SlideShare a Scribd company logo
Phong Thủy Chuyên Đề - Phần 1
TRẦN VĂN HẢI
LỜI DẪN NHẬP
Người Trung Quốc xưa rất coi trọng việc chọn đất làm nhà, cất mộ. Họ cho rằng gia
chủ có ăn nên làm ra hay không phần lớn có liên quan đến việc chọn nhà, cất mộ có
chọn được đất lành hướng tốt hay không. Và Thuật Phong Thủy ra đời nhằm đáp ứng
chu cầu tâm lý cầu may tị họa đó của nhân dân. Tất nhiên trong Thuật Phong Thủy có
chứa đụng những yếu tố hợp lý, song không ít điều tệ hại do mê tín gây ra.
Việt Nam và Trung Quốc vốn có sự giao lưu văn hóa từ lâu và sự thẩm thấu giữa 2 nền
văn hóa đó được thể hiện khá rõ. Ở Việt Nam ta hiện nay xem ra việc coi đất dựng nhà,
cất mộ đang còn khá thịnh hành, sách bói toán tràn lan, khiến người đọc không biết đâu
là khoa học, là dị đoan. Hy vọng với sự giới thiệu dưới đây sẽ giúp ích phần nào cho
những ai quan tâm tới lĩnh vực này.
Vậy Phong Thủy là gì? Trước tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu mấy cách giải thích
như sau:
“Từ Hải” cho rằng “Phong Thủy, còn gọi là Kham Dư, một loại mê tín của ngưòi Trung
Quốc xưa. Cho rằng các hình thế như hướng gió, nước chảy... Xung quanh nhàở hoặc
phần mộ đều có thể đem họa phước đến cho cả gia đình ở trong ngôi nhà đó hoặc của
người chôn trong ngôi mộ đó. Còn gọi là thuật xem tướng nhà, tướng mộ”.
“Từ Nguyên” giải thích rằng “Phong Thủy là chỉ địa thế phương hướng… của nhà ở
hoặc phần mộ. Ngày xưa mê tín dựa vào đó để gán ghép sự may rủi hoạ phước của
con người.
Gần đây trong cuốn “Phong Thủy thám nguyên” do nhà xuất bản Đại học Đông Nam
(Trung Quốc) xuất bản, giáo sư Phan Cốc Tây viết trong phần tựa như sau: “Nội dung
cơ bản của Phong Thủy là loại học vấn mà mọi người dùng nó để lựa chọn và xử lý đối
với hoàn cảnh cư trú. Phạm vi của nó bao gồm các phương diện nhà ở, cung thất, tự
quan, lăng mộ, thôn lạc, thành thị, trong đó những điều đề cập đến lăng mộ gọi là âm
trạch, còn đề cập đấn phương diện khác được gọi là dương trạch. Nhưng điều mà
Phong Thủy cho rằng có gây ảnh hưởng cho hoàn cảnh cư trú chủ yếu biểu hiện trên 3
phương diện:
1. Sự chọn lựa đối với phần nền móng, tức là tìm những điều kiện địa hình có thể thỏa
mãn được cả mặt sinh lý và tâm lý.
2. Xử lý về mặt hình thái bố trí đối với nơi ở, bao gồm việc lợi dụng và cải tạo đối với hoàn
cảnh tự nhiên, sự bố trí các yếu tố của căn nhà như hướng, vị trí, cao thấp, to nhỏ, cửa
ra vào, đường xá cấp nước, thoát nước.
3. Trên cơ sở đã trình bài ở trên, còn thêm các phù hiệu nào đó để thoả mãn nhu cầu tâm
lý tránh dữ cầu lành của mọi người.
Còn trong cuốn “Trú trạch Phong Thủy kham cát hung” do nhà xuất bản Học Viện dân
tộc trung ương (Trung Quốc) xuất bản ở phần nói đầu tác giả viết: “ Trong học vấn cổ
xưa của Trung Quốc có môn gọi là Kham Dư, thường được gọi là Phong Thủy này nếu
gọi theo ngôn
ngữ hiện đại thì thì gọi là “Địa cầu từ trường dữ nhân loại quan hệ học”. Xét về nội
dung học vấn về Phong Thủy được phân thành 2 bộ phận chính. Một bộ phận chú trọng
đến hình thế của núi, còn bộ phận kia chú trọng đến phương vị lý khí”.
Về phía quốc tế gần đây học giả Ihoji thuộc khoa Địa Lý của trường Đại Học Aokeland
của New Zealand, một chuyên gia nghiên cứu Phong Thủy nổi tiếng thế giới có viết
cuốn “ Mối quan hệ Phong Thủy giữa văn hóa Triều Tiên và giới tự nhiên”.
Mấy năm gần đây ông nghiên cứu Phong Thủy Trung Quốc, trong một bài viết của ông
đăng trên “Nghiên cứu lịch sử khoa học tự nhiên” Số 1-1989 có đọan viết: “Phong Thủy
chính là hệ thống bình giá cảnh quan để tìmkiếm địa điểm may mắn cho công trình kiến
trức. Đó là nghệ thuật chọn và bố cục móng đất của Địa Lý cổ đại Trung Quốc, không
nên thoe khái niệm phương Tây giản đơn gọi nó là mê tín hoặc khoa học… Phong
Thủy của Trung Quốc được xây dựng trên ba tiền đề sau đây:
1. Địa điểm nào đó so với địa điểm khác có lợi hơn trong việc xây nhà hoặc cất mộ.
2. Địa điểm may mắn chỉ có thể tuân theo nghuyên tắc của Phong Thủy, thông qua sự
khảo sát địa điểm đó mới có được.
3. Một khi đã tìm được địa điểm đó, những người sống trên địa điểm đó hoặc tổ tiên chôn
trên địa điểm đ1o và con cháu đời sau đều được hưởng sự may mắn do địa điểm đó
mang lại”.
Nhưng vậy, căn cứ các tài liệu Phong Thủy, ta thấy Phong Thủy là một hiện tượng văn
hóa được lưu truyền từ xa xưa ở Trung Quốc. Đó là một phương pháp chọn điều lành
tránh dữ, một học vấn về mối quan hệ giữa con người và hòan cảnh, một sự kết hợp
giữa lý luận và thực tiễn. Phong Thủy còn được phân làm dương trạch và âm trạch.
Dương trạch là nơi hoạt động của người sống, còn âm trạch là mộ huyệt của người
chết. Lý luận Phong Thủy có phái hình thế và phí lý khí, phái hình thế chú trọng xem
lành dữ qua hình thế sông núi còn phaí lý khí chú trọng xem lành dữ qua âm dương
quái lý. hạt nhân của Phong Thủy là “Sinh khí”. Khái niệm đó rất phức tạp, đề cập đến
các phương diện Long mạch, minh đướng, huyệt vị, hà lưu, phương hướng… Nó cũng
nhiều cấm kỵ và rất chú trọng đến thời gian, phương vị địa điểm. Học thuyết âm trạch
mang đậm màu sắc mê tín, gây nhiều tổn hại cho dân chúng. Còn lý luận của dương
trạch có sự hợp lý nhất định với thực tiễn. Nếu biết chắc lọc tinh hoa, nó sẽ giúp ích
nhiều cho cuộc sống.
Trong bộ sách này, chúng tôi sẽ lý giải Thuật Phong Thủy dưới ánh sáng của chủ nghĩa
duy vật lịch sử, với tinh thần gạn đục khơi trong nhằm chấn hưng văn hóa dân tộc.
Trong từng đoạn đều có sự chú thích, bình giải theo tinh thần khoa học.
GS.TRẦN VĂN HẢI.
PHONG THỦY LÀ GÌ?
“Phong” là gió, ám chỉ những dòng năng lượng trổi chảy trong thiên nhiên và “Thủy” là
nước
tượng trưng cho địa thế. Giống như mọi ngành khoa học kỹ thuật cổ truyền khách của
Á Động, thuật Phong Thủy cũng dựa vào Dịch lý âm dương, một học thuyết biện chứng
về vũ trụ và nhân sinh đã có hơn 50 thế kỷ.
Thoạt tiên Phong Thủy học được xem là KHAM DƯ HỌC, Kham Dư là một danh từ ra
đời rất sớm. Từ đời Hán trong Sử ký của Nhật Giả Bác và trong Hán thư Nghệ Văn Chí
đã thấy Kham Dư xuất hiện thành thư mục rõ ràng. Đó là bộ Kham Dư Kim Quỷ gồm 14
quyển. Nhưng Kham Dư là gì? Hứa Thân đời Đông Hán giải thích. Kham là thiên đạo
còn Dư là địa đạo
(Kham thiên đạo Dư địa đạo giả). Thiên Đạo là thiên văn, Địa Đạo là Địa Lý, điều này
cũng giống như Dinh Kinh.
Hệ từ truyện có viết: “ngửa lên xem thiên văn, cúi xuống xét Địa Lý (Nguỡng di quan ư
thiên văn, phú dĩ sát ư Địa Lý). Trong Phong Thủy học thì quan ư thiên văn là quan sát
sự vận hành của Nhật Nguyệt, Tinh, Thần, sát ư Địa Lý là quan sát hình thể của Sơn
(Núi), Xuyên (Khe), Thủy (Nước), Thổ (Đất). Nhưng Phong Thủy thì nghiêng về Địa Lý
hơn là Thiên Văn. Và Kham Dư học còn lại hầu hết là viết về Địa Lý. Ví dụ như Địa Lý
chính tông, Địa Lý thiên cơ hội nguyên. Địa Lý toàn thư, Địa Lý chân kinh… Đời
Nguyên, Châu Thần Hưởng đã tuyển thành một tập. Đời Thanh có 1 quyển là Phong
Thủy bản nghĩa. Có thể gọi là Kham Dư hay Địa Lý cũng là Phong Thủy. Tổ sư của
môn Địa Lý chính là Quách Phát tiên sinh với cuốn Táng Kinh có ảnh hưởng rất lớn.
Trong Tán Kinh có viết: Khí mà cởi gió thì bị tán, khí gặp nước thì dừng. Nên làm cho
khí ngưng tụ, không bị tản mác như vậy gọi là Phong Thủy.
Trong Kham Dư học rất chú trọng đến sinh khí. Sinhkhí rất kị gió nhưng thích nước vì
gặp nước thì Khí tụ, gặp gió thì Khí tán cho nên điều tối quan trọng trong Kham Dư học,
Địa Lý học và Phong Thủy học là tàng phong tụ thủy (ẩn gió ngưng nước). Sinh khí là
gì? Sinh khí vốn vô hình, vô tướng như vậy làm sao có thể biết nó ở đâu để đón nhận
mà đúng? Trong thuật Phong Thủy có hai phương pháp tính toán để tìm Sinh Khí là
Man đầu và Lý khí. Man đầu là gì? Là xem hình thể của ngọn núi, nguồn nước ra sao
có bị đứt đoạn, có bị sụp lở hay không? Nơi nào có hình Sơn hoàn Thủy bảo (núi bao
nước bọc) tất là có sinh khí. Núi tròn đều không ẩn khuất mặt trời, dòng nước trong mát
lại hiền thì có thể hình dung là có một sức sống ẩn tàng trong đó gọi là sinh khí vậy.
Còn nói riêng thì trong thuật Phong Thủy phải dò xét kỹ lưỡng bằng cách căn cứ vào
phương hướng của ngôi nhà hay ngôi mộ rồi suy đoàn theo nguyên lý Tương sinh,
Tương khắc của Âm Dương, Ngũ Hành, Bát quái, Cửu tinh mà tìm ra “Sinh khí” ở
phương nào để đón cát lánh hung.
PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG
CẬN TÂM LÝ
Khả năng của con người quá bất tận! Các hiện tượng dị thường, diệu kỳ như thần giao
cách cảm, thuật trị liệu bằng trường sinh học dùng tâm năng di chuyển đồ vật, dò tìm
nguồn nước, tiên đoàn, thấu thị, hóa giải… Không những trong giới khoa học không
ngờ vực nữa mà còn được khảo cứu nghiêm túc hơn bao giờ. Ngay từ năm 1973 phi
hành gia vũ trụ Mỹ Edga Mitchell đã đứng ra sáng lập một viện khảo cứu với gần 1.300
cộng sự tại Polo Alto California nhằm đào sâu về các hiện tượng trên nâng con số cơ
sở nghiên cứu tương tự lên tới mức hàng chục ngàn, riêng tại nước Mỹ.
Giờ đây thậm chí những khoa học gia đa nghi nhất cũng cảm thấy vô lý, nếu bác bỏ
một sự thật: ngoài 5 giác quan không ít nhười còn có biệt tài cảm nhận được ngoại giới
bằng nhiều cách khác, chưa thể lý giải theo các hiểu biết mà khoa học hiện đại đã
vươn tới được dù nhân lại đã tiến những bước thần kỳ.
Vì vậy phải có một bộ môn khoa học mới để tìm hiểu các hiện tượng dị thường kia, Cận
tậm lý học. Chính tất cả những sự kiện đó cho thấy uy tín của Nostradamus vẫn bất di
bất dịch qua
suốt gần năm thế kỷ! Và hiện thời, trước tác của Nostradamus cùng sách vở viết về
ông ở phương Tây chẳng những không giảm mà còn tăng.
Lý giải nguyên do chẳng có gì là khó. Lịch sự nhân loại kể từ đó tới giờ rất ít khi có
những năm tháng thanh bình. Con người ta dù sống ở thời nào cũng luôn canh cánh
bên lòng mối lo: Những gì đang chờ mình ở tương lai? Nhất là vào thời buổi này, khi
chỉ một “cú bấm nút vô lý” cũng đủ sức hủy diệt toàn nhân loại.
Nhưng tương lai toàn hành tinh chúng ta phải chăng đều đã được Nostradamus tiên
đoán đầy đủ và chính xác cách nay hơn 4 thế kỷ. Ngay cả những người súng mộ ông
nhất cũng sẵn lòng hạ một câu trả lời dứt khoát không!
Sẽ rất nông nổi nếu phủ nhận tài tiên đoán dự báo của Nostradamus nhưng ta không
thể tin tưởng mù quáng các sấm ngôn của ông. Có lẽ Nostradamus cần được gọi là
người đi tiên phong trong ngành tương lại học đầy hứa hẹn hiện là ngành ra đời để đáp
ứng nhu cầu đó.
Những thành tựu gặt hái được trong mấy chục năm gần đây chó thấy: các hiện tượng
cận tâm lý dù muôn hình muôn vẻ nhưng dầu sao vẫn có thể gộp vào 3 nhóm chính
nếu xét từ góc độ trao đổi thông tin và năng lượng.
1- Tương tác từ xa giữa người này và người kia. 2- Tương tác giữa con người với giới
vô sinh.
3- Tương tác từ xa giữ a con người với các nguồn thông tin của thế giới bên ngoài giới
vũ trụ.
Cách phân loại đó của nhà khảo cứu người Mỹ gốc Tiệp ông Zreidack hiện được đông
đảo khoa học gia chấp nhận. Dựa vào khung phân loại này, ta có thể tìm hiểu rõ hơn
từng hóm vấn đề cận tâm lý học dưới đây.
I/ NHÓM I:
1. THẦN GIAO CÁCH CẢM
Thần giao cách cảm là biệt tài nắm bắt ý nghĩ người khác. Khi người nhận không cần
viện tới ngũ quan vẫn biết được người khác nghĩ gì, thậmchí từ một khoảng cách rât
xa. Theo các tác giả ngoại quốc hiện khó tìm thấy một nhà khảo cứu nào ngờ vực hiện
tượng đó. Ngay từ vài chục năm về trước loạt thực nhiệm do H.Puthoff và R.Targe
(viện khảo cứu Stanford Mỹ tiến hành hồi 1974-1975 về khả năng truyền đạt ý nghĩ
giữa đôi bạn, một đang du lịch tại Đông Âu, một vẫn ở tại Wisconsin (Tây Bắc Mỹ) đã
gặt hái được những kết quả đầy sức thuyết phục. Không ít người siêu phàm như Wolf
Messing, Uri Gheller… Chẳng những đọc được những ý nghĩ của người khác, mà còn
“chi phối” được đầu óc họ, bắt họ nghĩ theo hướng mình vạch ra.
1. TRỊ LIỆU TỪ XA (TELTHERAPY)
Đây là biệt tài chỉ vẽ cho bệnh nhân cách dùng thuốc và phương pháp chạy chữa từ xa,
sau khi chuẩn bênh từ sa (telediagnosis)
Hiệp hội khảo cứu và phổ biến tri thức ở Mỹ đã triển khai một chương trình hội thảo và
giảng dạy rộng khắp về các phương pháp trị bệnh phi truyền thống và hướng dẫn hoạt
động cho hơn
1.400 nhóm khảo cứu. Nhờ các chuyên gia này giúp sức, tất cả chúng ta đều có thể
học đọc, học viết, làm tính mau hơn, phân biệt màu sắc chuẩn xác hơn, suy nghĩ minh
mẫn hơn…Một trong những bí quyết của họ là khơi dậy nơi chúng ta những tiềm năng
tự điều chỉnh và tự chữa trị chưa được dùng tới, còn nguyên trong cơ thể.
Một minh chúng rực rỡ nhất là biệt tài của bác sĩ tâm lý trị liệu A.Cashpirovski. Minh
chứng tương phản là hiện tượng “Thư ếm” rất phổ biến tại Phi Châu, Nam Mỹ, Úc
Châu. và quẩn
đảo Caraibe. Kẻ bị thư ếm bổng nhiên ngã bệnh và truớc ngày chết ít lâu mới biết được
rằng mình bị một phù thủy, thuật sĩ hoặc một thầy cúng nào đó nguyền rủa và ám hại
mình.
1. TRỊ LIỆU BẰNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC (BIOTHERAPY)
Biệt tài này thường gặp ở các nhà ngoại cảm tài ba. Họ chỉ cần sờ nhẹ lên thân thể
chúng ta là biết ngay nội quan nào đang bị nhiễm bệnh và giúp chạy chữa mà không
cần dùng thuốc. Theo các nhà khảo cứu, giới ngoại cảm sở dĩ làm được diều huyền
diệu đó chung qui chỉ nhờ họ truyền sang cơ thể bệnh nhân một nguồn năng lượng
sinh học thiên phú (hoặc họ hấp thụ được từ vũ trụ) giúp điều hoà trạng thái năng
lượng bị trục trặc trong cơ thể bệnh nhân.
Những năm gần đây giới thầy thuốc và sinh học đã dốc nhiều công sức vào việc phát
hiện bí quyết trị liệu của các nhà ngoại cảm. Tại Munich (CHLB) Đức một viện chữa trị
bằng năng lượng sinh học đã thành lập nhằm soi sáng nhiều vấn đề thú vị, nhất là tìm
hiểu những bí thuật gia truyền của nền y học phương đông trong lĩnh vực này và kết
hợp thật nhuần nhuyễn hai nền khoa học Đông – Tây.
Người nổi danh hơn cả về nghệ thuật trị liệu này là nhà nữ ngoại cảm người Giorgia
Djuna Davitashvili. Bà chẳng những cứu chữa được hàng ngàn người bệnh mà còn
truyền giảng phép trị liệu của bà cho hàng chục nhà ngoại cảm cùng chí hướng. Bà từn
được cả đức Giáo Hoàng La Mã John Paul đệ nhị tiếp như một vị thượng khách tại
Vitican hồi sang thăm ý theo lời mời của công chúng và giới khoa học gia.
1. PHẨU THUẬT BẰNG TÂM NĂNG (PSYCHICHIRURGIE)
Đây là những ca mổ không cần dao, gây mê hoặc gây như xưanay. Tuy vậy nhà phẩu
thuật vẫn cắt bỏ được những khới u hoặc cơ quan thương tổn bằng hai bàng tay trần
và giúp vết mổ mau liền miệng ngay sau khi mổ, đồng thời không để lại vết sẹo nào
trên thân thể.
Lối phẩu thuật này rất phổ biến tại Viễn Đông, Đông Nam Á nhất là Philippines. Nhiều
bác sĩ danh tiếng Âu Mỹ và Nhật Bản đã tới tận nơi tìm hiểu hiện tượng nhưng chưa
nhất trí về cách lý giải.
Chẳng hạn nữ bác sĩ S.Seutmann (CHLBĐ) đã gủi gần 1.000 bệnh nhân mà Tây Y thúc
thủ sang Philippines chữa trị. Bà đã đích thân chứng kiến hơn 7.000 ca mổ và chính bà
cũng đã mổ tim bởi nhà phẩu thuật tằng tâm năng lừng danh nhất, ông Tony Apawa
vẫn theo bà, bí quyết của các nhà phẩu thuật Philippines là dùngnăng lượng tâm lý để
tác động tới người bệnh. Họ giúp người bệnh tự đặt mình vào trạng thái cơ thể huy
động toàn bộ tiềm năng của cơ thể, khiến đẩy nhan tốc độ chữa trị. Nhưng một bác sĩ
nổi danh khác cũng người Đức ông F.Karger (viên Mark Plan) thì cho rằng giới phẩu
thuật Philoppoines đều là những người có biệt tài dị thường về tâm động lực
(Psychokinese) trong điều kiện học được giám sát sít sao.
II/ NHÓM II:
Nếu 4 hiện tượng vừa giới thiệu thuộc nhóm 1 thì 2 hiện tượng dưới đây có thể xếp vào
nhòm II.
1. TÂM ĐỘNG LỰC: (PSYCHONINÈSE)
Hiện tượng này gặp ở những người có biệt tài nội năng tâm lý (tức ý nghĩ) tác động lên
các đồ vật tù xa, khiến chúng di chuyển hoặc biến dạng. Dẫn chứng rực rỡ nhất là
chành thanh niên Mỹ gốc Do Thái Uri Gheller. Ngoài nhiều biệt tài dị thường (đọc và sai
khiến được ý nghĩ người khác, thư ếm…) anh còn có thể làm lệch kim la bàn, bẽ cong
nhiều đồ vật bằng kim loại đượng trong những bình lọ bịt kín, thậm chí chận đứng được
một hạn tàu đang lướt sóng giữa biển. Phân tích các thử nghiệm, giới khoa học gia Mỹ
thuộc viện khảo cứu Stanford cho rằng hiệu quả do năng lượng tâm lý gây nên trong
trong trường hợp này rất giống với hiệu ứng đốt
nóng bằng sóng cao tần tại những điểm được ánh mắt Gheller chú mục, cả nhiệt kết
lẫn các thiết đo bằng tinh thể lỏng đều cho thấy nhiệt độ tăng cao tại các điểm chung
quanh.
1. DÒ TÌM BẰNG BIỆT TÀI CẢM XẠ.
Hiện tượng này được biết tới từ thời cổ dưới cái tên thuật Phong Thủy. Những người
có biệt tài đó chỉ cần dùng một cành liễu, một mẫu dây dẫn hoặc một khung kim loại
trong tay là họ có thể dò tìm được những mõ quặng, những khi vàng, những mạch
nước ngầm…nằm sâu dưới lòng đất hàng chục mét dễ dàng. Giới chuyên gia khảo cứu
hiện tượng đã tiến hành hàng ngàn thực nghiệm, đo đạc góc quay và độ lệch (theo
chiều dọc hoặc ngang) của dụng cụ và đi đến kết luận: các “radar sinh học” của các
thầy “Phong Thủy hiện đại” trong nhiều trường hợp đã tỏ ra nhạy cảm lạ thườn, không
thua kém gì các thiết bị quan trắc Địa lý hiện đại khi nắm bắt các sóng phản hồi từ họ
phát ra.
Vì vậy nếu biết sử dụng biệt tài của họ, công việc thăm dò mỏ khảo sát địa tầng có thể
tiết kiệm được hàng triệu Mỹ kim kinh phí và rút ngắn đáng kể thời gian dò tìm các
nguồn tài nguyên trong lòng đất.
III/ NHÓM III:
Thuộc nhóm cuối cùng có 4 hiện tượng chính: thấu thị, tiên tri, hoá thân và thoát xác.
1. BIỆT TÀI THẤU THỊ
Những người có biệt tài này thường dễ dàng thu nhận được các thôn về các vật thể và
biến cố ở cách họ rất xa ngay vào thời điểm biến cố đó đang diễn ra. Hiện tượng này
chẳng có gì là huyền bí cả, nếu ta thừa nhận rằng mọi thứ trong ngoại giới đều có
những thông tin mà khoa học hiện chưa biết, nhưng với những người được tạo hóa
ban tặng cho một năng lực cảm nhận siêu nhạy thì đó lại là chuyện rất dễ dàng. Chẳng
khác nào chúng ta những người bình thường vẫn dùng ngũ quan để nhận biết mọi vậy
quanh mình!
1. BIỆT TÀI TIÊN TRI
Đây là biệt tài giúp các nhà tiên tri nắm bắt được những thông tin về các biến cố hoặc
các đặc điểm trước lúc chúng diễn ra hoặc sẽ diễn ra trong tương lai. Không ít dự báo
của giới tương lai học hiện đại chứng tỏ càng thu thập được nhiều thông tin về hiện tại
trên phạm vi càng bao quát, nhỡn lực thấu thị càng mạnh càng rành rẽ về quan hệ
nhân quả thì càng dễ đưa ra những tiên đoán mầu nhiệm. Nguyên do thật giản dị: mọi
chuyện sắp xảy ra đều phôi pai ngay từ hiện tại và đều là hậu quả của quá khứ gần
hoặc xa…
1. HIỆN TƯỢNG HÓA THÂN
Hiện tượng này thường gặp ở những người có biệt tài hiếm có: Họ tự “đưa mình vào
trạng thái ý thức năng động” nên có thể hành động như thể người khác (chứ chẳng
phải chính họ) hành động.
Sách vở hiện nay hay nói tới những ca trong đó người sống tựa hồ chỉ là những hiện
thân của những người đã chết từ lâu. Đây là hiện tượng khó hiểu nhất và ít được chấp
nhận nhất, bởi lẽ có người không chịu mở rộng quan điểm về sự sống và hai nhân tố
thông tin và năng lượng cả sự sống trên thế gian.
Các khoa học gia Ấn Độc tại viện khảo cứu tâm lý và bệnh học tâm thần ở Bangaloe đã
thử tiến hành tìmhiểu 250 ca hóa thân được ghi nhận từ năm 1976. Về mỗi ca học đã
thăm dò ý kiến của ít nhất 20 nhân chứng. Thông thường sự “hóa thân” hay gặp ở trẻ
em từ 3 – 7 tuổi.
Nhiều người quen nghĩ: chính học thuyết của Đức Phật là mảnh đất màu mỡ nuôi
dưỡng hiện tượng hóa thân. Thật ra hiện tượng này không chỉ gập tại Ấn Độ mà còn
gặp tại nhiều nước khác trên thế giới.
1. HIỆN TƯỢNG THOÁT XÁC
Ở đây con người bổng rơi vào một trạng thái kỳ lạ: họ có cảm giác như thể nhìn thấy rõ
thân xác mình từ bên ngoài và có biệt tài di chuyển.
Theo thống kê đây là hiện tượng nảy sinh ngoài ý muốn, không cần bất cứ một nổ lực
nào hết và thường diễn ra lúc ta bị lạnh cóng nhiều ngày hoặc trong những khảnh khắc
sau lúc cơ thể vừa trải nghiệm hiện tượng chết lâm sàng, từng được nhà tâm lý Mỹ
R.Moody đề cập tới rất cụ thể trong cuốn Life After Life nổi danh.
Nhiều võ sư Yoga chủ động nhịn thở và những người cố ý dùng ma tuý cũng có thể dẽ
dàng thoát xác trong một thời gian ngắn.
IV/ VÀI LỜI KẾT LUẬN
Hầu hết các hiện tượng cận tâm lý dị thường vừa giới thiệu bên trên đang được nhiều
học giả tập trung khảo cứu suốt mấy thập niên qua.
Một số khoa học gia hy vọng có thể lý giải bằng việc tìm hiểu sâu thêm các đường kênh
thông tin nhờ trường sinh học. Nhiều sự kiện cho thấy giữa trường sinh học và các hiện
tượng điện tử vốn có những điểm tương đồng.
Tuy vậy, những hiện tượng tỏ ra mâu thuẫn với quan niệm về bản chất điện từ của
trường sinh học, chẳng hạnh trường sinh học không tác động lên giấy ảnh hoặc mật
độc năng lượng không tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ nguồn phát đến
nguồn thu.
Vì vậy một số khoa học gia chủ trương tìm con đường khác và họ nhận thấy cần chia
sẽ các luận điểm của pháp môn Yoga về các Chakra, tức huyệt đạo (trung tâm giám sát
các hệ thống năng lượng khác nhau trong cơ thể). Khảo sát đáng chú ý hơn cả theo
hướng này là của một học giả Nhật ông H.Motoyama. Ông sáng chế một thiết bị cực
nhạy để ghi nhận phản ứng của các đường kinh lạc qua bộ dẫn điện của da tại các
điểm tương ứng, khi thầy thuốc dùng trường sinh học của mình để tác động tới các
huyệt đạo có liên quan với các đường kinh lạc đó của bệnh nhân. Theo tác giả, một
trong những kết quả chính gặt hái được sau một loạt thực nghiệm là nêu lên được mối
liên hệ mật thiết giữa “psy” năng lượng hệ kinh lạc (có liên quan tới các huyệt đạo
tương ứng) cũng như hệ thần kinh giao cảm của cả thầy thuốc lẫn người bệnh. Những
khảo cứu tương tự cũng được tiến hành tại Ý, Mỹ.
Những hiện tượng về tâm lý thoạt nhìn tưởng như huyền hoặc, đó thật ra chẳng có gì
là kỳ bí nếu nhìn chúng dưới gốc độ thật sự thấu thị nghĩa là tránh định kiến và nhắm
mắt đi theo lối mòn của thuyết duy vật dung tục tầm thường.
Ý NGHĨA CỤ THỂ
DANH TỪ THUẬT PHONG THỦY ÂM TRẠCH – DƯƠNG TRẠCH
1. ĐỊA LÝ PHONG THỦY
Hai chữ “Địa Lý” là danh từ áp dụng chung cho cả hai môn:
1. Về Địa mạch: là môn Địa Lý Phong Thủy, thuộc về địa linh, dùng về việc đặt mồ mả và
nhà cửa, tức là về vấn đề tinh thần. Xưa nay, danh từ vẫn cố định không thay đổi.
2. Về Địa dư: là môn Địa Lý điền thổ, thuộc về địa lợi, tức là vấn đề vật chất. Xưa gọi là
Địa dư, nay gọi là Địa Lý.
“Địa linh nhân kiệt”, “Địa lợi dân trù”. (Nghĩa là: đất thiêng liêng thì sinh ra người tài giỏi;
đất thuận lợi, làm cho dân giàu có. Chữ Kiệt tức là “anh kiệt” chữ Trù tức là “tù phú”.
Phong là gió, Thuỷ là nước. Về việc tìm đất táng cần nhất là phải nhớ đến Phong và
Thủy trước hết; vì chỗ huyệt nếu bị gió lùa vào thì khí tán, không kết, nếu có nước hãm
lại, thì khí tụ mới kết huyệt. Ở sơn cốc cần phải tàng phong (kín gió), ở bình dương cần
phải tụ thủy (nước tụ). Tóm lại, là phải tránh tìm chỗ lộ gió, tìm chỗ gần nước thì mới có
khí mạch, mới đặt được; không có khí mạch, nếu đặt vào thì sai hỏng, tức là “tuyệt tự
chi địa” bị diệt vong!
Hai chữ “Phong Thủy” làm danh tự vắn tắt, để phân biệt về âm phần, Dương trạch, là
môn Địa Lý Phong Thủy.
Về môn Địa Lý Phong Thủy này, còn lấy tên những loài vật như: cầm, thú, công trùng,
thảo mộc và vật liệu quý báo, để đặt tên cho những địa hình, địa vật, kiểu cách và
phương vị các hung… Ngụ ý đặt tên như thế là để cho có văn chương hoa mỹ, làm cho
kỳ dị bí hiểm và cao quý thêm lên thôi, chú không phải là thực có.
Ví dụ: Địa mạch, thì gọi là Long mạch; mạch dẫn đi, thì gọi là hành long…
Có lẽ là thấy mạch dẫn đi ở trong đất, xuất hiện đột ngột lên những dãy núi cao, dãy
đồi, hoặc dãy đất chạy dài, gồ lên lún xuống, cong ra, uốn vào, quay đi, vòng lại, ngoằn
ngoèo, tựa như hình dạng con rồng hoạt động, nên mới là Long mạch.
Ở phía trước nguyệt gọi là Châu tước (chim sẽ đỏ). Ở phía sau nguyệt gọi là Huyền vũ
(chim vũ đen).
Ở phía bên trái nguyệt gọi là Thanh long (con rồng xanh). Ở phía bên phải huyệt gọi là
Bạch hỗ (con cọp trắng).
Ý là lấy phương Nam làm chính diện, thuộc hỏa: lửa, đo.
Ý là lấy phương Bắc làm hậu bối, thuộc thuỷ: nước, màu đen. Ý là lấy phương Đông
làm tay trái, thuộc mộc: màu xanh.
Ý là lấy phương Tây làm tay phải, thuộc kim: màu trắng.
1. ÂM TRẠCH – DƯƠNG TRẠCH
Trong Phong Thủy học chia làm hai loại: Âm Trạch và Dương Trạch. Âm Trạch là tìm
hiểu ở người chết, tức là một phần được xây dựng như thế nào, phương vị ra sao, ảnh
hưởng đến luồng sinh khí như thế nào?
Dương Trạch là tìm hiểu sống ở phương diện nhà cửa, phòng ốc…
Xét về nguyên lý cơ bản thì Âm Trạch Phong Thủy và Dương Trạch Phong Thủy có
nhiều điểm tương đồng. Nhưng ở khía cạnh một phần người chết và nhà ở người sống
thì âm dương khách biệt, không giống nhau. Cho nên kỹ thuật ứng dụng của Âm Trạch
và Dương Trạch khách nhau ở một số điêm.
Trung Quốc vốn là một dân tộc ổn định và xã hội Trung Quốc từ xưa vốn là sự tập hợp
gia tộc, gia trang mà thành. Do đó, họ đặt biệt chú trọng đến nơi an chốn ở và cả nơi
chôn cất người chết. Cho nên Âm Trạch và Dương Trạch Phong Thủy điều được coi
trọng và bảo tồn tho truyền thống. Sự hưng vượng hay lụn bại của một gia tộc liên quan
rất đến việc xây nhà và chôn cất.
NGUỒN GỐC THUẬT PHONG THỦY
PHẦN II: KINH NGHIỆM NGÀN NĂM TRỞ THÀNH HỌC VẤN
Phong Thủy học đã trải qua con số hàng ngàn năm diễn biến liên tục mà thành nguyên
sơ của Phong Thủy là những kinh nghiệm về sinh hoạt như khoét đá, đào hang, làm
nhà…lđể tránh thú dữ, thiên tai và cả sự tấn công của đồng loại.
Thời thượng cổ, con người sống theo lối du canh du cư, trải qua một quá trình tiến hóa
đến định canh định cư và mới bắt đầu chú ý đến nơi ăn ở sao cho thích hợp, chọn địa
điểm cư trú sao cho tiện lợi rồi tiến tới kiến tạo phòng ốc để ở cho thật ổn định, an lành,
giàu có…
Những kinh nghiệm về cư trú được tích lũy từ đời này sang đời khách chính là khởi
điểm của Phong Thủy học.
Thời kỳ thô sơ, tổ tiên chúngta chọn đất để làm nhà chủ yếu là muốn an toàn, ổn cố.
Thường là chọn nơi đất cao ráo vì sợ hồng thủy, thiên tai hoặc mãnh thú tấn công.
Một số nơi thì lo tránh mư a to gió lớn, môi trường làm nhà ở những đất hướng về mặt
trời, khuất gió.
Những kinh nghiệm này tích lũy dần cho đến lúc kết hợp với thuật số âm dương, ngũ
hành, bát quái, cửu tinh trở thành một môn huyền học tinh thâm mà kẻ không được
nghiên cứu tới nơi tới chốn dễ bị sa vào ma thuật.
Mặt khác, chúng ta biết là người đời Tam Hoàng ngũ đế đã biết dùng mai rùa, cỏ thi
hay xương thú mà bói toán, quyết định trong việc tìm nơi cư trú. Giáp cốt văn còn
truyền lại từ đời Thượng là chứng cứ của vấn đề này.
Đến đời Châu thì đặc biệt chú trọng đến nơi cư trú. Chẳng hạnh trong “Thượng thứ” có
nói: “Quan Thái Bảo đến sông Lạc, bốc quẻ làm nhà, đã bốc được quẻ tốt là làm ngay”
Hay trong “Sử ký” phần “Châu Bản Kỷ” có viết: “Thành Vương Bảo Châu Công bốc quẻ
để ở”…
Những giưa “Bốc Trạch” (bói quẻ làm nhà) với Phong Thủy học hiện đại có nhiều điểm
bất đồng.
Những lúc nào thì kinh nghiệm xây dựng nhà cửa với âm dương ngũ hành, bát quái
cửu tinh để cùng nhau sản sinh ra môn Phong Thủy hiện đại?
Xuân Thu Chiến Quốc là thời kỳ thịnh hành của phái Âm Dương gia và phát triển nhất
vào đời Hán.
Vương Sung là một học giả nổi tiếng thời Đông Hán đã viết cuốn “Luận Hành” có “Tứ
Huý Thiên” (4 điều kiên kỵ) và Cật thuật thiên (chuơng hỏi về thuật số) là lấy ngũ hành,
bát quái để bàn luận về nhà, nơi ở. Đến đời Tống, việc nghiên cứu Phong Thủy mới trở
than2h hệ thống hẳn hoi. Liệt kê như: “Địa Lý chánh tông” và đặc biệt là các cuốn “Táng
kinh”, “Cẩm nang kinh” của Quách Phát, “Tróc Mạch Phú” của Đào Khản, Đời Đường,
Tống thì đặt biệt nổi danh 4 người sau:
1- Dương Quân Tùng (với Khước Dương Câu Bần). 2- Hội Văn Thuyên.
3- Liêu Vũ (với Khước Liêu Kim Tinh). 4- Lữ Tuấn (với Khươc Lỹ Bố Y).
Đây là 4 đại gia Phong Thủy gia, trong đó Dương Quân Tùng là danh tiếng nhất. Trong
ba đời Nguyên, Minh, Thanh thì các nghiên cứu về Phong Thủy xuất hiện rất nhiều cho
đến gần đây.
TRƯỜNG PHÁI VÀ MÔN HỌC
TRƯỜNG PHÁI VÀ MÔN HỌC CỦA THUẬT PHONG THỦY A- TRƯỜNG PHÁI
Nguyên thủy tổ khoa Địa Lý là Hoàng Thạch Công, đời Đường Nghiên (2.359-2.259
trước Công Nguyên) vị địa tiên ở núi Chung Nam.
Đến Triều Đại nhà Thanh, chỉ còn hai chi tông chân truyền là Quách gia ở Bảo Định ,Hồ
Bắc và Hoàng gia ở Sa Hà, Quảng Đông. Tuy cùng một giáo chủ, nhưng hai chi tông
tuyển chọn môn để khách nhau.
Hoàng gia tuyển môn đệ rất kỹ, thường chọn những người có đạo tâm đồng tính hoặc
chịu đổi thành họ Hoàng, giữ phong tục tập quán, giỗ tết họ này. Vì vậy ít học trò hơn
bên Quách gia, song đa số lỗi lạc, nổi tiếng cho bí quyết truyền nghề công phu khổ
luyện. Trong số đó, có
9
nhiều đồ đệ nổi tiếng cự phách như Cao Biền đời Đường, Triện Quán Phùng đời
Nguyên, Hoàng Phúc Minh đời nhà Thanh và nước ta có Tả Ao đời Hậu Lê.
Đặc biệt, môn bí truyền của Hoàng phái có thêm phép luyện thần khí và thần nhẫn.
Phép luyện thần nhãn cốt trong thấy thế giới thanh khí (mode éthéré) hấp thụ tinh
quang mặt trời ban ngày và tuệ quan tinh đầu ban đêm.
Phép hấp thụ dương quang mở đầu bằng cách tập nhìn, không nheo mắt, ánh nắng
gay gắt phản chiếu trên gương mặt, cho đến khi quen sự chói lòa thì mới tập nhìn trực
diện với mặt trời, cho đến khi nhìn mặt trời không thấy chói chang là coi như đạt.
Về phép hấp thụ tuệ quang tinh tú ban đêm, đệ tử nằm ngửa, nhìn không chớp mắt các
vì sao sáng qua nhiều đêm, đến khi nào đếm thật chính xác các vì sao trên trời mà
không lẫn lộn là được.
Đặt một vốc cát trên bàn tay, đệ tử thấy hạt cát gấp đôi, nhìn rõ được hạt bóng, hạt mờ
mà không hoa mắt lại còn thấy cả hơi nóng bàn tay toát ra qua khe hạt cát.
Tiếp đến tập phép điểm huyệt. Đặt 100 đồng tiền trên mặt đất, thoạt đầu, phủ cát dày
một tấc, vận dụng thần nhãn nhìn khi đất bốc qua các lỗ đồng tiền, cằm cây kim dày
điểm cắm trúng vào lỗ ấy không sai trật.Đoạn phủ đất thay cát lên các đồng tiền ấy và
dùng kim điểm trúng huyệt (lỗ). Chót hết, chôn tiền sâu với lòng đất, dùng chỉa sắt nhọn
dày điểm trúng cả 100 lỗ tiền là thành công. Sau đó mới tập phép tìm “long mach” vận
hành dưới lòng đất.
Lại còn học phép “hô thần” như hỏi sơn thần, thổ quan về lai lịch cuộc đất quý(?). Trời
dành cho ai.v.v…
Buổi sinh tiền, Tả Ao thường nói:”Tiên tích đức, hậu tầm long” người có nhiều nhân
đức mới mong gặp được bậc sư tìm cho một nơi đắc địa. Lắm thầy tìm ra nơi đất quý
mà không dám “để” vì thấy thân chủ đức còn kém quá!
B- MÔN HỌC
Nhà Địa Lý Phong Thủy đại để chia làm ba môn :
Một là nhật gia học. Môn này tinh về việc xem thái dương chiền độ. Tính toán từng
phân từng ly cái hoành độ của nhật, nguyệt, ngũ tinh và nhị thập bát tú xem ngày giờ
nào chiếu về địa phận nào rồi mới làm đất. Có khi biết trước được ngôi đất đến năm
tháng ngày giờ nào sẽ phát những thế nào.
Hai là hình gia học. Môn này chỉ xem xét hình đất mà làm. Ví như hình đất như con chó
thì táng tại bụng, hình đất như con voi thì táng tại vòi.v.v…Lối ấy phải xem cho tường
hình đất, sai lầm một chút cũng không được.
Ba là pháp gia học. Môn này chỉ chuyên về lý khí, cốt phải tinh về lý âm dương ngũ
hành. Phải biện luận cho rõ chỗ nào là âm chỗ nào là dương, chỗ nào là kim mộc, thủy,
hỏa, thổ. Cốt làm sao cho sinh khắc chế hóa hợp độ mới được.
Địa Lý Phong Thủy giỏi thường kim cả ba môn, ai chuyên về môn nào cũng được.
THUẬT PHONG THỦY VỚI NGÀNH XÂY DỰNG XƯAVÀ NAY
A- PHONG THỦY THUẬT XÂY DỰNG NGÀY XƯA :
Ngày xưa (và ngày nay vẫn còn) ở Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước Á châu có
một kỹ thuật xây dựng nhà ở, thành quách, mồ mả ứng hợp với môi trường Địa Lý, gọi
là Phong Thủy. Thuật Phong Thủy của người xưa căn cứ vào 4 yếu tố : khí, lý, số và
hình.
1. Khí là năng lượng vũ trụ, là khí âm dương của trời đất cũng như trong con người.
2. Lý là những quy luật vận động và tạo tác của khí. Lý của Phong Thủy gồm ba nguyên
tắc :
1. Trời cai quản đất.
2. Cả trời lẫn đất đều tác động đến mọi vật trong phạm vi địa cầu, và con người phải biết
cách vận dụng ảnh hưởng này để tạo yên vui cho cuộc sống.
3. Hạnh phúc của người sống còn tùy thuộc vào ảnh hưởng của người chết.
3. Số là những phương trình toán học (nghi, tượng, quái, hào của Dịch, lý).
4. Hình là thể vùng đất, dòng nước và cấu trúc công trình xây dựng có ảnh hưởng tốt hay
xấu đối với khí.
Về dụng cụ, Phong Thủy sư (người xem Phong Thủy, ta thường gọi là “thầy Đị Lý”)
thường dùng một địa bàn đặt biệt giống như một loại la bàn hiện nay, nhưng chung
quanh kim nam châm, ngoài những chữ Hoa chỉ phương hướng, còn ghi thêm các từ
chuyên môn. Ngoài ra, còn có những dụng cụ khác như bản đồ địa hình (thế đất), lịch
thiên văn,v.v…
Xét về cách thực hành thì có một điều đáng chú ý : thuật Phong Thủy ở hai miền Nam
và Bắc Trung Quốc hơi khác nhau do tính chất địa hình khác biệt. Ở miền Bắc, khung
cảnh thiên nhiên tương đối đồng bộ và đều đặn, nên phương pháp Phong Thủy nhấn
mạnh vào việc xem sao (chiêm tinh), xem trời (thiên văn), và dùng địa bàn xem phương
hướng cùng ảnh hưởng của các dòng khí thiên nhiên. Còn ở miền Nam do địa hình
phức tạp và không điều, người ta chú trọng hơn về địa hình và ảnh hưởng của các
dòng nước, ngoài địa bàn, họ còn dùng kỹ thuật “đũa thần” (dowsing) (dụng cụ tìm
mạch nước bằng ngoại cảm có hình dáng như cái que đầu chĩa hai) để định vị và phác
họa những loại khí, cũng như xem xét hình thể và vị trí của các thế đất có liên quan đến
những dòng chảy hoặc tụ điểm của khí.
Trong sách “La Civilisa – tion Chioise” (Văn minh Trung Hoa) của M.Granet có ghi lại
một đoạn cổ thư của Trung Quốc nói về kỹ thuật xây dựng thành trì theo thuật Phong
Thủy.
Đề nghị tham khảo qua các bài : XÂY DỰNG THÀNH TRÌ, CHÙA CHIỀN. NHÀ Ở.
Trong phạm vi bộ sách này.
B– PHONG THỦY THUẬT XÂY DỰNG NGÀY NAY
Tại Hong Kong không một công trình xây dựng nào được thực hiện mà không thông
qua các thầy Địa Lý. Theo họ, tài mạng của con người phụ thuộc vào sự cân bằng hết
sức tinh tế giữa một bên là “khí”, tức là các năng lực của vũ trụ, và một bên là năm
thành tố cơ bản :Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ(ngũ hành).
Một chuyên gia trong lĩnh vực này là CHARLIE CHAO, làm việc tại Trung Tâm Nghiên
Cứu Khoa Học Sơ khai Trung Hoa cho rằng người Trung Hoa có đến năm bộ môn
khoa học thần bí quan trọng, đó là Bói Toán (quẻ), chiêm tinh Phong Thủy, y học và
tướng số. Yếu tố Phong Thủy được xem như thuận lợi chỉ khi nào năng lực của vũ trụ
hòa hợp được với năng lực của đất hay còn gọi là “sóng điện từ”. Ong còn khẳng định
bộ môn Phong Thủy đã có từ 6.000 năm của người Trung Hoa “hoàn toàn mang bản
chất khoa học chứ chẳng có gì là mê tín cả!” Một bậc thầy khác là MERLINA MERTION
đã khéo léo hợp tác với một kiến trúc sư để thành lập một công ty chuyên cố vấn và
thiết kế địa ốc theo đúng tiêu chuẩn Phong Thủy. Ong cho rằng “Phong Thủy” cơ bản là
điều hợp được môi trường chung quanh ta. Bởi vì năng lực sinh học của ta luôn bị tác
động bởi năng lực của nhà cửa và nơi làm việc. Một khi chúng hòa hợp được với nhau
thì ta sẽ có những suy nghĩ, những quyết định chính chắn hơn có phản ứng khôn khéo
hơn.
Các nhà Địa Lý hiện địa như : MERTON vẫn chủ yếu sử dụng cây thước Lỗ Ban cùng
với các dự kiện về ngày, giờ sinh của thân chủ, nhưng đồng thời họ cũng biết rành rẽ
cả môn đo đạt và thậm chí qui hoạch, kiến trúc đô thị. Như vậy về bản chất, Thuật
Phong Thủy của người Trung
Hoa không khác gì máy so với cái cách mà người Ai Cập đã đưa vào để xây dựng Kim
Tự Tháp, nhưng điểm nổi bật của Thuật Phong Thủy là biết kết hợp đủ mọi kiến thức
và công cụ. Trước đây nghề Phong Thủy hãy còn là độc quyền của người Trung Hoa,
vậy mà bây giờ bí quyết của nó đã bị MERTON chiếm hữu. Công ty của ông ta đặt văn
phòng tại Philippine và không ngừng phát triển với nhiều khách hàng từ khắp nơi trên
thế giới.
Cách lý giải theo quan niệm của Thuật Phong Thủy đúng hay không còn phải chờ xem!
Đôi khi nó cũng phải phụ thuộc vào yếu tố tâm lý của con người, chẳng hạn như một
người, khi đã tin rằng mình đã chọn đúng hường, thì thế nào cũng mạnh dạn hơn trong
việc đầu tư làm ăn và không chừng nhờ thế nên cuối cùng được toại nguyện!
Dĩ nhiên, không ai đi mất thời đi kiểm chứng làm gì hiệu quả của Thuật Phong Thủy bởi
vì nếu loại trừ yếu tố huyền bí thí ít ra công việc của các nhà Địa Lý cũng hoàn toàn
phù hợp với những khái niệm cơ bản của mỹ học và kiến trúc cũng như thiên văn học
vậy.
TƯ LIỆU BỔ SUNG VỀ CUỘC PHỎNG VẤN THUẬT XEM PHONG THỦY NGÀY NAY
TAI HỒNG KÔNG
Những tòa nhà chọc trời bằng bê tông ốp kính ở Hồng Kông có thể tạo cho nó hình ảnh
của một thành phố hiện đại ở thế kỷ 20, nhưng những sự giống nhau như vậy trên bề
mặt thế gian cũng chỉ kết thúc ở đó. Cùng với những đạo luật, qui tắc về xây dựng và
kiến thiết, người Hồng Kông còn coi trọng những nguyên tắc tinh thần bất thành văn,
được gọi là Phong Thủy. Sau khi các nhà kiến thiết hoàn thành kế hoạch xây dựng của
mình, các kiến trúc sư và các nhà đấu thầu thường xin ý kiến của các chuyên gia về
Phong Thủy, tức thầy Địa Lý
Công việc của người này dĩ nhiên là chỉ ra vị trí tốt nhất không chỉ cho tòa nhà mà còn
cả đối với những cánh cửa sổ, cửa ra vào, bàn làm việc và nhiều thứ khác. Việc xem
Phong Thủy được thực hiện với một chiếc “La bàn”, với những ký hiệu cổ biểu thị tự
nhiên và các yếu tố của nó: bầu trời, nước (mưa), đồi núi và trái đất. Những thứ này lần
lượt biểu thị cho 8 con vật: ngựa, dê, gà, rồng, chim, heo, chó và cáo.Môn “khoa học”
Trung Hoa này dựa trên nguyên tắc âm-dượng. Vì thế, công việc của một “nhà Địa Lý”
còn là tổng hợp tất cả các yếu tố trên để đưa ra sự tiên đoán chính xác nhất. Ngày
càng có nhiều công ty Hồng Kông thuê các nhà chuyên gia Phong Thủy để cố vấn cho
