SlideShare a Scribd company logo
NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ
5
Dạ hương
Người ta gọi loài cây đó là thiết mộc lan nhưng tôi lại
thíchgọilàdạhươnglan.Tôicócảmộtcâuchuyện
dài về mối lương duyên giữa cây và người, với những diễn biến
kỳ ảo, đến mức không hiểu đó là thực hay huyền thoại.
Như những ngôi nhà liền kề ở thành phố, nhà tôi xây
sát hai nhà khác. Cây thiết mộc lan được nhà hàng xóm phía
ngoài trồng vào chiếc bồn khá lớn, nhưng lại được đặt nhờ
bên nhà tôi. Người ta bảo thiết mộc lan, khi nở hoa, sẽ đem lại
tài lộc cho gia chủ. Nhưng, lạ thật, nhà hàng xóm trồng cây mà
không chăm tưới gì cả, để mặc cây héo khô. Tôi liền lấy nước
tưới cho nó. Cây hồi sức, xanh tươi trở lại. Rồi vươn lên, thêm
lá thêm lộc.
6
Đến một ngày, tôi vui mừng nhìn thấy cây nảy ra tới ba
chồi hoa. Chẳng bao lâu, chồi hoa vươn dài, xòe ra những cành
hoa khỏe mạnh. Thứ hoa này có phần hơi thô, với những chùm
nâu nâu, không mấy quyến rũ.
Ngày qua ngày, một buổi tối, mở cửa bước ra, tôi sững
người bởi một mùi thơm kỳ ảo. Mùi thơm lan tỏa khắp cơ thể,
khiến tôi ngây ngất. Ôi, đó là hương thơm của cây thiết mộc
lan bên nhà, mà bây giờ, tôi gọi là dạ hương lan. Tôi đứng lặng
im tận hưởng mùi thơm ngòn ngọt, thanh thanh mà đằm thắm
của hoa.
Sáng hôm sau, tôi lại đem bã trà ra bón cho cây dạ hương
lan. Bây giời tôi mới để ý và ngạc nhiên khi thấy cả ba cành hoa
đều hướng hết về phía cửa nhà tôi. Ba cành hoa rung rinh trong
gió như vui mừng đón người đã chăm bón nó. Lẽ nào hoa biết
tự hướng về nhà tôi? Lẽ nào hoa cũng biết hàm ơn người vun
xới nó?
Sự việc cứ tiếp diễn như thế mấy năm, tới năm nay, tôi lại
phát hiện ra một điều kỳ lạ của thứ hoa này. Đó là sự chuyển
màu của nó khi màn đêm buông xuống. Năm nay, không biết
thời tiết thế nào, hoa trổ bông muộn hơn mọi năm. Vào dịp
tết dương lịch, cách tết nguyên đán chừng một tháng, hoa mới
nhú chồi. Lần này, vẫn là ba chồi như mọi năm. Được khoảng
hơn chục ngày thì hoa trổ bông. Đó là những cành mọc vươn
7
ra khỏi thân cây, với những chùm hoa màu nâu bám theo rải
rác từ cuống đến ngọn. Vào xế chiều, khi mặt trời đã khuất,
hoa bắt đầu đổi màu. Mỗi cụm hoa chuyển từ màu nâu mộc
mạc sang màu trắng tinh khôi. Đó là nhờ những nhụy hoa màu
trắng mọc cao lên, dần dần bao phủ cả đài hoa. Càng về tối,
hoa càng trắng. Càng trắng, hoa lại càng thơm. Để rồi, tới sáng,
những cánh trắng rụng hết, hoa trở lại màu nâu và cũng cạn
hương thơm. Cả một đêm, hoa vắt sức ra tỏa mùi hương cho
đời, tới lúc cánh rụng hết thì trời cũng vừa hừng sáng.
Tối hôm ấy, tôi mở rộng cửa, ngồi uống trà và thưởng thức
mùi dạ hương lan. Trong lúc mùi hương đang nồng, tôi ngồi
nán lại, hít căng lồng ngực, chống lại cơn buồn ngủ. Và rồi, tôi
chợt thấy từ ngoài cửa bước vào một cô gái tóc dài, áo dài trắng
muốt. Mặc dù chỉ để một ngọn đèn nhỏ màu hồng hồng, tôi
vẫn nhìn rõ khuôn mặt rạng ngời, xinh đẹp của cô gái. Sau lời
mời của tôi, cô gái nhẹ nhàng ngồi xuống chiếc ghế đối diện.
Cô gái đẹp thật, nét đẹp truyền thống: Khuôn mặt trái xoan,
chiếc mũi dọc dừa, đôi mắt bồ câu và làn môi mọng như đào
chín cây. Không đợi tôi hỏi, cô gái nói:
- Con cảm ơn ông đã chăm sóc con nhiều năm qua!
- ?
- Ông ơi, để con kể cho ông nghe về cuộc đời của con,
ông nhé!
8
Thấy rất lạ, nhưng tôi vẫn trả lời:
- Cháu kể đi, ông nghe đây.
Cô gái nhìn tôi chầm chậm, rồi kể:
- Kiếp trước, con là cô gái kéo nhị hát rong. Từ bé tý, con
đã theo cha mẹ rong ruổi hết chợ này tới bến sông khác để
mua vui cho thiên hạ bằng tiếng đàn nhị và điệu hát xẩm. Hồi
ấy, cha con kéo nhị, mẹ con hát, con cầm chiếc nón để hứng
những đồng xu bố thí của thiên hạ. Cuộc sống vất vả, thiếu
thốn, nhưng vẫn tạm ổn. Năm tháng qua đi, cha con, rồi mẹ
con lần lượt về với tổ tiên. Hai mươi tuổi đời, con tiếp tục nghề
của cha mẹ, nhưng chỉ có một mình, vừa kéo nhị vừa hát và
nhận tiền bố thí.
Thấy cô gái mắt rưng rưng, tôi vội đẩy chén trà lại gần
cô hơn:
- Cháu uống nước đã. Có uống được trà không? Hay là để
ông lấy cho cốc nước lọc.
Cô gái nâng chén trà, nhấp môi. Thoáng lát, cô trở lại
điềm tĩnh, kể tiếp:
- Nghiệp hát rong của con không giống thời cha mẹ. Bây
giờ, thành phố rộng thêm ra, nhà cao tầng mọc lên san sát. Mấy
cái chợ mà cha mẹ con thường đến hát rong đã biến thành
9
trung tâm thương mại. Mất chỗ hát nơi đô thành, con về vùng
quê kiếm sống.
Cô gái dừng lại, nhấp thêm hụm trà. Nhân đó, tôi hỏi:
- Cháu son trẻ khỏe mạnh, sao không kiếm việc khác làm
cho hợp với thời buổi này?
- Thưa ông, hình như cái nghiệp nhà đã nhập vào thân con
rồi, không dứt ra được. Đã có lần con xin vào làm công nhân ở
khu công nghiệp, thuê căn trọ tồi tàn sát nhà máy. Nhưng, cứ
đêm đến là con không thể nào ngủ được. Chiếc nhị con treo ở
vách cứ rung lên và phát ra những âm thanh sầu não. Con trở
nên hốc hác, yếu đuối. Vậy nên con đành bỏ nhà máy, xách nhị
trở lại nghề hát rong.
Tiếng nhị, giọng hát của con bây giờ khác tiếng nhị, giọng
ca của cha mẹ con lắm. Cứ thổn thức. Ai oán. Thê lương.
Dừng lại, cô gái nhìn thẳng vào tôi, với đôi mắt dịu dàng
mà cương nghị, rồi hỏi:
- Ông có tin là có những người giàu sang dang tay giúp ta,
khiến ta tưởng đó là ân nhân, nhưng thực ra lại là hổ báo, chiếm
đoạt cuộc đời của ta?
Trước câu hỏi ấy, tôi ngạc nhiên, không trả lời ngay. Một
cô gái trẻ trung, xinh đẹp như thế này, mà sao lại có cách nghĩ,
cách nói của người từng trải như vậy? Tôi chưa kịp chìm vào
10
suy tưởng, thì giật mình bởi tiếng nhị cất lên réo rắt. Tiếng
nhị mà như tiếng người, run rẩy, trách móc. Tôi ngơ ngác ngó
quanh. Không có ai kéo nhị cả. Chỉ có cô gái ngồi trước mặt
tôi, đang chớp chớp hàng mi để cho mấy giọt nước mắt long
lanh lăn dài trên má. Tôi lại bị cuốn hút vào lời kể của cô gái:
- Đến một hôm, không kiếm được gì, đói lả, con ngồi gục
trước một ngôi nhà có tường gạch màu đỏ, cổng gỗ to, giống
như cửa nhà chùa. Con giật mình choàng dậy, bởi một luồng
ánh sáng chiếu thẳng vào mắt. Thì ra đó là đèn pha của một
chiếc ô tô màu đen, vừa tới, đỗ trước cửa ngôi nhà đỏ ấy. Trong
khi người lái xe xuống mở cổng, thì một người đàn ông bước
tới bên con. Ông ta cúi xuống, ngắm nghía con một lúc, rồi
bảo: “Cháu mệt, đói lắm à? Thôi, vào nhà, bác cho ăn...”.
Buồn ngủ lại gặp chiếu manh, con ngoan ngoãn đứng dậy,
theobướcôngta.Ôngtađưaconvàophòngkhách.Conkhông
ngờ lại được bà chủ nhà đon đả mời chào. Bà bảo: “Cháu ở lại
giúp việc cho nhà bác. Trông cháu thật thà, bác mong cháu trở
thành con cháu trong nhà”.
Con chưa kịp trả lời, bà ta lại nói: “Bây giờ, kiếm ô sin khó
làm sao. Nhà bác đã phải đuổi mấy đứa giúp việc rồi. Đứa thì
lười chảy thây. Đứa lại gian giảo, ăn cắp...”.
Thế là con trở thành người giúp việc của nhà ông Thiên.
Công việc không nhiều, vì gia đình chỉ có hai ông bà. Họ
11
không có con. Thi thoảng, trong cuộc vui của ông bà Thiên với
bạn bè, con vẫn được cầm nhị, tấu lên những điệu xẩm thân
thuộc. Được nhàn nhã, ăn uống đầy đủ, con mau chóng hồi
phục, đỏ da thắm thịt. Con nghĩ rằng số mình thật may mắn,
đã gặp được người nhân hậu.
Nhưng. Một đêm. Con đang ngủ thì giật mình tỉnh giấc.
Một hơi nóng phả vào mặt con. Một thân hình to khỏe đè lên
thân con. Một bàn tay chuối mắn mò mẫm vào cơ thể con.
Con rú lên và vội với cái công tắc ở đầu giường, bật đèn. Trời
ơi, đó là ông Thiên, chủ nhà!
Mặc cho ánh sáng đã làm lộ ra hết khuôn mắt dâm đãng
của mình, ông Thiên vẫn không buông tha con. Con quẫy, đạp,
miệng kêu cứu.
Độtnhiên,cánhcửabuồngbậttungra.BàThiênxuấthiện.
Ông Thiên vội buông con ra, lủi mất. Con cũng vùng đứng dậy.
Bà Thiên gầm lên: “A, con đĩ, mày định cướp chồng bà à?”. Mắt
bà long lên sòng sọc. Bà xông tới, xô đẩy con. Con không kịp
thanh minh, bà đã tát đôm đốp vào hai má con, miệng nguyền
rủa không ngừng: “Đồ con đĩ!”.
Uất quá, con lao mạnh đầu vào tường, nhưng lại trúng
mép cánh cửa gỗ lim khép hờ...
Trước khi sang thế giới bên kia, con chỉ kịp cầu xin Trời,
Phật cho con kiếp sau trở thành hoa thơm...
12
Nghe câu chuyện của cô gái, mà tôi gọi tên là Dạ Hương,
tôi không khỏi bùi ngùi.
- Tại sau cháu lại muốn làm loài hoa?
- Thưa ông, con không kịp hiểu vì sao mà mình đã thầm
khấn như vậy. Nay nghĩ lại, con thấy, đó là vì cuộc sống bây giờ
phồn hoa, nhiều người cần hoa, cho nên con sẽ được sống yên
lành. Mà, trước đây đàn hát không ai nghe, thì bây giờ tỏa mùi
hương, chắc sẽ được nhiều người đón nhận.
Cô gái mỉm cười, nói tiếp:
- Vậy mà suýt nữa con phải hóa kiếp lần nữa, vì nhà chủ
không tưới tắm. Nếu ông chậm vài ba hôm, chắc là con đã lại
lìa đời. Con đội ơn ông...
Nói đến đây, hình bóng cô gái mờ dần, mờ dần. Tôi chỉ
kịp gọi “Này cháu” thì không gian đã vắng lặng như tờ, chỉ có
mùi dạ hương lan ngọt ngào tràn ngập căn phòng...
***
Tưởng mọi việc đã kết thúc, không ngờ dạ hương lan lại
khiến tôi ngạc nhiên lần nữa. Đó là vào dịp sau tết, đúng rằm
tháng giêng. Lúc này, ở nhà tôi, quất đã rụng quả, hoa đào đã
13
tàn phai. Sớm ấy, tôi nghe tiếng reo vui của nhà tôi: “Cây thiết
mộc lan lại nở hoa!”. Chạy ra cửa, nhìn cây dạ hương lan, tôi
rưng rưng cảm động. Cây đã dâng cho chúng tôi 3 cành hoa
khỏe khoắn. Sao thế nhỉ, loài hoa này chỉ nở một lần một năm,
có khi còn không nở; vậy mà bây giờ, khi hoa đào đã tàn phai,
dạ hương lan lại trổ bông.
Tối hôm ấy, vợ chồng chúng tôi bắc ghế ra hè, hưởng mùi
hương dịu ngọt của Dạ Hương Lan. Mãi tới khuya lắm, chúng
tôi mới đi ngủ.
Nhưng, đêm đó tôi không thể nào chợp mắt. Bụng dạ cứ
chộn rộn không yên. Cả căn phòng của tôi, mặc dù đóng kín
cửa, vẫn ngào ngạt hương thơm của đủ loài hoa. Không biết có
chuyện gì đây, chỉ biết rằng, suốt đêm, tôi sống trong tâm trạng
vui náo nức...
Sáng, tôi dạy sớm hơn thường lệ. Mở cửa, tôi ngỡ ngàng
thấy cây dạ hương lan nở đầy hoa. Lẽ ra, cứ vào lúc bình minh
dâng lên, hoa đã rụng, phủ đầy mặt đất. Vậy mà, sớm nay,
những chùm hoa trắng muốt vẫn bám chắc cành, hòa quện
với màu xanh đằm thắm của lá, tràn đầy sinh lực. Lạ kỳ hơn,
cả con ngõ nhà tôi rực rỡ, ngào ngạt lên bởi đủ loại hoa. Cây
hoa đào nhà tôi đang rũ lá, bỗng bừng lên, tươi rói những lộc
xanh nõn nà cùng những cánh hoa màu hồng nhạt. Những
14
cây hoa của hàng xóm trồng bên thềm hay trên ban công, nào
là ngâu, cúc, phong lan, nào là hồng, cẩm tú cầu, nhài, lại cả
bạch thiên hương, nguyệt quế, lay ơn… đua nhau khoe sắc,
tỏa hương. Một bản giao hưởng kỳ ảo ngập tràn con ngõ, thứ
âm nhạc không phải được cấu thành từ sự hòa thanh, mà từ sự
hòa hương, hòa sắc...
Đầu Xuân 2020
15
Chiếc đĩa hát xương rồng
và sợi dây chuyền
Tôi sững người khi nhìn thấy chiếc đĩa hát ấy ở cửa
hàng băng đĩa Hà Nội. Một cảm giác vừa vui mừng,
vừa ngậm ngùi như gặp lại người thân sau nhiều năm xa cách.
Chiếc đĩa hát ấy có cái bìa in hình mấy khóm xương rồng cứng
cỏi trên nền vàng của một sa mạc mênh mông. Đó là đĩa hát
có tên Xương rồng. Chỉ khác ở chỗ, đó là đĩa CD, nhỏ, in trên
công nghệ hiện đại, còn chiếc đĩa hát mà tôi hằng thương nhớ,
được in trên chất liệu nhựa, cũng gọi là đĩa than LP, sản xuất
theo công nghệ khá cổ xưa. Nhưng, cả hai đều mang hình hài
của chiếc đĩa hát Xương rồng, với những bản nhạc mà một
thời, người yêu nhạc vô cùng hâm mộ.
16
Sau mùa xuân 1975, đất nước hòa bình, nhưng gặp phải
bao nhiêu khó khăn của thời hậu chiến. Người ta xếp hàng mua
từng mớ rau muống hoặc mớ cá đồng tiền. Lúc nào cũng lo
thiếu gạo. Thế nhưng, người ta vẫn yêu âm nhạc. Chiếc đĩa hát
Xương rồng là một tặng vật của nghệ thuật cho những người
yêu âm nhạc và ai cũng lùng mua nó. Tôi, thật may mắn, cũng
có một chiếc. Trong nhiều buổi tối dưới ánh sáng vàng khè của
ngọn đèn điện không sáng đủ công suất vì điện thế quá thấp,
tôi ngồi bên chiếc máy hát National nghe nhạc. Những bản
nhạc trong chiếc đĩa Xương rồng đem lại cho tôi một khoái
cảm nghệ thuật đặc biệt. Nó mở ra trước tôi một bầu trời âm
thanhvôcùngsinhđộngvớinhiềusắctháikhácnhau.Cótiếng
vó ngựa dồn dập và tiếng súng chát chúa của những chàng cao
bồi. Có màu sắc xanh tươi, không khí nồng cháy của những
vùng quê xa xôi tận châu Mỹ La tinh. Có sự đằm thắm, ngọt
ngào của dân ca Nga với những hòa thanh quấn quện, như tình
người quấn quýt. Cứ thế, món ăn tinh thần quý giá này tiếp
cho tôi sức mạnh vượt qua những khó khăn đời thường, nuôi
dưỡng tâm hồn và từ đó làm cho thể chất của tôi cũng vững
mạnh lên, vượt qua sự thiếu thốn vật chất.
Sống nghèo, nhưng vợ chồng chúng tôi quản lý tài chính
một cách thoáng đãng. Tiền lương, hoặc đôi khi tiền nhuận
bút của những bài báo, chúng tôi bỏ vào một ngăn kéo, tiêu
17
chung. Chẳng ai kiểm soát ai, vì cả hai, nếu chi tiêu gì, cũng
là cho gia đình. Thấy còn khá tiền thì chi tiêu mạnh dạn. Thấy
tiền ít quá thì hãm chi tiêu lại. Vậy thôi. Thu nhập hạn hẹp của
cặp vợ chồng công chức thời bao cấp cũng giúp chúng tôi có
cuộc sống bình thường, nếu không phải chi vào những việc
đột xuất.
Năm ấy, mùa mưa bão ập đến vô cùng dữ dội. Mưa to, gió
lớn khiến khu tập thể của chúng tôi mênh mông nước. Tôi phải
đưa vợ con lánh sang nhà nội. Nước ngập lênh láng trong nhà,
lên tới sát giát giường. Qua một đêm ngủ, sáng dậy, lưng tôi
đau nhức tưởng chừng không đứng dậy được. Tệ hại hơn nữa,
là mái nhà cấp bốn của chúng tôi bị gió giật tung, dột tứ bề.
Người ta bảo “Thứ nhất vợ dại trong nhà/Thứ hai nhà dột, thứ
ba nợ đòi”, bây giờ tôi thấy sao mà thấm thía. Gió đã hết giật
rồi, nhưng mưa còn rả rích. Căn phòng của chúng tôi chỉ rộng
9 mét vuông, chẳng còn chỗ nào khô ráo. Tôi phải lấy tấm ni
lông căng phía trên màn cho đỡ ướt.
Khi trời lặng gió, tạnh mưa, nước vẫn chưa rút khỏi khu
tập thể, nên tôi vẫn để vợ con ở bên nội. Tôi tính đến chuyện
phải sửa lại cái mái nhà. Mở ngăn kéo đựng tiền, tôi buồn bã
thấy còn ít quá. Nhìn qua nhìn lại, thấy chiếc đĩa hát Xương
rồng, tôi cầm lên ngắm nghía. Có lẽ, đây là thứ dễ bán đi nhất
trong lúc này để có tiền sửa mái nhà! Ngồi trầm ngâm một lúc,
18
tôi đặt đĩa vào máy hát... Xương rồng cất lên những giai điệu
muôn màu của cuộc sống. Có sự êm đềm dịu ngọt của tình yêu
con người. Có cái lãng đãng mênh mang của thiên nhiên thuần
khiết. Có cả sự bạo liệt của cuộc đấu tranh sinh tồn... Rồi tôi tắt
máy, đem chiếc đĩa Xương rồng cùng bốn chiếc đĩa hát khác đi.
Xương rồng ơi, chia tay nhé. Nhưng, hẹn sẽ có ngày gặp lại...
***
Khi tôi đem chiếc CD Xương rồng về, đặt vào máy, bật
lên, hai vợ chồng ngồi nghe, vợ tôi liền nhắc lại chuyện xưa.
Hồi ấy, làm báo, tôi luôn có những chuyến đi dài ngày về
địa phương này, địa phương nọ. Trong một chuyến công tác
miền Nam, đang ở tận Cần Thơ, thì tôi được tin con gái tôi
ốm, phải cấp cứu, đang nằm viện. Giao thông, liên lạc còn rất
khó khăn, cho nên từ khi nhận tin tới khi về nhà, phải mất cả
tuần lễ, lúc ấy con gái đã khỏi bệnh, ra viện. Nhìn con xanh
xao, gầy gò, tôi bàn với vợ phải cho con tẩm bổ. Vợ tôi lấy cho
tôi xem nào là thuốc bổ, nào là sữa bột Huygo, đường kính...
nói chung là khá dồi dào so với đời sống thời ấy. Tôi hỏi làm
sao mà có được những thứ này, vợ tôi chỉ cười. Tôi nhớ, hồi
đó đến cân đường cũng được coi là sản vật đặc biệt. Có lần
tôi dắt con gái sang nhà anh hàng xóm, có vợ chạy chợ, hồi đó
19
gọi là con phe, tôi thấy cháu nhìn dán mắt vào cái giá gỗ trên
tường. Hóa ra, ở đó có một lọ đường đầy… Tôi nhắc tới đó
thì vợ tôi cười hóm hỉnh:
- Anh nhớ thiếu!
- Thiếu gì?
- Hồi ấy anh hỏi em lấy tiền đâu mà mua đường sữa, thuốc
cho con…
- Nhớ rồi, em cười đấy thôi!
- Vì em không muốn nói cho anh biết, em bán sợi dây
chuyền rồi!
Tôi tự trách mình vô tâm, bây giờ mới biết chuyện vợ bán
đi sợi dây chuyền, một vật kỷ niệm thời mới xuống Đà Nẵng.
Mùa xuân năm 1975, hai vợ chồng tôi đều đi chiến dịch
theo các đoàn công tác của Ban Tuyên huấn Khu V. Về đến
Đà Nẵng, chúng tôi được bố trí ở tại một căn phòng nhỏ. Có
hôm, tôi cùng vợ đi ra phố, dân tình xúm tới ngó mặt và trầm
trồ: Con gái Giải phóng khỏe mạnh, xinh đẹp thế mà “Quốc
gia” bảo bảy người Cộng sản bu một cành đu đủ không gãy.
Sự tuyên truyền của chính quyền Thiệu khiến người dân hiểu
lầm cách mạng. Họ sợ bị tắm máu, bị cướp tài sản. Do vậy,
một số người giàu rất lo sợ, muốn hiến tài sản cho cách mạng.
Khi tôi đến khu phố Thạch Gián tìm nhà cho cơ quan, có một
20
chị nhà ở ngay mặt phố, nói rằng sẽ hiến nhà cho cá nhân tôi,
làm giấy tờ đàng hoàng. Tôi giải thích là cách mạng tôn trọng
dân, không lấy gì, chị cứ giữ nhà mà ở. Đến nhà một người
quen là bác Thạch, tôi cũng phải giải thích như vậy. Bác Thạch
vốn quen thân gia đình tôi từ thời kháng chiến chống Pháp.
Vào đây, gia đình bác làm nghề chụp ảnh, cũng khá giả. Bác có
mấy tòa nhà ở Đà Nẵng. Bác bảo muốn hiến một tòa cho cách
mạng. Với tình thân của người quen, tôi nói với bác: “Của bác,
bác cứ giữ, đừng hiến cho ai. Bác đừng sợ. Nếu có ai hạch sách,
bác cứ gọi cháu.” Bác nghe lời tôi, tiếp tục mở hiệu ảnh, làm ăn
ổn thỏa. Trước khi tôi trở ra miền Bắc, đến chào gia đình, bác
Thạch tặng cho vợ tôi sợi dây chuyền, có mặt đá màu tím, rất
đẹp. Đây là tặng vật của tình thân, vợ chồng chúng tôi xin nhận
và giữ làm kỷ niệm. Không ngờ, có ngày vợ tôi phải bán bớt
một phần kỷ vật đó. Chiếc mặt đá còn lại, vợ tôi gói kỹ, đút vào
túi một chiếc áo khoác. Hồi đó làm gì có két sắt giữ vật quý!
Bẵng đi một thời gian khá dài, khi đem chiếc áo ra, mới thấy lại
chiếc mặt đá đó.
***
Nghe xong đĩa hát, tôi bảo: “Đi, bây giờ ta đi mua lại sợi
dây chuyền”.
21
Khi chúng tôi tới trung tâm vàng bạc đá quý, cô nhân viên
cầm chiếc mặt đá, lộ vẻ ngạc nhiên: “Sao hai bác có mặt đá
quý, hiếm thế? Bác bán lại, chúng cháu mua giá cao cho!”. Tất
nhiên, chúng tôi không bán chiếc mặt đá, mà chọn mua một
sợi dây chuyền phù hợp với nó. Bây giờ, nhiều việc trở nên dễ
dàng. Chỉ cần chọn một lúc là chúng tôi đã có sợi dây chuyền
giống như sợi dây chuyền mà vợ tôi đã bán thời khó khăn.
***
Buổi tối, chúng tôi ngồi bên bộ bàn ghế ở tầng một, với
đĩa kẹo lạc và ấm nước trà. Hồi còn ở chiến trường cũng như
thời bao cấp, thỉnh thoảng có chút đường, chút lạc, tôi lại nấu
kẹo lạc cho cả nhà thưởng thức. Bây giờ, tôi cũng làm một đĩa
kẹo như vậy. Con cái lớn cả rồi, ở riêng hết, chỉ có hai ông bà
ngồi với nhau. Lúc này, chúng tôi mới ngắm kỹ chiếc mặt đá
và sợi dây chuyền. Chúng như đôi bạn thân, quấn quýt, tôn
vẻ đẹp của nhau lên. Màu tím của mặt đá và màu vàng của sợi
dây chuyền quyện lại, đằm thắm, thủy chung. Và nữa, chiếc đĩa
Xương rồng đang được dàn âm thanh AKAI cho tấu lên những
giaiđiệuthânthươngmàthờibaocấpchúngtôiđãnghekhông
biết bao lần, để rồi mất bẵng đi, tưởng là không gặp lại được
nữa. Qua bao thay đổi xã hội, qua những cuộc cách mạng công
22
nghiệp, dàn âm thanh và chiếc đĩa hiện đại hơn xưa, âm thanh
nuột nà hơn, nhưng những bản nhạc xưa vẫn chính là chúng,
đem đến cho chúng tôi cả một không gian âm nhạc đầy xao
động. Những bản nhạc ấy lan tỏa trong căn phòng ấm cúng,
bỗng nâng tôi lên, bay bổng. Tôi gặp lại mình cùng người vợ
thời trẻ trung. Gầy gò. Đen đúa. Nhưng rạng rỡ. Tươi tắn. Một
làn sương mù trắng xốp phủ khắp chúng tôi, rồi đột ngột một
vừng mặt trời rạng rỡ chiếu qua, khúc xạ, cho chúng tôi nhìn
lại chính mình bây giờ. Ôi, vẫn là chúng tôi đây, trông có khác
xưa, béo tốt, hồng hào hơn, nhưng thần thái và tâm trạng thể
hiện qua gương mặt vẫn vậy, nồng ấm, vô tư. Phải mất mấy
chục năm, chúng tôi mới tìm lại được hai kỷ vật vừa có giá trị
vật chất, vừa có giá trị tinh thần, nhưng chưa bao giờ phải đi
tìm lại chính mình…
Hà Nội, mùa Đông 2019
23
Âm bản
Bình bỏ vợ
Không ai ngờ vợ chồng Bình bỏ nhau. Họ đã có
với nhau ba mặt con: hai gái, một trai. Hạnh, vợ
Bình, làm kế toán ở công ty IMEX. Bình làm thợ ảnh. Gia cảnh
không sung túc gì, nhưng cũng chẳng đến nỗi túng bấn. Cuộc
sống gia đình thấy có vẻ êm ấm. Khi họ tuyên bố sẽ bỏ nhau,
mẹ Bình khóc hết nước mắt. Cả bà cụ và anh em họ hàng đều
đổ xô vào trách móc Bình. Biết ngay mà, cái nghề ảnh là lắm
chuyện lắm. Chụp ảnh cho hết cô này đến em khác, tha hồ gần
gũi, tán tỉnh. Lại những đám cưới ở quê nữa, đi hai ba ngày, ăn
đâu ngủ đâu, chung đụng với những người đàn bà nào, ai mà
biết được. Nhất định phải có chuyện lòng thòng gì đây, nên
24
Bình mới bỏ vợ. Lúc Bình đem giấy ly hôn cùng 2 đứa con gái
về nhà mẹ đẻ, bà cụ ngã ngất. Khi hồi tỉnh, bà nguyền rủa Bình
là người phụ bạc, làm bà mất một dâu thảo. Nhưng chuyện đã
rồi. Bình gom tiền mua một căn nhà lá lụp xụp ở chân đê Đại
Cồ Việt và vẫn làm nghề ảnh.
Bình vào tù
Trong nhà, chỉ mỗi mình Bình là liên tục gây ra những
chuyện lộn xộn. Công an đến đọc lệnh bắt Bình vì tội “Lợi
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”. Bình im
lặng đưa hai tay vào còng số 8, lẫm lũi đi theo hai anh công an.
Đi một đoạn, Bình mới như sực tỉnh, quay lại dặn cô con gái
lớn: “Thuý, bà đang ốm nặng. Thôi, nước cùng này thì con và
em đưa nhau về ở tạm với mẹ vậy!”.
Những lời trách móc lại đổ dồn vào Bình, dù rằng Bình
không còn được tự do ở nhà mà nghe. Cái người tự phá nát
gia đình mình, rồi cuộc sống sẽ chẳng ra gì. Cho nên, vào tù
là phải. Với vợ là người đầu gối tay ấp còn bội bạc, huống chi
đối với người dưng nước lã. Chắc định lừa quỹ tín dụng để
cuốn gói vào Nam, chứ buôn bán gì. Cái ngữ ấy làm sao mà
biết buôn. Chắc là có cô bồ nào, định rủ nhau chuồn vào Nam
làm ăn mới tính hốt một vố đây. Nhưng lưới trời khôn thoát,
mình làm mình chịu kêu mà ai thương.
25
Suốt mười tháng ở tù, Bình không được ai trong gia đình
đến thăm. Mẹ đã chết ngay sau khi Bình bị bắt giam. Hai con
còn quá nhỏ. Anh em thì không thích liên luỵ với kẻ lừa đảo.
Tù đã khổ. Tù trong nỗi cô đơn càng khổ hơn. Khổ quá bật
thành thơ. Bình ghi chép thành một tập thơ mỏng nhan đề
“Tâm sự người tù cô đơn”. Nhưng đến khi sắp ra tù, Bình bị mất
tập thơ ấy, nên đến bây giờ vẫn chưa ai biết nội dung “Tâm sự
người tù cô đơn” ra sao.
Ra tù, Bình không làm nghề ảnh được nữa. Bây giờ người
ta chuyên chụp ảnh màu, dùng MINILAB, ai còn chơi ảnh đen
trắng. Muốn chụp ảnh màu, phải có vốn lớn. Bình lấy đâu ra
tiền mua sắm phương tiện. Anh em trong nhà chẳng ai chịu
cho Bình - kẻ lừa đảo - vay tiền. Chú em ruột Bình, một người
khá giả, có cái xe quay nước mía bỏ không, nhưng Bình van
vỉ đến bã bọt mép cũng không mượn được. Bình đành đi xúc
cát thuê ở bến Chương Dương, cật lực mỗi ngày được 7 nghìn
đồng. Nhưng không cạnh tranh nổi với nhóm dân Thanh Hoá,
vì họ bán sức lao động quá rẻ. Sau đó, có một người quen bán
bộ đồ nghề cắt tóc giá 100 nghìn đồng. Bình vay tiền chú Độ
để mua, nhưng chú không cho vay - chú ấy bảo không tiếc
gì, nhưng phải nghiêm khắc cho ông anh ruột rút được kinh
nghiệm mà sống cho nghiêm chỉnh. Cũng may mà một số bạn
bè đã góp tiền giúp Bình mua. Rồi Bình ra phố Nguyễn Huệ
cắt tóc.
26
Nhưng, kiếm sống không đơn giản chút nào. “Đất có thổ
công, sông có hà bá”, cả dãy phố ấy đã được phân chia đâu vào
đấy; mua một chỗ trong dãy hàng cắt tóc, muốn “hợp pháp
hoá” cũng phải tiền triệu, lấy đâu ra. Bình rủ mấy bạn mở
hàng ở góc tường đối diện, kiếm khách vãng lai. Thế là Bình
trở thành kẻ tranh khách, thành cái gai trước mắt “hội cắt tóc”
Nguyễn Huệ. Họ không ra mặt đuổi Bình, mà lại thông qua
các biện pháp ngầm nào đó. Cho nên, Bình bị hạch sách khá
nhiều. Nay bị gọi lên phường phạt vì hành nghề không có giấy
phép. Mai bị công an phạt vì lấn chiếm lòng đường. Uất ức đã
chất đầy lòng Bình.
Hôm ấy, Bình đến ngồi vào ghế cắt tóc của Điều - một
đàn anh trong nhóm thợ cắt tóc Nguyễn Huệ - bảo cắt tóc cho
mình. Suốt thời gian Điều cắt tóc, Bình chỉ lỳ lỳ cái mặt, không
nói gì. Đến khi Điều cầm con dao cạo mặt lên, Bình mới cười
khẩy và hỏi: “Mày có dám cắt cổ tao không?”. Điều tái mặt:
“Sao bác đùa vậy, ai lại thế!”. Bình quắc mắt quát:
- Ai đùa với mày. Nhưng tao biết là mày không dám cắt cổ
tao đâu. Nếu có gan, mày đã không phải đi mách lẻo như tao
biết. Còn tao, chẳng có cái gì làm tao sợ cả, cho nên tao mới
ngồi đây cho mày cầm dao cạo mặt như thế này!
Quát vậy, nhưng Bình vẫn ngồi nguyên trên ghế và ra
hiệu cho Điều cạo mặt. Xong, Bình đứng dậy, cười gằn: “Mày
27
hèn lắm. Toàn làm các chuyện sau lưng. Có giỏi thì dằn mặt ra
mà đối chọi với nhau, chứ mách lẻo là hèn lắm. Tao cảnh cáo
mày đấy!”. Chưa kịp nói câu nào, Điều đã lĩnh trọn một cú đạp
khủng khiếp vào bụng, lăn đùng ra.
Chẳng ai can thiệp. Vì chẳng ai muốn dây vào thằng tù về.
Ngay lúc đấy, Bình thu dọn đồ nghề, buông một câu: “ở
đây bẩn thỉu lắm, không thể chịu được, anh em ta kiếm chỗ
nào sạch sẽ mà làm ăn.” Thế là Bình cùng nhóm thợ bạn xách
đồ nghề, dắt díu nhau ngược về phía Bờ Hồ.
Thư tuyệt mệnh của con gái Bình
Bố Bình của con! Bố Bình thân yêu!
Con muốn gọi mãi tên bố. Nhưng không thể được nữa.
Khibốđọcthưnày,conđãđixa,đimãi.Xinbốthathứchocon.
Con biết bố yêu con lắm, bố đã làm mọi việc vì con.
Nhưng con không thể nào sống được nữa bố ạ! Bố con mình
toàn gặp tai ương; bây giờ con lại tàn tật, trở thành gánh nặng
quá sức đối với bố. Vậy thì bố hãy vui lòng cho con ra đi để con
được thanh thản. Con chỉ dặn riêng bố điều này và bố nhất
định phải thực hiện: không được cho mẹ con có mặt trong
đám tang của con.
28
Con nhớ lắm lúc con còn bé, con bị đau khớp. Bố bảo do
nhà ẩm thấp quá nên con mang bệnh. Những hôm trời nồm,
nhà ướt sũng, các thứ mốc meo cả. Lại tối om om nữa. Nhiều
đêm, khớp sưng lên, con đau quá. Con vừa khóc vừa ôm lấy
mẹ cho đỡ đau thì mẹ đẩy con ra và gắt: “Để yên cho tao ngủ!”.
Con phải bò xuống giường, lết xuống cái gầm cầu thang mà bố
chữa thành buồng tối làm ảnh để cầu cứu bố. Có bao giờ bố
ngủ trước nửa đêm đâu? Ngay hồi đó, con cũng biết rằng bố
thức là để làm ảnh kiếm tiền nuôi chúng con. Trong ánh đèn
đỏ mờ mờ, bố mỉm cười và ôm con vào lòng. Bố bóp chân cho
con. Nhưng chỉ một lúc thôi, vì bố phải làm ảnh tiếp. Từng
ấy cũng đủ cho con bớt đau đớn. Bố ôm con vào lòng và lại
làm việc tiếp. Dưới bàn phóng của bố, hiện lên những hình
người làm con sợ lắm: mắt trắng, tóc trắng, miệng cũng trắng,
mà mặt lại đen xì xì. Bố bảo đó là những âm bản. Âm bản bao
giờ cũng trái với dương bản, tức là với ảnh. Sợ, nhưng con rất
thích xem bố làm, vì con quên được cơn đau, lại được thấy sự
biến hoá lạ kỳ của tấm giấy ảnh trong khay thuốc. Hồi đó, bố
chuyên chụp ảnh chân dung. Bố bảo ghi lại được những chân
dung đẹp cho con người là một nghệ thuật chân chính. Cũng
vì thế mà bố khó tính với ảnh của mình lắm. Có những tấm
ảnh con thấy cũng đẹp thì bố lại xé bỏ - bố bảo ảnh hiện chậm
quá, bị xám, hoặc ảnh quá sáng phải tráng giật, xấu cả mặt
người ta, bố không chấp nhận được. Bố bảo, một thợ ảnh giỏi
29
có thể biến một âm bản xấu thành một tấm ảnh đẹp, có điều là
phải biết yêu cái đẹp và chịu khó làm việc theo lương tâm, chứ
không làm bừa cho nhanh mà kiếm tiền. Ngược lại, một người
thợ tồi có thể biến một âm bản đẹp thành một dương bản xấu
xí. Có lần, bố che chắn, phóng ra một tấm ảnh chân dung một
thiếu nữ, mà nổi bật là đôi mắt to, đen, có cái nhìn đằm thắm.
Bố so sánh tấm ảnh ấy với tấm ảnh bố làm theo đúng âm bản
và giải thích: mỗi gương mặt đều có những nét đẹp nổi bật và
nét xấu đặc trưng, phải biết tôn cái đẹp lên, làm mờ cái xấu đi,
chẳng hạn cô gái này bố đã làm nổi đôi mắt đẹp và cúp bớt một
góc trán dô, nên trông mới dễ chịu thế này. Dù sao, âm bản là
gốc, muốn đẹp thật sự phải tạo được cái đẹp ngay từ âm bản.
Niềm say mê của bố như liều thuốc mạnh giúp con vượt qua
những đêm bệnh tật và nuôi một ước vọng là trở thành một
phóng viên ảnh.
Nhưng, một sự thật làm con đổ vỡ hết thảy. Bố có biết tại
sao con bị xe lửa đâm không? Chính vì cái sự thật phũ phàng
ấy. Cái sự thật đã ám ảnh con suốt những năm thơ ấu mà con
không lý giải được đó là cái gì. Nhưng nó khủng khiếp lắm.
Nó không buông tha con. Trời ơi, con viết sao đây để bố hiểu
rõ ngọn ngành nhỉ. Con nói lung tung quá. Nhưng thôi, đây là
lần cuối cùng con nói với bố trong tâm trạng rối bời, thì bố hãy
chịu khó đọc nhé. Liều thuốc chuột đã ở sẵn trên bàn, bên ca
30
nước lớn (cái ca Mỹ mà bố dùng trong những năm đi bộ đội
ở chiến trường B, bố vẫn giữ làm kỷ niệm). Chỉ chút nữa thôi,
tất cả sẽ hoà vào cơ thể con, cho con được về cõi yên hàn, khỏi
buồn, khỏi sợ, nhưng lại không có bố. Trời ơi, sao trời không
có mắt? Bây giờ con nói tiếp: không phải xe lửa đâm vào con,
mà chính con lao vào đường tàu. Không hiểu tại sao con không
bị nghiền nát dưới bánh xe sắt, mà chỉ bị văng ra, gãy một chân.
Nằm trong bệnh viện, lúc tỉnh lại. con nghe mọi người nói là
con may mắn thoát chết; họ có ngờ đâu chính đó là nỗi bất
hạnh của con. Con lại làm khổ bố. Con thấy rõ bố gầy võ đi.
Nào tiền thuốc. Nào tiền bồi dưỡng cho bác sĩ. Nào tiền chăm
lo sức khoẻ cho con. Cái nghề cắt tóc ở vỉa hè nào có kiếm
được bao nhiêu. Con phải cố hết sức cho mau khoẻ. Rồi con
ra viện, với cái chân tập tễnh, còn nguyên bộ đinh đóng nơi
xương đùi. Chân phải của con ngắn mất 2 phân so với chân
trái. Rồi sẽ phải mổ lấy đinh ra. Nhưng tiền ở đâu cho đủ chi
phí vụ mổ này? Bố lầm lũi làm việc, luôn an ủi con, nhưng con
biết bố lo lắm. Thôi, con phải ra đi cho bố bớt gánh nặng! Con
nhớ bố quá. Con lục tìm mà không thấy tấm ảnh nào của bố
cả. Bố làm cho người ta những chân dung tuyệt đẹp, còn mình
thì không một tấm nào! Trong những người mà bố nắn nót
tạo nên những ảnh đẹp tuyệt ấy, có những người không xứng
đáng với tấm lòng của bố chút nào. Người đó là mẹ đấy bố ạ.
À, con nói thêm để bố biết là trong khi con nằm bệnh viện
31
chữa chân, mẹ con có đến thăm con một lần. Mẹ bảo bố nhắn
mẹ đến với con. Bố, nhắn làm gì? Mẹ cho con một cân cam và
chục ngàn đồng, nhưng con không nhận. Con bảo mẹ về ngay
đi, đừng làm cho con lên cơn sốc. Con làm sao quên được khi
bố vào tù, dặn chị em con về ở tạm với mẹ, nhưng mẹ có nhận
đâu! Con phải gửi em cho chú Độ, còn con thì lên tận Na Rì
bán thuốc lá kiếm sống. Cho nên, dứt khoát mẹ không được có
mặt trong đám tang của con, bố nhé! Thật uổng công bố đã tạo
cho mẹ những bức chân dung còn đẹp hơn mẹ ở ngoài đời. Và
một người đàn ông nữa bố ạ. Lẽ ra bố đừng bao giờ chụp ảnh
cho lão ta mới phải. Đó là lão Giám đốc Công ty mà mẹ làm kế
toán. Chả hiểu hồi ấy làm thế nào mà bố tạo được cho lão ta
bức chân dung oai thế, khác hẳn cái lão béo phệ, bụng to, mắt
bé, mặt phì nộn ngoài đời. Có lẽ, trong cái nhìn bao dung của
bố, chân dung cuộc đời của hai con người đó đẹp lắm, nên bố
cố tạo cho họ những bức ảnh tương xứng. Dường như những
âm bản cuộc đời, đối với bố hoàn toàn là điều bí ẩn. Cái dương
bản tốt đẹp mà mọi người phơi ra đó, trước mắt bố, chắc gì đã
là hình ảnh thực mà chỉ là cái đẹp giả tạo do xảo thuật làm nên
từ những âm bản xấu xí.
Bố có nhớ lần con đi chơi với Hùng về, con nằm dúi vào
một góc và lặng lẽ khóc, bố hỏi con không nói? Con rất cảm
ơn bố đã không gặng hỏi gì con, không nghi ngờ gì Hùng trong
32
buổi đi chơi tối hôm đó. Nhưng hôm nay, con xin giải thích
cho bố rõ. Con chưa hề biết yêu đương là gì bố ạ. Bao nhiêu
tình cảm, con chỉ dồn vào cho bố. Hùng, con rất quý, nhưng
chỉ với đơn thuần tình bạn, mặc dù Hùng sống ngay thẳng và
tốt bụng. Vậy mà tối hôm đó, Hùng đã ngỏ lời yêu con! Bố ơi,
cái tình cảm mạnh mẽ ấy của Hùng đã đốt cháy bùng ngọn lửa
quá khứ trong người con lên và con thấy thấm thía vô cùng nỗi
cay đắng của cuộc đời này mà bố phải chịu. Chính lúc Hùng
khơi dậy tình cảm nam - nữ trong người con, thì con hiểu hết
ý nghĩa của sự việc mà con chứng kiến từ lúc bé tý. Hồi ấy, bố
đi chụp ảnh cho một đám cưới tận nơi nào đó, mất ba ngày.
Chính cái lão giám đốc béo ị ấy đến nhà ta. Lão ấy ôm mẹ, hôn
mẹ và bảo rằng yêu mẹ! Cả đêm lão ta nằm với mẹ. Con không
hiểu rõ tính chất của những việc làm ấy, vì lúc ấy con còn quá
nhỏ, nhưng từ đó con bị một thứ gì đó ám ảnh khiến con ghê
sợ mẹ. Còn bố, bố vẫn cứ cặm cụi với những tấm ảnh.
Cũng từ đó, con biết rằng con chỉ có mỗi mình bố mà
thôi. Thì ra mẹ đã phản bội bố từ những ngày gia đình còn rất
êm ấm. Và em Vinh không phải là con bố, tuy nó chính là em
con! Để rồi sau này bố mẹ phải ly hôn, cũng chính vì chuyện
đó. Thế thì tình yêu là cái gì hả bố? Con không dám tiếp nhận
tình yêu của Hùng. Con chỉ thấy đau đớn ê chề. Con bỏ mặc
Hùng, chạy về nhà. Tại sao bố lại cắn răng chịu đựng khi mọi
33
người chê bai bố là phụ bạc vợ trong cuộc ly hôn âm thầm hồi
đó? Cay đắng và thất vọng quá, con tìm đến cái chết...
Bốthânyêucủacon!Chođếnbâygiờ,concảmthấymình
đã thạo nghề ảnh rồi. Con đã biết nhìn âm bản để thấy được
chân dung con người. Mà chân dung của bố, đối với con, là đẹp
hơn cả. Nhưng tại sao bố cứ không chịu làm chân dung cho
mình? Tấm ảnh cuộc đời của bố, mặc dù có một âm bản đẹp,
lại trở nên xấu xa, bị người ta khinh bỉ. Thì bố ơi, ai là người thợ
ảnh tồi đã làm hỏng cả tấm ảnh của bố? Bố phải giành lấy cái
quyền sửa chân dung cho mình.
Thôi, bố ơi, con uống thuốc đây.
Vĩnh biệt bố!
Tâm sự của Bình với con gái
Con mong người đời nhận ra chân dung thật của bố, điều
ấy thật hạnh phúc cho bố! Chính con đã nhìn được như vậy,
con chính là người mà đời bố cần. Tại sao con nỡ bỏ bố mà đi?
Bố không quen nói nhiều mà chỉ quen làm. Thanh minh
thì bố cũng không muốn. Mặc, cứ để người đời hiểu mình thế
nào cũng được. Miễn là mình sống đúng với lương tâm. Nhưng
với con thì bố phải giải thích đôi điều.
34
Quả thật, bố thất bại quá nhiều trong cuộc đời. Nhưng,
con có biết không, cũng có lúc chính bố tự nhận thất bại về
mình chứ không nỡ đổ sang người khác.
Thất bại lớn nhất là bố phải vào tù. Cũng vì ham buôn
bán để nhanh giàu mà nên nỗi ấy. Sau khi mẹ con bỏ bố, bố
muốn bứt khỏi cảnh nghèo của gia đình. Bố đã bán hết đồ
nghề ảnh chỉ được 8 trăm ngàn và vay quỹ tín dụng Ngọc Hồi
4 triệu đồng để làm vốn đi buôn. Chuyến đầu, bố vào tận
nông trường Sông Hiếu Nghệ An buôn cam ra. Chẳng may
gặp mưa, xe lại không có mui, về đến nơi thì cam bị thối quá
nhiều. Bán không ai mua. Chở lên gần cầu Chương Dương
mới có một bà cụ tốt bụng nhận bán giúp. Trời vẫn mưa, cam
cứ tiếp tục thối. Bà cụ bán đổ bán tháo, thu lại chưa được 100
ngàn, lại phải thuê xe công nông chở cam thối ra đổ ở bờ sông
Hồng. Bố không nỡ lấy 300 ngàn như bà cụ hứa. Thế là lỗ
mất hơn một triệu đồng. Bố lại đi buôn lạc từ Vinh ra Quảng
Ninh, bán cho bên Trung Quốc. Vài chuyến đầu có lãi, bố tính
làm ăn lớn. Vay tiếp quỹ tín dụng một triệu nữa. Đánh hẳn ô
tô tải lạc lên biên giới. Nhưng bố quá tin người nên trắng tay.
Bởi vì lạc họ đóng cho bố chỉ có lớp trên là loại một, còn lại
toàn loại kém phẩm chất. Bán đổ bán tháo cũng không xong.
Thế là cụt vốn. Xưa nay, bố có đi buôn bao giờ đâu, vì lớn lên
đi thanh niên xung phong, chuyển vào nhà máy giấy, rồi đi bộ
35
đội, giải ngũ làm nghề ảnh. Khi kịp hiểu ra rằng buôn cũng
là một nghề, phải học, phải thạo mới làm được thì đã muộn.
Đúng dịp ấy thì quỹ tín dụng vỡ. Số tiền vay làm vốn là chung
với hai bác nữa, nhưng chỉ đứng tên bố. Không trả được nợ,
thế là vào tù! Thôi thì một mình chịu tội còn hơn làm hai bác
phải cùng khổ với mình.
Bây giờ, bố ngồi ở đường Lý Thường Kiệt, cũng tạm ổn.
Bố thuê thêm chiếc xe quay nước mía, định bán những lúc
không có khách cắt tóc, rồi khi con khoẻ, con cùng lên bán với
bố. Nhưng mới được hai ngày, đã bị thu hết đồ nghề lên đồn,
vì vi phạm trật tự lòng đường. Hôm ấy, còn nguyên ba bó mía,
bố vội mượn xe đạp đi báo với người bán mía và bác ấy đã thuê
xích lô chở hết mía về, không tính bố một xu chi phí.
Khó thế đấy, con ạ. Con cứ hỏi tại sao bố không tự làm
một bức chân dung thực của cuộc đời mình? Thực ra, mỗi
người đều có sẵn một âm bản của cuộc đời, nhưng không phải
chỉ làm một lần là thành được ngay tấm ảnh toàn bộ cuộc đời.
Cứ phải làm dần, làm dần theo năm tháng, đường nét, hình
khối này chồng lên, hoà vào đường nét, hình khối kia và phải
đến khi nhắm mắt xuôi tay, bức chân dung cuộc đời mới hoàn
thành. Trong quá trình ấy, có lần tự mình làm hỏng, có lần bị
người khác phá hỏng, thì cứ đành để dấu vết lại, chứ không
thể vứt đi làm tấm ảnh khác được. Nhưng, điều quan trọng, là
36
phải giữ được những nét cơ bản của chân dung cuộc đời mình.
Đối với bố, dù có thế nào, thì chân dung cuộc đời bố vẫn là
LƯƠNG THIệN. Chốc nữa, bố sẽ lên đồn chuộc chiếc xe
quay mía về, tìm chỗ thích hợp để tiếp tục vừa cắt tóc, vừa bán
nước mía. Cô Dung hàng nước chè chén, bác Tùng chữa xe đạp
cho bố vay tiền chuộc đấy. Bố chưa bao giờ ngừng lao động.
Dù có mắc sai lầm, thì bố cũng chỉ sai lầm trong lao động, cho
nên, con cứ tin rằng bức chân dung cuộc đời bố không ai bôi
bẩn được, nó mãi mãi là LƯƠNG THIệN. Và bố cũng còn có
rất nhiều bạn bè tốt. Ngay con cũng có những người bạn chí
cốt mà con cần nhớ họ suốt đời. Đó là những bạn học cũ đã
cho con tới 4 lít máu lúc con bị tai nạn xe lửa. Ước muốn của
bố bao giờ cũng hướng tới việc thiện. Có người hỏi bố nếu bây
giờ bố có tiền, bố sẽ làm gì, bố trả lời rằng, việc đầu tiên là chữa
chân cho con, tiếp đến là mua một túp lều cho ba bố con ở, rồi
mua một bộ máy ảnh, tiếp tục với cái nghề mà bố yêu thích.
Nhưng, nhận chân được cuộc đời khó quá con nhỉ. Chính
gói thuốc chuột mà con mua được ở trạm vệ sinh dịch tễ, con
đinh ninh là liều thuốc cực mạnh, thực ra là thuốc rởm (người
ta trộn với rất nhiều tạp chất để ăn bớt tiền của nhà nước mà).
Thế là lần đầu tiên trong đời, chính cái giả dối đã cứu bố con
mình. Con chỉ bị đau bụng, nôn thốc nôn tháo và bây giờ đang
nằm thiêm thiếp dưới ánh mắt bố đây!
37
Cảm ơn cuộc đời vẫn để cho con còn hồn nhiên đúng
là một đứa trẻ, chưa đủ lọc lõi nhìn qua âm bản mà thấy hết
được chân dung thật của người đời. Nếu con đủ lọc lõi nhận
ra của thực của rởm, chắc gì hai bố con còn được ở bên nhau
như lúc này.
Dù ngày qua biết mấy ê chề, cay đắng, dù ngày mai còn
đầy gian truân, bố vẫn giữ được niềm tin. Con hãy tin bố và
cùng bố vững bước đi lên.
38
Vợ chồng… 6 tháng
Ông Quang đang chìm trong giấc ngủ nặng nề thì
choàng tỉnh bởi tiếng reo của bà Hoa: “Có Giấy
chứng nhận kết hôn rồi ông ơi!” Mặc dù đang mệt rũ người,
ông vẫn nhỏm dậy, đưa tay: “Bà cho tôi xem nào!”.
Bà Hoa ngồi xuống chiếc ghế gỗ, nhấc chiếc túi xách giả
da màu đen đặt lên giường, thận trọng mở nắp ngoài, rồi mở
tiếp sợi dây khóa của chiếc ngăn nhỏ, lấy ra một tờ giấy - nó
được bọc trong một chiếc túi ni lông mới. Bà nhẹ nhàng vạch
miệng túi ni lông, lấy ra một tờ giấy, đưa cho ông Quang: “Đây,
ông xem đi!”.
Cầm tờ giấy hình chữ nhật bìa cứng, nền màu hồng nhạt
với những dòng chữ in đậm, ông Quang sáng mắt lên, cảm thấy
39
người khỏe ra. Ông dán mắt vào tờ giấy, đọc như nuốt lấy từng
chữ, trong đó có ghi rõ tên người chồng là Âm Đình Quang và
tên người vợ là Hạ Cựu Hoa. Ông lầm bẩm: “Có thế chứ, lấy
nhautừthờichiến,lẽnàokhôngđượcchứngnhậnlàvợchồng!”.
Bỗng nhiên, mắt ông đờ ra, rồi trợn lên. Ông cầm tờ Giấy
chứng nhận kết hôn đập mạnh xuống thành giường: “Bà Hoa,
sao thế này?”.
Bà Hoa hốt hoảng: “Sao hả ông? Bình tĩnh nào!”.
Ông Quang nằm vật xuống giường, miệng lầm bẩm: “6
tháng, hừ 6 tháng, 6 tháng…”.
Bà Hoa cầm tờ giấy mà ông Quang vừa vứt xuống đất,
chăm chú đọc. Khi lấy được tờ giấy này từ Ủy ban, mừng quá,
bà chỉ đọc lướt. Bây giờ đọc kỹ, bà mới thấy ở gần cuối Giấy
chứng nhận, có ghi: “Quan hệ hôn nhân được công nhận từ
ngày 3 tháng 3 năm 2019 đến ngày 3 tháng 9 năm 2019”. Bà
thở dài đánh sượt: “À, cô nhân viên văn phòng Ủy ban bảo là
chứng nhận tạm thời, ông ạ!”.
***
Chuyện lấy Giấy chứng nhận kết hôn, khi đang khỏe, ông
Quang đã cùng bà Hoa năm lần bảy lượt lên phường, nhưng
40
đều thất bại. Việc Hành chính tưởng đơn giản, hóa ra bị hành
là chính. Chả là, khi ở chiến trường B, lấy nhau hẳn hoi, tuy
không có gia đình hai họ, nhưng có cơ quan hai bên chứng
giám, cũng cưới xin, lễ lạt, tuy đơn sơ theo thời chiến, nhưng
đàng hoàng, minh bạch. Rồi cứ thế mà sống với nhau. Có ai
cần tờ giấy hôn thú, nếu cần thì cũng không ai làm cho. Hòa
bình, trở về Hà Nội, ông bà cũng cứ sống với nhau không giấy
hôn thú như thế. Sinh con đẻ cái. Ốm đau bệnh tật. Thiếu thốn
đủ đường. Vẫn cứ là vợ chồng, gắn bó, keo sơn. Lại còn đùa
nhau: Muốn bỏ nhau, dễ thôi, chẳng cần ra tòa, vì có bị ràng
buộc gì về pháp lý đâu. Nói đùa vậy, chứ sự ràng buộc về tinh
thần mạnh lắm, dứt nhau ra thế nào được. Nhưng rồi, có một
sự kiện khiến ông bà phải nhất quyết có bằng được tấm Giấy
chứng nhận kết hôn. Đó là bán một phần căn hộ - đã được tách
thành căn riêng biệt, để lấy tiền lo việc cho con. Việc mua bán
diễn ra nhanh chóng, nhưng khi làm thủ tục sang tên đổi chủ
thì mắc cứng. Bởi vì không có giấy hôn thú, hai ông bà không
thể được coi là vợ chồng để ký giấy làm thủ tục bán nhà.
Căng thẳng nhất là hôm hai ông bà ra phường xin giấy sau
khi đã về quê lên. Cô nhân viên xem xét hồ sơ, rồi bảo:
- Thế giấy xác nhận là ông, bà chưa từng kết hôn với ai
đâu ạ?
41
- Tôi đã về tận quê, nhưng Ủy ban xã bảo là chúng tôi đã
ly hương lâu rồi, họ không biết thực hư ra sao, cho nên không
thể xác nhận được.
- Thế thì chúng cháu cũng không biết ông bà thực sự đã
từng kết hôn với ai chưa.
- Chưa mà, thời trẻ, chúng tôi vào chiến trường, rồi lấy
nhau, đã ai lấy người khác đâu!
- Đấy là ông bà nói thế, chứ chúng cháu làm sao mà biết…
“Chát”, một tiếng đập vang lên - ông Quang điên tiết đập
tay vào cái kệ tiếp nhận tài liệu, rồi nói một thôi:
- Cô muốn biết à? Muốn biết thì đầu thai sớm, vào chiến
trường với chúng tôi! Ai hy sinh đổ máu, ai hiến dâng cả tuổi
trẻ để các cô được ngồi chễm chệ ở đây mà hạch sách?
Bà Hoa run cầm cập, níu áo ông:
- Bình tĩnh, bình tĩnh, ông ơi!
Thấy chồng thở dốc, mặt tái mét, bà Hoa dìu ông ra ngoài,
nói nhỏ: “Thôi, về đã. Về, rồi hôm khác tôi đi một mình, tôi lo”.
Bà nghiệm ra rồi, ông thẳng tính, không chịu luồn cúi bao giờ,
lại nóng nẩy, dễ hỏng việc. Và hơn nữa, bà hiểu rồi, thủ tục đầu
tiên là tiền đâu! Có ông, ông không cho “đút lót”, lại hỏng việc.
Thăm dò mãi, bà đã biết được con số cho thủ tục đầu tiên là
42
bao nhiêu và cái thủ tục ấy đã nằm trong chiếc phong bì nhỏ,
được kẹp vào giữa tập hồ sơ xin xác nhận tình trạng hôn nhân.
Với hành trang như thế, bà mạnh dạn, một mình ra phường.
Mở tập Hồ sơ, cô nhân viên tươi cười, tỏ vẻ chu đáo: “Bác ơi,
cháu sẽ linh động giải quyết cho bác để bác có thể bán căn hộ!”
Và thế là, tờ Giấy chứng nhận Tình trạng hôn nhân tạm thời,
có giá trị 6 tháng, đến với ông Quang, để ông ném xuống đất,
có lịch sử như thế!
***
Việcbáncănhộ,quamộtsốthủtụcsangtênđổichủkhông
ít nhiêu khê, cũng đã hoàn tất. Ông bà đem tiền đi giải quyết
công việc cho con. Nhưng, không ai học được chữ ngờ. Ông
Quang bỗng lâm bệnh. Đến ông cũng không thể ngờ là mình
ốm nặng đến thế. Đặt mình nằm xuống giường, rồi không thể
nào ngồi lên được nữa! Vào viện, kiểm tra, thì phổi đã trắng
xóa hết rồi. Rất lạ, là sức thì kiệt, nhưng đầu óc vẫn minh mẫn
vô cùng. Nằm dán mình xuống giường bệnh, nhìn những dây
dợ, máy móc kết nối với mình, ông biết rằng tiếng chuông số
phận đã điểm! Thôi, ngoài 70, thuộc cái tuổi xưa nay hiếm,
con cái cũng đã phương trưởng, không có gì phải luyến tiếc.
Nhưng, ông bỗng giật mình đánh thót một cái. Lúc này, quanh
ông không có ai. Ông gọi toáng lên: “Bà Hoa, bà Hoa ơi!”.
43
Vừa ra ngoài đi vệ sinh về, nghe tiếng ông Quang thét gọi,
bà lật đật chạy đến bên ông. Ông bảo bà ngồi sát lại, hỏi gấp gáp:
- Còn hạn không bà ơi? Còn hạn không?
Bà Hoa ngẩn người:
- Còn hạn gì? Cái gì còn hạn?
- Cái Giấy chứng nhận kết hôn ấy!
Bà Hoa nhẩm tính một lúc, rồi trả lời:
- Còn hạn!
- Bao lâu?
- 5 ngày nữa!
Ông Quang ra hiệu cho bà Hoa ghé sát mình hơn nữa, nói
thì thào:
- Tôi biết mình không thể qua khỏi. Bà làm sao cho tôi
chết luôn đi!
- Ấy, ông đừng nói gở!
- Tôi tỉnh táo hoàn toàn, nhưng sắp hết sức rồi. Bà rút các
dây dợ này ra, cho tôi chết nhanh đi!
- Đừng nói vậy, ông ơi, còn nước còn tát…
- Càng tát càng cạn! Cạn ngày rồi, tôi mà chậm chết, thì
lúc ấy cái Giấy chứng nhận vợ chồng hết hạn, tôi với bà hết là
vợ chồng…
44
- Làm sao lại như thế được. Vợ chồng là vợ chồng, sao
lại hết…
- Đành rằng như thế, nhưng cái giấy nó hết hạn, thì lúc tôi
chết, nó không cho mình là vợ chồng nữa, lúc ấy làm sao bà
làm thủ tục chứng tử, tang ma, tử tuất…! Thôi, bà ơi, nhanh
nhanh cho tôi chết, kẻo muộn, lại khổ bà….
Một cơn gió bất ngờ ào đến, xô cánh cửa phòng bệnh
đóng ập lại, vang lên tiếng kêu chát chúa…
Hà Nội, chớm Đông 2020
45
Ngờ vực
Kể từ khi rời bỏ ngôi nhà trong đó có người vợ bạc
tình và một người đàn ông xa lạ, Trần Đơn sống
mộtcuộcđờicôđộc.Anhlầmlũitrongcuộcsốngthườngngày,
một cuộc sống gần như tách biệt với thế giới loài người. Nhưng
ẩn sau vẻ ngoài lạnh lùng ấy, từ trong sâu thẳm tâm can anh lại
bừng bừng ngọn lửa căm hận - căm hận người vợ mà anh đã
từng thương yêu hơn bản thân mình. Anh day dứt triền miên
vì câu hỏi: cô ấy hiền lành, chất phác như thế mà còn phản bội,
thì liệu trên đời này có còn người đàn bà nào đáng tin cậy nữa
không? Không tìm được câu trả lời, anh căm ghét luôn cả giới
đàn bà. Chính vì thế, anh ra hòn đảo này sinh sống. Một hòn
đảo ngoài khơi xa, nhỏ nhoi giữa muôn trùng sóng vỗ. Dường
46
như đó là cách để anh xa cõi đời bụi bậm, về sống với thiên
nhiên thuần khiết. Anh thấy cuộc sống ngọt ngào trong sự cô
đơn của con người nhưng lại được bao bọc trong một thiên
nhiên trong lành.
Hòn đảo tưởng như bị bỏ hoang ấy bỗng sôi động lên từ
khi nó được chọn làm đảo nuôi khỉ. Trần Đơn được nhà nước
giao cho trông coi đảo khỉ này. Công việc trôi đi êm ả như một
dòng suối đã quen nếp, cứ chảy về xuôi. Ngày ngày nấu cơm,
luộc khoai cho khỉ ăn. Thế thôi. Sự nhộn nhạo của bầy khỉ đôi
khi phá vỡ sự tĩnh lặng trong tâm hồn con người ấy, nhưng chỉ
là những xao động nhẹ, giống như cơn gió nam lướt qua làm
những tán lá khẽ lay động. Cho đến một hôm, anh nhìn thấy
một đôi khỉ. Một đôi khỉ khác thường trong bầy khỉ nghịch
ngợm. Cả hai đều có cái đuôi dài và đôi má bạc lông. Anh gọi
chúng là đôi bạc má. Nhưng, cái làm anh chú ý không phải
là hình thức của chúng, mà bởi những hành động của chúng.
Chúng quấn lấy nhau, âu yếm. Khi con khỉ đực kêu lên: “Khẹc,
khẹc, khẹc...” thì con khỉ cái cũng tiếp luôn ba tiếng kêu như
vậy. Khi con khỉ đực rúc lên tiếng kêu lảnh lót, con khỉ cái liền
hoạ theo, làm núi rừng rộn rã hoan ca. Trần Đơn phát hiện
ra rằng đó là lối “hát đối” của đôi khỉ, con xướng, con hoạ,
thể hiện tình âu yếm. Điều đó càng làm cho Trần Đơn đắng
cay. Anh cố gắng xua đuổi hình ảnh của quá khứ, nhưng không
47
được. Nó cứ làm sống lại trong anh kỷ niệm êm đẹp của những
ngày xa ngái. Hồi ấy, trong những cuộc hát giao duyên vào dịp
hội làng đầu xuân, anh đã quen Thắm, cô gái duyên dáng nhất
làng. Anh xướng, cô hoạ, rồi cô xướng, anh lại hoạ, hai giọng
hát quấn quýt, vờn lượn. Hai giọng hát như sợi giây vô hình
đầy ân tình đã cột chặt hai số phận vào nhau. Tuy nhiên, lối
“hát giao duyên” của đôi khỉ chỉ làm anh thoáng chua xót, rồi
lắng lại ngấm ngáp nỗi đau của riêng mình. Chỉ đến khi chứng
kiến những hành động âu yếm của chúng đối với nhau thì anh
mới nổi giận thực sự. Theo dõi chúng, anh thấy đôi này tuy vẫn
đi theo đàn, nhưng lại sống khá tách biệt. “Tổ ấm” của chúng
nằm chót vót trên ngọn cây chò giữa rừng. Sau bữa ăn, chúng
nhanh chóng leo lên cây, chuyền về “tổ ấm”. Có lúc, con khỉ cái
ngồi khoanh tròn cho con khỉ đực bắt chấy. Thỉnh thoảng, nó
lại quàng tay ra sau ôm cổ con khỉ đực. Anh trân trân cặp mắt
to ẩn dưới hai hàng lông mày rậm, nhìn và nghĩ: “Giống cái là
vậy đấy. Thích nhận sự âu yếm của giống đực và biết khêu gợi
để nhận được nhiều sự âu yếm hơn!”. Có lần, con đực phóng
ào ào trên các tán lá, bổ nhào vào con cái. Hai con quấn lấy
nhau như bện thừng. Rồi con đực giơ ra một con cua lớn mà
anh đoán nó phải kỳ công lắm mới mò bắt được ở tận khe Hoa.
Con cái nhận lấy, ăn ngon lành. Con đực ngồi nhìn con cái, vẻ
mặt hoan hỉ. Anh lại chạnh nghĩ đến mình. Cái giống đàn ông
khổ vậy, suốt ngày đầu tắt mặt tối kiếm chác, có miếng ngon lại
48
nhường cho vợ con, để rồi cô vợ no cơm ấm cật rậm rật toàn
thân, rước trai về hú hí. Nghĩ đến đấy, anh thấy ớn lạnh. Dường
như những con kiến từ khắp các tổ kiến trên đảo đều ào đến,
đốt lấy đốt để làm cho anh ngứa, buốt, xót khắp người.
Ký ức về sự phản bội của vợ khiến anh nghi ngờ cả loài
vật. Phải rồi, sự nghi ngờ của anh đâu phải là sự suy đoán thành
kiến? Trong dân gian, chẳng đã có những câu chuyện nghiệt
ngã về sự phản bội của giống cái đối với giống đực đó sao! Nào
là con rắn cái khi lột xác, được con rắn đực chăm nom tận tuỵ,
đến khi con rắn đực lột xác thì con rắn cái đi tình tự với con rắn
đực khác, không những vậy còn dẫn nó về hại chồng mình nữa.
Nào là chuyện con cua cái, khi bấy mai nằm một chỗ, được con
cua đực tận tình chăm nom, đến khi con cua đực nằm bấy mai,
ả liền dẫn bạn tình về ăn thịt chồng! Nếu cuộc sống không có
những sự phản bội hèn hạ và dã man như vậy của giống cái
thì đâu có thể nảy sinh ra trong dân gian những câu chuyện
bi thương như thế? Trần Đơn luôn luôn nhìn đôi khỉ với con
mắt nghi ngờ và nhạo báng. Có lần, thấy đôi khỉ quấn tròn lấy
nhau trên “tổ ấm”, anh nói thành lời: “Này, chú khỉ cả tin kia ơi,
mi thử đi kiếm ăn lâu ngày một chút coi, đến khi về có bắt gặp
một chú khỉ đực khác đang làm cái việc mà chú đang làm hay
không?”. Thế rồi, anh để thời gian rình mò con khỉ cái, xem nó
có chung tình hay không? Đó là những lúc con khỉ đực đi kiếm
49
ăn. Thực ra, bầy khỉ ở đảo này đã đủ thức ăn, vì nhà nước cấp
cho anh đủ khoai, gạo để anh nuôi chúng. Nhưng loài khỉ vốn
siêng năng, lại thích “cải thiện” nên chúng thường mò xuống
khe bắt cua, cá. Con khỉ đực bạc má thường mò vào khe Hoa,
nơi có những hang đá lớn, trong đó có nhiều cua sinh sống. Có
khi con khỉ đực đi cả buổi, bỏ cả bữa ăn chính thức của đàn do
Trần Đơn cung cấp. Những lúc ấy, anh thấy con khỉ cái ăn rất
nhanh, nuốt lấy nuốt để rồi bốc thêm thức ăn bỏ vào miệng,
lùa sang hai bên làm cho mặt nó bạnh ra trông thật dễ ghét.
Xong, cô ả vơ một nắm cơm và phóng về “tổ ấm’’. Trần Đơn kín
đáo đi theo. Nhưng anh chỉ thấy mình con khỉ cái bạc má với
tán cây đung đưa trong gió...
Thế rồi đàn khỉ cứ đông dần lên. Trần Đơn được lệnh xẻ
đôi đàn khỉ, chuyển một nửa sang hòn đảo bên. Thật không
may cho đôi khỉ kia. Vào đúng lúc cần chia đàn ấy thì chúng
lại xuất hiện trước mắt anh, hồn nhiên vờn nhau. Một ý nghĩ
độc ác nảy ra trong đầu anh: chúng mày phải chia lìa. Và anh
lừa bắt được con khỉ cái, nhốt vào lồng cùng một bầy khỉ khác.
Anh chuyển những lồng khỉ lên thuyền. Con khỉ cái bạc má
vật vã trong cũi, nhảy chồm lên cắn xé, rồi lại lăn lộn kêu choe
choé. Con khỉ đực bạc má chuyền ào ào trên các tán cây, rồi
nhảy bổ xuống đất, lăn lộn. Đúng lúc ấy thì trời vần vũ. Mây
đen kéo kín bầu trời. Con thuyền lớn vượt sóng, hướng về phía
50
đảo nhỏ. Con khỉ đực bạc má chạy ra sát mép nước, nhảy chồm
chồm trên bãi cát. Chiếc thuyền dần dần mất hút giữa các lớp
sóng cồn. Con khỉ đực chừng như thất vọng, hú to một tiếng
rồi chạy biến vào rừng sâu.
Chiều ấy, Trần Đơn bỗng thấy đắng miệng, không nuốt
nổi bát cơm. Hình ảnh đôi khỉ cứ nhảy nhót trong đầu anh.
Mưa đã ngớt, nhưng sấm chớp vẫn cứ nhoang nhoáng trên bầu
trời xám pha ráng đỏ của hoàng hôn. Anh mặc áo mưa, ra khỏi
nhà, hướng về phía bờ biển. Những tia chớp rạch đôi bầu trời,
loé lên những tia sáng xanh. Mặt biển đen ngòm nổi sóng dữ
dội như bị những luồng sáng chớp nhoá ấy xé vỡ ra. Sấm nổ.
Chớp loè. Sóng ào ạt. Một luồng sét dữ dội nổ ầm vang. Trần
Đơn giật thót mình khi nhìn ra khơi thấy một sinh vật nhỏ bé
đang vùng vẫy giữa lớp sóng cồn. Rõ ràng đó là một sinh vật.
Bởi nó không bị trôi dạt một cách vô tình, mà nó vùng vẫy,
vùng vẫy để tiến vào bờ mặc sóng gió dập vùi. Trần Đơn rùng
mình khi loé lên ý nghĩ: đó là con khỉ cái bạc má. Mi dám vượt
biển để về đây ư? Giữa hai hòn đảo là một vùng biển rộng với
sóng bạc đầu, với đá ngầm, với cá dữ. Chỉ một cú quăng của
cơn sóng cũng đủ đập mi vào những tảng đá nhọn hoắt của bờ
đảo bên kia. Làm cách nào mà mi vượt qua được những hàm
răng đá đó? Một lớp sóng cuồn cuộn dồn vào bờ. Một tia chớp
sáng chói bầu trời. Trần Đơn nhìn rõ sóng đã quăng cái sinh
51
vật nhỏ nhoi ấy lên bờ cát. Anh lại gần và run bắn người khi
nhận ra đó chính là con khỉ cái bạc má. Nó nằm bẹp như một
đám rong biển vô hồn. Anh chợt thấy một nỗi xót thương trào
lên trong lòng. Đồng thời, một cảm giác kính phục chiếm ngự
tâm hồn anh. Ôi loài vật, loài vật chỉ biết sống theo bản năng,
chúng mày cũng có tình yêu ư? Có phải là tình yêu đã tạo ra
sức mạnh cho mi, con vật bé bỏng kia? Phải chăng niềm tin vào
tình yêu đã tiếp cho mi sức mạnh để mi dám quăng thân vào
muôn trùng bão tố và đã dẫn hướng cho mi vượt qua không
gian mịt mùng, về đến nơi trú ngụ tình yêu của mi? Anh chua
chát nghĩ tới bản thân. Tấm thân cao to lừng lững của anh rũ
xuống. Gắng gượng, Trần Đơn quỳ trên bãi cát, ôm lấy con khỉ.
Bãi biển nhập nhoà trong ráng hoàng hôn, thỉnh thoảng lại loá
lên những ánh chớp, muốn nuốt gọn hình bóng anh. Anh lảo
đảo bước, chân liêu xiêu nhưng đôi tay lại ghì chặt lấy con khỉ.
Anh đốt lửa sưởi cho nó. Trong ánh lửa bập bùng, anh ngắm
nhìn con khỉ. Người nó ướt sũng, đôi chỗ tróc lông, rớm máu.
Nó ngước đôi mắt tròn nhưng mờ đục vì mệt mỏi nhìn anh,
như cầu cứu, như biết ơn. Trần Đơn chợt ứa nước mắt. Lần đầu
tiên trong cuộc đời, người đàn ông can trường ấy biết thế nào
là những giọt nước mắt nóng hổi của chính mình. Mấy chục
năm qua, biết bao đắng cay, tủi nhục chỉ khiến Trần Đơn bặm
môi lại, ngày một lỳ lợm. Còn bây giờ, cái sinh linh nhỏ bé và
yếu ớt này lại làm chấn động tới phần sâu thẳm nhất trong lòng
52
anh, dồn ép cảm xúc từ nơi tận cùng con tim anh thành những
giọt nước mắt đặc quánh lăn nặng nề trên đôi gò má.
Trần Đơn chợt nhớ lại dĩ vãng. Cái dĩ vãng làm anh đau
buồn. Một ngôi nhà nhỏ bên sông cái. Những ngày mưa gió dữ
dội. Một buổi sớm, sau chuyến đi làm ăn xa về, anh xăng xái
đẩy cửa nhà mình. Và anh giật nảy mình khi thấy vợ đang nâng
giấc một người đàn ông. Không thể tin được, nhưng rõ ràng
là vợ anh và một người đàn ông lạ đang bên nhau trên chiếc
giường duy nhất của vợ chồng anh. Một thoáng sững người, rồi
anh bật ngược trở ra. Và lùi lũi đi. Mặc tiếng gào của vợ: “Anh
ơi, quay lại nào!”. Anh cứ đi. Vốn sống cảnh phiêu bạt từ thời
ấu thơ, đến khi lấy vợ, vẫn bôn ba khắp các nẻo đường kiếm kế
sinh nhai, Trần Đơn quen sòng phẳng, dứt khoát. Nhiều khi,
trong cảnh bon chen, chụp giật, không thể dùng dằng suy xét,
anh phải tức thời quyết định hành động, phó mặc cho may
rủi. Nhờ giời, anh gặp may nhiều hơn rủi. Nhưng những lần
gặp rủi, anh chấp nhận mà không khi nào nài nỉ, van xin. Anh
không bao giờ níu kéo những gì mà anh cho là đã tuột khỏi
tầm tay mình. Giờ đây, trước hình ảnh vợ và người đàn ông xa
lạ trên chiếc giường duy nhất của vợ chồng anh, phản ứng duy
nhất mà anh có được là thối lui! Không ngờ rằng bước chân
vội vàng ấy cứ kéo anh xa mãi, xa mãi ngôi nhà thân yêu. Đôi
khi đang ngủ, giật mình vì từ trong tiềm thức vọng lên tiếng
53
gào của vợ, anh định lần đường trở lại cố hương. Nhưng hình
ảnh người đàn ông lạ mình trần trên chiếc giường duy nhất của
vợ chồng anh lại khiến anh giữ lòng sắt đá. Rồi một lần đi tàu
biển trong chuyến làm ăn xa, tàu bị đắm, anh trôi dạt về đảo
hoang này. Tưởng rằng sẽ sống nốt quãng đời cô độc giữa mịt
mù biển khơi, ngờ đâu đảo lại được con người để mắt đến và
anh lại trở về với cuộc sống có đồng loại. Có lần một nhóm
người từ đất liền chở khỉ ra đảo, nghỉ lại một đêm. Trong câu
chuyện vui bên bếp lửa cùng nhóm người ấy, anh được nghe
kể câu chuyện “Người phụ nữ Nam Xương” thời nay. Người
phụ nữ này và người phụ nữ Nam Xương trong câu chuyện
cổ đều bị nỗi oan khiên đè nặng lên cuộc đời. Có điều, người
phụ nữ Nam Xương chỉ có cái bóng mình giả làm bóng chồng.
Còn người phụ nữ thời nay ấy lại có cả một người đàn ông
bằng xương bằng thịt trong nhà khi chồng về bất chợt. Thực ra,
người đàn ông ấy bị lật thuyền, bị một thân cây trôi trên sông
đập gẫy tay, xô dạt vào bờ, đúng trước bến nước của người phụ
nữ nọ. Với tấm lòng nhân hậu, chị đã vực người đàn ông xa lạ
về căn nhà nhỏ bé của mình... Trần Đơn thoáng rùng mình khi
chợt nghĩ rằng câu chuyện kia có liên quan đến mình. Nhưng
rồi anh lại gạt phăng ý nghĩ ấy đi... Anh không còn niềm tin và
sự tỉnh táo để suy xét chuyện quá khứ nữa.
Bây giờ, ngồi bên con khỉ chung tình, Đơn trầm ngâm suy
nghĩ. Anh chợt đứng vùng dậy, bởi một hình ảnh lúc này mới
54
loé lên, rõ mồn một trong ký ức anh: dạo ấy, khi anh bước vào
nhà, vợ anh đang đỡ một người đàn ông ngồi dậy. Anh ta cởi
trần, người rớm máu, một cánh tay bị nẹp gỗ...
Con khỉ được sưởi ấm, đã hồi tỉnh. Nó dụi dụi vào người
Trần Đơn. Anh ôm nó vào lòng: Bạc má ơi, ngày mai mày sẽ
được gặp lại chồng mày! Nhưng rồi, anh lại chết lặng bởi một
ý nghĩ u ám: Không hiểu rằng con khỉ đực kia trong cơn tuyệt
vọng lao vào rừng sâu có còn quay về nơi này hay không?
Cũng như người đàn bà khốn khổ vợ anh, không rõ với nỗi
oan khiên cao như núi, nàng vẫn còn trên cõi đời này hay đã
về nơi chín suối?
55
Hoa trắng tinh khôi
Cáchđâyđúng20ngày,nhàôngbànhậnđượcmộtlẵng
hoa chúc mừng nhân ngày Nhà giáo. Lẵng hoa rất
đẹp, mà trung tâm là những cành hoa trắng tinh khôi. Không
những vậy, hoa lại rất thơm. Ông bà đặt lẵng hoa ở nơi trang
trọng nhất của phòng khách, ngày ngày chăm chút, tưới tắm.
Được khoảng 5 ngày, những bông hoa thay nhau héo úa.
Đầu tiên là những bông hoa hồng đỏ thắm. Những cánh hoa
tái dần, tái dần, thâm lại rồi gục xuống. Rồi những bông hoa
cúc, cũng rơi rụng từng cánh vàng. Duy chỉ có những bông hoa
trắng không rõ tên là vẫn tươi nguyên.
Vốn cần kiệm, bà không vứt đi cả lẵng hoa, mà giữ lại
những bông hoa trắng không tên. Rút khỏi bó hoa đã tàn, bà
56
cắm chúng vào bình hoa pha lê, chăm nom chu đáo. Ngày nào
cũng thay nước, sắp lại ngay ngắn.
Ngàythứsáu.Ngàythứbảy…Ngàyquangày,hoavẫntươi
nguyên. Ông bà trầm trồ: “Sao có loài hoa quý thế? Trường
tồn. Màu trắng tinh khôi không bị thời gian làm cho hoen ố!”.
Tới ngày thứ 20, hoa vẫn tươi nguyên, xòe những cánh
trắng ngạo nghễ. Bà thấy lạ quá, liền xem xét thật kỹ. Đầu tiên,
là tại sao nước thay ra vẫn trong veo, không vẩn đục, không
mùi hôi thối - không có dấu vết gì của sự đào thải dinh dưỡng?
Tiếp đến, bà săm soi nhụy hoa, thấy nó cứng quèo. Ngửi,
chẳng thấy mùi thơm, mà lại hăng hăng mùi nhựa…
Bà vội gọi ông:
- Xin báo với ông một chuyện bất ngờ!
- Chuyện gì vậy?
- Mấy bông hoa mà mình giữ lại, chăm chút mấy hôm nay,
là hoa giả!
Ông cười:
- Thế à? Bây giờ cái giả thường lẫn với cái thật, nhiều khi
nổi trội hơn cái thật và rất khó nhận biết.
Ngắm nghía một hồi, bà bảo:
57
-Nhữngbônghoagiảnàyvôhại,cứđểtrangtrí.Lạikhông
phải chăm sóc, thay nước!
Rồi một ngày...
Bà bạn đến chơi, trầm trồ:
- Nhà bà có bông hoa lạ quá, tươi quá!
- ...
- Bà ơi, mua ở đâu, mách cho tôi với. Thứ hoa quý này...
- Bà mua lẵng to hay lẵng nhỏ? Bà định đặt ở phòng
khách à?
- Không. Bà mua cho tôi một lẵng lớn, tôi đem chúc mừng
Đại hội…
58
Chó săn, cáo và mèo
Chuyện kể rằng, ở vùng nọ có một trang trại chăn nuôi
gà rất lớn. Để gà có thịt ngon, người ta không nuôi
nhốt như ở các trang trại thông thường, mà quây trang trại lại,
thả gà cho chúng sống theo kiểu hoang dã. Chủ trang trại nuôi
một đàn chó săn để bảo vệ đàn gà. Đàn chó được tuyển chọn
từ nhiều vùng miền về, rất tinh khôn, khỏe mạnh và dữ dằn.
Cuộc sống của đàn gà êm ả trôi đi...
Là người có tầm nhìn xa, kỹ tính, khi chưa lập trang trại,
ông chủ đã giao nhiệm vụ cho cậu Trợ lý: Phải tìm mua bằng
được 17 con chó thuộc bốn loại “quốc khuyển”, đó là Chó Lài,
Chó H’Mông cộc đuôi, Chó Bắc Hà, Chó Phú Quốc... Tuân
59
lệnh, anh Trợ lý đã đi khắp các vùng, từ núi cao tới biển rộng,
săn lùng được đủ 17 con “quốc khuyển” theo ý ông chủ. Con
chó đầu đàn thuộc giống H’Mông cộc đuôi, khiến anh mất
nhiều công sức nhất. Anh đã phải lặn lội lên tận vùng cao các
tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Hòa Bình tìm mua loại chó H’Mông
cộc đuôi. Nhưng, công anh suốt bao tháng ngày cũng chỉ là
công cốc, vì thương lái đã “vét” sạch các con chó loại này từ
khi chúng còn trong bụng mẹ. Theo sự chỉ đạo của ông chủ,
anh Trợ lý lần mò lên “nằm vùng” tại một bản H’Mông tuốt
trên đỉnh Pà Háng, thuộc xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa
Bình. Anh “3 cùng” với gia đình anh Mùa A Lử để rình mua
một con sơ sinh, khi con chó cái nhà Mùa A Lử sinh hạ - nó đã
có cái bụng lặc lè, sắp tới ngày khai hoa. Quý mến anh Trợ lý
đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm với gia đình mình suốt 7 ngày, lại
còn tặng gia đình một cái tivi, Mùa A Lử bảo anh cứ về xuôi,
khi nào chó con ra đời, sẽ chọn cho anh con tốt nhất đàn. Mùa
A Lử còn tặng cho anh Trợ lý một con dao và một cái thớt, đặc
sản vùng dân tộc thiểu số. Ai cũng biết, người H’Mông có biệt
tài về luyện thép và rèn giũa; đã từng làm được cả nòng súng,
còn dao thì sắc như gươm của người Tàu. Thớt cũng đặc biệt,
là loại gỗ Nghiến lưu niên trên rừng, không bao giờ ra mùn.
Biết rằng người H’Mông trọng chữ tín, đã hứa thì dù sét đánh
bên tai cũng không sai lời, anh Trợ lý ra về.
60
Quả nhiên, một thời gian sau, anh Trợ lý được Mùa A Lử
báo lên nhận chó. Theo lời kể, Mùa A Lử đã thực hiện đúng
“quy trình” tạo và tuyển chọn chó chuẩn. Đó là đưa chó mẹ
vào hang sinh nở chứ không cho sinh ở nhà, phù hợp với giống
nòi lai sói của loài chó này. Khi bốn con chó con đã biết vận
động, anh còn nhốt chúng vào chuồng và đốt lửa cháy xung
quanh. Con chó mà anh chọn cho anh Trợ lý là con phá được
cửa chuồng, thoát ngọn lửa đầu tiên.
Nhận con chó, anh Trợ lý quan sát kỹ, thấy nó có vóc
dáng chuẩn: mặt sói, mắt màu đốm lửa, răng như lưỡi lê sáu
cạnh, đuôi cụt ngủn chỉ có mỗi chòm lông và bộ lông tuyền
màu lửa.
AnhTrợlýtậptrungvàoviệchuấnluyệnconchó.Anhđặt
tên cho nó theo nguồn gốc, địa danh xuất xứ của nó: H’Mông
Cộc đuôi Pà háng Hòa Bình, khi nói tắt, anh gọi là Cộc Hòa
Bình, còn thông thường, gọn nữa, anh chỉ gọi nó là Cộc. Các
con khác cũng được đặt tên theo nguồn gốc, như Lài Thanh
Hóa, Mực Phú Quốc... Nắm chắc đặc điểm của loài chó Cộc
đuôi, anh nuôi dạy theo bài bản để nó hình thành cá tính từ
3-4 tháng tuổi. Cộc không phá phách, hoạt động độc lập, trầm
tính, có trí nhớ tốt nên tiếp thu các bài huấn luyện dễ dàng.
Với đặc tính trung thành của nòi giống, Cộc nhất nhất tuân
theo lệnh của anh Trợ lý, lớn vọt lên, dũng mãnh, thông minh,
61
nhưng khác với loài chó, nó có phần xảo trá bởi nhiễm tính
lươn lẹo của anh Trợ lý. Cộc tự nhiên trở thành chó đầu đàn,
không con nào trong đàn dám soán ngôi.
Cuộc sống bình lặng của đàn gà bị xáo trộn một cách bất
ngờ. Đó là một tối trời quang mây tạnh. Bỗng nhiên xuất hiện
một con cáo. Không hiểu con cáo này từ đâu tới, nhưng nó rất
thính nhạy tinh ranh. Chờ đúng lúc đàn chó “tuần tra” ở phía
bên kia trang trại, con cáo khoét một lỗ lớn, chui qua hàng rào,
vào khu vực chăn thả gà mái tơ. Mùi gà thơm lừng khiến cáo
liếm môi lia lịa. Nó phát hiện ra hai con gà mái tơ đang đậu trên
cành một cây muồng thấp lè tè. Nhẹ nhàng trườn tới, trườn tới.
Nhẹ nhàng nhún mình. Rồi xoạch một cái, nó nhảy lên vồ vào
con gà mái tơ phía ngoài. “Quác”, con gà mái tơ bị vồ trúng cổ,
lôi xuống đất. Con cáo ngoạm một miếng ngang cổ con gà cho
chết hẳn. Tham lam, nó để con gà chết lại, rượt theo con gà thứ
hai. Thiện nghệ, nó vồ trúng con gà mái tơ hoa mơ, ngoạm vào
cổ, con gà chết đứ đừ.
Nhưng, không may cho con cáo, đàn chó săn vừa tới...
Ngửi thấy mùi máu gà lẫn mùi cáo, Cộc dẫn cả đàn đồng
loạt lao tới. Con cáo đành bỏ mồi lại, nhanh chóng thoát thân.
Cộc Hòa Bình kịp ngoạm vào chân con cáo, khiến nó tóe máu,
lông và máu dính vào miệng lỗ mà con cáo chui ra.
62
Bầy chó ngơ ngác một lúc, rồi Cộc mở cái cửa con vốn
dành cho chó nhưng thường vẫn đóng im ỉm. Cả đàn chạy qua
cửa rồi phóng vun vút theo chân Cộc.
Đàn chó chia làm ba hướng, lặng lẽ lùng sục quả đồi sát
trang trại, rồi tiến tới khu rừng phía Tây.
Đây là một khu rừng thiêng, mọc trên một quả đồi nhỏ,
không ai dám bén mảng tới. Truyền thuyết kể rằng, khu rừng
này do Thần Rừng tạo ra và chỉ cho các loài vật hiền lành sinh
sống. Những sinh vật ngoài khu rừng nếu bén mảng đến, sẽ
bị sét đánh cháy thành than. Để đảm bảo cho khu rừng lúc
nào cũng sạch sẽ, Thần truyền cho đời đời kiếp kiếp loài vật ở
đây chỉ được đến cái vực nước nhỏ ở gần bìa rừng mà phóng
uế. Vực nước này tuy nhỏ mà dường như không đáy, cho nên
chất thải của các loài vật lúc nào cũng chỉ ở lưng chừng vực.
Hết sức chu đáo, Thần còn ban cho một loại cây khử mùi mọc
kín quanh bờ, khiến cho mùi xú uế bị tiêu tán hết. Không
những thế, một loài cây thơm được Thần ban mọc cùng, lại
làm cho khu vực rừng này lúc nào cũng có một mùi thơm
ngan ngát dễ chịu.
Khi tiến đến sát khu rừng, Cộc đứng sựng lại. Cả đàn cũng
dừng lại tức khắc. Không dám xâm phạm rừng cấm, Cộc dẫn
đàn quay lại, lùng sục ở sườn đồi.
63
Bỗng, một bóng đen lao vút từ mé đồi bên kia sang phía
sườn đồi bên này. Cộc lao vụt theo. Bám sát nó là 16 con chó
đằng đằng sát khí. Chả mấy chốc, đàn chó đuổi kịp con vật
kia. Cộc chợt nhận ra đây là một con mèo nhưng to lớn chẳng
kém gì một con cáo cỡ bự. Do dự một lúc, Cộc xông tới, vồ
con mèo. Cả đàn chó lao theo, sủa, đớp. Con mèo chỉ biết kêu
meo meo yếu ớt. Hình như nó cố thanh minh, nó chỉ là một
con mèo nhút nhát đi lạc, chẳng làm gì nên tội. Nhưng bầy chó
vẫn cứ gầm gừ, giằng xé nó tơi bời, thân thể bê bết máu. Cộc sai
con Lài tha con mèo về.
Vào tới trang trại, Cộc ra lệnh cho bọn chó săn liếm sạch
vết máu con cáo, rồi tha con mèo tới, chà cơ thể bết máu mèo
vào thay thế. Lại còn kéo con mèo chà vào cây muồng, để lại
dấu vết.
Trời vừa sáng. Bọn chó tha con mèo bết máu, rên rỉ, đến
báo công với Trợ lý của ông chủ. Anh ta có tên là Nguyễn,
nhưng vì được phân công chuyên chăn dắt bầy chó săn, nên
có biệt hiệu là Trợ lý Chó. Lâu dần, đó trở thành tên của anh.
Tinh ranh, Cộc còn kéo anh Trợ lý Chó ra cái hốc cáo chui có
dính máu con mèo, để chứng minh đích thị đây là thủ phạm
giết hai con gà mái tơ, mà nó đã bắt được.
Con mèo đau đớn và sợ hãi, chỉ rên rỉ yếu ớt, nằm bẹp trên
nền đất.
64
Anh Trợ lý Chó mừng rỡ, mời ngay ông chủ xuống chứng
kiến kẻ giết hai con gà mái tơ đã bị tóm quả tang.
Nhìn con mèo, ông chủ bảo:
- Này, nó là mèo sao lại…
Anh trợ lý liến thoắng:
- Thưa ông chủ, “Mèo già hóa cáo”. Nhưng đây chỉ là con
cáo giống con mèo thôi ạ.
- Ờ ờ, nhưng mà sao tai nó ngắn thế? Tai cáo dài và vểnh
cơ mà?
- Dạ thưa, vì bị săn đuổi, sợ quá, tai nó bị rụt tai lại đấy ạ!
À, mà dấu vết, máu của con cáo này còn dính ở cây muồng gà
đậu và lỗ cáo chui đấy ạ.
- Ừ thôi, vẫn phải cảnh giác kẻo con cáo nào lại vào nữa
đấy nhé. Cứ chữa chạy cho con mèo, à con cáo này và nhốt nó
vào một chỗ, xét xử sau.
Tuy tuân lệnh ông chủ, sai con Lài tha con mèo đi, nhưng
Trợ lý Chó vẫn lầm bầm: “Bắt được rồi thì giết quách cho nhẹ
nợ, việc gì mà chạy chữa, xét xử!”. Cộc dỏng tai nghe, nó hiểu
chủ nó muốn gì.
Và rồi, ngay trong đêm đó, con mèo đã bị Cộc cùng đàn
chó săn xơi tái, không để lại chút dấu vết nào, dù là sợi lông hay
mẩu xương.
65
***
Bầy gà được yên ổn. Không có con cáo nào bén mảng đến.
Nhưng cả trang trại lại bị chìm trong nỗi sợ hãi mới. Đêm đêm,
từ không trung dội xuống những tiếng mèo kêu quái dị. Vào
mùa giao phối, những con mèo thường đi hoang, kêu gào vừa
giống tiếng trẻ con khóc, vừa không định rõ là tiếng gì, nghe
rờn rợn. Nhưng ở đây, tiếng mèo kêu trên không trung dội
thẳng xuống khu trại, nghe ai oán, thê lương và rùng rợn khôn
tả. Kỳ lạ hơn, có đêm, trời đang quang quẻ, bỗng nhiên mưa đá
đổ xuống ầm ầm, làm gẫy cây cối, nát lá hoa, thủng mái nhà.
Có đêm, không cơn cớ gì, sét đánh váng trời, tia lửa điện chẻ
đôi cây sưa phía đầu nhà ông chủ, lửa bốc cháy phừng phừng.
Cùng thời điểm này, một con mèo cái to lớn nhưng gầy
guộc, xơ xác bỗng nhiên xuất hiện trước cổng trang trại, ngoao
ngoao liên hồi, nhưng không thể nào xua đuổi nó đi được. Nó
nhanh thoăn thoắt và ẩn hiện như ma. Thậm chí, có hôm vừa
bước xuống xe ở cổng trang trại, ông chủ còn bị con mèo cái
nhảy vọt tới, cào vào tay, khiến mu bàn tay ông chảy máu đầm
đìa. Từ đó, ông ra lệnh cho Trợ lý Chó và con Cộc luôn theo
sát ông.
***
66
Một đêm trời làm mưa giông, sấm sét dữ dội. Trong tiếng
rào rào của mưa, ùng oàng của sấm chớp, văng vẳng tiếng gà
quang quác. Một hồi sau trời tạnh ráo. Anh Trợ lý Chó cùng
đàn chó đi quanh trang trại. Đến khu vực gà thường tập trung,
anh trợ lý giật mình thấy có đến vài chục con gà bị cắn đứt cổ,
nằm la liệt.
Rồi, dường như đêm nào cũng có chuyện gà bị bắt, bị giết.
Gà sợ hãi leo lên các cây cao mà ngủ, nhưng vẫn không tránh
khỏi tai họa. Tiếng quang quác của gà cùng với tiếng ngoao
ngoao của cáo tạo thành thứ âm thanh rợn người càng làm cho
trang trại bất ổn hơn. Ông chủ lệnh cho Trợ lý Chó và đàn chó
phải mật phục chứ không tuần tra nữa, để trị bằng được lũ cáo.
Đêm ấy trăng lu, anh Trợ lý Chó đang chui trong đống
rơm cạnh bầy gà thì thấy bóng một con vật thoáng qua. Anh
tuýt còi, lũ chó bật khỏi chỗ ẩn nấp. Bấm đèn pin, anh nhận
ra đó là một con cáo. Nó quắc mắt nhìn anh, rồi quay ngoắt
người lao ra khỏi trang trại, qua một cái lỗ to tướng mà nó đã
khoét sẵn.
Trợ lý Chó, Cộc và bầy chó rầm rập đuổi theo. Tới khu
rừng cấm, con cáo không dừng lại mà lao thẳng vào. Không kịp
nhớ tới lời nguyền về khu rừng, anh Trợ lý Chó xua cả bầy chó
chạy theo con đường mòn nhỏ duy nhất dẫn vào rừng. Và rồi,
“Ủm… Ủm… Ủm…”, những tiếng kêu như vậy liên tục phát
ra, cho thấy cả Trợ lý Chó và bầy chó đã bị rơi xuống vực phân.
67
Sáng hôm sau, trời mưa gió dữ dội. Chưa bao giờ vùng
này chứng kiến một trận lôi đình như vậy. Sét cứ nhằm vực
phân mà phóng điện xanh lè, nổ đanh, rợn người. Vực phân
đón những dòng chảy của nước mưa từ mấy hướng, cứ đầy dần
đầy dần. Đây là chuyện lạ, vì như trên đã nói, vực phân này
không bao giờ bị dềnh nước lên. Vậy mà hôm nay, nó đầy lên
một cách bất thường. Nước tràn bờ ào ào chảy ra cửa rừng, tạo
thành một dòng thác nhỏ, ngầu ngầu phân. Sáng sớm, “Ùng!”,
một tiếng nổ trầm đục vang lên. Cả một cột nước đục ngầu
tung lên trời, đổ ập xuống chân đồi. Người ta nhìn thấy xác
anh Trợ lý Chó và đàn chó săn nằm trong một vũng nước đục
ngay chân đồi, người ngợm bê bết phân thú vật, bốc lên mùi
hôi thối khủng khiếp. Con Cộc quặp vào người anh Trợ lý chó,
cả hai co quắp.
Nhưng, không thấy xác con cáo nào…
***
Sau khoảng vài năm, trong vùng xuất hiện một đàn ma,
trong đó có một con đầu người mình chó và 16 con đầu chó
mình cáo, gầy nhẳng, bụng lép kẹp. Đàn ma phiêu diêu khắp
nơi, chân không đến đất, cật không đến trời, hú tiếng sói, rồi
lại ngoao tiếng mèo khiến dân trong vùng vô cùng sợ hãi. Vào
những đêm trăng tròn, đàn ma dạt vào trong khu trại, chờn vờn
quanh những con gà mái tơ. Hình như chúng thèm khát lắm...
68
Người mẹ và con chó nhỏ
Nhà Li nuôi một con chó cái. Vốn thuộc giống nhỏ,
lại là con cuối đàn, cho nên nó bé tí tẹo. Bố Li
chọn con này, vì ông bảo rằng ông thích nuôi chó nhỏ, mèo to.
Mẹ Li đặt tên cho nó là Mimi. Với thân hình thon dài được bao
phủ một lớp lông trắng muốt, mềm mại, Mimi trông yểu điệu
và duyên dáng làm sao. Thế nhưng nó không yếu đuối, mà săn
chắc, mạnh khoẻ, nhanh nhẹn. Nó rất ngoan, dạy gì biết nấy,
bảo sao nghe vậy. Đêm, có động tĩnh gì, Mimi biết sủa, tiếng
sủa phát ra từ cái cổ khẳng khiu, chỉ kêu nhanh nhách, nghe
không oai vệ gì, nhưng cũng đủ báo động cho cả nhà. Có hôm,
vào nửa đêm, nghe Mimi cứ nhí nhách sủa mãi, bố Li mở cửa
thì thấy hai chú nhóc đang ngồi bên hè tiêm chích cho nhau.
69
Hai chú vội đứng dậy, vật vờ dắt nhau ra ngõ. Bố Li rất hài lòng
với con chó nhỏ.
Muốn giữ cho Mimi sạch sẽ, mẹ Li cấm chỉ nó ra khỏi
nhà. Nó cũng tuân thủ tuyệt đối kỉ luật ấy. Thậm chí có lần, Li
ôm nó ra ngõ chơi, nó liền toài xuống đất, chạy về nhà. Trên
đường, nó gặp một con chó đực đen tuyền cũng nhỏ bé nhưng
săn chắc như nó. Chàng hắc cẩu tiến tới ve vãn, dí sát cái mũi
đen sì vào cuối lưng nàng bạch cẩu hít hít. Hình như đã quên
cả mùi đồng loại, con Mimi run rẩy, co rúm người lại, rồi cụp
đuôi phóng rõ nhanh vào nhà.
Người ta bảo chó là loài trung thành và chân thật. Con
Mimi thể hiện đúng như vậy. Nó luôn biểu đạt tình cảm thắm
thiết với chủ một cách vô tư, mộc mạc, không phải là sự quấn
quýt nịnh bợ. Có đợt bố Li đi công tác dài ngày, Mimi hầu như
bỏ ăn. Nó nằm ghếch mõm bên hè, mặt buồn rầu, mắt ươn ướt
nhìn vào cõi vô định. Khi bố Li về, Mimi nhảy cẫng lên, chạy
vòng quanh, hết lậy lại lăn tròn trên nền nhà, cuống cuồng,
xoắn xuýt. Nhưng sự chân thật đến vụng về ấy của Mimi đôi
khi làm phiền con người. Có hôm, mẹ Li đi làm về, vừa dắt xe
lên hè thì Mimi chạy ra mừng rỡn, quẩn quanh chân, khiến mẹ
Li vấp suýt ngã. Thế là Mimi ăn quát. Nó tiu nghỉu chui vào
gầm ghế, lấm lét nhìn theo mẹ Li, đuôi vẫn vẫy vẫy. Khi bố Li
gọi: “Mimi, ra đây nào! Lại phạm khuyết điểm, bị mắng chứ
70
gì?”, Mimi rụt rè chui ra, vẫy vẫy đuôi, xán lại gần bố Li, nhưng
mắt vẫn liếc nhìn mẹ Li vẻ ân hận. Mimi vẫn vậy, bất cứ khi nào
chủ gọi, là nó ngoan ngoãn đến bên, sẵn sàng nghe lệnh. Thực
ra, nó có làm nên công cán gì đâu, bởi vì cũng chẳng có việc gì
cho nó làm. Cùng lắm là nó được mẹ Li sai đứng lên hai chân
sau, chắp hai chân trước lạy khách, tỏ lòng hiếu khách mà thôi.
Thế nhưng, hễ gọi là nó đến, sẵn sàng phục dịch, chứ không
đòi hỏi gì.
Cứ thế, con Mimi lớn lên trong thanh bình. Nhưng từ bên
trong cái cơ thể nhỏ nhoi ấy, có một nỗi khát thèm đang lớn
dần lên, như hũ rượu nếp đang ủ men cứ bốc lên dần cái nồng
say, thẩm thấu vào từng tế bào, khiến nó râm ran, rậm rật. Có
lần, nó chạy lên, chạy xuống cầu thang, kêu ăng ẳng. Có lần, nó
lại ôm ghì lấy chân bố Li, nhún nhún, cọ sát... Bố Li bảo: “Con
này động đực rồi”. Mẹ Li bảo: “Nó mà đẻ thì bẩn lắm. Không
cho nó đi tơ được đâu”. Thế là mọi người cảnh giác với Mimi.
Cửa, cổng lúc nào cũng đóng kín, phòng khi Mimi ra ngoài
tìm đực. Một thời gian sau nó dịu đi, ăn chơi bình thường. Rồi
ít lâu sau, nó lại nhảy cẫng lên, lăn lộn. Cứ thành chu kỳ như
thế, Mimi khi thì cuồng loạn trong cơn dục vọng, lúc lại lặng lẽ
trong nếp sống êm đềm. Có điều, nó sống bình lặng trong nhà,
cuồng loạn cũng trong nhà, không hề tìm cách bung phá. Có
hôm, mẹ Li đi đổ rác, để hé cửa, cổng. Đúng lúc ấy, có một con
chó đực từ ngoài ngõ chạy vào đứng trước cửa nhà Li rít liên
71
hồi. Mimi thò cổ ra, nhìn đồng loại với con mắt âu sầu và lãnh
đạm rồi lặng lẽ quay vào, leo lên gác hai, chui vào gầm giường
nằm im thin thít. Nhưng tối ấy, thì Mimi vật vã đến cùng cực.
Nó lao một mạch từ tầng một lên tầng năm, rồi phóng xuống,
cuống cuồng chạy vòng quanh phòng khách, lăn lộn dưới đất.
Chạy, lăn không biết bao nhiêu vòng rồi nó thở hổn hển, chồm
lên bức tượng gỗ tạc hình con chó nhỏ mà bố Li vẫn để ở góc
phòng,nhúnlênnhúnxuống,cọcọsátsát...Cáigiốngđộngvật
cái thường có biểu hiện như vậy mỗi khi hứng tình. Bố Li nhớ
lại hồi kháng chiến chống Mỹ ở Trường Sơn, những con lợn cái
không có đực, cũng thường nhảy bừa lên lưng những con lợn
cái khác, nhún nhảy như vậy. Ngay cả con gà mái thiếu trống,
khi thấy đàn ông đi qua cũng nằm ẹp xuống, ngỏng phao câu
lên, xoè bộ lông đuôi ra chờ đợi. Loài vật là vậy, không bị ý thức
kìm nén, chúng biểu hiện bản năng sinh tồn một cách chân
thực và lộ liễu. Cũng vì vậy, sự không được thoả mãn và đòi
hỏi được thoả mãn của chúng bộc lộ một cách trần trụi, biến
thành những hành động thô cuồng không cần che dấu, trông
thật đáng thương hại. Bố Li bảo: “Hay là cho nó đi tơ, chịu khó
bận bịu một chút, chứ ai lại kìm hãm nó như thế!” Nhưng mẹ
Li nhất quyết không đồng ý, vì không thể chịu nổi sự bận rộn
và bẩn thỉu mà một con chó đẻ có thể đem lại ngôi nhà này.
Cuộc sống ngoài xã hội vốn đã có quá nhiều thứ phải tẩy uế
rồi, không nên đem thêm cái dơ dáy vào trong nhà mình.
72
Từ khi nhà Li đưa về một con mèo nhỏ, thì cuộc sống của
Mimi có những thay đổi. Con mèo tam thể được đặt tên theo
tiếng kêu - Meomeo. Li lấy cho nó cái đĩa sạch, trộn cơm cá, để
cạnh cái đĩa cơm thịt của con Mimi. Mimi quen nếp, tiến lại ăn.
Con mèo tỏ ra sợ hãi, rúm người lại. Mẹ Li bảo: “Chành choẹ
như chó với mèo. Thôi, con Mimi lớn hơn, cho ăn sau”. Thế là
Mimi bị đưa ra ngoài phòng khách, chực cơm con Meomeo.
Ngày qua ngày, con Meomeo lớn dần lên, to béo và hùng
dũng. Bây giờ, Li không phải cho nó ăn trước nữa, mà nó
tự giành phần ăn trước. Nó hết sức đáo để, vừa ăn vừa canh
chừng, không cho con Mimi ăn. Mimi vốn khảnh ăn, nhưng
thấy chủ đã cho phép cùng ăn với con mèo mà lại bị con mèo
ngăn cản, liền xán lại, rúc mõm vào đĩa thức ăn. Con mèo quá
đáo để, giơ chân trước tát lấy tát để vào mặt con chó. Mimi lùi
mấy bước, nhìn chủ bằng đôi mắt vừa như tố cáo vừa như dò
hỏi. Thấy chủ không tỏ thái độ gì, Mimi buồn bã rời khỏi nơi
ăn, ra phòng khách nằm cuộn tròn. Còn con mèo, được thể
càng lấn tới, ăn hết phần ở đĩa mình lại sang liếm láp phần của
Mimi. Nhưng bụng mèo nào có chứa được bao nhiêu thức ăn,
cho nên nó chỉ liếm láp giữ chỗ, chứ có ăn thêm đâu. Ăn, liếm
chán rồi, nó bỏ đi, leo lên đệm ghế nằm khoanh tròn, vẻ thoả
mãn. Lúc ấy Mimi mới lặng lẽ vào bếp, lùi lũi ăn. Bữa sau, Li
tách hai đĩa cơm ra xa nhau, nhưng Meomeo vẫn chạy qua chạy
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf
Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf

More Related Content

Similar to Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf

Hạnh phúc dâng mẹ
Hạnh phúc dâng mẹHạnh phúc dâng mẹ
Hạnh phúc dâng mẹ
Vui Lên Bạn Nhé
 
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4Mai PM
 
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4Mai PM
 
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chếtJenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chếtJenny Phương
 
Qua tang cua thien nhien copy
Qua tang cua thien nhien   copyQua tang cua thien nhien   copy
Qua tang cua thien nhien copy
hach nguyen phan
 
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhienQua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
hach nguyen phan
 
Chuyện Tình Ếch và Mực
Chuyện Tình Ếch và MựcChuyện Tình Ếch và Mực
Chuyện Tình Ếch và Mực
Phan Phan
 
100 truyện hay cực ngắn
100 truyện hay cực ngắn100 truyện hay cực ngắn
100 truyện hay cực ngắn
Alolove Nguyễn
 
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Champions Real Estate Group
 
Em Toi(td)
Em Toi(td)Em Toi(td)
Em Toi(td)Thuydy
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christ
Long Do Hoang
 
Ám ảnh (Photobook nhóm SOML - 9A2) - Dự án "Chuyện trách nhiệm"
Ám ảnh (Photobook nhóm SOML - 9A2) - Dự án "Chuyện trách nhiệm"Ám ảnh (Photobook nhóm SOML - 9A2) - Dự án "Chuyện trách nhiệm"
Ám ảnh (Photobook nhóm SOML - 9A2) - Dự án "Chuyện trách nhiệm"
Minh Ngọc Nguyễn
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
Đặng Phương Nam
 
Vo gia dinh
Vo gia dinhVo gia dinh
Vo gia dinhcohtran
 
Truyen nhuc bo doan hoi 12
Truyen nhuc bo doan hoi 12Truyen nhuc bo doan hoi 12
Truyen nhuc bo doan hoi 12truyentranh
 
Tổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các năm
Tổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các nămTổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các năm
Tổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các năm
Ngoc Gia Han Nguyen
 
tuan-7-loi-uoc-duoi-trang_4112021121845.pptx
tuan-7-loi-uoc-duoi-trang_4112021121845.pptxtuan-7-loi-uoc-duoi-trang_4112021121845.pptx
tuan-7-loi-uoc-duoi-trang_4112021121845.pptx
sonle41686
 
Bong Hong Cai Ao.pdf
Bong Hong Cai Ao.pdfBong Hong Cai Ao.pdf
Bong Hong Cai Ao.pdf
VngQuch1
 

Similar to Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf (20)

Hạnh phúc dâng mẹ
Hạnh phúc dâng mẹHạnh phúc dâng mẹ
Hạnh phúc dâng mẹ
 
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
 
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
 
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chếtJenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chết
 
Qua tang cua thien nhien copy
Qua tang cua thien nhien   copyQua tang cua thien nhien   copy
Qua tang cua thien nhien copy
 
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhienQua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
 
Chuyện Tình Ếch và Mực
Chuyện Tình Ếch và MựcChuyện Tình Ếch và Mực
Chuyện Tình Ếch và Mực
 
100 truyện hay cực ngắn
100 truyện hay cực ngắn100 truyện hay cực ngắn
100 truyện hay cực ngắn
 
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
 
Em Toi(td)
Em Toi(td)Em Toi(td)
Em Toi(td)
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christ
 
Ám ảnh (Photobook nhóm SOML - 9A2) - Dự án "Chuyện trách nhiệm"
Ám ảnh (Photobook nhóm SOML - 9A2) - Dự án "Chuyện trách nhiệm"Ám ảnh (Photobook nhóm SOML - 9A2) - Dự án "Chuyện trách nhiệm"
Ám ảnh (Photobook nhóm SOML - 9A2) - Dự án "Chuyện trách nhiệm"
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
 
Trai hoa vang
Trai hoa vangTrai hoa vang
Trai hoa vang
 
Vo gia dinh
Vo gia dinhVo gia dinh
Vo gia dinh
 
Truyen nhuc bo doan hoi 12
Truyen nhuc bo doan hoi 12Truyen nhuc bo doan hoi 12
Truyen nhuc bo doan hoi 12
 
Chiec luoc nga
Chiec luoc ngaChiec luoc nga
Chiec luoc nga
 
Tổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các năm
Tổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các nămTổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các năm
Tổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các năm
 
tuan-7-loi-uoc-duoi-trang_4112021121845.pptx
tuan-7-loi-uoc-duoi-trang_4112021121845.pptxtuan-7-loi-uoc-duoi-trang_4112021121845.pptx
tuan-7-loi-uoc-duoi-trang_4112021121845.pptx
 
Bong Hong Cai Ao.pdf
Bong Hong Cai Ao.pdfBong Hong Cai Ao.pdf
Bong Hong Cai Ao.pdf
 

Phong lan ve troi - 145x205 - 264 trang - file in.pdf

  • 1.
  • 2.
  • 3. NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ
  • 4.
  • 5. 5 Dạ hương Người ta gọi loài cây đó là thiết mộc lan nhưng tôi lại thíchgọilàdạhươnglan.Tôicócảmộtcâuchuyện dài về mối lương duyên giữa cây và người, với những diễn biến kỳ ảo, đến mức không hiểu đó là thực hay huyền thoại. Như những ngôi nhà liền kề ở thành phố, nhà tôi xây sát hai nhà khác. Cây thiết mộc lan được nhà hàng xóm phía ngoài trồng vào chiếc bồn khá lớn, nhưng lại được đặt nhờ bên nhà tôi. Người ta bảo thiết mộc lan, khi nở hoa, sẽ đem lại tài lộc cho gia chủ. Nhưng, lạ thật, nhà hàng xóm trồng cây mà không chăm tưới gì cả, để mặc cây héo khô. Tôi liền lấy nước tưới cho nó. Cây hồi sức, xanh tươi trở lại. Rồi vươn lên, thêm lá thêm lộc.
  • 6. 6 Đến một ngày, tôi vui mừng nhìn thấy cây nảy ra tới ba chồi hoa. Chẳng bao lâu, chồi hoa vươn dài, xòe ra những cành hoa khỏe mạnh. Thứ hoa này có phần hơi thô, với những chùm nâu nâu, không mấy quyến rũ. Ngày qua ngày, một buổi tối, mở cửa bước ra, tôi sững người bởi một mùi thơm kỳ ảo. Mùi thơm lan tỏa khắp cơ thể, khiến tôi ngây ngất. Ôi, đó là hương thơm của cây thiết mộc lan bên nhà, mà bây giờ, tôi gọi là dạ hương lan. Tôi đứng lặng im tận hưởng mùi thơm ngòn ngọt, thanh thanh mà đằm thắm của hoa. Sáng hôm sau, tôi lại đem bã trà ra bón cho cây dạ hương lan. Bây giời tôi mới để ý và ngạc nhiên khi thấy cả ba cành hoa đều hướng hết về phía cửa nhà tôi. Ba cành hoa rung rinh trong gió như vui mừng đón người đã chăm bón nó. Lẽ nào hoa biết tự hướng về nhà tôi? Lẽ nào hoa cũng biết hàm ơn người vun xới nó? Sự việc cứ tiếp diễn như thế mấy năm, tới năm nay, tôi lại phát hiện ra một điều kỳ lạ của thứ hoa này. Đó là sự chuyển màu của nó khi màn đêm buông xuống. Năm nay, không biết thời tiết thế nào, hoa trổ bông muộn hơn mọi năm. Vào dịp tết dương lịch, cách tết nguyên đán chừng một tháng, hoa mới nhú chồi. Lần này, vẫn là ba chồi như mọi năm. Được khoảng hơn chục ngày thì hoa trổ bông. Đó là những cành mọc vươn
  • 7. 7 ra khỏi thân cây, với những chùm hoa màu nâu bám theo rải rác từ cuống đến ngọn. Vào xế chiều, khi mặt trời đã khuất, hoa bắt đầu đổi màu. Mỗi cụm hoa chuyển từ màu nâu mộc mạc sang màu trắng tinh khôi. Đó là nhờ những nhụy hoa màu trắng mọc cao lên, dần dần bao phủ cả đài hoa. Càng về tối, hoa càng trắng. Càng trắng, hoa lại càng thơm. Để rồi, tới sáng, những cánh trắng rụng hết, hoa trở lại màu nâu và cũng cạn hương thơm. Cả một đêm, hoa vắt sức ra tỏa mùi hương cho đời, tới lúc cánh rụng hết thì trời cũng vừa hừng sáng. Tối hôm ấy, tôi mở rộng cửa, ngồi uống trà và thưởng thức mùi dạ hương lan. Trong lúc mùi hương đang nồng, tôi ngồi nán lại, hít căng lồng ngực, chống lại cơn buồn ngủ. Và rồi, tôi chợt thấy từ ngoài cửa bước vào một cô gái tóc dài, áo dài trắng muốt. Mặc dù chỉ để một ngọn đèn nhỏ màu hồng hồng, tôi vẫn nhìn rõ khuôn mặt rạng ngời, xinh đẹp của cô gái. Sau lời mời của tôi, cô gái nhẹ nhàng ngồi xuống chiếc ghế đối diện. Cô gái đẹp thật, nét đẹp truyền thống: Khuôn mặt trái xoan, chiếc mũi dọc dừa, đôi mắt bồ câu và làn môi mọng như đào chín cây. Không đợi tôi hỏi, cô gái nói: - Con cảm ơn ông đã chăm sóc con nhiều năm qua! - ? - Ông ơi, để con kể cho ông nghe về cuộc đời của con, ông nhé!
  • 8. 8 Thấy rất lạ, nhưng tôi vẫn trả lời: - Cháu kể đi, ông nghe đây. Cô gái nhìn tôi chầm chậm, rồi kể: - Kiếp trước, con là cô gái kéo nhị hát rong. Từ bé tý, con đã theo cha mẹ rong ruổi hết chợ này tới bến sông khác để mua vui cho thiên hạ bằng tiếng đàn nhị và điệu hát xẩm. Hồi ấy, cha con kéo nhị, mẹ con hát, con cầm chiếc nón để hứng những đồng xu bố thí của thiên hạ. Cuộc sống vất vả, thiếu thốn, nhưng vẫn tạm ổn. Năm tháng qua đi, cha con, rồi mẹ con lần lượt về với tổ tiên. Hai mươi tuổi đời, con tiếp tục nghề của cha mẹ, nhưng chỉ có một mình, vừa kéo nhị vừa hát và nhận tiền bố thí. Thấy cô gái mắt rưng rưng, tôi vội đẩy chén trà lại gần cô hơn: - Cháu uống nước đã. Có uống được trà không? Hay là để ông lấy cho cốc nước lọc. Cô gái nâng chén trà, nhấp môi. Thoáng lát, cô trở lại điềm tĩnh, kể tiếp: - Nghiệp hát rong của con không giống thời cha mẹ. Bây giờ, thành phố rộng thêm ra, nhà cao tầng mọc lên san sát. Mấy cái chợ mà cha mẹ con thường đến hát rong đã biến thành
  • 9. 9 trung tâm thương mại. Mất chỗ hát nơi đô thành, con về vùng quê kiếm sống. Cô gái dừng lại, nhấp thêm hụm trà. Nhân đó, tôi hỏi: - Cháu son trẻ khỏe mạnh, sao không kiếm việc khác làm cho hợp với thời buổi này? - Thưa ông, hình như cái nghiệp nhà đã nhập vào thân con rồi, không dứt ra được. Đã có lần con xin vào làm công nhân ở khu công nghiệp, thuê căn trọ tồi tàn sát nhà máy. Nhưng, cứ đêm đến là con không thể nào ngủ được. Chiếc nhị con treo ở vách cứ rung lên và phát ra những âm thanh sầu não. Con trở nên hốc hác, yếu đuối. Vậy nên con đành bỏ nhà máy, xách nhị trở lại nghề hát rong. Tiếng nhị, giọng hát của con bây giờ khác tiếng nhị, giọng ca của cha mẹ con lắm. Cứ thổn thức. Ai oán. Thê lương. Dừng lại, cô gái nhìn thẳng vào tôi, với đôi mắt dịu dàng mà cương nghị, rồi hỏi: - Ông có tin là có những người giàu sang dang tay giúp ta, khiến ta tưởng đó là ân nhân, nhưng thực ra lại là hổ báo, chiếm đoạt cuộc đời của ta? Trước câu hỏi ấy, tôi ngạc nhiên, không trả lời ngay. Một cô gái trẻ trung, xinh đẹp như thế này, mà sao lại có cách nghĩ, cách nói của người từng trải như vậy? Tôi chưa kịp chìm vào
  • 10. 10 suy tưởng, thì giật mình bởi tiếng nhị cất lên réo rắt. Tiếng nhị mà như tiếng người, run rẩy, trách móc. Tôi ngơ ngác ngó quanh. Không có ai kéo nhị cả. Chỉ có cô gái ngồi trước mặt tôi, đang chớp chớp hàng mi để cho mấy giọt nước mắt long lanh lăn dài trên má. Tôi lại bị cuốn hút vào lời kể của cô gái: - Đến một hôm, không kiếm được gì, đói lả, con ngồi gục trước một ngôi nhà có tường gạch màu đỏ, cổng gỗ to, giống như cửa nhà chùa. Con giật mình choàng dậy, bởi một luồng ánh sáng chiếu thẳng vào mắt. Thì ra đó là đèn pha của một chiếc ô tô màu đen, vừa tới, đỗ trước cửa ngôi nhà đỏ ấy. Trong khi người lái xe xuống mở cổng, thì một người đàn ông bước tới bên con. Ông ta cúi xuống, ngắm nghía con một lúc, rồi bảo: “Cháu mệt, đói lắm à? Thôi, vào nhà, bác cho ăn...”. Buồn ngủ lại gặp chiếu manh, con ngoan ngoãn đứng dậy, theobướcôngta.Ôngtađưaconvàophòngkhách.Conkhông ngờ lại được bà chủ nhà đon đả mời chào. Bà bảo: “Cháu ở lại giúp việc cho nhà bác. Trông cháu thật thà, bác mong cháu trở thành con cháu trong nhà”. Con chưa kịp trả lời, bà ta lại nói: “Bây giờ, kiếm ô sin khó làm sao. Nhà bác đã phải đuổi mấy đứa giúp việc rồi. Đứa thì lười chảy thây. Đứa lại gian giảo, ăn cắp...”. Thế là con trở thành người giúp việc của nhà ông Thiên. Công việc không nhiều, vì gia đình chỉ có hai ông bà. Họ
  • 11. 11 không có con. Thi thoảng, trong cuộc vui của ông bà Thiên với bạn bè, con vẫn được cầm nhị, tấu lên những điệu xẩm thân thuộc. Được nhàn nhã, ăn uống đầy đủ, con mau chóng hồi phục, đỏ da thắm thịt. Con nghĩ rằng số mình thật may mắn, đã gặp được người nhân hậu. Nhưng. Một đêm. Con đang ngủ thì giật mình tỉnh giấc. Một hơi nóng phả vào mặt con. Một thân hình to khỏe đè lên thân con. Một bàn tay chuối mắn mò mẫm vào cơ thể con. Con rú lên và vội với cái công tắc ở đầu giường, bật đèn. Trời ơi, đó là ông Thiên, chủ nhà! Mặc cho ánh sáng đã làm lộ ra hết khuôn mắt dâm đãng của mình, ông Thiên vẫn không buông tha con. Con quẫy, đạp, miệng kêu cứu. Độtnhiên,cánhcửabuồngbậttungra.BàThiênxuấthiện. Ông Thiên vội buông con ra, lủi mất. Con cũng vùng đứng dậy. Bà Thiên gầm lên: “A, con đĩ, mày định cướp chồng bà à?”. Mắt bà long lên sòng sọc. Bà xông tới, xô đẩy con. Con không kịp thanh minh, bà đã tát đôm đốp vào hai má con, miệng nguyền rủa không ngừng: “Đồ con đĩ!”. Uất quá, con lao mạnh đầu vào tường, nhưng lại trúng mép cánh cửa gỗ lim khép hờ... Trước khi sang thế giới bên kia, con chỉ kịp cầu xin Trời, Phật cho con kiếp sau trở thành hoa thơm...
  • 12. 12 Nghe câu chuyện của cô gái, mà tôi gọi tên là Dạ Hương, tôi không khỏi bùi ngùi. - Tại sau cháu lại muốn làm loài hoa? - Thưa ông, con không kịp hiểu vì sao mà mình đã thầm khấn như vậy. Nay nghĩ lại, con thấy, đó là vì cuộc sống bây giờ phồn hoa, nhiều người cần hoa, cho nên con sẽ được sống yên lành. Mà, trước đây đàn hát không ai nghe, thì bây giờ tỏa mùi hương, chắc sẽ được nhiều người đón nhận. Cô gái mỉm cười, nói tiếp: - Vậy mà suýt nữa con phải hóa kiếp lần nữa, vì nhà chủ không tưới tắm. Nếu ông chậm vài ba hôm, chắc là con đã lại lìa đời. Con đội ơn ông... Nói đến đây, hình bóng cô gái mờ dần, mờ dần. Tôi chỉ kịp gọi “Này cháu” thì không gian đã vắng lặng như tờ, chỉ có mùi dạ hương lan ngọt ngào tràn ngập căn phòng... *** Tưởng mọi việc đã kết thúc, không ngờ dạ hương lan lại khiến tôi ngạc nhiên lần nữa. Đó là vào dịp sau tết, đúng rằm tháng giêng. Lúc này, ở nhà tôi, quất đã rụng quả, hoa đào đã
  • 13. 13 tàn phai. Sớm ấy, tôi nghe tiếng reo vui của nhà tôi: “Cây thiết mộc lan lại nở hoa!”. Chạy ra cửa, nhìn cây dạ hương lan, tôi rưng rưng cảm động. Cây đã dâng cho chúng tôi 3 cành hoa khỏe khoắn. Sao thế nhỉ, loài hoa này chỉ nở một lần một năm, có khi còn không nở; vậy mà bây giờ, khi hoa đào đã tàn phai, dạ hương lan lại trổ bông. Tối hôm ấy, vợ chồng chúng tôi bắc ghế ra hè, hưởng mùi hương dịu ngọt của Dạ Hương Lan. Mãi tới khuya lắm, chúng tôi mới đi ngủ. Nhưng, đêm đó tôi không thể nào chợp mắt. Bụng dạ cứ chộn rộn không yên. Cả căn phòng của tôi, mặc dù đóng kín cửa, vẫn ngào ngạt hương thơm của đủ loài hoa. Không biết có chuyện gì đây, chỉ biết rằng, suốt đêm, tôi sống trong tâm trạng vui náo nức... Sáng, tôi dạy sớm hơn thường lệ. Mở cửa, tôi ngỡ ngàng thấy cây dạ hương lan nở đầy hoa. Lẽ ra, cứ vào lúc bình minh dâng lên, hoa đã rụng, phủ đầy mặt đất. Vậy mà, sớm nay, những chùm hoa trắng muốt vẫn bám chắc cành, hòa quện với màu xanh đằm thắm của lá, tràn đầy sinh lực. Lạ kỳ hơn, cả con ngõ nhà tôi rực rỡ, ngào ngạt lên bởi đủ loại hoa. Cây hoa đào nhà tôi đang rũ lá, bỗng bừng lên, tươi rói những lộc xanh nõn nà cùng những cánh hoa màu hồng nhạt. Những
  • 14. 14 cây hoa của hàng xóm trồng bên thềm hay trên ban công, nào là ngâu, cúc, phong lan, nào là hồng, cẩm tú cầu, nhài, lại cả bạch thiên hương, nguyệt quế, lay ơn… đua nhau khoe sắc, tỏa hương. Một bản giao hưởng kỳ ảo ngập tràn con ngõ, thứ âm nhạc không phải được cấu thành từ sự hòa thanh, mà từ sự hòa hương, hòa sắc... Đầu Xuân 2020
  • 15. 15 Chiếc đĩa hát xương rồng và sợi dây chuyền Tôi sững người khi nhìn thấy chiếc đĩa hát ấy ở cửa hàng băng đĩa Hà Nội. Một cảm giác vừa vui mừng, vừa ngậm ngùi như gặp lại người thân sau nhiều năm xa cách. Chiếc đĩa hát ấy có cái bìa in hình mấy khóm xương rồng cứng cỏi trên nền vàng của một sa mạc mênh mông. Đó là đĩa hát có tên Xương rồng. Chỉ khác ở chỗ, đó là đĩa CD, nhỏ, in trên công nghệ hiện đại, còn chiếc đĩa hát mà tôi hằng thương nhớ, được in trên chất liệu nhựa, cũng gọi là đĩa than LP, sản xuất theo công nghệ khá cổ xưa. Nhưng, cả hai đều mang hình hài của chiếc đĩa hát Xương rồng, với những bản nhạc mà một thời, người yêu nhạc vô cùng hâm mộ.
  • 16. 16 Sau mùa xuân 1975, đất nước hòa bình, nhưng gặp phải bao nhiêu khó khăn của thời hậu chiến. Người ta xếp hàng mua từng mớ rau muống hoặc mớ cá đồng tiền. Lúc nào cũng lo thiếu gạo. Thế nhưng, người ta vẫn yêu âm nhạc. Chiếc đĩa hát Xương rồng là một tặng vật của nghệ thuật cho những người yêu âm nhạc và ai cũng lùng mua nó. Tôi, thật may mắn, cũng có một chiếc. Trong nhiều buổi tối dưới ánh sáng vàng khè của ngọn đèn điện không sáng đủ công suất vì điện thế quá thấp, tôi ngồi bên chiếc máy hát National nghe nhạc. Những bản nhạc trong chiếc đĩa Xương rồng đem lại cho tôi một khoái cảm nghệ thuật đặc biệt. Nó mở ra trước tôi một bầu trời âm thanhvôcùngsinhđộngvớinhiềusắctháikhácnhau.Cótiếng vó ngựa dồn dập và tiếng súng chát chúa của những chàng cao bồi. Có màu sắc xanh tươi, không khí nồng cháy của những vùng quê xa xôi tận châu Mỹ La tinh. Có sự đằm thắm, ngọt ngào của dân ca Nga với những hòa thanh quấn quện, như tình người quấn quýt. Cứ thế, món ăn tinh thần quý giá này tiếp cho tôi sức mạnh vượt qua những khó khăn đời thường, nuôi dưỡng tâm hồn và từ đó làm cho thể chất của tôi cũng vững mạnh lên, vượt qua sự thiếu thốn vật chất. Sống nghèo, nhưng vợ chồng chúng tôi quản lý tài chính một cách thoáng đãng. Tiền lương, hoặc đôi khi tiền nhuận bút của những bài báo, chúng tôi bỏ vào một ngăn kéo, tiêu
  • 17. 17 chung. Chẳng ai kiểm soát ai, vì cả hai, nếu chi tiêu gì, cũng là cho gia đình. Thấy còn khá tiền thì chi tiêu mạnh dạn. Thấy tiền ít quá thì hãm chi tiêu lại. Vậy thôi. Thu nhập hạn hẹp của cặp vợ chồng công chức thời bao cấp cũng giúp chúng tôi có cuộc sống bình thường, nếu không phải chi vào những việc đột xuất. Năm ấy, mùa mưa bão ập đến vô cùng dữ dội. Mưa to, gió lớn khiến khu tập thể của chúng tôi mênh mông nước. Tôi phải đưa vợ con lánh sang nhà nội. Nước ngập lênh láng trong nhà, lên tới sát giát giường. Qua một đêm ngủ, sáng dậy, lưng tôi đau nhức tưởng chừng không đứng dậy được. Tệ hại hơn nữa, là mái nhà cấp bốn của chúng tôi bị gió giật tung, dột tứ bề. Người ta bảo “Thứ nhất vợ dại trong nhà/Thứ hai nhà dột, thứ ba nợ đòi”, bây giờ tôi thấy sao mà thấm thía. Gió đã hết giật rồi, nhưng mưa còn rả rích. Căn phòng của chúng tôi chỉ rộng 9 mét vuông, chẳng còn chỗ nào khô ráo. Tôi phải lấy tấm ni lông căng phía trên màn cho đỡ ướt. Khi trời lặng gió, tạnh mưa, nước vẫn chưa rút khỏi khu tập thể, nên tôi vẫn để vợ con ở bên nội. Tôi tính đến chuyện phải sửa lại cái mái nhà. Mở ngăn kéo đựng tiền, tôi buồn bã thấy còn ít quá. Nhìn qua nhìn lại, thấy chiếc đĩa hát Xương rồng, tôi cầm lên ngắm nghía. Có lẽ, đây là thứ dễ bán đi nhất trong lúc này để có tiền sửa mái nhà! Ngồi trầm ngâm một lúc,
  • 18. 18 tôi đặt đĩa vào máy hát... Xương rồng cất lên những giai điệu muôn màu của cuộc sống. Có sự êm đềm dịu ngọt của tình yêu con người. Có cái lãng đãng mênh mang của thiên nhiên thuần khiết. Có cả sự bạo liệt của cuộc đấu tranh sinh tồn... Rồi tôi tắt máy, đem chiếc đĩa Xương rồng cùng bốn chiếc đĩa hát khác đi. Xương rồng ơi, chia tay nhé. Nhưng, hẹn sẽ có ngày gặp lại... *** Khi tôi đem chiếc CD Xương rồng về, đặt vào máy, bật lên, hai vợ chồng ngồi nghe, vợ tôi liền nhắc lại chuyện xưa. Hồi ấy, làm báo, tôi luôn có những chuyến đi dài ngày về địa phương này, địa phương nọ. Trong một chuyến công tác miền Nam, đang ở tận Cần Thơ, thì tôi được tin con gái tôi ốm, phải cấp cứu, đang nằm viện. Giao thông, liên lạc còn rất khó khăn, cho nên từ khi nhận tin tới khi về nhà, phải mất cả tuần lễ, lúc ấy con gái đã khỏi bệnh, ra viện. Nhìn con xanh xao, gầy gò, tôi bàn với vợ phải cho con tẩm bổ. Vợ tôi lấy cho tôi xem nào là thuốc bổ, nào là sữa bột Huygo, đường kính... nói chung là khá dồi dào so với đời sống thời ấy. Tôi hỏi làm sao mà có được những thứ này, vợ tôi chỉ cười. Tôi nhớ, hồi đó đến cân đường cũng được coi là sản vật đặc biệt. Có lần tôi dắt con gái sang nhà anh hàng xóm, có vợ chạy chợ, hồi đó
  • 19. 19 gọi là con phe, tôi thấy cháu nhìn dán mắt vào cái giá gỗ trên tường. Hóa ra, ở đó có một lọ đường đầy… Tôi nhắc tới đó thì vợ tôi cười hóm hỉnh: - Anh nhớ thiếu! - Thiếu gì? - Hồi ấy anh hỏi em lấy tiền đâu mà mua đường sữa, thuốc cho con… - Nhớ rồi, em cười đấy thôi! - Vì em không muốn nói cho anh biết, em bán sợi dây chuyền rồi! Tôi tự trách mình vô tâm, bây giờ mới biết chuyện vợ bán đi sợi dây chuyền, một vật kỷ niệm thời mới xuống Đà Nẵng. Mùa xuân năm 1975, hai vợ chồng tôi đều đi chiến dịch theo các đoàn công tác của Ban Tuyên huấn Khu V. Về đến Đà Nẵng, chúng tôi được bố trí ở tại một căn phòng nhỏ. Có hôm, tôi cùng vợ đi ra phố, dân tình xúm tới ngó mặt và trầm trồ: Con gái Giải phóng khỏe mạnh, xinh đẹp thế mà “Quốc gia” bảo bảy người Cộng sản bu một cành đu đủ không gãy. Sự tuyên truyền của chính quyền Thiệu khiến người dân hiểu lầm cách mạng. Họ sợ bị tắm máu, bị cướp tài sản. Do vậy, một số người giàu rất lo sợ, muốn hiến tài sản cho cách mạng. Khi tôi đến khu phố Thạch Gián tìm nhà cho cơ quan, có một
  • 20. 20 chị nhà ở ngay mặt phố, nói rằng sẽ hiến nhà cho cá nhân tôi, làm giấy tờ đàng hoàng. Tôi giải thích là cách mạng tôn trọng dân, không lấy gì, chị cứ giữ nhà mà ở. Đến nhà một người quen là bác Thạch, tôi cũng phải giải thích như vậy. Bác Thạch vốn quen thân gia đình tôi từ thời kháng chiến chống Pháp. Vào đây, gia đình bác làm nghề chụp ảnh, cũng khá giả. Bác có mấy tòa nhà ở Đà Nẵng. Bác bảo muốn hiến một tòa cho cách mạng. Với tình thân của người quen, tôi nói với bác: “Của bác, bác cứ giữ, đừng hiến cho ai. Bác đừng sợ. Nếu có ai hạch sách, bác cứ gọi cháu.” Bác nghe lời tôi, tiếp tục mở hiệu ảnh, làm ăn ổn thỏa. Trước khi tôi trở ra miền Bắc, đến chào gia đình, bác Thạch tặng cho vợ tôi sợi dây chuyền, có mặt đá màu tím, rất đẹp. Đây là tặng vật của tình thân, vợ chồng chúng tôi xin nhận và giữ làm kỷ niệm. Không ngờ, có ngày vợ tôi phải bán bớt một phần kỷ vật đó. Chiếc mặt đá còn lại, vợ tôi gói kỹ, đút vào túi một chiếc áo khoác. Hồi đó làm gì có két sắt giữ vật quý! Bẵng đi một thời gian khá dài, khi đem chiếc áo ra, mới thấy lại chiếc mặt đá đó. *** Nghe xong đĩa hát, tôi bảo: “Đi, bây giờ ta đi mua lại sợi dây chuyền”.
  • 21. 21 Khi chúng tôi tới trung tâm vàng bạc đá quý, cô nhân viên cầm chiếc mặt đá, lộ vẻ ngạc nhiên: “Sao hai bác có mặt đá quý, hiếm thế? Bác bán lại, chúng cháu mua giá cao cho!”. Tất nhiên, chúng tôi không bán chiếc mặt đá, mà chọn mua một sợi dây chuyền phù hợp với nó. Bây giờ, nhiều việc trở nên dễ dàng. Chỉ cần chọn một lúc là chúng tôi đã có sợi dây chuyền giống như sợi dây chuyền mà vợ tôi đã bán thời khó khăn. *** Buổi tối, chúng tôi ngồi bên bộ bàn ghế ở tầng một, với đĩa kẹo lạc và ấm nước trà. Hồi còn ở chiến trường cũng như thời bao cấp, thỉnh thoảng có chút đường, chút lạc, tôi lại nấu kẹo lạc cho cả nhà thưởng thức. Bây giờ, tôi cũng làm một đĩa kẹo như vậy. Con cái lớn cả rồi, ở riêng hết, chỉ có hai ông bà ngồi với nhau. Lúc này, chúng tôi mới ngắm kỹ chiếc mặt đá và sợi dây chuyền. Chúng như đôi bạn thân, quấn quýt, tôn vẻ đẹp của nhau lên. Màu tím của mặt đá và màu vàng của sợi dây chuyền quyện lại, đằm thắm, thủy chung. Và nữa, chiếc đĩa Xương rồng đang được dàn âm thanh AKAI cho tấu lên những giaiđiệuthânthươngmàthờibaocấpchúngtôiđãnghekhông biết bao lần, để rồi mất bẵng đi, tưởng là không gặp lại được nữa. Qua bao thay đổi xã hội, qua những cuộc cách mạng công
  • 22. 22 nghiệp, dàn âm thanh và chiếc đĩa hiện đại hơn xưa, âm thanh nuột nà hơn, nhưng những bản nhạc xưa vẫn chính là chúng, đem đến cho chúng tôi cả một không gian âm nhạc đầy xao động. Những bản nhạc ấy lan tỏa trong căn phòng ấm cúng, bỗng nâng tôi lên, bay bổng. Tôi gặp lại mình cùng người vợ thời trẻ trung. Gầy gò. Đen đúa. Nhưng rạng rỡ. Tươi tắn. Một làn sương mù trắng xốp phủ khắp chúng tôi, rồi đột ngột một vừng mặt trời rạng rỡ chiếu qua, khúc xạ, cho chúng tôi nhìn lại chính mình bây giờ. Ôi, vẫn là chúng tôi đây, trông có khác xưa, béo tốt, hồng hào hơn, nhưng thần thái và tâm trạng thể hiện qua gương mặt vẫn vậy, nồng ấm, vô tư. Phải mất mấy chục năm, chúng tôi mới tìm lại được hai kỷ vật vừa có giá trị vật chất, vừa có giá trị tinh thần, nhưng chưa bao giờ phải đi tìm lại chính mình… Hà Nội, mùa Đông 2019
  • 23. 23 Âm bản Bình bỏ vợ Không ai ngờ vợ chồng Bình bỏ nhau. Họ đã có với nhau ba mặt con: hai gái, một trai. Hạnh, vợ Bình, làm kế toán ở công ty IMEX. Bình làm thợ ảnh. Gia cảnh không sung túc gì, nhưng cũng chẳng đến nỗi túng bấn. Cuộc sống gia đình thấy có vẻ êm ấm. Khi họ tuyên bố sẽ bỏ nhau, mẹ Bình khóc hết nước mắt. Cả bà cụ và anh em họ hàng đều đổ xô vào trách móc Bình. Biết ngay mà, cái nghề ảnh là lắm chuyện lắm. Chụp ảnh cho hết cô này đến em khác, tha hồ gần gũi, tán tỉnh. Lại những đám cưới ở quê nữa, đi hai ba ngày, ăn đâu ngủ đâu, chung đụng với những người đàn bà nào, ai mà biết được. Nhất định phải có chuyện lòng thòng gì đây, nên
  • 24. 24 Bình mới bỏ vợ. Lúc Bình đem giấy ly hôn cùng 2 đứa con gái về nhà mẹ đẻ, bà cụ ngã ngất. Khi hồi tỉnh, bà nguyền rủa Bình là người phụ bạc, làm bà mất một dâu thảo. Nhưng chuyện đã rồi. Bình gom tiền mua một căn nhà lá lụp xụp ở chân đê Đại Cồ Việt và vẫn làm nghề ảnh. Bình vào tù Trong nhà, chỉ mỗi mình Bình là liên tục gây ra những chuyện lộn xộn. Công an đến đọc lệnh bắt Bình vì tội “Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”. Bình im lặng đưa hai tay vào còng số 8, lẫm lũi đi theo hai anh công an. Đi một đoạn, Bình mới như sực tỉnh, quay lại dặn cô con gái lớn: “Thuý, bà đang ốm nặng. Thôi, nước cùng này thì con và em đưa nhau về ở tạm với mẹ vậy!”. Những lời trách móc lại đổ dồn vào Bình, dù rằng Bình không còn được tự do ở nhà mà nghe. Cái người tự phá nát gia đình mình, rồi cuộc sống sẽ chẳng ra gì. Cho nên, vào tù là phải. Với vợ là người đầu gối tay ấp còn bội bạc, huống chi đối với người dưng nước lã. Chắc định lừa quỹ tín dụng để cuốn gói vào Nam, chứ buôn bán gì. Cái ngữ ấy làm sao mà biết buôn. Chắc là có cô bồ nào, định rủ nhau chuồn vào Nam làm ăn mới tính hốt một vố đây. Nhưng lưới trời khôn thoát, mình làm mình chịu kêu mà ai thương.
  • 25. 25 Suốt mười tháng ở tù, Bình không được ai trong gia đình đến thăm. Mẹ đã chết ngay sau khi Bình bị bắt giam. Hai con còn quá nhỏ. Anh em thì không thích liên luỵ với kẻ lừa đảo. Tù đã khổ. Tù trong nỗi cô đơn càng khổ hơn. Khổ quá bật thành thơ. Bình ghi chép thành một tập thơ mỏng nhan đề “Tâm sự người tù cô đơn”. Nhưng đến khi sắp ra tù, Bình bị mất tập thơ ấy, nên đến bây giờ vẫn chưa ai biết nội dung “Tâm sự người tù cô đơn” ra sao. Ra tù, Bình không làm nghề ảnh được nữa. Bây giờ người ta chuyên chụp ảnh màu, dùng MINILAB, ai còn chơi ảnh đen trắng. Muốn chụp ảnh màu, phải có vốn lớn. Bình lấy đâu ra tiền mua sắm phương tiện. Anh em trong nhà chẳng ai chịu cho Bình - kẻ lừa đảo - vay tiền. Chú em ruột Bình, một người khá giả, có cái xe quay nước mía bỏ không, nhưng Bình van vỉ đến bã bọt mép cũng không mượn được. Bình đành đi xúc cát thuê ở bến Chương Dương, cật lực mỗi ngày được 7 nghìn đồng. Nhưng không cạnh tranh nổi với nhóm dân Thanh Hoá, vì họ bán sức lao động quá rẻ. Sau đó, có một người quen bán bộ đồ nghề cắt tóc giá 100 nghìn đồng. Bình vay tiền chú Độ để mua, nhưng chú không cho vay - chú ấy bảo không tiếc gì, nhưng phải nghiêm khắc cho ông anh ruột rút được kinh nghiệm mà sống cho nghiêm chỉnh. Cũng may mà một số bạn bè đã góp tiền giúp Bình mua. Rồi Bình ra phố Nguyễn Huệ cắt tóc.
  • 26. 26 Nhưng, kiếm sống không đơn giản chút nào. “Đất có thổ công, sông có hà bá”, cả dãy phố ấy đã được phân chia đâu vào đấy; mua một chỗ trong dãy hàng cắt tóc, muốn “hợp pháp hoá” cũng phải tiền triệu, lấy đâu ra. Bình rủ mấy bạn mở hàng ở góc tường đối diện, kiếm khách vãng lai. Thế là Bình trở thành kẻ tranh khách, thành cái gai trước mắt “hội cắt tóc” Nguyễn Huệ. Họ không ra mặt đuổi Bình, mà lại thông qua các biện pháp ngầm nào đó. Cho nên, Bình bị hạch sách khá nhiều. Nay bị gọi lên phường phạt vì hành nghề không có giấy phép. Mai bị công an phạt vì lấn chiếm lòng đường. Uất ức đã chất đầy lòng Bình. Hôm ấy, Bình đến ngồi vào ghế cắt tóc của Điều - một đàn anh trong nhóm thợ cắt tóc Nguyễn Huệ - bảo cắt tóc cho mình. Suốt thời gian Điều cắt tóc, Bình chỉ lỳ lỳ cái mặt, không nói gì. Đến khi Điều cầm con dao cạo mặt lên, Bình mới cười khẩy và hỏi: “Mày có dám cắt cổ tao không?”. Điều tái mặt: “Sao bác đùa vậy, ai lại thế!”. Bình quắc mắt quát: - Ai đùa với mày. Nhưng tao biết là mày không dám cắt cổ tao đâu. Nếu có gan, mày đã không phải đi mách lẻo như tao biết. Còn tao, chẳng có cái gì làm tao sợ cả, cho nên tao mới ngồi đây cho mày cầm dao cạo mặt như thế này! Quát vậy, nhưng Bình vẫn ngồi nguyên trên ghế và ra hiệu cho Điều cạo mặt. Xong, Bình đứng dậy, cười gằn: “Mày
  • 27. 27 hèn lắm. Toàn làm các chuyện sau lưng. Có giỏi thì dằn mặt ra mà đối chọi với nhau, chứ mách lẻo là hèn lắm. Tao cảnh cáo mày đấy!”. Chưa kịp nói câu nào, Điều đã lĩnh trọn một cú đạp khủng khiếp vào bụng, lăn đùng ra. Chẳng ai can thiệp. Vì chẳng ai muốn dây vào thằng tù về. Ngay lúc đấy, Bình thu dọn đồ nghề, buông một câu: “ở đây bẩn thỉu lắm, không thể chịu được, anh em ta kiếm chỗ nào sạch sẽ mà làm ăn.” Thế là Bình cùng nhóm thợ bạn xách đồ nghề, dắt díu nhau ngược về phía Bờ Hồ. Thư tuyệt mệnh của con gái Bình Bố Bình của con! Bố Bình thân yêu! Con muốn gọi mãi tên bố. Nhưng không thể được nữa. Khibốđọcthưnày,conđãđixa,đimãi.Xinbốthathứchocon. Con biết bố yêu con lắm, bố đã làm mọi việc vì con. Nhưng con không thể nào sống được nữa bố ạ! Bố con mình toàn gặp tai ương; bây giờ con lại tàn tật, trở thành gánh nặng quá sức đối với bố. Vậy thì bố hãy vui lòng cho con ra đi để con được thanh thản. Con chỉ dặn riêng bố điều này và bố nhất định phải thực hiện: không được cho mẹ con có mặt trong đám tang của con.
  • 28. 28 Con nhớ lắm lúc con còn bé, con bị đau khớp. Bố bảo do nhà ẩm thấp quá nên con mang bệnh. Những hôm trời nồm, nhà ướt sũng, các thứ mốc meo cả. Lại tối om om nữa. Nhiều đêm, khớp sưng lên, con đau quá. Con vừa khóc vừa ôm lấy mẹ cho đỡ đau thì mẹ đẩy con ra và gắt: “Để yên cho tao ngủ!”. Con phải bò xuống giường, lết xuống cái gầm cầu thang mà bố chữa thành buồng tối làm ảnh để cầu cứu bố. Có bao giờ bố ngủ trước nửa đêm đâu? Ngay hồi đó, con cũng biết rằng bố thức là để làm ảnh kiếm tiền nuôi chúng con. Trong ánh đèn đỏ mờ mờ, bố mỉm cười và ôm con vào lòng. Bố bóp chân cho con. Nhưng chỉ một lúc thôi, vì bố phải làm ảnh tiếp. Từng ấy cũng đủ cho con bớt đau đớn. Bố ôm con vào lòng và lại làm việc tiếp. Dưới bàn phóng của bố, hiện lên những hình người làm con sợ lắm: mắt trắng, tóc trắng, miệng cũng trắng, mà mặt lại đen xì xì. Bố bảo đó là những âm bản. Âm bản bao giờ cũng trái với dương bản, tức là với ảnh. Sợ, nhưng con rất thích xem bố làm, vì con quên được cơn đau, lại được thấy sự biến hoá lạ kỳ của tấm giấy ảnh trong khay thuốc. Hồi đó, bố chuyên chụp ảnh chân dung. Bố bảo ghi lại được những chân dung đẹp cho con người là một nghệ thuật chân chính. Cũng vì thế mà bố khó tính với ảnh của mình lắm. Có những tấm ảnh con thấy cũng đẹp thì bố lại xé bỏ - bố bảo ảnh hiện chậm quá, bị xám, hoặc ảnh quá sáng phải tráng giật, xấu cả mặt người ta, bố không chấp nhận được. Bố bảo, một thợ ảnh giỏi
  • 29. 29 có thể biến một âm bản xấu thành một tấm ảnh đẹp, có điều là phải biết yêu cái đẹp và chịu khó làm việc theo lương tâm, chứ không làm bừa cho nhanh mà kiếm tiền. Ngược lại, một người thợ tồi có thể biến một âm bản đẹp thành một dương bản xấu xí. Có lần, bố che chắn, phóng ra một tấm ảnh chân dung một thiếu nữ, mà nổi bật là đôi mắt to, đen, có cái nhìn đằm thắm. Bố so sánh tấm ảnh ấy với tấm ảnh bố làm theo đúng âm bản và giải thích: mỗi gương mặt đều có những nét đẹp nổi bật và nét xấu đặc trưng, phải biết tôn cái đẹp lên, làm mờ cái xấu đi, chẳng hạn cô gái này bố đã làm nổi đôi mắt đẹp và cúp bớt một góc trán dô, nên trông mới dễ chịu thế này. Dù sao, âm bản là gốc, muốn đẹp thật sự phải tạo được cái đẹp ngay từ âm bản. Niềm say mê của bố như liều thuốc mạnh giúp con vượt qua những đêm bệnh tật và nuôi một ước vọng là trở thành một phóng viên ảnh. Nhưng, một sự thật làm con đổ vỡ hết thảy. Bố có biết tại sao con bị xe lửa đâm không? Chính vì cái sự thật phũ phàng ấy. Cái sự thật đã ám ảnh con suốt những năm thơ ấu mà con không lý giải được đó là cái gì. Nhưng nó khủng khiếp lắm. Nó không buông tha con. Trời ơi, con viết sao đây để bố hiểu rõ ngọn ngành nhỉ. Con nói lung tung quá. Nhưng thôi, đây là lần cuối cùng con nói với bố trong tâm trạng rối bời, thì bố hãy chịu khó đọc nhé. Liều thuốc chuột đã ở sẵn trên bàn, bên ca
  • 30. 30 nước lớn (cái ca Mỹ mà bố dùng trong những năm đi bộ đội ở chiến trường B, bố vẫn giữ làm kỷ niệm). Chỉ chút nữa thôi, tất cả sẽ hoà vào cơ thể con, cho con được về cõi yên hàn, khỏi buồn, khỏi sợ, nhưng lại không có bố. Trời ơi, sao trời không có mắt? Bây giờ con nói tiếp: không phải xe lửa đâm vào con, mà chính con lao vào đường tàu. Không hiểu tại sao con không bị nghiền nát dưới bánh xe sắt, mà chỉ bị văng ra, gãy một chân. Nằm trong bệnh viện, lúc tỉnh lại. con nghe mọi người nói là con may mắn thoát chết; họ có ngờ đâu chính đó là nỗi bất hạnh của con. Con lại làm khổ bố. Con thấy rõ bố gầy võ đi. Nào tiền thuốc. Nào tiền bồi dưỡng cho bác sĩ. Nào tiền chăm lo sức khoẻ cho con. Cái nghề cắt tóc ở vỉa hè nào có kiếm được bao nhiêu. Con phải cố hết sức cho mau khoẻ. Rồi con ra viện, với cái chân tập tễnh, còn nguyên bộ đinh đóng nơi xương đùi. Chân phải của con ngắn mất 2 phân so với chân trái. Rồi sẽ phải mổ lấy đinh ra. Nhưng tiền ở đâu cho đủ chi phí vụ mổ này? Bố lầm lũi làm việc, luôn an ủi con, nhưng con biết bố lo lắm. Thôi, con phải ra đi cho bố bớt gánh nặng! Con nhớ bố quá. Con lục tìm mà không thấy tấm ảnh nào của bố cả. Bố làm cho người ta những chân dung tuyệt đẹp, còn mình thì không một tấm nào! Trong những người mà bố nắn nót tạo nên những ảnh đẹp tuyệt ấy, có những người không xứng đáng với tấm lòng của bố chút nào. Người đó là mẹ đấy bố ạ. À, con nói thêm để bố biết là trong khi con nằm bệnh viện
  • 31. 31 chữa chân, mẹ con có đến thăm con một lần. Mẹ bảo bố nhắn mẹ đến với con. Bố, nhắn làm gì? Mẹ cho con một cân cam và chục ngàn đồng, nhưng con không nhận. Con bảo mẹ về ngay đi, đừng làm cho con lên cơn sốc. Con làm sao quên được khi bố vào tù, dặn chị em con về ở tạm với mẹ, nhưng mẹ có nhận đâu! Con phải gửi em cho chú Độ, còn con thì lên tận Na Rì bán thuốc lá kiếm sống. Cho nên, dứt khoát mẹ không được có mặt trong đám tang của con, bố nhé! Thật uổng công bố đã tạo cho mẹ những bức chân dung còn đẹp hơn mẹ ở ngoài đời. Và một người đàn ông nữa bố ạ. Lẽ ra bố đừng bao giờ chụp ảnh cho lão ta mới phải. Đó là lão Giám đốc Công ty mà mẹ làm kế toán. Chả hiểu hồi ấy làm thế nào mà bố tạo được cho lão ta bức chân dung oai thế, khác hẳn cái lão béo phệ, bụng to, mắt bé, mặt phì nộn ngoài đời. Có lẽ, trong cái nhìn bao dung của bố, chân dung cuộc đời của hai con người đó đẹp lắm, nên bố cố tạo cho họ những bức ảnh tương xứng. Dường như những âm bản cuộc đời, đối với bố hoàn toàn là điều bí ẩn. Cái dương bản tốt đẹp mà mọi người phơi ra đó, trước mắt bố, chắc gì đã là hình ảnh thực mà chỉ là cái đẹp giả tạo do xảo thuật làm nên từ những âm bản xấu xí. Bố có nhớ lần con đi chơi với Hùng về, con nằm dúi vào một góc và lặng lẽ khóc, bố hỏi con không nói? Con rất cảm ơn bố đã không gặng hỏi gì con, không nghi ngờ gì Hùng trong
  • 32. 32 buổi đi chơi tối hôm đó. Nhưng hôm nay, con xin giải thích cho bố rõ. Con chưa hề biết yêu đương là gì bố ạ. Bao nhiêu tình cảm, con chỉ dồn vào cho bố. Hùng, con rất quý, nhưng chỉ với đơn thuần tình bạn, mặc dù Hùng sống ngay thẳng và tốt bụng. Vậy mà tối hôm đó, Hùng đã ngỏ lời yêu con! Bố ơi, cái tình cảm mạnh mẽ ấy của Hùng đã đốt cháy bùng ngọn lửa quá khứ trong người con lên và con thấy thấm thía vô cùng nỗi cay đắng của cuộc đời này mà bố phải chịu. Chính lúc Hùng khơi dậy tình cảm nam - nữ trong người con, thì con hiểu hết ý nghĩa của sự việc mà con chứng kiến từ lúc bé tý. Hồi ấy, bố đi chụp ảnh cho một đám cưới tận nơi nào đó, mất ba ngày. Chính cái lão giám đốc béo ị ấy đến nhà ta. Lão ấy ôm mẹ, hôn mẹ và bảo rằng yêu mẹ! Cả đêm lão ta nằm với mẹ. Con không hiểu rõ tính chất của những việc làm ấy, vì lúc ấy con còn quá nhỏ, nhưng từ đó con bị một thứ gì đó ám ảnh khiến con ghê sợ mẹ. Còn bố, bố vẫn cứ cặm cụi với những tấm ảnh. Cũng từ đó, con biết rằng con chỉ có mỗi mình bố mà thôi. Thì ra mẹ đã phản bội bố từ những ngày gia đình còn rất êm ấm. Và em Vinh không phải là con bố, tuy nó chính là em con! Để rồi sau này bố mẹ phải ly hôn, cũng chính vì chuyện đó. Thế thì tình yêu là cái gì hả bố? Con không dám tiếp nhận tình yêu của Hùng. Con chỉ thấy đau đớn ê chề. Con bỏ mặc Hùng, chạy về nhà. Tại sao bố lại cắn răng chịu đựng khi mọi
  • 33. 33 người chê bai bố là phụ bạc vợ trong cuộc ly hôn âm thầm hồi đó? Cay đắng và thất vọng quá, con tìm đến cái chết... Bốthânyêucủacon!Chođếnbâygiờ,concảmthấymình đã thạo nghề ảnh rồi. Con đã biết nhìn âm bản để thấy được chân dung con người. Mà chân dung của bố, đối với con, là đẹp hơn cả. Nhưng tại sao bố cứ không chịu làm chân dung cho mình? Tấm ảnh cuộc đời của bố, mặc dù có một âm bản đẹp, lại trở nên xấu xa, bị người ta khinh bỉ. Thì bố ơi, ai là người thợ ảnh tồi đã làm hỏng cả tấm ảnh của bố? Bố phải giành lấy cái quyền sửa chân dung cho mình. Thôi, bố ơi, con uống thuốc đây. Vĩnh biệt bố! Tâm sự của Bình với con gái Con mong người đời nhận ra chân dung thật của bố, điều ấy thật hạnh phúc cho bố! Chính con đã nhìn được như vậy, con chính là người mà đời bố cần. Tại sao con nỡ bỏ bố mà đi? Bố không quen nói nhiều mà chỉ quen làm. Thanh minh thì bố cũng không muốn. Mặc, cứ để người đời hiểu mình thế nào cũng được. Miễn là mình sống đúng với lương tâm. Nhưng với con thì bố phải giải thích đôi điều.
  • 34. 34 Quả thật, bố thất bại quá nhiều trong cuộc đời. Nhưng, con có biết không, cũng có lúc chính bố tự nhận thất bại về mình chứ không nỡ đổ sang người khác. Thất bại lớn nhất là bố phải vào tù. Cũng vì ham buôn bán để nhanh giàu mà nên nỗi ấy. Sau khi mẹ con bỏ bố, bố muốn bứt khỏi cảnh nghèo của gia đình. Bố đã bán hết đồ nghề ảnh chỉ được 8 trăm ngàn và vay quỹ tín dụng Ngọc Hồi 4 triệu đồng để làm vốn đi buôn. Chuyến đầu, bố vào tận nông trường Sông Hiếu Nghệ An buôn cam ra. Chẳng may gặp mưa, xe lại không có mui, về đến nơi thì cam bị thối quá nhiều. Bán không ai mua. Chở lên gần cầu Chương Dương mới có một bà cụ tốt bụng nhận bán giúp. Trời vẫn mưa, cam cứ tiếp tục thối. Bà cụ bán đổ bán tháo, thu lại chưa được 100 ngàn, lại phải thuê xe công nông chở cam thối ra đổ ở bờ sông Hồng. Bố không nỡ lấy 300 ngàn như bà cụ hứa. Thế là lỗ mất hơn một triệu đồng. Bố lại đi buôn lạc từ Vinh ra Quảng Ninh, bán cho bên Trung Quốc. Vài chuyến đầu có lãi, bố tính làm ăn lớn. Vay tiếp quỹ tín dụng một triệu nữa. Đánh hẳn ô tô tải lạc lên biên giới. Nhưng bố quá tin người nên trắng tay. Bởi vì lạc họ đóng cho bố chỉ có lớp trên là loại một, còn lại toàn loại kém phẩm chất. Bán đổ bán tháo cũng không xong. Thế là cụt vốn. Xưa nay, bố có đi buôn bao giờ đâu, vì lớn lên đi thanh niên xung phong, chuyển vào nhà máy giấy, rồi đi bộ
  • 35. 35 đội, giải ngũ làm nghề ảnh. Khi kịp hiểu ra rằng buôn cũng là một nghề, phải học, phải thạo mới làm được thì đã muộn. Đúng dịp ấy thì quỹ tín dụng vỡ. Số tiền vay làm vốn là chung với hai bác nữa, nhưng chỉ đứng tên bố. Không trả được nợ, thế là vào tù! Thôi thì một mình chịu tội còn hơn làm hai bác phải cùng khổ với mình. Bây giờ, bố ngồi ở đường Lý Thường Kiệt, cũng tạm ổn. Bố thuê thêm chiếc xe quay nước mía, định bán những lúc không có khách cắt tóc, rồi khi con khoẻ, con cùng lên bán với bố. Nhưng mới được hai ngày, đã bị thu hết đồ nghề lên đồn, vì vi phạm trật tự lòng đường. Hôm ấy, còn nguyên ba bó mía, bố vội mượn xe đạp đi báo với người bán mía và bác ấy đã thuê xích lô chở hết mía về, không tính bố một xu chi phí. Khó thế đấy, con ạ. Con cứ hỏi tại sao bố không tự làm một bức chân dung thực của cuộc đời mình? Thực ra, mỗi người đều có sẵn một âm bản của cuộc đời, nhưng không phải chỉ làm một lần là thành được ngay tấm ảnh toàn bộ cuộc đời. Cứ phải làm dần, làm dần theo năm tháng, đường nét, hình khối này chồng lên, hoà vào đường nét, hình khối kia và phải đến khi nhắm mắt xuôi tay, bức chân dung cuộc đời mới hoàn thành. Trong quá trình ấy, có lần tự mình làm hỏng, có lần bị người khác phá hỏng, thì cứ đành để dấu vết lại, chứ không thể vứt đi làm tấm ảnh khác được. Nhưng, điều quan trọng, là
  • 36. 36 phải giữ được những nét cơ bản của chân dung cuộc đời mình. Đối với bố, dù có thế nào, thì chân dung cuộc đời bố vẫn là LƯƠNG THIệN. Chốc nữa, bố sẽ lên đồn chuộc chiếc xe quay mía về, tìm chỗ thích hợp để tiếp tục vừa cắt tóc, vừa bán nước mía. Cô Dung hàng nước chè chén, bác Tùng chữa xe đạp cho bố vay tiền chuộc đấy. Bố chưa bao giờ ngừng lao động. Dù có mắc sai lầm, thì bố cũng chỉ sai lầm trong lao động, cho nên, con cứ tin rằng bức chân dung cuộc đời bố không ai bôi bẩn được, nó mãi mãi là LƯƠNG THIệN. Và bố cũng còn có rất nhiều bạn bè tốt. Ngay con cũng có những người bạn chí cốt mà con cần nhớ họ suốt đời. Đó là những bạn học cũ đã cho con tới 4 lít máu lúc con bị tai nạn xe lửa. Ước muốn của bố bao giờ cũng hướng tới việc thiện. Có người hỏi bố nếu bây giờ bố có tiền, bố sẽ làm gì, bố trả lời rằng, việc đầu tiên là chữa chân cho con, tiếp đến là mua một túp lều cho ba bố con ở, rồi mua một bộ máy ảnh, tiếp tục với cái nghề mà bố yêu thích. Nhưng, nhận chân được cuộc đời khó quá con nhỉ. Chính gói thuốc chuột mà con mua được ở trạm vệ sinh dịch tễ, con đinh ninh là liều thuốc cực mạnh, thực ra là thuốc rởm (người ta trộn với rất nhiều tạp chất để ăn bớt tiền của nhà nước mà). Thế là lần đầu tiên trong đời, chính cái giả dối đã cứu bố con mình. Con chỉ bị đau bụng, nôn thốc nôn tháo và bây giờ đang nằm thiêm thiếp dưới ánh mắt bố đây!
  • 37. 37 Cảm ơn cuộc đời vẫn để cho con còn hồn nhiên đúng là một đứa trẻ, chưa đủ lọc lõi nhìn qua âm bản mà thấy hết được chân dung thật của người đời. Nếu con đủ lọc lõi nhận ra của thực của rởm, chắc gì hai bố con còn được ở bên nhau như lúc này. Dù ngày qua biết mấy ê chề, cay đắng, dù ngày mai còn đầy gian truân, bố vẫn giữ được niềm tin. Con hãy tin bố và cùng bố vững bước đi lên.
  • 38. 38 Vợ chồng… 6 tháng Ông Quang đang chìm trong giấc ngủ nặng nề thì choàng tỉnh bởi tiếng reo của bà Hoa: “Có Giấy chứng nhận kết hôn rồi ông ơi!” Mặc dù đang mệt rũ người, ông vẫn nhỏm dậy, đưa tay: “Bà cho tôi xem nào!”. Bà Hoa ngồi xuống chiếc ghế gỗ, nhấc chiếc túi xách giả da màu đen đặt lên giường, thận trọng mở nắp ngoài, rồi mở tiếp sợi dây khóa của chiếc ngăn nhỏ, lấy ra một tờ giấy - nó được bọc trong một chiếc túi ni lông mới. Bà nhẹ nhàng vạch miệng túi ni lông, lấy ra một tờ giấy, đưa cho ông Quang: “Đây, ông xem đi!”. Cầm tờ giấy hình chữ nhật bìa cứng, nền màu hồng nhạt với những dòng chữ in đậm, ông Quang sáng mắt lên, cảm thấy
  • 39. 39 người khỏe ra. Ông dán mắt vào tờ giấy, đọc như nuốt lấy từng chữ, trong đó có ghi rõ tên người chồng là Âm Đình Quang và tên người vợ là Hạ Cựu Hoa. Ông lầm bẩm: “Có thế chứ, lấy nhautừthờichiến,lẽnàokhôngđượcchứngnhậnlàvợchồng!”. Bỗng nhiên, mắt ông đờ ra, rồi trợn lên. Ông cầm tờ Giấy chứng nhận kết hôn đập mạnh xuống thành giường: “Bà Hoa, sao thế này?”. Bà Hoa hốt hoảng: “Sao hả ông? Bình tĩnh nào!”. Ông Quang nằm vật xuống giường, miệng lầm bẩm: “6 tháng, hừ 6 tháng, 6 tháng…”. Bà Hoa cầm tờ giấy mà ông Quang vừa vứt xuống đất, chăm chú đọc. Khi lấy được tờ giấy này từ Ủy ban, mừng quá, bà chỉ đọc lướt. Bây giờ đọc kỹ, bà mới thấy ở gần cuối Giấy chứng nhận, có ghi: “Quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 3 tháng 3 năm 2019 đến ngày 3 tháng 9 năm 2019”. Bà thở dài đánh sượt: “À, cô nhân viên văn phòng Ủy ban bảo là chứng nhận tạm thời, ông ạ!”. *** Chuyện lấy Giấy chứng nhận kết hôn, khi đang khỏe, ông Quang đã cùng bà Hoa năm lần bảy lượt lên phường, nhưng
  • 40. 40 đều thất bại. Việc Hành chính tưởng đơn giản, hóa ra bị hành là chính. Chả là, khi ở chiến trường B, lấy nhau hẳn hoi, tuy không có gia đình hai họ, nhưng có cơ quan hai bên chứng giám, cũng cưới xin, lễ lạt, tuy đơn sơ theo thời chiến, nhưng đàng hoàng, minh bạch. Rồi cứ thế mà sống với nhau. Có ai cần tờ giấy hôn thú, nếu cần thì cũng không ai làm cho. Hòa bình, trở về Hà Nội, ông bà cũng cứ sống với nhau không giấy hôn thú như thế. Sinh con đẻ cái. Ốm đau bệnh tật. Thiếu thốn đủ đường. Vẫn cứ là vợ chồng, gắn bó, keo sơn. Lại còn đùa nhau: Muốn bỏ nhau, dễ thôi, chẳng cần ra tòa, vì có bị ràng buộc gì về pháp lý đâu. Nói đùa vậy, chứ sự ràng buộc về tinh thần mạnh lắm, dứt nhau ra thế nào được. Nhưng rồi, có một sự kiện khiến ông bà phải nhất quyết có bằng được tấm Giấy chứng nhận kết hôn. Đó là bán một phần căn hộ - đã được tách thành căn riêng biệt, để lấy tiền lo việc cho con. Việc mua bán diễn ra nhanh chóng, nhưng khi làm thủ tục sang tên đổi chủ thì mắc cứng. Bởi vì không có giấy hôn thú, hai ông bà không thể được coi là vợ chồng để ký giấy làm thủ tục bán nhà. Căng thẳng nhất là hôm hai ông bà ra phường xin giấy sau khi đã về quê lên. Cô nhân viên xem xét hồ sơ, rồi bảo: - Thế giấy xác nhận là ông, bà chưa từng kết hôn với ai đâu ạ?
  • 41. 41 - Tôi đã về tận quê, nhưng Ủy ban xã bảo là chúng tôi đã ly hương lâu rồi, họ không biết thực hư ra sao, cho nên không thể xác nhận được. - Thế thì chúng cháu cũng không biết ông bà thực sự đã từng kết hôn với ai chưa. - Chưa mà, thời trẻ, chúng tôi vào chiến trường, rồi lấy nhau, đã ai lấy người khác đâu! - Đấy là ông bà nói thế, chứ chúng cháu làm sao mà biết… “Chát”, một tiếng đập vang lên - ông Quang điên tiết đập tay vào cái kệ tiếp nhận tài liệu, rồi nói một thôi: - Cô muốn biết à? Muốn biết thì đầu thai sớm, vào chiến trường với chúng tôi! Ai hy sinh đổ máu, ai hiến dâng cả tuổi trẻ để các cô được ngồi chễm chệ ở đây mà hạch sách? Bà Hoa run cầm cập, níu áo ông: - Bình tĩnh, bình tĩnh, ông ơi! Thấy chồng thở dốc, mặt tái mét, bà Hoa dìu ông ra ngoài, nói nhỏ: “Thôi, về đã. Về, rồi hôm khác tôi đi một mình, tôi lo”. Bà nghiệm ra rồi, ông thẳng tính, không chịu luồn cúi bao giờ, lại nóng nẩy, dễ hỏng việc. Và hơn nữa, bà hiểu rồi, thủ tục đầu tiên là tiền đâu! Có ông, ông không cho “đút lót”, lại hỏng việc. Thăm dò mãi, bà đã biết được con số cho thủ tục đầu tiên là
  • 42. 42 bao nhiêu và cái thủ tục ấy đã nằm trong chiếc phong bì nhỏ, được kẹp vào giữa tập hồ sơ xin xác nhận tình trạng hôn nhân. Với hành trang như thế, bà mạnh dạn, một mình ra phường. Mở tập Hồ sơ, cô nhân viên tươi cười, tỏ vẻ chu đáo: “Bác ơi, cháu sẽ linh động giải quyết cho bác để bác có thể bán căn hộ!” Và thế là, tờ Giấy chứng nhận Tình trạng hôn nhân tạm thời, có giá trị 6 tháng, đến với ông Quang, để ông ném xuống đất, có lịch sử như thế! *** Việcbáncănhộ,quamộtsốthủtụcsangtênđổichủkhông ít nhiêu khê, cũng đã hoàn tất. Ông bà đem tiền đi giải quyết công việc cho con. Nhưng, không ai học được chữ ngờ. Ông Quang bỗng lâm bệnh. Đến ông cũng không thể ngờ là mình ốm nặng đến thế. Đặt mình nằm xuống giường, rồi không thể nào ngồi lên được nữa! Vào viện, kiểm tra, thì phổi đã trắng xóa hết rồi. Rất lạ, là sức thì kiệt, nhưng đầu óc vẫn minh mẫn vô cùng. Nằm dán mình xuống giường bệnh, nhìn những dây dợ, máy móc kết nối với mình, ông biết rằng tiếng chuông số phận đã điểm! Thôi, ngoài 70, thuộc cái tuổi xưa nay hiếm, con cái cũng đã phương trưởng, không có gì phải luyến tiếc. Nhưng, ông bỗng giật mình đánh thót một cái. Lúc này, quanh ông không có ai. Ông gọi toáng lên: “Bà Hoa, bà Hoa ơi!”.
  • 43. 43 Vừa ra ngoài đi vệ sinh về, nghe tiếng ông Quang thét gọi, bà lật đật chạy đến bên ông. Ông bảo bà ngồi sát lại, hỏi gấp gáp: - Còn hạn không bà ơi? Còn hạn không? Bà Hoa ngẩn người: - Còn hạn gì? Cái gì còn hạn? - Cái Giấy chứng nhận kết hôn ấy! Bà Hoa nhẩm tính một lúc, rồi trả lời: - Còn hạn! - Bao lâu? - 5 ngày nữa! Ông Quang ra hiệu cho bà Hoa ghé sát mình hơn nữa, nói thì thào: - Tôi biết mình không thể qua khỏi. Bà làm sao cho tôi chết luôn đi! - Ấy, ông đừng nói gở! - Tôi tỉnh táo hoàn toàn, nhưng sắp hết sức rồi. Bà rút các dây dợ này ra, cho tôi chết nhanh đi! - Đừng nói vậy, ông ơi, còn nước còn tát… - Càng tát càng cạn! Cạn ngày rồi, tôi mà chậm chết, thì lúc ấy cái Giấy chứng nhận vợ chồng hết hạn, tôi với bà hết là vợ chồng…
  • 44. 44 - Làm sao lại như thế được. Vợ chồng là vợ chồng, sao lại hết… - Đành rằng như thế, nhưng cái giấy nó hết hạn, thì lúc tôi chết, nó không cho mình là vợ chồng nữa, lúc ấy làm sao bà làm thủ tục chứng tử, tang ma, tử tuất…! Thôi, bà ơi, nhanh nhanh cho tôi chết, kẻo muộn, lại khổ bà…. Một cơn gió bất ngờ ào đến, xô cánh cửa phòng bệnh đóng ập lại, vang lên tiếng kêu chát chúa… Hà Nội, chớm Đông 2020
  • 45. 45 Ngờ vực Kể từ khi rời bỏ ngôi nhà trong đó có người vợ bạc tình và một người đàn ông xa lạ, Trần Đơn sống mộtcuộcđờicôđộc.Anhlầmlũitrongcuộcsốngthườngngày, một cuộc sống gần như tách biệt với thế giới loài người. Nhưng ẩn sau vẻ ngoài lạnh lùng ấy, từ trong sâu thẳm tâm can anh lại bừng bừng ngọn lửa căm hận - căm hận người vợ mà anh đã từng thương yêu hơn bản thân mình. Anh day dứt triền miên vì câu hỏi: cô ấy hiền lành, chất phác như thế mà còn phản bội, thì liệu trên đời này có còn người đàn bà nào đáng tin cậy nữa không? Không tìm được câu trả lời, anh căm ghét luôn cả giới đàn bà. Chính vì thế, anh ra hòn đảo này sinh sống. Một hòn đảo ngoài khơi xa, nhỏ nhoi giữa muôn trùng sóng vỗ. Dường
  • 46. 46 như đó là cách để anh xa cõi đời bụi bậm, về sống với thiên nhiên thuần khiết. Anh thấy cuộc sống ngọt ngào trong sự cô đơn của con người nhưng lại được bao bọc trong một thiên nhiên trong lành. Hòn đảo tưởng như bị bỏ hoang ấy bỗng sôi động lên từ khi nó được chọn làm đảo nuôi khỉ. Trần Đơn được nhà nước giao cho trông coi đảo khỉ này. Công việc trôi đi êm ả như một dòng suối đã quen nếp, cứ chảy về xuôi. Ngày ngày nấu cơm, luộc khoai cho khỉ ăn. Thế thôi. Sự nhộn nhạo của bầy khỉ đôi khi phá vỡ sự tĩnh lặng trong tâm hồn con người ấy, nhưng chỉ là những xao động nhẹ, giống như cơn gió nam lướt qua làm những tán lá khẽ lay động. Cho đến một hôm, anh nhìn thấy một đôi khỉ. Một đôi khỉ khác thường trong bầy khỉ nghịch ngợm. Cả hai đều có cái đuôi dài và đôi má bạc lông. Anh gọi chúng là đôi bạc má. Nhưng, cái làm anh chú ý không phải là hình thức của chúng, mà bởi những hành động của chúng. Chúng quấn lấy nhau, âu yếm. Khi con khỉ đực kêu lên: “Khẹc, khẹc, khẹc...” thì con khỉ cái cũng tiếp luôn ba tiếng kêu như vậy. Khi con khỉ đực rúc lên tiếng kêu lảnh lót, con khỉ cái liền hoạ theo, làm núi rừng rộn rã hoan ca. Trần Đơn phát hiện ra rằng đó là lối “hát đối” của đôi khỉ, con xướng, con hoạ, thể hiện tình âu yếm. Điều đó càng làm cho Trần Đơn đắng cay. Anh cố gắng xua đuổi hình ảnh của quá khứ, nhưng không
  • 47. 47 được. Nó cứ làm sống lại trong anh kỷ niệm êm đẹp của những ngày xa ngái. Hồi ấy, trong những cuộc hát giao duyên vào dịp hội làng đầu xuân, anh đã quen Thắm, cô gái duyên dáng nhất làng. Anh xướng, cô hoạ, rồi cô xướng, anh lại hoạ, hai giọng hát quấn quýt, vờn lượn. Hai giọng hát như sợi giây vô hình đầy ân tình đã cột chặt hai số phận vào nhau. Tuy nhiên, lối “hát giao duyên” của đôi khỉ chỉ làm anh thoáng chua xót, rồi lắng lại ngấm ngáp nỗi đau của riêng mình. Chỉ đến khi chứng kiến những hành động âu yếm của chúng đối với nhau thì anh mới nổi giận thực sự. Theo dõi chúng, anh thấy đôi này tuy vẫn đi theo đàn, nhưng lại sống khá tách biệt. “Tổ ấm” của chúng nằm chót vót trên ngọn cây chò giữa rừng. Sau bữa ăn, chúng nhanh chóng leo lên cây, chuyền về “tổ ấm”. Có lúc, con khỉ cái ngồi khoanh tròn cho con khỉ đực bắt chấy. Thỉnh thoảng, nó lại quàng tay ra sau ôm cổ con khỉ đực. Anh trân trân cặp mắt to ẩn dưới hai hàng lông mày rậm, nhìn và nghĩ: “Giống cái là vậy đấy. Thích nhận sự âu yếm của giống đực và biết khêu gợi để nhận được nhiều sự âu yếm hơn!”. Có lần, con đực phóng ào ào trên các tán lá, bổ nhào vào con cái. Hai con quấn lấy nhau như bện thừng. Rồi con đực giơ ra một con cua lớn mà anh đoán nó phải kỳ công lắm mới mò bắt được ở tận khe Hoa. Con cái nhận lấy, ăn ngon lành. Con đực ngồi nhìn con cái, vẻ mặt hoan hỉ. Anh lại chạnh nghĩ đến mình. Cái giống đàn ông khổ vậy, suốt ngày đầu tắt mặt tối kiếm chác, có miếng ngon lại
  • 48. 48 nhường cho vợ con, để rồi cô vợ no cơm ấm cật rậm rật toàn thân, rước trai về hú hí. Nghĩ đến đấy, anh thấy ớn lạnh. Dường như những con kiến từ khắp các tổ kiến trên đảo đều ào đến, đốt lấy đốt để làm cho anh ngứa, buốt, xót khắp người. Ký ức về sự phản bội của vợ khiến anh nghi ngờ cả loài vật. Phải rồi, sự nghi ngờ của anh đâu phải là sự suy đoán thành kiến? Trong dân gian, chẳng đã có những câu chuyện nghiệt ngã về sự phản bội của giống cái đối với giống đực đó sao! Nào là con rắn cái khi lột xác, được con rắn đực chăm nom tận tuỵ, đến khi con rắn đực lột xác thì con rắn cái đi tình tự với con rắn đực khác, không những vậy còn dẫn nó về hại chồng mình nữa. Nào là chuyện con cua cái, khi bấy mai nằm một chỗ, được con cua đực tận tình chăm nom, đến khi con cua đực nằm bấy mai, ả liền dẫn bạn tình về ăn thịt chồng! Nếu cuộc sống không có những sự phản bội hèn hạ và dã man như vậy của giống cái thì đâu có thể nảy sinh ra trong dân gian những câu chuyện bi thương như thế? Trần Đơn luôn luôn nhìn đôi khỉ với con mắt nghi ngờ và nhạo báng. Có lần, thấy đôi khỉ quấn tròn lấy nhau trên “tổ ấm”, anh nói thành lời: “Này, chú khỉ cả tin kia ơi, mi thử đi kiếm ăn lâu ngày một chút coi, đến khi về có bắt gặp một chú khỉ đực khác đang làm cái việc mà chú đang làm hay không?”. Thế rồi, anh để thời gian rình mò con khỉ cái, xem nó có chung tình hay không? Đó là những lúc con khỉ đực đi kiếm
  • 49. 49 ăn. Thực ra, bầy khỉ ở đảo này đã đủ thức ăn, vì nhà nước cấp cho anh đủ khoai, gạo để anh nuôi chúng. Nhưng loài khỉ vốn siêng năng, lại thích “cải thiện” nên chúng thường mò xuống khe bắt cua, cá. Con khỉ đực bạc má thường mò vào khe Hoa, nơi có những hang đá lớn, trong đó có nhiều cua sinh sống. Có khi con khỉ đực đi cả buổi, bỏ cả bữa ăn chính thức của đàn do Trần Đơn cung cấp. Những lúc ấy, anh thấy con khỉ cái ăn rất nhanh, nuốt lấy nuốt để rồi bốc thêm thức ăn bỏ vào miệng, lùa sang hai bên làm cho mặt nó bạnh ra trông thật dễ ghét. Xong, cô ả vơ một nắm cơm và phóng về “tổ ấm’’. Trần Đơn kín đáo đi theo. Nhưng anh chỉ thấy mình con khỉ cái bạc má với tán cây đung đưa trong gió... Thế rồi đàn khỉ cứ đông dần lên. Trần Đơn được lệnh xẻ đôi đàn khỉ, chuyển một nửa sang hòn đảo bên. Thật không may cho đôi khỉ kia. Vào đúng lúc cần chia đàn ấy thì chúng lại xuất hiện trước mắt anh, hồn nhiên vờn nhau. Một ý nghĩ độc ác nảy ra trong đầu anh: chúng mày phải chia lìa. Và anh lừa bắt được con khỉ cái, nhốt vào lồng cùng một bầy khỉ khác. Anh chuyển những lồng khỉ lên thuyền. Con khỉ cái bạc má vật vã trong cũi, nhảy chồm lên cắn xé, rồi lại lăn lộn kêu choe choé. Con khỉ đực bạc má chuyền ào ào trên các tán cây, rồi nhảy bổ xuống đất, lăn lộn. Đúng lúc ấy thì trời vần vũ. Mây đen kéo kín bầu trời. Con thuyền lớn vượt sóng, hướng về phía
  • 50. 50 đảo nhỏ. Con khỉ đực bạc má chạy ra sát mép nước, nhảy chồm chồm trên bãi cát. Chiếc thuyền dần dần mất hút giữa các lớp sóng cồn. Con khỉ đực chừng như thất vọng, hú to một tiếng rồi chạy biến vào rừng sâu. Chiều ấy, Trần Đơn bỗng thấy đắng miệng, không nuốt nổi bát cơm. Hình ảnh đôi khỉ cứ nhảy nhót trong đầu anh. Mưa đã ngớt, nhưng sấm chớp vẫn cứ nhoang nhoáng trên bầu trời xám pha ráng đỏ của hoàng hôn. Anh mặc áo mưa, ra khỏi nhà, hướng về phía bờ biển. Những tia chớp rạch đôi bầu trời, loé lên những tia sáng xanh. Mặt biển đen ngòm nổi sóng dữ dội như bị những luồng sáng chớp nhoá ấy xé vỡ ra. Sấm nổ. Chớp loè. Sóng ào ạt. Một luồng sét dữ dội nổ ầm vang. Trần Đơn giật thót mình khi nhìn ra khơi thấy một sinh vật nhỏ bé đang vùng vẫy giữa lớp sóng cồn. Rõ ràng đó là một sinh vật. Bởi nó không bị trôi dạt một cách vô tình, mà nó vùng vẫy, vùng vẫy để tiến vào bờ mặc sóng gió dập vùi. Trần Đơn rùng mình khi loé lên ý nghĩ: đó là con khỉ cái bạc má. Mi dám vượt biển để về đây ư? Giữa hai hòn đảo là một vùng biển rộng với sóng bạc đầu, với đá ngầm, với cá dữ. Chỉ một cú quăng của cơn sóng cũng đủ đập mi vào những tảng đá nhọn hoắt của bờ đảo bên kia. Làm cách nào mà mi vượt qua được những hàm răng đá đó? Một lớp sóng cuồn cuộn dồn vào bờ. Một tia chớp sáng chói bầu trời. Trần Đơn nhìn rõ sóng đã quăng cái sinh
  • 51. 51 vật nhỏ nhoi ấy lên bờ cát. Anh lại gần và run bắn người khi nhận ra đó chính là con khỉ cái bạc má. Nó nằm bẹp như một đám rong biển vô hồn. Anh chợt thấy một nỗi xót thương trào lên trong lòng. Đồng thời, một cảm giác kính phục chiếm ngự tâm hồn anh. Ôi loài vật, loài vật chỉ biết sống theo bản năng, chúng mày cũng có tình yêu ư? Có phải là tình yêu đã tạo ra sức mạnh cho mi, con vật bé bỏng kia? Phải chăng niềm tin vào tình yêu đã tiếp cho mi sức mạnh để mi dám quăng thân vào muôn trùng bão tố và đã dẫn hướng cho mi vượt qua không gian mịt mùng, về đến nơi trú ngụ tình yêu của mi? Anh chua chát nghĩ tới bản thân. Tấm thân cao to lừng lững của anh rũ xuống. Gắng gượng, Trần Đơn quỳ trên bãi cát, ôm lấy con khỉ. Bãi biển nhập nhoà trong ráng hoàng hôn, thỉnh thoảng lại loá lên những ánh chớp, muốn nuốt gọn hình bóng anh. Anh lảo đảo bước, chân liêu xiêu nhưng đôi tay lại ghì chặt lấy con khỉ. Anh đốt lửa sưởi cho nó. Trong ánh lửa bập bùng, anh ngắm nhìn con khỉ. Người nó ướt sũng, đôi chỗ tróc lông, rớm máu. Nó ngước đôi mắt tròn nhưng mờ đục vì mệt mỏi nhìn anh, như cầu cứu, như biết ơn. Trần Đơn chợt ứa nước mắt. Lần đầu tiên trong cuộc đời, người đàn ông can trường ấy biết thế nào là những giọt nước mắt nóng hổi của chính mình. Mấy chục năm qua, biết bao đắng cay, tủi nhục chỉ khiến Trần Đơn bặm môi lại, ngày một lỳ lợm. Còn bây giờ, cái sinh linh nhỏ bé và yếu ớt này lại làm chấn động tới phần sâu thẳm nhất trong lòng
  • 52. 52 anh, dồn ép cảm xúc từ nơi tận cùng con tim anh thành những giọt nước mắt đặc quánh lăn nặng nề trên đôi gò má. Trần Đơn chợt nhớ lại dĩ vãng. Cái dĩ vãng làm anh đau buồn. Một ngôi nhà nhỏ bên sông cái. Những ngày mưa gió dữ dội. Một buổi sớm, sau chuyến đi làm ăn xa về, anh xăng xái đẩy cửa nhà mình. Và anh giật nảy mình khi thấy vợ đang nâng giấc một người đàn ông. Không thể tin được, nhưng rõ ràng là vợ anh và một người đàn ông lạ đang bên nhau trên chiếc giường duy nhất của vợ chồng anh. Một thoáng sững người, rồi anh bật ngược trở ra. Và lùi lũi đi. Mặc tiếng gào của vợ: “Anh ơi, quay lại nào!”. Anh cứ đi. Vốn sống cảnh phiêu bạt từ thời ấu thơ, đến khi lấy vợ, vẫn bôn ba khắp các nẻo đường kiếm kế sinh nhai, Trần Đơn quen sòng phẳng, dứt khoát. Nhiều khi, trong cảnh bon chen, chụp giật, không thể dùng dằng suy xét, anh phải tức thời quyết định hành động, phó mặc cho may rủi. Nhờ giời, anh gặp may nhiều hơn rủi. Nhưng những lần gặp rủi, anh chấp nhận mà không khi nào nài nỉ, van xin. Anh không bao giờ níu kéo những gì mà anh cho là đã tuột khỏi tầm tay mình. Giờ đây, trước hình ảnh vợ và người đàn ông xa lạ trên chiếc giường duy nhất của vợ chồng anh, phản ứng duy nhất mà anh có được là thối lui! Không ngờ rằng bước chân vội vàng ấy cứ kéo anh xa mãi, xa mãi ngôi nhà thân yêu. Đôi khi đang ngủ, giật mình vì từ trong tiềm thức vọng lên tiếng
  • 53. 53 gào của vợ, anh định lần đường trở lại cố hương. Nhưng hình ảnh người đàn ông lạ mình trần trên chiếc giường duy nhất của vợ chồng anh lại khiến anh giữ lòng sắt đá. Rồi một lần đi tàu biển trong chuyến làm ăn xa, tàu bị đắm, anh trôi dạt về đảo hoang này. Tưởng rằng sẽ sống nốt quãng đời cô độc giữa mịt mù biển khơi, ngờ đâu đảo lại được con người để mắt đến và anh lại trở về với cuộc sống có đồng loại. Có lần một nhóm người từ đất liền chở khỉ ra đảo, nghỉ lại một đêm. Trong câu chuyện vui bên bếp lửa cùng nhóm người ấy, anh được nghe kể câu chuyện “Người phụ nữ Nam Xương” thời nay. Người phụ nữ này và người phụ nữ Nam Xương trong câu chuyện cổ đều bị nỗi oan khiên đè nặng lên cuộc đời. Có điều, người phụ nữ Nam Xương chỉ có cái bóng mình giả làm bóng chồng. Còn người phụ nữ thời nay ấy lại có cả một người đàn ông bằng xương bằng thịt trong nhà khi chồng về bất chợt. Thực ra, người đàn ông ấy bị lật thuyền, bị một thân cây trôi trên sông đập gẫy tay, xô dạt vào bờ, đúng trước bến nước của người phụ nữ nọ. Với tấm lòng nhân hậu, chị đã vực người đàn ông xa lạ về căn nhà nhỏ bé của mình... Trần Đơn thoáng rùng mình khi chợt nghĩ rằng câu chuyện kia có liên quan đến mình. Nhưng rồi anh lại gạt phăng ý nghĩ ấy đi... Anh không còn niềm tin và sự tỉnh táo để suy xét chuyện quá khứ nữa. Bây giờ, ngồi bên con khỉ chung tình, Đơn trầm ngâm suy nghĩ. Anh chợt đứng vùng dậy, bởi một hình ảnh lúc này mới
  • 54. 54 loé lên, rõ mồn một trong ký ức anh: dạo ấy, khi anh bước vào nhà, vợ anh đang đỡ một người đàn ông ngồi dậy. Anh ta cởi trần, người rớm máu, một cánh tay bị nẹp gỗ... Con khỉ được sưởi ấm, đã hồi tỉnh. Nó dụi dụi vào người Trần Đơn. Anh ôm nó vào lòng: Bạc má ơi, ngày mai mày sẽ được gặp lại chồng mày! Nhưng rồi, anh lại chết lặng bởi một ý nghĩ u ám: Không hiểu rằng con khỉ đực kia trong cơn tuyệt vọng lao vào rừng sâu có còn quay về nơi này hay không? Cũng như người đàn bà khốn khổ vợ anh, không rõ với nỗi oan khiên cao như núi, nàng vẫn còn trên cõi đời này hay đã về nơi chín suối?
  • 55. 55 Hoa trắng tinh khôi Cáchđâyđúng20ngày,nhàôngbànhậnđượcmộtlẵng hoa chúc mừng nhân ngày Nhà giáo. Lẵng hoa rất đẹp, mà trung tâm là những cành hoa trắng tinh khôi. Không những vậy, hoa lại rất thơm. Ông bà đặt lẵng hoa ở nơi trang trọng nhất của phòng khách, ngày ngày chăm chút, tưới tắm. Được khoảng 5 ngày, những bông hoa thay nhau héo úa. Đầu tiên là những bông hoa hồng đỏ thắm. Những cánh hoa tái dần, tái dần, thâm lại rồi gục xuống. Rồi những bông hoa cúc, cũng rơi rụng từng cánh vàng. Duy chỉ có những bông hoa trắng không rõ tên là vẫn tươi nguyên. Vốn cần kiệm, bà không vứt đi cả lẵng hoa, mà giữ lại những bông hoa trắng không tên. Rút khỏi bó hoa đã tàn, bà
  • 56. 56 cắm chúng vào bình hoa pha lê, chăm nom chu đáo. Ngày nào cũng thay nước, sắp lại ngay ngắn. Ngàythứsáu.Ngàythứbảy…Ngàyquangày,hoavẫntươi nguyên. Ông bà trầm trồ: “Sao có loài hoa quý thế? Trường tồn. Màu trắng tinh khôi không bị thời gian làm cho hoen ố!”. Tới ngày thứ 20, hoa vẫn tươi nguyên, xòe những cánh trắng ngạo nghễ. Bà thấy lạ quá, liền xem xét thật kỹ. Đầu tiên, là tại sao nước thay ra vẫn trong veo, không vẩn đục, không mùi hôi thối - không có dấu vết gì của sự đào thải dinh dưỡng? Tiếp đến, bà săm soi nhụy hoa, thấy nó cứng quèo. Ngửi, chẳng thấy mùi thơm, mà lại hăng hăng mùi nhựa… Bà vội gọi ông: - Xin báo với ông một chuyện bất ngờ! - Chuyện gì vậy? - Mấy bông hoa mà mình giữ lại, chăm chút mấy hôm nay, là hoa giả! Ông cười: - Thế à? Bây giờ cái giả thường lẫn với cái thật, nhiều khi nổi trội hơn cái thật và rất khó nhận biết. Ngắm nghía một hồi, bà bảo:
  • 57. 57 -Nhữngbônghoagiảnàyvôhại,cứđểtrangtrí.Lạikhông phải chăm sóc, thay nước! Rồi một ngày... Bà bạn đến chơi, trầm trồ: - Nhà bà có bông hoa lạ quá, tươi quá! - ... - Bà ơi, mua ở đâu, mách cho tôi với. Thứ hoa quý này... - Bà mua lẵng to hay lẵng nhỏ? Bà định đặt ở phòng khách à? - Không. Bà mua cho tôi một lẵng lớn, tôi đem chúc mừng Đại hội…
  • 58. 58 Chó săn, cáo và mèo Chuyện kể rằng, ở vùng nọ có một trang trại chăn nuôi gà rất lớn. Để gà có thịt ngon, người ta không nuôi nhốt như ở các trang trại thông thường, mà quây trang trại lại, thả gà cho chúng sống theo kiểu hoang dã. Chủ trang trại nuôi một đàn chó săn để bảo vệ đàn gà. Đàn chó được tuyển chọn từ nhiều vùng miền về, rất tinh khôn, khỏe mạnh và dữ dằn. Cuộc sống của đàn gà êm ả trôi đi... Là người có tầm nhìn xa, kỹ tính, khi chưa lập trang trại, ông chủ đã giao nhiệm vụ cho cậu Trợ lý: Phải tìm mua bằng được 17 con chó thuộc bốn loại “quốc khuyển”, đó là Chó Lài, Chó H’Mông cộc đuôi, Chó Bắc Hà, Chó Phú Quốc... Tuân
  • 59. 59 lệnh, anh Trợ lý đã đi khắp các vùng, từ núi cao tới biển rộng, săn lùng được đủ 17 con “quốc khuyển” theo ý ông chủ. Con chó đầu đàn thuộc giống H’Mông cộc đuôi, khiến anh mất nhiều công sức nhất. Anh đã phải lặn lội lên tận vùng cao các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Hòa Bình tìm mua loại chó H’Mông cộc đuôi. Nhưng, công anh suốt bao tháng ngày cũng chỉ là công cốc, vì thương lái đã “vét” sạch các con chó loại này từ khi chúng còn trong bụng mẹ. Theo sự chỉ đạo của ông chủ, anh Trợ lý lần mò lên “nằm vùng” tại một bản H’Mông tuốt trên đỉnh Pà Háng, thuộc xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Anh “3 cùng” với gia đình anh Mùa A Lử để rình mua một con sơ sinh, khi con chó cái nhà Mùa A Lử sinh hạ - nó đã có cái bụng lặc lè, sắp tới ngày khai hoa. Quý mến anh Trợ lý đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm với gia đình mình suốt 7 ngày, lại còn tặng gia đình một cái tivi, Mùa A Lử bảo anh cứ về xuôi, khi nào chó con ra đời, sẽ chọn cho anh con tốt nhất đàn. Mùa A Lử còn tặng cho anh Trợ lý một con dao và một cái thớt, đặc sản vùng dân tộc thiểu số. Ai cũng biết, người H’Mông có biệt tài về luyện thép và rèn giũa; đã từng làm được cả nòng súng, còn dao thì sắc như gươm của người Tàu. Thớt cũng đặc biệt, là loại gỗ Nghiến lưu niên trên rừng, không bao giờ ra mùn. Biết rằng người H’Mông trọng chữ tín, đã hứa thì dù sét đánh bên tai cũng không sai lời, anh Trợ lý ra về.
  • 60. 60 Quả nhiên, một thời gian sau, anh Trợ lý được Mùa A Lử báo lên nhận chó. Theo lời kể, Mùa A Lử đã thực hiện đúng “quy trình” tạo và tuyển chọn chó chuẩn. Đó là đưa chó mẹ vào hang sinh nở chứ không cho sinh ở nhà, phù hợp với giống nòi lai sói của loài chó này. Khi bốn con chó con đã biết vận động, anh còn nhốt chúng vào chuồng và đốt lửa cháy xung quanh. Con chó mà anh chọn cho anh Trợ lý là con phá được cửa chuồng, thoát ngọn lửa đầu tiên. Nhận con chó, anh Trợ lý quan sát kỹ, thấy nó có vóc dáng chuẩn: mặt sói, mắt màu đốm lửa, răng như lưỡi lê sáu cạnh, đuôi cụt ngủn chỉ có mỗi chòm lông và bộ lông tuyền màu lửa. AnhTrợlýtậptrungvàoviệchuấnluyệnconchó.Anhđặt tên cho nó theo nguồn gốc, địa danh xuất xứ của nó: H’Mông Cộc đuôi Pà háng Hòa Bình, khi nói tắt, anh gọi là Cộc Hòa Bình, còn thông thường, gọn nữa, anh chỉ gọi nó là Cộc. Các con khác cũng được đặt tên theo nguồn gốc, như Lài Thanh Hóa, Mực Phú Quốc... Nắm chắc đặc điểm của loài chó Cộc đuôi, anh nuôi dạy theo bài bản để nó hình thành cá tính từ 3-4 tháng tuổi. Cộc không phá phách, hoạt động độc lập, trầm tính, có trí nhớ tốt nên tiếp thu các bài huấn luyện dễ dàng. Với đặc tính trung thành của nòi giống, Cộc nhất nhất tuân theo lệnh của anh Trợ lý, lớn vọt lên, dũng mãnh, thông minh,
  • 61. 61 nhưng khác với loài chó, nó có phần xảo trá bởi nhiễm tính lươn lẹo của anh Trợ lý. Cộc tự nhiên trở thành chó đầu đàn, không con nào trong đàn dám soán ngôi. Cuộc sống bình lặng của đàn gà bị xáo trộn một cách bất ngờ. Đó là một tối trời quang mây tạnh. Bỗng nhiên xuất hiện một con cáo. Không hiểu con cáo này từ đâu tới, nhưng nó rất thính nhạy tinh ranh. Chờ đúng lúc đàn chó “tuần tra” ở phía bên kia trang trại, con cáo khoét một lỗ lớn, chui qua hàng rào, vào khu vực chăn thả gà mái tơ. Mùi gà thơm lừng khiến cáo liếm môi lia lịa. Nó phát hiện ra hai con gà mái tơ đang đậu trên cành một cây muồng thấp lè tè. Nhẹ nhàng trườn tới, trườn tới. Nhẹ nhàng nhún mình. Rồi xoạch một cái, nó nhảy lên vồ vào con gà mái tơ phía ngoài. “Quác”, con gà mái tơ bị vồ trúng cổ, lôi xuống đất. Con cáo ngoạm một miếng ngang cổ con gà cho chết hẳn. Tham lam, nó để con gà chết lại, rượt theo con gà thứ hai. Thiện nghệ, nó vồ trúng con gà mái tơ hoa mơ, ngoạm vào cổ, con gà chết đứ đừ. Nhưng, không may cho con cáo, đàn chó săn vừa tới... Ngửi thấy mùi máu gà lẫn mùi cáo, Cộc dẫn cả đàn đồng loạt lao tới. Con cáo đành bỏ mồi lại, nhanh chóng thoát thân. Cộc Hòa Bình kịp ngoạm vào chân con cáo, khiến nó tóe máu, lông và máu dính vào miệng lỗ mà con cáo chui ra.
  • 62. 62 Bầy chó ngơ ngác một lúc, rồi Cộc mở cái cửa con vốn dành cho chó nhưng thường vẫn đóng im ỉm. Cả đàn chạy qua cửa rồi phóng vun vút theo chân Cộc. Đàn chó chia làm ba hướng, lặng lẽ lùng sục quả đồi sát trang trại, rồi tiến tới khu rừng phía Tây. Đây là một khu rừng thiêng, mọc trên một quả đồi nhỏ, không ai dám bén mảng tới. Truyền thuyết kể rằng, khu rừng này do Thần Rừng tạo ra và chỉ cho các loài vật hiền lành sinh sống. Những sinh vật ngoài khu rừng nếu bén mảng đến, sẽ bị sét đánh cháy thành than. Để đảm bảo cho khu rừng lúc nào cũng sạch sẽ, Thần truyền cho đời đời kiếp kiếp loài vật ở đây chỉ được đến cái vực nước nhỏ ở gần bìa rừng mà phóng uế. Vực nước này tuy nhỏ mà dường như không đáy, cho nên chất thải của các loài vật lúc nào cũng chỉ ở lưng chừng vực. Hết sức chu đáo, Thần còn ban cho một loại cây khử mùi mọc kín quanh bờ, khiến cho mùi xú uế bị tiêu tán hết. Không những thế, một loài cây thơm được Thần ban mọc cùng, lại làm cho khu vực rừng này lúc nào cũng có một mùi thơm ngan ngát dễ chịu. Khi tiến đến sát khu rừng, Cộc đứng sựng lại. Cả đàn cũng dừng lại tức khắc. Không dám xâm phạm rừng cấm, Cộc dẫn đàn quay lại, lùng sục ở sườn đồi.
  • 63. 63 Bỗng, một bóng đen lao vút từ mé đồi bên kia sang phía sườn đồi bên này. Cộc lao vụt theo. Bám sát nó là 16 con chó đằng đằng sát khí. Chả mấy chốc, đàn chó đuổi kịp con vật kia. Cộc chợt nhận ra đây là một con mèo nhưng to lớn chẳng kém gì một con cáo cỡ bự. Do dự một lúc, Cộc xông tới, vồ con mèo. Cả đàn chó lao theo, sủa, đớp. Con mèo chỉ biết kêu meo meo yếu ớt. Hình như nó cố thanh minh, nó chỉ là một con mèo nhút nhát đi lạc, chẳng làm gì nên tội. Nhưng bầy chó vẫn cứ gầm gừ, giằng xé nó tơi bời, thân thể bê bết máu. Cộc sai con Lài tha con mèo về. Vào tới trang trại, Cộc ra lệnh cho bọn chó săn liếm sạch vết máu con cáo, rồi tha con mèo tới, chà cơ thể bết máu mèo vào thay thế. Lại còn kéo con mèo chà vào cây muồng, để lại dấu vết. Trời vừa sáng. Bọn chó tha con mèo bết máu, rên rỉ, đến báo công với Trợ lý của ông chủ. Anh ta có tên là Nguyễn, nhưng vì được phân công chuyên chăn dắt bầy chó săn, nên có biệt hiệu là Trợ lý Chó. Lâu dần, đó trở thành tên của anh. Tinh ranh, Cộc còn kéo anh Trợ lý Chó ra cái hốc cáo chui có dính máu con mèo, để chứng minh đích thị đây là thủ phạm giết hai con gà mái tơ, mà nó đã bắt được. Con mèo đau đớn và sợ hãi, chỉ rên rỉ yếu ớt, nằm bẹp trên nền đất.
  • 64. 64 Anh Trợ lý Chó mừng rỡ, mời ngay ông chủ xuống chứng kiến kẻ giết hai con gà mái tơ đã bị tóm quả tang. Nhìn con mèo, ông chủ bảo: - Này, nó là mèo sao lại… Anh trợ lý liến thoắng: - Thưa ông chủ, “Mèo già hóa cáo”. Nhưng đây chỉ là con cáo giống con mèo thôi ạ. - Ờ ờ, nhưng mà sao tai nó ngắn thế? Tai cáo dài và vểnh cơ mà? - Dạ thưa, vì bị săn đuổi, sợ quá, tai nó bị rụt tai lại đấy ạ! À, mà dấu vết, máu của con cáo này còn dính ở cây muồng gà đậu và lỗ cáo chui đấy ạ. - Ừ thôi, vẫn phải cảnh giác kẻo con cáo nào lại vào nữa đấy nhé. Cứ chữa chạy cho con mèo, à con cáo này và nhốt nó vào một chỗ, xét xử sau. Tuy tuân lệnh ông chủ, sai con Lài tha con mèo đi, nhưng Trợ lý Chó vẫn lầm bầm: “Bắt được rồi thì giết quách cho nhẹ nợ, việc gì mà chạy chữa, xét xử!”. Cộc dỏng tai nghe, nó hiểu chủ nó muốn gì. Và rồi, ngay trong đêm đó, con mèo đã bị Cộc cùng đàn chó săn xơi tái, không để lại chút dấu vết nào, dù là sợi lông hay mẩu xương.
  • 65. 65 *** Bầy gà được yên ổn. Không có con cáo nào bén mảng đến. Nhưng cả trang trại lại bị chìm trong nỗi sợ hãi mới. Đêm đêm, từ không trung dội xuống những tiếng mèo kêu quái dị. Vào mùa giao phối, những con mèo thường đi hoang, kêu gào vừa giống tiếng trẻ con khóc, vừa không định rõ là tiếng gì, nghe rờn rợn. Nhưng ở đây, tiếng mèo kêu trên không trung dội thẳng xuống khu trại, nghe ai oán, thê lương và rùng rợn khôn tả. Kỳ lạ hơn, có đêm, trời đang quang quẻ, bỗng nhiên mưa đá đổ xuống ầm ầm, làm gẫy cây cối, nát lá hoa, thủng mái nhà. Có đêm, không cơn cớ gì, sét đánh váng trời, tia lửa điện chẻ đôi cây sưa phía đầu nhà ông chủ, lửa bốc cháy phừng phừng. Cùng thời điểm này, một con mèo cái to lớn nhưng gầy guộc, xơ xác bỗng nhiên xuất hiện trước cổng trang trại, ngoao ngoao liên hồi, nhưng không thể nào xua đuổi nó đi được. Nó nhanh thoăn thoắt và ẩn hiện như ma. Thậm chí, có hôm vừa bước xuống xe ở cổng trang trại, ông chủ còn bị con mèo cái nhảy vọt tới, cào vào tay, khiến mu bàn tay ông chảy máu đầm đìa. Từ đó, ông ra lệnh cho Trợ lý Chó và con Cộc luôn theo sát ông. ***
  • 66. 66 Một đêm trời làm mưa giông, sấm sét dữ dội. Trong tiếng rào rào của mưa, ùng oàng của sấm chớp, văng vẳng tiếng gà quang quác. Một hồi sau trời tạnh ráo. Anh Trợ lý Chó cùng đàn chó đi quanh trang trại. Đến khu vực gà thường tập trung, anh trợ lý giật mình thấy có đến vài chục con gà bị cắn đứt cổ, nằm la liệt. Rồi, dường như đêm nào cũng có chuyện gà bị bắt, bị giết. Gà sợ hãi leo lên các cây cao mà ngủ, nhưng vẫn không tránh khỏi tai họa. Tiếng quang quác của gà cùng với tiếng ngoao ngoao của cáo tạo thành thứ âm thanh rợn người càng làm cho trang trại bất ổn hơn. Ông chủ lệnh cho Trợ lý Chó và đàn chó phải mật phục chứ không tuần tra nữa, để trị bằng được lũ cáo. Đêm ấy trăng lu, anh Trợ lý Chó đang chui trong đống rơm cạnh bầy gà thì thấy bóng một con vật thoáng qua. Anh tuýt còi, lũ chó bật khỏi chỗ ẩn nấp. Bấm đèn pin, anh nhận ra đó là một con cáo. Nó quắc mắt nhìn anh, rồi quay ngoắt người lao ra khỏi trang trại, qua một cái lỗ to tướng mà nó đã khoét sẵn. Trợ lý Chó, Cộc và bầy chó rầm rập đuổi theo. Tới khu rừng cấm, con cáo không dừng lại mà lao thẳng vào. Không kịp nhớ tới lời nguyền về khu rừng, anh Trợ lý Chó xua cả bầy chó chạy theo con đường mòn nhỏ duy nhất dẫn vào rừng. Và rồi, “Ủm… Ủm… Ủm…”, những tiếng kêu như vậy liên tục phát ra, cho thấy cả Trợ lý Chó và bầy chó đã bị rơi xuống vực phân.
  • 67. 67 Sáng hôm sau, trời mưa gió dữ dội. Chưa bao giờ vùng này chứng kiến một trận lôi đình như vậy. Sét cứ nhằm vực phân mà phóng điện xanh lè, nổ đanh, rợn người. Vực phân đón những dòng chảy của nước mưa từ mấy hướng, cứ đầy dần đầy dần. Đây là chuyện lạ, vì như trên đã nói, vực phân này không bao giờ bị dềnh nước lên. Vậy mà hôm nay, nó đầy lên một cách bất thường. Nước tràn bờ ào ào chảy ra cửa rừng, tạo thành một dòng thác nhỏ, ngầu ngầu phân. Sáng sớm, “Ùng!”, một tiếng nổ trầm đục vang lên. Cả một cột nước đục ngầu tung lên trời, đổ ập xuống chân đồi. Người ta nhìn thấy xác anh Trợ lý Chó và đàn chó săn nằm trong một vũng nước đục ngay chân đồi, người ngợm bê bết phân thú vật, bốc lên mùi hôi thối khủng khiếp. Con Cộc quặp vào người anh Trợ lý chó, cả hai co quắp. Nhưng, không thấy xác con cáo nào… *** Sau khoảng vài năm, trong vùng xuất hiện một đàn ma, trong đó có một con đầu người mình chó và 16 con đầu chó mình cáo, gầy nhẳng, bụng lép kẹp. Đàn ma phiêu diêu khắp nơi, chân không đến đất, cật không đến trời, hú tiếng sói, rồi lại ngoao tiếng mèo khiến dân trong vùng vô cùng sợ hãi. Vào những đêm trăng tròn, đàn ma dạt vào trong khu trại, chờn vờn quanh những con gà mái tơ. Hình như chúng thèm khát lắm...
  • 68. 68 Người mẹ và con chó nhỏ Nhà Li nuôi một con chó cái. Vốn thuộc giống nhỏ, lại là con cuối đàn, cho nên nó bé tí tẹo. Bố Li chọn con này, vì ông bảo rằng ông thích nuôi chó nhỏ, mèo to. Mẹ Li đặt tên cho nó là Mimi. Với thân hình thon dài được bao phủ một lớp lông trắng muốt, mềm mại, Mimi trông yểu điệu và duyên dáng làm sao. Thế nhưng nó không yếu đuối, mà săn chắc, mạnh khoẻ, nhanh nhẹn. Nó rất ngoan, dạy gì biết nấy, bảo sao nghe vậy. Đêm, có động tĩnh gì, Mimi biết sủa, tiếng sủa phát ra từ cái cổ khẳng khiu, chỉ kêu nhanh nhách, nghe không oai vệ gì, nhưng cũng đủ báo động cho cả nhà. Có hôm, vào nửa đêm, nghe Mimi cứ nhí nhách sủa mãi, bố Li mở cửa thì thấy hai chú nhóc đang ngồi bên hè tiêm chích cho nhau.
  • 69. 69 Hai chú vội đứng dậy, vật vờ dắt nhau ra ngõ. Bố Li rất hài lòng với con chó nhỏ. Muốn giữ cho Mimi sạch sẽ, mẹ Li cấm chỉ nó ra khỏi nhà. Nó cũng tuân thủ tuyệt đối kỉ luật ấy. Thậm chí có lần, Li ôm nó ra ngõ chơi, nó liền toài xuống đất, chạy về nhà. Trên đường, nó gặp một con chó đực đen tuyền cũng nhỏ bé nhưng săn chắc như nó. Chàng hắc cẩu tiến tới ve vãn, dí sát cái mũi đen sì vào cuối lưng nàng bạch cẩu hít hít. Hình như đã quên cả mùi đồng loại, con Mimi run rẩy, co rúm người lại, rồi cụp đuôi phóng rõ nhanh vào nhà. Người ta bảo chó là loài trung thành và chân thật. Con Mimi thể hiện đúng như vậy. Nó luôn biểu đạt tình cảm thắm thiết với chủ một cách vô tư, mộc mạc, không phải là sự quấn quýt nịnh bợ. Có đợt bố Li đi công tác dài ngày, Mimi hầu như bỏ ăn. Nó nằm ghếch mõm bên hè, mặt buồn rầu, mắt ươn ướt nhìn vào cõi vô định. Khi bố Li về, Mimi nhảy cẫng lên, chạy vòng quanh, hết lậy lại lăn tròn trên nền nhà, cuống cuồng, xoắn xuýt. Nhưng sự chân thật đến vụng về ấy của Mimi đôi khi làm phiền con người. Có hôm, mẹ Li đi làm về, vừa dắt xe lên hè thì Mimi chạy ra mừng rỡn, quẩn quanh chân, khiến mẹ Li vấp suýt ngã. Thế là Mimi ăn quát. Nó tiu nghỉu chui vào gầm ghế, lấm lét nhìn theo mẹ Li, đuôi vẫn vẫy vẫy. Khi bố Li gọi: “Mimi, ra đây nào! Lại phạm khuyết điểm, bị mắng chứ
  • 70. 70 gì?”, Mimi rụt rè chui ra, vẫy vẫy đuôi, xán lại gần bố Li, nhưng mắt vẫn liếc nhìn mẹ Li vẻ ân hận. Mimi vẫn vậy, bất cứ khi nào chủ gọi, là nó ngoan ngoãn đến bên, sẵn sàng nghe lệnh. Thực ra, nó có làm nên công cán gì đâu, bởi vì cũng chẳng có việc gì cho nó làm. Cùng lắm là nó được mẹ Li sai đứng lên hai chân sau, chắp hai chân trước lạy khách, tỏ lòng hiếu khách mà thôi. Thế nhưng, hễ gọi là nó đến, sẵn sàng phục dịch, chứ không đòi hỏi gì. Cứ thế, con Mimi lớn lên trong thanh bình. Nhưng từ bên trong cái cơ thể nhỏ nhoi ấy, có một nỗi khát thèm đang lớn dần lên, như hũ rượu nếp đang ủ men cứ bốc lên dần cái nồng say, thẩm thấu vào từng tế bào, khiến nó râm ran, rậm rật. Có lần, nó chạy lên, chạy xuống cầu thang, kêu ăng ẳng. Có lần, nó lại ôm ghì lấy chân bố Li, nhún nhún, cọ sát... Bố Li bảo: “Con này động đực rồi”. Mẹ Li bảo: “Nó mà đẻ thì bẩn lắm. Không cho nó đi tơ được đâu”. Thế là mọi người cảnh giác với Mimi. Cửa, cổng lúc nào cũng đóng kín, phòng khi Mimi ra ngoài tìm đực. Một thời gian sau nó dịu đi, ăn chơi bình thường. Rồi ít lâu sau, nó lại nhảy cẫng lên, lăn lộn. Cứ thành chu kỳ như thế, Mimi khi thì cuồng loạn trong cơn dục vọng, lúc lại lặng lẽ trong nếp sống êm đềm. Có điều, nó sống bình lặng trong nhà, cuồng loạn cũng trong nhà, không hề tìm cách bung phá. Có hôm, mẹ Li đi đổ rác, để hé cửa, cổng. Đúng lúc ấy, có một con chó đực từ ngoài ngõ chạy vào đứng trước cửa nhà Li rít liên
  • 71. 71 hồi. Mimi thò cổ ra, nhìn đồng loại với con mắt âu sầu và lãnh đạm rồi lặng lẽ quay vào, leo lên gác hai, chui vào gầm giường nằm im thin thít. Nhưng tối ấy, thì Mimi vật vã đến cùng cực. Nó lao một mạch từ tầng một lên tầng năm, rồi phóng xuống, cuống cuồng chạy vòng quanh phòng khách, lăn lộn dưới đất. Chạy, lăn không biết bao nhiêu vòng rồi nó thở hổn hển, chồm lên bức tượng gỗ tạc hình con chó nhỏ mà bố Li vẫn để ở góc phòng,nhúnlênnhúnxuống,cọcọsátsát...Cáigiốngđộngvật cái thường có biểu hiện như vậy mỗi khi hứng tình. Bố Li nhớ lại hồi kháng chiến chống Mỹ ở Trường Sơn, những con lợn cái không có đực, cũng thường nhảy bừa lên lưng những con lợn cái khác, nhún nhảy như vậy. Ngay cả con gà mái thiếu trống, khi thấy đàn ông đi qua cũng nằm ẹp xuống, ngỏng phao câu lên, xoè bộ lông đuôi ra chờ đợi. Loài vật là vậy, không bị ý thức kìm nén, chúng biểu hiện bản năng sinh tồn một cách chân thực và lộ liễu. Cũng vì vậy, sự không được thoả mãn và đòi hỏi được thoả mãn của chúng bộc lộ một cách trần trụi, biến thành những hành động thô cuồng không cần che dấu, trông thật đáng thương hại. Bố Li bảo: “Hay là cho nó đi tơ, chịu khó bận bịu một chút, chứ ai lại kìm hãm nó như thế!” Nhưng mẹ Li nhất quyết không đồng ý, vì không thể chịu nổi sự bận rộn và bẩn thỉu mà một con chó đẻ có thể đem lại ngôi nhà này. Cuộc sống ngoài xã hội vốn đã có quá nhiều thứ phải tẩy uế rồi, không nên đem thêm cái dơ dáy vào trong nhà mình.
  • 72. 72 Từ khi nhà Li đưa về một con mèo nhỏ, thì cuộc sống của Mimi có những thay đổi. Con mèo tam thể được đặt tên theo tiếng kêu - Meomeo. Li lấy cho nó cái đĩa sạch, trộn cơm cá, để cạnh cái đĩa cơm thịt của con Mimi. Mimi quen nếp, tiến lại ăn. Con mèo tỏ ra sợ hãi, rúm người lại. Mẹ Li bảo: “Chành choẹ như chó với mèo. Thôi, con Mimi lớn hơn, cho ăn sau”. Thế là Mimi bị đưa ra ngoài phòng khách, chực cơm con Meomeo. Ngày qua ngày, con Meomeo lớn dần lên, to béo và hùng dũng. Bây giờ, Li không phải cho nó ăn trước nữa, mà nó tự giành phần ăn trước. Nó hết sức đáo để, vừa ăn vừa canh chừng, không cho con Mimi ăn. Mimi vốn khảnh ăn, nhưng thấy chủ đã cho phép cùng ăn với con mèo mà lại bị con mèo ngăn cản, liền xán lại, rúc mõm vào đĩa thức ăn. Con mèo quá đáo để, giơ chân trước tát lấy tát để vào mặt con chó. Mimi lùi mấy bước, nhìn chủ bằng đôi mắt vừa như tố cáo vừa như dò hỏi. Thấy chủ không tỏ thái độ gì, Mimi buồn bã rời khỏi nơi ăn, ra phòng khách nằm cuộn tròn. Còn con mèo, được thể càng lấn tới, ăn hết phần ở đĩa mình lại sang liếm láp phần của Mimi. Nhưng bụng mèo nào có chứa được bao nhiêu thức ăn, cho nên nó chỉ liếm láp giữ chỗ, chứ có ăn thêm đâu. Ăn, liếm chán rồi, nó bỏ đi, leo lên đệm ghế nằm khoanh tròn, vẻ thoả mãn. Lúc ấy Mimi mới lặng lẽ vào bếp, lùi lũi ăn. Bữa sau, Li tách hai đĩa cơm ra xa nhau, nhưng Meomeo vẫn chạy qua chạy