SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Cholesterol Tốt, Cholesterol Xấu và Năm Loại
Thức Ăn Làm Giảm Cholesterol
BS Vũ Quý Đài
Hồi mấy chục năm trước, dân Mỹ (kể cả giới bác sĩ), ăn uống bừa phứa, hút thuốc lá thả dàn. Tới thập niên 60, mới
thấy cái hại của thuốc lá, và một hai chục năm sau mới dần dần biết ăn uống nhiều chất béo làm tăng nguy cơ bệnh
tim mạch. Cholesterol nổi bật lên như là thủ phạm chính. Nhưng rồi lại nói đến 2 thứ Cholesterol, thứ tốt, thứ xấu.
Vấn đề biến dưỡng Cholesterol trong cơ thể rất phức tạp và có ảnh hưởng sâu rộng, vì thế đã có tới 2 kỳ giải thưởng
Nobel về Y Khoa được trao tặng cho các nhà khảo cứu về Cholesterol, một lần vào năm 1964, và một lần năm 1985.
Cholesterol là gì
Hơn 200 năm trước, người ta tìm ra công thức hoá học của sạn mật, và đặt tên là Cholesterol. Cái tên Cholesterol,
nếu phân tích kiểu chiết tự ra, gồm 3 phần gốc chữ Hy Lạp: chole nghĩa là mật, stereos có nghĩa là chất đặc, hình
khối (âm thanh nổi stereo cũng là ở gốc chữ nầy) và cái đuôi ol đặc thù do công thức hoá học.
Cholesterol thấy nhiều ở màng các tế bào trong cơ thể, giúp cho màng các tế bào được mềm mại, ổn định.
Cholesterol là một thành phần của mật tiết ra từ các tế bào gan, giúp tiêu hoá các chất mỡ béo trong ruột, và cũng
giúp cho việc hấp thụ các sinh tố như A, D, E, K. Cholesterol là tiền thân của sinh tố D, của nhiều chất nội tiết quan
trọng, kể cả các chất nội tiết nam nữ như testosterone, estrogen, progesterone.
Phần lớn Cholesterol được tổng hợp mỗi ngày từ trong cơ thể, phần nhỏ hơn là hấp thụ từ thực phẩm ăn vào.
Cholesterol xấu
Cholesterol không vận chuyển qua hệ thống tuần hoàn trần trụi được, mà là dưới dạng "chất đạm béo" (lipoprotein :
lipo là chất béo, protein là chất đạm): cái bao protein ở ngoài, bên trong là cholesterol và một thứ chất béo nữa gọi là
triglyceride.
Chất béo ta ăn vô, đi từ ruột non lên gan, gan biến dưỡng thành Cholesterol và triglyceride, từ đó qua hệ tuần hoàn
đưa đến các tế bào dưới dạng chất đạm béo.
Những hạt chất đạm béo nầy nhẹ, có tỷ trọng thấp, tiếng Anh gọi là "Low Density Lipoprotein" và hay gọi tắt là LDL.
Người khỏe mạnh bình thường, có ít LDL trong máu. Người có nhiều LDL hay bị Cholesterol cùng với tiểu cầu (là
một thứ huyết cầu) đóng thành mảng bên trong động mạch, có thể làm nghẹt mạch máu, thí dụ nghẹt động mạch
vành nuôi tim sinh đứng tim, nghẹt mạch máu nuôi của một phần của óc, sinh tai biến mạch máu não.
Vì lẽ đó, cho nên người ta gọi LDL là "Cholesterol xấu". LDL trong máu tăng lên là do ăn uống và ít tập luyện thể lực.
Cũng có phần nào là do huyết thống di truyền.
Còn một thứ chất đạm béo, tỷ trọng rất thấp, thường là mang chất béo triglyceride nhiều hơn là Cholesterol. Trước
kia người ta không rõ vai trò của triglyceride, nhưng ngày nay thì thấy rằng nhiều triglyceride cũng là một rủi ro sinh
bệnh tim mạch. Chất đạm béo nầy tiếng Anh tên là "Very Low Density Lipoprotein", gọi tắt là VLDL. Như vậy, VLDL
cũng là một thứ xấu.
Cholesterol tốt
Một thứ chất đạm béo nữa vận chuyển Cholesterol về gan cho gan phá huỷ đi. Chất đạm béo nầy nặng, có tỷ trọng
cao, tiếng Anh gọi là "High Density Lipoprotein", tên tắt là HDL. HDL có khả năng lấy bớt Cholesterol từ các mảng
bám vào thành mạch máu để mang về gan huỷ đi. Cho nên người có nhiều HDL thì giảm dược nguy cơ đứng tim và
tai biến mạch máu não. Nếu HDL ít quá, thì rủi ro đứng tim và tai biến mạch máu não nhiều lên.
Vì vậy, HDL có tên là "cholesterol tốt‖. HDL trong máu bị thấp, có thể là do di truyền, nhưng nếu tập luyện thể lực
nhiều, thì HDL sẽ tăng cao.
Đo Cholesterol trong máu
Cholesterol trong máu bao nhiêu là tốt ? Tài liệu cua Hội Tim Hoa Kỳ xếp hạng như sau :
- Lượng cholesterol (mg/dl) ít hơn 200, hoặc ít hơn 5,2 nếu tính ra mmol/dl* , thì được xếp hạng tốt.
- Lượng cholesterol (mg/dl) từ 200 đến 239, hoặc từ 5,2 đến 6,2 mmol/dl, có thể bị tăng rủi ro bệnh tim mạch.
- Lượng cholesterol nhiều hơn 240, hoặc nhiều hơn 6,2 mmol/ dl, thì nhiều rủi ro bệnh tim mạch.
(* Ở Mỹ thường đo lượng cholesterol trong máu bằng con số mg trong 1 decilit máu (mg/dl). Các phòng thí nghiệm ở
Việt Nam hay dùng đơn vị milimole/dL)
Dựa theo những kết quả khảo cứu gần đây, nhiều Bác Sĩ khuyên bệnh nhân nên giữ cholesterol ở mức dưới 180
mg/dL.
Nhưng ngày nay việc đo lượng cholesterol trong máu thường đi thêm vào chi tiết, cho biết lượng LDL và HDL, nên
căn cứ vào hai thứ này thì chính xác hơn .
LDL nên ở mức dưới 100 mg/dl, nếu là người bình thường. Nếu , là người có những rủi ro khác về bệnh tim mạch,
như là di truyền, hút thuốc, tiểu đường, mập phì, v.v thì nên giữ LDL ở mức dưới 70 mg/dL. Trẻ em nên có lượng
LDL dưới 35 mg/dL.
Trái lại, HDL cao thì tốt. Nên giữ HDL ở mức trên 50 mg/dl.
Cũng có khi phòng thí nghiệm cho biết tỷ số cholesterol/HDL, gọi là ước lượng rủi ro tim mạch.
Thí dụ cholesterol là 200 mg/dl, HDL là 50 mg/dl, thì tỷ số là 200/50 hay là 4. Tỷ số này đừng để quá 5. Giữ ở mức
3,5 là tốt nhất. Tuy nhiên, có ý kiến cho là không cần biết tỷ số này, cứ căn cứ vào lượng cholesterol tổng quát và
LDL, HDL là được rồi.
Năm Loại Thức Ăn Làm Giảm Cholesterol
BS Nguyễn Thị Nhuận
Trước giờ chúng ta nói rất nhiều về những loại thức ăn làm tăng cholesterol và được khuyên là nên tránh chúng. Đại
khái thì những thức ăn như thịt đỏ, lòng, trứng, tôm có nhiều cholesterol. Những thức ăn này lại thường được dùng
để chế biến nhiều món ăn khoái khẩu nên nói gì thì nói chúng ta khó mà cầm lòng để tránh khỏi ăn những thức ăn
này.
Nhưng có những thức ăn nhiều cholesterol thì ngược lại, cũng có những thức ăn chẳng những đã không có
cholesterol mà còn có tác dụng làm giảm mức cholesterol LDL tức loại cholesterol "xấu" và làm giảm nguy cơ bị
bệnh tim. Những loại thức ăn này là gì và có thể chế biến thành những món ngon không ? Sau đây là 5 loại thức ăn
có tác dụng tốt kể trên. Còn chuyện chế biến thành thức ăn ngon thì chắc phải hỏi bà Quốc Việt.
1. Oatmeal và oat bran
Chúng ta đã biết là loại chất sợi tan được (soluble fiber) có tác dụng làm giảm cholesterol xấu LDL. Oatmeal chính là
một loại ngũ cốc có chứa nhiều chất sợi tan được này. Chất này còn được tìm thấy nhiều trong đậu hình thận
(kidney beans), mầm của bắp cải brussel (brusels sprouts), táo, lê, psyllium, barley và mận khô.
Chất sợi tan được làm giảm cholesterol xấu LDL bằng cách nào ? Bằng cách làm giảm sự hấp thụ của cholesterol từ
ruột vào cơ thể. Chất sợi này giống như chất keo và có tác dụng kết hợp với mật (có chứa cholesterol) và cholesterol
từ thức ăn rồi thải ra ngoài.
Chỉ cần ăn khoảng 1 cup rưỡi oatmeal mỗi ngày là sẽ thấy cholesterol giảm xuống. Nếu không thích ăn oatmeal, ta
có thể ăn oat bran hay cereal ăn lạnh làm bằng oatmeal hay oat bran.
Nếu ta ăn 5 tới 10 gram chất sợi tan được mỗi ngày, lượng cholesterol xấu LDL sẽ giảm đi 5 %.
2. Đậu Nành (Mời đọc bài "Đậu Nành Chống Bịnh")
Người Mỹ thường ăn nhiều thịt và nguồn chất đạm chính của họ là từ thịt và từ những nguồn thức ăn động vật. Sách
vở Mỹ thường cho rằng người Á Châu ăn ít thịt và nhiều chất đậu nành hơn họ nên ít bị nguy cô đau tim hơn người
Mỹ. Tuy chúng ta cũng là người Á Châu nhưng khi qua sống ở Mỹ, nơi thức ăn rất rẻ so với đồng lương, thịt cá thì ê
hề, chúng ta cũng tập ăn theo lối người Mỹ, tức là ăn thịt rất nhiều. Như vậy vô tình chúng ta đã bỏ đi một lối ăn uống
tốt để theo một chế độ ăn uống nguy hiểm.
Chất đạm từ đậu nành hay những thức ăn chế biến từ đậu nành như đậu hũ, hột đậu nành, sữa đậu nành, có thể
làm giảm mực cholesterol xấu LDL và chất béo triglycerides, nhất là khi ăn để thay thế nguồn chất đạm động vật.
Ăn 25 tới 50 grams chất đạm đậu nành mỗi ngày sẽ làm giảm cholesterol xấu LDL 4 tới 8 %. Tuy nhiên, chuyện này
không dễ gì thực hiện được vì 25 tới 50 grams đậu nành rất nhiều, khó có người nào có thể ăn nổi trong 1 ngày,
huống gì trong mỗi ngày đều ăn như thế. Những người có mực cholesterol rất cao sẽ được lợi nhiều nhất nếu theo
phương pháp ăn đậu nành này.
Việc đậu nành làm giảm cholesterol có lẽ có liên hệ tới những chất amino acids của nó. Ngoài ra, đậu nành còn chứa
một hợp chất tên là phytoestrogen. Chất nầy có thể làm giảm bệnh tim bằng cách làm nở động mạch vành tim.
Tuy nhiên phụ nữ bị ung thư vú hay có nhiều nguy cơ ung thư vú (thí dụ như có mẹ hay chị bị ung thư vú) thì nên hỏi
lại bác sĩ của mình trước khi ăn đậu nành với số lượng lớn vì người ta chưa biết rõ chất estrogen thực vật chứa
trong đậu nành có thể có tác dụng gì lên ung thư vú hay không.
3. Walnuts
Chữ walnuts được tự điển dịch là hạt "óc chó" có lẽ vì quả walnut cứng và lồi lõm giống như một bộ óc. Đập vỡ quả
này ra, ta sẽ có hạt walnuts trông như hình quả thận nối lại nhưng lồi lõm chứ không phẳng như quả thận. Hạt walnut
ăn bùi và ngon, có lẽ chứa nhiều chất béo không bão hoà. Hạt walnuts có thể làm giảm mức cholesterol trong máu
một cách đáng kể. Nhờ chứa nhiều chất béo không bão hoà, hạt walnut còn có thể giúp các mạch máu đàn hồi dễ
dàng chứ không cứng nhắc.
Nếu ăn nhiều hạt walnuts đến mức 20 % năng lượng của một ngày, mực cholesterol LDL có thể hạ xuống 12 %. Hạt
hạnh nhân almonds cũng có tác dụng tương tự.
Tuy nhiên, bạn nên để ý là các loại hạt đều chứa nhiều chất béo - dù là chất béo tốt - nên có nhiều chất calories. Nếu
ăn nhiều hạt quá, ta có thể bị lên cân. Tốt hơn hết là thay vì dùng những chất béo khác có hại như cheese, bơ, thịt
mỡ ... ta thay thế chúng bằng hạt walnuts.
4. Cá có nhiều mỡ
Những khảo cứu vào thập niên 70 cho thấy người Eskimo ỡ Greenland có mức bệnh tim thấp hơn những giống dân
khác ở Greenland vào cùng một thời kỳ. Khi phân tích thức ăn của các giống dân, người ta thấy dân Eskimo ăn ít
chất mỡ bão hoà và rất nhiều mỡ omega-3 lầy từ cá, cá voi hay hải cẩu.
Những khảo cứu khác càng ngày càng cho thấy ích lợi của việc ăn cá. Những nguồn chất omega-3 fatty acids là
flaxseed, walnuts, dầu canola hay dầu đậu nành.
Chất omega-3 fatty acids làm giảm chất béo triglycerides. Ngoài ra nó còn giúp tim bằng cách giảm huyết áp, giúp
tim đập đều nhịp và giảm nguy cơ bị đông máu trong mạch. Ở những người đã từng bị heart attack, dầu cá làm giảm
nguy cơ chết bất thình lình.
Nên ăn ít nhất là 2 phần cá mỗi tuần. Những loại cá sau đây chứa nhiều chất omega-3 fatty acids nhất: mackerel,
trout ở hồ, herring, sardines, albacore tuna và cá hồi salmon.
Tuy nhiên, nên nhớ cá chỉ có lợi cho tim khi ta ăn cá nướng lò hay nướng vỉ, không phải cá chiên hay cá làm
sandwich.
5. Thức ăn có cho thêm chất plant sterols hay stanolls
Hiện nay, nhiều nhà chế biến thức ăn có cho thêm một chất lấy từ thực vật ra là sterols hay stanols. Những chất nầy
có công thức hoá học rất giống cholesterol, do đó, có thể ngăn chặn việc hấp thụ cholesterol từ ruột vào máu khiến
mức này giảm xuống.
Hai thứ có cho thêm chất sterols này là magarine và nước cam. Nhờ vậy, chúng ta có thể giúp giảm cholesterol LDL
khoảng 10 % mỗi ngày.
Những chất này không có ảnh hưởng lên chất mỡ triglycerides hay chất cholesterol "tốt" HDL. Nó cũng không có ảnh
hưởng lên sự hấp thụ các loại vitamins tan trong mỡ được như A, D, K, và E.
Chỉ số Triglyceride trong máu có liên quan mật thiết tới tim mạch
Nếu bạn đang ở lứa tuổi trung niên và bạn không biết mức Triglyceride-huyết của mình,
có thể bạn đang mang nguy cơ về tim mạch mà không biết.
Có thể nhiều người đã biết thế nào là “bad cholesterol” (LDL) và “good cholesterol”
(HDL) và vai trò của cholesterol như thế nào trong bệnh tim, nhưng triglyceride cũng có
vai trò rất quan trọng.
Triglycerides là gì?
Triglyceides là những hợp chất hóa học cung cấp cho cơ thể năng lượng cẩn
thiết cho sự chuyển hóa (metabolism). Tryglerides là dạng chất béo thông
thường nhất mà chúng ta tiêu thụ và là thành phẩn chính yếu cùa các dẩu
thực vật cũng như mỡ động vật ( animal fats)
Phân tử triglyceride là một dẫn xuất của hoá chất glycerol có chứa ba acid
béo (tri = ba phân tử acid béo + glyceride = glycerol) . Các thành phần này
khi vào ruột non sẽ phân tách ra để rổi sau đó tái kết hợp với cholesterol để
tạo thành chylomicrons. Đây là nguổn năng lượng của các tế bào trong cơ
thể. Các tế bào mỡ và tế bào gan (liver cells) được dùng làm kho tổn trữ và
sẽ phóng thích chylomicrons mỗi khi cơ thể cẩn tới năng lượng.
Mức triglyceride trong máu cao thì có hại ra sao?
Mức triglyceride cao là một yều tố rủi ro gây bệnh vữa xơ động mạch
(atherosclerosis), và sự tạo thành các mảng mỡ làm các động mạch hẹp lại
có thể dận tới đột quỵ (stroke ) hoặc cơn đau tim (heart attack) . Mức
triglyceride cao một cách rõ rệt cũng có thễ gây bệnh gan mỡ (fatty liver
disease) , bệnh viêm tụy (pancreatitis.)
Mức triglyceride trong máu cao cũng có thể có liên quan đến nhựng nguyên
nhân khác như
 bệnh tiểu đường khó điểu chỉnh ( poorly-controlled diabetes)
 bệnh thận (kidney disease)
 thuốc men ( như beta blockers, thuốc lợi ti ểu, thuốc ngừa thai)
Uống rượu có thể làm tăng mức triglyceride trong máu vì kích thích gan sản
xuất thêm acide béo. Tuy nhiên uống rượu có điều độ ( một ly rượu vang, một
lon bia hay một ounce rượu mạnh mỗi ngày) có thể quân bịnh sự gia tăng này
của mức triglyceride-huyết. Thật vậy uống rượu điều độ có thể tăng nhẹ mức
cholesterol tốt (HDL) trong máu và rượu vang đỏ có nhiểu chất chống oxi hoá
có thễ giảm nguy cơ bị bệnh tim(heart disease) Nhưng không phải vì điểu này
mà chúng tôi khuyên các bạn nên bắt đầu uống rượu.
Làm sao biết mức triglyceride trong máu cao?
Muốn kiểm tra mức triglyceride-huyết thì phải lấy máu đem thủ nghiệm.
Thường ra khi thử máu người ta đo cùng một lúc mức triglyceride,
cholesterol HDL và cholesterol LDL (cả ba gộp trong bảng lipoprotein-
lipoprotein panel). Trước khi thử máu bệnh nhân phải nhịn ăn 12 tiếng đồng
hổ .
Mức triglycride-huyết được xem là bình thưởng nếu dưới 150mg mỗi
decileter 150mg/dL)
Từ 150 tới 200mg/dL là mức biên giới (bordeline)
Từ 200mg/dL trở lên là mức cao (rủi ro bị vữa xơ động mạch tăng và
do đó dễ bị bệnh động mạch vành và đột quỵ)
Trên 500mg/dL là mức quá cao ( có thể gây viêm tụy)
Làm sao hạ thấp mức triglyceride
Tiến sĩ Ozner nói: ―Tin đáng mừng là có những chiến lược phòng ngừa rất
hữu hiệu mà bạn có thể theo để hạ thấp mức triglyceride-huyết‖.
Đầu tiên là thực phẩm giàu chất béo omega-3 và các loại cá sống ở vùng
nước lạnh là tốt nhất, đặc biệt như cá hồi, cá thu, herring, cá mòi…‖Các loại
hạt và đậu như đậu óc chó (walnuts), hạt gai (flaxseed) , pecans, hazenut,
đậu nành đều dồi dào chất béo omega-3 và bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ
để dùng thêm các loại dinh dưỡng bổ sung (supplements).
Các chuyên gia khuyên bạn nên tập trung vào kiểu ăn uống của người dân
Địa Trung Hải như cá và gà, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau quả tươi, nhiều tỏi,
dầu ô-liu và uống rượu vang đỏ ở mức vừa phải trong các bữa ăn.
Cần tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo trans fat có nhiều trong
các thứ thực phẩm làm sẵn đóng gói, nhất là bánh kẹp ( cookies) và bánh qui
dòn (crackers). Trái lại loại xô-côla đen, phó-mát Parmesan thì nên dùng
nhưng không đươc lạm dụng.Trans fat là thứ chất béo nguy hiểm nhất vì
chẳng những làm giảm lượng HDL (tốt) mà còn làm gia tăng hàm lượng LDL
(xấu).
Tránh uống rượu mạnh, các thứ nước ngọt có đường.
Khi mua thực phẩm bạn nên tập thói quen nhìn vào bảng chất cấu thành thực
phẩm (ingredients list) ghi trên bao bì và hạn chế việc mua nhiểu những thực
phẩm mà bảng nói trên có ghi những chữ như sau: sucrose, glucose,
fructose, corn syrup, high-fructose corn syrup, maltose, honey or molasses.
Nên tập thể dục thường xuyên vì đây là con đường đúng đắn để làm giảm
cân. Nếu bạn không có thì giờ cũng nên tập mội tuần 3 lần, mỗi lần từ 30 đến
45 phút. Bạn nên tập cho đến khi đổ mồ hôi và nếu bạn ―cảm thấy nhịp tim’‖
tăng nhanh một chút là dấu hiệu tốt.
Và theo NHLBI (National Heart, Lung and Blood Institute ) thì bạn phải bỏ
thuốc lá, nếu đang nghiện.
Và sau hết nếu mức triglyceride vẫn còn cao, bạn sẽ phải gặp bác sĩ để có
các thứ thuốc giảm mỡ như fibrates, statins và niacin ..
Hạ mức cholesterol xấu (LDL) không cẩn uống thuốc
Bác sĩ tim mạch Joseph Keenan thuộc Đại học Minnesota thường kê thuốc hạ
cholesterol statin cho các bệnh nhân của ông. Bản thân ông cũng có bệnh cholesterol
cao khá nặng, nhưng ông lại không dùng đươc statin vì thuốc này gây phản ứng phụ
khó chiụ như co thắt cơ , và thử nghiệm máu cho thấy cơ của ông bị tổn thương. Vào
khoảng 25 phần trăm bệnh nhân đươc kê statin cũng đã phải bỏ thuốc statin trong vòng
sáu tháng như bác sĩ Keenan vậy.
Vậy thì những người như Bác sĩ Keenan phải làm sao đây?
Một số bác sĩ --như bác sĩ Steven Nissen thuộc Cleveland Clinic---tin tưởng vào khả
năng ―cứu mạng‖ của statin và ông bắt buộc bệnh nhân của ông phải thử tất cà sáu
loại khác nhau trước khi kết luận là họ không dung nạp đươc statin. Sau đó , ông cho
bệnh nhân thử một loại thuốc không phải là statin như Zetia, thuốc này làm giảm
cholesterol bẳng cách ức chế sự hấp thu cholesterol trong ruột. Nhưng cũng còn những
―vũ khí‖ khác không phải là thuốc trong cuộc chiến chống cholesterol. Đối với những
người không dung nạp đươc statin—và ngay cả những người có uống statin----các
chiến lươc sau đây có thể giúp họ đánh bại cholesterol xấu
1- Thưc chế quân bình ( balanced diet)
Thưc chế quân bình (balanced diet ) là nển tảng cho bất cứ chế độ sinh hoạt nào
nhằm giảm cholsterol. Đây không có nghĩa là bạn phãi tìm mua những sản phẩm có
dán nhãn ―ít cholesterol‖ (low cholesterol). Thật vậy theo bác sĩ Christopher Gardner
thuộc Đại học Stanford, một thưc chế phức hợp chú trọng vào thảo mộc, cá, rau, ngũ
cốc nguyên hạt và trái cây tốt cho việc giảm cholesterol hơn là một thực chế qui ước
gổm những thức ăn sửa soạn sẵn cũng chứa ít các chất mỡ bão hòa và cholesterol.
Tại sao vậy? Ông Gardner giải thích lý do là vì các thành phẩn của những thực chế mà
chủ yếu là thảo mộc tương tác tích cực với nhau để cải thiện diện đồ cholesterol
(cholesterol profiles). Dĩ nhiện, bạn cũng cẩn phải bớt ăn thịt đỏ, trứng và phomát.
Thực chế Đia trung hải (Mediterranean diet), thưc chế Dash ( Dieteary Approaches to
Stop Hypertension) và thực chế Ornish (thực chế đặc biệt ít thịt và bơ sữa) là những
thức chế biểu tượng cho một thực chế quân bình như nói trên. Một nghiên cứu cho
thấy là thực chế quân bình cũng giảm cholesterol xấu giống như thuốc statin vậy. Bác
sĩ Dean Ornish—người sáng lập ra Preventive Medicine Research Institute , Sausalito,
California----đã chứng tỏ là chương trình đa dạng của ông (ăn kiêng, thể dục, giảm
căng thẳng tâm thẩn và hỗ trợ xã hội), tuy khó thực hiện, nhưng không những có thể
giảm tới 40 phẩn trăm mức cholesterol LDL (xấu) mà còn có thể làm các mảng bám
trên thành động mạch nhỏ lại, điểu mà thuộc statin không làm đươc.
2- Thê dục
Tập thể dục đều đặn là điều thiết yếu. Một số nghiên cứu cho thấy là tập ―aerobic‖ đều
đặn trong thòi gian khoảng 12 tuần lễ có thể tăng cholesterol ―tốt‖ lên 5 hay 10 phẩn
trăm, và có thể nhiểu hơn nữa cho một số ngưởi. Lợi ích đối với mức triglyceride vá áp
huyết cũng thấy có. Mỗi tuẩn nên tẫp aerobic vừa phải, 5 tới 6 ngày, mỗi ngày tối thiểu
30 phút.
3- Các chất dinh dưỡng bổ sung (supplements)
Tại các tiệm thực phẩm thiên nhiên và trên internet có biết bao nhiêu là những sản
phẩm đươc quảng cáo là cài thiện đươc mức cholesterol, nhưng phẩn lớn đểu không
có hoặc có rất ít bằng chứng của sự hữu hiệu (trừ một số-- như acid béo omega-3
chẳng hạn—nhưng cũng chưa đươc nghiên cứu đủ chặt chẽ để quyết đoán sự hữu
hiệu của chúng )
Nhưng có biệt lệ đặc biệt đối với niacin, sterol thực vật và chất xơ hoà tan. Mặc dầu
niacin tăng đường-huyết và làm đỏ mặt nhưng một liều lương hàng ngày (dose) niacin
có thể tăng mức cholesterol HDH (tốt) lên từ 15 tới 35 phẩn trăm và giảm mức
cholesterol LDL (xấu) xuống cỡ 20 phần trăm. Tuy nhiên niacin có rũi ro gây phản ứng
phụ , đặc biệt là khi kết hợp với statin.
Một khẩu phẩn sterol thực phẩm (khoảng 2 gram) mỗi ngày từ các thực phẩm như bơ
margarine, nước cam, và nước gạo (rice milk) cũng có thễ giảm cholesterol LDL
khoảng 15 phẩn trăm.
Ăn nhiểu chất xơ hoà tan, có tự nhiên trong các sản phẩm như lúa mạch (oats), trái hồ
đào (nuts), hat gai (flax) và vỏ hạt mã để (psyllium husk) và có trong các chất dinh
dượng bổ sung như Metamucil cũng có thể hạ mức cholesterol LDL (xấu).
Men gạo đỏ (red rice yeast), một chất dinh dưỡng bổ sung rất thông thường, cũng tốt.
Nhưng trong men này có chứa lovastatin, chất hoạt tính thuộc loại statin của thuốc
Mevacor
Nếp sống thường ra không có tác dụng tốt như statin. Thể dục , một thực chế tốt, và
các chất dinh dưỡng bổ sung nói chung có thễ giảm cholesterol xấu xuống từ 20 tới 40
phần trăm., so sánh với 60-70 phần trăm của statin. Nhưng bác sĩ Keenan ước tính là
khoảng 70 phẩn trăm dân chúng có vấn đề vể cholesterol có thễ kiểm soát mức
cholesterol bằng cách thay đổi nếp sống không thôi. Riêng đối ông thì mức cholestetol
HDL giảm 60 phẩn trăm nhờ vào ăn kiêng, thể dục, niacin và những chất dinh dưỡng
bổ sung khác. Ông nói ― Thật cũng chẳng thua gì lipitor”.
Lowering LDL Cholesterol Without Drugs- Adam Voiland- 02/06/2008
Qúi vị có thể tham khảo thêm
The Smart Take on Statins
Lowest Blood Pressure, Cholesterol Levels the Best
On Medicine: My Life as a Statin Junkie
Vigorous Exercise Can Really Roll Back the Years
The Cardiologist's Perspective on Cholesterol
Chứng bệnh dư cholesterol
Cholesterol có mặt trong mỗi tế bào của cơ thể. Chất này trông giống
như mỡ và là một thành phần quan trọng của các màng tế bào và là
một ―viên đá‖ tạo dựng cho một số hoóc-môn. Nhưng cơ thể chúng ta
tự sản xuất tất cả cholesterol cần dùng nên bất cứ cholesterol nào
chúng ta ăn vào đều dư thừa.
Khi cholesterol trong máu quá dư thừa thì chúng sẽ đóng thành mảng
mỡ trong mạch máu và các mảng này gây trở ngại cho dòng máu chảy
trong các động mạch. Máu có oxygen sẽ không chảy đủ tới tim và như
vậy nguy cơ bị lên cơn đau tim sẽ tăng. Nếu máu chạy lên não mà
thiếu.thì sẽ gây ra đột quỵ (stroke).
Cơn đau tim
Mảng cholesterol (cholesterol plaque) đóng trên
thành đông mach vành (coronary arteries) gây
ra cục đông máu (blood clot) làm nghẽn dòng
máu.tải oxygen tới các cơ tim. Trên hình ta thấy
phẩn cơ tim bị chết (dying muscle)
Đột quỵ
Máu chuyển oxygen lên não bị nghẽn vì cục
đông máu (blood clot) trong động mạch. Trên
hình ta thấy hình vẽ phần não bị tổn thương vì
thiếu máu
Chứng bệnh dư cholesterol huyết ( hypercholesterolemia) không có
triệu chứng gì,chỉ có thử máu mới phát hiện đươc.
Nhưng đáng mừng là chứng bệnh này rất dễ phòng ngừa. Chúng ta chỉ
cần ăn uống cho lành mạnh, tập thể dục đều đặn và thay đổi nếp sống
là có thể giàm đươc. cholesterol. Đôi khi chúng ta cũng cần phải uống
thuốc.
I- ĂN UỐNG LÀNH MẠNH
Dưới đây là năm loại thức ăn chính giúp giảm cholesterol
1- Bột và cám yến mach ( oatmeal and bran)
Yến mạch chứa các chất sợi hoà tan (soluble fibers) làm giảm
lipoprotein mật đô thấp (low density lipoprotein- LDL) tức là cholesterol
―xấu‖. Những thưc phẩm khác như đậu lửa (kidney bean), táo (apple),
lê (pear), psyllium, lúa mạch (barley) và mận (prune) cũng có. chất sợi
hoà tan
Chất sợi hoà tan nói trên giảm sự hấp thu cholesterol qua đường ruột.
Mười gram chất sợi hoà tan hoặc nhiều hơn mỗi ngày sẽ hạ bớt
cholesterol toàn phần và LDL cholesterol (xấu). Một tách rưỡi yến mạch
nấu chín cung cấp 6 gram chất sơi hoà tan, nên ăn thêm trái cây như
chuối chẳng hạn để phụ thêm 4 gram nữa thì đủ số 10 gram mỗi ngày.
2-Hạt óc chó, hạnh nhân … (walnut, alomonds …)
Thí nghiệm cho biết hạt óc chó giảm đáng kề cholesterol trong máu. Vì
chứa nhiều acid đa không bão hòa nên hạt óc chó còn giữ cho các
mach máu đươc lành mạnh và đàn hồi. Hạt hạnh nhân cũng có tác
dụng tương tự và chỉ cần ăn hạnh nhân trong bốn tuần là thấy kết quả
liền.
Một thực chế giảm cholesterol mà 20 phần trăm calori do hạt óc chó
cung cấp có thể giảm tới 12 phẩn trăm cholesterol LDL (xấu). Vì tất cả
các loại hạt nói trên đểu chứa nhiều calori nên chỉ cần ăn một vốc là đủ
( dưới 2 ounce hay 57 gram).
Cũng như đối với bất cứ thực phẩm nào, ăn quá nhiều sẽ làm lên cân,
mà nếu mập quá thì rủi ro bị bệnh tim lại tăng. Muốn tránh lên cân bạn
hãy thay thế các thực phẩm chứa nhiểu chất béo bão hoà bằng các
loại hạt, tỉ dụ như thay vì dùng pho-mát, thịt hay các mảnh bánh mì
nướng để làm sà-lách thì bạn hãy thêm vào sà lach môt nắm hạt óc
chó hay hạnh nhân.
3-Cá và các acid Omega-3
Nghiên cứu đã xác nhận lợi ích giảm cholesterol của cá có mỡ vì loại cá
này chứa nhiều acid béo Omega-3. Các acid béo Omega-3 cũng còn
giúp ích cho tim bằng cách hạ huyết áp và giảm rủi ro bị cục đông máu.
Đối với những người đã bị lên cơn đau tim thì dẩu cá hay các acid béo
Omega-3 còn giảm đáng kể rủi ro bị chết đột ngột.
Các bác sĩ khuyên nên ăn ít nhất hai khẩu phần cá mỗi tuần. Các cá
thu (mackerel), cá hương (lake trout), cá trích (herring), cá mòi
(sardine), cá ngừ (albacore tuna) và cá hồi (salmon) chứa nhiều acid
béo Omega-3 nhất. Tuy nhiên muốn bảo đảm sự lợi ích của cá đối với
tim thì cá nên đươc bò lò hay nướng vỉ.
Bạn nào không thích ăn cá thì có thể ăn hạt lanh xay ( ground flax seed)
hay dùng dầu canola
Bạn cũng có thể uống thuốc bổ sung Omega-3 hay dầu cá nhưng như
vậy bạn chỉ hưởng đươc một số lợi ích mà thôi và không có đươc
những chất dinh dưỡng khác từ cá như selenium. Nếu bạn quyết định
uống thuốc bổ sung thì bạn nên cẩn thận trong ăn uống và chỉ ăn thịt
nạc hay rau thay cho cá
4-Dầu ô-liu
Dầu ô-liu chứa một hỗn hợp các chất chống oxi-hóa mạnh có thể hạ
mức cholesterol LDL (xấu) mà không ảnh hưởng gì tới mức cholesterol
tốt (HDL)
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dươc phẩm (FDA) khuyên nên dùng 2
muỗng súp dầu ô-liu ( 23 gram) mỗi ngày để có thể hưởng lợi ích của
dầu này. Bạn có thể dùng dầu ô-liu để xào rau, thêm vào nước sốt
marinat hay trộn với dấm làm nước sốt cho sà-lách. Bạn cũng có thể
dùng dầu ô-liu để thay cho bơ phết lên thịt
Theo một số nghiên cứu thì lợi ích hạ cholesterol của dầu ô-liu còn
nhiều hơn nữa nều dùng dẩu loại ―extra virgin‖ tức là dầu ít biến chế và
chứa nhiểu chất chống oxi hoá tốt cho tim. Nên tránh dùng dầu loại
―light‖ vì loại này biến chế nhiều, tuy mầu nhạt hơn nhưng lượng chất
béo hay calori vẫn cao.
5-Thực phẩm tăng cường sterol thực vật hay stanol
Hiên nay trên thị trường có bán những thực phẩm tăng cường sterol
hay stanol là những chất chiết từ thảo mộc có công dụng ngăn chặn sự
hấp thu cholesterol.
Margarine, nước cam vắt, hay yogurt tăng cường sterol thực vật có thể
giảm tới hơn 10 phần trăm cholesterol. Muốn có kết quả thì mỗi ngày
cần ít nhất 2 gram sterol thực vật , tương đương với 237 millilít (
khoảng 2 lần 8 ounce) nước cam vắt tăng cường sterol thực vât,
Sterol thực vật hay stanol trong thực phẩm tăng cường không có ảnh
hưởng lên các mức triglycerides và HDL cholesterol (tốt) mà cũng
không làm xáo trộn sư hấp thu các vitamin hoà tan trong mỡ như
vitamin A,D,E và K
Hội American Heart Association khuyên các người có mức cholesterol
LDL (xấu) cao hơn 160 mg/ decilit (4.1 mmol/L) nên ăn các thực phẩm
tăng cường sterol thực vật
Chú giải
Khi muốn thay đổi chế độ ăn uống, bạn cần nghĩ tới việc cắt giảm các
loại và số lương chất béo làm tăng cholesterol.mà bạn đang ăn Như
vậy bạn sẽ cải thiện đươc mức cholesterol nói riêng và sức khoẻ của
bạn nói chung.
Khi cắt giảm chất béo, bạn nên chú trong vào các chất béo bão hoà và
chất béo trans fat..Các chất béo bão hòa trong thịt và một số dầu làm
tăng cholesterol toàn phần. Các chất béo trans fat —đôi khi dùng làm
bánh qui và bánh ngọt --- đăc biệt không tốt vì làm tăng cholesterol xấu
LDL và làm giảm cholesterol tốt HDL. Bạn nên cố gắng giới han số
calori cung cấp bởi chất béo bão hoà xuống dưới 10 % một ngày và
loai bỏ càng nhiểu chất béo trans fat càng tốt,
II- NẾP SỐNG LÀNH MẠNH
Dưới đây là năm thay đổi hàng đầu vể nếp sống để giảm cholesterol
1- Giảm cân
Nặng hơn tiểu chuẩn vài pound cũng đủ làm cholesterol tăng. Do đó chỉ
cần gầy đi từ 5 tới 10 pound ( 2.3 tới 6 kg) cũng đủ hạ thấp mức
cholesterol
Bạn hãy thẳng thắn duyệt xét thói quen ăn uống và công việc thuờng
làm hàng ngày rồi cân nhắc nhu cầu phải giảm cân và phương cách để
thực hiện điều đó
Nếu tới giờ ăn bạn cảm thấy bực bội hay chán nản thì bạn hãy đi dạo
một vòng..
Nếu buổi trưa nào bạn cũng phải mua đổ ăn nhanh thì bạn hãy chiụ
khó mang theo từ nhà môt ít thức ăn lành mạnh mà ăn cho tốt.. Khi ngổi
xem ti vi bạn hãy ăn vài củ cà-rốt thay vì vừa xem vừa nhai khoai
chiên. Ngoài ra bạn nên tìm cách vận động nhiểu hơn trong khi làm
công viêc hàng ngày, tỉ như leo cầu thang thay vì đi thang máy. Bạn
nên nhớ là vận đông —nhiều lẩn một ngày, mỗi lần chỉ chừng mười
phút thôi cũng đủ giúp bạn giảm cân. Điều chính yếu là môt khi đã
quyết định thay đổi thì bạn đừng có đồi ý.
2- Ăn những thức ăn bổ dưỡng cho tim
Ngay cả nếu trong nhiều năm qua bạn ăn uống bừa bãi mà bây giờ
bạn thay đổi nếp sống thỉ vẫn có thể giảm cholesterol và cải thiện sức
khỏe của tim
- Lựa chọn những chất béo lành manh hon.
Chất béo bão hòa trong thịt đỏ và sản phẩm bơ sữa làm tăng
cholesterol toàn phẩn và cholesterol xấu (LDL) Nói chung , bạn không
được dung nạp mỗi ngày quá 10 phẩn trăm calori từ chất béo bão
hòa. Bạn hãy chọn những miếng thit nạc , những sản phẩm bơ sữa có
ít chất béo,và những chất béo đơn không bão hoà thường có trong ô
liu, đậu phọng và dầu canola.
-Loai bỏ các chất béo trans fat
Chất béo transfat có trong các thức ăn chiên và nhiểu sản phẩm bầy
bán ngoài chợ như bánh qui, bánh qui dòn, bánh ngọt snack.
Ban đừng tin vào nhãn ―trans fat free‖ (không có trans fat) dán trên bao
bì vì tại Hoa kỳ nếu một thực phẩm chứa dưới 0.5gram trans fat cho
mỗi khẩu phần thì đươc coi là không có trans fat .Tuy rằng số lượng
thấy nhỏ vậy nhưng nó sẽ tích luỹ nhanh chóng nếu bạn ăn quá nhiểu
các thức ăn ấy. Bạn nhớ phải đọc kỹ bảng liệt kê thành phẩn nếu thấy
có ghi chữ ― dầu hydrogen hóa‖ (hydrogenated oil) thì chắc chắn thức
ăn ấy có trans fat
-Hạn chế lượng cholesterol dung nạp
Lượng cholesterol dung nap không nên vượt quá 300 mg /ngày—hoặc
dưới 200mg cho người bị bệnh tim. Đồ lòng gia súc , lòng đỏ trứng và
các sản phẩm sữa nguyên chất chứa nhiều cholesterol nhất. Bạn hãy
lựa chọn thit nạc , trứng ―giả‖ và sữa đã lấy hết kem
-Lực chọn ngũ cốc nguyên hạt
Nhiểu chất dinh dưỡng khác nhau trong ngũ cốc nguyên hạt có lợi cho
tim.
Bạn hãy ăn bánh mì nguyên hạt, mì nguyên hạt , bột lúa mi nguyên hạt
và gạo lức
-Dự trữ trái cây và rau.
Trái cây và rau chứa nhiểu chất sợi có công dung giảm cholesterol.
Mùa nào thì bạn nên ăn trái cây mùa nấy. Nếu bạn thích trái cây khô
thì chỉ nên ăn mỗi ngày một vốc bằng nắm tay thôi (khoảng một hay hai
ounce) vì trái cây khô có nhiều calori hơn trái cây tươi
-Ăn các thực phẩm có nhiều acid béo Omega-3
Các acid béo Omega-3 giúp giảm cholesterol xấu (LDL). Một số loại cá
như cá hồi, cá thu , cá kèo chứa nhiều acid béo Omega-3. Các nguồn
Omega -3 khác gồm có hạt óc chó (walnut), hạt hạnh nhân và hạt lanh
xay.
3- Tập thể dục mỗi ngày
Dù bạn có béo hay không, tập thể dục vẫn giúp giảm cholesterol. Hơn
nữa các hoạt động thể lực vừa phải có thể làm tăng cholesterol tốt
(HDL). Nếu bác sĩ đổng ý, bạn có thể tập từ 30 tới 60 phút mỗi
ngày.Bạn hãy đi bộ nhanh vào giờ nghỉ trưa. Bạn hãy đi làm bằng xe
đạp. Bạn hãy bơi vài vòng. Bạn hãy chơi một môn thê thao ưa thích.
Muốn có động cơ thúc đẩy, bạn nên kiểm một bạn cùng tập hoặc gia
nhâp một nhóm nào đó. Và bạn nên nhớ bất cứ hoạt động nào cũng
đều hữu ích. Ngay cả khi bạn leo cẩu thang thay vì dùng thang máy
hoặc làm vài động tác đứng lên ngổi xuống trong khi xem TV cũng đem
lại lợi ích cho sức khoẻ
4- Bỏ hút thuốc
Nếu bạn đang hút thuốc thì nên ngưng liền. Bỏ thuốc sẽ giúp cải thiện
mức cholesterol tốt (HDL). Và lợi ich không phải chỉ có thế đâu. Chỉ 20
phút sau khi bỏ thuốc, huyếp áp sẽ giảm. Trong vòng 24 tiếng rủi ro bị
lên cơn đau tim cũng giảm. Sau một năm rủi ro bị bệnh tim chỉ bằng
phân nửa so với người nghiện thuốc. Sau 15 năm rủi ro sẽ tương tự
như nguời chưa bao giờ hút thuốc
5- Uống rươu có điều độ
Uống rượu điều độ có liên hệ với mức cholesterol HDL (tốt) cao ,
nhưng lợi ích không đủ nhiều để khuyến khích những người chưa bao
giờ uống rượu Nếu bạn thích rượu thi chỉ nên uống có chừng mực tức
lá không quá môt ly mỗi ngày cho phụ nữ và một tới hai ly cho đàn ông.
Uống quá nhiều rượu có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng về sức
khoẻ như cao huyết áp, trụy tim hay đột quỵ
Chú thích
Nhiều khi thay đổi nếp sống cho lành mạnh không đủ để hạ mức
cholesterol. Khi thay đổi nếp sống bạn phải lựa chọn nếp sống nào mà
bạn có thể tiếp tuc duy trì sự thay đổi lâu dài và bạn đừng nên nản lòng
khi không thấy kết quả ngay. Nếu bác sĩ khuyên bạn nên uống thuốc để
hạ mức cholesterol thì bạn hãy làm theo như chỉ dẫn
III - CHỮA TRỊ
Thay đổi nếp sống có thể cải thiện mức cholesterol. Nếu sau những
thay đổi quan trọng như ăn uống lành mạnh hơn, vận động thể lực đều
đặn và tránh không hút thuốc mà mức cholesterol toàn phần của bạn--
đặc biệt là mức cholesterol xấu LDL--vẫn cao thì bạn sẽ đươc bác sĩ kê
toa thuốc để uống.
1- Làm sao biết mức cholesterol vẫn còn cao?
Bác sĩ sẽ gởi bạn tới phòng thí nghiệm để lấy máu kiểm tra các mức
cholesterol.
Thử nghiệm máu này đươc gọi là lipid panel/ lipid profile và cho biết
- cholesterol toàn phần
- LDL cholesterol
- HDL cholesterol
- Triglycerides (một loại chất béo trong máu)
Muốn chính xác bệnh nhân không đươc ăn uống gì (ngoại trừ uống
nước lã) từ 9 đến 12 tiếng trước khi lấy máu.
Kết quả thử nghiệm đươc lý giải như sau
Cholesterol toàn phần
Dươì 200 mg/dL mong muốn
200 – 239 mg/dL mấp mé cao
240 mg/dL hay hơn cao
LDL cholesterol
dưới 70 mg/dL tối ưu cho người có rủi ro bị bệnh
tim rất cao
dưới 100mg/dL tối ưu cho những người có rủi ro bị
bênh tim
100 – 129 mg/dL gần tối ưu
130 - 159 mg/dL mấp mé cao
160 - 189 mg/dL cao
190 mg/dL rất cao
HDL cholesterol
dưới 40 mg/dL kém
40 – 59 mg/dL khá hơn
60 mg/dL hay hơn tốt nhất
Triglycerides
dưới 150 mg/dL mong muốn
150 – 199 mg/dL mấp mé cao
200 – 499 mg/dL cao
500 mg/dL hay hơn rất cao
Vì LDL cholesterol (xấu) có liên kết trực tiếp với bệnh tim nên trị liệu
nhắm chính yếu vào việc giàm mức cholesterol LDL này. Điều này
không phài đơn giản như biễu đồ cho thấy bởi vỉ mức LDL có thể thay
đổi tùy theo rủi ro bị bệnh tim mạch của mỗi ngưởi.
Đối với đại đa số thì mức LDL phải dưới 130 mg/dL. Nếu người nào có
những yếu tố rủi ro khác về bệnh tim thì mức LDL có thể dưới 100
mg/dL. Nếu rủi ro bị bệnh tim rất cao thì mức LDL có thể hạ xuống tới
dưới 70mg/dL
Vậy những ai đươc coi là có rủi ro rất cao?
Đó là những người đã có lần bị lên cơn đau tim hay
những người bị bệnh tiểu đường. . Ngoài ra hai
hoặc trên hai yểu tố rủi ro dưới đây cũng liệt một
người vào loại có rủi ro rất cao
-hút thuốc lá
-cao huyết áp
-HDL cholesterol (tốt) thấp.
-gia đình có tiểu sử bị bệnh tim lúc trẻ
-đàn ông trên 45 tuổi, đàn bà trên 55 tuổi.
2-Các loại thuốc giảm cholesterol
Việc lựa chọn thuốc hay kết hợp các thuốc khác nhau phụ thuộc vào
nhiểu yếu tố như các yếu tố rủi ro cá nhân, tuổi tác, tình trạng sức khoẻ
và các tác dụng phụ của thuốc,
Thông thường bác sĩ có những lựa chọn sau đây:
-Statins
Statins—là thuốc thông dụng nhất –có công dụng phong bế một chất
mà gan cần tới để sàn xuất cholesterol. Cholesterol trong các tế bào
gan bị giảm làm cho gan phài hút cholesterol từ máu.. Statins còn giúp
tái hấp thu cholesterol từ các chất lắng đọng trên thành động mạch và
như vậy có thể đảo đổi bệnh động mạch vành.
Các chất statins chính là atorvastatin (Lipitor), fluvastatin (Lescol),
lovastatin (Altoprev,
Mevacor), pravastatin (Pravachol), rosuvastatin (Crestor)
và simvastatin(Zocor)
-Bile-acid-binding resins
Gan sử dụng cholesterol để làm ra các acid mât cần thiết cho sự tiêu
hoá.Các thuốc cholestyramine (Prevalite,
Questran), colesevelam (WelChol) và colestipol(Colestid) giảm
cholesterol một cách gián tiếp bẳng cách bám dính vào các acid mật.
Điều này ép buộc gan phải sử dụng cholesterol dư thừa để sản xuất
thêm acid mật , và do đó làm giảm cholesterol trong máu
-Cholesterol absorption inhibitors
Ruột non hấp thu cholesterol từ thức ăn rồi phóng thích vào máu.
Thuốc esetimibe (Zetia) giúp giảm cholesterol trong máu bằng cách hạn
chế sự hấp thu cholesterol mang tới bởi thức ăn.
-Combination cholesterol absorption inhibor and statin
Thuốc kết hợp ezetimibe-simvastatin (Vytorin) giảm cả sự hấp thu
cholesterol bởi ruột non và cả sư sản xuất cholesterol trong gan
Nếu mức triglycerides cũng cao thì bác sĩ có thể kê các thuốc sau đây
-FIbrates
Các thuốc fenofibrate (Lofibra, Tricor) và gemfibrozil (Lopid) giảm
triglycerides bẳng cách cản trở gan sản xuất ra lipoprotein mật độ rất
thấp (VLDL cholesterol) và tăng tốc việc lấy triglycerides ra khỏi máu..
VLDL cholesterol chứa phần lớn triglycerides
-Niacin
Niacin (Niaspan) giảm triglycerides bẳng cách han chế khả năng sản
xuất cholesterol LDL và VLDL của gan. Niacin mua theo toa bác sĩ mới
thích hợp vì thuốc dinh dưỡng bổ sung có chứa niacin bán tự do không
có hiệu quả hạ mức triglycerides…
Tất cả các thuốc trên đều đươc cơ thể dung nạp tốt nhưng hiệu năng
thay đổi tùy theo bệnh nhân. Các tác dụng phụ thông thường là đau nơi
da dày, táo bón, buồn nôn và tiêu chảy,. Khi uống thuốc cholesterol,
bác sĩ sẽ kiểm tra đinh kỳ chức năng của gan xem gan có bị ảnh hưởng
của thuốc không
3-Các sản phẩm thiên nhiên giúp giảm cholesterol
Môt số ít sản phẩm thiên nhiên đã đươc chứng tỏ là có thể giảm
cholesterol,.
Nều được bác sĩ đồng ý, bạn có thể thử các chất bổ sung và sản phẩm
giảm cholesterol sau đây:
- trích ly của atisô
- lúa mạch
- beta-sitosterol ( có bán dưới dạng thuốc bổ sung và có trong một số
loại margarine như Take Control)
- blond psyllium (có trong vỏ hạt và các sản phẩm như Metamucil)
- trích ly của tỏi.
- cám yến mạch (oat bran) ( có trong bột yến mạch và yến mạch
nguyên hạt)
- sitostanol ( cóbán dưới dạng thuốc bổ sung và có trong một số
margarine như Benecol)
Khi dùng những sản phẩm thiên nhiên này bạn cần cho bác sị trị liệu
biết.
High blood cholesterol- MayoClinic- 05/31/08
Các cục đông máu trong tĩnh mạch tăng rủi ro bị lên cơn đau tim
Cuc đông máu trong tĩnh mạch (vein blood clots) tăng gần gấp đôi rủi ro bị lên
cơn đau tim hay đột quỵ trong vòng thời gian một năm.
Cho tới nay người ta đã biết là cuc đông máu trong động mạch vành là
nguyên nhân thông thường của các cơn đau tim và đột qụy, còn cuc đông
máu trong tĩnh mạch không có liên quan gì. Nhưng theo nghiên cứu mới đây
tại Đan mạch,cuc đông máu trong tĩnh mạch có khả năng tăng tới 90 phần
trăm rủi ro bị lên cơn đau tim hay đột qụy trong vòng thời gian một năm.
Trong báo cáo đăng trên tạp chí Lancet, bác sĩ Henrick Sorensen, trưởng
nhóm nghiên cứu Đan mạch cho biết ―Đây là lần đầu tiên một sự liên hệ như
vậy đã được xác định” Ông cho biết là hiên nay chưa ai biết lý do tại sao cục
đông máu trong tĩnh mạch, các cơn đau tim và đột qụy lại có liên hệ với nhau,
nhưng theo ông bệnh mập phì có thể là một yếu tố chủ chốt.
Các cục đông máu trong tĩnh mạch xẩy ra khi dòng máu trong tĩnh mạch sâu
(deep vein) bị hạn chế--thường ra ở chân. Chứng huyết khối tĩnh mạch sâu
(deep vein thrombosis-DVT)) tự nó không nguy hiểm tới tính mạng nhưng có
thể làm chết người nếu các cuc đông máu truyền qua cơ thể lên tới phổi gây
nên chứng nghẽn mạch phổi.
Hình bên mặt cho thấy cục đông máu trong tĩnh
mạch nơi bắp đùi làm phần chân dưới bì viêm
sưng
Theo bác sĩ Sorensen việc phát hiện ra sự liên hệ giữa các cục đông máu
trong tĩnh mạch với các cơn đau tim và đột qụy qủa là bất ngờ bởi vì sự kiên
xẩy ra hoàn tòan khác với điều người ta vẫn coi như là nguyên nhân chính
gây ra các các cơn đau tim. Tỉ như, các nhà khoa học đã biết từ lâu là các
cơn đau tim và đột quỵ xẩy ra vì thành động mạch cứng lại, thế mà các cục
đông máu đâu có làm các tĩnh mạch cứng lại.. Bác sĩ Sorensen kết luận ―Các
tĩnh mạch không có cùng môt tiến trình vì vậy chúng tôi rất ngạc nhiên thấy có
sự liên hệ”
Vein clots up risk of heart attack- Michael Kahn- 11/22/07

More Related Content

Similar to Cholesterol

Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấuNhững món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
reanna781
 
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấuNhững món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
clifton851
 
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấuNhững món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
jone713
 
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấuNhững món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
angelyn336
 
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấuNhững món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
shanika680
 
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấuNhững món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
exie528
 
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterolNhững thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
stella387
 
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterolNhững thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
renna373
 
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterolNhững thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
jackie293
 
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterolNhững thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
jimmie571
 
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterolNhững thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
bernardo138
 
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterolNhững thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
verona159
 
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterolNhững thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
iluminada847
 
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterolNhững thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
judith189
 
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterolNhững thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
arturo209
 
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở ngườiCholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
antone418
 
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở ngườiCholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
regena418
 
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở ngườiCholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
shanti774
 
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở ngườiCholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
milissa776
 
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở ngườiCholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
shanika400
 

Similar to Cholesterol (20)

Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấuNhững món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
 
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấuNhững món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
 
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấuNhững món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
 
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấuNhững món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
 
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấuNhững món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
 
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấuNhững món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
Những món ăn chứa nhiều cholesterol xấu
 
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterolNhững thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
 
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterolNhững thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
 
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterolNhững thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
 
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterolNhững thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
 
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterolNhững thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
 
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterolNhững thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
 
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterolNhững thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
 
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterolNhững thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
 
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterolNhững thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
 
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở ngườiCholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
 
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở ngườiCholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
 
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở ngườiCholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
 
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở ngườiCholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
 
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở ngườiCholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
Cholesterol - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính ở người
 

