SlideShare a Scribd company logo
1 of 2
Bệnh còi xương ở trẻ biếng ăn
Bé lười ăn dẫn đến nguy cơ còi xương cao. Và còi xương là một bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất
là trẻ dưới 3 tuổi. Còi xương là một bệnh loãng xương do thiếu hoặc rối loạn chuyển hóa
vitamin D trong cơ thể. Bệnh do cơ thể thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp
thu, chuyển hóa canxi và phốt pho (là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương).




Bổ sung protein cho bé lười ăn thịt
Những mẫu chuyện vui về cách dạy dỗ con của bố mẹ
Những cách khắc phục tình trạng lười ăn ở trẻ

1. Nguyên nhân còi xương
- Thiếu ánh nắng mặt trời: đây là nguyên nhân hay gặp nhất do thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp
xúc nắng sớm sẽ hay bị ốm. Do vậy có không ít trẻ có cân nặng tốt, thậm chí thừa cân cũng bị
còi xương do cha mẹ giữ gìn quá cẩn thận nên ít được tiếp xúc với ánh nắng.
- Các bà mẹ cần lưu ý trẻ 2 tuần tuổi đã cần được tắm nắng: tốt nhất là vào buổi sáng sớm
(trước 9 giờ) nếu không có thời gian thì buổi chiều (sau 4 giờ). Trung bình yêu cầu 2
tiếng/tuần hay 10-15 phút/ngày tùy vào khả năng của trẻ và mức độ phát triển xương vận
động (nếu trẻ ít ốm hoặc trẻ có biểu hiện của chớm còi xương có thể tắm nắng lâu hơn).
- Sai lầm trong chế độ ăn dặm của trẻ: ăn sữa bò ở trẻ dưới 1 tuổi là lứa tuổi nhu cầu vitamin
D đang rất cao và nguồn dự trữ canxi hay thiếu hụt ở trẻ đẻ nhẹ cân, đẻ non, vì vậy ở những
trẻ này rất thiếu vitamin D dẫn đến còi xương.

Hoặc những trẻ ăn quá nhiều chất bột, đạm (thịt) gây tình trạng toan chuyển hóa - tăng đào
thải canxi ra nước tiểu. Hoặc do trong chế độ ăn dặm hằng ngày không cho hoặc cho quá ít
dầu/mỡ dẫn đến không có dung môi hòa tan để hấp thu được vitamin D.
- Các yếu tố thuận lợi khác: tuổi (càng nhỏ càng dễ bị còi xương), đẻ non, suy dinh dưỡng
bào thai, hay mắc bệnh nhiễm khuẩn, trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài.

2. Các dấu hiệu trẻ bị còi xương
- Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: hay bị giật mình, quấy khóc về đêm; ra nhiều mồ hôi kể cả ban
đêm hoặc trời không nóng nhất là vùng đầu, gáy (ra mồ hôi trộm); rụng tóc hình vành khăn;
đầu bẹp cá trê theo tư thế nằm; bướu trán hay bướu đỉnh nổi rõ.
- Với trẻ trên 6 tháng tuổi có thêm các dấu hiệu sau: thóp lâu liền; chậm mọc răng, răng hay
bị sâu, răng mọc lộn xộn; chậm phát triển vận động (chậm biết bò, ngồi, đi, đứng...)
- Nếu tình trạng còi xương kéo dài bé có thể bị chân vòng kiềng, vẹo cột sống, lồng ngực
hình gà có chuỗi hạt sườn, có vòng cổ chân, vòng cổ tay. Trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng, da
xanh thiếu máu...
- Đối với thể còi xương cấp có thể có các dấu hiệu: tiếng thở rít thanh quản, có những cơn
khóc lặng, hay nôn, nấc khi ăn. Có thể co giật do hạ canxi máu

3. Cách phòng bệnh còi xương cho trẻ
- Với mẹ: để phòng bị còi xương ở trẻ các chuyên gia y tế khuyến cáo là trong thời gian mang
thai và cho con bú người mẹ cần được tắm nắng, có thời gian hoạt động ngoài trời, nên ăn
những thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Nếu mẹ không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng
mặt trời thì cần được uống bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Với con: Trẻ sinh ra cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ không chỉ có
một hàm lượng vitamin D nhất định mà còn chứa những chất chuyển hóa của vitamin D. Sau
giai đoạn cai sữa vẫn tiếp tục cho bé uống sữa công thức tối thiểu 300-400ml/ngày.
Thông thường trẻ được cung cấp vitamin D từ 2 nguồn: từ thức ăn (sữa mẹ, gan, trứng, một
số loại rau quả...). Tuy nhiên hàm lượng vitamin D có trong sữa mẹ hoặc thức ăn không
nhiều. Ngoài ra vitamin D được tổng hợp từ các tiền vitamin D ở dưới da, dưới tác động
quang hóa của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời mới chính là nguồn cung cấp chủ yếu
vitamin D cho cơ thể trẻ. Trẻ em không bị còi xương hằng ngày cũng cần được tắm nắng
khoảng 10-15 phút trước 9 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều để tiền tố vitamin D trên da trẻ sẽ
được chuyển thành vitamin D.

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cần cho trẻ ăn nhiều hơn những thức ăn có đủ chất canxi, phốt pho để
phòng bệnh. Một số thực phẩm chứa nhiều canxi mà các bà mẹ có thể dùng nấu cho trẻ ăn là
cua, tép khô, ốc, tôm, cá , lòng đỏ trứng, hến, sữa bò tươi, sữa chua, vừng đen, rau ngót, rau
đay, rau muống...
Khi cho trẻ ăn dặm cha mẹ phải nhớ bổ sung đủ dầu/mỡ vào các bữa ăn dặm để bảo đảm đủ
chất béo làm dung môi giúp cơ thể hấp thu vitamin D.

Để điều trị bệnh còi xương thì cần cho trẻ uống vitamin D với liều dùng theo chỉ định của bác
sĩ và cho trẻ tắm nắng hàng ngày. Ngoài ra có thể cho trẻ uống thêm canxi. Chứ không phải
chỉ cho trẻ uống các chế phẩm có chứa canxi và ăn thêm xương là điều trị được.
Đối với trẻ đẻ non, thiếu cân, có thể cho uống vitamin D 400 đơn vị mỗi ngày trong suốt năm
đầu.
                                                                                    Sưu tầm

More Related Content

More from Thanh dang

Chao cho be bieng an (phan 3)
Chao cho be bieng an (phan 3)Chao cho be bieng an (phan 3)
Chao cho be bieng an (phan 3)
Thanh dang
 
Hau qua khi be bieng an
Hau qua khi be bieng anHau qua khi be bieng an
Hau qua khi be bieng an
Thanh dang
 
Các loại rau củ quả tốt cho bé khi đông về
Các loại rau củ quả tốt cho bé khi đông vềCác loại rau củ quả tốt cho bé khi đông về
Các loại rau củ quả tốt cho bé khi đông về
Thanh dang
 
Các dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
Các dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡngCác dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
Các dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
Thanh dang
 
Bệnh sâu răng
Bệnh sâu răngBệnh sâu răng
Bệnh sâu răng
Thanh dang
 
Pr public relation
Pr   public relationPr   public relation
Pr public relation
Thanh dang
 

More from Thanh dang (16)

Cách nấu chè giải nhiệt cho bé biếng ăn
Cách nấu chè giải nhiệt cho bé biếng ănCách nấu chè giải nhiệt cho bé biếng ăn
Cách nấu chè giải nhiệt cho bé biếng ăn
 
Khi nào mới tập cho bé ăn cơm
Khi nào mới tập cho bé ăn cơmKhi nào mới tập cho bé ăn cơm
Khi nào mới tập cho bé ăn cơm
 
Khi nào cho bé uống nước ép trái cây
Khi nào cho bé uống nước ép trái câyKhi nào cho bé uống nước ép trái cây
Khi nào cho bé uống nước ép trái cây
 
Tại sao bé bụ bẫm lại bị còi xương ?
Tại sao bé bụ bẫm lại bị còi xương ?Tại sao bé bụ bẫm lại bị còi xương ?
Tại sao bé bụ bẫm lại bị còi xương ?
 
