SlideShare a Scribd company logo
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh i Lớp: CQ49/08.01
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực, xuất phát từ thực tế
của đơn vị thực tập.
Hà Nội, 25 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thế Anh
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh ii Lớp: CQ49/08.01
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................................i
MỤC LỤC....................................................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA SINGAPORE
VÀO VIỆT NAM........................................................................................................................ 3
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI................................... 3
1.1.1. Đầu tư và đặc điểm của đầu tư.................................................................................. 3
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................................. 3
1.1.1.1. Khái niệm....................................................................................................................... 3
1.1.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ..................................................................... 4
1.1.3. Các hình thức và xu hướng của đầu tư trực tiếp quốc tế .......................................... 5
1.1.4. Vai trò của FDI ......................................................................................................... 7
1.1.4.1. Đối với nước đầu tư ....................................................................................................... 8
1.1.4.2. Đối với nước nhận đầu tư .............................................................................................. 9
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI .................................................................. 10
1.1.5.1. Nhân tố quốc tế ............................................................................................................ 10
1.1.5.2. Nhân tố trong nước ...................................................................................................... 11
1.2. TỔNG QUAN VỀ SINGAPORE .................................................................................. 16
1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế Singapore ................................................................... 16
1.2.2. Khái quát quan hệ Việt Nam – Singapore .............................................................. 19
1.2.2.1. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Singapore ......................................................... 19
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh iii Lớp: CQ49/08.01
1.2.2.2. Quan hệ hợp tác thương mại – đầu tư giữa Việt Nam - Singapore.............................. 19
1.3. KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ SINGAPORE
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM ............................ 21
1.3.1. Kinh nghiệm các nước ............................................................................................ 21
1.3.1.1. Kinh nghiệm từ Trung Quốc........................................................................................ 21
1.3.1.2. Kinh nghiệm Thái Lan................................................................................................. 23
1.3.1.3. Kinh nghiệm từ Indonesia............................................................................................ 24
1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam ................................................................................... 25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM . 28
2.1. TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1988 –
2014....................................................................................................................................... 28
2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng ................................................................................ 28
2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư ........................................................................................ 31
2.1.2.1. Theo ngành................................................................................................................... 31
2.1.2.2. Theo địa phương.......................................................................................................... 32
2.1.2.3. Theo hình thức đầu tư .................................................................................................. 32
2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM THỜI
GIAN QUA........................................................................................................................... 34
2.2.1. Tổng quan về quy mô, tốc độ đầu tư....................................................................... 34
2.2.3. Cơ cấu theo địa phương.......................................................................................... 40
2.2.4. Theo hình thức đầu tư ............................................................................................. 42
2.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA ............................................................................. 44
2.3.1. Những thành tựu đạt được ...................................................................................... 44
2.3.2. Những hạn chế tồn tại............................................................................................. 50
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................................ 53
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh iv Lớp: CQ49/08.01
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT
NAM ......................................................................................................................................... 55
3.1. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM ..................... 55
3.1.1. Định hướng thu hút FDI của Việt Nam đến năm 2020 ........................................... 55
3.1.2. Định hướng thu hút FDI của Singapore vào Việt Nam .......................................... 57
3.2. GIẢI PHÁP THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM ........................... 59
3.2.1. Nhóm giải pháp về hệ thống pháp luật, chính sách ưu đãi đầu tư ..................... 59
3.2.2. Nhóm giải pháp về cải cách hành chính............................................................. 60
3.2.3. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng......................................................... 61
3.2.4. Nhóm giải pháp về đội ngũ lao động.................................................................. 61
3.2.5. Định hướng phát triển rõ ràng từng ngành, từng lĩnh vực................................. 63
3.2.6. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ......................................................... 63
3.2.7. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư ..................................................................... 63
3.2.8. Nhóm giải pháp về ngoại giao............................................................................ 64
KẾT LUẬN............................................................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 67
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh v Lớp: CQ49/08.01
DANH MỤC VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT
TẮT
TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT
ASEAN
Association of South – East
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
BCC
Business
CooperationContract
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
BTO Build – Transfer - Operation
Hợp đồng xây dựng - chuyển
giao - kinh doanh
BOT Build – Operation - Transfer
Hợp đồng xây dựng - kinh
doanh - chuyển giao
BT Build - Transfer
Hợp đồng xây dựng - chuyển
giao
DN Doanh nghiệp
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
IT Information Technology Công nghệ thông tin
KCN Khu công nghiệp
KHCN Khoa học công nghệ
ODA
Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh vi Lớp: CQ49/08.01
OECD
Organization for Economic
Co-operation and
Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNCs Transnational corporation Công ty xuyên quốc gia
UBND Ủy ban nhân dân
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh vii Lớp: CQ49/08.01
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 1.1: Tình hình biến động GDP của Singapore giai đoạn 2012 đến quý I
năm 2015 ......................................................................................................17
Biểu đồ 2.1. Tình hình phân bổ vốn FDI vào Việt Nam qua các năm................31
Biểu đồ 2.2: Lượng vốn các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam tính đến tháng
3/2015...........................................................................................................34
Biểu đồ 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore theo hình thức đầu tư
(tính đến tháng 1/2015) ..................................................................................42
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh viii Lớp:
CQ49/08.01
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình tăng trưởng GDP của một số nước Châu Á năm 2014.......17
Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2014 .........29
Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác chủ yếu .........33
Bảng 2.3: Thống kê vốn đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam giai đoạn
2005 – 2014...................................................................................................35
Bảng 2.4: Tình hình đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam theo cơ cấu
ngành tính đến 2/2015....................................................................................37
Bảng 2.5: Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore theo địa phương
tính đên cuối tháng 2/2015 ..................................................................40
Bảng 3.1: Một số TNCs mục tiêu....................................................................58
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 1 Lớp: CQ49/08.01
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa đang trở thành một trong những xu thế chủ yếu của nền kinh
tế thế giới. Hầu hết các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh chính sách theo hướng
mở cửa, cắt giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Điều
này khiến cho việc trao đổi hàng hóa,cũng như luân chuyển các nhân tố sản xuất
như vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn. FDI là
nguồn vốn có vai trò trực tiếp tác động đến sự phát triển của nền kinh tế Việt
Nam cả về số lượng và chất lượng.
Trong các đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hiện nay,
Singapore vẫn luôn được đánh giá là một trong những nhà đầu tư quan trọng
hang đầu và đầy tiềm năng đối với Việt Nam. Việc thu hút được nhiều và có các
biện pháp để sử dụng hiệu quả các dự án đầu tư FDI từ Singapore sẽ đem lại cho
Việt Nam nhiều lợi ích lâu dài.
Tuy nhiên, lượng vốn FDI của Singapore đưa vào Việt Nam trong thời
gian vừa qua vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của đất nước này,
cũng như vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong vấn đề thu hút FDI của Singapore
vào Việt Nam. Với mục đích đưa ra những quan điểm và nhận xét để góp phần
hoàn thiện các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ Singapore
vào Việt Nam trong thời gian tới, em đã quyết định chọn đề tài “ Tăng cường
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Singapore vào Việt Nam ”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
 Phân tích thực trạng về hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ
Singapore vào Việt Nam
 Chỉ ra những thành tựu và hạn chế của việc thu hút FDI của Singapore
vào Việt Nam trong thời gian qua.
 Đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ
Singapore vào Việt Nam trong thời gian tới.
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 2 Lớp: CQ49/08.01
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Đối tượng nghiên cứu là hoạt động thu hút FDI của Singapore đầu tư
vào Việt Nam
 Phạm vi nghiên cứu :
 Phạm vi không gian: là tình hình thu hút đầu tư trực tiếp từ Singapore
vào Việt Nam
 Phạm vi thời gian : trong 10 năm trở lại đây
4.Phương pháp nghiên cứu của đề tài
 Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử.
 Phương pháp phân tích tổng hợp.
 Phương pháp thống kê toán.
5.Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, danh mục, kết luận, tài liệu tham khảo bài viết được
chia làm ba chương :
Chương 1: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và mối quan hệ ngoại
giao giữa Singapore và Việt Nam
Chương 2:Thực trạng thu hút FDI từ Singapore vào Việt Nam
Chương 3:Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút FDI từ Singapore
vào Việt Nam trong thời gian tới
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 3 Lớp: CQ49/08.01
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Đầu tư và đặc điểm của đầu tư
Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian
tương đối dài nhằm thu được lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế - xã hội.
Đặc điểm của đầu tư:
- Tính sinh lời: Đầu tư là hoạt động tài chính (đó là việc sử dụng tiền vốn
nhằm mục đích thu lại một khoản tiền có giá trị lớn hơn khoản tiền đã bỏ ra ban
đầu).
- Thời gian đầu tư thương tương đối dài: Những hoạt động kinh tế ngắn
hạn trong vòng một năm thường không gọi là đầu tư.
- Tính rủi ro cao: Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn trong hiện tại
nhằm thu được lợi ích tương lai. Mức độ rủi ro càng cao khi nhà đầu tư bỏ vốn ra
nước ngoài.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.1. Kháiniệm
Xuất phát từ nhiều khía cạnh, góc độ, quan điểm khác nhau, hiện nay trên
thế giới đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về FDI:
- Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (1977): “Đầu tư trực tiếp ám chỉ số đầu
tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một hãng hoạt động ở một
nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư, mục đích của nhà đầu tư là
giành được tiếng nói có hiệu quả trong công việc quản lý hãng đó”.
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 4 Lớp: CQ49/08.01
- Theo Luật Đầu tư 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và
tham gia quản lý hoạt động đầu tư”.
- Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa về FDI như
sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư)
cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI
với các công cụ tài chính khác.Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài
sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những
trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản
được gọi là “công ty con” chi nhánh công ty.
Như vậy, mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm
về FDI , song ta có thể đưa ra một khái niệm tổng quát nhất, đó là:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư dài hạn, trong đó
chủ đầu tư trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Đồng thời, nhà
đầu tư cũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh
của dự án”.
1.1.1.2. Đặcđiểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm cơ bản sau:
- Trong thời gian sử dụng vốn đầu tư, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn
luôn thuộc về chủ đầu tư. Nhà đầu tư chụi trách nhiệm hoàn toàn về kết quả đầu
tư. Hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của chủ đầu tư.
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải góp một số vốn tối thiểu theo quy định
của Luật đầu tư. Mức độ góp vốn và hình thức đầu tư quyết định vị trí của nhà
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 5 Lớp: CQ49/08.01
đầu tư trong doanh nghiệp, quyết định địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài.
- Lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả hoạt
động kinh doanh: Sau khi trừ đi thuế và các khoản đóng góp cho nước nhận đầu
tư nhà đầu tư nước ngoài nhận được phần lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp trong vốn
pháp định. Chủ đầu tư nước ngoài có thể tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới do lợi dụng được các yếu tố lợi thế và
tránh được hàng rào thương mại của nước chủ nhà. Nhưng có thể gặp rủi ro vì
quá trình đầu tư chịu tác động của những yếu tố biến động về kinh tế trên thị
trường và yếu tố biến động về chính trị - xã hội của nước chủ nhà.Chủ đầu tư sẽ
lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với điều kiện, trên cơ sở kỳ vọng vào lợi ích
tối đa khi đầu tư vốn.
- Trên góc độ của nước nhận đầu tư: đây là dòng vốn kinh doanh, có tính
ổn định cao, thời hạn đầu tư dài, quá trình trao đổi vốn thường gắn liền với
chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý - kinh doanh. Khai thác nguồn
vốn này giúp khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất kinh
doanh, tạo điều kiện khai thác tốt hơn lợi thế trong nước, mở rộng cạnh tranh,…
thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng thu cho ngân sách nhà nước và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế,…
- Việc tiếp nhận FDI không ảnh hưởng tới nợ Chính phủ, nên các Chính
phủ có xu hướng điều chỉnh luật pháp, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, khuyến
khích hình thức đầu tư này để tăng nguồn lực cho phát triển sản xuất trong nước.
1.1.3. Các hình thức và xu hướng của đầu tư trực tiếp quốc tế
Hiện nay trên thế giới, FDIđược thực hiệnbởikhá nhiều hình thức khác nhau
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh ( Business Cooporation Contract – BCC)
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 6 Lớp: CQ49/08.01
Đây là hình thức được coi là đơn giản nhất của FDI. Nhà đầu tư nước
ngoài sẽ cùng với cơ sở kinh tế của nước sở tại ký kết hợp đồng cùng nhau phối
hợp thực hiện sản xuất kinh doanh những mặt hàng nào đó và mỗi bên sẽ đảm
nhiệm những khâu công việc nhất định. Hình thức này không dẫn tới việc thành
lập doanh nghiệp mới và tận dụng ngay những thế mạnh sẵn có của mỗi bên, từ
nguồn nguyên liệu, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nhân công…cho đến thị
trường tiêu thụ. Các hợp đồng thường có thời hạn vừa phải, phổ biến là khoảng 1
năm. Trường hợp nếu chúng vẫn có khả năng tiếp tục thực hiện tốt thì có thể
được gia hạn thêm.
- Liên doanh (Joint Venture – JV)
Đây là hình thức đầu tư được thực hiện khá phổ biến ở các thị trường mới
nổi. Để thực hiện hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ liên kết với một hoặc
một số đối tác của nước sở tại, cùng nhau góp vốn hình thành doanh nghiệp mới
để tiến hành sản xuất kinh doanh. Hình thức này có ưu điểm là phát huy được thế
mạnh của mỗi bên tham gia liên doanh. Tuy vậy cũng không hiếm những trường
hợp sau một thời gian đi vào hoạt động đã nảy sinh những bất đồng về lợi ích, về
quan điểm kinh doanh…và hậu quả là liên doanh bị tan vỡ.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ( FDI Enterprise)
Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay trên thế giới. Theo hình thức này,
doanh nghiệp mới đựơc thành lập với 100% vốn là của nhà đầu tư nước ngoài.
