SlideShare a Scribd company logo
1 of 171
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
Đề tài“Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống điện
thân xe Toyota Fortuner 2015” tập trung nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tra,
chẩn đoán hư hỏng trên hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner2015, bao gồm các
nội dung chính sau:
 Giới thiệu chung về chẩn đoán.
 Hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner 2015.
 Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống điện thân
xe Toyota Fortuner 2015.

1
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian năm năm học tập tại trường, bằng sự nỗ lực của bản thân và
đặc biệt là sự chỉ dạy của thầy cô giáo và nhà trường, đã giúp đỡ em có được ngày
hôm nay, là một người công dân đang dần có ích hơn cho xã hội.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Quốc Thịnh, Bộ môn công nghệ
ô tô và hệ thống cảm biến, Đại học công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học
thái nguyên đã hưỡng dẫn em về chuyên môn cũng như phương pháp làm việc để
em hoàn thành đồ án. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, các cô
trong Bộ môn công nghệ ô tô và hệ thống cảm biến, Đại học công nghệ thông tin
và truyền thông, Đại học thái nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành
đồ án này.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016
Sinh viên thực hiện đồ án
Trần Công Khanh
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án này là công trình do tôi tự làm và nghiên cứu dưới sự
hưỡng dẫn của thầy giáo Phạm Quốc Thịnh. Trong đồ án này có sử dụng một số
tài liệu tham khảo như đã nêu trong phần tài liệu tham khảo.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016
Sinh viên thực hiện đồ án
Trần Công Khanh
3
MỤC LỤC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN i
LỜI CẢM ƠN ii
LỜI CAM ĐOAN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH vi
DANH MỤC BẢNG ix
CÁC KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT xi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHẨN ĐOÁN 2
1.1. Lý thuyết cơ bản về chẩn đoán2
1.1.1. Lý thuyết về chẩn đoán 2
1.1.2. Khái niệm độ tin cậy 2
1.2. Tổng quan về hệ thống chẩn đoán 4
1.2.1. Khái niệm chẩn đoán trạng thái kỹ thuật 4
1.3. Chẩn đoán hư hỏng điện thân xe Toyota Fortuner 2015 5
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA FORTUNER 2015 6
2.1. Giới thiệu chung 6
2.2. Hệ thống nguồn cung cấp trên xe 9
2.2.1. Ắc quy 9
2.2.2. Máy phát điện xoay chiều 12
2.2.3. Sơ đồ cung cấp điện và phân bố phụ tải 15
2.3. Hệ thống thông tin và hiển thị 16
2.3.1. Các bảng đồng hồ và các đèn báo trên hệ thống hiển thị thông tin 16
2.3.2. Hệ thống thông tin 17
2.4. Hệ thống chiếu sáng 22
2.4.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống chiếu sáng 22
2.4.2. Thông số cơ bản và các chức năng của hệ thống chiếu sáng 23
2.4.3. Cấu tạo của bóng đèn 24
4
2.5. Hệ thống tín hiệu 28
2.5.1. Hệ thống còi 28
2.5.2. Hệ thống đèn báo rẽ và báo nguy 30
2.6. Các hệ thống phụ trên xe 32
2.6.1. Hệ thống gạt nước và rửa kính 32
2.6.2. Hệ thống khóa cửa 36
2.6.3. Hệ thống sấy kính 41
2.6.4. Hệ thống điều hòa không khí 42
2.7. Hệ thống an toàn 45
2.7.1. Hệ thống túi khí an toàn 45
2.7.2. Hệ thống căng đai khẩn cấp 48
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG
ĐIỆN THÂN XE TOYOTA FOTUNER 2015 54
3.1. Giới thiệu chung 54
3.2. Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống nguồn cung cấp 55
3.2.1. Ắc quy 55
3.2.2. Máy phát điện 59
3.3. Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống chiếu sáng 61
3.3.1. Hệ thống đèn pha và đèn hậu 61
3.4. Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống đèn và tín hiệu 64
3.4.1. Đèn lùi 64
3.4.2. Đèn nhan 64
3.4.3. Đèn phanh66
3.4.4. Hệ thống Còi 66
3.5. Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống phụ trợ 67
3.5.1. Hệ thống điều khiển khóa cửa điện 67
3.5.2. Hệ thống gạt nước, rửa kính 71
3.5.3. Hệ thống sấy kính 74
3.5.4. Hệ thống điều hòa không khí 77
3.6. Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống an toàn 81
5
3.6.1. Hệ thống túi khí 81
3.6.2. Hệ thống chống trộm 86
3.6.3. Hệ thống căng đai an toàn88
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
6
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Đồ thị trình bày khái niệm sự cố [1] 3
Hình 2.1: Kích thước của xe Toyota Fortuner 2015 [2] 7
Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống cung cấp điện tổng quát[3] 9
Hình 2.3: Cấu tạo ắc quy [3] 10
Hình 2.4: Cấu tạo bản cực và chất điện phân [3] 11
Hình 2.5: Cấu tạo vỏ ắc quy [3] 12
Hình 2.6: Cọc ắc quy [3] 12
Hình 2.7: Cấu tạo máy phát [3] 13
Hình 2.8: Rôto máy phát [3] 14
Hình 2.9: Cấu tạo stato [3] 14
Hình 2.10: Sơ đồ phụ tải điện trên ô tô [3] 15
Hình 2.11: Cấu tạo chính bản táp lô 16
Hình 2.12: Sơ đồ hệ thống bản táp lô [4] 17
Hình 2.13: Minh họa thể hiện ưu điểm của hệ thống mạng [5] 18
Hình 2.14: Các loại tín hiệu sử dụng trong hệ thống [5] 19
Hình 2.15: Kết cấu dây xoắn và sơ đồ truyền tín hiệu [5] 19
Hình 2.16: Sơ đồ khử nhiễu bằng điện áp chênh lệch[5] 20
Hình 2.17: Sơ đồ khối hệ thốngtruyền thông tin [4] 20
Hình 2.18: Hệ thống đèn 24
Hình 2.19: Cấu tạo bóng đèn loại dây tóc [7] 24
Hình 2.20: Cấu tạo bóng đèn halogen [7] 25
Hình 2.21: Cấu tạo bóng đèn Xenon [7] 27
Hình 2.22: Cấu tạo bóng đèn LED [7] 27
Hình 2.23: Kết cấu còi điện và sơ đồ đấu dây [7] 28
Hình 2.24: Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống còi [4] 29
Hình 2.25: Sơ đồ bố trí hệ thống còi [4] 29
7
Hình 2.26: Sơ đồ mạch rẽ trái [8] 30
Hình 2.27: Sơ đồ mạch rẽ phải [8] 30
Hình 2.28: Sơ đồ mạch đèn báo nguy [8] 31
Hình 2.29: Hệ thống gạt nước và rửa kính [8] 32
Hình 2.30: Cấu tạo mô tơ gạt nước [7] 33
Hình 2.31: Công tắc điều khiển dừng tự động loại mass chờ [7] 33
Hình 2.32: Sơ đồ mạch gạt nước và rửa kính trước [7] 34
Hình 2.33: Sơ đồ vị trí hệ thống khóa cửa [8] 36
Hình 2.34: Hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa [8] 37
Hình 2.35: Chức năng của hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa [8] 38
Hình 2.36: Chức năng của hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa [8] 39
Hình 2.37: Chức năng của hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa [8] 40
Hình 2.38: Sơ đồ bố trí cụm công tắc sấy kính [4] 41
Hình 2.39: Sơ đồ mạch điện hệ thống sấy kính [7] 42
Hình 2.40: Hệ thống điều hòa 42
Hình 2.41: Cấu tạo hệ thống điều hoà không khí [7] 43
Hình 2.42: Bố trí hệ thống túi khí trên xe [4] 45
Hình 2.43: Vị trí các bộ phận hệ thống túi khí [8] 46
Hình 2.44: Quá trình nổ của túi khí [7] 46
Hình 2.45: Cấu tạo bộ thổi khí [8] 47
Hình 2.46: Bố trí căng đai khẩn cấp [8] 48
Hình 2.47: Cấu tạo cơ cấu căng đai khẩn cấp [8]49
Hình 2.48: Nguyên lý bộ căng đai khẩn cấp [8] 50
Hình 2.49: Sơ đồ bố trí hệ thống chống trộm [4] 51
Hình 2.50: Trạng thái của hệ thống chống trộm [8] 52
Hình 2.51: Sơ đồ khối ECU chống trộm [8] 53
Hình 2.52: Các thiết bị và công tắc báo động [8]53
Hình 3.1: Cụm công tắc chế độ đèn pha [4] 63
8
Hình 3.2: Cụm công tắc đèn nhan [4] 65
Hình 3.3: Cụm công tắc đèn phanh [4] 66
Hình 3.4: Kiểm tra còi [4] 66
Hình 3.5: Công tắc điều khiển cửa [4] 67
Hình 3.6: Cụm công tắc đấu nối dây [4] 68
Hình 3.7: Cụm motor khóa cửa [4] 69
Hình 3.8: Cụm rơ le đấu dây điện [4] 70
Hình 3.9: Cụm công tắc gạt nước,rửa kính [4] 71
Hình 3.10: Cụm công tắc mô tơ phun nước rửa kính [4]72
Hình 3.11: Cụm công tắc gạt nước rửa kính [4] 72
Hình 3.12: Cụm công tắc rửa kính hậu [4] 73
Hình 3.13: Phân bố cụm công tắc sấy kính [4] 74
Hình 3.14: Rơ le sấy kính [4] 74
Hình 3.15: Đo dây sấy [4] 75
Hình 3.16: Cụm công tắc sấy kính hậu [4] 76
Hình 3.17: Công tắc sấy kính ON/OFF 76
Hình 3.18: Đo điện trở công tắc sấy kính 77
Hình 3.19: Cụm công tắc điều hòa không khí [4] 78
Hình 3.20: Kiểm tra ga điều hòa [4] 79
Hình 3.21: Kiểm tra mã DTC túi khí bên trái [4]82
Hình 3.22: Xóa mã DTC của túi khí [4] 83
Hình 3.23: Kiểm tra mã DTC túi khí [4] 84
Hình 3.24: Kiểm tra mã DTC túi khí bên phải [4] 85
Hình 3.25: Cụm đèn báo an ninh [4] 86
Hình 3.25: Kiểm tra dây điện chống trộm [4] 86
Hình 3.26: Cụm công tắc khóa điện [4] 87
Hình 3.27: Kiểm tra dây điện khóa điện [4] 88
Hình 3.28: Kiểm tra đai trong ghế trái [4]89
9
Hình 3.29: Kiểm tra dây điện củahệ thống căng đai [4] 90
Hình 3.30: Kiểm tra dây điện màn hình- ắc quy và mát [4] 91
Hình 3.31: Kiêm tra dây điện, giắc nối ghế trước phải và mát [4] 92
Hình 3.32: Kiểm tra miếng lót nệm [4] 93
10
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thông số kỹ thuật của xe [2] 6
Bảng 2.2: Các đèn báo trên táp lô 16
Bảng 2.3: Các thông số của hệ thống chiếu sáng [7] 23
Bảng 3.1: Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng của ắc quy 55
Bảng 3.2: Quy trình kiểm tra và chẩn đoán hư hỏng của máy phát điện 59
Bảng 3.3: Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng đèn pha và đèn hậu 61
Bảng 3.4: Kiểm tra công tắc chế độ đèn pha 63
Bảng 3.5: Kiểm tra công tắc đèn sương mù 63
Bảng 3.6: Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng đèn lùi 64
Bảng 3.7: Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng đèn nhan 64
Bảng 3.8: Kiểm tra đo điện trở công tắc đèn nhan 65
Bảng 3.9:Kiểm tra đo điện trở công tắc đèn phanh 66
Bảng 3.10: Kiểm tra còi 67
Bảng 3.11: Kiểm tra điện trở công tắc điều khiển cửa 67
Bảng 3.12: Kiểm tra dây điện 68
Bảng 3.13: Kiểm tra cửa trước trái, trước phải, sau trái, sau phải 69
Bảng 3.14: Kiểm tra cửa hậu 69
Bảng 3.15: Kiểm tra điện trở công tắc gạt nước rửa kính 71
Bảng 3.16: Kiểm tra cụm công tắc rửa kính hậu 73
Bảng 3.17: Kiểm tra rơ le bộ sấy kính 75
Bảng 3.18: Kiểm tra kính cửa hậu 75
Bảng 3.19: Kiểm tra cụm công tắc sấy kính hậu 76
Bảng 3.20: Kiểm tra chỉ báo ON/OFF 77
Bảng 3.21: Kiểm tra điện trở công tắc 77
Bảng 3.22: Kiểm tra điện trở công tắc quạt gió 78
Bảng 3.23: Kiểm tra lượng ga 80
Bảng 3.24: Kiểm tra cụm đèn chỉ báo an ninh 86
11
Bảng 3.25: Kiểm tra dây điện 87
Bảng 3.26: Kiểm tra điện trở khóa điện 87
Bảng 3.27: Kiểm tra điện áp phía nối dây điện 88
Bảng 3.28: Kiểm tra điện trở phía điện trở 88
Bảng 3.29: Đo điện trở cụm đai trong trái89
Bảng 3.30: Đo điện trở dây điện hoặc giắc nối 90
Bảng 3.31: Kiểm tra điện trở cầu chì 91
Bảng 3.32: Kiểm tra điện áp dây điện và giắc nối 91
Bảng 3.34: Kiểm tra điện trở giắc nối, ghế trước trái và mát 92
Bảng 3.35: Kiểm tra điện trở miếng lót nệm ghế 93
12
CÁC KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
CAN Điều khiển dữ liệu theo vùng
Vss Cảm biến tốc độ bánh xe.
ECT Cảm biến nhiệt độ nước làm mát
GEM Bộ điều khiển động cơ
TCM Bộ điều khiển số
RCM Bộ điều khiển túi khí
EATC Bộ điều khiển điều hòa
MPX Các phương thức truyền dữ liệu
HS- CAN Đường truyền dữ liệu mạng CAN tốc độ cao
PCM Bộ điều khiển động cơ
ABS Bộ chống hãm cứng bánh xe khi phanh
ESP Bộ điều khiển cân bằng xe
SRS Hệ thống túi khí an toàn
LED Phần tử cảm quang
A/C Phần tử cảm quang
MỞ ĐẦU
Ngành ô tô thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phát triển mạnh
mẽ với việc ứng dụng ngày càng nhiều những thành tựu công nghệ thông tin vào
sản xuất và lắp đặt các linh kiện ô tô. Hiện nay thì vấn đề “điện và điện tử” trang bị
trên ô tô là tiêu chí chính để đánh giá một chiếc xe hơi cao cấp.
Trải qua thời gian học tập tại trường, với những kiến thức đã được trang bị
giúp em có thêm nhiều tự tin và gắn bó hơn với ngành mình đang theo học. Nhận
thức được tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy
13
trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner 2015”. Đây là
một đề tài rất gần với thực tế sản xuất và sửa chữa các hệ thống điện trên xe.
Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn cùng các
thầy giáo trong bộ mônvà các bạn sinh viên, em đã hoàn thành đề tài đúng tiến độ
được giao. Tuy nhiên, do kiến thức thực tế còn hạn chế và đây là lần đầu tiên làm
quen với việc nghiên cứu khoa học nên đề tài không tránh khỏi sai sót. Em rất
mong nhận được sự quan tâm của các thầy, cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện
hơn. Với việc thực hiện đề tài này đã giúp em có thêm nhiều kiến thức thực tế, đây
chính là hành trang để em dễ dàng hơn trong công việc sau này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Phạm Quốc Thịnh và
các thầy, cô trong bộ môn đã giúp em hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016
Sinh viên thực hiện đồ án
Trần Công Khanh
14
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHẨN ĐOÁN
1.1. Lý thuyết cơ bản về chẩn đoán
1.1.1. Lý thuyết về chẩn đoán
Chẩn đoán là một quá trình lôgíc nhận và phân tích các tin truyền đến người
tiến hành chẩn đoán từ các thiết bị sử dụng chẩn đoán để tìm ra các hư hỏng của
đối tượng (xe, tổng thành máy, hộp số, gầm v.v…).
Phải được tiến hành trên cơ sở số lượng tin tức nhận được đối với từng triệu
chứng Trạng thái kỹ thuật của ôtô, của tổng thành cũng như triệu chứng hư hỏng
của chúng khá phức tạp, trong khi đó lượng thông tin lại không đầy đủ lắm. Vì vậy
việc chọn các tham số chẩn đoán (triệu chứng chẩn đoán) đặc trưng cho trạng thái
kỹ thuật của đối tượng cụ thể. Trong chẩn đoán thường sử dụng lý thuyết thông tin
để xử lý kết quả.
Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của xe ôtô thay đổi dần khó biết
trước được. Tiến hành chẩn đoán xác định trạng thái kỹ thuật của ôtô dựa trên cơ
sở số liệu thống kê xác suất của các trạng thái kỹ thuật đó. Thí dụ, trạng thái kỹ
thuật của bóng đèn pha ôtô có thể ở hai trạng thái: tốt (sáng), không tốt (không
sáng). Ta giả thiết rằng, xác suất của trạng thái kỹ thuật tốt là rất lớn - 0,9, còn xác
suất của hư hỏng - 0,1. Bóng đèn như một hệ thống vật lý có rất ít độ bất định -
hầu như lúc nào cũng đều thấy bóng đèn ở trạng thái kỹ thuật tốt.
1.1.2. Khái niệm độ tin cậy
Khái niệm về độ tin cậy rất phức tạp, vì nó phụ thuộc rất nhiều vào tham số
ngẫu nhiên, chỉ có thể áp dụng lý thuyết xác suất mới có thể phân tích mối tương
quan của chúng ảnh hưởng của chúng đến độ tin cậy trong sử dụng.
Khái niệm cơ bản của lý thuyết độ tin cậy là khái niệm sự cố, thời điểm phát
sinh sự cố là biến cố ngẫu nhiên. Các sự cố này phát sinh ứngvới những xe đưa
vào sử dụng với cùng điều kiện sau những quãng đường hoạt động khác nhau và
được xác định bằng độ phân tán. Sự cốđược chia thành sự cố tức thời (đột xuất)
15
hoặc sự cố tiệm tiến (diễn biến từ từ theo thời gian sử dụng). Đối với ô tô, trong
các cụm máy, tổng thành thì hư hỏng và sự cố diễn ra một cách từ từ do quá trình
thay đổi của các thông số kếtcấu.
Hình 1.1: Đồ thị trình bày khái niệm sự cố [1]
Ví dụ xét một thông số kết cấu S nào đó, (hình 1.1) tùy theo điều kiện sử
dụng thông số này sẽ thay đổi theo các đường cong khác nhau (đường gạch gạch),
giá trị trung bình của sự thay đổi biểu diễn bằng đường nét liền. Nếu tìm thông số
kết cấu S sau một quãng đường 1 thì trị số đó sẽ nằm trong vùng S’ - S’’ và sự
phân bố đó tuân theo qui luật Gauss (đường 1). Ta gọi giá trị giới hạn của thông số
kết cấu là Sn thì hành trình phát sinh sự cố sẽ là l’ - l’’, sự phân bố cũng theo qui
luật Gauss (đường 2).
Đặc điểm cơ bản của độ bền xe ô tô từ khi sử dụng đến khi bắt đầu xuất hiện
sự cố đầu tiên là xác suất của sự làm việc tốt trong quãng hành trình công tác hoặc
trong điều kiện vận hành cụ thể nào đó, có nghĩa là độ bền được xác định như xác
16
suất trong hành trình đó không hề phát sinh ra một hư hỏng, một sự cố nào có trị
số lớn hơn trị số cho trước nào đó.
Đối với các cụm tổng thành của ô tô còn tiếp tục được sử dụng sau khi đã
được sửa chữa hết các hư hỏng thì độ tin cậy của nó được đánh giá bằng khoảng
hành trình hoạt động giữa hai lần phát sinh sự cố, khi xác định người ta thường lấy
trị số hành trình trung bình giữa hai lần sự cố Lcp theo số liệu thống kê của từng
loại xe. Cần khẳng định rằng từng cụm, tổng thành riêng biệt thì có độ tin cậy khác
nhau.
1.2. Tổng quan về hệ thống chẩn đoán
1.2.1. Khái niệm chẩn đoán trạng thái kỹ thuật
1.2.1.1. Định nghĩa
Là công tác kỹ thuật nhằm xác định trạng thái kỹ thuật của cụm máy để dự
báo tuổi thọ làm việc tiếp tục mà không phải tháo máy.
1.2.1.2.Các loại thông số dùng trong chẩn đoán
Một tổng thành bao gồm nhiều cụm chi tiết và một cụm bao gồm nhiều chi
tiết tạo thành. Chất lượng làm việc của tổng thành sẽ do chất lượng của các cụm,
các chi tiết quyết định.
Trạng thái tốt hay xấu của cụm chi tiết thể hiện bằng các đặc trưng cho tình
trạng hoạt động của nó, các đặc trưng này được gọi là thông số ra và được xác định
bằng việc kiểm tra đo đạc. Ví dụ: công suất, thành phần khí thải, nhiệt độ nước,
dầu, áp suất dầu bôi trơn, lượng mạt kim loại trong dầu bôi trơn, tiếng ồn, tiếng gõ,
rung động, tình trạng lốp, quãng đường phanh...
Mỗi một cụm máy đều có những thông số ra giới hạn là những giá trị mà khi
nếu tiếp tục vận hành sẽ không đảm bảo tính kinh tế kỹ thuật hoặc không cho
phép. Khi đối chiếu kết quả kiểm tra với các giá trị giới hạn, cho phép xác định, dự
báo được tình trạng của cụm máy. Các thông số ra giới hạn do nhà chế tạo qui định
17
hoặc xác định bằng thống kê kinh nghiệm trên loại cụm máy đó.
Chỉ cần một thông số ra đạt giá trị giới hạn bắt buộc phải ngừng máy để xác
định nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
1.2.1.3. Các điều kiện để một thông số ra được dùng làm thông số chẩn đoán
Có ba điều kiện:
- Điều kiện đồng tính:
Thông số ra được dùng làm thông số chẩn đoán khi nó tương ứng (tỷ lệ
thuận) với một thông số kết cấu nào đó. Ví dụ: hàm lượng mạt kim loại trong dầu
bôi trơn tỷ lệ thuận với hao mòn các chi tiết của cụm máy nên thoả mãn điều kiện
đồng tính.
- Điều kiện mở rộng vùng biến đổi:
Thông số ra được dùng làm thông số chẩn đoán khi sự thay đổi của nó lớn
hơn nhiều so với sự thay đổi của thông số kết cấu mà nó đại diện.
- Điều kiện dễ đo và thuận tiện đo đạc.
Một thông số được dùng làm thông số chẩn đoán khi nó phải đồng thời thoả
mãn ba điều kiện trên.
1.3. Chẩn đoán hư hỏng điện thân xe Toyota Fortuner 2015
Việc sửa chữa xe ô tô đời mới ngày nay không chỉ đơn thuần là kinh nghiệm.
Có rất nhiều lỗi nếu chỉ dùng kinh nghiệm rất khó để tìm ra nguyên nhân và nếu có
tìm ra thì cũng phải mất khá nhiều thời gian. Điện thân xe trên xe Toyota Fotuner
2015 là hệ thống quan trọng, những hỏng hóc là có thể thường xuyên xảy ra, vì vậy
việc chẩn đoán hư hỏng là rất cần thiết.
Qua thời gian nghiên cứu ở cơ sở cùng với đó là đọc thêm những cuốn tài
liệu liên quan đến chẩn đoán và hệ thống điện thân xe. Em đã tổng hợp và hoàn
thành báo cáo đồ án với những nội dung như sau:
- Giới thiệu chung về chẩn đoán:
+ Đưa ra lý thuyết cơ bản về chẩn đoán.
+ Tổng quan về chẩn đoán.
18
- Tìm hiểu về các hệ thống điện thân xe:
+ Hệ thống nguồn cung cấp.
+ Hệ thống chiếu sáng.
+ Hệ thống tín hiệu.
+ Hệ thống phụ trợ.
+ Hệ thống an toàn.
-Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống điện thân xe.
+ Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống nguồn cung cấp.
+ Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống chiếu sáng.
+ Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống tín hiệu.
+ Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống phu trợ.
+ Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống an toàn.
Trọng tâm của đề tài này là đi sâu nghiên cứu về quy trình kiểm tra, chẩn
đoán các lỗi hư hỏng thường xảy ra trên hệ thống điện thân xe. Qua đó, sẽ tìm ra
biện pháp khắc phục hiệu quả. Qua đề tài này sẽ giúp cho mọi người hiểu biết hơn
về hệ thống điện thân xe và các lỗi hư hỏng.
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA FORTUNER 2015
2.1. Giới thiệu chung
Bảng 2.1: Thông số kỹ thuật của xe [2]
19
Kích thước
D x R x C mm x mm x mm
4705 x 1840 x
1850
Chiều dài cơ sở mm 2750
Trọng lượng không
tải
kg
1780
1820
Bán kính quay vòng
tối thiểu
m 5,9
Khoảng sang gầm
xe
mm 220
Trọng lượng toàn
tải
kg 2380
Động cơ
Loại động cơ
4 xylanh thẳng
hàng, common rail
Dung tích xylanh cc 2494
Công suất tối đa
Kw(mã lực)vòng
phút
106/3400
Momen xoắn tối đa Nm (vòng/phút) 343/2800
Hệ thống
truyền động
Cầu sau
Hệ thống treo
Trước
Độc lập,tay đòn
kép
Sau
Phụ thuộc, liên kết
4 điểm
Phanh Trước Đĩa thông gió
Sau Tăng trống
Mức tiêu thụ
nhiên liệu
Trong đô thị Lít/100km 9,1
nhiên liệu Ngoài đô thị Lít/100km 6,4
Kết hợp Lít/100km 7,4
Ốp trang trí
nội thất
ốp nhựa
20
Hình 2.1: Kích thước của xe Toyota Fortuner 2015 [2]
Công nghiệp ôtô - máy kéo ngày càng phát triển, kết cấu ôtô máy kéo ngày
càng hoàn thiện thì mức độ tự động hóa, điện tử hóa của chúng ngày càng cao.
Yêu cầu về mặt tiện nghi, về tính an toàn của chuyển động càng lớn thì hệ thống
trang thiết bị điện trên ôtô - máy kéo ngày càng phức tạp và hiện đại.
Nếu như trên những ôtô - máy kéo đầu tiên các trang thiết bị điện hầu như
không có gì ngoài bộ phận để châm lửa hỗn hợp cháy rất thô sơ bằng dây đốt, thì
ngày nay trên ôtô - máy kéo, điện năng đã được sử dụng để thực hiện rất nhiều
chức năng trên các hệ thống sau:
- Hệ thống cung cấp điện (Charging system): Bao gồm ắc quy, máy phát điện,
các bộ điều chỉnh điện.
- Hệ thống khởi động (Starting system): Bao gồm máy khởi động (động cơ
điện), các rơle điều khiển và các rơle bảo vệ khởi động. Ngoài ra, đối với động cơ
Diesel còn trang bị thêm hệ thống xông máy.
- Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (lighting and signal system): Gồm các đèn
chiếu sáng, đèn tín hiệu, còi, các công tắc và các rơle.
- Hệ thống đo đạc và kiểm tra (Gauging system): Bao gồm các đồng hồ trên
bảng Taplô (đồng hồ tốc độ động cơ, đồng hồ tốc độ xe, đồng hồ đo nhiên liệu,
đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát) và các đèn báo hiệu.
- Hệ thống điều khiển ôtô (Vehicle control system): Gồm hệ thốngđiều khiển
phanh chống hãm cứng (ABS), hộp số tự động, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ
thống truyền lực, hệ thống gối đệm.
- Hệ thống điều hoà nhiệt độ (Air conditioning system): Bao gồm máy nén,
giàn nóng, giàn lạnh, lọc ga, van tiết lưu và các thiết bị điều khiển hỗ trợ khác.
- Hệ thống các thiết bị phụ: Bao gồm quạt gió, hệ thống gạt nước rửa kính,
nâng hạ kính, đóng mở cửa xe, radio, tivi, hệ thống chống trộm, hệ thống nâng hạ ghế…
Các hệ thống trên hợp thành một hệ thống nhất, là hệ thống điện trên ôtô máy
kéo, với hai phần chính: Nguồn điện (hệ thống cung cấp điện) và các bộ phận tiêu
21
thụ điện (các hệ thống khác).
- Nguồn điện trên ôtô: Là nguồn một chiều được cung cấp bởi ắcquy nếu
động cơ chưa làm việc (hoặc làm việc ở số vòng quay nhỏ), hoặc bởi máy phát nếu
động cơ làm việc ở số vòng quay trung bình và lớn. Để tiết kiệm dây dẫn, thuận
tiện khi lắp đặt sửa chữa, …, trên đa số các xe người ta sử dụng thân sườn xe làm
dây dẫn chung. Vì vậy, đầu âm của nguồn điện được nối trực tiếp ra thân xe.
- Các bộ phận tiêu thụ điện (phụ tải điện): Trong các bộ phận tiêu thụ điện thì
máy khởi động là bộ phận tiêu thụ điện mạnh nhất (dòng điện cung cấp bởi ăcquy
khi khởi động có thể lên đến 400÷600 (A) đối với động cơ xăng, hoặc 2000 (A)
đối với động cơ diesel). Phụ tải điện được chia làm các loại cơ bản sau:
+ Phụ tải làm việc liên tục: Bơm nhiên liệu, kim phun nhiên liệu,…
+ Phụ tải làm việc không liên tục: Gồm các đèn pha, đèn cốt, đèn kích thước,…
+ Phụ tải làm việc trong khoảng thời gian ngắn: Gồm các đèn báo rẽ, đèn
phanh, mô tơ gạt nước lau kính, còi, máy khởi động, hệ thống xông máy,…
- Mạng lưới điện: Là khâu trung gian nối giữa phụ tải và nguồn điện, bao
gồm: Các dây dẫn, các bộ chuyển mạch, công tắc, các thiết bị bảo vệ và phân phối
khác nhau.
2.2. Hệ thống nguồn cung cấp trên xe
Xe được trang bị rất nhiều thiết bị điện để điều khiển xe được an toàn và
thuận tiện. Xe cần sử dụng điện không chỉ khi đang chạy mà cả khi dừng. Vì vậy,
xe có ắc quy để cung cấp điện cho các thiết bị phụ và khởi động động cơ, hệ thống
nạp để tạo ra nguồn cung cấp điện khi động cơ đang nổ máy. Hệ thống nạp cung
cấp điện cho tất cả các thiết bị điện và để nạp điện cho ắc qui khi xe đang chạy.
Hệ thống cung cấp bao gồm các thiết bị chính sau đây: Ắc quy, máy phát
điện, bộ điều chỉnh điện (đặt trong máy phát), Đèn báo xạc, công tắc máy.
22
Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống cung cấp điện tổng quát[3]
2.2.1. Ắc quy
Dùng khởi động cơ ở một tốc độ tối thiểu tạo ra moment lớn để quay động
cơ. Ắc quy khởi động còn cung cấp điện cho các tải điện quan trọng khác trong hệ
thống điện, cung cấp từng phần hoặc toàn bộ trong trường hợp động cơ chưa làm
việc hoặc đã làm việc mà máy phát điện chưa phát đủ công suất (động cơ đang làm
việc ở chế độ số vòng quay thấp): cung cấp điện cho đèn đậu (parking lights),
radio cassette, CD, các bộ nhớ (đồng hồ, hộp điều khiển…), hệ thống báo động…
Ắc quy cung cấp điện khi:
- Động cơ ngừng hoạt động: Điện từ bình ắc quy được sử dụng để chiếu
sáng, dùng cho các thiết bị điện phụ, hoặc là các thiết bị điện khác khi động cơ
không hoạt động.
- Động cơ khởi động: Điện từ bình ắc quy được dùng cho máy khởi động và
23
cung cấp dòng điện cho hệ thống đánh lửa trong suốt thời gian động cơ đang khởi
động. Việc khởi động xe là chức năng quan trọng nhất của ắc quy.
- Động cơ đang hoạt động: Điện từ bình ắc quy có thể cần thiết để hỗ trợ cho
hệ thống nạp khi nhu cầu về tải điện trên xe vượt qua khả năng của hệ thống nạp.
Cả ắc quy và máy phát đều cấp điện khi nhu cầu đòi hỏi cao.
Theo tính chất dung dịch điện phân, ắcquy nước được chia ra các loại:
+ Ăc quy axít: dung dich điện phân là axít H2SO4.
+ Ăc quy kiềm: dung dịch điện phân là KOH hoặc NaOH.
2.2.1.1. Cấu tạo của ắc quy
Một bình ắc quy trên ô tô bao gồm một dung dịch acid sunfuric loãng và các
bản cực âm, dương. Khi các bản cực được làm từ chì hoặc vật liệu có nguồn gốc từ
chì thì nó được gọi là ắc quy chì- acid. Một bình ắc quy được chia thành nhiều
