SlideShare a Scribd company logo
1 of 5
NHỮNG ÁNG VĂN CHÍNH LUẬN ĐẶC SẮC THỜI TÂY SƠN
Nguyễn Đức Thăng*
Nhiệm vụ hàng đầu của văn chính luận thời Tây Sơn là làm công tác tư tưởng,
là tranh thủ lòng người, làm sao phong trào khởi nghĩa Tây Sơn phải tìm được sự ủng
hộ của toàn dân. Muốn thế, văn chính luận thời Tây Sơn phải thể hiện được một
đường lối chính trị minh bạch, phải thể hiện được chính nghĩa và nhân nghĩa của cuộc
chiến do Tây Sơn phát động, cũng như sự thành lập triều đại nhà Tây Sơn sau này.
Hiểu sâu sắc điều đó, nên khi làm những công việc quan trọng, vua Quang Trung
thường có hịch, có chiếu để nói rõ mục đích việc mình làm. Trong nhiều công việc
của vua Quang Trung đã làm và trong nhiều bài văn chính luận nhằm giải thích cho
dân hiểu việc làm của nhà vua, có lẽ có hai việc làm quan trọng hơn và do đó có hai
bài văn chính luận được xem là những áng văn quan trọng và xuất sắc nhất của văn
học Tây Sơn minh hoạ cho những việc làm đó. Đó là bài “Hịch Tây Sơn” bằng chữ
Nôm tương truyền do Nguyễn Hữu Chỉnh viết năm 1786 và bài “Tức vị chiếu” (Chiếu
lên ngôi) năm 1788 của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm chấp bút.
Năm 1786, theo kế hoạch của Nguyễn Hữu Chỉnh (dĩ nhiên kế hoạch ấy rất
hợp ý của Nguyễn Huệ và không phải chỉ khi Nguyễn Hữu Chỉnh đề xuất thì Nguyễn
Huệ mới nghĩ đến việc này) Tây Sơn quyết định ra Bắc diệt Trịnh. Để khẳng định rõ
hành động của mình là tiêu diệt các tập đoàn phong kiến phản động và tỏ lòng tôn phò
nhà Lê, bài “Hịch Tây Sơn” đã thể hiện rõ điều đó:
“Cảm công đức vua Lê dám phụ
Lộng quyền hành họ Trịnh khó nghe”
Tuy nhiên, đọc bài “Hịch Tây Sơn” ta ghi nhận tinh thần bao quát của bài hịch
là thể hiện ngợi ca chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, cũng như thực cảnh xã
hội xấu xa, thối nát đương thời cần phải được đổi thay. Ở trong Nam, Trương Phúc
Loan tham tàn “Giận quốc phó ra lòng bội thượng”, còn ở ngoài Bắc họ Trịnh lấn
quyền vua Lê “Lộng quyền hành họ Trịnh khó nghe”. Đó là một thực tế mà muôn dân
đều biết. Vạch trần tội ác của Trương Phúc Loan, cũng như thực trạng tiếm quyền vua
Lê của họ Trịnh, bài hịch đã chỉ rõ những biến động, thối nát của xã hội đương thời.
Trước tình hình đó, đời sống người dân ra sao? Người dân trong Nam thì sống
trong cảnh đau thương tê tái “Kẻo cùng dân sa chốn lầm than” và luôn chờ mong có
một sự đổi thay “Dân cơ cận cảm lòng nhân ngóng cổ”. Người dân ở miền Bắc cũng
vô cùng điêu linh:
“Khiến một đàn con trẻ đàn bà, đem chữ hiếu nỡ gieo xuống đất.
Để những kẻ tôi ngay người thẳng, tiếng kêu oan đã dậy đến trời”.
Nêu tình hình bài hịch đã nói tiếng nói đồng cảm sâu xa với nỗi khổ cũng như
những khát vọng của người dân. Vì thế, qua “Hịch Tây Sơn” cũng như thực tế của
cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã thực sự tìm được sự ủng hộ của người dân.
Thế nhưng, bài hịch không chỉ dừng lại ở đó. Tìm được sự ủng hộ của người
dân là điều cần thiết, song thúc đẩy hoạt động của người dân tích cực tham gia phong
trào, tham gia chiến đấu mới là điều quyết định thắng lợi cho cuộc khởi nghĩa. Muốn
thế, người dân phải thấy rõ chính nghĩa của cuộc chiến. Trong bài hịch có nhiều câu
được viết bằng tâm huyết của thủ lĩnh phong trào để thể hiện chính nghĩa:
“Sinh dân phải nuôi dân làm trước, vậy hoàng thiên dựng đấng quân sư;
Gặp loạn đành dẹp loạn mới xong, ấy vương giả có phen binh cách”.
* Th.S - NCS ngành Văn học
Chính nghĩa ấy dựa vào cái gốc lớn của nhân nghĩa, một chân lý của thời đại,
nhưng cũng là chân lý được khẳng định trong quá khứ và cả ở tương lai. Như thế,
chính nghĩa của cuộc chiến đã được khẳng định một cách minh bạch, tuyệt đối. Sức
mạnh của chính nghĩa luôn là sức mạnh chiến thắng, dù đôi khi phải trải qua những
thử thách. Bài “Hịch Tây Sơn” thêm một lần nữa khẳng định điều đó và chính nghĩa
ấy đang có ở cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, nên:
“Quảng Nam đã quét sạch bụi trần,
Thuận Hoá lại đem về bờ cõi”.
Như thế bài hịch đã thể hiện được những ý cơ bản là chính sự rối ren, đen tối,
nhân tâm mong mỏi có vua sáng và những đổi thay tiến bộ của cuộc khởi nghĩa đã
nhân danh chính nghĩa, đại nghĩa để “theo mệnh trời, thuận lòng người” mà dựng cờ
khởi binh, nghĩa là bài hịch đã mang đầy đủ sức thuyết phục để tìm được sự ủng hộ
của lòng người. Kết thúc bài hịch là lời kêu gọi mọi người hãy nhận ra lẽ phải, nhận
ra công lý, gia nhập phong trào để làm rạng rỡ chính nghĩa. Thực hiện điều đó là thực
hiện lý tưởng cao đẹp nhất làm nên phúc thái bình cho dân cho nước.
Cùng với “Hịch Tây Sơn”, “Chiếu lên ngôi” cũng là một bài văn chính luận
xuất sắc của văn học Tây Sơn. Bài chiếu ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử rất đặc
biệt, cấp thiết. Năm Mậu Thân (1788) trước tình thế sụp đổ của nhà Lê, Lê Chiêu
Thống đã cầu cứu nhà Thanh. Nhà Thanh nhân cơ hội lấy danh nghĩa phù Lê, song
thực chất là chúng muốn cướp nước ta. Tin cấp báo về Phú Xuân, Nguyễn Huệ quyết
định cầm quân ra Bắc diệt địch. Trước khi xuất quân, để chính nghĩa sáng tỏ trước
muôn dân, Nguyễn Huệ đã lập đàn trên núi Bân, thuộc xã An Cựu, huyện Hương Trà,
tỉnh Thừa Thiên để làm lễ lên ngôi hoàng đế. Bài chiếu ra đời trong hoàn cảnh này.
Vẫn với mục đích tuyên dương chính nghĩa và nhân nghĩa, quyết tâm tiêu diệt
quân thù để xây dưng đất nước, nhưng bên cạnh đó, bài hịch còn hướng tới những
mục đích cụ thể khác hết sức quan trọng:
- Một là để ổn định lòng người.
- Hai là thể hiện chính sách cai trị và giáo hoá của nhà vua dựa trên lòng nhân
và những cải cách tiến bộ.
Quả thực việc thu phục nhân tâm, ổn định lòng người để tập hợp được sức
mạnh của toàn dân đánh đuổi quân thù là một việc làm vô cùng quan trọng. Khi ra
Bắc lần thứ nhất (1786), Nguyễn Huệ đã nêu cao danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh và quả
nhiên đã tìm được sự ủng hộ của lòng người mà quân Trịnh không thể chống nổi.
Điều này trăm họ đều biết. Chính Trần Công Xán, một bề tôi của nhà Lê cũng đã nói
rõ điều đó khi tranh biện cùng Nguyễn Huệ: “Từ mấy đời nay chúa Trịnh tuy là hiếp
chế vua Lê, nhưng chính sóc không thay đổi, chuông khánh vẫn ở đấy, thiên hạ vẫn là
thiên hạ của nhà Lê. Đại vương ruổi xe một mạch, thẳng đến kinh thành, tuy rằng oai
danh đã vang dậy khắp nơi, nhưng cũng là do lấy nghĩa cả tôn phò, khiến lòng người
ta tin phục mới được như vậy. Nếu không việc vào nước người ta đâu có dễ như
thế”(1). Đối với lòng dân, công đức nhà Lê vô cùng cao dày và linh thiêng, mọi người
đều phải chịu ơn và tôn kính. Trước đây họ Trịnh đã có lần lững lự muốn xưng vua,
tức là khoảng thời gian lịch sử những năm nửa sau thế kỷ XVI khi binh quyền đã thu
vào tay Trịnh Kiểm, mà họ Trịnh vẫn không dám. Đó cũng là do lo sợ lòng người còn
tưởng nhớ nhà Lê. Ở thời điểm lịch sử đương thời, Trần Công Xán cũng khảng khái
ngợi ca nhà Lê: “Xưa Đức Lê Thái Tổ dẹp yên quân Ngô, mở mang nước nhà, công
đức như trời. Vua Thành Tông tự mình làm nên thái bình, rạng danh đời trước, mở
rộng về sau”(2). Chính vì thế, việc Nguyễn Huệ lên ngôi đối với ngôi chí tôn lòng
người sao khỏi nghi ngờ. Đó là cái khó đầu tiên mà Bắc bình Vương phải giải quyết.
“Chiếu lên ngôi hoàng đế” của nhà vua đã giải quyết triệt để vấn đề tư tưởng phức tạp
này.Trước hết, trong “Chiếu lên ngôi’ nhà vua khẳng định với dân chúng “đạo có thay
đổi, thời cũng biến thông”, đó là cái lẽ biến dịch, tuần hoàn của lịch sử. Ở Trung Quốc
năm đời đế (Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn), ba đời vương (Hạ,
Thương, Chu); còn ở nước ta trải qua các triều đại Đinh, Lý, Trần,… tất cả đều nằm
trong lẽ tuần hoàn ấy, không có gì là lạ, là trái đạo. Tuy nhiên, có điều quan trọng là:
Bậc thánh nhân phải vâng theo đạo trời để làm chủ tể trong nước, phải biết coi dân
như con, đó là nghĩa duy nhất mà thôi. Trình bày điều này, nghĩa là nhà vua muốn
khẳng định: triều Lê đã suy sụp “giềng mối của trời đất một phen rơi xuống không
nâng lên được” khiến trăm dân rơi vào cảnh lầm than.
Không phải chỉ bằng lý luận phù hợp, mà thêm vào đó ý tưởng còn được
chứng minh bằng thực tế lịch sử. Triều Lê suy sụp đến nỗi “Trẫm đã hai lần gây dựng
họ Lê, thế mà tự quân nhà Lê không biết giữ xã tắc, bỏ nước chạy trốn cầu Thanh,
gieo mầm tai hoạ cho dân”.
Như thế, cái khó đối với triều Lê đã được giải quyết. Cái khó tiếp theo là đối
với triều đại nhà Tây Sơn. Thực tế trên danh nghĩa Nguyễn Nhạc đã xưng Tây Sơn
Vương và mọi người đều biết Nguyễn Nhạc là vua Tây Sơn.
Thực thế, tháng 8 năm Bính Ngọ (1786), khi Nguyễn Nhạc đem 500 thân binh
và 100 thớt voi lật đật từ Qui Nhơn trẩy ra Phú Xuân, lựa thêm quân tinh nhuệ rồi đi
gấp ra Thăng Long để gọi Nguyễn Huệ về. Trong cuộc hội kiến với vua Lê, đó là
cuộc “hội kiến giữa hai vua gặp nhau” , sự việc này diễn ra giữa kinh thành Thăng
Long, muôn dân đều biết. Vì thế, việc Nguyễn Huệ lên ngôi đối với triều đại nhà Tây
Sơn cũng có điều khó nói. Biết rõ điều đó, trong “Chiếu lên ngôi” Nguyễn Huệ không
quên giải thích việc này, “Đại huynh thì có ý mỏi mệt, chỉ muốn giữ một phủ Quy
Nhơn, tự nhún xưng là Tây Sơn Vương, mấy nghìn dặm đất ở phương Nam thuộc hết
về trẫm”.
Như thế, hai vấn đề không nhỏ trong việc Bắc Bình Vương lên ngôi hoàng đế
đã được giải quyết. Giải quyết hai vấn đề đó, nghĩa là đã ổn định được lòng người.
Tiếp đến bài chiếu còn chú ý đến việc thuyết phục lòng người.
Sự thuyết phục lòng người có lẽ Nguyễn Huệ đã rất am hiểu tâm lý người dân
là sự gần gũi trong cuộc sống sẽ tạo được nhiều gắn bó thương yêu. Chính vì thế,
Nguyễn Huệ không ngần ngại nói về cái gốc nông dân nghèo khó, cũng cơ hàn, cũng
bị áp bức, rồi căm phẫn, rồi khát vọng một cuộc sống mới, nên đã vùng lên: “Trẫm là
người áo vải ở Tây Sơn, vốn không có chí làm vua, chỉ vì lòng người chán ngán đời
loạn, mong mỏi được vua hiền để cứu đời yên dân. Vì vậy, trẫm tập hợp nghĩa binh,
mặc áo tơi, đi xe cỏ để mở mang núi rừng …”
Sức thuyết phục ở những lời này rất lớn vì nó như tiếng nói tâm tình của một
đấng quân vương giàu tình cảm yêu thương đối với những người lao động cùng khổ.
Tiếng nói đồng cảm đó đối với họ vô cùng ý nghĩa. Bởi vì đối với người dân sự chia
sẻ nỗi lòng với họ không gì ý nghĩa hơn là thực trạng của họ hiện nay là “lòng người
chán ngán đời loạn”. Những con người đã sống trong một đất nước trải hàng trăm
năm binh lửa. Những cuộc chiến tranh kéo dài, cuộc xung đột Lê –Mạc (1527- 1592),
cuộc phân tranh Trịnh- Nguyễn (1627- 1672) đã tiêu hao bao sức người, sức của; rồi
xã hội hiện tại mà họ đang sống lại là một xã hội có sự tranh giành quyền lực một
cách quyết liệt giữa các tập đoàn phong kiến, cho nên trong lòng người dân, họ không
mong ước gì hơn là một cuộc sống yên vui, thanh bình. Vì thế, chính nghĩa của cuộc
chiến do Tây Sơn phát động và những ý hướng tốt đẹp của phong trào Tây Sơn đang
hướng về người dân đã khiến người dân hết sức tin yêu, ủng hộ phong trào. Làm sao
họ không xúc động trước những lời lẽ, (nay ta) “rong ruổi việc binh mã, gây dựng
nước ở Tây Thổ, vỗ yên các nước Xiêm La, Cao Miên ở phía Nam, rồi đánh Phú
Xuân, lấy Thăng Long, cốt quét sạch loạn lạc, cứu vớt người dân trong vòng nước
lửa”, bởi vì lời nói và việc làm ấy đáp ứng khát vọng và lòng mong mỏi của họ.
Thể hiện các nội dung trên, bài chiếu đã ổn định và thuyết phục lòng người.
Sau đó, bài chiếu trang trọng công bố chính sách của triều đại mới để “cai trị và giáo
hoá thiên hạ”. Năm nội dung được ban hành thể hiện sáng chói nhân nghĩa và chính
nghĩa cũng như những cải cách dựa trên văn minh và tiến bộ của thời đại. Ưu tiên
hàng đầu cho các điều được ban hành là chính sách khoan hồng đối với nhân dân.
Trong xã hội phong kiến đương thời thì sau chiến tranh, chính sách sưu thuế nghiệt
ngã là một gánh nặng khiến người dân sống vô cùng bất hạnh. Chính vì thế bài chiếu
nói rõ về chính sách giảm thuế “các khoản thuế tô, dung, điệu chỉ thu năm phần mười,
nơi nào bị nạn binh hoả, cho phép các quan chức địa phương xét thực tha miễn tất cả.
Chính sách khoan hồng độ lượng của nhà vua đối với thần dân cũng thể hiện rõ nhân
nghĩa và chính nghĩa, “những kẻ bị tội nặng chỉ trừ tội đại nghịch bất đạo còn lại đều
cho đại xá”ù. Đối với các quan văn võ cựu triều vì tòng vong mà trốn tránh thì cho
phép trở về nguyên quán, người nào không muốn ra làm quan thì cũng cho tuỳ tiện.
Như thế, chính sách cai trị và giáo hoá của triều đại nhà Tây Sơn cũng dựa trên cơ sở
của đạo lý, củachính nghĩa.
Một nét đẹp khác cần được ghi nhận trong chính sách cai trị và giáo hoá của
triều đại Tây Sơn được thể hiện trong “Chiếu lên ngôi” đó là những sáng kiến, những
cải cách thể hiện cái văn minh, tiến bộ của triều đại mới. Hai lĩnh vực được triều Tây
Sơn quan tâm là đời sống vật chất và những sinh hoạt văn hoá tinh thần. Để nâng cao
đời sống vật chất, nhà Tây Sơn đã có nhiều cải cách về tô thuế, rồi sau này nhà vua
còn đặc biệt quan tâm đến nông nghiệp. “Chiếu khuyến nông” của nhà vua đã thể hiện
rất rõ điều đó.
Ở lĩnh vực văn hoá tinh thần, trong “Chiếu lên ngôi”, nhà vua đã chú ý xoá bỏ
dần những sai lạc trong đời sống tư tưởng của người dân, qua việc họ thờ cúng các
đền thờ dâm thần. Bài chiếu nêu rõ: “Các đền thờ dâm thần đều bãi bỏ không được
liệt vào từ điển, còn các đền thờ thiên thần và trung thần, hiếu tử, nghĩa phụ, trước đã
được các đời bao phong thì nay đều cho thăng trật”. Tôn trọng giữ gìn bản sắc văn
hoá truyền thống của dân tộc về y phục nhà vua cũng đặc biệt quan tâm “nhân dân
Nam Hà, Bắc Hà cách ăn mặc cho được theo tục cũ, duy áo mũ triều nghi thì nhất luật
phải theo quy chế mới”.
Văn chính luận Tây Sơn đa dạng, phong phú, và luôn theo sát thực tế để thực
hiện những nhiệm vụ chính trị cụ thể, vì thế nó góp phần lớn lao trong công việc nội
trị cũng như ngoại giao của triều đại nhà Tây Sơn. “Hịch Tây Sơn” và “Chiếu lên
ngôi” là những áng văn chính luận có tính chất đối nội rất đặc sắc “cái hay của nó là
sự thể hiện một cách sáng tỏ và đầy xúc động những chân lý của triều đại nhà Tây
Sơn cùng hình ảnh một nhà vua độ lượng, yêu dân có trách nhiệm trước đất nước và
trước lịch sử”(3). Đó là những giá trị cơ bản làm nên sức sống của những áng văn
chính luận này.
Chú thích:
(1),(2) Tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”, NXB Khoa học Xã hội,
HN.1997.
(3) Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII hết thế kỷ XIX,
NXB Giáo Dục, HN.1999.
SUMMARY
EXCELLENT PUBLICISM LITERATURES IN TAY SON PERIOD
Nguyễn Đức Thăng, M.A
The paper introduces two excellent Publicism Literatures in Tay Son period.
They are Hich Tay Son and Chieu len ngoi (Tuc vi chieu). Legend has it that Hich
Tay Son was written by Nguyễn Hữu Chỉnh in 1786 and Chieu len ngoi was written
by Ngô Thi Nham in 1788.
It is said that Tay Son Publicism Literatures are various and connect closely
reality in order to carry out concrete political duties. Therefore, they greatly contribute
to national-ruled and diplomatic policies of Tay Son reign. Hich Tay Son and Chieu
len ngoi are most excellent publicism literatures which show clearly and emotionally
the justice of Tay Son Dynasty with the portrait of the open-hearted, people-loving
King who is responsible for the nation and history. Those are basic values making the
vitality of these Publicism Literatures.

More Related Content

Featured

Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsProduct Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsPixeldarts
 
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthHow Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthThinkNow
 
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfmarketingartwork
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024Neil Kimberley
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)contently
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024Albert Qian
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsKurio // The Social Media Age(ncy)
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Search Engine Journal
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summarySpeakerHub
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Tessa Mero
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentLily Ray
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best PracticesVit Horky
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementMindGenius
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...RachelPearson36
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Applitools
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at WorkGetSmarter
 

Featured (20)

Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsProduct Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
 
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthHow Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
 
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
 
Skeleton Culture Code
Skeleton Culture CodeSkeleton Culture Code
Skeleton Culture Code
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work
 

Những áng văn chính luận đặc sắc thời Tây Sơn

  • 1. NHỮNG ÁNG VĂN CHÍNH LUẬN ĐẶC SẮC THỜI TÂY SƠN Nguyễn Đức Thăng* Nhiệm vụ hàng đầu của văn chính luận thời Tây Sơn là làm công tác tư tưởng, là tranh thủ lòng người, làm sao phong trào khởi nghĩa Tây Sơn phải tìm được sự ủng hộ của toàn dân. Muốn thế, văn chính luận thời Tây Sơn phải thể hiện được một đường lối chính trị minh bạch, phải thể hiện được chính nghĩa và nhân nghĩa của cuộc chiến do Tây Sơn phát động, cũng như sự thành lập triều đại nhà Tây Sơn sau này. Hiểu sâu sắc điều đó, nên khi làm những công việc quan trọng, vua Quang Trung thường có hịch, có chiếu để nói rõ mục đích việc mình làm. Trong nhiều công việc của vua Quang Trung đã làm và trong nhiều bài văn chính luận nhằm giải thích cho dân hiểu việc làm của nhà vua, có lẽ có hai việc làm quan trọng hơn và do đó có hai bài văn chính luận được xem là những áng văn quan trọng và xuất sắc nhất của văn học Tây Sơn minh hoạ cho những việc làm đó. Đó là bài “Hịch Tây Sơn” bằng chữ Nôm tương truyền do Nguyễn Hữu Chỉnh viết năm 1786 và bài “Tức vị chiếu” (Chiếu lên ngôi) năm 1788 của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm chấp bút. Năm 1786, theo kế hoạch của Nguyễn Hữu Chỉnh (dĩ nhiên kế hoạch ấy rất hợp ý của Nguyễn Huệ và không phải chỉ khi Nguyễn Hữu Chỉnh đề xuất thì Nguyễn Huệ mới nghĩ đến việc này) Tây Sơn quyết định ra Bắc diệt Trịnh. Để khẳng định rõ hành động của mình là tiêu diệt các tập đoàn phong kiến phản động và tỏ lòng tôn phò nhà Lê, bài “Hịch Tây Sơn” đã thể hiện rõ điều đó: “Cảm công đức vua Lê dám phụ Lộng quyền hành họ Trịnh khó nghe” Tuy nhiên, đọc bài “Hịch Tây Sơn” ta ghi nhận tinh thần bao quát của bài hịch là thể hiện ngợi ca chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, cũng như thực cảnh xã hội xấu xa, thối nát đương thời cần phải được đổi thay. Ở trong Nam, Trương Phúc Loan tham tàn “Giận quốc phó ra lòng bội thượng”, còn ở ngoài Bắc họ Trịnh lấn quyền vua Lê “Lộng quyền hành họ Trịnh khó nghe”. Đó là một thực tế mà muôn dân đều biết. Vạch trần tội ác của Trương Phúc Loan, cũng như thực trạng tiếm quyền vua Lê của họ Trịnh, bài hịch đã chỉ rõ những biến động, thối nát của xã hội đương thời. Trước tình hình đó, đời sống người dân ra sao? Người dân trong Nam thì sống trong cảnh đau thương tê tái “Kẻo cùng dân sa chốn lầm than” và luôn chờ mong có một sự đổi thay “Dân cơ cận cảm lòng nhân ngóng cổ”. Người dân ở miền Bắc cũng vô cùng điêu linh: “Khiến một đàn con trẻ đàn bà, đem chữ hiếu nỡ gieo xuống đất. Để những kẻ tôi ngay người thẳng, tiếng kêu oan đã dậy đến trời”. Nêu tình hình bài hịch đã nói tiếng nói đồng cảm sâu xa với nỗi khổ cũng như những khát vọng của người dân. Vì thế, qua “Hịch Tây Sơn” cũng như thực tế của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã thực sự tìm được sự ủng hộ của người dân. Thế nhưng, bài hịch không chỉ dừng lại ở đó. Tìm được sự ủng hộ của người dân là điều cần thiết, song thúc đẩy hoạt động của người dân tích cực tham gia phong trào, tham gia chiến đấu mới là điều quyết định thắng lợi cho cuộc khởi nghĩa. Muốn thế, người dân phải thấy rõ chính nghĩa của cuộc chiến. Trong bài hịch có nhiều câu được viết bằng tâm huyết của thủ lĩnh phong trào để thể hiện chính nghĩa: “Sinh dân phải nuôi dân làm trước, vậy hoàng thiên dựng đấng quân sư; Gặp loạn đành dẹp loạn mới xong, ấy vương giả có phen binh cách”. * Th.S - NCS ngành Văn học
  • 2. Chính nghĩa ấy dựa vào cái gốc lớn của nhân nghĩa, một chân lý của thời đại, nhưng cũng là chân lý được khẳng định trong quá khứ và cả ở tương lai. Như thế, chính nghĩa của cuộc chiến đã được khẳng định một cách minh bạch, tuyệt đối. Sức mạnh của chính nghĩa luôn là sức mạnh chiến thắng, dù đôi khi phải trải qua những thử thách. Bài “Hịch Tây Sơn” thêm một lần nữa khẳng định điều đó và chính nghĩa ấy đang có ở cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, nên: “Quảng Nam đã quét sạch bụi trần, Thuận Hoá lại đem về bờ cõi”. Như thế bài hịch đã thể hiện được những ý cơ bản là chính sự rối ren, đen tối, nhân tâm mong mỏi có vua sáng và những đổi thay tiến bộ của cuộc khởi nghĩa đã nhân danh chính nghĩa, đại nghĩa để “theo mệnh trời, thuận lòng người” mà dựng cờ khởi binh, nghĩa là bài hịch đã mang đầy đủ sức thuyết phục để tìm được sự ủng hộ của lòng người. Kết thúc bài hịch là lời kêu gọi mọi người hãy nhận ra lẽ phải, nhận ra công lý, gia nhập phong trào để làm rạng rỡ chính nghĩa. Thực hiện điều đó là thực hiện lý tưởng cao đẹp nhất làm nên phúc thái bình cho dân cho nước. Cùng với “Hịch Tây Sơn”, “Chiếu lên ngôi” cũng là một bài văn chính luận xuất sắc của văn học Tây Sơn. Bài chiếu ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử rất đặc biệt, cấp thiết. Năm Mậu Thân (1788) trước tình thế sụp đổ của nhà Lê, Lê Chiêu Thống đã cầu cứu nhà Thanh. Nhà Thanh nhân cơ hội lấy danh nghĩa phù Lê, song thực chất là chúng muốn cướp nước ta. Tin cấp báo về Phú Xuân, Nguyễn Huệ quyết định cầm quân ra Bắc diệt địch. Trước khi xuất quân, để chính nghĩa sáng tỏ trước muôn dân, Nguyễn Huệ đã lập đàn trên núi Bân, thuộc xã An Cựu, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên để làm lễ lên ngôi hoàng đế. Bài chiếu ra đời trong hoàn cảnh này. Vẫn với mục đích tuyên dương chính nghĩa và nhân nghĩa, quyết tâm tiêu diệt quân thù để xây dưng đất nước, nhưng bên cạnh đó, bài hịch còn hướng tới những mục đích cụ thể khác hết sức quan trọng: - Một là để ổn định lòng người. - Hai là thể hiện chính sách cai trị và giáo hoá của nhà vua dựa trên lòng nhân và những cải cách tiến bộ. Quả thực việc thu phục nhân tâm, ổn định lòng người để tập hợp được sức mạnh của toàn dân đánh đuổi quân thù là một việc làm vô cùng quan trọng. Khi ra Bắc lần thứ nhất (1786), Nguyễn Huệ đã nêu cao danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh và quả nhiên đã tìm được sự ủng hộ của lòng người mà quân Trịnh không thể chống nổi. Điều này trăm họ đều biết. Chính Trần Công Xán, một bề tôi của nhà Lê cũng đã nói rõ điều đó khi tranh biện cùng Nguyễn Huệ: “Từ mấy đời nay chúa Trịnh tuy là hiếp chế vua Lê, nhưng chính sóc không thay đổi, chuông khánh vẫn ở đấy, thiên hạ vẫn là thiên hạ của nhà Lê. Đại vương ruổi xe một mạch, thẳng đến kinh thành, tuy rằng oai danh đã vang dậy khắp nơi, nhưng cũng là do lấy nghĩa cả tôn phò, khiến lòng người ta tin phục mới được như vậy. Nếu không việc vào nước người ta đâu có dễ như thế”(1). Đối với lòng dân, công đức nhà Lê vô cùng cao dày và linh thiêng, mọi người đều phải chịu ơn và tôn kính. Trước đây họ Trịnh đã có lần lững lự muốn xưng vua, tức là khoảng thời gian lịch sử những năm nửa sau thế kỷ XVI khi binh quyền đã thu vào tay Trịnh Kiểm, mà họ Trịnh vẫn không dám. Đó cũng là do lo sợ lòng người còn tưởng nhớ nhà Lê. Ở thời điểm lịch sử đương thời, Trần Công Xán cũng khảng khái ngợi ca nhà Lê: “Xưa Đức Lê Thái Tổ dẹp yên quân Ngô, mở mang nước nhà, công đức như trời. Vua Thành Tông tự mình làm nên thái bình, rạng danh đời trước, mở rộng về sau”(2). Chính vì thế, việc Nguyễn Huệ lên ngôi đối với ngôi chí tôn lòng người sao khỏi nghi ngờ. Đó là cái khó đầu tiên mà Bắc bình Vương phải giải quyết. “Chiếu lên ngôi hoàng đế” của nhà vua đã giải quyết triệt để vấn đề tư tưởng phức tạp này.Trước hết, trong “Chiếu lên ngôi’ nhà vua khẳng định với dân chúng “đạo có thay
  • 3. đổi, thời cũng biến thông”, đó là cái lẽ biến dịch, tuần hoàn của lịch sử. Ở Trung Quốc năm đời đế (Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn), ba đời vương (Hạ, Thương, Chu); còn ở nước ta trải qua các triều đại Đinh, Lý, Trần,… tất cả đều nằm trong lẽ tuần hoàn ấy, không có gì là lạ, là trái đạo. Tuy nhiên, có điều quan trọng là: Bậc thánh nhân phải vâng theo đạo trời để làm chủ tể trong nước, phải biết coi dân như con, đó là nghĩa duy nhất mà thôi. Trình bày điều này, nghĩa là nhà vua muốn khẳng định: triều Lê đã suy sụp “giềng mối của trời đất một phen rơi xuống không nâng lên được” khiến trăm dân rơi vào cảnh lầm than. Không phải chỉ bằng lý luận phù hợp, mà thêm vào đó ý tưởng còn được chứng minh bằng thực tế lịch sử. Triều Lê suy sụp đến nỗi “Trẫm đã hai lần gây dựng họ Lê, thế mà tự quân nhà Lê không biết giữ xã tắc, bỏ nước chạy trốn cầu Thanh, gieo mầm tai hoạ cho dân”. Như thế, cái khó đối với triều Lê đã được giải quyết. Cái khó tiếp theo là đối với triều đại nhà Tây Sơn. Thực tế trên danh nghĩa Nguyễn Nhạc đã xưng Tây Sơn Vương và mọi người đều biết Nguyễn Nhạc là vua Tây Sơn. Thực thế, tháng 8 năm Bính Ngọ (1786), khi Nguyễn Nhạc đem 500 thân binh và 100 thớt voi lật đật từ Qui Nhơn trẩy ra Phú Xuân, lựa thêm quân tinh nhuệ rồi đi gấp ra Thăng Long để gọi Nguyễn Huệ về. Trong cuộc hội kiến với vua Lê, đó là cuộc “hội kiến giữa hai vua gặp nhau” , sự việc này diễn ra giữa kinh thành Thăng Long, muôn dân đều biết. Vì thế, việc Nguyễn Huệ lên ngôi đối với triều đại nhà Tây Sơn cũng có điều khó nói. Biết rõ điều đó, trong “Chiếu lên ngôi” Nguyễn Huệ không quên giải thích việc này, “Đại huynh thì có ý mỏi mệt, chỉ muốn giữ một phủ Quy Nhơn, tự nhún xưng là Tây Sơn Vương, mấy nghìn dặm đất ở phương Nam thuộc hết về trẫm”. Như thế, hai vấn đề không nhỏ trong việc Bắc Bình Vương lên ngôi hoàng đế đã được giải quyết. Giải quyết hai vấn đề đó, nghĩa là đã ổn định được lòng người. Tiếp đến bài chiếu còn chú ý đến việc thuyết phục lòng người. Sự thuyết phục lòng người có lẽ Nguyễn Huệ đã rất am hiểu tâm lý người dân là sự gần gũi trong cuộc sống sẽ tạo được nhiều gắn bó thương yêu. Chính vì thế, Nguyễn Huệ không ngần ngại nói về cái gốc nông dân nghèo khó, cũng cơ hàn, cũng bị áp bức, rồi căm phẫn, rồi khát vọng một cuộc sống mới, nên đã vùng lên: “Trẫm là người áo vải ở Tây Sơn, vốn không có chí làm vua, chỉ vì lòng người chán ngán đời loạn, mong mỏi được vua hiền để cứu đời yên dân. Vì vậy, trẫm tập hợp nghĩa binh, mặc áo tơi, đi xe cỏ để mở mang núi rừng …” Sức thuyết phục ở những lời này rất lớn vì nó như tiếng nói tâm tình của một đấng quân vương giàu tình cảm yêu thương đối với những người lao động cùng khổ. Tiếng nói đồng cảm đó đối với họ vô cùng ý nghĩa. Bởi vì đối với người dân sự chia sẻ nỗi lòng với họ không gì ý nghĩa hơn là thực trạng của họ hiện nay là “lòng người chán ngán đời loạn”. Những con người đã sống trong một đất nước trải hàng trăm năm binh lửa. Những cuộc chiến tranh kéo dài, cuộc xung đột Lê –Mạc (1527- 1592), cuộc phân tranh Trịnh- Nguyễn (1627- 1672) đã tiêu hao bao sức người, sức của; rồi xã hội hiện tại mà họ đang sống lại là một xã hội có sự tranh giành quyền lực một cách quyết liệt giữa các tập đoàn phong kiến, cho nên trong lòng người dân, họ không mong ước gì hơn là một cuộc sống yên vui, thanh bình. Vì thế, chính nghĩa của cuộc chiến do Tây Sơn phát động và những ý hướng tốt đẹp của phong trào Tây Sơn đang hướng về người dân đã khiến người dân hết sức tin yêu, ủng hộ phong trào. Làm sao họ không xúc động trước những lời lẽ, (nay ta) “rong ruổi việc binh mã, gây dựng nước ở Tây Thổ, vỗ yên các nước Xiêm La, Cao Miên ở phía Nam, rồi đánh Phú Xuân, lấy Thăng Long, cốt quét sạch loạn lạc, cứu vớt người dân trong vòng nước lửa”, bởi vì lời nói và việc làm ấy đáp ứng khát vọng và lòng mong mỏi của họ.
  • 4. Thể hiện các nội dung trên, bài chiếu đã ổn định và thuyết phục lòng người. Sau đó, bài chiếu trang trọng công bố chính sách của triều đại mới để “cai trị và giáo hoá thiên hạ”. Năm nội dung được ban hành thể hiện sáng chói nhân nghĩa và chính nghĩa cũng như những cải cách dựa trên văn minh và tiến bộ của thời đại. Ưu tiên hàng đầu cho các điều được ban hành là chính sách khoan hồng đối với nhân dân. Trong xã hội phong kiến đương thời thì sau chiến tranh, chính sách sưu thuế nghiệt ngã là một gánh nặng khiến người dân sống vô cùng bất hạnh. Chính vì thế bài chiếu nói rõ về chính sách giảm thuế “các khoản thuế tô, dung, điệu chỉ thu năm phần mười, nơi nào bị nạn binh hoả, cho phép các quan chức địa phương xét thực tha miễn tất cả. Chính sách khoan hồng độ lượng của nhà vua đối với thần dân cũng thể hiện rõ nhân nghĩa và chính nghĩa, “những kẻ bị tội nặng chỉ trừ tội đại nghịch bất đạo còn lại đều cho đại xá”ù. Đối với các quan văn võ cựu triều vì tòng vong mà trốn tránh thì cho phép trở về nguyên quán, người nào không muốn ra làm quan thì cũng cho tuỳ tiện. Như thế, chính sách cai trị và giáo hoá của triều đại nhà Tây Sơn cũng dựa trên cơ sở của đạo lý, củachính nghĩa. Một nét đẹp khác cần được ghi nhận trong chính sách cai trị và giáo hoá của triều đại Tây Sơn được thể hiện trong “Chiếu lên ngôi” đó là những sáng kiến, những cải cách thể hiện cái văn minh, tiến bộ của triều đại mới. Hai lĩnh vực được triều Tây Sơn quan tâm là đời sống vật chất và những sinh hoạt văn hoá tinh thần. Để nâng cao đời sống vật chất, nhà Tây Sơn đã có nhiều cải cách về tô thuế, rồi sau này nhà vua còn đặc biệt quan tâm đến nông nghiệp. “Chiếu khuyến nông” của nhà vua đã thể hiện rất rõ điều đó. Ở lĩnh vực văn hoá tinh thần, trong “Chiếu lên ngôi”, nhà vua đã chú ý xoá bỏ dần những sai lạc trong đời sống tư tưởng của người dân, qua việc họ thờ cúng các đền thờ dâm thần. Bài chiếu nêu rõ: “Các đền thờ dâm thần đều bãi bỏ không được liệt vào từ điển, còn các đền thờ thiên thần và trung thần, hiếu tử, nghĩa phụ, trước đã được các đời bao phong thì nay đều cho thăng trật”. Tôn trọng giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc về y phục nhà vua cũng đặc biệt quan tâm “nhân dân Nam Hà, Bắc Hà cách ăn mặc cho được theo tục cũ, duy áo mũ triều nghi thì nhất luật phải theo quy chế mới”. Văn chính luận Tây Sơn đa dạng, phong phú, và luôn theo sát thực tế để thực hiện những nhiệm vụ chính trị cụ thể, vì thế nó góp phần lớn lao trong công việc nội trị cũng như ngoại giao của triều đại nhà Tây Sơn. “Hịch Tây Sơn” và “Chiếu lên ngôi” là những áng văn chính luận có tính chất đối nội rất đặc sắc “cái hay của nó là sự thể hiện một cách sáng tỏ và đầy xúc động những chân lý của triều đại nhà Tây Sơn cùng hình ảnh một nhà vua độ lượng, yêu dân có trách nhiệm trước đất nước và trước lịch sử”(3). Đó là những giá trị cơ bản làm nên sức sống của những áng văn chính luận này. Chú thích: (1),(2) Tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”, NXB Khoa học Xã hội, HN.1997. (3) Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII hết thế kỷ XIX, NXB Giáo Dục, HN.1999. SUMMARY EXCELLENT PUBLICISM LITERATURES IN TAY SON PERIOD Nguyễn Đức Thăng, M.A
  • 5. The paper introduces two excellent Publicism Literatures in Tay Son period. They are Hich Tay Son and Chieu len ngoi (Tuc vi chieu). Legend has it that Hich Tay Son was written by Nguyễn Hữu Chỉnh in 1786 and Chieu len ngoi was written by Ngô Thi Nham in 1788. It is said that Tay Son Publicism Literatures are various and connect closely reality in order to carry out concrete political duties. Therefore, they greatly contribute to national-ruled and diplomatic policies of Tay Son reign. Hich Tay Son and Chieu len ngoi are most excellent publicism literatures which show clearly and emotionally the justice of Tay Son Dynasty with the portrait of the open-hearted, people-loving King who is responsible for the nation and history. Those are basic values making the vitality of these Publicism Literatures.