SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
                                  VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN



MỤC LỤC


I.    ĐẶT VẤN ĐỀ. ...................................................................................................... 2

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. ....................................................................................... 3
   I.1. Mục đích thiết kế chương trình. ..................................................................... 3
   I.2. Nguyên tắc thiết kế chương trình. .................................................................. 3
   I.3. Các tính năng chính của chương trình............................................................ 4
   I.4. Cơ sở lý thuyết xác định các tác động của môi trường. ................................. 6
      I.4.1. Lý thuyết tính tải trọng sóng và dòng chảy. ............................................... 6
      I.4.2. Lý thuyết tính tải trọng hà bám. ................................................................. 8
      I.4.3. Lý thuyết tính lực đẩy nổi........................................................................... 9
   I.5. Các lý thuyết sóng sử dụng để tính tải trọng sóng và dòng chảy................. 10
      I.5.1. Lý thuyết sóng Airy. ................................................................................. 10
      I.5.2. Lý thuyết sóng Stokes bậc 5. .................................................................... 11

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. ............................................................................ 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 16




_______________________________________________________________________________
                                                                       TRANG 1
© by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日
nguyenthehungsan@yahoo.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
                        VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN



I.   ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong tính toán thiết kế công trình biển, một trong những nội dung cơ bản là xác định
tải trọng sóng tác dụng lên công trình. Đây là công việc chính và có ý nghĩa quan
trọng, nhiều khi mang tính chất quyết định, giúp cho việc lựa chọn giải pháp kết cấu
nhằm vừa thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật, kinh tế, vừa phù hợp với điều kiện tự
nhiên nơi xây dựng công trình.

Có nhiều loại công trình biển, mỗi loại lại có những đặc trưng kết cấu, yêu cầu sử
dụng và khai thác... khác nhau dẫn đến yêu cầu tính toán tải trọng sóng cũng khác
nhau. Ở đây chỉ xét đến các loại công trình biển cố định dạng kết cấu mảnh
(JACKET, BK...).

Có thể coi mô hình của các công trình biển này gồm nhiều thanh liên kết với nhau.
Giao điểm của các thanh khi liên kết với nhau gọi là nút. Việc tính tải trọng sóng tác
động lên công trình được tính với các thanh thông qua các đặc trưng của sóng tại các
nút.

Tuy nhiên số thanh của một công trình biển cố định kiểu JACKET, BK.. là tương đối
lớn mà việc tính toán tải trọng sóng cho một thanh phải tính toán nhiều các đại lượng
trung gian khác. Lúc này khối lượng công việc là khổng lồ, để giải quyết được điều
này cần đến sự trợ giúp của máy tính điện tử. Các phương pháp tính toán được lập
trình trong các phần mềm.

Hiện nay trên thế giới có một khối lượng lớn các chương trình có sẵn để nghiên cứu,
tính toán và thiết kế công trình biển, điển hình như: STRUCAD 3D, JACKLOAD,
SESAMS, SAMCEF...

Tuy nhiên việc tiếp cận các phần mềm này còn hạn chế, ở mức độ nghiên cứu sơ bộ
người thiết kế có thể lập các bảng tính hoặc các chương trình tính toán nhỏ để thực
hiện việc tính toán tải trọng sóng tác động lên công trình.

Với công trình biển cố định dạng kết cấu mảnh tác giả có mạnh dạn nghiên cứu
phương pháp tính và thể hiện bằng các thuật toán trong phần mềm WaveForce 1.0.




_______________________________________________________________________________
                                                                       TRANG 2
© by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日
nguyenthehungsan@yahoo.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
                         VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I.1. Mục đích thiết kế chương trình.
Qua kết quả tính toán tải trọng sóng người thiết kế có thể đưa ra đánh giá sơ bộ về kết
cấu công trình. Để đánh giá được toàn diện và chi tiết đến độ ổn định, độ bền của kết
cấu cần thực hiện tiếp đến bài toán nội lực.
Việc thực hiện hai bài toán trên được tiến hành tuần tự và đồng nhất trong một
chương trình tính (như STRUCAD 3D, SESAMS...) là tốt nhất. Ở đây tác giả xin đưa
ra một phương án khác là kết hợp uyển chuyển giữa các chương trình riêng lẻ để giải
quyết vấn đề. Trong đó phần mềm được thiết kế với tên là WaveFroce có vai trò cung
cấp số liệu (tải trọng sóng) cho một phần mềm khác tính kết cấu.


I.2. Nguyên tắc thiết kế chương trình.
Sử dụng Sap2000 ver 7.42, sự kết hợp giữa hai chương trình thể hiện như sau:

                                            S¬ ®å tÝnh

                           Sap2000                        WaveForce
                           ver 7.42                        ver 1.0

                     Néi lùc             T¶i träng sãng

              Hình 1: Nguyên tắc hoạt động.


Với sơ đồ do Sap2000 cung cấp chương trình sẽ tính được tải trọng của môi trường
tác động lên công trình. Sơ đồ tính này phải được tạo với các yêu cầu sau:
•    Hệ đơn vị: Sử dụng KN cho đơn vị lực và m cho đơn vị dài.
•    Hệ tọa độ: Hệ tọa độ oxyz mặc định trục oz làm trục theo độ cao.
•    Sơ đồ tính:
     −    Phải được mô tả gồm các thanh liên kết với nhau tại các nút. Các thanh
          được gán tiết diện dạng PIPE.
     −    Khi xét đến sự làm việc thực của cọc ở trong đất ta dùng đến khái niệm
          ngàm giả định, vị trí ngàm này khai báo ở tọa độ âm.
     −    Nên để trục tọa độ ở vị trí có thể làm trục đối xứng của công trình.
Như vậy cấu trúc cũng như các tính năng của chương trình sẽ được thiết kế xoay

_______________________________________________________________________________
                                                                       TRANG 3
© by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日
nguyenthehungsan@yahoo.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
                         VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN


quanh việc giải bài toán tổng quát sau:


Số liệu đầu vào: Môi trường và Công trình.
•    Độ sâu nước: độ sâu hải đồ, nước dâng do triều, nước dâng do bão.
•    Sóng: chiều cao sóng, chu kỳ sóng.
•    Dòng chảy liên kết với hướng sóng: Vận tốc dòng chảy mặt, dòng chảy đáy.
•    Hà bám: phạm vi, bề dày.
•    Sơ đồ tính của công trình đã được tạo trong Sap2000 ver 7.42 và lưu trong file
     dạng *.S2K.
Yêu cầu tính toán: Xác định tải trọng môi trường tác động lên công trình, truyền kết
quả sang cho chương trình Sap2000 ver 7.42.


Hướng giải quyết:
Các tác động của môi trường biển lên công trình gồm có: tải trọng của sóng và dòng
chảy, tải trọng do hà bám, lực đẩy nổi... trong đó tải trọng sóng và dòng chảy là đáng
kể. Việc tính toán được thực hiện với mỗi thanh rồi qui kết quả tính được về các nút
của công trình.
Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng Visual Basic .NET 2003
với giao diện thuần việt trực quan, thân thiện, dễ sử dụng được thiết kế để tính toán
cả 3 tải trọng này.


I.3. Các tính năng chính của chương trình.
Ngoài việc tính toán tác động của môi trường, chương trình còn được mở rộng và
phát triển thêm các tính năng sau:
•    Kiểm tra độ mảnh của các phần tử thanh trong công trình, sơ bộ đưa ra đánh giá
     về kết cấu.
•    Tính toán các khối lượng nước kèm, khối lượng hà bám. Cung cấp các số liệu
     này cho Sap2000 ver 7.42 để giải bài toán dao động riêng.
•    Cho phép thay đổi tiết diện của các phần tử thanh trực tiếp trong chương trình.
•    Tạo một sơ đồ tính mới từ sơ đồ tính cũ bằng cách quay quanh trục oz.
Cấu trúc và các tính năng của chương trình được thể hiện dưới dạng sơ đồ khối như
sau:



_______________________________________________________________________________
                                                                       TRANG 4
© by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日
nguyenthehungsan@yahoo.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
                                        VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN



                      WaveForce         §äc s¬ ®å tÝnh                KiÓm tra ®é m¶nh
                                         tõ file S2K


                                         Khai b¸o c¸c th«ng sè m«i        kh«ng tháa m·n
                                          tr−êng khÝ t−îng h¶i v¨n


                                                                     Thay ®æi kÝch th−íc
                                         TÝnh t¶i träng sãng
                                                                           kÕt cÊu

                                                          kh«ng phï hîp
                                          XuÊt kÕt qu¶                                     kh«ng tho¶ m·n
                                           ra file S2K
                                                                     Thay ®æi h−íng ®Æt
                                                                         c«ng tr×nh
                                          Sap2000 tÝnh
                                             néi lùc


                                        TÝnh c¸c khèi l−îng:         XuÊt kÕt qu¶           Sap2000 tÝnh
                                         hµ b¸m, n−íc kÌm             ra file S2K          dao ®éng riªng


                                         TÝnh träng t©m, phï
                                                 t©m

                          Hình2: Sơ đồ khối về cấu trúc và các tính năng của chương trình.


