SlideShare a Scribd company logo
1 of 48
NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU – CHƯƠNG 
00 – LỜI MỞ ĐẦU 
02/07/2014 BY ADMIN ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN 
NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU 
Tác giả: Thầy Tuấn Ngọc – www.ThayTuanNgoc.com 
CHƯƠNG 00 
LỜI GIỚI THIỆU 
Chào các bạn, tôi tên là Nguyễn Học Viên. Tôi lớn lên 
trong một gia đình nông dân ở miền quê nghèo thuộc 
vùng đất Babylon. Từ nhỏ tôi đã khát khao tìm một con 
đường làm giàu chân chính để thoát khỏi cảnh túng quẩn 
của gia đình. May mắn, tôi đã gặp được một người đỡ 
đầu, người đã dạy cho tôi tất cả những kiến thức tài chính 
ngay từ khi tôi 15 tuổi. Người có tên là Người Đỡ Đầu. 
Bây giờ, tôi đã hoàn toàn tự do tài chính. Vì thế, tôi 
muốn kể lại tất cả những gì mà Người Đỡ Đầu đã dạy cho 
tôi. Tôi tin rằng, quyển sách này sẽ giúp bạn có một góc 
nhìn khác về BÍ MẬT THỊNH VƯỢNG TÀI CHÍNH, 
mà những diễn giả khác chưa đề cập, hoặc đề cập chưa 
sâu sắc. Từ đó, bạn có thể lựa chọn và xây dựng Con 
Thuyền Tài Chính một cách phù hợp nhất đối với bạn. 
Lời cuối cùng, tôi muốn nói với bạn rằng: “Làm giàu 
không khó, nhưng nó không hề dễ dàng như nhiều diễn 
giả khác đã nói với bạn. Làm giàu là một quá trình lâu 
dài, đòi hỏi nhiều nổ lực, cố gắng bền bỉ, không ngừng 
học hỏi, đổi mới kịp thời để thích ứng với sự thay đổi của
môi trường. Nhưng may mắn là làm giàu là một quá trình 
có thể học được. Bạn chỉ cần học, kiên nhẫn thực hành, 
bạn sẽ giàu được.” 
Cảm ơn bạn đã đọc sách này. Và nếu bạn tin tôi, tôi 
chúc mừng bạn đã rút ngắn được quá trình THỊNH 
VƯỢNG TÀI CHÍNH. 
Xem tiếp Chương 01 – NGƯỜI NGHÈO LÀ ĐẦU 
VÀO CỦA NGƯỜI GIÀU
NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU – CHƯƠNG 
01 – NGƯỜI NGHÈO LÀ ĐẦU VÀO CỦA NGƯỜI 
GIÀU 
02/07/2014 BY ADMIN ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN 
NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU 
Tác giả: Thầy Tuấn Ngọc – www.ThayTuanNgoc.com 
CHƯƠNG 01 
NGƯỜI NGHÈO LÀ ĐẦU VÀO CỦA NGƯỜI GIÀU 
Bài học đầu tiên mà Người Đỡ Đầu dạy cho tôi đó là 
NGƯỜI NGHÈO LÀ ĐẦU VÀO CỦA NGƯỜI GIÀU. 
Một hôm, tại văn phòng làm việc của Người Đỡ Đầu, vì 
người muốn dạy cho tôi bài học đầu tiên, nên người cho 
phép tôi ngồi quan sát người phỏng vấn các ứng cử viên 
mới. Người Đỡ Đầu phỏng vấn rất nhanh, dường như ông 
chỉ xem sơ qua hồ sơ, hỏi một vài câu là có thể biết được. 
Cuối buổi phỏng vấn, tôi hỏi: “Sao con thấy sư phụ phỏng 
vấn rất nhanh, như vậy có chắc là sư phụ đã tìm được 
nhân viên phù hợp không?” 
Người Đỡ Đầu trả lời: “Thật ra ta nhìn sơ qua hồ sơ, quan 
sát ánh mắt, tướng đi, thái độ, nghe qua giọng nói, cách 
trả lời, ứng xử là có thể phán đoán được rồi.” Người Đỡ 
Đầu nói có vẻ rất chuyên nghiệp. 
Tôi nghi ngờ hỏi: “Nhưng cũng có khi sư phụ lầm chứ ạ?” 
“Tất nhiên rồi. Cũng có khi ta lầm. Khi đó ta đã chọn một 
nhân viên chưa phù hợp. Thế thì ta sẽ chấm dứt sai lầm
của mình thôi.” Người Đỡ Đầu nói có vẻ phủ phàng, 
nhưng đó là sự thật. 
Tôi phần nào cũng hiểu được việc làm của người. Thật 
ra người giàu cũng có khi phạm sai lầm, nhưng sai lầm 
của người giàu thường không nghiêm trọng. Nếu Người 
Đỡ Đầu chọn nhân viên không phù hợp, người sẽ không 
kí hợp đồng lao động chính thức. Và người chịu thiệt 
trong sự sai lầm của người giàu lại chính là người 
nghèo. 
Người Đỡ Đầu uống một ngụm trà rồi nói: “Nguyễn Học 
Viên này, hôm nay ta gọi con đến đây là muốn con nhận 
ra một chân lý. Tuy nó là một chân lý nhưng rất nhiều 
người nhìn nhận sai lầm. Con hãy suy nghĩ thử xem thật 
ra ông chủ nuôi nhân viên hay nhân viên nuôi ông 
chủ?” 
Tôi có vẻ nghi ngờ và hỏi: “Chẳng lẽ ý của sư phụ là nhân 
viên nuôi ông chủ sao?” 
Người Đỡ Đầu cười và nói: “Hơi phũ phàng, nhưng đó là 
sự thật con ạ.” 
Rồi người phân tích thêm: “Nhân viên bán sức lao động 
của mình cho ông chủ 22 ngày một tháng. Trong ba ngày 
đầu làm việc, nhân viên đã tạo ra một giá trị đủ để trả thù 
lao cho chính mình rồi. Còn 19 ngày còn lại thì…” Nói 
tới đây, Người Đỡ Đầu ngừng một lát: “… con suy nghĩ 
thử xem.”
Tôi suy nghĩ một lúc rồi trả lời: “Dạ, 19 ngày còn lại, 
nhân viên sẽ tạo ra giá trị để nuôi ông chủ ạ.” 
Người Đỡ Đầu hỏi tiếp: “Còn nuôi ai nữa?” 
Tôi nói: “… thì nuôi vợ ông chủ” 
Người Đỡ Đầu hỏi tiếp: “Còn nuôi ai nữa?” 
Tôi như chợt hiểu ra ý đồ của người và nói: “Con hiểu rồi, 
19 ngày còn lại, nhân viên sẽ tạo ra giá trị để nuôi ông 
chủ, nuôi vợ của ông chủ, nuôi con ông chủ, đống học phí 
cho con ông chủ, giúp ông chủ đóng thuế, mua nhà, mua 
xe, thuê người giúp việc…” 
Người Đỡ Đầu nói như nữa đùa nữa thật: “Thậm chí, có 
khi rất phủ phàng con ạ. Trong một số tình huống, họ còn 
nuôi cả vợ bé của ông chủ nữa đấy.” 
Tôi có cảm giác quá phủ phàng nên nói: “Như vậy thật 
tàn nhẫn.” 
Người Đỡ Đầu hỏi lại: “Sao con nghĩ là tàn nhẫn? Đó là 
con nhìn ở một khía cạnh thôi, nhưng nếu con nhìn ở một 
khía cạnh khác, con sẽ không thấy như vậy là tàn nhẫn, 
mà đó là chuyện bình thường. Bởi nếu không có ông chủ 
thì sao?” 
Đầu óc non nớt của tôi trả lời: “Nếu không có ông chủ thì 
hàng ngàn nhân viên sẽ thất nghiệp, nghèo đói, gia đình 
túng quẩn.”
Người Đỡ Đầu hỏi: “Còn gì nữa?” 
Tôi ngập ngừng trả lời: “Con cái họ không được học 
hành, xã hội loạn lạc, cướp bóc…” 
Người Đỡ Đầu nói: “Còn gì nữa?” 
Tôi như ngộ ra được vấn đề: “Con hiểu rồi, nếu không có 
người giàu thì người nghèo cũng không tốt hơn được mà 
sẽ còn tệ hơn trước. Vậy người giàu và người nghèo 
nương tựa nhau.” 
Người Đỡ Đầu nói: “Tốt lắm, vậy là con đã hiểu được bài 
học thứ nhất rồi đấy. Tuy hơi phủ phàng, nhưng sự thật là 
vậy. Người nghèo cung cấp yếu tố đầu vào cho người 
giàu – đó là hàng hóa sức lao động.” 
Tôi hỏi: “Vậy người nghèo có phải đầu ra của người giàu 
không?” 
Người Đỡ Đầu trả lời: “Trong chương 02, ta sẽ trả lời câu 
hỏi này của con” 
Mời các bạn xem tiếp Chương 02 – NGƯỜI NGHÈO 
CÓ PHẢI LÀ ĐẦU RA CỦA NGƯỜI GIÀU?
NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU – CHƯƠNG 
02 – NGƯỜI NGHÈO CÓ PHẢI LÀ ĐẦU RA CỦA 
NGƯỜI GIÀU? 
02/07/2014 BY ADMIN ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN 
NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU 
Tác giả: Thầy Tuấn Ngọc – www.ThayTuanNgoc.com 
CHƯƠNG 02 
NGƯỜI NGHÈO CÓ PHẢI LÀ ĐẦU RA CỦA 
NGƯỜI GIÀU? 
Trong một cuộc họp giữa các người giàu, Người Đỡ Đầu 
có dẫn tôi theo để dạy tôi bài học thứ hai. Tham gia cuộc 
họp có các đại gia lớn, họ là những doanh nhân thành đạt 
bậc nhất, nhưng đa số họ ăn mặc rất giản dị. Một người 
mặc một chiếc áo sơ mi trắng, bỏ vào quần, đi đứng 
khoan thai, từ tốn, ông tên là Khu Công Nghiệp. Một 
doanh nhân khác, cũng giản đi, vừa người, nhìn qua tôi 
biết đó là người sống lành mạnh, có tập thể thao đều đặn 
và không ăn nhậu, đôi mắt rất tinh và có cái thần của một 
người thành đạt, ông tên là Trần Trường Học. Hai người 
họ bước vào và chọn một vị trí phù hợp.
Tuy bàn họp hình chữ nhật, nhưng cách xếp đặt ghế 
không có vẻ gì là phân biệt người cao người thấp. Dương 
như mọi người trong cuộc họp là ngang nhau, hoặc ít nhất 
họ cũng không muốn có sự phân biệt cao thấp. Người Đỡ 
Đầu nói: “Chào các vị, rất hân hạnh cùng tham gia cuộc 
họp này. Đây là đệ tử của tôi, cậu ấy tên là Nguyễn Học 
Viên, chỉ mới 15 tuổi, các vị đừng để ý đến cậu ấy. Tôi 
dẫn theo chỉ để dạy cho cậu ấy 1 vài điều thôi. Các vị 
đừng bận tâm.” 
Chúng tôi ngồi thêm vài phút thì một nữ doanh nhân tới, 
bà thật quý phái đĩnh đạc, dáng người mảnh khảnh, khí 
khái phi phàm. Nhưng bề ngoài, cũng không lòe loẹt, 
trong bà cũng giản dị như những người khác. Dường như 
tất cả những người giàu thật sự họ cố gắng che giấu đi 
sự giàu có của mình, để người nghèo khỏi lóe mắt. Bà 
chào tất cả mọi người và tự giới thiệu: “Chào các vị, tôi 
tên là Lê Siêu Thị.” 
Mọi người an vị xong, Khu Công Nghiệp nói: “Tháng tới, 
tôi sẽ khởi công xây dựng một khu công nghiệp tại 
Babylon. Chừng đấy, tôi sẽ thuê nhiều người nghèo làm 
việc cho tôi, tạo ra giá trị cho tôi.” 
Tôi ngồi nghe và dường như đang ôn lại bài học thứ nhất 
mà Người Đỡ Đầu đã dạy cho tôi: “Người nghèo cung 
cấp yếu tố đầu vào cho người giàu – đó là hàng hóa sức 
lao động.”
Doanh nhân Trần Trường Học nói: “Nếu vậy thì tôi sẽ 
xây dựng một cụm trường học kế bên khu công nghiệp 
của ông. Người nghèo sẽ vào học, họ đóng tiền cho tôi, 
chúng tôi sẽ dạy họ từ mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ 
sở, trung học phổ thông, rồi sẽ dạy cho họ bậc đại học. 
Chúng tôi sẽ thu học phí của họ ròng rã trong 18 năm. Sau 
đó chúng tôi sẽ in cho họ một tờ giấy chứng nhận đã học, 
gọi là Bằng Tốt Nghiệp Đại Học. Xem như là bù lại tiền 
học phí mà họ đã đóng cho chúng tôi. Thật là một mối 
làm ăn lý tưởng.” 
Tôi lờ mờ cảm thấy hình như người giàu họ đang tính 
toán những thứ rất to tát. Có lẽ sau cuộc họp, tôi sẽ nhờ 
Người Đỡ Đầu giải thích thêm. 
Người Đỡ Đầu nói: “Hai vị thật phối hợp rất ăn ý. Anh 
Trần Trường Học thì thu học phí của người nghèo, xong 
cấp cho họ một mãnh bằng, để họ vào làm việc cho anh 
Khu Công Nghiệp. Như vậy người nghèo vừa là thị 
trường tiêu thụ của Trường Học (tức tiêu thụ sản phẩm 
của Trường Học và trả tiền cho Trường Học) lại vừa là thị 
trường cung cấp yếu tố đầu vào cho Khu Công Nghiệp 
(tức cung cấp hàng hóa sức lao động cho Khu Công 
Nghiệp và được nhận cái gọi là tiền lương). Quả hai vị 
đây phối hợp rất hoàn chỉnh. 
Bà Lê Siêu Thị ngồi nghe nãy giờ, cũng bổ sung thêm: 
“Được, tôi sẽ xây dựng một siêu thị cạnh đó. Người 
nghèo sau khi đi học ở chỗ anh Trần Trường Học, nuôi
anh Trường Học, sẽ đến làm việc chỗ anh Khu Công 
Nghiệp, nuôi anh Khu Công Nghiệp và nhận lương từ anh 
Khu Công Nghiệp. Kế đến họ sẽ tìm tới siêu thị của tôi. 
Họ bắt đầu tiêu xài những đồng tiền lương ít ỏi của mình. 
Họ mua sắm những sản phẩm do chính họ làm ra. Đấy là 
những sản phẩm từ anh Khu Công Nghiệp chuyển sang 
cho tôi. Tôi không cần sản xuất gì cả, tôi chỉ cần lấy hàng 
từ anh Khu Công Nghiệp qua bán lấy lời là được.” 
Người Đỡ Đầu nói: “Chúng ta phải biết ơn những người 
nghèo, họ là thị trường béo bở của chúng ta đấy. Vừa là 
thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào, vừa là thị 
trường tiêu thụ sản phẩm. Họ làm việc cho ta, tiêu thụ 
sản phẩm của ta. Quả thật, người nghèo đã nuôi chúng 
ta.” 
Tôi ngồi nghe và suy nghĩ cuộc nói chuyện giữa những 
người giàu. Thì ra người nghèo không phải đầu ra của 
người giàu. Đầu ra của người giàu là sản phẩm. Người 
nghèo góp phần tạo ra sản phẩm. Sau đó, chính người 
nghèo sẽ đóng vai trò là người tiêu thụ đầu ra. Quả 
thật, người giàu đã tạo ra trò chơi, còn người nghèo 
tham gia vào cuộc chơi. 
Những người giàu đang bàn chiến lược, bàn ý tưởng thì 
có tiếng gõ cửa phòng. Thì ra một người giàu nữa xuất 
hiện. Đấy là một chàng thanh niên, ăn mặc rất lạ, đúng 
với phong cách kinh doanh của anh ta. Anh ta nói lớn: 
“Xin lỗi các bạn, tôi đến trễ. Mọi người cho tôi hợp tác 
với.”
Khu Công Nghiệp nói: “Chào cậu Lý Giải Trí, trông cậu 
phong độ thế. Cuộc chơi này không có cậu thì mất hẳn 
tính hoàn hảo của nó.” 
Hóa ra đó là Lý Giải Trí, anh lúc nào cũng phong trần 
lãng tử. Việc kinh doanh đối với anh chỉ như một trò tiêu 
khiển. Anh nói với bà Lê Siêu Thị: “Tôi sẽ xây dựng một 
khu giải trí kết hợp với siêu thị của chị. Chị bán bên dưới, 
còn tôi giải trí bên trên. Ai muốn lên vui chơi, xem phim, 
chơi điện tử thì phải đi ngang qua siêu thị của chị. Họ 
trông thấy hàng hóa, thế nào cũng nảy sinh ý định. Tầng 
trên cùng là quầy giải khát. Muốn uống nước phải đi 
ngang qua tầng trò chơi điện tử, xem phim 3D. Chắc chắn 
họ sẽ không cưỡng lại được. Chúng ta phải tìm mọi cách 
moi tiền của người nghèo.” 
Cuộc trò chuyện của họ thật gai cấn. Tôi chỉ biết ngồi 
nghe, tôi đã nghe thấy những điều mà bố mẹ tôi chưa 
bao giờ dạy cho tôi. Bởi bố mẹ tôi cũng là những người 
nghèo, họ sẽ không bao giờ biết được những điều này. Và 
ngày hôm nay đây, khi tôi viết cuốn sách này, nhưng tôi 
biết rằng, người nghèo họ cũng sẽ không bao giờ chịu 
đọc. 
Trần Trường Học có vẻ quá hứng thú với ý tưởng chiến 
lược của Lý Giải Trí và Lê Siêu Thị, anh khen: “Các vị 
thật đáo để, các vị bên tung bên hứng như vậy, người 
nghèo chỉ có nước mua sắm, tiêu pha cho đến cháy túi 
mới thôi.”
Trần Trường Học vừa dứt lời thì có một vị hảo bằng hữu 
bước vào. Ông ta vừa đi vừa cười lớn. Đúng là phong thái 
của đại phú quý. Giọng cười của ông ta khanh khách, lớn 
đến mức tất cả chúng tôi phải ngoái cổ lại nhìn. Thì ra đó 
là ông trùm tài chính Thái Ngân Hàng. Ông vừa đi vừa 
nói: “Anh Trần Trường Học nói vậy là xem thường tôi 
rồi. Nếu chỉ để cho người nghèo mua sắm đến hết tiền 
thôi thì tôi chưa hài lòng đâu. Phải làm sau cho họ mua 
nhiều hơn nữa, mua vượt quá khả năng của họ. Phải cho 
họ mua đến nợ ngập đầu. Để họ trả lãi suất cho tôi, chừng 
đó, tôi ngồi không hưởng lãi. Có phải sướng không?” 
Có vẻ như ông Thái Ngân Hàng cảm thấy mình hơi quá, 
nên nhìn qua anh Khu Công Nghiệp lắp liếm: “Mà khi họ 
nợ đầy đầu, thì họ sẽ không dám nghỉ việc. Họ phải hì hụi 
làm việc cho anh Khu Công Nghiệp, điều này chắc anh 
Khu Công Nghiệp đồng tình đây.” 
Khu Công Nghiệp trong bụng hài lòng lắm, nhưng cũng 
không dám gật đầu. Ông ta bèn đưa mắt nhìn Thái Ngân 
Hàng, và hất hàm về phía bà Lê Siêu Thị và anh Lý Giải 
Trí. Ông Thái Ngân Hàng hiểu ý bèn quay sang bà Lê và 
anh Lý giải thích: “Thật ra tôi hỗ trợ tín dụng cho người 
nghèo cũng là muốn kích cầu. Người nghèo họ có tiền, họ 
cũng đi mua sắm ở siêu thị hoặc đi giải trí thôi mà. Vả lại 
kích cầu cũng là ý muốn của chính phủ đấy thôi.” 
Anh Lý Giải Trí đắc ý lắm, cũng nói vài câu để ông Thái 
đỡ ngượng: “Thật ra ông Thái Ngân Hàng đây là một
người tốt. Hỗ trợ tín dụng cho người nghèo cũng chỉ là để 
người nghèo có thể tiêu dùng vượt ngoài thu nhập khả 
dụng mà thôi. Như vậy có nghĩa là ông đang giúp người 
nghèo đấy chứ. Ông đúng là đại nhân đại nghĩa mà.” 
Bà Lê Siêu Thị nói: “Phải phải, anh Thái Ngân Hàng cứ 
phát hành thẻ tín dụng miễn phí đi, phí phát hành thẻ tôi 
sẽ tài trợ cho. Dù sao thì có thẻ tín dụng rồi, họ cũng sẽ 
đến siêu thị của tôi để mua sắm mà. Cho nên tôi tài trợ phí 
phát hành thẻ cũng đâu có gì là lạ.” 
Mọi người đang rôm rả bàn bạc thì một doanh nhân đáng 
kính khác xuất hiện. Ông mặc chiếc áo blouse trắng. 
Tướng đi khoan thai, tiên phong đạo cốt, vẻ mặt hiền từ, 
phúc như đông hải. Ông cười và nói: “Tôi là Lâm Chấn 
Thương, tôi sẽ xây dựng một bệnh viện kế bên. Trước sau 
gì thì các người cũng phải tìm tôi, dù là người giàu hay 
người nghèo gì thì cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm 
của tôi mà thôi.” 
Vậy là những người giàu chốt lại ngày giờ để đồng loạt 
khởi công xây dựng khu công nghiệp, siêu thị, khu giải 
trí, trường học, bệnh viện, ngân hàng… 
Thế rồi nhiều doanh nhân khác cũng biết tin tức của cuộc 
họp. Họ kéo đến Babylon để kinh doanh. Tất cả họ đều có 
một mục tiêu chung là cung cấp sản phẩm dịch vụ cho 
mọi người, mang lại giá trị cho mọi người, nhưng chủ yếu 
là phục vụ người nghèo, bởi 90% dân số trên đảo Babylon 
này đều là người nghèo. Họ kinh doanh các loại hình như:
bảo hiểm, bưu điện, thông tin liên lạc … thậm chí có 
người còn làm diễn giả nữa chứ. 
Vậy là vùng đất Babylon nghèo khổ quê tôi, bỗng chốc 
trở nên nhộn nhịp hẳn lên. Đúng là người giàu, họ tạo ra 
trò chơi. Họ điều khiển thế giới này. 
Tôi hỏi Người Đỡ Đầu: “Thưa sư phụ, con nghe người 
giàu nói, 90% dân số trên đào Babylon là người nghèo, 
như vậy nghĩa là sao ạ?” 
Người Đỡ Đầu trả lời: “Nghèo ở đây con phải hiểu là 
nghèo tương đối. Bất kỳ quốc gia nào, bất kỳ lãnh thổ nào 
cũng có 10% dân số chiếm giữ 90% của cải, họ là những 
người giàu. 90% dân số còn lại chia nhau 10% của cải còn 
lại, họ là những người nghèo. Con số 90 – 10 này cũng có 
thể sai lệch thành 80 – 20 hoặc 95 – 5. Tuy nhiên con số 
cụ thể không quan trọng, quan trọng là con hiểu được ý 
nghĩa của nó.” 
Người Đỡ Đầu hỏi lại tôi: “Trước khi ta kết thúc bài học 
thứ 2 này, sư phụ muốn hỏi lại con một lần nữa. Thế con 
đã tự trả lời được câu hỏi của con chưa?” 
Tôi trả lời: “Thưa sư phụ, con đã tự trả lời được rồi 
ạ. Người nghèo cung cấp yếu tố đầu vào cho người giàu 
– đó là hàng hóa sức lao động. Từ đó, người nghèo sản 
xuất ra sản phẩm (đầu ra) hoặc cung cấp dịch vụ (đầu 
ra). Như vậy, người nghèo không phải đầu ra của người 
giàu. Mà người nghèo chính là thị trường tiêu thụ sản
phẩm đầu ra cho người giàu. Nói tóm lại, người nghèo 
nuôi người giàu.” 
Người Đỡ Đầu tỏ ra rất hài lòng về câu trả lời của tôi. 
Ông nói: “Robert T Kiyosaki trong Dạy Con Làm Giàu có 
nói: Người nghèo nuôi ông chủ, người nghèo nuôi ngân 
hàng, người nghèo nuôi chính quyền. Con hãy suy nghĩ, 
và chúng ta sẽ làm rõ trong chương số 03 nhé.” 
Mời các bạn xem tiếp Chương 03 – NGƯỜI NGHÈO 
NUÔI NGÂN HÀNG
NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU – CHƯƠNG 
03 – NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGÂN HÀNG 
03/07/2014 BY ADMIN ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN 
NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU 
Tác giả: Thầy Tuấn Ngọc – www.ThayTuanNgoc.com 
CHƯƠNG 03 
NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGÂN HÀNG 
Nhớ lại câu hỏi của Người Đỡ Đầu trong chương 02, tôi 
hỏi: “Thưa sư phụ, con suy nghĩ mãi mà vẫn chưa hiểu tại 
sao sư phụ lại nói Người Nghèo Nuôi Ngân Hàng. Nhờ sư 
phụ giải thích dùm ạ.” 
Người Đỡ Đầu nói: “Con không hiểu chỗ nào?” 
Tôi trả lời: “Thưa sư phụ, theo ý con, nếu như người 
nghèo đi làm, tiết kiệm và gởi tiền vào ngân hàng. Mỗi 
tháng ngân hàng phải trả tiền lãi cho người gởi tiền, như 
thế thì phải gọi là ngân hàng nuôi người gởi tiền chứ ạ.”
Người Đỡ Đầu nói: “Sở dĩ nói người nghèo nuôi ngân 
hàng là vì hai lí do. Lí do thứ nhất hơi khó hiểu một chút, 
nhưng ta sẽ phân tích cẩn thận cho con hiểu. Nếu con 
không hiểu được thì bỏ qua cũng không sao. Nhưng lí do 
thứ hai thì bắt buộc con phải nắm cho rõ. Điều này rất 
quan trọng đến cách ứng xử của con trong quá trình 
xây dựng Con Thuyền Tài Chính của con đấy.” 
LÍ DO THỨ NHẤT – KẾT LUẬN NGƯỜI NGHÈO 
NUÔI NGÂN HÀNG (Chỉ dành cho người có kiến thức 
rộng – Nếu bạn cảm thấy khó hiểu cứ đọc tiếp lý do thứ 
hai nhé!) 
Người Đỡ Đầu hỏi: “Trước khi phân tích lí do thứ nhất để 
kết luận người nghèo nuôi ngân hàng, thì con phải hiểu 
thế nào là lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực và lạm phát.” 
Tuy tôi chỉ mới 15 tuổi, nhưng Người Đỡ Đầu bắt tôi phải 
nghiên cứu về Kinh Tế Học. Ông nói: “Kinh Tế Học là 
nền tảng kiến thức quan trọng. Nếu con biết những kiến 
thức này, thì con sẽ dễ dàng nhìn thấy bản chất của vấn đề 
hơn. Thật ra không biết cũng không sao, nhưng nếu con 
có hiểu biết về Kinh Tế Học, con sẽ tiếp thu kiến thức ta 
dạy nhanh chóng hơn một người bình thường.” 
Thế nên tôi đã nghiên cứu hai quyển sách Kinh Tế Học 
kinh điển đó là Kinh Tế Vi Mô của Robert S. Pindyck – 
Daniel L. Rubinfeld và Kinh Tế Vĩ Mô của N. Gregory 
Mankiw. Vì thế các khái niệm lãi suất danh nghĩa, lãi suất 
thực và lạm phát đối với tôi không có gì là khó hiểu. Tôi
nói: “Lãi suất danh nghĩa là lãi suất mà ngân hàng sẽ giao 
dịch với con nếu con cho ngân hàng vay. Lãi suất thực là 
lãi suất mà con nhận được sau khi đã loại bỏ lạm phát. Lãi 
suất thực đặc trưng cho sự gia tăng của sức mua trong 
tương lai của một số tiền ở hiện tại. Còn lạm phát đặc 
trưng cho sự gia tăng của mức giá. Nếu mức giá tăng càng 
nhanh, thì có nghĩa là lạm phát đang rất cao.” 
Người Đỡ Đầu nói: “Ta rất mừng là con đã hiểu đúng. 
Vậy ta hỏi con. Nếu con gởi tiền vào ngân hàng, ngân 
hàng trả con lãi suất danh nghĩa là bao nhiêu?” 
Tôi trả lời: “Dạ khoảng 8%/năm ạ.” 
Người Đỡ Đầu hỏi tiếp: “Vậy con nghĩ lạm phát hiện nay 
ở đảo Babylon này là bao nhiêu?” 
Tôi nghi ngờ hỏi lại: “Tại sao lại là con nghĩ ạ? Không 
phải con số này do chính phủ Babylon công bố sao?” 
Người Đỡ Đầu có vẻ không hài lòng, ông nói: “Ta đã bảo 
con học Kinh Tế Học cho nghiêm túc, thế mà con còn hỏi 
ta câu này.” 
Tôi phân bua: “Dạ con có học nghiêm túc ạ. Nhưng có thể 
vấn đề này hơi khó nên con chưa rõ lắm ạ.” 
Người Đỡ Đầu uống một ngụm trà, xong ông hỏi: “Con 
tính lạm phát bằng cách nào?”
Tôi đáp: “Dạ lấy chỉ số giá tiêu dùng năm nay trừ chỉ số 
giá tiêu dùng năm trước, tất cả chia cho chỉ số giá tiêu 
dùng năm trước ạ.” 
Người Đỡ Đầu nói: “Rất tốt. Thế chỉ số giá tính bằng cách 
nào?” 
Tôi trả lời: “Chỉ số giá tính bằng cách lấy giá trị của rổ 
hàng hóa tiêu dùng tính bằng tiền năm hiện hành chia cho 
giá trị của rổ hàng hóa tiêu dùng tính bằng tiền năm gốc.” 
Người Đỡ Đầu có vẻ đắc ý lắm, người nói: “Rất tốt, thế rổ 
hàng hóa tính bằng cách nào?” 
Tôi trả lời: “Rổ hàng hóa thường do tổng cục thống kê 
Babylon xác định vào năm gốc.” 
Người Đỡ Đầu cười đắc chí và nói: “Vấn đề nằm ở chỗ 
đó.” 
Nghe Người Đỡ Đầu dẫn dắt tới đây, tôi chợt hiểu ra vấn 
đề. Tôi nói: “Về nguyên tắc, tổng cục thống kê Babylon 
xác định rổ hàng hóa tiêu dùng vào năm gốc. Tuy nhiên, 
rổ này có thể thay đổi tùy theo tình hình tiêu dùng của dân 
chúng Babylon. Thậm chí tổng cục có thể vô tình hay cố 
tình thay đổi rổ hàng hóa theo ý muốn chủ quan. Chẳng 
hạn đưa vào những hàng tiêu dùng ít tăng giá và gán cho 
nó trọng số cao. Như thế thì lạm phát sẽ thấp thôi.” 
Người Đỡ Đầu rất hài lòng về câu trả lời của tôi, ông nói: 
“Nếu chính phủ Babylon minh bạch, thì họ sẽ hạn chế sửa
số liệu thống kê. Còn nếu họ không minh bạch, chẳng 
những họ sửa số liệu, mà thậm chí, có thể họ còn chả cần 
thống kê. Chỉ cần báo cáo con số họ muốn là được rồi.” 
Tôi gật đầu đồng tình và hỏi: “Vậy chỉ số minh bạch và 
chỉ số tham nhũng của Babylon là bao nhiêu ạ?” 
Người Đỡ Đầu nói: “Chỉ số minh bạch của Babylon là 31 
trên 100. Còn chỉ số tham nhũng của Babylon là 117 trên 
177. Vậy đấy, con còn tin vào sự báo cáo của tổng cục 
thống kê Babylon nữa không?” 
Tôi ngán ngẫm trả lời: “Thảo nào sư phụ bảo con cảm 
nhận lạm phát là bao nhiêu, chứ không hỏi con tổng 
cục báo cáo lạm phát là bao nhiêu.” 
Người Đỡ Đầu nói: “Ngay cả chính phủ Mỹ báo cáo còn 
chưa thể tin được, huống chi là Babylon.” 
Tôi ngạc nhiên hỏi: “Chính phủ Mỹ minh bạch như vậy 
mà còn báo cáo sai sao thưa sư phụ?” 
Người Đỡ Đầu hỏi: “Quyển Kinh Tế Học Vĩ Mô của 
Mankiw là viết cho nước nào?” 
Tôi trả lời: “Cho Mỹ ạ.” 
Người Đỡ Đầu cười và bảo: “Con hãy lật ra trang 461, 
bản dịch của Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, NXB 
Thống Kê ấn hành năm 1996. Dòng 25 có đoạn: Mỗi khi 
nhìn thấy một chỉ số kinh tế được báo cáo trên các 
phương tiện truyền thông đại chúng. Con phải hiểu rõ
là nó được tính như thế nào? Và những thông tin gì đã 
bị vô tình hoặc cố tình bỏ qua. Ở Mỹ còn như thế đấy 
con ạ.” 
Tôi nói: “Dạ con hiểu rồi, từ nay con sẽ nghi ngờ bất cứ 
chỉ số kinh tế nào do tổng cục thống kê Babylon công 
bố. Con sẽ chỉ tin vào cảm giác của con mà thôi.” 
Người Đỡ Đầu nói tiếp: “Trở lại vấn đề chính, con cảm 
giác lạm phát là bao nhiêu?” 
Tôi nói: “Dạ năm rồi con ăn 1 dĩa cơm 20 đơn vị tiền 
Babylon, năm nay, một dĩa cơm tương tự như vậy trị giá 
25 đơn vị tiền Babylon. Con nghĩ lạm phát vào khoảng 
25%/năm.” 
Người Đỡ Đầu nói: “Có những thứ tăng giá ít, có những 
thứ tăng giá nhiều, tính trung bình cho khoảng 20%. Tức 
lạm phát 20%. Điều này có nghĩa là con sẽ hưởng lãi suất 
thực bao nhiêu?” 
Tôi trả lời: “Dạ lãi suất thực bằng lãi suất danh nghĩa 
(8%) trừ cho lạm phát (20%), như vậy có nghĩa là lãi 
suất thực âm 12%. Thật đáng sợ.” 
Người Đỡ Đầu cười và nói: “Vậy nếu con gởi tiền vào 
ngân hàng, con đang bị lỗ bao nhiêu?” 
Tôi trả lời: “Dạ 12% ạ.” 
Suy nghĩ một lúc, tôi hỏi: “Vậy chẳng lẽ sư phụ bảo con 
để tiền ở nhà, không gởi ngân hàng sao?”
Người Đỡ Đầu phá lên cười tan nát: “Nếu con để tiền ở 
nhà thì càng bị thiệt hại của lạm phát. Con để tiền ở nhà 
thì bị thiệt hại 20%, còn nếu gởi vào ngân hàng thì bị thiệt 
12%. Như vậy, biện pháp gởi tiền vào ngân hàng chỉ là 
hình thức giảm thiểu thiệt hại mà thôi.” 
Tôi băn khoăn quá nên hỏi lại: “Nếu vậy thì bất cứ ai gởi 
tiền vào ngân hàng đều bị thiệt hại, không gởi thì càng 
thiệt hại hơn. Điều này có nghĩa là người giàu hay người 
nghèo đều thiệt hại chứ có riêng gì người nghèo đâu? 
Thậm chí người giàu, họ có tiền nhiều, họ gởi ngân hàng 
còn thiệt hại nhiều hơn. Sư phụ nói người nghèo nuôi 
ngân hàng. Vậy chẳng lẽ người giàu không gởi tiền vào 
ngân hàng sao?” 
Người Đỡ Đầu mỉm cười trước sự ngây thơ của tôi, người 
nói: “Người giàu không gởi nhiều tiền vào ngân hàng đâu 
con. Người giàu họ chỉ gởi vừa đủ để thực hiện chức năng 
thanh toán hiện tại mà thôi. Con hãy nhớ lại tiền có mấy 
chức năng?” 
Tôi đã học rất kỹ môn Kinh Tế Học nên trả lời ngay: 
“Thưa sư phụ, tiền có ba chức năng chính. Thứ nhất là 
chức năng trung gian trao đổi, còn gọi là chức năng thanh 
toán trong hiện tại. Chức năng thứ hai là dự trữ giá trị, 
còn gọi là chức năng thanh toán trong tương lai. Tuy 
nhiên chức năng dự trữ giá trị này rất kém. Tiền không dự 
trữ giá trị tốt bằng các tài sản khác. Chức năng thứ ba là
chức năng làm đơn vị hạch toán (hay tính toán). Tuy 
nhiên tiền là đơn vị hạch toán co giãn.” 
Người Đỡ Đầu rất hài lòng câu trả lời của tôi: “Ta muốn 
nhấn mạnh chức năng thứ hai. Tiền có thể dự trữ giá trị 
để thực hiện chức năng thanh toán trong tương lai, tuy 
nhiên rất kém. Tiền không dự trữ giá trị tốt bằng các tài 
sản khác như vàng, bất động sản. Bởi thế, người giàu 
chỉ bỏ tiền vào ngân hàng nhằm mục tiêu thanh toán 
hiện tại, hoặc cùng lắm là trong một tương lai gần. Còn 
về lâu dài, họ sẽ sở hữu tài sản.” 
Tôi nói tiếp: “Chính vì thế mà người giàu cũng có nuôi 
ngân hàng, nhưng không nuôi nhiều bằng người 
nghèo. Bởi người giàu biết phân biệt rõ các khái niệm 
về tiền, chức năng của tiền, các khái niệm về tài sản, 
tiêu sản, dòng thu nhập và chi phí. Trong khi đó, ngược 
lại, người nghèo vừa nghèo lại vừa không chịu học hỏi, 
họ không biết kênh đầu tư nào khác ngoài việc đem tiền 
tiết kiệm gởi vào ngân hàng, để rồi đồng tiền mồ hôi 
nước mắt của họ bị xói mòn bởi lạm phát.” 
Người Đỡ Đầu vui vẻ nói: “Xem ra con đã ngộ được lý do 
thứ nhất kết luận người nghèo nuôi ngân hàng rồi đấy. 
Tuy nhiên còn một điểm nữa ta phải nói thêm. Trong 
chương 01, ta đã đề cập, người nghèo cung cấp yếu tố đầu 
vào cho người giàu. Yếu tố đầu vào ở đây con hiểu, thứ 
nhất là hàng hóa sức lao động, thứ hai là cung cấp tiền để 
người giàu mượn vốn kinh doanh.”
Tôi hỏi lại: “Sao lại là mượn ạ? Là vay mới đúng chứ ạ?” 
Người Đỡ Đầu cười và nói: “Người ta sử dụng tiền của 
con, rồi trả lãi cho con còn tệ hơn lạm phát. Ta dùng từ 
mượn là nhân đạo rồi đấy. Lẽ ra ta dùng từ chiếm dụng thì 
đúng hơn. Thôi, bây giờ ta chuyển sang lý do thứ hai.” 
LÍ DO THỨ HAI – KẾT LUẬN NGƯỜI NGHÈO 
NUÔI NGÂN HÀNG 
Người Đỡ Đầu phân tích: “Người giàu biết phân biệt rõ 
cái gì là tài sản, cái gì là tiêu sản, và làm sao để sở hữu 
chúng. Người giàu biết cách sử dụng tiền của họ một cách 
khôn ngoan nhất. Vì thế, chả bao giờ họ mua tiêu sản mà 
không có một tài sản khác tài trợ cho tiêu sản. Trong khi 
người nghèo thì ngược lại. Họ không phân biệt được tài 
sản và tiêu sản. Họ thường nhầm lẫn tiêu sản là tài sản. Vì 
thế, họ có rất nhiều quyết định sai lầm.” 
Tôi nói thêm: “Có phải ý của sư phụ là người nghèo 
thường tưởng lầm ngôi nhà là tài sản, vì thế họ vay tiền 
ngân hàng để mua, sau đó hàng tháng phải trả lãi cho 
ngân hàng. Điều này thể hiện người nghèo nuôi ngân 
hàng?” 
Người Đỡ Đầu rất đồng tình: “Phải đấy, người nghèo 
thường không chịu học hỏi. Cho dù con có cố gắng dạy 
cho họ, họ cũng không học, họ không tin vào khả năng 
của chính họ, họ nghĩ họ không bao giờ làm được, họ 
không tin vào chuyên gia, nên họ nghĩ những lời nói của
con là lừa bịp họ, họ cố chấp bảo thủ, họ nghĩ họ đã hành 
động đúng rồi và không cần phải học hỏi cũng như thay 
đổi. Và vì thế họ vẫn cứ nghèo.” 
Tôi nói: “Thế người nghèo tin rằng ngôi nhà là tài sản, và 
cho dù con cố gắng giải thích với họ ngôi nhà của họ là 
tiêu sản, họ cũng không chấp nhận sao?” 
Người Đỡ Đầu gật đầu: “Phải, bởi vì ngôi nhà đứng tên 
