SlideShare a Scribd company logo
NHỮNG ĐỊA DANH VIỆT NAM BỊ THAY ĐỔI VÀ SAI LỆCH
Ở Việt Nam, có hàng trăm địa danh bị thay đổi hay sai lệch về ngữ âm và chữ viết. Tìm
hiểu những nguyên nhân gây ra sự biến đổi này, chúng ta sẽ hiểu được nguồn gốc và ý
nghĩa ban đầu của các địa danh.
Những kiểu thay đổi và sai lệch cụ thể như sau:
1- Do hiện tượng đồng hóa: Hai âm tố khác nhau nhưng đứng gần nhau, âm tố này làm
cho âm tố kia giống với nó. Có hai địa danh thuộc kiểu này:
Pha Đin là đèo trên Quốc lộ 6, từ huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đi huyện Tuần
Giáo, tỉnh Điện Biên, dài 36km, cao 1.050m. Cũng gọi là Cổng Trời. Chữ Pha Đin từ
gốc Tày - Nùng Phạ Đin, nghĩa là “trời đất”, vì đèo quá cao, như chỗ gặp nhau giữa
trời và đất. Ở đây có hiện tượng đồng hóa thanh điệu: thanh ngang của Đin đồng
hóa thanh nặng của Phạ thành Pha.
Tam Thương là bến trên sông Trà Khúc (Quảng Ngãi). Tam Thương vốn là từ Hán
Việt, dạng gốc là Tạm Thương, nghĩa là “kho tạm”, nằm gần bến. Ở đây thanh
ngang của Thương đồng hóa thanh nặng của Tạm thành Tam Thương.
2- Do hiện tượng dị hóa: Hai âm tố giống nhau nhưng đứng gần nhau, âm tố này làm
cho âm tố kia khác với nó. Có ba địa danh thuộc kiểu này:
Bà Bèo là kinh nối sông Tiền và sông Vàm Cỏ, chảy qua các huyện Cai Lậy, Tân
Phước (Tiền Giang) và Châu Thành (Long An), dài 25km. Vương Hồng Sển cho biết
âm gốc của địa danh này là Bàu Bèo. Người Khmer cũng gọi kinh Bà Bèo là Cumnik
Prêk Cak tức “kinh rạch bèo”.
Bà Hói là rạch ở xã Long Thới, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Trên bản đồ
thời Pháp thuộc ghi rạch này là Bàu Hói: “rạch ở giữa có chỗ phình rộng”.
Bà Môn là rạch ở thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Nguyễn Văn Trấn,
người địa phương, cho biết âm gốc của địa danh này là Bàu Môn, tức “cái bàu có
trồng môn nước”.
Dạng gốc của ba địa danh này (Bàu Bèo, Bàu Hói, Bàu Môn) đều là hai âm tiết có vần tròn
môi cho nên khó phát âm. Vì vậy, chúng cần dị hóa cho dễ phát âm. Từ đó, chúng tôi nghĩ
rằng dạng gốc của các địa danh Bà Hom, Bà Quẹo (TP.HCM) có thể là Bàu Hom (bàu ngâm
hom tre), Bàu Quẹo (bàu nằm ở chỗ quẹo của đường Trường Chinh). Ở xã Phạm Văn Hai,
huyện Bình Chánh có cống Quẹo; ở xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ (TP.HCM) có vùng Lộ
Quẹo.
3. Do kiêng húy: Dưới chế độ phong kiến, khi các địa danh có một yếu tố đồng âm với
tên húy (tên kiêng gọi), phải đọc và viết chệch yếu tố đó hoặc thay bằng yếu tố khác. Có
hàng trăm trường hợp loại này, chỉ xin nêu vài địa danh tiêu biểu:
Đông Ba là chợ ở thành phố Huế; huyện Mộ Đức thuộc tỉnh Quảng Ngãi; cầu Bông ở giữa
quận 1 và quận Bình Thạnh, TP.HCM. Ba tên này mới đổi sau khi vua Thiệu Trị lên ngôi
(1841). Âm gốc của ba địa danh này là Đông Hoa, cầu Hoa, Mộ Hoa. Vì kiêng húy bà Hồ
Thị Hoa – mẹ vua – nên phải đổi bằng cách nói chệch (Hoa –> Ba), thay bằng từ đồng
nghĩa (Hoa –> Bông), thay bằng từ tương đương (Hoa –> Đức).
4. Do hiện tượng nhập âm: Những địa danh có hai, ba âm tiết nhập lại, bị giảm đi một
âm tiết. Đó là những địa danh:
Vũng Rô là địa điểm ở tỉnh Phú Yên, gần đèo Cả. Vốn là vũng Ô Rô, nhập âm thành
Vũng Rô. Ô rô là loại cây nhỏ, lá cứng, dài, mép lượn sóng có gai nhọn, thường mọc
ở các bãi nước lợ.
Bến Dược là vùng đất ở xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP.HCM. Bến Dược do bến
Bà Dược (tại đây có xóm Bà Dược) rút gọn mà thành.
Cái Nước là rạch bên tả ngạn sông Bồ Đề ở tỉnh Cà Mau và là huyện của tỉnh. Cái
Nước do Cái Dừa Nước rút gọn lại vì hai bên rạch có rất nhiều dừa nước.
5. Do hiện tượng rút gọn: Một số địa danh có nhiều âm tiết nhưng người ta chỉ gọi một
âm tiết. Âm tiết được rút gọn thường đứng sau, ít đứng đầu.
Chỉ gọi âm tiết đầu: cửa Vạn Phần –> cửa Vạn (Nghệ An); cửa Hội Thống –> cửa
Hội (Hà Tĩnh); Vĩnh Doanh –> (thành phố) Vĩnh (Nghệ An, sau biến âm thành
Vinh)…
Chỉ gọi âm tiết sau: cửa Tứ Hội –> cửa Hội (Hà Tĩnh).
6. Do hiện tượng biến âm: Biến âm chủ yếu do ngữ âm địa phương. Chẳng hạn, vì
không phân biệt các âm đầu ch - tr, s - x, v - d - gi, một số âm chính o -ô, ă - â, một số
vần tận cùng bằng t - c, n - ng, hai thanh hỏi - ngã, nên nhiều địa danh bị sai lệch ở âm
đầu, vần, thanh điệu hoặc hai, ba bộ phận trên.
Biến âm ở phụ âm đầu:
Hàng Sanh –> Hàng Xanh (TP.HCM); Vồng Trôm –> Giồng Trôm (Bến Tre)…
Biến âm ở vần:
Các Bà –> (đảo) Cát Bà (TP. Hải Phòng); (Thuận) Hóa –> Huế; rạch (cây) Gằm –> Gầm
(Tiền Giang); huyện Xương Mộc –> Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu); rạch Ong –> Ông;
rạch Chun –> Chung; sông Tắt –> Tắc; Các Lái –> Cát Lái (TP. HCM); Hùng Ngự –> Hồng
Ngự ; Câu Lãnh –> Cao Lãnh (Đồng Tháp)…
Biến âm ở thanh điệu:
Thôn Vi Dã –> Vĩ Dạ (TP. Huế); kinh Tẽ –> Tẻ; lũy Trảo Trảo –> (cầu) Trao Trảo; Thạnh
Đa –> Thanh Đa; (sông) Lôi Giáng –> Lôi Giang (TP. HCM)…
Biến âm ở hai yếu tố:
Khu công nghiệp Vũng Quít –> Dung Quất (Quảng Ngãi); khu Mả Loạn –> Mã Lạng (Phan
Thiết); sông Giằng Xay –> Dần Xây (TP. HCM)…
7. Do hiện tượng mượn âm: Khi du nhập một địa danh bằng ngôn ngữ khác không phải
tiếng Việt có âm na ná tiếng Việt, địa danh đó phải mang “chiếc áo” tiếng Việt để dễ dùng
và dễ phổ cập. Xin nêu mấy trường hợp tiêu biểu:
Bò Đái là khe trong núi ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Còn có tên Ồ Ồ, vì
tiếng nước chảy, ở xa đến 10km vẫn nghe. Bò Đái gốc Tày – Nùng là Bó Đảy, nghĩa
là “nguồn nước có nhiều cây nứa tép”.
Hà Lan là đèo ở huyện Krông Búc, tỉnh Đắc Lắc. Hà Lan gốc Ê Đê, nguyên dạng là
Hlang, nghĩa là “cỏ tranh”. Hlang đã mượn âm Hà Lan, tên một quốc gia ở châu Âu.
Cù Lao là đảo nhỏ ngoài khơi TP. Nha Trang. Cù Lao gốc Mã Lai Pulaw, là “hòn
đảo”. Trong tiếng Việt đã có sẵn từ cù lao (“công lao khó nhọc của cha mẹ khi nuôi
con”) có âm na ná pulaw nên pulaw mang vỏ ngữ âm của cù lao. Người Chăm cũng
gọi tương tự người Mã Lai: palao là “hòn đảo”.
Bái Tử Long là vũng biển trong vịnh Hạ Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh. Bái Tử Long
là từ Hán Việt. Có người cho rằng vì vịnh đẹp như vịnh Tulon ở Pháp nên người
Pháp gọi là Baie Tulon, sau người Việt chuyển hóa thành Bái Tử Long. Thật ra, ở
Pháp không có địa danh Tulon, mà chỉ có Toulon (đọc là “tu - lông”), tỉnh lỵ tỉnh
Var, nằm bên bờ Địa Trung Hải. Vậy dạng gốc là Baie Toulon. Việc giải thích này có
lý, vì có hiện tượng mượn âm trong tiếng Việt.
8. Do Việt hóa: Những địa danh Việt cổ hoặc bằng các ngôn ngữ dân tộc anh em, để dễ
sử dụng, người Việt đã Việt hóa hoàn toàn.
Klu là địa danh cổ cần biến thành dạng hiện đại - Cổ Loa - cho mọi người dùng
được.
Blao (Lâm Đồng) là tiếng dân tộc thiểu số phải biến thành Bảo Lộc mới thông dụng.
(Hồ) Lak biến thành Lạc Thiện (Đắc Lắc).
Cam Ly là thác nước ở TP Đà Lạt. Cam Ly gốc Cơ Ho Kamlê, vốn là tên người.
9. Do “Tây hoá”: Khi người phương Tây đến nước ta, họ đã nói và viết theo ngữ âm và
chữ viết tiếng mẹ đẻ, làm nhiều địa danh Việt Nam bị sai lệch.
Làng Cò –> Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế); Hoài Phố –> Faifo (Quảng Nam); Mỹ Lại –> Mỹ
Lai (Quảng Ngãi); (đảo) Nam Dự –> Nam Du (Kiên Giang); Ba Làng An (An Chuẩn, Hải An
và Vân An) –> Batangan (Quảng Ngãi); Đất Hộ –> Đa Kao, Chí Hòa –> Kí Hòa, Kỳ Hòa
(TP.HCM)…
10. Do in ấn:
Sông Cửu Long có tên hai cửa in sai: (Cửa) Trấn Di bị in sai lạc thành Trần Đề và Tranh Đề
(Sóc Trăng); (cửa) Cồn Ngao thành Cung Hầu (Bến Tre).
Qua các phần trình bày trên, ta thấy ít nhất có đến 10 nguyên nhân trong cũng như ngoài
ngôn ngữ làm ảnh hưởng đến cấu trúc của địa danh. Và việc biến đổi này có tính liên tục
và đa dạng. Vì thế, chúng ta phải lưu ý khi đi tìm từ nguyên của địa danh. Biết được dạng
gốc, ta càng yêu những địa danh của quê hương, đất nước mình.
Lê Trung Hoa
Nguồn: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn

More Related Content

Similar to Những địa danh việt nam bị thay đổi và sai lệch

bctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfbctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfLuanvan84
 
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ trần minh thương
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ   trần minh thươngCây cầu trong đời sống người tây nam bộ   trần minh thương
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ trần minh thươngKelsi Luist
 
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnhFile 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
Dam Nguyen
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Huynh ICT
 
bctntlvn (20).pdf
bctntlvn (20).pdfbctntlvn (20).pdf
bctntlvn (20).pdfLuanvan84
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHN
Vo Hieu Nghia
 

Similar to Những địa danh việt nam bị thay đổi và sai lệch (6)

bctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfbctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdf
 
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ trần minh thương
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ   trần minh thươngCây cầu trong đời sống người tây nam bộ   trần minh thương
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ trần minh thương
 
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnhFile 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
 
bctntlvn (20).pdf
bctntlvn (20).pdfbctntlvn (20).pdf
bctntlvn (20).pdf
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHN
 

More from phamtruongtimeline

Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nướcTuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nướcphamtruongtimeline
 
Tongquatve phatgiaovietnam.doc
Tongquatve phatgiaovietnam.docTongquatve phatgiaovietnam.doc
Tongquatve phatgiaovietnam.docphamtruongtimeline
 
Le hoi truyen thong viet nam(tap 1)
Le hoi truyen thong viet nam(tap 1)Le hoi truyen thong viet nam(tap 1)
Le hoi truyen thong viet nam(tap 1)phamtruongtimeline
 
Bài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nộiBài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nộiphamtruongtimeline
 
Vietnam tour guide club magazine
Vietnam tour guide club magazineVietnam tour guide club magazine
Vietnam tour guide club magazinephamtruongtimeline
 

More from phamtruongtimeline (7)

Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nướcTuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
 
Tongquatve phatgiaovietnam.doc
Tongquatve phatgiaovietnam.docTongquatve phatgiaovietnam.doc
Tongquatve phatgiaovietnam.doc
 
Lich su giai thoai
Lich su   giai thoaiLich su   giai thoai
Lich su giai thoai
 
Le hoi truyen thong viet nam(tap 1)
Le hoi truyen thong viet nam(tap 1)Le hoi truyen thong viet nam(tap 1)
Le hoi truyen thong viet nam(tap 1)
 
Chăm phồn thực
Chăm phồn thựcChăm phồn thực
Chăm phồn thực
 
Bài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nộiBài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nội
 
Vietnam tour guide club magazine
Vietnam tour guide club magazineVietnam tour guide club magazine
Vietnam tour guide club magazine
 