Cholesterol

  • 1. Cholesterol Tốt, Cholesterol Xấu và Năm Loại Thức Ăn Làm Giảm Cholesterol BS Vũ Quý Đài Hồi mấy chục năm trước, dân Mỹ (kể cả giới bác sĩ), ăn uống bừa phứa, hút thuốc lá thả dàn. Tới thập niên 60, mới thấy cái hại của thuốc lá, và một hai chục năm sau mới dần dần biết ăn uống nhiều chất béo làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Cholesterol nổi bật lên như là thủ phạm chính. Nhưng rồi lại nói đến 2 thứ Cholesterol, thứ tốt, thứ xấu. Vấn đề biến dưỡng Cholesterol trong cơ thể rất phức tạp và có ảnh hưởng sâu rộng, vì thế đã có tới 2 kỳ giải thưởng Nobel về Y Khoa được trao tặng cho các nhà khảo cứu về Cholesterol, một lần vào năm 1964, và một lần năm 1985. Cholesterol là gì Hơn 200 năm trước, người ta tìm ra công thức hoá học của sạn mật, và đặt tên là Cholesterol. Cái tên Cholesterol, nếu phân tích kiểu chiết tự ra, gồm 3 phần gốc chữ Hy Lạp: chole nghĩa là mật, stereos có nghĩa là chất đặc, hình khối (âm thanh nổi stereo cũng là ở gốc chữ nầy) và cái đuôi ol đặc thù do công thức hoá học. Cholesterol thấy nhiều ở màng các tế bào trong cơ thể, giúp cho màng các tế bào được mềm mại, ổn định. Cholesterol là một thành phần của mật tiết ra từ các tế bào gan, giúp tiêu hoá các chất mỡ béo trong ruột, và cũng giúp cho việc hấp thụ các sinh tố như A, D, E, K. Cholesterol là tiền thân của sinh tố D, của nhiều chất nội tiết quan trọng, kể cả các chất nội tiết nam nữ như testosterone, estrogen, progesterone. Phần lớn Cholesterol được tổng hợp mỗi ngày từ trong cơ thể, phần nhỏ hơn là hấp thụ từ thực phẩm ăn vào. Cholesterol xấu Cholesterol không vận chuyển qua hệ thống tuần hoàn trần trụi được, mà là dưới dạng "chất đạm béo" (lipoprotein : lipo là chất béo, protein là chất đạm): cái bao protein ở ngoài, bên trong là cholesterol và một thứ chất béo nữa gọi là triglyceride. Chất béo ta ăn vô, đi từ ruột non lên gan, gan biến dưỡng thành Cholesterol và triglyceride, từ đó qua hệ tuần hoàn đưa đến các tế bào dưới dạng chất đạm béo. Những hạt chất đạm béo nầy nhẹ, có tỷ trọng thấp, tiếng Anh gọi là "Low Density Lipoprotein" và hay gọi tắt là LDL. Người khỏe mạnh bình thường, có ít LDL trong máu. Người có nhiều LDL hay bị Cholesterol cùng với tiểu cầu (là một thứ huyết cầu) đóng thành mảng bên trong động mạch, có thể làm nghẹt mạch máu, thí dụ nghẹt động mạch vành nuôi tim sinh đứng tim, nghẹt mạch máu nuôi của một phần của óc, sinh tai biến mạch máu não. Vì lẽ đó, cho nên người ta gọi LDL là "Cholesterol xấu". LDL trong máu tăng lên là do ăn uống và ít tập luyện thể lực. Cũng có phần nào là do huyết thống di truyền. Còn một thứ chất đạm béo, tỷ trọng rất thấp, thường là mang chất béo triglyceride nhiều hơn là Cholesterol. Trước kia người ta không rõ vai trò của triglyceride, nhưng ngày nay thì thấy rằng nhiều triglyceride cũng là một rủi ro sinh bệnh tim mạch. Chất đạm béo nầy tiếng Anh tên là "Very Low Density Lipoprotein", gọi tắt là VLDL. Như vậy, VLDL cũng là một thứ xấu. Cholesterol tốt Một thứ chất đạm béo nữa vận chuyển Cholesterol về gan cho gan phá huỷ đi. Chất đạm béo nầy nặng, có tỷ trọng cao, tiếng Anh gọi là "High Density Lipoprotein", tên tắt là HDL. HDL có khả năng lấy bớt Cholesterol từ các mảng bám vào thành mạch máu để mang về gan huỷ đi. Cho nên người có nhiều HDL thì giảm dược nguy cơ đứng tim và tai biến mạch máu não. Nếu HDL ít quá, thì rủi ro đứng tim và tai biến mạch máu não nhiều lên.
  • 2. Vì vậy, HDL có tên là "cholesterol tốt‖. HDL trong máu bị thấp, có thể là do di truyền, nhưng nếu tập luyện thể lực nhiều, thì HDL sẽ tăng cao. Đo Cholesterol trong máu Cholesterol trong máu bao nhiêu là tốt ? Tài liệu cua Hội Tim Hoa Kỳ xếp hạng như sau : - Lượng cholesterol (mg/dl) ít hơn 200, hoặc ít hơn 5,2 nếu tính ra mmol/dl* , thì được xếp hạng tốt. - Lượng cholesterol (mg/dl) từ 200 đến 239, hoặc từ 5,2 đến 6,2 mmol/dl, có thể bị tăng rủi ro bệnh tim mạch. - Lượng cholesterol nhiều hơn 240, hoặc nhiều hơn 6,2 mmol/ dl, thì nhiều rủi ro bệnh tim mạch. (* Ở Mỹ thường đo lượng cholesterol trong máu bằng con số mg trong 1 decilit máu (mg/dl). Các phòng thí nghiệm ở Việt Nam hay dùng đơn vị milimole/dL) Dựa theo những kết quả khảo cứu gần đây, nhiều Bác Sĩ khuyên bệnh nhân nên giữ cholesterol ở mức dưới 180 mg/dL. Nhưng ngày nay việc đo lượng cholesterol trong máu thường đi thêm vào chi tiết, cho biết lượng LDL và HDL, nên căn cứ vào hai thứ này thì chính xác hơn . LDL nên ở mức dưới 100 mg/dl, nếu là người bình thường. Nếu , là người có những rủi ro khác về bệnh tim mạch, như là di truyền, hút thuốc, tiểu đường, mập phì, v.v thì nên giữ LDL ở mức dưới 70 mg/dL. Trẻ em nên có lượng LDL dưới 35 mg/dL. Trái lại, HDL cao thì tốt. Nên giữ HDL ở mức trên 50 mg/dl. Cũng có khi phòng thí nghiệm cho biết tỷ số cholesterol/HDL, gọi là ước lượng rủi ro tim mạch. Thí dụ cholesterol là 200 mg/dl, HDL là 50 mg/dl, thì tỷ số là 200/50 hay là 4. Tỷ số này đừng để quá 5. Giữ ở mức 3,5 là tốt nhất. Tuy nhiên, có ý kiến cho là không cần biết tỷ số này, cứ căn cứ vào lượng cholesterol tổng quát và LDL, HDL là được rồi. Năm Loại Thức Ăn Làm Giảm Cholesterol BS Nguyễn Thị Nhuận Trước giờ chúng ta nói rất nhiều về những loại thức ăn làm tăng cholesterol và được khuyên là nên tránh chúng. Đại khái thì những thức ăn như thịt đỏ, lòng, trứng, tôm có nhiều cholesterol. Những thức ăn này lại thường được dùng để chế biến nhiều món ăn khoái khẩu nên nói gì thì nói chúng ta khó mà cầm lòng để tránh khỏi ăn những thức ăn này. Nhưng có những thức ăn nhiều cholesterol thì ngược lại, cũng có những thức ăn chẳng những đã không có cholesterol mà còn có tác dụng làm giảm mức cholesterol LDL tức loại cholesterol "xấu" và làm giảm nguy cơ bị bệnh tim. Những loại thức ăn này là gì và có thể chế biến thành những món ngon không ? Sau đây là 5 loại thức ăn có tác dụng tốt kể trên. Còn chuyện chế biến thành thức ăn ngon thì chắc phải hỏi bà Quốc Việt. 1. Oatmeal và oat bran Chúng ta đã biết là loại chất sợi tan được (soluble fiber) có tác dụng làm giảm cholesterol xấu LDL. Oatmeal chính là một loại ngũ cốc có chứa nhiều chất sợi tan được này. Chất này còn được tìm thấy nhiều trong đậu hình thận (kidney beans), mầm của bắp cải brussel (brusels sprouts), táo, lê, psyllium, barley và mận khô. Chất sợi tan được làm giảm cholesterol xấu LDL bằng cách nào ? Bằng cách làm giảm sự hấp thụ của cholesterol từ ruột vào cơ thể. Chất sợi này giống như chất keo và có tác dụng kết hợp với mật (có chứa cholesterol) và cholesterol từ thức ăn rồi thải ra ngoài. Chỉ cần ăn khoảng 1 cup rưỡi oatmeal mỗi ngày là sẽ thấy cholesterol giảm xuống. Nếu không thích ăn oatmeal, ta có thể ăn oat bran hay cereal ăn lạnh làm bằng oatmeal hay oat bran. Nếu ta ăn 5 tới 10 gram chất sợi tan được mỗi ngày, lượng cholesterol xấu LDL sẽ giảm đi 5 %.
  • 3. 2. Đậu Nành (Mời đọc bài "Đậu Nành Chống Bịnh") Người Mỹ thường ăn nhiều thịt và nguồn chất đạm chính của họ là từ thịt và từ những nguồn thức ăn động vật. Sách vở Mỹ thường cho rằng người Á Châu ăn ít thịt và nhiều chất đậu nành hơn họ nên ít bị nguy cô đau tim hơn người Mỹ. Tuy chúng ta cũng là người Á Châu nhưng khi qua sống ở Mỹ, nơi thức ăn rất rẻ so với đồng lương, thịt cá thì ê hề, chúng ta cũng tập ăn theo lối người Mỹ, tức là ăn thịt rất nhiều. Như vậy vô tình chúng ta đã bỏ đi một lối ăn uống tốt để theo một chế độ ăn uống nguy hiểm. Chất đạm từ đậu nành hay những thức ăn chế biến từ đậu nành như đậu hũ, hột đậu nành, sữa đậu nành, có thể làm giảm mực cholesterol xấu LDL và chất béo triglycerides, nhất là khi ăn để thay thế nguồn chất đạm động vật. Ăn 25 tới 50 grams chất đạm đậu nành mỗi ngày sẽ làm giảm cholesterol xấu LDL 4 tới 8 %. Tuy nhiên, chuyện này không dễ gì thực hiện được vì 25 tới 50 grams đậu nành rất nhiều, khó có người nào có thể ăn nổi trong 1 ngày, huống gì trong mỗi ngày đều ăn như thế. Những người có mực cholesterol rất cao sẽ được lợi nhiều nhất nếu theo phương pháp ăn đậu nành này. Việc đậu nành làm giảm cholesterol có lẽ có liên hệ tới những chất amino acids của nó. Ngoài ra, đậu nành còn chứa một hợp chất tên là phytoestrogen. Chất nầy có thể làm giảm bệnh tim bằng cách làm nở động mạch vành tim. Tuy nhiên phụ nữ bị ung thư vú hay có nhiều nguy cơ ung thư vú (thí dụ như có mẹ hay chị bị ung thư vú) thì nên hỏi lại bác sĩ của mình trước khi ăn đậu nành với số lượng lớn vì người ta chưa biết rõ chất estrogen thực vật chứa trong đậu nành có thể có tác dụng gì lên ung thư vú hay không. 3. Walnuts Chữ walnuts được tự điển dịch là hạt "óc chó" có lẽ vì quả walnut cứng và lồi lõm giống như một bộ óc. Đập vỡ quả này ra, ta sẽ có hạt walnuts trông như hình quả thận nối lại nhưng lồi lõm chứ không phẳng như quả thận. Hạt walnut ăn bùi và ngon, có lẽ chứa nhiều chất béo không bão hoà. Hạt walnuts có thể làm giảm mức cholesterol trong máu một cách đáng kể. Nhờ chứa nhiều chất béo không bão hoà, hạt walnut còn có thể giúp các mạch máu đàn hồi dễ dàng chứ không cứng nhắc. Nếu ăn nhiều hạt walnuts đến mức 20 % năng lượng của một ngày, mực cholesterol LDL có thể hạ xuống 12 %. Hạt hạnh nhân almonds cũng có tác dụng tương tự. Tuy nhiên, bạn nên để ý là các loại hạt đều chứa nhiều chất béo - dù là chất béo tốt - nên có nhiều chất calories. Nếu ăn nhiều hạt quá, ta có thể bị lên cân. Tốt hơn hết là thay vì dùng những chất béo khác có hại như cheese, bơ, thịt mỡ ... ta thay thế chúng bằng hạt walnuts. 4. Cá có nhiều mỡ Những khảo cứu vào thập niên 70 cho thấy người Eskimo ỡ Greenland có mức bệnh tim thấp hơn những giống dân khác ở Greenland vào cùng một thời kỳ. Khi phân tích thức ăn của các giống dân, người ta thấy dân Eskimo ăn ít chất mỡ bão hoà và rất nhiều mỡ omega-3 lầy từ cá, cá voi hay hải cẩu. Những khảo cứu khác càng ngày càng cho thấy ích lợi của việc ăn cá. Những nguồn chất omega-3 fatty acids là flaxseed, walnuts, dầu canola hay dầu đậu nành. Chất omega-3 fatty acids làm giảm chất béo triglycerides. Ngoài ra nó còn giúp tim bằng cách giảm huyết áp, giúp tim đập đều nhịp và giảm nguy cơ bị đông máu trong mạch. Ở những người đã từng bị heart attack, dầu cá làm giảm nguy cơ chết bất thình lình. Nên ăn ít nhất là 2 phần cá mỗi tuần. Những loại cá sau đây chứa nhiều chất omega-3 fatty acids nhất: mackerel, trout ở hồ, herring, sardines, albacore tuna và cá hồi salmon. Tuy nhiên, nên nhớ cá chỉ có lợi cho tim khi ta ăn cá nướng lò hay nướng vỉ, không phải cá chiên hay cá làm sandwich. 5. Thức ăn có cho thêm chất plant sterols hay stanolls Hiện nay, nhiều nhà chế biến thức ăn có cho thêm một chất lấy từ thực vật ra là sterols hay stanols. Những chất nầy có công thức hoá học rất giống cholesterol, do đó, có thể ngăn chặn việc hấp thụ cholesterol từ ruột vào máu khiến mức này giảm xuống. Hai thứ có cho thêm chất sterols này là magarine và nước cam. Nhờ vậy, chúng ta có thể giúp giảm cholesterol LDL khoảng 10 % mỗi ngày. Những chất này không có ảnh hưởng lên chất mỡ triglycerides hay chất cholesterol "tốt" HDL. Nó cũng không có ảnh hưởng lên sự hấp thụ các loại vitamins tan trong mỡ được như A, D, K, và E.
  • 4. Chỉ số Triglyceride trong máu có liên quan mật thiết tới tim mạch Nếu bạn đang ở lứa tuổi trung niên và bạn không biết mức Triglyceride-huyết của mình, có thể bạn đang mang nguy cơ về tim mạch mà không biết. Có thể nhiều người đã biết thế nào là “bad cholesterol” (LDL) và “good cholesterol” (HDL) và vai trò của cholesterol như thế nào trong bệnh tim, nhưng triglyceride cũng có vai trò rất quan trọng. Triglycerides là gì? Triglyceides là những hợp chất hóa học cung cấp cho cơ thể năng lượng cẩn thiết cho sự chuyển hóa (metabolism). Tryglerides là dạng chất béo thông thường nhất mà chúng ta tiêu thụ và là thành phẩn chính yếu cùa các dẩu thực vật cũng như mỡ động vật ( animal fats) Phân tử triglyceride là một dẫn xuất của hoá chất glycerol có chứa ba acid béo (tri = ba phân tử acid béo + glyceride = glycerol) . Các thành phần này khi vào ruột non sẽ phân tách ra để rổi sau đó tái kết hợp với cholesterol để tạo thành chylomicrons. Đây là nguổn năng lượng của các tế bào trong cơ thể. Các tế bào mỡ và tế bào gan (liver cells) được dùng làm kho tổn trữ và sẽ phóng thích chylomicrons mỗi khi cơ thể cẩn tới năng lượng. Mức triglyceride trong máu cao thì có hại ra sao? Mức triglyceride cao là một yều tố rủi ro gây bệnh vữa xơ động mạch (atherosclerosis), và sự tạo thành các mảng mỡ làm các động mạch hẹp lại có thể dận tới đột quỵ (stroke ) hoặc cơn đau tim (heart attack) . Mức triglyceride cao một cách rõ rệt cũng có thễ gây bệnh gan mỡ (fatty liver disease) , bệnh viêm tụy (pancreatitis.) Mức triglyceride trong máu cao cũng có thể có liên quan đến nhựng nguyên nhân khác như  bệnh tiểu đường khó điểu chỉnh ( poorly-controlled diabetes)  bệnh thận (kidney disease)  thuốc men ( như beta blockers, thuốc lợi ti ểu, thuốc ngừa thai) Uống rượu có thể làm tăng mức triglyceride trong máu vì kích thích gan sản xuất thêm acide béo. Tuy nhiên uống rượu có điều độ ( một ly rượu vang, một lon bia hay một ounce rượu mạnh mỗi ngày) có thể quân bịnh sự gia tăng này của mức triglyceride-huyết. Thật vậy uống rượu điều độ có thể tăng nhẹ mức
