SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
BÁO CÁO TUẦN 1
GVHD: Võ Đỗ Thắng
SVTT: Lê Phan Hữu Mỹ - 51102110
Giới thiệu về Android
1. Android là gì?
Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux được thiết kế dành cho các thiết bị di động
có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Android ra mắt vào năm 2007
cùng với tuyên bố thành lập Liên minh thiết bị cầm tay mở: một hiệp hội gồm các công ty phần
cứng, phần mềm, và viễn thông với mục tiêu đẩy mạnh các tiêu chuẩn mở cho các thiết bị di động.
Chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android được bán vào tháng 10 năm 2008.
Android có mã nguồn mở và Google phát hành mã nguồn theo Giấy phép Apache. Chính mã nguồn
mở cùng với một giấy phép không có nhiều ràng buộc đã cho phép các nhà phát triển thiết bị,
mạng di động và các lập trình viên nhiệt huyết được điều chỉnh và phân phối Android một cách tự
do. Ngoài ra, Android còn có một cộng đồng lập trình viên đông đảo chuyên viết các ứng dụng để
mở rộng chức năng của thiết bị, bằng một loại ngôn ngữ lập trình Java có sửa đổi. Vào tháng 10
năm 2012, có khoảng 700.000 ứng dụng trên Android, và số lượt tải ứng dụng từ Google Play, cửa
hàng ứng dụng chính của Android, ước tính khoảng 25 tỷ lượt.
Những yếu tố này đã giúp Android trở thành nền tảng điện thoại thông minh phổ biến nhất thế
giới, vượt qua Symbian vào quý 4 năm 2010, và được các công ty công nghệ lựa chọn khi họ cần
một hệ điều hành không nặng nề, có khả năng tinh chỉnh, và giá rẻ chạy trên các thiết bị công nghệ
cao thay vì tạo dựng từ đầu. Kết quả là mặc dù được thiết kế để chạy trên điện thoại và máy tính
bảng, Android đã xuất hiện trên TV, máy chơi game và các thiết bị điện tử khác. Bản chất mở của
Android cũng khích lệ một đội ngũ đông đảo lập trình viên và những người đam mê sử dụng mã
nguồn mở để tạo ra những dự án do cộng đồng quản lý. Những dự án này bổ sung các tính năng
cao cấp cho những người dùng thích tìm tòi hoặc đưa Android vào các thiết bị ban đầu chạy hệ
điều hành khác.
Android chiếm 75% thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế giới vào thời điểm quý 3 năm
2012, với tổng cộng 500 triệu thiết bị đã được kích hoạt và 1,3 triệu lượt kích hoạt mỗi ngày. Sự
thành công của hệ điều hành cũng khiến nó trở thành mục tiêu trong các vụ kiện liên quan đến
bằng phát minh, góp mặt trong cái gọi là "cuộc chiến điện thoại thông minh" giữa các công ty công
nghệ.
2. Lịch sử phát triển Anroid
Tháng 7 năm 2005, Google mua lại Android, Inc., một công ty nhỏ mới thành lập có trụ sở ở Palo
Alto, California, Mỹ. Những nhà đồng sáng lập của Android chuyển sang làm việc tại Google gồm
có Andy Rubin (đồng sáng lập công ty Danger), Rich Miner (đồng sáng lập công ty Wildfire
Communications), Nick Sears (từng là phó chủ tịch của T-Mobile), và Chris White (trưởng nhóm
thiết kế và phát triển giao diện tại WebTV). Khi đó, có rất ít thông tin về các công việc của Android,
ngoại trừ việc họ đang phát triển phần mềm cho điện thoại di động. Điều này tạo những tin đồn về
việc Google có ý định bước vào thị trường điện thoại di động.
Tại Google, nhóm do Rubin đứng đầu đã phát triển một nền tảng thiết bị di động dựa trên hạt nhân
Linux, được họ tiếp thị đến các nhà sản xuất thiết bị cầm tay và các nhà mạng trên những tiền đề
về việc cung cấp một hệ thống mềm dẻo, có khả năng nâng cấp mở rộng cao.[cần dẫn nguồn] Một
số nguồn tin cho biết trước đó Google đã lên danh sách các thành phần phần cứng và các đối tác
phần mềm, đồng thời ra hiệu với các nhà mạng rằng họ sẵn sàng hợp tác ở nhiều cấp độ khác nhau.
Ngày càng nhiều suy đoán rằng Google sẽ tham gia thị trường điện thoại di động xuất hiện trong
tháng 12 năm 2006. Tin tức của BBC và Nhật báo phố Wall chú thích rằng Google muốn đưa công
nghệ tìm kiếm và các ứng dụng của họ vào điện thoại di động và họ đang nỗ lực làm việc để thực
hiện điều này. Các phương tiện truyền thông in và online cũng sớm có bài viết về những tin đồn
cho rằng Google đang phát triển một thiết bị cầm tay mang thương hiệu Google. Và lại càng có
nhiều suy đoán sau bài viết về việc Google đang định nghĩa các đặc tả công nghệ và trình diễn các
mẫu thử với các nhà sản xuất điện thoại di động và nhà mạng.
3. Đặt điểm của Android
3.1.Tính mở
Android được xây dựng từ dưới đi lên cho phép người phát triển tạo các ứng dụng di động hấp dẫn
với đầy đủ các điểm mạnh của các thiết bị cầm tay hiện có. Android hoàn toàn mở, một ứng dụng
có thể gọi tới bất kể một chức năng lõi của điện thoại như tạo cuộc gọi, gửi tin nhắn hay sử dụng
máy ảnh, cho phép người phát triển tạo phong phú hơn, liên kết hơn các tính năng cho người dùng.
Android được xây dựng trên nhân Linux mở. Thêm nữa, nó sử dụng một máy ảo mà đã được tối
ưu hóa bộ nhớ và phần cứng với môi trường di động. Android mà một mã nguồn mở, nó có thể
được mở rộng để kết hợp tự do giữa các công nghệ nổi trội. Nền tảng này sẽ tiếp tục phát triển bởi
cộng đồng phát triển để tạo ra các ứng dụng di động hoàn hảo.
3.2.Tính ngang bằng của các ứng dụng.
Với Android, không có sự khác nhau giữa các ứng dụng điện thoại cơ bản với ứng dụng của bên
thứ ba. Chúng được xây dựng để truy cập như nhau tới một loạt các ứng dụng và dịch vụ của điện
thoại. Với các thiết bị được xây dựng trên nền tảng Android, người dùng có thể đáp ứng đầy đủ
các nhu cầu mà họ thích. Chúng ta có thể đổi màn hình nền, kiểu gọi điện thoại, hay bất kể
ứng dụng nào. Chúng ta thậm chí có thể hướng dẫn điện thoại chỉ xem những ảnh mình thích.
3.3.Phá vỡ rào cản phát triển ứng dụng.
Android phá vỡ rào cản để tạo ứng dụng mới và cải tiến. Một người phát triển có thể kết hợp thông
tin từ trang web với dữ liệu trên điện thoại cá nhân – chẳng hạn như danh bạ, lịch hay vị trí trên
bản đồ – để cung cấp chính xác hơn cho người khác. Với Android, người phát triển có thể xây
dựng một ứng dụng mà cho phép người dùng xem vị trí của những người bạn và thông báo khi họ
đang ở vị trí lân cận. Tất cả được lập trình dễ dàng thông qua sự hỗ trợ của MapView và dịch vụ
định vị toàn cầu GPS.
3.4.Xây dựng ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng
Android cung cấp bộ thư viện giao diện lập trình ứng dụng đồ sộ và các công cụ để viết các ứng
dụng phức tạp. Ví dụ, Android có thể cho phép người phát triển biết được vị trí của thiết bị và cho
phép các thiết bị giao tiếp với nhau để có thể tạo nên mạng xã hội chia sẻ ngang hàng rộng khắp.
Thêm nữa, Android còn bao gồm một bộ công cụ đầy đủ giúp cho việc phát triển trở nên dễ dàng.
4. Các phiên bản của android
Lịch sử phiên bản của hệ điều hành di động Android bắt đầu với bản Android beta vào tháng 11
năm 2007. Phiên bản thương mại đầu tiên, Android 1.0, được phát hành vào tháng 9 năm 2008.
Android đang được phát triển bởi Google và Open Handset Alliance (OHA), và đã có một số bản
cập nhật cho hệ điều hành này kể từ khi ra mắt.
Từ tháng 4 2009, phiên bản Android được phát triển dưới tên mã là chủ đề bánh kẹo và phát hành
theo thứ tự bảng chữ cái: Cupcake (1.5), Donut (1.6), Eclair (2.0–2.1), Froyo (2.2–2.2.3),
Gingerbread (2.3–2.3.7), Honeycomb (3.0–3.2.6), Ice Cream Sandwich (4.0–4.0.4), Jelly Bean
(4.1–4.3), và KitKat (4.4). Vào 3 tháng 9 năm 2013, Google công bố rằng 1 tỉ thiết bị đã được kích
hoạt hiện sử dụng Android OS trên toàn cầu. Bản cập nhật Android gần đây nhất là KitKat 4.4, nó
được phát hành bản thương mại trên thiết bị 22 tháng 11 2013, thông qua cập nhật OTA.
Bảng thống kê các phiên bản và cập nhật của Android
Phiên bản API Tên Ngày phát hành
1.0 Cấp 1 23/9/ 2008
1.1 Cấp 2 9/2/2009
1.5 Cấp 3 Cupcake 30/4/2009
1.6 Cấp 4 Donut 15/9/2009
2.0 Cấp 5
Eclair
26/10/2009
2.0.1 Cấp 6 3/12/2009
2.1 Cấp 7 12/1/2010
2.2
Cấp 8 Froyo
20/5/2010
2.2.1 18/1/2011
2.2.2 22/1/2011
2.2.3 21/11/2011
2.3
Cấp 9 Gingerbread
6/12/2010
2.3.1 12/2010
2.3.2 1/2011
2.3.3
Cấp 10 Gingerbread
9/2/2011
2.3.4 28/4/2011
2.3.5 25/7/2011
2.3.6 2/9/2011
2.3.7 21/9/2011
3.0 Cấp 11
Honeycomb
22/2/2011
3.1 Cấp 12 10/5/2011
3.2 Cấp 13 15/7/2011
3.2.1 20/9/2011
3.2.2 30/8/2011
3.2.3
3.2.4 12/2011
3.2.5 1/2012
3.2.6 2/1012
4.0
Cấp 14
Ice Cream
Sandwich
19/10/2011
4.0.1 21/10/2011
4.0.2 28/11/2011
4.0.3
Cấp 15
16/12/2011
4.0.4 29/3/2012
4.1
Cấp 16 Jelly Bean
9/7/2012
4.1.1 23/7/2012
4.1.2 9/10/2012
4.2
Cấp 17
13/11/2012
4.2.1 27/11/2012
4.2.2 11/2/2013
4.3
Cấp 18
24/7/1013
4.3.1 3/10/2013
4.4
Cấp 19 KitKat
31/10/2013
4.4.1 5/12/2013
4.4.2 9/12/2013
4.4.3 2/6/2014
4.4.4 19/6/2014
5. Tỷ lệ sử dụng các phiên bản android
Phần lớn các thiết bị Android cho tới nay vẫn chạy hệ điều hành phiên bản 4.1.x Jelly Bean được
phát hành ngày 9 tháng 7 năm 2012 nhờ tính ổn định và hỗ trợ tốt các máy có cấu hình thấp cùng
với các phiên bản 4.x khác. Bên cạnh đó các thiết bị Android vẫn còn sử dụng các phiên bản cũ
hơn là 2.3 Gingerbread phát hành ngày 6 tháng 12 năm 2010.
Tỷ lệ sử dụng các phiên bản khác nhau tính đến ngày 20 tháng 7 năm 2014
6. So sánh android 2.3 (Gingerbread) và android 4.x (4.0 – Ice Cream Sandwich):
Android 2.3, tên mã là Gingerbread được phát hành vào ngày 6 tháng 12 năm 2010 và là một bản nâng
cấp của Android v2.2 Froyo. Các phiên bản 2.3 được thiết kế đặc biệt cho điện thoại thông minh, nó
được coi là một trong những phiên bản phổ biến nhất của Android cho điện thoại thông minh. Ngoài
bố trí đã có sẵn trên Froyo, công ty cung cấp các thay đổi như giao diện người dùng được cập nhật,
tăng tốc độ và sự đơn giản, hỗ trợ cho màn hình lớn hơn và độ phân giải cao, hỗ trợ cho hệ thống điện
thoại SIP VOIP, bàn phím ảo nhanh hơn và trực quan hơn, chức năng sao chép dán nâng cao, hỗ trợ
NFC, hiệu ứng âm thanh mới, quản lý download mới, hỗ trợ nhiều camera, hỗ trợ xem video
WebM/VP8 và AAC mã hóa âm thanh, cải thiện quản lý điện năng, chuyển từ YAFFS đến ext4 trên
các thiết bị mới hơn, âm thanh, đồ họa và cải tiến đầu vào cho các nhà phát triển trò chơi, đồng thời
thu gom rác thải và hỗ trợ cho các cảm biến nhiều hơn. Công ty cũng vận chuyển một cập nhật nhỏ
cho Gingerbread theo phiên bản 2.3.3-2.3.7. Những bản cập nhật được cung cấp tính năng mới như:
hỗ trợ cho giọng nói hoặc video chat, mở cửa phụ kiện hỗ trợ thư viện, cải tiến để ứng dụng gmail,
hình ảnh động bóng cho danh sách cuộn, cải tiến phần mềm máy ảnh và cải thiện hiệu quả pin.
Android 4.0 Ice Cream Sandwich đã được công khai phát hành vào ngày 19 Tháng 10 năm 2011. Các
Android 4.0 thật sự là một sự là một bản nâng cấp của 2.3 Gingerbread và được cung cấp một loạt các
tính năng mới. Android cũng đã có phiên bản 3.0, chỉ dành cho máy tính bảng. Phiên bản này về cơ
bản là một sự kết hợp của Android 2.3.x và Android 3.x. Công ty cung cấp các tính năng cập nhật như:
nút mềm, widgets, dễ dàng để tạo thư mục mới, cải thiện thư thoại trực quan, chức năng pinch-to-
zoom, chụp ảnh màn hình, bàn phím được cải thiện, khả năng truy cập các ứng dụng từ lockscreen,
tính năng mở khóa bằng nhận diện khuôn mặt, trình duyệt web theo thẻ, tự động đồng bộ hóa trình
duyệt chrome đánh dấu, kiểu chữ mới cho giao diện người dùng, cải thiện ứng dụng máy ảnh, được
xây dựng trong biên tập ảnh, bố trí bộ sưu tập mới, ứng dụng tích hợp với mạng xã hội, cập nhật trạng
thái và hình ảnh hi-res, khả năng tương thích NFC, tăng tốc phần cứng, quản lý wifi và quay video
1080p
6.1.Sự khác nhau về yêu cầu phần cứng cần thiết để cài đặt
Android 2.3 Android 4.0
Cần ít nhất 128 MB bộ nhớ có sẵn cho Kernel và
cho không gian người sử dụng
Cần ít nhất 340 MB bộ nhớ có sẵn cho kernel và
cho không gian người sử dụng
Dung lượng Ram tối thiểu cần thiết là 150MB Dung lượng Ram tối thiểu cần thiết là 350 MB
Màn hình:
- Màn hình phải có kích cỡ ít nhất 2,5 inch
- Mật độ phải được ít nhất 100 dpi
- Tỉ lệ màn hình từ 1.333 (4:3) đến 1,779
(16:9)
- Công nghệ màn hình được sử dụng là
công nghệ “ Square pixels”
Màn hình:
- Màn hình phải có kích cỡ ít nhất
426x320
- Mật độ phải được ít nhất 100 dpi
- Tỉ lệ màn hình từ 1.333 (4:3) đến 1,85
(16:9)
Yêu cầu có các phím vậy lý Không yêu cầu có có phím vật lý
Các API Android bao gồm trình quản lý
download các ứng dụng có thể sử dụng để tải dữ
liệu.Trình quản lí download phải có khả năng tải
tập tin có dung lượng ít nhất 55 MB
Các API Android bao gồm trình quản lý
download các ứng dụng có thể sử dụng để tải dữ
liệu.Trình quản lí download phải có khả năng tải
tập tin có dung lượng ít nhất 100 MB
6.2.Sự khác nhau về giao diện
Giao diện người dùng của Android dựa trên nguyên tắc tác động trực tiếp, sử dụng cảm ứng
chạm tương tự như những động tác ngoài đời thực như vuốt, chạm, kéo dãn và thu lại để xử lý các
đối tượng trên màn hình. Sự phản ứng với tác động của người dùng diễn ra gần như ngay lập tức,
nhằm tạo ra giao diện cảm ứng mượt mà, thường dùng tính năng rung của thiết bị để tạo phản hồi
rung cho người dùng. Những thiết bị phần cứng bên trong như gia tốc kế, con quay hồi chuyển và
cảm biến khoảng cách được một số ứng dụng sử dụng để phản hồi một số hành động khác của người
dùng, ví dụ như điều chỉnh màn hình từ chế độ hiển thị dọc sang chế độ hiển thị ngang tùy theo vị
trí của thiết bị, hoặc cho phép người dùng lái xe đua bằng xoay thiết bị, giống như đang điều khiển
vô-lăng.
Các thiết bị Android sau khi khởi động sẽ hiển thị màn hình chính, điểm khởi đầu với các
thông tin chính trên thiết bị, tương tự như khái niệm desktop (bàn làm việc) trên máy tính để bàn.
Màn hính chính Android thường gồm nhiều biểu tượng (icon) và tiện ích (widget); biểu tượng ứng
dụng sẽ mở ứng dụng tương ứng, còn tiện ích hiển thị những nội dung sống động, cập nhật tự động
như dự báo thời tiết, hộp thư của người dùng, hoặc những mẩu tin thời sự ngay trên màn hình chính.
Màn hình chính có thể gồm nhiều trang xem được bằng cách vuốt ra trước hoặc sau, mặc dù giao
diện màn hình chính của Android có thể tùy chỉnh ở mức cao, cho phép người dùng tự do sắp đặt
hình dáng cũng như hành vi của thiết bị theo sở thích. Những ứng dụng do các hãng thứ ba có trên
Google Play và các kho ứng dụng khác còn cho phép người dùng thay đổi "chủ đề" của màn hình
chính, thậm chí bắt chước hình dáng của hệ điều hành khác như Windows Phone chẳng hạn. Phần
lớn những nhà sản xuất, và một số nhà mạng, thực hiện thay đổi hình dáng và hành vi của các thiết
bị Android của họ để phân biệt với các hãng cạnh tranh.
Ở phía trên cùng màn hình là thanh trạng thái, hiển thị thông tin về thiết bị và tình trạng kết
nối. Thanh trạng thái này có thể "kéo" xuống để xem màn hình thông báo gồm thông tin quan trọng
hoặc cập nhật của các ứng dụng, như email hay tin nhắn SMS mới nhận, mà không làm gián đoạn
hoặc khiến người dùng cảm thấy bất tiện. Trong các phiên bản đời đầu, người dùng có thể nhấn vào
thông báo để mở ra ứng dụng tương ứng, về sau này các thông tin cập nhật được bổ sung theo tính
năng, như có khả năng lập tức gọi ngược lại khi có cuộc gọi nhỡ mà không cần phải mở ứng dụng
gọi điện ra. Thông báo sẽ luôn nằm đó cho đến khi người dùng đã đọc hoặc xóa nó đi.
Android 2.3 Android 4.0
Giao diện đơn giản Giao diện tinh tế hơn, trong suốt và đẹp mắt hơn
Chỉ hỗ trợ phím ảo là phím Home Hỗ trợ các phím ảo: Home, Back, Menu
Không có widget menu Có Widget menu giúp tìm nhanh thông tin mà
không cần mở ứng dụng
6.3.Sự khác nhau về tính năng
Android 2.3 Android 4.0
Thiết kế tối ưu hóa cho Smartphone Thiết kế tối ưu hóa cho Smartphone và Tablet
Chỉ có thể xóa tất các các thông báo cùng lúc
trên trình quản lý
Chỉ có thể xóa riêng rẽ các thông báo cùng lúc
trên trình quản lý
Chỉ có thể trả lời, ngắt cuộc gọi khi màn hình bị
khóa
Có thể thực hiện thêm 1 số tính năng khi màn
hình bị khoái ngoài trả lời , ngắt cuộc gọi như
gửi tin nhắn
Không có tính năng mở khóa màn hình nhận
diện khuôn mặt
Có tính năng mở khóa màn hình nhận diện
khuôn mặt
Không hỗ trợ chỉnh sửa hình ảnh Hỗ trợ chỉnh sửa hình ảnh , tự động nhận diện
được tất cả các camera trên thiết bị
6.4.Sự khác nhau về giao thức mạng
Android 2.3 Android 4.0
Không hỗ trợ giao thức https Hỗ trợ giao thức https

More Related Content

What's hot

Android update
Android updateAndroid update
Android update
kuto92love
 
Xây dựng phần mềm trên window Phone
Xây dựng phần mềm trên window PhoneXây dựng phần mềm trên window Phone
Xây dựng phần mềm trên window Phone
ntanh80
 
Slide thuyet trinh android
Slide thuyet trinh androidSlide thuyet trinh android
Slide thuyet trinh android
kuto92love
 
Tìm hiểu về hệ điều hành android
Tìm hiểu về hệ điều hành androidTìm hiểu về hệ điều hành android
Tìm hiểu về hệ điều hành android
Phuong Ngo
 
lập trình di động
lập trình di độnglập trình di động
lập trình di động
truong le hung
 
Lap trinh thiet bi di dong voi j2me
Lap trinh thiet bi di dong voi j2meLap trinh thiet bi di dong voi j2me
Lap trinh thiet bi di dong voi j2me
cậu buồn Vì Ai
 
3 mũi giáp công mạnh nhất của samsung
3 mũi giáp công mạnh nhất của samsung3 mũi giáp công mạnh nhất của samsung
3 mũi giáp công mạnh nhất của samsung
AzlogoBranding
 

What's hot (20)

Báo cáo tuần 1
Báo cáo tuần 1Báo cáo tuần 1
Báo cáo tuần 1
 
Android update
Android updateAndroid update
Android update
 
Nghiên cưú và phát triển Android OS
Nghiên cưú và phát triển Android OSNghiên cưú và phát triển Android OS
Nghiên cưú và phát triển Android OS
 
Báo cáo tuần 1
Báo cáo tuần 1Báo cáo tuần 1
Báo cáo tuần 1
 
Slide hội thảo Google Android BKHN 26-10
Slide hội thảo Google Android BKHN 26-10Slide hội thảo Google Android BKHN 26-10
Slide hội thảo Google Android BKHN 26-10
 
Google Android Security (Basic2Advanced)
Google Android Security (Basic2Advanced)Google Android Security (Basic2Advanced)
Google Android Security (Basic2Advanced)
 
Xây dựng phần mềm trên window Phone
Xây dựng phần mềm trên window PhoneXây dựng phần mềm trên window Phone
Xây dựng phần mềm trên window Phone
 
Bao cao tong hop
Bao cao tong hopBao cao tong hop
Bao cao tong hop
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng ứng dụng fastfood trên nền android
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng ứng dụng fastfood trên nền androidĐồ án tốt nghiệp Xây dựng ứng dụng fastfood trên nền android
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng ứng dụng fastfood trên nền android
 
Đề tài: Ứng dụng Android ôn luyện trắc nghiệm tiếng Anh, HOT
Đề tài: Ứng dụng Android ôn luyện trắc nghiệm tiếng Anh, HOTĐề tài: Ứng dụng Android ôn luyện trắc nghiệm tiếng Anh, HOT
Đề tài: Ứng dụng Android ôn luyện trắc nghiệm tiếng Anh, HOT
 
Bao cao thuc tap athena
Bao cao thuc tap athenaBao cao thuc tap athena
Bao cao thuc tap athena
 
Báo cáo thực tập chuyên nghành lập trình Android GPSGroup
Báo cáo thực tập chuyên nghành lập trình Android GPSGroupBáo cáo thực tập chuyên nghành lập trình Android GPSGroup
Báo cáo thực tập chuyên nghành lập trình Android GPSGroup
 
Slide thuyet trinh android
Slide thuyet trinh androidSlide thuyet trinh android
Slide thuyet trinh android
 
Mobile programming
Mobile programming Mobile programming
Mobile programming
 
Tìm hiểu về hệ điều hành android
Tìm hiểu về hệ điều hành androidTìm hiểu về hệ điều hành android
Tìm hiểu về hệ điều hành android
 
lập trình di động
lập trình di độnglập trình di động
lập trình di động
 
Lap trinh thiet bi di dong voi j2me
Lap trinh thiet bi di dong voi j2meLap trinh thiet bi di dong voi j2me
Lap trinh thiet bi di dong voi j2me
 
Hdh 97 _6164
Hdh 97 _6164Hdh 97 _6164
Hdh 97 _6164
 
Lap trinh android_co_ban_eclip
Lap trinh android_co_ban_eclipLap trinh android_co_ban_eclip
Lap trinh android_co_ban_eclip
 
3 mũi giáp công mạnh nhất của samsung
3 mũi giáp công mạnh nhất của samsung3 mũi giáp công mạnh nhất của samsung
3 mũi giáp công mạnh nhất của samsung
 

Viewers also liked (8)

Parents night presentation
Parents night presentationParents night presentation
Parents night presentation
 
อัลบั้มรูป
อัลบั้มรูปอัลบั้มรูป
อัลบั้มรูป
 
Tuan 3
Tuan 3Tuan 3
Tuan 3
 
Bao cao thuc tap
Bao cao thuc tapBao cao thuc tap
Bao cao thuc tap
 
Tuan 2
Tuan 2Tuan 2
Tuan 2
 
Coming home sponsorship 24jan14 v9
Coming home sponsorship 24jan14 v9Coming home sponsorship 24jan14 v9
Coming home sponsorship 24jan14 v9
 
Giving Tuesday - Trend on the Horizon
Giving Tuesday - Trend on the HorizonGiving Tuesday - Trend on the Horizon
Giving Tuesday - Trend on the Horizon
 
Bao cao thuc tap
Bao cao thuc tapBao cao thuc tap
Bao cao thuc tap
 

Similar to Tuan 1

Tim hieu lap_trinh_android_va_tu_xay_dung_ung_dung_minh_hoa_20120809043144_31
Tim hieu lap_trinh_android_va_tu_xay_dung_ung_dung_minh_hoa_20120809043144_31Tim hieu lap_trinh_android_va_tu_xay_dung_ung_dung_minh_hoa_20120809043144_31
Tim hieu lap_trinh_android_va_tu_xay_dung_ung_dung_minh_hoa_20120809043144_31
thequocbk
 
Bao cao cuoi ki version full
Bao cao cuoi ki version fullBao cao cuoi ki version full
Bao cao cuoi ki version full
Võ Nhựt Tân
 

Similar to Tuan 1 (18)

Bao cao giua ky
Bao cao giua kyBao cao giua ky
Bao cao giua ky
 
Luận văn xây dựng ứng dụng android ôn luyện Trắc Nghiệm Tiếng Anh.doc
Luận văn xây dựng ứng dụng android ôn luyện Trắc Nghiệm Tiếng Anh.docLuận văn xây dựng ứng dụng android ôn luyện Trắc Nghiệm Tiếng Anh.doc
Luận văn xây dựng ứng dụng android ôn luyện Trắc Nghiệm Tiếng Anh.doc
 
Đề tài: Xây dựng ứng dụng Android đọc báo mạng qua dịch vụ RSS
Đề tài: Xây dựng ứng dụng Android đọc báo mạng qua dịch vụ RSSĐề tài: Xây dựng ứng dụng Android đọc báo mạng qua dịch vụ RSS
Đề tài: Xây dựng ứng dụng Android đọc báo mạng qua dịch vụ RSS
 
Đề tài: Xây dựng ứng dụng Android nghe nhạc trên internet, HOT
Đề tài: Xây dựng ứng dụng Android nghe nhạc trên internet, HOTĐề tài: Xây dựng ứng dụng Android nghe nhạc trên internet, HOT
Đề tài: Xây dựng ứng dụng Android nghe nhạc trên internet, HOT
 
Giới thiệu FireFox OS
Giới thiệu FireFox OSGiới thiệu FireFox OS
Giới thiệu FireFox OS
 
Tài liệu học Lập trình Android với Kotlin cơ bản - Trung tâm Tin học Khoa học...
Tài liệu học Lập trình Android với Kotlin cơ bản - Trung tâm Tin học Khoa học...Tài liệu học Lập trình Android với Kotlin cơ bản - Trung tâm Tin học Khoa học...
Tài liệu học Lập trình Android với Kotlin cơ bản - Trung tâm Tin học Khoa học...
 
đồ áN cơ sở
đồ áN cơ sởđồ áN cơ sở
đồ áN cơ sở
 
đồ áN cơ sở
đồ áN cơ sởđồ áN cơ sở
đồ áN cơ sở
 
Cơ sở lý thuyết về hệ thống điều khiển và giám sát các thiết bị trong nhà.docx
Cơ sở lý thuyết về hệ thống điều khiển và giám sát các thiết bị trong nhà.docxCơ sở lý thuyết về hệ thống điều khiển và giám sát các thiết bị trong nhà.docx
Cơ sở lý thuyết về hệ thống điều khiển và giám sát các thiết bị trong nhà.docx
 
Tim hieu lap_trinh_android_va_tu_xay_dung_ung_dung_minh_hoa_20120809043144_31
Tim hieu lap_trinh_android_va_tu_xay_dung_ung_dung_minh_hoa_20120809043144_31Tim hieu lap_trinh_android_va_tu_xay_dung_ung_dung_minh_hoa_20120809043144_31
Tim hieu lap_trinh_android_va_tu_xay_dung_ung_dung_minh_hoa_20120809043144_31
 
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Tương Tác Với Facebook.doc
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Tương Tác Với Facebook.docLuận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Tương Tác Với Facebook.doc
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Tương Tác Với Facebook.doc
 
Seminar windows phone 8.1
Seminar windows phone 8.1Seminar windows phone 8.1
Seminar windows phone 8.1
 
Bao cao hoan chinh
Bao cao hoan chinhBao cao hoan chinh
Bao cao hoan chinh
 
Bao cao cuoi ki version full
Bao cao cuoi ki version fullBao cao cuoi ki version full
Bao cao cuoi ki version full
 
Báo cáo cuối kì
Báo cáo cuối kìBáo cáo cuối kì
Báo cáo cuối kì
 
Báo cáo cuối kỳ
Báo cáo cuối kỳBáo cáo cuối kỳ
Báo cáo cuối kỳ
 
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Ghi Nhật Ký Chi Tiêu Online.doc
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Ghi Nhật Ký Chi Tiêu Online.docLuận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Ghi Nhật Ký Chi Tiêu Online.doc
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Ghi Nhật Ký Chi Tiêu Online.doc
 
luan van thac si xay dung ung dung androi tuong tac facebook
luan van thac si xay dung ung dung androi tuong tac facebookluan van thac si xay dung ung dung androi tuong tac facebook
luan van thac si xay dung ung dung androi tuong tac facebook
 

Tuan 1

  • 1. BÁO CÁO TUẦN 1 GVHD: Võ Đỗ Thắng SVTT: Lê Phan Hữu Mỹ - 51102110 Giới thiệu về Android 1. Android là gì? Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux được thiết kế dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Android ra mắt vào năm 2007 cùng với tuyên bố thành lập Liên minh thiết bị cầm tay mở: một hiệp hội gồm các công ty phần cứng, phần mềm, và viễn thông với mục tiêu đẩy mạnh các tiêu chuẩn mở cho các thiết bị di động. Chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android được bán vào tháng 10 năm 2008. Android có mã nguồn mở và Google phát hành mã nguồn theo Giấy phép Apache. Chính mã nguồn mở cùng với một giấy phép không có nhiều ràng buộc đã cho phép các nhà phát triển thiết bị, mạng di động và các lập trình viên nhiệt huyết được điều chỉnh và phân phối Android một cách tự do. Ngoài ra, Android còn có một cộng đồng lập trình viên đông đảo chuyên viết các ứng dụng để mở rộng chức năng của thiết bị, bằng một loại ngôn ngữ lập trình Java có sửa đổi. Vào tháng 10 năm 2012, có khoảng 700.000 ứng dụng trên Android, và số lượt tải ứng dụng từ Google Play, cửa hàng ứng dụng chính của Android, ước tính khoảng 25 tỷ lượt. Những yếu tố này đã giúp Android trở thành nền tảng điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới, vượt qua Symbian vào quý 4 năm 2010, và được các công ty công nghệ lựa chọn khi họ cần một hệ điều hành không nặng nề, có khả năng tinh chỉnh, và giá rẻ chạy trên các thiết bị công nghệ cao thay vì tạo dựng từ đầu. Kết quả là mặc dù được thiết kế để chạy trên điện thoại và máy tính bảng, Android đã xuất hiện trên TV, máy chơi game và các thiết bị điện tử khác. Bản chất mở của Android cũng khích lệ một đội ngũ đông đảo lập trình viên và những người đam mê sử dụng mã nguồn mở để tạo ra những dự án do cộng đồng quản lý. Những dự án này bổ sung các tính năng cao cấp cho những người dùng thích tìm tòi hoặc đưa Android vào các thiết bị ban đầu chạy hệ điều hành khác. Android chiếm 75% thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế giới vào thời điểm quý 3 năm 2012, với tổng cộng 500 triệu thiết bị đã được kích hoạt và 1,3 triệu lượt kích hoạt mỗi ngày. Sự thành công của hệ điều hành cũng khiến nó trở thành mục tiêu trong các vụ kiện liên quan đến bằng phát minh, góp mặt trong cái gọi là "cuộc chiến điện thoại thông minh" giữa các công ty công nghệ. 2. Lịch sử phát triển Anroid Tháng 7 năm 2005, Google mua lại Android, Inc., một công ty nhỏ mới thành lập có trụ sở ở Palo Alto, California, Mỹ. Những nhà đồng sáng lập của Android chuyển sang làm việc tại Google gồm có Andy Rubin (đồng sáng lập công ty Danger), Rich Miner (đồng sáng lập công ty Wildfire Communications), Nick Sears (từng là phó chủ tịch của T-Mobile), và Chris White (trưởng nhóm thiết kế và phát triển giao diện tại WebTV). Khi đó, có rất ít thông tin về các công việc của Android,
  • 2. ngoại trừ việc họ đang phát triển phần mềm cho điện thoại di động. Điều này tạo những tin đồn về việc Google có ý định bước vào thị trường điện thoại di động. Tại Google, nhóm do Rubin đứng đầu đã phát triển một nền tảng thiết bị di động dựa trên hạt nhân Linux, được họ tiếp thị đến các nhà sản xuất thiết bị cầm tay và các nhà mạng trên những tiền đề về việc cung cấp một hệ thống mềm dẻo, có khả năng nâng cấp mở rộng cao.[cần dẫn nguồn] Một số nguồn tin cho biết trước đó Google đã lên danh sách các thành phần phần cứng và các đối tác phần mềm, đồng thời ra hiệu với các nhà mạng rằng họ sẵn sàng hợp tác ở nhiều cấp độ khác nhau. Ngày càng nhiều suy đoán rằng Google sẽ tham gia thị trường điện thoại di động xuất hiện trong tháng 12 năm 2006. Tin tức của BBC và Nhật báo phố Wall chú thích rằng Google muốn đưa công nghệ tìm kiếm và các ứng dụng của họ vào điện thoại di động và họ đang nỗ lực làm việc để thực hiện điều này. Các phương tiện truyền thông in và online cũng sớm có bài viết về những tin đồn cho rằng Google đang phát triển một thiết bị cầm tay mang thương hiệu Google. Và lại càng có nhiều suy đoán sau bài viết về việc Google đang định nghĩa các đặc tả công nghệ và trình diễn các mẫu thử với các nhà sản xuất điện thoại di động và nhà mạng. 3. Đặt điểm của Android 3.1.Tính mở Android được xây dựng từ dưới đi lên cho phép người phát triển tạo các ứng dụng di động hấp dẫn với đầy đủ các điểm mạnh của các thiết bị cầm tay hiện có. Android hoàn toàn mở, một ứng dụng có thể gọi tới bất kể một chức năng lõi của điện thoại như tạo cuộc gọi, gửi tin nhắn hay sử dụng máy ảnh, cho phép người phát triển tạo phong phú hơn, liên kết hơn các tính năng cho người dùng. Android được xây dựng trên nhân Linux mở. Thêm nữa, nó sử dụng một máy ảo mà đã được tối ưu hóa bộ nhớ và phần cứng với môi trường di động. Android mà một mã nguồn mở, nó có thể được mở rộng để kết hợp tự do giữa các công nghệ nổi trội. Nền tảng này sẽ tiếp tục phát triển bởi cộng đồng phát triển để tạo ra các ứng dụng di động hoàn hảo. 3.2.Tính ngang bằng của các ứng dụng. Với Android, không có sự khác nhau giữa các ứng dụng điện thoại cơ bản với ứng dụng của bên thứ ba. Chúng được xây dựng để truy cập như nhau tới một loạt các ứng dụng và dịch vụ của điện thoại. Với các thiết bị được xây dựng trên nền tảng Android, người dùng có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu mà họ thích. Chúng ta có thể đổi màn hình nền, kiểu gọi điện thoại, hay bất kể ứng dụng nào. Chúng ta thậm chí có thể hướng dẫn điện thoại chỉ xem những ảnh mình thích. 3.3.Phá vỡ rào cản phát triển ứng dụng. Android phá vỡ rào cản để tạo ứng dụng mới và cải tiến. Một người phát triển có thể kết hợp thông tin từ trang web với dữ liệu trên điện thoại cá nhân – chẳng hạn như danh bạ, lịch hay vị trí trên bản đồ – để cung cấp chính xác hơn cho người khác. Với Android, người phát triển có thể xây dựng một ứng dụng mà cho phép người dùng xem vị trí của những người bạn và thông báo khi họ đang ở vị trí lân cận. Tất cả được lập trình dễ dàng thông qua sự hỗ trợ của MapView và dịch vụ định vị toàn cầu GPS. 3.4.Xây dựng ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng Android cung cấp bộ thư viện giao diện lập trình ứng dụng đồ sộ và các công cụ để viết các ứng dụng phức tạp. Ví dụ, Android có thể cho phép người phát triển biết được vị trí của thiết bị và cho
  • 3. phép các thiết bị giao tiếp với nhau để có thể tạo nên mạng xã hội chia sẻ ngang hàng rộng khắp. Thêm nữa, Android còn bao gồm một bộ công cụ đầy đủ giúp cho việc phát triển trở nên dễ dàng. 4. Các phiên bản của android Lịch sử phiên bản của hệ điều hành di động Android bắt đầu với bản Android beta vào tháng 11 năm 2007. Phiên bản thương mại đầu tiên, Android 1.0, được phát hành vào tháng 9 năm 2008. Android đang được phát triển bởi Google và Open Handset Alliance (OHA), và đã có một số bản cập nhật cho hệ điều hành này kể từ khi ra mắt. Từ tháng 4 2009, phiên bản Android được phát triển dưới tên mã là chủ đề bánh kẹo và phát hành theo thứ tự bảng chữ cái: Cupcake (1.5), Donut (1.6), Eclair (2.0–2.1), Froyo (2.2–2.2.3), Gingerbread (2.3–2.3.7), Honeycomb (3.0–3.2.6), Ice Cream Sandwich (4.0–4.0.4), Jelly Bean (4.1–4.3), và KitKat (4.4). Vào 3 tháng 9 năm 2013, Google công bố rằng 1 tỉ thiết bị đã được kích hoạt hiện sử dụng Android OS trên toàn cầu. Bản cập nhật Android gần đây nhất là KitKat 4.4, nó được phát hành bản thương mại trên thiết bị 22 tháng 11 2013, thông qua cập nhật OTA. Bảng thống kê các phiên bản và cập nhật của Android Phiên bản API Tên Ngày phát hành 1.0 Cấp 1 23/9/ 2008 1.1 Cấp 2 9/2/2009 1.5 Cấp 3 Cupcake 30/4/2009 1.6 Cấp 4 Donut 15/9/2009 2.0 Cấp 5 Eclair 26/10/2009 2.0.1 Cấp 6 3/12/2009 2.1 Cấp 7 12/1/2010 2.2 Cấp 8 Froyo 20/5/2010 2.2.1 18/1/2011 2.2.2 22/1/2011 2.2.3 21/11/2011 2.3 Cấp 9 Gingerbread 6/12/2010 2.3.1 12/2010 2.3.2 1/2011 2.3.3 Cấp 10 Gingerbread 9/2/2011 2.3.4 28/4/2011 2.3.5 25/7/2011 2.3.6 2/9/2011 2.3.7 21/9/2011 3.0 Cấp 11 Honeycomb 22/2/2011 3.1 Cấp 12 10/5/2011 3.2 Cấp 13 15/7/2011
  • 4. 3.2.1 20/9/2011 3.2.2 30/8/2011 3.2.3 3.2.4 12/2011 3.2.5 1/2012 3.2.6 2/1012 4.0 Cấp 14 Ice Cream Sandwich 19/10/2011 4.0.1 21/10/2011 4.0.2 28/11/2011 4.0.3 Cấp 15 16/12/2011 4.0.4 29/3/2012 4.1 Cấp 16 Jelly Bean 9/7/2012 4.1.1 23/7/2012 4.1.2 9/10/2012 4.2 Cấp 17 13/11/2012 4.2.1 27/11/2012 4.2.2 11/2/2013 4.3 Cấp 18 24/7/1013 4.3.1 3/10/2013 4.4 Cấp 19 KitKat 31/10/2013 4.4.1 5/12/2013 4.4.2 9/12/2013 4.4.3 2/6/2014 4.4.4 19/6/2014 5. Tỷ lệ sử dụng các phiên bản android Phần lớn các thiết bị Android cho tới nay vẫn chạy hệ điều hành phiên bản 4.1.x Jelly Bean được phát hành ngày 9 tháng 7 năm 2012 nhờ tính ổn định và hỗ trợ tốt các máy có cấu hình thấp cùng với các phiên bản 4.x khác. Bên cạnh đó các thiết bị Android vẫn còn sử dụng các phiên bản cũ hơn là 2.3 Gingerbread phát hành ngày 6 tháng 12 năm 2010. Tỷ lệ sử dụng các phiên bản khác nhau tính đến ngày 20 tháng 7 năm 2014
  • 5. 6. So sánh android 2.3 (Gingerbread) và android 4.x (4.0 – Ice Cream Sandwich): Android 2.3, tên mã là Gingerbread được phát hành vào ngày 6 tháng 12 năm 2010 và là một bản nâng cấp của Android v2.2 Froyo. Các phiên bản 2.3 được thiết kế đặc biệt cho điện thoại thông minh, nó được coi là một trong những phiên bản phổ biến nhất của Android cho điện thoại thông minh. Ngoài bố trí đã có sẵn trên Froyo, công ty cung cấp các thay đổi như giao diện người dùng được cập nhật, tăng tốc độ và sự đơn giản, hỗ trợ cho màn hình lớn hơn và độ phân giải cao, hỗ trợ cho hệ thống điện thoại SIP VOIP, bàn phím ảo nhanh hơn và trực quan hơn, chức năng sao chép dán nâng cao, hỗ trợ NFC, hiệu ứng âm thanh mới, quản lý download mới, hỗ trợ nhiều camera, hỗ trợ xem video WebM/VP8 và AAC mã hóa âm thanh, cải thiện quản lý điện năng, chuyển từ YAFFS đến ext4 trên các thiết bị mới hơn, âm thanh, đồ họa và cải tiến đầu vào cho các nhà phát triển trò chơi, đồng thời thu gom rác thải và hỗ trợ cho các cảm biến nhiều hơn. Công ty cũng vận chuyển một cập nhật nhỏ cho Gingerbread theo phiên bản 2.3.3-2.3.7. Những bản cập nhật được cung cấp tính năng mới như: hỗ trợ cho giọng nói hoặc video chat, mở cửa phụ kiện hỗ trợ thư viện, cải tiến để ứng dụng gmail, hình ảnh động bóng cho danh sách cuộn, cải tiến phần mềm máy ảnh và cải thiện hiệu quả pin. Android 4.0 Ice Cream Sandwich đã được công khai phát hành vào ngày 19 Tháng 10 năm 2011. Các Android 4.0 thật sự là một sự là một bản nâng cấp của 2.3 Gingerbread và được cung cấp một loạt các tính năng mới. Android cũng đã có phiên bản 3.0, chỉ dành cho máy tính bảng. Phiên bản này về cơ bản là một sự kết hợp của Android 2.3.x và Android 3.x. Công ty cung cấp các tính năng cập nhật như: nút mềm, widgets, dễ dàng để tạo thư mục mới, cải thiện thư thoại trực quan, chức năng pinch-to- zoom, chụp ảnh màn hình, bàn phím được cải thiện, khả năng truy cập các ứng dụng từ lockscreen, tính năng mở khóa bằng nhận diện khuôn mặt, trình duyệt web theo thẻ, tự động đồng bộ hóa trình duyệt chrome đánh dấu, kiểu chữ mới cho giao diện người dùng, cải thiện ứng dụng máy ảnh, được xây dựng trong biên tập ảnh, bố trí bộ sưu tập mới, ứng dụng tích hợp với mạng xã hội, cập nhật trạng