Cũng từ đó, nhà đầu tư nước ngoài quyết định toàn bộ các vấn đề liên quan đến sự
hoạt động và phát triển của doanh nghiệp, từ quy mô doanh nghiệp, chiến lược
kinh doanh…đến thị trường tiêu thụ. Điều này đã cắt nghĩa tại sao hình thức này
lại được các nhà đầu tư ưa thích.
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 7 Lớp: CQ49/08.01
- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao ( Building – Transfer, BT), xây dựng
– khai thác – chuyển giao ( Building – Operation – Transfer, BOT)…
Những hình thức đầu tư này được thực hiện phổ biến trong lĩnh vực xây
dựng cơ sở hạ tầng, như đường sá, cầu cống…Tuy vậy trong những năm gần đây
chúng cũng được thực hiện bởi FDI. Để thực hiện các hợp đồng BOT, BT…nhà
đầu tư thường lập các dự án theo đơn đặt hàng của nước sở tại. Trong hình thức
BT, sau khi đầu tư xong nhà đầu tư chuyển giao lại cho bên đặt hàng sở tại khai
thác, sử dụng hầu hết theo phương thức “chìa khoá trao tay” để thu lại vốn đầu
tư và lợi nhuận. Còn trong hình thức BOT, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư
được quyền khai thác, sử dụng công trình trong một thời gian nhất định nhằm
thu hồi lại vốn đầu tư và một lượng lợi nhuận thoả đáng, sau đó chuyển giao lại
cho cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại quản lý và tiếp tục khai thác, sử
dụng.
Ngoài các hình thức trên đây, FDI còn có thể được thực hiện bằng một số
hình thức khác, như sáp nhập hoặc mua lại các cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có
ở nước ngoài, hoặc tham gia mua cổ phần của các công ty nước ngoài với khối
lượng đủ lớn để có thể tham gia trực tiếp vào tổ chức điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh của các công ty này.
1.1.4. Vai trò của FDI
Do FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân nên FDI ít lệ thuộc vào mối quan hệ
chính trị giữa hai bên. Mặt khác bên nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý sản
xuất, kinhh doanh nên mức độ khả thi của dự án khá cao, đặc biệt là trong việc
tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu. Do quyền lợi gắn chặt với dự
án, họ quan tâm tới hiệu quả kinh doạnh nên có thể lựa chọn công nghệ thích
hợp, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề của công nhân. Vì vậy, FDI ngày
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 8 Lớp: CQ49/08.01
càng có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở các
nước đầu tư và các nước nhận đầu tư.
1.1.4.1. Đốivới nước đầu tư
a. Tác động tích cực
Nếu chủ đầu tư là Chính phủ, thông qua đầu tư quốc tế để bành trướng sức
mạnh về kinh tế, nâng cao uy tín chính trị, hoặc ràng buộc nước nhận vốn vào
quỹ đạo phát triển của họ. Nếu chủ đầu tư là tư nhân, đầu tư quốc tế, sẽ giúp tăng
tỷ suất lợi nhuận, thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu
thụ ở nước ngoài mà các nước đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh
được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước, chuyển giao công nghệ cũ nhằm
kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm ở nước ngoài.
b. Tác động tiêu cực
Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro do biến động bất thường của môi trường đầu
tư như: sự thay đổi chính sách của nước tiếp nhận đầu tư, thay đổi về chính trị,
xã hội ảnh hưởng xấu tới đầu tư. Đâù tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp nước
đầu tư sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn trong môi trường mới về chính trị, sự
xung đột vũ trang của các tổ chức trong các quốc gia hay những tranh chấp nội
bộ của quốc gia hay đơn thuần chỉ là sự thay đổi trong chính sách và pháp luật
của quốc gia tiếp nhận… tất cả những điều đó đều khiến cho các doanh nghiệp
có thể rời vào tình trạng mất tài sản cơ sở hạ tầng. Do vậy mà họ thường phải
đầu tư vào các nước ổn định về chính trị cũng như trong chính sách và môi
trường kinh tế.
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 9 Lớp: CQ49/08.01
1.1.4.2. Đốivới nước nhận đầu tư
a. Tác động tích cực
Đối với các nước kinh tế phát triển, FDI có tác dụng lớn trong việc giải
quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội như thất nghiệp và lạm phát,…Qua FDI
các tổ chức kinh tế nước ngoài mua lại những công ty doanh nghiệp có nguy cơ
phá sản, giúp cải thiện tình hình thanh toán và tạo công ăn việc làm cho người
lao động. FDI còn tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế
để cải thiện tình hình bội chi ngân sách, tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy sự
phát triển kinh tế và thương mại, giúp người lao động và cán bộ quản lý học hỏi
kinh nghiệm quản lý của các nước khác.
Đối với các nước đang phát triển: FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển
kinh tế thông qua việc tao ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động,
giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở những nước này. FDI giúp các nước đang
phát triển khắc phục được tình trạng thiếu vốn kéo dài. Nhờ vậy mà mâu thuẫn
giữa nhu cầu phát triển to lớn với nguồn tài chính khan hiếm được giải quyết,
đặc biệt là trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Theo
sau FDI là máy móc thiết bị và công nghệ mới giúp các nước đang phát triển tiếp
cận với khoa học-kỹ thuật mới. Quá trình đưa công nghệ vào sản xuất giúp tiết
kiệm được chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triển
trên thị trường quốc tế. Cùng với FDI, những kiến thức quản lý kinh tế, xã hội
hiện đại được du nhập vào các nước đang phát triển, các tổ chức sản xuất trong
nước bắt kịp phương thức quản lý công nghiệp hiện đại, lực lượng lao động quen
dần với phong cách làm việc công nghiệp cũng như hình thành dần đội ngũ
những nhà doanh nghiệp giỏi. FDI giúp các nước đang phát triển mở cửa thị
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 10 Lớp: CQ49/08.01
trường hàng hoá nước ngoài và đi kèm với nó là những hoạt động Marketing
được mở rộng không ngừng. FDI giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước thông
qua việc đánh thuế các công ty nước ngoài. Từ đó các nước đang phát triển có
nhiều khả năng hơn trong việc huy động nguồn tài chính cho các dự án phát
triển.
b. Tác động tiêu cực
Nếu không có biện pháp quản lý tốt có thể sẽ tăng ô nhiễm môi trường, tạo
sự lệ thuộc về kinh tế - chính trị, tạo gánh nặng nợ cho tương lai, có thể tác động
đến khủng hoảng tiền tệ do hiện tượng rút vốn đầu tư ồ ạt của chủ đầu tư nước
ngoài khi có biến động xấu của thị trường trong nước; các doanh nghiệp trong
nước có thể bị thôn tính bởi chủ đầu tư nước ngoài mạnh về tiềm lực kinh tế và
giàu kinh nghiệm kinh doanh
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI
1.1.5.1. Nhântố quốc tế
 Thứ nhất, Xu hướng hợp tác và cạnh tranh trong khu vực và quốc tế
Trong những năm gần đây, môi trường kinh tế đã có những biến đổi quan
trọng.Các quốc gia ngày càng có xu hướng tham gia sâu rộng vào các tổ chức
kinh tế quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Qúa trình toàn cầu hóa ngày càng
diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp, tạo ra sự di chuyển theo xu hướng tự do đối với
luồng vốn, hàng hóa và dịch vụ trên phạm vi toàn cầu.
Các quốc gia đang trong quá trình chạy đua để thu hút nguồn vốn đầu tư
nước ngoài, để tăng cường khả năng cạnh tranh trong thu hú FDI, ngày càng có
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 11 Lớp: CQ49/08.01
nhiều quốc gia điều chỉnh chính sách và môi trường đầu tư để tạo sự hấp dẫn hơn
cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài các chính sách ưu đãi, các yếu tố thúc đẩy thu hút đầu tư còn phụ
thuộc vào những yếu tố quan trọng trong nội tại của quốc gia nhận đầu tư như:
nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, sự phát triển của khoa học công nghệ,… Do đó,
các quốc gia phải có sự cạnh tranh lẫn nhau, nhất là những nước có điều kiện
tương đối tương đồng nhau nhưng môi trường đầu tư khác nhau.
 Thứ hai, xu hướng tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế
Các quốc gia đang chuyển dần sang thực hiện chính sách tự do hóa, mở
cửa thị trường và loại bỏ những cơ chế điều hành cản trở hoạt động sản xuất kinh
doanh. Trên thế giới, hầu như không còn tình trạng thị trường đơn nhất ngay ở cả
các nước phát triển, thị trường nội địa của các nước gắn liền với thị trường thế
giới, là một bộ phận của thị trường thế giới.
Điều kiện tự do hóa thương mại đã tạo ra thị trường thông thoáng cho sự
phát triển của các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, tạo điều kiện toàn cầu
hóa tiến triển nhanh hơn. Các nước thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của
mình thông qua thị trường quốc tế. Qúa trình tự do hóa đang có xu hướng tập
trung chủ yếu vào lĩnh vực đầu tư và thương mại.
1.1.5.2. Nhântố trong nước
Cùng môi trường quốc tế, những nước có điều kiện thuận lợi và ổn định,
các nhà đầu tư sẽ có xu hướng di chuyển vốn đến những nước đó nhằm mục đích
tạo lợi nhuận cao và ổn định. Những nhân tố trong nước ảnh hưởng đến thu hút
FDI bao gồm:
 Thứ nhất, Môi trường chính trị- xã hội
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 12 Lớp: CQ49/08.01
Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và
sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.Tình hình chính trị
không ổn định, đặc biệt là thể chế chính trị (đi liền với nó là sự thay đổi luật
pháp) thì mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi.Hậu quả là
lợi ích của các nhà ĐTNN bị giảm (họ phải gánh chịu một phần hay toàn bộ các
thiệt hại đó) nên lòng tin của các nhà đầu tư bị giảm sút. Mặc khác, khi tình hình
chính trị - xã hội không ổn định, Nhà nước không đủ khả năng kiểm soát hoạt
động của các nhà ĐTNN, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt động theo mục đích
riêng, không theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của nước nhận
đầu tư. Do đó hiệu quả sử dụng vốn FDI rất thấp.
Kinh nghiệm cho thấy, khi tình hình chính trị -xã hội bất ổn thì các nhà
đầu tư sẽ ngừng đầu tư hoặc không đầu tư nữa. Chẳng hạn, tình hình chính trị bất
ổn ở Ucraina thời gian qua mà nguyên nhân lớn nhất có thể coi là ảnh hưởng từ
phía chính quyền Liên Bang Nga, khiến nhiều nước phương Tây và Hoa Kì đã
áp đặt lệnh trừng phạt lên nền kinh tế Nga, mặc dù Nga là một thị trường có
nhiều tiềm năng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế Nga, ta có thể
thấy rõ qua sự sụt giảm giá dầu thô và các chế phẩm từ dầu thô trong thời gian
qua mà dầu mỏ là thế mạnh của nền kinh tế Nga từ trước tới nay, cùng với đó
tâm lí các nhà đầu tư đã và đang có ý định đầu tư vào thị trường rộng lớn này
cũng bị sụt giảm rất nhiều..Tuy nhiên, nếu Chính phủ thực hiện chính sách cởi
mở hơn nữa thì chỉ làm giảm khả năng thu hút các nhà ĐTNN, cá biệt có trường
hợp trong chiến tranh vẫn thu hút được FDI song đó chỉ là trường hợp ngoại lệ
đối với các công ty thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự muốn tìm kiếm cơ hội
buôn bán các phương tiện chiến tranh hoặc là sự đầu tư của chính phủ thông qua
hình thức đa phương hoặc song phương nhằm thực hiện mục đíchriêng. Rõ ràng,
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 13 Lớp: CQ49/08.01
trong trường hợp này, việc sử dụng FDI không đem lại hiệu kinh tế - xã hội cho
nước tiếp nhận đầu tư.
 Thứ hai, Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô.
Đây là điều kiện tiên quyết của mọi quyết định đầu tư. Điều này đặc biệt
quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài. Để thu hút được
FDI, nền kinh tế địa phương phải đảm bảo sự an toàn cho dòng vốn đầu tư, và là
nơi có khả năng sinh lợi cao hơn các nơi khác. Sự an toàn đòi hỏi môi trường vĩ
mô ổn định, hơn nữa phải giữ được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định thì mới có
điều kiện sử dụng tốt FDI.
Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được đánh giá thông qua tiêu chí: chống
lạm phát và ổn định tiền tệ. Tiêu chí này được thực hiện thông qua các công cụ
của chính sách tài chính tiền tệ như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc,
các công cụ thị trường mở đồng thời phải kiểm soát được mức thâm hụt ngân
sách hoặc giữ cho ngân sách cân bằng.
 Thứ ba, Hệ thống pháp luậtđồng bộ và hoàn thiện, bộ máyquản lý nhà nước
có hiệu quả.
Môi trường pháp luật là bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động
FDI.Một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu là một
trong những yếu tố tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng và hỗ
trrợ chocác nhà ĐTNN. Vấn đề mà các nhà ĐTNN quan tâm là:
- Môi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tư nhân được
pháp luật bảo đảm.
- Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi
nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài.
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 14 Lớp: CQ49/08.01
- Quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất,...Bởi yếu tố này tác động trực
tiếp đến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận. Nếu các quy định pháp lý bảo
đảm an toàn về vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá khi hoạt động đầu tư
không phương hại đến an ninh quốc gia, bảo đảm mức lợi nhuận cao và việc di
chuyển lợi nhuận về nước thuận tiện thì khả năng thu hút FDI càng cao.
Do vậy, hệ thống pháp luật phải thể hiện được nội dung cơ bản của
nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ
quốc tế. Đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý tạo niềm tin cho
các nhà ĐTNN.
Bên cạnh hệ thống văn bản pháp luật thì nhân tố quyết định pháp luật có
hiệu lực là bộ máy quản lý nhà nước. Nhà nước phải mạnh với bộ máy quản lý
gọn nhẹ, cán bộ quản lý có năng lực, năng động,có phẩm chất đạo đức. Việc
quản lý các dự án FDI phải chặt chẽ theo hướng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư
song không ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
 Thứ tư, Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút FDI và cũng là nhân tố thúc
đẩy hoạt động FDI diễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi
ra quyết định. Quốc gia có hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông,
năng lượng, hệ thống cấp thoát nước, các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng... tạo
điều kiện cho các dự án FDI phát triển thuận lợi. Mức độ ảnh hưởng của mỗi
nhân tố này phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia và tạo môi trường đầu
tư hấp dẫn.Trong quá trình thực hiện dự án, các nhà đầu tư chỉ tập trung vào sản
xuất kinh doanh, thời gian thực hiện các dự án được rút ngắn, bên cạnh đó việc
giảm chi phí cho các khâu vận chuyển, thông tin...sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư.
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 15 Lớp: CQ49/08.01
 Thứ năm, Hệ thống thị trường đồng bộ, chiến lược phát triển hướng ngoại.
Hoạt động kinh doanh muốn đem lại hiệu quả cao thì phải diễn ra trong
môi trường thuận lợi, có đầy đủ các thị trường: thị trường lao động, thị trường tài
chính, thị trường hàng hoá - dịch vụ...Các nhà ĐTNN tiến hành sản xuất kinh
doanh ở nước chủ nhà nên đòi hỏi ở nước này phải có một hệ thống thị trường
đồng bộ, đảm bảo cho hoạt động của nhà đầu tư được tồn tại và đem lại hiệu quả.
Thị trường lao động là nơi cung cấp lao động cho nhà đầu tư. Thị trường tài
chính là nơi cho nhà đầu tư vay vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh và thị
trường hàng hoá - dịch vụ là nơi tiêu thụ sản phẩm, lưu thông hàng hoá, đem lại
lợi nhuận cho nhà đầu tư. Hệ thống thị trường này sẽ đảm bảo cho toàn bộ quá
trìng hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi - từ nguồn đầu vào đến
việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại là thực hiện chiến lược hướng
về xuất khẩu. Mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh với
các quốc gia khác tạo điều kiện cải thiện cán cân thương mai, chiếm được lòng
tin của các nhà đầu tư.
 Thứ sáu, chất lượng nguồn nhân lực.
Nguồn lao động vừa là nhân tố để thu hút vừa là nhân tố sử dụng có hiệu
quả FDI. Bởi con người có khả năng hợp tác kinh doanh cao, trình độ lao động
phù hợp với yêu cầu, năng lực quản lý cao thì sẽ tạo ra năng xuất cao. Bên cạnh
đó, các nhà ĐTNN sẽ giảm một phần chi phí đào tạo và bớt được thời gian đào
tạo nên tiến độ và hiệu quả của các dự án sẽ đạt đúng theo mục tiêu đề ra. Trình
độ thấp kém sẽ làm cho nước chủ nhà thua thiệt, đặc biệt là ở các khâu của quá
trình quản lý hoạt động FDI. Sai lầm của các cán bộ quản lý nhà nước có thể làm
thiệt hại về thời gian, tài chính cho nhà ĐTNN và cho nước chủ nhà. Vì vậy,
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 16 Lớp: CQ49/08.01
nước chủ nhà phải tích cực nâng cao trình độ dân trí của người lao động để
không chỉ có nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến mà còn
nâng cao kỹ thuật quản lý kinh tế.
 Thứ bảy, Tình hình kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới.
Tình hình này tác động đến không chỉ các nhà đầu tư đang tìm kiếm đối
tác, mà còn tới cả các dự án đang triển khai. Khi môi trường kinh tế chính trị
trong khu vực và thế giới ổn định, không có sự biến động khủng hoảng thì các
nhà dầu tư sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư ra bên ngoài và các nước tiếp nhận
đầu tư có thể thu hút được nhiều vốn FDI. Ngược lại, khi có biến động thì các
nguồn đầu vào và đầu ra của các dự án thường thay đổi, các nhà đầu tư gặp khó
khăn rất nhiều về kinh tế nên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả FDI. Sự thay đổi
về các chính sách của nước chủ nhà để phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi các
nhà ĐTNN phải có thời gian tìm hiểu và thích nghi với sự thay đổi đó.Hơn nữa,
tình hình của nước đầu tư cũng bị ảnh hưởng nên họ phải tìm hướng đầu tư mới
dẫn đến thay đổi chiến lược ĐTNN của họ.Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ ở châu Á trong thời gian qua đã làm giảm tốc độ đầu tư FDI vào
khu vực này. Hàng loạt các nhà đầu tư rút vốn hoặc không đầu tư nữa vì sợ rủi ro
cao.
1.2. TỔNG QUAN VỀ SINGAPORE
1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế Singapore
Trong những năm vừa qua, Singapore vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn
định, tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, mức tăng trưởng GDP qua các quý của
Singapore có những biến đổi nhất định, tuy rằng không đáng kể. Cụ thể, tình
hình biến động về GDP nước này được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 17 Lớp: CQ49/08.01
Biểu đồ 1.1: Tình hình biến động GDP của Singaporegiai đoạn 2012 đến quý
I năm 2015
Nguồn: www.tradingeconomics.com
Với mức tăng trưởng ổn định như vậy, Singapore những năm vừa qua vẫn
giữ được vị thế là một trong những nước đứng đầu Đông Nam Á nói riêng, cũng
như Châu Á nói chung. Cụ thể:
Bảng 1.1: Tình hình tăng trưởng GDP của một số nước Châu Á năm 2014
COUNTRIES GDP
Growth
Rate
Reference Previous Highest Lowest Unit
Bahrain 1.74 Aug/14 2.28 2.80 -6.60 percent
Bangladesh 6.01 Jun/13 6.32 6.71 4.08 percent
China 1.50 Nov/14 1.90 2.50 1.40 percent
Hong Kong 0.40 Nov/14 1.40 6.30 -3.40 percent
India 1.50 Aug/14 1.30 5.80 -1.90 percent
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 18 Lớp: CQ49/08.01
Indonesia -2.06 Nov/14 3.16 3.82 -3.57 percent
Israel 1.65 Nov/14 0.05 7.40 -3.40 percent
Japan 0.40 Nov/14 -0.60 3.20 -4.00 percent
Malaysia 2.00 Nov/14 0.90 5.90 -7.60 percent
Philippines 2.50 Nov/14 0.70 3.30 -2.40 percent
Qatar 3.90 Aug/14 -0.20 14.40 -23.20 percent
