SlideShare a Scribd company logo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: biến đổi để thành công hay suy
giảm hay sẽ bị thay thế?
Tạ Hoàng Thắng Học viên Cao học tại đại học Shinawatra, Bangkok, Thái Lan
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả về khuynh hướng thay đổi và phát triển của Wikipedia
trong tương lai.
Thế giới công nghệ ngày nay biết đến cái tên Wikipedia như một bộ từ điển bách khoa toàn thư mở trực
tuyến phổ biến hàng đầu. Được thành lập chính thức từ năm 2001 bởi Jimmy Wales và cộng sự,
Wikipedia nhanh chóng trở thành địa chỉ quen thuộc của độc giả, đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục và
nghiên cứu. Nhiều người truy cập Wikipedia thông thường với mục đích là để lấy thông tin, nghiên cứu,
học tập hoặc đơn giản mở mang thêm kiến thức của cá nhân. Kèm theo đó, số lượng người biên soạn từ
điển (Wikipedian) cũng tăng đều đặn và dần dần Wikipedia đã tạo được cộng đồng người dùng đông
đảo cho riêng mình qua những năm tháng phát triển. Tuy nhiên, theo kết quả thống kê trong các năm
gần đây, số lượng người tham gia biên soạn có thâm niêm và kinh nghiệm ở tất cả các ngôn ngữ đều có
dấu hiệu giảm dần đáng báo động. [1] Điều đó khiến nhiều người suy ngẫm về nguyên nhân nào khiến
Wikipedia mất lượng người biên tập tốt nhiều đến thế như thế? Liệu với sự mất mát này có ảnh hưởng
gì đến sự phát triển của Wikipedia hay không? Wikipedia phải làm thế nào để có thể phát triển thịnh
vượng trong tương lai?
Tính mở của Wikipedia
Nếu xét về tên gọi, Wikipedia được tách làm 2 từ “wiki” và “pedia”, trong đó “wiki” có nghĩa là “rất mở”
hay “rất tự do” trong tiếng Polynesia, được Larry Sanger nêu ra trong bức thư điện tử gửi các cộng sự
của mình lúc còn tham gia dự án Nupedia. [2] Theo tiêu chí này, bất kỳ ai cũng có thể tham gia chỉnh sửa
bài viết mà không phân biệt bất cứ điều gì. Thông thường, các đối tượng đóng góp cho bài viết nào đó
bao gồm người dùng nặc danh (không cần đăng ký tài khoản và được hệ thống sử dụng địa chỉ IP thay
cho tài khoản), người dùng mới tham gia, người dùng lâu năm, đội ngũ quản lý và các tài khoản robot.
Một người dùng nặc danh không cần đăng ký tài khoản vẫn có thể chỉnh sửa một bài viết nào đó ở Wiki
với thông tin sai lệch hoặc thiếu trung lập nhằm hướng độc giả theo mục đích mong muốn, đặc biệt
trong các bài viết nhạy cảm liên quan chủ yếu đến chủ đề chính trị và lịch sử. Như vậy, rõ ràng điều đó
sẽ có ảnh hưởng nhất định đến độ tin cậy và chất lượng bài viết ở Wikipedia. Để nâng cao uy tín,
Wikipedia có thể dựa vào sức mạnh của cộng đồng, những thành viên chân chính sẽ lùi sửa hoặc loại bỏ
những thông tin ra khỏi bài. Đội ngũ quản lý có thể cấm người dùng nặc danh 1 khoảng thời gian hoặc
vĩnh viễn (thông thường với các người dùng nặc danh có địa chỉ IP là Proxy) và các thành viên có tài
khoản vi phạm. Hơn nữa, Wikipedia cho phép đội ngũ quản lý thiết lập trạng thái bài viết riêng lẻ ở hai
chế độ khóa chính như: “bán khóa” tức là những thành viên nặc danh và thành viên có thời hạn đăng ký
tài khoản dưới 4 ngày không được phép chỉnh sửa bài viết; “khóa toàn hoàn” tức là không có cho phép
ai có thể chỉnh sửa bài viết. Hai chế độ khóa đều có thời hạn khóa từ vài tiếng đến 1 tháng và ít có bài
viết bị khóa vĩnh viễn. Tuy nhiên, những người dùng “phá hoại” có thể dùng một số cách khác nhau để
“lách quy định” như: kiễn nhẫn đợi hết khoảng thời gian khóa của bài viết và địa chỉ IP bị khóa để tiếp
tục phá hoại, thay đổi địa chỉ IP bị khóa thành địa chỉ IP mới không bị khóa bằng phần mềm, thêm thông
tin nhỏ lẻ vào bài 1 cách “tinh vi” (đầu tiên là vô hại rồi dần dần có hại cho đến khi đạt mục đích) hay tạo
nhiều tài khoản khác nhau để tạo đồng thuận về phía mình trong phần thảo luận. Tất cả điều này minh
