SlideShare a Scribd company logo
1 of 29
Download to read offline
Tự học Python Cơ Bản Trong 10 phút
Python là một ngôn ngữ đề cao khả năng dễ đọc, ngắn gọn là quan trọng là
LÀM ĐƯỢC NHIỀU THỨ.
Ngôn ngữ Python được coi là ngôn ngữ lập trình dễ học nhất. Vậy, hôm nay
mình sẽ cùng bạn thử Tự học Python Cơ Bản trong 10 PHÚT xem nhé.
* Lưu ý: Trước khi bắt đầu, bạn nên Cài đặt Python và Cài đặt Pycharm (Nhớ
xem cả cách chạy thử một tập tin Python trong bài hướng dẫn cài đặt Pycharm
nữa nhé).
* Bài viết này mình sử dụng để giúp các bạn học viên Khóa học Python có một
chút nền tảng đề khi bắt đầu học sẽ dễ hơn.
Tự học Python cơ bản trong 10 phút
OK, nếu bạn đã chuẩn bị xong. Hãy bắt đầu cùng mình Tự học Python Cơ
bản trong 10 phút nào!
Mục lục (* Click vào mục lục để chạy đến từng phần):
1. Thử chạy trình thông dịch Python
2. Thử chạy tập lệnh Python
3. Các kiểu dữ liệu phổ biến trong Python
4. Tìm hiểu về Biến trong Python
5. Tìm hiểu về Hàm trong Python
6. Tạo hàm tùy chỉnh trong Python
7. Tìm hiểu về biểu thức điều kiện trong Python
8. Tìm hiểu về List trong Python
9. Tìm hiểu về Modules trong Python
Tổng kết Tự học Python Cơ Bản trong 10 Phút
1. Thử chạy trình thông dịch Python
Python đi kèm với một trình thông dịch tương tác. Khi bạn
gõ python trong shell hoặc command prompt, trình thông dịch python sẽ hoạt
động với một dấu nhắc >>> và chờ lệnh của bạn.
$ python
Python 3.7.4 (v3.7.4:e09359112e, Jul 8 2019, 14:54:52)
[Clang 6.0 (clang-600.0.57)] on darwin
Type "help", "copyright", "credits" or "license" for more information.
>>>
Bây giờ bạn có thể gõ bất kỳ biểu thức python hợp lệ tại dấu nhắc lệnh này.
Python sẽ đọc biểu thức bạn vừa gõ, đánh giá nó và trả lại kết quả.
Ví dụ:
>>> 42
42
>>> 4 + 2
6
Bài tập 1: Hãy mở trình thông dịch Python mới và sử dụng nó để tìm giá trị
của 2 + 3
Lưu ý: Trong các ví dụ, mình sẽ sử dụng command prompt (command line).
Nếu bạn sử dụng Pycharm thì hãy bỏ các dấu >>> và ... . Khi muốn in kết
quả thì ném biểu thức vào trong lệnh print()
2. Thử chạy tập lệnh Python
Hãy mở trình soạn thảo văn bản / Pycharm của bạn, nhập đoạn code sau
và lưu nó dưới dạng hello.py. Lưu ý là phải lưu đúng đuôi .py nhé!
print("hello, world!")
Và chạy chương trình này bằng cách gọi python hello.py. Hãy chắc chắn rằng
bạn thay đổi thư mục đến nơi bạn đã lưu tệp trước khi thực hiện lệnh này.
Và đây là kết quả;
$ python hello.py
hello, world!
3. Các kiểu dữ liệu phổ biến trong Python
Python có hỗ trợ cho tất cả các kiểu dữ liệu cơ bản và cũng có kiểu dữ liệu
ghép rất mạnh.
Python có kiểu số nguyên: integers
>>> 1 + 2
3
Python cũng rất giỏi trong việc xử lý số rất lớn.
Ví dụ: Chúng ta hãy thử tính 2^1000.
>>> 2 ** 1000
1071508607186267320948425049060001810561404811705533607443750388370351051124936122
4931983788156958581275946729175531468251871452856923140435984577574698574803934567
7748242309854210746050623711418779541821530464749835819412673987675591655439460770
62914571196477686542167660429831652624386837205668069376
Kết quả là một con số khá lớn, phải không? Bạn nào đếm được kết quả
chính xác có bao nhiêu số liên hệ mình sẽ có quà nhé: ;)
Python có kiểu số dấu phẩy động: float
>>> 1.2 + 2.3
3.5
Python có kiểu dữ liệu chuỗi: String
>>> "hello world"
'hello world'
>>> print("hello world")
hello world
Chuỗi có thể được đặt trong dấu ngoặc đơn '' hoặc dấu ngoặc kép "". Cả
hai đều giống hệt nhau.
Trong Python, các chuỗi rất linh hoạt và rất dễ dàng để làm việc với chúng.
>>> 'hello' + 'world'
'helloworld'
>>> "hello" * 3
'hellohellohello'
>>> print("=" * 40)
========================================
Hàm len tích hợp (built-in function) được sử dụng để tìm độ dài của chuỗi.
>>> len('helloworld')
10
Python cũng hỗ trợ các chuỗi trên nhiều dòng. Chúng được đặt trong ba
dấu ngoặc kép hoặc ba dấu ngoặc đơn, như ví dụ sau:
text = """Đây là một chuỗi nhiều dòng.
Dòng thứ 2
Dòng thứ 3
và nó có thể chứa đoạn text "Trong dấu nháy" như thế này.
"""
Kết quả:
>>> print(text)
Đây là một chuỗi nhiều dòng.
Dòng thứ 2
Dòng thứ 3
và nó có thể chứa đoạn tex "Trong dấu nháy" như thế này.
Python cũng hỗ trợ các lệnh tắt. n là thông báo một dòng mới, t là thông
báo 1 tab ...
Ví dụ:
>>> print "anbnc"
a
b
c
Python có kiểu dữ liệu dạng danh sách (được gọi là List). List là một trong
những loại dữ liệu hữu ích nhất của Python.
>>> x = ["a", "b", "c"]
>>> x
['a', 'b', 'c']
>>> len(x)
3
>>> x[1]
'b'
List sử dụng ngoặc vuông [].
Python cũng có một kiểu dữ liệu khác gọi là tuple để biểu diễn các bản ghi
với chiều rộng cố định.
Tuples hành xử giống như List, nhưng chúng là bất biến.
>>> point = (2, 3)
>>> point
(2, 3)
Khi khai báo một tuple, bạn có thể bỏ qua dấu ngoặc đơn.
>>> point = 2, 3
>>> point
(2, 3)
Cũng có thể gán một tuple nhiều giá trị cùng một lúc:
>>> yellow = (255, 255, 0)
>>> r, g, b = yellow
>>> print(r, g, b)
255 255 0
Python có kiểu dữ liệu dictionary để biểu diễn các cặp name : value
>>> person = {"name": "NIIT", "email": "hello@niithanoi.edu.vn"}
>>> person['name']
'NIIT'
>>> person['email']
'hello@niithanoi.edu.vn'
Python cũng có một kiểu dữ liệu set. Một set là một tập hợp các phần tử
không có thứ tự và duy nhất.
>>> x = {1, 2, 3, 2, 1}
>>> x
{1, 2, 3}
* Bạn hãy thử thực hiện lại lệnh >>> x xem. Kết quả nhận được là như thế
nào?
Python có kiểu boolean. Nó có hai giá trị đặc biệt true và false để đại diện
cho Đúng và Sai.
Cuối cùng, Python có một kiểu dữ liệu đặc biệt gọi là None để đại diện cho
không có gì.
>>> x = None
>>> print(x)
None
Bây giờ bạn đã biết hầu hết các cấu trúc dữ liệu phổ biến của Python.
Nhìn thì chúng rất đơn giản, nhưng thành thạo vận dụng các kiểu dữ liệu
này cũng cần một chút luyện tập đấy.
Và hãy chắc chắn bạn đã hiểu tất cả các ví dụ trên, thử viết và chạy lại xem
kết quả vài lần để đảm bảo bạn quen thuộc trước khi chúng ta chuyển sang
phần tiếp theo.
4. Tìm hiểu về Biến trong Python
Bạn chưa được học về biến trong Python nhưng bạn đã nhìn thấy biến ở
phần trước.
Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về biến trong Python.
Trong Python, biến không có kiểu. Chúng chỉ cần giữ chỗ đó có thể giữ bất
kỳ giá trị có bất kỳ kiểu dữ liệu nào.
>>> x = 5
>>> x
5
>>> x = 'hello'
>>> x
'hello'
Điều quan trọng là bạn có thể nhận thấy sự khác biệt giữa các biến và chuỗi.
Thông thường người mới học lập trình sẽ bị lừa bởi điều này. Bạn có thể
nhận ra bất kỳ lỗi nào trong ví dụ sau không?
>>> name = "NIIT"
>>> print("name")
Nếu có thì chúc mừng bạn, biến trong Python cũng không có gì khó khăn
cả.
5. Tìm hiểu về Hàm trong Python
Hàm - hay còn gọi là function.
Trong Python, có nhiều hàm dựng sẵn (built-in functions). Ví dụ, print một
hàm được tích hợp sẵn được sử dụng phổ biến nhất.
>>> print('hello')
hello
>>> print('hello', 1, 2, 3)
hello 1 2 3
Chúng ta cũng đã thấy hàm len ở phần trước. Hàm len tính chiều dài của
một chuỗi, list hoặc các tập hợp khác.
>>> len("hello")
5
>>> len(['a', 'b', 'c'])
3
Một điều quan trọng về Python là nó không cho phép các hoạt động trên
các kiểu dữ liệu không tương thích. Ví dụ:
>>> 5 + "2"
Traceback (most recent call last):
File "<stdin>", line 1, in <module>
TypeError: unsupported operand type(s) for +: 'int' and 'str'
Đó là bởi vì không thể cộng số với chuỗi.
Chúng ta cần chuyển đổi 5 thành một chuỗi hoặc '2' thành một số.
Để làm điều này, chúng ta có hàm dựng sẵn int sẽ chuyển đổi một chuỗi
thành một số và hàm str sẽ chuyển đổi bất kỳ giá trị nào thành một chuỗi.
>>> int("5")
5
>>> str(5)
'5'
Và:
>>> 5 + int("2")
7
>>> str(5) + "2"
'52'
Ví dụ: Đếm số chữ số trong một số với Python
Ở phần trên mình đã đố bạn đếm được số chữ số của kết quả 2^1000 đúng
không?
Tuy nhiên, đếm bằng tay thì quá khổ.
Hãy viết một chương trình để đếm số chữ số trong một số, ví dụ, chúng ta
có các số:
>>> 12345
12345
>>> 2 ** 100
1267650600228229401496703205376
>>> 2 ** 1000
1071508607186267320948425049060001810561404811705533607443750388370351051124936122
4931983788156958581275946729175531468251871452856923140435984577574698574803934567
7748242309854210746050623711418779541821530464749835819412673987675591655439460770
62914571196477686542167660429831652624386837205668069376
Chúng ta sẽ sử dụng hàm str để chuyển số về dạng chuỗi. Sau đó sử dụng
hàm len để tính độ dài của chuỗi đó, cụ thể:
>>> len(str(12345))
5
>>> len(str(2 ** 100))
31
>>> len(str(2 * 1000))
302
Bạn đã hiểu chưa?
* Đọc đến đoạn này mà mới có đáp án thì không có quà nữa đâu nhé. ;)
6. Tạo hàm tùy chỉnh trong Python
Giống như cách gán một giá trị cho một biến, một đoạn logic cũng có thể
được liên kết với một tên bằng cách định nghĩa nó là một hàm.
Ví dụ:
>>> def square(x):
... return x * x
...
>>> square(5)
25
Trong đó:
• từ khóa def để định nghĩa một hàm
• square là tên hàm (tùy bạn đặt)
• x là tham số của hàm
Phần thân của hàm được thụt lề. Thụt lề cũng là để cách phân nhóm các
câu lệnh Python.
Các dấu ... là dấu nhắc lệnh thứ câp mà các thông dịch Python sử dụng để
biểu thị rằng nó đang chờ một số dữ liệu được nhập vào.
Các hàm trong Python có thể được sử dụng trong bất kỳ biểu thức nào:
>>> square(2) + square(3)
13
>>> square(square(3))
81
Các chức năng hiện có cũng có thể được sử dụng để tạo ra các hàm mới.
>>> def sum_of_squares(x, y):
... return square(x) + square(y)
...
>>> sum_of_squares(2, 3)
13
Các hàm trong Python cũng giống như các giá trị khác, chúng có thể được
gán, được chuyển dưới dạng đối số cho các hàm khác, .... ví dụ:
>>> f = square
>>> f(4)
16
>>> def fxy(f, x, y):
... return f(x) + f(y)
...
>>> fxy(square, 2, 3)
13
Điều quan trọng là phải hiểu được phạm vi của các biến được sử dụng trong
các hàm.
Hãy nhìn vào một ví dụ.
x = 0
y = 0
def incr(x):
y = x + 1
return y
incr(5)
print x, y
Các biến được gán trong một hàm, bao gồm các đối số được gọi là các biến cục
bộ của hàm (local variables).
Các biến được định nghĩa ở cấp cao nhất được gọi là biến toàn cục (global
variables).
Nếu bạn thay đổi giá trị của x và y bên trong hàm incr thì nó cũng sẽ không
ảnh hưởng những giá trị của biến toàn cục, x và y.
Nhưng, chúng ta có thể sử dụng các giá trị của các biến toàn cục:
pi = 3.14
def area(r):
return pi * r * r
Khi Python thấy việc sử dụng một biến không được định nghĩa trong phạm
vi cục bộ, nó sẽ cố gắng tìm một biến toàn cục có tên đó.
Tuy nhiên, bạn phải khai báo rõ ràng một biến là global để có thể sửa đổi nó.
numcalls = 0
def square(x):
global numcalls
numcalls = numcalls + 1
return x * x
Sau đây chúng ta sẽ làm một số bài tập để hiểu hơn về hàm trong Python.
Bài tập 2: Có bao nhiêu phép nhân được thực hiện khi mỗi đòng code sau
đây được thực thi?
* Sử dụng hàm square mà chúng ta đã định nghĩa ở trên.
print square(5)
print square(2*5)
Bài tập 3: Kết quả của chương trình sau đây là gì?
x = 1
def f():
return x
print x
print f()
Bài tập 4: Kết quả của chương trình sau đây là gì?
x = 1
def f():
x = 2
return x
print x
print f()
print x
Bài tập 5: Kết quả của chương trình sau đây là gì?
x = 1
def f():
y = x
x = 2
return x + y
print x
print f()
print x
Bài tập 6: Kết quả của chương trình sau đây là gì?
x = 2
def f(a):
x = a * a
return x
y = f(3)
print x, y
Hãy chậm lại một chút, giải hết các bài tập trên thì mới tiếp tục bạn nhé.
Các hàm có thể được gọi với các đối số.
>>> def difference(x, y):
... return x - y
...
>>> difference(5, 2)
3
>>> difference(x=5, y=2)
3
>>> difference(5, y=2)
3
>>> difference(y=2, x=5)
3
Và một tham số có thể có giá trị mặc định:
>>> def increment(x, amount=1):
... return x + amount
...
>>> increment(10)
11
>>> increment(10, 5)
15
>>> increment(10, amount=2)
12
Chúng ta cũng có một cách khác để tạo các hàm, đó là sử dụng toán
tử lambda.
Ví dụ, chúng ta có:
>>> f = lambda x: x ** 3
>>> def fxy(f, x, y):
... return f(x) + f(y)
>>> fxy(f, 2, 3)
35
>>> fxy(lambda x: x ** 3, 2, 3)
35
Lưu ý rằng không giống như định nghĩa hàm, lambda không cần return. Phần
thân của lambda là một biểu thức duy nhất.
Toán tử lambda trở nên cực kỳ tiện dụng khi viết các hàm nhỏ được truyền
dưới dạng đối số, v.v.
Chúng ta sẽ thấy nhiều hơn về cách vận dụng lambda khi giải quyết các vấn
đề quan trọng hơn.
Ngoài ra, Python cung cấp một số hàm tích hợp rất tiện lợi.
Hàm min tìm giá trị nhỏ nhất, hàm max tìm giá trị lớn nhất:
>>> min(2, 3)
2
>>> max(3, 4)
4
Hàm len sử dụng để tính độ dài của chuỗi:
>>> len("helloworld")
10
Hàm int chuyển đổi chuỗi thành ingeter và hàm dựng sẵn str chuyển đổi
các số nguyên và các kiểu đối tượng khác thành string.
>>> int("50")
50
>>> str(123)
"123"
Bây giờ, chúng ta tiếp tục với bài tập nhỏ nào:
Bài tập 7: Viết hàm count_digits để tìm số chữ số xuất hiện trong số đã cho:
Ví dụ: Cho số 12336833, viết hàm để tìm xem có bao nhiêu số 3 trong số đã cho. Kết
quả là 4 số 3.
>>> count_digits(5)
1
>>> count_digits(12345)
5
Nếu bạn đã viết xong thì chúng ta tiếp tục,
Phương thức (method) là loại hàm đặc biệt hoạt động trên đối tượng.
Ví dụ, upper là một phương thức có sẵn trong đối tượng string.
>>> x = "hello"
>>> print x.upper()
HELLO
Như đã nói ở trên, phương thức cũng là hàm. Chúng có thể được gán cho các
biến khác có thể được gọi riêng.
>>> f = x.upper
>>> f()
'HELLO'
Hãy tiếp tục với một bài tập nhỏ nào
Bài tập 8: Hãy viết một hàm istrcmp để so sánh hai chuỗi (bỏ qua vấn đề
Hoa - thường) để có kết quả như bên dưới:
>>> istrcmp('python', 'Python')
True
>>> istrcmp('NiiT', 'nIIt')
True
>>> istrcmp('a', 'b')
False
Bạn đã xong chưa?
7. Tìm hiểu về biểu thức điều kiện trong
Python
Python cung cấp các toán tử khác nhau để so sánh các giá trị. Kết quả của
một so sánh là một giá trị boolean, True hoặc False.
>>> 2 < 3
True
>>> 2 > 3
False
Dưới đây là danh sách các toán tử điều kiện phổ biến nhất.
• == so sánh bằng
• != không bằng
• < nhỏ hơn
• > lớn hơn
• <= nhỏ hơn hoặc bằng
• >= lớn hơn hoặc bằng
Bạn thậm chí có thể kết hợp những loại toán tử này:
>>> x = 5
>>> 2 < x < 10
True
>>> 2 < 3 < 4 < 5 < 6
True
Các toán tử có điều kiện làm việc ngay cả trên các chuỗi - So sánh dựa
theo thứ tự trong bảng chữ cái.
>>> "python" > "perl"
True
>>> "python" > "java"
True
Thêm nữa, Python có một vài toán tử logic để kết hợp các giá trị boolean.
• a and b là true nếu cả a và b đều đúng
• a or b là true nếu ít nhất a hoặc b đúng. a đúng sẽ không kiểm tra b
• not a là true nếu a là sai
>>> True and True
True
>>> True and False
False
>>> 2 < 3 and 5 < 4
False
>>> 2 < 3 or 5 < 4
True
Bây giờ thử làm bài tập nào:
Bài tập 9: Kết quả của chương trình sau đây là gì?
print 2 < 3 and 3 > 1
print 2 < 3 or 3 > 1
print 2 < 3 or not 3 > 1
print 2 < 3 and not 3 > 1
Bài tập 10: Kết quả của chương trình sau đây là gì?
x = 4
y = 5
p = x < y or x < z
print(p)
Câu lệnh if được sử dụng để thực thi một đoạn code chỉ khi biểu thức
boolean là true.
>>> x = 42
>>> if x % 2 == 0: print('Số chẵn')
even
>>>
Trong ví dụ trên, print('Số chẵn') sẽ chỉ thực hiện khi x % 2 == 0 là true.
Code kết hợp với if có thể được viết thụt lề để tạo ra một phạm vi block
code, đây là cách thông thường được viết để có thể thực thi nhiều hơn một
câu lệnh.
>>> if x % 2 == 0:
... print('Số chẵn')
...
Số chẵn
>>>
Câu lệnh if có tùy chọn mệnh đề else (Bạn có thể hiểu là: Nếu A đúng thì
thực hiện ... còn không thì thực hiện ...)
Câu lệnh trong mệnh đề else sẽ chỉ được thực hiện khi biểu thức boolean
(điều kiện) trả về giá trị false.
>>> x = 3
>>> if x % 2 == 0:
... print('Số chẵn')
... else:
... print('Số lẻ')
...
Số lẻ
>>>
Câu lệnh if cũng có thể tùy chọn mệnh đề elif khi có nhiều điều kiện cần
được kiểm tra.
Các từ khóa elif là viết tắt của else if để tránh thụt lề quá nhiều.
>>> x = 42
>>> if x < 10:
... print('Số có 1 chữ số')
... elif x < 100:
... print('Số có 2 chữ số')
... else:
... print('Số Siêu to - Khổng lồ')
...
Số có 2 chữ số
>>>
Bài tập 11: Điều gì xảy ra khi đoạn code sau được thực thi? Nó có lỗi gì
không? Giải thích lý do.
x = 2
if x == 2:
print(x)
else:
print(y)
Bài tập 12: Điều gì xảy ra khi đoạn code sau được thực thi? Nó có lỗi gì
không? Giải thích lý do.
x = 2
if x == 2:
print(x)
else:
x +
8. Tìm hiểu về List trong Python
List là một trong những loại dữ liệu tuyệt vời trong Python.
Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn một chút về List. Kiến thức cơ bản về
List là bắt buộc để có thể sử dụng Python.
Đây là một list chứa các giá trị number:
>>> x = [1, 2, 3]
Đây là một list chứa các giá trị string:
>>> x = ["hello", "world"]
List cũng có thể chứa các giá trị không đồng nhất. Dưới đây là List chứa số,
chuỗi và cả List khác:
>>> x = [1, 2, "hello", "world", ["another", "list"]]
Hàm len cũng có thể làm việc được với List:
>>> x = [1, 2, 3]
>>> len(x)
3
Toán tử [] được sử dụng để truy cập một giá trị nhất định trong list.
>>> x = [1, 2, 3]
>>> x[1]
2
>>> x[1] = 4
>>> x[1]
4
Kết quả như trên bởi vì: Phần tử đầu tiên có chỉ số (index) là 0, phần tử thứ
hai có chỉ số là 1, ...
* Bạn sẽ được học nhiều hơn về List ở những bài chia sẻ sau.
9. Tìm hiểu về Modules trong Python
Các Module là các thư viện trong Python. Python chứa rất nhiều thư viện
tiêu chuẩn.
Một module có thể được nhập bằng cách sử dụng câu lệnh import
Hãy xem cách nhập module time để sử dụng, như bên dưới:
>>> import time
>>> time.asctime()
'Fr Dec 20 14:05:06 2019'
Hàm asctime trong module time trả về thời gian hiện tại của hệ thống như
một chuỗi.
Module sys cung cấp quyền truy cập vào danh sách các đối số được truyền
cho chương trình, trong số những thứ khác.
Biến sys.argv chứa danh sách các đối số được truyền cho chương trình.
Theo quy ước, phần tử đầu tiên của danh sách đó là tên của chương trình.
import sys
print(sys.argv[1])
Thử chạy nó xem nào:
$ python echo.py hello
hello
$ python echo.py hello world
hello
Có nhiều Module thú vị hơn trong thư viện tiêu chuẩn của Python (Python
Standard Library).
Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về chúng trong các bài viết sắp tới.
OK. Trước khi kết thúc, hãy cùng làm một bài tập cuối nào.
Bài tập 13: Viết một chương trình add.py lấy 2 số nhập vào command line và
in ra tổng của chúng.
$ python add.py 3 5
8
$ python add.py 2 9
11
Chúc mừng bạn tự học xong Python cơ bản trong 10 Phút
Tổng kết Tự học Python Cơ Bản trong 10
Phút
Tiêu đề là "Tự học Python Cơ Bản trong 10 phút" mà có thể đã quá 10 phút
nhiều rồi đấy nhỉ :D. Mình chọn tiêu đề giật gân tý thôi.
Nhưng mình nghĩ rằng, đối với người mới bắt đầu tìm hiểu qua Python cơ
bản như bạn, trong 1 bài viết như vậy cũng giúp bạn có được một số nền
tảng kha khá để tiếp tục rồi đấy.
Chi tiết ra thì có khá nhiều. Tuy nhiên, cứ tạm như thế đã (Đừng đi sâu vội).
Mình sẽ trở lại với bài viết tiếp theo để tìm hiểu về Cách làm việc với Dữ liệu
trong Python.
Có bất kỳ điều gì bạn có thể comment tại bài viết này hoặc tham gia Group
nho nhỏ này để được hỗ
trợ: https://www.facebook.com/groups/hoihocpython/
Chúc bạn tự học Python tốt!
---
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI
Dạy học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học làm Lập trình viên.
Hành động ngay!
Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 02435574074 - 0914939543 - 0353655150
Email: hello@niithanoi.edu.vn
Website: https://niithanoi.edu.vn
Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/
#niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh
#hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp #python #java #php

More Related Content

What's hot (15)

Khao sat-ung-dung-matlab-trong-dieu-khien-tu-dong
Khao sat-ung-dung-matlab-trong-dieu-khien-tu-dongKhao sat-ung-dung-matlab-trong-dieu-khien-tu-dong
Khao sat-ung-dung-matlab-trong-dieu-khien-tu-dong
 
Chuong1 c
Chuong1 c Chuong1 c
Chuong1 c
 
Huong danthuchanhmang
Huong danthuchanhmangHuong danthuchanhmang
Huong danthuchanhmang
 
Tai lieu huong_dan_ve_lap_trinh_php_7512
Tai lieu huong_dan_ve_lap_trinh_php_7512Tai lieu huong_dan_ve_lap_trinh_php_7512
Tai lieu huong_dan_ve_lap_trinh_php_7512
 
Session 13
Session 13Session 13
Session 13
 
Cac ham va thu tuc trong pascal
Cac ham va thu tuc trong pascalCac ham va thu tuc trong pascal
Cac ham va thu tuc trong pascal
 
Nhom lenh co ban
Nhom lenh co banNhom lenh co ban
Nhom lenh co ban
 
Thu vien lap trinh c++
Thu vien lap trinh c++Thu vien lap trinh c++
Thu vien lap trinh c++
 
0 mo dau
0 mo dau0 mo dau
0 mo dau
 
Bai11
Bai11Bai11
Bai11
 
Fortran cơ sở
Fortran cơ sởFortran cơ sở
Fortran cơ sở
 
Slide pointer sepro
Slide pointer seproSlide pointer sepro
Slide pointer sepro
 
Lect05 array
Lect05 arrayLect05 array
Lect05 array
 
Bài 4 Lập trình PHP (phần 2) - Giáo trình FPT
Bài 4 Lập trình PHP (phần 2) - Giáo trình FPTBài 4 Lập trình PHP (phần 2) - Giáo trình FPT
Bài 4 Lập trình PHP (phần 2) - Giáo trình FPT
 
Web201 slide 4
Web201   slide 4Web201   slide 4
Web201 slide 4
 

Similar to Tu-Hoc-Python-Co-Ban-Trong-10-Phut-NIIT

1. Python cơ bản.docx
1. Python cơ bản.docx1. Python cơ bản.docx
1. Python cơ bản.docx
SonViet3
 
Lap trinh matlab_co_ban_1731
Lap trinh matlab_co_ban_1731Lap trinh matlab_co_ban_1731
Lap trinh matlab_co_ban_1731
Vu Tuan
 
Huong danontapc
Huong danontapcHuong danontapc
Huong danontapc
Hồ Lợi
 
Bài tập về chuẩn hóa chuỗ1
Bài tập về chuẩn hóa chuỗ1Bài tập về chuẩn hóa chuỗ1
Bài tập về chuẩn hóa chuỗ1
Nguyen Van Hung
 

Similar to Tu-Hoc-Python-Co-Ban-Trong-10-Phut-NIIT (20)

temp.pdf
temp.pdftemp.pdf
temp.pdf
 
Học python
Học pythonHọc python
Học python
 
LINQ
LINQLINQ
LINQ
 
1. Python cơ bản.docx
1. Python cơ bản.docx1. Python cơ bản.docx
1. Python cơ bản.docx
 
Bai Thuc hanh Tin học cơ sở nhom Kinh te-update.docx
Bai Thuc hanh Tin học cơ sở nhom Kinh te-update.docxBai Thuc hanh Tin học cơ sở nhom Kinh te-update.docx
Bai Thuc hanh Tin học cơ sở nhom Kinh te-update.docx
 
matlab co ban
matlab co banmatlab co ban
matlab co ban
 
Lap trinh matlab_co_ban_1731
Lap trinh matlab_co_ban_1731Lap trinh matlab_co_ban_1731
Lap trinh matlab_co_ban_1731
 
344444
344444344444
344444
 
Phân tích Confuser 1.9.0.0 - Constant Protection - Bản dịch
Phân tích Confuser 1.9.0.0 - Constant Protection - Bản dịchPhân tích Confuser 1.9.0.0 - Constant Protection - Bản dịch
Phân tích Confuser 1.9.0.0 - Constant Protection - Bản dịch
 
Huong danontapc
Huong danontapcHuong danontapc
Huong danontapc
 
python3.pptx
python3.pptxpython3.pptx
python3.pptx
 
Session 4
Session 4Session 4
Session 4
 
ngon-ngu-lap-trinh-python_C1_cac_khai_niem_(PI).pptx
ngon-ngu-lap-trinh-python_C1_cac_khai_niem_(PI).pptxngon-ngu-lap-trinh-python_C1_cac_khai_niem_(PI).pptx
ngon-ngu-lap-trinh-python_C1_cac_khai_niem_(PI).pptx
 
Slide Python Bai 2 pythonvietnam.info
Slide Python Bai 2   pythonvietnam.infoSlide Python Bai 2   pythonvietnam.info
Slide Python Bai 2 pythonvietnam.info
 
Lập trình C cho VĐK 8051
Lập trình C cho VĐK 8051Lập trình C cho VĐK 8051
Lập trình C cho VĐK 8051
 
Phong cach lap trinh c++
Phong cach lap trinh c++Phong cach lap trinh c++
Phong cach lap trinh c++
 
ngon-ngu-lap-trinh-python_C1_cac_khai_niem_(PII).pptx
ngon-ngu-lap-trinh-python_C1_cac_khai_niem_(PII).pptxngon-ngu-lap-trinh-python_C1_cac_khai_niem_(PII).pptx
ngon-ngu-lap-trinh-python_C1_cac_khai_niem_(PII).pptx
 
02-Các khái niệm cơ bản.pptx
02-Các khái niệm cơ bản.pptx02-Các khái niệm cơ bản.pptx
02-Các khái niệm cơ bản.pptx
 
hàm_nocopy.pdf
hàm_nocopy.pdfhàm_nocopy.pdf
hàm_nocopy.pdf
 
Bài tập về chuẩn hóa chuỗ1
Bài tập về chuẩn hóa chuỗ1Bài tập về chuẩn hóa chuỗ1
Bài tập về chuẩn hóa chuỗ1
 

More from NIIT - ICT Hà Nội

More from NIIT - ICT Hà Nội (7)

Toàn cảnh thị trường IT Việt Nam năm 2020 | TopDev Report
Toàn cảnh thị trường IT Việt Nam năm 2020 | TopDev ReportToàn cảnh thị trường IT Việt Nam năm 2020 | TopDev Report
Toàn cảnh thị trường IT Việt Nam năm 2020 | TopDev Report
 
Bang Cuu Chuong Git | NIIT
Bang Cuu Chuong Git | NIITBang Cuu Chuong Git | NIIT
Bang Cuu Chuong Git | NIIT
 
PHP có thể làm gì? 9 Thứ thú vị có thể làm với PHP
PHP có thể làm gì?  9 Thứ thú vị có thể làm với PHPPHP có thể làm gì?  9 Thứ thú vị có thể làm với PHP
PHP có thể làm gì? 9 Thứ thú vị có thể làm với PHP
 
Top 25 Trang Web học Lập trình Java Miễn Phí Tốt Nhất
Top 25 Trang Web học Lập trình Java Miễn Phí Tốt NhấtTop 25 Trang Web học Lập trình Java Miễn Phí Tốt Nhất
Top 25 Trang Web học Lập trình Java Miễn Phí Tốt Nhất
 
Giới thiệu về tiềm năng công nghệ VR, AR, MR NIIT - ICT Hà Nội
Giới thiệu về tiềm năng công nghệ VR, AR, MR NIIT - ICT Hà NộiGiới thiệu về tiềm năng công nghệ VR, AR, MR NIIT - ICT Hà Nội
Giới thiệu về tiềm năng công nghệ VR, AR, MR NIIT - ICT Hà Nội
 
Định hướng nghề nghiệp Tester NIIT - ICT Hà Nội
Định hướng nghề nghiệp Tester NIIT - ICT Hà NộiĐịnh hướng nghề nghiệp Tester NIIT - ICT Hà Nội
Định hướng nghề nghiệp Tester NIIT - ICT Hà Nội
 
Giới thiệu về NIIT - ICT Hà Nội
Giới thiệu về NIIT - ICT Hà NộiGiới thiệu về NIIT - ICT Hà Nội
Giới thiệu về NIIT - ICT Hà Nội
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Tu-Hoc-Python-Co-Ban-Trong-10-Phut-NIIT

  • 1. Tự học Python Cơ Bản Trong 10 phút Python là một ngôn ngữ đề cao khả năng dễ đọc, ngắn gọn là quan trọng là LÀM ĐƯỢC NHIỀU THỨ. Ngôn ngữ Python được coi là ngôn ngữ lập trình dễ học nhất. Vậy, hôm nay mình sẽ cùng bạn thử Tự học Python Cơ Bản trong 10 PHÚT xem nhé. * Lưu ý: Trước khi bắt đầu, bạn nên Cài đặt Python và Cài đặt Pycharm (Nhớ xem cả cách chạy thử một tập tin Python trong bài hướng dẫn cài đặt Pycharm nữa nhé). * Bài viết này mình sử dụng để giúp các bạn học viên Khóa học Python có một chút nền tảng đề khi bắt đầu học sẽ dễ hơn. Tự học Python cơ bản trong 10 phút OK, nếu bạn đã chuẩn bị xong. Hãy bắt đầu cùng mình Tự học Python Cơ bản trong 10 phút nào! Mục lục (* Click vào mục lục để chạy đến từng phần):
  • 2. 1. Thử chạy trình thông dịch Python 2. Thử chạy tập lệnh Python 3. Các kiểu dữ liệu phổ biến trong Python 4. Tìm hiểu về Biến trong Python 5. Tìm hiểu về Hàm trong Python 6. Tạo hàm tùy chỉnh trong Python 7. Tìm hiểu về biểu thức điều kiện trong Python 8. Tìm hiểu về List trong Python 9. Tìm hiểu về Modules trong Python Tổng kết Tự học Python Cơ Bản trong 10 Phút 1. Thử chạy trình thông dịch Python Python đi kèm với một trình thông dịch tương tác. Khi bạn gõ python trong shell hoặc command prompt, trình thông dịch python sẽ hoạt động với một dấu nhắc >>> và chờ lệnh của bạn. $ python Python 3.7.4 (v3.7.4:e09359112e, Jul 8 2019, 14:54:52) [Clang 6.0 (clang-600.0.57)] on darwin Type "help", "copyright", "credits" or "license" for more information. >>> Bây giờ bạn có thể gõ bất kỳ biểu thức python hợp lệ tại dấu nhắc lệnh này. Python sẽ đọc biểu thức bạn vừa gõ, đánh giá nó và trả lại kết quả. Ví dụ:
  • 3. >>> 42 42 >>> 4 + 2 6 Bài tập 1: Hãy mở trình thông dịch Python mới và sử dụng nó để tìm giá trị của 2 + 3 Lưu ý: Trong các ví dụ, mình sẽ sử dụng command prompt (command line). Nếu bạn sử dụng Pycharm thì hãy bỏ các dấu >>> và ... . Khi muốn in kết quả thì ném biểu thức vào trong lệnh print() 2. Thử chạy tập lệnh Python Hãy mở trình soạn thảo văn bản / Pycharm của bạn, nhập đoạn code sau và lưu nó dưới dạng hello.py. Lưu ý là phải lưu đúng đuôi .py nhé! print("hello, world!") Và chạy chương trình này bằng cách gọi python hello.py. Hãy chắc chắn rằng bạn thay đổi thư mục đến nơi bạn đã lưu tệp trước khi thực hiện lệnh này. Và đây là kết quả; $ python hello.py hello, world!
  • 4. 3. Các kiểu dữ liệu phổ biến trong Python Python có hỗ trợ cho tất cả các kiểu dữ liệu cơ bản và cũng có kiểu dữ liệu ghép rất mạnh. Python có kiểu số nguyên: integers >>> 1 + 2 3 Python cũng rất giỏi trong việc xử lý số rất lớn. Ví dụ: Chúng ta hãy thử tính 2^1000. >>> 2 ** 1000 1071508607186267320948425049060001810561404811705533607443750388370351051124936122 4931983788156958581275946729175531468251871452856923140435984577574698574803934567 7748242309854210746050623711418779541821530464749835819412673987675591655439460770 62914571196477686542167660429831652624386837205668069376 Kết quả là một con số khá lớn, phải không? Bạn nào đếm được kết quả chính xác có bao nhiêu số liên hệ mình sẽ có quà nhé: ;) Python có kiểu số dấu phẩy động: float >>> 1.2 + 2.3 3.5
  • 5. Python có kiểu dữ liệu chuỗi: String >>> "hello world" 'hello world' >>> print("hello world") hello world Chuỗi có thể được đặt trong dấu ngoặc đơn '' hoặc dấu ngoặc kép "". Cả hai đều giống hệt nhau. Trong Python, các chuỗi rất linh hoạt và rất dễ dàng để làm việc với chúng. >>> 'hello' + 'world' 'helloworld' >>> "hello" * 3 'hellohellohello' >>> print("=" * 40) ======================================== Hàm len tích hợp (built-in function) được sử dụng để tìm độ dài của chuỗi. >>> len('helloworld') 10 Python cũng hỗ trợ các chuỗi trên nhiều dòng. Chúng được đặt trong ba dấu ngoặc kép hoặc ba dấu ngoặc đơn, như ví dụ sau: text = """Đây là một chuỗi nhiều dòng. Dòng thứ 2 Dòng thứ 3
  • 6. và nó có thể chứa đoạn text "Trong dấu nháy" như thế này. """ Kết quả: >>> print(text) Đây là một chuỗi nhiều dòng. Dòng thứ 2 Dòng thứ 3 và nó có thể chứa đoạn tex "Trong dấu nháy" như thế này. Python cũng hỗ trợ các lệnh tắt. n là thông báo một dòng mới, t là thông báo 1 tab ... Ví dụ: >>> print "anbnc" a b c Python có kiểu dữ liệu dạng danh sách (được gọi là List). List là một trong những loại dữ liệu hữu ích nhất của Python. >>> x = ["a", "b", "c"] >>> x ['a', 'b', 'c'] >>> len(x) 3 >>> x[1] 'b' List sử dụng ngoặc vuông [].
  • 7. Python cũng có một kiểu dữ liệu khác gọi là tuple để biểu diễn các bản ghi với chiều rộng cố định. Tuples hành xử giống như List, nhưng chúng là bất biến. >>> point = (2, 3) >>> point (2, 3) Khi khai báo một tuple, bạn có thể bỏ qua dấu ngoặc đơn. >>> point = 2, 3 >>> point (2, 3) Cũng có thể gán một tuple nhiều giá trị cùng một lúc: >>> yellow = (255, 255, 0) >>> r, g, b = yellow >>> print(r, g, b) 255 255 0 Python có kiểu dữ liệu dictionary để biểu diễn các cặp name : value >>> person = {"name": "NIIT", "email": "hello@niithanoi.edu.vn"} >>> person['name'] 'NIIT' >>> person['email'] 'hello@niithanoi.edu.vn' Python cũng có một kiểu dữ liệu set. Một set là một tập hợp các phần tử không có thứ tự và duy nhất.
  • 8. >>> x = {1, 2, 3, 2, 1} >>> x {1, 2, 3} * Bạn hãy thử thực hiện lại lệnh >>> x xem. Kết quả nhận được là như thế nào? Python có kiểu boolean. Nó có hai giá trị đặc biệt true và false để đại diện cho Đúng và Sai. Cuối cùng, Python có một kiểu dữ liệu đặc biệt gọi là None để đại diện cho không có gì. >>> x = None >>> print(x) None Bây giờ bạn đã biết hầu hết các cấu trúc dữ liệu phổ biến của Python. Nhìn thì chúng rất đơn giản, nhưng thành thạo vận dụng các kiểu dữ liệu này cũng cần một chút luyện tập đấy. Và hãy chắc chắn bạn đã hiểu tất cả các ví dụ trên, thử viết và chạy lại xem kết quả vài lần để đảm bảo bạn quen thuộc trước khi chúng ta chuyển sang phần tiếp theo. 4. Tìm hiểu về Biến trong Python
  • 9. Bạn chưa được học về biến trong Python nhưng bạn đã nhìn thấy biến ở phần trước. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về biến trong Python. Trong Python, biến không có kiểu. Chúng chỉ cần giữ chỗ đó có thể giữ bất kỳ giá trị có bất kỳ kiểu dữ liệu nào. >>> x = 5 >>> x 5 >>> x = 'hello' >>> x 'hello' Điều quan trọng là bạn có thể nhận thấy sự khác biệt giữa các biến và chuỗi. Thông thường người mới học lập trình sẽ bị lừa bởi điều này. Bạn có thể nhận ra bất kỳ lỗi nào trong ví dụ sau không? >>> name = "NIIT" >>> print("name") Nếu có thì chúc mừng bạn, biến trong Python cũng không có gì khó khăn cả. 5. Tìm hiểu về Hàm trong Python Hàm - hay còn gọi là function.