Saudi Arabia 2.00 Nov/14 2.40 27.49 -11.10 percent
Singapore 4.90 Nov/14 2.60 36.40 -13.00 percent
South Korea 0.40 Nov/14 0.90 6.80 -7.00 percent
Sri Lanka 7.70 Aug/14 7.80 8.60 1.50 percent
Taiwan 1.17 Nov/14 0.90 5.64 -5.07 percent
Thailand 1.70 Nov/14 1.20 11.20 -11.10 percent
United Arab Emirates 5.20 Dec/13 4.40 9.80 -4.80 percent
Nguồn: www.tradingeconomics.com
Nhìn vào bảng trên, ta thấy trong những nước Đông Nam Á, Singapore
dẫn đầu với mức tăng trưởng GDP là 4.90%, vượt trội so với những nước khác
như Malaysia, Philippines…So với các quốc gia khác ở Châu Á, Singapore vẫn
đứng ở vị trí trên, chỉ sau các quốc gia ở Trung Đông vốn có nguồn tài nguyên
dầu khí dồi dào như UAE,…
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 19 Lớp: CQ49/08.01
1.2.2. Khái quát quan hệ Việt Nam – Singapore
1.2.2.1. Quanhệngoạigiao giữa Việt Nam – Singapore
Singapore và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao đã được hơn 40 năm,
từ ngày 1/8/1973. Tháng 12/1991, lập Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và
tháng 9/1992, Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội được thành lập. Sau khi Việt
Nam tham gia Hiệp ước Bali (7/1992) và trở thành thành viên đầy đủ của
ASEAN tháng 7/1995, quan hệ hai nước chuyển sang một giai đoạn phát triển
mới về chất. Singapore rất coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam và
Việt Nam trở thành một trong những thị trường chính về hợp tác thương mại,
đầu tư của Singapore ở Đông Nam Á. Đặc biệt, trong chuyến thăm làm việc
Singapore của Thủ tướng Phan Văn Khải (3/2004), hai bên đã ký "Tuyên bố
chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21", tạo cơ sở pháp lý và điều
kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
1.2.2.2. Quanhệhợp tác thương mại – đầu tư giữa Việt Nam - Singapore
Từ 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác thương mại
và đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch hai chiều năm 2000 đạt 3,25
tỷ; năm 2001 đạt hơn 3 tỷ; năm 2002 đạt 3,2 tỷ; năm 2003 đạt 3,9 tỷ USD; năm
2004 đạt 4,9 tỷ USD; năm 2005 đạt 6,4 tỷ USD; năm 2006 đạt 7,7 tỷ USD; năm
2007 đạt 9,8 tỷ USD; năm 2008 đạt hơn 12 tỷ USD. Trong 10 tháng đầu năm
2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế, thương mại hai chiều chỉ đạt khoảng
5 tỷ USD. Ta nhập của Singapore chủ yếu là: xăng dầu các loại, chất dẻo nguyên
liệu, kim loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị, hóa chất,… và
chủ yếu xuất sang Singapore: dầu thô, hải sản, cà phê, sản phẩm điện tử…
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 20 Lớp: CQ49/08.01
+ Từ 1998 đến nay, đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam liên tục
tăng. Tính đến tháng 12/2014, Singapore có 1.351 dự án còn hiệu lực tại Việt
Nam với số vốn đăng ký khoảng 32,7 tỷ USD (vốn thực hiện 20,5 tỷ USD,
chiếm tỷ lệ 62,7%). Vốn đầu tư của Singapore trải đều trong nhiều lĩnh vực: khu
công nghiệp, các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng, công nghiệp xây dựng, bất động
sản... Nhìn chung, các dự án đầu tư của Singapore hoạt động có hiệu quả cao,
đóng góp đáng kể cho giải quyết việc làm, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam.
+ Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) là một trong những khu
công nghiệp thành công và hiệu quả nhất Việt Nam. Hai cổ đông chính là
SembCorp phía Singapore và Becamex phía Việt Nam cùng hợp tác điều hành
Khu công nghiệp. Sau hơn 15 năm phát triển, dự án VSIP tại tỉnh Bình Dương
đã mở rộng diện tích ban đầu từ 500 hecta lên 845 hecta và thu hút thành công
hơn 347 nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong chuyến thăm Việt Nam
(12/2007), Bộ trưởng Cao cấp Gô Chốc Tông đã tham dự Lễ Khởi công Khu
Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ tại Bắc Ninh (rộng 700 hecta). Đây là VSIP đầu
tiên tại miền Bắc và là dự án thứ ba tại Việt Nam (tiếp theo VSIP 1 và 2 tại tỉnh
Bình Dương). VSIP 4 tại Hải Phòng (diện tích khoảng 1.500 hecta) cũng đã
được động thổ trong đầu năm 2010.
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 21 Lớp: CQ49/08.01
1.3. KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ
SINGAPORE CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO
VIỆT NAM
1.3.1. Kinh nghiệm các nước
1.3.1.1. Kinh nghiệm từTrung Quốc
Các doanh nghiệp FDI bình quân mỗi năm đóng góp khoảng 30% GDP
của Trung Quốc; thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp FDI chiếm hơn
20% tổng thu loại thuế này; tạo khoảng 72.000 việc làm/năm; đóng vai trò quan
trọng trong lôi kéo xuất khẩu, thúc đẩy ngoại thương của Trung Quốc.
Trong số các quốc gia đầu tư FDI vào Trung Quốc, Singapore là một trong
những quốc gia có số vốn đầu tư lớn nhất. Tính đến cuối năm 2014, Trung Quốc
được xem là điểm đến hàng đầu về đầu tư đối với các công ty của Singapore tại
châu Á, với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rót vào thị trường này là 76,6 tỷ đô
la Singapore (tương đương 62,4 tỷ USD). Để thu hút được lượng đầu tư lớn như
vậy từ Singapore, chính phủ Trung Quốc đã có những chính sách đúng đắn trong
các chính sách và định hướng phát triển kinh tế cũng như ngoại giao.
Như đã biết, Trung Quốc và Singapore là hai quốc gia có nhiều điểm
tương đồng trong văn hóa. Đại đa số dân cư Singapore là người Hoa, do vậy các
doanh nghiệp Singapore rất am hiểu tình hình thị trường Trung Quốc. Bên cạnh
đó, Singapore là nền kinh tế đừng đầu khối ASEAN, và cũng là thành viên chủ
chốt của cộng đồng này, trong khi Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới,
cả hai bên luôn ý thức được tầm quan trọng của việc hợp tác đầu tư với nhau để
cùng nhau phát triển.
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 22 Lớp: CQ49/08.01
Trong giai đoạn 1992 – 2000, Trung Quốc chủ trương xây dựng thể chế
kinh tế thị trường, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, mà đặc biệt là từ
Singapore, rót vốn vào thị trường trong nước. Từ năm 1995, FDI của các doanh
nghiệp nước ngoài vào Trung Quốc, và phần lớn là từ phía Singapore, tập trung
vào nhóm ngành công nghiệp, xây dựng (chiếm khoảng 70%), trong đó ngành
chế tạo chiếm tỷ trọng lớn…
Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào cuối năm
2001, chính sách thu hút FDI của Trung Quốc có sự điều chỉnh phù hợp với các
quy định của WTO với việc từng bước mở cửa thu hút đầu tư FDI vào các ngành
dịch vụ, bất động sản, tiền tệ…
Trong giai đoạn 2010 - 2020, Trung Quốc nêu rõ quan điểm thu hút FDI
vào các ngành kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản lý, nhân lực chất lượng cao.
Trung Quốc cũng tiến hành sửa đổi bổ sung "Danh mục hướng dẫn ngành nghề
đầu tư nước ngoài", đồng thời cho phép chính quyền địa phương được phê chuẩn
dự án đầu tư từ 100 triệu USD lên 300 triệu USD.
Những chính sách của Trung Quốc luôn gắn liền với thực tiễn phát triển
nền kinh tế trong nước, từ phát triển những ngành công nghiệp chế biến chế tạo,
xây dựng, tài chính ngân hàng đến các ngành yêu cầu đòi hỏi kỹ thuật cao. Từ
những đúng đắn về chính sách,nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển.
Mức tăng về GDP luôn ở mức 2 chữ số trong hơn 10 năm trở lại đây. Chính nhờ
sự phát triển mạnh mẽ như vậy mà Trung Quốc luôn là thị trường đáng tin cậy
đối với các nhà đầu tư nước ngoài từ Singapore, bởi thế mạnh của các doanh
nghiệp Singapore phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của các nhà lãnh
đạo Trung Quốc.
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 23 Lớp: CQ49/08.01
1.3.1.2. Kinh nghiệm TháiLan
Tại Thái Lan, thu hút FDI luôn được coi là một trong những nhân tố kích
thích quan trọng đối với nền kinh tế. Mặc dù dòng vốn nước ngoài suy giảm do
ảnh hưởng của bất ổn chính trị, nhưng nhờ biết cách tập trung vào những lĩnh
vực quan trọng như thu hút thêm các dự án chế tạo có giá trị gia tăng cao cũng
như các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và sinh thái…, đồng thời đơn
giản hóa thủ tục hành chính, Thái Lan vẫn được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Hơn thế nữa, Thái Lan có thị trường thu hút đầu tư rất cạnh tranh và hấp
dẫn trong khu vực châu á. Trong các quốc gia, lãnh thổ đầu tư vào Thái Lan,
Nhật Bản có lượng vốn đầu tư lớn nhất với khoảng 7.000 doanh nghiệp Nhật
Bản đang đầu tư tại quốc gia này. Hàn Quốc, Trung Quốc ngày càng chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng nguồn vốn FDI vào Thái Lan. Lượng vốn FDI từ các nhà
đầu tư Singapore chiếm khoảng 80-90% tổng vốn đầu tư của các nước ASEAN
vào Thái Lan.
Thống kê cho thấy, FDI từ Singapore vào Thái Lan đầu tư nhiều nhất là
lĩnh vực công nghiệp, sau đó là thương mại, bất động sản, xây dựng… Là một
nước nhận được lượng vốn lớn từ Singapore, chính phủ Thái Lan đã có những
chính sách đúng đắn, khi định hướng phát triển các ngành công nghiệp trong
nước phù hợp với thế mạnh của các doanh nghiệp Singapore, tạo hiệu quả lớn
trong việc thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư Singapore.
Mô hình phát triển quốc gia của Thái Lan được xác định bằng 4 lĩnh vực
nền tảng từ thấp lên cao: (1) phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, sản phẩm
có giá trị gia tăng cao; (2) phát triển công nghiệp nhẹ, gia công cho nước ngoài
và đầu tư ra nước ngoài; (3) đầu tư công nghiệp nặng như xe hơi, lọc hóa dầu và
gia tăng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tại các xưởng sản xuất để tạo
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 24 Lớp: CQ49/08.01
ra những sản phẩm tầm cỡ quốc tế; (4) phát triển kinh tế tri thức và kinh tế dịch
vụ.
1.3.1.3. Kinh nghiệm từIndonesia
Các nguồn vốn FDI đổ vào Indonesia cho đến nay chủ yếu tập trung vào
lĩnh vực nông nghiệp, trong đó: lĩnh vực giao thông vận tải, kho hàng và viễn
thông chiếm 38,6%; lĩnh vực hóa chất và dược phẩm chiếm 10,9%; lĩnh vực
thương mại và sửa chữa chiếm 6,5%; lĩnh vực sản xuất kim loại, máy móc và
hàng điện tử chiếm 6,1%; lĩnh vực sản xuất xe máy và phương tiện giao thông
chiếm 5,4%; và lĩnh vực lương thực chiếm 5,1%. Nhà đầu tư nước ngoài lớn
nhất của Indonesia là Singapore, tiếp theo là Hà Lan và Nhật Bản.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Indonesia là nước chịu
thiệt hại nặng nề nhất. Nền kinh tế đứng trước bờ vực sụp đổ do các nhà đầu tư
nước ngoài rút vốn ồ ạt. Đứng trước nguy cơ đó, chính phủ Indonesia đã có
những bước đi đúng đắn trong cải cách cơ cấu và chính sách kinh tế, đưa nền
kinh tế nước này phục hồi một cách nhanh chóng.
Thứ nhất, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, kết nối các vùng
miền với nhau. Thứ hai, đó là thực hiện quá trình tự do hóa thương mại và kết
nối nền kinh tế với thị trường quốc tế, mà gần nhất là một trong 4 con rồng Châu
Á, Singapore. Những thay đổi của Indonesia đã tạo ra những kết quả khả quan.
Năm 2013, nguồn vốn FDI đổ vào quốc gia này đã đạt mức cao kỷ lục hơn 28 tỷ
USD, Singapore đứng thứ 2 trong số các quốc gia đầu tư vào Indonesia với 4.67
tỷ USD.
Nói rõ hơn về quá trình kết nối nền kinh tế với thị trường quốc tế, mà cụ
thể hơn là với Singapore, Indonesia luôn chú trọng mối quan hệ song phương
giữa hai nước, liên tục tăng cường hợp tác về các ngành công nghiệp trọng điểm
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 25 Lớp: CQ49/08.01
trong nước, cùng với đó là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Singapore đầu tư
xây dựng, sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, hai nước đã trở thành các đối tác thương
mại và đầu tư quan trọng của nhau, và là động lực cho một sự hợp tác song
phương trên tầm cao mới giữa đôi bên.
1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam
Từ những bí quyết của các nước châu Á như đã nêu ở trên, để đẩy mạnh
việc thu hút FDI, Việt Nam cần thực hiện những giải pháp sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật
pháp, chính sách liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Sửa đổi ngay các nội dung
không còn phù hợp, không đồng bộ, thiếu nhất quán, còn bất cập, chưa rõ, bổ
sung các nội dung còn thiếu. Đặc biệt, chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư phải
được xây dựng theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các nước
trong khu vực, nhất là môi trường đầu tư phải ổn định, có tính tiên lượng và
minh bạch.
Hai là, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bởi
ngành xây dựng vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp Singapore; lựa chọn các
dự án tiềm năng hấp dẫn, có tính khả thi cao theo các lĩnh vực ưu tiên để đưa vào
danh mục dự án đối tác công - tư (PPP), bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư
đối ứng cho các dự án PPP kêu gọi nhà đầu tư từ Singapore.
Ba là, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào
một số ngành, sản phẩm trọng điểm. Đặc biệt, khi lượng vốn đầu tư vào ngành
công nghiệp chế biến chế tạo từ Singapore vào nước ta khá lớn, việc quan trọng
đó là phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất
tiêu thụ của các doanh nghiệp FDI.Bên cạnh đó, cũng cần phải đặc biệt ưu đãi
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 26 Lớp: CQ49/08.01
cho các doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi dự án sản xuất sản phẩm lĩnh vực công
nghiệp hỗ trợ so với các dự án đơn lẻ.
Bốn là, bên cạnh việc xúc tiến thu hút vốn FDI mới, cần tăng cường hỗ
trợ, ưu đãi tài chính cho các nhà đầu tư Singapore đang hoạt động có hiệu quả tại
Việt Nam. Cụ thể là:
- Thông qua việc áp dụng hệ thống giá cả đối với các nhà đầu tư nước
ngoài và các doanh nghiệp trong nước thống nhất theo cơ chế “một giá”, như:
giá điện, nước, vận tải, bưu điện…
- Đổi mới chế độ quy định cho doanh nghiệp lập báo cáo thuế, báo cáo tài
chính theo hướng minh bạch, đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí của doanh
nghiệp, như: nộp qua đường bưu điện, hoặc internet có mã tài khoản. Tổ chức
triển khai tốt và nghiêm túc quy chế giải quyết các yêu cầu, thủ tục hành chính
cho người nộp thuế theo “cơ chế một cửa” để thuận lợi cho người nộp thuế...
Năm là, tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Singapore bởi Singapore là một nước có
nền khoa học tiên tiến nên cần một lượng lao động có tay nghề để lam việc có
hiệu quả. Hoàn thiện các quy định của pháp luật để tăng cường quản lý theo
hướng tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nước ngoài tại Việt Nam có trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao, cũng cần tính đến các trường hợp đặc thù và đảm bảo
quản lý hiệu quả.
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 27 Lớp: CQ49/08.01
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương 1 đã đi sâu tìm hiểu lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài,
bước đầu nhận thức được khái niệm đúng đắn về FDI, bản chất, đặc điểm cũng
như các hình thức của FDI. Từ đó thấy được những nhân tố tác động dẫn đến
tăng cường thu hút hay cản trở việc đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự cần thiết
phải thu hút nguồn vốn này của nước đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh
đó, chương 1 cũng giới thiệu khái quát về Singapore, đặc điểm kinh tế cũng như
quan hệ giữa Việt Nam và Singapore để thấy được những lợi thế mà Singapore
có được, từ đó định hướng mục tiêu thu hút FDI. Bên cạnh đó, chương 1 cũng
đúc rút được các bài học kinh nghiệm của các quốc gia đã có kinh nghiệm thu
hút vốn FDI từ Singapore, từ đó làm nền tảng cho quá trình hoạt động thu hút
trong thực tiễn ở Việt Nam.
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 28 Lớp: CQ49/08.01
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDICỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM
2.1. TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN 1988 – 2014
2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng
Sau 27 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài với
việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, khu vực kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể
trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Việc thu hút, sử dụng nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua cơ bản đã đáp ứng những mục tiêu
đề ra về thu hút vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng năng
suất lao động, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại. Điều này
khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển
kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.
Qua 27 năm, kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đến hết
năm 2014, nước ta đã cấp giấy phép cho 18.734 dự án đầu tư nước ngoài với
tổng vốn đăng ký 286.632 triệu USD. Trong đó vốn thực hiện đã giải ngân được
124,146 tỷ USD (chiếm 43% vốn đăng ký). ĐTNN là khu vực phát triển năng
động nhất với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước: năm 1995
GDP của khu vực ĐTNN tăng 14,98% trong khi GDP cả nước tăng 9,54%; tốc
độ này tương ứng là 11,44% và 6,79% (2000), 13,22% và 8,44% (2005), 8,12%
và 6,78% (2010). Tỷ trọng đóng góp của khu vực ĐTNN trong GDP tăng dần, từ
2% GDP (1992), lên 12,7% (2000), 16,98% (2006) và 18,97% (2011).
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 29 Lớp: CQ49/08.01
Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2014
Năm
Số dự án
cấp mới
Vốn đăng ký
(triệu USD)
Vốn thực hiện
(triệu USD)
Quy mô dự
án
(triệu USD)
1988 37 324 8,76
1989 67 526 7,85
1990 107 735 6,87
1991 152 1284 428 8,45
1992 196 2077 575 10,60
1993 274 2829 1118 10,32
1994 372 4262 2241 11,46
1995 415 7925 2792 19,10
1996 372 9635 2938 25,90
1997 349 5955 3277 17,06
1998 285 4873 2372 17,10
1999 327 2282 2528 6,98
2000 391 2762 2398 7,06
2001 555 3265 2225 5,88
2002 808 2993 2884 3,70
2003 791 3172 2723 4,01
2004 811 4534 2708 5,59
2005 970 6840 3300 7,05
2006 987 12004 4100 12,16
2007 1.544 21348 8034 13,83
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 30 Lớp: CQ49/08.01
2008 1.171 71726 11500 61,25
2009 1.208 23107 10000 19,13
2010 1.237 19886 11000 16,08
2011 1.090 14683 11000 13,47
2012 1.100 15000 11000 13,64
2013 1.530 22354 11500 14,61
2014 1.588 20233 13500 12,74
Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư – Bộ Kế hoạch và đầu tư
Quá trình thu hút vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam trong thời kỳ 2009-2014, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài có
dấu hiệu suy giảm và chững lại do nền kinh tế Việt Nam vừa vượt qua những
khó khăn của năm 2008 lại phải đối mặt với cơn bão khủng hoảng tài chính toàn
cầu.Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào năm 2009 lập đáy của sự
suy giảm. Số lượng dự án quy mô trên 1 tỉ USD đã giảm 50%, chỉ còn 5 dự án,
quy mô bình quân 1 dự án cũng chỉ bằng 1/3 của năm 2008. Sau đó là sự phục
hồi nhẹ trong năm 2010, làm dấy lên một số lạc quan về triển vọng FDI trong
ngắn hạn tuy nhiên nhiều rủi ro và bất trắc vẫn còn tiềm ẩn. Năm 2011 là năm
đầy khó khăn và thách thức đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam 15 tỷ USD, tăng
4,7% so với năm 2011.Hai năm 2013, 2014 các nhà đầu tư đã đầu tư mạnh vào
thị trường Việt Nam với tổng vốn đầu tư mỗi năm trên 20 tỉ USD, báo hiệu một
làn sóng đầu tư mạnh mẽ trong thời gian tới.
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 31 Lớp: CQ49/08.01
Biểu đồ 2.1. Tình hình phân bổ vốn FDI vào Việt Nam qua các năm
Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư – Bộ Kế hoạch và đầu tư
Nhìn chung vốn thực hiện trong suốt 27 năm qua chủ yếu thuộc về vốn
của bên nước ngoài, luôn chiếm tỷ trọng trên 60% tổng vốn. Vốn của bên nước
ngoài chiếm tỷ trọng hơn 80% giai đoạn 1991 – 1999, đến 2000 – 2004 tỷ trọng
này càng tăng cao trên 90% và có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây.
2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư
2.1.2.1. Theongành
Tính đến năm 2014, các lĩnh vực: Công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh
doanh bất động sản; dịch vụ vẫn là những ngành thu hút được nhiều sự quan tâm
của các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể: Công nghiệp chế biến chế tạo với 8465
dự án thu hút được 134 tỷ USD chiếm gần70% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả
nước; kinh doanh bất động sản với 442 dự án đạt 53,2 tỷ USD chiếm 25%; dịch
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Vốn thực hiện
Vốn của bên nước ngoài
Vốn của bên Việt Nam
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 32 Lớp: CQ49/08.01
vụ với 419 dự án đạt 18,6 tỷ USD. Ngoài ra có các ngành như thông tin truyền
thông, hợp đồng chuyên môn khoa học công nghệ có số lượng dự án đầu tư lớn
nhưng quy mô còn nhỏ lẻ. Các ngành y tế, giáo dục và đào tạo còn chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư.
2.1.2.2. Theođịa phương
Sau 27 năm, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã có mặt tại 64 tỉnh thành phố
trên cả nước. Tính lũy kế đến tháng 11/2014, TP Hồ Chí Minhđã thu hút được
gần 2.500 dự án với tổng vốn đầu tư là 20 tỷ USD, chiếm 14,4 % tổng số dự án
và 14% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu với 291 dự
án có tổng vốn đầu tư 26,3 tỷ USD chiếm 13%, Hà Nội với 2461 dự án có tổng
vốn đầu tư là 21,2 tỷ USD chiếm 10%, Đồng Nai với 1106 dự án có tổng vốn
đầu tư 20,1 tỷ USD chiếm 10% và Bình Dương với 2252 dự án có tổng vốn đầu
tư là 17,6 tỷ USD chiếm 8% tổng vốn đầu tư cả nước. Các địa phương như Đắc
Nông, Bắc Cạn, Hà Giang có số dự án được đầu tư vào còn ít, số vốn đầu tư
thấp.
2.1.2.3. Theohình thức đầu tư
Hình thức đầu tư chủ yếu trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 100%
vốn nước ngoài. Tính đến năm 2014, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dưới hình
thức 100% vốn nước ngoài thu hút được 138,9 tỷ USD với 11429 dự án, chiếm
67%; hình thức liên doanh với 2576 đạt 53,2 tỷ USD chiếm 26%. Các hình thức
khác như hợp đồng BOT, BT, BTO; hợp đồng hợp tác kinh doanh… có số lượng
dự án ít, nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn đầu tư.
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 33 Lớp: CQ49/08.01
2.1.2.4. Theo đối tác đầu tư
Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác chủ yếu
Tính đến nay đã có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam,
trong đó chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ châu Á. Từ bảng số liệu, ta có thể thấy
trong 10 nước có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, có tới 8 nước châu Á. Tiêu biểu
là Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư hơn 37 tỷ USD, xếp sau là Nhật Bản cũng gần
đạt mốc 37 tỷ USD. Singapore đứng thứ 3 với 1351 dự án với tổng vốn đăng kí
là 32,7 tỷ USD. Trung Quốc cũng có mặt trong danh sách ở vị trí thứ 9, với 1089
dự án đăng ký với tổng vốn đầu tư gần 8 tỷ USD. Việc cả 4 con rồng châu Á đầu
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 34 Lớp: CQ49/08.01
tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam hứa hẹn một làn sóng đầu tư mạnh hơn
nữa, tạo điều kiện cho những sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế trong những
năm sắp tới.
2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT
NAM THỜI GIAN QUA
2.2.1. Tổng quan về quy mô, tốc độ đầu tư
Việt Nam và Singapore đã thiết lập quan hệ ngoại giao hơn 40 năm, trong
thời gian đó 2 nước luôn có quan hệ tốt đẹp trong mục tiêu chung phát triển kinh
tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng. Với vị thế là một trong 4 con rồng châu Á,
Singapore luôn biết cách sử dụng những vốn đầu tư một cách hiệu quả, bên cạnh
đó cũng không ngừng giúp đỡ những quốc gia đi sau về kinh tế, điển hình là Việt
Nam nói riêng, và cả khu vực ASEAN nói chung.
Biểu đồ 2.2: Lượng vốn các nước ASEANđầu tư vào Việt Nam tính đến tháng
3/2015
Nguồn:Cụcđầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư
60%
22%
12%
3.50% 1.25%
1.00% 0.15%
0.10%
Singapore
Malaysia
Thái Lan
Brunei
Indonesia
Phillippines
Lào
Campuchia
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 35 Lớp: CQ49/08.01
Qua biểu đồ nhận thấy, dẫn đầu trong khu vực ASEAN đầu tư vào Việt
Nam là Singapore với 1353 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 32,7 tỷ USD
(chiếm 53% tổng số dự án và 60% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ hai là
Malaysia với 484 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 10,7 tỷ USD (chiếm 19,3%
tổng số dự án và 22% tổng vốn đầu tư đăng ký). Tiếp theo đó là Thái Lan với
371 dự án; tổng vốn đầu tư đăng ký là 6,7 tỷ USD (chiếm 15,04% tổng số dự án
và 12,% tổng vốn đầu tư đăng ký). Còn lại theo thứ tự lần lượt là các nước
Brunei, Indonesia, Philippines, Lào và Campuchia.
Trong 10 năm trở lại đây, dòng vốn từ Singapore chảy vào Việt Nam
tương đối mạnh, cụ thể:
Bảng 2.3: Thống kê vốn đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam
giai đoạn 2005 – 2014
Đơn vị: tỷ USD
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Số vốn
(lũy kế)
1,02 1,27 1,67 1,86 1,22 1,39 1,55 1,92 3,04 2,8
Số DA
(lũy kế)
42 53 69 77 50 57 65 89 105 153
Nguồn: Vụ Tài chính tiền tệ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Từ năm 2005, đầu tư trực tiếp từ Singapore tăng lên nhanh chóng. Đến
tháng 10/1993, tức là chỉ trong vòng 2 năm, Singapore đã xếp thứ 9 trong 10 nhà
đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Trải qua gần 20 năm, Singapore vẫn giữ vị thế là
một trong những quốc gia có lượng vốn đầu tư vào Việt Nam lớn nhất.Trong 2
năm 2005, 2006, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức
kinh tế thế giới WTO, do đó chính phủ tích cực mở cửa thị trường, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đến năm 2007, Việt
Nam chính thức tham gia WTO, đánh dấu mốc thu hút đầu tư mạnh mẽ từ các
đối tác bên ngoài, Singapore, đã tham gia đầu tư vào nước ta từ năm 1991, cũng
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 36 Lớp: CQ49/08.01
không phải ngoại lệ. Số dự án và vốn đầu tư qua các năm của Singapore năm
2007, 2008 cao vọt so với 2 năm trước, báo hiệu sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế. Tuy nhiên, sau năm 2008, nền kinh tế thế giới có dấu hiệu tụt dốc, và
điển hình là khủng hoảng kinh tế thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài buộc
phải hạn chế đầu tư, không chỉ riêng đầu tư ra nước ngoài mà thậm chí là cả
trong nước. Từ bảng số liệu, ta có thể thấy rõ trong3 năm từ năm 2009 đến 2011,
số dự án và tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Singapore sụt giảm rất nhiều
so với đà tăng trưởng của những năm trước đó. Đến năm 2012, nền kinh tế thế
giới có dấu hiệu hồi phục, các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, và các nhà đầu
tư Singapore nói riêng, đã bắt đầu trở lại thị trường Việt Nam. Trong năm 2014,
tổng số dự án và vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của Singapore đạt 153 dự án
và 2,8 tỷ USD;đến cuối tháng 4/2015, Singapore có 1.405 dự án đầu tư còn hiệu
lực ở Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư đạt 33,12 tỷ USD, đứng thứ 3 trong tổng
số 103 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, chỉ đứng sau
Hàn Quốc và Nhật Bản. Quy mô vốn bình quân một dự án của Singapore đạt
khoảng 24 triệu USD; cao hơn so với mức bình quân chung một dự án đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam là 14,3 triệu USD/dự án.
2.2.2. Cơ cấu theo lĩnh vực đầu tư
Tính lũy kế đến tháng 2/2015, các dự án của Singapore tập trung nhiều
nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm 54% về vốn đầu tư. Tiếp
theo là lĩnh vực bất động sản, xây dựng, vận tải kho bãi.
Nhìn chung, cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore tại Việt
Nam phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 37 Lớp: CQ49/08.01
Bảng 2.4:Tìnhhình đầu tư trực tiếp của Singaporevào Việt Nam theo cơ cấu
ngành tính đến 2/2015
Chuyên ngành Số dự án Vốn đăng kí (tỉ USD)
Kinh doanh BĐS 74 10
CN chế biến – chế tạo 426 13.37
Xây dựng 80 1.86
Nghệ thuật và giải trí 12 1.78
Dịch vụ lưu trú và ăn
uống
25 1.88
Vận tải kho bãi 60 0.707
Y tế và trợ giúp xã hội 11 0.537
Nguồn:Cụcđầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư
Từ số liệu trên, ta thấy đầu tư trực tiếp từ Singapore phần lớn tập trung
vào công nghiệp chế biến chế tạo. Nguyên nhân là do nước ta có nguồn tài
nguyên dồi dào, nguyên vật liệu đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, nhu
cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Với vốn đăng ký trung bình mỗi dự án đầu
tư vào ngành này khoảng 31,1 triệu USD, có thể thấy các nhà đầu tư Singapore
đánh giá khá cao tiềm năng của ngành, cùng với đó là sự đầu tư xứng đáng với
tiềm năng đó.
Đứng tiếp theo là ngành kinh doanh bất động sản. Đầu tư vào ngành chiếm
30,1% tổng vốn đầu tư đăng ký của các nhà đầu tư của Singapore tại Việt Nam.
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 38 Lớp: CQ49/08.01
Đa phần các dự án đầu tư bất động sản là đầu tư vào kinh doanh căn hộ cao cấp,
khu đô thị mới…
Trong bối cảnh ảm đạm của thị trường bất động sản hiện nay, các nhà đầu
tư có xu hướng rụt rè hơn trong việc bỏ vốn đầu tư. Tuy nhiên, vẫn có một số
nhà đầu tư lớn thực sự quan tâm và đặt rất nhiều niềm tin vào thị trường màu mỡ
này, tiêu biểu là tập đoàn Keppel Land. Với tầm nhìn xa và tiềm lực tài chính
vững vàng, tập đoàn BĐS này đã đặt chân vào những thị trường mới nổi từ rất
sớm để tìm kiếm các cơ hội đầu tư với chi phí hợp lý nhất.
Một nhà đầu tư Singapore khác cũng đã đẩy mạnh giải ngân vào thị trường
BĐS Việt Nam trong hơn 2 năm qua là Tập đoàn Mapletree. Ngoài mảng đầu tư
kho vận tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore ở Bình Dương và Bắc Ninh,
tập đoàn này đã thể hiện rõ quan điểm Việt Nam là một trong những thị trường
đầu tư trọng điểm của họ. Theo đó, Việt Nam đứng thứ 5 trong số 8 thị trường
châu Á mà Mapletree hiện diện với vốn đầu tư 408 triệu đô Singapore (chỉ sau
Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc và Nhật Bản của Mapletree). Cuối năm
2012, tập đoàn này đã mở rộng đầu tư nhà ở khi tình hình thu hút đầu tư vào các
khu công nghiệp có dấu hiệu chững lại.
Năm 2015, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách kinh tế mới theo
hướng thông thoáng, cởi mở hơn chính thức có hiệu lực, nhất là việc sửa đổi, bổ
sung Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp,... Các đạo luật
này được nhà đầu tư ngoại rất quan tâm và có tác động lớn tới tâm lý của các nhà
đầu tư khi quyết định đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam. Đây là một tiến trình
đúng đắn đối với sự phát triển của thị trường BĐS Việt Nam
Hiện tại, niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường BĐS hiện đã được cải
thiện, đặc biệt hành lang pháp lý thông thoáng hơn đang tạo nên nhiều cơ hội
cho những nhà đầu tư ngoại. Bên cạnh đó, so với thời gian trước, thị trường BĐS
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 39 Lớp: CQ49/08.01
Việt Nam hiện tại đã có những chuyển biến tích cực hơn. Từ ngay sau Tết
Nguyên Đán, nhiều chủ đầu tư nội địa đã khẩn trương hoạt động trở nhằm bảo
đảm tiến độ đưa sản phẩm ra thị trường và thời hạn bàn giao nhà cho người mua.
Đi kèm với ngành bất động sản là ngành xây dựng. Số dự án ở ngành này
đứng thứ hai, chỉ sau ngành công nghiệp chế biến chế tạo, tuy nhiên tổng vốn
đăng ký lại thấp hơn gần 10 lần. Nguyên nhân là do tuy đầu tư vào nhiều dự án
nhưng vốn đầu tư mỗi dự án không quá lớn. Hơn nữa, trình độ quản lý nhân lực
của các doanh nghiệp Singapore khá tốt, do đó tiết kiệm được nhiều chi phí
không cần thiết. Đó là những nguyên nhân chính giải thích cho tình hình vốn đầu
tư nhỏ so với số lượng dự án. Các dự án xây dựng của các nhà thầu Singapore
đáp ứng được rất nhiều tiêu chí cả về chất lượng xây dựng, hình thức công trình
và giá thành sản phẩm, do đó chiếm được một thị phần nhất định trong ngành
xây dựng, điều này cũng là một điểm thu hút các nhà đầu tư đầu tư dự án vào
Việt Nam.
Qua bảng số liệu cũng có thể thấy sô dự án về y tế và trợ giúp xã hội mà
doanh nghiệp FDI của Singapore đầu tư vào Việt Nam là ít nhất trong tổng số
các lĩnh vực mà doanh nghiệp FDI của Singapore đầu tư. Nguyên nhân là do
nước ta chưa coi y tế là một trong những ngành kinh doanh tiềm năng. Đa phần
các bệnh viện trên cả nước là bệnh viện của Nhà nước, từ cấp Trung ương đến
cấp địa phương. Các bệnh viện tư nhân và các bệnh viện có vốn đầu tư từ nước
ngoài, mặc dù có cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng được các tiêu chuẩn của quốc
tế, không thật sự được người dân tin tưởng nhiều do chi phí khám chữa bệnh còn
cao, không phù hợp với điều kiện kinh tế của đa phần người dân Việt Nam. Hơn
nữa chất lượng đội ngũ y bác sĩ chưa được đảm bảo cũng là một lý do để người
dân tìm đến các bệnh viện công. Một số bệnh viện của các nhà đầu tư Singapore
tiêu biểu có chất lượng tương đối tốt là Parkway, Raffles…
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 40 Lớp: CQ49/08.01
2.2.3. Cơ cấu theo địa phương
Bảng 2.5:Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore theo địa phương
tính đên cuối tháng 2/2015 (10 địa
phương nhận số vốn đầu tư nhiều nhất)
STT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD)
1 TP Hồ Chí Minh 686 8,938,970,687
2 Hà Nội 219 4,151,639,753
3 Quảng Nam 4 4,064,513,678
4 Bắc Ninh 21 2,782,312,000
5 Bình Dương 186 2,295,519,978
6 Bà Rịa – Vũng Tàu 44 2,090,756,911
7 Thái Nguyên 2 2,021,756,000
8 Đồng Nai 51 1,961,731,929
9 Thừa Thiên – Huế 5 1,175,267,500
10 Hải Phòng 29 725,037,553
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các dự án đầu tư của Singapore phân bổ tại 44/63 tỉnh, thành phố của Việt
Nam (tính cả khu vực dầu khí ngoài khơi), nhưng số lượng dự án và số vốn
tương đối tập trung tại hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thu hút được nhiều dự án của
Singapore với 686 dự án và 9 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 49% tổng số dự án
và 27% tổng số vốn đăng ký của Singapore tại Việt Nam). Hà Nội đứng thứ hai
với 219 dự án và 4,1 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 16% tổng số dự án và 12,6%
tổng số vốn đăng ký) Ngoài ra, Quảng Nam, Bắc Ninh, Bình Dương, Bà Rịa –
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 41 Lớp: CQ49/08.01
Vũng tàu, Đồng Nai cũng là những tỉnh, thành phố thu hút được nhiều dự án của
Singapore.
Nhận thấy, các thành phố lớn là nơi thu hút rất nhiều các dự án đầu tư
nước ngoài, do có thuận lợi về hệ thống cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí cao, cùng
với đó là nguồn lao động dồi dào. Những thành phố trực thuộc tỉnh cũng thu hút
đáng kể đầu tư, do sự có mặt của các khu công nghiệp lớn, tiêu biểu như VSIP
Bắc Ninh; VSIP I, VSIP II ở Bình Dương; VSIP Quảng Ngãi…
Các tỉnh thành cònlại có số lượng dự án và tổng vốn đầu tư rất nhỏ, không
đáng kể. Đặc biệt là các tỉnh vùng núi phía bắc như Hà Giang, Sơn La,... không
có dự án nào của các doanh nghiệp Singapore được đăng ký. Nguyên nhân là do
các tỉnh thành này, với hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được những chỉ tiêu
cơ bản, cùng với đó là thu nhập bình quân đầu người tại mỗi tỉnh còn rất thấp
(hơn 30% dân số thuộc diện hộ nghèo và rất nghèo), thành phần dân cư trong độ
tuổi lao động thường di cư lên các thành phố lớn làm việc, nếu có dự án đầu tư
cũng khó tìm được nguồn nhân lực phù hợp. Do đó, rất khó để xuất hiện một dự
án đầu tư của Singapore nói riêng, cũng như các nước khác nói chung, tại khu
vực này.
Tính đến 15/4/2015, Singapore có 37 dự án FDI cấp mới và 12 lượt dự án
tăng vốn tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt gần
211,42 triệu USD. Singapore đứng ở vị trí thứ 6/42 quốc gia và vùng lãnh thổ có
dự án đầu tư tại Việt Nam.
Dự án lớn nhất của Singapore tại Việt Nam trong năm 2015 tính đến thời
điểm hiện nay là dự án liên doanh Công ty TNHH Vina Nam Phú, cấp phép ngày
12/3/2015, tổng vốn đầu tư 60,9 triệu USD. Nhà đầu tư phía Singapore là VRSO
1 Holding Pte.,Ltd. Dự án kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng phát triển
nhà ở, trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 42 Lớp: CQ49/08.01
2.2.4. Theo hình thức đầu tư
Tính đến tháng 1/2015, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore tại
Việt Nam chủ yếu tập trung dưới hình thức 100% vốn nước ngoài, sau đó đến
hình thức liên doanh, công ty cổ phần. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư. Cụ thể tình hình được thể hiện ở
biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore theo hình thức đầu tư
(tính đến tháng 1/2015)
Qua biểu đồ trên ta thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore tại
Việt Nam theo hình thức 100% vốn nước ngoài có 979 dự án, chiếm 71% tổng
số dự án với tổng vốn đầu tư đăng kí hơn 20 tỉ USD (chiếm 63% tổng vốn đầu
63
34
2 1
Hình thức 100% vốn nước
ngoài
Hình thức liên doanh
Hình thức công ty cổ phần
Hình thức hợp đồng hợp tác liên
doanh và hợp đồng BOT, BT, BTO
Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 43 Lớp: CQ49/08.01
tư). Trước đây hình thức liên doanh chiếm ưu thế tuyệt đối trong số 4 hình thức
đầu tư, tuy nhiên, càng về gần những năm gần đây, khi hành lang pháp lý và thủ
tục hành chính đã được cải tiến rất nhiều, các thủ tục cấp giấy phép đầu tư để
thực hiện triển khai các dự án đang từng bước được cải thiện theo xu hướng đơn
giản hơn trước, do đó môi trường đầu tư cũng thuận lợi hơn. Các nhà đầu tư
nước ngoài với trình độ quản lí nhân lực vượt trội, đã dần lựa chọn sử dụng hình
thức đầu tư với 100% vốn nước ngoài. Hình thức này ngày càng có xu hướng gia
tăng do nhà đầu tư chủ động trong việc sử dụng vốn đầu tư, có quyền quyết định
địa điểm đầu tư, quy mô và lĩnh vực đầu tư phù hợp, đồng thời với đó là quyền
tự quản lý, tự quyết định chiến lược kinh doanh cũng như giải quyết các vấn đề
phát sinh hàng ngày một cách kịp thời mà không phải bàn với với cán bộ Việt
Nam mà họ cho là khó hợp tác. Việc hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài chiếm tỷ trọng lớn cho thấy môi trường đầu tư ở Việt Nam tốt hơn. Nó
cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư an tâm tin tưởng sản xuất kinh doanh trong
một môi trường có triển vọng như ở nước ta.
Xếp thứ hai là hình thức liên doanh. Tổng vốn đầu tư của các nhà đầu tư
Singapore theo hình thức này vẫn chiếm một phần không nhỏ (34% tổng vốn
đăng ký). Nguyên nhân là do những dự án từ thời kì đầu khi Singapore mới gỡ
bỏ cấm vận đầu tư vào thị trường Việt Nam, thời điểm đó môi trường đầu tư
chưa thuận lợi, các thủ tục triển khai thực hiện còn đòi hỏi nhiều giấy tờ, lại phải
thông qua nhiều khâu và rất phức tạp. Trong khi đó các nhà đầu tư Singapore
còn ít hiểu biết về các điều kiện - xã hội và pháp luật của Việt Nam, họ thường
gặp khó khăn trong việc giao dịch, quan hệ với khá nhiều cơ quan chức năng của
Việt Nam để có được đầy đủ các điều kiện triển khai xây dựng cơ bản cũng như
thực hiện các dự án đầu tư. Trong hoàn cảnh như vậy, đa số các nhà đầu tư
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY

More Related Content

What's hot

BÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Sự Hài Lòng Của Doanh Nghiệp Với Chất Lượng Dịch Vụ Hải Quan
Sự Hài Lòng Của Doanh Nghiệp Với Chất Lượng Dịch Vụ Hải QuanSự Hài Lòng Của Doanh Nghiệp Với Chất Lượng Dịch Vụ Hải Quan
Sự Hài Lòng Của Doanh Nghiệp Với Chất Lượng Dịch Vụ Hải Quan
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAOĐề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm ch...
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm ch...Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm ch...
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm ch...
nataliej4
 
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Man_Ebook
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOTLuận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất tại cảng, HAY
Đề tài: Quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất tại cảng, HAYĐề tài: Quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất tại cảng, HAY
Đề tài: Quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất tại cảng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Rào cản kĩ thuật
Rào cản kĩ thuậtRào cản kĩ thuật
Rào cản kĩ thuật
Hương Nguyễn
 
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập tại công ty vận tải
Báo cáo thực tập tại công ty vận tảiBáo cáo thực tập tại công ty vận tải
Báo cáo thực tập tại công ty vận tải
Dương Hà
 
Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...
Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...
Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt NamLuận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty LOGICTICS!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty LOGICTICS!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty LOGICTICS!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty LOGICTICS!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

What's hot (20)

BÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂM
 
Sự Hài Lòng Của Doanh Nghiệp Với Chất Lượng Dịch Vụ Hải Quan
Sự Hài Lòng Của Doanh Nghiệp Với Chất Lượng Dịch Vụ Hải QuanSự Hài Lòng Của Doanh Nghiệp Với Chất Lượng Dịch Vụ Hải Quan
Sự Hài Lòng Của Doanh Nghiệp Với Chất Lượng Dịch Vụ Hải Quan
 
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAOĐề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
 
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm ch...
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm ch...Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm ch...
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm ch...
 
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOTLuận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
 
Đề tài: Quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất tại cảng, HAY
Đề tài: Quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất tại cảng, HAYĐề tài: Quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất tại cảng, HAY
Đề tài: Quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất tại cảng, HAY
 
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
 
Rào cản kĩ thuật
Rào cản kĩ thuậtRào cản kĩ thuật
Rào cản kĩ thuật
 
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Báo cáo thực tập tại công ty vận tải
Báo cáo thực tập tại công ty vận tảiBáo cáo thực tập tại công ty vận tải
Báo cáo thực tập tại công ty vận tải
 
Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...
Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...
Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt NamLuận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty LOGICTICS!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty LOGICTICS!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty LOGICTICS!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty LOGICTICS!
 
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
 

More from NguyenQuang195

ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉPĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ ...
NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...
NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...
NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...
NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...
NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...
NguyenQuang195
 

More from NguyenQuang195 (11)

ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉPĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ ...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...
 
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
 
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...
 

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC HAY

  • 1. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh i Lớp: CQ49/08.01 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực, xuất phát từ thực tế của đơn vị thực tập. Hà Nội, 25 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thế Anh
  • 2. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh ii Lớp: CQ49/08.01 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................................i MỤC LỤC....................................................................................................................................ii DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................................... viii LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM........................................................................................................................ 3 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI................................... 3 1.1.1. Đầu tư và đặc điểm của đầu tư.................................................................................. 3 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................................. 3 1.1.1.1. Khái niệm....................................................................................................................... 3 1.1.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ..................................................................... 4 1.1.3. Các hình thức và xu hướng của đầu tư trực tiếp quốc tế .......................................... 5 1.1.4. Vai trò của FDI ......................................................................................................... 7 1.1.4.1. Đối với nước đầu tư ....................................................................................................... 8 1.1.4.2. Đối với nước nhận đầu tư .............................................................................................. 9 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI .................................................................. 10 1.1.5.1. Nhân tố quốc tế ............................................................................................................ 10 1.1.5.2. Nhân tố trong nước ...................................................................................................... 11 1.2. TỔNG QUAN VỀ SINGAPORE .................................................................................. 16 1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế Singapore ................................................................... 16 1.2.2. Khái quát quan hệ Việt Nam – Singapore .............................................................. 19 1.2.2.1. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Singapore ......................................................... 19
  • 3. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh iii Lớp: CQ49/08.01 1.2.2.2. Quan hệ hợp tác thương mại – đầu tư giữa Việt Nam - Singapore.............................. 19 1.3. KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ SINGAPORE CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM ............................ 21 1.3.1. Kinh nghiệm các nước ............................................................................................ 21 1.3.1.1. Kinh nghiệm từ Trung Quốc........................................................................................ 21 1.3.1.2. Kinh nghiệm Thái Lan................................................................................................. 23 1.3.1.3. Kinh nghiệm từ Indonesia............................................................................................ 24 1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam ................................................................................... 25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM . 28 2.1. TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1988 – 2014....................................................................................................................................... 28 2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng ................................................................................ 28 2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư ........................................................................................ 31 2.1.2.1. Theo ngành................................................................................................................... 31 2.1.2.2. Theo địa phương.......................................................................................................... 32 2.1.2.3. Theo hình thức đầu tư .................................................................................................. 32 2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA........................................................................................................................... 34 2.2.1. Tổng quan về quy mô, tốc độ đầu tư....................................................................... 34 2.2.3. Cơ cấu theo địa phương.......................................................................................... 40 2.2.4. Theo hình thức đầu tư ............................................................................................. 42 2.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA ............................................................................. 44 2.3.1. Những thành tựu đạt được ...................................................................................... 44 2.3.2. Những hạn chế tồn tại............................................................................................. 50 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................................ 53
  • 4. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh iv Lớp: CQ49/08.01 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM ......................................................................................................................................... 55 3.1. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM ..................... 55 3.1.1. Định hướng thu hút FDI của Việt Nam đến năm 2020 ........................................... 55 3.1.2. Định hướng thu hút FDI của Singapore vào Việt Nam .......................................... 57 3.2. GIẢI PHÁP THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM ........................... 59 3.2.1. Nhóm giải pháp về hệ thống pháp luật, chính sách ưu đãi đầu tư ..................... 59 3.2.2. Nhóm giải pháp về cải cách hành chính............................................................. 60 3.2.3. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng......................................................... 61 3.2.4. Nhóm giải pháp về đội ngũ lao động.................................................................. 61 3.2.5. Định hướng phát triển rõ ràng từng ngành, từng lĩnh vực................................. 63 3.2.6. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ......................................................... 63 3.2.7. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư ..................................................................... 63 3.2.8. Nhóm giải pháp về ngoại giao............................................................................ 64 KẾT LUẬN............................................................................................................................... 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 67
  • 5. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh v Lớp: CQ49/08.01 DANH MỤC VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT ASEAN Association of South – East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BCC Business CooperationContract Hợp đồng hợp tác kinh doanh BTO Build – Transfer - Operation Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh BOT Build – Operation - Transfer Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BT Build - Transfer Hợp đồng xây dựng - chuyển giao DN Doanh nghiệp ĐTNN Đầu tư nước ngoài FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế IT Information Technology Công nghệ thông tin KCN Khu công nghiệp KHCN Khoa học công nghệ ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức
  • 6. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh vi Lớp: CQ49/08.01 OECD Organization for Economic Co-operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNCs Transnational corporation Công ty xuyên quốc gia UBND Ủy ban nhân dân WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  • 7. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh vii Lớp: CQ49/08.01 DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu đồ 1.1: Tình hình biến động GDP của Singapore giai đoạn 2012 đến quý I năm 2015 ......................................................................................................17 Biểu đồ 2.1. Tình hình phân bổ vốn FDI vào Việt Nam qua các năm................31 Biểu đồ 2.2: Lượng vốn các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam tính đến tháng 3/2015...........................................................................................................34 Biểu đồ 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore theo hình thức đầu tư (tính đến tháng 1/2015) ..................................................................................42
  • 8. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh viii Lớp: CQ49/08.01 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tình hình tăng trưởng GDP của một số nước Châu Á năm 2014.......17 Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2014 .........29 Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác chủ yếu .........33 Bảng 2.3: Thống kê vốn đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014...................................................................................................35 Bảng 2.4: Tình hình đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam theo cơ cấu ngành tính đến 2/2015....................................................................................37 Bảng 2.5: Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore theo địa phương tính đên cuối tháng 2/2015 ..................................................................40 Bảng 3.1: Một số TNCs mục tiêu....................................................................58
  • 9. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 1 Lớp: CQ49/08.01 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hóa đang trở thành một trong những xu thế chủ yếu của nền kinh tế thế giới. Hầu hết các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, cắt giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Điều này khiến cho việc trao đổi hàng hóa,cũng như luân chuyển các nhân tố sản xuất như vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn. FDI là nguồn vốn có vai trò trực tiếp tác động đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cả về số lượng và chất lượng. Trong các đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hiện nay, Singapore vẫn luôn được đánh giá là một trong những nhà đầu tư quan trọng hang đầu và đầy tiềm năng đối với Việt Nam. Việc thu hút được nhiều và có các biện pháp để sử dụng hiệu quả các dự án đầu tư FDI từ Singapore sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích lâu dài. Tuy nhiên, lượng vốn FDI của Singapore đưa vào Việt Nam trong thời gian vừa qua vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của đất nước này, cũng như vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong vấn đề thu hút FDI của Singapore vào Việt Nam. Với mục đích đưa ra những quan điểm và nhận xét để góp phần hoàn thiện các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam trong thời gian tới, em đã quyết định chọn đề tài “ Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Singapore vào Việt Nam ”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài  Phân tích thực trạng về hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam  Chỉ ra những thành tựu và hạn chế của việc thu hút FDI của Singapore vào Việt Nam trong thời gian qua.  Đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam trong thời gian tới.
  • 10. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 2 Lớp: CQ49/08.01 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài  Đối tượng nghiên cứu là hoạt động thu hút FDI của Singapore đầu tư vào Việt Nam  Phạm vi nghiên cứu :  Phạm vi không gian: là tình hình thu hút đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam  Phạm vi thời gian : trong 10 năm trở lại đây 4.Phương pháp nghiên cứu của đề tài  Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử.  Phương pháp phân tích tổng hợp.  Phương pháp thống kê toán. 5.Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, danh mục, kết luận, tài liệu tham khảo bài viết được chia làm ba chương : Chương 1: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và mối quan hệ ngoại giao giữa Singapore và Việt Nam Chương 2:Thực trạng thu hút FDI từ Singapore vào Việt Nam Chương 3:Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút FDI từ Singapore vào Việt Nam trong thời gian tới
  • 11. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 3 Lớp: CQ49/08.01 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Đầu tư và đặc điểm của đầu tư Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế - xã hội. Đặc điểm của đầu tư: - Tính sinh lời: Đầu tư là hoạt động tài chính (đó là việc sử dụng tiền vốn nhằm mục đích thu lại một khoản tiền có giá trị lớn hơn khoản tiền đã bỏ ra ban đầu). - Thời gian đầu tư thương tương đối dài: Những hoạt động kinh tế ngắn hạn trong vòng một năm thường không gọi là đầu tư. - Tính rủi ro cao: Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn trong hiện tại nhằm thu được lợi ích tương lai. Mức độ rủi ro càng cao khi nhà đầu tư bỏ vốn ra nước ngoài. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1.1. Kháiniệm Xuất phát từ nhiều khía cạnh, góc độ, quan điểm khác nhau, hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về FDI: - Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (1977): “Đầu tư trực tiếp ám chỉ số đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một hãng hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư, mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả trong công việc quản lý hãng đó”.
  • 12. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 4 Lớp: CQ49/08.01 - Theo Luật Đầu tư 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. - Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa về FDI như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” chi nhánh công ty. Như vậy, mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về FDI , song ta có thể đưa ra một khái niệm tổng quát nhất, đó là: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư dài hạn, trong đó chủ đầu tư trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Đồng thời, nhà đầu tư cũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án”. 1.1.1.2. Đặcđiểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm cơ bản sau: - Trong thời gian sử dụng vốn đầu tư, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn luôn thuộc về chủ đầu tư. Nhà đầu tư chụi trách nhiệm hoàn toàn về kết quả đầu tư. Hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của chủ đầu tư. - Các chủ đầu tư nước ngoài phải góp một số vốn tối thiểu theo quy định của Luật đầu tư. Mức độ góp vốn và hình thức đầu tư quyết định vị trí của nhà
  • 13. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 5 Lớp: CQ49/08.01 đầu tư trong doanh nghiệp, quyết định địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh: Sau khi trừ đi thuế và các khoản đóng góp cho nước nhận đầu tư nhà đầu tư nước ngoài nhận được phần lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định. Chủ đầu tư nước ngoài có thể tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới do lợi dụng được các yếu tố lợi thế và tránh được hàng rào thương mại của nước chủ nhà. Nhưng có thể gặp rủi ro vì quá trình đầu tư chịu tác động của những yếu tố biến động về kinh tế trên thị trường và yếu tố biến động về chính trị - xã hội của nước chủ nhà.Chủ đầu tư sẽ lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với điều kiện, trên cơ sở kỳ vọng vào lợi ích tối đa khi đầu tư vốn. - Trên góc độ của nước nhận đầu tư: đây là dòng vốn kinh doanh, có tính ổn định cao, thời hạn đầu tư dài, quá trình trao đổi vốn thường gắn liền với chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý - kinh doanh. Khai thác nguồn vốn này giúp khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện khai thác tốt hơn lợi thế trong nước, mở rộng cạnh tranh,… thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng thu cho ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,… - Việc tiếp nhận FDI không ảnh hưởng tới nợ Chính phủ, nên các Chính phủ có xu hướng điều chỉnh luật pháp, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, khuyến khích hình thức đầu tư này để tăng nguồn lực cho phát triển sản xuất trong nước. 1.1.3. Các hình thức và xu hướng của đầu tư trực tiếp quốc tế Hiện nay trên thế giới, FDIđược thực hiệnbởikhá nhiều hình thức khác nhau - Hợp đồng hợp tác kinh doanh ( Business Cooporation Contract – BCC)
  • 14. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 6 Lớp: CQ49/08.01 Đây là hình thức được coi là đơn giản nhất của FDI. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ cùng với cơ sở kinh tế của nước sở tại ký kết hợp đồng cùng nhau phối hợp thực hiện sản xuất kinh doanh những mặt hàng nào đó và mỗi bên sẽ đảm nhiệm những khâu công việc nhất định. Hình thức này không dẫn tới việc thành lập doanh nghiệp mới và tận dụng ngay những thế mạnh sẵn có của mỗi bên, từ nguồn nguyên liệu, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nhân công…cho đến thị trường tiêu thụ. Các hợp đồng thường có thời hạn vừa phải, phổ biến là khoảng 1 năm. Trường hợp nếu chúng vẫn có khả năng tiếp tục thực hiện tốt thì có thể được gia hạn thêm. - Liên doanh (Joint Venture – JV) Đây là hình thức đầu tư được thực hiện khá phổ biến ở các thị trường mới nổi. Để thực hiện hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ liên kết với một hoặc một số đối tác của nước sở tại, cùng nhau góp vốn hình thành doanh nghiệp mới để tiến hành sản xuất kinh doanh. Hình thức này có ưu điểm là phát huy được thế mạnh của mỗi bên tham gia liên doanh. Tuy vậy cũng không hiếm những trường hợp sau một thời gian đi vào hoạt động đã nảy sinh những bất đồng về lợi ích, về quan điểm kinh doanh…và hậu quả là liên doanh bị tan vỡ. - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ( FDI Enterprise) Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay trên thế giới. Theo hình thức này, doanh nghiệp mới đựơc thành lập với 100% vốn là của nhà đầu tư nước ngoài. Cũng từ đó, nhà đầu tư nước ngoài quyết định toàn bộ các vấn đề liên quan đến sự hoạt động và phát triển của doanh nghiệp, từ quy mô doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh…đến thị trường tiêu thụ. Điều này đã cắt nghĩa tại sao hình thức này lại được các nhà đầu tư ưa thích.
  • 15. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 7 Lớp: CQ49/08.01 - Hợp đồng xây dựng – chuyển giao ( Building – Transfer, BT), xây dựng – khai thác – chuyển giao ( Building – Operation – Transfer, BOT)… Những hình thức đầu tư này được thực hiện phổ biến trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, như đường sá, cầu cống…Tuy vậy trong những năm gần đây chúng cũng được thực hiện bởi FDI. Để thực hiện các hợp đồng BOT, BT…nhà đầu tư thường lập các dự án theo đơn đặt hàng của nước sở tại. Trong hình thức BT, sau khi đầu tư xong nhà đầu tư chuyển giao lại cho bên đặt hàng sở tại khai thác, sử dụng hầu hết theo phương thức “chìa khoá trao tay” để thu lại vốn đầu tư và lợi nhuận. Còn trong hình thức BOT, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư được quyền khai thác, sử dụng công trình trong một thời gian nhất định nhằm thu hồi lại vốn đầu tư và một lượng lợi nhuận thoả đáng, sau đó chuyển giao lại cho cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại quản lý và tiếp tục khai thác, sử dụng. Ngoài các hình thức trên đây, FDI còn có thể được thực hiện bằng một số hình thức khác, như sáp nhập hoặc mua lại các cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có ở nước ngoài, hoặc tham gia mua cổ phần của các công ty nước ngoài với khối lượng đủ lớn để có thể tham gia trực tiếp vào tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty này. 1.1.4. Vai trò của FDI Do FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân nên FDI ít lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa hai bên. Mặt khác bên nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý sản xuất, kinhh doanh nên mức độ khả thi của dự án khá cao, đặc biệt là trong việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu. Do quyền lợi gắn chặt với dự án, họ quan tâm tới hiệu quả kinh doạnh nên có thể lựa chọn công nghệ thích hợp, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề của công nhân. Vì vậy, FDI ngày
  • 16. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 8 Lớp: CQ49/08.01 càng có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở các nước đầu tư và các nước nhận đầu tư. 1.1.4.1. Đốivới nước đầu tư a. Tác động tích cực Nếu chủ đầu tư là Chính phủ, thông qua đầu tư quốc tế để bành trướng sức mạnh về kinh tế, nâng cao uy tín chính trị, hoặc ràng buộc nước nhận vốn vào quỹ đạo phát triển của họ. Nếu chủ đầu tư là tư nhân, đầu tư quốc tế, sẽ giúp tăng tỷ suất lợi nhuận, thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài mà các nước đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước, chuyển giao công nghệ cũ nhằm kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm ở nước ngoài. b. Tác động tiêu cực Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro do biến động bất thường của môi trường đầu tư như: sự thay đổi chính sách của nước tiếp nhận đầu tư, thay đổi về chính trị, xã hội ảnh hưởng xấu tới đầu tư. Đâù tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp nước đầu tư sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn trong môi trường mới về chính trị, sự xung đột vũ trang của các tổ chức trong các quốc gia hay những tranh chấp nội bộ của quốc gia hay đơn thuần chỉ là sự thay đổi trong chính sách và pháp luật của quốc gia tiếp nhận… tất cả những điều đó đều khiến cho các doanh nghiệp có thể rời vào tình trạng mất tài sản cơ sở hạ tầng. Do vậy mà họ thường phải đầu tư vào các nước ổn định về chính trị cũng như trong chính sách và môi trường kinh tế.
  • 17. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 9 Lớp: CQ49/08.01 1.1.4.2. Đốivới nước nhận đầu tư a. Tác động tích cực Đối với các nước kinh tế phát triển, FDI có tác dụng lớn trong việc giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội như thất nghiệp và lạm phát,…Qua FDI các tổ chức kinh tế nước ngoài mua lại những công ty doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giúp cải thiện tình hình thanh toán và tạo công ăn việc làm cho người lao động. FDI còn tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi ngân sách, tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại, giúp người lao động và cán bộ quản lý học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước khác. Đối với các nước đang phát triển: FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế thông qua việc tao ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động, giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở những nước này. FDI giúp các nước đang phát triển khắc phục được tình trạng thiếu vốn kéo dài. Nhờ vậy mà mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển to lớn với nguồn tài chính khan hiếm được giải quyết, đặc biệt là trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Theo sau FDI là máy móc thiết bị và công nghệ mới giúp các nước đang phát triển tiếp cận với khoa học-kỹ thuật mới. Quá trình đưa công nghệ vào sản xuất giúp tiết kiệm được chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triển trên thị trường quốc tế. Cùng với FDI, những kiến thức quản lý kinh tế, xã hội hiện đại được du nhập vào các nước đang phát triển, các tổ chức sản xuất trong nước bắt kịp phương thức quản lý công nghiệp hiện đại, lực lượng lao động quen dần với phong cách làm việc công nghiệp cũng như hình thành dần đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi. FDI giúp các nước đang phát triển mở cửa thị
  • 18. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 10 Lớp: CQ49/08.01 trường hàng hoá nước ngoài và đi kèm với nó là những hoạt động Marketing được mở rộng không ngừng. FDI giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế các công ty nước ngoài. Từ đó các nước đang phát triển có nhiều khả năng hơn trong việc huy động nguồn tài chính cho các dự án phát triển. b. Tác động tiêu cực Nếu không có biện pháp quản lý tốt có thể sẽ tăng ô nhiễm môi trường, tạo sự lệ thuộc về kinh tế - chính trị, tạo gánh nặng nợ cho tương lai, có thể tác động đến khủng hoảng tiền tệ do hiện tượng rút vốn đầu tư ồ ạt của chủ đầu tư nước ngoài khi có biến động xấu của thị trường trong nước; các doanh nghiệp trong nước có thể bị thôn tính bởi chủ đầu tư nước ngoài mạnh về tiềm lực kinh tế và giàu kinh nghiệm kinh doanh 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI 1.1.5.1. Nhântố quốc tế  Thứ nhất, Xu hướng hợp tác và cạnh tranh trong khu vực và quốc tế Trong những năm gần đây, môi trường kinh tế đã có những biến đổi quan trọng.Các quốc gia ngày càng có xu hướng tham gia sâu rộng vào các tổ chức kinh tế quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Qúa trình toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp, tạo ra sự di chuyển theo xu hướng tự do đối với luồng vốn, hàng hóa và dịch vụ trên phạm vi toàn cầu. Các quốc gia đang trong quá trình chạy đua để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, để tăng cường khả năng cạnh tranh trong thu hú FDI, ngày càng có
