SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐẤT ĐAI ĐỐI
VỚI NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ
NÔNG DÂN NƯỚC TA TRONG QUÁ
TRÌNH HỘI NHẬP
ĐẶNG HÙNG VÕ
THE CURRENT GLOBAL ENVIRONMENT PROBLEMS NHỮNG VẤN
ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU HIỆN NAY
The changes of blobal climate:
exploition of natural resources and production of commodities under high
competitiveness have affected directly environment and caused the changes in
global climate. Three main polluted resource are:
 Industrial exhaust fumes: to this day, it’s known that the process of consuming
oil, coal and fuel produces CO2, CO, NOX, SO2…Annually, the amount of CO2
generated from firing fossil fuel discharges over 5 billion tonnes CO2 (which
gradually increase 0.5% a year), 200 mil tonnes SO2, 150 mil tonnes NOX and
110 mil tonnes noxious dust.
 Family exhaust fumes: a large amount of exhaust fumes from daily life have
discharged into the low level of atmosphere, especially in big populous cities
Khí thải gia đình: Khí thải do con người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày
đã tạo ra một lượng khí thải rất lớn ở tầng thấp của khí quyển rất lớn, đặc biệt
tại các thành phố tập trung đông dân, các nước đang phát triển mà chất đốt
sử dụng cho gia đình chủ yếu là than, củi. Ví dụ, hiện nay riêng than sử dụng
trong gia đình của Trung Quốc đã chiếm tới 26,6% gây ô nhiễm rất nặng nề.
 Khí thải do động cơ xe: Các loại xe có động cơ đã thải vào không khí nhiều
chất độ hại trong đó chủ yếu là CO, SO2 và chì. Riêng do các loại xe đã thải
vào không khí ước tính là 66 triệu tấn CO hàng năm.
 Ngoài ra các nạn cháy rừng, tai nạn cháy mỏ than, v.v. cũng là một nguồn tạo
nên các loại khí nói trên với khối lượng lớn nhưng không thường xuyên.
TÁC ĐỘNG CỦA KHÍ THẢI LÊN MÔI TRƯỜNG TRÁI ĐẤT
 Trước hết, khí CO2 là nguyên nhân trực tiếp tạo nên tình trạng nhiệt
độ trái đất tăng lên. Trung bình, khoảng 50% khí này ngưng đọng
trong khí quyển và làm cho nhiệt độ của tầng gần mặt đất tăng cao.
Nói chung, khí CO2 tăng lên 25% trong khí quyển thì nhiệt độ tăng
lên từ 0,5o tới 2o. Hiện nay, nhiệt độ trái đất đã lên cao và làm 2
cực nóng lên và băng tan, từ đó nước biển dâng lên trên phạm vi
toàn cầu. Thứ nữa, các dòng khí quyển, hạn hán, lụt lội trái quy
luật.
 Thứ hai, khí quyển bị ô nhiễm nặng sẽ tác động ngay vào hệ thống
thực vật mà chủ yếu là phá hoại chất diệp lục của thực vật, làm
rụng lá cây, thực vật khó sinh trưởng, sức đề kháng với sâu bệnh
giảm.
 Thứ ba, ô nhiễm khí quyển có tác động trực tiếp tới sức khỏe con
người, gây nhiều bệnh về đường hô hấp, phù phổi, tim mạch và gây
ung thư. Biểu hiện này thường thấy ở Luân Đôn (bệnh Luân Đôn),
nhiều thành phố công nghiệp ở Nhật Bản (bệnh hen Shinichi), một
số thành phố lớn ở Trung Quốc (hàng năm có 3 vạn người chết về
hô hấp).
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GiỚI
 Theo tài liệu thống kê của Liên Hợp Quốc thì tổng lượng
nước trên toàn thế giới là 1.385.985.000 tỷ m3, trong đó
96,5% là nước mặn của các đại dương, 2,53% là nước ngọt.
Lượng nước ngọt 35.000.000 tỷ m3 gồm 30,1% nước ngầm
trong lòng đất, 68,7% nước trong băng tuyết trên núi,
0,86% nước trong băng dưới đất, 0,26% nước hồ, 0,08%
nước ở đầm lầy, 0,006% nước sông, 0,04% nước trong khí
quyển, 0,003% nước trong sinh vật.
 Trong quá trình tăng dân số, công nghiệp phát triển đã làm
cho nhu cầu sử dụng nước tăng lên nhiều trong toàn bộ thế
kỷ trước, trong đó nước sinh hoạt đã tăng gần 10 lần, nước
cho nông nghiệp tăng lên 7 lần, nước cho công nghiệp tăng
lên 20 lần. Từ đó tình trạng thiếu nước đang xẩy ra ở nhiều
quốc gia, hiện có gần 50 quốc gia thiếu nước nghiêm trọng,
các vùng thiếu nước trên toàn cầu chiếm 60% diện tích các
châu lục.
TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC NGỌT
 Nước sinh hoạt trong các khu dân cư bị ô nhiễm nặng bởi các hóa chất như nitơ,
lưu huỳnh, các vi lượng kim loại, hóa chất, vi khuẩn gây bệnh.
 Nước thải của các đô thị tập trung tạo nên một lượng nước bị ô nhiễm khá lớn;
tại các đô thị nhỏ mỗi cư dân cũng thải hàng ngày khoảng 70 lít nước, tại các
đô thị lớn khoảng 700 lít nước. Phần lớn nước thải chảy xuống các sông, hồ làm
ô nhiễm nặng môi trường nước.
 Nước thải công nghiệp có độ ô nhiễm nặng hơn, độc hại hơn; theo thống kê của
Liên Hợp Quốc, hàng năm có khoảng 500 tỷ tấn nước thải công nghiệp đổ vào
các vùng nước sạch tự nhiên và sau 10 năm nữa lượng nước này tăng gấp đôi.
 Nước thải nông nghiệp với thành phần gây ô nhiễm gồm phần còn dư lại của
phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc tăng trưởng cho cây cối, nước
bẩn dùng vào chăm bón đồng ruộng tích tụ trong nước tưới nay trôi xuống nước
mặt hoặc ngấm vào nước ngầm. Hàng năm có khoảng hơn 500 tỷ m3 nước thải
bẩn từ nông nghiệp trôi xuống hệ thống sông hồ biển làm cho tới 50% lưu
lượng nước mặt ổn định bị ô nhiễm. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này còn
cao hơn tới mức từ 70% đến 90% nước mặt ổn định bị ô nhiễm. Đến nay, có
khoảng 70% cư dân thuộc khu vực nông thôn phải sử dụng nước bị nhiễm bẩn
vào mục đích sinh hoạt.
CÁC BiỆN PHÁP LÀM GiẢM Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC NGỌT
 Nâng cao hiệu quả sử dụng nước tưới trong nông nghiệp và nguồn nước
sử dụng trong công nghiệp. Thay đổi biện pháp tưới truyền thống trong
nông nghiệp có thể tiết kiệm được từ 50% tới 70% nhu cầu nước tưới
theo biện pháp truyền thống. Thay đổi công nghệ sản xuất công nghiệp
có thể tiết kiệm được từ 80% tới 90% nhu cầu nước tưới theo công
nghệ truyền thống.
 Sử dụng triệt để nguồn nước đã nhiễm bẩn để tái sử dụng. Theo tính
toán của một số nhà khoa học, có thể khử ô nhiễm để sử dụng lại được
tới 80% nước đã nhiễm bẩn từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
 Phòng ngừa ô nhiễm ngay từ khi đưa nước vào sử dụng , sử dụng các
công nghệ sản xuất sạch, giảm ô nhiễm, giảm chất thải mà một trong
những hướng quan trọng hiện nay là sử dụng công nghệ sinh học.
TÌNH HÌNH Ô NGHIỄM NƯỚC BiỂN
 Các hợp chất hữu cơ như DDT, PCBS, HCB, v.v. làm mất cân bằng hệ sinh
thái biển;
 Các loại nước bẩn do con người thải ra được đổ xuống biển làm biển
không còn sạch, tạo nguồn dinh dưỡng cao bất thường cho các loại thực
vật biển phát triển mạnh;
 Các kim loại nặng như đồng, kẽm, crôm, chì, thủy ngân trong nước biển
dưới tác động của các vi sinh vật sẽ chuyển hóa tác động trực tiếp vào
sinh vật biển làm gây bệnh, từ đó tác động làm gây bệnh cho con người,
đặc biệt thủy ngân đang tạo nguy cơ lớn nhất;
 Rác thải có các chất phóng xạ do con người tạo ra đã bị đổ xuống biển
với một khối lượng rất lớn tác động vào hệ sinh vật biển;
 Dầu mỏ từ những nơi khai thác dầu khí làm rò rỉ khoảng 7 triệu tấn mỗi
năm, dầu xả do các xí nghiệp công nghiệp đưa xuống biển mỗi năm
khoảng 4 triệu tấn làm động vật biển không thể sinh trưởng;
 Các chất thải rắn do con người vứt xuống biển từ các tầu vận tải, tầu du
lịch, tầu đánh cá đang chiếm 10% độ ô nhiễm nước biển.
 Người ta đã thống kê và ước tính mỗi năm con người đã đổ xuống biển
khoảng 650 triệu tấn rác, 50 tỷ tấn nước thải công nghiệp.
CÁC BiỆN PHÁP LÀM GiẢM Ô NHIỄM NƯỚC BiỂN
 Thành lập các khu bảo tồn sinh thái biển được bảo vệ nghiêm
ngặt với diện tích hiện nay trên toàn thế giới lên tới vài trăm triệu
ha để bảo tồn hệ sinh thái biển.
 Đưa ra các phương thức để quản lý tổng hợp giải ven bờ là vùng
nhậy cảm, đồng thời là nguồn gây ô nhiễm nước biển; tạo
phương thức sử dụng ổn định tài nguyên vùng ven bờ, quản lý
chặt chẽ các hoạt động của cộng đồng dân cư vùng ven bờ.
 Các nước thống nhất với nhau những giải pháp chung về đánh
bắt cá (không đánh bắt các hải sản chưa trưởng thành), về khai
thác dầu khí và vận tải dầu mỏ trên biển, về việc hạn chế đưa các
rác thải nguy hại xuống biển, v.v.
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRÊN THẾ GiỚI
Đơn vị tính: triệu ha
Các chỉ tiêu Thế giới
Đông
Nam
Á
Tây
Á
Châu
Phi
Nam
Mỹ
Trung
Mỹ
Bắc
Mỹ
Châu
Âu
Châu
Đại
Dương
Diện tích thoái hoá 1.965 445 303 495 243 63 96 218 102
Xói mòn do nước 1.094 322 118 227 123 46 60 114 83
Xói mòn do gió 548 88 134 187 42 5 35 42 16
Suy giảm chất dinh
dưỡng
135 10 4 45 68 4 - 3 1
Mặn hoá 76 17 36 15 2 2 - 4 0
Ô nhiễm 22 1 1 1 - 0 - 19 -
Hoá chua 6 4 0 2 - - 0 - -
Những loại khác 84 3 10 18 8 6 1 36 2
Số liệu Bảng trên cho thấy, diện tích đất bị thoái hoá trên thế giới đã lên đến hơn 1 tỷ ha, trong số đó
châu Á chiếm tỷ lệ lớn nhất gần 40% (đặc biệt vùng Đông Nam Á chiếm tới 2/3 diện tích đất bị thoái
hoá)
CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY THOÁI HOÁ ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI
Đơn vị tính: triệu ha
Yếu tố gây thoái hoá
Thế
giới
Đông
Nam
Á
Tây
Á
Châu
Phi
Nam
Mỹ
Trung
Mỹ
Bắc
Mỹ
Châu
Âu
Châu
Đại
Dươn
g
Phá rừng 579 219 79 67 100 14 4 84 12
Chăn thả gia súc 678 67 131 243 68 9 29 48 83
Quản lý kém trong
các hoạt động NN
552 157 47 121 64 28 63 64 8
Các hoạt động CN 23 - 46 63 12 11 - 1 -
Các hoạt động khác 133 1 0 1 - 1 0 21 1
Châu Á chiếm vị trí hàng đầu so với các nơi khác về hậu quả của nạn chặt phá rừng
và quản lý yếu kém trong nông nghiệp. Trong đó Đông Nam Châu Á dẫn đầu về phá
rừng, quản lý kém trong nông nghiệp và ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp.
TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở ViỆT NAM
Theo số liệu kiểm kê năm 2002 đối với một số lĩnh vực chính
như sau:
 Năng lượng: 67.000.000 tấn CO2 quy tương đương;
 Công nghiệp: 15.000.000 tấn CO2 quy tương đương;
 Nông nghiệp: 50.000.000 tấn CO2 quy tương đương;
 Lâm nghiệp: 10.000.000 tấn CO2 quy tương đương;
 Chất thải: 3.000.000 tấn CO2 quy tương đương;
Tổng cộng: 145.000.000 tấn CO2 quy tương đương;
So với năm 1993, trong vòng 10 năm khí nhà kính ở nước ta
đã tăng lên khoảng 50%, trong đó tăng nhiều nhất trong lĩnh
vực năng lượng.
Dự báo đến năm 2020, năng lượng sẽ phát thải 197 triệu tấn
CO2 quy tương đương; lâm nghiệp sẽ là 28 triệu tấn và nông
nghiệp sẽ là 65 triệu tấn.
Hiện trạng và dự báo đối với tài nguyên đất
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Stt CHỈ TIÊU
Năm 2000 Năm 2005 So sánh
diện tích
Diện tích (ha) % Diện tích (ha) %
I Diện tích đất nông
nghiệp
20.939.679 100,00 24.822.560 100,00 -3.882.880
I.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.977.500 42,87 9.415.568 37,93 -438.068
A Đất trồng cây hàng năm 6.167.093 68,69 6.370.029 67,65 -202.936
Trong đó: Đất trồng lúa 4.467.770 72,45 4.165.277 65,39 302.493
B Đất trồng cây lâu năm 2.810.407 31,31 3.045.539 32,35 -235.132
I.2 Đất lâm nghiệp 11.575.027 55,28 14.677.409 59,13 -3.102.382
A Đất rừng sản xuất 4.733.684 40,90 5.434.856 37,03 -701.172
B Đất rừng phòng hộ 5.398.181 46,64 7.173.689 48,88 -1.775.508
C Đất rừng đặc dụng 1.443.162 12,47 2.068.864 14,10 -625.702
I.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 367.846 1,76 700.061 2,82 -332.215
I.4 Đất làm muối 18.904 0,09 14.075 0,06 -4.829
I.5 Đất nông nghiệp khác 402 0,00 15.447 0,06 -15.045
2. Dự báo về sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2010
Chỉ tiêu Quốc hội quyết định đến năm 2010 là 26.219.884 ha, năm 2005 thực hiện 24.822.560 ha, như vậy
còn phải tiếp tục thực hiện thêm 1.397.324 ha. Việc thực hiện chỉ tiêu đối với các loại đất thuộc nhóm đất
nông nghiệp được phân tích chi tiết dưới đây:
 Đối với đất sản xuất nông nghiệp, đến năm 2010 chỉ tiêu của Quốc hội cho phép giảm 175.640 ha so với năm
2005, trong đó đất trồng cây hàng năm phải tăng 213.010 ha (đất chuyên trồng lúa nước được giảm 32.490
ha), đất trồng cây lâu năm được giảm 388.650 ha.
 Đối với đất lâm nghiệp có rừng, chỉ tiêu Quốc hội quyết định đến năm 2010 là 16.243.669 ha, phải tiếp tục
tăng thêm 1.566.260 ha so với năm 2005, trong đó diện tích đất trồng rừng mới tăng thêm 1 triệu ha và
khoanh nuôi tái sinh rừng tăng thêm 957.950 ha so với năm 2005.
 Đối với đất nuôi trồng thủy sản, hiện trạng năm 2005 là 700.060 ha, tăng gấp đôi diện tích năm 2000, nhiều
diện tích đất lúa 1 vụ kém hiệu quả và đất chưa sử dụng đã tự phát chuyển thành đất nuôi trồng thủy sản mà
không theo quy hoạch và chưa được đầy tư hạ tầng đầy đủ. Từ tình trạng đó, đã xẩy ra dịch bệnh và ô nhiễm
môi trường đất và nước ở nhiều nơi. Vì vậy, Quốc hội đã quyết định giữ nguyên diện tích đất nuôi trồng thủy
sản là 700.060 ha đến năm 2010 để đầu tư chiều sâu. Ngoài ra, khuyến khích mở rộng diện tích nuôi trồng
thủy sản trên đất có mặt nước ven biển và nuôi trồng kết hợp trên đất lúa nước, đất có mặt nước chuyên
dùng.
 Đối với đất làm muối, đến năm 2010 Quốc hội quyết định diện tích là 20.700 ha, tăng thêm 6.600 ha so với
năm 2005, cần đầu tư công nghệ mới nhằm khắc phục tình trạng giá thành sản phẩm sản xuất trong nuớc
cao hơn giá nhập khẩu.
 Đối với đất nông nghiệp khác, đến năm 2010 Quốc hội duyệt diện tích 15.600 ha, tăng 153 ha cho cả nước so
với năm 2005, đủ cho nhu cầu tạo các cơ sở sản xuất nông nghiệp phi truyền thống, các cơ sở chăn nuôi và
các cơ sở dịch vụ phục vụ nông nghiệp.
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
1. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Stt CHỈ TIÊU
Năm 2000 Năm 2005
So sánh
diện tích
Diện tích (ha) %
Diện tích
(ha)
%
Tổng diện tích 2.850.298 100.00 3.232.715 100 +382.417
1 Đất ở 443.178 15.55 598.428 18.51 +155.250
1.1 Đất ở tại nông thôn 371.020 13.02 495.549 15.33 +124.529
1.2 Đất ở tại đô thị 72.158 2.53 102.879 3.18 +30.721
2 Đất chuyên dùng 1.072.202 37.62 1.383.766 42.81 +311.564
2.1
Đất trụ sở cơ quan, c.tr sự
nghiệp
19.281 0.68 23.269 0.72 +3.988
2.2 Đất quốc phòng, an ninh 191.680 6.72 281.183 8.70 +89.503
2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nn 69.178 2.43 151.075 4.67 +81.897
2.4 Đất có mục đích công cộng 792.063 27.79 928.238 28.71 +136.175
3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 12.804 0.40 +12.804
4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 93.741 3.29 97.052 3.00 +3.311
5 Đất sông suối và MNCD 1.143.087 40.10 1.137.445 35.19 -5.642
6 Đất phi nông nghiệp khác 3.221 0.10 +3.221
2. Dự báo về sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2010
Dự báo sử dụng đất phi nông nghỉệp đến năm 2010:
 Đối với đất ở, chỉ tiêu Quốc hội quyết định đến năm 2010 là 1.035.376 ha; tiếp tục tăng
436.948 ha so với năm 2005, trong đó đất ở tại nông thôn tăng 440.486 ha và đất ở tại đô
thị tăng 7.860 ha. Ngoài ra, có rất nhiều dự án xây dựng kinh doanh nhà ở đã giao đất
nhưng hiện nay chưa thực hiện.
 Đối với đất chuyên dùng, chỉ tiêu Quốc hội quyết định đến năm 2010 là 1.543.260 ha, tiếp
tục thực hiện tăng 159.490 ha so với năm 2005, trong đó đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp tăng 5.260 ha; đất quốc phòng, an ninh giữ nguyên mức như năm 2005; đất sản
xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tăng 76.200 ha; đất sử dụng vào mục đích công cộng
tăng 237.570 ha (đất giao thông tăng 123.530 ha, đất thuỷ lợi tăng 63.510 ha, đất cơ sở văn
hoá tăng 12.530 ha, đất cơ sở y tế tăng 1.790 ha, đất cơ sở giáo dục - đào tạo tăng 6.160
ha, đất cơ sở thể dục thể thao tăng 8.290 ha).
 Đối với đất tôn giáo, tín ngưỡng, đến năm 2010 sẽ là 13.080 ha, tăng 276 ha so với 2005.
 Đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa, đến năm 2010 sẽ là 92.290 ha, giảm 4.760 ha so với năm
2005.
 Đối với đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, đến năm 2010 sẽ là 1.171.750 ha (sông
suối là 781.140 ha và đất có mặt nước chuyên dùng là 390.610 ha), trong đó đất có mặt
nước chuyên dùng tăng 41.280 ha so với năm 2005.
 Đối với đất phi nông nghiệp khác, đến năm 2010 sẽ là 6.070 ha, tăng thêm 2.850 ha so với
năm 2005.
ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
1. Hiện trạng đất chưa sử dụng
- Tổng quỹ đất chưa sử dụng của cả nước có diện tích 5.065.884 ha, chiếm 15.30
% tổng diện tích đất tự nhiên cả nước; trong đó đất đồi núi chưa sử dụng là
4.314.428 ha, chiếm 85,17% tổng diện tích đất chưa sử dụng cả nước, đất bằng
chưa sử dụng là 360.796 ha, chiếm 7,12 % và núi đá không có rừng cây là
390.660 ha, chiếm 7,71 %.
- Diện tích đất chưa sử dụng cả nước tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc có
1.392.508 ha, chiếm 27,49% tổng diện tích đất chưa sử dụng cả nước; Tây Bắc
có 1.343.826 ha, chiếm 26,53%; Duyên Hải Nam Trung Bộ có 1.010.101 ha,
chiếm 19,94%; Bắc Trung Bộ có 685.447 ha, chiếm 13,53%, Tây Nguyên có
519.579 ha, chiếm 10,26%. Tại 3 vùng còn lại diện tích đất chưa sử dụng chỉ
chiếm 2,26% tổng diện tích đất chưa sử dụng cả nước. Cụ thể, phân bố đất chưa
sử dụng theo vùng được thể hiện trong bảng dưới đây.
2. Dự báo đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng đến năm 2010
Đối với đất có khả năng sử dụng nhưng chưa đưa vào sử dụng, chỉ tiêu đến
năm 2010 còn 2.879.830 ha, như vậy giai đoạn 2005 - 2010 cần đưa 2.193.029
ha đất chưa sử dụng vào sử dụng. Dự kiến sẽ sử dụng vào mục đích sản xuất
nông nghiệp là 389.300 ha (ruộng lúa là 29.200 ha), mục đích trồng rừng và
khoanh nuôi phục hồi rừng là 1.646.680 ha; mục đích phi nông nghiệp là
150.470 ha.
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐiỀU KiỆN TỰ NHIÊN NƯỚC TA ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Việt Nam có địa hình đa dạng và bị chia cắt mạnh, mỗi dạng địa hình đều có ảnh hưởng đến
chất lượng môi trường đất ở các khía cạnh khác nhau:
 Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ với độ dốc lớn nên đất dễ bị xói mòn, rửa trôi,
bạc màu...
 Địa hình đồng bằng ở một số khu vực thấp và trũng khiến đất đai chịu ảnh hưởng của ngập
úng, nhiễm mặn, nhiễm phèn.
 Địa hình ven biển do ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa thường hình thành nên đất
mặn.
 Lượng mưa nhiều, cường độ mưa lớn, mưa tập trung theo mùa là một trong nguyên nhân
làm gia tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất và lũ lụt.
 So sánh lượng mưa và khả năng bốc hơi cho thấy một số khu vực ở Việt Nam có nguy cơ khô
hạn trong những tháng mùa khô, một số khu vực luôn có nguy cơ bị lũ lụt hàng năm.
 Nguồn nước của Việt Nam tương đối dồi dào song phân bố không đều giữa các mùa và các
vùng nên tình trạng thừa và thiếu nước cục bộ thường xuyên xảy ra; vùng thấp vào mùa
mưa hay bị ngập úng, vùng cao lại hay bị thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô, hay gặp tình
trạng hạn hán, sa mạc hoá. Ở nước ta, chất lượng tài nguyên nước (cả nước mặt và nước
ngầm) có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường đất.
 Rừng của nước ta tương đối phong phú về chủng loại nhưng trữ lượng ngày càng giảm, phần
lớn diện tích rừng tự nhiên là rừng tái sinh, rừng nguyên sinh còn lại không nhiều, rừng
trồng chủ yếu là các loại cây thân gỗ, tác dụng che phủ không cao, không có tác động hạn
chế tích cực quá trình xói mòn, rửa trôi, bạc màu của đất.
 Khoáng sản Việt Nam được đánh giá là đa dạng và phong phú về chủng loại nhưng phần lớn
có trữ lượng vừa và nhỏ, từ đó dẫn đến tình trạng tổ chức khai thác quy mô nhỏ tràn lan,
làm hủy hoại môi trường kể cả khi đang khai thác và khi ngừng khai thác.
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐiỀU KiỆN KINH TẾ - XÃ HỘI NƯỚC TA ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Nước ta thuộc nhóm các nước đông dân trong số trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới. Bình quân đất đai trên đầu người ở mức 0,4 ha trên đầu người là rất thấp, bằng một
nửa của Trung Quốc và chỉ đứng trên Singapore trong khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, đất
nước ta đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế công nghiệp và dịch
vụ, cơ cấu sử dụng đất đang dịch chuyển khá mạnh mẽ theo nhịp độ chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Trong số trên 80 triệu dân, hiện vẫn có khoảng 70% dân số sinh sống trong khu vực
nông thôn, canh tác nông nghiệp vẫn còn ở trình độ chưa cao. Từ đó, những điều kiện kinh
tế - xã hội đang tác động mạnh mẽ vào môi trường đất, cụ thể như sau:
 Phương pháp canh tác nông nghiệp truyền thống gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường đất,
trong đó phải kể tới tác động xấu của phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, nước thải nông
nghiệp, chế biến nông sản, v.v.
 Xu hướng phát triển nghề phụ trong các làng nghề ở nông thôn nhưng chưa lưu ý tới các cơ
sở xử lý chất thải đang gây ô nhiễm nặng trong các khu dân cư nông thôn.
 Việc chuyển nhiều diện tích đất có mặt nước sang chuyên nuôi trồng thủy sản nhưng chưa
đủ hạ tầng đã gây ô nhiễm nặng cho môi trường đất và cạn kiệt nguồn nước.
 Sự nóng vội trong đầu tư các khu công nghiệp, nhiều khi bỏ qua các giải pháp bảo vệ môi
trường đã chịu hậu quả nặng về ô nhiễm do chất thải công nghiệp từ các khu công nghiệp đó
gây ra đối với môi trường đất và nước.
 Sự hình thành tự phát, không theo quy hoạch các khu dân cư mới, không đủ hạ tầng kỹ
thuật hoặc chưa giải quyết kịp thời cơ sở xử lý chất thải của các khu dân cư hiện có đã gây ô
nhiễm trực tiếp cho môi trường.
 Tình hình thiếu nhiên liệu ở khu vực nông thôn, thiếu vật liệu ở khu vực đô thị, quản lý rừng
không tốt đã gây nên tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, sắn bắt động vật quý hiếm làm mất
cân bằng các hệ sinh thái động thực vật.
 Việc khai thác khoáng sản không được quản lý chặt chẽ đã gây ô nhiễm rất lớn đến đất canh
tác, ô nhiễm cả một lưu vực sông và nhiều khi ô nhiễm cả nước ngầm.
HiỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
1. Tài nguyên nước mặt
 Việt Nam có 2.372 sông với chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 109 sông chính. Tổng diện tích các lưu
vực sông là 1.167.000km2, trong đó, phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ là 835.422km2, chiếm 72%.
 Nếu phân loại theo diện tích lưu vực thì có 13 sông có diện tích lưu vực lớn hơn 10.000km2, bao gồm: 9
sông chính (Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu
Long) và 4 sông nhánh (Đà, Lô, Sê San, Srê Pôk). Trong 13 sông chính, sông nhánh lớn đó, có 10 sông liên
quốc gia, với phần diện tích lưu vực ở ngoài nước gấp 3,3 lần phần lưu vực ở trong nước. Tổng diện tích lưu
vực 9 sông chính nêu trên xấp xỉ 93% tổng diện tích lưu vực của toàn bộ hệ thống sông, phần lưu vực nằm
trong lãnh thổ xấp xỉ 77% tổng diện tích nước ta.
 Việt Nam có lượng mưa trung bình nhiều năm là 1940mm, với tổng lượng 640 tỷ m3/năm, thuộc số quốc
gia có lượng nước mưa vào loại lớn trên thế giới. Lượng mưa phân bố rất không đều theo không gian và
thời gian. Lượng mưa tập trung trong 4-5 tháng mùa mưa, chiếm 75-85% tổng lượng mưa năm, trong khi
lượng mưa 7-8 tháng mùa khô chỉ chiếm 15-25%.
 Tổng lượng nước mặt trên lãnh thổ nước ta khoảng 830-840 tỷ m3/năm, trong đó, lượng nước sinh ra ở
phần lãnh thổ Việt Nam khoảng 310-315 tỷ m3/năm, chiếm khoảng 37%; lượng nước từ nước ngoài chảy
vào khoảng 520-525 tỷ m3/năm, chiếm 63%. Tương tự như lượng mưa, tài nguyên nước mặt phân bố
không đều theo thời gian. Sự phân bố không đều của mưa và dòng chảy là nguyên nhân chủ yếu gây ra hạn
hán, thiếu nước trong mùa khô và lũ, lụt, úng ngập trong mùa mưa. Mưa lớn, dòng chảy mặt lớn còn gây ra
xói mòn bề mặt lưu vực và lũ quét, lũ bùn đá ở nhiều nơi.
 Nước ta có nhiều hồ, ao, đầm, phá tự nhiên nhưng chưa được thống kê đầy đủ. Trong quá trình đô thị hoá,
công nghiệp hoá, nhiều hồ, ao bị san lấp, ước tính tổng diện tích hồ, ao cả nước hiện còn khoảng 150 nghìn
ha. Các hồ lớn bao gồm: Hồ Lak (diện tích mặt hồ khoảng10km2), Ba Bể (5,0km2), Hồ Tây (4,46km2), Biển
Hồ (2,2km2). Vùng cửa sông ven biển miền Trung có một số đầm, phá, vụng lớn như: đầm Thị Nại, phá Tam
Giang, phá Cầu Hai, vụng Xuân Đài... trong đó, lớn nhất là phá Cầu Hai (diện tích 216km2).
 Tổng dung tích trữ nước của các hồ chứa nước ước tính khoảng 26 tỷ m3, trong đó tổng dung tích trữ nước
của các hồ chứa thuỷ điện khoảng 19 tỷ m3. Trong số hàng nghìn hồ chứa nước, có 6 hồ dung tích trên 1tỷ
m3/hồ (hồ Thác Bà, 2.940 triệu m3; Hoà Bình, 9.450 triệu m3; Trị An, 2.760 triệu m3; Thác Mơ, 1.310 triệu
m3; Yaly, 1.040 triệu m3 và Dầu Tiếng, 1.450 triệu m3). Đa số các hồ chứa thủy lợi có dung tích trữ nước
dưới 10 triệu m3.
2. Tài nguyên nước dưới đất
Trên lãnh thổ nước ta hình thành nhiều thành hệ chứa nước lớn có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp
nước cho các yêu cầu khác nhau của đất nước, bao gồm:
 Thành hệ chứa nước lỗ hổng trong trầm tích đệ tứ và Neogen phân bố rộng rãi trên các vùng đồng bằng, với
chiều dày biến đổi từ vài chục mét tới 400-500m, trong đó tồn tại từ 2 tới 7 tầng chứa nước tùy theo khu vực
và có mức độ chứa nước khá lớn với lưu lượng các giếng khoan đạt từ vài chục đến vài trăm m3/h. Thành hệ
chứa nước này là nguồn cấp nước quan trọng cho ăn uống, sinh hoạt và công nghiệp ở các vùng đồng bằng
hiện nay.
 Thành hệ chứa nước Karstơ (nước trong đá cacbonat) phân bố chủ yếu ở miền Bắc, chiếm diện tích khoảng
50.000km2. Trong vùng này, nước mặt thường hiếm, vì vậy, nước dưới đất có vai trò rất quan trọng, làm
nguồn cung cấp chủ yếu cho ăn uống, sinh hoạt và cho phát triển kinh tế. Lưu lượng các mạch nước hoặc
giếng khoan có thể đạt từ vài chục m3/h tới vài trăm m3/h. Theo nghiên cứu sơ bộ, môdun dòng ngầm trong
vùng này dao động trong khoảng 10-12l/s.km2.
 Thành hệ chứa nước khe nứt - lỗ hổng trong bazan phân bố rộng rãi trên vùng Tây nguyên. Trong Bazan tồn
tại nhiều tầng, đới chứa nước có mức độ chứa nước khác nhau. Theo tính toán sơ bộ thì môdun dòng ngầm
trong ba zan đạt gần 10 l/s.km2. Lưu lượng các giếng khoan có thể đạt tới 100 m3/h. Hiện nay, nước dưới
đất trong bazan là nguồn cung cấp chủ yếu cho ăn uống, sinh hoạt của nhân dân trong vùng, ngoài ra còn là
nguồn cung cấp quan trọng cho nguồn tưới cây trồng cạn.
 Thành hệ chứa nước khe nứt trong đá cứng và trong các đất đá trầm tích, biến chất, magma có sự phân bố
rộng, có mức độ chứa nước khá, song, mức độ dẫn nước kém, trừ các đới nứt nẻ kiến tạo. Thành hệ này ít có
giá trị cung cấp nước lớn song có thể đáp ứng yêu cầu cấp nước ăn uống, sinh hoạt quy mô nhỏ và cho tưới
vườn, trang trại.
Tổng trữ lượng tiềm năng của các tầng chứa nước trên toàn lãnh thổ, chưa kể phần hải đảo, ước tính khoảng
2000m3/s, tương ứng khoảng 63 tỷ m3/năm.
TÌNH HÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG NƯỚC
1. Cấp nước cho đô thị:
Hiện có trên 240 nhà máy cấp nước cho 708 đô thị với dân số 21,59 triệu người
(chiếm 26,3% dân số toàn quốc) với tổng công suất thiết kế là 4,59 triệu
m3/ngày, công suất khai thác thực tế khoảng 3,49 triệu m3/ngày, trong đó, 66%
khai thác nguồn nước mặt và 34% khai thác nguồn nước dưới đất.
Khả năng đáp ứng rất hạn chế, chỉ có khoảng 34% thị trấn có hệ thống cấp nước
tập trung và cũng chỉ có khoảng 55% dân số được hưởng dịch vụ cấp nước với
lượng nước cấp trung bình khoảng 60 - 80 lít/người/ngày.
Trên phạm vi cả nước có khoảng hơn 3.300 giếng khoan đường kính lớn đang khai
thác nguồn NDĐ để phục vụ cấp nước cho các khu đô thị và khu công nghiệp.
Nếu tính riêng hệ thống cấp nước đô thị, thì có khoảng 2 triệu mét khối/ngày
đêm là được lấy từ nguồn NDĐ.
2. Cấp nước cho khu dân cư nông thôn:
Cải thiện điều kiện cấp nước nông thôn đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông
thôn, có vai trò quan trọng hàng đầu trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo. Cấp
nước sinh hoạt nông thôn nay đã trở thành hạng mục trong kế hoạch quốc gia
và phát triển như một phong trào mang tính xã hội. Đối với cấp nước sinh hoạt
nông thôn, thì chủ yếu sử dụng nguồn NDĐ, với tỷ lệ trung bình khoảng 70-80%
công trình cấp nước là lấy nguồn NDĐ (với các dạng công trình là giếng khoan,
giếng đào, mạch lộ, hang động). Riêng số lượng giếng khoan đường kính nhỏ
của các hộ dân (do nhà nước tài trợ xây dựng cũng như do dân tự xây dựng)
ước tính trên toàn quốc có khoảng 1,5 triệu giếng, với lưu lượng khai thác mỗi
giếng từ 3-5 m3/ngày. Cả nước hiện có khoảng 64% tổng số dân nông thôn
được sử dụng nước sạch.
3. Cấp nước nông nghiệp:
Đến nay, cả nước có 75 hệ thống thủy lợi lớn; gần 2.000 hồ chứa dung tích trên
0,2 triệu m3/hồ; hơn 5.000 cống tưới, tiêu lớn; trên 10.000 trạm bơm lớn và vừa
có tổng công suất bơm 24,8 triệu m3/h, hàng vạn công trình thủy lợi vừa và nhỏ.
Hiện nay, hệ thống công trình thủy lợi đã bảo đảm tưới trực tiếp cho 3,45 triệu
ha, tạo nguồn cấp nước cho 1,13 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha, ngăn mặn 0,87 triệu
ha và cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha đất canh tác nông nghiệp, tạo nguồn cấp
nước nuôi trồng thuỷ sản ở một số khu vực và tạo nguồn cấp nước sinh hoạt, sản
xuất công nghiệp ở một số đô thị và khu vực nông thôn.
NDĐ được sử dụng để tưới cây công nghiệp ở nhiều nơi (như tưới vải ở Bắc
Giang, tưới cà phê, hồ tiêu và các cây công nghiệp khác ở Tây Nguyên, miền
Đông Nam Bộ), đặc biệt là khai thác NDĐ ở các mức độ khác nhau để nuôi tôm
diễn ra khá phổ biến trong những năm qua ở các tỉnh ven biển (như ở Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang...). Nước dưới đất được sử dụng cho tưới
chủ yếu tập trung cho một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như cà phê ở Tây
Nguyên, vải ở Bắc Giang, chè ở Thái Nguyên...
3. Cấp nước công nghiệp:
Nước ta hiện có trên 180 khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế tập trung
được xây dựng trên tổng diện tích hơn 50 nghìn ha. Các khu công nghiệp, chế
xuất chủ yếu gần các đô thị lớn, do vậy nguồn cung cấp nước thường do các
công ty cấp nước chịu trách nhiệm.
Ước tính, tổng lượng nước sử dụng trong sản xuất công nghiệp hiện nay khoảng
7,7 tỷ m3/năm. Xét theo tính chất công nghiệp, hiện có 3 ngành đứng hàng đầu
trong sử dụng nước là hoá chất, phân bón, xà phòng, tiêu thụ khoảng 850.000
m3 /ngày. Xét theo cơ cấu nguồn nước, hơn 86% là nước mặt (kể cả các hồ chứa
lớn), hơn 11% là nước dưới đất và chưa đầy 2% nước biển (sản xuất muối).
5. Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản:
Hiện nay, cả nước có 904,9 nghìn ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, trong đó: nuôi
nước ngọt là 268,6 nghìn ha, chiếm 30% và nuôi nước lợ, nước mặn là 636,3
nghìn ha, chiếm 70% so với tổng diện tích nuôi trồng. Trong diện tích nuôi
trồng nước ngọt thì nuôi cá là chủ yếu, chiếm tới 96%; trong diện tích nuôi
trồng nước lợ, mặn thì nuôi tôm là chủ yếu, chiếm gần 94% tổng diện tích nuôi
trồng thuỷ sản nước lợ, mặn. Với lượng nước sử dụng trung bình khoảng
10.000m3/ha/năm thì tổng lượng nước sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản hàng
năm ước tính trên 9 tỷ m3 (bao gồm cả nước ngọt dùng để pha loãng trong nuôi
trồng thuỷ sản nước mặn, lợ), chỉ đứng sau nhu cầu sử dụng nước trong nông
nghiệp.
6. Cấp nước cho thủy điện:
Hiện nay, cả nước đã có 10 nhà máy thuỷ điện lớn đang hoạt động với tổng công
suất lắp máy là 4.080 MW, sản lượng điện hàng năm 17 tỷ KWh và đã lắp đặt,
đưa vào vận hành hơn 400 trạm thủy điện vừa với tổng công suất khoảng
65MW, điện năng tương ứng khoảng 130-162 triệu Kwh.
Tổng dung tích các hồ chứa của 10 nhà máy thuỷ điện lớn hiện có đạt trên 19 tỷ
m3, nếu chỉ tính dung tích hữu ích, đạt 13,5 tỷ m3. Đây là nguồn dự trữ nước
quan trọng để điều hoà, cấp nước cho các mục đích khác.
Tuy nhiên, vai trò quan trọng của các hồ chứa thuỷ điện chưa được đặt đúng tầm
trong lĩnh vực tài nguyên nước, hệ thống các hồ chứa nước lớn đã bắt đầu làm
thay đổi chế độ thuỷ văn, lòng dẫn ở vùng châu thổ và vùng cửa sông, chưa phát
huy hết vai trò quan trọng hàng đầu trong việc điều hoà, phân phối nguồn nước
giữa mùa lũ và mùa kiệt, chủ động phòng, chống lũ, phát triển vận tải thuỷ.
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
1. Chất lượng nước sông:
Chất lượng nước ở thượng lưu hầu hết các sông chính của Việt Nam nói chung
chưa bị ô nhiễm. Các kết quả quan trắc cho thấy, chất lượng nước khu vực
thượng nguồn của các sông chính như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông
Đồng Nai,..đều chưa bị ô nhiễm và đều đạt tiêu chuẩn loại A (TCVN 5942-
1995).
Sự phát triển nhanh của đô thị hoá và công nghiệp dọc hai bên sông đó khiến
cho một số sông ở Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây đã và đang bị ô
nhiễm ở mức tương đối trầm trọng, đe doạ sự phát triển bền vững kinh tế xã
hội, đặc biệt là các khu vực hạ lưu sông.
Các sông đang trong tình trạng này là khu vực hạ lưu các sông Đồng Nai, sông
Sài Gòn, sông La Ngà ở phía nam, các nhánh sông Cầu, sông Đáy trên hệ
thống sông Hồng... Nguyên nhân chính là do phải tiếp nhận quá tải nhiều
nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp chưa được xử lý chảy vào làm chất
lượng nước sông suy giảm nhanh chóng và ô nhiễm đang ở mức trầm trọng.
Trên sông Đồng Nai đoạn từ Long Tân Bình đến Hoá An phải tiếp nhận nước
thải của các khu công nghiệp ở Biên Hoà nên bị ô nhiễm hữu cơ, các giá trị
BOD tăng từ 4- 8 mg/l.
Các kênh sông tiêu nước trong các đô thị hiện nay đang bị ô nhiễm rất nặng
2. Chất lượng nước hồ, đầm
Do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở hầu hết các khu vực thượng lưu
các hồ tự nhiên và hồ chứa còn chưa mạnh mẽ nên chất lượng nước các hồ tự
nhiên và hồ chứa ở Việt Nam nhìn chung còn tương đối tốt.
3. Chất lượng nước biển:
Vùng ven biển Việt Nam, các nơi có tuyến luồng lạch giao thông thuỷ hoặc các tàu
chuyên chở dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ, các nơi thăm dò, khai thác dầu khí ngoài
khơi đã có dấu hiệu ô nhiễm dầu mỏ trong nước biển do các nguyên nhân như tai nạn
của các tàu chở dầu hoặc rò rỉ từ tàu thuyền tại chỗ hoặc do khuyếch tán từ nơi khác
tới.
Cùng với sự tăng thêm các hoạt động giao thông đường thuỷ, mở rộng khả năng luân
chuyển hàng hoá qua các cảng cũng làm tăng thêm nguồn thải đổ vào biển, tăng thêm
sự cố hàng hải chủ yếu gây ra sự cố tràn dầu. Đầu năm 2003 đó cú 2 vụ tràn dầu ở khu
vực sông Sài Gòn và Vịnh Vũng Tàu, gây thiệt hại cho môi trường nhất là các vùng nuôi
trồng thuỷ sản.
Theo báo cáo của Vietsopetro hiện nay mỗi năm có khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khi
cần đưa vào bờ xử lý trong đó có 20-30% chất thải độc hại khó phân huỷ tự nhiên.
Hiện nay việc thu gom, chuyên chở và xử lý chưa dứt điểm nên chắc chắn ảnh hưởng
đến môi trường nước biển ven bờ.
4. Chất lượng nước dưới đất:
Tình trạng chất thải rắn, nước thải trong khu vực đô thị ngày càng tăng lên, bên cạnh đó
là tình trạng khoan giếng phát triển mạnh chưa được quản lý một cách chặt chẽ là nguy
cơ gây ô nhiễm nước dưới đất ở khu vực thành phố. Việc quy hoạch và thiết kế các bãi
chôn lấp rác thải không đúng quy cách cũng có ảnh hưởng đến ô nhiễm nguồn nước
dưới đất, đặc biệt các khu vực thuộc các huyện ngoại thành của các thành phố lớn đông
dân cư như Hà Nội, Hải Phòng và thành phố HCM.
Một số giếng nhỏ khu vực Bạch Mai, Pháp Vân, Kim Liên đó bị ảnh hưởng do các chất
độc từ chất thải sinh hoạt. Tại Hải Phòng ô nhiễm do NO2 cũng đã được phát hiện với
48% số mẫu có hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép. Tại Nam Định 30-47% số mẫu có
hàm lượng NH4+ và NO2 vượt tiêu chuẩn cho phép. Tại một số vùng khác như thành
phố Hồ Chí Minh, nước giếng tại khu vực Gò Vấp có nồng độ NO3 lên đến 60-90mg/l.
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ NÔNG DÂN
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
1. Phương thức canh tác nông nghiệp truyền thống đã tạo nên ô nhiễm môi
trường nước mặt, từ đó cần phải quy hoạch lại đồng ruộng, đổi mới phương
pháp tưới tiêu, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, …
2. Chăn nuôi gia súc, gia cầm đang đứng trước thách thức về dịch bệnh, ô nhiễm
khu dân cư, từ đó cần hình thành các khu chăn nuôi tập trung;
3. Nuôi trồng thủy sản là một nguồn gây ô nhiễm đáng kể đối với nước mặt,
nước ngầm, từ đó cần nâng cao kỹ thuật, dự báo dịch bệnh, …
4. Phương pháp sử dụng nhiên liệu trong sinh hoạt ở nông thôn đang là nguyên
nhân gây nhiều khí thải nhà kính, cần sử dụng các nhiên liệu sạch tại khu vực
nông thôn, đặc biệt cần quan tâm tới giải pháp Biogaz.
5. Bảo vệ và phát triển rừng cần được tập trung làm tốt hơn nữa nhằm mở rộng
diện tích trồng rừng mới, nhất là ở những nơi đất dốc, chống chặt phá rừng,
cháy rừng.
6. Canh tác manh mún cần được hỗ trợ thêm để tổ chức các trang trại sản xuất
kết hợp làm hạt nhân cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn.
7. Cần quy hoạch kịp thời, hợp lý việc phát triển đô thị, công nghiệp để không
mất đất có khả năng nông nghiệp cao, tránh gây ô nhiễm cho nông thôn,
đồng thời giải quyết tốt hệ quả của việc thu hồi đất của nông dân.
8. Tạo điều kiện để người nông dân trực tiếp tham gia vào quá trình đô thị hóa,
công nghiệp hóa bằng chính mảnh đất của mình.
9. Tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân tiếp cận các phương tiện thông tin
hiện đại, đào tạo nâng cao trình độ người nông dân.
10. Tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân tiếp cận thật tốt đến thị trường vốn
nhằm phát triển sản xuất.