_______________________________________________________________________________
                                                                       TRANG 5
© by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日
nguyenthehungsan@yahoo.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
                           VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN


I.4. Cơ sở lý thuyết xác định các tác động của môi trường.
I.4.1. Lý thuyết tính tải trọng sóng và dòng chảy.
Tác động của sóng lên công trình biển mang bản chất động và là trội tuyệt đối trong
tổng tải trọng ngang tác dụng lên kết cấu khối chân đế.
Tùy theo tính chất của lực sóng tác dụng mà các phần tử của kết cấu ngoài biển được
chia thành vật thể mảnh và vật thể có kích thước lớn. Đối với vật thể mảnh thì lực
quán tính và lực cản của sóng là đáng kể, còn đối với vật thể lớn thì ảnh hưởng của
nhiễu xạ lại đóng vai trò quyết định.
Ở đây chỉ xét công trình biển cố định bằng thép dạng kết cấu mảnh (D/L≤0.2), tải
trọng của sóng và dòng chảy tác động lên công trình mà cụ thể là các thanh được tính
toán theo công thức Morison dạng chuẩn tắc:
                                w            w δU
            q = FD + FI = C D      AU U + C I V
                                2g           g  δt


Trong đó:
            q: Tải trọng sóng và dòng chảy tác dụng lên thanh, KN/m.
            FD: Lực cản vận tốc, KN/m.
            FI: Lực quán tính, KN/m.
            CD: Hệ số cản vận tốc.
            CI: Hệ số quán tính.
            A: Kích thước đặc trưng của phần tử thanh, m.
            Với thanh tròn đường kính D thì A=D
            V: Diện tích mặt cắt bao quanh tiết diện, V = π*D2/4, m2.
            w: Trọng lượng riêng của nước biển, w = 10.25 KN/m3.
            g: Gia tốc trọng trường, g = 9.81 m/s2.
            U: Vận tốc của phần tử nước, m/s.
            δU
               : Gia tốc của phần tử nước, m/s2.
            δt


Tải trọng sóng tác động lên thanh xiên:
Để tổng quát cho thuật toán ta xét một thanh xiên bất kì trong hệ tọa độ xyz như sau:



_______________________________________________________________________________
                                                                       TRANG 6
© by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日
nguyenthehungsan@yahoo.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
                              VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN


Giả sử hướng lan truyền sóng trùng với trục x,                                 z
chuyển động của nước có liên quan đến sóng
và dòng chảy được đặc trưng bởi các thành                                              vn
phần vận tốc, gia tốc theo phương ngang (vx,
ax) và theo phương đứng (vz, az). Tức là thành                                     ϕ          vτ
phần vectơ vận tốc và gia tốc của chuyển động                                                           x
nước tại một điểm là:                                                                  θ
           r r      r
           v = vx + vz
           r r      r                                             y
           a = ax + az
                                                               Hình 3: Sơ đồ phần tử thanh có vị
Phân tích v và a theo các thành phần pháp
                                                                  trí bất kỳ trong không gian.
tuyến và tiếp tuyến so với trục của thanh, ta
có:
          r r      r
          v = vn + vτ
          r r r
          a = an + aτ
Ở đây vn và an là các thành phần gây ra tải trọng sóng lên thanh. Từ các hình chiếu ta
xây dựng được các công thức tính vn, an và các thành phần của nó trên các trục như
sau:

          v n = v 2 + v 2 − (c x v x + c z v z )
                                                      2
                  x     z

          v nx = v x − c x (c x v x + c z v z )
          v ny = −c y (c x v x + c z v z )
          v nz = v z − c z (c x v x + c z v z )

          a n = a 2 + a 2 − (c x a x + c z a z )
                                                  2
                  x     z

          a nx = a x − c x (c x a x + c z a z )
          a ny = −c y (c x a x + c z a z )
          a nz = a z − c z (c x a x + c z a z )
Trong đó cx, cy, cz là các cosin chỉ phương của thanh trong hệ tọa độ và được xác
định:
                                      x 2 − x1                                     y 2 − y1
          c x = sin ϕ * cos ϕ =                           c y = sin ϕ * sin θ =
                                          L                                            L
                           z 2 − z1
          c z = cos ϕ =                            L=     (x 2 − x 1 )2 + (y 2 − y1 )2 + (z 2 − z1 )2
                               L
Đến đây là đủ các đại lượng để sử dụng công thức Morison tính các thành phần tải

_______________________________________________________________________________
                                                                       TRANG 7
© by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日
nguyenthehungsan@yahoo.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
                              VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN


trọng phân bố tác dụng lên thanh xiên trên, công thức xác định như sau:
                         w                     w
            q x = CD .      A. v n v nx + C I . V.a nx
                         2g                    g
                         w                     w
            q y = CD .      A. v n v ny + C I . V.a ny
                         2g                    g
                         w                     w
            q z = CD .      A. v n v nz + C I . V.a nz
                         2g                    g
Sau khi tìm được các lực phân bố q theo các phương, tiến hành tổng hợp lực để qui
về nút, việc này được làm trên cơ sở lý thuyết của Cơ Học Kết Cấu.


Chú ý trường hợp thanh chỉ có 1 phần nằm trong mặt sóng:
Giả sử tại một thời điểm t nào đó mặt sóng và công trình có vị trí như sau:

Ở hình vẽ trên các thanh 1 – 2, 1 – 3, 1 – 4 giao               4                  3
với mặt sóng tại các điểm 2’, 3’, 4’. Lúc này
không phải tính toán tải trọng sóng lên các                         4'
thanh 1 – 2, 1 – 3, 1 – 4 nữa mà phải tính với                           3'
                                                                              2'
các thanh 1 – 2’, 1 – 3’, 1 – 4’, nhưng sau đó thì          1                          2
qui các hợp lực về các nút 1, 2, 3, 4.
Quan điểm tính toán như này cũng được dùng
trong việc tính tải trọng hà bám và đẩy nổi sẽ
trình bày dưới đây.


I.4.2. Lý thuyết tính tải trọng hà bám.
Môi trường biển có nhiều sinh vật trong vùng Hình 4: Sơ đồ mặt sóng giao với
xung quanh công trình sẽ sinh sôi và bám vào         phần tử thanh trong công trình.
bề mặt của các thanh. Điều này sẽ làm tăng
kích thước và thay đổi tính chất bề mặt, dẫn đến tải trọng sóng và dòng chảy tác dụng
lên các thanh cũng thay đổi.
Ở đây chỉ xét đến tải trọng hà bám, nó chính là trọng lượng của hà bám bám trên bề
mặt các thanh:

            Phb =
                    π
                    4
                         (                    )
                      * (D + 2 * t hb ) − D 2 * L * ρ hb
                                       2



Trong đó:
            Phb: trọng lượng hà bám, KN.

_______________________________________________________________________________
                                                                       TRANG 8
© by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日
nguyenthehungsan@yahoo.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
                              VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN


            D: đường kính thanh, m.
            thb: bề dày hà bám, m.
            L: chiều dài thanh, m.
            ρhb: trọng lượng riêng của hà bám, ρhb = 13 KN/m3.
Tải trọng này sẽ được coi là lực đứng đặt tại trọng tâm của thanh.


Chú ý trường hợp thanh nằm trong nhiều phạm vi hà bám khác nhau:
Để cho đơn giản và gần đúng khi xét các thanh nằm trong nhiều phạm vi khác nhau ta
có thể tính toán lấy giá trị trung bình của bề dày hà bám trên thanh.

Ví dụ thanh 1 – 2 nằm trong 3 phạm vi 2,                          2
                                                        4
3, 4, sẽ được tính trung bình trong 3 phạm
vi này. Thanh 3 – 4 nằm ngay trên mặt
phân cách giữa phạm vi 2 và 3 sẽ được                   3
                                                                      3             4
tính toán với mức 2.
                                                        2
                                                             1
I.4.3. Lý thuyết tính lực đẩy nổi.
                                                        1
Tương tự như tải trọng hà bám, lực đẩy
nổi cũng được coi là tải trọng đứng đặt tại
trọng tâm của phần tử thanh. Giá trị được           Hình 5: Sơ đồ phần tử thanh nằm trong
tính như sau:                                               nhiều phạm vi hà bám.
                    π
                      * (D + 2 * t hb ) * L * ρ n
                                       2
            Fdn =
                    4
Trong đó:
            Fdn: lực đẩy nổi, KN.
            D: đường kính thanh, m.
            thb: bề dày hà bám, m.
            L: chiều dài thanh, m.
            ρn: trọng lượng riêng của nước biển, ρn = 1.025 KN/m3.
Cần chú ý rằng chỉ xét lực đẩy nổi và tải trọng sóng tác động lên phần thanh nằm trên
đáy biển và dưới mặt sóng.