  • 19. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 11 Lớp: CQ49/08.01 nhiều quốc gia điều chỉnh chính sách và môi trường đầu tư để tạo sự hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài các chính sách ưu đãi, các yếu tố thúc đẩy thu hút đầu tư còn phụ thuộc vào những yếu tố quan trọng trong nội tại của quốc gia nhận đầu tư như: nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, sự phát triển của khoa học công nghệ,… Do đó, các quốc gia phải có sự cạnh tranh lẫn nhau, nhất là những nước có điều kiện tương đối tương đồng nhau nhưng môi trường đầu tư khác nhau.  Thứ hai, xu hướng tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế Các quốc gia đang chuyển dần sang thực hiện chính sách tự do hóa, mở cửa thị trường và loại bỏ những cơ chế điều hành cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên thế giới, hầu như không còn tình trạng thị trường đơn nhất ngay ở cả các nước phát triển, thị trường nội địa của các nước gắn liền với thị trường thế giới, là một bộ phận của thị trường thế giới. Điều kiện tự do hóa thương mại đã tạo ra thị trường thông thoáng cho sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, tạo điều kiện toàn cầu hóa tiến triển nhanh hơn. Các nước thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của mình thông qua thị trường quốc tế. Qúa trình tự do hóa đang có xu hướng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đầu tư và thương mại. 1.1.5.2. Nhântố trong nước Cùng môi trường quốc tế, những nước có điều kiện thuận lợi và ổn định, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng di chuyển vốn đến những nước đó nhằm mục đích tạo lợi nhuận cao và ổn định. Những nhân tố trong nước ảnh hưởng đến thu hút FDI bao gồm:  Thứ nhất, Môi trường chính trị- xã hội
  • 20. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 12 Lớp: CQ49/08.01 Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.Tình hình chính trị không ổn định, đặc biệt là thể chế chính trị (đi liền với nó là sự thay đổi luật pháp) thì mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi.Hậu quả là lợi ích của các nhà ĐTNN bị giảm (họ phải gánh chịu một phần hay toàn bộ các thiệt hại đó) nên lòng tin của các nhà đầu tư bị giảm sút. Mặc khác, khi tình hình chính trị - xã hội không ổn định, Nhà nước không đủ khả năng kiểm soát hoạt động của các nhà ĐTNN, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt động theo mục đích riêng, không theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của nước nhận đầu tư. Do đó hiệu quả sử dụng vốn FDI rất thấp. Kinh nghiệm cho thấy, khi tình hình chính trị -xã hội bất ổn thì các nhà đầu tư sẽ ngừng đầu tư hoặc không đầu tư nữa. Chẳng hạn, tình hình chính trị bất ổn ở Ucraina thời gian qua mà nguyên nhân lớn nhất có thể coi là ảnh hưởng từ phía chính quyền Liên Bang Nga, khiến nhiều nước phương Tây và Hoa Kì đã áp đặt lệnh trừng phạt lên nền kinh tế Nga, mặc dù Nga là một thị trường có nhiều tiềm năng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế Nga, ta có thể thấy rõ qua sự sụt giảm giá dầu thô và các chế phẩm từ dầu thô trong thời gian qua mà dầu mỏ là thế mạnh của nền kinh tế Nga từ trước tới nay, cùng với đó tâm lí các nhà đầu tư đã và đang có ý định đầu tư vào thị trường rộng lớn này cũng bị sụt giảm rất nhiều..Tuy nhiên, nếu Chính phủ thực hiện chính sách cởi mở hơn nữa thì chỉ làm giảm khả năng thu hút các nhà ĐTNN, cá biệt có trường hợp trong chiến tranh vẫn thu hút được FDI song đó chỉ là trường hợp ngoại lệ đối với các công ty thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự muốn tìm kiếm cơ hội buôn bán các phương tiện chiến tranh hoặc là sự đầu tư của chính phủ thông qua hình thức đa phương hoặc song phương nhằm thực hiện mục đíchriêng. Rõ ràng,
  • 21. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 13 Lớp: CQ49/08.01 trong trường hợp này, việc sử dụng FDI không đem lại hiệu kinh tế - xã hội cho nước tiếp nhận đầu tư.  Thứ hai, Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô. Đây là điều kiện tiên quyết của mọi quyết định đầu tư. Điều này đặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài. Để thu hút được FDI, nền kinh tế địa phương phải đảm bảo sự an toàn cho dòng vốn đầu tư, và là nơi có khả năng sinh lợi cao hơn các nơi khác. Sự an toàn đòi hỏi môi trường vĩ mô ổn định, hơn nữa phải giữ được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định thì mới có điều kiện sử dụng tốt FDI. Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được đánh giá thông qua tiêu chí: chống lạm phát và ổn định tiền tệ. Tiêu chí này được thực hiện thông qua các công cụ của chính sách tài chính tiền tệ như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các công cụ thị trường mở đồng thời phải kiểm soát được mức thâm hụt ngân sách hoặc giữ cho ngân sách cân bằng.  Thứ ba, Hệ thống pháp luậtđồng bộ và hoàn thiện, bộ máyquản lý nhà nước có hiệu quả. Môi trường pháp luật là bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động FDI.Một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu là một trong những yếu tố tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng và hỗ trrợ chocác nhà ĐTNN. Vấn đề mà các nhà ĐTNN quan tâm là: - Môi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tư nhân được pháp luật bảo đảm. - Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài.
  • 22. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 14 Lớp: CQ49/08.01 - Quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất,...Bởi yếu tố này tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận. Nếu các quy định pháp lý bảo đảm an toàn về vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá khi hoạt động đầu tư không phương hại đến an ninh quốc gia, bảo đảm mức lợi nhuận cao và việc di chuyển lợi nhuận về nước thuận tiện thì khả năng thu hút FDI càng cao. Do vậy, hệ thống pháp luật phải thể hiện được nội dung cơ bản của nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ quốc tế. Đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý tạo niềm tin cho các nhà ĐTNN. Bên cạnh hệ thống văn bản pháp luật thì nhân tố quyết định pháp luật có hiệu lực là bộ máy quản lý nhà nước. Nhà nước phải mạnh với bộ máy quản lý gọn nhẹ, cán bộ quản lý có năng lực, năng động,có phẩm chất đạo đức. Việc quản lý các dự án FDI phải chặt chẽ theo hướng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư song không ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.  Thứ tư, Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút FDI và cũng là nhân tố thúc đẩy hoạt động FDI diễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi ra quyết định. Quốc gia có hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông, năng lượng, hệ thống cấp thoát nước, các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng... tạo điều kiện cho các dự án FDI phát triển thuận lợi. Mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố này phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia và tạo môi trường đầu tư hấp dẫn.Trong quá trình thực hiện dự án, các nhà đầu tư chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh, thời gian thực hiện các dự án được rút ngắn, bên cạnh đó việc giảm chi phí cho các khâu vận chuyển, thông tin...sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư.
  • 23. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 15 Lớp: CQ49/08.01  Thứ năm, Hệ thống thị trường đồng bộ, chiến lược phát triển hướng ngoại. Hoạt động kinh doanh muốn đem lại hiệu quả cao thì phải diễn ra trong môi trường thuận lợi, có đầy đủ các thị trường: thị trường lao động, thị trường tài chính, thị trường hàng hoá - dịch vụ...Các nhà ĐTNN tiến hành sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà nên đòi hỏi ở nước này phải có một hệ thống thị trường đồng bộ, đảm bảo cho hoạt động của nhà đầu tư được tồn tại và đem lại hiệu quả. Thị trường lao động là nơi cung cấp lao động cho nhà đầu tư. Thị trường tài chính là nơi cho nhà đầu tư vay vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh và thị trường hàng hoá - dịch vụ là nơi tiêu thụ sản phẩm, lưu thông hàng hoá, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Hệ thống thị trường này sẽ đảm bảo cho toàn bộ quá trìng hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi - từ nguồn đầu vào đến việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại là thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu. Mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh với các quốc gia khác tạo điều kiện cải thiện cán cân thương mai, chiếm được lòng tin của các nhà đầu tư.  Thứ sáu, chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn lao động vừa là nhân tố để thu hút vừa là nhân tố sử dụng có hiệu quả FDI. Bởi con người có khả năng hợp tác kinh doanh cao, trình độ lao động phù hợp với yêu cầu, năng lực quản lý cao thì sẽ tạo ra năng xuất cao. Bên cạnh đó, các nhà ĐTNN sẽ giảm một phần chi phí đào tạo và bớt được thời gian đào tạo nên tiến độ và hiệu quả của các dự án sẽ đạt đúng theo mục tiêu đề ra. Trình độ thấp kém sẽ làm cho nước chủ nhà thua thiệt, đặc biệt là ở các khâu của quá trình quản lý hoạt động FDI. Sai lầm của các cán bộ quản lý nhà nước có thể làm thiệt hại về thời gian, tài chính cho nhà ĐTNN và cho nước chủ nhà. Vì vậy,
  • 24. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 16 Lớp: CQ49/08.01 nước chủ nhà phải tích cực nâng cao trình độ dân trí của người lao động để không chỉ có nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến mà còn nâng cao kỹ thuật quản lý kinh tế.  Thứ bảy, Tình hình kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới. Tình hình này tác động đến không chỉ các nhà đầu tư đang tìm kiếm đối tác, mà còn tới cả các dự án đang triển khai. Khi môi trường kinh tế chính trị trong khu vực và thế giới ổn định, không có sự biến động khủng hoảng thì các nhà dầu tư sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư ra bên ngoài và các nước tiếp nhận đầu tư có thể thu hút được nhiều vốn FDI. Ngược lại, khi có biến động thì các nguồn đầu vào và đầu ra của các dự án thường thay đổi, các nhà đầu tư gặp khó khăn rất nhiều về kinh tế nên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả FDI. Sự thay đổi về các chính sách của nước chủ nhà để phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi các nhà ĐTNN phải có thời gian tìm hiểu và thích nghi với sự thay đổi đó.Hơn nữa, tình hình của nước đầu tư cũng bị ảnh hưởng nên họ phải tìm hướng đầu tư mới dẫn đến thay đổi chiến lược ĐTNN của họ.Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á trong thời gian qua đã làm giảm tốc độ đầu tư FDI vào khu vực này. Hàng loạt các nhà đầu tư rút vốn hoặc không đầu tư nữa vì sợ rủi ro cao. 1.2. TỔNG QUAN VỀ SINGAPORE 1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế Singapore Trong những năm vừa qua, Singapore vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, mức tăng trưởng GDP qua các quý của Singapore có những biến đổi nhất định, tuy rằng không đáng kể. Cụ thể, tình hình biến động về GDP nước này được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:
  • 25. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 17 Lớp: CQ49/08.01 Biểu đồ 1.1: Tình hình biến động GDP của Singaporegiai đoạn 2012 đến quý I năm 2015 Nguồn: www.tradingeconomics.com Với mức tăng trưởng ổn định như vậy, Singapore những năm vừa qua vẫn giữ được vị thế là một trong những nước đứng đầu Đông Nam Á nói riêng, cũng như Châu Á nói chung. Cụ thể: Bảng 1.1: Tình hình tăng trưởng GDP của một số nước Châu Á năm 2014 COUNTRIES GDP Growth Rate Reference Previous Highest Lowest Unit Bahrain 1.74 Aug/14 2.28 2.80 -6.60 percent Bangladesh 6.01 Jun/13 6.32 6.71 4.08 percent China 1.50 Nov/14 1.90 2.50 1.40 percent Hong Kong 0.40 Nov/14 1.40 6.30 -3.40 percent India 1.50 Aug/14 1.30 5.80 -1.90 percent
  • 26. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 18 Lớp: CQ49/08.01 Indonesia -2.06 Nov/14 3.16 3.82 -3.57 percent Israel 1.65 Nov/14 0.05 7.40 -3.40 percent Japan 0.40 Nov/14 -0.60 3.20 -4.00 percent Malaysia 2.00 Nov/14 0.90 5.90 -7.60 percent Philippines 2.50 Nov/14 0.70 3.30 -2.40 percent Qatar 3.90 Aug/14 -0.20 14.40 -23.20 percent Saudi Arabia 2.00 Nov/14 2.40 27.49 -11.10 percent Singapore 4.90 Nov/14 2.60 36.40 -13.00 percent South Korea 0.40 Nov/14 0.90 6.80 -7.00 percent Sri Lanka 7.70 Aug/14 7.80 8.60 1.50 percent Taiwan 1.17 Nov/14 0.90 5.64 -5.07 percent Thailand 1.70 Nov/14 1.20 11.20 -11.10 percent United Arab Emirates 5.20 Dec/13 4.40 9.80 -4.80 percent Nguồn: www.tradingeconomics.com Nhìn vào bảng trên, ta thấy trong những nước Đông Nam Á, Singapore dẫn đầu với mức tăng trưởng GDP là 4.90%, vượt trội so với những nước khác như Malaysia, Philippines…So với các quốc gia khác ở Châu Á, Singapore vẫn đứng ở vị trí trên, chỉ sau các quốc gia ở Trung Đông vốn có nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào như UAE,…
  • 27. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 19 Lớp: CQ49/08.01 1.2.2. Khái quát quan hệ Việt Nam – Singapore 1.2.2.1. Quanhệngoạigiao giữa Việt Nam – Singapore Singapore và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao đã được hơn 40 năm, từ ngày 1/8/1973. Tháng 12/1991, lập Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và tháng 9/1992, Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội được thành lập. Sau khi Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali (7/1992) và trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN tháng 7/1995, quan hệ hai nước chuyển sang một giai đoạn phát triển mới về chất. Singapore rất coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam và Việt Nam trở thành một trong những thị trường chính về hợp tác thương mại, đầu tư của Singapore ở Đông Nam Á. Đặc biệt, trong chuyến thăm làm việc Singapore của Thủ tướng Phan Văn Khải (3/2004), hai bên đã ký "Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21", tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. 1.2.2.2. Quanhệhợp tác thương mại – đầu tư giữa Việt Nam - Singapore Từ 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch hai chiều năm 2000 đạt 3,25 tỷ; năm 2001 đạt hơn 3 tỷ; năm 2002 đạt 3,2 tỷ; năm 2003 đạt 3,9 tỷ USD; năm 2004 đạt 4,9 tỷ USD; năm 2005 đạt 6,4 tỷ USD; năm 2006 đạt 7,7 tỷ USD; năm 2007 đạt 9,8 tỷ USD; năm 2008 đạt hơn 12 tỷ USD. Trong 10 tháng đầu năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế, thương mại hai chiều chỉ đạt khoảng 5 tỷ USD. Ta nhập của Singapore chủ yếu là: xăng dầu các loại, chất dẻo nguyên liệu, kim loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị, hóa chất,… và chủ yếu xuất sang Singapore: dầu thô, hải sản, cà phê, sản phẩm điện tử…
  • 28. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 20 Lớp: CQ49/08.01 + Từ 1998 đến nay, đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam liên tục tăng. Tính đến tháng 12/2014, Singapore có 1.351 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với số vốn đăng ký khoảng 32,7 tỷ USD (vốn thực hiện 20,5 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 62,7%). Vốn đầu tư của Singapore trải đều trong nhiều lĩnh vực: khu công nghiệp, các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng, công nghiệp xây dựng, bất động sản... Nhìn chung, các dự án đầu tư của Singapore hoạt động có hiệu quả cao, đóng góp đáng kể cho giải quyết việc làm, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. + Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) là một trong những khu công nghiệp thành công và hiệu quả nhất Việt Nam. Hai cổ đông chính là SembCorp phía Singapore và Becamex phía Việt Nam cùng hợp tác điều hành Khu công nghiệp. Sau hơn 15 năm phát triển, dự án VSIP tại tỉnh Bình Dương đã mở rộng diện tích ban đầu từ 500 hecta lên 845 hecta và thu hút thành công hơn 347 nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong chuyến thăm Việt Nam (12/2007), Bộ trưởng Cao cấp Gô Chốc Tông đã tham dự Lễ Khởi công Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ tại Bắc Ninh (rộng 700 hecta). Đây là VSIP đầu tiên tại miền Bắc và là dự án thứ ba tại Việt Nam (tiếp theo VSIP 1 và 2 tại tỉnh Bình Dương). VSIP 4 tại Hải Phòng (diện tích khoảng 1.500 hecta) cũng đã được động thổ trong đầu năm 2010.
  • 29. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 21 Lớp: CQ49/08.01 1.3. KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ SINGAPORE CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM 1.3.1. Kinh nghiệm các nước 1.3.1.1. Kinh nghiệm từTrung Quốc Các doanh nghiệp FDI bình quân mỗi năm đóng góp khoảng 30% GDP của Trung Quốc; thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp FDI chiếm hơn 20% tổng thu loại thuế này; tạo khoảng 72.000 việc làm/năm; đóng vai trò quan trọng trong lôi kéo xuất khẩu, thúc đẩy ngoại thương của Trung Quốc. Trong số các quốc gia đầu tư FDI vào Trung Quốc, Singapore là một trong những quốc gia có số vốn đầu tư lớn nhất. Tính đến cuối năm 2014, Trung Quốc được xem là điểm đến hàng đầu về đầu tư đối với các công ty của Singapore tại châu Á, với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rót vào thị trường này là 76,6 tỷ đô la Singapore (tương đương 62,4 tỷ USD). Để thu hút được lượng đầu tư lớn như vậy từ Singapore, chính phủ Trung Quốc đã có những chính sách đúng đắn trong các chính sách và định hướng phát triển kinh tế cũng như ngoại giao. Như đã biết, Trung Quốc và Singapore là hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng trong văn hóa. Đại đa số dân cư Singapore là người Hoa, do vậy các doanh nghiệp Singapore rất am hiểu tình hình thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, Singapore là nền kinh tế đừng đầu khối ASEAN, và cũng là thành viên chủ chốt của cộng đồng này, trong khi Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, cả hai bên luôn ý thức được tầm quan trọng của việc hợp tác đầu tư với nhau để cùng nhau phát triển.
  • 30. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 22 Lớp: CQ49/08.01 Trong giai đoạn 1992 – 2000, Trung Quốc chủ trương xây dựng thể chế kinh tế thị trường, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, mà đặc biệt là từ Singapore, rót vốn vào thị trường trong nước. Từ năm 1995, FDI của các doanh nghiệp nước ngoài vào Trung Quốc, và phần lớn là từ phía Singapore, tập trung vào nhóm ngành công nghiệp, xây dựng (chiếm khoảng 70%), trong đó ngành chế tạo chiếm tỷ trọng lớn… Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào cuối năm 2001, chính sách thu hút FDI của Trung Quốc có sự điều chỉnh phù hợp với các quy định của WTO với việc từng bước mở cửa thu hút đầu tư FDI vào các ngành dịch vụ, bất động sản, tiền tệ… Trong giai đoạn 2010 - 2020, Trung Quốc nêu rõ quan điểm thu hút FDI vào các ngành kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản lý, nhân lực chất lượng cao. Trung Quốc cũng tiến hành sửa đổi bổ sung "Danh mục hướng dẫn ngành nghề đầu tư nước ngoài", đồng thời cho phép chính quyền địa phương được phê chuẩn dự án đầu tư từ 100 triệu USD lên 300 triệu USD. Những chính sách của Trung Quốc luôn gắn liền với thực tiễn phát triển nền kinh tế trong nước, từ phát triển những ngành công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, tài chính ngân hàng đến các ngành yêu cầu đòi hỏi kỹ thuật cao. Từ những đúng đắn về chính sách,nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển. Mức tăng về GDP luôn ở mức 2 chữ số trong hơn 10 năm trở lại đây. Chính nhờ sự phát triển mạnh mẽ như vậy mà Trung Quốc luôn là thị trường đáng tin cậy đối với các nhà đầu tư nước ngoài từ Singapore, bởi thế mạnh của các doanh nghiệp Singapore phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
  • 31. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 23 Lớp: CQ49/08.01 1.3.1.2. Kinh nghiệm TháiLan Tại Thái Lan, thu hút FDI luôn được coi là một trong những nhân tố kích thích quan trọng đối với nền kinh tế. Mặc dù dòng vốn nước ngoài suy giảm do ảnh hưởng của bất ổn chính trị, nhưng nhờ biết cách tập trung vào những lĩnh vực quan trọng như thu hút thêm các dự án chế tạo có giá trị gia tăng cao cũng như các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và sinh thái…, đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành chính, Thái Lan vẫn được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Hơn thế nữa, Thái Lan có thị trường thu hút đầu tư rất cạnh tranh và hấp dẫn trong khu vực châu á. Trong các quốc gia, lãnh thổ đầu tư vào Thái Lan, Nhật Bản có lượng vốn đầu tư lớn nhất với khoảng 7.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại quốc gia này. Hàn Quốc, Trung Quốc ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn FDI vào Thái Lan. Lượng vốn FDI từ các nhà đầu tư Singapore chiếm khoảng 80-90% tổng vốn đầu tư của các nước ASEAN vào Thái Lan. Thống kê cho thấy, FDI từ Singapore vào Thái Lan đầu tư nhiều nhất là lĩnh vực công nghiệp, sau đó là thương mại, bất động sản, xây dựng… Là một nước nhận được lượng vốn lớn từ Singapore, chính phủ Thái Lan đã có những chính sách đúng đắn, khi định hướng phát triển các ngành công nghiệp trong nước phù hợp với thế mạnh của các doanh nghiệp Singapore, tạo hiệu quả lớn trong việc thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư Singapore. Mô hình phát triển quốc gia của Thái Lan được xác định bằng 4 lĩnh vực nền tảng từ thấp lên cao: (1) phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, sản phẩm có giá trị gia tăng cao; (2) phát triển công nghiệp nhẹ, gia công cho nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài; (3) đầu tư công nghiệp nặng như xe hơi, lọc hóa dầu và gia tăng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tại các xưởng sản xuất để tạo
  • 32. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 24 Lớp: CQ49/08.01 ra những sản phẩm tầm cỡ quốc tế; (4) phát triển kinh tế tri thức và kinh tế dịch vụ. 1.3.1.3. Kinh nghiệm từIndonesia Các nguồn vốn FDI đổ vào Indonesia cho đến nay chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó: lĩnh vực giao thông vận tải, kho hàng và viễn thông chiếm 38,6%; lĩnh vực hóa chất và dược phẩm chiếm 10,9%; lĩnh vực thương mại và sửa chữa chiếm 6,5%; lĩnh vực sản xuất kim loại, máy móc và hàng điện tử chiếm 6,1%; lĩnh vực sản xuất xe máy và phương tiện giao thông chiếm 5,4%; và lĩnh vực lương thực chiếm 5,1%. Nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Indonesia là Singapore, tiếp theo là Hà Lan và Nhật Bản. Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Indonesia là nước chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nền kinh tế đứng trước bờ vực sụp đổ do các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ồ ạt. Đứng trước nguy cơ đó, chính phủ Indonesia đã có những bước đi đúng đắn trong cải cách cơ cấu và chính sách kinh tế, đưa nền kinh tế nước này phục hồi một cách nhanh chóng. Thứ nhất, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, kết nối các vùng miền với nhau. Thứ hai, đó là thực hiện quá trình tự do hóa thương mại và kết nối nền kinh tế với thị trường quốc tế, mà gần nhất là một trong 4 con rồng Châu Á, Singapore. Những thay đổi của Indonesia đã tạo ra những kết quả khả quan. Năm 2013, nguồn vốn FDI đổ vào quốc gia này đã đạt mức cao kỷ lục hơn 28 tỷ USD, Singapore đứng thứ 2 trong số các quốc gia đầu tư vào Indonesia với 4.67 tỷ USD. Nói rõ hơn về quá trình kết nối nền kinh tế với thị trường quốc tế, mà cụ thể hơn là với Singapore, Indonesia luôn chú trọng mối quan hệ song phương giữa hai nước, liên tục tăng cường hợp tác về các ngành công nghiệp trọng điểm
  • 33. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 25 Lớp: CQ49/08.01 trong nước, cùng với đó là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Singapore đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, hai nước đã trở thành các đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của nhau, và là động lực cho một sự hợp tác song phương trên tầm cao mới giữa đôi bên. 1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam Từ những bí quyết của các nước châu Á như đã nêu ở trên, để đẩy mạnh việc thu hút FDI, Việt Nam cần thực hiện những giải pháp sau: Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Sửa đổi ngay các nội dung không còn phù hợp, không đồng bộ, thiếu nhất quán, còn bất cập, chưa rõ, bổ sung các nội dung còn thiếu. Đặc biệt, chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư phải được xây dựng theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực, nhất là môi trường đầu tư phải ổn định, có tính tiên lượng và minh bạch. Hai là, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bởi ngành xây dựng vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp Singapore; lựa chọn các dự án tiềm năng hấp dẫn, có tính khả thi cao theo các lĩnh vực ưu tiên để đưa vào danh mục dự án đối tác công - tư (PPP), bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư đối ứng cho các dự án PPP kêu gọi nhà đầu tư từ Singapore. Ba là, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một số ngành, sản phẩm trọng điểm. Đặc biệt, khi lượng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo từ Singapore vào nước ta khá lớn, việc quan trọng đó là phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất tiêu thụ của các doanh nghiệp FDI.Bên cạnh đó, cũng cần phải đặc biệt ưu đãi