  • 5. cholesterol tốt (HDL) trong máu và rượu vang đỏ có nhiểu chất chống oxi hoá có thễ giảm nguy cơ bị bệnh tim(heart disease) Nhưng không phải vì điểu này mà chúng tôi khuyên các bạn nên bắt đầu uống rượu. Làm sao biết mức triglyceride trong máu cao? Muốn kiểm tra mức triglyceride-huyết thì phải lấy máu đem thủ nghiệm. Thường ra khi thử máu người ta đo cùng một lúc mức triglyceride, cholesterol HDL và cholesterol LDL (cả ba gộp trong bảng lipoprotein- lipoprotein panel). Trước khi thử máu bệnh nhân phải nhịn ăn 12 tiếng đồng hổ . Mức triglycride-huyết được xem là bình thưởng nếu dưới 150mg mỗi decileter 150mg/dL) Từ 150 tới 200mg/dL là mức biên giới (bordeline) Từ 200mg/dL trở lên là mức cao (rủi ro bị vữa xơ động mạch tăng và do đó dễ bị bệnh động mạch vành và đột quỵ) Trên 500mg/dL là mức quá cao ( có thể gây viêm tụy) Làm sao hạ thấp mức triglyceride Tiến sĩ Ozner nói: ―Tin đáng mừng là có những chiến lược phòng ngừa rất hữu hiệu mà bạn có thể theo để hạ thấp mức triglyceride-huyết‖. Đầu tiên là thực phẩm giàu chất béo omega-3 và các loại cá sống ở vùng nước lạnh là tốt nhất, đặc biệt như cá hồi, cá thu, herring, cá mòi…‖Các loại hạt và đậu như đậu óc chó (walnuts), hạt gai (flaxseed) , pecans, hazenut, đậu nành đều dồi dào chất béo omega-3 và bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thêm các loại dinh dưỡng bổ sung (supplements). Các chuyên gia khuyên bạn nên tập trung vào kiểu ăn uống của người dân Địa Trung Hải như cá và gà, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau quả tươi, nhiều tỏi, dầu ô-liu và uống rượu vang đỏ ở mức vừa phải trong các bữa ăn. Cần tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo trans fat có nhiều trong các thứ thực phẩm làm sẵn đóng gói, nhất là bánh kẹp ( cookies) và bánh qui dòn (crackers). Trái lại loại xô-côla đen, phó-mát Parmesan thì nên dùng nhưng không đươc lạm dụng.Trans fat là thứ chất béo nguy hiểm nhất vì chẳng những làm giảm lượng HDL (tốt) mà còn làm gia tăng hàm lượng LDL (xấu).
  • 6. Tránh uống rượu mạnh, các thứ nước ngọt có đường. Khi mua thực phẩm bạn nên tập thói quen nhìn vào bảng chất cấu thành thực phẩm (ingredients list) ghi trên bao bì và hạn chế việc mua nhiểu những thực phẩm mà bảng nói trên có ghi những chữ như sau: sucrose, glucose, fructose, corn syrup, high-fructose corn syrup, maltose, honey or molasses. Nên tập thể dục thường xuyên vì đây là con đường đúng đắn để làm giảm cân. Nếu bạn không có thì giờ cũng nên tập mội tuần 3 lần, mỗi lần từ 30 đến 45 phút. Bạn nên tập cho đến khi đổ mồ hôi và nếu bạn ―cảm thấy nhịp tim’‖ tăng nhanh một chút là dấu hiệu tốt. Và theo NHLBI (National Heart, Lung and Blood Institute ) thì bạn phải bỏ thuốc lá, nếu đang nghiện. Và sau hết nếu mức triglyceride vẫn còn cao, bạn sẽ phải gặp bác sĩ để có các thứ thuốc giảm mỡ như fibrates, statins và niacin ..
  • 7. Hạ mức cholesterol xấu (LDL) không cẩn uống thuốc Bác sĩ tim mạch Joseph Keenan thuộc Đại học Minnesota thường kê thuốc hạ cholesterol statin cho các bệnh nhân của ông. Bản thân ông cũng có bệnh cholesterol cao khá nặng, nhưng ông lại không dùng đươc statin vì thuốc này gây phản ứng phụ khó chiụ như co thắt cơ , và thử nghiệm máu cho thấy cơ của ông bị tổn thương. Vào khoảng 25 phần trăm bệnh nhân đươc kê statin cũng đã phải bỏ thuốc statin trong vòng sáu tháng như bác sĩ Keenan vậy. Vậy thì những người như Bác sĩ Keenan phải làm sao đây? Một số bác sĩ --như bác sĩ Steven Nissen thuộc Cleveland Clinic---tin tưởng vào khả năng ―cứu mạng‖ của statin và ông bắt buộc bệnh nhân của ông phải thử tất cà sáu loại khác nhau trước khi kết luận là họ không dung nạp đươc statin. Sau đó , ông cho bệnh nhân thử một loại thuốc không phải là statin như Zetia, thuốc này làm giảm cholesterol bẳng cách ức chế sự hấp thu cholesterol trong ruột. Nhưng cũng còn những ―vũ khí‖ khác không phải là thuốc trong cuộc chiến chống cholesterol. Đối với những người không dung nạp đươc statin—và ngay cả những người có uống statin----các chiến lươc sau đây có thể giúp họ đánh bại cholesterol xấu 1- Thưc chế quân bình ( balanced diet)
  • 8. Thưc chế quân bình (balanced diet ) là nển tảng cho bất cứ chế độ sinh hoạt nào nhằm giảm cholsterol. Đây không có nghĩa là bạn phãi tìm mua những sản phẩm có dán nhãn ―ít cholesterol‖ (low cholesterol). Thật vậy theo bác sĩ Christopher Gardner thuộc Đại học Stanford, một thưc chế phức hợp chú trọng vào thảo mộc, cá, rau, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây tốt cho việc giảm cholesterol hơn là một thực chế qui ước gổm những thức ăn sửa soạn sẵn cũng chứa ít các chất mỡ bão hòa và cholesterol. Tại sao vậy? Ông Gardner giải thích lý do là vì các thành phẩn của những thực chế mà chủ yếu là thảo mộc tương tác tích cực với nhau để cải thiện diện đồ cholesterol (cholesterol profiles). Dĩ nhiện, bạn cũng cẩn phải bớt ăn thịt đỏ, trứng và phomát. Thực chế Đia trung hải (Mediterranean diet), thưc chế Dash ( Dieteary Approaches to Stop Hypertension) và thực chế Ornish (thực chế đặc biệt ít thịt và bơ sữa) là những thức chế biểu tượng cho một thực chế quân bình như nói trên. Một nghiên cứu cho thấy là thực chế quân bình cũng giảm cholesterol xấu giống như thuốc statin vậy. Bác sĩ Dean Ornish—người sáng lập ra Preventive Medicine Research Institute , Sausalito, California----đã chứng tỏ là chương trình đa dạng của ông (ăn kiêng, thể dục, giảm căng thẳng tâm thẩn và hỗ trợ xã hội), tuy khó thực hiện, nhưng không những có thể giảm tới 40 phẩn trăm mức cholesterol LDL (xấu) mà còn có thể làm các mảng bám trên thành động mạch nhỏ lại, điểu mà thuộc statin không làm đươc. 2- Thê dục Tập thể dục đều đặn là điều thiết yếu. Một số nghiên cứu cho thấy là tập ―aerobic‖ đều đặn trong thòi gian khoảng 12 tuần lễ có thể tăng cholesterol ―tốt‖ lên 5 hay 10 phẩn trăm, và có thể nhiểu hơn nữa cho một số ngưởi. Lợi ích đối với mức triglyceride vá áp huyết cũng thấy có. Mỗi tuẩn nên tẫp aerobic vừa phải, 5 tới 6 ngày, mỗi ngày tối thiểu 30 phút. 3- Các chất dinh dưỡng bổ sung (supplements) Tại các tiệm thực phẩm thiên nhiên và trên internet có biết bao nhiêu là những sản phẩm đươc quảng cáo là cài thiện đươc mức cholesterol, nhưng phẩn lớn đểu không có hoặc có rất ít bằng chứng của sự hữu hiệu (trừ một số-- như acid béo omega-3 chẳng hạn—nhưng cũng chưa đươc nghiên cứu đủ chặt chẽ để quyết đoán sự hữu hiệu của chúng )
  • 9. Nhưng có biệt lệ đặc biệt đối với niacin, sterol thực vật và chất xơ hoà tan. Mặc dầu niacin tăng đường-huyết và làm đỏ mặt nhưng một liều lương hàng ngày (dose) niacin có thể tăng mức cholesterol HDH (tốt) lên từ 15 tới 35 phẩn trăm và giảm mức cholesterol LDL (xấu) xuống cỡ 20 phần trăm. Tuy nhiên niacin có rũi ro gây phản ứng phụ , đặc biệt là khi kết hợp với statin. Một khẩu phẩn sterol thực phẩm (khoảng 2 gram) mỗi ngày từ các thực phẩm như bơ margarine, nước cam, và nước gạo (rice milk) cũng có thễ giảm cholesterol LDL khoảng 15 phẩn trăm. Ăn nhiểu chất xơ hoà tan, có tự nhiên trong các sản phẩm như lúa mạch (oats), trái hồ đào (nuts), hat gai (flax) và vỏ hạt mã để (psyllium husk) và có trong các chất dinh dượng bổ sung như Metamucil cũng có thể hạ mức cholesterol LDL (xấu). Men gạo đỏ (red rice yeast), một chất dinh dưỡng bổ sung rất thông thường, cũng tốt. Nhưng trong men này có chứa lovastatin, chất hoạt tính thuộc loại statin của thuốc Mevacor Nếp sống thường ra không có tác dụng tốt như statin. Thể dục , một thực chế tốt, và các chất dinh dưỡng bổ sung nói chung có thễ giảm cholesterol xấu xuống từ 20 tới 40 phần trăm., so sánh với 60-70 phần trăm của statin. Nhưng bác sĩ Keenan ước tính là khoảng 70 phẩn trăm dân chúng có vấn đề vể cholesterol có thễ kiểm soát mức cholesterol bằng cách thay đổi nếp sống không thôi. Riêng đối ông thì mức cholestetol HDL giảm 60 phẩn trăm nhờ vào ăn kiêng, thể dục, niacin và những chất dinh dưỡng bổ sung khác. Ông nói ― Thật cũng chẳng thua gì lipitor”. Lowering LDL Cholesterol Without Drugs- Adam Voiland- 02/06/2008 Qúi vị có thể tham khảo thêm The Smart Take on Statins Lowest Blood Pressure, Cholesterol Levels the Best On Medicine: My Life as a Statin Junkie Vigorous Exercise Can Really Roll Back the Years The Cardiologist's Perspective on Cholesterol Chứng bệnh dư cholesterol
  • 10. Cholesterol có mặt trong mỗi tế bào của cơ thể. Chất này trông giống như mỡ và là một thành phần quan trọng của các màng tế bào và là một ―viên đá‖ tạo dựng cho một số hoóc-môn. Nhưng cơ thể chúng ta tự sản xuất tất cả cholesterol cần dùng nên bất cứ cholesterol nào chúng ta ăn vào đều dư thừa. Khi cholesterol trong máu quá dư thừa thì chúng sẽ đóng thành mảng mỡ trong mạch máu và các mảng này gây trở ngại cho dòng máu chảy trong các động mạch. Máu có oxygen sẽ không chảy đủ tới tim và như vậy nguy cơ bị lên cơn đau tim sẽ tăng. Nếu máu chạy lên não mà thiếu.thì sẽ gây ra đột quỵ (stroke). Cơn đau tim Mảng cholesterol (cholesterol plaque) đóng trên thành đông mach vành (coronary arteries) gây ra cục đông máu (blood clot) làm nghẽn dòng máu.tải oxygen tới các cơ tim. Trên hình ta thấy phẩn cơ tim bị chết (dying muscle) Đột quỵ Máu chuyển oxygen lên não bị nghẽn vì cục đông máu (blood clot) trong động mạch. Trên hình ta thấy hình vẽ phần não bị tổn thương vì thiếu máu Chứng bệnh dư cholesterol huyết ( hypercholesterolemia) không có triệu chứng gì,chỉ có thử máu mới phát hiện đươc. Nhưng đáng mừng là chứng bệnh này rất dễ phòng ngừa. Chúng ta chỉ cần ăn uống cho lành mạnh, tập thể dục đều đặn và thay đổi nếp sống là có thể giàm đươc. cholesterol. Đôi khi chúng ta cũng cần phải uống thuốc.
  • 11. I- ĂN UỐNG LÀNH MẠNH Dưới đây là năm loại thức ăn chính giúp giảm cholesterol 1- Bột và cám yến mach ( oatmeal and bran) Yến mạch chứa các chất sợi hoà tan (soluble fibers) làm giảm lipoprotein mật đô thấp (low density lipoprotein- LDL) tức là cholesterol ―xấu‖. Những thưc phẩm khác như đậu lửa (kidney bean), táo (apple), lê (pear), psyllium, lúa mạch (barley) và mận (prune) cũng có. chất sợi hoà tan Chất sợi hoà tan nói trên giảm sự hấp thu cholesterol qua đường ruột. Mười gram chất sợi hoà tan hoặc nhiều hơn mỗi ngày sẽ hạ bớt cholesterol toàn phần và LDL cholesterol (xấu). Một tách rưỡi yến mạch nấu chín cung cấp 6 gram chất sơi hoà tan, nên ăn thêm trái cây như chuối chẳng hạn để phụ thêm 4 gram nữa thì đủ số 10 gram mỗi ngày. 2-Hạt óc chó, hạnh nhân … (walnut, alomonds …) Thí nghiệm cho biết hạt óc chó giảm đáng kề cholesterol trong máu. Vì chứa nhiều acid đa không bão hòa nên hạt óc chó còn giữ cho các mach máu đươc lành mạnh và đàn hồi. Hạt hạnh nhân cũng có tác dụng tương tự và chỉ cần ăn hạnh nhân trong bốn tuần là thấy kết quả liền. Một thực chế giảm cholesterol mà 20 phần trăm calori do hạt óc chó cung cấp có thể giảm tới 12 phẩn trăm cholesterol LDL (xấu). Vì tất cả các loại hạt nói trên đểu chứa nhiều calori nên chỉ cần ăn một vốc là đủ ( dưới 2 ounce hay 57 gram). Cũng như đối với bất cứ thực phẩm nào, ăn quá nhiều sẽ làm lên cân, mà nếu mập quá thì rủi ro bị bệnh tim lại tăng. Muốn tránh lên cân bạn hãy thay thế các thực phẩm chứa nhiểu chất béo bão hoà bằng các
  • 12. loại hạt, tỉ dụ như thay vì dùng pho-mát, thịt hay các mảnh bánh mì nướng để làm sà-lách thì bạn hãy thêm vào sà lach môt nắm hạt óc chó hay hạnh nhân. 3-Cá và các acid Omega-3 Nghiên cứu đã xác nhận lợi ích giảm cholesterol của cá có mỡ vì loại cá này chứa nhiều acid béo Omega-3. Các acid béo Omega-3 cũng còn giúp ích cho tim bằng cách hạ huyết áp và giảm rủi ro bị cục đông máu. Đối với những người đã bị lên cơn đau tim thì dẩu cá hay các acid béo Omega-3 còn giảm đáng kể rủi ro bị chết đột ngột. Các bác sĩ khuyên nên ăn ít nhất hai khẩu phần cá mỗi tuần. Các cá thu (mackerel), cá hương (lake trout), cá trích (herring), cá mòi (sardine), cá ngừ (albacore tuna) và cá hồi (salmon) chứa nhiều acid béo Omega-3 nhất. Tuy nhiên muốn bảo đảm sự lợi ích của cá đối với tim thì cá nên đươc bò lò hay nướng vỉ. Bạn nào không thích ăn cá thì có thể ăn hạt lanh xay ( ground flax seed) hay dùng dầu canola Bạn cũng có thể uống thuốc bổ sung Omega-3 hay dầu cá nhưng như vậy bạn chỉ hưởng đươc một số lợi ích mà thôi và không có đươc những chất dinh dưỡng khác từ cá như selenium. Nếu bạn quyết định uống thuốc bổ sung thì bạn nên cẩn thận trong ăn uống và chỉ ăn thịt nạc hay rau thay cho cá 4-Dầu ô-liu Dầu ô-liu chứa một hỗn hợp các chất chống oxi-hóa mạnh có thể hạ mức cholesterol LDL (xấu) mà không ảnh hưởng gì tới mức cholesterol tốt (HDL) Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dươc phẩm (FDA) khuyên nên dùng 2 muỗng súp dầu ô-liu ( 23 gram) mỗi ngày để có thể hưởng lợi ích của dầu này. Bạn có thể dùng dầu ô-liu để xào rau, thêm vào nước sốt marinat hay trộn với dấm làm nước sốt cho sà-lách. Bạn cũng có thể dùng dầu ô-liu để thay cho bơ phết lên thịt Theo một số nghiên cứu thì lợi ích hạ cholesterol của dầu ô-liu còn nhiều hơn nữa nều dùng dẩu loại ―extra virgin‖ tức là dầu ít biến chế và chứa nhiểu chất chống oxi hoá tốt cho tim. Nên tránh dùng dầu loại ―light‖ vì loại này biến chế nhiều, tuy mầu nhạt hơn nhưng lượng chất béo hay calori vẫn cao.
