SlideShare a Scribd company logo
Chào các bạn, Đây là EBook cho thiết bị di động của trang Web:
http://vnthuquan.net
Việt Nam Thư Quán muốn gửi đến tất cả những bạn yêu thích văn hóa đọc cuốn sách này, đặc biệt là
những người không có điều kiện đọc những ấn phẩm sách thông thường. Tuy nhiên, trong khả năng có
thể, các bạn hãy mua và thưởng thức sách giấy như một sự tôn trọng đối với các tác giả và các nhà
xuất bản.
Ebook này được Việt Nam Thư Quán đăng tải trên trang vnthuquan.net. Các bạn có thể sử dụng dưới
bất kỳ hình thức nào như: sao lưu, sử dụng bài viết, tư liệu, đăng trên các diễn đàn hay trang Web
khác, chỉ có một yêu cầu là giữ nguyên nội dung cũng như ghi rõ nguồn cung cấp như một sự tôn trọng
đối với những người thực hiện.
Chế bản ebook: Phạm Huy Hùng.
Mục lục
Lời Nói Đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Lời Cuối Sách
Thư Mục Tham Khảo
Sir Alex Ferguson – Chân Dung Một Huyền Thoại
Nguyễn Minh
Lời Nói Đầu
ăm 1986 là năm đầy rẫy những sự kiện thể thao đáng nhớ: Diego Maradona đưa
Argentina lên đỉnh cao thế giới tại mùa hè nóng bỏng Mexico; Steaua Bucharest
bất ngờ đánh bại Barcelona, lần đầu đem Cúp C1 về Đông Âu; Tay vợt 18 tuổi
Boris Becker đăng quanh tại Anh, trở thành nhà vô địch Wimbledon trẻ nhất trong
lịch sử. Đó cũng là năm huấn luyện viên (HLV) người Scotland Alex Ferguson[1]
lần đầu đặt chân đến Old Trafford, Nhà Hát Những Giấc Mơ.
26 năm trôi qua, giấc mơ của Alex Ferguson vẫn chưa chấm dứt. Tại giải ngoại hạng Anh, nơi nổi
tiếng là cỗ máy xay chuyên “xay” các HLV, Ferguson là biểu tượng của giá trị vĩnh hằng, bất biến. Với
các cổ động viên (CĐV) Manchester United sinh vào khoảng giữa thập niên 1980, khi họ chào đời,
Ferguson đã ở đó; họ lớn lên, cắp sách đến trường, ông vẫn ở đó; họ lập gia đình, sinh con, ông cũng
vẫn còn; con họ sinh ra, bắt đầu biết xem bóng đá, vẫn thấy ông trên băng ghế huấn luyện!
26 năm qua, dưới quyền Alex Ferguson, Manchester United từ chỗ lao đao sắp xuống hạng, trở thành
CLB giàu có và được hâm mộ nhất trên toàn cầu. Một mình Ferguson đối đầu với 17 đời HLV
Manchester City, 17 đời HLV Chelsea, và tám đời HLV Liverpool. HLV đến rồi đi, các thế lực mới
đến rồi đi, riêng Ferguson còn ở lại. Có Ferguson, United lật đổ ngôi vương của Liverpool, và từ đó
đến nay, thống trị làng bóng nước Anh. Theo thời gian, không ít CLB lăm le chiếm đoạt ngai vàng Quỷ
Đỏ: Newcastle, Arsenal, Chelsea, song tất cả đều thất bại. Ở tuổi ngoài 70, Ferguson vẫn dẻo dai lạ
thường, đang ra sức quyết đấu với kẻ giành ngôi mới nhất: Manchester City.
Tuy nhiên, nhắc đến Alex Ferguson, không thể chỉ nói về Manchester United. Ferguson là HLV vĩ đại
nhất trong lịch sử United? Đúng, song ông cũng là nhà cầm quân vĩ đại nhất của Aberdeen. HLV thành
công ở hai CLB thì rất nhiều, nhưng hiếm ai đạt đến địa vị huyền thoại ở cả hai. Ngoài Ferguson ra, có
lẽ chỉ còn Hertbert Chapman (1878 -1934).
Cá tính mạnh mẽ, nóng nảy, Alex Ferguson là nhân vật gây nhiều tranh cãi. Vậy nhưng, dù yêu dù ghét,
nếu nhìn nhận một cách khách quan, không ai có thể phủ nhận thiên tài huấn luyện của Ferguson, cũng
như vị trí độc nhất vô nhị của ông trong lịch sử nền túc cầu thế giới. Cũng hơi lạ khi ở Việt Nam, một
đất nước đam mê bóng đá cuồng nhiệt, với lực lượng CĐV Manchester United vô cùng hùng hậu, cho
đến ngày nay vẫn chưa ai viết một chuyên khảo dài hơi về Alex Ferguson. Thật là một thiếu sót! Đợi
các bậc cao minh thì chưa biết đến lúc nào, nên chúng tôi tuy năng lực giới hạn, xin mạn phép đóng
góp chút hiểu biết của mình, hy vọng có thể tạm thời bổ khuyết cho thiếu sót ấy.
***
Để viết sách này, chúng tôi dựa vào hai tư liệu chủ yếu: Hồi Ký của Sir Alex Ferguson, Managing My
Life, ấn bản có bổ sung năm 2000, và cuốn tiểu sử The Boss – The Many Sides of Alex Ferguson của
Michael Crick, ấn bản bìa mềm năm 2003. Managing My Life do Sir Alex tự thuật, đương nhiên có
giá trị cao nhất. Tuy vậy, đã là hồi ký thì không thể khách quan tuyệt đối, nên khi sử dụng tư liệu trong
đó, chúng tôi đều đối chiếu kỹ càng với thông tin trong sách của Crick. The Boss là tiểu sử dày dặn và
công phu nhất về Alex Ferguson, những sách về sau chưa cuốn nào vượt được.
Hồi Ký kết thúc vào năm 2000, còn The Boss dừng lại ở thời điểm 2003. Để viết về giai đoạn 2003 –
2012, chúng tôi dựa trên hai cuốn: Football – Bloody Hell! The Biography of Alex Ferguson của
Patrick Barclay (2011) và Sir Alex Ferguson: The Official Manchester United Story of 25 Years at
The Top của David Meek và Tom Tyrrell (2011). Cuốn đầu tuy sơ lược hơn nhiều so với The Boss,
nhưng có nhiều chi tiết mới lạ; cuốn sau là sách lịch sử viết theo kiểu “chính thống”, nên khá khô khan,
song cung cấp những số liệu giá trị.
This is the One: Sir Alex Ferguson – The Uncut Story of a Football Genius của Daniel Taylor (2008)
là “biên niên sử” chép những chuyện xảy ra trong hai mùa 2005-2006, và 2006-2007. Khi viết về hai
mùa này, chúng tôi dùng nhiều chi tiết trong sách trên. Ngoài ra, trong danh sách tham khảo còn có
Squeaky Bum Time: The Wit, Wisdom and Hairdryer of Sir Alex Ferguson, cũng của Daniel Taylor
(2011): một “ngữ lục”, tập hợp những câu phát ngôn nổi tiếng của Sir Alex, và Fergie’s Proteges của
James Mackie (2010): Sách thuật chuyện các học trò của Sir.
Bên cạnh đó, chúng tôi không bỏ qua tài liệu mạng. Số liệu trong sách một phần không nhỏ được lấy từ
trang RSSSF của Sáng Hội Thống Kê Bóng Đá, và từ mục số liệu thống kê của trang Red11. Trong
những năm 2004-2005, trên cương vị biên tập cho trang nhà Hội Cổ Động Viên Manchester United ở
Việt Nam (MUSVN), chúng tôi từng viết rất nhiều bài về United. Sách này cũng sử dụng lại tư liệu từ
các bài viết ấy.
Người viết vốn không phải nhà viết tiểu sử chuyên nghiệp, sách viết ra ắt hẳn còn nhiều hạn chế, thiếu
sót. Rất mong được các độc giả chỉ bảo thêm cho.
Adelaide, Australia 2012
MinhNguyen
(http://www.facebook.com/huuminh.ng)
[1] Viết theo lối Scotland là Alec Ferguson.
Nguyễn Minh
Sir Alex Ferguson – Chân Dung Một Huyền Thoại
Chương 1
Người Đến Từ Govan
ovan? Cái tên lạ hoắc! Đó là địa danh nào?Nằm ở đâu? Âu hay Á?
Xin thưa: Govan vốn là một thị xã nằm bên bờ nam sông Clyde, thuộc xứ Scotland,
Anh Quốc. Năm 1912, Govan được sáp nhập vào Glasgow, trở thành một quận của
thành phố này.Nói đến Glasgow, hẳn dân hâm mộ túc cầu chẳng xa lạ gì, và sẽ nghĩ
ngay đến hai CLB lừng danh Glasgow Rangers và Celtic Glasgow.Từ công dân một
thị xã “khỉ ho cò gáy” như Govan, được trở thành công dân của đô thành Glasgow
hẳn nhiên là một vinh dự lớn.Tuy thế, người dân Govan lại mang tinh thần “cục bộ địa phương” rất
cao. Cho đến tận ngày nay, khi có ai hỏi “Bạn người Glasgow à?”, dân Govan sẽ trả lời “Không, tôi
người Govan!”.
“Khỉ ho cò gáy” là vậy, nhưng Govan cũng đóng góp ít nhiều cho danh sách danh nhân Scotland.
Trong số những người nổi tiếng sinh trưởng tại Govan có Leo Blair, thân sinh nguyên thủ tướng Anh
Tony Blair, và Kenny Dalglish, một trong những cầu thủ xuất sắc nhất Scotland mọi thời đại. Song le,
nếu hỏi rằng ai là người con ưu tú nhất của Govan, hẳn câu trả lời phải là: Ngài Alex Ferguson. Bản
thân Alex Ferguson không bao giờ quên đi nguồn cội của mình.Trên tường văn phòng của ông tại
Manchester United, có treo tấm biển lớn đề mấy chữ đầy tự hào “Tôi là người Govan!”
Cậu bé Alexander Chapman Ferguson cất tiếng chào đời vào ngày 31 tháng 12 năm 1941, trong một
gia đình có truyền thống thợ thuyền và bóng đá. Ông nội cậu, John Ferguson, là công nhân đóng tàu
kiêm cầu thủ nghiệp dư ở Dumbartonshire.Đến đời cha cậu, Alexander Beaton (từ nay xin gọi là
“Alex bố”), gia đình Ferguson chuyển đến sinh sống tại Govan, Glasgow.Ông Alex “bố” nối nghiệp
nhà, vừa đóng tàu vừa đá banh. Vợ ông, bà Elizabeth Hardie, thường được gọi thân mật là Liz hay
Lizzie, cũng là một công nhân, trước làm ở xưởng cao su, sau chuyển sang các xưởng chế tạo đạn
dược và dây thép. Khi Lizzie làm lễ thành hôn cùng Alex “bố”, bà đã mang thai bé Alex “con” được
ba tháng.
Tuy chỉ là công nhân, Alexander Beaton khá có uy tín và được nể trọng tại Govan.Bản tính trầm lặng
và dễ nổi nóng, ông rất nghiêm khắc và kỷ luật trong việc dạy con.Là người cầu toàn, ông luôn huấn
luyện cho các con hướng đến sự hoàn hảo. Con cái làm sai điều gì, ông nghiêm nghị trách mắng; nếu
làm đúng, ông cũng ít khi khen, mà chỉ nhắc nhở phải cố gắng cho hoàn thiện thêm lên. Ông sợ con
mình được khen nhiều sẽ trở thành tự mãn, mà một khi đã tư mãn thì không còn tiến bộ hơn được nữa.
Bà Lizzie tính tình cũng rất cương quyết, nhưng bề ngoài dễ dãi, lúc nào cũng tươi cười. Bà yêu âm
nhạc, mỗi khi làm việc nhà, hay bật radio để nghe, rồi ngân nga hát theo. Sir Alex thừa hưởng từ cha
tính cách nghiêm khắc, quyết liệt, cũng như khát vọng về sự hoàn hảo. Chính vì không bao giờ tự hài
lòng với bản thân, và không bao giờ cho phép các cầu thủ của mình tự hài lòng, ông đã xây nên sự
nghiệp huy hoàng như ngày nay. Bên cạnh đó, ông tiếp thụ ở mẹ lòng đam mê âm nhạc.Cánh phóng
viên hay bắt gặp cái cảnh ông bước vào phòng họp báo khi miệng vẫn đang “nghêu ngao” một giai
điệu lãng mạn nào đấy.
Không lâu sau khi bé Alex chào đời, gia đình Ferguson dọn đến chúng cư số 667 đường Govan. Họ ở
tầng một, ngay phía trên quán rượu, trong một căn hộ nhỏ chỉ gồm hai phòng ngủ và một nhà bếp. Vì
thiếu phòng nên nhà bếp đồng thời cũng được dùng làm phòng khách kiêm…phòng tắm! Trong hai
phòng ngủ, một phòng được ưu tiên giành cho Alex và em trai Martin (sinh năm 1942), phòng kia cho
một cặp vợ chồng người Ireland thuê để kiếm thêm thu nhập. Ông Alex bố và vợ phải kê tạm cái
giường nằm ngủ trong bếp. Khó khăn như thế, nhưng nhà Ferguson hãy còn may mắn, vì họ sở hữu một
nhà vệ sinh riêng, trong khi biết bao gia đình khác sống trong chúng cư phải sử dụng nhà vệ sinh công
cộng. Láng giềng của họ, gia đình nhà Law, có đến 16 người mà phải chen chúc trong một phòng ngủ
và một bếp. “Ừ thì nghèo đấy”, Sir Alex nhớ lại thuở hàn vi “nhưng không đến nỗi quá nghèo. Nhà tôi
xưa chẳng có gì: Không TV, không xe hơi, không cả điện thoại. Vậy mà tôi lại cảm thấy mình chẳng
thiếu chi, bởi vì tôi đã có một quả banh làm bạn!”
Govan những năm 1940 là một trung tâm của ngành công nghiệp đóng tàu, với những “đại công xưởng”
như Harland & Wolff, Alexander Stephen & Sons, và Fairfields[1]. Chỉ riêng một xưởng như
Fairfields đã tuyển dụng đến bốn-năm ngàn công nhân. Bạo lực là vấn nạn ở Govan, vì công nhân sau
mỗi buổi tan ca hay đi nhậu, mà nhậu xỉn thì hay gây sự đánh nhau. Do ở ngay phía trên quán rượu, hai
cậu nhỏ nhà Ferguson là “khán giả” thường xuyên của các cuộc gây gổ ấy. Mỗi cuối tuần, thay vì đi
giải trí, họ chỉ cần mở cửa sổ phòng ngó xuống, chẳng mấy chốc sẽ có ngay mấy tay bợm kéo nhau ra
khỏi quán phang nhau. Xem đấm bốc miễn phí cũng thú vị ra trò!
Nói đi cũng phải nói lại, cánh thợ Govan tuy hay nhậu nhẹt đánh nhau, nhưng phong tục tỉnh lẻ vẫn chất
phác, thuần hậu, chứ không hiểm ác như chốn phồn hoa. Đánh nhau thật đấy, nhưng chỉ đánh tay không,
phân thắng bại xong là thôi, không mấy khi dùng đến dao súng, đe dọa đến tính mạng của nhau. Hôm
nay đánh xong, mai lại có thể ngồi cùng bàn, nâng ly chạm cốc.Dân trong quận đi vắng chẳng cần phải
khóa cửa, ai lỡ thiếu món gì có thể tự tiện chạy vào nhà hàng xóm mượn tạm để dùng. Nhiều khi đi làm
về, bà Lizzie vẫn thấy trên bàn bếp mảnh giấy ghi nguệch ngoạc vài chữ đại loại như “Nhà em hết sạch
muối, sang bác mượn một ít. Cảm ơn bác nhiều!”.Bà cũng chẳng lấy đó làm phiền.
Ngoài cái quán ở tầng trệt chúng cư số 667, chỉ riêng tại đường Govan đã có đến năm chục quán rượu
nữa.Ông Alex bố, tuy nhiên, lại không phải đệ tử Lưu Linh.Ông thỉnh thoảng uống cho vui, nhưng
không nghiện rượu mà chỉ mê cá cược. Hai cậu con thường xuyên bị ông sai làm…long tong chạy đi
đặt kèo với nhà cái. Cha nào con nấy! Sir Alex về sau cũng không thích rượu chè, nhưng đặc biệt đam
mê cá cược.
Sinh ra trong khu phố lao động, dĩ nhiên cậu Alex không có điều kiện được vào trường “điểm”. Ngôi
trường đầu đời của cậu, tiểu học Broomloan Road, được xếp hạng…bét trong số các trường ở
Glasgow.Ở trường, cậu nổi tiếng…quậy và hiếu động.“Ferguson ấy hả?”Cô giáo Elizabeth Thomson
kể “Đứng một mình trong phòng trống, nó cũng gây lộn được nữa!”
Tuy mắng, nhưng cô Thomson chỉ mắng yêu, vì cô nhận thấy đằng sau lớp vỏ nghịch ngợm, cậu học trò
của mình vẫn rất tốt tính và dễ thương. Trong năm cuối tiểu học, Alex ốm yếu liên miên, hết bị thoát vị
thì lại đau thận, rốt cuộc phải ở lại lớp, học chung với cậu em Martin. Lo lắng không yên, ông bà
Ferguson đã phải đến trường, nhờ cậy cô Thomson kèm cặp thêm cho con. Cô tận tâm dạy dỗ Alex,
khiến cho cậu vô cùng xúc động.Trong hồi ký (2000), Sir Alex cho biết thần tượng lúc nhỏ của mình,
không ai khác, chính là cô giáo Thomson.Mãi đến hàng chục năm về sau, hai cô trò vẫn thường xuyên
liên lạc cùng nhau.
Kỷ niệm “đáng nhớ” nhất của Alex tại Broomloan Road xảy ra vào một chiều thứ bảy, khi cậu lên
mười.Hôm ấy, khi đang đứng xem các anh chị lớp lớn chơi bi da, Alex được hai “sư huynh” gọi vào,
mời uống một chai nước chanh. Vừa uống vào miệng đã phải phun ra phè phè, vì trong chai hóa ra
là…nước tiểu! Hai tên thủ phạm ôm bụng cười ngặt nghẽo, còn Alex giận đến tím tái, vội vàng chạy
vụt đi.Chạy đi đâu? Chạy đi kiếm một thanh gỗ dùng để…chặn cửa! Đúng là nhà chiến lược có khác,
ngay từ khi bé tý đã biết tính xa: trước khi trả thù thì phải nghĩ đến chuyện làm sao trả thù xong không
bị bắt lại.
Kiếm được thanh gỗ, Alex dựng nó ngoài cửa, rồi trở vào phòng bi da, lỉnh đến một bàn trống, thủ hai
quả bi vào tay áo. Đợi khi “kẻ địch” không để ý, cậu dùng hết sức quăng hai quả, trúng cả hai. Một tên
bị “ăn” bi ngay vào miệng, suýt vỡ cả mồm! Ném xong, Alex co giò chạy ra, đóng sập cửa lại, lấy cây
chèn thêm bên ngoài, rồi ung dung đánh bài chuồn…
Trong hai anh em nhà Ferguson, Alex không những lớn hơn, mà còn láu lỉnh hơn nhiều so với
Martin.Khi cả hai nghịch phá chuyện gì, Alex luôn là người đầu têu.Thế mà đến khi ông bố giận lên,
Martin thường là đứaphải “giơ đầu chịu báng”, vì Alex đã lanh chân núp xuống dưới…gầm giường!
Alex thương và luôn bảo vệ em, không bao giờ để ai chạm đến một cọng tóc của em mình. Song, ông
anh bao giờ mà chẳng khệnh khạng: “Không ai được đánh em tao, nhưng tao đánh thì được!” Những
khi hục hặc với nhau, Martin hay phải chịu lép, nhưng có lần cậu ta cũng nổi khùng lên, vớ ngay cây
cời lò sưởi còn đang nóng hổi dí vào đùi ông anh! Sir Alex đến giờ vẫn còn mang thẹo.
Sau một năm học chung với Martin, Alex tốt nghiệp tiểu học với điểm số xuất sắc, trúng tuyển vào lớp
“chuyên” của trung học Govan. Tiếc thay, khoảng thời gian tại trung học Govan lại là những năm đáng
buồn trong cuộc đời của cậu. Do ở lại lớp một năm, Alex lớn hơn bạn bè một tuổi; do “bị” vào lớp
chuyên, cậu không theo kịp bạn bè. Lớn tuổi hơn mà lại học không bằng, Alex cảm thấy vô cùng xấu
hổ, đặc biệt là trước mặt các bạn gái.Càng xấu hổ, cậu càng mất tự tin.Càng mất tự tin, kết quả học tập
lại càng đi xuống, đến nỗi mỗi buổi đi học trở thành một cực hình. Rốt cuộc, Alex chỉ còn một niềm an
ủi là bóng đá. Trong trường, nhiều người hâm mộ Alex, vì cậu tuy học không giỏi nhưng đá bóng rất
hay.Hết học kỳ này tới học kỳ khác trôi qua, Alex ngày một chú tâm chơi bóng, trong khi tiếp tục lơ là
việc học. Đến năm 16 tuổi, cậu rời ghế nhà trường, chuyển sang đi học nghề.
Đương nhiên, dù học chữ hay học nghề, Alex vẫn tiếp tục chơi bóng.
Xưởng đóng tàu ở Govan (ảnh: Caef.org.uk)
[1]Fairfields là nơi ông Alex bố làm việc trong suốt 40 năm. Để tưởng nhớ cha, sau này Sir Alex đặt
tên cho căn nhà ở Cheshire của mình là Fairfields.
Nguyễn Minh
Sir Alex Ferguson – Chân Dung Một Huyền Thoại
Chương 2
Đã Có Quả Banh, Chẳng Thiếu Gì
ậy mà tôi lại cảm thấy mình chẳng thiếu chi, bởi vì tôi đã có một quả banh làm bạn!”
Thật vậy!
Tình yêu bóng đá luôn chảy rần rật trong huyết quản cậu bé Alex, một thứ tình yêu có
lẽ “di truyền” từ người cha, mặc dù hai cha con ủng hộ hai đội bóng đối nghịch nhau.
Trong khi Alex bố ủng hộ Celtic, Alex con lại là fan cuồng của…Rangers! Về phần
Martin, lúc đầu cậu theo bố, nhưng sau có lẽ bị rủ rê, nên chuyển qua theo anh.
Không mấy khó hiểu khi Alex ủng hộ Rangers, bởi trong những năm 1940-1950, đội bóng này là lực
lượng thống trị tại Scotland, hoàn toàn phủ bóng Celtic. Mùa 1948-1949, Rangers thậm chí trở thành
CLB Scotland đầu tiên giành cú ăn ba: Vô địch quốc gia (VĐQG), Cúp Quốc Gia (QG), và Cúp Liên
Đoàn (LĐ).
Hơn thế nữa, gia đình Ferguson lại ở gần ngay Ibrox, sân nhà của Rangers.Với sức chứa gần 120 000
người, Ibrox là cầu trường lớn vào bậc nhất trên thế giới.Tại Scotland, nó chỉ chịu đứng sau một mình
Hampden Park[1]. Giữa khu lao động nghèo, Ibrox vươn lên sừng sững và ngạo nghễ, với khu khán
đài A làm bằng gạch đỏ sang trọng, với sảnh đường đá cẩm thạch, với những hành lang ốp gỗ và những
đèn chùm lóng lánh pha lê. Khi có tiền, Alex đường hoàng mua vé bước vào “thánh đường”, lúc rỗng
túi thì đành kiếm cách leo rào vô xem cọp. Có lần bị bảo vệ rượt, cậu phải cắm đầu, vắt chân lên cổ
mà chạy.Rủi thay, đang chạy thì rơi tõm xuống hố và bị tóm cổ.“Mày là thằng nào, nhà ở đâu?”Chú
bảo vệ dọa “Tao phải mách mẹ mày mới được!”
Ông Alex bố phản ứng thế nào về việc các con ủng hộ Rangers? Chẳng phản ứng thế nào cả, ông chỉ
đơn giản tôn trọng con. Ông tiếp tục mua vé đi xem Celtic, và cho tiền các con đi xem Rangers. Có
điều, ông cấm hai con không được đến sân xem những trận derby Rangers- Celtic, bởi những trận này
luôn rất nóng, và bạo lực luôn luôn diễn ra trên khán đài.Cha cấm như thế, nhưng con vẫn lén đi. Ai
đời trận derby mà lại ru rú ở nhà! Nhưng đi đêm lắm có ngày gặp ma.Một hôm nọ, fan Rangers và
Celtic xoay ra gây gổ, ném chai lọ vào nhau ngay chỗ anh em nhà Ferguson đang ngồi.Cánh báo chí
ngay lập tức chĩa ống kính vào đấy.Alex nhanh trí nhảy liền xuống sân, còn Martin vẫn đứng lơ ngơ tại
chỗ. Thế là ngày hôm sau, trên trang nhất tờ Sunday Express chình ình một tấm hình Martin đứng ngẩn
người, chai lọ bay vèo vèo trên đầu. Ông bố nổi điên, xạc cho Martin một trận ra trò, đoạn quay qua
Alex dò hỏi “Thế còn mày thì sao? Có đi xem không đấy?”. “Xem đâu, lúc đó con đang đá banh ngoài
đường mà”, Alex đáp, tỉnh như ruồi.
Người huấn luyện viên (HLV) đầu đời của cậu Alex, không ai khác, chính là cha.Như đa số mọi
người, Alex vốn thuận chân phải, nhưng cha cậu kiên trì tập cho cậu đá thuận cả hai chân. Tập riết rồi,
Alex đá chân trái còn giỏi hơn chân phải! Khi sút, cậu toàn dùng chân trái.Vị trí yêu thích của cậu là
tiền đạo.Những khi bị bắt chơi thủ môn, cậu cố tình cho bóng lọt lưới, để lại được lên đá tuyến trên.
Alex chơi bóng ở khắp nơi, trên sân trường, và trên đường phố.Vào những ngày cuối tuần và ngày nghỉ
lễ, cậu đá banh cả buổi không biết mệt.Trẻ em nghèo không điều kiện, chẳng phải lúc nào cũng có trái
bóng đàng hoàng để mà chơi.Song không có bóng da thì lấy nùi giẻ quấn vào thành một cục tròn tròn
cũng được, có hề hấn gì. Alex còn may mắn hơn nhiều bạn khác, vì không phải đá chân đất. Cậu được
người hàng xóm thí cho đôi ba ta cũ. Cũ, nhưng đối với một cậu bé xóm nghèo đã là quý nhất đời.
Chơi trên hàng tiền đạo, Alex là chân sút giỏi, thường xuyên ghi bàn.Phong cách thi đấu của cậu rất
rắn, và vô cùng quyết liệt.Trên sân đấu, không ai bắt nạt được Alex, và Alex cũng không để ai bắt nạt
bất cứ đồng đội nào của mình. Hễ thấy đồng đội bị uy hiếp, Alex liền xông vào can thiệp ngay, dù đối
phương có to lớn gấp mấy cũng không sợ. Sở dĩ Alex gan như vậy, một phần là vì cậu đã tính trước
đường lui.Trên tường rào trường tiểu học Broomloan, Alex khám phá được cái lỗ nhỏ, vừa vặn với
thân hình mình. Khi nào đánh thua mấy tên bự con, cậu luồn qua lỗ đó để trốn. Đối phương không chui
lọt lỗ, không thể nào rượt kịp.
Lên bảy tuổi, Alex gia nhập “câu lạc bộ” (CLB) đầu tiên: Đội bóng nhí khu phố, do ông Boyd láng
giềng làm “bầu”.“Bầu” Boyd đặt tên đội là Govan Rovers, và mua cho mỗi cầu thủ một chiếc áo
Arsenal để làm đồng phục. Ở trường Broomloan, mọi chuyện không được tốt đẹp như thế: Các học
sinh chỉ đá theo kiểu tự phát với nhau, chứ chẳng có giáo viên nào chịu đứng ra dẫn dắt. Thế nhưng,
chẳng cần bầu, cũng chẳng cần HLV, chúng vẫn tự thành lập được một đội bóng của trường, để đi đá
giao hữu cùng các trường khác.
Chơi bóng ở trường và khu phố chưa đã, năm chín tuổi, Alex vào đoàn thể Life Boys, một tổ chức
giành cho thiếu niên Tin Lành( về một số phương diện, tương tự như Đội Thiếu Niên Tiền Phong ở
nước ta). Trong khi người khác vào Life Boys để học kỹ năng và giáo lý, hòng trở thành một thiếu niên
gương mẫu, Alex gia nhập chỉ để được chơi đá banh. “Khi nào đi sinh hoạt, câu hỏi đầu tiên của cu
cậu cũng là: Thầy ơi, Chủ Nhật này có đá banh không?” Anh phụ trách Life Boys kể lại “Thế là tôi
phải khuyến khích: Sinh hoạt tốt đi, chịu khó làm bài tập thì Chủ Nhật sẽ được đá. Cu cậu nghe xong,
đi làm bài ngay.”Chính tại Life Boys, Alex đã giành chiếc cúp đầu tiên trong cuộc đời. Chỉ là chiếc
cúp phong trào giành cho thiếu niên mà thôi, nhưng cũng đủ sướng đến mê người!
“Cu cậu chẳng sợ gì” anh phụ trách nói tiếp “Dù bị đối phương chơi cho bầm dập, cu cậu vẫn cứ lầm
lũi đá tiếp, không nửa lời rên rỉ, không như một số em khác, hễ xây xước một tý thì giận dữ:Tao ứ chơi
nữa!”. Lần nọ, Alex bị đá trúng đầu gối, nặng đến độ anh phụ trách phải đưa cậu vào bệnh viện.Thế
mà vừa ra viện, cậu lại xỏ giầy vào chơi bóng ngay.
Không như Broomloan Road, trung học Govan có truyền thống bóng đá, và Alex Ferguson nhanh
chóng trở thành ngôi sao trong đội tuyển trường.Cứ mỗi thứ bảy, khi tuyển trường thi đấu, ông Alex bố
lại tự hào đến xem con mình ghi bàn.Tự hào thật, song ông giữ kín ở trong lòng, không để lộ ra ngoài
cho con biết. Mỗi khi cậu Alex hỏi “Thấy con chơi được không?”, ông toàn đưa ra những lời phê bình
kiểu như “Chưa được, còn chậm quá, cần tăng tốc lên”, “Cố gắng đá chân trái giỏi hơn nữa, “Phải chịu
khó sút nhiều vào”…Sau một lần ghi đến bốn bàn trong trận đấu, Alex trở về nhà, hớn ha hớn hở. Mẹ
cậu xuýt xoa “Con tôi giỏi quá”, trong khi người cha gắt gỏng “Tệ quá chứ giỏi gì, chẳng bao giờ chịu
chuyền cho đồng đội”.Song Alex không buồn, cậu biết rõ những lời chỉ trích của cha đều mang tính
xây dựng, cha chê chỉ để mình ngày càng tiến bộ hơn.
Lúc bấy giờ, ngoài việc chơi bóng cho tuyển trường Govan, Alex còn cùng lúc khoác áo hai CLB
thiếu niên khác: Harmony Row và Drumchapel. Tại Harmony Row, cậu được ông bầu Mick
McGowan “khai tâm” những bài học đầu tiên về chiến thuật. Trước giờ, Alex chỉ chơi bóng theo bản
năng, chứ nào biết chiến thuật là gì. Nghe ông bầu dạy “Alex, con lừa bóng nhiều quá, từ nay phải học
cách phân phối bóng mới được”, cậu ngẩn người ra, vì không hiểu “phân phối bóng” có nghĩa như thế
nào, đành chỉ dạ dạ vâng vâng, rồi về nhà hỏi lại cha.
So với Harmony Row, Drumchapel là đội bóng lớn, được chơi cho họ có thể nói là một vinh dự.Lại
càng vinh dự hơn khi Alex được chính ông bầu của Drumchapel đến tận nhà mời về chơi cho đội.Chỉ
khổ một nỗi, trụ sở của Drumchapel lại nằm cách xa Govan. Mỗi lần đến đó, Alex phải đi xe buýt hay
xe điện, mất đến một tiếng đồng hồ. Suốt ngày đá bóng, lại mất biết bao thời gian di chuyển, không lạ
gì khi thành tích học tập của cậu ngày càng sa sút.
Tiếng tăm lan xa, vào tháng tư năm 1958, Alex được chọn vào đội tuyển học sinh Scotland đi London
thi đấu giao hữu với học sinh Anh. Đến tháng sáu, cậu lại khoác áo tuyển học sinh Glasgow đá giao
hữu với học sinh London tại Hampden Park.Trong trận này, Alex đá hỏng phạt đền, và bị nhà báo
Malcolm Munroe của một tờ báo địa phương chỉ trích nặng nề. Đọc được những nhận xét trên, cậu viết
thư gửi thẳng cho Munroe:
“Chú chỉ trích cháu rất đúng… Hy vọng hôm nào đó chú quay lại xem cháu thi đấu, cháu hứa sẽ đá hay
hơn.Hôm Chủ Nhật vừa rồi, chính cháu cũng thất vọng với bản thân mình.Cháu sắp sửa từ giã cuộc đời
học sinh, không ngờ rằng cháu phải ra đi với một màn trình diễn tệ hại đến vậy.”
“Alex, cháu mến”, Munroe hồi âm, “Sau khi viết xong bài báo, chú cảm thấy mình đã quá nặng lời.
Đọc xong thư cháu, chú thấy rằng, tuy mới mười sáu, nhưng cháu đã thực sự là một người đàn ông
chân chính.”
Không lâu sau đó, Alex rời ghế nhà trường.
Đội hình trung học Govan trong trận gặp St Patrick’s. Alex Ferguson là người đang ngồi, thứ tư
từ trái sang phải (ảnh: Friendsreunited.co.uk)
[1] Tại Hampden Park, vào tháng năm năm 1953, Alex Ferguson có mặt trên khán đài, theo dõi trận
Manchester United – Glasgow Rangers 2-1. Đó là lần đầu tiên Sir Alex xem United thi đấu.
Nguyễn Minh
Sir Alex Ferguson – Chân Dung Một Huyền Thoại
Chương 3
Tập Sự Hai Nghề
ăm 16 tuổi, Alex Ferguson từ giã mái trường Govan, dấn bước vào đời.Không học
chữ nữa thì học nghề.Nhưng nghề gì đây? Cậu không thích theo nghiệp đóng tàu của
cha. Làm bên thuế vụ-hải quan cũng hay đấy, nhưng phải đến sở cả thứ bảy, làm sao
chơi bóng đá?Cuối cùng, cậu ký hợp đồng tập sự năm năm với công ty Wickman’s,
học làm thợ chế tạo công cụ. Trong chương trình đào tạo, Alex phải học tổng hợp đủ
thứ ngành: Nào điện, nào tiện, nào mài giũa, một tuần một buổi phải bồi dưỡng thêm
cả lớp văn hóa. Làm thợ tập sự cũng không mấy khó khăn, nhưng viên quản đốc tại Wickman’s, David
Nimmo, lại làm Alex cảm thấy hãi hùng. Tay này luôn thủ sẵn trong túi mấy cái đai ốc, khi hứng lên thì
dùng đai ốc…củng vào đầu thợ. Alex nhiều phen tưởng vỡ sọ!
Một đêm kia, Alex tán được cô nàng khá dễ thương trên sàn nhảy. Trên đường trở về, hai người thủ thỉ
hỏi chuyện nhau:
“Thế em làm ở đâu đấy?”
“Em làm văn phòng bên công ty địa ốc Hillington.Còn anh?”
“À, anh đang làm thợ tập sự?”
“Ở đâu cơ?”
“Wickman’s.”
“Wickman’s á? Ba em làm quản đốc ở đấy đấy”
Thôi chết!
Mồ hôi Alex vãi cả ra.Cậu lắp bắp hỏi tên cha người đẹp, và sau khi nghe trả lời, liền vội vã kiếm
đường rút lui, một đi không trở lại. Cha mẹ ơi, trời xui đất khiến như thế nào mà lại vớ ngay con gái
của David Nimmo, may mà còn chưa hôn cô ả. Cả tuần sau đó, hễ cứ gặp Nimmo là Alex rét run trong
dạ, sợ ông ta chạy tới tương mấy cái đai ốc lên đầu: Thằng kia, mày lại dám chim con gái ông à?
Alex không phải nuối tiếc, vì ít lâu sau, cậu gặp Doreen Carling.Doreen là mối tình thực thụ đầu tiên
của Alex.“Thực thụ” vì nó kéo dài đến một năm rưỡi, chứ không chỉ thoáng qua như những mối tình
“sương khói” trước đây. Alex và Doreen tan rồi lại hợp, hợp rồi lại tan, cho đến khi Doreen di cư
sang Mỹ, khiến sợi dây liên lạc bị cắt đứt hoàn toàn.
Tại Wickman’s, Alex cũng không trụ lại quá một năm.Trước tình hình kinh tế khó khăn, Wickman’s
phải tinh giản biên chế. Alex được gửi sang thực tập tại Remington Rand, một công ty Mỹ chuyên sản
xuất máy đánh chữ và dao cạo râu.
Bên cạnh đó, lẽ tất yếu, Alex không bỏ được nghề bóng đá. Sau sinh nhật lần thứ 16, cậu chuyển từ
Drumchapel sang thi đấu cho đội trẻ của Queen’s Park: một bước “đại nhảy vọt”.
Queen’s Park? Ai mà không biết Queen’s Park? Họ là chủ sân Hampden Park, sân vận động (SVĐ)
lớn nhất thế giới cho đến khi người Brazil dựng nên cầu trường vĩ đại Maracana. Trước Celtic và
Rangers, đã có Queen’s Park.Từ 1874 đến 1893, Queen’s Park mười lần giành Cúp QG Scotland. Khi
các CLB Scotland còn được quyền dự Cúp FA Anh, họ hai lần vào đến chung kết vào các năm 1884
và 1885. Năm 1872, khi tuyển QG Scotland thi đấu trận quốc tế đầu tiên, cả 11 cầu thủ ra sân trong
đội hình xuất phát đều thuộc biên chế Queen’s Park.
Tuy nhiên, đến cuối thập niên 1950, Queen’s Park chỉ còn là một nhà quý tộc tàn tạ, một mỹ nhân đã
qua tuổi xuân thì.Họ không còn là đội bóng hạng nhất, mà phải tranh tài tại giải hạng nhì Scotland.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự sa sút của Queen’s Park là: Trong khi các CLB khác đa số đã chuyển
lên bán chuyên hay chuyên nghiệp, Queen’s Park vẫn duy trì chế độ nghiệp dư thuần túy. CLB này
không bao giờ mua hay bán cầu thủ; cầu thủ thì không có lương, cũng không được một xu trợ cấp, tất cả
chơi bóng đơn giản chỉ vì niềm vui, và vì tình yêu giành cho túc cầu.Họ không buồn vì không có
lương.Trái lại, họ tự hào vì vẫn giữ được tinh thần nguyên thủy của thể thao, không bị đồng tiền làm
cho vấy bẩn.Queen’s Park vẫn đều đặn ra quân tại Hampden Park, mặc cho khán đài vắng đến thê
lương.Trung bình mỗi trận, chỉ vài ngàn người đến xem Queen’s Park. Vài ngàn người, trong một vận
động trường có sức chứa đến 150 000!
Queen’s Park có bốn đội hình: Đội hình một thi đấu tại giải hạng nhì Scotland, bên dưới là các thê đội
hai, ba, tư. Mùa hè năm 1958, khi chuyển đến Hampden Park, Alex Ferguson thuộc biên chế đội tư,
tức đội trẻ.Với năng lực sẵn có, chỉ trong vỏn vẹn ba tháng, cậu được thuyên chuyển ngay lên đội một.
Tháng 11-1958, Alex ra mắt tại đội một, trong cuộc đọ tài giữa Queen’s Park và Stranraer.Trận đấu
vừa bắt đầu chưa được bao lâu, cậu đã bị hậu vệ McKnight của Stranraer…cắn cho một miếng.Từ đó
cho đến hết hiệp, Alex đá nhát hẳn đi.
“Sao gặp đối phương lại cứ tránh đi hả?”HLV Queen’s Park quát Alex trong giờ nghỉ “Tông thẳng vào
chúng nó chứ!Chú mày bình thường chơi quyết liệt lắm mà.Hôm nay bị gì vậy?”
“Thằng hậu vệ trái bên nó cắn em!”
“Cắn hả?Thì cắn lại nó!”
Alex không cắn lại, nhưng chơi tốt hơn trong hiệp hai, và ghi được một bàn, tuy Queen’s Park vẫn thua
1-2.Trong trận thứ hai, Alex lại ghi bàn, giúp Queen’s Park giành thắng lợi 4-2 trước Alloa.Bất chấp
việc ghi hai bàn ngay hai trận đầu tiên, từ đó cho đến cuối mùa giải, cậu chỉ được ra sân thêm vài lần
nữa. Queen’s Park kết thúc mùa bóng ở vị trí thứ hai từ dưới đếm lên, không bị xuống hạng vì ở thời
điểm ấy ở Scotland, hệ thống các giải VĐQG chính thức chỉ bao gồm hai hạng mà thôi.
Mùa giải thứ hai tại Hampden Park, Alex được ra sân nhiều hơn, nhưng vẫn không chen chân nổi vào
đội hình chính thức. Trong hai mùa ở Queen’s Park, cậu thi đấu tổng cộng 31 trận tại giải hạng nhì, ghi
được 15 bàn, trung bình cứ hai trận một bàn: một hiệu suất rất cao. Các nhà tuyển trạch quốc gia bắt
đầu lưu ý đến Alex.Trong hai năm 1959-1960, cậu năm lần được gọi vào tuyển trẻ Scotland. CLB
Newcastle United ngỏ ý muốn mời Alex, nhưng cậu làm ngơ, vì không muốn phải rời Scotland sang
Anh.
Cũng trong năm 1960, Alex có diễm phúc chứng kiến 90 phút tưng bừng nhất trong lịch sử túc cầu thế
giới. Là cầu thủ Queen’s Park, cậu được vào xem miễn phí trận chung kết Cúp C1 giữa Real Madrid
và Eintracht Frankfurt. Trước đó, cậu đã theo dõi trận bán kết giữa Rangers và Frankfurt tại Ibrox.
Chứng kiến cảnh “gà nhà” thảm bại 3-6, Alex nhủ thầm “Frankfurt quá mạnh!Họ chắc chắn vô địch
thôi!”
Nào ai ngờ, thiên ngoại hữu thiên! Buổi tối tháng năm năm ấy, 135 000 khán giả tại Hampden được
chứng kiến màn trình diễn hủy diệt của “dải thiên hà trắng” Real Madrid. Bay trên đôi cánh của “thiếu
tá thần tốc” Ferenc Puskas và “mũi tên vàng” Alfredo Di Stefano, Real hạ nhục Frankfurt 7-3, với 4
bàn do công thiên tài Hungary, và 1 hattrick bởi ông hoàng Argentina. Sẽ không bao giờ có một trận
chung kết như thế nữa!
Cầu trường vĩ đại Hampden Park (ảnh: Iffhs.de)
Nguyễn Minh
Sir Alex Ferguson – Chân Dung Một Huyền Thoại
Chương 4
Ác Mộng Tại Muirton Park
ai năm ở Queen’s Park Alex Fergusonsống chan hòa, đoàn kết cùng đồng đội.Bầu
không khí tại Hampden Park đầm ấm như trong một gia đình thuận hòa. Tuy thế, nếu
cứ ở lại Hampden, thì việc thăng tiến trong sự nghiệp là điều bất khả: Một đội bóng
thuần túy nghiệp dư chẳng thể nào có cơ hội thăng lên hạng nhất. Bởi vậy, khi được
St Johnstone tiếp cận, Alex cảm thấy lung lay. St Johnstone vừa vô địch hạng nhì,
năm sau sẽ tranh tài ở hạng nhất, rõ ràng hơn hẳn Queen’s Park. Tuyển trạch viên của
St Johnstone lại thổi vào tai Alex đủ lời đường mật, hứa hẹn rằng nếu sang đá tại sân Muirton Park, sẽ
được trọng dụng ngay trong đội hình chính thức. Nghe bùi tai, Alex rời Queen’s Park vào mùa hè năm
1960.
St Johnstone đóng bản doanh tại Perth, một thành phố miền Trung Scotland. Hằng tuần, Alex tập cùng
đội hai buổi tối, mỗi lần tập là phải lặn lội đi từ Glasgow lên tận Perth. Vừa kết thúc ca làm việc ban
chiều tại xưởng Remington Rand vào lúc bốn giờ, anh tất tả lênxe buýt ra nhà ga, đón xe lửa đi đến
Glasgow Central. Từ Glasgow Central, phải vẫy taxi đến một nhà ga khác ở đường Buchanan, rồi từ
ga này, lại ngồi xe lửa trong suốt hai tiếng để đến Perth. Rời nhà ga Perth, còn phải đón thêm chuyến
taxi cuối cùng đến Muirton Park nữa.Tới lúc đi về cũng khốn khổ như thế. Tính ra mỗi ngày có buổi
tập, Alex bắt đầu đi từ lúc bốn giờ chiều, mãi đến một giờ đêm mới về được đến nhà, chỉ kịp ngủ nghỉ
qua loa, sáng mai lại phải đi làm sớm.
Vất vả hết sức để được cái gì? Thưa rằng: Chỉ để thỏa mãn ước mơ chơi bóng đó thôi, chứ chẳng
được gì sất. Alex lúc ấy vẫn là cầu thủ nghiệp dư, không có đồng lương nào, ngay cả phụ cấp di
chuyển (vé xe buýt, xe lửa, taxi) cũng bị CLB tìm mọi cách để quỵt. Theo đúng như thủ tục, mỗi thứ
bảy, cầu thủ chỉ việc nộp các hóa đơn, sang tuần sẽ được hoàn trả toàn bộ tiền vé xe. Nhưng trên thực
tế, chẳng bao giờ có chuyện nhanh chóng như vậy. Cứ thấy quá hạn mà chưa có tiền, Alex lại phải đập
cửa văn phòng HLV Bobby Brown, và lần nào Brown cũng viện hết cớ này cớ nọ để trì hoãn.
Rốt cuộc, chịu không thấu, Alex đành tập chung với các CLB ở gần nhà như Third Lanark và Airdrie.
Giải pháp này dĩ nhiên chẳng lý tưởng gì, vì bình thường tập cùng đội khác, chỉ đến ngày thi đấu mới
gặp đồng đội, làm sao có thể có sự ăn ý? Song như thế vẫn hơn là mỗi tuần lặn lội hằng bao nhiêu cây
số, chỉ để bị quỵt tiền.
Còn về lời hứa được đá chính tại St Johnstone thì chẳng qua chỉ là hứa hão.Sau này, nhìn lại bốn năm
ở Muirton Park, Alex cho đó là một sai lầm lớn.Trong mùa bóng đầu tiên, anh chủ yếu khoác áo đội
dự bị, chỉ được chơi cho đội chính đúng năm lần. Năm 1961 đối với anh đầy rẫy những chuyện không
như ý. Thêm vào nỗi buồn sự nghiệp, anh đón nhận hung tin cha mình mắc chứng ung thư đường ruột.
Nhờ được phẫu thuật kịp thời, ông qua khỏi, nhưng sức khỏe suy yếu hẳn đi, buộc phải chuyển sang
làm những công việc nhẹ nhàng hơn, khiến cho lương bổng giảm hẳn. Tình thế ấy làm Alex phải suy
nghĩ: Cha nay đã yếu rồi, mình trở thành trụ cột gia đình, chẳng lẽ cứ đi lông bông đá banh không tiền
thế này hay sao? Nghĩ vậy, anh quyết định ký hợp đồng bán chuyên cùng St Johnstone. Từ đây, anh ăn
lương một lúc hai nơi: Lương thợ tập sự và lương cầu thủ. Chẳng nhiều nhặn gì, nhưng hai nguồn góp
lại cũng cho phép anh sống phong lưu một chút.
Không sử dụng Alex thường xuyên, song HLV Bobby Brown thừa nhận anh có tố chất của một thủ lĩnh,
không chỉ trong mà còn bên ngoài sân cỏ.Còn trẻ măng, chỉ là em út, mà anh đã giữ vai trò như một
người phát ngôn cho các đồng đội.Trong việc đấu tranh đòi quyền lợi cho cầu thủ, anh luôn là người
đi đầu. Có lẽ chính vì vậy mà ban lãnh đạo không ưa anh chăng? Trong hai năm tiếp theo, Alex vẫn
chỉ đóng vai trò dự bị, còn St Johnstone thì vất vả ngụp lặn, rớt xuống hạng nhì, rồi ngoi lên hạng nhất
trở lại. Đến đầu mùa 1963-1964, anh mất kiên nhẫn, nhất quyết không chịu gia hạn hợp đồng, kết quả
là bị đày xuống chơi với đội hình hai.Sang tháng 11, St Johnstone đồng ý bán Alex cho Raith Rovers
thì anh lại nhất quyết không chịu đi.
Cuối năm 1963, Alex gần như mất toàn bộ niềm tin nơi bóng đá. Anh dự định nghỉ hẳn, di cư sang
Canada làm thợ. Đội hình hai của St Johnstone liên tiếp thảm bại, hôm trước thua Celtic 1-10, hôm
sau thua Kilmarnock 2-11! Theo lịch đấu, trong trận kế tiếp, họ sẽ phải đối đầu Glasgow Rangers.
Gặp Kilmarnock còn ôm 11 “trứng”, đá với Rangers liệu thua bao nhiêu đây? Nghĩ đến đó, Alex hết
muốn ra sân. Anh nhờ cô bạn gái của Martin giả làm giọng bà Lizzie, gọi điện cho Bobby Brown xin
cho anh nghỉ phép vì bị cúm. Chẳng biết cô nàng giả giọng giỏi thế nào mà Alex vừa về đến nhà, đã
thấy ông bố ngồi hầm hầm đợi sẵn, còn bà mẹ vội vã chuyền tay cho anh bức điện của Brown, trong
chỉ vắn tắt mấy chữ “Gọi cho tôi ngay”.
“Bây giờ phải làm sao?” Alex lúng túng
“Lại còn làm sao?”Ông bố quát “Tao bảo cho biết phải làm sao nhé. Đi ra ngoài kia, kiếm cái điện
thoại công cộng, gọi cho ông ấy mà xin lỗi. Không chịu làm thì đừng vác mặt về đây!”
Độc giả đoán xem, khi Alex gọi đến, Brown sẽ nói gì?
Phạt lương chăng?Cảnh cáo chăng?Đuổi việc chăng?
Sai tất!
Sau đây là nguyên văn lời Bobby Brown:
“A, cậu đấy à?Dám nhờ đứa nào gọi đến lừa tôi hè?Tôi thừa biết đó có phải mẹ cậu đâu.Nghe này,
đội hình chính đang có đến năm cầu thủ bị cúm thật.12 giờ ngày mai liệu mà đến trình diện tại khách
sạn Buchanan nghe chưa, không thì khốn đấy!”
Hôm sau, Alex có mặt đúng giờ tại khách sạn, và nhận thông báo anh sẽ được ra sân trong đội hình
chính trận St Johnstone-Glasgow Rangers.Đi kèm suất đá chính là hai tấm vé đặc biệt.Đương nhiên,
Alex tặng một vé cho cha.
"Đi thì đi", ông Alex bố làm ra vẻ lãnh đạm "Dù sao thì hôm đó cũng chẳng có gì để làm".
Ông không biết mình sắp sửa được chứng kiến một điều kỳ diệu!
HLV Bobby Brown (ảnh: Scottishfa.co.uk)
Nguyễn Minh
Sir Alex Ferguson – Chân Dung Một Huyền Thoại
Chương 5
Thành Danh
ùa giáng sinh năm 1963 đánh dấu một bước ngoặt trong đời cầu thủ của Alex
Ferguson.Trong lần đầu tiên trở lại giải hạng nhất, sau bảy tháng trời lây lất với đội
hình hai, anh lập hattrick vào lưới Rangers ngay tại Ibrox[1]. Ba cú sút chân trái chỉ
trong vòng 23 phút đem lại chiến thắng 3-2 cho St Johnstone.Anh lẽ ra phải ghi đến
năm bàn, nếu như không xui xẻo hai lần đưa bóng trúng xà ngang. Bản thân Alex cũng
không tin nổi vào vận may của mình, và gọi đó là một phép màu. Đây là lần thứ nhất
kể từ năm 1925, St Johnstone mới thắng nổi Rangers tại Ibrox, và cho đến ngày nay, Alex Ferguson
vẫn là cầu thủ duy nhất của St Johnstone ghi được hattrick trước Rangers. Trong phòng tắm sau trận
đấu, một cầu thủ đàn anh vỗ vai Alex “Chú mày vừa làm nên lịch sử, có biết không?”. Khi ra về, lần
đầu trong đời, Alex được nhà báo đi theo phỏng vấn. Ngày hôm sau, anh xuất hiện trên trang nhất
những tờ báo lớn nhất Scotland, bên cạnh những dòng tít như “Ferguson: Kẻ Làm Rung Chuyển
Rangers”. Từ một cầu thủ ít ai biết đến, Alex bỗng trở thành “hàng hot” trên thị trường chuyển nhượng.
Người duy nhất không tỏ vẻ ấn tượng trước thành tích của Alex chính là…cha anh.Khi Alex từ Ibrox
về đến nhà, cha anh bình thản ngồi đọc sách như mọi ngày.
“Bố thấy con chơi hôm nay thế nào?”
“Cũng được”.
Hết biết! Alex chỉ còn biết quay sang mẹ, cười và nhún vai…
Bước vào năm 1964, có thể nói Alex Ferguson đã thành danh.Từ sau ba bàn vào lưới Rangers, anh
bước lên một đẳng cấp mới, và chiếm được vị trí quan trọng hơn ở St Johnstone. Thu nhập tăng lên,
anh mua được xe hơi, và bắt đầu rủng rỉnh tiền để chơi cá cược. Trong các trò cá cược, anh mê nhất là
bắt độ đua ngựa.Về đường tình duyên, Alex cũng đỏ.Anh quen cô bạn gái mới Cathy Holding. Lần đầu
tiên gặp gỡ, Cathy ngỡ Alex là…thằng du côn, vì anh lúc ấy mũi đang gãy, hai mắt thì bầm tím: Hậu
quả của việc “ăn” nhằm cùi chỏ của đối phương trên sân cỏ. Tiếp xúc dần dần, cô mới thấy anh dễ
thương. Việc có thêm thu nhập từ bóng đá cũng giúp anh có thêm lợi thế so với các công nhân khác
đang theo đuổi cô.Chỉ có một trở ngại giữa hai bên: Trong khi Alex theo Tin Lành, Cathy lại là tín đồ
Công giáo. Song khi thật sự yêu nhau, đó không phải vấn đề lớn lao.
Phong độ tại St Johnstone giúp Alex lọt vào mắt xanh HLV đội Dunfermline: huyền thoại Jock Stein.
Stein yêu cầu lãnh đạo CLB phải mua bằng được Alex. Khi Stein rời Dunfermline, HLV kế nhiệm là
Willie Cunningham vẫn tiếp tục theo đuổi Alex. Dunfermline chính thức có được Alex vào mùa hè
năm 1964.
Lần cuối cùng khoác áo St Johnstone, Alex lại chạm trán Glasgow Rangers, và một phen nữa giành
chiến thắng. Song chiến thắng lần này không mang nhiều ý nghĩa, do trước đó Rangers đã hoàn tất cú
ăn ba (VĐQG, Cúp QG, Cúp LĐ) nên chẳng còn động lực nào để thi đấu. Suốt bốn năm tại Muirton
Park, Alex ra sân có 47 lần, nhưng cũng kịp ghi đến 23 bàn. Trong 47 lần này, có một lần anh đóng
vai…thủ môn! Trong trận đấu giữa St Johnstone và Hearts vào tháng hai, 1964, thủ thành St Johnstone
bị chấn thương giữa chừng.Lúc ấy, luật bóng đá chưa cho phép thay người; Alex đang chơi tiền đạo, bị
HLV kéo xuống giữ gôn. Chàng thủ môn tội nghiệp để lọt lưới ba bàn, góp phần “giúp” đội nhà thua
chung cuộc 1-4.
Chuyển tới Dunfermline, CLB lớn hơn hẳn so với St Johnstone[2], Alex băn khoăn, không biết có nên
chuyển hẳn sang thi đấu chuyên nghiệp hay không. Ở Dunfermline, cầu thủ chuyên nghiệp nhận lương
“cứng” 27 bảng một tuần, thắng một trận được thưởng ba bảng, tuần nào đứng nhất trên bảng xếp hạng
được thêm 14 bảng, đứng thứ hai được 12, thứ ba được 10. Cầu thủ bán chuyên chỉ được trả có 16
bảng mà thôi. Nhưng nếu vẫn chơi theo kiểu bán chuyên, Alex còn được lãnh thêm lương thợ 27 bảng
nữa. Tính tổng cộng thì vừa đá bóng vừa làm thợ vẫn lợi hơn, nên ban đầu, Alex tính giữ công việc tại
Remington Rand. Được ít lâu, anh đổi ý, quyết định nghỉ hẳn nghề thợ.Tiền dù ít hơn, song đá bóng
mới là công việc anh yêu thích. Vả lại, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, tập trung đá bóng thì trình độ
ngày càng tiến, mà trình độ tiến thì lo gì thu nhập không tăng.
Việc Jock Stein rời Dunfermline để lại trong Alex nhiều luyến tiếc. Cầu thủ Alex thần tượng là huyền
thoại Old Trafford: Denis Law, nhưng người mà anh kính trọng và nể phục nhất chính là Stein. Tuy
không có dịp chơi bóng dưới sự dẫn dắt của Stein, Alex vẫn giữ liên lạc thường xuyên với bậc thầy
này.Mỗi khi đứng trước một quyết định quan trọng trong đời và cần một lời khuyên, Alex thường gọi
cho Stein.
Mùa ra mắt tại Dunfermline, Alex ngay lập tức bùng nổ.Anh ghi tổng cộng 22 bàn (15 bàn trong giải
VĐQG, 7 bàn tại các cúp), trở thành vua phá lưới của CLB.Khoác áo Dunfermline, anh cũng có cơ
hội tham gia các cúp châu Âu.Trận đầu tiên của Alex trên đấu trường châu Âu diễn ra tại Thụy Điển,
nơi Dunfermline cầm hòa Orgryte of Gothenburg 0-0 trong khuôn khổ Cúp C3 (lúc bấy giờ mang tên
Cúp Hội Chợ). Mùa giải ấy, Dunfermline vào đến vòng ba cúp C3, trước khi thất thủ dưới tay Athletic
Bilbao.
Về quốc nội, Dunfermline thẳng tiến trên đường tới cú đúp: Tại giải VĐQG, họ cạnh tranh quyết liệt
vị trí quán quân với Kilmarnock và Hearts; tại Cúp QG, họ vào đến chung kết, gặp Celtic. Trong trận
đấu áp chót của giải, Dunfermline cần một chiến thắng trước St Johnstone. Đối mặt với đội bóng cũ,
Alex Ferguson ghi một bàn, nhưng bỏ lỡ hàng loạt cơ hội, và tỷ số chung cuộc là 1-1. Chỉ kiếm nổi
trận hòa, Dunfermline để Kilmarnock vượt qua trên bảng xếp hạng, với một điểm nhiều
hơn.Dunfermline đè bẹp Celtic 5-1 trong trận cuối cùng, nhưng chiến thắng hoàn toàn vô nghĩa, bởi
Kilmarnock cũng thắng, và lên ngôi vô địch.
Chung kết Cúp QG mùa 1964-1965 để lại kỷ niệm không thể nào quên cho Alex: Một kỷ niệm buồn.
Trước trận đấu quan trọng này, HLV Willie Cunningham bị đặt vào tình thế khó khăn: Cặp tiền đạo
chính của Dunfermline là Ferguson-McLaughlin, nhưng khi McLaughlin chấn thương, tiền đạo dự bị
Melrose được ra sân, đã ghi bàn giúp đội giành chiến thắng ở bán kết. Nay McLaughlin đã bình phục,
biết phải chọn ai đá chung kết đây? Melrose vừa lập công, chẳng lẽ không tưởng thưởng?Mà cho
Melrose đá chính, thì loại ai giữa Ferguson và McLaughlin?Rốt cuộc, Cunningham quyết định loại
Alex, nhưng ông giữ kín, không cho ai biết.
Mãi đến ngay trước trận đấu, khi cầu thủ đã tập hợp trong phòng thay đồ, chuẩn bị ra sân, Cunningham
mới đọc danh sách đội hình[3]. Không nghe thấy tên mình, Alex không giữ nổi bình tĩnh, anh chửi
thẳng vào mặt HLV trưởng “Đồ khốn kiếp!”. Rồi mặc cho chủ tịch CLB đứng cạnh đó hết sức can
ngăn, anh vẫn tiếp tục chửi rủa xối xả. Các cầu thủ khác chỉ đứng lặng nhìn, hầu hết đều choáng váng:
Choáng vì thái độ của Alex, và cũng vì không ngờ HLV lại có thể loại đi chân sút ghi bàn nhiều nhất
đội.
Hành động Alex làm dĩ nhiên sai trái, nhưng hãy thử đặt mình vào địa vị của anh: Cứ đinh ninh mình
sẽ được ra sân, đến giây phút cuối cùng thì vỡ mộng, không thể nào không bức xúc. Kỷ sở bất dục, vật
thi ư nhân; được một bài học nhớ đời đó, nên sau này khi trở thành HLV, Alex không để bất kỳ cầu thủ
nào rơi vào tình cảnh giống như mình ngày xưa.Khi loại một cầu thủ, Alex không bao giờ đợi đến phút
cuối cùng. Anh luôn báo trước cho cầu thủ ấy, và giải thích cặn kẽ lý do vì sao cậu ta bị loại.
Trở lại với trận chung kết, tuy Melrose và McLaughlin đều lập công, nhưng như thế vẫn là chưa đủ, vì
Celtic ghi được đến ba bàn để giành thắng lợi 3-2. Từ chỗ đang tràn trề hy vọng giành cú đúp,
Dunfermline cuối cùng mất cả chì lẫn chài! Quan hệ giữa Alex và HLV Cunningham, tuy nhiên, không
vì thế mà tan vỡ.Hai thầy trò này đều có cá tính rất mạnh, nên khi làm việc rất dễ xung đột. Dù vậy, họ
vẫn tôn trọng và đánh giá cao về nhau: Hễ xung đột xong rồi thì thôi, chứ không ai thù ai oán ai. Tất
nhiên, Alex vẫn giận Cunningham, nhưng không vì vậy mà tiếp tục gây sự chửi rủa.Anh quyết tâm trút
nỗi giận ấy vào sân cỏ.
Khi Alex Ferguson trút giận lên sân cỏ thì khung thành đối phương tả tơi. 1965-1966 là mùa đỉnh cao
trong sự nghiệp Alex, khi anh giành chức đồng vua phá lưới giải VĐQG Scotland (chia sẻ cùng
Joseph McBride của Celtic) với 31 bàn trong 31 trận, đồng thời phá luôn kỷ lục cầu thủ ghi bàn nhiều
nhất trong một mùa giải cho Dunfermline (kỷ lục cũ là 25 bàn). Nếu tính tất cả các mặt trận, Alex ghi
đến 45 bàn!
Đánh giá về Alex, một nhà báo lúc bấy giờ nhận xét: anh có “bản năng sát thủ của một con nhện rình
mồi”. Không đặc biệt nổi trội về tốc độ hay kỹ thuật, nhưng Alex giỏi không chiến, chọn vị trí rất tốt,
thường xuyên có mặt đúng lúc đúng chỗ để ghi bàn. Hầu hết các bàn thắng của Alex đều được ghi từ
những pha dứt điểm cận thành, trong vòng 16m50, rất hiếm có các cú sút xa. Ngoài khả năng chớp thời
cơ, Alex còn nổi tiếng vì phong cách chơi rất rắn. Khi tranh chấp bóng, anh hay vung tay sang bên,
nhiều khi dùng cùi chỏ thúc vào đối phương, do đó được đồng nghiệp đặt cho biệt danh “Cùi Chỏ Dao
Lam”. Dường như Alex cảm thấy thích thú với biệt danh ấy, bằng chứng là khi mở quán rượu kinh
doanh, anh đã đặt tên cho đại sảnh trong quán là sảnh “Cùi Chỏ”. Về sau, khi nhớ lại thời cầu thủ, Sir
Alex tự đánh giá về mình “Tôi không phải cầu thủ hay chơi xấu, nhưng là tiền đạo thì buộc phải quyết
liệt, nếu không quyết liệt sẽ bị hậu vệ bên kia “xử đẹp” ngay.”
Tại Dunfermline, các cầu thủ có thói quen dùng bữa trưa tại nhà hàng Regal; sau khi ăn xong thì ngồi
tán gẫu, bàn chuyện bóng đá và chiến thuật. Đồng đội ai cũng nể Alex, coi anh như một bộ bách khoa
thư về bóng đá. Những năm 1960 làm gì đã có mạng Internet, việc tìm kiếm thông tin hết sức khó khăn,
nhưng ngoài thời gian trên sân, Alex chịu khó học hỏi, tìm đọc đủ loại sách báo về bóng đá, nên trên
trời dưới biển, chẳng có chuyện gì anh không biết. “Kiến thức của ảnh thật bao la”, một đồng đội nhớ
lại “Trong khi chúng tôi chỉ lo chú ý đến phụ nữ, ảnh nghiên cứu và biết hết về những đối thủ sắp
gặp”.Chẳng những biết nhiều, Alex còn sở hữu một trí nhớ phi thường. Không cần nhìn sách nhìn vở,
anh có ngồi thể đọc vanh vách, không vấp váp đội hình của hàng loạt CLB, không chỉ ở Scotland mà
trên khắp châu Âu, và không chỉ đội hình hiện tại mà cả đội hình trong quá khứ.
Chính những buổi bàn luận chiến thuật ấy đã gieo trong Alex niềm yêu thích giành cho nghề huấn
luyện. Mùa hè năm 1965, anh theo học lớp HLV tại trung tâm đào tạo của Liên Đoàn Bóng Đá
Scotland. Tốt nghiệp năm 1966, nhưng trong mấy năm tiếp theo đó, mỗi hè anh đều quay lại học thêm
mấy khóa bồi dưỡng. Tại CLB mình đang thi đấu, Alex cũng không bỏ lỡ cơ hội học tập. Mỗi khi HLV
chỉ đạo điều gì, anh đều theo hỏi cho thật kỹ “Tại sao phải làm thế này? Vì sao phải tập thế kia?”…
Anh tìm hiểu kỹ về những chiến thuật “thời thượng” lúc bấy giờ, như đội hình 4-3-3 không tiền vệ cánh
(sau này được Alf Ramsey áp dụng, giúp đội tuyển Anh lên ngôi vô địch World Cup 1966), hay phong
cách catenaccio của người Ý.
Từ trên đỉnh cao sự nghiệp cầu thủ, Alex quyết định lập gia đình. Anh bán xe, dồn tiền mua căn nhà
riêng ở Simshill, gần sân Hampden Park. Ngày mười hai tháng ba năm 1966, Alex và Cathy chính thức
xe duyên. Do tôn giáo khác nhau, hai người chỉ đăng ký kết hôn, chứ không làm lễ nhà thờ. Trong
chính ngày trọng đại của mình, chú rể cũng không được nghỉ phép: Vua phá lưới mà nghỉ phép thì lấy
ai thay? Chụp xong ảnh cưới, Alex phải tất tả ra sân ngay.Vừa giúp đội nhà giành thắng lợi trước
Hamilton, anh lại vội vã tắm rửa, thay đồ, trở về nhà dự tiệc tối với hai họ.Không có trăng mật trăng
gấu gì sất.Cặp vợ chồng mới cưới chỉ động phòng với nhau được một đêm.Sáng sớm hôm sau, Alex đã
phải tập trung cùng Dunfermline, chuẩn bị cho trận tứ kết cúp C3 gặp Real Zaragoza.Cathy không vui,
nhưng biết làm thế nào?Lấy chồng cầu thủ thì phải chấp nhận điều ấy.Suốt đời mình, Sir Alex luôn biết
ơn vợ, vì bà đã hy sinh rất nhiều cho sự nghiệp bóng đá của chồng.
Hai năm sau ngày cưới, Cathy sinh con trai đầu lòng.Hai vợ chồng bàn với nhau chuyện đặt tên cho
con. Alex đề xuất cái tên…Alexander!
“Thôi đi”, Cathy cằn nhằn, “Thế thì anh là Alex lớn, nó là Alex bé à?”
“Nhưng em ơi, trong họ nhà Ferguson, hễ con trai đầu lòng thì đều tên Alex cả.”
Đúng lúc ấy, ông Alex bố bước vào.
“Bố ơi, ông nội nhà mình tên gì ấy nhỉ?” Cathy hỏi
“À, ông nội tên John”
Thế là bể mánh!
Sau cùng, em bé được đặt tên là Mark.
Alex Ferguson sau hattrick lịch sử vào lưới Rangers (ảnh: Unitedrant.co.uk)
[1]Hattrick đầu tiên của Alex Ferguson tại giải VĐQG Scotland.
[2] Thập niên 1960 được coi là hoàng kim thời đại trong lịch sử Dunfermline. Họ hai lần giành Cúp
QG (1961 & 1968) và hầu như năm nào cũng được dự Cúp C2 hay C3.
[3]Không được chọn vào đội hình chính đồng nghĩa với việc hoàn toàn không còn cơ hội ra sân, vì lúc
đó chưa có luật cho thay người.
Nguyễn Minh
Sir Alex Ferguson – Chân Dung Một Huyền Thoại
Chương 6
Năm Tuần Vòng Quanh Thế Giới
ướng đến những đỉnh cao mới, cuối mùa 1965-1966, Alex Ferguson đề đạt nguyện
vọng được rời Dunfermline, song Willie Cunningham thành công trong việc thuyết
phục anh ở lại giúp đội thêm một năm, với mức lương tăng từ 28 lên 40 bảng một
tuần.Alex mùa 1966-1967 không còn bùng nổ như trước, nhưng vẫn 29 lần phá lưới
đối phương, đứng đầu danh sách ghi bàn của CLB. Phong độ tốt khiến anh có tên
trong danh sách dự phòng của ĐTQG Scotland trước trận giao hữu gặp Anh: Nếu
siêu sao Denis Law không đủ thể lực thi đấu vì chấn thương, Alex sẽ được gọi vào thay thế. Song rốt
cuộc, Law không những đủ thể lực, mà còn tỏa sáng giúp Scotland chiến thắng 3-2.
Hè 1967, Alex lại có tên trong danh sách đội tuyển Scotland đi vòng quanh thế giới du đấu năm
tuần.Trớ trêu thay, số phận dường như không muốn cho anh được đại diện màu cờ sắc áo quê
hương.Trước chuyến du đấu, bốn CLB Celtic, Rangers, Leeds và Manchester United lần lượt rút hết
cầu thủ của họ về. Thiếu vắng trụ cột từ các CLB trên, đội Scotland “đem chuông đi đánh xứ người”
chỉ còn là một đội hình B, không được công nhận là ĐTQG đích thực.Các cầu thủ được dẫn dắt bởi
HLV Bobby Brown, “cố nhân” của Alex tại St Johnstone.
Chuyến du đấu năm ấy đầy rẫy sóng gió. Điểm đến đầu tiên của Scotland là Israel, một trong những
địa điểm “nóng” nhất hoàn cầu, nơi chiến tranh lúc nào cũng chực chờ phát tác. Tại Tel Aviv,
Scotland vượt qua tuyển QG Israel với tỷ số 2-1, trong trận đấu mà ngôi sao của đội chủ nhà
Mordecai Spiegler (sau này nổi tiếng ở Anh trong màu áo West Ham) trúng phải độc chiêu “Cùi Chỏ
Dao Lam”, bị gãy mũi phải rời sân. Theo lịch trình, Scotland và Israel sẽ tái đấu thêm một trận, song
vài ngày trước khi trận đấu diễn ra, cuộc chiến Israel- Ả Rập bùng nổ. Hôm đó, khi Alex và đồng đội
đang ngồi thư giãn trong khách sạn ở đất thánh Jerusalem, đạn pháo bỗng nổ tưng bừng. Toàn đội vội
vàng lên xe, trở lại Tel Aviv. Suốt dọc đường đi, họ thấy từng cụm khói bốc lên cao ngất nơi những
ngọn đồi, và bị tra tấn bởi tiếng gầm rú cửa từng đàn chiến đấu cơ xuất kích phía trên đầu.Về đến nơi,
họ nhận được thông báo phải tạm ở lại khách sạn, vì chiến sự đang quá quyết liệt, không phi cơ dân sự
nào được phép cất cánh.May thay, ngày hôm sau, tình hình dịu bớt, các chàng trai của chúng ta lên