họ, nên họ nghĩ đó là tài sản của họ. Nhưng thực chất, 
ngôi nhà chính là tài sản của ngân hàng. Ngôi nhà hàng 
tháng đem tiền ra khỏi túi người nghèo, nên ngôi nhà là 
tiêu sản của người nghèo. Đồng thời nó đem tiền vào túi 
ngân hàng, nên nó là tài sản của ngân hàng.” 
Người Đỡ Đầu trầm ngâm một lúc, rồi ông nói với giọng 
chua chát: “Ngày xưa, lúc ta còn là một thanh niên, ta 
cũng hay cố gắng giải thích điều này cho rất nhiều người 
nghèo hiểu, để họ thoát được cảnh nghèo của họ, vì ta 
thấy họ rất đáng thương. Nhưng chẳng có ai nghe ta cả.” 
Rồi ông thở dài: “Thậm chí có đôi lúc ta tự nghĩ. Đừng 
bao giờ cố gắng dạy cho con heo hát. Chẳng những mất 
thời gian của con mà còn làm phiền những chú heo 
khác.” 
Tôi nói: “Chẳng phải sư phụ đang cố gắng dạy cho con đó 
sao?” 
Ông cười và bảo: “Bởi vì con không phải con heo.”
Tôi hỏi thêm: “Sư phụ nói người nghèo vay tiền mua nhà 
là một quyết định sai lầm, thế người nghèo còn vay tiền 
để mua nhiều thứ khác nữa như: mua xe, mua nội thất, xài 
thẻ tín dụng… tất cả những quyết định đó đều sai lầm 
sao?” 
Người Đỡ Đầu nói: “Phải, tất cả những quyết định đó đều 
có đặc điểm chung là vay tiền mua tiêu sản, nên đó là 
quyết định sai lầm.” 
Tôi hỏi: “Thế chẳng lẻ người giàu không bao giờ vay 
ngân hàng?” 
Người Đỡ Đầu giải thích: “Ta chỉ nói vay tiền mua tiêu 
sản là quyết định sai lầm. Chứ ta có nói vay tiền là sai lầm 
đâu.” 
Tôi phần nào hiểu được, nhưng vẫn sợ mình có chỗ nào 
hiểu sai nên muốn hỏi lại cho chắc: “Vậy có phải người 
giàu cũng vay tiền, nhưng họ vay để mua tài sản?” 
Người Đỡ Đầu gật đầu nói: “Đúng vậy. Người giàu đôi 
lúc cũng vay tiền. Nhưng họ vay không phải để mua tiêu 
sản như người nghèo. Họ vay để mua tài sản. Tài sản sẽ 
đem về cho họ một khoảng thu nhập có suất thu lợi cao 
hơn lãi suất vay. Vậy là dòng tiền của họ dương.” 
Tôi đã ngộ ra vấn đề nên hớn hở nói: “Và lúc đó khoảng 
nợ của người giàu được gọi là nợ tốt.”
Người Đỡ Đầu bảo: “Chính xác. Việc làm này của người 
giàu gọi là biết tận dụng Đòn Bẩy Tài Chính.” 
Tôi nói thêm: “Cũng có thể nói là biết dùng tiền của 
người khác để làm giàu cho chính mình.” 
Người Đỡ Đầu nói: “Rất tốt, bài học thứ 03 này con tiếp 
thu rất tốt. Con hãy về nghiền ngẫm lại. Tuần sau, ta sẽ 
dạy con bài học thứ tư: Người Nghèo Nuôi Chính 
Quyền.” 
Mời các bạn xem tiếp Chương 04 – NGƯỜI NGHÈO 
NUÔI CHÍNH QUYỂN 
NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU – CHƯƠNG 
04 – NGƯỜI NGHÈO NUÔI CHÍNH QUYỀN 
03/07/2014 BY ADMIN ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN 
NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU 
Tác giả: Thầy Tuấn Ngọc – www.ThayTuanNgoc.com 
CHƯƠNG 04 
NGƯỜI NGHÈO NUÔI CHÍNH QUYỀN 
Hôm nay tôi đến văn phòng của Người Đỡ Đầu thật sớm. 
Bởi người hứa lần này sẽ dạy tôi về chủ đề Người Nghèo 
Nuôi Chính Quyền. Cả tuần qua tôi đã suy nghĩ, nguồn 
thu chủ yếu của nhà nước Babylon chính là từ thuế. Mà 
thuế là nghĩa vụ chung cho cả người giàu lẫn người 
nghèo. Vậy thì nếu nói Người Nghèo Nuôi Chính Quyền,
phải chăng ý nói người nghèo đóng thuế nhiều hơn người 
giàu? Tôi cứ băn khoăn mãi và hôm nay Người Đỡ Đầu 
nhất định sẽ làm sáng tỏ cho tôi. 
Vì tôi đến sớm nên tôi ngồi chờ Người Đỡ Đầu một lúc. 
Lát sau ông mới tới văn phòng và chúng tôi bắt đầu nói 
chuyện. Người Đỡ Đầu tranh thủ thời gian nên đi thẳng 
vào vấn đề luôn: “Câu nói Người Nghèo Nuôi Chính 
Quyền, hàm ý người nghèo đóng thuế nhiều hơn người 
giàu. Nhiều ở đây phải hiểu là nhiều tương đối chứ không 
phải nhiều tuyệt đối. Tức phần trăm đóng thuế của người 
nghèo cao hơn. Con có hiểu không?” 
Tôi vẫn chưa đồng ý nên hỏi lại: “Người giàu có thu nhập 
rất cao, số tiền thuế nộp ngân sách đương nhiên cao hơn 
người nghèo rồi. Sao có thể nói người nghèo đóng thuế 
nhiều hơn?” 
Người Đỡ Đầu kiên nhẫn giải thích lại một lần nữa: 
“Nhiều ở đây con phải hiểu là nhiều tương đối, tức con so 
sánh tỉ số phần trăm chứ không phải so sánh con số tuyệt 
đối. Con hiểu chứ?” 
Tôi suy nghĩ một lúc, cuối cùng cũng tìm được chỗ sơ hở 
của Người Đỡ Đầu, tôi cãi: “Thuế thu nhập là một lại thuế 
lũy tiến. Ví dụ người nghèo thu nhập 10.000USD thì đóng 
thuế 25%. Người giàu thu nhập 100.000USD thì 
10.000USD đầu phải đóng thuế 25%. 40.000USD tiếp 
theo đóng thuế 35% và 50.000USD tiếp theo đóng thuế 
50%. Như vậy, cho dù là sư phụ nói so sánh con số tỉ lệ
phần trăm (tức thuế suất) thì người giàu vẫn đóng thuế 
nhiều hơn.” Tôi cảm thấy vô cùng khoan khoái, vì tôi đã 
tìm ra sơ hở của Người Đỡ Đầu. 
Người Đỡ Đầu thấy tôi lý sự như vậy, ông cười khịt một 
tiếng rồi hỏi lại: “Vậy giả sử trong một tình huống nào đó, 
nếu cả người giàu và người nghèo đều có một khoảng thu 
nhập bằng nhau là 10.000USD thì sao?” 
Có vẻ như điều Người Đỡ Đầu sắp nói ra đây là một điều 
mà tôi chưa nghĩ tới. Tôi hơi rụt rè hỏi với vẻ ngờ vực: 
“Chẳng lẽ ý sư phụ là, nếu có cùng mức thu nhập, thì 
người giàu sẽ đóng thuế ít hơn sao?” 
Người Đỡ Đầu gật đầu và nói: “Người giàu có công ty, 
khi họ chi xài, trong một chừng mực nào đó, ứng với một 
số khoản chi nào đó, họ có thể kê khai vào chi phí hoạt 
động kinh doanh của công ty một cách hoàn toàn hợp lý, 
hợp lệ và hợp pháp. Con đã hiểu ra chưa?” 
Vừa nghe tới đây, đầu óc tôi chợt bừng tỉnh. Tôi nói với 
Người Đỡ Đầu: “Quả thật như vậy, và người giàu hoàn 
toàn kê khai đúng pháp luật. Điều này làm cho lợi nhuận 
công ty giảm xuống và người giàu đóng thuế ít lại. Trong 
khi đó người nghèo không có công ty, họ phải đóng thuế 
trước khi tiêu xài. Đóng thuế xong, phần thu nhập còn lại 
gọi là thu nhập khả dụng. Họ sẽ dùng vào hai việc. Một là 
tiêu xài, hai là tiết kiệm. Vì người nghèo đóng thuế trước 
khi tiêu xài, nên tiền thuế sẽ nhiều hơn. Người giàu xài
trước khi đóng thuế, nên tiền thuế sẽ ít lại. Sư phụ quả 
thật là cao thâm.” 
Người Đỡ Đầu cười: “Chả có cao thâm gì đâu. Tất cả 
người giàu trên đảo Babylon đều biết chân lý này. Đây là 
sự khôn ngoan của người giàu. Phần thưởng cho sự khôn 
ngoan của người giàu thì rất nhiều. Một trong những phần 
thưởng đó là họ đóng thuế ít hơn người nghèo một cách 
tương đối.” 
Tôi cũng bổ sung: “Người giàu trả cho mình trước, sau đó 
mới trả cho người khác, kể cả trả cho mình trước khi trả 
cho chính quyền. Trong khi người nghèo trả cho chính 
quyền trước, rồi sau đó mới trả cho bản thân. Haiz…” 
Người Đỡ Đầu cũng thở dài và lắc đầu ngao ngán: “Chỉ 
tiếc là người nghèo thì không chịu đọc sách, và sẽ 
chẳng bao giờ biết được chân lý này. Thậm chí, con có 
tổ chức một khóa học, họ cũng không đi học. Một là họ 
không có tiền đi học. Hai là vì họ quá tiếc tiền nên 
không học. Và như thế, vì tiếc con tép mà họ sẽ mất cả 
con tôm.” 
Người Đỡ Đầu nói: “Người Nghèo Nuôi Chính Quyền là 
như vậy đó. Chương sau ta sẽ phân tích cho con thêm một 
lý do nữa chứng mình lãi suất thực âm và ý nghĩa của 
nó.” 
Mời các bạn xem tiếp Chương 05 – LÃI SUẤT THỰC 
ÂM VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU – CHƯƠNG 
05 – LÃI SUẤT THỰC ÂM VÀ TRÁCH NHIỆM 
CỦA BẠN 
NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU
Tác giả: Thầy Tuấn Ngọc – www.ThayTuanNgoc.com 
CHƯƠNG 05 
LÃI SUẤT THỰC ÂM VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA 
BẠN 
Nhiều người không tin rằng lãi suất thực âm. Thậm chí 
nhiều người còn không biết lãi suất thực là gì. Khi người 
nghèo gởi tiền vào ngân hàng, họ được ngân hàng trả lãi 
suất là 8% / năm. Vậy là họ hài lòng. Và khi họ được 
ngân hàng trả 10% / năm, họ càng hài lòng hơn nữa. 
Người giàu thì khác hẳn. Con số 8% / năm hay 10% / năm 
không phải là con số mà người giàu quan tâm. Và chủ đề 
ngày hôm nay Người Đỡ Đầu muốn dạy cho tôi đó là lãi 
suất thực. Ông nói: “Lần trước ta đã chỉ cho con thấy lãi 
suất thực âm. Thế con còn nhớ gì không?” 
NỘI DUNG 01 - LÃI SUẤT THỰC ÂM DO LẠM 
PHÁT CAO HƠN LÃI SUẤT DANH NGHĨA 
Tôi trả lời: “Nhớ chứ ạ. Lãi suất thực bằng lãi suất danh 
nghĩa trừ đi lạm phát. Thông thường lãi suất danh nghĩa ở 
đảo Babylon vào khoảng 8% đến 10%. Trong khi đó, lạm 
phát thường cao hơn con số này, dẫn đến lãi suất thực 
âm.” 
Người Đỡ Đầu nói: “Thế con có biết lý do vì sao có lạm 
phát không?” 
Tôi trả lời: “Theo những điều con học được từ quyển 
Kinh Tế Vĩ Mô của tác giả Mankiw thì lạm phát có nhiều 
nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chính sau đây.
Thứ nhất là lạm phát ỳ. Thứ hai là lạm phát do cầu kéo. 
Thứ ba là lạm phát do chi phí đẩy. Và thứ tư là chính phủ 
Babylon in tiền để tài trợ cho thâm hụt ngân sách.” 
Người Đỡ Đầu rất đồng tình và nói: “Trong chương này, 
sư phụ sẽ làm rõ cho con vấn đề tại sao lãi suất thực âm. 
Và để hiểu rõ nội dung này, con nhất thiết phải thấu suốt 
các nguyên nhân của lạm phát. Vì thế, không sợ mất thời 
gian, con hãy phân tích rõ ràng những gì con hiểu về các 
nguyên nhân của lạm phát. Từ đó, ta sẽ giải thích cho con 
về lãi suất thực âm như thế nào.” (Chú thích: phần phân 
tích này có thể rất khó, nếu bạn không có nhiều thời gian 
nghiên cứu, có thể bỏ qua phần nguyên nhân thứ nhất, 
thứ hai, thứ ba. Tuy nhiên nguyên nhân thứ tư thì bắt 
buộc phải đọc cho cẩn thận.) 
Được dịp bày tỏ kiến thức, tôi nói: “Nguyên nhân thứ 
nhất: lạm phát ỳ là do dân chúng mất niềm tin vào đồng 
tiền do chính phủ Babylon in ra. Họ nghĩ rằng chính phủ 
sẽ in thêm tiền để tài trợ cho chi tiêu chính phủ trong thời 
gian tới. Dẫn đến mất đi sức mua của những đồng tiền 
hiện hữu đang lưu hành. Vì thế dân chúng tự ý hạch toán 
chi phí (chi phí kinh doanh, chi phí nguyên vật liệu đầu 
vào, chi phí hàng hóa…) tăng lên tương ứng với mức lạm 
phát mà họ kỳ vọng. Điều này làm cho giá cả tăng lên một 
cách méo mó, mặc dù chính phủ không hề in thêm tiền.” 
Người Đỡ Đầu nói với vẻ rất hài lòng: “Tốt lắm, thế còn 
nguyên nhân thứ hai?”
Tôi uống một ít nước thấm giọng và nói tiếp: “Nguyên 
nhân thứ hai đó là lạm phát do cầu kéo. Vì một lý do 
nào đó mà tiêu dùng tư nhân gia tăng, hoặc đầu tư tư nhân 
gia tăng, hoặc thậm cho do chi tiêu chính phủ gia tăng, 
một trong những yếu tố này gia tăng sẽ làm cho tổng cầu 
của cả nền kinh tế Babylon gia tăng. Đường tổng cầu AD 
dịch sang phải. Dẫn đến giá cả gia tăng. Nếu ban đầu nền 
kinh tế đã toàn dụng thì bây giờ, giá cả sẽ tăng lên còn 
nhanh hơn nữa. Và đây chính là lạm phát do cầu kéo, tức 
tổng cầu tăng kéo giá cả tăng theo. Có thể hiểu đơn giản 
là nếu tự nhiên có quá nhiều người mua hàng, họ giành 
giật nhau mua thì tức khắc giá cả sẽ tăng lên.” 
Người Đỡ Đầu nói: “Tốt, cách nói đơn giản của con rất dễ 
hiểu. Hãy nhớ là con phải luôn luôn cố gắng diễn tả càng 
đơn giản càng tốt. Nếu như con có thể diễn tả vấn đề nào 
đó một cách vô cùng ngắn gọn, thì điều đó có nghĩa là con 
đã hiểu nó rất rõ.” 
Tôi tiếp tục trình bày: “Nguyên nhân thứ ba là lạm phát 
do chi phí đẩy. Nói một cách dễ hiểu đó là khi giá cả các 
yếu tố đầu vào gia tăng, thì các doanh nghiệp sẽ nâng giá 
sản phẩm đầu ra để bù cho sự gia tăng giá của yếu tố đầu 
vào. Mặc dù mối quan hệ này không phải là quan hệ 1 – 
1. Nhưng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá sản phẩm 
đầu ra (Ví dụ giá yếu tố đầu vào tăng 10% thì giá sản 
phẩm đầu ra sẽ tăng 5%, nghĩa là không phải 1 – 1 nhưng 
cũng rất ảnh hưởng, chẳng hạn 2 – 1). Còn nếu nói một 
cách chính xác, thì thật ra doanh nghiệp không trực tiếp
nâng giá sản phẩm. Nhưng do chi phí sản xuất gia tăng, 
làm đường sung ngắn hạn SAS giảm và dịch chuyển sang 
trái. Điểm cân bằng thị trường chạy lên trên. Giá cả gia 
tăng do quan hệ cung cầu thị trường quyết định. Nền kinh 
tế có lạm phát.” 
Người Đỡ Đầu bổ sung: “Lạm phát này nghiêm trọng đến 
nỗi người ta còn gọi nó là lạm phát đình đốn. Bởi vì sản 
lượng nền kinh tế sụt giảm, thất nghiệp gia tăng, giá cả 
gia tăng, lạm phát cao… Lạm phát này rất khó khắc phục, 
chính phủ hầu như cũng đành bó tay.” 
Tôi nói tiếp: “Nguyên nhân thứ tư là do chính phủ in 
tiền để tài trợ cho chi tiêu. Hay nói đơn giản là chính phủ 
in tiền để xài. Khi chính phủ in tiền, chính phủ được 
hưởng trọn vẹn sức mua của một đồng tiền mới in ra, 
nhưng đồng thời nó cũng làm giảm sức mua của tất cả 
những đồng tiền hiện hữu đang lưu hành. Nói một cách 
khác, đây là biện pháp chính phủ tước đoạt sức mua 
của những người đang giữ tiền một cách hợp pháp. Nó 
hợp pháp là bởi vì chính phủ được phép in tiền. Và chính 
vì nó hợp pháp nên chính phủ không gọi là tước đoạt mà 
gọi là thu thuế in tiền hay thu thuế lạm phát.” 
Người Đỡ Đầu như muốn để cho tôi ngộ ra vấn đề tế 
nhị này, người nói: “Nếu như con có quyền in tiền một 
cách hợp pháp để tiêu xài, con có in không?” 
Tôi nói: “Tất nhiên là có ạ.”
Người Đỡ Đầu nói tiếp: “Nhưng nếu việc in tiền của con 
làm cho tất cả những người giữ tiền bị nghèo đi, trong khi 
con giàu lên, thế thì con có in không?” 
Tôi quả quyết: “Con sẽ in ạ.” 
Người Đỡ Đầu nói: “Khi con làm như vậy, về mặt lý trí, 
đúng là con rất khôn ngoan, nhưng về mặt đạo đức, mọi 
người sẽ nói con ác.” 
Tôi kết luận: “Thế thì con vừa ác vừa khôn ạ.” 
Người Đỡ Đầu cười và nói: “Khi con không in thêm tiền 
để xài, về mặt đạo đức, mọi người sẽ nói con tốt, còn về 
mặt lý trí, mọi người sẽ nói con ngu.” 
Tôi nhận ra dụng ý và sự hài hước của Người Đỡ Đầu, tôi 
nói: “Nếu con không in thêm tiền để xài, có nghĩa là 
con vừa tốt vừa ngu ạ.” 
Người Đỡ Đầu hỏi tiếp: “Vậy nếu in thêm tiền, con sẽ in 
đến khi nào thì dừng?” 
Tôi trả lời: “Con sẽ in thêm tiền nhưng sẽ không để những 
người con lại trên đảo Babylon này quá khổ sở. Vì nếu họ 
quá khổ sở họ sẽ quay lại cắn con. Cho nên, in thêm đến 
một mức nào đó vừa phải, để cho dù những người còn lại 
biết con in tiền, những cũng chưa đủ độ bức xúc, phẩn nộ 
đến mức họ chống đối lại. 
Người Đỡ Đầu nói: “Vừa rồi chúng ta đã bàn về một 
nguyên nhân dẫn đến lãi suất thực âm, đó chính là lạm
phát cao hơn lãi suất danh nghĩa. Bây giờ ta sẽ phân tích 
một tình huống, đó là ngay cả khi lạm phát bằng với lãi 
suất danh nghĩa thì lãi suất thực vẫn âm. Đây là một bí 
mật mà chưa từng được diễn giả nào phân tích. Chỉ có 
những Nhà Kinh Tế Học mới nhìn ra mà thôi.” 
NỘI DUNG 02 - LÃI SUẤT THỰC ÂM DO CHÍNH 
PHỦ THU THUẾ VÔ LÝ 
Người Đỡ Đầu cho ví dụ: “Giả sử con mua một mảnh đất 
giá 50.000 đơn vị tiền Babylon. Lạm phát là 20% / năm. 
Và giả sử cuối năm mảnh đất này có giá 60.000 đơn vị 
tiền Babylon. Như vậy mảnh đất này tăng giá bao nhiêu 
phần trăm?” 
Tôi vốn học toán rất giỏi nên vấn đề này tôi tính rất 
nhanh: “Dạ mảnh đất tăng giá 20% ạ.” 
Người Đỡ Đầu gợi ý: “Như vậy con nhận ra điều gì về sự 
tăng giá này? Liệu con có lời trong thương vụ này 
không?” 
Tôi trả lời: “Có vẻ như sự tăng giá này chẳng qua chỉ là 
sự bù đắp lạm phát mà thôi. Chứ giá trị tài sản của con 
không hề gia tăng. Sức mua cũng không có gì thay đổi.” 
Người Đỡ Đầu đắc ý nói: “Vấn đề nằm ở chỗ đó. Mặc dù 
giá bất động sản của con tăng 20%, nhưng lạm phát 
cũng 20%, nên con chả có lợi lộc gì trong thương vụ 
này, bởi vì lạm phát đã tước đi phần lời của con.”
Tôi im lặng ngồi nghe, Người Đỡ Đầu dừng lại một lúc 
cho tôi suy nghĩ, rồi ông hỏi: “Thế nếu con bán mảnh đất 
này đi, được 60.000 đơn vị tiền Babylon. Con có phải 
đóng thuế không?” 
Tôi bàng hoàng khi nghe câu hỏi của Người Đỡ Đầu: “Thì 
ra chính phủ không cần biết lạm phát bao nhiêu phần 
trăm, họ chỉ cần thấy con lời 10.000 đơn vị tiền Babylon 
từ bán mảnh đất. Thế là họ sẽ bắt con đóng thuế 25% thôi. 
Mặc dù số tiền 10.000 đơn vị Babylon này chỉ là tiền lời 
danh nghĩa. Mặc dù nó chỉ đủ bù lạm phát. Thế mà con 
vẫn phải đi đóng thuế oan ức.” 
Thấy tôi có vẻ bức xúc, Người Đỡ Đầu an ủi: “Con không 
việc gì phải bức xúc như vậy đâu. Con hãy nhớ rằng 
chính phủ có quyền thu thuế. Chính phủ đã không thu 
được thuế lạm phát của con thì chính phủ phải tìm mọi 
cách khác để thu thuế chứ.” 
Tôi ngờ nghệch hỏi: “Tại sao sư phụ nói chính phủ đã 
không thu được thuế lạm phát của con?” 
Người Đỡ Đầu giải thích: “Con hãy tự trả lời xem. Ai là 
người chịu thuế lạm phát?” 
Tôi trả lời: “Người nào giữ tiền mặt thì người đó chịu 
thuế lạm phát ạ.” 
Người Đỡ Đầu hỏi thêm: “Thế trong thương vụ này, con 
giữ tiền mặt hay giữ đất?”
Tôi đã hiểu ra vấn đề. Trong trường hợp này, tôi đã không 
giữ tiền mặt mà thay vào đó, tôi giữ bất động sản. Như thế 
tôi đã né tránh được tác động của lạm phát (trong đó có cả 
thuế lạm phát). Bởi thế tôi đã né được thuế lạm phát. 
Nhưng chính phủ sẽ không buôn tha cho tôi. Họ sẽ thu 
thuế lợi tức (danh nghĩa) của tôi, mặc dù lợi tức thực là 0. 
Như vậy sau khi đóng thuế lợi tức (danh nghĩa). Tôi chỉ 
còn lời danh nghĩa là 7.500 / 50.000 = 15%. 
Tôi nói với Người Đỡ Đầu: “Như vậy suất thu lợi thực 
tế của con trong thương vụ này là 15% (suất thu lợi danh 
nghĩa) trừ 20% (lạm phát) bằng âm 5%. Haiz…” 
Tôi thở dài và than thở: “Thật bất công.” 
Người Đỡ Đầu một lần nữa an ủi: “Ta nhắc lại cho con 
một lần nữa. Chính phủ hoàn toàn có quyền thu thuế 
của con. Ngay cả khi con không có lời, chính phủ cũng 
có quyền thu thuế. Con không được than thở mà con 
hãy suy nghĩ. Suy nghĩ xem có cách giải quyết nào 
không chứ không được ngồi đó than thở.” 
Nhìn thái độ nghiêm khắc của Người Đỡ Đầu, tôi đã ngộ 
ra: “Con hiểu rồi, trách nhiệm của con là làm cho tiền 
của con gia tăng nhiều hơn lạm phát và thuế suất. Như 
vậy thì bảo đảm suất thu lợi thực tế của con mới có thể 
dương được.” 
Người Đỡ Đầu hài lòng lắm, ông nói: “Tốt lắm con. Con 
đúng là học trò ưu tú của ta. Rất ít người phát hiện ra điều 
này. Thường thì họ làm cho tiền của họ gia tăng lớn hơn
lạm phát là họ đã mừng lắm rồi. Nhưng như thế vẫn chưa 
đủ. Bởi sau khi đóng thuế, suất thu lợi thực tế vẫn có thể 
trở thành số âm. Cho nên, chẳng những con phải làm 
cho tiền của con gia tăng cao hơn lạm phát mà còn phải 
cao hơn thuế suất. Có như vậy mới bảo đảm suất thu lợi 
thực tế của con dương được.” 
Uống một ngụm nước, Người Đỡ Đầu kết luận: “Bây giờ 
thì con đã hiểu rõ tại sao ta nói lãi suất thực âm chưa? Có 
khi người ta gọi nó là lãi suất thực, cũng có khi người ta 
gọi nó là suất thu lợi thực tế. Nhưng thường thì nó âm nếu 
như lãi suất danh nghĩa hay suất thu lợi danh nghĩa thấp. 
Và ý nghĩa của chương này đó là trách nhiệm của con 
đối với tiền của con. Trách nhiệm của con là hãy làm 
cho tiền của con gia tăng cao hơn cả lạm phát và thuế 
suất. Nếu không, con sẽ không bao giờ giàu có được.” 
Ông biết tôi hiểu ông đang nói gì. Nhưng vì kiến thức này 
mới mẻ quá nên thấy tôi có vẻ trầm ngâm, ông nói tiếp: 
“Chúng ta sẽ kết thúc ở đây. Chương sau chúng ta sẽ phân 
tích sâu hơn về suất thu lợi danh nghĩa. Xem nó khoảng 
bao nhiêu là vừa. Nó phải tối thiểu là bao nhiêu so với 
lạm phát và thuế suất? Nếu không, suất thu lợi thực tế vẫn 
có thể âm ngay cả khi suất thu lợi danh nghĩa lớn hơn lạm 
phát.” 
Như vậy nội dung chương 06 rất khó và cũng không cần 
thiết lắm. Đọc giả nào thấy quá khó hiểu thì cứ bỏ qua 
chương 06, đọc tiếp chương 07 cũng được. Còn nếu đọc 
giả nào có hứng thú với những con số, thì hãy nghiên cứu.
Đương nhiên rất là thú vị mà hiếm có người biết được bí 
mật này. 
Mời các bạn xem tiếp Chương 06 – SUẤT THU LỢI 
DANH NGHĨA TỐI THIỂU KHOẢNG BAO NHIÊU 
NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU – CHƯƠNG 
06 – SUẤT THU LỢI BAO NHIÊU? 
NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU 
Tác giả: Thầy Tuấn Ngọc – www.ThayTuanNgoc.com 
CHƯƠNG 06 
SUẤT THU LỢI DANH NGHĨA TỐI THIỂU PHẢI 
BAO NHIÊU? 
Người Đỡ Đầu rất chú trọng đến suất thu lợi. Ông nói: 
“Nếu suất thu lợi của con thấp, con sẽ tích lũy rất lâu mới 
được một số tiền lớn. Còn nếu suất thu lợi cao, sự tích 
lũy này sẽ rất nhanh theo cấp số nhân.” 
Tôi nói: “Nhiều nhà kinh doanh ở Mỹ nói rằng họ hài 
lòng với suất thu lợi bình quân 16%/năm trở lên. Không 
biết sư phụ có nhận định nào không?”
Người Đỡ Đầu trả lời: “Ở Mỹ, do áp lực từ dân chúng 
cũng như áp lực từ Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (viết tắt là 
FED), nên lạm phát không cao. Nếu lạm phát cao quá thì 
dân chúng sẽ phản đối và biểu tình. Bên cạnh đó Cục Dự 
Trữ Liên Bang Mỹ (FED) cũng không cho phép chính 
phủ tự ý in tiền bừa bãi. Thế nên lạm phát ở Mỹ thấp, và 
vì vậy người ta kỳ vọng một suất thu lợi không cao. 
Khoảng 16%/năm là các doanh nghiệp đã rất hài lòng. 
Trong khi dân chúng thì 4%/năm họ cũng hài lòng.” 
Tôi thắc mắc: “Nếu lạm phát cao thì dân chúng ở Mỹ sẽ 
phản đối và biểu tình. Vậy tại sao người dân trên đảo 
quốc Babylon của chúng ta không biểu tình? Con thấy 
lạm phát ở đất nước Babylon chúng ta cao quá.” 
Người Đỡ Đầu cười nói: “Vì ở Mỹ họ tự do ngôn luận. 
Họ là một đất nước tự do thật sự, dân chủ thật sự. Hoặc ít 
nhất họ cũng rất tự do và dân chủ hơn chúng ta nhiều. Thế 
nên người dân nước họ có thể biểu tình gây áp lực cho 
chính phủ, khiến chỉnh phủ không tự ý in tiền làm bất ổn 
cuộc sống của nhân dân.” 
Tôi vẫn còn thắc mắc: “Thế tại sao FED có quyền không 
cho phép chính phủ in tiền? Chẳng lẽ FED không thuộc 
chính phủ như đất nước Babylon chúng ta sao?” 
Người Đỡ Đầu nói: “Ở Babylon chúng ta, Ngân Hàng 
Trung Ương dưới quyền chính phủ. Thế nên nếu chính 
phủ muốn in tiền xài thì Ngân Hàng Trung Ương sẽ in. 
Còn ở Mỹ, FED là một ngân hàng tư nhân, thuộc sở hữu
của những gia tộc hùng mạnh về tài chính (xem thêm 
quyển CHIẾN TRANH TIỀN TỆ). Không nằm dưới 
quyền chính phủ Mỹ. Vì thế họ không nhất thiết phải làm 
theo mệnh lệnh của chính phủ. Họ sẽ độc lập sử dụng 
chính sách tiền tệ của mình để điều tiết kinh tế vĩ mô.” 
Tôi nói: “Với tình hình hiện nay trên đất nước Babylon, 
lạm phát cao như vậy, người ta phải kỳ vọng một suất thu 
lợi cao, ít nhất cũng phải bù được lạm phát.” 
Người Đỡ Đầu đồng tính: “Đúng đấy con. Tiếc là đa số 
người ta không hiểu điều này. Người nghèo tiết kiệm, 
không biết đầu tư vào đâu. Họ đành phải gởi vào ngân 
hàng với một suất thu lợi thấp hơn lạm phát. Đồng tiền 
của họ đang bị xói mòn nghiêm trọng mà họ không biết. 
Hay cũng có thể họ biết nhưng không làm gì được.” 
Tôi nói: “Còn người giàu họ thông minh về tài chính hơn. 
Họ biết cách làm cho đồng tiền của họ sinh lời cao. Tệ 
nhất cũng 20%/năm. Còn nhiều hơn nữa thì càng tốt.” 
Người Đỡ Đầu hỏi: “Nếu đồng tiền sinh lời 20%/năm thì 
sau bao lâu nó sẽ tăng gấp đôi.” 
Tôi trả lời: “Người không có kiến thức về tài chính sẽ 
nghĩ mỗi năm tăng 20%, vậy thì sau 5 năm số tiền sẽ tăng 
gấp đôi. Tuy nhiên đối với người am hiểu về tài chính thì 
đây là một hàm số mũ. Chỉ cần 3,8 năm thì số tiền sẽ tăng 
gấp đôi.”
Người Đỡ Đầu tỏ vẻ hài lòng, ông tiết lộ: “Có những 
người giàu biết cách làm cho đồng tiền của họ sinh lời 
3%/tháng. Nếu thế thì một năm là bao nhiêu?” 
Chưa đầy một phút bấm máy tính, tôi trả lời: “Nếu đồng 
tiền sinh lời 3%/tháng thì suất thu lợi một năm sẽ là 
42,5%. Và như thế chỉ cần chưa tới 2 năm (đương nhiên 
là dùng hàm số mũ) thì số tiền gốc sẽ tăng gấp đôi.” 
Người Đỡ Đầu rất tâm đắc, ông đố: “Vậy ta đố con, sau 
20 năm số tiền của họ tăng gấp bao nhiêu lần?” 
Tôi trả lời: “2 mũ 10 là 1.024 lần ạ. Nếu ban đầu con có 
1.000 USD thì sau 20 năm con sẽ có hơn 1 triệu USD.” 
Suy nghĩ một lúc tôi nói tiếp: “Nếu thêm 20 năm nữa thì 
số tiền sẽ lớn hơn 1 tỷ USD.” 
Người Đỡ Đầu hỏi cắt cớ: “Vậy nếu thêm 20 năm nữa thì 
sao? Lúc này có lẽ vẫn còn sống mà phải không?” 
Tôi cười và nói: “Nếu bắt đầu từ lúc 20 tuổi có 1.000 
USD thì 40 tuổi sẽ có 1 triệu USD, 60 tuổi có 1 tỷ USD, 
và 80 tuổi có 1.024 tỷ USD.” 
Nói rồi tôi nghĩ: “Sao có thể lớn như vậy được? Điều này 
có khả thi không sư phụ?” 
Người Đỡ Đầu giải thích: “Về lý thuyết thì có thể. Nhưng 
trên thực tế thì hơi khó. Bởi khi số tiền ít, người giàu sẽ 
quản lý dễ dàng để đạt được suất thu lợi cao. Nhưng cơ 
hội này thì không nhiều. Do đó khi số tiền quá nhiều, các
cơ hội tốt đã được tận dụng hết rồi. Người giàu buộc phải 
đầu tư vào những cơ hội có suất thu lợi thấp hơn. Thậm 
chí rất thấp. Lúc này tiêu chí của người giàu không phải là 
suất thu lợi cao, mà tiêu chí hàng đầu của họ là an toàn 
vốn.” 
Tôi thắc mắc: “Tại sao khi có quá nhiều tiền thì tiêu chỉ 
của người giàu không phải suất thu lợi cao? Chẳng lẻ suất 
thu lợi cao là rủi ro sao? Thế trước đó tại sao họ lại chấp 
nhận rủi ro?” 
Người Đỡ Đầu trả lời: “Con thử nghĩ xem, ban đầu với số 
tiền nhỏ con quản lý ít tốn công sức. Và dễ dàng tìm thấy 
những kênh đầu tư hiệu quả cao. Khi số tiền của con dần 
dần nhiều lên, các cơ hội tốt con đã tận dụng hết. Lúc này 
sự quản lý của con tốn nhiều công sức hơn. Mà khi sự 
quản lý chiếm quá nhiều thời gian và công sức của con thì 
rủi ro có thể sẽ tăng lên. Như vậy, với số tiền lớn hơn, con 
khó có thể vừa muốn có suất thu lợi cao, vừa muốn ít tốn 
thời gian quản lý lại cũng vừa muốn rủi ro thấp. Điều này 
có thể sẽ khó đạt được.” 
Tôi kết luận: “Như vậy khi số tiền càng cao, suất thu lợi 
cao khó đạt được, chính vì thể con số 1.024 tỷ USD về 
mặt lý thuyết thì có nhưng về mặt thực tế thì không dễ.” 
Người Đỡ Đầu nói: “Phải. Tuy nhiên, con hãy cố gắng 
học hỏi, tìm tòi, thử nghiệm để cho số tiền của con sinh 
sôi nảy nở khoảng trên dưới 3%/tháng. Như thế con nhất 
định sẽ mau chóng trở nên giàu có.”
Tôi hỏi: “Sư phụ có thể chỉ cho con biết những ngành nào 
có thể tạo ra suất thu lợi 3%/tháng không?” 
Người Đỡ Đầu trả lời: “Có rất nhiều ngành có thể tạo ra 
suất thu lợi cao, thậm chí có ngành rất cao. Chẳng hạn 5% 
hay 10%/tháng cũng có. 3% chỉ là con số bình 
thường. Vấn đề là con muốn nhúng tay vào đó như thế 
nào mà thôi. Ví dụ con mua một chiếc áo giá 100USD và 
ngay sau đó bán được 110USD. Vậy tức là con đã lời 
10%/ngày. Tuy nhiên, lúc này con phải can thiệp sâu vào 
việc kinh doanh, người ta gọi đây là thu nhập chủ 
động. Còn một người khác, cho bạn của anh ta vay 
100USD, cuối tháng lấy về 103USD. Tức là anh ta kiếm 
lời 3%/tháng. Nhưng lúc đó anh ta không phải can thiệp 
quá sâu vào kinh doanh. Thu nhập 3%/tháng của người 
thứ hai gọi là thu nhập thụ động, nói cách khác là ngồi 
không hưởng lợi. 3%/tháng tuy ít hơn 10%/ngày nhưng 
bù lại người thứ hai rất nhàn hạ.” 
Tôi hiểu ra vấn đề và nói: “Như vậy suất thu lợi bao 
nhiêu một tháng cũng có thể đạt được, vấn đề là tùy 
chúng ta muốn nó là thu nhập chủ động hay thụ động. 
Nếu muốn suất thu lợi cao thì đa số thu nhập đó là thu 
nhập chủ động. Còn muốn được nhàn hạ, thì phải tạo 
ra thu nhập thụ động, suất thu lợi của thu nhập thụ 
động thường thì không cao.” 
Người Đỡ Đầu nói: “Con đã hiểu đúng rồi đấy. Vấn đề 
tiếp theo là con sẽ tự lựa chọn nhiều kênh đầu tư và kinh 
doanh cho bản thân con. Những kênh nào con thấy phù
hợp thì hãy mạnh dạn thử. Nếu không phù hợp thì bỏ ra. 
Còn nếu thấy hiệu quả và phù hợp với con thì tiếp tục đầu 
tư. Nên đầu tư vào nhiều kênh để có kinh nghiệm, kiến 
thức ở nhiều lĩnh vực. Sự hiểu biết của con sẽ đa dạng 
phong phú. Bên cạnh đó con cũng có nhiều nguồn thu 
nhập. Như thế sẽ rất an toàn cho con.” 
Tôi đáp: “Con hiểu rồi. Không nên bỏ tất cả trứng vào 
cùng một rổ. Đầu tư vào nhiều kênh vừa giúp con có 
kiến thức rộng, tầm nhìn rộng, sự hiểu biết sẽ hoàn 
thiện mà lại vừa an toàn vốn. Con cảm ơn sư phụ đã chỉ 
dạy.” 
Ngừng một lúc tôi hỏi thêm: “Thế sư phụ có thể phân tích 
cho con cái lợi và cái hại của từng kênh cụ thể không?” 
Người Đỡ Đầu nói: “Trong một chừng mực nào đó, với 
những kiến thức mà ta có được, ta sẽ từ từ phân tích cho 
con. Hiện nay cũng có nhiều sách trình bày khá rõ, con có 
thể tìm đọc. Ta chỉ phân tích những khía cạnh mà các tác 
giả khác chưa phân tích hoặc nếu họ đã phân tích rồi thì ta 
sẽ phân tích lại cho phù hợp với thị trường cụ thể của 
đảo quốc Babylon. Như thế con sẽ có thể dễ dàng đầu tư 
và kinh doanh trong môi trường kinh tế chính trị cụ thể 
của Babylon chúng ta.” 
Tôi hỏi: “Như vậy trong chương tiếp theo sư phụ sẽ phân 
tích kênh đầu tư nào ạ?”
Người Đỡ Đầu trả lời: “Hàng loạt chương sau ta sẽ phân 
tích mỗi chương một kênh. Để từ đó con có cái nhìn chiến 
lược về các kênh đầu tư kinh doanh và ứng dụng cho 
chính mình. Như vậy chương tiếp theo ta sẽ phân tích 
về NGƯỜI NGHÈO MUA HÀNG TRẢ GÓP ĐỂ NUÔI 
NGƯỜI GIÀU.” 
Mời các bạn đón đọc Chương 07 – NGƯỜI NGHÈO 
MUA HÀNG TRẢ GÓP ĐỂ NUÔI NGƯỜI GIÀU

More Related Content

Similar to Người nghèo nuôi người giàu

Similar to Người nghèo nuôi người giàu (20)

dạy con làm giàu tập 1.pdf
dạy con làm giàu tập 1.pdfdạy con làm giàu tập 1.pdf
dạy con làm giàu tập 1.pdf
 
Tải sách “Dạy con làm giàu” full 13 tập (pdf + miễn phí)
Tải sách “Dạy con làm giàu” full 13 tập (pdf + miễn phí)Tải sách “Dạy con làm giàu” full 13 tập (pdf + miễn phí)
Tải sách “Dạy con làm giàu” full 13 tập (pdf + miễn phí)
 
Tập 1 - Để không có tiền vẫn tạo ra tiền
Tập 1 -  Để không có tiền vẫn tạo ra tiềnTập 1 -  Để không có tiền vẫn tạo ra tiền
Tập 1 - Để không có tiền vẫn tạo ra tiền
 
Day con lam giau t1 2 3_4_5
Day con lam giau t1 2 3_4_5Day con lam giau t1 2 3_4_5
Day con lam giau t1 2 3_4_5
 
Day con lam giau t1,2,3,4,5-giasuketoantruong.com
Day con lam giau t1,2,3,4,5-giasuketoantruong.comDay con lam giau t1,2,3,4,5-giasuketoantruong.com
Day con lam giau t1,2,3,4,5-giasuketoantruong.com
 
Day con-lam-giau-tap-1-2-3-4-5
Day con-lam-giau-tap-1-2-3-4-5Day con-lam-giau-tap-1-2-3-4-5
Day con-lam-giau-tap-1-2-3-4-5
 
Day con-lam-giau-tap-1-2-3-4-5
Day con-lam-giau-tap-1-2-3-4-5Day con-lam-giau-tap-1-2-3-4-5
Day con-lam-giau-tap-1-2-3-4-5
 
Day con lam giau tap01 2 3_4_5
Day con lam giau tap01 2 3_4_5Day con lam giau tap01 2 3_4_5
Day con lam giau tap01 2 3_4_5
 
http://gameibet88vn.com - Sách dạy con làm giàu phần 1
http://gameibet88vn.com - Sách dạy con làm giàu phần 1http://gameibet88vn.com - Sách dạy con làm giàu phần 1
http://gameibet88vn.com - Sách dạy con làm giàu phần 1
 
Cha giàu cha nghèo
Cha giàu cha nghèoCha giàu cha nghèo
Cha giàu cha nghèo
 
Day con lam giau tap 1
Day con lam giau tap 1Day con lam giau tap 1
Day con lam giau tap 1
 
Chagiauchangheo
ChagiauchangheoChagiauchangheo
Chagiauchangheo
 
Ebook cha-giau-cha-ngheo
Ebook cha-giau-cha-ngheoEbook cha-giau-cha-ngheo
Ebook cha-giau-cha-ngheo
 
Bi mat tu_duy_trieu_phu
Bi mat tu_duy_trieu_phuBi mat tu_duy_trieu_phu
Bi mat tu_duy_trieu_phu
 
www.Càiwin8.vn - Bí mật tư duy triệu phú_T. Harv Eker
www.Càiwin8.vn - Bí mật tư duy triệu phú_T. Harv Ekerwww.Càiwin8.vn - Bí mật tư duy triệu phú_T. Harv Eker
www.Càiwin8.vn - Bí mật tư duy triệu phú_T. Harv Eker
 
Bí mật tư duy triệu phú
Bí mật tư duy triệu phúBí mật tư duy triệu phú
Bí mật tư duy triệu phú
 
Nha kdtm vi_dai_nhat_tg
Nha kdtm vi_dai_nhat_tgNha kdtm vi_dai_nhat_tg
Nha kdtm vi_dai_nhat_tg
 
Vi giam doc mot phut
Vi giam doc mot phutVi giam doc mot phut
Vi giam doc mot phut
 
Bi quyet tu duy trieu phu
Bi quyet tu duy trieu phuBi quyet tu duy trieu phu
Bi quyet tu duy trieu phu
 
Bí quyết Tư duy Triệu phú
Bí quyết Tư duy Triệu phúBí quyết Tư duy Triệu phú
Bí quyết Tư duy Triệu phú
 

Recently uploaded

Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
ngtrungkien12
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
LeHoaiDuyen
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
PhamTrungKienQP1042
 

Recently uploaded (7)

xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
 

Người nghèo nuôi người giàu

  • 1. NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU – CHƯƠNG 00 – LỜI MỞ ĐẦU 02/07/2014 BY ADMIN ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU Tác giả: Thầy Tuấn Ngọc – www.ThayTuanNgoc.com CHƯƠNG 00 LỜI GIỚI THIỆU Chào các bạn, tôi tên là Nguyễn Học Viên. Tôi lớn lên trong một gia đình nông dân ở miền quê nghèo thuộc vùng đất Babylon. Từ nhỏ tôi đã khát khao tìm một con đường làm giàu chân chính để thoát khỏi cảnh túng quẩn của gia đình. May mắn, tôi đã gặp được một người đỡ đầu, người đã dạy cho tôi tất cả những kiến thức tài chính ngay từ khi tôi 15 tuổi. Người có tên là Người Đỡ Đầu. Bây giờ, tôi đã hoàn toàn tự do tài chính. Vì thế, tôi muốn kể lại tất cả những gì mà Người Đỡ Đầu đã dạy cho tôi. Tôi tin rằng, quyển sách này sẽ giúp bạn có một góc nhìn khác về BÍ MẬT THỊNH VƯỢNG TÀI CHÍNH, mà những diễn giả khác chưa đề cập, hoặc đề cập chưa sâu sắc. Từ đó, bạn có thể lựa chọn và xây dựng Con Thuyền Tài Chính một cách phù hợp nhất đối với bạn. Lời cuối cùng, tôi muốn nói với bạn rằng: “Làm giàu không khó, nhưng nó không hề dễ dàng như nhiều diễn giả khác đã nói với bạn. Làm giàu là một quá trình lâu dài, đòi hỏi nhiều nổ lực, cố gắng bền bỉ, không ngừng học hỏi, đổi mới kịp thời để thích ứng với sự thay đổi của
  • 2. môi trường. Nhưng may mắn là làm giàu là một quá trình có thể học được. Bạn chỉ cần học, kiên nhẫn thực hành, bạn sẽ giàu được.” Cảm ơn bạn đã đọc sách này. Và nếu bạn tin tôi, tôi chúc mừng bạn đã rút ngắn được quá trình THỊNH VƯỢNG TÀI CHÍNH. Xem tiếp Chương 01 – NGƯỜI NGHÈO LÀ ĐẦU VÀO CỦA NGƯỜI GIÀU
  • 3. NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU – CHƯƠNG 01 – NGƯỜI NGHÈO LÀ ĐẦU VÀO CỦA NGƯỜI GIÀU 02/07/2014 BY ADMIN ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU Tác giả: Thầy Tuấn Ngọc – www.ThayTuanNgoc.com CHƯƠNG 01 NGƯỜI NGHÈO LÀ ĐẦU VÀO CỦA NGƯỜI GIÀU Bài học đầu tiên mà Người Đỡ Đầu dạy cho tôi đó là NGƯỜI NGHÈO LÀ ĐẦU VÀO CỦA NGƯỜI GIÀU. Một hôm, tại văn phòng làm việc của Người Đỡ Đầu, vì người muốn dạy cho tôi bài học đầu tiên, nên người cho phép tôi ngồi quan sát người phỏng vấn các ứng cử viên mới. Người Đỡ Đầu phỏng vấn rất nhanh, dường như ông chỉ xem sơ qua hồ sơ, hỏi một vài câu là có thể biết được. Cuối buổi phỏng vấn, tôi hỏi: “Sao con thấy sư phụ phỏng vấn rất nhanh, như vậy có chắc là sư phụ đã tìm được nhân viên phù hợp không?” Người Đỡ Đầu trả lời: “Thật ra ta nhìn sơ qua hồ sơ, quan sát ánh mắt, tướng đi, thái độ, nghe qua giọng nói, cách trả lời, ứng xử là có thể phán đoán được rồi.” Người Đỡ Đầu nói có vẻ rất chuyên nghiệp. Tôi nghi ngờ hỏi: “Nhưng cũng có khi sư phụ lầm chứ ạ?” “Tất nhiên rồi. Cũng có khi ta lầm. Khi đó ta đã chọn một nhân viên chưa phù hợp. Thế thì ta sẽ chấm dứt sai lầm
  • 4. của mình thôi.” Người Đỡ Đầu nói có vẻ phủ phàng, nhưng đó là sự thật. Tôi phần nào cũng hiểu được việc làm của người. Thật ra người giàu cũng có khi phạm sai lầm, nhưng sai lầm của người giàu thường không nghiêm trọng. Nếu Người Đỡ Đầu chọn nhân viên không phù hợp, người sẽ không kí hợp đồng lao động chính thức. Và người chịu thiệt trong sự sai lầm của người giàu lại chính là người nghèo. Người Đỡ Đầu uống một ngụm trà rồi nói: “Nguyễn Học Viên này, hôm nay ta gọi con đến đây là muốn con nhận ra một chân lý. Tuy nó là một chân lý nhưng rất nhiều người nhìn nhận sai lầm. Con hãy suy nghĩ thử xem thật ra ông chủ nuôi nhân viên hay nhân viên nuôi ông chủ?” Tôi có vẻ nghi ngờ và hỏi: “Chẳng lẽ ý của sư phụ là nhân viên nuôi ông chủ sao?” Người Đỡ Đầu cười và nói: “Hơi phũ phàng, nhưng đó là sự thật con ạ.” Rồi người phân tích thêm: “Nhân viên bán sức lao động của mình cho ông chủ 22 ngày một tháng. Trong ba ngày đầu làm việc, nhân viên đã tạo ra một giá trị đủ để trả thù lao cho chính mình rồi. Còn 19 ngày còn lại thì…” Nói tới đây, Người Đỡ Đầu ngừng một lát: “… con suy nghĩ thử xem.”
  • 5. Tôi suy nghĩ một lúc rồi trả lời: “Dạ, 19 ngày còn lại, nhân viên sẽ tạo ra giá trị để nuôi ông chủ ạ.” Người Đỡ Đầu hỏi tiếp: “Còn nuôi ai nữa?” Tôi nói: “… thì nuôi vợ ông chủ” Người Đỡ Đầu hỏi tiếp: “Còn nuôi ai nữa?” Tôi như chợt hiểu ra ý đồ của người và nói: “Con hiểu rồi, 19 ngày còn lại, nhân viên sẽ tạo ra giá trị để nuôi ông chủ, nuôi vợ của ông chủ, nuôi con ông chủ, đống học phí cho con ông chủ, giúp ông chủ đóng thuế, mua nhà, mua xe, thuê người giúp việc…” Người Đỡ Đầu nói như nữa đùa nữa thật: “Thậm chí, có khi rất phủ phàng con ạ. Trong một số tình huống, họ còn nuôi cả vợ bé của ông chủ nữa đấy.” Tôi có cảm giác quá phủ phàng nên nói: “Như vậy thật tàn nhẫn.” Người Đỡ Đầu hỏi lại: “Sao con nghĩ là tàn nhẫn? Đó là con nhìn ở một khía cạnh thôi, nhưng nếu con nhìn ở một khía cạnh khác, con sẽ không thấy như vậy là tàn nhẫn, mà đó là chuyện bình thường. Bởi nếu không có ông chủ thì sao?” Đầu óc non nớt của tôi trả lời: “Nếu không có ông chủ thì hàng ngàn nhân viên sẽ thất nghiệp, nghèo đói, gia đình túng quẩn.”
  • 6. Người Đỡ Đầu hỏi: “Còn gì nữa?” Tôi ngập ngừng trả lời: “Con cái họ không được học hành, xã hội loạn lạc, cướp bóc…” Người Đỡ Đầu nói: “Còn gì nữa?” Tôi như ngộ ra được vấn đề: “Con hiểu rồi, nếu không có người giàu thì người nghèo cũng không tốt hơn được mà sẽ còn tệ hơn trước. Vậy người giàu và người nghèo nương tựa nhau.” Người Đỡ Đầu nói: “Tốt lắm, vậy là con đã hiểu được bài học thứ nhất rồi đấy. Tuy hơi phủ phàng, nhưng sự thật là vậy. Người nghèo cung cấp yếu tố đầu vào cho người giàu – đó là hàng hóa sức lao động.” Tôi hỏi: “Vậy người nghèo có phải đầu ra của người giàu không?” Người Đỡ Đầu trả lời: “Trong chương 02, ta sẽ trả lời câu hỏi này của con” Mời các bạn xem tiếp Chương 02 – NGƯỜI NGHÈO CÓ PHẢI LÀ ĐẦU RA CỦA NGƯỜI GIÀU?
  • 7. NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU – CHƯƠNG 02 – NGƯỜI NGHÈO CÓ PHẢI LÀ ĐẦU RA CỦA NGƯỜI GIÀU? 02/07/2014 BY ADMIN ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU Tác giả: Thầy Tuấn Ngọc – www.ThayTuanNgoc.com CHƯƠNG 02 NGƯỜI NGHÈO CÓ PHẢI LÀ ĐẦU RA CỦA NGƯỜI GIÀU? Trong một cuộc họp giữa các người giàu, Người Đỡ Đầu có dẫn tôi theo để dạy tôi bài học thứ hai. Tham gia cuộc họp có các đại gia lớn, họ là những doanh nhân thành đạt bậc nhất, nhưng đa số họ ăn mặc rất giản dị. Một người mặc một chiếc áo sơ mi trắng, bỏ vào quần, đi đứng khoan thai, từ tốn, ông tên là Khu Công Nghiệp. Một doanh nhân khác, cũng giản đi, vừa người, nhìn qua tôi biết đó là người sống lành mạnh, có tập thể thao đều đặn và không ăn nhậu, đôi mắt rất tinh và có cái thần của một người thành đạt, ông tên là Trần Trường Học. Hai người họ bước vào và chọn một vị trí phù hợp.
  • 8. Tuy bàn họp hình chữ nhật, nhưng cách xếp đặt ghế không có vẻ gì là phân biệt người cao người thấp. Dương như mọi người trong cuộc họp là ngang nhau, hoặc ít nhất họ cũng không muốn có sự phân biệt cao thấp. Người Đỡ Đầu nói: “Chào các vị, rất hân hạnh cùng tham gia cuộc họp này. Đây là đệ tử của tôi, cậu ấy tên là Nguyễn Học Viên, chỉ mới 15 tuổi, các vị đừng để ý đến cậu ấy. Tôi dẫn theo chỉ để dạy cho cậu ấy 1 vài điều thôi. Các vị đừng bận tâm.” Chúng tôi ngồi thêm vài phút thì một nữ doanh nhân tới, bà thật quý phái đĩnh đạc, dáng người mảnh khảnh, khí khái phi phàm. Nhưng bề ngoài, cũng không lòe loẹt, trong bà cũng giản dị như những người khác. Dường như tất cả những người giàu thật sự họ cố gắng che giấu đi sự giàu có của mình, để người nghèo khỏi lóe mắt. Bà chào tất cả mọi người và tự giới thiệu: “Chào các vị, tôi tên là Lê Siêu Thị.” Mọi người an vị xong, Khu Công Nghiệp nói: “Tháng tới, tôi sẽ khởi công xây dựng một khu công nghiệp tại Babylon. Chừng đấy, tôi sẽ thuê nhiều người nghèo làm việc cho tôi, tạo ra giá trị cho tôi.” Tôi ngồi nghe và dường như đang ôn lại bài học thứ nhất mà Người Đỡ Đầu đã dạy cho tôi: “Người nghèo cung cấp yếu tố đầu vào cho người giàu – đó là hàng hóa sức lao động.”
  • 9. Doanh nhân Trần Trường Học nói: “Nếu vậy thì tôi sẽ xây dựng một cụm trường học kế bên khu công nghiệp của ông. Người nghèo sẽ vào học, họ đóng tiền cho tôi, chúng tôi sẽ dạy họ từ mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, rồi sẽ dạy cho họ bậc đại học. Chúng tôi sẽ thu học phí của họ ròng rã trong 18 năm. Sau đó chúng tôi sẽ in cho họ một tờ giấy chứng nhận đã học, gọi là Bằng Tốt Nghiệp Đại Học. Xem như là bù lại tiền học phí mà họ đã đóng cho chúng tôi. Thật là một mối làm ăn lý tưởng.” Tôi lờ mờ cảm thấy hình như người giàu họ đang tính toán những thứ rất to tát. Có lẽ sau cuộc họp, tôi sẽ nhờ Người Đỡ Đầu giải thích thêm. Người Đỡ Đầu nói: “Hai vị thật phối hợp rất ăn ý. Anh Trần Trường Học thì thu học phí của người nghèo, xong cấp cho họ một mãnh bằng, để họ vào làm việc cho anh Khu Công Nghiệp. Như vậy người nghèo vừa là thị trường tiêu thụ của Trường Học (tức tiêu thụ sản phẩm của Trường Học và trả tiền cho Trường Học) lại vừa là thị trường cung cấp yếu tố đầu vào cho Khu Công Nghiệp (tức cung cấp hàng hóa sức lao động cho Khu Công Nghiệp và được nhận cái gọi là tiền lương). Quả hai vị đây phối hợp rất hoàn chỉnh. Bà Lê Siêu Thị ngồi nghe nãy giờ, cũng bổ sung thêm: “Được, tôi sẽ xây dựng một siêu thị cạnh đó. Người nghèo sau khi đi học ở chỗ anh Trần Trường Học, nuôi
  • 10. anh Trường Học, sẽ đến làm việc chỗ anh Khu Công Nghiệp, nuôi anh Khu Công Nghiệp và nhận lương từ anh Khu Công Nghiệp. Kế đến họ sẽ tìm tới siêu thị của tôi. Họ bắt đầu tiêu xài những đồng tiền lương ít ỏi của mình. Họ mua sắm những sản phẩm do chính họ làm ra. Đấy là những sản phẩm từ anh Khu Công Nghiệp chuyển sang cho tôi. Tôi không cần sản xuất gì cả, tôi chỉ cần lấy hàng từ anh Khu Công Nghiệp qua bán lấy lời là được.” Người Đỡ Đầu nói: “Chúng ta phải biết ơn những người nghèo, họ là thị trường béo bở của chúng ta đấy. Vừa là thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào, vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Họ làm việc cho ta, tiêu thụ sản phẩm của ta. Quả thật, người nghèo đã nuôi chúng ta.” Tôi ngồi nghe và suy nghĩ cuộc nói chuyện giữa những người giàu. Thì ra người nghèo không phải đầu ra của người giàu. Đầu ra của người giàu là sản phẩm. Người nghèo góp phần tạo ra sản phẩm. Sau đó, chính người nghèo sẽ đóng vai trò là người tiêu thụ đầu ra. Quả thật, người giàu đã tạo ra trò chơi, còn người nghèo tham gia vào cuộc chơi. Những người giàu đang bàn chiến lược, bàn ý tưởng thì có tiếng gõ cửa phòng. Thì ra một người giàu nữa xuất hiện. Đấy là một chàng thanh niên, ăn mặc rất lạ, đúng với phong cách kinh doanh của anh ta. Anh ta nói lớn: “Xin lỗi các bạn, tôi đến trễ. Mọi người cho tôi hợp tác với.”
  • 11. Khu Công Nghiệp nói: “Chào cậu Lý Giải Trí, trông cậu phong độ thế. Cuộc chơi này không có cậu thì mất hẳn tính hoàn hảo của nó.” Hóa ra đó là Lý Giải Trí, anh lúc nào cũng phong trần lãng tử. Việc kinh doanh đối với anh chỉ như một trò tiêu khiển. Anh nói với bà Lê Siêu Thị: “Tôi sẽ xây dựng một khu giải trí kết hợp với siêu thị của chị. Chị bán bên dưới, còn tôi giải trí bên trên. Ai muốn lên vui chơi, xem phim, chơi điện tử thì phải đi ngang qua siêu thị của chị. Họ trông thấy hàng hóa, thế nào cũng nảy sinh ý định. Tầng trên cùng là quầy giải khát. Muốn uống nước phải đi ngang qua tầng trò chơi điện tử, xem phim 3D. Chắc chắn họ sẽ không cưỡng lại được. Chúng ta phải tìm mọi cách moi tiền của người nghèo.” Cuộc trò chuyện của họ thật gai cấn. Tôi chỉ biết ngồi nghe, tôi đã nghe thấy những điều mà bố mẹ tôi chưa bao giờ dạy cho tôi. Bởi bố mẹ tôi cũng là những người nghèo, họ sẽ không bao giờ biết được những điều này. Và ngày hôm nay đây, khi tôi viết cuốn sách này, nhưng tôi biết rằng, người nghèo họ cũng sẽ không bao giờ chịu đọc. Trần Trường Học có vẻ quá hứng thú với ý tưởng chiến lược của Lý Giải Trí và Lê Siêu Thị, anh khen: “Các vị thật đáo để, các vị bên tung bên hứng như vậy, người nghèo chỉ có nước mua sắm, tiêu pha cho đến cháy túi mới thôi.”
  • 12. Trần Trường Học vừa dứt lời thì có một vị hảo bằng hữu bước vào. Ông ta vừa đi vừa cười lớn. Đúng là phong thái của đại phú quý. Giọng cười của ông ta khanh khách, lớn đến mức tất cả chúng tôi phải ngoái cổ lại nhìn. Thì ra đó là ông trùm tài chính Thái Ngân Hàng. Ông vừa đi vừa nói: “Anh Trần Trường Học nói vậy là xem thường tôi rồi. Nếu chỉ để cho người nghèo mua sắm đến hết tiền thôi thì tôi chưa hài lòng đâu. Phải làm sau cho họ mua nhiều hơn nữa, mua vượt quá khả năng của họ. Phải cho họ mua đến nợ ngập đầu. Để họ trả lãi suất cho tôi, chừng đó, tôi ngồi không hưởng lãi. Có phải sướng không?” Có vẻ như ông Thái Ngân Hàng cảm thấy mình hơi quá, nên nhìn qua anh Khu Công Nghiệp lắp liếm: “Mà khi họ nợ đầy đầu, thì họ sẽ không dám nghỉ việc. Họ phải hì hụi làm việc cho anh Khu Công Nghiệp, điều này chắc anh Khu Công Nghiệp đồng tình đây.” Khu Công Nghiệp trong bụng hài lòng lắm, nhưng cũng không dám gật đầu. Ông ta bèn đưa mắt nhìn Thái Ngân Hàng, và hất hàm về phía bà Lê Siêu Thị và anh Lý Giải Trí. Ông Thái Ngân Hàng hiểu ý bèn quay sang bà Lê và anh Lý giải thích: “Thật ra tôi hỗ trợ tín dụng cho người nghèo cũng là muốn kích cầu. Người nghèo họ có tiền, họ cũng đi mua sắm ở siêu thị hoặc đi giải trí thôi mà. Vả lại kích cầu cũng là ý muốn của chính phủ đấy thôi.” Anh Lý Giải Trí đắc ý lắm, cũng nói vài câu để ông Thái đỡ ngượng: “Thật ra ông Thái Ngân Hàng đây là một
  • 13. người tốt. Hỗ trợ tín dụng cho người nghèo cũng chỉ là để người nghèo có thể tiêu dùng vượt ngoài thu nhập khả dụng mà thôi. Như vậy có nghĩa là ông đang giúp người nghèo đấy chứ. Ông đúng là đại nhân đại nghĩa mà.” Bà Lê Siêu Thị nói: “Phải phải, anh Thái Ngân Hàng cứ phát hành thẻ tín dụng miễn phí đi, phí phát hành thẻ tôi sẽ tài trợ cho. Dù sao thì có thẻ tín dụng rồi, họ cũng sẽ đến siêu thị của tôi để mua sắm mà. Cho nên tôi tài trợ phí phát hành thẻ cũng đâu có gì là lạ.” Mọi người đang rôm rả bàn bạc thì một doanh nhân đáng kính khác xuất hiện. Ông mặc chiếc áo blouse trắng. Tướng đi khoan thai, tiên phong đạo cốt, vẻ mặt hiền từ, phúc như đông hải. Ông cười và nói: “Tôi là Lâm Chấn Thương, tôi sẽ xây dựng một bệnh viện kế bên. Trước sau gì thì các người cũng phải tìm tôi, dù là người giàu hay người nghèo gì thì cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm của tôi mà thôi.” Vậy là những người giàu chốt lại ngày giờ để đồng loạt khởi công xây dựng khu công nghiệp, siêu thị, khu giải trí, trường học, bệnh viện, ngân hàng… Thế rồi nhiều doanh nhân khác cũng biết tin tức của cuộc họp. Họ kéo đến Babylon để kinh doanh. Tất cả họ đều có một mục tiêu chung là cung cấp sản phẩm dịch vụ cho mọi người, mang lại giá trị cho mọi người, nhưng chủ yếu là phục vụ người nghèo, bởi 90% dân số trên đảo Babylon này đều là người nghèo. Họ kinh doanh các loại hình như:
  • 14. bảo hiểm, bưu điện, thông tin liên lạc … thậm chí có người còn làm diễn giả nữa chứ. Vậy là vùng đất Babylon nghèo khổ quê tôi, bỗng chốc trở nên nhộn nhịp hẳn lên. Đúng là người giàu, họ tạo ra trò chơi. Họ điều khiển thế giới này. Tôi hỏi Người Đỡ Đầu: “Thưa sư phụ, con nghe người giàu nói, 90% dân số trên đào Babylon là người nghèo, như vậy nghĩa là sao ạ?” Người Đỡ Đầu trả lời: “Nghèo ở đây con phải hiểu là nghèo tương đối. Bất kỳ quốc gia nào, bất kỳ lãnh thổ nào cũng có 10% dân số chiếm giữ 90% của cải, họ là những người giàu. 90% dân số còn lại chia nhau 10% của cải còn lại, họ là những người nghèo. Con số 90 – 10 này cũng có thể sai lệch thành 80 – 20 hoặc 95 – 5. Tuy nhiên con số cụ thể không quan trọng, quan trọng là con hiểu được ý nghĩa của nó.” Người Đỡ Đầu hỏi lại tôi: “Trước khi ta kết thúc bài học thứ 2 này, sư phụ muốn hỏi lại con một lần nữa. Thế con đã tự trả lời được câu hỏi của con chưa?” Tôi trả lời: “Thưa sư phụ, con đã tự trả lời được rồi ạ. Người nghèo cung cấp yếu tố đầu vào cho người giàu – đó là hàng hóa sức lao động. Từ đó, người nghèo sản xuất ra sản phẩm (đầu ra) hoặc cung cấp dịch vụ (đầu ra). Như vậy, người nghèo không phải đầu ra của người giàu. Mà người nghèo chính là thị trường tiêu thụ sản
  • 15. phẩm đầu ra cho người giàu. Nói tóm lại, người nghèo nuôi người giàu.” Người Đỡ Đầu tỏ ra rất hài lòng về câu trả lời của tôi. Ông nói: “Robert T Kiyosaki trong Dạy Con Làm Giàu có nói: Người nghèo nuôi ông chủ, người nghèo nuôi ngân hàng, người nghèo nuôi chính quyền. Con hãy suy nghĩ, và chúng ta sẽ làm rõ trong chương số 03 nhé.” Mời các bạn xem tiếp Chương 03 – NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGÂN HÀNG
  • 16. NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU – CHƯƠNG 03 – NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGÂN HÀNG 03/07/2014 BY ADMIN ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU Tác giả: Thầy Tuấn Ngọc – www.ThayTuanNgoc.com CHƯƠNG 03 NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGÂN HÀNG Nhớ lại câu hỏi của Người Đỡ Đầu trong chương 02, tôi hỏi: “Thưa sư phụ, con suy nghĩ mãi mà vẫn chưa hiểu tại sao sư phụ lại nói Người Nghèo Nuôi Ngân Hàng. Nhờ sư phụ giải thích dùm ạ.” Người Đỡ Đầu nói: “Con không hiểu chỗ nào?” Tôi trả lời: “Thưa sư phụ, theo ý con, nếu như người nghèo đi làm, tiết kiệm và gởi tiền vào ngân hàng. Mỗi tháng ngân hàng phải trả tiền lãi cho người gởi tiền, như thế thì phải gọi là ngân hàng nuôi người gởi tiền chứ ạ.”
  • 17. Người Đỡ Đầu nói: “Sở dĩ nói người nghèo nuôi ngân hàng là vì hai lí do. Lí do thứ nhất hơi khó hiểu một chút, nhưng ta sẽ phân tích cẩn thận cho con hiểu. Nếu con không hiểu được thì bỏ qua cũng không sao. Nhưng lí do thứ hai thì bắt buộc con phải nắm cho rõ. Điều này rất quan trọng đến cách ứng xử của con trong quá trình xây dựng Con Thuyền Tài Chính của con đấy.” LÍ DO THỨ NHẤT – KẾT LUẬN NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGÂN HÀNG (Chỉ dành cho người có kiến thức rộng – Nếu bạn cảm thấy khó hiểu cứ đọc tiếp lý do thứ hai nhé!) Người Đỡ Đầu hỏi: “Trước khi phân tích lí do thứ nhất để kết luận người nghèo nuôi ngân hàng, thì con phải hiểu thế nào là lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực và lạm phát.” Tuy tôi chỉ mới 15 tuổi, nhưng Người Đỡ Đầu bắt tôi phải nghiên cứu về Kinh Tế Học. Ông nói: “Kinh Tế Học là nền tảng kiến thức quan trọng. Nếu con biết những kiến thức này, thì con sẽ dễ dàng nhìn thấy bản chất của vấn đề hơn. Thật ra không biết cũng không sao, nhưng nếu con có hiểu biết về Kinh Tế Học, con sẽ tiếp thu kiến thức ta dạy nhanh chóng hơn một người bình thường.” Thế nên tôi đã nghiên cứu hai quyển sách Kinh Tế Học kinh điển đó là Kinh Tế Vi Mô của Robert S. Pindyck – Daniel L. Rubinfeld và Kinh Tế Vĩ Mô của N. Gregory Mankiw. Vì thế các khái niệm lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực và lạm phát đối với tôi không có gì là khó hiểu. Tôi
  • 18. nói: “Lãi suất danh nghĩa là lãi suất mà ngân hàng sẽ giao dịch với con nếu con cho ngân hàng vay. Lãi suất thực là lãi suất mà con nhận được sau khi đã loại bỏ lạm phát. Lãi suất thực đặc trưng cho sự gia tăng của sức mua trong tương lai của một số tiền ở hiện tại. Còn lạm phát đặc trưng cho sự gia tăng của mức giá. Nếu mức giá tăng càng nhanh, thì có nghĩa là lạm phát đang rất cao.” Người Đỡ Đầu nói: “Ta rất mừng là con đã hiểu đúng. Vậy ta hỏi con. Nếu con gởi tiền vào ngân hàng, ngân hàng trả con lãi suất danh nghĩa là bao nhiêu?” Tôi trả lời: “Dạ khoảng 8%/năm ạ.” Người Đỡ Đầu hỏi tiếp: “Vậy con nghĩ lạm phát hiện nay ở đảo Babylon này là bao nhiêu?” Tôi nghi ngờ hỏi lại: “Tại sao lại là con nghĩ ạ? Không phải con số này do chính phủ Babylon công bố sao?” Người Đỡ Đầu có vẻ không hài lòng, ông nói: “Ta đã bảo con học Kinh Tế Học cho nghiêm túc, thế mà con còn hỏi ta câu này.” Tôi phân bua: “Dạ con có học nghiêm túc ạ. Nhưng có thể vấn đề này hơi khó nên con chưa rõ lắm ạ.” Người Đỡ Đầu uống một ngụm trà, xong ông hỏi: “Con tính lạm phát bằng cách nào?”
  • 19. Tôi đáp: “Dạ lấy chỉ số giá tiêu dùng năm nay trừ chỉ số giá tiêu dùng năm trước, tất cả chia cho chỉ số giá tiêu dùng năm trước ạ.” Người Đỡ Đầu nói: “Rất tốt. Thế chỉ số giá tính bằng cách nào?” Tôi trả lời: “Chỉ số giá tính bằng cách lấy giá trị của rổ hàng hóa tiêu dùng tính bằng tiền năm hiện hành chia cho giá trị của rổ hàng hóa tiêu dùng tính bằng tiền năm gốc.” Người Đỡ Đầu có vẻ đắc ý lắm, người nói: “Rất tốt, thế rổ hàng hóa tính bằng cách nào?” Tôi trả lời: “Rổ hàng hóa thường do tổng cục thống kê Babylon xác định vào năm gốc.” Người Đỡ Đầu cười đắc chí và nói: “Vấn đề nằm ở chỗ đó.” Nghe Người Đỡ Đầu dẫn dắt tới đây, tôi chợt hiểu ra vấn đề. Tôi nói: “Về nguyên tắc, tổng cục thống kê Babylon xác định rổ hàng hóa tiêu dùng vào năm gốc. Tuy nhiên, rổ này có thể thay đổi tùy theo tình hình tiêu dùng của dân chúng Babylon. Thậm chí tổng cục có thể vô tình hay cố tình thay đổi rổ hàng hóa theo ý muốn chủ quan. Chẳng hạn đưa vào những hàng tiêu dùng ít tăng giá và gán cho nó trọng số cao. Như thế thì lạm phát sẽ thấp thôi.” Người Đỡ Đầu rất hài lòng về câu trả lời của tôi, ông nói: “Nếu chính phủ Babylon minh bạch, thì họ sẽ hạn chế sửa
  • 20. số liệu thống kê. Còn nếu họ không minh bạch, chẳng những họ sửa số liệu, mà thậm chí, có thể họ còn chả cần thống kê. Chỉ cần báo cáo con số họ muốn là được rồi.” Tôi gật đầu đồng tình và hỏi: “Vậy chỉ số minh bạch và chỉ số tham nhũng của Babylon là bao nhiêu ạ?” Người Đỡ Đầu nói: “Chỉ số minh bạch của Babylon là 31 trên 100. Còn chỉ số tham nhũng của Babylon là 117 trên 177. Vậy đấy, con còn tin vào sự báo cáo của tổng cục thống kê Babylon nữa không?” Tôi ngán ngẫm trả lời: “Thảo nào sư phụ bảo con cảm nhận lạm phát là bao nhiêu, chứ không hỏi con tổng cục báo cáo lạm phát là bao nhiêu.” Người Đỡ Đầu nói: “Ngay cả chính phủ Mỹ báo cáo còn chưa thể tin được, huống chi là Babylon.” Tôi ngạc nhiên hỏi: “Chính phủ Mỹ minh bạch như vậy mà còn báo cáo sai sao thưa sư phụ?” Người Đỡ Đầu hỏi: “Quyển Kinh Tế Học Vĩ Mô của Mankiw là viết cho nước nào?” Tôi trả lời: “Cho Mỹ ạ.” Người Đỡ Đầu cười và bảo: “Con hãy lật ra trang 461, bản dịch của Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, NXB Thống Kê ấn hành năm 1996. Dòng 25 có đoạn: Mỗi khi nhìn thấy một chỉ số kinh tế được báo cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Con phải hiểu rõ
  • 21. là nó được tính như thế nào? Và những thông tin gì đã bị vô tình hoặc cố tình bỏ qua. Ở Mỹ còn như thế đấy con ạ.” Tôi nói: “Dạ con hiểu rồi, từ nay con sẽ nghi ngờ bất cứ chỉ số kinh tế nào do tổng cục thống kê Babylon công bố. Con sẽ chỉ tin vào cảm giác của con mà thôi.” Người Đỡ Đầu nói tiếp: “Trở lại vấn đề chính, con cảm giác lạm phát là bao nhiêu?” Tôi nói: “Dạ năm rồi con ăn 1 dĩa cơm 20 đơn vị tiền Babylon, năm nay, một dĩa cơm tương tự như vậy trị giá 25 đơn vị tiền Babylon. Con nghĩ lạm phát vào khoảng 25%/năm.” Người Đỡ Đầu nói: “Có những thứ tăng giá ít, có những thứ tăng giá nhiều, tính trung bình cho khoảng 20%. Tức lạm phát 20%. Điều này có nghĩa là con sẽ hưởng lãi suất thực bao nhiêu?” Tôi trả lời: “Dạ lãi suất thực bằng lãi suất danh nghĩa (8%) trừ cho lạm phát (20%), như vậy có nghĩa là lãi suất thực âm 12%. Thật đáng sợ.” Người Đỡ Đầu cười và nói: “Vậy nếu con gởi tiền vào ngân hàng, con đang bị lỗ bao nhiêu?” Tôi trả lời: “Dạ 12% ạ.” Suy nghĩ một lúc, tôi hỏi: “Vậy chẳng lẽ sư phụ bảo con để tiền ở nhà, không gởi ngân hàng sao?”
  • 22. Người Đỡ Đầu phá lên cười tan nát: “Nếu con để tiền ở nhà thì càng bị thiệt hại của lạm phát. Con để tiền ở nhà thì bị thiệt hại 20%, còn nếu gởi vào ngân hàng thì bị thiệt 12%. Như vậy, biện pháp gởi tiền vào ngân hàng chỉ là hình thức giảm thiểu thiệt hại mà thôi.” Tôi băn khoăn quá nên hỏi lại: “Nếu vậy thì bất cứ ai gởi tiền vào ngân hàng đều bị thiệt hại, không gởi thì càng thiệt hại hơn. Điều này có nghĩa là người giàu hay người nghèo đều thiệt hại chứ có riêng gì người nghèo đâu? Thậm chí người giàu, họ có tiền nhiều, họ gởi ngân hàng còn thiệt hại nhiều hơn. Sư phụ nói người nghèo nuôi ngân hàng. Vậy chẳng lẽ người giàu không gởi tiền vào ngân hàng sao?” Người Đỡ Đầu mỉm cười trước sự ngây thơ của tôi, người nói: “Người giàu không gởi nhiều tiền vào ngân hàng đâu con. Người giàu họ chỉ gởi vừa đủ để thực hiện chức năng thanh toán hiện tại mà thôi. Con hãy nhớ lại tiền có mấy chức năng?” Tôi đã học rất kỹ môn Kinh Tế Học nên trả lời ngay: “Thưa sư phụ, tiền có ba chức năng chính. Thứ nhất là chức năng trung gian trao đổi, còn gọi là chức năng thanh toán trong hiện tại. Chức năng thứ hai là dự trữ giá trị, còn gọi là chức năng thanh toán trong tương lai. Tuy nhiên chức năng dự trữ giá trị này rất kém. Tiền không dự trữ giá trị tốt bằng các tài sản khác. Chức năng thứ ba là
  • 23. chức năng làm đơn vị hạch toán (hay tính toán). Tuy nhiên tiền là đơn vị hạch toán co giãn.” Người Đỡ Đầu rất hài lòng câu trả lời của tôi: “Ta muốn nhấn mạnh chức năng thứ hai. Tiền có thể dự trữ giá trị để thực hiện chức năng thanh toán trong tương lai, tuy nhiên rất kém. Tiền không dự trữ giá trị tốt bằng các tài sản khác như vàng, bất động sản. Bởi thế, người giàu chỉ bỏ tiền vào ngân hàng nhằm mục tiêu thanh toán hiện tại, hoặc cùng lắm là trong một tương lai gần. Còn về lâu dài, họ sẽ sở hữu tài sản.” Tôi nói tiếp: “Chính vì thế mà người giàu cũng có nuôi ngân hàng, nhưng không nuôi nhiều bằng người nghèo. Bởi người giàu biết phân biệt rõ các khái niệm về tiền, chức năng của tiền, các khái niệm về tài sản, tiêu sản, dòng thu nhập và chi phí. Trong khi đó, ngược lại, người nghèo vừa nghèo lại vừa không chịu học hỏi, họ không biết kênh đầu tư nào khác ngoài việc đem tiền tiết kiệm gởi vào ngân hàng, để rồi đồng tiền mồ hôi nước mắt của họ bị xói mòn bởi lạm phát.” Người Đỡ Đầu vui vẻ nói: “Xem ra con đã ngộ được lý do thứ nhất kết luận người nghèo nuôi ngân hàng rồi đấy. Tuy nhiên còn một điểm nữa ta phải nói thêm. Trong chương 01, ta đã đề cập, người nghèo cung cấp yếu tố đầu vào cho người giàu. Yếu tố đầu vào ở đây con hiểu, thứ nhất là hàng hóa sức lao động, thứ hai là cung cấp tiền để người giàu mượn vốn kinh doanh.”
  • 24. Tôi hỏi lại: “Sao lại là mượn ạ? Là vay mới đúng chứ ạ?” Người Đỡ Đầu cười và nói: “Người ta sử dụng tiền của con, rồi trả lãi cho con còn tệ hơn lạm phát. Ta dùng từ mượn là nhân đạo rồi đấy. Lẽ ra ta dùng từ chiếm dụng thì đúng hơn. Thôi, bây giờ ta chuyển sang lý do thứ hai.” LÍ DO THỨ HAI – KẾT LUẬN NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGÂN HÀNG Người Đỡ Đầu phân tích: “Người giàu biết phân biệt rõ cái gì là tài sản, cái gì là tiêu sản, và làm sao để sở hữu chúng. Người giàu biết cách sử dụng tiền của họ một cách khôn ngoan nhất. Vì thế, chả bao giờ họ mua tiêu sản mà không có một tài sản khác tài trợ cho tiêu sản. Trong khi người nghèo thì ngược lại. Họ không phân biệt được tài sản và tiêu sản. Họ thường nhầm lẫn tiêu sản là tài sản. Vì thế, họ có rất nhiều quyết định sai lầm.” Tôi nói thêm: “Có phải ý của sư phụ là người nghèo thường tưởng lầm ngôi nhà là tài sản, vì thế họ vay tiền ngân hàng để mua, sau đó hàng tháng phải trả lãi cho ngân hàng. Điều này thể hiện người nghèo nuôi ngân hàng?” Người Đỡ Đầu rất đồng tình: “Phải đấy, người nghèo thường không chịu học hỏi. Cho dù con có cố gắng dạy cho họ, họ cũng không học, họ không tin vào khả năng của chính họ, họ nghĩ họ không bao giờ làm được, họ không tin vào chuyên gia, nên họ nghĩ những lời nói của
  • 25. con là lừa bịp họ, họ cố chấp bảo thủ, họ nghĩ họ đã hành động đúng rồi và không cần phải học hỏi cũng như thay đổi. Và vì thế họ vẫn cứ nghèo.” Tôi nói: “Thế người nghèo tin rằng ngôi nhà là tài sản, và cho dù con cố gắng giải thích với họ ngôi nhà của họ là tiêu sản, họ cũng không chấp nhận sao?” Người Đỡ Đầu gật đầu: “Phải, bởi vì ngôi nhà đứng tên họ, nên họ nghĩ đó là tài sản của họ. Nhưng thực chất, ngôi nhà chính là tài sản của ngân hàng. Ngôi nhà hàng tháng đem tiền ra khỏi túi người nghèo, nên ngôi nhà là tiêu sản của người nghèo. Đồng thời nó đem tiền vào túi ngân hàng, nên nó là tài sản của ngân hàng.” Người Đỡ Đầu trầm ngâm một lúc, rồi ông nói với giọng chua chát: “Ngày xưa, lúc ta còn là một thanh niên, ta cũng hay cố gắng giải thích điều này cho rất nhiều người nghèo hiểu, để họ thoát được cảnh nghèo của họ, vì ta thấy họ rất đáng thương. Nhưng chẳng có ai nghe ta cả.” Rồi ông thở dài: “Thậm chí có đôi lúc ta tự nghĩ. Đừng bao giờ cố gắng dạy cho con heo hát. Chẳng những mất thời gian của con mà còn làm phiền những chú heo khác.” Tôi nói: “Chẳng phải sư phụ đang cố gắng dạy cho con đó sao?” Ông cười và bảo: “Bởi vì con không phải con heo.”
  • 26. Tôi hỏi thêm: “Sư phụ nói người nghèo vay tiền mua nhà là một quyết định sai lầm, thế người nghèo còn vay tiền để mua nhiều thứ khác nữa như: mua xe, mua nội thất, xài thẻ tín dụng… tất cả những quyết định đó đều sai lầm sao?” Người Đỡ Đầu nói: “Phải, tất cả những quyết định đó đều có đặc điểm chung là vay tiền mua tiêu sản, nên đó là quyết định sai lầm.” Tôi hỏi: “Thế chẳng lẻ người giàu không bao giờ vay ngân hàng?” Người Đỡ Đầu giải thích: “Ta chỉ nói vay tiền mua tiêu sản là quyết định sai lầm. Chứ ta có nói vay tiền là sai lầm đâu.” Tôi phần nào hiểu được, nhưng vẫn sợ mình có chỗ nào hiểu sai nên muốn hỏi lại cho chắc: “Vậy có phải người giàu cũng vay tiền, nhưng họ vay để mua tài sản?” Người Đỡ Đầu gật đầu nói: “Đúng vậy. Người giàu đôi lúc cũng vay tiền. Nhưng họ vay không phải để mua tiêu sản như người nghèo. Họ vay để mua tài sản. Tài sản sẽ đem về cho họ một khoảng thu nhập có suất thu lợi cao hơn lãi suất vay. Vậy là dòng tiền của họ dương.” Tôi đã ngộ ra vấn đề nên hớn hở nói: “Và lúc đó khoảng nợ của người giàu được gọi là nợ tốt.”
  • 27. Người Đỡ Đầu bảo: “Chính xác. Việc làm này của người giàu gọi là biết tận dụng Đòn Bẩy Tài Chính.” Tôi nói thêm: “Cũng có thể nói là biết dùng tiền của người khác để làm giàu cho chính mình.” Người Đỡ Đầu nói: “Rất tốt, bài học thứ 03 này con tiếp thu rất tốt. Con hãy về nghiền ngẫm lại. Tuần sau, ta sẽ dạy con bài học thứ tư: Người Nghèo Nuôi Chính Quyền.” Mời các bạn xem tiếp Chương 04 – NGƯỜI NGHÈO NUÔI CHÍNH QUYỂN NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU – CHƯƠNG 04 – NGƯỜI NGHÈO NUÔI CHÍNH QUYỀN 03/07/2014 BY ADMIN ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU Tác giả: Thầy Tuấn Ngọc – www.ThayTuanNgoc.com CHƯƠNG 04 NGƯỜI NGHÈO NUÔI CHÍNH QUYỀN Hôm nay tôi đến văn phòng của Người Đỡ Đầu thật sớm. Bởi người hứa lần này sẽ dạy tôi về chủ đề Người Nghèo Nuôi Chính Quyền. Cả tuần qua tôi đã suy nghĩ, nguồn thu chủ yếu của nhà nước Babylon chính là từ thuế. Mà thuế là nghĩa vụ chung cho cả người giàu lẫn người nghèo. Vậy thì nếu nói Người Nghèo Nuôi Chính Quyền,
  • 28. phải chăng ý nói người nghèo đóng thuế nhiều hơn người giàu? Tôi cứ băn khoăn mãi và hôm nay Người Đỡ Đầu nhất định sẽ làm sáng tỏ cho tôi. Vì tôi đến sớm nên tôi ngồi chờ Người Đỡ Đầu một lúc. Lát sau ông mới tới văn phòng và chúng tôi bắt đầu nói chuyện. Người Đỡ Đầu tranh thủ thời gian nên đi thẳng vào vấn đề luôn: “Câu nói Người Nghèo Nuôi Chính Quyền, hàm ý người nghèo đóng thuế nhiều hơn người giàu. Nhiều ở đây phải hiểu là nhiều tương đối chứ không phải nhiều tuyệt đối. Tức phần trăm đóng thuế của người nghèo cao hơn. Con có hiểu không?” Tôi vẫn chưa đồng ý nên hỏi lại: “Người giàu có thu nhập rất cao, số tiền thuế nộp ngân sách đương nhiên cao hơn người nghèo rồi. Sao có thể nói người nghèo đóng thuế nhiều hơn?” Người Đỡ Đầu kiên nhẫn giải thích lại một lần nữa: “Nhiều ở đây con phải hiểu là nhiều tương đối, tức con so sánh tỉ số phần trăm chứ không phải so sánh con số tuyệt đối. Con hiểu chứ?” Tôi suy nghĩ một lúc, cuối cùng cũng tìm được chỗ sơ hở của Người Đỡ Đầu, tôi cãi: “Thuế thu nhập là một lại thuế lũy tiến. Ví dụ người nghèo thu nhập 10.000USD thì đóng thuế 25%. Người giàu thu nhập 100.000USD thì 10.000USD đầu phải đóng thuế 25%. 40.000USD tiếp theo đóng thuế 35% và 50.000USD tiếp theo đóng thuế 50%. Như vậy, cho dù là sư phụ nói so sánh con số tỉ lệ
