SlideShare a Scribd company logo
CẢM ƠN
NHỮNG
NHIỆM MẦU
♪♥♠☼♫ⱴ♥

Nhuận Đạt – T.M.T

1
Nhất định có một ngày, N.Đạt sẽ thắp lên được tình thương
của Mẹ; sẽ nuôi lớn được ước mơ của Thầy; sẽ thể nghiệm
được niềm tin của Đạo; và sẽ cống hiến được hạt sỏi tư duy
và trái tim bé nhỏ của mình cho hòa bình thế giới và tình yêu
thương con người để tri ân.

2
Mục Lục

Lời nói đầu .............................................................................. 3
Cuộc Đời Mầu Nhiệm .......................................................... 5
Tri Ân Cha Mẹ, ...................................................................... 9
Đảnh Lễ Giác Linh Thầy...................................................... 9
Đi Cho Tan Mộng Vô Thường .......................................... 10
Giã Từ Đất Mẹ .................................................................... 12
Cuộc Hội Ngộ Nhiệm Mầu ................................................ 14
Hành Hương Đất Phật ....................................................... 19
19

1.

Bồ Đề Đạo Tràng – Buddha Gaya – Nơi Phật Đắc Đạo

2.

Saranath – Vườn Lộc Uyển – Nơi Phật Chuyển Pháp Luân 25

3.

Kusinagar – Câu Thi Na – Nơi Phật Nhập Niết Bàn 28

4.

Lumbini – Lâm Tỳ Ni – Nơi Phật Thích Ca giáng Trần

31

Việt Nam Phật Quốc Tự .................................................... 35
1.

Việt Nam Phật Quốc Tự - Bồ Đề Đạo Tràng ..... 35

2.

Việt Nam Phật Quốc Tự- Lâm Tỳ Ni ................... 38

Thương Yêu Và Tha Thứ.................................................. 41
Bài Học Hoà Bình ............................................................... 44
Biển Sóng Không Lời......................................................... 50
Ước Nguyện Tri Ân ............................................................ 52
Sang Bờ Bến Mới ............................................................... 57
Tình Thương Con Người .................................................. 59
FANSIPAN : Đỉnh Cao........................................................... 64
Tầm Nhìn Việt Nam............................................................ 64
Cảm Ơn Những Nhiệm Mầu............................................. 68

3
Lời nói đầu
Những ngày tháng được tu tập và làm công quả trên Đất Phật, đặc biệt những ngày được gần
Thầy Huyền Diệu, N.Đạt vô cùng hạnh phúc, và đã trưởng thành rất nhiều trong lý tưởng và
tư duy.
Có những đêm trăng một mình hạnh phúc bên chung trà trên bản đồ Việt Nam nơi Việt Nam
Phật Quốc Tự; Có những buổi chiều một mình trên đồng cỏ hoang Lâm-tỳ-ni ngắm hoàng
hôn; có những buổi sáng đi trong sương mờ niệm kinh an lạc chiêm bái nơi Phật Thích Ca
giáng thế; và những buổi bình minh ngồi yên thở nhẹ bên cội Bồ Đề Phật thành đạo hơn 2600
năm … Thật hạnh phúc và an lạc, N.Đạt không thể nào quên được trong kiếp sống này.
N.Đạt thấy thế giới tồn tại trong sự duyên sinh mầu nhiệm: “cái này có thì cái kia có, cái này
không thì cái kia không, cái này sanh thì cái kia sanh, cái này diệt thì cái kia diệt”. và, niềm
hạnh phúc N.Đạt có được hôm này là kết quả của tình thương của Mẹ, niềm tin của Đạo, ước
mơ và dạy dỗ của những bậc Thầy, sự qúy mến của Phật tử và những người yêu hòa bình và
cảm tình với Đạo Phật.
Sẽ không có hôm nay nếu chất liệu hôm qua không có mặt; sẽ không có ngày mai nếu không
sống hôm nay. N.Đạt sẽ không có hạnh phúc hôm nay nếu không có những nhân duyên mầu
nhiệm đã và dang hiện hữu; thế giới sẽ không hạnh phúc ngày mai nếu hôm nay N.Đạt và
mọi người không sống và nuôi dưỡng mầm sống hạnh phúc nhiệm mầu.
Vì để cảm ơn những nhiệm mầu đã cho mình hạnh phúc, nhất là Đạo, tình thương của Mẹ và
sự dạy dỗ của những bậc Thầy; cũng như vì để nuôi dưỡng những mầm sống hạnh phúc
nhiệm mầu cho ngày mai và chia sẻ với người đồng cảm trong hiện tại, N. Đạt muốn viết lại
Cảm Ơn Những Nhiệm Mầu.
Ước mong toàn thế giới biết yêu thương, mọi con người biết nuôi dưỡng mầm sống hạnh
phúc cho hậu thế, rừng vẫn mãi xanh, Hải Âu vẫn tung cánh giữa trời đại dương sống vỗ.
Riêng N.Đạt, vẫn cũ như đã cũ tự bao giờ, mong có một ngày được Cảm Ơn Những Nhiệm
Mầu bằng hiện thực của lý tưởng, bằng thể nghiệm của tâm linh và cụ thể tình thương.
Beijing 09/02/2009
Nhuận Đạt –T.M.T

4
Cuộc Đời Mầu Nhiệm
Sinh ra từ vùng biển xanh muối mặn đầy nắng và gió cát Cà Ná – nơi gặp gỡ và yêu
nhau giữa núi đá và biển xanh – cậu bé T.M.T lớn lên trong vòng tay yêu thương
của người Mẹ mang bản chất của “ muối mặn yêu thương biển mặn tình người” và
người cha nuôi giàu lòng nhân ái đã thầm yêu một người đàn bà chân thật và dễ tin
– Mẹ. Cậu bé mang họ cha nuôi. Cái họ T. là họ của người cha nhân ái ấy, người đã
cưu mang và nuôi dưỡng cậu khi còn trong bụng Mẹ. Cuộc đời thật trớ triêu, nhưng
cũng thật mầu nhiệm. Mẹ cậu một con chữ bẻ đôi không hề biết, nhưng thật lạ là đã
yêu thương một người có học, có tình yêu quê hương đã có vợ. Hai người sống với
nhau nhiều năm, đi nhiều nơi, và kết quả của mối tình “không hề cân xứng” ấy sau
16 năm là một bào thai hai tháng tuổi, để rồi có một người cha tốt bụng họ T. đến
yêu thương che chở cho hai mẹ con khi người có học kia chia tay mẹ trở về lại gia
đình lớn của ông sau những ngày thống nhất đất nước 1975.
Cậu bé T.M.T không được sinh ra bình thường như bao nhiêu bạn khác. Lúc sinh
cậu, Mẹ đã 49 tuổi, không thể sinh bình thường được, bác sĩ phải mỗ bên hong Mẹ
để đưa cậu ra. Nghe Mẹ cậu kể lại là cậu sinh ra rất ốm yếu, không đủ ký, có điều là
rất ít khóc. Cái ốm yếu của cậu có lẽ do hoàn cảnh đất nước Việt Nam sau ngày
thống nhất, do sự uất ức của người Mẹ đang mang thai bị người chồng quay lưng,
và cũng có thể là do ảnh hưởng của chất độc bom đạn Năm Châu đã đổ trên quê
hương Việt Nam của cậu. Bù lại, cậu rất được mẹ yêu thương, cha nuôi yêu
thương. Sinh ra không đủ ký, lại được bệnh tật yêu thương nên cậu luôn ốm yếu,
có điều bệnh tật yêu thương mà Phật cũng yêu thương nên cậu học rất chăm và
sớm bộc lộ thiên chất tư duy về kiếp người, tình yêu và thân phận.
Tuổi thơ của cậu luôn đi kèm với bệnh tật. Nghe kể sau năm 1975 Mẹ cậu vẫn còn
có tiền lắm, Mẹ cậu trở nên nghèo dần là vì thất bại trong làm ăn của những năm đói
1978-1984, lại thêm bị người chồng chia tay trở về với gia đình lớn mang theo phần
lớn tài sản của bà, mặc khác sự uất ức làm bà không thể làm ăn gì khác được, c ộng
thêm bệnh tật luôn của con mình, nên những tài sản tiết kiệm của bà ngày càng cạn
kiệt theo năm tháng. Nhưng cũng thật may mắn, có lẽ trời cao sẽ không phụ lòng
tốt, một người đàn ông họ T. đã đến với bà trong lúc bà đang đau khổ, và người ấy
đã cùng bà chia sẻ vui buồn, nuôi dưỡng đứa con ốm yếu và cùng đặt tên nó là
T.M.T, có lẽ là với hy vọng nó sáng suốt và thành công. Cậu T.M.T lớn lên trong
vòng tay của Mẹ và Cha nuôi rất hạnh phúc. Một người láng giềng kể lại là người
Cha nuôi yêu quí cậu lắm, ông thường cỏng cậu trên vai, kể cả khi đi thăm bạn bè
hay xem hát. Tuy thế, hạnh phúc không mĩm cười dài với cậu, người Cha nuôi yêu
thương ấy đã bỏ Mẹ con cậu ra đi trong đêm mưa bảo chết người trên biển Ninh

5
Thuận ngày 12 tháng 8 năm 1983. Cha nuôi cậu cùng 48 người bạn bị nhận chìm
giữa những con sóng dữ của biển khơi.
Người cha nuôi đã mất, Mẹ cậu lại một lần nữa mang thêm nỗi đau. Một mình bà với
đứa con sáu tuổi và bao nhiêu nỗi đau chưa dứt trong quá khứ nay lại thêm những
nỗi đau, nhưng rồi bà cũng đứng dậy được, vì thương con, mà cũng vì muốn trả thù
người chồng mà mình đã thương yêu nhưng đành lòng ra đi và mang theo tài sản
của mình về với vợ lớn.
Ngày Cha nuôi mất cậu rất buồn, nỗi buồn đến với cậu rất tự nhiên, nó tự nhiên như
thể cậu mất cái gì đó rất quý giá. Cha mất một năm sau thì cậu được mẹ cho đi học,
cậu được học thẳng lớp một mà không qua mẫu giáo. Khi được đi học cậu rất vui,
nhưng đôi lúc cũng thấy buồn và mặc cảm về thân phận: nhiều bệnh tật; không cha;
Mẹ đi làm vất vả không nhiều thời gian yêu thương chăm sóc cậu như lúc Cha còn
… Thỉnh thoảng đi học về không thấy Mẹ, Mẹ phải đi làm từ rất sớm, một mình
trong căn nhà cô đơn ăn cơm do Mẹ nấu để cho con từ sáng, cậu rất buồn. Nỗi
buồn ấy đã theo cậu suốt những năm tháng phổ thông cơ sở, mặc dầu Mẹ rất yêu
thương cậu và không để cho cậu thiếu thốn vật chất gì với bạn bè cùng lứa trong
làng. Mẹ rất yêu thương cậu, không bao giờ đánh hay chửi con. Bà thường dạy con
về nhân nghĩa, về sống sao cho bà con thương. Tuy nhiên, bà cũng không thể sớm
quên được sự uất hận trong lòng về người chồng cũ, nên thỉnh thoảng bà đưa vào
tư tưởng trẻ thơ của cậu sự hận thù người cha mà cậu chưa bao giờ biết mặt.
Sự cô đơn đã sớm cho cậu ý chí tự lập, sớm biết suy nghĩ về tình yêu thương, về
kiếp người và thân phận kiếp người. Thêm tinh thần ý thức về giáo dục của mẹ - có
lẽ những năm tháng sống gần người chồng có học , cộng thêm sự ra đi mang theo
tài sản của chồng đã cho bà ý thức rõ về học vấn – cậu luôn được nhắc nhỡ: “ con
ráng học để mai sau nhờ tấm thân, Mẹ sống ngày nào mẹ sẽ cho con học ngày ấy.
Mẹ có thể vất vả, nhưng Mẹ không muốn con dốt như Mẹ. Con phải ráng học để
tương lai mẹ có chết con cũng có thể có cuộc sống an nhàn. Mẹ không cần con báo
hiếu, con học giỏi là con báo hiếu rồi”, đã làm cho cậu thương mẹ và luôn ý thức
việc học tập, cố gắng học tập và chỉ tiếp xúc và giao tiếp với những bạn tốt, đặc biệt
những anh chị và cô chú lớn tuổi quanh nhà. Tuổi thơ của cậu là một tuổi thơ kỳ lạ,
tuổi thơ không có truyện tranh, truyện cổ tích … mà là tuổi thơ của những bài học
đạo lý trong chùa; những sự thật về nhân tình thế thái mẹ kể; tuổi thơ của cây đàn
ghita cũ và hầu hết các bản tình ca về tình yêu và thân phận của nhạc sỹ Trịnh Công
Sơn được các anh chị và cô chú lớn tuổi trong làng hát cho nghe.
Khi cậu lên 14 tuổi, có một lần mẹ rất buồn, sau này Cậu mới biết mẹ đã mang một
chứng bệnh nan y không thể chữa khỏi và có thể chia tay cậu ra đi không biết lúc
nào ở kiếp này, Bà hỏi cậu sau này lớn lên sẽ làm gì. Cậu đáp lại rất tự nhiên là cậu
sẽ đi tu. Mẹ rất ngạc nhiên và có chút suy nghĩ về lời nói của con mình, Bà nói: “ Tại
sao con muốn đi tu?”. Khi mẹ hỏi tại sao lại đi tu, gương mặt cậu sáng lên như một
nhà sư lâu năm đang giảng giải đạo lý, cậu giải thích với Mẹ: con nghe các Thầy
giảng là đi tu là “bước ra khỏi nhỏ nhen ít kỷ; bước vào khung trời rộng, tâm và hình

6
tướng sẽ khác thế gian; nối bước Phật và Bồ tát để chấm dứt sanh tử luân hồi và
giúp cho muôn loài thoát khổ…” Con không hiểu hết ý nghĩa những lời các Thầy
giảng, nhưng tự nhiên con rất muốn đi tu, con muốn bước ra khỏi nhỏ nhen, bước
vào khung trời rộng và giúp muôn loài thoát khổ… Mẹ nghe cậu “giảng đạo” như thế
Bà rất lấy làm lạ, Bà càng trầm ngâm suy nghĩ đầy khó hiểu. Và, sau đêm hôm đó,
Bà thường đưa cậu đi Chùa lúc rãnh, đặc biệt những ngày rằm, Bà còn mượn thêm
các Kinh sách Phật về để cậu đọc cho Bà nghe.
Hai năm trôi qua, hằng ngày cậu vẫn mang sách đến trường, Mẹ vẫn mỗi ngày đi
làm như bao nhiêu ngày khác, Mẹ cố giấu những đau đớn thể xác và sự lo lắng
trong tâm về người con còn nhỏ của mình. Cho đến một hôm, sau năm ngày đi thi
trung học cơ sở từ huyện về, Cậu hốt hoảng khi thấy mẹ đang trên giường bệnh bên
tiếng niệm Phật của Bà Sáu – người ân láng giềng của gia đình Cậu, không phải bà
con – Cậu không khóc được mà chỉ biết đứng lặng người đến kinh ngạc, cho đến
khi Bà sáu đập lên vai và nói: có thể Má con sẽ không qua được đêm nay, cậu mới
rơi lệ. Bà nói thêm là không được khóc, mà phải niệm Phật để Má ra đi thanh thảng.
Cậu ngồi xuống bên Mẹ, cầm tay Mẹ niệm Phật. Mẹ mở mắt nhìn cậu, đôi mắt mẹ
yếu ớt nhưng đầy nước mắt, hơi thở nặng dần, tay chân cũng dần cứng lại. Lần đầu
tiên trong cuộc đời nhìn thấy và biết được cảnh người sắp chết là như thế nào, Cậu
như bị mất hồn. Bà sáu thấy Cậu như bị mất hồn nên nói: con ra ngoài đứng, khi
nào Sáu kêu thì vào. Cậu nghe như vô cảm, đứng dậy theo lời bà Sáu ra ngoài. Cậu
không ngờ khoảng thời gian cậu ra ngoài đó là khoảng thời gian biến thành lịch sử
chia tay của cậu và Mẹ hiền. Bà sáu lại gọi vào, mẹ không còn thở. Bà nói Mẹ đã
yêu cầu bà làm như thế, Mẹ còn dặn thêm là không được khóc , phải niệm Phật cho
Mẹ.
Cậu không khóc, niệm Phật trong vô cảm và ngủ thiếp đi do mệt không biết lúc nào ,
đến khi tỉnh thì mọi người đã đầy căn nhà nhỏ. Mọi thứ như đã được sắp đặt, cậu
không biết gì khác hơn là nghe theo lệnh của mọi người: mặc áo tang, bưng lư
nhang và hình Mẹ, lạy khi cúng cơm và cuối cùng là xác thân Mẹ đã đi vào lòng đất,
cậu bước đi những bước cô đơn giữa những người đưa tang, từng bước chân nặng
trĩu, mắt ngấn lệ xa xa nhìn về phía chân trời.
Mẹ đã ra đi, cậu cũng từ bỏ căn nhà nhỏ ấy ra đi, đi theo ước mơ và lý tưởng của
mình: ra khỏi nhỏ nhen, bước vào khung trời rộng, giúp muôn loài giải khổ … Cậu
đã bước vào một đời sống mới, đời sống của một nhà sư dấng thân gieo giống Phật
cho con người; gieo tình thương và hoà bình cho nhân thế. Và, đã hơn 15 năm rồi,
cậu đã và đang đi con đường mình chọn. Có niềm vui, có nỗi buồn. Có bạn có thầy
mà cũng có đầy gian khó. Nhưng tất cả vui buồn, gian khó, thầy bạn, mẹ cha, người
yêu mến cậu v.v. Tất cả với Cậu là những nhiệm mầu nuôi dưỡng tâm linh và tri
thức cho Cậu. Đặc biệt, người Thầy Bổn Sư đã gần 10 năm nuôi cậu ăn học, nhưng
ngày Thầy từ giả cuộc đời cậu không kịp về để nhìn mặt lần cuối ân sư; và, những
nhân duyên nhiệm mầu đã đưa cậu đến Đất Phật để tu tập và giúp việc chùa Việt
Nam Phật quốc Tự dưới sự hướng dẫn của người Thầy quí kính: Huyền Diệu, làm

7
cho cậu luôn tâm niệm tri ân những bậc Thầy, những nhiệm mầu của cuộc đời, cũng
như tinh tấn hơn cho tình yêu và lý tưởng trở thành một nhà sư của mình.
Cậu nghĩ: không gì đã qua, không gì có thể mất; không gì có thể níu kéo, không gì
có thể ở lại. Tất cả có thể ở lại mà tất cả cũng có thể ra đi. Tuỳ bạn. Bây giờ đối với
Cậu là mong ước mình và mọi người được sống: mỗi bước chân là một niềm vui;
mỗi một cái nhìn là hiểu, tha thứ, trân trọng; mỗi nụ cười là một sự tri ân; và mỗi
hành động là chia sẽ tình thương và mang đến hoà bình cho nhân thế … để cảm ơn
những nhiệm mầu.

8
Tri Ân Cha Mẹ,
Đảnh Lễ Giác Linh Thầy
Cậu bây giờ đã trở thành một nhà sư với pháp danh N.Đạt. Một hôm trời mưa, dưới
chân tháp của Thầy Bổn Sư vừa viên tịch nằm trên ngọn đồi nhỏ Bảo Sơn, N.Đạt
ngồi tựa Tháp nhìn những giọt mưa chảy dài từ mái và thỉnh thoảng nhìn xa xa về
phía biển đen, tự nhiên cậu rơi nước mắt. Nghĩ cũng lạ. N.Đạt không khóc được khi
Mẹ ra đi; N.Đạt cũng không khóc được khi Thầy viên tịch, thế mà hôm nay nước mắt
N.Đạt rơi tự nhiên không thể ngờ. Có lẽ hôm ấy N.Đạt đang nghĩ về ngày chia tay
của mình với mộ phần Mẹ Cha, với Chùa Lạc Nghiệp, Chùa Bảo Sơn để đi về một
nơi xa mà N.Đạt nghĩ không biết khi nào trở lai?
Đúng thật! N.Đạt hôm ấy nghĩ nhiều về Cha Mẹ, về Thầy và về ngày chia tay của
mình với Chùa lạc Nghiệp, Chùa Bảo Sơn. N.Đạt thấy mình hạnh phúc được gặp
Thầy, được Cha Mẹ sinh ra và khó khăn để nuôi dưỡng dạy dỗ. Chưa bao giờ như
hôm ấy, N.Đạt nhớ nhiều đến thế công Cha, nghĩa mẹ và ân Thầy:
“công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, một lòng thờ
mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
“ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng, nghĩa thâm sâu muôn kiếp khó đáp đền”.
N.Đạt ngồi tĩnh tâm bên tháp rất lâu, lưu luyến không muốn rời bước. Mưa bắt đầu
tạnh. Từng bước chân nặng đi lại quanh tháp Thầy. Vườn tháp vắng lặng, chỉ có
N.Đạt với những ngôi tháp không lời đứng thẳng với thời gian. N.Đạt đến trước ngôi
tháp mới nhất, ngôi Tháp Bổn Sư của mình, quỳ xuống chấp tay thành hoa sen khấn
nguyện: Bạch Thầy, con nhớ rất rõ những gì Thầy mong ước và giao phó cho con,
con xin nguyện với Thầy là con sẽ thực hiện bằng tất cả tình thương yêu và sự kính
trọng của con với Thầy, với Đạo. Con đã từng nghĩ một ngày nào đó sẽ đưa hài cốt
Cha Mẹ con về bên Thầy, để được nghe tiếng Kệ lời Kinh … thế nhưng bây giờ thì
không thể. Có thể con suy nghĩ hơi táo bạo, hơi lớn lao… ngoài khả năng của mình,
nhưng sao con vẫn cứ nghĩ và muốn làm điều gì đó lớn lao có tính cách quốc tế và
nhân loại. Con xin đảnh lễ giác linh Thầy, xin Thầy gia hộ cho con, cho con được đi
trên con đường sáng, con thệ nguyện sẽ làm tất cả những gì thầy mong ước, giao
phó và và tin tưởng ở con. N.Đạt khấn nguyện xong, đảnh lễ dưới chân Tháp Thầy,
lặng lẽ rời khỏi vườn tháp, rời khỏi Bảo Sơn Tự với nỗi lòng man mác về ân giáo
dưỡng của Thầy, về công cha như núi Thái, nghĩa mẹ như nước nguồn khó quên.

9
Đi Cho Tan Mộng Vô Thường
Từ giả Bảo Sơn Tự lặng lẽ, N.Đạt không muốn chia tay với ai cả, chỉ trừ vườn tháp
của chùa, nơi có người Thầy kính quý vừa nằm xuống 50 ngày. Phan rang bấy giờ
là tháng mùa Thu, nhưng không đẹp như Thu Hà Nội, mà nói đúng hơn chỉ là tháng
mùa thu của nắng và gió cát khô người. N.Đạt xuống núi đi ngang qua cánh đồng
muối mặn, bước chân nặng trĩu về phía đường xe. Một chiếc xe ôm đi ngang qua:
Thầy đi không? Phan rang, N.Đạt trả lời. Thế là kết thúc một cuộc chia tay, cuộc
chia tay không có người tiễn vẫy tay chào, mà chỉ có một nhà sư ngoái nhìn lại chùa
xưa, vườn tháp và núi đá cằn khô, nơi đã kết tinh những mầu nhiệm tặng mình.
Đi đâu? N.Đạt vẫn còn lưỡng lự giữa vào lại Sài Gòn hay đi sang Thái Lan để tiếp
tục học. Vào lại Sài Gòn là con đường dễ đi nhất, nhưng vào ấy để làm gì? Muốn
học thêm một ngoại ngữ là Hoa hay Pháp, điều ấy có cần thiết? Đi sang Thái lan,
mặc dù có học bổng bán phần của một trường đại học, nhưng chi phí khác còn lại
cho việc học bốn năm làm sao mình trang trãi được khi hiện tại mình không có hơn
200 USD để đạp bánh tráng đền? N.Đạt suy nghĩ rất nhiều. Và, lý tưởng muốn “ra
khỏi nhỏ nhen, bước vào khung trời rộng” đã đưa N.Đạt đến quyết định đi đến Thái
Lan bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm ngày mai, bằng con đường bộ: Phan Rang –
Huế - Đông Hà – Lào - Campuchia - Thái.
Quyết định đi Thái lan bằng đường bộ là quyết định liều lĩnh và bướng bỉnh. Nhiều
anh em bạn Đạo khuyên không nên đi, nhưng N.Đạt vẫn nhất định đi. N.Đạt đã tự
mình chia tay với Bảo Sơn rồi, không lẽ quay trở lại? Mà về Sài Gòn thì thật sự
N.Đạt không muốn. Có đôi khi nhiều anh em giận vì không thể khuyên N.Đạt nên lớn
tiếng: Thầy biết thầy đang và sẽ đi đâu không? N.Đạt rất hoan hỷ với anh em, có lúc
còn đùa trả lời: mình có nhiều mộng quá, mong ước nhiều thứ quá, và mình cũng
biết mọi sự vật và hiện tượng trên cuộc đời này là vô thường, cho nên với mình chỉ
đơn giản là đi cho tan mộng vô thường thế thôi.
Giận thì giận mà thương thì thương, nhiều anh em không thuyết phục được N.Đạt,
nhưng vẫn hy vọng N.Đạt đi không thành công để trở về, họ nói: đi không được thì
về nghen ông!
N.Đạt lên đường đi cùng với 2 người bạn. Hai người bạn của N.Đạt dự tính sẽ ra
Huế học, N.Đạt chỉ đi chung đường mà không phải chung điểm đến. Đêm N.Đạt ra
đi trời mưa rất lớn như có ý báo hiệu là chuyến đi sẽ gặp nhiều khó khăn và có thể
không thành. Nhưng N.Đạt không nghĩ như thế, “đường đi khó không khó vì ngăn
sông cách núi, đường đi khó khó vì lòng người ngại núi e sông” N.Đạt nghĩ. Trong
hai người bạn cùng đi hôm ấy có một anh bạn có tính thích được đưa tiễn, nên
N.Đạt và người bạn còn lại phải chịu chung số phận là chấp nhận sự đưa tiễn của

10
mọi người. Ba anh em lên tàu từ nhà ga Phan Rang, N.Đạt tính dừng lại ở Huế một
thời gian để các anh em ổn đinh việc học rồi tiếp tục cuộc hành trình của mình.
Hành trình thứ nhất theo dự tính: Phan Rang – Huế không gì trở ngại, ba anh em
đến Huế vào chiều ngày mai, và về đến chùa Linh Quang đúng lúc cơm chiều giữa
mùa thu mưa dầm xứ Huế.
Mùa mưa xứ Huế rất lạnh, cái lạnh rất xa lạ đối với những người phía Nam, ba anh
em là người phía Nam nên được thầy trụ trì chùa Linh Quang ưu ái cho ở chung
một phòng. Ba anh em đi chung một chuyến tàu ra Huế, ở chung một phòng, dùng
chung nhiều thứ đồ cá nhân khác nữa, nhưng trong ba anh em mỗi người lại có một
con đường mong ước khác nhau. Hai anh em kia mong ước sẽ ở lại Huế để học
Phật học, còn N.Đạt thì hướng bước đến Thái Lan.
Một tháng trôi qua, mùa thu Huế ngày nào cũng mưa cả. người ta nói “người buồn
cảnh có vui đâu bao giờ”, nghĩa là người buồn thì cảnh cũng buồn. Một tháng ở Huế
đối với hai anh em kia không biết sao, nhưng riêng N.Đạt thì buồn lắm. Bao nhiêu
công cha nghĩa mẹ và ơn giáo dưỡng của Thầy, N.Đạt chưa làm được gì để đền
đáp cả, N.Đạt muốn “phát túc siêu phương”, nhưng sao mưa Huế buồn quá, mưa
như muốn ngăn bước chân người ra đi. Có những đêm nằm nghe mưa rơi trên lá,
N.Đạt bổng thấy mình có cảm giác nhớ Mẹ, nhớ Thầy, nhớ mái chùa quen thuộc
hôm nào mình vừa từ giả. Mưa cứ rơi. Từng giọt mưa rơi trên lá mà N.Đạt nghe như
rơi trong lòng mình, lạnh và buồn làm sao! Có lúc N.Đạt nhớ khi Thầy còn sống thầy
thường dạy: “người ta thường vào Nam chứ không ai ra Bắc” làm N.Đạt nghĩ vu vơ
hay là Thầy muốn mình trở lại Miền Nam?
Chuyện gì đến rồi cũng đến, có lẽ là ý trời, Mẹ của một trong ba anh em đi Huế đang
bị đau nằm bệnh viện Nha Trang. Mẹ đau rất dữ dội, người bạn ấy không thể không
trở về. Người bạn còn lại cũng muốn về. N.Đạt nghĩ thôi để anh em về, một mình
mình sẽ tiếp tục con đường mình đã chọn. Nhưng sao đêm ấy trời mưa rất lớn, sấm
chớp rền vang cả vườn chùa. Gió mạnh kéo về tạo thành giông tố. Ở bên trong căn
nhà, N.Đạt nghe có tiếng cây ngã, tự nhiên N.Đạt thấy rùng mình, ngồi dạy hỏi hai
anh em kia ngày mai về phải không? Ngày mai về, hai anh em trả lời và hỏi N.Đạt có
về không? Có lẽ mình cũng về, mình có cảm giác Thầy muốn mình đi đường khác,
Con đường đến Thái lan sẽ không thành, cơn gió vừa rồi đã làm một nhánh cây gãy
chắc là thông điệp của Thầy cho mình, N.Đạt nói và rất buồn. Đêm ấy N.Đạt không
thể ngủ được cho đến tận khuya.
Sáng hôm sau, một nhánh cây nhãn đã gãy trước cửa phòng, tất cả hành lý của anh
em đã xếp vào vali từ lúc nào để tạm biệt Huế thương khi N.Đạt thức dậy. Chắc là
nhân duyên như thế, N.Đạt nghĩ, thôi thì trở lại miền Nam. Ăn sáng xong, N.Đạt sếp
hành lý, một anh bạn đại diện đi mua vé tàu. Trời Huế hôm ấy vẫn mưa dầm nhẹ.
Ba anh em thưa Thầy trụ trì để tạm biệt Huế, bên ngoài sân từng hạt nước rơi từ
trên mái ngói xuống nền gạch tạo thành âm thanh lách cách đều đều như nhịp mõ
tiễn chân ba sĩ tử bại trận miền Nam. Trời vẫn mưa; mặt trời đã đi vắng; ba chiếc áo
nâu di động qua cổng chùa và dần khuất sau hàng cây che con đường nhỏ. Lại một

11
cuộc chia tay không có vãy tay, chỉ có sáu bàn tay chấp thành ba bông sen búp cuối
đầu.

Giã Từ Đất Mẹ
Trở lại Sài Gòn, dự tính học thêm tiếng Hoa cho thông thạo để rồi lại tiếp tục lý
tưởng “ phát túc siêu phương” của mình, bởi N.Đạt luôn tin tưởng vào lời Thầy “
thâm tín chư Phật giai sung mãn”. Ở Sài Gòn, N.Đạt được hiệu trưởng trường trung
cấp Phật Học Ninh Thuận mời giúp giảng dạy bộ môn Duy Thức cho lớp trung cấp
Phật học. Vừa giảng dạy vừa học thêm, nhưng vẫn có cái gì đó không yên trong
lòng cứ thôi thúc N.Đạt đi hướng về Đài Loan và Ấn Độ.
Phải tiếp tục đi, một sức mạnh vô hình cứ thôi thúc N.Đạt mỗi ngày như thế. Đi Đài
loan thì học ở cao Hùng, bởi vì một sư tỷ đã có chổ giới thiệu, chỉ đến học và nội trú
ở đó không tốn tiền chi cả ngoài vé máy bay. Còn đi Ấn Độ thì đi đâu? N.Đạt rất
thích đi Ấn Độ, bởi đó là Phật tích và còn có rất nhiều bạn học cùng trường Đại học
Vạnh Hạnh đang học ở đó. Tự nhiên một ngày nọ, N.Đạt sáng lên như một phép lạ:
mình nhớ cô Hoa đã nói với mình hai tháng trước là tháng mười hai cô sẽ đi Ấn Độ,
đi khánh thành chùa Việt Nam Phật quốc Tự - Lumbini, cô còn kể thêm cho mình
nghe về các hoạt động của Thầy Huyền Diệu tại Nepal và Ấn Độ do cô nghe được
từ buổi nói chuyện của Thầy ở hội trường Quận 4 Tp. HCM. N.Đạt rủ một người bạn
thân của mình là Thầy Chúc Tiếp đến chơi nhà cô Hoa và chia sẽ với Cô nguyện
ước muốn dừng chân tu học nơi đất Phật của mình. Cô Hoa rất hoan hỷ thu xếp vé
máy bay và các chi phí khác cho N.Đạt đi sang đất Phật như là một phép lạ. Cô Hoa
còn đề nghị sao không ở chổ Việt Nam Phật Quốc Tự của Thầy Huyền Diệu? Cô
còn giới thiệu N.Đạt với nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã. Cô thu xếp cho N. Đạt gặp
anh Nhã tại chùa Vĩnh Nghiệm, và được anh tặng cho tập sách nói về đời sống và
việc làm của Thầy Huyền Diệu tại Nepal: “ Khi Hồng Hạc Bay Về” có chữ ký của
Thầy. N.Đạt thấy như có điềm gì đó kỳ lạ: Khi mình khởi niệm đi Thái Lan thì bao
nhiêu khó khăn dồn đến, nhưng nay khởi niệm về Đất Phật lại bao nhiêu thuận
duyên vui đẹp theo về! N.Đạt chợt nghĩ chắc là duyên mình đã đến với Ấn Độ.
Những biểu hiện thuận duyên đã cho thấy một nhịp cầu vừa được bắc đến Tây
Thiên.
Vé máy bay đã được thu xếp. N.Đạt cũng đã hai lần họp mặt với phái đoàn và thống
nhất ngày đi. Mọi thứ chuẩn bị cho ngày đi xem như tất cả đã sẵn sàng, N.Đạt trở lại
Phan Rang thăm Chùa Tổ, đảnh lễ giác linh Thầy lần nữa, thông báo không tiếp tục
phụ trách môn Duy Thức cho trường nữa, đồng thời cũng nói lời chia tay với anh em
Tăng Ni, những học trò khổ sỡ vì mình dạy quá dỡ suốt sáu tháng dài.
Một câu chuyện làm N. Đạt nhớ mãi trong buổi học chia tay: hôm ấy đang học, có lẽ
do chịu hết nỗi người Thầy dạy quá dỡ, một sư cô dơ tay lên xin ý kiến: “thưa Thầy,
Thầy dạy sáu tháng mà con không hiểu gì hết!”. N.Đạt nghe xong câu hỏi tự nhiên

12
bật cười đưa tay ra hiệu cho Cô ấy ngồi xuống và đáp lại: “Thôi được, cô ngồi
xuống, chắc là muốn cho Thầy “mất dạy” phải không? Thầy dạy mà Thầy còn chưa
hiểu làm sao cô hiểu được?”. Cả lớp phá lên cười. Một câu chuyện làm cho ngày
chia tay nhiều ý nghĩa. Một vài anh em Tăng trẻ có vẻ vui mừng hỏi: Thầy đi Ấn Độ
học? N.Đạt cười như có điều gì đó bí ẩn, bước ra khỏi lớp, chào tạm biệt các anh
em Tăng Ni, tạm biệt Phan rang, tạm biệt bao nhiêu kỷ niệm thân yêu nơi giảng
đường mình đã từng được ngồi học mà cũng đã từng được duyên lành làm người
dạy, trở về lại Sài Gòn chuẩn bị cho ngày “ giã từ đất mẹ” Việt Nam.

13
Cuộc Hội Ngộ Nhiệm Mầu
Được anh Nhã tặng quyển sách: Khi Hồng Hạc Bay Về, N.Đạt đọc từng trang sách
đầy khâm phục ý chí của Thầy Huyền Diệu. Đặc biệt với bút danh Người Làm Vườn
Kiêm Quét Chùa càng làm N.Đạt suy nghĩ. Đêm ấy N.Đạt thức rất khuya để đọc,
N.Đạt cảm thấy những việc làm của Thầy rất quen thuộc như thể mình đã từng làm.
Tự nhiên N.Đạt thấy một thứ tình cảm rất gần gũi với Thầy, tình cảm xen lẫn kính
trọng, mặc dù chưa từng biết Thầy, biết Việt Nam Phật Quốc Tự, biết chim Hồng
Hạc và cả vườn thiêng Lumbini.
Hôm sau N.Đạt email cho Thầy bầy tỏ mong ước được đến Việt Nam Phật quốc TựLumbini tu tập và làm công quả. Hai email đi nhưng không thấy hồi âm. Không biết
thư có đến được Thầy? Có lẽ đến! Nhưng thôi, N.Đạt nghĩ, tất cả là nhân duyên, có
duyên nghìn dặm khó đều có thể gặp, vô duyên đối mặt tất lòng vẫn nghìn xa. N.Đạt
không email cho Thầy nữa cho đến một ngày bàn chân được bước trên thực địa đất
thiêng Lumbini vào ngày 15 tháng 12 năm 2005.
Thầy Huyền Diệu thường nói: “nơi nào có Phật thì nơi ấy cũng có ma, đi chiêm bái
không giống như đi du hí thần thông, rất nhiều thử thách”. Đúng thật như thế! Để
đến được Lumbini vào ngày 15 tháng 12 năm 2005, N.Đạt và phái đoàn (chúng
Anan) phải chuẩn bị tinh thần hơn hai tháng trước đó. Một số phải tập ăn chay, tập
tụng Kinh trước 15 ngày để cầu nguyện cho chuyến đi thành công viên mãn. Thế mà
khi máy bay đáp xuống thành phố Kalcutta của Ấn Độ rồi còn phải gặp thêm một
nạn nữa là trễ tàu hoả, cả đoàn phải ngủ lại một đêm đáng sợ mà khó quên giữa
nhà ga Howra. Nói đáng sợ là vì lần đầu tiên đến Ấn Độ được ngủ lạnh không mùng
mền giường gối, bên cạnh những mùi đặc trưng xứ Ấn nồng nặc là phân bò và cà ri,
giữa biển người xa lạ nằm như tị nạn ở nhà ga, đặc biệt thỉnh thoảng lại còn có
những chú chuột hôi hôi đến đánh hơi làm một vài người trong đoàn giật mình kinh
sợ. Còn khó quên là chính cái lạnh không mền, cái mùi khó chịu của phân bò và
càri, cái sợ những chú chuột hôi … đã cho mọi người cảm được tự thân hạnh phúc,
thương hơn những con người đói lạnh, và vui vẻ trong hoàn cảnh có thể khó khăn:
“thứ nhất là tu tại ga, thứ nhì tu lạnh, thứ ba tu chờ” 1.
N.Đạt và phái đoàn dưới sự hướng dẫn của chị Loan và anh Nhã Khởi hành từ sân
bay quốc tế Tân Sơn Nhất - Việt Nam chiều ngày 12 tháng 12 bằng Việt Nam
Airline, trung chuyển tại Bangkok, sau đó đi máy bay Indian Airline đến thành phố
Calcutta của Ấn Độ. Từ Calcutta đi xe lửa về Bồ Đề Đạo Tràng (Buddha Gaya) ,
sau dùng xe Bus qua Kusinagar rồi về Lumbini. Đây là chuyến đi có mục tiêu công
quả và dự lễ khánh thành Việt Nam Phật Quốc Tự - Lumbini kết hợp Chiêm bái, nên
đoàn cần phải đến Lumbini vào đúng thời điểm chuẩn bị lễ. Trời Ấn Độ lúc này là
mùa đông, không mưa nhưng rất lạnh. Đối với đoàn, đặc biệt N.Đạt, mong ước lớn
1

Lời anh Nguyễn Văn Nhã trong chuyến đi

14
nhất lúc bấy giờ là được đến Lumbini, được gặp Thầy Huyền Diệu, được nhìn thấy
hình ảnh ngôi chùa quốc tế đầu tiên mang tên Việt Nam nơi Phật Thích Ca giáng
trần.
Chiều ngày 15 tháng 12 năm 2005, xe Bus bắt đầu lăn bánh khỏi Ấn Độ qua biên
giới Nepal, chỉ còn 30 km nữa là về đến Lumbini. Xe dừng lại gần trạm hải quan để
làm thủ tục qua biên giới, N.Đạt vô cùng vui mừng, bước xuống xe nhìn quanh
không gian mới. Một vài người trong đoàn cũng nhanh chân xuống xe giải lao, đi
chợ biên giới. Biên giới Nepal và Ấn Độ rất nhộn nhịp, du khách, dân chúng và xe cộ
qua lại rất náo nhiệt. Chợ biên giới Nepal không lớn, tuy nhiên những dịch vụ tối
thiểu cho du khách đều có đủ: khách sạn, phòng vé máy bay, dịch vụ đổi tiền, taxi…
Hơn một giờ sau, thủ tục biên giới được làm xong, đoàn tiếp tục hành trình đã định,
xe Bus tiếp tục ngoằn ngèo qua những đoạn đường xấu rời khỏi biên giới thẳng tiến
Lumbini. Mọi người trên xe dường như được phục sinh trở lại. Trời mỗi lúc một lạnh
hơn, sương xuống mỗi lúc một nhiều. Trên đường đi, có lúc N.Đạt thấy xe đi qua
những lô cốt, những bao cát chất chồng chống đạn, những thùng phi cản xe giữa
đường, và còn có dấu vết của lữa cháy trên đường lộ. Đất nước Nepal vẫn chưa
bình an, nội chiến vẫn còn dày xéo nỗi đau người vô tội, N.Đạt nghĩ. Bổng mọi
người reo lên: đến rồi, tượng Phật đó, bản chùa Việt Nam Phật Quốc Tự kia kìa,
N.Đạt giật mình quay về lại thực tại. Chị Loan xác nhận là đã đến Lumbini, xe đang
đi vào vườn thiêng Lumbini, sẽ đến chùa trong vài phút nữa. N.Đạt nhìn về phía
trước đầu xe, sương mù giăng phủ lối đi, hai bên đường vào chùa có nhiều cây
rừng và cỏ dại mờ trong sương như đang vãy tay chào người về chiêm bái. Xa xa
phía trước dưới ánh đèn xe, hình ảnh ngôi chùa Việt Nam ẩn hiện trong sương mờ,
N.Đạt vui mừng như mình vừa tìm lại được những gì đã mất.
Mấy phút trôi qua, đồng hồ lúc này là 20:49 giờ địa phương, xe bắt đầu đưa đoàn
vào cổng Việt Nam Phật Quốc Tự, Thầy H.Diệu tự bao giờ đã đứng đó, đợi đón
mừng đoàn Việt Nam chiêm bái và dừng chân nơi Việt Nam Phật Quốc Tự -Lumbini.
Thật xúc động khi nhìn thấy Thầy đứng đón mừng đoàn, N.Đạt có thể cảm nhận
được cảm xúc hạnh phúc đó của phần lớn người trong đoàn. Riêng N.Đạt, khi được
bước chân trên thực địa Việt Nam Phật Quốc Tự - Lumbini, được nhìn thấy Thầy H.
Diệu trong chiếc áo nâu bạc mầu nhiều năm tháng, chân đi trên đôi dép Lào suy
dinh dưỡng bởi thời gian, N.Đạt có cảm giác gần gủi chùa, qúy kính Thầy đến kỳ lạ.
Thầy hướng dẫn đoàn vào ngôi nhà Tri Ân, kể chuyện vui về Đất Phật, phân chia
phòng ở, cho biết một số thông tin về chùa, khí hậu và môi trường Lumbini. Thầy
dặn thêm sương Lumbini rất độc, nếu nhiễm có thể bệnh, mọi người ra ngoài phòng
cần mặc thêm quần áo cho đủ ấm. Đêm đó N.Đạt rất hạnh phúc, mặc dù trời rất
lạnh và không có đủ đồ ấm. Cái hạnh phúc của tình Đạo và tình người.
Sáng hôm sau, tất cả đoàn lên chánh điện tụng Kinh và sau đó theo Thầy ra chiêm
bái vườn thiêng Lumbini và trụ đá Ashoka nơi Phật Thích Ca giáng trần, N.Đạt theo
đoàn. Lumbini mùa đông bình minh rất đẹp, trên đường ra trụ đá Ashoka chiêm bái
có thể thưởng thức tiếng chim ca, vẽ đẹp những cụm rừng vươn mình trong sương

15
sớm, và ngắm mặt trời lên trên hồ nước thiêng. Lần đầu tiên được chiêm bái và
thưởng thức một không gian thiên nhiên mùa đông như thế, N.Đạt như quên hết mọi
cái lạnh, như đang sống trong một thế giới chưa bao giờ biết khổ đau, vui sướng và
say sưa từng bước chân trên thực địa.
Chiêm bái xong, cùng theo Thầy trở về, Thầy có cuộc họp nhỏ để phân công công
việc giúp lễ khánh thành với đoàn, N.Đạt được nhận công việc cùng sư huynh Minh
Phát và Tâm Trụ lo chà chưng đèn và chuẩn bị hương đăng. Ngày hôm sau lễ
Khánh Thành diễn ra, Phật tử Việt Nam trên toàn thế giới về rất đông, có đủ Phật tử
Mỹ châu, Âu châu, Úc châu, Á châu tham dự. Có cả những nhà sư từ những truyền
thống Phật giáo khác nhau: Miến Điện, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,
Nepal, Ấn Độ, Tích Lan, Buttan, Áo, Đức … tham dự. Đại diện nhà vua và chính
quyền cũng có mặt. Lễ khánh thành thật Đạo tình và ý nghĩa trong mắt N.Đạt, đặt
biệt khi Thầy đọc diễn văn khánh thành bằng tiếng việt cho người Việt Nam, tiếng
Anh cho bạn bè quốc tế và tiếng Nepali cho người địa phương, N.Đạt thấy mọi
người vô cùng hoan hỷ. Những tràng vỗ tay lớn và kéo dài mỗi khi Thầy dừng nghỉ
kết thúc một đoạn văn.
Hơn hai giờ đồng hồ lễ khánh thành, toàn khuôn viên chùa như ngập tràng trong an
lạc, gió lặng trời quang, người người nhìn nhau bằng chân tình của Đạo. Rồi, lời
cảm tạ của bà Sâm – phó chủ tịch BQT - vang lên, những tràng pháo tay thêm nồng
nhiệt, buổi lễ khép lại, N.Đạt cũng như mọi người vui vẻ cùng nhau tìm đến khu vực
ngọ trai theo qui định cho mình. Trời vẫn lạnh, nhưng lòng người thì rất ấm. N.Đạt
quan sát thấy đoàn từ Việt Nam ( chúng Anan) ai nấy đều vô cùng hoan hỷ với công
việc của mình. Một trong những người mang lại nhiều hoan hỷ cho N.Đạt là cô Hoa
– người nhận công việc vệ sinh cầu xí – và chị Láng, Hía – người nhận công việc
nhà bếp nấu món chay Việt Nam.
Lễ khánh thành kết thúc, ngày hôm sau từng đoàn người lần lượt tạm biệt chùa, tạm
biệt Lumbini. Mới ba hôm trước bao nhiêu đông vui thì ba hôm sau chỉ còn lại N.Đạt,
huynh Minh Phát, chú Sanh, cô Từ Chánh và hai Phật tử già từ Anh Quốc. Thầy
cũng rời khỏi Lumbini để đưa đoàn đi chiêm bái, N.Đạt có chút buồn. Không phải nỗi
buồn vì vắng người mà là chưa kịp xin Thầy ở lại Lumbini công quả và tu tập.
Thật ra trước khánh thành ba ngày, N.Đạt đã bốn lần đến viếng lâu đài tranh của
Thầy để xin phép Thầy. Nhưng, lần nào đến cũng về không, bởi không thấy Thầy
đâu cả. N.Đạt dự tính sau khánh thành sẽ gặp và xin phép Thầy, nhưng bây giờ
Thầy đã lại đi, biển lòng N.Đạt có chút gợn sóng, tự nhủ: Mình đã hai lần email cho
Thầy khi còn ở Việt Nam; mình đã đến lâu đài tranh của Thầy bốn lần ngay chính
trên Đất Phật. Thôi không nên đến gặp Thầy nữa. Đây là Đất Phật, mình đang
đứng trên đất Việt Nam Phật Quốc Tự, trên chính kết quả mầu nhiệm của linh thiêng
Lumbini, tốt nhất là chân thành tu tập, phát nguyện rộng và tùy duyên. Từ hôm Thầy
đi, N.Đạt nghĩ và quyết định như thế, mỗi ngày đều đặng mật hạnh tỉnh tọa niệm
kinh.

16
Gần tháng trôi qua, những người còn lại sau lễ khánh thành cũng lần lượt tạm biệt
ra đi, người gần gủi và thường chia sẻ kinh nghiệm tâm linh – sư huynh Minh Phát –
cũng về lại Việt Nam, chùa bấy giờ rất yên tỉnh, chỉ còn N.Đạt và vài người bạn
Nepali tạp vụ trong chùa. Những đêm trăng lạnh, một mình đơn độc, N.Đạt thường
đi kinh hành và ghé thăm anh bạn Chandra gác cổng để uống Chai và sưởi ấm.
Thỉnh thoảng, N.Đạt cho trà vào bình rồi một mình mang lên tấm bản đồ Việt Nam
giữa sân chùa để ngắm trăng. Đều đặng như thế, N.Đạt mỗi ngày tu tập, công quả
và ra nơi Phật giáng trần chiêm bái, nguyện cầu.
Một buổi sáng sau khi tỉnh tâm trên chánh điện, N.Đạt nhiễu quanh điện Phật niệm
Phật, buổi sáng hôm ấy trời rất đẹp: chim ca, sương mờ bao phủ những cụm rừng
Sal, xa xa những ngôi tháp thờ Phật của các nước ẩn hiện trong sương mờ huyền
bí, những đồng cỏ chuyển màu vì thời tiết … N.Đạt cảm thấy trong lòng có điều gì
đó rất lạ, rất vui vẻ, rất tự tin và linh cảm hôm nay sẽ có điều gì đó tốt đẹp đến với
mình. Và, đúng như thế, vừa lễ Phật từ trụ đá Ashoka về, N.Đạt gặp ngay Thầy
cùng một phái đoàn chiêm bái về Lumbini. N.Đạt vô cùng vui mừng vội thẳng đến
chào Thầy và mừng phái đoàn chiêm bái đất Phật dừng chân nơi Việt Nam Phật
Quốc Tự.
Thầy về lần này chỉ một hôm thôi, ngày mai đoàn sẽ tiếp tục đi chiêm bái Ca Tỳ La
Vệ và trở lại Ấn Độ. Đêm hôm đó Thầy, phái đoàn và mọi người trong chùa có buổi
liên hoan nhỏ, Thầy tặng quà, kể chuyện vui; mọi người cùng nhau uống trà và văn
nghệ. Đêm hôm đó cũng là đêm N.Đạt vui nhất từ khi đến chiêm bái và trú lại tu tập
tại Lumbini. Được ngồi gần Thầy, nghe chính Thầy kể về công việc và đời sống tại
Lumbini trong những ngày đầu dấng thân cho Thánh Địa, nghe những câu chuyện
vui về Việt Nam Phật Quốc Tự người đến người đi, N.Đạt thầm nguyện Chư Phật và
Bồ Tát gia hộ để N.Đạt được ở lại Lumbini công quả phụ Thầy.
Sáng hôm sau, N.Đạt vẫn tu tập như mọi ngày, có điều hôm nay không ra trụ đá
Ashoka chiêm bái mà ở lại chùa để tiễn Thầy và đoàn. Thầy rất bận; phái đoàn cũng
rất vội. N.Đạt đã từng đến căn liều tranh để xin phép Thầy được ở lại Việt Nam Phật
Quốc Tự công quả và tu tập nhưng không gặp Thầy, hôm nay Thầy có đó, nhưng
N.Đạt lại không còn muốn đến nữa, N.Đạt muốn tùy duyên, muốn tin vào sự chân
thành tu tập và sự tha thiết phát nguyện của mình. Thật nhiệm mầu, trước khi trở lại
Ấn Độ, Thầy gọi N.Đạt dặn dò công việc chùa, giao một số công việc nhỏ, Thầy còn
tặng N.Đạt mấy trăm Rupee tiền Ấn để sài.
Tiễn Thầy và phái đoàn ra đi, N.Đạt một mình quay lại với thực tại vắng lặng và an
tịnh của già lam muôn thuở, từng bước dạo quanh vườn chùa và dừng chân ngồi
trước căn liều tranh của Thầy nhìn những bông súng rạng ngời trên mặt nước,
N.Đạt vừa vui mừng vừa xúc động. Vui mừng vì mình được tham gia công quả cho
chùa, được Thầy dặn dò công việc; xúc động là lời khấn nguyện bên trụ đá Ashoka
của mình - ‘con đến Đất Phật với sự tu tập chân thành và ước mơ cống hiến cuộc
đời cho Đạo, cho hòa bình và thương yêu con người, nếu cuộc đời con thực sự có
thể làm được điều gì đó cho Đạo, cho Việt Nam Phật Quốc Tự, xin chư Phật Bồ Tát

17
gia hộ cho con có được duyên lành để thực hiện’ - đã hóa nhiệm mầu. N.Đạt thốt
lên: Thật mầu nhiệm! Niềm tin tâm linh trong N.Đạt chưa bao giờ như hôm ấy mạnh
mẽ quyết liệt; Tự tin trong N.Đạt cũng chưa bao giờ như hôm ấy sáng hồng lên.
Thầy ra đi, phái đoàn cũng ra đi, N.Đạt bắt tay vào công việc trồng hoa và sơn cửa
cùng những anh bạn Nepal tạp vụ trong chùa. Kể từ đó, cánh cửa gần Thầy được
mở, N.Đạt được nhiều cơ duyên theo Thầy đi nhiều nơi, được Thầy chỉ dạy sống và
nghệ thuật tiếp xúc sự sống, được Thầy giới thiệu cho nghe về nền văn minh xứ Ấn
và hướng dẫn đường đi chiêm bái Tứ Động Tâm và những nơi liên quan cuộc đời
Đức Phật… N.Đạt bắt đầu mở rộng tầm nhìn, hướng đi tương lai bắc đầu hiện rõ;
bắt đầu hiểu sâu về con người văn minh Ấn Hà và con người lịch sử của Đức Phật;
bắt đầu tiếp xúc với những nhân vật cấp cao lãnh đạo tinh thần cũng như lãnh đạo
đất nước nhiều nơi.
Gần ba năm đã trôi qua, được gần Thầy như thế, N.Đạt lớn lên rất nhiều, hơn bao
giờ hết một niền tin vững chắc vào Đạo và lý tưởng phụng sự, một nhiệt huyết sống
cho tình yêu thương con người được dâng cao. N.Đạt vô cùng cảm ơn những nhân
duyên mầu nhiệm đã đưa N.Đạt về Đất Phật để được gặp Thầy. N.Đạt nghĩ mình
được sinh ra từ cha mẹ nhưng lớn lên từ những bậc Thầy và nhân duyên mầu
nhiệm, đặt biệt trưởng thành từ những ngày tháng tu tập và công quả gần Thầy
Huyền Diệu trên Đất Thiêng. Cuộc gặp gỡ Thầy trên Đất Thiêng đối với N.Đạt là một
cuộc hội ngộ nhiệm mầu, một cuộc hội ngộ đã thay đổi con người N.Đạt gần như
toàn diện, mở rộng cho N.Đạt tầm nhìn, tăng trưởng cho N.Đạt tình yêu cuộc sống
và ước muốn cống hiến cho hòa bình hạnh phúc của con người. Sẽ không bao giờ
quên trừ một ngày không còn biết, N.Đạt tự thệ nguyện. N.Đạt Sẽ sống hết mình
cho Đạo và cuộc đời để tri ân Thầy và những nhân duyên mầu nhiệm; sẽ cống hiến
sự tu tập và tình yêu của mình cho hòa bình cuộc sống để nhớ, để cảm ơn một cuộc
hội ngộ nhiệm mầu.