họ trọng việc lựa chọn và đặt vị trí văn phòng của mình. Đối với công ty, việc bỏ ra vài
ngàn đô la để thuê một chuyên gia như vậy chẳng thấm vào đâu so với trường hợp
doanh nghiệp đỗ vỡ do có Phong Thủy xấu. Dưới đây là bài phỏng vấn của phóng viên
tạp chí HKL với ông Andrew Fung, một trong những chuyên gia về phong thủy có uy tín
ở Hồng Kông.
HKL : Ong bắt đầu tìm hiểu về phong thủy từ khi nào?
FUNG : Khi còn đang học kỹ thuật cơ khí tại trường Đại Học Bách Khoa Hồng Kông, tôi
luôn luôn tin vào khoa học kỹ thuật. Vào thời điểm đó tôi không tin vào việc xem phong
thủy hay bói toán. Thực ra tôi chưa tin bởi vì những cái gì chúng tôi được dạy ở trường
đều cho rằng kỷ thuật hiện đại có thể làm được tất cả. Nhưng thời gian trôi đi, tôi dần
dần nhận ra nhiều thứ chứng minh những điều chúng tôi được học không phải đúng
hoàn toàn.
Tôi còn nhận ra rằng, giáo viên ở một số trường trung học và tiểu học thậm chí đã dạy
cho học sinh những điều sai lệch. Sau khi ra trường, tôi vẫn chưa đá động đến bất cứ
thứ gì liên quan đến phong thủy hay bói toán, nhưng vì có rất nhiều thời gian rảnh rỗi
sau giờ làm việc nên tôi quyết định sử dụng thời gian đó để làm hoặc học một cái gì đó.
Tôi nghiên cứu y học cổ Trung Hoa trong 4 năm và một số phương pháp chữa bệnh
trong vài năm sau đó. Rồi tôi bắt đầu đi sâu vào các phong tục cổ Trung Hoa và tiến tới
học xem phong thủy vào năm 1988. Tôi nhận ra đó là một quá trình lôgic mặc dù ban
đầu tôi không thật sự tin lắm.
KHL : Điều gì cuối cùng làm cho ông tin?
FUNG : Để tự kiểm nghiệm, tôi quyết định áp dụng các nguyên tắc trong thuật phong
thủy đối với một số trường hợp thực tế để xem thực sự đáng tin cậy hay không.
Vào dịp tết dương lịch 1993 xảy ra tai họa tại Lan Kwai Fong và một vụ cháy nhà băng
Hồng Kông tại Kowloon. Cả hai trường hợp đều có người chết. Sau khi những sự kiện
đó xảy ra, tôi đã đến tận nơi xem xét và nhận thấy mọi thứ đều xảy ra hoàn toàn đúng
với lý thuyết trong thuật phong thủy.
HKL : Tại sao lại có tại họa ở Lan Kwai Fong đúng vào mồng 1 Tết dương lịch năm đó?
FUNG : Vâng. Tại sao họa lại xảy ra vào ngày mồng 1 mà không phải vào ngày giáng
sinh một tuần trước đó? Không có sự khác biệt về số lượng người có mặt ở đó vào hai
đêm trên. Khi tới xem khu vực này, tôi thấy một tòa nhà gần Lan Kwai Fong, quét vôi
màu vàng nhạt và có rất nhiều giá đỡ xung quanh. Trong thuật Phong thủy, treo những
giá đỡ là “xấu”. Đồng thời lại có một bức tranh lớn mang hình đầu các vị sư ở phía
trước một camera. Tổng hợp những yếu tố đó lại tôi nhận ra sự nguy hiểm ở đây.
Ngoài ra, trước đó có một vì sao “xấu” bay qua khu vực. Tất cả những chi tiết đó gộp lại
đã gây ra những điều khủng khiếp ở Lan Kwai Fong. Sự rủi ro trong cuộc đời cũng
giống như sự may mắn, đều hiếm khi xảy ra. Các sự kiện dẫn tới tai họa ở Lan Kwai
Fong cũng vậy. Những giá đỡ ở đó cũng giống như những nơi khác, nhưng tại sao khi
những thứ đó đặt kế cận Lan Kwai Fong lại xảy ra một tai họa như vậy? Câu trả lời
nằm trong sự tổng hợp những sự việc mà tôi đã nói ở trên.
HKL : Thế còn về vụ cháy ở nhà băng Hồng Kông tại Kowloon?
FUNG : Điều không bình thường ở đây là có một bảng cửa hiệu với giá đỡ xung quanh
được đặt đối diện với ngân hàng. Nó đem tới ấn tượng một lưỡi dao với rất nhiều mũi
nhọn chĩa vào nhà băng. Như vậy là phong thủy rất xấu. Không chỉ thế, tôi còn nhận ra
rằng thời gian vụ cháy xảy ra là một thời điểm hợp với lửa.
HKL : Ong có thể giải thích ngắn gọn về thuật phong thủy?
FUNG : Xem phong thủy là môn nghiên cứu về thời gian và địa thế. Thực ra nó nghiên
cứu hai nguồn gốc chính ảnh hưởng đến việc ra quyết định của con người. Nguồn thứ
nhât là bầu trời với những hành tinh như mặt trời, mặt trăng, sao mộc và các vì sao
khác. Nguồn thứ hai là từ trường của trái đất. Trái đất có vô vàng yếu tố tự nhiên, ví dụ
như tre. Bởi vì giá đỡ ở Hồng Kông thường được làm bằng những cây tre nên trông
như chúng đang chĩa những ngọn sắc vào ta. Trong phong thủy, nếu những thứ nhọn,
sắc chĩa vào bạn thì đó là điều không tốt. Tương tự như vậy, một cái cây hay một ngọn
đèn đường đặt ngay trước nhà bạn, đều đem đến rủi ro.
HKL : Phong thủy có ảnh hưởng thế nào đến vận số?
FUNG : Những người nghiên cứu phong thủy đều biết rằng khi bạn áp dụng vào thực
tế, nó thực sự giải quyết được nhiều vấn đề. Như ở Wanchai nơi tôi sống trước đây, khi
gặp phong thủy tốt thì mọi việc đều suôn sẻ, nhưng khi phong thủy xấu thì tôi luôn gặp
những điều vô cùng tồi tệ. Vì thế tôi quyết định tới North Point. Ngay sau khi chuyển về
đó, mọi việc lại ổn định nhanh chóng và cuộc sống của tôi lại trở lại bình thường. Cụ
thể hơn, trước khi tới North Point, vai tôi thường bị đau nhức do có lần mang vác quá
nặng. Tôi đã tới nhiều bác sĩ nhưng chỉ đỡ 60%. Sau khi chuyển về North Point, vai tôi
đã hồi phục hoàn toàn.
HKL : Vậy chỗ nào là vị trí tốt nhất để sống ở Hồng Kông?
FUNG : Xin trả lời rằng là có rất nhiều. Theo thuật phong thủy, vận số không duy trì ổn
định mãi mãi. Mọi vị trí trên trái đất đều trải qua thời kỳ tốt nhất lúc mà người ta gặp
nhiều may mắn và thời kỳ xấu nhất khi người ta nhận những rũi ro.
HKL : Chính phủ có bao giờ hỏi ý kiến các chuyên gia về phong thủy không?
FUNG : Đừng nghĩ rằng người Anh không tin vào phong thủy. Trên thực tế, họ đã hỏi ý
kiến một trong những nhà xem phong thủy giỏi nhất khi lựa chọn vị trí dinh toàn quyền.
Có một nơi bằng phẳng gần nơi mình sống là một điều rất tốt. Nơi ngài toàn quyền
Patten sống cũng là một nơi bằng phẳng, gần biển. Điều đó tượng trưng cho tiền bạc.
Có nghĩa là người sống trong dinh toàn quyền sẽ luôn luôn nhận được nhiều tiền bạc.
Trước đây, người ta có trồng một số cây phía trước ngân hàng China Tower đối diện
dinh toàn quyền để cố gắng,tránh những điểm “xấu” về phong thủy, nhưng không hiệu
quả vì hàng ngàn cây có vẻ không vững chãi.
HKL : Theo ông, dinh toàn quyền nên được đặt như thế nào?
FUNG : Ngân hàng China Tower mang dáng dấp một lưỡi dao lớn đang rơi vì thế làm
sao mà một vài cái cây có thể chặn được một lưỡi dao như thế. Nếu tôi là chuyên gia
trong dinh toàn quyền, tôi sẽ để tòa nhà này quay lưng về phía ngân hàng China Tower
để giảm bớt những ảnh hưởng xấu và những nguy hiểm tiềm ẩn của “lưỡi dao” đó.
HKL : Xin ông cho biết cụ thể hơn?
FUNG : Về phong thủy, ngân hàng China Tower có thể được xem như một sự thách
thức đối với dinh toàn quyền. Trước đây, ngài toàn quyền Edward đã chết vì một cơn
đau tim trong một cuộc họp tại Bắc Kinh. Người kế tiếp, ngài Lord Wilson cũng bị thay
thế. Và bây giờ, ngài Christ Patten. Lúc đầu ông ta làm việc với phía Trung Quốc rất
suôn sẻ, nhưng dần dần mối quan hệ đó ngày một xấu hơn. Như vậy, địa thế của dinh
toàn quyền bị chi phối bởi ngân hàng China Tower. Cuộc sống của con người quá
mỏng manh khi phải đối mặt với những rủi ro của số phận, vì cuộc sống của mọi người
bị chi phối bởi ba thứ : vận số, những quyết định của bản thân và phong thủy. Điều đó
giống như một người đang lái xe. Nếu con đường bằng phẳng thì anh ta được thoải
mái, an tâm. Nhưng khi phải đi trên một con đường thật sự gồ ghề, anh ta vẫn cứ phải
lái. Khả năng lái xe của người tượng trưng cho quyết định của con người, tình trạng
con đường đại diện cho phong thủy còn sự may rủi của người lái xe tượng trưng cho
vận số con người.
HKL : Những tòa nhà khác xung quanh ngân hàng China Tower có bị ảnh hưởng
không? FUNG : Như mọi người biết, ngân hàng Hồng Kông - Shang-hai được xây
dựng ngay sát nhà băng Standard Chartered và tòa nhà ngân hàng Trung Hoa cũ. Tại
sao ngân hàng Hồng Kông - Shang-hai lại làm ăn có lãi hơn hai ngân hàng kia? Lý do
cũng tương tự như đối với trường hợp dinh toàn quyền. Quảng trường Tượng đài thật
ra cũng là một phần tài sản của ngân hàng Hồng Kông – Shang-hai. Lý do họ mua khu
đất không phải chỉ vì gần cảng mà vì chính khu vực bằng phẳng ấy đảm bảo cho ngân
hàng có phong thủy tốt.
HKL : Những lý thuyết phong thủy giúp ích như thế nào đối với cuộc sống riêng của
ông? FUNG : Năm 1985 tôi sử dụng các phương pháp xem phong thủy để tự kiểm tra
sự may rủi ngôi nhà của mình. Tôi nhận ra rằng căn hộ của tôi sẽ bị cháy, vì thế tôi mua
ngay bảo hiểm hỏa hoạn cho yên tâm. Một vài tháng sau, ngọn đèn trong nhà quá nóng
nổ tung, bốc khói mù mịt. May mắn thay, không có gì nghiêm trọng xảy ra và tôi vẫn
được nhận 30 ngàn đô la từ công ty bảo hiểm hỏa hoạn vì biết ngôi nhà của mình
không còn bị đe dọa bởi hỏa hoạn nữa.
HKL : Phong thủy có vai trò gì ở nhà và ở cơ quan?
FUNG : Phong thủy có thể đem tới cho người ta sự thành công trong kinh doanh hay
một sức khỏe dồi dào nhưng cũng có thể phá hỏng cuộc đời họ. Hãy nhớ rằng, bình
thường mỗi ngày chúng ta ngủ 8 tiếng ở nhà, mất một phần ba cuộc đời đồng thời cũng
dành ít nhất 8 tiếng ở cơ quan, như vậy là mất một phần ba nữa. Chừng đó đủ để thấy
phong thủy ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta như thế nào trong những khoảng
thời gian đó.
HKL : Thuật phong thủy có chữa được bệnh tật không?
FUNG : Đôi khi. Có lần, một người đàn ông đãnằm viện khá lâu. Bác sĩ nói rằng ông ta
chỉ sống được vài ngày nữa nhưng tôi đã cứu được ống ấy nhờ những gì học được về
phong thủy bằng cách xoay lại vị trí giường của ông ta. Ngay sau khi chiếc giường
được đặt lại, người đàn ông đó hồi phục. Hiện nay ông ta đang sống bình thường cùng
với gia đình và có công việc rất tốt.
HKL : Ong nghĩ như thế nào về những người hành nghề xem phong thủy hiện nay ở
Hồng Kông?
FUNG : Không có sự giám sát đối với những người này, không có bằng cấp hay chứng
chỉ để chứng minh công việc họ làm. Chính vì điều đó mà rất nhiều người tự nhận mình
là chuyên gia phong thủy. Một số thì có hiểu biết nhưng phần nhiều thì chẳng biết gì cả.
Lý do khiến nhiều người hành nghề này là vì họ có thể kiếm tiền dễ dàng. Họ chỉ cần
tới nhà khách hàng, xem xét qua, áp dụng một vài lý thuyết và rồi hàng ngàn đô la vào
túi họ. Một số người mời phải chuyên gia “dỏm” về xem phong thủy và nhận được
những lời khuyên sai lệch. Chính những lời chỉ dẫn như vậy đã làm cho nhiều người
không tin vào thuật phong thủy.
XÂY DỰNG NHÀ Ở CỦA NHÂN DÂN THEO THUẬT PHONG THỦY
An ở là vấn đề hàng đầu sinh tồn của nhân loại. Trong chương này sẽ tập trung nói về
vận dụng bát quái như thế nào để đoán về nhà ở tốt hay xấu.
Phong thủy của nhà cửa tốt hay xấu không những liên quan trực tiếp đến vận mạng tốt
xấu của mình, mà còn đến sự vượng suy của của con cháu đời sau. Do đó tổ tiên
chúng ta đã phát minh ra thuật Phong Thủy này, khoa học hiện đại gọi nó là “tham dự
học”.
“Phong Thủy âm dương”, âm là chỉ âm trạch tức Phong Thủy tốt xấu của phần mộ,
dương là chỉ dương trạch – tức Phong Thủy tốt xất của nhà ở. Bất kể là âm trạch hay
dương trạch phàm ở chỗ đồi núi sông nước bao bọc đều là chỗ tốt. Cho nên tổ tiên đã
thành lập những thành phố trên lưu vực những con sông lớn. Đó đều là những nơi sơn
thanh thủy tú.
Sông núi bao bọc, đó là điều kiện Địa Lý Phong Thủy âm dương tốt, ngòai ra còn cần
đến phương vị của: khí, quang, sơn thủy, phải sáng sủa, thoáng đãng. Khí trong âm
dương Phong Thủy học là một nhân tố rất quan trọng. Vì sự hưng vượng của sự vật
đều do khí đóng vai trò tác dụng chủ đạo.
Khí là môi trường tố, là nơi nước lưu thông, là nơi tiềm tàng, hội tụ một môi trường tốt.
Người sống ở đó, mạng vận sẽ hanh thông. Quang là sáng sủa, là hướng dương.
Người sống ở đó thì sẽ hưng vượng. Sơn là cốt nhục, thủy là huyết dịch. Sơn là cọp,
thủy là rồng, mà rồng cọp là chỉ địa thế được trấn giữ. Sơn là báu vật, thủy là long tức
báu vật có rồng bảo hộ. Sơn là võ, thủy văn, tức là văn võ song toàn. Sơn là chỗ dựa,
thủy là lưu thông, nhà ở dựa vào núi mà yên ổn, dựa vào nước mà lưu thông bốn
phương tám hướng, người ở đó sẽ phú qúy vinh hoa.
Phương vị là hướng cửa chính (cũng gọi là huớng nhà), thứ nhất phải nhìn ra chỗ rộng
rãi, thoáng đãng, nhưng không được phân tán quá, thứ hai là phải phù hợp với hướng
tốt trong mạng quẻ của chủ nhà, thứ ba là cần phải có thế, chỗ cao ráo, nhưng không
được cao quá, càng không thể trước cửa cao hơn nền nhà, thứ tư là các vật như đồi
núi trước nhà không thể gần cửa quá, thứ năm là môi trường xung quanh phải sạch,
người ở đó sức khỏe mới tốt.
Do đó lúc xây nhà mới nhờ ngươì xem Phong Thủy âm dương để chọn được thế đất có
Phong Thủy tốt. Lúc xây nhà mới, ngoài việc chọn chỗ tốt, ngày giờ khởi công, (ở nông
thôn là lúc cất nóc) cũng rất quan trọng. Nếu ngày giờ khởi công không tốt thì quá trình
xây dựng hoặc thậm chí đã xây dựng xong cũng thường gặp phải việc xấu.
MỸ THUẬT VỚI THUẬT PHONG THỦY
Các hiền triết đời xưa rất trọng cái đẹp. Ngay từ cuối đời Xuân Thu. Ngũ Cử đã định
nghĩa về cái đẹp mà sách “Quốc ngữ – Sở ngữ” đã ghi lại : “Về cái đẹp, trên dưới, trong
ngoài, to nhỏ đều vô hại, như vậy gọi là đẹp. Định nghĩa của Ngũ Cử đã chỉ ra đặt trưng
về bản chất cái đẹp đó là sự hài hòa.
Trong thực tiển, các triết gia thời xưa luôn luôn tìm tòi hiệu quả của cái đẹp. Trong kiến
trúc, từ nhà ở đến cung điện, từ mồ mã đến lăng tẩm, đều thể hiện tư tưởng mỹ học.
Tư tưởng mỹ học ấy được các nhà Phong Thủy tiếp thu và truyền bá.
Phong Thủy rất quan tâm đến cái đẹp của đường gấp khúc. Viên Mai đời Thanh viết
trong “Thư gởi Hàn Thiện Châu” : “Khúc (gấp khúc) quý ở chỗ có văn (nếp gấp). Trên
trời có sao Văn Khúc, không có sao Văn Trực. Gỗ thẳng không có văn (văn gỗ), gỗ
cong queo có văn. Nước lặng không có văn (gợn sóng), khi có gió thổi, mặt nước có
văn. Núi phải khúc khuỷu, nước phải quanh co, đường phải vòng vèo, cầu phải cong,
hành lang phải uốn lượn. “Đường quanh co vào nơi vắng vẻ”. Khúc khuỷu nội hàm sâu
sắc, tượng trưng cho tình cảm, quây quần, súc tích.
Nhà Phong Thủy nói có bốn địa hình đẹp :
Một là La thành Châu mật. La thành tức là Sa, Thủy xung quanh huyệt. Sa Thủy bày la
liệt như sao trên trời, bảo hộ huyệt như thành trì, vì vậy gọi là La thành. Vị trí cắm huyệt
như đại tướng ngồi trong trướng, cờ quạt sĩ tốt sắp hàng hai bên, tám cổng thành khóa
chặt chân khí.
Hai là Sa thủy nội triều. Sa thủy bốn bên ôm lấy huyệt địa, các đỉnh đều hướng vào
trong, tựa như rất có tình, lại có dáng như cúi chào.
Ba là minh đường rộng rãi. Trong cái địa thế được sơn thủy vây quanh, có một bãi
phẳng, nhỏ thì lập được một thôn lớn mới xây được một thành phố.
Bốn là vượng khí bừng bừng, toàn bộ diện tích sinh cơ hừng hực, cây cối xanh tốt,
mùa màng tốt tươi.
Phong Thủy còn có mười địa hình xấu :
Một là long phạm kiếp sát phản nghịch. Hai là long có sống lưng sắc như lưỡi kiếm. Ba
là huyệt có hung sa ác thủy. Bốn là huyệt có phong khí thổi ra. Năm là Sa có hiện
tượng vở lở. Sáu là Sa quay lưng lại huyệt. Bảy là Thủy như cây cung chĩa thẳng vào
huyệt. Tám là Hoàng Tuyền đại sát. Chín là phương hướng phạm sinh phá vượng.
Mười là phương hướng phạm bế sát thần. Theo Thuật Phong Thủy, các địa hình trên,
nếu làm nhà, để mả đều không tốt.
Các sách Phong Thủy miêu tả rất nhiều về vẻ đẹp sông núi, và đã tiến hành phân loại.
Như “ Huyền nữ thanh nang hài giác kinh” quyển bốn, khi bàn về đất đai viết : “Đất của
thánh hiền nhiều đất ít đá, đất của Tiên, Phật nhiều đá ít đất. Đất của thánh hiền thanh
tú kỳ nhã. Đất của Tiên, Phật cổ quái. “Thanh tú” không bỏ đất đi là kỳ, không đem đá
đến là tiên. Lành như loan phượng, đẹp như ngọc khuê, nặng như đỉnh vạc, cổ như Hà
Đồ Lạc Thư, văn chương để lại tiếng thơm, giàu có khó mà nhất nước. Thanh quang
quá lộ, vì quý mà không làm quan, đạo phúc đoan trang, lưu danh thiên cổ, hiếu nhiều
phước ít, chùa là nơi ăn ở vạn năm. “Thanh kỳ” như cành mai trong gió lạnh, cốt cách
giữ nguyên : hạt trời mảnh mai, thần quang độc kiếm, khúc khuỷu như hoàng nguyên :
nhọn như hàng vạn ngọn lửa đốt cháy thuyền, thẳng tuột như trích tượng cao chín tầng
mây : vách đá cheo leo như sắp đổ, đỉnh cao khuyết lõm như đỗ nghiêng, không vướng
chút bụi trần. Duy chỉ có vầng trăng vằng vặc trên sông, bao la vạn dặm. Không là
khách phong trần, thì cũng thanh cao như văn nhân mặc khách”.
Đoạn văn trên miêu tả rất cụ thể thế nào là “thanh tú”, thế nào là “thanh kỳ”. Thánh hiền
là những người nhập thế, lấy “thanh tú” làm chuẩn mực cho cái đẹp. Tiên, Phật là
những người xuất thế lấy “thanh kỳ” làm chuẩn mực cho cái đẹp. Vật đẹp kiểu “tú mỹ”
là hàng mai (cây mai trong gió rét), dã hạc (hạc trời) cốt cách (gày như que củi).
“Quản thị Địa Lý chỉ mông” quyển hai, khi bàn về địa hình, địa thế, cũng miêu tả :”Mây
đùng ra khỏi động, rồi tỏa xuống như đàn hươu chạy xuống núi. Từng mảnh từng mảnh
sà xuống hàng trăm ngàn mảng nối nhau mà cuồn cuộn trôi đi như con trùng bò theo
bờ ruộng, như nhện giăng lưới trước hiên, như hoa văn trên mặt lụa, như sóng gợn
trên mặt nước, nhấp nhô liên tiếp.
Lưu Cơ trong “Kham Dư mạn hứng bàn về vẻ đẹp, vẻ đáng ghét và cái thiện của nước.
Cái đẹp của nước trong xanh ngon ngọt, mùi vị không nước nào sánh được, nước này
do long mạch chảy dài từ suối ngọt mà ra. Mùaxuân không tràn ứ, mùa thu không khô
cạn, như vậy mới là nước mạch tốt. Cái đáng ghét của nước là, mùi vị hôi tanh, lại sôi
sùng sục như nước sôi. Nước đục màu đỏ, hồng, không tốt. Nhà Phong Thủy đem la
bàn đến chỉ uổng công. Cái thiện của nước là, quanh co ôm ấp, phúc dài lâu, một dài
quanh co lo phải cầu, lại có nhập hoài và thương bản, ruộng đồng liền thửa quê hương
giàu”.
Những quan niệm trên vận dụng vào thực tiễn, đã sản sinh ra nhiều thắng cảnh như
Thập tam lăng, Thanh lăng đều rất đẹp.
THƠ VĂN VỚI THUẬT PHONG THỦY
Thơ văn cổ điển là tấm gương phản chiếu nền văn hóa truyền thống, qua đó có thể
thấy cảnh quan Phong Thủy. Thuật Phong Thủy có bốn nguyên tắc cơ bản khi chọn đất
: Một là bạng sơn (dựa vào núi), hai là ý thủy (kề bên nước), bạng sơn ý thủy (dựa núi
kề nước), bốn là thanh sơn thủy nhiễu (núi xanh nước chảy quanh).
A/. Bạng sơn (dựa núi).
Núi là cái giá đỡ dương trạch, cũng là kho tài nguyên trời cho cuộc sống con người. Tổ
tiên ta thường tựa vào núi mà xây dựng làng bản. Bản đường, nhà thơ Hạng Tư có câu
: “Mặt trời giữa trưa trả bóng núi cho núi, thảm cỏ đầy vết bùn của đàn hươu chạy qua”.
Lý Bạch có câu : “Sơn tòng nhân diện khởi, vận bạng mã đầu sinh” (núi dựng ngang
mặt người, mây sinh bên đầu ngựa). Trong rất nhiều câu thơ, có hai câu của Đào Uyên
Minh đời Đông Hán có thể coi là tuyệt cú : “Thái cúc đông li hạ, du nhiên kiến Nam Sơn”
(hái hoa cúc ở bờ dậu phía đông, phóng tầm mắt thấy Nam Sơn), đọc lên, khiến người
ta tưởng như nhìn thấy một bức tranh làng quê tuyệt đẹp, và tưởng như mình đang ở
trong cảnh đẹp đó, mà hưởng thụ cái thú điền viên.
B/. Ý Thủy (kề nước).
Nước là nguồn sống của vạn vật. Không có nước con ngườikhông thể tồn tại. Ở gần
nước là kinh nghiệm mà nhân loại tổng kết về cuộc sống, và cũng là một loại dân tục.
Nhà thơ Mạnh Hạo Nhiên đời đường có câu : “Hơi (nước) sôi đầm Vân Mộng, sóng lắc
thành Nhạc Dương”. Đem thành Nhạc Dương đặt giữa đầm Vân Mộng và hồ Động
Đình, mênh mông, lấy cái to làm nền cho cái nhỏ, viết nên mối quan hệ giữa nứơc và
thành quách.
Tống Chi Vấn đời Đường có câu : “Lâu quan thương hải nhật môn đối Chiết Giang hồ”
(đứng trên lầu ngắm cảnh mặt trời trên biển xanh, cổng nhà thì đối diện với hồ Chiết
Giang), miêu tả khí thế trùm lên vạn vật và địa hình cực đẹp. Văn phong nghiêm chỉnh,
ảnh sắc hùng tráng, đáng để suy ngắm.
Nhà thơ Yến Thị đời Tống cũng có câu : “Hoa lê rụng đầy vườn, màu trắng hòa với ánh
trắng, tơ liễu bên hồ phất phơ trước gió”. Căn nhà quá trang nhã, hoa lê nở rộ, trắng
như suối bạc, tơ liễu đong đưa, mặt hồ gợn sóng, ở trong một căn nhà như vậy cũng là
một sự hưởng thụ
C/. Bạng Sơn Ỷ Thủy (dựa nước kề nước).
Người hiểu biết thích núi, ngừơi có nhân thích nước. Thuật Phong Thủy thích có núi
sông. Nhỏ thì nhà ở, to thì thành phố, đều phải xây dựng ở nơi tựa núi kề sông. Về
chuyện này, các nhà thơ đều có những câu thơ đẹp :
Hoàn cảnh lớn, Lục Du đời Tống có câu : “Ba vạn dặm chảy về sông, sông ra biển :
năm nghìn nhẫn dựng đứng, núi chọc trời”. Đây là lấy bối cảnh sông Hoàng và Hoa
Sơn ở miền Bắc để khái quát nơi ở của mọi người, ca ngợi phong cảnh hùng tráng của
non sông tổ quốc.
Hoàn cảnh vừa Đỗ Thẫm đời Đường có câu : “Núi Sở chắn ngang mặt đất, sông Hán
chảy về nơi chân trời”. Đây là đặc tả cảnh đẹp Nhương Phàn ở Hồ Bắc. Núi Mã Yên từ
mặt đất vọt dậy cao vút lưng trời, sông Hán quanh co uốn khúc chảy về phía chân trời.
Hoàn cảnh nhỏ, Đỗ Phủ đời Đừơng có câu : “Cửa sổ đóng khuông lấy Tây Lĩnh quanh
năm tuyết phủ, đỗ ở cổng ngoài là thuyền đi Đông Ngô xa vạn dặm”. Đây là miêu tả
phong cảnh bên ngoài thảo đường, xa xa là tuyết, nơi gần là thuyền. Tuyết là tuyết lưu
cữu hàng ngàn năm, thuyền là thuyền đi vạn dặm, thể hiện mối quan hệ có chuyển dịch
gần xa.
Hoàn cảnh không giống nhau về phạm vi ấy, là bức tranh sinh động về minh đường.
D/. Sơn Thanh Thủy Nhiễu (núi xanh, sông uốn khúc).
Núi muốn có màu xanh, thì cây cỏ phải tươi tốt. Sông muốn uốn khúc phải chảy quanh
nơi ở. Lý Bạch đời Đường có câu : “Núi biếc chắn ngang phía Bắc của quách (thành
ngoài) sông trong chảy vào phía Đông thành”. Đây là miêu tả cảnh quan vùng Thành
Tuyên (Tuyên thành) ở An Huy. Dãy núi nằm ngang xanh biếc án ngữ phía Bắc thành
ngoài. Dòng sông trong vắt uốn lượn ở phía Đông ngôi thành cổ. Núi sông có tình khiến
người lưu luyến.
Liễu Tông Nguyên có câu : “Lớp lớp cây rừng che khuất tằm mắt nhìn đi vạn dặm, dòng
sông uốn lượn như chín khúc một”. Núi trùng điệp, rừng lớp lớp, sông quanh co như
hồi tràng.
Vương An Thạch đời Tống có câu : “Một dòng sông đem màu xanh vây lấy đồng ruộng,
hai dãy núi đưa màu xanh tới kèm hai bên”. Đây là miêu tả cảnh sắc nông thôn Giang
Nam, một dòng sông chảy quanh đồng ruộng, hai ngọn núi như hai cái cổng, đẩy cổng
mà vào nhà, gửi gắm tình cảm trong sự vật, thể hiện được phong cảnh thôn xóm đầy
sức sống.
Qua thơ văn nói trên, có thể thấy những nguyên tắc cơ bản của chọn đất Phong Thủy
được duy trì trong thơ, cảnh quan đẹp cũng chính là nơi mà người ta ưa chuộng.
KHẢO CỔ VỚI THUẬT PHONG THỦY
Khảo cổ là hoạt động khai quật các di tích và di vật để nghiên cứu. Nắm vững quan
niệm Phong Thủy thì có lợi cho công tác khảo cổ. Qua khảo cổ, lại có thể nghiên cứu
sâu về Phong Thủy.
Người xưa có thói quen ở nơi kề núi gần nước, quay mặt ra đồng bằng. Căn cứ vào tập
tục đó, khảo cổ của ta chọn vùng sơn thủy để tiến hành khai quật như di chỉ Tử Sơn ở
huyện Vũ An tỉnh Hà Bắc là nơi tiếp giáp giữa sơn mạch Thái Hàng với đồng bằng Hoa
Bắc, trên triền đất ở bên sông Nam chiếu cao 25 mét so với lòng sông, diện tích
80.000m2.
Đây là di chỉ đầu thời kỳ đồ đá mới được phát hiện đầu tiên ở đồng bằng Hoa Bắc. Lại
như Bùi Lý Cương – di chỉ đầu thờikỳ đồ đá mới được phát hiện ở huyện Tân Trịnh tỉnh
Hà Nam, nằm ở vùng ven phía Tây vùng đồng bằng Hoa Bắc, nằm trên một ngọn đồi
hơi xa khúc ngoặt của Song Tự, cao 25 mét so với lòng sông, diện tích 20.000m2. Di
chỉ văn hóa Ngưỡng Thiều
là triền đất nơi giao hội củahai dòng sông. Di chỉ Bán Pha ở Tây An là nằm trên triền
đất cấp hai của con sông Sản. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện được di tích
thành cỗ Hậu Mã đời Tấn ở khoảng giữa hai con sông Phần sông Hội. Đã phát hiện
thành cổ Trịnh Hàn nơi giao hội giữa Trị Hà và Hoàng Thủy Hà. Đã phát hiện di chỉ Hạ
Đô triều Yên ở Dịch Thủy. Đã phát hiện di chỉ Hàm Đan nước Triệu ở nơi giao hội của
Tấm Hà và Chừ Hà.Đã phát hiện kinh đô An Ap của Ngụy ở lưu vực Thanh Long Hà.
Đã phát hiện thành Kỳ Nam của nước Sở ở khoảng giữa Chu Hà. Long Kiều Hà và Tân
Kiều Hà.
Có thể căn cứ vào quan điểm Phong Thủy để giải quyết khó khăn trong khảo cổ. Từ
khảo cố, ta thấy tổ tiên rất tinh vi trong xây dựng nhà ở.
Khi khai quật di chỉ văn hóa Ngưỡng Thiều, phát hiện gần 400 nền nhà, có nền hình
tròn nửa chìm nửa nổi, có nền hình tròn trên mặt đất, có nền hình vuông nửa chìm nửa
nổi, có nền hình vuông trên mặt đất, có nền vuông các gian nối tiếp nhau. Các cửa đều
hướng Nam, hơi chếch sang hướng Tây.
Qua phát hiện khảo cổ, ta thấy tổ tiên có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo tồn di hài.
Tại Mã Vương Đôi – Trường Sa phát hiện một xác phụ nữ thời Tây Hán, cách đây hơn
hai ngàn năm. Ngoại hình của xác hoàn chỉnh, nội tạng hoàn hảo, đây là điều hiếm thấy
trên thế giới. Theo lời các chuyên gia thì xác được bảo quản tốt như vậy do mộ thất kết
cấu chặt chẽ, được phong bế bằng than và thạch cao. Các nhà khảo cổ còn khai quật
được một xác đàn ông đời Hán ở núi Phượng Hoàng, Giang Lãng, Hồ Bắc, bảo quản
còn tốt hơn cái xác phụ nữ ở Mã Vương Đôi, thi hài được ngâm trong 100 lít dung dịch
màu đỏ trong quan tài.
Từ khảo cổ, thấy được quan niệm khác nhau về Phong Thủy qua các thời đại. Như
lăng mộ Nam triều đều tựa lưng vào núi, hướng về đồng bằng, huyệt mộ đào rất lớn, lát
nhiều lớp gạch rồi xây mộ thất lên trên : mộ thất xây xong, lại lắp đất nện chặt. Mộ thất
đều xây kiểu vòm cuốn, có đường thông tới phòng lẻ, hai lối đi đều có cửa bằng đá.
Nếu các nhà khảo cổ gặp di chỉ kiểu này thì hiểu ngay đó là mộ cổ Nam triều.
Vì vậy, nắm vững quan niệm Phong Thủy rất có lợi cho công tác khảo cổ.
CHƯƠNG II
THUẬT PHONG THỦY Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN
NỘI DUNG GỒM CÓ :
1 – Thuật Phong Thủy Trên Thế Giới. 2 – Trung Quốc.
3 – Dân Tộc ít người ở Trung Quốc. 4 – Hy Lạp, La Mã Cổ Đại.
1. – Ai Cập Cổ Đại.
2. – Đài Loan Hiện Đại.
3. – Hồng Kông Hiện Đại. 8 – Nhật Bản Hiện Đại.
1. – Philippines Hiện Đại.
2. – Mỹ Hợp (Chủng Quốc) Hiện Đại.
THUẬT PHONG THỦY TRÊN THẾ GIỚI
Từ thượng cổ, khi nhân loại còn mang khai các dân tộc Chaldéo Assyrie, Copte (cổ Ai
Cập) Hy Lạp, La Mã và đến nay tại Phi Châu, Nam Mỹ, Bắc Au, Trung Đông lắm nơi
còn dùng khoa địa bốc khác hẳn môn Địa Lý Phong Thủy của Đông Phương. Khi định
cất nhà hay lấy huyệt mả, gia chủ hay tang chủ tự tay lấy ở hai nắm đất, một trên mặt,
một dưới sâu, trộn đều
rồi trải lên mặt bàn, địa bốc sư sẽ căn cứ vào những đường nét hình thù ngẫu nhiên
thành để đoán biết nơi đó tốt hay xấu cho việc xây dựng hay an táng.
Các thổ dân Tartares, Kirghizs, Kalmouks chịu ảnh hưởng sâu xa văn hóa Mông cổ
cũng biết Phong Thủy nhưng giản dị hơn, họ coi phương hướng, chiều gió để làm nhà.
Họ tránh hướng Tây vì tin hướng của bệnh tật, chết chóc, kiên hướng có gió nhiều vì
sợ ma quỷ sẽ nương theo gió đến quấy phá.
Họ chôn người có đầu quay về hường Đông vì mặt trời mọc linh ứng chấn quỷ trừ ma
hoặc chôn gần bên bờ sông, dòng suối đẻ linh hồn được “mát mẻ” phiêu diêu (?).
Quan tâm đến Phong Thủy Địa Lý người đông phương nhất là Trung Hoa tin tưởng có
sự tượng quan mật thiết đến đời sống con người hơn cả áo, cơm (?). Do đó có câu :
“Sống vì mồ mả, không ai sống vì cả chén cơm”.
Địa Lý là bí khoa căn cứ vào dịch lý Am Dương ngũ hành nên phải dày công nghiên
cứu khảo nghiệm mới mong lảnh hội, thủ đắc là môn học thuật hầu dành riêng cho giới
trí thức có đủ kiến năng quán triệt, chuyên luyện do đó những người thông bác xưa
thường tính …
Các nhà Địa Lý xưa giải thích (?) không nhất thiết là do kiểu đất đẹp có hình tứ linh
(Long, Ly, Quy, Phụng) hoặc lý ngư, Kim kê, Long mả, ấu, kiếm bút nghiên.v.v… mà
chính do long mạch đi hết độ (?) đúng (?) của (?) dừng lại tụ khí tụ hết nhờ hội đủ
những yếu tố Phong Thủy hợp cách, hài hòa mới kết phát được.
Các dân tộc thiểu số ở Mi-an-ma cũng có những kiêng như dân tộc San không dùng gỗ
trôi sông để làm nhà, cũng không dùng gỗ còn thừa của người đã chết để làm nhà. Khi
chọn đất làm nhà, họ vốc một nắm bắp xếp thành đống nhỏ ở mặt đất hôm sau đếm
nếu số chẵn tốt, lẻ thì xấu.
Kịch truyền hình nhiều tập của Xigapo “Biến thiên” có cảnh nhà Phong Thủy người
mảnh mai, biết xem tướng, xem Phong Thủy, trong tay lúc nào cũng có la bàn to bằng
miệng chén. Đôn đáo khắp nơi giúp đỡ mọi người.
THUẬT PHONG THỦY TẠI TRUNG QUỐC
TRUNG QUỐC VỚI THUẬT PHONG THỦY XƯA VÀ NAY
Nghĩa gốc của Kham Dư là trời đất , Kham là trời, Dư là đất. Trong”văn tuyển – Cam
tuyền phú chú” : Hoài nam Tử viết : Kham Dư hành hùng (Sống) để biết thư (mái) hứa
thuận nói : ”Kham là thiên đạo (đạo trời). Dư là địa đạo (đạo đất). “Sử ký – Tam vương
thế gia sách ẩn” viết : “Gọi đất là Dư, trời đất có đức bao trùm (phức cái). Do đó gọi trời
là Cái, gọi đất là Dư”. Chu Tuấn Thanh người đời Thanh viết trong “Thuyết văn thông
huấn định thanh” : “Cái kham ở trên cao, Dư ở dưới thấp, nghĩa là trời cao đất thấp”.
Kham ngoài nghĩa là trời, còn có hai nghĩa nữa. Một nghiã là đột (xuyên). “Thuyết văn –
bộ thổ” viết : “Kham nghĩa là đất nhô cao, bộ Thổ, âm thậm “Đột nghĩa là xuyên hoặc
nghĩa là chỗ lõm, gọi là địa hăm (chỗ đất trũng). Hai nghĩa là Kham, xem xét (điều tra
cơ bản trên thực tế đất đai) hai từ này đồng nghĩa.
Dư, từng mượn chữ Dư (thừa) để viết : “Tùy thư – Kinh tịch chi” phần ba “Bộ tí, ngũ
hành loại” chép “Kham Dư (lịch chú) Địa tiết Kham Dư (thừa) “ Đây thực tế là sách lịch.
“Hán chi” có chép “Kham Dư Kim Qui” mười bốn quyển (thất truyền). Long Xuyên Tư
Ngôn khảo chứng cho rằng : “Sách nói về phương vị Phong Thủy”.
Học giả thời Hán thường bàn luận về Kham Dư, Kham Dư ở đây không hẳn có nghĩa là
trời đất, mà thường là để chỉ quỷthần. “Hán thư” quyển 87 dẫn “Cam tuyền phú” của
Dương Hùng
“Thuộc Kham Dư dĩ bích lũy từ, Tiêu khôi hư nhỉ xí cúc mông” Mạnh Khang chú giải viết
: “Kham Dư là tên thân, làm ra đồ trạch thư” Kham Dư là vị thần làm ra Đồ Trạch thư”.
Đồ Trạch thư đã thất lạc. Vương Sung đời Hán trong sách “Luận hành – Cáo thực
thiên” đã dẫn nguyên văn một đoạn trong Đồ trạch thư. Đoạn một: “Thuật đồ trạch nói
rằng: trạch có tám thuật, lấy danh số lục giáp mà xếp theo thứ tự, thứ tự lập theo tên
gọi, cung thương phân biệt rõ ràng. Trạch có ngũ âm, Tính có ngũ thanh. Trạch không
hợp với Tính thì Tính và Trạch chống đối nhau, tất tật bệnh tử vong, phạm tội gặp họa”
Đoạn hai “thuật đồ trạch nói rằng : cửa nhà buôn không mở về hướng Nam, cửa quan
không mở về hướng Bắc”
Qua hai đoạn văn trên đây thấy rất rõ thuật đồ trạch có liên quan đến những cấm kị về
nhà ở trong thuật Phong Thủy mà Kham Dư là thần quái sáng tạo ra thuật Phong Thủy.
THUẬT PHONG THỦY VỚI DÂN TỘC ÍT NGƯỜI TẠI TRUNG QUỐC
DÂN TỘC ÍT NGƯỜI TẠI TRUNG QUỐC VỚI THUẬT PHONG THỦY
Trung Quốc là một nước thống nhất nhiều dân tộc “Ngàn dặm không cùng phong, trăm
dặm không cùng tục” dân tộc ít người có những phong tục độc đáo, đó là do hoàn cảnh
tự nhiên không giống nhau, hoàn cảnh xã hội khác biệt mà nên. Nhưng các dân tộc
giao lưu trong một thời gian dài, phong tục có sự trao đổi qua lại, dung hòa với nhau,
hình thành một số phong tục tương tự. Phong Thủy vốn là một tập tục của Hán tộc
thâm nhập vào các dân tộc ít người. Bản thân của các dân tộc ít người có tập tục riêng
về chôn cất, một khi bị ảnh hưởng của văn hóa Hán tộc cũng nảy ra quan niệm Phong
Thủy độc đáo của dân tộc ít người.
Dân tộc Choang, Quảng tây rất yêu cái đẹp, rất chú ý Phong Thủy. Họ xây nhà kiểu có
lan can, dựa núi kề nước, lưng quay hướng Bắc, mặt ngoảnh về Nam hoặc quay lưng
về tây quay mặt về Đông, Sân bải phía trước rộng rãi, suối chảy róc rách, từng căn nhà
nhỏ ẩn hiện trong rừng trúc xanh. Cùng với thời gian văn hóa Hán, Choang hòa hợp với
nhau, người Choang trước khi làm nhà cũng mời thầy Phong Thủy đến xem Phong
Thủy, bói lành dữ. Họ cho rằng hễ núi có hình tròn hoặc như hình cái túi đựng tiền, thì
có thể gọi cửa cái vào nhà. Hễ núi như hình giá bút thì có thể xuất văn nhân. Hễ là
bạch nhai hình tam giác, thì gọi là Kỳ Sơn (núi cờ) có thể xuất tướng võ.
Người tộc Dao ở giữa kiềm – Quế thịnh hành tục chém áo quan mai táng. Trước khi
chôn, tầy mo tế huyệt, sau khi áo quan hạ huyệt, thầy mo đọc thần chú, tay cầm dao
rựa chém ba nhát trên áo quan ở trái phải và giữa, tỏ ý linh hồn người chết đã bỏ nhà,
bỏ trại, bỏ người đời. Mộ đắp hình tròn hoặc hình chữ nhật, trên nấm trồng cọc tiêu.
Tộc Lê coi trọng kiểu mộ nấm thấp và dài, có kiểu nấm to và tròn, kiểu nấm cao và
nhọn, hoặc mộ chồng lên nhau là mỗi nhà thêm một nấm, quan tài chồng lên nhau. Với
những người thắc cổ, chết đuối tức là chết không bình thường thì bị coi là ác quỷ,
không được chôn trong mộ của gia tộc.
Tộc Miêu ở phương Tây có tập tục đốt mộ. Trước khi hạ huyệt họ đốt bằng dầu gọi là
sưởi ấm huyệt. Sau đó nhà Phong Thủy vẽ hình bát quái trong huyệt thả một con gà
trống xuống huyệt và cho mổ gạo, để đoán sự lành dữ đối với chủ nhà.
Phượng pháp chọn đất mộ của người Thái rất đặc biệt con của người chết cầm cái
trứng của con gà sống đi ra đồng hoặc vào rừng, rồi thả trứng xuống đất trứng bể ở
chỗ nào thì chôn người chết ở chỗ đó. Nói chung sau khi chôn không tảo mộ hoặc tế lễ.
Dân tộc Thổ tín ngưỡng thần núi, sống quần cư cả tộc ở nơi dựa núi kề nước, núi có
dựng “Ngạc bác” đỉnh núi cắm một cờ ngũ sắc nhỏ. Các núi xung quanh bản được gọi
là núi thần, bốn mùa phong tỏa, trồng toàn thông hoặc cây dương. Bên bản có một gò
đất hình tam giác,
gọi là đất trừ tà, nơi này cấm chỉ động thổ hoặc tại tiểu tiện. Dòng suối kề thôn không
được giặc giũ hoặc tắm. Có thôn mời nhà Phong Thủy vẽ bùa lên tấm gỗ bá hoặc viết
“Sắc lệnh Sơn thần thổ địa canh giữ địa giới” để lấy phước lành.
Phần mộ của tộc Ca Lao cùng với hướng núi còn các tộc khác thì thẳng góc với núi. Mộ
tộc của Ca Lao xây bằng đá xẻ, trên mộ không dựng bia, xung quanh trồng cây bào
đồng, tùng bách, hoàng dương, gọi là cây Phong Thủy.
Tộc Thủy khi có người chết thì mời thầy thủy tư (thầy Phong Thủy) đến xem ngày mai
táng. Nếu ngày mai táng còn xa hoặc hướng núi không các lợi, mà quan tài bằng gỗ
không thể để lâu trong nhà, thì làm lễ chôn nông tức là lấy gỗ áp sát quan tài rồi đắp
đất thành nấm. Đến ngày cát nhật bởi đất bỏ hết gỗ ván ra để quan tài chạm đất. Làm
như vậy để tránh hung sát do ngày giờ và hướng núi không cát lợi gây ra. Phàm là 15
tuổi trở lại, gọi là chết non thì không cần chọn ngày giờ và phương vị chôn tại nghĩa
trang công cộng, không tảo mộ, không cúng tế.
Tộc Bạch có tập tục di chuyển mồ mả. Người chết sau khi chôn, nếu người sống ốm
đau hoặc giả sự không thuận thì bị cho rằng Phong Thủy không tốt, mời nhà Phong
Thủy chọn chỗ đất khác rồi chuyển đến hài cốt đến chỗ mới đó. Khi dời đi thì tiến hành
nghi thức “sát phương hương” tức bồi một người bằng giấy cao ba trượng gọi là
“phương hướng” đặt đứng ở ngoài cổng lớn, khi đưa đám thì chém gục “Phương
hướng” để biểu thị “Phương hướng” mở đường cho người chết. Khi hạ huyệt giữa đáy
huyệt đặt một cái lọ đựng nước và cá, bịt miệng lọ bằng vải đỏ gọi là “Hoạt thủy dưỡng
ngư” (nước sống nuôi cá). Tộc Hán cũng có tập tục này.
Tộc Bố Y ở vùng Độc Sơn, Quí Châu có tục chôn hai lần, đầu tiên đào một cái hố đặt
quan tài xuống, phủ một lớp đât mỏng, khi chọn được ngày tốt đem lên chôn cất chính
thức.
Tộc La Cô ở Vân Nam “Do thầy cúng niệm chú, ném trứng gà để xác định mộ huyệt,
đặt quan tài xuống huyệt hình vuông đầu ở phía Tây, chân ở phía Đông. Ba ngày sau,
thân nhân đến lễ bái ở mộ rồi mới được đắp đất thành nắm (phần). Tục ném trứng gà
của tộc này khác với tộc Cáp Nê, tộc Thái ở chỗ ném xuống mà trứng không bể thì mới
là đất tốt”.
Tộc Mãn có tục đưa quan tài qua cửa sổ, không được đưa qua cửa ra vào. Khi biết
chắc người bệnh không qua khỏi, nhất thiết phải chuyển chỗ nằm sang bếp phía Nam
không được để chết ở bếp phía Tây. Ngày đưa đám phải là ngày lẻ.
Tộc Mông Cổ chỉ vùi bao thi hài ở nơi cỏ mọc xanh tốt, đất đai màu mỡ, tức rất quan
tâm đến hoàn cảnh ăn ở. Như ngôi chùa nổi tiếng Ngũ Đăng Thiệu nghe nói do chính
Phật sống A Cách Vượng Khúc Nhật Mạc xây dựng. Ong dẫn đệ tử văn du bốn
phương, được chim ưng dẫn đường ông tìm ra một nơi đất qui trong thung lũng dãy núi
Bắc Sa Nhĩ Tấm. Đây là nơi núi non trùng điệp, hoa thơm cỏ lạ, suối chảy róc rách,
quay lưng về âm, quay mặt về dương thông từ Đông sang Tây khen rằng đây là Đào
nguyên nơi trần thế.
Tộc Dụ Cố ở Cam Túc có một số kiêng kị : Không động thổ, không nhào đất trong
tháng 6 và tháng 12 không làm nhà vào những ngày hổ (Dần) chó (Tuất) rắn (Tị) chuột
(Tý).
Tộc Hồi ít kiêng kị trong chuyện chôn cất. Họ thực hiện sáng chết, chiều chôn : hôm
sau chôn, không đợi thân nhân về đủ, cũng không chọn ngày tốt, nhập thổ là xong.
Tóm lại đa số các dân tộc có quan niệm riêng về Phong Thủy : Như chọn ngày, chọn
đất, chọn hướng đều giống nhau. Một tập tục của một tộc là kết quả của sự tích lũy
hàng ngàn năm văn hóa ngoại tộc không thể áp đặt cho họ.
THUẬT PHONG THỦY TẠI HY LẠP LA MÃ CỔ ĐẠI
HY LẠP LA MÃ CỔ ĐẠI VỚI THUẬT PHONG THỦY
Ngược dòng lịch sử, trở lại bán đảo Ban – căng cách đây hai ba ngàn năm, cái nôi văn
hóa để sản sinh sử thi Hô-me, thai nghén và nảy sinh trí thức Địa Lý học nổi tiếng trong
đó có luật về Phong Thủy. Dưới đây xin giới thiệu sơ lược 3 nhà Địa Lý học.
Hipocrat (460-377) trước Công Nguyên thầy thuốc Hy Lạp người đặt nền móng cho y
học phương Tây. Trong văn tập của ông có thu nhập trước tác “Bàn về gió, nước và
hoàn cảnh” của một thầy thuốc vô danh. Sách này coi hoàn cảnh là một hệ thống chế
ước mối quan hệ tương hỗ của sự tồn tại của xã hội, luận chứng giữa mối quan hệ
giữa con người và hoàn cảnh. Tác giả cho rằng các bệnh tật của cư dân thành thị
thường liên quan tới vị trí nhà ở đối với gió Đông, Tây, Nam, Bắc. Phàm nơi ở đón gió
Đông thì sức khỏe của cư dân bị kém. Tác giả còn phân tích đối với Thủy (nước) chia
thủy thành tù thủy (nước tù) tuyền thủy (nước suối) nham tâng thủy (nước mạch từ khe
đá) vũ thủy (nước mưa) tuyết thủy (nước tan từ tuyết).
Nguồn nước quyết định chất nước, chất nước quyết định sức khỏe con người. Tác giả
còn cho rằng hoàn cảnh có ảnh hưởng tới phương thức sinh hoạt của con người. Cư
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de

