SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
Download to read offline
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ
TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Ngày 22 tháng 3 năm 2019
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN - ƯU NHƯỢC ĐIỂM
TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Doanh nghiệp tư nhân là một trong số những loại hình doanh
nghiệp được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp 2014, cần
phân biệt với doanh nghiệp tư nhân để chỉ khối doanh nghiệp
ngoài Nhà nước như thông thường mọi người vẫn hiểu.
Sau đây LuatVietnam sẽ tổng hợp những khái niệm, những vấn đề
hạn chế trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân
(DNTN), chẳng hạn như DNTN có được thuê giám đốc hay có tư
cách pháp nhân hay không.
Qua những phân tích ở trên, cuối cũng nếu vẫn cần thành lập
doanh nghiệp tư nhân thì các hướng dẫn về đăng ký kinh doanh,
những thủ tục thành lập doanh nghiệp ít nhiều sẽ có ích đối với
quý vị.
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN - ƯU NHƯỢC ĐIỂM TRONG QUÁ
TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Định nghĩa doanh nghiệp tư nhân
Những lưu ý khi lựa chọn mô hình Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân có được thuê Giám đốc không?
Tư cách pháp nhân là gì?
Tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân?
Những khó khăn của doanh nghiệp tư nhân
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân 2019
Định nghĩa doanh nghiệp tư nhân
Theo Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân là
doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Ở đây, chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá
nhân. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư
nhân. Chủ doanh nghiệp này không được đồng thời là chủ hộ kinh
doanh, thành viên công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc
mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty
TNHH hoặc công ty cổ phần. Thêm vào đó, loại hình doanh
nghiệp này không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Doanh nghiệp tư nhân là gì? (Ảnh minh họa)
Những đặc tính của Doanh nghiệp tư nhân
Trước khi lựa chọn thành lập doanh nghiệp tư nhân, nhà đầu tư
cần nắm được những đặc tính cơ bản sau:
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
chủ doanh nghiệp tư nhân là người duy nhất bỏ vốn thành lập
doanh nghiệp tư nhân. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp do
chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Không có sự tách bạch trong
tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân với tài sản của doanh
nghiệp tư nhân đó.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định việc
quản lý
Doanh nghiệp Tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi
khoản nợ
Xem chi tiết tại:
Đặc tính cơ bản của doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân có được thuê Giám đốc không?
Do đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu
nên chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định với tất cả
các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi
nhuận sau khi đã nộp thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác.
Theo khoản 2 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2014, chủ doanh
nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh.
Lưu ý, dù thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp,
chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động
kinh doanh của nghiệp.
Giám đốc được thuê chỉ quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh
trong phạm vi được chủ doanh nghiệp giao hoặc được chủ doanh
nghiệp ủy quyền.
Xem thêm: Đăng ký kinh doanh 2019: 12 thay đổi nhất định phải
biết
Tư cách pháp nhân là gì?
Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận
là pháp nhân khi có đủ 4 điều kiện sau:
Phải được thành lập theo quy định, được cơ quan có thẩm
quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công
nhận;
Phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: là cấu trúc nội tại bên trong
bao gồm các cơ quan lãnh đạo, bộ phận chuyên môn của tổ
chức, đảm bảo cho tổ chức có khả năng thực tế để hoạt động
và điều hành đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động pháp
nhân;
Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản đó.
Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách
độc lập.
Tư cách pháp nhân của DNTN ở đâu? (Ảnh minh họa)
Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân hay không?
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, bởi lẽ:
Tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập với
chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân; Chủ doanh nghiệp tư nhân
tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi
hoạt động của doanh nghiệp chứ không phải doanh nghiệp tư
nhân.
Trong quan hệ tố tụng tại Tòa án và Trọng tài. Doanh nghiệp
tư nhân không được độc lập nhân danh mình để tham gia.
Xin mời xem chi tiết:
» Lý do doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Những khó khăn của doanh nghiệp tư nhân
Vốn và khả năng tiếp cận vốn hạn chế
Nguồn vốn của DNTN hình thành từ vốn đầu tư của chủ sở hữu
doanh nghiệp, theo Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó,
tài sản trong doanh nghiệp tư nhân là một phần không tách rời
trong khối tài sản của chủ doanh nghiệp.
Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân vẫn có quy mô nhỏ, khi hoạt động
kinh doanh phát sinh nhu cầu tăng vốn, chỉ có cách duy nhất là
chủ doanh nghiệp tự đầu tư thêm.
Khó khăn hơn nữa trong việc giải quyết vấn đề vốn quay vòng, mở
rộng quy mô sản xuất ... ở chỗ doanh nghiệp tư nhân không có
quyền phát hành bất kỳ cổ phiếu và trái phiếu.
Việc không có vốn cũng như khả năng tiếp cận vốn hạn chế sẽ cản
trở không nhỏ trong việc tham gia vào thị trường xuất khẩu và
kinh tế toàn cầu.
Trách nhiệm vô hạn - rủi ro vô cùng
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân là chủ sở hữu duy
nhất nên hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn
đề của doanh nghiệp. Đây là ưu điểm cũng là nhược điểm lớn
của DNTN.
Tài sản của chủ doanh nghiệp và DNTN không có sự tách
bạch, các khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp cũng chính là nợ của chủ doanh nghiệp.
Khi có rủi ro xảy ra, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm
vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình và của cả doanh nghiệp
chứ không giới hạn trong phạm vi số vốn góp như các loại
hình doanh nghiệp khác.
Không có tư cách pháp nhân khó có bảo đảm
Tư cách pháp nhân sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo lòng tin trước
khách hàng khi giao dịch, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân sẽ
có sự độc lập về tài sản, khả năng chịu trách nhiệm khi xảy ra rủi
ro cao hơn.
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, điều này là
nhược điểm khá lớn của loại hình doanh nghiệp này. Do không có
tư cách pháp nhân nên khó có sự bảo đảm để tạo lòng tin với
khách hàng.
Tìm hiểu thêm:
» Lý do doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân?.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân (Ảnh minh họa)
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân 2019
Doanh nghiệp tư nhân là mô hình doanh nghiệp do một cá nhân
làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ và nghĩa vụ
tài chính khác.
Để biết cụ thể về Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân cũng
như Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm những gì, xin mời
xem chi tiết:
» Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân 2019
Trên đây là tổng hợp các vấn đề liên quan đến Doanh nghiệp tư
nhân được nhiều người quan tâm.
Xem chi tiết các bài viết tại chủ đề:
» DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

More Related Content

More from LuatVietnam

Luật Tín ngưỡng tôn giáo và 8 nội dung đáng chú ý
Luật Tín ngưỡng tôn giáo và 8 nội dung đáng chú ýLuật Tín ngưỡng tôn giáo và 8 nội dung đáng chú ý
Luật Tín ngưỡng tôn giáo và 8 nội dung đáng chú ýLuatVietnam
 
Luật thuế thu nhập cá nhân - Những nội dung cần biết về thuế thu nhập cá nhân...
Luật thuế thu nhập cá nhân - Những nội dung cần biết về thuế thu nhập cá nhân...Luật thuế thu nhập cá nhân - Những nội dung cần biết về thuế thu nhập cá nhân...
Luật thuế thu nhập cá nhân - Những nội dung cần biết về thuế thu nhập cá nhân...LuatVietnam
 
8 điểm nổi bật nhất năm 2018 của Luật hộ tịch
8 điểm nổi bật nhất năm 2018 của Luật hộ tịch8 điểm nổi bật nhất năm 2018 của Luật hộ tịch
8 điểm nổi bật nhất năm 2018 của Luật hộ tịchLuatVietnam
 
Luật Nghĩa vụ quân sự: Những thông tin cần biết về nghĩa vụ quân sự 2019
Luật Nghĩa vụ quân sự: Những thông tin cần biết về nghĩa vụ quân sự 2019Luật Nghĩa vụ quân sự: Những thông tin cần biết về nghĩa vụ quân sự 2019
Luật Nghĩa vụ quân sự: Những thông tin cần biết về nghĩa vụ quân sự 2019LuatVietnam
 
Luật giao thông đường bộ: 12 quy định năm 2018 mọi người dân cần biết
Luật giao thông đường bộ: 12 quy định năm 2018 mọi người dân cần biếtLuật giao thông đường bộ: 12 quy định năm 2018 mọi người dân cần biết
Luật giao thông đường bộ: 12 quy định năm 2018 mọi người dân cần biếtLuatVietnam
 
Luật đất đai 2018 - Những điểm quan trọng nhất trong Luật đất đai
Luật đất đai 2018 - Những điểm quan trọng nhất trong Luật đất đaiLuật đất đai 2018 - Những điểm quan trọng nhất trong Luật đất đai
Luật đất đai 2018 - Những điểm quan trọng nhất trong Luật đất đaiLuatVietnam
 
Luật 12/2017/QH14, sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015
Luật 12/2017/QH14, sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015Luật 12/2017/QH14, sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015
Luật 12/2017/QH14, sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015LuatVietnam
 
Luật Xây dựng năm 2014 của Quốc hội, số 50/2014/QH13
Luật Xây dựng năm 2014 của Quốc hội, số 50/2014/QH13Luật Xây dựng năm 2014 của Quốc hội, số 50/2014/QH13
Luật Xây dựng năm 2014 của Quốc hội, số 50/2014/QH13LuatVietnam
 
Bộ luật Lao động năm 2012 của Quốc hội, số 10/2012/QH13
Bộ luật Lao động năm 2012 của Quốc hội, số 10/2012/QH13Bộ luật Lao động năm 2012 của Quốc hội, số 10/2012/QH13
Bộ luật Lao động năm 2012 của Quốc hội, số 10/2012/QH13LuatVietnam
 
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013LuatVietnam
 
Luật doanh nghiệp 2014 của Quốc hội - LuatVietNam
Luật doanh nghiệp 2014 của Quốc hội - LuatVietNamLuật doanh nghiệp 2014 của Quốc hội - LuatVietNam
Luật doanh nghiệp 2014 của Quốc hội - LuatVietNamLuatVietnam
 

More from LuatVietnam (11)

Luật Tín ngưỡng tôn giáo và 8 nội dung đáng chú ý
Luật Tín ngưỡng tôn giáo và 8 nội dung đáng chú ýLuật Tín ngưỡng tôn giáo và 8 nội dung đáng chú ý
Luật Tín ngưỡng tôn giáo và 8 nội dung đáng chú ý
 
Luật thuế thu nhập cá nhân - Những nội dung cần biết về thuế thu nhập cá nhân...
Luật thuế thu nhập cá nhân - Những nội dung cần biết về thuế thu nhập cá nhân...Luật thuế thu nhập cá nhân - Những nội dung cần biết về thuế thu nhập cá nhân...
Luật thuế thu nhập cá nhân - Những nội dung cần biết về thuế thu nhập cá nhân...
 
8 điểm nổi bật nhất năm 2018 của Luật hộ tịch
8 điểm nổi bật nhất năm 2018 của Luật hộ tịch8 điểm nổi bật nhất năm 2018 của Luật hộ tịch
8 điểm nổi bật nhất năm 2018 của Luật hộ tịch
 
Luật Nghĩa vụ quân sự: Những thông tin cần biết về nghĩa vụ quân sự 2019
Luật Nghĩa vụ quân sự: Những thông tin cần biết về nghĩa vụ quân sự 2019Luật Nghĩa vụ quân sự: Những thông tin cần biết về nghĩa vụ quân sự 2019
Luật Nghĩa vụ quân sự: Những thông tin cần biết về nghĩa vụ quân sự 2019
 
Luật giao thông đường bộ: 12 quy định năm 2018 mọi người dân cần biết
Luật giao thông đường bộ: 12 quy định năm 2018 mọi người dân cần biếtLuật giao thông đường bộ: 12 quy định năm 2018 mọi người dân cần biết
Luật giao thông đường bộ: 12 quy định năm 2018 mọi người dân cần biết
 
Luật đất đai 2018 - Những điểm quan trọng nhất trong Luật đất đai
Luật đất đai 2018 - Những điểm quan trọng nhất trong Luật đất đaiLuật đất đai 2018 - Những điểm quan trọng nhất trong Luật đất đai
Luật đất đai 2018 - Những điểm quan trọng nhất trong Luật đất đai
 
Luật 12/2017/QH14, sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015
Luật 12/2017/QH14, sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015Luật 12/2017/QH14, sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015
Luật 12/2017/QH14, sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015
 
Luật Xây dựng năm 2014 của Quốc hội, số 50/2014/QH13
Luật Xây dựng năm 2014 của Quốc hội, số 50/2014/QH13Luật Xây dựng năm 2014 của Quốc hội, số 50/2014/QH13
Luật Xây dựng năm 2014 của Quốc hội, số 50/2014/QH13
 
Bộ luật Lao động năm 2012 của Quốc hội, số 10/2012/QH13
Bộ luật Lao động năm 2012 của Quốc hội, số 10/2012/QH13Bộ luật Lao động năm 2012 của Quốc hội, số 10/2012/QH13
Bộ luật Lao động năm 2012 của Quốc hội, số 10/2012/QH13
 
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013
 
Luật doanh nghiệp 2014 của Quốc hội - LuatVietNam
Luật doanh nghiệp 2014 của Quốc hội - LuatVietNamLuật doanh nghiệp 2014 của Quốc hội - LuatVietNam
Luật doanh nghiệp 2014 của Quốc hội - LuatVietNam
 

Doanh nghiệp tư nhân, những khó khăn trong quá trình hoạt động năm 2019

  • 1. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG Ngày 22 tháng 3 năm 2019
  • 2. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN - ƯU NHƯỢC ĐIỂM TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG Doanh nghiệp tư nhân là một trong số những loại hình doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp 2014, cần phân biệt với doanh nghiệp tư nhân để chỉ khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước như thông thường mọi người vẫn hiểu. Sau đây LuatVietnam sẽ tổng hợp những khái niệm, những vấn đề hạn chế trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân (DNTN), chẳng hạn như DNTN có được thuê giám đốc hay có tư cách pháp nhân hay không. Qua những phân tích ở trên, cuối cũng nếu vẫn cần thành lập doanh nghiệp tư nhân thì các hướng dẫn về đăng ký kinh doanh, những thủ tục thành lập doanh nghiệp ít nhiều sẽ có ích đối với quý vị.
  • 3. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN - ƯU NHƯỢC ĐIỂM TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG Định nghĩa doanh nghiệp tư nhân Những lưu ý khi lựa chọn mô hình Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân có được thuê Giám đốc không? Tư cách pháp nhân là gì? Tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân? Những khó khăn của doanh nghiệp tư nhân Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân 2019
  • 4. Định nghĩa doanh nghiệp tư nhân Theo Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Ở đây, chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp này không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Thêm vào đó, loại hình doanh nghiệp này không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • 5. Doanh nghiệp tư nhân là gì? (Ảnh minh họa)
  • 6. Những đặc tính của Doanh nghiệp tư nhân Trước khi lựa chọn thành lập doanh nghiệp tư nhân, nhà đầu tư cần nắm được những đặc tính cơ bản sau: Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân chủ doanh nghiệp tư nhân là người duy nhất bỏ vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Không có sự tách bạch trong tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân với tài sản của doanh nghiệp tư nhân đó. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định việc quản lý Doanh nghiệp Tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ Xem chi tiết tại: Đặc tính cơ bản của doanh nghiệp tư nhân
  • 7. Doanh nghiệp tư nhân có được thuê Giám đốc không? Do đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu nên chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác. Theo khoản 2 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2014, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Lưu ý, dù thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của nghiệp. Giám đốc được thuê chỉ quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh trong phạm vi được chủ doanh nghiệp giao hoặc được chủ doanh nghiệp ủy quyền. Xem thêm: Đăng ký kinh doanh 2019: 12 thay đổi nhất định phải biết
  • 8. Tư cách pháp nhân là gì? Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ 4 điều kiện sau: Phải được thành lập theo quy định, được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; Phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: là cấu trúc nội tại bên trong bao gồm các cơ quan lãnh đạo, bộ phận chuyên môn của tổ chức, đảm bảo cho tổ chức có khả năng thực tế để hoạt động và điều hành đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động pháp nhân; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
  • 9. Tư cách pháp nhân của DNTN ở đâu? (Ảnh minh họa)
  • 10. Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân hay không? Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, bởi lẽ: Tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập với chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân; Chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp chứ không phải doanh nghiệp tư nhân. Trong quan hệ tố tụng tại Tòa án và Trọng tài. Doanh nghiệp tư nhân không được độc lập nhân danh mình để tham gia. Xin mời xem chi tiết: » Lý do doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
  • 11. Những khó khăn của doanh nghiệp tư nhân Vốn và khả năng tiếp cận vốn hạn chế Nguồn vốn của DNTN hình thành từ vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp, theo Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó, tài sản trong doanh nghiệp tư nhân là một phần không tách rời trong khối tài sản của chủ doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân vẫn có quy mô nhỏ, khi hoạt động kinh doanh phát sinh nhu cầu tăng vốn, chỉ có cách duy nhất là chủ doanh nghiệp tự đầu tư thêm. Khó khăn hơn nữa trong việc giải quyết vấn đề vốn quay vòng, mở rộng quy mô sản xuất ... ở chỗ doanh nghiệp tư nhân không có quyền phát hành bất kỳ cổ phiếu và trái phiếu. Việc không có vốn cũng như khả năng tiếp cận vốn hạn chế sẽ cản trở không nhỏ trong việc tham gia vào thị trường xuất khẩu và kinh tế toàn cầu.
  • 12. Trách nhiệm vô hạn - rủi ro vô cùng Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân là chủ sở hữu duy nhất nên hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề của doanh nghiệp. Đây là ưu điểm cũng là nhược điểm lớn của DNTN. Tài sản của chủ doanh nghiệp và DNTN không có sự tách bạch, các khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng chính là nợ của chủ doanh nghiệp. Khi có rủi ro xảy ra, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình và của cả doanh nghiệp chứ không giới hạn trong phạm vi số vốn góp như các loại hình doanh nghiệp khác.
  • 13. Không có tư cách pháp nhân khó có bảo đảm Tư cách pháp nhân sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo lòng tin trước khách hàng khi giao dịch, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân sẽ có sự độc lập về tài sản, khả năng chịu trách nhiệm khi xảy ra rủi ro cao hơn. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, điều này là nhược điểm khá lớn của loại hình doanh nghiệp này. Do không có tư cách pháp nhân nên khó có sự bảo đảm để tạo lòng tin với khách hàng. Tìm hiểu thêm: » Lý do doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân?.
  • 14. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân (Ảnh minh họa)
  • 15. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân 2019 Doanh nghiệp tư nhân là mô hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác. Để biết cụ thể về Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân cũng như Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm những gì, xin mời xem chi tiết: » Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân 2019
  • 16. Trên đây là tổng hợp các vấn đề liên quan đến Doanh nghiệp tư nhân được nhiều người quan tâm. Xem chi tiết các bài viết tại chủ đề: » DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN