SlideShare a Scribd company logo
Sản phẩm môn Văn - Tiếng Việt
của học sinh Gateway
Năm học 2017-2018
NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC
EM HỌC, EM NGHĨ, EM LÀM
Sản phẩm môn Văn - Tiếng Việt
của học sinh Gateway
Năm học 2017-2018
Bản quyền tác phẩm đã được bảo
hộ. Mọi hình thức xuất bản, sao
chụp, phân phối dưới dạng in ấn
hoặc văn bản điện tử không có sự
cho phép của Trường Phổ thông
liên cấp Quốc tế Gateway là vi
phạm bản quyền.
Trường PTLC Quốc tế Gateway
A Lô TH1, Khu ĐTM Dịch Vọng, 	
P.Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
T 024 6260 4666 / 024 6291 1557
H 0981 335 838
E infohn1@gatewayschool.edu.vn
adminhn1@gateway.edu.vn
W www.gateway.edu.vn
Tôi rất vinh dự lại được giới thiệu cuốn sách của các em học
sinh trường Gateway Hà Nội năm học 2017-2018.
Năm trước, tôi đã viết: “Xin đừng gọi các em là nhà văn hay
nhà thơ”, xin bạn đọc đừng nghĩ nhà trường định đào tạo
những nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ.
Năm nay, vẫn xin nhắc lại ý đó: Khi dạy Văn, nhà trường chỉ
chăm sóc nuôi dưỡng năng lực cảm nhận và biểu lộ tình cảm
của các em theo phương thức nghệ thuật Văn.
Bạn đọc sẽ bắt gặp ở đây một năng lực Văn của những em học
sinh có lối sống hồn nhiên mà tinh tế, đôn hậu mà thông minh,
khoáng đạt mà khuôn phép - một khuôn phép của con người
chuẩn bị cho thời đại bốn chấm không của Dân tộc ta.
Phạm Toàn
Cố vấn Giáo dục
trường PTLC Quốc tế Gateway
Mấy lời giới thiệu
6
Phần I
Bạn có hình dung được niềm hạnh phúc của những em nhỏ lần
đầu tiên biết tự ghi, tự đọc tiếng mẹ đẻ của mình không?
Các em đọc bất kỳ chữ nào mình thấy, hào hứng ghi lại bằng
nét chữ của mình những sự vật, sự việc hàng ngày diễn ra
xung quanh. Các em đã bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách
hồn nhiên, trong sáng qua những đoạn thơ, đoạn vè, những
dòng nhật ký... Xin chia sẻ cùng các bạn!
7
Vè động vật
Ve vẻ vè ve
Nghe vè động vật
Bãi cỏ trên đất
Đàn hươu cao cổ
Thủng thẳng gặm cỏ
Chúa tể sơn lâm
Tài năng vô địch
Đàn voi lịch kịch
Ầm ầm kéo tới
Thế giới tươi mới
Luôn chào đón em.
(Minh Đăng – 1C)
8
Vè con mèo
Ve vẻ vè ve
Cái vè con mèo
Lông nó màu nâu
Nó kêu meo meo
Nó hay bắt chuột
Giữ cửa giữ nhà
Luôn luôn sạch sẽ
Ve vẻ vè ve.
(Nguyễn Ngọc An Nhiên - 1A)
9
Vè mùa xuân
Ve vẻ vè ve
Cái vè mùa xuân
Xuân nở nhiều hoa
Được đi du xuân
Mua tranh Đông Hồ
Ở chợ tấp nập
Ai cũng vui mừng
Xuân là tuyệt vời.
(Hà Phương - 1B)
10
Vè con bướm
Ve vẻ vè ve
Cái vè bướm xinh
Cánh nó rất đẹp
Đôi cánh mềm mại
Thoải mái mùa hè
Mèo con vờn bướm
Bị chó đuổi đi
Ve vẻ vè ve.
(Ngọc Linh - 1A)
Vè con cá
Ve vẻ vè ve
Đại dương rộng lớn
Có cá thờn bơn
Cá voi sát thủ
Cá nhỏ loanh quanh
Cá heo vui nhộn
Vui đùa lon ton
Em thích đại dương
Đi xa muôn phương
Vẫn sẽ nhớ về.
(Minh Kiệt - 1C)
11
Vè quả trứng
Một quả trứng tròn
Đã ốp lên ăn
Khi đã ăn hết
Nhọc nhà nhọc nhạch
Lại đi mua thêm,
Không ăn nhiều quá
Thứ gì cũng vậy.
(Minh An - 1A)
12
Vè hoa sen
Ve vẻ vè ve
Cái vè hoa sen
Nó ở dưới nước
Nó xinh đẹp lắm
Nó rất tinh khiết
Em rất thích nó
Ve vẻ vè ve.
(Minh Anh - 1A)
13
14
Vè lớp một
Ve vẻ vè ve
Lớp Một sạch sẽ
Lớp Một còn bé
Bạn bè yêu bé
Bé là bạn tốt
Bé yêu bạn bè
Các bạn yêu bé
Lớp Một rất vui
Bé yêu lớp Một
Các bạn cũng yêu.
(Diệp Anh - 1D)
Vè thể thao
Ve vẻ vè ve
Nghe vè thể thao
Rất hay sút vào
Là anh Quang Hải
Đá ở cánh trái
Là anh Hồng Duy
Anh đang lùi lùi
Để sút vào gôn
Sút nhưng bị lộn
Bóng bay ra ngoài
Thế là tiếc hoài
Ôm đầu ôm bụng
Anh Bùi Tiến Dũng
Bắt được một quả
Tỉ số san hòa
Đẩy thêm quả nữa
Việt Nam vươn lên
Và giành chiến thắng!
(An Huy – 1C)
15
Mẹ em
Em thương mẹ em
Lúc nào mẹ cũng
Làm nhiều cho em
Mẹ em lúc nào
Cũng cho em ăn
Món kem ngon ngọt
Em buồn một chút
Vì em vẫn chưa
Làm được việc gì
Cho mẹ em cả.
(Zi Han - 1C)
Vè bút mực
Cái vẻ vè ve
Cái vè bút mực
Bao bài học hay
Em rất mê say
Với bài toán khó
Bởi vì em có
Một cái bút mực
Rất là đẹp xinh.
(Lam Khuê - 1E)
16
Hôm nay là ngày mẹ tớ sinh
em bé. Đây là ngày đầu tiên
tớ nhìn thấy em của tớ. Em
tớ rất đáng yêu. Tớ đặt tên
em là Táo. Em tớ rất hay
cười và em tớ đã biết lẫy
rồi. Em tớ thích nói chuyện.
Tớ thích có em.
(Diệu Châu - 1E)
17
Về quê hương
- Con ơi năm nay nhà mình sẽ về quê.
- Mẹ ơi về quê thăm ông bà ạ? Con thích về quê thăm 	
ông bà mẹ ạ.
- Con là đứa cháu hiếu thảo. Mẹ yêu con gái lắm.
- Con cũng yêu mẹ và gia đình lắm!
(Ngọc Diệp - 1A)
Lớp 1D à, tớ có rất nhiều kỷ niệm với các cậu rồi nhưng lên
lớp 2 tớ sẽ không có kỷ niệm với các cậu nữa. Vì tớ sẽ chuyển
trường, nhà tớ ở xa lắm. Hằng ngày tớ phải thức dậy từ 6h
sáng. Nhưng không sao tớ sẽ vẫn yêu các cậu. Tớ sẽ về thăm
Gateway. Tớ yêu các cậu. Tớ nhớ nhất là lúc tớ chơi với Bảo
Uyên. Bảo Uyên ơi tớ yêu cậu lắm. Cậu có nhớ tớ không? Chắc
là có. Tớ nghĩ thế. Tớ yêu Bảo Uyên nhất trong lớp đó.
(Hải Như - 1D)
Hai truyện em thích nhất là Lọ Lem và Nàng tiên cá. Nàng Lọ
Lem em thích vì cô ấy rất nhân hậu và yêu quý động vật. Em
cũng yêu động vật giống cô ấy. Với truyện nàng tiên cá, em
thích là vì cô ấy có giọng hát rất hay. Cô ấy lại thích khám
phá đại dương và thế giới loài người.
(Bảo Uyên - 1D)
18
Đôi bạn
Có hai bạn đang chơi đùa cùng
nhau. Bỗng có một bạn chẳng
may đẩy ngã bạn còn lại.
- Cậu có đau không?
- Tớ không đau lắm!
- Cậu đúng là siêu nhân.
- Ừ không sao đâu, ai chả có
lúc thế hả cậu.
- Cậu bị xước xước chân kìa, để
tớ đưa cậu vào phòng y tế nhé!
- Cám ơn cậu. Đúng là hai bọn
mình giỏi thật nhỉ?
(Gia Huy - 1C)
Chiếc tàu giấy
Kính cong ...
- Ai đấy nhỉ, kì vậy?
- Cái gì đây?
- Mình tưởng cậu từ thế kỉ 22 chứ.
- Mình làm gì có nhiều tiền để mua chiếc tàu này chứ.
- Nhưng mà mình muốn mua cơ!
- Cậu nhìn lại đi 22 yên cơ mà?
- Mình mua cái tàu 22 yên được chưa?
Hai bạn tiết kiệm mãi, cuối cùng hai bạn cũng mua
được một chiếc tàu bằng giấy thật hoành tráng.
(Gia Đạt - 1A)
Bé đi chợ Tết
Bé đi chợ Tết cùng mẹ. Bé thấy rất nhiều đồ chơi. Bé thích nhất là đồ chơi bóng đá.
Bé thích lắm! Bé ra gọi mẹ:
- Mẹ ơi, mẹ cho con mua đồ chơi được không ạ?
- Mẹ đồng ý, con thích đồ chơi nào?
Bé chỉ cho mẹ bộ đồ chơi mình thích. Mẹ quay ra nói với bác bán hàng:
- Bác ơi, bác bán cho tôi một bộ đồ chơi bóng đá với.
- Đây chị ạ. Giá là sáu mươi nghìn nhé!
- Tôi gửi bác ạ.
Bé nhận bộ đồ chơi từ mẹ và cười vui sung sướng. Bé đang nghĩ tới việc về nhà sẽ rủ
bạn chơi cùng. Chỉ nghĩ thôi đã thấy thú vị rồi!
(Tự Tuyển - 1C)
19
Phần II
19
Cuộc sống muôn màu đã hiện ra thế nào khi em lắng nghe
được bằng cả cái tai bên trong, nhìn được bằng cả đôi mắt
bên trong và cảm nhận được bằng tất cả tâm hồn ngây thơ,
trong trẻo ?
Các em đã được làm, được nói và được viết ra những điều em
nghĩ về cuộc sống xung quanh, từ điều bình dị, thân thương
đến những cuộc phiêu lưu vào những chân trời nghệ thuật.
Những vần thơ nhỏ, những mẩu truyện ngắn hay những vở kịch
vui đã ra đời từ đó…
20
Cây cối
Mùa thu đầy lá rụng
Em dùng lá tạo chim
Vì mùa thu hơi lạnh
Chú sóc đã vào nhà.
Cũng gần đến tuổi già
Nên cây bàng đi ngủ.
(Tuệ Vi - 2A)
Em út
Em rất dễ thương
Đôi tay em nhỏ
Chị thương em lắm
Em út của chị
Em cố ăn nhé
Sẽ cao lên dần.
(Tường Vy - 2A)
Mẹ
Mẹ yêu của con
Mùa đông gió lạnh
Em thấy rét quá
Mẹ đắp chăn cho
Em yêu mẹ nhất.
(Minh Trang - 2A)
Giông bão
Trời mưa giông bão
Ngoài trời tối tăm
Mẹ em đi làm
Nhưng mãi chưa về
Ngoài trời lạnh buốt
Đường phố rét tanh
Lạnh như bắc cực
Em cảm thấy buồn
Vì mẹ chưa về.
(Nhật Minh - 2A)
21
Bố của em
Bố rất yêu em
Hàng ngày bố em
Phải đi công tác
Từ sáng đến tối
Về nhà không ngủ
Dậy để làm việc
Em rất thương bố.
(Nhã Linh - 2A)
Mưa
Em nhìn mưa rơi
Hôm nay em nhìn mưa rơi
Thấy từng giọt mưa rơi
Những chú chim xinh xắn đang bay
Trên trời ở gần cánh đồng xa
Trên trời giông bão
Những chú chim nhỏ tìm chỗ để trốn.
(Thu Thủy - 2A)
Hàn Quốc của em
Em thích Hàn Quốc
Đó là quê em
Bà em yêu em
Ông em cũng thế
Em yêu anh em
Anh chơi em vui
Hàn Quốc sạch sẽ
Có nhiều con chim
Hàn Quốc vui lắm!
Seoul cũng vui
Em thích Hàn Quốc.
(Kim Ji Beom - 2D)
Bàn tay em
Bàn tay em nhỏ bé
Em giúp mẹ nhặt rau
Lấy bát đũa mau mau
Ước gì em mau lớn
Để giúp mẹ nhiều hơn.
(Lam Anh - 2D)
22
Mẹ của con
Mẹ của con tuyệt nhất
Xinh đẹp lại dịu dàng
Hiền lành và giỏi giang
Luôn giữ gìn tổ ấm
Mỗi khi gặp khó khăn
Mẹ đều giúp đỡ con
Để con ngày khôn lớn
Con tự hào có mẹ
Con yêu mẹ rất nhiều!
(Ngân Hà - 2D)
	
Mẹ ơi
Mẹ ơi! Mẹ ơi!
Con đói lắm rồi
Mẹ nấu con ăn
Ngon rất là ngon
Lúc con buồn ngủ
Mẹ ôm thật chặt
Chắc như tường đấy!
(Nam Anh - 2D)
Biết ơn mẹ
Giờ mẹ đã già
Con chăm mẹ vui
Con giúp đỡ mẹ
Như mẹ năm xưa
Mẹ đã già rồi
Lúc con còn bé
Mẹ nuôi mẹ chiều
Mình biết ơn mẹ.
(Tuệ Anh - 2D)
23
Đàn gà con
Cục ta cục tác
Một đàn gà con
Núp trong đôi cánh
Của gà mái mẹ
Những chú gà nhỏ
Đôi mắt sáng ngời
Bộ lông óng mượt
Chiếc mỏ xinh xinh
Ôi chú gà con
Mắt nhắm mắt mở
Lim dim buồn ngủ
Dưới cánh gà mẹ.
(Tú Minh - 3B)
Con yêu mẹ
Từ lúc con còn nhỏ
Mẹ đã âu yếm con
Và luôn ru con ngủ
Mẹ nấu cơm cho con
Mẹ đã thơm má con
Từ lúc con đã lớn
Con sẽ thương mẹ nhiều
Con cố gắng chăm học
Con sẽ luôn nghe lời
Con yêu mẹ nhiều lắm!
(Trí Hiếu - 2D)
Bàn tay của mẹ
Bàn tay của mẹ
Như chiếc chăn ấm
Bàn tay của mẹ
Như những nụ cười
Bàn tay của mẹ
Là đồng cỏ xanh
Bàn tay của mẹ
Là tia nắng ấm.
Những lúc con buồn
Bàn tay của mẹ
Đem lại những thứ
Rạng ngời cho con
Bàn tay của mẹ
Đã dạy dỗ con
Bàn tay của mẹ
Luôn ở bên con…
(Phú Bình – 4A)
2424
Cây đàn ước mơ
Có một cậu bé
Sống rất cô đơn
Ngồi bên góc phố
Những con đường vắng
Có những tiếng nhạc
Bay theo chiều gió
Có cơn mưa rào
Rơi trên đường phố
Cậu bé đánh đàn
Hay như nghệ sĩ
(Bảo Lâm - 3B)
Tiếng đàn
Có một cậu bé
Cô đơn một mình
Trong góc phố nhỏ
Những tiếng đàn
Tỉ tê,
Tiếng đàn hạnh phúc
Tiếng đàn vui, buồn
Cậu bé đánh như
Âm nhạc là một nửa cuộc đời
Những tiếng đàn của cậu khơi về
Tuổi thơ, hiện tại và tương lai
Âm nhạc của cậu
Bay theo chiều gió
Tiếng đàn vang to.
(Hà An - 3B)
2525
Trăng lúc tròn lúc méo
Trăng sáng hơn ánh đèn
Trăng tròn như quả bóng
Em nhìn lên em chơi
Lúc khi mà trăng méo
Em nhìn như quả chuối
Khi màn đêm buông xuống
Chỉ có mình trăng thôi
Trăng là một ánh đèn
Soi rõ cho em nhìn
Khi mặt trời đi lên
Trăng từ từ đi xuống
Em nhớ trăng lắm đấy
Bởi vì em yêu trăng.
(Mai Khanh - 2D)
Chú cuội cung trăng
Chú Cuội cung trăng
Dắt trâu đi ăn
Buổi tối trung thu
Cả làng đi chơi
Ai cũng nghĩ rằng
Chú Cuội cô đơn
Không phải như vậy
Ông sao là bạn
Trẻ em vây quanh
Chú Cuội tội nghiệp
Buổi sáng hôm sau
Chú Cuội về trời
Nhưng em không buồn
Vì còn năm sau.
(Chí Thành - 3A)
Trăng soi xuống nhà em
Khi trăng soi xuống nhà em
Em thấy trăng sáng hơn cả đèn
Ông trăng ơi, ông trăng à,
Ông trăng có nghe thấy không?
Thành phố rất là yên lặng
Không có ai đáp trả lại cả
Con chim quên không hót
Chỉ có tiếng em nói ư?
Ôi trời thật là cô đơn.
(Nhật Minh - 2B)
2626
Trăng ơi từ đâu đến
Trăng ơi từ đâu đến?
Tròn như là chữ O
Có phải ai viết không?
Trăng ơi từ đâu đến?
Tròn như là hòn bi
Bạn nào bắn lên trời?
Trăng ơi từ đâu đến?
Tròn như là bánh xe
Ai lái trăng lên trời?
(Minh Đức - 3A)
Ông trăng ơi ông trăng
Ông từ đâu đến
Ông thật lấp lánh
Ở khắp mọi nơi
Ông thật tuyệt vời
Như lời mẹ ru.
(Bảo Minh - 3B)
Trăng ơi đừng đi đâu
Đêm khuya em nằm ngủ
Trăng soi sáng phòng em
Em chạy ra sân nhà
Trăng mỉm cười với em
Ánh trăng vàng rực rỡ
Ngay cả khi em ngủ
Lúc khi mà em học
Trăng làm đèn cho em
Khi trời đang gần sáng
Trăng như vẫy chào em
Em nhớ ông trăng lắm
Trăng ơi đừng đi đâu!
(Thanh Vân - 2D)
2727
Những vì sao ơi
Em đang ở đây
Soi đèn cho em
Những khi em học
Sao tỏa sáng đèn
Để cho em làm
Những vì sao ơi
Sao thật vui tính
Soi đèn cho em.
(Nguyệt Hà - 2C)
Sao ơi! Sao à!
Sao ơi! Sao à!
Sao là sao Mộc
Hay là sao Kim?
Sao là ngôi sao
Bay trên bầu trời
Có một ngôi sao
Lướt qua không khí
Đó là sao băng
Mọi người ước nguyện
Điều hay điều xấu.
(Gia Bình - 2C)
2828
2929
Ngắm những
hạt mưa rơi
Mưa rơi từng hạt một
Tí tách khắp muôn nơi
Ôi những hạt mưa rơi
Tôi nhìn ra đường phố
Đủ bảy sắc cầu vồng
Từ cái áo mưa nhỏ
Cho đến cái ô to
Ôi sao mưa đẹp thế
Tôi rất thích ngắm mưa
Để được nhìn ngọc nhỏ
Nằm ngủ trên lá xanh.
(Thanh Nhi - 2D)
Mưa rơi
Mưa rơi tí tách
Buổi đêm nằm ngủ
Thì thấy tiếng mưa
Làm em thức dậy
Mưa cứ rơi mãi
Rơi như đang bay
Buồn ơi là buồn.
(Lâm Hải - 2B)
Hôm nay em đi ngắm mưa
Em nhìn thấy hạt mưa rơi
Hạt mưa rất là lung linh
Lung linh như mắt của mẹ
Hạt mưa dễ thương vô cùng
Những hạt mưa rơi tí tách
Con gà chạy loạn xạ lên
Con kiến ướt nhẹp đành chạy về hang
Những hạt mưa rơi tí tách
Ôi những hạt mưa thật đẹp.
(Uyển Nhi - 2B)
3030
Mưa ơi tạnh đi
Bầu trời mây đen đen
Sấm và chớp xen giữa trời mưa to
Tạnh đi để bông sen nở
Đi đi những đám mây đen khắp trời.
(Hương Liên - 2D)
Trời mưa rất to, gió kêu lao xao lao xao. Chỉ có mẹ mình và em
mình ở nhà còn bố thì đi đâu mình không biết. Mình nhìn thấy
nhiều quả bưởi rụng. Mình đem cốc ra ngoài hứng nước mưa.
Mình uống nước đó, nó có vị gần giống nước lọc. Mình nghe
thấy con ếch nhảy xuống ao. Mình chạy vù ra mình bắt được
nó. Sờ nó cứ dính dính ý!
Lúc bố về, mình hỏi bố: “Bố đi đâu đấy ạ?” Bố mình trả lời thế
này: “Bố đi có việc đấy con”. Em mình cũng chạy ra và nói:
“Papa” nghĩa là bố trong tiếng Anh. Mình nhìn ra ngoài thì hết
mưa mất rồi. Tiếc thật! Bố mình hỏi: “Con sao mà buồn thế?”
Mình nói với bố mình là mình buồn vì hết mưa.
3131
Mưa
Em yêu trời mưa và gió mát
Đàn chim bay vội trốn dưới lùm cây
Tiếng mưa dần dân rơi xuống, bón cây
Cây ơi uống đi cho no, hạt mưa mát lạnh
Chà chà, làm dịu mát mặt em
Mưa cho em giấc mơ...
(Tuấn Lâm - 2B)
31
3232
Tôi đang đi mua quà Giáng Sinh về để trang trí bỗng tôi gặp
một em bé bán diêm. Tôi hỏi em:
- Vì sao em lại đi lang thang ở đây mà em không ở nhà dự
Giáng sinh cùng gia đình?
Em bé đáp:
- Bà em bị Thần Chết bắt, em không có mẹ còn bố thì say
rượu. Nếu em không bán được que diêm nào bố sẽ đánh em.
Tôi đáp lại:
- Thật là tội nghiệp em, anh sẽ cho em một vài đồ trang trí và
đồ ăn Giáng sinh nữa.
Em bé nghe vậy rất vui và bảo rằng:
- Cảm ơn anh rất nhiều, em chúc anh một ngày vui vẻ nhé!
Tôi nghe thấy thế nói tiếp:
- Em thật tốt bụng, anh chúc em có một đêm Giáng sinh vui vẻ,
ấm áp, được ăn những thức ăn ngon, trang trí nhà và em sẽ
nhận được quà. Ở trong quà sẽ có một đôi dép mới cho em và
đồ chơi nữa. Thôi anh đi về để trang trí nhà đây nhé.
Tạm biệt em!
(Nhật Minh - 2B)
Tưởng tượng gặp em bé bán diêm
3333
Gửi em bé bán diêm,
Anh là Trí Đức học sinh lớp 2C, anh biết em vì anh đọc sách
của Andersen. Anh chưa biết tên và họ của em là gì nên anh
gọi em là em bé bán diêm. Em có yêu bà không? Em có buồn
không? Chúc em mạnh khỏe.
Gateway ngày 29/11/2017
(Trí Đức - 2C)
Xin chào em bé bán diêm khổ ải. Sao em không về nhà mà lại
đi bán diêm trong đêm lạnh giá thế này? Em phải bán diêm
nếu không bán được que diêm nào thì em sẽ bị bố đánh rất
đau phải không? Em còn nhớ cảnh ngày xưa, em sống với một
người hiền hậu nhất là bà của em.
Nhưng bà của em đã bị thần chết bắt đi. Anh sẽ mời bố mẹ
của anh mua hết diêm cho em nhé!
(Mạnh Quân - 2B)
Anh là Tuấn Minh học sinh lớp 2C. Anh đã biết em trong môn
Văn 2. Em ơi! Em tên là gì? Tại sao nhà em không có xe ô tô?
Thế ở trên thiên đường em có gặp bà em không? Anh rất
thương em vì em đã bị mất người bà yêu quý mà ngày ngày
bà và em đã chơi vui vẻ bên nhau. Anh chúc em ở trên thiên
đường thật vui vẻ nhé!
(Tuấn Minh - 2C)
34
Viết thư gửi Thủy Tinh
Anh Thủy Tinh ơi, anh đừng trả thù Sơn Tinh nữa. Nếu anh tiếp
tục trả thù và đánh Sơn Tinh thì cả làng này sẽ bị lũ lụt, dân
làng rất khổ, lũ lụt sẽ tràn vào nhà của dân làng đấy. Mọi
người sẽ mệt lắm, tại vì nếu nước vào nhà thì mọi người phải
dọn dẹp nhà cửa. Em xin anh đấy, anh đừng trả thù Sơn Tinh
nữa nhé. Nhỡ Mỵ Nương giờ đây đã đẻ mấy đứa con rồi thì
sao? Thế anh có muốn trả thù Sơn Tinh nữa không?
(Hà Anh - 2B)
Viết thư cho bồ nông nhỏ mất mẹ
(trong truyện “Những con bồ nông”)
Tớ biết các cậu rất ngây thơ. Vào một ngày rất lạnh mẹ các
cậu đi kiếm mồi. Mẹ các cậu kiếm mồi mãi mà không thấy gì,
tớ nghĩ là các con cá, tôm, tép không bơi lên bởi vì trời đang
rất lạnh. Lúc mẹ các cậu về các cậu tưởng là mẹ kiếm được
nhiều mồi. Các cậu chui vào mồm của mẹ mà mổ họng, gan,
ruột. Thế là mẹ các cậu trượt chân ngã xuống ao và chết. Bây
giờ thì ai sẽ kiếm mồi cho các cậu? Các cậu thật đáng thương!
(Anh Hiếu - 2E)
Với bà chủ trong truyện
“Một con chó hiền”
Bà hung ác! Tại sao bà lại đánh bả chết con chó? Nó rất dễ
thương mà. Tại sao lại làm thế? Cô bé rất buồn. Không phải
buồn một ngày! Nhiều ngày!
(Samuel - 2D)
35
Tưởng tượng anh lính và gia đình
trong bài ca dao “Lính thú đời xưa”
Anh lính: Em ơi! Khi đi anh sẽ nhớ em lắm!
Vợ: Em cũng thế! (Cả hai đều khóc)
Con: Con không muốn bố đi đâu!
Anh lính: Nhưng đấy là công việc của bố nên bố phải đi!
Vợ: Em muốn là anh đi sẽ an toàn. Khi về em cũng muốn anh không bị sẹo, xước và đau.
Anh lính: Được rồi! Anh sẽ cẩn thận!
Trống ngũ liên đánh giục giã...
Vợ: Em tạm biệt anh! Em sẽ nhớ anh lắm!
Ba năm sau, anh lính trở về bình an vô sự…
Vợ: Con ơi! Bố kia kìa!
Con: A… A… A! Bố
Anh lính: Bố chào con! Anh chào em!
Vợ: Em chào anh!
Anh lính: Anh đã thắng giặc rồi!
Con: Ôi! Bố giỏi quá!
Vợ: Ôi! Anh dũng cảm quá!
Anh lính: Cảm ơn hai mẹ con!
(Khánh Linh - 2E)
Cò mẹ kiếm ăn buổi đêm
Cò con ở nhà học thêm trong phòng
Cò mẹ lạnh cóng trên đường
Cò con bị lạc ở phường không tên.
(Nguyệt Hà - 2C,
tưởng tượng với bài ca dao “Con cò”)
36
Người nông dân đi cày thì có một con trâu và một cái cày.
Nhất là họ rất muốn vào phòng điều hòa nhưng họ không bao
giờ được vào phòng điều hòa. Bạn đừng tưởng mỗi bác nông
dân mệt thôi, cả con trâu của bác nông dân cũng mệt đấy
các bạn ạ. Bạn biết không, con trâu còn phải kéo một cái cày
nặng nữa cơ. Bác nông dân cũng mệt mà, bác nông dân phải
trồng những rau, củ, quả cho mình ăn nữa cơ mà!
(Huy Dũng - 2E)
Tôi hồi còn trẻ đã phải đi cày ruộng. Nhưng tôi vẫn vui bởi
vì tôi vẫn có cơm ăn do công sức tôi làm. Hồi đó, tôi cày rất
chi là khổ. Trời nắng tôi đã phải đi ra đồng để cày ở ruộng.
Tôi phải cày đến chảy máu tay mới được một hạt gạo. Lúc đó,
tôi đã hy vọng rằng là mọi người sẽ ăn hết suất để tôn trọng
những hạt gạo mà tôi đã làm ra.
(Ngọc Khánh - 2E)
Tâm sự của
người nông dân
“Cày đồng ban trưa”
Tranh “Em bé chăn trâu”
(Đan Linh - 1B)
37
...Cậu hối hận, về nhà thấy mẹ vẫn ngồi đợi. Cậu liền chạy đến và
quỳ xuống nói:
- Mẹ à, con xin lỗi mẹ, mong mẹ bỏ qua những lỗi lầm con đã gây ra.
- Ôi, con của mẹ, con hiểu được như thế là mẹ rất mừng. Thôi, đi
vào tắm rửa rồi ra mẹ xới cơm cho ăn. Nhìn con nhem nhuốc, chắc
là đói rồi đúng không?
- Dạ, vâng ạ!
Sống được một thời gian, mẹ cậu sinh bệnh rồi mất. Trước khi nhắm
mắt, bà đã dặn con: “Hãy chôn mẹ ở ven nhà con nhé, yêu con”.
Từ chỗ nấm mộ mọc lên một cái cây, kỳ lạ ở chỗ cây hay rụng xuống
những trái cây ngọt lịm. Ta gọi đó là cây vú sữa.
(Thùy Dương - 4A)
…Mẹ đã mất, cậu bé chăm chỉ làm việc, ngày ngày chăm sóc
cây vú sữa cẩn thận. Đêm nào cậu cũng mơ được gặp mẹ. Một
hôm, cậu ra chợ bán quả vú sữa thì nghe người ta đồn là có
bóng người dưới gốc cây vú sữa. Đêm đó, cậu ra gốc cây vú
sữa đứng thì quả nhiên có một một bóng trắng xuất hiện ôm
cậu vào lòng. Sáng hôm sau, cậu lại nghe người ta đồn là cây
của họ bỗng nhiên chết héo hết. Cậu vội chạy về nhà xem cây
của mình thế nào thì cây vú sữa cũng đã chết. Cậu đứng khóc
dưới cây và cố mang nước tưới để cứu sống cây. Từ đằng sau
cậu có một bàn tay dịu dàng ôm cậu. Cậu nhận ra đó là mẹ
cậu và cậu ôm chầm lấy mẹ. Từ đó, hai mẹ con họ sống hạnh
phúc bên nhau.
(Thái Sơn - 4B)
Viết lại đoạn kết
câu chuyện
“Sự tích cây vú sữa”
3838
Tưởng tượng từ bài ca dao
“Trâu ơi ta bảo trâu này”
Sáng hôm nay, tôi phải đi cày ruộng, cày nhiều gấp đôi thường
ngày nên tôi bảo con trâu: “Trâu ơi ta bảo trâu này! Mày có muốn
đi cày với ta không?” Con trâu như hiểu lời tôi nói, đứng dậy đi
theo tôi ra đồng.
Ra đến nơi, tôi bảo: “Trâu ạ, việc cấy cày là việc cả đời của
chúng ta, nên vất vả thì ta và mày cùng cố gắng nhé! Cày xong ta
sẽ cho mày đi ăn cỏ non, ngon lắm”. Thế là tôi và trâu bắt đầu làm
việc. Chúng tôi cày suốt đến tận giữa trưa, rất mệt. Cũng may mà
trâu chịu khó, chăm chỉ nên chúng tôi đã cày xong.
Nhớ lời hứa, tôi dắt trâu ra bãi cỏ non, để trâu ăn cho thỏa thích.
Trâu ăn ngon lành. Thỉnh thoảng, trâu nhìn lên tôi như muốn nói
cảm ơn. Tôi thấy thật may vì mình có con trâu tốt.
(Nguyên Huy - 5A)
3939
Hôm nay là lễ hội ướm giày. Đầu tiên có một số người lên thử
nhưng không vừa nên giả vờ khóc buồn cười lắm! Đến lượt Cám
thử giày xong thì thấy Tấm cũng đi nên Cám mách dì ghẻ, dì
ghẻ bĩu môi như mút ống hút.
(Tuấn Minh - 2D, ấn tượng về Lễ hội ướm giày ở lớp em)
40
Ao nhà mùa hạn
Mùa mưa mà mưa chẳng đến
Đáy sâu nẻ toác khi nào
Rêu nằm mơ những sấm sét
Rồi khô trên cọc cầu ao...
(Trích Góc sân và khoảng trời
Trần Đăng Khoa)
Gửi ông trời,
Cháu là đám rêu mọc trên cọc cầu ao. Cháu xin ông hãy cho mưa xuống tại vì các con vật sống
ở ao đang cầu mong ông cho mưa xuống. Các con vật dưới đấy đang cần nước và cháu đang
chuẩn bị chết vì cháu rất là mỏng manh. Cháu cần nước thì mới sống được và tất cả các con
vật cũng cần nước mới sống được. Xin ông hãy giúp cháu có thể sống lâu dài. Và ông đừng cho
chúng cháu mưa lèm nhèm. Chúng cháu chỉ muốn ông cho chúng cháu mưa thật nhiều. Chúng
cháu cầu xin ông một lần nữa đấy!
Hà Nội, ngày 7/2/ 2018.
Đám rêu,
(Thái Sơn - 2E)
Tưởng tượng mình là đám rêu
trên cọc cầu ao trong đoạn
thơ trên, em viết một bức thư
gửi ông trời…
Hà Nội ngày 7/02/2018
Gửi ông Trời!
Tôi là rêu trên cọc, các bạn tôi là ốc, cua và ếch. Ao của
chúng tôi rất là khô hạn và cạn kiệt. Chúng tôi đang rất cần
nước. Nếu không mưa chúng tôi sẽ chết dần dần mất. Bọn
cá, rêu, cua, ốc đang cầu xin ông! Bây giờ đã có rêu chết
rồi! Nếu ông muốn mưa thì ông hãy nhanh lên! Cuộc sống của
chúng tôi đang rất khổ và khó khăn!
Ký tên: Chú rêu đang đợi
(Đức Khánh - 2E)
41
Tưởng tượng với
chủ đề lịch sử
“Chiêu Lăng thạch mã”
Ta là vua Trần Nhân Tông. Ta đang đi thăm mộ của cha ta và
ta muốn kể cho các ngươi một câu chuyện đó là Chiêu Lăng
thạch mã. Khi còn thời chiến tranh nước ta rất vững. Đến con
ngựa đá cũng phải chịu gian nan, cũng phải chạy qua nhiều lớp
bùn và những quân lính dũng cảm. Nước ta đã hai lần đánh bại
kẻ địch.
(Gia Minh - 2B, tưởng tượng em là vua Trần Nhân Tông kể
chuyện đánh giặc)
Cuộc trò chuyện giữa An Dương Vương và Mỵ Châu
trên đường chạy giặc
Vua An Dương Vương: Sao cái gì giống nỏ thần thế nhỉ?
Mỵ Châu ơi, con có mang nỏ thần ra cho Trọng Thủy xem không?
Mỵ Châu: Không ạ!
Vua An Dương Vương: Nói cho thật vào !
Mỵ Châu: Có, để con rải lông ngỗng cho Trọng Thủy tìm thấy.
Vua An Dương Vương: Con biết thế là nguy hiểm lắm không?
Mỵ Châu: Con muốn gặp lại chồng con !
(Thái Sơn - 2E)
4242
Trò chuyện với
sứ giả Giang Văn Minh
Tôi: Ông Giang Văn Minh ơi, ông thật dũng cảm!
Ông: Có gì đâu. Ông chỉ vì nước Nam thôi!
Tôi: Chắc lúc đó cháu sẽ không dám nói câu đó trước vua Minh.
Ông: Ông chỉ bình tĩnh thôi. Chỉ cần cháu bình tĩnh thì cháu làm gì cũng được!
Tôi: Vậy ông có sợ không ạ?
Ông: Chỉ cần nước Nam an toàn là được!
(Nhã Uyên - 2E)
Lời nhắn nhủ với Trần Đăng Khoa
sau khi đọc bài thơ “Sao không về Vàng ơi”
Anh Trần Đăng Khoa ơi
Con Vàng đã mất rồi
Anh đừng nghĩ là người Mỹ
Thả bom vào con Vàng
Vì Mỹ đã làm bạn của Việt Nam
Con Vàng sẽ ở trong tim anh mà
Anh đừng buồn nữa nhé!
(Uyển Nhi - 2B)
4343
Thư gửi tới các chiến sĩ đảo Trường Sa
qua bài “Đợi mưa ở đảo Sinh Tồn”
Hà Nội ngày 30 tháng 1 năm 2017,
Các chú chiến sĩ ở đảo Trường Sa ơi, cháu thấy rất thương các
chú vì đã bảo vệ đất nước. Cháu nghĩ mong ước có cơn mưa sẽ
đến thôi vì các chú đã bảo vệ đất nước Việt Nam trong những
ngày nóng nực rồi! Cháu mong các chú sẽ sống vui vẻ, hạnh phúc
và điều kì diệu sẽ xảy ra đó là cơn mưa sẽ rơi xuống thôi.
Cháu muốn tặng thơ cho các chú.
Tôi ước có một cơn mưa
Rơi xuống quần đảo Trường Sa
Vì cây cối cần cơn mưa
Rơi xuống và đọng trên lá
Từ mồ hôi thắm trên cây
Xin mưa hãy tới đi!
Chú bộ đội ở đảo Trường Sa
Ngày đêm canh giữ
Tổ quốc chúng ta
Ông trăng soi sáng
Như một sự nỗ lực
Của các chiến sĩ Trường Sa.
(Nhã Uyên - 2E)
44
Hạt gạo vùng quê
Hạt gạo vùng quê
Bao tháng mới lên
Vài bông lúa chín
Nặng trĩu trên cây
Rồi mới ra thóc
Cũng khoảng vài tháng
Mới được làm gạo
Ăn nó ngon ngọt
Nhưng không hề dễ
Để làm được ra.
(Tuệ Vi - 2A)
Lúa vàng
Kìa gạo trắng lúa vàng
Trên cánh đồng mênh mang
Bỗng nhiên bị mất trắng
Khiến lòng người hoang mang
Người dân cày chăm chỉ
Bây giờ chẳng còn chi
Họ sẽ phải làm gì
Để bữa cơm no đủ?
(Tuệ San - 2B)
45
Với truyện “Con sẻ”
Ta thực sự thán phục, ngưỡng mộ tình cảm của sẻ mẹ dành cho
sẻ con, tình cảm của hai mẹ con chim sẻ cũng không biến mất.
Trong lòng ta đầy thán phục, cũng giống như trong lòng hai
mẹ con chim sẻ đầy yêu thương. Khi nhìn thấy cảnh sẻ mẹ lao
xuống cứu sẻ con, lúc đó ta mới bắt đầu hiểu ra tình cảm của
họ như thế nào. Và còn nhận thấy trong cuộc sống cũng phải
có lúc đối đầu với khó khăn.
(Gia Minh - 2B)
46
Thư gửi ông Mike, người kéo vĩ cầm
Ông Mike Walk ơi, cháu tên là Phạm Huyền Châu, tiếng vĩ cầm
ở Mỹ Lai của ông rất hay. Cháu thấy rất cảm động. Các em bé
và phụ nữ năm đấy như bị tuyệt chủng. Còn các ông già
cũng rất khổ thân. Cháu biết ông rất hối hận. Cháu cảm ơn
ông đã gắn lại vết thương chiến tranh của hai nước. Cháu cảm
ơn ông rất nhiều. Chắc ông phải mở một lớp học vĩ cầm cho
mọi người.
(Huyền Châu - 3D)
Mike Walk chơi hết bản nhạc, hạ đàn xuống rưng rưng nước mắt.
Em bé: Sao chú lại khóc ạ?
Mike Walk: À! Tại chú xúc động quá! Chú thấy khổ thân những
người đã khuất trong chiến tranh.
Em bé: Cháu nghĩ là chú đã chơi bằng cả trái tim và chú đã
nghĩ tới mấy em nhỏ!
Mike Walk: Đúng đó! Và chú thấy ấn tượng với người bạn của
chú, một đứa bé trai sắp bị bắn mà chú ấy đã lao ra bế cậu bé
và đưa vào bệnh viện!
Em bé: Chú ấy thật dũng cảm!
Mike Walk: Cháu nói đúng, vậy cậu bé, bố mẹ cháu đâu?
Em bé: Dạ ... dạ... bố mẹ cháu mất rồi ạ!
Mike Walk: Chú mong cháu quên đi nỗi buồn và tiếp tục vươn
lên! (xoa đầu, nhìn âu yếm đứa bé)
(Hà An - 3B)
Những điều các em muốn nói
khi xem đoạn phim tư liệu
“TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI”
Sau nhiều năm, Mike Walk
trở về Việt Nam kéo đàn và
trò chuyện với người dân Mỹ
Lai, em tưởng tượng và ghi
lại những câu chuyện đó.
47
Du khách: Chào cụ! Cụ bao nhiêu tuổi rồi?
Cụ già: Tôi đã 72 tuổi rồi!
Du khách: Thế chắc chắn cụ đã sống sót trong vụ thảm sát ...
Cụ già: Ừ, đúng rồi! Lúc đó tôi sợ quá đã nấp sau bụi cây.
Du khách: Cụ thật may mắn! Người thân cụ còn không?
Cụ già: Thật buồn (cúi, buồn)
Du khách: Tôi xin lỗi vì đã chạm vào nỗi đau của cụ!
Cụ già: Chuyện đã qua thì hãy cho qua đừng nghĩ trong lòng!
Du khách: Xin lỗi cụ vì đã có cuộc thảm sát, chiến tranh thật là... một làng
thân thiện thế này mà... (nghĩ)
Cụ già: Thôi đừng nghĩ, tôi chào anh!
Du khách: Chào cụ, cảm ơn vì đã chia sẻ với tôi!
(Bảo Anh - 3B)
4848
Người lính: Cháu chào cụ! Cháu tên là Mike Walk.
Cụ già: Chào cháu! Cháu có việc gì mà tìm ta?
Người lính: Cụ có nhớ người Hoa Kỳ đã đánh vào đây không?
Cụ già: Ta không thể quên được!
Người lính: Cháu là người lính đó. Làm thế nào mà cụ thoát được?
Cụ già: Ta đi theo ống cống.
Người lính: Cháu muốn cụ tha thứ cho cháu.
Cụ già: Được! Ta sẽ tha thứ cho cháu, nhưng lần sau cháu làm gì
cũng phải suy nghĩ. Hãy làm việc tốt giúp đỡ mọi người.
(Khôi Nguyên - 3C)
Mike Walk: Hu... hu...
Em bé: Sao chú lại khóc?
Mike Walk: Bởi vì nước Việt Nam đã phải chịu nỗi đau khổ.
Em bé: Có phải vụ thảm sát ở Mỹ Lai không?
Mike Walk: Đúng đấy! Bây giờ chú đang cố hàn gắn lại nỗi đau khổ.
Em bé: Cháu cũng rất buồn vì tự nhiên lục quân Hoa Kỳ tấn công
vào đất nước Việt Nam.
Mike Walk: Ông cũng rất buồn khi đất nước mình lại đi đánh một
đất nước yên bình.
Em bé: Cảm ơn chú vì đã cố gắng hàn gắn lại nỗi đau! Tạm biệt chú!
(Danh Thái - 3B)
4949
Sau khi được xem phim tài liệu, em cảm thấy
những khía cạnh của chiến tranh ở Mỹ Lai, có
cả mặt thiện và mặt ác. Mặt ác là lực lượng
quân Hoa Kỳ đã xả súng đến 504 người dân!
Còn mặt thiện là đã có một người đội trưởng
đội bay cứu được một em nhỏ bằng lòng dũng
cảm của mình, rồi dần dần ông Mike Walk đã
đến Việt Nam, chơi vĩ cầm bằng cả trái tim
cho những người đã khuất.
Em có cái nhìn hối tiếc cho những người lính
lục quân Hoa Kỳ năm ấy giờ đây sống trong
dằn vặt và luôn có một câu hỏi to đùng trong
đầu là: “Tại sao mình lại giết 504 người dân?”.
Còn những người dân ở Mỹ Lai được sống trong
bình yên nhưng họ vẫn nghèo nàn. Cuối cùng
đoạn phim muốn truyền tải cho chúng ta hai
thông điệp, đó là “sự đau thương trong chiến
tranh” và “dù mình không làm ra tội ác, nhưng
nước mình làm, cho nên mình trở lại Việt Nam
để hàn gắn vết thương chiến tranh”.
(Hà An - 3B)
5050
TÁC PHẨM GUERNICA CỦA PICASSO
Kính gửi ông Pablo Picasso,
Cháu tên là Lê Nguyên Dũng, cháu 9 tuổi học
lớp 3B trường Gateway. Ở lớp cô giáo đã dạy
cháu bức tranh ông vẽ. Bức tranh trường phái
lập thể, nói về cuộc chiến tranh dữ dội, đẫm
máu và hết sức khốc liệt. Bức tranh này nói về
cuộc chiến tranh ở Tây Ban Nha, một đất nước
ở rất xa chúng cháu. Nhưng cháu cảm thấy rất
đồng cảm, bởi vì đất nước Việt Nam chúng
cháu cũng trải qua những cuộc chiến tranh
dữ dội như vậy. Cháu mong ước là thế giới
này đều hòa bình và không có chiến tranh
nữa. Nếu ông đồng ý thì cháu sẽ đặt tên cho
bức tranh là “Cuộc chiến đẫm máu”.
(Nguyên Dũng - 3B, viết thư cho danh họa
Pablo Picasso)
5151
Ngày xưa có một cậu bé rất khỏe. Một hôm,
mẹ cậu mua cho cậu một bức tranh đấu vật.
Cậu rất thích bức tranh này và thầm ước mình
có thể trở thành vận động viên đấu vật.
Cậu hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, khi nào có cuộc thi đấu vật ạ?
- Sắp đến tết rồi, cuộc thi đấu vật sẽ có
trong dịp tết con ạ - Mẹ cậu trả lời.
Cậu ấp ủ trong mình một ý nghĩ sẽ tham dự
cuộc thi đấu vật vào dịp tết nên hàng ngày
cậu tự luyện tập một mình hoặc rủ thêm mấy
người bạn của mình cùng chơi. Khi tết đến,
cậu xin mẹ tham gia thi đấu vật. Thật không
ngờ là cậu lại giành chiến thắng. Từ đấy, cậu
có niềm đam mê với đấu vật và trở thành một
đô vật chuyên nghiệp.
(Thái Hà - 3D, tưởng tượng sau khi xem tranh
dân gian “Đấu vật”)
TRANH ĐẤU VẬT
5252
Một buổi chiều yên tĩnh, tôi dạo bước trên
con đường gồ ghề nhiều sỏi đá của đèo
Ngang. Những chiếc lá khô rụng rơi lả tả
khắp đường. Xung quanh chỉ là một sự yên
lặng, tôi đi tới chợ thì chỉ thấy những bông
hồng và lá cây bị bứt hoặc rơi xuống và gió
cuốn bay đi.
Tôi lên đỉnh núi, nhìn xung quanh cũng chỉ
thấy những ngôi nhà xa tít, đường núi, gió cứ
thổi cây lá đi đi lại lại khiến tôi thấy ớn lạnh.
Tôi rảo bước xuống đồi, thoảng nghe có tiếng
bước chân nặng nề trên những bậc thang
ngang đèo.
Tôi thấy hơi mệt nên ngồi xuống một tảng đá
lớn cạnh đường rồi nghĩ: “Xung quanh ta chỉ
có tiếng xì xào của cây cối và tiếng của gió. Ôi
sao cô đơn vậy, ước gì có ai đó ở đây để cùng
trò chuyện với mình”.
Thế rồi những giọt nước mắt tôi bỗng dưng lăn
xuống đôi gò má đang lạnh cóng của tôi. Tôi
nhẹ lau nước mắt, nhìn xung quanh, nhặt một
chiếc lá khô rồi trò chuyện với nó cho tan biến
sự cô đơn. Tôi nói: “Lá ơi, ta buồn quá, cô đơn
quá, chồng ta không có ở đây, một mình ta
không có ai bầu bạn, cảm ơn lá đã giúp ta bớt
cô đơn hơn. Lá ở đây chắc buồn lắm, để ta
giúp lá vui hơn nhé, ta không muốn lá một mình
cô đơn ở đây giống như ta đâu. Tạm biệt”.
Thế rồi tôi thả chiếc lá đi theo làn gió. Tôi
đứng dậy đi tiếp. Tôi cứ đi mãi đi mãi mà sự cô
đơn vẫn bám theo tôi.
(Mai Lâm - 4B)
Tưởng tượng với bài thơ
“Qua đèo Ngang”
5353
Một ngày, tôi đi vào Huế để nhậm chức với
tâm trạng háo hức. Thế nhưng, khi đi qua đèo
Ngang, bỗng nhiên tôi cảm thấy cô đơn và
buồn bã. Xung quanh tôi, cảnh vật im lìm, chỉ
có rừng, sông, vài chú tiều đang lang thang
nhặt củi, phía bên kia sông thì lác đác có mấy
ngôi nhà. Cỏ cây thì chen chúc với đá, lá thì
đan xen vào hoa. Trước khi đi, tôi cứ nghĩ ở
đây sẽ có nhiều người lắm. Và tôi còn nghĩ,
nếu có nhiều người thì tôi sẽ bắt tay họ, trò
chuyện, giới thiệu cho họ những bài thơ của
mình, dạy họ làm thơ. Nhưng khi đến đây
thì chẳng có ai cả nên tôi cảm thấy trống
vắng, thấy nhớ nhà và tự hỏi: “Liệu mình có
nên quay lại hay không?”. Tôi bối rối, rồi tôi
quyết định là trước khi đi tiếp hay quay về
thì tôi sẽ làm một bài thơ. Tôi đặt tên bài
thơ là “Qua đèo Ngang”.
(Thái Sơn - 4B)
54
“Bẩm bà lớn” – Chú lính hầu gọi. “Bà nhận được thư của quan”.
Tôi giở thư ra xem, thấy bên trong viết:
“Bà Huyện Thanh Quan thân mến!
Tôi đây xin mời bà về Huế để nhận chức nữ quan, khoảng ba ngày nữa đi nhé!
Chúc may mắn
Quan lớn tỉnh Huế”
Tôi nghe được tin, thấy mừng cả lên, bèn chuẩn bị đồ ngay.
Ba ngày sau …
Tôi bắt đầu lên đường rồi giở bản đồ chỉ thị con đường đến kinh đô ở Huế, đó sẽ là một quãng
đường dài.
- Hừm! – Tôi thầm nghĩ – Chắc phải đi qua đèo Ngang dẫn đến kinh đô ở Huế.
…
Được một thời gian, tôi đang đứng ở đỉnh đèo Ngang, trầm ngâm nghĩ ngợi. Mặt trời đang từ
từ lặn sau núi. Mặt trời tỏa ra những tia sáng cuối cùng. Mặt trời từ từ khuất dần. Tôi có một ý
tưởng, tôi sẽ viết một bài thơ. Khi tôi viết bài thơ xong, màn đêm đã buông xuống, bầu trời có
hàng ngàn những vì sao tỏa ra lấp lánh. Hôm sau, tôi lại lên đường, đoạn đường tôi đi sẽ dẫn tôi
đến kinh đô Huế. Khi đến nơi, tôi nhận chức nữ quan, tiệc mừng linh đình rồi tôi quyết định sẽ
sống ở đây.
(Hiến Thành - 4A)
55
Từ một bức tranh nhỏ mà mỗi bạn tưởng tượng nên
một thế giới của riêng mình...
56
Anh em vớt sao
Có một gia đình nghèo sống ở quê. Bố mẹ làm nghề bán cá,
thu nhập thấp. Một hôm, người bố nói với các con: “Giờ bố
mẹ đã già, các con hãy tìm việc làm mà kiếm sống nhé.” Thế
là hai người anh vào chợ bán hàng, còn hai người em thì ra
đồng cỏ. Người em hỏi:
- Giờ làm gì đây anh?
Người anh trả lời:
- Tất nhiên là vớt sao rồi.
Anh em họ chờ đến buổi tối rồi giơ cao vợt lên để sao rơi
vào. Và vài con đom đóm bay vào mà họ tưởng là sao. Vậy
là họ đem đom đóm ra bán và được rất nhiều tiền.
(Nam Anh - 3D)
Cậu bé Ru-bo và
cô bé Lin-na
Một đêm trăng tròn tròn
Hai đứa dắt tay nhau
Rồi đi thật mau mau
Đến cánh đồng đom đóm
Rubo bắt đom đóm
Linna thả tay ra
Giữa bầu trời bao la
Nhưng lại không nhìn thấy
Ánh đom đóm lập lòe
Ôi! Lin-na, Ru-bo
Hai đứa ước điều gì?
Bỗng bà tiên hiện ra
Hỏi muốn ước điều gì?
Cháu chỉ có ước muốn
Được trở về gia đình.
(Minh Trang - 3A)
57
Bà tiên và hai mẹ con
Một hôm, có một bạn gái gặp bà tiên. Bà tiên liền bảo là con
có điều ước gì?
- Bạn nói: Dạ, con muốn làm bác sĩ.
- Bà tiên nói: Tại sao lại thế?
- Bạn trả lời: Con muốn chữa bệnh cho mẹ con, mẹ con bị ung
thư sắp qua đời.
- Bà tiên liền bảo: Vậy ta sẽ giúp con cứu mẹ con, nhưng ngày
nào con cũng phải bắt 20 con đom đóm và đưa 20 con đom
đóm cho ta.
Bạn liền đồng ý ngay và cùng anh trai bắt đom đóm.
(Trí Hiếu - 3A )
Những ngày về tuổi thơ
Ở đây có hai người. Hai người tên là Hen-ky và O-la. Buổi tối
hai anh em xem bóng đá. Sau đó thì ra ngoài chơi và dẫn theo
chú chó. Hen-ky đã sang Mỹ làm, nhưng bạn luôn nhớ về đứa em
gái nhỏ ở Việt Nam của mình. Hen-ky thi thoảng nghĩ về kỉ niệm
hai anh em cùng đi bắt đom đóm với nhau.
(Minh Trí - 3A)
58
Tiến tới ước mơ
Một buổi tối, Nga và Hùng ra bắt đom đóm. Hôm ấy, gió rất mạnh, Hùng còn dẫn cả con chó
nhà bạn ấy ra nữa. Khi đã bắt được khá nhiều đom đóm, Hùng và Nga chuyển sang bắt một thứ
khó hơn là ông trăng.
Lúc đấy, Nga nói với Hùng rằng: Này, cậu có biết tớ có rất nhiều câu hỏi về ông trăng không?
Tớ rất muốn lên đấy để gặp chú Cuội và chị Hằng nên lần này chúng ta phải cố gắng nhé!”.
- Hùng nói: “Ừ, tớ cũng giống cậu. Nhiều lúc tớ nằm ngắm sao với bố tớ, tớ cũng rất muốn chạm
đến ông trăng nhưng bố tớ bảo trăng cao lắm, không chạm đến được đâu. Thế nên tớ đành
chịu.”
- Nga nói: “Thôi cứ cố gắng mà theo đuổi ước mơ của cậu đi, cậu muốn trở thành phi hành gia
vũ trụ đặt chân lên mặt trăng mà.”
- “Ừ”.
Hai bạn cố gắng để bắt ông trăng nhưng không thể. Hùng nói với ông trăng: “Ông trăng ơi, chờ
cháu với. Sẽ có một ngày cháu đến được với ông mà”. Rồi các bạn về nhà. Hôm ấy rất ý nghĩa.
Gửi Nga và Hùng,
Tớ thấy ước mơ của các bạn rất đẹp. Các bạn ở nông thôn
có vui không? Ở thành phố nơi tớ sống có nhiều thứ hiện đại
nhưng lại rất đông đúc và ồn ào. Khi nào các bạn đến thăm
nhà tớ nhé. Chúng ta có thể chơi trò đóng vai những nhà phi
hành gia. Ở thành phố, các bạn còn có thể đi nhà sách hoặc
công viên. Ở nông thôn các bạn thì sao? Chắc là ở nhà nuôi
những con gà bé nhỏ dễ thương đúng không? Tớ rất ít khi
được cho gà hoặc lợn ăn. Tớ nghĩ chúng ta sẽ học hỏi được
rất nhiều thứ từ nhau. Lần trước, tớ về quê và được xem lợn
ăn. Tớ hứa rằng các bạn sẽ không hối hận khi đến thành phố
đâu. Hồi nhỏ, tớ không thích đến nông thôn nhưng sau này
tớ lại rất thích. Cậu cứ thử đến nhà tớ đi. Ở nhà tớ có rất
nhiều đồ chơi.
(Thái Hà - 3D)
59
Tuổi thơ tốt lành
Có hai anh em
Và một chú chó
Anh tên là Hùng
Em tên là Hà
Hai người ở nhà
Muốn ra ngoài chơi
Hùng lấy cái vợt
Còn Hà ra trước
Khi họ đến nơi
Ở trên cánh đồng
Chú chó bé nhỏ
Chạy theo hai người
Hà giơ hai tay
Để còn hóng mát
Hùng bắt đom đóm
Đêm đó rất vui.
(Nhật Minh - 3A)
Đêm trăng rằm ta cùng đi bắt trăng
Một ngày nọ, có hai bạn nhỏ rất háo hức đi bắt mặt trăng,
mặc dù ở trên lớp họ đều bị cười nhạo. Lúc đi học về, hai anh
em bỏ cặp và chạy ra hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, nhà mình có vợt nào to bằng mặt trăng không ạ?
- Hả? Mẹ ngơ ngác khi nghe con hỏi có vợt nào to bằng mặt
trăng không. Người mẹ suy nghĩ một lúc rồi lấy cái vợt cũ kĩ
của nhà ra, đưa vợt cho con và bảo:
- Đây, vợt đây. Đêm nay trăng sáng, con đi bắt đi.
- Vâng. Người con cầm lấy vợt và đi ra ngoài sân. Hai đứa
chạy ra ngoài đồng với Míc (một con chó) để bắt trăng. Hai
đứa ngồi chờ trăng và nói chuyện. Khi trăng lên, hai anh em
cầm vợt chạy theo trăng như một giấc mộng vậy.
(Đức Quang - 3D)
6060
Bắt đom đóm
Một ngày nọ, có hai anh em đi bắt đom đóm.
Anh bắt bằng vợt. Em bắt bằng tay. Anh thì
bắt được 97 con còn em chỉ bắt được 7 con
thôi nên anh nói:
- Sao mãi mới bắt được có mấy con thế?
Em nói:
- Thì em bắt bằng tay mà.
Anh nhớ ra và nói:
- À, ừ nhỉ!
Hai anh em lại đi bắt tiếp. Bỗng có một con
chó đi ngoài đường, hai anh em thấy và hỏi
con chó:
- Mày có muốn chơi với bọn tao không?
Con chó quẫy đuôi tỏ ra đồng ý. Đến giờ ăn
cơm tối, mẹ gọi hai anh em về ăn. Mẹ thấy con
chó và liền hỏi: “Con chó ở đâu đây?”.
Hai anh em nói:
- Con chó chúng con thấy ngoài đường đấy ạ.
Mẹ nói:
- Trời ơi! Ai cho hai con mang nó về đây?
Mẹ liền mang con chó ra đường thả và đuổi
đi. Hai anh em giận mẹ và trốn đi tìm con
chó. Đến sáng mẹ không thấy hai con đâu liền
đi tìm thì thấy hai anh em và con chó nằm ngủ
bên hiên nhà. Mẹ nghĩ lại tối qua, đoán là hai
con giận mình, mẹ liền viết thư xin lỗi hai con.
Khi anh ngủ dậy, thấy có một lá thư ghi: “Mẹ
xin lỗi hai con, mẹ không nên vứt con chó ra
đường như thế. Hai con vào nhà đi, mẹ chuẩn
bị hết đồ cho con chó rồi đấy”. Anh liền gọi
em dậy và đi vào nhà thì thấy có một cái
chuồng chó, đồ ăn cho chó, quần áo cho chó,
khăn tắm và xà phòng cho chó. Hai anh em vui
vẻ, nói lời cảm ơn mẹ.
(Huyền Châu - 3D)
616161
Hai đứa trẻ với mặt trăng
Có hai đứa trẻ, tối thì thức còn ngày thì ngủ.
Hai đứa trẻ mất cha mẹ từ sớm. Thường thì tối
các bạn nhỏ vợt đom đóm. Hôm trăng rằm thì
hai đứa tưởng là đom đóm to, hai đứa cố bắt.
Nhưng chỉ bắt được toàn đom đóm nhỏ. Cô
bé thường cho đom đóm vào lọ, còn bạn trai
thì bỏ vào bình. Mỗi tối các bạn có đèn đom
đóm. Một hôm, có một con cún đến chơi, hai
bạn chơi với nó rồi nhảy múa, bắt đom đóm.
Từ lần sau, cô và cậu bắt được nhiều hơn. Các
bạn rất vui vì phòng mình cũng sáng mà không
tốn tiền điện. Chỉ khi họ cùng bắt đom đóm
và bắt được nhiều thì họ mới vui. Chú chó
nhảy và đùa vui với họ. Khi lớn lên, cô bé và
cậu bé lập ra quán cà phê đom đóm. Mỗi tối,
cửa hàng mở cửa và thu nhập được nhiều tiền.
Họ chăm sóc cho đom đóm ăn, ngủ, chơi. Một
lần có thủ tướng đến quán và nói:
- Đây là quán hàng tuyệt vời nhất!
(Thảo Nhi - 3D)
6262
Đêm trăng sáng tuyệt vời
Vào một đêm trăng tròn, gió thổi rất mát, cỏ mọc xanh mượt, có hai anh em ra chơi ở
một bãi cỏ tươi tốt. Người anh thì dùng gậy bắt đom đóm, người em đứng hóng gió. Con
chó thì chơi với đám cỏ xanh. Một đêm rất tuyệt vời! Người anh hỏi em:
- Em ơi, em thấy vui không?
Người em vui mừng đáp:
- Có ạ, vui ơi là vui.
Sau đó hai anh em nằm nghỉ trên bãi cỏ. Người em hỏi:
- Anh ơi, có phải hôm nào trời cũng thế này không anh?
- Anh không biết được em ạ - Người anh trả lời
Người em buồn ngủ quá, ngủ thiếp đi. Người anh tự hỏi: “Sao hôm nay trời đẹp thế
nhỉ?”. Rồi người anh cũng buồn ngủ và ngủ luôn bên cạnh người em.
(Quốc Khánh - 3B)
6363
Cố bắt mặt trăng
Một buổi tối ở một vùng quê hẻo lánh có hai bạn nhỏ đi
ra ngoài bắt mặt trăng. Ngày nào hai bạn cũng đi ra
ngoài để bắt mặt trăng. Cứ mỗi tối khi ăn cơm xong, hai
bạn phải đi ngủ nhưng hai bạn lại lẻn ra ngoài để bắt
mặt trăng. Một hôm, một bạn bị bắt quả tang ra ngoài
chơi. Bố mẹ bạn đấy cũng cấm bạn nhỏ không được chơi
với bạn nhỏ kia nữa. Cả hai bạn rất buồn vì không được
chơi với nhau nữa. Bạn nhỏ kia hỏi mẹ tại sao không bắt
được mặt trăng, mẹ bạn ý trả lời là vì mặt trăng ở tít
trên trời cao nên không bắt được. Bạn ấy xin làm bạn lại
với bạn nhỏ kia, cả hai bạn đều rất vui.
(Khắc Kỳ - 3B)
Cánh đồng tuổi thơ
Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em rất thích ra đồng chơi. Một
hôm, bố về tặng cho anh một cái vợt để bắt đom đóm. Mỗi khi
đêm đến, hai anh em đều ra đồng để bắt đom đóm. Sau khi
bắt xong họ nằm xuống và nhìn lên bầu trời. Bầu trời đầy đom
đóm như những ngôi sao đang tỏa sáng, gió thì rất là mát. Có
hôm hai anh em chơi muộn quên không về nhà mà ngủ luôn tại
đó sáng ra thấy người toàn muỗi đốt. Đúng là một tuổi thơ
thật đẹp.
(Nam Anh - 3B)
6464
Đi bắt buổi đêm
Một đêm nọ khi bố mẹ đang đi ngủ, hai bạn nhỏ ra
bắt đom đóm bằng một cái gậy dài. Em gái nhỏ ngồi
xuống cỏ, nhìn anh bắt đom đóm, anh trai cố hết sức
bắt những con đom đóm đang bay lơ lửng trên trời.
Anh trai: Mệt quá trời!
Em gái: Không, anh là con trai mà, anh không được bỏ
cuộc. Hay là em có thể bắt cùng anh được không?
Anh trai: Được thôi, em về nhà lấy vợt đi, anh sẽ ở
đây chờ.
Em gái: Vâng ạ, em đi đây.
Một lúc sau...
Em gái: Anh ơi, em tìm thấy vợt rồi.
Anh trai: Vậy tốt, đi bắt đom đóm thôi!
Hai anh em bắt đom đóm cùng nhau. Buổi sáng, bố
mẹ gọi không thấy đâu, ra ngoài bãi cỏ thấy hai bạn
nhỏ cùng với chú chó và hai cái vợt. Bố mẹ bế hai em
bé đi về nhà và để em bé vào giường.
(Minh Hà - 3B)
6565
Bầu trời đêm
Một ngày nọ có hai anh em ở một ngôi làng
rất thích ngắm sao nhưng người bố của anh
em nhà đấy lại không cho ngắm sao. Hôm nào
hai anh em cũng định đi ngắm sao nhưng bị
bố phát hiện. Hai anh em dùng mọi chiêu trò
nhưng cũng không qua khỏi mắt bố. Một lần,
khi trời tối, hai anh em đến phòng của bố và
hỏi rằng:
- Tại sao bố lại không cho bọn con ngắm sao ở
ngoài kia hả bố?
Người bố trả lời:
- Bởi vì trước đây có một người bạn của bố
đã bị mất tích do ngắm sao ngoài kia nên bố
không cho các con ngắm sao. Khi nghe xong
câu chuyện, hai anh em đó vẫn quyết định đi
ngắm sao. Hai anh em chờ cho đến khi bố ngủ
thì mới đi. Khi ra được bên ngoài đó, có rất
nhiều đom đóm và nhiều sao. Người anh tự nói
với mình một câu: “Hôm nay là một ngày tuyệt
nhất trong đời mình”.
(Gia Bách - 3D)
6666
Món quà kì diệu!
Một người con nhận được một món quà rất đặc biệt. Người
con thấy bố về hỏi:
- Bố ơi cái gì đấy ạ?
Người bố trả lời:
- Đó là cà kheo đấy con!
Nhưng người con lại thấy rất sợ vì nó quá cao. Người con nói:
- Con cảm ơn bố! Nhưng thôi con không nhận đâu!
Người bố ngạc nhiên hỏi:
- Vì sao vậy?
Con nói:
- Vì con không thích!
Người bố buồn rầu. Rồi người bố nghĩ rằng người con sợ. Hôm
sau người bố thuyết phục cho người con lên thử cà kheo. Và
khi người con trèo lên được cây cà kheo thì ngạc nhiên nói:
- Ôi! Thật là món quà kì diệu!
(An Chi - 4B)
Chuyện sách và bút của tôi
Một hôm, sách của tôi bay lên trời. Lúc tôi gọi vở Toán đâu rồi
thì sách Toán liền tới rồi bảo: “Lần trước cậu được 99 điểm
Toán đó, hôm nay phải phấn đấu được 100 điểm nhé!”. Ngày
hôm sau, tôi thấy những cái bút của tôi nói chuyện với nhau.
Lúc đi học, tôi gọi vở Văn là nó đến ngay. Vở Văn nói: “Này,
Trí Đức ơi, cậu đừng viết ẩu, lần trước cô chê cậu đấy”. Lúc
chuông kêu là đến giờ đi về, bạn bút chì bảo tôi: “Nay cậu làm
giỏi lắm!”, rồi tôi cầm bạn bút chì đi về nhà.
(Trí Đức - 2C)
6767
Người mẹ
Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có hai mẹ
con sống rất hạnh phúc. Một hôm, khi người
con đã lớn, người mẹ nói:
- Con đã lớn, con nên có việc làm sớm. Mẹ
già rồi.
Người con nghe thấy vậy liền nói:
- Vâng, con tìm được việc rồi ạ!
Người mẹ rất yên tâm. Một hôm, bà nhìn
thấy con bà làm việc rất chăm chỉ. Đến cuối
tháng, con bà lại mang về được một đồng
vàng. Bà mừng rơn.
Một ngày bà đi chợ, bà nhìn thấy một dòng
chữ trên cửa đình “Triều đình cần có trạng
nguyên. Cuộc thi tìm kiếm trạng nguyên sẽ
diễn ra ở triều đình”. Bà thấy vậy rất vui
mừng. Bà về nhà, nói chuyện với con. Tối nào
cũng đèn sách cho con đầy đủ. Vì cậu đã đi
học nên đã biết được một số thứ. Cậu học
rất nhanh.
Đến ngày thi, cậu đi thi. Một tuần sau trở về,
cậu đỗ trạng nguyên. Nhưng khi cậu trở về thì
chỉ thấy mộ của mẹ. Mẹ đã quá vất vả nuôi cậu
ăn học. Cậu khóc rất nhiều nhưng mẹ không thể
sống lại. Rồi cậu tự nhủ mình cần phải mạnh mẽ
hơn vì mẹ đã cho mình quá nhiều.
Một thời gian dài sau thì cậu cưới vợ. Họ sống
bên nhau hạnh phúc trọn đời.
(Tuệ Minh - 4B)
6868
Thành phố tương lai
Em sống ở một ngôi nhà cây nhỏ trên một quả đồi tươi đẹp. Ngôi nhà có hai căn phòng nằm
cạnh nhau, một phòng là chỗ nghiên cứu có cái mái là bếp và có cái sân nho nhỏ. Cạnh bếp
có cái kính viễn vọng, phòng bên là phòng khách, có ghế sô pha và ti vi. Trên lầu là phòng ngủ
có nệm trong góc, cạnh đó có cái két sắt, ti vi. Trên nữa là phòng tắm, sân thượng, trồng các
cây linh tinh. Thành phố đó có rô bốt và năng lượng sạch. Tất cả đều tiện nghi. Họ đã nghĩ ra
các đồ ăn thay cho thịt và họ không giết động vật để lấy thịt nữa. Các đám mây được cải tạo
thành công viên và sân bóng. Ở đó không có xe cộ, các chiếc
ghế biết bay giúp con người di chuyển. Tất cả đều rất sạch
sẽ, không có khói bụi. Họ cũng có thể du lịch trên vũ trụ và
nghỉ tại khách sạn dưới lòng đất.
(Nhật Minh - 3D)
Tuổi thơ khi về quê
Hôm nay là ngày rằm, Nam vui lắm, cậu nhảy lên vui sướng khi cậu được về quê thăm bà.
Nhà bà thì ai cũng tấp nập làm việc nhưng bà thì lúc nào cũng dành thời gian cho Nam. Bà chiều
Nam lắm, có vài lần nghiêm túc với cậu thôi. Hôm nay, Nam và cả nhà về bà. Bấy giờ bà đang
nấu cơm cho bữa tối. Nam đi vào sân thì Phương chạy ra và bắt đầu hét toáng lên:
- Bà ơi! Anh Nam về! Bà ơi!
Nghe thấy vậy, bà bước ra, cậu ta chạy lại gần bà và ôm bà thật chặt. Người bà ấm áp như một
cái gối và tóc bà bạc phơ như mây. Cậu yêu bà lắm. Bà bảo:
- Bà đang nấu cơm và đang làm món thịt xiên cháu thích đó!
Nam vui lắm. Đối với Nam, những ngày về thăm bà là những ngày vui nhất.
(Nguyễn Bùi Bảo Châu - 3D)
6969
Cô bé lười biếng
Có một cô bé lười biếng, cái gì cũng không làm, lúc nào cũng chỉ nhìn vào ti vi.
Mẹ cô bảo:
- Nếu con không tích cực thì lớn lên con không có tiền tiêu đâu.
Nhưng cô gái vẫn bảo:
- Kệ con. Rồi cô xem ti vi tiếp.
Mười năm sau, một ngày mẹ cô nói:
- Con ơi, mẹ già yếu rồi, con cố gắng kiếm
tiền nhé!
Người con bảo:
- Mẹ thôi đi. Rồi cô gái bỏ đi chỗ khác.
Một năm sau, mẹ cô mất, cô bé sống một
mình. Cô nghĩ: “Mẹ nói đúng, chỉ khi mình
chăm chỉ thì mình mới có tiền. Mình không
nên phản đối mẹ”.
Từ đó, cô bé làm việc chăm chỉ hơn.
(Anh Minh - 3D)
70
Kí ức đau buồn
Người bạn thân tuyệt vời của Sofia không ai
khác chính là Bunny, một chú thỏ con trắng
muốt với chiếc nơ hồng trên tai trông rất
đáng yêu. Vào thứ bảy, em họ nhỏ bé đáng
yêu của Sofia là Marina tới chơi. Khi Sofia đi
lấy bánh, Marina ở cùng Bunny và thấy Bunny
buồn ngủ nên đã đặt Bunny vào chiếc hộp
đồ chơi dường như không có lỗ thoát không
khí và đóng chặt vào. Khi Marina về, Sofia
không thấy Bunny đâu nên đi tìm và khi Sofia
mở chiếc hộp ra thì thấy Bunny xinh xắn nằm
trong đó như say ngủ nhưng đã cạn kiệt hơi
thở. Lúc ấy, những hàng nước mắt của Sofia
lăn xuống như không gì có thể ngăn cản được.
(Linh Phương - 4B)
7171
Ở Gateway, các bạn học sinh nhờ học thao tác liên tưởng mà có
trò chơi tạo câu đố rất vui. Không chỉ các bạn trong cùng một lớp
làm câu đố để đố nhau mà còn lớp này làm câu đố để đố lớp kia.
Các bạn khối 3 có còn nhớ hôm chúng mình đi Bảo tàng văn học với
nhau và chơi trò chơi câu đố giữa các lớp không? Hôm ấy lớp nào
giải đố được nhiều nhất ấy nhỉ ?
Mời mọi người thử giải một vài câu đố của học sinh Gateway nhé!
72
Cái gì thân to
Nó nặng bằng tấn
Hồi nhỏ không có
Chiếc vòi rất dài
Không viết được bài
Cái tai rất nghịch
Cũng có cái ích
Chỉ phun ra nước
Phun thì tung tóe
Bạn có thể đoán
Đó là con gì?
(Nhật Minh - 2B)
Cái gì vừa thấp vừa cao
Bên dưới là nước rêu đầy
bên trên?
(Tập thể lớp 3C)
Là con mà không phải là con
Bay trên bầu trời
Gắn với tuổi thơ?
(Tập thể lớp 3B)
Đố biết cây gì
Ngọn cao chót vót
Thân chia nhiều đốt
Cùng Gióng đánh giặc?
(Tập thể lớp 3A)
73
Người gì vừa tròn vừa béo
Thân thì như quả bóng bay
Không chân mà đứng thế mới hay
Là gì ?
(An Dương - 2E)
Người hình số tám
Như hai quả cam
Lúc nào cũng cười
Nhưng mà rất lười
Không bao giờ ngã
Chẳng thể đi xa
Đố là con gì?
(Thục Anh - 2C)
Cái gì mà thẳng không cong
Trên thân thì nhiều con số,
Dùng để đo độ dài,
Góc thì nhọn.
Không đứng, nằm thì được.
Là gì ?
(Hà Anh - 2B)
Cái gì nó dài
Viết ra màu đen
Gọt đi thì sắc
Sai thì tẩy được
Viết nhiều thì cùn
Nó dùng để kẻ
Cái dài, cái ngắn
Thân làm bằng gỗ
To như chiếc đũa
Đố bạn biết được
Đấy là cái gì?
(Nhật Minh - 2B)
74
Hiệp sĩ áo đen
Chân to bốn cột
Hay giúp dân làng
Công việc đồng áng
Là con gì?
(Tập thể lớp 3A)
Cái gì vuông vắn màu xanh
Có lúa, có lợn tay mình làm ra?
(Tập thể lớp 3A)
Tính tôi thẳng thắn thật thà
Thân tôi thẳng tắp hiên
ngang giữa trời
Muốn sang hỏi cưới cần phải
có tôi
Là cây gì?
(Tập thể lớp 3B)
Có một bà mẹ
Sinh được trăm con
Chia nhau cai quản
Trên rừng dưới biển
Đứa nào cũng chăm
Đố các bạn biết
Người mẹ là ai?
(Tập thể lớp 3A)
75
Em rất thích khi người đánh em
Em kêu rất to nhưng không hề đau
Người em tròn mà ruột em rỗng.
Là cái gì?
(Tập thể lớp 3D)
Em đứng ở trước cổng làng
Mặt trăng cao vút em cũng ở trên
Tên em giống một loại bánh
Cành em thì dài, thân em thì to.
Là cây gì?
(Tập thể lớp 3C)
Người gì nhanh lớn phi thường
Giúp làng đánh giặc một mình không lo
Tre ngà thay gậy sắt cứng diệt thù?
Là ai ?
(Tập thể lớp 3D)
Ai ngồi trên cái chõng tre
Chuyên gõ đầu trẻ tưởng xấu
mà hay?
(Tập thể lớp 3C)
76
Chuyển thể câu chuyện cổ
“Một bà mẹ” (Andersen)
Có một bà mẹ
Đang ngủ cùng con
Bỗng nhiên con mất
Bà mẹ hoảng hốt
Con ơi, con ơi
Con đi đâu rồi?
Có một bà cụ
Ngồi trong bão tuyết
Tiết trời lạnh buốt
Bà cụ thốt lên
Gì đã xảy ra?
Chạy chạy chạy chạy
Đến gặp Bụi Gai
Bà mẹ sưởi ấm
Bụi Gai chỉ đường
Ra hồ nước mau
Thần Chết cướp con
Bà mẹ vội vã
Hồ nước bảo mẹ
Hãy khóc, hãy khóc
Để lấy đôi mắt
Làm viên ngọc trai
Cơn gió lạnh buốt
Thần Chết đã đến
Thần Chết không biết
Bà mẹ đã đến
Chỗ này kiểu gì
Bà mẹ trả lời
“Vì tôi là mẹ” .
(Đức Khánh - 2E)
7777
7878
7979
8080
Từ xưa xửa xừa xưa
Trời khô khô hạn hán
Kể cả một giọt nước
Sông hồ còn kém thua
Cá sông thành cá chết
Không còn cọng rêu xanh
Màu xanh đều biến mất
Cóc muốn đổ màu xanh
Cho hoa màu cây cỏ
Liền đi lên kiện trời
Đổ màu xanh cho lá
Đổ vị ngọt cho quả
Đổ vị tươi cho hoa
Nhìn thấy bác gấu nâu
Chảy cả mỡ ra đường
Liền rủ bác ấy đi
Đi được một quãng dài
Cóc rủ luôn anh cua
Rồi đến rủ bác cọp
Rồi đến cáo đến ong
Ta đi lên kiện trời
Hỏi tội cả thiên lôi
Cho nước lấy màu xanh.
(Gia Bình - 2C)
Ngày xửa ngày xưa
Ở trên thiên đình
Quên cho mưa xuống
Ở dưới hạn hán
Các loài, muôn vật
Không có nước uống
Có một anh Cóc
Định lên thiên đình
Để làm mưa rơi
Đầu tiên gặp Cua
Sau đó gặp Gấu
Gấu nằm chảy mỡ
Cóc hỏi đi không?
Gấu trả lời có
Cả đoàn cùng đi
Đến một tổ ong
Khô hết cả mật
Cóc bảo đi không
Bầy ong bảo có
Cả đoàn cùng đi
Đi lên thiên đình.
(Ngân Hà - 2D)
“Cóc kiện trời”
81
Một đám cưới diễn ra
Của loài chuột nhỏ bé
Với bao sự góp mặt
Của chuột đồng chuột nhà.
Thế nhưng bỗng xuất hiện
Một chú mèo to gan
Tới chặn đám cưới lại
Với dáng vẻ huyên hoang.
Rồi chú đòi đủ thứ
Nào cá rán, cá nướng
Tất cả đều phải ngon
Thì chú mới cho qua.
Rồi tất cả loài chuột
Đều lặng lẽ làm theo
Cuối cùng chú cũng tha
Đám cưới lại tiếp tục.
(Nhật Minh - 3A)
Kể lại câu chuyện
từ bức tranh
“Đám cưới chuột”
8282
Có một công chúa
Vừa mới chào đời
Nhà vua mở tiệc
Mời các bà tiên
Bà tiên thứ tám
Chúc một điều ác
Bà tiên thứ bảy
Giải thiêng lời nguyền.
Mười lăm năm sau
Công chúa đến thăm
Một lâu đài cổ
Có một bà cụ
Đang ngồi quay sợi
Công chúa làm thử
Bị đâm vào tay
Bắt đầu giấc ngủ
Một trăm năm dài.
Có một Hoàng tử
Nhìn thấy lâu đài
Liền đi vào trong
Nhìn thấy Công chúa
Liền hôn vào tay
Công chúa bừng tỉnh.
Nhà vua tổ chức
Một đám cưới to
Dành cho Công chúa
Cùng với Hoàng tử
Công chúa, Hoàng tử
Cùng sống hạnh phúc
Bên nhau trọn đời.
(Bảo Chi - 4A)
Công chúa ngủ trong rừng
8383
Ngày xửa ngày xưa
Ở vương quốc nọ
Có cô công chúa
Xinh ơi là xinh
Bị mụ phù thủy
Ban cho lời nguyền
Lớn lên sẽ bị
Một mũi kim sa
Đâm vào rồi chết
Bà tiên trẻ thương
Cứu nàng bằng cách
Cho nàng ngủ dài
Những một trăm năm.
Một trăm năm sau
Có vị hoàng tử
Thương tình đến cứu
Thế là hoàng tử
Cưới nàng công chúa
Hạnh phúc suốt đời.
(Minh Ngọc - 4B)
8484
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Sơn Tỉnh Sơn Tinh
Mỵ Nương là vợ
Thủy Tinh không sợ
Dâng nước đuổi theo
Sóng dữ vèo vèo
Sơn Tinh không sợ
Nước phải rút hết
Bèn ra chỉ tay
Núi từ đâu mọc
Sơn Tinh thắng cuộc
Thủy Tinh chịu thua
Nhưng cứ tháng 7
Nhớ đến thù xưa
Thủy Tinh vẫy tay
Nước dâng lên cao
Để đánh Sơn Tinh
(Ngọc Khánh - 2E)
Thầy bói xem voi
Ngày xửa ngày xưa
Có năm thầy bói
Cùng đi xem voi
Một ông sờ vòi
Con voi như đỉa
Ông này sờ tai
Con voi giống quạt
Ông lại sờ ngà
Cãi rằng không phải
Nó như đòn càn
Có ông sờ chân
Kêu nó sừng sững
Như cái cột đình
Ông thì sờ đuôi
“Các thầy sai cả
Nó như chổi cùn”
Năm thầy cãi nhau
Không ai chịu ai
Thành ra xô xát
Đánh nhau toạc đầu.
(Tuấn Minh - 3A)
85858585
Học sinh lớp 4, lớp 5 có thể tự viết kịch và biểu diễn kịch
không? Điều này là hoàn toàn có thể. Bởi vì, các em đã
được học về bố cục của thể loại kịch, cùng tìm hiểu về
đặc điểm cơ bản của thể loại nghệ thuật này. Các em
thích thú viết kịch, hào hứng đóng vai trong các tiết học
Văn. Xin mời các bạn cùng thưởng thức một số kịch bản
do các em học sinh trường Gateway biên soạn.
8686
(Xây dựng lại từ vở kịch “Chú lính chì dũng cảm”
sách Văn lớp 4 - Tập thể lớp 4A)
Đạo cụ:
- 1 cái nạng
- 8 bộ quần áo lính chì (tự may làm từ vải dạ)
- 8 khẩu súng giống nhau, có quai đeo (tự làm từ giấy)
Phân vai:
Người giới thiệu (NGT): Tuệ Như
Lính chì đội trưởng (LCĐT): Dĩnh Anh
Lính chì cụt chân (LCCC): Khoa Nam
Cô vũ nữ: Ban Mai
Các lính chì khác:
Minh Triết, Duy Anh, Hải Đăng, Đức Tuệ, Phú Bình
CHÚ LÍNH CHÌ
DŨNG CẢM
8787
NGT: Thưa các bạn, lớp 4A
xin bắt đầu kể câu chuyện
của Andersen viết về một
chú lính chì. Khi câu chuyện
này diễn ra, tất cả chúng ta
đều đang ngủ. Câu chuyện
này chỉ là một giấc mơ. Vì
vậy, xin các bạn hãy im lặng,
nhắm mắt lại, nhắm mắt lại
nào! Lớp 4A đã ngủ rồi, tốt
lắm! Lớp 4B, 4C vẫn còn ồn
ào một chút…! Nào, mời các
bạn hãy nhắm mắt lại để
giấc mơ của chúng ta được
bắt đầu nào… Bạn nào còn
xì xào thế? Im lặng để các
bạn khác còn ngủ nào…
Nhắm mắt lại!
[Các lớp trật tự và
nhắm mắt]
Các bạn đang ngủ rất say…!
Các bạn đang mơ….đang
mơ….!
Xin chào các bạn có biết vì
sao có các chú lính chì hay
không? Lai lịch của các chú
lính chì là như thế này: Ông
chủ nhà có cái thìa múc canh
bị mẻ, không dùng được nữa.
Ông nghĩ ra một sáng kiến,
đó là đúc cái thìa đó thành
những chú lính chì bé tí.
Được hẳn cả một trung đội
nhé. Chỉ có điều là thiếu chì
nên cậu lính ra đời sau cùng
bị thiếu một chân. Thiếu một
chân mà dũng cảm thì vẫn
là dũng cảm. Thiếu một chân
nhưng vẫn đầy đủ những tình
cảm của một chiến sĩ.
LCĐT: Tập hợp!... Đi khẽ thôi!
Các bạn lớp 4 trường
Gateway đang ngủ đấy!
Nội dung
8888
[Đoàn lính đi ra. Chú ý: Chú
lính cuối cùng chống nạng,
vác súng, một chân buộc co
vào trong ống quần để giả
vờ mất chân].
LCĐT: Nghiêm! Hay lắm! Cậu
nào đập mạnh cái gì thế?
Các bạn lớp 4 ngủ cơ mà.
[Hỏi LCCC] Nhặt cái đấy ở
đâu thế?
LCCC: Đây là cái nạng.
LCĐT: Nạng để làm gì?
LCCC: Nạng để thay thế cho
cái chân cụt ạ!
LCĐT: Hay nhỉ. Đi lại cho cả
trung đội xem nào. Bước thử
coi. Mốt hai mốt… Mốt hai
mốt… Mốt hai mốt…
LCCC: [Đi, đếm theo lệnh
NDC, cái nạng gõ mạnh: Lưu
ý, nếu diễn trên thư viện có
thảm thì có thể nạng không
gây tiếng động. Lúc ấy cử 1
bạn ra chỗ không có thảm gõ
xuống nền gạch cộc...cộc giả
vờ là tiếng động của chiếc
nạng gỗ, tiếng gõ phải khớp
với nhịp đi của LCCC]
LCĐT: Cậu đi lại nhiều tiếng
động quá đấy. Đã bảo cậu là
các bạn lớp 4 trường Gate-
way đang ngủ cơ mà.
Bây giờ đến mục kiểm tra
toán xem bài học tối qua
các cậu có nhớ không. Nghe
đề toán này: 1 + 2 – 2 + 2 –
2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 +
2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2
Kết quả bằng bao nhiêu?
[NDC hỏi lần lượt từng chú
lính chì lành lặn. Lần lượt các
chú lính chì đều lắc đầu, gãi
đầu, lúng túng ậm ừ trả lời
rằng khó quá].
LCCC [giơ tay] Em trả lời
được. Đề nghị cấp chỉ huy
hỏi lại!
LCĐT: 1 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2
– 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 +
2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 kết quả
bằng bao nhiêu?
LCCC: Kết quả bằng 1 [Gõ
nạng để nhấn mạnh].
LCĐT: Giỏi!
[Các chú lính chì vỗ tay
Hoan hô]
Nghe tiếp đề toán này: 3 +
2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2
+ 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 –
2 + 2 – 2 kết quả bằng bao
nhiêu?
LCCC: Kết quả bằng 3 [Gõ
nạng để nhấn mạnh 3 tiếng].
8989
[Lúc này cô vũ nữ mặc váy
trắng ra làm động tác múa
co một chân và cố gắng
đứng yên]
LCĐT: Giỏi!
[Các chú lính chì vỗ tay
Hoan hô]
Nghe tiếp đề toán này 100 +
2 – 2 + 2 … - 2 kết quả bằng
bao nhiêu?
LCCC: Kết quả bằng 100.
LCĐT: Giỏi! Bây giờ ai trả lời
được câu đố sẽ được thưởng
kết bạn với cô vũ nữ đứng
trên lò sưởi kia.
Trong một căn phòng có
một cây nến, lò
sưởi, đèn dầu…
mà chỉ có một
cây nến. Hỏi
người đó sẽ
thắp thứ gì
đầu tiên?
LCCC: Em biết. Đó là thắp
cây diêm. Vì cây diêm cũng
cần phải thắp sáng xong thì
mới thắp được mấy cái kia.
LCĐT: Giỏi! Em sẽ được kết
bạn với cô vũ nữ kia.
LCCC: Con người có đủ hai
chân. Nhưng cả em và cô vũ
nữ kia chỉ có một chân.
LCĐT: Em nhầm đấy! Cô ấy
đang múa nên một chân bị
che đi thôi.
LCCC: Nhưng nếu cô ấy có
hai chân chắc cô ấy chẳng
thích em đâu.
LCĐT: Không sao. Em thông
minh và dũng cảm thế cơ
mà! Mời cô vũ nữ hãy xuống
đây nào!
[Cô vũ nữ xinh đẹp bước ra
khoác tay chú lính chì]
Các chú lính chì: [Vỗ tay, hò
reo] Hoan hô! Hoan hô!...
LCĐT: Ôi, các cậu làm ồn
quá! Các bạn học sinh lớp 4
đã thức dậy từ bao giờ rồi
kìa! Chúng ta hãy cúi chào
các bạn ấy đi nào!
[Tất cả xếp hàng, cúi chào
rồi đi vào]
CHIẾU DỜI ĐÔ
(Tập thể lớp 4B)
Kịch bản: Lớp 4B
Đạo cụ:
10 bộ quần áo Vua Lý Thái Tổ,
quan, lính (tự may từ vải dạ)
Cờ phướn (làm từ giấy)
Phân vai:
1. Vua Lý Thái Tổ: Khánh Duy
2. Quan 1: Xuân Phong
3. Quan 2: Minh Ngọc
4. Quan 3: Cao Minh Trí
5. Quan 4: Nguyễn Minh Trí
6. Lính 1: Vũ Khang
7. Lính 2: Phan Anh
8. Lính 3: Thái Sơn
9. Lính 4: Hồng Quân
9191
NỘI DUNG:
Cảnh mở màn
Vua Lý Thái Tổ [trầm tư suy
nghĩ rồi thở dài]: Ngắm cảnh
kinh đô Hoa Lư.
Lính: Muôn tâu thánh thượng,
thần mạo muội bày tỏ điều này.
Vua Lý Thái Tổ: Ngươi cứ nói
trẫm nghe.
Lính: Dạ muôn tâu, thần thấy
thánh thượng đứng ngắm cảnh
non nước hữu tình của Hoa Lư
mà sao tâm trạng ngài có vẻ
không vui, không biết thánh
thượng lo lắng điều gì vậy?
Vua Lý Thái Tổ: Mấy năm nay lụt
lội xảy ra liên miên, nhân dân
đói khổ, trẫm thấy vùng đất
Hoa Lư này không còn phù hợp
nữa, trẫm muốn tìm một nơi
khác để đóng đô, phát triển
đất nước, nhưng chưa dám
quyết định. Trẫm muốn cùng
các quan đại thần bàn bạc về
vấn đề trọng đại này.
Lính: Vậy để thần mời các quan
đến cùng bàn bạc giúp thánh
thượng bớt lo âu ạ.
Vua Lý Thái Tổ: Được, ngươi mời
các quan vào chầu đi.
Lính: Mời các quan vào chầu.
Xung đột kịch
Quan 1: Dạ, muôn tâu thánh
thượng, thánh thượng có
chuyện gì lo lắng ạ?
Vua Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn:
Trẫm mời các khanh đến để
bàn về một vấn đề trọng đại
của đất nước, trẫm muốn hỏi
các khanh nghĩ thế nào về địa
thế của kinh đô Hoa Lư?
Quan 1: Muôn tâu thánh thượng,
kinh đô Hoa Lư là một nơi có
phong cảnh hữu tình, núi non
hùng vĩ, cảnh đẹp trời ban ạ.
Quan 2: Dạ, kinh đô có địa thế
hiểm yếu, giặc khó mà đánh
chiếm được, kinh đô đóng ở
đây thì bền vững muôn đời.
Quan 3: Muôn tâu thánh thượng,
đúng là kinh đô Hoa Lư do tiên
đế dựng nên, là nơi có cảnh
đẹp hiếm có, thế nhưng địa
thế hẹp, hiểm trở khó mà phát
triển giao thông và giao lưu
kinh tế với các quốc gia khác.
Quan 4: Dạ, thần thấy rằng,
kinh đô Hoa Lư là nơi Tiên đế
chọn để gây dựng cơ nghiệp,
đó là vùng đất thiêng liêng
muôn thuở. Song nhiều năm lụt
lội, nhân dân khổ cực lắm ạ.
Quan 1: Dạ, muôn tâu thánh
thượng, thần không đồng ý,
kinh đô Hoa Lư địa thế đẹp
nhất ạ.
Quan 3: Dạ, muôn tâu thánh
thượng, thần cũng nghĩ rằng,
kinh đô Hoa Lư cũng chưa thật
sự thuận lợi lắm ạ, về lâu dài
khó phát triển đất nước được.
Vua Lý Thái Tổ: Trẫm đã trăn
trở rất nhiều về việc định đô,
có một điều trẫm ấp ủ đã lâu,
đó là muốn chuyển kinh đô
Hoa Lư về thành Đại La, các
khanh nghĩ thế nào?
Quan 1: Dạ muôn tâu thánh
thượng, Hoa Lư là nơi tiên đế
dựng nghiệp đã lâu, từng chiến
thắng nhiều quân giặc mạnh,
không nên chuyển đổi ạ.
Quan 2: Dạ, Hoa Lư là nơi mà
các quan đại thần an cư lạc
nghiệp, đây cũng là gốc rễ
triều đình nên không dễ gì dời
đi nơi khác được, mong Thánh
thượng soi xét.
9
92
Quan 3: Dạ, thần nghĩ rằng,
nếu việc dời đô đem lại sự
phát triển phồn thịnh cho
đất nước thì cớ sao lại không
chuyển dời?
Quan 4: Thần cũng nghĩ là
chuyển đô đến nơi thuận lợi,
đất đai màu mỡ hơn thì nhân
dân ấm no, đất nước bền
vững muôn đời.
Quan 1+2: Dạ, muôn tâu
thánh thượng, không thể tùy
tiện theo ý các quan mà làm
ảnh hưởng đến vận mệnh của
đất nước.
Quan 4: Dạ tâu thánh thượng,
nếu cứ khăng khăng cố định
một nơi thì đất nước làm sao
có cơ hội phát triển. Lịch sử
đã ghi nhận nhiều triều đại
chuyển kinh đô và phát triển
hơn đó thôi.
Quan 1: Không, thần phản
đối, thánh thượng không nên
dời kinh đô Hoa Lư.
Quan 2: Thần cũng phản đối.
Vua Lý Thái Tổ [thở dài]:
Trẫm nghĩ các khanh không
hiểu được lòng trẫm.
Các quan: Chúng thần ngu
muội, xin thánh thượng
chỉ dạy.
Vua Lý Thái Tổ: Hơn bốn mươi
năm đóng đô ở Hoa Lư, nhân
dân yêu mến, phải chuyển
dời đi trẫm đau lòng lắm.
93
Nhưng trẫm đã nghiên cứu
rất kỹ rồi, vùng đất Hoa
Lư núi non hiểm trở, có khả
năng phòng thủ tốt là lựa
chọn tối ưu cho buổi đầu
dựng nghiệp. Nhưng nay, đất
nước ta đã độc lập phải lấy
nhiệm vụ phát triển kinh tế,
văn hóa đặt lên hàng đầu thì
xem ra vùng đất này không
còn phù hợp nữa. Trẫm muốn
dời kinh đô đến vùng đất Đại
La, nơi có con sông Nhị Hà
chảy qua, Đại La nằm ở vị trí
trung tâm của trời đất, đất
đai rộng lớn, bằng phẳng,
muôn vật tươi tốt, xem khắp
nước Việt ta, đó là nơi thắng
địa để xây dựng kinh đô của
đế vương muôn đời.
Ý các khanh thế nào?
Các quan: Thánh thượng
anh minh.
Cảnh hạ màn
Vua Lý Thái Tổ: Trẫm muốn
thảo ra một bản chiếu dời đô
rồi cùng cách khanh di dời,
các ngươi có đồng ý không?
Các quan: Dạ, chúng thần
đồng ý ạ.
Vua Lý Thái Tổ: Người đâu
mang giấy mực lại để ta
viết chiếu.
Lính 1: Mang giấy mực lại đây
cho thánh thượng.
Lính 2: Mang giấy mực đến.
Vua Lý Thái Tổ: Viết chiếu
dời đô. Viết xong đưa cho
Lính 1.
Lính 1: Mời các quan tiếp chỉ:
[Các quan quỳ xuống tiếp chỉ]
Lính đọc chiếu xong, các
quan cùng đồng thanh: Thánh
thượng anh minh. Đại La
thẳng tiến!
Lính 3 + lính 4: Mang cờ ra để
dẫn đoàn dời đô [âm nhạc -
bài hát Dời đô].
93
949494
TẮT ĐÈN
(Kịch bản được tập thể lớp
4C chuyển thể từ trích đoạn
tiểu thuyết “Tắt đèn” của
Ngô Tất Tố)
Đạo cụ:
- 1 bộ áo nâu váy đụp.
- 2 bộ quần áo dài cho ông
bà Nghị
- Nón, rá, bàn ghế,
bộ ấm chén.
Phân vai:
+ Ông Nghị Quế: Minh Hoàng
+ Bà Nghị Quế: Nguyên Như
+ Chị Dậu: Khánh Ngọc
+ Cái Tý: Trà My
+ Chị bếp: Thục Anh
+ Anh hầu: Việt Cường
+ Người giới thiệu (NGT):
Thanh Giang
9595
Cảnh 1: Ông Nghị và mẹ con
chị Dậu.
Khung cảnh: ngoài sân nhà
ông Nghị, 1 chiếc ghế.
NGT: Nhà chị Dậu thiếu tiền
nộp sưu, chạy vạy khắp nơi
không được nên phải mang
con và mang chó đến bán cho
nhà ông bà Nghị Quế. Lúc chị
đến là buổi trưa, ông Nghị
đang ở ngoài sân.
Ông Nghị [đang ngồi ghế, chân
vắt chữ ngũ, vừa vê vê râu một
cách sung sướng, vừa ngắm
nghía mấy con chim bồ câu,
vừa nói]: Chà, mấy con chim
bồ câu nhà mình đẹp quá!
Chúng to tướng cả rồi! Trông
đã thấy ngon. Loại này mà nấu
cháo ăn thì tuyệt phải biết!
Anh hầu [rón rén đi ra]: Dạ,
bẩm cụ…
Ông Nghị [tỏ vẻ bực mình,
mặt nhăn nhó khó chịu, quay
ra hỏi]: Có chuyện gì? Ta
đang ngắm chim bồ câu! Mất
cả hứng!
Anh hầu: Dạ, 10 giờ trưa nay
cụ có hẹn họp ở nhà ông Nghị
Hách làng bên, bây giờ đã đã
quá giờ hẹn lâu lắm rồi đấy ạ.
Ông Nghị: Ôi giời, cái lão
Nghị Hách ấy có được việc
gì đâu! Thôi, muôn rồi thì mai
hẵng sang, chẳng có gì
phải vội!
Anh hầu: Dạ, nhưng…
Ông Nghị: Nhưng với nhị gì!
Lui vào trong đi!
Anh hầu: Vâng ạ. [Quay người
vội vàng chạy vào trong]
Ông Nghị [đứng dậy, đi quanh
sân, vừa đi vừa vươn vai]:
Ngồi mãi, mỏi cả người, nãy
ăn no quá! Đi một tí cho vơi
cái bụng đi nào!
[Lúc ấy, mẹ con chị Dậu đi đến,
đứng thập thò ngoài cổng]
Ông Nghị [trông thấy, lẩm
bẩm]: À, nhà Dậu đến rồi đây!
[Đi thêm 2 bước, quát to ra
oai] Đứa nào đấy? Cứ thập
thò ngoài ấy làm gì như ăn
trộm thế?
Chị Dậu [Vẫn đứng ngoài, cái
Tí nép đằng sau]: Dạ, bẩm cụ,
con đưa cháu nó đến hầu hai
cụ ạ.
Ông Nghị: Á à, mẹ con nhà
con mụ Dậu hả? Cứ tưởng là
trộm đấy! Làm gì mà bây giờ
mới dắt nhau đến? Để cho
người ta chờ đợi mấy giờ đồng
hồ! Dính dáng với chúng bay
lúc nào là bực mình lúc ấy!
Không đúng hẹn bao giờ cả!
Chị Dậu [sợ hãi]: Con xin lỗi
cụ, cụ bỏ quá cho. Hôm nay
nhà con bị trói ở đình, con
phải lên xin mãi người ta mới
cởi ra cho để ký văn tự. Vả lại
đường cũng hơi xa, hai mẹ con
con đi khí chậm ạ. Xin cụ tha
lỗi cho ạ!
Ông Nghị: Thông với chả cảm!
Ai rỗi hơi mà thông cảm cho
nhà chúng bay! Rách việc!
Chị Dậu: Con lạy cụ, cụ thương
nhà con với ạ.
96
Ông Nghị: Kệ chúng bay! Vào
mà thưa với bà trong nhà
kia kìa!
[Quay vào trong, gọi to]
Này, một đứa ra coi chó
cho chúng nó vào! [Nói xong,
chắp tay sau lưng lững thững
đi vào]
Anh hầu [từ trong chạy ra,
vừa chạy vừa kéo dài dọng
vẻ xun xoe]: Dạ….ạ….ạ..
[chạy nhanh ra mở cổng, cầm
gậy đuổi chó] Mực, lui ra kia!
Con Vện, đừng có cắn! [Quay
sang bảo với mẹ con chị Dậu]
Đi gọn vào không chó nó cắn
cho bây giờ!
[Mẹ con chị Dậu cúi đầu, líu
ríu bước theo vào]
Cảnh 2: Ông bà Nghị mắng
mẹ con chị Dậu nói dối
[Khung cảnh: Trong phòng
khác nhà ông Nghị. Có một
cái bàn uống nước, bộ ấm
chén, hai chiếc ghế]
NGT: Lúc ấy, ở trong nhà,
bà Nghị Quế vừa ăn cơm
xong được một lúc, đương
lúc nghỉ ngơi.
Bà Nghị [đang ngồi xỉa răng
ở ghế, trước mặt có cái bàn
con bày bộ ấm chén uống
nước, cái ghế còn lại bỏ
trống, bà quay vào trong,
gọi to]: Bếp đâu, lấy cho ta
chén nước!
Chị bếp [chạy từ dưới lên,
đon đả rót nước từ ấm ra,
đưa cho bà]: Dạ, nước đây,
con mời cụ ạ!
Bà Nghị [đưa tăm giắt lên
tai]: Ờ! [Cầm lấy chén nước
súc miệng òng ọc rồi khạc ra
bên cạnh suýt vào người chị
bếp, chị bếp giật nảy mình
nhảy lùi ra sau để tránh]
Ông Nghị [đi từ ngoài vào,
mặt vui vẻ hí hửng]: Bà nó ơi,
chó đến rồi! Chó đến rồi!
Bà Nghị [nhìn lên, vẻ thắc
mắc]: Ông nói cái gì kia?
Ông Nghị: À, nhà Dậu, cái
đứa bán con, bán chó đến
rồi đấy!
Bà Nghị: Thì ông cho chúng
nó vào đi! Để xem chó mèo
thế nào mà ông cứ mừng
quýnh cả lên thế!
[Lúc ấy, hai mẹ con chị Dậu
đi vào, mới chỉ đứng xa xa,
chưa đến gần bàn, chưa kịp
chào hỏi gì thì bà Nghị đã
mắng]: Ôi giời ơi là giời! Đã
bảo lấy cái gì che cho mấy
con chó con, kẻo nó bị nắng,
sao lại úp cho nó qua loa
thế kia?
Chị Dậu [xấu hổ, sợ hãi]:
Lạy cụ.
Cái Tý loay hoay sau lưng
mẹ, chị Dậu đẩy con ra
trước, khẽ khàng bảo: Con
chào cụ đi.
Cái Tý [rón rén]: Lạy cụ ạ!
Bà Nghị: Ờ, ta xem nào! [Bà
đứng lên, mở tấm che trên
cái rổ chị Dậu đang bê để
nhìn mấy con chó con, xuýt
xoa giọng yêu thương, đưa
tay ra vẻ vuốt vuốt đầu mấy
con chó con] Ôi chà chà, con
xinh quá, con yêu quá! Bà
thương! Bà thương!
[Nhìn lên rồi đưa lại cho chị
Dậu cái mảnh che rổ chó, chị
Dậu úp trở lại rổ - bà Nghị
đổi giọng khó chịu] đưa cái
xích cho con bếp, nó buộc
con chó cái vào cái cột đằng
kia, ai lấy không của nhà mày
mà cứ giữ khư khư thế!
[Chị bếp tiến đến, làm động
98
tác cầm xích chó, dắt ra một
góc, buộc vào]
Ông Nghị [đứng lên, đi về
hướng chị bếp vừa buộc con
chó]: Con chó cái đẹp gớm
nhỉ! [đứng ra vẻ nghiên cứu
con chó]
Bà Nghị [quay ra nhìn hai mẹ
con chị Dậu, rồi lại gần, đi
vòng quanh cái Tý, một tay
chống nạnh, một tay xỉa xỉa
vào quần áo nó]: Thế này mà
cả vợ cả chồng dám xưng
xưng con đã lên bảy tuổi. Lên
bảy mà bé tí thế này à! Bà
biết ngay mà! Thấy bà hiền
là chúng bay cứ lấn tới!
[Cái Tý co ro người, sợ sệt
không dám nói gì, ông Nghị
thì quay người ra nhìn vẻ
săm soi]
Ông Nghị [đua theo vợ]:
Đúng đấy, cứ thấy bà hiền là
chúng bay lấn tới!
Chị Dậu [giọng sợ sệt]: Bẩm
cụ, chúng con không dám nói
dối, dạ, nó thật đã lên bảy,
em nó lên năm, còn…..
Bà Nghị [bực bội ngắt lời]:
Im cái mồm! Đừng có kể lể
ra đây! Đẻ lắm thì bán nhiều
chớ gì! Con kia nó bé bằng
cái nắm tay, bảy làm sao
được mà bảy! [Hai ông bà
quay về ghế ngồi] Con bé
kia, năm nay mày lên mấy?
Cái Tý [sợ hãi, co rúm người
lại]: Dạ bẩm cụ, con lên bảy ạ!
Chị Dậu [đưa tay quệt nước
mắt]: Bẩm hai cụ, nhà cháu
đói kém, nó ăn ít nên….
Bà Nghị: Này, liệu hồn! Bà thì
đuổi cổ cả lũ! Không mua bán
gì nữa bây giờ! Bà chưa nói
xong đã cãi xong thế à!
Ông Nghị [hùa theo]: Đúng
đấy! Liệu hồn! Bà thì đuổi cổ
cả lũ! Nói dối quen thân!
Cái Tý [sợ quá, lại đi nép ra
phía sau mẹ, run rẩy chọc
chọc vào áo mẹ]: Mẹ ơi, mẹ ơi!
Bà Nghị: Gớm, thôi được rồi,
nỉ non mãi, ngứa cả tai! Con
bé kia đứng lui ra! Con mẹ
Dậu, mang mấy con chó con
vào gian trong cho ông xem!
Cảnh 3: Ông bà Nghị bắt
cái Tí ăn cơm thừa của chó
[Khung cảnh: Trong phòng
khách nhà ông Nghị. Có một
cái bàn uống nước, bộ ấm
chén, hai chiếc ghế]
NGT: Ông bà Nghị đã dọa mẹ
con chị Dậu một phen, xem
chừng vẫn chưa thỏa lòng. Họ
còn tiếp tục hành hạ hai mẹ
con chị Dậu.
Ông bà Nghị ngồi ở ghế [tay
mỗi người cầm một chén
nước], chị Dậu bê rổ chó
đứng ở gần bên bà Nghị. Cái
Tí đứng nép phía sau mẹ.
Bà Nghị [uống một ngụm
nước rồi nói]: Ông xem lũ
chó con thế nào, tôi thấy
cũng được đấy!
Ông Nghị [quay sang chị Dậu,
giọng bực bội]: Ô hay, nó
vẫn không mở mấy con chó
con ra à! Có tiếc đem về
mà nuôi! [ông gõ chén nước
xuống bàn].
Chị Dậu [sợ hãi ngồi xuống,
nhấc miếng che rổ đặt sang
một bên]: Dạ, dạ…
98
Ông Nghị [mặt tươi cười hớn
hở làm động tác nhấc từng
con chó từ dưới rổ lên cao,
ngó nghiêng, lại đặt xuống]:
Được! Được! Chó này đẹp
đấy bà ạ!
Bà Nghị [tươi cười]: Thì rõ, tôi
chọn mua thì phải đẹp chứ!
[Quay sang chị Dậu, giọng
khó chịu] Có thực là chúng nó
biết ăn rồi không hả?
Chị Dậu: Bẩm bà, đúng thế ạ.
Bà Nghị: Bếp đâu, lấy cơm
nguội lên đây, lấy nhiều vào
cho mấy con chó con nó ăn!
[Chị bếp vội vàng mang rá
cơm lên, làm bộ đặt xúc
xuống trước mặt cho bốn con
chó con ăn]
Bà Nghị [quay sang chị Dậu,
bà cười khanh khách]: Cơm
chó nhà tao còn tốn bằng
mấy cơm người nhà mày đấy!
Ông Nghị: Lũ này ăn trông
hay đáo để!
Bà Nghị: Chúng nó no rồi đấy!
[Chỉ tay vào cái Tý] Con kia,
hốt hết cơm thừa vào rá,
không được chừa lại một hạt,
nghe chửa!
Cái Tý rón rén ra vun cơm, bỏ
lại vào cái rá. Chị Dậu ngồi
xuống vun cơm cùng con.
Ông Nghị: Nhanh cái tay lên!
Mày đến đây làm chứ ông
không nuôi cho chơi rông
chơi dài đâu, nghe chưa!
Bà Nghị: Con bé kia! Cầm lấy
rá cơm mà ăn đi, kẻo phí
của trời! Ăn bốc cũng được,
không phải đũa bát gì cả!
[Cái Tý đang cầm tay vào
rá cơm định đứng dậy,
nghe thế dừng tay lại không
chạm vào rá nữa, nhìn rá
cơm ngần ngại. Chị Dậu che
miệng khóc]
Ông Nghị: A! Con này giỏi!
Mày không ăn thừa của chó
phải không?
[Cái Tý sụt sịt khóc vì sợ]
Bà Nghị [đứng dậy, chống
nạnh, chỉ tay quát]: Mẹ mày
dạy mày thế đấy hả? Cứ
bướng đi rồi thì bà đánh đòn
cho nhừ tử! Mày ăn cơm chó
nhà bà còn chưa đáng! Chó
này bà mua còn đắt gấp mấy
lần tiền mua mày đấy nhá! Nhí
nhố thì đem nhau về! Nhá! Bà
là bà không chứa! Nhá!
Ông Nghị [quay lại phía chị
Dậu]: Con kia, mày ngồi
giương mắt ra đấy! Không
biết bảo ban con à! Hay mày
sợ con mày ăn cơm thừa của
chó thì mày xấu hổ! Xấu hổ
thì đem nhau về! Nhá! Bà mày
là bà mày không chứa! Nhá!
[Cái Tý sợ quá, ngồi bệt
xuống, bốc cơm trong rá ăn,
vừa ăn vừa sụt sịt khóc, một
tay bốc cơm, một tay lau
nước mắt liên tục]
Bà Nghị: Khóc với lóc! Bà bảo
cho mà biết, từ giờ đến mai
phải ăn hết rá cơm ấy, ăn hết
rồi mới được ăn cơm khác!
Không ăn được thì về luôn
theo mẹ mày để mẹ mày nuôi!
Chị Dậu: Dạ bẩm, hai cụ
thương nhà cháu, hai cụ làm
phúc cho cháu nó ở lại!
Ông Nghị: Đấy, biết thân biết
phận có phải tốt hơn không!
Thôi, bà giả tiền cho nhà nó
về đi, vướng mắt quá!
Bà Nghị: Đây, tiền đây! [ném
cái túi con con đựng tiền
sang phía chị Dậu, rồi bắt
99
chân, cầm chén nước uống,
chị Dậu nhặt túi lên, định mở
ra đếm thì bà Nghị lại nói
tiếp] Ai thèm trả thiếu tiền
nhà mày! Còn phải đếm chác
gì nữa! Về đi! Rách việc!
Chị Dậu [bước lại chỗ cái Tý,
vuốt tóc nó, chị cũng sụt sịt
khóc, tay còn lại lau nước
mắt]: Thôi con ở lại đây hầu
hạ hai cụ, u về nhé!
Cái Tý [ôm chầm lấy mẹ]: U ơi,
u ở với con thêm lúc nữa!
Ông Nghị [nổi giận đùng đùng,
đứng phắt dậy, chống tay,
giậm chân quát]: Lôi thôi!
Thằng hầu đâu, lôi cổ nó
xuống nhà bếp đi!
[Anh hầu chạy lên, lôi cái Tý
đi, cái Tý vừa đi, vừa ngoảnh
lại, nói với lại phía mẹ] U về,
mai u cho thằng Dần sang chơi
với con u nhé, con nhớ em lắm!
[Chị Dậu lau nước mắt]
Bà Nghị: Sướng quá còn gì! Lại
còn làm bộ lưu với luyến!
NGT: Thế là mẹ con chị Dậu
chia lìa nhau trong nước mắt,
còn vợ chồng bà Nghị Quế thì
sung sướng mua được món hời.
Vở kịch của chúng tôi đến
đây là hết! Cảm ơn quý vị đã
theo dõi!
100100
SƠN TINH – THỦY TINH
Đạo cụ:
6 bộ trang phục: Vua Hùng,
Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh,
Lính hầu, Hoàng Hậu (tự may
từ vải dạ)
Kịch bản: Khải Du, Quang
Dũng, Khôi Nguyên, Trung Việt
Đạo diễn: Khải Du
Phân vai:
Vua Hùng: Trung Việt
Mị Nương: Khải Du
Sơn Tinh: Vũ Thành Khôi Nguyên,
Thủy Tinh: Quang Anh
Người đưa tin: Quang Dũng
Hoàng Hậu/Tôm, cua cá: Việt Anh
Lính hầu/cái cây: Nguyên Huy
(Tập thể lớp 5A)
101
Người đưa tin: Dạ, Vua Hùng
đang kén rể cho công chúa
Mị Nương đó ạ. Công chúa rất
xinh đẹp, ai cũng mong được
thành phò mã. Vua Hùng còn
nói là ai là người giỏi nhất thì
Vua Hùng gả Mị Nương cho
người đấy.
[Sơn Tinh và Thủy Tinh nghe
thế, quay sang nhìn nhau]
Sơn Tinh: Thế à, vậy ta phải đi
đến chỗ ngài ấy thôi, vì ta là
người giỏi nhất mà!
Thủy Tinh [đẩy Sơn Tinh]:
Không, ta mới là người giỏi
nhất! Ta sẽ lấy được Mỵ Nương!
[Hai người thi nhau chạy ra
khỏi rừng]
Người đưa tin: Đấy, bạn bè chơi
với nhau mà cứ suốt ngày so
sánh, ai cũng muốn giỏi hơn, khổ
thế cơ chứ!
Cảnh 2: Cầu hôn Mỵ Nương
Người dẫn chuyện: Vậy là Sơn
Tinh và Thủy Tinh chạy đến kinh
thành, xin ra mắt Vua Hùng.
[Vua Hùng, Hoàng Hậu và công
chúa Mỵ Nương đang ngồi ăn
đùi gà]
Lính hầu: Bẩm hoàng thượng,
có người đến xin cầu hôn công
chúa ạ.
Vua Hùng: Được, cho vào!
Lính hầu: Dạ vâng ạ.
Vua Hùng [quay sang nói với
công chúa và hoàng hậu]:
NỘI DUNG
Cảnh 1: Ở trong rừng
Người dẫn chuyện: Sơn Tinh
là thần núi, Thủy Tinh là thần
nước. Hai thần đang tập võ
cùng nhau.
[Sơn Tinh, Thủy tinh đang
đấu võ - phía sau có 2 cái
cây đứng che nắng].
Người đưa tin [hớt hải chạy
đến]: Thưa, thưa hai ngài!
[thở hồng hộc] Dạ, bẩm….
Thủy Tinh: Gì thế? Gì mà hớt
hơ hớt hải thế?
Sơn Tinh: Ngươi làm gián
đoạn cả buổi tập của chúng
ta rồi đó, có gì thì nói mau đi!
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)