Những địa danh việt nam bị thay đổi và sai lệch

  • 1. NHỮNG ĐỊA DANH VIỆT NAM BỊ THAY ĐỔI VÀ SAI LỆCH Ở Việt Nam, có hàng trăm địa danh bị thay đổi hay sai lệch về ngữ âm và chữ viết. Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra sự biến đổi này, chúng ta sẽ hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của các địa danh. Những kiểu thay đổi và sai lệch cụ thể như sau: 1- Do hiện tượng đồng hóa: Hai âm tố khác nhau nhưng đứng gần nhau, âm tố này làm cho âm tố kia giống với nó. Có hai địa danh thuộc kiểu này: Pha Đin là đèo trên Quốc lộ 6, từ huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đi huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, dài 36km, cao 1.050m. Cũng gọi là Cổng Trời. Chữ Pha Đin từ gốc Tày - Nùng Phạ Đin, nghĩa là “trời đất”, vì đèo quá cao, như chỗ gặp nhau giữa trời và đất. Ở đây có hiện tượng đồng hóa thanh điệu: thanh ngang của Đin đồng hóa thanh nặng của Phạ thành Pha. Tam Thương là bến trên sông Trà Khúc (Quảng Ngãi). Tam Thương vốn là từ Hán Việt, dạng gốc là Tạm Thương, nghĩa là “kho tạm”, nằm gần bến. Ở đây thanh ngang của Thương đồng hóa thanh nặng của Tạm thành Tam Thương. 2- Do hiện tượng dị hóa: Hai âm tố giống nhau nhưng đứng gần nhau, âm tố này làm cho âm tố kia khác với nó. Có ba địa danh thuộc kiểu này: Bà Bèo là kinh nối sông Tiền và sông Vàm Cỏ, chảy qua các huyện Cai Lậy, Tân Phước (Tiền Giang) và Châu Thành (Long An), dài 25km. Vương Hồng Sển cho biết âm gốc của địa danh này là Bàu Bèo. Người Khmer cũng gọi kinh Bà Bèo là Cumnik Prêk Cak tức “kinh rạch bèo”. Bà Hói là rạch ở xã Long Thới, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Trên bản đồ thời Pháp thuộc ghi rạch này là Bàu Hói: “rạch ở giữa có chỗ phình rộng”. Bà Môn là rạch ở thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Nguyễn Văn Trấn, người địa phương, cho biết âm gốc của địa danh này là Bàu Môn, tức “cái bàu có trồng môn nước”. Dạng gốc của ba địa danh này (Bàu Bèo, Bàu Hói, Bàu Môn) đều là hai âm tiết có vần tròn môi cho nên khó phát âm. Vì vậy, chúng cần dị hóa cho dễ phát âm. Từ đó, chúng tôi nghĩ rằng dạng gốc của các địa danh Bà Hom, Bà Quẹo (TP.HCM) có thể là Bàu Hom (bàu ngâm
  • 2. hom tre), Bàu Quẹo (bàu nằm ở chỗ quẹo của đường Trường Chinh). Ở xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh có cống Quẹo; ở xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ (TP.HCM) có vùng Lộ Quẹo. 3. Do kiêng húy: Dưới chế độ phong kiến, khi các địa danh có một yếu tố đồng âm với tên húy (tên kiêng gọi), phải đọc và viết chệch yếu tố đó hoặc thay bằng yếu tố khác. Có hàng trăm trường hợp loại này, chỉ xin nêu vài địa danh tiêu biểu: Đông Ba là chợ ở thành phố Huế; huyện Mộ Đức thuộc tỉnh Quảng Ngãi; cầu Bông ở giữa quận 1 và quận Bình Thạnh, TP.HCM. Ba tên này mới đổi sau khi vua Thiệu Trị lên ngôi (1841). Âm gốc của ba địa danh này là Đông Hoa, cầu Hoa, Mộ Hoa. Vì kiêng húy bà Hồ Thị Hoa – mẹ vua – nên phải đổi bằng cách nói chệch (Hoa –> Ba), thay bằng từ đồng nghĩa (Hoa –> Bông), thay bằng từ tương đương (Hoa –> Đức). 4. Do hiện tượng nhập âm: Những địa danh có hai, ba âm tiết nhập lại, bị giảm đi một âm tiết. Đó là những địa danh: Vũng Rô là địa điểm ở tỉnh Phú Yên, gần đèo Cả. Vốn là vũng Ô Rô, nhập âm thành Vũng Rô. Ô rô là loại cây nhỏ, lá cứng, dài, mép lượn sóng có gai nhọn, thường mọc ở các bãi nước lợ. Bến Dược là vùng đất ở xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP.HCM. Bến Dược do bến Bà Dược (tại đây có xóm Bà Dược) rút gọn mà thành. Cái Nước là rạch bên tả ngạn sông Bồ Đề ở tỉnh Cà Mau và là huyện của tỉnh. Cái Nước do Cái Dừa Nước rút gọn lại vì hai bên rạch có rất nhiều dừa nước. 5. Do hiện tượng rút gọn: Một số địa danh có nhiều âm tiết nhưng người ta chỉ gọi một âm tiết. Âm tiết được rút gọn thường đứng sau, ít đứng đầu. Chỉ gọi âm tiết đầu: cửa Vạn Phần –> cửa Vạn (Nghệ An); cửa Hội Thống –> cửa Hội (Hà Tĩnh); Vĩnh Doanh –> (thành phố) Vĩnh (Nghệ An, sau biến âm thành Vinh)… Chỉ gọi âm tiết sau: cửa Tứ Hội –> cửa Hội (Hà Tĩnh). 6. Do hiện tượng biến âm: Biến âm chủ yếu do ngữ âm địa phương. Chẳng hạn, vì không phân biệt các âm đầu ch - tr, s - x, v - d - gi, một số âm chính o -ô, ă - â, một số vần tận cùng bằng t - c, n - ng, hai thanh hỏi - ngã, nên nhiều địa danh bị sai lệch ở âm đầu, vần, thanh điệu hoặc hai, ba bộ phận trên.