  • 10. Trong Python, có nhiều hàm dựng sẵn (built-in functions). Ví dụ, print một hàm được tích hợp sẵn được sử dụng phổ biến nhất. >>> print('hello') hello >>> print('hello', 1, 2, 3) hello 1 2 3 Chúng ta cũng đã thấy hàm len ở phần trước. Hàm len tính chiều dài của một chuỗi, list hoặc các tập hợp khác. >>> len("hello") 5 >>> len(['a', 'b', 'c']) 3 Một điều quan trọng về Python là nó không cho phép các hoạt động trên các kiểu dữ liệu không tương thích. Ví dụ: >>> 5 + "2" Traceback (most recent call last): File "<stdin>", line 1, in <module> TypeError: unsupported operand type(s) for +: 'int' and 'str' Đó là bởi vì không thể cộng số với chuỗi. Chúng ta cần chuyển đổi 5 thành một chuỗi hoặc '2' thành một số. Để làm điều này, chúng ta có hàm dựng sẵn int sẽ chuyển đổi một chuỗi thành một số và hàm str sẽ chuyển đổi bất kỳ giá trị nào thành một chuỗi. >>> int("5")
  • 11. 5 >>> str(5) '5' Và: >>> 5 + int("2") 7 >>> str(5) + "2" '52' Ví dụ: Đếm số chữ số trong một số với Python Ở phần trên mình đã đố bạn đếm được số chữ số của kết quả 2^1000 đúng không? Tuy nhiên, đếm bằng tay thì quá khổ. Hãy viết một chương trình để đếm số chữ số trong một số, ví dụ, chúng ta có các số: >>> 12345 12345 >>> 2 ** 100 1267650600228229401496703205376 >>> 2 ** 1000
  • 12. 1071508607186267320948425049060001810561404811705533607443750388370351051124936122 4931983788156958581275946729175531468251871452856923140435984577574698574803934567 7748242309854210746050623711418779541821530464749835819412673987675591655439460770 62914571196477686542167660429831652624386837205668069376 Chúng ta sẽ sử dụng hàm str để chuyển số về dạng chuỗi. Sau đó sử dụng hàm len để tính độ dài của chuỗi đó, cụ thể: >>> len(str(12345)) 5 >>> len(str(2 ** 100)) 31 >>> len(str(2 * 1000)) 302 Bạn đã hiểu chưa? * Đọc đến đoạn này mà mới có đáp án thì không có quà nữa đâu nhé. ;) 6. Tạo hàm tùy chỉnh trong Python Giống như cách gán một giá trị cho một biến, một đoạn logic cũng có thể được liên kết với một tên bằng cách định nghĩa nó là một hàm. Ví dụ: >>> def square(x): ... return x * x ... >>> square(5) 25
  • 13. Trong đó: • từ khóa def để định nghĩa một hàm • square là tên hàm (tùy bạn đặt) • x là tham số của hàm Phần thân của hàm được thụt lề. Thụt lề cũng là để cách phân nhóm các câu lệnh Python. Các dấu ... là dấu nhắc lệnh thứ câp mà các thông dịch Python sử dụng để biểu thị rằng nó đang chờ một số dữ liệu được nhập vào. Các hàm trong Python có thể được sử dụng trong bất kỳ biểu thức nào: >>> square(2) + square(3) 13 >>> square(square(3)) 81 Các chức năng hiện có cũng có thể được sử dụng để tạo ra các hàm mới. >>> def sum_of_squares(x, y): ... return square(x) + square(y) ... >>> sum_of_squares(2, 3) 13 Các hàm trong Python cũng giống như các giá trị khác, chúng có thể được gán, được chuyển dưới dạng đối số cho các hàm khác, .... ví dụ:
  • 14. >>> f = square >>> f(4) 16 >>> def fxy(f, x, y): ... return f(x) + f(y) ... >>> fxy(square, 2, 3) 13 Điều quan trọng là phải hiểu được phạm vi của các biến được sử dụng trong các hàm. Hãy nhìn vào một ví dụ. x = 0 y = 0 def incr(x): y = x + 1 return y incr(5) print x, y Các biến được gán trong một hàm, bao gồm các đối số được gọi là các biến cục bộ của hàm (local variables). Các biến được định nghĩa ở cấp cao nhất được gọi là biến toàn cục (global variables). Nếu bạn thay đổi giá trị của x và y bên trong hàm incr thì nó cũng sẽ không ảnh hưởng những giá trị của biến toàn cục, x và y. Nhưng, chúng ta có thể sử dụng các giá trị của các biến toàn cục:
  • 15. pi = 3.14 def area(r): return pi * r * r Khi Python thấy việc sử dụng một biến không được định nghĩa trong phạm vi cục bộ, nó sẽ cố gắng tìm một biến toàn cục có tên đó. Tuy nhiên, bạn phải khai báo rõ ràng một biến là global để có thể sửa đổi nó. numcalls = 0 def square(x): global numcalls numcalls = numcalls + 1 return x * x Sau đây chúng ta sẽ làm một số bài tập để hiểu hơn về hàm trong Python. Bài tập 2: Có bao nhiêu phép nhân được thực hiện khi mỗi đòng code sau đây được thực thi? * Sử dụng hàm square mà chúng ta đã định nghĩa ở trên. print square(5) print square(2*5) Bài tập 3: Kết quả của chương trình sau đây là gì? x = 1 def f(): return x print x print f()
  • 16. Bài tập 4: Kết quả của chương trình sau đây là gì? x = 1 def f(): x = 2 return x print x print f() print x Bài tập 5: Kết quả của chương trình sau đây là gì? x = 1 def f(): y = x x = 2 return x + y print x print f() print x Bài tập 6: Kết quả của chương trình sau đây là gì? x = 2 def f(a): x = a * a return x y = f(3) print x, y Hãy chậm lại một chút, giải hết các bài tập trên thì mới tiếp tục bạn nhé. Các hàm có thể được gọi với các đối số.
  • 17. >>> def difference(x, y): ... return x - y ... >>> difference(5, 2) 3 >>> difference(x=5, y=2) 3 >>> difference(5, y=2) 3 >>> difference(y=2, x=5) 3 Và một tham số có thể có giá trị mặc định: >>> def increment(x, amount=1): ... return x + amount ... >>> increment(10) 11 >>> increment(10, 5) 15 >>> increment(10, amount=2) 12 Chúng ta cũng có một cách khác để tạo các hàm, đó là sử dụng toán tử lambda. Ví dụ, chúng ta có: >>> f = lambda x: x ** 3 >>> def fxy(f, x, y): ... return f(x) + f(y) >>> fxy(f, 2, 3) 35 >>> fxy(lambda x: x ** 3, 2, 3) 35 Lưu ý rằng không giống như định nghĩa hàm, lambda không cần return. Phần thân của lambda là một biểu thức duy nhất.
  • 18. Toán tử lambda trở nên cực kỳ tiện dụng khi viết các hàm nhỏ được truyền dưới dạng đối số, v.v. Chúng ta sẽ thấy nhiều hơn về cách vận dụng lambda khi giải quyết các vấn đề quan trọng hơn. Ngoài ra, Python cung cấp một số hàm tích hợp rất tiện lợi. Hàm min tìm giá trị nhỏ nhất, hàm max tìm giá trị lớn nhất: >>> min(2, 3) 2 >>> max(3, 4) 4 Hàm len sử dụng để tính độ dài của chuỗi: >>> len("helloworld") 10 Hàm int chuyển đổi chuỗi thành ingeter và hàm dựng sẵn str chuyển đổi các số nguyên và các kiểu đối tượng khác thành string. >>> int("50") 50 >>> str(123) "123" Bây giờ, chúng ta tiếp tục với bài tập nhỏ nào:
  • 19. Bài tập 7: Viết hàm count_digits để tìm số chữ số xuất hiện trong số đã cho: Ví dụ: Cho số 12336833, viết hàm để tìm xem có bao nhiêu số 3 trong số đã cho. Kết quả là 4 số 3. >>> count_digits(5) 1 >>> count_digits(12345) 5 Nếu bạn đã viết xong thì chúng ta tiếp tục, Phương thức (method) là loại hàm đặc biệt hoạt động trên đối tượng. Ví dụ, upper là một phương thức có sẵn trong đối tượng string. >>> x = "hello" >>> print x.upper() HELLO Như đã nói ở trên, phương thức cũng là hàm. Chúng có thể được gán cho các biến khác có thể được gọi riêng. >>> f = x.upper >>> f() 'HELLO' Hãy tiếp tục với một bài tập nhỏ nào Bài tập 8: Hãy viết một hàm istrcmp để so sánh hai chuỗi (bỏ qua vấn đề Hoa - thường) để có kết quả như bên dưới:
  • 20. >>> istrcmp('python', 'Python') True >>> istrcmp('NiiT', 'nIIt') True >>> istrcmp('a', 'b') False Bạn đã xong chưa? 7. Tìm hiểu về biểu thức điều kiện trong Python Python cung cấp các toán tử khác nhau để so sánh các giá trị. Kết quả của một so sánh là một giá trị boolean, True hoặc False. >>> 2 < 3 True >>> 2 > 3 False Dưới đây là danh sách các toán tử điều kiện phổ biến nhất. • == so sánh bằng • != không bằng • < nhỏ hơn • > lớn hơn • <= nhỏ hơn hoặc bằng
  • 21. • >= lớn hơn hoặc bằng Bạn thậm chí có thể kết hợp những loại toán tử này: >>> x = 5 >>> 2 < x < 10 True >>> 2 < 3 < 4 < 5 < 6 True Các toán tử có điều kiện làm việc ngay cả trên các chuỗi - So sánh dựa theo thứ tự trong bảng chữ cái. >>> "python" > "perl" True >>> "python" > "java" True Thêm nữa, Python có một vài toán tử logic để kết hợp các giá trị boolean. • a and b là true nếu cả a và b đều đúng • a or b là true nếu ít nhất a hoặc b đúng. a đúng sẽ không kiểm tra b • not a là true nếu a là sai >>> True and True True >>> True and False False >>> 2 < 3 and 5 < 4 False >>> 2 < 3 or 5 < 4
  • 22. True Bây giờ thử làm bài tập nào: Bài tập 9: Kết quả của chương trình sau đây là gì? print 2 < 3 and 3 > 1 print 2 < 3 or 3 > 1 print 2 < 3 or not 3 > 1 print 2 < 3 and not 3 > 1 Bài tập 10: Kết quả của chương trình sau đây là gì? x = 4 y = 5 p = x < y or x < z print(p) Câu lệnh if được sử dụng để thực thi một đoạn code chỉ khi biểu thức boolean là true. >>> x = 42 >>> if x % 2 == 0: print('Số chẵn') even >>> Trong ví dụ trên, print('Số chẵn') sẽ chỉ thực hiện khi x % 2 == 0 là true. Code kết hợp với if có thể được viết thụt lề để tạo ra một phạm vi block code, đây là cách thông thường được viết để có thể thực thi nhiều hơn một câu lệnh.
  • 23. >>> if x % 2 == 0: ... print('Số chẵn') ... Số chẵn >>> Câu lệnh if có tùy chọn mệnh đề else (Bạn có thể hiểu là: Nếu A đúng thì thực hiện ... còn không thì thực hiện ...) Câu lệnh trong mệnh đề else sẽ chỉ được thực hiện khi biểu thức boolean (điều kiện) trả về giá trị false. >>> x = 3 >>> if x % 2 == 0: ... print('Số chẵn') ... else: ... print('Số lẻ') ... Số lẻ >>> Câu lệnh if cũng có thể tùy chọn mệnh đề elif khi có nhiều điều kiện cần được kiểm tra. Các từ khóa elif là viết tắt của else if để tránh thụt lề quá nhiều. >>> x = 42 >>> if x < 10: ... print('Số có 1 chữ số') ... elif x < 100: ... print('Số có 2 chữ số') ... else: ... print('Số Siêu to - Khổng lồ') ... Số có 2 chữ số >>>
  • 24. Bài tập 11: Điều gì xảy ra khi đoạn code sau được thực thi? Nó có lỗi gì không? Giải thích lý do. x = 2 if x == 2: print(x) else: print(y) Bài tập 12: Điều gì xảy ra khi đoạn code sau được thực thi? Nó có lỗi gì không? Giải thích lý do. x = 2 if x == 2: print(x) else: x + 8. Tìm hiểu về List trong Python List là một trong những loại dữ liệu tuyệt vời trong Python. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn một chút về List. Kiến thức cơ bản về List là bắt buộc để có thể sử dụng Python. Đây là một list chứa các giá trị number: >>> x = [1, 2, 3]
  • 25. Đây là một list chứa các giá trị string: >>> x = ["hello", "world"] List cũng có thể chứa các giá trị không đồng nhất. Dưới đây là List chứa số, chuỗi và cả List khác: >>> x = [1, 2, "hello", "world", ["another", "list"]] Hàm len cũng có thể làm việc được với List: >>> x = [1, 2, 3] >>> len(x) 3 Toán tử [] được sử dụng để truy cập một giá trị nhất định trong list. >>> x = [1, 2, 3] >>> x[1] 2 >>> x[1] = 4 >>> x[1] 4 Kết quả như trên bởi vì: Phần tử đầu tiên có chỉ số (index) là 0, phần tử thứ hai có chỉ số là 1, ... * Bạn sẽ được học nhiều hơn về List ở những bài chia sẻ sau.
  • 26. 9. Tìm hiểu về Modules trong Python Các Module là các thư viện trong Python. Python chứa rất nhiều thư viện tiêu chuẩn. Một module có thể được nhập bằng cách sử dụng câu lệnh import Hãy xem cách nhập module time để sử dụng, như bên dưới: >>> import time >>> time.asctime() 'Fr Dec 20 14:05:06 2019' Hàm asctime trong module time trả về thời gian hiện tại của hệ thống như một chuỗi. Module sys cung cấp quyền truy cập vào danh sách các đối số được truyền cho chương trình, trong số những thứ khác. Biến sys.argv chứa danh sách các đối số được truyền cho chương trình. Theo quy ước, phần tử đầu tiên của danh sách đó là tên của chương trình. import sys print(sys.argv[1]) Thử chạy nó xem nào:
  • 27. $ python echo.py hello hello $ python echo.py hello world hello Có nhiều Module thú vị hơn trong thư viện tiêu chuẩn của Python (Python Standard Library). Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về chúng trong các bài viết sắp tới. OK. Trước khi kết thúc, hãy cùng làm một bài tập cuối nào. Bài tập 13: Viết một chương trình add.py lấy 2 số nhập vào command line và in ra tổng của chúng. $ python add.py 3 5 8 $ python add.py 2 9 11
  • 28. Chúc mừng bạn tự học xong Python cơ bản trong 10 Phút Tổng kết Tự học Python Cơ Bản trong 10 Phút Tiêu đề là "Tự học Python Cơ Bản trong 10 phút" mà có thể đã quá 10 phút nhiều rồi đấy nhỉ :D. Mình chọn tiêu đề giật gân tý thôi. Nhưng mình nghĩ rằng, đối với người mới bắt đầu tìm hiểu qua Python cơ bản như bạn, trong 1 bài viết như vậy cũng giúp bạn có được một số nền tảng kha khá để tiếp tục rồi đấy. Chi tiết ra thì có khá nhiều. Tuy nhiên, cứ tạm như thế đã (Đừng đi sâu vội). Mình sẽ trở lại với bài viết tiếp theo để tìm hiểu về Cách làm việc với Dữ liệu trong Python. Có bất kỳ điều gì bạn có thể comment tại bài viết này hoặc tham gia Group nho nhỏ này để được hỗ trợ: https://www.facebook.com/groups/hoihocpython/ Chúc bạn tự học Python tốt! --- HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI Dạy học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học làm Lập trình viên. Hành động ngay! Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội SĐT: 02435574074 - 0914939543 - 0353655150 Email: hello@niithanoi.edu.vn Website: https://niithanoi.edu.vn
  • 29. Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/ #niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp #python #java #php