_______________________________________________________________________________
                                                                       TRANG 9
© by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日
nguyenthehungsan@yahoo.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
                             VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN


I.5. Các lý thuyết sóng sử dụng..
I.5.1. Lý thuyết sóng Airy.
Lý thuyết sóng này được xây dựng trên cơ sở sử dụng hệ bốn phương trình thủy động
lực học sóng; coi profil mặt sóng có dạng hình sin; chiều cao sóng H là bé so với
chiều dài sóng L và độ sâu nước d. Kết quả tính đã bỏ qua các đại lượng vô cùng bé
bậc cao. Ở đây ta chỉ xét sóng phẳng.
Có thể coi mô hình của lý thuyết sóng Airy như sau:


     S.W.L                                        H


             d
                                                        L
                         z
     Đáy biển
                         o          x

     Hình 6: Mô hình sóng Airy.
•   Chọn hệ tọa độ xoz như trên (trục x hướng theo phía lan truyền sóng, trục z
    hướng thẳng đứng từ dưới lên; gốc tọa độ O đặt tại đáy biển).
•   Thực hiện tuyến tính hóa hệ phương trình động lực học sóng (bỏ qua các số
    hạng phi tuyến và các vô cùng bé bậc cao), sau một số phép biến đổi ta xác định
    được biên độ của mặt sóng so với mực nước tĩnh (S.W.L) biểu diễn dưới dạng:
                             H
                 η (x,t) =     .cos(kx-ωt) gọi là phương trình sóng bề mặt.
                             2
    Trong đó:
         ω và k là tần số vòng và số sóng :
                 ω = g * k * th( k * d )
                        2π
                 k=
                        L
•   Các thành phần vận tốc theo phương ngang (theo trục x) và phương thẳng đứng
    (theo trục z) của phần tử chất lỏng có tọa độ (x,z) được xác định từ các công
    thức sau:
                        ωH ch( kz)
                 vx =               .cos(kx-ωt)
                         2 sh ( kd)
                        ωH sh ( kz)
                 vz =               .sin(kx-ωt)
                         2 sh ( kd)

_______________________________________________________________________________
                                                                      TRANG 10
© by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日
nguyenthehungsan@yahoo.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
                         VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN


•   Vận tốc lan truyền sóng không đổi gọi là vận tốc pha:
                   ω L
              c=     =
                   k   T
•   Lý thuyết sóng Airy xét các sóng có chiều cao bé cho nên các thành phần gia tốc
    chuyển động của các phần tử chất lỏng có tọa độ (x,z) theo phương ngang và
    phương đứng có thể xác định gần đúng như sau :
                   ω 2 H ch( kz)
              ax =      .        .sin(kx-ωt).
                    2 sh ( kd)
                   ω 2 H sh ( kz)
              az =      .         .cos(kx-ωt).
                    2 sh ( kd)


I.5.2. Lý thuyết sóng Stokes bậc 5.
Lý thuyết sóng này xuất phát từ ý tưởng phân tích phương trình mặt sóng thành chuỗi
và xác định các hệ số của chuỗi từ các điều kiện thỏa mãn các phương trình thủy
động lực học đối với sóng có biên độ hữu hạn.
•   Khi sóng có chiều cao H, số sóng k và tấn số vòng ω lan truyền theo chiều
    dương của trục x, thì độ dâng của bề mặt chất lỏng so với mực nước tĩnh có thể
    biểu diễn dưới dạng:
                         1 n
              η(x,t) =     ∑ Fn.cosn(kx-ωt)
                         k i =1
    Trong đó:
        Fn (n=1..5) được xác định theo các biểu thức:
              F1 = a
              F2 = a2F22 + a4F24
              F3 = a3F33 + a5F35
              F4 = a4F44
              F5 = a5F55
        F22, F24, F33, F35, F44, F55 gọi là các thông số hình dáng của sóng, phụ thuộc
        vào trị số kd=2ðd/L và chúng có quan hệ với chiều cao sóng H theo biểu
        thức:
              kH=2[a+a3F33+a5(F35+F55)]
•   Thành phần vận tốc theo phương ngang và phương đứng tại điểm có tọa độ (x,z)
    trong vùng nước có độ sâu d được xác định theo biểu thức:


_______________________________________________________________________________
                                                                      TRANG 11
© by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日
nguyenthehungsan@yahoo.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
                           VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN


                      ω 5     ch( nkz)
               vx =     ∑ G n sh(nkd) . cos n(kx − ωt )
                      k n =1
                   ω 5    sh ( nkz)
               vz = ∑Gn             . sin n (kx − ωt )
                   k n =1 sh ( nkd)
    Trong đó:
        Gn (n=1..5) được xác định theo các biểu thức:
              G1 = aG11 + a3G13 + a5G15
              G2 = 2(a2G22 + a4G24)
              G3 = 3(a3G33 + a5G35)
              G4 = 4a4G44
              G5 = 5a5G55
        G11, G13, G15, G22, G24, G33, G35, G44, G55 là các giá trị phụ thuộc vào tỉ số
        d/L.
•   Các thành phần gia tốc theo phương ngang và phương đứng tại điểm có tọa độ
    (x,z) trong vùng nước có độ sâu nước d được xác định như sau:
                    kc 2     5
               ax =
                     2
                           ∑ R n sin n(kx − ωt )
                           n =1

                    kc 2    5
               az −
                     2
                           ∑ Sn . cos n(kx − ωt )
                           n =1

    Trong đó:
        Rn (n=1..5) được xác định theo biểu thức :
              R 1 = 2U 1 − U 1 U 2 − U 2 U 3 − V1 V2 − V2 V3
                                  2     2
               R 2 = 4U 2 − U 1 + V1 − 2U 1 U 3 − 2V1 V3
               R 3 = 6U 3 − 3U 1 U 2 + 3V1 V2 − 3U 1 U 4 − 3V1 V4
               R 4 = 8U 4 − 2U 2 + 2V2 − 4U 1 U 3 + 4V1 V3
               R 5 = 10U 5 − 5U 1 U 4 − 5U 2 U 3 + 5V1 V4 + V2 V3
         Sn (n=1..5) được xác định theo biểu thức :
              S1 = 2V1 − 3U 1 U 2 − 3U 2 V1 − 5U 2 U 3 − 5U 3 V2
               S 2 = 4V2 − 4U 1 V3 − 4U 3 V1
               S3 = 6V3 − U 1 V2 + U 2 V1 − 5U 2 V4 − 5U 4 V1
               S 4 = 8V4 − 2U 1 V3 + 2U 3 V1 + 4U 2 V2
_______________________________________________________________________________
                                                                      TRANG 12
© by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日
nguyenthehungsan@yahoo.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
                            VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN


               S5 = 10V5 − 3U 1 V4 + 3U 4 V1 − U 2 V3 + U 3 V2
          Các giá trị Un (n=1..5) và Vn (n=1..5) tính theo biểu thức :
                            ch( nkz)
               Un = Gn.
                            sh ( nkd)
                            sh ( nkz)
               Vn = G n .
                            sh ( nkd)
•    Tần số vòng ω :
              ω2 = (gk)(1+a2C1+a4C2)th(kd)
     Trong đó: C1, C2 – thông số sóng, phụ thuộc vào tỷ số d/L.


I.6. Tính toán vận tốc dòng chảy.
Dòng chảy biển được tạo bởi hai chuyển động chủ yếu gây lên đó là dòng chảy do
thuỷ triều và dòng chảy do gió. Với số liệu quan trắc được dùng cho thiết kế đã tổng
hợp từ hai vận tốc dòng chảy do gió và do triều đối với vận tốc mặt và vận tốc đáy.
                                            z

                                                        i


                                                                 j
                                        d




                 Hình 7: Sơ đồ tính toán vận tốc dòng chảy.
Dòng chảy được xác định trên cơ sở các giả thiết sau:
     –   Coi vận tôc dòng chảy của dòng nước là nằm ngang, đều và ổn định.
     –   Xét công trình trong điều kiện công trình không ảnh hưởng đế chuyển động
của dòng chảy.
     –   Coi hướng vận tốc dòng chảy mặt và đáy là cùng hướng.
Chính vì vậy vận tốc dòng chảy tại các độ sâu z được xác định theo qui luật tuyến
tính, dựa theo công thức sau:


_______________________________________________________________________________
                                                                      TRANG 13
© by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日
nguyenthehungsan@yahoo.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
                            VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN


                              ⎛ v − vd   ⎞
            v dc ( z) = v d + ⎜ m        ⎟z
                              ⎝   d      ⎠
Trong đó:
            vm: vận tốc dòng chảy mặt, m/s.
            vd: vận tốc dòng chảy đáy, m/s.
            d: độ sâu nước tính toán, m.
            z: là độ sâu tính toán, m.