  • 34. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 26 Lớp: CQ49/08.01 cho các doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi dự án sản xuất sản phẩm lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ so với các dự án đơn lẻ. Bốn là, bên cạnh việc xúc tiến thu hút vốn FDI mới, cần tăng cường hỗ trợ, ưu đãi tài chính cho các nhà đầu tư Singapore đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam. Cụ thể là: - Thông qua việc áp dụng hệ thống giá cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước thống nhất theo cơ chế “một giá”, như: giá điện, nước, vận tải, bưu điện… - Đổi mới chế độ quy định cho doanh nghiệp lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính theo hướng minh bạch, đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí của doanh nghiệp, như: nộp qua đường bưu điện, hoặc internet có mã tài khoản. Tổ chức triển khai tốt và nghiêm túc quy chế giải quyết các yêu cầu, thủ tục hành chính cho người nộp thuế theo “cơ chế một cửa” để thuận lợi cho người nộp thuế... Năm là, tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Singapore bởi Singapore là một nước có nền khoa học tiên tiến nên cần một lượng lao động có tay nghề để lam việc có hiệu quả. Hoàn thiện các quy định của pháp luật để tăng cường quản lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nước ngoài tại Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, cũng cần tính đến các trường hợp đặc thù và đảm bảo quản lý hiệu quả.
  • 35. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 27 Lớp: CQ49/08.01 KẾT LUẬN CHƯƠNG I Chương 1 đã đi sâu tìm hiểu lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài, bước đầu nhận thức được khái niệm đúng đắn về FDI, bản chất, đặc điểm cũng như các hình thức của FDI. Từ đó thấy được những nhân tố tác động dẫn đến tăng cường thu hút hay cản trở việc đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự cần thiết phải thu hút nguồn vốn này của nước đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh đó, chương 1 cũng giới thiệu khái quát về Singapore, đặc điểm kinh tế cũng như quan hệ giữa Việt Nam và Singapore để thấy được những lợi thế mà Singapore có được, từ đó định hướng mục tiêu thu hút FDI. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đúc rút được các bài học kinh nghiệm của các quốc gia đã có kinh nghiệm thu hút vốn FDI từ Singapore, từ đó làm nền tảng cho quá trình hoạt động thu hút trong thực tiễn ở Việt Nam.
  • 36. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 28 Lớp: CQ49/08.01 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDICỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM 2.1. TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1988 – 2014 2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng Sau 27 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài với việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Việc thu hút, sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua cơ bản đã đáp ứng những mục tiêu đề ra về thu hút vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại. Điều này khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế. Qua 27 năm, kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đến hết năm 2014, nước ta đã cấp giấy phép cho 18.734 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 286.632 triệu USD. Trong đó vốn thực hiện đã giải ngân được 124,146 tỷ USD (chiếm 43% vốn đăng ký). ĐTNN là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước: năm 1995 GDP của khu vực ĐTNN tăng 14,98% trong khi GDP cả nước tăng 9,54%; tốc độ này tương ứng là 11,44% và 6,79% (2000), 13,22% và 8,44% (2005), 8,12% và 6,78% (2010). Tỷ trọng đóng góp của khu vực ĐTNN trong GDP tăng dần, từ 2% GDP (1992), lên 12,7% (2000), 16,98% (2006) và 18,97% (2011).
  • 37. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 29 Lớp: CQ49/08.01 Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2014 Năm Số dự án cấp mới Vốn đăng ký (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) Quy mô dự án (triệu USD) 1988 37 324 8,76 1989 67 526 7,85 1990 107 735 6,87 1991 152 1284 428 8,45 1992 196 2077 575 10,60 1993 274 2829 1118 10,32 1994 372 4262 2241 11,46 1995 415 7925 2792 19,10 1996 372 9635 2938 25,90 1997 349 5955 3277 17,06 1998 285 4873 2372 17,10 1999 327 2282 2528 6,98 2000 391 2762 2398 7,06 2001 555 3265 2225 5,88 2002 808 2993 2884 3,70 2003 791 3172 2723 4,01 2004 811 4534 2708 5,59 2005 970 6840 3300 7,05 2006 987 12004 4100 12,16 2007 1.544 21348 8034 13,83
  • 38. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 30 Lớp: CQ49/08.01 2008 1.171 71726 11500 61,25 2009 1.208 23107 10000 19,13 2010 1.237 19886 11000 16,08 2011 1.090 14683 11000 13,47 2012 1.100 15000 11000 13,64 2013 1.530 22354 11500 14,61 2014 1.588 20233 13500 12,74 Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư – Bộ Kế hoạch và đầu tư Quá trình thu hút vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời kỳ 2009-2014, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài có dấu hiệu suy giảm và chững lại do nền kinh tế Việt Nam vừa vượt qua những khó khăn của năm 2008 lại phải đối mặt với cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu.Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào năm 2009 lập đáy của sự suy giảm. Số lượng dự án quy mô trên 1 tỉ USD đã giảm 50%, chỉ còn 5 dự án, quy mô bình quân 1 dự án cũng chỉ bằng 1/3 của năm 2008. Sau đó là sự phục hồi nhẹ trong năm 2010, làm dấy lên một số lạc quan về triển vọng FDI trong ngắn hạn tuy nhiên nhiều rủi ro và bất trắc vẫn còn tiềm ẩn. Năm 2011 là năm đầy khó khăn và thách thức đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam 15 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2011.Hai năm 2013, 2014 các nhà đầu tư đã đầu tư mạnh vào thị trường Việt Nam với tổng vốn đầu tư mỗi năm trên 20 tỉ USD, báo hiệu một làn sóng đầu tư mạnh mẽ trong thời gian tới.
  • 39. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 31 Lớp: CQ49/08.01 Biểu đồ 2.1. Tình hình phân bổ vốn FDI vào Việt Nam qua các năm Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư – Bộ Kế hoạch và đầu tư Nhìn chung vốn thực hiện trong suốt 27 năm qua chủ yếu thuộc về vốn của bên nước ngoài, luôn chiếm tỷ trọng trên 60% tổng vốn. Vốn của bên nước ngoài chiếm tỷ trọng hơn 80% giai đoạn 1991 – 1999, đến 2000 – 2004 tỷ trọng này càng tăng cao trên 90% và có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây. 2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư 2.1.2.1. Theongành Tính đến năm 2014, các lĩnh vực: Công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; dịch vụ vẫn là những ngành thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể: Công nghiệp chế biến chế tạo với 8465 dự án thu hút được 134 tỷ USD chiếm gần70% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước; kinh doanh bất động sản với 442 dự án đạt 53,2 tỷ USD chiếm 25%; dịch 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Vốn thực hiện Vốn của bên nước ngoài Vốn của bên Việt Nam
  • 40. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 32 Lớp: CQ49/08.01 vụ với 419 dự án đạt 18,6 tỷ USD. Ngoài ra có các ngành như thông tin truyền thông, hợp đồng chuyên môn khoa học công nghệ có số lượng dự án đầu tư lớn nhưng quy mô còn nhỏ lẻ. Các ngành y tế, giáo dục và đào tạo còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư. 2.1.2.2. Theođịa phương Sau 27 năm, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã có mặt tại 64 tỉnh thành phố trên cả nước. Tính lũy kế đến tháng 11/2014, TP Hồ Chí Minhđã thu hút được gần 2.500 dự án với tổng vốn đầu tư là 20 tỷ USD, chiếm 14,4 % tổng số dự án và 14% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu với 291 dự án có tổng vốn đầu tư 26,3 tỷ USD chiếm 13%, Hà Nội với 2461 dự án có tổng vốn đầu tư là 21,2 tỷ USD chiếm 10%, Đồng Nai với 1106 dự án có tổng vốn đầu tư 20,1 tỷ USD chiếm 10% và Bình Dương với 2252 dự án có tổng vốn đầu tư là 17,6 tỷ USD chiếm 8% tổng vốn đầu tư cả nước. Các địa phương như Đắc Nông, Bắc Cạn, Hà Giang có số dự án được đầu tư vào còn ít, số vốn đầu tư thấp. 2.1.2.3. Theohình thức đầu tư Hình thức đầu tư chủ yếu trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 100% vốn nước ngoài. Tính đến năm 2014, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dưới hình thức 100% vốn nước ngoài thu hút được 138,9 tỷ USD với 11429 dự án, chiếm 67%; hình thức liên doanh với 2576 đạt 53,2 tỷ USD chiếm 26%. Các hình thức khác như hợp đồng BOT, BT, BTO; hợp đồng hợp tác kinh doanh… có số lượng dự án ít, nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn đầu tư.
  • 41. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 33 Lớp: CQ49/08.01 2.1.2.4. Theo đối tác đầu tư Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác chủ yếu Tính đến nay đã có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ châu Á. Từ bảng số liệu, ta có thể thấy trong 10 nước có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, có tới 8 nước châu Á. Tiêu biểu là Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư hơn 37 tỷ USD, xếp sau là Nhật Bản cũng gần đạt mốc 37 tỷ USD. Singapore đứng thứ 3 với 1351 dự án với tổng vốn đăng kí là 32,7 tỷ USD. Trung Quốc cũng có mặt trong danh sách ở vị trí thứ 9, với 1089 dự án đăng ký với tổng vốn đầu tư gần 8 tỷ USD. Việc cả 4 con rồng châu Á đầu
  • 42. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 34 Lớp: CQ49/08.01 tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam hứa hẹn một làn sóng đầu tư mạnh hơn nữa, tạo điều kiện cho những sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế trong những năm sắp tới. 2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 2.2.1. Tổng quan về quy mô, tốc độ đầu tư Việt Nam và Singapore đã thiết lập quan hệ ngoại giao hơn 40 năm, trong thời gian đó 2 nước luôn có quan hệ tốt đẹp trong mục tiêu chung phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng. Với vị thế là một trong 4 con rồng châu Á, Singapore luôn biết cách sử dụng những vốn đầu tư một cách hiệu quả, bên cạnh đó cũng không ngừng giúp đỡ những quốc gia đi sau về kinh tế, điển hình là Việt Nam nói riêng, và cả khu vực ASEAN nói chung. Biểu đồ 2.2: Lượng vốn các nước ASEANđầu tư vào Việt Nam tính đến tháng 3/2015 Nguồn:Cụcđầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư 60% 22% 12% 3.50% 1.25% 1.00% 0.15% 0.10% Singapore Malaysia Thái Lan Brunei Indonesia Phillippines Lào Campuchia
  • 43. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 35 Lớp: CQ49/08.01 Qua biểu đồ nhận thấy, dẫn đầu trong khu vực ASEAN đầu tư vào Việt Nam là Singapore với 1353 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 32,7 tỷ USD (chiếm 53% tổng số dự án và 60% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ hai là Malaysia với 484 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 10,7 tỷ USD (chiếm 19,3% tổng số dự án và 22% tổng vốn đầu tư đăng ký). Tiếp theo đó là Thái Lan với 371 dự án; tổng vốn đầu tư đăng ký là 6,7 tỷ USD (chiếm 15,04% tổng số dự án và 12,% tổng vốn đầu tư đăng ký). Còn lại theo thứ tự lần lượt là các nước Brunei, Indonesia, Philippines, Lào và Campuchia. Trong 10 năm trở lại đây, dòng vốn từ Singapore chảy vào Việt Nam tương đối mạnh, cụ thể: Bảng 2.3: Thống kê vốn đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014 Đơn vị: tỷ USD Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Số vốn (lũy kế) 1,02 1,27 1,67 1,86 1,22 1,39 1,55 1,92 3,04 2,8 Số DA (lũy kế) 42 53 69 77 50 57 65 89 105 153 Nguồn: Vụ Tài chính tiền tệ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Từ năm 2005, đầu tư trực tiếp từ Singapore tăng lên nhanh chóng. Đến tháng 10/1993, tức là chỉ trong vòng 2 năm, Singapore đã xếp thứ 9 trong 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Trải qua gần 20 năm, Singapore vẫn giữ vị thế là một trong những quốc gia có lượng vốn đầu tư vào Việt Nam lớn nhất.Trong 2 năm 2005, 2006, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO, do đó chính phủ tích cực mở cửa thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đến năm 2007, Việt Nam chính thức tham gia WTO, đánh dấu mốc thu hút đầu tư mạnh mẽ từ các đối tác bên ngoài, Singapore, đã tham gia đầu tư vào nước ta từ năm 1991, cũng
  • 44. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 36 Lớp: CQ49/08.01 không phải ngoại lệ. Số dự án và vốn đầu tư qua các năm của Singapore năm 2007, 2008 cao vọt so với 2 năm trước, báo hiệu sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Tuy nhiên, sau năm 2008, nền kinh tế thế giới có dấu hiệu tụt dốc, và điển hình là khủng hoảng kinh tế thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài buộc phải hạn chế đầu tư, không chỉ riêng đầu tư ra nước ngoài mà thậm chí là cả trong nước. Từ bảng số liệu, ta có thể thấy rõ trong3 năm từ năm 2009 đến 2011, số dự án và tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Singapore sụt giảm rất nhiều so với đà tăng trưởng của những năm trước đó. Đến năm 2012, nền kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục, các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, và các nhà đầu tư Singapore nói riêng, đã bắt đầu trở lại thị trường Việt Nam. Trong năm 2014, tổng số dự án và vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của Singapore đạt 153 dự án và 2,8 tỷ USD;đến cuối tháng 4/2015, Singapore có 1.405 dự án đầu tư còn hiệu lực ở Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư đạt 33,12 tỷ USD, đứng thứ 3 trong tổng số 103 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, chỉ đứng sau Hàn Quốc và Nhật Bản. Quy mô vốn bình quân một dự án của Singapore đạt khoảng 24 triệu USD; cao hơn so với mức bình quân chung một dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là 14,3 triệu USD/dự án. 2.2.2. Cơ cấu theo lĩnh vực đầu tư Tính lũy kế đến tháng 2/2015, các dự án của Singapore tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm 54% về vốn đầu tư. Tiếp theo là lĩnh vực bất động sản, xây dựng, vận tải kho bãi. Nhìn chung, cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore tại Việt Nam phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • 45. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 37 Lớp: CQ49/08.01 Bảng 2.4:Tìnhhình đầu tư trực tiếp của Singaporevào Việt Nam theo cơ cấu ngành tính đến 2/2015 Chuyên ngành Số dự án Vốn đăng kí (tỉ USD) Kinh doanh BĐS 74 10 CN chế biến – chế tạo 426 13.37 Xây dựng 80 1.86 Nghệ thuật và giải trí 12 1.78 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 25 1.88 Vận tải kho bãi 60 0.707 Y tế và trợ giúp xã hội 11 0.537 Nguồn:Cụcđầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư Từ số liệu trên, ta thấy đầu tư trực tiếp từ Singapore phần lớn tập trung vào công nghiệp chế biến chế tạo. Nguyên nhân là do nước ta có nguồn tài nguyên dồi dào, nguyên vật liệu đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Với vốn đăng ký trung bình mỗi dự án đầu tư vào ngành này khoảng 31,1 triệu USD, có thể thấy các nhà đầu tư Singapore đánh giá khá cao tiềm năng của ngành, cùng với đó là sự đầu tư xứng đáng với tiềm năng đó. Đứng tiếp theo là ngành kinh doanh bất động sản. Đầu tư vào ngành chiếm 30,1% tổng vốn đầu tư đăng ký của các nhà đầu tư của Singapore tại Việt Nam.
  • 46. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 38 Lớp: CQ49/08.01 Đa phần các dự án đầu tư bất động sản là đầu tư vào kinh doanh căn hộ cao cấp, khu đô thị mới… Trong bối cảnh ảm đạm của thị trường bất động sản hiện nay, các nhà đầu tư có xu hướng rụt rè hơn trong việc bỏ vốn đầu tư. Tuy nhiên, vẫn có một số nhà đầu tư lớn thực sự quan tâm và đặt rất nhiều niềm tin vào thị trường màu mỡ này, tiêu biểu là tập đoàn Keppel Land. Với tầm nhìn xa và tiềm lực tài chính vững vàng, tập đoàn BĐS này đã đặt chân vào những thị trường mới nổi từ rất sớm để tìm kiếm các cơ hội đầu tư với chi phí hợp lý nhất. Một nhà đầu tư Singapore khác cũng đã đẩy mạnh giải ngân vào thị trường BĐS Việt Nam trong hơn 2 năm qua là Tập đoàn Mapletree. Ngoài mảng đầu tư kho vận tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore ở Bình Dương và Bắc Ninh, tập đoàn này đã thể hiện rõ quan điểm Việt Nam là một trong những thị trường đầu tư trọng điểm của họ. Theo đó, Việt Nam đứng thứ 5 trong số 8 thị trường châu Á mà Mapletree hiện diện với vốn đầu tư 408 triệu đô Singapore (chỉ sau Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc và Nhật Bản của Mapletree). Cuối năm 2012, tập đoàn này đã mở rộng đầu tư nhà ở khi tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp có dấu hiệu chững lại. Năm 2015, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách kinh tế mới theo hướng thông thoáng, cởi mở hơn chính thức có hiệu lực, nhất là việc sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp,... Các đạo luật này được nhà đầu tư ngoại rất quan tâm và có tác động lớn tới tâm lý của các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam. Đây là một tiến trình đúng đắn đối với sự phát triển của thị trường BĐS Việt Nam Hiện tại, niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường BĐS hiện đã được cải thiện, đặc biệt hành lang pháp lý thông thoáng hơn đang tạo nên nhiều cơ hội cho những nhà đầu tư ngoại. Bên cạnh đó, so với thời gian trước, thị trường BĐS
  • 47. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 39 Lớp: CQ49/08.01 Việt Nam hiện tại đã có những chuyển biến tích cực hơn. Từ ngay sau Tết Nguyên Đán, nhiều chủ đầu tư nội địa đã khẩn trương hoạt động trở nhằm bảo đảm tiến độ đưa sản phẩm ra thị trường và thời hạn bàn giao nhà cho người mua. Đi kèm với ngành bất động sản là ngành xây dựng. Số dự án ở ngành này đứng thứ hai, chỉ sau ngành công nghiệp chế biến chế tạo, tuy nhiên tổng vốn đăng ký lại thấp hơn gần 10 lần. Nguyên nhân là do tuy đầu tư vào nhiều dự án nhưng vốn đầu tư mỗi dự án không quá lớn. Hơn nữa, trình độ quản lý nhân lực của các doanh nghiệp Singapore khá tốt, do đó tiết kiệm được nhiều chi phí không cần thiết. Đó là những nguyên nhân chính giải thích cho tình hình vốn đầu tư nhỏ so với số lượng dự án. Các dự án xây dựng của các nhà thầu Singapore đáp ứng được rất nhiều tiêu chí cả về chất lượng xây dựng, hình thức công trình và giá thành sản phẩm, do đó chiếm được một thị phần nhất định trong ngành xây dựng, điều này cũng là một điểm thu hút các nhà đầu tư đầu tư dự án vào Việt Nam. Qua bảng số liệu cũng có thể thấy sô dự án về y tế và trợ giúp xã hội mà doanh nghiệp FDI của Singapore đầu tư vào Việt Nam là ít nhất trong tổng số các lĩnh vực mà doanh nghiệp FDI của Singapore đầu tư. Nguyên nhân là do nước ta chưa coi y tế là một trong những ngành kinh doanh tiềm năng. Đa phần các bệnh viện trên cả nước là bệnh viện của Nhà nước, từ cấp Trung ương đến cấp địa phương. Các bệnh viện tư nhân và các bệnh viện có vốn đầu tư từ nước ngoài, mặc dù có cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng được các tiêu chuẩn của quốc tế, không thật sự được người dân tin tưởng nhiều do chi phí khám chữa bệnh còn cao, không phù hợp với điều kiện kinh tế của đa phần người dân Việt Nam. Hơn nữa chất lượng đội ngũ y bác sĩ chưa được đảm bảo cũng là một lý do để người dân tìm đến các bệnh viện công. Một số bệnh viện của các nhà đầu tư Singapore tiêu biểu có chất lượng tương đối tốt là Parkway, Raffles…
  • 48. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 40 Lớp: CQ49/08.01 2.2.3. Cơ cấu theo địa phương Bảng 2.5:Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore theo địa phương tính đên cuối tháng 2/2015 (10 địa phương nhận số vốn đầu tư nhiều nhất) STT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) 1 TP Hồ Chí Minh 686 8,938,970,687 2 Hà Nội 219 4,151,639,753 3 Quảng Nam 4 4,064,513,678 4 Bắc Ninh 21 2,782,312,000 5 Bình Dương 186 2,295,519,978 6 Bà Rịa – Vũng Tàu 44 2,090,756,911 7 Thái Nguyên 2 2,021,756,000 8 Đồng Nai 51 1,961,731,929 9 Thừa Thiên – Huế 5 1,175,267,500 10 Hải Phòng 29 725,037,553 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Các dự án đầu tư của Singapore phân bổ tại 44/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam (tính cả khu vực dầu khí ngoài khơi), nhưng số lượng dự án và số vốn tương đối tập trung tại hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thu hút được nhiều dự án của Singapore với 686 dự án và 9 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 49% tổng số dự án và 27% tổng số vốn đăng ký của Singapore tại Việt Nam). Hà Nội đứng thứ hai với 219 dự án và 4,1 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 16% tổng số dự án và 12,6% tổng số vốn đăng ký) Ngoài ra, Quảng Nam, Bắc Ninh, Bình Dương, Bà Rịa –
  • 49. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 41 Lớp: CQ49/08.01 Vũng tàu, Đồng Nai cũng là những tỉnh, thành phố thu hút được nhiều dự án của Singapore. Nhận thấy, các thành phố lớn là nơi thu hút rất nhiều các dự án đầu tư nước ngoài, do có thuận lợi về hệ thống cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí cao, cùng với đó là nguồn lao động dồi dào. Những thành phố trực thuộc tỉnh cũng thu hút đáng kể đầu tư, do sự có mặt của các khu công nghiệp lớn, tiêu biểu như VSIP Bắc Ninh; VSIP I, VSIP II ở Bình Dương; VSIP Quảng Ngãi… Các tỉnh thành cònlại có số lượng dự án và tổng vốn đầu tư rất nhỏ, không đáng kể. Đặc biệt là các tỉnh vùng núi phía bắc như Hà Giang, Sơn La,... không có dự án nào của các doanh nghiệp Singapore được đăng ký. Nguyên nhân là do các tỉnh thành này, với hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được những chỉ tiêu cơ bản, cùng với đó là thu nhập bình quân đầu người tại mỗi tỉnh còn rất thấp (hơn 30% dân số thuộc diện hộ nghèo và rất nghèo), thành phần dân cư trong độ tuổi lao động thường di cư lên các thành phố lớn làm việc, nếu có dự án đầu tư cũng khó tìm được nguồn nhân lực phù hợp. Do đó, rất khó để xuất hiện một dự án đầu tư của Singapore nói riêng, cũng như các nước khác nói chung, tại khu vực này. Tính đến 15/4/2015, Singapore có 37 dự án FDI cấp mới và 12 lượt dự án tăng vốn tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt gần 211,42 triệu USD. Singapore đứng ở vị trí thứ 6/42 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Dự án lớn nhất của Singapore tại Việt Nam trong năm 2015 tính đến thời điểm hiện nay là dự án liên doanh Công ty TNHH Vina Nam Phú, cấp phép ngày 12/3/2015, tổng vốn đầu tư 60,9 triệu USD. Nhà đầu tư phía Singapore là VRSO 1 Holding Pte.,Ltd. Dự án kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng phát triển nhà ở, trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
  • 50. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 42 Lớp: CQ49/08.01 2.2.4. Theo hình thức đầu tư Tính đến tháng 1/2015, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore tại Việt Nam chủ yếu tập trung dưới hình thức 100% vốn nước ngoài, sau đó đến hình thức liên doanh, công ty cổ phần. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư. Cụ thể tình hình được thể hiện ở biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore theo hình thức đầu tư (tính đến tháng 1/2015) Qua biểu đồ trên ta thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore tại Việt Nam theo hình thức 100% vốn nước ngoài có 979 dự án, chiếm 71% tổng số dự án với tổng vốn đầu tư đăng kí hơn 20 tỉ USD (chiếm 63% tổng vốn đầu 63 34 2 1 Hình thức 100% vốn nước ngoài Hình thức liên doanh Hình thức công ty cổ phần Hình thức hợp đồng hợp tác liên doanh và hợp đồng BOT, BT, BTO
  • 51. Học viện tài chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 43 Lớp: CQ49/08.01 tư). Trước đây hình thức liên doanh chiếm ưu thế tuyệt đối trong số 4 hình thức đầu tư, tuy nhiên, càng về gần những năm gần đây, khi hành lang pháp lý và thủ tục hành chính đã được cải tiến rất nhiều, các thủ tục cấp giấy phép đầu tư để thực hiện triển khai các dự án đang từng bước được cải thiện theo xu hướng đơn giản hơn trước, do đó môi trường đầu tư cũng thuận lợi hơn. Các nhà đầu tư nước ngoài với trình độ quản lí nhân lực vượt trội, đã dần lựa chọn sử dụng hình thức đầu tư với 100% vốn nước ngoài. Hình thức này ngày càng có xu hướng gia tăng do nhà đầu tư chủ động trong việc sử dụng vốn đầu tư, có quyền quyết định địa điểm đầu tư, quy mô và lĩnh vực đầu tư phù hợp, đồng thời với đó là quyền tự quản lý, tự quyết định chiến lược kinh doanh cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh hàng ngày một cách kịp thời mà không phải bàn với với cán bộ Việt Nam mà họ cho là khó hợp tác. Việc hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn cho thấy môi trường đầu tư ở Việt Nam tốt hơn. Nó cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư an tâm tin tưởng sản xuất kinh doanh trong một môi trường có triển vọng như ở nước ta. Xếp thứ hai là hình thức liên doanh. Tổng vốn đầu tư của các nhà đầu tư Singapore theo hình thức này vẫn chiếm một phần không nhỏ (34% tổng vốn đăng ký). Nguyên nhân là do những dự án từ thời kì đầu khi Singapore mới gỡ bỏ cấm vận đầu tư vào thị trường Việt Nam, thời điểm đó môi trường đầu tư chưa thuận lợi, các thủ tục triển khai thực hiện còn đòi hỏi nhiều giấy tờ, lại phải thông qua nhiều khâu và rất phức tạp. Trong khi đó các nhà đầu tư Singapore còn ít hiểu biết về các điều kiện - xã hội và pháp luật của Việt Nam, họ thường gặp khó khăn trong việc giao dịch, quan hệ với khá nhiều cơ quan chức năng của Việt Nam để có được đầy đủ các điều kiện triển khai xây dựng cơ bản cũng như thực hiện các dự án đầu tư. Trong hoàn cảnh như vậy, đa số các nhà đầu tư