SlideShare a Scribd company logo
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ hai……ngày 12…..tháng 9.năm.2022
Hoạt động : Nhận biết.
Đề tài : Trò chuyện về lớp học của bé.
I. Mục đích yêu cầu :
- Cháu nhận biết tên lớp học của mình, tên cô giáo, tên một số bạn trrong lớp.
- Nhận biết tên một số đồ chơi, đồ dùng có trong lớp.
- Cháu biết gọi tên các bạn trong lớp, tên cô giáo, một số đồ dùng đồ chơi trong
lớp.
- Cháu biết yêu quý lớp học của mình, ham thích đến lớp.
II. Chuẩn bị:
- Máy caset,băng nhạc.
- Tranh ảnh về lớp mầm non.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô và cháu cùng xem tranh cảnh sinh hoạt của các bạn trong lớp.
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Các con vừa xem tranh các bạn trong lớp ,hôm nay cô cháu mình cùng trèo
chuyện xem trong lớp con có cô giáo tên gì bạn tên gì?
b.Hoạt động 2: Trò chuyện về lớp học của bé.
- Các con có biết các con đang học lớp gì, trường gì không?
- Bây giờ các con cùng đi tham quan lớp mình nhé.
- Cô cho cháu đi vòng quanh lớp giới thiệu và nói công dụng của từng góc chơi
trong lớp, phòng vệ sinh, kệ để cặp, kệ để dép, kệ tivi, đầu máy, máy catset, kệ để
đồ dùng học tập, kệ để nước uống…
- Cô đã giới thiệu cho các con về lớp của chúng ta đấy, các con thấy lớp mình có
đẹp không? Các con có thích đi học không?
c.Hoạt động 3 : Luyện tập.
- Các con có biết tên các cô có trong lớp chưa nào? Lớp các con có mấy cô.
- Bây giờ các con hãy lên chỉ và gọi tên từng góc, từng nơi trong lớp cho cô xem
nào.
- Cô cho cháu lên kể tên các bạn trong lớp.
d.Giáo dục : Các con nhớ đi học đều nhé. Nếu các con đi học đều các con sẽ
được
tham gia đầy đủ vào các hoạt động ở lớp, được chơi với nhiều bạn, chơi với nhiều
đồ chơi. Khi các con đến lớp các con nhớ phải vâng lời cô, chơi hòa đồng với bạn,
biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi ở lớp nhé.
e.Hoạt động 4: Trò chơi “Tìm bạn”.
- Hôm nay các con học rất giỏi đã nhận biết được một số bạn ở trong lớp, bây giờ
cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Tìm bạn”.
- Cô sẽ gọi một bạn lên và bịt mắt lại sau đó cô sẽ gọi bạn khác lên hát một bài cho
bạn đoán xem bạn nào vừa hát.
- Cô quan sát cháu chơi.
3. Hoạt động kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương cháu.
* Đánh giá cuối ngày:
-Cháu biết tên cô giáo tên các bạn trong lớp và trả lời được các câu hỏi của cô .giờ
học cháu tham gia học sôi nổi và ngoan đáng khen.
-Hoạt động chơi :Cháu tham gia chơi ngoan có tiến bộ
-Hoạt động vệ sinh cháu thực hiện có nề nếp
-Hoạt động giờ ăn cháu ăn ngoan có vài cháu biết tự xúc cơm ăn
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ ba……ngày 13…..tháng 9năm.2022
Hoạt động : Vận động
Đề tài : Bò trong đường zích zắc
I. Mục đích yêu cầu :
- Cháu biết trong con đường zích zắc theo yêu cầu của cô
- Cháu biết phối hợp tay chân nhịp nhàng đi không chạm vật
- Cháu biết thường xuyên tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi rộng rãi thoáng mát.
- Băng nhạc, máy caset.
- Vạch chuẩn, con đường con đường zích zắc
III. Tiến trình hoạt động:
- Các con ơi, ông mặt trời đã lên cao rồi cô và các con cùng ra sân tập thể dục nào.
1. Khởi động:
- Cô cho cháu đi bình thường, chạy chậm,nhanh dần, nhanh chậm dần, đứng lại
chuyển đội hình thành vòng tròn.
2. Trọng động:
a.BTPTC: Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC:
- ĐT1: Đưa hai tay ra nắm lấy cái tai lắc lư cái đầu. 2lx2n
- ĐT2: Đưa hai tay ra nắm lấy cái eo lắc lư cái mình. 2lx2n
- ĐT3: Đưa hai tay ra nắm lấy cái chân lắc lư cái đùi 4lx2n
- ĐT4: Hai tay đưa lên cao,xoay một vòng 4lx2n
b.Vận độngcơ bản: Bò trong đường zích zắc
- Các con ơi hôm nay cô và các con mang quà đến nhà tặng sinh nhật cho bạn búp
bê nhé. Có rất nhiều con đường đi đến nhà bạn búp bê, con đường nào cũng rất khó
đi các con phải làm gì để đi đến nhà bạn búp bê nhanh nhất bây giờ. Các con hãy
đi theo cách của mình đi nào.
- Cô thấy cách bò theo con đường zích zắc của nhóm bạn Ngọc là cách bò khéo léo
và đó cũng là cách để đến nhà bạn búp bê nhanh nhất.
- Bây giờ các con xem bạn đi nhé.
- Lần 1 cô không phân tích.
- Lần 2 cô cho cháu đi làm mẫu và phân tích : từ vạch xuất phát khi nghe hiệu lệnh
của cô thì các con bò về phía trước, tránh những hòn đá
- Cô cho 2 cháu khá lên làm mẫu.
- Lần lượt 2 cháu lên thực hiện.
- Cô cho cả lớp lên thực hiện.
- Cô chú ý những cháu nhút nhát để động viên cháu.
- Các con nhìn xem bây giờ con đường sẽ có nhiều hòa đá hơn vậy các con khi bò
nhớ tránh ra nhé.
-Cô cho hai nhóm thi đua bò trong đường zích zắc.
c.Trò chơi : Chuyền banh.
- Các con ơi hôm nay cô đã dạy các con bài vận động gì nào?
- Cô thấy hôm nay bạn nào cũng thực hiện bài vận động bò trong đường zicgs zắc
rất tốt. Bây giờ các con cùng chơi trò chơi “Chuyền banh” với cô nào.
* Cách chơi : -
-Cô cho các cháu đứng thành vòng tròn chuyền banh cho nhau khi kết thúc vòng
chơi các cháu vỗ tay..
- Cô cho cháu chơi vài lần.
3. Hồi tĩnh:
- Các con chơi có vui không, cô thấy các con đã mệt rồi đấy bây giờ các con cùng
cô đi hít thở nhẹ nhàng, xoa bóp tay chân.
* Đánh giá cuối ngày:
-Các cháu mạnh dan tham gia vào bài tập vận động thực hiện đúng kỹ năng.Bên
cạnh vẫn còn một số cháu chưa mạnh dạn khi tham gia chơi cùng các bạn:Cháu
khang,hoàng bảo,bảo an….
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ …5…ngày…15..tháng 9.năm2022
Hoạt động : Tạo hình.
Đề tài :Di màu quả bóng.
I.Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết di màu đều để tạo ra sản phẩm đẹp.
- Rèn sự khéo léo của đôi tay qua hoạt động di màu.
- Cháu biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
II. Chuẩn bị:
- Các hộp màu, sản phẩm của cô, vở tạo hình cho cháu.
- Máy cácset, băng nhạc.
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô và cháu hát bài “Bóng tròn to”.Cô có tranh quả bóng đẹp cho các con xem.
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Hoạt động 1:Giới thiệu bài.
- Cô cho cháu xem tranh mẫu , các con xem cô có tranh gì đây?Đây là bức tranh di
màu bằng tay rất đẹp, các con có thích di màu giống cô không?Hôm nay cô sẽ dạy
các con di màu quả bóng nhé.
b Hoạt động 2:Cô làm mẫu
-Lần một cô làm mẫu cho cháu xem.
-Lần hai cô vừa làm mẫu vừa phân tích: tay trái các con vịn tờ giấy,tay phải cầm
bút và di màu từ ngoài vào trong không lem ra ngoài.
-Cô cho các cháu nhắc lại cách di màu,con hãy di màu quả bóng màu gì con thích.
- Các con hãy di màu quả bóng cho đẹp.
c. Hoạt động 3: Cháu thực hiện.
- Cô gọi vài cháu khá lên làm mẫu cho các bạn xem.
-Các con hãy về bàn di màu quả bóng của mình cho thật đẹp
- Cô cho cả lớp di màu, khi cháu thực hiện cô quan sát và giúp cháu di màu không
bị lem, không làm bẩn áo quần.
- Cô nhận xét sản phẩm và tuyên dương cháu.
3. Kết thúc hoạt động:
-Cô và cháu hát bài “quả bóng xinh”
* Đánh giá cuối ngày:
-Cháu biết cầm bút tô màu nhưng cháu tô chưa đẹp cô rèn thêm cho các cháu mọi
lúc mọi nơi.
-Hoạt động chơi:Cháu biết chơi theo nhóm biết chơi cùng bạn
-Hoạt động vệ sinh cháu biết rữa tay bằng xà phòng
-Hoạt động ăn cháu ăn ngoan vài bạn biết tự xúc cơm ăn (cháu ngân hà,huy
bách,bảo an,…)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ 4 ngày14…..tháng9.năm.2022
Hoạt động : GDAN.
Đề tài : Dạy hát “Lời chào buổi sáng”
I. Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết hát theo cô bài hát “Lời chào buổi sáng”
- Hát thuộc bài hát và hát to rõ lời theo nhịp bài hát.
- Cháu biết chào cô chào bố mẹ khi đi học.
II. Chuẩn bị :
- Băng nhạc
- Lắc xèng.
III. Tiến trình hoạt động :
1.Hoạt động mở đầu:
- Cô cho cháu xem tranh về các bạn đang chào cô và bố mẹ đi học.
2. Hoạt động trọng tâm.
a.Dạy hát “Lời chào buổi sáng”
- Các con xem tranh gì đấy? Khi các con đến lớp các con phải chào ba, mẹ, chào
cô giáo và đó cũng là nội dung bài hát “Lời chào buổi sáng”. Hôm nay cô sẽ dạy
các con hát nhé.
- Các con lắng nghe cô hát bài hát. Cô hát cho cháu nghe lần một không có nhạc.
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
- Bây giờ cô sẽ hát lại cho các con nghe nhé. Cô hát kết hợp trên nền nhạc.
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
b. Luyện tập.
- Cô tập cho cả lớp hát theo cô từng câu.
- Bây giờ các con hát cùng cô nào. Cả lớp hát bài hát 2 lần.
- Cô mời các bạn nam, cô mời các bạn nữ, cô mời cá nhân.
- Các con hát bài gì? Cô cho cả lớp hát lại một lần nữa.
*Giáo dục: Các con ơi khi các con đến trường hay khi đi học về các con nhớ chào
ba, mẹ, cô giáo như vậy mới là bé ngoan dấy.
c. Nghe hát “Vui đến trường”
- Các con hát hay học giỏi, bây giờ cô sẽ hát các con nghe bài hát “Vui đến trường”
- Cô hát cháu nghe bài hát lần 1.
- Lần 2 các cháu cùng đứng lên vận động bài hát theo cô.
3. Hoạt động kết thúc :
- Cô tuyên dương cả lớp.
*Đánh giá cuối ngày :
-Cháu hát thuộc bài hát,hát đúng gia điệu bài hát thích thú khi tham gia học cùng
các bạn
-Hoạt động chơi cháu biết nhập vai chơi dưới sự hướng dẫn cô giáo cùng chơi với
cháu
-Hoạt động ăn và vệ sinh cháu đã thực hiện tốt rắt thích ăn món cá cháu ăn nhanh
gọn gàng
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ 6.ngày17.tháng9.năm2022.
Hoạt động : Làm quen văn học.
Đề tài : Đọc thơ “Yêu mẹ”.
I.Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhớ tên bài thơ và hiểu được nội dung bài thơ “yêu mẹ”
- Cháu đọc thơ diễn cảm, rõ ràng, có thể làm điệu bộ theo lời bài thơ.
- Cháu biết yêu thương mẹ và biết vâng lời đi học không khóc nhè cho mẹ vui.
II.Chuẩn bị :
- Tranh thơ “Yêu mẹ”
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
- Các cháu cùng cô chơi trò chơi dung dăng dung dẽ.
2. Hoạt động trọng tâm:
*. Hoạt động 1: Cô đọc thơ
- Các con nhìn xem cô có gì đây? Bức tranh này vẽ gì? (Cô cho cháu xem bức
tranh vẽ cảnh mẹ nấu ăn bé đến ôm hôn lên má mẹ).
- Cô cũng có một bài thơ nói lên tình cảm của bé đối với mẹ . Đó là bài
thơ “Yêu mẹ” hôm nay cô sẽ dạy các con nhé.
- Cô đọc diễn cảm bài thơ cho cả lớp nghe.
- Lần 2 cô đọc diễn cảm bài thơ kết hợp tranh minh hoạ.
- Các con thấy bài thơ có hay không?
*. Hoạt động 2: Đàm thoại trích dẫn
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Mẹ đi đâu con
-À mẹ đi làm từ sáng sớm mẹ dậy làm gì?
-Mẹ dạy mua thịt cá
-Em bé đã làm gì với mẹ
-Em bé kề má được mẹ làm gì nào?
-Em bé kề má đơực mẹ thơm em bé thật là sung sướng được mẹ yêu
* Giáo dục: Các con hãy yêu thương mẹ là người mẹ yêu thương các con nhất và
luôn mang niềm vui đến cho các con vậy các con phải ngoan để mẹ vui nhé!
*. Hoạt động 3: Dạy đọc thơ
- Các con đã hiểu nội dung bài thơ rồi đấy bây giờ cô sẽ dạy các con đọc thuộc bài
thơ này nhé.
- Cô dạy từng câu cho trẻ đọc 3 lần. Cô luyện tập theo nhóm, cá nhân, cô chú ý sửa
sai cho cháu.
- Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ.
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
3. Hoạt động kết thúc:
- Cô nhận xét tuyên dương cả lớp
* Đánh giá cuối ngày:
-Cháu tự tin tham gia vào giờ học đọc thuộc bài thơ :đến lớp,đọc to rõ ràng diễn
cảm bên cạnh còn vài cháu đọc chưa to rõ :cháu khôi khoa,hà my.nguyên an…
-Hoạt động chơi cháu chơi ngoan có nề nếp biết chơi cùng bạn
.KẾ HOẠCH TÔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ 2 ngày 19 .tháng 9 .năm2022
Hoạt động : Trò chuyện
Đề tài : Bé tập làm cô cấp dưỡng.
I. Mục đích yêu cầu :
- Cháu nhận biết công việc hằng ngày của cô cấp dưỡng.
- Cháu gọi tên được một số công việc hằng ngày của cô cấp dưỡng .
- Cháu biết yêu quý và vâng lời cô cấp dưỡng.
II. Chuẩn bị:
- Máy caset,băng nhạc.
- Một số tranh ảnh vẽ các công việc của cô cấp dưỡng.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô và cháu cùng hát bài “ cô và mẹ”.
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Các con ơi ở nhà các con có ba mẹ khi đến trường các con có ai? Cô giáo
yêu thương và chăm sóc các con giống như mẹ. Các con có biết khi các con
đến trường ai nấu cho các con ăn? Vậy các con có biết các công việc của cô
cấp dưỡng không?Hôm nay cô cháu mình cùng trò chuyện về công việc của
các cô cấp dưỡng ở trường nhé.
b.Hoạt động 2: Trò chuyện về công việc của cô cấp dưỡng.
- Các con nhìn xem cô đang làm gì? Cô cho cháu xem tranh vẽ các công việc
hàng ngày của cô cấp dưỡng.
- Hằng ngày khi các con đến trường các con được ăn những món ăn rất
ngon, được uỗng những ly sũa thơm ngon, thưởng thúc những ly nước cam
nhiều vitamin là do ai làm?
- Các cô cấp dưỡng phải đi từ rất sớm để có thể chế biến thức ăn cho các con
ăn buổi sáng. Cô cấp dưỡng còn pha những ly sũa thơm ngon, ly nước cam
bổ dưỡng cho các con uống. Sau đó cô chế biến đồ ăn trưa, làm yaua cho các
con ăn vào buổi trưa. Buổi chiều khi ngủ dậy các con sẽ được thưởng thức
những tô súp thơm ngon và các con sẽ được uống sữa buổi chiều cũng do
các cô cấp dưỡng pha. Cô cấp dưỡng luôn thay đổi thực đơn hằng ngày giúp
các con ăn ngon miệng hơn.
- Các con có biết cô cấp dưỡng mặc đồ gì không? Khi nấu ăn cô cấp dưỡng
sẽ đeo gì?
- Ngoài nấu ăn cô cấp dưỡng còn làm gì nữa?
- Cô cấp dưỡng còn phải rửa chén, rửa ly và đem đi hấp, đi sấy cho khô.
- Cô cấp dưỡng còn nấu nước cho các con uống hằng ngày nữa đấy.
- Bây giờ bạn nào kể lại cho cô và các bạn nghe khi các con đến lớp các con
thấy cô cấp dưỡng làm những công việc gì?
- Cô lần lượt cho cháu lên kể lại các công việc của cô cấp dưỡng ở trường.
c.Giáo dục : Khi các con đến lớp các con phải biết vâng lời cô và yêu
thương cô giáo của mình nhé.
d.Hoạt động 4: Trò chơi “Thi xem ai nhanh”.
- Hôm nay các con học rất giỏi đã nhận biết được một số công việc của cô
cấp dưỡng bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Thi xem ai nhanh”.
- Cô có rất nhiều rau củ các con hãy chọn rau củ cho cô cấp dưỡng đem về
nấu cho các con ăn, bây giờ cô sẽ chia lớp mình thành hai đội lên chọn rau
củ về cho cô cấp dưỡng nhé. Đội nào chọn nhiều rau củ đội đó thắng.
- Cô quan sát cháu chơi.
3. Hoạt động kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương cháu.
* Đánh giá cuối ngày:
-Cháu biết được những công việc của cô cấp dưỡng và tham gia trả lời bài
sôi nổi.
-ch áu chơi ngoan có nề nếp và xếp hang khi ra vào lớp
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ 3 ngày20.tháng9.năm2022
.Hoạt động : Vận động
Đề tài : Trườn qua chướng ngại vật
I. Mục đích yêu cầu :
- Cháu biết trườn qua chướng ngại vật
- Thực hiện được kỹ năng trườn qua chướng ngại vật:trườn sát ngực xuống
đất,phối hợp tay chân nhịp nhàng khi trườn qua không chạm vào vật.Củng cố kỹ
năng chạy và phản ứng kịp thời qua trò chơi “Thỏ tắm nắng”
- Cháu biết mạnh dạn khi tham gia tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi rộng rãi thoáng mát.
- Băng nhạc, máy caset.
- Vạch chuẩn.
- Chướng ngại vật cao khoảng 30-40cm.
III. Tiến trình hoạt động:
- Các con ơi, ông mặt trời đã lên cao rồi cô và các con cùng ra sân tập thể dục nào.
1. Khởi động:
- Cô cho cháu đi bình thường, chạy chậm,nhanh dần, nhanh chậm dần, đứng lại
chuyển đội hình thành vòng tròn.
2. Trọng động:
a. BTPTC: Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC:
- ĐT1: Đưa hai tay ra nắm lấy cái tai lắc lư cái đầu. 2lx2n
- ĐT2: Đưa hai tay ra nắm lấy cái eo lắc lư cái mình. 2lx2n
- ĐT3: Đưa hai tay ra nắm lấy cái chân lắc lư cái đùi 4lx2n
- ĐT4: Hai tay đưa lên cao,xoay một vòng 4lx2n
b. Vận độngcơ bản: Trườn qua vật cản
- Các con ơi hôm nay cô và các con sẽ đến nhà bạn Mây chơi nhé, muốn đến được
nhà bạn Mây các con phải đi bò trườn qua rất nhiều vật cản các con làm sao qua
được, bây giờ cô cháu mình cùng qua nào.
- Cô cho cháu trải nghiệm trên các con đường. Các con làm sao để qua được con
đường này. Cô thấy có một số bạn trườn qua và đây cũng là cách để qua con đường
này đấy.
- Bây giờ các con xem bạn làm mẫu nhé.
- Lần 1 cô không phân tích.
- Lần 2 bạn vừa trườn cô vừa phân tích : từ vạch xuất phát cô trườn tự do ngực sát
xuống đất,phối hợp tay chân nhịp nhàng trườn qua mà không chạm vào vật đến
nhà bạn mây
- Cô cho 2 cháu khá lên làm mẫu.
- Lần lượt 2 cháu lên thực hiện.
- Cô cho cả lớp lên thực hiện.
- Cô chú ý những cháu nhút nhát để động viên cháu.
c. Luyện tập:
- Cô chia lớp thành hai nhóm trườn qua vật cản lên lấy đồ chơi mang về.
- Cô khuyến khích động viên những cháu yếu kém.
- Các con rất giỏi đã biết trườn qua vật cản rồi đấy. Khi trườn nhớ không chen lấn
với bạn nhé.
d.Trò chơi : Lăn bóng.
- Các con ơi hôm nay cô đã dạy các con bài vận động gì nào?
- Cô thấy hôm nay bạn nào cũng thực hiện bài vận động trườn qua vật cản rất tốt.
- Bây giờ các con cùng chơi trò chơi “Lăn bóng” với cô nào.
* Cách chơi : - Côcho hai cháu bắt cặp với nhau giang rộng chân cháu lăn bóng
qua cho bạn bạn lăn bóng lại.
- Cô cho cháu chơi vài lần.
4. Hồi tĩnh:
- Các con chơi có vui không, cô thấy các con đã mệt rồi đấy bây giờ các con cùng
cô đi hít thở nhẹ nhàng, xoa bóp tay chân.
* Đánh giá cuối ngày:
-Cháu thực hiện đúng kỹ năng bài tập vận động tham gia vào trò chơi tự tin và
mạnh dạn.
-Vẫn còn một số cháu chưa mạnh dạn tham gia vào bài tập vận động cô rèn thêm
cho cháu vào giờ hoạt động chiều.
- Hoạt động vệ sinh và giờ ăn cháu ngoan có nề nếp.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ 4ngày21tháng9.năm.2022
Hoạt động : Làm quen văn học.
Đề tài : Kể chuyện “Đôi bạn nhỏ”.
I.Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhớ tên câu chuyện và hiểu được nội dung chuyện “ Đôi bạn nhỏ”
- Cháu nói và nhớ được tên các nhân vật trong câu chuyện.
- Cháu biết giúp đỡ bạn, biết chơi hòa đồng cùng bạn.
II.Chuẩn bị :
- Mô hình, slay câu chuyện.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
- Các cháu cùng cô hát và vận động theo bài hát “Đàn vịt con”
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Các chú vịt này có dễ thương không các con , hôm nay cô sẽ kể cho các con
nghe câu chuyện về con vịt con gà. Đó là câu chuyện “Đôi bạn nhỏ”.
- Cô kể câu chuyện trên mô hình lần 1.
- Cô kể con nghe câu chuyện gì?
- Bây giờ các con sẽ được gặp lại các nhân vật có trong câu chuyện một lần nữa
nhé.Cô kể chuyện lần 2 trên slay.
b.Hoạt động 2: Đàm thoại trích dẫn
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Bạn gà con và bạn vịt con rủ nhau đi đâu?
-Bạn vịt con xuống ao làm gì? Còn bạn gà con ở trên bờ làm gì?
-Bỗng có con gì xuất hiện? Con cáo làm gì gà con?
-Nghe tiếng gà kêu cứu vịt con đã làm gì để cứu gà con?
-Con cáo có bắt được gà con không?
-Hai bạn gà con và vịt con vui sướng hát như thế nào?
* Giáo dục: các con hãy nhớ khi chơi với bạn các con phải biết giúp đỡ và chơi
hòa đồng với bạn nhé.
c.Hoạt động 3: Trò chơi: Chọn các nhân vật trong câu chuyện.
- Cách chơi : Cháu lên chọn các nhân vật trong câu chuyện dán lên bảng.
- Cô chia làm hai nhóm thi đua.
- Con chọn những nhân vật nào? (Gà con, vịt con và con cáo).
3. Kết thúc hoạt động
- Cô nhận xét tuyên dương cả lớp.
*Đánh giá cuối ngày:
-Các cháu thích thú khi nghe cô kể chuyện,nói được tên các nhân vật có trong câu
chuyện và nhớ tên chuyện.tham gia vào trò chơi vui vẽ mạnh dạn tự tin khi chơi và
học.
-Hoạt động chơi :Cháu chơi ngoan còn vài bạn trai chơi chạy lung tung các góc
-Hoạt động vệ sinh và giờ ăn cháu thực hiện có nề nếp,giờ ăn có cháu nôn do thời
tiết thay đổi,cô giáo báo cho phụ huynh đón cháu về.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ5ngày22tháng9.năm2022.
Hoạt động : GDAN.
Đề tài : Dạy hát “Chào cô cháu về”
I. Mục đích yêu cầu:
-Cháu biết tên bài hát “Chào cô cháu về”,hát thuộc bài hát.
-Cháu hát to rõ lời theo nhịp bài hát.Cháu hiểu nội dung bài hát vafbieets trể hiện
cảm xúc khi nghe hát.
-Cháu chào thưa lễ phép với cô,ba mẹ khi đến lớp và khi về.
II. Chuẩn bị :
- Băng nhạc
- Lắc xèng.
III. Tiến trình hoạt động :
1.Hoạt động mở đầu:
- Cô cho cháu xem tranh các bạn nhỏ đang chào cô.
2. Hoạt động trọng tâm.
a.Dạy hát “Chào cô cháu về”
- Các con xem tranh gì đấy? Khi các con đến lớp mẫu giáo và khi các con đi về các
con phải làm gì?Khi ba mẹ đón các con đi học về các con phải biết chào cô nhé và
hôm nay cô sẽ dạy các con bài hát “Chào cô cháu về” nhạc và lời Văn Chung.
- Các con lắng nghe cô hát bài hát. Cô hát cho cháu nghe lần một không có nhạc.
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
- Bây giờ cô sẽ hát lại cho các con nghe nhé. Cô hát kết hợp trên nền nhạc.
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
b.Luyện tập.
- Bây giờ các con hát cùng cô nào. Cả lớp hát bài hát 2 lần.
- Cô mời các bạn nam, cô mời các bạn nữ, cô mời cá nhân.
- Các con hát bài gì?
- Cô cho cả lớp hát lại một lần nữa.
*Giáo dục: Các con ơi các con phải biết chào người lớn, chào cô khi các con đi
học về như vậy mới là bé ngoan nhé.
c.Nghe hát “Tiếng chào theo em”
- Các con hát hay học giỏi, bây giờ cô sẽ hát các con nghe bài hát “Tiếng chào theo
em”
- Cô hát cháu nghe bài hát lần 1:
- Lần 2 các cháu cùng đứng lên vận động bài hát theo cô.
3. Hoạt động kết thúc :
- Cô tuyên dương cả lớp.
*Đánh giá cuối ngày :
-Cháu thích thú khi học môn âm nhạc,cháu hát thuộc bài hát ,hát đúng gia điệu bài
hát to rõ lời.
-Cũng còn vài cháu hát chưa rõ lời cô rèn thêm cho cháu vào hoạt động chiều
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ 6ngày23tháng9.năm2022
Hoạt động : Nhận biết phân biệt
Đề tài : Nhận biết một và nhiều
I.Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhận biết phân biệt được một và nhiều qua đồ vật đồ chơi
- Cháu phân biệt được một cái muỗng và nhiều cái chén
- Giáo dục cháu biết cất đồ chơi đúng nơi quy định, biết giữ gìn đồ chơi trong lớp.
II. Chuẩn bị:
- Các đồ chơi muỗng chén
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
- Các con cùng cô chơi trò chơi “trời nắng trời tối”
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Hoạt động 1:Giới thiệu bài.
-Các c0n xem cô mang gì đến cho lớp mình?
-Đây là hộp quà cô tặng cho các con ,cô mời một bạn lên mở xem trong hộp quà có
gì nhé!
-Đó là cái muỗng cái chén,con xem có mấy cái muỗng,
-Con xem chỉ có một cái muỗng mà chén thì có nhiều hơn đây là bài học một và
nhiều hơn hôm nay cô dạy các con nhé!
-Các con cùng nói với cô một cái muỗng nhiều cái chén cô cho cháu nói vài lần
- b. Hoạt động 2: Luyện tập.
-Cô chuẩn bị khay muỗng và chén các con hỹ đến mang về
-Khi cô nói có mấy cái muỗng cháu nói một cái muỗng,có nhiều cái chén
-Con hãy đem một cái muỗng để lên bàn
-Còn hai cái chén con hãy chồng lên nhau cùng đem để lên bàn
- c. Hoạt động 3: Trò chơi “dán hình ”
-Cô có nhiều hình tròn màu vàng và hình tròn màu đỏ
-Con hãy lên chọn một hình tròn màu vàng và hai cái hình tròn màu đỏ
-Con có mấy hình tròn màu vàng:một hình tròn đỏ,còn hình tròn màu vàng nhiều
hơn.
-3. Kết thúc hoạt động:
- Cô tuyên dương cả lớp
* Đánh giá cuối ngày:
-Cháu phân biệt được một và nhiều
-Hoạt động chơi cháu chơi theo nhóm chơi ngoan và biết cất đồ dùng đúng nơi qui
định
-Hoạt động giờ ăn cháu ăn ngoan và tự xúc cơm ăn
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ hai ngày 26 tháng.9 năm.2022
Hoạt động : Trò chuyện
Đề tài : Đồ dùng của cô cấp dưỡng
I. Mục đích yêu cầu :
- Cháu nhân biết được một số đồ dùng mà các cô cấp dưỡng thường xuyên dùng để
nấu ăn cho các bé.
-Cháu gọi đúng tên các dụng cụ nhà bếp của các cô cấp dưỡng
-Cháu biết yêu quý và tôn trọng tình cảm mà các cô cấp dưỡng thể hiện qua các
món ăn cho các bé.
II. Chuẩn bị:
- Máy caset,băng nhạc.
- khẩu trang
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô và cháu chơi một trò chơi nhẹ nhàng
2. Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1:Trò chuyện về đồ dùng của các cô cấp dưỡng
-Các con ơi sáng nay các con ăn cháo thịt ở trường con thấy ngon không?
-Rắt là ngon đúng không nào khi các con đi học ở trường được ăn các món ngon là
do ai nấu các con có biết không?
-Đúng rồi do các cô câ[s dưỡng ở trường nấu cho các con ăn đấy hôm nay cô sẽ
cho các con cùng xem qua nhưỡng đồ dùng mà các cô cấp dưỡng dùng để nấu chín
những món ăn ngon cho các con ăn đấy,
-Cô cho các con xem cái bếp cái xô cái nồi cái vá và một số dụng cụ nấu ăn khác
-Cô cho các bé đọc tên các dụng cụ nhà bếp .
-Bên cạnh cô giới thiệu cái yếm đeo khi nấu ăn của các cô cấp dưỡng
- Trước khi vào nấu ăn cho các con cô cấp dưỡng phải rữa tay sạch sẽ đeo yếm để
đảm bảo an toàn thực phẩm đểcó những món ngon cho các con ăn.
*Giáo dục : Các con nhớ phải thường xuyên rữa tay bằng xà phòng và đeo yếm khi
ăn cơm phải ăn hết suất ăn của mình làm vui lòng các cô cấp dưỡng nhé!
* Hoạt động2 : Luyện tập.
- Cô các cháu đi chợ mua các cồ dùng mà cô cấp dưỡng dùng để nấu ăn cho các
con ăn (các bé chọn chén ,nồi,muỗng,yếm,xô…..)
-Cô cho từng bé gọi tên các đồ dùng mà bé đã chọn.
* Hoạt động 3: Trò chơi “chơi nấu ăn”.
-Cô chia lớp làm hai nhóm cho các bé chơi trò chơi nấu ăn cô quan sát bé chơi
3. Kết thúc hoạt động:
- Cô nhận xét, tuyên dương cháu.
* Đánh giá cuối ngày
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ ba ngày 27 tháng9 năm 2022.
Hoạt động : Vận động
Đề tài : Bật về phía trước.
I. Mục đích yêu cầu :
- Cháu biết bật về phía trước.
- Thực hiện được kỹ năng bật về phía trước hai tay chống hông khi nghe hiệu lệnh
bật nhanh về phía trước
-.Củng cố kỹ năng chạy và phản ứng kịp thời qua trò chơi “ô tô và
chim sẽ”
- Cháu biết mạnh dạn khi tham gia tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi rộng rãi thoáng mát.
- Băng nhạc, máy caset.
- Vạch chuẩn.
- Vạch chuẩn cho các cháu bật
III. Tiến trình hoạt động:
- Các con ơi, ông mặt trời đã lên cao rồi cô và các con cùng ra sân tập thể dục nào.
1. Khởi động:
- Cô cho cháu đi bình thường, chạy chậm,nhanh dần, nhanh chậm dần, đứng lại
chuyển đội hình thành vòng tròn.
2. Trọng động:
a. BTPTC: Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC:
- ĐT1: Đưa hai tay ra nắm lấy cái tai lắc lư cái đầu. 2lx2n
- ĐT2: Đưa hai tay ra nắm lấy cái eo lắc lư cái mình. 2lx2n
- ĐT3: Đưa hai tay ra nắm lấy cái chân lắc lư cái đùi 4lx2n
- ĐT4: Hai tay đưa lên cao,xoay một vòng 4lx2n
b. Vận độngcơ bản:
- Các con ơi hôm nay cô và các con sẽ đến nhà bạn Na chơi nhé, muốn đến được
nhà bạn Na các con phải rất nhiều vật cản các con làm sao qua được, bây giờ cô
cháu mình cùng qua nào.
- Cô cho cháu trải nghiệm trên các con đường. Các con làm sao để qua được con
đường này. Cô thấy có một số bạn bật về phía trước đây cũng là cách để qua con
đường này đấy.
- Bây giờ các con xem cô làm mẫu nhé.
- Lần 1 cô không phân tích.
- Lần 2 cô vừa bật cô vừa phân tích : từ vạch xuất phát cô chống hai tay lên hông