Vận tốc của dòng chảy sẽ được tổng hợp với vận tốc của sóng rồi sử dụng công thức
Morison     tính   toán     tải   trọng     của     sóng     và     dòng    chảy.




_______________________________________________________________________________
                                                                      TRANG 14
© by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日
nguyenthehungsan@yahoo.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
                        VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN



III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Ngoài việc tính toán tải trọng của môi trường tác động lên công trình để cung cấp số
liệu cho Sap2000 ver 7.42 tính nội lực, chương trình còn có thêm các tính năng khác
trợ giúp cho việc thiết kế công trình biển là những nét ưu thế của chương trình.
Các ưu điểm:
•   Kiểm tra độ mảnh của công trình. Giúp cho việc lựa chọn sơ bộ kết cấu ban đầu
    một cách hợp lý.
•   Cho phép thay đổi tiết diện trực tiếp trong chương trình. Kết hợp với tính năng
    tính tải trọng sóng, người thiết kế có thể lựa chọn các giải pháp kết cấu khác
    nhau để chọn ra một giải pháp phù hợp giảm thiểu được tác động của môi
    trường.
•   Cho phép quay sơ đồ tính của công trình quanh trục oz để tạo ra một sơ đồ mới.
    Sơ đồ này dùng để xét các hướng sóng khác nhau hoặc sơ bộ chọn lựa hướng đặt
    công trình.
•   Tính toán được trọng tâm và phù tâm của công trình khi công trình đã được đặt
    dưới biển.


Tuy vậy chương trình còn có các khiếm khuyết:
•   Việc nhập sơ đồ tính và tính toán nội lực, tính dao động riêng còn phải nhờ đến
    sự trợ giúp của Sap2000 ver 7.42.
•   Các tải trọng hà bám, lực đẩy nổi mới chỉ coi là lực tập trung đặt tại trọng tâm
    của thanh, chưa sát với thực tế, tuy nhiên sự sai khác là có thể chấp nhận được.
•   Yêu cầu về sơ đồ tính phải là các thanh liên kết với nhau tại các nút. Để kết quả
    càng chính xác thì yêu cầu cần chia mịn phần tử. Việc làm này phải được thực
    hiện trước ở trong Sap2000.
•   Việc nhận dạng các loại thanh của công trình khi kiểm tra độ mảnh còn kém.


Kiến nghị và phương hướng phát triển chương trình:
Giống như các chương trình khác (STRUCAD 3D, JACKLOAD...) tác giả có mong
muốn phát triển chương trình WaveForce của mình thành một chương trình hoàn
chỉnh chuyên về tính toán và thiết kế công trình biển.
Về cấu trúc sẽ gồm nhiều môđul, mỗi môđul được thiết kế để thực hiện một phần
công việc rõ ràng và rành mạch.


_______________________________________________________________________________
                                                                      TRANG 15
© by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日
nguyenthehungsan@yahoo.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
                      VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
    [1] Giáo trình công trình biển cố định.
        GS.TS PHẠM KHẮC HÙNG
        GVC.KS HOÀNG THIỆN TOÀN

    [2]   Báo cáo Nghiên cứu phương pháp luận xác định các phản ứng động của
          chân đế DKBCĐ chịu tác động của sóng và dòng chảy.
          VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN.

    [3] Môi trường Biển tác động lên Công trình.
        PGS.TS VŨ UYỂN DĨNH.

    [4] Nhập môn đồ họa máy tính.



    [5] Ngôn ngữ lập trình Visual Basic .NET 2003.




_______________________________________________________________________________
                                                                      TRANG 16
© by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日
nguyenthehungsan@yahoo.com

More Related Content

Similar to Waveforce

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bàn vẽ tranh cát.pdf
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bàn vẽ tranh cát.pdfNghiên cứu, thiết kế, chế tạo bàn vẽ tranh cát.pdf
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bàn vẽ tranh cát.pdf
Man_Ebook
 
Giaxaydung.vn bai-tap-dutoan-10-2013
Giaxaydung.vn bai-tap-dutoan-10-2013Giaxaydung.vn bai-tap-dutoan-10-2013
Giaxaydung.vn bai-tap-dutoan-10-2013
Tam Vy Minh
 
Thiết kế bộ điều khiển và bộ quan sát bền vững cho hệ thống con lắc ngược với...
Thiết kế bộ điều khiển và bộ quan sát bền vững cho hệ thống con lắc ngược với...Thiết kế bộ điều khiển và bộ quan sát bền vững cho hệ thống con lắc ngược với...
Thiết kế bộ điều khiển và bộ quan sát bền vững cho hệ thống con lắc ngược với...
Man_Ebook
 
Giáo án tin ứng dụng trong thiết kế cầu.pdf
Giáo án tin ứng dụng trong thiết kế cầu.pdfGiáo án tin ứng dụng trong thiết kế cầu.pdf
Giáo án tin ứng dụng trong thiết kế cầu.pdf
Man_Ebook
 
Nghiên cứu phát triển hệ điều khiển đo đặc tính đầu ra cho bộ định vị sử dụng...
Nghiên cứu phát triển hệ điều khiển đo đặc tính đầu ra cho bộ định vị sử dụng...Nghiên cứu phát triển hệ điều khiển đo đặc tính đầu ra cho bộ định vị sử dụng...
Nghiên cứu phát triển hệ điều khiển đo đặc tính đầu ra cho bộ định vị sử dụng...
Man_Ebook
 
Gia công cam trên máy cnc
Gia công cam trên máy cncGia công cam trên máy cnc
Gia công cam trên máy cnc
892489
 

Similar to Waveforce (20)

Đề tài: Xây dựng website nộp đồ án trực tuyến, 9đ
Đề tài: Xây dựng website nộp đồ án trực tuyến, 9đĐề tài: Xây dựng website nộp đồ án trực tuyến, 9đ
Đề tài: Xây dựng website nộp đồ án trực tuyến, 9đ
 
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bàn vẽ tranh cát.pdf
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bàn vẽ tranh cát.pdfNghiên cứu, thiết kế, chế tạo bàn vẽ tranh cát.pdf
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bàn vẽ tranh cát.pdf
 
Thuyết minh-hoàn-chỉnh-đồ án cố định 1
Thuyết minh-hoàn-chỉnh-đồ án cố định 1Thuyết minh-hoàn-chỉnh-đồ án cố định 1
Thuyết minh-hoàn-chỉnh-đồ án cố định 1
 
luan van thac si thiet ke cung cap dien cho truong ngo quyen
luan van thac si thiet ke cung cap dien cho truong ngo quyenluan van thac si thiet ke cung cap dien cho truong ngo quyen
luan van thac si thiet ke cung cap dien cho truong ngo quyen
 
Giaotrinhsap2000 120619221525-phpapp02
Giaotrinhsap2000 120619221525-phpapp02Giaotrinhsap2000 120619221525-phpapp02
Giaotrinhsap2000 120619221525-phpapp02
 
Giaxaydung.vn bai-tap-dutoan-10-2013
Giaxaydung.vn bai-tap-dutoan-10-2013Giaxaydung.vn bai-tap-dutoan-10-2013
Giaxaydung.vn bai-tap-dutoan-10-2013
 
Thiết kế bộ điều khiển và bộ quan sát bền vững cho hệ thống con lắc ngược với...
Thiết kế bộ điều khiển và bộ quan sát bền vững cho hệ thống con lắc ngược với...Thiết kế bộ điều khiển và bộ quan sát bền vững cho hệ thống con lắc ngược với...
Thiết kế bộ điều khiển và bộ quan sát bền vững cho hệ thống con lắc ngược với...
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN ...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN ...ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN ...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN ...
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIÀN ẢO TRONG THIẾT KẾ DẦM CAO BÊ TÔNG ỨNG LỰC TRƯỚC ee12a525
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIÀN ẢO TRONG THIẾT KẾ DẦM CAO BÊ TÔNG ỨNG LỰC TRƯỚC ee12a525ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIÀN ẢO TRONG THIẾT KẾ DẦM CAO BÊ TÔNG ỨNG LỰC TRƯỚC ee12a525
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIÀN ẢO TRONG THIẾT KẾ DẦM CAO BÊ TÔNG ỨNG LỰC TRƯỚC ee12a525
 
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG RƠ LE G60 TRONG BẢO VỆ MÁY PHÁT NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG RƠ LE G60 TRONG BẢO VỆ MÁY PHÁT NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN...PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG RƠ LE G60 TRONG BẢO VỆ MÁY PHÁT NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG RƠ LE G60 TRONG BẢO VỆ MÁY PHÁT NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN...
 
Midas civil
Midas civilMidas civil
Midas civil
 
Lap trinhmang(socket)c#
Lap trinhmang(socket)c#Lap trinhmang(socket)c#
Lap trinhmang(socket)c#
 
Network Programming in C#
Network Programming in C#Network Programming in C#
Network Programming in C#
 
Bai giang lap trinhmang voi c#
Bai giang lap trinhmang voi c#Bai giang lap trinhmang voi c#
Bai giang lap trinhmang voi c#
 
lap-trinh-mang-voi-c#
lap-trinh-mang-voi-c#lap-trinh-mang-voi-c#
lap-trinh-mang-voi-c#
 
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh, HAYLuận văn: Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh, HAY
 
Giáo án tin ứng dụng trong thiết kế cầu.pdf
Giáo án tin ứng dụng trong thiết kế cầu.pdfGiáo án tin ứng dụng trong thiết kế cầu.pdf
Giáo án tin ứng dụng trong thiết kế cầu.pdf
 
Nghiên cứu phát triển hệ điều khiển đo đặc tính đầu ra cho bộ định vị sử dụng...
Nghiên cứu phát triển hệ điều khiển đo đặc tính đầu ra cho bộ định vị sử dụng...Nghiên cứu phát triển hệ điều khiển đo đặc tính đầu ra cho bộ định vị sử dụng...
Nghiên cứu phát triển hệ điều khiển đo đặc tính đầu ra cho bộ định vị sử dụng...
 
Đồ án ngành kỹ thuật điện tử truyền thông - Giám sát điện năng qua Internet.doc
Đồ án ngành kỹ thuật điện tử truyền thông - Giám sát điện năng qua Internet.docĐồ án ngành kỹ thuật điện tử truyền thông - Giám sát điện năng qua Internet.doc
Đồ án ngành kỹ thuật điện tử truyền thông - Giám sát điện năng qua Internet.doc
 
Gia công cam trên máy cnc
Gia công cam trên máy cncGia công cam trên máy cnc
Gia công cam trên máy cnc
 

More from luuguxd

Huong dan Setup SACS 5.7
Huong dan Setup SACS 5.7Huong dan Setup SACS 5.7
Huong dan Setup SACS 5.7
luuguxd
 
Hướng dẫn sử dụng SACS 5.6
Hướng dẫn sử dụng SACS 5.6Hướng dẫn sử dụng SACS 5.6
Hướng dẫn sử dụng SACS 5.6
luuguxd
 
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁKHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
luuguxd
 
Trien tau
Trien tau Trien tau
Trien tau
luuguxd
 
Thuyet minh ke bao ve bo
Thuyet minh ke bao ve boThuyet minh ke bao ve bo
Thuyet minh ke bao ve bo
luuguxd
 
Hướng dẫn sử dụng sacs 5.6 (phần modelling)
Hướng dẫn sử dụng sacs 5.6 (phần modelling)Hướng dẫn sử dụng sacs 5.6 (phần modelling)
Hướng dẫn sử dụng sacs 5.6 (phần modelling)
luuguxd
 
Huong dan tekla 15 (ptsc mc)
Huong dan tekla 15 (ptsc mc)Huong dan tekla 15 (ptsc mc)
Huong dan tekla 15 (ptsc mc)
luuguxd
 
THIẾT KẾ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ĐÊ CHẮN SÓNG CẢNG NEO ĐẬU VÀ CỬA BIỂN MỸ Á – GIA...
THIẾT KẾ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ĐÊ CHẮN SÓNG CẢNG NEO ĐẬU VÀ CỬA BIỂN MỸ Á – GIA...THIẾT KẾ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ĐÊ CHẮN SÓNG CẢNG NEO ĐẬU VÀ CỬA BIỂN MỸ Á – GIA...
THIẾT KẾ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ĐÊ CHẮN SÓNG CẢNG NEO ĐẬU VÀ CỬA BIỂN MỸ Á – GIA...
luuguxd
 
Thuyet minh
Thuyet minhThuyet minh
Thuyet minh
luuguxd
 
Da Tau Drawing
Da Tau DrawingDa Tau Drawing
Da Tau Drawing
luuguxd
 
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWTThuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
luuguxd
 
De thi mon ctkt dv vb
De thi mon ctkt dv vbDe thi mon ctkt dv vb
De thi mon ctkt dv vb
luuguxd
 
Thuyết minh
Thuyết minh Thuyết minh
Thuyết minh
luuguxd
 
Tn k53-1 merged
Tn k53-1 mergedTn k53-1 merged
Tn k53-1 merged
luuguxd
 
chuyên đề về cừ thép
chuyên đề về cừ thépchuyên đề về cừ thép
chuyên đề về cừ thép
luuguxd
 
chương 4 : thi công , chống ăn mòn
chương 4 : thi công , chống ăn mònchương 4 : thi công , chống ăn mòn
chương 4 : thi công , chống ăn mòn
luuguxd
 
chương 3 : thiết kế
chương 3 : thiết kếchương 3 : thiết kế
chương 3 : thiết kế
luuguxd
 
chuong 1
 chuong 1 chuong 1
chuong 1
luuguxd
 
Tong quan duong ong khi vn
Tong quan duong ong khi vnTong quan duong ong khi vn
Tong quan duong ong khi vn
luuguxd
 
Phuong phap pthh
Phuong phap pthhPhuong phap pthh
Phuong phap pthh
luuguxd
 

More from luuguxd (20)

Huong dan Setup SACS 5.7
Huong dan Setup SACS 5.7Huong dan Setup SACS 5.7
Huong dan Setup SACS 5.7
 
Hướng dẫn sử dụng SACS 5.6
Hướng dẫn sử dụng SACS 5.6Hướng dẫn sử dụng SACS 5.6
Hướng dẫn sử dụng SACS 5.6
 
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁKHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
 
Trien tau
Trien tau Trien tau
Trien tau
 
Thuyet minh ke bao ve bo
Thuyet minh ke bao ve boThuyet minh ke bao ve bo
Thuyet minh ke bao ve bo
 
Hướng dẫn sử dụng sacs 5.6 (phần modelling)
Hướng dẫn sử dụng sacs 5.6 (phần modelling)Hướng dẫn sử dụng sacs 5.6 (phần modelling)
Hướng dẫn sử dụng sacs 5.6 (phần modelling)
 
Huong dan tekla 15 (ptsc mc)
Huong dan tekla 15 (ptsc mc)Huong dan tekla 15 (ptsc mc)
Huong dan tekla 15 (ptsc mc)
 
THIẾT KẾ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ĐÊ CHẮN SÓNG CẢNG NEO ĐẬU VÀ CỬA BIỂN MỸ Á – GIA...
THIẾT KẾ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ĐÊ CHẮN SÓNG CẢNG NEO ĐẬU VÀ CỬA BIỂN MỸ Á – GIA...THIẾT KẾ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ĐÊ CHẮN SÓNG CẢNG NEO ĐẬU VÀ CỬA BIỂN MỸ Á – GIA...
THIẾT KẾ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ĐÊ CHẮN SÓNG CẢNG NEO ĐẬU VÀ CỬA BIỂN MỸ Á – GIA...
 
Thuyet minh
Thuyet minhThuyet minh
Thuyet minh
 
Da Tau Drawing
Da Tau DrawingDa Tau Drawing
Da Tau Drawing
 
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWTThuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
 
De thi mon ctkt dv vb
De thi mon ctkt dv vbDe thi mon ctkt dv vb
De thi mon ctkt dv vb
 
Thuyết minh
Thuyết minh Thuyết minh
Thuyết minh
 
Tn k53-1 merged
Tn k53-1 mergedTn k53-1 merged
Tn k53-1 merged
 
chuyên đề về cừ thép
chuyên đề về cừ thépchuyên đề về cừ thép
chuyên đề về cừ thép
 
chương 4 : thi công , chống ăn mòn
chương 4 : thi công , chống ăn mònchương 4 : thi công , chống ăn mòn
chương 4 : thi công , chống ăn mòn
 
chương 3 : thiết kế
chương 3 : thiết kếchương 3 : thiết kế
chương 3 : thiết kế
 
chuong 1
 chuong 1 chuong 1
chuong 1
 
Tong quan duong ong khi vn
Tong quan duong ong khi vnTong quan duong ong khi vn
Tong quan duong ong khi vn
 
