
7. Hướng nghiệp từ giảng viên chuyên môn và sinh viên đã ra trường.
8. Xây dựng mối quan hệ và liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp.
9. Tạo nhiều cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc với doanh nghiệp cho sinh viên.
10. Thay đổi cơ chế ngày hội hướng nghiệp.
II – Kế hoạch triển khai và thực hiện hành động cụ thể
NHỮNG YẾU TỐ CHỦ QUAN TÁC ĐỘNG TỪ MỘT PHÍA HỌC VIỆN
1. Đổi mới chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng giảng viên.
Nhiệm vụ
hành động
Cách thức thực hiện
Phân chia
nhiệm vụ
Mục đích Mục tiêu KPI
1. Đổi mới
chương
trình đào
tạo và nâng
cao chất
lượng giảng
viên.
 Giảng dạy ngành
QTKD có ứng
dụng công nghệ
Big Data kết hợp
với các phần mềm
quản trị.
 Xây dựng chương
trình học hướng đến
đáp ứng tiêu chuẩn
quốc tế.
 Đẩy mạnh thực hiện
đánh giá và kiểm
định chất lượng
giảng viên qua chính
sách phân loại giảng
viên.
Hội đồng
ban giám
đốc Học
viện Công
nghệ Bưu
chính
Viễn
thông.
 Xây dựng chương
trình đào tạo chất
lượng cao, đáp ứng
nhu cầu phát triển
của xã hội nói
chung và doanh
nghiệp nói riêng.
 Sinh viên được tiếp
nhận nguồn tri thức
toàn cầu, định
hướng phát triển
vươn tầm thế giới.
 Đội ngũ giảng viên
giàu kiến thức
chuyên môn và
kinh nghiệm thực
tế.
 100% biết sử dụng
các phần mền quản
trị và thực hành
quản lý trên các
phần mền.
 100% sinh viên
được tiếp cận và sử
dụng tài liệu học
thuật và tài liệu
thông tin uy tín,
chất lượng từ trong
nước và quốc tế.
 2024 trình độ tiến sĩ
trở lên của Học viện
là 20%.
Triển khai hành động cụ thể
1.1. Giảng dạy ngành QTKD có ứng dụng công nghệ Big Data kết hợp với các phần mềm quản trị
 Lợi dụng thế mạnh công nghệ, nhà trường tích cực giảng dạy những ứng dụng công nghệ,
cụ thể là những phương pháp quản lý, xử lý và phân tích dữ liệu vào quản trị kinh doanh.
Việc này sẽ giúp nhà quản trị tận dụng tối đa nguồn dữ liệu Big Data để chỉ ra những thống
kê chính xác, đưa ra cái nhìn tổng quát và phát hiện xu hướng phát triển xong tương lai.
 Tích hợp giảng dạy cơ sở lý thuyết đi kèm với thực hành trên các phần mền quản lý, quản
trị, giúp sinh viên sớm tiếp cận với công tác làm việc thực tế.
Một số phần mền quản trị được ứng dụng phổ biến:
- Phần mềm quản lý khách hàng CRM: Đay là phần mềm giúp doanh nghiệp quản lý thông
tin khách hàng, theo dõi các hoạt động bán hàng, tiếp thị và tối ưu hoá quá trình chăm sóc
khách hàng; phổ biến như Salesforce, Zoho CRM, HubSpot CRM, Pipedrive,…
- Phần mềm quản lý doanh thu và chi phí (ERP): Giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động
kinh doanh như sản xuất, lưu kho, mua bán, tài chính, quản lý nhân sự,..vv. Một số phần
mềm quản trị phổ biến như: oracle, SAP, Microsoft Dynamic,..
- Phần mềm quản lý dự án: Các phân mềm giúp định lịch, phân bổ tài nguyên, thao dõi dự
án phổ biến như Anasa, Trello, Jira,…
- Phần mềm quản lý tài liệu: Các phần mềm quản lý tài liệu giúp doanh nghiệp lưu trữ,
chia sẻ và quản lý các tài liệu kinh doanh như hợp đồng, báo cáo, văn bản, v.v. Một số
phần mềm quản lý tài liệu phổ biến bao gồm Google Drive, Dropbox, Microsoft,…
- Phần mềm quản lý nhân sự (HRM): Các phần mềm HRM giúp doanh nghiệp quản lý
thông tin nhân viên, đánh giá hiệu suất, quản lý tiền lương và các hoạt động liên quan đến
nhân sự. Một số phần mềm HRM phổ biến bao gồm BambooHR, Gusto, Namely, SAP
SuccessFactors,…
1.2. Xây dựng chương trình học hướng đến đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế
- Đa dạng ngôn ngữ: Yêu cầu sinh viên biết và sử dụng tối thiểu 1 ngôn ngữ có thể là Tiếng
Anh (Chứng chỉ toeic 650), tiếng Trung (Chứng chỉ HSK 4),…
- Lồng ghép những môn học về kỹ năng tin học văn phòng, công cụ cần thiết trong học tập
và công việc (SEO, MOS,....). Yêu cầu sinh viên ra trường có chứng chỉ chứng chỉ MOS.
- Liên kết với trường quốc tế có thế mạnh về ngành quản trị kinh doanh, tiếp cận với tri
thức toàn cầu, cung cấp nhiều tài liệu học thuật giá trị. Đồng thời từ việc liên kết với các
ngôi trường nước ngoài sẽ cung cấp nhiều cơ sở dữ liệu thực tế từ các doanh nghiệp trên
thế giới, định hướng tầm nhìn và nắm bắt xu thế phát triển của toàn cầu.
- Tạo những hội nhóm trao đổi kiến thức giữa sinh viên trong nước và sinh siên nước ngoài
từ ngôi trường liên kết.
1.3 Đẩy mạnh thực hiện đánh giá và kiểm định chất lượng giảng viên qua chính sách phân loại
giảng viên
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hiện nay đang thực hiện quy chuẩn phân loại giảng
viên với ba thứ bậc là A B C. Theo phân tích và đánh giá của ban hoạch định, chúng tôi đã nhìn
thấy được hiệu quả tích cực từ phương pháp này. Vì vậy ban hoạch định ủng hộ việc tiếp tục áp
dụng quy chuẩn này đối với các giảng viên tại Học viện. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nâng cao trình độ chuyên môn: Giảng viên cần tiếp tục nghiên cứu và cập nhật kiến thức
mới nhất trong lĩnh vực mình đang giảng dạy để cung cấp cho học viên những thông tin
chính xác và hiện đại nhất, tham gia các hoạt động ngoài giảng dạy như nghiên cứu khoa
học, viết sách giáo khoa hoặc bài báo khoa học.
- Phát triển kỹ năng giảng dạy: Giảng viên nên thường xuyên tham gia các khóa đào tạo
hoặc hội thảo để nâng cao kỹ năng giảng dạy của mình. Đồng thời, họ cũng cần lắng
nghe phản hồi từ học viên và thay đổi phương pháp giảng dạy để phù hợp với nhu cầu
của học viên.
- Xây dựng mối quan hệ tốt với học viên: Giảng viên cần tạo môi trường học tập thoải mái,
năng động, tạo sự hứng thú và kích thích sự tò mò của học viên. Họ nên tạo mối quan hệ
tốt với học viên bằng cách lắng nghe và hỗ trợ trong quá trình học tập.
2. Đổi mới phương pháp dạy học
Nhiệm vụ
hành động
Cách thức thực hiện
Phân chia
nhiệm vụ
Mục đích
1. Đổi mới
phương pháp
dạy học.
 Học đi đôi với hành,
cung cấp nhiều kiến
thức xã hội, minh
họa bằng ví dụ thực
tế.
 Đa dạng hóa phương
pháp truyền đạt.
 “Cá thể hóa” trong
phương pháp giảng
dạy.
Giảng viên
của Học
viện Công
nghệ Bưu
chính Viên
thông.
 Tăng cường sự tương tác
giữa giảng viên và sinh viên,
chủ động giải quyết mọi vấn
đề thắc mắc.
 Khuyến khích sự sáng tạo và
hứng thú với học tập của
sinh viên.
 Mở rộng và nâng cao hiệu
quả đào tạo, giúp sinh viên
hiểu sâu, hiểu rộng kiến
thức.
Triển khai hành động cụ thể
2.1 Học đi đôi với hành, cung cấp nhiều kiến thức xã hội, minh họa lý thuyết bằng ví dụ thực tế.
- Tạo không khí lớp học sôi nổi và môi trường học tập tích cực
- Đưa ra những ví dụ liên kết giữa lý thuyết và thực tế
- Cung cấp nguồn thông tin và dữ liệu chính xác cập nhập theo thời đại
- Cho sinh viên thực hành chiến lược và xây dựng cách thức quản trị từ các bài toán có thật
ở doanh nghiệp
2.2 Đa dạng hóa phương pháp truyền đạt
- Giảng dạy cho sinh viên theo sơ đồ tư duy, nêu bật các keys study quan trọng
- Truyền cảm hứng qua các video, bài thuyết giảng từ các nhà quản trị nổi tiếng, uy tín và
tài giỏi
- Chủ động đặt nhiều câu hỏi để sinh viên phát huy khả năng tìm kiếm và tư duy
- Giả định những tình huống dựa trên hiện trạng thực tế để sinh viên giải quyết vấn đề
- Cung cấp tài liệu chất lượng và giá trị.
2.3 “Cá thể hóa” trong hoạt động giảng dạy
Cá thể hoá trong hoạt động giảng dạy là quá trình tạo điều kiện để học viên có thể được giáo
viên tư vấn, hướng dẫn và động viên để phát triển tối đa khả năng và tiềm năng cá nhân của
mình.
- Tập trung vào việc hiểu rõ những đặc điểm riêng của từng học viên để có thể thiết kế
những phương pháp giảng dạy phù hợp và đáp ứng được nhu cầu học tập của từng cá
nhân
- Tăng cường sự tự tin, trách nhiệm và sự tận tụy trong học tập, giúp sinh viên tự phát triển
và đạt được mục tiêu của mình trong học tập và sự nghiệp
3. Hướng dẫn phương pháp và kĩ năng học tập đúng cách, hiệu quả
Nhiệm vụ
hành động
Cách thức thực hiện
Phân chia
nhiệm vụ
Mục đích Mục tiêu KPI
3. Hướng
dẫn phương
pháp và kĩ
năng học
tập đúng
cách, hiệu
quả.
 Hướng dẫn sinh viên
cách sắp xếp công
việc, quản lý thời
gian và lập chiến
lược học tập phù
hợp với cá nhân.
 Giảm thiểu những
tác động gây nhiễu
trong giờ học, đảm
bảo sinh viên tập
trung cao độ.
 Hình thành cho sinh
viên tính chú động
và tích cực trong học
tập.
 Cung cấp các tips
học hiệu quả được
áp dụng phổ biến tại
các trường đại học
khác trên toàn thế
giới.
 Kết hợp các công cụ
hỗ trợ học tập bằng
các phần mền, ứng
dụng ghi chép, nhắc
nhở,…
Giảng
viên trực
tiếp giảng
dạy các
môn học
tại Học
viện Công
nghệ Bưu
chính
Viễn
thông.
 Mang lại kiến thức
nền tảng vững chắc
và kết quả học tập
tốt cho sinh viên.
 Giúp sinh viên hiểu
sâu sắc các vấn đề,
nâng cao khả năng
áp dụng lý thuyết
vào thực tế.
 Sinh viên chủ động
tìm đến kiến thức,
phát huy tối đa khả
năng tư duy và
sáng tạo và quản lý
bản thân.
 Hình thành nên
phong cách làm
việc chuyên nghiệp
và đạt hiệu suất
cao.
 95% sinh viên có kế
hoạch học tập và
mục tiệu kết quả.
 20 tips học tập hiệu
quả được sinh viên
chia sẻ trên tài
khoản Slink cá
nhân/ tháng.
 100% sinh viên có
thể sử dụng cơ bản
và thành thạo
Mircrosoft Office.
 Khuyến khích sinh
viên sử dụng đa
dạng phương pháp
ghi chép, ghi nhớ và
tư duy các tài liệu
học thuật.
4. Chính sách khuyến khích học tập
Nhiệm vụ
hành động
Cách thức thực hiện
Phân chia
nhiệm vụ
Mục đích Mục tiêu KPI
4. Chính
sách
khuyến
khích học
tập.
Ngắn hạn
 Phần thưởng bằng
tiền hoặc hiện vật
cho sinh viên đạt
điểm cao trong các
kì kiểm tra.
 Tạo cơ đồng hành
cùng giảng viên
trong các chiến dịch
thực tế của doanh
nghiệp.
Học viện
Công nghệ
Bưu chính
Viễn
thông.
 Tăng cao động lực
học tập và giúp
sinh viên tích cực
xây dựng bài.
 Thể hiện sự công
nhận cố gắng với
công sức của sinh
sinh.
 Thúc đẩy tinh thần
cạnh tranh, vươn
Ngắn hạn
 3 sinh viên được
nhận thưởng/ môn
chuyên ngành.
 2-3 nhóm sinh viên
được đồng hành
thực chiến cùng
giảng viên.
Dài hạn
 Trao học bổng giá trị
cho các sinh viên đạt
thành tích tốt qua
các kì.
 Trao cơ hội thực tập
tại những doanh
nghiệp uy tín cho
sinh viên năm 3,
năm 4.
 Tạo cơ hội được trở
thành du học sinh
trao đổi tại ngôi
trường liên kết.
lên để đạt được
mục tiêu.
Dài hạn
 50 sinh viên nhận
học bổng/ kì.
 10 du học sinh rao
đổi/ năm.
 10 vị trí TTS/ năm
(áp dụng với sinh
viên năm 4).
Triển khai hành động cụ thể
4.1. Ngắn hạn
 Chọn ra 3 sinh viên có thành tích cao nhất trong 2 kì kiểm tra, trao tổng trị giá phần
thưởng 300 nghìn đồng. Hoặc giảng viên có thể sửa dụng khoản tiền quy định đó để mua
những phần quà bằng hiện vật để tặng cho sinh viên của mình.
 Khi vào các môn chuyên ngành có bài tập nhóm thực hành xây dựng kế hoạch, chiến
lược, giảng viên có thể đưa những trường hợp và vấn đề thực tế của doanh nghiệp để sinh
viên giải quyết. Nếu nhóm sinh viên nào có ý tưởng hay hà các xử lý tốt thì giảng viên
tạo điều kiện cho nhóm sinh viên đó cùng đồng hành và hỗ trợ thực chiến với doanh
nghiệp.
4.2. Dài hạn
 Trao học bổng giá trị cho sinh siên đạt thành tích tốt, có điểm trung bình GPA cao tính
theo độ dốc:
Loại học bổng Tiêu chí Phần thưởng học bổng
Học bổng xuất sắc
1. Top 10 sinh viên có
GPA cao nhất ngành.
2. Điểm rèn luyện xuất
sắc và giỏi.
3. Có đóng góp trong
công tác Đoàn đội.
 Giá trị hiện kim 15
triệu đồng
 Khóa học Toeic miễn
phí tại trung tâm liên
kết Zenlish.
Học bổng giỏi
1. Top 30 sinh viên có
GPA cao nhất ngành
(Trừ 10 sinh viên
đứng đầu).
 Giá trị hiện kim trị giá
12 triệu đồng.
2. Điểm rèn luyện loại
giỏi.
Học bổng khá
1. Top 50 sinh viên có
GPA cao nhất ngành
(Trừ 30 sinh viên
đứng đầu).
2. Điểm rèn luyện loại
giỏi.
 Giá trị hiện kim trị giá
9 triệu đồng.
 Sinh viên đạt đủ tiêu chuẩn ngoại ngữ và kết quả học tập tốt sẽ được tham gia kì thi chọn
lọc du học sinh trao đổi và giành học bổng hỗ trở từ nhà trường đi du học.
 Đối với sinh viên năm 3, năm 4, những sinh viên có thành tích cao trong học tập, đồng thời
theo quan sát và đánh giá thực lực từ giảng viên. Những sinh viên có năng lực toàn diện về
kiến thức chuyên môn và kĩ năng mền, nhà trường sẽ giới thiệu doanh nghiệp và trao cơ
hội thực tập sinh tại các doanh nghiệp uy tín, có môi trường tiềm năng để sinh viên phát
triển tương lai.
 Yêu cầu giảng viên có nhận xét và đánh giá khách quan, chính xác và công bằng để cơ
hội được dành cho tất cả các sinh viên là như nhau. Nếu có phát hiện trường hợp vi
phạm, hội đồng quản trị ban giám đốc Học viện sẽ đưa ra hình thức kỉ luật nghiêm
khắc.
5. Cơ chế thi và đánh giá đúng năng lực
Nhiệm vụ
hành động
Cách thức thực hiện
Phân chia
nhiệm vụ
Mục đích Mục tiêu KPI
5. Cơ chế
thi và đánh
giá đúng
năng lực.
 Thay đổi quy định
phần trăm đầu
điểm.
 Thắt chặt quá trình
và kiểm định chấm
thi.
Trung tâm
khảo thí
ban hành
Quy chế
về kiểm
tra đánh
giá học
tập.
 Đánh giá kết quả
học tập sinh sinh
trong cả quá trình.
 Giảm áp lực, căng
thẳng của kì thi
cuối kì.
 Theo dõi sát sao
khả năng tiếp thu
kiến thức của sinh
viên.
 Đảm bảo công
bằng và chính xác
về đánh giá năng
lực của sinh viên.
 100% giảng viên áp
dụng quy định phần
trăm đầu điểm mới,
 Tối đa 5 đơn phúc
khảo/ kì.
Triển khai hành động cụ thể
5.1. Thay đổi quy định phần trăm đầu điểm
Yêu cầu:
 Kiểm tra lần 1: Đánh giá năng lực sinh viên và tổng quát kiến thức trong 1/3 kì học.
Sinh viên được cộng thêm điểm vào kết quả bài kiểm tra này theo quy định sau:
Chuyên cần
Đi học đầy đủ. + 2 điểm
Nghỉ học thời gian
đúng quy định và có
giấy phép, lý do chính
đáng.
+ 0,5 – 1,5 điểm
Nghỉ học quá thời gian
quy định.
Cấm thi
 Kiểm tra lần 2: Đánh giá năng lực sinh viên và tổng quát kiến thức trong 2/3 kì học.
Danh mục đầu điểm cũ
Phần trăm
đầu điểm cũ
Chuyên cần 10%
Điểm thi giữa kỳ
(Bài tập lớn, tiểu luận)
20 – 30%
Điểm thi cuối kì 60 -70 %
Danh mục đầu điểm mới
Phần trăm
đầu điểm mới
Điểm kiếm tra lần 1
(Thời gian 1/3 kì học)
10%
Điểm kiểm tra lần 2
(Thời gian 2/3 kì học)
20%
Bài tập nhóm, bài tập lớn,
tiểu luận,...
20%
Điểm thi cuối kì 50%
 Kiểm tra cuối kì: Đánh giá năng lực sinh viên và tổng kết kiến thức môn học.
5.2. Thắt chặt quá trình và kiểm định chấm thi
Yêu cầu đề bài thi:
Bước 1: Yêu cầu mỗi giảng viên bộ môn đều nộp lên khoa một mẫu đề thi.
Bước 2: Trưởng bộ môn sẽ xem xét và chọn các câu hỏi phù hợp thành bốn mã đề thi khác nhau,
đảm bảo sự công bằng về độ khó.
Bước 3: Họp nội bộ giảng viên môn học để thống nhất và tán thành quyết định đề thi.
Bước 4: Nêu rõ form điểm và dán ý chấm thi.
Bước 5: Tất cả các thông tin đề thi đều phải được bảo mật tuyệt đối.
Yêu cầu chấm thi: Chấm qua 2 vòng do 2 giảng viên chuyên môn thực hiện
 Đảm bảo sự minh bạch rõ ràng, công bằng và chính xác.
 Tránh những sai sót không đáng có.
 Kiểm tra gắn phách và lên điểm chính xác
6. Cơ hội phát triển toàn diện cho sinh viên
Nhiệm vụ
hành động
Cách thức thực hiện
Phân chia
nhiệm vụ
Mục đích Mục tiêu KPI
6. Cơ hội
phát triển
toàn diện
cho sinh
viên
Chuyên môn & kĩ năng
 Đảm bảo kiến thức
chuyên môn vững
chắc.
 Tổ chức tham quan
ngoại khóa các
doanh nghiệp liên
kết.
 Cung cấp cho sinh
viên kiến thức về
văn hóa doanh
nghiệp.
 Tổ chức các cuộc
thi quản trị dựa trên
các bài toán và vấn
đề thực tế của
doanh nghiệp.
 Tổ chức giao lưu
sinh viên tại những
hội thảo phát triển
bản thân, định
hướng nghề nghiệp.
 Mở chương trình,
talkshow chỉ cho
sinh viên những kĩ
năng mền: Giao
tiếp, xử lý tình
huống, vạch rõ mục
tiêu,…
Giảng viên
trực tiếp
giảng dạy
môn học.
Liên chi
Đoàn Học
viện Công
nghệ Bưu
chính Viễn
thông kết
hợp cùng
các câu lạc
bộ và
phòng
công tác
sinh viên.
 Sinh viên có môi
trường học tập lý
tưởng, có kiến thức
có hoạt động vui
chơi giải trí.
 Sinh viên được
cung cấp mọi điều
kiện để phát triển
bản thân đa khía
cạnh.
 Sinh viên học tập
và hoạt động sôi
nổi, năng nổ, không
ngại thử thách và
khám phá bản tiềm
năng bản thân.
 Giúp sinh có những
định hướng đúng
đắn về công việc và
tương lai sau này.
 Sinh viên toàn diện
sẽ nâng cao khả
năng làm việc hiệu
quả, tăng cao tỷ lệ
sinh viên ra trường
có việc làm.
Chuyên môn & kỹ năng
 95% sinh viên tốt
nghiệp bằng loại
khá trở lên.
 98% sinh viên ra
trường đúng hạn.
 2 cuộc thi chuyên
ngành/ năm.
 2 buổi ngoại khóa/
năm.
 1-2 hội thảo/ kì.
 1 chương trình
hoặc talkshow/ kì.
Đạo đức & xã hội
 Kết hợp với bài
giảng, đưa nhiều
khía cạnh đa dạng
từ xã hội để dẫn
chứng, rèn luyện
khả năng quan sát
sự vận động của đời
sống xã hội.
 Tích cực giáo dục
đạo đức và mỗi
giảng viên đều là
tấm gương đạo đức
cho sinh viên noi
theo.
 Truyền cảm hứng
từ những câu
chuyện nhân văn,
tích cực, ý nghĩa.
Giảng viên
trực tiếp
giảng dạy
môn học.
 Kích thích sự yêu
mến với Học viện,
từ đó thực hiện
marketing hình ảnh
Học viện đến
những bạn bè bên
ngoài.
 Sinh viên toàn diện
phát triển Học viện
toàn diện.
Đạo đức & xã hội
 100% sinh viên
không tệ nạn xã
hội, vi phạm pháp
luật.
 70% sinh viên
thma gia các hoạt
động cộng đồng,
xã hội do nhà
trường hoặc bên
ngoài thực hiện
(Hiến máu, quyên
góp tình
nguyện,…)
Lối sống
 Rèn luyện tác
phong kỷ luật cho
sinh viên từ những
quy định lớp học,
trường học,…
 Tổ chức các cuộc
thi, sự kiện về
VHVN, TDTT,…
 Xây dựng những dự
án cộng động cho
sinh viên tham gia
tình nguyện, tuyên
truyền tích cực.
Liên chi
Đoàn Học
viện Công
nghệ Bưu
chính Viễn
thông kết
hợp cùng
các câu lạc
bộ.
Lối sống
 100% sinh viên
đạt điểm rèn
luyện tốt trở lên.
 2-3 sự kiện
VHVN/ năm.
 2-3 cuộc thi về
VHVN, TDTT/
năm.
 Tổ chức 2-3 dự
án cộng đồng
(Hiến máu, thiện
nguyện, …)
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỪ PHÍA HỌC VIỆN, DOANH NGHIỆP
VÀ CÁC YẾU TỐ KHÁC
7. Hướng nghiệp từ giảng viên và các sinh viên đã ra trường
Nhiệm vụ
hành động
Cách thức thực hiện
Phân chia
nhiệm vụ
Mục đích Mục tiêu KPI
7. Hướng
nghiệp từ
giảng viên
và các sinh
viên đã ra
trường.
 Giảng viên có thể nắm
giữ những vị trí quan
trọng trong doanh
nghiệp. Với tầm nhìn
và kinh nghiệm dày
dặn, giảng viên là
người gần gũi và thân
thiết nhất với sinh viên
để định hướng và đưa
ra những lời khuyên
nghề nghiệp cho sinh
viên.
 Các anh đã ra trường
hiện tại đang công tác
tại nhiều doanh nghiệp
cũng là nguồn tài
nguyên dồi dào kiến
thức và kinh nghiệm
để chia sẻ và định
hướng cho sinh khóa
dưới.
Giảng viên
tại Học
viện và
phòng
công tác
sinh viên
(Giữ mối
quan hệ và
thông tin
liên lạc với
các sinh
viên đã tốt
nghiệp).
 Định hướng rõ
ràng và vững chắc
lối đi tương lai cho
sinh viên.
 Gắn kết mối quan
hệ bền chặt giữa
sinh viên đã tốt
nghiệp với Học
viện với chung và
với cá nhân các
sinh viên đã theo
học tại Học viện
nói riêng.
 100% sinh viên
có định hướng
nghề nghiệp và
công việc sau khi
tốt nghiệp.
8. Tạo mối quan hệ hợp tác và liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp
Nhiệm vụ
hành động
Cách thức thực hiện
Phân chia
nhiệm vụ
Mục đích Mục tiêu KPI
8. Tạo mối
quan hệ hợp
tác và liên
kết chặt chẽ
với doanh
nghiệp.
 Nâng cao nhận thức
cho cán bộ quản lí,
giảng viên, người học
về vai trò của mối quan
hệ liên kết, hợp tác
giữa TĐH và DN.
 Xây dựng trung tâm
chuyên trách là đầu
mối giúp quản lí hoạt
động hợp tác được
thống nhất.
 Xây dựng các chính
sách quy định chung
về: nội dung, cơ chế
hợp tác; chính sách đãi
ngộ và biện pháp đảm
bảo chất lượng trong
các mối quan hệ liên
kết.
 xây dựng kế hoạch
thiết lập mạng lưới
DN đối tác chiến lược
để chọn lựa, củng cố
và phát triển các mối
quan hệ liên kết, hợp
tác bền vững.
Văn phòng
Học viện
và phòng
công tác
chính trị
học sinh,
sinh viên.
 Nâng cao hiệu quả
chương trình đào
tạo, học tập đi liền
với thực hành trên
nguồn cung cấp dữ
liệu thực tế.
 Đa dạng công việc
và công ty để sinh
viên lựa chọn thực
tập cùng phát triển
bản thân tại môi
trường phù hợp.
 Doanh nghiệp trở
thành nhà tài trợ
cho các cuộc thi
chuyên môn và dự
án nghiên cứu khoa
học của sinh viên.
 Doanh nghiệp cung
cấp thông tin, dữ
liệu thực tế phục vụ
cho quá trình học
tập và nghiên cứu
của sinh viên.
 Đối tác thân thiết
với 10 doanh
nghiệp.
 Liên kết cơ bản
với ít nhất 30
doanh nghiệp trở
lên.
 Nhận được 2 dự
án nghiên cứu
phát triển khoa
học/ năm.
 Nhận về 3 tỷ tiền
tài trợ/ năm.
 Tạo đầu ra việc
làm 94% sinh
viên.
 40-50% cung
cấp số liệu độc
quyền từ hoạt
động thực tế.
 20 – 30 % hiệu
quả truyền thông
Marketing về
Học viện.
Triển khai thực hiện hành động
 Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giảng viên, người học về vai trò của
mối quan hệ liên kết, hợp tác giữa TĐH và DN. Nâng cao nhận thức thông qua các hình
thức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục,... gắn liền với cơ chế đãi ngộ, chế độ khen
thưởng để động viên, khuyến khích các đơn vị, cá nhân tích cực tìm kiếm những đối tác
liên kết và tham gia xây dựng mối quan hệ hợp tác hiệu quả cho nhà trường.
 Thứ hai, xây dựng trung tâm chuyên trách là đầu mối giúp quản lí hoạt động hợp tác
được thống nhất, bảo đảm tính chuyên môn hóa, nâng cao hiệu quả quản lí liên kết giữa
trường và DN tại mỗi TĐH. Trung tâm có nhiệm vụ kết nối, thường xuyên thu thập, cập
nhật dữ liệu; tư vấn và cung cấp các thông tin, tìm kiếm đối tác là các tổ chức, DN và xây
dựng mô hình liên kết phù hợp với từng DN. Định kì tổ chức các hội nghị, hội thảo, các
diễn đàn khoa học; các dự án để TĐH và DN có sự thông hiểu, tin tưởng lẫn nhau qua
hoạt động thực tiễn. Đây là cách nhanh nhất để xây dựng, hình thành phát triển mối liên
kết thiện chí, bền vững. Tuy nhiên, trung tâm không hoạt động độc lập mà phải kết hợp
cán bộ quản lí, giảng viên, cựu sinh viên để tạo thành mạng lưới liên kết chặt chẽ.
 Thứ ba, xây dựng các chính sách quy định chung về: nội dung, cơ chế hợp tác; chính sách
đãi ngộ và biện pháp đảm bảo chất lượng trong các mối quan hệ liên kết.
Tích hợp các nội dung liên kết với DN trong các quy định chuyên môn như: liên
kết trong xây dựng chương trình đào tạo, hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập,
kiểm tra đánh giá... cần cụ thể hóa trong quy định phát triển chương trình đào tạo;
quy trình tổ chức hoạt động thực hành, thực tập; quy trình đánh giá kết quả học
tập của sinh viên,...
Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ cụ thể trong quy định tài chính và các quy
định hiện hành như: cơ chế chi trả thù lao cho các chuyên gia của DN tham gia
giảng dạy cần được cụ thể hóa trong quy chế chi tiêu nội bộ; khích lệ những đơn
vị, cá nhân hợp tác với DN thông qua hình thức khen thưởng hay coi đó là một
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công việc hàng năm... Điều này có thể tạo ra động
lực cho họ tích cực, chủ động và sáng tạo trong tìm kiếm và thực hiện liên kết,
hợp tác với các DN. Những cơ chế, chính sách này chính là nền tảng để thúc đẩy
xây dựng và phát triển liên kết hợp tác giữa nhà trường và DN .
 Thứ tư, xây dựng kế hoạch thiết lập mạng lưới DN đối tác chiến lược để chọn lựa, củng
cố và phát triển các mối quan hệ liên kết, hợp tác bền vững. Thực hiện kế hoạch hài hòa,
hợp tác đôi bên cùng có lợi. Đồng hành đem lại giá trị phát triển cho cả phía Học viện và
doanh nghiệp liên kết.
9. Thay đổi quy trình tổ chức ngày hội hướng nghiệp
Nhiệm vụ
hành động
Cách thức thực hiện
Phân chia
nhiệm vụ
Mục đích Mục tiêu KPI
9. Thay đổi
quy trình tổ
chức ngày
hội hướng
nghiệp.
 Thông báo trước về các
doanh nghiệp, các vị trí
cần tuyển dụng trong
ngày hội hướng
nghiệp.
 Khuyến khích sinh
viên chọn lọc doanh
nghiệp và vị trí phù
hợp sau đó tự thiết kế
CV cá nhân để nộp lại
cho các doanh nghiệp.
 Sinh viên được nghe
giới thiệu doanh
nghiệp và phỏng vấn 1-
1 với các đại diện đến
từ các doanh nghiệp.
 Doanh nghiệp sẽ có cái
nhìn khách quan về
sinh viên Học viện và
gửi lại nhận xét về với
nhà trường.
Văn phòng
Học viện
và phòng
công tác
chính trị
học sinh,
sinh viên
kết hợp
cùng liên
chi Đoàn
Học viện.
 Nâng cao khả năng
tìm được công việc
và vị trí thực tập
phù hợp cho sinh
viên.
 Sinh viên chủ động
giới thiệu và thể
hiện năng lực bản
thân với nhà tuyển
dụng.
 Doanh nghiệp có
cái nhìn cụ thể với
sinh viên Học viện,
từ đó đưa ra đánh
giá, nhận xét để gửi
về Học viện. Học
viện tiếp nhận để
phát huy điểm tốt,
cải thiện điểm chưa
tốt.
 85% sinh viên ra
trường làm đúng
ngành.
 95% sinh viên
được trải nghiệm
quá trình tuyển
dụng thực tế.
 100% doanh
nghiệp tham gia
ngày hội hướng
nghiệp gửi lại
phản hồi nhận
xét về Học viện.
10. Doanh nghiệp kết hợp với nhà trường tổ chức các cuộc thi tuyển dụng
Nhiệm vụ
hành động
Cách thức thực hiện
Phân chia
nhiệm vụ
Mục đích Mục tiêu KPI
10. Doanh
ghiệp kết
hợp với nhà
trường tổ
chức các
cuộc thi
tuyển dụng.
 Doanh nghiệp khi có
nhu cầu tuyển dụng
nhân sự hay tuyển
dụng TTS, sẽ liên hệ
với nhà trường để kết
hợp tổ chức các cuộc
thi chọn lọc.
Văn phòng
Học viện
và phòng
công tác
chính trị
học sinh,
sinh viên
kết hợp
cùng liên
chi Đoàn
Học viện.
 Tạo điều kiện cho
sinh viên có nhiều
cơ hội việc làm và
thực tập.
 Cung cấp cho
doanh nghiệp
nguồn nhân sự thực
lực, chất lượng
cao. Hợp tác đôi
bên cùng có lợi.
 Tối thiểu 5 cuộc
thi tuyển dụng/
năm.
 Doanh nghiệp
tuyển dụng được
ít nhất 90% số
lượng nhân sự
chỉ tiêu đặt ra.
Triển khai hành động cụ thể
10.1. Vòng đơn
Tại vòng đơn, các ứng viên nộp hồ sơ của mình bao gồm các giấy tờ theo yêu cầu của nhà tuyển
dụng. Trong đó, có các giấy tờ cần thiết như:
- CV của ứng viên
- Chứng chỉ, giấy chứng nhận photo (Ngoại ngữ, khóa học kĩ năng, khóa học chuyên
ngành,…)
- Porfolio hay dự án đã tham gia thực hiện (Nếu có)
10.2. Vòng phỏng vấn
Do bên doanh nghiệp kết hợp cùng giảng viên thực hiện. Hai bên cùng thống nhất đề ra tiêu chí
và đặt câu hỏi tìm hiểu ứng viên phù hợp với yêu cầu.
10.3. Vòng thi thực hành
- Vòng thi kiểm tra kiến thức chuyên môn của ứng viên và khả năng áp dụng kiến thức
cũng như xử lý tình huống.
- Câu hỏi của vòng này thường là các câu hỏi tình huống thực tế trong doanh nghiệp.
- Mỗi ứng viên sẽ có cách trả lời khác nhau và nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khả năng xử lý
tình huống thông qua cách mà ứng viên giải quyết bài toán.
10.4. Chính thức trở thành nhân viên hoặc TTS của doanh nghiệp
Các ứng viên xuất sắc trải qua 3 vòng thi sẽ được nhà tuyển dụng lựa chọn và trở thành TTS
hoặc nhân viên chính thức của doanh nghiệp, hưởng mọi ưu đãi và chính sách công bằng.
TỔNG KẾT MỤC TIÊU
Tiêu chí
Mục tiêu
2022 2023 2024
Sinh viên ra trường
có việc làm.
73% 82% 94%
Sinh viên làm việc
đúng chuyên ngành.
78% 81% 85%
Sinh viên làm việc
liên quan đến chuyên
ngành.
17% 14% 13%
Sinh viên làm việc
trái ngành.
5% 4% 2%
Nâng cao thang điểm
đánh giá của chuyên
gia trong ngành giáo
dục.
4.5/5 4.6/5 4.75/5
Nâng cao GPA của
sinh viên.
2.83/4 2.95/4 3.15/4
Giảm tỉ lệ chọi đầu
vào.
1/3.8 1/3.4 1/3
D – KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN MỤC TIÊU
Nội dung đánh giá
Phân công
nhiệm vụ
Thời gian
kiểm định
Yêu cầu
Mức độ hoàn thành
Nguyên nhân,
lý do
Vượt Đạt
Chưa
đạt
1. Đổi mới chương
trình đào tạo và
nâng cao chất
lượng giảng viên.
Phòng
công tác
kiểm tra
và đánh
giá Học
viện Công
nghệ Bưu
chính
Viễn
thông.
6 tháng/
lần.
Hoàn
thành
25%
mục tiêu
đã đề ra.
2. Xây dựng chính
sách khuyến khích
học tập.
3. Hướng dẫn kĩ
năng, phương pháp
học tập đúng cách
và hiệu quả.
4. Cơ chế thi và
đánh giá đúng
năng lực.
5. Tạo điều kiện và
cơ hội phát triển
toàn diện cho sinh
viên.
6. Hướng nghiệp từ
giảng viên chuyên
môn và sinh viên
đã ra trường.
7. Xây dựng mối
quan hệ và liên kết
chặt chẽ với các
doanh nghiệp.
8. Tạo nhiều cơ hội
gặp gỡ và tiếp xúc
với doanh nghiệp
cho sinh viên.
9. Doanh nghiệp
kết hợp với nhà
trường tổ chức các
cuộc thi tuyển
dụng.
E – CÂU HỎI PHẢN BIỆN
Câu 1: Xu hướng toàn cầu hóa giúp đẩy mạnh phát triển sự hợp tác giáo dục quốc tế có
thật sự là cơ hội hay là thách thức cạnh tranh?
Việc hòa nhập toàn cầu hóa làm giảm bỏ ngăn cách và cản trở giáo dục giữa các quốc gia
giúp mở rộng cơ hội trao đổi tri thức nhưng đi kèm với đó cũng không thể phủ nhận tính cạnh
tranh chất lượng cũng sẽ ngày càng cao giữa các trường đại học trong nước và quốc tế. Tuy nhiên,
tiềm lực là yếu tố quyết định để sự kiện đó sẽ phần lớn trở thành cơ hội hay thách thức. Tại Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, chúng ta có đầy đủ tiềm lực về nhân sự, kiến thức chuyên
môn, chất lượng đào tạo và thế mạnh đang là xu hướng nhất hiện nay đó chính là công nghệ để
nắm bắt phát triển cơ hội. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong thời kì phát triển vượt bậc trên nhiều
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao,… điều này tạo nền móng vững chắc cho giáo dục
vươn lên mạnh mẽ. Việc vị thế đất nước ngày càng nâng cao đã thu hút nhiều nguồn tài nguyên
giáo dục chất lượng về nước nhà, các trường uy tín tại nước ngoài sẵn sàng hợp tác toàn diện, xúc
tiến hai bên cùng phát triển. Đồng thời, nhiều chính sách được ban hành khuyến khích tích cực
hợp tác giáo dục quốc tế và bảo vệ quyền lợi của các trường đại học tham gia. Với những điều
kiện và cơ sở nêu trên, chúng tôi tin rằng việc hội nhập quốc tế là cơ hội để phát triển ngành giáo
dục Việt Nam nói chung và của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nói riêng.
Câu 2: Tôi thấy ý tưởng đổi mới chương trình đào tạo ngành QTKD có ứng dụng công nghệ
Big Data phân tích dữ liệu rất hay và mới mẻ, nó thiết thực với thời đại số hóa ngày nay. Tuy
nhiên, ban hoạch định cũng biết “Quan hệ con người” là kỹ năng quan trọng nhất trong mọi
cấp bậc quản trị. Vậy nếu chúng ta vào đào tạo theo ý tưởng của ban hoạch định thì nghĩa
là chú tâm vào kỹ năng chuyên môn chủ yếu là vận hành chiến lược và phát triển. Thì liệu
đấy có phải điểm mạnh để cạnh tranh so với định hướng QTKD truyền thống hay không?
 Những mục tiêu chưa hoàn thành cần nêu rõ nguyên nhân và đưa ra phương pháp khắc
phục, đồng thời cam kết triển khai thực hiện công việc nhanh chóng và không gây ảnh
hưởng đến cả quá trình.
 Chính sách khen thưởng và kiểm điểm rõ ràng cho các mức độ hoàn thành mục tiêu.
Tôi xin trả lời câu hỏi của Trưởng khoa như sau:
1. Thứ nhất, như Trưởng khoa đã nói thì trong thời đại số hóa ngày nay, việc quản lý và khai
thác và phân tích dữ liệu số đang là xu hướng phát triển chung của cả thế giới. Hiện nay,
không chỉ ở Việt Nam mà là cả thế giới, công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ
và ở hầu hết tất cả các lĩnh vực. Các doanh nghiệp, trường học, cơ quan chính phủ hay bất
kì tổ chức nào đều đã thực hiện đưa những thống kê, báo cáo hoạt động, thông tin dữ liệu,
… lên các kho lưu trữ đám mây và được quản lý trực tiếp trên đó. Vì vậy, với nguồn dữ
liệu khổng lồ, khả năng thu thập, lưu trữ, chọn lọc, phân tích và sử dụng tối đa nguồn tài
nguyên Big Data là điều rất quan trọng.
2. Thứ hai, sinh viên khi ra trường chủ yếu chỉ đảm nhận vị trí nhà quản trị cấp thấp. Do đó,
kỹ năng chuyên môn tốt là điểm mạnh để cạnh tranh trong cơ hội tìm kiếm việc làm nên
việc đào tạo ngành QTKD có ứng dụng công nghệ Big Data – dẫn đầu hướng đi mới vẻ và
bắt kịp với xu hướng phát triển của thời đại là một lợi thế nổi bật. Hơn nữa, ban hoạch định
đề xuất ý tưởng này không đồng nghĩa với việc phủ định vai trò “Quản trị con người”.
Trong chương trình đào tạo của Học viện vẫn luôn đặt sự chú trọng các bộ môn liên quan
đến “Quản trị con người”. Mục tiêu hướng đến chất lượng sinh viên toàn diện.
Hỏi thêm: Để trở thành một người có năng lực quản trị con người tốt thì yếu tố quan trọng
nhất là có nhiều kinh nghiệm, nhưng lại có ý kiến cho rằng “Kinh nghệm là thứ trường học
không thể dạy”, vậy ban hoạch định có quan điểm như thế nào về ý kiến này?
Ban hoạch định không hoàn toàn đồng ý với kiến trên. Bởi vì đúng là trường học không thể
dạy cho sinh viên kinh nghiệm thực tế, nhưng có thể truyền dạy cho sinh viên những kinh kiệm,
bài học đã được nghiên cứu và đúc kết qua nhiều năm của các chuyên gia trong ngành. Đồng thời,
nhà trường có thể cung cấp cho sinh viên đa dạng những kiến thức xã hội, xây dựng nền tảng định
hướng, khả năng nhìn nhận và đánh giá vấn đề toàn diện trên nhiều khía cạnh để sinh viên tự biết
cách rèn luyện và rút ra các kinh nghiệm cho bản thân. Và hành động số 6 “Tạo cơ hội phát triển
toàn diện cho sinh viên” trong chiến lược của Học viện là nhằm mục đích này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. VietNamNet News. (2022, July 21). Điểm chuẩn và Học Phí Ngành Quản trị kinh Doanh
Thế Nào? VietNamNet News. Retrieved March 13, 2023, from
https://vietnamnet.vn/diem-chuan-nganh-quan-tri-kinh-doanh-cac-truong-dai-hoc-nam-
2021-2013796.html
2. Quy Hoạch Mạng lưới Các Trường đại học, Cao đẳng đến Năm 2020: đầu Tư Trọng
điểm Cho 2 đại Học Quốc Gia. Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng đến
năm 2020: Đầu tư trọng điểm cho 2 Đại học Quốc gia. (2013, July 2). Retrieved March
13, 2023, from https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654%2FN14791%2FQuy-hoach-mang-
luoi-cac-truong-dai-hoc%2C-cao-dang-den-nam-2020%3A-dau-tu-trong-diem-cho-2-dai-
hoc-Quoc-gia.htm
3. Học viện công Nghệ Bưu chính viễn thông được Tặng Bằng Khen Của thủ tướng về thành
tích chuyển đổi SỐ Giáo Dục đại học. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. (2022,
November 9). Retrieved March 13, 2023, from https://portal.ptit.edu.vn/hoc-vien-cong-
nghe-buu-chinh-vien-thong-duoc-tang-bang-khen-cua-thu-tuong-ve-thanh-tich-chuyen-
doi-so-giao-duc-dai-hoc/
4. tức, X. M. B. T. (2022, March 1). Khoảng 28% học sinh TỐT NGHIỆP THPT vào Học
Nghề. Báo tin tức. Retrieved March 13, 2023, from https://baotintuc.vn/van-de-quan-
tam/khoang-28-hoc-sinh-tot-nghiep-thpt-vao-hoc-nghe-20220301115603848.htm
5. Thị, H. L. (2021, May 20). Tỷ LỆ Thất nghiệp Của Ngành Quản Trị Kinh doanh: Cao
Hay Thấp? EAUT. Retrieved March 13, 2023, from https://eaut.edu.vn/tin-tuc/ty-le-that-
nghiep-cua-nganh-quan-tri-kinh-doanh-cao-hay-thap/
6. Linh, T. (2020, July 22). Khoảng 190.000 Sinh Viên Việt Nam đang Học Tập ở Nước
Ngoài. Giáo dục Việt Nam. Retrieved March 13, 2023, from
https://giaoduc.net.vn/khoang-190000-sinh-vien-viet-nam-dang-hoc-tap-o-nuoc-ngoai-
post210991.gd

More Related Content

Similar to QUẢN TRỊ HỌC - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG.docx

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM. TS. B...
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM. TS. B...NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM. TS. B...
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM. TS. B...Bùi Quang Xuân
 
Bai tiểu luận 2
Bai tiểu luận 2Bai tiểu luận 2
Bai tiểu luận 2Dr ruan
 
63756-nam-2030Nghi quyet ve chuyen doi so cua UFM.pdf
63756-nam-2030Nghi quyet ve chuyen doi so cua UFM.pdf63756-nam-2030Nghi quyet ve chuyen doi so cua UFM.pdf
63756-nam-2030Nghi quyet ve chuyen doi so cua UFM.pdfcPhanThanh2
 
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tạ...
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tạ...Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tạ...
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tạ...Duy, Vo Hoang
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Viễn Đông​.pdf
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Viễn Đông​.pdfGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Viễn Đông​.pdf
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Viễn Đông​.pdfMan_Ebook
 
Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án vốn vay adb
Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án vốn vay adbSổ tay hướng dẫn thực hiện dự án vốn vay adb
Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án vốn vay adbnataliej4
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
van de giao duc.docx
van de giao duc.docxvan de giao duc.docx
van de giao duc.docxIdiotsGuy
 
[BLM 2015] "Nơi cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con" campaign - ROAR team
[BLM 2015] "Nơi cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con" campaign - ROAR team[BLM 2015] "Nơi cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con" campaign - ROAR team
[BLM 2015] "Nơi cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con" campaign - ROAR teamSon Nguyen
 
Phan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyetPhan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyetShinji Huy
 
Phan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyetPhan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyetShinji Huy
 
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG BỘ TIÊU CHUẨN CẤP CTĐT CỦA...
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG BỘ TIÊU CHUẨN CẤP CTĐT CỦA...XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG BỘ TIÊU CHUẨN CẤP CTĐT CỦA...
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG BỘ TIÊU CHUẨN CẤP CTĐT CỦA...NuioKila
 
[123doc] - xay-dung-va-thuc-hien-chuong-trinh-dao-tao-dap-ung-bo-tieu-chuan-c...
[123doc] - xay-dung-va-thuc-hien-chuong-trinh-dao-tao-dap-ung-bo-tieu-chuan-c...[123doc] - xay-dung-va-thuc-hien-chuong-trinh-dao-tao-dap-ung-bo-tieu-chuan-c...
[123doc] - xay-dung-va-thuc-hien-chuong-trinh-dao-tao-dap-ung-bo-tieu-chuan-c...NuioKila
 

Similar to QUẢN TRỊ HỌC - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG.docx (20)

Luận văn: Xây dựng website quản lý trả chứng chỉ ICDL, HAY
Luận văn: Xây dựng website quản lý trả chứng chỉ ICDL, HAYLuận văn: Xây dựng website quản lý trả chứng chỉ ICDL, HAY
Luận văn: Xây dựng website quản lý trả chứng chỉ ICDL, HAY
 
Đề tài: Xây dựng chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần
Đề tài: Xây dựng chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuầnĐề tài: Xây dựng chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần
Đề tài: Xây dựng chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần
 
Đề tài: Chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần trên web
Đề tài: Chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần trên webĐề tài: Chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần trên web
Đề tài: Chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần trên web
 
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM. TS. B...
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM. TS. B...NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM. TS. B...
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM. TS. B...
 
Nâng cao hình ảnh khoa quản trị kinh doanh trường ĐH Sài Gòn - Gửi miễn phí q...
Nâng cao hình ảnh khoa quản trị kinh doanh trường ĐH Sài Gòn - Gửi miễn phí q...Nâng cao hình ảnh khoa quản trị kinh doanh trường ĐH Sài Gòn - Gửi miễn phí q...
Nâng cao hình ảnh khoa quản trị kinh doanh trường ĐH Sài Gòn - Gửi miễn phí q...
 
00 ctđt ngành kdqt
00 ctđt ngành kdqt00 ctđt ngành kdqt
00 ctđt ngành kdqt
 
Bai tiểu luận 2
Bai tiểu luận 2Bai tiểu luận 2
Bai tiểu luận 2
 
63756-nam-2030Nghi quyet ve chuyen doi so cua UFM.pdf
63756-nam-2030Nghi quyet ve chuyen doi so cua UFM.pdf63756-nam-2030Nghi quyet ve chuyen doi so cua UFM.pdf
63756-nam-2030Nghi quyet ve chuyen doi so cua UFM.pdf
 
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tạ...
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tạ...Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tạ...
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tạ...
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Viễn Đông​.pdf
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Viễn Đông​.pdfGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Viễn Đông​.pdf
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Viễn Đông​.pdf
 
Đề tài: Hệ thống đánh giá kỹ năng môn tin học ứng dụng, HAY
Đề tài: Hệ thống đánh giá kỹ năng môn tin học ứng dụng, HAYĐề tài: Hệ thống đánh giá kỹ năng môn tin học ứng dụng, HAY
Đề tài: Hệ thống đánh giá kỹ năng môn tin học ứng dụng, HAY
 
Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án vốn vay adb
Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án vốn vay adbSổ tay hướng dẫn thực hiện dự án vốn vay adb
Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án vốn vay adb
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
Bài mẫu luận văn thạc sĩ đại học Cần Thơ, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn thạc sĩ đại học Cần Thơ, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu luận văn thạc sĩ đại học Cần Thơ, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn thạc sĩ đại học Cần Thơ, HAY, 9 ĐIỂM
 
van de giao duc.docx
van de giao duc.docxvan de giao duc.docx
van de giao duc.docx
 
[BLM 2015] "Nơi cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con" campaign - ROAR team
[BLM 2015] "Nơi cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con" campaign - ROAR team[BLM 2015] "Nơi cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con" campaign - ROAR team
[BLM 2015] "Nơi cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con" campaign - ROAR team
 
Phan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyetPhan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyet
 
Phan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyetPhan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyet
 
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG BỘ TIÊU CHUẨN CẤP CTĐT CỦA...
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG BỘ TIÊU CHUẨN CẤP CTĐT CỦA...XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG BỘ TIÊU CHUẨN CẤP CTĐT CỦA...
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG BỘ TIÊU CHUẨN CẤP CTĐT CỦA...
 
[123doc] - xay-dung-va-thuc-hien-chuong-trinh-dao-tao-dap-ung-bo-tieu-chuan-c...
[123doc] - xay-dung-va-thuc-hien-chuong-trinh-dao-tao-dap-ung-bo-tieu-chuan-c...[123doc] - xay-dung-va-thuc-hien-chuong-trinh-dao-tao-dap-ung-bo-tieu-chuan-c...
[123doc] - xay-dung-va-thuc-hien-chuong-trinh-dao-tao-dap-ung-bo-tieu-chuan-c...
 

QUẢN TRỊ HỌC - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG.docx

  • 1. BẢN TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ HỌC TRÌNH BÀY BÀI TẬP NHÓM NHÓM 01 – PTIT – 2023 Ý TƯỞNG BỐ CỤC TRÌNH BÀY PHÂN VAI Chủ đề: Xây dựng chiến lược phát triển ngành Quản Trị Kinh Doanh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tăng 10 bậc trong 2 năm. Thực hiện bởi: Nhóm 1.6 Hoàng Thị Ngọc Hà Vũ Thị Hoài Bùi Thị Thanh Hiền Lê Hà Khắc Hiếu Chu Tuấn Cường Tống Đức Sơn Xây dựng giả định cuộc họp với ban quản trị Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông để đưa ra chiến lược xây dựng và phát triển ngành Quản Trị Kinh Doanh.  Phân tích và đánh giá số liệu thống kê các tiêu chí đánh giá về Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.  Phân tích TOWS  Xây dựng chiến lược  Kế hoạch kiểm tra và đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu  Câu hỏi phản biện vấn đề Hoàng Thị Ngọc Hà - Trưởng ban hoạch định Lê Hà Khắc Hiếu – Phó ban hoạch định Vũ Thị Hoài – Thành viên ban hoạch định Chu Tuấn Cường – Trưởng khoa QTKD Bùi Thị Thanh Hiền, Tống Đức Sơn – Phó khoa QTKD
  • 2. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG A – PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ SỐ LIỆU THỐNG KÊ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỀ HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG I – Bảng đánh giá được thực hiện bởi các chuyên gia trong ngành giáo dục Tiêu chí Đánh giá được thực hiện bởi các chuyên gia trong ngành giáo dục 2020 2021 2022 1 Chương trình đào tạo 4.15 4.15 4.3 2 Cơ sở vật chất 4.2 4.2 4.4 3 Chuyên môn giảng viên 4.2 4.2 4.25 4 Đạo đức nghề nghiệp của giảng viên 4.7 4.7 4.75 5 Quy định, kỷ luật và chính sách đãi ngộ đối với sinh viên 4.75 4.75 4.8 6 Quy định, kỷ luật và chính sách đãi ngộ đối với giảng viên 4.65 4.65 4.75 7 Cơ chế thi, đánh giá và kiểm tra đúng năng lực của sinh viên 4.5 4.5 4.6 8 Môi trường và điều kiện giảng dạy 4.2 4.2 4.3
  • 3. 9 Cơ hội phát triển toàn diện mà sinh viên nhận được từ phía nhà trường ( Kiến thức, kĩ năng xã hội, cơ hội việc làm,…) 4.2 4.2 4.3 Trung Bình 4.4 4.4 4.5 II - Bảng đánh giá được thực hiện bởi các nhà tuyển dụng Tiêu chí Đánh giá được thực hiện bởi các doanh nghiệp 2020 2021 2022 1 Đánh giá về kiến thức chuyên môn 4.5 4.55 4.6 2 Đánh giá về kỹ năng mềm (Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tư duy logic, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề,…) 4.3 4.4 4.45 4.4 4.4 4.5 2020 2021 2022 Đánh giá các chuyên gia trong ngành giáo dục Series 1 Column1 Column2
  • 4. 3 Đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp 4.85 4.85 4.9 4 Khả năng thích nghi, tinh thần học hỏi, trách nhiệm và sự cầu tiến trong công việc 4.4 4.45 4.5 5 Kinh nghiệm và hiệu quả làm việc 4.4 4.45 4.5 6 Đánh giá về tính cạnh tranh và nắm bắt cơ hội 4.6 4.6 4.65 7 Tính cách và tố chất phù hợp với công việc 4.6 4.7 4.75 8 Định hướng và phát triển tiềm năng của bản thân 4.35 4.4 4.45 Trung bình 4.5 4.55 4.6 4.5 4.55 4.6 2020 2021 2022 Đánh giá của doanh nghiệp Series 1 Column1 Column2
  • 5. III – Tỷ lệ “chọi” đầu vào Năm 2020 Trúng tuyển Không trúng tuyển Tỷ lệ sinh viên trúng tuyển Nguyện vọng 1 25 76 3.8% Nguyện vọng 2 37 126 5.6% Nguyện vọng 3 45 97 6.8% Nguyện vọng khác 53 197 8.1% Tổng 160 496 24.3% Tỷ lệ chọi đầu vào 1/ 4.1 Trung bình GPA toàn khóa 2.8 Năm 2021 Trúng tuyển Không trúng tuyển Tỷ lệ sinh viên trúng tuyển Nguyện vọng 1 30 87 4.2 % Nguyện vọng 2 49 135 7% Nguyện vọng 3 44 90 6.2% Nguyện vọng khác 52 213 7.4% Tổng 175 525 24.8% Tỷ lệ chọi đầu vào ¼ Trung bình GPA toàn khóa 2.83 4%5% 7% 8% 76% 2020 NV 1 NV2 NV 3 NV khác Không trúng tuyển
  • 6. Năm 2022 Trúng tuyển Không trúng tuyển Tỷ lệ sinh viên trúng tuyển Nguyện vọng 1 37 142 5.2% Nguyện vọng 2 45 130 6.4% Nguyện vọng 3 52 79 7.3% Nguyện vọng khác 51 166 7.2% Tổng 185 517 26.2% Tỷ lệ chọi đầu vào 1/ 3.8 Trung bình GPA toàn khóa 2.9 4%7% 6% 8% 75% 2021 NV 1 NV 2 Nv 3 Nv khác Không trúng tuyển 5%7% 7% 7% 74% 2022 NV 1 NV 2 NV 3 Nv khác Không trúng tuyển
  • 7. IV – Thống kê số liệu đầu ra 2020 Sinh viên mới ra trường Sinh viên ra trường sau 03 tháng Tỷ lệ có việc làm 65% 26% Lương trung bình 5 – 8 triệu/ tháng 5 – 7 triệu/ tháng Đúng ngành 72% 61% Liên quan đến ngàng 16% 15% Sai ngành 12% 24% 3.8 5.6 6.8 4.2 7 6.2 5.2 6.4 7.3 2020 2021 2022 Sơ đồ mô tả sự thay đổi tỷ lệ trúng tuyển các nguyện vọng NV 1 NV 2 Nv 3
  • 8. 2021 Sinh viên mới ra trường Sinh viên ra trường sau 03 tháng Tỷ lệ có việc làm 51% 19% Lương trung bình 5 – 7 triệu/tháng 5 – 6.5 triệu/ tháng Đúng ngành 53% 42% Liên quan đến ngàng 34% 31% Sai ngành 13%% 27% Đúng ngành 72% Liên quan đến ngàng 16% Sai ngành 12% 2020 Đúng ngành 53% Liên quan đến ngành 34% Sai ngành 13% 2021
  • 9. 2022 Sinh viên mới ra trường Sinh viên ra trường sau 03 tháng Tỷ lệ có việc làm 73% 67% Lương trung bình 6 – 9 triệu/ tháng 6 – 8 triệu/ tháng Đúng ngành 78% 64% Liên quan đến ngàng 17% 13% Sai ngành 5% 23% Đúng ngành 78% Liên quan đến ngành 17% Sai ngành 5% 2022
  • 10. 72 53 78 16 34 17 12 13 5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2020 2021 2022 So sánh các 03 năm liên tiếp Đúng ngành Liên quan đến ngành Sai ngành
  • 11. B - PHÂN TÍCH MÔ HÌNH TOWS Threat T1. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục đại học, nghề nghiệp và nghiên cứu ngày càng cao cùng sự tham gia của nhiều trường đại học 100% nước ngoài, du học và tư nhân. T2. Sự bão hòa và không đồng nhất về chất lượng đầu ra của nguồn nhân lực. Dẫn đến những đánh giá đánh đồng không tích cực về chất lượng đào tạo các trường khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng. T3. Công nghệ phát triển mạnh mẽ và ứng dụng trên đa dạng lĩnh vực. Đòi chương trình đào tạo phải bắt kịp xu thế thời đại để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Opportunities O1. Công nghệ Big Data trở thành xu hướng quan trọng trong thế giới kinh doanh và khoa học hiện đại. Và Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là một trong những nước có tiềm năng phát triểm Big Data mạnh nhất Châu Á. O2. Xu hướng toàn cầu hóa giúp đẩy mạnh phát triển sự hợp tác giáo dục quốc tế. Tạo cơ hội tiếp cận nguồn tri thức giá trị, toàn diện và học hỏi những chương trình đào tạo tiến bộ. Weaknesses W1. Hoạt động truyền thông Marketing của Học viện chưa đạt hiệu quả cao. W2. Công tác tuyển sinh chưa đem lại kết quả tốt. W3. Chưa có những nghiên cứu khoa học được công bố để khẳng định chất lượng đào tạo ngành QTKD của Học viện. W1, W2/ T1 W3/ T3 W3/O2 Strength S1. Đội ngũ giảng viên chất lượng cao. S2. Nguồn lực tài chính vững chắc. S3. Có thế mạnh về lĩnh vực khoa học – công nghệ. S4. Quan hệ gắn kết chặt chẽ, thân thiết với nhiều doanh nghiệp. S1/T1 S3, S4/T3 S3/ O1 S1, S2/ O2
  • 12. Chứng minh luận điểm Threat 1. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục đại học, nghề nghiệp và nghiên cứu ngày càng cao cùng sự tham gia của nhiều trường đại học 100% nước ngoài, du học và tư nhân  Cả nước có khoảng hơn 150/224 trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh.  Rất nhiều khóa học kinh tế của các trung tâm được mở bán và đào tạo phổ biến.  Năm 2020, số lượng học sinh tốt nghiệp THPT vào học GDNN chiếm khoảng hơn 28% tổng số học tốt nghiệp THPT.  Nhiều trường đại học nước ngoài đặt cơ sở tại Việt Nam có danh tiếng và chất lượng đào tạo tốt phải kể đến : Đại học Anh Quốc Việt Nam (Anh), Đại học RMIT (Úc), Đại học Công nghệ Swinburne (Úc),…  Khoảng 190.000 sinh viên Việt Nam đang học tập ở nước ngoài. 2. Sự bão hòa và không đồng nhất về chất lượng đầu ra của nguồn nhân lực. Dẫn đến những đánh giá đánh đồng không tích cực về chất lượng đào tạo các trường  Quản trị kinh doanh là ngành chiếm thứ hạng cao nhất về số lượng hồ sơ đăng ký của thí sinh: trên 10% hồ sơ đăng kí mỗi năm. Nghĩa là mỗi năm số cử nhân ra trường là 10.000 người.  Tỷ lệ thiếu hụt nhân sự ngành kinh doanh cao thứ 2 với 48,1% theo thông kê của TopCV. 3. Công nghệ phát triển mạnh mẽ và ứng dụng trên đa dạng lĩnh vực. Đòi chương trình đào tạo phải bắt kịp xu thế thời đại để đáp ứng nhu cầu của xã hội  Thực tế ảo và tăng cường thực tế (VR và AR): VR và AR cho phép người dùng trải nghiệm một thế giới ảo hoặc đưa các yếu tố số hóa vào thế giới thực. Các ứng dụng của VR và AR có thể được tìm thấy trong giáo dục, giải trí, y tế và trong các ngành công nghiệp khác.  Internet vạn vật (IoT): IoT cho phép các thiết bị kết nối với nhau thông qua mạng internet, tạo ra một mạng lưới thông tin toàn cầu. Các ứng dụng của IoT có thể được tìm thấy trong các thiết bị gia dụng, nhà thông minh, hệ thống an ninh, và trong quản lý sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng.  Thương mại điện tử (E-commerce): E-commerce là một trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ rộng rãi nhất trong ngành kinh tế. Các trang web mua sắm trực tuyến đã thay đổi cách mà người tiêu dùng mua hàng, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp.  … Opportunities
  • 13. 1. Công nghệ Big Data trở thành xu hướng quan trọng trong thế giới kinh doanh và khoa học hiện đại. Và Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là một trong những nước có tiềm năng phát triểm Big Data mạnh nhất Châu Á – theo Shane Rigby, chuyên gia tư vấn cấp cao tại hội nghị quốc tế “Big Data Innovation Summit” 2. Xu hướng toàn cầu hóa giúp đẩy mạnh phát triển sự hợp tác giáo dục quốc tế. Tạo cơ hội tiếp cận nguồn tri thức giá trị, toàn diện và học hỏi những chương trình đào tạo tiến bộ  Cả nước đang triển khai hơn 400 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài cho bậc đại học, trong đó có 186 chương trình trong số đó do các cơ sở giáo dục đại học tự chủ cấp phép và 222 chương trình do Bộ GD-ĐT cấp phép.  Vương quốc Anh đang là quốc gia dẫn đầu về các chương trình liên kết tại Việt Nam, với 101 chương trình, chiếm khoảng 25%. Các quốc gia xếp vị trí tiếp theo lần lượt là Mỹ với 59 chương trình, Pháp 53 chương trình, Úc 37 chương trình và Hàn Quốc 27 chương trình. Weaknesses 1. Hoạt động truyền thông Marketing của Học viện chưa đạt hiệu quả cao  Tuy rằng độ nhận diện về Học viện khá phổ biến nhưng người biết đến không rõ chất lượng đào tạo. Nhiều người do không tiếp cận được thông tin nên cho rằng Học viện có chất lượng đào tạo còn kém.  Các hoạt động tổ chức sự kiện chưa tốt, không gây hấp dẫn và thu hút nhiều đối tượng trong và ngoài trường tham gia.  Page Facebook, Tiktok chính thức của Học viện không có sự tương tác cao: Trung bình mỗi bài viết chỉ có 70-100 like Không có bình luận và lượt chia sẻ 2. Công tác tuyển sinh chưa đem lại kết quả tốt 3. Chưa có những nghiên cứu khoa học được công bố để khẳng định chất lượng đào tạo ngành QTKD của Học viện  Trên trang web chính thức của Học viện không có công bố chính thức về những nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực kinh tế. Strength 1. Đội ngũ giảng viên chất lượng cao  Tỷ lệ trình độ tiến sĩ của Học viện là 112/767 chiếm 14.6% cao hơn tỉ lệ trung bình trình độ Tiến sĩ trở lên tại các trường đại học ở Việt Nam là 11.2 %. 2. Nguồn lực tài chính vững chắc.  Doanh thu năm 2022 của Học viện là 230 tỷ đồng và mục tiêu 2023 là 420 tỷ đồng.
  • 14.  Học viện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Thông tin và truyền thông, có thể nhận tài trợ kinh tế và giúp đỡ tài chính thuận lợi. 3. Có thế mạnh về lĩnh vực khoa học – công nghệ  Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định tặng Bằng khen cho Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT), Bộ Thông tin và Truyền thông vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác chuyển đổi số giáo dục đại học.  Trường có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện, cấp Bộ, cấp Nhà Nước và các bài báo, tạp chí xuất bản trong nước và quốc tế: http://jstic.ptit.edu.vn/index.php/jstic/index 4. Quan hệ gắn kết chặt chẽ, thân thiết với nhiều doanh nghiệp  Có mối quan hệ hợp tác thân thiết chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn như VNPT, Viettel, Samsung, FPT,…
  • 15. C – XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG I – Các hành động chủ chốt Tiêu chí trọng tâm Hành động chủ chốt Nâng cao đánh giá của chuyên gia trong ngành giáo dục. 1. Đổi mới chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng giảng viên. 2. Xây dựng cơ chế thi và đánh giá đúng năng lực. 3. Tạo điều kiện và cơ hội phát triển toàn diện cho sinh viên. Nâng cao trình độ và điểm trung bình GPA của sinh viên. 4. Đa dạng các phương pháp dạy học. 5. Hướng dẫn kĩ năng, phương pháp học tập đúng cách và hiệu quả. 6. Xây dựng chính sách khuyến khích học tập. Nâng cao tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm ngay. 7. Hướng nghiệp từ giảng viên chuyên môn và sinh viên đã ra trường. 8. Xây dựng mối quan hệ và liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp. 9. Tạo nhiều cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc với doanh nghiệp cho sinh viên. 10. Thay đổi cơ chế ngày hội hướng nghiệp.
  • 16. II – Kế hoạch triển khai và thực hiện hành động cụ thể NHỮNG YẾU TỐ CHỦ QUAN TÁC ĐỘNG TỪ MỘT PHÍA HỌC VIỆN 1. Đổi mới chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng giảng viên. Nhiệm vụ hành động Cách thức thực hiện Phân chia nhiệm vụ Mục đích Mục tiêu KPI 1. Đổi mới chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng giảng viên.  Giảng dạy ngành QTKD có ứng dụng công nghệ Big Data kết hợp với các phần mềm quản trị.  Xây dựng chương trình học hướng đến đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.  Đẩy mạnh thực hiện đánh giá và kiểm định chất lượng giảng viên qua chính sách phân loại giảng viên. Hội đồng ban giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.  Xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng.  Sinh viên được tiếp nhận nguồn tri thức toàn cầu, định hướng phát triển vươn tầm thế giới.  Đội ngũ giảng viên giàu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế.  100% biết sử dụng các phần mền quản trị và thực hành quản lý trên các phần mền.  100% sinh viên được tiếp cận và sử dụng tài liệu học thuật và tài liệu thông tin uy tín, chất lượng từ trong nước và quốc tế.  2024 trình độ tiến sĩ trở lên của Học viện là 20%. Triển khai hành động cụ thể 1.1. Giảng dạy ngành QTKD có ứng dụng công nghệ Big Data kết hợp với các phần mềm quản trị  Lợi dụng thế mạnh công nghệ, nhà trường tích cực giảng dạy những ứng dụng công nghệ, cụ thể là những phương pháp quản lý, xử lý và phân tích dữ liệu vào quản trị kinh doanh. Việc này sẽ giúp nhà quản trị tận dụng tối đa nguồn dữ liệu Big Data để chỉ ra những thống kê chính xác, đưa ra cái nhìn tổng quát và phát hiện xu hướng phát triển xong tương lai.  Tích hợp giảng dạy cơ sở lý thuyết đi kèm với thực hành trên các phần mền quản lý, quản trị, giúp sinh viên sớm tiếp cận với công tác làm việc thực tế. Một số phần mền quản trị được ứng dụng phổ biến: - Phần mềm quản lý khách hàng CRM: Đay là phần mềm giúp doanh nghiệp quản lý thông tin khách hàng, theo dõi các hoạt động bán hàng, tiếp thị và tối ưu hoá quá trình chăm sóc khách hàng; phổ biến như Salesforce, Zoho CRM, HubSpot CRM, Pipedrive,…
  • 17. - Phần mềm quản lý doanh thu và chi phí (ERP): Giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động kinh doanh như sản xuất, lưu kho, mua bán, tài chính, quản lý nhân sự,..vv. Một số phần mềm quản trị phổ biến như: oracle, SAP, Microsoft Dynamic,.. - Phần mềm quản lý dự án: Các phân mềm giúp định lịch, phân bổ tài nguyên, thao dõi dự án phổ biến như Anasa, Trello, Jira,… - Phần mềm quản lý tài liệu: Các phần mềm quản lý tài liệu giúp doanh nghiệp lưu trữ, chia sẻ và quản lý các tài liệu kinh doanh như hợp đồng, báo cáo, văn bản, v.v. Một số phần mềm quản lý tài liệu phổ biến bao gồm Google Drive, Dropbox, Microsoft,… - Phần mềm quản lý nhân sự (HRM): Các phần mềm HRM giúp doanh nghiệp quản lý thông tin nhân viên, đánh giá hiệu suất, quản lý tiền lương và các hoạt động liên quan đến nhân sự. Một số phần mềm HRM phổ biến bao gồm BambooHR, Gusto, Namely, SAP SuccessFactors,… 1.2. Xây dựng chương trình học hướng đến đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế - Đa dạng ngôn ngữ: Yêu cầu sinh viên biết và sử dụng tối thiểu 1 ngôn ngữ có thể là Tiếng Anh (Chứng chỉ toeic 650), tiếng Trung (Chứng chỉ HSK 4),… - Lồng ghép những môn học về kỹ năng tin học văn phòng, công cụ cần thiết trong học tập và công việc (SEO, MOS,....). Yêu cầu sinh viên ra trường có chứng chỉ chứng chỉ MOS. - Liên kết với trường quốc tế có thế mạnh về ngành quản trị kinh doanh, tiếp cận với tri thức toàn cầu, cung cấp nhiều tài liệu học thuật giá trị. Đồng thời từ việc liên kết với các ngôi trường nước ngoài sẽ cung cấp nhiều cơ sở dữ liệu thực tế từ các doanh nghiệp trên thế giới, định hướng tầm nhìn và nắm bắt xu thế phát triển của toàn cầu. - Tạo những hội nhóm trao đổi kiến thức giữa sinh viên trong nước và sinh siên nước ngoài từ ngôi trường liên kết. 1.3 Đẩy mạnh thực hiện đánh giá và kiểm định chất lượng giảng viên qua chính sách phân loại giảng viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hiện nay đang thực hiện quy chuẩn phân loại giảng viên với ba thứ bậc là A B C. Theo phân tích và đánh giá của ban hoạch định, chúng tôi đã nhìn thấy được hiệu quả tích cực từ phương pháp này. Vì vậy ban hoạch định ủng hộ việc tiếp tục áp dụng quy chuẩn này đối với các giảng viên tại Học viện. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nâng cao trình độ chuyên môn: Giảng viên cần tiếp tục nghiên cứu và cập nhật kiến thức mới nhất trong lĩnh vực mình đang giảng dạy để cung cấp cho học viên những thông tin chính xác và hiện đại nhất, tham gia các hoạt động ngoài giảng dạy như nghiên cứu khoa học, viết sách giáo khoa hoặc bài báo khoa học.
  • 18. - Phát triển kỹ năng giảng dạy: Giảng viên nên thường xuyên tham gia các khóa đào tạo hoặc hội thảo để nâng cao kỹ năng giảng dạy của mình. Đồng thời, họ cũng cần lắng nghe phản hồi từ học viên và thay đổi phương pháp giảng dạy để phù hợp với nhu cầu của học viên. - Xây dựng mối quan hệ tốt với học viên: Giảng viên cần tạo môi trường học tập thoải mái, năng động, tạo sự hứng thú và kích thích sự tò mò của học viên. Họ nên tạo mối quan hệ tốt với học viên bằng cách lắng nghe và hỗ trợ trong quá trình học tập. 2. Đổi mới phương pháp dạy học Nhiệm vụ hành động Cách thức thực hiện Phân chia nhiệm vụ Mục đích 1. Đổi mới phương pháp dạy học.  Học đi đôi với hành, cung cấp nhiều kiến thức xã hội, minh họa bằng ví dụ thực tế.  Đa dạng hóa phương pháp truyền đạt.  “Cá thể hóa” trong phương pháp giảng dạy. Giảng viên của Học viện Công nghệ Bưu chính Viên thông.  Tăng cường sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên, chủ động giải quyết mọi vấn đề thắc mắc.  Khuyến khích sự sáng tạo và hứng thú với học tập của sinh viên.  Mở rộng và nâng cao hiệu quả đào tạo, giúp sinh viên hiểu sâu, hiểu rộng kiến thức. Triển khai hành động cụ thể 2.1 Học đi đôi với hành, cung cấp nhiều kiến thức xã hội, minh họa lý thuyết bằng ví dụ thực tế. - Tạo không khí lớp học sôi nổi và môi trường học tập tích cực - Đưa ra những ví dụ liên kết giữa lý thuyết và thực tế - Cung cấp nguồn thông tin và dữ liệu chính xác cập nhập theo thời đại - Cho sinh viên thực hành chiến lược và xây dựng cách thức quản trị từ các bài toán có thật ở doanh nghiệp 2.2 Đa dạng hóa phương pháp truyền đạt - Giảng dạy cho sinh viên theo sơ đồ tư duy, nêu bật các keys study quan trọng - Truyền cảm hứng qua các video, bài thuyết giảng từ các nhà quản trị nổi tiếng, uy tín và tài giỏi - Chủ động đặt nhiều câu hỏi để sinh viên phát huy khả năng tìm kiếm và tư duy - Giả định những tình huống dựa trên hiện trạng thực tế để sinh viên giải quyết vấn đề
  • 19. - Cung cấp tài liệu chất lượng và giá trị. 2.3 “Cá thể hóa” trong hoạt động giảng dạy Cá thể hoá trong hoạt động giảng dạy là quá trình tạo điều kiện để học viên có thể được giáo viên tư vấn, hướng dẫn và động viên để phát triển tối đa khả năng và tiềm năng cá nhân của mình. - Tập trung vào việc hiểu rõ những đặc điểm riêng của từng học viên để có thể thiết kế những phương pháp giảng dạy phù hợp và đáp ứng được nhu cầu học tập của từng cá nhân - Tăng cường sự tự tin, trách nhiệm và sự tận tụy trong học tập, giúp sinh viên tự phát triển và đạt được mục tiêu của mình trong học tập và sự nghiệp 3. Hướng dẫn phương pháp và kĩ năng học tập đúng cách, hiệu quả Nhiệm vụ hành động Cách thức thực hiện Phân chia nhiệm vụ Mục đích Mục tiêu KPI 3. Hướng dẫn phương pháp và kĩ năng học tập đúng cách, hiệu quả.  Hướng dẫn sinh viên cách sắp xếp công việc, quản lý thời gian và lập chiến lược học tập phù hợp với cá nhân.  Giảm thiểu những tác động gây nhiễu trong giờ học, đảm bảo sinh viên tập trung cao độ.  Hình thành cho sinh viên tính chú động và tích cực trong học tập.  Cung cấp các tips học hiệu quả được áp dụng phổ biến tại các trường đại học khác trên toàn thế giới.  Kết hợp các công cụ hỗ trợ học tập bằng các phần mền, ứng dụng ghi chép, nhắc nhở,… Giảng viên trực tiếp giảng dạy các môn học tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.  Mang lại kiến thức nền tảng vững chắc và kết quả học tập tốt cho sinh viên.  Giúp sinh viên hiểu sâu sắc các vấn đề, nâng cao khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế.  Sinh viên chủ động tìm đến kiến thức, phát huy tối đa khả năng tư duy và sáng tạo và quản lý bản thân.  Hình thành nên phong cách làm việc chuyên nghiệp và đạt hiệu suất cao.  95% sinh viên có kế hoạch học tập và mục tiệu kết quả.  20 tips học tập hiệu quả được sinh viên chia sẻ trên tài khoản Slink cá nhân/ tháng.  100% sinh viên có thể sử dụng cơ bản và thành thạo Mircrosoft Office.
  • 20.  Khuyến khích sinh viên sử dụng đa dạng phương pháp ghi chép, ghi nhớ và tư duy các tài liệu học thuật. 4. Chính sách khuyến khích học tập Nhiệm vụ hành động Cách thức thực hiện Phân chia nhiệm vụ Mục đích Mục tiêu KPI 4. Chính sách khuyến khích học tập. Ngắn hạn  Phần thưởng bằng tiền hoặc hiện vật cho sinh viên đạt điểm cao trong các kì kiểm tra.  Tạo cơ đồng hành cùng giảng viên trong các chiến dịch thực tế của doanh nghiệp. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.  Tăng cao động lực học tập và giúp sinh viên tích cực xây dựng bài.  Thể hiện sự công nhận cố gắng với công sức của sinh sinh.  Thúc đẩy tinh thần cạnh tranh, vươn Ngắn hạn  3 sinh viên được nhận thưởng/ môn chuyên ngành.  2-3 nhóm sinh viên được đồng hành thực chiến cùng giảng viên.
  • 21. Dài hạn  Trao học bổng giá trị cho các sinh viên đạt thành tích tốt qua các kì.  Trao cơ hội thực tập tại những doanh nghiệp uy tín cho sinh viên năm 3, năm 4.  Tạo cơ hội được trở thành du học sinh trao đổi tại ngôi trường liên kết. lên để đạt được mục tiêu. Dài hạn  50 sinh viên nhận học bổng/ kì.  10 du học sinh rao đổi/ năm.  10 vị trí TTS/ năm (áp dụng với sinh viên năm 4). Triển khai hành động cụ thể 4.1. Ngắn hạn  Chọn ra 3 sinh viên có thành tích cao nhất trong 2 kì kiểm tra, trao tổng trị giá phần thưởng 300 nghìn đồng. Hoặc giảng viên có thể sửa dụng khoản tiền quy định đó để mua những phần quà bằng hiện vật để tặng cho sinh viên của mình.  Khi vào các môn chuyên ngành có bài tập nhóm thực hành xây dựng kế hoạch, chiến lược, giảng viên có thể đưa những trường hợp và vấn đề thực tế của doanh nghiệp để sinh viên giải quyết. Nếu nhóm sinh viên nào có ý tưởng hay hà các xử lý tốt thì giảng viên tạo điều kiện cho nhóm sinh viên đó cùng đồng hành và hỗ trợ thực chiến với doanh nghiệp. 4.2. Dài hạn  Trao học bổng giá trị cho sinh siên đạt thành tích tốt, có điểm trung bình GPA cao tính theo độ dốc: Loại học bổng Tiêu chí Phần thưởng học bổng Học bổng xuất sắc 1. Top 10 sinh viên có GPA cao nhất ngành. 2. Điểm rèn luyện xuất sắc và giỏi. 3. Có đóng góp trong công tác Đoàn đội.  Giá trị hiện kim 15 triệu đồng  Khóa học Toeic miễn phí tại trung tâm liên kết Zenlish. Học bổng giỏi 1. Top 30 sinh viên có GPA cao nhất ngành (Trừ 10 sinh viên đứng đầu).  Giá trị hiện kim trị giá 12 triệu đồng.
  • 22. 2. Điểm rèn luyện loại giỏi. Học bổng khá 1. Top 50 sinh viên có GPA cao nhất ngành (Trừ 30 sinh viên đứng đầu). 2. Điểm rèn luyện loại giỏi.  Giá trị hiện kim trị giá 9 triệu đồng.  Sinh viên đạt đủ tiêu chuẩn ngoại ngữ và kết quả học tập tốt sẽ được tham gia kì thi chọn lọc du học sinh trao đổi và giành học bổng hỗ trở từ nhà trường đi du học.  Đối với sinh viên năm 3, năm 4, những sinh viên có thành tích cao trong học tập, đồng thời theo quan sát và đánh giá thực lực từ giảng viên. Những sinh viên có năng lực toàn diện về kiến thức chuyên môn và kĩ năng mền, nhà trường sẽ giới thiệu doanh nghiệp và trao cơ hội thực tập sinh tại các doanh nghiệp uy tín, có môi trường tiềm năng để sinh viên phát triển tương lai.  Yêu cầu giảng viên có nhận xét và đánh giá khách quan, chính xác và công bằng để cơ hội được dành cho tất cả các sinh viên là như nhau. Nếu có phát hiện trường hợp vi phạm, hội đồng quản trị ban giám đốc Học viện sẽ đưa ra hình thức kỉ luật nghiêm khắc. 5. Cơ chế thi và đánh giá đúng năng lực Nhiệm vụ hành động Cách thức thực hiện Phân chia nhiệm vụ Mục đích Mục tiêu KPI 5. Cơ chế thi và đánh giá đúng năng lực.  Thay đổi quy định phần trăm đầu điểm.  Thắt chặt quá trình và kiểm định chấm thi. Trung tâm khảo thí ban hành Quy chế về kiểm tra đánh giá học tập.  Đánh giá kết quả học tập sinh sinh trong cả quá trình.  Giảm áp lực, căng thẳng của kì thi cuối kì.  Theo dõi sát sao khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên.  Đảm bảo công bằng và chính xác về đánh giá năng lực của sinh viên.  100% giảng viên áp dụng quy định phần trăm đầu điểm mới,  Tối đa 5 đơn phúc khảo/ kì.
  • 23. Triển khai hành động cụ thể 5.1. Thay đổi quy định phần trăm đầu điểm Yêu cầu:  Kiểm tra lần 1: Đánh giá năng lực sinh viên và tổng quát kiến thức trong 1/3 kì học. Sinh viên được cộng thêm điểm vào kết quả bài kiểm tra này theo quy định sau: Chuyên cần Đi học đầy đủ. + 2 điểm Nghỉ học thời gian đúng quy định và có giấy phép, lý do chính đáng. + 0,5 – 1,5 điểm Nghỉ học quá thời gian quy định. Cấm thi  Kiểm tra lần 2: Đánh giá năng lực sinh viên và tổng quát kiến thức trong 2/3 kì học. Danh mục đầu điểm cũ Phần trăm đầu điểm cũ Chuyên cần 10% Điểm thi giữa kỳ (Bài tập lớn, tiểu luận) 20 – 30% Điểm thi cuối kì 60 -70 % Danh mục đầu điểm mới Phần trăm đầu điểm mới Điểm kiếm tra lần 1 (Thời gian 1/3 kì học) 10% Điểm kiểm tra lần 2 (Thời gian 2/3 kì học) 20% Bài tập nhóm, bài tập lớn, tiểu luận,... 20% Điểm thi cuối kì 50%
  • 24.  Kiểm tra cuối kì: Đánh giá năng lực sinh viên và tổng kết kiến thức môn học. 5.2. Thắt chặt quá trình và kiểm định chấm thi Yêu cầu đề bài thi: Bước 1: Yêu cầu mỗi giảng viên bộ môn đều nộp lên khoa một mẫu đề thi. Bước 2: Trưởng bộ môn sẽ xem xét và chọn các câu hỏi phù hợp thành bốn mã đề thi khác nhau, đảm bảo sự công bằng về độ khó. Bước 3: Họp nội bộ giảng viên môn học để thống nhất và tán thành quyết định đề thi. Bước 4: Nêu rõ form điểm và dán ý chấm thi. Bước 5: Tất cả các thông tin đề thi đều phải được bảo mật tuyệt đối. Yêu cầu chấm thi: Chấm qua 2 vòng do 2 giảng viên chuyên môn thực hiện  Đảm bảo sự minh bạch rõ ràng, công bằng và chính xác.  Tránh những sai sót không đáng có.  Kiểm tra gắn phách và lên điểm chính xác
  • 25. 6. Cơ hội phát triển toàn diện cho sinh viên Nhiệm vụ hành động Cách thức thực hiện Phân chia nhiệm vụ Mục đích Mục tiêu KPI 6. Cơ hội phát triển toàn diện cho sinh viên Chuyên môn & kĩ năng  Đảm bảo kiến thức chuyên môn vững chắc.  Tổ chức tham quan ngoại khóa các doanh nghiệp liên kết.  Cung cấp cho sinh viên kiến thức về văn hóa doanh nghiệp.  Tổ chức các cuộc thi quản trị dựa trên các bài toán và vấn đề thực tế của doanh nghiệp.  Tổ chức giao lưu sinh viên tại những hội thảo phát triển bản thân, định hướng nghề nghiệp.  Mở chương trình, talkshow chỉ cho sinh viên những kĩ năng mền: Giao tiếp, xử lý tình huống, vạch rõ mục tiêu,… Giảng viên trực tiếp giảng dạy môn học. Liên chi Đoàn Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông kết hợp cùng các câu lạc bộ và phòng công tác sinh viên.  Sinh viên có môi trường học tập lý tưởng, có kiến thức có hoạt động vui chơi giải trí.  Sinh viên được cung cấp mọi điều kiện để phát triển bản thân đa khía cạnh.  Sinh viên học tập và hoạt động sôi nổi, năng nổ, không ngại thử thách và khám phá bản tiềm năng bản thân.  Giúp sinh có những định hướng đúng đắn về công việc và tương lai sau này.  Sinh viên toàn diện sẽ nâng cao khả năng làm việc hiệu quả, tăng cao tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm. Chuyên môn & kỹ năng  95% sinh viên tốt nghiệp bằng loại khá trở lên.  98% sinh viên ra trường đúng hạn.  2 cuộc thi chuyên ngành/ năm.  2 buổi ngoại khóa/ năm.  1-2 hội thảo/ kì.  1 chương trình hoặc talkshow/ kì.
  • 26. Đạo đức & xã hội  Kết hợp với bài giảng, đưa nhiều khía cạnh đa dạng từ xã hội để dẫn chứng, rèn luyện khả năng quan sát sự vận động của đời sống xã hội.  Tích cực giáo dục đạo đức và mỗi giảng viên đều là tấm gương đạo đức cho sinh viên noi theo.  Truyền cảm hứng từ những câu chuyện nhân văn, tích cực, ý nghĩa. Giảng viên trực tiếp giảng dạy môn học.  Kích thích sự yêu mến với Học viện, từ đó thực hiện marketing hình ảnh Học viện đến những bạn bè bên ngoài.  Sinh viên toàn diện phát triển Học viện toàn diện. Đạo đức & xã hội  100% sinh viên không tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.  70% sinh viên thma gia các hoạt động cộng đồng, xã hội do nhà trường hoặc bên ngoài thực hiện (Hiến máu, quyên góp tình nguyện,…) Lối sống  Rèn luyện tác phong kỷ luật cho sinh viên từ những quy định lớp học, trường học,…  Tổ chức các cuộc thi, sự kiện về VHVN, TDTT,…  Xây dựng những dự án cộng động cho sinh viên tham gia tình nguyện, tuyên truyền tích cực. Liên chi Đoàn Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông kết hợp cùng các câu lạc bộ. Lối sống  100% sinh viên đạt điểm rèn luyện tốt trở lên.  2-3 sự kiện VHVN/ năm.  2-3 cuộc thi về VHVN, TDTT/ năm.  Tổ chức 2-3 dự án cộng đồng (Hiến máu, thiện nguyện, …)
  • 27. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỪ PHÍA HỌC VIỆN, DOANH NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ KHÁC 7. Hướng nghiệp từ giảng viên và các sinh viên đã ra trường Nhiệm vụ hành động Cách thức thực hiện Phân chia nhiệm vụ Mục đích Mục tiêu KPI 7. Hướng nghiệp từ giảng viên và các sinh viên đã ra trường.  Giảng viên có thể nắm giữ những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Với tầm nhìn và kinh nghiệm dày dặn, giảng viên là người gần gũi và thân thiết nhất với sinh viên để định hướng và đưa ra những lời khuyên nghề nghiệp cho sinh viên.  Các anh đã ra trường hiện tại đang công tác tại nhiều doanh nghiệp cũng là nguồn tài nguyên dồi dào kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ và định hướng cho sinh khóa dưới. Giảng viên tại Học viện và phòng công tác sinh viên (Giữ mối quan hệ và thông tin liên lạc với các sinh viên đã tốt nghiệp).  Định hướng rõ ràng và vững chắc lối đi tương lai cho sinh viên.  Gắn kết mối quan hệ bền chặt giữa sinh viên đã tốt nghiệp với Học viện với chung và với cá nhân các sinh viên đã theo học tại Học viện nói riêng.  100% sinh viên có định hướng nghề nghiệp và công việc sau khi tốt nghiệp.
  • 28. 8. Tạo mối quan hệ hợp tác và liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp Nhiệm vụ hành động Cách thức thực hiện Phân chia nhiệm vụ Mục đích Mục tiêu KPI 8. Tạo mối quan hệ hợp tác và liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp.  Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giảng viên, người học về vai trò của mối quan hệ liên kết, hợp tác giữa TĐH và DN.  Xây dựng trung tâm chuyên trách là đầu mối giúp quản lí hoạt động hợp tác được thống nhất.  Xây dựng các chính sách quy định chung về: nội dung, cơ chế hợp tác; chính sách đãi ngộ và biện pháp đảm bảo chất lượng trong các mối quan hệ liên kết.  xây dựng kế hoạch thiết lập mạng lưới DN đối tác chiến lược để chọn lựa, củng cố và phát triển các mối quan hệ liên kết, hợp tác bền vững. Văn phòng Học viện và phòng công tác chính trị học sinh, sinh viên.  Nâng cao hiệu quả chương trình đào tạo, học tập đi liền với thực hành trên nguồn cung cấp dữ liệu thực tế.  Đa dạng công việc và công ty để sinh viên lựa chọn thực tập cùng phát triển bản thân tại môi trường phù hợp.  Doanh nghiệp trở thành nhà tài trợ cho các cuộc thi chuyên môn và dự án nghiên cứu khoa học của sinh viên.  Doanh nghiệp cung cấp thông tin, dữ liệu thực tế phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên.  Đối tác thân thiết với 10 doanh nghiệp.  Liên kết cơ bản với ít nhất 30 doanh nghiệp trở lên.  Nhận được 2 dự án nghiên cứu phát triển khoa học/ năm.  Nhận về 3 tỷ tiền tài trợ/ năm.  Tạo đầu ra việc làm 94% sinh viên.  40-50% cung cấp số liệu độc quyền từ hoạt động thực tế.  20 – 30 % hiệu quả truyền thông Marketing về Học viện. Triển khai thực hiện hành động  Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giảng viên, người học về vai trò của mối quan hệ liên kết, hợp tác giữa TĐH và DN. Nâng cao nhận thức thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục,... gắn liền với cơ chế đãi ngộ, chế độ khen thưởng để động viên, khuyến khích các đơn vị, cá nhân tích cực tìm kiếm những đối tác liên kết và tham gia xây dựng mối quan hệ hợp tác hiệu quả cho nhà trường.  Thứ hai, xây dựng trung tâm chuyên trách là đầu mối giúp quản lí hoạt động hợp tác được thống nhất, bảo đảm tính chuyên môn hóa, nâng cao hiệu quả quản lí liên kết giữa trường và DN tại mỗi TĐH. Trung tâm có nhiệm vụ kết nối, thường xuyên thu thập, cập nhật dữ liệu; tư vấn và cung cấp các thông tin, tìm kiếm đối tác là các tổ chức, DN và xây dựng mô hình liên kết phù hợp với từng DN. Định kì tổ chức các hội nghị, hội thảo, các
  • 29. diễn đàn khoa học; các dự án để TĐH và DN có sự thông hiểu, tin tưởng lẫn nhau qua hoạt động thực tiễn. Đây là cách nhanh nhất để xây dựng, hình thành phát triển mối liên kết thiện chí, bền vững. Tuy nhiên, trung tâm không hoạt động độc lập mà phải kết hợp cán bộ quản lí, giảng viên, cựu sinh viên để tạo thành mạng lưới liên kết chặt chẽ.  Thứ ba, xây dựng các chính sách quy định chung về: nội dung, cơ chế hợp tác; chính sách đãi ngộ và biện pháp đảm bảo chất lượng trong các mối quan hệ liên kết. Tích hợp các nội dung liên kết với DN trong các quy định chuyên môn như: liên kết trong xây dựng chương trình đào tạo, hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập, kiểm tra đánh giá... cần cụ thể hóa trong quy định phát triển chương trình đào tạo; quy trình tổ chức hoạt động thực hành, thực tập; quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên,... Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ cụ thể trong quy định tài chính và các quy định hiện hành như: cơ chế chi trả thù lao cho các chuyên gia của DN tham gia giảng dạy cần được cụ thể hóa trong quy chế chi tiêu nội bộ; khích lệ những đơn vị, cá nhân hợp tác với DN thông qua hình thức khen thưởng hay coi đó là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công việc hàng năm... Điều này có thể tạo ra động lực cho họ tích cực, chủ động và sáng tạo trong tìm kiếm và thực hiện liên kết, hợp tác với các DN. Những cơ chế, chính sách này chính là nền tảng để thúc đẩy xây dựng và phát triển liên kết hợp tác giữa nhà trường và DN .  Thứ tư, xây dựng kế hoạch thiết lập mạng lưới DN đối tác chiến lược để chọn lựa, củng cố và phát triển các mối quan hệ liên kết, hợp tác bền vững. Thực hiện kế hoạch hài hòa, hợp tác đôi bên cùng có lợi. Đồng hành đem lại giá trị phát triển cho cả phía Học viện và doanh nghiệp liên kết.
  • 30. 9. Thay đổi quy trình tổ chức ngày hội hướng nghiệp Nhiệm vụ hành động Cách thức thực hiện Phân chia nhiệm vụ Mục đích Mục tiêu KPI 9. Thay đổi quy trình tổ chức ngày hội hướng nghiệp.  Thông báo trước về các doanh nghiệp, các vị trí cần tuyển dụng trong ngày hội hướng nghiệp.  Khuyến khích sinh viên chọn lọc doanh nghiệp và vị trí phù hợp sau đó tự thiết kế CV cá nhân để nộp lại cho các doanh nghiệp.  Sinh viên được nghe giới thiệu doanh nghiệp và phỏng vấn 1- 1 với các đại diện đến từ các doanh nghiệp.  Doanh nghiệp sẽ có cái nhìn khách quan về sinh viên Học viện và gửi lại nhận xét về với nhà trường. Văn phòng Học viện và phòng công tác chính trị học sinh, sinh viên kết hợp cùng liên chi Đoàn Học viện.  Nâng cao khả năng tìm được công việc và vị trí thực tập phù hợp cho sinh viên.  Sinh viên chủ động giới thiệu và thể hiện năng lực bản thân với nhà tuyển dụng.  Doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể với sinh viên Học viện, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét để gửi về Học viện. Học viện tiếp nhận để phát huy điểm tốt, cải thiện điểm chưa tốt.  85% sinh viên ra trường làm đúng ngành.  95% sinh viên được trải nghiệm quá trình tuyển dụng thực tế.  100% doanh nghiệp tham gia ngày hội hướng nghiệp gửi lại phản hồi nhận xét về Học viện.
  • 31. 10. Doanh nghiệp kết hợp với nhà trường tổ chức các cuộc thi tuyển dụng Nhiệm vụ hành động Cách thức thực hiện Phân chia nhiệm vụ Mục đích Mục tiêu KPI 10. Doanh ghiệp kết hợp với nhà trường tổ chức các cuộc thi tuyển dụng.  Doanh nghiệp khi có nhu cầu tuyển dụng nhân sự hay tuyển dụng TTS, sẽ liên hệ với nhà trường để kết hợp tổ chức các cuộc thi chọn lọc. Văn phòng Học viện và phòng công tác chính trị học sinh, sinh viên kết hợp cùng liên chi Đoàn Học viện.  Tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội việc làm và thực tập.  Cung cấp cho doanh nghiệp nguồn nhân sự thực lực, chất lượng cao. Hợp tác đôi bên cùng có lợi.  Tối thiểu 5 cuộc thi tuyển dụng/ năm.  Doanh nghiệp tuyển dụng được ít nhất 90% số lượng nhân sự chỉ tiêu đặt ra. Triển khai hành động cụ thể 10.1. Vòng đơn Tại vòng đơn, các ứng viên nộp hồ sơ của mình bao gồm các giấy tờ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trong đó, có các giấy tờ cần thiết như: - CV của ứng viên - Chứng chỉ, giấy chứng nhận photo (Ngoại ngữ, khóa học kĩ năng, khóa học chuyên ngành,…) - Porfolio hay dự án đã tham gia thực hiện (Nếu có) 10.2. Vòng phỏng vấn Do bên doanh nghiệp kết hợp cùng giảng viên thực hiện. Hai bên cùng thống nhất đề ra tiêu chí và đặt câu hỏi tìm hiểu ứng viên phù hợp với yêu cầu. 10.3. Vòng thi thực hành - Vòng thi kiểm tra kiến thức chuyên môn của ứng viên và khả năng áp dụng kiến thức cũng như xử lý tình huống. - Câu hỏi của vòng này thường là các câu hỏi tình huống thực tế trong doanh nghiệp. - Mỗi ứng viên sẽ có cách trả lời khác nhau và nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khả năng xử lý tình huống thông qua cách mà ứng viên giải quyết bài toán. 10.4. Chính thức trở thành nhân viên hoặc TTS của doanh nghiệp Các ứng viên xuất sắc trải qua 3 vòng thi sẽ được nhà tuyển dụng lựa chọn và trở thành TTS hoặc nhân viên chính thức của doanh nghiệp, hưởng mọi ưu đãi và chính sách công bằng.
  • 32. TỔNG KẾT MỤC TIÊU Tiêu chí Mục tiêu 2022 2023 2024 Sinh viên ra trường có việc làm. 73% 82% 94% Sinh viên làm việc đúng chuyên ngành. 78% 81% 85% Sinh viên làm việc liên quan đến chuyên ngành. 17% 14% 13% Sinh viên làm việc trái ngành. 5% 4% 2% Nâng cao thang điểm đánh giá của chuyên gia trong ngành giáo dục. 4.5/5 4.6/5 4.75/5 Nâng cao GPA của sinh viên. 2.83/4 2.95/4 3.15/4 Giảm tỉ lệ chọi đầu vào. 1/3.8 1/3.4 1/3
  • 33. D – KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN MỤC TIÊU Nội dung đánh giá Phân công nhiệm vụ Thời gian kiểm định Yêu cầu Mức độ hoàn thành Nguyên nhân, lý do Vượt Đạt Chưa đạt 1. Đổi mới chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng giảng viên. Phòng công tác kiểm tra và đánh giá Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. 6 tháng/ lần. Hoàn thành 25% mục tiêu đã đề ra. 2. Xây dựng chính sách khuyến khích học tập. 3. Hướng dẫn kĩ năng, phương pháp học tập đúng cách và hiệu quả. 4. Cơ chế thi và đánh giá đúng năng lực. 5. Tạo điều kiện và cơ hội phát triển toàn diện cho sinh viên. 6. Hướng nghiệp từ giảng viên chuyên môn và sinh viên đã ra trường. 7. Xây dựng mối quan hệ và liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp.
  • 34. 8. Tạo nhiều cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc với doanh nghiệp cho sinh viên. 9. Doanh nghiệp kết hợp với nhà trường tổ chức các cuộc thi tuyển dụng. E – CÂU HỎI PHẢN BIỆN Câu 1: Xu hướng toàn cầu hóa giúp đẩy mạnh phát triển sự hợp tác giáo dục quốc tế có thật sự là cơ hội hay là thách thức cạnh tranh? Việc hòa nhập toàn cầu hóa làm giảm bỏ ngăn cách và cản trở giáo dục giữa các quốc gia giúp mở rộng cơ hội trao đổi tri thức nhưng đi kèm với đó cũng không thể phủ nhận tính cạnh tranh chất lượng cũng sẽ ngày càng cao giữa các trường đại học trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, tiềm lực là yếu tố quyết định để sự kiện đó sẽ phần lớn trở thành cơ hội hay thách thức. Tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, chúng ta có đầy đủ tiềm lực về nhân sự, kiến thức chuyên môn, chất lượng đào tạo và thế mạnh đang là xu hướng nhất hiện nay đó chính là công nghệ để nắm bắt phát triển cơ hội. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong thời kì phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao,… điều này tạo nền móng vững chắc cho giáo dục vươn lên mạnh mẽ. Việc vị thế đất nước ngày càng nâng cao đã thu hút nhiều nguồn tài nguyên giáo dục chất lượng về nước nhà, các trường uy tín tại nước ngoài sẵn sàng hợp tác toàn diện, xúc tiến hai bên cùng phát triển. Đồng thời, nhiều chính sách được ban hành khuyến khích tích cực hợp tác giáo dục quốc tế và bảo vệ quyền lợi của các trường đại học tham gia. Với những điều kiện và cơ sở nêu trên, chúng tôi tin rằng việc hội nhập quốc tế là cơ hội để phát triển ngành giáo dục Việt Nam nói chung và của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nói riêng. Câu 2: Tôi thấy ý tưởng đổi mới chương trình đào tạo ngành QTKD có ứng dụng công nghệ Big Data phân tích dữ liệu rất hay và mới mẻ, nó thiết thực với thời đại số hóa ngày nay. Tuy nhiên, ban hoạch định cũng biết “Quan hệ con người” là kỹ năng quan trọng nhất trong mọi cấp bậc quản trị. Vậy nếu chúng ta vào đào tạo theo ý tưởng của ban hoạch định thì nghĩa là chú tâm vào kỹ năng chuyên môn chủ yếu là vận hành chiến lược và phát triển. Thì liệu đấy có phải điểm mạnh để cạnh tranh so với định hướng QTKD truyền thống hay không?  Những mục tiêu chưa hoàn thành cần nêu rõ nguyên nhân và đưa ra phương pháp khắc phục, đồng thời cam kết triển khai thực hiện công việc nhanh chóng và không gây ảnh hưởng đến cả quá trình.  Chính sách khen thưởng và kiểm điểm rõ ràng cho các mức độ hoàn thành mục tiêu.
  • 35. Tôi xin trả lời câu hỏi của Trưởng khoa như sau: 1. Thứ nhất, như Trưởng khoa đã nói thì trong thời đại số hóa ngày nay, việc quản lý và khai thác và phân tích dữ liệu số đang là xu hướng phát triển chung của cả thế giới. Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà là cả thế giới, công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ và ở hầu hết tất cả các lĩnh vực. Các doanh nghiệp, trường học, cơ quan chính phủ hay bất kì tổ chức nào đều đã thực hiện đưa những thống kê, báo cáo hoạt động, thông tin dữ liệu, … lên các kho lưu trữ đám mây và được quản lý trực tiếp trên đó. Vì vậy, với nguồn dữ liệu khổng lồ, khả năng thu thập, lưu trữ, chọn lọc, phân tích và sử dụng tối đa nguồn tài nguyên Big Data là điều rất quan trọng. 2. Thứ hai, sinh viên khi ra trường chủ yếu chỉ đảm nhận vị trí nhà quản trị cấp thấp. Do đó, kỹ năng chuyên môn tốt là điểm mạnh để cạnh tranh trong cơ hội tìm kiếm việc làm nên việc đào tạo ngành QTKD có ứng dụng công nghệ Big Data – dẫn đầu hướng đi mới vẻ và bắt kịp với xu hướng phát triển của thời đại là một lợi thế nổi bật. Hơn nữa, ban hoạch định đề xuất ý tưởng này không đồng nghĩa với việc phủ định vai trò “Quản trị con người”. Trong chương trình đào tạo của Học viện vẫn luôn đặt sự chú trọng các bộ môn liên quan đến “Quản trị con người”. Mục tiêu hướng đến chất lượng sinh viên toàn diện. Hỏi thêm: Để trở thành một người có năng lực quản trị con người tốt thì yếu tố quan trọng nhất là có nhiều kinh nghiệm, nhưng lại có ý kiến cho rằng “Kinh nghệm là thứ trường học không thể dạy”, vậy ban hoạch định có quan điểm như thế nào về ý kiến này? Ban hoạch định không hoàn toàn đồng ý với kiến trên. Bởi vì đúng là trường học không thể dạy cho sinh viên kinh nghiệm thực tế, nhưng có thể truyền dạy cho sinh viên những kinh kiệm, bài học đã được nghiên cứu và đúc kết qua nhiều năm của các chuyên gia trong ngành. Đồng thời, nhà trường có thể cung cấp cho sinh viên đa dạng những kiến thức xã hội, xây dựng nền tảng định hướng, khả năng nhìn nhận và đánh giá vấn đề toàn diện trên nhiều khía cạnh để sinh viên tự biết cách rèn luyện và rút ra các kinh nghiệm cho bản thân. Và hành động số 6 “Tạo cơ hội phát triển toàn diện cho sinh viên” trong chiến lược của Học viện là nhằm mục đích này.
  • 36. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. VietNamNet News. (2022, July 21). Điểm chuẩn và Học Phí Ngành Quản trị kinh Doanh Thế Nào? VietNamNet News. Retrieved March 13, 2023, from https://vietnamnet.vn/diem-chuan-nganh-quan-tri-kinh-doanh-cac-truong-dai-hoc-nam- 2021-2013796.html 2. Quy Hoạch Mạng lưới Các Trường đại học, Cao đẳng đến Năm 2020: đầu Tư Trọng điểm Cho 2 đại Học Quốc Gia. Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng đến năm 2020: Đầu tư trọng điểm cho 2 Đại học Quốc gia. (2013, July 2). Retrieved March 13, 2023, from https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654%2FN14791%2FQuy-hoach-mang- luoi-cac-truong-dai-hoc%2C-cao-dang-den-nam-2020%3A-dau-tu-trong-diem-cho-2-dai- hoc-Quoc-gia.htm 3. Học viện công Nghệ Bưu chính viễn thông được Tặng Bằng Khen Của thủ tướng về thành tích chuyển đổi SỐ Giáo Dục đại học. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. (2022, November 9). Retrieved March 13, 2023, from https://portal.ptit.edu.vn/hoc-vien-cong- nghe-buu-chinh-vien-thong-duoc-tang-bang-khen-cua-thu-tuong-ve-thanh-tich-chuyen- doi-so-giao-duc-dai-hoc/ 4. tức, X. M. B. T. (2022, March 1). Khoảng 28% học sinh TỐT NGHIỆP THPT vào Học Nghề. Báo tin tức. Retrieved March 13, 2023, from https://baotintuc.vn/van-de-quan- tam/khoang-28-hoc-sinh-tot-nghiep-thpt-vao-hoc-nghe-20220301115603848.htm 5. Thị, H. L. (2021, May 20). Tỷ LỆ Thất nghiệp Của Ngành Quản Trị Kinh doanh: Cao Hay Thấp? EAUT. Retrieved March 13, 2023, from https://eaut.edu.vn/tin-tuc/ty-le-that- nghiep-cua-nganh-quan-tri-kinh-doanh-cao-hay-thap/ 6. Linh, T. (2020, July 22). Khoảng 190.000 Sinh Viên Việt Nam đang Học Tập ở Nước Ngoài. Giáo dục Việt Nam. Retrieved March 13, 2023, from https://giaoduc.net.vn/khoang-190000-sinh-vien-viet-nam-dang-hoc-tap-o-nuoc-ngoai- post210991.gd