  • 13. 5-Thực phẩm tăng cường sterol thực vật hay stanol Hiên nay trên thị trường có bán những thực phẩm tăng cường sterol hay stanol là những chất chiết từ thảo mộc có công dụng ngăn chặn sự hấp thu cholesterol. Margarine, nước cam vắt, hay yogurt tăng cường sterol thực vật có thể giảm tới hơn 10 phần trăm cholesterol. Muốn có kết quả thì mỗi ngày cần ít nhất 2 gram sterol thực vật , tương đương với 237 millilít ( khoảng 2 lần 8 ounce) nước cam vắt tăng cường sterol thực vât, Sterol thực vật hay stanol trong thực phẩm tăng cường không có ảnh hưởng lên các mức triglycerides và HDL cholesterol (tốt) mà cũng không làm xáo trộn sư hấp thu các vitamin hoà tan trong mỡ như vitamin A,D,E và K Hội American Heart Association khuyên các người có mức cholesterol LDL (xấu) cao hơn 160 mg/ decilit (4.1 mmol/L) nên ăn các thực phẩm tăng cường sterol thực vật Chú giải Khi muốn thay đổi chế độ ăn uống, bạn cần nghĩ tới việc cắt giảm các loại và số lương chất béo làm tăng cholesterol.mà bạn đang ăn Như vậy bạn sẽ cải thiện đươc mức cholesterol nói riêng và sức khoẻ của bạn nói chung. Khi cắt giảm chất béo, bạn nên chú trong vào các chất béo bão hoà và chất béo trans fat..Các chất béo bão hòa trong thịt và một số dầu làm tăng cholesterol toàn phần. Các chất béo trans fat —đôi khi dùng làm bánh qui và bánh ngọt --- đăc biệt không tốt vì làm tăng cholesterol xấu LDL và làm giảm cholesterol tốt HDL. Bạn nên cố gắng giới han số calori cung cấp bởi chất béo bão hoà xuống dưới 10 % một ngày và loai bỏ càng nhiểu chất béo trans fat càng tốt,
  • 14. II- NẾP SỐNG LÀNH MẠNH Dưới đây là năm thay đổi hàng đầu vể nếp sống để giảm cholesterol 1- Giảm cân Nặng hơn tiểu chuẩn vài pound cũng đủ làm cholesterol tăng. Do đó chỉ cần gầy đi từ 5 tới 10 pound ( 2.3 tới 6 kg) cũng đủ hạ thấp mức cholesterol Bạn hãy thẳng thắn duyệt xét thói quen ăn uống và công việc thuờng làm hàng ngày rồi cân nhắc nhu cầu phải giảm cân và phương cách để thực hiện điều đó Nếu tới giờ ăn bạn cảm thấy bực bội hay chán nản thì bạn hãy đi dạo một vòng.. Nếu buổi trưa nào bạn cũng phải mua đổ ăn nhanh thì bạn hãy chiụ khó mang theo từ nhà môt ít thức ăn lành mạnh mà ăn cho tốt.. Khi ngổi xem ti vi bạn hãy ăn vài củ cà-rốt thay vì vừa xem vừa nhai khoai chiên. Ngoài ra bạn nên tìm cách vận động nhiểu hơn trong khi làm công viêc hàng ngày, tỉ như leo cầu thang thay vì đi thang máy. Bạn nên nhớ là vận đông —nhiều lẩn một ngày, mỗi lần chỉ chừng mười phút thôi cũng đủ giúp bạn giảm cân. Điều chính yếu là môt khi đã quyết định thay đổi thì bạn đừng có đồi ý. 2- Ăn những thức ăn bổ dưỡng cho tim Ngay cả nếu trong nhiều năm qua bạn ăn uống bừa bãi mà bây giờ bạn thay đổi nếp sống thỉ vẫn có thể giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe của tim - Lựa chọn những chất béo lành manh hon. Chất béo bão hòa trong thịt đỏ và sản phẩm bơ sữa làm tăng cholesterol toàn phẩn và cholesterol xấu (LDL) Nói chung , bạn không được dung nạp mỗi ngày quá 10 phẩn trăm calori từ chất béo bão hòa. Bạn hãy chọn những miếng thit nạc , những sản phẩm bơ sữa có ít chất béo,và những chất béo đơn không bão hoà thường có trong ô liu, đậu phọng và dầu canola. -Loai bỏ các chất béo trans fat
  • 15. Chất béo transfat có trong các thức ăn chiên và nhiểu sản phẩm bầy bán ngoài chợ như bánh qui, bánh qui dòn, bánh ngọt snack. Ban đừng tin vào nhãn ―trans fat free‖ (không có trans fat) dán trên bao bì vì tại Hoa kỳ nếu một thực phẩm chứa dưới 0.5gram trans fat cho mỗi khẩu phần thì đươc coi là không có trans fat .Tuy rằng số lượng thấy nhỏ vậy nhưng nó sẽ tích luỹ nhanh chóng nếu bạn ăn quá nhiểu các thức ăn ấy. Bạn nhớ phải đọc kỹ bảng liệt kê thành phẩn nếu thấy có ghi chữ ― dầu hydrogen hóa‖ (hydrogenated oil) thì chắc chắn thức ăn ấy có trans fat -Hạn chế lượng cholesterol dung nạp Lượng cholesterol dung nap không nên vượt quá 300 mg /ngày—hoặc dưới 200mg cho người bị bệnh tim. Đồ lòng gia súc , lòng đỏ trứng và các sản phẩm sữa nguyên chất chứa nhiều cholesterol nhất. Bạn hãy lựa chọn thit nạc , trứng ―giả‖ và sữa đã lấy hết kem -Lực chọn ngũ cốc nguyên hạt Nhiểu chất dinh dưỡng khác nhau trong ngũ cốc nguyên hạt có lợi cho tim. Bạn hãy ăn bánh mì nguyên hạt, mì nguyên hạt , bột lúa mi nguyên hạt và gạo lức -Dự trữ trái cây và rau. Trái cây và rau chứa nhiểu chất sợi có công dung giảm cholesterol. Mùa nào thì bạn nên ăn trái cây mùa nấy. Nếu bạn thích trái cây khô thì chỉ nên ăn mỗi ngày một vốc bằng nắm tay thôi (khoảng một hay hai ounce) vì trái cây khô có nhiều calori hơn trái cây tươi -Ăn các thực phẩm có nhiều acid béo Omega-3 Các acid béo Omega-3 giúp giảm cholesterol xấu (LDL). Một số loại cá như cá hồi, cá thu , cá kèo chứa nhiều acid béo Omega-3. Các nguồn Omega -3 khác gồm có hạt óc chó (walnut), hạt hạnh nhân và hạt lanh xay. 3- Tập thể dục mỗi ngày Dù bạn có béo hay không, tập thể dục vẫn giúp giảm cholesterol. Hơn nữa các hoạt động thể lực vừa phải có thể làm tăng cholesterol tốt (HDL). Nếu bác sĩ đổng ý, bạn có thể tập từ 30 tới 60 phút mỗi ngày.Bạn hãy đi bộ nhanh vào giờ nghỉ trưa. Bạn hãy đi làm bằng xe đạp. Bạn hãy bơi vài vòng. Bạn hãy chơi một môn thê thao ưa thích. Muốn có động cơ thúc đẩy, bạn nên kiểm một bạn cùng tập hoặc gia
  • 16. nhâp một nhóm nào đó. Và bạn nên nhớ bất cứ hoạt động nào cũng đều hữu ích. Ngay cả khi bạn leo cẩu thang thay vì dùng thang máy hoặc làm vài động tác đứng lên ngổi xuống trong khi xem TV cũng đem lại lợi ích cho sức khoẻ 4- Bỏ hút thuốc Nếu bạn đang hút thuốc thì nên ngưng liền. Bỏ thuốc sẽ giúp cải thiện mức cholesterol tốt (HDL). Và lợi ich không phải chỉ có thế đâu. Chỉ 20 phút sau khi bỏ thuốc, huyếp áp sẽ giảm. Trong vòng 24 tiếng rủi ro bị lên cơn đau tim cũng giảm. Sau một năm rủi ro bị bệnh tim chỉ bằng phân nửa so với người nghiện thuốc. Sau 15 năm rủi ro sẽ tương tự như nguời chưa bao giờ hút thuốc 5- Uống rươu có điều độ Uống rượu điều độ có liên hệ với mức cholesterol HDL (tốt) cao , nhưng lợi ích không đủ nhiều để khuyến khích những người chưa bao giờ uống rượu Nếu bạn thích rượu thi chỉ nên uống có chừng mực tức lá không quá môt ly mỗi ngày cho phụ nữ và một tới hai ly cho đàn ông. Uống quá nhiều rượu có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ như cao huyết áp, trụy tim hay đột quỵ Chú thích Nhiều khi thay đổi nếp sống cho lành mạnh không đủ để hạ mức cholesterol. Khi thay đổi nếp sống bạn phải lựa chọn nếp sống nào mà bạn có thể tiếp tuc duy trì sự thay đổi lâu dài và bạn đừng nên nản lòng khi không thấy kết quả ngay. Nếu bác sĩ khuyên bạn nên uống thuốc để hạ mức cholesterol thì bạn hãy làm theo như chỉ dẫn III - CHỮA TRỊ Thay đổi nếp sống có thể cải thiện mức cholesterol. Nếu sau những thay đổi quan trọng như ăn uống lành mạnh hơn, vận động thể lực đều
  • 17. đặn và tránh không hút thuốc mà mức cholesterol toàn phần của bạn-- đặc biệt là mức cholesterol xấu LDL--vẫn cao thì bạn sẽ đươc bác sĩ kê toa thuốc để uống. 1- Làm sao biết mức cholesterol vẫn còn cao? Bác sĩ sẽ gởi bạn tới phòng thí nghiệm để lấy máu kiểm tra các mức cholesterol. Thử nghiệm máu này đươc gọi là lipid panel/ lipid profile và cho biết - cholesterol toàn phần - LDL cholesterol - HDL cholesterol - Triglycerides (một loại chất béo trong máu) Muốn chính xác bệnh nhân không đươc ăn uống gì (ngoại trừ uống nước lã) từ 9 đến 12 tiếng trước khi lấy máu. Kết quả thử nghiệm đươc lý giải như sau Cholesterol toàn phần Dươì 200 mg/dL mong muốn 200 – 239 mg/dL mấp mé cao 240 mg/dL hay hơn cao LDL cholesterol dưới 70 mg/dL tối ưu cho người có rủi ro bị bệnh tim rất cao dưới 100mg/dL tối ưu cho những người có rủi ro bị bênh tim 100 – 129 mg/dL gần tối ưu 130 - 159 mg/dL mấp mé cao 160 - 189 mg/dL cao 190 mg/dL rất cao HDL cholesterol dưới 40 mg/dL kém 40 – 59 mg/dL khá hơn 60 mg/dL hay hơn tốt nhất Triglycerides
  • 18. dưới 150 mg/dL mong muốn 150 – 199 mg/dL mấp mé cao 200 – 499 mg/dL cao 500 mg/dL hay hơn rất cao Vì LDL cholesterol (xấu) có liên kết trực tiếp với bệnh tim nên trị liệu nhắm chính yếu vào việc giàm mức cholesterol LDL này. Điều này không phài đơn giản như biễu đồ cho thấy bởi vỉ mức LDL có thể thay đổi tùy theo rủi ro bị bệnh tim mạch của mỗi ngưởi. Đối với đại đa số thì mức LDL phải dưới 130 mg/dL. Nếu người nào có những yếu tố rủi ro khác về bệnh tim thì mức LDL có thể dưới 100 mg/dL. Nếu rủi ro bị bệnh tim rất cao thì mức LDL có thể hạ xuống tới dưới 70mg/dL Vậy những ai đươc coi là có rủi ro rất cao? Đó là những người đã có lần bị lên cơn đau tim hay những người bị bệnh tiểu đường. . Ngoài ra hai hoặc trên hai yểu tố rủi ro dưới đây cũng liệt một người vào loại có rủi ro rất cao -hút thuốc lá -cao huyết áp -HDL cholesterol (tốt) thấp. -gia đình có tiểu sử bị bệnh tim lúc trẻ -đàn ông trên 45 tuổi, đàn bà trên 55 tuổi. 2-Các loại thuốc giảm cholesterol Việc lựa chọn thuốc hay kết hợp các thuốc khác nhau phụ thuộc vào nhiểu yếu tố như các yếu tố rủi ro cá nhân, tuổi tác, tình trạng sức khoẻ và các tác dụng phụ của thuốc, Thông thường bác sĩ có những lựa chọn sau đây: -Statins Statins—là thuốc thông dụng nhất –có công dụng phong bế một chất mà gan cần tới để sàn xuất cholesterol. Cholesterol trong các tế bào gan bị giảm làm cho gan phài hút cholesterol từ máu.. Statins còn giúp tái hấp thu cholesterol từ các chất lắng đọng trên thành động mạch và như vậy có thể đảo đổi bệnh động mạch vành. Các chất statins chính là atorvastatin (Lipitor), fluvastatin (Lescol), lovastatin (Altoprev,
  • 19. Mevacor), pravastatin (Pravachol), rosuvastatin (Crestor) và simvastatin(Zocor) -Bile-acid-binding resins Gan sử dụng cholesterol để làm ra các acid mât cần thiết cho sự tiêu hoá.Các thuốc cholestyramine (Prevalite, Questran), colesevelam (WelChol) và colestipol(Colestid) giảm cholesterol một cách gián tiếp bẳng cách bám dính vào các acid mật. Điều này ép buộc gan phải sử dụng cholesterol dư thừa để sản xuất thêm acid mật , và do đó làm giảm cholesterol trong máu -Cholesterol absorption inhibitors Ruột non hấp thu cholesterol từ thức ăn rồi phóng thích vào máu. Thuốc esetimibe (Zetia) giúp giảm cholesterol trong máu bằng cách hạn chế sự hấp thu cholesterol mang tới bởi thức ăn. -Combination cholesterol absorption inhibor and statin Thuốc kết hợp ezetimibe-simvastatin (Vytorin) giảm cả sự hấp thu cholesterol bởi ruột non và cả sư sản xuất cholesterol trong gan Nếu mức triglycerides cũng cao thì bác sĩ có thể kê các thuốc sau đây -FIbrates Các thuốc fenofibrate (Lofibra, Tricor) và gemfibrozil (Lopid) giảm triglycerides bẳng cách cản trở gan sản xuất ra lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL cholesterol) và tăng tốc việc lấy triglycerides ra khỏi máu.. VLDL cholesterol chứa phần lớn triglycerides -Niacin Niacin (Niaspan) giảm triglycerides bẳng cách han chế khả năng sản xuất cholesterol LDL và VLDL của gan. Niacin mua theo toa bác sĩ mới thích hợp vì thuốc dinh dưỡng bổ sung có chứa niacin bán tự do không có hiệu quả hạ mức triglycerides… Tất cả các thuốc trên đều đươc cơ thể dung nạp tốt nhưng hiệu năng thay đổi tùy theo bệnh nhân. Các tác dụng phụ thông thường là đau nơi da dày, táo bón, buồn nôn và tiêu chảy,. Khi uống thuốc cholesterol, bác sĩ sẽ kiểm tra đinh kỳ chức năng của gan xem gan có bị ảnh hưởng của thuốc không 3-Các sản phẩm thiên nhiên giúp giảm cholesterol
  • 20. Môt số ít sản phẩm thiên nhiên đã đươc chứng tỏ là có thể giảm cholesterol,. Nều được bác sĩ đồng ý, bạn có thể thử các chất bổ sung và sản phẩm giảm cholesterol sau đây: - trích ly của atisô - lúa mạch - beta-sitosterol ( có bán dưới dạng thuốc bổ sung và có trong một số loại margarine như Take Control) - blond psyllium (có trong vỏ hạt và các sản phẩm như Metamucil) - trích ly của tỏi. - cám yến mạch (oat bran) ( có trong bột yến mạch và yến mạch nguyên hạt) - sitostanol ( cóbán dưới dạng thuốc bổ sung và có trong một số margarine như Benecol) Khi dùng những sản phẩm thiên nhiên này bạn cần cho bác sị trị liệu biết. High blood cholesterol- MayoClinic- 05/31/08 Các cục đông máu trong tĩnh mạch tăng rủi ro bị lên cơn đau tim Cuc đông máu trong tĩnh mạch (vein blood clots) tăng gần gấp đôi rủi ro bị lên cơn đau tim hay đột quỵ trong vòng thời gian một năm. Cho tới nay người ta đã biết là cuc đông máu trong động mạch vành là nguyên nhân thông thường của các cơn đau tim và đột qụy, còn cuc đông máu trong tĩnh mạch không có liên quan gì. Nhưng theo nghiên cứu mới đây tại Đan mạch,cuc đông máu trong tĩnh mạch có khả năng tăng tới 90 phần trăm rủi ro bị lên cơn đau tim hay đột qụy trong vòng thời gian một năm. Trong báo cáo đăng trên tạp chí Lancet, bác sĩ Henrick Sorensen, trưởng nhóm nghiên cứu Đan mạch cho biết ―Đây là lần đầu tiên một sự liên hệ như vậy đã được xác định” Ông cho biết là hiên nay chưa ai biết lý do tại sao cục đông máu trong tĩnh mạch, các cơn đau tim và đột qụy lại có liên hệ với nhau, nhưng theo ông bệnh mập phì có thể là một yếu tố chủ chốt. Các cục đông máu trong tĩnh mạch xẩy ra khi dòng máu trong tĩnh mạch sâu (deep vein) bị hạn chế--thường ra ở chân. Chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis-DVT)) tự nó không nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể làm chết người nếu các cuc đông máu truyền qua cơ thể lên tới phổi gây nên chứng nghẽn mạch phổi.
  • 21. Hình bên mặt cho thấy cục đông máu trong tĩnh mạch nơi bắp đùi làm phần chân dưới bì viêm sưng Theo bác sĩ Sorensen việc phát hiện ra sự liên hệ giữa các cục đông máu trong tĩnh mạch với các cơn đau tim và đột qụy qủa là bất ngờ bởi vì sự kiên xẩy ra hoàn tòan khác với điều người ta vẫn coi như là nguyên nhân chính gây ra các các cơn đau tim. Tỉ như, các nhà khoa học đã biết từ lâu là các cơn đau tim và đột quỵ xẩy ra vì thành động mạch cứng lại, thế mà các cục đông máu đâu có làm các tĩnh mạch cứng lại.. Bác sĩ Sorensen kết luận ―Các tĩnh mạch không có cùng môt tiến trình vì vậy chúng tôi rất ngạc nhiên thấy có sự liên hệ” Vein clots up risk of heart attack- Michael Kahn- 11/22/07