SlideShare a Scribd company logo
GIẢI ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN MẠNG MÁY TÍNH 
1.Mô hình tham chiếu OSI (Open Systems Interconnection): vai trò và chức năng của các tầng 
trong mô hình này. 
Mô hình tham khảo OSI 
Tầng 7: Tầng ứng dụng (Application Layer) 
Đây là tầng trên cùng, cung cấp các ứng dụng truy xuất đến các dịch vụ mạng. Nó bao 
gồm các ứng dụng của người dùng, ví dụ như các Web Browser (Netscape Navigator, 
Internet Explorer ), các Mail User Agent (Outlook Express, Netscape Messenger, ...) 
hay các chương trình làm server cung cấp các dịch vụ mạng như các Web Server 
(Netscape Enterprise, Internet Information Service, Apache, ...), Các FTP Server, các 
Mail server (Send mail, MDeamon). Người dùng mạng giao tiếp trực tiếp với tầng này. 
Tầng 6: Tầng trình bày (Presentation Layer) 
Tầng này đảm bảo các máy tính có kiểu định dạng dữ liệu khác nhau vẫn có thể trao đổi 
thông tin cho nhau. Thông thường các mày tính sẽ thống nhất với nhau về một kiểu định 
dạng dữ liệu trung gian để trao đổi thông tin giữa các máy tính. Một dữ liệu cần gởi đi 
sẽ được tầng trình bày chuyển sang định dạng trung gian trước khi nó được truyền lên 
mạng. Ngược lại, khi nhận dữ liệu từ mạng, tầng trình bày sẽ chuyển dữ liệu sang định 
dạng riêng của nó. 
Tầng 5: Tầng giao dịch (Session Layer) 
Tầng này cho phép các ứng dụng thiết lập, sử dụng và xóa các kênh giao tiếp giữa chúng 
(được gọi là giao dịch). Nó cung cấp cơ chế cho việc nhận biết tên và các chức năng về 
bảo mật thông tin khi truyền qua mạng. 
Tầng 4: Tầng vận chuyển (Transport Layer) 
Tầng này đảm bảo truyền tải dữ liệu giữa các quá trình. Dữ liệu gởi đi được đảm bảo 
không có lỗi, theo đúng trình tự, không bị mất mát, trùng lắp. Đối với các gói tin có kích
thước lớn, tầng này sẽ phân chia chúng thành các phần nhỏ trước khi gởi đi, cũng như 
tập hợp lại chúng khi nhận được. 
Tầng 3: Tầng mạng (Network Layer) 
Tầng này đảm bảo các gói tin dữ liệu (Packet) có thể truyền từ máy tính này đến máy 
tính kia cho dù không có đường truyền vật lý trực tiếp giữa chúng. Nó nhận nhiệm vụ 
tìm đường đi cho dữ liệu đến các đích khác nhau trong mạng. 
Tầng 2: Tầng liên kết dữ liệu (Data-Link Layer) 
Tầng này đảm bảo truyền tải các khung dữ liệu (Frame) giữa hai máy tính có đường 
truyền vật lý nối trực tiếp với nhau. Nó cài đặt cơ chế phát hiện và xử lý lỗi dữ liệu 
nhận. 
Tầng 1: Tầng vật ký (Physical Layer) 
Điều khiển việc truyền tải thật sự các bit trên đường truyền vật lý. Nó định nghĩa các tín 
hiệu điện, trạng thái đường truyền, phương pháp mã hóa dữ liệu, các loại đầu nối được 
sử dụng. 
2.Mô hình tham chiếu TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol): vai trò và chức 
năng của các tầng trong mô hình này. 
Mô hình TCP/IP 
TCP/IP có cấu trúc tương tự như mô hình OSI, tuy nhiên để đảm bảo tính tương thích giữa các 
mạng và sự tin cậy của việc truyền thông tin trên mạng, bộ giao thức TCP/IP được chia thành 2 
phần riêng biệt: giao thức IP sử dụng cho việc kết nối mạng và giao thức TCP để đảm bảo việc 
truyền dữ liệu một cách tin cậy. 
Lớp ứng dụng: Tại mức cao nhất này, người sử dụng thực hiện các chương trình ứng dụng truy 
xuất đến các dịch vụ hiện hữu trên TCP/IP Internet. Một ứng dụng tương tác với một trong những
protocol ở mức giao vận (transport) để gửi hoặc nhận dữ liệu. Mỗi chương trình ứng dụng chọn 
một kiểu giao vận mà nó cần, có thể là một dãy tuần tự từng thông điệp hoặc một chuỗi các byte 
liên tục. Chương trình ứng dụng sẽ gửi dữ liệu đi dưới dạng nào đó mà nó yêu cầu đến lớp giao 
vận. 
Lớp giao vận: Nhiệm vụ cơ bản của lớp giao vận là cung cấp phưng tiện liên lạc từ một chương 
trình ứng dụng này đến một chưng trình ứng dụng khác. Việc thông tin liên lạc đó thường được 
gọi là end-to-end. Mức chuyên trở có thể điều khiển luông thông tin. Nó cũng có thể cung cấp sự 
giao vận có độ tin cậy, bảo đảm dữ liệu đến nơi mà không có lỗi và theo đúng thứ tự. Để làm 
được điều đó, phần mềm protocol lớp giao vận cung cấp giao thức TCP, trong quá trình trao đổi 
thông tin nơi nhận sẽ gửi ngược trở lại một xác nhận (ACK) và nơi gửi sẽ truyền lại những gói dữ 
liệu bị mất. Tuy nhiên trong những môi trường truyền dẫn tốt như cáp quang chẳng hạn thì việc 
xy ra lỗi là rất nhỏ. Lớp giao vận có cung cấp một giao thức khác đó là UDP. 
Lớp Internet: Nhiệm vụ cơ bản của lớp này là xử lý việc liên lạc của các thiết bị trên mạng. Nó 
nhận được một yêu cầu để gửi gói dữ liệu từ lớp cùng với một định danh của máy mà gói dữ liệu 
phi được gửi đến. Nó đóng segment vào trong một packet, điền vào phần đầu của packet, sau 
đó sử dụng các giao thức định tuyến để chuyển gói tin đến được đích của nó hoặc trạm kế tiếp. 
Khi đó tại nơi nhận sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chúng, và sử dụng tiếp các giao thức định tuyến 
để xử lý gói tin. Đối với những packet được xác định thuộc cùng mạng cục bộ, phần mềm 
Internet sẽ cắt bỏ phần đầu của packet, và chọn một trong các giao thức lớp chuyên trở thích 
hợp để xử lý chúng. Cuối cùng, lớp Internet gửi và nhận các thông điệp kiểm soát và sử lý lỗi 
ICMP. 
Lớp giao tiếp mạng: Lớp thấp nhất của mô hình TCP/IP chính là lớp giao tiếp mạng, có trách 
nhiệm nhận các IP datagram và truyền chúng trên một mạng nhất định. Người ta lại chia lớp giao 
tiếp mạng thành 2 lớp con là: 
+Lớp vật lý: Lớp vật lý làm việc với các thiết bị vật lý, truyền tới dòng bit 0, 1 từ ni gửi đến nơi
nhận. 
+Lớp liên kết dữ liệu: Tại đây dữ liệu được tổ chức thành các khung (frame). Phần đầu khung 
chứa địa chỉ và thông tin điều khiển, phần cuối khung dành cho viêc phát hiện lỗi. 
3.Các loại đường truyền được sử dụng trong mạng máy tính và ưu, nhược điểm của từng loại. 
Các loại đường truyền được sử dụng trong mang máy tính hiện nay: Vô tuyến và hữu tuyến. 
1.Đường truyền vô tuyến: Tín hiệu được truyền đi trong môi trường không khí. 
-Ưu điểm: dễ dàng kết lối, chi phí thấp. 
-Nhược điểm: đường truyền và tốc độ không ổn định, đôi khi không bắt được mạng, phạm vi sử 
dụng hẹp. 
2.Đường truyền hữu tuyến: Tín hiệu được truyền trong phương tiện truyền: cáp đôi dây xoắn, cáp 
đồng trục, cáp quang. 
-Ưu điểm: đường truyền và tốc độ truyền ổn định, sử dụng rộng rãi. 
-Nhược điểm: chi phí lắp đặt cao, kết lối phức tạp. 
4.Mối quan hệ giữa các tầng và các loại địa chỉ trong mô hình TCP/IP. Các loại đơn vị dữ liệu 
giao thức (Protocol Data Unit - PDU) được sử dụng tại mỗi tầng, ví dụ minh họa. 
Mối quan hệ giữa các tầng và địa chỉ trong TCP/IP: tầng vận chuyển dùng địa chỉ cổng (port), 
tầng mạng dùng địa chỉ IP, tầng liên kết dữ liệu dùng địa chỉ Vật lý (vd MAC address). 
Tầng vật lý và tầng vận chuyển bằng với địa chỉ cổng. 
Tầng mạng bằng địa chỉ IP. 
Tầng vật lý bằng với địa chỉ vật lý. 
Đơn vị dữ liệu giao thức - Protocol data units (PDUs): các gói dữ liệu được trao đổi giữa các thực 
thể đồng tầng. 
5.Các điểm chính trong đặc tả kỹ thuật của các chuẩn IEEE 802.3 10Base-2, IEEE 802.3 
10Base-T và IEEE 802.3 1000Base-T; quy tắc 5-4-3. 
Các điểm chính trong đặc tả kỹ thuật của các chuẩn IEEE 802.3 10Base-2, IEEE 802.3 10Base-
5, và IEEE 802.3 10Base-T: 
-IEEE 802.3 10Base-2: Giải tần cơ sở Ethernet 10Mbps đối với cáp đồng trục khoảng cách tối đa 
là 185 m, ngoài ra còn có Ethernet đường kính nhỏ, kim loại mỏng hoặc mạng lưới nhỏ. (10 
Mbps baseband Ethernet over coaxial cable with a maximum distance of 185 meters. Also 
referred to as Thin Ethernet or Thinnet or Thinwire). 
-IEEE 802.3 10Base-5: Giải tần cơ sở Ethernet 10Mbps đối với cáp đồng trục khoảng cách tối đa 
là 500 m, ngoài ra còn có Ethernet đường kính rộng, kim loại dày hoặc mạng lưới dầy. (10 Mbps 
baseband Ethernet over coaxial cable with a maximum distance of 500 meters. Also referred to 
as Thick Ethernet or Thicknet or Thickwire) 
-IEEE 802.3 10Base-T: Giải tần cơ sở Ethernet 10Mbps đối với cáp đôi dây soắn chuổi tối đa là 
100 m (10 Mbps baseband Ethernet over twisted pair cables with a maximum length of 100 
meters). 
-Quy tắc 5-4-3 được áp dụng cho mỗi chuẩn: chuẩn 10base-2 và 10base-5 không áp dụng; còn 
chuẩn 10base-T thì áp dụng. loại 5-4-3 UTP. 
6.Giao thức điều khiển truy cập phương tiện truyền CSMA/CD và giao thức PPP. 
-Giao thức điều khiển truy cập phương tiện truyền CSMA/CD: 
Là truy nhập ngẫu nhiên, nghe đường truyền, nghe đường dây, đường dây không bận thì phát. 
Nếu 
bận có thể dùng: 
Giải pháp “tạm quay lui”, thời gian chết tăng, xung đột giảm. 
­, xung đột ¯Giải pháp “kiên trì đợi” tiếp tục nghe rồi phát T 
Giải pháp “đợi với xác suất p”, đây là giải pháp trung gian của 2 giải pháp trên. Thời gian chết 
của đường dây ở mức trung bình, khả năng xung đột ở mức trung bình. 
Thiết bị để nghe đường dây gọi là Transceiver 
Nhận xét:
•CSMA /CD dễ thực hiện, đơn giản. 
•Nhưng không điều hoà lưu thông. 
•Sử dụng khi lưu thông ít. 
•Chuẩn là 802.3, được dùng trong mạng Ethernet 
-Giao thức PPP: 
Là một giao thức liên kết dữ liệu, thường được dùng để thiết lập một kết nối trực tiếp giữa 2 nút 
mạng. Nó có thể cung cấp kết nối xác thực, mã hóa việc truyền dữ liệu... 
PPP được sử dụng bằng nhiều kiểu mạng vật lý khác nhau, bao gồm cáp tuần tự , dây điện 
thoại, mạng điện thoại, radio và cáp quang giống như SONET. Đa phần các nhà cung cấp dịch 
vụ Internet đều sử dụng PPP cho khách hàng để truy cập Internet. Hai kiểu đóng gói dữ liệu của 
PPP là PPPoE (Point-to-Point Protocol over Ethernet) và PPPoA (Point-to-Point Protocol over 
ATM), chúng được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet để kết nối tới dịch vụ Internet. 
7.Sơ đồ chân nối cho RJ-45 connector theo chuẩn T568-A và T568-B; vai trò của các chân khi 
sử dụng để nối kết mạng LAN theo chuẩn Ethernet với các tốc độ 10, 100 và 1000 Mbps. 
T568A:T568B: 
1. Trắng xanh lá 
2. Xanh lá 
3. Trắng cam 
4. Xanh dương 
5. Trắng xanh dương 
6. Cam 
7. Trắng nâu 
8. Nâu 
1. Trắng cam 
2. Cam
3. Trắng xanh lá 
4. Xanh dương 
5. Trắng xanh dương 
6. Xanh lá 
7. Trắng nâu 
8. Nâu 
ĐốivớiEthernet tốcđộ<1000Mbps thìchân1,2: truyền; chân3,6: nhận; 4, 5, 7, 8: 
khôngdùngđểtruyền/nhậndữliệu. 
8.Các thiết bị liên kết mạng và đặc tính của chúng: hub, repeater, bridge, switch, router… 
a.Repeater: 
Repeater là một thiết bị ở lớp 1 (Physical Layer) trong mô hình OSI. Repeater có vai trò khuếch 
đại tín hiệu vật lý ở đầu vào và cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở đầu ra để có thể đến được 
những chặng đường tiếp theo trong mạng. Điện tín, điện thoại, truyền thông tin qua sợi quang… 
và các nhu cầu truyền tín hiệu đi xa đều cần sử dụng Repeater. 
b.Hub: 
Hub được coi là một Repeater có nhiều cổng. Một Hub có từ 4 đến 24 cổng và có thể còn nhiều 
hơn. Trong phần lớn các trường hợp, Hub được sử dụng trong các mạng 10BASE-T hay 
100BASE-T. Khi cấu hình mạng là hình sao (Star topology), Hub đóng vai trò là trung tâm của 
mạng. Với một Hub, khi thông tin vào từ một cổng và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác. 
Hub có 2 loại là Active Hub và Smart Hub. Active Hub là loại Hub được dùng phổ biến, cần được 
cấp nguồn khi hoạt động, được sử dụng để khuếch đại tín hiệu đến và cho tín hiệu ra những 
cổng còn lại, đảm bảo mức tín hiệu cần thiết. Smart Hub (Intelligent Hub) có chức năng tương tự 
như Active Hub, nhưng có tích hợp thêm chip có khả năng tự động dò lỗi - rất hữu ích trong 
trường hợp dò tìm và phát hiện lỗi trong mạng. 
c.Bridge:
Bridge là thiết bị mạng thuộc lớp 2 của mô hình OSI (Data Link Layer). Bridge được sử dụng để 
ghép nối 2 mạng để tạo thành một mạng lớn duy nhất. Bridge được sử dụng phổ biến để làm cầu 
nối giữa hai mạng Ethernet. Bridge quan sát các gói tin (packet) trên mọi mạng. Khi thấy một gói 
tin từ một máy tính thuộc mạng này chuyển tới một máy tính trên mạng khác, Bridge sẽ sao chép 
và gửi gói tin này tới mạng đích. 
Ưu điểm của Bridge là hoạt động trong suốt, các máy tính thuộc các mạng khác nhau vẫn có thể 
gửi các thông tin với nhau đơn giản mà không cần biết có sự “can thiệp” của Bridge. Một Bridge 
có thể xử lý được nhiều lưu thông trên mạng như Novell, Banyan… cũng như là địa chỉ IP cùng 
một lúc. 
Nhược điểm của Bridge là chỉ kết nối những mạng cùng loại và sử dụng Bridge cho những mạng 
hoạt động nhanh sẽ khó khăn nếu chúng không nằm gần nhau về mặt vật lý. 
d.Switch: 
Switch đôi khi được mô tả như là một Bridge có nhiều cổng. Trong khi một Bridge chỉ có 2 cổng 
để liên kết được 2 segment mạng với nhau, thì Switch lại có khả năng kết nối được nhiều 
segment lại với nhau tuỳ thuộc vào số cổng (port) trên Switch. Cũng giống như Bridge, Switch 
cũng “học” thông tin của mạng thông qua các gói tin (packet) mà nó nhận được từ các máy trong 
mạng. Switch sử dụng các thông tin này để xây dựng lên bảng Switch, bảng này cung cấp thông 
tin giúp các gói thông tin đến đúng địa chỉ. 
Ngày nay, trong các giao tiếp dữ liệu, Switch thường có 2 chức năng chính là chuyển các khung 
dữ liệu từ nguồn đến đích, và xây dựng các bảng Switch. Switch hoạt động ở tốc độ cao hơn 
nhiều so với Repeater và có thể cung cấp nhiều chức năng hơn như khả năng tạo mạng LAN ảo 
(VLAN). 
e.Router: 
Router là thiết bị mạng lớp 3 của mô hình OSI (Network Layer). Router kết nối hai hay nhiều 
mạng IP với nhau. Các máy tính trên mạng phải “nhận thức” được sự tham gia của một router,
nhưng đối với các mạng IP thì một trong những quy tắc của IP là mọi máy tính kết nối mạng đều 
có thể giao tiếp được với router. 
Ưu điểm của Router: Về mặt vật lý, Router có thể kết nối với các loại mạng khác lại với nhau, từ 
những Ethernet cục bộ tốc độ cao cho đến đường dây điện thoại đường dài có tốc độ chậm. 
Nhược điểm của Router: Router chậm hơn Bridge vì chúng đòi hỏi nhiều tính toán hơn để tìm ra 
cách dẫn đường cho các gói tin, đặc biệt khi các mạng kết nối với nhau không cùng tốc độ. Một 
mạng hoạt động nhanh có thể phát các gói tin nhanh hơn nhiều so với một mạng chậm và có thể 
gây ra sự nghẽn mạng. Do đó, Router có thể yêu cầu máy tính gửi các gói tin đến chậm hơn. 
f.Gateway: 
Gateway cho phép nối ghép hai loại giao thức với nhau. Ví dụ: mạng của bạn sử dụng giao thức 
IP và mạng của ai đó sử dụng giao thức IPX, Novell, DECnet, SNA… hoặc một giao thức nào đó 
thì Gateway sẽ chuyển đổi từ loại giao thức này sang loại khác. 
Qua Gateway, các máy tính trong các mạng sử dụng các giao thức khác nhau có thể dễ dàng 
“nói chuyện” được với nhau. Gateway không chỉ phân biệt các giao thức mà còn còn có thể phân 
biệt ứng dụng như cách bạn chuyển thư điện tử từ mạng này sang mạng khác, chuyển đổi một 
phiên làm việc từ xa… 
9.Cơ chế lọc và chuyển tiếp frame dữ liệu của bridge/switch. 
Bridge: 
- Cơ chế lọc: 
Những frames được gởi cho các nút trong cùng một đoạn mạng cục bộ thường thì không được 
chuyển tiếp đến các đoạn mạng cục bộ khác.Các đoạn trở thành các miền xung đột tách biệt. 
- Chuyển tiếp: 
Khi bridge nhận một khung dữ liệu:Tìm kiếm địa chỉ MAC đích trong bridge table Nếu một mục 
được tìm thấy cho địa chỉ đích đó thì {nếu đích đến nằm trên cùng đoạn mạng nhận được frame 
thì hủy bỏ frame đó ngược lại chuyển tiếp frame đó đến mạch giao tiếp (cổng) được chỉ trong
mục tìm được} ngược lại làm lụt. Chuyển tiếp đến tất cả các cổng trừ cổng đã nhận được frame 
đó. 
Switch: 
Store-and-forward: Toàn bộ frame được nhận trước khi nó được chuyển tiếp đi. Độ trễ tăng lên 
đối với các frame lớn. Khả năng dò tìm lỗi là cao. 
Cut-through: Chuyển tiếp frame ngay khi kiểm tra xong địa chỉ (vật lý) đích. Không kiểm tra lỗi. 
Sinh ra độ trễ thấp nhất. 
Fragment-free switching: Chuyển tiếp frame sau khi nhận được 64 bytes đầu tiên. Lọc được các 
frame xung đột (có kích cỡ < 64 bytes) 
10.Giao thức IP (Internet Protocol): khuôn dạng gói IP (IP packet format), cơ chế truyền một IP 
packet từ nguồn đến đích. 
Giao thức liên mạng, thường gọi là giao thức IP (Internet Protocol) là một giao thức mạng hoạt 
động ở tầng 3 của mô hình OSI, nó qui định cách thức định địa chỉ các máy tính và cách thức 
chuyển tải các gói tin qua một liên mạng. IP được đặc tả trong bảng báo cáo kỹ thuật có tên 
RFC 
(Request For Comments) mã số 791 và là giao thức chủ yếu trong Bộ giao thức liên mạng. 
Cùng 
với giao thức TCP, IP trở thành trái tim của bộ giao thức Internet. IP có hai chức năng chính : 
cung cấp dịch vụ truyền tải dạng không nối kết để chuyển tải các gói tin qua một liên mạng ; và 
phân mãnh cũng như tập hợp lại các gói tin để hỗ trợ cho tầng liên kết dữ liệu với kích thước đơn 
vị truyền dữ liệu là khác nhau. 
Định dạng gói tin IP (IP Packet Format) 
Hình sau mô tả cấu trúc của một gói tin IP 
Ý nghĩa của các trường được mô tả như sau: 
ƒ Version (Phiên bản): Xác định phiên bản của giao thức đang được sử dụng.
ƒ IP Header Length (Chiều dài của phần tiêu đề : Xác định chiều dài của phần tiêu đề 
của gói tin, tính bằng đơn vị là từ - 32 bits (32-bit word). 
ƒ Type-of-Service (Kiểu của dịch vụ : Đặc tả mức độ quan trọng mà giao thức phía trên 
muốn xử lý gói tin. 
ƒ Total Length (Tổng chiều dài gói tin): Đặc tả chiều dài, tính bằng byte, của cả gói tin 
IP, bao gồm cả phần dữ liệu và tiêu đề. 
ƒ Identification ( Số nhận dạng ): Số nguyên nhận dạng gói tin dữ liệu hiện hành. 
Trường này được sử dụng để ráp lại các phân đoạn của gói tin. 
ƒ Flags (Cờ hiệu): Gồm 3 bít, bit có trọng số nhỏ để xác định gói tin có bị phân đọan 
hay không. Bit thứ 2 xác định có phải đây là phân đoạn cuối cùng của gói tin hay 
không. Bit có trọng số lớn nhất chưa sử dụng. 
ƒ Fragment Offset (Vị trí của phân đọan): Biểu thị vị trí của phân đoạn dữ liệu so với vị 
trí bắt đầu của gói dữ liệu gốc, nó cho phép máy nhận xây dựng lại gói tin ban đầu. 
ƒ Time-to-Live (Thời gian sống của gói tin): Lưu giữ bộ đếm thời gian, giá trị sẽ được 
giảm dần đến khi nó có giá trị là 0 thì gói tin sẽ bị xóa. Điều này giúp ngăn ngừa tình 
trạng gói tin được truyền đi lòng vòng không bao giờ đến được đích. 
ƒ Protocol(Giao thức): Biểu hiện giao thức ở tầng trên sẽ nhận gói tin khi nó đã được 
giao thức IP xử lý. 
ƒ Header Checksum (Tổng kiểm tra lỗi tiêu đề): kiểm tra tính toàn vẹn của phần tiêu đề. 
ƒ Source Addres : Địa của máy gởi gói tin. 
ƒ Destination Address: Địa chỉ của máy nhận gói tin. 
ƒ Options: Tùy chọn cho phép để hỗ trợ một số vấn đề, chẳng hạn vấn đề bảo mật. 
ƒ Data: Chứa dữ liệu của tầng trên gởi xuống cần truyền đi. 
Cơ chế truyền một IP packet từ nguồn đến đích: 
11.Địa chỉ IPv4: cấu trúc và các lớp địa chỉ; chia mạng con, private addresses.
Mỗi máy tính trên mạng TCP/IP phải được gán một địa chỉ luận lý có chiều dài 32 bits, gọi là địa 
chỉ IP. 
32 bits của địa chỉ IP được chia thành 2 phần : Phần nhận dạng mạng (network id) và phần 
nhận 
dạng máy tính (Host id). Phần nhận dạng mạng được dùng để nhận dạng một mạng và phải 
được 
gán bởi Trung tâm thông tin mạng Internet (InterNIC - Internet Network Information Center) nếu 
muốn nối kết vào mạng Internet. Phần nhận dạng máy tính dùng để nhận dạng một máy tính 
trong một mạng. 
Để dễ dàng cho việc đọc và hiểu bởi con người, 32 bits của địa chỉ IP được nhóm lại thành 4 
bytes và được phân cách nhau bởi 3 dấu chấm (.). Giá trị của mỗi bytes được viết lại dưới dạng 
thập phân, với giá trị hợp lệ nằm trong khoản từ 0 đến 255. 
Câu hỏi được đặt ra là bao nhiêu bits dành cho phần nhận dạng mạng và bao nhiêu bits dành 
cho 
phần nhận dạng máy tính. Người ta phân các địa chỉ ra thành 5 lớp : A, B, C, D và E. Trong đó, 
chỉ có lớp A, B và C được dùng cho các mục đích thương mại. Các bits có trọng số cao nhất chỉ 
định lớp mạng của địa chỉ. Hình sau mô tả cách phân chia lớp cho các địa chỉ IP. 
Thông tin chi tiết về các lớp được mô tả như bảng sau : 
M ột số địa chỉ IP đặc biệt 
ƒ Địa chỉ mạng (Network Address): là địa chỉ IP mà giá trị của tất cả các bits ở phần 
nhận dạng máy tính đều là 0, được sử dụng để xác định một mạng. 
o Ví dụ : 10.0.0.0; 172.18.0.0 ; 192.1.1.0 
ƒ Địa chỉ quảng bá (Broadcast Address) : Là địa chỉ IP mà giá trị của tất cả các bits ở 
phần nhận dạng máy tính đều là 1, được sử dụng để chỉ tất cả các máy tính trong 
mạng.
o Ví dụ : 10.255.255.255, 172.18.255.255, 192.1.1.255 
ƒ Mặt nạ mạng chuẩn (Netmask) : Là địa chỉ IP mà giá trị của các bits ở phần nhận 
dạng mạng đều là 1, các bits ở phần nhận dạng máy tính đều là 0. Như vậy ta có 3 
mặt nạ mạng tương ứng cho 3 lớp mạng A, B và C là : 
o Mặt nạ mạng lớp A : 255.0.0.0 
o Mặt nạ mạng lớp B : 255.255.0.0 
o Mặt nạ mạng lớp C : 255.255.255.0 
Ta gọi chúng là các mặt nạ mạng mặc định (Default Netmask) 
Lưu ý : Địa chỉ mạng, địa chỉ quảng bá, mặt nạ mạng không được dùng để đặt địa chỉ cho các 
máy tính 
ƒ Địa chỉ mạng 127.0.0.0 là địa chỉ được dành riêng để đặt trong phạm vi một máy tính. Nó chỉ 
có giá trị cục bộ ( trong phạm vi một máy tính). Thông thường khi cài đặt giao thức IP thì máy 
tính sẽ được gián địa chỉ 127.0.0.1. Địa chỉ này thông thường để kiểm tra xem giao thức IP trên 
máy hiện tại có hoạt động không. 
ƒ Địa chỉ dành riêng cho mạng cục bộ không nối kết trực tiếp Internet : Các mạng cục bộ không 
nối kết trực tiếp vào mạng Internet có thể sử dụng các địa chỉ mạng 
sau để đánh địa chỉ cho các máy tính trong mạng của mình : 
o Lớp A : 10.0.0.0 
o Lớp B : 172.16.0.0 đến 172.32.0.0 
o Lớp C : 192.168.0.0 
Ý nghĩa của Netmask 
Với một địa chỉ IP và một Netmask cho trước, ta có thể dùng phép toán AND BIT để tính ra được 
địa chỉ mạng mà địa chỉ IP này thuộc về. Công thức như sau : 
Network Address = IP Address & Netmask 
Ví dụ : Cho địa chỉ IP = 198.53.147.45 và Netmask = 255.255.255.0. Ta thực hiện phép toán
AND BIT (&) hai địa chỉ trên: 
Phân mạng con (Subnetting) 
Giới thiệu 
Phân mạng con là một kỹ thuật cho phép nhà quản trị mạng chia một mạng thành những mạng 
con nhỏ, nhờ đó có được các tiện lợi sau : 
Đơn giản hóa việc quản trị : Với sự trợ giúp của các router, các mạng có thể được chia 
ra thành nhiều mạng con (subnet) mà chúng có thể được quản lý như những mạng độc 
lập và hiệu quả hơn. 
Có thể thay đổi cấu trúc bên trong của mạng mà không làm ảnh hướng đến các mạng 
bên ngoài. Một tổ chức có thể tiếp tục sử dụng các địa chỉ IP đã được cấp mà không 
cần phải lấy thêm khối địa chỉ mới. 
Tăng cường tính bảo mật của hệ thống : Phân mạng con sẽ cho phép một tổ chức phân 
tách mạng bên trong của họ thành một liên mạng nhưng các mạng bên ngoài vẫn thấy 
đó là một mạng duy nhất. 
Cô lập các luồng giao thông trên mạng : Với sự trợ giúp của các router, giao thông trên 
mạng có thể được giữ ở mức thấp nhất có thể. 
Hình trên mô tả một địa chỉ IP đã được phân mạng con xuất hiện với thế giới Internet bên ngoài 
và với mạng Intranet bên trong. Internet chỉ đọc phần nhận dạng mạng và các router trên 
Internet chỉ quan tâm tới việc vạch đường cho các gói tin đến được router giao tiếp giữa mạng 
Intranet bên trong và mạng Internet bên ngoài. Thông thường ta gọi router này là cửa khẩu của 
mạng 
(Gateway). Khi một gói tin IP từ mạng bên ngoài đến router cửa khẩu, nó sẽ đọc phần nhận 
dạng máy tính để xác định xem gói tin này thuộc về mạng con nào và sẽ chuyển gói tin đến 
mạng con đó, nơi mà gói tin sẽ được phân phát đến máy tính nhận. 
Private addresses:
Địa chỉ mạng riêng (Private Address): 
Là địa chỉ được dùng trong mạng LAN nội bộ, địa chỉ này chỉ có giá trị trong mạng LAN, các máy 
có IP dãy này không thể Public lên internet. 
12.Các cách chính để cấp địa chỉ IP cho một nút (node) mạng; sự hoạt động của giao thức 
DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol). 
Các cách chính để cấp địa chỉ IP cho một nút (node) mạng: 
- DHCP client gửi quảng bá bản tin DHCPDISCOVER trên mạng vật lý. 
- Mỗi DHCP server trả lời bằng bản tin DHCPOFFER bao gồm thông tin về địa chỉ mạng, địa chỉ 
DHCP server, địa chỉ gateway 
- DHCP Client nhận một hoặc nhiều bản tin DHCPOFFER và chọn lấy một DHCP server dựa 
trên các thông tin do DHCP server gửi đến. Sau đó DHCP client tạo ra bản tin DHCPREQUEST 
có chứa định danh của DHCP server được chọn và địa chỉ IP yêu cầu cấp phát 
- Các DHCP server nhận được bản tin DHCPREQUEST có định danh khác mình sẽ coi như 
nhận được thông báo client bỏ qua. Chỉ có duy nhất một DHCP server chấp nhận bản tin này và 
tạo một bản tin DHCPACK để gửi đi dưới dạng quảng bá. 
- Các nút mạng nhận được frame chứa bản tin và so sánh địa chỉ MAC của mình với địa chỉ 
MAC đích trong frame. Chỉ có duy nhất một nút mạng có địa chỉ MAC phù hợp. Các thông số 
cấu hình trong DHCPACK được kiểm tra và thiết lập. Như vậy, nút mạng đã hoàn thành quá trình 
cấu hình. 
Sự hoạt động của giao thức DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol): 
Giao thức DHCP làm việc theo mô hình client/server. Theo đó, quá trình tương tác giữa DHCP 
client và server diễn ra theo các bước sau: 
- Khi máy client khởi động, máy sẽ gửi broadcast gói tin DHCPDISCOVER, yêu cầu một server 
phục vụ mình. Gói tin này cũng chứa địa chỉ MAC của máy client. 
- Các máy Server trên mạng khi nhận được gói tin yêu cầu đó, nếu còn khả năng cung cấp địa
chỉ IP, đều gửi lại cho máy Client gói tin DHCPOFFER, đề nghị cho thuê một địa chỉ IP trong một 
khoản thời gian nhất định, kèm theo là một subnet mask và địa chỉ của Server. 
- Máy Client sẽ lựa chọn một trong những lời đề nghị (DHCPOFFER) và gửi broadcast lại gói tin 
DHCPREQUEST chấp nhận lời đề nghị đó. Điều này cho phép các lời đề nghị không được chấp 
nhận sẽ được các Server rút lại và dùng đề cấp phát cho Client khác. 
- Máy Server được Client chấp nhận sẽ gửi ngược lại một gói tin DHCPACK như là một lời xác 
nhận, cho biết là địa chỉ IP đó, subnet mask đó và thời hạn cho sử dụng đó sẽ chính thức được 
áp dụng. 
13.Giao thức ARP (Address Resolution Protocol): vai trò và cơ chế hoạt động. 
Giao thức phân giải địa chỉ (Address Resolution Protocol) 
Nếu một máy tính muốn truyền một gói tin IP nó cần đặt gói tin này vào trong một khung trên 
đường truyền vật lý mà nó đang nối kết vào. Để có thể truyền thành công khung, máy tính gởi 
cần thiết phải biết được địa chỉ vật lý (MAC) của máy tính nhận. Điều này có thể thực hiện được 
bằng cách sử dụng một bảng để ánh xạ các địa chỉ IP về địa chỉ vật lý. Giao thức IP sử dụng 
giao thức ARP (Address Resolution Protocol) để thực hiện ánh xạ từ một địa chỉ IP về một địa 
chỉ MAC. 
Một máy tính xác định địa chỉ vật lý của nó vào lúc khởi động bằng cách đọc thiết bị phần cứng 
và xác định địa chỉ IP của nó bằng cách đọc tập tin cấu hình, sau đó lưu thông tin về mối tương 
ứng giữa địa chị IP và MAC của nó vào trong vùng nhớ tạm (ARP cache). Khi nhận được một địa 
chỉ IP mà ARP không thể tìm ra được địa chỉ vật lý tương ứng dựa vào vùng nhớ tạm hiện tại, nó 
sẽ thực hiện một khung quảng bá có định dạng như sau : 
Nhờ vào việc gởi các yêu cầu này, một máy tính có thể bổ sung thông tin cho vùng cache của 
giao thức ARP, nhờ đó cập nhật kịp thời mọi sự thay đổi của sơ đồ mạng. Thông thường thời gian 
quá hạn (Time-out) cho một thông tin trong vùng cache là 20 phút. Một yêu cầu ARP cho một 
máy tính không tồn tại trên nhánh mạng được lặp lại một vài lần xác định nào đó.
Nếu một máy tính được nối kết vào nhiều hơn một mạng bằng giao diện mạng, khi đó sẽ tồn tại 
những vùng cache ARP riêng cho từng giao diện mạng. 
Lưu ý, ARP trên một máy tính chỉ thực hiện việc xác địa chỉ vật lý cho các địa chỉ cùng địa chỉ 
mạng / mạng con với nó mà thôi. Đối với các gói tin gởi cho các máy tính có địa chỉ IP không 
cùng một mạng / mạng con với máy gởi sẽ được chuyển hướng cho một router nằm cùng mạng 
với máy gởi để chuyển đi tiếp. 
Vì các yêu cầu ARP được quảng bá rộng rãi, cho nên bất kỳ một máy tính nào đang duy trì một 
vùng cache đều có thể theo dõi tất cả các yều cầu được quảng bá này để lấy thông tin về địa 
chỉ 
vật lý và địa chỉ IP của máy gởi yêu cầu và bổ sung vào vùng cache của nó khi cần thiết. Khi một 
máy tính khởi động, nó gởi một yêu cầu ARP ( có thể cho chính nó) như để thông báo với các 
máy tính khác về sự xuất hiện của nó trong mạng cục bộ. 
Có thể gán nhiều hơn một địa chỉ IP cho một địa chỉ vật lý. Chú ý rằng, định dạng của yêu cầu 
ARP thì được thiết kế để có thể hỗ trợ được cho các giao thức khác ngoài IP và Ethernet. 
14.Giao thức NAT (Network Address Translation): vai trò và cơ chế hoạt động. 
NAT sử dụng IP của chính nó làm IP công cộng cho mỗi máy con (client) với IP riêng. Khi một 
máy con thực hiện kết nối hoặc gửi dữ liệu tới một máy tính nào đó trên internet, dữ liệu sẽ được 
gởi tới NAT, sau đó NAT sẽ thay thế địa chỉ IP gốc của máy con đó rồi gửi gói dữ liệu đi với địa 
chỉ IP của NAT. Máy tính từ xa hoặc máy tính nào đó trên internet khi nhận được tín hiệu sẽ gởi 
gói tin trở về cho NAT computer bởi vì chúng nghĩ rằng NAT computer là máy đã gởi những gói 
dữ liệu đi. NAT ghi lại bảng thông tin của những máy tính đã gởi những gói tin đi ra ngoài trên 
mỗi cổng dịch vụ và gởi những gói tin nhận được về đúng máy tính đó (client). 
NAT xử lý một gói tin xuất phát từ bên trong đi ra bên ngoài một mạng theo cách thức sau: 
+> Khi NAT nhận một gói tin từ một cổng bên trong, gói tin này đáp ứng các tiêu chuẩn để NAT, 
router sẽ tìm kiếm trong bảng NAT địa chỉ bên ngoài (outside address) của gói tin. Nói cách
khác, tiến trình NAT tìm kiếm một hàng ở trong bảng NAT trong đó địa chỉ outside local address 
bằng với địa chỉ đích của gói tin. Nếu không có phép so trùng nào tìm thấy, gói tin sẽ bị loại bỏ. 
+> Nếu có một hàng trong bảng NAT là tìm thấy (trong hàng này, địa chỉ đích của gói tin bằng 
với địa chỉ outside local), NAT sẽ thay thế địa chỉ đích trong gói tin bằng địa chỉ outside global 
theo thông tin trong bảng NAT. 
+> Tiến trình NAT tiếp tục tìm kiếm bảng NAT để xem có một địa chỉ inside local nào bằng vớI 
địa chỉ nguồn của gói tin hay không. Nếu có một hàng là tìm thấy, NAT tiếp tục thay thế địa chỉ 
nguồn của gói tin bằng địa chỉ inside global. Nếu không có một hàng nào được tìm thấy, NAT sẽ 
tạo ra một hàng mới trong bảng NAT và chèn địa chỉ mới vào trong gói tin. 
NAT sẽ xử lý một gói tin xuất phát từ mạng bên ngoài đi vào mạng bên trong theo cách sau: 
+> Khi NAT nhận được một gói tin xuất phát từ một cổng bên ngoài, đáp ứng các tiêu chuẩn để 
NAT, tiến trình NAT sẽ tìm kiếm trong bảng NAT một hàng trong đó địa chỉ inside global là bằng 
vớI đia chỉ đích của gói tin. 
+> Nếu không có hàng nào trong bảng NAT được tìm thấy, gói tin bị loạI bỏ. Nếu có một hàng 
tìm thấy trong bảng NAT, NAT sẽ thay thế địa chỉ đích bằng địa chỉ inside local từ bảng NAT. 
+> Router tìm kiếm bảng NAT để tìm ra địa chỉ outside global bằng với địa chỉ nguồn của gói tin. 
Nếu có một hàng là tìm thấy, NAT sẽ thay thế địa chỉ đích bằng địa chỉ outside local từ bảng 
NAT. Nếu NAT không tìm thấy một hàng nào, nó sẽ tạo ra một hàng mới trong bảng NAT và 
cũng thực hiện như ở bước 2. 
15.Định tuyến trên mạng IP: định tuyến tĩnh, động. 
Định tuyến tĩnh: Kế hoạch định tuyến tĩnh được sử dụng trong hầu hết các mạng truyền thống, 
trong kế hoạch định tuyến này chủ yếu với mục đích làm giảm các hệ thống chuyển mạch phải đi 
qua, trong các cuộc gọi đường dài [1]. Kỹ thuật định tuyến tĩnh bộc lộ một số nhược điểm như : 
quyết định định tuyến tĩnh không dựa trên sự đánh giá lưu lượng và topo mạng hiện thời. Trong
môi trường IP các bộ định tuyến không thể phát hiện ra các bộ định tuyến mới, chúng chỉ có thể 
chuyển gói tin tới các bộ định tuyến được chỉ định của nhà quản lý mạng. 
Tuy nhiên, phương pháp định tuyến tĩnh sử dụng hiệu quả trong mạng nhỏ với các tuyến 
đơn, các bộ định tuyến không cần trao đổi các thông tin tìm đường cũng như cơ sở dữ liệu 
định tuyến. 
Định tuyến động: Định tuyến động lựa chọn tuyến dựa trên thông tin trạng thái hiện thời của 
mạng. Thông tin trạng thái có thể đo hoặc dự đoán và tuyến đường có thể thay đổi khi topo 
mạng hoặc lưu lượng mạng thay đổi. Thông tin định tuyến cập nhật vào trong các bảng định 
tuyến của các nút (node) mạng trực tuyến, và đáp ứng tính thời gian thực nhằm tránh tắc nghẽn 
cũng như tối ưu hiệu năng mạng. Định tuyến động xây dựng trên hai yếu tố cơ bản: Mô hình tính 
toán và thông tin trạng thái. Có hai kiểu mô hình tính toán sử dụng trong định tuyến động là mô 
hình tập trung và mô hình phân tán. Mô hình tập trung được xây dựng từ hệ thống tính toán định 
tuyến. Định tuyến tương thích động có thông tin mang tính thời gian thực, các hướng thay thế 
được tìm thấy dựa trên trạng thái thực của mạng. Ba thuật toán thường được sử dụng trong kỹ 
thuật định tuyến tương thích động là Efrouter [2], Định tuyến thay thế động (DAR)[3], định tuyến 
mạng thời gian thực (RTNR) [4]. 
16.Phân biệt vai trò, chức năng và các đặc tính cơ bản của hai giao thức TCP và UDP. 
Trả lời: 
a)TCP (Transmission Control Protocol - "Giao thức điều khiển truyền vận") là một trong các giao 
thức cốt lõi của bộ giao thức TCP/IP. Sử dụng TCP, các ứng dụng trên các máy chủ được nối 
mạng có thể tạo các "kết nối" với nhau, mà qua đó chúng có thể trao đổi dữ liệu hoặc các gói tin. 
Giao thức này đảm bảo chuyển giao dữ liệu tới nơi nhận một cách đáng tin cậy và đúng thứ tự. 
TCP còn phân biệt giữa dữ liệu của nhiều ứng dụng (chẳng hạn, dịch vụ Web và dịch vụ thư điện 
tử) đồng thời chạy trên cùng một máy chủ. 
b)UDP (User Datagram Protocol) là một trong những giao thức cốt lõi của giao thức TCP/IP.
Dùng UDP, chương trình trên mạng máy tính có thể gởi những dữ liệu ngắn được gọi là 
datagram tới máy khác. UDP không cung cấp sự tin cậy và thứ tự truyền nhận mà TCP làm; các 
gói dữ liệu có thể đến không đúng thứ tự hoặc bị mất mà không có thông báo. Tuy nhiên UDP 
nhanh và hiệu quả hơn đối với các mục tiêu như kích thước nhỏ và yêu cầu khắt khe về thời gian. 
Do bản chất không trạng thái của nó nên nó hữu dụng đối với việc trả lời các truy vấn nhỏ với số 
lượng lớn người yêu cầu. 
c)So sánh một cách đơn giản : 
Giống nhau : đều là các giao thức mạng TCP/IP, đều có chức năng kết nối các máy lại với nhau, 
và có thể gửi dữ liệu cho nhau.... 
Khác nhau (cơ bản): 
các header của TCP và UDP khác nhau ở kích thước (20 và 8 byte) nguyên nhân chủ yếu là do 
TCP phải hộ trợ nhiều chức năng hữu ích hơn(như khả năng khôi phục lỗi). UDP dùng ít byte 
hơn cho phần header và yêu cầu xử lý từ host ít hơn 
TCP : 
- Dùng cho mạng WAN 
- Không cho phép mất gói tin 
- Đảm bảo việc truyền dữ liệu 
- Tốc độ truyền thấp hơn UDP 
UDP: 
- Dùng cho mạng LAN 
- Cho phép mất dữ liệu 
- Không đảm bảo. 
- Tốc độ truyền cao, VolP truyền tốt qua UDP

More Related Content

What's hot

Đề cương ôn tập mạng máy tính
Đề cương ôn tập mạng máy tínhĐề cương ôn tập mạng máy tính
Đề cương ôn tập mạng máy tính
Hưởng Nguyễn
 
Báo Cáo Cơ Sở Truyền Số Liệu
Báo Cáo Cơ Sở Truyền Số LiệuBáo Cáo Cơ Sở Truyền Số Liệu
Báo Cáo Cơ Sở Truyền Số Liệu
Nguyễn Đức Quý
 
Network
NetworkNetwork
Network
hieunv1984
 
Giai ma mang
Giai ma mangGiai ma mang
Giai ma mangHà nội
 
đồ áN thiết kế mạng lan cho công ty tin học
đồ áN thiết kế mạng lan cho công ty tin họcđồ áN thiết kế mạng lan cho công ty tin học
đồ áN thiết kế mạng lan cho công ty tin học
nataliej4
 
[kmasecutity.net] - Mô hình 7 tầng osi
[kmasecutity.net] - Mô hình 7 tầng osi[kmasecutity.net] - Mô hình 7 tầng osi
[kmasecutity.net] - Mô hình 7 tầng osiVu Trung Kien
 
1thietkemanglan wan
1thietkemanglan wan1thietkemanglan wan
1thietkemanglan wan
linhdv87hy
 
Tài liệu tổng kểt môn mạng máy tính
Tài liệu tổng kểt môn mạng máy tínhTài liệu tổng kểt môn mạng máy tính
Tài liệu tổng kểt môn mạng máy tínhJojo Kim
 
Mạng máy tính
Mạng máy tínhMạng máy tính
Mạng máy tính
Hưởng Nguyễn
 
Chuong 12 mang_cua_bo_8534
Chuong 12 mang_cua_bo_8534Chuong 12 mang_cua_bo_8534
Chuong 12 mang_cua_bo_8534ducanhskv
 
Ex 1 chapter05-network-layer-tony_chen - tieng viet1
Ex 1 chapter05-network-layer-tony_chen - tieng viet1Ex 1 chapter05-network-layer-tony_chen - tieng viet1
Ex 1 chapter05-network-layer-tony_chen - tieng viet1Đô GiẢn
 
Ex 1 chapter05-network-layer-tony_chen - tieng viet
Ex 1 chapter05-network-layer-tony_chen - tieng vietEx 1 chapter05-network-layer-tony_chen - tieng viet
Ex 1 chapter05-network-layer-tony_chen - tieng vietĐô GiẢn
 
Giáo trình mạng máy tính
Giáo trình mạng máy tínhGiáo trình mạng máy tính
Giáo trình mạng máy tính
Hoài Phạm
 
Truyền số liệu và mạng máy tính
Truyền số liệu và mạng máy tínhTruyền số liệu và mạng máy tính
Truyền số liệu và mạng máy tính
Đinh Công Thiện Taydo University
 
Slide 01
Slide 01Slide 01
Slide 01
son468
 
Ex 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng viet
Ex 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng vietEx 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng viet
Ex 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng vietĐô GiẢn
 
Chuong 12 mang cuc bo
Chuong 12  mang cuc boChuong 12  mang cuc bo
Chuong 12 mang cuc bohnda
 
Mang May Tinh - Chapter 1
Mang May Tinh - Chapter 1Mang May Tinh - Chapter 1
Mang May Tinh - Chapter 1Giang Dinh
 
Giao thuc ip
Giao thuc ipGiao thuc ip
Giao thuc ipĐăng DC
 
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu
The Nguyen Manh
 

What's hot (20)

Đề cương ôn tập mạng máy tính
Đề cương ôn tập mạng máy tínhĐề cương ôn tập mạng máy tính
Đề cương ôn tập mạng máy tính
 
Báo Cáo Cơ Sở Truyền Số Liệu
Báo Cáo Cơ Sở Truyền Số LiệuBáo Cáo Cơ Sở Truyền Số Liệu
Báo Cáo Cơ Sở Truyền Số Liệu
 
Network
NetworkNetwork
Network
 
Giai ma mang
Giai ma mangGiai ma mang
Giai ma mang
 
đồ áN thiết kế mạng lan cho công ty tin học
đồ áN thiết kế mạng lan cho công ty tin họcđồ áN thiết kế mạng lan cho công ty tin học
đồ áN thiết kế mạng lan cho công ty tin học
 
[kmasecutity.net] - Mô hình 7 tầng osi
[kmasecutity.net] - Mô hình 7 tầng osi[kmasecutity.net] - Mô hình 7 tầng osi
[kmasecutity.net] - Mô hình 7 tầng osi
 
1thietkemanglan wan
1thietkemanglan wan1thietkemanglan wan
1thietkemanglan wan
 
Tài liệu tổng kểt môn mạng máy tính
Tài liệu tổng kểt môn mạng máy tínhTài liệu tổng kểt môn mạng máy tính
Tài liệu tổng kểt môn mạng máy tính
 
Mạng máy tính
Mạng máy tínhMạng máy tính
Mạng máy tính
 
Chuong 12 mang_cua_bo_8534
Chuong 12 mang_cua_bo_8534Chuong 12 mang_cua_bo_8534
Chuong 12 mang_cua_bo_8534
 
Ex 1 chapter05-network-layer-tony_chen - tieng viet1
Ex 1 chapter05-network-layer-tony_chen - tieng viet1Ex 1 chapter05-network-layer-tony_chen - tieng viet1
Ex 1 chapter05-network-layer-tony_chen - tieng viet1
 
Ex 1 chapter05-network-layer-tony_chen - tieng viet
Ex 1 chapter05-network-layer-tony_chen - tieng vietEx 1 chapter05-network-layer-tony_chen - tieng viet
Ex 1 chapter05-network-layer-tony_chen - tieng viet
 
Giáo trình mạng máy tính
Giáo trình mạng máy tínhGiáo trình mạng máy tính
Giáo trình mạng máy tính
 
Truyền số liệu và mạng máy tính
Truyền số liệu và mạng máy tínhTruyền số liệu và mạng máy tính
Truyền số liệu và mạng máy tính
 
Slide 01
Slide 01Slide 01
Slide 01
 
Ex 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng viet
Ex 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng vietEx 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng viet
Ex 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng viet
 
Chuong 12 mang cuc bo
Chuong 12  mang cuc boChuong 12  mang cuc bo
Chuong 12 mang cuc bo
 
Mang May Tinh - Chapter 1
Mang May Tinh - Chapter 1Mang May Tinh - Chapter 1
Mang May Tinh - Chapter 1
 
Giao thuc ip
Giao thuc ipGiao thuc ip
Giao thuc ip
 
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu
 

Similar to thi tốt nghiệp môn chính trị

Chương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPT
Chương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPTChương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPT
Chương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPT
MasterCode.vn
 
Part 2 osi model -www.key4_vip.info
Part 2   osi model -www.key4_vip.infoPart 2   osi model -www.key4_vip.info
Part 2 osi model -www.key4_vip.infolaonap166
 
Duy
DuyDuy
hay
hayhay
Tự học mcsa 2012 mạng căn bản phần 1
Tự học mcsa 2012 mạng căn bản phần 1Tự học mcsa 2012 mạng căn bản phần 1
Tự học mcsa 2012 mạng căn bản phần 1
laonap166
 
[123doc.vn] thiet ke mang lan cho truong hoc copy
[123doc.vn]   thiet ke mang lan cho truong hoc copy[123doc.vn]   thiet ke mang lan cho truong hoc copy
[123doc.vn] thiet ke mang lan cho truong hoc copy
nenohap
 
Giải nh mvt
Giải nh mvtGiải nh mvt
Giải nh mvt
buzzbb37
 
MMT - Chuong 3 - Do Thanh Binh.pdf Design Web Design Web
MMT - Chuong 3 - Do Thanh Binh.pdf Design Web Design WebMMT - Chuong 3 - Do Thanh Binh.pdf Design Web Design Web
MMT - Chuong 3 - Do Thanh Binh.pdf Design Web Design Web
VHngCng5
 
Tài liệu profibus
Tài liệu profibusTài liệu profibus
Tài liệu profibusVu Phong
 
Tài liệu profibus
Tài liệu profibusTài liệu profibus
Tài liệu profibus
Vu Phong
 
Giao trinh mang may tinh
Giao trinh mang may tinhGiao trinh mang may tinh
Giao trinh mang may tinh
Chuong Nguyen
 
Cong nghe erthenet
Cong nghe erthenetCong nghe erthenet
Cong nghe erthenet
Hang Vu
 
Hiệu năng hệ thống đa chặng phối hợp trên kênh Fading rayleigh
Hiệu năng hệ thống đa chặng phối hợp trên kênh Fading rayleigh Hiệu năng hệ thống đa chặng phối hợp trên kênh Fading rayleigh
Hiệu năng hệ thống đa chặng phối hợp trên kênh Fading rayleigh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Beezo Share - Đồ Án Thực Tập Công Cụ Giám Sát Mạng Python
Beezo Share - Đồ Án Thực Tập Công Cụ Giám Sát Mạng PythonBeezo Share - Đồ Án Thực Tập Công Cụ Giám Sát Mạng Python
Beezo Share - Đồ Án Thực Tập Công Cụ Giám Sát Mạng Python
Beezo
 
Bai giang-thiet-ke-mang-pdf-45911
Bai giang-thiet-ke-mang-pdf-45911Bai giang-thiet-ke-mang-pdf-45911
Bai giang-thiet-ke-mang-pdf-45911
Nguyễn Quân
 
Mang May Tinh
Mang May TinhMang May Tinh
Mang May Tinh
bstuananh
 
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệp
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệpBáo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệp
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệpLe Trung Hieu
 
Quản trị mạng (Phần 1)
Quản trị mạng (Phần 1)Quản trị mạng (Phần 1)
Quản trị mạng (Phần 1)
Thanh Dao
 

Similar to thi tốt nghiệp môn chính trị (19)

Chương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPT
Chương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPTChương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPT
Chương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPT
 
Giaotrinh mang
Giaotrinh mangGiaotrinh mang
Giaotrinh mang
 
Part 2 osi model -www.key4_vip.info
Part 2   osi model -www.key4_vip.infoPart 2   osi model -www.key4_vip.info
Part 2 osi model -www.key4_vip.info
 
Duy
DuyDuy
Duy
 
hay
hayhay
hay
 
Tự học mcsa 2012 mạng căn bản phần 1
Tự học mcsa 2012 mạng căn bản phần 1Tự học mcsa 2012 mạng căn bản phần 1
Tự học mcsa 2012 mạng căn bản phần 1
 
[123doc.vn] thiet ke mang lan cho truong hoc copy
[123doc.vn]   thiet ke mang lan cho truong hoc copy[123doc.vn]   thiet ke mang lan cho truong hoc copy
[123doc.vn] thiet ke mang lan cho truong hoc copy
 
Giải nh mvt
Giải nh mvtGiải nh mvt
Giải nh mvt
 
MMT - Chuong 3 - Do Thanh Binh.pdf Design Web Design Web
MMT - Chuong 3 - Do Thanh Binh.pdf Design Web Design WebMMT - Chuong 3 - Do Thanh Binh.pdf Design Web Design Web
MMT - Chuong 3 - Do Thanh Binh.pdf Design Web Design Web
 
Tài liệu profibus
Tài liệu profibusTài liệu profibus
Tài liệu profibus
 
Tài liệu profibus
Tài liệu profibusTài liệu profibus
Tài liệu profibus
 
Giao trinh mang may tinh
Giao trinh mang may tinhGiao trinh mang may tinh
Giao trinh mang may tinh
 
Cong nghe erthenet
Cong nghe erthenetCong nghe erthenet
Cong nghe erthenet
 
Hiệu năng hệ thống đa chặng phối hợp trên kênh Fading rayleigh
Hiệu năng hệ thống đa chặng phối hợp trên kênh Fading rayleigh Hiệu năng hệ thống đa chặng phối hợp trên kênh Fading rayleigh
Hiệu năng hệ thống đa chặng phối hợp trên kênh Fading rayleigh
 
Beezo Share - Đồ Án Thực Tập Công Cụ Giám Sát Mạng Python
Beezo Share - Đồ Án Thực Tập Công Cụ Giám Sát Mạng PythonBeezo Share - Đồ Án Thực Tập Công Cụ Giám Sát Mạng Python
Beezo Share - Đồ Án Thực Tập Công Cụ Giám Sát Mạng Python
 
Bai giang-thiet-ke-mang-pdf-45911
Bai giang-thiet-ke-mang-pdf-45911Bai giang-thiet-ke-mang-pdf-45911
Bai giang-thiet-ke-mang-pdf-45911
 
Mang May Tinh
Mang May TinhMang May Tinh
Mang May Tinh
 
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệp
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệpBáo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệp
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệp
 
Quản trị mạng (Phần 1)
Quản trị mạng (Phần 1)Quản trị mạng (Phần 1)
Quản trị mạng (Phần 1)
 