More Related Content

Similar to Phong thuy chuyen de

Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe
Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong ngheMoi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe
Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe
Phuong Quang Huynh Nguyen
 
bản chất con ng triết .pdf
bản chất con ng triết .pdfbản chất con ng triết .pdf
bản chất con ng triết .pdf
rubii3
 
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Huynh Loc
 
Quan Điểm Của Mác - Ănghen Về Vật Chất.doc
Quan Điểm Của Mác - Ănghen Về Vật Chất.docQuan Điểm Của Mác - Ănghen Về Vật Chất.doc
Quan Điểm Của Mác - Ănghen Về Vật Chất.doc
DỊCH VỤ VIẾT ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO/ TEL: 0909.232.620
 
Triết học cổ đại
Triết học cổ đạiTriết học cổ đại
Triết học cổ đại
Huong Phung
 
Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Những Phương Thức Tồn Tại Của Vật Chất.docx
Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Những Phương Thức Tồn Tại Của Vật Chất.docxQuan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Những Phương Thức Tồn Tại Của Vật Chất.docx
Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Những Phương Thức Tồn Tại Của Vật Chất.docx
DỊCH VỤ VIẾT ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO/ TEL: 0909.232.620
 
Báo cao copy
Báo cao   copyBáo cao   copy
Báo cao copy
Ra Bi
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
Phi Phi
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Trung Huynh
 
Democritus vs Platon.docx
Democritus vs Platon.docxDemocritus vs Platon.docx
Democritus vs Platon.docx
TrnThanhVinh2
 
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuThánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Little Daisy
 
Tien hoa hay tao hoa
Tien hoa hay tao hoaTien hoa hay tao hoa
Tien hoa hay tao hoa
Thiên Ý Nguyễn
 
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdfSachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
ThngThn2
 
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - LeninGiáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
VuKirikou
 
Phân Tích Những Thành Tựu Và Hạn Chế Của Phép Biện Chứng Và Chủ Nghĩa Duy Vật...
Phân Tích Những Thành Tựu Và Hạn Chế Của Phép Biện Chứng Và Chủ Nghĩa Duy Vật...Phân Tích Những Thành Tựu Và Hạn Chế Của Phép Biện Chứng Và Chủ Nghĩa Duy Vật...
Phân Tích Những Thành Tựu Và Hạn Chế Của Phép Biện Chứng Và Chủ Nghĩa Duy Vật...
DỊCH VỤ VIẾT ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO/ TEL: 0909.232.620
 
Phân Tích Những Thành Tựu Và Hạn Chế Của Phép Biện Chứng Và Chủ Nghĩa Duy Vật...
Phân Tích Những Thành Tựu Và Hạn Chế Của Phép Biện Chứng Và Chủ Nghĩa Duy Vật...Phân Tích Những Thành Tựu Và Hạn Chế Của Phép Biện Chứng Và Chủ Nghĩa Duy Vật...
Phân Tích Những Thành Tựu Và Hạn Chế Của Phép Biện Chứng Và Chủ Nghĩa Duy Vật...
DỊCH VỤ VIẾT ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO/ TEL: 0909.232.620
 
B1. yvtt-hkh 2013
B1.    yvtt-hkh  2013B1.    yvtt-hkh  2013
B1. yvtt-hkh 2013
hahuytoai
 
ĐỔI VẬN CHO NGƯỜI MỆNH KHUYẾT
ĐỔI VẬN CHO NGƯỜI MỆNH KHUYẾT ĐỔI VẬN CHO NGƯỜI MỆNH KHUYẾT
ĐỔI VẬN CHO NGƯỜI MỆNH KHUYẾT
nataliej4
 
Đạo Đức Kinh _ Lão Tử
Đạo Đức Kinh _ Lão TửĐạo Đức Kinh _ Lão Tử
Đạo Đức Kinh _ Lão Tử
Linh Hoàng
 

Similar to Phong thuy chuyen de (20)

Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe
Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong ngheMoi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe
Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe
 
bản chất con ng triết .pdf
bản chất con ng triết .pdfbản chất con ng triết .pdf
bản chất con ng triết .pdf
 
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
 
Quan Điểm Của Mác - Ănghen Về Vật Chất.doc
Quan Điểm Của Mác - Ănghen Về Vật Chất.docQuan Điểm Của Mác - Ănghen Về Vật Chất.doc
Quan Điểm Của Mác - Ănghen Về Vật Chất.doc
 
Triết học cổ đại
Triết học cổ đạiTriết học cổ đại
Triết học cổ đại
 
Luoc su sinh hoc
Luoc su sinh hocLuoc su sinh hoc
Luoc su sinh hoc
 
Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Những Phương Thức Tồn Tại Của Vật Chất.docx
Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Những Phương Thức Tồn Tại Của Vật Chất.docxQuan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Những Phương Thức Tồn Tại Của Vật Chất.docx
Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Những Phương Thức Tồn Tại Của Vật Chất.docx
 
Báo cao copy
Báo cao   copyBáo cao   copy
Báo cao copy
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
 
Democritus vs Platon.docx
Democritus vs Platon.docxDemocritus vs Platon.docx
Democritus vs Platon.docx
 
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuThánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
 
Tien hoa hay tao hoa
Tien hoa hay tao hoaTien hoa hay tao hoa
Tien hoa hay tao hoa
 
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdfSachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
 
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - LeninGiáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
 
Phân Tích Những Thành Tựu Và Hạn Chế Của Phép Biện Chứng Và Chủ Nghĩa Duy Vật...
Phân Tích Những Thành Tựu Và Hạn Chế Của Phép Biện Chứng Và Chủ Nghĩa Duy Vật...Phân Tích Những Thành Tựu Và Hạn Chế Của Phép Biện Chứng Và Chủ Nghĩa Duy Vật...
Phân Tích Những Thành Tựu Và Hạn Chế Của Phép Biện Chứng Và Chủ Nghĩa Duy Vật...
 
Phân Tích Những Thành Tựu Và Hạn Chế Của Phép Biện Chứng Và Chủ Nghĩa Duy Vật...
Phân Tích Những Thành Tựu Và Hạn Chế Của Phép Biện Chứng Và Chủ Nghĩa Duy Vật...Phân Tích Những Thành Tựu Và Hạn Chế Của Phép Biện Chứng Và Chủ Nghĩa Duy Vật...
Phân Tích Những Thành Tựu Và Hạn Chế Của Phép Biện Chứng Và Chủ Nghĩa Duy Vật...
 
B1. yvtt-hkh 2013
B1.    yvtt-hkh  2013B1.    yvtt-hkh  2013
B1. yvtt-hkh 2013
 
ĐỔI VẬN CHO NGƯỜI MỆNH KHUYẾT
ĐỔI VẬN CHO NGƯỜI MỆNH KHUYẾT ĐỔI VẬN CHO NGƯỜI MỆNH KHUYẾT
ĐỔI VẬN CHO NGƯỜI MỆNH KHUYẾT
 
Đạo Đức Kinh _ Lão Tử
Đạo Đức Kinh _ Lão TửĐạo Đức Kinh _ Lão Tử
Đạo Đức Kinh _ Lão Tử
 

Phong thuy chuyen de

  • 1. Phong Thủy Chuyên Đề - Phần 1 TRẦN VĂN HẢI LỜI DẪN NHẬP Người Trung Quốc xưa rất coi trọng việc chọn đất làm nhà, cất mộ. Họ cho rằng gia chủ có ăn nên làm ra hay không phần lớn có liên quan đến việc chọn nhà, cất mộ có chọn được đất lành hướng tốt hay không. Và Thuật Phong Thủy ra đời nhằm đáp ứng chu cầu tâm lý cầu may tị họa đó của nhân dân. Tất nhiên trong Thuật Phong Thủy có chứa đụng những yếu tố hợp lý, song không ít điều tệ hại do mê tín gây ra. Việt Nam và Trung Quốc vốn có sự giao lưu văn hóa từ lâu và sự thẩm thấu giữa 2 nền văn hóa đó được thể hiện khá rõ. Ở Việt Nam ta hiện nay xem ra việc coi đất dựng nhà, cất mộ đang còn khá thịnh hành, sách bói toán tràn lan, khiến người đọc không biết đâu là khoa học, là dị đoan. Hy vọng với sự giới thiệu dưới đây sẽ giúp ích phần nào cho những ai quan tâm tới lĩnh vực này. Vậy Phong Thủy là gì? Trước tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu mấy cách giải thích như sau: “Từ Hải” cho rằng “Phong Thủy, còn gọi là Kham Dư, một loại mê tín của ngưòi Trung Quốc xưa. Cho rằng các hình thế như hướng gió, nước chảy... Xung quanh nhàở hoặc phần mộ đều có thể đem họa phước đến cho cả gia đình ở trong ngôi nhà đó hoặc của người chôn trong ngôi mộ đó. Còn gọi là thuật xem tướng nhà, tướng mộ”. “Từ Nguyên” giải thích rằng “Phong Thủy là chỉ địa thế phương hướng… của nhà ở hoặc phần mộ. Ngày xưa mê tín dựa vào đó để gán ghép sự may rủi hoạ phước của con người. Gần đây trong cuốn “Phong Thủy thám nguyên” do nhà xuất bản Đại học Đông Nam (Trung Quốc) xuất bản, giáo sư Phan Cốc Tây viết trong phần tựa như sau: “Nội dung cơ bản của Phong Thủy là loại học vấn mà mọi người dùng nó để lựa chọn và xử lý đối với hoàn cảnh cư trú. Phạm vi của nó bao gồm các phương diện nhà ở, cung thất, tự quan, lăng mộ, thôn lạc, thành thị, trong đó những điều đề cập đến lăng mộ gọi là âm trạch, còn đề cập đấn phương diện khác được gọi là dương trạch. Nhưng điều mà Phong Thủy cho rằng có gây ảnh hưởng cho hoàn cảnh cư trú chủ yếu biểu hiện trên 3 phương diện: 1. Sự chọn lựa đối với phần nền móng, tức là tìm những điều kiện địa hình có thể thỏa mãn được cả mặt sinh lý và tâm lý. 2. Xử lý về mặt hình thái bố trí đối với nơi ở, bao gồm việc lợi dụng và cải tạo đối với hoàn cảnh tự nhiên, sự bố trí các yếu tố của căn nhà như hướng, vị trí, cao thấp, to nhỏ, cửa ra vào, đường xá cấp nước, thoát nước. 3. Trên cơ sở đã trình bài ở trên, còn thêm các phù hiệu nào đó để thoả mãn nhu cầu tâm lý tránh dữ cầu lành của mọi người. Còn trong cuốn “Trú trạch Phong Thủy kham cát hung” do nhà xuất bản Học Viện dân tộc trung ương (Trung Quốc) xuất bản ở phần nói đầu tác giả viết: “ Trong học vấn cổ xưa của Trung Quốc có môn gọi là Kham Dư, thường được gọi là Phong Thủy này nếu gọi theo ngôn ngữ hiện đại thì thì gọi là “Địa cầu từ trường dữ nhân loại quan hệ học”. Xét về nội dung học vấn về Phong Thủy được phân thành 2 bộ phận chính. Một bộ phận chú trọng đến hình thế của núi, còn bộ phận kia chú trọng đến phương vị lý khí”.
  • 2. Về phía quốc tế gần đây học giả Ihoji thuộc khoa Địa Lý của trường Đại Học Aokeland của New Zealand, một chuyên gia nghiên cứu Phong Thủy nổi tiếng thế giới có viết cuốn “ Mối quan hệ Phong Thủy giữa văn hóa Triều Tiên và giới tự nhiên”. Mấy năm gần đây ông nghiên cứu Phong Thủy Trung Quốc, trong một bài viết của ông đăng trên “Nghiên cứu lịch sử khoa học tự nhiên” Số 1-1989 có đọan viết: “Phong Thủy chính là hệ thống bình giá cảnh quan để tìmkiếm địa điểm may mắn cho công trình kiến trức. Đó là nghệ thuật chọn và bố cục móng đất của Địa Lý cổ đại Trung Quốc, không nên thoe khái niệm phương Tây giản đơn gọi nó là mê tín hoặc khoa học… Phong Thủy của Trung Quốc được xây dựng trên ba tiền đề sau đây: 1. Địa điểm nào đó so với địa điểm khác có lợi hơn trong việc xây nhà hoặc cất mộ. 2. Địa điểm may mắn chỉ có thể tuân theo nghuyên tắc của Phong Thủy, thông qua sự khảo sát địa điểm đó mới có được. 3. Một khi đã tìm được địa điểm đó, những người sống trên địa điểm đó hoặc tổ tiên chôn trên địa điểm đ1o và con cháu đời sau đều được hưởng sự may mắn do địa điểm đó mang lại”. Nhưng vậy, căn cứ các tài liệu Phong Thủy, ta thấy Phong Thủy là một hiện tượng văn hóa được lưu truyền từ xa xưa ở Trung Quốc. Đó là một phương pháp chọn điều lành tránh dữ, một học vấn về mối quan hệ giữa con người và hòan cảnh, một sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Phong Thủy còn được phân làm dương trạch và âm trạch. Dương trạch là nơi hoạt động của người sống, còn âm trạch là mộ huyệt của người chết. Lý luận Phong Thủy có phái hình thế và phí lý khí, phái hình thế chú trọng xem lành dữ qua hình thế sông núi còn phaí lý khí chú trọng xem lành dữ qua âm dương quái lý. hạt nhân của Phong Thủy là “Sinh khí”. Khái niệm đó rất phức tạp, đề cập đến các phương diện Long mạch, minh đướng, huyệt vị, hà lưu, phương hướng… Nó cũng nhiều cấm kỵ và rất chú trọng đến thời gian, phương vị địa điểm. Học thuyết âm trạch mang đậm màu sắc mê tín, gây nhiều tổn hại cho dân chúng. Còn lý luận của dương trạch có sự hợp lý nhất định với thực tiễn. Nếu biết chắc lọc tinh hoa, nó sẽ giúp ích nhiều cho cuộc sống. Trong bộ sách này, chúng tôi sẽ lý giải Thuật Phong Thủy dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, với tinh thần gạn đục khơi trong nhằm chấn hưng văn hóa dân tộc. Trong từng đoạn đều có sự chú thích, bình giải theo tinh thần khoa học. GS.TRẦN VĂN HẢI. PHONG THỦY LÀ GÌ? “Phong” là gió, ám chỉ những dòng năng lượng trổi chảy trong thiên nhiên và “Thủy” là nước tượng trưng cho địa thế. Giống như mọi ngành khoa học kỹ thuật cổ truyền khách của Á Động, thuật Phong Thủy cũng dựa vào Dịch lý âm dương, một học thuyết biện chứng về vũ trụ và nhân sinh đã có hơn 50 thế kỷ. Thoạt tiên Phong Thủy học được xem là KHAM DƯ HỌC, Kham Dư là một danh từ ra đời rất sớm. Từ đời Hán trong Sử ký của Nhật Giả Bác và trong Hán thư Nghệ Văn Chí đã thấy Kham Dư xuất hiện thành thư mục rõ ràng. Đó là bộ Kham Dư Kim Quỷ gồm 14 quyển. Nhưng Kham Dư là gì? Hứa Thân đời Đông Hán giải thích. Kham là thiên đạo còn Dư là địa đạo (Kham thiên đạo Dư địa đạo giả). Thiên Đạo là thiên văn, Địa Đạo là Địa Lý, điều này cũng giống như Dinh Kinh.
  • 3. Hệ từ truyện có viết: “ngửa lên xem thiên văn, cúi xuống xét Địa Lý (Nguỡng di quan ư thiên văn, phú dĩ sát ư Địa Lý). Trong Phong Thủy học thì quan ư thiên văn là quan sát sự vận hành của Nhật Nguyệt, Tinh, Thần, sát ư Địa Lý là quan sát hình thể của Sơn (Núi), Xuyên (Khe), Thủy (Nước), Thổ (Đất). Nhưng Phong Thủy thì nghiêng về Địa Lý hơn là Thiên Văn. Và Kham Dư học còn lại hầu hết là viết về Địa Lý. Ví dụ như Địa Lý chính tông, Địa Lý thiên cơ hội nguyên. Địa Lý toàn thư, Địa Lý chân kinh… Đời Nguyên, Châu Thần Hưởng đã tuyển thành một tập. Đời Thanh có 1 quyển là Phong Thủy bản nghĩa. Có thể gọi là Kham Dư hay Địa Lý cũng là Phong Thủy. Tổ sư của môn Địa Lý chính là Quách Phát tiên sinh với cuốn Táng Kinh có ảnh hưởng rất lớn. Trong Tán Kinh có viết: Khí mà cởi gió thì bị tán, khí gặp nước thì dừng. Nên làm cho khí ngưng tụ, không bị tản mác như vậy gọi là Phong Thủy. Trong Kham Dư học rất chú trọng đến sinh khí. Sinhkhí rất kị gió nhưng thích nước vì gặp nước thì Khí tụ, gặp gió thì Khí tán cho nên điều tối quan trọng trong Kham Dư học, Địa Lý học và Phong Thủy học là tàng phong tụ thủy (ẩn gió ngưng nước). Sinh khí là gì? Sinh khí vốn vô hình, vô tướng như vậy làm sao có thể biết nó ở đâu để đón nhận mà đúng? Trong thuật Phong Thủy có hai phương pháp tính toán để tìm Sinh Khí là Man đầu và Lý khí. Man đầu là gì? Là xem hình thể của ngọn núi, nguồn nước ra sao có bị đứt đoạn, có bị sụp lở hay không? Nơi nào có hình Sơn hoàn Thủy bảo (núi bao nước bọc) tất là có sinh khí. Núi tròn đều không ẩn khuất mặt trời, dòng nước trong mát lại hiền thì có thể hình dung là có một sức sống ẩn tàng trong đó gọi là sinh khí vậy. Còn nói riêng thì trong thuật Phong Thủy phải dò xét kỹ lưỡng bằng cách căn cứ vào phương hướng của ngôi nhà hay ngôi mộ rồi suy đoàn theo nguyên lý Tương sinh, Tương khắc của Âm Dương, Ngũ Hành, Bát quái, Cửu tinh mà tìm ra “Sinh khí” ở phương nào để đón cát lánh hung. PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG CẬN TÂM LÝ Khả năng của con người quá bất tận! Các hiện tượng dị thường, diệu kỳ như thần giao cách cảm, thuật trị liệu bằng trường sinh học dùng tâm năng di chuyển đồ vật, dò tìm nguồn nước, tiên đoàn, thấu thị, hóa giải… Không những trong giới khoa học không ngờ vực nữa mà còn được khảo cứu nghiêm túc hơn bao giờ. Ngay từ năm 1973 phi hành gia vũ trụ Mỹ Edga Mitchell đã đứng ra sáng lập một viện khảo cứu với gần 1.300 cộng sự tại Polo Alto California nhằm đào sâu về các hiện tượng trên nâng con số cơ sở nghiên cứu tương tự lên tới mức hàng chục ngàn, riêng tại nước Mỹ. Giờ đây thậm chí những khoa học gia đa nghi nhất cũng cảm thấy vô lý, nếu bác bỏ một sự thật: ngoài 5 giác quan không ít nhười còn có biệt tài cảm nhận được ngoại giới bằng nhiều cách khác, chưa thể lý giải theo các hiểu biết mà khoa học hiện đại đã vươn tới được dù nhân lại đã tiến những bước thần kỳ. Vì vậy phải có một bộ môn khoa học mới để tìm hiểu các hiện tượng dị thường kia, Cận tậm lý học. Chính tất cả những sự kiện đó cho thấy uy tín của Nostradamus vẫn bất di bất dịch qua suốt gần năm thế kỷ! Và hiện thời, trước tác của Nostradamus cùng sách vở viết về ông ở phương Tây chẳng những không giảm mà còn tăng. Lý giải nguyên do chẳng có gì là khó. Lịch sự nhân loại kể từ đó tới giờ rất ít khi có những năm tháng thanh bình. Con người ta dù sống ở thời nào cũng luôn canh cánh
  • 4. bên lòng mối lo: Những gì đang chờ mình ở tương lai? Nhất là vào thời buổi này, khi chỉ một “cú bấm nút vô lý” cũng đủ sức hủy diệt toàn nhân loại. Nhưng tương lai toàn hành tinh chúng ta phải chăng đều đã được Nostradamus tiên đoán đầy đủ và chính xác cách nay hơn 4 thế kỷ. Ngay cả những người súng mộ ông nhất cũng sẵn lòng hạ một câu trả lời dứt khoát không! Sẽ rất nông nổi nếu phủ nhận tài tiên đoán dự báo của Nostradamus nhưng ta không thể tin tưởng mù quáng các sấm ngôn của ông. Có lẽ Nostradamus cần được gọi là người đi tiên phong trong ngành tương lại học đầy hứa hẹn hiện là ngành ra đời để đáp ứng nhu cầu đó. Những thành tựu gặt hái được trong mấy chục năm gần đây chó thấy: các hiện tượng cận tâm lý dù muôn hình muôn vẻ nhưng dầu sao vẫn có thể gộp vào 3 nhóm chính nếu xét từ góc độ trao đổi thông tin và năng lượng. 1- Tương tác từ xa giữa người này và người kia. 2- Tương tác giữa con người với giới vô sinh. 3- Tương tác từ xa giữ a con người với các nguồn thông tin của thế giới bên ngoài giới vũ trụ. Cách phân loại đó của nhà khảo cứu người Mỹ gốc Tiệp ông Zreidack hiện được đông đảo khoa học gia chấp nhận. Dựa vào khung phân loại này, ta có thể tìm hiểu rõ hơn từng hóm vấn đề cận tâm lý học dưới đây. I/ NHÓM I: 1. THẦN GIAO CÁCH CẢM Thần giao cách cảm là biệt tài nắm bắt ý nghĩ người khác. Khi người nhận không cần viện tới ngũ quan vẫn biết được người khác nghĩ gì, thậmchí từ một khoảng cách rât xa. Theo các tác giả ngoại quốc hiện khó tìm thấy một nhà khảo cứu nào ngờ vực hiện tượng đó. Ngay từ vài chục năm về trước loạt thực nhiệm do H.Puthoff và R.Targe (viện khảo cứu Stanford Mỹ tiến hành hồi 1974-1975 về khả năng truyền đạt ý nghĩ giữa đôi bạn, một đang du lịch tại Đông Âu, một vẫn ở tại Wisconsin (Tây Bắc Mỹ) đã gặt hái được những kết quả đầy sức thuyết phục. Không ít người siêu phàm như Wolf Messing, Uri Gheller… Chẳng những đọc được những ý nghĩ của người khác, mà còn “chi phối” được đầu óc họ, bắt họ nghĩ theo hướng mình vạch ra. 1. TRỊ LIỆU TỪ XA (TELTHERAPY) Đây là biệt tài chỉ vẽ cho bệnh nhân cách dùng thuốc và phương pháp chạy chữa từ xa, sau khi chuẩn bênh từ sa (telediagnosis) Hiệp hội khảo cứu và phổ biến tri thức ở Mỹ đã triển khai một chương trình hội thảo và giảng dạy rộng khắp về các phương pháp trị bệnh phi truyền thống và hướng dẫn hoạt động cho hơn 1.400 nhóm khảo cứu. Nhờ các chuyên gia này giúp sức, tất cả chúng ta đều có thể học đọc, học viết, làm tính mau hơn, phân biệt màu sắc chuẩn xác hơn, suy nghĩ minh mẫn hơn…Một trong những bí quyết của họ là khơi dậy nơi chúng ta những tiềm năng tự điều chỉnh và tự chữa trị chưa được dùng tới, còn nguyên trong cơ thể. Một minh chúng rực rỡ nhất là biệt tài của bác sĩ tâm lý trị liệu A.Cashpirovski. Minh chứng tương phản là hiện tượng “Thư ếm” rất phổ biến tại Phi Châu, Nam Mỹ, Úc Châu. và quẩn đảo Caraibe. Kẻ bị thư ếm bổng nhiên ngã bệnh và truớc ngày chết ít lâu mới biết được rằng mình bị một phù thủy, thuật sĩ hoặc một thầy cúng nào đó nguyền rủa và ám hại mình.
  • 5. 1. TRỊ LIỆU BẰNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC (BIOTHERAPY) Biệt tài này thường gặp ở các nhà ngoại cảm tài ba. Họ chỉ cần sờ nhẹ lên thân thể chúng ta là biết ngay nội quan nào đang bị nhiễm bệnh và giúp chạy chữa mà không cần dùng thuốc. Theo các nhà khảo cứu, giới ngoại cảm sở dĩ làm được diều huyền diệu đó chung qui chỉ nhờ họ truyền sang cơ thể bệnh nhân một nguồn năng lượng sinh học thiên phú (hoặc họ hấp thụ được từ vũ trụ) giúp điều hoà trạng thái năng lượng bị trục trặc trong cơ thể bệnh nhân. Những năm gần đây giới thầy thuốc và sinh học đã dốc nhiều công sức vào việc phát hiện bí quyết trị liệu của các nhà ngoại cảm. Tại Munich (CHLB) Đức một viện chữa trị bằng năng lượng sinh học đã thành lập nhằm soi sáng nhiều vấn đề thú vị, nhất là tìm hiểu những bí thuật gia truyền của nền y học phương đông trong lĩnh vực này và kết hợp thật nhuần nhuyễn hai nền khoa học Đông – Tây. Người nổi danh hơn cả về nghệ thuật trị liệu này là nhà nữ ngoại cảm người Giorgia Djuna Davitashvili. Bà chẳng những cứu chữa được hàng ngàn người bệnh mà còn truyền giảng phép trị liệu của bà cho hàng chục nhà ngoại cảm cùng chí hướng. Bà từn được cả đức Giáo Hoàng La Mã John Paul đệ nhị tiếp như một vị thượng khách tại Vitican hồi sang thăm ý theo lời mời của công chúng và giới khoa học gia. 1. PHẨU THUẬT BẰNG TÂM NĂNG (PSYCHICHIRURGIE) Đây là những ca mổ không cần dao, gây mê hoặc gây như xưanay. Tuy vậy nhà phẩu thuật vẫn cắt bỏ được những khới u hoặc cơ quan thương tổn bằng hai bàng tay trần và giúp vết mổ mau liền miệng ngay sau khi mổ, đồng thời không để lại vết sẹo nào trên thân thể. Lối phẩu thuật này rất phổ biến tại Viễn Đông, Đông Nam Á nhất là Philippines. Nhiều bác sĩ danh tiếng Âu Mỹ và Nhật Bản đã tới tận nơi tìm hiểu hiện tượng nhưng chưa nhất trí về cách lý giải. Chẳng hạn nữ bác sĩ S.Seutmann (CHLBĐ) đã gủi gần 1.000 bệnh nhân mà Tây Y thúc thủ sang Philippines chữa trị. Bà đã đích thân chứng kiến hơn 7.000 ca mổ và chính bà cũng đã mổ tim bởi nhà phẩu thuật tằng tâm năng lừng danh nhất, ông Tony Apawa vẫn theo bà, bí quyết của các nhà phẩu thuật Philippines là dùngnăng lượng tâm lý để tác động tới người bệnh. Họ giúp người bệnh tự đặt mình vào trạng thái cơ thể huy động toàn bộ tiềm năng của cơ thể, khiến đẩy nhan tốc độ chữa trị. Nhưng một bác sĩ nổi danh khác cũng người Đức ông F.Karger (viên Mark Plan) thì cho rằng giới phẩu thuật Philoppoines đều là những người có biệt tài dị thường về tâm động lực (Psychokinese) trong điều kiện học được giám sát sít sao. II/ NHÓM II: Nếu 4 hiện tượng vừa giới thiệu thuộc nhóm 1 thì 2 hiện tượng dưới đây có thể xếp vào nhòm II. 1. TÂM ĐỘNG LỰC: (PSYCHONINÈSE) Hiện tượng này gặp ở những người có biệt tài nội năng tâm lý (tức ý nghĩ) tác động lên các đồ vật tù xa, khiến chúng di chuyển hoặc biến dạng. Dẫn chứng rực rỡ nhất là chành thanh niên Mỹ gốc Do Thái Uri Gheller. Ngoài nhiều biệt tài dị thường (đọc và sai khiến được ý nghĩ người khác, thư ếm…) anh còn có thể làm lệch kim la bàn, bẽ cong nhiều đồ vật bằng kim loại đượng trong những bình lọ bịt kín, thậm chí chận đứng được một hạn tàu đang lướt sóng giữa biển. Phân tích các thử nghiệm, giới khoa học gia Mỹ thuộc viện khảo cứu Stanford cho rằng hiệu quả do năng lượng tâm lý gây nên trong trong trường hợp này rất giống với hiệu ứng đốt
  • 6. nóng bằng sóng cao tần tại những điểm được ánh mắt Gheller chú mục, cả nhiệt kết lẫn các thiết đo bằng tinh thể lỏng đều cho thấy nhiệt độ tăng cao tại các điểm chung quanh. 1. DÒ TÌM BẰNG BIỆT TÀI CẢM XẠ. Hiện tượng này được biết tới từ thời cổ dưới cái tên thuật Phong Thủy. Những người có biệt tài đó chỉ cần dùng một cành liễu, một mẫu dây dẫn hoặc một khung kim loại trong tay là họ có thể dò tìm được những mõ quặng, những khi vàng, những mạch nước ngầm…nằm sâu dưới lòng đất hàng chục mét dễ dàng. Giới chuyên gia khảo cứu hiện tượng đã tiến hành hàng ngàn thực nghiệm, đo đạc góc quay và độ lệch (theo chiều dọc hoặc ngang) của dụng cụ và đi đến kết luận: các “radar sinh học” của các thầy “Phong Thủy hiện đại” trong nhiều trường hợp đã tỏ ra nhạy cảm lạ thườn, không thua kém gì các thiết bị quan trắc Địa lý hiện đại khi nắm bắt các sóng phản hồi từ họ phát ra. Vì vậy nếu biết sử dụng biệt tài của họ, công việc thăm dò mỏ khảo sát địa tầng có thể tiết kiệm được hàng triệu Mỹ kim kinh phí và rút ngắn đáng kể thời gian dò tìm các nguồn tài nguyên trong lòng đất. III/ NHÓM III: Thuộc nhóm cuối cùng có 4 hiện tượng chính: thấu thị, tiên tri, hoá thân và thoát xác. 1. BIỆT TÀI THẤU THỊ Những người có biệt tài này thường dễ dàng thu nhận được các thôn về các vật thể và biến cố ở cách họ rất xa ngay vào thời điểm biến cố đó đang diễn ra. Hiện tượng này chẳng có gì là huyền bí cả, nếu ta thừa nhận rằng mọi thứ trong ngoại giới đều có những thông tin mà khoa học hiện chưa biết, nhưng với những người được tạo hóa ban tặng cho một năng lực cảm nhận siêu nhạy thì đó lại là chuyện rất dễ dàng. Chẳng khác nào chúng ta những người bình thường vẫn dùng ngũ quan để nhận biết mọi vậy quanh mình! 1. BIỆT TÀI TIÊN TRI Đây là biệt tài giúp các nhà tiên tri nắm bắt được những thông tin về các biến cố hoặc các đặc điểm trước lúc chúng diễn ra hoặc sẽ diễn ra trong tương lai. Không ít dự báo của giới tương lai học hiện đại chứng tỏ càng thu thập được nhiều thông tin về hiện tại trên phạm vi càng bao quát, nhỡn lực thấu thị càng mạnh càng rành rẽ về quan hệ nhân quả thì càng dễ đưa ra những tiên đoán mầu nhiệm. Nguyên do thật giản dị: mọi chuyện sắp xảy ra đều phôi pai ngay từ hiện tại và đều là hậu quả của quá khứ gần hoặc xa… 1. HIỆN TƯỢNG HÓA THÂN Hiện tượng này thường gặp ở những người có biệt tài hiếm có: Họ tự “đưa mình vào trạng thái ý thức năng động” nên có thể hành động như thể người khác (chứ chẳng phải chính họ) hành động. Sách vở hiện nay hay nói tới những ca trong đó người sống tựa hồ chỉ là những hiện thân của những người đã chết từ lâu. Đây là hiện tượng khó hiểu nhất và ít được chấp nhận nhất, bởi lẽ có người không chịu mở rộng quan điểm về sự sống và hai nhân tố thông tin và năng lượng cả sự sống trên thế gian. Các khoa học gia Ấn Độc tại viện khảo cứu tâm lý và bệnh học tâm thần ở Bangaloe đã thử tiến hành tìmhiểu 250 ca hóa thân được ghi nhận từ năm 1976. Về mỗi ca học đã thăm dò ý kiến của ít nhất 20 nhân chứng. Thông thường sự “hóa thân” hay gặp ở trẻ em từ 3 – 7 tuổi.
  • 7. Nhiều người quen nghĩ: chính học thuyết của Đức Phật là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng hiện tượng hóa thân. Thật ra hiện tượng này không chỉ gập tại Ấn Độ mà còn gặp tại nhiều nước khác trên thế giới. 1. HIỆN TƯỢNG THOÁT XÁC Ở đây con người bổng rơi vào một trạng thái kỳ lạ: họ có cảm giác như thể nhìn thấy rõ thân xác mình từ bên ngoài và có biệt tài di chuyển. Theo thống kê đây là hiện tượng nảy sinh ngoài ý muốn, không cần bất cứ một nổ lực nào hết và thường diễn ra lúc ta bị lạnh cóng nhiều ngày hoặc trong những khảnh khắc sau lúc cơ thể vừa trải nghiệm hiện tượng chết lâm sàng, từng được nhà tâm lý Mỹ R.Moody đề cập tới rất cụ thể trong cuốn Life After Life nổi danh. Nhiều võ sư Yoga chủ động nhịn thở và những người cố ý dùng ma tuý cũng có thể dẽ dàng thoát xác trong một thời gian ngắn. IV/ VÀI LỜI KẾT LUẬN Hầu hết các hiện tượng cận tâm lý dị thường vừa giới thiệu bên trên đang được nhiều học giả tập trung khảo cứu suốt mấy thập niên qua. Một số khoa học gia hy vọng có thể lý giải bằng việc tìm hiểu sâu thêm các đường kênh thông tin nhờ trường sinh học. Nhiều sự kiện cho thấy giữa trường sinh học và các hiện tượng điện tử vốn có những điểm tương đồng. Tuy vậy, những hiện tượng tỏ ra mâu thuẫn với quan niệm về bản chất điện từ của trường sinh học, chẳng hạnh trường sinh học không tác động lên giấy ảnh hoặc mật độc năng lượng không tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ nguồn phát đến nguồn thu. Vì vậy một số khoa học gia chủ trương tìm con đường khác và họ nhận thấy cần chia sẽ các luận điểm của pháp môn Yoga về các Chakra, tức huyệt đạo (trung tâm giám sát các hệ thống năng lượng khác nhau trong cơ thể). Khảo sát đáng chú ý hơn cả theo hướng này là của một học giả Nhật ông H.Motoyama. Ông sáng chế một thiết bị cực nhạy để ghi nhận phản ứng của các đường kinh lạc qua bộ dẫn điện của da tại các điểm tương ứng, khi thầy thuốc dùng trường sinh học của mình để tác động tới các huyệt đạo có liên quan với các đường kinh lạc đó của bệnh nhân. Theo tác giả, một trong những kết quả chính gặt hái được sau một loạt thực nghiệm là nêu lên được mối liên hệ mật thiết giữa “psy” năng lượng hệ kinh lạc (có liên quan tới các huyệt đạo tương ứng) cũng như hệ thần kinh giao cảm của cả thầy thuốc lẫn người bệnh. Những khảo cứu tương tự cũng được tiến hành tại Ý, Mỹ. Những hiện tượng về tâm lý thoạt nhìn tưởng như huyền hoặc, đó thật ra chẳng có gì là kỳ bí nếu nhìn chúng dưới gốc độ thật sự thấu thị nghĩa là tránh định kiến và nhắm mắt đi theo lối mòn của thuyết duy vật dung tục tầm thường. Ý NGHĨA CỤ THỂ DANH TỪ THUẬT PHONG THỦY ÂM TRẠCH – DƯƠNG TRẠCH 1. ĐỊA LÝ PHONG THỦY Hai chữ “Địa Lý” là danh từ áp dụng chung cho cả hai môn: 1. Về Địa mạch: là môn Địa Lý Phong Thủy, thuộc về địa linh, dùng về việc đặt mồ mả và nhà cửa, tức là về vấn đề tinh thần. Xưa nay, danh từ vẫn cố định không thay đổi. 2. Về Địa dư: là môn Địa Lý điền thổ, thuộc về địa lợi, tức là vấn đề vật chất. Xưa gọi là Địa dư, nay gọi là Địa Lý.
  • 8. “Địa linh nhân kiệt”, “Địa lợi dân trù”. (Nghĩa là: đất thiêng liêng thì sinh ra người tài giỏi; đất thuận lợi, làm cho dân giàu có. Chữ Kiệt tức là “anh kiệt” chữ Trù tức là “tù phú”. Phong là gió, Thuỷ là nước. Về việc tìm đất táng cần nhất là phải nhớ đến Phong và Thủy trước hết; vì chỗ huyệt nếu bị gió lùa vào thì khí tán, không kết, nếu có nước hãm lại, thì khí tụ mới kết huyệt. Ở sơn cốc cần phải tàng phong (kín gió), ở bình dương cần phải tụ thủy (nước tụ). Tóm lại, là phải tránh tìm chỗ lộ gió, tìm chỗ gần nước thì mới có khí mạch, mới đặt được; không có khí mạch, nếu đặt vào thì sai hỏng, tức là “tuyệt tự chi địa” bị diệt vong! Hai chữ “Phong Thủy” làm danh tự vắn tắt, để phân biệt về âm phần, Dương trạch, là môn Địa Lý Phong Thủy. Về môn Địa Lý Phong Thủy này, còn lấy tên những loài vật như: cầm, thú, công trùng, thảo mộc và vật liệu quý báo, để đặt tên cho những địa hình, địa vật, kiểu cách và phương vị các hung… Ngụ ý đặt tên như thế là để cho có văn chương hoa mỹ, làm cho kỳ dị bí hiểm và cao quý thêm lên thôi, chú không phải là thực có. Ví dụ: Địa mạch, thì gọi là Long mạch; mạch dẫn đi, thì gọi là hành long… Có lẽ là thấy mạch dẫn đi ở trong đất, xuất hiện đột ngột lên những dãy núi cao, dãy đồi, hoặc dãy đất chạy dài, gồ lên lún xuống, cong ra, uốn vào, quay đi, vòng lại, ngoằn ngoèo, tựa như hình dạng con rồng hoạt động, nên mới là Long mạch. Ở phía trước nguyệt gọi là Châu tước (chim sẽ đỏ). Ở phía sau nguyệt gọi là Huyền vũ (chim vũ đen). Ở phía bên trái nguyệt gọi là Thanh long (con rồng xanh). Ở phía bên phải huyệt gọi là Bạch hỗ (con cọp trắng). Ý là lấy phương Nam làm chính diện, thuộc hỏa: lửa, đo. Ý là lấy phương Bắc làm hậu bối, thuộc thuỷ: nước, màu đen. Ý là lấy phương Đông làm tay trái, thuộc mộc: màu xanh. Ý là lấy phương Tây làm tay phải, thuộc kim: màu trắng. 1. ÂM TRẠCH – DƯƠNG TRẠCH Trong Phong Thủy học chia làm hai loại: Âm Trạch và Dương Trạch. Âm Trạch là tìm hiểu ở người chết, tức là một phần được xây dựng như thế nào, phương vị ra sao, ảnh hưởng đến luồng sinh khí như thế nào? Dương Trạch là tìm hiểu sống ở phương diện nhà cửa, phòng ốc… Xét về nguyên lý cơ bản thì Âm Trạch Phong Thủy và Dương Trạch Phong Thủy có nhiều điểm tương đồng. Nhưng ở khía cạnh một phần người chết và nhà ở người sống thì âm dương khách biệt, không giống nhau. Cho nên kỹ thuật ứng dụng của Âm Trạch và Dương Trạch khách nhau ở một số điêm. Trung Quốc vốn là một dân tộc ổn định và xã hội Trung Quốc từ xưa vốn là sự tập hợp gia tộc, gia trang mà thành. Do đó, họ đặt biệt chú trọng đến nơi an chốn ở và cả nơi chôn cất người chết. Cho nên Âm Trạch và Dương Trạch Phong Thủy điều được coi trọng và bảo tồn tho truyền thống. Sự hưng vượng hay lụn bại của một gia tộc liên quan rất đến việc xây nhà và chôn cất. NGUỒN GỐC THUẬT PHONG THỦY PHẦN II: KINH NGHIỆM NGÀN NĂM TRỞ THÀNH HỌC VẤN Phong Thủy học đã trải qua con số hàng ngàn năm diễn biến liên tục mà thành nguyên sơ của Phong Thủy là những kinh nghiệm về sinh hoạt như khoét đá, đào hang, làm nhà…lđể tránh thú dữ, thiên tai và cả sự tấn công của đồng loại.
  • 9. Thời thượng cổ, con người sống theo lối du canh du cư, trải qua một quá trình tiến hóa đến định canh định cư và mới bắt đầu chú ý đến nơi ăn ở sao cho thích hợp, chọn địa điểm cư trú sao cho tiện lợi rồi tiến tới kiến tạo phòng ốc để ở cho thật ổn định, an lành, giàu có… Những kinh nghiệm về cư trú được tích lũy từ đời này sang đời khách chính là khởi điểm của Phong Thủy học. Thời kỳ thô sơ, tổ tiên chúngta chọn đất để làm nhà chủ yếu là muốn an toàn, ổn cố. Thường là chọn nơi đất cao ráo vì sợ hồng thủy, thiên tai hoặc mãnh thú tấn công. Một số nơi thì lo tránh mư a to gió lớn, môi trường làm nhà ở những đất hướng về mặt trời, khuất gió. Những kinh nghiệm này tích lũy dần cho đến lúc kết hợp với thuật số âm dương, ngũ hành, bát quái, cửu tinh trở thành một môn huyền học tinh thâm mà kẻ không được nghiên cứu tới nơi tới chốn dễ bị sa vào ma thuật. Mặt khác, chúng ta biết là người đời Tam Hoàng ngũ đế đã biết dùng mai rùa, cỏ thi hay xương thú mà bói toán, quyết định trong việc tìm nơi cư trú. Giáp cốt văn còn truyền lại từ đời Thượng là chứng cứ của vấn đề này. Đến đời Châu thì đặc biệt chú trọng đến nơi cư trú. Chẳng hạnh trong “Thượng thứ” có nói: “Quan Thái Bảo đến sông Lạc, bốc quẻ làm nhà, đã bốc được quẻ tốt là làm ngay” Hay trong “Sử ký” phần “Châu Bản Kỷ” có viết: “Thành Vương Bảo Châu Công bốc quẻ để ở”… Những giưa “Bốc Trạch” (bói quẻ làm nhà) với Phong Thủy học hiện đại có nhiều điểm bất đồng. Những lúc nào thì kinh nghiệm xây dựng nhà cửa với âm dương ngũ hành, bát quái cửu tinh để cùng nhau sản sinh ra môn Phong Thủy hiện đại? Xuân Thu Chiến Quốc là thời kỳ thịnh hành của phái Âm Dương gia và phát triển nhất vào đời Hán. Vương Sung là một học giả nổi tiếng thời Đông Hán đã viết cuốn “Luận Hành” có “Tứ Huý Thiên” (4 điều kiên kỵ) và Cật thuật thiên (chuơng hỏi về thuật số) là lấy ngũ hành, bát quái để bàn luận về nhà, nơi ở. Đến đời Tống, việc nghiên cứu Phong Thủy mới trở than2h hệ thống hẳn hoi. Liệt kê như: “Địa Lý chánh tông” và đặc biệt là các cuốn “Táng kinh”, “Cẩm nang kinh” của Quách Phát, “Tróc Mạch Phú” của Đào Khản, Đời Đường, Tống thì đặt biệt nổi danh 4 người sau: 1- Dương Quân Tùng (với Khước Dương Câu Bần). 2- Hội Văn Thuyên. 3- Liêu Vũ (với Khước Liêu Kim Tinh). 4- Lữ Tuấn (với Khươc Lỹ Bố Y). Đây là 4 đại gia Phong Thủy gia, trong đó Dương Quân Tùng là danh tiếng nhất. Trong ba đời Nguyên, Minh, Thanh thì các nghiên cứu về Phong Thủy xuất hiện rất nhiều cho đến gần đây. TRƯỜNG PHÁI VÀ MÔN HỌC TRƯỜNG PHÁI VÀ MÔN HỌC CỦA THUẬT PHONG THỦY A- TRƯỜNG PHÁI Nguyên thủy tổ khoa Địa Lý là Hoàng Thạch Công, đời Đường Nghiên (2.359-2.259 trước Công Nguyên) vị địa tiên ở núi Chung Nam. Đến Triều Đại nhà Thanh, chỉ còn hai chi tông chân truyền là Quách gia ở Bảo Định ,Hồ Bắc và Hoàng gia ở Sa Hà, Quảng Đông. Tuy cùng một giáo chủ, nhưng hai chi tông tuyển chọn môn để khách nhau. Hoàng gia tuyển môn đệ rất kỹ, thường chọn những người có đạo tâm đồng tính hoặc chịu đổi thành họ Hoàng, giữ phong tục tập quán, giỗ tết họ này. Vì vậy ít học trò hơn
  • 10. bên Quách gia, song đa số lỗi lạc, nổi tiếng cho bí quyết truyền nghề công phu khổ luyện. Trong số đó, có 9 nhiều đồ đệ nổi tiếng cự phách như Cao Biền đời Đường, Triện Quán Phùng đời Nguyên, Hoàng Phúc Minh đời nhà Thanh và nước ta có Tả Ao đời Hậu Lê. Đặc biệt, môn bí truyền của Hoàng phái có thêm phép luyện thần khí và thần nhẫn. Phép luyện thần nhãn cốt trong thấy thế giới thanh khí (mode éthéré) hấp thụ tinh quang mặt trời ban ngày và tuệ quan tinh đầu ban đêm. Phép hấp thụ dương quang mở đầu bằng cách tập nhìn, không nheo mắt, ánh nắng gay gắt phản chiếu trên gương mặt, cho đến khi quen sự chói lòa thì mới tập nhìn trực diện với mặt trời, cho đến khi nhìn mặt trời không thấy chói chang là coi như đạt. Về phép hấp thụ tuệ quang tinh tú ban đêm, đệ tử nằm ngửa, nhìn không chớp mắt các vì sao sáng qua nhiều đêm, đến khi nào đếm thật chính xác các vì sao trên trời mà không lẫn lộn là được. Đặt một vốc cát trên bàn tay, đệ tử thấy hạt cát gấp đôi, nhìn rõ được hạt bóng, hạt mờ mà không hoa mắt lại còn thấy cả hơi nóng bàn tay toát ra qua khe hạt cát. Tiếp đến tập phép điểm huyệt. Đặt 100 đồng tiền trên mặt đất, thoạt đầu, phủ cát dày một tấc, vận dụng thần nhãn nhìn khi đất bốc qua các lỗ đồng tiền, cằm cây kim dày điểm cắm trúng vào lỗ ấy không sai trật.Đoạn phủ đất thay cát lên các đồng tiền ấy và dùng kim điểm trúng huyệt (lỗ). Chót hết, chôn tiền sâu với lòng đất, dùng chỉa sắt nhọn dày điểm trúng cả 100 lỗ tiền là thành công. Sau đó mới tập phép tìm “long mach” vận hành dưới lòng đất. Lại còn học phép “hô thần” như hỏi sơn thần, thổ quan về lai lịch cuộc đất quý(?). Trời dành cho ai.v.v… Buổi sinh tiền, Tả Ao thường nói:”Tiên tích đức, hậu tầm long” người có nhiều nhân đức mới mong gặp được bậc sư tìm cho một nơi đắc địa. Lắm thầy tìm ra nơi đất quý mà không dám “để” vì thấy thân chủ đức còn kém quá! B- MÔN HỌC Nhà Địa Lý Phong Thủy đại để chia làm ba môn : Một là nhật gia học. Môn này tinh về việc xem thái dương chiền độ. Tính toán từng phân từng ly cái hoành độ của nhật, nguyệt, ngũ tinh và nhị thập bát tú xem ngày giờ nào chiếu về địa phận nào rồi mới làm đất. Có khi biết trước được ngôi đất đến năm tháng ngày giờ nào sẽ phát những thế nào. Hai là hình gia học. Môn này chỉ xem xét hình đất mà làm. Ví như hình đất như con chó thì táng tại bụng, hình đất như con voi thì táng tại vòi.v.v…Lối ấy phải xem cho tường hình đất, sai lầm một chút cũng không được. Ba là pháp gia học. Môn này chỉ chuyên về lý khí, cốt phải tinh về lý âm dương ngũ hành. Phải biện luận cho rõ chỗ nào là âm chỗ nào là dương, chỗ nào là kim mộc, thủy, hỏa, thổ. Cốt làm sao cho sinh khắc chế hóa hợp độ mới được. Địa Lý Phong Thủy giỏi thường kim cả ba môn, ai chuyên về môn nào cũng được. THUẬT PHONG THỦY VỚI NGÀNH XÂY DỰNG XƯAVÀ NAY A- PHONG THỦY THUẬT XÂY DỰNG NGÀY XƯA : Ngày xưa (và ngày nay vẫn còn) ở Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước Á châu có một kỹ thuật xây dựng nhà ở, thành quách, mồ mả ứng hợp với môi trường Địa Lý, gọi
  • 11. là Phong Thủy. Thuật Phong Thủy của người xưa căn cứ vào 4 yếu tố : khí, lý, số và hình. 1. Khí là năng lượng vũ trụ, là khí âm dương của trời đất cũng như trong con người. 2. Lý là những quy luật vận động và tạo tác của khí. Lý của Phong Thủy gồm ba nguyên tắc : 1. Trời cai quản đất. 2. Cả trời lẫn đất đều tác động đến mọi vật trong phạm vi địa cầu, và con người phải biết cách vận dụng ảnh hưởng này để tạo yên vui cho cuộc sống. 3. Hạnh phúc của người sống còn tùy thuộc vào ảnh hưởng của người chết. 3. Số là những phương trình toán học (nghi, tượng, quái, hào của Dịch, lý). 4. Hình là thể vùng đất, dòng nước và cấu trúc công trình xây dựng có ảnh hưởng tốt hay xấu đối với khí. Về dụng cụ, Phong Thủy sư (người xem Phong Thủy, ta thường gọi là “thầy Đị Lý”) thường dùng một địa bàn đặt biệt giống như một loại la bàn hiện nay, nhưng chung quanh kim nam châm, ngoài những chữ Hoa chỉ phương hướng, còn ghi thêm các từ chuyên môn. Ngoài ra, còn có những dụng cụ khác như bản đồ địa hình (thế đất), lịch thiên văn,v.v… Xét về cách thực hành thì có một điều đáng chú ý : thuật Phong Thủy ở hai miền Nam và Bắc Trung Quốc hơi khác nhau do tính chất địa hình khác biệt. Ở miền Bắc, khung cảnh thiên nhiên tương đối đồng bộ và đều đặn, nên phương pháp Phong Thủy nhấn mạnh vào việc xem sao (chiêm tinh), xem trời (thiên văn), và dùng địa bàn xem phương hướng cùng ảnh hưởng của các dòng khí thiên nhiên. Còn ở miền Nam do địa hình phức tạp và không điều, người ta chú trọng hơn về địa hình và ảnh hưởng của các dòng nước, ngoài địa bàn, họ còn dùng kỹ thuật “đũa thần” (dowsing) (dụng cụ tìm mạch nước bằng ngoại cảm có hình dáng như cái que đầu chĩa hai) để định vị và phác họa những loại khí, cũng như xem xét hình thể và vị trí của các thế đất có liên quan đến những dòng chảy hoặc tụ điểm của khí. Trong sách “La Civilisa – tion Chioise” (Văn minh Trung Hoa) của M.Granet có ghi lại một đoạn cổ thư của Trung Quốc nói về kỹ thuật xây dựng thành trì theo thuật Phong Thủy. Đề nghị tham khảo qua các bài : XÂY DỰNG THÀNH TRÌ, CHÙA CHIỀN. NHÀ Ở. Trong phạm vi bộ sách này. B– PHONG THỦY THUẬT XÂY DỰNG NGÀY NAY Tại Hong Kong không một công trình xây dựng nào được thực hiện mà không thông qua các thầy Địa Lý. Theo họ, tài mạng của con người phụ thuộc vào sự cân bằng hết sức tinh tế giữa một bên là “khí”, tức là các năng lực của vũ trụ, và một bên là năm thành tố cơ bản :Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ(ngũ hành). Một chuyên gia trong lĩnh vực này là CHARLIE CHAO, làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Sơ khai Trung Hoa cho rằng người Trung Hoa có đến năm bộ môn khoa học thần bí quan trọng, đó là Bói Toán (quẻ), chiêm tinh Phong Thủy, y học và tướng số. Yếu tố Phong Thủy được xem như thuận lợi chỉ khi nào năng lực của vũ trụ hòa hợp được với năng lực của đất hay còn gọi là “sóng điện từ”. Ong còn khẳng định bộ môn Phong Thủy đã có từ 6.000 năm của người Trung Hoa “hoàn toàn mang bản chất khoa học chứ chẳng có gì là mê tín cả!” Một bậc thầy khác là MERLINA MERTION đã khéo léo hợp tác với một kiến trúc sư để thành lập một công ty chuyên cố vấn và thiết kế địa ốc theo đúng tiêu chuẩn Phong Thủy. Ong cho rằng “Phong Thủy” cơ bản là
  • 12. điều hợp được môi trường chung quanh ta. Bởi vì năng lực sinh học của ta luôn bị tác động bởi năng lực của nhà cửa và nơi làm việc. Một khi chúng hòa hợp được với nhau thì ta sẽ có những suy nghĩ, những quyết định chính chắn hơn có phản ứng khôn khéo hơn. Các nhà Địa Lý hiện địa như : MERTON vẫn chủ yếu sử dụng cây thước Lỗ Ban cùng với các dự kiện về ngày, giờ sinh của thân chủ, nhưng đồng thời họ cũng biết rành rẽ cả môn đo đạt và thậm chí qui hoạch, kiến trúc đô thị. Như vậy về bản chất, Thuật Phong Thủy của người Trung Hoa không khác gì máy so với cái cách mà người Ai Cập đã đưa vào để xây dựng Kim Tự Tháp, nhưng điểm nổi bật của Thuật Phong Thủy là biết kết hợp đủ mọi kiến thức và công cụ. Trước đây nghề Phong Thủy hãy còn là độc quyền của người Trung Hoa, vậy mà bây giờ bí quyết của nó đã bị MERTON chiếm hữu. Công ty của ông ta đặt văn phòng tại Philippine và không ngừng phát triển với nhiều khách hàng từ khắp nơi trên thế giới. Cách lý giải theo quan niệm của Thuật Phong Thủy đúng hay không còn phải chờ xem! Đôi khi nó cũng phải phụ thuộc vào yếu tố tâm lý của con người, chẳng hạn như một người, khi đã tin rằng mình đã chọn đúng hường, thì thế nào cũng mạnh dạn hơn trong việc đầu tư làm ăn và không chừng nhờ thế nên cuối cùng được toại nguyện! Dĩ nhiên, không ai đi mất thời đi kiểm chứng làm gì hiệu quả của Thuật Phong Thủy bởi vì nếu loại trừ yếu tố huyền bí thí ít ra công việc của các nhà Địa Lý cũng hoàn toàn phù hợp với những khái niệm cơ bản của mỹ học và kiến trúc cũng như thiên văn học vậy. TƯ LIỆU BỔ SUNG VỀ CUỘC PHỎNG VẤN THUẬT XEM PHONG THỦY NGÀY NAY TAI HỒNG KÔNG Những tòa nhà chọc trời bằng bê tông ốp kính ở Hồng Kông có thể tạo cho nó hình ảnh của một thành phố hiện đại ở thế kỷ 20, nhưng những sự giống nhau như vậy trên bề mặt thế gian cũng chỉ kết thúc ở đó. Cùng với những đạo luật, qui tắc về xây dựng và kiến thiết, người Hồng Kông còn coi trọng những nguyên tắc tinh thần bất thành văn, được gọi là Phong Thủy. Sau khi các nhà kiến thiết hoàn thành kế hoạch xây dựng của mình, các kiến trúc sư và các nhà đấu thầu thường xin ý kiến của các chuyên gia về Phong Thủy, tức thầy Địa Lý Công việc của người này dĩ nhiên là chỉ ra vị trí tốt nhất không chỉ cho tòa nhà mà còn cả đối với những cánh cửa sổ, cửa ra vào, bàn làm việc và nhiều thứ khác. Việc xem Phong Thủy được thực hiện với một chiếc “La bàn”, với những ký hiệu cổ biểu thị tự nhiên và các yếu tố của nó: bầu trời, nước (mưa), đồi núi và trái đất. Những thứ này lần lượt biểu thị cho 8 con vật: ngựa, dê, gà, rồng, chim, heo, chó và cáo.Môn “khoa học” Trung Hoa này dựa trên nguyên tắc âm-dượng. Vì thế, công việc của một “nhà Địa Lý” còn là tổng hợp tất cả các yếu tố trên để đưa ra sự tiên đoán chính xác nhất. Ngày càng có nhiều công ty Hồng Kông thuê các nhà chuyên gia Phong Thủy để cố vấn cho họ trọng việc lựa chọn và đặt vị trí văn phòng của mình. Đối với công ty, việc bỏ ra vài ngàn đô la để thuê một chuyên gia như vậy chẳng thấm vào đâu so với trường hợp doanh nghiệp đỗ vỡ do có Phong Thủy xấu. Dưới đây là bài phỏng vấn của phóng viên tạp chí HKL với ông Andrew Fung, một trong những chuyên gia về phong thủy có uy tín ở Hồng Kông. HKL : Ong bắt đầu tìm hiểu về phong thủy từ khi nào?
  • 13. FUNG : Khi còn đang học kỹ thuật cơ khí tại trường Đại Học Bách Khoa Hồng Kông, tôi luôn luôn tin vào khoa học kỹ thuật. Vào thời điểm đó tôi không tin vào việc xem phong thủy hay bói toán. Thực ra tôi chưa tin bởi vì những cái gì chúng tôi được dạy ở trường đều cho rằng kỷ thuật hiện đại có thể làm được tất cả. Nhưng thời gian trôi đi, tôi dần dần nhận ra nhiều thứ chứng minh những điều chúng tôi được học không phải đúng hoàn toàn. Tôi còn nhận ra rằng, giáo viên ở một số trường trung học và tiểu học thậm chí đã dạy cho học sinh những điều sai lệch. Sau khi ra trường, tôi vẫn chưa đá động đến bất cứ thứ gì liên quan đến phong thủy hay bói toán, nhưng vì có rất nhiều thời gian rảnh rỗi sau giờ làm việc nên tôi quyết định sử dụng thời gian đó để làm hoặc học một cái gì đó. Tôi nghiên cứu y học cổ Trung Hoa trong 4 năm và một số phương pháp chữa bệnh trong vài năm sau đó. Rồi tôi bắt đầu đi sâu vào các phong tục cổ Trung Hoa và tiến tới học xem phong thủy vào năm 1988. Tôi nhận ra đó là một quá trình lôgic mặc dù ban đầu tôi không thật sự tin lắm. KHL : Điều gì cuối cùng làm cho ông tin? FUNG : Để tự kiểm nghiệm, tôi quyết định áp dụng các nguyên tắc trong thuật phong thủy đối với một số trường hợp thực tế để xem thực sự đáng tin cậy hay không. Vào dịp tết dương lịch 1993 xảy ra tai họa tại Lan Kwai Fong và một vụ cháy nhà băng Hồng Kông tại Kowloon. Cả hai trường hợp đều có người chết. Sau khi những sự kiện đó xảy ra, tôi đã đến tận nơi xem xét và nhận thấy mọi thứ đều xảy ra hoàn toàn đúng với lý thuyết trong thuật phong thủy. HKL : Tại sao lại có tại họa ở Lan Kwai Fong đúng vào mồng 1 Tết dương lịch năm đó? FUNG : Vâng. Tại sao họa lại xảy ra vào ngày mồng 1 mà không phải vào ngày giáng sinh một tuần trước đó? Không có sự khác biệt về số lượng người có mặt ở đó vào hai đêm trên. Khi tới xem khu vực này, tôi thấy một tòa nhà gần Lan Kwai Fong, quét vôi màu vàng nhạt và có rất nhiều giá đỡ xung quanh. Trong thuật Phong thủy, treo những giá đỡ là “xấu”. Đồng thời lại có một bức tranh lớn mang hình đầu các vị sư ở phía trước một camera. Tổng hợp những yếu tố đó lại tôi nhận ra sự nguy hiểm ở đây. Ngoài ra, trước đó có một vì sao “xấu” bay qua khu vực. Tất cả những chi tiết đó gộp lại đã gây ra những điều khủng khiếp ở Lan Kwai Fong. Sự rủi ro trong cuộc đời cũng giống như sự may mắn, đều hiếm khi xảy ra. Các sự kiện dẫn tới tai họa ở Lan Kwai Fong cũng vậy. Những giá đỡ ở đó cũng giống như những nơi khác, nhưng tại sao khi những thứ đó đặt kế cận Lan Kwai Fong lại xảy ra một tai họa như vậy? Câu trả lời nằm trong sự tổng hợp những sự việc mà tôi đã nói ở trên. HKL : Thế còn về vụ cháy ở nhà băng Hồng Kông tại Kowloon? FUNG : Điều không bình thường ở đây là có một bảng cửa hiệu với giá đỡ xung quanh được đặt đối diện với ngân hàng. Nó đem tới ấn tượng một lưỡi dao với rất nhiều mũi nhọn chĩa vào nhà băng. Như vậy là phong thủy rất xấu. Không chỉ thế, tôi còn nhận ra rằng thời gian vụ cháy xảy ra là một thời điểm hợp với lửa. HKL : Ong có thể giải thích ngắn gọn về thuật phong thủy? FUNG : Xem phong thủy là môn nghiên cứu về thời gian và địa thế. Thực ra nó nghiên cứu hai nguồn gốc chính ảnh hưởng đến việc ra quyết định của con người. Nguồn thứ nhât là bầu trời với những hành tinh như mặt trời, mặt trăng, sao mộc và các vì sao khác. Nguồn thứ hai là từ trường của trái đất. Trái đất có vô vàng yếu tố tự nhiên, ví dụ như tre. Bởi vì giá đỡ ở Hồng Kông thường được làm bằng những cây tre nên trông như chúng đang chĩa những ngọn sắc vào ta. Trong phong thủy, nếu những thứ nhọn,
  • 14. sắc chĩa vào bạn thì đó là điều không tốt. Tương tự như vậy, một cái cây hay một ngọn đèn đường đặt ngay trước nhà bạn, đều đem đến rủi ro. HKL : Phong thủy có ảnh hưởng thế nào đến vận số? FUNG : Những người nghiên cứu phong thủy đều biết rằng khi bạn áp dụng vào thực tế, nó thực sự giải quyết được nhiều vấn đề. Như ở Wanchai nơi tôi sống trước đây, khi gặp phong thủy tốt thì mọi việc đều suôn sẻ, nhưng khi phong thủy xấu thì tôi luôn gặp những điều vô cùng tồi tệ. Vì thế tôi quyết định tới North Point. Ngay sau khi chuyển về đó, mọi việc lại ổn định nhanh chóng và cuộc sống của tôi lại trở lại bình thường. Cụ thể hơn, trước khi tới North Point, vai tôi thường bị đau nhức do có lần mang vác quá nặng. Tôi đã tới nhiều bác sĩ nhưng chỉ đỡ 60%. Sau khi chuyển về North Point, vai tôi đã hồi phục hoàn toàn. HKL : Vậy chỗ nào là vị trí tốt nhất để sống ở Hồng Kông? FUNG : Xin trả lời rằng là có rất nhiều. Theo thuật phong thủy, vận số không duy trì ổn định mãi mãi. Mọi vị trí trên trái đất đều trải qua thời kỳ tốt nhất lúc mà người ta gặp nhiều may mắn và thời kỳ xấu nhất khi người ta nhận những rũi ro. HKL : Chính phủ có bao giờ hỏi ý kiến các chuyên gia về phong thủy không? FUNG : Đừng nghĩ rằng người Anh không tin vào phong thủy. Trên thực tế, họ đã hỏi ý kiến một trong những nhà xem phong thủy giỏi nhất khi lựa chọn vị trí dinh toàn quyền. Có một nơi bằng phẳng gần nơi mình sống là một điều rất tốt. Nơi ngài toàn quyền Patten sống cũng là một nơi bằng phẳng, gần biển. Điều đó tượng trưng cho tiền bạc. Có nghĩa là người sống trong dinh toàn quyền sẽ luôn luôn nhận được nhiều tiền bạc. Trước đây, người ta có trồng một số cây phía trước ngân hàng China Tower đối diện dinh toàn quyền để cố gắng,tránh những điểm “xấu” về phong thủy, nhưng không hiệu quả vì hàng ngàn cây có vẻ không vững chãi. HKL : Theo ông, dinh toàn quyền nên được đặt như thế nào? FUNG : Ngân hàng China Tower mang dáng dấp một lưỡi dao lớn đang rơi vì thế làm sao mà một vài cái cây có thể chặn được một lưỡi dao như thế. Nếu tôi là chuyên gia trong dinh toàn quyền, tôi sẽ để tòa nhà này quay lưng về phía ngân hàng China Tower để giảm bớt những ảnh hưởng xấu và những nguy hiểm tiềm ẩn của “lưỡi dao” đó. HKL : Xin ông cho biết cụ thể hơn? FUNG : Về phong thủy, ngân hàng China Tower có thể được xem như một sự thách thức đối với dinh toàn quyền. Trước đây, ngài toàn quyền Edward đã chết vì một cơn đau tim trong một cuộc họp tại Bắc Kinh. Người kế tiếp, ngài Lord Wilson cũng bị thay thế. Và bây giờ, ngài Christ Patten. Lúc đầu ông ta làm việc với phía Trung Quốc rất suôn sẻ, nhưng dần dần mối quan hệ đó ngày một xấu hơn. Như vậy, địa thế của dinh toàn quyền bị chi phối bởi ngân hàng China Tower. Cuộc sống của con người quá mỏng manh khi phải đối mặt với những rủi ro của số phận, vì cuộc sống của mọi người bị chi phối bởi ba thứ : vận số, những quyết định của bản thân và phong thủy. Điều đó giống như một người đang lái xe. Nếu con đường bằng phẳng thì anh ta được thoải mái, an tâm. Nhưng khi phải đi trên một con đường thật sự gồ ghề, anh ta vẫn cứ phải lái. Khả năng lái xe của người tượng trưng cho quyết định của con người, tình trạng con đường đại diện cho phong thủy còn sự may rủi của người lái xe tượng trưng cho vận số con người. HKL : Những tòa nhà khác xung quanh ngân hàng China Tower có bị ảnh hưởng không? FUNG : Như mọi người biết, ngân hàng Hồng Kông - Shang-hai được xây dựng ngay sát nhà băng Standard Chartered và tòa nhà ngân hàng Trung Hoa cũ. Tại
  • 15. sao ngân hàng Hồng Kông - Shang-hai lại làm ăn có lãi hơn hai ngân hàng kia? Lý do cũng tương tự như đối với trường hợp dinh toàn quyền. Quảng trường Tượng đài thật ra cũng là một phần tài sản của ngân hàng Hồng Kông – Shang-hai. Lý do họ mua khu đất không phải chỉ vì gần cảng mà vì chính khu vực bằng phẳng ấy đảm bảo cho ngân hàng có phong thủy tốt. HKL : Những lý thuyết phong thủy giúp ích như thế nào đối với cuộc sống riêng của ông? FUNG : Năm 1985 tôi sử dụng các phương pháp xem phong thủy để tự kiểm tra sự may rủi ngôi nhà của mình. Tôi nhận ra rằng căn hộ của tôi sẽ bị cháy, vì thế tôi mua ngay bảo hiểm hỏa hoạn cho yên tâm. Một vài tháng sau, ngọn đèn trong nhà quá nóng nổ tung, bốc khói mù mịt. May mắn thay, không có gì nghiêm trọng xảy ra và tôi vẫn được nhận 30 ngàn đô la từ công ty bảo hiểm hỏa hoạn vì biết ngôi nhà của mình không còn bị đe dọa bởi hỏa hoạn nữa. HKL : Phong thủy có vai trò gì ở nhà và ở cơ quan? FUNG : Phong thủy có thể đem tới cho người ta sự thành công trong kinh doanh hay một sức khỏe dồi dào nhưng cũng có thể phá hỏng cuộc đời họ. Hãy nhớ rằng, bình thường mỗi ngày chúng ta ngủ 8 tiếng ở nhà, mất một phần ba cuộc đời đồng thời cũng dành ít nhất 8 tiếng ở cơ quan, như vậy là mất một phần ba nữa. Chừng đó đủ để thấy phong thủy ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta như thế nào trong những khoảng thời gian đó. HKL : Thuật phong thủy có chữa được bệnh tật không? FUNG : Đôi khi. Có lần, một người đàn ông đãnằm viện khá lâu. Bác sĩ nói rằng ông ta chỉ sống được vài ngày nữa nhưng tôi đã cứu được ống ấy nhờ những gì học được về phong thủy bằng cách xoay lại vị trí giường của ông ta. Ngay sau khi chiếc giường được đặt lại, người đàn ông đó hồi phục. Hiện nay ông ta đang sống bình thường cùng với gia đình và có công việc rất tốt. HKL : Ong nghĩ như thế nào về những người hành nghề xem phong thủy hiện nay ở Hồng Kông? FUNG : Không có sự giám sát đối với những người này, không có bằng cấp hay chứng chỉ để chứng minh công việc họ làm. Chính vì điều đó mà rất nhiều người tự nhận mình là chuyên gia phong thủy. Một số thì có hiểu biết nhưng phần nhiều thì chẳng biết gì cả. Lý do khiến nhiều người hành nghề này là vì họ có thể kiếm tiền dễ dàng. Họ chỉ cần tới nhà khách hàng, xem xét qua, áp dụng một vài lý thuyết và rồi hàng ngàn đô la vào túi họ. Một số người mời phải chuyên gia “dỏm” về xem phong thủy và nhận được những lời khuyên sai lệch. Chính những lời chỉ dẫn như vậy đã làm cho nhiều người không tin vào thuật phong thủy. XÂY DỰNG NHÀ Ở CỦA NHÂN DÂN THEO THUẬT PHONG THỦY An ở là vấn đề hàng đầu sinh tồn của nhân loại. Trong chương này sẽ tập trung nói về vận dụng bát quái như thế nào để đoán về nhà ở tốt hay xấu. Phong thủy của nhà cửa tốt hay xấu không những liên quan trực tiếp đến vận mạng tốt xấu của mình, mà còn đến sự vượng suy của của con cháu đời sau. Do đó tổ tiên chúng ta đã phát minh ra thuật Phong Thủy này, khoa học hiện đại gọi nó là “tham dự học”. “Phong Thủy âm dương”, âm là chỉ âm trạch tức Phong Thủy tốt xấu của phần mộ, dương là chỉ dương trạch – tức Phong Thủy tốt xất của nhà ở. Bất kể là âm trạch hay dương trạch phàm ở chỗ đồi núi sông nước bao bọc đều là chỗ tốt. Cho nên tổ tiên đã