chứng quy định của Wikipedia chưa đủ mạnh và chặt chẽ. Có thể nói đây là một mặt trái về tính mở ở
Wikipedia.
Giải quyết các trường hợp tranh chấp
Việc thảo luận dẫn đến những tranh cãi gay gắt là một điều phổ biến ở bất cứ đâu có mô hình tự do và
Wikipedia cũng không ngoại lệ. Những người biên soạn Wikipedia có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau
xuất phát từ quan điểm của họ khác nhau về một bài viết hoặc nhóm bài viết nào đó. Khi đó, Wikipedia
khuyến khích mọi người cùng thảo luận để tìm điểm “đồng quy” dựa trên độ mạnh và uy tín của nguồn.
Trong trường hợp thảo luận quá nóng, sẽ có những thành viên không giữ được bình tĩnh và buông lời
thóa mạ lẫn nhau, lúc ày đội ngũ quản lý sẽ cấm các tài khoản tham gia thảo luận và lùi sửa và loại bỏ
thông tin tranh chấp ra khỏi bài hay gán các loại nhãn tranh chấp cần thiết (chẳng hạn POV). Đối với một
số người, nếu không chịu được áp lực sự tranh chấp của các thành viên khác thì sẽ họ sẽ cảm thấy thất
vọng và thiếu công bằng. Khi đó hiển nhiên nhóm người này sẽ rời bỏ Wikipedia.
Trẻ hóa đội ngũ viết bài
Đội ngũ viết bài ở Wikipedia đang được trẻ hóa dần qua các năm, theo thống kê năm … Wikipedia có …
trong đó độ tuổi từ 12-15 tuổi, hẳn người ta sẽ bất ngờ ... Đối với những chủ đề cơ bản việc những nhà
biên soạn “thiếu niên” có thể không có vấn đề, tuy nhiên chuyên ngành càng hẹp thì những “thiếu niên”
này khó có thể đóng góp một cách chính xác và đúng đắn về mặt nội dung. Dần dà, Wikipedia đã thiếu
người kinh nghiệm do tranh chấp, nay họ lại mất luôn một lượng thành viên do cảm thấy chất lượng
giảm xuống và không còn như ban đầu nữa …
Đối thủ tiềm năng của Wikipedia
Sẽ có rất nhiều từ điển bách khoa toàn thư khác đang cạnh tranh với Wikipedia. Trong bài, tác giả chỉ
tập trung vào Citizenium vì Wikipedia và Citizenium có nhiều ân oái cũng như điểm tương đồng.
Citizenium cần CV, khá chặt chẽ, … ưu điểm là độ tin cậy và chất lượng của bài viết nguồn thông tin cao,
nhược điểm hạn chế sự tiếp cận tối đa của nhiều người dùng … mô hình này khó có thể coi là top đầu
trong nhóm từ điển. …
Mô hình phát triển tương lai
Một ý tưởng kết hợp mô hình lai giữa Citizenium và Wikipedia được đưa ra giữa hai người sáng lập,
đồng thời cũng là người bạn một thời. Có thể điều đó giúp hàn gắn được tình bạn đã mất? Cụ thể,
Wikipedia nên có những quy định chặt chẽ hơn về quyền hạn của các nhóm người dùng cũng như chính
sách rõ ràng trong việc giải quyết trong các trường hợp tranh chấp mà vẫn có thể giữ tính mềm dẻo và
tự do của riêng mình. Đầu tiên, Wikipedia sẽ hạn chế tính mở của mình để tránh tình trạng “mở quá
trớn” nhưng cũng không quá chặt như Citizenium. Wikipedia nên phân cấp bài viết theo đánh giá về
mức độ độ quan trọng như: rất ít quan trọng, ít quan trọng, trung bình, quan trọng và rất quan trọng.
Đối với hai nhóm đầu, Wikipedia có thể cho những người dùng nặc danh tham gia vào, những bài có
chất lượng trung bình thì có thể cho người dùng mới đăng ký tài khoản tham gia, còn quan trọng và rất
quan trọng thì dành cho người dùng có đóng góp nhiều, lâu năm với một số tiêu chí, chẳng hạn hơn
1000 sửa đổi, tham gia 3 tháng trở lên. Trong các trường hợp tranh chấp, Wikipedia nên phát triển các
chính sách rõ ràng hơn nữa để giúp tạo ra mô hình Win-Win nhằm thỏa mãn giữa các bên tranh chấp
hay các chính sách giảm thiểu độ tranh chấp và cần có 1 chương trình định hướng và tư vấn áp lực (tâm
lý) cho các nhà biên soạn từ điển trong trường hợp tranh chấp …
Nguồn tham khảo
[1] Các số liệu thống kê của Wikipedia ( http://stats.wikimedia.org)
[2] Larry Sanger. “[Nupedia-l] Let's make a wiki”. Message to Nupedia Listserv. 10 Jan. 2001. Email

More Related Content

Similar to Wikipedia_Report

H dsudung blog_vinhphat
H dsudung blog_vinhphatH dsudung blog_vinhphat
H dsudung blog_vinhphatvb2tin09
 
Buiding foss-community
Buiding foss-communityBuiding foss-community
Buiding foss-community
nghia le trung
 
Chude05
Chude05Chude05
Chude05
Hằng Võ
 
Baithuhoach mang ttqt
Baithuhoach mang ttqtBaithuhoach mang ttqt
Baithuhoach mang ttqt
nguyen truong son
 
Marketing Khởi Nghiệp
Marketing Khởi NghiệpMarketing Khởi Nghiệp
Marketing Khởi Nghiệp
Phước Huỳnh Hữu
 
Personal branding - Xây dựng thương hiệu cá nhân - Tip 100 phương pháp xây dựng
Personal branding - Xây dựng thương hiệu cá nhân - Tip 100 phương pháp xây dựngPersonal branding - Xây dựng thương hiệu cá nhân - Tip 100 phương pháp xây dựng
Personal branding - Xây dựng thương hiệu cá nhân - Tip 100 phương pháp xây dựng
Vinalink Media JSC
 
Ebook hướng dẫn lập trình từ điển
Ebook hướng dẫn lập trình từ điểnEbook hướng dẫn lập trình từ điển
Ebook hướng dẫn lập trình từ điển
Anh Pham Duy
 
Buiding foss-community
Buiding foss-communityBuiding foss-community
Buiding foss-community
nghia le trung
 
Talk at university, 7&8.10.2013
Talk at university, 7&8.10.2013Talk at university, 7&8.10.2013
Talk at university, 7&8.10.2013
Khong Loan
 
Presentation1
Presentation1Presentation1
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại họcẢnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
FOSS Community
FOSS CommunityFOSS Community
FOSS Community
Truong Tuan
 
Cách đăng tài liệu học tập lên OanhViela.com.docx
Cách đăng tài liệu học tập lên OanhViela.com.docxCách đăng tài liệu học tập lên OanhViela.com.docx
Cách đăng tài liệu học tập lên OanhViela.com.docx
shiredrent
 
[Online media booking];[Resources]_2
[Online media booking];[Resources]_2[Online media booking];[Resources]_2
[Online media booking];[Resources]_2AiiM Education
 
Hành vi đọc báo mạng
Hành vi đọc báo mạngHành vi đọc báo mạng
Hành vi đọc báo mạngTan Ng
 
Hướng Dẫn Cách Viết Literature Review Chi Tiết
Hướng Dẫn Cách Viết Literature Review Chi TiếtHướng Dẫn Cách Viết Literature Review Chi Tiết
Hướng Dẫn Cách Viết Literature Review Chi Tiết
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Xây dựng cộng đồng - Lê Trung Nghĩa - Bộ KHCN
Xây dựng cộng đồng - Lê Trung Nghĩa - Bộ KHCNXây dựng cộng đồng - Lê Trung Nghĩa - Bộ KHCN
Xây dựng cộng đồng - Lê Trung Nghĩa - Bộ KHCN
Security Bootcamp
 
Buiding foss-community-oct-2014
Buiding foss-community-oct-2014Buiding foss-community-oct-2014
Buiding foss-community-oct-2014
nghia le trung
 

Similar to Wikipedia_Report (20)

H dsudung blog_vinhphat
H dsudung blog_vinhphatH dsudung blog_vinhphat
H dsudung blog_vinhphat
 
Buiding foss-community
Buiding foss-communityBuiding foss-community
Buiding foss-community
 
Chude05
Chude05Chude05
Chude05
 
Baithuhoach mang ttqt
Baithuhoach mang ttqtBaithuhoach mang ttqt
Baithuhoach mang ttqt
 
Marketing Khởi Nghiệp
Marketing Khởi NghiệpMarketing Khởi Nghiệp
Marketing Khởi Nghiệp
 
Personal branding - Xây dựng thương hiệu cá nhân - Tip 100 phương pháp xây dựng
Personal branding - Xây dựng thương hiệu cá nhân - Tip 100 phương pháp xây dựngPersonal branding - Xây dựng thương hiệu cá nhân - Tip 100 phương pháp xây dựng
Personal branding - Xây dựng thương hiệu cá nhân - Tip 100 phương pháp xây dựng
 
Ebook hướng dẫn lập trình từ điển
Ebook hướng dẫn lập trình từ điểnEbook hướng dẫn lập trình từ điển
Ebook hướng dẫn lập trình từ điển
 
Buiding foss-community
Buiding foss-communityBuiding foss-community
Buiding foss-community
 
Talk at university, 7&8.10.2013
Talk at university, 7&8.10.2013Talk at university, 7&8.10.2013
Talk at university, 7&8.10.2013
 
Presentation1
Presentation1Presentation1
Presentation1
 
Giới thiệu về Newtend
Giới thiệu về Newtend Giới thiệu về Newtend
Giới thiệu về Newtend
 
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại họcẢnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
 
FOSS Community
FOSS CommunityFOSS Community
FOSS Community
 
Cách đăng tài liệu học tập lên OanhViela.com.docx
Cách đăng tài liệu học tập lên OanhViela.com.docxCách đăng tài liệu học tập lên OanhViela.com.docx
Cách đăng tài liệu học tập lên OanhViela.com.docx
 
[Online media booking];[Resources]_2
[Online media booking];[Resources]_2[Online media booking];[Resources]_2
[Online media booking];[Resources]_2
 
Dantri hanh vi_bao_mang_ppt
Dantri hanh vi_bao_mang_pptDantri hanh vi_bao_mang_ppt
Dantri hanh vi_bao_mang_ppt
 
Hành vi đọc báo mạng
Hành vi đọc báo mạngHành vi đọc báo mạng
Hành vi đọc báo mạng
 
Hướng Dẫn Cách Viết Literature Review Chi Tiết
Hướng Dẫn Cách Viết Literature Review Chi TiếtHướng Dẫn Cách Viết Literature Review Chi Tiết
Hướng Dẫn Cách Viết Literature Review Chi Tiết
 
Xây dựng cộng đồng - Lê Trung Nghĩa - Bộ KHCN
Xây dựng cộng đồng - Lê Trung Nghĩa - Bộ KHCNXây dựng cộng đồng - Lê Trung Nghĩa - Bộ KHCN
Xây dựng cộng đồng - Lê Trung Nghĩa - Bộ KHCN
 
Buiding foss-community-oct-2014
Buiding foss-community-oct-2014Buiding foss-community-oct-2014
Buiding foss-community-oct-2014
 

Wikipedia_Report

  • 1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: biến đổi để thành công hay suy giảm hay sẽ bị thay thế? Tạ Hoàng Thắng Học viên Cao học tại đại học Shinawatra, Bangkok, Thái Lan Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả về khuynh hướng thay đổi và phát triển của Wikipedia trong tương lai. Thế giới công nghệ ngày nay biết đến cái tên Wikipedia như một bộ từ điển bách khoa toàn thư mở trực tuyến phổ biến hàng đầu. Được thành lập chính thức từ năm 2001 bởi Jimmy Wales và cộng sự, Wikipedia nhanh chóng trở thành địa chỉ quen thuộc của độc giả, đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu. Nhiều người truy cập Wikipedia thông thường với mục đích là để lấy thông tin, nghiên cứu, học tập hoặc đơn giản mở mang thêm kiến thức của cá nhân. Kèm theo đó, số lượng người biên soạn từ điển (Wikipedian) cũng tăng đều đặn và dần dần Wikipedia đã tạo được cộng đồng người dùng đông đảo cho riêng mình qua những năm tháng phát triển. Tuy nhiên, theo kết quả thống kê trong các năm gần đây, số lượng người tham gia biên soạn có thâm niêm và kinh nghiệm ở tất cả các ngôn ngữ đều có dấu hiệu giảm dần đáng báo động. [1] Điều đó khiến nhiều người suy ngẫm về nguyên nhân nào khiến Wikipedia mất lượng người biên tập tốt nhiều đến thế như thế? Liệu với sự mất mát này có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của Wikipedia hay không? Wikipedia phải làm thế nào để có thể phát triển thịnh vượng trong tương lai? Tính mở của Wikipedia Nếu xét về tên gọi, Wikipedia được tách làm 2 từ “wiki” và “pedia”, trong đó “wiki” có nghĩa là “rất mở” hay “rất tự do” trong tiếng Polynesia, được Larry Sanger nêu ra trong bức thư điện tử gửi các cộng sự của mình lúc còn tham gia dự án Nupedia. [2] Theo tiêu chí này, bất kỳ ai cũng có thể tham gia chỉnh sửa bài viết mà không phân biệt bất cứ điều gì. Thông thường, các đối tượng đóng góp cho bài viết nào đó bao gồm người dùng nặc danh (không cần đăng ký tài khoản và được hệ thống sử dụng địa chỉ IP thay cho tài khoản), người dùng mới tham gia, người dùng lâu năm, đội ngũ quản lý và các tài khoản robot. Một người dùng nặc danh không cần đăng ký tài khoản vẫn có thể chỉnh sửa một bài viết nào đó ở Wiki với thông tin sai lệch hoặc thiếu trung lập nhằm hướng độc giả theo mục đích mong muốn, đặc biệt trong các bài viết nhạy cảm liên quan chủ yếu đến chủ đề chính trị và lịch sử. Như vậy, rõ ràng điều đó sẽ có ảnh hưởng nhất định đến độ tin cậy và chất lượng bài viết ở Wikipedia. Để nâng cao uy tín, Wikipedia có thể dựa vào sức mạnh của cộng đồng, những thành viên chân chính sẽ lùi sửa hoặc loại bỏ những thông tin ra khỏi bài. Đội ngũ quản lý có thể cấm người dùng nặc danh 1 khoảng thời gian hoặc vĩnh viễn (thông thường với các người dùng nặc danh có địa chỉ IP là Proxy) và các thành viên có tài khoản vi phạm. Hơn nữa, Wikipedia cho phép đội ngũ quản lý thiết lập trạng thái bài viết riêng lẻ ở hai chế độ khóa chính như: “bán khóa” tức là những thành viên nặc danh và thành viên có thời hạn đăng ký tài khoản dưới 4 ngày không được phép chỉnh sửa bài viết; “khóa toàn hoàn” tức là không có cho phép ai có thể chỉnh sửa bài viết. Hai chế độ khóa đều có thời hạn khóa từ vài tiếng đến 1 tháng và ít có bài viết bị khóa vĩnh viễn. Tuy nhiên, những người dùng “phá hoại” có thể dùng một số cách khác nhau để “lách quy định” như: kiễn nhẫn đợi hết khoảng thời gian khóa của bài viết và địa chỉ IP bị khóa để tiếp
  • 2. tục phá hoại, thay đổi địa chỉ IP bị khóa thành địa chỉ IP mới không bị khóa bằng phần mềm, thêm thông tin nhỏ lẻ vào bài 1 cách “tinh vi” (đầu tiên là vô hại rồi dần dần có hại cho đến khi đạt mục đích) hay tạo nhiều tài khoản khác nhau để tạo đồng thuận về phía mình trong phần thảo luận. Tất cả điều này minh chứng quy định của Wikipedia chưa đủ mạnh và chặt chẽ. Có thể nói đây là một mặt trái về tính mở ở Wikipedia. Giải quyết các trường hợp tranh chấp Việc thảo luận dẫn đến những tranh cãi gay gắt là một điều phổ biến ở bất cứ đâu có mô hình tự do và Wikipedia cũng không ngoại lệ. Những người biên soạn Wikipedia có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau xuất phát từ quan điểm của họ khác nhau về một bài viết hoặc nhóm bài viết nào đó. Khi đó, Wikipedia khuyến khích mọi người cùng thảo luận để tìm điểm “đồng quy” dựa trên độ mạnh và uy tín của nguồn. Trong trường hợp thảo luận quá nóng, sẽ có những thành viên không giữ được bình tĩnh và buông lời thóa mạ lẫn nhau, lúc ày đội ngũ quản lý sẽ cấm các tài khoản tham gia thảo luận và lùi sửa và loại bỏ thông tin tranh chấp ra khỏi bài hay gán các loại nhãn tranh chấp cần thiết (chẳng hạn POV). Đối với một số người, nếu không chịu được áp lực sự tranh chấp của các thành viên khác thì sẽ họ sẽ cảm thấy thất vọng và thiếu công bằng. Khi đó hiển nhiên nhóm người này sẽ rời bỏ Wikipedia. Trẻ hóa đội ngũ viết bài Đội ngũ viết bài ở Wikipedia đang được trẻ hóa dần qua các năm, theo thống kê năm … Wikipedia có … trong đó độ tuổi từ 12-15 tuổi, hẳn người ta sẽ bất ngờ ... Đối với những chủ đề cơ bản việc những nhà biên soạn “thiếu niên” có thể không có vấn đề, tuy nhiên chuyên ngành càng hẹp thì những “thiếu niên” này khó có thể đóng góp một cách chính xác và đúng đắn về mặt nội dung. Dần dà, Wikipedia đã thiếu người kinh nghiệm do tranh chấp, nay họ lại mất luôn một lượng thành viên do cảm thấy chất lượng giảm xuống và không còn như ban đầu nữa … Đối thủ tiềm năng của Wikipedia Sẽ có rất nhiều từ điển bách khoa toàn thư khác đang cạnh tranh với Wikipedia. Trong bài, tác giả chỉ tập trung vào Citizenium vì Wikipedia và Citizenium có nhiều ân oái cũng như điểm tương đồng. Citizenium cần CV, khá chặt chẽ, … ưu điểm là độ tin cậy và chất lượng của bài viết nguồn thông tin cao, nhược điểm hạn chế sự tiếp cận tối đa của nhiều người dùng … mô hình này khó có thể coi là top đầu trong nhóm từ điển. … Mô hình phát triển tương lai Một ý tưởng kết hợp mô hình lai giữa Citizenium và Wikipedia được đưa ra giữa hai người sáng lập, đồng thời cũng là người bạn một thời. Có thể điều đó giúp hàn gắn được tình bạn đã mất? Cụ thể, Wikipedia nên có những quy định chặt chẽ hơn về quyền hạn của các nhóm người dùng cũng như chính sách rõ ràng trong việc giải quyết trong các trường hợp tranh chấp mà vẫn có thể giữ tính mềm dẻo và tự do của riêng mình. Đầu tiên, Wikipedia sẽ hạn chế tính mở của mình để tránh tình trạng “mở quá trớn” nhưng cũng không quá chặt như Citizenium. Wikipedia nên phân cấp bài viết theo đánh giá về mức độ độ quan trọng như: rất ít quan trọng, ít quan trọng, trung bình, quan trọng và rất quan trọng.
  • 3. Đối với hai nhóm đầu, Wikipedia có thể cho những người dùng nặc danh tham gia vào, những bài có chất lượng trung bình thì có thể cho người dùng mới đăng ký tài khoản tham gia, còn quan trọng và rất quan trọng thì dành cho người dùng có đóng góp nhiều, lâu năm với một số tiêu chí, chẳng hạn hơn 1000 sửa đổi, tham gia 3 tháng trở lên. Trong các trường hợp tranh chấp, Wikipedia nên phát triển các chính sách rõ ràng hơn nữa để giúp tạo ra mô hình Win-Win nhằm thỏa mãn giữa các bên tranh chấp hay các chính sách giảm thiểu độ tranh chấp và cần có 1 chương trình định hướng và tư vấn áp lực (tâm lý) cho các nhà biên soạn từ điển trong trường hợp tranh chấp … Nguồn tham khảo [1] Các số liệu thống kê của Wikipedia ( http://stats.wikimedia.org) [2] Larry Sanger. “[Nupedia-l] Let's make a wiki”. Message to Nupedia Listserv. 10 Jan. 2001. Email