Phuong phap pthh
Phuong phap pthhPhuong phap pthh
Phuong phap pthh
 

Waveforce

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ. ...................................................................................................... 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. ....................................................................................... 3 I.1. Mục đích thiết kế chương trình. ..................................................................... 3 I.2. Nguyên tắc thiết kế chương trình. .................................................................. 3 I.3. Các tính năng chính của chương trình............................................................ 4 I.4. Cơ sở lý thuyết xác định các tác động của môi trường. ................................. 6 I.4.1. Lý thuyết tính tải trọng sóng và dòng chảy. ............................................... 6 I.4.2. Lý thuyết tính tải trọng hà bám. ................................................................. 8 I.4.3. Lý thuyết tính lực đẩy nổi........................................................................... 9 I.5. Các lý thuyết sóng sử dụng để tính tải trọng sóng và dòng chảy................. 10 I.5.1. Lý thuyết sóng Airy. ................................................................................. 10 I.5.2. Lý thuyết sóng Stokes bậc 5. .................................................................... 11 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. ............................................................................ 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 16 _______________________________________________________________________________ TRANG 1 © by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日 nguyenthehungsan@yahoo.com
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong tính toán thiết kế công trình biển, một trong những nội dung cơ bản là xác định tải trọng sóng tác dụng lên công trình. Đây là công việc chính và có ý nghĩa quan trọng, nhiều khi mang tính chất quyết định, giúp cho việc lựa chọn giải pháp kết cấu nhằm vừa thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật, kinh tế, vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình. Có nhiều loại công trình biển, mỗi loại lại có những đặc trưng kết cấu, yêu cầu sử dụng và khai thác... khác nhau dẫn đến yêu cầu tính toán tải trọng sóng cũng khác nhau. Ở đây chỉ xét đến các loại công trình biển cố định dạng kết cấu mảnh (JACKET, BK...). Có thể coi mô hình của các công trình biển này gồm nhiều thanh liên kết với nhau. Giao điểm của các thanh khi liên kết với nhau gọi là nút. Việc tính tải trọng sóng tác động lên công trình được tính với các thanh thông qua các đặc trưng của sóng tại các nút. Tuy nhiên số thanh của một công trình biển cố định kiểu JACKET, BK.. là tương đối lớn mà việc tính toán tải trọng sóng cho một thanh phải tính toán nhiều các đại lượng trung gian khác. Lúc này khối lượng công việc là khổng lồ, để giải quyết được điều này cần đến sự trợ giúp của máy tính điện tử. Các phương pháp tính toán được lập trình trong các phần mềm. Hiện nay trên thế giới có một khối lượng lớn các chương trình có sẵn để nghiên cứu, tính toán và thiết kế công trình biển, điển hình như: STRUCAD 3D, JACKLOAD, SESAMS, SAMCEF... Tuy nhiên việc tiếp cận các phần mềm này còn hạn chế, ở mức độ nghiên cứu sơ bộ người thiết kế có thể lập các bảng tính hoặc các chương trình tính toán nhỏ để thực hiện việc tính toán tải trọng sóng tác động lên công trình. Với công trình biển cố định dạng kết cấu mảnh tác giả có mạnh dạn nghiên cứu phương pháp tính và thể hiện bằng các thuật toán trong phần mềm WaveForce 1.0. _______________________________________________________________________________ TRANG 2 © by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日 nguyenthehungsan@yahoo.com
  • 3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I.1. Mục đích thiết kế chương trình. Qua kết quả tính toán tải trọng sóng người thiết kế có thể đưa ra đánh giá sơ bộ về kết cấu công trình. Để đánh giá được toàn diện và chi tiết đến độ ổn định, độ bền của kết cấu cần thực hiện tiếp đến bài toán nội lực. Việc thực hiện hai bài toán trên được tiến hành tuần tự và đồng nhất trong một chương trình tính (như STRUCAD 3D, SESAMS...) là tốt nhất. Ở đây tác giả xin đưa ra một phương án khác là kết hợp uyển chuyển giữa các chương trình riêng lẻ để giải quyết vấn đề. Trong đó phần mềm được thiết kế với tên là WaveFroce có vai trò cung cấp số liệu (tải trọng sóng) cho một phần mềm khác tính kết cấu. I.2. Nguyên tắc thiết kế chương trình. Sử dụng Sap2000 ver 7.42, sự kết hợp giữa hai chương trình thể hiện như sau: S¬ ®å tÝnh Sap2000 WaveForce ver 7.42 ver 1.0 Néi lùc T¶i träng sãng Hình 1: Nguyên tắc hoạt động. Với sơ đồ do Sap2000 cung cấp chương trình sẽ tính được tải trọng của môi trường tác động lên công trình. Sơ đồ tính này phải được tạo với các yêu cầu sau: • Hệ đơn vị: Sử dụng KN cho đơn vị lực và m cho đơn vị dài. • Hệ tọa độ: Hệ tọa độ oxyz mặc định trục oz làm trục theo độ cao. • Sơ đồ tính: − Phải được mô tả gồm các thanh liên kết với nhau tại các nút. Các thanh được gán tiết diện dạng PIPE. − Khi xét đến sự làm việc thực của cọc ở trong đất ta dùng đến khái niệm ngàm giả định, vị trí ngàm này khai báo ở tọa độ âm. − Nên để trục tọa độ ở vị trí có thể làm trục đối xứng của công trình. Như vậy cấu trúc cũng như các tính năng của chương trình sẽ được thiết kế xoay _______________________________________________________________________________ TRANG 3 © by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日 nguyenthehungsan@yahoo.com
  • 4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN quanh việc giải bài toán tổng quát sau: Số liệu đầu vào: Môi trường và Công trình. • Độ sâu nước: độ sâu hải đồ, nước dâng do triều, nước dâng do bão. • Sóng: chiều cao sóng, chu kỳ sóng. • Dòng chảy liên kết với hướng sóng: Vận tốc dòng chảy mặt, dòng chảy đáy. • Hà bám: phạm vi, bề dày. • Sơ đồ tính của công trình đã được tạo trong Sap2000 ver 7.42 và lưu trong file dạng *.S2K. Yêu cầu tính toán: Xác định tải trọng môi trường tác động lên công trình, truyền kết quả sang cho chương trình Sap2000 ver 7.42. Hướng giải quyết: Các tác động của môi trường biển lên công trình gồm có: tải trọng của sóng và dòng chảy, tải trọng do hà bám, lực đẩy nổi... trong đó tải trọng sóng và dòng chảy là đáng kể. Việc tính toán được thực hiện với mỗi thanh rồi qui kết quả tính được về các nút của công trình. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng Visual Basic .NET 2003 với giao diện thuần việt trực quan, thân thiện, dễ sử dụng được thiết kế để tính toán cả 3 tải trọng này. I.3. Các tính năng chính của chương trình. Ngoài việc tính toán tác động của môi trường, chương trình còn được mở rộng và phát triển thêm các tính năng sau: • Kiểm tra độ mảnh của các phần tử thanh trong công trình, sơ bộ đưa ra đánh giá về kết cấu. • Tính toán các khối lượng nước kèm, khối lượng hà bám. Cung cấp các số liệu này cho Sap2000 ver 7.42 để giải bài toán dao động riêng. • Cho phép thay đổi tiết diện của các phần tử thanh trực tiếp trong chương trình. • Tạo một sơ đồ tính mới từ sơ đồ tính cũ bằng cách quay quanh trục oz. Cấu trúc và các tính năng của chương trình được thể hiện dưới dạng sơ đồ khối như sau: _______________________________________________________________________________ TRANG 4 © by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日 nguyenthehungsan@yahoo.com
  • 5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN WaveForce §äc s¬ ®å tÝnh KiÓm tra ®é m¶nh tõ file S2K Khai b¸o c¸c th«ng sè m«i kh«ng tháa m·n tr−êng khÝ t−îng h¶i v¨n Thay ®æi kÝch th−íc TÝnh t¶i träng sãng kÕt cÊu kh«ng phï hîp XuÊt kÕt qu¶ kh«ng tho¶ m·n ra file S2K Thay ®æi h−íng ®Æt c«ng tr×nh Sap2000 tÝnh néi lùc TÝnh c¸c khèi l−îng: XuÊt kÕt qu¶ Sap2000 tÝnh hµ b¸m, n−íc kÌm ra file S2K dao ®éng riªng TÝnh träng t©m, phï t©m Hình2: Sơ đồ khối về cấu trúc và các tính năng của chương trình. _______________________________________________________________________________ TRANG 5 © by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日 nguyenthehungsan@yahoo.com
  • 6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN I.4. Cơ sở lý thuyết xác định các tác động của môi trường. I.4.1. Lý thuyết tính tải trọng sóng và dòng chảy. Tác động của sóng lên công trình biển mang bản chất động và là trội tuyệt đối trong tổng tải trọng ngang tác dụng lên kết cấu khối chân đế. Tùy theo tính chất của lực sóng tác dụng mà các phần tử của kết cấu ngoài biển được chia thành vật thể mảnh và vật thể có kích thước lớn. Đối với vật thể mảnh thì lực quán tính và lực cản của sóng là đáng kể, còn đối với vật thể lớn thì ảnh hưởng của nhiễu xạ lại đóng vai trò quyết định. Ở đây chỉ xét công trình biển cố định bằng thép dạng kết cấu mảnh (D/L≤0.2), tải trọng của sóng và dòng chảy tác động lên công trình mà cụ thể là các thanh được tính toán theo công thức Morison dạng chuẩn tắc: w w δU q = FD + FI = C D AU U + C I V 2g g δt Trong đó: q: Tải trọng sóng và dòng chảy tác dụng lên thanh, KN/m. FD: Lực cản vận tốc, KN/m. FI: Lực quán tính, KN/m. CD: Hệ số cản vận tốc. CI: Hệ số quán tính. A: Kích thước đặc trưng của phần tử thanh, m. Với thanh tròn đường kính D thì A=D V: Diện tích mặt cắt bao quanh tiết diện, V = π*D2/4, m2. w: Trọng lượng riêng của nước biển, w = 10.25 KN/m3. g: Gia tốc trọng trường, g = 9.81 m/s2. U: Vận tốc của phần tử nước, m/s. δU : Gia tốc của phần tử nước, m/s2. δt Tải trọng sóng tác động lên thanh xiên: Để tổng quát cho thuật toán ta xét một thanh xiên bất kì trong hệ tọa độ xyz như sau: _______________________________________________________________________________ TRANG 6 © by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日 nguyenthehungsan@yahoo.com
  • 7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN Giả sử hướng lan truyền sóng trùng với trục x, z chuyển động của nước có liên quan đến sóng và dòng chảy được đặc trưng bởi các thành vn phần vận tốc, gia tốc theo phương ngang (vx, ax) và theo phương đứng (vz, az). Tức là thành ϕ vτ phần vectơ vận tốc và gia tốc của chuyển động x nước tại một điểm là: θ r r r v = vx + vz r r r y a = ax + az Hình 3: Sơ đồ phần tử thanh có vị Phân tích v và a theo các thành phần pháp trí bất kỳ trong không gian. tuyến và tiếp tuyến so với trục của thanh, ta có: r r r v = vn + vτ r r r a = an + aτ Ở đây vn và an là các thành phần gây ra tải trọng sóng lên thanh. Từ các hình chiếu ta xây dựng được các công thức tính vn, an và các thành phần của nó trên các trục như sau: v n = v 2 + v 2 − (c x v x + c z v z ) 2 x z v nx = v x − c x (c x v x + c z v z ) v ny = −c y (c x v x + c z v z ) v nz = v z − c z (c x v x + c z v z ) a n = a 2 + a 2 − (c x a x + c z a z ) 2 x z a nx = a x − c x (c x a x + c z a z ) a ny = −c y (c x a x + c z a z ) a nz = a z − c z (c x a x + c z a z ) Trong đó cx, cy, cz là các cosin chỉ phương của thanh trong hệ tọa độ và được xác định: x 2 − x1 y 2 − y1 c x = sin ϕ * cos ϕ = c y = sin ϕ * sin θ = L L z 2 − z1 c z = cos ϕ = L= (x 2 − x 1 )2 + (y 2 − y1 )2 + (z 2 − z1 )2 L Đến đây là đủ các đại lượng để sử dụng công thức Morison tính các thành phần tải _______________________________________________________________________________ TRANG 7 © by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日 nguyenthehungsan@yahoo.com
  • 8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN trọng phân bố tác dụng lên thanh xiên trên, công thức xác định như sau: w w q x = CD . A. v n v nx + C I . V.a nx 2g g w w q y = CD . A. v n v ny + C I . V.a ny 2g g w w q z = CD . A. v n v nz + C I . V.a nz 2g g Sau khi tìm được các lực phân bố q theo các phương, tiến hành tổng hợp lực để qui về nút, việc này được làm trên cơ sở lý thuyết của Cơ Học Kết Cấu. Chú ý trường hợp thanh chỉ có 1 phần nằm trong mặt sóng: Giả sử tại một thời điểm t nào đó mặt sóng và công trình có vị trí như sau: Ở hình vẽ trên các thanh 1 – 2, 1 – 3, 1 – 4 giao 4 3 với mặt sóng tại các điểm 2’, 3’, 4’. Lúc này không phải tính toán tải trọng sóng lên các 4' thanh 1 – 2, 1 – 3, 1 – 4 nữa mà phải tính với 3' 2' các thanh 1 – 2’, 1 – 3’, 1 – 4’, nhưng sau đó thì 1 2 qui các hợp lực về các nút 1, 2, 3, 4. Quan điểm tính toán như này cũng được dùng trong việc tính tải trọng hà bám và đẩy nổi sẽ trình bày dưới đây. I.4.2. Lý thuyết tính tải trọng hà bám. Môi trường biển có nhiều sinh vật trong vùng Hình 4: Sơ đồ mặt sóng giao với xung quanh công trình sẽ sinh sôi và bám vào phần tử thanh trong công trình. bề mặt của các thanh. Điều này sẽ làm tăng kích thước và thay đổi tính chất bề mặt, dẫn đến tải trọng sóng và dòng chảy tác dụng lên các thanh cũng thay đổi. Ở đây chỉ xét đến tải trọng hà bám, nó chính là trọng lượng của hà bám bám trên bề mặt các thanh: Phb = π 4 ( ) * (D + 2 * t hb ) − D 2 * L * ρ hb 2 Trong đó: Phb: trọng lượng hà bám, KN. _______________________________________________________________________________ TRANG 8 © by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日 nguyenthehungsan@yahoo.com
  • 9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN D: đường kính thanh, m. thb: bề dày hà bám, m. L: chiều dài thanh, m. ρhb: trọng lượng riêng của hà bám, ρhb = 13 KN/m3. Tải trọng này sẽ được coi là lực đứng đặt tại trọng tâm của thanh. Chú ý trường hợp thanh nằm trong nhiều phạm vi hà bám khác nhau: Để cho đơn giản và gần đúng khi xét các thanh nằm trong nhiều phạm vi khác nhau ta có thể tính toán lấy giá trị trung bình của bề dày hà bám trên thanh. Ví dụ thanh 1 – 2 nằm trong 3 phạm vi 2, 2 4 3, 4, sẽ được tính trung bình trong 3 phạm vi này. Thanh 3 – 4 nằm ngay trên mặt phân cách giữa phạm vi 2 và 3 sẽ được 3 3 4 tính toán với mức 2. 2 1 I.4.3. Lý thuyết tính lực đẩy nổi. 1 Tương tự như tải trọng hà bám, lực đẩy nổi cũng được coi là tải trọng đứng đặt tại trọng tâm của phần tử thanh. Giá trị được Hình 5: Sơ đồ phần tử thanh nằm trong tính như sau: nhiều phạm vi hà bám. π * (D + 2 * t hb ) * L * ρ n 2 Fdn = 4 Trong đó: Fdn: lực đẩy nổi, KN. D: đường kính thanh, m. thb: bề dày hà bám, m. L: chiều dài thanh, m. ρn: trọng lượng riêng của nước biển, ρn = 1.025 KN/m3. Cần chú ý rằng chỉ xét lực đẩy nổi và tải trọng sóng tác động lên phần thanh nằm trên đáy biển và dưới mặt sóng. _______________________________________________________________________________ TRANG 9 © by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日 nguyenthehungsan@yahoo.com
  • 10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN I.5. Các lý thuyết sóng sử dụng.. I.5.1. Lý thuyết sóng Airy. Lý thuyết sóng này được xây dựng trên cơ sở sử dụng hệ bốn phương trình thủy động lực học sóng; coi profil mặt sóng có dạng hình sin; chiều cao sóng H là bé so với chiều dài sóng L và độ sâu nước d. Kết quả tính đã bỏ qua các đại lượng vô cùng bé bậc cao. Ở đây ta chỉ xét sóng phẳng. Có thể coi mô hình của lý thuyết sóng Airy như sau: S.W.L H d L z Đáy biển o x Hình 6: Mô hình sóng Airy. • Chọn hệ tọa độ xoz như trên (trục x hướng theo phía lan truyền sóng, trục z hướng thẳng đứng từ dưới lên; gốc tọa độ O đặt tại đáy biển). • Thực hiện tuyến tính hóa hệ phương trình động lực học sóng (bỏ qua các số hạng phi tuyến và các vô cùng bé bậc cao), sau một số phép biến đổi ta xác định được biên độ của mặt sóng so với mực nước tĩnh (S.W.L) biểu diễn dưới dạng: H η (x,t) = .cos(kx-ωt) gọi là phương trình sóng bề mặt. 2 Trong đó: ω và k là tần số vòng và số sóng : ω = g * k * th( k * d ) 2π k= L • Các thành phần vận tốc theo phương ngang (theo trục x) và phương thẳng đứng (theo trục z) của phần tử chất lỏng có tọa độ (x,z) được xác định từ các công thức sau: ωH ch( kz) vx = .cos(kx-ωt) 2 sh ( kd) ωH sh ( kz) vz = .sin(kx-ωt) 2 sh ( kd) _______________________________________________________________________________ TRANG 10 © by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日 nguyenthehungsan@yahoo.com
  • 11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN • Vận tốc lan truyền sóng không đổi gọi là vận tốc pha: ω L c= = k T • Lý thuyết sóng Airy xét các sóng có chiều cao bé cho nên các thành phần gia tốc chuyển động của các phần tử chất lỏng có tọa độ (x,z) theo phương ngang và phương đứng có thể xác định gần đúng như sau : ω 2 H ch( kz) ax = . .sin(kx-ωt). 2 sh ( kd) ω 2 H sh ( kz) az = . .cos(kx-ωt). 2 sh ( kd) I.5.2. Lý thuyết sóng Stokes bậc 5. Lý thuyết sóng này xuất phát từ ý tưởng phân tích phương trình mặt sóng thành chuỗi và xác định các hệ số của chuỗi từ các điều kiện thỏa mãn các phương trình thủy động lực học đối với sóng có biên độ hữu hạn. • Khi sóng có chiều cao H, số sóng k và tấn số vòng ω lan truyền theo chiều dương của trục x, thì độ dâng của bề mặt chất lỏng so với mực nước tĩnh có thể biểu diễn dưới dạng: 1 n η(x,t) = ∑ Fn.cosn(kx-ωt) k i =1 Trong đó: Fn (n=1..5) được xác định theo các biểu thức: F1 = a F2 = a2F22 + a4F24 F3 = a3F33 + a5F35 F4 = a4F44 F5 = a5F55 F22, F24, F33, F35, F44, F55 gọi là các thông số hình dáng của sóng, phụ thuộc vào trị số kd=2ðd/L và chúng có quan hệ với chiều cao sóng H theo biểu thức: kH=2[a+a3F33+a5(F35+F55)] • Thành phần vận tốc theo phương ngang và phương đứng tại điểm có tọa độ (x,z) trong vùng nước có độ sâu d được xác định theo biểu thức: _______________________________________________________________________________ TRANG 11 © by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日 nguyenthehungsan@yahoo.com
  • 12. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ω 5 ch( nkz) vx = ∑ G n sh(nkd) . cos n(kx − ωt ) k n =1 ω 5 sh ( nkz) vz = ∑Gn . sin n (kx − ωt ) k n =1 sh ( nkd) Trong đó: Gn (n=1..5) được xác định theo các biểu thức: G1 = aG11 + a3G13 + a5G15 G2 = 2(a2G22 + a4G24) G3 = 3(a3G33 + a5G35) G4 = 4a4G44 G5 = 5a5G55 G11, G13, G15, G22, G24, G33, G35, G44, G55 là các giá trị phụ thuộc vào tỉ số d/L. • Các thành phần gia tốc theo phương ngang và phương đứng tại điểm có tọa độ (x,z) trong vùng nước có độ sâu nước d được xác định như sau: kc 2 5 ax = 2 ∑ R n sin n(kx − ωt ) n =1 kc 2 5 az − 2 ∑ Sn . cos n(kx − ωt ) n =1 Trong đó: Rn (n=1..5) được xác định theo biểu thức : R 1 = 2U 1 − U 1 U 2 − U 2 U 3 − V1 V2 − V2 V3 2 2 R 2 = 4U 2 − U 1 + V1 − 2U 1 U 3 − 2V1 V3 R 3 = 6U 3 − 3U 1 U 2 + 3V1 V2 − 3U 1 U 4 − 3V1 V4 R 4 = 8U 4 − 2U 2 + 2V2 − 4U 1 U 3 + 4V1 V3 R 5 = 10U 5 − 5U 1 U 4 − 5U 2 U 3 + 5V1 V4 + V2 V3 Sn (n=1..5) được xác định theo biểu thức : S1 = 2V1 − 3U 1 U 2 − 3U 2 V1 − 5U 2 U 3 − 5U 3 V2 S 2 = 4V2 − 4U 1 V3 − 4U 3 V1 S3 = 6V3 − U 1 V2 + U 2 V1 − 5U 2 V4 − 5U 4 V1 S 4 = 8V4 − 2U 1 V3 + 2U 3 V1 + 4U 2 V2 _______________________________________________________________________________ TRANG 12 © by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日 nguyenthehungsan@yahoo.com
  • 13. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN S5 = 10V5 − 3U 1 V4 + 3U 4 V1 − U 2 V3 + U 3 V2 Các giá trị Un (n=1..5) và Vn (n=1..5) tính theo biểu thức : ch( nkz) Un = Gn. sh ( nkd) sh ( nkz) Vn = G n . sh ( nkd) • Tần số vòng ω : ω2 = (gk)(1+a2C1+a4C2)th(kd) Trong đó: C1, C2 – thông số sóng, phụ thuộc vào tỷ số d/L. I.6. Tính toán vận tốc dòng chảy. Dòng chảy biển được tạo bởi hai chuyển động chủ yếu gây lên đó là dòng chảy do thuỷ triều và dòng chảy do gió. Với số liệu quan trắc được dùng cho thiết kế đã tổng hợp từ hai vận tốc dòng chảy do gió và do triều đối với vận tốc mặt và vận tốc đáy. z i j d Hình 7: Sơ đồ tính toán vận tốc dòng chảy. Dòng chảy được xác định trên cơ sở các giả thiết sau: – Coi vận tôc dòng chảy của dòng nước là nằm ngang, đều và ổn định. – Xét công trình trong điều kiện công trình không ảnh hưởng đế chuyển động của dòng chảy. – Coi hướng vận tốc dòng chảy mặt và đáy là cùng hướng. Chính vì vậy vận tốc dòng chảy tại các độ sâu z được xác định theo qui luật tuyến tính, dựa theo công thức sau: _______________________________________________________________________________ TRANG 13 © by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日 nguyenthehungsan@yahoo.com
  • 14. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ⎛ v − vd ⎞ v dc ( z) = v d + ⎜ m ⎟z ⎝ d ⎠ Trong đó: vm: vận tốc dòng chảy mặt, m/s. vd: vận tốc dòng chảy đáy, m/s. d: độ sâu nước tính toán, m. z: là độ sâu tính toán, m. Vận tốc của dòng chảy sẽ được tổng hợp với vận tốc của sóng rồi sử dụng công thức Morison tính toán tải trọng của sóng và dòng chảy. _______________________________________________________________________________ TRANG 14 © by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日 nguyenthehungsan@yahoo.com
  • 15. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Ngoài việc tính toán tải trọng của môi trường tác động lên công trình để cung cấp số liệu cho Sap2000 ver 7.42 tính nội lực, chương trình còn có thêm các tính năng khác trợ giúp cho việc thiết kế công trình biển là những nét ưu thế của chương trình. Các ưu điểm: • Kiểm tra độ mảnh của công trình. Giúp cho việc lựa chọn sơ bộ kết cấu ban đầu một cách hợp lý. • Cho phép thay đổi tiết diện trực tiếp trong chương trình. Kết hợp với tính năng tính tải trọng sóng, người thiết kế có thể lựa chọn các giải pháp kết cấu khác nhau để chọn ra một giải pháp phù hợp giảm thiểu được tác động của môi trường. • Cho phép quay sơ đồ tính của công trình quanh trục oz để tạo ra một sơ đồ mới. Sơ đồ này dùng để xét các hướng sóng khác nhau hoặc sơ bộ chọn lựa hướng đặt công trình. • Tính toán được trọng tâm và phù tâm của công trình khi công trình đã được đặt dưới biển. Tuy vậy chương trình còn có các khiếm khuyết: • Việc nhập sơ đồ tính và tính toán nội lực, tính dao động riêng còn phải nhờ đến sự trợ giúp của Sap2000 ver 7.42. • Các tải trọng hà bám, lực đẩy nổi mới chỉ coi là lực tập trung đặt tại trọng tâm của thanh, chưa sát với thực tế, tuy nhiên sự sai khác là có thể chấp nhận được. • Yêu cầu về sơ đồ tính phải là các thanh liên kết với nhau tại các nút. Để kết quả càng chính xác thì yêu cầu cần chia mịn phần tử. Việc làm này phải được thực hiện trước ở trong Sap2000. • Việc nhận dạng các loại thanh của công trình khi kiểm tra độ mảnh còn kém. Kiến nghị và phương hướng phát triển chương trình: Giống như các chương trình khác (STRUCAD 3D, JACKLOAD...) tác giả có mong muốn phát triển chương trình WaveForce của mình thành một chương trình hoàn chỉnh chuyên về tính toán và thiết kế công trình biển. Về cấu trúc sẽ gồm nhiều môđul, mỗi môđul được thiết kế để thực hiện một phần công việc rõ ràng và rành mạch. _______________________________________________________________________________ TRANG 15 © by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日 nguyenthehungsan@yahoo.com
  • 16. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN TÀI LIỆU THAM KHẢO. [1] Giáo trình công trình biển cố định. GS.TS PHẠM KHẮC HÙNG GVC.KS HOÀNG THIỆN TOÀN [2] Báo cáo Nghiên cứu phương pháp luận xác định các phản ứng động của chân đế DKBCĐ chịu tác động của sóng và dòng chảy. VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN. [3] Môi trường Biển tác động lên Công trình. PGS.TS VŨ UYỂN DĨNH. [4] Nhập môn đồ họa máy tính. [5] Ngôn ngữ lập trình Visual Basic .NET 2003. _______________________________________________________________________________ TRANG 16 © by NGUYỄN THẾ HÙNG, 平成 17 年 12 月 2 日 nguyenthehungsan@yahoo.com