Vi sao tre nho hay dau bung
Vi sao tre nho hay dau bungVi sao tre nho hay dau bung
Vi sao tre nho hay dau bung
 
Chao cho be bieng an (phan 3)
Chao cho be bieng an (phan 3)Chao cho be bieng an (phan 3)
Chao cho be bieng an (phan 3)
 
Me co hieu nhung gi be noi qua tieng khoc
Me co hieu nhung gi be noi qua tieng khocMe co hieu nhung gi be noi qua tieng khoc
Me co hieu nhung gi be noi qua tieng khoc
 
Benh cut trau o tre nho
Benh cut trau o tre nhoBenh cut trau o tre nho
Benh cut trau o tre nho
 
Chao cho tre bieng an (phan 2)
Chao cho tre bieng an (phan 2)Chao cho tre bieng an (phan 2)
Chao cho tre bieng an (phan 2)
 
Cac giai doan phat trien nhan thuc cua tre nho
Cac giai doan phat trien nhan thuc cua tre nhoCac giai doan phat trien nhan thuc cua tre nho
Cac giai doan phat trien nhan thuc cua tre nho
 
Tre bieng an
Tre bieng anTre bieng an
Tre bieng an
 
Hau qua khi be bieng an
Hau qua khi be bieng anHau qua khi be bieng an
Hau qua khi be bieng an
 
Các loại rau củ quả tốt cho bé khi đông về
Các loại rau củ quả tốt cho bé khi đông vềCác loại rau củ quả tốt cho bé khi đông về
Các loại rau củ quả tốt cho bé khi đông về
 
Các dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
Các dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡngCác dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
Các dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
 
Bệnh sâu răng
Bệnh sâu răngBệnh sâu răng
Bệnh sâu răng
 
Pr public relation
Pr   public relationPr   public relation
Pr public relation
 

Bệnh còi xương ở trẻ biếng ăn

  • 1. Bệnh còi xương ở trẻ biếng ăn Bé lười ăn dẫn đến nguy cơ còi xương cao. Và còi xương là một bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Còi xương là một bệnh loãng xương do thiếu hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Bệnh do cơ thể thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, chuyển hóa canxi và phốt pho (là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương). Bổ sung protein cho bé lười ăn thịt Những mẫu chuyện vui về cách dạy dỗ con của bố mẹ Những cách khắc phục tình trạng lười ăn ở trẻ 1. Nguyên nhân còi xương - Thiếu ánh nắng mặt trời: đây là nguyên nhân hay gặp nhất do thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc nắng sớm sẽ hay bị ốm. Do vậy có không ít trẻ có cân nặng tốt, thậm chí thừa cân cũng bị còi xương do cha mẹ giữ gìn quá cẩn thận nên ít được tiếp xúc với ánh nắng. - Các bà mẹ cần lưu ý trẻ 2 tuần tuổi đã cần được tắm nắng: tốt nhất là vào buổi sáng sớm (trước 9 giờ) nếu không có thời gian thì buổi chiều (sau 4 giờ). Trung bình yêu cầu 2 tiếng/tuần hay 10-15 phút/ngày tùy vào khả năng của trẻ và mức độ phát triển xương vận động (nếu trẻ ít ốm hoặc trẻ có biểu hiện của chớm còi xương có thể tắm nắng lâu hơn). - Sai lầm trong chế độ ăn dặm của trẻ: ăn sữa bò ở trẻ dưới 1 tuổi là lứa tuổi nhu cầu vitamin D đang rất cao và nguồn dự trữ canxi hay thiếu hụt ở trẻ đẻ nhẹ cân, đẻ non, vì vậy ở những trẻ này rất thiếu vitamin D dẫn đến còi xương. Hoặc những trẻ ăn quá nhiều chất bột, đạm (thịt) gây tình trạng toan chuyển hóa - tăng đào thải canxi ra nước tiểu. Hoặc do trong chế độ ăn dặm hằng ngày không cho hoặc cho quá ít dầu/mỡ dẫn đến không có dung môi hòa tan để hấp thu được vitamin D. - Các yếu tố thuận lợi khác: tuổi (càng nhỏ càng dễ bị còi xương), đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, hay mắc bệnh nhiễm khuẩn, trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài. 2. Các dấu hiệu trẻ bị còi xương - Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: hay bị giật mình, quấy khóc về đêm; ra nhiều mồ hôi kể cả ban
  • 2. đêm hoặc trời không nóng nhất là vùng đầu, gáy (ra mồ hôi trộm); rụng tóc hình vành khăn; đầu bẹp cá trê theo tư thế nằm; bướu trán hay bướu đỉnh nổi rõ. - Với trẻ trên 6 tháng tuổi có thêm các dấu hiệu sau: thóp lâu liền; chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn; chậm phát triển vận động (chậm biết bò, ngồi, đi, đứng...) - Nếu tình trạng còi xương kéo dài bé có thể bị chân vòng kiềng, vẹo cột sống, lồng ngực hình gà có chuỗi hạt sườn, có vòng cổ chân, vòng cổ tay. Trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng, da xanh thiếu máu... - Đối với thể còi xương cấp có thể có các dấu hiệu: tiếng thở rít thanh quản, có những cơn khóc lặng, hay nôn, nấc khi ăn. Có thể co giật do hạ canxi máu 3. Cách phòng bệnh còi xương cho trẻ - Với mẹ: để phòng bị còi xương ở trẻ các chuyên gia y tế khuyến cáo là trong thời gian mang thai và cho con bú người mẹ cần được tắm nắng, có thời gian hoạt động ngoài trời, nên ăn những thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Nếu mẹ không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì cần được uống bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. - Với con: Trẻ sinh ra cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ không chỉ có một hàm lượng vitamin D nhất định mà còn chứa những chất chuyển hóa của vitamin D. Sau giai đoạn cai sữa vẫn tiếp tục cho bé uống sữa công thức tối thiểu 300-400ml/ngày. Thông thường trẻ được cung cấp vitamin D từ 2 nguồn: từ thức ăn (sữa mẹ, gan, trứng, một số loại rau quả...). Tuy nhiên hàm lượng vitamin D có trong sữa mẹ hoặc thức ăn không nhiều. Ngoài ra vitamin D được tổng hợp từ các tiền vitamin D ở dưới da, dưới tác động quang hóa của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời mới chính là nguồn cung cấp chủ yếu vitamin D cho cơ thể trẻ. Trẻ em không bị còi xương hằng ngày cũng cần được tắm nắng khoảng 10-15 phút trước 9 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều để tiền tố vitamin D trên da trẻ sẽ được chuyển thành vitamin D. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cần cho trẻ ăn nhiều hơn những thức ăn có đủ chất canxi, phốt pho để phòng bệnh. Một số thực phẩm chứa nhiều canxi mà các bà mẹ có thể dùng nấu cho trẻ ăn là cua, tép khô, ốc, tôm, cá , lòng đỏ trứng, hến, sữa bò tươi, sữa chua, vừng đen, rau ngót, rau đay, rau muống... Khi cho trẻ ăn dặm cha mẹ phải nhớ bổ sung đủ dầu/mỡ vào các bữa ăn dặm để bảo đảm đủ chất béo làm dung môi giúp cơ thể hấp thu vitamin D. Để điều trị bệnh còi xương thì cần cho trẻ uống vitamin D với liều dùng theo chỉ định của bác sĩ và cho trẻ tắm nắng hàng ngày. Ngoài ra có thể cho trẻ uống thêm canxi. Chứ không phải chỉ cho trẻ uống các chế phẩm có chứa canxi và ăn thêm xương là điều trị được. Đối với trẻ đẻ non, thiếu cân, có thể cho uống vitamin D 400 đơn vị mỗi ngày trong suốt năm đầu. Sưu tầm