More Related Content

Similar to MoiTruong-DatDai-Nuoc_TamNong. Dang Hung Vo.ppt

Journal051006030753
Journal051006030753Journal051006030753
Journal051006030753nhungmeo
 
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...Trinh Lê
 
Nhom07 bai baocaoduan
Nhom07 bai baocaoduanNhom07 bai baocaoduan
Nhom07 bai baocaoduansonnqsp
 
quản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nướcquản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nướchuuduyen12
 
ô Nhiễm môi trường duong anh phi
ô Nhiễm môi trường duong anh phiô Nhiễm môi trường duong anh phi
ô Nhiễm môi trường duong anh phiPhi Duong
 
Đo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdf
Đo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdfĐo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdf
Đo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdfLinhNguyenTien3
 
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n am
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n amCộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n am
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n amLoiTran123
 
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải phápô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải phápPhan Nghi
 
De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)
De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)
De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)Thu Thu
 
2.3. tài liệu bài giảng bđkh
2.3. tài liệu bài giảng bđkh2.3. tài liệu bài giảng bđkh
2.3. tài liệu bài giảng bđkhMinh Vu
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTuấn Nguyễn
 
2.3. tài liệu bài giảng bđkh
2.3. tài liệu bài giảng bđkh2.3. tài liệu bài giảng bđkh
2.3. tài liệu bài giảng bđkhMinh Vu
 
ô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nướcô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nướcLeonidas Hero
 
b4 SKMT và YTCC.pptx
b4 SKMT và YTCC.pptxb4 SKMT và YTCC.pptx
b4 SKMT và YTCC.pptxDuypp
 
Benh hoc thuy_san
Benh hoc thuy_sanBenh hoc thuy_san
Benh hoc thuy_sanLong Nguyen
 

Similar to MoiTruong-DatDai-Nuoc_TamNong. Dang Hung Vo.ppt (20)

lecture on environment :3
lecture on environment :3lecture on environment :3
lecture on environment :3
 
Journal051006030753
Journal051006030753Journal051006030753
Journal051006030753
 
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
 
Nhom07 bai baocaoduan
Nhom07 bai baocaoduanNhom07 bai baocaoduan
Nhom07 bai baocaoduan
 
Tac dong cua co ng
Tac dong cua co ngTac dong cua co ng
Tac dong cua co ng
 
quản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nướcquản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nước
 
Thuyet trinh nhom
Thuyet trinh nhomThuyet trinh nhom
Thuyet trinh nhom
 
ô Nhiễm môi trường duong anh phi
ô Nhiễm môi trường duong anh phiô Nhiễm môi trường duong anh phi
ô Nhiễm môi trường duong anh phi
 
Đo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdf
Đo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdfĐo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdf
Đo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdf
 
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n am
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n amCộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n am
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n am
 
Dia li 2
Dia li 2Dia li 2
Dia li 2
 
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải phápô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
 
De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)
De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)
De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)
 
powerpoint
powerpointpowerpoint
powerpoint
 
2.3. tài liệu bài giảng bđkh
2.3. tài liệu bài giảng bđkh2.3. tài liệu bài giảng bđkh
2.3. tài liệu bài giảng bđkh
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
 
2.3. tài liệu bài giảng bđkh
2.3. tài liệu bài giảng bđkh2.3. tài liệu bài giảng bđkh
2.3. tài liệu bài giảng bđkh
 
ô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nướcô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nước
 
b4 SKMT và YTCC.pptx
b4 SKMT và YTCC.pptxb4 SKMT và YTCC.pptx
b4 SKMT và YTCC.pptx
 
Benh hoc thuy_san
Benh hoc thuy_sanBenh hoc thuy_san
Benh hoc thuy_san
 

MoiTruong-DatDai-Nuoc_TamNong. Dang Hung Vo.ppt

  • 1. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ NÔNG DÂN NƯỚC TA TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ĐẶNG HÙNG VÕ
  • 2. THE CURRENT GLOBAL ENVIRONMENT PROBLEMS NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU HIỆN NAY The changes of blobal climate: exploition of natural resources and production of commodities under high competitiveness have affected directly environment and caused the changes in global climate. Three main polluted resource are:  Industrial exhaust fumes: to this day, it’s known that the process of consuming oil, coal and fuel produces CO2, CO, NOX, SO2…Annually, the amount of CO2 generated from firing fossil fuel discharges over 5 billion tonnes CO2 (which gradually increase 0.5% a year), 200 mil tonnes SO2, 150 mil tonnes NOX and 110 mil tonnes noxious dust.  Family exhaust fumes: a large amount of exhaust fumes from daily life have discharged into the low level of atmosphere, especially in big populous cities Khí thải gia đình: Khí thải do con người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày đã tạo ra một lượng khí thải rất lớn ở tầng thấp của khí quyển rất lớn, đặc biệt tại các thành phố tập trung đông dân, các nước đang phát triển mà chất đốt sử dụng cho gia đình chủ yếu là than, củi. Ví dụ, hiện nay riêng than sử dụng trong gia đình của Trung Quốc đã chiếm tới 26,6% gây ô nhiễm rất nặng nề.  Khí thải do động cơ xe: Các loại xe có động cơ đã thải vào không khí nhiều chất độ hại trong đó chủ yếu là CO, SO2 và chì. Riêng do các loại xe đã thải vào không khí ước tính là 66 triệu tấn CO hàng năm.  Ngoài ra các nạn cháy rừng, tai nạn cháy mỏ than, v.v. cũng là một nguồn tạo nên các loại khí nói trên với khối lượng lớn nhưng không thường xuyên.
  • 3. TÁC ĐỘNG CỦA KHÍ THẢI LÊN MÔI TRƯỜNG TRÁI ĐẤT  Trước hết, khí CO2 là nguyên nhân trực tiếp tạo nên tình trạng nhiệt độ trái đất tăng lên. Trung bình, khoảng 50% khí này ngưng đọng trong khí quyển và làm cho nhiệt độ của tầng gần mặt đất tăng cao. Nói chung, khí CO2 tăng lên 25% trong khí quyển thì nhiệt độ tăng lên từ 0,5o tới 2o. Hiện nay, nhiệt độ trái đất đã lên cao và làm 2 cực nóng lên và băng tan, từ đó nước biển dâng lên trên phạm vi toàn cầu. Thứ nữa, các dòng khí quyển, hạn hán, lụt lội trái quy luật.  Thứ hai, khí quyển bị ô nhiễm nặng sẽ tác động ngay vào hệ thống thực vật mà chủ yếu là phá hoại chất diệp lục của thực vật, làm rụng lá cây, thực vật khó sinh trưởng, sức đề kháng với sâu bệnh giảm.  Thứ ba, ô nhiễm khí quyển có tác động trực tiếp tới sức khỏe con người, gây nhiều bệnh về đường hô hấp, phù phổi, tim mạch và gây ung thư. Biểu hiện này thường thấy ở Luân Đôn (bệnh Luân Đôn), nhiều thành phố công nghiệp ở Nhật Bản (bệnh hen Shinichi), một số thành phố lớn ở Trung Quốc (hàng năm có 3 vạn người chết về hô hấp).
  • 4. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GiỚI  Theo tài liệu thống kê của Liên Hợp Quốc thì tổng lượng nước trên toàn thế giới là 1.385.985.000 tỷ m3, trong đó 96,5% là nước mặn của các đại dương, 2,53% là nước ngọt. Lượng nước ngọt 35.000.000 tỷ m3 gồm 30,1% nước ngầm trong lòng đất, 68,7% nước trong băng tuyết trên núi, 0,86% nước trong băng dưới đất, 0,26% nước hồ, 0,08% nước ở đầm lầy, 0,006% nước sông, 0,04% nước trong khí quyển, 0,003% nước trong sinh vật.  Trong quá trình tăng dân số, công nghiệp phát triển đã làm cho nhu cầu sử dụng nước tăng lên nhiều trong toàn bộ thế kỷ trước, trong đó nước sinh hoạt đã tăng gần 10 lần, nước cho nông nghiệp tăng lên 7 lần, nước cho công nghiệp tăng lên 20 lần. Từ đó tình trạng thiếu nước đang xẩy ra ở nhiều quốc gia, hiện có gần 50 quốc gia thiếu nước nghiêm trọng, các vùng thiếu nước trên toàn cầu chiếm 60% diện tích các châu lục.
  • 5. TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC NGỌT  Nước sinh hoạt trong các khu dân cư bị ô nhiễm nặng bởi các hóa chất như nitơ, lưu huỳnh, các vi lượng kim loại, hóa chất, vi khuẩn gây bệnh.  Nước thải của các đô thị tập trung tạo nên một lượng nước bị ô nhiễm khá lớn; tại các đô thị nhỏ mỗi cư dân cũng thải hàng ngày khoảng 70 lít nước, tại các đô thị lớn khoảng 700 lít nước. Phần lớn nước thải chảy xuống các sông, hồ làm ô nhiễm nặng môi trường nước.  Nước thải công nghiệp có độ ô nhiễm nặng hơn, độc hại hơn; theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm có khoảng 500 tỷ tấn nước thải công nghiệp đổ vào các vùng nước sạch tự nhiên và sau 10 năm nữa lượng nước này tăng gấp đôi.  Nước thải nông nghiệp với thành phần gây ô nhiễm gồm phần còn dư lại của phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc tăng trưởng cho cây cối, nước bẩn dùng vào chăm bón đồng ruộng tích tụ trong nước tưới nay trôi xuống nước mặt hoặc ngấm vào nước ngầm. Hàng năm có khoảng hơn 500 tỷ m3 nước thải bẩn từ nông nghiệp trôi xuống hệ thống sông hồ biển làm cho tới 50% lưu lượng nước mặt ổn định bị ô nhiễm. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này còn cao hơn tới mức từ 70% đến 90% nước mặt ổn định bị ô nhiễm. Đến nay, có khoảng 70% cư dân thuộc khu vực nông thôn phải sử dụng nước bị nhiễm bẩn vào mục đích sinh hoạt.
  • 6. CÁC BiỆN PHÁP LÀM GiẢM Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC NGỌT  Nâng cao hiệu quả sử dụng nước tưới trong nông nghiệp và nguồn nước sử dụng trong công nghiệp. Thay đổi biện pháp tưới truyền thống trong nông nghiệp có thể tiết kiệm được từ 50% tới 70% nhu cầu nước tưới theo biện pháp truyền thống. Thay đổi công nghệ sản xuất công nghiệp có thể tiết kiệm được từ 80% tới 90% nhu cầu nước tưới theo công nghệ truyền thống.  Sử dụng triệt để nguồn nước đã nhiễm bẩn để tái sử dụng. Theo tính toán của một số nhà khoa học, có thể khử ô nhiễm để sử dụng lại được tới 80% nước đã nhiễm bẩn từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.  Phòng ngừa ô nhiễm ngay từ khi đưa nước vào sử dụng , sử dụng các công nghệ sản xuất sạch, giảm ô nhiễm, giảm chất thải mà một trong những hướng quan trọng hiện nay là sử dụng công nghệ sinh học.
  • 7. TÌNH HÌNH Ô NGHIỄM NƯỚC BiỂN  Các hợp chất hữu cơ như DDT, PCBS, HCB, v.v. làm mất cân bằng hệ sinh thái biển;  Các loại nước bẩn do con người thải ra được đổ xuống biển làm biển không còn sạch, tạo nguồn dinh dưỡng cao bất thường cho các loại thực vật biển phát triển mạnh;  Các kim loại nặng như đồng, kẽm, crôm, chì, thủy ngân trong nước biển dưới tác động của các vi sinh vật sẽ chuyển hóa tác động trực tiếp vào sinh vật biển làm gây bệnh, từ đó tác động làm gây bệnh cho con người, đặc biệt thủy ngân đang tạo nguy cơ lớn nhất;  Rác thải có các chất phóng xạ do con người tạo ra đã bị đổ xuống biển với một khối lượng rất lớn tác động vào hệ sinh vật biển;  Dầu mỏ từ những nơi khai thác dầu khí làm rò rỉ khoảng 7 triệu tấn mỗi năm, dầu xả do các xí nghiệp công nghiệp đưa xuống biển mỗi năm khoảng 4 triệu tấn làm động vật biển không thể sinh trưởng;  Các chất thải rắn do con người vứt xuống biển từ các tầu vận tải, tầu du lịch, tầu đánh cá đang chiếm 10% độ ô nhiễm nước biển.  Người ta đã thống kê và ước tính mỗi năm con người đã đổ xuống biển khoảng 650 triệu tấn rác, 50 tỷ tấn nước thải công nghiệp.
  • 8. CÁC BiỆN PHÁP LÀM GiẢM Ô NHIỄM NƯỚC BiỂN  Thành lập các khu bảo tồn sinh thái biển được bảo vệ nghiêm ngặt với diện tích hiện nay trên toàn thế giới lên tới vài trăm triệu ha để bảo tồn hệ sinh thái biển.  Đưa ra các phương thức để quản lý tổng hợp giải ven bờ là vùng nhậy cảm, đồng thời là nguồn gây ô nhiễm nước biển; tạo phương thức sử dụng ổn định tài nguyên vùng ven bờ, quản lý chặt chẽ các hoạt động của cộng đồng dân cư vùng ven bờ.  Các nước thống nhất với nhau những giải pháp chung về đánh bắt cá (không đánh bắt các hải sản chưa trưởng thành), về khai thác dầu khí và vận tải dầu mỏ trên biển, về việc hạn chế đưa các rác thải nguy hại xuống biển, v.v.
  • 9. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRÊN THẾ GiỚI Đơn vị tính: triệu ha Các chỉ tiêu Thế giới Đông Nam Á Tây Á Châu Phi Nam Mỹ Trung Mỹ Bắc Mỹ Châu Âu Châu Đại Dương Diện tích thoái hoá 1.965 445 303 495 243 63 96 218 102 Xói mòn do nước 1.094 322 118 227 123 46 60 114 83 Xói mòn do gió 548 88 134 187 42 5 35 42 16 Suy giảm chất dinh dưỡng 135 10 4 45 68 4 - 3 1 Mặn hoá 76 17 36 15 2 2 - 4 0 Ô nhiễm 22 1 1 1 - 0 - 19 - Hoá chua 6 4 0 2 - - 0 - - Những loại khác 84 3 10 18 8 6 1 36 2 Số liệu Bảng trên cho thấy, diện tích đất bị thoái hoá trên thế giới đã lên đến hơn 1 tỷ ha, trong số đó châu Á chiếm tỷ lệ lớn nhất gần 40% (đặc biệt vùng Đông Nam Á chiếm tới 2/3 diện tích đất bị thoái hoá)
  • 10. CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY THOÁI HOÁ ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI Đơn vị tính: triệu ha Yếu tố gây thoái hoá Thế giới Đông Nam Á Tây Á Châu Phi Nam Mỹ Trung Mỹ Bắc Mỹ Châu Âu Châu Đại Dươn g Phá rừng 579 219 79 67 100 14 4 84 12 Chăn thả gia súc 678 67 131 243 68 9 29 48 83 Quản lý kém trong các hoạt động NN 552 157 47 121 64 28 63 64 8 Các hoạt động CN 23 - 46 63 12 11 - 1 - Các hoạt động khác 133 1 0 1 - 1 0 21 1 Châu Á chiếm vị trí hàng đầu so với các nơi khác về hậu quả của nạn chặt phá rừng và quản lý yếu kém trong nông nghiệp. Trong đó Đông Nam Châu Á dẫn đầu về phá rừng, quản lý kém trong nông nghiệp và ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp.
  • 11. TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở ViỆT NAM Theo số liệu kiểm kê năm 2002 đối với một số lĩnh vực chính như sau:  Năng lượng: 67.000.000 tấn CO2 quy tương đương;  Công nghiệp: 15.000.000 tấn CO2 quy tương đương;  Nông nghiệp: 50.000.000 tấn CO2 quy tương đương;  Lâm nghiệp: 10.000.000 tấn CO2 quy tương đương;  Chất thải: 3.000.000 tấn CO2 quy tương đương; Tổng cộng: 145.000.000 tấn CO2 quy tương đương; So với năm 1993, trong vòng 10 năm khí nhà kính ở nước ta đã tăng lên khoảng 50%, trong đó tăng nhiều nhất trong lĩnh vực năng lượng. Dự báo đến năm 2020, năng lượng sẽ phát thải 197 triệu tấn CO2 quy tương đương; lâm nghiệp sẽ là 28 triệu tấn và nông nghiệp sẽ là 65 triệu tấn.
  • 12. Hiện trạng và dự báo đối với tài nguyên đất ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Stt CHỈ TIÊU Năm 2000 Năm 2005 So sánh diện tích Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % I Diện tích đất nông nghiệp 20.939.679 100,00 24.822.560 100,00 -3.882.880 I.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.977.500 42,87 9.415.568 37,93 -438.068 A Đất trồng cây hàng năm 6.167.093 68,69 6.370.029 67,65 -202.936 Trong đó: Đất trồng lúa 4.467.770 72,45 4.165.277 65,39 302.493 B Đất trồng cây lâu năm 2.810.407 31,31 3.045.539 32,35 -235.132 I.2 Đất lâm nghiệp 11.575.027 55,28 14.677.409 59,13 -3.102.382 A Đất rừng sản xuất 4.733.684 40,90 5.434.856 37,03 -701.172 B Đất rừng phòng hộ 5.398.181 46,64 7.173.689 48,88 -1.775.508 C Đất rừng đặc dụng 1.443.162 12,47 2.068.864 14,10 -625.702 I.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 367.846 1,76 700.061 2,82 -332.215 I.4 Đất làm muối 18.904 0,09 14.075 0,06 -4.829 I.5 Đất nông nghiệp khác 402 0,00 15.447 0,06 -15.045
  • 13. 2. Dự báo về sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2010 Chỉ tiêu Quốc hội quyết định đến năm 2010 là 26.219.884 ha, năm 2005 thực hiện 24.822.560 ha, như vậy còn phải tiếp tục thực hiện thêm 1.397.324 ha. Việc thực hiện chỉ tiêu đối với các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp được phân tích chi tiết dưới đây:  Đối với đất sản xuất nông nghiệp, đến năm 2010 chỉ tiêu của Quốc hội cho phép giảm 175.640 ha so với năm 2005, trong đó đất trồng cây hàng năm phải tăng 213.010 ha (đất chuyên trồng lúa nước được giảm 32.490 ha), đất trồng cây lâu năm được giảm 388.650 ha.  Đối với đất lâm nghiệp có rừng, chỉ tiêu Quốc hội quyết định đến năm 2010 là 16.243.669 ha, phải tiếp tục tăng thêm 1.566.260 ha so với năm 2005, trong đó diện tích đất trồng rừng mới tăng thêm 1 triệu ha và khoanh nuôi tái sinh rừng tăng thêm 957.950 ha so với năm 2005.  Đối với đất nuôi trồng thủy sản, hiện trạng năm 2005 là 700.060 ha, tăng gấp đôi diện tích năm 2000, nhiều diện tích đất lúa 1 vụ kém hiệu quả và đất chưa sử dụng đã tự phát chuyển thành đất nuôi trồng thủy sản mà không theo quy hoạch và chưa được đầy tư hạ tầng đầy đủ. Từ tình trạng đó, đã xẩy ra dịch bệnh và ô nhiễm môi trường đất và nước ở nhiều nơi. Vì vậy, Quốc hội đã quyết định giữ nguyên diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 700.060 ha đến năm 2010 để đầu tư chiều sâu. Ngoài ra, khuyến khích mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản trên đất có mặt nước ven biển và nuôi trồng kết hợp trên đất lúa nước, đất có mặt nước chuyên dùng.  Đối với đất làm muối, đến năm 2010 Quốc hội quyết định diện tích là 20.700 ha, tăng thêm 6.600 ha so với năm 2005, cần đầu tư công nghệ mới nhằm khắc phục tình trạng giá thành sản phẩm sản xuất trong nuớc cao hơn giá nhập khẩu.  Đối với đất nông nghiệp khác, đến năm 2010 Quốc hội duyệt diện tích 15.600 ha, tăng 153 ha cho cả nước so với năm 2005, đủ cho nhu cầu tạo các cơ sở sản xuất nông nghiệp phi truyền thống, các cơ sở chăn nuôi và các cơ sở dịch vụ phục vụ nông nghiệp.
  • 14. ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 1. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp Stt CHỈ TIÊU Năm 2000 Năm 2005 So sánh diện tích Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Tổng diện tích 2.850.298 100.00 3.232.715 100 +382.417 1 Đất ở 443.178 15.55 598.428 18.51 +155.250 1.1 Đất ở tại nông thôn 371.020 13.02 495.549 15.33 +124.529 1.2 Đất ở tại đô thị 72.158 2.53 102.879 3.18 +30.721 2 Đất chuyên dùng 1.072.202 37.62 1.383.766 42.81 +311.564 2.1 Đất trụ sở cơ quan, c.tr sự nghiệp 19.281 0.68 23.269 0.72 +3.988 2.2 Đất quốc phòng, an ninh 191.680 6.72 281.183 8.70 +89.503 2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nn 69.178 2.43 151.075 4.67 +81.897 2.4 Đất có mục đích công cộng 792.063 27.79 928.238 28.71 +136.175 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 12.804 0.40 +12.804 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 93.741 3.29 97.052 3.00 +3.311 5 Đất sông suối và MNCD 1.143.087 40.10 1.137.445 35.19 -5.642 6 Đất phi nông nghiệp khác 3.221 0.10 +3.221
  • 15. 2. Dự báo về sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2010 Dự báo sử dụng đất phi nông nghỉệp đến năm 2010:  Đối với đất ở, chỉ tiêu Quốc hội quyết định đến năm 2010 là 1.035.376 ha; tiếp tục tăng 436.948 ha so với năm 2005, trong đó đất ở tại nông thôn tăng 440.486 ha và đất ở tại đô thị tăng 7.860 ha. Ngoài ra, có rất nhiều dự án xây dựng kinh doanh nhà ở đã giao đất nhưng hiện nay chưa thực hiện.  Đối với đất chuyên dùng, chỉ tiêu Quốc hội quyết định đến năm 2010 là 1.543.260 ha, tiếp tục thực hiện tăng 159.490 ha so với năm 2005, trong đó đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 5.260 ha; đất quốc phòng, an ninh giữ nguyên mức như năm 2005; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tăng 76.200 ha; đất sử dụng vào mục đích công cộng tăng 237.570 ha (đất giao thông tăng 123.530 ha, đất thuỷ lợi tăng 63.510 ha, đất cơ sở văn hoá tăng 12.530 ha, đất cơ sở y tế tăng 1.790 ha, đất cơ sở giáo dục - đào tạo tăng 6.160 ha, đất cơ sở thể dục thể thao tăng 8.290 ha).  Đối với đất tôn giáo, tín ngưỡng, đến năm 2010 sẽ là 13.080 ha, tăng 276 ha so với 2005.  Đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa, đến năm 2010 sẽ là 92.290 ha, giảm 4.760 ha so với năm 2005.  Đối với đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, đến năm 2010 sẽ là 1.171.750 ha (sông suối là 781.140 ha và đất có mặt nước chuyên dùng là 390.610 ha), trong đó đất có mặt nước chuyên dùng tăng 41.280 ha so với năm 2005.  Đối với đất phi nông nghiệp khác, đến năm 2010 sẽ là 6.070 ha, tăng thêm 2.850 ha so với năm 2005.
  • 16. ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 1. Hiện trạng đất chưa sử dụng - Tổng quỹ đất chưa sử dụng của cả nước có diện tích 5.065.884 ha, chiếm 15.30 % tổng diện tích đất tự nhiên cả nước; trong đó đất đồi núi chưa sử dụng là 4.314.428 ha, chiếm 85,17% tổng diện tích đất chưa sử dụng cả nước, đất bằng chưa sử dụng là 360.796 ha, chiếm 7,12 % và núi đá không có rừng cây là 390.660 ha, chiếm 7,71 %. - Diện tích đất chưa sử dụng cả nước tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc có 1.392.508 ha, chiếm 27,49% tổng diện tích đất chưa sử dụng cả nước; Tây Bắc có 1.343.826 ha, chiếm 26,53%; Duyên Hải Nam Trung Bộ có 1.010.101 ha, chiếm 19,94%; Bắc Trung Bộ có 685.447 ha, chiếm 13,53%, Tây Nguyên có 519.579 ha, chiếm 10,26%. Tại 3 vùng còn lại diện tích đất chưa sử dụng chỉ chiếm 2,26% tổng diện tích đất chưa sử dụng cả nước. Cụ thể, phân bố đất chưa sử dụng theo vùng được thể hiện trong bảng dưới đây. 2. Dự báo đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng đến năm 2010 Đối với đất có khả năng sử dụng nhưng chưa đưa vào sử dụng, chỉ tiêu đến năm 2010 còn 2.879.830 ha, như vậy giai đoạn 2005 - 2010 cần đưa 2.193.029 ha đất chưa sử dụng vào sử dụng. Dự kiến sẽ sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp là 389.300 ha (ruộng lúa là 29.200 ha), mục đích trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng là 1.646.680 ha; mục đích phi nông nghiệp là 150.470 ha.
  • 17. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐiỀU KiỆN TỰ NHIÊN NƯỚC TA ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT Việt Nam có địa hình đa dạng và bị chia cắt mạnh, mỗi dạng địa hình đều có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất ở các khía cạnh khác nhau:  Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ với độ dốc lớn nên đất dễ bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu...  Địa hình đồng bằng ở một số khu vực thấp và trũng khiến đất đai chịu ảnh hưởng của ngập úng, nhiễm mặn, nhiễm phèn.  Địa hình ven biển do ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa thường hình thành nên đất mặn.  Lượng mưa nhiều, cường độ mưa lớn, mưa tập trung theo mùa là một trong nguyên nhân làm gia tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất và lũ lụt.  So sánh lượng mưa và khả năng bốc hơi cho thấy một số khu vực ở Việt Nam có nguy cơ khô hạn trong những tháng mùa khô, một số khu vực luôn có nguy cơ bị lũ lụt hàng năm.  Nguồn nước của Việt Nam tương đối dồi dào song phân bố không đều giữa các mùa và các vùng nên tình trạng thừa và thiếu nước cục bộ thường xuyên xảy ra; vùng thấp vào mùa mưa hay bị ngập úng, vùng cao lại hay bị thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô, hay gặp tình trạng hạn hán, sa mạc hoá. Ở nước ta, chất lượng tài nguyên nước (cả nước mặt và nước ngầm) có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường đất.  Rừng của nước ta tương đối phong phú về chủng loại nhưng trữ lượng ngày càng giảm, phần lớn diện tích rừng tự nhiên là rừng tái sinh, rừng nguyên sinh còn lại không nhiều, rừng trồng chủ yếu là các loại cây thân gỗ, tác dụng che phủ không cao, không có tác động hạn chế tích cực quá trình xói mòn, rửa trôi, bạc màu của đất.  Khoáng sản Việt Nam được đánh giá là đa dạng và phong phú về chủng loại nhưng phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ, từ đó dẫn đến tình trạng tổ chức khai thác quy mô nhỏ tràn lan, làm hủy hoại môi trường kể cả khi đang khai thác và khi ngừng khai thác.
  • 18. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐiỀU KiỆN KINH TẾ - XÃ HỘI NƯỚC TA ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT Nước ta thuộc nhóm các nước đông dân trong số trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bình quân đất đai trên đầu người ở mức 0,4 ha trên đầu người là rất thấp, bằng một nửa của Trung Quốc và chỉ đứng trên Singapore trong khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, cơ cấu sử dụng đất đang dịch chuyển khá mạnh mẽ theo nhịp độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong số trên 80 triệu dân, hiện vẫn có khoảng 70% dân số sinh sống trong khu vực nông thôn, canh tác nông nghiệp vẫn còn ở trình độ chưa cao. Từ đó, những điều kiện kinh tế - xã hội đang tác động mạnh mẽ vào môi trường đất, cụ thể như sau:  Phương pháp canh tác nông nghiệp truyền thống gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường đất, trong đó phải kể tới tác động xấu của phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, nước thải nông nghiệp, chế biến nông sản, v.v.  Xu hướng phát triển nghề phụ trong các làng nghề ở nông thôn nhưng chưa lưu ý tới các cơ sở xử lý chất thải đang gây ô nhiễm nặng trong các khu dân cư nông thôn.  Việc chuyển nhiều diện tích đất có mặt nước sang chuyên nuôi trồng thủy sản nhưng chưa đủ hạ tầng đã gây ô nhiễm nặng cho môi trường đất và cạn kiệt nguồn nước.  Sự nóng vội trong đầu tư các khu công nghiệp, nhiều khi bỏ qua các giải pháp bảo vệ môi trường đã chịu hậu quả nặng về ô nhiễm do chất thải công nghiệp từ các khu công nghiệp đó gây ra đối với môi trường đất và nước.  Sự hình thành tự phát, không theo quy hoạch các khu dân cư mới, không đủ hạ tầng kỹ thuật hoặc chưa giải quyết kịp thời cơ sở xử lý chất thải của các khu dân cư hiện có đã gây ô nhiễm trực tiếp cho môi trường.  Tình hình thiếu nhiên liệu ở khu vực nông thôn, thiếu vật liệu ở khu vực đô thị, quản lý rừng không tốt đã gây nên tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, sắn bắt động vật quý hiếm làm mất cân bằng các hệ sinh thái động thực vật.  Việc khai thác khoáng sản không được quản lý chặt chẽ đã gây ô nhiễm rất lớn đến đất canh tác, ô nhiễm cả một lưu vực sông và nhiều khi ô nhiễm cả nước ngầm.
  • 19. HiỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC 1. Tài nguyên nước mặt  Việt Nam có 2.372 sông với chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 109 sông chính. Tổng diện tích các lưu vực sông là 1.167.000km2, trong đó, phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ là 835.422km2, chiếm 72%.  Nếu phân loại theo diện tích lưu vực thì có 13 sông có diện tích lưu vực lớn hơn 10.000km2, bao gồm: 9 sông chính (Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long) và 4 sông nhánh (Đà, Lô, Sê San, Srê Pôk). Trong 13 sông chính, sông nhánh lớn đó, có 10 sông liên quốc gia, với phần diện tích lưu vực ở ngoài nước gấp 3,3 lần phần lưu vực ở trong nước. Tổng diện tích lưu vực 9 sông chính nêu trên xấp xỉ 93% tổng diện tích lưu vực của toàn bộ hệ thống sông, phần lưu vực nằm trong lãnh thổ xấp xỉ 77% tổng diện tích nước ta.  Việt Nam có lượng mưa trung bình nhiều năm là 1940mm, với tổng lượng 640 tỷ m3/năm, thuộc số quốc gia có lượng nước mưa vào loại lớn trên thế giới. Lượng mưa phân bố rất không đều theo không gian và thời gian. Lượng mưa tập trung trong 4-5 tháng mùa mưa, chiếm 75-85% tổng lượng mưa năm, trong khi lượng mưa 7-8 tháng mùa khô chỉ chiếm 15-25%.  Tổng lượng nước mặt trên lãnh thổ nước ta khoảng 830-840 tỷ m3/năm, trong đó, lượng nước sinh ra ở phần lãnh thổ Việt Nam khoảng 310-315 tỷ m3/năm, chiếm khoảng 37%; lượng nước từ nước ngoài chảy vào khoảng 520-525 tỷ m3/năm, chiếm 63%. Tương tự như lượng mưa, tài nguyên nước mặt phân bố không đều theo thời gian. Sự phân bố không đều của mưa và dòng chảy là nguyên nhân chủ yếu gây ra hạn hán, thiếu nước trong mùa khô và lũ, lụt, úng ngập trong mùa mưa. Mưa lớn, dòng chảy mặt lớn còn gây ra xói mòn bề mặt lưu vực và lũ quét, lũ bùn đá ở nhiều nơi.  Nước ta có nhiều hồ, ao, đầm, phá tự nhiên nhưng chưa được thống kê đầy đủ. Trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, nhiều hồ, ao bị san lấp, ước tính tổng diện tích hồ, ao cả nước hiện còn khoảng 150 nghìn ha. Các hồ lớn bao gồm: Hồ Lak (diện tích mặt hồ khoảng10km2), Ba Bể (5,0km2), Hồ Tây (4,46km2), Biển Hồ (2,2km2). Vùng cửa sông ven biển miền Trung có một số đầm, phá, vụng lớn như: đầm Thị Nại, phá Tam Giang, phá Cầu Hai, vụng Xuân Đài... trong đó, lớn nhất là phá Cầu Hai (diện tích 216km2).  Tổng dung tích trữ nước của các hồ chứa nước ước tính khoảng 26 tỷ m3, trong đó tổng dung tích trữ nước của các hồ chứa thuỷ điện khoảng 19 tỷ m3. Trong số hàng nghìn hồ chứa nước, có 6 hồ dung tích trên 1tỷ m3/hồ (hồ Thác Bà, 2.940 triệu m3; Hoà Bình, 9.450 triệu m3; Trị An, 2.760 triệu m3; Thác Mơ, 1.310 triệu m3; Yaly, 1.040 triệu m3 và Dầu Tiếng, 1.450 triệu m3). Đa số các hồ chứa thủy lợi có dung tích trữ nước dưới 10 triệu m3.
  • 20. 2. Tài nguyên nước dưới đất Trên lãnh thổ nước ta hình thành nhiều thành hệ chứa nước lớn có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước cho các yêu cầu khác nhau của đất nước, bao gồm:  Thành hệ chứa nước lỗ hổng trong trầm tích đệ tứ và Neogen phân bố rộng rãi trên các vùng đồng bằng, với chiều dày biến đổi từ vài chục mét tới 400-500m, trong đó tồn tại từ 2 tới 7 tầng chứa nước tùy theo khu vực và có mức độ chứa nước khá lớn với lưu lượng các giếng khoan đạt từ vài chục đến vài trăm m3/h. Thành hệ chứa nước này là nguồn cấp nước quan trọng cho ăn uống, sinh hoạt và công nghiệp ở các vùng đồng bằng hiện nay.  Thành hệ chứa nước Karstơ (nước trong đá cacbonat) phân bố chủ yếu ở miền Bắc, chiếm diện tích khoảng 50.000km2. Trong vùng này, nước mặt thường hiếm, vì vậy, nước dưới đất có vai trò rất quan trọng, làm nguồn cung cấp chủ yếu cho ăn uống, sinh hoạt và cho phát triển kinh tế. Lưu lượng các mạch nước hoặc giếng khoan có thể đạt từ vài chục m3/h tới vài trăm m3/h. Theo nghiên cứu sơ bộ, môdun dòng ngầm trong vùng này dao động trong khoảng 10-12l/s.km2.  Thành hệ chứa nước khe nứt - lỗ hổng trong bazan phân bố rộng rãi trên vùng Tây nguyên. Trong Bazan tồn tại nhiều tầng, đới chứa nước có mức độ chứa nước khác nhau. Theo tính toán sơ bộ thì môdun dòng ngầm trong ba zan đạt gần 10 l/s.km2. Lưu lượng các giếng khoan có thể đạt tới 100 m3/h. Hiện nay, nước dưới đất trong bazan là nguồn cung cấp chủ yếu cho ăn uống, sinh hoạt của nhân dân trong vùng, ngoài ra còn là nguồn cung cấp quan trọng cho nguồn tưới cây trồng cạn.  Thành hệ chứa nước khe nứt trong đá cứng và trong các đất đá trầm tích, biến chất, magma có sự phân bố rộng, có mức độ chứa nước khá, song, mức độ dẫn nước kém, trừ các đới nứt nẻ kiến tạo. Thành hệ này ít có giá trị cung cấp nước lớn song có thể đáp ứng yêu cầu cấp nước ăn uống, sinh hoạt quy mô nhỏ và cho tưới vườn, trang trại. Tổng trữ lượng tiềm năng của các tầng chứa nước trên toàn lãnh thổ, chưa kể phần hải đảo, ước tính khoảng 2000m3/s, tương ứng khoảng 63 tỷ m3/năm.
  • 21. TÌNH HÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG NƯỚC 1. Cấp nước cho đô thị: Hiện có trên 240 nhà máy cấp nước cho 708 đô thị với dân số 21,59 triệu người (chiếm 26,3% dân số toàn quốc) với tổng công suất thiết kế là 4,59 triệu m3/ngày, công suất khai thác thực tế khoảng 3,49 triệu m3/ngày, trong đó, 66% khai thác nguồn nước mặt và 34% khai thác nguồn nước dưới đất. Khả năng đáp ứng rất hạn chế, chỉ có khoảng 34% thị trấn có hệ thống cấp nước tập trung và cũng chỉ có khoảng 55% dân số được hưởng dịch vụ cấp nước với lượng nước cấp trung bình khoảng 60 - 80 lít/người/ngày. Trên phạm vi cả nước có khoảng hơn 3.300 giếng khoan đường kính lớn đang khai thác nguồn NDĐ để phục vụ cấp nước cho các khu đô thị và khu công nghiệp. Nếu tính riêng hệ thống cấp nước đô thị, thì có khoảng 2 triệu mét khối/ngày đêm là được lấy từ nguồn NDĐ. 2. Cấp nước cho khu dân cư nông thôn: Cải thiện điều kiện cấp nước nông thôn đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, có vai trò quan trọng hàng đầu trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo. Cấp nước sinh hoạt nông thôn nay đã trở thành hạng mục trong kế hoạch quốc gia và phát triển như một phong trào mang tính xã hội. Đối với cấp nước sinh hoạt nông thôn, thì chủ yếu sử dụng nguồn NDĐ, với tỷ lệ trung bình khoảng 70-80% công trình cấp nước là lấy nguồn NDĐ (với các dạng công trình là giếng khoan, giếng đào, mạch lộ, hang động). Riêng số lượng giếng khoan đường kính nhỏ của các hộ dân (do nhà nước tài trợ xây dựng cũng như do dân tự xây dựng) ước tính trên toàn quốc có khoảng 1,5 triệu giếng, với lưu lượng khai thác mỗi giếng từ 3-5 m3/ngày. Cả nước hiện có khoảng 64% tổng số dân nông thôn được sử dụng nước sạch.
  • 22. 3. Cấp nước nông nghiệp: Đến nay, cả nước có 75 hệ thống thủy lợi lớn; gần 2.000 hồ chứa dung tích trên 0,2 triệu m3/hồ; hơn 5.000 cống tưới, tiêu lớn; trên 10.000 trạm bơm lớn và vừa có tổng công suất bơm 24,8 triệu m3/h, hàng vạn công trình thủy lợi vừa và nhỏ. Hiện nay, hệ thống công trình thủy lợi đã bảo đảm tưới trực tiếp cho 3,45 triệu ha, tạo nguồn cấp nước cho 1,13 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha, ngăn mặn 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha đất canh tác nông nghiệp, tạo nguồn cấp nước nuôi trồng thuỷ sản ở một số khu vực và tạo nguồn cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp ở một số đô thị và khu vực nông thôn. NDĐ được sử dụng để tưới cây công nghiệp ở nhiều nơi (như tưới vải ở Bắc Giang, tưới cà phê, hồ tiêu và các cây công nghiệp khác ở Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ), đặc biệt là khai thác NDĐ ở các mức độ khác nhau để nuôi tôm diễn ra khá phổ biến trong những năm qua ở các tỉnh ven biển (như ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang...). Nước dưới đất được sử dụng cho tưới chủ yếu tập trung cho một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như cà phê ở Tây Nguyên, vải ở Bắc Giang, chè ở Thái Nguyên... 3. Cấp nước công nghiệp: Nước ta hiện có trên 180 khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế tập trung được xây dựng trên tổng diện tích hơn 50 nghìn ha. Các khu công nghiệp, chế xuất chủ yếu gần các đô thị lớn, do vậy nguồn cung cấp nước thường do các công ty cấp nước chịu trách nhiệm. Ước tính, tổng lượng nước sử dụng trong sản xuất công nghiệp hiện nay khoảng 7,7 tỷ m3/năm. Xét theo tính chất công nghiệp, hiện có 3 ngành đứng hàng đầu trong sử dụng nước là hoá chất, phân bón, xà phòng, tiêu thụ khoảng 850.000 m3 /ngày. Xét theo cơ cấu nguồn nước, hơn 86% là nước mặt (kể cả các hồ chứa lớn), hơn 11% là nước dưới đất và chưa đầy 2% nước biển (sản xuất muối).
  • 23. 5. Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản: Hiện nay, cả nước có 904,9 nghìn ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, trong đó: nuôi nước ngọt là 268,6 nghìn ha, chiếm 30% và nuôi nước lợ, nước mặn là 636,3 nghìn ha, chiếm 70% so với tổng diện tích nuôi trồng. Trong diện tích nuôi trồng nước ngọt thì nuôi cá là chủ yếu, chiếm tới 96%; trong diện tích nuôi trồng nước lợ, mặn thì nuôi tôm là chủ yếu, chiếm gần 94% tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn. Với lượng nước sử dụng trung bình khoảng 10.000m3/ha/năm thì tổng lượng nước sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản hàng năm ước tính trên 9 tỷ m3 (bao gồm cả nước ngọt dùng để pha loãng trong nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ), chỉ đứng sau nhu cầu sử dụng nước trong nông nghiệp. 6. Cấp nước cho thủy điện: Hiện nay, cả nước đã có 10 nhà máy thuỷ điện lớn đang hoạt động với tổng công suất lắp máy là 4.080 MW, sản lượng điện hàng năm 17 tỷ KWh và đã lắp đặt, đưa vào vận hành hơn 400 trạm thủy điện vừa với tổng công suất khoảng 65MW, điện năng tương ứng khoảng 130-162 triệu Kwh. Tổng dung tích các hồ chứa của 10 nhà máy thuỷ điện lớn hiện có đạt trên 19 tỷ m3, nếu chỉ tính dung tích hữu ích, đạt 13,5 tỷ m3. Đây là nguồn dự trữ nước quan trọng để điều hoà, cấp nước cho các mục đích khác. Tuy nhiên, vai trò quan trọng của các hồ chứa thuỷ điện chưa được đặt đúng tầm trong lĩnh vực tài nguyên nước, hệ thống các hồ chứa nước lớn đã bắt đầu làm thay đổi chế độ thuỷ văn, lòng dẫn ở vùng châu thổ và vùng cửa sông, chưa phát huy hết vai trò quan trọng hàng đầu trong việc điều hoà, phân phối nguồn nước giữa mùa lũ và mùa kiệt, chủ động phòng, chống lũ, phát triển vận tải thuỷ.
  • 24. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC 1. Chất lượng nước sông: Chất lượng nước ở thượng lưu hầu hết các sông chính của Việt Nam nói chung chưa bị ô nhiễm. Các kết quả quan trắc cho thấy, chất lượng nước khu vực thượng nguồn của các sông chính như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai,..đều chưa bị ô nhiễm và đều đạt tiêu chuẩn loại A (TCVN 5942- 1995). Sự phát triển nhanh của đô thị hoá và công nghiệp dọc hai bên sông đó khiến cho một số sông ở Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây đã và đang bị ô nhiễm ở mức tương đối trầm trọng, đe doạ sự phát triển bền vững kinh tế xã hội, đặc biệt là các khu vực hạ lưu sông. Các sông đang trong tình trạng này là khu vực hạ lưu các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông La Ngà ở phía nam, các nhánh sông Cầu, sông Đáy trên hệ thống sông Hồng... Nguyên nhân chính là do phải tiếp nhận quá tải nhiều nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp chưa được xử lý chảy vào làm chất lượng nước sông suy giảm nhanh chóng và ô nhiễm đang ở mức trầm trọng. Trên sông Đồng Nai đoạn từ Long Tân Bình đến Hoá An phải tiếp nhận nước thải của các khu công nghiệp ở Biên Hoà nên bị ô nhiễm hữu cơ, các giá trị BOD tăng từ 4- 8 mg/l. Các kênh sông tiêu nước trong các đô thị hiện nay đang bị ô nhiễm rất nặng 2. Chất lượng nước hồ, đầm Do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở hầu hết các khu vực thượng lưu các hồ tự nhiên và hồ chứa còn chưa mạnh mẽ nên chất lượng nước các hồ tự nhiên và hồ chứa ở Việt Nam nhìn chung còn tương đối tốt.
  • 25. 3. Chất lượng nước biển: Vùng ven biển Việt Nam, các nơi có tuyến luồng lạch giao thông thuỷ hoặc các tàu chuyên chở dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ, các nơi thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi đã có dấu hiệu ô nhiễm dầu mỏ trong nước biển do các nguyên nhân như tai nạn của các tàu chở dầu hoặc rò rỉ từ tàu thuyền tại chỗ hoặc do khuyếch tán từ nơi khác tới. Cùng với sự tăng thêm các hoạt động giao thông đường thuỷ, mở rộng khả năng luân chuyển hàng hoá qua các cảng cũng làm tăng thêm nguồn thải đổ vào biển, tăng thêm sự cố hàng hải chủ yếu gây ra sự cố tràn dầu. Đầu năm 2003 đó cú 2 vụ tràn dầu ở khu vực sông Sài Gòn và Vịnh Vũng Tàu, gây thiệt hại cho môi trường nhất là các vùng nuôi trồng thuỷ sản. Theo báo cáo của Vietsopetro hiện nay mỗi năm có khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khi cần đưa vào bờ xử lý trong đó có 20-30% chất thải độc hại khó phân huỷ tự nhiên. Hiện nay việc thu gom, chuyên chở và xử lý chưa dứt điểm nên chắc chắn ảnh hưởng đến môi trường nước biển ven bờ. 4. Chất lượng nước dưới đất: Tình trạng chất thải rắn, nước thải trong khu vực đô thị ngày càng tăng lên, bên cạnh đó là tình trạng khoan giếng phát triển mạnh chưa được quản lý một cách chặt chẽ là nguy cơ gây ô nhiễm nước dưới đất ở khu vực thành phố. Việc quy hoạch và thiết kế các bãi chôn lấp rác thải không đúng quy cách cũng có ảnh hưởng đến ô nhiễm nguồn nước dưới đất, đặc biệt các khu vực thuộc các huyện ngoại thành của các thành phố lớn đông dân cư như Hà Nội, Hải Phòng và thành phố HCM. Một số giếng nhỏ khu vực Bạch Mai, Pháp Vân, Kim Liên đó bị ảnh hưởng do các chất độc từ chất thải sinh hoạt. Tại Hải Phòng ô nhiễm do NO2 cũng đã được phát hiện với 48% số mẫu có hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép. Tại Nam Định 30-47% số mẫu có hàm lượng NH4+ và NO2 vượt tiêu chuẩn cho phép. Tại một số vùng khác như thành phố Hồ Chí Minh, nước giếng tại khu vực Gò Vấp có nồng độ NO3 lên đến 60-90mg/l.
  • 26. NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 1. Phương thức canh tác nông nghiệp truyền thống đã tạo nên ô nhiễm môi trường nước mặt, từ đó cần phải quy hoạch lại đồng ruộng, đổi mới phương pháp tưới tiêu, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, … 2. Chăn nuôi gia súc, gia cầm đang đứng trước thách thức về dịch bệnh, ô nhiễm khu dân cư, từ đó cần hình thành các khu chăn nuôi tập trung; 3. Nuôi trồng thủy sản là một nguồn gây ô nhiễm đáng kể đối với nước mặt, nước ngầm, từ đó cần nâng cao kỹ thuật, dự báo dịch bệnh, … 4. Phương pháp sử dụng nhiên liệu trong sinh hoạt ở nông thôn đang là nguyên nhân gây nhiều khí thải nhà kính, cần sử dụng các nhiên liệu sạch tại khu vực nông thôn, đặc biệt cần quan tâm tới giải pháp Biogaz. 5. Bảo vệ và phát triển rừng cần được tập trung làm tốt hơn nữa nhằm mở rộng diện tích trồng rừng mới, nhất là ở những nơi đất dốc, chống chặt phá rừng, cháy rừng. 6. Canh tác manh mún cần được hỗ trợ thêm để tổ chức các trang trại sản xuất kết hợp làm hạt nhân cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. 7. Cần quy hoạch kịp thời, hợp lý việc phát triển đô thị, công nghiệp để không mất đất có khả năng nông nghiệp cao, tránh gây ô nhiễm cho nông thôn, đồng thời giải quyết tốt hệ quả của việc thu hồi đất của nông dân. 8. Tạo điều kiện để người nông dân trực tiếp tham gia vào quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa bằng chính mảnh đất của mình. 9. Tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân tiếp cận các phương tiện thông tin hiện đại, đào tạo nâng cao trình độ người nông dân. 10. Tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân tiếp cận thật tốt đến thị trường vốn nhằm phát triển sản xuất.