thi tốt nghiệp môn chính trị

  • 1. GIẢI ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN MẠNG MÁY TÍNH 1.Mô hình tham chiếu OSI (Open Systems Interconnection): vai trò và chức năng của các tầng trong mô hình này. Mô hình tham khảo OSI Tầng 7: Tầng ứng dụng (Application Layer) Đây là tầng trên cùng, cung cấp các ứng dụng truy xuất đến các dịch vụ mạng. Nó bao gồm các ứng dụng của người dùng, ví dụ như các Web Browser (Netscape Navigator, Internet Explorer ), các Mail User Agent (Outlook Express, Netscape Messenger, ...) hay các chương trình làm server cung cấp các dịch vụ mạng như các Web Server (Netscape Enterprise, Internet Information Service, Apache, ...), Các FTP Server, các Mail server (Send mail, MDeamon). Người dùng mạng giao tiếp trực tiếp với tầng này. Tầng 6: Tầng trình bày (Presentation Layer) Tầng này đảm bảo các máy tính có kiểu định dạng dữ liệu khác nhau vẫn có thể trao đổi thông tin cho nhau. Thông thường các mày tính sẽ thống nhất với nhau về một kiểu định dạng dữ liệu trung gian để trao đổi thông tin giữa các máy tính. Một dữ liệu cần gởi đi sẽ được tầng trình bày chuyển sang định dạng trung gian trước khi nó được truyền lên mạng. Ngược lại, khi nhận dữ liệu từ mạng, tầng trình bày sẽ chuyển dữ liệu sang định dạng riêng của nó. Tầng 5: Tầng giao dịch (Session Layer) Tầng này cho phép các ứng dụng thiết lập, sử dụng và xóa các kênh giao tiếp giữa chúng (được gọi là giao dịch). Nó cung cấp cơ chế cho việc nhận biết tên và các chức năng về bảo mật thông tin khi truyền qua mạng. Tầng 4: Tầng vận chuyển (Transport Layer) Tầng này đảm bảo truyền tải dữ liệu giữa các quá trình. Dữ liệu gởi đi được đảm bảo không có lỗi, theo đúng trình tự, không bị mất mát, trùng lắp. Đối với các gói tin có kích
  • 2. thước lớn, tầng này sẽ phân chia chúng thành các phần nhỏ trước khi gởi đi, cũng như tập hợp lại chúng khi nhận được. Tầng 3: Tầng mạng (Network Layer) Tầng này đảm bảo các gói tin dữ liệu (Packet) có thể truyền từ máy tính này đến máy tính kia cho dù không có đường truyền vật lý trực tiếp giữa chúng. Nó nhận nhiệm vụ tìm đường đi cho dữ liệu đến các đích khác nhau trong mạng. Tầng 2: Tầng liên kết dữ liệu (Data-Link Layer) Tầng này đảm bảo truyền tải các khung dữ liệu (Frame) giữa hai máy tính có đường truyền vật lý nối trực tiếp với nhau. Nó cài đặt cơ chế phát hiện và xử lý lỗi dữ liệu nhận. Tầng 1: Tầng vật ký (Physical Layer) Điều khiển việc truyền tải thật sự các bit trên đường truyền vật lý. Nó định nghĩa các tín hiệu điện, trạng thái đường truyền, phương pháp mã hóa dữ liệu, các loại đầu nối được sử dụng. 2.Mô hình tham chiếu TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol): vai trò và chức năng của các tầng trong mô hình này. Mô hình TCP/IP TCP/IP có cấu trúc tương tự như mô hình OSI, tuy nhiên để đảm bảo tính tương thích giữa các mạng và sự tin cậy của việc truyền thông tin trên mạng, bộ giao thức TCP/IP được chia thành 2 phần riêng biệt: giao thức IP sử dụng cho việc kết nối mạng và giao thức TCP để đảm bảo việc truyền dữ liệu một cách tin cậy. Lớp ứng dụng: Tại mức cao nhất này, người sử dụng thực hiện các chương trình ứng dụng truy xuất đến các dịch vụ hiện hữu trên TCP/IP Internet. Một ứng dụng tương tác với một trong những
  • 3. protocol ở mức giao vận (transport) để gửi hoặc nhận dữ liệu. Mỗi chương trình ứng dụng chọn một kiểu giao vận mà nó cần, có thể là một dãy tuần tự từng thông điệp hoặc một chuỗi các byte liên tục. Chương trình ứng dụng sẽ gửi dữ liệu đi dưới dạng nào đó mà nó yêu cầu đến lớp giao vận. Lớp giao vận: Nhiệm vụ cơ bản của lớp giao vận là cung cấp phưng tiện liên lạc từ một chương trình ứng dụng này đến một chưng trình ứng dụng khác. Việc thông tin liên lạc đó thường được gọi là end-to-end. Mức chuyên trở có thể điều khiển luông thông tin. Nó cũng có thể cung cấp sự giao vận có độ tin cậy, bảo đảm dữ liệu đến nơi mà không có lỗi và theo đúng thứ tự. Để làm được điều đó, phần mềm protocol lớp giao vận cung cấp giao thức TCP, trong quá trình trao đổi thông tin nơi nhận sẽ gửi ngược trở lại một xác nhận (ACK) và nơi gửi sẽ truyền lại những gói dữ liệu bị mất. Tuy nhiên trong những môi trường truyền dẫn tốt như cáp quang chẳng hạn thì việc xy ra lỗi là rất nhỏ. Lớp giao vận có cung cấp một giao thức khác đó là UDP. Lớp Internet: Nhiệm vụ cơ bản của lớp này là xử lý việc liên lạc của các thiết bị trên mạng. Nó nhận được một yêu cầu để gửi gói dữ liệu từ lớp cùng với một định danh của máy mà gói dữ liệu phi được gửi đến. Nó đóng segment vào trong một packet, điền vào phần đầu của packet, sau đó sử dụng các giao thức định tuyến để chuyển gói tin đến được đích của nó hoặc trạm kế tiếp. Khi đó tại nơi nhận sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chúng, và sử dụng tiếp các giao thức định tuyến để xử lý gói tin. Đối với những packet được xác định thuộc cùng mạng cục bộ, phần mềm Internet sẽ cắt bỏ phần đầu của packet, và chọn một trong các giao thức lớp chuyên trở thích hợp để xử lý chúng. Cuối cùng, lớp Internet gửi và nhận các thông điệp kiểm soát và sử lý lỗi ICMP. Lớp giao tiếp mạng: Lớp thấp nhất của mô hình TCP/IP chính là lớp giao tiếp mạng, có trách nhiệm nhận các IP datagram và truyền chúng trên một mạng nhất định. Người ta lại chia lớp giao tiếp mạng thành 2 lớp con là: +Lớp vật lý: Lớp vật lý làm việc với các thiết bị vật lý, truyền tới dòng bit 0, 1 từ ni gửi đến nơi
  • 4. nhận. +Lớp liên kết dữ liệu: Tại đây dữ liệu được tổ chức thành các khung (frame). Phần đầu khung chứa địa chỉ và thông tin điều khiển, phần cuối khung dành cho viêc phát hiện lỗi. 3.Các loại đường truyền được sử dụng trong mạng máy tính và ưu, nhược điểm của từng loại. Các loại đường truyền được sử dụng trong mang máy tính hiện nay: Vô tuyến và hữu tuyến. 1.Đường truyền vô tuyến: Tín hiệu được truyền đi trong môi trường không khí. -Ưu điểm: dễ dàng kết lối, chi phí thấp. -Nhược điểm: đường truyền và tốc độ không ổn định, đôi khi không bắt được mạng, phạm vi sử dụng hẹp. 2.Đường truyền hữu tuyến: Tín hiệu được truyền trong phương tiện truyền: cáp đôi dây xoắn, cáp đồng trục, cáp quang. -Ưu điểm: đường truyền và tốc độ truyền ổn định, sử dụng rộng rãi. -Nhược điểm: chi phí lắp đặt cao, kết lối phức tạp. 4.Mối quan hệ giữa các tầng và các loại địa chỉ trong mô hình TCP/IP. Các loại đơn vị dữ liệu giao thức (Protocol Data Unit - PDU) được sử dụng tại mỗi tầng, ví dụ minh họa. Mối quan hệ giữa các tầng và địa chỉ trong TCP/IP: tầng vận chuyển dùng địa chỉ cổng (port), tầng mạng dùng địa chỉ IP, tầng liên kết dữ liệu dùng địa chỉ Vật lý (vd MAC address). Tầng vật lý và tầng vận chuyển bằng với địa chỉ cổng. Tầng mạng bằng địa chỉ IP. Tầng vật lý bằng với địa chỉ vật lý. Đơn vị dữ liệu giao thức - Protocol data units (PDUs): các gói dữ liệu được trao đổi giữa các thực thể đồng tầng. 5.Các điểm chính trong đặc tả kỹ thuật của các chuẩn IEEE 802.3 10Base-2, IEEE 802.3 10Base-T và IEEE 802.3 1000Base-T; quy tắc 5-4-3. Các điểm chính trong đặc tả kỹ thuật của các chuẩn IEEE 802.3 10Base-2, IEEE 802.3 10Base-
  • 5. 5, và IEEE 802.3 10Base-T: -IEEE 802.3 10Base-2: Giải tần cơ sở Ethernet 10Mbps đối với cáp đồng trục khoảng cách tối đa là 185 m, ngoài ra còn có Ethernet đường kính nhỏ, kim loại mỏng hoặc mạng lưới nhỏ. (10 Mbps baseband Ethernet over coaxial cable with a maximum distance of 185 meters. Also referred to as Thin Ethernet or Thinnet or Thinwire). -IEEE 802.3 10Base-5: Giải tần cơ sở Ethernet 10Mbps đối với cáp đồng trục khoảng cách tối đa là 500 m, ngoài ra còn có Ethernet đường kính rộng, kim loại dày hoặc mạng lưới dầy. (10 Mbps baseband Ethernet over coaxial cable with a maximum distance of 500 meters. Also referred to as Thick Ethernet or Thicknet or Thickwire) -IEEE 802.3 10Base-T: Giải tần cơ sở Ethernet 10Mbps đối với cáp đôi dây soắn chuổi tối đa là 100 m (10 Mbps baseband Ethernet over twisted pair cables with a maximum length of 100 meters). -Quy tắc 5-4-3 được áp dụng cho mỗi chuẩn: chuẩn 10base-2 và 10base-5 không áp dụng; còn chuẩn 10base-T thì áp dụng. loại 5-4-3 UTP. 6.Giao thức điều khiển truy cập phương tiện truyền CSMA/CD và giao thức PPP. -Giao thức điều khiển truy cập phương tiện truyền CSMA/CD: Là truy nhập ngẫu nhiên, nghe đường truyền, nghe đường dây, đường dây không bận thì phát. Nếu bận có thể dùng: Giải pháp “tạm quay lui”, thời gian chết tăng, xung đột giảm. ­, xung đột ¯Giải pháp “kiên trì đợi” tiếp tục nghe rồi phát T Giải pháp “đợi với xác suất p”, đây là giải pháp trung gian của 2 giải pháp trên. Thời gian chết của đường dây ở mức trung bình, khả năng xung đột ở mức trung bình. Thiết bị để nghe đường dây gọi là Transceiver Nhận xét:
  • 6. •CSMA /CD dễ thực hiện, đơn giản. •Nhưng không điều hoà lưu thông. •Sử dụng khi lưu thông ít. •Chuẩn là 802.3, được dùng trong mạng Ethernet -Giao thức PPP: Là một giao thức liên kết dữ liệu, thường được dùng để thiết lập một kết nối trực tiếp giữa 2 nút mạng. Nó có thể cung cấp kết nối xác thực, mã hóa việc truyền dữ liệu... PPP được sử dụng bằng nhiều kiểu mạng vật lý khác nhau, bao gồm cáp tuần tự , dây điện thoại, mạng điện thoại, radio và cáp quang giống như SONET. Đa phần các nhà cung cấp dịch vụ Internet đều sử dụng PPP cho khách hàng để truy cập Internet. Hai kiểu đóng gói dữ liệu của PPP là PPPoE (Point-to-Point Protocol over Ethernet) và PPPoA (Point-to-Point Protocol over ATM), chúng được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet để kết nối tới dịch vụ Internet. 7.Sơ đồ chân nối cho RJ-45 connector theo chuẩn T568-A và T568-B; vai trò của các chân khi sử dụng để nối kết mạng LAN theo chuẩn Ethernet với các tốc độ 10, 100 và 1000 Mbps. T568A:T568B: 1. Trắng xanh lá 2. Xanh lá 3. Trắng cam 4. Xanh dương 5. Trắng xanh dương 6. Cam 7. Trắng nâu 8. Nâu 1. Trắng cam 2. Cam
  • 7. 3. Trắng xanh lá 4. Xanh dương 5. Trắng xanh dương 6. Xanh lá 7. Trắng nâu 8. Nâu ĐốivớiEthernet tốcđộ<1000Mbps thìchân1,2: truyền; chân3,6: nhận; 4, 5, 7, 8: khôngdùngđểtruyền/nhậndữliệu. 8.Các thiết bị liên kết mạng và đặc tính của chúng: hub, repeater, bridge, switch, router… a.Repeater: Repeater là một thiết bị ở lớp 1 (Physical Layer) trong mô hình OSI. Repeater có vai trò khuếch đại tín hiệu vật lý ở đầu vào và cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở đầu ra để có thể đến được những chặng đường tiếp theo trong mạng. Điện tín, điện thoại, truyền thông tin qua sợi quang… và các nhu cầu truyền tín hiệu đi xa đều cần sử dụng Repeater. b.Hub: Hub được coi là một Repeater có nhiều cổng. Một Hub có từ 4 đến 24 cổng và có thể còn nhiều hơn. Trong phần lớn các trường hợp, Hub được sử dụng trong các mạng 10BASE-T hay 100BASE-T. Khi cấu hình mạng là hình sao (Star topology), Hub đóng vai trò là trung tâm của mạng. Với một Hub, khi thông tin vào từ một cổng và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác. Hub có 2 loại là Active Hub và Smart Hub. Active Hub là loại Hub được dùng phổ biến, cần được cấp nguồn khi hoạt động, được sử dụng để khuếch đại tín hiệu đến và cho tín hiệu ra những cổng còn lại, đảm bảo mức tín hiệu cần thiết. Smart Hub (Intelligent Hub) có chức năng tương tự như Active Hub, nhưng có tích hợp thêm chip có khả năng tự động dò lỗi - rất hữu ích trong trường hợp dò tìm và phát hiện lỗi trong mạng. c.Bridge:
  • 8. Bridge là thiết bị mạng thuộc lớp 2 của mô hình OSI (Data Link Layer). Bridge được sử dụng để ghép nối 2 mạng để tạo thành một mạng lớn duy nhất. Bridge được sử dụng phổ biến để làm cầu nối giữa hai mạng Ethernet. Bridge quan sát các gói tin (packet) trên mọi mạng. Khi thấy một gói tin từ một máy tính thuộc mạng này chuyển tới một máy tính trên mạng khác, Bridge sẽ sao chép và gửi gói tin này tới mạng đích. Ưu điểm của Bridge là hoạt động trong suốt, các máy tính thuộc các mạng khác nhau vẫn có thể gửi các thông tin với nhau đơn giản mà không cần biết có sự “can thiệp” của Bridge. Một Bridge có thể xử lý được nhiều lưu thông trên mạng như Novell, Banyan… cũng như là địa chỉ IP cùng một lúc. Nhược điểm của Bridge là chỉ kết nối những mạng cùng loại và sử dụng Bridge cho những mạng hoạt động nhanh sẽ khó khăn nếu chúng không nằm gần nhau về mặt vật lý. d.Switch: Switch đôi khi được mô tả như là một Bridge có nhiều cổng. Trong khi một Bridge chỉ có 2 cổng để liên kết được 2 segment mạng với nhau, thì Switch lại có khả năng kết nối được nhiều segment lại với nhau tuỳ thuộc vào số cổng (port) trên Switch. Cũng giống như Bridge, Switch cũng “học” thông tin của mạng thông qua các gói tin (packet) mà nó nhận được từ các máy trong mạng. Switch sử dụng các thông tin này để xây dựng lên bảng Switch, bảng này cung cấp thông tin giúp các gói thông tin đến đúng địa chỉ. Ngày nay, trong các giao tiếp dữ liệu, Switch thường có 2 chức năng chính là chuyển các khung dữ liệu từ nguồn đến đích, và xây dựng các bảng Switch. Switch hoạt động ở tốc độ cao hơn nhiều so với Repeater và có thể cung cấp nhiều chức năng hơn như khả năng tạo mạng LAN ảo (VLAN). e.Router: Router là thiết bị mạng lớp 3 của mô hình OSI (Network Layer). Router kết nối hai hay nhiều mạng IP với nhau. Các máy tính trên mạng phải “nhận thức” được sự tham gia của một router,
  • 9. nhưng đối với các mạng IP thì một trong những quy tắc của IP là mọi máy tính kết nối mạng đều có thể giao tiếp được với router. Ưu điểm của Router: Về mặt vật lý, Router có thể kết nối với các loại mạng khác lại với nhau, từ những Ethernet cục bộ tốc độ cao cho đến đường dây điện thoại đường dài có tốc độ chậm. Nhược điểm của Router: Router chậm hơn Bridge vì chúng đòi hỏi nhiều tính toán hơn để tìm ra cách dẫn đường cho các gói tin, đặc biệt khi các mạng kết nối với nhau không cùng tốc độ. Một mạng hoạt động nhanh có thể phát các gói tin nhanh hơn nhiều so với một mạng chậm và có thể gây ra sự nghẽn mạng. Do đó, Router có thể yêu cầu máy tính gửi các gói tin đến chậm hơn. f.Gateway: Gateway cho phép nối ghép hai loại giao thức với nhau. Ví dụ: mạng của bạn sử dụng giao thức IP và mạng của ai đó sử dụng giao thức IPX, Novell, DECnet, SNA… hoặc một giao thức nào đó thì Gateway sẽ chuyển đổi từ loại giao thức này sang loại khác. Qua Gateway, các máy tính trong các mạng sử dụng các giao thức khác nhau có thể dễ dàng “nói chuyện” được với nhau. Gateway không chỉ phân biệt các giao thức mà còn còn có thể phân biệt ứng dụng như cách bạn chuyển thư điện tử từ mạng này sang mạng khác, chuyển đổi một phiên làm việc từ xa… 9.Cơ chế lọc và chuyển tiếp frame dữ liệu của bridge/switch. Bridge: - Cơ chế lọc: Những frames được gởi cho các nút trong cùng một đoạn mạng cục bộ thường thì không được chuyển tiếp đến các đoạn mạng cục bộ khác.Các đoạn trở thành các miền xung đột tách biệt. - Chuyển tiếp: Khi bridge nhận một khung dữ liệu:Tìm kiếm địa chỉ MAC đích trong bridge table Nếu một mục được tìm thấy cho địa chỉ đích đó thì {nếu đích đến nằm trên cùng đoạn mạng nhận được frame thì hủy bỏ frame đó ngược lại chuyển tiếp frame đó đến mạch giao tiếp (cổng) được chỉ trong
  • 10. mục tìm được} ngược lại làm lụt. Chuyển tiếp đến tất cả các cổng trừ cổng đã nhận được frame đó. Switch: Store-and-forward: Toàn bộ frame được nhận trước khi nó được chuyển tiếp đi. Độ trễ tăng lên đối với các frame lớn. Khả năng dò tìm lỗi là cao. Cut-through: Chuyển tiếp frame ngay khi kiểm tra xong địa chỉ (vật lý) đích. Không kiểm tra lỗi. Sinh ra độ trễ thấp nhất. Fragment-free switching: Chuyển tiếp frame sau khi nhận được 64 bytes đầu tiên. Lọc được các frame xung đột (có kích cỡ < 64 bytes) 10.Giao thức IP (Internet Protocol): khuôn dạng gói IP (IP packet format), cơ chế truyền một IP packet từ nguồn đến đích. Giao thức liên mạng, thường gọi là giao thức IP (Internet Protocol) là một giao thức mạng hoạt động ở tầng 3 của mô hình OSI, nó qui định cách thức định địa chỉ các máy tính và cách thức chuyển tải các gói tin qua một liên mạng. IP được đặc tả trong bảng báo cáo kỹ thuật có tên RFC (Request For Comments) mã số 791 và là giao thức chủ yếu trong Bộ giao thức liên mạng. Cùng với giao thức TCP, IP trở thành trái tim của bộ giao thức Internet. IP có hai chức năng chính : cung cấp dịch vụ truyền tải dạng không nối kết để chuyển tải các gói tin qua một liên mạng ; và phân mãnh cũng như tập hợp lại các gói tin để hỗ trợ cho tầng liên kết dữ liệu với kích thước đơn vị truyền dữ liệu là khác nhau. Định dạng gói tin IP (IP Packet Format) Hình sau mô tả cấu trúc của một gói tin IP Ý nghĩa của các trường được mô tả như sau: ƒ Version (Phiên bản): Xác định phiên bản của giao thức đang được sử dụng.
  • 11. ƒ IP Header Length (Chiều dài của phần tiêu đề : Xác định chiều dài của phần tiêu đề của gói tin, tính bằng đơn vị là từ - 32 bits (32-bit word). ƒ Type-of-Service (Kiểu của dịch vụ : Đặc tả mức độ quan trọng mà giao thức phía trên muốn xử lý gói tin. ƒ Total Length (Tổng chiều dài gói tin): Đặc tả chiều dài, tính bằng byte, của cả gói tin IP, bao gồm cả phần dữ liệu và tiêu đề. ƒ Identification ( Số nhận dạng ): Số nguyên nhận dạng gói tin dữ liệu hiện hành. Trường này được sử dụng để ráp lại các phân đoạn của gói tin. ƒ Flags (Cờ hiệu): Gồm 3 bít, bit có trọng số nhỏ để xác định gói tin có bị phân đọan hay không. Bit thứ 2 xác định có phải đây là phân đoạn cuối cùng của gói tin hay không. Bit có trọng số lớn nhất chưa sử dụng. ƒ Fragment Offset (Vị trí của phân đọan): Biểu thị vị trí của phân đoạn dữ liệu so với vị trí bắt đầu của gói dữ liệu gốc, nó cho phép máy nhận xây dựng lại gói tin ban đầu. ƒ Time-to-Live (Thời gian sống của gói tin): Lưu giữ bộ đếm thời gian, giá trị sẽ được giảm dần đến khi nó có giá trị là 0 thì gói tin sẽ bị xóa. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng gói tin được truyền đi lòng vòng không bao giờ đến được đích. ƒ Protocol(Giao thức): Biểu hiện giao thức ở tầng trên sẽ nhận gói tin khi nó đã được giao thức IP xử lý. ƒ Header Checksum (Tổng kiểm tra lỗi tiêu đề): kiểm tra tính toàn vẹn của phần tiêu đề. ƒ Source Addres : Địa của máy gởi gói tin. ƒ Destination Address: Địa chỉ của máy nhận gói tin. ƒ Options: Tùy chọn cho phép để hỗ trợ một số vấn đề, chẳng hạn vấn đề bảo mật. ƒ Data: Chứa dữ liệu của tầng trên gởi xuống cần truyền đi. Cơ chế truyền một IP packet từ nguồn đến đích: 11.Địa chỉ IPv4: cấu trúc và các lớp địa chỉ; chia mạng con, private addresses.
  • 12. Mỗi máy tính trên mạng TCP/IP phải được gán một địa chỉ luận lý có chiều dài 32 bits, gọi là địa chỉ IP. 32 bits của địa chỉ IP được chia thành 2 phần : Phần nhận dạng mạng (network id) và phần nhận dạng máy tính (Host id). Phần nhận dạng mạng được dùng để nhận dạng một mạng và phải được gán bởi Trung tâm thông tin mạng Internet (InterNIC - Internet Network Information Center) nếu muốn nối kết vào mạng Internet. Phần nhận dạng máy tính dùng để nhận dạng một máy tính trong một mạng. Để dễ dàng cho việc đọc và hiểu bởi con người, 32 bits của địa chỉ IP được nhóm lại thành 4 bytes và được phân cách nhau bởi 3 dấu chấm (.). Giá trị của mỗi bytes được viết lại dưới dạng thập phân, với giá trị hợp lệ nằm trong khoản từ 0 đến 255. Câu hỏi được đặt ra là bao nhiêu bits dành cho phần nhận dạng mạng và bao nhiêu bits dành cho phần nhận dạng máy tính. Người ta phân các địa chỉ ra thành 5 lớp : A, B, C, D và E. Trong đó, chỉ có lớp A, B và C được dùng cho các mục đích thương mại. Các bits có trọng số cao nhất chỉ định lớp mạng của địa chỉ. Hình sau mô tả cách phân chia lớp cho các địa chỉ IP. Thông tin chi tiết về các lớp được mô tả như bảng sau : M ột số địa chỉ IP đặc biệt ƒ Địa chỉ mạng (Network Address): là địa chỉ IP mà giá trị của tất cả các bits ở phần nhận dạng máy tính đều là 0, được sử dụng để xác định một mạng. o Ví dụ : 10.0.0.0; 172.18.0.0 ; 192.1.1.0 ƒ Địa chỉ quảng bá (Broadcast Address) : Là địa chỉ IP mà giá trị của tất cả các bits ở phần nhận dạng máy tính đều là 1, được sử dụng để chỉ tất cả các máy tính trong mạng.
  • 13. o Ví dụ : 10.255.255.255, 172.18.255.255, 192.1.1.255 ƒ Mặt nạ mạng chuẩn (Netmask) : Là địa chỉ IP mà giá trị của các bits ở phần nhận dạng mạng đều là 1, các bits ở phần nhận dạng máy tính đều là 0. Như vậy ta có 3 mặt nạ mạng tương ứng cho 3 lớp mạng A, B và C là : o Mặt nạ mạng lớp A : 255.0.0.0 o Mặt nạ mạng lớp B : 255.255.0.0 o Mặt nạ mạng lớp C : 255.255.255.0 Ta gọi chúng là các mặt nạ mạng mặc định (Default Netmask) Lưu ý : Địa chỉ mạng, địa chỉ quảng bá, mặt nạ mạng không được dùng để đặt địa chỉ cho các máy tính ƒ Địa chỉ mạng 127.0.0.0 là địa chỉ được dành riêng để đặt trong phạm vi một máy tính. Nó chỉ có giá trị cục bộ ( trong phạm vi một máy tính). Thông thường khi cài đặt giao thức IP thì máy tính sẽ được gián địa chỉ 127.0.0.1. Địa chỉ này thông thường để kiểm tra xem giao thức IP trên máy hiện tại có hoạt động không. ƒ Địa chỉ dành riêng cho mạng cục bộ không nối kết trực tiếp Internet : Các mạng cục bộ không nối kết trực tiếp vào mạng Internet có thể sử dụng các địa chỉ mạng sau để đánh địa chỉ cho các máy tính trong mạng của mình : o Lớp A : 10.0.0.0 o Lớp B : 172.16.0.0 đến 172.32.0.0 o Lớp C : 192.168.0.0 Ý nghĩa của Netmask Với một địa chỉ IP và một Netmask cho trước, ta có thể dùng phép toán AND BIT để tính ra được địa chỉ mạng mà địa chỉ IP này thuộc về. Công thức như sau : Network Address = IP Address & Netmask Ví dụ : Cho địa chỉ IP = 198.53.147.45 và Netmask = 255.255.255.0. Ta thực hiện phép toán
  • 14. AND BIT (&) hai địa chỉ trên: Phân mạng con (Subnetting) Giới thiệu Phân mạng con là một kỹ thuật cho phép nhà quản trị mạng chia một mạng thành những mạng con nhỏ, nhờ đó có được các tiện lợi sau : Đơn giản hóa việc quản trị : Với sự trợ giúp của các router, các mạng có thể được chia ra thành nhiều mạng con (subnet) mà chúng có thể được quản lý như những mạng độc lập và hiệu quả hơn. Có thể thay đổi cấu trúc bên trong của mạng mà không làm ảnh hướng đến các mạng bên ngoài. Một tổ chức có thể tiếp tục sử dụng các địa chỉ IP đã được cấp mà không cần phải lấy thêm khối địa chỉ mới. Tăng cường tính bảo mật của hệ thống : Phân mạng con sẽ cho phép một tổ chức phân tách mạng bên trong của họ thành một liên mạng nhưng các mạng bên ngoài vẫn thấy đó là một mạng duy nhất. Cô lập các luồng giao thông trên mạng : Với sự trợ giúp của các router, giao thông trên mạng có thể được giữ ở mức thấp nhất có thể. Hình trên mô tả một địa chỉ IP đã được phân mạng con xuất hiện với thế giới Internet bên ngoài và với mạng Intranet bên trong. Internet chỉ đọc phần nhận dạng mạng và các router trên Internet chỉ quan tâm tới việc vạch đường cho các gói tin đến được router giao tiếp giữa mạng Intranet bên trong và mạng Internet bên ngoài. Thông thường ta gọi router này là cửa khẩu của mạng (Gateway). Khi một gói tin IP từ mạng bên ngoài đến router cửa khẩu, nó sẽ đọc phần nhận dạng máy tính để xác định xem gói tin này thuộc về mạng con nào và sẽ chuyển gói tin đến mạng con đó, nơi mà gói tin sẽ được phân phát đến máy tính nhận. Private addresses:
  • 15. Địa chỉ mạng riêng (Private Address): Là địa chỉ được dùng trong mạng LAN nội bộ, địa chỉ này chỉ có giá trị trong mạng LAN, các máy có IP dãy này không thể Public lên internet. 12.Các cách chính để cấp địa chỉ IP cho một nút (node) mạng; sự hoạt động của giao thức DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol). Các cách chính để cấp địa chỉ IP cho một nút (node) mạng: - DHCP client gửi quảng bá bản tin DHCPDISCOVER trên mạng vật lý. - Mỗi DHCP server trả lời bằng bản tin DHCPOFFER bao gồm thông tin về địa chỉ mạng, địa chỉ DHCP server, địa chỉ gateway - DHCP Client nhận một hoặc nhiều bản tin DHCPOFFER và chọn lấy một DHCP server dựa trên các thông tin do DHCP server gửi đến. Sau đó DHCP client tạo ra bản tin DHCPREQUEST có chứa định danh của DHCP server được chọn và địa chỉ IP yêu cầu cấp phát - Các DHCP server nhận được bản tin DHCPREQUEST có định danh khác mình sẽ coi như nhận được thông báo client bỏ qua. Chỉ có duy nhất một DHCP server chấp nhận bản tin này và tạo một bản tin DHCPACK để gửi đi dưới dạng quảng bá. - Các nút mạng nhận được frame chứa bản tin và so sánh địa chỉ MAC của mình với địa chỉ MAC đích trong frame. Chỉ có duy nhất một nút mạng có địa chỉ MAC phù hợp. Các thông số cấu hình trong DHCPACK được kiểm tra và thiết lập. Như vậy, nút mạng đã hoàn thành quá trình cấu hình. Sự hoạt động của giao thức DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol): Giao thức DHCP làm việc theo mô hình client/server. Theo đó, quá trình tương tác giữa DHCP client và server diễn ra theo các bước sau: - Khi máy client khởi động, máy sẽ gửi broadcast gói tin DHCPDISCOVER, yêu cầu một server phục vụ mình. Gói tin này cũng chứa địa chỉ MAC của máy client. - Các máy Server trên mạng khi nhận được gói tin yêu cầu đó, nếu còn khả năng cung cấp địa
  • 16. chỉ IP, đều gửi lại cho máy Client gói tin DHCPOFFER, đề nghị cho thuê một địa chỉ IP trong một khoản thời gian nhất định, kèm theo là một subnet mask và địa chỉ của Server. - Máy Client sẽ lựa chọn một trong những lời đề nghị (DHCPOFFER) và gửi broadcast lại gói tin DHCPREQUEST chấp nhận lời đề nghị đó. Điều này cho phép các lời đề nghị không được chấp nhận sẽ được các Server rút lại và dùng đề cấp phát cho Client khác. - Máy Server được Client chấp nhận sẽ gửi ngược lại một gói tin DHCPACK như là một lời xác nhận, cho biết là địa chỉ IP đó, subnet mask đó và thời hạn cho sử dụng đó sẽ chính thức được áp dụng. 13.Giao thức ARP (Address Resolution Protocol): vai trò và cơ chế hoạt động. Giao thức phân giải địa chỉ (Address Resolution Protocol) Nếu một máy tính muốn truyền một gói tin IP nó cần đặt gói tin này vào trong một khung trên đường truyền vật lý mà nó đang nối kết vào. Để có thể truyền thành công khung, máy tính gởi cần thiết phải biết được địa chỉ vật lý (MAC) của máy tính nhận. Điều này có thể thực hiện được bằng cách sử dụng một bảng để ánh xạ các địa chỉ IP về địa chỉ vật lý. Giao thức IP sử dụng giao thức ARP (Address Resolution Protocol) để thực hiện ánh xạ từ một địa chỉ IP về một địa chỉ MAC. Một máy tính xác định địa chỉ vật lý của nó vào lúc khởi động bằng cách đọc thiết bị phần cứng và xác định địa chỉ IP của nó bằng cách đọc tập tin cấu hình, sau đó lưu thông tin về mối tương ứng giữa địa chị IP và MAC của nó vào trong vùng nhớ tạm (ARP cache). Khi nhận được một địa chỉ IP mà ARP không thể tìm ra được địa chỉ vật lý tương ứng dựa vào vùng nhớ tạm hiện tại, nó sẽ thực hiện một khung quảng bá có định dạng như sau : Nhờ vào việc gởi các yêu cầu này, một máy tính có thể bổ sung thông tin cho vùng cache của giao thức ARP, nhờ đó cập nhật kịp thời mọi sự thay đổi của sơ đồ mạng. Thông thường thời gian quá hạn (Time-out) cho một thông tin trong vùng cache là 20 phút. Một yêu cầu ARP cho một máy tính không tồn tại trên nhánh mạng được lặp lại một vài lần xác định nào đó.
  • 17. Nếu một máy tính được nối kết vào nhiều hơn một mạng bằng giao diện mạng, khi đó sẽ tồn tại những vùng cache ARP riêng cho từng giao diện mạng. Lưu ý, ARP trên một máy tính chỉ thực hiện việc xác địa chỉ vật lý cho các địa chỉ cùng địa chỉ mạng / mạng con với nó mà thôi. Đối với các gói tin gởi cho các máy tính có địa chỉ IP không cùng một mạng / mạng con với máy gởi sẽ được chuyển hướng cho một router nằm cùng mạng với máy gởi để chuyển đi tiếp. Vì các yêu cầu ARP được quảng bá rộng rãi, cho nên bất kỳ một máy tính nào đang duy trì một vùng cache đều có thể theo dõi tất cả các yều cầu được quảng bá này để lấy thông tin về địa chỉ vật lý và địa chỉ IP của máy gởi yêu cầu và bổ sung vào vùng cache của nó khi cần thiết. Khi một máy tính khởi động, nó gởi một yêu cầu ARP ( có thể cho chính nó) như để thông báo với các máy tính khác về sự xuất hiện của nó trong mạng cục bộ. Có thể gán nhiều hơn một địa chỉ IP cho một địa chỉ vật lý. Chú ý rằng, định dạng của yêu cầu ARP thì được thiết kế để có thể hỗ trợ được cho các giao thức khác ngoài IP và Ethernet. 14.Giao thức NAT (Network Address Translation): vai trò và cơ chế hoạt động. NAT sử dụng IP của chính nó làm IP công cộng cho mỗi máy con (client) với IP riêng. Khi một máy con thực hiện kết nối hoặc gửi dữ liệu tới một máy tính nào đó trên internet, dữ liệu sẽ được gởi tới NAT, sau đó NAT sẽ thay thế địa chỉ IP gốc của máy con đó rồi gửi gói dữ liệu đi với địa chỉ IP của NAT. Máy tính từ xa hoặc máy tính nào đó trên internet khi nhận được tín hiệu sẽ gởi gói tin trở về cho NAT computer bởi vì chúng nghĩ rằng NAT computer là máy đã gởi những gói dữ liệu đi. NAT ghi lại bảng thông tin của những máy tính đã gởi những gói tin đi ra ngoài trên mỗi cổng dịch vụ và gởi những gói tin nhận được về đúng máy tính đó (client). NAT xử lý một gói tin xuất phát từ bên trong đi ra bên ngoài một mạng theo cách thức sau: +> Khi NAT nhận một gói tin từ một cổng bên trong, gói tin này đáp ứng các tiêu chuẩn để NAT, router sẽ tìm kiếm trong bảng NAT địa chỉ bên ngoài (outside address) của gói tin. Nói cách
  • 18. khác, tiến trình NAT tìm kiếm một hàng ở trong bảng NAT trong đó địa chỉ outside local address bằng với địa chỉ đích của gói tin. Nếu không có phép so trùng nào tìm thấy, gói tin sẽ bị loại bỏ. +> Nếu có một hàng trong bảng NAT là tìm thấy (trong hàng này, địa chỉ đích của gói tin bằng với địa chỉ outside local), NAT sẽ thay thế địa chỉ đích trong gói tin bằng địa chỉ outside global theo thông tin trong bảng NAT. +> Tiến trình NAT tiếp tục tìm kiếm bảng NAT để xem có một địa chỉ inside local nào bằng vớI địa chỉ nguồn của gói tin hay không. Nếu có một hàng là tìm thấy, NAT tiếp tục thay thế địa chỉ nguồn của gói tin bằng địa chỉ inside global. Nếu không có một hàng nào được tìm thấy, NAT sẽ tạo ra một hàng mới trong bảng NAT và chèn địa chỉ mới vào trong gói tin. NAT sẽ xử lý một gói tin xuất phát từ mạng bên ngoài đi vào mạng bên trong theo cách sau: +> Khi NAT nhận được một gói tin xuất phát từ một cổng bên ngoài, đáp ứng các tiêu chuẩn để NAT, tiến trình NAT sẽ tìm kiếm trong bảng NAT một hàng trong đó địa chỉ inside global là bằng vớI đia chỉ đích của gói tin. +> Nếu không có hàng nào trong bảng NAT được tìm thấy, gói tin bị loạI bỏ. Nếu có một hàng tìm thấy trong bảng NAT, NAT sẽ thay thế địa chỉ đích bằng địa chỉ inside local từ bảng NAT. +> Router tìm kiếm bảng NAT để tìm ra địa chỉ outside global bằng với địa chỉ nguồn của gói tin. Nếu có một hàng là tìm thấy, NAT sẽ thay thế địa chỉ đích bằng địa chỉ outside local từ bảng NAT. Nếu NAT không tìm thấy một hàng nào, nó sẽ tạo ra một hàng mới trong bảng NAT và cũng thực hiện như ở bước 2. 15.Định tuyến trên mạng IP: định tuyến tĩnh, động. Định tuyến tĩnh: Kế hoạch định tuyến tĩnh được sử dụng trong hầu hết các mạng truyền thống, trong kế hoạch định tuyến này chủ yếu với mục đích làm giảm các hệ thống chuyển mạch phải đi qua, trong các cuộc gọi đường dài [1]. Kỹ thuật định tuyến tĩnh bộc lộ một số nhược điểm như : quyết định định tuyến tĩnh không dựa trên sự đánh giá lưu lượng và topo mạng hiện thời. Trong
  • 19. môi trường IP các bộ định tuyến không thể phát hiện ra các bộ định tuyến mới, chúng chỉ có thể chuyển gói tin tới các bộ định tuyến được chỉ định của nhà quản lý mạng. Tuy nhiên, phương pháp định tuyến tĩnh sử dụng hiệu quả trong mạng nhỏ với các tuyến đơn, các bộ định tuyến không cần trao đổi các thông tin tìm đường cũng như cơ sở dữ liệu định tuyến. Định tuyến động: Định tuyến động lựa chọn tuyến dựa trên thông tin trạng thái hiện thời của mạng. Thông tin trạng thái có thể đo hoặc dự đoán và tuyến đường có thể thay đổi khi topo mạng hoặc lưu lượng mạng thay đổi. Thông tin định tuyến cập nhật vào trong các bảng định tuyến của các nút (node) mạng trực tuyến, và đáp ứng tính thời gian thực nhằm tránh tắc nghẽn cũng như tối ưu hiệu năng mạng. Định tuyến động xây dựng trên hai yếu tố cơ bản: Mô hình tính toán và thông tin trạng thái. Có hai kiểu mô hình tính toán sử dụng trong định tuyến động là mô hình tập trung và mô hình phân tán. Mô hình tập trung được xây dựng từ hệ thống tính toán định tuyến. Định tuyến tương thích động có thông tin mang tính thời gian thực, các hướng thay thế được tìm thấy dựa trên trạng thái thực của mạng. Ba thuật toán thường được sử dụng trong kỹ thuật định tuyến tương thích động là Efrouter [2], Định tuyến thay thế động (DAR)[3], định tuyến mạng thời gian thực (RTNR) [4]. 16.Phân biệt vai trò, chức năng và các đặc tính cơ bản của hai giao thức TCP và UDP. Trả lời: a)TCP (Transmission Control Protocol - "Giao thức điều khiển truyền vận") là một trong các giao thức cốt lõi của bộ giao thức TCP/IP. Sử dụng TCP, các ứng dụng trên các máy chủ được nối mạng có thể tạo các "kết nối" với nhau, mà qua đó chúng có thể trao đổi dữ liệu hoặc các gói tin. Giao thức này đảm bảo chuyển giao dữ liệu tới nơi nhận một cách đáng tin cậy và đúng thứ tự. TCP còn phân biệt giữa dữ liệu của nhiều ứng dụng (chẳng hạn, dịch vụ Web và dịch vụ thư điện tử) đồng thời chạy trên cùng một máy chủ. b)UDP (User Datagram Protocol) là một trong những giao thức cốt lõi của giao thức TCP/IP.
  • 20. Dùng UDP, chương trình trên mạng máy tính có thể gởi những dữ liệu ngắn được gọi là datagram tới máy khác. UDP không cung cấp sự tin cậy và thứ tự truyền nhận mà TCP làm; các gói dữ liệu có thể đến không đúng thứ tự hoặc bị mất mà không có thông báo. Tuy nhiên UDP nhanh và hiệu quả hơn đối với các mục tiêu như kích thước nhỏ và yêu cầu khắt khe về thời gian. Do bản chất không trạng thái của nó nên nó hữu dụng đối với việc trả lời các truy vấn nhỏ với số lượng lớn người yêu cầu. c)So sánh một cách đơn giản : Giống nhau : đều là các giao thức mạng TCP/IP, đều có chức năng kết nối các máy lại với nhau, và có thể gửi dữ liệu cho nhau.... Khác nhau (cơ bản): các header của TCP và UDP khác nhau ở kích thước (20 và 8 byte) nguyên nhân chủ yếu là do TCP phải hộ trợ nhiều chức năng hữu ích hơn(như khả năng khôi phục lỗi). UDP dùng ít byte hơn cho phần header và yêu cầu xử lý từ host ít hơn TCP : - Dùng cho mạng WAN - Không cho phép mất gói tin - Đảm bảo việc truyền dữ liệu - Tốc độ truyền thấp hơn UDP UDP: - Dùng cho mạng LAN - Cho phép mất dữ liệu - Không đảm bảo. - Tốc độ truyền cao, VolP truyền tốt qua UDP