SlideShare a Scribd company logo
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
PHẦN MỞ ĐẦU
Nghiên cứu về lịch sử các học thuyết kinh tế luôn là một trong những công
việc đầu tiên đối với những ai muốn tìm hiểu về kinh tế học. Cũng như vậy, “Lịch
sử các học thuyết kinh tế nâng cao” là môn học chuyên ngành đầu tiên của các học
viên cao học Kinh tế chính trị K25 chúng tôi, sau khi học xong 2 môn chung là Triết
học Mác – Lênin và Ngoại ngữ. Đây là một môn khoa học xã hội nghiên cứu hệ
thống các quan điểm về kinh tế của các giai cấp, các trường phái trong các hình thái
kinh tế - xã hội trong lịch sử.
Như các môn học khác, sau khi học xong môn học, chúng tôi sẽ có một bài
tiểu luận môn học, với môn học này, đề tài tiểu luận của tôi là: “Những thành tựu
nghiên cứu trước C. Mác về quy luật điều tiết thu nhập. Ý nghĩa lý luận và thực
tiễn”.
Với đề tài tiểu luận này, tôi tìm hiểu với cấu trúc mục lục như sau:
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................................................3
I. KHÁI NIỆM ĐIỀU TIẾT THU NHẬP VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI, ĐẶC ĐIỂM CỦA
CÁC HỌC THUYẾT TRƯỚC CÁC MÁC: .......................................................................................3
1. Khái niệm “điều tiết thu nhập”:........................................................................................ 3
2. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của các học thuyết trước C. Mác: ................................. 3
2.1. Kinh tế chính trị học cổ điển:......................................................................................... 3
2.1.1. Lịch sử ra đời:........................................................................................................... 4
2.1.2. Đặc điểm của kinh tế chính trị học cổ điển:........................................................... 5
2.2. Kinh tế chính trị học tầm thường:................................................................................. 5
2.2.1. Lịch sử ra đời:........................................................................................................... 5
2.2.2. Đặc điểm của kinh tế chính trị học tầm thường:................................................... 6
2.3. Kinh tế chính trị tiểu tư sản:.......................................................................................... 6
2.3.1. Lịch sử ra đời:........................................................................................................... 6
2.3.2. Đặc điểm lý luận:...................................................................................................... 6
II. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÁC HỌC THUYẾT TRƯỚC CÁC MÁC VỀ QUY
LUẬT ĐIỀU TIẾT THU NHẬP:...........................................................................................................7
1. Lý luận về tiền công:.............................................................................................................. 7
1.1. Kinh tế chính trị học cổ điển:......................................................................................... 7
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.1.1. William Petty (1623 – 1687): ................................................................................... 7
1.1.2. Adam Smith (1723 – 1790): ..................................................................................... 8
1.1.3. David Ricardo (1772 – 1823): .................................................................................. 9
1.2. Kinh tế chính trị học tầm thường:............................................................................... 10
1.2.1. Thomas Robert Malthus (1766 – 1844): ............................................................... 10
1.2.2. Jean Baptiste Say (1767 – 1832):........................................................................... 11
1.3. Kinh tế chính trị tiểu tư sản – Đại biểu là Sismondi (1773 – 1842):......................... 11
2. Lý luận về lợi nhuận:........................................................................................................... 11
2.1. Kinh tế chính trị học cổ điển:....................................................................................... 11
2.1.1. Adam Smith (1723 – 1790): ................................................................................... 11
2.1.2. David Ricardo (1772 – 1823): ................................................................................ 12
2.2. Kinh tế chính trị tầm thường:...................................................................................... 13
2.2.1. Thomas Robert Malthus (1766 – 1844): ............................................................... 13
2.2.2. Jean Baptiste Say (1767 – 1832):........................................................................... 13
2.3. Kinh tế chính trị tiểu tư sản - Đại biểu là Sismondi (1773 – 1842):.......................... 14
3. Lý luận về địa tô: ................................................................................................................. 14
3.1. Kinh tế chính trị học cổ điển:....................................................................................... 14
3.1.1. William Petty (1623 – 1687): ................................................................................. 14
3.1.2. Adam Smith (1723 – 1790): ................................................................................... 15
3.1.3. David Ricardo (1772 – 1823): ................................................................................ 15
3.2. Kinh tế chính trị học tầm thường - Jean Baptiste Say (1767 – 1832):...................... 16
3.3. Kinh tế chính trị tiểu tư sản - Đại biểu là Sismondi (1773 – 1842):.......................... 16
III. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: ....................................................................................16
1. Ý nghĩa lý luận:.................................................................................................................... 16
2. Liên hệ thực tiễn: ................................................................................................................. 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
PHẦN NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM ĐIỀU TIẾT THU NHẬP VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI, ĐẶC
ĐIỂM CỦA CÁC HỌC THUYẾT TRƯỚC CÁC MÁC:
1. Khái niệm “điều tiết thu nhập”:
Ngày nay, chúng ta có thể hiểu “điều tiết thu nhập” là một bộ phận của hệ
thống thuế, thuế thu nhập cá nhân cũng có tác dụng điều tiết vĩ mô đối với nền kinh
tế. Thuế thu nhập cá nhân điều tiết trực tiếp thu nhập nên một mặt tác động trực tiếp
đến tiết kiệm, mặt khác làm cho khả năng thanh toán của cá nhân bị giảm, làm cho
cầu hàng hóa, dịch vụ giảm và sẽ tác động đến sản xuất. Đối với nước ta, trong tương
lai, khi mà diện đánh thuế được mở rộng, vai trò điều tiết thu nhập của thuế thu nhập
cá nhân sẽ được phát huy có hiệu quả hơn.
Ta có thể hiểu khái niệm “điều tiết thu nhập” như sau: “Điều tiết thu nhập là
một dạng phân phối lại, khi quá trình phân phối không mang lại lợi ích cho đời sống
của nhân dân thì việc điều tiết là điều đương nhiên. Điều tiết giúp cho quá trình phân
phối được hoàn thiện hơn, tuy nhiên, các vấn đề trong xã hội luôn biến động không
ngừng, chính vì vậy, việc điều tiết lại rất quan trọng và cần có nhiều thời gian để việc
điều tiết được toàn dân chấp nhận, bởi khi một luật ra đời thì có rất nhiều ý kiến khác
nhau xung quanh vấn đề được đặt ra và cần có thời gian để giải quyết. Vì thế ta phải
tìm hiểu về phân phối khi đó ta mới biết được rằng phân phối đã làm được những gì
và điều tiết mang lại những ích lợi gì khi mà việc phân phối không đạt hiệu quả.
Phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một vấn đề vô
cùng quan trọng để tạo ra động lực mạnh mẽ góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất
phát triển, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ở góc độ vấn đề tiểu luận này, chúng ta sẽ chỉ ra những thành tựu của các học
thuyết trước C. Mác về quy luật điều tiết thu nhập. Như vậy, vấn đề điều tiết thu nhập
của các học thuyết trước C. Mác được thể hiện rõ ở các trường phái: kinh tế chính trị
học cổ điển, kinh tế chính trị tầm thường và kinh tế chính trị tiểu tư sản. Ta sẽ lần
lượt tìm hiểu về các trường phái này.
2. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của các học thuyết trước C. Mác:
2.1. Kinh tế chính trị học cổ điển:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.1.1. Lịch sử ra đời:
Kinh tế chính trị cổ điển (hay trường phái kinh tế học cổ điển) là một trong
những xu hướng tư tưởng kinh tế tiến bộ, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử phát
triển các học thuyết kinh tế. Nhiều quan điểm chủ đạo của trường phái này vẫn còn
lưu giữ ý nghĩa đến tận ngày nay. Xu hướng tư tưởng của trường phái cổ điển bắt
đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ XVII và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XVIII đến nửa
cuối thế kỷ XIX.
Kinh tế chính trị cổ điển ra đời trong bối cảnh:
Về kinh tế, sự phát triển của công trường thủ công, đặc biệt là ngành dệt, sau
đó là ngành công nghiệp khai thác, sự trỗi dậy của lực lượng doanh nghiệp trong lĩnh
vực sản xuất, đẩy hoạt động buôn bán và cho vay xuống hàng thứ yếu. Khi trọng tâm
của kinh tế được chuyển từ lĩnh vực lưu thông sang sản xuất trực tiếp, thì các luận
thuyết của chủ nghĩa trọng thương cũng bị mất sức thuyết phục. Giai cấp tư sản ngày
càng nhận thấy muốn làm giàu, phải sử dụng lao động làm thuê, lao động làm thuê
là nguồn gốc thật sự của sự giàu có. Từ đó, có nhiều vấn đề kinh tế mới nảy sinh đòi
hỏi phải được giải thích.
Về xã hội, sự thắng thế của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến, cách
mạng tư sản diễn ra ở Hà Lan, ở Anh rồi lan rộng ra các nước châu Âu khác, tạo ra
tình hình mới về kinh tế và chính trị. Cần phải luận giải cơ sở ra đời, tồn tại và phát
triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Về tư tưởng, những thành tựu khoa học tiến bộ như triết học duy vật, toán học,
vật lý học… có tác dụng đấu tranh phá bỏ chế độ phong kiến, mở đường cho phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, tạo điều kiện cho tư tưởng kinh tế mới của giai
cấp tư sản phát triển, trong đó có tư tưởng kinh tế của trường phái cổ điển.
Kinh tế chính trị học cổ điển là học thuyết kinh tế của giai cấp tư sản trong
thời kỳ hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nghiên cứu về nguồn gốc
của sự giàu có và cách thức làm tăng của cải trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa.
Người đại diện đầu tiên và được xem là thủy tổ của trường phái cổ điển là
William Petty (1623 – 1687), người Anh với những công trình khoa học của ông
chuyên về lĩnh vực thuế, hải quan và thống kê. Ông là người được Các Mác đánh giá
cao qua các phát minh khoa học kinh tế.
Những tên tuổi lớn của trường phái này gồm Adam Smith (1723 – 1790),
David Ricardo (1772 – 1823), John Stuart Mill (1806 – 1873). Quan điểm của họ,
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
giống như các nhà nghiên cứu trước đó, là khoa học về sự giàu có và cách thức nhân
rộng của cải lên.
2.1.2. Đặc điểm của kinh tế chính trị học cổ điển:
Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà kinh tế của trường phái cổ điển chuyển đối
tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang sản xuất, nghiên cứu các vấn đề kinh tế
của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn đầu hay nghiên cứu những vấn đề
của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn tự do cạnh tranh. Điểm
xuất phát trong nội dung nghiên cứu của họ là phạm trù lao động. Nhờ đó, các nhà
kinh tế của trường phái cổ điển đã biến kinh tế chính trị thành một môn khoa học
thực sự.
Lần đầu tiên các nhà kinh tế của trường phái cổ điển xây dựng hệ thống phạm
trù, quy luật của nền kinh tế thị trường, như: giá trị, giá cả, cung, cầu, lưu thông, cạnh
tranh, tiền công, lợi nhuận, thuế, địa tô… Trong đó, phạm trù giá trị được xem là
mấu chốt của phân tích kinh tế, là gốc rễ để phát sinh các phạ trù kinh tế khác; và
phạm trù giá trị trao đổi là trung tâm của nghiên cứu kinh tế.
Lần đầu tiên trường phái kinh tế chính trị cổ điển áp dụng phương pháp trừu
tượng hóa trong nghiên cứu các hiện tượng, quá trình kinh tế để tìm ra các mối quan
hệ nhân quả, vạch ra bản chất và các quy luật vận động của quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa; đề xuất áp dụng các phương pháp: logic, trừu tượng hóa, nguyên nhân –
kết quả, suy diễn, quy nạp trong nghiên cứu kinh tế. Đây là những phương pháp
nghiên cứu khoa học và tiến bộ. Bằng hệ thống phạm trù, quy luật kinh tế đã được
xây dựng, kinh tế chính trị cổ điển đã đặt nền móng cho khoa học kinh tế sau này.
Các nhà kinh tế của trường phái cổ điển ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế. Tư
tưởng cơ bản của họ là tự do sản xuất, tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, tôn trọng
quy luật kinh tế và chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế.
Những quan điểm lý luận của các nhà kinh tế chính trị cổ điển chưa thật nhất
quán, còn trộn lẫn giữa các xu hướng tư tưởng, một mặt là khoa học muốn đi sâu vào
bản chất các hiện tượng, quá trình kinh tế, mặt khác lại tầm thường chỉ dùng ở việc
liệt kê, mô tả hời hợt các hiện tượng bề ngoài rồi đưa ra kết luận thiếu căn cứ. Học
thuyết còn mang tính chất siêu hình, phi lịch sử.
2.2. Kinh tế chính trị học tầm thường:
2.2.1. Lịch sử ra đời:
Đầu thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành, cuộc khủng
hoảng kinh tế 1825 mở đầu cho các cuộc khủng hoảng có chu kỳ. Sau nước Anh,
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phương thức sản xuất TBCN cũng được xác lập ở các nước khác. Từ năm 1830, sự
thống trị về chính trị của giai cấp tư sản được xác lập ở Anh và Pháp, nhưng giai cấp
vô sản cũng ngày càng lớn mạnh, phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự
giác, nay mang tính chất chính trị, đe dọa sự tồn tại của CNTB.
Việc xuất hiện những hình thái khác nhau của CNXH không tưởng tiêu biểu
là Saint Simon, M. Fourier và R. Owen đã phê phán kịch liệt chế độ tư bản gây tiếng
vang trong giai cấp công nhân. Giai cấp tư sản cần có một lý luận để chống lại CNXH
không tưởng và bảo vệ CNTB. Trước bối cảnh đó, kinh tế chính trị tầm thường xã
hội đã biểu hiện sự phản ứng của giai cấp tư sản đối với phong trào cách mạng và
những tư tưởng của CNXH không tưởng.
2.2.2. Đặc điểm của kinh tế chính trị học tầm thường:
Thứ nhất, nếu các nhà kinh tế học tư sản cổ điển đã tìm toàn bộ hiện thực và
nội tại của những quan hệ sản xuất trong xã hội tư sản thì KTCT tầm thường chỉ xem
xét hệ thống hóa các hiện tượng bề ngoài, không nghiên cứu bản chất bên trong của
các hiện tượng kinh tế.
Thứ hai, nếu KTCT cổ điển với phương pháp duy vật (tuy còn siêu hình), xem
xét khách quan các hiện tượng nghiên cứu, vạch ra quy luật vận động của nền sản
xuất, thì KTCT học tầm thường lại duy tâm chủ quan. Xuất phát từ chỗ bảo vệ lợi
ích cho giai cấp tư sản, biện hộ cho CNTB một cách có ý thức.
2.3. Kinh tế chính trị tiểu tư sản:
2.3.1. Lịch sử ra đời:
Kinh tế chính trị tiểu tư sản ra đời và tồn tại ở châu Âu vào cuối thế kỷ XVIII
đến đầu thế kỷ XIX trong bối cảnh:
Cách mạng công nghiệp nổ ra, nền công nghiệp bằng máy móc ra đời. Giai
cấp vô sản và giai cấp tư sản trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ
nghĩa, trong đó giai cấp vô sản ngày càng phụ thuộc vào giai cấp tư sản. Sự bần cùng,
thất nghiệp, tình trạng sản xuất vô chính phủ, phân hóa xã hội có xu hướng ngày càng
tăng lên ở các nước công nghiệp phát triển. Ở các nước mới bước vào cách mạng
công nghiệp, nền sản xuất nhỏ còn chiếm ưu thế, thì những mâu thuẫn xã hội diễn ra
gay gắt hơn.
Đây là miếng đất làm nảy sinh kinh tế chính trị tiểu tư sản.
2.3.2. Đặc điểm lý luận:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Kinh tế chính trị tiểu tư sản là một trường phái muốn phê phán chủ nghĩa tư
bản theo quan điểm tiểu tư sản. Những người thuộc trường phái này cho rằng chủ
nghĩa tư bản là chèn ép, làm phá sản người sản xuất nhỏ, là nguyên nhân gây ra nạn
bần cùng và thất nghiệp. Họ đề nghị chuyển nền sản xuất tư bản chủ nghĩa về với
sản xuất nhỏ.
Đặc điểm nổi bật trong lý luận của họ là đã áp dụng phương pháp chủ quan
trong phê phán chủ nghĩa tư bản; chuyển việc nghiên cứu vào các quan hệ đạo đức,
phẩm hạnh, phẩm giá con người thay cho các quy luật kinh tế khách quan đã được
kinh tế chính trị cổ điển tôn trọng. Họ phê phán chủ nghĩa tư bản theo quan điểm tiểu
tư sản.
Đại biểu của trường phái này là Sismondi (1773 – 1842) và Proudhon (1809 –
1865)
II. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÁC HỌC THUYẾT TRƯỚC CÁC MÁC VỀ
QUY LUẬT ĐIỀU TIẾT THU NHẬP:
1. Lý luận về tiền công:
1.1. Kinh tế chính trị học cổ điển:
1.1.1. William Petty (1623 – 1687):
Lý thuyết về tiền công của William Petty được xây dựng trên cơ sở lý thuyết
giá trị - lao động. Ông coi lao động là hàng hóa, tiền lương là giá cả tự nhiên của lao
động.
Petty lấy lý luận giá trị làm cơ sở cho lý luận về tiền công. Ông không định
nghĩa phạm trù tiền công mà chỉ nêu lên quan điểm về mức tiền công. Ông cho rằng,
tiền công không thể vượt quá những tư liệu sinh hoạt cần thiết. Mức tiền công cao
thì công nhân sẽ uống rượu say và không muốn làm việc. Muốn bắt họ làm việc thì
phải hạ mức tiền công xuống mức tối thiểu. Ông kịch liệt phản đối những trường hợp
tăng mức tiền công quá cao. Sở dĩ như vậy bởi vì trong thời đại của Petty, nhà tư bản
chưa có thể bắt công nhân lệ thuộc vào công nhân (lệ thuộc vào cung trên thị trường
lao động) mà phải dựa vào sự ủng hộ của nhà nước. Ông là người luận chứng cho
việc đề nghị phải có đạo luật cấm tăng mức tiền công. William Petty là người đầu
tiên trong lịch sử đặt nền móng cho lý thuyết “Quy luật sắt về tiền lương”.
Ông xem xét tiền công trong mối quan hệ với lợi nhuận, giá cả các tư liệu sinh
hoạt với cung – cầu về lao động trên thị trường. Theo ông, nếu mức tiền công cao thì
lượng lợi nhuận giảm và ngược lại; nếu giá cả của lúa mì tăng lên thì sự bần cùng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
của công nhân cũng tăng lên (tức là tiền công tỷ lệ nghịch với giá lúa mì); số lượng
lao động tăng lên thì mức tiền công sẽ giảm xuống.
William Petty đã nêu được cơ sở khoa học của tiền công là giá trị các tư liệu
sinh hoạt cho công nhân.
1.1.2. Adam Smith (1723 – 1790):
Smith có nhiều điểm đúng đắn về lý luận. Ông cho rằng trong xã hội nguyên
thủy, tiền công được xác định bởi năng suất, vì ở giai đoạn khởi đầu ấy, “khi mà chưa
có sự chiếm hữu đất đai và tích lũy vốn, toàn bộ sản phẩm làm ra thuộc về người lao
động. Họ chẳng có chủ đất mà cũng chẳng có chủ xưởng để chia sẻ phần sản phẩm”.
Nhưng trong xã hội tư bản chủ nghĩa, tiền công là thu nhập của công nhân làm thuê,
là một phần giá trị mà lao động của công nhân tạo ra. Cơ sở để xác định mức tiền
công là số lượng giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi nổi công nhân và gia đình
họ. Ông nghiên cứu mức bình thường của tiền lương và chỉ ra giới hạn tối thiểu của
nó. Theo ông, nếu tiền lương thấp hơn mức tối thiểu này thì thảm họa cho sự tồn tại
của dân tộc.
Adam Smith đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương. Trước hết, ông
cho rằng, tiền lương phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và phản ánh trình độ
phát triển kinh tế của mỗi nước. Tiền lương thấp hơn mức tối thiểu chỉ có ở những
nước đang diễn ra sự suy thoái về kinh tế. Chẳng hạn, ở Ấn Độ lúc bấy giờ có tiền
lương thấp hơn mức tối thiểu, ở Trung Quốc tiền lương chỉ cao hơn mức tối thiểu
không đáng kể, vì ở đó nền kinh tế đang bị đình trệ. Còn ở các nước có nền kinh tế
phát triển mạnh thì tiền lương lớn hơn mức tối thiểu. Phần lớn hơn này do định mức
tiêu dùng, truyền thống văn hóa, tập quán dân tộc… quy định.
Trong một nước, nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương phụ thuộc vào đặc điểm lao
động của con người, điều kiện làm việc, tính chất công việc, trình độ chuyên môn,
nghề nghiệp.
Ông đã thấy được mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa chủ và thợ, mâu thuẫn giai
cấp trong vấn đề tiền công, đã phát hiện ra rằng: “Người thợ muốn có càng nhiều
tiền công càng hay, nhưng người chủ lại muốn trả công càng ít càng tốt. Thợ kết hợp
với nhau để đòi tăng lương; chủ kết cũng hợp với nhau để hạ tiền công lao động”.
Nếu Petty đề nghị trả tiền công thấp hơn mức tối thiểu, thì Smith tán thành trả
tiền công cao. Theo ông, tiền công không thể hạ thấp quá giới hạn nhất định, phải
bảo đảm cho công nhân cuộc sống để họ lao động. Phải để cho “những người nuôi
xã hội nhận được một số thức ăn, quần áo và nhà ở khả dĩ có thể chịu được”. Một xã
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hội không thể “phồn vinh và hạnh phúc nếu một bộ phận rất lớn những thành viên
của nó nghèo nàn và khổ sở”. Ông đã chứng minh có sức thuyết phục rằng tiền công
cao là sự cổ vũ, khuyến khích sự cần cù và tính siêng năng, và theo bản chất của con
người, sự cần cù siêng năng lại càng cao khi khuyến khích vật chất lại càng lớn. “Khi
nhận được tiền công cao, người thợ làm việc tích cực, chăm chỉ và khẩn trương hơn
khi nhận được tiền công thấp”.
Smith nghiên cứu tiền công trong cơ chế thị trường. Cho rằng, có hai yếu tố
quyết định mức tiền công là cầu về lao động và giá cả trung bình của các tư liệu sinh
hoạt thiết yếu. Lượng cầu về lao động quyết định mức tư liệu sinh hoạt, giá cả quy
định số tiền công mà công nhân nhận được. Từ luận điểm này, Smith phân biệt sự
khác nhau giữa tiền công danh nghĩa với tiền công thực tế. Sự khác nhau đó là do
tính chất dễ chịu hay khó chịu của công việc, mức độ khó khăn và đắt đỏ trong việc
dạy nghề, tính chất thường xuyên hay không thường xuyên của công việc, mức độ
tín nhiệm, khả năng thành đạt và tình hình di chuyển lao động. Ông chỉ ra mức tiền
công trung bình ở mỗi nước hay mỗi địa phương là do trình độ phát triển kinh tế,
trình độ văn minh và tính chất đặc biệt của kết hợp lao động và tư bản.
Smith không chỉ nghiên cứu tiền công ở tầm vi mô (sự lựa chọn quyết định
giữa chủ và thợ), mà còn nghiên cứu nó cả ở tầm vĩ mô. Ông cho rằng, mức tăng thu
nhập và vốn của mỗi nước là điều kiện để tăng quy mô tiền công, làm tăng thêm cầu
thuê mướn thêm lao động. Nhu cầu này không tăng, nếu của cải quốc dân không
tăng. Mức tiền công cao trong những năm phồn vinh, thấp trong những năm suy
thoái. Tiền công tăng tất yếu làm cho giá nhiều mặt hàng cũng tăng theo bằng cách
tăng phần cấu thành tiền công trong giá hàng và cho đến nay có xu hướng làm giảm
mức tiêu thụ ở trong nước và ở nước ngoài. Tuy vậy, việc tăng tiền công vốn có xu
hướng làm tăng năng suất lao động khiến cho một lượng lao động ít hơn có thể làm
ra một lượng sản phẩm nhiều hơn. Điều này lại thúc đẩy tăng trưởng sản lượng của
nền kinh tế. Ngoài ra, mức tiền công cao hay thấp còn phụ thuộc vào sự điều chỉnh
của luật pháp.
1.1.3. David Ricardo (1772 – 1823):
David Ricardo phát triển quan điểm Adam Smith về những thu nhập lần đầu
của ba giai cấp cơ bản trong xã hội. Lý thuyết thu nhập của ông được xây dựng trên
cơ sở lý thuyết giá trị - lao động.
Ông cho rằng, lao động là hàng hóa, tiền công là giá cả của lao động. Ông viết:
“Lao động, giống như các hàng hóa khác có thể mua và bán, có thể tăng giảm về số
lượng, cũng như có giá tự nhiên và giá thị trường. Giá cả tự nhiên của lao động là
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
giá cần thiết cho phép người lao động tồn tại và duy trì nòi giống mà không gây nên
bất cứ sự gia tăng hay suy giảm nào”. Ông phân biệt giá cả tự nhiên với giá cả của
thị trường lao động. Giá cả tự nhiên của lao động tăng lên khi giá cả lương thực và
các tư liệu sinh hoạt khác tăng lên, và hạ xuống khi giá cả những thứ đó hạ xuống.
Giá cả tự nhiên của lao động còn phụ thuộc vào phong tục tập quán tiêu dùng của
nhân dân. Theo tiến trình phát triển của xã hội, giá cả tự nhiên của lao động có chiều
hướng tăng lên.
“Giá thị trường của lao động là giá thực sự trả cho lao động trên cơ sở hoạt
động bình thường của cung tương xứng với cầu; lao động đắt khi khan hiếm và rẻ
khi dư thừa”. Giá cả thị trường của lao động chịu ảnh hưởng bởi quan hệ cung – cầu
về lao động. Tuy có sự biến động, nhưng giá cả thị trường của lao động sẽ phù hợp
với giá cả tự nhiên của lao động. Nếu không kể đến sự thay đổi trong giá trị của tiền,
thì mức tiền công lên xuống do hai nguyên nhân:
Một là, do sự thay đổi trong quan hệ cung và cầu về lao động;
Hai là, do những biến động trong giá cả của những hàng hóa mà người ta dùng
tiền công để mua.
Theo Ricardo, việc đánh giá mức tiền công cao hay thấp phải căn cứ vào số
lượng tư liệu sinh hoạt tối thiểu mà tiền công đem lại cho anh ta, chứ không phải dựa
vào quy mô tiền công. Nhưng ông chủ trương trả tiền công thấp, chỉ đủ những tư liệu
sinh hoạt ở mức tối thiểu và cho rằng tiền công thấp là quy luật tự nhiên trong mọi
xã hội. Chỉ trong điều kiện đặc biệt thuận lợi, khả năng tăng lực lượng sản xuất mới
vượt khả năng tăng dân số, còn trong điều kiện bình thường, với đất đai hạn chế và
sự giảm sút hiệu quả của đầu tư bổ sung, sẽ làm cho của cải tăng chậm hơn dân số.
Khi đó, cơ chế điều tiết tự phát sẽ hoạt động. Điều đó sẽ kìm hãm tốc độ tăng dân số.
Ông ủng hộ quan điểm của William Petty về quy luật sắt về tiền công. Mặt khác, ông
cũng thừa nhận rằng công nhân nhận được mức tiền công quá ít là một nguy cơ lớn.
Việc thay lao động của con người bằng máy móc đem lại những tổn thất rất lớn cho
lợi ích của giai cấp công nhân.
Ông ủng hộ việc nhà nước không can thiệp vào hoạt động của thị trường lao
động, phê phán sự giúp đỡ đối với người nghèo, vì theo ông, làm như vậy sẽ ngăn
cản hoạt động của quy luật tự nhiên.
1.2. Kinh tế chính trị học tầm thường:
1.2.1. Thomas Robert Malthus (1766 – 1844):
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Malthus đã sử dụng yếu tố tầm thường trong học thuyết của Adam Smith tức
là việc quy định tỷ giá lao động.
Theo Malthus, tiền công là chi phí về lao động sống. Tiền công giảm là do dân
số tăng lên nên tăng cung về lao động
1.2.2. Jean Baptiste Say (1767 – 1832):
Lợi dụng yếu tố tầm thường của Smith khi coi tiền công, lợi nhuận và địa tô
là ba nguồn gốc cấu thành giá trị hàng hóa, kết hợp với lý thuyết giá trị ích lợi (tính
hữu dụng) của mình, Say đưa ra lý thuyết “Ba nhân tố sản xuất” và “Ba nguồn thu
nhập”.
Theo Say, tham gia vào sản xuất có ba yếu tố: lao động, tư bản và ruộng đất.
Mỗi nhân tố đó đều có công phục vụ, mà cái gì tạo ra sự phục vụ đều là sản xuất. Do
đó, không chỉ có lao động, mà cả tư bản và tự nhiên đều tạo ra giá trị. Cả ba yếu tố
đều có công phục vụ: lao động tạo ra tiền công, tư bản tạo ra lợi nhuận, ruộng đất tạo
ra địa tô. Vì vậy, phải có quyền nhận được thu nhập tương xứng: công nhân nhận
được tiền công, nhà tư bản hưởng lợi nhuận, địa chủ nhận được địa tô.
Từ sự phân tích đó, ông khẳng định, tiền công của công nhân tương ứng với
phần đóng góp của công nhân vào giá trị sản phẩm, lao động của công nhân giản
đơn, thô kệch thì sẽ thu được tiền lương thấp hơn lợi nhuận và ngược lại. Từ đó cho
rằng, ai cũng được hưởng phần thu nhập, không ai bóc lột ai. Chỉ có tư bản cho vay
mới là bóc lột.
1.3. Kinh tế chính trị tiểu tư sản – Đại biểu là Sismondi (1773 – 1842):
Sismondi theo quan điểm của A. Smith, coi tiền công phụ thuộc vào tích lũy
tư bản và số lượng công nhân, cung – cầu về lao động. Đồng thời, ông lại theo quan
điểm của kinh tế chính trị tầm thường, khi cho rằng tiền công và sự tăng dân số có
quan hệ trực tiếp với nhau; từ đó khẳng định thất nghiệp là hiện tượng thường xuyên.
Ông chống lại luận điểm cho rằng việc dùng máy hơi nước làm giảm nhu cầu
lao động ở ngành này, nhưng lại tăng nhu cầu lao động ở ngành khác.
2. Lý luận về lợi nhuận:
2.1. Kinh tế chính trị học cổ điển:
2.1.1. Adam Smith (1723 – 1790):
Smith đã chỉ rõ nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận. Theo ông, lợi nhuận là
“phần khấu trừ thứ hai từ sản phẩm của người lao động”. Nó không chỉ xuất hiện
trong nông nghiệp (điều mà chủ nghĩa trọng nông đã vạch ra), mà còn có cả trong
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ngành công nghiệp. Đây là phát hiện đúng và là thành tựu cao nhất của kinh tế chính
trị tư sản cổ điển vì đã nêu lên được quan hệ kinh tế cơ bản nhất trong xã hội tư bản.
Các Mác đã đánh giá cao phát hiện này, cho rằng “Smith đã nắm được nguồn gốc
thực sự của giá trị thặng dư”.
Smith còn cho rằng mức lợi nhuận tăng hay giảm tùy thuộc vào những nguyên
nhân làm giảm hay tăng tiền công, mức độ cạnh tranh hay độc quyền trên thị trường
và tình trạng tăng, giảm của cải của xã hội. Ông đã thấy xu hướng hình thành tỷ suất
lợi nhuận bình quân do tác động cạnh tranh giữa các ngành và khuynh hướng tỷ suất
lợi nhuận giảm sút do khối lượng tư bản đầu tư tăng lên.
Từ quan điểm trên, Smith cho rằng lợi tức là một phần của lợi nhuận, được đẻ
ra từ lợi nhuận. Lợi tức của tư bản đi vay được trả bằng cách lấy vào lợi nhuận thuần
túy và do mức lợi nhuận thuần túy quyết định.
2.1.2. David Ricardo (1772 – 1823):
Ricardo không có ý định truy tìm nguồn gốc của lợi nhuận mà chỉ đi tìm các
yếu tố ảnh hưởng đến nó mà thôi. Điều này dễ hiểu, bởi vì học thuyết kinh tế mà ông
xây dựng nhằm bảo vệ lợi ích các nhà tư bản công nghiệp, nên không muốn phân
tích nguồn gốc thật sự của lợi nhuận từ giá trị lao động, mà ông lại cho rằng nó là
một thuộc tính cố hữu của tư bản, có trước và nằm ngoài quá trình sản xuất ra giá trị.
Mặc dù vậy, ta có thể thống qua một số luận điểm của ông về giá trị, về mối quan hệ
giữa các thu nhập “tiền công thấp chỉ là một tên gọi khác đi đôi với các lợi nhuận
cao”, để khẳng định rằng ông đã hiểu lợi nhuận là kết quả lao động, là phần giá trị
lao động do công nhân tạo ra ngoài tiền công.
Ricardo giải thích không đúng yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, cho rằng do
độ màu mỡ của đất đai ngày càng giảm sút, nên nhà tư bản phải chi phí một lượng
lao động ngày càng lớn hơn để sản xuất ra số lương thực cần thiết phụ thêm, làm cho
tiền công tăng và lợi nhuận bị giảm.
Việc tích lũy tư bản có ảnh hưởng gì tới lợi nhuận? Theo Ricardo, nó sẽ không
làm giảm lợi nhuận một cách lâu dài, vì tư bản cuối cùng sẽ tìm được những bàn tay
cần thiết cho nó. Tư bản tăng lên thì công việc do tư bản thực hiện cũng tăng theo
cùng một tỷ lệ.
Thành công quan trọng trong hệ thống lý luận của Ricardo là luận giải đúng
quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân. Ông xuất phát từ hai giả định cổ điển về nền
kinh tế thị trường: Các nhà tư bản luôn tìm cách tối đa hóa lợi nhuận và tư bản có thể
dịch chuyển hóa tỷ suất lợi nhuận trong điều kiện tự do cạnh tranh. Trên cơ sở đó,
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Ricardo cho rằng: “Cái khát khao không cùng của các nhà tư bản là rời bỏ chỗ có ít
lợi nhuận sang chỗ có nhiều lợi nhuận hơn tạo nên một khuynh hướng mạnh mẽ san
bằng tỷ suất lợi nhuận ở mọi nơi, hay là cố định chúng ở một tỷ lệ nhất định cho
phép, theo dự tính của các bên, loại trừ mọi lợi thế có hoặc dự tính là có khả năng
xuất hiện trong một ngành nào đó”. Với mức tỷ suất lợi nhuận được san bằng, các
nhà tư bản trong mọi lĩnh vực đều nhận được mức “lợi nhuận thông thường” hay “lợi
nhuận bình quân”.
2.2. Kinh tế chính trị tầm thường:
2.2.1. Thomas Robert Malthus (1766 – 1844):
Malthus cho rằng chi phí để tạo ra hàng hóa gồm chi phí mua lao động vật
hóa, chi phí mua lao động sống và lợi nhuận tư bản ứng trước. Như vậy, lợi nhuận là
khoản dôi ra ngoài chi phí lao động sống, tách lợi nhuận ra khỏi lao động sống.
Ông khẳng định lợi nhuận không liên quan đến lao động của công nhân, nó
được coi như một yếu tố cấu thành của giá trị. Công nhân không tạo ra lợi nhuận cho
nhà tư bản, không bị tư bản bóc lột.
Theo Malthus, lợi nhuận không thể xuất hiện trong việc trao đổi giữa các nhà
tư bản. Malthus nhận định trong phạm vi khả năng những người đảm nhiệm sản xuất
(tức là nhà tư bản và công nhân) không thể tìm ra lượng cầu có khả năng thanh toán
phần lượng cung do lợi nhuận đại biểu. Do đó, tình trạng thừa hàng hóa sẽ xuất hiện.
Xã hội chỉ có nhà tư bản và công nhân thì không thể tránh khỏi tai họa đó.
Theo Malthus, lối thoát của CNTB là phải tăng mức tiêu dùng của giai cấp
không sản xuất như quý tộc, tăng lữ, nhân viên Nhà nước… những người chỉ mua,
không bán, “những người thứ ba” phải hoang phí hơn để tạo nên lượng cầu đầy đủ
cho nhà tư bản.
2.2.2. Jean Baptiste Say (1767 – 1832):
Trong lịch sử, cho đến thời của Say, đã có ba quan niệm về lợi nhuận:
Một là, lợi nhuận do lưu thông tạo ra, là kết quả của việc mua rẻ, bán đắt;
Hai là, lợi nhuận do sự tiết dục, nhịn ăn tiêu của nhà tư bản;
Ba là, lợi nhuận là hiệu suất đầu tư do tư bản mang lại.
Say ủng hộ quan niệm thứ ba và cho rằng đầu tư thêm tư bản vào sản xuất, thì
sẽ làm tăng thêm sản phẩm, tăng thêm giá trị. Máy móc tham gia vào sản xuất cũng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
làm tăng thêm giá trị, tăng lợi nhuận. Từ đó, ông giải thích lợi nhuận dựa vào hiệu
suất đầu tư của tư bản.
Say phân biệt nhà tư bản với nhà kinh doanh. Theo ông, nhà tư bản chính là
người có tư bản cho vay để thu lợi tức, còn nhà kinh doanh là người mạo hiểm, dám
chấp nhận nguy hiểm trong cuộc chơi. Họ vay tư bản, thuê nhân công, sản xuất ra
hàng hóa bán trên thị trường. Vì vậy, họ cũng lao động như công nhân, lợi nhuận mà
họ thu được cũng giống tiền công của công nhân. Đó là một hình thức đặc biệt của
tiền công mà nhà tư bản tự trả cho mình. Cho rằng, chỉ có lợi tức của kẻ sở hữu tư
bản mới là con đẻ của bản thân tư bản.
Say cho rằng, tiến bộ kỹ thuật có vai trò đặc biệt. Việc sử dụng máy móc đem
lại “hậu quả” tốt lành không chỉ cho giai cấp tư sản mà còn cho cả giai cấp công
nhân. Tuy trong thời kỳ đầu, việc sử dụng máy móc mới gây ra “điều bất tiện” là gạt
bỏ một bộ phận công nhân, khiến cho họ “tạm thời” không có việc làm, nhưng về
sau do việc sử dụng máy móc tăng lên, việc làm cũng tăng lên. Việc sử dụng máy
móc sẽ làm ra sản phẩm có giá rẻ hơn, công nhân là người “có lợi nhất” và điều này
cũng làm cho lợi nhuận tăng lên. Thực chất, Say muốn chứng minh sự hòa hợp lợi
ích giữa nhà tư bản và người lao động.
2.3. Kinh tế chính trị tiểu tư sản - Đại biểu là Sismondi (1773 – 1842):
Sismondi phát triển quan điểm của Adam Smith, coi lợi nhuận là khoản khấu
trừ thứ tư vào giá trị sản phẩm và cho rằng đó là khoản thu nhập không lao động, là
kết quả của sự cướp bóc công nhân, là tai họa kinh tế của giai cấp vô sản.
Từ đó cho rằng, việc san bằng lợi nhuận chỉ đạt được bằng cách phá hủy những
tư bản cố định bằng sự tiêu vong của công nhân trong các ngành bị suy sụp.
3. Lý luận về địa tô:
3.1. Kinh tế chính trị học cổ điển:
3.1.1. William Petty (1623 – 1687):
Theo ông, địa tô là số chênh lệch giữa thu nhập bán hàng và chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất bao gồm tiền công và tiền giống. Trong phân tích về địa tô, William
Petty một mặt, đã đồng nhất nó với lợi nhuận; mặt khác, lại cho rằng đó là kết quả
của sự bóc lột. Thực ra, ông không rút ra được lợi nhuận của kinh doanh ruộng đất,
không trực tiếp đề cập đến vấn đề bóc lột. Nhưng theo phân tích logic của ông, chúng
ta có thể rút ra được kết luận rằng, công nhân chỉ nhận được tiền công tối thiểu, số
còn lại là lợi nhuận của địa chủ. Logic bên trong của quan niệm đó là sự thừa nhận
có bóc lột.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Từ luận điểm này, Mác nhận xét công lao của Petty là đã dự đoán đúng bản
chất của giá trị thặng dư, là người đầu tiên nêu ra mầm mống của lý luận về bóc lột
theo lối tư bản chủ nghĩa.
3.1.2. Adam Smith (1723 – 1790):
Smith có nhiều luận điểm đúng đắn và khoa học về địa tô. Theo ông, địa tô do
chế độ độc quyền về đất mà có, nó là: (1) Khoản khấu trừ thứ nhất vào sản phẩm lao
động, là kết quả của việc bóc lột người sản xuất trực tiếp; (2) Giá phải trả cho việc
sử dụng đất, nó là giá cao nhất mà người thuê có khả năng trả trong những điều kiện
đất đai hiện nay.
Hai luận điểm đó đã phải ánh được mối quan hệ giữa ba giai cấp: địa chủ, tư
bản kinh doanh nông nghiệp và công nhân nông nghiệp trong quan hệ ruộng đất tư
bản chủ nghĩa.
Smith đã chứng minh quan hệ giữa địa tô và giá cả nông phẩm. Cho rằng, quy
mô địa tô nhiều hay ít là kết quả của giá cả nông phẩm. Địa tô phụ thuộc vào tình
hình giá cả nông phẩm có vượt quá số tiền đủ để bù lại tiền công và lợi nhuận hay
không. Theo ông, dân số tăng lên kéo theo yêu cầu về nông phẩm tăng làm cho giá
nông phẩm “bao giờ cũng có một số dư nào đó dành cho địa tô của người chủ ruộng”.
Vì vậy, địa tô là kết quả của giá cả nông phẩm cao chứ không phải là nguyên nhân
của giá cả cao.
Smith đã phân biệt hai hình thái của địa tô: địa tô trên những đất có màu mỡ
và địa tô do vị trí của đất. Cho rằng mức địa tô đương nhiên là giá độc quyền. Các
yếu tố độc quyền liên quan đến việc xác định địa tô là độ màu mỡ và vị trí của đất.
Đất thích hợp với một sản phẩm đặc biệt đều có có độc quyền. Như vậy, ông đã biết
đến địa tô chênh lệch. Tuy nhiên, ông không chỉ ra được địa tô chênh lệch do thâm
canh mà có mặc dù đã phân biệt địa tô với tiền thuê ruộng, cho rằng trong tiền thuê
ruộng có địa tô và lợi tức của tư bản đã chi phí vào việc cải thiện đất đai.
3.1.3. David Ricardo (1772 – 1823):
Với quyền sở hữu đất đai, địa chủ cho thuê và thu tiền sử dụng đất, gọi là địa
tô. Theo Ricardo, địa tô là phần sản phẩm của đất đai được trả cho địa chủ về việc
sử dụng những lực lượng đầu tiên và chưa bị phá hoại của đất đai.
Khi giải thích nguồn gốc của địa tô, Ricardo xuất phát từ lý luận giá trị lao
động. Ông phê phán J.B.Say coi địa tô là do sự phục vụ có tính chất sản xuất của
ruộng đất. Theo ông, địa tô là bộ phận của sản phẩm lao động, là một phần giá trị do
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
lao động tạo ra, là một hình thức phái sinh của lợi nhuận. Nó là kết quả của phân
phối lại.
Sở dĩ xuất hiện địa tô như vậy “chỉ vì đất đai có giới hạn về lượng và không
đồng đều về chất, vì tiến trình phát triển dân số đã buộc người ta phải canh tác trên
những mảnh đất kém màu mỡ hơn, vị trí giao thông bất tiện hơn, người ta mới phải
trả tiền cho việc sử dụng đất”. Việc trả loại tiền này là do tồn tại chế độ tư hữu về
ruộng đất. Như vậy, chỉ có những mảnh đất màu mỡ và gần đường giao thông, địa
chủ mới thu được địa tô này. Ricardo đã giải thích đúng cơ sở của địa tô chênh lệch
I và cho rằng nó là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân mà những
người thuê ruộng phải nộp trả địa chủ.
3.2. Kinh tế chính trị học tầm thường - Jean Baptiste Say (1767 – 1832):
Theo Say, địa tô là khoản thu nhập chính đáng của địa chủ vì ruộng đất cũng
tham gia vào quá trình sản xuất, tạo ra giá trị của hàng hóa.
Như vậy, ruộng đất tạo ra địa tô.
3.3. Kinh tế chính trị tiểu tư sản - Đại biểu là Sismondi (1773 – 1842):
Sismondi cho rằng, địa tô là kết quả của sự cướp bóc công nhân. Ông phê phán
quan điểm của David Ricardo cho rằng ruộng đất xấu không có địa tô và khẳng định
ruộng xấu cũng phải nộp địa tô do chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất quy định. Ông
đã thừa nhận địa tô tuyệt đối.
III. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1. Ý nghĩa lý luận:
Nghiên cứu những thành tựu trong nghiên cứu trước C. Mác về quy luật điều
tiết thu nhập có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong việc xác định thu nhập
của mỗi yếu tố sản xuất sẽ được xác định như thế nào. Hay nói cách khác, theo cách
tiếp cận vĩ mô, tiêu dùng và tiết kiệm chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng thu nhập.
Các lý thuyết điều tiết thu nhập đã luận giải nguồn gốc của bất bình đẳng và
sự nghèo đói trong xã hội, cho rằng đó là do quy luật tất yếu của thị trường cạnh
tranh.
Mặc dù có những hạn chế, sai lầm, nhưng với tư cách là các trường phái khoa
học trong lịch sử, với những tư tưởng tiến bộ, các học thuyết trước C. Mác là cơ sở,
nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Việc nghiên cứu về quy luật điều tiết thu nhập giúp cho việc mở rộng và nâng
cao hiểu hiểu biết về nền kinh tế thị trường, trang bị những kiến thức cần thiết cho
việc nghiên cứu, xây dựng đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước,
chiến lược kinh doanh…
Tín hiệu thị trường là cơ sở để người sản xuất đầu tư vào đâu thu được nhiều
lợi nhuận, tích cực mở rộng sản xuất và đứng vững trong cạnh tranh. Nó sàng lọc
được yếu tố người và vật trong nền kinh tế.
Trong điều kiện nước ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập, đổi
mới tư duy kinh tế có một ý nghĩa vô cùng quan trọng để có thể nhận thức và phân
tích những mặt mạnh, mặt yếu của các chính sách kinh tế đã và đang được thực hiện
tại nhiều quốc gia. Từ đó mới có thể đề xuất để hoạch định, nhận thức sâu sắc và vận
dụng sáng tạo những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong
quá trình xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam.
2. Liên hệ thực tiễn:
Các học thuyết của trường phái kinh tế chính tị tư sản cổ điển cho rằng, phân
công lao động sẽ làm tăng hiệu suất lao động, tăng năng suất lao động, từ đó làm
tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến phân công lao động là
trao đổi hàng hóa trên thị trường, mức độ phân công lao động phụ thuộc vào quy mô
thị trường. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, vấn đề phân công lao động là
thước đo trình độ phát triển của nền kinh tế đó, ở đâu có phân công lao động thì ở đó
có một nền kinh tế phát triển. Phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ
nghĩa cũng đang hướng theo quan điểm này, không chỉ phân công lao động trong
phạm vi quốc gia, mà phân công lao động đã và đang hướng ra phạm vi quốc tế,
nhằm khai thác tối đa mọi nguồn lực ở mọi nơi.
Ở nước ta, phân công lao động đã diễn ra một cách rộng rãi, để phát triển kinh
tế thị trường không chỉ về chiều rộng mà còn cả về chiều sâu, giữa các ngành, các
lĩnh vực kinh tế. Nước ta có điều kiện để phát triển kinh tế thị trường là tài nguyên,
nguồn lực con người… là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế thị trường.
Vận dụng tư tưởng tự do kinh tế của Adam Smith có ý nghĩa quan trọng đối
với các chủ thể kinh tế trong việc cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Các chủ
thể kinh tế phải luôn tự đổi mới kỹ thuật, trang thiết bị, mẫu mã, chất lượng sản
phẩm… làm cho thời gian lao động cá biệt của mình thấp hơn thời gian lao động xã
hội để thu được lợi nhuận nhiều, tiếp tục mở rộng sản xuất.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
So với các nước phát triển trên thế giới, trình độ kỹ thuật của nước ta còn thấp
kém, trình độ lao động chưa cao, tính năng động của các chủ thể kinh tế còn yếu. Vì
vậy, phát triển kinh tế thị trường để thừa nhận tính đồng bộ của nền kinh tế: thị trường
vốn, tiền tệ, thị trường sức lao động, thị trường chứng khoán…
Chúng ta phải thừa nhận tự do kinh doanh, sự bình đẳng của các chủ thể trong
nền kinh tế, khuyến khích làm giàu hợp pháp, đi đôi với xóa đói giảm nghèo, có tích
lũy nội bộ.
Tuy nhiên, cũng cần có cái nhìn khách quan, khoa học về cơ chế thị trường.
Không nên tuyệt đối hóa vai trò của thị trường trong việc điều tiết nền kinh tế. Sự
điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế là cần thiết để ngăn ngừa, khắc phục những
thất bại của thị trường, để thị trường hoạt động có hiệu quả.
Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới, Việt Nam đã
xác định được mục tiêu phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn
tới. Phát triển bền vững là một khái niệm không còn mới, trong đó đòi hỏi quá trình
phát triển chú trọng tới cả ba trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường. Đây mặc dù là
tầm nhìn chung của nhân loại nhưng tùy theo điều kiện từng quốc gia, trong từng
giai đoạn phát triển, nhu cầu và năng lực thực hiện phát triển bền vững không phải
bao giờ cũng thống nhất với nhau.
Về vấn đề điều tiết thu nhập hiện nay, chúng ta không thể bỏ qua việc điều tiết
thu nhập cá nhân. Nhà nước thông qua công cụ là thuế đánh vào thu nhập cá nhân
của người dân để điều tiết nền kinh tế khi mà có những cá nhân lại có mức thu nhập
cao hơn rất nhiều so với những cá nhân khác. Mặt khác, việc đánh thuế vào các cá
nhân này tạo ra cho nhà nước một khoản thu nhập mà từ đó có thể chi tiêu cho những
vấn đề khác cần thiết cho xã hội chẳng hạn như là: trợ cấp, học bổng, xây nhà tình
thương, xóa đói giảm nghèo… Nhìn chung, hiện nay các chính phủ sử dụng chủ yếu
2 công cụ là tín dụng chính sách lãi suất ngân hàng và chính sách thuế, nhưng đặc
biệt là công cụ thuế.
Những hình thức phân phối, điều tiết thu nhập ở Việt nam trong thời kỳ quá
độ lên CNXH xuất phát từ yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan và tự đặc
điểm kinh tế xã hội của đất nước mà chúng ta vận dụng nhiều hình thức thu nhập.
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, có nhiều hình thức xã hội khác
nhau. Nhà nước thừa nhận và đảm bảo bằng pháp luật không chỉ sở hữu toàn dân,
nhà nước mà cả sở hữu tư nhân về tiền vốn, của cải để dành và các tài sản hợp pháp
khác. Phù hợp với mỗi thành phần kinh tế, mỗi hình thức sở hữu là một hình thức
phân phối thu nhập nhất định. Mặc dù các hình thức phân phối thu nhập của nước ta
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
không tồn tại biệt lập với nhau mà đan xen với nhau và hợp thành cơ cấu kinh tế
quốc dân thống nhất, nhưng chưa thực hiện phân phối thu nhập theo một hình thức
mà phải thực hiện nhiều hình thức. Chỉ có vậy mới giải phóng được năng lực sản
xuất, khai thác triệt để mọi tiềm năng kinh tế của đất nước nhằm phát triển mạnh mẽ
kinh tế xã hội ở nước ta. Trong nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều hình thức kinh
doanh khác nhau. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Trong nền kinh tế này, có nhiều chủ thể sản xuất kinh doanh thuộc nhiều
thành phần kinh tế tham gia. Mỗi thành phần kinh tế có phương thức tổ chức sản xuất
– kinh doanh khác nhau. Ngay trong mỗi thời kỳ kể cả thành phần kinh tế nhà nước
cũng có các phương thức kinh doanh khác nhau. Vì vậy, không thể có một hình thức
phân phối thu nhập thống nhất mà phải có nhiều thành phần khác.
Việc điều tiết thu nhập đúng đắn và phù hợp với tình hình hiện nay của đất
nước sẽ là động lực mạnh thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện đời sống nhân
dân. Ngược lại, điều tiết thu nhập không đúng sẽ không đảm bảo lợi ích kinh tế không
công bằng, chênh lệch quá lớn sẽ ảnh hưởng đến sản xuất. Như vậy, điều tiết thu
nhập ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và vấn đề xã hội, đặc biệt là công bằng xã
hội. Đứng trước tình hình đó, những thành tựu của các học thuyết kinh tế trước C.Mác
về quy luật điều tiết thu nhập được Đảng và Nhà nước phát huy, bên cạnh đó, trước
những hạn chế của các học thuyết này, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách
nhằm phát huy vai trò, động lực của phân phối thu nhập đối với nền kinh tế đất nước:
Một là, Nâng cao vai trò điều tiết của nhà nước đối với phân phối thu nhập
Hai là, các giải pháp chống chủ nghĩa bình quân
Ba là, hoàn thiện các chính sách tiền công, tiền lương và phân phối lại thu
nhập.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] GS.TS. Mai Ngọc Cường, Lịch sử các học thuyết kinh tế. Cấu trúc hệ thống. Bổ
sung. Phân tích và nhận định mới, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005
[2] PGS.TS. An Như Hải, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế nâng cao, Viện
Kinh tế chính trị học, Hà Nội, 2014.
[3] GS.TS. Phạm Quang Phan – PGS.TS. An Như Hải, Giáo trình lịch sử các học
thuyết kinh tế, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011
[4] PGS.TS. Trần Bình Trọng, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, Nhà xuất
bản thống kê, Hà Nội, 2003.

More Related Content

Similar to Những thành tựu nghiên cứu trước C. Mác về quy luật điều tiết thu nhập - Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.docx

Luận văn: Cơ sở kinh tế và những giải pháp giải quyết đình công tại TP. Hồ Ch...
Luận văn: Cơ sở kinh tế và những giải pháp giải quyết đình công tại TP. Hồ Ch...Luận văn: Cơ sở kinh tế và những giải pháp giải quyết đình công tại TP. Hồ Ch...
Luận văn: Cơ sở kinh tế và những giải pháp giải quyết đình công tại TP. Hồ Ch...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
KDQT-NHÓM-10 (1).docx
KDQT-NHÓM-10 (1).docxKDQT-NHÓM-10 (1).docx
KDQT-NHÓM-10 (1).docx
tntrnb
 
Vận Dụng Quan Điểm Cơ Sở Lý Luận Về Chuyển Đổi Về Nền Kinh Tế Thị Trường.doc
Vận Dụng Quan Điểm Cơ Sở Lý Luận Về Chuyển Đổi Về Nền Kinh Tế Thị Trường.docVận Dụng Quan Điểm Cơ Sở Lý Luận Về Chuyển Đổi Về Nền Kinh Tế Thị Trường.doc
Vận Dụng Quan Điểm Cơ Sở Lý Luận Về Chuyển Đổi Về Nền Kinh Tế Thị Trường.doc
DỊCH VỤ VIẾT ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO/ TEL: 0909.232.620
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếHyo Neul Shin
 
Chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt NamChủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
YenPhuong16
 
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
Thư viện luận văn đại hoc
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nayLuận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
De cuong mon lshtkt
De cuong mon lshtktDe cuong mon lshtkt
De cuong mon lshtktHằng Đỗ
 
Quan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi
Quan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổiQuan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi
Quan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Lịch sử các học thuyết kinh tế
Lịch sử các học thuyết kinh tếLịch sử các học thuyết kinh tế
Lịch sử các học thuyết kinh tếThanh Phong Le Hoang
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
OnTimeVitThu
 
Kinh tế vĩ mô.doc
Kinh tế vĩ mô.docKinh tế vĩ mô.doc
Kinh tế vĩ mô.doc
HaoLucTan
 
Tiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docxTiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docx
dngnguyn58524
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Sơn Bùi
 
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hộivận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
VuJonny
 

Similar to Những thành tựu nghiên cứu trước C. Mác về quy luật điều tiết thu nhập - Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.docx (20)

10220
1022010220
10220
 
Luận văn: Cơ sở kinh tế và những giải pháp giải quyết đình công tại TP. Hồ Ch...
Luận văn: Cơ sở kinh tế và những giải pháp giải quyết đình công tại TP. Hồ Ch...Luận văn: Cơ sở kinh tế và những giải pháp giải quyết đình công tại TP. Hồ Ch...
Luận văn: Cơ sở kinh tế và những giải pháp giải quyết đình công tại TP. Hồ Ch...
 
KDQT-NHÓM-10 (1).docx
KDQT-NHÓM-10 (1).docxKDQT-NHÓM-10 (1).docx
KDQT-NHÓM-10 (1).docx
 
Vận Dụng Quan Điểm Cơ Sở Lý Luận Về Chuyển Đổi Về Nền Kinh Tế Thị Trường.doc
Vận Dụng Quan Điểm Cơ Sở Lý Luận Về Chuyển Đổi Về Nền Kinh Tế Thị Trường.docVận Dụng Quan Điểm Cơ Sở Lý Luận Về Chuyển Đổi Về Nền Kinh Tế Thị Trường.doc
Vận Dụng Quan Điểm Cơ Sở Lý Luận Về Chuyển Đổi Về Nền Kinh Tế Thị Trường.doc
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 
Chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt NamChủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
 
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
 
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nayLuận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
 
De cuong mon lshtkt
De cuong mon lshtktDe cuong mon lshtkt
De cuong mon lshtkt
 
Quan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi
Quan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổiQuan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi
Quan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi
 
Lịch sử các học thuyết kinh tế
Lịch sử các học thuyết kinh tếLịch sử các học thuyết kinh tế
Lịch sử các học thuyết kinh tế
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
 
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
 
Kinh tế vĩ mô.doc
Kinh tế vĩ mô.docKinh tế vĩ mô.doc
Kinh tế vĩ mô.doc
 
Tiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docxTiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docx
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
 
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hộivận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docxDanh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxKho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docxDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docxDanh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxKho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docxDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
 
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
 

Recently uploaded

PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 

Recently uploaded (14)

PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 

Những thành tựu nghiên cứu trước C. Mác về quy luật điều tiết thu nhập - Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu về lịch sử các học thuyết kinh tế luôn là một trong những công việc đầu tiên đối với những ai muốn tìm hiểu về kinh tế học. Cũng như vậy, “Lịch sử các học thuyết kinh tế nâng cao” là môn học chuyên ngành đầu tiên của các học viên cao học Kinh tế chính trị K25 chúng tôi, sau khi học xong 2 môn chung là Triết học Mác – Lênin và Ngoại ngữ. Đây là một môn khoa học xã hội nghiên cứu hệ thống các quan điểm về kinh tế của các giai cấp, các trường phái trong các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử. Như các môn học khác, sau khi học xong môn học, chúng tôi sẽ có một bài tiểu luận môn học, với môn học này, đề tài tiểu luận của tôi là: “Những thành tựu nghiên cứu trước C. Mác về quy luật điều tiết thu nhập. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn”. Với đề tài tiểu luận này, tôi tìm hiểu với cấu trúc mục lục như sau: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................1 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................................................3 I. KHÁI NIỆM ĐIỀU TIẾT THU NHẬP VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HỌC THUYẾT TRƯỚC CÁC MÁC: .......................................................................................3 1. Khái niệm “điều tiết thu nhập”:........................................................................................ 3 2. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của các học thuyết trước C. Mác: ................................. 3 2.1. Kinh tế chính trị học cổ điển:......................................................................................... 3 2.1.1. Lịch sử ra đời:........................................................................................................... 4 2.1.2. Đặc điểm của kinh tế chính trị học cổ điển:........................................................... 5 2.2. Kinh tế chính trị học tầm thường:................................................................................. 5 2.2.1. Lịch sử ra đời:........................................................................................................... 5 2.2.2. Đặc điểm của kinh tế chính trị học tầm thường:................................................... 6 2.3. Kinh tế chính trị tiểu tư sản:.......................................................................................... 6 2.3.1. Lịch sử ra đời:........................................................................................................... 6 2.3.2. Đặc điểm lý luận:...................................................................................................... 6 II. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÁC HỌC THUYẾT TRƯỚC CÁC MÁC VỀ QUY LUẬT ĐIỀU TIẾT THU NHẬP:...........................................................................................................7 1. Lý luận về tiền công:.............................................................................................................. 7 1.1. Kinh tế chính trị học cổ điển:......................................................................................... 7
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.1.1. William Petty (1623 – 1687): ................................................................................... 7 1.1.2. Adam Smith (1723 – 1790): ..................................................................................... 8 1.1.3. David Ricardo (1772 – 1823): .................................................................................. 9 1.2. Kinh tế chính trị học tầm thường:............................................................................... 10 1.2.1. Thomas Robert Malthus (1766 – 1844): ............................................................... 10 1.2.2. Jean Baptiste Say (1767 – 1832):........................................................................... 11 1.3. Kinh tế chính trị tiểu tư sản – Đại biểu là Sismondi (1773 – 1842):......................... 11 2. Lý luận về lợi nhuận:........................................................................................................... 11 2.1. Kinh tế chính trị học cổ điển:....................................................................................... 11 2.1.1. Adam Smith (1723 – 1790): ................................................................................... 11 2.1.2. David Ricardo (1772 – 1823): ................................................................................ 12 2.2. Kinh tế chính trị tầm thường:...................................................................................... 13 2.2.1. Thomas Robert Malthus (1766 – 1844): ............................................................... 13 2.2.2. Jean Baptiste Say (1767 – 1832):........................................................................... 13 2.3. Kinh tế chính trị tiểu tư sản - Đại biểu là Sismondi (1773 – 1842):.......................... 14 3. Lý luận về địa tô: ................................................................................................................. 14 3.1. Kinh tế chính trị học cổ điển:....................................................................................... 14 3.1.1. William Petty (1623 – 1687): ................................................................................. 14 3.1.2. Adam Smith (1723 – 1790): ................................................................................... 15 3.1.3. David Ricardo (1772 – 1823): ................................................................................ 15 3.2. Kinh tế chính trị học tầm thường - Jean Baptiste Say (1767 – 1832):...................... 16 3.3. Kinh tế chính trị tiểu tư sản - Đại biểu là Sismondi (1773 – 1842):.......................... 16 III. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: ....................................................................................16 1. Ý nghĩa lý luận:.................................................................................................................... 16 2. Liên hệ thực tiễn: ................................................................................................................. 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................20
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 PHẦN NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM ĐIỀU TIẾT THU NHẬP VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HỌC THUYẾT TRƯỚC CÁC MÁC: 1. Khái niệm “điều tiết thu nhập”: Ngày nay, chúng ta có thể hiểu “điều tiết thu nhập” là một bộ phận của hệ thống thuế, thuế thu nhập cá nhân cũng có tác dụng điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Thuế thu nhập cá nhân điều tiết trực tiếp thu nhập nên một mặt tác động trực tiếp đến tiết kiệm, mặt khác làm cho khả năng thanh toán của cá nhân bị giảm, làm cho cầu hàng hóa, dịch vụ giảm và sẽ tác động đến sản xuất. Đối với nước ta, trong tương lai, khi mà diện đánh thuế được mở rộng, vai trò điều tiết thu nhập của thuế thu nhập cá nhân sẽ được phát huy có hiệu quả hơn. Ta có thể hiểu khái niệm “điều tiết thu nhập” như sau: “Điều tiết thu nhập là một dạng phân phối lại, khi quá trình phân phối không mang lại lợi ích cho đời sống của nhân dân thì việc điều tiết là điều đương nhiên. Điều tiết giúp cho quá trình phân phối được hoàn thiện hơn, tuy nhiên, các vấn đề trong xã hội luôn biến động không ngừng, chính vì vậy, việc điều tiết lại rất quan trọng và cần có nhiều thời gian để việc điều tiết được toàn dân chấp nhận, bởi khi một luật ra đời thì có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề được đặt ra và cần có thời gian để giải quyết. Vì thế ta phải tìm hiểu về phân phối khi đó ta mới biết được rằng phân phối đã làm được những gì và điều tiết mang lại những ích lợi gì khi mà việc phân phối không đạt hiệu quả. Phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một vấn đề vô cùng quan trọng để tạo ra động lực mạnh mẽ góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ở góc độ vấn đề tiểu luận này, chúng ta sẽ chỉ ra những thành tựu của các học thuyết trước C. Mác về quy luật điều tiết thu nhập. Như vậy, vấn đề điều tiết thu nhập của các học thuyết trước C. Mác được thể hiện rõ ở các trường phái: kinh tế chính trị học cổ điển, kinh tế chính trị tầm thường và kinh tế chính trị tiểu tư sản. Ta sẽ lần lượt tìm hiểu về các trường phái này. 2. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của các học thuyết trước C. Mác: 2.1. Kinh tế chính trị học cổ điển:
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.1.1. Lịch sử ra đời: Kinh tế chính trị cổ điển (hay trường phái kinh tế học cổ điển) là một trong những xu hướng tư tưởng kinh tế tiến bộ, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử phát triển các học thuyết kinh tế. Nhiều quan điểm chủ đạo của trường phái này vẫn còn lưu giữ ý nghĩa đến tận ngày nay. Xu hướng tư tưởng của trường phái cổ điển bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ XVII và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XVIII đến nửa cuối thế kỷ XIX. Kinh tế chính trị cổ điển ra đời trong bối cảnh: Về kinh tế, sự phát triển của công trường thủ công, đặc biệt là ngành dệt, sau đó là ngành công nghiệp khai thác, sự trỗi dậy của lực lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, đẩy hoạt động buôn bán và cho vay xuống hàng thứ yếu. Khi trọng tâm của kinh tế được chuyển từ lĩnh vực lưu thông sang sản xuất trực tiếp, thì các luận thuyết của chủ nghĩa trọng thương cũng bị mất sức thuyết phục. Giai cấp tư sản ngày càng nhận thấy muốn làm giàu, phải sử dụng lao động làm thuê, lao động làm thuê là nguồn gốc thật sự của sự giàu có. Từ đó, có nhiều vấn đề kinh tế mới nảy sinh đòi hỏi phải được giải thích. Về xã hội, sự thắng thế của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến, cách mạng tư sản diễn ra ở Hà Lan, ở Anh rồi lan rộng ra các nước châu Âu khác, tạo ra tình hình mới về kinh tế và chính trị. Cần phải luận giải cơ sở ra đời, tồn tại và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Về tư tưởng, những thành tựu khoa học tiến bộ như triết học duy vật, toán học, vật lý học… có tác dụng đấu tranh phá bỏ chế độ phong kiến, mở đường cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, tạo điều kiện cho tư tưởng kinh tế mới của giai cấp tư sản phát triển, trong đó có tư tưởng kinh tế của trường phái cổ điển. Kinh tế chính trị học cổ điển là học thuyết kinh tế của giai cấp tư sản trong thời kỳ hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nghiên cứu về nguồn gốc của sự giàu có và cách thức làm tăng của cải trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Người đại diện đầu tiên và được xem là thủy tổ của trường phái cổ điển là William Petty (1623 – 1687), người Anh với những công trình khoa học của ông chuyên về lĩnh vực thuế, hải quan và thống kê. Ông là người được Các Mác đánh giá cao qua các phát minh khoa học kinh tế. Những tên tuổi lớn của trường phái này gồm Adam Smith (1723 – 1790), David Ricardo (1772 – 1823), John Stuart Mill (1806 – 1873). Quan điểm của họ,
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 giống như các nhà nghiên cứu trước đó, là khoa học về sự giàu có và cách thức nhân rộng của cải lên. 2.1.2. Đặc điểm của kinh tế chính trị học cổ điển: Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà kinh tế của trường phái cổ điển chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang sản xuất, nghiên cứu các vấn đề kinh tế của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn đầu hay nghiên cứu những vấn đề của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn tự do cạnh tranh. Điểm xuất phát trong nội dung nghiên cứu của họ là phạm trù lao động. Nhờ đó, các nhà kinh tế của trường phái cổ điển đã biến kinh tế chính trị thành một môn khoa học thực sự. Lần đầu tiên các nhà kinh tế của trường phái cổ điển xây dựng hệ thống phạm trù, quy luật của nền kinh tế thị trường, như: giá trị, giá cả, cung, cầu, lưu thông, cạnh tranh, tiền công, lợi nhuận, thuế, địa tô… Trong đó, phạm trù giá trị được xem là mấu chốt của phân tích kinh tế, là gốc rễ để phát sinh các phạ trù kinh tế khác; và phạm trù giá trị trao đổi là trung tâm của nghiên cứu kinh tế. Lần đầu tiên trường phái kinh tế chính trị cổ điển áp dụng phương pháp trừu tượng hóa trong nghiên cứu các hiện tượng, quá trình kinh tế để tìm ra các mối quan hệ nhân quả, vạch ra bản chất và các quy luật vận động của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; đề xuất áp dụng các phương pháp: logic, trừu tượng hóa, nguyên nhân – kết quả, suy diễn, quy nạp trong nghiên cứu kinh tế. Đây là những phương pháp nghiên cứu khoa học và tiến bộ. Bằng hệ thống phạm trù, quy luật kinh tế đã được xây dựng, kinh tế chính trị cổ điển đã đặt nền móng cho khoa học kinh tế sau này. Các nhà kinh tế của trường phái cổ điển ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế. Tư tưởng cơ bản của họ là tự do sản xuất, tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, tôn trọng quy luật kinh tế và chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế. Những quan điểm lý luận của các nhà kinh tế chính trị cổ điển chưa thật nhất quán, còn trộn lẫn giữa các xu hướng tư tưởng, một mặt là khoa học muốn đi sâu vào bản chất các hiện tượng, quá trình kinh tế, mặt khác lại tầm thường chỉ dùng ở việc liệt kê, mô tả hời hợt các hiện tượng bề ngoài rồi đưa ra kết luận thiếu căn cứ. Học thuyết còn mang tính chất siêu hình, phi lịch sử. 2.2. Kinh tế chính trị học tầm thường: 2.2.1. Lịch sử ra đời: Đầu thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành, cuộc khủng hoảng kinh tế 1825 mở đầu cho các cuộc khủng hoảng có chu kỳ. Sau nước Anh,
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phương thức sản xuất TBCN cũng được xác lập ở các nước khác. Từ năm 1830, sự thống trị về chính trị của giai cấp tư sản được xác lập ở Anh và Pháp, nhưng giai cấp vô sản cũng ngày càng lớn mạnh, phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác, nay mang tính chất chính trị, đe dọa sự tồn tại của CNTB. Việc xuất hiện những hình thái khác nhau của CNXH không tưởng tiêu biểu là Saint Simon, M. Fourier và R. Owen đã phê phán kịch liệt chế độ tư bản gây tiếng vang trong giai cấp công nhân. Giai cấp tư sản cần có một lý luận để chống lại CNXH không tưởng và bảo vệ CNTB. Trước bối cảnh đó, kinh tế chính trị tầm thường xã hội đã biểu hiện sự phản ứng của giai cấp tư sản đối với phong trào cách mạng và những tư tưởng của CNXH không tưởng. 2.2.2. Đặc điểm của kinh tế chính trị học tầm thường: Thứ nhất, nếu các nhà kinh tế học tư sản cổ điển đã tìm toàn bộ hiện thực và nội tại của những quan hệ sản xuất trong xã hội tư sản thì KTCT tầm thường chỉ xem xét hệ thống hóa các hiện tượng bề ngoài, không nghiên cứu bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế. Thứ hai, nếu KTCT cổ điển với phương pháp duy vật (tuy còn siêu hình), xem xét khách quan các hiện tượng nghiên cứu, vạch ra quy luật vận động của nền sản xuất, thì KTCT học tầm thường lại duy tâm chủ quan. Xuất phát từ chỗ bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản, biện hộ cho CNTB một cách có ý thức. 2.3. Kinh tế chính trị tiểu tư sản: 2.3.1. Lịch sử ra đời: Kinh tế chính trị tiểu tư sản ra đời và tồn tại ở châu Âu vào cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX trong bối cảnh: Cách mạng công nghiệp nổ ra, nền công nghiệp bằng máy móc ra đời. Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa, trong đó giai cấp vô sản ngày càng phụ thuộc vào giai cấp tư sản. Sự bần cùng, thất nghiệp, tình trạng sản xuất vô chính phủ, phân hóa xã hội có xu hướng ngày càng tăng lên ở các nước công nghiệp phát triển. Ở các nước mới bước vào cách mạng công nghiệp, nền sản xuất nhỏ còn chiếm ưu thế, thì những mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt hơn. Đây là miếng đất làm nảy sinh kinh tế chính trị tiểu tư sản. 2.3.2. Đặc điểm lý luận:
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Kinh tế chính trị tiểu tư sản là một trường phái muốn phê phán chủ nghĩa tư bản theo quan điểm tiểu tư sản. Những người thuộc trường phái này cho rằng chủ nghĩa tư bản là chèn ép, làm phá sản người sản xuất nhỏ, là nguyên nhân gây ra nạn bần cùng và thất nghiệp. Họ đề nghị chuyển nền sản xuất tư bản chủ nghĩa về với sản xuất nhỏ. Đặc điểm nổi bật trong lý luận của họ là đã áp dụng phương pháp chủ quan trong phê phán chủ nghĩa tư bản; chuyển việc nghiên cứu vào các quan hệ đạo đức, phẩm hạnh, phẩm giá con người thay cho các quy luật kinh tế khách quan đã được kinh tế chính trị cổ điển tôn trọng. Họ phê phán chủ nghĩa tư bản theo quan điểm tiểu tư sản. Đại biểu của trường phái này là Sismondi (1773 – 1842) và Proudhon (1809 – 1865) II. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÁC HỌC THUYẾT TRƯỚC CÁC MÁC VỀ QUY LUẬT ĐIỀU TIẾT THU NHẬP: 1. Lý luận về tiền công: 1.1. Kinh tế chính trị học cổ điển: 1.1.1. William Petty (1623 – 1687): Lý thuyết về tiền công của William Petty được xây dựng trên cơ sở lý thuyết giá trị - lao động. Ông coi lao động là hàng hóa, tiền lương là giá cả tự nhiên của lao động. Petty lấy lý luận giá trị làm cơ sở cho lý luận về tiền công. Ông không định nghĩa phạm trù tiền công mà chỉ nêu lên quan điểm về mức tiền công. Ông cho rằng, tiền công không thể vượt quá những tư liệu sinh hoạt cần thiết. Mức tiền công cao thì công nhân sẽ uống rượu say và không muốn làm việc. Muốn bắt họ làm việc thì phải hạ mức tiền công xuống mức tối thiểu. Ông kịch liệt phản đối những trường hợp tăng mức tiền công quá cao. Sở dĩ như vậy bởi vì trong thời đại của Petty, nhà tư bản chưa có thể bắt công nhân lệ thuộc vào công nhân (lệ thuộc vào cung trên thị trường lao động) mà phải dựa vào sự ủng hộ của nhà nước. Ông là người luận chứng cho việc đề nghị phải có đạo luật cấm tăng mức tiền công. William Petty là người đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng cho lý thuyết “Quy luật sắt về tiền lương”. Ông xem xét tiền công trong mối quan hệ với lợi nhuận, giá cả các tư liệu sinh hoạt với cung – cầu về lao động trên thị trường. Theo ông, nếu mức tiền công cao thì lượng lợi nhuận giảm và ngược lại; nếu giá cả của lúa mì tăng lên thì sự bần cùng
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 của công nhân cũng tăng lên (tức là tiền công tỷ lệ nghịch với giá lúa mì); số lượng lao động tăng lên thì mức tiền công sẽ giảm xuống. William Petty đã nêu được cơ sở khoa học của tiền công là giá trị các tư liệu sinh hoạt cho công nhân. 1.1.2. Adam Smith (1723 – 1790): Smith có nhiều điểm đúng đắn về lý luận. Ông cho rằng trong xã hội nguyên thủy, tiền công được xác định bởi năng suất, vì ở giai đoạn khởi đầu ấy, “khi mà chưa có sự chiếm hữu đất đai và tích lũy vốn, toàn bộ sản phẩm làm ra thuộc về người lao động. Họ chẳng có chủ đất mà cũng chẳng có chủ xưởng để chia sẻ phần sản phẩm”. Nhưng trong xã hội tư bản chủ nghĩa, tiền công là thu nhập của công nhân làm thuê, là một phần giá trị mà lao động của công nhân tạo ra. Cơ sở để xác định mức tiền công là số lượng giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi nổi công nhân và gia đình họ. Ông nghiên cứu mức bình thường của tiền lương và chỉ ra giới hạn tối thiểu của nó. Theo ông, nếu tiền lương thấp hơn mức tối thiểu này thì thảm họa cho sự tồn tại của dân tộc. Adam Smith đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương. Trước hết, ông cho rằng, tiền lương phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước. Tiền lương thấp hơn mức tối thiểu chỉ có ở những nước đang diễn ra sự suy thoái về kinh tế. Chẳng hạn, ở Ấn Độ lúc bấy giờ có tiền lương thấp hơn mức tối thiểu, ở Trung Quốc tiền lương chỉ cao hơn mức tối thiểu không đáng kể, vì ở đó nền kinh tế đang bị đình trệ. Còn ở các nước có nền kinh tế phát triển mạnh thì tiền lương lớn hơn mức tối thiểu. Phần lớn hơn này do định mức tiêu dùng, truyền thống văn hóa, tập quán dân tộc… quy định. Trong một nước, nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương phụ thuộc vào đặc điểm lao động của con người, điều kiện làm việc, tính chất công việc, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp. Ông đã thấy được mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa chủ và thợ, mâu thuẫn giai cấp trong vấn đề tiền công, đã phát hiện ra rằng: “Người thợ muốn có càng nhiều tiền công càng hay, nhưng người chủ lại muốn trả công càng ít càng tốt. Thợ kết hợp với nhau để đòi tăng lương; chủ kết cũng hợp với nhau để hạ tiền công lao động”. Nếu Petty đề nghị trả tiền công thấp hơn mức tối thiểu, thì Smith tán thành trả tiền công cao. Theo ông, tiền công không thể hạ thấp quá giới hạn nhất định, phải bảo đảm cho công nhân cuộc sống để họ lao động. Phải để cho “những người nuôi xã hội nhận được một số thức ăn, quần áo và nhà ở khả dĩ có thể chịu được”. Một xã
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hội không thể “phồn vinh và hạnh phúc nếu một bộ phận rất lớn những thành viên của nó nghèo nàn và khổ sở”. Ông đã chứng minh có sức thuyết phục rằng tiền công cao là sự cổ vũ, khuyến khích sự cần cù và tính siêng năng, và theo bản chất của con người, sự cần cù siêng năng lại càng cao khi khuyến khích vật chất lại càng lớn. “Khi nhận được tiền công cao, người thợ làm việc tích cực, chăm chỉ và khẩn trương hơn khi nhận được tiền công thấp”. Smith nghiên cứu tiền công trong cơ chế thị trường. Cho rằng, có hai yếu tố quyết định mức tiền công là cầu về lao động và giá cả trung bình của các tư liệu sinh hoạt thiết yếu. Lượng cầu về lao động quyết định mức tư liệu sinh hoạt, giá cả quy định số tiền công mà công nhân nhận được. Từ luận điểm này, Smith phân biệt sự khác nhau giữa tiền công danh nghĩa với tiền công thực tế. Sự khác nhau đó là do tính chất dễ chịu hay khó chịu của công việc, mức độ khó khăn và đắt đỏ trong việc dạy nghề, tính chất thường xuyên hay không thường xuyên của công việc, mức độ tín nhiệm, khả năng thành đạt và tình hình di chuyển lao động. Ông chỉ ra mức tiền công trung bình ở mỗi nước hay mỗi địa phương là do trình độ phát triển kinh tế, trình độ văn minh và tính chất đặc biệt của kết hợp lao động và tư bản. Smith không chỉ nghiên cứu tiền công ở tầm vi mô (sự lựa chọn quyết định giữa chủ và thợ), mà còn nghiên cứu nó cả ở tầm vĩ mô. Ông cho rằng, mức tăng thu nhập và vốn của mỗi nước là điều kiện để tăng quy mô tiền công, làm tăng thêm cầu thuê mướn thêm lao động. Nhu cầu này không tăng, nếu của cải quốc dân không tăng. Mức tiền công cao trong những năm phồn vinh, thấp trong những năm suy thoái. Tiền công tăng tất yếu làm cho giá nhiều mặt hàng cũng tăng theo bằng cách tăng phần cấu thành tiền công trong giá hàng và cho đến nay có xu hướng làm giảm mức tiêu thụ ở trong nước và ở nước ngoài. Tuy vậy, việc tăng tiền công vốn có xu hướng làm tăng năng suất lao động khiến cho một lượng lao động ít hơn có thể làm ra một lượng sản phẩm nhiều hơn. Điều này lại thúc đẩy tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế. Ngoài ra, mức tiền công cao hay thấp còn phụ thuộc vào sự điều chỉnh của luật pháp. 1.1.3. David Ricardo (1772 – 1823): David Ricardo phát triển quan điểm Adam Smith về những thu nhập lần đầu của ba giai cấp cơ bản trong xã hội. Lý thuyết thu nhập của ông được xây dựng trên cơ sở lý thuyết giá trị - lao động. Ông cho rằng, lao động là hàng hóa, tiền công là giá cả của lao động. Ông viết: “Lao động, giống như các hàng hóa khác có thể mua và bán, có thể tăng giảm về số lượng, cũng như có giá tự nhiên và giá thị trường. Giá cả tự nhiên của lao động là
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 giá cần thiết cho phép người lao động tồn tại và duy trì nòi giống mà không gây nên bất cứ sự gia tăng hay suy giảm nào”. Ông phân biệt giá cả tự nhiên với giá cả của thị trường lao động. Giá cả tự nhiên của lao động tăng lên khi giá cả lương thực và các tư liệu sinh hoạt khác tăng lên, và hạ xuống khi giá cả những thứ đó hạ xuống. Giá cả tự nhiên của lao động còn phụ thuộc vào phong tục tập quán tiêu dùng của nhân dân. Theo tiến trình phát triển của xã hội, giá cả tự nhiên của lao động có chiều hướng tăng lên. “Giá thị trường của lao động là giá thực sự trả cho lao động trên cơ sở hoạt động bình thường của cung tương xứng với cầu; lao động đắt khi khan hiếm và rẻ khi dư thừa”. Giá cả thị trường của lao động chịu ảnh hưởng bởi quan hệ cung – cầu về lao động. Tuy có sự biến động, nhưng giá cả thị trường của lao động sẽ phù hợp với giá cả tự nhiên của lao động. Nếu không kể đến sự thay đổi trong giá trị của tiền, thì mức tiền công lên xuống do hai nguyên nhân: Một là, do sự thay đổi trong quan hệ cung và cầu về lao động; Hai là, do những biến động trong giá cả của những hàng hóa mà người ta dùng tiền công để mua. Theo Ricardo, việc đánh giá mức tiền công cao hay thấp phải căn cứ vào số lượng tư liệu sinh hoạt tối thiểu mà tiền công đem lại cho anh ta, chứ không phải dựa vào quy mô tiền công. Nhưng ông chủ trương trả tiền công thấp, chỉ đủ những tư liệu sinh hoạt ở mức tối thiểu và cho rằng tiền công thấp là quy luật tự nhiên trong mọi xã hội. Chỉ trong điều kiện đặc biệt thuận lợi, khả năng tăng lực lượng sản xuất mới vượt khả năng tăng dân số, còn trong điều kiện bình thường, với đất đai hạn chế và sự giảm sút hiệu quả của đầu tư bổ sung, sẽ làm cho của cải tăng chậm hơn dân số. Khi đó, cơ chế điều tiết tự phát sẽ hoạt động. Điều đó sẽ kìm hãm tốc độ tăng dân số. Ông ủng hộ quan điểm của William Petty về quy luật sắt về tiền công. Mặt khác, ông cũng thừa nhận rằng công nhân nhận được mức tiền công quá ít là một nguy cơ lớn. Việc thay lao động của con người bằng máy móc đem lại những tổn thất rất lớn cho lợi ích của giai cấp công nhân. Ông ủng hộ việc nhà nước không can thiệp vào hoạt động của thị trường lao động, phê phán sự giúp đỡ đối với người nghèo, vì theo ông, làm như vậy sẽ ngăn cản hoạt động của quy luật tự nhiên. 1.2. Kinh tế chính trị học tầm thường: 1.2.1. Thomas Robert Malthus (1766 – 1844):
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Malthus đã sử dụng yếu tố tầm thường trong học thuyết của Adam Smith tức là việc quy định tỷ giá lao động. Theo Malthus, tiền công là chi phí về lao động sống. Tiền công giảm là do dân số tăng lên nên tăng cung về lao động 1.2.2. Jean Baptiste Say (1767 – 1832): Lợi dụng yếu tố tầm thường của Smith khi coi tiền công, lợi nhuận và địa tô là ba nguồn gốc cấu thành giá trị hàng hóa, kết hợp với lý thuyết giá trị ích lợi (tính hữu dụng) của mình, Say đưa ra lý thuyết “Ba nhân tố sản xuất” và “Ba nguồn thu nhập”. Theo Say, tham gia vào sản xuất có ba yếu tố: lao động, tư bản và ruộng đất. Mỗi nhân tố đó đều có công phục vụ, mà cái gì tạo ra sự phục vụ đều là sản xuất. Do đó, không chỉ có lao động, mà cả tư bản và tự nhiên đều tạo ra giá trị. Cả ba yếu tố đều có công phục vụ: lao động tạo ra tiền công, tư bản tạo ra lợi nhuận, ruộng đất tạo ra địa tô. Vì vậy, phải có quyền nhận được thu nhập tương xứng: công nhân nhận được tiền công, nhà tư bản hưởng lợi nhuận, địa chủ nhận được địa tô. Từ sự phân tích đó, ông khẳng định, tiền công của công nhân tương ứng với phần đóng góp của công nhân vào giá trị sản phẩm, lao động của công nhân giản đơn, thô kệch thì sẽ thu được tiền lương thấp hơn lợi nhuận và ngược lại. Từ đó cho rằng, ai cũng được hưởng phần thu nhập, không ai bóc lột ai. Chỉ có tư bản cho vay mới là bóc lột. 1.3. Kinh tế chính trị tiểu tư sản – Đại biểu là Sismondi (1773 – 1842): Sismondi theo quan điểm của A. Smith, coi tiền công phụ thuộc vào tích lũy tư bản và số lượng công nhân, cung – cầu về lao động. Đồng thời, ông lại theo quan điểm của kinh tế chính trị tầm thường, khi cho rằng tiền công và sự tăng dân số có quan hệ trực tiếp với nhau; từ đó khẳng định thất nghiệp là hiện tượng thường xuyên. Ông chống lại luận điểm cho rằng việc dùng máy hơi nước làm giảm nhu cầu lao động ở ngành này, nhưng lại tăng nhu cầu lao động ở ngành khác. 2. Lý luận về lợi nhuận: 2.1. Kinh tế chính trị học cổ điển: 2.1.1. Adam Smith (1723 – 1790): Smith đã chỉ rõ nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận. Theo ông, lợi nhuận là “phần khấu trừ thứ hai từ sản phẩm của người lao động”. Nó không chỉ xuất hiện trong nông nghiệp (điều mà chủ nghĩa trọng nông đã vạch ra), mà còn có cả trong
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ngành công nghiệp. Đây là phát hiện đúng và là thành tựu cao nhất của kinh tế chính trị tư sản cổ điển vì đã nêu lên được quan hệ kinh tế cơ bản nhất trong xã hội tư bản. Các Mác đã đánh giá cao phát hiện này, cho rằng “Smith đã nắm được nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư”. Smith còn cho rằng mức lợi nhuận tăng hay giảm tùy thuộc vào những nguyên nhân làm giảm hay tăng tiền công, mức độ cạnh tranh hay độc quyền trên thị trường và tình trạng tăng, giảm của cải của xã hội. Ông đã thấy xu hướng hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân do tác động cạnh tranh giữa các ngành và khuynh hướng tỷ suất lợi nhuận giảm sút do khối lượng tư bản đầu tư tăng lên. Từ quan điểm trên, Smith cho rằng lợi tức là một phần của lợi nhuận, được đẻ ra từ lợi nhuận. Lợi tức của tư bản đi vay được trả bằng cách lấy vào lợi nhuận thuần túy và do mức lợi nhuận thuần túy quyết định. 2.1.2. David Ricardo (1772 – 1823): Ricardo không có ý định truy tìm nguồn gốc của lợi nhuận mà chỉ đi tìm các yếu tố ảnh hưởng đến nó mà thôi. Điều này dễ hiểu, bởi vì học thuyết kinh tế mà ông xây dựng nhằm bảo vệ lợi ích các nhà tư bản công nghiệp, nên không muốn phân tích nguồn gốc thật sự của lợi nhuận từ giá trị lao động, mà ông lại cho rằng nó là một thuộc tính cố hữu của tư bản, có trước và nằm ngoài quá trình sản xuất ra giá trị. Mặc dù vậy, ta có thể thống qua một số luận điểm của ông về giá trị, về mối quan hệ giữa các thu nhập “tiền công thấp chỉ là một tên gọi khác đi đôi với các lợi nhuận cao”, để khẳng định rằng ông đã hiểu lợi nhuận là kết quả lao động, là phần giá trị lao động do công nhân tạo ra ngoài tiền công. Ricardo giải thích không đúng yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, cho rằng do độ màu mỡ của đất đai ngày càng giảm sút, nên nhà tư bản phải chi phí một lượng lao động ngày càng lớn hơn để sản xuất ra số lương thực cần thiết phụ thêm, làm cho tiền công tăng và lợi nhuận bị giảm. Việc tích lũy tư bản có ảnh hưởng gì tới lợi nhuận? Theo Ricardo, nó sẽ không làm giảm lợi nhuận một cách lâu dài, vì tư bản cuối cùng sẽ tìm được những bàn tay cần thiết cho nó. Tư bản tăng lên thì công việc do tư bản thực hiện cũng tăng theo cùng một tỷ lệ. Thành công quan trọng trong hệ thống lý luận của Ricardo là luận giải đúng quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân. Ông xuất phát từ hai giả định cổ điển về nền kinh tế thị trường: Các nhà tư bản luôn tìm cách tối đa hóa lợi nhuận và tư bản có thể dịch chuyển hóa tỷ suất lợi nhuận trong điều kiện tự do cạnh tranh. Trên cơ sở đó,
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Ricardo cho rằng: “Cái khát khao không cùng của các nhà tư bản là rời bỏ chỗ có ít lợi nhuận sang chỗ có nhiều lợi nhuận hơn tạo nên một khuynh hướng mạnh mẽ san bằng tỷ suất lợi nhuận ở mọi nơi, hay là cố định chúng ở một tỷ lệ nhất định cho phép, theo dự tính của các bên, loại trừ mọi lợi thế có hoặc dự tính là có khả năng xuất hiện trong một ngành nào đó”. Với mức tỷ suất lợi nhuận được san bằng, các nhà tư bản trong mọi lĩnh vực đều nhận được mức “lợi nhuận thông thường” hay “lợi nhuận bình quân”. 2.2. Kinh tế chính trị tầm thường: 2.2.1. Thomas Robert Malthus (1766 – 1844): Malthus cho rằng chi phí để tạo ra hàng hóa gồm chi phí mua lao động vật hóa, chi phí mua lao động sống và lợi nhuận tư bản ứng trước. Như vậy, lợi nhuận là khoản dôi ra ngoài chi phí lao động sống, tách lợi nhuận ra khỏi lao động sống. Ông khẳng định lợi nhuận không liên quan đến lao động của công nhân, nó được coi như một yếu tố cấu thành của giá trị. Công nhân không tạo ra lợi nhuận cho nhà tư bản, không bị tư bản bóc lột. Theo Malthus, lợi nhuận không thể xuất hiện trong việc trao đổi giữa các nhà tư bản. Malthus nhận định trong phạm vi khả năng những người đảm nhiệm sản xuất (tức là nhà tư bản và công nhân) không thể tìm ra lượng cầu có khả năng thanh toán phần lượng cung do lợi nhuận đại biểu. Do đó, tình trạng thừa hàng hóa sẽ xuất hiện. Xã hội chỉ có nhà tư bản và công nhân thì không thể tránh khỏi tai họa đó. Theo Malthus, lối thoát của CNTB là phải tăng mức tiêu dùng của giai cấp không sản xuất như quý tộc, tăng lữ, nhân viên Nhà nước… những người chỉ mua, không bán, “những người thứ ba” phải hoang phí hơn để tạo nên lượng cầu đầy đủ cho nhà tư bản. 2.2.2. Jean Baptiste Say (1767 – 1832): Trong lịch sử, cho đến thời của Say, đã có ba quan niệm về lợi nhuận: Một là, lợi nhuận do lưu thông tạo ra, là kết quả của việc mua rẻ, bán đắt; Hai là, lợi nhuận do sự tiết dục, nhịn ăn tiêu của nhà tư bản; Ba là, lợi nhuận là hiệu suất đầu tư do tư bản mang lại. Say ủng hộ quan niệm thứ ba và cho rằng đầu tư thêm tư bản vào sản xuất, thì sẽ làm tăng thêm sản phẩm, tăng thêm giá trị. Máy móc tham gia vào sản xuất cũng
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 làm tăng thêm giá trị, tăng lợi nhuận. Từ đó, ông giải thích lợi nhuận dựa vào hiệu suất đầu tư của tư bản. Say phân biệt nhà tư bản với nhà kinh doanh. Theo ông, nhà tư bản chính là người có tư bản cho vay để thu lợi tức, còn nhà kinh doanh là người mạo hiểm, dám chấp nhận nguy hiểm trong cuộc chơi. Họ vay tư bản, thuê nhân công, sản xuất ra hàng hóa bán trên thị trường. Vì vậy, họ cũng lao động như công nhân, lợi nhuận mà họ thu được cũng giống tiền công của công nhân. Đó là một hình thức đặc biệt của tiền công mà nhà tư bản tự trả cho mình. Cho rằng, chỉ có lợi tức của kẻ sở hữu tư bản mới là con đẻ của bản thân tư bản. Say cho rằng, tiến bộ kỹ thuật có vai trò đặc biệt. Việc sử dụng máy móc đem lại “hậu quả” tốt lành không chỉ cho giai cấp tư sản mà còn cho cả giai cấp công nhân. Tuy trong thời kỳ đầu, việc sử dụng máy móc mới gây ra “điều bất tiện” là gạt bỏ một bộ phận công nhân, khiến cho họ “tạm thời” không có việc làm, nhưng về sau do việc sử dụng máy móc tăng lên, việc làm cũng tăng lên. Việc sử dụng máy móc sẽ làm ra sản phẩm có giá rẻ hơn, công nhân là người “có lợi nhất” và điều này cũng làm cho lợi nhuận tăng lên. Thực chất, Say muốn chứng minh sự hòa hợp lợi ích giữa nhà tư bản và người lao động. 2.3. Kinh tế chính trị tiểu tư sản - Đại biểu là Sismondi (1773 – 1842): Sismondi phát triển quan điểm của Adam Smith, coi lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ tư vào giá trị sản phẩm và cho rằng đó là khoản thu nhập không lao động, là kết quả của sự cướp bóc công nhân, là tai họa kinh tế của giai cấp vô sản. Từ đó cho rằng, việc san bằng lợi nhuận chỉ đạt được bằng cách phá hủy những tư bản cố định bằng sự tiêu vong của công nhân trong các ngành bị suy sụp. 3. Lý luận về địa tô: 3.1. Kinh tế chính trị học cổ điển: 3.1.1. William Petty (1623 – 1687): Theo ông, địa tô là số chênh lệch giữa thu nhập bán hàng và chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm tiền công và tiền giống. Trong phân tích về địa tô, William Petty một mặt, đã đồng nhất nó với lợi nhuận; mặt khác, lại cho rằng đó là kết quả của sự bóc lột. Thực ra, ông không rút ra được lợi nhuận của kinh doanh ruộng đất, không trực tiếp đề cập đến vấn đề bóc lột. Nhưng theo phân tích logic của ông, chúng ta có thể rút ra được kết luận rằng, công nhân chỉ nhận được tiền công tối thiểu, số còn lại là lợi nhuận của địa chủ. Logic bên trong của quan niệm đó là sự thừa nhận có bóc lột.
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Từ luận điểm này, Mác nhận xét công lao của Petty là đã dự đoán đúng bản chất của giá trị thặng dư, là người đầu tiên nêu ra mầm mống của lý luận về bóc lột theo lối tư bản chủ nghĩa. 3.1.2. Adam Smith (1723 – 1790): Smith có nhiều luận điểm đúng đắn và khoa học về địa tô. Theo ông, địa tô do chế độ độc quyền về đất mà có, nó là: (1) Khoản khấu trừ thứ nhất vào sản phẩm lao động, là kết quả của việc bóc lột người sản xuất trực tiếp; (2) Giá phải trả cho việc sử dụng đất, nó là giá cao nhất mà người thuê có khả năng trả trong những điều kiện đất đai hiện nay. Hai luận điểm đó đã phải ánh được mối quan hệ giữa ba giai cấp: địa chủ, tư bản kinh doanh nông nghiệp và công nhân nông nghiệp trong quan hệ ruộng đất tư bản chủ nghĩa. Smith đã chứng minh quan hệ giữa địa tô và giá cả nông phẩm. Cho rằng, quy mô địa tô nhiều hay ít là kết quả của giá cả nông phẩm. Địa tô phụ thuộc vào tình hình giá cả nông phẩm có vượt quá số tiền đủ để bù lại tiền công và lợi nhuận hay không. Theo ông, dân số tăng lên kéo theo yêu cầu về nông phẩm tăng làm cho giá nông phẩm “bao giờ cũng có một số dư nào đó dành cho địa tô của người chủ ruộng”. Vì vậy, địa tô là kết quả của giá cả nông phẩm cao chứ không phải là nguyên nhân của giá cả cao. Smith đã phân biệt hai hình thái của địa tô: địa tô trên những đất có màu mỡ và địa tô do vị trí của đất. Cho rằng mức địa tô đương nhiên là giá độc quyền. Các yếu tố độc quyền liên quan đến việc xác định địa tô là độ màu mỡ và vị trí của đất. Đất thích hợp với một sản phẩm đặc biệt đều có có độc quyền. Như vậy, ông đã biết đến địa tô chênh lệch. Tuy nhiên, ông không chỉ ra được địa tô chênh lệch do thâm canh mà có mặc dù đã phân biệt địa tô với tiền thuê ruộng, cho rằng trong tiền thuê ruộng có địa tô và lợi tức của tư bản đã chi phí vào việc cải thiện đất đai. 3.1.3. David Ricardo (1772 – 1823): Với quyền sở hữu đất đai, địa chủ cho thuê và thu tiền sử dụng đất, gọi là địa tô. Theo Ricardo, địa tô là phần sản phẩm của đất đai được trả cho địa chủ về việc sử dụng những lực lượng đầu tiên và chưa bị phá hoại của đất đai. Khi giải thích nguồn gốc của địa tô, Ricardo xuất phát từ lý luận giá trị lao động. Ông phê phán J.B.Say coi địa tô là do sự phục vụ có tính chất sản xuất của ruộng đất. Theo ông, địa tô là bộ phận của sản phẩm lao động, là một phần giá trị do
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 lao động tạo ra, là một hình thức phái sinh của lợi nhuận. Nó là kết quả của phân phối lại. Sở dĩ xuất hiện địa tô như vậy “chỉ vì đất đai có giới hạn về lượng và không đồng đều về chất, vì tiến trình phát triển dân số đã buộc người ta phải canh tác trên những mảnh đất kém màu mỡ hơn, vị trí giao thông bất tiện hơn, người ta mới phải trả tiền cho việc sử dụng đất”. Việc trả loại tiền này là do tồn tại chế độ tư hữu về ruộng đất. Như vậy, chỉ có những mảnh đất màu mỡ và gần đường giao thông, địa chủ mới thu được địa tô này. Ricardo đã giải thích đúng cơ sở của địa tô chênh lệch I và cho rằng nó là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân mà những người thuê ruộng phải nộp trả địa chủ. 3.2. Kinh tế chính trị học tầm thường - Jean Baptiste Say (1767 – 1832): Theo Say, địa tô là khoản thu nhập chính đáng của địa chủ vì ruộng đất cũng tham gia vào quá trình sản xuất, tạo ra giá trị của hàng hóa. Như vậy, ruộng đất tạo ra địa tô. 3.3. Kinh tế chính trị tiểu tư sản - Đại biểu là Sismondi (1773 – 1842): Sismondi cho rằng, địa tô là kết quả của sự cướp bóc công nhân. Ông phê phán quan điểm của David Ricardo cho rằng ruộng đất xấu không có địa tô và khẳng định ruộng xấu cũng phải nộp địa tô do chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất quy định. Ông đã thừa nhận địa tô tuyệt đối. III. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 1. Ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu những thành tựu trong nghiên cứu trước C. Mác về quy luật điều tiết thu nhập có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong việc xác định thu nhập của mỗi yếu tố sản xuất sẽ được xác định như thế nào. Hay nói cách khác, theo cách tiếp cận vĩ mô, tiêu dùng và tiết kiệm chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng thu nhập. Các lý thuyết điều tiết thu nhập đã luận giải nguồn gốc của bất bình đẳng và sự nghèo đói trong xã hội, cho rằng đó là do quy luật tất yếu của thị trường cạnh tranh. Mặc dù có những hạn chế, sai lầm, nhưng với tư cách là các trường phái khoa học trong lịch sử, với những tư tưởng tiến bộ, các học thuyết trước C. Mác là cơ sở, nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác.
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Việc nghiên cứu về quy luật điều tiết thu nhập giúp cho việc mở rộng và nâng cao hiểu hiểu biết về nền kinh tế thị trường, trang bị những kiến thức cần thiết cho việc nghiên cứu, xây dựng đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, chiến lược kinh doanh… Tín hiệu thị trường là cơ sở để người sản xuất đầu tư vào đâu thu được nhiều lợi nhuận, tích cực mở rộng sản xuất và đứng vững trong cạnh tranh. Nó sàng lọc được yếu tố người và vật trong nền kinh tế. Trong điều kiện nước ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập, đổi mới tư duy kinh tế có một ý nghĩa vô cùng quan trọng để có thể nhận thức và phân tích những mặt mạnh, mặt yếu của các chính sách kinh tế đã và đang được thực hiện tại nhiều quốc gia. Từ đó mới có thể đề xuất để hoạch định, nhận thức sâu sắc và vận dụng sáng tạo những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 2. Liên hệ thực tiễn: Các học thuyết của trường phái kinh tế chính tị tư sản cổ điển cho rằng, phân công lao động sẽ làm tăng hiệu suất lao động, tăng năng suất lao động, từ đó làm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến phân công lao động là trao đổi hàng hóa trên thị trường, mức độ phân công lao động phụ thuộc vào quy mô thị trường. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, vấn đề phân công lao động là thước đo trình độ phát triển của nền kinh tế đó, ở đâu có phân công lao động thì ở đó có một nền kinh tế phát triển. Phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đang hướng theo quan điểm này, không chỉ phân công lao động trong phạm vi quốc gia, mà phân công lao động đã và đang hướng ra phạm vi quốc tế, nhằm khai thác tối đa mọi nguồn lực ở mọi nơi. Ở nước ta, phân công lao động đã diễn ra một cách rộng rãi, để phát triển kinh tế thị trường không chỉ về chiều rộng mà còn cả về chiều sâu, giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Nước ta có điều kiện để phát triển kinh tế thị trường là tài nguyên, nguồn lực con người… là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế thị trường. Vận dụng tư tưởng tự do kinh tế của Adam Smith có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể kinh tế trong việc cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Các chủ thể kinh tế phải luôn tự đổi mới kỹ thuật, trang thiết bị, mẫu mã, chất lượng sản phẩm… làm cho thời gian lao động cá biệt của mình thấp hơn thời gian lao động xã hội để thu được lợi nhuận nhiều, tiếp tục mở rộng sản xuất.
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 So với các nước phát triển trên thế giới, trình độ kỹ thuật của nước ta còn thấp kém, trình độ lao động chưa cao, tính năng động của các chủ thể kinh tế còn yếu. Vì vậy, phát triển kinh tế thị trường để thừa nhận tính đồng bộ của nền kinh tế: thị trường vốn, tiền tệ, thị trường sức lao động, thị trường chứng khoán… Chúng ta phải thừa nhận tự do kinh doanh, sự bình đẳng của các chủ thể trong nền kinh tế, khuyến khích làm giàu hợp pháp, đi đôi với xóa đói giảm nghèo, có tích lũy nội bộ. Tuy nhiên, cũng cần có cái nhìn khách quan, khoa học về cơ chế thị trường. Không nên tuyệt đối hóa vai trò của thị trường trong việc điều tiết nền kinh tế. Sự điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế là cần thiết để ngăn ngừa, khắc phục những thất bại của thị trường, để thị trường hoạt động có hiệu quả. Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới, Việt Nam đã xác định được mục tiêu phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới. Phát triển bền vững là một khái niệm không còn mới, trong đó đòi hỏi quá trình phát triển chú trọng tới cả ba trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường. Đây mặc dù là tầm nhìn chung của nhân loại nhưng tùy theo điều kiện từng quốc gia, trong từng giai đoạn phát triển, nhu cầu và năng lực thực hiện phát triển bền vững không phải bao giờ cũng thống nhất với nhau. Về vấn đề điều tiết thu nhập hiện nay, chúng ta không thể bỏ qua việc điều tiết thu nhập cá nhân. Nhà nước thông qua công cụ là thuế đánh vào thu nhập cá nhân của người dân để điều tiết nền kinh tế khi mà có những cá nhân lại có mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với những cá nhân khác. Mặt khác, việc đánh thuế vào các cá nhân này tạo ra cho nhà nước một khoản thu nhập mà từ đó có thể chi tiêu cho những vấn đề khác cần thiết cho xã hội chẳng hạn như là: trợ cấp, học bổng, xây nhà tình thương, xóa đói giảm nghèo… Nhìn chung, hiện nay các chính phủ sử dụng chủ yếu 2 công cụ là tín dụng chính sách lãi suất ngân hàng và chính sách thuế, nhưng đặc biệt là công cụ thuế. Những hình thức phân phối, điều tiết thu nhập ở Việt nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH xuất phát từ yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan và tự đặc điểm kinh tế xã hội của đất nước mà chúng ta vận dụng nhiều hình thức thu nhập. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, có nhiều hình thức xã hội khác nhau. Nhà nước thừa nhận và đảm bảo bằng pháp luật không chỉ sở hữu toàn dân, nhà nước mà cả sở hữu tư nhân về tiền vốn, của cải để dành và các tài sản hợp pháp khác. Phù hợp với mỗi thành phần kinh tế, mỗi hình thức sở hữu là một hình thức phân phối thu nhập nhất định. Mặc dù các hình thức phân phối thu nhập của nước ta
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 không tồn tại biệt lập với nhau mà đan xen với nhau và hợp thành cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, nhưng chưa thực hiện phân phối thu nhập theo một hình thức mà phải thực hiện nhiều hình thức. Chỉ có vậy mới giải phóng được năng lực sản xuất, khai thác triệt để mọi tiềm năng kinh tế của đất nước nhằm phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội ở nước ta. Trong nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế này, có nhiều chủ thể sản xuất kinh doanh thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia. Mỗi thành phần kinh tế có phương thức tổ chức sản xuất – kinh doanh khác nhau. Ngay trong mỗi thời kỳ kể cả thành phần kinh tế nhà nước cũng có các phương thức kinh doanh khác nhau. Vì vậy, không thể có một hình thức phân phối thu nhập thống nhất mà phải có nhiều thành phần khác. Việc điều tiết thu nhập đúng đắn và phù hợp với tình hình hiện nay của đất nước sẽ là động lực mạnh thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện đời sống nhân dân. Ngược lại, điều tiết thu nhập không đúng sẽ không đảm bảo lợi ích kinh tế không công bằng, chênh lệch quá lớn sẽ ảnh hưởng đến sản xuất. Như vậy, điều tiết thu nhập ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và vấn đề xã hội, đặc biệt là công bằng xã hội. Đứng trước tình hình đó, những thành tựu của các học thuyết kinh tế trước C.Mác về quy luật điều tiết thu nhập được Đảng và Nhà nước phát huy, bên cạnh đó, trước những hạn chế của các học thuyết này, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách nhằm phát huy vai trò, động lực của phân phối thu nhập đối với nền kinh tế đất nước: Một là, Nâng cao vai trò điều tiết của nhà nước đối với phân phối thu nhập Hai là, các giải pháp chống chủ nghĩa bình quân Ba là, hoàn thiện các chính sách tiền công, tiền lương và phân phối lại thu nhập.
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] GS.TS. Mai Ngọc Cường, Lịch sử các học thuyết kinh tế. Cấu trúc hệ thống. Bổ sung. Phân tích và nhận định mới, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005 [2] PGS.TS. An Như Hải, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế nâng cao, Viện Kinh tế chính trị học, Hà Nội, 2014. [3] GS.TS. Phạm Quang Phan – PGS.TS. An Như Hải, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011 [4] PGS.TS. Trần Bình Trọng, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 2003.