được máy bay, rời Israel hướng đích Hong Kong.
Tưởng thoát nạn, biết đâu tránh vỏ dưa gặp phải vỏ dừa. Vừa đặt chân đến sân bay quốc tế Hong
Kong, tuyển Scotland giật thót cả mình, vì khắp phi trường đầy rẫy lính tráng, lính nào cũng vũ trang
tận răng. Thì ra lúc ấy đang là đỉnh cao của phong trào cách mạng văn hóa ở Trung Hoa Đại Lục, và
phong trào lan đến tận Hong Kong. Một số nhóm sinh viên cánh tả ở đảo này cũng tập tành làm “Hồng
Vệ Binh”, đổ ra đường biểu tình, gây rối khắp nơi, khiến chính quyền phải tăng cường an ninh tới mức
tối đa. HLV Bobby Brown lập tức triệu tập đội, thông báo quyết định chỉ thi đấu giao hữu duy nhất
một trận, thay vì hai như dự kiến, đồng thời cấm các cầu thủ không được rời khách sạn mà không xin
phép. Cứ tưởng chỉ tập trung đá bóng thôi thì không sao, chẳng ngờ hôm sau, trong buổi tập của
Scotland, bọn sinh viên cánh tả lại kéo đến bao vây SVĐ, trưng biểu ngữ ca ngợi Mao Trạch Đông,
kêu gọi lũ cầu thủ đến từ đất nước tư bản xấu xa mau…cuốn xéo. Tuy thế, “lũ cầu thủ” vẫn phải tôn
trọng hợp đồng, ở lại đá giao hữu cho xong. Kết quả: Scotland – Hong Kong 4-1.Kết thúc trận đấu,
toàn đội trở về khách sạn, tụ tập đánh bài, và bật radio, háo hức theo dõi tin tức trận đấu lớn nhất mùa
giải: Chung kết cúp C1 giữa Inter Milan và Celtic Glasgow ở Lisbon.
Dưới bàn tay phù thủy của cựu HLV St Johnstone, Jock Stein, Celtic Glasgow thực hiện bước chuyển
mình ngoạn mục. Từ 1938 đến 1965, Celtic hoàn toàn bị Rangers phủ bóng, chỉ giành được duy nhất
một chức VĐQG.Stein đến Celtic năm 1965, thì chỉ một năm sau, đội lên ngôi quán quân. Đến thời
điểm hiện tại của năm 1967, họ đã giành cú đúp, và đang chờ nốt Cúp C1 để trở thành CLB đầu tiên
trong lịch sử hoàn tất cú ăn ba: Cúp C1, VĐQG, và Cúp QG.Tuy vậy, chẳng ai đặt niềm tin vào
Celtic. Họ đúng là ông lớn ở Scotland đấy, nhưng chưa hề có thành tích gì trên đấu trường châu Âu,
trong khi Inter Milan là nhà vô địch C1 hai năm liên tiếp 1964-1965. Hơn thế nữa, trong khi đội hình
Inter bao gồm những ngôi sao lớn đến từ khắp nơi trên nước Ý, 11 cầu thủ đá chính của Celtic tất cả
đều sinh trưởng tại khu vực Glasgow. Tập hợp tất cả nhân tài Scotland lại, chưa chắc giành nổi Cúp
C1, không lẽ có thể vô địch chỉ với cầu thủ từ Glasgow?Có viển vông quá chăng?
Có! Đó là nhận định chung của các cầu thủ Scotland tại Hong Kong, cách Lisbon 7000 dặm. Toàn đội,
trừ Harry Thomson, đều ủng hộ đội bóng quê hương, nhưng không dám tin Inter sẽ xẩy chân.Tuy vậy,
khi tổ chức cá độ với nhau, chỉ duy một mình Thomson bắt Inter, những người còn lại đều liên thủ với
nhau bắt Celtic.
Ở đây cần phải mở ngoặc ghi chú thêm đôi điều về Harry Thomson.Mang trong mình 2 dòng máu Anh-
Scotland[1], tuy Thomson chơi cho Scotland, nhưng tự cho mình là người Anh.Đi đến đâu, anh ta dè
bỉu Scotland đến đấy.Đồng đội của Thomson liên thủ bắt Celtic, chẳng qua chỉ vì quá ghét anh ta mà
thôi, chứ nếu bắt độ với người khác, họ cũng chọn Inter.
Khi radio loan báo kết quả hiệp một: Inter 1-Celtic 0, Thomson nhẫy cẫng lên, còn Alex thở dài: Thế
là xong, một khi Inter đã dẫn trước, họ sẽ lui về đổ bê tông, làm sao mà xuyên phá cho nổi? Thôi thì
cũng mừng cho sư phụ Jock Stein, vào được chung kết đã là kỳ tích rồi.
Thôi thì…đánh bài tiếp…
45 phút trôi qua…
Radio lại loan báo tin tức mới nhất “Glasgow Celtic đã trở thành đội bóng đầu tiên của Đại Anh Quốc
giành chức vô địch châu Âu”!
Harry Thomson ngồi trơ như phỗng.Tất cả cầu thủ còn lại đồng loạt ném bài vào mặt anh ta, rồi ôm
nhau nhảy múa, hát ca vang trời.
Ngày hôm sau, Thomson phải vét sạch túi, thậm chí sang vay “nóng” thư ký liên đoàn bóng đá
Scotland để trả tiền thua độ…
Điểm dừng chân kế tiếp của Scotland là Australia và New Zealand.Ở Australia, Alex có dịp lần đầu
gặp gỡ ông chú Alexander Chapman, người từ lâu đã định cư nơi xứ sở chuột túi.Bạn có thắc mắc tại
sao tên Alex và ông chú lại giống hệt nhau không? Chính bởi vì Alex được đặt tên theo tên của ông
chú này. Sau 5 trận toàn thắng ở châu Đại Dương, đoàn “lê dương” lại lên máy bay, bay một mạch 14
tiếng tới quá cảnh tại Los Angeles, trước khi vào Vancouver, Canada. Họ đến Los Angeles đúng lúc
binh lính Mỹ đang được chuyển vận sang chiến trường Việt Nam, nên phải đợi vạ vật tại phi trường 10
tiếng đồng hồ, cho đến khi quân lính đi hết, mới được khởi hành bay sang Canada. Scotland kết thúc
chuyến du đấu bằng 2 trận thắng: 4-1 trước hội tuyển Vancouver, và 7-2 trước ĐTQG Canada. Ngôi
sao sáng nhất trong chuyến giao hữu chính là Alex Ferguson, người ghi được chín bàn thắng chỉ trong
bảy trận.
Một chiều thứ bảy, tháng bảy năm 1967, khi Alex đã trở về Scotland, đang ngồi rảnh rỗi xem TV, một
thanh niên lạ gõ cửa nhà anh.“Cha tôi muốn bàn chuyện với anh”, thanh niên nói, “Tối nay anh ghé nhà
ông ấy nhé”. Cha của thanh niên chính là Scot Symon, HLV trưởng Glasgow Rangers, và sang đến thứ
hai tuần sau, Alex chính thức trở thành người của Ibrox. Tại CLB mới, anh nhận lương 80 bảng một
tuần, gấp đôi lương ở Dunfermline, cộng thêm 4000 bảng phí lót tay.Rangers phải trả Dunfermline 65
000 bảng, một kỷ lục chuyển nhượng giữa 2 CLB Scotland.
Tương lai Alex dường như trải đầy hoa hồng.Được chuyển đến CLB mình yêu thích từ thuở ấu thơ,
đồng thời cũng là một trong hai đại gia thống trị làng bóng nước nhà, còn gì hơn thế nữa? Chơi bóng
tại Ibrox đồng nghĩa với việc tràn trề cơ hội giành những danh hiệu cao quý: VĐQG, Cúp QG, thậm
chí là Cúp Châu Âu. Thêm vào đó, Alex đã chơi xuất sắc trong đội hình B của Scotland, Ibrox nhiều
khả năng sẽ là bệ phóng cho anh tiến vào ĐTQG thực thụ.“Ta sẽ giành cả lố huy chương, và ít nhất sẽ
khoác áo Scotland 40 lần”, anh tự nhủ.
Nhưng hoa hồng thì có gai…
Đội hình B Scotland du đấu thế giới (Alex Ferguson đứng thứ tư từ trái sang)
[1]Cần phân biệt giữa Đại Anh Quốc (Great Britain) và Anh (England). Đại Anh Quốc là một vương
quốc bao gồm bốn vùng lãnh thổ: England (Anh), Scotland (Tô Cách Lan), Wales (Uy Nhĩ Sĩ) và
Northern Ireland (Bắc Ái Nhĩ Lan). Trong sách này, khi viết Anh tức là England, viết Đại Anh Quốc
hoặc Vương Quốc Anh tức là Great Britain.
Nguyễn Minh
Sir Alex Ferguson – Chân Dung Một Huyền Thoại
Chương 7
Cái Chết Giữa Thiên Đàng
rong ngày ký hợp đồng, một thành viên ban lãnh đạo Rangers hỏi Alex:
-Vợ anh theo đạo gì?
Một câu hỏi vu vơ, thông thường chăng?
Xin thưa: Không thông thường chút nào!
Vào thời điểm ấy, thậm chí cho đến tận ngày nay, Công giáo và Tin Lành ở Vương
Quốc Anh chẳng ưa gì nhau, và bóng đá chẳng qua cũng chỉ phản ánh hình ảnh xã hội.
Trong 2 Cụ Cố[1] của làng bóng Scotland, Celtic là đội của người Công giáo, trong khi Rangers là
CLB Tin Lành.Nhưng trong khi Celtic vẫn sử dụng cầu thủ Tin Lành, quy tắc bất thành văn ở Rangers
là không bao giờ tuyển người Công giáo.Nếu không tính một vài ngoại lệ vào đầu thế kỷ 20, họ luôn
tuân thủ quy tắc đó. Tuyển thủ Scotland Danny McGrain khi còn trẻ từng bị Rangers từ chối, chỉ vì
McGrain “có vẻ” như là họ của người Công giáo. Trên thực tế, ông là một tín đồ Tin Lành.Bị Rangers
hắt hủi, ông đầu quân cho Celtic, giúp cho Celtic “đè đầu” Rangers trong suốt một thập kỷ liền. Mãi
đến năm 1989, trước lời đe dọa của Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu(UEFA) sẽ cấm cửa Rangers, họ
mới chịu bãi bỏ quy tắc và ký hợp đồng với cầu thủ Công giáo Mo Johnston.
Theo đạo Tin Lành, Alex Ferguson đủ “điều kiện” khoác áo Rangers, nhưng việc Cathy theo Công
giáo khiến nhiều người ở CLB không hài lòng, trong số đó có Willie Allison, giám đốc phụ trách quan
hệ công chúng. Mà Allison đã ghét ai là người đó tới số, do ông ta có ảnh hưởng rất lớn với chủ tịch
John Lawrence. Trước khi đến Ibrox, không phải Alex không biết đến những vấn đề tế nhị về tôn giáo,
chỉ là anh bất chấp chúng, vì tình yêu quá lớn giành cho Rangers.Vả lại, Scot Symon, HLV Rangers là
một người công chính.Khi ông còn nắm quyền, không ai đụng được vào Alex.Một trong những trợ lý
của Symon, Bobby Seith, cũng rất có cảm tình với Alex. Khi Alex theo học lớp HLV năm 1965, chính
Seith là thầy hướng dẫn cho anh.
Thời gian đầu tại Ibrox, Alex cảm thấy hạnh phúc như đang trên thiên đàng.Anh tận hưởng cuộc sống
của một ngôi sao, và choáng ngợp trước không khí cuồng say của những trận derby Rangers – Celtic.
“Tôi đã xem Milan-Inter ở San Siro, Real-Barca ở Camp Nou, cũng đã xem Benfica-Porto, và nhiều
lần ngồi trên băng ghế huấn luyện trong trận đấu giữa Manchester United và các kỳ phùng như City,
Liverpool và Leeds” Sir Alex viết trong hồi ký (2000) “Nhưng không có gì, tin tôi đi – thật sự là
không có gì, sánh nổi với derby Celtic-Rangers”. Trong một trận derby ở mùa 1968-1969, chỉ trong
vòng 45 phút hiệp một, 9 thẻ vàng đã được rút ra, chia đều cho cả hai bên. Trong giờ nghỉ, cảnh sát đã
phải vào tận phòng thay đồ, cảnh cáo hai bên phải bớt thô bạo đi, nếu không muốn khán giả tràn xuống
sân hỗn chiến.
Với HLV Scot Symon, Alex luôn luôn kính nể, có lẽ vì phong cách họ tương tự như nhau. Nhìn Symon,
người ta có thể thấy hình ảnh của một Sir Alex sau này.Ông dùng kỷ luật thép để trị nhân. Cầu thủ nào
dám đút tay vào túi quần khi trò chuyện cùng ông sẽ bị mắng cho không ngóc đầu lên nổi. Nhưng trước
mặt người ngoài, ông luôn bảo vệ học trò cho đến cùng, không bao giờ cất nửa lời chê bai hay chỉ
trích bất cứ ai.
Dẫn dắt Rangers từ 1954, Symon đã đem về cho Ibrox sáu chức VĐQG.Nhưng sức ép ngày càng đè
nặng lên ông, kể từ khi Jock Stein gia nhập Celtic.Symon không kém, nhưng hễ ông làm được tám thì
Stein làm được chín, ông làm được chín, Stein làm được đến mười. Như năm 1967, Rangers giành
điểm số rất cao tại giải VĐQG, chỉ để thua đúng ba trận suốt cả mùa, nhưng Celtic vẫn vô địch vì thua
có hai! Cũng năm đó, Rangers lần đầu tiên trong lịch sử vào đến chung kết cúp C2, chỉ chịu thua trong
hiệp phụ trước một “siêu Bayern” của những Beckenbauer, Maier và Mueller, nhưng kỳ tích ấy bỗng
trở thành chuyện nhỏ khi đặt cạnh cúp C1 của Celtic. Than ôi! “Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng!”
Nếu Rangers để Symon ra đi vào cuối mùa 1966-1967, đó là một quyết định có thể chấp nhận được.
Nhưng họ giữ ông lại, để sa thải ông vào tháng 11 năm 1967, khi mùa bóng mới chưa qua được nửa
chặng đường, và khi Rangers đang dẫn đầu giải VĐQG với thành tích bất bại. Trên đời lại có chuyện
HLV bị sa thải khi CLB đang dẫn đầu hay sao? Vâng, thật là có.Nó đã diễn ra ở Ibrox.
Và độc giả có biết Rangers chia tay người HLV đã gắn bó với Ibrox suốt mười ba năm ra sao không?
Họ sai một nhân viên kế toán quèn đến, báo cho Symon biết ông bị sa thải!
Nghe được tin Rangers sa thải Symon như thế nào, Alex Ferguson nổi giận đùng đùng. Anh lập tức
đến gặp tân HLV David White, đề nghị được chuyển nhượng. Tuy vậy, cuối cùng anh đổi ý, chịu ở lại
Ibrox, theo lời khuyên của Bobby Seith.
“Sự nghiệp của cậu chỉ vừa bắt đầu thôi, chẳng lẽ cậu muốn vứt bỏ đi tất cả sao?”Seith phân tích “Thử
nghĩ xem, liệu Symon có muốn cậu hành xử như thế này không?Điều tốt nhất cậu có thể làm cho ông ấy
lúc này là cố gắng chơi cho thật hay”.[2]
Lên thay Symon giữa chừng, David White không thực hiện thay đổi gì lớn, và vẫn giữ Alex ở vị trí
tiền đạo. Bước vào giai đoạn cuối của mùa bóng, Rangers vẫn đứng trên Celtic, song Jock Stein quyết
không chịu thua, ông tung ra đòn tâm lý. “Rangers chắc chắn vô địch rồi”, Stein nói, “Trừ khi họ tự
quăng cúp đi thôi.” Chỉ một lời nói mà dường như trút lên vai đối phương gánh nặng ngàn cân. Từ đó
trở đi, phong độ của Rangers đi xuống, và rốt cuộc, họ…tự quăng cúp đi thật!Về sau, khi đã trở thành
HLV, Alex sẽ thường xuyên sử dụng đòn này của Stein.
Thật ra, tuy hơi xuống dốc vào cuối mùa, nhưng phong độ Rangers năm đó vẫn cực kỳ ấn tượng. Thi
đấu 34 trận, họ chỉ thua duy nhất một, giành tới 61 trên tổng số 68 điểm, tức là chỉ đánh mất đúng bảy
điểm mà thôi[3]. Vấn đề là Celtic lại ghi tới 63/68. Ta lại thấy một lần nữa: Rangers không hề kém,
nhưng Celtic quá “khủng”!
Có điều, cổ động viên không cần biết đến những số liệu đó, họ chỉ biết một điều: Dẫn đầu bảng suốt cả
mùa giải, mà cuối cùng lại trắng tay là không thể chấp nhận được. Sau khi Rangers thua Aberdeen,
chính thức “trao” cúp vào tay Celtic, các fan nổi điên, đập vỡ kính phòng thay đồ, vây kín SVĐ, khiến
cầu thủ co ro ở trong, không dám ló đầu ra ngoài. Hôm đó, Alex lại có hẹn đi chơi cùng bạn cũ. Anh
phải gọi điện cho bạn, nhờ bạn đánh xe đến đậu ngay trước cửa SVĐ. Khi người bạn đến nơi, Alex từ
trong sân phóng ra, chui vội vào xe, vậy mà vẫn bị một fan rượt kịp, đá cho một cú! Bị đá kể cũng hơi
oan, vì trong mùa giải đầu tiên tại Ibrox, Alex chính là người ghi nhiều bàn thắng nhất cho Rangers,
với 24 bàn trên tất cả các mặt trận.
Con số 24 bàn che dấu một sự thật: Giữa Alex Ferguson và HLV David White không hề có sự đồng
điệu. “Tôi và ông ta không khi nào nhìn thẳng vào mắt nhau”, Alex nói. Về phần White, có lẽ ông có
thành kiến với Alex, vì ngay lúc ông vừa nhậm chức, anh đã tới “nộp đơn” đòi được chuyển nhượng.
Hơn nữa, khi lên cầm quyền tại Ibrox, ông giao thêm cho Alex nhiệm vụ…kèm người trong mỗi trận
đấu.Một trung phong như Alex dĩ nhiên từ chối nhiệm vụ ấy, khiến cho mâu thuẫn sâu lại càng sâu.
Theo lời kể của Alex, dường như White còn chịu cả áp lực từ ban lãnh đạo Rangers, đòi phải tống khứ
đi tên cầu thủ có vợ là người Công giáo[4]. Người mạnh mẽ như Symon chống lại được áp lực đó,
nhưng White thì không.
Ngay trước lúc mùa giải 1968-1969 bắt đầu, các báo thể thao hàng đầu Scotland đồng loạt đăng tin:
Ferguson không còn tương lai ở Ibrox.Cho rằng giám đốc quan hệ quần chúng Willie Allison dàn dựng
vụ này để tống khứ mình, Alex tìm đến Allison, lôi đầu ông ta ra…chửi cho một trận! Không cần phải
nói, việc đó chỉ khiến cho tương lai anh trở nên đen tối thêm.Ít lâu sau, David White gọi Alex lên văn
phòng, cho biết CLB muốn dùng anh để đổi lấy tiền đạo Colin Stein của Hibernian.Với tính cứng đầu
cố hữu, Alex nhất quyết từ chối. Kết quả: Rangers bỏ ra 100 000 bảng mua Stein, còn Alex bị đày
xuống chơi với đội hình hai.
Cả mùa bóng đó, Alex chỉ được gọi lên đội một khi Colin Stein chấn thương, hoặc khi phong độ trên
hàng tiền đạo Rangers quá tệ.Ra sân tổng cộng có 22 lần, anh vẫn ghi được đến 12 bàn thắng. Điều này
chứng tỏ rõ: Alex phải xuống đội hai là do bị trù dập, chứ không phải do phong độ sa sút. Vào cuối
mùa, bởi chấn thương của Stein, anh được dự trận chung kết cúp QG. Không may, Rangers thua lấm
bụng bốn bàn trắng trước Celtic.Alex thất vọng đến nỗi quẳng luôn tấm huy chương bạc vào sọt rác.
Đến mùa 1969-1970, Alex hoàn toàn bị loại khỏi đội một. Anh phải chơi cùng đội hình hai, thậm chí
là đội trẻ, hằng tuần ra sân gặp những đối thủ nghiệp dư như Đại Học Glasgow, Giao Thông Vận
Tải…Nếu là người khác chắc sẽ chẳng buồn đá, nhưng Alex thì khác. Tuy thất vọng, Alex không bao
giờ đánh mất khát vọng chiến thắng. Đối với anh, không ra sân thì thôi, đã ra là phải quyết thắng, dù
đối thủ là Celtic hay đội bóng trường làng, thì vẫn chỉ một quyết tâm đó mà thôi. “Ảnh chẳng bao giờ
than phiền cả”, một cầu thủ trẻ nhớ lại “Trong những trận tôi chơi chung cùng ảnh ở đội hình hai, ảnh
đều cống hiến 100% sức lực.”
Vì có bằng cấp, Alex cũng được các HLV đội trẻ nhờ giúp họ trong công tác huấn luyện.Cầu thủ trẻ
phần nhiều đều mến Alex. Những anh lớn khác nào có biết bọn trẻ là ai, chỉ có Alex là thuộc tên từng
người và luôn tận tình chỉ bảo, hỏi han. Khi David White phát hiện ra Alex thực chất đang làm…HLV,
ông ta cách ly anh bằng cách bắt anh phải tập một mình, và chỉ thị cho cấp dưới không được cho anh
ra sân. Như thế có nghĩa là: Từ tiền đạo hàng đầu của Rangers, Alex từ nay phải ngồi ghế dự bị ngay
trong những trận đấu của đội trẻ. Thực là một sỉ nhục ghê gớm! Không trách chi Alex cho rằng 1968-
1969 là quãng thời gian đen tối nhất trong đời mình.
Tháng 11 năm 1969, Rangers đồng ý bán Alex cho Nottingham Forest với giá 20 000 bảng. Vẫn “cứng
đầu”, Alex ra điều kiện: Chỉ chịu sang Forest nếu được chia 10% phí chuyển nhượng. David White
không đồng ý, nhưng trước áp lực của ban lãnh đạo Rangers muốn tống khứ Alex đi cho nhanh, ông
đành phải nhượng bộ.Cathy buồn trước viễn cảnh phải chuyển tới Anh, song cũng chấp nhận vì không
muốn thấy chồng chịu mãi cảnh đọa đày tại Ibrox.
Giữa lúc ấy, Willie Cunningham, sếp cũ của Alex ở Dunfermline, nay đang huấn luyện Falkirk, gọi tới
“Alex, chú muốn gì anh cũng chiều! Đừng sang Forest, đợi anh sang nói chuyện”.
Falkirk chỉ là đội bóng thuộc giải hạng nhì, dĩ nhiên không thể sánh cùng Nottingham Forest.Tuy vậy,
lợi thế của họ là Willie Cunningham, người được Alex rất tôn trọng. Một lợi thế nữa: Họ là CLB
Scotland.Sau khi hỏi ý Cathy, Alex quyết định xin lỗi Nottingham.
Vài ngày sau, Rangers sa thải David White. Người thay White, Willie Waddell, từ lâu đã ngưỡng mộ
Alex. Waddell bày tỏ sự tiếc nuối vì Alex đã sang Falkirk trước khi mình kịp tới Ibrox. Alex cũng tự
hỏi: Không biết mọi chuyện sẽ diễn tiến như thế nào, nếu như anh chịu ở lại lâu thêm ít nữa?
Nhưng cứ đặt câu hỏi nếu này nếu nọ thì có ích gì? Sự thật là Alex rời Ibrox trong tay không một danh
hiệu. Và cũng không có 40 lần khoác áo tuyển Scotland. Thậm chí một lần cũng không!
Đôi khi người ta lên tới thiên đàng chỉ để chết đi trên ấy!
Ngày bé thơ, Alex luôn mơ được chơi tại Ibrox. Ngày nay, anh không muốn nghe nhắc đến cụm từ
“Ferguson, cựu cầu thủ Rangers”…
Alex Ferguson trong màu áo Rangers (Colorsport.co.uk)
[1]Dịch thoát ý. Nguyên văn là Old Firm.
[2] Khuyên như vậy, nhưng chính Seith lại từ chức, rời bỏ Rangers, để phản đối việc CLB sa thải
Symon.
[3]Thời đó, một trận thắng chỉ được hai điểm.
[4]Ở Ibrox, lấy vợ ngoại đạo cũng là một cái tội. David Hope, thành viên ban lãnh đạo Rangers,
không được bầu làm chủ tịch chỉ vì có vợ là người Công giáo, mặc dù ở thời điểm bầu cử, vợ ông mất
đã 10 năm!
Nguyễn Minh
Sir Alex Ferguson – Chân Dung Một Huyền Thoại
Chương 8
Bên Kia Sườn Dốc
Falkirk, Alex gặp lại nhiều gương mặt quen thuộc: George Miller, đồng đội ở
Dunfermline, Andy Roxburgh, đồng đội ở Queen’s Park, Craig Watson, đồng đội từ
thời…trung học Govan, và dĩ nhiên, ông thầy cũ Willie Cunningham.Quan hệ giữa
Alex và Cunningham vẫn sóng gió như xưa. Họ thường xuyên cãi nhau, thậm chí có
lần suýt lao vào đánh lộn, nhưng cãi xong rồi thì lại quý mến nhau như không chuyện
gì xảy ra.
Mọi người đều ngạc nhiên, không hiểu vì sao sau bảy tháng bị cách ly khỏi đội một Rangers, Alex vẫn
duy trì được thể lực tốt.Họ không biết rằng dù ở đội hai, hay đội trẻ, anh vẫn tập luyện hăng say không
kém khi chơi trên đội một. Alex cùng Andy Roxburgh (sau này là HLV tuyển Scotland, rồi chuyên gia
cao cấp của UEFA) tạo thành cặp “song sát”, cùng nhau khủng bố hàng phòng ngự đối phương. Mùa
đó, Falkirk giành chức vô địch giải hạng nhì, riêng Alex có 18 lần lập công.
Phấn khởi trước thành tích thăng hạng, ban lãnh đạo Falkirk đưa ra khung tiền thưởng vô cùng rộng rãi
cho mùa giải 1970-1971: Thắng một trận được thưởng, hòa cũng được thưởng, và cứ mỗi tuần trụ
được trong Top 10 thì mỗi cầu thủ được thêm 40 bảng. Có lẽ nhờ liều “doping” tiền thưởng ấy,
Falkirk kết thúc mùa giải ở vị trí thứ bảy.Ferguson lần này chỉ ghi được 14 bàn (trong 28 trận), nhưng
vẫn đủ để dẫn đầu danh sách phá lưới tại CLB.
Tuy nhiên, mỗi khi nhớ lại năm 1971, Alex không quên được thảm họa Ibrox. Ngày hai tháng một năm
đó, tận dụng cơ hội trận Falkirk-Airdrie bị hoãn, anh cùng Andy Roxburgh và Tom Young đến Ibrox
theo dõi derby Celtic-Rangers. Gần cả trận trôi qua, không bàn thắng nào được ghi. Đến phút 87,
Jimmy Johnstone đưa Celtic vượt lên dẫn trước, nhưng Colin Stein ngay lập tức quân bình tỷ số cho
đội chủ nhà. Sau bàn thắng của Stein, cho rằng tình thế đã an bài, Alex và đồng đội ra về, không đợi
trọng tài nổi còi kết thúc trận đấu.
Chở Roxburgh và Young về đến nhà xong, Alex lái xe quay lại nhà bố mẹ ở đường Govan. Khi đi
ngang bệnh viện, anh nhận thấy xe cứu thương đang xếp hàng dài. “Chắc các fan lại đánh nhau đây”,
anh thầm nghĩ.Khi ông Alex bố ra mở cửa, mặt ông trắng bệch.Cathy cũng đang ở đấy, cả nhà đang túm
tụm xem tin tức trên TV. Thì ra sau khi trận đấu kết thúc, người hâm mộ chen lấn, dẫm đạp lên nhau.
Tổn thất thật kinh khủng: 66 người thiệt mạng, hơn 200 bị thương! Điều đáng lo nhất là Martin
Ferguson cũng có mặt theo dõi trận này, thậm chí ngồi đúng ở khu khán đài nơi xảy ra tai nạn.
Lòng bồn chồn như lửa đốt, Alex dẫn cha đi khắp các quán rượu gần đó để tìm em. Không! Martin
không đến quán nào cả. Hai người lại chạy đến đồn cảnh sát. Viên cảnh sát trực gợi ý nên thử đến
Ibrox, nơi người ta đang quàn các tử thi. Đúng lúc mọi người quýnh quáng rối tung lên thì xe của…
Martin chạy về đến nơi. Martin mở cửa bước ra, đứng ngẩn người, không hiểu vì sao gia đình mình lại
lăng xăng như sắp sửa chạy giặc. Hóa ra anh chàng đã điên tiết bỏ về ngay sau khi Johnstone mở tỷ số
cho Celtic, và không hề biết gì về thảm họa đã xảy ra…
Trở lại với Alex, những năm đầu thập niên 1970 trôi qua khá yên ả. Rời Rangers rõ ràng là một bước
lùi, nhưng anh vẫn giữ được phong độ khá tốt, thường xuyên ghi bàn cho Falkirk. Năm 1970, anh được
bầu làm chủ tịch Hội Cầu Thủ Nhà Nghề Scotland (SPFA), và giữ chức vụ này trong ba năm.Alex và
Cunningham thì…vẫn thế, thỉnh thoảng lại “ủng oẳng” nhau. Năm 1972, sau trận thua tơi tả 1-6 trước
St Johnstone, Cunningham nổi giận, cắt hết phụ cấp của cầu thủ: “Từ nay mỗi lần đi tập thì tự trả tiền
xe, ăn trưa cũng tự móc tiền ra trả, CLB không chi nữa!” Cầu thủ phản đối bằng cách đình công. Hai
bên găng nhau cho đến khi ban lãnh đạo can thiệp, buộc Cunningham phải nhượng bộ, chi phụ cấp trở
lại.Cầm đầu đình công dĩ nhiên là…Alex Ferguson.Nhưng như đã nói, Cunningham không bao giờ hằn
thù Alex; chỉ ít lâu sau, ông bổ nhiệm anh vào vị trí cầu thủ kiêm trợ lý HLV.
Cùng năm 1972, cặp song sinh Jason và Darren Ferguson chào đời. Vì song thai, nên khi sinh hết sức
khó khăn. Khi Cathy vượt cạn, Alex đứng kề bên, nắm chặt tay tiếp sức cho vợ. Nhìn khuôn mặt vợ tím
tái vì những cơn co thắt, anh đau lòng đến ngất xỉu. Đến lúc Alex tỉnh lại, hai cậu con trai đã chào đời.
Jason khá khỏe khắn, còn Darren thì bé xíu, phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt một thời gian.
Sang năm 1973, mọi chuyện bắt đầu xấu đi. Trận gặp Aberdeen ở Cúp QG, Alex bị đuổi do đá nguội
Willie Young, trong một tình huống tương tự như vụ Beckham-Simeone tại World Cup 1998. Trong sự
nghiệp cầu thủ, Alex bị đuổi tổng cộng sáu lần, lần này là lần cuối cùng và nghiêm trọng nhất, nghiêm
trọng bởi anh nay đã là thành viên ban huấn luyện. Cầu thủ bình thường đi đá nguội đối phương đã
đáng phạt, cầu thủ kiêm trợ lý lại càng đáng phạt hơn, nên rốt cuộc, anh bị Liên Đoàn treo giò 53 ngày,
tức gần tám tuần.Ngoài việc bị treo giò, anh còn chấn thương đầu gối nghiêm trọng, phải nghỉ dài hạn,
nên chỉ ghi được một bàn trong cả mùa giải. Số phận Willie Cunningham cũng chẳng tươi sáng gì hơn.
Sau mùa giải 1972-1973, ông bị sa thải, tuy đã giúp CLB trụ hạng thành công. Alex nhận trách nhiệm
quyền HLV trưởng, cho đến khi ban lãnh đạo Falkirk bổ nhiệm John Prentice.
Việc làm đầu tiên của tân HLV John Prentice là giáng chức Alex Ferguson xuống làm một cầu thủ bình
thường.Cá tính của Alex đương nhiên không cho phép anh chấp nhận điều đó.Khi người ta đã là trợ lý,
rồi quyền HLV trưởng, thì không ai lại hài lòng với việc trở lại làm một anh lính trơn. Prentice đồng ý
để Alex được chuyển nhượng tự do, và anh ký hợp đồng hai năm với Ayr United.
Ở thời điểm 1973, Ayr United mạnh hơn Falkirk.Mùa 1972-1973, khi Falkirk phải “trầy vi tróc vẩy”
mới trụ lại nổi hạng nhất, Ayr đứng vị trí thứ sáu.HLV Ayr, Ally MacLeod là người nổi tiếng về tài
“quăng bom”. Trong buổi ký hợp đồng với Alex, ông lôi trong túi ra lịch thi đấu mùa bóng mới, và lên
kế hoạch:
-Trận đầu tiên: Gặp Dumbarton ở Boghead, không vấn đề gì, hai điểm bỏ túi. Bọn nó mới vừa lên
hạng, chưa có kinh nghiệm mà. Trận thứ hai: Gặp Clyde trên sân nhà Somerset. Mình luôn thắng trận
đầu tiên trên sân nhà, vả lại thằng gôn mập McVeigh của bọn Clyde có biết bắt bóng đâu, lại hai
điểm.Thế nhé, sáu trận đầu ta sẽ toàn thắng dễ dàng. Trận thứ bảy gặp Rangers: ta có lợi thế sân nhà,
và đang dẫn đầu bảng với tinh thần rất cao, nên Rangers cũng sẽ phải thua! Trận kế gặp Celtic ở Celtic
Park: Cũng hai điểm luôn!
Cũng với tinh thần “lạc quan” ấy, khi làm HLV ĐTQG, MacLeod tuyên bố Scotland sẽ vô địch World
Cup 1978! Kết quả là các chàng trai Tô Cách Lan xách giỏ ra về ngay sau vòng một.
Tại Somerset, Alex Ferguson trở lại là cầu thủ bán chuyên. Anh mở quán rượu ở Govan, lấy tên là
Fergie’s. Cầu thủ mở quán ăn, nhà hàng không phải chuyện gì lạ, nhưng thường thì họ chỉ bỏ vốn và
thuê người khác đứng ra điều hành, chỉ riêng Alex tự quản lý quán từ A đến Z. Không những quản lý
mà thôi, nhiều khi còn đích thân pha rượu, đích thân nấu ăn phục vụ khách nữa. Và anh làm tất cả
những điều đó khi vẫn đang chơi bóng cho Ayr United! Công việc càng bận rộn hơn khi anh hùn vốn
cùng một người bạn mở quán rượu thứ hai vào năm 1975: Quán Shaw’s. Thậm chí, Alex còn dự tính
mở một nhà hàng, nhưng có lẽ vì…sức người có hạn, dự định cuối cùng phải hủy bỏ.
Do chấn thương không lành hẳn, trong mùa duy nhất khoác áo Ayr, Alex thường chỉ vào sân từ ghế dự
bị. Tuy vậy, theo như hồi ký (2000), anh vẫn đóng góp 14 bàn (Theo Crick (2003), số bàn thắng chỉ là
10). Vào cuối mùa, Alex được bác sỹ cho biết động mạch của anh đang nở lớn, và khuyên anh nên về
hưu sớm, để tránh nguy hiểm về sau.
Tháng hai năm 1974, Alex Ferguson ghi bàn thắng cuối cùng trong đời cầu thủ, giúp Ayr cầm hòa St
Johnstone 1-1.Tháng tư, anh giã từ sân cỏ ở tuổi 32. Tổng cộng, trong 16 năm, anh chơi 432 trận chính
thức, ghi 222 bàn, tức cứ trung bình hai trận lại lập công một lần.
Chương cũ kết thúc, chương mới mở ra! Kết thúc sự nghiệp một cầu thủ bình thường, mở ra sự nghiệp
một HLV vĩ đại!
Alex Ferguson cùng vợ và các con (ảnh: sgforums.com)
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại
Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại

More Related Content

More from Đoàn Trọng Hiếu

5 bước phát triển fanpage để kinh doanh
5 bước phát triển fanpage để kinh doanh5 bước phát triển fanpage để kinh doanh
5 bước phát triển fanpage để kinh doanh
Đoàn Trọng Hiếu
 
4 loi ich cua marketing tao trai nghiem cho khach hang
4 loi ich cua marketing tao trai nghiem cho khach hang4 loi ich cua marketing tao trai nghiem cho khach hang
4 loi ich cua marketing tao trai nghiem cho khach hang
Đoàn Trọng Hiếu
 
4 bước thiết lập quảng cáo trên Zalo
4 bước thiết lập quảng cáo trên Zalo4 bước thiết lập quảng cáo trên Zalo
4 bước thiết lập quảng cáo trên Zalo
Đoàn Trọng Hiếu
 
Hướng dẫn quản lý Zalo page từ A đến Z
Hướng dẫn quản lý Zalo page từ A đến ZHướng dẫn quản lý Zalo page từ A đến Z
Hướng dẫn quản lý Zalo page từ A đến Z
Đoàn Trọng Hiếu
 
Zalo toàn tập
Zalo toàn tậpZalo toàn tập
Zalo toàn tập
Đoàn Trọng Hiếu
 
9 bí quyết kinh doanh thời trang hiệu quả
9 bí quyết kinh doanh thời trang hiệu quả9 bí quyết kinh doanh thời trang hiệu quả
9 bí quyết kinh doanh thời trang hiệu quả
Đoàn Trọng Hiếu
 
200 bài báo song ngữ Anh - Việt để luyện tiếng Anh giỏi hơn
200 bài báo song ngữ Anh - Việt để luyện tiếng Anh giỏi hơn200 bài báo song ngữ Anh - Việt để luyện tiếng Anh giỏi hơn
200 bài báo song ngữ Anh - Việt để luyện tiếng Anh giỏi hơn
Đoàn Trọng Hiếu
 
Facebook image size and dimensions updated 2017
Facebook image size and dimensions updated 2017Facebook image size and dimensions updated 2017
Facebook image size and dimensions updated 2017
Đoàn Trọng Hiếu
 
200 mẫu câu tiêu đề thôi miên chỉ cần điền vào chỗ trống để sử dụng ngay
200 mẫu câu tiêu đề thôi miên chỉ cần điền vào chỗ trống để sử dụng ngay200 mẫu câu tiêu đề thôi miên chỉ cần điền vào chỗ trống để sử dụng ngay
200 mẫu câu tiêu đề thôi miên chỉ cần điền vào chỗ trống để sử dụng ngay
Đoàn Trọng Hiếu
 
Xu hướng tìm kiếm trên Google Việt Nam năm 2017
Xu hướng tìm kiếm trên Google Việt Nam năm 2017Xu hướng tìm kiếm trên Google Việt Nam năm 2017
Xu hướng tìm kiếm trên Google Việt Nam năm 2017
Đoàn Trọng Hiếu
 
Bí quyết bố cục trong thiết kế đồ họa
Bí quyết bố cục trong thiết kế đồ họaBí quyết bố cục trong thiết kế đồ họa
Bí quyết bố cục trong thiết kế đồ họa
Đoàn Trọng Hiếu
 
[Bí quyết kinh doanh] Tư duy thú săn mồi
[Bí quyết kinh doanh] Tư duy thú săn mồi[Bí quyết kinh doanh] Tư duy thú săn mồi
[Bí quyết kinh doanh] Tư duy thú săn mồi
Đoàn Trọng Hiếu
 
[Bí quyết sáng tạo trong kinh doanh] Tư duy trồng chuối
[Bí quyết sáng tạo trong kinh doanh] Tư duy trồng chuối[Bí quyết sáng tạo trong kinh doanh] Tư duy trồng chuối
[Bí quyết sáng tạo trong kinh doanh] Tư duy trồng chuối
Đoàn Trọng Hiếu
 
Chân dung lãnh đạo 2.0
Chân dung lãnh đạo 2.0Chân dung lãnh đạo 2.0
Chân dung lãnh đạo 2.0
Đoàn Trọng Hiếu
 
Cơ bản về sinh trắc vân tay
Cơ bản về sinh trắc vân tayCơ bản về sinh trắc vân tay
Cơ bản về sinh trắc vân tay
Đoàn Trọng Hiếu
 
Những từ khiến cho tiêu đề trở nên đắt giá
Những từ khiến cho tiêu đề trở nên đắt giáNhững từ khiến cho tiêu đề trở nên đắt giá
Những từ khiến cho tiêu đề trở nên đắt giá
Đoàn Trọng Hiếu
 
Bí quyết chốt sale qua điện thoại với 11 bước
Bí quyết chốt sale qua điện thoại với 11 bướcBí quyết chốt sale qua điện thoại với 11 bước
Bí quyết chốt sale qua điện thoại với 11 bước
Đoàn Trọng Hiếu
 
[Ebook] Bạn có thể vẽ trong 30 ngày
[Ebook] Bạn có thể vẽ trong 30 ngày[Ebook] Bạn có thể vẽ trong 30 ngày
[Ebook] Bạn có thể vẽ trong 30 ngày
Đoàn Trọng Hiếu
 
Ebook Hạnh phúc tại tâm [doantronghieu.com]
Ebook Hạnh phúc tại tâm [doantronghieu.com]Ebook Hạnh phúc tại tâm [doantronghieu.com]
Ebook Hạnh phúc tại tâm [doantronghieu.com]
Đoàn Trọng Hiếu
 
Ebook Bí mật của hạnh phúc [doantronghieu.com]
Ebook Bí mật của hạnh phúc [doantronghieu.com]Ebook Bí mật của hạnh phúc [doantronghieu.com]
Ebook Bí mật của hạnh phúc [doantronghieu.com]
Đoàn Trọng Hiếu
 

More from Đoàn Trọng Hiếu (20)

5 bước phát triển fanpage để kinh doanh
5 bước phát triển fanpage để kinh doanh5 bước phát triển fanpage để kinh doanh
5 bước phát triển fanpage để kinh doanh
 
4 loi ich cua marketing tao trai nghiem cho khach hang
4 loi ich cua marketing tao trai nghiem cho khach hang4 loi ich cua marketing tao trai nghiem cho khach hang
4 loi ich cua marketing tao trai nghiem cho khach hang
 
4 bước thiết lập quảng cáo trên Zalo
4 bước thiết lập quảng cáo trên Zalo4 bước thiết lập quảng cáo trên Zalo
4 bước thiết lập quảng cáo trên Zalo
 
Hướng dẫn quản lý Zalo page từ A đến Z
Hướng dẫn quản lý Zalo page từ A đến ZHướng dẫn quản lý Zalo page từ A đến Z
Hướng dẫn quản lý Zalo page từ A đến Z
 
Zalo toàn tập
Zalo toàn tậpZalo toàn tập
Zalo toàn tập
 
9 bí quyết kinh doanh thời trang hiệu quả
9 bí quyết kinh doanh thời trang hiệu quả9 bí quyết kinh doanh thời trang hiệu quả
9 bí quyết kinh doanh thời trang hiệu quả
 
200 bài báo song ngữ Anh - Việt để luyện tiếng Anh giỏi hơn
200 bài báo song ngữ Anh - Việt để luyện tiếng Anh giỏi hơn200 bài báo song ngữ Anh - Việt để luyện tiếng Anh giỏi hơn
200 bài báo song ngữ Anh - Việt để luyện tiếng Anh giỏi hơn
 
Facebook image size and dimensions updated 2017
Facebook image size and dimensions updated 2017Facebook image size and dimensions updated 2017
Facebook image size and dimensions updated 2017
 
200 mẫu câu tiêu đề thôi miên chỉ cần điền vào chỗ trống để sử dụng ngay
200 mẫu câu tiêu đề thôi miên chỉ cần điền vào chỗ trống để sử dụng ngay200 mẫu câu tiêu đề thôi miên chỉ cần điền vào chỗ trống để sử dụng ngay
200 mẫu câu tiêu đề thôi miên chỉ cần điền vào chỗ trống để sử dụng ngay
 
Xu hướng tìm kiếm trên Google Việt Nam năm 2017
Xu hướng tìm kiếm trên Google Việt Nam năm 2017Xu hướng tìm kiếm trên Google Việt Nam năm 2017
Xu hướng tìm kiếm trên Google Việt Nam năm 2017
 
Bí quyết bố cục trong thiết kế đồ họa
Bí quyết bố cục trong thiết kế đồ họaBí quyết bố cục trong thiết kế đồ họa
Bí quyết bố cục trong thiết kế đồ họa
 
[Bí quyết kinh doanh] Tư duy thú săn mồi
[Bí quyết kinh doanh] Tư duy thú săn mồi[Bí quyết kinh doanh] Tư duy thú săn mồi
[Bí quyết kinh doanh] Tư duy thú săn mồi
 
[Bí quyết sáng tạo trong kinh doanh] Tư duy trồng chuối
[Bí quyết sáng tạo trong kinh doanh] Tư duy trồng chuối[Bí quyết sáng tạo trong kinh doanh] Tư duy trồng chuối
[Bí quyết sáng tạo trong kinh doanh] Tư duy trồng chuối
 
Chân dung lãnh đạo 2.0
Chân dung lãnh đạo 2.0Chân dung lãnh đạo 2.0
Chân dung lãnh đạo 2.0
 
Cơ bản về sinh trắc vân tay
Cơ bản về sinh trắc vân tayCơ bản về sinh trắc vân tay
Cơ bản về sinh trắc vân tay
 
Những từ khiến cho tiêu đề trở nên đắt giá
Những từ khiến cho tiêu đề trở nên đắt giáNhững từ khiến cho tiêu đề trở nên đắt giá
Những từ khiến cho tiêu đề trở nên đắt giá
 
Bí quyết chốt sale qua điện thoại với 11 bước
Bí quyết chốt sale qua điện thoại với 11 bướcBí quyết chốt sale qua điện thoại với 11 bước
Bí quyết chốt sale qua điện thoại với 11 bước
 
[Ebook] Bạn có thể vẽ trong 30 ngày
[Ebook] Bạn có thể vẽ trong 30 ngày[Ebook] Bạn có thể vẽ trong 30 ngày
[Ebook] Bạn có thể vẽ trong 30 ngày
 
Ebook Hạnh phúc tại tâm [doantronghieu.com]
Ebook Hạnh phúc tại tâm [doantronghieu.com]Ebook Hạnh phúc tại tâm [doantronghieu.com]
Ebook Hạnh phúc tại tâm [doantronghieu.com]
 
Ebook Bí mật của hạnh phúc [doantronghieu.com]
Ebook Bí mật của hạnh phúc [doantronghieu.com]Ebook Bí mật của hạnh phúc [doantronghieu.com]
Ebook Bí mật của hạnh phúc [doantronghieu.com]
 

Recently uploaded

Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 

Recently uploaded (12)

Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 

Sir Alex Ferguson - Chân dung một huyền thoại

  • 1.
  • 2. Chào các bạn, Đây là EBook cho thiết bị di động của trang Web: http://vnthuquan.net Việt Nam Thư Quán muốn gửi đến tất cả những bạn yêu thích văn hóa đọc cuốn sách này, đặc biệt là những người không có điều kiện đọc những ấn phẩm sách thông thường. Tuy nhiên, trong khả năng có thể, các bạn hãy mua và thưởng thức sách giấy như một sự tôn trọng đối với các tác giả và các nhà xuất bản. Ebook này được Việt Nam Thư Quán đăng tải trên trang vnthuquan.net. Các bạn có thể sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào như: sao lưu, sử dụng bài viết, tư liệu, đăng trên các diễn đàn hay trang Web khác, chỉ có một yêu cầu là giữ nguyên nội dung cũng như ghi rõ nguồn cung cấp như một sự tôn trọng đối với những người thực hiện. Chế bản ebook: Phạm Huy Hùng.
  • 3. Mục lục Lời Nói Đầu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21
  • 4. Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Lời Cuối Sách Thư Mục Tham Khảo
  • 5. Sir Alex Ferguson – Chân Dung Một Huyền Thoại Nguyễn Minh Lời Nói Đầu ăm 1986 là năm đầy rẫy những sự kiện thể thao đáng nhớ: Diego Maradona đưa Argentina lên đỉnh cao thế giới tại mùa hè nóng bỏng Mexico; Steaua Bucharest bất ngờ đánh bại Barcelona, lần đầu đem Cúp C1 về Đông Âu; Tay vợt 18 tuổi Boris Becker đăng quanh tại Anh, trở thành nhà vô địch Wimbledon trẻ nhất trong lịch sử. Đó cũng là năm huấn luyện viên (HLV) người Scotland Alex Ferguson[1] lần đầu đặt chân đến Old Trafford, Nhà Hát Những Giấc Mơ. 26 năm trôi qua, giấc mơ của Alex Ferguson vẫn chưa chấm dứt. Tại giải ngoại hạng Anh, nơi nổi tiếng là cỗ máy xay chuyên “xay” các HLV, Ferguson là biểu tượng của giá trị vĩnh hằng, bất biến. Với các cổ động viên (CĐV) Manchester United sinh vào khoảng giữa thập niên 1980, khi họ chào đời, Ferguson đã ở đó; họ lớn lên, cắp sách đến trường, ông vẫn ở đó; họ lập gia đình, sinh con, ông cũng vẫn còn; con họ sinh ra, bắt đầu biết xem bóng đá, vẫn thấy ông trên băng ghế huấn luyện! 26 năm qua, dưới quyền Alex Ferguson, Manchester United từ chỗ lao đao sắp xuống hạng, trở thành CLB giàu có và được hâm mộ nhất trên toàn cầu. Một mình Ferguson đối đầu với 17 đời HLV Manchester City, 17 đời HLV Chelsea, và tám đời HLV Liverpool. HLV đến rồi đi, các thế lực mới đến rồi đi, riêng Ferguson còn ở lại. Có Ferguson, United lật đổ ngôi vương của Liverpool, và từ đó đến nay, thống trị làng bóng nước Anh. Theo thời gian, không ít CLB lăm le chiếm đoạt ngai vàng Quỷ Đỏ: Newcastle, Arsenal, Chelsea, song tất cả đều thất bại. Ở tuổi ngoài 70, Ferguson vẫn dẻo dai lạ thường, đang ra sức quyết đấu với kẻ giành ngôi mới nhất: Manchester City. Tuy nhiên, nhắc đến Alex Ferguson, không thể chỉ nói về Manchester United. Ferguson là HLV vĩ đại nhất trong lịch sử United? Đúng, song ông cũng là nhà cầm quân vĩ đại nhất của Aberdeen. HLV thành công ở hai CLB thì rất nhiều, nhưng hiếm ai đạt đến địa vị huyền thoại ở cả hai. Ngoài Ferguson ra, có lẽ chỉ còn Hertbert Chapman (1878 -1934). Cá tính mạnh mẽ, nóng nảy, Alex Ferguson là nhân vật gây nhiều tranh cãi. Vậy nhưng, dù yêu dù ghét,
  • 6. nếu nhìn nhận một cách khách quan, không ai có thể phủ nhận thiên tài huấn luyện của Ferguson, cũng như vị trí độc nhất vô nhị của ông trong lịch sử nền túc cầu thế giới. Cũng hơi lạ khi ở Việt Nam, một đất nước đam mê bóng đá cuồng nhiệt, với lực lượng CĐV Manchester United vô cùng hùng hậu, cho đến ngày nay vẫn chưa ai viết một chuyên khảo dài hơi về Alex Ferguson. Thật là một thiếu sót! Đợi các bậc cao minh thì chưa biết đến lúc nào, nên chúng tôi tuy năng lực giới hạn, xin mạn phép đóng góp chút hiểu biết của mình, hy vọng có thể tạm thời bổ khuyết cho thiếu sót ấy. *** Để viết sách này, chúng tôi dựa vào hai tư liệu chủ yếu: Hồi Ký của Sir Alex Ferguson, Managing My Life, ấn bản có bổ sung năm 2000, và cuốn tiểu sử The Boss – The Many Sides of Alex Ferguson của Michael Crick, ấn bản bìa mềm năm 2003. Managing My Life do Sir Alex tự thuật, đương nhiên có giá trị cao nhất. Tuy vậy, đã là hồi ký thì không thể khách quan tuyệt đối, nên khi sử dụng tư liệu trong đó, chúng tôi đều đối chiếu kỹ càng với thông tin trong sách của Crick. The Boss là tiểu sử dày dặn và công phu nhất về Alex Ferguson, những sách về sau chưa cuốn nào vượt được. Hồi Ký kết thúc vào năm 2000, còn The Boss dừng lại ở thời điểm 2003. Để viết về giai đoạn 2003 – 2012, chúng tôi dựa trên hai cuốn: Football – Bloody Hell! The Biography of Alex Ferguson của Patrick Barclay (2011) và Sir Alex Ferguson: The Official Manchester United Story of 25 Years at The Top của David Meek và Tom Tyrrell (2011). Cuốn đầu tuy sơ lược hơn nhiều so với The Boss, nhưng có nhiều chi tiết mới lạ; cuốn sau là sách lịch sử viết theo kiểu “chính thống”, nên khá khô khan, song cung cấp những số liệu giá trị. This is the One: Sir Alex Ferguson – The Uncut Story of a Football Genius của Daniel Taylor (2008) là “biên niên sử” chép những chuyện xảy ra trong hai mùa 2005-2006, và 2006-2007. Khi viết về hai mùa này, chúng tôi dùng nhiều chi tiết trong sách trên. Ngoài ra, trong danh sách tham khảo còn có Squeaky Bum Time: The Wit, Wisdom and Hairdryer of Sir Alex Ferguson, cũng của Daniel Taylor (2011): một “ngữ lục”, tập hợp những câu phát ngôn nổi tiếng của Sir Alex, và Fergie’s Proteges của James Mackie (2010): Sách thuật chuyện các học trò của Sir. Bên cạnh đó, chúng tôi không bỏ qua tài liệu mạng. Số liệu trong sách một phần không nhỏ được lấy từ trang RSSSF của Sáng Hội Thống Kê Bóng Đá, và từ mục số liệu thống kê của trang Red11. Trong những năm 2004-2005, trên cương vị biên tập cho trang nhà Hội Cổ Động Viên Manchester United ở Việt Nam (MUSVN), chúng tôi từng viết rất nhiều bài về United. Sách này cũng sử dụng lại tư liệu từ các bài viết ấy. Người viết vốn không phải nhà viết tiểu sử chuyên nghiệp, sách viết ra ắt hẳn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Rất mong được các độc giả chỉ bảo thêm cho. Adelaide, Australia 2012 MinhNguyen (http://www.facebook.com/huuminh.ng) [1] Viết theo lối Scotland là Alec Ferguson.
  • 7. Nguyễn Minh Sir Alex Ferguson – Chân Dung Một Huyền Thoại Chương 1 Người Đến Từ Govan ovan? Cái tên lạ hoắc! Đó là địa danh nào?Nằm ở đâu? Âu hay Á? Xin thưa: Govan vốn là một thị xã nằm bên bờ nam sông Clyde, thuộc xứ Scotland, Anh Quốc. Năm 1912, Govan được sáp nhập vào Glasgow, trở thành một quận của thành phố này.Nói đến Glasgow, hẳn dân hâm mộ túc cầu chẳng xa lạ gì, và sẽ nghĩ ngay đến hai CLB lừng danh Glasgow Rangers và Celtic Glasgow.Từ công dân một thị xã “khỉ ho cò gáy” như Govan, được trở thành công dân của đô thành Glasgow hẳn nhiên là một vinh dự lớn.Tuy thế, người dân Govan lại mang tinh thần “cục bộ địa phương” rất cao. Cho đến tận ngày nay, khi có ai hỏi “Bạn người Glasgow à?”, dân Govan sẽ trả lời “Không, tôi người Govan!”. “Khỉ ho cò gáy” là vậy, nhưng Govan cũng đóng góp ít nhiều cho danh sách danh nhân Scotland. Trong số những người nổi tiếng sinh trưởng tại Govan có Leo Blair, thân sinh nguyên thủ tướng Anh Tony Blair, và Kenny Dalglish, một trong những cầu thủ xuất sắc nhất Scotland mọi thời đại. Song le, nếu hỏi rằng ai là người con ưu tú nhất của Govan, hẳn câu trả lời phải là: Ngài Alex Ferguson. Bản thân Alex Ferguson không bao giờ quên đi nguồn cội của mình.Trên tường văn phòng của ông tại Manchester United, có treo tấm biển lớn đề mấy chữ đầy tự hào “Tôi là người Govan!” Cậu bé Alexander Chapman Ferguson cất tiếng chào đời vào ngày 31 tháng 12 năm 1941, trong một gia đình có truyền thống thợ thuyền và bóng đá. Ông nội cậu, John Ferguson, là công nhân đóng tàu kiêm cầu thủ nghiệp dư ở Dumbartonshire.Đến đời cha cậu, Alexander Beaton (từ nay xin gọi là “Alex bố”), gia đình Ferguson chuyển đến sinh sống tại Govan, Glasgow.Ông Alex “bố” nối nghiệp nhà, vừa đóng tàu vừa đá banh. Vợ ông, bà Elizabeth Hardie, thường được gọi thân mật là Liz hay Lizzie, cũng là một công nhân, trước làm ở xưởng cao su, sau chuyển sang các xưởng chế tạo đạn dược và dây thép. Khi Lizzie làm lễ thành hôn cùng Alex “bố”, bà đã mang thai bé Alex “con” được ba tháng. Tuy chỉ là công nhân, Alexander Beaton khá có uy tín và được nể trọng tại Govan.Bản tính trầm lặng và dễ nổi nóng, ông rất nghiêm khắc và kỷ luật trong việc dạy con.Là người cầu toàn, ông luôn huấn luyện cho các con hướng đến sự hoàn hảo. Con cái làm sai điều gì, ông nghiêm nghị trách mắng; nếu làm đúng, ông cũng ít khi khen, mà chỉ nhắc nhở phải cố gắng cho hoàn thiện thêm lên. Ông sợ con mình được khen nhiều sẽ trở thành tự mãn, mà một khi đã tư mãn thì không còn tiến bộ hơn được nữa. Bà Lizzie tính tình cũng rất cương quyết, nhưng bề ngoài dễ dãi, lúc nào cũng tươi cười. Bà yêu âm nhạc, mỗi khi làm việc nhà, hay bật radio để nghe, rồi ngân nga hát theo. Sir Alex thừa hưởng từ cha tính cách nghiêm khắc, quyết liệt, cũng như khát vọng về sự hoàn hảo. Chính vì không bao giờ tự hài lòng với bản thân, và không bao giờ cho phép các cầu thủ của mình tự hài lòng, ông đã xây nên sự nghiệp huy hoàng như ngày nay. Bên cạnh đó, ông tiếp thụ ở mẹ lòng đam mê âm nhạc.Cánh phóng viên hay bắt gặp cái cảnh ông bước vào phòng họp báo khi miệng vẫn đang “nghêu ngao” một giai điệu lãng mạn nào đấy. Không lâu sau khi bé Alex chào đời, gia đình Ferguson dọn đến chúng cư số 667 đường Govan. Họ ở
  • 8. tầng một, ngay phía trên quán rượu, trong một căn hộ nhỏ chỉ gồm hai phòng ngủ và một nhà bếp. Vì thiếu phòng nên nhà bếp đồng thời cũng được dùng làm phòng khách kiêm…phòng tắm! Trong hai phòng ngủ, một phòng được ưu tiên giành cho Alex và em trai Martin (sinh năm 1942), phòng kia cho một cặp vợ chồng người Ireland thuê để kiếm thêm thu nhập. Ông Alex bố và vợ phải kê tạm cái giường nằm ngủ trong bếp. Khó khăn như thế, nhưng nhà Ferguson hãy còn may mắn, vì họ sở hữu một nhà vệ sinh riêng, trong khi biết bao gia đình khác sống trong chúng cư phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Láng giềng của họ, gia đình nhà Law, có đến 16 người mà phải chen chúc trong một phòng ngủ và một bếp. “Ừ thì nghèo đấy”, Sir Alex nhớ lại thuở hàn vi “nhưng không đến nỗi quá nghèo. Nhà tôi xưa chẳng có gì: Không TV, không xe hơi, không cả điện thoại. Vậy mà tôi lại cảm thấy mình chẳng thiếu chi, bởi vì tôi đã có một quả banh làm bạn!” Govan những năm 1940 là một trung tâm của ngành công nghiệp đóng tàu, với những “đại công xưởng” như Harland & Wolff, Alexander Stephen & Sons, và Fairfields[1]. Chỉ riêng một xưởng như Fairfields đã tuyển dụng đến bốn-năm ngàn công nhân. Bạo lực là vấn nạn ở Govan, vì công nhân sau mỗi buổi tan ca hay đi nhậu, mà nhậu xỉn thì hay gây sự đánh nhau. Do ở ngay phía trên quán rượu, hai cậu nhỏ nhà Ferguson là “khán giả” thường xuyên của các cuộc gây gổ ấy. Mỗi cuối tuần, thay vì đi giải trí, họ chỉ cần mở cửa sổ phòng ngó xuống, chẳng mấy chốc sẽ có ngay mấy tay bợm kéo nhau ra khỏi quán phang nhau. Xem đấm bốc miễn phí cũng thú vị ra trò! Nói đi cũng phải nói lại, cánh thợ Govan tuy hay nhậu nhẹt đánh nhau, nhưng phong tục tỉnh lẻ vẫn chất phác, thuần hậu, chứ không hiểm ác như chốn phồn hoa. Đánh nhau thật đấy, nhưng chỉ đánh tay không, phân thắng bại xong là thôi, không mấy khi dùng đến dao súng, đe dọa đến tính mạng của nhau. Hôm nay đánh xong, mai lại có thể ngồi cùng bàn, nâng ly chạm cốc.Dân trong quận đi vắng chẳng cần phải khóa cửa, ai lỡ thiếu món gì có thể tự tiện chạy vào nhà hàng xóm mượn tạm để dùng. Nhiều khi đi làm về, bà Lizzie vẫn thấy trên bàn bếp mảnh giấy ghi nguệch ngoạc vài chữ đại loại như “Nhà em hết sạch muối, sang bác mượn một ít. Cảm ơn bác nhiều!”.Bà cũng chẳng lấy đó làm phiền. Ngoài cái quán ở tầng trệt chúng cư số 667, chỉ riêng tại đường Govan đã có đến năm chục quán rượu nữa.Ông Alex bố, tuy nhiên, lại không phải đệ tử Lưu Linh.Ông thỉnh thoảng uống cho vui, nhưng không nghiện rượu mà chỉ mê cá cược. Hai cậu con thường xuyên bị ông sai làm…long tong chạy đi đặt kèo với nhà cái. Cha nào con nấy! Sir Alex về sau cũng không thích rượu chè, nhưng đặc biệt đam mê cá cược. Sinh ra trong khu phố lao động, dĩ nhiên cậu Alex không có điều kiện được vào trường “điểm”. Ngôi trường đầu đời của cậu, tiểu học Broomloan Road, được xếp hạng…bét trong số các trường ở Glasgow.Ở trường, cậu nổi tiếng…quậy và hiếu động.“Ferguson ấy hả?”Cô giáo Elizabeth Thomson kể “Đứng một mình trong phòng trống, nó cũng gây lộn được nữa!” Tuy mắng, nhưng cô Thomson chỉ mắng yêu, vì cô nhận thấy đằng sau lớp vỏ nghịch ngợm, cậu học trò của mình vẫn rất tốt tính và dễ thương. Trong năm cuối tiểu học, Alex ốm yếu liên miên, hết bị thoát vị thì lại đau thận, rốt cuộc phải ở lại lớp, học chung với cậu em Martin. Lo lắng không yên, ông bà Ferguson đã phải đến trường, nhờ cậy cô Thomson kèm cặp thêm cho con. Cô tận tâm dạy dỗ Alex, khiến cho cậu vô cùng xúc động.Trong hồi ký (2000), Sir Alex cho biết thần tượng lúc nhỏ của mình, không ai khác, chính là cô giáo Thomson.Mãi đến hàng chục năm về sau, hai cô trò vẫn thường xuyên liên lạc cùng nhau. Kỷ niệm “đáng nhớ” nhất của Alex tại Broomloan Road xảy ra vào một chiều thứ bảy, khi cậu lên mười.Hôm ấy, khi đang đứng xem các anh chị lớp lớn chơi bi da, Alex được hai “sư huynh” gọi vào, mời uống một chai nước chanh. Vừa uống vào miệng đã phải phun ra phè phè, vì trong chai hóa ra là…nước tiểu! Hai tên thủ phạm ôm bụng cười ngặt nghẽo, còn Alex giận đến tím tái, vội vàng chạy vụt đi.Chạy đi đâu? Chạy đi kiếm một thanh gỗ dùng để…chặn cửa! Đúng là nhà chiến lược có khác,
  • 9. ngay từ khi bé tý đã biết tính xa: trước khi trả thù thì phải nghĩ đến chuyện làm sao trả thù xong không bị bắt lại. Kiếm được thanh gỗ, Alex dựng nó ngoài cửa, rồi trở vào phòng bi da, lỉnh đến một bàn trống, thủ hai quả bi vào tay áo. Đợi khi “kẻ địch” không để ý, cậu dùng hết sức quăng hai quả, trúng cả hai. Một tên bị “ăn” bi ngay vào miệng, suýt vỡ cả mồm! Ném xong, Alex co giò chạy ra, đóng sập cửa lại, lấy cây chèn thêm bên ngoài, rồi ung dung đánh bài chuồn… Trong hai anh em nhà Ferguson, Alex không những lớn hơn, mà còn láu lỉnh hơn nhiều so với Martin.Khi cả hai nghịch phá chuyện gì, Alex luôn là người đầu têu.Thế mà đến khi ông bố giận lên, Martin thường là đứaphải “giơ đầu chịu báng”, vì Alex đã lanh chân núp xuống dưới…gầm giường! Alex thương và luôn bảo vệ em, không bao giờ để ai chạm đến một cọng tóc của em mình. Song, ông anh bao giờ mà chẳng khệnh khạng: “Không ai được đánh em tao, nhưng tao đánh thì được!” Những khi hục hặc với nhau, Martin hay phải chịu lép, nhưng có lần cậu ta cũng nổi khùng lên, vớ ngay cây cời lò sưởi còn đang nóng hổi dí vào đùi ông anh! Sir Alex đến giờ vẫn còn mang thẹo. Sau một năm học chung với Martin, Alex tốt nghiệp tiểu học với điểm số xuất sắc, trúng tuyển vào lớp “chuyên” của trung học Govan. Tiếc thay, khoảng thời gian tại trung học Govan lại là những năm đáng buồn trong cuộc đời của cậu. Do ở lại lớp một năm, Alex lớn hơn bạn bè một tuổi; do “bị” vào lớp chuyên, cậu không theo kịp bạn bè. Lớn tuổi hơn mà lại học không bằng, Alex cảm thấy vô cùng xấu hổ, đặc biệt là trước mặt các bạn gái.Càng xấu hổ, cậu càng mất tự tin.Càng mất tự tin, kết quả học tập lại càng đi xuống, đến nỗi mỗi buổi đi học trở thành một cực hình. Rốt cuộc, Alex chỉ còn một niềm an ủi là bóng đá. Trong trường, nhiều người hâm mộ Alex, vì cậu tuy học không giỏi nhưng đá bóng rất hay.Hết học kỳ này tới học kỳ khác trôi qua, Alex ngày một chú tâm chơi bóng, trong khi tiếp tục lơ là việc học. Đến năm 16 tuổi, cậu rời ghế nhà trường, chuyển sang đi học nghề. Đương nhiên, dù học chữ hay học nghề, Alex vẫn tiếp tục chơi bóng. Xưởng đóng tàu ở Govan (ảnh: Caef.org.uk)
  • 10. [1]Fairfields là nơi ông Alex bố làm việc trong suốt 40 năm. Để tưởng nhớ cha, sau này Sir Alex đặt tên cho căn nhà ở Cheshire của mình là Fairfields.
  • 11. Nguyễn Minh Sir Alex Ferguson – Chân Dung Một Huyền Thoại Chương 2 Đã Có Quả Banh, Chẳng Thiếu Gì ậy mà tôi lại cảm thấy mình chẳng thiếu chi, bởi vì tôi đã có một quả banh làm bạn!” Thật vậy! Tình yêu bóng đá luôn chảy rần rật trong huyết quản cậu bé Alex, một thứ tình yêu có lẽ “di truyền” từ người cha, mặc dù hai cha con ủng hộ hai đội bóng đối nghịch nhau. Trong khi Alex bố ủng hộ Celtic, Alex con lại là fan cuồng của…Rangers! Về phần Martin, lúc đầu cậu theo bố, nhưng sau có lẽ bị rủ rê, nên chuyển qua theo anh. Không mấy khó hiểu khi Alex ủng hộ Rangers, bởi trong những năm 1940-1950, đội bóng này là lực lượng thống trị tại Scotland, hoàn toàn phủ bóng Celtic. Mùa 1948-1949, Rangers thậm chí trở thành CLB Scotland đầu tiên giành cú ăn ba: Vô địch quốc gia (VĐQG), Cúp Quốc Gia (QG), và Cúp Liên Đoàn (LĐ). Hơn thế nữa, gia đình Ferguson lại ở gần ngay Ibrox, sân nhà của Rangers.Với sức chứa gần 120 000 người, Ibrox là cầu trường lớn vào bậc nhất trên thế giới.Tại Scotland, nó chỉ chịu đứng sau một mình Hampden Park[1]. Giữa khu lao động nghèo, Ibrox vươn lên sừng sững và ngạo nghễ, với khu khán đài A làm bằng gạch đỏ sang trọng, với sảnh đường đá cẩm thạch, với những hành lang ốp gỗ và những đèn chùm lóng lánh pha lê. Khi có tiền, Alex đường hoàng mua vé bước vào “thánh đường”, lúc rỗng túi thì đành kiếm cách leo rào vô xem cọp. Có lần bị bảo vệ rượt, cậu phải cắm đầu, vắt chân lên cổ mà chạy.Rủi thay, đang chạy thì rơi tõm xuống hố và bị tóm cổ.“Mày là thằng nào, nhà ở đâu?”Chú bảo vệ dọa “Tao phải mách mẹ mày mới được!” Ông Alex bố phản ứng thế nào về việc các con ủng hộ Rangers? Chẳng phản ứng thế nào cả, ông chỉ đơn giản tôn trọng con. Ông tiếp tục mua vé đi xem Celtic, và cho tiền các con đi xem Rangers. Có điều, ông cấm hai con không được đến sân xem những trận derby Rangers- Celtic, bởi những trận này luôn rất nóng, và bạo lực luôn luôn diễn ra trên khán đài.Cha cấm như thế, nhưng con vẫn lén đi. Ai đời trận derby mà lại ru rú ở nhà! Nhưng đi đêm lắm có ngày gặp ma.Một hôm nọ, fan Rangers và Celtic xoay ra gây gổ, ném chai lọ vào nhau ngay chỗ anh em nhà Ferguson đang ngồi.Cánh báo chí ngay lập tức chĩa ống kính vào đấy.Alex nhanh trí nhảy liền xuống sân, còn Martin vẫn đứng lơ ngơ tại chỗ. Thế là ngày hôm sau, trên trang nhất tờ Sunday Express chình ình một tấm hình Martin đứng ngẩn người, chai lọ bay vèo vèo trên đầu. Ông bố nổi điên, xạc cho Martin một trận ra trò, đoạn quay qua Alex dò hỏi “Thế còn mày thì sao? Có đi xem không đấy?”. “Xem đâu, lúc đó con đang đá banh ngoài đường mà”, Alex đáp, tỉnh như ruồi. Người huấn luyện viên (HLV) đầu đời của cậu Alex, không ai khác, chính là cha.Như đa số mọi người, Alex vốn thuận chân phải, nhưng cha cậu kiên trì tập cho cậu đá thuận cả hai chân. Tập riết rồi, Alex đá chân trái còn giỏi hơn chân phải! Khi sút, cậu toàn dùng chân trái.Vị trí yêu thích của cậu là tiền đạo.Những khi bị bắt chơi thủ môn, cậu cố tình cho bóng lọt lưới, để lại được lên đá tuyến trên. Alex chơi bóng ở khắp nơi, trên sân trường, và trên đường phố.Vào những ngày cuối tuần và ngày nghỉ lễ, cậu đá banh cả buổi không biết mệt.Trẻ em nghèo không điều kiện, chẳng phải lúc nào cũng có trái bóng đàng hoàng để mà chơi.Song không có bóng da thì lấy nùi giẻ quấn vào thành một cục tròn tròn
  • 12. cũng được, có hề hấn gì. Alex còn may mắn hơn nhiều bạn khác, vì không phải đá chân đất. Cậu được người hàng xóm thí cho đôi ba ta cũ. Cũ, nhưng đối với một cậu bé xóm nghèo đã là quý nhất đời. Chơi trên hàng tiền đạo, Alex là chân sút giỏi, thường xuyên ghi bàn.Phong cách thi đấu của cậu rất rắn, và vô cùng quyết liệt.Trên sân đấu, không ai bắt nạt được Alex, và Alex cũng không để ai bắt nạt bất cứ đồng đội nào của mình. Hễ thấy đồng đội bị uy hiếp, Alex liền xông vào can thiệp ngay, dù đối phương có to lớn gấp mấy cũng không sợ. Sở dĩ Alex gan như vậy, một phần là vì cậu đã tính trước đường lui.Trên tường rào trường tiểu học Broomloan, Alex khám phá được cái lỗ nhỏ, vừa vặn với thân hình mình. Khi nào đánh thua mấy tên bự con, cậu luồn qua lỗ đó để trốn. Đối phương không chui lọt lỗ, không thể nào rượt kịp. Lên bảy tuổi, Alex gia nhập “câu lạc bộ” (CLB) đầu tiên: Đội bóng nhí khu phố, do ông Boyd láng giềng làm “bầu”.“Bầu” Boyd đặt tên đội là Govan Rovers, và mua cho mỗi cầu thủ một chiếc áo Arsenal để làm đồng phục. Ở trường Broomloan, mọi chuyện không được tốt đẹp như thế: Các học sinh chỉ đá theo kiểu tự phát với nhau, chứ chẳng có giáo viên nào chịu đứng ra dẫn dắt. Thế nhưng, chẳng cần bầu, cũng chẳng cần HLV, chúng vẫn tự thành lập được một đội bóng của trường, để đi đá giao hữu cùng các trường khác. Chơi bóng ở trường và khu phố chưa đã, năm chín tuổi, Alex vào đoàn thể Life Boys, một tổ chức giành cho thiếu niên Tin Lành( về một số phương diện, tương tự như Đội Thiếu Niên Tiền Phong ở nước ta). Trong khi người khác vào Life Boys để học kỹ năng và giáo lý, hòng trở thành một thiếu niên gương mẫu, Alex gia nhập chỉ để được chơi đá banh. “Khi nào đi sinh hoạt, câu hỏi đầu tiên của cu cậu cũng là: Thầy ơi, Chủ Nhật này có đá banh không?” Anh phụ trách Life Boys kể lại “Thế là tôi phải khuyến khích: Sinh hoạt tốt đi, chịu khó làm bài tập thì Chủ Nhật sẽ được đá. Cu cậu nghe xong, đi làm bài ngay.”Chính tại Life Boys, Alex đã giành chiếc cúp đầu tiên trong cuộc đời. Chỉ là chiếc cúp phong trào giành cho thiếu niên mà thôi, nhưng cũng đủ sướng đến mê người! “Cu cậu chẳng sợ gì” anh phụ trách nói tiếp “Dù bị đối phương chơi cho bầm dập, cu cậu vẫn cứ lầm lũi đá tiếp, không nửa lời rên rỉ, không như một số em khác, hễ xây xước một tý thì giận dữ:Tao ứ chơi nữa!”. Lần nọ, Alex bị đá trúng đầu gối, nặng đến độ anh phụ trách phải đưa cậu vào bệnh viện.Thế mà vừa ra viện, cậu lại xỏ giầy vào chơi bóng ngay. Không như Broomloan Road, trung học Govan có truyền thống bóng đá, và Alex Ferguson nhanh chóng trở thành ngôi sao trong đội tuyển trường.Cứ mỗi thứ bảy, khi tuyển trường thi đấu, ông Alex bố lại tự hào đến xem con mình ghi bàn.Tự hào thật, song ông giữ kín ở trong lòng, không để lộ ra ngoài cho con biết. Mỗi khi cậu Alex hỏi “Thấy con chơi được không?”, ông toàn đưa ra những lời phê bình kiểu như “Chưa được, còn chậm quá, cần tăng tốc lên”, “Cố gắng đá chân trái giỏi hơn nữa, “Phải chịu khó sút nhiều vào”…Sau một lần ghi đến bốn bàn trong trận đấu, Alex trở về nhà, hớn ha hớn hở. Mẹ cậu xuýt xoa “Con tôi giỏi quá”, trong khi người cha gắt gỏng “Tệ quá chứ giỏi gì, chẳng bao giờ chịu chuyền cho đồng đội”.Song Alex không buồn, cậu biết rõ những lời chỉ trích của cha đều mang tính xây dựng, cha chê chỉ để mình ngày càng tiến bộ hơn. Lúc bấy giờ, ngoài việc chơi bóng cho tuyển trường Govan, Alex còn cùng lúc khoác áo hai CLB thiếu niên khác: Harmony Row và Drumchapel. Tại Harmony Row, cậu được ông bầu Mick McGowan “khai tâm” những bài học đầu tiên về chiến thuật. Trước giờ, Alex chỉ chơi bóng theo bản năng, chứ nào biết chiến thuật là gì. Nghe ông bầu dạy “Alex, con lừa bóng nhiều quá, từ nay phải học cách phân phối bóng mới được”, cậu ngẩn người ra, vì không hiểu “phân phối bóng” có nghĩa như thế nào, đành chỉ dạ dạ vâng vâng, rồi về nhà hỏi lại cha. So với Harmony Row, Drumchapel là đội bóng lớn, được chơi cho họ có thể nói là một vinh dự.Lại càng vinh dự hơn khi Alex được chính ông bầu của Drumchapel đến tận nhà mời về chơi cho đội.Chỉ khổ một nỗi, trụ sở của Drumchapel lại nằm cách xa Govan. Mỗi lần đến đó, Alex phải đi xe buýt hay
  • 13. xe điện, mất đến một tiếng đồng hồ. Suốt ngày đá bóng, lại mất biết bao thời gian di chuyển, không lạ gì khi thành tích học tập của cậu ngày càng sa sút. Tiếng tăm lan xa, vào tháng tư năm 1958, Alex được chọn vào đội tuyển học sinh Scotland đi London thi đấu giao hữu với học sinh Anh. Đến tháng sáu, cậu lại khoác áo tuyển học sinh Glasgow đá giao hữu với học sinh London tại Hampden Park.Trong trận này, Alex đá hỏng phạt đền, và bị nhà báo Malcolm Munroe của một tờ báo địa phương chỉ trích nặng nề. Đọc được những nhận xét trên, cậu viết thư gửi thẳng cho Munroe: “Chú chỉ trích cháu rất đúng… Hy vọng hôm nào đó chú quay lại xem cháu thi đấu, cháu hứa sẽ đá hay hơn.Hôm Chủ Nhật vừa rồi, chính cháu cũng thất vọng với bản thân mình.Cháu sắp sửa từ giã cuộc đời học sinh, không ngờ rằng cháu phải ra đi với một màn trình diễn tệ hại đến vậy.” “Alex, cháu mến”, Munroe hồi âm, “Sau khi viết xong bài báo, chú cảm thấy mình đã quá nặng lời. Đọc xong thư cháu, chú thấy rằng, tuy mới mười sáu, nhưng cháu đã thực sự là một người đàn ông chân chính.” Không lâu sau đó, Alex rời ghế nhà trường.
  • 14. Đội hình trung học Govan trong trận gặp St Patrick’s. Alex Ferguson là người đang ngồi, thứ tư từ trái sang phải (ảnh: Friendsreunited.co.uk) [1] Tại Hampden Park, vào tháng năm năm 1953, Alex Ferguson có mặt trên khán đài, theo dõi trận Manchester United – Glasgow Rangers 2-1. Đó là lần đầu tiên Sir Alex xem United thi đấu.
  • 15. Nguyễn Minh Sir Alex Ferguson – Chân Dung Một Huyền Thoại Chương 3 Tập Sự Hai Nghề ăm 16 tuổi, Alex Ferguson từ giã mái trường Govan, dấn bước vào đời.Không học chữ nữa thì học nghề.Nhưng nghề gì đây? Cậu không thích theo nghiệp đóng tàu của cha. Làm bên thuế vụ-hải quan cũng hay đấy, nhưng phải đến sở cả thứ bảy, làm sao chơi bóng đá?Cuối cùng, cậu ký hợp đồng tập sự năm năm với công ty Wickman’s, học làm thợ chế tạo công cụ. Trong chương trình đào tạo, Alex phải học tổng hợp đủ thứ ngành: Nào điện, nào tiện, nào mài giũa, một tuần một buổi phải bồi dưỡng thêm cả lớp văn hóa. Làm thợ tập sự cũng không mấy khó khăn, nhưng viên quản đốc tại Wickman’s, David Nimmo, lại làm Alex cảm thấy hãi hùng. Tay này luôn thủ sẵn trong túi mấy cái đai ốc, khi hứng lên thì dùng đai ốc…củng vào đầu thợ. Alex nhiều phen tưởng vỡ sọ! Một đêm kia, Alex tán được cô nàng khá dễ thương trên sàn nhảy. Trên đường trở về, hai người thủ thỉ hỏi chuyện nhau: “Thế em làm ở đâu đấy?” “Em làm văn phòng bên công ty địa ốc Hillington.Còn anh?” “À, anh đang làm thợ tập sự?” “Ở đâu cơ?” “Wickman’s.” “Wickman’s á? Ba em làm quản đốc ở đấy đấy” Thôi chết! Mồ hôi Alex vãi cả ra.Cậu lắp bắp hỏi tên cha người đẹp, và sau khi nghe trả lời, liền vội vã kiếm đường rút lui, một đi không trở lại. Cha mẹ ơi, trời xui đất khiến như thế nào mà lại vớ ngay con gái của David Nimmo, may mà còn chưa hôn cô ả. Cả tuần sau đó, hễ cứ gặp Nimmo là Alex rét run trong dạ, sợ ông ta chạy tới tương mấy cái đai ốc lên đầu: Thằng kia, mày lại dám chim con gái ông à? Alex không phải nuối tiếc, vì ít lâu sau, cậu gặp Doreen Carling.Doreen là mối tình thực thụ đầu tiên của Alex.“Thực thụ” vì nó kéo dài đến một năm rưỡi, chứ không chỉ thoáng qua như những mối tình “sương khói” trước đây. Alex và Doreen tan rồi lại hợp, hợp rồi lại tan, cho đến khi Doreen di cư sang Mỹ, khiến sợi dây liên lạc bị cắt đứt hoàn toàn. Tại Wickman’s, Alex cũng không trụ lại quá một năm.Trước tình hình kinh tế khó khăn, Wickman’s phải tinh giản biên chế. Alex được gửi sang thực tập tại Remington Rand, một công ty Mỹ chuyên sản xuất máy đánh chữ và dao cạo râu. Bên cạnh đó, lẽ tất yếu, Alex không bỏ được nghề bóng đá. Sau sinh nhật lần thứ 16, cậu chuyển từ Drumchapel sang thi đấu cho đội trẻ của Queen’s Park: một bước “đại nhảy vọt”. Queen’s Park? Ai mà không biết Queen’s Park? Họ là chủ sân Hampden Park, sân vận động (SVĐ) lớn nhất thế giới cho đến khi người Brazil dựng nên cầu trường vĩ đại Maracana. Trước Celtic và Rangers, đã có Queen’s Park.Từ 1874 đến 1893, Queen’s Park mười lần giành Cúp QG Scotland. Khi các CLB Scotland còn được quyền dự Cúp FA Anh, họ hai lần vào đến chung kết vào các năm 1884 và 1885. Năm 1872, khi tuyển QG Scotland thi đấu trận quốc tế đầu tiên, cả 11 cầu thủ ra sân trong
  • 16. đội hình xuất phát đều thuộc biên chế Queen’s Park. Tuy nhiên, đến cuối thập niên 1950, Queen’s Park chỉ còn là một nhà quý tộc tàn tạ, một mỹ nhân đã qua tuổi xuân thì.Họ không còn là đội bóng hạng nhất, mà phải tranh tài tại giải hạng nhì Scotland. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sa sút của Queen’s Park là: Trong khi các CLB khác đa số đã chuyển lên bán chuyên hay chuyên nghiệp, Queen’s Park vẫn duy trì chế độ nghiệp dư thuần túy. CLB này không bao giờ mua hay bán cầu thủ; cầu thủ thì không có lương, cũng không được một xu trợ cấp, tất cả chơi bóng đơn giản chỉ vì niềm vui, và vì tình yêu giành cho túc cầu.Họ không buồn vì không có lương.Trái lại, họ tự hào vì vẫn giữ được tinh thần nguyên thủy của thể thao, không bị đồng tiền làm cho vấy bẩn.Queen’s Park vẫn đều đặn ra quân tại Hampden Park, mặc cho khán đài vắng đến thê lương.Trung bình mỗi trận, chỉ vài ngàn người đến xem Queen’s Park. Vài ngàn người, trong một vận động trường có sức chứa đến 150 000! Queen’s Park có bốn đội hình: Đội hình một thi đấu tại giải hạng nhì Scotland, bên dưới là các thê đội hai, ba, tư. Mùa hè năm 1958, khi chuyển đến Hampden Park, Alex Ferguson thuộc biên chế đội tư, tức đội trẻ.Với năng lực sẵn có, chỉ trong vỏn vẹn ba tháng, cậu được thuyên chuyển ngay lên đội một. Tháng 11-1958, Alex ra mắt tại đội một, trong cuộc đọ tài giữa Queen’s Park và Stranraer.Trận đấu vừa bắt đầu chưa được bao lâu, cậu đã bị hậu vệ McKnight của Stranraer…cắn cho một miếng.Từ đó cho đến hết hiệp, Alex đá nhát hẳn đi. “Sao gặp đối phương lại cứ tránh đi hả?”HLV Queen’s Park quát Alex trong giờ nghỉ “Tông thẳng vào chúng nó chứ!Chú mày bình thường chơi quyết liệt lắm mà.Hôm nay bị gì vậy?” “Thằng hậu vệ trái bên nó cắn em!” “Cắn hả?Thì cắn lại nó!” Alex không cắn lại, nhưng chơi tốt hơn trong hiệp hai, và ghi được một bàn, tuy Queen’s Park vẫn thua 1-2.Trong trận thứ hai, Alex lại ghi bàn, giúp Queen’s Park giành thắng lợi 4-2 trước Alloa.Bất chấp việc ghi hai bàn ngay hai trận đầu tiên, từ đó cho đến cuối mùa giải, cậu chỉ được ra sân thêm vài lần nữa. Queen’s Park kết thúc mùa bóng ở vị trí thứ hai từ dưới đếm lên, không bị xuống hạng vì ở thời điểm ấy ở Scotland, hệ thống các giải VĐQG chính thức chỉ bao gồm hai hạng mà thôi. Mùa giải thứ hai tại Hampden Park, Alex được ra sân nhiều hơn, nhưng vẫn không chen chân nổi vào đội hình chính thức. Trong hai mùa ở Queen’s Park, cậu thi đấu tổng cộng 31 trận tại giải hạng nhì, ghi được 15 bàn, trung bình cứ hai trận một bàn: một hiệu suất rất cao. Các nhà tuyển trạch quốc gia bắt đầu lưu ý đến Alex.Trong hai năm 1959-1960, cậu năm lần được gọi vào tuyển trẻ Scotland. CLB Newcastle United ngỏ ý muốn mời Alex, nhưng cậu làm ngơ, vì không muốn phải rời Scotland sang Anh. Cũng trong năm 1960, Alex có diễm phúc chứng kiến 90 phút tưng bừng nhất trong lịch sử túc cầu thế giới. Là cầu thủ Queen’s Park, cậu được vào xem miễn phí trận chung kết Cúp C1 giữa Real Madrid và Eintracht Frankfurt. Trước đó, cậu đã theo dõi trận bán kết giữa Rangers và Frankfurt tại Ibrox. Chứng kiến cảnh “gà nhà” thảm bại 3-6, Alex nhủ thầm “Frankfurt quá mạnh!Họ chắc chắn vô địch thôi!” Nào ai ngờ, thiên ngoại hữu thiên! Buổi tối tháng năm năm ấy, 135 000 khán giả tại Hampden được chứng kiến màn trình diễn hủy diệt của “dải thiên hà trắng” Real Madrid. Bay trên đôi cánh của “thiếu tá thần tốc” Ferenc Puskas và “mũi tên vàng” Alfredo Di Stefano, Real hạ nhục Frankfurt 7-3, với 4 bàn do công thiên tài Hungary, và 1 hattrick bởi ông hoàng Argentina. Sẽ không bao giờ có một trận chung kết như thế nữa!
  • 17. Cầu trường vĩ đại Hampden Park (ảnh: Iffhs.de)
  • 18. Nguyễn Minh Sir Alex Ferguson – Chân Dung Một Huyền Thoại Chương 4 Ác Mộng Tại Muirton Park ai năm ở Queen’s Park Alex Fergusonsống chan hòa, đoàn kết cùng đồng đội.Bầu không khí tại Hampden Park đầm ấm như trong một gia đình thuận hòa. Tuy thế, nếu cứ ở lại Hampden, thì việc thăng tiến trong sự nghiệp là điều bất khả: Một đội bóng thuần túy nghiệp dư chẳng thể nào có cơ hội thăng lên hạng nhất. Bởi vậy, khi được St Johnstone tiếp cận, Alex cảm thấy lung lay. St Johnstone vừa vô địch hạng nhì, năm sau sẽ tranh tài ở hạng nhất, rõ ràng hơn hẳn Queen’s Park. Tuyển trạch viên của St Johnstone lại thổi vào tai Alex đủ lời đường mật, hứa hẹn rằng nếu sang đá tại sân Muirton Park, sẽ được trọng dụng ngay trong đội hình chính thức. Nghe bùi tai, Alex rời Queen’s Park vào mùa hè năm 1960. St Johnstone đóng bản doanh tại Perth, một thành phố miền Trung Scotland. Hằng tuần, Alex tập cùng đội hai buổi tối, mỗi lần tập là phải lặn lội đi từ Glasgow lên tận Perth. Vừa kết thúc ca làm việc ban chiều tại xưởng Remington Rand vào lúc bốn giờ, anh tất tả lênxe buýt ra nhà ga, đón xe lửa đi đến Glasgow Central. Từ Glasgow Central, phải vẫy taxi đến một nhà ga khác ở đường Buchanan, rồi từ ga này, lại ngồi xe lửa trong suốt hai tiếng để đến Perth. Rời nhà ga Perth, còn phải đón thêm chuyến taxi cuối cùng đến Muirton Park nữa.Tới lúc đi về cũng khốn khổ như thế. Tính ra mỗi ngày có buổi tập, Alex bắt đầu đi từ lúc bốn giờ chiều, mãi đến một giờ đêm mới về được đến nhà, chỉ kịp ngủ nghỉ qua loa, sáng mai lại phải đi làm sớm. Vất vả hết sức để được cái gì? Thưa rằng: Chỉ để thỏa mãn ước mơ chơi bóng đó thôi, chứ chẳng được gì sất. Alex lúc ấy vẫn là cầu thủ nghiệp dư, không có đồng lương nào, ngay cả phụ cấp di chuyển (vé xe buýt, xe lửa, taxi) cũng bị CLB tìm mọi cách để quỵt. Theo đúng như thủ tục, mỗi thứ bảy, cầu thủ chỉ việc nộp các hóa đơn, sang tuần sẽ được hoàn trả toàn bộ tiền vé xe. Nhưng trên thực tế, chẳng bao giờ có chuyện nhanh chóng như vậy. Cứ thấy quá hạn mà chưa có tiền, Alex lại phải đập cửa văn phòng HLV Bobby Brown, và lần nào Brown cũng viện hết cớ này cớ nọ để trì hoãn. Rốt cuộc, chịu không thấu, Alex đành tập chung với các CLB ở gần nhà như Third Lanark và Airdrie. Giải pháp này dĩ nhiên chẳng lý tưởng gì, vì bình thường tập cùng đội khác, chỉ đến ngày thi đấu mới gặp đồng đội, làm sao có thể có sự ăn ý? Song như thế vẫn hơn là mỗi tuần lặn lội hằng bao nhiêu cây số, chỉ để bị quỵt tiền. Còn về lời hứa được đá chính tại St Johnstone thì chẳng qua chỉ là hứa hão.Sau này, nhìn lại bốn năm ở Muirton Park, Alex cho đó là một sai lầm lớn.Trong mùa bóng đầu tiên, anh chủ yếu khoác áo đội dự bị, chỉ được chơi cho đội chính đúng năm lần. Năm 1961 đối với anh đầy rẫy những chuyện không như ý. Thêm vào nỗi buồn sự nghiệp, anh đón nhận hung tin cha mình mắc chứng ung thư đường ruột. Nhờ được phẫu thuật kịp thời, ông qua khỏi, nhưng sức khỏe suy yếu hẳn đi, buộc phải chuyển sang làm những công việc nhẹ nhàng hơn, khiến cho lương bổng giảm hẳn. Tình thế ấy làm Alex phải suy nghĩ: Cha nay đã yếu rồi, mình trở thành trụ cột gia đình, chẳng lẽ cứ đi lông bông đá banh không tiền thế này hay sao? Nghĩ vậy, anh quyết định ký hợp đồng bán chuyên cùng St Johnstone. Từ đây, anh ăn lương một lúc hai nơi: Lương thợ tập sự và lương cầu thủ. Chẳng nhiều nhặn gì, nhưng hai nguồn góp
  • 19. lại cũng cho phép anh sống phong lưu một chút. Không sử dụng Alex thường xuyên, song HLV Bobby Brown thừa nhận anh có tố chất của một thủ lĩnh, không chỉ trong mà còn bên ngoài sân cỏ.Còn trẻ măng, chỉ là em út, mà anh đã giữ vai trò như một người phát ngôn cho các đồng đội.Trong việc đấu tranh đòi quyền lợi cho cầu thủ, anh luôn là người đi đầu. Có lẽ chính vì vậy mà ban lãnh đạo không ưa anh chăng? Trong hai năm tiếp theo, Alex vẫn chỉ đóng vai trò dự bị, còn St Johnstone thì vất vả ngụp lặn, rớt xuống hạng nhì, rồi ngoi lên hạng nhất trở lại. Đến đầu mùa 1963-1964, anh mất kiên nhẫn, nhất quyết không chịu gia hạn hợp đồng, kết quả là bị đày xuống chơi với đội hình hai.Sang tháng 11, St Johnstone đồng ý bán Alex cho Raith Rovers thì anh lại nhất quyết không chịu đi. Cuối năm 1963, Alex gần như mất toàn bộ niềm tin nơi bóng đá. Anh dự định nghỉ hẳn, di cư sang Canada làm thợ. Đội hình hai của St Johnstone liên tiếp thảm bại, hôm trước thua Celtic 1-10, hôm sau thua Kilmarnock 2-11! Theo lịch đấu, trong trận kế tiếp, họ sẽ phải đối đầu Glasgow Rangers. Gặp Kilmarnock còn ôm 11 “trứng”, đá với Rangers liệu thua bao nhiêu đây? Nghĩ đến đó, Alex hết muốn ra sân. Anh nhờ cô bạn gái của Martin giả làm giọng bà Lizzie, gọi điện cho Bobby Brown xin cho anh nghỉ phép vì bị cúm. Chẳng biết cô nàng giả giọng giỏi thế nào mà Alex vừa về đến nhà, đã thấy ông bố ngồi hầm hầm đợi sẵn, còn bà mẹ vội vã chuyền tay cho anh bức điện của Brown, trong chỉ vắn tắt mấy chữ “Gọi cho tôi ngay”. “Bây giờ phải làm sao?” Alex lúng túng “Lại còn làm sao?”Ông bố quát “Tao bảo cho biết phải làm sao nhé. Đi ra ngoài kia, kiếm cái điện thoại công cộng, gọi cho ông ấy mà xin lỗi. Không chịu làm thì đừng vác mặt về đây!” Độc giả đoán xem, khi Alex gọi đến, Brown sẽ nói gì? Phạt lương chăng?Cảnh cáo chăng?Đuổi việc chăng? Sai tất! Sau đây là nguyên văn lời Bobby Brown: “A, cậu đấy à?Dám nhờ đứa nào gọi đến lừa tôi hè?Tôi thừa biết đó có phải mẹ cậu đâu.Nghe này, đội hình chính đang có đến năm cầu thủ bị cúm thật.12 giờ ngày mai liệu mà đến trình diện tại khách sạn Buchanan nghe chưa, không thì khốn đấy!” Hôm sau, Alex có mặt đúng giờ tại khách sạn, và nhận thông báo anh sẽ được ra sân trong đội hình chính trận St Johnstone-Glasgow Rangers.Đi kèm suất đá chính là hai tấm vé đặc biệt.Đương nhiên, Alex tặng một vé cho cha. "Đi thì đi", ông Alex bố làm ra vẻ lãnh đạm "Dù sao thì hôm đó cũng chẳng có gì để làm". Ông không biết mình sắp sửa được chứng kiến một điều kỳ diệu! HLV Bobby Brown (ảnh: Scottishfa.co.uk)
  • 20. Nguyễn Minh Sir Alex Ferguson – Chân Dung Một Huyền Thoại Chương 5 Thành Danh ùa giáng sinh năm 1963 đánh dấu một bước ngoặt trong đời cầu thủ của Alex Ferguson.Trong lần đầu tiên trở lại giải hạng nhất, sau bảy tháng trời lây lất với đội hình hai, anh lập hattrick vào lưới Rangers ngay tại Ibrox[1]. Ba cú sút chân trái chỉ trong vòng 23 phút đem lại chiến thắng 3-2 cho St Johnstone.Anh lẽ ra phải ghi đến năm bàn, nếu như không xui xẻo hai lần đưa bóng trúng xà ngang. Bản thân Alex cũng không tin nổi vào vận may của mình, và gọi đó là một phép màu. Đây là lần thứ nhất kể từ năm 1925, St Johnstone mới thắng nổi Rangers tại Ibrox, và cho đến ngày nay, Alex Ferguson vẫn là cầu thủ duy nhất của St Johnstone ghi được hattrick trước Rangers. Trong phòng tắm sau trận đấu, một cầu thủ đàn anh vỗ vai Alex “Chú mày vừa làm nên lịch sử, có biết không?”. Khi ra về, lần đầu trong đời, Alex được nhà báo đi theo phỏng vấn. Ngày hôm sau, anh xuất hiện trên trang nhất những tờ báo lớn nhất Scotland, bên cạnh những dòng tít như “Ferguson: Kẻ Làm Rung Chuyển Rangers”. Từ một cầu thủ ít ai biết đến, Alex bỗng trở thành “hàng hot” trên thị trường chuyển nhượng. Người duy nhất không tỏ vẻ ấn tượng trước thành tích của Alex chính là…cha anh.Khi Alex từ Ibrox về đến nhà, cha anh bình thản ngồi đọc sách như mọi ngày. “Bố thấy con chơi hôm nay thế nào?” “Cũng được”. Hết biết! Alex chỉ còn biết quay sang mẹ, cười và nhún vai… Bước vào năm 1964, có thể nói Alex Ferguson đã thành danh.Từ sau ba bàn vào lưới Rangers, anh bước lên một đẳng cấp mới, và chiếm được vị trí quan trọng hơn ở St Johnstone. Thu nhập tăng lên, anh mua được xe hơi, và bắt đầu rủng rỉnh tiền để chơi cá cược. Trong các trò cá cược, anh mê nhất là bắt độ đua ngựa.Về đường tình duyên, Alex cũng đỏ.Anh quen cô bạn gái mới Cathy Holding. Lần đầu tiên gặp gỡ, Cathy ngỡ Alex là…thằng du côn, vì anh lúc ấy mũi đang gãy, hai mắt thì bầm tím: Hậu quả của việc “ăn” nhằm cùi chỏ của đối phương trên sân cỏ. Tiếp xúc dần dần, cô mới thấy anh dễ thương. Việc có thêm thu nhập từ bóng đá cũng giúp anh có thêm lợi thế so với các công nhân khác đang theo đuổi cô.Chỉ có một trở ngại giữa hai bên: Trong khi Alex theo Tin Lành, Cathy lại là tín đồ Công giáo. Song khi thật sự yêu nhau, đó không phải vấn đề lớn lao. Phong độ tại St Johnstone giúp Alex lọt vào mắt xanh HLV đội Dunfermline: huyền thoại Jock Stein. Stein yêu cầu lãnh đạo CLB phải mua bằng được Alex. Khi Stein rời Dunfermline, HLV kế nhiệm là Willie Cunningham vẫn tiếp tục theo đuổi Alex. Dunfermline chính thức có được Alex vào mùa hè năm 1964. Lần cuối cùng khoác áo St Johnstone, Alex lại chạm trán Glasgow Rangers, và một phen nữa giành chiến thắng. Song chiến thắng lần này không mang nhiều ý nghĩa, do trước đó Rangers đã hoàn tất cú ăn ba (VĐQG, Cúp QG, Cúp LĐ) nên chẳng còn động lực nào để thi đấu. Suốt bốn năm tại Muirton Park, Alex ra sân có 47 lần, nhưng cũng kịp ghi đến 23 bàn. Trong 47 lần này, có một lần anh đóng vai…thủ môn! Trong trận đấu giữa St Johnstone và Hearts vào tháng hai, 1964, thủ thành St Johnstone bị chấn thương giữa chừng.Lúc ấy, luật bóng đá chưa cho phép thay người; Alex đang chơi tiền đạo, bị
  • 21. HLV kéo xuống giữ gôn. Chàng thủ môn tội nghiệp để lọt lưới ba bàn, góp phần “giúp” đội nhà thua chung cuộc 1-4. Chuyển tới Dunfermline, CLB lớn hơn hẳn so với St Johnstone[2], Alex băn khoăn, không biết có nên chuyển hẳn sang thi đấu chuyên nghiệp hay không. Ở Dunfermline, cầu thủ chuyên nghiệp nhận lương “cứng” 27 bảng một tuần, thắng một trận được thưởng ba bảng, tuần nào đứng nhất trên bảng xếp hạng được thêm 14 bảng, đứng thứ hai được 12, thứ ba được 10. Cầu thủ bán chuyên chỉ được trả có 16 bảng mà thôi. Nhưng nếu vẫn chơi theo kiểu bán chuyên, Alex còn được lãnh thêm lương thợ 27 bảng nữa. Tính tổng cộng thì vừa đá bóng vừa làm thợ vẫn lợi hơn, nên ban đầu, Alex tính giữ công việc tại Remington Rand. Được ít lâu, anh đổi ý, quyết định nghỉ hẳn nghề thợ.Tiền dù ít hơn, song đá bóng mới là công việc anh yêu thích. Vả lại, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, tập trung đá bóng thì trình độ ngày càng tiến, mà trình độ tiến thì lo gì thu nhập không tăng. Việc Jock Stein rời Dunfermline để lại trong Alex nhiều luyến tiếc. Cầu thủ Alex thần tượng là huyền thoại Old Trafford: Denis Law, nhưng người mà anh kính trọng và nể phục nhất chính là Stein. Tuy không có dịp chơi bóng dưới sự dẫn dắt của Stein, Alex vẫn giữ liên lạc thường xuyên với bậc thầy này.Mỗi khi đứng trước một quyết định quan trọng trong đời và cần một lời khuyên, Alex thường gọi cho Stein. Mùa ra mắt tại Dunfermline, Alex ngay lập tức bùng nổ.Anh ghi tổng cộng 22 bàn (15 bàn trong giải VĐQG, 7 bàn tại các cúp), trở thành vua phá lưới của CLB.Khoác áo Dunfermline, anh cũng có cơ hội tham gia các cúp châu Âu.Trận đầu tiên của Alex trên đấu trường châu Âu diễn ra tại Thụy Điển, nơi Dunfermline cầm hòa Orgryte of Gothenburg 0-0 trong khuôn khổ Cúp C3 (lúc bấy giờ mang tên Cúp Hội Chợ). Mùa giải ấy, Dunfermline vào đến vòng ba cúp C3, trước khi thất thủ dưới tay Athletic Bilbao. Về quốc nội, Dunfermline thẳng tiến trên đường tới cú đúp: Tại giải VĐQG, họ cạnh tranh quyết liệt vị trí quán quân với Kilmarnock và Hearts; tại Cúp QG, họ vào đến chung kết, gặp Celtic. Trong trận đấu áp chót của giải, Dunfermline cần một chiến thắng trước St Johnstone. Đối mặt với đội bóng cũ, Alex Ferguson ghi một bàn, nhưng bỏ lỡ hàng loạt cơ hội, và tỷ số chung cuộc là 1-1. Chỉ kiếm nổi trận hòa, Dunfermline để Kilmarnock vượt qua trên bảng xếp hạng, với một điểm nhiều hơn.Dunfermline đè bẹp Celtic 5-1 trong trận cuối cùng, nhưng chiến thắng hoàn toàn vô nghĩa, bởi Kilmarnock cũng thắng, và lên ngôi vô địch. Chung kết Cúp QG mùa 1964-1965 để lại kỷ niệm không thể nào quên cho Alex: Một kỷ niệm buồn. Trước trận đấu quan trọng này, HLV Willie Cunningham bị đặt vào tình thế khó khăn: Cặp tiền đạo chính của Dunfermline là Ferguson-McLaughlin, nhưng khi McLaughlin chấn thương, tiền đạo dự bị Melrose được ra sân, đã ghi bàn giúp đội giành chiến thắng ở bán kết. Nay McLaughlin đã bình phục, biết phải chọn ai đá chung kết đây? Melrose vừa lập công, chẳng lẽ không tưởng thưởng?Mà cho Melrose đá chính, thì loại ai giữa Ferguson và McLaughlin?Rốt cuộc, Cunningham quyết định loại Alex, nhưng ông giữ kín, không cho ai biết. Mãi đến ngay trước trận đấu, khi cầu thủ đã tập hợp trong phòng thay đồ, chuẩn bị ra sân, Cunningham mới đọc danh sách đội hình[3]. Không nghe thấy tên mình, Alex không giữ nổi bình tĩnh, anh chửi thẳng vào mặt HLV trưởng “Đồ khốn kiếp!”. Rồi mặc cho chủ tịch CLB đứng cạnh đó hết sức can ngăn, anh vẫn tiếp tục chửi rủa xối xả. Các cầu thủ khác chỉ đứng lặng nhìn, hầu hết đều choáng váng: Choáng vì thái độ của Alex, và cũng vì không ngờ HLV lại có thể loại đi chân sút ghi bàn nhiều nhất đội. Hành động Alex làm dĩ nhiên sai trái, nhưng hãy thử đặt mình vào địa vị của anh: Cứ đinh ninh mình sẽ được ra sân, đến giây phút cuối cùng thì vỡ mộng, không thể nào không bức xúc. Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân; được một bài học nhớ đời đó, nên sau này khi trở thành HLV, Alex không để bất kỳ cầu thủ
  • 22. nào rơi vào tình cảnh giống như mình ngày xưa.Khi loại một cầu thủ, Alex không bao giờ đợi đến phút cuối cùng. Anh luôn báo trước cho cầu thủ ấy, và giải thích cặn kẽ lý do vì sao cậu ta bị loại. Trở lại với trận chung kết, tuy Melrose và McLaughlin đều lập công, nhưng như thế vẫn là chưa đủ, vì Celtic ghi được đến ba bàn để giành thắng lợi 3-2. Từ chỗ đang tràn trề hy vọng giành cú đúp, Dunfermline cuối cùng mất cả chì lẫn chài! Quan hệ giữa Alex và HLV Cunningham, tuy nhiên, không vì thế mà tan vỡ.Hai thầy trò này đều có cá tính rất mạnh, nên khi làm việc rất dễ xung đột. Dù vậy, họ vẫn tôn trọng và đánh giá cao về nhau: Hễ xung đột xong rồi thì thôi, chứ không ai thù ai oán ai. Tất nhiên, Alex vẫn giận Cunningham, nhưng không vì vậy mà tiếp tục gây sự chửi rủa.Anh quyết tâm trút nỗi giận ấy vào sân cỏ. Khi Alex Ferguson trút giận lên sân cỏ thì khung thành đối phương tả tơi. 1965-1966 là mùa đỉnh cao trong sự nghiệp Alex, khi anh giành chức đồng vua phá lưới giải VĐQG Scotland (chia sẻ cùng Joseph McBride của Celtic) với 31 bàn trong 31 trận, đồng thời phá luôn kỷ lục cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong một mùa giải cho Dunfermline (kỷ lục cũ là 25 bàn). Nếu tính tất cả các mặt trận, Alex ghi đến 45 bàn! Đánh giá về Alex, một nhà báo lúc bấy giờ nhận xét: anh có “bản năng sát thủ của một con nhện rình mồi”. Không đặc biệt nổi trội về tốc độ hay kỹ thuật, nhưng Alex giỏi không chiến, chọn vị trí rất tốt, thường xuyên có mặt đúng lúc đúng chỗ để ghi bàn. Hầu hết các bàn thắng của Alex đều được ghi từ những pha dứt điểm cận thành, trong vòng 16m50, rất hiếm có các cú sút xa. Ngoài khả năng chớp thời cơ, Alex còn nổi tiếng vì phong cách chơi rất rắn. Khi tranh chấp bóng, anh hay vung tay sang bên, nhiều khi dùng cùi chỏ thúc vào đối phương, do đó được đồng nghiệp đặt cho biệt danh “Cùi Chỏ Dao Lam”. Dường như Alex cảm thấy thích thú với biệt danh ấy, bằng chứng là khi mở quán rượu kinh doanh, anh đã đặt tên cho đại sảnh trong quán là sảnh “Cùi Chỏ”. Về sau, khi nhớ lại thời cầu thủ, Sir Alex tự đánh giá về mình “Tôi không phải cầu thủ hay chơi xấu, nhưng là tiền đạo thì buộc phải quyết liệt, nếu không quyết liệt sẽ bị hậu vệ bên kia “xử đẹp” ngay.” Tại Dunfermline, các cầu thủ có thói quen dùng bữa trưa tại nhà hàng Regal; sau khi ăn xong thì ngồi tán gẫu, bàn chuyện bóng đá và chiến thuật. Đồng đội ai cũng nể Alex, coi anh như một bộ bách khoa thư về bóng đá. Những năm 1960 làm gì đã có mạng Internet, việc tìm kiếm thông tin hết sức khó khăn, nhưng ngoài thời gian trên sân, Alex chịu khó học hỏi, tìm đọc đủ loại sách báo về bóng đá, nên trên trời dưới biển, chẳng có chuyện gì anh không biết. “Kiến thức của ảnh thật bao la”, một đồng đội nhớ lại “Trong khi chúng tôi chỉ lo chú ý đến phụ nữ, ảnh nghiên cứu và biết hết về những đối thủ sắp gặp”.Chẳng những biết nhiều, Alex còn sở hữu một trí nhớ phi thường. Không cần nhìn sách nhìn vở, anh có ngồi thể đọc vanh vách, không vấp váp đội hình của hàng loạt CLB, không chỉ ở Scotland mà trên khắp châu Âu, và không chỉ đội hình hiện tại mà cả đội hình trong quá khứ. Chính những buổi bàn luận chiến thuật ấy đã gieo trong Alex niềm yêu thích giành cho nghề huấn luyện. Mùa hè năm 1965, anh theo học lớp HLV tại trung tâm đào tạo của Liên Đoàn Bóng Đá Scotland. Tốt nghiệp năm 1966, nhưng trong mấy năm tiếp theo đó, mỗi hè anh đều quay lại học thêm mấy khóa bồi dưỡng. Tại CLB mình đang thi đấu, Alex cũng không bỏ lỡ cơ hội học tập. Mỗi khi HLV chỉ đạo điều gì, anh đều theo hỏi cho thật kỹ “Tại sao phải làm thế này? Vì sao phải tập thế kia?”… Anh tìm hiểu kỹ về những chiến thuật “thời thượng” lúc bấy giờ, như đội hình 4-3-3 không tiền vệ cánh (sau này được Alf Ramsey áp dụng, giúp đội tuyển Anh lên ngôi vô địch World Cup 1966), hay phong cách catenaccio của người Ý. Từ trên đỉnh cao sự nghiệp cầu thủ, Alex quyết định lập gia đình. Anh bán xe, dồn tiền mua căn nhà riêng ở Simshill, gần sân Hampden Park. Ngày mười hai tháng ba năm 1966, Alex và Cathy chính thức xe duyên. Do tôn giáo khác nhau, hai người chỉ đăng ký kết hôn, chứ không làm lễ nhà thờ. Trong chính ngày trọng đại của mình, chú rể cũng không được nghỉ phép: Vua phá lưới mà nghỉ phép thì lấy
  • 23. ai thay? Chụp xong ảnh cưới, Alex phải tất tả ra sân ngay.Vừa giúp đội nhà giành thắng lợi trước Hamilton, anh lại vội vã tắm rửa, thay đồ, trở về nhà dự tiệc tối với hai họ.Không có trăng mật trăng gấu gì sất.Cặp vợ chồng mới cưới chỉ động phòng với nhau được một đêm.Sáng sớm hôm sau, Alex đã phải tập trung cùng Dunfermline, chuẩn bị cho trận tứ kết cúp C3 gặp Real Zaragoza.Cathy không vui, nhưng biết làm thế nào?Lấy chồng cầu thủ thì phải chấp nhận điều ấy.Suốt đời mình, Sir Alex luôn biết ơn vợ, vì bà đã hy sinh rất nhiều cho sự nghiệp bóng đá của chồng. Hai năm sau ngày cưới, Cathy sinh con trai đầu lòng.Hai vợ chồng bàn với nhau chuyện đặt tên cho con. Alex đề xuất cái tên…Alexander! “Thôi đi”, Cathy cằn nhằn, “Thế thì anh là Alex lớn, nó là Alex bé à?” “Nhưng em ơi, trong họ nhà Ferguson, hễ con trai đầu lòng thì đều tên Alex cả.” Đúng lúc ấy, ông Alex bố bước vào. “Bố ơi, ông nội nhà mình tên gì ấy nhỉ?” Cathy hỏi “À, ông nội tên John” Thế là bể mánh! Sau cùng, em bé được đặt tên là Mark. Alex Ferguson sau hattrick lịch sử vào lưới Rangers (ảnh: Unitedrant.co.uk) [1]Hattrick đầu tiên của Alex Ferguson tại giải VĐQG Scotland. [2] Thập niên 1960 được coi là hoàng kim thời đại trong lịch sử Dunfermline. Họ hai lần giành Cúp QG (1961 & 1968) và hầu như năm nào cũng được dự Cúp C2 hay C3. [3]Không được chọn vào đội hình chính đồng nghĩa với việc hoàn toàn không còn cơ hội ra sân, vì lúc đó chưa có luật cho thay người.
  • 24. Nguyễn Minh Sir Alex Ferguson – Chân Dung Một Huyền Thoại Chương 6 Năm Tuần Vòng Quanh Thế Giới ướng đến những đỉnh cao mới, cuối mùa 1965-1966, Alex Ferguson đề đạt nguyện vọng được rời Dunfermline, song Willie Cunningham thành công trong việc thuyết phục anh ở lại giúp đội thêm một năm, với mức lương tăng từ 28 lên 40 bảng một tuần.Alex mùa 1966-1967 không còn bùng nổ như trước, nhưng vẫn 29 lần phá lưới đối phương, đứng đầu danh sách ghi bàn của CLB. Phong độ tốt khiến anh có tên trong danh sách dự phòng của ĐTQG Scotland trước trận giao hữu gặp Anh: Nếu siêu sao Denis Law không đủ thể lực thi đấu vì chấn thương, Alex sẽ được gọi vào thay thế. Song rốt cuộc, Law không những đủ thể lực, mà còn tỏa sáng giúp Scotland chiến thắng 3-2. Hè 1967, Alex lại có tên trong danh sách đội tuyển Scotland đi vòng quanh thế giới du đấu năm tuần.Trớ trêu thay, số phận dường như không muốn cho anh được đại diện màu cờ sắc áo quê hương.Trước chuyến du đấu, bốn CLB Celtic, Rangers, Leeds và Manchester United lần lượt rút hết cầu thủ của họ về. Thiếu vắng trụ cột từ các CLB trên, đội Scotland “đem chuông đi đánh xứ người” chỉ còn là một đội hình B, không được công nhận là ĐTQG đích thực.Các cầu thủ được dẫn dắt bởi HLV Bobby Brown, “cố nhân” của Alex tại St Johnstone. Chuyến du đấu năm ấy đầy rẫy sóng gió. Điểm đến đầu tiên của Scotland là Israel, một trong những địa điểm “nóng” nhất hoàn cầu, nơi chiến tranh lúc nào cũng chực chờ phát tác. Tại Tel Aviv, Scotland vượt qua tuyển QG Israel với tỷ số 2-1, trong trận đấu mà ngôi sao của đội chủ nhà Mordecai Spiegler (sau này nổi tiếng ở Anh trong màu áo West Ham) trúng phải độc chiêu “Cùi Chỏ Dao Lam”, bị gãy mũi phải rời sân. Theo lịch trình, Scotland và Israel sẽ tái đấu thêm một trận, song vài ngày trước khi trận đấu diễn ra, cuộc chiến Israel- Ả Rập bùng nổ. Hôm đó, khi Alex và đồng đội đang ngồi thư giãn trong khách sạn ở đất thánh Jerusalem, đạn pháo bỗng nổ tưng bừng. Toàn đội vội vàng lên xe, trở lại Tel Aviv. Suốt dọc đường đi, họ thấy từng cụm khói bốc lên cao ngất nơi những ngọn đồi, và bị tra tấn bởi tiếng gầm rú cửa từng đàn chiến đấu cơ xuất kích phía trên đầu.Về đến nơi, họ nhận được thông báo phải tạm ở lại khách sạn, vì chiến sự đang quá quyết liệt, không phi cơ dân sự nào được phép cất cánh.May thay, ngày hôm sau, tình hình dịu bớt, các chàng trai của chúng ta lên được máy bay, rời Israel hướng đích Hong Kong. Tưởng thoát nạn, biết đâu tránh vỏ dưa gặp phải vỏ dừa. Vừa đặt chân đến sân bay quốc tế Hong Kong, tuyển Scotland giật thót cả mình, vì khắp phi trường đầy rẫy lính tráng, lính nào cũng vũ trang tận răng. Thì ra lúc ấy đang là đỉnh cao của phong trào cách mạng văn hóa ở Trung Hoa Đại Lục, và phong trào lan đến tận Hong Kong. Một số nhóm sinh viên cánh tả ở đảo này cũng tập tành làm “Hồng Vệ Binh”, đổ ra đường biểu tình, gây rối khắp nơi, khiến chính quyền phải tăng cường an ninh tới mức tối đa. HLV Bobby Brown lập tức triệu tập đội, thông báo quyết định chỉ thi đấu giao hữu duy nhất một trận, thay vì hai như dự kiến, đồng thời cấm các cầu thủ không được rời khách sạn mà không xin phép. Cứ tưởng chỉ tập trung đá bóng thôi thì không sao, chẳng ngờ hôm sau, trong buổi tập của Scotland, bọn sinh viên cánh tả lại kéo đến bao vây SVĐ, trưng biểu ngữ ca ngợi Mao Trạch Đông, kêu gọi lũ cầu thủ đến từ đất nước tư bản xấu xa mau…cuốn xéo. Tuy thế, “lũ cầu thủ” vẫn phải tôn
  • 25. trọng hợp đồng, ở lại đá giao hữu cho xong. Kết quả: Scotland – Hong Kong 4-1.Kết thúc trận đấu, toàn đội trở về khách sạn, tụ tập đánh bài, và bật radio, háo hức theo dõi tin tức trận đấu lớn nhất mùa giải: Chung kết cúp C1 giữa Inter Milan và Celtic Glasgow ở Lisbon. Dưới bàn tay phù thủy của cựu HLV St Johnstone, Jock Stein, Celtic Glasgow thực hiện bước chuyển mình ngoạn mục. Từ 1938 đến 1965, Celtic hoàn toàn bị Rangers phủ bóng, chỉ giành được duy nhất một chức VĐQG.Stein đến Celtic năm 1965, thì chỉ một năm sau, đội lên ngôi quán quân. Đến thời điểm hiện tại của năm 1967, họ đã giành cú đúp, và đang chờ nốt Cúp C1 để trở thành CLB đầu tiên trong lịch sử hoàn tất cú ăn ba: Cúp C1, VĐQG, và Cúp QG.Tuy vậy, chẳng ai đặt niềm tin vào Celtic. Họ đúng là ông lớn ở Scotland đấy, nhưng chưa hề có thành tích gì trên đấu trường châu Âu, trong khi Inter Milan là nhà vô địch C1 hai năm liên tiếp 1964-1965. Hơn thế nữa, trong khi đội hình Inter bao gồm những ngôi sao lớn đến từ khắp nơi trên nước Ý, 11 cầu thủ đá chính của Celtic tất cả đều sinh trưởng tại khu vực Glasgow. Tập hợp tất cả nhân tài Scotland lại, chưa chắc giành nổi Cúp C1, không lẽ có thể vô địch chỉ với cầu thủ từ Glasgow?Có viển vông quá chăng? Có! Đó là nhận định chung của các cầu thủ Scotland tại Hong Kong, cách Lisbon 7000 dặm. Toàn đội, trừ Harry Thomson, đều ủng hộ đội bóng quê hương, nhưng không dám tin Inter sẽ xẩy chân.Tuy vậy, khi tổ chức cá độ với nhau, chỉ duy một mình Thomson bắt Inter, những người còn lại đều liên thủ với nhau bắt Celtic. Ở đây cần phải mở ngoặc ghi chú thêm đôi điều về Harry Thomson.Mang trong mình 2 dòng máu Anh- Scotland[1], tuy Thomson chơi cho Scotland, nhưng tự cho mình là người Anh.Đi đến đâu, anh ta dè bỉu Scotland đến đấy.Đồng đội của Thomson liên thủ bắt Celtic, chẳng qua chỉ vì quá ghét anh ta mà thôi, chứ nếu bắt độ với người khác, họ cũng chọn Inter. Khi radio loan báo kết quả hiệp một: Inter 1-Celtic 0, Thomson nhẫy cẫng lên, còn Alex thở dài: Thế là xong, một khi Inter đã dẫn trước, họ sẽ lui về đổ bê tông, làm sao mà xuyên phá cho nổi? Thôi thì cũng mừng cho sư phụ Jock Stein, vào được chung kết đã là kỳ tích rồi. Thôi thì…đánh bài tiếp… 45 phút trôi qua… Radio lại loan báo tin tức mới nhất “Glasgow Celtic đã trở thành đội bóng đầu tiên của Đại Anh Quốc giành chức vô địch châu Âu”! Harry Thomson ngồi trơ như phỗng.Tất cả cầu thủ còn lại đồng loạt ném bài vào mặt anh ta, rồi ôm nhau nhảy múa, hát ca vang trời. Ngày hôm sau, Thomson phải vét sạch túi, thậm chí sang vay “nóng” thư ký liên đoàn bóng đá Scotland để trả tiền thua độ… Điểm dừng chân kế tiếp của Scotland là Australia và New Zealand.Ở Australia, Alex có dịp lần đầu gặp gỡ ông chú Alexander Chapman, người từ lâu đã định cư nơi xứ sở chuột túi.Bạn có thắc mắc tại sao tên Alex và ông chú lại giống hệt nhau không? Chính bởi vì Alex được đặt tên theo tên của ông chú này. Sau 5 trận toàn thắng ở châu Đại Dương, đoàn “lê dương” lại lên máy bay, bay một mạch 14 tiếng tới quá cảnh tại Los Angeles, trước khi vào Vancouver, Canada. Họ đến Los Angeles đúng lúc binh lính Mỹ đang được chuyển vận sang chiến trường Việt Nam, nên phải đợi vạ vật tại phi trường 10 tiếng đồng hồ, cho đến khi quân lính đi hết, mới được khởi hành bay sang Canada. Scotland kết thúc chuyến du đấu bằng 2 trận thắng: 4-1 trước hội tuyển Vancouver, và 7-2 trước ĐTQG Canada. Ngôi sao sáng nhất trong chuyến giao hữu chính là Alex Ferguson, người ghi được chín bàn thắng chỉ trong bảy trận. Một chiều thứ bảy, tháng bảy năm 1967, khi Alex đã trở về Scotland, đang ngồi rảnh rỗi xem TV, một thanh niên lạ gõ cửa nhà anh.“Cha tôi muốn bàn chuyện với anh”, thanh niên nói, “Tối nay anh ghé nhà ông ấy nhé”. Cha của thanh niên chính là Scot Symon, HLV trưởng Glasgow Rangers, và sang đến thứ
  • 26. hai tuần sau, Alex chính thức trở thành người của Ibrox. Tại CLB mới, anh nhận lương 80 bảng một tuần, gấp đôi lương ở Dunfermline, cộng thêm 4000 bảng phí lót tay.Rangers phải trả Dunfermline 65 000 bảng, một kỷ lục chuyển nhượng giữa 2 CLB Scotland. Tương lai Alex dường như trải đầy hoa hồng.Được chuyển đến CLB mình yêu thích từ thuở ấu thơ, đồng thời cũng là một trong hai đại gia thống trị làng bóng nước nhà, còn gì hơn thế nữa? Chơi bóng tại Ibrox đồng nghĩa với việc tràn trề cơ hội giành những danh hiệu cao quý: VĐQG, Cúp QG, thậm chí là Cúp Châu Âu. Thêm vào đó, Alex đã chơi xuất sắc trong đội hình B của Scotland, Ibrox nhiều khả năng sẽ là bệ phóng cho anh tiến vào ĐTQG thực thụ.“Ta sẽ giành cả lố huy chương, và ít nhất sẽ khoác áo Scotland 40 lần”, anh tự nhủ. Nhưng hoa hồng thì có gai… Đội hình B Scotland du đấu thế giới (Alex Ferguson đứng thứ tư từ trái sang) [1]Cần phân biệt giữa Đại Anh Quốc (Great Britain) và Anh (England). Đại Anh Quốc là một vương quốc bao gồm bốn vùng lãnh thổ: England (Anh), Scotland (Tô Cách Lan), Wales (Uy Nhĩ Sĩ) và Northern Ireland (Bắc Ái Nhĩ Lan). Trong sách này, khi viết Anh tức là England, viết Đại Anh Quốc hoặc Vương Quốc Anh tức là Great Britain.
  • 27. Nguyễn Minh Sir Alex Ferguson – Chân Dung Một Huyền Thoại Chương 7 Cái Chết Giữa Thiên Đàng rong ngày ký hợp đồng, một thành viên ban lãnh đạo Rangers hỏi Alex: -Vợ anh theo đạo gì? Một câu hỏi vu vơ, thông thường chăng? Xin thưa: Không thông thường chút nào! Vào thời điểm ấy, thậm chí cho đến tận ngày nay, Công giáo và Tin Lành ở Vương Quốc Anh chẳng ưa gì nhau, và bóng đá chẳng qua cũng chỉ phản ánh hình ảnh xã hội. Trong 2 Cụ Cố[1] của làng bóng Scotland, Celtic là đội của người Công giáo, trong khi Rangers là CLB Tin Lành.Nhưng trong khi Celtic vẫn sử dụng cầu thủ Tin Lành, quy tắc bất thành văn ở Rangers là không bao giờ tuyển người Công giáo.Nếu không tính một vài ngoại lệ vào đầu thế kỷ 20, họ luôn tuân thủ quy tắc đó. Tuyển thủ Scotland Danny McGrain khi còn trẻ từng bị Rangers từ chối, chỉ vì McGrain “có vẻ” như là họ của người Công giáo. Trên thực tế, ông là một tín đồ Tin Lành.Bị Rangers hắt hủi, ông đầu quân cho Celtic, giúp cho Celtic “đè đầu” Rangers trong suốt một thập kỷ liền. Mãi đến năm 1989, trước lời đe dọa của Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu(UEFA) sẽ cấm cửa Rangers, họ mới chịu bãi bỏ quy tắc và ký hợp đồng với cầu thủ Công giáo Mo Johnston. Theo đạo Tin Lành, Alex Ferguson đủ “điều kiện” khoác áo Rangers, nhưng việc Cathy theo Công giáo khiến nhiều người ở CLB không hài lòng, trong số đó có Willie Allison, giám đốc phụ trách quan hệ công chúng. Mà Allison đã ghét ai là người đó tới số, do ông ta có ảnh hưởng rất lớn với chủ tịch John Lawrence. Trước khi đến Ibrox, không phải Alex không biết đến những vấn đề tế nhị về tôn giáo, chỉ là anh bất chấp chúng, vì tình yêu quá lớn giành cho Rangers.Vả lại, Scot Symon, HLV Rangers là một người công chính.Khi ông còn nắm quyền, không ai đụng được vào Alex.Một trong những trợ lý của Symon, Bobby Seith, cũng rất có cảm tình với Alex. Khi Alex theo học lớp HLV năm 1965, chính Seith là thầy hướng dẫn cho anh. Thời gian đầu tại Ibrox, Alex cảm thấy hạnh phúc như đang trên thiên đàng.Anh tận hưởng cuộc sống của một ngôi sao, và choáng ngợp trước không khí cuồng say của những trận derby Rangers – Celtic. “Tôi đã xem Milan-Inter ở San Siro, Real-Barca ở Camp Nou, cũng đã xem Benfica-Porto, và nhiều lần ngồi trên băng ghế huấn luyện trong trận đấu giữa Manchester United và các kỳ phùng như City, Liverpool và Leeds” Sir Alex viết trong hồi ký (2000) “Nhưng không có gì, tin tôi đi – thật sự là không có gì, sánh nổi với derby Celtic-Rangers”. Trong một trận derby ở mùa 1968-1969, chỉ trong vòng 45 phút hiệp một, 9 thẻ vàng đã được rút ra, chia đều cho cả hai bên. Trong giờ nghỉ, cảnh sát đã phải vào tận phòng thay đồ, cảnh cáo hai bên phải bớt thô bạo đi, nếu không muốn khán giả tràn xuống sân hỗn chiến. Với HLV Scot Symon, Alex luôn luôn kính nể, có lẽ vì phong cách họ tương tự như nhau. Nhìn Symon, người ta có thể thấy hình ảnh của một Sir Alex sau này.Ông dùng kỷ luật thép để trị nhân. Cầu thủ nào dám đút tay vào túi quần khi trò chuyện cùng ông sẽ bị mắng cho không ngóc đầu lên nổi. Nhưng trước mặt người ngoài, ông luôn bảo vệ học trò cho đến cùng, không bao giờ cất nửa lời chê bai hay chỉ trích bất cứ ai.
  • 28. Dẫn dắt Rangers từ 1954, Symon đã đem về cho Ibrox sáu chức VĐQG.Nhưng sức ép ngày càng đè nặng lên ông, kể từ khi Jock Stein gia nhập Celtic.Symon không kém, nhưng hễ ông làm được tám thì Stein làm được chín, ông làm được chín, Stein làm được đến mười. Như năm 1967, Rangers giành điểm số rất cao tại giải VĐQG, chỉ để thua đúng ba trận suốt cả mùa, nhưng Celtic vẫn vô địch vì thua có hai! Cũng năm đó, Rangers lần đầu tiên trong lịch sử vào đến chung kết cúp C2, chỉ chịu thua trong hiệp phụ trước một “siêu Bayern” của những Beckenbauer, Maier và Mueller, nhưng kỳ tích ấy bỗng trở thành chuyện nhỏ khi đặt cạnh cúp C1 của Celtic. Than ôi! “Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng!” Nếu Rangers để Symon ra đi vào cuối mùa 1966-1967, đó là một quyết định có thể chấp nhận được. Nhưng họ giữ ông lại, để sa thải ông vào tháng 11 năm 1967, khi mùa bóng mới chưa qua được nửa chặng đường, và khi Rangers đang dẫn đầu giải VĐQG với thành tích bất bại. Trên đời lại có chuyện HLV bị sa thải khi CLB đang dẫn đầu hay sao? Vâng, thật là có.Nó đã diễn ra ở Ibrox. Và độc giả có biết Rangers chia tay người HLV đã gắn bó với Ibrox suốt mười ba năm ra sao không? Họ sai một nhân viên kế toán quèn đến, báo cho Symon biết ông bị sa thải! Nghe được tin Rangers sa thải Symon như thế nào, Alex Ferguson nổi giận đùng đùng. Anh lập tức đến gặp tân HLV David White, đề nghị được chuyển nhượng. Tuy vậy, cuối cùng anh đổi ý, chịu ở lại Ibrox, theo lời khuyên của Bobby Seith. “Sự nghiệp của cậu chỉ vừa bắt đầu thôi, chẳng lẽ cậu muốn vứt bỏ đi tất cả sao?”Seith phân tích “Thử nghĩ xem, liệu Symon có muốn cậu hành xử như thế này không?Điều tốt nhất cậu có thể làm cho ông ấy lúc này là cố gắng chơi cho thật hay”.[2] Lên thay Symon giữa chừng, David White không thực hiện thay đổi gì lớn, và vẫn giữ Alex ở vị trí tiền đạo. Bước vào giai đoạn cuối của mùa bóng, Rangers vẫn đứng trên Celtic, song Jock Stein quyết không chịu thua, ông tung ra đòn tâm lý. “Rangers chắc chắn vô địch rồi”, Stein nói, “Trừ khi họ tự quăng cúp đi thôi.” Chỉ một lời nói mà dường như trút lên vai đối phương gánh nặng ngàn cân. Từ đó trở đi, phong độ của Rangers đi xuống, và rốt cuộc, họ…tự quăng cúp đi thật!Về sau, khi đã trở thành HLV, Alex sẽ thường xuyên sử dụng đòn này của Stein. Thật ra, tuy hơi xuống dốc vào cuối mùa, nhưng phong độ Rangers năm đó vẫn cực kỳ ấn tượng. Thi đấu 34 trận, họ chỉ thua duy nhất một, giành tới 61 trên tổng số 68 điểm, tức là chỉ đánh mất đúng bảy điểm mà thôi[3]. Vấn đề là Celtic lại ghi tới 63/68. Ta lại thấy một lần nữa: Rangers không hề kém, nhưng Celtic quá “khủng”! Có điều, cổ động viên không cần biết đến những số liệu đó, họ chỉ biết một điều: Dẫn đầu bảng suốt cả mùa giải, mà cuối cùng lại trắng tay là không thể chấp nhận được. Sau khi Rangers thua Aberdeen, chính thức “trao” cúp vào tay Celtic, các fan nổi điên, đập vỡ kính phòng thay đồ, vây kín SVĐ, khiến cầu thủ co ro ở trong, không dám ló đầu ra ngoài. Hôm đó, Alex lại có hẹn đi chơi cùng bạn cũ. Anh phải gọi điện cho bạn, nhờ bạn đánh xe đến đậu ngay trước cửa SVĐ. Khi người bạn đến nơi, Alex từ trong sân phóng ra, chui vội vào xe, vậy mà vẫn bị một fan rượt kịp, đá cho một cú! Bị đá kể cũng hơi oan, vì trong mùa giải đầu tiên tại Ibrox, Alex chính là người ghi nhiều bàn thắng nhất cho Rangers, với 24 bàn trên tất cả các mặt trận. Con số 24 bàn che dấu một sự thật: Giữa Alex Ferguson và HLV David White không hề có sự đồng điệu. “Tôi và ông ta không khi nào nhìn thẳng vào mắt nhau”, Alex nói. Về phần White, có lẽ ông có thành kiến với Alex, vì ngay lúc ông vừa nhậm chức, anh đã tới “nộp đơn” đòi được chuyển nhượng. Hơn nữa, khi lên cầm quyền tại Ibrox, ông giao thêm cho Alex nhiệm vụ…kèm người trong mỗi trận đấu.Một trung phong như Alex dĩ nhiên từ chối nhiệm vụ ấy, khiến cho mâu thuẫn sâu lại càng sâu. Theo lời kể của Alex, dường như White còn chịu cả áp lực từ ban lãnh đạo Rangers, đòi phải tống khứ đi tên cầu thủ có vợ là người Công giáo[4]. Người mạnh mẽ như Symon chống lại được áp lực đó, nhưng White thì không.
  • 29. Ngay trước lúc mùa giải 1968-1969 bắt đầu, các báo thể thao hàng đầu Scotland đồng loạt đăng tin: Ferguson không còn tương lai ở Ibrox.Cho rằng giám đốc quan hệ quần chúng Willie Allison dàn dựng vụ này để tống khứ mình, Alex tìm đến Allison, lôi đầu ông ta ra…chửi cho một trận! Không cần phải nói, việc đó chỉ khiến cho tương lai anh trở nên đen tối thêm.Ít lâu sau, David White gọi Alex lên văn phòng, cho biết CLB muốn dùng anh để đổi lấy tiền đạo Colin Stein của Hibernian.Với tính cứng đầu cố hữu, Alex nhất quyết từ chối. Kết quả: Rangers bỏ ra 100 000 bảng mua Stein, còn Alex bị đày xuống chơi với đội hình hai. Cả mùa bóng đó, Alex chỉ được gọi lên đội một khi Colin Stein chấn thương, hoặc khi phong độ trên hàng tiền đạo Rangers quá tệ.Ra sân tổng cộng có 22 lần, anh vẫn ghi được đến 12 bàn thắng. Điều này chứng tỏ rõ: Alex phải xuống đội hai là do bị trù dập, chứ không phải do phong độ sa sút. Vào cuối mùa, bởi chấn thương của Stein, anh được dự trận chung kết cúp QG. Không may, Rangers thua lấm bụng bốn bàn trắng trước Celtic.Alex thất vọng đến nỗi quẳng luôn tấm huy chương bạc vào sọt rác. Đến mùa 1969-1970, Alex hoàn toàn bị loại khỏi đội một. Anh phải chơi cùng đội hình hai, thậm chí là đội trẻ, hằng tuần ra sân gặp những đối thủ nghiệp dư như Đại Học Glasgow, Giao Thông Vận Tải…Nếu là người khác chắc sẽ chẳng buồn đá, nhưng Alex thì khác. Tuy thất vọng, Alex không bao giờ đánh mất khát vọng chiến thắng. Đối với anh, không ra sân thì thôi, đã ra là phải quyết thắng, dù đối thủ là Celtic hay đội bóng trường làng, thì vẫn chỉ một quyết tâm đó mà thôi. “Ảnh chẳng bao giờ than phiền cả”, một cầu thủ trẻ nhớ lại “Trong những trận tôi chơi chung cùng ảnh ở đội hình hai, ảnh đều cống hiến 100% sức lực.” Vì có bằng cấp, Alex cũng được các HLV đội trẻ nhờ giúp họ trong công tác huấn luyện.Cầu thủ trẻ phần nhiều đều mến Alex. Những anh lớn khác nào có biết bọn trẻ là ai, chỉ có Alex là thuộc tên từng người và luôn tận tình chỉ bảo, hỏi han. Khi David White phát hiện ra Alex thực chất đang làm…HLV, ông ta cách ly anh bằng cách bắt anh phải tập một mình, và chỉ thị cho cấp dưới không được cho anh ra sân. Như thế có nghĩa là: Từ tiền đạo hàng đầu của Rangers, Alex từ nay phải ngồi ghế dự bị ngay trong những trận đấu của đội trẻ. Thực là một sỉ nhục ghê gớm! Không trách chi Alex cho rằng 1968- 1969 là quãng thời gian đen tối nhất trong đời mình. Tháng 11 năm 1969, Rangers đồng ý bán Alex cho Nottingham Forest với giá 20 000 bảng. Vẫn “cứng đầu”, Alex ra điều kiện: Chỉ chịu sang Forest nếu được chia 10% phí chuyển nhượng. David White không đồng ý, nhưng trước áp lực của ban lãnh đạo Rangers muốn tống khứ Alex đi cho nhanh, ông đành phải nhượng bộ.Cathy buồn trước viễn cảnh phải chuyển tới Anh, song cũng chấp nhận vì không muốn thấy chồng chịu mãi cảnh đọa đày tại Ibrox. Giữa lúc ấy, Willie Cunningham, sếp cũ của Alex ở Dunfermline, nay đang huấn luyện Falkirk, gọi tới “Alex, chú muốn gì anh cũng chiều! Đừng sang Forest, đợi anh sang nói chuyện”. Falkirk chỉ là đội bóng thuộc giải hạng nhì, dĩ nhiên không thể sánh cùng Nottingham Forest.Tuy vậy, lợi thế của họ là Willie Cunningham, người được Alex rất tôn trọng. Một lợi thế nữa: Họ là CLB Scotland.Sau khi hỏi ý Cathy, Alex quyết định xin lỗi Nottingham. Vài ngày sau, Rangers sa thải David White. Người thay White, Willie Waddell, từ lâu đã ngưỡng mộ Alex. Waddell bày tỏ sự tiếc nuối vì Alex đã sang Falkirk trước khi mình kịp tới Ibrox. Alex cũng tự hỏi: Không biết mọi chuyện sẽ diễn tiến như thế nào, nếu như anh chịu ở lại lâu thêm ít nữa? Nhưng cứ đặt câu hỏi nếu này nếu nọ thì có ích gì? Sự thật là Alex rời Ibrox trong tay không một danh hiệu. Và cũng không có 40 lần khoác áo tuyển Scotland. Thậm chí một lần cũng không! Đôi khi người ta lên tới thiên đàng chỉ để chết đi trên ấy! Ngày bé thơ, Alex luôn mơ được chơi tại Ibrox. Ngày nay, anh không muốn nghe nhắc đến cụm từ “Ferguson, cựu cầu thủ Rangers”…
  • 30. Alex Ferguson trong màu áo Rangers (Colorsport.co.uk) [1]Dịch thoát ý. Nguyên văn là Old Firm. [2] Khuyên như vậy, nhưng chính Seith lại từ chức, rời bỏ Rangers, để phản đối việc CLB sa thải Symon. [3]Thời đó, một trận thắng chỉ được hai điểm. [4]Ở Ibrox, lấy vợ ngoại đạo cũng là một cái tội. David Hope, thành viên ban lãnh đạo Rangers, không được bầu làm chủ tịch chỉ vì có vợ là người Công giáo, mặc dù ở thời điểm bầu cử, vợ ông mất đã 10 năm!
  • 31. Nguyễn Minh Sir Alex Ferguson – Chân Dung Một Huyền Thoại Chương 8 Bên Kia Sườn Dốc Falkirk, Alex gặp lại nhiều gương mặt quen thuộc: George Miller, đồng đội ở Dunfermline, Andy Roxburgh, đồng đội ở Queen’s Park, Craig Watson, đồng đội từ thời…trung học Govan, và dĩ nhiên, ông thầy cũ Willie Cunningham.Quan hệ giữa Alex và Cunningham vẫn sóng gió như xưa. Họ thường xuyên cãi nhau, thậm chí có lần suýt lao vào đánh lộn, nhưng cãi xong rồi thì lại quý mến nhau như không chuyện gì xảy ra. Mọi người đều ngạc nhiên, không hiểu vì sao sau bảy tháng bị cách ly khỏi đội một Rangers, Alex vẫn duy trì được thể lực tốt.Họ không biết rằng dù ở đội hai, hay đội trẻ, anh vẫn tập luyện hăng say không kém khi chơi trên đội một. Alex cùng Andy Roxburgh (sau này là HLV tuyển Scotland, rồi chuyên gia cao cấp của UEFA) tạo thành cặp “song sát”, cùng nhau khủng bố hàng phòng ngự đối phương. Mùa đó, Falkirk giành chức vô địch giải hạng nhì, riêng Alex có 18 lần lập công. Phấn khởi trước thành tích thăng hạng, ban lãnh đạo Falkirk đưa ra khung tiền thưởng vô cùng rộng rãi cho mùa giải 1970-1971: Thắng một trận được thưởng, hòa cũng được thưởng, và cứ mỗi tuần trụ được trong Top 10 thì mỗi cầu thủ được thêm 40 bảng. Có lẽ nhờ liều “doping” tiền thưởng ấy, Falkirk kết thúc mùa giải ở vị trí thứ bảy.Ferguson lần này chỉ ghi được 14 bàn (trong 28 trận), nhưng vẫn đủ để dẫn đầu danh sách phá lưới tại CLB. Tuy nhiên, mỗi khi nhớ lại năm 1971, Alex không quên được thảm họa Ibrox. Ngày hai tháng một năm đó, tận dụng cơ hội trận Falkirk-Airdrie bị hoãn, anh cùng Andy Roxburgh và Tom Young đến Ibrox theo dõi derby Celtic-Rangers. Gần cả trận trôi qua, không bàn thắng nào được ghi. Đến phút 87, Jimmy Johnstone đưa Celtic vượt lên dẫn trước, nhưng Colin Stein ngay lập tức quân bình tỷ số cho đội chủ nhà. Sau bàn thắng của Stein, cho rằng tình thế đã an bài, Alex và đồng đội ra về, không đợi trọng tài nổi còi kết thúc trận đấu. Chở Roxburgh và Young về đến nhà xong, Alex lái xe quay lại nhà bố mẹ ở đường Govan. Khi đi ngang bệnh viện, anh nhận thấy xe cứu thương đang xếp hàng dài. “Chắc các fan lại đánh nhau đây”, anh thầm nghĩ.Khi ông Alex bố ra mở cửa, mặt ông trắng bệch.Cathy cũng đang ở đấy, cả nhà đang túm tụm xem tin tức trên TV. Thì ra sau khi trận đấu kết thúc, người hâm mộ chen lấn, dẫm đạp lên nhau. Tổn thất thật kinh khủng: 66 người thiệt mạng, hơn 200 bị thương! Điều đáng lo nhất là Martin Ferguson cũng có mặt theo dõi trận này, thậm chí ngồi đúng ở khu khán đài nơi xảy ra tai nạn. Lòng bồn chồn như lửa đốt, Alex dẫn cha đi khắp các quán rượu gần đó để tìm em. Không! Martin không đến quán nào cả. Hai người lại chạy đến đồn cảnh sát. Viên cảnh sát trực gợi ý nên thử đến Ibrox, nơi người ta đang quàn các tử thi. Đúng lúc mọi người quýnh quáng rối tung lên thì xe của… Martin chạy về đến nơi. Martin mở cửa bước ra, đứng ngẩn người, không hiểu vì sao gia đình mình lại lăng xăng như sắp sửa chạy giặc. Hóa ra anh chàng đã điên tiết bỏ về ngay sau khi Johnstone mở tỷ số cho Celtic, và không hề biết gì về thảm họa đã xảy ra… Trở lại với Alex, những năm đầu thập niên 1970 trôi qua khá yên ả. Rời Rangers rõ ràng là một bước lùi, nhưng anh vẫn giữ được phong độ khá tốt, thường xuyên ghi bàn cho Falkirk. Năm 1970, anh được
  • 32. bầu làm chủ tịch Hội Cầu Thủ Nhà Nghề Scotland (SPFA), và giữ chức vụ này trong ba năm.Alex và Cunningham thì…vẫn thế, thỉnh thoảng lại “ủng oẳng” nhau. Năm 1972, sau trận thua tơi tả 1-6 trước St Johnstone, Cunningham nổi giận, cắt hết phụ cấp của cầu thủ: “Từ nay mỗi lần đi tập thì tự trả tiền xe, ăn trưa cũng tự móc tiền ra trả, CLB không chi nữa!” Cầu thủ phản đối bằng cách đình công. Hai bên găng nhau cho đến khi ban lãnh đạo can thiệp, buộc Cunningham phải nhượng bộ, chi phụ cấp trở lại.Cầm đầu đình công dĩ nhiên là…Alex Ferguson.Nhưng như đã nói, Cunningham không bao giờ hằn thù Alex; chỉ ít lâu sau, ông bổ nhiệm anh vào vị trí cầu thủ kiêm trợ lý HLV. Cùng năm 1972, cặp song sinh Jason và Darren Ferguson chào đời. Vì song thai, nên khi sinh hết sức khó khăn. Khi Cathy vượt cạn, Alex đứng kề bên, nắm chặt tay tiếp sức cho vợ. Nhìn khuôn mặt vợ tím tái vì những cơn co thắt, anh đau lòng đến ngất xỉu. Đến lúc Alex tỉnh lại, hai cậu con trai đã chào đời. Jason khá khỏe khắn, còn Darren thì bé xíu, phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt một thời gian. Sang năm 1973, mọi chuyện bắt đầu xấu đi. Trận gặp Aberdeen ở Cúp QG, Alex bị đuổi do đá nguội Willie Young, trong một tình huống tương tự như vụ Beckham-Simeone tại World Cup 1998. Trong sự nghiệp cầu thủ, Alex bị đuổi tổng cộng sáu lần, lần này là lần cuối cùng và nghiêm trọng nhất, nghiêm trọng bởi anh nay đã là thành viên ban huấn luyện. Cầu thủ bình thường đi đá nguội đối phương đã đáng phạt, cầu thủ kiêm trợ lý lại càng đáng phạt hơn, nên rốt cuộc, anh bị Liên Đoàn treo giò 53 ngày, tức gần tám tuần.Ngoài việc bị treo giò, anh còn chấn thương đầu gối nghiêm trọng, phải nghỉ dài hạn, nên chỉ ghi được một bàn trong cả mùa giải. Số phận Willie Cunningham cũng chẳng tươi sáng gì hơn. Sau mùa giải 1972-1973, ông bị sa thải, tuy đã giúp CLB trụ hạng thành công. Alex nhận trách nhiệm quyền HLV trưởng, cho đến khi ban lãnh đạo Falkirk bổ nhiệm John Prentice. Việc làm đầu tiên của tân HLV John Prentice là giáng chức Alex Ferguson xuống làm một cầu thủ bình thường.Cá tính của Alex đương nhiên không cho phép anh chấp nhận điều đó.Khi người ta đã là trợ lý, rồi quyền HLV trưởng, thì không ai lại hài lòng với việc trở lại làm một anh lính trơn. Prentice đồng ý để Alex được chuyển nhượng tự do, và anh ký hợp đồng hai năm với Ayr United. Ở thời điểm 1973, Ayr United mạnh hơn Falkirk.Mùa 1972-1973, khi Falkirk phải “trầy vi tróc vẩy” mới trụ lại nổi hạng nhất, Ayr đứng vị trí thứ sáu.HLV Ayr, Ally MacLeod là người nổi tiếng về tài “quăng bom”. Trong buổi ký hợp đồng với Alex, ông lôi trong túi ra lịch thi đấu mùa bóng mới, và lên kế hoạch: -Trận đầu tiên: Gặp Dumbarton ở Boghead, không vấn đề gì, hai điểm bỏ túi. Bọn nó mới vừa lên hạng, chưa có kinh nghiệm mà. Trận thứ hai: Gặp Clyde trên sân nhà Somerset. Mình luôn thắng trận đầu tiên trên sân nhà, vả lại thằng gôn mập McVeigh của bọn Clyde có biết bắt bóng đâu, lại hai điểm.Thế nhé, sáu trận đầu ta sẽ toàn thắng dễ dàng. Trận thứ bảy gặp Rangers: ta có lợi thế sân nhà, và đang dẫn đầu bảng với tinh thần rất cao, nên Rangers cũng sẽ phải thua! Trận kế gặp Celtic ở Celtic Park: Cũng hai điểm luôn! Cũng với tinh thần “lạc quan” ấy, khi làm HLV ĐTQG, MacLeod tuyên bố Scotland sẽ vô địch World Cup 1978! Kết quả là các chàng trai Tô Cách Lan xách giỏ ra về ngay sau vòng một. Tại Somerset, Alex Ferguson trở lại là cầu thủ bán chuyên. Anh mở quán rượu ở Govan, lấy tên là Fergie’s. Cầu thủ mở quán ăn, nhà hàng không phải chuyện gì lạ, nhưng thường thì họ chỉ bỏ vốn và thuê người khác đứng ra điều hành, chỉ riêng Alex tự quản lý quán từ A đến Z. Không những quản lý mà thôi, nhiều khi còn đích thân pha rượu, đích thân nấu ăn phục vụ khách nữa. Và anh làm tất cả những điều đó khi vẫn đang chơi bóng cho Ayr United! Công việc càng bận rộn hơn khi anh hùn vốn cùng một người bạn mở quán rượu thứ hai vào năm 1975: Quán Shaw’s. Thậm chí, Alex còn dự tính mở một nhà hàng, nhưng có lẽ vì…sức người có hạn, dự định cuối cùng phải hủy bỏ. Do chấn thương không lành hẳn, trong mùa duy nhất khoác áo Ayr, Alex thường chỉ vào sân từ ghế dự bị. Tuy vậy, theo như hồi ký (2000), anh vẫn đóng góp 14 bàn (Theo Crick (2003), số bàn thắng chỉ là
  • 33. 10). Vào cuối mùa, Alex được bác sỹ cho biết động mạch của anh đang nở lớn, và khuyên anh nên về hưu sớm, để tránh nguy hiểm về sau. Tháng hai năm 1974, Alex Ferguson ghi bàn thắng cuối cùng trong đời cầu thủ, giúp Ayr cầm hòa St Johnstone 1-1.Tháng tư, anh giã từ sân cỏ ở tuổi 32. Tổng cộng, trong 16 năm, anh chơi 432 trận chính thức, ghi 222 bàn, tức cứ trung bình hai trận lại lập công một lần. Chương cũ kết thúc, chương mới mở ra! Kết thúc sự nghiệp một cầu thủ bình thường, mở ra sự nghiệp một HLV vĩ đại! Alex Ferguson cùng vợ và các con (ảnh: sgforums.com)