SlideShare a Scribd company logo
Bảo vệ rùa hồ Hoàn Kiếm Giải pháp phải trên
cơ sở đồng thuận cao
Vì đâu rùa bị thương?
Đến nay, có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến việc "cụ rùa" bị thương như do
rùa tai đỏ gặm, do móc câu chùm của người câu trộm cá, do ma sát với một số vật cản có trong
hồ, do nhiễm trùng dẫn đến hoại tử. Chuyên gia bệnh học thủy sản, Thạc sỹ Kim Văn Vạn
(Trưởng bộ môn Nuôi trồng thủy sản - ĐH Nông nghiệp Hà Nội) cho rằng: "Rùa tai đỏ không
phải là nguyên nhân dẫn đến việc "cụ rùa" bị thương, mà có thể là vì trong quá trình di chuyển
đã va chạm vào các vật sắc nhọn có trong hồ hoặc do mắc lưỡi câu nên bị thương. Ngoài ra,
có thể do rùa sống trong môi trường nước hồ bị ô nhiễm, có nhiều vi sinh vật gây bệnh".
Sau khi xem ảnh đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng về vết thương của rùa hồ Hoàn
Kiếm, TS Phan Thị Vân (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I) cho biết, các vết thương trên
thân rùa có thể hình thành do tổn thương cơ học, sau đó bị nhiễm trùng và tạo thành các vết lở
loét. Các vết trắng trên thân rùa có thể là tổn thương đã lâu, đóng vảy mà thành. Cũng không
loại trừ sự có mặt của các loại nấm thủy my gây hại ở các vết thương trắng dọc lưng "cụ rùa",
đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ nước xuống thấp như thời gian qua. Tác nhân gây ra các vết
loét trên cơ thể rùa có thể không do ký sinh trùng và virus. Tuy nhiên, cần phải xem xét kỹ và
chỉ có kết luận khi được tiếp xúc với rùa, lấy mẫu và phân tích tác nhân.
TS Phan Thị Vân cho biết thêm, chúng ta chưa có hệ thống theo dõi cả ngày lẫn đêm, số lần
rùa nổi thống kê được chủ yếu là do người dân phát hiện. Việc rùa mai mềm nổi đầu lên mặt
nước là hiện tượng sinh lý bình thường, bởi rùa lấy ôxy bằng mũi thông qua những lần nổi lên,
hoặc thông qua da khi lặn dưới nước. Hiện chưa có nghiên cứu sâu nào về tần suất nổi lên lấy
khí cũng như mối quan hệ giữa số lần nổi và sức khỏe của rùa.
Một số chuyên gia cho rằng, việc chữa trị cho rùa hồ Hoàn Kiếm là cần thiết và gợi ý nên tìm
cách đưa rùa lên khỏi mặt nước, sau đó dùng các giải pháp thú y can thiệp. Nhưng đa số
chuyên gia khác băn khoăn vì nước ta chưa có kinh nghiệm xử lý vấn đề này. Việt Nam cũng
chưa có một trung tâm cứu hộ cho rùa khổng lồ nước ngọt, nên việc cứu chữa một cá thể đặc
hữu gắn liền với yếu tố tâm linh trong tâm thức người Việt như "cụ rùa" hồ Hoàn Kiếm cần phải
được tính toán rất kỹ lưỡng về nhiều mặt.
Tìm tiếng nói đồng thuận
Thạc sỹ Đặng Gia Tùng (Phó giám đốc Vườn thú Hà Nội nói: "Để có thể sớm chữa thương cho
rùa, cần mời thêm các chuyên gia đầu ngành thú y. Tuy nhiên, do rùa hồ Hoàn Kiếm là động
vật lưỡng cư nên theo tập tính cần phải có chỗ phơi nắng, đề nghị sớm bỏ vật cản quanh chân
Tháp Rùa để rùa có thể bò lên".
Ông Timothy McCormack (Chương trình Bảo tồn rùa châu Á - ATP) cho biết, việc đưa rùa ra
khỏi hồ để chữa trị chỉ nên coi là giải pháp cuối. Những rủi ro nghiêm trọng có thể xảy ra nếu di
chuyển rùa ra khỏi hồ mà không có đủ cơ sở vật chất và kỹ thuật chuyên môn. Hiện nay, ATP
đang tiếp tục khảo sát ở miền Bắc Việt Nam nhằm tìm kiếm thêm cá thể thuộc loài rùa hồ Hoàn
Kiếm. Nhóm chuyên gia về rùa mai mềm kích thước lớn và bác sỹ thú y với kinh nghiệm và kỹ
năng ở Trung Quốc đã sẵn sàng đến Việt Nam nếu có yêu cầu.
Theo TS Lê Xuân Rao - Giám đốc Sở KHCN Hà Nội, trong giới khoa học đã có nhiều cuộc
tranh luận về giải pháp chữa trị cho rùa hồ Hoàn Kiếm, đa số đều thống nhất rằng, việc môi
trường sinh thái hồ xuống cấp là một trong những nguyên nhân làm cho việc duy trì sự sống
của rùa bị ảnh hưởng. Trước mắt, để bảo vệ hệ sinh thái của hồ, Sở KHCN cần gấp rút hoàn
thiện hai loại thiết bị bắt rùa tai đỏ, gồm bắt rùa dưới mặt nước và bắt rùa khi lên bè phơi nắng.

More Related Content

Similar to Bao ve rua ho hoan kiem giai phap phai tren co so dong thuan cao

đề Tài ốc hương
đề Tài ốc hươngđề Tài ốc hương
đề Tài ốc hương
Long Nguyen
 
Tiểu luận công nghệ sinh học.
Tiểu luận công nghệ sinh học.Tiểu luận công nghệ sinh học.
Tiểu luận công nghệ sinh học.
ssuser499fca
 
Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...
Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...
Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
an toàn vệ sinh thực phẩm
an toàn vệ sinh thực phẩman toàn vệ sinh thực phẩm
an toàn vệ sinh thực phẩm
Thu Trúc
 
Luận án: Thành phần loài và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
Luận án: Thành phần loài và độc tính cấp của họ nấm AmanitaceaeLuận án: Thành phần loài và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
Luận án: Thành phần loài và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thiết Kế Hệ Thống Sấy Cá Cơm Bằng Thiết Bị Sấy Buồng Năng Suất 300 Kg Mẻ
Thiết Kế Hệ Thống Sấy Cá Cơm Bằng Thiết Bị Sấy Buồng Năng Suất 300 Kg Mẻ Thiết Kế Hệ Thống Sấy Cá Cơm Bằng Thiết Bị Sấy Buồng Năng Suất 300 Kg Mẻ
Thiết Kế Hệ Thống Sấy Cá Cơm Bằng Thiết Bị Sấy Buồng Năng Suất 300 Kg Mẻ
nataliej4
 

Similar to Bao ve rua ho hoan kiem giai phap phai tren co so dong thuan cao (6)

đề Tài ốc hương
đề Tài ốc hươngđề Tài ốc hương
đề Tài ốc hương
 
Tiểu luận công nghệ sinh học.
Tiểu luận công nghệ sinh học.Tiểu luận công nghệ sinh học.
Tiểu luận công nghệ sinh học.
 
Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...
Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...
Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...
 
an toàn vệ sinh thực phẩm
an toàn vệ sinh thực phẩman toàn vệ sinh thực phẩm
an toàn vệ sinh thực phẩm
 
Luận án: Thành phần loài và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
Luận án: Thành phần loài và độc tính cấp của họ nấm AmanitaceaeLuận án: Thành phần loài và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
Luận án: Thành phần loài và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
 
Thiết Kế Hệ Thống Sấy Cá Cơm Bằng Thiết Bị Sấy Buồng Năng Suất 300 Kg Mẻ
Thiết Kế Hệ Thống Sấy Cá Cơm Bằng Thiết Bị Sấy Buồng Năng Suất 300 Kg Mẻ Thiết Kế Hệ Thống Sấy Cá Cơm Bằng Thiết Bị Sấy Buồng Năng Suất 300 Kg Mẻ
Thiết Kế Hệ Thống Sấy Cá Cơm Bằng Thiết Bị Sấy Buồng Năng Suất 300 Kg Mẻ
 

Bao ve rua ho hoan kiem giai phap phai tren co so dong thuan cao

  • 1. Bảo vệ rùa hồ Hoàn Kiếm Giải pháp phải trên cơ sở đồng thuận cao Vì đâu rùa bị thương? Đến nay, có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến việc "cụ rùa" bị thương như do rùa tai đỏ gặm, do móc câu chùm của người câu trộm cá, do ma sát với một số vật cản có trong hồ, do nhiễm trùng dẫn đến hoại tử. Chuyên gia bệnh học thủy sản, Thạc sỹ Kim Văn Vạn (Trưởng bộ môn Nuôi trồng thủy sản - ĐH Nông nghiệp Hà Nội) cho rằng: "Rùa tai đỏ không phải là nguyên nhân dẫn đến việc "cụ rùa" bị thương, mà có thể là vì trong quá trình di chuyển đã va chạm vào các vật sắc nhọn có trong hồ hoặc do mắc lưỡi câu nên bị thương. Ngoài ra, có thể do rùa sống trong môi trường nước hồ bị ô nhiễm, có nhiều vi sinh vật gây bệnh". Sau khi xem ảnh đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng về vết thương của rùa hồ Hoàn Kiếm, TS Phan Thị Vân (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I) cho biết, các vết thương trên thân rùa có thể hình thành do tổn thương cơ học, sau đó bị nhiễm trùng và tạo thành các vết lở loét. Các vết trắng trên thân rùa có thể là tổn thương đã lâu, đóng vảy mà thành. Cũng không loại trừ sự có mặt của các loại nấm thủy my gây hại ở các vết thương trắng dọc lưng "cụ rùa", đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ nước xuống thấp như thời gian qua. Tác nhân gây ra các vết loét trên cơ thể rùa có thể không do ký sinh trùng và virus. Tuy nhiên, cần phải xem xét kỹ và chỉ có kết luận khi được tiếp xúc với rùa, lấy mẫu và phân tích tác nhân. TS Phan Thị Vân cho biết thêm, chúng ta chưa có hệ thống theo dõi cả ngày lẫn đêm, số lần rùa nổi thống kê được chủ yếu là do người dân phát hiện. Việc rùa mai mềm nổi đầu lên mặt nước là hiện tượng sinh lý bình thường, bởi rùa lấy ôxy bằng mũi thông qua những lần nổi lên, hoặc thông qua da khi lặn dưới nước. Hiện chưa có nghiên cứu sâu nào về tần suất nổi lên lấy khí cũng như mối quan hệ giữa số lần nổi và sức khỏe của rùa. Một số chuyên gia cho rằng, việc chữa trị cho rùa hồ Hoàn Kiếm là cần thiết và gợi ý nên tìm cách đưa rùa lên khỏi mặt nước, sau đó dùng các giải pháp thú y can thiệp. Nhưng đa số chuyên gia khác băn khoăn vì nước ta chưa có kinh nghiệm xử lý vấn đề này. Việt Nam cũng chưa có một trung tâm cứu hộ cho rùa khổng lồ nước ngọt, nên việc cứu chữa một cá thể đặc hữu gắn liền với yếu tố tâm linh trong tâm thức người Việt như "cụ rùa" hồ Hoàn Kiếm cần phải được tính toán rất kỹ lưỡng về nhiều mặt. Tìm tiếng nói đồng thuận Thạc sỹ Đặng Gia Tùng (Phó giám đốc Vườn thú Hà Nội nói: "Để có thể sớm chữa thương cho rùa, cần mời thêm các chuyên gia đầu ngành thú y. Tuy nhiên, do rùa hồ Hoàn Kiếm là động vật lưỡng cư nên theo tập tính cần phải có chỗ phơi nắng, đề nghị sớm bỏ vật cản quanh chân Tháp Rùa để rùa có thể bò lên". Ông Timothy McCormack (Chương trình Bảo tồn rùa châu Á - ATP) cho biết, việc đưa rùa ra khỏi hồ để chữa trị chỉ nên coi là giải pháp cuối. Những rủi ro nghiêm trọng có thể xảy ra nếu di chuyển rùa ra khỏi hồ mà không có đủ cơ sở vật chất và kỹ thuật chuyên môn. Hiện nay, ATP đang tiếp tục khảo sát ở miền Bắc Việt Nam nhằm tìm kiếm thêm cá thể thuộc loài rùa hồ Hoàn Kiếm. Nhóm chuyên gia về rùa mai mềm kích thước lớn và bác sỹ thú y với kinh nghiệm và kỹ năng ở Trung Quốc đã sẵn sàng đến Việt Nam nếu có yêu cầu. Theo TS Lê Xuân Rao - Giám đốc Sở KHCN Hà Nội, trong giới khoa học đã có nhiều cuộc tranh luận về giải pháp chữa trị cho rùa hồ Hoàn Kiếm, đa số đều thống nhất rằng, việc môi trường sinh thái hồ xuống cấp là một trong những nguyên nhân làm cho việc duy trì sự sống của rùa bị ảnh hưởng. Trước mắt, để bảo vệ hệ sinh thái của hồ, Sở KHCN cần gấp rút hoàn thiện hai loại thiết bị bắt rùa tai đỏ, gồm bắt rùa dưới mặt nước và bắt rùa khi lên bè phơi nắng.