ngăn (ắc quy trên ô tô thường có 6 ngăn), mỗi một ngăn có nhiều bản cực, tất cả
được nhúng trong dung dịch điện phân.
Hình 2.3: Cấu tạo ắc quy [3]
a. Bản cực
24
Bản cực ắc quy được cấu trúc từ một khung sườn làm bằng hợp kim chì có
chứa Antimony hay Canxi. Khung sườn này là một lưới phẳng, mỏng. Lưới tạo
nên khung cần thiết để dán vật liệu hoạt tính lên nó, cả ở bản cực âm và bản cực
dương. Vật liệu hoạt tính được dán lên ở bản cực dương là chì oxide (PbO2) và ở
bản cực âm là chì xốp (Pb).
 Cấu tạo bản cực  Cấu tạo chất điện phân
Hình 2.4: Cấu tạo bản cực và chất điện phân [3]
b. Chất điện phân
Chất điện phân trong bình ắc quy là hỗn hợp 36% acid sulfuric (H2SO4) và
64% nước cất (H2O). Dung dịch điện phân trên ắc quy ngày nay có tỷ trọng là
1.270 (ở 200 C) khi nạp đầy. Tỷ trọng là trọng lượng của một thể tích chất lỏng so
sánh với trọng lượng của nước với cùng một thể tích. Tỷ trọng càng cao thì chất
lỏng càng đặc.
c. Vỏ ắc quy
Vỏ ắc quy giữ các điện cực và các ngăn riêng rẽ của bình ắc quy. Nó được
chia thành 6 phần hay 6 ngăn. Các bản cực được đặt trên các gờ đỡ, giúp cho các
bản cực không bị ngắn mạch khi có vật liệu hoạt tính rơi xuống đáy ắc quy. Vỏ
25
được làm từ polypropylen, cao su cứng, và plastic. Một vài nhà sản xuất làm vỏ ắc
quy có thể nhìn xuyên qua để có thể nhìn thấy được mực dung dịch điện phân mà
không cần mở nắp ắc quy. Đối với loại này thường có hai đường để chỉ mực thấp
(lower) và cao (upper) bên ngoài vỏ.
 Vỏ ắc quy  Nắp thông hơi  Dãy nắp thông hơi
Hình 2.5: Cấu tạo vỏ ắc quy [3]
d. Nắp thông hơi
Nắp thông hơi chụp trên các lỗ để thêm dung dịch điện phân. Nắp thông hơi
được thiết kế để hơi acid ngưng tụ và rơi trở lại ắc quy và cho phép hydrogene bay hơi.
e. Cọc ắc quy
Có 3 loại cọc bình ắc quy được sử dụng, loại đỉnh, loại cạnh và loại L. Loại
trên đỉnh thông dụng nhất trên ô tô. Loại này có cọc được vát xiêng. Loại cạnh là
loại đặc trưng của hãng General Motors, loại L được dùng trên tàu thuỷ.
26
Hình 2.6: Cọc ắc quy [3]
2.2.2. Máy phát điện xoay chiều
2.2.2.1. Công dụng, yêu cầu và cấu tạo
a. Nhiệm vụ
- Máy phát điện xoay chiều là nguồn năng lượng chính trên ôtô, có nhiệm
vụ cung cấp điện cho các phụ tải và nạp điện cho ắc quy tên ô tô. Nguồn điện phải
đảm bảo một hiệu điện thế ổn định ở mọi chế độ phụ tải và thích ứng mọi điều
kiện môi trường làm việc.
b. Yêu cầu
Để đảm bảo nhưng điều kiện làm việc trên ôtô, máy kéo, máy phát cần đáp
ứng được những yêu cầu sau:
- Máy phát luôn tạo ra một hiệu điện áp ổn định (đơn 13,8V – 14.2V đối
với
hệ thống điện 14V) trong mọi chế độ làm việc của phụ tải.
- Có công suất và độ tin cậy cao, chịu đựng được sự rung lắc, bụi bẫn, hơi
dầu máy, hơi nhiên liệu và do ảnh hưởng bởi nhiệt độ khá cao của động cơ.
- Có công suất cao kích thước và trọng lượng nhỏ gọn. Đặc biệt giá thành
thấp.
- Việc chăm sóc và bảo dưỡng trong quá trình sử dụng càng ít càng tốt.
27
- Đảm bảo thời gian làm việc lâu dài.
c. Cấu tạo
Hình 2.7: Cấu tạo máy phát [3]
28
- Rô to (phần cảm): cuộn dây kích từ, hai chùm cực hình móng, 2 vòng tiếp điện.
Hình 2.8: Rôto máy phát [3]
- Stato (phần ứng): là khối thép định dạng hình rãnh và răng, cuộn dây 3
pha.
29
Hình 2.9: Cấu tạo stato [3]
30
2.2.3. Sơ đồ cung cấp điện và phân bố phụ tải
Phụ tải điện trên xe có thể chia ra làm 3 loại: Tải thường trực là nhưng phụ
tải liên tục hoạt động khi xe đang chạy, tải gián đoạn trong thời gian dài và tải gián
đoạn trong thời gian ngắn.
31
32
Hình 2.10: Sơ đồ phụ tải điện trên ô tô [3]
33
2.3. Hệ thống thông tin và hiển thị
Hệ thống thông tin trên xe bao gồm các bảng đồng hồ ( táp lô ), màn hình
hiển thị đa chức năng và các đèn báo giúp tài xế và người sửa chữa biết được
thông tin về tình trạng hoạt động củacác hệ thống chính trong xe.
2.3.1. Các bảng đồng hồ và các đèn báo trên hệ thống hiển thị thông tin
1.đồng hồ tốc độ xe 3.đồng hồ báo nhiên liệu 5.đồng hồ tốc độ động cơ
2.đèn chỉ báo vị trí tay số 4.đồng hồ báo nhiệt độ
nước làm mát động cơ
6.các đèn cảnh báo
Hình 2.11: Cấu tạo chính bản táp lô
-Một số đèn cảnh báo trên táp lô của xe.
Bảng 2.2: Các đèn báo trên táp lô
Đèn chiếu xa
34
Đèn báo hộp số tự động
Đèn báo túi khí SRS
Đèn báo cửa trước mở
Đèn báo dây đai an toàn chưa đóng
2.3.1.1.Sơ đồ hệ thống bản táp lô
35
36
Hình 2.12: Sơ đồ hệ thống bản táp lô [4]
2.3.2. Hệ thống thông tin
2.3.2.1. Hệ thống truyền thông tin (MPX)
Chúng ta đã biết, mức độ phức tạp của hệ thống dây dẫn trên ô tô ngày càng
tăng. Ngày nay kích thước, trọng lượng và hỏng hóc xuất phát từ hệ thống dây dẫn
đều đã đạt mức báo động. Trên một số loại xe, số dây dẫn trong bó đã lên đến 1200
và cứ sau 10 năm thì số dây tăng gấp đôi. Ví dụ: Chỉ riêng dây chạy vào cửa xe
phía tài xế cần khoảng 60 sợi mới đủ để điều khiển hết các chức năng của các thiết
bị đặt trong cửa: Nâng hạ kính, khóa, chống trộm, điều khiển kính chiếu hậu, loa…
Số điểm nối (connector) trên xe cũng tăng tỷ lệ thuận với số dây dẫn và khả năng
hư hỏng do độ sụt áp lớn cũng tăng theo. Bên cạnh đó, các hệ thống điều khiển
bằng vi xử lý ngày càng nhiều trên xe. Hiện nay các hệ thống điều khiển bằng vi
xử lý như điều khiển động cơ (xăng, lửa, ga tự động, góc mở xupap…), hệ thống
phanh chống hãm cứng, kiểm soát lực kéo, hộp số tự động đã trở thành tiêu chuẩn
của các loại xe thường dùng. Các hệ thống trên hoạt động độc lập nhưng vẫn sử
dụng chung một số cảm biến và trao đổi với nhau một số thông tin càng làm tăng
độ phức tạp của hệ thống dây dẫn. Có thể giải quyết vấn đề trên bằng cách sử dụng
một máy tính để điều khiển tất cả các hệ thống.
Tuy nhiên, giá thành sẽ rất cao vì số lượng không nhiều. Cách giải quyết thứ
hai là dùng một đường truyền dữ liệu chung (common data bus), giúp trao đổi
thông tin giữa các hộp điều khiển và tín hiệu của các cảm biến có thể dùng chung.
Tất cả các dữ liệu có thể truyền trên một dây và số dây trên xe có thể giảm xuống
còn 3 loại dây: Một dây dương, một dây mass và một dây tín hiệu. Hệ thống MPX
được ứng dụng trên các dòng xe của TOYOTA. MPX là một hệ thống thông tin
phức hợp (Multiplex Communication System), đó là một phương pháp thông tin
liên lạc, nó truyền và/hay nhận hai hay nhiều dữ liệu sử dụng một đường truyền.
MPX có những ưu điểm sau:
- Giảm số lượng dây điện.
37
- Bằng cách chia sẻ thông tin sẽ giảm được số lượng các bộ phận như công
tắc, cảm biến, bộ chấp hành…
- Do ECU nằm gần công tắc và cảm biến sẽ đọc thông tin của tín hiệu và
truyền tín hiệu đến các ECU khác, chiều dài của dây điện có thể rút ngắn lại.
a ) Thông thường b) Có MPX
Hình 2.13: Minh họa thể hiện ưu điểm của hệ thống mạng [5]
Mặt khác, trong hệ thống MPX, tất cả các tín hiệu đều được mã hóa thành tín
hiệu số nên thông tin hiển thị đạt độ chính xác cao, nhờ đó người lái đánh giá được
chính xác tình trạng kỹ thuật của xe.
38
Hình 2.14: Các loại tín hiệu sử dụng trong hệ thống [5]
MPX bao gồm các loại chuẩn truyền dữ liệu : BEAN, CAN, LIN và AVC-
LAN.
2.3.2.2. Hệ thống mạng CAN (Controller Area Network)
Đường truyền dữ liệu mạng CAN gồm hai dây xoắn với nhau thành một cặp.
Việc truyền dữ liệu diễn ra bằng cách cấp điện áp High (+ ) và Low (- )đến hai
đường dây để gửi một tín hiệu (truyền dẫn bằng điện áp vi sai).
Hình 2.15: Kết cấu dây xoắn và sơ đồ truyền tín hiệu [5]
Điện áp chênh lệch tạo ra giữa hai dây được phát hiện dưới dạng tín hiệu dữ
liệu, nó có đặc điểm là không thể bị ảnh hưởng bởi nhiễu bên ngoài. Vì giả sử khi
có nhiễu thì phần nhiễu trên dây High và dây Low sẽ khử lẫn nhau.
Hình 2.16: Sơ đồ khử nhiễu bằng điện áp chênh lệch[5]
Việc kết nối các dữ liệu theo kiểu Bus: Bao gồm một số giắc đấu dây (J/C)
39
tạo thành hai đầu bus chính có mạch đầu, cuối và đường bus nhánh nối các ECU
và các cảm biến.
2.3.2.3. Hệ thống đường truyền dữ liệu
1. ECM 11. ECU điều khiển gương ngoài
2. Cổng kết nối ECU 12. ECU kiểm soát công tắc điều khiển
3. Thân chính ECU 13. ECU cảnh báo áp suất lốp
5. Điều hòa không khí 14. ECU điều khiển chống trượt xe
6. Cảm biến túi khí trung tâm 15. Cảm biến độ lệch góc lái
7. Màn hình hiển thị đa chức năng 16. Cảm biến góc lái
8. Đồng hồ táp lô 17. ECU điều khiển bốn bánh dẫn động
9. ECU xác nhận 18. ECU cảnh báo khoản cách
10. ECU kiểm tra độ giảm chấn 4 .DLC3
19. ECU điều khiển dây đai an toàn 20. Bộ kết nối CAN số 1
Hình 2.17: Sơ đồ khối hệ thốngtruyền thông tin [4]
Có rất nhiều bộ điều khiển (module) đều có khả năng truyền và chia sẻ thông
tin nhận được từ các cảm biến cho nhau, việc này được thực hiện một cách chính
xác và thuận lợi nhờ tính ưu việt của mạng CAN.
40
Hệ thống mạng CAN sử dụng hai đường truyền dữ liệu đó là:
+ Đường truyền dữ liệu CAN tốc độ cao (HS- CAN) hoạt động với tốc độ
đường truyền là 500 kB.
+ Đường truyền dữ liệu CAN tốc độ trung bình (MS- CAN) hoạt động với
tốc độ đường truyền là 125 kB.
2.3.2.4. Những tín hiệu vào đường truyền dữ liệu tốc độ cao (HS- CAN) trong
mạng kết nối bộ điều khiển táp lô
+ Tốc độ xe từ bộ cảm biến tốc độ bánh xe đến bộ điều khiển ABS, đến
PCM qua cổng giao tiếp (Gateway) và đồng hồ tốc độ xe trên bảng táp lô.
+ PCM điều khiển nạp cho máy phát điện, đến ăcquy qua cổng giao tiếp đến
đèn cảnh báo.
+ Thông tin từ cảm biến trục khuỷu (CKP) đến bộ điều khiển PCM qua cổng
giao tiếp đến đồng hồ báo tốc độ động cơ trên bảng táp lô.
+ Thông tin từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát (ECT) đến bộ điều khiển
PCM qua cổng giao tiếp đến màn hình thông tin trung tâm.
+ PCM qua cổng giao tiếp đến đèn báo lỗi.
+ PCM qua cổng giao tiếp đèn cảnh báo hệ thống điều khiển động cơ hoặc
màn hình thông tin trung tâm.
+ PCM qua cổng giao tiếp đến đèn cảnh báo áp suất dầu bôi trơn động cơ.
+ Bộ điều khiển ABS qua cổng giao tiếp đến đèn cảnh báo ABS.
+ Bộ điều khiển ABS qua cổng giao tiếp đến đèn cảnh báo hệ thống cân bằng xe.
+ Bộ điều khiển số TCM qua cổng giao tiếp đến phần hiển thị các dải số P-
R- N- D- L.
2.3.2.5. Những tín hiệu vào đường truyền dữ liệu tốc độ trung bình (MS-
CAN) trong mạn kết nối bộ điều khiển táp lô
+ Bộ điều khiển túi khí RCM, đến bảng táp lô, đến đèn cảnh báo hệ thống túi
khí có lỗi.
+ Bộ điều khiển túi khí RCM, vào bảng táp lô, đến đèn cảnh báo dây đai an toàn.
41
+ Tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ môi trường, đến bộ điều khiển GEM vào
bảng táp lô đến đèn cảnh báo mặt đường có nước đóng băng.
+ Tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ môi trường, đến bộ điều khiển GEM vào
bảng táp lô – màn hình thông tin trung tâm.
+ Công tắc đèn trước, đến bộ điều khiển GEM vào bảng táp lô đến đèn cảnh
báo đèn pha trước.
+ Công tắc đèn xin đường, đến bộ điều khiển GEM, vào bảng táp lô, đến đèn
cảnh báo hệ thống đèn xin đường.
+ Công tắc đèn pha, đến bộ điều khiển GEM vào bảng táp lô đến đèn cảnh
báo đang sử dụng đèn pha.
+ Công tắc điều khiển cửa, đến bộ điều khiển GEM, vào bảng táp lô đến đèn
cảnh báo cửa xe đang mở hoặc hiển thị trên màn hình thông tin trung tâm.
+ Công tắc nắp khoang động cơ, đến bộ điều khiển GEM, vào bảng táp lô
đến đèn cảnh báo nắp khoang động cơ đang mở hoặc hiển thị trên màn hình thông
tin trung tâm.
+ Công tắc nắp khoang hành lý, đến bộ điều khiển GEM, vào bảng táp lô
đến đèn cảnh báo nắp khoang hành lý đang mở hoặc hiển thị trên màn hình thông
tin trung tâm.
2.4. Hệ thống chiếu sáng
2.4.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống chiếu sáng
+ Nhiệm vụ: Hệ thống chiếu sáng nhằm đảm bảo đều kiện làm việc cho
người lái ô tô nhất là vào ban đêm và đảm bảo an toàn giao thông.
+ Yêu cầu: Hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản
Một là có cường độ sáng lớn và phù hợp với điều kiện vận hành của xe.
Hai là không làm lóa mắt tài xế xe chạy ngược chiều.
+ Phân loại: Theo đặc điểm của phân bố chùm ánh sáng người ta phân thành
2 loại hệ thống chiếu sáng.
 Hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu.
42
 Hệ thống chiếu sáng theo Châu Mỹ.
2.4.2. Thông số cơ bản và các chức năng của hệ thống chiếu sáng
2.4.2.1. Thông số cơ bản
Bảng 2.3: Các thông số của hệ thống chiếu sáng [7]
Chế độ chiếu
sáng
Khoảng chiếu
sáng
Công suất tiêu thụ của mỗi bóng
đèn
Chiếu xa 18 ÷ 250
m)
45 ÷ 75 (W)
Chiếu gần 50÷ 75 (m) 35 ÷ 40 (W)
2.4.2.2. Các chức năng của hệ thống chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng là một tổ hợp gồm nhiều loại đèn có chức năng khác nhau.
+ Đèn kích thước trước và sau xe (Side & Rear lamp): Được sử dụng thường
xuyên, đặc biệt là vào ban đêm nhằm giúp cho tài xế xe phía sau biết được kích
thước và khoảng cách của xe đi trước.
+ Đèn đầu (Head lamps): Đây là đèn lái chính, dùng để chiếu sáng không
gian phía trước xe giúp tài xế có thể nhìn thấy trong đêm tối hay trong điều kiện
tầm nhìn hạn chế.
+ Đèn sương mù (Fog lamp): Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn
pha chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối
diện và người đi đường. Vì vậy người ta sử dụng đèn sương mù để giải quyết vấn
đề trên. Các đèn sương mù thường chỉ sử dụng ở các nước có nhiều sương mù.
+ Đèn lái phụ trợ (Auxiliary driving lamps): Đèn này được nối với nhánh
đèn pha chính, dùng để tăng cường độ chiếu sáng khi bật đèn pha. Nhưng khi có
xe đối diện đến gần, đèn này phải được tắt thông qua một công tắc riêng để tránh
gây lóa mắt tài xế xe chạy ngược chiều.
+ Đèn trong xe (interior light): Gồm nhiều đèn có công suất nhỏ, ở các vị trí
43
khác nhau trong xe với mục đích tăng tính tiện nghi và thẩm mỹ cho nội thất xe
hơi.
+ Đèn bảng số (Licence plate lllumination): Đèn này phải có ánh sáng trắng
nhằm soi rõ bảng số xe, đèn này phải được bật sáng cùng lúc với đèn pha hay cốt
và đèn đậu xe.
+ Đèn lùi (Revering lamps): Đèn này được chiếu sáng khi xe gài số lùi,
nhằm báo hiệu cho các xe khác và người đi đường.
Hình 2.18: Hệ thống đèn
2.4.3. Cấu tạo của bóng đèn
a. Đèn dây tóc
Vỏ đèn làm bằng thủy tinh, bên trong chứa 1 dây điện trở làm bằng volfram.
Dây này được nối với hai dây dẫn để cung cấp dòng điện đến. Hai dây dẫn này
được gắn chặt vào nắp đậy bằng đồng hay nhôm. Bên trong bóng đèn là môi
trường chân không với mục đích loại bỏ không khí để tránh oxy hóa và làm bốc
hơi dây tóc (oxy trong không khí tác dụng với volfram ở nhiệt độ cao gây ra hiện
tượng đen bóng đèn vá sau một thời gian rất ngắn, dây tóc sẽ bị đứt).
Khi hoạt động ở một điện áp định mức, nhiệt độ dây tóc lên đến 2300 0C và
44
tạo ra vùng sáng trắng. Nếu cung cấp cho đèn một điện áp thấp hơn định mức,
nhiệt độ dây tóc và cường độ sáng sẽ giảm xuống. Ngược lại nếu cung cấp cho đèn
một điện áp cao hơn thì trong một thời gian ngắn sẽ làm bốc hơi volfram, gây ra
hiện tượng đen bóng đèn và có thể đốt cháy cả dây tóc.
Hình 2.19: Cấu tạo bóng đèn loại dây tóc [7]
a )Loại một dây tóc b)Loại hai dây tóc
1.Vỏ đèn 2.Dây tóc 3.Dây đỡ 4. Chốt định vị 5. Mass 6. Tiếp điểm
Đây là loại bóng đèn dây tóc thường, môi trường làm việc của dây tóc là
chân không nên dây tóc dễ bị bốc hơi sau một thời gian làm việc. Đó là nguyên
nhân làm cho vỏ thủy tinh bị đen.
Để khắc phục điều này, người ta có thể làm cho vỏ thủy tinh lớn hơn, tuy
nhiên cường độ ánh sáng sẽ giảm sau một thời gian sử dụng.
b. Đèn halogen
Sự ra đời của bóng đèn halogen đã khắc phục được các nhược điểm của bóng
đèn dây tóc thường. Người ta sử dụng phần lớn thủy tinh thạch anh để làm bóng vì
loại vật liệu này chịu được nhiệt độ và áp suất rất cao (khoảng 5 đến 7 bar) cao hơn
thủy tinh bình thường làm cho dây tóc đèn sáng hơn và tuổi thọ cao hơn bóng đèn
thường. Thêm vào đó, một ưu điểm của bóng halogen là chỉ cần một tim đèn nhỏ
hơn so với bóng thường. Điều này cho phép điều chỉnh tiêu điểm chính xác hơn so
với bóng bình thường.
45
Hình 2.20: Cấu tạo bóng đèn halogen [7]
1.Vỏ thủy tinh thạch anh 2. Dây tóc tim cốt 3. Dây tóc tim pha 4. Giá đỡ 5. Các
tiếp điểm
Đèn halogen có chứa khí halogen (như Iod hoặc Brôm). Các chất khí này tạo
ra một quá trình hóa học khép kín: Iod kết hợp với vonfram (hay Tungsten) bay
hơi ở dạng khí thành iodurvonfram, hỗn hợp khí này không bám vào vỏ thủy tinh
như bóng đèn thường mà thay vào đó sự chuyển động đối lưu sẽ mang hỗn hợp này
trở về vùng khí nhiệt độ cao xung quanh tim đèn (ở nhiệt độ cao trên 1450 0C) thì
nó sẽ tách thành 2 chất: vonfram bám trở lại tim đèn và các phần tử khí halogen
được giải phóng trở về dạng khí.
Quá trình tái tạo này không chỉ ngăn chặn sự đổi màu bóng đèn mà còn giữ cho tim
đèn luôn hoạt động ở điều kiện tốt trong một thời gian dài. Bóng đèn halogen phải được
chế tạo để hoạt động ở nhiệt độ cao hơn 250 0C. Ở nhiệt độ này khí halogen mới bốc hơi.
c. Đèn Xenon
+ Ưu điểm của đèn Xenon
- Sáng hơn: Bóng đèn xenon có hiệu suất phát sáng gấp 3 lần bóng halogen,
một bóng xenon 35 W cho độ sáng tương đương bóng halogen 100 W.
46
- Bền hơn: Bóng xenon bền gấp 4 lần bóng halogen, do không có dây tóc dễ
bị đứt nên bóng xenon ít bị ảnh hưởng bởi rung động. Tuổi thọ bóng đèn xenon
của các hãng lớn như Osram, Philips là khoảng 2.000 giờ, so với 500 giờ của bóng
halogen.
- Trắng hơn: Ánh sáng có màu trắng hơn và gần với ánh sáng ban ngày. Bóng
xenon của các hãng như Osram, Philips có nhiệt độ màu là 4.300 độ Kelvin, tương
đương ánh sáng ban ngày.
+ Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn Xenon
Với nguyên lý hoạt động gần giống với đèn tuýp, bóng xenon không có dây
tóc mà thay vào đó là hai điện cực đặt trong một ống thủy tinh thạch anh, cách
nhau một khoảng ngắn trong một bầu chứa khí xenon và muối kim loại. Chân đế
tiêu chẩn của loại đèn này có dạng tròn D2S hoặc D2R. Trong đó, D2S là loại
bóng dùng cho các chóa đèn có màng chắn lóa (ký tự S lấy từ chữ shield - tấm
chắn) và có thấu kính, còn D2R là loại bóng có sẵn màng chắn dùng cho các chóa
đèn chỉ có mặtphảnxạ. Khi cung cấp điện áp cao đến 25.000 V giữa hai điện cực,
trong bầu khí sẽ xuất hiện một tia hồ quang (tương tự như khi hàn điện). Để có thể
tạo ra được điện thế cao như vậy, hệ thống cần có một bộ khởi động (ignitor).
Ngoài ra, để duy trì tia hồ quang, một chấn lưu (ballast) sẽ cung cấp điện áp
khoảng 85 V trong suốt quá trình đèn hoạt động.
47
Hình 2.21: Cấu tạo bóng đèn Xenon [7]
1. Chuôi đèn 2. Đầu cực dương 3. Ống thủy tinh thạch anh 4. Miếng dây dẫn
thép 5. Đầu cực âm
d. Đèn LED
Đèn LED là công nghệ chiếu sáng hiện đại nhất trong ngành ô tô.Điều quan
trọng nhất thường được nói tới khi nhắc đến đèn LED là chúng tiêu thụ rất ít điện
năng. Với thế mạnh này, đèn LED được dùng cho hầu hết các dòng xe hiện đại
ngày nay.
Đèn LED không toả nhiệt khi chiếu sáng như đèn halogen, nhưng chúng lại
sản sinh nhiệt lượng ở chân đèn, nên tạo mối nguy nhất định cho các bộ phận liền
kề và các cáp nối. Nhìn chung, các nhà sản xuất ô tô tránh sử dụng đèn LED làm
đèn chiếu sáng, đặc biệt vì lý do trên. Thay vào đóứng dụng công nghệ đèn LED
cho xi- nhan, đèn chiếu sáng ban ngày hoặc đèn phanh.
Hình 2.22: Cấu tạo bóng đèn LED [7]
1. Lăng kính 2. Sợi nối 3. Phản sáng 4.Chất bán dẫn 5,6. Các chân cực 7. Đế gắn
48
2.5. Hệ thống tín hiệu
Hệ thống tín hiệu bao gồm hệ thống còi điện, hệ thống báo rẽ và báo nguy, hệ
thống đèn phanh và hệ thống báo sự cố hệ thống đèn tín hiệu. Ngoài ra, còn có hệ
thống đèn kích thước, bao gồm các đèn kích thước được lắp sau xe, trước xe, bên
hông xe, trên nắp cabin để chỉ báo chiều rộng, chiều dài và chiều cao xe.
2.5.1. Hệ thống còi
a) Cấu tạo còi điện:
1. Loa còi 8. Lõi thép từ 15. Tụ điện
2. Khung thép 9. Trụ điều khiển 16. Đầu bắt dây còi
3. Màng thép 10. Ốc hãm 17. Rơ le còi
4. Vỏ còi 11. Cuộn dây 18. Núm còi
5. Khung thép 12. Cần tiếp điểm tĩnh 19. Cầu chì
6. Trụ đứng 13. Cần tiếp điểm động 20. Ắc quy
7. Tấm thép lò xo 14. Trụ đứng
Hình 2.23:Kết cấu còi điện và sơ đồ đấu dây [7]
49
b) Nguyên lý hoạt động: Khi ấn núm còi (18) sẽ nối mass cho rơ le còi (17) cho
dòng điện từ (+ ) ăcquy vào cuộn dây tạo ra lực từ trường hút tiếp điểm đóng lại
cho dòng điện chạy theo mạch sau: (+ ) ăcquycầu chì khung từ tiếp điểm cuộn dây
(11) cần tiếp điểm động (13) cần tiếp điểm tĩnh (12) mass. Cuộn dây từ hóa lõi
thép, hút lõi thép kéo theo trục điều khiển màng rung (3) làm tiếp điểmmở ra dòng
qua cuộn dây mất màng rung đẩy lõi thép (8) lên tiếp điểm đóng lại. Do đó, lại có
dòng qua cuộn dây nên lõi thép đi xuống. Sự đóng mở của tiếp điểm làm trục
màng rung dao động với tần số 250 ÷ 400 (Hz )màng rung tác động vào không khí,
phát ra tiếng kêu. Sở dĩ phải dùng rơ le còi vì khi mắc nhiều còi thì dòng tiêu thụ rất
lớn (10 ÷ 20 A ) nên rất dễ làm hỏng công tắc, vì vậy khi dùng rơ le còi thì dòng qua
công tắc chỉ còn khoảng 0,1 (A).
c) Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống còi xe
50
Hình 2.24: Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống còi [4]
51
Hình 2.25:Sơ đồ bố trí hệ thống còi [4]
2.5.2. Hệ thống đèn báo rẽ và báo nguy
2.5.2.1. Nguyên lý hoạt động của đèn xi nhan
a. Sơ đồ mạch đèn rẽ sang trái.
52
Hình 2.26: Sơ đồ mạch rẽ trái [8]
- Nguyên lý hoạt động:Khi công tắc đèn xinhan được dịch chuyển về bên trái,
thì cực EL của bộ nháy đèn xinhan và đất được nối thông. Dòng điện đi tới cực LL
và đèn xinhan bên trái nhấp nháy.
b. Sơ đồ mạch đèn rẽ sang phải
53
Hình 2.27: Sơ đồ mạch rẽ phải [8]
- Nguyên lý hoạt động:Khi công tắc đèn xinhan dịch chuyển về bên phải thì
cực ER của bộ nháy đèn xinhan được tiếp mát. Dòng điện đi tới cực LR và đèn
xinhan bên phải nhấp nháy.
c. Sơ đồ mạch đèn báo nguy
54
Hình 2.28: Sơ đồ mạch đèn báo nguy [8]
- Nguyên lý hoạt động:Khi công tắc đèn báo nguy hiểm được bật ON, thì cực
EHW của đèn xinhan được tiếp mát. Dòng điện đi tới cả hai cực LL và LR và tất
cả các đèn xinhan (báo rẽ) đều nhấp nháy.
55
2.6. Các hệ thống phụ trên xe
2.6.1. Hệ thống gạt nước và rửa kính
Hình 2.29: Hệ thống gạt nước và rửa kính [8]
Hệ thống gạt nước và rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn
được rõ bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và kính sau khi trời mưa. Hệ
thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị rửa kính.
56
Vì vậy, đây là thiết bị cần thiết cho sự an toàn của xe khi chạy.
2.6.1.1. Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống gạt nước rửa kính
a) Mô tơ gạt nước
Động cơ điện với mạch kích từ bằng nam châm vĩnh cửu được dùng cho các
motor gạt nước. Motor gạt nước bao gồm một motor và cơ cấu trục vít – bánh vít
để giảm tốc độ của motor.
Công tắc dừng tự động được gắn trên bánh vít để cần gạt nước dừng tại một
vị trí cuối khi tắt công tắc gạt nước ở bất kỳ thời điểm nào, nhằm tránh giới hạn
tầm nhìn tàixế. Một motor gạt nước thường sử dụng ba chổi than: Chổi tốc độ
thấp, chổi tốc độ cao và chổi dùng chung (để nối mass).
1. Phần ứng 4. Tiếp điểm 7. Chổi than chung
2. Nam châm Ferit 5. Đĩa cam 8. Chổi than tốc độ cao
3. Trục vít 6. Nam châm 9. Chổi than tốc độ thấp
Hình 2.30: Cấu tạo mô tơ gạt nước [7]
57
b. Công tắc dừng tự động
Hình 2.31: Công tắc điều khiển dừng tự động loại mass chờ [7]
Công tắc dừng tự động bao gồm một đĩa đồng có khoét rãnh và ba tiếp điểm.
Ở vị trí OFF của công tắc gạt nước, tiếp điểm giữa được nối với chổi than tốc độ
thấp của motor gạt nước qua công tắc. Nhờ vậy, mặc dù ngắt công tắc, motor sẽ
tiếp tục quay đến điểm dừng nhờ đường dẫn thông qua tiếp điểm tì trên lá đồng. Ở
điểm dừng, hai đầu chổi than của motor được nối với nhau tạo ra mạch hãm điện
động, ngăn không cho motor tiếp tục quay do quán tính.
c. Rơle gạt nước gián đoạn
Rơle này có tác dụng làm gạt nước hoạt động gián đoạn. Ngày nay, kiểu rơ
le gắn trong công tắc gạt nước được sử dụng rộng rãi. Một rơle nhỏ và một mạch
điện tử bao gồm transitor, các tụ điện và điện trở được kết hợp trong rơ le gián
đoạn. Thực chất nó là một mạch định thời. Dòng điện chạy qua motor gạt nước
được điều khiển bởi rơle tương ứng với tín hiệu từ công tắc gạt nước làm motor
58
gạt nước quay gián đoạn.
2.6.1.2. Nguyên lý hoạt động hệ thống gạt nước rửa kính
59
60
Hình 2.32: Sơ đồ mạch gạt nước và rửa kính trước [7]
a. Công tắc gạt nước ở vị trí LO và MIST:
Khi công tắc ở vị trí Low hay Mist, dòng điện chạy đến chổi tốc độ thấp của
mô tơ gạt nước như sơ đồ trên và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp.
Ta có dòng điện: từ (+ ) ắc quy nguồn 30 A → chân + B (2)→ tiếp điểm LO
hoặc MIST công tắc gạt nước → chân + 1 (3) → mô tơ gạt nước (LOW) → mass.
b. Công tắc gạt nước ở vị trí HIGH:
Khi công tắc gạt nước ở vị trí HIGH, dòng điện tới chổi than tốc độ cao tốc
của mô tơ (Hi) như sơ đồ dưới và mô tơ quay ở tốc độ cao.
Ta có dòng điện: từ (+ ) ắc quy nguồn 30 A → chân + B (2)→ tiếp điểm HI
công tắc gạt nước → chân + 2 (4) → mô tơ gạt nước (HIGH) → mass.
c. Công tắc gạt nước tại vị trí INT (vị trí gián đoạn):
Khi công tắc gạt nước dịch đến vị trí INT thì transitor TR bật trong một thời
gian ngắn làm tiếp điểm rơ le chuyên từ A sang B.
Ta có dòng điện: từ (+ ) ắc quy nguồn 30 A → chân + B (2) → qua bộ
transitor TR → đóng tiếp điểm công tắc A sang B → tiếp điểm INT công tắc gạt
nước → chân + 1 (3) → mô tơ gạt nước (LOW) → mass.
d. Công tắc gạt nước ở vị trí OFF:
Nếu tắt công tắc gạt nước trong khi mô tơ gạt nước đang quay, dòng điện sẽ
chạy đến chổi tốc độ thấp của mô tơ gạt nước và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp.
Ta có dòng điện: (+ ) ắc quy → tiếp điểm B (2) của công tắc cam → tiếp
điểm + S (1) của rơ le gạt nước → các tiếp điểm OFF của công tắc gạt nước → cực
+ 1 (3) → mô tơ gạt nước (LOW) → mass. Khi gạt nước đến vị trí dừng, tiếp điểm
công tắc cam quay từ phía B sang phía A và mô tơ dừng lại.
e. Công tắc rửa kính:
Khi công tắc rửa kính chuyển sang vị trí ON thì dòng điện đi từ (+ ) ắc quy
nguồn 30 A → Motor rửa kính →chân WF (3)→ tiếp điểm ON công tắc rửa kính
→ chân EW (2) → mass. Đồng thời kết hợp với chế độ gạt nước đang hoạt động
61
để thực hiện đồng thời phun nước và gạt nước rửa kính.
2.6.2. Hệ thống khóa cửa
62
