SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
Download to read offline
SAP PRO
SAP PRO
“ ​Một quy trình đơn giản mọi kỹ sư xây dựng đều có thể áp
dụng để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tính toán kết cấu
với khoảng thời gian ngắn
​ “
----------- Lương Trainer
1 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
SAP PRO
CON ĐƯỜNG BÍ MẬT
CỦA CÁC CHUYÊN GIA TÍNH TOÁN KẾT CẤU
LƯƠNG TRAINER
2 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
LỜI GIỚI THIỆU
Bạn đang cầm trên tay cuốn sách này, chắc hẳn bạn đang quan tâm
tìm hiểu, khám phá những công thức, những quy trình giúp bạn tính toán kết
cấu nhanh chóng và chính xác. Và tôi tin rằng - Những bí mật được tiết lộ trong
cuốn sách này sẽ làm cho bạn thỏa mãn với điều đó. Sap Pro là cuốn sách ĐẦU
TIÊN và duy nhất trên thị trường hiện nay tiết lộ cho bạn biết về cách thức mà
các chuyên gia hàng đầu về kết cấu đã làm công việc tính toán kết cấu bằng
phần mềm Sap 2000 ra sao.
Những bí mật này thông thường không được tiết lộ. Nhưng trong
cuốn sách này bạn sẽ biết cách để áp dụng những bí mật giúp công việc kỹ sư
kết cấu của bạn nâng lên một trình độ mới.
Sau nhiều năm kinh nghiệm và liên tục học hỏi từ những chuyên gia hàng
đầu về kết cấu, tôi đã tổng hợp ra được một công thức, một quy trình tính toán
vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả cao.
Tôi hi vọng bạn sẽ đọc nó, hiểu nó, áp dụng nó và tạo ra sự thay
đổi cho bản thân. Và bây giờ nếu bạn đang cầm trên tay món quà tặng này, bạn
hãy giúp tôi 1 việc để đổi lại công sức gần 1 tháng trời qua tôi viết cuốn sách
này dành tặng cho bạn được không?
Nếu bạn đang đọc bản mềm và muốn nhận được sách Sap Pro bản
cứng hoàn toàn MIỄN PHÍ gửi tận nơi cho bạn thì bạn có thể đăng ký nhận bản
cứng, đầy đủ tại link ​http://luongtrainer.com/sach-day-phan-mem-sap-2000/
Ngoài việc nhận được sách bản cứng, bạn còn nhận được các tài
liệu như bảng tính, file sap của công trình thực hành trong sách và nhiều quà
tặng nữa khi bạn đăng ký vào link ở trên.
Người truyền lửa
Lương Trainer
Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Kisato
3 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
LỜI ĐỀ TẶNG
Xin dành tặng quyển sách này đến cha, người đã luôn truyền cảm
hứng cho con trở thành một người truyền lửa
Dành tặng mẹ, người đã luôn luôn biết được giá trị thật của con
người con
Và xin dành tặng vợ Trần Thị Huệ, vì đã luôn ủng hộ tất cả ý tưởng
điên rồ của anh và chuyên tâm lo liệu cho tổ ấm của chúng ta để anh có thể theo
đuổi ước mơ của mình.
Đặc biệt để hoàn thành được cuốn sách mà tôi tâm huyết này, cuốn
sách bạn sẽ không dễ gì tìm được trên thị trường. Thì tôi phải xin chân thành
gửi lời cảm ơn tới các bạn đã giúp tôi sớm hoàn thành sứ mệnh của mình: “​Là
người chia sẻ, truyền lửa, truyền động lực để giúp đỡ nhiều người thay đổi tư
duy từ đó thay đổi theo hướng tích cực hơn trong cuộc sống”
4 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
MỤC LỤC
Quy trình tổng quan
Bước #1: Lấy thông tin công trình
Bước #2: Lựa chọn sơ bộ tiết diện các kết cấu chính cho công trình
Chọn tiết diện cho kết cấu sàn
Chọn tiết diện cho kết cấu dầm
Chọn tiết diện cho kết cấu cột
Bước #3: Dựng mặt bằng kết cấu sơ bộ cho các tầng của công trình
Bước #4: Lập bảng tính cho các trường hợp tải trọng
Các loại tải trọng
Tĩnh tải
Hoạt tải
Tải trọng gió
Bước #5: Tính toán nội lực cho công trình
B#1: Chọn đơn vị tính cho phần mềm
B#2: Chọn mô hình kết cấu
B#3: Khai báo các thông số đầu vào cho công trình
5 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
B#4: Khai báo vật liệu sử dụng cho công trình
B#5: Khai báo tiết diện của các loại kết cấu cho công trình
B#6: Dựng mô hình 3D kết cấu cho công trình
B#7: Định nghĩa các loại tải trọng cho công trình
B#8: Gắn tải trọng
B#9: Khai báo các trường hợp tổ hợp tải trọng cho công trình
B#10: Chia nhỏ phần tử sàn
B#11: Khai báo bậc tự do cho phép
B#12: Thực hiện tính toán
Bước 6: Kiểm tra điều điện trạng thái giới hạn hai cho công trình
Chuyển vị lớn nhất cho phép
Chuyển vị tương đối giữa các tầng lớn nhất cho phép
Bước 7: Tính toán cốt thép cho các loại kết cấu theo TCVN 5574-2012
Cách 1: Xuất nội lực ra bảng excel tính toán kết cấu theo TCVN
Cách 2: Chạy trực tiếp kết quả thép trong phần mềm Sap 2000
1. Quy đổi tiêu chuẩn trong phần mềm Sap 2000 về TCVN
2. Quy đổi hệ số vật liệu về TCVN
3. Chọn tổ hợp thiết kế thép
4. Chạy lại chương trình để lấy nội lực
5. Chạy chương trình tính kết quả thép cho dầm
6. Cách đọc kết quả thép
7. Cách tra kết quả thép để bố trí cho dầm
8. Cách xem kết quả thép trong phần mềm dưới dạng hàm lượng phần trăm
Bước 8: Chạy vòng lặp
Lời kết
6 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
QUY TRÌNH TỔNG QUAN
QUY TRÌNH TÍNH TOÁN KẾT CẤU NHANH VÀ
CHÍNH XÁC VỚI PHẦN MỀM SAP 2000
7 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
T​rước khi chúng ta đi vào chi tiết sử dụng phần mềm, ở phần này tôi sẽ vẽ
cho bạn 1 bức tranh tổng quan gồm những bước đi nhỏ phải đi khi sử dụng phần
mềm Sap 2000 để tính toán kết cấu.
Các bước trong hành trình này gồm:
Bước #1: Đọc hiểu bản vẽ kiến trúc lấy các thông tin cần thiết cho việc thiết
kế, tính toán kết cấu.
Để đọc bản vẽ kiến trúc nhanh ở bước này thì bạn cần làm cho tôi 3 việc:
1. Mua ngay cho mình 1 cuốn sổ tay ghi chép và đặt tên nó là “ Sổ Tay
Thiết Kế”
2. Thay vì đọc bản vẽ bằng mắt như thông thường thì hãy tìm các bản vẽ để
trả lời cho tôi các câu hỏi sau:
a. Diện tích xây dựng của công trình ( axb=? )
b. Chiều cao của công trình ( h=? )
c. Số tầng của công trình ( n=? )
d. Chiều cao các tầng của công trình ( hi=? )
e. Nhịp lớn nhất của công trình ( Lmax=? )
f. Địa điểm công trình ở đâu?
g. Địa chất nơi đây ra sao, các nhà bên cạnh thường dùng móng gì?
h. Kết cấu dự kiến cho công trình?
i. Các vật liệu sử dụng cho công trình dự kiến là gì?
3. Ghi các câu trả lời ở trên vào cuốn sổ tay thông tin công trình.
Đây là cách đọc bản vẽ lấy thông tin hoàn toàn mới do tôi sáng tạo ra,
việc của bạn chỉ đơn giản là làm theo rồi bạn sẽ có một kết quả hoàn tác khác.
Bạn sẽ ngạc nhiên sau 3 năm, 5 năm, 10 năm về khối lượng thông tin bạn
có được trong cuốn tay thiết kế này nếu bạn làm chính xác như những gì tôi nói
ở trên. Nó sẽ là cả 1 kho tàng kinh nghiệm, kiến thức thiết kế quý báu trong suốt
những năm tháng bạn đi làm.
Đừng bao giờ tin vào trí nhớ của mình, hãy để cho bộ não nghỉ ngơi và
dùng cuốn sổ tay thiết kế để làm công cụ ghi nhớ tự động cho bạn.
8 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Đọc tới đây bạn hãy mở công trình thực hành trong mail mà tôi đã gửi
cho bạn và đứng dậy thực hành luôn cho tôi các công việc ở trên để hoàn tất
bước 1 này. Còn nếu bạn chưa nhận được các bản vẽ này thì bạn hãy nhanh tay
đăng ký cho mình 1 cuốn sách bản cứng miễn phí, được giao tận nhà cho bạn tại
đường link đăng ký ​http://luongtrainer.com/sach-day-phan-mem-sap-2000
Bước #2: Chọn tiết diện sơ bộ cho tất cả các kết cấu chính.
Do khung là kết cấu siêu tĩnh, do vậy muốn tính được nội lực trong khung
chúng ta sẽ giả định sơ bộ kích thước tiết diện cho các kết cấu chính. Rồi sau đó
ta mới kiểm tra kích thước tiết diện đã chọn ban đầu đã thỏa các điều kiện về
khả năng chịu lực, hàm lượng cốt thép, chuyển vị,... không.
Nếu không thỏa các điều kiện trên chúng ta sẽ tiến hành chọn lại tiết diện
và lặp lại vòng lặp trên cho tới khi nào thỏa mãn các điều kiện thì thôi
Để làm bước này nhanh, đặc biệt là những bạn trẻ chưa có kinh nghiệm
chọn tiết diện kết cấu bao giờ tôi có ba chiến lược cho bạn
1. Sử dụng các công trình có tính chất tương tự đã thi công:
Tức là chúng ta sẽ chọn các tiết diện kết cấu sơ bộ giống như những công
trình có quy mô, tính chất tương tự đã đưa vào thi công. Để có được những bản
vẽ kết cấu của các công trình này, bạn cần phải cần có chiến lược số 2
2. Chiến lược chơi với các chuyên gia:
Hãy mở rộng mối quan hệ của mình, kết thân với nhiều chuyên gia trong
lĩnh vực này. Với kinh nghiệm nhiều năm với đủ loại các công trình tính toán
kết cấu lớn nhỏ khác nhau họ sẽ giúp bạn tư vấn cách lựa chọn tiết diện kết cấu,
chia sẻ với bạn những bản vẽ công trình đã được phê duyệt đưa vào thi công.
Đó là những cái lợi lớn nhất khi bạn chơi với chuyên gia. Còn nếu bạn không
biết cách để chơi với những chuyên gia này thì tôi có 2 mách nước cho bạn:
a. Free ( miễn phí ):
Hãy làm việc miễn phí cho các chuyên gia, giống như tôi trước đây bỏ ra
gần 2 năm để làm miễn phí cho 1 công ty tư vấn thiết kế hàng đầu. Hãy làm
việc miễn phí cho họ, tôi tin rằng ngoài mối quan hệ ra bạn còn nhận được rất
nhiều bài học không dễ kiếm ở ngoài kia.
9 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
b. Cách thứ hai là bỏ ra 1 khoản phí nhỏ để biến các chuyên gia thành thầy
của mình:
Lời khuyên của tôi là nếu có điều kiện thì bạn nên chọn cách thứ 2 cho
nhanh vì thực sự cách 1 sẽ rất mất thời gian và làm cho con đường thành công
của bạn sẽ trở nên dài hơn.
Để cách thứ 2 hiệu quả ngoài việc biến chuyên gia thành thầy tôi còn có 1
từ khóa muốn tặng bạn, để chiến lược này trở nên hiệu quả. Từ khóa đó là “ Sự
gần gũi “ - Hãy thường xuyên gần gũi với những chuyên gia này, đừng chỉ có
học kiến thức không mà hãy thường xuyên nói chuyện, tiếp xúc, cafe với họ.
Gia tăng sự gần gũi giúp bạn gia tăng chất lượng mối quan hệ, và lúc đó
bạn sẽ không biết họ sẽ cho bạn những thứ tuyệt vời thế nào đâu.
Trong 1 lớp học 100 học sinh học cùng 1 người thầy giỏi thì không phải
100 học sinh đều giỏi mà chỉ có 10% trong số đó là giỏi mà thôi. Sự khác biệt
nằm ở ba chữ “ Sự gần gũi” mà tôi đã nói ở trên
Như tôi vẫn nói trong các lớp học của tôi rằng “ Các bạn bỏ tiền ra không
chỉ để mua kiến thức của tôi mà mua tôi mua cả mối quan hệ mà tôi đang có -
Hãy tận dụng chúng thông qua sự gần gũi khi các bạn đã là học trò của tôi”. Tất
cả những người sao chép, copy kiến thức ngoài kia họ không hiểu được điều
này, đó là lý do tại sao họ vẫn mãi chỉ dậm chân tại chỗ.
Có những khóa học tôi bỏ ra hàng chục triệu đồng với thời gian học chỉ
trong ba ngày. Nhưng tôi vẫn rất vui rút hầu bao, vì sao ư vì giờ đây tôi không
chỉ có những kiến thức mới, mà tôi còn được tham gia vào 1 cộng đồng với
những mối quan hệ đầy chất lượng trong lớp học. Những lợi ích tiềm ẩn không
dễ gì nhận thấy.
Đó là kinh nghiệm, là chiến lược hiệu quả mà tôi thường xuyên áp dụng.
Từ giờ bạn hãy bỏ ngay tư duy copy kiến thức, mua kiến thức một loại tư duy
cũ đi mà hãy dùng tư duy biến các chuyên gia trở thành thầy của mình, thành
bạn của mình. Tôi tin chắc bạn sẽ còn tiến rất xa trong nghề này nếu áp dụng
chính xác những gì tôi mách cho bạn ở trên.
3. Template chọn tiết diện sơ bộ:
Đây là bộ template trong đó có sẵn các công thức chon tiết diện sơ bộ,
việc của bạn là chỉ cần nhập các thông số đầu vào nó sẽ tự động trả lại kết quả
cho bạn. Nếu bạn đã đăng ký mua chiếc DVD kèm theo sách tại đường link mua
10 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
DVD http://luongtrainer.com/dvd-sach-sap thì trong đó tôi có chuẩn bị sẵn cho
bạn vũ khí này.
Còn nếu chưa bạn có thể tham khảo 1 vài công thức chọn tiết sơ bộ sau:
1. Kích thước tiết điện sơ bộ của dầm được chọn như sau:
❏ Chiều cao dầm phụ h=(1/12-1/16) nhịp ( Thường chọn bội số của
của 5cm, 10 cm )
❏ Chiều cao dầm chính h=(1/12-1/14) nhịp ( Thường chọn bội số của
5cm, 10 cm )
❏ Chiều rộng dầm b=(½-¼) Hdam ( thường chọn
20,25,30,35,40cm,...)
2. Kích thước tiết diện của cột được chọn sơ bộ như sau:
❏ Ab=(1,2-1,5)N/Rb. Trong đó
★ Ab: Diện tích tiết diện ngang của cột
11 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
★ Rb: Cường độ chịu nén tính toán của bê tông
★ N: Lực nén lớn nhất trong cột
❏ Từ Ab ta sẽ xác định ra kích thước (b,h) của tiết diện chữ nhật hoặc
đường kính D của cột tiết diện tròn. Chiều rộng b thường được
chọn theo yêu cấu cấu tạo và độ mảnh còn chiều cao h lấy theo cấu
kiện chịu nén lệch tâm
★ h=(1,-3)b
Đó là một số công thức tính toán sơ bộ chọn tiết diện cột, nếu có điều
kiện có thể đăng ký DVD kèm theo sách để xem trọn bộ video hướng dẫn sử
dụng bảng tính cách chọn tiết diện sơ bộ của các loai tiết diện khác nữa.
Bước #3: Dựng mặt bằng kết cấu sơ bộ
Căn cứ vào bản vẽ kiến trúc và các tiết diện sơ bộ ta đã chọn ở trên, bạn
sẽ tiến hành chuyển đổi mặt bằng kiến trúc sang thành mặt bằng kết cấu sơ bộ.
Lời khuyên của tôi là mỗi mặt bằng khác nhau bạn tạo ra sẵn các mặt
bằng kết cấu sơ bộ khác nhau. Tốt nhất là dùng Revit, vì trong revit khi bạn
dựng xong kiến trúc là nó đã tạo sẵn cho bạn mặt bằng kết cấu.
Bạn có thể học cách làm này tại website ​http://revitbox.net/​. Còn chưa
biết dùng revit thì bạn có thể dùng autocad để tạo sơ bộ ra các mặt bằng kết cấu
này.
Mục đích chính của việc này, là để xem sau khi ta tạo sơ bộ mặt bằng kết
cấu thì cách bố trí mặt bằng kết cấu như vậy đã hợp lý chưa, phương, chiều của
các loại kết cấu trong mặt bằng có hợp lý không? Cần phải chỉnh sửa gì không?
12 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Bước #4: Lập bảng tính cho các trường hợp tải
Sau khi đã có mặt bằng kết cấu sơ bộ ta tiến hành tạo bảng tải trọng cho
các trường hợp tải
1. Tĩnh tải
2. Hoạt tải
3. Gió ( Gió tĩnh, gió động )
4. Động đất ( Nếu có )
Dựa vào các bản vẽ kiến trúc ta tra ra được các thông số về kích thước, vị
trí công trình, đặc tính vật liệu,...để từ đó xác định ra được các loại tải trọng mà
từng loại kết cấu phải chịu
Ở bước này bạn nên chuẩn bị cho mình 1 bảng tính excel cho các loại tải
trọng trên để đẩy nhanh quá trình tính toán trong bước này
13 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Chú ý ở bảng này bạn nên loại trừ trọng lượng bản thân của các loại kết
cấu tham gia chịu lực ( Vì các trọng lượng bản thân này sẽ được khai báo trực
tiếp trong phần mềm ).
Nếu bạn đã sở hữu chiếc DVD kèm theo cuốn sách thì xin chúc mừng
bạn đã vừa sở hữu bảng excel mẫu về tải trọng vừa sở hữu bộ video hướng dẫn
đầy đủ cách sử dụng, ý nghĩa của từng thông số trong bảng excel này.
Bước #5: Tính toán nội lực
Trong bước này bạn sẽ mở phần mềm Sap 2000 lên, làm theo trình tự các
bước tôi liệt kê bên dưới để chạy nội lực cho công trình
➢ B#1: Chọn đơn vị tính cho phần mềm
➢ B#2: Chọn mô hình kết cấu
➢ B#3: Khai báo các thông số đầu vào cho công trình ( lưới trục, số tầng,
cao độ từng tầng )
14 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
➢ B#4: Khai báo vật liệu ( bê tông, cốt thép ) sử dụng cho các loại kết cấu
trong công trình
➢ B#5: Khai báo tiết diện của các loai kết cấu trong công trình ( dầm, cột,
sàn, vách, mái,...)
➢ B#6: Dựng mô hình 3D kết cấu cho công trình
➢ B#7: Định nghĩa các loại tải trọng cho công trình
➢ B#8: Gắn tải trọng cho các loại kết cấu chịu tải trong công trình
➢ B#9: Khai báo các trường hợp tổ hợp tải trọng cho công trình
➢ B#10: Chia nhỏ phần tử sàn
➢ B#11: Khai báo bậc tự do cho phép
➢ B#12: Thực hiện tính toán
Bước #6: Kiểm tra điều kiện trạng thái giới hạn 2 ( chuyển vị ) cho công
trình
Từ nội lực đã chạy ra trong phần mềm Sap 2000, ta tiến hành lọc lấy các
chuyển vị lớn nhất của công trình và so sánh với tiêu chuẩn xem có đạt so với
TCVN không? Nếu không chọn lại tiết diện và chạy lại
Với chuyển vị ta cần kiểm tra 2 điều kiện sau:
1. Chuyển vị lớn nhất cho phép < H/500 ( H: chiều cao toàn công
trình )
2. Chuyển vị tương đối giữa các tầng lớn nhất cho phép <Ht/300 (Ht:
Chiều cao của tầng )
Bước #7: Tính toán cốt thép cho các loai kết cấu theo TCVN 5574-2012
Sau khi trạng thái giới hạn 2 đã thỏa mãn ta tiếp tục tính cốt thép cho các
cấu kiện kết cấu. Hiện nay có 2 cách tính:
Xuất nội lực từ phần mềm sap 2000 ra rồi dùng các bảng tính đã thiết lập
sẵn theo TCVN 5574-2012 để tính toán
Khai báo thêm các thông số liên quan tới cốt thép và điều kiện biên rồi
chạy ra kết quả thép trực tiếp trong phần mềm
Cách thứ 1 dùng phổ biến hơn cả vì đa số các đơn vị thẩm tra đều yêu cầu
bạn trình bày theo phương pháp này, còn cách 2 bạn dùng để kiểm tra nhanh kết
quả cho công trình.
15 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Bước #8: Nếu TTGHI và THGHII Ok thì dừng, còn không đạt thì tiến
hành làm lại từ bước 2 cho tới khi nào thoải mãn 2 yêu cầu trên thì thôi
Đây chính xác là 1 vòng lặp từ chọn tiết diện sơ bộ, sơ đồ kết cấu cho tới
chay nội lực, kiểm tra. Vòng lặp này sẽ tiến hành đi tiến hành lại các bước này
cho tới khi nào tìm ra tiết diện, sơ đồ kết cấu thỏa mãn các yêu cầu về trạng thái
giới hạn I và II theo TCVN thì thôi.
Để không mất thời gian ở bước này, các bạn nên tham khảo trước các bản
vẽ kết cấu của các chuyên gia đã làm ở các công trình tương tự trước đó.
Vậy là tôi đã giới thiệu cho bạn 8 bước chi tiết cần làm mỗi khi phải tính
toán kết cấu cho một công trình dân dụng nào đó. Sau đây để hiểu rõ hơn về 8
bước này, tôi sẽ đi sâu vào cách làm của 1 công trình cụ thể ở từng bước trên
trong từng chương mục lớn.
Hãy mở máy lên và thực hành cùng tôi nhé, chỉ có hành động với tạo ra
kết quả mà thôi. Vì vậy ngay bây giờ, bất kể hoàn cảnh nào tôi thách thức bạn
lấy cuốn sổ tay kết cấu của mình ra và ghi lại tất cả các bước mà tôi đã trình bày
ở trên.
Chắc chắn sẽ có 80% những con người không hành động và chỉ có top
20% những con người hành động để tạo ra kết quả mà thôi. Đó là nguyên tắc
của cuộc sống, nó luôn luôn vậy.
Việc của bạn bây giờ là lựa chọn ở bên nào? Bên 20 hay bên 80? Làm
ngay hay để mai?
Còn tôi luôn lựa chọn cuộc sống của 1 chiến binh với tinh thần luôn hành
động để hướng tới đích.
16 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
BƯỚC #1 :
LẤY THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
17 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
T​rong bước này, chúng ta sẽ đi tiến hành nghiên cứu các bản vẽ kiến trúc và
lấy các thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình tính toán kết cấu ở các bước
sau.
Và nếu bạn đã nằm trong danh sách thành viên nhận quà tặng cuốn sách “
Sap Pro” bản cứng từ tôi, thì trong email tôi đã gửi sẵn cho bạn 1 file bản vẽ
kiến trúc của công trình chúng ta sẽ thực hành trong cuốn sách này.
Việc của bạn đơn giản chỉ là mở email ra và thực hành theo những gì tôi
viết trong cuốn sách này rồi bạn sẽ nhanh chóng sở hữu được các công thức mà
các chuyên gia tính toán kết cấu bằng phần mềm sap 2000 ngoài kia đang sử
dụng.
Còn nếu bạn vô tình xem được tài liệu này hoặc chưa có bản vẽ kèm theo
sách thì bạn có thể đăng ký nhận sách “Sap Pro” bản cứng theo đường link tại
website: ​http://luongtrainer.com/sach-day-phan-mem-sap-2000/
Nào bạn hãy mở bản vẽ ra và thực hành lấy thông tin cùng tôi nào
THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
1. Thể loại công trình: Nhà Phố
2. Tổng số tầng: 3 tầng
3. Diện tích 1 sàn 72m2 ( axb = 4x18 m )
4. Chiều cao các tầng: 3.9m ; 3.6m ; 3.3m
5. Nhịp lớn nhất giữa trong công trình là: 4.75m
6. Địa điểm công trình: Yên Bái
7. Địa chất: Yếu, các nhà bên cạnh dùng móng cọc để làm móng công
trình
8. Kết cấu dự kiến cho công trình: Khung bê tông cốt thép
9. Các vật liệu sử dụng cho công trình dự kiến: Thép đai: CI, thép
chịu lực: CII, bê tông cấp độ bền: B20
Tiếp theo chúng ta sẽ dựa vào các thông tin trên để lựa chọn sơ bộ các tiết
diện cho công trình ở phần tiếp theo.
18 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
BƯỚC #2 :
LỰA CHỌN SƠ BỘ TIẾT DIỆN CÁC KẾT CẤU CHÍNH
CHO CÔNG TRÌNH
19 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
T​rong phần này chúng ta sẽ dựa vào các công thức theo kinh nghiệm của
các chuyên gia trong lĩnh vực kết cấu để chọn sơ bộ cho từng loại kết cấu.
CHỌN TIẾT DIỆN CHO KẾT CẤU SÀN
Với sàn ta chọn chiều dày sàn dựa theo công thức kinh nghiệm sau:
Dựa vào bản vẽ mặt bằng kiến trúc ta nhận thấy rằng trong tất cả các ô
bản thì ô bản có diện tích lớn nhất có L( cạnh ngắn của bản ) = 3.78m
Mở các bản vẽ kiến trúc tôi gửi cho bạn trong emai kèm theo cuốn sách ra
để xem. Nếu bạn chưa có bản vẽ này thì bạn có thể đăng ký nhận sách và bản vẽ
miễn phí tại: ​http://luongtrainer.com/sach-day-phan-mem-sap-2000/
Dựa vào công thức trên chúng ta sẽ chọn ra được chiều dày sơ bộ cho sàn
kết cấu bằng 10cm
Hoặc bạn có thể dựa vào bảng tính excel chọn sơ bộ tiết diện như bên
dưới.
20 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
CHỌN TIẾT DIỆN CHO KẾT CẤU DẦM
Công thức chọn tiết diện sơ bộ theo kinh nghiệm cho dầm:
Theo mặt bằng kiến trúc, ban sẽ nhìn thấy công trình có rất nhiều nhịp
với khẩu độ khác nhau, dẫn tới sinh ra nhiều kiểu dầm có tiết diện khác nhau.
Nhưng để thuận tiện trong quá trình thi công như cốt thép, cốp pha, với
quy mô công trình nhà phố như thế này ta nên chọn ra dầm có nhịp lớn nhất để
chọn tiết diện sơ bộ rồi lấy tiết diện đó làm tiết diện chung cho các loại dầm
khác còn lại.
Nhìn vào mặt bằng kiến trúc tầng 2 bạn sẽ thấy dầm có nhịp lớn nhất là
4.78m do vậy căn cứ vào công thức trên ta sẽ chọn tiết diện sơ bộ như sau:
+ Tất cả các dầm chính ta chọn D220x400
+ Dầm phụ chọn D220x400 và D150x400
21 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Nếu bạn đã sở hữu chiếc DVD đi kèm cuốn sách bạn có thể mở DVD ra
và điền các thông số và bảng chọn tiết diện sơ bộ cho dầm bên dưới
CHỌN TIẾT DIỆN CHO KẾT CẤU CỘT
Công thức chọn tiết diện sơ bộ theo kinh nghiệm cho cột:
22 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Vì công trình này có diện tích và quy mô nhỏ nên ta sẽ chọn đại diện 1
cột có diện tích truyền tải lên cột là lớn nhất để tính toán, rồi chọn tiết diện
tương tự cho các vị trí còn lại.
Nhìn vào mặt bằng kiến trúc tầng 2 bạn sẽ thấy cột giao giữa trục 4 và
trục B là cột có diện truyền tải lớn nhất là 9.01m2 cộng thêm công trình dự kiến
sau này sẽ nâng từ 3 lên 5 tầng lên chúng ta sẽ chọn cột có tiết diện sơ bộ là
220x300 mm.
Để thuận tiện trong quá trình tính toán bạn có thể nhâp số liệu vào bảng
excel mà tôi đã biên soạn sẵn cho phần này như hình dưới ( nếu bạn đã kịp đăng
ký DVD ở đường link ​http://luongtrainer.com/dvd-sach-sap/​ )
Khi chọn tiết diện cột xong, bạn còn cần kiểm tra thêm cho tôi 2 điều
kiện:
23 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Nếu 1 trong 2 điều kiện trên không đạt thì ta phải tiến hành chọn lại tiết
diện cho tới khi đạt thì thôi
Ok, như vậy là tôi đã giúp bạn lựa chọn chi tiết tiết diện sơ bộ cho các kết
cấu chính. Bây giờ hãy cùng tôi tiếp tục tạo mặt bằng kết cấu sơ bộ ở bước 3
nhé
24 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
BƯỚC #3 :
DỰNG MẶT BẰNG KẾT CẤU SƠ BỘ CHO CÁC TẦNG
CỦA CÔNG TRÌNH
25 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
M​ục đích chính của bước này giúp chúng ta tái tạo lại sơ đồ kết cấu dựa
trên các tiết diện kết cấu sơ bộ đã chọn ở bước trên. Từ đó xem phương án bố trí
kết cấu như vậy đã hợp lý chưa, cần phải chỉnh sửa gì không?
Ví như các vị trí của sàn âm, lỗ rỗng, hộp kỹ thuật.
Đặc biệt hơn ở bước này, ngoài việc bố trí các kết chính bạn còn cần quan
tâm tới hình dạng của công trình từ đó xác định phương chịu lực chính cho công
trình.
Cụ thể với công trình trên, mặt bằng công trình là hình chữ nhật, 2 bên
hông công trình có nhà dân tiếp giáp. Do đó khi chịu tác dụng của tải ngang ( ví
dụ như gió hoặc động đất ) thì phương cạnh ngắn của công trình sẽ khỏe hơn so
với phương cạnh dài. Chính vì vậy trong mặt bằng kết cấu ta phải bố trí cột có
phương cạnh dài trùng với phương cạnh dài của công trình.
Để làm nhanh bước này bạn nên copy mặt bằng kiến trúc từng tầng rồi
sửa đổi thành mặt bằng kết cấu với tiết diện sơ bộ đã chọn.
Tới bước này bạn hãy mang bản vẽ kiến trúc tôi ra và tiến hành dựng sơ
bộ mặt bằng kết cấu trên autocad để thực hành theo. Rồi đối sánh với kết quả tôi
làm bên dưới bạn nhé
Mặt bằng kết cấu sơ bô tầng 2
26 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Mặt bằng kết cấu sơ bô tầng tum
Mặt bằng kết cấu sơ bô tầng mái
Ở bước này bạn cũng có thể dùng Revit Structure để dựng mô hình kết
cấu 3D và tự động xuất ra mặt bằng kết cấu sơ bộ cho nhanh.
Nếu bạn chưa biết tới sức mạnh của Revit Structure bạn có thể kích vào
link ​http://luongtrainer.com/hoc-revit-structure/ để tham gia khóa học hướng
dẫn sử dụng phần mềm revit structure để triển khai kết cấu hoàn toàn miễn phí
của tôi.
Còn nếu bạn muốn dựng được 3D kiến trúc bằng phần mềm Revit chính
công trình này ngay cả khi bạn không phải dân kiến trúc thì bạn có thể đăng ký
học tại website: ​http://revitbox.net/
27 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
BƯỚC #4 :
LẬP BẢNG TÍNH CHO CÁC TRƯỜNG HỢP TẢI
TRỌNG
28 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
O​k, bước tiếp theo trong quy trình tính toán kết cấu là xác định các loại tải
trọng cần chất cho công trình. Thông thường một công trình cần tính các loại tải
trọng sau:
1. Tĩnh tải
➢ Tĩnh tải ô sàn không có tường ngăn
➢ Tĩnh tải ô sàn có tường ngăn
➢ Tĩnh tải hành lang, ban công, lô gia
➢ Tĩnh tải cầu thang
➢ Tĩnh tải nhà vệ sinh
➢ Tĩnh tài sân thượng, sàn mái
➢ Tĩnh tải tường xây gạch đặc ( tường có cửa, tường không có
cửa )
➢ Tĩnh tải tường xây gạch rỗng ( tường có cửa, tường không có
cửa )
2. Hoạt tải
➢ Hoạt tải phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ
➢ Hoạt tải phòng vệ sinh
➢ Hoạt tải hành lang
➢ Hoạt tải hội trường
➢ Hoạt tải kho lưu trữ
➢ Hoạt tải cầu thang
➢ Hoạt tải mái có sử dụng
➢ Hoạt tải mái không sử dụng
3. Tải trọng gió
➢ Tải trọng gió tĩnh
➢ Tải trọng gió động, được tính trong các trường hợp:
■ Nhà nhiều tầng có H>40m
■ Khung ngang nhà công nghiệp 1 tầng, 1 nhịp có
H>36m và H/L>1.5
■ Với các công trình cao và kết cấu mềm ( ống khói, trụ,
tháp,..) còn phải kiểm tra mất ổn định khí động
4. Tải trọng động đất
29 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Như vậy là các bạn đã biết các loại tải trọng cần phải tính cho công trình,
nhưng không phải công trình nào cũng cần phải tính tất cả các loại tải trọng
trên.
Bây giờ dựa vào các bản vẽ tôi cho kèm theo cuốn sách và dựa vào các
loại tải trọng tôi liệt kê ở trên, bạn hãy xem công trình mà chúng ta đang thực
hành cần những loại tải trọng gì? Bạn hãy liệt kê ra cuốn sổ tay kết cấu rồi đối
sánh với kết quả bên dưới của tôi nhé
Hãy nhớ chỉ có hành động mới tạo ra kết quả bạn của tôi à, đừng xem.
Đừng biến cuốn sách này thành cuốn sách chỉ đọc cho vui mà hãy biến nó thành
công cụ giúp bạn tăng tốc trong công việc của mình.
Ok, bạn đã viết xong chưa? Giờ hãy so sành với kết quả của tôi nhé
CÁC LOẠI TẢI TRỌNG
1. Tĩnh tải
➢ Tĩnh tải ô sàn không có tường ngăn
➢ Tĩnh tải hành lang, ban công, lô gia
➢ Tĩnh tải cầu thang
➢ Tĩnh tải nhà vệ sinh
➢ Tĩnh tài sân thượng, sàn mái
➢ Tĩnh tải tường xây gạch đặc ( tường có cửa, tường không có
cửa )
➢ Tĩnh tải tường xây gạch rỗng ( tường có cửa, tường không có
cửa )
2. Hoạt tải
➢ Hoạt tải phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ
➢ Hoạt tải phòng vệ sinh
➢ Hoạt tải hành lang
➢ Hoạt tải cầu thang
➢ Hoạt tải mái có sử dụng
➢ Hoạt tải mái không sử dụng
3. Tải trọng gió
➢ Tải trọng gió tĩnh
Với công trình này sẽ có 3 loại tải cần tính như tôi kể trên, nhiệm vụ tiếp
theo bây giờ của bạn là phải đi xác định giá trị cần chất cho từng loại tải ở trên.
30 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Để làm được việc này bạn phải xác định từng lớp cấu tạo vật liệu cho
phần tĩnh tải và tra các thông số trong tiêu chuẩn TCVN 2737-1995 ( tiêu chuẩn
về tải trọng và tác động ) để xác định ra các giá trị hoạt tải và tải trọng gió.
Bây giờ tôi sẽ giúp bạn làm chi tiết từng bước với công trình này, nào hãy
theo sát tôi từng bước nhé
TĨNH TẢI
1. Tĩnh tải ô sàn không có tường ngăn
Dựa vào bản vẽ kiến trúc và trọng lượng riêng của các lớp cấu tạo ta xác
định được tổng tải trọng tĩnh tải chất lên ô sàn không có tường ngăn là:
2. Tĩnh tải hành lang - ban công - lô gia
Dựa vào bản vẽ kiến trúc và trọng lượng riêng của các lớp cấu tạo ta xác
định được tổng tải trọng tĩnh tải chất lên hành lang, ban công là:
31 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
3. Tĩnh tải hành cầu thang
Dựa vào bản vẽ kiến trúc và trọng lượng riêng của các lớp cấu tạo ta xác
định được tổng tải trọng tĩnh tải chất lên cầu thang là:
4. Tĩnh tải hành khu vệ sinh
Dựa vào bản vẽ kiến trúc và trọng lượng riêng của các lớp cấu tạo ta xác
định được tổng tải trọng tĩnh tải chất lên khu vệ sinh là:
5. Tĩnh tải sân thượng - sàn mái
Dựa vào bản vẽ kiến trúc và trọng lượng riêng của các lớp cấu tạo ta xác
định được tổng tải trọng tĩnh tải chất lên sân thượng, sàn mái là:
32 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
6. Tĩnh tải tường
Dựa vào bản vẽ kiến trúc để xác định vị trí, chiều dày, chiều cao và trọng
lượng riêng của các lớp cấu tạo ta xác định được tổng tải trọng tĩnh tải chất lên
cho từng tường là:
33 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Nếu các bạn muốn không phải tự tay đi xây dựng các công thức, bảng
tính trên thì tôi có một giải pháp cho bạn là đăng ký sở hữu chiếc DVD đi kèm
cuốn sách bằng cách liên hệ với tôi theo Hotline: 096.345.92.88 hoặc đăng ký
tại link ​http://luongtrainer.com/dvd-sach-sap/
Trong DVD đi kèm cuốn sách đã tôi đã lập sẵn các bảng tính kèm theo
phục vụ cho cả tính toán và thuyết minh nên việc của bạn chỉ là bê nó ra và áp
dụng vào công việc mà thôi
Còn nếu bạn muốn tính thêm các trường hợp tải trọng khác như tải trọng
gió động và động đất của một công trình nhà cao tầng thì bạn có thể đăng ký
thêm cuốn sách Etabs tại link: luongtrainer.com/sach-etabs.
HOẠT TẢI
Tiến hành tra hoạt tải cho các phòng theo TCVN 2737-1995
Với công trình thực hành trong sách ta sẽ tiến hành tra hoạt tải sàn cho
các phòng sau:
34 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
TẢI TRỌNG GIÓ
Với tải trọng gió thì có hai loại tải trọng cần phải xác định:
1. Tải trọng gió tĩnh
2. Tải trọng gió động
Dạng công trình mà ta đang thực hành có chiều cao công trình H<40m
nên không phải tính tải trọng gió động mà chỉ cần tính toán, xác định tải trọng
gió tính cho công trình.
Còn nếu bạn muốn biết chính xác cách tính tải trọng động ra sao bạn có
thể đọc thêm cuốn sách Etabs Pro của tôi tại luongtrainer.com/sach-etabs.
Do hai bên công trình là có công trình liền kề, do đó ta chỉ cần tính gió
tĩnh theo phương X ( phương chiều dài ) của công trình
Gió tác dụng theo chiều phương X
Theo TCVN 2737-1995 ta có gió tĩnh được xác định theo công thức:
Tính giá trị Wo
Để tính được giá trị áp lực gió, đầu tiên ta sẽ tiến hành tra vùng gió của
công trình này. Do công trình được xây dựng tại thành phố yên bái, nên ta mở
phụ lục E trong TCVN 2737-1994 để tra xem thành phố yên bái thuộc vùng gió
nào
35 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Như vậy dựa vào bảng tra trên, ta có vùng gió công trình của chúng ta sẽ
thuộc vùng gió IA.
Tiếp theo ta tìm tới bảng 4 mục 6.4 trong TCVN 2737-1995 để tra giá trị
áp lực gió Wo
Theo bảng tra ta có Wo=65 daN/m2 nhưng do công trình thuộc vùng IA
nên theo mục 6.4.1 thì Wo sẽ được giảm đi 10daN/m2. Do đó giá trị
Wo=55 daN/m2=0.055 ( T/m2 )
Để không phải tiến hành tra tay bạn có thể đăng ký bảng excel tải gió để
hệ số Wo 1 cách tự động tại link ​http://luongtrainer.com/dvd-sach-sap/
Tính giá trị ki
Để tính giá trị ki đầu tiên ta đi xác định dạng địa hình của công trình, ta
có thể tra dạng địa hình của công trình dựa vào mục 6.5 trong TCVN 2737-1995
36 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Vì công trình nằm trong thành phố có nhiều công trình cao hơn 10m trở
lên bên cạnh nên công trình thuộc dạng địa hình C
Sau khi tra ra dạng địa hình ta lại tìm tới bảng 5 để tra hệ số ki cho từng
tầng theo độ cao zi của từng tầng
Vì chiều cao mỗi tầng lại khác nhau, không giống các cao độ trong bảng
nên tới đây tốt nhất bạn nên lập 1 bảng nội suy bằng excel để tra ra giá trị ki cho
từng tầng. Ở dưới tôi đã lập sẵn 1 bảng excel nội suy để tra các giá trị này
37 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Còn nếu bạn không hiểu bảng này lâp kiểu gì thì cũng đừng lo nếu bạn đã
mua DVD kèm theo sách tôi cũng đã cho sẵn bạn bảng nội suy này rồi
Xác định hệ số khí động học Ci
Để xác định hệ số khí động học này ta tra bảng 6 trong TCVN 2737-1995
để xem công trình chúng ta thuộc loại nào và tra hệ số Ci tương ứng
Vì công trình của ta có các mặt phẳng thẳng đứng nên suy ra:
1. Mặt đón gió có C=+0.8
2. Mặt khuất gió C=-0.6
Xác định hệ số độ tin cậy của tải trọng gió
Hệ số này =1,2 theo quy định trong TCVN 2737-1995
Như vậy ở các bước trên tôi đã giúp bạn xác định lần lượt các hệ số trong
công thức xác định giá trị áp lực gió. Các công trình khác bạn cũng làm các
bước tương tự như trên tôi giới thiệu
Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi xác định cụ thể giá trị tải trọng gió lên
từng tầng theo công thức sau:
38 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Để tính các giá trị này 1 cách nhanh nhất ta nên lập thành bảng excel để
tính toán cho nhanh. Và bên dưới là bảng excel tôi đã lập để tính ra các giá trị
này
39 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
BƯỚC #5 :
TÍNH TOÁN NỘI LỰC
40 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
T​rong mục này tôi sẽ giới thiệu anh em từng bước nhỏ cụ thể để sử dụng
phần mềm Sap 2000 chạy công trình lấy nội lực.
Tổng cộng chúng ta sẽ có tất cả 12 bước để chạy ra nội lực công trình,
đây là một quy trình tôi đúc rút ra khi chạy rất nhiều công trình khác nhau. Nó
đã được tối ưu hóa và đơn giản hết mức để nâng cao hiệu suất công việc, nên
việc của bạn đơn giản chỉ là làm theo nó áp dụng nó vào công việc rồi bạn sẽ
thấy kết quả diễn ra.
Ở bước này bạn cần cài đặt phần mềm Sap 2000 ra máy, nếu bạn chưa có
phần mềm hoặc chưa biết cách cài đặt phần mềm này bạn có thể đăng ký vô
website: ​http://sap2000box.com/​ để xem chi tiết cách cài đặt này
Ok chúng ta đi vào từng bước chi tiết của công trình này nào.
B#1: Chọn đơn vị tính cho phần mềm
Bạn mở phần mềm lên, ở góc dưới màn hình ta chọn đơn vị Tonf,m,C
B#2: Chọn mô hình kết cấu
Kích vào menu File / Chọn New Model
41 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Bảng mô hình kết cấu hiện ra, vì công trình chúng ta là dân dụng và sẽ
tính toán theo kiểu mô hình không gian nên ta sẽ chọn mô hình như tôi khoanh
bên dưới
B#3: Khai báo các thông số đầu vào cho công trình
Khi kích chọn mô hình kết cấu xong 1 bảng thông số đầu vào của công
trình hiện ra. Các bạn chọn các thông số từ 1 tới 3 như dưới
42 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Ý nghĩ của các thông số:
1. Beam-Slab Building: Kiểu kết cấu dầm sàn
2. Number of stories: số tầng của công trình
3. Number of Bays, X: Số lưới theo phương vuông góc với trục X
4. Number of Bays, Y: Số lưới theo phương vuông góc với trục Y
5. Story Height: Chiều cao tầng điển hình
6. Bay Width, X: khoảng cách giữa các lưới truc theo phương vuông góc
với trục X
7. Bay width Y: khoảng cách giữa các lưới trục theo phương vuông góc với
trục Y
Vì khoảng cách giữa các lưới trục và cao độ các tầng là khác nhau nên ta
sẽ tích vào chế độ “Use Custom Grid spacing and Locate Origin” để chỉnh sửa
lại cho đúng với mặt bằng kết cấu sơ bộ
Tích xong bạn kích vào nút “Edit Grid” để chỉnh sửa các thông số này
theo các bước như dưới
43 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
44 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
B#4: Khai báo vật liệu ( bê tông, cốt thép ) sử dụng cho các loại kết cấu
trong công trình
Vào menu Define/ chọn Material
Khai báo vật liệu cho bê tông
Đầu tiên ta sẽ tiến hành khai báo vật liệu bê tông có cấp độ bền B20 với
các bước theo trình tự như dưới
45 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Trong đó:
1. Material Name and Display Color : Phần đặt tên cho vật liệu bê
tông
2. Weight per unit volume: Trọng lượng riêng của bê tông
3. Modulus of Elasticity, E: Modun đàn hổi của bê tông bạn có thể tra
theo bảng bên dưới
46 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Khi tra bê tông cấp độ bền B20 với điều kiện đóng rắn tự nhiên thì ta có
E=27000MPA nhưng trong phần mềm chúng ta sử dụng đơn vị T/m2 nên ta sẽ
quy đổi từ MPA ra T/m2.
Tiện đây tôi cũng cho luôn công thức quy đổi nếu ai quên cách đổi này
Như vậy E=27000MPA=2700000 T/m2
Khai báo vật liệu cho cốt thép
Ta cũng làm tương tự như bê tông với các bước chi tiết như bên dưới
47 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
48 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Các thông số trong mục này:
1. Material Name and Display Color : Phần đặt tên cho vật liệu cốt
thép, tại đây ta chọn cốt thép chủ có D>10 thuộc nhóm thép CII
2. Weight per unit volume: Trọng lượng riêng của cốt thép
3. Modulus of Elasticity, E: Modun đàn hổi của cốt thép bạn có thể
tra theo bảng bên dưới
Tiếp theo ta làm tương tự các bước trên để khai báo vật liệu cho cốt thép
đai hoặc cốt thép có D<=10mm với vật liệu là CI
49 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Ok như vậy là chúng ta đã kết thúc bước khai báo vật liệu cho công trình,
nếu bạn vẫn chưa hiểu có thể vô website ​http://sap2000box.com/ để xem thêm
các video cho phần này.
B#5: Khai báo tiết diện của các loai kết cấu trong công trình
Tại bước này ta tiến hành khai báo tiết diện cho các loại kết cấu như dầm,
cột, sàn trong phần mềm Sap 2000 dựa vào các tiết diện sơ bộ mà ta đã chọn ở
những bước trên.
50 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Khai báo tiết diện cho dầm
Để khai báo tiết diện ta vào menu “Define” / Section Properties / Frame
sections...
Rồi tiếp tục khai báo tiết diện mới theo các bước bên dưới
51 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
52 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Giải thích một số thông số quan trọng:
1. Section Name: Đặt tiên cho tiết diện nên đặt kiểu tên cấu kiện kèm
theo tiết diện ( Ví như D22x40 tức là dầm tiết diện 220x400mm )
2. Material: Chọn vật liệu cho tiết diện, kích chọn vật liệu cho bê tông
B20 ta đã khai báo ở bước trên
3. Depth: Chiều cao tiết diện
4. Width: Chiều rộng tiết diện
5. Concrete reinforcemen: Khai báo các thông số cho cốt thép
6. Longitudinal Bars: Chọn vật liệu cho cốt thép dọc
7. Confinement Bars (Ties): Chọn vật liệu cho cốt thép ngang ( thép
đai )
8. Design type: Kiểu thiết kế cho tiết diện vì ta đang khai báo dầm
nên ta chọn Beam ( với thành phần nội lực moment M3 )
9. Concrete cover to Longitudinal Rebar Center: Lớp bê tông bảo vệ
cho tiết diện kết cấu
a. Top: lớp bê tông bảo vệ lớp trên ( ở đây ta giả định nó là
30mm )
53 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
b. Bottom: Lớp bê tông bảo vệ lớp dưới ( ở đây ta giả định nó
là 30mm )
Tiếp đến ta sẽ nhân bản tiết diện đã khai báo ở trên và chỉnh sửa để khai
báo cho tiết diện dầm D15x40 còn lại, làm các bước như bên dưới:
Như vậy là ta đã khai báo xong các tiết diện cho kết cấu dầm, bây giờ ta
chuyển sang khai báo tiết diện cho kết cấu cột
Khai báo tiết diện cho cột
Làm tương tự như với dầm, các bạn thực hành theo các bước chi tiết
hướng dẫn bên dưới
54 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
55 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Giải thích thêm một số thông số khác của cột:
1. Reinforcement configuration: Kiểu đai cho cột ( rectangular: đai
vuông, Cicular: kiểu đai tròn )
2. Longitudinal Bars - Rectangular configuration: Thiết lập kiểu cho
cốt thép dọc
a. Clear cover for confinement bars: Lớp bê tông bảo vệ cho
cột ( giả sử rằng lớp bê tông bảo vệ cho cột là 30mm )
b. Number of longit along bar 3-dir face: Số lượng cốt thép dọc
chịu lực theo phương 3 ( để biết phương 3 là phương nào
bạn nhìn vào trục ở mặt cắt tiết diện ở hình trên )
c. Number of longit along bar 2-dir face: Số lượng cốt thép dọc
chịu lực theo phương 2
d. Longitudinal bar size: Đường kính cốt thép dọc chịu lực cho
cột ( ở đây ta giả định cốt thép dọc chịu lực cho cột có
đường kính là 18mm)
3. Confinement Bars: Thiết lập kiểu cho cốt thép đai của cột
a. Confinement bar size: Đường kính cốt thép đai cho cột ( ở
đây ta giả định cốt thép đai cho cột có đường kính là 6mm)
56 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
b. Longitudinal spacing of confinement bar: Khoảng cách giữa
các thanh cốt thép đai ( giả định là 200mm )
c. Number of confinement bar 3-dir face: Số lượng cốt thép
đai theo phương 3
d. Number of confinement bar 2-dir face: Số lượng cốt thép đai
theo phương 2
Các thông số này ta lấy giả định theo kinh nghiệm chứ không phải là
thông số thiết kế thật, nên phần này ta chỉ cần giả định để chạy lấy nội lực chứ
không cần phải quan trọng hóa điền chính xác ở bước này
4. Check/ Designed: Kiểm tra/ thiết kế
a. Reinforcement to be checked: Tích lựa chọn này tức là sẽ
tiến hành lựa chọn kiểm tra cốt thép cột ta chọn ở trên có đủ
khả năng chịu lực không
b. Reinforcement to be Designed: Tích lựa chọn này tức là tiến
hành thiết kế tính toán ra cốt thép đủ yêu cầu chịu lực ( ta sẽ
chọn lựa chọn này )
Khai báo tiết diện cho sàn
Các bạn làm theo hướng dẫn chi tiết bên dưới để khai báo tiết diện cho
sàn kết cấu:
57 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Giải thích 1 số thông số quan trọng trong bảng trên:
1. Section Name: Đặt tên cho tiết diện sàn ( nên đặt ký hiệu cấu kiện
cùng với chiều dày sàn, S100 là kết cấu sàn dày 100mm )
2. Type: kiểu sàn
✓ Chọn kiểu sàn là Shell - Thin: là tấm tổng hợp với đầy đủ
các thành phần nôi lực
3. Material name: chọn kiểu vật liệu cho bê tông sàn
4. Thickness: độ dày của sàn
Như vậy là tôi đã giới thiệu chi tiết từng bước 1 để khai báo các tiết diện
dầm, sàn, cột. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách khai báo cho các tiết diện
khác như lõi, vách, mái cho 1 công trình nhà cao tầng bạn có thể tham khảo
cuốn sách Etabs Pro tại link luongtrainer.com/sach-etabs của tôi
58 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Chúc các bạn thực hành tốt phần này có gì khó khăn ở bước này cứ inbox
cho tôi qua facebook ​https://www.facebook.com/Phamluongksxd để tôi giải đáp
cho bạn
B#6: Dựng mô hình 3D kết cấu cho công trình
Do lúc đầu chọn kiểu mô hình ta chọn sẵn kiểu mô hình 3D kết cấu nên
phần mềm đã tích hợp sẵn các tiết diện kết cấu dầm, cột, sàn theo lưới trục và
cao độ tầng nên chúng ta không phải đi dựng nữa
Nhưng vì nó là các tiết diện mặc định nên chúng ta sẽ phải khai báo lại
các tiết diện mặc định này sao cho đúng với tiết diện mà ta đã chọn ở mặt bằng
kết cấu sơ bộ từng tầng
Đầu tiên bạn kích chuột sang mô hình không gian 3D kết cấu, rồi nhấn
Ctr+A để chọn toàn bộ các đối tượng, sau đó làm theo các bước dưới để gắn
toàn bộ các thanh dưới dạng tiết diện D22x40
59 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Gắn xong ta có kết quả tất cả các thanh đều được gắn tiết diện D22x40
Tiếp đến ta sẽ sửa các tiết diện cho cột về tiết diện C22x30 bằng cách
kích hoặt các mặt đứng trục A và B bằng cách:
Kích chuột sang khung nhìn mặt bằng để kích hoạt khung nhìn này
60 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Tiếp đến kích hoạt khung nhìn mặt đứng XZ bằng cách kích vào chữ XZ
ở biểu tượng bên dưới
Khung nhìn mặt đứng sẽ được kích hoạt, tại đây ta quyét chọn tất cả các
cột trong khung nhìn mặt đứng này
61 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Tiếp đến kích chọn tiết diện cột C22x30 cho các cột này bằng các bước
như dưới:
Các bước vừa rồi ta mới chỉ gắn tiết diện cột C22x30 cho một bên của
mặt đứng, tiếp đến ta kích hoạt tiếp khung nhìn mặt đứng còn lại bằng cách kích
tiếp mặt đứng kế bên bằng biểu tượng
Rồi quyét chọn các cột còn lại và gắn tiết diện C22x30 như các bước bên
dưới:
62 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
63 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Sau khi gắn xong bạn có thể nhìn sang mô hình 3D kế bên để kiểm tra
xem các tiết diện đã được gắn đúng chưa
Tiếp tới ta sẽ đi gắn lại tiết diện cho sàn mặc định, bằng cách thực hiện
các bước sau:
64 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Gắn xong ta có kết quả
65 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Tiếp theo ta sẽ tới từng mặt bằng kết cấu và sửa lại mặt bằng kết cấu sao
cho giống với mặt bằng kết cấu sơ bộ mà ta để thể hiện ở các bước trên
Kích hoạt khung nhìn mặt bằng kết cấu tầng 2, tiếp đến kích chọn dầm
bên ngoài cùng rồi nhấn CTR+R để thực hiện lệnh Replicate ( nhân bản đối
tượng )/ Chọn linear / Dx chọn -0.99 / OK
66 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Sau khi nhấn Ok ta có 1 dầm mới được tạo ra như dưới
Tìm tới công cụ vẽ đường thẳng như hình dưới
67 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Rồi 1 bảng thuộc tính của đường thẳng hiện ra, ta chọn tiết diện dầm
D22x40 rồi kích vào 2 điểm để xác định dầm tiếp theo như bên dưới
Sử dụng tương tự các lệnh trên và dựa vào bản vẽ kết cấu sơ bộ đã xác
định ở các bước trên ta tiến hành vẽ thêm các dầm như hình dưới;
Tiếp đến ta quyets chọn tất cả các đối tượng ở mặt bằng này và tiến hành
chia dầm tại các điểm giao nhau như các bước dưới
68 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Sau khi chia xong để kiểm tra các dầm đã được chia tại các vị trí giao
nhau chưa thì ta kích vào biểu tượng phân tách như hình dưới
69 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Kích xong ta được kết quả
Dựa vào mặt bằng này ta có thể biết được những đối tượng dầm nào đã
được chia tại các vị trí giao nhau, sau khi kiểm tra xong để hiện về mặt bằng
như cũ ta lai kích lại nút phân tách như ở trên.
Tiếp tới ta sẽ chỉnh lại kết cấu sàn trên mặt bằng công trình, muốn chỉnh
được đầu tiên ta phải cho hiện màu các ô sàn lên trước bằng cách làm theo các
bước sau:
70 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Ta được kết quả sau khi cho hiện hiển thị ô sàn:
Vì ô sàn ban công chưa được, nên ta sẽ làm các bước sau để vẽ ô sàn này
71 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Tiếp theo ta sẽ tiến hành chia các ô sàn này thành các ô sàn nhỏ dựa vào
các đường chia là giao điểm các dầm giao với sàn, chia bằng cách chọn tất cả
các đối tượng trên mặt bằng kết cấu và làm theo các bước sau:
72 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Sau khi nhấn Ok ta chọn chế độ nhìn phân tách để xem sàn đã được chia
thế nào, và ta có kết quả
Do ô cầu thang là rỗng nên ta chọn sàn cầu thang và ấn Delete để xóa nó
đi
73 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Ta có thể khai báo ô sàn cầu thang là sàn rỗng ngay sau khi xóa sàn bằng
các bước sau:
Rồi kích vào các góc của ô sàn cầu thang để vẽ sàn rỗng cho cầu thang,
để xem tiết diện sàn gắn đúng chưa ta có thể cho nó hiện các tiết diện của từng ô
sàn lên bằng cách
74 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Ok xong ta được kết quả như dưới
Vậy là tôi đã giới thiệu xong cho bạn các bước để chỉnh sửa mặt bằng kết
cấu tầng 2 sao cho giống với mặt bằng kết cấu sơ bộ ta đã vẽ ở cad.
Bước tiếp theo là di chuyển lên các mặt bằng tầng còn lại và dùng các
lệnh tương tự như trên để chỉnh sửa các tầng này sao cho đạt kết quả như bên
dưới
Mặt bằng kết cấu tầng tum dựng trong phần mềm Sap 2000
75 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Mặt bằng kết cấu tầng mái dựng trong phần mềm Sap 2000
Mô hình 3D sau khi sửa xong mặt bằng kết cấu các tầng
76 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
Mô hình 3D dưới dạng extrude sau khi sửa xong mặt bằng kết cấu các tầng
Nếu các bạn không nhìn rõ các kích thước để dựng mặt bằng kết cấu
trong cuốn sách này, bạn có thể căn cứ vào các bản vẽ kiến trúc tôi đã gửi mail
cho bạn để dựng lại trong phần mềm
Còn nếu bạn chưa nắm rõ các công cụ dựng hình trong cuốn sách này bạn
có thể đăng ký vào website ​http://sap2000box.com/ để xem video miễn phí 1
công trình khác và nắm rõ hơn các công cụ dựng hình trong phần mềm sap 2000
này.
77 ​ ​Luongtrainer.com
SAP PRO
CONTINUE
Như vậy là các bạn đã xem qua một phần của cuốn sách Sap Pro do tôi
viết. Để có thể xem toàn bộ nội dung cuốn sách, kèm theo các tài liệu như bảng
tính, file bản vẽ, file sap của công trình thực hành trong sách thì bạn hãy nhanh
tay đăng ký cuốn sách Sap Pro bản cứng hoàn toàn miễn phí tại link sau:
http://luongtrainer.com/sach-day-phan-mem-sap-2000/
Vì số lượng sách bản cứng có hạn nên bạn hãy nhanh tay điền vô form ở
trên ở tôi có thể gửi tận tay cho bạn cuốn sách này.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan tới xây dựng như đọc bản vẽ,
phần mềm đồ họa, cách làm hồ sơ thầu, thanh quyết toán, cách nhận thầu, kinh
doanh trong xây dựng có hiệu quả thì bạn có thể liên hệ với tôi qua các kênh
sau:
1. Website cá nhân của tôi: ​http://luongtrainer.com/
2. Facebook của tôi: ​https://www.facebook.com/Phamluongksxd
3. Zalo của tôi với số điện thoại 096.345.92.88
Điều cuối cùng tôi muốn nói với bạn là, trong tất cả mọi
việc hãy nhớ luôn trang bị cho mình 1 quy trình chuẩn để tự
động hóa mọi thứ từ đó nâng cao năng suất công việc.
Chúc bạn là 1 trong những người may mắn nhận được bản
cứng cuốn sách Sap Pro của tôi.
Lương Trainer - Khơi Nguồn Tinh Thần Chiến Binh Trong Bạn
78 ​ ​Luongtrainer.com

More Related Content

Similar to MegaK academy - SAP PRO.pdf

Chuong 1. tong quan
Chuong 1. tong quanChuong 1. tong quan
Chuong 1. tong quanVũ Nam
 
Chinh phuc ngon_ngu_c
Chinh phuc ngon_ngu_cChinh phuc ngon_ngu_c
Chinh phuc ngon_ngu_cDotuanhao
 
[ANTDEMY] Revit Mep
[ANTDEMY] Revit Mep[ANTDEMY] Revit Mep
[ANTDEMY] Revit MepANT ACADEMY
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Nhà Làm Việc Nhà Làm Việc Công Ty Lg Display Hải Phòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Nhà Làm Việc Nhà Làm Việc Công Ty Lg Display Hải Phòng.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Nhà Làm Việc Nhà Làm Việc Công Ty Lg Display Hải Phòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Nhà Làm Việc Nhà Làm Việc Công Ty Lg Display Hải Phòng.docxsividocz
 
Phần mềm học tiếng anh.docx
Phần mềm học tiếng anh.docxPhần mềm học tiếng anh.docx
Phần mềm học tiếng anh.docxhongnguyn793
 
Tiểu luận cơ sở ngành kỹ thuật phần mềm. phần mềm mô phỏng các thuật toán s...
Tiểu luận  cơ sở ngành kỹ thuật phần mềm. phần mềm  mô phỏng các thuật toán s...Tiểu luận  cơ sở ngành kỹ thuật phần mềm. phần mềm  mô phỏng các thuật toán s...
Tiểu luận cơ sở ngành kỹ thuật phần mềm. phần mềm mô phỏng các thuật toán s...jackjohn45
 
How to write good code
How to write good code How to write good code
How to write good code Minh Hoang
 
Bồi dưỡng HSG Tin chuyên đề thuật toán
Bồi dưỡng HSG Tin chuyên đề thuật toánBồi dưỡng HSG Tin chuyên đề thuật toán
Bồi dưỡng HSG Tin chuyên đề thuật toánNguyễn Đức
 
Phương pháp học Revit hiệu quả
Phương pháp học Revit hiệu quảPhương pháp học Revit hiệu quả
Phương pháp học Revit hiệu quảHuytraining
 
Báo cáo thực tập athena
Báo cáo thực tập athenaBáo cáo thực tập athena
Báo cáo thực tập athenaPhuc Kon
 
Bao cao de tai thi trac nghiem tieng anh
Bao cao de tai thi trac nghiem tieng anhBao cao de tai thi trac nghiem tieng anh
Bao cao de tai thi trac nghiem tieng anhKết Vẻ
 
Bao cao de tai thi trac nghiem tieng anh
Bao cao de tai thi trac nghiem tieng anhBao cao de tai thi trac nghiem tieng anh
Bao cao de tai thi trac nghiem tieng anhHoa Huong
 
Bg ngonngulaptrinh c++
Bg ngonngulaptrinh c++Bg ngonngulaptrinh c++
Bg ngonngulaptrinh c++Cu Chuần
 

Similar to MegaK academy - SAP PRO.pdf (20)

Chuong 1. tong quan
Chuong 1. tong quanChuong 1. tong quan
Chuong 1. tong quan
 
Đề tài: Chương trình quản lý cho thuê nhà của cơ sở dịch vụ, HOT
Đề tài: Chương trình quản lý cho thuê nhà của cơ sở dịch vụ, HOTĐề tài: Chương trình quản lý cho thuê nhà của cơ sở dịch vụ, HOT
Đề tài: Chương trình quản lý cho thuê nhà của cơ sở dịch vụ, HOT
 
Bat mi ky thuat seo
Bat mi ky thuat seoBat mi ky thuat seo
Bat mi ky thuat seo
 
Chinh phuc ngon_ngu_c
Chinh phuc ngon_ngu_cChinh phuc ngon_ngu_c
Chinh phuc ngon_ngu_c
 
[ANTDEMY] Revit Mep
[ANTDEMY] Revit Mep[ANTDEMY] Revit Mep
[ANTDEMY] Revit Mep
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Nhà Làm Việc Nhà Làm Việc Công Ty Lg Display Hải Phòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Nhà Làm Việc Nhà Làm Việc Công Ty Lg Display Hải Phòng.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Nhà Làm Việc Nhà Làm Việc Công Ty Lg Display Hải Phòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Nhà Làm Việc Nhà Làm Việc Công Ty Lg Display Hải Phòng.docx
 
Luận văn: Xây dựng chương trình quản lý biên tập viên, HAY
Luận văn: Xây dựng chương trình quản lý biên tập viên, HAYLuận văn: Xây dựng chương trình quản lý biên tập viên, HAY
Luận văn: Xây dựng chương trình quản lý biên tập viên, HAY
 
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý nhập xuất hàng theo đơn đặt hàng
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý nhập xuất hàng theo đơn đặt hàngĐề tài: Xây dựng chương trình quản lý nhập xuất hàng theo đơn đặt hàng
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý nhập xuất hàng theo đơn đặt hàng
 
Phần mềm học tiếng anh.docx
Phần mềm học tiếng anh.docxPhần mềm học tiếng anh.docx
Phần mềm học tiếng anh.docx
 
Tiểu luận cơ sở ngành kỹ thuật phần mềm. phần mềm mô phỏng các thuật toán s...
Tiểu luận  cơ sở ngành kỹ thuật phần mềm. phần mềm  mô phỏng các thuật toán s...Tiểu luận  cơ sở ngành kỹ thuật phần mềm. phần mềm  mô phỏng các thuật toán s...
Tiểu luận cơ sở ngành kỹ thuật phần mềm. phần mềm mô phỏng các thuật toán s...
 
Bài 6
Bài 6Bài 6
Bài 6
 
How to write good code
How to write good code How to write good code
How to write good code
 
Bồi dưỡng HSG Tin chuyên đề thuật toán
Bồi dưỡng HSG Tin chuyên đề thuật toánBồi dưỡng HSG Tin chuyên đề thuật toán
Bồi dưỡng HSG Tin chuyên đề thuật toán
 
Phương pháp học Revit hiệu quả
Phương pháp học Revit hiệu quảPhương pháp học Revit hiệu quả
Phương pháp học Revit hiệu quả
 
Báo cáo thực tập athena
Báo cáo thực tập athenaBáo cáo thực tập athena
Báo cáo thực tập athena
 
Đề tài: Áp dụng kỹ thuật trong Big data vào lưu trữ dữ liệu, HOT
Đề tài: Áp dụng kỹ thuật trong Big data vào lưu trữ dữ liệu, HOTĐề tài: Áp dụng kỹ thuật trong Big data vào lưu trữ dữ liệu, HOT
Đề tài: Áp dụng kỹ thuật trong Big data vào lưu trữ dữ liệu, HOT
 
Đề tài: Áp dụng kỹ thuật trong Big data vào lưu trữ dữ liệu, HAY
Đề tài: Áp dụng kỹ thuật trong Big data vào lưu trữ dữ liệu, HAYĐề tài: Áp dụng kỹ thuật trong Big data vào lưu trữ dữ liệu, HAY
Đề tài: Áp dụng kỹ thuật trong Big data vào lưu trữ dữ liệu, HAY
 
Bao cao de tai thi trac nghiem tieng anh
Bao cao de tai thi trac nghiem tieng anhBao cao de tai thi trac nghiem tieng anh
Bao cao de tai thi trac nghiem tieng anh
 
Bao cao de tai thi trac nghiem tieng anh
Bao cao de tai thi trac nghiem tieng anhBao cao de tai thi trac nghiem tieng anh
Bao cao de tai thi trac nghiem tieng anh
 
Bg ngonngulaptrinh c++
Bg ngonngulaptrinh c++Bg ngonngulaptrinh c++
Bg ngonngulaptrinh c++
 

More from Toi Hoang

MegaK academy - Tính Nội Lực Cốt Thép Bằng SAP 2000 Version 9.pdf
MegaK academy - Tính Nội Lực Cốt Thép Bằng SAP 2000 Version 9.pdfMegaK academy - Tính Nội Lực Cốt Thép Bằng SAP 2000 Version 9.pdf
MegaK academy - Tính Nội Lực Cốt Thép Bằng SAP 2000 Version 9.pdfToi Hoang
 
MegaK academy - Phân tích nội lực và thiết kế cốt thép bằng SAP 2000v10.pdf
MegaK academy - Phân tích nội lực và thiết kế cốt thép bằng SAP 2000v10.pdfMegaK academy - Phân tích nội lực và thiết kế cốt thép bằng SAP 2000v10.pdf
MegaK academy - Phân tích nội lực và thiết kế cốt thép bằng SAP 2000v10.pdfToi Hoang
 
MegaK academy - Giáo trình SAP 2000 v14.0.0.pdf
MegaK academy - Giáo trình SAP 2000 v14.0.0.pdfMegaK academy - Giáo trình SAP 2000 v14.0.0.pdf
MegaK academy - Giáo trình SAP 2000 v14.0.0.pdfToi Hoang
 
MegaK academy - Bài giảng SAP 2000 ĐH Xây Dựng - Ths.Hoàng Chính Nhân.pdf
MegaK academy - Bài giảng SAP 2000 ĐH Xây Dựng - Ths.Hoàng Chính Nhân.pdfMegaK academy - Bài giảng SAP 2000 ĐH Xây Dựng - Ths.Hoàng Chính Nhân.pdf
MegaK academy - Bài giảng SAP 2000 ĐH Xây Dựng - Ths.Hoàng Chính Nhân.pdfToi Hoang
 
MegaK academy - Ứng dụng SAP2000 xác định nội lực hệ phẳng tĩnh định chịu tải...
MegaK academy - Ứng dụng SAP2000 xác định nội lực hệ phẳng tĩnh định chịu tải...MegaK academy - Ứng dụng SAP2000 xác định nội lực hệ phẳng tĩnh định chịu tải...
MegaK academy - Ứng dụng SAP2000 xác định nội lực hệ phẳng tĩnh định chịu tải...Toi Hoang
 
MegaK academy - Giáo trình tự học SAP 2000.pdf
MegaK academy - Giáo trình tự học SAP 2000.pdfMegaK academy - Giáo trình tự học SAP 2000.pdf
MegaK academy - Giáo trình tự học SAP 2000.pdfToi Hoang
 
MegaK academy - Hướng dẫn phân tích và thiết kế kết cấu bằng phần mềm Sap 200...
MegaK academy - Hướng dẫn phân tích và thiết kế kết cấu bằng phần mềm Sap 200...MegaK academy - Hướng dẫn phân tích và thiết kế kết cấu bằng phần mềm Sap 200...
MegaK academy - Hướng dẫn phân tích và thiết kế kết cấu bằng phần mềm Sap 200...Toi Hoang
 
MegaK academy - Hướng dẫn chạy SAP 2000 cho đồ án Bê Tông II NUCE.PDF
MegaK academy - Hướng dẫn chạy SAP 2000 cho đồ án Bê Tông II NUCE.PDFMegaK academy - Hướng dẫn chạy SAP 2000 cho đồ án Bê Tông II NUCE.PDF
MegaK academy - Hướng dẫn chạy SAP 2000 cho đồ án Bê Tông II NUCE.PDFToi Hoang
 

More from Toi Hoang (8)

MegaK academy - Tính Nội Lực Cốt Thép Bằng SAP 2000 Version 9.pdf
MegaK academy - Tính Nội Lực Cốt Thép Bằng SAP 2000 Version 9.pdfMegaK academy - Tính Nội Lực Cốt Thép Bằng SAP 2000 Version 9.pdf
MegaK academy - Tính Nội Lực Cốt Thép Bằng SAP 2000 Version 9.pdf
 
MegaK academy - Phân tích nội lực và thiết kế cốt thép bằng SAP 2000v10.pdf
MegaK academy - Phân tích nội lực và thiết kế cốt thép bằng SAP 2000v10.pdfMegaK academy - Phân tích nội lực và thiết kế cốt thép bằng SAP 2000v10.pdf
MegaK academy - Phân tích nội lực và thiết kế cốt thép bằng SAP 2000v10.pdf
 
MegaK academy - Giáo trình SAP 2000 v14.0.0.pdf
MegaK academy - Giáo trình SAP 2000 v14.0.0.pdfMegaK academy - Giáo trình SAP 2000 v14.0.0.pdf
MegaK academy - Giáo trình SAP 2000 v14.0.0.pdf
 
MegaK academy - Bài giảng SAP 2000 ĐH Xây Dựng - Ths.Hoàng Chính Nhân.pdf
MegaK academy - Bài giảng SAP 2000 ĐH Xây Dựng - Ths.Hoàng Chính Nhân.pdfMegaK academy - Bài giảng SAP 2000 ĐH Xây Dựng - Ths.Hoàng Chính Nhân.pdf
MegaK academy - Bài giảng SAP 2000 ĐH Xây Dựng - Ths.Hoàng Chính Nhân.pdf
 
MegaK academy - Ứng dụng SAP2000 xác định nội lực hệ phẳng tĩnh định chịu tải...
MegaK academy - Ứng dụng SAP2000 xác định nội lực hệ phẳng tĩnh định chịu tải...MegaK academy - Ứng dụng SAP2000 xác định nội lực hệ phẳng tĩnh định chịu tải...
MegaK academy - Ứng dụng SAP2000 xác định nội lực hệ phẳng tĩnh định chịu tải...
 
MegaK academy - Giáo trình tự học SAP 2000.pdf
MegaK academy - Giáo trình tự học SAP 2000.pdfMegaK academy - Giáo trình tự học SAP 2000.pdf
MegaK academy - Giáo trình tự học SAP 2000.pdf
 
MegaK academy - Hướng dẫn phân tích và thiết kế kết cấu bằng phần mềm Sap 200...
MegaK academy - Hướng dẫn phân tích và thiết kế kết cấu bằng phần mềm Sap 200...MegaK academy - Hướng dẫn phân tích và thiết kế kết cấu bằng phần mềm Sap 200...
MegaK academy - Hướng dẫn phân tích và thiết kế kết cấu bằng phần mềm Sap 200...
 
MegaK academy - Hướng dẫn chạy SAP 2000 cho đồ án Bê Tông II NUCE.PDF
MegaK academy - Hướng dẫn chạy SAP 2000 cho đồ án Bê Tông II NUCE.PDFMegaK academy - Hướng dẫn chạy SAP 2000 cho đồ án Bê Tông II NUCE.PDF
MegaK academy - Hướng dẫn chạy SAP 2000 cho đồ án Bê Tông II NUCE.PDF
 

MegaK academy - SAP PRO.pdf

  • 2. SAP PRO “ ​Một quy trình đơn giản mọi kỹ sư xây dựng đều có thể áp dụng để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tính toán kết cấu với khoảng thời gian ngắn ​ “ ----------- Lương Trainer 1 ​ ​Luongtrainer.com
  • 3. SAP PRO SAP PRO CON ĐƯỜNG BÍ MẬT CỦA CÁC CHUYÊN GIA TÍNH TOÁN KẾT CẤU LƯƠNG TRAINER 2 ​ ​Luongtrainer.com
  • 4. SAP PRO LỜI GIỚI THIỆU Bạn đang cầm trên tay cuốn sách này, chắc hẳn bạn đang quan tâm tìm hiểu, khám phá những công thức, những quy trình giúp bạn tính toán kết cấu nhanh chóng và chính xác. Và tôi tin rằng - Những bí mật được tiết lộ trong cuốn sách này sẽ làm cho bạn thỏa mãn với điều đó. Sap Pro là cuốn sách ĐẦU TIÊN và duy nhất trên thị trường hiện nay tiết lộ cho bạn biết về cách thức mà các chuyên gia hàng đầu về kết cấu đã làm công việc tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000 ra sao. Những bí mật này thông thường không được tiết lộ. Nhưng trong cuốn sách này bạn sẽ biết cách để áp dụng những bí mật giúp công việc kỹ sư kết cấu của bạn nâng lên một trình độ mới. Sau nhiều năm kinh nghiệm và liên tục học hỏi từ những chuyên gia hàng đầu về kết cấu, tôi đã tổng hợp ra được một công thức, một quy trình tính toán vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả cao. Tôi hi vọng bạn sẽ đọc nó, hiểu nó, áp dụng nó và tạo ra sự thay đổi cho bản thân. Và bây giờ nếu bạn đang cầm trên tay món quà tặng này, bạn hãy giúp tôi 1 việc để đổi lại công sức gần 1 tháng trời qua tôi viết cuốn sách này dành tặng cho bạn được không? Nếu bạn đang đọc bản mềm và muốn nhận được sách Sap Pro bản cứng hoàn toàn MIỄN PHÍ gửi tận nơi cho bạn thì bạn có thể đăng ký nhận bản cứng, đầy đủ tại link ​http://luongtrainer.com/sach-day-phan-mem-sap-2000/ Ngoài việc nhận được sách bản cứng, bạn còn nhận được các tài liệu như bảng tính, file sap của công trình thực hành trong sách và nhiều quà tặng nữa khi bạn đăng ký vào link ở trên. Người truyền lửa Lương Trainer Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Kisato 3 ​ ​Luongtrainer.com
  • 5. SAP PRO LỜI ĐỀ TẶNG Xin dành tặng quyển sách này đến cha, người đã luôn truyền cảm hứng cho con trở thành một người truyền lửa Dành tặng mẹ, người đã luôn luôn biết được giá trị thật của con người con Và xin dành tặng vợ Trần Thị Huệ, vì đã luôn ủng hộ tất cả ý tưởng điên rồ của anh và chuyên tâm lo liệu cho tổ ấm của chúng ta để anh có thể theo đuổi ước mơ của mình. Đặc biệt để hoàn thành được cuốn sách mà tôi tâm huyết này, cuốn sách bạn sẽ không dễ gì tìm được trên thị trường. Thì tôi phải xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các bạn đã giúp tôi sớm hoàn thành sứ mệnh của mình: “​Là người chia sẻ, truyền lửa, truyền động lực để giúp đỡ nhiều người thay đổi tư duy từ đó thay đổi theo hướng tích cực hơn trong cuộc sống” 4 ​ ​Luongtrainer.com
  • 6. SAP PRO MỤC LỤC Quy trình tổng quan Bước #1: Lấy thông tin công trình Bước #2: Lựa chọn sơ bộ tiết diện các kết cấu chính cho công trình Chọn tiết diện cho kết cấu sàn Chọn tiết diện cho kết cấu dầm Chọn tiết diện cho kết cấu cột Bước #3: Dựng mặt bằng kết cấu sơ bộ cho các tầng của công trình Bước #4: Lập bảng tính cho các trường hợp tải trọng Các loại tải trọng Tĩnh tải Hoạt tải Tải trọng gió Bước #5: Tính toán nội lực cho công trình B#1: Chọn đơn vị tính cho phần mềm B#2: Chọn mô hình kết cấu B#3: Khai báo các thông số đầu vào cho công trình 5 ​ ​Luongtrainer.com
  • 7. SAP PRO B#4: Khai báo vật liệu sử dụng cho công trình B#5: Khai báo tiết diện của các loại kết cấu cho công trình B#6: Dựng mô hình 3D kết cấu cho công trình B#7: Định nghĩa các loại tải trọng cho công trình B#8: Gắn tải trọng B#9: Khai báo các trường hợp tổ hợp tải trọng cho công trình B#10: Chia nhỏ phần tử sàn B#11: Khai báo bậc tự do cho phép B#12: Thực hiện tính toán Bước 6: Kiểm tra điều điện trạng thái giới hạn hai cho công trình Chuyển vị lớn nhất cho phép Chuyển vị tương đối giữa các tầng lớn nhất cho phép Bước 7: Tính toán cốt thép cho các loại kết cấu theo TCVN 5574-2012 Cách 1: Xuất nội lực ra bảng excel tính toán kết cấu theo TCVN Cách 2: Chạy trực tiếp kết quả thép trong phần mềm Sap 2000 1. Quy đổi tiêu chuẩn trong phần mềm Sap 2000 về TCVN 2. Quy đổi hệ số vật liệu về TCVN 3. Chọn tổ hợp thiết kế thép 4. Chạy lại chương trình để lấy nội lực 5. Chạy chương trình tính kết quả thép cho dầm 6. Cách đọc kết quả thép 7. Cách tra kết quả thép để bố trí cho dầm 8. Cách xem kết quả thép trong phần mềm dưới dạng hàm lượng phần trăm Bước 8: Chạy vòng lặp Lời kết 6 ​ ​Luongtrainer.com
  • 8. SAP PRO QUY TRÌNH TỔNG QUAN QUY TRÌNH TÍNH TOÁN KẾT CẤU NHANH VÀ CHÍNH XÁC VỚI PHẦN MỀM SAP 2000 7 ​ ​Luongtrainer.com
  • 9. SAP PRO T​rước khi chúng ta đi vào chi tiết sử dụng phần mềm, ở phần này tôi sẽ vẽ cho bạn 1 bức tranh tổng quan gồm những bước đi nhỏ phải đi khi sử dụng phần mềm Sap 2000 để tính toán kết cấu. Các bước trong hành trình này gồm: Bước #1: Đọc hiểu bản vẽ kiến trúc lấy các thông tin cần thiết cho việc thiết kế, tính toán kết cấu. Để đọc bản vẽ kiến trúc nhanh ở bước này thì bạn cần làm cho tôi 3 việc: 1. Mua ngay cho mình 1 cuốn sổ tay ghi chép và đặt tên nó là “ Sổ Tay Thiết Kế” 2. Thay vì đọc bản vẽ bằng mắt như thông thường thì hãy tìm các bản vẽ để trả lời cho tôi các câu hỏi sau: a. Diện tích xây dựng của công trình ( axb=? ) b. Chiều cao của công trình ( h=? ) c. Số tầng của công trình ( n=? ) d. Chiều cao các tầng của công trình ( hi=? ) e. Nhịp lớn nhất của công trình ( Lmax=? ) f. Địa điểm công trình ở đâu? g. Địa chất nơi đây ra sao, các nhà bên cạnh thường dùng móng gì? h. Kết cấu dự kiến cho công trình? i. Các vật liệu sử dụng cho công trình dự kiến là gì? 3. Ghi các câu trả lời ở trên vào cuốn sổ tay thông tin công trình. Đây là cách đọc bản vẽ lấy thông tin hoàn toàn mới do tôi sáng tạo ra, việc của bạn chỉ đơn giản là làm theo rồi bạn sẽ có một kết quả hoàn tác khác. Bạn sẽ ngạc nhiên sau 3 năm, 5 năm, 10 năm về khối lượng thông tin bạn có được trong cuốn tay thiết kế này nếu bạn làm chính xác như những gì tôi nói ở trên. Nó sẽ là cả 1 kho tàng kinh nghiệm, kiến thức thiết kế quý báu trong suốt những năm tháng bạn đi làm. Đừng bao giờ tin vào trí nhớ của mình, hãy để cho bộ não nghỉ ngơi và dùng cuốn sổ tay thiết kế để làm công cụ ghi nhớ tự động cho bạn. 8 ​ ​Luongtrainer.com
  • 10. SAP PRO Đọc tới đây bạn hãy mở công trình thực hành trong mail mà tôi đã gửi cho bạn và đứng dậy thực hành luôn cho tôi các công việc ở trên để hoàn tất bước 1 này. Còn nếu bạn chưa nhận được các bản vẽ này thì bạn hãy nhanh tay đăng ký cho mình 1 cuốn sách bản cứng miễn phí, được giao tận nhà cho bạn tại đường link đăng ký ​http://luongtrainer.com/sach-day-phan-mem-sap-2000 Bước #2: Chọn tiết diện sơ bộ cho tất cả các kết cấu chính. Do khung là kết cấu siêu tĩnh, do vậy muốn tính được nội lực trong khung chúng ta sẽ giả định sơ bộ kích thước tiết diện cho các kết cấu chính. Rồi sau đó ta mới kiểm tra kích thước tiết diện đã chọn ban đầu đã thỏa các điều kiện về khả năng chịu lực, hàm lượng cốt thép, chuyển vị,... không. Nếu không thỏa các điều kiện trên chúng ta sẽ tiến hành chọn lại tiết diện và lặp lại vòng lặp trên cho tới khi nào thỏa mãn các điều kiện thì thôi Để làm bước này nhanh, đặc biệt là những bạn trẻ chưa có kinh nghiệm chọn tiết diện kết cấu bao giờ tôi có ba chiến lược cho bạn 1. Sử dụng các công trình có tính chất tương tự đã thi công: Tức là chúng ta sẽ chọn các tiết diện kết cấu sơ bộ giống như những công trình có quy mô, tính chất tương tự đã đưa vào thi công. Để có được những bản vẽ kết cấu của các công trình này, bạn cần phải cần có chiến lược số 2 2. Chiến lược chơi với các chuyên gia: Hãy mở rộng mối quan hệ của mình, kết thân với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này. Với kinh nghiệm nhiều năm với đủ loại các công trình tính toán kết cấu lớn nhỏ khác nhau họ sẽ giúp bạn tư vấn cách lựa chọn tiết diện kết cấu, chia sẻ với bạn những bản vẽ công trình đã được phê duyệt đưa vào thi công. Đó là những cái lợi lớn nhất khi bạn chơi với chuyên gia. Còn nếu bạn không biết cách để chơi với những chuyên gia này thì tôi có 2 mách nước cho bạn: a. Free ( miễn phí ): Hãy làm việc miễn phí cho các chuyên gia, giống như tôi trước đây bỏ ra gần 2 năm để làm miễn phí cho 1 công ty tư vấn thiết kế hàng đầu. Hãy làm việc miễn phí cho họ, tôi tin rằng ngoài mối quan hệ ra bạn còn nhận được rất nhiều bài học không dễ kiếm ở ngoài kia. 9 ​ ​Luongtrainer.com
  • 11. SAP PRO b. Cách thứ hai là bỏ ra 1 khoản phí nhỏ để biến các chuyên gia thành thầy của mình: Lời khuyên của tôi là nếu có điều kiện thì bạn nên chọn cách thứ 2 cho nhanh vì thực sự cách 1 sẽ rất mất thời gian và làm cho con đường thành công của bạn sẽ trở nên dài hơn. Để cách thứ 2 hiệu quả ngoài việc biến chuyên gia thành thầy tôi còn có 1 từ khóa muốn tặng bạn, để chiến lược này trở nên hiệu quả. Từ khóa đó là “ Sự gần gũi “ - Hãy thường xuyên gần gũi với những chuyên gia này, đừng chỉ có học kiến thức không mà hãy thường xuyên nói chuyện, tiếp xúc, cafe với họ. Gia tăng sự gần gũi giúp bạn gia tăng chất lượng mối quan hệ, và lúc đó bạn sẽ không biết họ sẽ cho bạn những thứ tuyệt vời thế nào đâu. Trong 1 lớp học 100 học sinh học cùng 1 người thầy giỏi thì không phải 100 học sinh đều giỏi mà chỉ có 10% trong số đó là giỏi mà thôi. Sự khác biệt nằm ở ba chữ “ Sự gần gũi” mà tôi đã nói ở trên Như tôi vẫn nói trong các lớp học của tôi rằng “ Các bạn bỏ tiền ra không chỉ để mua kiến thức của tôi mà mua tôi mua cả mối quan hệ mà tôi đang có - Hãy tận dụng chúng thông qua sự gần gũi khi các bạn đã là học trò của tôi”. Tất cả những người sao chép, copy kiến thức ngoài kia họ không hiểu được điều này, đó là lý do tại sao họ vẫn mãi chỉ dậm chân tại chỗ. Có những khóa học tôi bỏ ra hàng chục triệu đồng với thời gian học chỉ trong ba ngày. Nhưng tôi vẫn rất vui rút hầu bao, vì sao ư vì giờ đây tôi không chỉ có những kiến thức mới, mà tôi còn được tham gia vào 1 cộng đồng với những mối quan hệ đầy chất lượng trong lớp học. Những lợi ích tiềm ẩn không dễ gì nhận thấy. Đó là kinh nghiệm, là chiến lược hiệu quả mà tôi thường xuyên áp dụng. Từ giờ bạn hãy bỏ ngay tư duy copy kiến thức, mua kiến thức một loại tư duy cũ đi mà hãy dùng tư duy biến các chuyên gia trở thành thầy của mình, thành bạn của mình. Tôi tin chắc bạn sẽ còn tiến rất xa trong nghề này nếu áp dụng chính xác những gì tôi mách cho bạn ở trên. 3. Template chọn tiết diện sơ bộ: Đây là bộ template trong đó có sẵn các công thức chon tiết diện sơ bộ, việc của bạn là chỉ cần nhập các thông số đầu vào nó sẽ tự động trả lại kết quả cho bạn. Nếu bạn đã đăng ký mua chiếc DVD kèm theo sách tại đường link mua 10 ​ ​Luongtrainer.com
  • 12. SAP PRO DVD http://luongtrainer.com/dvd-sach-sap thì trong đó tôi có chuẩn bị sẵn cho bạn vũ khí này. Còn nếu chưa bạn có thể tham khảo 1 vài công thức chọn tiết sơ bộ sau: 1. Kích thước tiết điện sơ bộ của dầm được chọn như sau: ❏ Chiều cao dầm phụ h=(1/12-1/16) nhịp ( Thường chọn bội số của của 5cm, 10 cm ) ❏ Chiều cao dầm chính h=(1/12-1/14) nhịp ( Thường chọn bội số của 5cm, 10 cm ) ❏ Chiều rộng dầm b=(½-¼) Hdam ( thường chọn 20,25,30,35,40cm,...) 2. Kích thước tiết diện của cột được chọn sơ bộ như sau: ❏ Ab=(1,2-1,5)N/Rb. Trong đó ★ Ab: Diện tích tiết diện ngang của cột 11 ​ ​Luongtrainer.com
  • 13. SAP PRO ★ Rb: Cường độ chịu nén tính toán của bê tông ★ N: Lực nén lớn nhất trong cột ❏ Từ Ab ta sẽ xác định ra kích thước (b,h) của tiết diện chữ nhật hoặc đường kính D của cột tiết diện tròn. Chiều rộng b thường được chọn theo yêu cấu cấu tạo và độ mảnh còn chiều cao h lấy theo cấu kiện chịu nén lệch tâm ★ h=(1,-3)b Đó là một số công thức tính toán sơ bộ chọn tiết diện cột, nếu có điều kiện có thể đăng ký DVD kèm theo sách để xem trọn bộ video hướng dẫn sử dụng bảng tính cách chọn tiết diện sơ bộ của các loai tiết diện khác nữa. Bước #3: Dựng mặt bằng kết cấu sơ bộ Căn cứ vào bản vẽ kiến trúc và các tiết diện sơ bộ ta đã chọn ở trên, bạn sẽ tiến hành chuyển đổi mặt bằng kiến trúc sang thành mặt bằng kết cấu sơ bộ. Lời khuyên của tôi là mỗi mặt bằng khác nhau bạn tạo ra sẵn các mặt bằng kết cấu sơ bộ khác nhau. Tốt nhất là dùng Revit, vì trong revit khi bạn dựng xong kiến trúc là nó đã tạo sẵn cho bạn mặt bằng kết cấu. Bạn có thể học cách làm này tại website ​http://revitbox.net/​. Còn chưa biết dùng revit thì bạn có thể dùng autocad để tạo sơ bộ ra các mặt bằng kết cấu này. Mục đích chính của việc này, là để xem sau khi ta tạo sơ bộ mặt bằng kết cấu thì cách bố trí mặt bằng kết cấu như vậy đã hợp lý chưa, phương, chiều của các loại kết cấu trong mặt bằng có hợp lý không? Cần phải chỉnh sửa gì không? 12 ​ ​Luongtrainer.com
  • 14. SAP PRO Bước #4: Lập bảng tính cho các trường hợp tải Sau khi đã có mặt bằng kết cấu sơ bộ ta tiến hành tạo bảng tải trọng cho các trường hợp tải 1. Tĩnh tải 2. Hoạt tải 3. Gió ( Gió tĩnh, gió động ) 4. Động đất ( Nếu có ) Dựa vào các bản vẽ kiến trúc ta tra ra được các thông số về kích thước, vị trí công trình, đặc tính vật liệu,...để từ đó xác định ra được các loại tải trọng mà từng loại kết cấu phải chịu Ở bước này bạn nên chuẩn bị cho mình 1 bảng tính excel cho các loại tải trọng trên để đẩy nhanh quá trình tính toán trong bước này 13 ​ ​Luongtrainer.com
  • 15. SAP PRO Chú ý ở bảng này bạn nên loại trừ trọng lượng bản thân của các loại kết cấu tham gia chịu lực ( Vì các trọng lượng bản thân này sẽ được khai báo trực tiếp trong phần mềm ). Nếu bạn đã sở hữu chiếc DVD kèm theo cuốn sách thì xin chúc mừng bạn đã vừa sở hữu bảng excel mẫu về tải trọng vừa sở hữu bộ video hướng dẫn đầy đủ cách sử dụng, ý nghĩa của từng thông số trong bảng excel này. Bước #5: Tính toán nội lực Trong bước này bạn sẽ mở phần mềm Sap 2000 lên, làm theo trình tự các bước tôi liệt kê bên dưới để chạy nội lực cho công trình ➢ B#1: Chọn đơn vị tính cho phần mềm ➢ B#2: Chọn mô hình kết cấu ➢ B#3: Khai báo các thông số đầu vào cho công trình ( lưới trục, số tầng, cao độ từng tầng ) 14 ​ ​Luongtrainer.com
  • 16. SAP PRO ➢ B#4: Khai báo vật liệu ( bê tông, cốt thép ) sử dụng cho các loại kết cấu trong công trình ➢ B#5: Khai báo tiết diện của các loai kết cấu trong công trình ( dầm, cột, sàn, vách, mái,...) ➢ B#6: Dựng mô hình 3D kết cấu cho công trình ➢ B#7: Định nghĩa các loại tải trọng cho công trình ➢ B#8: Gắn tải trọng cho các loại kết cấu chịu tải trong công trình ➢ B#9: Khai báo các trường hợp tổ hợp tải trọng cho công trình ➢ B#10: Chia nhỏ phần tử sàn ➢ B#11: Khai báo bậc tự do cho phép ➢ B#12: Thực hiện tính toán Bước #6: Kiểm tra điều kiện trạng thái giới hạn 2 ( chuyển vị ) cho công trình Từ nội lực đã chạy ra trong phần mềm Sap 2000, ta tiến hành lọc lấy các chuyển vị lớn nhất của công trình và so sánh với tiêu chuẩn xem có đạt so với TCVN không? Nếu không chọn lại tiết diện và chạy lại Với chuyển vị ta cần kiểm tra 2 điều kiện sau: 1. Chuyển vị lớn nhất cho phép < H/500 ( H: chiều cao toàn công trình ) 2. Chuyển vị tương đối giữa các tầng lớn nhất cho phép <Ht/300 (Ht: Chiều cao của tầng ) Bước #7: Tính toán cốt thép cho các loai kết cấu theo TCVN 5574-2012 Sau khi trạng thái giới hạn 2 đã thỏa mãn ta tiếp tục tính cốt thép cho các cấu kiện kết cấu. Hiện nay có 2 cách tính: Xuất nội lực từ phần mềm sap 2000 ra rồi dùng các bảng tính đã thiết lập sẵn theo TCVN 5574-2012 để tính toán Khai báo thêm các thông số liên quan tới cốt thép và điều kiện biên rồi chạy ra kết quả thép trực tiếp trong phần mềm Cách thứ 1 dùng phổ biến hơn cả vì đa số các đơn vị thẩm tra đều yêu cầu bạn trình bày theo phương pháp này, còn cách 2 bạn dùng để kiểm tra nhanh kết quả cho công trình. 15 ​ ​Luongtrainer.com
  • 17. SAP PRO Bước #8: Nếu TTGHI và THGHII Ok thì dừng, còn không đạt thì tiến hành làm lại từ bước 2 cho tới khi nào thoải mãn 2 yêu cầu trên thì thôi Đây chính xác là 1 vòng lặp từ chọn tiết diện sơ bộ, sơ đồ kết cấu cho tới chay nội lực, kiểm tra. Vòng lặp này sẽ tiến hành đi tiến hành lại các bước này cho tới khi nào tìm ra tiết diện, sơ đồ kết cấu thỏa mãn các yêu cầu về trạng thái giới hạn I và II theo TCVN thì thôi. Để không mất thời gian ở bước này, các bạn nên tham khảo trước các bản vẽ kết cấu của các chuyên gia đã làm ở các công trình tương tự trước đó. Vậy là tôi đã giới thiệu cho bạn 8 bước chi tiết cần làm mỗi khi phải tính toán kết cấu cho một công trình dân dụng nào đó. Sau đây để hiểu rõ hơn về 8 bước này, tôi sẽ đi sâu vào cách làm của 1 công trình cụ thể ở từng bước trên trong từng chương mục lớn. Hãy mở máy lên và thực hành cùng tôi nhé, chỉ có hành động với tạo ra kết quả mà thôi. Vì vậy ngay bây giờ, bất kể hoàn cảnh nào tôi thách thức bạn lấy cuốn sổ tay kết cấu của mình ra và ghi lại tất cả các bước mà tôi đã trình bày ở trên. Chắc chắn sẽ có 80% những con người không hành động và chỉ có top 20% những con người hành động để tạo ra kết quả mà thôi. Đó là nguyên tắc của cuộc sống, nó luôn luôn vậy. Việc của bạn bây giờ là lựa chọn ở bên nào? Bên 20 hay bên 80? Làm ngay hay để mai? Còn tôi luôn lựa chọn cuộc sống của 1 chiến binh với tinh thần luôn hành động để hướng tới đích. 16 ​ ​Luongtrainer.com
  • 18. SAP PRO BƯỚC #1 : LẤY THÔNG TIN CÔNG TRÌNH 17 ​ ​Luongtrainer.com
  • 19. SAP PRO T​rong bước này, chúng ta sẽ đi tiến hành nghiên cứu các bản vẽ kiến trúc và lấy các thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình tính toán kết cấu ở các bước sau. Và nếu bạn đã nằm trong danh sách thành viên nhận quà tặng cuốn sách “ Sap Pro” bản cứng từ tôi, thì trong email tôi đã gửi sẵn cho bạn 1 file bản vẽ kiến trúc của công trình chúng ta sẽ thực hành trong cuốn sách này. Việc của bạn đơn giản chỉ là mở email ra và thực hành theo những gì tôi viết trong cuốn sách này rồi bạn sẽ nhanh chóng sở hữu được các công thức mà các chuyên gia tính toán kết cấu bằng phần mềm sap 2000 ngoài kia đang sử dụng. Còn nếu bạn vô tình xem được tài liệu này hoặc chưa có bản vẽ kèm theo sách thì bạn có thể đăng ký nhận sách “Sap Pro” bản cứng theo đường link tại website: ​http://luongtrainer.com/sach-day-phan-mem-sap-2000/ Nào bạn hãy mở bản vẽ ra và thực hành lấy thông tin cùng tôi nào THÔNG TIN CÔNG TRÌNH 1. Thể loại công trình: Nhà Phố 2. Tổng số tầng: 3 tầng 3. Diện tích 1 sàn 72m2 ( axb = 4x18 m ) 4. Chiều cao các tầng: 3.9m ; 3.6m ; 3.3m 5. Nhịp lớn nhất giữa trong công trình là: 4.75m 6. Địa điểm công trình: Yên Bái 7. Địa chất: Yếu, các nhà bên cạnh dùng móng cọc để làm móng công trình 8. Kết cấu dự kiến cho công trình: Khung bê tông cốt thép 9. Các vật liệu sử dụng cho công trình dự kiến: Thép đai: CI, thép chịu lực: CII, bê tông cấp độ bền: B20 Tiếp theo chúng ta sẽ dựa vào các thông tin trên để lựa chọn sơ bộ các tiết diện cho công trình ở phần tiếp theo. 18 ​ ​Luongtrainer.com
  • 20. SAP PRO BƯỚC #2 : LỰA CHỌN SƠ BỘ TIẾT DIỆN CÁC KẾT CẤU CHÍNH CHO CÔNG TRÌNH 19 ​ ​Luongtrainer.com
  • 21. SAP PRO T​rong phần này chúng ta sẽ dựa vào các công thức theo kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực kết cấu để chọn sơ bộ cho từng loại kết cấu. CHỌN TIẾT DIỆN CHO KẾT CẤU SÀN Với sàn ta chọn chiều dày sàn dựa theo công thức kinh nghiệm sau: Dựa vào bản vẽ mặt bằng kiến trúc ta nhận thấy rằng trong tất cả các ô bản thì ô bản có diện tích lớn nhất có L( cạnh ngắn của bản ) = 3.78m Mở các bản vẽ kiến trúc tôi gửi cho bạn trong emai kèm theo cuốn sách ra để xem. Nếu bạn chưa có bản vẽ này thì bạn có thể đăng ký nhận sách và bản vẽ miễn phí tại: ​http://luongtrainer.com/sach-day-phan-mem-sap-2000/ Dựa vào công thức trên chúng ta sẽ chọn ra được chiều dày sơ bộ cho sàn kết cấu bằng 10cm Hoặc bạn có thể dựa vào bảng tính excel chọn sơ bộ tiết diện như bên dưới. 20 ​ ​Luongtrainer.com
  • 22. SAP PRO CHỌN TIẾT DIỆN CHO KẾT CẤU DẦM Công thức chọn tiết diện sơ bộ theo kinh nghiệm cho dầm: Theo mặt bằng kiến trúc, ban sẽ nhìn thấy công trình có rất nhiều nhịp với khẩu độ khác nhau, dẫn tới sinh ra nhiều kiểu dầm có tiết diện khác nhau. Nhưng để thuận tiện trong quá trình thi công như cốt thép, cốp pha, với quy mô công trình nhà phố như thế này ta nên chọn ra dầm có nhịp lớn nhất để chọn tiết diện sơ bộ rồi lấy tiết diện đó làm tiết diện chung cho các loại dầm khác còn lại. Nhìn vào mặt bằng kiến trúc tầng 2 bạn sẽ thấy dầm có nhịp lớn nhất là 4.78m do vậy căn cứ vào công thức trên ta sẽ chọn tiết diện sơ bộ như sau: + Tất cả các dầm chính ta chọn D220x400 + Dầm phụ chọn D220x400 và D150x400 21 ​ ​Luongtrainer.com
  • 23. SAP PRO Nếu bạn đã sở hữu chiếc DVD đi kèm cuốn sách bạn có thể mở DVD ra và điền các thông số và bảng chọn tiết diện sơ bộ cho dầm bên dưới CHỌN TIẾT DIỆN CHO KẾT CẤU CỘT Công thức chọn tiết diện sơ bộ theo kinh nghiệm cho cột: 22 ​ ​Luongtrainer.com
  • 24. SAP PRO Vì công trình này có diện tích và quy mô nhỏ nên ta sẽ chọn đại diện 1 cột có diện tích truyền tải lên cột là lớn nhất để tính toán, rồi chọn tiết diện tương tự cho các vị trí còn lại. Nhìn vào mặt bằng kiến trúc tầng 2 bạn sẽ thấy cột giao giữa trục 4 và trục B là cột có diện truyền tải lớn nhất là 9.01m2 cộng thêm công trình dự kiến sau này sẽ nâng từ 3 lên 5 tầng lên chúng ta sẽ chọn cột có tiết diện sơ bộ là 220x300 mm. Để thuận tiện trong quá trình tính toán bạn có thể nhâp số liệu vào bảng excel mà tôi đã biên soạn sẵn cho phần này như hình dưới ( nếu bạn đã kịp đăng ký DVD ở đường link ​http://luongtrainer.com/dvd-sach-sap/​ ) Khi chọn tiết diện cột xong, bạn còn cần kiểm tra thêm cho tôi 2 điều kiện: 23 ​ ​Luongtrainer.com
  • 25. SAP PRO Nếu 1 trong 2 điều kiện trên không đạt thì ta phải tiến hành chọn lại tiết diện cho tới khi đạt thì thôi Ok, như vậy là tôi đã giúp bạn lựa chọn chi tiết tiết diện sơ bộ cho các kết cấu chính. Bây giờ hãy cùng tôi tiếp tục tạo mặt bằng kết cấu sơ bộ ở bước 3 nhé 24 ​ ​Luongtrainer.com
  • 26. SAP PRO BƯỚC #3 : DỰNG MẶT BẰNG KẾT CẤU SƠ BỘ CHO CÁC TẦNG CỦA CÔNG TRÌNH 25 ​ ​Luongtrainer.com
  • 27. SAP PRO M​ục đích chính của bước này giúp chúng ta tái tạo lại sơ đồ kết cấu dựa trên các tiết diện kết cấu sơ bộ đã chọn ở bước trên. Từ đó xem phương án bố trí kết cấu như vậy đã hợp lý chưa, cần phải chỉnh sửa gì không? Ví như các vị trí của sàn âm, lỗ rỗng, hộp kỹ thuật. Đặc biệt hơn ở bước này, ngoài việc bố trí các kết chính bạn còn cần quan tâm tới hình dạng của công trình từ đó xác định phương chịu lực chính cho công trình. Cụ thể với công trình trên, mặt bằng công trình là hình chữ nhật, 2 bên hông công trình có nhà dân tiếp giáp. Do đó khi chịu tác dụng của tải ngang ( ví dụ như gió hoặc động đất ) thì phương cạnh ngắn của công trình sẽ khỏe hơn so với phương cạnh dài. Chính vì vậy trong mặt bằng kết cấu ta phải bố trí cột có phương cạnh dài trùng với phương cạnh dài của công trình. Để làm nhanh bước này bạn nên copy mặt bằng kiến trúc từng tầng rồi sửa đổi thành mặt bằng kết cấu với tiết diện sơ bộ đã chọn. Tới bước này bạn hãy mang bản vẽ kiến trúc tôi ra và tiến hành dựng sơ bộ mặt bằng kết cấu trên autocad để thực hành theo. Rồi đối sánh với kết quả tôi làm bên dưới bạn nhé Mặt bằng kết cấu sơ bô tầng 2 26 ​ ​Luongtrainer.com
  • 28. SAP PRO Mặt bằng kết cấu sơ bô tầng tum Mặt bằng kết cấu sơ bô tầng mái Ở bước này bạn cũng có thể dùng Revit Structure để dựng mô hình kết cấu 3D và tự động xuất ra mặt bằng kết cấu sơ bộ cho nhanh. Nếu bạn chưa biết tới sức mạnh của Revit Structure bạn có thể kích vào link ​http://luongtrainer.com/hoc-revit-structure/ để tham gia khóa học hướng dẫn sử dụng phần mềm revit structure để triển khai kết cấu hoàn toàn miễn phí của tôi. Còn nếu bạn muốn dựng được 3D kiến trúc bằng phần mềm Revit chính công trình này ngay cả khi bạn không phải dân kiến trúc thì bạn có thể đăng ký học tại website: ​http://revitbox.net/ 27 ​ ​Luongtrainer.com
  • 29. SAP PRO BƯỚC #4 : LẬP BẢNG TÍNH CHO CÁC TRƯỜNG HỢP TẢI TRỌNG 28 ​ ​Luongtrainer.com
  • 30. SAP PRO O​k, bước tiếp theo trong quy trình tính toán kết cấu là xác định các loại tải trọng cần chất cho công trình. Thông thường một công trình cần tính các loại tải trọng sau: 1. Tĩnh tải ➢ Tĩnh tải ô sàn không có tường ngăn ➢ Tĩnh tải ô sàn có tường ngăn ➢ Tĩnh tải hành lang, ban công, lô gia ➢ Tĩnh tải cầu thang ➢ Tĩnh tải nhà vệ sinh ➢ Tĩnh tài sân thượng, sàn mái ➢ Tĩnh tải tường xây gạch đặc ( tường có cửa, tường không có cửa ) ➢ Tĩnh tải tường xây gạch rỗng ( tường có cửa, tường không có cửa ) 2. Hoạt tải ➢ Hoạt tải phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ ➢ Hoạt tải phòng vệ sinh ➢ Hoạt tải hành lang ➢ Hoạt tải hội trường ➢ Hoạt tải kho lưu trữ ➢ Hoạt tải cầu thang ➢ Hoạt tải mái có sử dụng ➢ Hoạt tải mái không sử dụng 3. Tải trọng gió ➢ Tải trọng gió tĩnh ➢ Tải trọng gió động, được tính trong các trường hợp: ■ Nhà nhiều tầng có H>40m ■ Khung ngang nhà công nghiệp 1 tầng, 1 nhịp có H>36m và H/L>1.5 ■ Với các công trình cao và kết cấu mềm ( ống khói, trụ, tháp,..) còn phải kiểm tra mất ổn định khí động 4. Tải trọng động đất 29 ​ ​Luongtrainer.com
  • 31. SAP PRO Như vậy là các bạn đã biết các loại tải trọng cần phải tính cho công trình, nhưng không phải công trình nào cũng cần phải tính tất cả các loại tải trọng trên. Bây giờ dựa vào các bản vẽ tôi cho kèm theo cuốn sách và dựa vào các loại tải trọng tôi liệt kê ở trên, bạn hãy xem công trình mà chúng ta đang thực hành cần những loại tải trọng gì? Bạn hãy liệt kê ra cuốn sổ tay kết cấu rồi đối sánh với kết quả bên dưới của tôi nhé Hãy nhớ chỉ có hành động mới tạo ra kết quả bạn của tôi à, đừng xem. Đừng biến cuốn sách này thành cuốn sách chỉ đọc cho vui mà hãy biến nó thành công cụ giúp bạn tăng tốc trong công việc của mình. Ok, bạn đã viết xong chưa? Giờ hãy so sành với kết quả của tôi nhé CÁC LOẠI TẢI TRỌNG 1. Tĩnh tải ➢ Tĩnh tải ô sàn không có tường ngăn ➢ Tĩnh tải hành lang, ban công, lô gia ➢ Tĩnh tải cầu thang ➢ Tĩnh tải nhà vệ sinh ➢ Tĩnh tài sân thượng, sàn mái ➢ Tĩnh tải tường xây gạch đặc ( tường có cửa, tường không có cửa ) ➢ Tĩnh tải tường xây gạch rỗng ( tường có cửa, tường không có cửa ) 2. Hoạt tải ➢ Hoạt tải phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ ➢ Hoạt tải phòng vệ sinh ➢ Hoạt tải hành lang ➢ Hoạt tải cầu thang ➢ Hoạt tải mái có sử dụng ➢ Hoạt tải mái không sử dụng 3. Tải trọng gió ➢ Tải trọng gió tĩnh Với công trình này sẽ có 3 loại tải cần tính như tôi kể trên, nhiệm vụ tiếp theo bây giờ của bạn là phải đi xác định giá trị cần chất cho từng loại tải ở trên. 30 ​ ​Luongtrainer.com
  • 32. SAP PRO Để làm được việc này bạn phải xác định từng lớp cấu tạo vật liệu cho phần tĩnh tải và tra các thông số trong tiêu chuẩn TCVN 2737-1995 ( tiêu chuẩn về tải trọng và tác động ) để xác định ra các giá trị hoạt tải và tải trọng gió. Bây giờ tôi sẽ giúp bạn làm chi tiết từng bước với công trình này, nào hãy theo sát tôi từng bước nhé TĨNH TẢI 1. Tĩnh tải ô sàn không có tường ngăn Dựa vào bản vẽ kiến trúc và trọng lượng riêng của các lớp cấu tạo ta xác định được tổng tải trọng tĩnh tải chất lên ô sàn không có tường ngăn là: 2. Tĩnh tải hành lang - ban công - lô gia Dựa vào bản vẽ kiến trúc và trọng lượng riêng của các lớp cấu tạo ta xác định được tổng tải trọng tĩnh tải chất lên hành lang, ban công là: 31 ​ ​Luongtrainer.com
  • 33. SAP PRO 3. Tĩnh tải hành cầu thang Dựa vào bản vẽ kiến trúc và trọng lượng riêng của các lớp cấu tạo ta xác định được tổng tải trọng tĩnh tải chất lên cầu thang là: 4. Tĩnh tải hành khu vệ sinh Dựa vào bản vẽ kiến trúc và trọng lượng riêng của các lớp cấu tạo ta xác định được tổng tải trọng tĩnh tải chất lên khu vệ sinh là: 5. Tĩnh tải sân thượng - sàn mái Dựa vào bản vẽ kiến trúc và trọng lượng riêng của các lớp cấu tạo ta xác định được tổng tải trọng tĩnh tải chất lên sân thượng, sàn mái là: 32 ​ ​Luongtrainer.com
  • 34. SAP PRO 6. Tĩnh tải tường Dựa vào bản vẽ kiến trúc để xác định vị trí, chiều dày, chiều cao và trọng lượng riêng của các lớp cấu tạo ta xác định được tổng tải trọng tĩnh tải chất lên cho từng tường là: 33 ​ ​Luongtrainer.com
  • 35. SAP PRO Nếu các bạn muốn không phải tự tay đi xây dựng các công thức, bảng tính trên thì tôi có một giải pháp cho bạn là đăng ký sở hữu chiếc DVD đi kèm cuốn sách bằng cách liên hệ với tôi theo Hotline: 096.345.92.88 hoặc đăng ký tại link ​http://luongtrainer.com/dvd-sach-sap/ Trong DVD đi kèm cuốn sách đã tôi đã lập sẵn các bảng tính kèm theo phục vụ cho cả tính toán và thuyết minh nên việc của bạn chỉ là bê nó ra và áp dụng vào công việc mà thôi Còn nếu bạn muốn tính thêm các trường hợp tải trọng khác như tải trọng gió động và động đất của một công trình nhà cao tầng thì bạn có thể đăng ký thêm cuốn sách Etabs tại link: luongtrainer.com/sach-etabs. HOẠT TẢI Tiến hành tra hoạt tải cho các phòng theo TCVN 2737-1995 Với công trình thực hành trong sách ta sẽ tiến hành tra hoạt tải sàn cho các phòng sau: 34 ​ ​Luongtrainer.com
  • 36. SAP PRO TẢI TRỌNG GIÓ Với tải trọng gió thì có hai loại tải trọng cần phải xác định: 1. Tải trọng gió tĩnh 2. Tải trọng gió động Dạng công trình mà ta đang thực hành có chiều cao công trình H<40m nên không phải tính tải trọng gió động mà chỉ cần tính toán, xác định tải trọng gió tính cho công trình. Còn nếu bạn muốn biết chính xác cách tính tải trọng động ra sao bạn có thể đọc thêm cuốn sách Etabs Pro của tôi tại luongtrainer.com/sach-etabs. Do hai bên công trình là có công trình liền kề, do đó ta chỉ cần tính gió tĩnh theo phương X ( phương chiều dài ) của công trình Gió tác dụng theo chiều phương X Theo TCVN 2737-1995 ta có gió tĩnh được xác định theo công thức: Tính giá trị Wo Để tính được giá trị áp lực gió, đầu tiên ta sẽ tiến hành tra vùng gió của công trình này. Do công trình được xây dựng tại thành phố yên bái, nên ta mở phụ lục E trong TCVN 2737-1994 để tra xem thành phố yên bái thuộc vùng gió nào 35 ​ ​Luongtrainer.com
  • 37. SAP PRO Như vậy dựa vào bảng tra trên, ta có vùng gió công trình của chúng ta sẽ thuộc vùng gió IA. Tiếp theo ta tìm tới bảng 4 mục 6.4 trong TCVN 2737-1995 để tra giá trị áp lực gió Wo Theo bảng tra ta có Wo=65 daN/m2 nhưng do công trình thuộc vùng IA nên theo mục 6.4.1 thì Wo sẽ được giảm đi 10daN/m2. Do đó giá trị Wo=55 daN/m2=0.055 ( T/m2 ) Để không phải tiến hành tra tay bạn có thể đăng ký bảng excel tải gió để hệ số Wo 1 cách tự động tại link ​http://luongtrainer.com/dvd-sach-sap/ Tính giá trị ki Để tính giá trị ki đầu tiên ta đi xác định dạng địa hình của công trình, ta có thể tra dạng địa hình của công trình dựa vào mục 6.5 trong TCVN 2737-1995 36 ​ ​Luongtrainer.com
  • 38. SAP PRO Vì công trình nằm trong thành phố có nhiều công trình cao hơn 10m trở lên bên cạnh nên công trình thuộc dạng địa hình C Sau khi tra ra dạng địa hình ta lại tìm tới bảng 5 để tra hệ số ki cho từng tầng theo độ cao zi của từng tầng Vì chiều cao mỗi tầng lại khác nhau, không giống các cao độ trong bảng nên tới đây tốt nhất bạn nên lập 1 bảng nội suy bằng excel để tra ra giá trị ki cho từng tầng. Ở dưới tôi đã lập sẵn 1 bảng excel nội suy để tra các giá trị này 37 ​ ​Luongtrainer.com
  • 39. SAP PRO Còn nếu bạn không hiểu bảng này lâp kiểu gì thì cũng đừng lo nếu bạn đã mua DVD kèm theo sách tôi cũng đã cho sẵn bạn bảng nội suy này rồi Xác định hệ số khí động học Ci Để xác định hệ số khí động học này ta tra bảng 6 trong TCVN 2737-1995 để xem công trình chúng ta thuộc loại nào và tra hệ số Ci tương ứng Vì công trình của ta có các mặt phẳng thẳng đứng nên suy ra: 1. Mặt đón gió có C=+0.8 2. Mặt khuất gió C=-0.6 Xác định hệ số độ tin cậy của tải trọng gió Hệ số này =1,2 theo quy định trong TCVN 2737-1995 Như vậy ở các bước trên tôi đã giúp bạn xác định lần lượt các hệ số trong công thức xác định giá trị áp lực gió. Các công trình khác bạn cũng làm các bước tương tự như trên tôi giới thiệu Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi xác định cụ thể giá trị tải trọng gió lên từng tầng theo công thức sau: 38 ​ ​Luongtrainer.com
  • 40. SAP PRO Để tính các giá trị này 1 cách nhanh nhất ta nên lập thành bảng excel để tính toán cho nhanh. Và bên dưới là bảng excel tôi đã lập để tính ra các giá trị này 39 ​ ​Luongtrainer.com
  • 41. SAP PRO BƯỚC #5 : TÍNH TOÁN NỘI LỰC 40 ​ ​Luongtrainer.com
  • 42. SAP PRO T​rong mục này tôi sẽ giới thiệu anh em từng bước nhỏ cụ thể để sử dụng phần mềm Sap 2000 chạy công trình lấy nội lực. Tổng cộng chúng ta sẽ có tất cả 12 bước để chạy ra nội lực công trình, đây là một quy trình tôi đúc rút ra khi chạy rất nhiều công trình khác nhau. Nó đã được tối ưu hóa và đơn giản hết mức để nâng cao hiệu suất công việc, nên việc của bạn đơn giản chỉ là làm theo nó áp dụng nó vào công việc rồi bạn sẽ thấy kết quả diễn ra. Ở bước này bạn cần cài đặt phần mềm Sap 2000 ra máy, nếu bạn chưa có phần mềm hoặc chưa biết cách cài đặt phần mềm này bạn có thể đăng ký vô website: ​http://sap2000box.com/​ để xem chi tiết cách cài đặt này Ok chúng ta đi vào từng bước chi tiết của công trình này nào. B#1: Chọn đơn vị tính cho phần mềm Bạn mở phần mềm lên, ở góc dưới màn hình ta chọn đơn vị Tonf,m,C B#2: Chọn mô hình kết cấu Kích vào menu File / Chọn New Model 41 ​ ​Luongtrainer.com
  • 43. SAP PRO Bảng mô hình kết cấu hiện ra, vì công trình chúng ta là dân dụng và sẽ tính toán theo kiểu mô hình không gian nên ta sẽ chọn mô hình như tôi khoanh bên dưới B#3: Khai báo các thông số đầu vào cho công trình Khi kích chọn mô hình kết cấu xong 1 bảng thông số đầu vào của công trình hiện ra. Các bạn chọn các thông số từ 1 tới 3 như dưới 42 ​ ​Luongtrainer.com
  • 44. SAP PRO Ý nghĩ của các thông số: 1. Beam-Slab Building: Kiểu kết cấu dầm sàn 2. Number of stories: số tầng của công trình 3. Number of Bays, X: Số lưới theo phương vuông góc với trục X 4. Number of Bays, Y: Số lưới theo phương vuông góc với trục Y 5. Story Height: Chiều cao tầng điển hình 6. Bay Width, X: khoảng cách giữa các lưới truc theo phương vuông góc với trục X 7. Bay width Y: khoảng cách giữa các lưới trục theo phương vuông góc với trục Y Vì khoảng cách giữa các lưới trục và cao độ các tầng là khác nhau nên ta sẽ tích vào chế độ “Use Custom Grid spacing and Locate Origin” để chỉnh sửa lại cho đúng với mặt bằng kết cấu sơ bộ Tích xong bạn kích vào nút “Edit Grid” để chỉnh sửa các thông số này theo các bước như dưới 43 ​ ​Luongtrainer.com
  • 45. SAP PRO 44 ​ ​Luongtrainer.com
  • 46. SAP PRO B#4: Khai báo vật liệu ( bê tông, cốt thép ) sử dụng cho các loại kết cấu trong công trình Vào menu Define/ chọn Material Khai báo vật liệu cho bê tông Đầu tiên ta sẽ tiến hành khai báo vật liệu bê tông có cấp độ bền B20 với các bước theo trình tự như dưới 45 ​ ​Luongtrainer.com
  • 47. SAP PRO Trong đó: 1. Material Name and Display Color : Phần đặt tên cho vật liệu bê tông 2. Weight per unit volume: Trọng lượng riêng của bê tông 3. Modulus of Elasticity, E: Modun đàn hổi của bê tông bạn có thể tra theo bảng bên dưới 46 ​ ​Luongtrainer.com
  • 48. SAP PRO Khi tra bê tông cấp độ bền B20 với điều kiện đóng rắn tự nhiên thì ta có E=27000MPA nhưng trong phần mềm chúng ta sử dụng đơn vị T/m2 nên ta sẽ quy đổi từ MPA ra T/m2. Tiện đây tôi cũng cho luôn công thức quy đổi nếu ai quên cách đổi này Như vậy E=27000MPA=2700000 T/m2 Khai báo vật liệu cho cốt thép Ta cũng làm tương tự như bê tông với các bước chi tiết như bên dưới 47 ​ ​Luongtrainer.com
  • 49. SAP PRO 48 ​ ​Luongtrainer.com
  • 50. SAP PRO Các thông số trong mục này: 1. Material Name and Display Color : Phần đặt tên cho vật liệu cốt thép, tại đây ta chọn cốt thép chủ có D>10 thuộc nhóm thép CII 2. Weight per unit volume: Trọng lượng riêng của cốt thép 3. Modulus of Elasticity, E: Modun đàn hổi của cốt thép bạn có thể tra theo bảng bên dưới Tiếp theo ta làm tương tự các bước trên để khai báo vật liệu cho cốt thép đai hoặc cốt thép có D<=10mm với vật liệu là CI 49 ​ ​Luongtrainer.com
  • 51. SAP PRO Ok như vậy là chúng ta đã kết thúc bước khai báo vật liệu cho công trình, nếu bạn vẫn chưa hiểu có thể vô website ​http://sap2000box.com/ để xem thêm các video cho phần này. B#5: Khai báo tiết diện của các loai kết cấu trong công trình Tại bước này ta tiến hành khai báo tiết diện cho các loại kết cấu như dầm, cột, sàn trong phần mềm Sap 2000 dựa vào các tiết diện sơ bộ mà ta đã chọn ở những bước trên. 50 ​ ​Luongtrainer.com
  • 52. SAP PRO Khai báo tiết diện cho dầm Để khai báo tiết diện ta vào menu “Define” / Section Properties / Frame sections... Rồi tiếp tục khai báo tiết diện mới theo các bước bên dưới 51 ​ ​Luongtrainer.com
  • 53. SAP PRO 52 ​ ​Luongtrainer.com
  • 54. SAP PRO Giải thích một số thông số quan trọng: 1. Section Name: Đặt tiên cho tiết diện nên đặt kiểu tên cấu kiện kèm theo tiết diện ( Ví như D22x40 tức là dầm tiết diện 220x400mm ) 2. Material: Chọn vật liệu cho tiết diện, kích chọn vật liệu cho bê tông B20 ta đã khai báo ở bước trên 3. Depth: Chiều cao tiết diện 4. Width: Chiều rộng tiết diện 5. Concrete reinforcemen: Khai báo các thông số cho cốt thép 6. Longitudinal Bars: Chọn vật liệu cho cốt thép dọc 7. Confinement Bars (Ties): Chọn vật liệu cho cốt thép ngang ( thép đai ) 8. Design type: Kiểu thiết kế cho tiết diện vì ta đang khai báo dầm nên ta chọn Beam ( với thành phần nội lực moment M3 ) 9. Concrete cover to Longitudinal Rebar Center: Lớp bê tông bảo vệ cho tiết diện kết cấu a. Top: lớp bê tông bảo vệ lớp trên ( ở đây ta giả định nó là 30mm ) 53 ​ ​Luongtrainer.com
  • 55. SAP PRO b. Bottom: Lớp bê tông bảo vệ lớp dưới ( ở đây ta giả định nó là 30mm ) Tiếp đến ta sẽ nhân bản tiết diện đã khai báo ở trên và chỉnh sửa để khai báo cho tiết diện dầm D15x40 còn lại, làm các bước như bên dưới: Như vậy là ta đã khai báo xong các tiết diện cho kết cấu dầm, bây giờ ta chuyển sang khai báo tiết diện cho kết cấu cột Khai báo tiết diện cho cột Làm tương tự như với dầm, các bạn thực hành theo các bước chi tiết hướng dẫn bên dưới 54 ​ ​Luongtrainer.com
  • 56. SAP PRO 55 ​ ​Luongtrainer.com
  • 57. SAP PRO Giải thích thêm một số thông số khác của cột: 1. Reinforcement configuration: Kiểu đai cho cột ( rectangular: đai vuông, Cicular: kiểu đai tròn ) 2. Longitudinal Bars - Rectangular configuration: Thiết lập kiểu cho cốt thép dọc a. Clear cover for confinement bars: Lớp bê tông bảo vệ cho cột ( giả sử rằng lớp bê tông bảo vệ cho cột là 30mm ) b. Number of longit along bar 3-dir face: Số lượng cốt thép dọc chịu lực theo phương 3 ( để biết phương 3 là phương nào bạn nhìn vào trục ở mặt cắt tiết diện ở hình trên ) c. Number of longit along bar 2-dir face: Số lượng cốt thép dọc chịu lực theo phương 2 d. Longitudinal bar size: Đường kính cốt thép dọc chịu lực cho cột ( ở đây ta giả định cốt thép dọc chịu lực cho cột có đường kính là 18mm) 3. Confinement Bars: Thiết lập kiểu cho cốt thép đai của cột a. Confinement bar size: Đường kính cốt thép đai cho cột ( ở đây ta giả định cốt thép đai cho cột có đường kính là 6mm) 56 ​ ​Luongtrainer.com
  • 58. SAP PRO b. Longitudinal spacing of confinement bar: Khoảng cách giữa các thanh cốt thép đai ( giả định là 200mm ) c. Number of confinement bar 3-dir face: Số lượng cốt thép đai theo phương 3 d. Number of confinement bar 2-dir face: Số lượng cốt thép đai theo phương 2 Các thông số này ta lấy giả định theo kinh nghiệm chứ không phải là thông số thiết kế thật, nên phần này ta chỉ cần giả định để chạy lấy nội lực chứ không cần phải quan trọng hóa điền chính xác ở bước này 4. Check/ Designed: Kiểm tra/ thiết kế a. Reinforcement to be checked: Tích lựa chọn này tức là sẽ tiến hành lựa chọn kiểm tra cốt thép cột ta chọn ở trên có đủ khả năng chịu lực không b. Reinforcement to be Designed: Tích lựa chọn này tức là tiến hành thiết kế tính toán ra cốt thép đủ yêu cầu chịu lực ( ta sẽ chọn lựa chọn này ) Khai báo tiết diện cho sàn Các bạn làm theo hướng dẫn chi tiết bên dưới để khai báo tiết diện cho sàn kết cấu: 57 ​ ​Luongtrainer.com
  • 59. SAP PRO Giải thích 1 số thông số quan trọng trong bảng trên: 1. Section Name: Đặt tên cho tiết diện sàn ( nên đặt ký hiệu cấu kiện cùng với chiều dày sàn, S100 là kết cấu sàn dày 100mm ) 2. Type: kiểu sàn ✓ Chọn kiểu sàn là Shell - Thin: là tấm tổng hợp với đầy đủ các thành phần nôi lực 3. Material name: chọn kiểu vật liệu cho bê tông sàn 4. Thickness: độ dày của sàn Như vậy là tôi đã giới thiệu chi tiết từng bước 1 để khai báo các tiết diện dầm, sàn, cột. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách khai báo cho các tiết diện khác như lõi, vách, mái cho 1 công trình nhà cao tầng bạn có thể tham khảo cuốn sách Etabs Pro tại link luongtrainer.com/sach-etabs của tôi 58 ​ ​Luongtrainer.com
  • 60. SAP PRO Chúc các bạn thực hành tốt phần này có gì khó khăn ở bước này cứ inbox cho tôi qua facebook ​https://www.facebook.com/Phamluongksxd để tôi giải đáp cho bạn B#6: Dựng mô hình 3D kết cấu cho công trình Do lúc đầu chọn kiểu mô hình ta chọn sẵn kiểu mô hình 3D kết cấu nên phần mềm đã tích hợp sẵn các tiết diện kết cấu dầm, cột, sàn theo lưới trục và cao độ tầng nên chúng ta không phải đi dựng nữa Nhưng vì nó là các tiết diện mặc định nên chúng ta sẽ phải khai báo lại các tiết diện mặc định này sao cho đúng với tiết diện mà ta đã chọn ở mặt bằng kết cấu sơ bộ từng tầng Đầu tiên bạn kích chuột sang mô hình không gian 3D kết cấu, rồi nhấn Ctr+A để chọn toàn bộ các đối tượng, sau đó làm theo các bước dưới để gắn toàn bộ các thanh dưới dạng tiết diện D22x40 59 ​ ​Luongtrainer.com
  • 61. SAP PRO Gắn xong ta có kết quả tất cả các thanh đều được gắn tiết diện D22x40 Tiếp đến ta sẽ sửa các tiết diện cho cột về tiết diện C22x30 bằng cách kích hoặt các mặt đứng trục A và B bằng cách: Kích chuột sang khung nhìn mặt bằng để kích hoạt khung nhìn này 60 ​ ​Luongtrainer.com
  • 62. SAP PRO Tiếp đến kích hoạt khung nhìn mặt đứng XZ bằng cách kích vào chữ XZ ở biểu tượng bên dưới Khung nhìn mặt đứng sẽ được kích hoạt, tại đây ta quyét chọn tất cả các cột trong khung nhìn mặt đứng này 61 ​ ​Luongtrainer.com
  • 63. SAP PRO Tiếp đến kích chọn tiết diện cột C22x30 cho các cột này bằng các bước như dưới: Các bước vừa rồi ta mới chỉ gắn tiết diện cột C22x30 cho một bên của mặt đứng, tiếp đến ta kích hoạt tiếp khung nhìn mặt đứng còn lại bằng cách kích tiếp mặt đứng kế bên bằng biểu tượng Rồi quyét chọn các cột còn lại và gắn tiết diện C22x30 như các bước bên dưới: 62 ​ ​Luongtrainer.com
  • 64. SAP PRO 63 ​ ​Luongtrainer.com
  • 65. SAP PRO Sau khi gắn xong bạn có thể nhìn sang mô hình 3D kế bên để kiểm tra xem các tiết diện đã được gắn đúng chưa Tiếp tới ta sẽ đi gắn lại tiết diện cho sàn mặc định, bằng cách thực hiện các bước sau: 64 ​ ​Luongtrainer.com
  • 66. SAP PRO Gắn xong ta có kết quả 65 ​ ​Luongtrainer.com
  • 67. SAP PRO Tiếp theo ta sẽ tới từng mặt bằng kết cấu và sửa lại mặt bằng kết cấu sao cho giống với mặt bằng kết cấu sơ bộ mà ta để thể hiện ở các bước trên Kích hoạt khung nhìn mặt bằng kết cấu tầng 2, tiếp đến kích chọn dầm bên ngoài cùng rồi nhấn CTR+R để thực hiện lệnh Replicate ( nhân bản đối tượng )/ Chọn linear / Dx chọn -0.99 / OK 66 ​ ​Luongtrainer.com
  • 68. SAP PRO Sau khi nhấn Ok ta có 1 dầm mới được tạo ra như dưới Tìm tới công cụ vẽ đường thẳng như hình dưới 67 ​ ​Luongtrainer.com
  • 69. SAP PRO Rồi 1 bảng thuộc tính của đường thẳng hiện ra, ta chọn tiết diện dầm D22x40 rồi kích vào 2 điểm để xác định dầm tiếp theo như bên dưới Sử dụng tương tự các lệnh trên và dựa vào bản vẽ kết cấu sơ bộ đã xác định ở các bước trên ta tiến hành vẽ thêm các dầm như hình dưới; Tiếp đến ta quyets chọn tất cả các đối tượng ở mặt bằng này và tiến hành chia dầm tại các điểm giao nhau như các bước dưới 68 ​ ​Luongtrainer.com
  • 70. SAP PRO Sau khi chia xong để kiểm tra các dầm đã được chia tại các vị trí giao nhau chưa thì ta kích vào biểu tượng phân tách như hình dưới 69 ​ ​Luongtrainer.com
  • 71. SAP PRO Kích xong ta được kết quả Dựa vào mặt bằng này ta có thể biết được những đối tượng dầm nào đã được chia tại các vị trí giao nhau, sau khi kiểm tra xong để hiện về mặt bằng như cũ ta lai kích lại nút phân tách như ở trên. Tiếp tới ta sẽ chỉnh lại kết cấu sàn trên mặt bằng công trình, muốn chỉnh được đầu tiên ta phải cho hiện màu các ô sàn lên trước bằng cách làm theo các bước sau: 70 ​ ​Luongtrainer.com
  • 72. SAP PRO Ta được kết quả sau khi cho hiện hiển thị ô sàn: Vì ô sàn ban công chưa được, nên ta sẽ làm các bước sau để vẽ ô sàn này 71 ​ ​Luongtrainer.com
  • 73. SAP PRO Tiếp theo ta sẽ tiến hành chia các ô sàn này thành các ô sàn nhỏ dựa vào các đường chia là giao điểm các dầm giao với sàn, chia bằng cách chọn tất cả các đối tượng trên mặt bằng kết cấu và làm theo các bước sau: 72 ​ ​Luongtrainer.com
  • 74. SAP PRO Sau khi nhấn Ok ta chọn chế độ nhìn phân tách để xem sàn đã được chia thế nào, và ta có kết quả Do ô cầu thang là rỗng nên ta chọn sàn cầu thang và ấn Delete để xóa nó đi 73 ​ ​Luongtrainer.com
  • 75. SAP PRO Ta có thể khai báo ô sàn cầu thang là sàn rỗng ngay sau khi xóa sàn bằng các bước sau: Rồi kích vào các góc của ô sàn cầu thang để vẽ sàn rỗng cho cầu thang, để xem tiết diện sàn gắn đúng chưa ta có thể cho nó hiện các tiết diện của từng ô sàn lên bằng cách 74 ​ ​Luongtrainer.com
  • 76. SAP PRO Ok xong ta được kết quả như dưới Vậy là tôi đã giới thiệu xong cho bạn các bước để chỉnh sửa mặt bằng kết cấu tầng 2 sao cho giống với mặt bằng kết cấu sơ bộ ta đã vẽ ở cad. Bước tiếp theo là di chuyển lên các mặt bằng tầng còn lại và dùng các lệnh tương tự như trên để chỉnh sửa các tầng này sao cho đạt kết quả như bên dưới Mặt bằng kết cấu tầng tum dựng trong phần mềm Sap 2000 75 ​ ​Luongtrainer.com
  • 77. SAP PRO Mặt bằng kết cấu tầng mái dựng trong phần mềm Sap 2000 Mô hình 3D sau khi sửa xong mặt bằng kết cấu các tầng 76 ​ ​Luongtrainer.com
  • 78. SAP PRO Mô hình 3D dưới dạng extrude sau khi sửa xong mặt bằng kết cấu các tầng Nếu các bạn không nhìn rõ các kích thước để dựng mặt bằng kết cấu trong cuốn sách này, bạn có thể căn cứ vào các bản vẽ kiến trúc tôi đã gửi mail cho bạn để dựng lại trong phần mềm Còn nếu bạn chưa nắm rõ các công cụ dựng hình trong cuốn sách này bạn có thể đăng ký vào website ​http://sap2000box.com/ để xem video miễn phí 1 công trình khác và nắm rõ hơn các công cụ dựng hình trong phần mềm sap 2000 này. 77 ​ ​Luongtrainer.com
  • 79. SAP PRO CONTINUE Như vậy là các bạn đã xem qua một phần của cuốn sách Sap Pro do tôi viết. Để có thể xem toàn bộ nội dung cuốn sách, kèm theo các tài liệu như bảng tính, file bản vẽ, file sap của công trình thực hành trong sách thì bạn hãy nhanh tay đăng ký cuốn sách Sap Pro bản cứng hoàn toàn miễn phí tại link sau: http://luongtrainer.com/sach-day-phan-mem-sap-2000/ Vì số lượng sách bản cứng có hạn nên bạn hãy nhanh tay điền vô form ở trên ở tôi có thể gửi tận tay cho bạn cuốn sách này. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan tới xây dựng như đọc bản vẽ, phần mềm đồ họa, cách làm hồ sơ thầu, thanh quyết toán, cách nhận thầu, kinh doanh trong xây dựng có hiệu quả thì bạn có thể liên hệ với tôi qua các kênh sau: 1. Website cá nhân của tôi: ​http://luongtrainer.com/ 2. Facebook của tôi: ​https://www.facebook.com/Phamluongksxd 3. Zalo của tôi với số điện thoại 096.345.92.88 Điều cuối cùng tôi muốn nói với bạn là, trong tất cả mọi việc hãy nhớ luôn trang bị cho mình 1 quy trình chuẩn để tự động hóa mọi thứ từ đó nâng cao năng suất công việc. Chúc bạn là 1 trong những người may mắn nhận được bản cứng cuốn sách Sap Pro của tôi. Lương Trainer - Khơi Nguồn Tinh Thần Chiến Binh Trong Bạn 78 ​ ​Luongtrainer.com