  • 16. thành lập những thành phố trên lưu vực những con sông lớn. Đó đều là những nơi sơn thanh thủy tú. Sông núi bao bọc, đó là điều kiện Địa Lý Phong Thủy âm dương tốt, ngòai ra còn cần đến phương vị của: khí, quang, sơn thủy, phải sáng sủa, thoáng đãng. Khí trong âm dương Phong Thủy học là một nhân tố rất quan trọng. Vì sự hưng vượng của sự vật đều do khí đóng vai trò tác dụng chủ đạo. Khí là môi trường tố, là nơi nước lưu thông, là nơi tiềm tàng, hội tụ một môi trường tốt. Người sống ở đó, mạng vận sẽ hanh thông. Quang là sáng sủa, là hướng dương. Người sống ở đó thì sẽ hưng vượng. Sơn là cốt nhục, thủy là huyết dịch. Sơn là cọp, thủy là rồng, mà rồng cọp là chỉ địa thế được trấn giữ. Sơn là báu vật, thủy là long tức báu vật có rồng bảo hộ. Sơn là võ, thủy văn, tức là văn võ song toàn. Sơn là chỗ dựa, thủy là lưu thông, nhà ở dựa vào núi mà yên ổn, dựa vào nước mà lưu thông bốn phương tám hướng, người ở đó sẽ phú qúy vinh hoa. Phương vị là hướng cửa chính (cũng gọi là huớng nhà), thứ nhất phải nhìn ra chỗ rộng rãi, thoáng đãng, nhưng không được phân tán quá, thứ hai là phải phù hợp với hướng tốt trong mạng quẻ của chủ nhà, thứ ba là cần phải có thế, chỗ cao ráo, nhưng không được cao quá, càng không thể trước cửa cao hơn nền nhà, thứ tư là các vật như đồi núi trước nhà không thể gần cửa quá, thứ năm là môi trường xung quanh phải sạch, người ở đó sức khỏe mới tốt. Do đó lúc xây nhà mới nhờ ngươì xem Phong Thủy âm dương để chọn được thế đất có Phong Thủy tốt. Lúc xây nhà mới, ngoài việc chọn chỗ tốt, ngày giờ khởi công, (ở nông thôn là lúc cất nóc) cũng rất quan trọng. Nếu ngày giờ khởi công không tốt thì quá trình xây dựng hoặc thậm chí đã xây dựng xong cũng thường gặp phải việc xấu. MỸ THUẬT VỚI THUẬT PHONG THỦY Các hiền triết đời xưa rất trọng cái đẹp. Ngay từ cuối đời Xuân Thu. Ngũ Cử đã định nghĩa về cái đẹp mà sách “Quốc ngữ – Sở ngữ” đã ghi lại : “Về cái đẹp, trên dưới, trong ngoài, to nhỏ đều vô hại, như vậy gọi là đẹp. Định nghĩa của Ngũ Cử đã chỉ ra đặt trưng về bản chất cái đẹp đó là sự hài hòa. Trong thực tiển, các triết gia thời xưa luôn luôn tìm tòi hiệu quả của cái đẹp. Trong kiến trúc, từ nhà ở đến cung điện, từ mồ mã đến lăng tẩm, đều thể hiện tư tưởng mỹ học. Tư tưởng mỹ học ấy được các nhà Phong Thủy tiếp thu và truyền bá. Phong Thủy rất quan tâm đến cái đẹp của đường gấp khúc. Viên Mai đời Thanh viết trong “Thư gởi Hàn Thiện Châu” : “Khúc (gấp khúc) quý ở chỗ có văn (nếp gấp). Trên trời có sao Văn Khúc, không có sao Văn Trực. Gỗ thẳng không có văn (văn gỗ), gỗ cong queo có văn. Nước lặng không có văn (gợn sóng), khi có gió thổi, mặt nước có văn. Núi phải khúc khuỷu, nước phải quanh co, đường phải vòng vèo, cầu phải cong, hành lang phải uốn lượn. “Đường quanh co vào nơi vắng vẻ”. Khúc khuỷu nội hàm sâu sắc, tượng trưng cho tình cảm, quây quần, súc tích. Nhà Phong Thủy nói có bốn địa hình đẹp : Một là La thành Châu mật. La thành tức là Sa, Thủy xung quanh huyệt. Sa Thủy bày la liệt như sao trên trời, bảo hộ huyệt như thành trì, vì vậy gọi là La thành. Vị trí cắm huyệt như đại tướng ngồi trong trướng, cờ quạt sĩ tốt sắp hàng hai bên, tám cổng thành khóa chặt chân khí. Hai là Sa thủy nội triều. Sa thủy bốn bên ôm lấy huyệt địa, các đỉnh đều hướng vào trong, tựa như rất có tình, lại có dáng như cúi chào.
  • 17. Ba là minh đường rộng rãi. Trong cái địa thế được sơn thủy vây quanh, có một bãi phẳng, nhỏ thì lập được một thôn lớn mới xây được một thành phố. Bốn là vượng khí bừng bừng, toàn bộ diện tích sinh cơ hừng hực, cây cối xanh tốt, mùa màng tốt tươi. Phong Thủy còn có mười địa hình xấu : Một là long phạm kiếp sát phản nghịch. Hai là long có sống lưng sắc như lưỡi kiếm. Ba là huyệt có hung sa ác thủy. Bốn là huyệt có phong khí thổi ra. Năm là Sa có hiện tượng vở lở. Sáu là Sa quay lưng lại huyệt. Bảy là Thủy như cây cung chĩa thẳng vào huyệt. Tám là Hoàng Tuyền đại sát. Chín là phương hướng phạm sinh phá vượng. Mười là phương hướng phạm bế sát thần. Theo Thuật Phong Thủy, các địa hình trên, nếu làm nhà, để mả đều không tốt. Các sách Phong Thủy miêu tả rất nhiều về vẻ đẹp sông núi, và đã tiến hành phân loại. Như “ Huyền nữ thanh nang hài giác kinh” quyển bốn, khi bàn về đất đai viết : “Đất của thánh hiền nhiều đất ít đá, đất của Tiên, Phật nhiều đá ít đất. Đất của thánh hiền thanh tú kỳ nhã. Đất của Tiên, Phật cổ quái. “Thanh tú” không bỏ đất đi là kỳ, không đem đá đến là tiên. Lành như loan phượng, đẹp như ngọc khuê, nặng như đỉnh vạc, cổ như Hà Đồ Lạc Thư, văn chương để lại tiếng thơm, giàu có khó mà nhất nước. Thanh quang quá lộ, vì quý mà không làm quan, đạo phúc đoan trang, lưu danh thiên cổ, hiếu nhiều phước ít, chùa là nơi ăn ở vạn năm. “Thanh kỳ” như cành mai trong gió lạnh, cốt cách giữ nguyên : hạt trời mảnh mai, thần quang độc kiếm, khúc khuỷu như hoàng nguyên : nhọn như hàng vạn ngọn lửa đốt cháy thuyền, thẳng tuột như trích tượng cao chín tầng mây : vách đá cheo leo như sắp đổ, đỉnh cao khuyết lõm như đỗ nghiêng, không vướng chút bụi trần. Duy chỉ có vầng trăng vằng vặc trên sông, bao la vạn dặm. Không là khách phong trần, thì cũng thanh cao như văn nhân mặc khách”. Đoạn văn trên miêu tả rất cụ thể thế nào là “thanh tú”, thế nào là “thanh kỳ”. Thánh hiền là những người nhập thế, lấy “thanh tú” làm chuẩn mực cho cái đẹp. Tiên, Phật là những người xuất thế lấy “thanh kỳ” làm chuẩn mực cho cái đẹp. Vật đẹp kiểu “tú mỹ” là hàng mai (cây mai trong gió rét), dã hạc (hạc trời) cốt cách (gày như que củi). “Quản thị Địa Lý chỉ mông” quyển hai, khi bàn về địa hình, địa thế, cũng miêu tả :”Mây đùng ra khỏi động, rồi tỏa xuống như đàn hươu chạy xuống núi. Từng mảnh từng mảnh sà xuống hàng trăm ngàn mảng nối nhau mà cuồn cuộn trôi đi như con trùng bò theo bờ ruộng, như nhện giăng lưới trước hiên, như hoa văn trên mặt lụa, như sóng gợn trên mặt nước, nhấp nhô liên tiếp. Lưu Cơ trong “Kham Dư mạn hứng bàn về vẻ đẹp, vẻ đáng ghét và cái thiện của nước. Cái đẹp của nước trong xanh ngon ngọt, mùi vị không nước nào sánh được, nước này do long mạch chảy dài từ suối ngọt mà ra. Mùaxuân không tràn ứ, mùa thu không khô cạn, như vậy mới là nước mạch tốt. Cái đáng ghét của nước là, mùi vị hôi tanh, lại sôi sùng sục như nước sôi. Nước đục màu đỏ, hồng, không tốt. Nhà Phong Thủy đem la bàn đến chỉ uổng công. Cái thiện của nước là, quanh co ôm ấp, phúc dài lâu, một dài quanh co lo phải cầu, lại có nhập hoài và thương bản, ruộng đồng liền thửa quê hương giàu”. Những quan niệm trên vận dụng vào thực tiễn, đã sản sinh ra nhiều thắng cảnh như Thập tam lăng, Thanh lăng đều rất đẹp. THƠ VĂN VỚI THUẬT PHONG THỦY Thơ văn cổ điển là tấm gương phản chiếu nền văn hóa truyền thống, qua đó có thể thấy cảnh quan Phong Thủy. Thuật Phong Thủy có bốn nguyên tắc cơ bản khi chọn đất
  • 18. : Một là bạng sơn (dựa vào núi), hai là ý thủy (kề bên nước), bạng sơn ý thủy (dựa núi kề nước), bốn là thanh sơn thủy nhiễu (núi xanh nước chảy quanh). A/. Bạng sơn (dựa núi). Núi là cái giá đỡ dương trạch, cũng là kho tài nguyên trời cho cuộc sống con người. Tổ tiên ta thường tựa vào núi mà xây dựng làng bản. Bản đường, nhà thơ Hạng Tư có câu : “Mặt trời giữa trưa trả bóng núi cho núi, thảm cỏ đầy vết bùn của đàn hươu chạy qua”. Lý Bạch có câu : “Sơn tòng nhân diện khởi, vận bạng mã đầu sinh” (núi dựng ngang mặt người, mây sinh bên đầu ngựa). Trong rất nhiều câu thơ, có hai câu của Đào Uyên Minh đời Đông Hán có thể coi là tuyệt cú : “Thái cúc đông li hạ, du nhiên kiến Nam Sơn” (hái hoa cúc ở bờ dậu phía đông, phóng tầm mắt thấy Nam Sơn), đọc lên, khiến người ta tưởng như nhìn thấy một bức tranh làng quê tuyệt đẹp, và tưởng như mình đang ở trong cảnh đẹp đó, mà hưởng thụ cái thú điền viên. B/. Ý Thủy (kề nước). Nước là nguồn sống của vạn vật. Không có nước con ngườikhông thể tồn tại. Ở gần nước là kinh nghiệm mà nhân loại tổng kết về cuộc sống, và cũng là một loại dân tục. Nhà thơ Mạnh Hạo Nhiên đời đường có câu : “Hơi (nước) sôi đầm Vân Mộng, sóng lắc thành Nhạc Dương”. Đem thành Nhạc Dương đặt giữa đầm Vân Mộng và hồ Động Đình, mênh mông, lấy cái to làm nền cho cái nhỏ, viết nên mối quan hệ giữa nứơc và thành quách. Tống Chi Vấn đời Đường có câu : “Lâu quan thương hải nhật môn đối Chiết Giang hồ” (đứng trên lầu ngắm cảnh mặt trời trên biển xanh, cổng nhà thì đối diện với hồ Chiết Giang), miêu tả khí thế trùm lên vạn vật và địa hình cực đẹp. Văn phong nghiêm chỉnh, ảnh sắc hùng tráng, đáng để suy ngắm. Nhà thơ Yến Thị đời Tống cũng có câu : “Hoa lê rụng đầy vườn, màu trắng hòa với ánh trắng, tơ liễu bên hồ phất phơ trước gió”. Căn nhà quá trang nhã, hoa lê nở rộ, trắng như suối bạc, tơ liễu đong đưa, mặt hồ gợn sóng, ở trong một căn nhà như vậy cũng là một sự hưởng thụ C/. Bạng Sơn Ỷ Thủy (dựa nước kề nước). Người hiểu biết thích núi, ngừơi có nhân thích nước. Thuật Phong Thủy thích có núi sông. Nhỏ thì nhà ở, to thì thành phố, đều phải xây dựng ở nơi tựa núi kề sông. Về chuyện này, các nhà thơ đều có những câu thơ đẹp : Hoàn cảnh lớn, Lục Du đời Tống có câu : “Ba vạn dặm chảy về sông, sông ra biển : năm nghìn nhẫn dựng đứng, núi chọc trời”. Đây là lấy bối cảnh sông Hoàng và Hoa Sơn ở miền Bắc để khái quát nơi ở của mọi người, ca ngợi phong cảnh hùng tráng của non sông tổ quốc. Hoàn cảnh vừa Đỗ Thẫm đời Đường có câu : “Núi Sở chắn ngang mặt đất, sông Hán chảy về nơi chân trời”. Đây là đặc tả cảnh đẹp Nhương Phàn ở Hồ Bắc. Núi Mã Yên từ mặt đất vọt dậy cao vút lưng trời, sông Hán quanh co uốn khúc chảy về phía chân trời. Hoàn cảnh nhỏ, Đỗ Phủ đời Đừơng có câu : “Cửa sổ đóng khuông lấy Tây Lĩnh quanh năm tuyết phủ, đỗ ở cổng ngoài là thuyền đi Đông Ngô xa vạn dặm”. Đây là miêu tả phong cảnh bên ngoài thảo đường, xa xa là tuyết, nơi gần là thuyền. Tuyết là tuyết lưu cữu hàng ngàn năm, thuyền là thuyền đi vạn dặm, thể hiện mối quan hệ có chuyển dịch gần xa. Hoàn cảnh không giống nhau về phạm vi ấy, là bức tranh sinh động về minh đường. D/. Sơn Thanh Thủy Nhiễu (núi xanh, sông uốn khúc).
  • 19. Núi muốn có màu xanh, thì cây cỏ phải tươi tốt. Sông muốn uốn khúc phải chảy quanh nơi ở. Lý Bạch đời Đường có câu : “Núi biếc chắn ngang phía Bắc của quách (thành ngoài) sông trong chảy vào phía Đông thành”. Đây là miêu tả cảnh quan vùng Thành Tuyên (Tuyên thành) ở An Huy. Dãy núi nằm ngang xanh biếc án ngữ phía Bắc thành ngoài. Dòng sông trong vắt uốn lượn ở phía Đông ngôi thành cổ. Núi sông có tình khiến người lưu luyến. Liễu Tông Nguyên có câu : “Lớp lớp cây rừng che khuất tằm mắt nhìn đi vạn dặm, dòng sông uốn lượn như chín khúc một”. Núi trùng điệp, rừng lớp lớp, sông quanh co như hồi tràng. Vương An Thạch đời Tống có câu : “Một dòng sông đem màu xanh vây lấy đồng ruộng, hai dãy núi đưa màu xanh tới kèm hai bên”. Đây là miêu tả cảnh sắc nông thôn Giang Nam, một dòng sông chảy quanh đồng ruộng, hai ngọn núi như hai cái cổng, đẩy cổng mà vào nhà, gửi gắm tình cảm trong sự vật, thể hiện được phong cảnh thôn xóm đầy sức sống. Qua thơ văn nói trên, có thể thấy những nguyên tắc cơ bản của chọn đất Phong Thủy được duy trì trong thơ, cảnh quan đẹp cũng chính là nơi mà người ta ưa chuộng. KHẢO CỔ VỚI THUẬT PHONG THỦY Khảo cổ là hoạt động khai quật các di tích và di vật để nghiên cứu. Nắm vững quan niệm Phong Thủy thì có lợi cho công tác khảo cổ. Qua khảo cổ, lại có thể nghiên cứu sâu về Phong Thủy. Người xưa có thói quen ở nơi kề núi gần nước, quay mặt ra đồng bằng. Căn cứ vào tập tục đó, khảo cổ của ta chọn vùng sơn thủy để tiến hành khai quật như di chỉ Tử Sơn ở huyện Vũ An tỉnh Hà Bắc là nơi tiếp giáp giữa sơn mạch Thái Hàng với đồng bằng Hoa Bắc, trên triền đất ở bên sông Nam chiếu cao 25 mét so với lòng sông, diện tích 80.000m2. Đây là di chỉ đầu thời kỳ đồ đá mới được phát hiện đầu tiên ở đồng bằng Hoa Bắc. Lại như Bùi Lý Cương – di chỉ đầu thờikỳ đồ đá mới được phát hiện ở huyện Tân Trịnh tỉnh Hà Nam, nằm ở vùng ven phía Tây vùng đồng bằng Hoa Bắc, nằm trên một ngọn đồi hơi xa khúc ngoặt của Song Tự, cao 25 mét so với lòng sông, diện tích 20.000m2. Di chỉ văn hóa Ngưỡng Thiều là triền đất nơi giao hội củahai dòng sông. Di chỉ Bán Pha ở Tây An là nằm trên triền đất cấp hai của con sông Sản. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện được di tích thành cỗ Hậu Mã đời Tấn ở khoảng giữa hai con sông Phần sông Hội. Đã phát hiện thành cổ Trịnh Hàn nơi giao hội giữa Trị Hà và Hoàng Thủy Hà. Đã phát hiện di chỉ Hạ Đô triều Yên ở Dịch Thủy. Đã phát hiện di chỉ Hàm Đan nước Triệu ở nơi giao hội của Tấm Hà và Chừ Hà.Đã phát hiện kinh đô An Ap của Ngụy ở lưu vực Thanh Long Hà. Đã phát hiện thành Kỳ Nam của nước Sở ở khoảng giữa Chu Hà. Long Kiều Hà và Tân Kiều Hà. Có thể căn cứ vào quan điểm Phong Thủy để giải quyết khó khăn trong khảo cổ. Từ khảo cố, ta thấy tổ tiên rất tinh vi trong xây dựng nhà ở. Khi khai quật di chỉ văn hóa Ngưỡng Thiều, phát hiện gần 400 nền nhà, có nền hình tròn nửa chìm nửa nổi, có nền hình tròn trên mặt đất, có nền hình vuông nửa chìm nửa nổi, có nền hình vuông trên mặt đất, có nền vuông các gian nối tiếp nhau. Các cửa đều hướng Nam, hơi chếch sang hướng Tây. Qua phát hiện khảo cổ, ta thấy tổ tiên có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo tồn di hài. Tại Mã Vương Đôi – Trường Sa phát hiện một xác phụ nữ thời Tây Hán, cách đây hơn
  • 20. hai ngàn năm. Ngoại hình của xác hoàn chỉnh, nội tạng hoàn hảo, đây là điều hiếm thấy trên thế giới. Theo lời các chuyên gia thì xác được bảo quản tốt như vậy do mộ thất kết cấu chặt chẽ, được phong bế bằng than và thạch cao. Các nhà khảo cổ còn khai quật được một xác đàn ông đời Hán ở núi Phượng Hoàng, Giang Lãng, Hồ Bắc, bảo quản còn tốt hơn cái xác phụ nữ ở Mã Vương Đôi, thi hài được ngâm trong 100 lít dung dịch màu đỏ trong quan tài. Từ khảo cổ, thấy được quan niệm khác nhau về Phong Thủy qua các thời đại. Như lăng mộ Nam triều đều tựa lưng vào núi, hướng về đồng bằng, huyệt mộ đào rất lớn, lát nhiều lớp gạch rồi xây mộ thất lên trên : mộ thất xây xong, lại lắp đất nện chặt. Mộ thất đều xây kiểu vòm cuốn, có đường thông tới phòng lẻ, hai lối đi đều có cửa bằng đá. Nếu các nhà khảo cổ gặp di chỉ kiểu này thì hiểu ngay đó là mộ cổ Nam triều. Vì vậy, nắm vững quan niệm Phong Thủy rất có lợi cho công tác khảo cổ. CHƯƠNG II THUẬT PHONG THỦY Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN NỘI DUNG GỒM CÓ : 1 – Thuật Phong Thủy Trên Thế Giới. 2 – Trung Quốc. 3 – Dân Tộc ít người ở Trung Quốc. 4 – Hy Lạp, La Mã Cổ Đại. 1. – Ai Cập Cổ Đại. 2. – Đài Loan Hiện Đại. 3. – Hồng Kông Hiện Đại. 8 – Nhật Bản Hiện Đại. 1. – Philippines Hiện Đại. 2. – Mỹ Hợp (Chủng Quốc) Hiện Đại. THUẬT PHONG THỦY TRÊN THẾ GIỚI Từ thượng cổ, khi nhân loại còn mang khai các dân tộc Chaldéo Assyrie, Copte (cổ Ai Cập) Hy Lạp, La Mã và đến nay tại Phi Châu, Nam Mỹ, Bắc Au, Trung Đông lắm nơi còn dùng khoa địa bốc khác hẳn môn Địa Lý Phong Thủy của Đông Phương. Khi định cất nhà hay lấy huyệt mả, gia chủ hay tang chủ tự tay lấy ở hai nắm đất, một trên mặt, một dưới sâu, trộn đều rồi trải lên mặt bàn, địa bốc sư sẽ căn cứ vào những đường nét hình thù ngẫu nhiên thành để đoán biết nơi đó tốt hay xấu cho việc xây dựng hay an táng. Các thổ dân Tartares, Kirghizs, Kalmouks chịu ảnh hưởng sâu xa văn hóa Mông cổ cũng biết Phong Thủy nhưng giản dị hơn, họ coi phương hướng, chiều gió để làm nhà. Họ tránh hướng Tây vì tin hướng của bệnh tật, chết chóc, kiên hướng có gió nhiều vì sợ ma quỷ sẽ nương theo gió đến quấy phá. Họ chôn người có đầu quay về hường Đông vì mặt trời mọc linh ứng chấn quỷ trừ ma hoặc chôn gần bên bờ sông, dòng suối đẻ linh hồn được “mát mẻ” phiêu diêu (?). Quan tâm đến Phong Thủy Địa Lý người đông phương nhất là Trung Hoa tin tưởng có sự tượng quan mật thiết đến đời sống con người hơn cả áo, cơm (?). Do đó có câu : “Sống vì mồ mả, không ai sống vì cả chén cơm”. Địa Lý là bí khoa căn cứ vào dịch lý Am Dương ngũ hành nên phải dày công nghiên cứu khảo nghiệm mới mong lảnh hội, thủ đắc là môn học thuật hầu dành riêng cho giới trí thức có đủ kiến năng quán triệt, chuyên luyện do đó những người thông bác xưa thường tính … Các nhà Địa Lý xưa giải thích (?) không nhất thiết là do kiểu đất đẹp có hình tứ linh (Long, Ly, Quy, Phụng) hoặc lý ngư, Kim kê, Long mả, ấu, kiếm bút nghiên.v.v… mà
  • 21. chính do long mạch đi hết độ (?) đúng (?) của (?) dừng lại tụ khí tụ hết nhờ hội đủ những yếu tố Phong Thủy hợp cách, hài hòa mới kết phát được. Các dân tộc thiểu số ở Mi-an-ma cũng có những kiêng như dân tộc San không dùng gỗ trôi sông để làm nhà, cũng không dùng gỗ còn thừa của người đã chết để làm nhà. Khi chọn đất làm nhà, họ vốc một nắm bắp xếp thành đống nhỏ ở mặt đất hôm sau đếm nếu số chẵn tốt, lẻ thì xấu. Kịch truyền hình nhiều tập của Xigapo “Biến thiên” có cảnh nhà Phong Thủy người mảnh mai, biết xem tướng, xem Phong Thủy, trong tay lúc nào cũng có la bàn to bằng miệng chén. Đôn đáo khắp nơi giúp đỡ mọi người. THUẬT PHONG THỦY TẠI TRUNG QUỐC TRUNG QUỐC VỚI THUẬT PHONG THỦY XƯA VÀ NAY Nghĩa gốc của Kham Dư là trời đất , Kham là trời, Dư là đất. Trong”văn tuyển – Cam tuyền phú chú” : Hoài nam Tử viết : Kham Dư hành hùng (Sống) để biết thư (mái) hứa thuận nói : ”Kham là thiên đạo (đạo trời). Dư là địa đạo (đạo đất). “Sử ký – Tam vương thế gia sách ẩn” viết : “Gọi đất là Dư, trời đất có đức bao trùm (phức cái). Do đó gọi trời là Cái, gọi đất là Dư”. Chu Tuấn Thanh người đời Thanh viết trong “Thuyết văn thông huấn định thanh” : “Cái kham ở trên cao, Dư ở dưới thấp, nghĩa là trời cao đất thấp”. Kham ngoài nghĩa là trời, còn có hai nghĩa nữa. Một nghiã là đột (xuyên). “Thuyết văn – bộ thổ” viết : “Kham nghĩa là đất nhô cao, bộ Thổ, âm thậm “Đột nghĩa là xuyên hoặc nghĩa là chỗ lõm, gọi là địa hăm (chỗ đất trũng). Hai nghĩa là Kham, xem xét (điều tra cơ bản trên thực tế đất đai) hai từ này đồng nghĩa. Dư, từng mượn chữ Dư (thừa) để viết : “Tùy thư – Kinh tịch chi” phần ba “Bộ tí, ngũ hành loại” chép “Kham Dư (lịch chú) Địa tiết Kham Dư (thừa) “ Đây thực tế là sách lịch. “Hán chi” có chép “Kham Dư Kim Qui” mười bốn quyển (thất truyền). Long Xuyên Tư Ngôn khảo chứng cho rằng : “Sách nói về phương vị Phong Thủy”. Học giả thời Hán thường bàn luận về Kham Dư, Kham Dư ở đây không hẳn có nghĩa là trời đất, mà thường là để chỉ quỷthần. “Hán thư” quyển 87 dẫn “Cam tuyền phú” của Dương Hùng “Thuộc Kham Dư dĩ bích lũy từ, Tiêu khôi hư nhỉ xí cúc mông” Mạnh Khang chú giải viết : “Kham Dư là tên thân, làm ra đồ trạch thư” Kham Dư là vị thần làm ra Đồ Trạch thư”. Đồ Trạch thư đã thất lạc. Vương Sung đời Hán trong sách “Luận hành – Cáo thực thiên” đã dẫn nguyên văn một đoạn trong Đồ trạch thư. Đoạn một: “Thuật đồ trạch nói rằng: trạch có tám thuật, lấy danh số lục giáp mà xếp theo thứ tự, thứ tự lập theo tên gọi, cung thương phân biệt rõ ràng. Trạch có ngũ âm, Tính có ngũ thanh. Trạch không hợp với Tính thì Tính và Trạch chống đối nhau, tất tật bệnh tử vong, phạm tội gặp họa” Đoạn hai “thuật đồ trạch nói rằng : cửa nhà buôn không mở về hướng Nam, cửa quan không mở về hướng Bắc” Qua hai đoạn văn trên đây thấy rất rõ thuật đồ trạch có liên quan đến những cấm kị về nhà ở trong thuật Phong Thủy mà Kham Dư là thần quái sáng tạo ra thuật Phong Thủy. THUẬT PHONG THỦY VỚI DÂN TỘC ÍT NGƯỜI TẠI TRUNG QUỐC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI TẠI TRUNG QUỐC VỚI THUẬT PHONG THỦY Trung Quốc là một nước thống nhất nhiều dân tộc “Ngàn dặm không cùng phong, trăm dặm không cùng tục” dân tộc ít người có những phong tục độc đáo, đó là do hoàn cảnh tự nhiên không giống nhau, hoàn cảnh xã hội khác biệt mà nên. Nhưng các dân tộc giao lưu trong một thời gian dài, phong tục có sự trao đổi qua lại, dung hòa với nhau, hình thành một số phong tục tương tự. Phong Thủy vốn là một tập tục của Hán tộc
  • 22. thâm nhập vào các dân tộc ít người. Bản thân của các dân tộc ít người có tập tục riêng về chôn cất, một khi bị ảnh hưởng của văn hóa Hán tộc cũng nảy ra quan niệm Phong Thủy độc đáo của dân tộc ít người. Dân tộc Choang, Quảng tây rất yêu cái đẹp, rất chú ý Phong Thủy. Họ xây nhà kiểu có lan can, dựa núi kề nước, lưng quay hướng Bắc, mặt ngoảnh về Nam hoặc quay lưng về tây quay mặt về Đông, Sân bải phía trước rộng rãi, suối chảy róc rách, từng căn nhà nhỏ ẩn hiện trong rừng trúc xanh. Cùng với thời gian văn hóa Hán, Choang hòa hợp với nhau, người Choang trước khi làm nhà cũng mời thầy Phong Thủy đến xem Phong Thủy, bói lành dữ. Họ cho rằng hễ núi có hình tròn hoặc như hình cái túi đựng tiền, thì có thể gọi cửa cái vào nhà. Hễ núi như hình giá bút thì có thể xuất văn nhân. Hễ là bạch nhai hình tam giác, thì gọi là Kỳ Sơn (núi cờ) có thể xuất tướng võ. Người tộc Dao ở giữa kiềm – Quế thịnh hành tục chém áo quan mai táng. Trước khi chôn, tầy mo tế huyệt, sau khi áo quan hạ huyệt, thầy mo đọc thần chú, tay cầm dao rựa chém ba nhát trên áo quan ở trái phải và giữa, tỏ ý linh hồn người chết đã bỏ nhà, bỏ trại, bỏ người đời. Mộ đắp hình tròn hoặc hình chữ nhật, trên nấm trồng cọc tiêu. Tộc Lê coi trọng kiểu mộ nấm thấp và dài, có kiểu nấm to và tròn, kiểu nấm cao và nhọn, hoặc mộ chồng lên nhau là mỗi nhà thêm một nấm, quan tài chồng lên nhau. Với những người thắc cổ, chết đuối tức là chết không bình thường thì bị coi là ác quỷ, không được chôn trong mộ của gia tộc. Tộc Miêu ở phương Tây có tập tục đốt mộ. Trước khi hạ huyệt họ đốt bằng dầu gọi là sưởi ấm huyệt. Sau đó nhà Phong Thủy vẽ hình bát quái trong huyệt thả một con gà trống xuống huyệt và cho mổ gạo, để đoán sự lành dữ đối với chủ nhà. Phượng pháp chọn đất mộ của người Thái rất đặc biệt con của người chết cầm cái trứng của con gà sống đi ra đồng hoặc vào rừng, rồi thả trứng xuống đất trứng bể ở chỗ nào thì chôn người chết ở chỗ đó. Nói chung sau khi chôn không tảo mộ hoặc tế lễ. Dân tộc Thổ tín ngưỡng thần núi, sống quần cư cả tộc ở nơi dựa núi kề nước, núi có dựng “Ngạc bác” đỉnh núi cắm một cờ ngũ sắc nhỏ. Các núi xung quanh bản được gọi là núi thần, bốn mùa phong tỏa, trồng toàn thông hoặc cây dương. Bên bản có một gò đất hình tam giác, gọi là đất trừ tà, nơi này cấm chỉ động thổ hoặc tại tiểu tiện. Dòng suối kề thôn không được giặc giũ hoặc tắm. Có thôn mời nhà Phong Thủy vẽ bùa lên tấm gỗ bá hoặc viết “Sắc lệnh Sơn thần thổ địa canh giữ địa giới” để lấy phước lành. Phần mộ của tộc Ca Lao cùng với hướng núi còn các tộc khác thì thẳng góc với núi. Mộ tộc của Ca Lao xây bằng đá xẻ, trên mộ không dựng bia, xung quanh trồng cây bào đồng, tùng bách, hoàng dương, gọi là cây Phong Thủy. Tộc Thủy khi có người chết thì mời thầy thủy tư (thầy Phong Thủy) đến xem ngày mai táng. Nếu ngày mai táng còn xa hoặc hướng núi không các lợi, mà quan tài bằng gỗ không thể để lâu trong nhà, thì làm lễ chôn nông tức là lấy gỗ áp sát quan tài rồi đắp đất thành nấm. Đến ngày cát nhật bởi đất bỏ hết gỗ ván ra để quan tài chạm đất. Làm như vậy để tránh hung sát do ngày giờ và hướng núi không cát lợi gây ra. Phàm là 15 tuổi trở lại, gọi là chết non thì không cần chọn ngày giờ và phương vị chôn tại nghĩa trang công cộng, không tảo mộ, không cúng tế. Tộc Bạch có tập tục di chuyển mồ mả. Người chết sau khi chôn, nếu người sống ốm đau hoặc giả sự không thuận thì bị cho rằng Phong Thủy không tốt, mời nhà Phong Thủy chọn chỗ đất khác rồi chuyển đến hài cốt đến chỗ mới đó. Khi dời đi thì tiến hành nghi thức “sát phương hương” tức bồi một người bằng giấy cao ba trượng gọi là
  • 23. “phương hướng” đặt đứng ở ngoài cổng lớn, khi đưa đám thì chém gục “Phương hướng” để biểu thị “Phương hướng” mở đường cho người chết. Khi hạ huyệt giữa đáy huyệt đặt một cái lọ đựng nước và cá, bịt miệng lọ bằng vải đỏ gọi là “Hoạt thủy dưỡng ngư” (nước sống nuôi cá). Tộc Hán cũng có tập tục này. Tộc Bố Y ở vùng Độc Sơn, Quí Châu có tục chôn hai lần, đầu tiên đào một cái hố đặt quan tài xuống, phủ một lớp đât mỏng, khi chọn được ngày tốt đem lên chôn cất chính thức. Tộc La Cô ở Vân Nam “Do thầy cúng niệm chú, ném trứng gà để xác định mộ huyệt, đặt quan tài xuống huyệt hình vuông đầu ở phía Tây, chân ở phía Đông. Ba ngày sau, thân nhân đến lễ bái ở mộ rồi mới được đắp đất thành nắm (phần). Tục ném trứng gà của tộc này khác với tộc Cáp Nê, tộc Thái ở chỗ ném xuống mà trứng không bể thì mới là đất tốt”. Tộc Mãn có tục đưa quan tài qua cửa sổ, không được đưa qua cửa ra vào. Khi biết chắc người bệnh không qua khỏi, nhất thiết phải chuyển chỗ nằm sang bếp phía Nam không được để chết ở bếp phía Tây. Ngày đưa đám phải là ngày lẻ. Tộc Mông Cổ chỉ vùi bao thi hài ở nơi cỏ mọc xanh tốt, đất đai màu mỡ, tức rất quan tâm đến hoàn cảnh ăn ở. Như ngôi chùa nổi tiếng Ngũ Đăng Thiệu nghe nói do chính Phật sống A Cách Vượng Khúc Nhật Mạc xây dựng. Ong dẫn đệ tử văn du bốn phương, được chim ưng dẫn đường ông tìm ra một nơi đất qui trong thung lũng dãy núi Bắc Sa Nhĩ Tấm. Đây là nơi núi non trùng điệp, hoa thơm cỏ lạ, suối chảy róc rách, quay lưng về âm, quay mặt về dương thông từ Đông sang Tây khen rằng đây là Đào nguyên nơi trần thế. Tộc Dụ Cố ở Cam Túc có một số kiêng kị : Không động thổ, không nhào đất trong tháng 6 và tháng 12 không làm nhà vào những ngày hổ (Dần) chó (Tuất) rắn (Tị) chuột (Tý). Tộc Hồi ít kiêng kị trong chuyện chôn cất. Họ thực hiện sáng chết, chiều chôn : hôm sau chôn, không đợi thân nhân về đủ, cũng không chọn ngày tốt, nhập thổ là xong. Tóm lại đa số các dân tộc có quan niệm riêng về Phong Thủy : Như chọn ngày, chọn đất, chọn hướng đều giống nhau. Một tập tục của một tộc là kết quả của sự tích lũy hàng ngàn năm văn hóa ngoại tộc không thể áp đặt cho họ. THUẬT PHONG THỦY TẠI HY LẠP LA MÃ CỔ ĐẠI HY LẠP LA MÃ CỔ ĐẠI VỚI THUẬT PHONG THỦY Ngược dòng lịch sử, trở lại bán đảo Ban – căng cách đây hai ba ngàn năm, cái nôi văn hóa để sản sinh sử thi Hô-me, thai nghén và nảy sinh trí thức Địa Lý học nổi tiếng trong đó có luật về Phong Thủy. Dưới đây xin giới thiệu sơ lược 3 nhà Địa Lý học. Hipocrat (460-377) trước Công Nguyên thầy thuốc Hy Lạp người đặt nền móng cho y học phương Tây. Trong văn tập của ông có thu nhập trước tác “Bàn về gió, nước và hoàn cảnh” của một thầy thuốc vô danh. Sách này coi hoàn cảnh là một hệ thống chế ước mối quan hệ tương hỗ của sự tồn tại của xã hội, luận chứng giữa mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh. Tác giả cho rằng các bệnh tật của cư dân thành thị thường liên quan tới vị trí nhà ở đối với gió Đông, Tây, Nam, Bắc. Phàm nơi ở đón gió Đông thì sức khỏe của cư dân bị kém. Tác giả còn phân tích đối với Thủy (nước) chia thủy thành tù thủy (nước tù) tuyền thủy (nước suối) nham tâng thủy (nước mạch từ khe đá) vũ thủy (nước mưa) tuyết thủy (nước tan từ tuyết). Nguồn nước quyết định chất nước, chất nước quyết định sức khỏe con người. Tác giả còn cho rằng hoàn cảnh có ảnh hưởng tới phương thức sinh hoạt của con người. Cư