18
Hành Hương Đất Phật

Từ những ngày đầu mới bước chân vào giảng đường Trung Cấp Phật Học, N.Đạt
được học về cuộc đời đức Phật, đọc được các sách viết về Đất Phật và lịch sử của
Ngài như Đường Về Sứ Phật, Đường Xưa Mây Trắng, Đức Phật Lịch Sử … N.Đạt vô
cùng ao ước một ngày mình được duyên lành hành hương chiêm bái Đất Thiêng.
Khi vào Đại Học Phật Giáo, được học thêm lời khuyên của Phật: “người Phật tử nên
một lần trong đời về chiêm bái một trong bốn Thánh Địa 2”, và có thêm nhiều cơ
duyên tiếp xúc với những bậc Thầy đã từng du học tại Ấn Độ, đọc được thêm Đại
Đường Tây Vực Ký của ngài Huyền Trang, và một phần hồi ký của ngài Pháp Hiển,
N.Đạt càng thêm mong ước một ngày được chiêm bái Đất Phật. Nhưng mãi cho đến
sau ngày tốt nghiệp ra trường đọc được sách Khi Hồng Hạc Bay Về, biết được có
một nhà sư Việt Nam mang tên Huyền Diệu đã dấng thân phục hưng Thánh Địa
Lâm-tỳ-ni, xây dựng hai ngôi chùa mang tên Viêt Nam trên Đất Phật, N.Đạt mới hội
đủ cơ duyên chiêm bái Đất Thiêng, niềm mong ước hơn mười năm mới được thực
hiện.

1. Bồ Đề Đạo Tràng – Buddha Gaya – Nơi Phật Đắc Đạo
Rời khỏi hoàng thành Ca-tỳ-la-vệ, Đức Phật từ bỏ mọi tiện nghi vất chất và tình ái
của một hoàng thái tử để xuất gia và quyết tâm tìm cho ra được chân giá trị của
cuộc sống, giải thoát khỏi thân phận kiếp người. Đầu tiên, Ngài tìm đến những bậc
danh sư thời bấy giờ để học, đạt được những kết quả lớn trong thiền định, nhưng
Ngài hoàn toàn không thỏa mãn, Ngài thấy vẫn còn trong nỗi đau khổ của thân phận
con người: sanh lão bệnh tử. Ngài quyết định rời khỏi các bậc Thầy và tiếp tục đi tìm
cho được con đường giải thoát. Sau nhiều ngày tháng tìm học từ sơn cao đến rừng
rậm, từ thành thị đến hang sâu, cuối cùng Ngài quyết định dừng chân nơi Khổ Hạnh
Lâm để hạ thủ công phu cho đến khi đắc Đạo.
Ngày lại ngày qua, đêm cũng như ngày, Ngài luôn hướng tâm đến con đường giải
thoát, và càng quyết liệt hơn trong công phu ép xác khổ hạnh. Lịch sử ghi chép Ngài
mỗi ngày chỉ ăn một hạt đậu, suốt sáu năm dài trong Khổ-Hạnh-Lâm như thế, đến
nỗi thân thể Ngài chỉ còn da bộc xương, gần như không còn đủ sức sống.
Một đêm trăng, sau khi thể xác khô gầy, gần như không còn sức sống mà Đạo vẫn
chưa thấy, Ngài rời khỏi hang tu ra ngồi trên phím đá nhìn dòng nước bạc xa xa nhẹ
chảy của dòng sông Ni-Liên-Thiền. Trăng hôm ấy rất đẹp, xa xa còn có tiếng đàn
vọng lại. Vì đã từng là một hoàng tử văn võ song toàn, Ngài nghe tiếng đàn liền biết
2

Trường bộ kinh, Đại bát niết bàn

19
ngay cung bậc và tài hoa của người nghệ sỹ. Tiếng đàn đang du dương trầm bổng
giữa một đêm trăng đẹp bổng dưng ngưng bặt bởi dây đàn bị đứt. Nhạc công lần
lượt lên lại dây đàn: Khi dây đàng căng quá, âm thanh không hay, lại bị đứt; khi dây
đàn dùn, âm thanh không chuẩn và khó nghe; nhưng khi dây đàn vừa phải, đúng
tầm, âm thanh du dương trầm bổng, dây lại lâu không đứt. Trong đêm trăng vắng
nghe tiếng đàn, nghe từng âm thanh của nhạc công khi so phiếm lên dây, Ngài hốt
nhiên ngộ ra con đường trung đạo. Đúng, Ngài vui mừng thốt lên, không thể giải
thoát bằng con đường ép xác khổ hạnh. Xác thân là nguồn góc của nhiều đau khổ
nhưng nó cũng là phương tiện duy nhất để đạt đến giải thoát. Cũng như một chiếc
thuyền, không thể đập vỡ hay từ bỏ nó khi người chưa qua sông.
Sáng hôm sau, Ngài bắt đầu rời bỏ con đường khổ hạnh, rời khỏi rừng khổ hạnh đi
đến sông Ni-liên-thiền tắm chuẩn bị cho một con đường mới. Vì đã sáu năm tu ép
xác khổ hạnh nên sức khỏe cạn kiệt, khi tắm xông Ngài không còn đủ sức để rời
khỏi bờ sông. Đã gần một buổi trôi qua, Ngài vẫn ngồi tựa lưng một góc cây bên bờ
sông, không thể cất bước. Bấy giờ có con gái một trưởng làng trong vùng mang
thức ăn vào rừng cúng các vị thần. Cô tên Sujata. Đang trên đường vào rừng ngang
qua bờ sông cô bổng gặp một người đang tựa góc cây. Lúc đầu cô tưởng là thần
nên đem đồ ăn đến dâng cúng, khi đến nơi cô phát hiện ra đó là một người ẩn sĩ
khổ hạnh đang kiệt sức. Tình thương con người trong một tâm hồn lương thiện thúc
giục cô nhanh chóng đến đở và đút những miếng cháo sửa cho Ngài. Uống hết bát
cháo sửa, Ngài từ từ tỉnh lại. Cảm ơn Sujata, Ngài hít một hơi dài và nhìn quanh
cảnh đẹp của bờ sông. Từng con nước lững lờ trôi; từng làn gió mát nhẹ thổi, Ngài
lấy lại được sức sống và nhiệt huyết của một hoàng tử từ bỏ cung vàng điện ngọc
ngày nào để tìm con đường giải thoát. Ngài cảm ơn Sujata một lần nữa và chậm
chậm bước vào khu rừng Pippala gần đó để tiếp tục công phu thiền định.
Đã nhìn thấy được con đường Trung Đạo, đã có lại thể lực và nhiệt huyết ngày nào,
Ngài vào rừng thiền định dưới cội cây Bồ Đề, thệ nguyện: Dù cho xương tan thịt nát,
máu có chảy ngược cũng nhất định không rời khỏi chổ ngồi cho đến khi đắc Đạo. Kể
từ hôm đó, không rời khỏi chổ ngồi cho đến một hôm rạng sáng khi sao mai vừa
mọc, Ngài giác ngộ thành Phật, tuệ tri như thật về kiếp người và thế giới đang là,
giải thoát khỏi luân hồi sanh tử. Sau khi đắc Đạo, Đức Phật tiếp tục ở lại trong khu
rừng Bồ Đề -Pippala - ấy thêm 49 ngày đêm. Lịch sử Phật Giáo phương Bắc ghi
rằng đức Phật ngồi thiền liên tục suốt bốn chín ngày nơi đây, nhưng sự thật được
lưu lại tại Buddha Gaya- Bồ Đề Đạo Tràng – thì không phải, mà là mỗi bảy ngày
đêm Đức Phật lại trú một chổ khác nhau cho đến ngày Ngài bước chân đi vì chúng
sanh hoằng Pháp.
Bảy ngày thứ nhất: Đức Phật an tỉnh tại chính nơi Ngài giác ngộ để thể nghiệm
chân hạnh phúc, tuệ tri toàn thể thế giới như thật, tuệ quán kiếp người và thân phận
kiếp người trong thế giới duyên sinh. Ngày nay nơi đây vẫn còn một cây Bồ đề, và
còn có một kim cương tòa – chính nơi Phật ngồi giác ngộ- và một viên đá in dấu hai
hàn chân của Phật.

20
Bảy ngày thứ hai: Đức Phật chuyển đến ngồi ở một góc cây trên đồi cao ngắm
nhìn lại cây Bồ Đề và cánh rừng đã che mưa nắng cho mình trong những ngày
tháng tu tập để thành tựu giác ngộ. Lịch sử ghi chép Đức Phật nhìn cây Bồ Đề
không chớp mắt suốt bảy ngày. Di tích còn lại ngày nay là một bảo tháp nhỏ, được
cho rằng xây dựng từ thời vua Ashoka hơn 2400 năm trước.
Bảy ngày thứ ba: Vì không thấy Đức Phật rời khỏi Bồ Đề Đạo Tràng chư thiên nghĩ
không biết Đức Phật đã thực sự chứng ngộ hay chưa? Để chư thiên hiểu rõ sở đắc
của mình Phật đã dùng thần lực tạo ra đường kinh hành giữa hư không, mỗi bước
đều có hoa sen ngọc đỡ chân. Tuần thứ ba này cũng là tuần lễ Phật từng bước
thiền hành nghĩ về ân của những bậc thầy đã từng dạy mình, những người bạn đã
từng cùng mình khổ hạnh tu tập, những chúng sanh trong đang vô minh khổ đau
trong thế giới trùng trùng duyên khởi. Phật tuệ quán thấy những bậc thầy đã qua
đời, các bạn đồng tu thì vẫn cố chấp vào con đường khổ hạnh, còn chúng sanh thì
nhiều vô minh tham ái thế giới Ta bà. Chính tuệ quán trong bảy ngày thứ ba này
Đức Phật đã quyết định chuyển pháp luân cứu độ chúng sanh. Ngày nay nơi đây
vẫn còn những phím đá ghi dấu những bước chân thiền hành của Phật.
Bảy ngày thứ tư: Đức Phật di chuyển đến một gốc cây khác, nơi đây Đức Phật tuệ
quán sâu xa về nhân duyên nhân quả trùng trùng của thế giới hiện hữu. nơi đây
cũng chính là nơi cơ thể Đức Phật phát sáng năm luồn hào quang: xanh, vàng, đỏ,
trắng và cam, đại diện cho ngủ căn ngủ lực của một con người giác ngộ. Nơi đây
ngày nay còn thờ một tượng Phật ngồi và một bia đá kỷ niệm. Tương truyền vào thế
kỷ thứ bảy ngài Huyền Trang đã đến chiêm bái Bồ Đề Đạo Tràng và lưu lại chính
ngay nơi này nhiều tháng để tu tập.
Bảy ngày thứ năm: Đức Phật dưới cội cây Ajapala, nơi đây Ngài định nghĩa về cao
thượng và thấp hèn của kiếp người. Đức Phật nói với Bhamana: cao thượng thấp
hèn, thành công hạnh phúc … là do hướng tư duy, cách tiếp xúc và hành động của
con người. Không phải cao thương hay thấp hèn… có mặt ngay khi con người được
sanh ra, hay sinh ra trong một gia đình huyết thống nào đó. Ngày nay nơi này còn
một trụ đá tương truyền là có từ thời vua Ashoka và một bia đá được dựng vào
những năm 50 để kỉ niệm.
Bảy ngày thứ sáu: Đức Phật ngồi tỉnh tâm bên một dòng suối rộng gần cội Bồ Đề
giác ngộ gọi là Muchalinda. Trong khi Phật thiền định thì trời mưa bảo lớn kéo đến,
một con rắn thần bảy đầu đến dùng thân mình nâng Đức Phật lên để khỏi ướt, và
dùng bảy đầu mình làm thành cái lộng che mưa cho Đức Phật. Ngày nay nơi đây là
một hồ nước nhân tạo rộng, giữa hồ có tượng Phật ngồi trên thân con rắn thần và
con rắn thần dùng bảy đầy che mưa cho Phật. Được biết tương Phật trong hồ
Muchalinda này do đại sứ Miến Điện đại diện nhân dân Miến Điện xây dựng để kỉ
niệm và tri ân Đức Phật.
Bảy ngày thứ bảy: Đây cũng là bảy ngày cuối cùng Đức Phật ở lại nơi Bồ Đề Đạo
Tràng. Đức Phật ngồi dưới một cây Rajayatana, nơi đây Đức Phật nhận sự cúng
dường đầu tiên sau khi giác ngộ. Phẩm vật cúng dường là hai chiếc bánh bột trộn
21
mật ong. Hai người cúng dường là hai thương buôn đến từ Miến Điện. Sau khi nhận
sự cúng dường, Đức Phật không gì để tặng lại, Ngài bứt hai sợi tóc tặng hai thương
buôn. Tương truyền hai sợi tóc này được hai thương buôn mang về quê hương của
mình xây tháp phụng thờ, và Tháp Vàng Shwedagon ở Yangon ngày nay chính là
ngôi tháp đang lưu giữ một trong hai sợi tóc xá lợi đó. Cây Rajaratana ngày xưa đã
không còn, thầy Huyền Diệu là một trong những người có phúc duyên tìm lại được
giống cây này từ biên giới Miến Điện- Trung Quốc, và mang về trồng lại nơi đây.
Bồ Đề Đạo Tràng ngày nay là một khu bảo tồn văn hóa tâm linh nhân loại được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trung tâm là ngôi Tháp đứng sừng
sững với chiều cao khoảng 52m (170 feet), mỗi một cạnh vuông là 15m (50 feet) gọi
là Đại Tháp Giác Ngộ (Mahabodhi), được cho là xây dựng lại vào thế kỷ thứ hai sau
Tây lịch, trên chính nền tháp củ có tên Sambodhi do vua Ashoka xây vào thế kỷ thứ
3 trước Tây lịch, do nhu cầu không gian bên trong rộng để thờ tượng Phật. Xung
quanh đại Tháp là rãi rác bảy điểm Đức Phật đã trải qua trong suốt bốn chín ngày
lưu lại sau khi giác ngộ. Bồ Đề Đạo Tràng cũng còn lưu lại kỷ vật được cho là một
trong những phát minh lớn của nhân loại đó là trụ đá Ashoka, và một vườn tháp của
những bậc Thầy đã tu tập và chứng đạo nơi đây.
Bên trong Đại Tháp còn thờ một tượng Phật có từ thời Gupta. Tương truyền tượng
Phật này là do Phật Di Lặc từ cung trời Đâu Suất xuống tạc. Lịch sử truyền khẩu cho
rằng khi làm tượng Phật người thợ yêu cầu đóng cửa Tháp lại, không ai được vào
bên trong trừ chính ông. Nhiều ngày tháng trôi qua không ai thấy ông đâu cả, cửa
tháp vẫn đóng kín, mọi người bèn quyết định phá cửa để vào, một tượng Phật đẹp
chưa từng thấy hiện ra trước mắt, nhưng người thợ đi đâu thì không ai hay. Từ đó
mọi người cho là tượng Phật do chính Phật Di Lặc từ trời xuống tạc.
Vào năm 409 sau Tây lịch ngài Pháp Hiển đã đến thăm Bồ Đề Đạo Tràng. Năm 637
sau Tây lịch đời nhà Đường, Trần Huyền Trang từ Trung Hoa đã ròng rã suốt sáu
năm mới đến được Bồ Đề Đạo Tràng chiêm bái. Trong Đại Đường Tây Vực Ký ngài
Huyền Trang ghi lại khi Ngài đến nơi đây chùa tháp rất nhiều, và rất nhiều nhà sư ở
nơi đây tu tập, vua quan ủng hộ Phật Giáo, tăng sĩ được tập trung giáo dục trong
một tu viện lớn Nalanda cách đó khoảng hơn 80 km. Lịch sử Phật Giáo Ấn Độ sang
trang từ biến cố giặc phương Bắc vào thế kỷ XIII, khi những ông vua Hồi Giáo đánh
bại và thống trị Ấn Độ. Các Thánh Địa Phật Giáo và đại học Nalanda bị đốt cháy và
chôn vùi trong lòng đất, ngoại trừ Bồ Đề Đạo Tràng linh thiêng không bị phá bởi lý
do linh thiêng là quân lính đánh phá gần đến Bồ Đề Đại Tràng thì tự động rút về.
Thánh Địa bị phá và chôn vùi dưới lòng đất, nhà sư bị giết, đại học Nalanda bị đốt
cháy, Bồ Đề Đạo Tràng từ đó cũng bắt đầu không còn tu sĩ tu tập. Khi Phật giáo suy
tàn tại ấn Độ, người Miến đã đến và cứu ngôi Tháp Đại Giác thoát khỏi bàn tay phá
hoại nhiều lần. Họ sửa chữa lại ngôi Tháp Đại Giác ít nhất 3 lần suốt từ thế kỷ 14
đến thế kỷ 15. Lần sửa chữa sau cùng là những năm 1472-1492 trước khi Bồ Đề
Đạo Tràng dần đi vào quên lãng. Cuối thế kỷ XVI có một tu sĩ Ấn Giáo đến tu tập,
sau đó tuyên bố chủ quyền nơi này. Suốt ba thế kỷ XVI-XIX Bồ Đề Đạo Tràng không
có nhà sư Phật Giáo, tất cả là Ấn Giáo, đây cũng chính là thời điểm hình tượng
22
Linga thuộc tín ngưỡng phồn thực của Ấn Giáo được đưa vào thờ trong Đại Tháp
ngay trước mặt tượng Phật. Đức Phật từ đây cũng dần đồng hóa và trở thành hiện
thân của thần Siva trong lòng người theo đạo Hindu.
Thế kỷ thứ XVIII-XIX lịch sử Ấn Độ lại sang một trang khác, người Anh đã thành
công thuộc địa hóa Ấn Độ, lịch sử Phật Giáo xứ Ấn lại một lần nữa sang trang. Các
học giả Âu Mỹ bắt đầu có cơ hội nghiên cứu sâu văn hóa văn minh sông hằng. Họ
phát hiện nhiều kinh sách Phật Giáo, tìm lại được nhiều Thánh Địa đã bị chôn vùi và
bỏ quên từ gần mười thế kỷ, trong đó có Bồ Đề Đạo Tràng. Chính nhờ tinh thần
khoa học, các học giả đã kêu gọi thế giới, đặc biệt Ấn Độ dưới sự cai trị của Anh
Quốc bấy giờ và các nước Phật Giáo như Miến Điện, Thái Lan, Nhật Bản…, cùng
nhau bảo vệ Thánh Địa Phật Giáo, nó không chỉ là của riêng Phật Giáo mà là di sản
văn hóa chung của nhân loại.
Đầu những năm 50 Bồ Đề Đạo Tràng được chính phủ trung ương Ấn Độ thông qua
luật bảo vệ và cho phép các nước Phật Giáo và các tổ chức Phật Giáo được phép
xây chùa và cơ sở văn hóa tại Bồ Đề Đạo Tràng. Từ đó các chùa Phật Giáo được
xây cất trở lại, tăng sĩ Phật giáo ngày càng về tu tập một nhiều, Phật Tử khắp nơi
trên thế giới cũng theo lời di chúc của Phật về chiêm bái Thánh Địa ngày càng đông.
Việt Nam Phật Quốc Tự - ngôi chùa mang tên Việt Nam đầu tiên trên Đất Phật- cũng
hạnh phúc góp mặt tâm linh và văn hóa Việt Nam nơi này.
N.Đạt vô cùng hạnh phúc được đến chiêm bái Bồ Đề Đạo Tràng lần đầu tiên vào
đêm trăng ngày 13 tháng 12 năm 2005. Đấy cũng là lần đầu tiên N.Đạt thực hiện
được mong ước gần 10 năm của một nhà sư Phật Giáo. Cùng đi với N.Đạt là phái
đoàn chúng Anan từ Việt Nam. Từng bức chân được bước trên thực địa Đất Thiêng,
N.Đạt như đang đi vào cõi mộng nơi có Phật đang phóng quang che chở cho mình.
Trước mắt N.Đạt ôi là bao nhiêu người đến từ những quốc gia và ngôn ngữ khác
nhau, nhưng cùng chung một ước mơ được một lần chiên bái Thánh Địa. Người thì
lạy Phật, người thì thiền hành, người thì tỉnh tọa, người thì niệm kinh … làm N.Đạt
thấy lòng mình ấm lại giữa đêm trăng lạnh.
N.Đạt theo đoàn đến cội Bồ Đề Giác Ngộ cùng tỉnh tâm, lúc bấy giờ đã hơn 8 giờ
đêm. Xung quanh là tiếng tụng kinh của những nhà sư Tây tạng xen lẫn tiếng tụng
kinh Pali của những nhà sư Thái. Thật an lạc, N.Đạt đã thực tập thiền nhiều năm,
nhưng chưa bao giờ cảm sâu sự an lạc đến như hôm ấy. Từng hơi thở nhẹ nhàng
ra vào tiếp xúc với thanh khí Đất Thiêng, nghe lại lời khuyên của Phật, quán chiếu
về tình thương chúng sanh của Phật, nhớ lời thệ nguyện dũng khí của Ngài, N.Đạt
vừa xúc động vừa hạnh phúc đến quên cả thực tại xung quanh cho đến khi có tiếng
gọi của đoàn cùng đi nhiễu Tháp. Mở mắt ra, một chiếc là Bồ Đề rơi ngay trước mặt,
N.Đạt đưa tay ôm lấy nâng niu như một báo vật thiêng liêng. Thật nhiệm mầu, phải
chăng là điềm lành cho ước mơ ở lại Đất Phật N.Đạt vừa khấn nguyện, N.Đạt tự
nhủ. Đoàn đã đi gần hết một vòng Tháp, N.Đạt đứng đợi cho qua hết một vòng để
theo sau.

23
Sau khi nhiễu Tháp, N.Đạt tiếp tục theo đoàn đi vào bên trong chánh điện thờ Phật.
Người bên trong rất đông, đoàn phải từng người một ép sát vách lách qua nhiều
người để vào trung tâm Phật Điện. Phật Điện chỉ thờ duy nhất một tượng Phật Bổn
Sư Thích Ca. Vì đi sau cùng, lại người bên trong qua đông, N.Đạt quyết định
nhường bước cho người khác vào trong, đứng nép vào sát vách xa xa chấp tay
hướng Phật đảnh lễ và nguyện cầu.
Lạy Phật xong, tất cả đoàn cùng nhau ra xe về chùa Việt Nam Phật Quốc Tự dùng
cơm nghỉ ngơi để chuẩn bị ngày mai tiếp tục chiêm bái Câu-thi-na (Kusinagar) rồi
sang Lâm-tỳ-ni (Lumbini). N.Đạt cũng theo đoàn về Chùa, nhưng lòng thì lưu luyến
và chân dường như không muốn bước. Cái cảnh lưu luyến cũng giống như ngày
nào N.Đạt một mình từ giã Chùa Bữu Sơn, từ giã vườn Tháp nơi có bậc ân sư vừa
nằm xuống của mình. Từng bước thật nhẹ để không mất sự an lạc và giữ tiếp xúc
với Đất Thiêng, N.Đạt lui người theo đoàn trở ra cổng Tháp. Tháp Giác Ngộ xa dần
xa dần, N.Đạt chấp tay cúi đầu lễ Tháp lần cuối lưu luyến chia tay.
Về đến Chùa, được ăn cơm Việt Nam, mọi người như trở về lại chính nhà mình.
N.Đạt cũng thế, vừa vui vì mình được chiêm bái Đất thiêng, và vừa vui vì mình đang
được ở trong một ngôi chùa mang hồn văn hóa và dân tộc Việt Nam mình. Đêm ấy
là một đêm hoàn toàn mới mẽ trong cuộc đời N.Đạt. Mới từ cái lạnh của xứ Ấn đến
trực cảm tâm linh và cảm xúc tri ân những nhân duyên đã đưa mình đến Đất Phật.
Đêm ấy cũng là đêm đã làm mới cho N.Đạt niềm tin con đường tâm linh mình đã và
đang bước, cho N.Đạt thấy được giá trị thật của một Đức Phật Lịch Sử và những
mong ước hướng về tâm linh của con người. Một niền tin vững chắc vào Đạo; một
ước mơ tu tập và cống hiến sự tu tập cho con người, rực cháy theo từng hơi thở
của N.Đạt cho đến tận đêm khuya.
Sáng hôm sau N.Đạt dậy thật sớm theo đoàn lễ Phật nơi chánh điện Việt nam Phật
Quốc Tự, dùng điểm tâm, cùng nhau chụp hình lưu niệm và chuẩn bị rời khỏi Bồ Đề
Đạo Tràng (Buddha Gaya). Sáng hôm ấy trời rất lạnh, đặt biệt với N.Đạt, nhưng mặt
trời rất đẹp. Ngồi trên xe vãy tay chào Việt nam Phật quốc Tự và nhìn xa xa về phía
Tháp Giác Ngộ mà lòng cứ lưu luyến và mong ước một ngày mình được duyên lành
trở lại chiêm bái và viếng thăm.
Ba tháng sau, sáu tháng sau, một năm sau, rồi hai năm sau, thật nhiệm mầu, mong
ước trở lại chiêm bái và viếng thăm Bồ Đề Đạo Tràng của N.Đạt được thực hiện.
Những lần sau này N.Đạt không những một mình chiêm bái mà còn được theo
Thầy H.Diệu chiêm bái, được nghe Thầy giải thích và hướng dẫn mật pháp khi đến
Đất Thiêng. Mỗi lần như thế, N.Đạt đều khấn nguyện Phật gia hộ một ngày nào đó
N.Đạt có thể thông hiểu tiếng địa phương, rành đường đi và phong tục tập quán xứ
Ấn để có thể đưa người Phật Tử Việt Nam về chiêm bái Đất Thiêng để tri ân Thầy
và tri ân những nhiệm mầu.

24
2. Saranath – Vườn Lộc Uyển – Nơi Phật Chuyển Pháp Luân
Sau khi thành tựu giác ngộ dưới cội Bồ Đề, Đức Phật thấy mình như một kẻ cùng tử
nghèo khó nay tìm được báo vật vô giá, chấm dứt những tháng ngày đau khổ của
kiếp người và thân phận, Ngài liền nghĩ đến những bậc Thầy, những người bạn
đồng tu khổ hạnh và những chúng sanh đang khổ. Phật tuệ quán về những bậc
Thầy, thấy họ vừa tạ thế; tuệ quán về các bạn đồng tu, thấy họ đang tu tập khổ hạnh
tại Saranath. Thế là Phật quyết định một mình đi bộ xuyên rừng đến Saranath chia
sẻ tuệ giác giác ngộ cho các bạn đồng tu.
Từng bước chân an lạc có lúc qua những cánh đồng lúa mì hương thơm ngào ngạt,
có lúc băng qua những cánh rừng thưa, có lúc an lạc bên bờ sông Hằng mĩm cười
ngắm bình minh chào và hoàng hôn xuống, Đức Phật đi như thế một con đường dài
gần hơn 250 Km suốt 14 ngày cho đến một chiều nắng vàng mùa xuân phủ lên cánh
rừng Chaukandi. Phật găp lại năm người bạn cùng tu khổ hạnh một thời bên một
dòng suối trong khu rừng Chaukandi bên ngoài thành Ba-la-nại (Vanarasi, tên cũ là
Bénarès) bên bờ sông Hằng (Ganga).
Lịch sử ghi lại rằng năm người bạn đống tu ấy ( năm anh em Kiều Trần Như Kondanna) đã từng từ bỏ Đức Phật tại Khổ-hạnh-lâm (Mahakala) ra đi vì cho rằng
Ngài đã thối chí trên con đường tu tập, đã từ bỏ khổ hạnh để theo lối thọ dục thường
tình. Khi nhìn thấy Đức Phật từ xa, năm anh em ấy tự bảo nhau đừng ai nhìn hay
hỏi han đến ông Cù Đàm (Gotama- họ của Phật) đó, ông ta đã thất bại trên con
đường khổ hạnh, ông ta không thể tiếp tục cùng chí hướng với mình. Thế nhưng khi
Phật đến nơi, tự dưng mọi người cảm thấu sự an lạc và giác ngộ của Phật, mọi
người tự động chạy đến chào hỏi Phật và mời Ngài ngồi.
Phật nhẹ ngồi xuống trên thảm cỏ xanh, nhìn các bạn đồng tu, mỉm cười nói: “này
các bạn, Tôi đã giác ngộ, đã giải thoát, đã nhìn thấy như thật thế giới này. Muốn
chia sẻ tuệ giác giác ngộ, Tôi đã tuệ quán đến các bạn, đến những bậc Thầy từng
dạy chúng ta, nhưng các bậc Thầy đã không còn, chỉ còn các bạn. Tôi đã đi một con
đường dài để đến đây chia sẻ tuệ giác giác thoát đó với các bạn”. Nghe Phật nói,
nhìn thấy hiện tướng giác ngộ của Phật, năm người bạn đều quỳ xuống đảnh lễ Đức
Phật, xin được học con đường giác ngộ. Phật hoan hỷ nhận lời. Đêm ấy là đêm đầu
tiên mấy Thầy trò gặp lại nhau sau những tháng ngày dài xa cách.
Sáng hôm sau, Phật cùng năm anh em Kiều Trần Như rời khỏi Chaukandi vào sâu
trong rừng Lộc-uyển (Saranath, tên cũ là Isipatana). Hôm ấy trời trong xanh, chim
vui ca hát, rừng tươi hoa nở như đón mừng một sự kiện vĩ đại của thiên nhiên và
loài người. Và đúng thật như thế, hôm ấy và chính nơi ấy – Saranath- vào năm 528
trước Tây lịch, Đức Phật vì trời người chuyển Pháp Luân, năm anh em Kiều Trần
Như đắc quả A-la-hán, Phật-Pháp-Tăng được thành lập vì lợi ích của số đông, vì
hạnh phúc của chư thiên và loài người.

25
Bài Pháp đầu tiên (Dharmmacakkapavattana Sutta) Phật chuyển Pháp Luân tại
Saranath là Tứ Thánh Đế (Aryasacca): 1. Khổ có thật trong thế giới hiện hữu
(Duhkha-aryasatya); 2. Nguyên nhân của khổ’ (Samudya); 3. Chân hạnh phúc
(Nirdha); 4. Con đường hết khổ đưa đến chân hạnh phúc (Marga). Đức Phật dạy:
khổ là có thật trong thế giới hiện hữu tương đối, con người có thể nhìn thấy già bệnh
và chết là một quy luật không thể thay đổi, đó là thân phận của kiếp người, là một
nỗi khổ ám ảnh và đeo đẳng con người từ muôn kiếp. Con người còn có thể nhìn
thấy cái khổ yêu nhau mà không được tương phùng; ghét nhau mà hằng ngày cứ
gặp; muốn thành công mà lại thất bại; ước hạnh phúc nhưng lại khổ đau … Nhưng
tất cả cái khổ đó không có nghĩa xấu xa mà là cơ hội để con người tư duy, tìm ra
nguyên nhân và tiếp xúc với chân hạnh phúc. Chân hạnh phúc cũng có thật trong
thế giới hiện hữu đang là khi con người biết cách tiếp xúc với sự sống và nhìn thấy
tận gốc những nguyên nhân tham ái vô minh sâu xa. Con đường Bát Chánh Đạo sẽ
là con đường đưa đến hạnh phúc chân thật nếu con người đi theo đó.
Vào kỷ nguyên thứ III trước Tây lịch, vua Ashoka đã đến chiêm bái Lộc-uyển, ông
cho xây Tháp Chuyển Luân (Dhamek Stupa) và dựng trụ đá khắc những dòng chữ
khẳng định Lộc-uyển là nơi Phật chuyển Pháp Luân. Thế kỷ thứ VII sau Tây lịch
Đường Huyền Trang cũng đã đến chiêm bái nơi này. Đại Đường Tây Vực Ký còn
ghi rằng: “Tại đây có khoảng 30 ngôi tự viện với trên 3.000 Tăng sĩ theo truyền
thống Chánh Lượng Bộ (Samatiya). Bên cạnh những Tăng sĩ Phật giáo cũng có
khoảng 10.000 du sĩ Ấn giáo đang tu tập khổ hạnh quanh vùng. Họ cắt tóc hoặc
buộc tóc dài, thân không mặc quần áo, mình mẩy trét đầy tro. Thường thì họ tu tập
trong các ngôi đền của Ấn giáo. Phía Đông Bắc thành phố, về hướng Tây của dòng
sông Varana, có một ngôi tháp cao khoảng 3 mét, do vua A Dục xây lên với một trụ
đá phía trước. Trên mặt trụ đá lấp lánh và sáng láng như gương. Tương truyền
nhiều người đã trông thấy hình Phật trên trụ đá này. Người đến chiêm bái với lòng
tin chân thành, khi nhìn trụ đá và thấy được hình ảnh Phật thì mọi mong ước đều có
thể thành hiện thực”.
Lịch sử Lộc-Uyển cũng thăng trầm và đi vào quên lãng như các Thánh Địa khác khi
lịch sử Ấn Độ sang trang với sự thống trị của các vua hồi giáo Bắc Phương. Từ thế
kỷ thứ XIII – XIX, Lộc-uyển chỉ còn là những đống gạch đỗ và bị cháy xén nằm im
với những lớp bụi thời gian cho đến khi phong trào khoa học nguyên cứu văn hóa
Đông Phương của Âu Mỹ vào những năm đầu thế kỷ XIX khám phá và khai quật trở
lại. Những móc lịch sử đáng nhớ thời kỳ phát hiện Lộc –uyển trở lại là: năm 1798,
chính quyền Ấn Độ công bố khu Sarnatha là khu di tích quốc gia và cấm ngặt mọi sự
đào xới bừa bãi của tư nhân. Năm 1815 đại tá C. Mackenzee phụ trách khai quật
toàn bộ khu Sarnatha. Năm 1835, ông Alexander Cunningham tiếp nối công trình.
Trong thời gian này, đoàn khảo cổ của ông Cunningham đã khai quật được một tu
viện cùng nhiều hình tượng và cổ vật khác. Ông Major Kittoe tiếp nối vào năm 1851.
Ông Thomas năm 1853. Ông C. Horn năm 1856. Ông F. O. Oertel năm 1905. Năm
1905, ông Vieroy Lord Curzon xây dựng viện Bảo Tàng Sarnatha, năm 1914 ông
Hargraves tiếp tục công cuộc khai quật. Và sau khi giành lại độc lập, chính phủ Ấn

26
Độ vẫn tiếp tục cho khai quật và bảo trì những khu di tích lịch sử quan trọng này đến
hôm nay. Có thể nói người Phật Tử nên cảm ơn tinh thần khoa học và cảm ơn
những học giả khoa học vô tư đã không những tìm lại mà còn kêu gọi quốc tế bảo
vệ di sản văn hóa và tâm linh này của loài người.
Ngày nay Lộc-uyển là một công viên quốc gia thuộc thành phố Vanarasi bang UP
của Ấn Độ. Tháp Chuyển Luân được xây dựng từ thời Ashoka hơn 2300 năm trước
có chiều cao là 33m và đường kính 28.3m đã được phục hoạt. Trụ Đá do vua
Ashoka dựng vẫn còn, nhưng đã gãy không còn nguyên vẹn. Các di tích khác như
chùa Tháp … chỉ còn là những “nền củ lâu đài tịch bóng dương”. Cách trụ đá
Ashoka khoảng 300m về phía Đông còn có một vườn nuôi nai, gợi nhớ về cái tên
Lộc-uyển (Vườn Nai) và câu chuyện tiền thân của Đức Phật. Xung quanh khu vực
Lộc uyển còn có các chùa quốc tế Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Trung Quốc, Tây
Tạng, Buttan …
N.Đạt có được duyên lành nhiều lần chiêm bái Lộc-uyển, đặc biệt được theo Thầy
Huyền Diệu chiêm bái và nghe Thầy chia sẻ về trực cảm tâm linh cùng lịch sử và
văn hóa Saranath và thành phố Vanarasi cổ kính thiêng liêng bên bờ sông Hằng. Có
một lần vào buổi sáng mùa Đông 2006, sau khi ngắm bình minh trên sông Hằng,
N.Đạt theo Thầy và đoàn chiêm bái Lộc-uyển. Sương vẫn còn phủ mờ những con
đường, Lộc-uyển vẫn còn nguyên sơ gương mặt mới được tia nắng ban mai gọi
thức, N.Đạt bước những bước chân trên thực địa Lộc –uyển thật hạnh phúc. Nhìn
xa xa trên bải cỏ xanh những chú chim se sẻ hát chào, N.Đạt đi đến và thật an tịnh
ngồi xuống ngắm nhìn Tháp Chuyển Luân vút cao mang dấu vết thời gian và lịch sử
Phật Giáo. Nhắm mắt lại, thở những hơi thở nhẹ và sâu, N.Đạt trực cảm như đang
nghe chính lời Kinh Tứ Thánh Đế ngày nào vang vọng, và một luồn ánh sáng như
thể hào quang Đức Phật thẳng chiếu đến người mình. Kỳ lạ quá, N.Đạt mở mắt ra
ngắm nhìn Tháp, nhìn xung quanh, vẫn không có gì lạ. Thầy và đoàn vẫn còn ngồi
đó trên bải cỏ; chim vẫn hát và nắng vẫn vàng soi trên thảm cỏ xanh, có thêm những
tiếng niệm kinh và cầu nguyện của khách hành hương vừa mới đến, Tháp vẫn sừng
sững vút cao. Thật lạ, nhưng trực cảm là có thật, N.Đạt ngạc nhiên.
Xa bên kia có tiếng Thầy gọi, N.Đạt vội nhanh chân đến bên Thầy để cùng đoàn
đảnh lễ Tháp và rời khỏi Lộc-uyển, lời Kinh trực cảm vẫn còn trong đầu, hào quang
trực cảm vẫn còn trong tâm thành kính.
Đã hơn hai năm trôi qua, N.Đạt đã tạm rời Đất Thiêng đến Bắc Kinh để học thêm
Hán Ngữ, nhưng những trực cảm tâm linh ngày đó vẫn không bao giờ quên mỗi khi
nhớ về Lộc-uyển. Phải chăng đó là điềm lành cho ước mơ nhìn thấy một Việt Nam
Phật Quốc Tự trên đất thiêng Saranath mà N.Đạt đã nhiều lần tha thiết cầu nguyện,
N.Đạt tự nhủ. Không biết, N.Đạt không biết những gì tương lai sẽ có, nhưng trực
cảm ngày ấy đã cho N.Đạt một niềm tin vững chắc: Pháp thân Đức Phật vẫn còn đó,
vẫn còn như trăng Lăng Già tỏa sáng trên mỗi bước chân thực tập Phật Pháp chân
thành và ước nguyện xây đấp tình thương cho con người của N.Đạt, và một sức
mạnh tâm linh để vượt qua khó khăn hiện thực hóa lý tưởng Phật Đà.

27
3. Kusinagar – Câu Thi Na – Nơi Phật Nhập Niết Bàn
Sau ngày giác ngộ dưới cội Bồ Đề, Đức Phật vì sự an lạc của số đông, vì hạnh phúc
của chư thiên và loài người, đã suốt 45 năm hoằng hóa Phật Pháp. Một hôm trên
đường đến Vaisali, ngang qua nhánh sông hằng từ Hymalaya chảy về Pataliputa,
Đức Phật nói với Anan là Ngài muốn trở lại Kapilavastu thăm quê hương lần cuối.
Lúc ấy Phật đã 80 tuổi, và thỉnh thoảng Ngài thấy mệt phải dừng nghỉ. Đã bao nhiêu
lần Anan theo Phật đi qua nhánh sông này, bao nhiêu lần cùng Phật và thánh chúng
dừng lại thưởng thức bình minh và hoàng hôn, nhưng lần này Anan để ý thấy Phật
như muốn nhắn nhủ gì đó với mình và mọi người. Con đường từ Vaisali về
Kapilavastu rất dài có thể mất nhiều tháng mới có thể đến nơi. Đức Phật không vội,
Ngài đi như đang đi, không bao giờ có áp lực của tới. Một tuần trôi qua, Thầy trò
đến được thị trấn Kusinagar, lúc bấy giờ thuộc vùng đất tự trị của dòng họ Malla,
Đức Phật cảm thấy mệt, Ngài bảo Anan và đại chúng dừng lại nghỉ chân trong một
khu rừng Sala bên ngoài thị trấn.
Nghe tin Đức Phật đến thị trấn, hầu hết dân chúng vô cùng vui mừng, nhiều người
định bụng đến thỉnh Phật xin được cúng dường ngọ trai cho Ngài và Đại chúng. Một
trong số những người đó, có một người nhanh chân nhất đó là Thuần Đà, một nông
dân của vùng. Ông đến trước mọi người và thỉnh Phật cho phép ông được cúng
dường bửa trưa ngày mai. Phật nhận lời. ông Thuần Đà (Chunda) vô cùng vui mừng
chạy một hơi về để chuẩn bị thức ăn và phẩm vật tốt nhất mình có để ngày mai
dâng cúng Phật. Thuần Đà khuất mình sau cánh rừng, Phật gọi Anan bảo: Anan,
ngày mai đại chúng cùng Thế Tôn sẽ thọ trai tại gia đình Thuần Đà. Ông bảo mọi
người không ai được ăn thức ăn. Anan vâng lời Phật lui ra, nhưng vẫn không hiểu
tại sao Phật không cho phép mọi người ngày mai ăn thức ăn ở gia đình Thuần Đà.
Sáng hôm sau, Thuần Đà đến thỉnh Phật và đại chúng cùng về nhà mình. Hôm ấy
Thuần đà vô cùng vui mừng, ông chưa bao giờ được vui như thế trong cuộc đời.
Ông nghĩ :hôm nay mình được đãi Đức Phật một bữa ăn bằng một loại nắm rừng
đặc biệt. Đến nhà Thuần Đà, Phật ban phước lành xong, cùng đại chúng thọ trai. Y
lời dặn của Phật, đại chúng không ai ăn thức ăn, chỉ trừ Phật. Không có gì xảy ra,
Thuần Đà cũng không biết gì về việc Tăng chúng không ăn thức ăn. Phật một lần
nữa ban phúc lành cho ông và cùng Đại chúng trở lại khu rừng. Trên đường đi vừa
đến Khu rừng Phật bắt đầu đau bụng, Anan và Đại chúng liền hiểu ra tại sao, Phật
nói: thức ăn mà Thuần Đà nấu là một loại năm độc, ngay cả Thuần Đà cũng không
biết, Tăng chúng không nên trách Thuần Đà. Anan và đại chúng bắt đầu khóc.
Thuần Đà nghe tin Phật vì thương và ăn nắm độc do mình nấu nên đã bị đau bụng,
vội vàng chạy vào khu rừng để thăm Phật và xám hối. Vừa nhìn thấy Phật mệt nằm
trên chiếc võng giữa hai cây Sala trong khu rừng, Thuần Đà chạy nhanh đến quỳ
dưới chân Phật khóc. Phật biết Thuần Đà đến, Ngài mở mắt ra nói: “Thuần Đà,
không phải lỗi của người. Dù hôm nay Thuần Đà có dâng tặng thức ăn gì thì Thế
Tôn cũng phải nhập Niết Bàn, Thế Tôn nhập Niết Bàn không phải vì ăn thức ăn có

28
độc của ông. Thuần Đà này, có hai bữa ăn có nhiều phước đức nhất trong cuộc đời
Thế Tôn, một là bữa ăn của Sujata trước ngày Thế Tôn đắc Đạo, và hai là bữa ăn
hôm nay của Thuần Đà để Thế Tôn vào Niết Bàn”. Nghe Phật nói, Thuần Đà càng
khóc lớn, giờ này không phải là nước mắt của khổ đau hối hận mà là nước mắt
hạnh phúc, của tình yêu và lòng tôn kính Phật. Phật ra dấu Thuần Đà trở về và bảo
Anan đi lấy cho Phật ít nước, Ngài khát.
Anan vội mang bình bát chạy ra bờ suối gần bìa rừng lấy nước. Hoàng hôn dần
buông xuống, người trong thị trấn nghe tin Phật đau bụng và sắp vào Niết Bàn mọi
người kéo nhau về khu rừng đảnh lễ Phật mỗi lúc một nhiều. Anan mang nước về,
Phật ngồi dậy uống nước và hỏi Đại chúng: “ này các Thầy, các thiện nam thiện nữ,
có ai còn thắc mắc hay không rõ gì trong Giáo Pháp đức Thế Tôn giảng không? Có
ai còn hoài nghi về con đường giải thoát không?”. Tất cả im lặng, chỉ có tiếng khóc
sục sùi từ phía xa xa. Đức Phật ba lần hỏi như thế, đại chúng đều ba lần im lặng.
Phật dạy: “Thế là tất cả đã rõ, không còn gì nghi ngờ trên con đường giải thoát và
trong giáo Pháp Thế Tôn. Này các Thầy tỳ kheo, hãy lấy giới luật làm thầy, hãy lấy
chánh pháp làm nơi nương tựa, hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, Như Lai chỉ là một
kẻ dẫn đường. Các tỳ kheo không tuân thủ giới luật, không chân thật nương Chánh
Pháp tu tập, thì dù Thế Tôn có tại thế cũng không thể giúp gì được. Này các Tỳ
Kheo, hãy lấy giới luật làm thầy, hãy nương tựa Chánh Pháp, hãy tự mình thắp đuốc
lên mà đi, dù Như Lai có nhập Niết Bàn hay không”.
Phật vừa dứt lời, cả khu rừng chìm trong tiếng khóc. Màng đêm buông xuống mỗi
lúc một sâu, gió trời cũng lặng, người kéo về mỗi lúc một nhiều hơn quay quanh
Đức Phật, toàn khu rừng ngập tràng ánh đuốc. Đức Phât nhìn lại đại chúng một lần
nữa, gọi Anan đến và bảo: – “A Nan! Đạo Thế Tôn nay đã viên mãn. Như lời nguyện
xưa, nay Như Lai đã có đủ 4 chúng: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thiện Nam và Thiện Nữ.
Nhiều đệ tử có thể thay Thế Tôn chuyển Pháp Luân, và Đạo cũng đã truyền bá khắp
nơi. Bây giờ Thế Tôn có thể vào Niết Bàn. Thân hình Thế Tôn, theo luật vô thường,
bây giờ như một cỗ xe đã mòn rã. Thế Tôn đã mượn nó để chở Pháp cũng đã lan
khắp nơi, Thế Tôn sẽ nhập Niết Bàn”. Tiếng Khóc lại vang lên, Phật ra dấu đừng
khóc, Ngài từ từ đi vào Diệt Tận Định, vào Niết Bàn trong trong tu thế nằm nghiên g
bên phải, đầu hướng về hướng Bắc, mặt hướng về hướng Tây.
Sau khi Phật Niết Bàn, kim thân Phật được hỏa thiêu và Xá Lợi Phật được phân
chia đều cho tám nước- vua A Xà Thế của xứ Ma Kiệt Đà, các bộ tộc Licchavi ở
thành Tỳ Xá Ly, bộ tộc Sakya ở thành Ca Tỳ La Vệ, người Buli ở Allakappa, người
Koli ở Ramagama, người Vethadipaka, người Malla ở Pava, và dòng họ Malla của
Kusinagar. Dòng họ Malla đã xây tháp phụng thờ Xá Lơi Phật trên chính mảnh đất
Thế Tôn đã ra đi. Lịch sử có ghi chép thêm rằng sau trận đánh Kalinga máu chảy
thành sông thế kỷ thứ III trước Tây lịch, vua Ashoka đã bẻ gươm thệ nguyện sẽ
không bao giờ chinh phục lòng người bằng bạo lực, Ông đã trở thành Phật tử và có
đến chiêm bái Kusinagar, mỗi khi ông đến chiêm bái nơi nào liên quan đến Đức
Phật ông đều cho dựng trụ đá ( như Lumbini, Saranath), nhưng ngày nay tại
Kusinagar không còn thấy trụ đá của vua Ashoka. Biến cố quân Hồi viễn chinh
29
Phương Bắc vào thế kỷ XIII đã làm Kusinagar rơi vào quên lãng mãi đến thế kỷ thứ
XIX, nhà khảo cổ người Anh tên Wilson (1854) tình cờ khám phá được dấu tích
thành Câu Thi Na. Sau đó các nhà khảo cổ Cunningham và Carlleyle dựa vào tài
liệu trong ký sự của Ngài Huyền Trang, tiến hành những cuộc khai quật chính thức
và phát hiện lại được chùa và tháp Niết Bàn trên cùng một nền gạch. Năm 1856
chùa Niết Bàn được tái thiết. Năm 1956 Phật giáo Nhật Bản hợp cùng các hội Phật
giáo khác tài trợ trùng tu lại toàn bộ ngôi Tháp Niết Bàn, và kiến trúc ấy vẫn được
giữ cho đến ngày nay.
Kusinagar ngày nay là một thị trấn nhỏ nằm cách thành phố Gorakhpur về hướng
tây khoảng trên 50 Km. Năm 409, ngài Pháp Hiển đến chiêm bái Kusinagar, và thế
kỷ thứ VII ngài Huyền Trang cũng đã đến chiêm bái nơi này. Trong hồi ký Ngài còn
viết: “ai đến Kusinagar chiêm bái với lòng tin chân thành sẽ thấy được Xá Lợi Phật.”
Nơi hỏa thiêu Đức Phật ngày nay vẫn còn, dòng suối Anan lấy nước cho Phật uống
lần cuối cũng vẫn còn, và ngôi tháp thờ Xá Lơi Phật (được nhà khảo cổ Carlleyle
phát hiện lần đầu tiên vào năm 1876 ) cũng đã được khai quật và phục hồi lại theo
mô phỏng cũ. Bên trong ngôi Tháp có tượng Phật nằm Niết Bàn dài khoảng 7m tạc
từ một tảng đá nguyên thủy có tên là Chunar dưới triều Kumargupta (413-455).
Được biết tượng Phật nằm này cũng được khai quận lên tư lòng đất, và khi khai
quật người ta thấy rất nhiều bộ xương người nằm trên tượng Phật.
N.Đạt đến Kusinagar lần đầu tiên cùng phái đoàn chúng Anan vào đêm khuya ngày
14 tháng 12 năm 2005. Đêm ấy đoàn dừng chân tại tu viện Linh Sơn và sáng hôm
sau mới chiêm bái nơi Phật trà tỳ (Angrachaya ), Tháp thờ và dòng suối. Lần đầu tiên
đến chiêm bái Kusinagar N.Đạt chỉ lẵng lặng đãnh lễ với nỗi lòng buồn man mác.
Nhiều lần sau N.Đạt có duyên được theo Thầy Huyền Diệu chiêm bái, lòng cảm thấy
nhẹ nhàng hơn, ít buồn hơn và nhận thức sâu hơn về kiếp người và thân phận. Mỗi
lần đến chiêm bái là một cảm xúc mới và một cái nhìn mới. “Hãy lấy giới luật làm
Thầy, hãy nương tựa Pháp, hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi” là những Phật ngôn
mà N.Đạt nhớ nhất khi trở lại Kusinagar.
Sự vật hiện tượng là vô thường, có thịnh ắt có suy, Đức Phật đã dạy như thế bằng
chính sự ra đi của Ngài. Lịch sử thăng trầm của Thánh Địa nói chung và riêng của
Kusinagar cũng là một minh chứng về sinh trụ hoại diệt. N.Đạt vẫn biết thế. Nhưng
khi mỗi lần đến chiêm bái nơi này, N.Đạt cứ vẫn cầu nguyện và mong ước được
góp sức, dù chỉ là một hạt bụi nhỏ, cho sự tồn tại mãi mãi của Kusinagar.

30
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT

More Related Content

What's hot

Giữ Vững Mối Dây số 15
Giữ Vững Mối Dây số 15Giữ Vững Mối Dây số 15
Giữ Vững Mối Dây số 15
Scout
 
Giũ vững mối dây 14
Giũ vững mối dây 14Giũ vững mối dây 14
Giũ vững mối dây 14
Scout
 
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO ITBMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
Banmaischool
 
Noi san thang3.2016
Noi san thang3.2016    Noi san thang3.2016
Noi san thang3.2016
Banmaischool
 
Hay noi-voi-con-rang-con-gioi-lam
Hay noi-voi-con-rang-con-gioi-lamHay noi-voi-con-rang-con-gioi-lam
Hay noi-voi-con-rang-con-gioi-lam
Hà Thu
 
So 8
So 8So 8
Nội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EM
Nội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EMNội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EM
Nội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EM
Banmaischool
 
Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT
Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT
Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT
Banmaischool
 
Kỷ yếu Ban Mai school: 10 năm TẦM CAO MỚI
Kỷ yếu Ban Mai school: 10 năm TẦM CAO MỚIKỷ yếu Ban Mai school: 10 năm TẦM CAO MỚI
Kỷ yếu Ban Mai school: 10 năm TẦM CAO MỚI
Banmaischool
 
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thương
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thươngNội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thương
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thương
Banmaischool
 
So 6
So 6So 6
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢMNội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Banmaischool
 
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNG
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNGBMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNG
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNG
Banmaischool
 
Số 2
Số 2Số 2
Số 2
Banmaischool
 
BMSers Connection số 22 (12/2017): TỰ HÀO BMSER
BMSers Connection số 22 (12/2017): TỰ HÀO BMSERBMSers Connection số 22 (12/2017): TỰ HÀO BMSER
BMSers Connection số 22 (12/2017): TỰ HÀO BMSER
Banmaischool
 
Số 9 (tháng 12/2015)
Số 9 (tháng 12/2015)Số 9 (tháng 12/2015)
Số 9 (tháng 12/2015)
Banmaischool
 
Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachHoa Bien
 
So 5
So 5So 5
Hướng đạo hạng nhất
Hướng đạo hạng nhấtHướng đạo hạng nhất
Hướng đạo hạng nhất
Scout
 

What's hot (20)

Giữ Vững Mối Dây số 15
Giữ Vững Mối Dây số 15Giữ Vững Mối Dây số 15
Giữ Vững Mối Dây số 15
 
Giũ vững mối dây 14
Giũ vững mối dây 14Giũ vững mối dây 14
Giũ vững mối dây 14
 
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO ITBMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
 
Noi san thang3.2016
Noi san thang3.2016    Noi san thang3.2016
Noi san thang3.2016
 
Hay noi-voi-con-rang-con-gioi-lam
Hay noi-voi-con-rang-con-gioi-lamHay noi-voi-con-rang-con-gioi-lam
Hay noi-voi-con-rang-con-gioi-lam
 
So 8
So 8So 8
So 8
 
Nội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EM
Nội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EMNội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EM
Nội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EM
 
Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT
Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT
Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT
 
Kỷ yếu Ban Mai school: 10 năm TẦM CAO MỚI
Kỷ yếu Ban Mai school: 10 năm TẦM CAO MỚIKỷ yếu Ban Mai school: 10 năm TẦM CAO MỚI
Kỷ yếu Ban Mai school: 10 năm TẦM CAO MỚI
 
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thương
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thươngNội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thương
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thương
 
So 6
So 6So 6
So 6
 
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢMNội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
 
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNG
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNGBMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNG
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNG
 
Số 2
Số 2Số 2
Số 2
 
BMSers Connection số 22 (12/2017): TỰ HÀO BMSER
BMSers Connection số 22 (12/2017): TỰ HÀO BMSERBMSers Connection số 22 (12/2017): TỰ HÀO BMSER
BMSers Connection số 22 (12/2017): TỰ HÀO BMSER
 
Số 9 (tháng 12/2015)
Số 9 (tháng 12/2015)Số 9 (tháng 12/2015)
Số 9 (tháng 12/2015)
 
Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
Giantruanchilathuthach
 
Trường học thân thiện
Trường học thân thiệnTrường học thân thiện
Trường học thân thiện
 
So 5
So 5So 5
So 5
 
Hướng đạo hạng nhất
Hướng đạo hạng nhấtHướng đạo hạng nhất
Hướng đạo hạng nhất
 

Similar to Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT

Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachHoa Bien
 
Cung con-truong-thanh-1
Cung con-truong-thanh-1Cung con-truong-thanh-1
Cung con-truong-thanh-1
Hà Thu
 
Cung con-truong-thanh-2
Cung con-truong-thanh-2Cung con-truong-thanh-2
Cung con-truong-thanh-2
Hà Thu
 
Bong Hong Cai Ao.pdf
Bong Hong Cai Ao.pdfBong Hong Cai Ao.pdf
Bong Hong Cai Ao.pdf
VngQuch1
 
GROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai school
GROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai schoolGROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai school
GROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai school
Banmaischool
 
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imasVo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
Quang Đại Phạm
 
Suoi nguon yeu thuong
Suoi nguon yeu thuongSuoi nguon yeu thuong
Suoi nguon yeu thuongHung Duong
 
Ephata 630
Ephata 630Ephata 630
Ephata 630
Vu Mai JMV
 
Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25
Chuoi Tieu
 
Vet cho con trai
Vet cho con traiVet cho con trai
Vet cho con traiHung Duong
 
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
nataliej4
 
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
nataliej4
 
Hạt giống tâm hồn22
Hạt giống tâm hồn22Hạt giống tâm hồn22
Hạt giống tâm hồn22
Bình Minh Nguyễn
 
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.OrgKỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Dailyf5.com
 
Giao an duc hieu sinh tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao an duc hieu sinh  tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao an duc hieu sinh  tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao an duc hieu sinh tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
http://www.facebook.com/djthanhbinh http://www.facebook.com/djthanhbinh
 

Similar to Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT (20)

Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
Giantruanchilathuthach
 
Cung con-truong-thanh-1
Cung con-truong-thanh-1Cung con-truong-thanh-1
Cung con-truong-thanh-1
 
Cung con-truong-thanh-2
Cung con-truong-thanh-2Cung con-truong-thanh-2
Cung con-truong-thanh-2
 
Bong Hong Cai Ao.pdf
Bong Hong Cai Ao.pdfBong Hong Cai Ao.pdf
Bong Hong Cai Ao.pdf
 
GROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai school
GROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai schoolGROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai school
GROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai school
 
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imasVo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
 
Suoi nguon yeu thuong
Suoi nguon yeu thuongSuoi nguon yeu thuong
Suoi nguon yeu thuong
 
Ephata 630
Ephata 630Ephata 630
Ephata 630
 
Người cha
Người chaNgười cha
Người cha
 
Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25
 
Vet cho con trai
Vet cho con traiVet cho con trai
Vet cho con trai
 
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
 
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
 
Hạt giống tâm hồn22
Hạt giống tâm hồn22Hạt giống tâm hồn22
Hạt giống tâm hồn22
 
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.OrgKỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
 
Dao duchieusinh iii_edt - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Dao duchieusinh iii_edt - THẦY THÍCH THÔNG LẠCDao duchieusinh iii_edt - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Dao duchieusinh iii_edt - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Giao an duc hieu sinh tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao an duc hieu sinh  tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao an duc hieu sinh  tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao an duc hieu sinh tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Giao an duc hieu sinh tap3- 16-7-2012
Giao an duc hieu sinh  tap3- 16-7-2012Giao an duc hieu sinh  tap3- 16-7-2012
Giao an duc hieu sinh tap3- 16-7-2012
 
Giao an duc hieu sinh tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao an duc hieu sinh  tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao an duc hieu sinh  tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao an duc hieu sinh tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Dao duchieusinh iii_edt
Dao duchieusinh iii_edtDao duchieusinh iii_edt
Dao duchieusinh iii_edt
 

More from FaTaMuTu

Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMT
Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMTHương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMT
Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMT
FaTaMuTu
 
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMTNhư Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
FaTaMuTu
 
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMT
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMTBạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMT
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMT
FaTaMuTu
 
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMTMặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
FaTaMuTu
 
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMTThiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
FaTaMuTu
 
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMTTrên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
FaTaMuTu
 
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMT
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMTNgày Mới - Nhuận Đạt TMT
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMT
FaTaMuTu
 
Paramita Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT
Paramita   Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMTParamita   Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT
Paramita Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT
FaTaMuTu
 
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMTTrung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
FaTaMuTu
 
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT
FaTaMuTu
 

More from FaTaMuTu (10)

Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMT
Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMTHương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMT
Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMT
 
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMTNhư Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
 
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMT
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMTBạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMT
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMT
 
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMTMặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
 
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMTThiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
 
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMTTrên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
 
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMT
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMTNgày Mới - Nhuận Đạt TMT
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMT
 
Paramita Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT
Paramita   Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMTParamita   Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT
Paramita Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT
 
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMTTrung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
 
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT
 

Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT

  • 2. Nhất định có một ngày, N.Đạt sẽ thắp lên được tình thương của Mẹ; sẽ nuôi lớn được ước mơ của Thầy; sẽ thể nghiệm được niềm tin của Đạo; và sẽ cống hiến được hạt sỏi tư duy và trái tim bé nhỏ của mình cho hòa bình thế giới và tình yêu thương con người để tri ân. 2
  • 3. Mục Lục Lời nói đầu .............................................................................. 3 Cuộc Đời Mầu Nhiệm .......................................................... 5 Tri Ân Cha Mẹ, ...................................................................... 9 Đảnh Lễ Giác Linh Thầy...................................................... 9 Đi Cho Tan Mộng Vô Thường .......................................... 10 Giã Từ Đất Mẹ .................................................................... 12 Cuộc Hội Ngộ Nhiệm Mầu ................................................ 14 Hành Hương Đất Phật ....................................................... 19 19 1. Bồ Đề Đạo Tràng – Buddha Gaya – Nơi Phật Đắc Đạo 2. Saranath – Vườn Lộc Uyển – Nơi Phật Chuyển Pháp Luân 25 3. Kusinagar – Câu Thi Na – Nơi Phật Nhập Niết Bàn 28 4. Lumbini – Lâm Tỳ Ni – Nơi Phật Thích Ca giáng Trần 31 Việt Nam Phật Quốc Tự .................................................... 35 1. Việt Nam Phật Quốc Tự - Bồ Đề Đạo Tràng ..... 35 2. Việt Nam Phật Quốc Tự- Lâm Tỳ Ni ................... 38 Thương Yêu Và Tha Thứ.................................................. 41 Bài Học Hoà Bình ............................................................... 44 Biển Sóng Không Lời......................................................... 50 Ước Nguyện Tri Ân ............................................................ 52 Sang Bờ Bến Mới ............................................................... 57 Tình Thương Con Người .................................................. 59 FANSIPAN : Đỉnh Cao........................................................... 64 Tầm Nhìn Việt Nam............................................................ 64 Cảm Ơn Những Nhiệm Mầu............................................. 68 3
  • 4. Lời nói đầu Những ngày tháng được tu tập và làm công quả trên Đất Phật, đặc biệt những ngày được gần Thầy Huyền Diệu, N.Đạt vô cùng hạnh phúc, và đã trưởng thành rất nhiều trong lý tưởng và tư duy. Có những đêm trăng một mình hạnh phúc bên chung trà trên bản đồ Việt Nam nơi Việt Nam Phật Quốc Tự; Có những buổi chiều một mình trên đồng cỏ hoang Lâm-tỳ-ni ngắm hoàng hôn; có những buổi sáng đi trong sương mờ niệm kinh an lạc chiêm bái nơi Phật Thích Ca giáng thế; và những buổi bình minh ngồi yên thở nhẹ bên cội Bồ Đề Phật thành đạo hơn 2600 năm … Thật hạnh phúc và an lạc, N.Đạt không thể nào quên được trong kiếp sống này. N.Đạt thấy thế giới tồn tại trong sự duyên sinh mầu nhiệm: “cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, cái này sanh thì cái kia sanh, cái này diệt thì cái kia diệt”. và, niềm hạnh phúc N.Đạt có được hôm này là kết quả của tình thương của Mẹ, niềm tin của Đạo, ước mơ và dạy dỗ của những bậc Thầy, sự qúy mến của Phật tử và những người yêu hòa bình và cảm tình với Đạo Phật. Sẽ không có hôm nay nếu chất liệu hôm qua không có mặt; sẽ không có ngày mai nếu không sống hôm nay. N.Đạt sẽ không có hạnh phúc hôm nay nếu không có những nhân duyên mầu nhiệm đã và dang hiện hữu; thế giới sẽ không hạnh phúc ngày mai nếu hôm nay N.Đạt và mọi người không sống và nuôi dưỡng mầm sống hạnh phúc nhiệm mầu. Vì để cảm ơn những nhiệm mầu đã cho mình hạnh phúc, nhất là Đạo, tình thương của Mẹ và sự dạy dỗ của những bậc Thầy; cũng như vì để nuôi dưỡng những mầm sống hạnh phúc nhiệm mầu cho ngày mai và chia sẻ với người đồng cảm trong hiện tại, N. Đạt muốn viết lại Cảm Ơn Những Nhiệm Mầu. Ước mong toàn thế giới biết yêu thương, mọi con người biết nuôi dưỡng mầm sống hạnh phúc cho hậu thế, rừng vẫn mãi xanh, Hải Âu vẫn tung cánh giữa trời đại dương sống vỗ. Riêng N.Đạt, vẫn cũ như đã cũ tự bao giờ, mong có một ngày được Cảm Ơn Những Nhiệm Mầu bằng hiện thực của lý tưởng, bằng thể nghiệm của tâm linh và cụ thể tình thương. Beijing 09/02/2009 Nhuận Đạt –T.M.T 4
  • 5. Cuộc Đời Mầu Nhiệm Sinh ra từ vùng biển xanh muối mặn đầy nắng và gió cát Cà Ná – nơi gặp gỡ và yêu nhau giữa núi đá và biển xanh – cậu bé T.M.T lớn lên trong vòng tay yêu thương của người Mẹ mang bản chất của “ muối mặn yêu thương biển mặn tình người” và người cha nuôi giàu lòng nhân ái đã thầm yêu một người đàn bà chân thật và dễ tin – Mẹ. Cậu bé mang họ cha nuôi. Cái họ T. là họ của người cha nhân ái ấy, người đã cưu mang và nuôi dưỡng cậu khi còn trong bụng Mẹ. Cuộc đời thật trớ triêu, nhưng cũng thật mầu nhiệm. Mẹ cậu một con chữ bẻ đôi không hề biết, nhưng thật lạ là đã yêu thương một người có học, có tình yêu quê hương đã có vợ. Hai người sống với nhau nhiều năm, đi nhiều nơi, và kết quả của mối tình “không hề cân xứng” ấy sau 16 năm là một bào thai hai tháng tuổi, để rồi có một người cha tốt bụng họ T. đến yêu thương che chở cho hai mẹ con khi người có học kia chia tay mẹ trở về lại gia đình lớn của ông sau những ngày thống nhất đất nước 1975. Cậu bé T.M.T không được sinh ra bình thường như bao nhiêu bạn khác. Lúc sinh cậu, Mẹ đã 49 tuổi, không thể sinh bình thường được, bác sĩ phải mỗ bên hong Mẹ để đưa cậu ra. Nghe Mẹ cậu kể lại là cậu sinh ra rất ốm yếu, không đủ ký, có điều là rất ít khóc. Cái ốm yếu của cậu có lẽ do hoàn cảnh đất nước Việt Nam sau ngày thống nhất, do sự uất ức của người Mẹ đang mang thai bị người chồng quay lưng, và cũng có thể là do ảnh hưởng của chất độc bom đạn Năm Châu đã đổ trên quê hương Việt Nam của cậu. Bù lại, cậu rất được mẹ yêu thương, cha nuôi yêu thương. Sinh ra không đủ ký, lại được bệnh tật yêu thương nên cậu luôn ốm yếu, có điều bệnh tật yêu thương mà Phật cũng yêu thương nên cậu học rất chăm và sớm bộc lộ thiên chất tư duy về kiếp người, tình yêu và thân phận. Tuổi thơ của cậu luôn đi kèm với bệnh tật. Nghe kể sau năm 1975 Mẹ cậu vẫn còn có tiền lắm, Mẹ cậu trở nên nghèo dần là vì thất bại trong làm ăn của những năm đói 1978-1984, lại thêm bị người chồng chia tay trở về với gia đình lớn mang theo phần lớn tài sản của bà, mặc khác sự uất ức làm bà không thể làm ăn gì khác được, c ộng thêm bệnh tật luôn của con mình, nên những tài sản tiết kiệm của bà ngày càng cạn kiệt theo năm tháng. Nhưng cũng thật may mắn, có lẽ trời cao sẽ không phụ lòng tốt, một người đàn ông họ T. đã đến với bà trong lúc bà đang đau khổ, và người ấy đã cùng bà chia sẻ vui buồn, nuôi dưỡng đứa con ốm yếu và cùng đặt tên nó là T.M.T, có lẽ là với hy vọng nó sáng suốt và thành công. Cậu T.M.T lớn lên trong vòng tay của Mẹ và Cha nuôi rất hạnh phúc. Một người láng giềng kể lại là người Cha nuôi yêu quí cậu lắm, ông thường cỏng cậu trên vai, kể cả khi đi thăm bạn bè hay xem hát. Tuy thế, hạnh phúc không mĩm cười dài với cậu, người Cha nuôi yêu thương ấy đã bỏ Mẹ con cậu ra đi trong đêm mưa bảo chết người trên biển Ninh 5
  • 6. Thuận ngày 12 tháng 8 năm 1983. Cha nuôi cậu cùng 48 người bạn bị nhận chìm giữa những con sóng dữ của biển khơi. Người cha nuôi đã mất, Mẹ cậu lại một lần nữa mang thêm nỗi đau. Một mình bà với đứa con sáu tuổi và bao nhiêu nỗi đau chưa dứt trong quá khứ nay lại thêm những nỗi đau, nhưng rồi bà cũng đứng dậy được, vì thương con, mà cũng vì muốn trả thù người chồng mà mình đã thương yêu nhưng đành lòng ra đi và mang theo tài sản của mình về với vợ lớn. Ngày Cha nuôi mất cậu rất buồn, nỗi buồn đến với cậu rất tự nhiên, nó tự nhiên như thể cậu mất cái gì đó rất quý giá. Cha mất một năm sau thì cậu được mẹ cho đi học, cậu được học thẳng lớp một mà không qua mẫu giáo. Khi được đi học cậu rất vui, nhưng đôi lúc cũng thấy buồn và mặc cảm về thân phận: nhiều bệnh tật; không cha; Mẹ đi làm vất vả không nhiều thời gian yêu thương chăm sóc cậu như lúc Cha còn … Thỉnh thoảng đi học về không thấy Mẹ, Mẹ phải đi làm từ rất sớm, một mình trong căn nhà cô đơn ăn cơm do Mẹ nấu để cho con từ sáng, cậu rất buồn. Nỗi buồn ấy đã theo cậu suốt những năm tháng phổ thông cơ sở, mặc dầu Mẹ rất yêu thương cậu và không để cho cậu thiếu thốn vật chất gì với bạn bè cùng lứa trong làng. Mẹ rất yêu thương cậu, không bao giờ đánh hay chửi con. Bà thường dạy con về nhân nghĩa, về sống sao cho bà con thương. Tuy nhiên, bà cũng không thể sớm quên được sự uất hận trong lòng về người chồng cũ, nên thỉnh thoảng bà đưa vào tư tưởng trẻ thơ của cậu sự hận thù người cha mà cậu chưa bao giờ biết mặt. Sự cô đơn đã sớm cho cậu ý chí tự lập, sớm biết suy nghĩ về tình yêu thương, về kiếp người và thân phận kiếp người. Thêm tinh thần ý thức về giáo dục của mẹ - có lẽ những năm tháng sống gần người chồng có học , cộng thêm sự ra đi mang theo tài sản của chồng đã cho bà ý thức rõ về học vấn – cậu luôn được nhắc nhỡ: “ con ráng học để mai sau nhờ tấm thân, Mẹ sống ngày nào mẹ sẽ cho con học ngày ấy. Mẹ có thể vất vả, nhưng Mẹ không muốn con dốt như Mẹ. Con phải ráng học để tương lai mẹ có chết con cũng có thể có cuộc sống an nhàn. Mẹ không cần con báo hiếu, con học giỏi là con báo hiếu rồi”, đã làm cho cậu thương mẹ và luôn ý thức việc học tập, cố gắng học tập và chỉ tiếp xúc và giao tiếp với những bạn tốt, đặc biệt những anh chị và cô chú lớn tuổi quanh nhà. Tuổi thơ của cậu là một tuổi thơ kỳ lạ, tuổi thơ không có truyện tranh, truyện cổ tích … mà là tuổi thơ của những bài học đạo lý trong chùa; những sự thật về nhân tình thế thái mẹ kể; tuổi thơ của cây đàn ghita cũ và hầu hết các bản tình ca về tình yêu và thân phận của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn được các anh chị và cô chú lớn tuổi trong làng hát cho nghe. Khi cậu lên 14 tuổi, có một lần mẹ rất buồn, sau này Cậu mới biết mẹ đã mang một chứng bệnh nan y không thể chữa khỏi và có thể chia tay cậu ra đi không biết lúc nào ở kiếp này, Bà hỏi cậu sau này lớn lên sẽ làm gì. Cậu đáp lại rất tự nhiên là cậu sẽ đi tu. Mẹ rất ngạc nhiên và có chút suy nghĩ về lời nói của con mình, Bà nói: “ Tại sao con muốn đi tu?”. Khi mẹ hỏi tại sao lại đi tu, gương mặt cậu sáng lên như một nhà sư lâu năm đang giảng giải đạo lý, cậu giải thích với Mẹ: con nghe các Thầy giảng là đi tu là “bước ra khỏi nhỏ nhen ít kỷ; bước vào khung trời rộng, tâm và hình 6
  • 7. tướng sẽ khác thế gian; nối bước Phật và Bồ tát để chấm dứt sanh tử luân hồi và giúp cho muôn loài thoát khổ…” Con không hiểu hết ý nghĩa những lời các Thầy giảng, nhưng tự nhiên con rất muốn đi tu, con muốn bước ra khỏi nhỏ nhen, bước vào khung trời rộng và giúp muôn loài thoát khổ… Mẹ nghe cậu “giảng đạo” như thế Bà rất lấy làm lạ, Bà càng trầm ngâm suy nghĩ đầy khó hiểu. Và, sau đêm hôm đó, Bà thường đưa cậu đi Chùa lúc rãnh, đặc biệt những ngày rằm, Bà còn mượn thêm các Kinh sách Phật về để cậu đọc cho Bà nghe. Hai năm trôi qua, hằng ngày cậu vẫn mang sách đến trường, Mẹ vẫn mỗi ngày đi làm như bao nhiêu ngày khác, Mẹ cố giấu những đau đớn thể xác và sự lo lắng trong tâm về người con còn nhỏ của mình. Cho đến một hôm, sau năm ngày đi thi trung học cơ sở từ huyện về, Cậu hốt hoảng khi thấy mẹ đang trên giường bệnh bên tiếng niệm Phật của Bà Sáu – người ân láng giềng của gia đình Cậu, không phải bà con – Cậu không khóc được mà chỉ biết đứng lặng người đến kinh ngạc, cho đến khi Bà sáu đập lên vai và nói: có thể Má con sẽ không qua được đêm nay, cậu mới rơi lệ. Bà nói thêm là không được khóc, mà phải niệm Phật để Má ra đi thanh thảng. Cậu ngồi xuống bên Mẹ, cầm tay Mẹ niệm Phật. Mẹ mở mắt nhìn cậu, đôi mắt mẹ yếu ớt nhưng đầy nước mắt, hơi thở nặng dần, tay chân cũng dần cứng lại. Lần đầu tiên trong cuộc đời nhìn thấy và biết được cảnh người sắp chết là như thế nào, Cậu như bị mất hồn. Bà sáu thấy Cậu như bị mất hồn nên nói: con ra ngoài đứng, khi nào Sáu kêu thì vào. Cậu nghe như vô cảm, đứng dậy theo lời bà Sáu ra ngoài. Cậu không ngờ khoảng thời gian cậu ra ngoài đó là khoảng thời gian biến thành lịch sử chia tay của cậu và Mẹ hiền. Bà sáu lại gọi vào, mẹ không còn thở. Bà nói Mẹ đã yêu cầu bà làm như thế, Mẹ còn dặn thêm là không được khóc , phải niệm Phật cho Mẹ. Cậu không khóc, niệm Phật trong vô cảm và ngủ thiếp đi do mệt không biết lúc nào , đến khi tỉnh thì mọi người đã đầy căn nhà nhỏ. Mọi thứ như đã được sắp đặt, cậu không biết gì khác hơn là nghe theo lệnh của mọi người: mặc áo tang, bưng lư nhang và hình Mẹ, lạy khi cúng cơm và cuối cùng là xác thân Mẹ đã đi vào lòng đất, cậu bước đi những bước cô đơn giữa những người đưa tang, từng bước chân nặng trĩu, mắt ngấn lệ xa xa nhìn về phía chân trời. Mẹ đã ra đi, cậu cũng từ bỏ căn nhà nhỏ ấy ra đi, đi theo ước mơ và lý tưởng của mình: ra khỏi nhỏ nhen, bước vào khung trời rộng, giúp muôn loài giải khổ … Cậu đã bước vào một đời sống mới, đời sống của một nhà sư dấng thân gieo giống Phật cho con người; gieo tình thương và hoà bình cho nhân thế. Và, đã hơn 15 năm rồi, cậu đã và đang đi con đường mình chọn. Có niềm vui, có nỗi buồn. Có bạn có thầy mà cũng có đầy gian khó. Nhưng tất cả vui buồn, gian khó, thầy bạn, mẹ cha, người yêu mến cậu v.v. Tất cả với Cậu là những nhiệm mầu nuôi dưỡng tâm linh và tri thức cho Cậu. Đặc biệt, người Thầy Bổn Sư đã gần 10 năm nuôi cậu ăn học, nhưng ngày Thầy từ giả cuộc đời cậu không kịp về để nhìn mặt lần cuối ân sư; và, những nhân duyên nhiệm mầu đã đưa cậu đến Đất Phật để tu tập và giúp việc chùa Việt Nam Phật quốc Tự dưới sự hướng dẫn của người Thầy quí kính: Huyền Diệu, làm 7
  • 8. cho cậu luôn tâm niệm tri ân những bậc Thầy, những nhiệm mầu của cuộc đời, cũng như tinh tấn hơn cho tình yêu và lý tưởng trở thành một nhà sư của mình. Cậu nghĩ: không gì đã qua, không gì có thể mất; không gì có thể níu kéo, không gì có thể ở lại. Tất cả có thể ở lại mà tất cả cũng có thể ra đi. Tuỳ bạn. Bây giờ đối với Cậu là mong ước mình và mọi người được sống: mỗi bước chân là một niềm vui; mỗi một cái nhìn là hiểu, tha thứ, trân trọng; mỗi nụ cười là một sự tri ân; và mỗi hành động là chia sẽ tình thương và mang đến hoà bình cho nhân thế … để cảm ơn những nhiệm mầu. 8
  • 9. Tri Ân Cha Mẹ, Đảnh Lễ Giác Linh Thầy Cậu bây giờ đã trở thành một nhà sư với pháp danh N.Đạt. Một hôm trời mưa, dưới chân tháp của Thầy Bổn Sư vừa viên tịch nằm trên ngọn đồi nhỏ Bảo Sơn, N.Đạt ngồi tựa Tháp nhìn những giọt mưa chảy dài từ mái và thỉnh thoảng nhìn xa xa về phía biển đen, tự nhiên cậu rơi nước mắt. Nghĩ cũng lạ. N.Đạt không khóc được khi Mẹ ra đi; N.Đạt cũng không khóc được khi Thầy viên tịch, thế mà hôm nay nước mắt N.Đạt rơi tự nhiên không thể ngờ. Có lẽ hôm ấy N.Đạt đang nghĩ về ngày chia tay của mình với mộ phần Mẹ Cha, với Chùa Lạc Nghiệp, Chùa Bảo Sơn để đi về một nơi xa mà N.Đạt nghĩ không biết khi nào trở lai? Đúng thật! N.Đạt hôm ấy nghĩ nhiều về Cha Mẹ, về Thầy và về ngày chia tay của mình với Chùa lạc Nghiệp, Chùa Bảo Sơn. N.Đạt thấy mình hạnh phúc được gặp Thầy, được Cha Mẹ sinh ra và khó khăn để nuôi dưỡng dạy dỗ. Chưa bao giờ như hôm ấy, N.Đạt nhớ nhiều đến thế công Cha, nghĩa mẹ và ân Thầy: “công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. “ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng, nghĩa thâm sâu muôn kiếp khó đáp đền”. N.Đạt ngồi tĩnh tâm bên tháp rất lâu, lưu luyến không muốn rời bước. Mưa bắt đầu tạnh. Từng bước chân nặng đi lại quanh tháp Thầy. Vườn tháp vắng lặng, chỉ có N.Đạt với những ngôi tháp không lời đứng thẳng với thời gian. N.Đạt đến trước ngôi tháp mới nhất, ngôi Tháp Bổn Sư của mình, quỳ xuống chấp tay thành hoa sen khấn nguyện: Bạch Thầy, con nhớ rất rõ những gì Thầy mong ước và giao phó cho con, con xin nguyện với Thầy là con sẽ thực hiện bằng tất cả tình thương yêu và sự kính trọng của con với Thầy, với Đạo. Con đã từng nghĩ một ngày nào đó sẽ đưa hài cốt Cha Mẹ con về bên Thầy, để được nghe tiếng Kệ lời Kinh … thế nhưng bây giờ thì không thể. Có thể con suy nghĩ hơi táo bạo, hơi lớn lao… ngoài khả năng của mình, nhưng sao con vẫn cứ nghĩ và muốn làm điều gì đó lớn lao có tính cách quốc tế và nhân loại. Con xin đảnh lễ giác linh Thầy, xin Thầy gia hộ cho con, cho con được đi trên con đường sáng, con thệ nguyện sẽ làm tất cả những gì thầy mong ước, giao phó và và tin tưởng ở con. N.Đạt khấn nguyện xong, đảnh lễ dưới chân Tháp Thầy, lặng lẽ rời khỏi vườn tháp, rời khỏi Bảo Sơn Tự với nỗi lòng man mác về ân giáo dưỡng của Thầy, về công cha như núi Thái, nghĩa mẹ như nước nguồn khó quên. 9
  • 10. Đi Cho Tan Mộng Vô Thường Từ giả Bảo Sơn Tự lặng lẽ, N.Đạt không muốn chia tay với ai cả, chỉ trừ vườn tháp của chùa, nơi có người Thầy kính quý vừa nằm xuống 50 ngày. Phan rang bấy giờ là tháng mùa Thu, nhưng không đẹp như Thu Hà Nội, mà nói đúng hơn chỉ là tháng mùa thu của nắng và gió cát khô người. N.Đạt xuống núi đi ngang qua cánh đồng muối mặn, bước chân nặng trĩu về phía đường xe. Một chiếc xe ôm đi ngang qua: Thầy đi không? Phan rang, N.Đạt trả lời. Thế là kết thúc một cuộc chia tay, cuộc chia tay không có người tiễn vẫy tay chào, mà chỉ có một nhà sư ngoái nhìn lại chùa xưa, vườn tháp và núi đá cằn khô, nơi đã kết tinh những mầu nhiệm tặng mình. Đi đâu? N.Đạt vẫn còn lưỡng lự giữa vào lại Sài Gòn hay đi sang Thái Lan để tiếp tục học. Vào lại Sài Gòn là con đường dễ đi nhất, nhưng vào ấy để làm gì? Muốn học thêm một ngoại ngữ là Hoa hay Pháp, điều ấy có cần thiết? Đi sang Thái lan, mặc dù có học bổng bán phần của một trường đại học, nhưng chi phí khác còn lại cho việc học bốn năm làm sao mình trang trãi được khi hiện tại mình không có hơn 200 USD để đạp bánh tráng đền? N.Đạt suy nghĩ rất nhiều. Và, lý tưởng muốn “ra khỏi nhỏ nhen, bước vào khung trời rộng” đã đưa N.Đạt đến quyết định đi đến Thái Lan bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm ngày mai, bằng con đường bộ: Phan Rang – Huế - Đông Hà – Lào - Campuchia - Thái. Quyết định đi Thái lan bằng đường bộ là quyết định liều lĩnh và bướng bỉnh. Nhiều anh em bạn Đạo khuyên không nên đi, nhưng N.Đạt vẫn nhất định đi. N.Đạt đã tự mình chia tay với Bảo Sơn rồi, không lẽ quay trở lại? Mà về Sài Gòn thì thật sự N.Đạt không muốn. Có đôi khi nhiều anh em giận vì không thể khuyên N.Đạt nên lớn tiếng: Thầy biết thầy đang và sẽ đi đâu không? N.Đạt rất hoan hỷ với anh em, có lúc còn đùa trả lời: mình có nhiều mộng quá, mong ước nhiều thứ quá, và mình cũng biết mọi sự vật và hiện tượng trên cuộc đời này là vô thường, cho nên với mình chỉ đơn giản là đi cho tan mộng vô thường thế thôi. Giận thì giận mà thương thì thương, nhiều anh em không thuyết phục được N.Đạt, nhưng vẫn hy vọng N.Đạt đi không thành công để trở về, họ nói: đi không được thì về nghen ông! N.Đạt lên đường đi cùng với 2 người bạn. Hai người bạn của N.Đạt dự tính sẽ ra Huế học, N.Đạt chỉ đi chung đường mà không phải chung điểm đến. Đêm N.Đạt ra đi trời mưa rất lớn như có ý báo hiệu là chuyến đi sẽ gặp nhiều khó khăn và có thể không thành. Nhưng N.Đạt không nghĩ như thế, “đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, đường đi khó khó vì lòng người ngại núi e sông” N.Đạt nghĩ. Trong hai người bạn cùng đi hôm ấy có một anh bạn có tính thích được đưa tiễn, nên N.Đạt và người bạn còn lại phải chịu chung số phận là chấp nhận sự đưa tiễn của 10
  • 11. mọi người. Ba anh em lên tàu từ nhà ga Phan Rang, N.Đạt tính dừng lại ở Huế một thời gian để các anh em ổn đinh việc học rồi tiếp tục cuộc hành trình của mình. Hành trình thứ nhất theo dự tính: Phan Rang – Huế không gì trở ngại, ba anh em đến Huế vào chiều ngày mai, và về đến chùa Linh Quang đúng lúc cơm chiều giữa mùa thu mưa dầm xứ Huế. Mùa mưa xứ Huế rất lạnh, cái lạnh rất xa lạ đối với những người phía Nam, ba anh em là người phía Nam nên được thầy trụ trì chùa Linh Quang ưu ái cho ở chung một phòng. Ba anh em đi chung một chuyến tàu ra Huế, ở chung một phòng, dùng chung nhiều thứ đồ cá nhân khác nữa, nhưng trong ba anh em mỗi người lại có một con đường mong ước khác nhau. Hai anh em kia mong ước sẽ ở lại Huế để học Phật học, còn N.Đạt thì hướng bước đến Thái Lan. Một tháng trôi qua, mùa thu Huế ngày nào cũng mưa cả. người ta nói “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, nghĩa là người buồn thì cảnh cũng buồn. Một tháng ở Huế đối với hai anh em kia không biết sao, nhưng riêng N.Đạt thì buồn lắm. Bao nhiêu công cha nghĩa mẹ và ơn giáo dưỡng của Thầy, N.Đạt chưa làm được gì để đền đáp cả, N.Đạt muốn “phát túc siêu phương”, nhưng sao mưa Huế buồn quá, mưa như muốn ngăn bước chân người ra đi. Có những đêm nằm nghe mưa rơi trên lá, N.Đạt bổng thấy mình có cảm giác nhớ Mẹ, nhớ Thầy, nhớ mái chùa quen thuộc hôm nào mình vừa từ giả. Mưa cứ rơi. Từng giọt mưa rơi trên lá mà N.Đạt nghe như rơi trong lòng mình, lạnh và buồn làm sao! Có lúc N.Đạt nhớ khi Thầy còn sống thầy thường dạy: “người ta thường vào Nam chứ không ai ra Bắc” làm N.Đạt nghĩ vu vơ hay là Thầy muốn mình trở lại Miền Nam? Chuyện gì đến rồi cũng đến, có lẽ là ý trời, Mẹ của một trong ba anh em đi Huế đang bị đau nằm bệnh viện Nha Trang. Mẹ đau rất dữ dội, người bạn ấy không thể không trở về. Người bạn còn lại cũng muốn về. N.Đạt nghĩ thôi để anh em về, một mình mình sẽ tiếp tục con đường mình đã chọn. Nhưng sao đêm ấy trời mưa rất lớn, sấm chớp rền vang cả vườn chùa. Gió mạnh kéo về tạo thành giông tố. Ở bên trong căn nhà, N.Đạt nghe có tiếng cây ngã, tự nhiên N.Đạt thấy rùng mình, ngồi dạy hỏi hai anh em kia ngày mai về phải không? Ngày mai về, hai anh em trả lời và hỏi N.Đạt có về không? Có lẽ mình cũng về, mình có cảm giác Thầy muốn mình đi đường khác, Con đường đến Thái lan sẽ không thành, cơn gió vừa rồi đã làm một nhánh cây gãy chắc là thông điệp của Thầy cho mình, N.Đạt nói và rất buồn. Đêm ấy N.Đạt không thể ngủ được cho đến tận khuya. Sáng hôm sau, một nhánh cây nhãn đã gãy trước cửa phòng, tất cả hành lý của anh em đã xếp vào vali từ lúc nào để tạm biệt Huế thương khi N.Đạt thức dậy. Chắc là nhân duyên như thế, N.Đạt nghĩ, thôi thì trở lại miền Nam. Ăn sáng xong, N.Đạt sếp hành lý, một anh bạn đại diện đi mua vé tàu. Trời Huế hôm ấy vẫn mưa dầm nhẹ. Ba anh em thưa Thầy trụ trì để tạm biệt Huế, bên ngoài sân từng hạt nước rơi từ trên mái ngói xuống nền gạch tạo thành âm thanh lách cách đều đều như nhịp mõ tiễn chân ba sĩ tử bại trận miền Nam. Trời vẫn mưa; mặt trời đã đi vắng; ba chiếc áo nâu di động qua cổng chùa và dần khuất sau hàng cây che con đường nhỏ. Lại một 11
  • 12. cuộc chia tay không có vãy tay, chỉ có sáu bàn tay chấp thành ba bông sen búp cuối đầu. Giã Từ Đất Mẹ Trở lại Sài Gòn, dự tính học thêm tiếng Hoa cho thông thạo để rồi lại tiếp tục lý tưởng “ phát túc siêu phương” của mình, bởi N.Đạt luôn tin tưởng vào lời Thầy “ thâm tín chư Phật giai sung mãn”. Ở Sài Gòn, N.Đạt được hiệu trưởng trường trung cấp Phật Học Ninh Thuận mời giúp giảng dạy bộ môn Duy Thức cho lớp trung cấp Phật học. Vừa giảng dạy vừa học thêm, nhưng vẫn có cái gì đó không yên trong lòng cứ thôi thúc N.Đạt đi hướng về Đài Loan và Ấn Độ. Phải tiếp tục đi, một sức mạnh vô hình cứ thôi thúc N.Đạt mỗi ngày như thế. Đi Đài loan thì học ở cao Hùng, bởi vì một sư tỷ đã có chổ giới thiệu, chỉ đến học và nội trú ở đó không tốn tiền chi cả ngoài vé máy bay. Còn đi Ấn Độ thì đi đâu? N.Đạt rất thích đi Ấn Độ, bởi đó là Phật tích và còn có rất nhiều bạn học cùng trường Đại học Vạnh Hạnh đang học ở đó. Tự nhiên một ngày nọ, N.Đạt sáng lên như một phép lạ: mình nhớ cô Hoa đã nói với mình hai tháng trước là tháng mười hai cô sẽ đi Ấn Độ, đi khánh thành chùa Việt Nam Phật quốc Tự - Lumbini, cô còn kể thêm cho mình nghe về các hoạt động của Thầy Huyền Diệu tại Nepal và Ấn Độ do cô nghe được từ buổi nói chuyện của Thầy ở hội trường Quận 4 Tp. HCM. N.Đạt rủ một người bạn thân của mình là Thầy Chúc Tiếp đến chơi nhà cô Hoa và chia sẽ với Cô nguyện ước muốn dừng chân tu học nơi đất Phật của mình. Cô Hoa rất hoan hỷ thu xếp vé máy bay và các chi phí khác cho N.Đạt đi sang đất Phật như là một phép lạ. Cô Hoa còn đề nghị sao không ở chổ Việt Nam Phật Quốc Tự của Thầy Huyền Diệu? Cô còn giới thiệu N.Đạt với nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã. Cô thu xếp cho N. Đạt gặp anh Nhã tại chùa Vĩnh Nghiệm, và được anh tặng cho tập sách nói về đời sống và việc làm của Thầy Huyền Diệu tại Nepal: “ Khi Hồng Hạc Bay Về” có chữ ký của Thầy. N.Đạt thấy như có điềm gì đó kỳ lạ: Khi mình khởi niệm đi Thái Lan thì bao nhiêu khó khăn dồn đến, nhưng nay khởi niệm về Đất Phật lại bao nhiêu thuận duyên vui đẹp theo về! N.Đạt chợt nghĩ chắc là duyên mình đã đến với Ấn Độ. Những biểu hiện thuận duyên đã cho thấy một nhịp cầu vừa được bắc đến Tây Thiên. Vé máy bay đã được thu xếp. N.Đạt cũng đã hai lần họp mặt với phái đoàn và thống nhất ngày đi. Mọi thứ chuẩn bị cho ngày đi xem như tất cả đã sẵn sàng, N.Đạt trở lại Phan Rang thăm Chùa Tổ, đảnh lễ giác linh Thầy lần nữa, thông báo không tiếp tục phụ trách môn Duy Thức cho trường nữa, đồng thời cũng nói lời chia tay với anh em Tăng Ni, những học trò khổ sỡ vì mình dạy quá dỡ suốt sáu tháng dài. Một câu chuyện làm N. Đạt nhớ mãi trong buổi học chia tay: hôm ấy đang học, có lẽ do chịu hết nỗi người Thầy dạy quá dỡ, một sư cô dơ tay lên xin ý kiến: “thưa Thầy, Thầy dạy sáu tháng mà con không hiểu gì hết!”. N.Đạt nghe xong câu hỏi tự nhiên 12
  • 13. bật cười đưa tay ra hiệu cho Cô ấy ngồi xuống và đáp lại: “Thôi được, cô ngồi xuống, chắc là muốn cho Thầy “mất dạy” phải không? Thầy dạy mà Thầy còn chưa hiểu làm sao cô hiểu được?”. Cả lớp phá lên cười. Một câu chuyện làm cho ngày chia tay nhiều ý nghĩa. Một vài anh em Tăng trẻ có vẻ vui mừng hỏi: Thầy đi Ấn Độ học? N.Đạt cười như có điều gì đó bí ẩn, bước ra khỏi lớp, chào tạm biệt các anh em Tăng Ni, tạm biệt Phan rang, tạm biệt bao nhiêu kỷ niệm thân yêu nơi giảng đường mình đã từng được ngồi học mà cũng đã từng được duyên lành làm người dạy, trở về lại Sài Gòn chuẩn bị cho ngày “ giã từ đất mẹ” Việt Nam. 13
  • 14. Cuộc Hội Ngộ Nhiệm Mầu Được anh Nhã tặng quyển sách: Khi Hồng Hạc Bay Về, N.Đạt đọc từng trang sách đầy khâm phục ý chí của Thầy Huyền Diệu. Đặc biệt với bút danh Người Làm Vườn Kiêm Quét Chùa càng làm N.Đạt suy nghĩ. Đêm ấy N.Đạt thức rất khuya để đọc, N.Đạt cảm thấy những việc làm của Thầy rất quen thuộc như thể mình đã từng làm. Tự nhiên N.Đạt thấy một thứ tình cảm rất gần gũi với Thầy, tình cảm xen lẫn kính trọng, mặc dù chưa từng biết Thầy, biết Việt Nam Phật Quốc Tự, biết chim Hồng Hạc và cả vườn thiêng Lumbini. Hôm sau N.Đạt email cho Thầy bầy tỏ mong ước được đến Việt Nam Phật quốc TựLumbini tu tập và làm công quả. Hai email đi nhưng không thấy hồi âm. Không biết thư có đến được Thầy? Có lẽ đến! Nhưng thôi, N.Đạt nghĩ, tất cả là nhân duyên, có duyên nghìn dặm khó đều có thể gặp, vô duyên đối mặt tất lòng vẫn nghìn xa. N.Đạt không email cho Thầy nữa cho đến một ngày bàn chân được bước trên thực địa đất thiêng Lumbini vào ngày 15 tháng 12 năm 2005. Thầy Huyền Diệu thường nói: “nơi nào có Phật thì nơi ấy cũng có ma, đi chiêm bái không giống như đi du hí thần thông, rất nhiều thử thách”. Đúng thật như thế! Để đến được Lumbini vào ngày 15 tháng 12 năm 2005, N.Đạt và phái đoàn (chúng Anan) phải chuẩn bị tinh thần hơn hai tháng trước đó. Một số phải tập ăn chay, tập tụng Kinh trước 15 ngày để cầu nguyện cho chuyến đi thành công viên mãn. Thế mà khi máy bay đáp xuống thành phố Kalcutta của Ấn Độ rồi còn phải gặp thêm một nạn nữa là trễ tàu hoả, cả đoàn phải ngủ lại một đêm đáng sợ mà khó quên giữa nhà ga Howra. Nói đáng sợ là vì lần đầu tiên đến Ấn Độ được ngủ lạnh không mùng mền giường gối, bên cạnh những mùi đặc trưng xứ Ấn nồng nặc là phân bò và cà ri, giữa biển người xa lạ nằm như tị nạn ở nhà ga, đặc biệt thỉnh thoảng lại còn có những chú chuột hôi hôi đến đánh hơi làm một vài người trong đoàn giật mình kinh sợ. Còn khó quên là chính cái lạnh không mền, cái mùi khó chịu của phân bò và càri, cái sợ những chú chuột hôi … đã cho mọi người cảm được tự thân hạnh phúc, thương hơn những con người đói lạnh, và vui vẻ trong hoàn cảnh có thể khó khăn: “thứ nhất là tu tại ga, thứ nhì tu lạnh, thứ ba tu chờ” 1. N.Đạt và phái đoàn dưới sự hướng dẫn của chị Loan và anh Nhã Khởi hành từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - Việt Nam chiều ngày 12 tháng 12 bằng Việt Nam Airline, trung chuyển tại Bangkok, sau đó đi máy bay Indian Airline đến thành phố Calcutta của Ấn Độ. Từ Calcutta đi xe lửa về Bồ Đề Đạo Tràng (Buddha Gaya) , sau dùng xe Bus qua Kusinagar rồi về Lumbini. Đây là chuyến đi có mục tiêu công quả và dự lễ khánh thành Việt Nam Phật Quốc Tự - Lumbini kết hợp Chiêm bái, nên đoàn cần phải đến Lumbini vào đúng thời điểm chuẩn bị lễ. Trời Ấn Độ lúc này là mùa đông, không mưa nhưng rất lạnh. Đối với đoàn, đặc biệt N.Đạt, mong ước lớn 1 Lời anh Nguyễn Văn Nhã trong chuyến đi 14
  • 15. nhất lúc bấy giờ là được đến Lumbini, được gặp Thầy Huyền Diệu, được nhìn thấy hình ảnh ngôi chùa quốc tế đầu tiên mang tên Việt Nam nơi Phật Thích Ca giáng trần. Chiều ngày 15 tháng 12 năm 2005, xe Bus bắt đầu lăn bánh khỏi Ấn Độ qua biên giới Nepal, chỉ còn 30 km nữa là về đến Lumbini. Xe dừng lại gần trạm hải quan để làm thủ tục qua biên giới, N.Đạt vô cùng vui mừng, bước xuống xe nhìn quanh không gian mới. Một vài người trong đoàn cũng nhanh chân xuống xe giải lao, đi chợ biên giới. Biên giới Nepal và Ấn Độ rất nhộn nhịp, du khách, dân chúng và xe cộ qua lại rất náo nhiệt. Chợ biên giới Nepal không lớn, tuy nhiên những dịch vụ tối thiểu cho du khách đều có đủ: khách sạn, phòng vé máy bay, dịch vụ đổi tiền, taxi… Hơn một giờ sau, thủ tục biên giới được làm xong, đoàn tiếp tục hành trình đã định, xe Bus tiếp tục ngoằn ngèo qua những đoạn đường xấu rời khỏi biên giới thẳng tiến Lumbini. Mọi người trên xe dường như được phục sinh trở lại. Trời mỗi lúc một lạnh hơn, sương xuống mỗi lúc một nhiều. Trên đường đi, có lúc N.Đạt thấy xe đi qua những lô cốt, những bao cát chất chồng chống đạn, những thùng phi cản xe giữa đường, và còn có dấu vết của lữa cháy trên đường lộ. Đất nước Nepal vẫn chưa bình an, nội chiến vẫn còn dày xéo nỗi đau người vô tội, N.Đạt nghĩ. Bổng mọi người reo lên: đến rồi, tượng Phật đó, bản chùa Việt Nam Phật Quốc Tự kia kìa, N.Đạt giật mình quay về lại thực tại. Chị Loan xác nhận là đã đến Lumbini, xe đang đi vào vườn thiêng Lumbini, sẽ đến chùa trong vài phút nữa. N.Đạt nhìn về phía trước đầu xe, sương mù giăng phủ lối đi, hai bên đường vào chùa có nhiều cây rừng và cỏ dại mờ trong sương như đang vãy tay chào người về chiêm bái. Xa xa phía trước dưới ánh đèn xe, hình ảnh ngôi chùa Việt Nam ẩn hiện trong sương mờ, N.Đạt vui mừng như mình vừa tìm lại được những gì đã mất. Mấy phút trôi qua, đồng hồ lúc này là 20:49 giờ địa phương, xe bắt đầu đưa đoàn vào cổng Việt Nam Phật Quốc Tự, Thầy H.Diệu tự bao giờ đã đứng đó, đợi đón mừng đoàn Việt Nam chiêm bái và dừng chân nơi Việt Nam Phật Quốc Tự -Lumbini. Thật xúc động khi nhìn thấy Thầy đứng đón mừng đoàn, N.Đạt có thể cảm nhận được cảm xúc hạnh phúc đó của phần lớn người trong đoàn. Riêng N.Đạt, khi được bước chân trên thực địa Việt Nam Phật Quốc Tự - Lumbini, được nhìn thấy Thầy H. Diệu trong chiếc áo nâu bạc mầu nhiều năm tháng, chân đi trên đôi dép Lào suy dinh dưỡng bởi thời gian, N.Đạt có cảm giác gần gủi chùa, qúy kính Thầy đến kỳ lạ. Thầy hướng dẫn đoàn vào ngôi nhà Tri Ân, kể chuyện vui về Đất Phật, phân chia phòng ở, cho biết một số thông tin về chùa, khí hậu và môi trường Lumbini. Thầy dặn thêm sương Lumbini rất độc, nếu nhiễm có thể bệnh, mọi người ra ngoài phòng cần mặc thêm quần áo cho đủ ấm. Đêm đó N.Đạt rất hạnh phúc, mặc dù trời rất lạnh và không có đủ đồ ấm. Cái hạnh phúc của tình Đạo và tình người. Sáng hôm sau, tất cả đoàn lên chánh điện tụng Kinh và sau đó theo Thầy ra chiêm bái vườn thiêng Lumbini và trụ đá Ashoka nơi Phật Thích Ca giáng trần, N.Đạt theo đoàn. Lumbini mùa đông bình minh rất đẹp, trên đường ra trụ đá Ashoka chiêm bái có thể thưởng thức tiếng chim ca, vẽ đẹp những cụm rừng vươn mình trong sương 15
  • 16. sớm, và ngắm mặt trời lên trên hồ nước thiêng. Lần đầu tiên được chiêm bái và thưởng thức một không gian thiên nhiên mùa đông như thế, N.Đạt như quên hết mọi cái lạnh, như đang sống trong một thế giới chưa bao giờ biết khổ đau, vui sướng và say sưa từng bước chân trên thực địa. Chiêm bái xong, cùng theo Thầy trở về, Thầy có cuộc họp nhỏ để phân công công việc giúp lễ khánh thành với đoàn, N.Đạt được nhận công việc cùng sư huynh Minh Phát và Tâm Trụ lo chà chưng đèn và chuẩn bị hương đăng. Ngày hôm sau lễ Khánh Thành diễn ra, Phật tử Việt Nam trên toàn thế giới về rất đông, có đủ Phật tử Mỹ châu, Âu châu, Úc châu, Á châu tham dự. Có cả những nhà sư từ những truyền thống Phật giáo khác nhau: Miến Điện, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ, Tích Lan, Buttan, Áo, Đức … tham dự. Đại diện nhà vua và chính quyền cũng có mặt. Lễ khánh thành thật Đạo tình và ý nghĩa trong mắt N.Đạt, đặt biệt khi Thầy đọc diễn văn khánh thành bằng tiếng việt cho người Việt Nam, tiếng Anh cho bạn bè quốc tế và tiếng Nepali cho người địa phương, N.Đạt thấy mọi người vô cùng hoan hỷ. Những tràng vỗ tay lớn và kéo dài mỗi khi Thầy dừng nghỉ kết thúc một đoạn văn. Hơn hai giờ đồng hồ lễ khánh thành, toàn khuôn viên chùa như ngập tràng trong an lạc, gió lặng trời quang, người người nhìn nhau bằng chân tình của Đạo. Rồi, lời cảm tạ của bà Sâm – phó chủ tịch BQT - vang lên, những tràng pháo tay thêm nồng nhiệt, buổi lễ khép lại, N.Đạt cũng như mọi người vui vẻ cùng nhau tìm đến khu vực ngọ trai theo qui định cho mình. Trời vẫn lạnh, nhưng lòng người thì rất ấm. N.Đạt quan sát thấy đoàn từ Việt Nam ( chúng Anan) ai nấy đều vô cùng hoan hỷ với công việc của mình. Một trong những người mang lại nhiều hoan hỷ cho N.Đạt là cô Hoa – người nhận công việc vệ sinh cầu xí – và chị Láng, Hía – người nhận công việc nhà bếp nấu món chay Việt Nam. Lễ khánh thành kết thúc, ngày hôm sau từng đoàn người lần lượt tạm biệt chùa, tạm biệt Lumbini. Mới ba hôm trước bao nhiêu đông vui thì ba hôm sau chỉ còn lại N.Đạt, huynh Minh Phát, chú Sanh, cô Từ Chánh và hai Phật tử già từ Anh Quốc. Thầy cũng rời khỏi Lumbini để đưa đoàn đi chiêm bái, N.Đạt có chút buồn. Không phải nỗi buồn vì vắng người mà là chưa kịp xin Thầy ở lại Lumbini công quả và tu tập. Thật ra trước khánh thành ba ngày, N.Đạt đã bốn lần đến viếng lâu đài tranh của Thầy để xin phép Thầy. Nhưng, lần nào đến cũng về không, bởi không thấy Thầy đâu cả. N.Đạt dự tính sau khánh thành sẽ gặp và xin phép Thầy, nhưng bây giờ Thầy đã lại đi, biển lòng N.Đạt có chút gợn sóng, tự nhủ: Mình đã hai lần email cho Thầy khi còn ở Việt Nam; mình đã đến lâu đài tranh của Thầy bốn lần ngay chính trên Đất Phật. Thôi không nên đến gặp Thầy nữa. Đây là Đất Phật, mình đang đứng trên đất Việt Nam Phật Quốc Tự, trên chính kết quả mầu nhiệm của linh thiêng Lumbini, tốt nhất là chân thành tu tập, phát nguyện rộng và tùy duyên. Từ hôm Thầy đi, N.Đạt nghĩ và quyết định như thế, mỗi ngày đều đặng mật hạnh tỉnh tọa niệm kinh. 16
  • 17. Gần tháng trôi qua, những người còn lại sau lễ khánh thành cũng lần lượt tạm biệt ra đi, người gần gủi và thường chia sẻ kinh nghiệm tâm linh – sư huynh Minh Phát – cũng về lại Việt Nam, chùa bấy giờ rất yên tỉnh, chỉ còn N.Đạt và vài người bạn Nepali tạp vụ trong chùa. Những đêm trăng lạnh, một mình đơn độc, N.Đạt thường đi kinh hành và ghé thăm anh bạn Chandra gác cổng để uống Chai và sưởi ấm. Thỉnh thoảng, N.Đạt cho trà vào bình rồi một mình mang lên tấm bản đồ Việt Nam giữa sân chùa để ngắm trăng. Đều đặng như thế, N.Đạt mỗi ngày tu tập, công quả và ra nơi Phật giáng trần chiêm bái, nguyện cầu. Một buổi sáng sau khi tỉnh tâm trên chánh điện, N.Đạt nhiễu quanh điện Phật niệm Phật, buổi sáng hôm ấy trời rất đẹp: chim ca, sương mờ bao phủ những cụm rừng Sal, xa xa những ngôi tháp thờ Phật của các nước ẩn hiện trong sương mờ huyền bí, những đồng cỏ chuyển màu vì thời tiết … N.Đạt cảm thấy trong lòng có điều gì đó rất lạ, rất vui vẻ, rất tự tin và linh cảm hôm nay sẽ có điều gì đó tốt đẹp đến với mình. Và, đúng như thế, vừa lễ Phật từ trụ đá Ashoka về, N.Đạt gặp ngay Thầy cùng một phái đoàn chiêm bái về Lumbini. N.Đạt vô cùng vui mừng vội thẳng đến chào Thầy và mừng phái đoàn chiêm bái đất Phật dừng chân nơi Việt Nam Phật Quốc Tự. Thầy về lần này chỉ một hôm thôi, ngày mai đoàn sẽ tiếp tục đi chiêm bái Ca Tỳ La Vệ và trở lại Ấn Độ. Đêm hôm đó Thầy, phái đoàn và mọi người trong chùa có buổi liên hoan nhỏ, Thầy tặng quà, kể chuyện vui; mọi người cùng nhau uống trà và văn nghệ. Đêm hôm đó cũng là đêm N.Đạt vui nhất từ khi đến chiêm bái và trú lại tu tập tại Lumbini. Được ngồi gần Thầy, nghe chính Thầy kể về công việc và đời sống tại Lumbini trong những ngày đầu dấng thân cho Thánh Địa, nghe những câu chuyện vui về Việt Nam Phật Quốc Tự người đến người đi, N.Đạt thầm nguyện Chư Phật và Bồ Tát gia hộ để N.Đạt được ở lại Lumbini công quả phụ Thầy. Sáng hôm sau, N.Đạt vẫn tu tập như mọi ngày, có điều hôm nay không ra trụ đá Ashoka chiêm bái mà ở lại chùa để tiễn Thầy và đoàn. Thầy rất bận; phái đoàn cũng rất vội. N.Đạt đã từng đến căn liều tranh để xin phép Thầy được ở lại Việt Nam Phật Quốc Tự công quả và tu tập nhưng không gặp Thầy, hôm nay Thầy có đó, nhưng N.Đạt lại không còn muốn đến nữa, N.Đạt muốn tùy duyên, muốn tin vào sự chân thành tu tập và sự tha thiết phát nguyện của mình. Thật nhiệm mầu, trước khi trở lại Ấn Độ, Thầy gọi N.Đạt dặn dò công việc chùa, giao một số công việc nhỏ, Thầy còn tặng N.Đạt mấy trăm Rupee tiền Ấn để sài. Tiễn Thầy và phái đoàn ra đi, N.Đạt một mình quay lại với thực tại vắng lặng và an tịnh của già lam muôn thuở, từng bước dạo quanh vườn chùa và dừng chân ngồi trước căn liều tranh của Thầy nhìn những bông súng rạng ngời trên mặt nước, N.Đạt vừa vui mừng vừa xúc động. Vui mừng vì mình được tham gia công quả cho chùa, được Thầy dặn dò công việc; xúc động là lời khấn nguyện bên trụ đá Ashoka của mình - ‘con đến Đất Phật với sự tu tập chân thành và ước mơ cống hiến cuộc đời cho Đạo, cho hòa bình và thương yêu con người, nếu cuộc đời con thực sự có thể làm được điều gì đó cho Đạo, cho Việt Nam Phật Quốc Tự, xin chư Phật Bồ Tát 17
  • 18. gia hộ cho con có được duyên lành để thực hiện’ - đã hóa nhiệm mầu. N.Đạt thốt lên: Thật mầu nhiệm! Niềm tin tâm linh trong N.Đạt chưa bao giờ như hôm ấy mạnh mẽ quyết liệt; Tự tin trong N.Đạt cũng chưa bao giờ như hôm ấy sáng hồng lên. Thầy ra đi, phái đoàn cũng ra đi, N.Đạt bắt tay vào công việc trồng hoa và sơn cửa cùng những anh bạn Nepal tạp vụ trong chùa. Kể từ đó, cánh cửa gần Thầy được mở, N.Đạt được nhiều cơ duyên theo Thầy đi nhiều nơi, được Thầy chỉ dạy sống và nghệ thuật tiếp xúc sự sống, được Thầy giới thiệu cho nghe về nền văn minh xứ Ấn và hướng dẫn đường đi chiêm bái Tứ Động Tâm và những nơi liên quan cuộc đời Đức Phật… N.Đạt bắt đầu mở rộng tầm nhìn, hướng đi tương lai bắc đầu hiện rõ; bắt đầu hiểu sâu về con người văn minh Ấn Hà và con người lịch sử của Đức Phật; bắt đầu tiếp xúc với những nhân vật cấp cao lãnh đạo tinh thần cũng như lãnh đạo đất nước nhiều nơi. Gần ba năm đã trôi qua, được gần Thầy như thế, N.Đạt lớn lên rất nhiều, hơn bao giờ hết một niền tin vững chắc vào Đạo và lý tưởng phụng sự, một nhiệt huyết sống cho tình yêu thương con người được dâng cao. N.Đạt vô cùng cảm ơn những nhân duyên mầu nhiệm đã đưa N.Đạt về Đất Phật để được gặp Thầy. N.Đạt nghĩ mình được sinh ra từ cha mẹ nhưng lớn lên từ những bậc Thầy và nhân duyên mầu nhiệm, đặt biệt trưởng thành từ những ngày tháng tu tập và công quả gần Thầy Huyền Diệu trên Đất Thiêng. Cuộc gặp gỡ Thầy trên Đất Thiêng đối với N.Đạt là một cuộc hội ngộ nhiệm mầu, một cuộc hội ngộ đã thay đổi con người N.Đạt gần như toàn diện, mở rộng cho N.Đạt tầm nhìn, tăng trưởng cho N.Đạt tình yêu cuộc sống và ước muốn cống hiến cho hòa bình hạnh phúc của con người. Sẽ không bao giờ quên trừ một ngày không còn biết, N.Đạt tự thệ nguyện. N.Đạt Sẽ sống hết mình cho Đạo và cuộc đời để tri ân Thầy và những nhân duyên mầu nhiệm; sẽ cống hiến sự tu tập và tình yêu của mình cho hòa bình cuộc sống để nhớ, để cảm ơn một cuộc hội ngộ nhiệm mầu. 18
  • 19. Hành Hương Đất Phật Từ những ngày đầu mới bước chân vào giảng đường Trung Cấp Phật Học, N.Đạt được học về cuộc đời đức Phật, đọc được các sách viết về Đất Phật và lịch sử của Ngài như Đường Về Sứ Phật, Đường Xưa Mây Trắng, Đức Phật Lịch Sử … N.Đạt vô cùng ao ước một ngày mình được duyên lành hành hương chiêm bái Đất Thiêng. Khi vào Đại Học Phật Giáo, được học thêm lời khuyên của Phật: “người Phật tử nên một lần trong đời về chiêm bái một trong bốn Thánh Địa 2”, và có thêm nhiều cơ duyên tiếp xúc với những bậc Thầy đã từng du học tại Ấn Độ, đọc được thêm Đại Đường Tây Vực Ký của ngài Huyền Trang, và một phần hồi ký của ngài Pháp Hiển, N.Đạt càng thêm mong ước một ngày được chiêm bái Đất Phật. Nhưng mãi cho đến sau ngày tốt nghiệp ra trường đọc được sách Khi Hồng Hạc Bay Về, biết được có một nhà sư Việt Nam mang tên Huyền Diệu đã dấng thân phục hưng Thánh Địa Lâm-tỳ-ni, xây dựng hai ngôi chùa mang tên Viêt Nam trên Đất Phật, N.Đạt mới hội đủ cơ duyên chiêm bái Đất Thiêng, niềm mong ước hơn mười năm mới được thực hiện. 1. Bồ Đề Đạo Tràng – Buddha Gaya – Nơi Phật Đắc Đạo Rời khỏi hoàng thành Ca-tỳ-la-vệ, Đức Phật từ bỏ mọi tiện nghi vất chất và tình ái của một hoàng thái tử để xuất gia và quyết tâm tìm cho ra được chân giá trị của cuộc sống, giải thoát khỏi thân phận kiếp người. Đầu tiên, Ngài tìm đến những bậc danh sư thời bấy giờ để học, đạt được những kết quả lớn trong thiền định, nhưng Ngài hoàn toàn không thỏa mãn, Ngài thấy vẫn còn trong nỗi đau khổ của thân phận con người: sanh lão bệnh tử. Ngài quyết định rời khỏi các bậc Thầy và tiếp tục đi tìm cho được con đường giải thoát. Sau nhiều ngày tháng tìm học từ sơn cao đến rừng rậm, từ thành thị đến hang sâu, cuối cùng Ngài quyết định dừng chân nơi Khổ Hạnh Lâm để hạ thủ công phu cho đến khi đắc Đạo. Ngày lại ngày qua, đêm cũng như ngày, Ngài luôn hướng tâm đến con đường giải thoát, và càng quyết liệt hơn trong công phu ép xác khổ hạnh. Lịch sử ghi chép Ngài mỗi ngày chỉ ăn một hạt đậu, suốt sáu năm dài trong Khổ-Hạnh-Lâm như thế, đến nỗi thân thể Ngài chỉ còn da bộc xương, gần như không còn đủ sức sống. Một đêm trăng, sau khi thể xác khô gầy, gần như không còn sức sống mà Đạo vẫn chưa thấy, Ngài rời khỏi hang tu ra ngồi trên phím đá nhìn dòng nước bạc xa xa nhẹ chảy của dòng sông Ni-Liên-Thiền. Trăng hôm ấy rất đẹp, xa xa còn có tiếng đàn vọng lại. Vì đã từng là một hoàng tử văn võ song toàn, Ngài nghe tiếng đàn liền biết 2 Trường bộ kinh, Đại bát niết bàn 19
  • 20. ngay cung bậc và tài hoa của người nghệ sỹ. Tiếng đàn đang du dương trầm bổng giữa một đêm trăng đẹp bổng dưng ngưng bặt bởi dây đàn bị đứt. Nhạc công lần lượt lên lại dây đàn: Khi dây đàng căng quá, âm thanh không hay, lại bị đứt; khi dây đàn dùn, âm thanh không chuẩn và khó nghe; nhưng khi dây đàn vừa phải, đúng tầm, âm thanh du dương trầm bổng, dây lại lâu không đứt. Trong đêm trăng vắng nghe tiếng đàn, nghe từng âm thanh của nhạc công khi so phiếm lên dây, Ngài hốt nhiên ngộ ra con đường trung đạo. Đúng, Ngài vui mừng thốt lên, không thể giải thoát bằng con đường ép xác khổ hạnh. Xác thân là nguồn góc của nhiều đau khổ nhưng nó cũng là phương tiện duy nhất để đạt đến giải thoát. Cũng như một chiếc thuyền, không thể đập vỡ hay từ bỏ nó khi người chưa qua sông. Sáng hôm sau, Ngài bắt đầu rời bỏ con đường khổ hạnh, rời khỏi rừng khổ hạnh đi đến sông Ni-liên-thiền tắm chuẩn bị cho một con đường mới. Vì đã sáu năm tu ép xác khổ hạnh nên sức khỏe cạn kiệt, khi tắm xông Ngài không còn đủ sức để rời khỏi bờ sông. Đã gần một buổi trôi qua, Ngài vẫn ngồi tựa lưng một góc cây bên bờ sông, không thể cất bước. Bấy giờ có con gái một trưởng làng trong vùng mang thức ăn vào rừng cúng các vị thần. Cô tên Sujata. Đang trên đường vào rừng ngang qua bờ sông cô bổng gặp một người đang tựa góc cây. Lúc đầu cô tưởng là thần nên đem đồ ăn đến dâng cúng, khi đến nơi cô phát hiện ra đó là một người ẩn sĩ khổ hạnh đang kiệt sức. Tình thương con người trong một tâm hồn lương thiện thúc giục cô nhanh chóng đến đở và đút những miếng cháo sửa cho Ngài. Uống hết bát cháo sửa, Ngài từ từ tỉnh lại. Cảm ơn Sujata, Ngài hít một hơi dài và nhìn quanh cảnh đẹp của bờ sông. Từng con nước lững lờ trôi; từng làn gió mát nhẹ thổi, Ngài lấy lại được sức sống và nhiệt huyết của một hoàng tử từ bỏ cung vàng điện ngọc ngày nào để tìm con đường giải thoát. Ngài cảm ơn Sujata một lần nữa và chậm chậm bước vào khu rừng Pippala gần đó để tiếp tục công phu thiền định. Đã nhìn thấy được con đường Trung Đạo, đã có lại thể lực và nhiệt huyết ngày nào, Ngài vào rừng thiền định dưới cội cây Bồ Đề, thệ nguyện: Dù cho xương tan thịt nát, máu có chảy ngược cũng nhất định không rời khỏi chổ ngồi cho đến khi đắc Đạo. Kể từ hôm đó, không rời khỏi chổ ngồi cho đến một hôm rạng sáng khi sao mai vừa mọc, Ngài giác ngộ thành Phật, tuệ tri như thật về kiếp người và thế giới đang là, giải thoát khỏi luân hồi sanh tử. Sau khi đắc Đạo, Đức Phật tiếp tục ở lại trong khu rừng Bồ Đề -Pippala - ấy thêm 49 ngày đêm. Lịch sử Phật Giáo phương Bắc ghi rằng đức Phật ngồi thiền liên tục suốt bốn chín ngày nơi đây, nhưng sự thật được lưu lại tại Buddha Gaya- Bồ Đề Đạo Tràng – thì không phải, mà là mỗi bảy ngày đêm Đức Phật lại trú một chổ khác nhau cho đến ngày Ngài bước chân đi vì chúng sanh hoằng Pháp. Bảy ngày thứ nhất: Đức Phật an tỉnh tại chính nơi Ngài giác ngộ để thể nghiệm chân hạnh phúc, tuệ tri toàn thể thế giới như thật, tuệ quán kiếp người và thân phận kiếp người trong thế giới duyên sinh. Ngày nay nơi đây vẫn còn một cây Bồ đề, và còn có một kim cương tòa – chính nơi Phật ngồi giác ngộ- và một viên đá in dấu hai hàn chân của Phật. 20
  • 21. Bảy ngày thứ hai: Đức Phật chuyển đến ngồi ở một góc cây trên đồi cao ngắm nhìn lại cây Bồ Đề và cánh rừng đã che mưa nắng cho mình trong những ngày tháng tu tập để thành tựu giác ngộ. Lịch sử ghi chép Đức Phật nhìn cây Bồ Đề không chớp mắt suốt bảy ngày. Di tích còn lại ngày nay là một bảo tháp nhỏ, được cho rằng xây dựng từ thời vua Ashoka hơn 2400 năm trước. Bảy ngày thứ ba: Vì không thấy Đức Phật rời khỏi Bồ Đề Đạo Tràng chư thiên nghĩ không biết Đức Phật đã thực sự chứng ngộ hay chưa? Để chư thiên hiểu rõ sở đắc của mình Phật đã dùng thần lực tạo ra đường kinh hành giữa hư không, mỗi bước đều có hoa sen ngọc đỡ chân. Tuần thứ ba này cũng là tuần lễ Phật từng bước thiền hành nghĩ về ân của những bậc thầy đã từng dạy mình, những người bạn đã từng cùng mình khổ hạnh tu tập, những chúng sanh trong đang vô minh khổ đau trong thế giới trùng trùng duyên khởi. Phật tuệ quán thấy những bậc thầy đã qua đời, các bạn đồng tu thì vẫn cố chấp vào con đường khổ hạnh, còn chúng sanh thì nhiều vô minh tham ái thế giới Ta bà. Chính tuệ quán trong bảy ngày thứ ba này Đức Phật đã quyết định chuyển pháp luân cứu độ chúng sanh. Ngày nay nơi đây vẫn còn những phím đá ghi dấu những bước chân thiền hành của Phật. Bảy ngày thứ tư: Đức Phật di chuyển đến một gốc cây khác, nơi đây Đức Phật tuệ quán sâu xa về nhân duyên nhân quả trùng trùng của thế giới hiện hữu. nơi đây cũng chính là nơi cơ thể Đức Phật phát sáng năm luồn hào quang: xanh, vàng, đỏ, trắng và cam, đại diện cho ngủ căn ngủ lực của một con người giác ngộ. Nơi đây ngày nay còn thờ một tượng Phật ngồi và một bia đá kỷ niệm. Tương truyền vào thế kỷ thứ bảy ngài Huyền Trang đã đến chiêm bái Bồ Đề Đạo Tràng và lưu lại chính ngay nơi này nhiều tháng để tu tập. Bảy ngày thứ năm: Đức Phật dưới cội cây Ajapala, nơi đây Ngài định nghĩa về cao thượng và thấp hèn của kiếp người. Đức Phật nói với Bhamana: cao thượng thấp hèn, thành công hạnh phúc … là do hướng tư duy, cách tiếp xúc và hành động của con người. Không phải cao thương hay thấp hèn… có mặt ngay khi con người được sanh ra, hay sinh ra trong một gia đình huyết thống nào đó. Ngày nay nơi này còn một trụ đá tương truyền là có từ thời vua Ashoka và một bia đá được dựng vào những năm 50 để kỉ niệm. Bảy ngày thứ sáu: Đức Phật ngồi tỉnh tâm bên một dòng suối rộng gần cội Bồ Đề giác ngộ gọi là Muchalinda. Trong khi Phật thiền định thì trời mưa bảo lớn kéo đến, một con rắn thần bảy đầu đến dùng thân mình nâng Đức Phật lên để khỏi ướt, và dùng bảy đầu mình làm thành cái lộng che mưa cho Đức Phật. Ngày nay nơi đây là một hồ nước nhân tạo rộng, giữa hồ có tượng Phật ngồi trên thân con rắn thần và con rắn thần dùng bảy đầy che mưa cho Phật. Được biết tương Phật trong hồ Muchalinda này do đại sứ Miến Điện đại diện nhân dân Miến Điện xây dựng để kỉ niệm và tri ân Đức Phật. Bảy ngày thứ bảy: Đây cũng là bảy ngày cuối cùng Đức Phật ở lại nơi Bồ Đề Đạo Tràng. Đức Phật ngồi dưới một cây Rajayatana, nơi đây Đức Phật nhận sự cúng dường đầu tiên sau khi giác ngộ. Phẩm vật cúng dường là hai chiếc bánh bột trộn 21
  • 22. mật ong. Hai người cúng dường là hai thương buôn đến từ Miến Điện. Sau khi nhận sự cúng dường, Đức Phật không gì để tặng lại, Ngài bứt hai sợi tóc tặng hai thương buôn. Tương truyền hai sợi tóc này được hai thương buôn mang về quê hương của mình xây tháp phụng thờ, và Tháp Vàng Shwedagon ở Yangon ngày nay chính là ngôi tháp đang lưu giữ một trong hai sợi tóc xá lợi đó. Cây Rajaratana ngày xưa đã không còn, thầy Huyền Diệu là một trong những người có phúc duyên tìm lại được giống cây này từ biên giới Miến Điện- Trung Quốc, và mang về trồng lại nơi đây. Bồ Đề Đạo Tràng ngày nay là một khu bảo tồn văn hóa tâm linh nhân loại được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trung tâm là ngôi Tháp đứng sừng sững với chiều cao khoảng 52m (170 feet), mỗi một cạnh vuông là 15m (50 feet) gọi là Đại Tháp Giác Ngộ (Mahabodhi), được cho là xây dựng lại vào thế kỷ thứ hai sau Tây lịch, trên chính nền tháp củ có tên Sambodhi do vua Ashoka xây vào thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch, do nhu cầu không gian bên trong rộng để thờ tượng Phật. Xung quanh đại Tháp là rãi rác bảy điểm Đức Phật đã trải qua trong suốt bốn chín ngày lưu lại sau khi giác ngộ. Bồ Đề Đạo Tràng cũng còn lưu lại kỷ vật được cho là một trong những phát minh lớn của nhân loại đó là trụ đá Ashoka, và một vườn tháp của những bậc Thầy đã tu tập và chứng đạo nơi đây. Bên trong Đại Tháp còn thờ một tượng Phật có từ thời Gupta. Tương truyền tượng Phật này là do Phật Di Lặc từ cung trời Đâu Suất xuống tạc. Lịch sử truyền khẩu cho rằng khi làm tượng Phật người thợ yêu cầu đóng cửa Tháp lại, không ai được vào bên trong trừ chính ông. Nhiều ngày tháng trôi qua không ai thấy ông đâu cả, cửa tháp vẫn đóng kín, mọi người bèn quyết định phá cửa để vào, một tượng Phật đẹp chưa từng thấy hiện ra trước mắt, nhưng người thợ đi đâu thì không ai hay. Từ đó mọi người cho là tượng Phật do chính Phật Di Lặc từ trời xuống tạc. Vào năm 409 sau Tây lịch ngài Pháp Hiển đã đến thăm Bồ Đề Đạo Tràng. Năm 637 sau Tây lịch đời nhà Đường, Trần Huyền Trang từ Trung Hoa đã ròng rã suốt sáu năm mới đến được Bồ Đề Đạo Tràng chiêm bái. Trong Đại Đường Tây Vực Ký ngài Huyền Trang ghi lại khi Ngài đến nơi đây chùa tháp rất nhiều, và rất nhiều nhà sư ở nơi đây tu tập, vua quan ủng hộ Phật Giáo, tăng sĩ được tập trung giáo dục trong một tu viện lớn Nalanda cách đó khoảng hơn 80 km. Lịch sử Phật Giáo Ấn Độ sang trang từ biến cố giặc phương Bắc vào thế kỷ XIII, khi những ông vua Hồi Giáo đánh bại và thống trị Ấn Độ. Các Thánh Địa Phật Giáo và đại học Nalanda bị đốt cháy và chôn vùi trong lòng đất, ngoại trừ Bồ Đề Đạo Tràng linh thiêng không bị phá bởi lý do linh thiêng là quân lính đánh phá gần đến Bồ Đề Đại Tràng thì tự động rút về. Thánh Địa bị phá và chôn vùi dưới lòng đất, nhà sư bị giết, đại học Nalanda bị đốt cháy, Bồ Đề Đạo Tràng từ đó cũng bắt đầu không còn tu sĩ tu tập. Khi Phật giáo suy tàn tại ấn Độ, người Miến đã đến và cứu ngôi Tháp Đại Giác thoát khỏi bàn tay phá hoại nhiều lần. Họ sửa chữa lại ngôi Tháp Đại Giác ít nhất 3 lần suốt từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 15. Lần sửa chữa sau cùng là những năm 1472-1492 trước khi Bồ Đề Đạo Tràng dần đi vào quên lãng. Cuối thế kỷ XVI có một tu sĩ Ấn Giáo đến tu tập, sau đó tuyên bố chủ quyền nơi này. Suốt ba thế kỷ XVI-XIX Bồ Đề Đạo Tràng không có nhà sư Phật Giáo, tất cả là Ấn Giáo, đây cũng chính là thời điểm hình tượng 22
  • 23. Linga thuộc tín ngưỡng phồn thực của Ấn Giáo được đưa vào thờ trong Đại Tháp ngay trước mặt tượng Phật. Đức Phật từ đây cũng dần đồng hóa và trở thành hiện thân của thần Siva trong lòng người theo đạo Hindu. Thế kỷ thứ XVIII-XIX lịch sử Ấn Độ lại sang một trang khác, người Anh đã thành công thuộc địa hóa Ấn Độ, lịch sử Phật Giáo xứ Ấn lại một lần nữa sang trang. Các học giả Âu Mỹ bắt đầu có cơ hội nghiên cứu sâu văn hóa văn minh sông hằng. Họ phát hiện nhiều kinh sách Phật Giáo, tìm lại được nhiều Thánh Địa đã bị chôn vùi và bỏ quên từ gần mười thế kỷ, trong đó có Bồ Đề Đạo Tràng. Chính nhờ tinh thần khoa học, các học giả đã kêu gọi thế giới, đặc biệt Ấn Độ dưới sự cai trị của Anh Quốc bấy giờ và các nước Phật Giáo như Miến Điện, Thái Lan, Nhật Bản…, cùng nhau bảo vệ Thánh Địa Phật Giáo, nó không chỉ là của riêng Phật Giáo mà là di sản văn hóa chung của nhân loại. Đầu những năm 50 Bồ Đề Đạo Tràng được chính phủ trung ương Ấn Độ thông qua luật bảo vệ và cho phép các nước Phật Giáo và các tổ chức Phật Giáo được phép xây chùa và cơ sở văn hóa tại Bồ Đề Đạo Tràng. Từ đó các chùa Phật Giáo được xây cất trở lại, tăng sĩ Phật giáo ngày càng về tu tập một nhiều, Phật Tử khắp nơi trên thế giới cũng theo lời di chúc của Phật về chiêm bái Thánh Địa ngày càng đông. Việt Nam Phật Quốc Tự - ngôi chùa mang tên Việt Nam đầu tiên trên Đất Phật- cũng hạnh phúc góp mặt tâm linh và văn hóa Việt Nam nơi này. N.Đạt vô cùng hạnh phúc được đến chiêm bái Bồ Đề Đạo Tràng lần đầu tiên vào đêm trăng ngày 13 tháng 12 năm 2005. Đấy cũng là lần đầu tiên N.Đạt thực hiện được mong ước gần 10 năm của một nhà sư Phật Giáo. Cùng đi với N.Đạt là phái đoàn chúng Anan từ Việt Nam. Từng bức chân được bước trên thực địa Đất Thiêng, N.Đạt như đang đi vào cõi mộng nơi có Phật đang phóng quang che chở cho mình. Trước mắt N.Đạt ôi là bao nhiêu người đến từ những quốc gia và ngôn ngữ khác nhau, nhưng cùng chung một ước mơ được một lần chiên bái Thánh Địa. Người thì lạy Phật, người thì thiền hành, người thì tỉnh tọa, người thì niệm kinh … làm N.Đạt thấy lòng mình ấm lại giữa đêm trăng lạnh. N.Đạt theo đoàn đến cội Bồ Đề Giác Ngộ cùng tỉnh tâm, lúc bấy giờ đã hơn 8 giờ đêm. Xung quanh là tiếng tụng kinh của những nhà sư Tây tạng xen lẫn tiếng tụng kinh Pali của những nhà sư Thái. Thật an lạc, N.Đạt đã thực tập thiền nhiều năm, nhưng chưa bao giờ cảm sâu sự an lạc đến như hôm ấy. Từng hơi thở nhẹ nhàng ra vào tiếp xúc với thanh khí Đất Thiêng, nghe lại lời khuyên của Phật, quán chiếu về tình thương chúng sanh của Phật, nhớ lời thệ nguyện dũng khí của Ngài, N.Đạt vừa xúc động vừa hạnh phúc đến quên cả thực tại xung quanh cho đến khi có tiếng gọi của đoàn cùng đi nhiễu Tháp. Mở mắt ra, một chiếc là Bồ Đề rơi ngay trước mặt, N.Đạt đưa tay ôm lấy nâng niu như một báo vật thiêng liêng. Thật nhiệm mầu, phải chăng là điềm lành cho ước mơ ở lại Đất Phật N.Đạt vừa khấn nguyện, N.Đạt tự nhủ. Đoàn đã đi gần hết một vòng Tháp, N.Đạt đứng đợi cho qua hết một vòng để theo sau. 23
  • 24. Sau khi nhiễu Tháp, N.Đạt tiếp tục theo đoàn đi vào bên trong chánh điện thờ Phật. Người bên trong rất đông, đoàn phải từng người một ép sát vách lách qua nhiều người để vào trung tâm Phật Điện. Phật Điện chỉ thờ duy nhất một tượng Phật Bổn Sư Thích Ca. Vì đi sau cùng, lại người bên trong qua đông, N.Đạt quyết định nhường bước cho người khác vào trong, đứng nép vào sát vách xa xa chấp tay hướng Phật đảnh lễ và nguyện cầu. Lạy Phật xong, tất cả đoàn cùng nhau ra xe về chùa Việt Nam Phật Quốc Tự dùng cơm nghỉ ngơi để chuẩn bị ngày mai tiếp tục chiêm bái Câu-thi-na (Kusinagar) rồi sang Lâm-tỳ-ni (Lumbini). N.Đạt cũng theo đoàn về Chùa, nhưng lòng thì lưu luyến và chân dường như không muốn bước. Cái cảnh lưu luyến cũng giống như ngày nào N.Đạt một mình từ giã Chùa Bữu Sơn, từ giã vườn Tháp nơi có bậc ân sư vừa nằm xuống của mình. Từng bước thật nhẹ để không mất sự an lạc và giữ tiếp xúc với Đất Thiêng, N.Đạt lui người theo đoàn trở ra cổng Tháp. Tháp Giác Ngộ xa dần xa dần, N.Đạt chấp tay cúi đầu lễ Tháp lần cuối lưu luyến chia tay. Về đến Chùa, được ăn cơm Việt Nam, mọi người như trở về lại chính nhà mình. N.Đạt cũng thế, vừa vui vì mình được chiêm bái Đất thiêng, và vừa vui vì mình đang được ở trong một ngôi chùa mang hồn văn hóa và dân tộc Việt Nam mình. Đêm ấy là một đêm hoàn toàn mới mẽ trong cuộc đời N.Đạt. Mới từ cái lạnh của xứ Ấn đến trực cảm tâm linh và cảm xúc tri ân những nhân duyên đã đưa mình đến Đất Phật. Đêm ấy cũng là đêm đã làm mới cho N.Đạt niềm tin con đường tâm linh mình đã và đang bước, cho N.Đạt thấy được giá trị thật của một Đức Phật Lịch Sử và những mong ước hướng về tâm linh của con người. Một niền tin vững chắc vào Đạo; một ước mơ tu tập và cống hiến sự tu tập cho con người, rực cháy theo từng hơi thở của N.Đạt cho đến tận đêm khuya. Sáng hôm sau N.Đạt dậy thật sớm theo đoàn lễ Phật nơi chánh điện Việt nam Phật Quốc Tự, dùng điểm tâm, cùng nhau chụp hình lưu niệm và chuẩn bị rời khỏi Bồ Đề Đạo Tràng (Buddha Gaya). Sáng hôm ấy trời rất lạnh, đặt biệt với N.Đạt, nhưng mặt trời rất đẹp. Ngồi trên xe vãy tay chào Việt nam Phật quốc Tự và nhìn xa xa về phía Tháp Giác Ngộ mà lòng cứ lưu luyến và mong ước một ngày mình được duyên lành trở lại chiêm bái và viếng thăm. Ba tháng sau, sáu tháng sau, một năm sau, rồi hai năm sau, thật nhiệm mầu, mong ước trở lại chiêm bái và viếng thăm Bồ Đề Đạo Tràng của N.Đạt được thực hiện. Những lần sau này N.Đạt không những một mình chiêm bái mà còn được theo Thầy H.Diệu chiêm bái, được nghe Thầy giải thích và hướng dẫn mật pháp khi đến Đất Thiêng. Mỗi lần như thế, N.Đạt đều khấn nguyện Phật gia hộ một ngày nào đó N.Đạt có thể thông hiểu tiếng địa phương, rành đường đi và phong tục tập quán xứ Ấn để có thể đưa người Phật Tử Việt Nam về chiêm bái Đất Thiêng để tri ân Thầy và tri ân những nhiệm mầu. 24
  • 25. 2. Saranath – Vườn Lộc Uyển – Nơi Phật Chuyển Pháp Luân Sau khi thành tựu giác ngộ dưới cội Bồ Đề, Đức Phật thấy mình như một kẻ cùng tử nghèo khó nay tìm được báo vật vô giá, chấm dứt những tháng ngày đau khổ của kiếp người và thân phận, Ngài liền nghĩ đến những bậc Thầy, những người bạn đồng tu khổ hạnh và những chúng sanh đang khổ. Phật tuệ quán về những bậc Thầy, thấy họ vừa tạ thế; tuệ quán về các bạn đồng tu, thấy họ đang tu tập khổ hạnh tại Saranath. Thế là Phật quyết định một mình đi bộ xuyên rừng đến Saranath chia sẻ tuệ giác giác ngộ cho các bạn đồng tu. Từng bước chân an lạc có lúc qua những cánh đồng lúa mì hương thơm ngào ngạt, có lúc băng qua những cánh rừng thưa, có lúc an lạc bên bờ sông Hằng mĩm cười ngắm bình minh chào và hoàng hôn xuống, Đức Phật đi như thế một con đường dài gần hơn 250 Km suốt 14 ngày cho đến một chiều nắng vàng mùa xuân phủ lên cánh rừng Chaukandi. Phật găp lại năm người bạn cùng tu khổ hạnh một thời bên một dòng suối trong khu rừng Chaukandi bên ngoài thành Ba-la-nại (Vanarasi, tên cũ là Bénarès) bên bờ sông Hằng (Ganga). Lịch sử ghi lại rằng năm người bạn đống tu ấy ( năm anh em Kiều Trần Như Kondanna) đã từng từ bỏ Đức Phật tại Khổ-hạnh-lâm (Mahakala) ra đi vì cho rằng Ngài đã thối chí trên con đường tu tập, đã từ bỏ khổ hạnh để theo lối thọ dục thường tình. Khi nhìn thấy Đức Phật từ xa, năm anh em ấy tự bảo nhau đừng ai nhìn hay hỏi han đến ông Cù Đàm (Gotama- họ của Phật) đó, ông ta đã thất bại trên con đường khổ hạnh, ông ta không thể tiếp tục cùng chí hướng với mình. Thế nhưng khi Phật đến nơi, tự dưng mọi người cảm thấu sự an lạc và giác ngộ của Phật, mọi người tự động chạy đến chào hỏi Phật và mời Ngài ngồi. Phật nhẹ ngồi xuống trên thảm cỏ xanh, nhìn các bạn đồng tu, mỉm cười nói: “này các bạn, Tôi đã giác ngộ, đã giải thoát, đã nhìn thấy như thật thế giới này. Muốn chia sẻ tuệ giác giác ngộ, Tôi đã tuệ quán đến các bạn, đến những bậc Thầy từng dạy chúng ta, nhưng các bậc Thầy đã không còn, chỉ còn các bạn. Tôi đã đi một con đường dài để đến đây chia sẻ tuệ giác giác thoát đó với các bạn”. Nghe Phật nói, nhìn thấy hiện tướng giác ngộ của Phật, năm người bạn đều quỳ xuống đảnh lễ Đức Phật, xin được học con đường giác ngộ. Phật hoan hỷ nhận lời. Đêm ấy là đêm đầu tiên mấy Thầy trò gặp lại nhau sau những tháng ngày dài xa cách. Sáng hôm sau, Phật cùng năm anh em Kiều Trần Như rời khỏi Chaukandi vào sâu trong rừng Lộc-uyển (Saranath, tên cũ là Isipatana). Hôm ấy trời trong xanh, chim vui ca hát, rừng tươi hoa nở như đón mừng một sự kiện vĩ đại của thiên nhiên và loài người. Và đúng thật như thế, hôm ấy và chính nơi ấy – Saranath- vào năm 528 trước Tây lịch, Đức Phật vì trời người chuyển Pháp Luân, năm anh em Kiều Trần Như đắc quả A-la-hán, Phật-Pháp-Tăng được thành lập vì lợi ích của số đông, vì hạnh phúc của chư thiên và loài người. 25
  • 26. Bài Pháp đầu tiên (Dharmmacakkapavattana Sutta) Phật chuyển Pháp Luân tại Saranath là Tứ Thánh Đế (Aryasacca): 1. Khổ có thật trong thế giới hiện hữu (Duhkha-aryasatya); 2. Nguyên nhân của khổ’ (Samudya); 3. Chân hạnh phúc (Nirdha); 4. Con đường hết khổ đưa đến chân hạnh phúc (Marga). Đức Phật dạy: khổ là có thật trong thế giới hiện hữu tương đối, con người có thể nhìn thấy già bệnh và chết là một quy luật không thể thay đổi, đó là thân phận của kiếp người, là một nỗi khổ ám ảnh và đeo đẳng con người từ muôn kiếp. Con người còn có thể nhìn thấy cái khổ yêu nhau mà không được tương phùng; ghét nhau mà hằng ngày cứ gặp; muốn thành công mà lại thất bại; ước hạnh phúc nhưng lại khổ đau … Nhưng tất cả cái khổ đó không có nghĩa xấu xa mà là cơ hội để con người tư duy, tìm ra nguyên nhân và tiếp xúc với chân hạnh phúc. Chân hạnh phúc cũng có thật trong thế giới hiện hữu đang là khi con người biết cách tiếp xúc với sự sống và nhìn thấy tận gốc những nguyên nhân tham ái vô minh sâu xa. Con đường Bát Chánh Đạo sẽ là con đường đưa đến hạnh phúc chân thật nếu con người đi theo đó. Vào kỷ nguyên thứ III trước Tây lịch, vua Ashoka đã đến chiêm bái Lộc-uyển, ông cho xây Tháp Chuyển Luân (Dhamek Stupa) và dựng trụ đá khắc những dòng chữ khẳng định Lộc-uyển là nơi Phật chuyển Pháp Luân. Thế kỷ thứ VII sau Tây lịch Đường Huyền Trang cũng đã đến chiêm bái nơi này. Đại Đường Tây Vực Ký còn ghi rằng: “Tại đây có khoảng 30 ngôi tự viện với trên 3.000 Tăng sĩ theo truyền thống Chánh Lượng Bộ (Samatiya). Bên cạnh những Tăng sĩ Phật giáo cũng có khoảng 10.000 du sĩ Ấn giáo đang tu tập khổ hạnh quanh vùng. Họ cắt tóc hoặc buộc tóc dài, thân không mặc quần áo, mình mẩy trét đầy tro. Thường thì họ tu tập trong các ngôi đền của Ấn giáo. Phía Đông Bắc thành phố, về hướng Tây của dòng sông Varana, có một ngôi tháp cao khoảng 3 mét, do vua A Dục xây lên với một trụ đá phía trước. Trên mặt trụ đá lấp lánh và sáng láng như gương. Tương truyền nhiều người đã trông thấy hình Phật trên trụ đá này. Người đến chiêm bái với lòng tin chân thành, khi nhìn trụ đá và thấy được hình ảnh Phật thì mọi mong ước đều có thể thành hiện thực”. Lịch sử Lộc-Uyển cũng thăng trầm và đi vào quên lãng như các Thánh Địa khác khi lịch sử Ấn Độ sang trang với sự thống trị của các vua hồi giáo Bắc Phương. Từ thế kỷ thứ XIII – XIX, Lộc-uyển chỉ còn là những đống gạch đỗ và bị cháy xén nằm im với những lớp bụi thời gian cho đến khi phong trào khoa học nguyên cứu văn hóa Đông Phương của Âu Mỹ vào những năm đầu thế kỷ XIX khám phá và khai quật trở lại. Những móc lịch sử đáng nhớ thời kỳ phát hiện Lộc –uyển trở lại là: năm 1798, chính quyền Ấn Độ công bố khu Sarnatha là khu di tích quốc gia và cấm ngặt mọi sự đào xới bừa bãi của tư nhân. Năm 1815 đại tá C. Mackenzee phụ trách khai quật toàn bộ khu Sarnatha. Năm 1835, ông Alexander Cunningham tiếp nối công trình. Trong thời gian này, đoàn khảo cổ của ông Cunningham đã khai quật được một tu viện cùng nhiều hình tượng và cổ vật khác. Ông Major Kittoe tiếp nối vào năm 1851. Ông Thomas năm 1853. Ông C. Horn năm 1856. Ông F. O. Oertel năm 1905. Năm 1905, ông Vieroy Lord Curzon xây dựng viện Bảo Tàng Sarnatha, năm 1914 ông Hargraves tiếp tục công cuộc khai quật. Và sau khi giành lại độc lập, chính phủ Ấn 26
  • 27. Độ vẫn tiếp tục cho khai quật và bảo trì những khu di tích lịch sử quan trọng này đến hôm nay. Có thể nói người Phật Tử nên cảm ơn tinh thần khoa học và cảm ơn những học giả khoa học vô tư đã không những tìm lại mà còn kêu gọi quốc tế bảo vệ di sản văn hóa và tâm linh này của loài người. Ngày nay Lộc-uyển là một công viên quốc gia thuộc thành phố Vanarasi bang UP của Ấn Độ. Tháp Chuyển Luân được xây dựng từ thời Ashoka hơn 2300 năm trước có chiều cao là 33m và đường kính 28.3m đã được phục hoạt. Trụ Đá do vua Ashoka dựng vẫn còn, nhưng đã gãy không còn nguyên vẹn. Các di tích khác như chùa Tháp … chỉ còn là những “nền củ lâu đài tịch bóng dương”. Cách trụ đá Ashoka khoảng 300m về phía Đông còn có một vườn nuôi nai, gợi nhớ về cái tên Lộc-uyển (Vườn Nai) và câu chuyện tiền thân của Đức Phật. Xung quanh khu vực Lộc uyển còn có các chùa quốc tế Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Trung Quốc, Tây Tạng, Buttan … N.Đạt có được duyên lành nhiều lần chiêm bái Lộc-uyển, đặc biệt được theo Thầy Huyền Diệu chiêm bái và nghe Thầy chia sẻ về trực cảm tâm linh cùng lịch sử và văn hóa Saranath và thành phố Vanarasi cổ kính thiêng liêng bên bờ sông Hằng. Có một lần vào buổi sáng mùa Đông 2006, sau khi ngắm bình minh trên sông Hằng, N.Đạt theo Thầy và đoàn chiêm bái Lộc-uyển. Sương vẫn còn phủ mờ những con đường, Lộc-uyển vẫn còn nguyên sơ gương mặt mới được tia nắng ban mai gọi thức, N.Đạt bước những bước chân trên thực địa Lộc –uyển thật hạnh phúc. Nhìn xa xa trên bải cỏ xanh những chú chim se sẻ hát chào, N.Đạt đi đến và thật an tịnh ngồi xuống ngắm nhìn Tháp Chuyển Luân vút cao mang dấu vết thời gian và lịch sử Phật Giáo. Nhắm mắt lại, thở những hơi thở nhẹ và sâu, N.Đạt trực cảm như đang nghe chính lời Kinh Tứ Thánh Đế ngày nào vang vọng, và một luồn ánh sáng như thể hào quang Đức Phật thẳng chiếu đến người mình. Kỳ lạ quá, N.Đạt mở mắt ra ngắm nhìn Tháp, nhìn xung quanh, vẫn không có gì lạ. Thầy và đoàn vẫn còn ngồi đó trên bải cỏ; chim vẫn hát và nắng vẫn vàng soi trên thảm cỏ xanh, có thêm những tiếng niệm kinh và cầu nguyện của khách hành hương vừa mới đến, Tháp vẫn sừng sững vút cao. Thật lạ, nhưng trực cảm là có thật, N.Đạt ngạc nhiên. Xa bên kia có tiếng Thầy gọi, N.Đạt vội nhanh chân đến bên Thầy để cùng đoàn đảnh lễ Tháp và rời khỏi Lộc-uyển, lời Kinh trực cảm vẫn còn trong đầu, hào quang trực cảm vẫn còn trong tâm thành kính. Đã hơn hai năm trôi qua, N.Đạt đã tạm rời Đất Thiêng đến Bắc Kinh để học thêm Hán Ngữ, nhưng những trực cảm tâm linh ngày đó vẫn không bao giờ quên mỗi khi nhớ về Lộc-uyển. Phải chăng đó là điềm lành cho ước mơ nhìn thấy một Việt Nam Phật Quốc Tự trên đất thiêng Saranath mà N.Đạt đã nhiều lần tha thiết cầu nguyện, N.Đạt tự nhủ. Không biết, N.Đạt không biết những gì tương lai sẽ có, nhưng trực cảm ngày ấy đã cho N.Đạt một niềm tin vững chắc: Pháp thân Đức Phật vẫn còn đó, vẫn còn như trăng Lăng Già tỏa sáng trên mỗi bước chân thực tập Phật Pháp chân thành và ước nguyện xây đấp tình thương cho con người của N.Đạt, và một sức mạnh tâm linh để vượt qua khó khăn hiện thực hóa lý tưởng Phật Đà. 27
  • 28. 3. Kusinagar – Câu Thi Na – Nơi Phật Nhập Niết Bàn Sau ngày giác ngộ dưới cội Bồ Đề, Đức Phật vì sự an lạc của số đông, vì hạnh phúc của chư thiên và loài người, đã suốt 45 năm hoằng hóa Phật Pháp. Một hôm trên đường đến Vaisali, ngang qua nhánh sông hằng từ Hymalaya chảy về Pataliputa, Đức Phật nói với Anan là Ngài muốn trở lại Kapilavastu thăm quê hương lần cuối. Lúc ấy Phật đã 80 tuổi, và thỉnh thoảng Ngài thấy mệt phải dừng nghỉ. Đã bao nhiêu lần Anan theo Phật đi qua nhánh sông này, bao nhiêu lần cùng Phật và thánh chúng dừng lại thưởng thức bình minh và hoàng hôn, nhưng lần này Anan để ý thấy Phật như muốn nhắn nhủ gì đó với mình và mọi người. Con đường từ Vaisali về Kapilavastu rất dài có thể mất nhiều tháng mới có thể đến nơi. Đức Phật không vội, Ngài đi như đang đi, không bao giờ có áp lực của tới. Một tuần trôi qua, Thầy trò đến được thị trấn Kusinagar, lúc bấy giờ thuộc vùng đất tự trị của dòng họ Malla, Đức Phật cảm thấy mệt, Ngài bảo Anan và đại chúng dừng lại nghỉ chân trong một khu rừng Sala bên ngoài thị trấn. Nghe tin Đức Phật đến thị trấn, hầu hết dân chúng vô cùng vui mừng, nhiều người định bụng đến thỉnh Phật xin được cúng dường ngọ trai cho Ngài và Đại chúng. Một trong số những người đó, có một người nhanh chân nhất đó là Thuần Đà, một nông dân của vùng. Ông đến trước mọi người và thỉnh Phật cho phép ông được cúng dường bửa trưa ngày mai. Phật nhận lời. ông Thuần Đà (Chunda) vô cùng vui mừng chạy một hơi về để chuẩn bị thức ăn và phẩm vật tốt nhất mình có để ngày mai dâng cúng Phật. Thuần Đà khuất mình sau cánh rừng, Phật gọi Anan bảo: Anan, ngày mai đại chúng cùng Thế Tôn sẽ thọ trai tại gia đình Thuần Đà. Ông bảo mọi người không ai được ăn thức ăn. Anan vâng lời Phật lui ra, nhưng vẫn không hiểu tại sao Phật không cho phép mọi người ngày mai ăn thức ăn ở gia đình Thuần Đà. Sáng hôm sau, Thuần Đà đến thỉnh Phật và đại chúng cùng về nhà mình. Hôm ấy Thuần đà vô cùng vui mừng, ông chưa bao giờ được vui như thế trong cuộc đời. Ông nghĩ :hôm nay mình được đãi Đức Phật một bữa ăn bằng một loại nắm rừng đặc biệt. Đến nhà Thuần Đà, Phật ban phước lành xong, cùng đại chúng thọ trai. Y lời dặn của Phật, đại chúng không ai ăn thức ăn, chỉ trừ Phật. Không có gì xảy ra, Thuần Đà cũng không biết gì về việc Tăng chúng không ăn thức ăn. Phật một lần nữa ban phúc lành cho ông và cùng Đại chúng trở lại khu rừng. Trên đường đi vừa đến Khu rừng Phật bắt đầu đau bụng, Anan và Đại chúng liền hiểu ra tại sao, Phật nói: thức ăn mà Thuần Đà nấu là một loại năm độc, ngay cả Thuần Đà cũng không biết, Tăng chúng không nên trách Thuần Đà. Anan và đại chúng bắt đầu khóc. Thuần Đà nghe tin Phật vì thương và ăn nắm độc do mình nấu nên đã bị đau bụng, vội vàng chạy vào khu rừng để thăm Phật và xám hối. Vừa nhìn thấy Phật mệt nằm trên chiếc võng giữa hai cây Sala trong khu rừng, Thuần Đà chạy nhanh đến quỳ dưới chân Phật khóc. Phật biết Thuần Đà đến, Ngài mở mắt ra nói: “Thuần Đà, không phải lỗi của người. Dù hôm nay Thuần Đà có dâng tặng thức ăn gì thì Thế Tôn cũng phải nhập Niết Bàn, Thế Tôn nhập Niết Bàn không phải vì ăn thức ăn có 28
  • 29. độc của ông. Thuần Đà này, có hai bữa ăn có nhiều phước đức nhất trong cuộc đời Thế Tôn, một là bữa ăn của Sujata trước ngày Thế Tôn đắc Đạo, và hai là bữa ăn hôm nay của Thuần Đà để Thế Tôn vào Niết Bàn”. Nghe Phật nói, Thuần Đà càng khóc lớn, giờ này không phải là nước mắt của khổ đau hối hận mà là nước mắt hạnh phúc, của tình yêu và lòng tôn kính Phật. Phật ra dấu Thuần Đà trở về và bảo Anan đi lấy cho Phật ít nước, Ngài khát. Anan vội mang bình bát chạy ra bờ suối gần bìa rừng lấy nước. Hoàng hôn dần buông xuống, người trong thị trấn nghe tin Phật đau bụng và sắp vào Niết Bàn mọi người kéo nhau về khu rừng đảnh lễ Phật mỗi lúc một nhiều. Anan mang nước về, Phật ngồi dậy uống nước và hỏi Đại chúng: “ này các Thầy, các thiện nam thiện nữ, có ai còn thắc mắc hay không rõ gì trong Giáo Pháp đức Thế Tôn giảng không? Có ai còn hoài nghi về con đường giải thoát không?”. Tất cả im lặng, chỉ có tiếng khóc sục sùi từ phía xa xa. Đức Phật ba lần hỏi như thế, đại chúng đều ba lần im lặng. Phật dạy: “Thế là tất cả đã rõ, không còn gì nghi ngờ trên con đường giải thoát và trong giáo Pháp Thế Tôn. Này các Thầy tỳ kheo, hãy lấy giới luật làm thầy, hãy lấy chánh pháp làm nơi nương tựa, hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, Như Lai chỉ là một kẻ dẫn đường. Các tỳ kheo không tuân thủ giới luật, không chân thật nương Chánh Pháp tu tập, thì dù Thế Tôn có tại thế cũng không thể giúp gì được. Này các Tỳ Kheo, hãy lấy giới luật làm thầy, hãy nương tựa Chánh Pháp, hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, dù Như Lai có nhập Niết Bàn hay không”. Phật vừa dứt lời, cả khu rừng chìm trong tiếng khóc. Màng đêm buông xuống mỗi lúc một sâu, gió trời cũng lặng, người kéo về mỗi lúc một nhiều hơn quay quanh Đức Phật, toàn khu rừng ngập tràng ánh đuốc. Đức Phât nhìn lại đại chúng một lần nữa, gọi Anan đến và bảo: – “A Nan! Đạo Thế Tôn nay đã viên mãn. Như lời nguyện xưa, nay Như Lai đã có đủ 4 chúng: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thiện Nam và Thiện Nữ. Nhiều đệ tử có thể thay Thế Tôn chuyển Pháp Luân, và Đạo cũng đã truyền bá khắp nơi. Bây giờ Thế Tôn có thể vào Niết Bàn. Thân hình Thế Tôn, theo luật vô thường, bây giờ như một cỗ xe đã mòn rã. Thế Tôn đã mượn nó để chở Pháp cũng đã lan khắp nơi, Thế Tôn sẽ nhập Niết Bàn”. Tiếng Khóc lại vang lên, Phật ra dấu đừng khóc, Ngài từ từ đi vào Diệt Tận Định, vào Niết Bàn trong trong tu thế nằm nghiên g bên phải, đầu hướng về hướng Bắc, mặt hướng về hướng Tây. Sau khi Phật Niết Bàn, kim thân Phật được hỏa thiêu và Xá Lợi Phật được phân chia đều cho tám nước- vua A Xà Thế của xứ Ma Kiệt Đà, các bộ tộc Licchavi ở thành Tỳ Xá Ly, bộ tộc Sakya ở thành Ca Tỳ La Vệ, người Buli ở Allakappa, người Koli ở Ramagama, người Vethadipaka, người Malla ở Pava, và dòng họ Malla của Kusinagar. Dòng họ Malla đã xây tháp phụng thờ Xá Lơi Phật trên chính mảnh đất Thế Tôn đã ra đi. Lịch sử có ghi chép thêm rằng sau trận đánh Kalinga máu chảy thành sông thế kỷ thứ III trước Tây lịch, vua Ashoka đã bẻ gươm thệ nguyện sẽ không bao giờ chinh phục lòng người bằng bạo lực, Ông đã trở thành Phật tử và có đến chiêm bái Kusinagar, mỗi khi ông đến chiêm bái nơi nào liên quan đến Đức Phật ông đều cho dựng trụ đá ( như Lumbini, Saranath), nhưng ngày nay tại Kusinagar không còn thấy trụ đá của vua Ashoka. Biến cố quân Hồi viễn chinh 29
  • 30. Phương Bắc vào thế kỷ XIII đã làm Kusinagar rơi vào quên lãng mãi đến thế kỷ thứ XIX, nhà khảo cổ người Anh tên Wilson (1854) tình cờ khám phá được dấu tích thành Câu Thi Na. Sau đó các nhà khảo cổ Cunningham và Carlleyle dựa vào tài liệu trong ký sự của Ngài Huyền Trang, tiến hành những cuộc khai quật chính thức và phát hiện lại được chùa và tháp Niết Bàn trên cùng một nền gạch. Năm 1856 chùa Niết Bàn được tái thiết. Năm 1956 Phật giáo Nhật Bản hợp cùng các hội Phật giáo khác tài trợ trùng tu lại toàn bộ ngôi Tháp Niết Bàn, và kiến trúc ấy vẫn được giữ cho đến ngày nay. Kusinagar ngày nay là một thị trấn nhỏ nằm cách thành phố Gorakhpur về hướng tây khoảng trên 50 Km. Năm 409, ngài Pháp Hiển đến chiêm bái Kusinagar, và thế kỷ thứ VII ngài Huyền Trang cũng đã đến chiêm bái nơi này. Trong hồi ký Ngài còn viết: “ai đến Kusinagar chiêm bái với lòng tin chân thành sẽ thấy được Xá Lợi Phật.” Nơi hỏa thiêu Đức Phật ngày nay vẫn còn, dòng suối Anan lấy nước cho Phật uống lần cuối cũng vẫn còn, và ngôi tháp thờ Xá Lơi Phật (được nhà khảo cổ Carlleyle phát hiện lần đầu tiên vào năm 1876 ) cũng đã được khai quật và phục hồi lại theo mô phỏng cũ. Bên trong ngôi Tháp có tượng Phật nằm Niết Bàn dài khoảng 7m tạc từ một tảng đá nguyên thủy có tên là Chunar dưới triều Kumargupta (413-455). Được biết tượng Phật nằm này cũng được khai quận lên tư lòng đất, và khi khai quật người ta thấy rất nhiều bộ xương người nằm trên tượng Phật. N.Đạt đến Kusinagar lần đầu tiên cùng phái đoàn chúng Anan vào đêm khuya ngày 14 tháng 12 năm 2005. Đêm ấy đoàn dừng chân tại tu viện Linh Sơn và sáng hôm sau mới chiêm bái nơi Phật trà tỳ (Angrachaya ), Tháp thờ và dòng suối. Lần đầu tiên đến chiêm bái Kusinagar N.Đạt chỉ lẵng lặng đãnh lễ với nỗi lòng buồn man mác. Nhiều lần sau N.Đạt có duyên được theo Thầy Huyền Diệu chiêm bái, lòng cảm thấy nhẹ nhàng hơn, ít buồn hơn và nhận thức sâu hơn về kiếp người và thân phận. Mỗi lần đến chiêm bái là một cảm xúc mới và một cái nhìn mới. “Hãy lấy giới luật làm Thầy, hãy nương tựa Pháp, hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi” là những Phật ngôn mà N.Đạt nhớ nhất khi trở lại Kusinagar. Sự vật hiện tượng là vô thường, có thịnh ắt có suy, Đức Phật đã dạy như thế bằng chính sự ra đi của Ngài. Lịch sử thăng trầm của Thánh Địa nói chung và riêng của Kusinagar cũng là một minh chứng về sinh trụ hoại diệt. N.Đạt vẫn biết thế. Nhưng khi mỗi lần đến chiêm bái nơi này, N.Đạt cứ vẫn cầu nguyện và mong ước được góp sức, dù chỉ là một hạt bụi nhỏ, cho sự tồn tại mãi mãi của Kusinagar. 30