More Related Content

What's hot

Em hãy tả cây đa làng em
Em hãy tả cây đa làng emEm hãy tả cây đa làng em
Em hãy tả cây đa làng em
Jackson Linh
 
Ngày đầu tiên đi học
Ngày đầu tiên đi họcNgày đầu tiên đi học
Ngày đầu tiên đi học
Hồng Nguyễn
 
Me chuyen that ngan
Me   chuyen that nganMe   chuyen that ngan
Me chuyen that ngan
xuanquiet
 
LƯU DẤU YÊU THƯƠNG - Nội san lớp 5A4 - Banmai School, khóa 2011-2016
LƯU DẤU YÊU THƯƠNG - Nội san lớp 5A4 - Banmai School, khóa 2011-2016LƯU DẤU YÊU THƯƠNG - Nội san lớp 5A4 - Banmai School, khóa 2011-2016
LƯU DẤU YÊU THƯƠNG - Nội san lớp 5A4 - Banmai School, khóa 2011-2016
Banmaischool
 
Kỷ yếu 5A1 (khóa 2015-2020): DẤU ẤN HẠNH PHÚC
Kỷ yếu 5A1 (khóa 2015-2020): DẤU ẤN HẠNH PHÚCKỷ yếu 5A1 (khóa 2015-2020): DẤU ẤN HẠNH PHÚC
Kỷ yếu 5A1 (khóa 2015-2020): DẤU ẤN HẠNH PHÚC
Banmaischool
 
Top 10-bai-van-mau-ta-mot-ban-hoc-ma-em-yeu-quy
Top 10-bai-van-mau-ta-mot-ban-hoc-ma-em-yeu-quyTop 10-bai-van-mau-ta-mot-ban-hoc-ma-em-yeu-quy
Top 10-bai-van-mau-ta-mot-ban-hoc-ma-em-yeu-quy
NhaMatDat
 
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
thanhthoakt
 
Chương trình sinh hoạt ngày 20 10
Chương trình sinh hoạt ngày 20 10Chương trình sinh hoạt ngày 20 10
Chương trình sinh hoạt ngày 20 10lunemo
 
Thư gửi bầu trời
Thư gửi bầu trờiThư gửi bầu trời
Thư gửi bầu trời
Nguyễn Quốc Chiến
 
đặC san hb 2017
đặC san hb 2017đặC san hb 2017
đặC san hb 2017
Lavender2000
 
KỶ YẾU 5A4 (khóa 2015-2020): GROW IN LOVE
KỶ YẾU 5A4 (khóa 2015-2020): GROW IN LOVEKỶ YẾU 5A4 (khóa 2015-2020): GROW IN LOVE
KỶ YẾU 5A4 (khóa 2015-2020): GROW IN LOVE
Banmaischool
 
Kỷ yếu 5A6 (khóa 2014-2019): NHỮNG ĐIỀU CÒN MÃI
Kỷ yếu 5A6 (khóa 2014-2019): NHỮNG ĐIỀU CÒN MÃIKỷ yếu 5A6 (khóa 2014-2019): NHỮNG ĐIỀU CÒN MÃI
Kỷ yếu 5A6 (khóa 2014-2019): NHỮNG ĐIỀU CÒN MÃI
Banmaischool
 
Hướng dương tự sự
Hướng dương tự sựHướng dương tự sự
Hướng dương tự sự
Nguyễn Quốc Chiến
 
Ke hoach-thang6-lop-meo
Ke hoach-thang6-lop-meoKe hoach-thang6-lop-meo
Ke hoach-thang6-lop-meo
lananhvinasoft
 
LOVE anh GROW - Nội san lớp 5A5 - Banmai School, khóa 2011-2016
LOVE anh GROW  - Nội san lớp 5A5 - Banmai School, khóa 2011-2016LOVE anh GROW  - Nội san lớp 5A5 - Banmai School, khóa 2011-2016
LOVE anh GROW - Nội san lớp 5A5 - Banmai School, khóa 2011-2016
Banmaischool
 
88 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 588 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 5
dung nguyễn
 

What's hot (18)

Em hãy tả cây đa làng em
Em hãy tả cây đa làng emEm hãy tả cây đa làng em
Em hãy tả cây đa làng em
 
Ngày đầu tiên đi học
Ngày đầu tiên đi họcNgày đầu tiên đi học
Ngày đầu tiên đi học
 
Me chuyen that ngan
Me   chuyen that nganMe   chuyen that ngan
Me chuyen that ngan
 
Trai hoa vang
Trai hoa vangTrai hoa vang
Trai hoa vang
 
đề
đềđề
đề
 
LƯU DẤU YÊU THƯƠNG - Nội san lớp 5A4 - Banmai School, khóa 2011-2016
LƯU DẤU YÊU THƯƠNG - Nội san lớp 5A4 - Banmai School, khóa 2011-2016LƯU DẤU YÊU THƯƠNG - Nội san lớp 5A4 - Banmai School, khóa 2011-2016
LƯU DẤU YÊU THƯƠNG - Nội san lớp 5A4 - Banmai School, khóa 2011-2016
 
Kỷ yếu 5A1 (khóa 2015-2020): DẤU ẤN HẠNH PHÚC
Kỷ yếu 5A1 (khóa 2015-2020): DẤU ẤN HẠNH PHÚCKỷ yếu 5A1 (khóa 2015-2020): DẤU ẤN HẠNH PHÚC
Kỷ yếu 5A1 (khóa 2015-2020): DẤU ẤN HẠNH PHÚC
 
Top 10-bai-van-mau-ta-mot-ban-hoc-ma-em-yeu-quy
Top 10-bai-van-mau-ta-mot-ban-hoc-ma-em-yeu-quyTop 10-bai-van-mau-ta-mot-ban-hoc-ma-em-yeu-quy
Top 10-bai-van-mau-ta-mot-ban-hoc-ma-em-yeu-quy
 
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
 
Chương trình sinh hoạt ngày 20 10
Chương trình sinh hoạt ngày 20 10Chương trình sinh hoạt ngày 20 10
Chương trình sinh hoạt ngày 20 10
 
Thư gửi bầu trời
Thư gửi bầu trờiThư gửi bầu trời
Thư gửi bầu trời
 
đặC san hb 2017
đặC san hb 2017đặC san hb 2017
đặC san hb 2017
 
KỶ YẾU 5A4 (khóa 2015-2020): GROW IN LOVE
KỶ YẾU 5A4 (khóa 2015-2020): GROW IN LOVEKỶ YẾU 5A4 (khóa 2015-2020): GROW IN LOVE
KỶ YẾU 5A4 (khóa 2015-2020): GROW IN LOVE
 
Kỷ yếu 5A6 (khóa 2014-2019): NHỮNG ĐIỀU CÒN MÃI
Kỷ yếu 5A6 (khóa 2014-2019): NHỮNG ĐIỀU CÒN MÃIKỷ yếu 5A6 (khóa 2014-2019): NHỮNG ĐIỀU CÒN MÃI
Kỷ yếu 5A6 (khóa 2014-2019): NHỮNG ĐIỀU CÒN MÃI
 
Hướng dương tự sự
Hướng dương tự sựHướng dương tự sự
Hướng dương tự sự
 
Ke hoach-thang6-lop-meo
Ke hoach-thang6-lop-meoKe hoach-thang6-lop-meo
Ke hoach-thang6-lop-meo
 
LOVE anh GROW - Nội san lớp 5A5 - Banmai School, khóa 2011-2016
LOVE anh GROW  - Nội san lớp 5A5 - Banmai School, khóa 2011-2016LOVE anh GROW  - Nội san lớp 5A5 - Banmai School, khóa 2011-2016
LOVE anh GROW - Nội san lớp 5A5 - Banmai School, khóa 2011-2016
 
88 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 588 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 5
 

Similar to Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)

Kế hoạch tuần 2 tháng 1 lớp Redsun
Kế hoạch  tuần  2  tháng 1 lớp RedsunKế hoạch  tuần  2  tháng 1 lớp Redsun
Kế hoạch tuần 2 tháng 1 lớp Redsun
Non Mầm
 
Tuan 3 tháng 9 lớp gấu panda(3 4 tuổi)
Tuan 3 tháng 9 lớp gấu panda(3 4 tuổi)Tuan 3 tháng 9 lớp gấu panda(3 4 tuổi)
Tuan 3 tháng 9 lớp gấu panda(3 4 tuổi)
Non Mầm
 
Kế hoạch tuần 2 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
Kế hoạch tuần 2 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)Kế hoạch tuần 2 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
Kế hoạch tuần 2 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
Non Mầm
 
Kế hoạch tuần 3 tháng 1 lớp gấu Redsun
Kế hoạch tuần  3 tháng 1 lớp gấu RedsunKế hoạch tuần  3 tháng 1 lớp gấu Redsun
Kế hoạch tuần 3 tháng 1 lớp gấu Redsun
Non Mầm
 
Thư tuần 2.12.2017 lớp Bee
Thư tuần 2.12.2017 lớp BeeThư tuần 2.12.2017 lớp Bee
Thư tuần 2.12.2017 lớp Bee
Non Mầm
 
Thư tuần 2 tháng 1.2018 lớp Bee
Thư tuần 2 tháng 1.2018 lớp BeeThư tuần 2 tháng 1.2018 lớp Bee
Thư tuần 2 tháng 1.2018 lớp Bee
Non Mầm
 
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
casahanoi
 
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI CÁNH BUỒM
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI CÁNH BUỒMTRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI CÁNH BUỒM
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI CÁNH BUỒM
Thao Dinh
 
Dê trắng dê đen
Dê trắng dê đenDê trắng dê đen
Dê trắng dê đen
Thi đàn Việt Nam
 
Ke hoach Thang 09.2018 - Lop Meo Con
Ke hoach Thang 09.2018 - Lop Meo ConKe hoach Thang 09.2018 - Lop Meo Con
Ke hoach Thang 09.2018 - Lop Meo Con
lananhvinasoft
 
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đềthuvienso24h
 
Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)
Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)
Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)
Non Mầm
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
Đặng Phương Nam
 
Những khoảnh khắc đời thường vô cùng ngọt ngào của bố và con
Những khoảnh khắc đời thường vô cùng ngọt ngào của bố và conNhững khoảnh khắc đời thường vô cùng ngọt ngào của bố và con
Những khoảnh khắc đời thường vô cùng ngọt ngào của bố và con
cuongdienbaby02
 
Những khoảnh khắc đời thường vô cùng ngọt ngào của bố và con
Những khoảnh khắc đời thường vô cùng ngọt ngào của bố và conNhững khoảnh khắc đời thường vô cùng ngọt ngào của bố và con
Những khoảnh khắc đời thường vô cùng ngọt ngào của bố và con
Anhcdby03
 
Chuyen gau va meo
Chuyen gau va meoChuyen gau va meo
Chuyen gau va meo
Thi đàn Việt Nam
 
Tuan 2 tháng 11 lớp gấu panda(3 4 tuổi)
Tuan 2 tháng 11 lớp gấu panda(3 4 tuổi)Tuan 2 tháng 11 lớp gấu panda(3 4 tuổi)
Tuan 2 tháng 11 lớp gấu panda(3 4 tuổi)
Non Mầm
 
Noi san thang3.2016
Noi san thang3.2016    Noi san thang3.2016
Noi san thang3.2016
Banmaischool
 
Cha me muon day tieng anh cho con can phai chu y nhung gi
Cha me muon day tieng anh cho con can phai chu y nhung giCha me muon day tieng anh cho con can phai chu y nhung gi
Cha me muon day tieng anh cho con can phai chu y nhung gi
Antoree.com
 

Similar to Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018) (20)

Kế hoạch tuần 2 tháng 1 lớp Redsun
Kế hoạch  tuần  2  tháng 1 lớp RedsunKế hoạch  tuần  2  tháng 1 lớp Redsun
Kế hoạch tuần 2 tháng 1 lớp Redsun
 
Tuan 3 tháng 9 lớp gấu panda(3 4 tuổi)
Tuan 3 tháng 9 lớp gấu panda(3 4 tuổi)Tuan 3 tháng 9 lớp gấu panda(3 4 tuổi)
Tuan 3 tháng 9 lớp gấu panda(3 4 tuổi)
 
Kế hoạch tuần 2 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
Kế hoạch tuần 2 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)Kế hoạch tuần 2 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
Kế hoạch tuần 2 tháng 10 năm 2017 lớp gấu Misa (5 6 tuổi)
 
Kế hoạch tuần 3 tháng 1 lớp gấu Redsun
Kế hoạch tuần  3 tháng 1 lớp gấu RedsunKế hoạch tuần  3 tháng 1 lớp gấu Redsun
Kế hoạch tuần 3 tháng 1 lớp gấu Redsun
 
Thư tuần 2.12.2017 lớp Bee
Thư tuần 2.12.2017 lớp BeeThư tuần 2.12.2017 lớp Bee
Thư tuần 2.12.2017 lớp Bee
 
Thư tuần 2 tháng 1.2018 lớp Bee
Thư tuần 2 tháng 1.2018 lớp BeeThư tuần 2 tháng 1.2018 lớp Bee
Thư tuần 2 tháng 1.2018 lớp Bee
 
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
 
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI CÁNH BUỒM
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI CÁNH BUỒMTRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI CÁNH BUỒM
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI CÁNH BUỒM
 
Dê trắng dê đen
Dê trắng dê đenDê trắng dê đen
Dê trắng dê đen
 
Thư gửi Mẹ
Thư gửi MẹThư gửi Mẹ
Thư gửi Mẹ
 
Ke hoach Thang 09.2018 - Lop Meo Con
Ke hoach Thang 09.2018 - Lop Meo ConKe hoach Thang 09.2018 - Lop Meo Con
Ke hoach Thang 09.2018 - Lop Meo Con
 
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề
 
Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)
Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)
Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
 
Những khoảnh khắc đời thường vô cùng ngọt ngào của bố và con
Những khoảnh khắc đời thường vô cùng ngọt ngào của bố và conNhững khoảnh khắc đời thường vô cùng ngọt ngào của bố và con
Những khoảnh khắc đời thường vô cùng ngọt ngào của bố và con
 
Những khoảnh khắc đời thường vô cùng ngọt ngào của bố và con
Những khoảnh khắc đời thường vô cùng ngọt ngào của bố và conNhững khoảnh khắc đời thường vô cùng ngọt ngào của bố và con
Những khoảnh khắc đời thường vô cùng ngọt ngào của bố và con
 
Chuyen gau va meo
Chuyen gau va meoChuyen gau va meo
Chuyen gau va meo
 
Tuan 2 tháng 11 lớp gấu panda(3 4 tuổi)
Tuan 2 tháng 11 lớp gấu panda(3 4 tuổi)Tuan 2 tháng 11 lớp gấu panda(3 4 tuổi)
Tuan 2 tháng 11 lớp gấu panda(3 4 tuổi)
 
Noi san thang3.2016
Noi san thang3.2016    Noi san thang3.2016
Noi san thang3.2016
 
Cha me muon day tieng anh cho con can phai chu y nhung gi
Cha me muon day tieng anh cho con can phai chu y nhung giCha me muon day tieng anh cho con can phai chu y nhung gi
Cha me muon day tieng anh cho con can phai chu y nhung gi
 

Recently uploaded

AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 

Recently uploaded (14)

AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 

Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)

  • 1. Sản phẩm môn Văn - Tiếng Việt của học sinh Gateway Năm học 2017-2018 NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC
  • 2. EM HỌC, EM NGHĨ, EM LÀM Sản phẩm môn Văn - Tiếng Việt của học sinh Gateway Năm học 2017-2018 Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ. Mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phân phối dưới dạng in ấn hoặc văn bản điện tử không có sự cho phép của Trường Phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway là vi phạm bản quyền. Trường PTLC Quốc tế Gateway A Lô TH1, Khu ĐTM Dịch Vọng, P.Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy, Hà Nội T 024 6260 4666 / 024 6291 1557 H 0981 335 838 E infohn1@gatewayschool.edu.vn adminhn1@gateway.edu.vn W www.gateway.edu.vn
  • 3. Tôi rất vinh dự lại được giới thiệu cuốn sách của các em học sinh trường Gateway Hà Nội năm học 2017-2018. Năm trước, tôi đã viết: “Xin đừng gọi các em là nhà văn hay nhà thơ”, xin bạn đọc đừng nghĩ nhà trường định đào tạo những nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ. Năm nay, vẫn xin nhắc lại ý đó: Khi dạy Văn, nhà trường chỉ chăm sóc nuôi dưỡng năng lực cảm nhận và biểu lộ tình cảm của các em theo phương thức nghệ thuật Văn. Bạn đọc sẽ bắt gặp ở đây một năng lực Văn của những em học sinh có lối sống hồn nhiên mà tinh tế, đôn hậu mà thông minh, khoáng đạt mà khuôn phép - một khuôn phép của con người chuẩn bị cho thời đại bốn chấm không của Dân tộc ta. Phạm Toàn Cố vấn Giáo dục trường PTLC Quốc tế Gateway Mấy lời giới thiệu
  • 4. 6 Phần I Bạn có hình dung được niềm hạnh phúc của những em nhỏ lần đầu tiên biết tự ghi, tự đọc tiếng mẹ đẻ của mình không? Các em đọc bất kỳ chữ nào mình thấy, hào hứng ghi lại bằng nét chữ của mình những sự vật, sự việc hàng ngày diễn ra xung quanh. Các em đã bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách hồn nhiên, trong sáng qua những đoạn thơ, đoạn vè, những dòng nhật ký... Xin chia sẻ cùng các bạn!
  • 5. 7 Vè động vật Ve vẻ vè ve Nghe vè động vật Bãi cỏ trên đất Đàn hươu cao cổ Thủng thẳng gặm cỏ Chúa tể sơn lâm Tài năng vô địch Đàn voi lịch kịch Ầm ầm kéo tới Thế giới tươi mới Luôn chào đón em. (Minh Đăng – 1C)
  • 6. 8 Vè con mèo Ve vẻ vè ve Cái vè con mèo Lông nó màu nâu Nó kêu meo meo Nó hay bắt chuột Giữ cửa giữ nhà Luôn luôn sạch sẽ Ve vẻ vè ve. (Nguyễn Ngọc An Nhiên - 1A)
  • 7. 9 Vè mùa xuân Ve vẻ vè ve Cái vè mùa xuân Xuân nở nhiều hoa Được đi du xuân Mua tranh Đông Hồ Ở chợ tấp nập Ai cũng vui mừng Xuân là tuyệt vời. (Hà Phương - 1B)
  • 8. 10 Vè con bướm Ve vẻ vè ve Cái vè bướm xinh Cánh nó rất đẹp Đôi cánh mềm mại Thoải mái mùa hè Mèo con vờn bướm Bị chó đuổi đi Ve vẻ vè ve. (Ngọc Linh - 1A) Vè con cá Ve vẻ vè ve Đại dương rộng lớn Có cá thờn bơn Cá voi sát thủ Cá nhỏ loanh quanh Cá heo vui nhộn Vui đùa lon ton Em thích đại dương Đi xa muôn phương Vẫn sẽ nhớ về. (Minh Kiệt - 1C)
  • 9. 11 Vè quả trứng Một quả trứng tròn Đã ốp lên ăn Khi đã ăn hết Nhọc nhà nhọc nhạch Lại đi mua thêm, Không ăn nhiều quá Thứ gì cũng vậy. (Minh An - 1A)
  • 10. 12 Vè hoa sen Ve vẻ vè ve Cái vè hoa sen Nó ở dưới nước Nó xinh đẹp lắm Nó rất tinh khiết Em rất thích nó Ve vẻ vè ve. (Minh Anh - 1A)
  • 11. 13
  • 12. 14 Vè lớp một Ve vẻ vè ve Lớp Một sạch sẽ Lớp Một còn bé Bạn bè yêu bé Bé là bạn tốt Bé yêu bạn bè Các bạn yêu bé Lớp Một rất vui Bé yêu lớp Một Các bạn cũng yêu. (Diệp Anh - 1D) Vè thể thao Ve vẻ vè ve Nghe vè thể thao Rất hay sút vào Là anh Quang Hải Đá ở cánh trái Là anh Hồng Duy Anh đang lùi lùi Để sút vào gôn Sút nhưng bị lộn Bóng bay ra ngoài Thế là tiếc hoài Ôm đầu ôm bụng Anh Bùi Tiến Dũng Bắt được một quả Tỉ số san hòa Đẩy thêm quả nữa Việt Nam vươn lên Và giành chiến thắng! (An Huy – 1C)
  • 13. 15 Mẹ em Em thương mẹ em Lúc nào mẹ cũng Làm nhiều cho em Mẹ em lúc nào Cũng cho em ăn Món kem ngon ngọt Em buồn một chút Vì em vẫn chưa Làm được việc gì Cho mẹ em cả. (Zi Han - 1C) Vè bút mực Cái vẻ vè ve Cái vè bút mực Bao bài học hay Em rất mê say Với bài toán khó Bởi vì em có Một cái bút mực Rất là đẹp xinh. (Lam Khuê - 1E)
  • 14. 16 Hôm nay là ngày mẹ tớ sinh em bé. Đây là ngày đầu tiên tớ nhìn thấy em của tớ. Em tớ rất đáng yêu. Tớ đặt tên em là Táo. Em tớ rất hay cười và em tớ đã biết lẫy rồi. Em tớ thích nói chuyện. Tớ thích có em. (Diệu Châu - 1E)
  • 15. 17 Về quê hương - Con ơi năm nay nhà mình sẽ về quê. - Mẹ ơi về quê thăm ông bà ạ? Con thích về quê thăm ông bà mẹ ạ. - Con là đứa cháu hiếu thảo. Mẹ yêu con gái lắm. - Con cũng yêu mẹ và gia đình lắm! (Ngọc Diệp - 1A) Lớp 1D à, tớ có rất nhiều kỷ niệm với các cậu rồi nhưng lên lớp 2 tớ sẽ không có kỷ niệm với các cậu nữa. Vì tớ sẽ chuyển trường, nhà tớ ở xa lắm. Hằng ngày tớ phải thức dậy từ 6h sáng. Nhưng không sao tớ sẽ vẫn yêu các cậu. Tớ sẽ về thăm Gateway. Tớ yêu các cậu. Tớ nhớ nhất là lúc tớ chơi với Bảo Uyên. Bảo Uyên ơi tớ yêu cậu lắm. Cậu có nhớ tớ không? Chắc là có. Tớ nghĩ thế. Tớ yêu Bảo Uyên nhất trong lớp đó. (Hải Như - 1D) Hai truyện em thích nhất là Lọ Lem và Nàng tiên cá. Nàng Lọ Lem em thích vì cô ấy rất nhân hậu và yêu quý động vật. Em cũng yêu động vật giống cô ấy. Với truyện nàng tiên cá, em thích là vì cô ấy có giọng hát rất hay. Cô ấy lại thích khám phá đại dương và thế giới loài người. (Bảo Uyên - 1D)
  • 16. 18 Đôi bạn Có hai bạn đang chơi đùa cùng nhau. Bỗng có một bạn chẳng may đẩy ngã bạn còn lại. - Cậu có đau không? - Tớ không đau lắm! - Cậu đúng là siêu nhân. - Ừ không sao đâu, ai chả có lúc thế hả cậu. - Cậu bị xước xước chân kìa, để tớ đưa cậu vào phòng y tế nhé! - Cám ơn cậu. Đúng là hai bọn mình giỏi thật nhỉ? (Gia Huy - 1C) Chiếc tàu giấy Kính cong ... - Ai đấy nhỉ, kì vậy? - Cái gì đây? - Mình tưởng cậu từ thế kỉ 22 chứ. - Mình làm gì có nhiều tiền để mua chiếc tàu này chứ. - Nhưng mà mình muốn mua cơ! - Cậu nhìn lại đi 22 yên cơ mà? - Mình mua cái tàu 22 yên được chưa? Hai bạn tiết kiệm mãi, cuối cùng hai bạn cũng mua được một chiếc tàu bằng giấy thật hoành tráng. (Gia Đạt - 1A) Bé đi chợ Tết Bé đi chợ Tết cùng mẹ. Bé thấy rất nhiều đồ chơi. Bé thích nhất là đồ chơi bóng đá. Bé thích lắm! Bé ra gọi mẹ: - Mẹ ơi, mẹ cho con mua đồ chơi được không ạ? - Mẹ đồng ý, con thích đồ chơi nào? Bé chỉ cho mẹ bộ đồ chơi mình thích. Mẹ quay ra nói với bác bán hàng: - Bác ơi, bác bán cho tôi một bộ đồ chơi bóng đá với. - Đây chị ạ. Giá là sáu mươi nghìn nhé! - Tôi gửi bác ạ. Bé nhận bộ đồ chơi từ mẹ và cười vui sung sướng. Bé đang nghĩ tới việc về nhà sẽ rủ bạn chơi cùng. Chỉ nghĩ thôi đã thấy thú vị rồi! (Tự Tuyển - 1C)
  • 17. 19 Phần II 19 Cuộc sống muôn màu đã hiện ra thế nào khi em lắng nghe được bằng cả cái tai bên trong, nhìn được bằng cả đôi mắt bên trong và cảm nhận được bằng tất cả tâm hồn ngây thơ, trong trẻo ? Các em đã được làm, được nói và được viết ra những điều em nghĩ về cuộc sống xung quanh, từ điều bình dị, thân thương đến những cuộc phiêu lưu vào những chân trời nghệ thuật. Những vần thơ nhỏ, những mẩu truyện ngắn hay những vở kịch vui đã ra đời từ đó…
  • 18. 20 Cây cối Mùa thu đầy lá rụng Em dùng lá tạo chim Vì mùa thu hơi lạnh Chú sóc đã vào nhà. Cũng gần đến tuổi già Nên cây bàng đi ngủ. (Tuệ Vi - 2A) Em út Em rất dễ thương Đôi tay em nhỏ Chị thương em lắm Em út của chị Em cố ăn nhé Sẽ cao lên dần. (Tường Vy - 2A) Mẹ Mẹ yêu của con Mùa đông gió lạnh Em thấy rét quá Mẹ đắp chăn cho Em yêu mẹ nhất. (Minh Trang - 2A) Giông bão Trời mưa giông bão Ngoài trời tối tăm Mẹ em đi làm Nhưng mãi chưa về Ngoài trời lạnh buốt Đường phố rét tanh Lạnh như bắc cực Em cảm thấy buồn Vì mẹ chưa về. (Nhật Minh - 2A)
  • 19. 21 Bố của em Bố rất yêu em Hàng ngày bố em Phải đi công tác Từ sáng đến tối Về nhà không ngủ Dậy để làm việc Em rất thương bố. (Nhã Linh - 2A) Mưa Em nhìn mưa rơi Hôm nay em nhìn mưa rơi Thấy từng giọt mưa rơi Những chú chim xinh xắn đang bay Trên trời ở gần cánh đồng xa Trên trời giông bão Những chú chim nhỏ tìm chỗ để trốn. (Thu Thủy - 2A) Hàn Quốc của em Em thích Hàn Quốc Đó là quê em Bà em yêu em Ông em cũng thế Em yêu anh em Anh chơi em vui Hàn Quốc sạch sẽ Có nhiều con chim Hàn Quốc vui lắm! Seoul cũng vui Em thích Hàn Quốc. (Kim Ji Beom - 2D) Bàn tay em Bàn tay em nhỏ bé Em giúp mẹ nhặt rau Lấy bát đũa mau mau Ước gì em mau lớn Để giúp mẹ nhiều hơn. (Lam Anh - 2D)
  • 20. 22 Mẹ của con Mẹ của con tuyệt nhất Xinh đẹp lại dịu dàng Hiền lành và giỏi giang Luôn giữ gìn tổ ấm Mỗi khi gặp khó khăn Mẹ đều giúp đỡ con Để con ngày khôn lớn Con tự hào có mẹ Con yêu mẹ rất nhiều! (Ngân Hà - 2D) Mẹ ơi Mẹ ơi! Mẹ ơi! Con đói lắm rồi Mẹ nấu con ăn Ngon rất là ngon Lúc con buồn ngủ Mẹ ôm thật chặt Chắc như tường đấy! (Nam Anh - 2D) Biết ơn mẹ Giờ mẹ đã già Con chăm mẹ vui Con giúp đỡ mẹ Như mẹ năm xưa Mẹ đã già rồi Lúc con còn bé Mẹ nuôi mẹ chiều Mình biết ơn mẹ. (Tuệ Anh - 2D)
  • 21. 23 Đàn gà con Cục ta cục tác Một đàn gà con Núp trong đôi cánh Của gà mái mẹ Những chú gà nhỏ Đôi mắt sáng ngời Bộ lông óng mượt Chiếc mỏ xinh xinh Ôi chú gà con Mắt nhắm mắt mở Lim dim buồn ngủ Dưới cánh gà mẹ. (Tú Minh - 3B) Con yêu mẹ Từ lúc con còn nhỏ Mẹ đã âu yếm con Và luôn ru con ngủ Mẹ nấu cơm cho con Mẹ đã thơm má con Từ lúc con đã lớn Con sẽ thương mẹ nhiều Con cố gắng chăm học Con sẽ luôn nghe lời Con yêu mẹ nhiều lắm! (Trí Hiếu - 2D) Bàn tay của mẹ Bàn tay của mẹ Như chiếc chăn ấm Bàn tay của mẹ Như những nụ cười Bàn tay của mẹ Là đồng cỏ xanh Bàn tay của mẹ Là tia nắng ấm. Những lúc con buồn Bàn tay của mẹ Đem lại những thứ Rạng ngời cho con Bàn tay của mẹ Đã dạy dỗ con Bàn tay của mẹ Luôn ở bên con… (Phú Bình – 4A)
  • 22. 2424 Cây đàn ước mơ Có một cậu bé Sống rất cô đơn Ngồi bên góc phố Những con đường vắng Có những tiếng nhạc Bay theo chiều gió Có cơn mưa rào Rơi trên đường phố Cậu bé đánh đàn Hay như nghệ sĩ (Bảo Lâm - 3B) Tiếng đàn Có một cậu bé Cô đơn một mình Trong góc phố nhỏ Những tiếng đàn Tỉ tê, Tiếng đàn hạnh phúc Tiếng đàn vui, buồn Cậu bé đánh như Âm nhạc là một nửa cuộc đời Những tiếng đàn của cậu khơi về Tuổi thơ, hiện tại và tương lai Âm nhạc của cậu Bay theo chiều gió Tiếng đàn vang to. (Hà An - 3B)
  • 23. 2525 Trăng lúc tròn lúc méo Trăng sáng hơn ánh đèn Trăng tròn như quả bóng Em nhìn lên em chơi Lúc khi mà trăng méo Em nhìn như quả chuối Khi màn đêm buông xuống Chỉ có mình trăng thôi Trăng là một ánh đèn Soi rõ cho em nhìn Khi mặt trời đi lên Trăng từ từ đi xuống Em nhớ trăng lắm đấy Bởi vì em yêu trăng. (Mai Khanh - 2D) Chú cuội cung trăng Chú Cuội cung trăng Dắt trâu đi ăn Buổi tối trung thu Cả làng đi chơi Ai cũng nghĩ rằng Chú Cuội cô đơn Không phải như vậy Ông sao là bạn Trẻ em vây quanh Chú Cuội tội nghiệp Buổi sáng hôm sau Chú Cuội về trời Nhưng em không buồn Vì còn năm sau. (Chí Thành - 3A) Trăng soi xuống nhà em Khi trăng soi xuống nhà em Em thấy trăng sáng hơn cả đèn Ông trăng ơi, ông trăng à, Ông trăng có nghe thấy không? Thành phố rất là yên lặng Không có ai đáp trả lại cả Con chim quên không hót Chỉ có tiếng em nói ư? Ôi trời thật là cô đơn. (Nhật Minh - 2B)
  • 24. 2626 Trăng ơi từ đâu đến Trăng ơi từ đâu đến? Tròn như là chữ O Có phải ai viết không? Trăng ơi từ đâu đến? Tròn như là hòn bi Bạn nào bắn lên trời? Trăng ơi từ đâu đến? Tròn như là bánh xe Ai lái trăng lên trời? (Minh Đức - 3A) Ông trăng ơi ông trăng Ông từ đâu đến Ông thật lấp lánh Ở khắp mọi nơi Ông thật tuyệt vời Như lời mẹ ru. (Bảo Minh - 3B) Trăng ơi đừng đi đâu Đêm khuya em nằm ngủ Trăng soi sáng phòng em Em chạy ra sân nhà Trăng mỉm cười với em Ánh trăng vàng rực rỡ Ngay cả khi em ngủ Lúc khi mà em học Trăng làm đèn cho em Khi trời đang gần sáng Trăng như vẫy chào em Em nhớ ông trăng lắm Trăng ơi đừng đi đâu! (Thanh Vân - 2D)
  • 25. 2727 Những vì sao ơi Em đang ở đây Soi đèn cho em Những khi em học Sao tỏa sáng đèn Để cho em làm Những vì sao ơi Sao thật vui tính Soi đèn cho em. (Nguyệt Hà - 2C) Sao ơi! Sao à! Sao ơi! Sao à! Sao là sao Mộc Hay là sao Kim? Sao là ngôi sao Bay trên bầu trời Có một ngôi sao Lướt qua không khí Đó là sao băng Mọi người ước nguyện Điều hay điều xấu. (Gia Bình - 2C)
  • 26. 2828
  • 27. 2929 Ngắm những hạt mưa rơi Mưa rơi từng hạt một Tí tách khắp muôn nơi Ôi những hạt mưa rơi Tôi nhìn ra đường phố Đủ bảy sắc cầu vồng Từ cái áo mưa nhỏ Cho đến cái ô to Ôi sao mưa đẹp thế Tôi rất thích ngắm mưa Để được nhìn ngọc nhỏ Nằm ngủ trên lá xanh. (Thanh Nhi - 2D) Mưa rơi Mưa rơi tí tách Buổi đêm nằm ngủ Thì thấy tiếng mưa Làm em thức dậy Mưa cứ rơi mãi Rơi như đang bay Buồn ơi là buồn. (Lâm Hải - 2B) Hôm nay em đi ngắm mưa Em nhìn thấy hạt mưa rơi Hạt mưa rất là lung linh Lung linh như mắt của mẹ Hạt mưa dễ thương vô cùng Những hạt mưa rơi tí tách Con gà chạy loạn xạ lên Con kiến ướt nhẹp đành chạy về hang Những hạt mưa rơi tí tách Ôi những hạt mưa thật đẹp. (Uyển Nhi - 2B)
  • 28. 3030 Mưa ơi tạnh đi Bầu trời mây đen đen Sấm và chớp xen giữa trời mưa to Tạnh đi để bông sen nở Đi đi những đám mây đen khắp trời. (Hương Liên - 2D) Trời mưa rất to, gió kêu lao xao lao xao. Chỉ có mẹ mình và em mình ở nhà còn bố thì đi đâu mình không biết. Mình nhìn thấy nhiều quả bưởi rụng. Mình đem cốc ra ngoài hứng nước mưa. Mình uống nước đó, nó có vị gần giống nước lọc. Mình nghe thấy con ếch nhảy xuống ao. Mình chạy vù ra mình bắt được nó. Sờ nó cứ dính dính ý! Lúc bố về, mình hỏi bố: “Bố đi đâu đấy ạ?” Bố mình trả lời thế này: “Bố đi có việc đấy con”. Em mình cũng chạy ra và nói: “Papa” nghĩa là bố trong tiếng Anh. Mình nhìn ra ngoài thì hết mưa mất rồi. Tiếc thật! Bố mình hỏi: “Con sao mà buồn thế?” Mình nói với bố mình là mình buồn vì hết mưa.
  • 29. 3131 Mưa Em yêu trời mưa và gió mát Đàn chim bay vội trốn dưới lùm cây Tiếng mưa dần dân rơi xuống, bón cây Cây ơi uống đi cho no, hạt mưa mát lạnh Chà chà, làm dịu mát mặt em Mưa cho em giấc mơ... (Tuấn Lâm - 2B) 31
  • 30. 3232 Tôi đang đi mua quà Giáng Sinh về để trang trí bỗng tôi gặp một em bé bán diêm. Tôi hỏi em: - Vì sao em lại đi lang thang ở đây mà em không ở nhà dự Giáng sinh cùng gia đình? Em bé đáp: - Bà em bị Thần Chết bắt, em không có mẹ còn bố thì say rượu. Nếu em không bán được que diêm nào bố sẽ đánh em. Tôi đáp lại: - Thật là tội nghiệp em, anh sẽ cho em một vài đồ trang trí và đồ ăn Giáng sinh nữa. Em bé nghe vậy rất vui và bảo rằng: - Cảm ơn anh rất nhiều, em chúc anh một ngày vui vẻ nhé! Tôi nghe thấy thế nói tiếp: - Em thật tốt bụng, anh chúc em có một đêm Giáng sinh vui vẻ, ấm áp, được ăn những thức ăn ngon, trang trí nhà và em sẽ nhận được quà. Ở trong quà sẽ có một đôi dép mới cho em và đồ chơi nữa. Thôi anh đi về để trang trí nhà đây nhé. Tạm biệt em! (Nhật Minh - 2B) Tưởng tượng gặp em bé bán diêm
  • 31. 3333 Gửi em bé bán diêm, Anh là Trí Đức học sinh lớp 2C, anh biết em vì anh đọc sách của Andersen. Anh chưa biết tên và họ của em là gì nên anh gọi em là em bé bán diêm. Em có yêu bà không? Em có buồn không? Chúc em mạnh khỏe. Gateway ngày 29/11/2017 (Trí Đức - 2C) Xin chào em bé bán diêm khổ ải. Sao em không về nhà mà lại đi bán diêm trong đêm lạnh giá thế này? Em phải bán diêm nếu không bán được que diêm nào thì em sẽ bị bố đánh rất đau phải không? Em còn nhớ cảnh ngày xưa, em sống với một người hiền hậu nhất là bà của em. Nhưng bà của em đã bị thần chết bắt đi. Anh sẽ mời bố mẹ của anh mua hết diêm cho em nhé! (Mạnh Quân - 2B) Anh là Tuấn Minh học sinh lớp 2C. Anh đã biết em trong môn Văn 2. Em ơi! Em tên là gì? Tại sao nhà em không có xe ô tô? Thế ở trên thiên đường em có gặp bà em không? Anh rất thương em vì em đã bị mất người bà yêu quý mà ngày ngày bà và em đã chơi vui vẻ bên nhau. Anh chúc em ở trên thiên đường thật vui vẻ nhé! (Tuấn Minh - 2C)
  • 32. 34 Viết thư gửi Thủy Tinh Anh Thủy Tinh ơi, anh đừng trả thù Sơn Tinh nữa. Nếu anh tiếp tục trả thù và đánh Sơn Tinh thì cả làng này sẽ bị lũ lụt, dân làng rất khổ, lũ lụt sẽ tràn vào nhà của dân làng đấy. Mọi người sẽ mệt lắm, tại vì nếu nước vào nhà thì mọi người phải dọn dẹp nhà cửa. Em xin anh đấy, anh đừng trả thù Sơn Tinh nữa nhé. Nhỡ Mỵ Nương giờ đây đã đẻ mấy đứa con rồi thì sao? Thế anh có muốn trả thù Sơn Tinh nữa không? (Hà Anh - 2B) Viết thư cho bồ nông nhỏ mất mẹ (trong truyện “Những con bồ nông”) Tớ biết các cậu rất ngây thơ. Vào một ngày rất lạnh mẹ các cậu đi kiếm mồi. Mẹ các cậu kiếm mồi mãi mà không thấy gì, tớ nghĩ là các con cá, tôm, tép không bơi lên bởi vì trời đang rất lạnh. Lúc mẹ các cậu về các cậu tưởng là mẹ kiếm được nhiều mồi. Các cậu chui vào mồm của mẹ mà mổ họng, gan, ruột. Thế là mẹ các cậu trượt chân ngã xuống ao và chết. Bây giờ thì ai sẽ kiếm mồi cho các cậu? Các cậu thật đáng thương! (Anh Hiếu - 2E) Với bà chủ trong truyện “Một con chó hiền” Bà hung ác! Tại sao bà lại đánh bả chết con chó? Nó rất dễ thương mà. Tại sao lại làm thế? Cô bé rất buồn. Không phải buồn một ngày! Nhiều ngày! (Samuel - 2D)
  • 33. 35 Tưởng tượng anh lính và gia đình trong bài ca dao “Lính thú đời xưa” Anh lính: Em ơi! Khi đi anh sẽ nhớ em lắm! Vợ: Em cũng thế! (Cả hai đều khóc) Con: Con không muốn bố đi đâu! Anh lính: Nhưng đấy là công việc của bố nên bố phải đi! Vợ: Em muốn là anh đi sẽ an toàn. Khi về em cũng muốn anh không bị sẹo, xước và đau. Anh lính: Được rồi! Anh sẽ cẩn thận! Trống ngũ liên đánh giục giã... Vợ: Em tạm biệt anh! Em sẽ nhớ anh lắm! Ba năm sau, anh lính trở về bình an vô sự… Vợ: Con ơi! Bố kia kìa! Con: A… A… A! Bố Anh lính: Bố chào con! Anh chào em! Vợ: Em chào anh! Anh lính: Anh đã thắng giặc rồi! Con: Ôi! Bố giỏi quá! Vợ: Ôi! Anh dũng cảm quá! Anh lính: Cảm ơn hai mẹ con! (Khánh Linh - 2E) Cò mẹ kiếm ăn buổi đêm Cò con ở nhà học thêm trong phòng Cò mẹ lạnh cóng trên đường Cò con bị lạc ở phường không tên. (Nguyệt Hà - 2C, tưởng tượng với bài ca dao “Con cò”)
  • 34. 36 Người nông dân đi cày thì có một con trâu và một cái cày. Nhất là họ rất muốn vào phòng điều hòa nhưng họ không bao giờ được vào phòng điều hòa. Bạn đừng tưởng mỗi bác nông dân mệt thôi, cả con trâu của bác nông dân cũng mệt đấy các bạn ạ. Bạn biết không, con trâu còn phải kéo một cái cày nặng nữa cơ. Bác nông dân cũng mệt mà, bác nông dân phải trồng những rau, củ, quả cho mình ăn nữa cơ mà! (Huy Dũng - 2E) Tôi hồi còn trẻ đã phải đi cày ruộng. Nhưng tôi vẫn vui bởi vì tôi vẫn có cơm ăn do công sức tôi làm. Hồi đó, tôi cày rất chi là khổ. Trời nắng tôi đã phải đi ra đồng để cày ở ruộng. Tôi phải cày đến chảy máu tay mới được một hạt gạo. Lúc đó, tôi đã hy vọng rằng là mọi người sẽ ăn hết suất để tôn trọng những hạt gạo mà tôi đã làm ra. (Ngọc Khánh - 2E) Tâm sự của người nông dân “Cày đồng ban trưa” Tranh “Em bé chăn trâu” (Đan Linh - 1B)
  • 35. 37 ...Cậu hối hận, về nhà thấy mẹ vẫn ngồi đợi. Cậu liền chạy đến và quỳ xuống nói: - Mẹ à, con xin lỗi mẹ, mong mẹ bỏ qua những lỗi lầm con đã gây ra. - Ôi, con của mẹ, con hiểu được như thế là mẹ rất mừng. Thôi, đi vào tắm rửa rồi ra mẹ xới cơm cho ăn. Nhìn con nhem nhuốc, chắc là đói rồi đúng không? - Dạ, vâng ạ! Sống được một thời gian, mẹ cậu sinh bệnh rồi mất. Trước khi nhắm mắt, bà đã dặn con: “Hãy chôn mẹ ở ven nhà con nhé, yêu con”. Từ chỗ nấm mộ mọc lên một cái cây, kỳ lạ ở chỗ cây hay rụng xuống những trái cây ngọt lịm. Ta gọi đó là cây vú sữa. (Thùy Dương - 4A) …Mẹ đã mất, cậu bé chăm chỉ làm việc, ngày ngày chăm sóc cây vú sữa cẩn thận. Đêm nào cậu cũng mơ được gặp mẹ. Một hôm, cậu ra chợ bán quả vú sữa thì nghe người ta đồn là có bóng người dưới gốc cây vú sữa. Đêm đó, cậu ra gốc cây vú sữa đứng thì quả nhiên có một một bóng trắng xuất hiện ôm cậu vào lòng. Sáng hôm sau, cậu lại nghe người ta đồn là cây của họ bỗng nhiên chết héo hết. Cậu vội chạy về nhà xem cây của mình thế nào thì cây vú sữa cũng đã chết. Cậu đứng khóc dưới cây và cố mang nước tưới để cứu sống cây. Từ đằng sau cậu có một bàn tay dịu dàng ôm cậu. Cậu nhận ra đó là mẹ cậu và cậu ôm chầm lấy mẹ. Từ đó, hai mẹ con họ sống hạnh phúc bên nhau. (Thái Sơn - 4B) Viết lại đoạn kết câu chuyện “Sự tích cây vú sữa”
  • 36. 3838 Tưởng tượng từ bài ca dao “Trâu ơi ta bảo trâu này” Sáng hôm nay, tôi phải đi cày ruộng, cày nhiều gấp đôi thường ngày nên tôi bảo con trâu: “Trâu ơi ta bảo trâu này! Mày có muốn đi cày với ta không?” Con trâu như hiểu lời tôi nói, đứng dậy đi theo tôi ra đồng. Ra đến nơi, tôi bảo: “Trâu ạ, việc cấy cày là việc cả đời của chúng ta, nên vất vả thì ta và mày cùng cố gắng nhé! Cày xong ta sẽ cho mày đi ăn cỏ non, ngon lắm”. Thế là tôi và trâu bắt đầu làm việc. Chúng tôi cày suốt đến tận giữa trưa, rất mệt. Cũng may mà trâu chịu khó, chăm chỉ nên chúng tôi đã cày xong. Nhớ lời hứa, tôi dắt trâu ra bãi cỏ non, để trâu ăn cho thỏa thích. Trâu ăn ngon lành. Thỉnh thoảng, trâu nhìn lên tôi như muốn nói cảm ơn. Tôi thấy thật may vì mình có con trâu tốt. (Nguyên Huy - 5A)
  • 37. 3939 Hôm nay là lễ hội ướm giày. Đầu tiên có một số người lên thử nhưng không vừa nên giả vờ khóc buồn cười lắm! Đến lượt Cám thử giày xong thì thấy Tấm cũng đi nên Cám mách dì ghẻ, dì ghẻ bĩu môi như mút ống hút. (Tuấn Minh - 2D, ấn tượng về Lễ hội ướm giày ở lớp em)
  • 38. 40 Ao nhà mùa hạn Mùa mưa mà mưa chẳng đến Đáy sâu nẻ toác khi nào Rêu nằm mơ những sấm sét Rồi khô trên cọc cầu ao... (Trích Góc sân và khoảng trời Trần Đăng Khoa) Gửi ông trời, Cháu là đám rêu mọc trên cọc cầu ao. Cháu xin ông hãy cho mưa xuống tại vì các con vật sống ở ao đang cầu mong ông cho mưa xuống. Các con vật dưới đấy đang cần nước và cháu đang chuẩn bị chết vì cháu rất là mỏng manh. Cháu cần nước thì mới sống được và tất cả các con vật cũng cần nước mới sống được. Xin ông hãy giúp cháu có thể sống lâu dài. Và ông đừng cho chúng cháu mưa lèm nhèm. Chúng cháu chỉ muốn ông cho chúng cháu mưa thật nhiều. Chúng cháu cầu xin ông một lần nữa đấy! Hà Nội, ngày 7/2/ 2018. Đám rêu, (Thái Sơn - 2E) Tưởng tượng mình là đám rêu trên cọc cầu ao trong đoạn thơ trên, em viết một bức thư gửi ông trời… Hà Nội ngày 7/02/2018 Gửi ông Trời! Tôi là rêu trên cọc, các bạn tôi là ốc, cua và ếch. Ao của chúng tôi rất là khô hạn và cạn kiệt. Chúng tôi đang rất cần nước. Nếu không mưa chúng tôi sẽ chết dần dần mất. Bọn cá, rêu, cua, ốc đang cầu xin ông! Bây giờ đã có rêu chết rồi! Nếu ông muốn mưa thì ông hãy nhanh lên! Cuộc sống của chúng tôi đang rất khổ và khó khăn! Ký tên: Chú rêu đang đợi (Đức Khánh - 2E)
  • 39. 41 Tưởng tượng với chủ đề lịch sử “Chiêu Lăng thạch mã” Ta là vua Trần Nhân Tông. Ta đang đi thăm mộ của cha ta và ta muốn kể cho các ngươi một câu chuyện đó là Chiêu Lăng thạch mã. Khi còn thời chiến tranh nước ta rất vững. Đến con ngựa đá cũng phải chịu gian nan, cũng phải chạy qua nhiều lớp bùn và những quân lính dũng cảm. Nước ta đã hai lần đánh bại kẻ địch. (Gia Minh - 2B, tưởng tượng em là vua Trần Nhân Tông kể chuyện đánh giặc) Cuộc trò chuyện giữa An Dương Vương và Mỵ Châu trên đường chạy giặc Vua An Dương Vương: Sao cái gì giống nỏ thần thế nhỉ? Mỵ Châu ơi, con có mang nỏ thần ra cho Trọng Thủy xem không? Mỵ Châu: Không ạ! Vua An Dương Vương: Nói cho thật vào ! Mỵ Châu: Có, để con rải lông ngỗng cho Trọng Thủy tìm thấy. Vua An Dương Vương: Con biết thế là nguy hiểm lắm không? Mỵ Châu: Con muốn gặp lại chồng con ! (Thái Sơn - 2E)
  • 40. 4242 Trò chuyện với sứ giả Giang Văn Minh Tôi: Ông Giang Văn Minh ơi, ông thật dũng cảm! Ông: Có gì đâu. Ông chỉ vì nước Nam thôi! Tôi: Chắc lúc đó cháu sẽ không dám nói câu đó trước vua Minh. Ông: Ông chỉ bình tĩnh thôi. Chỉ cần cháu bình tĩnh thì cháu làm gì cũng được! Tôi: Vậy ông có sợ không ạ? Ông: Chỉ cần nước Nam an toàn là được! (Nhã Uyên - 2E) Lời nhắn nhủ với Trần Đăng Khoa sau khi đọc bài thơ “Sao không về Vàng ơi” Anh Trần Đăng Khoa ơi Con Vàng đã mất rồi Anh đừng nghĩ là người Mỹ Thả bom vào con Vàng Vì Mỹ đã làm bạn của Việt Nam Con Vàng sẽ ở trong tim anh mà Anh đừng buồn nữa nhé! (Uyển Nhi - 2B)
  • 41. 4343 Thư gửi tới các chiến sĩ đảo Trường Sa qua bài “Đợi mưa ở đảo Sinh Tồn” Hà Nội ngày 30 tháng 1 năm 2017, Các chú chiến sĩ ở đảo Trường Sa ơi, cháu thấy rất thương các chú vì đã bảo vệ đất nước. Cháu nghĩ mong ước có cơn mưa sẽ đến thôi vì các chú đã bảo vệ đất nước Việt Nam trong những ngày nóng nực rồi! Cháu mong các chú sẽ sống vui vẻ, hạnh phúc và điều kì diệu sẽ xảy ra đó là cơn mưa sẽ rơi xuống thôi. Cháu muốn tặng thơ cho các chú. Tôi ước có một cơn mưa Rơi xuống quần đảo Trường Sa Vì cây cối cần cơn mưa Rơi xuống và đọng trên lá Từ mồ hôi thắm trên cây Xin mưa hãy tới đi! Chú bộ đội ở đảo Trường Sa Ngày đêm canh giữ Tổ quốc chúng ta Ông trăng soi sáng Như một sự nỗ lực Của các chiến sĩ Trường Sa. (Nhã Uyên - 2E)
  • 42. 44 Hạt gạo vùng quê Hạt gạo vùng quê Bao tháng mới lên Vài bông lúa chín Nặng trĩu trên cây Rồi mới ra thóc Cũng khoảng vài tháng Mới được làm gạo Ăn nó ngon ngọt Nhưng không hề dễ Để làm được ra. (Tuệ Vi - 2A) Lúa vàng Kìa gạo trắng lúa vàng Trên cánh đồng mênh mang Bỗng nhiên bị mất trắng Khiến lòng người hoang mang Người dân cày chăm chỉ Bây giờ chẳng còn chi Họ sẽ phải làm gì Để bữa cơm no đủ? (Tuệ San - 2B)
  • 43. 45 Với truyện “Con sẻ” Ta thực sự thán phục, ngưỡng mộ tình cảm của sẻ mẹ dành cho sẻ con, tình cảm của hai mẹ con chim sẻ cũng không biến mất. Trong lòng ta đầy thán phục, cũng giống như trong lòng hai mẹ con chim sẻ đầy yêu thương. Khi nhìn thấy cảnh sẻ mẹ lao xuống cứu sẻ con, lúc đó ta mới bắt đầu hiểu ra tình cảm của họ như thế nào. Và còn nhận thấy trong cuộc sống cũng phải có lúc đối đầu với khó khăn. (Gia Minh - 2B)
  • 44. 46 Thư gửi ông Mike, người kéo vĩ cầm Ông Mike Walk ơi, cháu tên là Phạm Huyền Châu, tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai của ông rất hay. Cháu thấy rất cảm động. Các em bé và phụ nữ năm đấy như bị tuyệt chủng. Còn các ông già cũng rất khổ thân. Cháu biết ông rất hối hận. Cháu cảm ơn ông đã gắn lại vết thương chiến tranh của hai nước. Cháu cảm ơn ông rất nhiều. Chắc ông phải mở một lớp học vĩ cầm cho mọi người. (Huyền Châu - 3D) Mike Walk chơi hết bản nhạc, hạ đàn xuống rưng rưng nước mắt. Em bé: Sao chú lại khóc ạ? Mike Walk: À! Tại chú xúc động quá! Chú thấy khổ thân những người đã khuất trong chiến tranh. Em bé: Cháu nghĩ là chú đã chơi bằng cả trái tim và chú đã nghĩ tới mấy em nhỏ! Mike Walk: Đúng đó! Và chú thấy ấn tượng với người bạn của chú, một đứa bé trai sắp bị bắn mà chú ấy đã lao ra bế cậu bé và đưa vào bệnh viện! Em bé: Chú ấy thật dũng cảm! Mike Walk: Cháu nói đúng, vậy cậu bé, bố mẹ cháu đâu? Em bé: Dạ ... dạ... bố mẹ cháu mất rồi ạ! Mike Walk: Chú mong cháu quên đi nỗi buồn và tiếp tục vươn lên! (xoa đầu, nhìn âu yếm đứa bé) (Hà An - 3B) Những điều các em muốn nói khi xem đoạn phim tư liệu “TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI” Sau nhiều năm, Mike Walk trở về Việt Nam kéo đàn và trò chuyện với người dân Mỹ Lai, em tưởng tượng và ghi lại những câu chuyện đó.
  • 45. 47 Du khách: Chào cụ! Cụ bao nhiêu tuổi rồi? Cụ già: Tôi đã 72 tuổi rồi! Du khách: Thế chắc chắn cụ đã sống sót trong vụ thảm sát ... Cụ già: Ừ, đúng rồi! Lúc đó tôi sợ quá đã nấp sau bụi cây. Du khách: Cụ thật may mắn! Người thân cụ còn không? Cụ già: Thật buồn (cúi, buồn) Du khách: Tôi xin lỗi vì đã chạm vào nỗi đau của cụ! Cụ già: Chuyện đã qua thì hãy cho qua đừng nghĩ trong lòng! Du khách: Xin lỗi cụ vì đã có cuộc thảm sát, chiến tranh thật là... một làng thân thiện thế này mà... (nghĩ) Cụ già: Thôi đừng nghĩ, tôi chào anh! Du khách: Chào cụ, cảm ơn vì đã chia sẻ với tôi! (Bảo Anh - 3B)
  • 46. 4848 Người lính: Cháu chào cụ! Cháu tên là Mike Walk. Cụ già: Chào cháu! Cháu có việc gì mà tìm ta? Người lính: Cụ có nhớ người Hoa Kỳ đã đánh vào đây không? Cụ già: Ta không thể quên được! Người lính: Cháu là người lính đó. Làm thế nào mà cụ thoát được? Cụ già: Ta đi theo ống cống. Người lính: Cháu muốn cụ tha thứ cho cháu. Cụ già: Được! Ta sẽ tha thứ cho cháu, nhưng lần sau cháu làm gì cũng phải suy nghĩ. Hãy làm việc tốt giúp đỡ mọi người. (Khôi Nguyên - 3C) Mike Walk: Hu... hu... Em bé: Sao chú lại khóc? Mike Walk: Bởi vì nước Việt Nam đã phải chịu nỗi đau khổ. Em bé: Có phải vụ thảm sát ở Mỹ Lai không? Mike Walk: Đúng đấy! Bây giờ chú đang cố hàn gắn lại nỗi đau khổ. Em bé: Cháu cũng rất buồn vì tự nhiên lục quân Hoa Kỳ tấn công vào đất nước Việt Nam. Mike Walk: Ông cũng rất buồn khi đất nước mình lại đi đánh một đất nước yên bình. Em bé: Cảm ơn chú vì đã cố gắng hàn gắn lại nỗi đau! Tạm biệt chú! (Danh Thái - 3B)
  • 47. 4949 Sau khi được xem phim tài liệu, em cảm thấy những khía cạnh của chiến tranh ở Mỹ Lai, có cả mặt thiện và mặt ác. Mặt ác là lực lượng quân Hoa Kỳ đã xả súng đến 504 người dân! Còn mặt thiện là đã có một người đội trưởng đội bay cứu được một em nhỏ bằng lòng dũng cảm của mình, rồi dần dần ông Mike Walk đã đến Việt Nam, chơi vĩ cầm bằng cả trái tim cho những người đã khuất. Em có cái nhìn hối tiếc cho những người lính lục quân Hoa Kỳ năm ấy giờ đây sống trong dằn vặt và luôn có một câu hỏi to đùng trong đầu là: “Tại sao mình lại giết 504 người dân?”. Còn những người dân ở Mỹ Lai được sống trong bình yên nhưng họ vẫn nghèo nàn. Cuối cùng đoạn phim muốn truyền tải cho chúng ta hai thông điệp, đó là “sự đau thương trong chiến tranh” và “dù mình không làm ra tội ác, nhưng nước mình làm, cho nên mình trở lại Việt Nam để hàn gắn vết thương chiến tranh”. (Hà An - 3B)
  • 48. 5050 TÁC PHẨM GUERNICA CỦA PICASSO Kính gửi ông Pablo Picasso, Cháu tên là Lê Nguyên Dũng, cháu 9 tuổi học lớp 3B trường Gateway. Ở lớp cô giáo đã dạy cháu bức tranh ông vẽ. Bức tranh trường phái lập thể, nói về cuộc chiến tranh dữ dội, đẫm máu và hết sức khốc liệt. Bức tranh này nói về cuộc chiến tranh ở Tây Ban Nha, một đất nước ở rất xa chúng cháu. Nhưng cháu cảm thấy rất đồng cảm, bởi vì đất nước Việt Nam chúng cháu cũng trải qua những cuộc chiến tranh dữ dội như vậy. Cháu mong ước là thế giới này đều hòa bình và không có chiến tranh nữa. Nếu ông đồng ý thì cháu sẽ đặt tên cho bức tranh là “Cuộc chiến đẫm máu”. (Nguyên Dũng - 3B, viết thư cho danh họa Pablo Picasso)
  • 49. 5151 Ngày xưa có một cậu bé rất khỏe. Một hôm, mẹ cậu mua cho cậu một bức tranh đấu vật. Cậu rất thích bức tranh này và thầm ước mình có thể trở thành vận động viên đấu vật. Cậu hỏi mẹ: - Mẹ ơi, khi nào có cuộc thi đấu vật ạ? - Sắp đến tết rồi, cuộc thi đấu vật sẽ có trong dịp tết con ạ - Mẹ cậu trả lời. Cậu ấp ủ trong mình một ý nghĩ sẽ tham dự cuộc thi đấu vật vào dịp tết nên hàng ngày cậu tự luyện tập một mình hoặc rủ thêm mấy người bạn của mình cùng chơi. Khi tết đến, cậu xin mẹ tham gia thi đấu vật. Thật không ngờ là cậu lại giành chiến thắng. Từ đấy, cậu có niềm đam mê với đấu vật và trở thành một đô vật chuyên nghiệp. (Thái Hà - 3D, tưởng tượng sau khi xem tranh dân gian “Đấu vật”) TRANH ĐẤU VẬT
  • 50. 5252 Một buổi chiều yên tĩnh, tôi dạo bước trên con đường gồ ghề nhiều sỏi đá của đèo Ngang. Những chiếc lá khô rụng rơi lả tả khắp đường. Xung quanh chỉ là một sự yên lặng, tôi đi tới chợ thì chỉ thấy những bông hồng và lá cây bị bứt hoặc rơi xuống và gió cuốn bay đi. Tôi lên đỉnh núi, nhìn xung quanh cũng chỉ thấy những ngôi nhà xa tít, đường núi, gió cứ thổi cây lá đi đi lại lại khiến tôi thấy ớn lạnh. Tôi rảo bước xuống đồi, thoảng nghe có tiếng bước chân nặng nề trên những bậc thang ngang đèo. Tôi thấy hơi mệt nên ngồi xuống một tảng đá lớn cạnh đường rồi nghĩ: “Xung quanh ta chỉ có tiếng xì xào của cây cối và tiếng của gió. Ôi sao cô đơn vậy, ước gì có ai đó ở đây để cùng trò chuyện với mình”. Thế rồi những giọt nước mắt tôi bỗng dưng lăn xuống đôi gò má đang lạnh cóng của tôi. Tôi nhẹ lau nước mắt, nhìn xung quanh, nhặt một chiếc lá khô rồi trò chuyện với nó cho tan biến sự cô đơn. Tôi nói: “Lá ơi, ta buồn quá, cô đơn quá, chồng ta không có ở đây, một mình ta không có ai bầu bạn, cảm ơn lá đã giúp ta bớt cô đơn hơn. Lá ở đây chắc buồn lắm, để ta giúp lá vui hơn nhé, ta không muốn lá một mình cô đơn ở đây giống như ta đâu. Tạm biệt”. Thế rồi tôi thả chiếc lá đi theo làn gió. Tôi đứng dậy đi tiếp. Tôi cứ đi mãi đi mãi mà sự cô đơn vẫn bám theo tôi. (Mai Lâm - 4B) Tưởng tượng với bài thơ “Qua đèo Ngang”
  • 51. 5353 Một ngày, tôi đi vào Huế để nhậm chức với tâm trạng háo hức. Thế nhưng, khi đi qua đèo Ngang, bỗng nhiên tôi cảm thấy cô đơn và buồn bã. Xung quanh tôi, cảnh vật im lìm, chỉ có rừng, sông, vài chú tiều đang lang thang nhặt củi, phía bên kia sông thì lác đác có mấy ngôi nhà. Cỏ cây thì chen chúc với đá, lá thì đan xen vào hoa. Trước khi đi, tôi cứ nghĩ ở đây sẽ có nhiều người lắm. Và tôi còn nghĩ, nếu có nhiều người thì tôi sẽ bắt tay họ, trò chuyện, giới thiệu cho họ những bài thơ của mình, dạy họ làm thơ. Nhưng khi đến đây thì chẳng có ai cả nên tôi cảm thấy trống vắng, thấy nhớ nhà và tự hỏi: “Liệu mình có nên quay lại hay không?”. Tôi bối rối, rồi tôi quyết định là trước khi đi tiếp hay quay về thì tôi sẽ làm một bài thơ. Tôi đặt tên bài thơ là “Qua đèo Ngang”. (Thái Sơn - 4B)
  • 52. 54 “Bẩm bà lớn” – Chú lính hầu gọi. “Bà nhận được thư của quan”. Tôi giở thư ra xem, thấy bên trong viết: “Bà Huyện Thanh Quan thân mến! Tôi đây xin mời bà về Huế để nhận chức nữ quan, khoảng ba ngày nữa đi nhé! Chúc may mắn Quan lớn tỉnh Huế” Tôi nghe được tin, thấy mừng cả lên, bèn chuẩn bị đồ ngay. Ba ngày sau … Tôi bắt đầu lên đường rồi giở bản đồ chỉ thị con đường đến kinh đô ở Huế, đó sẽ là một quãng đường dài. - Hừm! – Tôi thầm nghĩ – Chắc phải đi qua đèo Ngang dẫn đến kinh đô ở Huế. … Được một thời gian, tôi đang đứng ở đỉnh đèo Ngang, trầm ngâm nghĩ ngợi. Mặt trời đang từ từ lặn sau núi. Mặt trời tỏa ra những tia sáng cuối cùng. Mặt trời từ từ khuất dần. Tôi có một ý tưởng, tôi sẽ viết một bài thơ. Khi tôi viết bài thơ xong, màn đêm đã buông xuống, bầu trời có hàng ngàn những vì sao tỏa ra lấp lánh. Hôm sau, tôi lại lên đường, đoạn đường tôi đi sẽ dẫn tôi đến kinh đô Huế. Khi đến nơi, tôi nhận chức nữ quan, tiệc mừng linh đình rồi tôi quyết định sẽ sống ở đây. (Hiến Thành - 4A)
  • 53. 55 Từ một bức tranh nhỏ mà mỗi bạn tưởng tượng nên một thế giới của riêng mình...
  • 54. 56 Anh em vớt sao Có một gia đình nghèo sống ở quê. Bố mẹ làm nghề bán cá, thu nhập thấp. Một hôm, người bố nói với các con: “Giờ bố mẹ đã già, các con hãy tìm việc làm mà kiếm sống nhé.” Thế là hai người anh vào chợ bán hàng, còn hai người em thì ra đồng cỏ. Người em hỏi: - Giờ làm gì đây anh? Người anh trả lời: - Tất nhiên là vớt sao rồi. Anh em họ chờ đến buổi tối rồi giơ cao vợt lên để sao rơi vào. Và vài con đom đóm bay vào mà họ tưởng là sao. Vậy là họ đem đom đóm ra bán và được rất nhiều tiền. (Nam Anh - 3D) Cậu bé Ru-bo và cô bé Lin-na Một đêm trăng tròn tròn Hai đứa dắt tay nhau Rồi đi thật mau mau Đến cánh đồng đom đóm Rubo bắt đom đóm Linna thả tay ra Giữa bầu trời bao la Nhưng lại không nhìn thấy Ánh đom đóm lập lòe Ôi! Lin-na, Ru-bo Hai đứa ước điều gì? Bỗng bà tiên hiện ra Hỏi muốn ước điều gì? Cháu chỉ có ước muốn Được trở về gia đình. (Minh Trang - 3A)
  • 55. 57 Bà tiên và hai mẹ con Một hôm, có một bạn gái gặp bà tiên. Bà tiên liền bảo là con có điều ước gì? - Bạn nói: Dạ, con muốn làm bác sĩ. - Bà tiên nói: Tại sao lại thế? - Bạn trả lời: Con muốn chữa bệnh cho mẹ con, mẹ con bị ung thư sắp qua đời. - Bà tiên liền bảo: Vậy ta sẽ giúp con cứu mẹ con, nhưng ngày nào con cũng phải bắt 20 con đom đóm và đưa 20 con đom đóm cho ta. Bạn liền đồng ý ngay và cùng anh trai bắt đom đóm. (Trí Hiếu - 3A ) Những ngày về tuổi thơ Ở đây có hai người. Hai người tên là Hen-ky và O-la. Buổi tối hai anh em xem bóng đá. Sau đó thì ra ngoài chơi và dẫn theo chú chó. Hen-ky đã sang Mỹ làm, nhưng bạn luôn nhớ về đứa em gái nhỏ ở Việt Nam của mình. Hen-ky thi thoảng nghĩ về kỉ niệm hai anh em cùng đi bắt đom đóm với nhau. (Minh Trí - 3A)
  • 56. 58 Tiến tới ước mơ Một buổi tối, Nga và Hùng ra bắt đom đóm. Hôm ấy, gió rất mạnh, Hùng còn dẫn cả con chó nhà bạn ấy ra nữa. Khi đã bắt được khá nhiều đom đóm, Hùng và Nga chuyển sang bắt một thứ khó hơn là ông trăng. Lúc đấy, Nga nói với Hùng rằng: Này, cậu có biết tớ có rất nhiều câu hỏi về ông trăng không? Tớ rất muốn lên đấy để gặp chú Cuội và chị Hằng nên lần này chúng ta phải cố gắng nhé!”. - Hùng nói: “Ừ, tớ cũng giống cậu. Nhiều lúc tớ nằm ngắm sao với bố tớ, tớ cũng rất muốn chạm đến ông trăng nhưng bố tớ bảo trăng cao lắm, không chạm đến được đâu. Thế nên tớ đành chịu.” - Nga nói: “Thôi cứ cố gắng mà theo đuổi ước mơ của cậu đi, cậu muốn trở thành phi hành gia vũ trụ đặt chân lên mặt trăng mà.” - “Ừ”. Hai bạn cố gắng để bắt ông trăng nhưng không thể. Hùng nói với ông trăng: “Ông trăng ơi, chờ cháu với. Sẽ có một ngày cháu đến được với ông mà”. Rồi các bạn về nhà. Hôm ấy rất ý nghĩa. Gửi Nga và Hùng, Tớ thấy ước mơ của các bạn rất đẹp. Các bạn ở nông thôn có vui không? Ở thành phố nơi tớ sống có nhiều thứ hiện đại nhưng lại rất đông đúc và ồn ào. Khi nào các bạn đến thăm nhà tớ nhé. Chúng ta có thể chơi trò đóng vai những nhà phi hành gia. Ở thành phố, các bạn còn có thể đi nhà sách hoặc công viên. Ở nông thôn các bạn thì sao? Chắc là ở nhà nuôi những con gà bé nhỏ dễ thương đúng không? Tớ rất ít khi được cho gà hoặc lợn ăn. Tớ nghĩ chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều thứ từ nhau. Lần trước, tớ về quê và được xem lợn ăn. Tớ hứa rằng các bạn sẽ không hối hận khi đến thành phố đâu. Hồi nhỏ, tớ không thích đến nông thôn nhưng sau này tớ lại rất thích. Cậu cứ thử đến nhà tớ đi. Ở nhà tớ có rất nhiều đồ chơi. (Thái Hà - 3D)
  • 57. 59 Tuổi thơ tốt lành Có hai anh em Và một chú chó Anh tên là Hùng Em tên là Hà Hai người ở nhà Muốn ra ngoài chơi Hùng lấy cái vợt Còn Hà ra trước Khi họ đến nơi Ở trên cánh đồng Chú chó bé nhỏ Chạy theo hai người Hà giơ hai tay Để còn hóng mát Hùng bắt đom đóm Đêm đó rất vui. (Nhật Minh - 3A) Đêm trăng rằm ta cùng đi bắt trăng Một ngày nọ, có hai bạn nhỏ rất háo hức đi bắt mặt trăng, mặc dù ở trên lớp họ đều bị cười nhạo. Lúc đi học về, hai anh em bỏ cặp và chạy ra hỏi mẹ: - Mẹ ơi, nhà mình có vợt nào to bằng mặt trăng không ạ? - Hả? Mẹ ngơ ngác khi nghe con hỏi có vợt nào to bằng mặt trăng không. Người mẹ suy nghĩ một lúc rồi lấy cái vợt cũ kĩ của nhà ra, đưa vợt cho con và bảo: - Đây, vợt đây. Đêm nay trăng sáng, con đi bắt đi. - Vâng. Người con cầm lấy vợt và đi ra ngoài sân. Hai đứa chạy ra ngoài đồng với Míc (một con chó) để bắt trăng. Hai đứa ngồi chờ trăng và nói chuyện. Khi trăng lên, hai anh em cầm vợt chạy theo trăng như một giấc mộng vậy. (Đức Quang - 3D)
  • 58. 6060 Bắt đom đóm Một ngày nọ, có hai anh em đi bắt đom đóm. Anh bắt bằng vợt. Em bắt bằng tay. Anh thì bắt được 97 con còn em chỉ bắt được 7 con thôi nên anh nói: - Sao mãi mới bắt được có mấy con thế? Em nói: - Thì em bắt bằng tay mà. Anh nhớ ra và nói: - À, ừ nhỉ! Hai anh em lại đi bắt tiếp. Bỗng có một con chó đi ngoài đường, hai anh em thấy và hỏi con chó: - Mày có muốn chơi với bọn tao không? Con chó quẫy đuôi tỏ ra đồng ý. Đến giờ ăn cơm tối, mẹ gọi hai anh em về ăn. Mẹ thấy con chó và liền hỏi: “Con chó ở đâu đây?”. Hai anh em nói: - Con chó chúng con thấy ngoài đường đấy ạ. Mẹ nói: - Trời ơi! Ai cho hai con mang nó về đây? Mẹ liền mang con chó ra đường thả và đuổi đi. Hai anh em giận mẹ và trốn đi tìm con chó. Đến sáng mẹ không thấy hai con đâu liền đi tìm thì thấy hai anh em và con chó nằm ngủ bên hiên nhà. Mẹ nghĩ lại tối qua, đoán là hai con giận mình, mẹ liền viết thư xin lỗi hai con. Khi anh ngủ dậy, thấy có một lá thư ghi: “Mẹ xin lỗi hai con, mẹ không nên vứt con chó ra đường như thế. Hai con vào nhà đi, mẹ chuẩn bị hết đồ cho con chó rồi đấy”. Anh liền gọi em dậy và đi vào nhà thì thấy có một cái chuồng chó, đồ ăn cho chó, quần áo cho chó, khăn tắm và xà phòng cho chó. Hai anh em vui vẻ, nói lời cảm ơn mẹ. (Huyền Châu - 3D)
  • 59. 616161 Hai đứa trẻ với mặt trăng Có hai đứa trẻ, tối thì thức còn ngày thì ngủ. Hai đứa trẻ mất cha mẹ từ sớm. Thường thì tối các bạn nhỏ vợt đom đóm. Hôm trăng rằm thì hai đứa tưởng là đom đóm to, hai đứa cố bắt. Nhưng chỉ bắt được toàn đom đóm nhỏ. Cô bé thường cho đom đóm vào lọ, còn bạn trai thì bỏ vào bình. Mỗi tối các bạn có đèn đom đóm. Một hôm, có một con cún đến chơi, hai bạn chơi với nó rồi nhảy múa, bắt đom đóm. Từ lần sau, cô và cậu bắt được nhiều hơn. Các bạn rất vui vì phòng mình cũng sáng mà không tốn tiền điện. Chỉ khi họ cùng bắt đom đóm và bắt được nhiều thì họ mới vui. Chú chó nhảy và đùa vui với họ. Khi lớn lên, cô bé và cậu bé lập ra quán cà phê đom đóm. Mỗi tối, cửa hàng mở cửa và thu nhập được nhiều tiền. Họ chăm sóc cho đom đóm ăn, ngủ, chơi. Một lần có thủ tướng đến quán và nói: - Đây là quán hàng tuyệt vời nhất! (Thảo Nhi - 3D)
  • 60. 6262 Đêm trăng sáng tuyệt vời Vào một đêm trăng tròn, gió thổi rất mát, cỏ mọc xanh mượt, có hai anh em ra chơi ở một bãi cỏ tươi tốt. Người anh thì dùng gậy bắt đom đóm, người em đứng hóng gió. Con chó thì chơi với đám cỏ xanh. Một đêm rất tuyệt vời! Người anh hỏi em: - Em ơi, em thấy vui không? Người em vui mừng đáp: - Có ạ, vui ơi là vui. Sau đó hai anh em nằm nghỉ trên bãi cỏ. Người em hỏi: - Anh ơi, có phải hôm nào trời cũng thế này không anh? - Anh không biết được em ạ - Người anh trả lời Người em buồn ngủ quá, ngủ thiếp đi. Người anh tự hỏi: “Sao hôm nay trời đẹp thế nhỉ?”. Rồi người anh cũng buồn ngủ và ngủ luôn bên cạnh người em. (Quốc Khánh - 3B)
  • 61. 6363 Cố bắt mặt trăng Một buổi tối ở một vùng quê hẻo lánh có hai bạn nhỏ đi ra ngoài bắt mặt trăng. Ngày nào hai bạn cũng đi ra ngoài để bắt mặt trăng. Cứ mỗi tối khi ăn cơm xong, hai bạn phải đi ngủ nhưng hai bạn lại lẻn ra ngoài để bắt mặt trăng. Một hôm, một bạn bị bắt quả tang ra ngoài chơi. Bố mẹ bạn đấy cũng cấm bạn nhỏ không được chơi với bạn nhỏ kia nữa. Cả hai bạn rất buồn vì không được chơi với nhau nữa. Bạn nhỏ kia hỏi mẹ tại sao không bắt được mặt trăng, mẹ bạn ý trả lời là vì mặt trăng ở tít trên trời cao nên không bắt được. Bạn ấy xin làm bạn lại với bạn nhỏ kia, cả hai bạn đều rất vui. (Khắc Kỳ - 3B) Cánh đồng tuổi thơ Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em rất thích ra đồng chơi. Một hôm, bố về tặng cho anh một cái vợt để bắt đom đóm. Mỗi khi đêm đến, hai anh em đều ra đồng để bắt đom đóm. Sau khi bắt xong họ nằm xuống và nhìn lên bầu trời. Bầu trời đầy đom đóm như những ngôi sao đang tỏa sáng, gió thì rất là mát. Có hôm hai anh em chơi muộn quên không về nhà mà ngủ luôn tại đó sáng ra thấy người toàn muỗi đốt. Đúng là một tuổi thơ thật đẹp. (Nam Anh - 3B)
  • 62. 6464 Đi bắt buổi đêm Một đêm nọ khi bố mẹ đang đi ngủ, hai bạn nhỏ ra bắt đom đóm bằng một cái gậy dài. Em gái nhỏ ngồi xuống cỏ, nhìn anh bắt đom đóm, anh trai cố hết sức bắt những con đom đóm đang bay lơ lửng trên trời. Anh trai: Mệt quá trời! Em gái: Không, anh là con trai mà, anh không được bỏ cuộc. Hay là em có thể bắt cùng anh được không? Anh trai: Được thôi, em về nhà lấy vợt đi, anh sẽ ở đây chờ. Em gái: Vâng ạ, em đi đây. Một lúc sau... Em gái: Anh ơi, em tìm thấy vợt rồi. Anh trai: Vậy tốt, đi bắt đom đóm thôi! Hai anh em bắt đom đóm cùng nhau. Buổi sáng, bố mẹ gọi không thấy đâu, ra ngoài bãi cỏ thấy hai bạn nhỏ cùng với chú chó và hai cái vợt. Bố mẹ bế hai em bé đi về nhà và để em bé vào giường. (Minh Hà - 3B)
  • 63. 6565 Bầu trời đêm Một ngày nọ có hai anh em ở một ngôi làng rất thích ngắm sao nhưng người bố của anh em nhà đấy lại không cho ngắm sao. Hôm nào hai anh em cũng định đi ngắm sao nhưng bị bố phát hiện. Hai anh em dùng mọi chiêu trò nhưng cũng không qua khỏi mắt bố. Một lần, khi trời tối, hai anh em đến phòng của bố và hỏi rằng: - Tại sao bố lại không cho bọn con ngắm sao ở ngoài kia hả bố? Người bố trả lời: - Bởi vì trước đây có một người bạn của bố đã bị mất tích do ngắm sao ngoài kia nên bố không cho các con ngắm sao. Khi nghe xong câu chuyện, hai anh em đó vẫn quyết định đi ngắm sao. Hai anh em chờ cho đến khi bố ngủ thì mới đi. Khi ra được bên ngoài đó, có rất nhiều đom đóm và nhiều sao. Người anh tự nói với mình một câu: “Hôm nay là một ngày tuyệt nhất trong đời mình”. (Gia Bách - 3D)
  • 64. 6666 Món quà kì diệu! Một người con nhận được một món quà rất đặc biệt. Người con thấy bố về hỏi: - Bố ơi cái gì đấy ạ? Người bố trả lời: - Đó là cà kheo đấy con! Nhưng người con lại thấy rất sợ vì nó quá cao. Người con nói: - Con cảm ơn bố! Nhưng thôi con không nhận đâu! Người bố ngạc nhiên hỏi: - Vì sao vậy? Con nói: - Vì con không thích! Người bố buồn rầu. Rồi người bố nghĩ rằng người con sợ. Hôm sau người bố thuyết phục cho người con lên thử cà kheo. Và khi người con trèo lên được cây cà kheo thì ngạc nhiên nói: - Ôi! Thật là món quà kì diệu! (An Chi - 4B) Chuyện sách và bút của tôi Một hôm, sách của tôi bay lên trời. Lúc tôi gọi vở Toán đâu rồi thì sách Toán liền tới rồi bảo: “Lần trước cậu được 99 điểm Toán đó, hôm nay phải phấn đấu được 100 điểm nhé!”. Ngày hôm sau, tôi thấy những cái bút của tôi nói chuyện với nhau. Lúc đi học, tôi gọi vở Văn là nó đến ngay. Vở Văn nói: “Này, Trí Đức ơi, cậu đừng viết ẩu, lần trước cô chê cậu đấy”. Lúc chuông kêu là đến giờ đi về, bạn bút chì bảo tôi: “Nay cậu làm giỏi lắm!”, rồi tôi cầm bạn bút chì đi về nhà. (Trí Đức - 2C)
  • 65. 6767 Người mẹ Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có hai mẹ con sống rất hạnh phúc. Một hôm, khi người con đã lớn, người mẹ nói: - Con đã lớn, con nên có việc làm sớm. Mẹ già rồi. Người con nghe thấy vậy liền nói: - Vâng, con tìm được việc rồi ạ! Người mẹ rất yên tâm. Một hôm, bà nhìn thấy con bà làm việc rất chăm chỉ. Đến cuối tháng, con bà lại mang về được một đồng vàng. Bà mừng rơn. Một ngày bà đi chợ, bà nhìn thấy một dòng chữ trên cửa đình “Triều đình cần có trạng nguyên. Cuộc thi tìm kiếm trạng nguyên sẽ diễn ra ở triều đình”. Bà thấy vậy rất vui mừng. Bà về nhà, nói chuyện với con. Tối nào cũng đèn sách cho con đầy đủ. Vì cậu đã đi học nên đã biết được một số thứ. Cậu học rất nhanh. Đến ngày thi, cậu đi thi. Một tuần sau trở về, cậu đỗ trạng nguyên. Nhưng khi cậu trở về thì chỉ thấy mộ của mẹ. Mẹ đã quá vất vả nuôi cậu ăn học. Cậu khóc rất nhiều nhưng mẹ không thể sống lại. Rồi cậu tự nhủ mình cần phải mạnh mẽ hơn vì mẹ đã cho mình quá nhiều. Một thời gian dài sau thì cậu cưới vợ. Họ sống bên nhau hạnh phúc trọn đời. (Tuệ Minh - 4B)
  • 66. 6868 Thành phố tương lai Em sống ở một ngôi nhà cây nhỏ trên một quả đồi tươi đẹp. Ngôi nhà có hai căn phòng nằm cạnh nhau, một phòng là chỗ nghiên cứu có cái mái là bếp và có cái sân nho nhỏ. Cạnh bếp có cái kính viễn vọng, phòng bên là phòng khách, có ghế sô pha và ti vi. Trên lầu là phòng ngủ có nệm trong góc, cạnh đó có cái két sắt, ti vi. Trên nữa là phòng tắm, sân thượng, trồng các cây linh tinh. Thành phố đó có rô bốt và năng lượng sạch. Tất cả đều tiện nghi. Họ đã nghĩ ra các đồ ăn thay cho thịt và họ không giết động vật để lấy thịt nữa. Các đám mây được cải tạo thành công viên và sân bóng. Ở đó không có xe cộ, các chiếc ghế biết bay giúp con người di chuyển. Tất cả đều rất sạch sẽ, không có khói bụi. Họ cũng có thể du lịch trên vũ trụ và nghỉ tại khách sạn dưới lòng đất. (Nhật Minh - 3D) Tuổi thơ khi về quê Hôm nay là ngày rằm, Nam vui lắm, cậu nhảy lên vui sướng khi cậu được về quê thăm bà. Nhà bà thì ai cũng tấp nập làm việc nhưng bà thì lúc nào cũng dành thời gian cho Nam. Bà chiều Nam lắm, có vài lần nghiêm túc với cậu thôi. Hôm nay, Nam và cả nhà về bà. Bấy giờ bà đang nấu cơm cho bữa tối. Nam đi vào sân thì Phương chạy ra và bắt đầu hét toáng lên: - Bà ơi! Anh Nam về! Bà ơi! Nghe thấy vậy, bà bước ra, cậu ta chạy lại gần bà và ôm bà thật chặt. Người bà ấm áp như một cái gối và tóc bà bạc phơ như mây. Cậu yêu bà lắm. Bà bảo: - Bà đang nấu cơm và đang làm món thịt xiên cháu thích đó! Nam vui lắm. Đối với Nam, những ngày về thăm bà là những ngày vui nhất. (Nguyễn Bùi Bảo Châu - 3D)
  • 67. 6969 Cô bé lười biếng Có một cô bé lười biếng, cái gì cũng không làm, lúc nào cũng chỉ nhìn vào ti vi. Mẹ cô bảo: - Nếu con không tích cực thì lớn lên con không có tiền tiêu đâu. Nhưng cô gái vẫn bảo: - Kệ con. Rồi cô xem ti vi tiếp. Mười năm sau, một ngày mẹ cô nói: - Con ơi, mẹ già yếu rồi, con cố gắng kiếm tiền nhé! Người con bảo: - Mẹ thôi đi. Rồi cô gái bỏ đi chỗ khác. Một năm sau, mẹ cô mất, cô bé sống một mình. Cô nghĩ: “Mẹ nói đúng, chỉ khi mình chăm chỉ thì mình mới có tiền. Mình không nên phản đối mẹ”. Từ đó, cô bé làm việc chăm chỉ hơn. (Anh Minh - 3D)
  • 68. 70 Kí ức đau buồn Người bạn thân tuyệt vời của Sofia không ai khác chính là Bunny, một chú thỏ con trắng muốt với chiếc nơ hồng trên tai trông rất đáng yêu. Vào thứ bảy, em họ nhỏ bé đáng yêu của Sofia là Marina tới chơi. Khi Sofia đi lấy bánh, Marina ở cùng Bunny và thấy Bunny buồn ngủ nên đã đặt Bunny vào chiếc hộp đồ chơi dường như không có lỗ thoát không khí và đóng chặt vào. Khi Marina về, Sofia không thấy Bunny đâu nên đi tìm và khi Sofia mở chiếc hộp ra thì thấy Bunny xinh xắn nằm trong đó như say ngủ nhưng đã cạn kiệt hơi thở. Lúc ấy, những hàng nước mắt của Sofia lăn xuống như không gì có thể ngăn cản được. (Linh Phương - 4B)
  • 69. 7171 Ở Gateway, các bạn học sinh nhờ học thao tác liên tưởng mà có trò chơi tạo câu đố rất vui. Không chỉ các bạn trong cùng một lớp làm câu đố để đố nhau mà còn lớp này làm câu đố để đố lớp kia. Các bạn khối 3 có còn nhớ hôm chúng mình đi Bảo tàng văn học với nhau và chơi trò chơi câu đố giữa các lớp không? Hôm ấy lớp nào giải đố được nhiều nhất ấy nhỉ ? Mời mọi người thử giải một vài câu đố của học sinh Gateway nhé!
  • 70. 72 Cái gì thân to Nó nặng bằng tấn Hồi nhỏ không có Chiếc vòi rất dài Không viết được bài Cái tai rất nghịch Cũng có cái ích Chỉ phun ra nước Phun thì tung tóe Bạn có thể đoán Đó là con gì? (Nhật Minh - 2B) Cái gì vừa thấp vừa cao Bên dưới là nước rêu đầy bên trên? (Tập thể lớp 3C) Là con mà không phải là con Bay trên bầu trời Gắn với tuổi thơ? (Tập thể lớp 3B) Đố biết cây gì Ngọn cao chót vót Thân chia nhiều đốt Cùng Gióng đánh giặc? (Tập thể lớp 3A)
  • 71. 73 Người gì vừa tròn vừa béo Thân thì như quả bóng bay Không chân mà đứng thế mới hay Là gì ? (An Dương - 2E) Người hình số tám Như hai quả cam Lúc nào cũng cười Nhưng mà rất lười Không bao giờ ngã Chẳng thể đi xa Đố là con gì? (Thục Anh - 2C) Cái gì mà thẳng không cong Trên thân thì nhiều con số, Dùng để đo độ dài, Góc thì nhọn. Không đứng, nằm thì được. Là gì ? (Hà Anh - 2B) Cái gì nó dài Viết ra màu đen Gọt đi thì sắc Sai thì tẩy được Viết nhiều thì cùn Nó dùng để kẻ Cái dài, cái ngắn Thân làm bằng gỗ To như chiếc đũa Đố bạn biết được Đấy là cái gì? (Nhật Minh - 2B)
  • 72. 74 Hiệp sĩ áo đen Chân to bốn cột Hay giúp dân làng Công việc đồng áng Là con gì? (Tập thể lớp 3A) Cái gì vuông vắn màu xanh Có lúa, có lợn tay mình làm ra? (Tập thể lớp 3A) Tính tôi thẳng thắn thật thà Thân tôi thẳng tắp hiên ngang giữa trời Muốn sang hỏi cưới cần phải có tôi Là cây gì? (Tập thể lớp 3B) Có một bà mẹ Sinh được trăm con Chia nhau cai quản Trên rừng dưới biển Đứa nào cũng chăm Đố các bạn biết Người mẹ là ai? (Tập thể lớp 3A)
  • 73. 75 Em rất thích khi người đánh em Em kêu rất to nhưng không hề đau Người em tròn mà ruột em rỗng. Là cái gì? (Tập thể lớp 3D) Em đứng ở trước cổng làng Mặt trăng cao vút em cũng ở trên Tên em giống một loại bánh Cành em thì dài, thân em thì to. Là cây gì? (Tập thể lớp 3C) Người gì nhanh lớn phi thường Giúp làng đánh giặc một mình không lo Tre ngà thay gậy sắt cứng diệt thù? Là ai ? (Tập thể lớp 3D) Ai ngồi trên cái chõng tre Chuyên gõ đầu trẻ tưởng xấu mà hay? (Tập thể lớp 3C)
  • 74. 76 Chuyển thể câu chuyện cổ “Một bà mẹ” (Andersen) Có một bà mẹ Đang ngủ cùng con Bỗng nhiên con mất Bà mẹ hoảng hốt Con ơi, con ơi Con đi đâu rồi? Có một bà cụ Ngồi trong bão tuyết Tiết trời lạnh buốt Bà cụ thốt lên Gì đã xảy ra? Chạy chạy chạy chạy Đến gặp Bụi Gai Bà mẹ sưởi ấm Bụi Gai chỉ đường Ra hồ nước mau Thần Chết cướp con Bà mẹ vội vã Hồ nước bảo mẹ Hãy khóc, hãy khóc Để lấy đôi mắt Làm viên ngọc trai Cơn gió lạnh buốt Thần Chết đã đến Thần Chết không biết Bà mẹ đã đến Chỗ này kiểu gì Bà mẹ trả lời “Vì tôi là mẹ” . (Đức Khánh - 2E)
  • 75. 7777
  • 76. 7878
  • 77. 7979
  • 78. 8080 Từ xưa xửa xừa xưa Trời khô khô hạn hán Kể cả một giọt nước Sông hồ còn kém thua Cá sông thành cá chết Không còn cọng rêu xanh Màu xanh đều biến mất Cóc muốn đổ màu xanh Cho hoa màu cây cỏ Liền đi lên kiện trời Đổ màu xanh cho lá Đổ vị ngọt cho quả Đổ vị tươi cho hoa Nhìn thấy bác gấu nâu Chảy cả mỡ ra đường Liền rủ bác ấy đi Đi được một quãng dài Cóc rủ luôn anh cua Rồi đến rủ bác cọp Rồi đến cáo đến ong Ta đi lên kiện trời Hỏi tội cả thiên lôi Cho nước lấy màu xanh. (Gia Bình - 2C) Ngày xửa ngày xưa Ở trên thiên đình Quên cho mưa xuống Ở dưới hạn hán Các loài, muôn vật Không có nước uống Có một anh Cóc Định lên thiên đình Để làm mưa rơi Đầu tiên gặp Cua Sau đó gặp Gấu Gấu nằm chảy mỡ Cóc hỏi đi không? Gấu trả lời có Cả đoàn cùng đi Đến một tổ ong Khô hết cả mật Cóc bảo đi không Bầy ong bảo có Cả đoàn cùng đi Đi lên thiên đình. (Ngân Hà - 2D) “Cóc kiện trời”
  • 79. 81 Một đám cưới diễn ra Của loài chuột nhỏ bé Với bao sự góp mặt Của chuột đồng chuột nhà. Thế nhưng bỗng xuất hiện Một chú mèo to gan Tới chặn đám cưới lại Với dáng vẻ huyên hoang. Rồi chú đòi đủ thứ Nào cá rán, cá nướng Tất cả đều phải ngon Thì chú mới cho qua. Rồi tất cả loài chuột Đều lặng lẽ làm theo Cuối cùng chú cũng tha Đám cưới lại tiếp tục. (Nhật Minh - 3A) Kể lại câu chuyện từ bức tranh “Đám cưới chuột”
  • 80. 8282 Có một công chúa Vừa mới chào đời Nhà vua mở tiệc Mời các bà tiên Bà tiên thứ tám Chúc một điều ác Bà tiên thứ bảy Giải thiêng lời nguyền. Mười lăm năm sau Công chúa đến thăm Một lâu đài cổ Có một bà cụ Đang ngồi quay sợi Công chúa làm thử Bị đâm vào tay Bắt đầu giấc ngủ Một trăm năm dài. Có một Hoàng tử Nhìn thấy lâu đài Liền đi vào trong Nhìn thấy Công chúa Liền hôn vào tay Công chúa bừng tỉnh. Nhà vua tổ chức Một đám cưới to Dành cho Công chúa Cùng với Hoàng tử Công chúa, Hoàng tử Cùng sống hạnh phúc Bên nhau trọn đời. (Bảo Chi - 4A) Công chúa ngủ trong rừng
  • 81. 8383 Ngày xửa ngày xưa Ở vương quốc nọ Có cô công chúa Xinh ơi là xinh Bị mụ phù thủy Ban cho lời nguyền Lớn lên sẽ bị Một mũi kim sa Đâm vào rồi chết Bà tiên trẻ thương Cứu nàng bằng cách Cho nàng ngủ dài Những một trăm năm. Một trăm năm sau Có vị hoàng tử Thương tình đến cứu Thế là hoàng tử Cưới nàng công chúa Hạnh phúc suốt đời. (Minh Ngọc - 4B)
  • 82. 8484 Sơn Tinh, Thủy Tinh Sơn Tỉnh Sơn Tinh Mỵ Nương là vợ Thủy Tinh không sợ Dâng nước đuổi theo Sóng dữ vèo vèo Sơn Tinh không sợ Nước phải rút hết Bèn ra chỉ tay Núi từ đâu mọc Sơn Tinh thắng cuộc Thủy Tinh chịu thua Nhưng cứ tháng 7 Nhớ đến thù xưa Thủy Tinh vẫy tay Nước dâng lên cao Để đánh Sơn Tinh (Ngọc Khánh - 2E) Thầy bói xem voi Ngày xửa ngày xưa Có năm thầy bói Cùng đi xem voi Một ông sờ vòi Con voi như đỉa Ông này sờ tai Con voi giống quạt Ông lại sờ ngà Cãi rằng không phải Nó như đòn càn Có ông sờ chân Kêu nó sừng sững Như cái cột đình Ông thì sờ đuôi “Các thầy sai cả Nó như chổi cùn” Năm thầy cãi nhau Không ai chịu ai Thành ra xô xát Đánh nhau toạc đầu. (Tuấn Minh - 3A)
  • 83. 85858585 Học sinh lớp 4, lớp 5 có thể tự viết kịch và biểu diễn kịch không? Điều này là hoàn toàn có thể. Bởi vì, các em đã được học về bố cục của thể loại kịch, cùng tìm hiểu về đặc điểm cơ bản của thể loại nghệ thuật này. Các em thích thú viết kịch, hào hứng đóng vai trong các tiết học Văn. Xin mời các bạn cùng thưởng thức một số kịch bản do các em học sinh trường Gateway biên soạn.
  • 84. 8686 (Xây dựng lại từ vở kịch “Chú lính chì dũng cảm” sách Văn lớp 4 - Tập thể lớp 4A) Đạo cụ: - 1 cái nạng - 8 bộ quần áo lính chì (tự may làm từ vải dạ) - 8 khẩu súng giống nhau, có quai đeo (tự làm từ giấy) Phân vai: Người giới thiệu (NGT): Tuệ Như Lính chì đội trưởng (LCĐT): Dĩnh Anh Lính chì cụt chân (LCCC): Khoa Nam Cô vũ nữ: Ban Mai Các lính chì khác: Minh Triết, Duy Anh, Hải Đăng, Đức Tuệ, Phú Bình CHÚ LÍNH CHÌ DŨNG CẢM
  • 85. 8787 NGT: Thưa các bạn, lớp 4A xin bắt đầu kể câu chuyện của Andersen viết về một chú lính chì. Khi câu chuyện này diễn ra, tất cả chúng ta đều đang ngủ. Câu chuyện này chỉ là một giấc mơ. Vì vậy, xin các bạn hãy im lặng, nhắm mắt lại, nhắm mắt lại nào! Lớp 4A đã ngủ rồi, tốt lắm! Lớp 4B, 4C vẫn còn ồn ào một chút…! Nào, mời các bạn hãy nhắm mắt lại để giấc mơ của chúng ta được bắt đầu nào… Bạn nào còn xì xào thế? Im lặng để các bạn khác còn ngủ nào… Nhắm mắt lại! [Các lớp trật tự và nhắm mắt] Các bạn đang ngủ rất say…! Các bạn đang mơ….đang mơ….! Xin chào các bạn có biết vì sao có các chú lính chì hay không? Lai lịch của các chú lính chì là như thế này: Ông chủ nhà có cái thìa múc canh bị mẻ, không dùng được nữa. Ông nghĩ ra một sáng kiến, đó là đúc cái thìa đó thành những chú lính chì bé tí. Được hẳn cả một trung đội nhé. Chỉ có điều là thiếu chì nên cậu lính ra đời sau cùng bị thiếu một chân. Thiếu một chân mà dũng cảm thì vẫn là dũng cảm. Thiếu một chân nhưng vẫn đầy đủ những tình cảm của một chiến sĩ. LCĐT: Tập hợp!... Đi khẽ thôi! Các bạn lớp 4 trường Gateway đang ngủ đấy! Nội dung
  • 86. 8888 [Đoàn lính đi ra. Chú ý: Chú lính cuối cùng chống nạng, vác súng, một chân buộc co vào trong ống quần để giả vờ mất chân]. LCĐT: Nghiêm! Hay lắm! Cậu nào đập mạnh cái gì thế? Các bạn lớp 4 ngủ cơ mà. [Hỏi LCCC] Nhặt cái đấy ở đâu thế? LCCC: Đây là cái nạng. LCĐT: Nạng để làm gì? LCCC: Nạng để thay thế cho cái chân cụt ạ! LCĐT: Hay nhỉ. Đi lại cho cả trung đội xem nào. Bước thử coi. Mốt hai mốt… Mốt hai mốt… Mốt hai mốt… LCCC: [Đi, đếm theo lệnh NDC, cái nạng gõ mạnh: Lưu ý, nếu diễn trên thư viện có thảm thì có thể nạng không gây tiếng động. Lúc ấy cử 1 bạn ra chỗ không có thảm gõ xuống nền gạch cộc...cộc giả vờ là tiếng động của chiếc nạng gỗ, tiếng gõ phải khớp với nhịp đi của LCCC] LCĐT: Cậu đi lại nhiều tiếng động quá đấy. Đã bảo cậu là các bạn lớp 4 trường Gate- way đang ngủ cơ mà. Bây giờ đến mục kiểm tra toán xem bài học tối qua các cậu có nhớ không. Nghe đề toán này: 1 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 Kết quả bằng bao nhiêu? [NDC hỏi lần lượt từng chú lính chì lành lặn. Lần lượt các chú lính chì đều lắc đầu, gãi đầu, lúng túng ậm ừ trả lời rằng khó quá]. LCCC [giơ tay] Em trả lời được. Đề nghị cấp chỉ huy hỏi lại! LCĐT: 1 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 kết quả bằng bao nhiêu? LCCC: Kết quả bằng 1 [Gõ nạng để nhấn mạnh]. LCĐT: Giỏi! [Các chú lính chì vỗ tay Hoan hô] Nghe tiếp đề toán này: 3 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 + 2 – 2 kết quả bằng bao nhiêu? LCCC: Kết quả bằng 3 [Gõ nạng để nhấn mạnh 3 tiếng].
  • 87. 8989 [Lúc này cô vũ nữ mặc váy trắng ra làm động tác múa co một chân và cố gắng đứng yên] LCĐT: Giỏi! [Các chú lính chì vỗ tay Hoan hô] Nghe tiếp đề toán này 100 + 2 – 2 + 2 … - 2 kết quả bằng bao nhiêu? LCCC: Kết quả bằng 100. LCĐT: Giỏi! Bây giờ ai trả lời được câu đố sẽ được thưởng kết bạn với cô vũ nữ đứng trên lò sưởi kia. Trong một căn phòng có một cây nến, lò sưởi, đèn dầu… mà chỉ có một cây nến. Hỏi người đó sẽ thắp thứ gì đầu tiên? LCCC: Em biết. Đó là thắp cây diêm. Vì cây diêm cũng cần phải thắp sáng xong thì mới thắp được mấy cái kia. LCĐT: Giỏi! Em sẽ được kết bạn với cô vũ nữ kia. LCCC: Con người có đủ hai chân. Nhưng cả em và cô vũ nữ kia chỉ có một chân. LCĐT: Em nhầm đấy! Cô ấy đang múa nên một chân bị che đi thôi. LCCC: Nhưng nếu cô ấy có hai chân chắc cô ấy chẳng thích em đâu. LCĐT: Không sao. Em thông minh và dũng cảm thế cơ mà! Mời cô vũ nữ hãy xuống đây nào! [Cô vũ nữ xinh đẹp bước ra khoác tay chú lính chì] Các chú lính chì: [Vỗ tay, hò reo] Hoan hô! Hoan hô!... LCĐT: Ôi, các cậu làm ồn quá! Các bạn học sinh lớp 4 đã thức dậy từ bao giờ rồi kìa! Chúng ta hãy cúi chào các bạn ấy đi nào! [Tất cả xếp hàng, cúi chào rồi đi vào]
  • 88. CHIẾU DỜI ĐÔ (Tập thể lớp 4B) Kịch bản: Lớp 4B Đạo cụ: 10 bộ quần áo Vua Lý Thái Tổ, quan, lính (tự may từ vải dạ) Cờ phướn (làm từ giấy) Phân vai: 1. Vua Lý Thái Tổ: Khánh Duy 2. Quan 1: Xuân Phong 3. Quan 2: Minh Ngọc 4. Quan 3: Cao Minh Trí 5. Quan 4: Nguyễn Minh Trí 6. Lính 1: Vũ Khang 7. Lính 2: Phan Anh 8. Lính 3: Thái Sơn 9. Lính 4: Hồng Quân
  • 89. 9191 NỘI DUNG: Cảnh mở màn Vua Lý Thái Tổ [trầm tư suy nghĩ rồi thở dài]: Ngắm cảnh kinh đô Hoa Lư. Lính: Muôn tâu thánh thượng, thần mạo muội bày tỏ điều này. Vua Lý Thái Tổ: Ngươi cứ nói trẫm nghe. Lính: Dạ muôn tâu, thần thấy thánh thượng đứng ngắm cảnh non nước hữu tình của Hoa Lư mà sao tâm trạng ngài có vẻ không vui, không biết thánh thượng lo lắng điều gì vậy? Vua Lý Thái Tổ: Mấy năm nay lụt lội xảy ra liên miên, nhân dân đói khổ, trẫm thấy vùng đất Hoa Lư này không còn phù hợp nữa, trẫm muốn tìm một nơi khác để đóng đô, phát triển đất nước, nhưng chưa dám quyết định. Trẫm muốn cùng các quan đại thần bàn bạc về vấn đề trọng đại này. Lính: Vậy để thần mời các quan đến cùng bàn bạc giúp thánh thượng bớt lo âu ạ. Vua Lý Thái Tổ: Được, ngươi mời các quan vào chầu đi. Lính: Mời các quan vào chầu. Xung đột kịch Quan 1: Dạ, muôn tâu thánh thượng, thánh thượng có chuyện gì lo lắng ạ? Vua Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn: Trẫm mời các khanh đến để bàn về một vấn đề trọng đại của đất nước, trẫm muốn hỏi các khanh nghĩ thế nào về địa thế của kinh đô Hoa Lư? Quan 1: Muôn tâu thánh thượng, kinh đô Hoa Lư là một nơi có phong cảnh hữu tình, núi non hùng vĩ, cảnh đẹp trời ban ạ. Quan 2: Dạ, kinh đô có địa thế hiểm yếu, giặc khó mà đánh chiếm được, kinh đô đóng ở đây thì bền vững muôn đời. Quan 3: Muôn tâu thánh thượng, đúng là kinh đô Hoa Lư do tiên đế dựng nên, là nơi có cảnh đẹp hiếm có, thế nhưng địa thế hẹp, hiểm trở khó mà phát triển giao thông và giao lưu kinh tế với các quốc gia khác. Quan 4: Dạ, thần thấy rằng, kinh đô Hoa Lư là nơi Tiên đế chọn để gây dựng cơ nghiệp, đó là vùng đất thiêng liêng muôn thuở. Song nhiều năm lụt lội, nhân dân khổ cực lắm ạ. Quan 1: Dạ, muôn tâu thánh thượng, thần không đồng ý, kinh đô Hoa Lư địa thế đẹp nhất ạ. Quan 3: Dạ, muôn tâu thánh thượng, thần cũng nghĩ rằng, kinh đô Hoa Lư cũng chưa thật sự thuận lợi lắm ạ, về lâu dài khó phát triển đất nước được. Vua Lý Thái Tổ: Trẫm đã trăn trở rất nhiều về việc định đô, có một điều trẫm ấp ủ đã lâu, đó là muốn chuyển kinh đô Hoa Lư về thành Đại La, các khanh nghĩ thế nào? Quan 1: Dạ muôn tâu thánh thượng, Hoa Lư là nơi tiên đế dựng nghiệp đã lâu, từng chiến thắng nhiều quân giặc mạnh, không nên chuyển đổi ạ. Quan 2: Dạ, Hoa Lư là nơi mà các quan đại thần an cư lạc nghiệp, đây cũng là gốc rễ triều đình nên không dễ gì dời đi nơi khác được, mong Thánh thượng soi xét. 9
  • 90. 92 Quan 3: Dạ, thần nghĩ rằng, nếu việc dời đô đem lại sự phát triển phồn thịnh cho đất nước thì cớ sao lại không chuyển dời? Quan 4: Thần cũng nghĩ là chuyển đô đến nơi thuận lợi, đất đai màu mỡ hơn thì nhân dân ấm no, đất nước bền vững muôn đời. Quan 1+2: Dạ, muôn tâu thánh thượng, không thể tùy tiện theo ý các quan mà làm ảnh hưởng đến vận mệnh của đất nước. Quan 4: Dạ tâu thánh thượng, nếu cứ khăng khăng cố định một nơi thì đất nước làm sao có cơ hội phát triển. Lịch sử đã ghi nhận nhiều triều đại chuyển kinh đô và phát triển hơn đó thôi. Quan 1: Không, thần phản đối, thánh thượng không nên dời kinh đô Hoa Lư. Quan 2: Thần cũng phản đối. Vua Lý Thái Tổ [thở dài]: Trẫm nghĩ các khanh không hiểu được lòng trẫm. Các quan: Chúng thần ngu muội, xin thánh thượng chỉ dạy. Vua Lý Thái Tổ: Hơn bốn mươi năm đóng đô ở Hoa Lư, nhân dân yêu mến, phải chuyển dời đi trẫm đau lòng lắm.
  • 91. 93 Nhưng trẫm đã nghiên cứu rất kỹ rồi, vùng đất Hoa Lư núi non hiểm trở, có khả năng phòng thủ tốt là lựa chọn tối ưu cho buổi đầu dựng nghiệp. Nhưng nay, đất nước ta đã độc lập phải lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa đặt lên hàng đầu thì xem ra vùng đất này không còn phù hợp nữa. Trẫm muốn dời kinh đô đến vùng đất Đại La, nơi có con sông Nhị Hà chảy qua, Đại La nằm ở vị trí trung tâm của trời đất, đất đai rộng lớn, bằng phẳng, muôn vật tươi tốt, xem khắp nước Việt ta, đó là nơi thắng địa để xây dựng kinh đô của đế vương muôn đời. Ý các khanh thế nào? Các quan: Thánh thượng anh minh. Cảnh hạ màn Vua Lý Thái Tổ: Trẫm muốn thảo ra một bản chiếu dời đô rồi cùng cách khanh di dời, các ngươi có đồng ý không? Các quan: Dạ, chúng thần đồng ý ạ. Vua Lý Thái Tổ: Người đâu mang giấy mực lại để ta viết chiếu. Lính 1: Mang giấy mực lại đây cho thánh thượng. Lính 2: Mang giấy mực đến. Vua Lý Thái Tổ: Viết chiếu dời đô. Viết xong đưa cho Lính 1. Lính 1: Mời các quan tiếp chỉ: [Các quan quỳ xuống tiếp chỉ] Lính đọc chiếu xong, các quan cùng đồng thanh: Thánh thượng anh minh. Đại La thẳng tiến! Lính 3 + lính 4: Mang cờ ra để dẫn đoàn dời đô [âm nhạc - bài hát Dời đô]. 93
  • 92. 949494 TẮT ĐÈN (Kịch bản được tập thể lớp 4C chuyển thể từ trích đoạn tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) Đạo cụ: - 1 bộ áo nâu váy đụp. - 2 bộ quần áo dài cho ông bà Nghị - Nón, rá, bàn ghế, bộ ấm chén. Phân vai: + Ông Nghị Quế: Minh Hoàng + Bà Nghị Quế: Nguyên Như + Chị Dậu: Khánh Ngọc + Cái Tý: Trà My + Chị bếp: Thục Anh + Anh hầu: Việt Cường + Người giới thiệu (NGT): Thanh Giang
  • 93. 9595 Cảnh 1: Ông Nghị và mẹ con chị Dậu. Khung cảnh: ngoài sân nhà ông Nghị, 1 chiếc ghế. NGT: Nhà chị Dậu thiếu tiền nộp sưu, chạy vạy khắp nơi không được nên phải mang con và mang chó đến bán cho nhà ông bà Nghị Quế. Lúc chị đến là buổi trưa, ông Nghị đang ở ngoài sân. Ông Nghị [đang ngồi ghế, chân vắt chữ ngũ, vừa vê vê râu một cách sung sướng, vừa ngắm nghía mấy con chim bồ câu, vừa nói]: Chà, mấy con chim bồ câu nhà mình đẹp quá! Chúng to tướng cả rồi! Trông đã thấy ngon. Loại này mà nấu cháo ăn thì tuyệt phải biết! Anh hầu [rón rén đi ra]: Dạ, bẩm cụ… Ông Nghị [tỏ vẻ bực mình, mặt nhăn nhó khó chịu, quay ra hỏi]: Có chuyện gì? Ta đang ngắm chim bồ câu! Mất cả hứng! Anh hầu: Dạ, 10 giờ trưa nay cụ có hẹn họp ở nhà ông Nghị Hách làng bên, bây giờ đã đã quá giờ hẹn lâu lắm rồi đấy ạ. Ông Nghị: Ôi giời, cái lão Nghị Hách ấy có được việc gì đâu! Thôi, muôn rồi thì mai hẵng sang, chẳng có gì phải vội! Anh hầu: Dạ, nhưng… Ông Nghị: Nhưng với nhị gì! Lui vào trong đi! Anh hầu: Vâng ạ. [Quay người vội vàng chạy vào trong] Ông Nghị [đứng dậy, đi quanh sân, vừa đi vừa vươn vai]: Ngồi mãi, mỏi cả người, nãy ăn no quá! Đi một tí cho vơi cái bụng đi nào! [Lúc ấy, mẹ con chị Dậu đi đến, đứng thập thò ngoài cổng] Ông Nghị [trông thấy, lẩm bẩm]: À, nhà Dậu đến rồi đây! [Đi thêm 2 bước, quát to ra oai] Đứa nào đấy? Cứ thập thò ngoài ấy làm gì như ăn trộm thế? Chị Dậu [Vẫn đứng ngoài, cái Tí nép đằng sau]: Dạ, bẩm cụ, con đưa cháu nó đến hầu hai cụ ạ. Ông Nghị: Á à, mẹ con nhà con mụ Dậu hả? Cứ tưởng là trộm đấy! Làm gì mà bây giờ mới dắt nhau đến? Để cho người ta chờ đợi mấy giờ đồng hồ! Dính dáng với chúng bay lúc nào là bực mình lúc ấy! Không đúng hẹn bao giờ cả! Chị Dậu [sợ hãi]: Con xin lỗi cụ, cụ bỏ quá cho. Hôm nay nhà con bị trói ở đình, con phải lên xin mãi người ta mới cởi ra cho để ký văn tự. Vả lại đường cũng hơi xa, hai mẹ con con đi khí chậm ạ. Xin cụ tha lỗi cho ạ! Ông Nghị: Thông với chả cảm! Ai rỗi hơi mà thông cảm cho nhà chúng bay! Rách việc! Chị Dậu: Con lạy cụ, cụ thương nhà con với ạ.
  • 94. 96 Ông Nghị: Kệ chúng bay! Vào mà thưa với bà trong nhà kia kìa! [Quay vào trong, gọi to] Này, một đứa ra coi chó cho chúng nó vào! [Nói xong, chắp tay sau lưng lững thững đi vào] Anh hầu [từ trong chạy ra, vừa chạy vừa kéo dài dọng vẻ xun xoe]: Dạ….ạ….ạ.. [chạy nhanh ra mở cổng, cầm gậy đuổi chó] Mực, lui ra kia! Con Vện, đừng có cắn! [Quay sang bảo với mẹ con chị Dậu] Đi gọn vào không chó nó cắn cho bây giờ! [Mẹ con chị Dậu cúi đầu, líu ríu bước theo vào] Cảnh 2: Ông bà Nghị mắng mẹ con chị Dậu nói dối [Khung cảnh: Trong phòng khác nhà ông Nghị. Có một cái bàn uống nước, bộ ấm chén, hai chiếc ghế] NGT: Lúc ấy, ở trong nhà, bà Nghị Quế vừa ăn cơm xong được một lúc, đương lúc nghỉ ngơi. Bà Nghị [đang ngồi xỉa răng ở ghế, trước mặt có cái bàn con bày bộ ấm chén uống nước, cái ghế còn lại bỏ trống, bà quay vào trong, gọi to]: Bếp đâu, lấy cho ta chén nước! Chị bếp [chạy từ dưới lên, đon đả rót nước từ ấm ra, đưa cho bà]: Dạ, nước đây, con mời cụ ạ! Bà Nghị [đưa tăm giắt lên tai]: Ờ! [Cầm lấy chén nước súc miệng òng ọc rồi khạc ra bên cạnh suýt vào người chị bếp, chị bếp giật nảy mình nhảy lùi ra sau để tránh] Ông Nghị [đi từ ngoài vào, mặt vui vẻ hí hửng]: Bà nó ơi, chó đến rồi! Chó đến rồi! Bà Nghị [nhìn lên, vẻ thắc mắc]: Ông nói cái gì kia? Ông Nghị: À, nhà Dậu, cái đứa bán con, bán chó đến rồi đấy! Bà Nghị: Thì ông cho chúng nó vào đi! Để xem chó mèo thế nào mà ông cứ mừng quýnh cả lên thế! [Lúc ấy, hai mẹ con chị Dậu đi vào, mới chỉ đứng xa xa, chưa đến gần bàn, chưa kịp chào hỏi gì thì bà Nghị đã mắng]: Ôi giời ơi là giời! Đã bảo lấy cái gì che cho mấy con chó con, kẻo nó bị nắng, sao lại úp cho nó qua loa thế kia? Chị Dậu [xấu hổ, sợ hãi]: Lạy cụ. Cái Tý loay hoay sau lưng mẹ, chị Dậu đẩy con ra trước, khẽ khàng bảo: Con chào cụ đi. Cái Tý [rón rén]: Lạy cụ ạ! Bà Nghị: Ờ, ta xem nào! [Bà đứng lên, mở tấm che trên cái rổ chị Dậu đang bê để nhìn mấy con chó con, xuýt xoa giọng yêu thương, đưa tay ra vẻ vuốt vuốt đầu mấy con chó con] Ôi chà chà, con xinh quá, con yêu quá! Bà thương! Bà thương! [Nhìn lên rồi đưa lại cho chị Dậu cái mảnh che rổ chó, chị Dậu úp trở lại rổ - bà Nghị đổi giọng khó chịu] đưa cái xích cho con bếp, nó buộc con chó cái vào cái cột đằng kia, ai lấy không của nhà mày mà cứ giữ khư khư thế! [Chị bếp tiến đến, làm động
  • 95. 98 tác cầm xích chó, dắt ra một góc, buộc vào] Ông Nghị [đứng lên, đi về hướng chị bếp vừa buộc con chó]: Con chó cái đẹp gớm nhỉ! [đứng ra vẻ nghiên cứu con chó] Bà Nghị [quay ra nhìn hai mẹ con chị Dậu, rồi lại gần, đi vòng quanh cái Tý, một tay chống nạnh, một tay xỉa xỉa vào quần áo nó]: Thế này mà cả vợ cả chồng dám xưng xưng con đã lên bảy tuổi. Lên bảy mà bé tí thế này à! Bà biết ngay mà! Thấy bà hiền là chúng bay cứ lấn tới! [Cái Tý co ro người, sợ sệt không dám nói gì, ông Nghị thì quay người ra nhìn vẻ săm soi] Ông Nghị [đua theo vợ]: Đúng đấy, cứ thấy bà hiền là chúng bay lấn tới! Chị Dậu [giọng sợ sệt]: Bẩm cụ, chúng con không dám nói dối, dạ, nó thật đã lên bảy, em nó lên năm, còn….. Bà Nghị [bực bội ngắt lời]: Im cái mồm! Đừng có kể lể ra đây! Đẻ lắm thì bán nhiều chớ gì! Con kia nó bé bằng cái nắm tay, bảy làm sao được mà bảy! [Hai ông bà quay về ghế ngồi] Con bé kia, năm nay mày lên mấy? Cái Tý [sợ hãi, co rúm người lại]: Dạ bẩm cụ, con lên bảy ạ! Chị Dậu [đưa tay quệt nước mắt]: Bẩm hai cụ, nhà cháu đói kém, nó ăn ít nên…. Bà Nghị: Này, liệu hồn! Bà thì đuổi cổ cả lũ! Không mua bán gì nữa bây giờ! Bà chưa nói xong đã cãi xong thế à! Ông Nghị [hùa theo]: Đúng đấy! Liệu hồn! Bà thì đuổi cổ cả lũ! Nói dối quen thân! Cái Tý [sợ quá, lại đi nép ra phía sau mẹ, run rẩy chọc chọc vào áo mẹ]: Mẹ ơi, mẹ ơi! Bà Nghị: Gớm, thôi được rồi, nỉ non mãi, ngứa cả tai! Con bé kia đứng lui ra! Con mẹ Dậu, mang mấy con chó con vào gian trong cho ông xem! Cảnh 3: Ông bà Nghị bắt cái Tí ăn cơm thừa của chó [Khung cảnh: Trong phòng khách nhà ông Nghị. Có một cái bàn uống nước, bộ ấm chén, hai chiếc ghế] NGT: Ông bà Nghị đã dọa mẹ con chị Dậu một phen, xem chừng vẫn chưa thỏa lòng. Họ còn tiếp tục hành hạ hai mẹ con chị Dậu. Ông bà Nghị ngồi ở ghế [tay mỗi người cầm một chén nước], chị Dậu bê rổ chó đứng ở gần bên bà Nghị. Cái Tí đứng nép phía sau mẹ. Bà Nghị [uống một ngụm nước rồi nói]: Ông xem lũ chó con thế nào, tôi thấy cũng được đấy! Ông Nghị [quay sang chị Dậu, giọng bực bội]: Ô hay, nó vẫn không mở mấy con chó con ra à! Có tiếc đem về mà nuôi! [ông gõ chén nước xuống bàn]. Chị Dậu [sợ hãi ngồi xuống, nhấc miếng che rổ đặt sang một bên]: Dạ, dạ…
  • 96. 98 Ông Nghị [mặt tươi cười hớn hở làm động tác nhấc từng con chó từ dưới rổ lên cao, ngó nghiêng, lại đặt xuống]: Được! Được! Chó này đẹp đấy bà ạ! Bà Nghị [tươi cười]: Thì rõ, tôi chọn mua thì phải đẹp chứ! [Quay sang chị Dậu, giọng khó chịu] Có thực là chúng nó biết ăn rồi không hả? Chị Dậu: Bẩm bà, đúng thế ạ. Bà Nghị: Bếp đâu, lấy cơm nguội lên đây, lấy nhiều vào cho mấy con chó con nó ăn! [Chị bếp vội vàng mang rá cơm lên, làm bộ đặt xúc xuống trước mặt cho bốn con chó con ăn] Bà Nghị [quay sang chị Dậu, bà cười khanh khách]: Cơm chó nhà tao còn tốn bằng mấy cơm người nhà mày đấy! Ông Nghị: Lũ này ăn trông hay đáo để! Bà Nghị: Chúng nó no rồi đấy! [Chỉ tay vào cái Tý] Con kia, hốt hết cơm thừa vào rá, không được chừa lại một hạt, nghe chửa! Cái Tý rón rén ra vun cơm, bỏ lại vào cái rá. Chị Dậu ngồi xuống vun cơm cùng con. Ông Nghị: Nhanh cái tay lên! Mày đến đây làm chứ ông không nuôi cho chơi rông chơi dài đâu, nghe chưa! Bà Nghị: Con bé kia! Cầm lấy rá cơm mà ăn đi, kẻo phí của trời! Ăn bốc cũng được, không phải đũa bát gì cả! [Cái Tý đang cầm tay vào rá cơm định đứng dậy, nghe thế dừng tay lại không chạm vào rá nữa, nhìn rá cơm ngần ngại. Chị Dậu che miệng khóc] Ông Nghị: A! Con này giỏi! Mày không ăn thừa của chó phải không? [Cái Tý sụt sịt khóc vì sợ] Bà Nghị [đứng dậy, chống nạnh, chỉ tay quát]: Mẹ mày dạy mày thế đấy hả? Cứ bướng đi rồi thì bà đánh đòn cho nhừ tử! Mày ăn cơm chó nhà bà còn chưa đáng! Chó này bà mua còn đắt gấp mấy lần tiền mua mày đấy nhá! Nhí nhố thì đem nhau về! Nhá! Bà là bà không chứa! Nhá! Ông Nghị [quay lại phía chị Dậu]: Con kia, mày ngồi giương mắt ra đấy! Không biết bảo ban con à! Hay mày sợ con mày ăn cơm thừa của chó thì mày xấu hổ! Xấu hổ thì đem nhau về! Nhá! Bà mày là bà mày không chứa! Nhá! [Cái Tý sợ quá, ngồi bệt xuống, bốc cơm trong rá ăn, vừa ăn vừa sụt sịt khóc, một tay bốc cơm, một tay lau nước mắt liên tục] Bà Nghị: Khóc với lóc! Bà bảo cho mà biết, từ giờ đến mai phải ăn hết rá cơm ấy, ăn hết rồi mới được ăn cơm khác! Không ăn được thì về luôn theo mẹ mày để mẹ mày nuôi! Chị Dậu: Dạ bẩm, hai cụ thương nhà cháu, hai cụ làm phúc cho cháu nó ở lại! Ông Nghị: Đấy, biết thân biết phận có phải tốt hơn không! Thôi, bà giả tiền cho nhà nó về đi, vướng mắt quá! Bà Nghị: Đây, tiền đây! [ném cái túi con con đựng tiền sang phía chị Dậu, rồi bắt
  • 97. 99 chân, cầm chén nước uống, chị Dậu nhặt túi lên, định mở ra đếm thì bà Nghị lại nói tiếp] Ai thèm trả thiếu tiền nhà mày! Còn phải đếm chác gì nữa! Về đi! Rách việc! Chị Dậu [bước lại chỗ cái Tý, vuốt tóc nó, chị cũng sụt sịt khóc, tay còn lại lau nước mắt]: Thôi con ở lại đây hầu hạ hai cụ, u về nhé! Cái Tý [ôm chầm lấy mẹ]: U ơi, u ở với con thêm lúc nữa! Ông Nghị [nổi giận đùng đùng, đứng phắt dậy, chống tay, giậm chân quát]: Lôi thôi! Thằng hầu đâu, lôi cổ nó xuống nhà bếp đi! [Anh hầu chạy lên, lôi cái Tý đi, cái Tý vừa đi, vừa ngoảnh lại, nói với lại phía mẹ] U về, mai u cho thằng Dần sang chơi với con u nhé, con nhớ em lắm! [Chị Dậu lau nước mắt] Bà Nghị: Sướng quá còn gì! Lại còn làm bộ lưu với luyến! NGT: Thế là mẹ con chị Dậu chia lìa nhau trong nước mắt, còn vợ chồng bà Nghị Quế thì sung sướng mua được món hời. Vở kịch của chúng tôi đến đây là hết! Cảm ơn quý vị đã theo dõi!
  • 98. 100100 SƠN TINH – THỦY TINH Đạo cụ: 6 bộ trang phục: Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Lính hầu, Hoàng Hậu (tự may từ vải dạ) Kịch bản: Khải Du, Quang Dũng, Khôi Nguyên, Trung Việt Đạo diễn: Khải Du Phân vai: Vua Hùng: Trung Việt Mị Nương: Khải Du Sơn Tinh: Vũ Thành Khôi Nguyên, Thủy Tinh: Quang Anh Người đưa tin: Quang Dũng Hoàng Hậu/Tôm, cua cá: Việt Anh Lính hầu/cái cây: Nguyên Huy (Tập thể lớp 5A)
  • 99. 101 Người đưa tin: Dạ, Vua Hùng đang kén rể cho công chúa Mị Nương đó ạ. Công chúa rất xinh đẹp, ai cũng mong được thành phò mã. Vua Hùng còn nói là ai là người giỏi nhất thì Vua Hùng gả Mị Nương cho người đấy. [Sơn Tinh và Thủy Tinh nghe thế, quay sang nhìn nhau] Sơn Tinh: Thế à, vậy ta phải đi đến chỗ ngài ấy thôi, vì ta là người giỏi nhất mà! Thủy Tinh [đẩy Sơn Tinh]: Không, ta mới là người giỏi nhất! Ta sẽ lấy được Mỵ Nương! [Hai người thi nhau chạy ra khỏi rừng] Người đưa tin: Đấy, bạn bè chơi với nhau mà cứ suốt ngày so sánh, ai cũng muốn giỏi hơn, khổ thế cơ chứ! Cảnh 2: Cầu hôn Mỵ Nương Người dẫn chuyện: Vậy là Sơn Tinh và Thủy Tinh chạy đến kinh thành, xin ra mắt Vua Hùng. [Vua Hùng, Hoàng Hậu và công chúa Mỵ Nương đang ngồi ăn đùi gà] Lính hầu: Bẩm hoàng thượng, có người đến xin cầu hôn công chúa ạ. Vua Hùng: Được, cho vào! Lính hầu: Dạ vâng ạ. Vua Hùng [quay sang nói với công chúa và hoàng hậu]: NỘI DUNG Cảnh 1: Ở trong rừng Người dẫn chuyện: Sơn Tinh là thần núi, Thủy Tinh là thần nước. Hai thần đang tập võ cùng nhau. [Sơn Tinh, Thủy tinh đang đấu võ - phía sau có 2 cái cây đứng che nắng]. Người đưa tin [hớt hải chạy đến]: Thưa, thưa hai ngài! [thở hồng hộc] Dạ, bẩm…. Thủy Tinh: Gì thế? Gì mà hớt hơ hớt hải thế? Sơn Tinh: Ngươi làm gián đoạn cả buổi tập của chúng ta rồi đó, có gì thì nói mau đi!