khi có hiệu lệnh hai gối hơi khụy bật mạnh về phía trước.
- Cô cho 2 cháu khá lên làm mẫu.
- Lần lượt 2 cháu lên thực hiện.
- Cô cho cả lớp lên thực hiện.
- Cô chú ý những cháu nhút nhát để động viên cháu.
c. Luyện tập:
- Cô chia lớp thành hai nhóm bật về phía trước lên lấy đồ chơi mang về.
- Cô khuyến khích động viên những cháu yếu kém.
- Các con rất giỏi đã biết bật về phía trước rồi đấy. Khi bật nhớ không chen lấn với
bạn nhé.
d.Trò chơi : Ô tô và chim sẽ.
- Các con ơi hôm nay cô đã dạy các con bài vận động gì nào?
- Cô thấy hôm nay bạn nào cũng thực hiện bài vận động trườn về phía trước rất tốt.
Bây giờ các con cùng chơi trò chơi “Ô tô và chim sẽ” với cô nào.
* Cách chơi : - Các con sẽ làm những chú chim sẽ đi kiếm mồi,khi nghe tiếng còi
xe ô tô vang lên <bim bim…>thì các chú chim sẽ chạy nhanh qua hai bên
đường
- Cô cho cháu chơi hai lần.
4. Hồi tĩnh:
- Các con chơi có vui không, cô thấy các con đã mệt rồi đấy bây giờ các con cùng
cô đi hít thở nhẹ nhàng, xoa bóp tay chân.
* Đánh giá hằng ngày:
-Cháu nắm được kỹ năng của bài tập vận động tham gia vào trò chơi vui vẻ và
hứng thú.Một cháu còn nhỏ nên thực hiện bài vận động chưa đạt:
-Hoạt động chiều cháu chơi ngoan và biết cất đồ chơi sau khi ra về.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ 4 ngày28 tháng 9.năm 2022.
Hoạt động : GDAN.
Đề tài : Dạy hát “Chào cô cháu về”
I. Mục đích yêu cầu:
-Cháu biết tên bài hát “Chào cô cháu về”,hát thuộc bài hát.
-Cháu hát to rõ lời theo nhịp bài hát.Cháu hiểu nội dung bài hát vafbieets trể hiện
cảm xúc khi nghe hát.
-Cháu chào thưa lễ phép với cô,ba mẹ khi đến lớp và khi về.
II. Chuẩn bị :
- Băng nhạc
- Lắc xèng.
III. Tiến trình hoạt động :
1.Hoạt động mở đầu:
- Cô cho cháu xem tranh các bạn nhỏ đang chào cô.
2. Hoạt động trọng tâm.
a.Dạy hát “Chào cô cháu về”
- Các con xem tranh gì đấy? Khi các con đến lớp mẫu giáo và khi các con đi về các
con phải làm gì?Khi ba mẹ đón các con đi học về các con phải biết chào cô nhé và
hôm nay cô sẽ dạy các con bài hát “Chào cô cháu về” nhạc và lời Văn Chung.
- Các con lắng nghe cô hát bài hát. Cô hát cho cháu nghe lần một không có nhạc.
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
- Bây giờ cô sẽ hát lại cho các con nghe nhé. Cô hát kết hợp trên nền nhạc.
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
b.Luyện tập.
- Bây giờ các con hát cùng cô nào. Cả lớp hát bài hát 2 lần.
- Cô mời các bạn nam, cô mời các bạn nữ, cô mời cá nhân.
- Các con hát bài gì?
- Cô cho cả lớp hát lại một lần nữa.
*Giáo dục: Các con ơi các con phải biết chào người lớn, chào cô khi các con đi
học về như vậy mới là bé ngoan nhé.
c.Nghe hát “Tiếng chào theo em”
- Các con hát hay học giỏi, bây giờ cô sẽ hát các con nghe bài hát “Tiếng chào theo
em”
- Cô hát cháu nghe bài hát lần 1:
- Lần 2 các cháu cùng đứng lên vận động bài hát theo cô.
3. Kết thúc hoạt động :
- Cô tuyên dương cả lớp.
*Đánh giá cuối ngày :
-Cháu thích thú khi học môn âm nhạc,cháu hát thuộc bài hát ,hát đúng gia điệu bài
hát to rõ lời.
-Cũng còn vài cháu hát chưa rõ lời cô rèn thêm cho cháu vào hoạt động chiều
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ 5 ngày29 tháng9 năm 2022
Hoạt động : Làm quen văn học.
Đề tài : Chuyện “Qủa trưng”
I.Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhớ tên câu chuyện và hiểu được nội dung câu chuyện “Qủa trưng”
- Cháu nhớ tên các nhân vật có trong câu chuyện và làm được điệu bộ các
nhân vật có trong câu chuyện.
- Cháu thích ăn trứng và biết giá trị dinh dưỡng của các loại trứng.
II.Chuẩn bị :
- Tranh câu chuyện “Qủa trứng”
III. Hoạt động trọng tâm:
-Các con cùng hát bài hát (một con vịt)
-Hôm nay cô sẽ kể các con nghe một câu chuyện nhé!
1. Hoạt động 1: Cô kể chuyện “Qủa trứng”.
- Cô kể chuyện lần 1.
- Lần 2 cô kể chuyện kết hợp tranh minh hoạ.
- Cô kể con nghe câu chuyện gì?
2. Hoạt động 2: Đàm thoại trích dẫn
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
-Có gà trống ,lợn con và vịt con
-Gà trống đã nhìn thấy gì con?
-Thấy quả trứng và gà trống đã hỏi như thế nào các con
-Ò ó o quả gì to to-ò ó o quả gì to to
-Lợn con đã nhìn thấy quả trứng lợn con nói gì?
-Utj à ụt ịt trứng gà trứng vụt quả trứng đã làm gì các con?
-Qủa trứng lúc lắc vỡ tách một cái một chú vịt con ló đầu ra và chú vịt con kêu như
thế nào?
-Chú vịt con kêu vít vít,,
-Vậy trong câu chuyện có con gà trống loẹn con và chú vịt con
* Giáo dục: Các con phải biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình nhé!
-TRứng là món ăn có nhiều dinh dưỡng giúp cho cơ thể mau lớn và khỏe mạnh
3.Hoạt động 3: Trò chơi làm tiếng kêu các con vật
-Cô làm tiếng kêu các con vật cho cháu đoán xem đó là con vật nào cho cháu chơi
vài lần.
3. Kết thúc hoạt động:
- Cô nhận xét tuyên dương cả lớp
* Đánh giá hàng ngày:
-Cháu nhớ tên câu chuyện và hiểu được nội dung câu chuyện thể hiện được
hành động của các nhân vật trong câu chuyện.
-Hoạt đông giờ ăn cháu tự xúc cơm ăn gọn gang không làm đỗ ra bàn và biết
lau miệng sau khi ăn xong
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ 6 ngày 30 .tháng 9 .năm2022
Hoạt động : Tạo hình.
Đề tài : Tô màu cái xô cho cô cấp dưỡng
I.Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết cách cầm bút tô màu
- Cháu bước đầu biết cách cầm bút để tô màu: Cầm bút bằng tay phải, cố
gắng không lem ra ngoài.
- Giáo dục cháu không bôi màu lên quần áo, không giành bút màu của bạn.
II. Chuẩn bị:
- Các hộp màu, giấy vẽ cái xô cô cấp dưỡng chưa tô màu.
- Tranh mẫu cái xô của cô cấp dưỡng đã tô màu.
- Máy cácset, băng nhạc.
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô và cháu hát bài “Cháu đi mẫu giáo” vừa hát vừa đi về bàn.
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Hoạt động 1:Giới thiệu bài.
- Cô cho cháu xem tranh mẫu , các con xem cô có tranh gì đây?Đây là bức
tranh tô màu cái xô của cô cấp dưỡng rất đẹp, các con có thích tô màu giống cô
không?Hôm nay cô sẽ dạy các con tô màu nhé.
b Hoạt động 2:Cô làm mẫu
-Lần một cô làm mẫu cho cháu xem.
-Lần hai cô vừa làm mẫu vừa phân tích: tay trái các con vịn tờ giấy,tay phải
các con cầm bút tô màu từ ngoài vào trong cho đều tay, không để lem ra
ngoài.
- Bây giờ các con cùng tô màu nhé.
c. Hoạt động 3: Cháu thực hiện.
- Khi tô màu các con cầm bút bằng tay nào?
- Các con tô màu như thế nào? Cho cháu làm động tác tô màu trên không.
- Cô gọi vài cháu khá lên làm mẫu cho các bạn xem.
- Cô cho cả lớp tô màu, khi cháu thực hiện cô quan sát và giúp cháu tô màu
không bị lem, không làm bẩn áo quần.
- Cô nhận xét sản phẩm và tuyên dương cháu.
3. Kết thúc hoạt động:
-Cô và cháu hát bài “Cô và mẹ”
* Đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN III
Kế hoạch giáo dục: TuầnIII ngày 12/9 đến ngày 17/9/2022
Chủ đề nhánh:Bé học gì ở trường mầm non
Thời Thứ
Gian
/hoạt
động
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
Đón trẻ
-Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe của các cháu hôm qua.Cho cháu xem
tranh cô giáo và các bạn đang hoạt động ở lớp
Chơi
–
Tập
*Nhận biết:
Trò chuyện
về lớp học
của bé
Vận động:
Bò theo
đường zích
zắc
Thơ;
Yêu mẹ
DGAN:
Lời chào
buổi sáng
Tạo hình:
Di màu
quả bóng
Ăn chính
-Tập cho trẻ làm quen với thức ăn ở trường:biết ăn món mặn và món canh
-Trẻ biết tự đi đến bàn ăn.
-Trẻ biết tự xúc cơm ăn,biết càm ly uống nước.
Ngủ
-Đảm bảo trẻ được đi vệ sinh trước khi ngủ.
-Tập cho trẻ biết lấy gối về gường của mình.
-Tập trẻ biết đi vệ sinh đúng bô.
-Tập trẻ khi ngủ không ngậm tay.
-Phòng ngủ thoáng mát.
-Cô chú ý những cháu khó ngủ.
Ăn phụ
-Trẻ biết đi vệ sinh sau khi ngủ dậy.Hướng dẫn trẻ thu dọn chỗ ngủ.
-Tập cho trẻ biết đi về bàn ăn,biết giữ vệ sinh khi ăn.
Chơi
hoạt
động
theo ý
thích
-Tập làm cô giáo của bé
-Tô màu.
-Chọn đồ chơi màu bé thích
-Xếp lớp học.
-Chơi với bóng,xe kéo.
-Nhún nhảy theo giai điệu bài hát:Lời chào buổi sáng.
Chơi
Trả trẻ
-Vệ sinh cháu sạch sẽ khi về nhắc nhở cháu biết cất đồ chơi khi về.
-Rèn cháu biết chào cô,chào các bạn khi ra về.
-Cháu biết vâng lời người lớn
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN VI
Kế hoạch giáo dục :Tuần VI ngày 19/9/2022-24/9/2022
Chủ đề nhánh : Cô giáo và các bạn của bé
Thời Thứ
Gian
/hoạt
động
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
Đón trẻ
-Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe của các cháu hôm qua.Cho cháu xem
tranh về các cô giáo và các bạn của bé
Chơi
–
Tập
Nhận biết:
Trò chuyện
về cô giáo và
các bạn
trong lớp
Vận động :
Trườn qua
chướng ngại
vật
Chuyện:
Đôi bạn nhỏ GDAN;
Chào cô cháu
về
Nhận biết
phân biệt ;
Một và
nhiều
Ăn chính
--Tập cho trẻ làm quen với thức ăn ở trường:biết ăn món mặn và món canh
-Trẻ biết tự đi đến bàn ăn.
-Trẻ biết tự xúc cơm ăn,biết càm ly uống nước.
Ngủ
-Đảm bảo trẻ được đi vệ sinh trước khi ngủ.
-Tập cho trẻ biết lấy gối về gường của mình.
-Tập trẻ biết đi vệ sinh đúng bô.
-Tập trẻ khi ngủ không ngậm tay.
-Phòng ngủ thoáng mát.
-Cô chú ý những cháu khó ngủ.
Ăn phụ
-Trẻ biết đi vệ sinh sau khi ngủ dậy.Hướng dẫn trẻ thu dọn chỗ ngủ.
-Tập cho trẻ biết đi về bàn ăn,biết giữ vệ sinh khi ăn.
Chơi
hoạt
động
theo ý
thích
-Bé tập làm cô giáo
-Tô màu.
-Chơi xếp số lượng một và nhiều
-Xếp lớp học.
-Chơi với bóng,xe kéo.
-Nhún nhảy theo giai điệu bài hát:Chào cô cháu về ,Lời chào buổi sáng
Chơi
Trả trẻ
-Vệ sinh cháu sạch sẽ khi về nhắc nhở cháu biết cất đồ chơi khi về.
-Rèn cháu biết chào cô,chào các bạn khi ra về
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN V
Kế hoạch giáo dục : Tuần V ngày26/9/2022-1/10/2022
Chủ đề nhánh: Bé tập làm cô cấp dưỡng
Thời Thứ
Gian
/hoạt
động
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
Đón trẻ
-Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe của các cháu hôm qua.Cho cháu xem
tranh về công việc của các cô cấp dưỡng
Chơi
–
Tập
Nhận biết;
Đồ dùng của
các cô cấp
dưỡng
Vận động :
Bật về phía
trước.
Chuyện
:Qủa trứng
GDAN:
Chào cô cháu
về
Tạo hình :
Tô màu cái
xô cô cấp
dưỡng
Ăn chính
cho trẻ làm quen với thức ăn ở trường:biết ăn món mặn và món canh
-Trẻ biết tự đi đến bàn ăn.
-Trẻ biết tự xúc cơm ăn,biết càm ly uống nước
Ngủ
-Đảm bảo trẻ được đi vệ sinh trước khi ngủ.
-Tập cho trẻ biết lấy gối về gường của mình.
-Tập trẻ biết đi vệ sinh đúng bô.
-Tập trẻ khi ngủ không ngậm tay.
-Phòng ngủ thoáng mát.
-Cô chú ý những cháu khó ngủ.
Ăn phụ
-Trẻ biết đi vệ sinh sau khi ngủ dậy.Hướng dẫn trẻ thu dọn chỗ ngủ.
-Tập cho trẻ biết đi về bàn ăn,biết giữ vệ sinh khi ăn.
Chơi
hoạt
động
theo ý
thích
-Bé tập làm cô cấp dưỡng nấu ăn
-Tô màu.
-Chơi với bóng,xe kéo.
-Nhún nhảy theo giai điệu bài hát:
Chào cô cháu về,Lời chào buổi sáng
Chơi
Trả trẻ
-Vệ sinh cháu sạch sẽ khi về nhắc nhở cháu biết cất đồ chơi khi về.
-Rèn cháu biết chào cô,chào các bạn khi ra về
Kế hoạch giáo dục chủ đề:Bé vui đến trường
Lớp: Nhóm lớn
Thời gian thực hiện 3 tuần: từ 12/9/2022đến hết 26/9/2022
Mục tiêu giáo
dục
Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục
(Chơi, học, lao động, ăn, ngủ,
vệ sinh cá nhân
Giáo dục phát triển thể chất
1.Trẻ có cân
nặng và chiều
cao phát triển
bình thường
-Ăn đầy đủ các chất
dinh dưỡng.
-Đảm bảo an toàn
cho trẻ khỏe mạnh.
*Hoạt động ăn:
-Trẻ biết ăn nhiều loại thức ăn
khác nhau.
*Hoạt động vệ sinh:
-Trẻ biết lau miệng khi ăn xong
*Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
*Có một số nề nếp thói quen trong sinh hoạt.
2.Thích nghi
với chế độ ăn
cơm,ăn các loại
thức ăn khác
nhau.
-Ngủ một giấc
buổi trưa.
-Đi vệ sinh
đúng nơi quy
định.
-Làm quen với chế
độ ăn cơm với chế
độ ăn khác nhau.
-Tập luyện thói quen
tốt trong ăn uống:
+Ăn chín,uống sôi
- Luyện thói quen
ngủ một giấc buổi
trưa.
-Hoạt động ăn:
+Món mặn,món canh.
-Hoạt động ngủ:
+Cháu ngủ một giấc buổi trưa.
*Hoạt động vệ sinh:
-Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh
đúng nơi quy định.
*Thực hiện một số việc tự phục vụ,giữ gìn sức khỏe.
3.Làm được
một số việc
dưới sự giúp
đỡ của người
lớn.
-Tập tự phục vụ:
+Xúc cơm bằng
muỗng.
-Tập nói với người
lớn khi có nhu cầu
-Hoạt động ăn:
+Biết cầm muỗng bằng tay
phải xúc cơm ăn.
-Hoạt độngvệ sinh:
+Trẻ biết đi vệ sinh khi ngủ
ăn.đi vệ sinh.
-Tập một số thao tác
đơn giản
trongrửatay
dậy.
*Hoạt động lao động:
-Trẻ biết rửa tay trước khi ăn
*Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn
4.Biết tránh
một số vật
dụng,nơi nguy
hiểm.
-Biết tránh một
số hành động
khi được nhắc.
-Nhận biết một số
vật dụng nguy hiểm
như phích nước
nóng
-Nhận biết được một
số hành động nguy
hiểm như không leo
trèo lên cao khi chơi.
*Hoạt động lao động:
-Trẻ biết không leo các đồ chơi
cao khi không có cô,không đến
gần nơi có bình nước nóng.
*Hoạt động chơi:
-Bé nấu cho búp bê ăn.
*Phát triển vận động:
*Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
5.Thực hiện các
động tác trong
bài tập thể dục:
-Hít thở.
-Tay
-Lưng/bụng.
-Chân.
-Các bài tập phát
triển các nhóm cơ và
hô hấp.
+Tay: giơ cao,đưa ra
phía trước,đưa sang
ngang.
+Lưng,bụng,lườn:cúi
về
phíatrước,nghiêng
người sang hai bên.
+Chân:ngồi
xuống,đứng lên.
Hoạt động chơi:
-Thổi bóng.
-Trò chơi vận động:
+Trời nắng trời mưa.
+ô tô và chim sẻ.
-Trò chơi dân gian:
+Kéo cưa lừa xẻ.
+Nu na nu nống.
**Hoạt động lao động:
-Trẻ biết thu dọn đồ chơi.
*Thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu
6.Biết giữ
thăng bằng khi
vận động đi.
-Đi theo đường
thẳng
-
*Hoạt động học:
-Đi theo đường thẳng
* Hoạt động chơi:
-ô tô và chim sẽ
8.Phối hợp
tay,chân,cơ thể
trong khi
bò.trườn
-Bò trong đường hẹp
-Trươn qua chướng
ngại vật
*Hoạt động học:
-Bò trong đường hẹp
-Trươn qua chướng ngại vật
* Hoạt động chơi:
-Lăn bóng.
-chuyền banh
*Thực hiện vận động cử động của bàn tay,ngón tay và phối hợp tay
mắt.
10.Vận động cổ
tay,bàn
tay,ngón
tay.Phối hợp
cử động bàn
tay,ngón
tay,phối hợp
tay mắt trong
các hoạt động.
-Xoa tay,chạm các
đầu ngón tay với
nhau,thực hiện múa
khéo.
-Tập cầm bút tô
màu,vẽ.
-Lật mở trang sách.
*Hoạt động học:
-Vận động theo nhạc:nhỏ và
to
-Tô màu cái xô cho cô cấp
dưỡng,tô màu quả bóng
-Xếp lớp học
* Hoạt động vệ sinh:
-Trẻ biết lau tay sạch sẽ.
* Hoạt động chơi:
-Xem tranh các nhân vật trong
truyện.
Giáo dục phát triển nhận thức
*Thể hiện sự hiểu biết về các sự vật,hiện tượng gần gũi
12.Chơi bắt
chước hành
động quen
thuộc của
những người
gần gũi.
-Trẻ tập làm cô cấp
dưỡng.
-Chơi đóng vai cô
giáo,
*Hoạt động chơi:
-Bé đóng vai cô giáo,cô cấp
dưỡng,.
*Hoạt động học:
-Nhận biết công việc của cô
giáo,cô cấp dưỡng,
*Hoạt động lao động:Trẻ biết
cất đồ chơi đúng nơi quy định.
13.Có khả năng
nhận biết,sử
dụng một số đồ
dùng.
-Trẻ biết trang
phục,đồ dùng của
các cô,các bác trong
trường,lớp mầm
non.
*Hoạt động chơi:
-Thi xem ai nhanh.
-Chơi tìm bạn
-Nấu cho búp bê ăn.
*Hoạt động vệ sinh:
-Biết lau miệng cho búp bê sau
khi ăn xong.
18.Chỉ,nói tên
và lấy/cất đúng
đồ chơi màu
đỏ,xanh,vàng.
-Trẻ nhận biết đồ
chơi màu đỏ,xanh
*Hoạt động học:
-Tô màu:Đồ dùng màu
đỏ,xanh,
*Hoạt động lao động:Trẻ biết
cất đồ chơi đúng nơi quy định.
19.Nói được
tên bản thân và
những người
gần gũi.
-Nói được tên cô
giáo và các bạn trong
lớp.
*Hoạt động học:
-Nhận biết tên cô giáo,tên các
cô cấp dưỡng,tên bạn trong
lớp
*Hoạt động chơi:
-Thi xem ai nhanh.
Giáo dục phát triển ngôn ngữ
*Nghe và hiểu lời nói
20.Thực hiện
nghiêm túc
gồm 2-3 hành
động.
-Trẻ nghe và thực
hiện được các yêu
cầu bằng lời nói gồm
2-3 hành động.
-Nghe các câu
hỏi:Ai?Dùng để làm
gì?Màu gì?
*Hoạt động học:
-Trẻ nghe và thực hiện các yêu
cầu đơn giản của cô.
*Hoạt động lao động:
-Biết chú ý lắng nghe cô dạy.
21.Biết trả lời
các câu hỏi mở.
Trẻ nghe các
giọng nói khác
nhau.
-Lắng nghe và trả lời
các câu hỏi:Ai?Dùng
để làm gì?Màu gì?
*Hoạt động học:
-Trẻ trả lời được các câu hỏi
đơn giản của cô về các cô các
bác ở trường màm non.
*Hoạt động chơi:
-Đóng vai cô giáo.cô cấp
dưỡng,
22.Hiểu nội
dung chuyện
ngắn đơn giản
-Nghe và trả lời các
câu hỏi về tên
truyện,tên và các
hành động có trong
câu truyện
*Hoạt động học:
-Nghe kể chuyện “Đôi bạn
nhỏ”Qủa trứng
*Hoạt động chơi:
-Đóng vai các nhân vật có
trong câu chuyện.Làm tiếng
kêu các con vật trong câu
chuyện
*Nghe và nhắc lại các âm,các tiếng,các câu.
23.Có thể phát
âm rõ tiếng.
-Nghe lời nói với các
sắc thái tình cảm
khác nhau.
-Nghe các từ chỉ tên
gọi đồ vật quen
thuộc.
*Hoạt động học:
-Nhắc lại giọng nói của các cô
trong lớp,
-Gọi tên một số đồ dùng .
*Hoạt động lao động:
-Biết giữ gìn đồ dùng.
24.Đọc các bài
thơ ca dao
dưới sự giúp
đỡ của người
lớn.
-Đọc các bài thơ
ngắn có 3-4 câu phù
hợp với độ tuổi.
*Hoạt động học:
-Thơ:Yêu mẹ
*Hoạt động chơi:
-Trò chơi dân gian “kéo cưa
lừa xẻ
-Chọn các nhân vật có trong
câu chuyện.
*Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp
25.Có thể nói
được câu đơn
-Sử dụng các từ chỉ
đồ vật
*Hoạt động học:
-Trẻ nói được các đồ dùng để
giản 5-7 tiếng. nấu ăn.
*Hoạt động chơi:
-làm cô giáo cô cấp dưỡng
-Nấu cho búp bê ăn.
26.Sử dụng lời
nói với các mục
đích khác nhau:
-Chào hỏi,trò
chuyện.
-Trẻ biết chào hỏi,trò
chuyện.
*Hoạt động học:
-Biết chào các cô các bác trong
trường mầm non.
*Hoạt động vệ sinh:
-Biết che miệng khi ho.
27.Biết nói
to,đủ nghe,lễ
phép.
-Nói to,rõ ràng,đủ
nghe.
*Hoạt động học:
-Trả lời các câu hỏi của cô rõ
ràng.
*Hoạt động chơi:
-Xem ai nói đúng.
*Làm quen với sách
28.Mở sách
xem và làm
theo hành
động có trong
tranh.
-Xem tranh và gọi
tên các nhân vật có
trong tranh.
*Hoạt động học:
-Xem tranh các nhân vật.
*Hoạt động chơi:
-Thi xem ai nhanh.
Giáo dục phát triển tình cảm,kỹ năng xã hội và thẩm mỹ
*Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi
31.Thực hiện
một số yêu cầu
của người lớn.
-Thực hiện hành vi
văn hóa và giao tiếp.
+Cảm ơn.
+Dạ,vâng ạ.
*Hoạt động chơi:
-Chơi đóng vai cô giáo, ,cô cấp
dưỡng.
*Hoạt động vệ sinh:
-Biết vệ sinh sạch sẽ sau khi
chơi.
33.Nhận biết
mối quan hệ
tích cực với con
-Nhận biết và biểu lộ
sự thân thiện với
mọi người xung
*Hoạt động học:
-Biết vâng lời các cô các bác ở
trường mầm non.
người và sự vật
gần gũi.
quanh. *Hoạt động chơi:
-Dạy búp bê học.
*Thực hiện hành vi xã hội đơn giản
34.Thực hiện
được một số
yêu cầu của
người lớn.
-Thực hiện một số
quy định đơn giản
trong sinh hoạt ở
nhóm lớp:Xếp hàng
chờ đến lượt.
*Hoạt động lao động:
-Biết xếp hàng khi ra sân hoạt
động.
*Hoạt động vệ sinh:
-Biết rửa tay khi chơi xong.
35.Biết thể
hiện một số
hành vi đơn
giản qua trò
chơi giả bộ.
-Chơi đóng vai các cô
các chú ở trường
mầm non.
*Hoạt động chơi:
-Bé tập làm cô giáo,cô cấp
dưỡng,.
*Hoạt động lao động:
-Biết cất đồ chơi gọn gàng.
*Thể hiện cảm xúc qua hát,vận động theo nhạc,tô màu,vẽ,nặn,xếp
hình,xem tranh.
37.Biết vận
động đơn giản
theo một vài
bài hát.
-Hát và tập vận động
đơn giản theo nhạc.
*Hoạt động học:
-Lời chào buổi sáng.
-Chào cô cháu về
*Hoạt động chơi:
-Nghe hát “Tiếng chào theo
em”
38.Thích tô
màu,xếp.
-Tô màu,xếp về các
cô các chú ở trường
mầm non.
-Tô màu:Tô màu cái xô cho cô
cấp dưỡng.
-Tô màu quả bóng
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ
Kế hoạch giáo dục chủ đề:Bé là ai?.
Lớp: Nhóm lớn
Thời gian thực hiện 4 tuần: từ 24/09/2018đến hết 20/10/2018
Mục tiêu giáo
dục
Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục
(Chơi, học, lao động, ăn, ngủ,
vệ sinh cá nhân
Giáo dục phát triển thể chất
1.Trẻ có cân
nặng và chiều
cao phát triển
bình thường
-Ăn đầy đủ các chất
dinh dưỡng.
-Đảm bảo an toàn
cho trẻ khỏe mạnh
*Hoạt động ăn:
-Trẻ biết ăn nhiều loại thức ăn
khác nhau.
*Hoạt động vệ sinh:
-Trẻ biết lau miệng khi ăn
xong.
*Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
*Có một số nề nếp thói quen trong sinh hoạt.
2.Thích nghi
với chế độ ăn
cơm,ăn các loại
thức ăn khác
nhau.
-Ngủ một giấc
buổi trưa.
-Đi vệ sinh
đúng nơi quy
định.
-Làm quen với chế
độ ăn cơm với chế
độ ăn khác nhau.
-Tập luyện thói quen
tốt trong ăn uống:
+Ăn chín,uống sôi.
+Tự xúc cơm ăn.
- Luyện thói quen
ngủ một giấc buổi
trưa
-Hướng dẫn trẻ đi vệ
sinh đúng nơi quy
định.
-Hoạt động ngủ:
+Cháu ngủ một giấc buổi trưa.
-Hoạt động ăn:
+Ăn chín uống sôi.
+Tự xúc cơm ăn.
*Thực hiện một số việc tự phục vụ,giữ gìn sức khỏe.
3.Làm được
một số việc
dưới sự giúp
đỡ của người
lớn.
-Tập tự phục vụ:Xúc
cơm bằng muỗng.
-Tập nói với người
lớn khi có nhu cầu
ăn.đi vệ sinh.
-Tập một số thao tác
đơn giản
trongrửatay
-Hoạt động vệ sinh:
+Biết nói với người lớn khi có
nhu cầu đi vệ sinh.
-Hoạt động lao động:Trẻ biết
dọn gối vào sọt khi ngủ dậy.
*Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn
4.Biết tránh
một số vật
dụng,nơi nguy
hiểm.
-Biết tránh một
số hành động
khi được nhắc.
Nhận biết một số vật
dụng nguy hiểm như
phích nước nóng
-Nhận biết được một
số hành động nguy
hiểm như chơi với
đồ dùng sắt nhọn.
*Hoạt động lao động:
-Trẻ biết không sử dụng các đồ
dùng sắt nhọn,đồ chơi nhỏ.
*Hoạt động chơi:
-Bé cho búp bê ăn.
*Phát triển vận động:
*Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
5.Thực hiện các
động tác trong
bài tập thể dục:
-Hít thở.
-Tay
-Lưng/bụng.
-Chân.
-Các bài tập phát
triển các nhóm cơ và
hô hấp.
+Tay: giơ cao,đưa ra
phía trước,đưa sang
ngang.
+Lưng,bụng,lườn:cúi
về
phíatrước,nghiêng
người sang hai bên.
+Chân:ngồi
xuống,đứng lên.
*Hoạt động học
+ Ồ sao bé không lắc.
*Hoạt động chơi:
-Trò chơi vận động:
+Trời nắng trời mưa.
+ô tô và chim sẻ.
-Trò chơi dân gian:
+Kéo cưa lừa xẻ.
+Nu na nu nống.
*Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
7.Thực hiện
phối hợp vận
động tay mắt.
-Ném xa 1m-1m2 *Hoạt động học:
-Ném xa 1m-1m2
*Hoạt động chơi:
-Ô tô và chim sẻ.
8.Phối hợp
tay,chân,cơ thể
trong khi
bò,trườn.
-Bò chui qua cổng.
-Trườn về phía
trước.
*Hoạt động học:
-Bò chui qua cổng.
-Trườn về phía trước.
*Hoạt động chơi:
-Thỏ tắm nắng,
-Ô tô và chim sẻ.
9.Thể hiện sức
mạnh của cơ
bắp trong vận
động ném.
-Bật về phía trước. *Hoạt động học:
-Bật về phía trước.
*Hoạt động chơi:
-Ô tô và chim sẻ.
*Thực hiện vận động cử động của bàn tay,ngón tay và phối hợp tay
mắt.
10..Phối hợp
cử động bàn
tay,ngón
tay,phối hợp
tay mắt trong
các hoạt động.
-Tập cầm bút tô
màu.
-Lật mở trang sách.
*Hoạt động học:
-Tô màu cái trống lắc,chiêc
cốc.
* Hoạt động vệ sinh:
-Trẻ biết lau tay sạch sẽ.
* Hoạt động chơi:
-Xem tranh các nhân vật trong
truyện.
Giáo dục phát triển nhận thức
*Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan
11.Sờ,nắn,nhìn
để nhận biết
đặc điểm của
đối tượng.
Nghe và nhận biết
âm thanh của một số
đồ dùng đồ chơi.
-Sờ,nắn,nghe,nhìn
-Hoạt động chơi:
+Thi xem ai nhanh.
+Chọn đồ dùng màu đỏ,xanh.
+Hoạt động với đồ vật:xếp
đồ dùng đồ chơi để
nhận biết đặc điểm
nổi bật.
đường đi,ô tô.
+Phân biệt bóng to nhỏ.
-Hoạt động lao động:Trẻ biết
cất đồ chơi đúng nơi quy định
*Thể hiện sự hiểu biết về các sự vật,hiện tượng gần gũi
13.Có khả năng
nhận biết,sử
dụng một số đồ
dùng.
-Tên, đặc điểm nổi
bật,công dụng và
cách sử dụng đồ
dùng đồ chơi quen
thuộc.
*Hoạt động học:
+Đồ dùng gối,dép,tô muỗng.
+Đồ chơi xe ô tô.
*Hoạt động học:
-Tìm đồ vật vừa mới cất giấu.
17.Chỉ đúng đồ
chơi có kích
thước to,nhỏ.
-Chọn đồ dùng đồ
chơi có kích thước
to,nhỏ.
*Hoạt động học:
-Nhận biết phân biệt đồ dùng
có kích thước to-nhỏ.
*Hoạt động chơi:
-Thi xem ai nhanh.
18.Chỉ,nói tên
và lấy đúng đồ
chơi màu
đỏ,xanh,vàng.
-Trẻ nhận biết đồ
chơi màu đỏ,xanh
vàng.
*Hoạt động học:
-Nhận biết phân biệt màu
xanh,đỏ,vàng.
*Hoạt động chơi:
-Thi xem ai nhanh.
Giáo dục phát triển ngôn ngữ
*Nghe và hiểu lời nói
20.Thực hiện
nghiêm túc
gồm 2-3 hành
động.
-Trẻ nghe và thực
hiện được các yêu
cầu bằng lời nói gồm
2-3 hành động.
-Nghe các câu
hỏi:Cái gì?Dùng để
làm gì?Màu gì?
*Hoạt động học:
-Trẻ nghe và thực hiện các yêu
cầu đơn giản của cô.
*Hoạt động chơi:
-Cái gì biến mất.
21.Biết trả lời
các câu hỏi mở.
-Lắng nghe và trả lời
các câu hỏi:Cái
*Hoạt động học:
-Trẻ trả lời được các câu hỏi
Trẻ nghe các
giọng nói khác
nhau.
gì?Dùng để làm
gì?Màu gì?
đơn giản của cô về các đồ
dùng đồ chơi quen thuộc.
*Hoạt động chơi:
-Bé lái ô tô.
-Xem ai nhanh.
22.Hiểu nội
dung chuyện
ngắn đơn giản
-Nghe và trả lời các
câu hỏi về tên
truyện,tên và các
hành động có trong
câu truyện
*Hoạt động học:
-Nghe kể chuyện “Chiếc ô của
thỏ trắng”
*Hoạt động chơi:
-Chọn các nhân vật có trong
câu chuyện.
*Nghe và nhắc lại các âm,các tiếng,các câu.
23.Phát âm rõ
tiếng.
-Nghe các từ chỉ tên
gọi đồ vật quen
thuộc.
*Hoạt động học:
-Gọi tên một số đồ dùng .
*Hoạt động lao động:
-Biết giữ gìn đồ dùng.
24.Đọc các bài
thơ ca dao
dưới sự giúp
đỡ của người
lớn.
-Đọc các bài
thơ,chuyện ngắn
được nghe nhiều lần
có gợi ý.
*Hoạt động học:
-Thơ:Ru em búp bê,chú gà
con,năm mãnh gỗ.
*Hoạt động chơi:
-Chọn đồ chơi bé thích.
*Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp
25.Có thể nói
được câu đơn
giản 5-7 tiếng.
-Sử dụng các từ chỉ
đồ vật
*Hoạt động học:
-Trẻ nói được các đồ dùng đồ
chơi của mình.
*Hoạt động chơi:
-Ru búp bê ngủ.
27.Biết nói
to,lễ phép.
-Nói to,rõ ràng,đủ
nghe.
*Hoạt động học:
-Trả lời các câu hỏi của cô rõ
ràng.
*Hoạt động chơi:
-Xem ai nói đúng.
*Làm quen với sách
28.Làm quen
với sách.
-Lắng nghe khi người
lớn đọc sách.
*Hoạt động học:
-Xem tranh các nhân vật.
-Biết chú ý nghe cô kể
chuyện,đọc thơ.
*Hoạt động chơi:
-Thi xem ai nhanh.
Giáo dục phát triển tình cảm,kỹ năng xã hội và thẩm mỹ
*Biểu lộ sự nhận thức về bản thân
30.Thể hiện
điều mình thích
và không thích
-Trẻ thể hiện điều
mình thích và không
thích trong sinh hoạt
hằng ngày.
*Hoạt động học:
-Nhận biết đồ chơi yêu thích
của mình.
*Hoạt động lao động:
-Biết cất đồ chơi gọn gàng.
*Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi
31.Biết biểu lộ
sự giao tiếp với
người khác
bằng cử chỉ,lời
nói.
-Thực hiện hành vi
văn hóa và giao tiếp:
+Chơi cạnh bạn
không cấu bạn.
*Hoạt động học:
- Tập sử dụng đồ dùng đồ
chơi.
*Hoạt động chơi:
-Chơi đồ chơi ở các góc.
*Thực hiện hành vi xã hội đơn giản
34.Thực hiện
được một số
yêu cầu của
người lớn.
-Thực hiện một số
quy định đơn giản
trong sinh hoạt ở
nhóm lớp:Xếp hàng
chờ đến lượt.
*Hoạt động lao động:
-Biết xếp hàng khi ra sân hoạt
động.
*Hoạt động vệ sinh:
-Biết rửa tay khi chơi xong.
*Thể hiện cảm xúc qua hát,vận động theo nhạc,tô màu,vẽ,nặn,xếp
hình,xem tranh.
37.Biết vận
động đơn giản
theo một vài
bài hát.
-Nghe hát,nghe nhạc
với các giai điệu khác
nhau.
*Hoạt động học:
-Dạy hát :búp bê,phi
ngựa,rước đèn,bóng tròn.
*Hoạt động chơi:
-Nghe hát:Trường chúng
cháu là trường mầm non.
-Vận động theo nhạc:Tập tầm
vông.
38.Thích tô
màu,vẽ,xếp.
-Tô màu về đồ dùng
đồ chơi.
*Hoạt động học:
-Tô màu cái cốc.
-Tô màu cái trống lắc.
*Hoạt động lao động:
-Biết thu dọn đồ dùng đúng
nơi quy định.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ ngày tháng năm 2022
Hoạt động : Nhận biết
Đề tài : Bé là ai?
1/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được tên và biết được bé là con trai hay gái và các bạn trong lớp.
- Trẻ nói to, rõ ràng, trẻ trả lời được các câu hỏi của cô về tên mình và tên các bạn
trong lớp
- Giáo dục trẻ yêu thích đến trường, biết yêu thương và chơi thân thiện với bạn.
2/ Chuẩn bị:
- Hình ảnh về các bạn trong lớp .
-Hình bạn trai bạn gái
- Máy và đĩa nhạc
3/ Tiến trình hoạt động:
a. Hoạt động mở đầu:
- Cô và trẻ cùng nhau hát bài: Đi nhà trẻ
b. Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Trò chuyện về các bạn của bé
- Cô trò chuyện với từng trẻ:
+ Con tên là gì? Con học lớp cô nào? Cô con tên gì?
-Con là con trai hay con gái
-Hôm nay con đi học con mặc áo gì?
-Bạn gái mặc áo đầm tóc dài còn bạn nam thì mặc áo ngắn tay tóc ngắn
+ Lớp của con có những bạn gì?
+ Bạn ngồi gần con tên gì? Bạn … là bạn trai hay bạn gái.
+ Bạn Đức Lâm đâu? Bạn…. đâu?
+ Bạn Phương Linh đâu? Bạn mặc áo màu gì?
+ Con thích chơi với bạn nào?
- Khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi của cô to, rõ rang nhất đối với những cháu nhút
nhát .
- Giáo dục trẻ đến trường có nhiều bạn chơi rất vui, các con phải biết yêu thương
và chơi cùng các bạn, không đánh bạn, không giành đồ chơi của bạn
- Cô cho trẻ nắm tay nhau hát múa bài: Cùng múa vui
* Hoạt động 2: Bé nào chọn đúng
- Các con hãy nhìn xem cô có gì đây nhé.
- Cô cho trẻ xem hình ảnh một số bạn và hỏi trẻ:
+ Đây là bạn gì? Bạn này đang làm gì?
+ Con chọn cho cô hình bạn gái nào? Hình bạn gái đâu giơ lên cho cô xem
+ Các con thấy bạn chọn đã đúng chưa nào?
+ Cho trẻ chọn hình bạn trai
- Các con đưa lên cho cô xem nào.
- Cô động viên từng cá nhân mạnh dạn, tự tin chỉ, chọn cho đúng hình và gọi đúng
tên các bạn trong nhóm, lớp của mình.
c. Kết thúc hoạt động:
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: Lộn cầu vồng
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ ..ngày ,,,.tháng10.năm.2022
Hoạt động : Vận động
Đề tài : Bò chui qua cổng.
I. Mục đích yêu cầu :
- Cháu biết cách bò chui qua cổng .
- Cháu biết bò chui qua cổng không chạm cổng,rèn kỹ năng phối hợp tay chân khi
bò.
- Cháu thực hiện vận động không chen lấn xô đẩy nhau, biết tập thể dục để cơ thể
khoẻ mạnh.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi rộng rãi thoáng mát.
- Băng nhạc, máy caset.
- Vạch chuẩn.
- Cổng chui.
III. Tiến trình hoạt động:
- Các con ơi, ông mặt trời đã lên cao rồi cô và các con cùng ra sân tập thể dục nào.
1. Khởi động:
- Cô cho cháu đi bình thường, chạy chậm,nhanh dần, nhanh chậm dần, đứng lại
chuyển đội hình thành vòng tròn.
2. Trọng động:
a. BTPTC: Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC:
- ĐT1: Đưa hai tay ra nắm lấy cái tai lắc lư cái đầu. 2lx2n
- ĐT2: Đưa hai tay ra nắm lấy cái eo lắc lư cái mình. 2lx2n
- ĐT3: Đưa hai tay ra nắm lấy cái chân lắc lư cái đùi 4lx2n
- ĐT4: Hai tay đưa lên cao,xoay một vòng 4lx2n
b. Vận độngcơ bản:
- Hôm nay bạn búp bê mời chúng mình đến nhà chơi đấy nhưng đường đến nhà
bạn búp bê rất khó đi, các con làm sao đén nhà bạn bây giờ?
- Cô cho trẻ trải nghiệm. Hỏi trẻ vừa làm gì? Có nhiều cách để đén nhà bạn búp bê
nhưng cách đi an toàn nhất là chúng ta sẽ bò chui qua cổng.
- Bây giờ các con xem bạn làm mẫu nhé.
- Lần 1 cô không phân tích.
- Lần 2 cô vừa làm mẫu vừa phân tích : từ vạch xuất phát các con bò phối hợp tay
nọ chân kia nhịp nhàng không để chạm vào cổng, mắt nhìn thẳng về phía trước khi
bò đến hết cổng thì đứng lên đi đén nhà bạn búp bê.
- Cô cho 2 cháu khá lên làm mẫu.
- Lần lượt 2 cháu lên thực hiện.
- Cô cho cả lớp lên thực hiện.Cô chú ý những cháu nhút nhát để động viên cháu.
c. Luyện tập:
- Cô chia lớp thành hai nhóm thực hiện bài vận động bò chui qua cổng lấy đồ chơi
tặng bạn búp bê.
- Cô khuyến khích động viên những cháu yếu kém.
- Các con rất giỏi đã biết bò chui qua cổng. Khi đi nhớ không chen lấn với bạn nhé.
d. Trò chơi : gà trong vườn rau.
- Các con ơi hôm nay cô đã dạy các con bài vận động gì nào?
- Cô thấy hôm nay bạn nào cũng thực hiện bài vận động bò chui qua cổng rất giỏi.
Bây giờ cô và các con cùng chơi “gà trong vườn rau” nào.
-Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
3. Hồi tĩnh:
- Các con chơi có vui không, cô thấy các con đã mệt rồi đấy bây giờ các con cùng
cô đi hít thở nhẹ nhàng, xoa bóp tay chân.
* Đánh giá hằng ngày:
-Cháu thực hiện đúng kỹ năng yêu cầu của bài tập vận động tham gia vào trò chơi
có hứng thú và tự tin giờ học có nề nếp.
-Hoạt động chơi cháu biết chơi theo nhóm đã thỏa thuận cùng cô và chơi đúng yêu
cầu của cô giáo.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ …..ngày….tháng10.năm.2022
Hoạt động : Làm quen văn học.
Đề tài : Đọc thơ “Chú gà con”.
I.Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhớ tên bài thơ và hiểu được nội dung bài thơ “Chú gà con”
- Cháu đọc thơ diễn cảm, rõ ràng, có thể làm điệu bộ theo lời bài thơ.Cháu trả lời
được các câu hỏi của cô.
- Cháu biết giữ gìn đồ chơi.
II.Chuẩn bị :
-Tranh thơ “Chú gà con”
-Nhạc
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
- Các cháu cùng hát bài “Đàn gà con”.
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Các con nhìn xem cô có gì đây? Bức tranh này vẽ gì? (Cô cho cháu xem bức
tranh vẽ về các chú gà đang mổ thóc).
- Bạn Gà trong bức tranh đang làm gì vậy các con. Cô cũng có bài thơ viết về các
bạn gà đang mổ thóc đấy, đó là bài thơ “Chú gà con” hôm nay cô sẽ dạy các con
nhé.
b. Hoạt động 2: Cô đọc thơ.
- Cô đọc diễn cảm bài thơ cho cả lớp nghe.
- Lần 2 cô đọc diễn cảm bài thơ kết hợp tranh minh hoạ.
- Các con thấy bài thơ có hay không?
c. Hoạt động 3: Đàm thoại trích dẫn
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Mẹ mua cho bé cái gì?
-Mấy chú gà con đứng ở đâu?
-Mấy chú gà con đua nhau làm gì?
-Mấy chú gà mổ thốc như thế nào?
* Giáo dục: Khi các con được mọi người mua đồ chơi cho các con chơi thì các con
phải cảm ơn,phải giữ gìn đồ chơi và khi chơi xong các con hãy cất đồ chơi gọn
gàng nhé.
d. Hoạt động 4: Dạy đọc thơ
- Các con đã hiểu nội dung bài thơ rồi đấy bây giờ cô sẽ dạy các con đọc thuộc bài
thơ này nhé.
- Cô dạy từng câu cho trẻ đọc 3 lần. Cô luyện tập theo nhóm, cá nhân, cô chú ý sửa
sai cho cháu.
- Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ.
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
e. Hoạt động 5: Trò chơi: Chọn chú gà con .
- Cách chơi : Cháu lên chọn chú gà con mang về.
- Cô chia cháu làm hai nhóm thi đua.
- Con chọn con gì đây?
3. Hoạt đông kết thúc
- Cô nhận xét tuyên dương cả lớp
* Đánh giá hằngngày:
-Các cháu tham gia vào giờ học ngoan đọc thuộc bài thơ đọc diễn cảm,hiểu được ý
nghĩ của bài thơ.Bên cạnh vẫn còn cháu Khôi,Khoa,An…còn đọc chưa rõ lời cần
thêm cho cháu.
-Hoạt động chơi cháu chơi ngoan nhưng chơa nhập vào vai chơi cô rèn thêm cho
cháu.
-Hoạt động chiều cháu chơi ngoan biết thu dọn đồ chơi sau khi ra về.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ…5…ngày ..tháng10.năm.2022
Hoạt động : GDAN.
Đề tài : Vận động “Bóng tròn”
I. Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhận biết giai điệu bài hát,nhớ tên bài hát “Bóng tròn”
- Hát thuộc bài hát và hát to rõ lời theo nhịp bài hát.Vận động nhịp nhàng theo bài
hát.
- Cháu biết giữ gìn đồ chơi, biết cất đồ chơi gọn gàng .
II. Chuẩn bị :
- Băng nhạc
- Lắc xèng.
III. Tiến trình hoạt động :
1.Hoạt động mở đầu:
- Cô cho cháu chơi dung dăng dung dẻ.
2. Hoạt động trọng tâm.
a.Nghe giai điệu bài hát “Bóng tròn”
- Các con nghe xem cô Hiếu đánh giai điệu bài hát gì?
-Các con cùng cô hát lại bài hát {Bóng tròn to nhé}
-Các cháu hát cùng cô
- Bây giờ các con cùng hát bài hát lại với cô nhé .
- Để bài hát thêm sinh động và vui nhộn các con cùng cô nắm tay nhau vận động
theo nhịp bài hát nhé!
b. Luyện tập.
-Cô cho các cháu nắm tay vòng tròn khi bài hát bóng tròn to thì các cháu giang
rộng vòng tròn khi đến đoạn nhạc xì xì hơi thì các cháu đi vào .
- Cô cho cả lớp vận động hai ba lần.
- Cô mời vòng tròn bạn nam,vòng tròn bạn nữ
-Cho hai vòng tròn thi đua xem vòng tròn bạn nào vận động đẹp nhất.
*Giáo dục: Các con ơi khi các con chơi đồ chơi các con nhớ phải giữ gìn đồ chơi
không làm hư và phải biết cất đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp nhé.
c. Nghe hát “Qủa bóng xinh”
- Các con hát hay học giỏi, bây giờ cô sẽ hát các con nghe bài hát “út cưng”
- Cô hát cháu nghe bài hát lần 1.
- Lần 2 các cháu cùng đứng lên vận động bài hát theo cô.
3. Hoạt động kết thúc :
- Cô tuyên dương cả lớp.
*Đánh giá hằng ngày :
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2018
Hoạt động : Nhận biết phân biệt
Đề tài : Chọn hình tròn - hình vuông.
I.Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhận biết được hình tròn-hình vuông.
- Cháu phân biệt được hình tròn-hình vuông theo yêu cầu của cô,trả lời được các
câu hỏi của cô to,rõ ràng.
- Giáo dục cháu biết cất đồ chơi đúng nơi quy định, biết giữ gìn đồ chơi trong lớp.
II. Chuẩn bị:
- Các đồ chơi có và hình tròn-hình vuông và các hình khác.
- Tranh vẽ hình tròn hình vuông cho cháu dán
-Đoạn phim về các hình học
-Hai hình tròn-hình vuông to.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô và cháu xem đoạn phim các hình học
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Hoạt động 1:Trải nghiệm và xem làm mẫu
- Cô cho cháu lấy rổ đựng đồ chơi về chơi và hỏi trẻ :
+Con có đồ chơi gì?
+Đồ chơi này có hình gì?
+Hình tròn có mấy cạnh?
+Hình tròn có lăn được không?
- Cô cho hình vuông xuất hiện và cùng trò chuyện với trẻ:
+Các con có hình gì ?
+Hình tròn có mấy cạnh?
+Hình tròn có lăn được không?Tại sao?
b. Hoạt động 2: Trò chơi “Thi xem ai nhanh”
-Cho cháu có đồ chơi hình tròn-hình vuông đưa lên theo yêu cầu của cô,gợi ý trẻ
quan sát xem bạn chọn có đúng không.
- Cháu lần lượt chọn đồ chơi hình tròn dán vào hình tròn,hình vuông dán vào ô
hình vuông. Cháu nào chưa chọn được cô chú ý sửa sai cho các cháu. Cô khuyến
khích động viên một số cháu còn nhút nhát.Khuyến khích cháu trả lời các câu hỏi
của cô.
c. Hoạt động 3: Trò chơi “Ai tài ai giỏi”
- Cô có rất nhiều hình tròn-hình vuông bây giờ cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội thi
đua lên chọn,các bạn trai chọn hình tròn bỏ vào ô hình tròn và các bạn gái chọn
hình vuông bỏ vào ô hình vuông
- Cô quan sát cháu chơi,sửa sai cho cháu.
3. Kết thúc hoạt động:
- Cô tuyên dương cháu.
* Đánh giá hàng ngày:
-Cháu nhận biết và phân biệt được hình tròn hình vuông theo yêu cầu của cô.
-Hoạt động giờ ăn và vệ sinh cháu thực hiện tốt biết vệ sinh sạch sẽ trước và sau ăn
tự xúc cơm ăn không làm đỗ ra bàn.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ……ngày…..tháng….năm.
Hoạt động : Nhận biết.
Đề tài : Cơ thể bé có gì?
I. Mục đích yêu cầu :
- Trẻ nhận biết một số bộ phận trên cơ thể: đầu,mình,tay, chân.Trẻ chỉ đúng các bộ
phận trên cơ thể và gọi đúng tên các bộ phận đó.
-Tập cho trẻ biết trả lời câu hỏi:Cái gì đây?Đây là cái gì?Để làm gì?Rèn luyện sự
vận động tinh của ngón tay:cầm,nắm.Rèn kỹ năng di màu cho trẻ.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
- Máy caset,băng nhạc.
- Tranh ảnh về cơ thể bé.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô và cháu cùng hát bài “Cái mũi xinh”.
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về cái mũi,đôi mắt..đó là những bộ phân trên
khuôn mặt của các con.Hôm nay cô sẽ cho các con nhận biết một số bộ phận trên
cơ thể bé.
b.Hoạt động 2: Trò chuyện về cơ thể bé.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”,cô hỏi mắt các con đâu?miệng các con
đâu?Tai các con để làm gì?Trên đầu các con có gì?Đôi mắt,cái miệng,lỗ tai,cái mũi
của các con dùng để làm gì?Giáo dục trẻ không đưa tay lên dụi mắt,không cho tay
vào ngoáy mũi,biết giữa gìn vệ sinh răng miệng.Đó là các bộ phận ở phần đầu của
cơ thể chúng ta,còn thân của chúng ta có gì nào?
-Phía trên thân là cổ.Phần thân gồm có ngực,bụng.
-Cô cho cháu chơi vỗ tay nhanh chậm,làm sao các con vỗ tay được.Nhờ có đôi tay
nên chúng ta có thể làm được rất nhiều việc(Cô nêu công dụng của đôi tay)Giáo
dục tẻ biết rửa tay khi đi vệ sinh,trước khi ăn.
-Cho cháu chơi chạy nhanh chậm,các con chạy được là nhờ có gì?Cô nêu công
dụng của đôi chân.Giao dục cháu biết vệ sinh chân sạch sẽ sau khi chơi,trước khi
đi ngủ.
c.Hoạt động 3 : Luyện tập.
- Các con có biết trên cơ thể chúng ta có những bộ phận nào?
- Bây giờ các con hãy lên chỉ và gọi tên từng bộ phận trên cơ thể cho cô xem nào.
- Cô cho cháu lên kể lại một số bộ phận trên cơ thể.
d.Giáo dục : Các con nhớ phải giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ,biết giữ quần áo
sạch sẽ.
e.Hoạt động 4: Trò chơi “Dán các bộ phận trên cơ thể”.
- Hôm nay các con học rất giỏi đã nhận biết được một số bộ phận trên cơ thể, bây
giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Dán các bộ phận trên cơ thể”.
- Cô cho trẻ mỗi tờ giấy vẽ các bộ phận các con hãy giúp cô xem còn thiếu bộ phận
gì các con hãy dán thêm vào nhé.
- Cô quan sát cháu chơi.
3. Hoạt động kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương cháu.
* Đánh giá cuối ngày:
-Cháu nhận biết được các bộ phận trên cơ thể bé và tham gia vào giờ học sôi nổi và
thích thú vì có hình ảnh đẹp và sinh động.
-Hoạt động chơi cháu chơi theo ý thích nhưng vẫn biết chơi theo nhóm chơi ngoan
có nề nếp.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ 3 ngày .tháng .năm.2022
Hoạt động : Vận động
Đề tài : Trườn về phía trước.
I. Mục đích yêu cầu :
- Cháu biết trườn về phía trước.
- Thực hiện được kỹ năng trườn :trườn sát ngực xuống đất,phối hợp tay chân
nhịp nhàng trườn về phía trước.Củng cố kỹ năng chạy và phản ứng kịp thời
qua trò chơi “ô tô và chim sẽ”
- Cháu biết mạnh dạn khi tham gia tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi rộng rãi thoáng mát.
- Băng nhạc, máy caset.
- Vạch chuẩn.
- Con đường hẹp.
III. Tiến trình hoạt động:
- Các con ơi, ông mặt trời đã lên cao rồi cô và các con cùng ra sân tập thể dục
nào.
1. Khởi động:
- Cô cho cháu đi bình thường, chạy chậm,nhanh dần, nhanh chậm dần, đứng
lại chuyển đội hình giang ngang
2. Trọng động:
a. BTPTC: Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC:
- ĐT1: Đưa hai tay ra nắm lấy cái tai lắc lư cái đầu. 2lx2n
- ĐT2: Đưa hai tay ra nắm lấy cái eo lắc lư cái mình. 2lx2n
- ĐT3: Đưa hai tay ra nắm lấy cái chân lắc lư cái đùi 4lx2n
- ĐT4: Hai tay đưa lên cao,xoay một vòng 4lx2n
b. Vận độngcơ bản:
- Các con ơi hôm nay cô và các con sẽ đến nhà bạn Na chơi nhé, muốn đến
được nhà bạn nhà bạn Na các con phải rất nhiều vật cản các con làm sao qua
được, bây giờ cô cháu mình cùng qua nào.
- Cô cho cháu trải nghiệm trên các con đường. Các con làm sao để qua được
con đường này. Cô thấy có một số bạn trườn về phía trước đây cũng là cách
để qua con được conđường này đấy.
- Bây giờ các con xem cô làm mẫu nhé.
- Lần 1 cô tập cho một bạn khá trong lớp thực hiện
- Lần 2 cháu thực hiện cô phân tích kỹ năng : từ vạch xuất phát con nằm sát
xuống sàn khi có hiệu lệnh thì trườn tay chân kết hợp nhip trườn về phía
trước.
- Lần lượt 2 cháu lên thực hiện.
- Cô cho cả lớp lên thực hiện.
- Cô chú ý những cháu nhút nhát để động viên cháu.
c. Luyện tập:
- Cô chia lớp thành hai nhóm trườn về phía trước lên lấy đồ chơi mang về.
- Cô khuyến khích động viên những cháu yếu kém.
- Các con rất giỏi đã biết trườn về phía trước rồi đấy. Khi trườn nhớ nằm sát
xuống sàn và trườn nhịp nhàng tay nọ chân kia.
.
d.Trò chơi : Ô tô và chim sẽ.
- Các con ơi hôm nay cô đã dạy các con bài vận động gì nào?
- Cô thấy hôm nay bạn nào cũng thực hiện bài vận động trườn về phía trước
rất tốt.
Bây giờ các con cùng chơi trò chơi “Ô tô và chim sẽ” với cô nào.
* Cách chơi : - Các con sẽ làm những chú chim sẽ đi kiếm mồi,khi nghe tiếng
còi xe ô tô vang lên <bim bim…>thì các chú chim sẽ chạy nhanh qua hai
bên đường
- Cô cho cháu chơi hai lần.
4. Hồi tĩnh:
- Các con chơi có vui không, cô thấy các con đã mệt rồi đấy bây giờ các con
cùng cô đi hít thở nhẹ nhàng, xoa bóp tay chân.
* Đánh giá hằng ngày:
-Cháu nắm được kỹ năng của bài tập vận động tham gia vào trò chơi vui vẻ và
hứng thú.Một cháu còn nhỏ nên thực hiện bài vận động chưa đạt:cháu,huy
bách,nam anh,quỳnh giao….
-Hoạt động chiều cháu chơi ngoan và biết cất đồ chơi sau khi ra về.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ ngày tháng năm 2022
Hoạt động : Kể chuyện
Đề tài : Thỏ ngoan
1/ Mục đích yêu cầu :
- Trẻ biết gọi tên câu chuyện hiểu nội dung câu chuyện Thỏ ngoan !
- Trẻ biết trả lời to, rõ ràng được hành động của các nhân vật ở trong câu chuyện
- Giáo dục trẻ: Phải biết yêu thương và giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn và yêu
thương giúp đỡ lẵn nhau.
2/ Chuẩn bị:
- Bộ tranh câu chuyện : Thỏ ngoan - Hình ảnh các nhân vật trên slide.
3/ Tiến trình hoạt động:
a. Hoạt động mở đầu:
- Các cháu cùng cô hát bài hát “Chú thỏ con”
-Trong bài hát chú thỏ con thật xinh,hôm nay cô cũng có một câu chuyện về chú
thỏ con xinh cô kể cho các con nghe nhé!
b. Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Kể chuyện trên màn hình
- Cô cho trẻ xem các nhân vật trong chuyện và hỏi trẻ: Đây là bạn gì? ( bạn thỏ ,
bác gấu, con cáo )
- Đó là các nhận vật trong câu chuyện: Thỏ ngoan
- Cô kể diễn cảm 2 lượt có minh hoạ
- Cô sử dụng ngữ điệu để thể hiện đặc điểm nhân vật:
- Cô có thể làm vài động tác minh hoạ khi con cáo nói to ngắt ngọng không cho
bác gấu vào nhà còn bạn thỏ thì nhẹ nhàng ân cân mời bác gấu vào nhà.
* Hoạt động 2: Cô đàm thoại cùng trẻ.
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những ai?
- Bác gấu đi trong rừng thì trời bổng như thế nào?
- Trời bổng đỗ cơn mưa bác liền đến nhà ai?
- Bác đến gõ cửa nhà con cáo vậy con cáo có cho bác vào nhà không?
- Con cáo không cho bác gấu vào nhà,bác gấu đã đi đến nhà ai?
- Đến nhà bạn thỏ bác gấu gõ cữa như thế nào?
- Thỏ con ơi cho bác vào nhà với bác ướt hết cả rồi ,bạn thỏ liền mở cửa mời bác
gấu vào nhà,
-Bạn thỏ còn làm gì nữa?
-Đốt lữa cho bác gấu sưỡi ấm và mời bác gấu ăn bánh,một lúc thì nhà ai bị sập?
-Nhà con cáo bị sập con cáo đến nhà bạn thỏ rú nhờ bác gấu và bạn thỏ rắt vui vẻ
ân cần giúp đỡ con cáo,cả ba đều vui vẽ,con cáo nói gì với bác gấu,
-Con xin lỗi bác gấu!
-Qua câu chuyện này các con phải biết yêu thương và giúp đỡ mọi người và phải
biết xin lỗi khi mimhf có lỗi nhé!
c. Kết thúc hoạt động:
- Cô và trẻ cùng lắng nghe lại câu chuyện câu chuyện . Sau đó cô cháu cùng nhau
hát và vận động theo nhạc bài: chú thỏ con
4/ Nhận xét cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ ngày tháng năm 2017
Hoạt động : Âm nhạc
Đề tài : Hát " Em búp bê''
Trò chơi: Hãy lắng nghe
1/ Mục đích yêu cầu :
- Trẻ lắng nghe và hưởng ứng bằng cử chỉ, điệu bộ khi hát cùng cô bài hát:" Búp
bê"
- Cháu nói được tên bài hát: Búp bê.– Nhạc và lời: Mộng Lợi Chung. Cháu hát
cùng cô theo nhịp bài hát: Em búp bê
- Biết chú ý nghe và nhận ra âm thanh của nhạc cụ gõ như : Trống lắc, phách, trống
con.
2/ Chuẩn bị:
- Băng nhạc, trống lắc, phách, trống con.
- Búp bê.
3/ Tiến trình hoạt động:
a. Hoạt động mở đầu:
- Các con nhìn xem ai đến thăm lớp mình đây? Em búp bê có dễ thương không các
con? Em búp bê có ngoan không? Có khóc nhè không? búp bê đẹp, búp bê không
khóc nhè, ai cũng yêu búp bê cả.
Cô cháu mình cùng hát bài hát: " Búp bê " nhé!
Hoạt động trọng tâm:
* Dạy hát: " Búp bê "
- Cô hát thể hiện tình cảm cùng với búp bê.
- Cô hát một lần cho trẻ nghe, cô giới thiệu tên bài hát: Búp bê - Nhạc và lời: Mộng
Lợi Chung.
- Cô hát lại bài hát lần nữa cho trẻ nghe, cô hát to chậm, rõ lời để trẻ hát cùng cô từ
đầu đến hết bài.
- Trong khi hát theo cô, nếu câu nào trẻ hát chưa rõ lời, hay hát chưa đúng
cô hát mẫu chậm để trẻ hát theo.
- Cô dạy cho trẻ hát chậm, rõ lời từ đầu đến hết bài hát một vài lần
- Sau đó cô cho từng nhóm trẻ lên hát cùng cô, các nhóm còn lại vỗ tay cho bạn hát
- Cô mời cá nhân trẻ lên hát
- Các con hát bài gì? Cho trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.
* Trò chơi: Hãy lắng nghe
- Cô giới thiệu các dụng cụ âm nhạc và gõ cho trẻ nghe thử. Cô cháu mình cùng
chơi trò chơi: “ Hãy lắng nghe ” nhé!
- Cô gọi một trẻ lên . Cô chỉ định một trẻ khác gõ âm thanh của một nhạc cụ ( ví
dụ: Trống ). Cô đố trẻ đó là âm thanh của nhạc cụ gì? Cô nên động viên, khuyến
khích trẻ chơi với các dụng cụ gõ khác nhau.
- Các con có thích chơi với các dụng cụ của âm nhạc không? Cô mời các con về
chỗ của mình để chơi nào.
c. Kết thúc hoạt động:
- Cô cho trẻ chơi với các dụng cụ âm nhạc.
4/ Nhận xét cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ ngày tháng10.năm2022
Hoạt động : Tạo hình.
Đề tài :Tô màu bong bóng.
I.Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết tô màu đều để tạo ra sản phẩm đẹp.
- Rèn sự khéo léo của đôi tay qua hoạt động tô màu.
- Cháu biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
II. Chuẩn bị:
- Các hộp màu, sản phẩm của cô, vở tạo hình cho cháu.
- Máy cácset, băng nhạc.
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động mở đầu:
- Các con ơi cô có gì đây ?Bóng bóng có màu gì?Cháu trả lời.
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Hoạt động 1:Giới thiệu bài.
-Các con xem cô có bức tranh các bạn nhỏ đang cầm gì đây?Những quả bóng bay
thật là đẹp.Vẫn có những quả bóng chưa có màu sắc vậy hôm nay các con cùng cô
tô màu cho những quả bóng nhé!
b Hoạt động 2:Cô làm mẫu
-Lần một cô làm mẫu cho cháu xem.
-Lần hai cô vừa làm mẫu vừa phân tích: tay trái các con vịn tờ giấy,tay phải các
con cầm bút màu các con tôlên quả bóng cho đều tay.
- Bây giờ các con cùng tô màu quả bóng nhé.
c. Hoạt động 3: Cháu thực hiện.
- Cô gọi vài cháu khá lên làm mẫu cho các bạn xem.
- Cô cho cả lớp di màu, khi cháu thực hiện cô quan sát và giúp cháu di màu không
bị lem, không làm bẩn áo quần.
-Cô hỏi động viên cháu con tô gì?Tô quả bóng màu gì?
- Cô nhận xét sản phẩm và tuyên dương cháu.
3. Kết thúc hoạt động:
-Cô và cháu hát bài “Ô sao bé không lắc”
* Đánh giá cuối ngày:
-Cháu biết cầm bút tô màu nhưng cháu tô chưa đẹp cô cần rèn them cho cháu vào
giờ chiều.
-Hoạt đông chơi cháu biết chơi theo nhóm và nhập vai chơi.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ……ngày…..tháng….năm.
Hoạt động : Nhận biết.
Đề tài : Trò chuyện về đồ dùng bé trai và bé gái
I. Mục đích yêu cầu :
- Cháu nhận biết một số đồ dùng bé trai và đồ dùng bé gái.
- Cháu biết gọi tên một số đồ dùng của bé trai và đồ dùng của bé gái.
- Cháu biết giữ gìn đồ dùng của mình và của bạn.
II. Chuẩn bị:
- Máy caset,băng nhạc.
- Một số đồ dùng của bé trai và đồ dùng của bé gái.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô và cháu cùng cháu chơi trò chơi trời tối trời sáng.
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Các con ơi các con nhìn xem trong lớp mình các trai đang mặc đồ gì còn các bạn
gái mặc gì? Vậy các con có biết các bạn trai thường mặc quần áo như thế nào
không? Các bạn gái mặc gì cho xinh. Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về một
số đồ dùng mà các bạn trai và đồ dùng của các bạn gái nhé .
b.Hoạt động 2: Trò chuyện về đồ dùng bé trai và dồ dùng bé gái.
- Các con ơi các con nhìn xem cô có một chiếc áo rất đẹp, các con có biết đây gọi
là áo gì?
- Đây là chiếc áo sơmi mà các bạn trai thường rất thích mặc. Mùa hè các bạn mặc
áo sơmi ngắn tay kết hợp với quần sọt, còn vào mùa đông các bạn mặc áo sơmi dài
tay và quần rin đấy.
- Áo sơmi của các bạn trai thường được in những họa tiết rất xinh đẹp,phía bên trái
thường được may thêm chiếc túi nhỏ.
- Và khi đi ra đường thì các bạn trai còn đội những chiếc mũ lưỡi trai dành riêng
cho mình nữa đấy. Chiếc mũ của các bạn trai được thiết kế có vành dài ở phía
trước để che nắng và còn được gắn thêm một số họa tiết xinh xắn như hình xe ô tô,
hình siêu nhân.
-Còn con xem đấy là áo gì con ?
=Aó đầm có in hình nàng công chúa đầy là chiếc áo đầm xinh xăn giành cho các
bạn gái kết hợp với cái mũ rộng vành thật xinh.
-Vậy các con biết bạn trai mặc áo somi áo bun còn các bạn gái mặc áo đầm có hình
các nàng công chúa dễ thương
c.Hoạt động 3 : Luyện tập.
- Các con xem cô có bức tranh rắt là nhiều đồ dùng của bạn trai và bạn gái
- Cô cho cháu lên chọn áo mũ bạn trai bạn gái
d.Giáo dục : Các con hãy biết giữ gìn đồ dùng của mình sạch sẽ, gọn gàng nhé.
e.Hoạt động 4: Trò chơi “Thi xem ai nhanh”.
- Hôm nay các con học rất giỏi đã nhận biết được một số đồ dùng của bạn trai và
bạn gái bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Thi xem ai nhanh”.
- Cô có rất nhiều đồ dùng của bạn gái và bạn trai các con, bây giờ cô sẽ chia lớp
mình thành hai đội, một đội chọn đồ dùng bạn gái một đội chọn đồ dùng bạn trai.
Đội nào chọn đúng và nhanh nhất đội đó sẽ chiếc thắng.
- Cô quan sát cháu chơi.
3. Kết thúc hoạt động:
- Cô nhận xét, tuyên dương cháu.
* Đánh giá cuối ngày:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………....
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ……ngày…..tháng….năm.
Hoạt động : Vận động
Đề tài : Bò qua vật cản
I. Mục đích yêu cầu :
- Cháu biết kết hợp tay chân bò qua vật cản
- Khi bò qua vật cản cháu không được chạm vào vạch của cô và bò thật khéo
léo.Cháu chơi nhảy bật hái quả
- Cháu hứng thú khi tham gia vào bài tập vân động và mạnh dạn.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi rộng rãi thoáng mát.
- Băng nhạc, máy caset.
- Vạch chuẩn.
- Thanh gỗ có gắn hoa.
III. Tiến trình hoạt động:
- Các con ơi, ông mặt trời đã lên cao rồi cô và các con cùng ra sân tập thể dục nào.
1. Khởi động:
- Cô cho cháu đi bình thường, chạy chậm,nhanh dần, nhanh chậm dần, đứng lại
chuyển đội hình thành vòng tròn.
2. Trọng động:
a. BTPTC: Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC:
- ĐT1: Đưa hai tay ra nắm lấy cái tai lắc lư cái đầu. 2lx2n
GIÁO ÁN NHÀ TRẺ.docx
GIÁO ÁN NHÀ TRẺ.docx
GIÁO ÁN NHÀ TRẺ.docx
GIÁO ÁN NHÀ TRẺ.docx
GIÁO ÁN NHÀ TRẺ.docx
GIÁO ÁN NHÀ TRẺ.docx
GIÁO ÁN NHÀ TRẺ.docx
GIÁO ÁN NHÀ TRẺ.docx
GIÁO ÁN NHÀ TRẺ.docx
GIÁO ÁN NHÀ TRẺ.docx
GIÁO ÁN NHÀ TRẺ.docx
GIÁO ÁN NHÀ TRẺ.docx
GIÁO ÁN NHÀ TRẺ.docx
GIÁO ÁN NHÀ TRẺ.docx
GIÁO ÁN NHÀ TRẺ.docx
GIÁO ÁN NHÀ TRẺ.docx
GIÁO ÁN NHÀ TRẺ.docx
GIÁO ÁN NHÀ TRẺ.docx

More Related Content

Similar to GIÁO ÁN NHÀ TRẺ.docx

ga mùa xuân n1.docx
ga mùa xuân n1.docxga mùa xuân n1.docx
ga mùa xuân n1.docx
PhngDi4
 
Tuần 3 tháng 9 lớp gấu misa (5 6 tuổi)
Tuần 3 tháng 9 lớp gấu misa (5 6 tuổi)Tuần 3 tháng 9 lớp gấu misa (5 6 tuổi)
Tuần 3 tháng 9 lớp gấu misa (5 6 tuổi)
Non Mầm
 
Kế hoạch tuần 3 tháng 11 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
Kế hoạch tuần 3 tháng 11 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)Kế hoạch tuần 3 tháng 11 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
Kế hoạch tuần 3 tháng 11 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
Non Mầm
 
Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)
Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)
Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)
Non Mầm
 
GIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TOÁN 2 CẢ NĂM
GIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TOÁN 2 CẢ NĂMGIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TOÁN 2 CẢ NĂM
GIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TOÁN 2 CẢ NĂM
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Kế hoạch tuần 4 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa
Kế hoạch tuần 4 tháng 10 năm 2017 lớp gấu MisaKế hoạch tuần 4 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa
Kế hoạch tuần 4 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa
Non Mầm
 
Ke hoach Thang 09.2018 - Lop Tho 1
Ke hoach Thang 09.2018 - Lop Tho 1 Ke hoach Thang 09.2018 - Lop Tho 1
Ke hoach Thang 09.2018 - Lop Tho 1
lananhvinasoft
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - C...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - C...Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - C...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - C...
Silas Ernser
 
Giáo án Hoạt động Ngoài giờ Lên lớp Lớp 1 - Activities Lesson Plans For Grade 1
Giáo án Hoạt động Ngoài giờ Lên lớp  Lớp 1 - Activities Lesson Plans For Grade 1Giáo án Hoạt động Ngoài giờ Lên lớp  Lớp 1 - Activities Lesson Plans For Grade 1
Giáo án Hoạt động Ngoài giờ Lên lớp Lớp 1 - Activities Lesson Plans For Grade 1
tieuhocvn .info
 
Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục
Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dụcKế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục
Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục
Trung Dũng Doãn
 
đIều khiển giáo án
đIều khiển giáo ánđIều khiển giáo án
đIều khiển giáo ántientu1997
 
giáo án tuần 31 lớp 1 hay nhất
giáo án tuần 31 lớp 1 hay nhấtgiáo án tuần 31 lớp 1 hay nhất
giáo án tuần 31 lớp 1 hay nhất
gia su minh tri
 
Kế hoạch tuần 2 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
Kế hoạch tuần 2 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)Kế hoạch tuần 2 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
Kế hoạch tuần 2 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
Non Mầm
 
Link tải Giáo án lớp 3 theo công văn 2345 - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Link tải Giáo án lớp 3 theo công văn 2345 - Bộ Giáo Dục và Đào TạoLink tải Giáo án lớp 3 theo công văn 2345 - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Link tải Giáo án lớp 3 theo công văn 2345 - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
PixwaresVitNam
 
Giao an-tuan-3-lop-1-hay-nhat
Giao an-tuan-3-lop-1-hay-nhatGiao an-tuan-3-lop-1-hay-nhat
Giao an-tuan-3-lop-1-hay-nhat
gia su minh tri
 
chủ đề 2: thiết kế một hoạt động ngoài giờ lên lớp cho cấp 3
chủ đề 2: thiết kế một hoạt động ngoài giờ lên lớp cho cấp 3chủ đề 2: thiết kế một hoạt động ngoài giờ lên lớp cho cấp 3
chủ đề 2: thiết kế một hoạt động ngoài giờ lên lớp cho cấp 3
KhnhAn87
 
Tải giáo án lớp 4 theo công văn 2345 - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Tải giáo án lớp 4 theo công văn 2345 - Bộ Giáo Dục và Đào TạoTải giáo án lớp 4 theo công văn 2345 - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Tải giáo án lớp 4 theo công văn 2345 - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
PixwaresVitNam
 
Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần
Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần
Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần
Bình Hoàng
 
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1 đến 5
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1 đến 5Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1 đến 5
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1 đến 5
Maurine Nitzsche
 
Thời khóa biểu khối MGB năm học 2017-2018
Thời khóa biểu khối MGB năm học 2017-2018Thời khóa biểu khối MGB năm học 2017-2018
Thời khóa biểu khối MGB năm học 2017-2018
Non Mầm
 

Similar to GIÁO ÁN NHÀ TRẺ.docx (20)

ga mùa xuân n1.docx
ga mùa xuân n1.docxga mùa xuân n1.docx
ga mùa xuân n1.docx
 
Tuần 3 tháng 9 lớp gấu misa (5 6 tuổi)
Tuần 3 tháng 9 lớp gấu misa (5 6 tuổi)Tuần 3 tháng 9 lớp gấu misa (5 6 tuổi)
Tuần 3 tháng 9 lớp gấu misa (5 6 tuổi)
 
Kế hoạch tuần 3 tháng 11 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
Kế hoạch tuần 3 tháng 11 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)Kế hoạch tuần 3 tháng 11 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
Kế hoạch tuần 3 tháng 11 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
 
Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)
Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)
Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)
 
GIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TOÁN 2 CẢ NĂM
GIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TOÁN 2 CẢ NĂMGIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TOÁN 2 CẢ NĂM
GIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TOÁN 2 CẢ NĂM
 
Kế hoạch tuần 4 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa
Kế hoạch tuần 4 tháng 10 năm 2017 lớp gấu MisaKế hoạch tuần 4 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa
Kế hoạch tuần 4 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa
 
Ke hoach Thang 09.2018 - Lop Tho 1
Ke hoach Thang 09.2018 - Lop Tho 1 Ke hoach Thang 09.2018 - Lop Tho 1
Ke hoach Thang 09.2018 - Lop Tho 1
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - C...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - C...Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - C...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - C...
 
Giáo án Hoạt động Ngoài giờ Lên lớp Lớp 1 - Activities Lesson Plans For Grade 1
Giáo án Hoạt động Ngoài giờ Lên lớp  Lớp 1 - Activities Lesson Plans For Grade 1Giáo án Hoạt động Ngoài giờ Lên lớp  Lớp 1 - Activities Lesson Plans For Grade 1
Giáo án Hoạt động Ngoài giờ Lên lớp Lớp 1 - Activities Lesson Plans For Grade 1
 
Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục
Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dụcKế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục
Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục
 
đIều khiển giáo án
đIều khiển giáo ánđIều khiển giáo án
đIều khiển giáo án
 
giáo án tuần 31 lớp 1 hay nhất
giáo án tuần 31 lớp 1 hay nhấtgiáo án tuần 31 lớp 1 hay nhất
giáo án tuần 31 lớp 1 hay nhất
 
Kế hoạch tuần 2 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
Kế hoạch tuần 2 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)Kế hoạch tuần 2 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
Kế hoạch tuần 2 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
 
Link tải Giáo án lớp 3 theo công văn 2345 - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Link tải Giáo án lớp 3 theo công văn 2345 - Bộ Giáo Dục và Đào TạoLink tải Giáo án lớp 3 theo công văn 2345 - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Link tải Giáo án lớp 3 theo công văn 2345 - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
 
Giao an-tuan-3-lop-1-hay-nhat
Giao an-tuan-3-lop-1-hay-nhatGiao an-tuan-3-lop-1-hay-nhat
Giao an-tuan-3-lop-1-hay-nhat
 
chủ đề 2: thiết kế một hoạt động ngoài giờ lên lớp cho cấp 3
chủ đề 2: thiết kế một hoạt động ngoài giờ lên lớp cho cấp 3chủ đề 2: thiết kế một hoạt động ngoài giờ lên lớp cho cấp 3
chủ đề 2: thiết kế một hoạt động ngoài giờ lên lớp cho cấp 3
 
Tải giáo án lớp 4 theo công văn 2345 - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Tải giáo án lớp 4 theo công văn 2345 - Bộ Giáo Dục và Đào TạoTải giáo án lớp 4 theo công văn 2345 - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Tải giáo án lớp 4 theo công văn 2345 - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
 
Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần
Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần
Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần
 
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1 đến 5
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1 đến 5Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1 đến 5
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1 đến 5
 
Thời khóa biểu khối MGB năm học 2017-2018
Thời khóa biểu khối MGB năm học 2017-2018Thời khóa biểu khối MGB năm học 2017-2018
Thời khóa biểu khối MGB năm học 2017-2018
 

GIÁO ÁN NHÀ TRẺ.docx

  • 1. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ hai……ngày 12…..tháng 9.năm.2022 Hoạt động : Nhận biết. Đề tài : Trò chuyện về lớp học của bé. I. Mục đích yêu cầu : - Cháu nhận biết tên lớp học của mình, tên cô giáo, tên một số bạn trrong lớp. - Nhận biết tên một số đồ chơi, đồ dùng có trong lớp. - Cháu biết gọi tên các bạn trong lớp, tên cô giáo, một số đồ dùng đồ chơi trong lớp. - Cháu biết yêu quý lớp học của mình, ham thích đến lớp. II. Chuẩn bị: - Máy caset,băng nhạc. - Tranh ảnh về lớp mầm non. III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: - Cô và cháu cùng xem tranh cảnh sinh hoạt của các bạn trong lớp. 2. Hoạt động trọng tâm: a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Các con vừa xem tranh các bạn trong lớp ,hôm nay cô cháu mình cùng trèo chuyện xem trong lớp con có cô giáo tên gì bạn tên gì? b.Hoạt động 2: Trò chuyện về lớp học của bé.
  • 2. - Các con có biết các con đang học lớp gì, trường gì không? - Bây giờ các con cùng đi tham quan lớp mình nhé. - Cô cho cháu đi vòng quanh lớp giới thiệu và nói công dụng của từng góc chơi trong lớp, phòng vệ sinh, kệ để cặp, kệ để dép, kệ tivi, đầu máy, máy catset, kệ để đồ dùng học tập, kệ để nước uống… - Cô đã giới thiệu cho các con về lớp của chúng ta đấy, các con thấy lớp mình có đẹp không? Các con có thích đi học không? c.Hoạt động 3 : Luyện tập. - Các con có biết tên các cô có trong lớp chưa nào? Lớp các con có mấy cô. - Bây giờ các con hãy lên chỉ và gọi tên từng góc, từng nơi trong lớp cho cô xem nào. - Cô cho cháu lên kể tên các bạn trong lớp. d.Giáo dục : Các con nhớ đi học đều nhé. Nếu các con đi học đều các con sẽ được tham gia đầy đủ vào các hoạt động ở lớp, được chơi với nhiều bạn, chơi với nhiều đồ chơi. Khi các con đến lớp các con nhớ phải vâng lời cô, chơi hòa đồng với bạn, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi ở lớp nhé. e.Hoạt động 4: Trò chơi “Tìm bạn”. - Hôm nay các con học rất giỏi đã nhận biết được một số bạn ở trong lớp, bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Tìm bạn”. - Cô sẽ gọi một bạn lên và bịt mắt lại sau đó cô sẽ gọi bạn khác lên hát một bài cho bạn đoán xem bạn nào vừa hát. - Cô quan sát cháu chơi.
  • 3. 3. Hoạt động kết thúc: - Cô nhận xét, tuyên dương cháu. * Đánh giá cuối ngày: -Cháu biết tên cô giáo tên các bạn trong lớp và trả lời được các câu hỏi của cô .giờ học cháu tham gia học sôi nổi và ngoan đáng khen. -Hoạt động chơi :Cháu tham gia chơi ngoan có tiến bộ -Hoạt động vệ sinh cháu thực hiện có nề nếp -Hoạt động giờ ăn cháu ăn ngoan có vài cháu biết tự xúc cơm ăn
  • 4. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ ba……ngày 13…..tháng 9năm.2022 Hoạt động : Vận động Đề tài : Bò trong đường zích zắc I. Mục đích yêu cầu : - Cháu biết trong con đường zích zắc theo yêu cầu của cô - Cháu biết phối hợp tay chân nhịp nhàng đi không chạm vật - Cháu biết thường xuyên tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh. II. Chuẩn bị: - Sân bãi rộng rãi thoáng mát. - Băng nhạc, máy caset. - Vạch chuẩn, con đường con đường zích zắc III. Tiến trình hoạt động: - Các con ơi, ông mặt trời đã lên cao rồi cô và các con cùng ra sân tập thể dục nào. 1. Khởi động: - Cô cho cháu đi bình thường, chạy chậm,nhanh dần, nhanh chậm dần, đứng lại chuyển đội hình thành vòng tròn. 2. Trọng động: a.BTPTC: Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC: - ĐT1: Đưa hai tay ra nắm lấy cái tai lắc lư cái đầu. 2lx2n - ĐT2: Đưa hai tay ra nắm lấy cái eo lắc lư cái mình. 2lx2n
  • 5. - ĐT3: Đưa hai tay ra nắm lấy cái chân lắc lư cái đùi 4lx2n - ĐT4: Hai tay đưa lên cao,xoay một vòng 4lx2n b.Vận độngcơ bản: Bò trong đường zích zắc - Các con ơi hôm nay cô và các con mang quà đến nhà tặng sinh nhật cho bạn búp bê nhé. Có rất nhiều con đường đi đến nhà bạn búp bê, con đường nào cũng rất khó đi các con phải làm gì để đi đến nhà bạn búp bê nhanh nhất bây giờ. Các con hãy đi theo cách của mình đi nào. - Cô thấy cách bò theo con đường zích zắc của nhóm bạn Ngọc là cách bò khéo léo và đó cũng là cách để đến nhà bạn búp bê nhanh nhất. - Bây giờ các con xem bạn đi nhé. - Lần 1 cô không phân tích. - Lần 2 cô cho cháu đi làm mẫu và phân tích : từ vạch xuất phát khi nghe hiệu lệnh của cô thì các con bò về phía trước, tránh những hòn đá - Cô cho 2 cháu khá lên làm mẫu. - Lần lượt 2 cháu lên thực hiện. - Cô cho cả lớp lên thực hiện. - Cô chú ý những cháu nhút nhát để động viên cháu. - Các con nhìn xem bây giờ con đường sẽ có nhiều hòa đá hơn vậy các con khi bò nhớ tránh ra nhé. -Cô cho hai nhóm thi đua bò trong đường zích zắc. c.Trò chơi : Chuyền banh. - Các con ơi hôm nay cô đã dạy các con bài vận động gì nào?
  • 6. - Cô thấy hôm nay bạn nào cũng thực hiện bài vận động bò trong đường zicgs zắc rất tốt. Bây giờ các con cùng chơi trò chơi “Chuyền banh” với cô nào. * Cách chơi : - -Cô cho các cháu đứng thành vòng tròn chuyền banh cho nhau khi kết thúc vòng chơi các cháu vỗ tay.. - Cô cho cháu chơi vài lần. 3. Hồi tĩnh: - Các con chơi có vui không, cô thấy các con đã mệt rồi đấy bây giờ các con cùng cô đi hít thở nhẹ nhàng, xoa bóp tay chân. * Đánh giá cuối ngày: -Các cháu mạnh dan tham gia vào bài tập vận động thực hiện đúng kỹ năng.Bên cạnh vẫn còn một số cháu chưa mạnh dạn khi tham gia chơi cùng các bạn:Cháu khang,hoàng bảo,bảo an….
  • 7. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ …5…ngày…15..tháng 9.năm2022 Hoạt động : Tạo hình. Đề tài :Di màu quả bóng. I.Mục đích yêu cầu: - Cháu biết di màu đều để tạo ra sản phẩm đẹp. - Rèn sự khéo léo của đôi tay qua hoạt động di màu. - Cháu biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. II. Chuẩn bị: - Các hộp màu, sản phẩm của cô, vở tạo hình cho cháu. - Máy cácset, băng nhạc. III. Tiến trình hoạt động 1. Hoạt động mở đầu: - Cô và cháu hát bài “Bóng tròn to”.Cô có tranh quả bóng đẹp cho các con xem. 2. Hoạt động trọng tâm: a. Hoạt động 1:Giới thiệu bài. - Cô cho cháu xem tranh mẫu , các con xem cô có tranh gì đây?Đây là bức tranh di màu bằng tay rất đẹp, các con có thích di màu giống cô không?Hôm nay cô sẽ dạy các con di màu quả bóng nhé. b Hoạt động 2:Cô làm mẫu -Lần một cô làm mẫu cho cháu xem.
  • 8. -Lần hai cô vừa làm mẫu vừa phân tích: tay trái các con vịn tờ giấy,tay phải cầm bút và di màu từ ngoài vào trong không lem ra ngoài. -Cô cho các cháu nhắc lại cách di màu,con hãy di màu quả bóng màu gì con thích. - Các con hãy di màu quả bóng cho đẹp. c. Hoạt động 3: Cháu thực hiện. - Cô gọi vài cháu khá lên làm mẫu cho các bạn xem. -Các con hãy về bàn di màu quả bóng của mình cho thật đẹp - Cô cho cả lớp di màu, khi cháu thực hiện cô quan sát và giúp cháu di màu không bị lem, không làm bẩn áo quần. - Cô nhận xét sản phẩm và tuyên dương cháu. 3. Kết thúc hoạt động: -Cô và cháu hát bài “quả bóng xinh” * Đánh giá cuối ngày: -Cháu biết cầm bút tô màu nhưng cháu tô chưa đẹp cô rèn thêm cho các cháu mọi lúc mọi nơi. -Hoạt động chơi:Cháu biết chơi theo nhóm biết chơi cùng bạn -Hoạt động vệ sinh cháu biết rữa tay bằng xà phòng -Hoạt động ăn cháu ăn ngoan vài bạn biết tự xúc cơm ăn (cháu ngân hà,huy bách,bảo an,…)
  • 9. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ 4 ngày14…..tháng9.năm.2022 Hoạt động : GDAN. Đề tài : Dạy hát “Lời chào buổi sáng” I. Mục đích yêu cầu: - Cháu biết hát theo cô bài hát “Lời chào buổi sáng” - Hát thuộc bài hát và hát to rõ lời theo nhịp bài hát. - Cháu biết chào cô chào bố mẹ khi đi học. II. Chuẩn bị : - Băng nhạc - Lắc xèng. III. Tiến trình hoạt động : 1.Hoạt động mở đầu: - Cô cho cháu xem tranh về các bạn đang chào cô và bố mẹ đi học. 2. Hoạt động trọng tâm. a.Dạy hát “Lời chào buổi sáng” - Các con xem tranh gì đấy? Khi các con đến lớp các con phải chào ba, mẹ, chào cô giáo và đó cũng là nội dung bài hát “Lời chào buổi sáng”. Hôm nay cô sẽ dạy các con hát nhé. - Các con lắng nghe cô hát bài hát. Cô hát cho cháu nghe lần một không có nhạc. - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
  • 10. - Bây giờ cô sẽ hát lại cho các con nghe nhé. Cô hát kết hợp trên nền nhạc. - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? b. Luyện tập. - Cô tập cho cả lớp hát theo cô từng câu. - Bây giờ các con hát cùng cô nào. Cả lớp hát bài hát 2 lần. - Cô mời các bạn nam, cô mời các bạn nữ, cô mời cá nhân. - Các con hát bài gì? Cô cho cả lớp hát lại một lần nữa. *Giáo dục: Các con ơi khi các con đến trường hay khi đi học về các con nhớ chào ba, mẹ, cô giáo như vậy mới là bé ngoan dấy. c. Nghe hát “Vui đến trường” - Các con hát hay học giỏi, bây giờ cô sẽ hát các con nghe bài hát “Vui đến trường” - Cô hát cháu nghe bài hát lần 1. - Lần 2 các cháu cùng đứng lên vận động bài hát theo cô. 3. Hoạt động kết thúc : - Cô tuyên dương cả lớp. *Đánh giá cuối ngày : -Cháu hát thuộc bài hát,hát đúng gia điệu bài hát thích thú khi tham gia học cùng các bạn -Hoạt động chơi cháu biết nhập vai chơi dưới sự hướng dẫn cô giáo cùng chơi với cháu -Hoạt động ăn và vệ sinh cháu đã thực hiện tốt rắt thích ăn món cá cháu ăn nhanh gọn gàng
  • 11. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ 6.ngày17.tháng9.năm2022. Hoạt động : Làm quen văn học. Đề tài : Đọc thơ “Yêu mẹ”. I.Mục đích yêu cầu: - Cháu nhớ tên bài thơ và hiểu được nội dung bài thơ “yêu mẹ” - Cháu đọc thơ diễn cảm, rõ ràng, có thể làm điệu bộ theo lời bài thơ. - Cháu biết yêu thương mẹ và biết vâng lời đi học không khóc nhè cho mẹ vui. II.Chuẩn bị : - Tranh thơ “Yêu mẹ” III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: - Các cháu cùng cô chơi trò chơi dung dăng dung dẽ. 2. Hoạt động trọng tâm: *. Hoạt động 1: Cô đọc thơ - Các con nhìn xem cô có gì đây? Bức tranh này vẽ gì? (Cô cho cháu xem bức tranh vẽ cảnh mẹ nấu ăn bé đến ôm hôn lên má mẹ). - Cô cũng có một bài thơ nói lên tình cảm của bé đối với mẹ . Đó là bài thơ “Yêu mẹ” hôm nay cô sẽ dạy các con nhé. - Cô đọc diễn cảm bài thơ cho cả lớp nghe. - Lần 2 cô đọc diễn cảm bài thơ kết hợp tranh minh hoạ. - Các con thấy bài thơ có hay không?
  • 12. *. Hoạt động 2: Đàm thoại trích dẫn - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Mẹ đi đâu con -À mẹ đi làm từ sáng sớm mẹ dậy làm gì? -Mẹ dạy mua thịt cá -Em bé đã làm gì với mẹ -Em bé kề má được mẹ làm gì nào? -Em bé kề má đơực mẹ thơm em bé thật là sung sướng được mẹ yêu * Giáo dục: Các con hãy yêu thương mẹ là người mẹ yêu thương các con nhất và luôn mang niềm vui đến cho các con vậy các con phải ngoan để mẹ vui nhé! *. Hoạt động 3: Dạy đọc thơ - Các con đã hiểu nội dung bài thơ rồi đấy bây giờ cô sẽ dạy các con đọc thuộc bài thơ này nhé. - Cô dạy từng câu cho trẻ đọc 3 lần. Cô luyện tập theo nhóm, cá nhân, cô chú ý sửa sai cho cháu. - Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ. - Các con vừa đọc bài thơ gì? 3. Hoạt động kết thúc: - Cô nhận xét tuyên dương cả lớp * Đánh giá cuối ngày: -Cháu tự tin tham gia vào giờ học đọc thuộc bài thơ :đến lớp,đọc to rõ ràng diễn cảm bên cạnh còn vài cháu đọc chưa to rõ :cháu khôi khoa,hà my.nguyên an… -Hoạt động chơi cháu chơi ngoan có nề nếp biết chơi cùng bạn
  • 13. .KẾ HOẠCH TÔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ 2 ngày 19 .tháng 9 .năm2022 Hoạt động : Trò chuyện Đề tài : Bé tập làm cô cấp dưỡng. I. Mục đích yêu cầu : - Cháu nhận biết công việc hằng ngày của cô cấp dưỡng. - Cháu gọi tên được một số công việc hằng ngày của cô cấp dưỡng . - Cháu biết yêu quý và vâng lời cô cấp dưỡng. II. Chuẩn bị: - Máy caset,băng nhạc. - Một số tranh ảnh vẽ các công việc của cô cấp dưỡng. III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: - Cô và cháu cùng hát bài “ cô và mẹ”. 2. Hoạt động trọng tâm: a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Các con ơi ở nhà các con có ba mẹ khi đến trường các con có ai? Cô giáo yêu thương và chăm sóc các con giống như mẹ. Các con có biết khi các con đến trường ai nấu cho các con ăn? Vậy các con có biết các công việc của cô cấp dưỡng không?Hôm nay cô cháu mình cùng trò chuyện về công việc của các cô cấp dưỡng ở trường nhé. b.Hoạt động 2: Trò chuyện về công việc của cô cấp dưỡng.
  • 14. - Các con nhìn xem cô đang làm gì? Cô cho cháu xem tranh vẽ các công việc hàng ngày của cô cấp dưỡng. - Hằng ngày khi các con đến trường các con được ăn những món ăn rất ngon, được uỗng những ly sũa thơm ngon, thưởng thúc những ly nước cam nhiều vitamin là do ai làm? - Các cô cấp dưỡng phải đi từ rất sớm để có thể chế biến thức ăn cho các con ăn buổi sáng. Cô cấp dưỡng còn pha những ly sũa thơm ngon, ly nước cam bổ dưỡng cho các con uống. Sau đó cô chế biến đồ ăn trưa, làm yaua cho các con ăn vào buổi trưa. Buổi chiều khi ngủ dậy các con sẽ được thưởng thức những tô súp thơm ngon và các con sẽ được uống sữa buổi chiều cũng do các cô cấp dưỡng pha. Cô cấp dưỡng luôn thay đổi thực đơn hằng ngày giúp các con ăn ngon miệng hơn. - Các con có biết cô cấp dưỡng mặc đồ gì không? Khi nấu ăn cô cấp dưỡng sẽ đeo gì? - Ngoài nấu ăn cô cấp dưỡng còn làm gì nữa? - Cô cấp dưỡng còn phải rửa chén, rửa ly và đem đi hấp, đi sấy cho khô. - Cô cấp dưỡng còn nấu nước cho các con uống hằng ngày nữa đấy. - Bây giờ bạn nào kể lại cho cô và các bạn nghe khi các con đến lớp các con thấy cô cấp dưỡng làm những công việc gì? - Cô lần lượt cho cháu lên kể lại các công việc của cô cấp dưỡng ở trường. c.Giáo dục : Khi các con đến lớp các con phải biết vâng lời cô và yêu thương cô giáo của mình nhé.
  • 15. d.Hoạt động 4: Trò chơi “Thi xem ai nhanh”. - Hôm nay các con học rất giỏi đã nhận biết được một số công việc của cô cấp dưỡng bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Thi xem ai nhanh”. - Cô có rất nhiều rau củ các con hãy chọn rau củ cho cô cấp dưỡng đem về nấu cho các con ăn, bây giờ cô sẽ chia lớp mình thành hai đội lên chọn rau củ về cho cô cấp dưỡng nhé. Đội nào chọn nhiều rau củ đội đó thắng. - Cô quan sát cháu chơi. 3. Hoạt động kết thúc: - Cô nhận xét, tuyên dương cháu. * Đánh giá cuối ngày: -Cháu biết được những công việc của cô cấp dưỡng và tham gia trả lời bài sôi nổi. -ch áu chơi ngoan có nề nếp và xếp hang khi ra vào lớp
  • 16. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ 3 ngày20.tháng9.năm2022 .Hoạt động : Vận động Đề tài : Trườn qua chướng ngại vật I. Mục đích yêu cầu : - Cháu biết trườn qua chướng ngại vật - Thực hiện được kỹ năng trườn qua chướng ngại vật:trườn sát ngực xuống đất,phối hợp tay chân nhịp nhàng khi trườn qua không chạm vào vật.Củng cố kỹ năng chạy và phản ứng kịp thời qua trò chơi “Thỏ tắm nắng” - Cháu biết mạnh dạn khi tham gia tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh. II. Chuẩn bị: - Sân bãi rộng rãi thoáng mát. - Băng nhạc, máy caset. - Vạch chuẩn. - Chướng ngại vật cao khoảng 30-40cm. III. Tiến trình hoạt động: - Các con ơi, ông mặt trời đã lên cao rồi cô và các con cùng ra sân tập thể dục nào. 1. Khởi động: - Cô cho cháu đi bình thường, chạy chậm,nhanh dần, nhanh chậm dần, đứng lại chuyển đội hình thành vòng tròn. 2. Trọng động: a. BTPTC: Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC: - ĐT1: Đưa hai tay ra nắm lấy cái tai lắc lư cái đầu. 2lx2n
  • 17. - ĐT2: Đưa hai tay ra nắm lấy cái eo lắc lư cái mình. 2lx2n - ĐT3: Đưa hai tay ra nắm lấy cái chân lắc lư cái đùi 4lx2n - ĐT4: Hai tay đưa lên cao,xoay một vòng 4lx2n b. Vận độngcơ bản: Trườn qua vật cản - Các con ơi hôm nay cô và các con sẽ đến nhà bạn Mây chơi nhé, muốn đến được nhà bạn Mây các con phải đi bò trườn qua rất nhiều vật cản các con làm sao qua được, bây giờ cô cháu mình cùng qua nào. - Cô cho cháu trải nghiệm trên các con đường. Các con làm sao để qua được con đường này. Cô thấy có một số bạn trườn qua và đây cũng là cách để qua con đường này đấy. - Bây giờ các con xem bạn làm mẫu nhé. - Lần 1 cô không phân tích. - Lần 2 bạn vừa trườn cô vừa phân tích : từ vạch xuất phát cô trườn tự do ngực sát xuống đất,phối hợp tay chân nhịp nhàng trườn qua mà không chạm vào vật đến nhà bạn mây - Cô cho 2 cháu khá lên làm mẫu. - Lần lượt 2 cháu lên thực hiện. - Cô cho cả lớp lên thực hiện. - Cô chú ý những cháu nhút nhát để động viên cháu. c. Luyện tập: - Cô chia lớp thành hai nhóm trườn qua vật cản lên lấy đồ chơi mang về. - Cô khuyến khích động viên những cháu yếu kém. - Các con rất giỏi đã biết trườn qua vật cản rồi đấy. Khi trườn nhớ không chen lấn với bạn nhé.
  • 18. d.Trò chơi : Lăn bóng. - Các con ơi hôm nay cô đã dạy các con bài vận động gì nào? - Cô thấy hôm nay bạn nào cũng thực hiện bài vận động trườn qua vật cản rất tốt. - Bây giờ các con cùng chơi trò chơi “Lăn bóng” với cô nào. * Cách chơi : - Côcho hai cháu bắt cặp với nhau giang rộng chân cháu lăn bóng qua cho bạn bạn lăn bóng lại. - Cô cho cháu chơi vài lần. 4. Hồi tĩnh: - Các con chơi có vui không, cô thấy các con đã mệt rồi đấy bây giờ các con cùng cô đi hít thở nhẹ nhàng, xoa bóp tay chân. * Đánh giá cuối ngày: -Cháu thực hiện đúng kỹ năng bài tập vận động tham gia vào trò chơi tự tin và mạnh dạn. -Vẫn còn một số cháu chưa mạnh dạn tham gia vào bài tập vận động cô rèn thêm cho cháu vào giờ hoạt động chiều. - Hoạt động vệ sinh và giờ ăn cháu ngoan có nề nếp.
  • 19. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ 4ngày21tháng9.năm.2022 Hoạt động : Làm quen văn học. Đề tài : Kể chuyện “Đôi bạn nhỏ”. I.Mục đích yêu cầu: - Cháu nhớ tên câu chuyện và hiểu được nội dung chuyện “ Đôi bạn nhỏ” - Cháu nói và nhớ được tên các nhân vật trong câu chuyện. - Cháu biết giúp đỡ bạn, biết chơi hòa đồng cùng bạn. II.Chuẩn bị : - Mô hình, slay câu chuyện. III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: - Các cháu cùng cô hát và vận động theo bài hát “Đàn vịt con” 2. Hoạt động trọng tâm: a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Các chú vịt này có dễ thương không các con , hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện về con vịt con gà. Đó là câu chuyện “Đôi bạn nhỏ”. - Cô kể câu chuyện trên mô hình lần 1. - Cô kể con nghe câu chuyện gì? - Bây giờ các con sẽ được gặp lại các nhân vật có trong câu chuyện một lần nữa nhé.Cô kể chuyện lần 2 trên slay. b.Hoạt động 2: Đàm thoại trích dẫn
  • 20. - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Bạn gà con và bạn vịt con rủ nhau đi đâu? -Bạn vịt con xuống ao làm gì? Còn bạn gà con ở trên bờ làm gì? -Bỗng có con gì xuất hiện? Con cáo làm gì gà con? -Nghe tiếng gà kêu cứu vịt con đã làm gì để cứu gà con? -Con cáo có bắt được gà con không? -Hai bạn gà con và vịt con vui sướng hát như thế nào? * Giáo dục: các con hãy nhớ khi chơi với bạn các con phải biết giúp đỡ và chơi hòa đồng với bạn nhé. c.Hoạt động 3: Trò chơi: Chọn các nhân vật trong câu chuyện. - Cách chơi : Cháu lên chọn các nhân vật trong câu chuyện dán lên bảng. - Cô chia làm hai nhóm thi đua. - Con chọn những nhân vật nào? (Gà con, vịt con và con cáo). 3. Kết thúc hoạt động - Cô nhận xét tuyên dương cả lớp. *Đánh giá cuối ngày: -Các cháu thích thú khi nghe cô kể chuyện,nói được tên các nhân vật có trong câu chuyện và nhớ tên chuyện.tham gia vào trò chơi vui vẽ mạnh dạn tự tin khi chơi và học. -Hoạt động chơi :Cháu chơi ngoan còn vài bạn trai chơi chạy lung tung các góc -Hoạt động vệ sinh và giờ ăn cháu thực hiện có nề nếp,giờ ăn có cháu nôn do thời tiết thay đổi,cô giáo báo cho phụ huynh đón cháu về.
  • 21. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ5ngày22tháng9.năm2022. Hoạt động : GDAN. Đề tài : Dạy hát “Chào cô cháu về” I. Mục đích yêu cầu: -Cháu biết tên bài hát “Chào cô cháu về”,hát thuộc bài hát. -Cháu hát to rõ lời theo nhịp bài hát.Cháu hiểu nội dung bài hát vafbieets trể hiện cảm xúc khi nghe hát. -Cháu chào thưa lễ phép với cô,ba mẹ khi đến lớp và khi về. II. Chuẩn bị : - Băng nhạc - Lắc xèng. III. Tiến trình hoạt động : 1.Hoạt động mở đầu: - Cô cho cháu xem tranh các bạn nhỏ đang chào cô. 2. Hoạt động trọng tâm. a.Dạy hát “Chào cô cháu về” - Các con xem tranh gì đấy? Khi các con đến lớp mẫu giáo và khi các con đi về các con phải làm gì?Khi ba mẹ đón các con đi học về các con phải biết chào cô nhé và hôm nay cô sẽ dạy các con bài hát “Chào cô cháu về” nhạc và lời Văn Chung. - Các con lắng nghe cô hát bài hát. Cô hát cho cháu nghe lần một không có nhạc. - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
  • 22. - Bây giờ cô sẽ hát lại cho các con nghe nhé. Cô hát kết hợp trên nền nhạc. - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? b.Luyện tập. - Bây giờ các con hát cùng cô nào. Cả lớp hát bài hát 2 lần. - Cô mời các bạn nam, cô mời các bạn nữ, cô mời cá nhân. - Các con hát bài gì? - Cô cho cả lớp hát lại một lần nữa. *Giáo dục: Các con ơi các con phải biết chào người lớn, chào cô khi các con đi học về như vậy mới là bé ngoan nhé. c.Nghe hát “Tiếng chào theo em” - Các con hát hay học giỏi, bây giờ cô sẽ hát các con nghe bài hát “Tiếng chào theo em” - Cô hát cháu nghe bài hát lần 1: - Lần 2 các cháu cùng đứng lên vận động bài hát theo cô. 3. Hoạt động kết thúc : - Cô tuyên dương cả lớp. *Đánh giá cuối ngày : -Cháu thích thú khi học môn âm nhạc,cháu hát thuộc bài hát ,hát đúng gia điệu bài hát to rõ lời. -Cũng còn vài cháu hát chưa rõ lời cô rèn thêm cho cháu vào hoạt động chiều
  • 23. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ 6ngày23tháng9.năm2022 Hoạt động : Nhận biết phân biệt Đề tài : Nhận biết một và nhiều I.Mục đích yêu cầu: - Cháu nhận biết phân biệt được một và nhiều qua đồ vật đồ chơi - Cháu phân biệt được một cái muỗng và nhiều cái chén - Giáo dục cháu biết cất đồ chơi đúng nơi quy định, biết giữ gìn đồ chơi trong lớp. II. Chuẩn bị: - Các đồ chơi muỗng chén III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: - Các con cùng cô chơi trò chơi “trời nắng trời tối” 2. Hoạt động trọng tâm: a. Hoạt động 1:Giới thiệu bài. -Các c0n xem cô mang gì đến cho lớp mình? -Đây là hộp quà cô tặng cho các con ,cô mời một bạn lên mở xem trong hộp quà có gì nhé! -Đó là cái muỗng cái chén,con xem có mấy cái muỗng, -Con xem chỉ có một cái muỗng mà chén thì có nhiều hơn đây là bài học một và nhiều hơn hôm nay cô dạy các con nhé! -Các con cùng nói với cô một cái muỗng nhiều cái chén cô cho cháu nói vài lần
  • 24. - b. Hoạt động 2: Luyện tập. -Cô chuẩn bị khay muỗng và chén các con hỹ đến mang về -Khi cô nói có mấy cái muỗng cháu nói một cái muỗng,có nhiều cái chén -Con hãy đem một cái muỗng để lên bàn -Còn hai cái chén con hãy chồng lên nhau cùng đem để lên bàn - c. Hoạt động 3: Trò chơi “dán hình ” -Cô có nhiều hình tròn màu vàng và hình tròn màu đỏ -Con hãy lên chọn một hình tròn màu vàng và hai cái hình tròn màu đỏ -Con có mấy hình tròn màu vàng:một hình tròn đỏ,còn hình tròn màu vàng nhiều hơn. -3. Kết thúc hoạt động: - Cô tuyên dương cả lớp * Đánh giá cuối ngày: -Cháu phân biệt được một và nhiều -Hoạt động chơi cháu chơi theo nhóm chơi ngoan và biết cất đồ dùng đúng nơi qui định -Hoạt động giờ ăn cháu ăn ngoan và tự xúc cơm ăn
  • 25. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ hai ngày 26 tháng.9 năm.2022 Hoạt động : Trò chuyện Đề tài : Đồ dùng của cô cấp dưỡng I. Mục đích yêu cầu : - Cháu nhân biết được một số đồ dùng mà các cô cấp dưỡng thường xuyên dùng để nấu ăn cho các bé. -Cháu gọi đúng tên các dụng cụ nhà bếp của các cô cấp dưỡng -Cháu biết yêu quý và tôn trọng tình cảm mà các cô cấp dưỡng thể hiện qua các món ăn cho các bé. II. Chuẩn bị: - Máy caset,băng nhạc. - khẩu trang III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: - Cô và cháu chơi một trò chơi nhẹ nhàng 2. Hoạt động trọng tâm: * Hoạt động 1:Trò chuyện về đồ dùng của các cô cấp dưỡng -Các con ơi sáng nay các con ăn cháo thịt ở trường con thấy ngon không? -Rắt là ngon đúng không nào khi các con đi học ở trường được ăn các món ngon là do ai nấu các con có biết không?
  • 26. -Đúng rồi do các cô câ[s dưỡng ở trường nấu cho các con ăn đấy hôm nay cô sẽ cho các con cùng xem qua nhưỡng đồ dùng mà các cô cấp dưỡng dùng để nấu chín những món ăn ngon cho các con ăn đấy, -Cô cho các con xem cái bếp cái xô cái nồi cái vá và một số dụng cụ nấu ăn khác -Cô cho các bé đọc tên các dụng cụ nhà bếp . -Bên cạnh cô giới thiệu cái yếm đeo khi nấu ăn của các cô cấp dưỡng - Trước khi vào nấu ăn cho các con cô cấp dưỡng phải rữa tay sạch sẽ đeo yếm để đảm bảo an toàn thực phẩm đểcó những món ngon cho các con ăn. *Giáo dục : Các con nhớ phải thường xuyên rữa tay bằng xà phòng và đeo yếm khi ăn cơm phải ăn hết suất ăn của mình làm vui lòng các cô cấp dưỡng nhé! * Hoạt động2 : Luyện tập. - Cô các cháu đi chợ mua các cồ dùng mà cô cấp dưỡng dùng để nấu ăn cho các con ăn (các bé chọn chén ,nồi,muỗng,yếm,xô…..) -Cô cho từng bé gọi tên các đồ dùng mà bé đã chọn. * Hoạt động 3: Trò chơi “chơi nấu ăn”. -Cô chia lớp làm hai nhóm cho các bé chơi trò chơi nấu ăn cô quan sát bé chơi 3. Kết thúc hoạt động: - Cô nhận xét, tuyên dương cháu. * Đánh giá cuối ngày
  • 27. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ ba ngày 27 tháng9 năm 2022. Hoạt động : Vận động Đề tài : Bật về phía trước. I. Mục đích yêu cầu : - Cháu biết bật về phía trước. - Thực hiện được kỹ năng bật về phía trước hai tay chống hông khi nghe hiệu lệnh bật nhanh về phía trước -.Củng cố kỹ năng chạy và phản ứng kịp thời qua trò chơi “ô tô và chim sẽ” - Cháu biết mạnh dạn khi tham gia tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh. II. Chuẩn bị: - Sân bãi rộng rãi thoáng mát. - Băng nhạc, máy caset. - Vạch chuẩn. - Vạch chuẩn cho các cháu bật III. Tiến trình hoạt động: - Các con ơi, ông mặt trời đã lên cao rồi cô và các con cùng ra sân tập thể dục nào. 1. Khởi động: - Cô cho cháu đi bình thường, chạy chậm,nhanh dần, nhanh chậm dần, đứng lại chuyển đội hình thành vòng tròn. 2. Trọng động:
  • 28. a. BTPTC: Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC: - ĐT1: Đưa hai tay ra nắm lấy cái tai lắc lư cái đầu. 2lx2n - ĐT2: Đưa hai tay ra nắm lấy cái eo lắc lư cái mình. 2lx2n - ĐT3: Đưa hai tay ra nắm lấy cái chân lắc lư cái đùi 4lx2n - ĐT4: Hai tay đưa lên cao,xoay một vòng 4lx2n b. Vận độngcơ bản: - Các con ơi hôm nay cô và các con sẽ đến nhà bạn Na chơi nhé, muốn đến được nhà bạn Na các con phải rất nhiều vật cản các con làm sao qua được, bây giờ cô cháu mình cùng qua nào. - Cô cho cháu trải nghiệm trên các con đường. Các con làm sao để qua được con đường này. Cô thấy có một số bạn bật về phía trước đây cũng là cách để qua con đường này đấy. - Bây giờ các con xem cô làm mẫu nhé. - Lần 1 cô không phân tích. - Lần 2 cô vừa bật cô vừa phân tích : từ vạch xuất phát cô chống hai tay lên hông khi có hiệu lệnh hai gối hơi khụy bật mạnh về phía trước. - Cô cho 2 cháu khá lên làm mẫu. - Lần lượt 2 cháu lên thực hiện. - Cô cho cả lớp lên thực hiện. - Cô chú ý những cháu nhút nhát để động viên cháu. c. Luyện tập: - Cô chia lớp thành hai nhóm bật về phía trước lên lấy đồ chơi mang về.
  • 29. - Cô khuyến khích động viên những cháu yếu kém. - Các con rất giỏi đã biết bật về phía trước rồi đấy. Khi bật nhớ không chen lấn với bạn nhé. d.Trò chơi : Ô tô và chim sẽ. - Các con ơi hôm nay cô đã dạy các con bài vận động gì nào? - Cô thấy hôm nay bạn nào cũng thực hiện bài vận động trườn về phía trước rất tốt. Bây giờ các con cùng chơi trò chơi “Ô tô và chim sẽ” với cô nào. * Cách chơi : - Các con sẽ làm những chú chim sẽ đi kiếm mồi,khi nghe tiếng còi xe ô tô vang lên <bim bim…>thì các chú chim sẽ chạy nhanh qua hai bên đường - Cô cho cháu chơi hai lần. 4. Hồi tĩnh: - Các con chơi có vui không, cô thấy các con đã mệt rồi đấy bây giờ các con cùng cô đi hít thở nhẹ nhàng, xoa bóp tay chân. * Đánh giá hằng ngày: -Cháu nắm được kỹ năng của bài tập vận động tham gia vào trò chơi vui vẻ và hứng thú.Một cháu còn nhỏ nên thực hiện bài vận động chưa đạt: -Hoạt động chiều cháu chơi ngoan và biết cất đồ chơi sau khi ra về.
  • 30. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ 4 ngày28 tháng 9.năm 2022. Hoạt động : GDAN. Đề tài : Dạy hát “Chào cô cháu về” I. Mục đích yêu cầu: -Cháu biết tên bài hát “Chào cô cháu về”,hát thuộc bài hát. -Cháu hát to rõ lời theo nhịp bài hát.Cháu hiểu nội dung bài hát vafbieets trể hiện cảm xúc khi nghe hát. -Cháu chào thưa lễ phép với cô,ba mẹ khi đến lớp và khi về. II. Chuẩn bị : - Băng nhạc - Lắc xèng. III. Tiến trình hoạt động : 1.Hoạt động mở đầu: - Cô cho cháu xem tranh các bạn nhỏ đang chào cô. 2. Hoạt động trọng tâm. a.Dạy hát “Chào cô cháu về” - Các con xem tranh gì đấy? Khi các con đến lớp mẫu giáo và khi các con đi về các con phải làm gì?Khi ba mẹ đón các con đi học về các con phải biết chào cô nhé và hôm nay cô sẽ dạy các con bài hát “Chào cô cháu về” nhạc và lời Văn Chung. - Các con lắng nghe cô hát bài hát. Cô hát cho cháu nghe lần một không có nhạc. - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
  • 31. - Bây giờ cô sẽ hát lại cho các con nghe nhé. Cô hát kết hợp trên nền nhạc. - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? b.Luyện tập. - Bây giờ các con hát cùng cô nào. Cả lớp hát bài hát 2 lần. - Cô mời các bạn nam, cô mời các bạn nữ, cô mời cá nhân. - Các con hát bài gì? - Cô cho cả lớp hát lại một lần nữa. *Giáo dục: Các con ơi các con phải biết chào người lớn, chào cô khi các con đi học về như vậy mới là bé ngoan nhé. c.Nghe hát “Tiếng chào theo em” - Các con hát hay học giỏi, bây giờ cô sẽ hát các con nghe bài hát “Tiếng chào theo em” - Cô hát cháu nghe bài hát lần 1: - Lần 2 các cháu cùng đứng lên vận động bài hát theo cô. 3. Kết thúc hoạt động : - Cô tuyên dương cả lớp. *Đánh giá cuối ngày : -Cháu thích thú khi học môn âm nhạc,cháu hát thuộc bài hát ,hát đúng gia điệu bài hát to rõ lời. -Cũng còn vài cháu hát chưa rõ lời cô rèn thêm cho cháu vào hoạt động chiều
  • 32. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ 5 ngày29 tháng9 năm 2022 Hoạt động : Làm quen văn học. Đề tài : Chuyện “Qủa trưng” I.Mục đích yêu cầu: - Cháu nhớ tên câu chuyện và hiểu được nội dung câu chuyện “Qủa trưng” - Cháu nhớ tên các nhân vật có trong câu chuyện và làm được điệu bộ các nhân vật có trong câu chuyện. - Cháu thích ăn trứng và biết giá trị dinh dưỡng của các loại trứng. II.Chuẩn bị : - Tranh câu chuyện “Qủa trứng” III. Hoạt động trọng tâm: -Các con cùng hát bài hát (một con vịt) -Hôm nay cô sẽ kể các con nghe một câu chuyện nhé! 1. Hoạt động 1: Cô kể chuyện “Qủa trứng”. - Cô kể chuyện lần 1. - Lần 2 cô kể chuyện kết hợp tranh minh hoạ. - Cô kể con nghe câu chuyện gì? 2. Hoạt động 2: Đàm thoại trích dẫn - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? -Có gà trống ,lợn con và vịt con -Gà trống đã nhìn thấy gì con?
  • 33. -Thấy quả trứng và gà trống đã hỏi như thế nào các con -Ò ó o quả gì to to-ò ó o quả gì to to -Lợn con đã nhìn thấy quả trứng lợn con nói gì? -Utj à ụt ịt trứng gà trứng vụt quả trứng đã làm gì các con? -Qủa trứng lúc lắc vỡ tách một cái một chú vịt con ló đầu ra và chú vịt con kêu như thế nào? -Chú vịt con kêu vít vít,, -Vậy trong câu chuyện có con gà trống loẹn con và chú vịt con * Giáo dục: Các con phải biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình nhé! -TRứng là món ăn có nhiều dinh dưỡng giúp cho cơ thể mau lớn và khỏe mạnh 3.Hoạt động 3: Trò chơi làm tiếng kêu các con vật -Cô làm tiếng kêu các con vật cho cháu đoán xem đó là con vật nào cho cháu chơi vài lần. 3. Kết thúc hoạt động: - Cô nhận xét tuyên dương cả lớp * Đánh giá hàng ngày: -Cháu nhớ tên câu chuyện và hiểu được nội dung câu chuyện thể hiện được hành động của các nhân vật trong câu chuyện. -Hoạt đông giờ ăn cháu tự xúc cơm ăn gọn gang không làm đỗ ra bàn và biết lau miệng sau khi ăn xong
  • 34. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ 6 ngày 30 .tháng 9 .năm2022 Hoạt động : Tạo hình. Đề tài : Tô màu cái xô cho cô cấp dưỡng I.Mục đích yêu cầu: - Cháu biết cách cầm bút tô màu - Cháu bước đầu biết cách cầm bút để tô màu: Cầm bút bằng tay phải, cố gắng không lem ra ngoài. - Giáo dục cháu không bôi màu lên quần áo, không giành bút màu của bạn. II. Chuẩn bị: - Các hộp màu, giấy vẽ cái xô cô cấp dưỡng chưa tô màu. - Tranh mẫu cái xô của cô cấp dưỡng đã tô màu. - Máy cácset, băng nhạc. III. Tiến trình hoạt động 1. Hoạt động mở đầu: - Cô và cháu hát bài “Cháu đi mẫu giáo” vừa hát vừa đi về bàn. 2. Hoạt động trọng tâm: a. Hoạt động 1:Giới thiệu bài. - Cô cho cháu xem tranh mẫu , các con xem cô có tranh gì đây?Đây là bức tranh tô màu cái xô của cô cấp dưỡng rất đẹp, các con có thích tô màu giống cô không?Hôm nay cô sẽ dạy các con tô màu nhé. b Hoạt động 2:Cô làm mẫu
  • 35. -Lần một cô làm mẫu cho cháu xem. -Lần hai cô vừa làm mẫu vừa phân tích: tay trái các con vịn tờ giấy,tay phải các con cầm bút tô màu từ ngoài vào trong cho đều tay, không để lem ra ngoài. - Bây giờ các con cùng tô màu nhé. c. Hoạt động 3: Cháu thực hiện. - Khi tô màu các con cầm bút bằng tay nào? - Các con tô màu như thế nào? Cho cháu làm động tác tô màu trên không. - Cô gọi vài cháu khá lên làm mẫu cho các bạn xem. - Cô cho cả lớp tô màu, khi cháu thực hiện cô quan sát và giúp cháu tô màu không bị lem, không làm bẩn áo quần. - Cô nhận xét sản phẩm và tuyên dương cháu. 3. Kết thúc hoạt động: -Cô và cháu hát bài “Cô và mẹ” * Đánh giá cuối ngày:
  • 36. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN III Kế hoạch giáo dục: TuầnIII ngày 12/9 đến ngày 17/9/2022 Chủ đề nhánh:Bé học gì ở trường mầm non Thời Thứ Gian /hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ -Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe của các cháu hôm qua.Cho cháu xem tranh cô giáo và các bạn đang hoạt động ở lớp Chơi – Tập *Nhận biết: Trò chuyện về lớp học của bé Vận động: Bò theo đường zích zắc Thơ; Yêu mẹ DGAN: Lời chào buổi sáng Tạo hình: Di màu quả bóng Ăn chính -Tập cho trẻ làm quen với thức ăn ở trường:biết ăn món mặn và món canh -Trẻ biết tự đi đến bàn ăn. -Trẻ biết tự xúc cơm ăn,biết càm ly uống nước. Ngủ -Đảm bảo trẻ được đi vệ sinh trước khi ngủ. -Tập cho trẻ biết lấy gối về gường của mình. -Tập trẻ biết đi vệ sinh đúng bô. -Tập trẻ khi ngủ không ngậm tay. -Phòng ngủ thoáng mát. -Cô chú ý những cháu khó ngủ. Ăn phụ -Trẻ biết đi vệ sinh sau khi ngủ dậy.Hướng dẫn trẻ thu dọn chỗ ngủ. -Tập cho trẻ biết đi về bàn ăn,biết giữ vệ sinh khi ăn. Chơi hoạt động theo ý thích -Tập làm cô giáo của bé -Tô màu. -Chọn đồ chơi màu bé thích -Xếp lớp học. -Chơi với bóng,xe kéo. -Nhún nhảy theo giai điệu bài hát:Lời chào buổi sáng. Chơi Trả trẻ -Vệ sinh cháu sạch sẽ khi về nhắc nhở cháu biết cất đồ chơi khi về. -Rèn cháu biết chào cô,chào các bạn khi ra về. -Cháu biết vâng lời người lớn
  • 37. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN VI Kế hoạch giáo dục :Tuần VI ngày 19/9/2022-24/9/2022 Chủ đề nhánh : Cô giáo và các bạn của bé Thời Thứ Gian /hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ -Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe của các cháu hôm qua.Cho cháu xem tranh về các cô giáo và các bạn của bé Chơi – Tập Nhận biết: Trò chuyện về cô giáo và các bạn trong lớp Vận động : Trườn qua chướng ngại vật Chuyện: Đôi bạn nhỏ GDAN; Chào cô cháu về Nhận biết phân biệt ; Một và nhiều Ăn chính --Tập cho trẻ làm quen với thức ăn ở trường:biết ăn món mặn và món canh -Trẻ biết tự đi đến bàn ăn. -Trẻ biết tự xúc cơm ăn,biết càm ly uống nước. Ngủ -Đảm bảo trẻ được đi vệ sinh trước khi ngủ. -Tập cho trẻ biết lấy gối về gường của mình. -Tập trẻ biết đi vệ sinh đúng bô. -Tập trẻ khi ngủ không ngậm tay. -Phòng ngủ thoáng mát. -Cô chú ý những cháu khó ngủ. Ăn phụ -Trẻ biết đi vệ sinh sau khi ngủ dậy.Hướng dẫn trẻ thu dọn chỗ ngủ. -Tập cho trẻ biết đi về bàn ăn,biết giữ vệ sinh khi ăn. Chơi hoạt động theo ý thích -Bé tập làm cô giáo -Tô màu. -Chơi xếp số lượng một và nhiều -Xếp lớp học. -Chơi với bóng,xe kéo. -Nhún nhảy theo giai điệu bài hát:Chào cô cháu về ,Lời chào buổi sáng
  • 38. Chơi Trả trẻ -Vệ sinh cháu sạch sẽ khi về nhắc nhở cháu biết cất đồ chơi khi về. -Rèn cháu biết chào cô,chào các bạn khi ra về
  • 39. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN V Kế hoạch giáo dục : Tuần V ngày26/9/2022-1/10/2022 Chủ đề nhánh: Bé tập làm cô cấp dưỡng Thời Thứ Gian /hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ -Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe của các cháu hôm qua.Cho cháu xem tranh về công việc của các cô cấp dưỡng Chơi – Tập Nhận biết; Đồ dùng của các cô cấp dưỡng Vận động : Bật về phía trước. Chuyện :Qủa trứng GDAN: Chào cô cháu về Tạo hình : Tô màu cái xô cô cấp dưỡng Ăn chính cho trẻ làm quen với thức ăn ở trường:biết ăn món mặn và món canh -Trẻ biết tự đi đến bàn ăn. -Trẻ biết tự xúc cơm ăn,biết càm ly uống nước Ngủ -Đảm bảo trẻ được đi vệ sinh trước khi ngủ. -Tập cho trẻ biết lấy gối về gường của mình. -Tập trẻ biết đi vệ sinh đúng bô. -Tập trẻ khi ngủ không ngậm tay. -Phòng ngủ thoáng mát. -Cô chú ý những cháu khó ngủ. Ăn phụ -Trẻ biết đi vệ sinh sau khi ngủ dậy.Hướng dẫn trẻ thu dọn chỗ ngủ. -Tập cho trẻ biết đi về bàn ăn,biết giữ vệ sinh khi ăn. Chơi hoạt động theo ý thích -Bé tập làm cô cấp dưỡng nấu ăn -Tô màu. -Chơi với bóng,xe kéo. -Nhún nhảy theo giai điệu bài hát: Chào cô cháu về,Lời chào buổi sáng Chơi Trả trẻ -Vệ sinh cháu sạch sẽ khi về nhắc nhở cháu biết cất đồ chơi khi về. -Rèn cháu biết chào cô,chào các bạn khi ra về
  • 40. Kế hoạch giáo dục chủ đề:Bé vui đến trường Lớp: Nhóm lớn Thời gian thực hiện 3 tuần: từ 12/9/2022đến hết 26/9/2022 Mục tiêu giáo dục Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục (Chơi, học, lao động, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân Giáo dục phát triển thể chất 1.Trẻ có cân nặng và chiều cao phát triển bình thường -Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. -Đảm bảo an toàn cho trẻ khỏe mạnh. *Hoạt động ăn: -Trẻ biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. *Hoạt động vệ sinh: -Trẻ biết lau miệng khi ăn xong *Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe *Có một số nề nếp thói quen trong sinh hoạt. 2.Thích nghi với chế độ ăn cơm,ăn các loại thức ăn khác nhau. -Ngủ một giấc buổi trưa. -Đi vệ sinh đúng nơi quy định. -Làm quen với chế độ ăn cơm với chế độ ăn khác nhau. -Tập luyện thói quen tốt trong ăn uống: +Ăn chín,uống sôi - Luyện thói quen ngủ một giấc buổi trưa. -Hoạt động ăn: +Món mặn,món canh. -Hoạt động ngủ: +Cháu ngủ một giấc buổi trưa. *Hoạt động vệ sinh: -Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định. *Thực hiện một số việc tự phục vụ,giữ gìn sức khỏe. 3.Làm được một số việc dưới sự giúp đỡ của người lớn. -Tập tự phục vụ: +Xúc cơm bằng muỗng. -Tập nói với người lớn khi có nhu cầu -Hoạt động ăn: +Biết cầm muỗng bằng tay phải xúc cơm ăn. -Hoạt độngvệ sinh: +Trẻ biết đi vệ sinh khi ngủ
  • 41. ăn.đi vệ sinh. -Tập một số thao tác đơn giản trongrửatay dậy. *Hoạt động lao động: -Trẻ biết rửa tay trước khi ăn *Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn 4.Biết tránh một số vật dụng,nơi nguy hiểm. -Biết tránh một số hành động khi được nhắc. -Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm như phích nước nóng -Nhận biết được một số hành động nguy hiểm như không leo trèo lên cao khi chơi. *Hoạt động lao động: -Trẻ biết không leo các đồ chơi cao khi không có cô,không đến gần nơi có bình nước nóng. *Hoạt động chơi: -Bé nấu cho búp bê ăn. *Phát triển vận động: *Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. 5.Thực hiện các động tác trong bài tập thể dục: -Hít thở. -Tay -Lưng/bụng. -Chân. -Các bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp. +Tay: giơ cao,đưa ra phía trước,đưa sang ngang. +Lưng,bụng,lườn:cúi về phíatrước,nghiêng người sang hai bên. +Chân:ngồi xuống,đứng lên. Hoạt động chơi: -Thổi bóng. -Trò chơi vận động: +Trời nắng trời mưa. +ô tô và chim sẻ. -Trò chơi dân gian: +Kéo cưa lừa xẻ. +Nu na nu nống. **Hoạt động lao động: -Trẻ biết thu dọn đồ chơi. *Thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu
  • 42. 6.Biết giữ thăng bằng khi vận động đi. -Đi theo đường thẳng - *Hoạt động học: -Đi theo đường thẳng * Hoạt động chơi: -ô tô và chim sẽ 8.Phối hợp tay,chân,cơ thể trong khi bò.trườn -Bò trong đường hẹp -Trươn qua chướng ngại vật *Hoạt động học: -Bò trong đường hẹp -Trươn qua chướng ngại vật * Hoạt động chơi: -Lăn bóng. -chuyền banh *Thực hiện vận động cử động của bàn tay,ngón tay và phối hợp tay mắt. 10.Vận động cổ tay,bàn tay,ngón tay.Phối hợp cử động bàn tay,ngón tay,phối hợp tay mắt trong các hoạt động. -Xoa tay,chạm các đầu ngón tay với nhau,thực hiện múa khéo. -Tập cầm bút tô màu,vẽ. -Lật mở trang sách. *Hoạt động học: -Vận động theo nhạc:nhỏ và to -Tô màu cái xô cho cô cấp dưỡng,tô màu quả bóng -Xếp lớp học * Hoạt động vệ sinh: -Trẻ biết lau tay sạch sẽ. * Hoạt động chơi: -Xem tranh các nhân vật trong truyện. Giáo dục phát triển nhận thức *Thể hiện sự hiểu biết về các sự vật,hiện tượng gần gũi 12.Chơi bắt chước hành động quen thuộc của những người gần gũi. -Trẻ tập làm cô cấp dưỡng. -Chơi đóng vai cô giáo, *Hoạt động chơi: -Bé đóng vai cô giáo,cô cấp dưỡng,. *Hoạt động học: -Nhận biết công việc của cô giáo,cô cấp dưỡng, *Hoạt động lao động:Trẻ biết
  • 43. cất đồ chơi đúng nơi quy định. 13.Có khả năng nhận biết,sử dụng một số đồ dùng. -Trẻ biết trang phục,đồ dùng của các cô,các bác trong trường,lớp mầm non. *Hoạt động chơi: -Thi xem ai nhanh. -Chơi tìm bạn -Nấu cho búp bê ăn. *Hoạt động vệ sinh: -Biết lau miệng cho búp bê sau khi ăn xong. 18.Chỉ,nói tên và lấy/cất đúng đồ chơi màu đỏ,xanh,vàng. -Trẻ nhận biết đồ chơi màu đỏ,xanh *Hoạt động học: -Tô màu:Đồ dùng màu đỏ,xanh, *Hoạt động lao động:Trẻ biết cất đồ chơi đúng nơi quy định. 19.Nói được tên bản thân và những người gần gũi. -Nói được tên cô giáo và các bạn trong lớp. *Hoạt động học: -Nhận biết tên cô giáo,tên các cô cấp dưỡng,tên bạn trong lớp *Hoạt động chơi: -Thi xem ai nhanh. Giáo dục phát triển ngôn ngữ *Nghe và hiểu lời nói 20.Thực hiện nghiêm túc gồm 2-3 hành động. -Trẻ nghe và thực hiện được các yêu cầu bằng lời nói gồm 2-3 hành động. -Nghe các câu hỏi:Ai?Dùng để làm gì?Màu gì? *Hoạt động học: -Trẻ nghe và thực hiện các yêu cầu đơn giản của cô. *Hoạt động lao động: -Biết chú ý lắng nghe cô dạy.
  • 44. 21.Biết trả lời các câu hỏi mở. Trẻ nghe các giọng nói khác nhau. -Lắng nghe và trả lời các câu hỏi:Ai?Dùng để làm gì?Màu gì? *Hoạt động học: -Trẻ trả lời được các câu hỏi đơn giản của cô về các cô các bác ở trường màm non. *Hoạt động chơi: -Đóng vai cô giáo.cô cấp dưỡng, 22.Hiểu nội dung chuyện ngắn đơn giản -Nghe và trả lời các câu hỏi về tên truyện,tên và các hành động có trong câu truyện *Hoạt động học: -Nghe kể chuyện “Đôi bạn nhỏ”Qủa trứng *Hoạt động chơi: -Đóng vai các nhân vật có trong câu chuyện.Làm tiếng kêu các con vật trong câu chuyện *Nghe và nhắc lại các âm,các tiếng,các câu. 23.Có thể phát âm rõ tiếng. -Nghe lời nói với các sắc thái tình cảm khác nhau. -Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật quen thuộc. *Hoạt động học: -Nhắc lại giọng nói của các cô trong lớp, -Gọi tên một số đồ dùng . *Hoạt động lao động: -Biết giữ gìn đồ dùng. 24.Đọc các bài thơ ca dao dưới sự giúp đỡ của người lớn. -Đọc các bài thơ ngắn có 3-4 câu phù hợp với độ tuổi. *Hoạt động học: -Thơ:Yêu mẹ *Hoạt động chơi: -Trò chơi dân gian “kéo cưa lừa xẻ -Chọn các nhân vật có trong câu chuyện. *Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp 25.Có thể nói được câu đơn -Sử dụng các từ chỉ đồ vật *Hoạt động học: -Trẻ nói được các đồ dùng để
  • 45. giản 5-7 tiếng. nấu ăn. *Hoạt động chơi: -làm cô giáo cô cấp dưỡng -Nấu cho búp bê ăn. 26.Sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau: -Chào hỏi,trò chuyện. -Trẻ biết chào hỏi,trò chuyện. *Hoạt động học: -Biết chào các cô các bác trong trường mầm non. *Hoạt động vệ sinh: -Biết che miệng khi ho. 27.Biết nói to,đủ nghe,lễ phép. -Nói to,rõ ràng,đủ nghe. *Hoạt động học: -Trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng. *Hoạt động chơi: -Xem ai nói đúng. *Làm quen với sách 28.Mở sách xem và làm theo hành động có trong tranh. -Xem tranh và gọi tên các nhân vật có trong tranh. *Hoạt động học: -Xem tranh các nhân vật. *Hoạt động chơi: -Thi xem ai nhanh. Giáo dục phát triển tình cảm,kỹ năng xã hội và thẩm mỹ *Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi 31.Thực hiện một số yêu cầu của người lớn. -Thực hiện hành vi văn hóa và giao tiếp. +Cảm ơn. +Dạ,vâng ạ. *Hoạt động chơi: -Chơi đóng vai cô giáo, ,cô cấp dưỡng. *Hoạt động vệ sinh: -Biết vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi. 33.Nhận biết mối quan hệ tích cực với con -Nhận biết và biểu lộ sự thân thiện với mọi người xung *Hoạt động học: -Biết vâng lời các cô các bác ở trường mầm non.
  • 46. người và sự vật gần gũi. quanh. *Hoạt động chơi: -Dạy búp bê học. *Thực hiện hành vi xã hội đơn giản 34.Thực hiện được một số yêu cầu của người lớn. -Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm lớp:Xếp hàng chờ đến lượt. *Hoạt động lao động: -Biết xếp hàng khi ra sân hoạt động. *Hoạt động vệ sinh: -Biết rửa tay khi chơi xong. 35.Biết thể hiện một số hành vi đơn giản qua trò chơi giả bộ. -Chơi đóng vai các cô các chú ở trường mầm non. *Hoạt động chơi: -Bé tập làm cô giáo,cô cấp dưỡng,. *Hoạt động lao động: -Biết cất đồ chơi gọn gàng. *Thể hiện cảm xúc qua hát,vận động theo nhạc,tô màu,vẽ,nặn,xếp hình,xem tranh. 37.Biết vận động đơn giản theo một vài bài hát. -Hát và tập vận động đơn giản theo nhạc. *Hoạt động học: -Lời chào buổi sáng. -Chào cô cháu về *Hoạt động chơi: -Nghe hát “Tiếng chào theo em” 38.Thích tô màu,xếp. -Tô màu,xếp về các cô các chú ở trường mầm non. -Tô màu:Tô màu cái xô cho cô cấp dưỡng. -Tô màu quả bóng
  • 47. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ Kế hoạch giáo dục chủ đề:Bé là ai?. Lớp: Nhóm lớn Thời gian thực hiện 4 tuần: từ 24/09/2018đến hết 20/10/2018 Mục tiêu giáo dục Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục (Chơi, học, lao động, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân Giáo dục phát triển thể chất 1.Trẻ có cân nặng và chiều cao phát triển bình thường -Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. -Đảm bảo an toàn cho trẻ khỏe mạnh *Hoạt động ăn: -Trẻ biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. *Hoạt động vệ sinh: -Trẻ biết lau miệng khi ăn xong. *Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe *Có một số nề nếp thói quen trong sinh hoạt. 2.Thích nghi với chế độ ăn cơm,ăn các loại thức ăn khác nhau. -Ngủ một giấc buổi trưa. -Đi vệ sinh đúng nơi quy định. -Làm quen với chế độ ăn cơm với chế độ ăn khác nhau. -Tập luyện thói quen tốt trong ăn uống: +Ăn chín,uống sôi. +Tự xúc cơm ăn. - Luyện thói quen ngủ một giấc buổi trưa -Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định. -Hoạt động ngủ: +Cháu ngủ một giấc buổi trưa. -Hoạt động ăn: +Ăn chín uống sôi. +Tự xúc cơm ăn. *Thực hiện một số việc tự phục vụ,giữ gìn sức khỏe.
  • 48. 3.Làm được một số việc dưới sự giúp đỡ của người lớn. -Tập tự phục vụ:Xúc cơm bằng muỗng. -Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn.đi vệ sinh. -Tập một số thao tác đơn giản trongrửatay -Hoạt động vệ sinh: +Biết nói với người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh. -Hoạt động lao động:Trẻ biết dọn gối vào sọt khi ngủ dậy. *Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn 4.Biết tránh một số vật dụng,nơi nguy hiểm. -Biết tránh một số hành động khi được nhắc. Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm như phích nước nóng -Nhận biết được một số hành động nguy hiểm như chơi với đồ dùng sắt nhọn. *Hoạt động lao động: -Trẻ biết không sử dụng các đồ dùng sắt nhọn,đồ chơi nhỏ. *Hoạt động chơi: -Bé cho búp bê ăn. *Phát triển vận động: *Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. 5.Thực hiện các động tác trong bài tập thể dục: -Hít thở. -Tay -Lưng/bụng. -Chân. -Các bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp. +Tay: giơ cao,đưa ra phía trước,đưa sang ngang. +Lưng,bụng,lườn:cúi về phíatrước,nghiêng người sang hai bên. +Chân:ngồi xuống,đứng lên. *Hoạt động học + Ồ sao bé không lắc. *Hoạt động chơi: -Trò chơi vận động: +Trời nắng trời mưa. +ô tô và chim sẻ. -Trò chơi dân gian: +Kéo cưa lừa xẻ. +Nu na nu nống.
  • 49. *Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp 7.Thực hiện phối hợp vận động tay mắt. -Ném xa 1m-1m2 *Hoạt động học: -Ném xa 1m-1m2 *Hoạt động chơi: -Ô tô và chim sẻ. 8.Phối hợp tay,chân,cơ thể trong khi bò,trườn. -Bò chui qua cổng. -Trườn về phía trước. *Hoạt động học: -Bò chui qua cổng. -Trườn về phía trước. *Hoạt động chơi: -Thỏ tắm nắng, -Ô tô và chim sẻ. 9.Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném. -Bật về phía trước. *Hoạt động học: -Bật về phía trước. *Hoạt động chơi: -Ô tô và chim sẻ. *Thực hiện vận động cử động của bàn tay,ngón tay và phối hợp tay mắt. 10..Phối hợp cử động bàn tay,ngón tay,phối hợp tay mắt trong các hoạt động. -Tập cầm bút tô màu. -Lật mở trang sách. *Hoạt động học: -Tô màu cái trống lắc,chiêc cốc. * Hoạt động vệ sinh: -Trẻ biết lau tay sạch sẽ. * Hoạt động chơi: -Xem tranh các nhân vật trong truyện. Giáo dục phát triển nhận thức *Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan 11.Sờ,nắn,nhìn để nhận biết đặc điểm của đối tượng. Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ dùng đồ chơi. -Sờ,nắn,nghe,nhìn -Hoạt động chơi: +Thi xem ai nhanh. +Chọn đồ dùng màu đỏ,xanh. +Hoạt động với đồ vật:xếp
  • 50. đồ dùng đồ chơi để nhận biết đặc điểm nổi bật. đường đi,ô tô. +Phân biệt bóng to nhỏ. -Hoạt động lao động:Trẻ biết cất đồ chơi đúng nơi quy định *Thể hiện sự hiểu biết về các sự vật,hiện tượng gần gũi 13.Có khả năng nhận biết,sử dụng một số đồ dùng. -Tên, đặc điểm nổi bật,công dụng và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi quen thuộc. *Hoạt động học: +Đồ dùng gối,dép,tô muỗng. +Đồ chơi xe ô tô. *Hoạt động học: -Tìm đồ vật vừa mới cất giấu. 17.Chỉ đúng đồ chơi có kích thước to,nhỏ. -Chọn đồ dùng đồ chơi có kích thước to,nhỏ. *Hoạt động học: -Nhận biết phân biệt đồ dùng có kích thước to-nhỏ. *Hoạt động chơi: -Thi xem ai nhanh. 18.Chỉ,nói tên và lấy đúng đồ chơi màu đỏ,xanh,vàng. -Trẻ nhận biết đồ chơi màu đỏ,xanh vàng. *Hoạt động học: -Nhận biết phân biệt màu xanh,đỏ,vàng. *Hoạt động chơi: -Thi xem ai nhanh. Giáo dục phát triển ngôn ngữ *Nghe và hiểu lời nói 20.Thực hiện nghiêm túc gồm 2-3 hành động. -Trẻ nghe và thực hiện được các yêu cầu bằng lời nói gồm 2-3 hành động. -Nghe các câu hỏi:Cái gì?Dùng để làm gì?Màu gì? *Hoạt động học: -Trẻ nghe và thực hiện các yêu cầu đơn giản của cô. *Hoạt động chơi: -Cái gì biến mất. 21.Biết trả lời các câu hỏi mở. -Lắng nghe và trả lời các câu hỏi:Cái *Hoạt động học: -Trẻ trả lời được các câu hỏi
  • 51. Trẻ nghe các giọng nói khác nhau. gì?Dùng để làm gì?Màu gì? đơn giản của cô về các đồ dùng đồ chơi quen thuộc. *Hoạt động chơi: -Bé lái ô tô. -Xem ai nhanh. 22.Hiểu nội dung chuyện ngắn đơn giản -Nghe và trả lời các câu hỏi về tên truyện,tên và các hành động có trong câu truyện *Hoạt động học: -Nghe kể chuyện “Chiếc ô của thỏ trắng” *Hoạt động chơi: -Chọn các nhân vật có trong câu chuyện. *Nghe và nhắc lại các âm,các tiếng,các câu. 23.Phát âm rõ tiếng. -Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật quen thuộc. *Hoạt động học: -Gọi tên một số đồ dùng . *Hoạt động lao động: -Biết giữ gìn đồ dùng. 24.Đọc các bài thơ ca dao dưới sự giúp đỡ của người lớn. -Đọc các bài thơ,chuyện ngắn được nghe nhiều lần có gợi ý. *Hoạt động học: -Thơ:Ru em búp bê,chú gà con,năm mãnh gỗ. *Hoạt động chơi: -Chọn đồ chơi bé thích. *Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp 25.Có thể nói được câu đơn giản 5-7 tiếng. -Sử dụng các từ chỉ đồ vật *Hoạt động học: -Trẻ nói được các đồ dùng đồ chơi của mình. *Hoạt động chơi: -Ru búp bê ngủ. 27.Biết nói to,lễ phép. -Nói to,rõ ràng,đủ nghe. *Hoạt động học: -Trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng. *Hoạt động chơi: -Xem ai nói đúng.
  • 52. *Làm quen với sách 28.Làm quen với sách. -Lắng nghe khi người lớn đọc sách. *Hoạt động học: -Xem tranh các nhân vật. -Biết chú ý nghe cô kể chuyện,đọc thơ. *Hoạt động chơi: -Thi xem ai nhanh. Giáo dục phát triển tình cảm,kỹ năng xã hội và thẩm mỹ *Biểu lộ sự nhận thức về bản thân 30.Thể hiện điều mình thích và không thích -Trẻ thể hiện điều mình thích và không thích trong sinh hoạt hằng ngày. *Hoạt động học: -Nhận biết đồ chơi yêu thích của mình. *Hoạt động lao động: -Biết cất đồ chơi gọn gàng. *Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi 31.Biết biểu lộ sự giao tiếp với người khác bằng cử chỉ,lời nói. -Thực hiện hành vi văn hóa và giao tiếp: +Chơi cạnh bạn không cấu bạn. *Hoạt động học: - Tập sử dụng đồ dùng đồ chơi. *Hoạt động chơi: -Chơi đồ chơi ở các góc. *Thực hiện hành vi xã hội đơn giản 34.Thực hiện được một số yêu cầu của người lớn. -Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm lớp:Xếp hàng chờ đến lượt. *Hoạt động lao động: -Biết xếp hàng khi ra sân hoạt động. *Hoạt động vệ sinh: -Biết rửa tay khi chơi xong. *Thể hiện cảm xúc qua hát,vận động theo nhạc,tô màu,vẽ,nặn,xếp hình,xem tranh.
  • 53. 37.Biết vận động đơn giản theo một vài bài hát. -Nghe hát,nghe nhạc với các giai điệu khác nhau. *Hoạt động học: -Dạy hát :búp bê,phi ngựa,rước đèn,bóng tròn. *Hoạt động chơi: -Nghe hát:Trường chúng cháu là trường mầm non. -Vận động theo nhạc:Tập tầm vông. 38.Thích tô màu,vẽ,xếp. -Tô màu về đồ dùng đồ chơi. *Hoạt động học: -Tô màu cái cốc. -Tô màu cái trống lắc. *Hoạt động lao động: -Biết thu dọn đồ dùng đúng nơi quy định.
  • 54. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ ngày tháng năm 2022 Hoạt động : Nhận biết Đề tài : Bé là ai? 1/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết được tên và biết được bé là con trai hay gái và các bạn trong lớp. - Trẻ nói to, rõ ràng, trẻ trả lời được các câu hỏi của cô về tên mình và tên các bạn trong lớp - Giáo dục trẻ yêu thích đến trường, biết yêu thương và chơi thân thiện với bạn. 2/ Chuẩn bị: - Hình ảnh về các bạn trong lớp . -Hình bạn trai bạn gái - Máy và đĩa nhạc 3/ Tiến trình hoạt động: a. Hoạt động mở đầu: - Cô và trẻ cùng nhau hát bài: Đi nhà trẻ b. Hoạt động trọng tâm: * Hoạt động 1: Trò chuyện về các bạn của bé - Cô trò chuyện với từng trẻ: + Con tên là gì? Con học lớp cô nào? Cô con tên gì? -Con là con trai hay con gái -Hôm nay con đi học con mặc áo gì? -Bạn gái mặc áo đầm tóc dài còn bạn nam thì mặc áo ngắn tay tóc ngắn
  • 55. + Lớp của con có những bạn gì? + Bạn ngồi gần con tên gì? Bạn … là bạn trai hay bạn gái. + Bạn Đức Lâm đâu? Bạn…. đâu? + Bạn Phương Linh đâu? Bạn mặc áo màu gì? + Con thích chơi với bạn nào? - Khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi của cô to, rõ rang nhất đối với những cháu nhút nhát . - Giáo dục trẻ đến trường có nhiều bạn chơi rất vui, các con phải biết yêu thương và chơi cùng các bạn, không đánh bạn, không giành đồ chơi của bạn - Cô cho trẻ nắm tay nhau hát múa bài: Cùng múa vui * Hoạt động 2: Bé nào chọn đúng - Các con hãy nhìn xem cô có gì đây nhé. - Cô cho trẻ xem hình ảnh một số bạn và hỏi trẻ: + Đây là bạn gì? Bạn này đang làm gì? + Con chọn cho cô hình bạn gái nào? Hình bạn gái đâu giơ lên cho cô xem + Các con thấy bạn chọn đã đúng chưa nào? + Cho trẻ chọn hình bạn trai - Các con đưa lên cho cô xem nào. - Cô động viên từng cá nhân mạnh dạn, tự tin chỉ, chọn cho đúng hình và gọi đúng tên các bạn trong nhóm, lớp của mình. c. Kết thúc hoạt động: - Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: Lộn cầu vồng
  • 56. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ ..ngày ,,,.tháng10.năm.2022 Hoạt động : Vận động Đề tài : Bò chui qua cổng. I. Mục đích yêu cầu : - Cháu biết cách bò chui qua cổng . - Cháu biết bò chui qua cổng không chạm cổng,rèn kỹ năng phối hợp tay chân khi bò. - Cháu thực hiện vận động không chen lấn xô đẩy nhau, biết tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh. II. Chuẩn bị: - Sân bãi rộng rãi thoáng mát. - Băng nhạc, máy caset. - Vạch chuẩn. - Cổng chui. III. Tiến trình hoạt động: - Các con ơi, ông mặt trời đã lên cao rồi cô và các con cùng ra sân tập thể dục nào. 1. Khởi động: - Cô cho cháu đi bình thường, chạy chậm,nhanh dần, nhanh chậm dần, đứng lại chuyển đội hình thành vòng tròn. 2. Trọng động: a. BTPTC: Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC: - ĐT1: Đưa hai tay ra nắm lấy cái tai lắc lư cái đầu. 2lx2n
  • 57. - ĐT2: Đưa hai tay ra nắm lấy cái eo lắc lư cái mình. 2lx2n - ĐT3: Đưa hai tay ra nắm lấy cái chân lắc lư cái đùi 4lx2n - ĐT4: Hai tay đưa lên cao,xoay một vòng 4lx2n b. Vận độngcơ bản: - Hôm nay bạn búp bê mời chúng mình đến nhà chơi đấy nhưng đường đến nhà bạn búp bê rất khó đi, các con làm sao đén nhà bạn bây giờ? - Cô cho trẻ trải nghiệm. Hỏi trẻ vừa làm gì? Có nhiều cách để đén nhà bạn búp bê nhưng cách đi an toàn nhất là chúng ta sẽ bò chui qua cổng. - Bây giờ các con xem bạn làm mẫu nhé. - Lần 1 cô không phân tích. - Lần 2 cô vừa làm mẫu vừa phân tích : từ vạch xuất phát các con bò phối hợp tay nọ chân kia nhịp nhàng không để chạm vào cổng, mắt nhìn thẳng về phía trước khi bò đến hết cổng thì đứng lên đi đén nhà bạn búp bê. - Cô cho 2 cháu khá lên làm mẫu. - Lần lượt 2 cháu lên thực hiện. - Cô cho cả lớp lên thực hiện.Cô chú ý những cháu nhút nhát để động viên cháu. c. Luyện tập: - Cô chia lớp thành hai nhóm thực hiện bài vận động bò chui qua cổng lấy đồ chơi tặng bạn búp bê. - Cô khuyến khích động viên những cháu yếu kém. - Các con rất giỏi đã biết bò chui qua cổng. Khi đi nhớ không chen lấn với bạn nhé. d. Trò chơi : gà trong vườn rau. - Các con ơi hôm nay cô đã dạy các con bài vận động gì nào? - Cô thấy hôm nay bạn nào cũng thực hiện bài vận động bò chui qua cổng rất giỏi. Bây giờ cô và các con cùng chơi “gà trong vườn rau” nào.
  • 58. -Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi. 3. Hồi tĩnh: - Các con chơi có vui không, cô thấy các con đã mệt rồi đấy bây giờ các con cùng cô đi hít thở nhẹ nhàng, xoa bóp tay chân. * Đánh giá hằng ngày: -Cháu thực hiện đúng kỹ năng yêu cầu của bài tập vận động tham gia vào trò chơi có hứng thú và tự tin giờ học có nề nếp. -Hoạt động chơi cháu biết chơi theo nhóm đã thỏa thuận cùng cô và chơi đúng yêu cầu của cô giáo.
  • 59. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ …..ngày….tháng10.năm.2022 Hoạt động : Làm quen văn học. Đề tài : Đọc thơ “Chú gà con”. I.Mục đích yêu cầu: - Cháu nhớ tên bài thơ và hiểu được nội dung bài thơ “Chú gà con” - Cháu đọc thơ diễn cảm, rõ ràng, có thể làm điệu bộ theo lời bài thơ.Cháu trả lời được các câu hỏi của cô. - Cháu biết giữ gìn đồ chơi. II.Chuẩn bị : -Tranh thơ “Chú gà con” -Nhạc III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: - Các cháu cùng hát bài “Đàn gà con”. 2. Hoạt động trọng tâm: a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Các con nhìn xem cô có gì đây? Bức tranh này vẽ gì? (Cô cho cháu xem bức tranh vẽ về các chú gà đang mổ thóc). - Bạn Gà trong bức tranh đang làm gì vậy các con. Cô cũng có bài thơ viết về các bạn gà đang mổ thóc đấy, đó là bài thơ “Chú gà con” hôm nay cô sẽ dạy các con nhé. b. Hoạt động 2: Cô đọc thơ.
  • 60. - Cô đọc diễn cảm bài thơ cho cả lớp nghe. - Lần 2 cô đọc diễn cảm bài thơ kết hợp tranh minh hoạ. - Các con thấy bài thơ có hay không? c. Hoạt động 3: Đàm thoại trích dẫn - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Mẹ mua cho bé cái gì? -Mấy chú gà con đứng ở đâu? -Mấy chú gà con đua nhau làm gì? -Mấy chú gà mổ thốc như thế nào? * Giáo dục: Khi các con được mọi người mua đồ chơi cho các con chơi thì các con phải cảm ơn,phải giữ gìn đồ chơi và khi chơi xong các con hãy cất đồ chơi gọn gàng nhé. d. Hoạt động 4: Dạy đọc thơ - Các con đã hiểu nội dung bài thơ rồi đấy bây giờ cô sẽ dạy các con đọc thuộc bài thơ này nhé. - Cô dạy từng câu cho trẻ đọc 3 lần. Cô luyện tập theo nhóm, cá nhân, cô chú ý sửa sai cho cháu. - Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ. - Các con vừa đọc bài thơ gì? e. Hoạt động 5: Trò chơi: Chọn chú gà con . - Cách chơi : Cháu lên chọn chú gà con mang về. - Cô chia cháu làm hai nhóm thi đua. - Con chọn con gì đây? 3. Hoạt đông kết thúc
  • 61. - Cô nhận xét tuyên dương cả lớp * Đánh giá hằngngày: -Các cháu tham gia vào giờ học ngoan đọc thuộc bài thơ đọc diễn cảm,hiểu được ý nghĩ của bài thơ.Bên cạnh vẫn còn cháu Khôi,Khoa,An…còn đọc chưa rõ lời cần thêm cho cháu. -Hoạt động chơi cháu chơi ngoan nhưng chơa nhập vào vai chơi cô rèn thêm cho cháu. -Hoạt động chiều cháu chơi ngoan biết thu dọn đồ chơi sau khi ra về.
  • 62. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ…5…ngày ..tháng10.năm.2022 Hoạt động : GDAN. Đề tài : Vận động “Bóng tròn” I. Mục đích yêu cầu: - Cháu nhận biết giai điệu bài hát,nhớ tên bài hát “Bóng tròn” - Hát thuộc bài hát và hát to rõ lời theo nhịp bài hát.Vận động nhịp nhàng theo bài hát. - Cháu biết giữ gìn đồ chơi, biết cất đồ chơi gọn gàng . II. Chuẩn bị : - Băng nhạc - Lắc xèng. III. Tiến trình hoạt động : 1.Hoạt động mở đầu: - Cô cho cháu chơi dung dăng dung dẻ. 2. Hoạt động trọng tâm. a.Nghe giai điệu bài hát “Bóng tròn” - Các con nghe xem cô Hiếu đánh giai điệu bài hát gì? -Các con cùng cô hát lại bài hát {Bóng tròn to nhé} -Các cháu hát cùng cô - Bây giờ các con cùng hát bài hát lại với cô nhé .
  • 63. - Để bài hát thêm sinh động và vui nhộn các con cùng cô nắm tay nhau vận động theo nhịp bài hát nhé! b. Luyện tập. -Cô cho các cháu nắm tay vòng tròn khi bài hát bóng tròn to thì các cháu giang rộng vòng tròn khi đến đoạn nhạc xì xì hơi thì các cháu đi vào . - Cô cho cả lớp vận động hai ba lần. - Cô mời vòng tròn bạn nam,vòng tròn bạn nữ -Cho hai vòng tròn thi đua xem vòng tròn bạn nào vận động đẹp nhất. *Giáo dục: Các con ơi khi các con chơi đồ chơi các con nhớ phải giữ gìn đồ chơi không làm hư và phải biết cất đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp nhé. c. Nghe hát “Qủa bóng xinh” - Các con hát hay học giỏi, bây giờ cô sẽ hát các con nghe bài hát “út cưng” - Cô hát cháu nghe bài hát lần 1. - Lần 2 các cháu cùng đứng lên vận động bài hát theo cô. 3. Hoạt động kết thúc : - Cô tuyên dương cả lớp. *Đánh giá hằng ngày :
  • 64. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2018 Hoạt động : Nhận biết phân biệt Đề tài : Chọn hình tròn - hình vuông. I.Mục đích yêu cầu: - Cháu nhận biết được hình tròn-hình vuông. - Cháu phân biệt được hình tròn-hình vuông theo yêu cầu của cô,trả lời được các câu hỏi của cô to,rõ ràng. - Giáo dục cháu biết cất đồ chơi đúng nơi quy định, biết giữ gìn đồ chơi trong lớp. II. Chuẩn bị: - Các đồ chơi có và hình tròn-hình vuông và các hình khác. - Tranh vẽ hình tròn hình vuông cho cháu dán -Đoạn phim về các hình học -Hai hình tròn-hình vuông to. III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: - Cô và cháu xem đoạn phim các hình học 2. Hoạt động trọng tâm: a. Hoạt động 1:Trải nghiệm và xem làm mẫu - Cô cho cháu lấy rổ đựng đồ chơi về chơi và hỏi trẻ : +Con có đồ chơi gì?
  • 65. +Đồ chơi này có hình gì? +Hình tròn có mấy cạnh? +Hình tròn có lăn được không? - Cô cho hình vuông xuất hiện và cùng trò chuyện với trẻ: +Các con có hình gì ? +Hình tròn có mấy cạnh? +Hình tròn có lăn được không?Tại sao? b. Hoạt động 2: Trò chơi “Thi xem ai nhanh” -Cho cháu có đồ chơi hình tròn-hình vuông đưa lên theo yêu cầu của cô,gợi ý trẻ quan sát xem bạn chọn có đúng không. - Cháu lần lượt chọn đồ chơi hình tròn dán vào hình tròn,hình vuông dán vào ô hình vuông. Cháu nào chưa chọn được cô chú ý sửa sai cho các cháu. Cô khuyến khích động viên một số cháu còn nhút nhát.Khuyến khích cháu trả lời các câu hỏi của cô. c. Hoạt động 3: Trò chơi “Ai tài ai giỏi” - Cô có rất nhiều hình tròn-hình vuông bây giờ cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội thi đua lên chọn,các bạn trai chọn hình tròn bỏ vào ô hình tròn và các bạn gái chọn hình vuông bỏ vào ô hình vuông - Cô quan sát cháu chơi,sửa sai cho cháu. 3. Kết thúc hoạt động: - Cô tuyên dương cháu. * Đánh giá hàng ngày: -Cháu nhận biết và phân biệt được hình tròn hình vuông theo yêu cầu của cô. -Hoạt động giờ ăn và vệ sinh cháu thực hiện tốt biết vệ sinh sạch sẽ trước và sau ăn tự xúc cơm ăn không làm đỗ ra bàn.
  • 66. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ……ngày…..tháng….năm. Hoạt động : Nhận biết. Đề tài : Cơ thể bé có gì? I. Mục đích yêu cầu : - Trẻ nhận biết một số bộ phận trên cơ thể: đầu,mình,tay, chân.Trẻ chỉ đúng các bộ phận trên cơ thể và gọi đúng tên các bộ phận đó. -Tập cho trẻ biết trả lời câu hỏi:Cái gì đây?Đây là cái gì?Để làm gì?Rèn luyện sự vận động tinh của ngón tay:cầm,nắm.Rèn kỹ năng di màu cho trẻ. - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ. II. Chuẩn bị: - Máy caset,băng nhạc. - Tranh ảnh về cơ thể bé. III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: - Cô và cháu cùng hát bài “Cái mũi xinh”. 2. Hoạt động trọng tâm: a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về cái mũi,đôi mắt..đó là những bộ phân trên khuôn mặt của các con.Hôm nay cô sẽ cho các con nhận biết một số bộ phận trên cơ thể bé. b.Hoạt động 2: Trò chuyện về cơ thể bé. - Cô cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”,cô hỏi mắt các con đâu?miệng các con đâu?Tai các con để làm gì?Trên đầu các con có gì?Đôi mắt,cái miệng,lỗ tai,cái mũi
  • 67. của các con dùng để làm gì?Giáo dục trẻ không đưa tay lên dụi mắt,không cho tay vào ngoáy mũi,biết giữa gìn vệ sinh răng miệng.Đó là các bộ phận ở phần đầu của cơ thể chúng ta,còn thân của chúng ta có gì nào? -Phía trên thân là cổ.Phần thân gồm có ngực,bụng. -Cô cho cháu chơi vỗ tay nhanh chậm,làm sao các con vỗ tay được.Nhờ có đôi tay nên chúng ta có thể làm được rất nhiều việc(Cô nêu công dụng của đôi tay)Giáo dục tẻ biết rửa tay khi đi vệ sinh,trước khi ăn. -Cho cháu chơi chạy nhanh chậm,các con chạy được là nhờ có gì?Cô nêu công dụng của đôi chân.Giao dục cháu biết vệ sinh chân sạch sẽ sau khi chơi,trước khi đi ngủ. c.Hoạt động 3 : Luyện tập. - Các con có biết trên cơ thể chúng ta có những bộ phận nào? - Bây giờ các con hãy lên chỉ và gọi tên từng bộ phận trên cơ thể cho cô xem nào. - Cô cho cháu lên kể lại một số bộ phận trên cơ thể. d.Giáo dục : Các con nhớ phải giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ,biết giữ quần áo sạch sẽ. e.Hoạt động 4: Trò chơi “Dán các bộ phận trên cơ thể”. - Hôm nay các con học rất giỏi đã nhận biết được một số bộ phận trên cơ thể, bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Dán các bộ phận trên cơ thể”. - Cô cho trẻ mỗi tờ giấy vẽ các bộ phận các con hãy giúp cô xem còn thiếu bộ phận gì các con hãy dán thêm vào nhé. - Cô quan sát cháu chơi. 3. Hoạt động kết thúc: - Cô nhận xét, tuyên dương cháu. * Đánh giá cuối ngày:
  • 68. -Cháu nhận biết được các bộ phận trên cơ thể bé và tham gia vào giờ học sôi nổi và thích thú vì có hình ảnh đẹp và sinh động. -Hoạt động chơi cháu chơi theo ý thích nhưng vẫn biết chơi theo nhóm chơi ngoan có nề nếp.
  • 69. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ 3 ngày .tháng .năm.2022 Hoạt động : Vận động Đề tài : Trườn về phía trước. I. Mục đích yêu cầu : - Cháu biết trườn về phía trước. - Thực hiện được kỹ năng trườn :trườn sát ngực xuống đất,phối hợp tay chân nhịp nhàng trườn về phía trước.Củng cố kỹ năng chạy và phản ứng kịp thời qua trò chơi “ô tô và chim sẽ” - Cháu biết mạnh dạn khi tham gia tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh. II. Chuẩn bị: - Sân bãi rộng rãi thoáng mát. - Băng nhạc, máy caset. - Vạch chuẩn. - Con đường hẹp. III. Tiến trình hoạt động: - Các con ơi, ông mặt trời đã lên cao rồi cô và các con cùng ra sân tập thể dục nào. 1. Khởi động: - Cô cho cháu đi bình thường, chạy chậm,nhanh dần, nhanh chậm dần, đứng lại chuyển đội hình giang ngang 2. Trọng động: a. BTPTC: Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC:
  • 70. - ĐT1: Đưa hai tay ra nắm lấy cái tai lắc lư cái đầu. 2lx2n - ĐT2: Đưa hai tay ra nắm lấy cái eo lắc lư cái mình. 2lx2n - ĐT3: Đưa hai tay ra nắm lấy cái chân lắc lư cái đùi 4lx2n - ĐT4: Hai tay đưa lên cao,xoay một vòng 4lx2n b. Vận độngcơ bản: - Các con ơi hôm nay cô và các con sẽ đến nhà bạn Na chơi nhé, muốn đến được nhà bạn nhà bạn Na các con phải rất nhiều vật cản các con làm sao qua được, bây giờ cô cháu mình cùng qua nào. - Cô cho cháu trải nghiệm trên các con đường. Các con làm sao để qua được con đường này. Cô thấy có một số bạn trườn về phía trước đây cũng là cách để qua con được conđường này đấy. - Bây giờ các con xem cô làm mẫu nhé. - Lần 1 cô tập cho một bạn khá trong lớp thực hiện - Lần 2 cháu thực hiện cô phân tích kỹ năng : từ vạch xuất phát con nằm sát xuống sàn khi có hiệu lệnh thì trườn tay chân kết hợp nhip trườn về phía trước. - Lần lượt 2 cháu lên thực hiện. - Cô cho cả lớp lên thực hiện. - Cô chú ý những cháu nhút nhát để động viên cháu. c. Luyện tập: - Cô chia lớp thành hai nhóm trườn về phía trước lên lấy đồ chơi mang về. - Cô khuyến khích động viên những cháu yếu kém. - Các con rất giỏi đã biết trườn về phía trước rồi đấy. Khi trườn nhớ nằm sát xuống sàn và trườn nhịp nhàng tay nọ chân kia. .
  • 71. d.Trò chơi : Ô tô và chim sẽ. - Các con ơi hôm nay cô đã dạy các con bài vận động gì nào? - Cô thấy hôm nay bạn nào cũng thực hiện bài vận động trườn về phía trước rất tốt. Bây giờ các con cùng chơi trò chơi “Ô tô và chim sẽ” với cô nào. * Cách chơi : - Các con sẽ làm những chú chim sẽ đi kiếm mồi,khi nghe tiếng còi xe ô tô vang lên <bim bim…>thì các chú chim sẽ chạy nhanh qua hai bên đường - Cô cho cháu chơi hai lần. 4. Hồi tĩnh: - Các con chơi có vui không, cô thấy các con đã mệt rồi đấy bây giờ các con cùng cô đi hít thở nhẹ nhàng, xoa bóp tay chân. * Đánh giá hằng ngày: -Cháu nắm được kỹ năng của bài tập vận động tham gia vào trò chơi vui vẻ và hứng thú.Một cháu còn nhỏ nên thực hiện bài vận động chưa đạt:cháu,huy bách,nam anh,quỳnh giao…. -Hoạt động chiều cháu chơi ngoan và biết cất đồ chơi sau khi ra về.
  • 72. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ ngày tháng năm 2022 Hoạt động : Kể chuyện Đề tài : Thỏ ngoan 1/ Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết gọi tên câu chuyện hiểu nội dung câu chuyện Thỏ ngoan ! - Trẻ biết trả lời to, rõ ràng được hành động của các nhân vật ở trong câu chuyện - Giáo dục trẻ: Phải biết yêu thương và giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn và yêu thương giúp đỡ lẵn nhau. 2/ Chuẩn bị: - Bộ tranh câu chuyện : Thỏ ngoan - Hình ảnh các nhân vật trên slide. 3/ Tiến trình hoạt động: a. Hoạt động mở đầu: - Các cháu cùng cô hát bài hát “Chú thỏ con” -Trong bài hát chú thỏ con thật xinh,hôm nay cô cũng có một câu chuyện về chú thỏ con xinh cô kể cho các con nghe nhé! b. Hoạt động trọng tâm: * Hoạt động 1: Kể chuyện trên màn hình - Cô cho trẻ xem các nhân vật trong chuyện và hỏi trẻ: Đây là bạn gì? ( bạn thỏ , bác gấu, con cáo ) - Đó là các nhận vật trong câu chuyện: Thỏ ngoan - Cô kể diễn cảm 2 lượt có minh hoạ - Cô sử dụng ngữ điệu để thể hiện đặc điểm nhân vật:
  • 73. - Cô có thể làm vài động tác minh hoạ khi con cáo nói to ngắt ngọng không cho bác gấu vào nhà còn bạn thỏ thì nhẹ nhàng ân cân mời bác gấu vào nhà. * Hoạt động 2: Cô đàm thoại cùng trẻ. - Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì? - Trong câu chuyện có những ai? - Bác gấu đi trong rừng thì trời bổng như thế nào? - Trời bổng đỗ cơn mưa bác liền đến nhà ai? - Bác đến gõ cửa nhà con cáo vậy con cáo có cho bác vào nhà không? - Con cáo không cho bác gấu vào nhà,bác gấu đã đi đến nhà ai? - Đến nhà bạn thỏ bác gấu gõ cữa như thế nào? - Thỏ con ơi cho bác vào nhà với bác ướt hết cả rồi ,bạn thỏ liền mở cửa mời bác gấu vào nhà, -Bạn thỏ còn làm gì nữa? -Đốt lữa cho bác gấu sưỡi ấm và mời bác gấu ăn bánh,một lúc thì nhà ai bị sập? -Nhà con cáo bị sập con cáo đến nhà bạn thỏ rú nhờ bác gấu và bạn thỏ rắt vui vẻ ân cần giúp đỡ con cáo,cả ba đều vui vẽ,con cáo nói gì với bác gấu, -Con xin lỗi bác gấu! -Qua câu chuyện này các con phải biết yêu thương và giúp đỡ mọi người và phải biết xin lỗi khi mimhf có lỗi nhé! c. Kết thúc hoạt động: - Cô và trẻ cùng lắng nghe lại câu chuyện câu chuyện . Sau đó cô cháu cùng nhau hát và vận động theo nhạc bài: chú thỏ con 4/ Nhận xét cuối ngày:
  • 74. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ ngày tháng năm 2017 Hoạt động : Âm nhạc Đề tài : Hát " Em búp bê'' Trò chơi: Hãy lắng nghe 1/ Mục đích yêu cầu : - Trẻ lắng nghe và hưởng ứng bằng cử chỉ, điệu bộ khi hát cùng cô bài hát:" Búp bê" - Cháu nói được tên bài hát: Búp bê.– Nhạc và lời: Mộng Lợi Chung. Cháu hát cùng cô theo nhịp bài hát: Em búp bê - Biết chú ý nghe và nhận ra âm thanh của nhạc cụ gõ như : Trống lắc, phách, trống con. 2/ Chuẩn bị: - Băng nhạc, trống lắc, phách, trống con. - Búp bê. 3/ Tiến trình hoạt động: a. Hoạt động mở đầu: - Các con nhìn xem ai đến thăm lớp mình đây? Em búp bê có dễ thương không các con? Em búp bê có ngoan không? Có khóc nhè không? búp bê đẹp, búp bê không khóc nhè, ai cũng yêu búp bê cả. Cô cháu mình cùng hát bài hát: " Búp bê " nhé! Hoạt động trọng tâm:
  • 75. * Dạy hát: " Búp bê " - Cô hát thể hiện tình cảm cùng với búp bê. - Cô hát một lần cho trẻ nghe, cô giới thiệu tên bài hát: Búp bê - Nhạc và lời: Mộng Lợi Chung. - Cô hát lại bài hát lần nữa cho trẻ nghe, cô hát to chậm, rõ lời để trẻ hát cùng cô từ đầu đến hết bài. - Trong khi hát theo cô, nếu câu nào trẻ hát chưa rõ lời, hay hát chưa đúng cô hát mẫu chậm để trẻ hát theo. - Cô dạy cho trẻ hát chậm, rõ lời từ đầu đến hết bài hát một vài lần - Sau đó cô cho từng nhóm trẻ lên hát cùng cô, các nhóm còn lại vỗ tay cho bạn hát - Cô mời cá nhân trẻ lên hát - Các con hát bài gì? Cho trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả. * Trò chơi: Hãy lắng nghe - Cô giới thiệu các dụng cụ âm nhạc và gõ cho trẻ nghe thử. Cô cháu mình cùng chơi trò chơi: “ Hãy lắng nghe ” nhé! - Cô gọi một trẻ lên . Cô chỉ định một trẻ khác gõ âm thanh của một nhạc cụ ( ví dụ: Trống ). Cô đố trẻ đó là âm thanh của nhạc cụ gì? Cô nên động viên, khuyến khích trẻ chơi với các dụng cụ gõ khác nhau. - Các con có thích chơi với các dụng cụ của âm nhạc không? Cô mời các con về chỗ của mình để chơi nào. c. Kết thúc hoạt động: - Cô cho trẻ chơi với các dụng cụ âm nhạc. 4/ Nhận xét cuối ngày:
  • 76. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ ngày tháng10.năm2022 Hoạt động : Tạo hình. Đề tài :Tô màu bong bóng. I.Mục đích yêu cầu: - Cháu biết tô màu đều để tạo ra sản phẩm đẹp. - Rèn sự khéo léo của đôi tay qua hoạt động tô màu. - Cháu biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. II. Chuẩn bị: - Các hộp màu, sản phẩm của cô, vở tạo hình cho cháu. - Máy cácset, băng nhạc. III. Tiến trình hoạt động 1. Hoạt động mở đầu: - Các con ơi cô có gì đây ?Bóng bóng có màu gì?Cháu trả lời. 2. Hoạt động trọng tâm: a. Hoạt động 1:Giới thiệu bài. -Các con xem cô có bức tranh các bạn nhỏ đang cầm gì đây?Những quả bóng bay thật là đẹp.Vẫn có những quả bóng chưa có màu sắc vậy hôm nay các con cùng cô tô màu cho những quả bóng nhé! b Hoạt động 2:Cô làm mẫu -Lần một cô làm mẫu cho cháu xem. -Lần hai cô vừa làm mẫu vừa phân tích: tay trái các con vịn tờ giấy,tay phải các con cầm bút màu các con tôlên quả bóng cho đều tay.
  • 77. - Bây giờ các con cùng tô màu quả bóng nhé. c. Hoạt động 3: Cháu thực hiện. - Cô gọi vài cháu khá lên làm mẫu cho các bạn xem. - Cô cho cả lớp di màu, khi cháu thực hiện cô quan sát và giúp cháu di màu không bị lem, không làm bẩn áo quần. -Cô hỏi động viên cháu con tô gì?Tô quả bóng màu gì? - Cô nhận xét sản phẩm và tuyên dương cháu. 3. Kết thúc hoạt động: -Cô và cháu hát bài “Ô sao bé không lắc” * Đánh giá cuối ngày: -Cháu biết cầm bút tô màu nhưng cháu tô chưa đẹp cô cần rèn them cho cháu vào giờ chiều. -Hoạt đông chơi cháu biết chơi theo nhóm và nhập vai chơi.
  • 78. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ……ngày…..tháng….năm. Hoạt động : Nhận biết. Đề tài : Trò chuyện về đồ dùng bé trai và bé gái I. Mục đích yêu cầu : - Cháu nhận biết một số đồ dùng bé trai và đồ dùng bé gái. - Cháu biết gọi tên một số đồ dùng của bé trai và đồ dùng của bé gái. - Cháu biết giữ gìn đồ dùng của mình và của bạn. II. Chuẩn bị: - Máy caset,băng nhạc. - Một số đồ dùng của bé trai và đồ dùng của bé gái. III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: - Cô và cháu cùng cháu chơi trò chơi trời tối trời sáng. 2. Hoạt động trọng tâm: a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Các con ơi các con nhìn xem trong lớp mình các trai đang mặc đồ gì còn các bạn gái mặc gì? Vậy các con có biết các bạn trai thường mặc quần áo như thế nào không? Các bạn gái mặc gì cho xinh. Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về một số đồ dùng mà các bạn trai và đồ dùng của các bạn gái nhé . b.Hoạt động 2: Trò chuyện về đồ dùng bé trai và dồ dùng bé gái. - Các con ơi các con nhìn xem cô có một chiếc áo rất đẹp, các con có biết đây gọi là áo gì?
  • 79. - Đây là chiếc áo sơmi mà các bạn trai thường rất thích mặc. Mùa hè các bạn mặc áo sơmi ngắn tay kết hợp với quần sọt, còn vào mùa đông các bạn mặc áo sơmi dài tay và quần rin đấy. - Áo sơmi của các bạn trai thường được in những họa tiết rất xinh đẹp,phía bên trái thường được may thêm chiếc túi nhỏ. - Và khi đi ra đường thì các bạn trai còn đội những chiếc mũ lưỡi trai dành riêng cho mình nữa đấy. Chiếc mũ của các bạn trai được thiết kế có vành dài ở phía trước để che nắng và còn được gắn thêm một số họa tiết xinh xắn như hình xe ô tô, hình siêu nhân. -Còn con xem đấy là áo gì con ? =Aó đầm có in hình nàng công chúa đầy là chiếc áo đầm xinh xăn giành cho các bạn gái kết hợp với cái mũ rộng vành thật xinh. -Vậy các con biết bạn trai mặc áo somi áo bun còn các bạn gái mặc áo đầm có hình các nàng công chúa dễ thương c.Hoạt động 3 : Luyện tập. - Các con xem cô có bức tranh rắt là nhiều đồ dùng của bạn trai và bạn gái - Cô cho cháu lên chọn áo mũ bạn trai bạn gái d.Giáo dục : Các con hãy biết giữ gìn đồ dùng của mình sạch sẽ, gọn gàng nhé. e.Hoạt động 4: Trò chơi “Thi xem ai nhanh”. - Hôm nay các con học rất giỏi đã nhận biết được một số đồ dùng của bạn trai và bạn gái bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Thi xem ai nhanh”. - Cô có rất nhiều đồ dùng của bạn gái và bạn trai các con, bây giờ cô sẽ chia lớp mình thành hai đội, một đội chọn đồ dùng bạn gái một đội chọn đồ dùng bạn trai. Đội nào chọn đúng và nhanh nhất đội đó sẽ chiếc thắng.
  • 80. - Cô quan sát cháu chơi. 3. Kết thúc hoạt động: - Cô nhận xét, tuyên dương cháu. * Đánh giá cuối ngày: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………....
  • 81. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ……ngày…..tháng….năm. Hoạt động : Vận động Đề tài : Bò qua vật cản I. Mục đích yêu cầu : - Cháu biết kết hợp tay chân bò qua vật cản - Khi bò qua vật cản cháu không được chạm vào vạch của cô và bò thật khéo léo.Cháu chơi nhảy bật hái quả - Cháu hứng thú khi tham gia vào bài tập vân động và mạnh dạn. II. Chuẩn bị: - Sân bãi rộng rãi thoáng mát. - Băng nhạc, máy caset. - Vạch chuẩn. - Thanh gỗ có gắn hoa. III. Tiến trình hoạt động: - Các con ơi, ông mặt trời đã lên cao rồi cô và các con cùng ra sân tập thể dục nào. 1. Khởi động: - Cô cho cháu đi bình thường, chạy chậm,nhanh dần, nhanh chậm dần, đứng lại chuyển đội hình thành vòng tròn. 2. Trọng động: a. BTPTC: Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC: - ĐT1: Đưa hai tay ra nắm lấy cái tai lắc lư cái đầu. 2lx2n