Hình 2.33: Sơ đồ vị trí hệ thống khóa cửa [8]
2.6.2.1. Chức năng hệ thống điều khiển khóa cửa
63
 Hệ thống điều khiển khoá cửa có các chức năng sau đây:
- Chức năng khoá/mở khoá bằng tay.
- Chức năng khoá/mở khoá cửa bằng chìa.
- Chức năng mở khóa hai bước.
- Chức năng chống quên chìa khóa.
- Chức năng bảo vệ.
- Chức năng điều khiển cửa sổ điện khi đã tắt khóa điện.
- Chức năng cơ khí.
64
2.6.2.2.Hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa
Hình 2.34: Hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa [8]
65
Hệ thống điều khiển khoá cửa từ xa là một hệ thống gửi các tín hiệu từ bộ
điều khiển từ xa được gắn cùng chìa khoá để khoá/mở khoá các cửa xe ngay cả khi
đứng cách xa xe. Khi bộ nhận tín hiệu điều khiển cửa nhận được tín hiệu phát ra từ
bộ điều khiển từ xa. Nó gửi tín hiệu hoạt động đến rơle tổ hợp.
Rơle tổ hợp điều khiển các mô tơ khoá cửa dựa trên tín hiệu nhận được. Ngoài
chức năng này rơle tổ hợp còn có chức năng khoá tự động, chức năng lặp lại, chức
năng phản hồi và các chức năng khác.
Hệ thống điều khiển khoá cửa từ xa có các chức năng sau đây. Các chức năng
của hệ thống điều khiển khoá cửa xe từ xa khác nhau tuỳ theo kiểu xe, cấp nội thất
và thị trường.
66
67
Hình 2.35: Chức năng của hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa [8]
- Chức năng khóa/mở khóa tất cả các cửa.
+ Ấn vào công tắc LOCK hoặc UNLOCK của bộ điều khiển từ xa sẽ khóa
hoặc mở tất cả các cửa của xe.
- Chức năng mở khóa hai bước.
+ Ấn vào công tắc 2 lần trong 3 giây sẽ mở tất cả các cửa xe sau khi cửa
người lái được mở khóa.
- Chức năng phản hồi hoặc báo lại.
+ Đèn cảnh báo nguy hiểm sẽ nhấp nháy một lần khi khóa và hai lần khi mở
khóa để báo rằng thao tác khóa/mở khóa cửa đã hoàn thành.
68
69
Hình 2.36: Chức năng của hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa [8]
- Chức năng mở khóa khoang hành lý.
+ Để mở khóa khoang hành lý phải ấn và giữ công tắc mở cửa khoang hành
lý của bộ điều khiển từ xa trong thời gian một giây.
- Chức năng đóng mở cửa sổ điện.
+ Nếu ấn vào công tắc khóa/mở khóa trong khoảng 2,5 giây hoặc lâu hơn mà
không có chìa khóa trong ổ khóa điện.thì tất cả kính cửa sổ của xe có thể đóng hoặc mở.
- Chức năng báo động.
+ Nếu giữ công tắc khóa cửa xe của bộ điều khiển từ xa lâu hơn khoảng hai
đến ba giây,thìsẽ kích hoạt hệ thống chống trộm(còi sẽ kêu cũng như đèn pha,đèn
hậu và đèn cảnh báo sẽ nháy).
70
71
Hình 2.37: Chức năng của hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa [8]
- Chức năng bật đèn trong xe.
+ Các đèn trong xe sẽ bật sáng trong khoảng 15 giây cùng thời điểm với khi
các cửa được mở khóa bằng công tắc điều khiển từ xa.
- Chức năng khóa tự động.
+ Nếu không có cửa xe nào được mở ra trong khoảng thời gian 30 giây sau
khi chúng được mở khóa bằng công tắc bộ điều khiển từ xa, thì tất cả cửa xe được
khóa lại
- Chức năng lặp lại.
+ Nếu một cửa không được khóa theo sự điều khiển của bộ điều khiển từ
xa,thì rơ le tổ hợp sẽ phát tín hiệu khóa sau 1 giây.
- Chức năng cảnh cửa xe bị hé mở.
+ Nếu bất kì một cửa nào của xe bị mở hoặc hé mở thì việc bấm vào công tắc
khóa cửa của bộ điều khiển từ xa sẽ làm cho còi báo khóa của kêu khoảng 10 giây.
2.6.3. Hệ thống sấy kính
72
73
Hình 2.38: Sơ đồ bố trí cụm công tắc sấy kính [4]
Dùng sưởi nóng kính sau, làm tan sương bằng các điện trở, được bố trí giữa
lớp kính sau. Các điện trở này được cung cấp dòng điện để nung nóng kính khi
sương bám.
Hệ thống sử dụng nguồn dương (+ )ắc quy cung cấp trực tiếp qua cầu chì và
rơ le sấy kính (defogger relay), rơ le được điều khiển bởi công tắc sấy kính
(defogger switch) trên công tắc (defogger switch) có một đèn báo sấy và một đèn
soi công tắc.
 Sơ đồ mạch điện:
1. Ăc quy 2. Cầu chì 3. Công tắc máy
74
4. Công tắc sấy kính
7. Điện trở sấy kính
5. Đèn báo sấy kính 6. Đèn soi công tắc
Hình 2.39: Sơ đồ mạch điện hệ thống sấy kính [7]
2.6.4. Hệ thống điều hòa không khí
Hình 2.40: Hệ thống điều hòa
Hệ thống điều hòa không khí (air conditioning) trên ô tô nhằm mục đích lọc
sạch khối không khí đưa vào trong xe, không khí lạnh được duy trì ở nhiệt độ thích
hợp.Trên xe được trang bị hệ thống điều hoà không khí, hệ thống này góp phần
đáng kể vào việc tạo ra sự thoải mái, dể chịu và khoẻ khoắn cho hành khách trong
xe.
2.6.4.1. Cấu tạo, nguyên lý hệ thống điều hoà không khí
75
Hệ thống điều hoà không khí là một tổ hợp bao gồm các thiết bị sau:
1.Máy nén 9. Bộ tiêu âm
2. Giàn nóng 10. Cửa sổ quan sát
3.Quạt 11.Bình sấy khô nối tiếp
4. Bình lọc 12. Không khí lạnh
5. Van giản nở 13. Quạt lồng sóc
6.Giàn lạnh 14. Bộ ly hợp từ cửa quạt gió
7.Đường ống hút 15. Bộ ly hợp máy nén
8. Đường ống xã 16. Không khí
Hình 2.41: Cấu tạo hệ thống điều hoà không khí [7]
Không khí được lấy từ bên ngoài vào và đi qua giàn lạnh (bộ bốc hơi). Tại
đây không khí bị giàn lạnh lấy đi rất nhiều năng lượng thông qua các lá tản nhiệt,
76
do đó nhiệt độ không khí sẽ bị giảm xuống rất nhanh đồng thời hơi ấm trong
không khí củng bị ngưng tụ lại và đưa ra ngoài. Tại giàn lạnh khi môi chất ở thể
lỏng có nhiệt độ, áp suất cao sẻ trở thành môi chất thể hơi có nhiệt độ, áp suất thấp.
Khi quá trình này xảy ra môi chất cần một năng lượng rất nhiều, do vậy sẽ lấy năng
lượng từ không khí xung quanh giàn lạnh (năng lượng không mất đi mà chỉ chuyển
từ dạng này sang dạng khác). Không khí mất năng lượng nên nhiệt độ bị giảm
xuống, tạo nên không khí lạnh.
Trong hệ thống, máy nén làm nhiệm vụ làm môi chất từ dạng hơi áp suất,
nhiệt độ thấp trở thành hơi có áp suất, nhiệt độ cao. Máy nén hút môi chất dạng hơi
áp suất, nhiệt độ thấp từ giàn lạnh về và nén lên tới áp suất yêu cầu 12 – 20 bar.
Môi chất ra khỏi máy nén sẻ ở dạng hơi có áp suất, nhiệt độ cao đi vào giàn nóng
(bộ ngưng tụ). Khi tới giàn nóng, không khí sẽ lấy đi một phần năng lượng của
môi chất thông qua các lá tản nhiệt. Khi môi chất mất năng lượng, nhiệt độ của
môi chất sẻ bị giảm xuốngcho đén khi bằng nhiệt độ, áp suất bốc hơi thì môi chất
sẽ trở về dạng lỏng có áp suất cao. Môi chất sau khi ra khỏi giàn nóng sẽ tới bình
hút ẩm. Trong bình lọc hút ẩm có lưới lọc và chất hút ẩm. Đồng thời nó củng ngăn
chặn áp suất vượt quá giới hạn. Sau khi qua bình lọc hút ẩm, môi chất tới van tiết
lưu. Van tiết lưu quyết định lượng môi chất phun vào giàn lạnh, lượng này được
điều chỉnh bằng 2 cách: Bằng áp suất hoặc bằng nhiệt độ ngõ ra của giàn lạnh.
Việc điều chỉnh rất quan trọng nó giúp hệ thống hoạt động được tối ưu.
77
2.7. Hệ thống an toàn
2.7.1. Hệ thống túi khí an toàn
Hình 2.42: Bố trí hệ thống túi khí trên xe [4]
2.7.1.1. Nhiệm vụ túi khí
Các túi khí được thiết kế để bảo vệ lái xe và hành khách ngồi phía trước được
tốt hơn ngoài biện pháp bảo vệ chính bằng dây an toàn. Trong trường hợp va đập
mạnh từ phía trước túi khí làm việc cùng với đai an toàn để tránh hay làm giảm sự
78
chấn thương bằng cách phồng lên, nằm làm giảm nguy cơ đầu hay mặt của lái xe
hay hành khách phía trước đập thẳng vào vành tay lái hay bảng táp lô.
79
2.7.1.2. Vị trí của các bộ phận túi khí
Hình 2.43: Vị trí các bộ phận hệ thống túi khí [8]
2.7.1.3. Cấu tạo và hoạt động của hệ thống túi khí SRS loại E
80
Hình 2.44: Quá trình nổ của túi khí [7]
81
82
Hình 2.45: Cấu tạo bộ thổi khí [8]
- Nguyên lý chung :
Cảm biến túi khí được kích hoạt do sự giảm tốc đột ngột khi có va đập mạnh
từ phía trước. Dòng điện đi vào ngồi nổ nằm trong bộ thổi khí để kích nổ túi khí.
Tia lửa lan nhanh ngay lập tức tới các hạt tạo khí và tạo ra một lượng lớn hạt ni tơ.
Khí này đi qua bộ lọc và được làm mát trước khi sang túi khí. Sau đó vì khí giãn
nở làm xé rách lớp ngoài của mặt vô lăng và túi khí tiếp tục bung ra để làm giảm
va đập tác dụng vào đầu người lái.
83
2.7.2. Hệ thống căng đai khẩn cấp
2.7.2.1. Nhiệm vụ
84
85
Hình 2.46: Bố trí căng đai khẩn cấp [8]
Bộ căng đai khẩn cấp hoạt động trong quá trình xe va đập mạnh từ phía
trước. Kết quả là đai sẽ bị kéo lại một lượng nhất định trước khi người lái hoặc
hành khách dịch chuyển khỏi ghế về phía trước, do đó lượng dịch chuyển về phía
trước của người lái và hành khách bị giảm đi. Sự kết hợp giữa túi khí và đai an
toàn có bộ căng đai khẩn cấp sẽ làm cho việc bảo vệ người lái và hành khách ở
phía trước được tốt hơn.
2.7.2.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ căng đai khẩn cấp
a) Cấu tạo:
86
87
Hình 2.47: Cấu tạo cơ cấu căng đai khẩn cấp [8]
- Cơ cấu căng đai khẩn cấp gồm có:trục cơ cấu cuốn, trục cơ cấu căng đai,
tang trống, dây, đĩa dẫn động, pittong, xylanh, bộ thổi khí.
- Trục cơ cấu căng đai được lắp trực tiếp trên cơ cấu cuốn và được lắp trong
trống.
- Có một phần đàn hồi trên tang trống. Do đó trống được co vào nhờ có lực
đàn hồi tạo ra khi cuốn dây xung quanh tang trống được kéo ra.
- Đĩa dẫn động được lắp sao cho nó quay cùngvới tang trống.
 Nguyên lý hoạt động:
88
89
Hình 2.48: Nguyên lý bộ căng đai khẩn cấp [8]
Khi lực va đập vượt quá giá trị quy định, bộ thổi khí được kích nổ theo tín
hiệu được truyền từ cảm biến túi khí trung tâm và tạo ra khí có áp lực cao. Khí có
áp lực cao này ép mạnh pittongvào trong xylanh. Do đó dây bị kéo, do có tang
trống bị co vào theo phương hướng kính của khe hở và được vào trục của cơ cấu
căng đai thành một cụm. Sau đó chốt hãm đĩa dẫn động bị cắt làm cho tang
trống,đĩa dẫn động và trục cơ cấu căng đai quay theo hướng cuộn đai lại để giữ
cho người lái và hành khách tránh được va đập.
90
2.7.3. Hệ thống chống trộm trên xe
91
Hình 2.49: Sơ đồ bố trí hệ thống chống trộm [4]
Để phát hiện trộm xe, hệ thống được thiết kế để phát ra chuông báo động khi
có bất kì một cửa nào hoặc nắp capo của xe bị mở khóa mạnh bất thường hoặc cực
ắc quy bị tháo ra và sau đó được nối lại khí tất cả các cửa của xe đã khóa.
Hệ thống báo động sẽ làm còi kêu một cách gián đoạn và nháy các đèn
pha,đèn hậu và các đèn bên ngoài khác. Đèn chỉ báo an ninh nháy để chỉ cho
những người xung quanh xe biết xe được trang bị hệ thống chống trộm.
2.7.3.1.Chức năng
 Hệ thống chống trộm có 4 trạng thái:
- Trạng thái không làm việc:hệ thống chống trộm không làm việc.Do đó
không phát hiện được trộm.
- Trạng thái chuẩn bị làm việc: đây là thời gian trễ cho tới khi hệ thống đạt
được trạng thái báo động.
- Trạng thái làm việc: hệ thống chống trộm hoạt động.
- Trạng thái báo động: hệ thống phát hiện được trộm và tiếp tục báo động
xung quanh xe bằng tín hiệu ánh sáng và âm thanh khoảng 60 giây.
92
Hình 2.50: Trạng thái của hệ thống chống trộm [8]
2.7.3.2. Bộ phận hệ thống chống trộm
 Hệ thống chống trộm gồm các bộ phận sau đây.
93
- ECU: ECU chống trộm,ECU thân xe.
Khi ECU này nhân được tín hiệu từ các công tắc và phát hiện trạng thái xe
bị trộm,nó truyền tín hiệu tới thiết bị báo động.
Hình 2.51: Sơ đồ khối ECU chống trộm [8]
- Thiết bị báo động: còi báo động, còi xe, đèn pha và đèn hậu, đèn chỉ báo
an ninh, cụm khóa cửa
94
Hình 2.52: Các thiết bị và công tắc báo động [8]
- Công tắc: công tắc cửa xe, công tắc nắp ca pô, công tắc khoang hành lý,
khóa điện, công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa, cụm khóa cửa.
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA,CHẨN ĐOÁN HỆ
THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA FOTUNER 2015
3.1. Giới thiệu chung
Đề tài tập chung nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng
trên xe cụ thể như sau:
-Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống nguồn cung cấp:
+ Ắc quy: kiểm tra tình trạng làm việc của ắc quy, các điện cực ắc quy, dây
điện máy phát...
95
+ Máy phát điện: kiểm tra chổi than, kiểm tra tiếng kêu máy phát, kiểm tra hở
mạch, kiểm tra vòng bi.
-Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống chiếu sáng:
+ Hệ thống đèn pha, đèn hậu: kiểm tra các hư hỏng trên đèn cốt pha
- Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống tín hiệu:
+ Đèn lùi: đèn lùi bên trái hoặc phải không sáng.
+ Đèn nhan: đèn nhan trái hoặc phải không sáng, đèn báo nguy không sáng.
+ Đèn phanh: kiểm tra các cụm công tắc đèn phanh.
+ Còi: kiểm tra còi tần số cao hoặc tần số thấp.
- Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống phụ trợ:
+ Hệ thống điều khiển khóa cửa: kiểm tra công tắc điều khiển cửa sổ điện.
+ Hệ thống gạt nước, rửa kính: kiểm tra gạt nước và phun nước rửa kính
không hoạt động, mô tơ phun nước rửa kính không hoạt động.
+ Hệ thống sấy kính:công tắc sấy kính hậu được bật ON nhưng không hoạt động.
+ Hệ thống điều hòa không khí: tất cả các chức năng của hệ thống A/C đều
không hoạt động.
- Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống an toàn:
+ Hệ thống túi khí: hỏng mạch cảm biến túi khí trước trái.
+ Hệ thống chống trộm: đèn báo an ninh không nháy .
+ Hệ thống căng đai an toàn: đèn cảnh báo đai an toàn ghế người lái không
nháy.
Cụ thể chi tiết về quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng trên các hệ thống
điện thân xe sẽ được trình bày trong bài bài báo.
3.2. Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống nguồn cung cấp
Trên xe có trang bị đèn báo nạp thì người lái sẽ phát hiện được những hư
hỏng của hệ thống nạp thông qua đèn báo nạp, hoặc có thể không khởi động được
động cơ do ăcquy yếu.
3.2.1. Ắc quy
96
Bảng 3.1: Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng của ắc quy
STT Kiểm tra Khắc phục Hình vẽ
97
1
Kiểm tra
tình trạng
của ắc
quy.
* Kiểm tra tình trạng hư
hỏng hoặc biến dạng của
ắc quy. Nếu phát hiện ra
ắc quy bị hỏng, bị biến
dạng hoặc có rò rỉ, gãy
cọc ắc quy- > thay ắc
quy.
* Kiểm tra đứt cáp hay
mối nối và thay thế nếu
cần thiết. Kiểm tra giá
giữ ắc quy và siết lại khi
cần.Kiểm tra dung dịch
điện phân có bị mờ hay
biến màu không, nguyên
nhân là do quá nạp và
dao động. Thay thế bình
ắc quy nếu đúng vậy.
* Kiểm tra mức dung
dịch điện phân của từng
ngăn.
- Với loại ắc quy cần
bảo dưỡng:
+ Dung dịch ắc quy ở
dưới vạch thấp, đổ thêm
nước cất vào từng ngăn,
nạp điện cho ắc quy và
kiểm tra tỷ trọng riêng
của dung dịch điện phân
+ Mức dung dịch ắc quy
ở trên vạch thấp, kiểm
tra điện áp ắc quy khi
quay khởi động động cơ.
Điện áp nhỏ hơn 9.6
Đ
áp
ch
1
1
98
2
Kiểm tra
điện cực
của ắc
quy.
Kiểm tra các cực ắc quy
không bị lỏng hoặc bị ăn
mòn.
Nếu các điện cực bị ăn
mòn, làm sạch hoặc thay
thế các điện cực
3
Kiểm tra
cầu chì.
Đo điện trở của các cầu
chì của hệ thống nạp
Đ
áp
ch
d
1
99
4 Kiểm tra
đai V.
Kiểm tra tình trạng mòn,
nứt các dấu hiệu hư
hỏng khác của dây đai.
Tìm thấy bất cứ hư hỏng
nào , thay đai V:
+Đai bị rách.
+Đai bị mòn tới lớp lõi.
+Gân đai bị sứt một
miếng.
Kiểm tra rằng đai được
lắp chính xác vào các
rãnh đai, chưa thì lắp lại
100
5
Kiểm tra dây điện máy
phát.
Tình trạng của dây điện
bị hỏng ,thay thế
6
Nghe tiếng kêu bất
thường từ máy phát.
Có tiếng kêu bất thường,
thay máy phát.
7 Kiểm tra đèn báo nạp. Nối một vôn kế và một
ampe kế vào mạch nạp
như sau:
Ngắt dây điện ra khỏi
cực B của máy phát và
nối nó vào cực âm (- )
của Ampe kế.
Nối cực dương (+ ) của
Ampe kế vào cực B của
máy phát.
Nối cực dương (+ ) của
Vôn kế với cực (+ ) của
ắc quy. Nối mát cực âm
(- ) của Vôn kế
101
Kiểm tra mạch nạp
Giữ tốc độ động cơ ở
2000 vòng/phút, kiểm
tra chỉ số trên Ampe kế
và Vôn kế.
C
đ
ch
1
tr
x
Đ
áp
ch
1
1
8
Kiểm tra mạch nạp có
tải.
Khi động cơ đang chạy
với tốc độ 2000
vòng/phút, bật đèn pha ở
chế độ chiếu xa và bật
công tắc quạt bộ sưởi
ấm đến vị trí HI.
Kiểm tra chỉ số của
ampe kế
C
đ
d
đ
ti
ch
3
tr
3.2.2.Máy phát điện
Bảng 3.2: Quy trình kiểm tra và chẩn đoán hư hỏng của máy phát điện
STT Hư hỏng Kiểm tra
Khắc
phục
Hình vẽ Ghi chú
102
1
Mòn chổi
than
Dùng một
thước kẹp,
đo chiều
dài của
phần chổi
than lộ ra.
Chổi
than mòn
nhiều
quá quy
định thay
thế
- Chiều dài
tiêu chuẩn
phần nhô ra
của chổi than
9.5- 11.5mm
- Chiều dài
tối thiểu phần
nhô ra4.5mm
2
Kiểm tra
tiếng kêu
của máy
phát
Kiểm tra
vòng bi
Vòngbi
mòn phát
ra tiếng
kêu thay
thế
2 Kiểm tra
hở mạch
Đo điện
trở giữa
các thanh
cổ góp
Nếu cổ
góp
không
thông
thaymới
Điều kiện
xấp xỉ 200c
điện trở 1.85-
2.25 Ω
103
Kiểm tra
trạm mát
Đo điện
trở giữa
cổ góp và
lõi rô to
Dòng
điện bị
trạm mát
thay mới
Nối dụng cụ
đo cổ góp –
lõi rô to điện
trở tiêu chuẩn
1MΩ trở lên
- Nếu không
đúng tiêu
chuẩn phải
thay
Kiểm tra
mòn cổ
góp
Kiểm tra
đường
kính cổ
góp.
.
Cổ góp
bị mòn
hoặc rỗ,
thay thế
cụm rôto
máy phát
Đường kính
tiêu
chuẩn:14.2-
14.4mm
Đường kính
nhỏ nhất
14mm
3
Kiểm
travòng
bi cóbị rơ
hoặc mòn
Ổ bi
mòn rơ
thay mới
Bánh răng
quay êm
104
3.3. Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống chiếu sáng
3.3.1. Hệ thống đèn pha và đèn hậu
a. Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống đèn pha và đèn hậu
Bảng 3.3: Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng đèn pha và đèn hậu
Hư hỏng Điểm kiểm tra Nguyên nhân
Phương pháp sữa
chữa
1.Đèn cốt và pha
đều không sáng
- Dây nối mát.
- Công tắc cốt pha.
- Rơ le đèn cốt
pha.
- Điện áp giữa các
điểm nối mát.
- Hệ thống dâyđiện.
- Điểm nối mát đứt.
- Công tắc tiếp xúc
kém hoặc bị hư hỏng
- Rơ le tiếp xúc kém
hoặc bị hỏng.
- Hở mạch giữa cực
dương bình và rơ le
đèn.
- Hở mạch
- Sửa chữa hệ
thống dây điện.
- Sửa chữa hoặc
thay thế công tắc.
- Sửa chữa hoặc
thay thế role.
- Sữa chữa mạch
hở.
- Sửa chữa hở
mạch.
2.Đèn bên trái hoặc
phải cốt pha không
sáng.
- Cầu chì.
- Đầu nối đèn
mạch cốt pha.
- Hệ thống dây
điện trong mạch
giữa các đầu nối.
- Rơ le tiếp xúc kém
hoặc nổ cầu chì.
- Nổ dây tóc bóng
đèn,rò rỉ không khí.
- Hở mạch hoặc đầu
nối tiếp xúc kém.
- Kiểm tra hoặc
thay cầu chì.
- Thay bóng đèn
cốt pha.
- Sửa chữa dây
điện thay đầu nối.
105
3.Đèn cốt hoặc pha
không sáng của
đèn bên trái hoặc
phải
- Đầu nối đèn
mạch cốt pha.
- Hệ thống dây
điện trong mạch từ
đèn đén công tắc
cốt pha
- Đứt dây tóc bóng
đèn.
- Hở mạch giữa đèn
và công tắc cốt pha.
- Thay bóng đèn
cốt pha.
- Sửa chữa mạch
hở hoặc thay các
đầu nối.
4.Đèn cốt pha
không mở được
- Rơ le đèn giữa
các đầu nối.
- Kiểm tra đèn cốt
pha không mở
được khi ngắt kết
nối.
- Hỏng điểm tiếp
xúc của rơ le.
- Ngắn mạch.
- Thay mới rơ le.
- Sữa chữa ngắn
mạch ở đầu nối
5.Đèn cốt pha thiếu
sáng.
- Thấu kính đèn cốt
pha.
- Bóng đèn cốt
pha.
- Đường chuyền
giữa công tăc pha
và đầu nối.
- Thấu kính đèn bị
bẩn.
- Bóng đèn bị hỏng.
- Điểm tiếp xúc mát
kém
- Làm sạch thấu
kính.
- Thay bóng đèn.
- Sửa chữa dây
điện
6.Đèn cốt pha
không sáng khi
công tắc cốt pha
còn hoạt động
- Công tắc cốt pha.
- Điện áp đầu dây
và nối mát
- Điểm tiếm xúc ở
công tắc cốt pha
kém.
- Mạch hở.
- Sửa chữa hoặc
thay thế công tắc
cốt pha.
- sửa chưa mạch hở
7. Không đổi được
cốt pha khi không
tắc cốt pha vẫn
hoạt động
- Công tắc cốt pha
- Hỏng cần gạt cốt
pha hoặc có vật lạ
trong công tắc cốt
pha
- Sửa chữa hoặc
thay thế công tắc
cốt pha
106
8.Đèn biển số
không sáng.
- Đầu nối bóng đèn
biển số.
-Đường chuyền ở
giữa các đầu nối.
-Bóng đèn bị cháy
hoắc đầu nối tiếp
xúc kém.
- hở mạch hoặc đầu
nối tiếp xúc kém.
-Thay bóng đèn
hoặc sửa chữa đầu
nối.
-Sửa chữa mạch hở
hoặc các đầu nối.
9.Đèn kích thước
không sáng.
-Đầu nối các bóng
đèn kích thước
-Bóng đèn bị cháy
hoặc đầu nối tiếp
xúc kém.
-Thay bóng đèn
hoặc sửa chữa đầu
nối.
b. Kiểm tra cụm công tắc chế độ đèn pha
- Đo điện trở công tắc.
Hình 3.1: Cụm công tắc chế độ đèn pha [4]
+ Công tắc chế độ đèn pha:
Bảng 3.4: Kiểm tra công tắc chế độ đèn pha
Nối dụng cụ đo Tình trạng công tắc Điều kiện tiêu chuẩn
11 (ED) - 9 (HU) FLASH Dưới 1 Ω
11 (ED) - 8 (HL) FLASH Dưới 1 Ω
11 (ED) - 8 (HL) ĐÈN CỐT Dưới 1 Ω
11 (ED) - 9 (HU) CHẾ ĐỘ PHA Dưới 1 Ω
107
11 (ED) - 8 (HL) CHẾ ĐỘ PHA Dưới 1 Ω
+ Đèn sương mù:
Bảng 3.5: Kiểm tra công tắc đèn sương mù
Nối dụng cụ đo Tình trạng công tắc Điều kiện tiêu chuẩn
4 (LFG) - 3 (BFG) OFF 10 kΩ trở lên
4 (LFG) - 3 (BFG) ON Dưới 1 Ω
- Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy thay cụm công tắc chế độ đèn pha.
108
3.4. Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống đèn và tín hiệu
3.4.1. Đèn lùi
Bảng 3.6: Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng đèn lùi
Hư hỏng Điểm kiểm tra Nguyên nhân
Phương pháp sửa
chữa
1.Đèn lùi bên phải
hoặc trái không
sáng
- Đầu nối bóng đèn
lùi.
- Dây nối mát.
- Đứt bóng đèn lùi
hoặc đầu nối tiếp
xúc kém.
- Điểm tiếp xúc
dây nối mát kém.
- Thay bóng đèn
hoặc sửa chữa đầu
nối.
- Sửa chữa dây nối
mát
2.Hai đèn lùi đều
không sáng
- Cầu chì.
- Công tắc đèn lùi
- Cháy hoặc điểm
tiếp xúc cầu chì
kém.
- Công tắc tiếp xúc
kém hoặc bị hỏng
- Sửa chữa hoặc
thay cầu chì
- Sửa chữa hoặc
thay công tắc
3.4.2. Đèn nhan
Bảng 3.7: Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng đèn nhan
Hư hỏng Điểm kiểm tra Nguyên nhân
Phương pháp sửa
chữa
109
1.Đèn xi nhan
bên trái và bên
phải không
sáng.
- Cầu chì đèn.
- Đường dây giữa
các đầu nối.
- Công tắc đèn.
- Cầu chì tiếp xúc
kém hoặc cháy cầu
chì.
- Hở mạch hoặc các
đầu nối tiếp xúc kém.
- Điểm tiếp xúc công
tắc kém hoặc công tắc
bị hỏng.
- Sửa chữa hoặc
thay thế cầu chì.
- Sửa chữa hở
mạch hoặc các đầu
nối.
- Sửa chữa hoặc
thay công tắc.
2.Đèn nhan một
bên không sáng
(trái hoặc phải).
- Công tắc đèn xi
nhan.
- Đầu nối.
- Điểm tiếp xúc công
tắc kém hoặc công tắc
bị hỏng.
- Hở mạch hoặc đầu
nối tiếp xúc kém.
- Sửa chữa hoặc
thay công tắc.
- Sửa chữa mạch
hở hoặc sửa đầu
nối
3.Đèn báo nguy
không sáng.
- Cầu chì
-Công tắc đèn báo
nguy.
- Điện thế đầu dây.
-Chân cầu chì tiếp
xúc kém hoặc cháy
cầu chì.
- Hỏng công tắc
- Hở mạch hoặc đầu
nối ở giữa cầu chì
-Sửa chữa hoặc
thay cầu chì.
-Sửa chữa hoặc
thay công tắc.
-Sửa chữa mạch hở
hoặc sửa chữa đầu
nối.
4.Đèn nhan một
bên chớp nhanh
hơn bình thường
-Kiểm tra bóng đèn - Cháy bóng đèn.
-Thay bóng đèn
hoặc sửa mạch hở.
- Kiểm tra cụm công tắc đèn xinhan.
+ đo điện trở công tắc.
110
Hình 3.2: Cụm công tắc đèn nhan [4]
Bảng 3.8: Kiểm tra đo điện trở công tắc đèn nhan
Nối dụng cụ đo Tình trạng công tắc Điều kiện tiêu chuẩn
7 (E) - 6 (TR) Rẽ phải Dưới 1 Ω
7 (E) - 5 (TL) Trung gian 10 kΩ trở lên
7 (E) - 6 (TR) Trung gian 10 kΩ trở lên
7 (E) - 5 (TL) Rẽ trái Dưới 1 Ω
3.4.3. Đèn phanh
- Kiểm tra cụm công tắc đèn phanh.
+ Đo điện trở công tắc.
Hình 3.3: Cụm công tắc đèn phanh [4]
111
Bảng 3.9: Kiểm tra đo điện trở công tắc đèn phanh
Nối dụng cụ đo Tình trạng công tắc Điều kiện tiêu chuẩn
1 - 2 Không ấn chốt Dưới 1 Ω
3 - 4 Không ấn chốt 10 k Ω trở lên
1 - 2 Ấn chốt 10 k Ω trở lên
3 – 4 Ấn chốt Dưới 1 Ω
- Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy thay cụm khóa điện.
3.4.4. Hệ thống Còi
 Còi không kêu.
- Kiểm tra còi tần số cao và tần số thấp
+ Cấp điện áp ắc quy và kiểm tra hoạt động của còi.
Hình 3.4: Kiểm tra còi [4]
Bảng 3.10: Kiểm tra còi
Điều Kiện Đo Điều kiện tiêu chuẩn
Cực dương ắc quy (+ ) → Cực 1 Còi kêu
112
Cực âm ắc quy (- ) → Giá bắt còi
- Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy thay thế còi.
3.5. Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống phụ trợ
3.5.1. Hệ thống điều khiển khóa cửa điện
3.5.1.1. Tất cả các cửa không thể khóa
 Kiểm tra công tắc chính điều khiển cửa sổ điện(công tắc điều khiển
cửa).
+ Đo điện trở công tắc điều khiển cửa.
Hình 3.5:Công tắc điều khiển cửa [4]
Bảng 3.11: Kiểm tra điện trở công tắc điều khiển cửa
Nối dụng cụ đo Tình trạng công tắc Điều kiện tiêu chuẩn
5 - 3 Khóa Dưới 1 Ω
5 - 3, 8- 3 OFF 10 kΩ trở lên
113
8 - 3 Mở khóa Dưới 1 Ω
- Nếu kết quả không như tiêu chuẩn,thay thế công tắc chính cửa sổ điện.
 Kiểm tra dây điện.
114
Hình 3.6:Cụm công tắc đấu nối dây [4]
- Ngắt giắc p6 của công tắc.
- Ngắt các giắc nối 2A và 2D của rơ le tổ hợp.
- Đo điện trở của các giắc nối phía dây điện.
Bảng 3.12: Kiểm tra dây điện
115
Nối dụng cụ đo Điều kiện tiêu chuẩn
P6- 5 - 2A- 4 (L1) Dưới 1 Ω
P6- 8 - 2D- 4 (UL1) Dưới 1 Ω
P6- 3 - Mát thân xe Dưới 1 Ω
P6- 5 hoặc 2A- 4 (L1) - Mát thân xe 10 kΩ trở lên
P6- 8 hoặc 2D- 4 (UL1) - Mát thân xe 10 kΩ trở lên
- Nếu kết quả không như tiêu chuẩn,sửa chữa hoặc thay thế dây điện hoặc
giắc nối.
3.5.1.2. Chỉ có một cửa không thể khóa hoặc mở khóa được
 Kiểm tra khóa cửa (cửa trước trái, trước phải, sau trái, sau phải).
Hình 3.7:Cụm motor khóa cửa [4]
- Cấp điện áp accu vào khóa của và kiểm tra hoạt động của motor khóa cửa.
116
+ Trước trái,trước phải, sau trái, sau phải:
Bảng 3.13: Kiểm tra cửa trước trái, trước phải, sau trái, sau phải
Điều Kiện Đo Điều kiện tiêu chuẩn
Cực dương ắc quy (+ ) → Cực 4
Cực âm ắc quy (- ) → Cực 1
Khoá
Cực dương ắc quy (+ ) → Cực 1
Cực âm ắc quy (- ) → Cực 4
Mở khóa
+ Cửa hậu:
Bảng 3.14: Kiểm tra cửa hậu
Điều Kiện Đo Điều kiện tiêu chuẩn
Cực dương ắc quy (+ ) → Cực 4
Cực âm ắc quy (- ) → Cực 3
Khóa
Cực dương ắc quy (+ ) → Cực 3
Cực âm ắc quy (- ) → Cực 4
Mở khóa
- Nếu kết quả không như tiêu chuẩn,thay thế khóa cửa.
 Kiểm tra dây điện(khóa cửa- rơ le tổ hợp và mát thân xe).
117
Hình 3.8: Cụm rơ le đấu dây điện [4]
+ Ngắt các giắc nối D8,D9,D10,D11 của khóa cửa.
+ Ngăt các giắc nối B9 của khóa của hậu.
+ Ngắt các giắc nối 2k và 2R của rơ le tổ hợp.
+ Đo điện trở của các giắc nối phía dây điện.
118
Nối dụng cụ đo
Điều kiện tiêu chuẩn
D8- 4 - 2R- 28 (ACT+ ) Dưới 1 Ω
D8- 1 - 2R- 27 (ACT- ) Dưới 1 Ω
D9- 1 - 2K- 10 (ACT- ) Dưới 1 Ω
D10- 4 - 2R- 28 (ACT+ ) Dưới 1 Ω
D11- 4 - 2K- 11 (ACT+ ) Dưới 1 Ω
B9- 4 - 2K- 11 (ACT+ ) Dưới 1 Ω
D8- 4 hay 2R- 28 (ACT+ ) - Mát thân xe 10 kΩ trở lên
D9- 4 hay 2K- 11 (ACT+ ) - Mát thân xe 10 kΩ trở lên
D10- 4 hay 2R- 28 (ACT+ ) - Mát thân xe 10 kΩ trở lên
D11- 4 hay 2K- 11 (ACT+ ) - Mát thân xe 10 kΩ trở lên
- Nếu kết quả không như tiêu chuẩn,sửa chữa hoặc thay thế dây điện giắc nối.
3.5.2. Hệ thống gạt nước,rửa kính
3.5.2.1. Hệ thống gạt nước và phun nước rửa kính chắn gió không hoạt động
hoặc không hoạt động ở vị trí LO, HI, INT, MIST, OFF.
 Kiểm tra cụm công tắc gạt nước và rửa kính.
- Đo điện trở công tắc.
Hình 3.9: Cụm công tắc gạt nước,rửa kính [4]
Bảng 3.15:Kiểm tra điện trở công tắc gạt nước rửa kính
119
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner
Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner

More Related Content

What's hot

Khảo sát động lực học ô tô tăng tốc và quay vòng bằng mô hình động lực học mộ...
Khảo sát động lực học ô tô tăng tốc và quay vòng bằng mô hình động lực học mộ...Khảo sát động lực học ô tô tăng tốc và quay vòng bằng mô hình động lực học mộ...
Khảo sát động lực học ô tô tăng tốc và quay vòng bằng mô hình động lực học mộ...
Man_Ebook
 

What's hot (20)

đồ áN hệ thống phun xăng điện tử efi 2274161
đồ áN hệ thống phun xăng điện tử efi 2274161đồ áN hệ thống phun xăng điện tử efi 2274161
đồ áN hệ thống phun xăng điện tử efi 2274161
 
Đề tài: Tính toán kiểm tra hệ thống phanh ô tô sau cải tạo, HAY
Đề tài: Tính toán kiểm tra hệ thống phanh ô tô sau cải tạo, HAYĐề tài: Tính toán kiểm tra hệ thống phanh ô tô sau cải tạo, HAY
Đề tài: Tính toán kiểm tra hệ thống phanh ô tô sau cải tạo, HAY
 
Luận văn: Thiết kế hệ thống treo trên xe ô tô bus điện ở Đà Nẵng - Gửi miễn p...
Luận văn: Thiết kế hệ thống treo trên xe ô tô bus điện ở Đà Nẵng - Gửi miễn p...Luận văn: Thiết kế hệ thống treo trên xe ô tô bus điện ở Đà Nẵng - Gửi miễn p...
Luận văn: Thiết kế hệ thống treo trên xe ô tô bus điện ở Đà Nẵng - Gửi miễn p...
 
Đồ Án Sửa Chữa Ô Tô Xây Dựng Quy Trình Kiểm Tra Chẩn Đoán Bảo Dưỡng Và Sử...
Đồ Án Sửa Chữa Ô Tô Xây Dựng Quy Trình Kiểm Tra Chẩn Đoán Bảo Dưỡng Và Sử...Đồ Án Sửa Chữa Ô Tô Xây Dựng Quy Trình Kiểm Tra Chẩn Đoán Bảo Dưỡng Và Sử...
Đồ Án Sửa Chữa Ô Tô Xây Dựng Quy Trình Kiểm Tra Chẩn Đoán Bảo Dưỡng Và Sử...
 
Đề tài: Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe Toyota
Đề tài: Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe ToyotaĐề tài: Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe Toyota
Đề tài: Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe Toyota
 
Đề tài: Thiết kế cụm ly hợp cho ô tô 7 chỗ, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế cụm ly hợp cho ô tô 7 chỗ, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế cụm ly hợp cho ô tô 7 chỗ, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế cụm ly hợp cho ô tô 7 chỗ, HAY, 9đ
 
Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động
Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động
Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống lái xe TOYOTA INNOVA G 2010, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống lái xe TOYOTA INNOVA G 2010, 9đĐề tài: Thiết kế hệ thống lái xe TOYOTA INNOVA G 2010, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống lái xe TOYOTA INNOVA G 2010, 9đ
 
Đề tài: Khai thác hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô, HAY
Đề tài: Khai thác hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô, HAYĐề tài: Khai thác hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô, HAY
Đề tài: Khai thác hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô, HAY
 
Đề tài: Cấu tạo hệ thống phanh ôtô và hệ thống phanh thủy lực - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Cấu tạo hệ thống phanh ôtô và hệ thống phanh thủy lực - Gửi miễn phí ...Đề tài: Cấu tạo hệ thống phanh ôtô và hệ thống phanh thủy lực - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Cấu tạo hệ thống phanh ôtô và hệ thống phanh thủy lực - Gửi miễn phí ...
 
đồ áN thiết kế ô tô hệ thống phun xăng điện tử efi (kèm bản vẽ)
đồ áN thiết kế ô tô hệ thống phun xăng điện tử efi (kèm bản vẽ)đồ áN thiết kế ô tô hệ thống phun xăng điện tử efi (kèm bản vẽ)
đồ áN thiết kế ô tô hệ thống phun xăng điện tử efi (kèm bản vẽ)
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống phanh cho xe SUV 5 chỗ, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống phanh cho xe SUV 5 chỗ, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế hệ thống phanh cho xe SUV 5 chỗ, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống phanh cho xe SUV 5 chỗ, HAY, 9đ
 
Đề tài: Tính năng động lực học của ô tô TOYOTA INNOVA G
Đề tài: Tính năng động lực học của ô tô TOYOTA INNOVA GĐề tài: Tính năng động lực học của ô tô TOYOTA INNOVA G
Đề tài: Tính năng động lực học của ô tô TOYOTA INNOVA G
 
Đề tài: Quy trình tháo, lắp, kiểm tra và sửa chữa nhóm Piston, 9đ
Đề tài: Quy trình tháo, lắp, kiểm tra và sửa chữa nhóm Piston, 9đĐề tài: Quy trình tháo, lắp, kiểm tra và sửa chữa nhóm Piston, 9đ
Đề tài: Quy trình tháo, lắp, kiểm tra và sửa chữa nhóm Piston, 9đ
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Phanh Chính Xe Con.doc
Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Phanh Chính Xe Con.docĐồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Phanh Chính Xe Con.doc
Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Phanh Chính Xe Con.doc
 
Đề tài: Thiết kế và tính toán ly hợp xe tải, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và tính toán ly hợp xe tải, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế và tính toán ly hợp xe tải, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và tính toán ly hợp xe tải, HAY, 9đ
 
Đề tài: Tính toán thiết kế hệ thống treo xe mini 4 chỗ, HAY
Đề tài: Tính toán thiết kế hệ thống treo xe mini 4 chỗ, HAYĐề tài: Tính toán thiết kế hệ thống treo xe mini 4 chỗ, HAY
Đề tài: Tính toán thiết kế hệ thống treo xe mini 4 chỗ, HAY
 
Báo cáo thực tập ngành cơ khí ô tô hệ thống phanh vios
Báo cáo thực tập ngành cơ khí ô tô hệ thống phanh viosBáo cáo thực tập ngành cơ khí ô tô hệ thống phanh vios
Báo cáo thực tập ngành cơ khí ô tô hệ thống phanh vios
 
Đề tài: Hệ thống gạt nước mưa tự động ứng dụng trên ô tô, HAY
Đề tài: Hệ thống gạt nước mưa tự động ứng dụng trên ô tô, HAYĐề tài: Hệ thống gạt nước mưa tự động ứng dụng trên ô tô, HAY
Đề tài: Hệ thống gạt nước mưa tự động ứng dụng trên ô tô, HAY
 
Khảo sát động lực học ô tô tăng tốc và quay vòng bằng mô hình động lực học mộ...
Khảo sát động lực học ô tô tăng tốc và quay vòng bằng mô hình động lực học mộ...Khảo sát động lực học ô tô tăng tốc và quay vòng bằng mô hình động lực học mộ...
Khảo sát động lực học ô tô tăng tốc và quay vòng bằng mô hình động lực học mộ...
 

Similar to Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner

Giáo trình bảo trì bảo dưỡng máy công nghiệp, Hoàng Trí.pdf
Giáo trình bảo trì bảo dưỡng máy công nghiệp, Hoàng Trí.pdfGiáo trình bảo trì bảo dưỡng máy công nghiệp, Hoàng Trí.pdf
Giáo trình bảo trì bảo dưỡng máy công nghiệp, Hoàng Trí.pdf
Man_Ebook
 
Phễu rung và các hệ thống cấp phôi tự động mr kỷ 0977251289
Phễu rung và các hệ thống cấp phôi tự động mr kỷ 0977251289Phễu rung và các hệ thống cấp phôi tự động mr kỷ 0977251289
Phễu rung và các hệ thống cấp phôi tự động mr kỷ 0977251289
Dinh Ky
 
Nghiên cứu hệ thống kiểm tra chiết rót chai tự động.pdf
Nghiên cứu hệ thống kiểm tra chiết rót chai tự động.pdfNghiên cứu hệ thống kiểm tra chiết rót chai tự động.pdf
Nghiên cứu hệ thống kiểm tra chiết rót chai tự động.pdf
Man_Ebook
 
Xây dựng mô hình tính toán cơ cấu chấp hành trong hệ thống phanh khí nén tran...
Xây dựng mô hình tính toán cơ cấu chấp hành trong hệ thống phanh khí nén tran...Xây dựng mô hình tính toán cơ cấu chấp hành trong hệ thống phanh khí nén tran...
Xây dựng mô hình tính toán cơ cấu chấp hành trong hệ thống phanh khí nén tran...
Man_Ebook
 

Similar to Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner (20)

Mô phỏng quá trình phanh có điều khiển ABS sử dụng phần mềm matlab.doc
Mô phỏng quá trình phanh có điều khiển ABS sử dụng phần mềm matlab.docMô phỏng quá trình phanh có điều khiển ABS sử dụng phần mềm matlab.doc
Mô phỏng quá trình phanh có điều khiển ABS sử dụng phần mềm matlab.doc
 
Giáo trình bảo trì bảo dưỡng máy công nghiệp, Hoàng Trí.pdf
Giáo trình bảo trì bảo dưỡng máy công nghiệp, Hoàng Trí.pdfGiáo trình bảo trì bảo dưỡng máy công nghiệp, Hoàng Trí.pdf
Giáo trình bảo trì bảo dưỡng máy công nghiệp, Hoàng Trí.pdf
 
Chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của ổ lăn trên cơ sở phân tích rung động
Chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của ổ lăn trên cơ sở phân tích rung độngChẩn đoán tình trạng kỹ thuật của ổ lăn trên cơ sở phân tích rung động
Chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của ổ lăn trên cơ sở phân tích rung động
 
ĐỒ ÁN HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HẸ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ
ĐỒ ÁN HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HẸ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬĐỒ ÁN HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HẸ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ
ĐỒ ÁN HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HẸ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ
 
Luận văn: Thiết kế bộ điều chỉnh PID để điều khiển và ổn định mức nước trong ...
Luận văn: Thiết kế bộ điều chỉnh PID để điều khiển và ổn định mức nước trong ...Luận văn: Thiết kế bộ điều chỉnh PID để điều khiển và ổn định mức nước trong ...
Luận văn: Thiết kế bộ điều chỉnh PID để điều khiển và ổn định mức nước trong ...
 
Đề tài: Nghiên cứu hộp số Toyora 4GR-FSE và ứng dụng, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu hộp số Toyora 4GR-FSE và ứng dụng, 9đĐề tài: Nghiên cứu hộp số Toyora 4GR-FSE và ứng dụng, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu hộp số Toyora 4GR-FSE và ứng dụng, 9đ
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, HAY, 9đ
 
Thuyết minh.docx
Thuyết minh.docxThuyết minh.docx
Thuyết minh.docx
 
Điều khiển hệ thống định hướng mặt trời và lau rửa tấm pin tự động
Điều khiển hệ thống định hướng mặt trời và lau rửa tấm pin tự độngĐiều khiển hệ thống định hướng mặt trời và lau rửa tấm pin tự động
Điều khiển hệ thống định hướng mặt trời và lau rửa tấm pin tự động
 
Khảo sát mô phỏng đặc tính pv – cells điều khiển hệ thống định hướng mặt trời...
Khảo sát mô phỏng đặc tính pv – cells điều khiển hệ thống định hướng mặt trời...Khảo sát mô phỏng đặc tính pv – cells điều khiển hệ thống định hướng mặt trời...
Khảo sát mô phỏng đặc tính pv – cells điều khiển hệ thống định hướng mặt trời...
 
Luận văn tốt nghiệp-Nghiên cứu dây chuyền sản xuất săm (ruột) xe máy và chế t...
Luận văn tốt nghiệp-Nghiên cứu dây chuyền sản xuất săm (ruột) xe máy và chế t...Luận văn tốt nghiệp-Nghiên cứu dây chuyền sản xuất săm (ruột) xe máy và chế t...
Luận văn tốt nghiệp-Nghiên cứu dây chuyền sản xuất săm (ruột) xe máy và chế t...
 
Nghiên cứu và nâng cao chất lượng hệ truyền động nhiều động cơ trong dây chuy...
Nghiên cứu và nâng cao chất lượng hệ truyền động nhiều động cơ trong dây chuy...Nghiên cứu và nâng cao chất lượng hệ truyền động nhiều động cơ trong dây chuy...
Nghiên cứu và nâng cao chất lượng hệ truyền động nhiều động cơ trong dây chuy...
 
Bài tập lớn Chi tiết máy - ĐHBK 2016
Bài tập lớn Chi tiết máy - ĐHBK 2016Bài tập lớn Chi tiết máy - ĐHBK 2016
Bài tập lớn Chi tiết máy - ĐHBK 2016
 
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
 
Phễu rung và các hệ thống cấp phôi tự động mr kỷ 0977251289
Phễu rung và các hệ thống cấp phôi tự động mr kỷ 0977251289Phễu rung và các hệ thống cấp phôi tự động mr kỷ 0977251289
Phễu rung và các hệ thống cấp phôi tự động mr kỷ 0977251289
 
Nghiên cứu hệ thống kiểm tra chiết rót chai tự động.pdf
Nghiên cứu hệ thống kiểm tra chiết rót chai tự động.pdfNghiên cứu hệ thống kiểm tra chiết rót chai tự động.pdf
Nghiên cứu hệ thống kiểm tra chiết rót chai tự động.pdf
 
Xây dựng mô hình tính toán cơ cấu chấp hành trong hệ thống phanh khí nén tran...
Xây dựng mô hình tính toán cơ cấu chấp hành trong hệ thống phanh khí nén tran...Xây dựng mô hình tính toán cơ cấu chấp hành trong hệ thống phanh khí nén tran...
Xây dựng mô hình tính toán cơ cấu chấp hành trong hệ thống phanh khí nén tran...
 
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PIDĐề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
 
Bai bao hùng 2012
Bai bao hùng 2012Bai bao hùng 2012
Bai bao hùng 2012
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai th...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai th...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai th...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai th...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 

Đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner

  • 1. NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN Đề tài“Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner 2015” tập trung nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng trên hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner2015, bao gồm các nội dung chính sau:  Giới thiệu chung về chẩn đoán.  Hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner 2015.  Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner 2015.  1
  • 2. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian năm năm học tập tại trường, bằng sự nỗ lực của bản thân và đặc biệt là sự chỉ dạy của thầy cô giáo và nhà trường, đã giúp đỡ em có được ngày hôm nay, là một người công dân đang dần có ích hơn cho xã hội. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Quốc Thịnh, Bộ môn công nghệ ô tô và hệ thống cảm biến, Đại học công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học thái nguyên đã hưỡng dẫn em về chuyên môn cũng như phương pháp làm việc để em hoàn thành đồ án. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, các cô trong Bộ môn công nghệ ô tô và hệ thống cảm biến, Đại học công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học thái nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành đồ án này. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016 Sinh viên thực hiện đồ án Trần Công Khanh 2
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đồ án này là công trình do tôi tự làm và nghiên cứu dưới sự hưỡng dẫn của thầy giáo Phạm Quốc Thịnh. Trong đồ án này có sử dụng một số tài liệu tham khảo như đã nêu trong phần tài liệu tham khảo. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016 Sinh viên thực hiện đồ án Trần Công Khanh 3
  • 4. MỤC LỤC NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN i LỜI CẢM ƠN ii LỜI CAM ĐOAN iii MỤC LỤC iv DANH MỤC HÌNH ẢNH vi DANH MỤC BẢNG ix CÁC KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT xi MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHẨN ĐOÁN 2 1.1. Lý thuyết cơ bản về chẩn đoán2 1.1.1. Lý thuyết về chẩn đoán 2 1.1.2. Khái niệm độ tin cậy 2 1.2. Tổng quan về hệ thống chẩn đoán 4 1.2.1. Khái niệm chẩn đoán trạng thái kỹ thuật 4 1.3. Chẩn đoán hư hỏng điện thân xe Toyota Fortuner 2015 5 CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA FORTUNER 2015 6 2.1. Giới thiệu chung 6 2.2. Hệ thống nguồn cung cấp trên xe 9 2.2.1. Ắc quy 9 2.2.2. Máy phát điện xoay chiều 12 2.2.3. Sơ đồ cung cấp điện và phân bố phụ tải 15 2.3. Hệ thống thông tin và hiển thị 16 2.3.1. Các bảng đồng hồ và các đèn báo trên hệ thống hiển thị thông tin 16 2.3.2. Hệ thống thông tin 17 2.4. Hệ thống chiếu sáng 22 2.4.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống chiếu sáng 22 2.4.2. Thông số cơ bản và các chức năng của hệ thống chiếu sáng 23 2.4.3. Cấu tạo của bóng đèn 24 4
  • 5. 2.5. Hệ thống tín hiệu 28 2.5.1. Hệ thống còi 28 2.5.2. Hệ thống đèn báo rẽ và báo nguy 30 2.6. Các hệ thống phụ trên xe 32 2.6.1. Hệ thống gạt nước và rửa kính 32 2.6.2. Hệ thống khóa cửa 36 2.6.3. Hệ thống sấy kính 41 2.6.4. Hệ thống điều hòa không khí 42 2.7. Hệ thống an toàn 45 2.7.1. Hệ thống túi khí an toàn 45 2.7.2. Hệ thống căng đai khẩn cấp 48 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA FOTUNER 2015 54 3.1. Giới thiệu chung 54 3.2. Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống nguồn cung cấp 55 3.2.1. Ắc quy 55 3.2.2. Máy phát điện 59 3.3. Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống chiếu sáng 61 3.3.1. Hệ thống đèn pha và đèn hậu 61 3.4. Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống đèn và tín hiệu 64 3.4.1. Đèn lùi 64 3.4.2. Đèn nhan 64 3.4.3. Đèn phanh66 3.4.4. Hệ thống Còi 66 3.5. Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống phụ trợ 67 3.5.1. Hệ thống điều khiển khóa cửa điện 67 3.5.2. Hệ thống gạt nước, rửa kính 71 3.5.3. Hệ thống sấy kính 74 3.5.4. Hệ thống điều hòa không khí 77 3.6. Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống an toàn 81 5
  • 6. 3.6.1. Hệ thống túi khí 81 3.6.2. Hệ thống chống trộm 86 3.6.3. Hệ thống căng đai an toàn88 KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 6
  • 7. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Đồ thị trình bày khái niệm sự cố [1] 3 Hình 2.1: Kích thước của xe Toyota Fortuner 2015 [2] 7 Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống cung cấp điện tổng quát[3] 9 Hình 2.3: Cấu tạo ắc quy [3] 10 Hình 2.4: Cấu tạo bản cực và chất điện phân [3] 11 Hình 2.5: Cấu tạo vỏ ắc quy [3] 12 Hình 2.6: Cọc ắc quy [3] 12 Hình 2.7: Cấu tạo máy phát [3] 13 Hình 2.8: Rôto máy phát [3] 14 Hình 2.9: Cấu tạo stato [3] 14 Hình 2.10: Sơ đồ phụ tải điện trên ô tô [3] 15 Hình 2.11: Cấu tạo chính bản táp lô 16 Hình 2.12: Sơ đồ hệ thống bản táp lô [4] 17 Hình 2.13: Minh họa thể hiện ưu điểm của hệ thống mạng [5] 18 Hình 2.14: Các loại tín hiệu sử dụng trong hệ thống [5] 19 Hình 2.15: Kết cấu dây xoắn và sơ đồ truyền tín hiệu [5] 19 Hình 2.16: Sơ đồ khử nhiễu bằng điện áp chênh lệch[5] 20 Hình 2.17: Sơ đồ khối hệ thốngtruyền thông tin [4] 20 Hình 2.18: Hệ thống đèn 24 Hình 2.19: Cấu tạo bóng đèn loại dây tóc [7] 24 Hình 2.20: Cấu tạo bóng đèn halogen [7] 25 Hình 2.21: Cấu tạo bóng đèn Xenon [7] 27 Hình 2.22: Cấu tạo bóng đèn LED [7] 27 Hình 2.23: Kết cấu còi điện và sơ đồ đấu dây [7] 28 Hình 2.24: Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống còi [4] 29 Hình 2.25: Sơ đồ bố trí hệ thống còi [4] 29 7
  • 8. Hình 2.26: Sơ đồ mạch rẽ trái [8] 30 Hình 2.27: Sơ đồ mạch rẽ phải [8] 30 Hình 2.28: Sơ đồ mạch đèn báo nguy [8] 31 Hình 2.29: Hệ thống gạt nước và rửa kính [8] 32 Hình 2.30: Cấu tạo mô tơ gạt nước [7] 33 Hình 2.31: Công tắc điều khiển dừng tự động loại mass chờ [7] 33 Hình 2.32: Sơ đồ mạch gạt nước và rửa kính trước [7] 34 Hình 2.33: Sơ đồ vị trí hệ thống khóa cửa [8] 36 Hình 2.34: Hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa [8] 37 Hình 2.35: Chức năng của hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa [8] 38 Hình 2.36: Chức năng của hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa [8] 39 Hình 2.37: Chức năng của hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa [8] 40 Hình 2.38: Sơ đồ bố trí cụm công tắc sấy kính [4] 41 Hình 2.39: Sơ đồ mạch điện hệ thống sấy kính [7] 42 Hình 2.40: Hệ thống điều hòa 42 Hình 2.41: Cấu tạo hệ thống điều hoà không khí [7] 43 Hình 2.42: Bố trí hệ thống túi khí trên xe [4] 45 Hình 2.43: Vị trí các bộ phận hệ thống túi khí [8] 46 Hình 2.44: Quá trình nổ của túi khí [7] 46 Hình 2.45: Cấu tạo bộ thổi khí [8] 47 Hình 2.46: Bố trí căng đai khẩn cấp [8] 48 Hình 2.47: Cấu tạo cơ cấu căng đai khẩn cấp [8]49 Hình 2.48: Nguyên lý bộ căng đai khẩn cấp [8] 50 Hình 2.49: Sơ đồ bố trí hệ thống chống trộm [4] 51 Hình 2.50: Trạng thái của hệ thống chống trộm [8] 52 Hình 2.51: Sơ đồ khối ECU chống trộm [8] 53 Hình 2.52: Các thiết bị và công tắc báo động [8]53 Hình 3.1: Cụm công tắc chế độ đèn pha [4] 63 8
  • 9. Hình 3.2: Cụm công tắc đèn nhan [4] 65 Hình 3.3: Cụm công tắc đèn phanh [4] 66 Hình 3.4: Kiểm tra còi [4] 66 Hình 3.5: Công tắc điều khiển cửa [4] 67 Hình 3.6: Cụm công tắc đấu nối dây [4] 68 Hình 3.7: Cụm motor khóa cửa [4] 69 Hình 3.8: Cụm rơ le đấu dây điện [4] 70 Hình 3.9: Cụm công tắc gạt nước,rửa kính [4] 71 Hình 3.10: Cụm công tắc mô tơ phun nước rửa kính [4]72 Hình 3.11: Cụm công tắc gạt nước rửa kính [4] 72 Hình 3.12: Cụm công tắc rửa kính hậu [4] 73 Hình 3.13: Phân bố cụm công tắc sấy kính [4] 74 Hình 3.14: Rơ le sấy kính [4] 74 Hình 3.15: Đo dây sấy [4] 75 Hình 3.16: Cụm công tắc sấy kính hậu [4] 76 Hình 3.17: Công tắc sấy kính ON/OFF 76 Hình 3.18: Đo điện trở công tắc sấy kính 77 Hình 3.19: Cụm công tắc điều hòa không khí [4] 78 Hình 3.20: Kiểm tra ga điều hòa [4] 79 Hình 3.21: Kiểm tra mã DTC túi khí bên trái [4]82 Hình 3.22: Xóa mã DTC của túi khí [4] 83 Hình 3.23: Kiểm tra mã DTC túi khí [4] 84 Hình 3.24: Kiểm tra mã DTC túi khí bên phải [4] 85 Hình 3.25: Cụm đèn báo an ninh [4] 86 Hình 3.25: Kiểm tra dây điện chống trộm [4] 86 Hình 3.26: Cụm công tắc khóa điện [4] 87 Hình 3.27: Kiểm tra dây điện khóa điện [4] 88 Hình 3.28: Kiểm tra đai trong ghế trái [4]89 9
  • 10. Hình 3.29: Kiểm tra dây điện củahệ thống căng đai [4] 90 Hình 3.30: Kiểm tra dây điện màn hình- ắc quy và mát [4] 91 Hình 3.31: Kiêm tra dây điện, giắc nối ghế trước phải và mát [4] 92 Hình 3.32: Kiểm tra miếng lót nệm [4] 93 10
  • 11. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Thông số kỹ thuật của xe [2] 6 Bảng 2.2: Các đèn báo trên táp lô 16 Bảng 2.3: Các thông số của hệ thống chiếu sáng [7] 23 Bảng 3.1: Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng của ắc quy 55 Bảng 3.2: Quy trình kiểm tra và chẩn đoán hư hỏng của máy phát điện 59 Bảng 3.3: Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng đèn pha và đèn hậu 61 Bảng 3.4: Kiểm tra công tắc chế độ đèn pha 63 Bảng 3.5: Kiểm tra công tắc đèn sương mù 63 Bảng 3.6: Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng đèn lùi 64 Bảng 3.7: Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng đèn nhan 64 Bảng 3.8: Kiểm tra đo điện trở công tắc đèn nhan 65 Bảng 3.9:Kiểm tra đo điện trở công tắc đèn phanh 66 Bảng 3.10: Kiểm tra còi 67 Bảng 3.11: Kiểm tra điện trở công tắc điều khiển cửa 67 Bảng 3.12: Kiểm tra dây điện 68 Bảng 3.13: Kiểm tra cửa trước trái, trước phải, sau trái, sau phải 69 Bảng 3.14: Kiểm tra cửa hậu 69 Bảng 3.15: Kiểm tra điện trở công tắc gạt nước rửa kính 71 Bảng 3.16: Kiểm tra cụm công tắc rửa kính hậu 73 Bảng 3.17: Kiểm tra rơ le bộ sấy kính 75 Bảng 3.18: Kiểm tra kính cửa hậu 75 Bảng 3.19: Kiểm tra cụm công tắc sấy kính hậu 76 Bảng 3.20: Kiểm tra chỉ báo ON/OFF 77 Bảng 3.21: Kiểm tra điện trở công tắc 77 Bảng 3.22: Kiểm tra điện trở công tắc quạt gió 78 Bảng 3.23: Kiểm tra lượng ga 80 Bảng 3.24: Kiểm tra cụm đèn chỉ báo an ninh 86 11
  • 12. Bảng 3.25: Kiểm tra dây điện 87 Bảng 3.26: Kiểm tra điện trở khóa điện 87 Bảng 3.27: Kiểm tra điện áp phía nối dây điện 88 Bảng 3.28: Kiểm tra điện trở phía điện trở 88 Bảng 3.29: Đo điện trở cụm đai trong trái89 Bảng 3.30: Đo điện trở dây điện hoặc giắc nối 90 Bảng 3.31: Kiểm tra điện trở cầu chì 91 Bảng 3.32: Kiểm tra điện áp dây điện và giắc nối 91 Bảng 3.34: Kiểm tra điện trở giắc nối, ghế trước trái và mát 92 Bảng 3.35: Kiểm tra điện trở miếng lót nệm ghế 93 12
  • 13. CÁC KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT CAN Điều khiển dữ liệu theo vùng Vss Cảm biến tốc độ bánh xe. ECT Cảm biến nhiệt độ nước làm mát GEM Bộ điều khiển động cơ TCM Bộ điều khiển số RCM Bộ điều khiển túi khí EATC Bộ điều khiển điều hòa MPX Các phương thức truyền dữ liệu HS- CAN Đường truyền dữ liệu mạng CAN tốc độ cao PCM Bộ điều khiển động cơ ABS Bộ chống hãm cứng bánh xe khi phanh ESP Bộ điều khiển cân bằng xe SRS Hệ thống túi khí an toàn LED Phần tử cảm quang A/C Phần tử cảm quang MỞ ĐẦU Ngành ô tô thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phát triển mạnh mẽ với việc ứng dụng ngày càng nhiều những thành tựu công nghệ thông tin vào sản xuất và lắp đặt các linh kiện ô tô. Hiện nay thì vấn đề “điện và điện tử” trang bị trên ô tô là tiêu chí chính để đánh giá một chiếc xe hơi cao cấp. Trải qua thời gian học tập tại trường, với những kiến thức đã được trang bị giúp em có thêm nhiều tự tin và gắn bó hơn với ngành mình đang theo học. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy 13
  • 14. trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner 2015”. Đây là một đề tài rất gần với thực tế sản xuất và sửa chữa các hệ thống điện trên xe. Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy giáo trong bộ mônvà các bạn sinh viên, em đã hoàn thành đề tài đúng tiến độ được giao. Tuy nhiên, do kiến thức thực tế còn hạn chế và đây là lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu khoa học nên đề tài không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm của các thầy, cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Với việc thực hiện đề tài này đã giúp em có thêm nhiều kiến thức thực tế, đây chính là hành trang để em dễ dàng hơn trong công việc sau này. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Phạm Quốc Thịnh và các thầy, cô trong bộ môn đã giúp em hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016 Sinh viên thực hiện đồ án Trần Công Khanh 14
  • 15. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHẨN ĐOÁN 1.1. Lý thuyết cơ bản về chẩn đoán 1.1.1. Lý thuyết về chẩn đoán Chẩn đoán là một quá trình lôgíc nhận và phân tích các tin truyền đến người tiến hành chẩn đoán từ các thiết bị sử dụng chẩn đoán để tìm ra các hư hỏng của đối tượng (xe, tổng thành máy, hộp số, gầm v.v…). Phải được tiến hành trên cơ sở số lượng tin tức nhận được đối với từng triệu chứng Trạng thái kỹ thuật của ôtô, của tổng thành cũng như triệu chứng hư hỏng của chúng khá phức tạp, trong khi đó lượng thông tin lại không đầy đủ lắm. Vì vậy việc chọn các tham số chẩn đoán (triệu chứng chẩn đoán) đặc trưng cho trạng thái kỹ thuật của đối tượng cụ thể. Trong chẩn đoán thường sử dụng lý thuyết thông tin để xử lý kết quả. Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của xe ôtô thay đổi dần khó biết trước được. Tiến hành chẩn đoán xác định trạng thái kỹ thuật của ôtô dựa trên cơ sở số liệu thống kê xác suất của các trạng thái kỹ thuật đó. Thí dụ, trạng thái kỹ thuật của bóng đèn pha ôtô có thể ở hai trạng thái: tốt (sáng), không tốt (không sáng). Ta giả thiết rằng, xác suất của trạng thái kỹ thuật tốt là rất lớn - 0,9, còn xác suất của hư hỏng - 0,1. Bóng đèn như một hệ thống vật lý có rất ít độ bất định - hầu như lúc nào cũng đều thấy bóng đèn ở trạng thái kỹ thuật tốt. 1.1.2. Khái niệm độ tin cậy Khái niệm về độ tin cậy rất phức tạp, vì nó phụ thuộc rất nhiều vào tham số ngẫu nhiên, chỉ có thể áp dụng lý thuyết xác suất mới có thể phân tích mối tương quan của chúng ảnh hưởng của chúng đến độ tin cậy trong sử dụng. Khái niệm cơ bản của lý thuyết độ tin cậy là khái niệm sự cố, thời điểm phát sinh sự cố là biến cố ngẫu nhiên. Các sự cố này phát sinh ứngvới những xe đưa vào sử dụng với cùng điều kiện sau những quãng đường hoạt động khác nhau và được xác định bằng độ phân tán. Sự cốđược chia thành sự cố tức thời (đột xuất) 15
  • 16. hoặc sự cố tiệm tiến (diễn biến từ từ theo thời gian sử dụng). Đối với ô tô, trong các cụm máy, tổng thành thì hư hỏng và sự cố diễn ra một cách từ từ do quá trình thay đổi của các thông số kếtcấu. Hình 1.1: Đồ thị trình bày khái niệm sự cố [1] Ví dụ xét một thông số kết cấu S nào đó, (hình 1.1) tùy theo điều kiện sử dụng thông số này sẽ thay đổi theo các đường cong khác nhau (đường gạch gạch), giá trị trung bình của sự thay đổi biểu diễn bằng đường nét liền. Nếu tìm thông số kết cấu S sau một quãng đường 1 thì trị số đó sẽ nằm trong vùng S’ - S’’ và sự phân bố đó tuân theo qui luật Gauss (đường 1). Ta gọi giá trị giới hạn của thông số kết cấu là Sn thì hành trình phát sinh sự cố sẽ là l’ - l’’, sự phân bố cũng theo qui luật Gauss (đường 2). Đặc điểm cơ bản của độ bền xe ô tô từ khi sử dụng đến khi bắt đầu xuất hiện sự cố đầu tiên là xác suất của sự làm việc tốt trong quãng hành trình công tác hoặc trong điều kiện vận hành cụ thể nào đó, có nghĩa là độ bền được xác định như xác 16
  • 17. suất trong hành trình đó không hề phát sinh ra một hư hỏng, một sự cố nào có trị số lớn hơn trị số cho trước nào đó. Đối với các cụm tổng thành của ô tô còn tiếp tục được sử dụng sau khi đã được sửa chữa hết các hư hỏng thì độ tin cậy của nó được đánh giá bằng khoảng hành trình hoạt động giữa hai lần phát sinh sự cố, khi xác định người ta thường lấy trị số hành trình trung bình giữa hai lần sự cố Lcp theo số liệu thống kê của từng loại xe. Cần khẳng định rằng từng cụm, tổng thành riêng biệt thì có độ tin cậy khác nhau. 1.2. Tổng quan về hệ thống chẩn đoán 1.2.1. Khái niệm chẩn đoán trạng thái kỹ thuật 1.2.1.1. Định nghĩa Là công tác kỹ thuật nhằm xác định trạng thái kỹ thuật của cụm máy để dự báo tuổi thọ làm việc tiếp tục mà không phải tháo máy. 1.2.1.2.Các loại thông số dùng trong chẩn đoán Một tổng thành bao gồm nhiều cụm chi tiết và một cụm bao gồm nhiều chi tiết tạo thành. Chất lượng làm việc của tổng thành sẽ do chất lượng của các cụm, các chi tiết quyết định. Trạng thái tốt hay xấu của cụm chi tiết thể hiện bằng các đặc trưng cho tình trạng hoạt động của nó, các đặc trưng này được gọi là thông số ra và được xác định bằng việc kiểm tra đo đạc. Ví dụ: công suất, thành phần khí thải, nhiệt độ nước, dầu, áp suất dầu bôi trơn, lượng mạt kim loại trong dầu bôi trơn, tiếng ồn, tiếng gõ, rung động, tình trạng lốp, quãng đường phanh... Mỗi một cụm máy đều có những thông số ra giới hạn là những giá trị mà khi nếu tiếp tục vận hành sẽ không đảm bảo tính kinh tế kỹ thuật hoặc không cho phép. Khi đối chiếu kết quả kiểm tra với các giá trị giới hạn, cho phép xác định, dự báo được tình trạng của cụm máy. Các thông số ra giới hạn do nhà chế tạo qui định 17
  • 18. hoặc xác định bằng thống kê kinh nghiệm trên loại cụm máy đó. Chỉ cần một thông số ra đạt giá trị giới hạn bắt buộc phải ngừng máy để xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục. 1.2.1.3. Các điều kiện để một thông số ra được dùng làm thông số chẩn đoán Có ba điều kiện: - Điều kiện đồng tính: Thông số ra được dùng làm thông số chẩn đoán khi nó tương ứng (tỷ lệ thuận) với một thông số kết cấu nào đó. Ví dụ: hàm lượng mạt kim loại trong dầu bôi trơn tỷ lệ thuận với hao mòn các chi tiết của cụm máy nên thoả mãn điều kiện đồng tính. - Điều kiện mở rộng vùng biến đổi: Thông số ra được dùng làm thông số chẩn đoán khi sự thay đổi của nó lớn hơn nhiều so với sự thay đổi của thông số kết cấu mà nó đại diện. - Điều kiện dễ đo và thuận tiện đo đạc. Một thông số được dùng làm thông số chẩn đoán khi nó phải đồng thời thoả mãn ba điều kiện trên. 1.3. Chẩn đoán hư hỏng điện thân xe Toyota Fortuner 2015 Việc sửa chữa xe ô tô đời mới ngày nay không chỉ đơn thuần là kinh nghiệm. Có rất nhiều lỗi nếu chỉ dùng kinh nghiệm rất khó để tìm ra nguyên nhân và nếu có tìm ra thì cũng phải mất khá nhiều thời gian. Điện thân xe trên xe Toyota Fotuner 2015 là hệ thống quan trọng, những hỏng hóc là có thể thường xuyên xảy ra, vì vậy việc chẩn đoán hư hỏng là rất cần thiết. Qua thời gian nghiên cứu ở cơ sở cùng với đó là đọc thêm những cuốn tài liệu liên quan đến chẩn đoán và hệ thống điện thân xe. Em đã tổng hợp và hoàn thành báo cáo đồ án với những nội dung như sau: - Giới thiệu chung về chẩn đoán: + Đưa ra lý thuyết cơ bản về chẩn đoán. + Tổng quan về chẩn đoán. 18
  • 19. - Tìm hiểu về các hệ thống điện thân xe: + Hệ thống nguồn cung cấp. + Hệ thống chiếu sáng. + Hệ thống tín hiệu. + Hệ thống phụ trợ. + Hệ thống an toàn. -Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống điện thân xe. + Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống nguồn cung cấp. + Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống chiếu sáng. + Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống tín hiệu. + Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống phu trợ. + Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống an toàn. Trọng tâm của đề tài này là đi sâu nghiên cứu về quy trình kiểm tra, chẩn đoán các lỗi hư hỏng thường xảy ra trên hệ thống điện thân xe. Qua đó, sẽ tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả. Qua đề tài này sẽ giúp cho mọi người hiểu biết hơn về hệ thống điện thân xe và các lỗi hư hỏng. CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA FORTUNER 2015 2.1. Giới thiệu chung Bảng 2.1: Thông số kỹ thuật của xe [2] 19
  • 20. Kích thước D x R x C mm x mm x mm 4705 x 1840 x 1850 Chiều dài cơ sở mm 2750 Trọng lượng không tải kg 1780 1820 Bán kính quay vòng tối thiểu m 5,9 Khoảng sang gầm xe mm 220 Trọng lượng toàn tải kg 2380 Động cơ Loại động cơ 4 xylanh thẳng hàng, common rail Dung tích xylanh cc 2494 Công suất tối đa Kw(mã lực)vòng phút 106/3400 Momen xoắn tối đa Nm (vòng/phút) 343/2800 Hệ thống truyền động Cầu sau Hệ thống treo Trước Độc lập,tay đòn kép Sau Phụ thuộc, liên kết 4 điểm Phanh Trước Đĩa thông gió Sau Tăng trống Mức tiêu thụ nhiên liệu Trong đô thị Lít/100km 9,1 nhiên liệu Ngoài đô thị Lít/100km 6,4 Kết hợp Lít/100km 7,4 Ốp trang trí nội thất ốp nhựa 20
  • 21. Hình 2.1: Kích thước của xe Toyota Fortuner 2015 [2] Công nghiệp ôtô - máy kéo ngày càng phát triển, kết cấu ôtô máy kéo ngày càng hoàn thiện thì mức độ tự động hóa, điện tử hóa của chúng ngày càng cao. Yêu cầu về mặt tiện nghi, về tính an toàn của chuyển động càng lớn thì hệ thống trang thiết bị điện trên ôtô - máy kéo ngày càng phức tạp và hiện đại. Nếu như trên những ôtô - máy kéo đầu tiên các trang thiết bị điện hầu như không có gì ngoài bộ phận để châm lửa hỗn hợp cháy rất thô sơ bằng dây đốt, thì ngày nay trên ôtô - máy kéo, điện năng đã được sử dụng để thực hiện rất nhiều chức năng trên các hệ thống sau: - Hệ thống cung cấp điện (Charging system): Bao gồm ắc quy, máy phát điện, các bộ điều chỉnh điện. - Hệ thống khởi động (Starting system): Bao gồm máy khởi động (động cơ điện), các rơle điều khiển và các rơle bảo vệ khởi động. Ngoài ra, đối với động cơ Diesel còn trang bị thêm hệ thống xông máy. - Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (lighting and signal system): Gồm các đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, còi, các công tắc và các rơle. - Hệ thống đo đạc và kiểm tra (Gauging system): Bao gồm các đồng hồ trên bảng Taplô (đồng hồ tốc độ động cơ, đồng hồ tốc độ xe, đồng hồ đo nhiên liệu, đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát) và các đèn báo hiệu. - Hệ thống điều khiển ôtô (Vehicle control system): Gồm hệ thốngđiều khiển phanh chống hãm cứng (ABS), hộp số tự động, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống truyền lực, hệ thống gối đệm. - Hệ thống điều hoà nhiệt độ (Air conditioning system): Bao gồm máy nén, giàn nóng, giàn lạnh, lọc ga, van tiết lưu và các thiết bị điều khiển hỗ trợ khác. - Hệ thống các thiết bị phụ: Bao gồm quạt gió, hệ thống gạt nước rửa kính, nâng hạ kính, đóng mở cửa xe, radio, tivi, hệ thống chống trộm, hệ thống nâng hạ ghế… Các hệ thống trên hợp thành một hệ thống nhất, là hệ thống điện trên ôtô máy kéo, với hai phần chính: Nguồn điện (hệ thống cung cấp điện) và các bộ phận tiêu 21
  • 22. thụ điện (các hệ thống khác). - Nguồn điện trên ôtô: Là nguồn một chiều được cung cấp bởi ắcquy nếu động cơ chưa làm việc (hoặc làm việc ở số vòng quay nhỏ), hoặc bởi máy phát nếu động cơ làm việc ở số vòng quay trung bình và lớn. Để tiết kiệm dây dẫn, thuận tiện khi lắp đặt sửa chữa, …, trên đa số các xe người ta sử dụng thân sườn xe làm dây dẫn chung. Vì vậy, đầu âm của nguồn điện được nối trực tiếp ra thân xe. - Các bộ phận tiêu thụ điện (phụ tải điện): Trong các bộ phận tiêu thụ điện thì máy khởi động là bộ phận tiêu thụ điện mạnh nhất (dòng điện cung cấp bởi ăcquy khi khởi động có thể lên đến 400÷600 (A) đối với động cơ xăng, hoặc 2000 (A) đối với động cơ diesel). Phụ tải điện được chia làm các loại cơ bản sau: + Phụ tải làm việc liên tục: Bơm nhiên liệu, kim phun nhiên liệu,… + Phụ tải làm việc không liên tục: Gồm các đèn pha, đèn cốt, đèn kích thước,… + Phụ tải làm việc trong khoảng thời gian ngắn: Gồm các đèn báo rẽ, đèn phanh, mô tơ gạt nước lau kính, còi, máy khởi động, hệ thống xông máy,… - Mạng lưới điện: Là khâu trung gian nối giữa phụ tải và nguồn điện, bao gồm: Các dây dẫn, các bộ chuyển mạch, công tắc, các thiết bị bảo vệ và phân phối khác nhau. 2.2. Hệ thống nguồn cung cấp trên xe Xe được trang bị rất nhiều thiết bị điện để điều khiển xe được an toàn và thuận tiện. Xe cần sử dụng điện không chỉ khi đang chạy mà cả khi dừng. Vì vậy, xe có ắc quy để cung cấp điện cho các thiết bị phụ và khởi động động cơ, hệ thống nạp để tạo ra nguồn cung cấp điện khi động cơ đang nổ máy. Hệ thống nạp cung cấp điện cho tất cả các thiết bị điện và để nạp điện cho ắc qui khi xe đang chạy. Hệ thống cung cấp bao gồm các thiết bị chính sau đây: Ắc quy, máy phát điện, bộ điều chỉnh điện (đặt trong máy phát), Đèn báo xạc, công tắc máy. 22
  • 23. Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống cung cấp điện tổng quát[3] 2.2.1. Ắc quy Dùng khởi động cơ ở một tốc độ tối thiểu tạo ra moment lớn để quay động cơ. Ắc quy khởi động còn cung cấp điện cho các tải điện quan trọng khác trong hệ thống điện, cung cấp từng phần hoặc toàn bộ trong trường hợp động cơ chưa làm việc hoặc đã làm việc mà máy phát điện chưa phát đủ công suất (động cơ đang làm việc ở chế độ số vòng quay thấp): cung cấp điện cho đèn đậu (parking lights), radio cassette, CD, các bộ nhớ (đồng hồ, hộp điều khiển…), hệ thống báo động… Ắc quy cung cấp điện khi: - Động cơ ngừng hoạt động: Điện từ bình ắc quy được sử dụng để chiếu sáng, dùng cho các thiết bị điện phụ, hoặc là các thiết bị điện khác khi động cơ không hoạt động. - Động cơ khởi động: Điện từ bình ắc quy được dùng cho máy khởi động và 23
  • 24. cung cấp dòng điện cho hệ thống đánh lửa trong suốt thời gian động cơ đang khởi động. Việc khởi động xe là chức năng quan trọng nhất của ắc quy. - Động cơ đang hoạt động: Điện từ bình ắc quy có thể cần thiết để hỗ trợ cho hệ thống nạp khi nhu cầu về tải điện trên xe vượt qua khả năng của hệ thống nạp. Cả ắc quy và máy phát đều cấp điện khi nhu cầu đòi hỏi cao. Theo tính chất dung dịch điện phân, ắcquy nước được chia ra các loại: + Ăc quy axít: dung dich điện phân là axít H2SO4. + Ăc quy kiềm: dung dịch điện phân là KOH hoặc NaOH. 2.2.1.1. Cấu tạo của ắc quy Một bình ắc quy trên ô tô bao gồm một dung dịch acid sunfuric loãng và các bản cực âm, dương. Khi các bản cực được làm từ chì hoặc vật liệu có nguồn gốc từ chì thì nó được gọi là ắc quy chì- acid. Một bình ắc quy được chia thành nhiều ngăn (ắc quy trên ô tô thường có 6 ngăn), mỗi một ngăn có nhiều bản cực, tất cả được nhúng trong dung dịch điện phân. Hình 2.3: Cấu tạo ắc quy [3] a. Bản cực 24
  • 25. Bản cực ắc quy được cấu trúc từ một khung sườn làm bằng hợp kim chì có chứa Antimony hay Canxi. Khung sườn này là một lưới phẳng, mỏng. Lưới tạo nên khung cần thiết để dán vật liệu hoạt tính lên nó, cả ở bản cực âm và bản cực dương. Vật liệu hoạt tính được dán lên ở bản cực dương là chì oxide (PbO2) và ở bản cực âm là chì xốp (Pb).  Cấu tạo bản cực  Cấu tạo chất điện phân Hình 2.4: Cấu tạo bản cực và chất điện phân [3] b. Chất điện phân Chất điện phân trong bình ắc quy là hỗn hợp 36% acid sulfuric (H2SO4) và 64% nước cất (H2O). Dung dịch điện phân trên ắc quy ngày nay có tỷ trọng là 1.270 (ở 200 C) khi nạp đầy. Tỷ trọng là trọng lượng của một thể tích chất lỏng so sánh với trọng lượng của nước với cùng một thể tích. Tỷ trọng càng cao thì chất lỏng càng đặc. c. Vỏ ắc quy Vỏ ắc quy giữ các điện cực và các ngăn riêng rẽ của bình ắc quy. Nó được chia thành 6 phần hay 6 ngăn. Các bản cực được đặt trên các gờ đỡ, giúp cho các bản cực không bị ngắn mạch khi có vật liệu hoạt tính rơi xuống đáy ắc quy. Vỏ 25
  • 26. được làm từ polypropylen, cao su cứng, và plastic. Một vài nhà sản xuất làm vỏ ắc quy có thể nhìn xuyên qua để có thể nhìn thấy được mực dung dịch điện phân mà không cần mở nắp ắc quy. Đối với loại này thường có hai đường để chỉ mực thấp (lower) và cao (upper) bên ngoài vỏ.  Vỏ ắc quy  Nắp thông hơi  Dãy nắp thông hơi Hình 2.5: Cấu tạo vỏ ắc quy [3] d. Nắp thông hơi Nắp thông hơi chụp trên các lỗ để thêm dung dịch điện phân. Nắp thông hơi được thiết kế để hơi acid ngưng tụ và rơi trở lại ắc quy và cho phép hydrogene bay hơi. e. Cọc ắc quy Có 3 loại cọc bình ắc quy được sử dụng, loại đỉnh, loại cạnh và loại L. Loại trên đỉnh thông dụng nhất trên ô tô. Loại này có cọc được vát xiêng. Loại cạnh là loại đặc trưng của hãng General Motors, loại L được dùng trên tàu thuỷ. 26
  • 27. Hình 2.6: Cọc ắc quy [3] 2.2.2. Máy phát điện xoay chiều 2.2.2.1. Công dụng, yêu cầu và cấu tạo a. Nhiệm vụ - Máy phát điện xoay chiều là nguồn năng lượng chính trên ôtô, có nhiệm vụ cung cấp điện cho các phụ tải và nạp điện cho ắc quy tên ô tô. Nguồn điện phải đảm bảo một hiệu điện thế ổn định ở mọi chế độ phụ tải và thích ứng mọi điều kiện môi trường làm việc. b. Yêu cầu Để đảm bảo nhưng điều kiện làm việc trên ôtô, máy kéo, máy phát cần đáp ứng được những yêu cầu sau: - Máy phát luôn tạo ra một hiệu điện áp ổn định (đơn 13,8V – 14.2V đối với hệ thống điện 14V) trong mọi chế độ làm việc của phụ tải. - Có công suất và độ tin cậy cao, chịu đựng được sự rung lắc, bụi bẫn, hơi dầu máy, hơi nhiên liệu và do ảnh hưởng bởi nhiệt độ khá cao của động cơ. - Có công suất cao kích thước và trọng lượng nhỏ gọn. Đặc biệt giá thành thấp. - Việc chăm sóc và bảo dưỡng trong quá trình sử dụng càng ít càng tốt. 27
  • 28. - Đảm bảo thời gian làm việc lâu dài. c. Cấu tạo Hình 2.7: Cấu tạo máy phát [3] 28
  • 29. - Rô to (phần cảm): cuộn dây kích từ, hai chùm cực hình móng, 2 vòng tiếp điện. Hình 2.8: Rôto máy phát [3] - Stato (phần ứng): là khối thép định dạng hình rãnh và răng, cuộn dây 3 pha. 29
  • 30. Hình 2.9: Cấu tạo stato [3] 30
  • 31. 2.2.3. Sơ đồ cung cấp điện và phân bố phụ tải Phụ tải điện trên xe có thể chia ra làm 3 loại: Tải thường trực là nhưng phụ tải liên tục hoạt động khi xe đang chạy, tải gián đoạn trong thời gian dài và tải gián đoạn trong thời gian ngắn. 31
  • 32. 32
  • 33. Hình 2.10: Sơ đồ phụ tải điện trên ô tô [3] 33
  • 34. 2.3. Hệ thống thông tin và hiển thị Hệ thống thông tin trên xe bao gồm các bảng đồng hồ ( táp lô ), màn hình hiển thị đa chức năng và các đèn báo giúp tài xế và người sửa chữa biết được thông tin về tình trạng hoạt động củacác hệ thống chính trong xe. 2.3.1. Các bảng đồng hồ và các đèn báo trên hệ thống hiển thị thông tin 1.đồng hồ tốc độ xe 3.đồng hồ báo nhiên liệu 5.đồng hồ tốc độ động cơ 2.đèn chỉ báo vị trí tay số 4.đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát động cơ 6.các đèn cảnh báo Hình 2.11: Cấu tạo chính bản táp lô -Một số đèn cảnh báo trên táp lô của xe. Bảng 2.2: Các đèn báo trên táp lô Đèn chiếu xa 34
  • 35. Đèn báo hộp số tự động Đèn báo túi khí SRS Đèn báo cửa trước mở Đèn báo dây đai an toàn chưa đóng 2.3.1.1.Sơ đồ hệ thống bản táp lô 35
  • 36. 36
  • 37. Hình 2.12: Sơ đồ hệ thống bản táp lô [4] 2.3.2. Hệ thống thông tin 2.3.2.1. Hệ thống truyền thông tin (MPX) Chúng ta đã biết, mức độ phức tạp của hệ thống dây dẫn trên ô tô ngày càng tăng. Ngày nay kích thước, trọng lượng và hỏng hóc xuất phát từ hệ thống dây dẫn đều đã đạt mức báo động. Trên một số loại xe, số dây dẫn trong bó đã lên đến 1200 và cứ sau 10 năm thì số dây tăng gấp đôi. Ví dụ: Chỉ riêng dây chạy vào cửa xe phía tài xế cần khoảng 60 sợi mới đủ để điều khiển hết các chức năng của các thiết bị đặt trong cửa: Nâng hạ kính, khóa, chống trộm, điều khiển kính chiếu hậu, loa… Số điểm nối (connector) trên xe cũng tăng tỷ lệ thuận với số dây dẫn và khả năng hư hỏng do độ sụt áp lớn cũng tăng theo. Bên cạnh đó, các hệ thống điều khiển bằng vi xử lý ngày càng nhiều trên xe. Hiện nay các hệ thống điều khiển bằng vi xử lý như điều khiển động cơ (xăng, lửa, ga tự động, góc mở xupap…), hệ thống phanh chống hãm cứng, kiểm soát lực kéo, hộp số tự động đã trở thành tiêu chuẩn của các loại xe thường dùng. Các hệ thống trên hoạt động độc lập nhưng vẫn sử dụng chung một số cảm biến và trao đổi với nhau một số thông tin càng làm tăng độ phức tạp của hệ thống dây dẫn. Có thể giải quyết vấn đề trên bằng cách sử dụng một máy tính để điều khiển tất cả các hệ thống. Tuy nhiên, giá thành sẽ rất cao vì số lượng không nhiều. Cách giải quyết thứ hai là dùng một đường truyền dữ liệu chung (common data bus), giúp trao đổi thông tin giữa các hộp điều khiển và tín hiệu của các cảm biến có thể dùng chung. Tất cả các dữ liệu có thể truyền trên một dây và số dây trên xe có thể giảm xuống còn 3 loại dây: Một dây dương, một dây mass và một dây tín hiệu. Hệ thống MPX được ứng dụng trên các dòng xe của TOYOTA. MPX là một hệ thống thông tin phức hợp (Multiplex Communication System), đó là một phương pháp thông tin liên lạc, nó truyền và/hay nhận hai hay nhiều dữ liệu sử dụng một đường truyền. MPX có những ưu điểm sau: - Giảm số lượng dây điện. 37
  • 38. - Bằng cách chia sẻ thông tin sẽ giảm được số lượng các bộ phận như công tắc, cảm biến, bộ chấp hành… - Do ECU nằm gần công tắc và cảm biến sẽ đọc thông tin của tín hiệu và truyền tín hiệu đến các ECU khác, chiều dài của dây điện có thể rút ngắn lại. a ) Thông thường b) Có MPX Hình 2.13: Minh họa thể hiện ưu điểm của hệ thống mạng [5] Mặt khác, trong hệ thống MPX, tất cả các tín hiệu đều được mã hóa thành tín hiệu số nên thông tin hiển thị đạt độ chính xác cao, nhờ đó người lái đánh giá được chính xác tình trạng kỹ thuật của xe. 38
  • 39. Hình 2.14: Các loại tín hiệu sử dụng trong hệ thống [5] MPX bao gồm các loại chuẩn truyền dữ liệu : BEAN, CAN, LIN và AVC- LAN. 2.3.2.2. Hệ thống mạng CAN (Controller Area Network) Đường truyền dữ liệu mạng CAN gồm hai dây xoắn với nhau thành một cặp. Việc truyền dữ liệu diễn ra bằng cách cấp điện áp High (+ ) và Low (- )đến hai đường dây để gửi một tín hiệu (truyền dẫn bằng điện áp vi sai). Hình 2.15: Kết cấu dây xoắn và sơ đồ truyền tín hiệu [5] Điện áp chênh lệch tạo ra giữa hai dây được phát hiện dưới dạng tín hiệu dữ liệu, nó có đặc điểm là không thể bị ảnh hưởng bởi nhiễu bên ngoài. Vì giả sử khi có nhiễu thì phần nhiễu trên dây High và dây Low sẽ khử lẫn nhau. Hình 2.16: Sơ đồ khử nhiễu bằng điện áp chênh lệch[5] Việc kết nối các dữ liệu theo kiểu Bus: Bao gồm một số giắc đấu dây (J/C) 39
  • 40. tạo thành hai đầu bus chính có mạch đầu, cuối và đường bus nhánh nối các ECU và các cảm biến. 2.3.2.3. Hệ thống đường truyền dữ liệu 1. ECM 11. ECU điều khiển gương ngoài 2. Cổng kết nối ECU 12. ECU kiểm soát công tắc điều khiển 3. Thân chính ECU 13. ECU cảnh báo áp suất lốp 5. Điều hòa không khí 14. ECU điều khiển chống trượt xe 6. Cảm biến túi khí trung tâm 15. Cảm biến độ lệch góc lái 7. Màn hình hiển thị đa chức năng 16. Cảm biến góc lái 8. Đồng hồ táp lô 17. ECU điều khiển bốn bánh dẫn động 9. ECU xác nhận 18. ECU cảnh báo khoản cách 10. ECU kiểm tra độ giảm chấn 4 .DLC3 19. ECU điều khiển dây đai an toàn 20. Bộ kết nối CAN số 1 Hình 2.17: Sơ đồ khối hệ thốngtruyền thông tin [4] Có rất nhiều bộ điều khiển (module) đều có khả năng truyền và chia sẻ thông tin nhận được từ các cảm biến cho nhau, việc này được thực hiện một cách chính xác và thuận lợi nhờ tính ưu việt của mạng CAN. 40
  • 41. Hệ thống mạng CAN sử dụng hai đường truyền dữ liệu đó là: + Đường truyền dữ liệu CAN tốc độ cao (HS- CAN) hoạt động với tốc độ đường truyền là 500 kB. + Đường truyền dữ liệu CAN tốc độ trung bình (MS- CAN) hoạt động với tốc độ đường truyền là 125 kB. 2.3.2.4. Những tín hiệu vào đường truyền dữ liệu tốc độ cao (HS- CAN) trong mạng kết nối bộ điều khiển táp lô + Tốc độ xe từ bộ cảm biến tốc độ bánh xe đến bộ điều khiển ABS, đến PCM qua cổng giao tiếp (Gateway) và đồng hồ tốc độ xe trên bảng táp lô. + PCM điều khiển nạp cho máy phát điện, đến ăcquy qua cổng giao tiếp đến đèn cảnh báo. + Thông tin từ cảm biến trục khuỷu (CKP) đến bộ điều khiển PCM qua cổng giao tiếp đến đồng hồ báo tốc độ động cơ trên bảng táp lô. + Thông tin từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát (ECT) đến bộ điều khiển PCM qua cổng giao tiếp đến màn hình thông tin trung tâm. + PCM qua cổng giao tiếp đến đèn báo lỗi. + PCM qua cổng giao tiếp đèn cảnh báo hệ thống điều khiển động cơ hoặc màn hình thông tin trung tâm. + PCM qua cổng giao tiếp đến đèn cảnh báo áp suất dầu bôi trơn động cơ. + Bộ điều khiển ABS qua cổng giao tiếp đến đèn cảnh báo ABS. + Bộ điều khiển ABS qua cổng giao tiếp đến đèn cảnh báo hệ thống cân bằng xe. + Bộ điều khiển số TCM qua cổng giao tiếp đến phần hiển thị các dải số P- R- N- D- L. 2.3.2.5. Những tín hiệu vào đường truyền dữ liệu tốc độ trung bình (MS- CAN) trong mạn kết nối bộ điều khiển táp lô + Bộ điều khiển túi khí RCM, đến bảng táp lô, đến đèn cảnh báo hệ thống túi khí có lỗi. + Bộ điều khiển túi khí RCM, vào bảng táp lô, đến đèn cảnh báo dây đai an toàn. 41
  • 42. + Tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ môi trường, đến bộ điều khiển GEM vào bảng táp lô đến đèn cảnh báo mặt đường có nước đóng băng. + Tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ môi trường, đến bộ điều khiển GEM vào bảng táp lô – màn hình thông tin trung tâm. + Công tắc đèn trước, đến bộ điều khiển GEM vào bảng táp lô đến đèn cảnh báo đèn pha trước. + Công tắc đèn xin đường, đến bộ điều khiển GEM, vào bảng táp lô, đến đèn cảnh báo hệ thống đèn xin đường. + Công tắc đèn pha, đến bộ điều khiển GEM vào bảng táp lô đến đèn cảnh báo đang sử dụng đèn pha. + Công tắc điều khiển cửa, đến bộ điều khiển GEM, vào bảng táp lô đến đèn cảnh báo cửa xe đang mở hoặc hiển thị trên màn hình thông tin trung tâm. + Công tắc nắp khoang động cơ, đến bộ điều khiển GEM, vào bảng táp lô đến đèn cảnh báo nắp khoang động cơ đang mở hoặc hiển thị trên màn hình thông tin trung tâm. + Công tắc nắp khoang hành lý, đến bộ điều khiển GEM, vào bảng táp lô đến đèn cảnh báo nắp khoang hành lý đang mở hoặc hiển thị trên màn hình thông tin trung tâm. 2.4. Hệ thống chiếu sáng 2.4.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống chiếu sáng + Nhiệm vụ: Hệ thống chiếu sáng nhằm đảm bảo đều kiện làm việc cho người lái ô tô nhất là vào ban đêm và đảm bảo an toàn giao thông. + Yêu cầu: Hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản Một là có cường độ sáng lớn và phù hợp với điều kiện vận hành của xe. Hai là không làm lóa mắt tài xế xe chạy ngược chiều. + Phân loại: Theo đặc điểm của phân bố chùm ánh sáng người ta phân thành 2 loại hệ thống chiếu sáng.  Hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu. 42
  • 43.  Hệ thống chiếu sáng theo Châu Mỹ. 2.4.2. Thông số cơ bản và các chức năng của hệ thống chiếu sáng 2.4.2.1. Thông số cơ bản Bảng 2.3: Các thông số của hệ thống chiếu sáng [7] Chế độ chiếu sáng Khoảng chiếu sáng Công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn Chiếu xa 18 ÷ 250 m) 45 ÷ 75 (W) Chiếu gần 50÷ 75 (m) 35 ÷ 40 (W) 2.4.2.2. Các chức năng của hệ thống chiếu sáng Hệ thống chiếu sáng là một tổ hợp gồm nhiều loại đèn có chức năng khác nhau. + Đèn kích thước trước và sau xe (Side & Rear lamp): Được sử dụng thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm nhằm giúp cho tài xế xe phía sau biết được kích thước và khoảng cách của xe đi trước. + Đèn đầu (Head lamps): Đây là đèn lái chính, dùng để chiếu sáng không gian phía trước xe giúp tài xế có thể nhìn thấy trong đêm tối hay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế. + Đèn sương mù (Fog lamp): Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn pha chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường. Vì vậy người ta sử dụng đèn sương mù để giải quyết vấn đề trên. Các đèn sương mù thường chỉ sử dụng ở các nước có nhiều sương mù. + Đèn lái phụ trợ (Auxiliary driving lamps): Đèn này được nối với nhánh đèn pha chính, dùng để tăng cường độ chiếu sáng khi bật đèn pha. Nhưng khi có xe đối diện đến gần, đèn này phải được tắt thông qua một công tắc riêng để tránh gây lóa mắt tài xế xe chạy ngược chiều. + Đèn trong xe (interior light): Gồm nhiều đèn có công suất nhỏ, ở các vị trí 43
  • 44. khác nhau trong xe với mục đích tăng tính tiện nghi và thẩm mỹ cho nội thất xe hơi. + Đèn bảng số (Licence plate lllumination): Đèn này phải có ánh sáng trắng nhằm soi rõ bảng số xe, đèn này phải được bật sáng cùng lúc với đèn pha hay cốt và đèn đậu xe. + Đèn lùi (Revering lamps): Đèn này được chiếu sáng khi xe gài số lùi, nhằm báo hiệu cho các xe khác và người đi đường. Hình 2.18: Hệ thống đèn 2.4.3. Cấu tạo của bóng đèn a. Đèn dây tóc Vỏ đèn làm bằng thủy tinh, bên trong chứa 1 dây điện trở làm bằng volfram. Dây này được nối với hai dây dẫn để cung cấp dòng điện đến. Hai dây dẫn này được gắn chặt vào nắp đậy bằng đồng hay nhôm. Bên trong bóng đèn là môi trường chân không với mục đích loại bỏ không khí để tránh oxy hóa và làm bốc hơi dây tóc (oxy trong không khí tác dụng với volfram ở nhiệt độ cao gây ra hiện tượng đen bóng đèn vá sau một thời gian rất ngắn, dây tóc sẽ bị đứt). Khi hoạt động ở một điện áp định mức, nhiệt độ dây tóc lên đến 2300 0C và 44
  • 45. tạo ra vùng sáng trắng. Nếu cung cấp cho đèn một điện áp thấp hơn định mức, nhiệt độ dây tóc và cường độ sáng sẽ giảm xuống. Ngược lại nếu cung cấp cho đèn một điện áp cao hơn thì trong một thời gian ngắn sẽ làm bốc hơi volfram, gây ra hiện tượng đen bóng đèn và có thể đốt cháy cả dây tóc. Hình 2.19: Cấu tạo bóng đèn loại dây tóc [7] a )Loại một dây tóc b)Loại hai dây tóc 1.Vỏ đèn 2.Dây tóc 3.Dây đỡ 4. Chốt định vị 5. Mass 6. Tiếp điểm Đây là loại bóng đèn dây tóc thường, môi trường làm việc của dây tóc là chân không nên dây tóc dễ bị bốc hơi sau một thời gian làm việc. Đó là nguyên nhân làm cho vỏ thủy tinh bị đen. Để khắc phục điều này, người ta có thể làm cho vỏ thủy tinh lớn hơn, tuy nhiên cường độ ánh sáng sẽ giảm sau một thời gian sử dụng. b. Đèn halogen Sự ra đời của bóng đèn halogen đã khắc phục được các nhược điểm của bóng đèn dây tóc thường. Người ta sử dụng phần lớn thủy tinh thạch anh để làm bóng vì loại vật liệu này chịu được nhiệt độ và áp suất rất cao (khoảng 5 đến 7 bar) cao hơn thủy tinh bình thường làm cho dây tóc đèn sáng hơn và tuổi thọ cao hơn bóng đèn thường. Thêm vào đó, một ưu điểm của bóng halogen là chỉ cần một tim đèn nhỏ hơn so với bóng thường. Điều này cho phép điều chỉnh tiêu điểm chính xác hơn so với bóng bình thường. 45
  • 46. Hình 2.20: Cấu tạo bóng đèn halogen [7] 1.Vỏ thủy tinh thạch anh 2. Dây tóc tim cốt 3. Dây tóc tim pha 4. Giá đỡ 5. Các tiếp điểm Đèn halogen có chứa khí halogen (như Iod hoặc Brôm). Các chất khí này tạo ra một quá trình hóa học khép kín: Iod kết hợp với vonfram (hay Tungsten) bay hơi ở dạng khí thành iodurvonfram, hỗn hợp khí này không bám vào vỏ thủy tinh như bóng đèn thường mà thay vào đó sự chuyển động đối lưu sẽ mang hỗn hợp này trở về vùng khí nhiệt độ cao xung quanh tim đèn (ở nhiệt độ cao trên 1450 0C) thì nó sẽ tách thành 2 chất: vonfram bám trở lại tim đèn và các phần tử khí halogen được giải phóng trở về dạng khí. Quá trình tái tạo này không chỉ ngăn chặn sự đổi màu bóng đèn mà còn giữ cho tim đèn luôn hoạt động ở điều kiện tốt trong một thời gian dài. Bóng đèn halogen phải được chế tạo để hoạt động ở nhiệt độ cao hơn 250 0C. Ở nhiệt độ này khí halogen mới bốc hơi. c. Đèn Xenon + Ưu điểm của đèn Xenon - Sáng hơn: Bóng đèn xenon có hiệu suất phát sáng gấp 3 lần bóng halogen, một bóng xenon 35 W cho độ sáng tương đương bóng halogen 100 W. 46
  • 47. - Bền hơn: Bóng xenon bền gấp 4 lần bóng halogen, do không có dây tóc dễ bị đứt nên bóng xenon ít bị ảnh hưởng bởi rung động. Tuổi thọ bóng đèn xenon của các hãng lớn như Osram, Philips là khoảng 2.000 giờ, so với 500 giờ của bóng halogen. - Trắng hơn: Ánh sáng có màu trắng hơn và gần với ánh sáng ban ngày. Bóng xenon của các hãng như Osram, Philips có nhiệt độ màu là 4.300 độ Kelvin, tương đương ánh sáng ban ngày. + Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn Xenon Với nguyên lý hoạt động gần giống với đèn tuýp, bóng xenon không có dây tóc mà thay vào đó là hai điện cực đặt trong một ống thủy tinh thạch anh, cách nhau một khoảng ngắn trong một bầu chứa khí xenon và muối kim loại. Chân đế tiêu chẩn của loại đèn này có dạng tròn D2S hoặc D2R. Trong đó, D2S là loại bóng dùng cho các chóa đèn có màng chắn lóa (ký tự S lấy từ chữ shield - tấm chắn) và có thấu kính, còn D2R là loại bóng có sẵn màng chắn dùng cho các chóa đèn chỉ có mặtphảnxạ. Khi cung cấp điện áp cao đến 25.000 V giữa hai điện cực, trong bầu khí sẽ xuất hiện một tia hồ quang (tương tự như khi hàn điện). Để có thể tạo ra được điện thế cao như vậy, hệ thống cần có một bộ khởi động (ignitor). Ngoài ra, để duy trì tia hồ quang, một chấn lưu (ballast) sẽ cung cấp điện áp khoảng 85 V trong suốt quá trình đèn hoạt động. 47
  • 48. Hình 2.21: Cấu tạo bóng đèn Xenon [7] 1. Chuôi đèn 2. Đầu cực dương 3. Ống thủy tinh thạch anh 4. Miếng dây dẫn thép 5. Đầu cực âm d. Đèn LED Đèn LED là công nghệ chiếu sáng hiện đại nhất trong ngành ô tô.Điều quan trọng nhất thường được nói tới khi nhắc đến đèn LED là chúng tiêu thụ rất ít điện năng. Với thế mạnh này, đèn LED được dùng cho hầu hết các dòng xe hiện đại ngày nay. Đèn LED không toả nhiệt khi chiếu sáng như đèn halogen, nhưng chúng lại sản sinh nhiệt lượng ở chân đèn, nên tạo mối nguy nhất định cho các bộ phận liền kề và các cáp nối. Nhìn chung, các nhà sản xuất ô tô tránh sử dụng đèn LED làm đèn chiếu sáng, đặc biệt vì lý do trên. Thay vào đóứng dụng công nghệ đèn LED cho xi- nhan, đèn chiếu sáng ban ngày hoặc đèn phanh. Hình 2.22: Cấu tạo bóng đèn LED [7] 1. Lăng kính 2. Sợi nối 3. Phản sáng 4.Chất bán dẫn 5,6. Các chân cực 7. Đế gắn 48
  • 49. 2.5. Hệ thống tín hiệu Hệ thống tín hiệu bao gồm hệ thống còi điện, hệ thống báo rẽ và báo nguy, hệ thống đèn phanh và hệ thống báo sự cố hệ thống đèn tín hiệu. Ngoài ra, còn có hệ thống đèn kích thước, bao gồm các đèn kích thước được lắp sau xe, trước xe, bên hông xe, trên nắp cabin để chỉ báo chiều rộng, chiều dài và chiều cao xe. 2.5.1. Hệ thống còi a) Cấu tạo còi điện: 1. Loa còi 8. Lõi thép từ 15. Tụ điện 2. Khung thép 9. Trụ điều khiển 16. Đầu bắt dây còi 3. Màng thép 10. Ốc hãm 17. Rơ le còi 4. Vỏ còi 11. Cuộn dây 18. Núm còi 5. Khung thép 12. Cần tiếp điểm tĩnh 19. Cầu chì 6. Trụ đứng 13. Cần tiếp điểm động 20. Ắc quy 7. Tấm thép lò xo 14. Trụ đứng Hình 2.23:Kết cấu còi điện và sơ đồ đấu dây [7] 49
  • 50. b) Nguyên lý hoạt động: Khi ấn núm còi (18) sẽ nối mass cho rơ le còi (17) cho dòng điện từ (+ ) ăcquy vào cuộn dây tạo ra lực từ trường hút tiếp điểm đóng lại cho dòng điện chạy theo mạch sau: (+ ) ăcquycầu chì khung từ tiếp điểm cuộn dây (11) cần tiếp điểm động (13) cần tiếp điểm tĩnh (12) mass. Cuộn dây từ hóa lõi thép, hút lõi thép kéo theo trục điều khiển màng rung (3) làm tiếp điểmmở ra dòng qua cuộn dây mất màng rung đẩy lõi thép (8) lên tiếp điểm đóng lại. Do đó, lại có dòng qua cuộn dây nên lõi thép đi xuống. Sự đóng mở của tiếp điểm làm trục màng rung dao động với tần số 250 ÷ 400 (Hz )màng rung tác động vào không khí, phát ra tiếng kêu. Sở dĩ phải dùng rơ le còi vì khi mắc nhiều còi thì dòng tiêu thụ rất lớn (10 ÷ 20 A ) nên rất dễ làm hỏng công tắc, vì vậy khi dùng rơ le còi thì dòng qua công tắc chỉ còn khoảng 0,1 (A). c) Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống còi xe 50
  • 51. Hình 2.24: Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống còi [4] 51
  • 52. Hình 2.25:Sơ đồ bố trí hệ thống còi [4] 2.5.2. Hệ thống đèn báo rẽ và báo nguy 2.5.2.1. Nguyên lý hoạt động của đèn xi nhan a. Sơ đồ mạch đèn rẽ sang trái. 52
  • 53. Hình 2.26: Sơ đồ mạch rẽ trái [8] - Nguyên lý hoạt động:Khi công tắc đèn xinhan được dịch chuyển về bên trái, thì cực EL của bộ nháy đèn xinhan và đất được nối thông. Dòng điện đi tới cực LL và đèn xinhan bên trái nhấp nháy. b. Sơ đồ mạch đèn rẽ sang phải 53
  • 54. Hình 2.27: Sơ đồ mạch rẽ phải [8] - Nguyên lý hoạt động:Khi công tắc đèn xinhan dịch chuyển về bên phải thì cực ER của bộ nháy đèn xinhan được tiếp mát. Dòng điện đi tới cực LR và đèn xinhan bên phải nhấp nháy. c. Sơ đồ mạch đèn báo nguy 54
  • 55. Hình 2.28: Sơ đồ mạch đèn báo nguy [8] - Nguyên lý hoạt động:Khi công tắc đèn báo nguy hiểm được bật ON, thì cực EHW của đèn xinhan được tiếp mát. Dòng điện đi tới cả hai cực LL và LR và tất cả các đèn xinhan (báo rẽ) đều nhấp nháy. 55
  • 56. 2.6. Các hệ thống phụ trên xe 2.6.1. Hệ thống gạt nước và rửa kính Hình 2.29: Hệ thống gạt nước và rửa kính [8] Hệ thống gạt nước và rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn được rõ bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và kính sau khi trời mưa. Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị rửa kính. 56
  • 57. Vì vậy, đây là thiết bị cần thiết cho sự an toàn của xe khi chạy. 2.6.1.1. Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống gạt nước rửa kính a) Mô tơ gạt nước Động cơ điện với mạch kích từ bằng nam châm vĩnh cửu được dùng cho các motor gạt nước. Motor gạt nước bao gồm một motor và cơ cấu trục vít – bánh vít để giảm tốc độ của motor. Công tắc dừng tự động được gắn trên bánh vít để cần gạt nước dừng tại một vị trí cuối khi tắt công tắc gạt nước ở bất kỳ thời điểm nào, nhằm tránh giới hạn tầm nhìn tàixế. Một motor gạt nước thường sử dụng ba chổi than: Chổi tốc độ thấp, chổi tốc độ cao và chổi dùng chung (để nối mass). 1. Phần ứng 4. Tiếp điểm 7. Chổi than chung 2. Nam châm Ferit 5. Đĩa cam 8. Chổi than tốc độ cao 3. Trục vít 6. Nam châm 9. Chổi than tốc độ thấp Hình 2.30: Cấu tạo mô tơ gạt nước [7] 57
  • 58. b. Công tắc dừng tự động Hình 2.31: Công tắc điều khiển dừng tự động loại mass chờ [7] Công tắc dừng tự động bao gồm một đĩa đồng có khoét rãnh và ba tiếp điểm. Ở vị trí OFF của công tắc gạt nước, tiếp điểm giữa được nối với chổi than tốc độ thấp của motor gạt nước qua công tắc. Nhờ vậy, mặc dù ngắt công tắc, motor sẽ tiếp tục quay đến điểm dừng nhờ đường dẫn thông qua tiếp điểm tì trên lá đồng. Ở điểm dừng, hai đầu chổi than của motor được nối với nhau tạo ra mạch hãm điện động, ngăn không cho motor tiếp tục quay do quán tính. c. Rơle gạt nước gián đoạn Rơle này có tác dụng làm gạt nước hoạt động gián đoạn. Ngày nay, kiểu rơ le gắn trong công tắc gạt nước được sử dụng rộng rãi. Một rơle nhỏ và một mạch điện tử bao gồm transitor, các tụ điện và điện trở được kết hợp trong rơ le gián đoạn. Thực chất nó là một mạch định thời. Dòng điện chạy qua motor gạt nước được điều khiển bởi rơle tương ứng với tín hiệu từ công tắc gạt nước làm motor 58
  • 59. gạt nước quay gián đoạn. 2.6.1.2. Nguyên lý hoạt động hệ thống gạt nước rửa kính 59
  • 60. 60
  • 61. Hình 2.32: Sơ đồ mạch gạt nước và rửa kính trước [7] a. Công tắc gạt nước ở vị trí LO và MIST: Khi công tắc ở vị trí Low hay Mist, dòng điện chạy đến chổi tốc độ thấp của mô tơ gạt nước như sơ đồ trên và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp. Ta có dòng điện: từ (+ ) ắc quy nguồn 30 A → chân + B (2)→ tiếp điểm LO hoặc MIST công tắc gạt nước → chân + 1 (3) → mô tơ gạt nước (LOW) → mass. b. Công tắc gạt nước ở vị trí HIGH: Khi công tắc gạt nước ở vị trí HIGH, dòng điện tới chổi than tốc độ cao tốc của mô tơ (Hi) như sơ đồ dưới và mô tơ quay ở tốc độ cao. Ta có dòng điện: từ (+ ) ắc quy nguồn 30 A → chân + B (2)→ tiếp điểm HI công tắc gạt nước → chân + 2 (4) → mô tơ gạt nước (HIGH) → mass. c. Công tắc gạt nước tại vị trí INT (vị trí gián đoạn): Khi công tắc gạt nước dịch đến vị trí INT thì transitor TR bật trong một thời gian ngắn làm tiếp điểm rơ le chuyên từ A sang B. Ta có dòng điện: từ (+ ) ắc quy nguồn 30 A → chân + B (2) → qua bộ transitor TR → đóng tiếp điểm công tắc A sang B → tiếp điểm INT công tắc gạt nước → chân + 1 (3) → mô tơ gạt nước (LOW) → mass. d. Công tắc gạt nước ở vị trí OFF: Nếu tắt công tắc gạt nước trong khi mô tơ gạt nước đang quay, dòng điện sẽ chạy đến chổi tốc độ thấp của mô tơ gạt nước và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp. Ta có dòng điện: (+ ) ắc quy → tiếp điểm B (2) của công tắc cam → tiếp điểm + S (1) của rơ le gạt nước → các tiếp điểm OFF của công tắc gạt nước → cực + 1 (3) → mô tơ gạt nước (LOW) → mass. Khi gạt nước đến vị trí dừng, tiếp điểm công tắc cam quay từ phía B sang phía A và mô tơ dừng lại. e. Công tắc rửa kính: Khi công tắc rửa kính chuyển sang vị trí ON thì dòng điện đi từ (+ ) ắc quy nguồn 30 A → Motor rửa kính →chân WF (3)→ tiếp điểm ON công tắc rửa kính → chân EW (2) → mass. Đồng thời kết hợp với chế độ gạt nước đang hoạt động 61
  • 62. để thực hiện đồng thời phun nước và gạt nước rửa kính. 2.6.2. Hệ thống khóa cửa 62
  • 63. Hình 2.33: Sơ đồ vị trí hệ thống khóa cửa [8] 2.6.2.1. Chức năng hệ thống điều khiển khóa cửa 63
  • 64.  Hệ thống điều khiển khoá cửa có các chức năng sau đây: - Chức năng khoá/mở khoá bằng tay. - Chức năng khoá/mở khoá cửa bằng chìa. - Chức năng mở khóa hai bước. - Chức năng chống quên chìa khóa. - Chức năng bảo vệ. - Chức năng điều khiển cửa sổ điện khi đã tắt khóa điện. - Chức năng cơ khí. 64
  • 65. 2.6.2.2.Hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa Hình 2.34: Hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa [8] 65
  • 66. Hệ thống điều khiển khoá cửa từ xa là một hệ thống gửi các tín hiệu từ bộ điều khiển từ xa được gắn cùng chìa khoá để khoá/mở khoá các cửa xe ngay cả khi đứng cách xa xe. Khi bộ nhận tín hiệu điều khiển cửa nhận được tín hiệu phát ra từ bộ điều khiển từ xa. Nó gửi tín hiệu hoạt động đến rơle tổ hợp. Rơle tổ hợp điều khiển các mô tơ khoá cửa dựa trên tín hiệu nhận được. Ngoài chức năng này rơle tổ hợp còn có chức năng khoá tự động, chức năng lặp lại, chức năng phản hồi và các chức năng khác. Hệ thống điều khiển khoá cửa từ xa có các chức năng sau đây. Các chức năng của hệ thống điều khiển khoá cửa xe từ xa khác nhau tuỳ theo kiểu xe, cấp nội thất và thị trường. 66
  • 67. 67
  • 68. Hình 2.35: Chức năng của hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa [8] - Chức năng khóa/mở khóa tất cả các cửa. + Ấn vào công tắc LOCK hoặc UNLOCK của bộ điều khiển từ xa sẽ khóa hoặc mở tất cả các cửa của xe. - Chức năng mở khóa hai bước. + Ấn vào công tắc 2 lần trong 3 giây sẽ mở tất cả các cửa xe sau khi cửa người lái được mở khóa. - Chức năng phản hồi hoặc báo lại. + Đèn cảnh báo nguy hiểm sẽ nhấp nháy một lần khi khóa và hai lần khi mở khóa để báo rằng thao tác khóa/mở khóa cửa đã hoàn thành. 68
  • 69. 69
  • 70. Hình 2.36: Chức năng của hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa [8] - Chức năng mở khóa khoang hành lý. + Để mở khóa khoang hành lý phải ấn và giữ công tắc mở cửa khoang hành lý của bộ điều khiển từ xa trong thời gian một giây. - Chức năng đóng mở cửa sổ điện. + Nếu ấn vào công tắc khóa/mở khóa trong khoảng 2,5 giây hoặc lâu hơn mà không có chìa khóa trong ổ khóa điện.thì tất cả kính cửa sổ của xe có thể đóng hoặc mở. - Chức năng báo động. + Nếu giữ công tắc khóa cửa xe của bộ điều khiển từ xa lâu hơn khoảng hai đến ba giây,thìsẽ kích hoạt hệ thống chống trộm(còi sẽ kêu cũng như đèn pha,đèn hậu và đèn cảnh báo sẽ nháy). 70
  • 71. 71
  • 72. Hình 2.37: Chức năng của hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa [8] - Chức năng bật đèn trong xe. + Các đèn trong xe sẽ bật sáng trong khoảng 15 giây cùng thời điểm với khi các cửa được mở khóa bằng công tắc điều khiển từ xa. - Chức năng khóa tự động. + Nếu không có cửa xe nào được mở ra trong khoảng thời gian 30 giây sau khi chúng được mở khóa bằng công tắc bộ điều khiển từ xa, thì tất cả cửa xe được khóa lại - Chức năng lặp lại. + Nếu một cửa không được khóa theo sự điều khiển của bộ điều khiển từ xa,thì rơ le tổ hợp sẽ phát tín hiệu khóa sau 1 giây. - Chức năng cảnh cửa xe bị hé mở. + Nếu bất kì một cửa nào của xe bị mở hoặc hé mở thì việc bấm vào công tắc khóa cửa của bộ điều khiển từ xa sẽ làm cho còi báo khóa của kêu khoảng 10 giây. 2.6.3. Hệ thống sấy kính 72
  • 73. 73
  • 74. Hình 2.38: Sơ đồ bố trí cụm công tắc sấy kính [4] Dùng sưởi nóng kính sau, làm tan sương bằng các điện trở, được bố trí giữa lớp kính sau. Các điện trở này được cung cấp dòng điện để nung nóng kính khi sương bám. Hệ thống sử dụng nguồn dương (+ )ắc quy cung cấp trực tiếp qua cầu chì và rơ le sấy kính (defogger relay), rơ le được điều khiển bởi công tắc sấy kính (defogger switch) trên công tắc (defogger switch) có một đèn báo sấy và một đèn soi công tắc.  Sơ đồ mạch điện: 1. Ăc quy 2. Cầu chì 3. Công tắc máy 74
  • 75. 4. Công tắc sấy kính 7. Điện trở sấy kính 5. Đèn báo sấy kính 6. Đèn soi công tắc Hình 2.39: Sơ đồ mạch điện hệ thống sấy kính [7] 2.6.4. Hệ thống điều hòa không khí Hình 2.40: Hệ thống điều hòa Hệ thống điều hòa không khí (air conditioning) trên ô tô nhằm mục đích lọc sạch khối không khí đưa vào trong xe, không khí lạnh được duy trì ở nhiệt độ thích hợp.Trên xe được trang bị hệ thống điều hoà không khí, hệ thống này góp phần đáng kể vào việc tạo ra sự thoải mái, dể chịu và khoẻ khoắn cho hành khách trong xe. 2.6.4.1. Cấu tạo, nguyên lý hệ thống điều hoà không khí 75
  • 76. Hệ thống điều hoà không khí là một tổ hợp bao gồm các thiết bị sau: 1.Máy nén 9. Bộ tiêu âm 2. Giàn nóng 10. Cửa sổ quan sát 3.Quạt 11.Bình sấy khô nối tiếp 4. Bình lọc 12. Không khí lạnh 5. Van giản nở 13. Quạt lồng sóc 6.Giàn lạnh 14. Bộ ly hợp từ cửa quạt gió 7.Đường ống hút 15. Bộ ly hợp máy nén 8. Đường ống xã 16. Không khí Hình 2.41: Cấu tạo hệ thống điều hoà không khí [7] Không khí được lấy từ bên ngoài vào và đi qua giàn lạnh (bộ bốc hơi). Tại đây không khí bị giàn lạnh lấy đi rất nhiều năng lượng thông qua các lá tản nhiệt, 76
  • 77. do đó nhiệt độ không khí sẽ bị giảm xuống rất nhanh đồng thời hơi ấm trong không khí củng bị ngưng tụ lại và đưa ra ngoài. Tại giàn lạnh khi môi chất ở thể lỏng có nhiệt độ, áp suất cao sẻ trở thành môi chất thể hơi có nhiệt độ, áp suất thấp. Khi quá trình này xảy ra môi chất cần một năng lượng rất nhiều, do vậy sẽ lấy năng lượng từ không khí xung quanh giàn lạnh (năng lượng không mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác). Không khí mất năng lượng nên nhiệt độ bị giảm xuống, tạo nên không khí lạnh. Trong hệ thống, máy nén làm nhiệm vụ làm môi chất từ dạng hơi áp suất, nhiệt độ thấp trở thành hơi có áp suất, nhiệt độ cao. Máy nén hút môi chất dạng hơi áp suất, nhiệt độ thấp từ giàn lạnh về và nén lên tới áp suất yêu cầu 12 – 20 bar. Môi chất ra khỏi máy nén sẻ ở dạng hơi có áp suất, nhiệt độ cao đi vào giàn nóng (bộ ngưng tụ). Khi tới giàn nóng, không khí sẽ lấy đi một phần năng lượng của môi chất thông qua các lá tản nhiệt. Khi môi chất mất năng lượng, nhiệt độ của môi chất sẻ bị giảm xuốngcho đén khi bằng nhiệt độ, áp suất bốc hơi thì môi chất sẽ trở về dạng lỏng có áp suất cao. Môi chất sau khi ra khỏi giàn nóng sẽ tới bình hút ẩm. Trong bình lọc hút ẩm có lưới lọc và chất hút ẩm. Đồng thời nó củng ngăn chặn áp suất vượt quá giới hạn. Sau khi qua bình lọc hút ẩm, môi chất tới van tiết lưu. Van tiết lưu quyết định lượng môi chất phun vào giàn lạnh, lượng này được điều chỉnh bằng 2 cách: Bằng áp suất hoặc bằng nhiệt độ ngõ ra của giàn lạnh. Việc điều chỉnh rất quan trọng nó giúp hệ thống hoạt động được tối ưu. 77
  • 78. 2.7. Hệ thống an toàn 2.7.1. Hệ thống túi khí an toàn Hình 2.42: Bố trí hệ thống túi khí trên xe [4] 2.7.1.1. Nhiệm vụ túi khí Các túi khí được thiết kế để bảo vệ lái xe và hành khách ngồi phía trước được tốt hơn ngoài biện pháp bảo vệ chính bằng dây an toàn. Trong trường hợp va đập mạnh từ phía trước túi khí làm việc cùng với đai an toàn để tránh hay làm giảm sự 78
  • 79. chấn thương bằng cách phồng lên, nằm làm giảm nguy cơ đầu hay mặt của lái xe hay hành khách phía trước đập thẳng vào vành tay lái hay bảng táp lô. 79
  • 80. 2.7.1.2. Vị trí của các bộ phận túi khí Hình 2.43: Vị trí các bộ phận hệ thống túi khí [8] 2.7.1.3. Cấu tạo và hoạt động của hệ thống túi khí SRS loại E 80
  • 81. Hình 2.44: Quá trình nổ của túi khí [7] 81
  • 82. 82
  • 83. Hình 2.45: Cấu tạo bộ thổi khí [8] - Nguyên lý chung : Cảm biến túi khí được kích hoạt do sự giảm tốc đột ngột khi có va đập mạnh từ phía trước. Dòng điện đi vào ngồi nổ nằm trong bộ thổi khí để kích nổ túi khí. Tia lửa lan nhanh ngay lập tức tới các hạt tạo khí và tạo ra một lượng lớn hạt ni tơ. Khí này đi qua bộ lọc và được làm mát trước khi sang túi khí. Sau đó vì khí giãn nở làm xé rách lớp ngoài của mặt vô lăng và túi khí tiếp tục bung ra để làm giảm va đập tác dụng vào đầu người lái. 83
  • 84. 2.7.2. Hệ thống căng đai khẩn cấp 2.7.2.1. Nhiệm vụ 84
  • 85. 85
  • 86. Hình 2.46: Bố trí căng đai khẩn cấp [8] Bộ căng đai khẩn cấp hoạt động trong quá trình xe va đập mạnh từ phía trước. Kết quả là đai sẽ bị kéo lại một lượng nhất định trước khi người lái hoặc hành khách dịch chuyển khỏi ghế về phía trước, do đó lượng dịch chuyển về phía trước của người lái và hành khách bị giảm đi. Sự kết hợp giữa túi khí và đai an toàn có bộ căng đai khẩn cấp sẽ làm cho việc bảo vệ người lái và hành khách ở phía trước được tốt hơn. 2.7.2.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ căng đai khẩn cấp a) Cấu tạo: 86
  • 87. 87
  • 88. Hình 2.47: Cấu tạo cơ cấu căng đai khẩn cấp [8] - Cơ cấu căng đai khẩn cấp gồm có:trục cơ cấu cuốn, trục cơ cấu căng đai, tang trống, dây, đĩa dẫn động, pittong, xylanh, bộ thổi khí. - Trục cơ cấu căng đai được lắp trực tiếp trên cơ cấu cuốn và được lắp trong trống. - Có một phần đàn hồi trên tang trống. Do đó trống được co vào nhờ có lực đàn hồi tạo ra khi cuốn dây xung quanh tang trống được kéo ra. - Đĩa dẫn động được lắp sao cho nó quay cùngvới tang trống.  Nguyên lý hoạt động: 88
  • 89. 89
  • 90. Hình 2.48: Nguyên lý bộ căng đai khẩn cấp [8] Khi lực va đập vượt quá giá trị quy định, bộ thổi khí được kích nổ theo tín hiệu được truyền từ cảm biến túi khí trung tâm và tạo ra khí có áp lực cao. Khí có áp lực cao này ép mạnh pittongvào trong xylanh. Do đó dây bị kéo, do có tang trống bị co vào theo phương hướng kính của khe hở và được vào trục của cơ cấu căng đai thành một cụm. Sau đó chốt hãm đĩa dẫn động bị cắt làm cho tang trống,đĩa dẫn động và trục cơ cấu căng đai quay theo hướng cuộn đai lại để giữ cho người lái và hành khách tránh được va đập. 90
  • 91. 2.7.3. Hệ thống chống trộm trên xe 91
  • 92. Hình 2.49: Sơ đồ bố trí hệ thống chống trộm [4] Để phát hiện trộm xe, hệ thống được thiết kế để phát ra chuông báo động khi có bất kì một cửa nào hoặc nắp capo của xe bị mở khóa mạnh bất thường hoặc cực ắc quy bị tháo ra và sau đó được nối lại khí tất cả các cửa của xe đã khóa. Hệ thống báo động sẽ làm còi kêu một cách gián đoạn và nháy các đèn pha,đèn hậu và các đèn bên ngoài khác. Đèn chỉ báo an ninh nháy để chỉ cho những người xung quanh xe biết xe được trang bị hệ thống chống trộm. 2.7.3.1.Chức năng  Hệ thống chống trộm có 4 trạng thái: - Trạng thái không làm việc:hệ thống chống trộm không làm việc.Do đó không phát hiện được trộm. - Trạng thái chuẩn bị làm việc: đây là thời gian trễ cho tới khi hệ thống đạt được trạng thái báo động. - Trạng thái làm việc: hệ thống chống trộm hoạt động. - Trạng thái báo động: hệ thống phát hiện được trộm và tiếp tục báo động xung quanh xe bằng tín hiệu ánh sáng và âm thanh khoảng 60 giây. 92
  • 93. Hình 2.50: Trạng thái của hệ thống chống trộm [8] 2.7.3.2. Bộ phận hệ thống chống trộm  Hệ thống chống trộm gồm các bộ phận sau đây. 93
  • 94. - ECU: ECU chống trộm,ECU thân xe. Khi ECU này nhân được tín hiệu từ các công tắc và phát hiện trạng thái xe bị trộm,nó truyền tín hiệu tới thiết bị báo động. Hình 2.51: Sơ đồ khối ECU chống trộm [8] - Thiết bị báo động: còi báo động, còi xe, đèn pha và đèn hậu, đèn chỉ báo an ninh, cụm khóa cửa 94
  • 95. Hình 2.52: Các thiết bị và công tắc báo động [8] - Công tắc: công tắc cửa xe, công tắc nắp ca pô, công tắc khoang hành lý, khóa điện, công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa, cụm khóa cửa. CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA,CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA FOTUNER 2015 3.1. Giới thiệu chung Đề tài tập chung nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng trên xe cụ thể như sau: -Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống nguồn cung cấp: + Ắc quy: kiểm tra tình trạng làm việc của ắc quy, các điện cực ắc quy, dây điện máy phát... 95
  • 96. + Máy phát điện: kiểm tra chổi than, kiểm tra tiếng kêu máy phát, kiểm tra hở mạch, kiểm tra vòng bi. -Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống chiếu sáng: + Hệ thống đèn pha, đèn hậu: kiểm tra các hư hỏng trên đèn cốt pha - Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống tín hiệu: + Đèn lùi: đèn lùi bên trái hoặc phải không sáng. + Đèn nhan: đèn nhan trái hoặc phải không sáng, đèn báo nguy không sáng. + Đèn phanh: kiểm tra các cụm công tắc đèn phanh. + Còi: kiểm tra còi tần số cao hoặc tần số thấp. - Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống phụ trợ: + Hệ thống điều khiển khóa cửa: kiểm tra công tắc điều khiển cửa sổ điện. + Hệ thống gạt nước, rửa kính: kiểm tra gạt nước và phun nước rửa kính không hoạt động, mô tơ phun nước rửa kính không hoạt động. + Hệ thống sấy kính:công tắc sấy kính hậu được bật ON nhưng không hoạt động. + Hệ thống điều hòa không khí: tất cả các chức năng của hệ thống A/C đều không hoạt động. - Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống an toàn: + Hệ thống túi khí: hỏng mạch cảm biến túi khí trước trái. + Hệ thống chống trộm: đèn báo an ninh không nháy . + Hệ thống căng đai an toàn: đèn cảnh báo đai an toàn ghế người lái không nháy. Cụ thể chi tiết về quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng trên các hệ thống điện thân xe sẽ được trình bày trong bài bài báo. 3.2. Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống nguồn cung cấp Trên xe có trang bị đèn báo nạp thì người lái sẽ phát hiện được những hư hỏng của hệ thống nạp thông qua đèn báo nạp, hoặc có thể không khởi động được động cơ do ăcquy yếu. 3.2.1. Ắc quy 96
  • 97. Bảng 3.1: Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng của ắc quy STT Kiểm tra Khắc phục Hình vẽ 97
  • 98. 1 Kiểm tra tình trạng của ắc quy. * Kiểm tra tình trạng hư hỏng hoặc biến dạng của ắc quy. Nếu phát hiện ra ắc quy bị hỏng, bị biến dạng hoặc có rò rỉ, gãy cọc ắc quy- > thay ắc quy. * Kiểm tra đứt cáp hay mối nối và thay thế nếu cần thiết. Kiểm tra giá giữ ắc quy và siết lại khi cần.Kiểm tra dung dịch điện phân có bị mờ hay biến màu không, nguyên nhân là do quá nạp và dao động. Thay thế bình ắc quy nếu đúng vậy. * Kiểm tra mức dung dịch điện phân của từng ngăn. - Với loại ắc quy cần bảo dưỡng: + Dung dịch ắc quy ở dưới vạch thấp, đổ thêm nước cất vào từng ngăn, nạp điện cho ắc quy và kiểm tra tỷ trọng riêng của dung dịch điện phân + Mức dung dịch ắc quy ở trên vạch thấp, kiểm tra điện áp ắc quy khi quay khởi động động cơ. Điện áp nhỏ hơn 9.6 Đ áp ch 1 1 98
  • 99. 2 Kiểm tra điện cực của ắc quy. Kiểm tra các cực ắc quy không bị lỏng hoặc bị ăn mòn. Nếu các điện cực bị ăn mòn, làm sạch hoặc thay thế các điện cực 3 Kiểm tra cầu chì. Đo điện trở của các cầu chì của hệ thống nạp Đ áp ch d 1 99
  • 100. 4 Kiểm tra đai V. Kiểm tra tình trạng mòn, nứt các dấu hiệu hư hỏng khác của dây đai. Tìm thấy bất cứ hư hỏng nào , thay đai V: +Đai bị rách. +Đai bị mòn tới lớp lõi. +Gân đai bị sứt một miếng. Kiểm tra rằng đai được lắp chính xác vào các rãnh đai, chưa thì lắp lại 100
  • 101. 5 Kiểm tra dây điện máy phát. Tình trạng của dây điện bị hỏng ,thay thế 6 Nghe tiếng kêu bất thường từ máy phát. Có tiếng kêu bất thường, thay máy phát. 7 Kiểm tra đèn báo nạp. Nối một vôn kế và một ampe kế vào mạch nạp như sau: Ngắt dây điện ra khỏi cực B của máy phát và nối nó vào cực âm (- ) của Ampe kế. Nối cực dương (+ ) của Ampe kế vào cực B của máy phát. Nối cực dương (+ ) của Vôn kế với cực (+ ) của ắc quy. Nối mát cực âm (- ) của Vôn kế 101
  • 102. Kiểm tra mạch nạp Giữ tốc độ động cơ ở 2000 vòng/phút, kiểm tra chỉ số trên Ampe kế và Vôn kế. C đ ch 1 tr x Đ áp ch 1 1 8 Kiểm tra mạch nạp có tải. Khi động cơ đang chạy với tốc độ 2000 vòng/phút, bật đèn pha ở chế độ chiếu xa và bật công tắc quạt bộ sưởi ấm đến vị trí HI. Kiểm tra chỉ số của ampe kế C đ d đ ti ch 3 tr 3.2.2.Máy phát điện Bảng 3.2: Quy trình kiểm tra và chẩn đoán hư hỏng của máy phát điện STT Hư hỏng Kiểm tra Khắc phục Hình vẽ Ghi chú 102
  • 103. 1 Mòn chổi than Dùng một thước kẹp, đo chiều dài của phần chổi than lộ ra. Chổi than mòn nhiều quá quy định thay thế - Chiều dài tiêu chuẩn phần nhô ra của chổi than 9.5- 11.5mm - Chiều dài tối thiểu phần nhô ra4.5mm 2 Kiểm tra tiếng kêu của máy phát Kiểm tra vòng bi Vòngbi mòn phát ra tiếng kêu thay thế 2 Kiểm tra hở mạch Đo điện trở giữa các thanh cổ góp Nếu cổ góp không thông thaymới Điều kiện xấp xỉ 200c điện trở 1.85- 2.25 Ω 103
  • 104. Kiểm tra trạm mát Đo điện trở giữa cổ góp và lõi rô to Dòng điện bị trạm mát thay mới Nối dụng cụ đo cổ góp – lõi rô to điện trở tiêu chuẩn 1MΩ trở lên - Nếu không đúng tiêu chuẩn phải thay Kiểm tra mòn cổ góp Kiểm tra đường kính cổ góp. . Cổ góp bị mòn hoặc rỗ, thay thế cụm rôto máy phát Đường kính tiêu chuẩn:14.2- 14.4mm Đường kính nhỏ nhất 14mm 3 Kiểm travòng bi cóbị rơ hoặc mòn Ổ bi mòn rơ thay mới Bánh răng quay êm 104
  • 105. 3.3. Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống chiếu sáng 3.3.1. Hệ thống đèn pha và đèn hậu a. Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống đèn pha và đèn hậu Bảng 3.3: Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng đèn pha và đèn hậu Hư hỏng Điểm kiểm tra Nguyên nhân Phương pháp sữa chữa 1.Đèn cốt và pha đều không sáng - Dây nối mát. - Công tắc cốt pha. - Rơ le đèn cốt pha. - Điện áp giữa các điểm nối mát. - Hệ thống dâyđiện. - Điểm nối mát đứt. - Công tắc tiếp xúc kém hoặc bị hư hỏng - Rơ le tiếp xúc kém hoặc bị hỏng. - Hở mạch giữa cực dương bình và rơ le đèn. - Hở mạch - Sửa chữa hệ thống dây điện. - Sửa chữa hoặc thay thế công tắc. - Sửa chữa hoặc thay thế role. - Sữa chữa mạch hở. - Sửa chữa hở mạch. 2.Đèn bên trái hoặc phải cốt pha không sáng. - Cầu chì. - Đầu nối đèn mạch cốt pha. - Hệ thống dây điện trong mạch giữa các đầu nối. - Rơ le tiếp xúc kém hoặc nổ cầu chì. - Nổ dây tóc bóng đèn,rò rỉ không khí. - Hở mạch hoặc đầu nối tiếp xúc kém. - Kiểm tra hoặc thay cầu chì. - Thay bóng đèn cốt pha. - Sửa chữa dây điện thay đầu nối. 105
  • 106. 3.Đèn cốt hoặc pha không sáng của đèn bên trái hoặc phải - Đầu nối đèn mạch cốt pha. - Hệ thống dây điện trong mạch từ đèn đén công tắc cốt pha - Đứt dây tóc bóng đèn. - Hở mạch giữa đèn và công tắc cốt pha. - Thay bóng đèn cốt pha. - Sửa chữa mạch hở hoặc thay các đầu nối. 4.Đèn cốt pha không mở được - Rơ le đèn giữa các đầu nối. - Kiểm tra đèn cốt pha không mở được khi ngắt kết nối. - Hỏng điểm tiếp xúc của rơ le. - Ngắn mạch. - Thay mới rơ le. - Sữa chữa ngắn mạch ở đầu nối 5.Đèn cốt pha thiếu sáng. - Thấu kính đèn cốt pha. - Bóng đèn cốt pha. - Đường chuyền giữa công tăc pha và đầu nối. - Thấu kính đèn bị bẩn. - Bóng đèn bị hỏng. - Điểm tiếp xúc mát kém - Làm sạch thấu kính. - Thay bóng đèn. - Sửa chữa dây điện 6.Đèn cốt pha không sáng khi công tắc cốt pha còn hoạt động - Công tắc cốt pha. - Điện áp đầu dây và nối mát - Điểm tiếm xúc ở công tắc cốt pha kém. - Mạch hở. - Sửa chữa hoặc thay thế công tắc cốt pha. - sửa chưa mạch hở 7. Không đổi được cốt pha khi không tắc cốt pha vẫn hoạt động - Công tắc cốt pha - Hỏng cần gạt cốt pha hoặc có vật lạ trong công tắc cốt pha - Sửa chữa hoặc thay thế công tắc cốt pha 106
  • 107. 8.Đèn biển số không sáng. - Đầu nối bóng đèn biển số. -Đường chuyền ở giữa các đầu nối. -Bóng đèn bị cháy hoắc đầu nối tiếp xúc kém. - hở mạch hoặc đầu nối tiếp xúc kém. -Thay bóng đèn hoặc sửa chữa đầu nối. -Sửa chữa mạch hở hoặc các đầu nối. 9.Đèn kích thước không sáng. -Đầu nối các bóng đèn kích thước -Bóng đèn bị cháy hoặc đầu nối tiếp xúc kém. -Thay bóng đèn hoặc sửa chữa đầu nối. b. Kiểm tra cụm công tắc chế độ đèn pha - Đo điện trở công tắc. Hình 3.1: Cụm công tắc chế độ đèn pha [4] + Công tắc chế độ đèn pha: Bảng 3.4: Kiểm tra công tắc chế độ đèn pha Nối dụng cụ đo Tình trạng công tắc Điều kiện tiêu chuẩn 11 (ED) - 9 (HU) FLASH Dưới 1 Ω 11 (ED) - 8 (HL) FLASH Dưới 1 Ω 11 (ED) - 8 (HL) ĐÈN CỐT Dưới 1 Ω 11 (ED) - 9 (HU) CHẾ ĐỘ PHA Dưới 1 Ω 107
  • 108. 11 (ED) - 8 (HL) CHẾ ĐỘ PHA Dưới 1 Ω + Đèn sương mù: Bảng 3.5: Kiểm tra công tắc đèn sương mù Nối dụng cụ đo Tình trạng công tắc Điều kiện tiêu chuẩn 4 (LFG) - 3 (BFG) OFF 10 kΩ trở lên 4 (LFG) - 3 (BFG) ON Dưới 1 Ω - Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy thay cụm công tắc chế độ đèn pha. 108
  • 109. 3.4. Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống đèn và tín hiệu 3.4.1. Đèn lùi Bảng 3.6: Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng đèn lùi Hư hỏng Điểm kiểm tra Nguyên nhân Phương pháp sửa chữa 1.Đèn lùi bên phải hoặc trái không sáng - Đầu nối bóng đèn lùi. - Dây nối mát. - Đứt bóng đèn lùi hoặc đầu nối tiếp xúc kém. - Điểm tiếp xúc dây nối mát kém. - Thay bóng đèn hoặc sửa chữa đầu nối. - Sửa chữa dây nối mát 2.Hai đèn lùi đều không sáng - Cầu chì. - Công tắc đèn lùi - Cháy hoặc điểm tiếp xúc cầu chì kém. - Công tắc tiếp xúc kém hoặc bị hỏng - Sửa chữa hoặc thay cầu chì - Sửa chữa hoặc thay công tắc 3.4.2. Đèn nhan Bảng 3.7: Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng đèn nhan Hư hỏng Điểm kiểm tra Nguyên nhân Phương pháp sửa chữa 109
  • 110. 1.Đèn xi nhan bên trái và bên phải không sáng. - Cầu chì đèn. - Đường dây giữa các đầu nối. - Công tắc đèn. - Cầu chì tiếp xúc kém hoặc cháy cầu chì. - Hở mạch hoặc các đầu nối tiếp xúc kém. - Điểm tiếp xúc công tắc kém hoặc công tắc bị hỏng. - Sửa chữa hoặc thay thế cầu chì. - Sửa chữa hở mạch hoặc các đầu nối. - Sửa chữa hoặc thay công tắc. 2.Đèn nhan một bên không sáng (trái hoặc phải). - Công tắc đèn xi nhan. - Đầu nối. - Điểm tiếp xúc công tắc kém hoặc công tắc bị hỏng. - Hở mạch hoặc đầu nối tiếp xúc kém. - Sửa chữa hoặc thay công tắc. - Sửa chữa mạch hở hoặc sửa đầu nối 3.Đèn báo nguy không sáng. - Cầu chì -Công tắc đèn báo nguy. - Điện thế đầu dây. -Chân cầu chì tiếp xúc kém hoặc cháy cầu chì. - Hỏng công tắc - Hở mạch hoặc đầu nối ở giữa cầu chì -Sửa chữa hoặc thay cầu chì. -Sửa chữa hoặc thay công tắc. -Sửa chữa mạch hở hoặc sửa chữa đầu nối. 4.Đèn nhan một bên chớp nhanh hơn bình thường -Kiểm tra bóng đèn - Cháy bóng đèn. -Thay bóng đèn hoặc sửa mạch hở. - Kiểm tra cụm công tắc đèn xinhan. + đo điện trở công tắc. 110
  • 111. Hình 3.2: Cụm công tắc đèn nhan [4] Bảng 3.8: Kiểm tra đo điện trở công tắc đèn nhan Nối dụng cụ đo Tình trạng công tắc Điều kiện tiêu chuẩn 7 (E) - 6 (TR) Rẽ phải Dưới 1 Ω 7 (E) - 5 (TL) Trung gian 10 kΩ trở lên 7 (E) - 6 (TR) Trung gian 10 kΩ trở lên 7 (E) - 5 (TL) Rẽ trái Dưới 1 Ω 3.4.3. Đèn phanh - Kiểm tra cụm công tắc đèn phanh. + Đo điện trở công tắc. Hình 3.3: Cụm công tắc đèn phanh [4] 111
  • 112. Bảng 3.9: Kiểm tra đo điện trở công tắc đèn phanh Nối dụng cụ đo Tình trạng công tắc Điều kiện tiêu chuẩn 1 - 2 Không ấn chốt Dưới 1 Ω 3 - 4 Không ấn chốt 10 k Ω trở lên 1 - 2 Ấn chốt 10 k Ω trở lên 3 – 4 Ấn chốt Dưới 1 Ω - Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy thay cụm khóa điện. 3.4.4. Hệ thống Còi  Còi không kêu. - Kiểm tra còi tần số cao và tần số thấp + Cấp điện áp ắc quy và kiểm tra hoạt động của còi. Hình 3.4: Kiểm tra còi [4] Bảng 3.10: Kiểm tra còi Điều Kiện Đo Điều kiện tiêu chuẩn Cực dương ắc quy (+ ) → Cực 1 Còi kêu 112
  • 113. Cực âm ắc quy (- ) → Giá bắt còi - Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy thay thế còi. 3.5. Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống phụ trợ 3.5.1. Hệ thống điều khiển khóa cửa điện 3.5.1.1. Tất cả các cửa không thể khóa  Kiểm tra công tắc chính điều khiển cửa sổ điện(công tắc điều khiển cửa). + Đo điện trở công tắc điều khiển cửa. Hình 3.5:Công tắc điều khiển cửa [4] Bảng 3.11: Kiểm tra điện trở công tắc điều khiển cửa Nối dụng cụ đo Tình trạng công tắc Điều kiện tiêu chuẩn 5 - 3 Khóa Dưới 1 Ω 5 - 3, 8- 3 OFF 10 kΩ trở lên 113
  • 114. 8 - 3 Mở khóa Dưới 1 Ω - Nếu kết quả không như tiêu chuẩn,thay thế công tắc chính cửa sổ điện.  Kiểm tra dây điện. 114
  • 115. Hình 3.6:Cụm công tắc đấu nối dây [4] - Ngắt giắc p6 của công tắc. - Ngắt các giắc nối 2A và 2D của rơ le tổ hợp. - Đo điện trở của các giắc nối phía dây điện. Bảng 3.12: Kiểm tra dây điện 115
  • 116. Nối dụng cụ đo Điều kiện tiêu chuẩn P6- 5 - 2A- 4 (L1) Dưới 1 Ω P6- 8 - 2D- 4 (UL1) Dưới 1 Ω P6- 3 - Mát thân xe Dưới 1 Ω P6- 5 hoặc 2A- 4 (L1) - Mát thân xe 10 kΩ trở lên P6- 8 hoặc 2D- 4 (UL1) - Mát thân xe 10 kΩ trở lên - Nếu kết quả không như tiêu chuẩn,sửa chữa hoặc thay thế dây điện hoặc giắc nối. 3.5.1.2. Chỉ có một cửa không thể khóa hoặc mở khóa được  Kiểm tra khóa cửa (cửa trước trái, trước phải, sau trái, sau phải). Hình 3.7:Cụm motor khóa cửa [4] - Cấp điện áp accu vào khóa của và kiểm tra hoạt động của motor khóa cửa. 116
  • 117. + Trước trái,trước phải, sau trái, sau phải: Bảng 3.13: Kiểm tra cửa trước trái, trước phải, sau trái, sau phải Điều Kiện Đo Điều kiện tiêu chuẩn Cực dương ắc quy (+ ) → Cực 4 Cực âm ắc quy (- ) → Cực 1 Khoá Cực dương ắc quy (+ ) → Cực 1 Cực âm ắc quy (- ) → Cực 4 Mở khóa + Cửa hậu: Bảng 3.14: Kiểm tra cửa hậu Điều Kiện Đo Điều kiện tiêu chuẩn Cực dương ắc quy (+ ) → Cực 4 Cực âm ắc quy (- ) → Cực 3 Khóa Cực dương ắc quy (+ ) → Cực 3 Cực âm ắc quy (- ) → Cực 4 Mở khóa - Nếu kết quả không như tiêu chuẩn,thay thế khóa cửa.  Kiểm tra dây điện(khóa cửa- rơ le tổ hợp và mát thân xe). 117
  • 118. Hình 3.8: Cụm rơ le đấu dây điện [4] + Ngắt các giắc nối D8,D9,D10,D11 của khóa cửa. + Ngăt các giắc nối B9 của khóa của hậu. + Ngắt các giắc nối 2k và 2R của rơ le tổ hợp. + Đo điện trở của các giắc nối phía dây điện. 118
  • 119. Nối dụng cụ đo Điều kiện tiêu chuẩn D8- 4 - 2R- 28 (ACT+ ) Dưới 1 Ω D8- 1 - 2R- 27 (ACT- ) Dưới 1 Ω D9- 1 - 2K- 10 (ACT- ) Dưới 1 Ω D10- 4 - 2R- 28 (ACT+ ) Dưới 1 Ω D11- 4 - 2K- 11 (ACT+ ) Dưới 1 Ω B9- 4 - 2K- 11 (ACT+ ) Dưới 1 Ω D8- 4 hay 2R- 28 (ACT+ ) - Mát thân xe 10 kΩ trở lên D9- 4 hay 2K- 11 (ACT+ ) - Mát thân xe 10 kΩ trở lên D10- 4 hay 2R- 28 (ACT+ ) - Mát thân xe 10 kΩ trở lên D11- 4 hay 2K- 11 (ACT+ ) - Mát thân xe 10 kΩ trở lên - Nếu kết quả không như tiêu chuẩn,sửa chữa hoặc thay thế dây điện giắc nối. 3.5.2. Hệ thống gạt nước,rửa kính 3.5.2.1. Hệ thống gạt nước và phun nước rửa kính chắn gió không hoạt động hoặc không hoạt động ở vị trí LO, HI, INT, MIST, OFF.  Kiểm tra cụm công tắc gạt nước và rửa kính. - Đo điện trở công tắc. Hình 3.9: Cụm công tắc gạt nước,rửa kính [4] Bảng 3.15:Kiểm tra điện trở công tắc gạt nước rửa kính 119