  • 6. thái và hình ảnh hi-res, khả năng tương thích NFC, tăng tốc phần cứng, quản lý wifi và quay video 1080p 6.1.Sự khác nhau về yêu cầu phần cứng cần thiết để cài đặt Android 2.3 Android 4.0 Cần ít nhất 128 MB bộ nhớ có sẵn cho Kernel và cho không gian người sử dụng Cần ít nhất 340 MB bộ nhớ có sẵn cho kernel và cho không gian người sử dụng Dung lượng Ram tối thiểu cần thiết là 150MB Dung lượng Ram tối thiểu cần thiết là 350 MB Màn hình: - Màn hình phải có kích cỡ ít nhất 2,5 inch - Mật độ phải được ít nhất 100 dpi - Tỉ lệ màn hình từ 1.333 (4:3) đến 1,779 (16:9) - Công nghệ màn hình được sử dụng là công nghệ “ Square pixels” Màn hình: - Màn hình phải có kích cỡ ít nhất 426x320 - Mật độ phải được ít nhất 100 dpi - Tỉ lệ màn hình từ 1.333 (4:3) đến 1,85 (16:9) Yêu cầu có các phím vậy lý Không yêu cầu có có phím vật lý Các API Android bao gồm trình quản lý download các ứng dụng có thể sử dụng để tải dữ liệu.Trình quản lí download phải có khả năng tải tập tin có dung lượng ít nhất 55 MB Các API Android bao gồm trình quản lý download các ứng dụng có thể sử dụng để tải dữ liệu.Trình quản lí download phải có khả năng tải tập tin có dung lượng ít nhất 100 MB 6.2.Sự khác nhau về giao diện Giao diện người dùng của Android dựa trên nguyên tắc tác động trực tiếp, sử dụng cảm ứng chạm tương tự như những động tác ngoài đời thực như vuốt, chạm, kéo dãn và thu lại để xử lý các đối tượng trên màn hình. Sự phản ứng với tác động của người dùng diễn ra gần như ngay lập tức, nhằm tạo ra giao diện cảm ứng mượt mà, thường dùng tính năng rung của thiết bị để tạo phản hồi rung cho người dùng. Những thiết bị phần cứng bên trong như gia tốc kế, con quay hồi chuyển và cảm biến khoảng cách được một số ứng dụng sử dụng để phản hồi một số hành động khác của người dùng, ví dụ như điều chỉnh màn hình từ chế độ hiển thị dọc sang chế độ hiển thị ngang tùy theo vị trí của thiết bị, hoặc cho phép người dùng lái xe đua bằng xoay thiết bị, giống như đang điều khiển vô-lăng. Các thiết bị Android sau khi khởi động sẽ hiển thị màn hình chính, điểm khởi đầu với các thông tin chính trên thiết bị, tương tự như khái niệm desktop (bàn làm việc) trên máy tính để bàn. Màn hính chính Android thường gồm nhiều biểu tượng (icon) và tiện ích (widget); biểu tượng ứng
  • 7. dụng sẽ mở ứng dụng tương ứng, còn tiện ích hiển thị những nội dung sống động, cập nhật tự động như dự báo thời tiết, hộp thư của người dùng, hoặc những mẩu tin thời sự ngay trên màn hình chính. Màn hình chính có thể gồm nhiều trang xem được bằng cách vuốt ra trước hoặc sau, mặc dù giao diện màn hình chính của Android có thể tùy chỉnh ở mức cao, cho phép người dùng tự do sắp đặt hình dáng cũng như hành vi của thiết bị theo sở thích. Những ứng dụng do các hãng thứ ba có trên Google Play và các kho ứng dụng khác còn cho phép người dùng thay đổi "chủ đề" của màn hình chính, thậm chí bắt chước hình dáng của hệ điều hành khác như Windows Phone chẳng hạn. Phần lớn những nhà sản xuất, và một số nhà mạng, thực hiện thay đổi hình dáng và hành vi của các thiết bị Android của họ để phân biệt với các hãng cạnh tranh. Ở phía trên cùng màn hình là thanh trạng thái, hiển thị thông tin về thiết bị và tình trạng kết nối. Thanh trạng thái này có thể "kéo" xuống để xem màn hình thông báo gồm thông tin quan trọng hoặc cập nhật của các ứng dụng, như email hay tin nhắn SMS mới nhận, mà không làm gián đoạn hoặc khiến người dùng cảm thấy bất tiện. Trong các phiên bản đời đầu, người dùng có thể nhấn vào thông báo để mở ra ứng dụng tương ứng, về sau này các thông tin cập nhật được bổ sung theo tính năng, như có khả năng lập tức gọi ngược lại khi có cuộc gọi nhỡ mà không cần phải mở ứng dụng gọi điện ra. Thông báo sẽ luôn nằm đó cho đến khi người dùng đã đọc hoặc xóa nó đi. Android 2.3 Android 4.0 Giao diện đơn giản Giao diện tinh tế hơn, trong suốt và đẹp mắt hơn Chỉ hỗ trợ phím ảo là phím Home Hỗ trợ các phím ảo: Home, Back, Menu Không có widget menu Có Widget menu giúp tìm nhanh thông tin mà không cần mở ứng dụng 6.3.Sự khác nhau về tính năng Android 2.3 Android 4.0 Thiết kế tối ưu hóa cho Smartphone Thiết kế tối ưu hóa cho Smartphone và Tablet Chỉ có thể xóa tất các các thông báo cùng lúc trên trình quản lý Chỉ có thể xóa riêng rẽ các thông báo cùng lúc trên trình quản lý Chỉ có thể trả lời, ngắt cuộc gọi khi màn hình bị khóa Có thể thực hiện thêm 1 số tính năng khi màn hình bị khoái ngoài trả lời , ngắt cuộc gọi như
  • 8. gửi tin nhắn Không có tính năng mở khóa màn hình nhận diện khuôn mặt Có tính năng mở khóa màn hình nhận diện khuôn mặt Không hỗ trợ chỉnh sửa hình ảnh Hỗ trợ chỉnh sửa hình ảnh , tự động nhận diện được tất cả các camera trên thiết bị 6.4.Sự khác nhau về giao thức mạng Android 2.3 Android 4.0 Không hỗ trợ giao thức https Hỗ trợ giao thức https