  • 3. Biến âm ở phụ âm đầu: Hàng Sanh –> Hàng Xanh (TP.HCM); Vồng Trôm –> Giồng Trôm (Bến Tre)… Biến âm ở vần: Các Bà –> (đảo) Cát Bà (TP. Hải Phòng); (Thuận) Hóa –> Huế; rạch (cây) Gằm –> Gầm (Tiền Giang); huyện Xương Mộc –> Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu); rạch Ong –> Ông; rạch Chun –> Chung; sông Tắt –> Tắc; Các Lái –> Cát Lái (TP. HCM); Hùng Ngự –> Hồng Ngự ; Câu Lãnh –> Cao Lãnh (Đồng Tháp)… Biến âm ở thanh điệu: Thôn Vi Dã –> Vĩ Dạ (TP. Huế); kinh Tẽ –> Tẻ; lũy Trảo Trảo –> (cầu) Trao Trảo; Thạnh Đa –> Thanh Đa; (sông) Lôi Giáng –> Lôi Giang (TP. HCM)… Biến âm ở hai yếu tố: Khu công nghiệp Vũng Quít –> Dung Quất (Quảng Ngãi); khu Mả Loạn –> Mã Lạng (Phan Thiết); sông Giằng Xay –> Dần Xây (TP. HCM)… 7. Do hiện tượng mượn âm: Khi du nhập một địa danh bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt có âm na ná tiếng Việt, địa danh đó phải mang “chiếc áo” tiếng Việt để dễ dùng và dễ phổ cập. Xin nêu mấy trường hợp tiêu biểu: Bò Đái là khe trong núi ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Còn có tên Ồ Ồ, vì tiếng nước chảy, ở xa đến 10km vẫn nghe. Bò Đái gốc Tày – Nùng là Bó Đảy, nghĩa là “nguồn nước có nhiều cây nứa tép”. Hà Lan là đèo ở huyện Krông Búc, tỉnh Đắc Lắc. Hà Lan gốc Ê Đê, nguyên dạng là Hlang, nghĩa là “cỏ tranh”. Hlang đã mượn âm Hà Lan, tên một quốc gia ở châu Âu. Cù Lao là đảo nhỏ ngoài khơi TP. Nha Trang. Cù Lao gốc Mã Lai Pulaw, là “hòn đảo”. Trong tiếng Việt đã có sẵn từ cù lao (“công lao khó nhọc của cha mẹ khi nuôi con”) có âm na ná pulaw nên pulaw mang vỏ ngữ âm của cù lao. Người Chăm cũng gọi tương tự người Mã Lai: palao là “hòn đảo”. Bái Tử Long là vũng biển trong vịnh Hạ Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh. Bái Tử Long là từ Hán Việt. Có người cho rằng vì vịnh đẹp như vịnh Tulon ở Pháp nên người Pháp gọi là Baie Tulon, sau người Việt chuyển hóa thành Bái Tử Long. Thật ra, ở Pháp không có địa danh Tulon, mà chỉ có Toulon (đọc là “tu - lông”), tỉnh lỵ tỉnh Var, nằm bên bờ Địa Trung Hải. Vậy dạng gốc là Baie Toulon. Việc giải thích này có lý, vì có hiện tượng mượn âm trong tiếng Việt.
  • 4. 8. Do Việt hóa: Những địa danh Việt cổ hoặc bằng các ngôn ngữ dân tộc anh em, để dễ sử dụng, người Việt đã Việt hóa hoàn toàn. Klu là địa danh cổ cần biến thành dạng hiện đại - Cổ Loa - cho mọi người dùng được. Blao (Lâm Đồng) là tiếng dân tộc thiểu số phải biến thành Bảo Lộc mới thông dụng. (Hồ) Lak biến thành Lạc Thiện (Đắc Lắc). Cam Ly là thác nước ở TP Đà Lạt. Cam Ly gốc Cơ Ho Kamlê, vốn là tên người. 9. Do “Tây hoá”: Khi người phương Tây đến nước ta, họ đã nói và viết theo ngữ âm và chữ viết tiếng mẹ đẻ, làm nhiều địa danh Việt Nam bị sai lệch. Làng Cò –> Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế); Hoài Phố –> Faifo (Quảng Nam); Mỹ Lại –> Mỹ Lai (Quảng Ngãi); (đảo) Nam Dự –> Nam Du (Kiên Giang); Ba Làng An (An Chuẩn, Hải An và Vân An) –> Batangan (Quảng Ngãi); Đất Hộ –> Đa Kao, Chí Hòa –> Kí Hòa, Kỳ Hòa (TP.HCM)… 10. Do in ấn: Sông Cửu Long có tên hai cửa in sai: (Cửa) Trấn Di bị in sai lạc thành Trần Đề và Tranh Đề (Sóc Trăng); (cửa) Cồn Ngao thành Cung Hầu (Bến Tre). Qua các phần trình bày trên, ta thấy ít nhất có đến 10 nguyên nhân trong cũng như ngoài ngôn ngữ làm ảnh hưởng đến cấu trúc của địa danh. Và việc biến đổi này có tính liên tục và đa dạng. Vì thế, chúng ta phải lưu ý khi đi tìm từ nguyên của địa danh. Biết được dạng gốc, ta càng yêu những địa danh của quê hương, đất nước mình. Lê Trung Hoa Nguồn: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn