SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
Chuyên đề : Hiệp định chống bán phá giá của WTO và của Hoa Kỳ và
những thách thức liên quan đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
Lời mở đầu.
Các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi các biện pháp
chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của họ cả về số lượng các biện pháp
cũng như mức thuế chống bán phá giá họ phải chịu. Những nước đang phát
triển bị ảnh hưởng nhiều nhất là Trung Quốc, Philippines, Mexico, Malaysia
và Thái Lan, Việt Nam. Các nước đang phát triển sử dụng các biện pháp chống
bán phá giá đối với hàng nhập khẩu sang nước họ nhiều hơn so với mức độ sử
dụng các biện pháp này của các nước phát triển. Những nước đang phát
triển thường hay sử dụng biện pháp này là ấn Độ, Argentina, Brazil, Mexico và
Nam Phi.
Nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng các biện pháp chống bán phá
giá dẫn đến những tổn thất đáng kể, nhất là đối với những nước sử dụng các biện
pháp này dưới hình thức nâng giá và giảm cạnh tranh. Không thể xác định
được liệu Hiệp định về Chống bán phá giá có hạn chế việc sử dụng các biện
pháp chống bán phá giá hay không hoặc Hiệp định này có giống như một “van
an toàn” có tác động tích cực đến khuynh hướng ràng buộc hoặc giảm thuế
hay không. Ở Việt Nam sau hơn hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới, nước
ta đã đạt được những thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã
hội. Đặc biệt là những thành công lớn trong lĩnh vực kinh tế khi chúng ta bắt đầu
có những chính sách thương mại thông thoáng, thu hút nguồn vốn đầu tư trong và
ngoài nước vào các công trình xây dựng, cơ sở sản xuất kinh doanh gia tăng các
hoạt động xuất nhập khẩu…góp phần phát triển kinh tế khá mạnh mẽ và ổn định
nhất là khi chúng ta vào WTO nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam ngày
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
càng tăng làm biến đổi toàn bộ bộ mặt của đất .Để bắt nhịp cùng quá trình toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã nhanh chóng tham gia nhiều tổ chức
kinh tế - thương mại quốc tế và khu vực nhằm tìm kiếm cơ hội cho mình. Đứng
trước tình hình trên, chúng ta có thể thấy rằng không thể thiếu được vai trò của nhà
nước trong việc xây dựng và đưa ra các biện pháp chống lại tình trạng bán phá giá
nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước, tạo lập môi trường pháp lý vững chắc cho
hoạt động thương mại, giúp các doanh nghiệp tham gia vào đời sống kinh tế quốc
tế và tuân thủ những cam kết của WTO.
Nhận thức đây là vấn đề quan trọng trong thời kỳ toàn cầu hoá hiện nay nên
tôi chọn chuyên đề “ Hiệp định chống bán phá của WTO và của Hoa Kỳ và những
thách thức liên quan đến xuất khẩu hàng hoá của Việt nam” làm bài viết tiểu luận
cho mình với hy vọng sau quá trình nghiên cứu tôi có thể hiểu và biết nhiều hơn về
vấn đề này.
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
I. Hiệp định chống bán phá giá của WTO và Luật chống bán phá giá của
Hoa Kỳ .
1. Lịch sử ra đời Hiệp định chống bán phá giá của WTO.
Điều VI của GATT, vốn là cơ sở của các biện pháp chống bán phá giá, đã
được quy định từ đầu trong GATT. Với mục đích để giải thích chứ không phải để
sửa đổi, Điều VI là một thỏa thuận đầu tiên về chống bán phá giá đã được đưa
vào trong GATT sau Vòng đàm phán Kennedi năm 1967. Vào thời điểm đó,
Hiệp định về Chống bán phá giá là hiệp định đầu tiên về hàng rào thương
mại phi thuế quan trong khuôn khổ GATT. Hiệp định này sau đó đã được đàm
phán lại trong Vòng đàm phán Tokvo và được sửa đổi, bổ sung vào năm 1979.
Hiệp định ban đầu chỉ áp dụng cho những nước tham gia ký kết, những sau
Vòng đàm phán Uruguay, Hiệp định về Chống bán phá giá được áp dụng cho
tất cả các nước thành viên của WTO.
Trong Vòng đàm phán Uruguay, các nước đang phát triển, đặc biệt là các
nền kinh tế hùng mạnh (Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore), có được sự đồng
tình đối với một số yêu cầu thắt chặt sử dụng các biện pháp chống bán phá giá.
Tuy thế, những người chỉ trích vẫn gĩư ý kiến cho rằng Hiệp định về Chống bán
phá giá được đưa vào Vòng đàm phán Uruguay đã không trực tiếp thay đổi
được mà chỉ chuyển hóa thực tiễn vận dụng cơ bản ở châu Mỹ và châu Âu trong
lĩnh vực này. Một số người khác có ý kiến cho rằng so với Hiệp định đưa vào
Vòng đàm phán Tokio, Hiệp định về Chống bán phá giá của Vòng đàm phán
Uruguay thiếu rõ ràng hơn rất nhiều.
2. Nội Dung Hiệp định chống bán phá giá WTO
Hiệp định về Chống bán phá giá đặt ra tiêu chí để xác định khi nào một
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
hàng hóa được coi là bán phá giá, “giá trị thông thường” của một hàng hóa sẽ
được xác định như thế nào, thủ tục điều tra sẽ được tiến hành ra sao để xác minh
liệu ngành sản xuất trong nước có bị thiệt hại vật chất hay không, và phương
thức tính mức thuế bảo hộ (thuế chống bán phá giá) sẽ thế nào. Hiệp định này
bao hàm những quy định chi tiết để tính toán và mang tính kỹ thuật cao. Tóm
lại, đây là phương thức tính toán cái gọi là biên độ phá giá. Biên độ phá giá là
mức chênh lệch giữa giá xuất khẩu của một sản phẩm với giá trị thông thường
của sản phẩm đó. Giá trị thông thường có thể được tính theo nhiều cách tuỳ
thuộc vào điều kiện của thị trường trong nước. Quy định chủ đạo là giá trị
thông thường chính là giá bán trên thị trường trong nước. Nếu như không
có thị trường đại diện trong nước (tức là khi thị trường trong nước chiếm
chưa đầy năm phần trăm tổng khối lượng hàng bán ra của công ty), thì giá
trị thông thường có thể được xác định lấy căn cứ là chi phí sản xuất ở thị
trường trong nước, giá bán trên một thị trường xuất khẩu có thể so sánh khác,
hoặc chi phí sản xuất ở một nước khác.
Hiệp định về Chống bán phá giá cũng có những quy định liên quan đến việc
khi nào những cam kết về giá của mỗi nước xuất khẩu sẽ được chấp nhận. Cam
kết về giá có nghĩa là một nước xuất khẩu cam kết sẽ bán thấp hơn một mức giá
tối thiểu nhất định nào đó để tránh phải trả thuế chống bán phá giá.
Hiệp định này còn nêu rõ những điều kiện có thể sử dụng các biện pháp
chống bán phá giá. Tuy nhiên, Hiệp định lại không đưa ra một yêu cầu nào
để các nước phải ban hành luật về chống bán phá giá hoặc thực hiện Hiệp
định này theo một cách khác. Số lượng những nước có luật về chống bán phá giá
cũng đã tăng đáng kể từ khi WTO ra đời, từ 45 nước trong năm 1994 lên 87
nước vào năm 2002, mặc dù chỉ có 30 nước trong số đó sử dụng các biện pháp
chống bán phá giá. Quan trọng hơn cả, đã có thêm nhiều nước đang phát triển
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
thông qua luật về chống bán phá giá. Tuy vậy, vẫn còn nhiều nước đang phát triển
trong số những nước còn chưa có luật về chống bán phá giá, mà theo Zanardi,
nguyên nhân có thể là do những khó khăn về tài chính khi sử dụng các biện pháp
chống bán phá giá.
3. Đối xử đặc biệt và khác biệt với các nước đang phát triển trong hiệp
định chống bán phá giá của WTO.
Trong Hiệp định về Chống bán phá giá có một điều khoản chung quy định
rằng cần xem xét kỹ lưỡng những trường hợp sử dụng biện pháp chống bán phá
giá đối với các nước đang phát triển. Hiệu quả của điều khoản này còn chưa thấy
rõ và trong nội dung không đòi hỏi về bất kỳ nghĩa vụ chung hay cụ thể nào,
những các nước thành viên phải tích cực nghiên cứu tỉ mỷ những khả năng xem
xét đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Bởi lẽ phần đặc biệt nói về các
nước đang phát triển không đưa ra bất cứ lợi ích vật chất hay thực tiễn nào đối
với các nước này, nên một số người đã nói đến tính không hiệu quả của nó.
Không có quy định đặc biệt nào trong Hiệp định này có lợi cho các nước
LDC và cũng không có yêu cầu nào đặt ra để các nước đang phát triển nhận được
hỗ trợ kỹ thuật trong khuôn khổ của Hiệp định. Tuy nhiên, nếu một nước chỉ
chiếm chưa đầy ba phần trăm kim ngạch xuất khẩu của nước đó thì việc điều
tra sẽ được chấm dứt. Người ta cho rằng làm như vậy sẽ bảo vệ được những
nước xuất khẩu nhỏ bé, chẳng hạn như các nước LDCs. Từ năm 1995, biện
pháp chống bán phá giá mới chỉ được sử dụng để chống lại một nước LDC là
thành viên của WTO, đó là Bangladesh.
4. Nộp đơn yêu cầu tiến hành điều tra chống phá giá
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
Việc điều tra nhằm xác định sự tồn tại, mức độ và tác động của một sản phẩm
bị bán phá giá sẽ được tiến hành khi:
- Có đơn bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho
ngành sản xuất trong nước đề nghị điều tra phá giá;
- Không có đơn bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện
cho ngành sản xuất trong nước nhưng cơ quan điều tra có đầy đủ bằng chứng về
việc bán phá giá, thiệt hại và mối liên hệ giữa hai yếu tố này.
Cơ quan điều tra sẽ xác minh tính chính xác và đầy đủ của các bằng chứng
nêu trong đơn để xác định xem đã có đủ lý do hợp lệ để tiến hành điều tra chưa. Cơ
quan điều tra sẽ không tiến hành điều tra phá giá trừ khi xác định được rằng đơn
xin điều tra được nộp bởi ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản
xuất trong nước của sản phẩm tương tự, nghĩa là:
- Sản lượng sản xuất sản phẩm tương tự của các nhà sản xuất trong nước
ủng hộ việc nộp đơn phải lớn hơn sản lượng của các nhà sản xuất trong nước phản
đối đơn; và
- Sản lượng của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc nộp đơn phải chiếm
ít nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của ngành sản xuất trong nước.
Cuộc điều tra phá giá sẽ bị chấm dứt ngay lập tức nếu cơ quan điều tra xác
định được rằng:
- Biên độ phá giá nhỏ hơn 2% giá xuất khẩu; hoặc
- Số lượng nhập khẩu hàng bị nghi ngờ bán phá giá từ một nước nhỏ hơn
3% tổng nhập khẩu sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu, trừ trường hợp từng
nước xuất khẩu có lượng hàng nhập khẩu dưới 3%, nhưng lượng hàng nhập khẩu
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
của tất cả các nước xuất khẩu chiếm trên 7% tổng nhập khẩu sản phẩm tương tự ở
nước nhập khẩu.
Thủ tục hải quan vẫn được tiến hành trong khi điều tra phá giá. Trừ trường
hợp đặc biệt, một cuộc điều tra phá giá sẽ được tiến hành trong vòng 1 năm, và
trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được quá 18 tháng.
5. Cam kết giá trong thương mại quốc tế
Việc điều tra có thể ngừng hoặc kết thúc mà không cần áp dụng biện pháp
tạm thời hoặc thuế chống bán phá giá nếu một nhà xuất khẩu tự nguyện cam kết
tăng giá lên hoặc ngừng xuất khẩu phá giá vào khu vực thị trường đang điều tra và
được cơ quan điều tra nhất trí rằng biện pháp này sẽ khắc phục được thiệt hại. Mức
giá tăng không nhất thiết phải lớn hơn mà thường là nhỏ hơn biên độ phá giá nếu
như đã đủ để khắc phục thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.
Cơ quan điều tra sẽ không chấp nhận cho các nhà xuất khẩu cam kết giá
nếu thấy việc cam kết không khả thi, chẳng hạn như khi số lượng nhà xuất khẩu
thực tế quá lớn. Trong trường hợp này, cơ quan điều tra sẽ giải thích rõ lý do
không chấp nhận cam kết giá với các nhà xuất khẩu.
Nếu cơ quan điều tra chấp nhận việc cam kết giá thì cuộc điều tra phá giá
và thiệt hại vẫn có thể được hoàn tất nếu nhà xuất khẩu muốn như vậy và cơ quan
điều tra đồng ý. Trong trường hợp này, nếu điều tra đi đến kết luận là không có phá
giá hoặc không gây thiệt hại thì việc cam kết giá sẽ đương nhiên chấm dứt, trừ khi
kết luận trên được rút ra trong bối cảnh đã cam kết giá rồi. Trường hợp này, cam
kết giá sẽ được duy trì trong thời hạn hợp lý.
Cơ quan điều tra có thể đề nghị nhà xuất khẩu cam kết giá nhưng nhà xuất
khẩu không bắt buộc phải cam kết.
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
Các cơ quan hữu quan của nước nhập khẩu có thể yêu cầu bất kỳ nhà xuất
khẩu nào đã chấp nhận cam kết giá cung cấp thông tin định kỳ về việc thực hiện
cam kết giá. Trường hợp nhà xuất khẩu vi phạm cam kết giá, cơ quan điều tra có
thể lập tức áp dụng biện pháp tạm thời trên cơ sở các thông tin mà họ có (best
information).
6. Áp dụng thuế và thu thuế chống bán phá giá
Việc quyết định có đánh thuế chống bán phá giá hay không và đánh thuế
tương đương hay nhỏ hơn biên độ phá giá sẽ do cơ quan điều tra của nước nhập
khẩu quyết định.
Đối với một sản phẩm bị bán phá giá, cơ quan chức năng sẽ xác định biên độ
phá giá riêng cho từng nhà xuất khẩu/sản xuất. Thuế chống bán phá giá sẽ được áp
dụng cho từng trường hợp, trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu
từ tất cả các nguồn được coi là gây thiệt hại, trừ trường hợp đã cam kết giá.
Trị giá thuế chống bán phá giá áp dụng sẽ không được vượt quá biên độ phá
giá.
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
II. Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ.
1. Văn bản pháp quy về chống bán phá giá của Hoa kỳ
Chính sách chống phá giá của Hoa kỳ được thể hiện thông qua Luật chống
bán phá giá năm 1921. Kho bạc Nhà nước Hoa kỳ lúc đó được giao nhiệm vụ điều
tra các hành vi bán phá giá và ấn định mức thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên,
nhiệm vụ này đã được chuyển giao cho Bộ Thương mại Hoa kỳ đảm nhận sau khi
Nghị viện Hoa kỳ thông qua một đạo luật mới về thực thi hiệp định thương mại
(Trade Agreement Act), trong đó có quy định liên quan đến việc điều tra, áp dụng
thuế chống phá giá vào năm 1979.
Sau khi WTO ra đời trên cơ sở kết quả đàm phán của vòng Uruguay vào năm
1995, các quy định của Hoa kỳ về chống bán phá giá phải tuân thủ theo Hiệp định
về chống bán phá giá của WTO. Trên cơ sở đó, Hoa kỳ đã ban hành Quy định về
chống bán phá giá và chống trợ cấp vào năm 1997, trong đó hướng dẫn tiến trình
thực hiện về điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá.
2. Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá
Hoa kỳ quy định việc áp dụng thuế chống bán phá giá phải dựa vào kết quả
của quá trình điều tra xem việc bán phá giá hàng nhập khẩu vào Hoa kỳ có gây ra
hoặc đe dọa gây ra thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất trong nước hay không.
Thuế chống bán phá giá của Hoa kỳ không thể áp dụng tuỳ tiện khi chưa có điều
tra và việc áp dụng phải tuân thủ quy định của WTO.
a. Cơ sở tiến hành điều tra
Việc tiến hành điều tra chống phá giá thường bắt đầu trên cơ sở tổ chức hoặc
cá nhân đại diện cho ngành sản xuất mặt hàng liên quan trong nước nộp đơn đề
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
nghị điều tra phá đối với một mặt hàng nhập khẩu. Đơn này được coi là hợp lệ nếu
sản lượng của các nhà sản xuất ủng hộ đơn chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng của
toàn ngành sản xuất mặt hàng liên quan trong nước và lớn hơn sản lượng của các
nhà sản xuất phản đối đơn.
Đơn đề nghị điều tra phá giá sẽ được gửi đồng thời đến hai cơ quan có thẩm
quyền tiến hành điều tra chống bán phá giá của Hoa kỳ là Bộ Thương mại và Hội
đồng Thương mại Quốc tế
Trong trường hợp không có đơn của tổ chức hoặc cá nhân trong nước, DOC
và ITC vẫn có thể tiến hành điều tra nếu như có bằng chứng rõ ràng chứng minh
được hành vi bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Hoa kỳ gây ra thiệt hại vật chất
cho ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
b. Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá
Sau 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị điều tra phá giá, DOC sẽ ra
quyết định nêu rõ có tiến hành điều tra hay không và lý do cụ thể dẫn tới quyết
định này. Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn ra quyết định trên có thể là 40 ngày
kể từ ngày nhận được đơn.
Hoa kỳ quy định DOC là cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành điều tra về việc
bán phá giá. ITC chịu trách nhiệm điều tra về mức độ thiệt hại xảy ra hoặc có nguy
cơ xảy ra đối với ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa việc
bán phá giá với thiệt hại hoặc nguy cơ xảy ra thiệt hại.
Sau 45 ngày (hoặc trong trường hợp đặc biệt là 65 ngày) kể từ ngày nhận
được đơn, ITC sẽ có đánh giá sơ bộ (preliminary determination) về thiệt hại xảy ra
hoặc có nguy cơ xảy ra đối với ngành sản xuất trong nước theo như những thông
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
tin được cung cấp trong đơn. Nếu đánh giá sơ bộ cho thấy không có thiệt hại hay
nguy cơ thiệt hại thì ITC sẽ không tiếp tục tiến hành điều tra nữa.
Sau 115 ngày kể từ ngày ITC có đánh giá sơ bộ trên, DOC cũng sẽ có đánh
giá sơ bộ về việc có hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng điều
tra theo đề nghị trong đơn hay không. Nếu đánh giá sơ bộ cho thấy có hành vi bán
phá giá thì DOC có thể áp dụng biện pháp tạm thời đối với hàng hóa thuộc đối
tượng điều tra để hạn chế thiệt hại xảy ra cho ngành sản xuất trong nước. Trong
trường hợp đánh giá sơ bộ cho thấy không có hành vi bán phá giá thì DOC có thể
ra quyết định chấm dứt điều tra.
Việc đánh giá sơ bộ của DOC và ITC tiếp tục được làm sáng tỏ thông qua
các buổi tham vấn giữa các bên liên quan đến quá trình điều tra do hai cơ quan trên
tổ chức. Các buổi tham vấn được tổ chức nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của tất
cả các bên tham gia và có liên quan đến quá trình điều tra. Các bên có quyền đưa ra
và bảo vệ ý kiến của mình nhằm hạn chế tối thiểu thiệt hại trong nước có thể xảy ra
khi có hành vi bán phá giá hay thiệt hại của phía nước ngoài do bị áp dụng thuế
chống bán phá giá gây ra.
Sau 235 ngày kể từ ngày có hồ sơ yêu cầu tiến hành điều tra, DOC sẽ có đánh
giá cuối cùng (final determination) khẳng định việc bán phá giá hàng nhập khẩu
thuộc đối tượng điều tra và chỉ rõ biên độ phá giá (dumping margin) cùng các số
liệu liên quan như giá trị thông thường (GTTT), giá xuất khẩu (GXK), v.v…
Sau 280 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị điều tra phá giá, ITC sẽ có
đánh giá cuối cùng khẳng định có thiệt hại hay nguy cơ gây ra thiệt hại đối với
ngành sản xuất trong nước do bán phá giá hàng nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra
gây ra hay không.
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
c. Kết thúc điều tra
Để kết thúc quá trình điều tra phá giá, sau khi cân nhắc đánh giá cuối cùng
của DOC, ITC sẽ ra một trong hai quyết định như sau:
(i) Áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối
tượng điều tra với một mức thuế suất cụ thể; hoặc
(ii) Không áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu
thuộc đối tượng điều tra.
Các bản đánh giá cuối cùng của hai cơ quan DOC và ITC và quyết định trên
của ITC sẽ được công bố công khai cho tất cả các bên liên quan được biết.
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
3. Nguyên tắc xác định giá trị thông thường và giá xuất khẩu
Trên thực tế, không thể phủ nhận vai trò đề xuất chính của Hoa kỳ trong quá
trình đàm phán đa phương xây dựng các qui định về chống bán phá giá, mà cụ thể
ở đây là Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Do vậy, việc xác định giá trị
thông thường và giá xuất khẩu của Hoa kỳ cũng phù hợp theo quy định của WTO.
4. Áp dụng thuế chống bán phá giá
a. Thuế tạm thời
Trên cơ sở đánh giá sơ bộ cho thấy có hành vi bán phá giá hàng hoá nhập
khẩu thuộc đối tượng điều tra, DOC sẽ áp dụng biện pháp tạm thời đối với hàng
hoá nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra như thuế tạm thời hay ký quỹ một khoản
tiền nhất định đủ để đảm bảo triệt tiêu việc bán phá giá, đảm bảo tính cạnh tranh
lành mạnh với nhà sản xuất trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh
trực tiếp.
Thời hạn áp dụng các biện pháp tạm thời không được vượt quá 4 tháng.
Trong trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài thời hạn áp dụng trên nhưng tổng thời
gian áp dụng không được vượt quá 6 tháng.
Trong trường hợp đã áp dụng mức thuế tạm thời cao hơn so với mức thuế
chống bán phá giá được áp dụng sau khi kết thúc điều tra, phần chênh lệch thuế đó
sẽ được hoàn trả lại cho nhà nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng thuế
chống bán phá giá này. Đôi khi, thuế tạm thời có thể được hoàn trả lại toàn bộ nếu
cơ quan điều tra ra kết luận không áp dụng thuế chống bán phá giá.
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
Tuy nhiên, việc truy thu thuế sẽ không được phép nếu mức thuế tạm thời
được áp dụng thấp hơn so với mức thuế chống bán phá giá được áp dụng sau khi
kết thúc điều tra.
b. Tính thuế và thu thuế chống bán phá giá
Quy định của Hoa kỳ về vấn đề này đều tuân thủ theo quy định của WTO.
c. Rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá
Hoa kỳ quy định DOC là cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành rà soát việc áp
dụng thuế chống bán phá giá sau khi đã áp dụng được 5 năm với trình tự thủ tục
được quy định như áp dụng thuế chống bán phá giá ban đầu. Nội dung của việc rà
soát này là xem xét hiệu quả của việc áp dụng thuế chống bán phá giá để có thể
đưa ra một trong ba quyết định như sau:
(i) Giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá đã áp dụng;
(ii) Giảm mức thuế chống bán phá giá đã áp dụng;
(iii) Bãi bỏ thuế chống bán phá giá đã áp dụng.
Trong trường hợp vẫn tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá, DOC sẽ tiếp
tục tiến hành rà soát trong 5 năm tiếp theo.
Tổng kết trong giai đoạn từ năm 1995 đến cuối năm 2001, Hoa kỳ đã tiến
hành 255 cuộc điều tra chống bán phá giá và 169 lần áp dụng thuế chống bán phá
giá, tuy nhiên chỉ là đối tượng chịu 57 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Như
vậy từ năm 1999 cho đến 2001, việc áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa kỳ
đã tăng lên khá nhanh.
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
III. Những thách thức và khó khăn có liên quan trong xuất khẩu hàng
hoá của Việt Nam.
Hơn một thập kỷ qua Việt nam đã đạt được thành tựu ngoạn mục trong việc
đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, tình trạng hàng xuất khẩu của ta bị nước
nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá ngày càng tăng. Trong xu
hướng nhiều nước trên thế giới tăng cường sử dụng biện pháp chống bán phá giá
như một công cụ bảo hộ thì có thể dự kiến rằng trong thời gian tới chúng ta sẽ phải
đối phó với biện pháp này nhiều hơn khi kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng tăng
mạnh
Trong tương lai, khi hàng xuất khẩu của Việt nam có sức cạnh tranh cao hơn,
kim ngạch xuất khẩu tăng lên thì có nhiều khả năng hàng hóa của ta sẽ bị đánh
thuế chống bán phá giá nhiều hơn. Việt nam sẽ gặp nhiều khó khăn dù trong tình
huống phải đương đầu với việc hàng xuất khẩu của ta bị nước nhập khẩu điều tra
chống bán phá giá hay khi ta chủ động điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá
giá đối với hàng nhập khẩu từ các nước khác.
Khó khăn lớn nhất là chúng ta hầu như chưa biết gì về luật thương mại quốc
tế liên quan tới bán phá giá. Cho đến nay, Việt nam chưa lần nào điều tra bán phá
giá. Kinh nghiệm đối phó với hàng xuất khẩu của ta bị điều tra phá giá còn ít.
Trong bối cảnh như vậy nên chúng ta cũng không có luật sư hay nhà tư vấn nào có
kiến thức đầy đủ hay có kinh nghiệm phong phú về bán phá giá cả.
Trong khi đó, để đối phó thành công ở mỗi vụ tranh chấp về bán phá giá, sự
phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều bên liên quan là yêu cầu sống còn. Chẳng hạn,
phải có một cơ quan đầu mối về các tranh chấp liên quan tới bán phá giá. Cơ quan
này phải cộng tác chặt chẽ với các bộ ngành liên quan và phối hợp hành động với
các nhà sản xuất, các nhà xuất khẩu hay nhập khẩu, hội bảo vệ người tiêu dùng,
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
v.v... Mặc dù chúng ta đang cải cách nền hành chính quốc gia, chính phủ nhiệm kỳ
mới vừa được thành lập nhưng rõ ràng là sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước
chưa thích hợp để giải quyết tranh chấp bán phá giá. Đó là chưa tính tới sự liên kết
lỏng lẻo và có phần yếu kém của các nhà sản xuất và các nhà xuất khẩu. Vì thế bên
cạnh khó khăn lớn nhất về thiếu kiến thức và kinh nghiệm thì sự phối hợp không
đồng bộ của các cơ quan hữu quan đang trở thành một cản trở lớn.
Khó khăn lớn thứ ba là hệ thống pháp luật về kinh tế – thương mại của Việt
nam còn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Mặc dù hệ thống pháp luật
về kinh tế – thương mại của chúng ta đã được xây dựng mới, bổ sung và sửa đổi
liên tục nhưng rõ ràng là trong một giai đoạn ngắn như vậy hệ thống pháp luật của
chúng ta chưa thể đầy đủ và phù hợp với luật thương mại quốc tế ngay được.
Trong lĩnh vực chống bán phá giá, chúng ta chưa có luật để đối phó với hàng nhập
khẩu vào Việt nam bị bán phá giá cũng như những qui định cần thiết để đối phó
với việc hàng xuất khẩu của chúng ta bị các đối tác thương mại khác áp dụng biện
pháp này.
Trong việc đối phó với biện pháp chống bán phá giá cũng cần cải tổ hệ thống
toà án. Nhà nhập khẩu có thể kiện ra toà các quyết định liên quan tới biện pháp
chống phá giá của cơ quan hành chính có thẩm quyền. Trong trường hợp ta chủ
động áp dụng biện pháp chống bán phá giá thì hệ thống toà án của ta có lẽ chưa đủ
điều kiện để giải quyết khiếu kiện kiểu này, còn trong trường hợp ta phải đối phó
với biện pháp chống phá giá của các đối tác khác thì chúng ta cũng chưa có kinh
nghiệm sử dụng cơ chế kiện ra toà chống lại quyết định của các cơ quan hành
chính có thẩm quyền của họ.
Trên thực tế chính sách thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng lớn bởi quan hệ
chính trị giữa các đối tác. Các biện pháp chống bán phá giá cũng không nằm ngoài
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
qui luật chung đó. Trong trường hợp hàng xuất khẩu của Việt nam bị nước ngoài
điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chúng ta có thể gây áp lực chính trị
với họ. Nhưng với tiềm lực kinh tế, quốc phòng, khoa học kỹ thuật, v.v... của
chúng ta hiện nay, chúng ta cần thấy rõ áp lực của chúng ta không đủ mạnh. Ngược
lại, trong trường hợp chúng ta chủ động tiến hành điều tra áp dụng biện pháp này
với hàng nhập khẩu thì có thể dự đoán rằng một số nước có thể dùng sức mạnh
chính trị để ép chúng ta nhân nhượng họ, chẳng hạn họ có thể dùng những lá bài
như viện trợ phát triển chính thức (ODA), gia hạn qui chế đối xử tối huệ quốc
(MFN) v.v... để đem ra mặc cả với ta. Trong việc áp dụng hay đối phó với biện
pháp chống bán phá giá, chúng ta cũng không thể không tính đến nhiều chi phí cần
thiết. Một khó khăn khác là cho tới nay và vài năm tới chúng ta chỉ có thể giải
quyết các tranh chấp phát sinh liên quan tới chống bán phá giá trong khuôn khổ các
hiệp định thương mại song phương. Đặc điểm chung của các hiệp định này là
không có quy định đầy đủ về giải quyết các tranh chấp thương mại hoặc không có
cơ chế hoặc cơ quan chức năng riêng để giải quyết các tranh chấp liên quan tới
chống bán phá giá một cách có hiệu quả. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế nói chung và chống bán phá giá nói riêng có uy tín và hiệu quả nhất là cơ
chế giải quyết tranh chấp của WTO. Đây cũng là một nhân tố chúng ta phải tính
đến trong quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan tới chống bán phá giá.
Cuối cùng không thể không lưu ý đến thực tế là một số nước chưa công nhận
nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế thị trường (KTTT). Cần phải nhìn nhận vấn
đề này từ hai khía cạnh. Thứ nhất, không có những tiêu chí rõ ràng khách quan để
phân biệt đâu là nền KTTT và đâu là nền kinh tế phi thị trường. Do đó, việc thừa
nhận một nền kinh tế là nền kinh tế thị trường hay không nhiều khi phụ thuộc vào
đánh giá mang tính chủ quan của từng đối tác thương mại và việc đánh giá này có
thể chịu ảnh hưởng bởi quan hệ chính trị. Thứ hai, chúng ta đang trong quá trình
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và cho đến nay ta
cũng chưa có đánh giá tổng kết nào về nền kinh tế của ta đang ở đâu trong quá
trình này. Nếu trong quá trình điều tra bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt
nam mà đối tác chưa công nhận nền kinh tế nước ta là nền KTTT thì chúng ta sẽ
gặp bất lợi trong việc chứng minh chúng ta không bán phá giá hoặc bán phá giá với
biên độ thấp.
IV. Những nước nào chịu ảnh hưởng của biện pháp chống bán phá giá
và hậu quả của nó.
Khi các biện pháp chống bán phá giá bắt đầu được thực hiện, chúng chủ
yếu nhằm vào các nước đang phát triển, những chiều hướng đã thay đổi và từ
thập niên 1990, số lượng các biện pháp chống các nước đang phát triển thuộc
các nhóm có thu nhập trung bình và thấp đã tăng lên, và giờ đây chiếm khoảng
40% tổng số các biện pháp được áp dụng. Trong những năm 1980-85, chỉ có 12%
số biện pháp chống bán phá giá nhằm vào những nước có thu nhập trung bình
và thấp, trong khi trong những năm 1995 đến 2000, tỷ lệ này chiếm tới 40%.
Trong số những biện pháp được Hoa Kỳ và EU thực hiện, 50% các biện pháp
của EU và 60% các biện pháp của Hoa kỳ là nhằm vào các nước đang phát triển.
Trung Quốc là đối tượng bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá
nhiều nhất, mặc dù giờ đây Trung Quốc không phải là nước sử dụng nhiều các
biện pháp này. Bảng trên cho thấy 8,58% số biện pháp chống bán phá giá là
nhằm vào các nước đang phát triển. Điều này liên quan mật thiết đến thị phần của
các nước đang phát triển trong xuất khẩu của thị trường thế giới, khoảng dưới
40% trong năm 2001.
So với lượng hàng xuất khẩu của các nước khác, hàng xuất khẩu của các
nước đang phát triển có nhiều nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá hơn.
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
Đây là một bất lợi rõ ràng cho các nước đang phát triển vì một cuộc điều
tra bao giờ cũng gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của một nước, cho dù có phải
chịu biện pháp nào hay không. Nghiên cứu về ảnh hưởng của các cuộc điều tra
theo yêu cầu của EU và Hoa Kỳ cho thấy rằng mặc dù cuối cùng không phải
chịu biện pháp nào những một khi có điều tra thì hàng nhập khẩu từ nước đang bị
xem xét cũng giảm 15 - 20%
Trong số các biện pháp chống bán phá giá đang có hiệu lực, 75% liên quan
đến các sản phẩm kim loại, hóa chất, máy móc, thiết bị điện tử, hàng dệt và
nhựa. Những mặt hàng này đều là sản phẩm xuất khẩu chủ chốt của những nước
đang phát triển năng động trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển công
nghiệp.
Mức độ thiệt hại của một nước bởi các biện pháp chống bán phá giá tuỳ
thuộc vào lượng hàng xuất khẩu bị liệt vào nhóm hàng hóa này. Trong thập niên
1950, mức tổn hại mà các nước đang phát triển phải chịu tăng lên bởi lẽ họ đã
tăng khối lượng xuất khẩu chủng loại hàng hóa này. Con số thống kê cho thấy,
việc các nước đang phát triển tăng khối lượng xuất khẩu các mặt hàng công
nghiệp càng đưa họ đến gần hơn tới các biện pháp chống bán phá giá, và như
vậy, cản bước phát triển của họ. Những nước đang phát triển thuộc đối tượng
này xuất khẩu nhiều nhất, có quy mô xuất khẩu thuộc 5 nhóm chính là
Philippines, Mexico, Malaysia và Thái Lan. Trong số đó, Mexico thuộc nhóm có
mức độ “phát triển con người cao”, ba nước còn lại thuộc nhóm “phát triển con
người trung bình”.
Khi một cuộc điều tra chống bán phá giá được bắt đầu, những công ty bị
buộc tội bán phá giá phải trả lời các câu hỏi của cơ quan có thẩm quyền. Thủ tục
này rất tốn kém về mặt hành chính, đặc biệt là đối với các công ty ở những
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
nước đang phát triển. Nếu công ty không giải đáp được các câu hỏi của cơ quan
điều tra, cơ quan điều tra được phép sử dụng những thông tin có sẵn để tính toán
thuế chống bán phá giá. Trên thực tế, điều này có nghĩa là sử dụng thông
tin thu lượm được của công ty trong nước đang tìm kiếm bảo hộ. Do vậy, hậu
quả là công ty ở nước đang phát triển sẽ phải chịu mức thuế chống bán phá giá
cao hơn so với công ty ở nước phát triển. Một nghiên cứu về thực tiễn ở Hoa
Kỳ cho thấy mức thuế chống bán phá giá trung bình trong thời kỳ 1985-1998
chống lại các nước phát triển (không kể Nhật Bản) là khoảng 34%, còn mức
thuế chống bán phá giá tương tự ở các nước phát triển có thu nhập thấp là 66%.
Những lý do khác khiến các công ty ở các nước đang phát triển phải chịu
mức thuế chống bán phá giá cao hơn so với các nước phát triển là vì có rất nhiều
biện pháp khác nhau được Hiệp định về Chống bán phá giá cho phép dùng để
tính “giá trị thông thường” của một sản phẩm. Các nghiên cứu cho thấy rằng biên
độ phá giá lớn nhất khi dựa vào chi phí sản xuất của công ty để tính giá trị
thông thường. Điều này gây hậu quả đặc biệt đối với các nước đang phát
triển.
Trung Quốc là một ví dụ. Vì Trung Quốc không được coi là một nước kinh
tế thị trường trong bối cảnh chống bán phá giá, nên chi phí sản xuất của công ty
ở Trung Quốc không thể đại diện để tính giá trị thông thường. Trong những điều
kiện như vậy, Hiệp định về Chống bán phá giá cho phép sử dụng các phương
thức tính khác, chẳng hạn như chi phí sản xuất ở một nước khác. Qua thực tế ở
EU có thể thấy, sản phẩm của Trung Quốc bị coi là bán phá giá khi họ bán ra ở
thị trường châu âu với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất (gồm cả lợi nhuận) để
sản xuất ra sản phẩm như vậy tại Hoa Kỳ!
Còn một số phương pháp tính toán khác nữa cũng gây ảnh hưởng đến các
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
nước phát triển và đang phát triển theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như đối
với chủng loại sản phẩm mang tính thời vụ như hoa, quả và cá, tức những sản
phẩm đặc trưng của nước đang phát triển, phải bán khi còn tươi và chỉ trong
một khoảng thời gian nhất định trong năm. Bởi vì khi vào vụ, cung các loại
sản phẩm này lại vượt cầu, nên giá xuất khẩu đôi khi bị coi là nằm dưới mức chi
phí sản xuất trung bình năm, tuy khối lượng bán ra lại có động cơ kinh tế. Nếu
hàng hóa được bán ra với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất năm thì mặt hàng
đó bị coi là bán phá giá và phải chịu thuế chống bán phá giá.
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
Phần Kết Luận
Ban đầu, mục đích của việc cho phép áp dụng các biện pháp chống bán phá
giá là để bảo vệ thương mại quốc tế khỏi làm tổn hại đến cạnh tranh trong
nước. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đều đồng tình
rằng mức thuế chống bán phá giá có thể được sử dụng và đang được sử dụng
làm phương tiện bảo hộ có chọn lọc chống lại những mặt hàng nhập khẩu không
ảnh hưởng đến cạnh tranh. Các biện pháp chống bán phá giá ảnh hưởng đến cả
các nước phát triển và đang phát triển. Đối với các nước đang phát triển, việc
thiếu những quy định chặt chẽ hơn gây ra tác hại là, một mặt, hàng xuất khẩu của
họ có nguy cơ bị chịu thuế chống bán phá giá trên những thị trường xuất khẩu
quan trọng; mặt khác, khi những nước này sử dụng các biện pháp chống bán phá
giá thì chính họ đã tạo ra nguy cơ gây tổn hại cho nền kinh tế của mình. Ngoài
ra, do những yêu cầu đặt ra đối với việc áp dụng các biện pháp chống bán phá
giá, nên trên thực tế, chủ yếu chỉ có các nước phát triển và một số nước đang
phát triển có tiềm năng kinh tế mới có thể sử dụng công cụ này. Các phương
pháp tính mức thuế chống bán phá giá được Hiệp định cho phép đã gây ra hậu
quả là các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển thường phải chịu mức thuế
cao hơn so với các nhà xuất khẩu ở các nước phát triển. Điều này đặc biệt đúng
đối với Trung Quốc.Với Việt nam Hiệp định về Chống bán phá giá đem lại một
lợi ích là phải tuân theo các quy định của Hiệp định liên quan đến việc áp dụng
các biện pháp chống bán phá giá và những biện pháp đặt ra đều có thể được chất
vấn thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, bảo đảm quyền lợi cho các
doanh nghiệp Việt Nam cả ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Như
vậy chúng ta cần phải thúc đẩy quá trình tìm hiểu và tận dụng những quy tắc của
WTO để việc điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế - thương mại
theo hướng có lợi cho nền kinh tế đất nước, tạo được môi trường pháp lý vững
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
chắc và thuận lợi có chính sách phát triển phù hợp với nhu cầu và trình độ phát
triển mỗi ngành.
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994)
2. Hiệp định chống bán phá giá của WTO
3. Hướng dẫn doanh nghiệp về các biện pháp đền bù thương mại của Hoa Kỳ
- Trung tâm thương mại quốc tế, UNCTAD/WTO, 2001
4. Thủ tục pháp lý khi áp dụng thuế chống bán phá giá: hướng dẫn các nhà
xuất khẩu, nhập khẩu - Trung tâm thương mại quốc tế, UNCTAD/WTO, 1997
5. Cẩm nang thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp - Hội đồng thương
mại Quốc tế Hoa kỳ, 11/1999
6. Bé th¬ng m¹i, Chèng b¸n ph¸ gi¸ - MÆt tr¸i cña Tù do ho¸ th¬ng m¹i,
http://www.mot.vn/Traodoiykien/Chongphagia.
7. Lª TriÖu Dòng (2000), Quy ®Þnh chèng b¸n ph¸ gi¸ cña WTO vµ kh¶ n¨ng
vËn dông ë ViÖt Nam, LuËn v¨n tèt nghiÖp, §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ Néi, Hµ Néi.
8. TS Hoµng Phíc HiÖp (2003), “T×m hiÓu ph¸p luËt chèng b¸n ph¸ gi¸ cña
Tæ chøc Th¬ng m¹i thÕ giíi vµ Hoa K×”, T¹p chÝ LuËt häc, (1), tr.26 – 29.
9. Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế.
10. Giáo trình luật thương mại quốc tế
11. Bộ thương mại. “Báo cáo tóm tắt kết quả đàm phán gia nhập Tổ chức
thương mại Thế giới và phê chuẩn nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ
chức thương mại Thế giới (WTO) ”. Văn bản trình quốc hội ngày 24 tháng 11 năm
2006.
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
http://www.na.gov/vietnam/vankien/khoa11/ky10/bc-BoTM-
gianhapWTO.doc
12.Lương Văn Tự. “Giới thiệu bộ văn kiện gia nhập WTO”. Trong Uỷ ban
Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Các văn kiện gia nhập Tổ chức Thương mại
thế giới WTO của Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.11.
13. Trương Đình Tuyển. “Không có chuyện vào WTO là đổi đời ngay”.
http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/. 07/01/2007
14. Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. 2006. Các văn kiện gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới WTO của Vịêt Nam. Nhà xuất bản chính trị quốc gía
Hà Nội.
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide
MỤC LỤC
Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

More Related Content

More from DoKo.VN Channel

More from DoKo.VN Channel (20)

On tap ngu phap tieng anh thi toefl
On tap ngu phap tieng anh thi toeflOn tap ngu phap tieng anh thi toefl
On tap ngu phap tieng anh thi toefl
 
Bao cao thuc tap noi that
Bao cao thuc tap noi thatBao cao thuc tap noi that
Bao cao thuc tap noi that
 
De thi vao lop 6 mon tieng anh
De thi vao lop 6 mon tieng anhDe thi vao lop 6 mon tieng anh
De thi vao lop 6 mon tieng anh
 
Trac nghiem sinh 12 co dap an
Trac nghiem sinh 12 co dap anTrac nghiem sinh 12 co dap an
Trac nghiem sinh 12 co dap an
 
De thi lich su 9
De thi lich su 9De thi lich su 9
De thi lich su 9
 
De thi vat ly 9
De thi vat ly 9De thi vat ly 9
De thi vat ly 9
 
De thi tieng anh 7
De thi tieng anh 7De thi tieng anh 7
De thi tieng anh 7
 
Cai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuatCai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuat
 
Xac dinh tinh kha thi cua du an
Xac dinh tinh kha thi cua du anXac dinh tinh kha thi cua du an
Xac dinh tinh kha thi cua du an
 
Bao cao thuc tap duoc
Bao cao thuc tap duocBao cao thuc tap duoc
Bao cao thuc tap duoc
 
De thi van 7
De thi van 7De thi van 7
De thi van 7
 
Luat ngan hang
Luat ngan hangLuat ngan hang
Luat ngan hang
 
Tai lieu hoc tieng han
Tai lieu hoc tieng hanTai lieu hoc tieng han
Tai lieu hoc tieng han
 
Giao an day them van 8
Giao an day them van 8Giao an day them van 8
Giao an day them van 8
 
Kinh te nong nghiep
Kinh te nong nghiepKinh te nong nghiep
Kinh te nong nghiep
 
Bang nguyen to hoa hoc lop 8
Bang nguyen to hoa hoc lop 8Bang nguyen to hoa hoc lop 8
Bang nguyen to hoa hoc lop 8
 
Bao cao thu viec
Bao cao thu viecBao cao thu viec
Bao cao thu viec
 
Ky thuat y hoc
Ky thuat y hocKy thuat y hoc
Ky thuat y hoc
 
Nhi khoa
Nhi khoaNhi khoa
Nhi khoa
 
Y te cong dong
Y te cong dongY te cong dong
Y te cong dong
 

Recently uploaded

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luat quoc te

  • 1. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide Chuyên đề : Hiệp định chống bán phá giá của WTO và của Hoa Kỳ và những thách thức liên quan đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam Lời mở đầu. Các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của họ cả về số lượng các biện pháp cũng như mức thuế chống bán phá giá họ phải chịu. Những nước đang phát triển bị ảnh hưởng nhiều nhất là Trung Quốc, Philippines, Mexico, Malaysia và Thái Lan, Việt Nam. Các nước đang phát triển sử dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu sang nước họ nhiều hơn so với mức độ sử dụng các biện pháp này của các nước phát triển. Những nước đang phát triển thường hay sử dụng biện pháp này là ấn Độ, Argentina, Brazil, Mexico và Nam Phi. Nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá dẫn đến những tổn thất đáng kể, nhất là đối với những nước sử dụng các biện pháp này dưới hình thức nâng giá và giảm cạnh tranh. Không thể xác định được liệu Hiệp định về Chống bán phá giá có hạn chế việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá hay không hoặc Hiệp định này có giống như một “van an toàn” có tác động tích cực đến khuynh hướng ràng buộc hoặc giảm thuế hay không. Ở Việt Nam sau hơn hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Đặc biệt là những thành công lớn trong lĩnh vực kinh tế khi chúng ta bắt đầu có những chính sách thương mại thông thoáng, thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các công trình xây dựng, cơ sở sản xuất kinh doanh gia tăng các hoạt động xuất nhập khẩu…góp phần phát triển kinh tế khá mạnh mẽ và ổn định nhất là khi chúng ta vào WTO nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam ngày Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 2. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide càng tăng làm biến đổi toàn bộ bộ mặt của đất .Để bắt nhịp cùng quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã nhanh chóng tham gia nhiều tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế và khu vực nhằm tìm kiếm cơ hội cho mình. Đứng trước tình hình trên, chúng ta có thể thấy rằng không thể thiếu được vai trò của nhà nước trong việc xây dựng và đưa ra các biện pháp chống lại tình trạng bán phá giá nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước, tạo lập môi trường pháp lý vững chắc cho hoạt động thương mại, giúp các doanh nghiệp tham gia vào đời sống kinh tế quốc tế và tuân thủ những cam kết của WTO. Nhận thức đây là vấn đề quan trọng trong thời kỳ toàn cầu hoá hiện nay nên tôi chọn chuyên đề “ Hiệp định chống bán phá của WTO và của Hoa Kỳ và những thách thức liên quan đến xuất khẩu hàng hoá của Việt nam” làm bài viết tiểu luận cho mình với hy vọng sau quá trình nghiên cứu tôi có thể hiểu và biết nhiều hơn về vấn đề này. Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 3. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide I. Hiệp định chống bán phá giá của WTO và Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ . 1. Lịch sử ra đời Hiệp định chống bán phá giá của WTO. Điều VI của GATT, vốn là cơ sở của các biện pháp chống bán phá giá, đã được quy định từ đầu trong GATT. Với mục đích để giải thích chứ không phải để sửa đổi, Điều VI là một thỏa thuận đầu tiên về chống bán phá giá đã được đưa vào trong GATT sau Vòng đàm phán Kennedi năm 1967. Vào thời điểm đó, Hiệp định về Chống bán phá giá là hiệp định đầu tiên về hàng rào thương mại phi thuế quan trong khuôn khổ GATT. Hiệp định này sau đó đã được đàm phán lại trong Vòng đàm phán Tokvo và được sửa đổi, bổ sung vào năm 1979. Hiệp định ban đầu chỉ áp dụng cho những nước tham gia ký kết, những sau Vòng đàm phán Uruguay, Hiệp định về Chống bán phá giá được áp dụng cho tất cả các nước thành viên của WTO. Trong Vòng đàm phán Uruguay, các nước đang phát triển, đặc biệt là các nền kinh tế hùng mạnh (Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore), có được sự đồng tình đối với một số yêu cầu thắt chặt sử dụng các biện pháp chống bán phá giá. Tuy thế, những người chỉ trích vẫn gĩư ý kiến cho rằng Hiệp định về Chống bán phá giá được đưa vào Vòng đàm phán Uruguay đã không trực tiếp thay đổi được mà chỉ chuyển hóa thực tiễn vận dụng cơ bản ở châu Mỹ và châu Âu trong lĩnh vực này. Một số người khác có ý kiến cho rằng so với Hiệp định đưa vào Vòng đàm phán Tokio, Hiệp định về Chống bán phá giá của Vòng đàm phán Uruguay thiếu rõ ràng hơn rất nhiều. 2. Nội Dung Hiệp định chống bán phá giá WTO Hiệp định về Chống bán phá giá đặt ra tiêu chí để xác định khi nào một Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 4. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide hàng hóa được coi là bán phá giá, “giá trị thông thường” của một hàng hóa sẽ được xác định như thế nào, thủ tục điều tra sẽ được tiến hành ra sao để xác minh liệu ngành sản xuất trong nước có bị thiệt hại vật chất hay không, và phương thức tính mức thuế bảo hộ (thuế chống bán phá giá) sẽ thế nào. Hiệp định này bao hàm những quy định chi tiết để tính toán và mang tính kỹ thuật cao. Tóm lại, đây là phương thức tính toán cái gọi là biên độ phá giá. Biên độ phá giá là mức chênh lệch giữa giá xuất khẩu của một sản phẩm với giá trị thông thường của sản phẩm đó. Giá trị thông thường có thể được tính theo nhiều cách tuỳ thuộc vào điều kiện của thị trường trong nước. Quy định chủ đạo là giá trị thông thường chính là giá bán trên thị trường trong nước. Nếu như không có thị trường đại diện trong nước (tức là khi thị trường trong nước chiếm chưa đầy năm phần trăm tổng khối lượng hàng bán ra của công ty), thì giá trị thông thường có thể được xác định lấy căn cứ là chi phí sản xuất ở thị trường trong nước, giá bán trên một thị trường xuất khẩu có thể so sánh khác, hoặc chi phí sản xuất ở một nước khác. Hiệp định về Chống bán phá giá cũng có những quy định liên quan đến việc khi nào những cam kết về giá của mỗi nước xuất khẩu sẽ được chấp nhận. Cam kết về giá có nghĩa là một nước xuất khẩu cam kết sẽ bán thấp hơn một mức giá tối thiểu nhất định nào đó để tránh phải trả thuế chống bán phá giá. Hiệp định này còn nêu rõ những điều kiện có thể sử dụng các biện pháp chống bán phá giá. Tuy nhiên, Hiệp định lại không đưa ra một yêu cầu nào để các nước phải ban hành luật về chống bán phá giá hoặc thực hiện Hiệp định này theo một cách khác. Số lượng những nước có luật về chống bán phá giá cũng đã tăng đáng kể từ khi WTO ra đời, từ 45 nước trong năm 1994 lên 87 nước vào năm 2002, mặc dù chỉ có 30 nước trong số đó sử dụng các biện pháp chống bán phá giá. Quan trọng hơn cả, đã có thêm nhiều nước đang phát triển Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 5. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide thông qua luật về chống bán phá giá. Tuy vậy, vẫn còn nhiều nước đang phát triển trong số những nước còn chưa có luật về chống bán phá giá, mà theo Zanardi, nguyên nhân có thể là do những khó khăn về tài chính khi sử dụng các biện pháp chống bán phá giá. 3. Đối xử đặc biệt và khác biệt với các nước đang phát triển trong hiệp định chống bán phá giá của WTO. Trong Hiệp định về Chống bán phá giá có một điều khoản chung quy định rằng cần xem xét kỹ lưỡng những trường hợp sử dụng biện pháp chống bán phá giá đối với các nước đang phát triển. Hiệu quả của điều khoản này còn chưa thấy rõ và trong nội dung không đòi hỏi về bất kỳ nghĩa vụ chung hay cụ thể nào, những các nước thành viên phải tích cực nghiên cứu tỉ mỷ những khả năng xem xét đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Bởi lẽ phần đặc biệt nói về các nước đang phát triển không đưa ra bất cứ lợi ích vật chất hay thực tiễn nào đối với các nước này, nên một số người đã nói đến tính không hiệu quả của nó. Không có quy định đặc biệt nào trong Hiệp định này có lợi cho các nước LDC và cũng không có yêu cầu nào đặt ra để các nước đang phát triển nhận được hỗ trợ kỹ thuật trong khuôn khổ của Hiệp định. Tuy nhiên, nếu một nước chỉ chiếm chưa đầy ba phần trăm kim ngạch xuất khẩu của nước đó thì việc điều tra sẽ được chấm dứt. Người ta cho rằng làm như vậy sẽ bảo vệ được những nước xuất khẩu nhỏ bé, chẳng hạn như các nước LDCs. Từ năm 1995, biện pháp chống bán phá giá mới chỉ được sử dụng để chống lại một nước LDC là thành viên của WTO, đó là Bangladesh. 4. Nộp đơn yêu cầu tiến hành điều tra chống phá giá Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 6. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide Việc điều tra nhằm xác định sự tồn tại, mức độ và tác động của một sản phẩm bị bán phá giá sẽ được tiến hành khi: - Có đơn bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước đề nghị điều tra phá giá; - Không có đơn bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước nhưng cơ quan điều tra có đầy đủ bằng chứng về việc bán phá giá, thiệt hại và mối liên hệ giữa hai yếu tố này. Cơ quan điều tra sẽ xác minh tính chính xác và đầy đủ của các bằng chứng nêu trong đơn để xác định xem đã có đủ lý do hợp lệ để tiến hành điều tra chưa. Cơ quan điều tra sẽ không tiến hành điều tra phá giá trừ khi xác định được rằng đơn xin điều tra được nộp bởi ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước của sản phẩm tương tự, nghĩa là: - Sản lượng sản xuất sản phẩm tương tự của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc nộp đơn phải lớn hơn sản lượng của các nhà sản xuất trong nước phản đối đơn; và - Sản lượng của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc nộp đơn phải chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của ngành sản xuất trong nước. Cuộc điều tra phá giá sẽ bị chấm dứt ngay lập tức nếu cơ quan điều tra xác định được rằng: - Biên độ phá giá nhỏ hơn 2% giá xuất khẩu; hoặc - Số lượng nhập khẩu hàng bị nghi ngờ bán phá giá từ một nước nhỏ hơn 3% tổng nhập khẩu sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu, trừ trường hợp từng nước xuất khẩu có lượng hàng nhập khẩu dưới 3%, nhưng lượng hàng nhập khẩu Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 7. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide của tất cả các nước xuất khẩu chiếm trên 7% tổng nhập khẩu sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu. Thủ tục hải quan vẫn được tiến hành trong khi điều tra phá giá. Trừ trường hợp đặc biệt, một cuộc điều tra phá giá sẽ được tiến hành trong vòng 1 năm, và trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được quá 18 tháng. 5. Cam kết giá trong thương mại quốc tế Việc điều tra có thể ngừng hoặc kết thúc mà không cần áp dụng biện pháp tạm thời hoặc thuế chống bán phá giá nếu một nhà xuất khẩu tự nguyện cam kết tăng giá lên hoặc ngừng xuất khẩu phá giá vào khu vực thị trường đang điều tra và được cơ quan điều tra nhất trí rằng biện pháp này sẽ khắc phục được thiệt hại. Mức giá tăng không nhất thiết phải lớn hơn mà thường là nhỏ hơn biên độ phá giá nếu như đã đủ để khắc phục thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Cơ quan điều tra sẽ không chấp nhận cho các nhà xuất khẩu cam kết giá nếu thấy việc cam kết không khả thi, chẳng hạn như khi số lượng nhà xuất khẩu thực tế quá lớn. Trong trường hợp này, cơ quan điều tra sẽ giải thích rõ lý do không chấp nhận cam kết giá với các nhà xuất khẩu. Nếu cơ quan điều tra chấp nhận việc cam kết giá thì cuộc điều tra phá giá và thiệt hại vẫn có thể được hoàn tất nếu nhà xuất khẩu muốn như vậy và cơ quan điều tra đồng ý. Trong trường hợp này, nếu điều tra đi đến kết luận là không có phá giá hoặc không gây thiệt hại thì việc cam kết giá sẽ đương nhiên chấm dứt, trừ khi kết luận trên được rút ra trong bối cảnh đã cam kết giá rồi. Trường hợp này, cam kết giá sẽ được duy trì trong thời hạn hợp lý. Cơ quan điều tra có thể đề nghị nhà xuất khẩu cam kết giá nhưng nhà xuất khẩu không bắt buộc phải cam kết. Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 8. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide Các cơ quan hữu quan của nước nhập khẩu có thể yêu cầu bất kỳ nhà xuất khẩu nào đã chấp nhận cam kết giá cung cấp thông tin định kỳ về việc thực hiện cam kết giá. Trường hợp nhà xuất khẩu vi phạm cam kết giá, cơ quan điều tra có thể lập tức áp dụng biện pháp tạm thời trên cơ sở các thông tin mà họ có (best information). 6. Áp dụng thuế và thu thuế chống bán phá giá Việc quyết định có đánh thuế chống bán phá giá hay không và đánh thuế tương đương hay nhỏ hơn biên độ phá giá sẽ do cơ quan điều tra của nước nhập khẩu quyết định. Đối với một sản phẩm bị bán phá giá, cơ quan chức năng sẽ xác định biên độ phá giá riêng cho từng nhà xuất khẩu/sản xuất. Thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng cho từng trường hợp, trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn được coi là gây thiệt hại, trừ trường hợp đã cam kết giá. Trị giá thuế chống bán phá giá áp dụng sẽ không được vượt quá biên độ phá giá. Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 9. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide II. Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ. 1. Văn bản pháp quy về chống bán phá giá của Hoa kỳ Chính sách chống phá giá của Hoa kỳ được thể hiện thông qua Luật chống bán phá giá năm 1921. Kho bạc Nhà nước Hoa kỳ lúc đó được giao nhiệm vụ điều tra các hành vi bán phá giá và ấn định mức thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, nhiệm vụ này đã được chuyển giao cho Bộ Thương mại Hoa kỳ đảm nhận sau khi Nghị viện Hoa kỳ thông qua một đạo luật mới về thực thi hiệp định thương mại (Trade Agreement Act), trong đó có quy định liên quan đến việc điều tra, áp dụng thuế chống phá giá vào năm 1979. Sau khi WTO ra đời trên cơ sở kết quả đàm phán của vòng Uruguay vào năm 1995, các quy định của Hoa kỳ về chống bán phá giá phải tuân thủ theo Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Trên cơ sở đó, Hoa kỳ đã ban hành Quy định về chống bán phá giá và chống trợ cấp vào năm 1997, trong đó hướng dẫn tiến trình thực hiện về điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá. 2. Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá Hoa kỳ quy định việc áp dụng thuế chống bán phá giá phải dựa vào kết quả của quá trình điều tra xem việc bán phá giá hàng nhập khẩu vào Hoa kỳ có gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất trong nước hay không. Thuế chống bán phá giá của Hoa kỳ không thể áp dụng tuỳ tiện khi chưa có điều tra và việc áp dụng phải tuân thủ quy định của WTO. a. Cơ sở tiến hành điều tra Việc tiến hành điều tra chống phá giá thường bắt đầu trên cơ sở tổ chức hoặc cá nhân đại diện cho ngành sản xuất mặt hàng liên quan trong nước nộp đơn đề Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 10. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide nghị điều tra phá đối với một mặt hàng nhập khẩu. Đơn này được coi là hợp lệ nếu sản lượng của các nhà sản xuất ủng hộ đơn chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng của toàn ngành sản xuất mặt hàng liên quan trong nước và lớn hơn sản lượng của các nhà sản xuất phản đối đơn. Đơn đề nghị điều tra phá giá sẽ được gửi đồng thời đến hai cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra chống bán phá giá của Hoa kỳ là Bộ Thương mại và Hội đồng Thương mại Quốc tế Trong trường hợp không có đơn của tổ chức hoặc cá nhân trong nước, DOC và ITC vẫn có thể tiến hành điều tra nếu như có bằng chứng rõ ràng chứng minh được hành vi bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Hoa kỳ gây ra thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. b. Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá Sau 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị điều tra phá giá, DOC sẽ ra quyết định nêu rõ có tiến hành điều tra hay không và lý do cụ thể dẫn tới quyết định này. Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn ra quyết định trên có thể là 40 ngày kể từ ngày nhận được đơn. Hoa kỳ quy định DOC là cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành điều tra về việc bán phá giá. ITC chịu trách nhiệm điều tra về mức độ thiệt hại xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra đối với ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá với thiệt hại hoặc nguy cơ xảy ra thiệt hại. Sau 45 ngày (hoặc trong trường hợp đặc biệt là 65 ngày) kể từ ngày nhận được đơn, ITC sẽ có đánh giá sơ bộ (preliminary determination) về thiệt hại xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra đối với ngành sản xuất trong nước theo như những thông Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 11. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide tin được cung cấp trong đơn. Nếu đánh giá sơ bộ cho thấy không có thiệt hại hay nguy cơ thiệt hại thì ITC sẽ không tiếp tục tiến hành điều tra nữa. Sau 115 ngày kể từ ngày ITC có đánh giá sơ bộ trên, DOC cũng sẽ có đánh giá sơ bộ về việc có hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra theo đề nghị trong đơn hay không. Nếu đánh giá sơ bộ cho thấy có hành vi bán phá giá thì DOC có thể áp dụng biện pháp tạm thời đối với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra để hạn chế thiệt hại xảy ra cho ngành sản xuất trong nước. Trong trường hợp đánh giá sơ bộ cho thấy không có hành vi bán phá giá thì DOC có thể ra quyết định chấm dứt điều tra. Việc đánh giá sơ bộ của DOC và ITC tiếp tục được làm sáng tỏ thông qua các buổi tham vấn giữa các bên liên quan đến quá trình điều tra do hai cơ quan trên tổ chức. Các buổi tham vấn được tổ chức nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên tham gia và có liên quan đến quá trình điều tra. Các bên có quyền đưa ra và bảo vệ ý kiến của mình nhằm hạn chế tối thiểu thiệt hại trong nước có thể xảy ra khi có hành vi bán phá giá hay thiệt hại của phía nước ngoài do bị áp dụng thuế chống bán phá giá gây ra. Sau 235 ngày kể từ ngày có hồ sơ yêu cầu tiến hành điều tra, DOC sẽ có đánh giá cuối cùng (final determination) khẳng định việc bán phá giá hàng nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra và chỉ rõ biên độ phá giá (dumping margin) cùng các số liệu liên quan như giá trị thông thường (GTTT), giá xuất khẩu (GXK), v.v… Sau 280 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị điều tra phá giá, ITC sẽ có đánh giá cuối cùng khẳng định có thiệt hại hay nguy cơ gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước do bán phá giá hàng nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra gây ra hay không. Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 12. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide c. Kết thúc điều tra Để kết thúc quá trình điều tra phá giá, sau khi cân nhắc đánh giá cuối cùng của DOC, ITC sẽ ra một trong hai quyết định như sau: (i) Áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra với một mức thuế suất cụ thể; hoặc (ii) Không áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra. Các bản đánh giá cuối cùng của hai cơ quan DOC và ITC và quyết định trên của ITC sẽ được công bố công khai cho tất cả các bên liên quan được biết. Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 13. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide 3. Nguyên tắc xác định giá trị thông thường và giá xuất khẩu Trên thực tế, không thể phủ nhận vai trò đề xuất chính của Hoa kỳ trong quá trình đàm phán đa phương xây dựng các qui định về chống bán phá giá, mà cụ thể ở đây là Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Do vậy, việc xác định giá trị thông thường và giá xuất khẩu của Hoa kỳ cũng phù hợp theo quy định của WTO. 4. Áp dụng thuế chống bán phá giá a. Thuế tạm thời Trên cơ sở đánh giá sơ bộ cho thấy có hành vi bán phá giá hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra, DOC sẽ áp dụng biện pháp tạm thời đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra như thuế tạm thời hay ký quỹ một khoản tiền nhất định đủ để đảm bảo triệt tiêu việc bán phá giá, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh với nhà sản xuất trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp. Thời hạn áp dụng các biện pháp tạm thời không được vượt quá 4 tháng. Trong trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài thời hạn áp dụng trên nhưng tổng thời gian áp dụng không được vượt quá 6 tháng. Trong trường hợp đã áp dụng mức thuế tạm thời cao hơn so với mức thuế chống bán phá giá được áp dụng sau khi kết thúc điều tra, phần chênh lệch thuế đó sẽ được hoàn trả lại cho nhà nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng thuế chống bán phá giá này. Đôi khi, thuế tạm thời có thể được hoàn trả lại toàn bộ nếu cơ quan điều tra ra kết luận không áp dụng thuế chống bán phá giá. Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 14. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide Tuy nhiên, việc truy thu thuế sẽ không được phép nếu mức thuế tạm thời được áp dụng thấp hơn so với mức thuế chống bán phá giá được áp dụng sau khi kết thúc điều tra. b. Tính thuế và thu thuế chống bán phá giá Quy định của Hoa kỳ về vấn đề này đều tuân thủ theo quy định của WTO. c. Rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá Hoa kỳ quy định DOC là cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá sau khi đã áp dụng được 5 năm với trình tự thủ tục được quy định như áp dụng thuế chống bán phá giá ban đầu. Nội dung của việc rà soát này là xem xét hiệu quả của việc áp dụng thuế chống bán phá giá để có thể đưa ra một trong ba quyết định như sau: (i) Giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá đã áp dụng; (ii) Giảm mức thuế chống bán phá giá đã áp dụng; (iii) Bãi bỏ thuế chống bán phá giá đã áp dụng. Trong trường hợp vẫn tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá, DOC sẽ tiếp tục tiến hành rà soát trong 5 năm tiếp theo. Tổng kết trong giai đoạn từ năm 1995 đến cuối năm 2001, Hoa kỳ đã tiến hành 255 cuộc điều tra chống bán phá giá và 169 lần áp dụng thuế chống bán phá giá, tuy nhiên chỉ là đối tượng chịu 57 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Như vậy từ năm 1999 cho đến 2001, việc áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa kỳ đã tăng lên khá nhanh. Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 15. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide III. Những thách thức và khó khăn có liên quan trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Hơn một thập kỷ qua Việt nam đã đạt được thành tựu ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, tình trạng hàng xuất khẩu của ta bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá ngày càng tăng. Trong xu hướng nhiều nước trên thế giới tăng cường sử dụng biện pháp chống bán phá giá như một công cụ bảo hộ thì có thể dự kiến rằng trong thời gian tới chúng ta sẽ phải đối phó với biện pháp này nhiều hơn khi kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng tăng mạnh Trong tương lai, khi hàng xuất khẩu của Việt nam có sức cạnh tranh cao hơn, kim ngạch xuất khẩu tăng lên thì có nhiều khả năng hàng hóa của ta sẽ bị đánh thuế chống bán phá giá nhiều hơn. Việt nam sẽ gặp nhiều khó khăn dù trong tình huống phải đương đầu với việc hàng xuất khẩu của ta bị nước nhập khẩu điều tra chống bán phá giá hay khi ta chủ động điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ các nước khác. Khó khăn lớn nhất là chúng ta hầu như chưa biết gì về luật thương mại quốc tế liên quan tới bán phá giá. Cho đến nay, Việt nam chưa lần nào điều tra bán phá giá. Kinh nghiệm đối phó với hàng xuất khẩu của ta bị điều tra phá giá còn ít. Trong bối cảnh như vậy nên chúng ta cũng không có luật sư hay nhà tư vấn nào có kiến thức đầy đủ hay có kinh nghiệm phong phú về bán phá giá cả. Trong khi đó, để đối phó thành công ở mỗi vụ tranh chấp về bán phá giá, sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều bên liên quan là yêu cầu sống còn. Chẳng hạn, phải có một cơ quan đầu mối về các tranh chấp liên quan tới bán phá giá. Cơ quan này phải cộng tác chặt chẽ với các bộ ngành liên quan và phối hợp hành động với các nhà sản xuất, các nhà xuất khẩu hay nhập khẩu, hội bảo vệ người tiêu dùng, Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 16. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide v.v... Mặc dù chúng ta đang cải cách nền hành chính quốc gia, chính phủ nhiệm kỳ mới vừa được thành lập nhưng rõ ràng là sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước chưa thích hợp để giải quyết tranh chấp bán phá giá. Đó là chưa tính tới sự liên kết lỏng lẻo và có phần yếu kém của các nhà sản xuất và các nhà xuất khẩu. Vì thế bên cạnh khó khăn lớn nhất về thiếu kiến thức và kinh nghiệm thì sự phối hợp không đồng bộ của các cơ quan hữu quan đang trở thành một cản trở lớn. Khó khăn lớn thứ ba là hệ thống pháp luật về kinh tế – thương mại của Việt nam còn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Mặc dù hệ thống pháp luật về kinh tế – thương mại của chúng ta đã được xây dựng mới, bổ sung và sửa đổi liên tục nhưng rõ ràng là trong một giai đoạn ngắn như vậy hệ thống pháp luật của chúng ta chưa thể đầy đủ và phù hợp với luật thương mại quốc tế ngay được. Trong lĩnh vực chống bán phá giá, chúng ta chưa có luật để đối phó với hàng nhập khẩu vào Việt nam bị bán phá giá cũng như những qui định cần thiết để đối phó với việc hàng xuất khẩu của chúng ta bị các đối tác thương mại khác áp dụng biện pháp này. Trong việc đối phó với biện pháp chống bán phá giá cũng cần cải tổ hệ thống toà án. Nhà nhập khẩu có thể kiện ra toà các quyết định liên quan tới biện pháp chống phá giá của cơ quan hành chính có thẩm quyền. Trong trường hợp ta chủ động áp dụng biện pháp chống bán phá giá thì hệ thống toà án của ta có lẽ chưa đủ điều kiện để giải quyết khiếu kiện kiểu này, còn trong trường hợp ta phải đối phó với biện pháp chống phá giá của các đối tác khác thì chúng ta cũng chưa có kinh nghiệm sử dụng cơ chế kiện ra toà chống lại quyết định của các cơ quan hành chính có thẩm quyền của họ. Trên thực tế chính sách thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng lớn bởi quan hệ chính trị giữa các đối tác. Các biện pháp chống bán phá giá cũng không nằm ngoài Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 17. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide qui luật chung đó. Trong trường hợp hàng xuất khẩu của Việt nam bị nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chúng ta có thể gây áp lực chính trị với họ. Nhưng với tiềm lực kinh tế, quốc phòng, khoa học kỹ thuật, v.v... của chúng ta hiện nay, chúng ta cần thấy rõ áp lực của chúng ta không đủ mạnh. Ngược lại, trong trường hợp chúng ta chủ động tiến hành điều tra áp dụng biện pháp này với hàng nhập khẩu thì có thể dự đoán rằng một số nước có thể dùng sức mạnh chính trị để ép chúng ta nhân nhượng họ, chẳng hạn họ có thể dùng những lá bài như viện trợ phát triển chính thức (ODA), gia hạn qui chế đối xử tối huệ quốc (MFN) v.v... để đem ra mặc cả với ta. Trong việc áp dụng hay đối phó với biện pháp chống bán phá giá, chúng ta cũng không thể không tính đến nhiều chi phí cần thiết. Một khó khăn khác là cho tới nay và vài năm tới chúng ta chỉ có thể giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan tới chống bán phá giá trong khuôn khổ các hiệp định thương mại song phương. Đặc điểm chung của các hiệp định này là không có quy định đầy đủ về giải quyết các tranh chấp thương mại hoặc không có cơ chế hoặc cơ quan chức năng riêng để giải quyết các tranh chấp liên quan tới chống bán phá giá một cách có hiệu quả. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và chống bán phá giá nói riêng có uy tín và hiệu quả nhất là cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Đây cũng là một nhân tố chúng ta phải tính đến trong quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan tới chống bán phá giá. Cuối cùng không thể không lưu ý đến thực tế là một số nước chưa công nhận nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế thị trường (KTTT). Cần phải nhìn nhận vấn đề này từ hai khía cạnh. Thứ nhất, không có những tiêu chí rõ ràng khách quan để phân biệt đâu là nền KTTT và đâu là nền kinh tế phi thị trường. Do đó, việc thừa nhận một nền kinh tế là nền kinh tế thị trường hay không nhiều khi phụ thuộc vào đánh giá mang tính chủ quan của từng đối tác thương mại và việc đánh giá này có thể chịu ảnh hưởng bởi quan hệ chính trị. Thứ hai, chúng ta đang trong quá trình Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 18. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và cho đến nay ta cũng chưa có đánh giá tổng kết nào về nền kinh tế của ta đang ở đâu trong quá trình này. Nếu trong quá trình điều tra bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt nam mà đối tác chưa công nhận nền kinh tế nước ta là nền KTTT thì chúng ta sẽ gặp bất lợi trong việc chứng minh chúng ta không bán phá giá hoặc bán phá giá với biên độ thấp. IV. Những nước nào chịu ảnh hưởng của biện pháp chống bán phá giá và hậu quả của nó. Khi các biện pháp chống bán phá giá bắt đầu được thực hiện, chúng chủ yếu nhằm vào các nước đang phát triển, những chiều hướng đã thay đổi và từ thập niên 1990, số lượng các biện pháp chống các nước đang phát triển thuộc các nhóm có thu nhập trung bình và thấp đã tăng lên, và giờ đây chiếm khoảng 40% tổng số các biện pháp được áp dụng. Trong những năm 1980-85, chỉ có 12% số biện pháp chống bán phá giá nhằm vào những nước có thu nhập trung bình và thấp, trong khi trong những năm 1995 đến 2000, tỷ lệ này chiếm tới 40%. Trong số những biện pháp được Hoa Kỳ và EU thực hiện, 50% các biện pháp của EU và 60% các biện pháp của Hoa kỳ là nhằm vào các nước đang phát triển. Trung Quốc là đối tượng bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất, mặc dù giờ đây Trung Quốc không phải là nước sử dụng nhiều các biện pháp này. Bảng trên cho thấy 8,58% số biện pháp chống bán phá giá là nhằm vào các nước đang phát triển. Điều này liên quan mật thiết đến thị phần của các nước đang phát triển trong xuất khẩu của thị trường thế giới, khoảng dưới 40% trong năm 2001. So với lượng hàng xuất khẩu của các nước khác, hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển có nhiều nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá hơn. Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 19. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide Đây là một bất lợi rõ ràng cho các nước đang phát triển vì một cuộc điều tra bao giờ cũng gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của một nước, cho dù có phải chịu biện pháp nào hay không. Nghiên cứu về ảnh hưởng của các cuộc điều tra theo yêu cầu của EU và Hoa Kỳ cho thấy rằng mặc dù cuối cùng không phải chịu biện pháp nào những một khi có điều tra thì hàng nhập khẩu từ nước đang bị xem xét cũng giảm 15 - 20% Trong số các biện pháp chống bán phá giá đang có hiệu lực, 75% liên quan đến các sản phẩm kim loại, hóa chất, máy móc, thiết bị điện tử, hàng dệt và nhựa. Những mặt hàng này đều là sản phẩm xuất khẩu chủ chốt của những nước đang phát triển năng động trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển công nghiệp. Mức độ thiệt hại của một nước bởi các biện pháp chống bán phá giá tuỳ thuộc vào lượng hàng xuất khẩu bị liệt vào nhóm hàng hóa này. Trong thập niên 1950, mức tổn hại mà các nước đang phát triển phải chịu tăng lên bởi lẽ họ đã tăng khối lượng xuất khẩu chủng loại hàng hóa này. Con số thống kê cho thấy, việc các nước đang phát triển tăng khối lượng xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp càng đưa họ đến gần hơn tới các biện pháp chống bán phá giá, và như vậy, cản bước phát triển của họ. Những nước đang phát triển thuộc đối tượng này xuất khẩu nhiều nhất, có quy mô xuất khẩu thuộc 5 nhóm chính là Philippines, Mexico, Malaysia và Thái Lan. Trong số đó, Mexico thuộc nhóm có mức độ “phát triển con người cao”, ba nước còn lại thuộc nhóm “phát triển con người trung bình”. Khi một cuộc điều tra chống bán phá giá được bắt đầu, những công ty bị buộc tội bán phá giá phải trả lời các câu hỏi của cơ quan có thẩm quyền. Thủ tục này rất tốn kém về mặt hành chính, đặc biệt là đối với các công ty ở những Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 20. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide nước đang phát triển. Nếu công ty không giải đáp được các câu hỏi của cơ quan điều tra, cơ quan điều tra được phép sử dụng những thông tin có sẵn để tính toán thuế chống bán phá giá. Trên thực tế, điều này có nghĩa là sử dụng thông tin thu lượm được của công ty trong nước đang tìm kiếm bảo hộ. Do vậy, hậu quả là công ty ở nước đang phát triển sẽ phải chịu mức thuế chống bán phá giá cao hơn so với công ty ở nước phát triển. Một nghiên cứu về thực tiễn ở Hoa Kỳ cho thấy mức thuế chống bán phá giá trung bình trong thời kỳ 1985-1998 chống lại các nước phát triển (không kể Nhật Bản) là khoảng 34%, còn mức thuế chống bán phá giá tương tự ở các nước phát triển có thu nhập thấp là 66%. Những lý do khác khiến các công ty ở các nước đang phát triển phải chịu mức thuế chống bán phá giá cao hơn so với các nước phát triển là vì có rất nhiều biện pháp khác nhau được Hiệp định về Chống bán phá giá cho phép dùng để tính “giá trị thông thường” của một sản phẩm. Các nghiên cứu cho thấy rằng biên độ phá giá lớn nhất khi dựa vào chi phí sản xuất của công ty để tính giá trị thông thường. Điều này gây hậu quả đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Trung Quốc là một ví dụ. Vì Trung Quốc không được coi là một nước kinh tế thị trường trong bối cảnh chống bán phá giá, nên chi phí sản xuất của công ty ở Trung Quốc không thể đại diện để tính giá trị thông thường. Trong những điều kiện như vậy, Hiệp định về Chống bán phá giá cho phép sử dụng các phương thức tính khác, chẳng hạn như chi phí sản xuất ở một nước khác. Qua thực tế ở EU có thể thấy, sản phẩm của Trung Quốc bị coi là bán phá giá khi họ bán ra ở thị trường châu âu với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất (gồm cả lợi nhuận) để sản xuất ra sản phẩm như vậy tại Hoa Kỳ! Còn một số phương pháp tính toán khác nữa cũng gây ảnh hưởng đến các Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 21. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide nước phát triển và đang phát triển theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như đối với chủng loại sản phẩm mang tính thời vụ như hoa, quả và cá, tức những sản phẩm đặc trưng của nước đang phát triển, phải bán khi còn tươi và chỉ trong một khoảng thời gian nhất định trong năm. Bởi vì khi vào vụ, cung các loại sản phẩm này lại vượt cầu, nên giá xuất khẩu đôi khi bị coi là nằm dưới mức chi phí sản xuất trung bình năm, tuy khối lượng bán ra lại có động cơ kinh tế. Nếu hàng hóa được bán ra với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất năm thì mặt hàng đó bị coi là bán phá giá và phải chịu thuế chống bán phá giá. Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 22. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide Phần Kết Luận Ban đầu, mục đích của việc cho phép áp dụng các biện pháp chống bán phá giá là để bảo vệ thương mại quốc tế khỏi làm tổn hại đến cạnh tranh trong nước. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đều đồng tình rằng mức thuế chống bán phá giá có thể được sử dụng và đang được sử dụng làm phương tiện bảo hộ có chọn lọc chống lại những mặt hàng nhập khẩu không ảnh hưởng đến cạnh tranh. Các biện pháp chống bán phá giá ảnh hưởng đến cả các nước phát triển và đang phát triển. Đối với các nước đang phát triển, việc thiếu những quy định chặt chẽ hơn gây ra tác hại là, một mặt, hàng xuất khẩu của họ có nguy cơ bị chịu thuế chống bán phá giá trên những thị trường xuất khẩu quan trọng; mặt khác, khi những nước này sử dụng các biện pháp chống bán phá giá thì chính họ đã tạo ra nguy cơ gây tổn hại cho nền kinh tế của mình. Ngoài ra, do những yêu cầu đặt ra đối với việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, nên trên thực tế, chủ yếu chỉ có các nước phát triển và một số nước đang phát triển có tiềm năng kinh tế mới có thể sử dụng công cụ này. Các phương pháp tính mức thuế chống bán phá giá được Hiệp định cho phép đã gây ra hậu quả là các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển thường phải chịu mức thuế cao hơn so với các nhà xuất khẩu ở các nước phát triển. Điều này đặc biệt đúng đối với Trung Quốc.Với Việt nam Hiệp định về Chống bán phá giá đem lại một lợi ích là phải tuân theo các quy định của Hiệp định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá và những biện pháp đặt ra đều có thể được chất vấn thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, bảo đảm quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam cả ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Như vậy chúng ta cần phải thúc đẩy quá trình tìm hiểu và tận dụng những quy tắc của WTO để việc điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế - thương mại theo hướng có lợi cho nền kinh tế đất nước, tạo được môi trường pháp lý vững Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 23. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide chắc và thuận lợi có chính sách phát triển phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển mỗi ngành. Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 24. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide Danh mục tài liệu tham khảo 1. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994) 2. Hiệp định chống bán phá giá của WTO 3. Hướng dẫn doanh nghiệp về các biện pháp đền bù thương mại của Hoa Kỳ - Trung tâm thương mại quốc tế, UNCTAD/WTO, 2001 4. Thủ tục pháp lý khi áp dụng thuế chống bán phá giá: hướng dẫn các nhà xuất khẩu, nhập khẩu - Trung tâm thương mại quốc tế, UNCTAD/WTO, 1997 5. Cẩm nang thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp - Hội đồng thương mại Quốc tế Hoa kỳ, 11/1999 6. Bé th¬ng m¹i, Chèng b¸n ph¸ gi¸ - MÆt tr¸i cña Tù do ho¸ th¬ng m¹i, http://www.mot.vn/Traodoiykien/Chongphagia. 7. Lª TriÖu Dòng (2000), Quy ®Þnh chèng b¸n ph¸ gi¸ cña WTO vµ kh¶ n¨ng vËn dông ë ViÖt Nam, LuËn v¨n tèt nghiÖp, §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ Néi, Hµ Néi. 8. TS Hoµng Phíc HiÖp (2003), “T×m hiÓu ph¸p luËt chèng b¸n ph¸ gi¸ cña Tæ chøc Th¬ng m¹i thÕ giíi vµ Hoa K×”, T¹p chÝ LuËt häc, (1), tr.26 – 29. 9. Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế. 10. Giáo trình luật thương mại quốc tế 11. Bộ thương mại. “Báo cáo tóm tắt kết quả đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới và phê chuẩn nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) ”. Văn bản trình quốc hội ngày 24 tháng 11 năm 2006. Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 25. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide http://www.na.gov/vietnam/vankien/khoa11/ky10/bc-BoTM- gianhapWTO.doc 12.Lương Văn Tự. “Giới thiệu bộ văn kiện gia nhập WTO”. Trong Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Các văn kiện gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO của Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.11. 13. Trương Đình Tuyển. “Không có chuyện vào WTO là đổi đời ngay”. http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/. 07/01/2007 14. Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. 2006. Các văn kiện gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO của Vịêt Nam. Nhà xuất bản chính trị quốc gía Hà Nội. Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150
  • 26. Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide MỤC LỤC Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150