  • 29. phần trăm (tức thuế suất) thì người giàu vẫn đóng thuế nhiều hơn.” Tôi cảm thấy vô cùng khoan khoái, vì tôi đã tìm ra sơ hở của Người Đỡ Đầu. Người Đỡ Đầu thấy tôi lý sự như vậy, ông cười khịt một tiếng rồi hỏi lại: “Vậy giả sử trong một tình huống nào đó, nếu cả người giàu và người nghèo đều có một khoảng thu nhập bằng nhau là 10.000USD thì sao?” Có vẻ như điều Người Đỡ Đầu sắp nói ra đây là một điều mà tôi chưa nghĩ tới. Tôi hơi rụt rè hỏi với vẻ ngờ vực: “Chẳng lẽ ý sư phụ là, nếu có cùng mức thu nhập, thì người giàu sẽ đóng thuế ít hơn sao?” Người Đỡ Đầu gật đầu và nói: “Người giàu có công ty, khi họ chi xài, trong một chừng mực nào đó, ứng với một số khoản chi nào đó, họ có thể kê khai vào chi phí hoạt động kinh doanh của công ty một cách hoàn toàn hợp lý, hợp lệ và hợp pháp. Con đã hiểu ra chưa?” Vừa nghe tới đây, đầu óc tôi chợt bừng tỉnh. Tôi nói với Người Đỡ Đầu: “Quả thật như vậy, và người giàu hoàn toàn kê khai đúng pháp luật. Điều này làm cho lợi nhuận công ty giảm xuống và người giàu đóng thuế ít lại. Trong khi đó người nghèo không có công ty, họ phải đóng thuế trước khi tiêu xài. Đóng thuế xong, phần thu nhập còn lại gọi là thu nhập khả dụng. Họ sẽ dùng vào hai việc. Một là tiêu xài, hai là tiết kiệm. Vì người nghèo đóng thuế trước khi tiêu xài, nên tiền thuế sẽ nhiều hơn. Người giàu xài
  • 30. trước khi đóng thuế, nên tiền thuế sẽ ít lại. Sư phụ quả thật là cao thâm.” Người Đỡ Đầu cười: “Chả có cao thâm gì đâu. Tất cả người giàu trên đảo Babylon đều biết chân lý này. Đây là sự khôn ngoan của người giàu. Phần thưởng cho sự khôn ngoan của người giàu thì rất nhiều. Một trong những phần thưởng đó là họ đóng thuế ít hơn người nghèo một cách tương đối.” Tôi cũng bổ sung: “Người giàu trả cho mình trước, sau đó mới trả cho người khác, kể cả trả cho mình trước khi trả cho chính quyền. Trong khi người nghèo trả cho chính quyền trước, rồi sau đó mới trả cho bản thân. Haiz…” Người Đỡ Đầu cũng thở dài và lắc đầu ngao ngán: “Chỉ tiếc là người nghèo thì không chịu đọc sách, và sẽ chẳng bao giờ biết được chân lý này. Thậm chí, con có tổ chức một khóa học, họ cũng không đi học. Một là họ không có tiền đi học. Hai là vì họ quá tiếc tiền nên không học. Và như thế, vì tiếc con tép mà họ sẽ mất cả con tôm.” Người Đỡ Đầu nói: “Người Nghèo Nuôi Chính Quyền là như vậy đó. Chương sau ta sẽ phân tích cho con thêm một lý do nữa chứng mình lãi suất thực âm và ý nghĩa của nó.” Mời các bạn xem tiếp Chương 05 – LÃI SUẤT THỰC ÂM VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
  • 31. NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU – CHƯƠNG 05 – LÃI SUẤT THỰC ÂM VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BẠN NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU
  • 32. Tác giả: Thầy Tuấn Ngọc – www.ThayTuanNgoc.com CHƯƠNG 05 LÃI SUẤT THỰC ÂM VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BẠN Nhiều người không tin rằng lãi suất thực âm. Thậm chí nhiều người còn không biết lãi suất thực là gì. Khi người nghèo gởi tiền vào ngân hàng, họ được ngân hàng trả lãi suất là 8% / năm. Vậy là họ hài lòng. Và khi họ được ngân hàng trả 10% / năm, họ càng hài lòng hơn nữa. Người giàu thì khác hẳn. Con số 8% / năm hay 10% / năm không phải là con số mà người giàu quan tâm. Và chủ đề ngày hôm nay Người Đỡ Đầu muốn dạy cho tôi đó là lãi suất thực. Ông nói: “Lần trước ta đã chỉ cho con thấy lãi suất thực âm. Thế con còn nhớ gì không?” NỘI DUNG 01 - LÃI SUẤT THỰC ÂM DO LẠM PHÁT CAO HƠN LÃI SUẤT DANH NGHĨA Tôi trả lời: “Nhớ chứ ạ. Lãi suất thực bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát. Thông thường lãi suất danh nghĩa ở đảo Babylon vào khoảng 8% đến 10%. Trong khi đó, lạm phát thường cao hơn con số này, dẫn đến lãi suất thực âm.” Người Đỡ Đầu nói: “Thế con có biết lý do vì sao có lạm phát không?” Tôi trả lời: “Theo những điều con học được từ quyển Kinh Tế Vĩ Mô của tác giả Mankiw thì lạm phát có nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chính sau đây.
  • 33. Thứ nhất là lạm phát ỳ. Thứ hai là lạm phát do cầu kéo. Thứ ba là lạm phát do chi phí đẩy. Và thứ tư là chính phủ Babylon in tiền để tài trợ cho thâm hụt ngân sách.” Người Đỡ Đầu rất đồng tình và nói: “Trong chương này, sư phụ sẽ làm rõ cho con vấn đề tại sao lãi suất thực âm. Và để hiểu rõ nội dung này, con nhất thiết phải thấu suốt các nguyên nhân của lạm phát. Vì thế, không sợ mất thời gian, con hãy phân tích rõ ràng những gì con hiểu về các nguyên nhân của lạm phát. Từ đó, ta sẽ giải thích cho con về lãi suất thực âm như thế nào.” (Chú thích: phần phân tích này có thể rất khó, nếu bạn không có nhiều thời gian nghiên cứu, có thể bỏ qua phần nguyên nhân thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Tuy nhiên nguyên nhân thứ tư thì bắt buộc phải đọc cho cẩn thận.) Được dịp bày tỏ kiến thức, tôi nói: “Nguyên nhân thứ nhất: lạm phát ỳ là do dân chúng mất niềm tin vào đồng tiền do chính phủ Babylon in ra. Họ nghĩ rằng chính phủ sẽ in thêm tiền để tài trợ cho chi tiêu chính phủ trong thời gian tới. Dẫn đến mất đi sức mua của những đồng tiền hiện hữu đang lưu hành. Vì thế dân chúng tự ý hạch toán chi phí (chi phí kinh doanh, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí hàng hóa…) tăng lên tương ứng với mức lạm phát mà họ kỳ vọng. Điều này làm cho giá cả tăng lên một cách méo mó, mặc dù chính phủ không hề in thêm tiền.” Người Đỡ Đầu nói với vẻ rất hài lòng: “Tốt lắm, thế còn nguyên nhân thứ hai?”
  • 34. Tôi uống một ít nước thấm giọng và nói tiếp: “Nguyên nhân thứ hai đó là lạm phát do cầu kéo. Vì một lý do nào đó mà tiêu dùng tư nhân gia tăng, hoặc đầu tư tư nhân gia tăng, hoặc thậm cho do chi tiêu chính phủ gia tăng, một trong những yếu tố này gia tăng sẽ làm cho tổng cầu của cả nền kinh tế Babylon gia tăng. Đường tổng cầu AD dịch sang phải. Dẫn đến giá cả gia tăng. Nếu ban đầu nền kinh tế đã toàn dụng thì bây giờ, giá cả sẽ tăng lên còn nhanh hơn nữa. Và đây chính là lạm phát do cầu kéo, tức tổng cầu tăng kéo giá cả tăng theo. Có thể hiểu đơn giản là nếu tự nhiên có quá nhiều người mua hàng, họ giành giật nhau mua thì tức khắc giá cả sẽ tăng lên.” Người Đỡ Đầu nói: “Tốt, cách nói đơn giản của con rất dễ hiểu. Hãy nhớ là con phải luôn luôn cố gắng diễn tả càng đơn giản càng tốt. Nếu như con có thể diễn tả vấn đề nào đó một cách vô cùng ngắn gọn, thì điều đó có nghĩa là con đã hiểu nó rất rõ.” Tôi tiếp tục trình bày: “Nguyên nhân thứ ba là lạm phát do chi phí đẩy. Nói một cách dễ hiểu đó là khi giá cả các yếu tố đầu vào gia tăng, thì các doanh nghiệp sẽ nâng giá sản phẩm đầu ra để bù cho sự gia tăng giá của yếu tố đầu vào. Mặc dù mối quan hệ này không phải là quan hệ 1 – 1. Nhưng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá sản phẩm đầu ra (Ví dụ giá yếu tố đầu vào tăng 10% thì giá sản phẩm đầu ra sẽ tăng 5%, nghĩa là không phải 1 – 1 nhưng cũng rất ảnh hưởng, chẳng hạn 2 – 1). Còn nếu nói một cách chính xác, thì thật ra doanh nghiệp không trực tiếp
  • 35. nâng giá sản phẩm. Nhưng do chi phí sản xuất gia tăng, làm đường sung ngắn hạn SAS giảm và dịch chuyển sang trái. Điểm cân bằng thị trường chạy lên trên. Giá cả gia tăng do quan hệ cung cầu thị trường quyết định. Nền kinh tế có lạm phát.” Người Đỡ Đầu bổ sung: “Lạm phát này nghiêm trọng đến nỗi người ta còn gọi nó là lạm phát đình đốn. Bởi vì sản lượng nền kinh tế sụt giảm, thất nghiệp gia tăng, giá cả gia tăng, lạm phát cao… Lạm phát này rất khó khắc phục, chính phủ hầu như cũng đành bó tay.” Tôi nói tiếp: “Nguyên nhân thứ tư là do chính phủ in tiền để tài trợ cho chi tiêu. Hay nói đơn giản là chính phủ in tiền để xài. Khi chính phủ in tiền, chính phủ được hưởng trọn vẹn sức mua của một đồng tiền mới in ra, nhưng đồng thời nó cũng làm giảm sức mua của tất cả những đồng tiền hiện hữu đang lưu hành. Nói một cách khác, đây là biện pháp chính phủ tước đoạt sức mua của những người đang giữ tiền một cách hợp pháp. Nó hợp pháp là bởi vì chính phủ được phép in tiền. Và chính vì nó hợp pháp nên chính phủ không gọi là tước đoạt mà gọi là thu thuế in tiền hay thu thuế lạm phát.” Người Đỡ Đầu như muốn để cho tôi ngộ ra vấn đề tế nhị này, người nói: “Nếu như con có quyền in tiền một cách hợp pháp để tiêu xài, con có in không?” Tôi nói: “Tất nhiên là có ạ.”
  • 36. Người Đỡ Đầu nói tiếp: “Nhưng nếu việc in tiền của con làm cho tất cả những người giữ tiền bị nghèo đi, trong khi con giàu lên, thế thì con có in không?” Tôi quả quyết: “Con sẽ in ạ.” Người Đỡ Đầu nói: “Khi con làm như vậy, về mặt lý trí, đúng là con rất khôn ngoan, nhưng về mặt đạo đức, mọi người sẽ nói con ác.” Tôi kết luận: “Thế thì con vừa ác vừa khôn ạ.” Người Đỡ Đầu cười và nói: “Khi con không in thêm tiền để xài, về mặt đạo đức, mọi người sẽ nói con tốt, còn về mặt lý trí, mọi người sẽ nói con ngu.” Tôi nhận ra dụng ý và sự hài hước của Người Đỡ Đầu, tôi nói: “Nếu con không in thêm tiền để xài, có nghĩa là con vừa tốt vừa ngu ạ.” Người Đỡ Đầu hỏi tiếp: “Vậy nếu in thêm tiền, con sẽ in đến khi nào thì dừng?” Tôi trả lời: “Con sẽ in thêm tiền nhưng sẽ không để những người con lại trên đảo Babylon này quá khổ sở. Vì nếu họ quá khổ sở họ sẽ quay lại cắn con. Cho nên, in thêm đến một mức nào đó vừa phải, để cho dù những người còn lại biết con in tiền, những cũng chưa đủ độ bức xúc, phẩn nộ đến mức họ chống đối lại. Người Đỡ Đầu nói: “Vừa rồi chúng ta đã bàn về một nguyên nhân dẫn đến lãi suất thực âm, đó chính là lạm
  • 37. phát cao hơn lãi suất danh nghĩa. Bây giờ ta sẽ phân tích một tình huống, đó là ngay cả khi lạm phát bằng với lãi suất danh nghĩa thì lãi suất thực vẫn âm. Đây là một bí mật mà chưa từng được diễn giả nào phân tích. Chỉ có những Nhà Kinh Tế Học mới nhìn ra mà thôi.” NỘI DUNG 02 - LÃI SUẤT THỰC ÂM DO CHÍNH PHỦ THU THUẾ VÔ LÝ Người Đỡ Đầu cho ví dụ: “Giả sử con mua một mảnh đất giá 50.000 đơn vị tiền Babylon. Lạm phát là 20% / năm. Và giả sử cuối năm mảnh đất này có giá 60.000 đơn vị tiền Babylon. Như vậy mảnh đất này tăng giá bao nhiêu phần trăm?” Tôi vốn học toán rất giỏi nên vấn đề này tôi tính rất nhanh: “Dạ mảnh đất tăng giá 20% ạ.” Người Đỡ Đầu gợi ý: “Như vậy con nhận ra điều gì về sự tăng giá này? Liệu con có lời trong thương vụ này không?” Tôi trả lời: “Có vẻ như sự tăng giá này chẳng qua chỉ là sự bù đắp lạm phát mà thôi. Chứ giá trị tài sản của con không hề gia tăng. Sức mua cũng không có gì thay đổi.” Người Đỡ Đầu đắc ý nói: “Vấn đề nằm ở chỗ đó. Mặc dù giá bất động sản của con tăng 20%, nhưng lạm phát cũng 20%, nên con chả có lợi lộc gì trong thương vụ này, bởi vì lạm phát đã tước đi phần lời của con.”
  • 38. Tôi im lặng ngồi nghe, Người Đỡ Đầu dừng lại một lúc cho tôi suy nghĩ, rồi ông hỏi: “Thế nếu con bán mảnh đất này đi, được 60.000 đơn vị tiền Babylon. Con có phải đóng thuế không?” Tôi bàng hoàng khi nghe câu hỏi của Người Đỡ Đầu: “Thì ra chính phủ không cần biết lạm phát bao nhiêu phần trăm, họ chỉ cần thấy con lời 10.000 đơn vị tiền Babylon từ bán mảnh đất. Thế là họ sẽ bắt con đóng thuế 25% thôi. Mặc dù số tiền 10.000 đơn vị Babylon này chỉ là tiền lời danh nghĩa. Mặc dù nó chỉ đủ bù lạm phát. Thế mà con vẫn phải đi đóng thuế oan ức.” Thấy tôi có vẻ bức xúc, Người Đỡ Đầu an ủi: “Con không việc gì phải bức xúc như vậy đâu. Con hãy nhớ rằng chính phủ có quyền thu thuế. Chính phủ đã không thu được thuế lạm phát của con thì chính phủ phải tìm mọi cách khác để thu thuế chứ.” Tôi ngờ nghệch hỏi: “Tại sao sư phụ nói chính phủ đã không thu được thuế lạm phát của con?” Người Đỡ Đầu giải thích: “Con hãy tự trả lời xem. Ai là người chịu thuế lạm phát?” Tôi trả lời: “Người nào giữ tiền mặt thì người đó chịu thuế lạm phát ạ.” Người Đỡ Đầu hỏi thêm: “Thế trong thương vụ này, con giữ tiền mặt hay giữ đất?”
  • 39. Tôi đã hiểu ra vấn đề. Trong trường hợp này, tôi đã không giữ tiền mặt mà thay vào đó, tôi giữ bất động sản. Như thế tôi đã né tránh được tác động của lạm phát (trong đó có cả thuế lạm phát). Bởi thế tôi đã né được thuế lạm phát. Nhưng chính phủ sẽ không buôn tha cho tôi. Họ sẽ thu thuế lợi tức (danh nghĩa) của tôi, mặc dù lợi tức thực là 0. Như vậy sau khi đóng thuế lợi tức (danh nghĩa). Tôi chỉ còn lời danh nghĩa là 7.500 / 50.000 = 15%. Tôi nói với Người Đỡ Đầu: “Như vậy suất thu lợi thực tế của con trong thương vụ này là 15% (suất thu lợi danh nghĩa) trừ 20% (lạm phát) bằng âm 5%. Haiz…” Tôi thở dài và than thở: “Thật bất công.” Người Đỡ Đầu một lần nữa an ủi: “Ta nhắc lại cho con một lần nữa. Chính phủ hoàn toàn có quyền thu thuế của con. Ngay cả khi con không có lời, chính phủ cũng có quyền thu thuế. Con không được than thở mà con hãy suy nghĩ. Suy nghĩ xem có cách giải quyết nào không chứ không được ngồi đó than thở.” Nhìn thái độ nghiêm khắc của Người Đỡ Đầu, tôi đã ngộ ra: “Con hiểu rồi, trách nhiệm của con là làm cho tiền của con gia tăng nhiều hơn lạm phát và thuế suất. Như vậy thì bảo đảm suất thu lợi thực tế của con mới có thể dương được.” Người Đỡ Đầu hài lòng lắm, ông nói: “Tốt lắm con. Con đúng là học trò ưu tú của ta. Rất ít người phát hiện ra điều này. Thường thì họ làm cho tiền của họ gia tăng lớn hơn
  • 40. lạm phát là họ đã mừng lắm rồi. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Bởi sau khi đóng thuế, suất thu lợi thực tế vẫn có thể trở thành số âm. Cho nên, chẳng những con phải làm cho tiền của con gia tăng cao hơn lạm phát mà còn phải cao hơn thuế suất. Có như vậy mới bảo đảm suất thu lợi thực tế của con dương được.” Uống một ngụm nước, Người Đỡ Đầu kết luận: “Bây giờ thì con đã hiểu rõ tại sao ta nói lãi suất thực âm chưa? Có khi người ta gọi nó là lãi suất thực, cũng có khi người ta gọi nó là suất thu lợi thực tế. Nhưng thường thì nó âm nếu như lãi suất danh nghĩa hay suất thu lợi danh nghĩa thấp. Và ý nghĩa của chương này đó là trách nhiệm của con đối với tiền của con. Trách nhiệm của con là hãy làm cho tiền của con gia tăng cao hơn cả lạm phát và thuế suất. Nếu không, con sẽ không bao giờ giàu có được.” Ông biết tôi hiểu ông đang nói gì. Nhưng vì kiến thức này mới mẻ quá nên thấy tôi có vẻ trầm ngâm, ông nói tiếp: “Chúng ta sẽ kết thúc ở đây. Chương sau chúng ta sẽ phân tích sâu hơn về suất thu lợi danh nghĩa. Xem nó khoảng bao nhiêu là vừa. Nó phải tối thiểu là bao nhiêu so với lạm phát và thuế suất? Nếu không, suất thu lợi thực tế vẫn có thể âm ngay cả khi suất thu lợi danh nghĩa lớn hơn lạm phát.” Như vậy nội dung chương 06 rất khó và cũng không cần thiết lắm. Đọc giả nào thấy quá khó hiểu thì cứ bỏ qua chương 06, đọc tiếp chương 07 cũng được. Còn nếu đọc giả nào có hứng thú với những con số, thì hãy nghiên cứu.
  • 41. Đương nhiên rất là thú vị mà hiếm có người biết được bí mật này. Mời các bạn xem tiếp Chương 06 – SUẤT THU LỢI DANH NGHĨA TỐI THIỂU KHOẢNG BAO NHIÊU NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU – CHƯƠNG 06 – SUẤT THU LỢI BAO NHIÊU? NGƯỜI NGHÈO NUÔI NGƯỜI GIÀU Tác giả: Thầy Tuấn Ngọc – www.ThayTuanNgoc.com CHƯƠNG 06 SUẤT THU LỢI DANH NGHĨA TỐI THIỂU PHẢI BAO NHIÊU? Người Đỡ Đầu rất chú trọng đến suất thu lợi. Ông nói: “Nếu suất thu lợi của con thấp, con sẽ tích lũy rất lâu mới được một số tiền lớn. Còn nếu suất thu lợi cao, sự tích lũy này sẽ rất nhanh theo cấp số nhân.” Tôi nói: “Nhiều nhà kinh doanh ở Mỹ nói rằng họ hài lòng với suất thu lợi bình quân 16%/năm trở lên. Không biết sư phụ có nhận định nào không?”
  • 42. Người Đỡ Đầu trả lời: “Ở Mỹ, do áp lực từ dân chúng cũng như áp lực từ Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (viết tắt là FED), nên lạm phát không cao. Nếu lạm phát cao quá thì dân chúng sẽ phản đối và biểu tình. Bên cạnh đó Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED) cũng không cho phép chính phủ tự ý in tiền bừa bãi. Thế nên lạm phát ở Mỹ thấp, và vì vậy người ta kỳ vọng một suất thu lợi không cao. Khoảng 16%/năm là các doanh nghiệp đã rất hài lòng. Trong khi dân chúng thì 4%/năm họ cũng hài lòng.” Tôi thắc mắc: “Nếu lạm phát cao thì dân chúng ở Mỹ sẽ phản đối và biểu tình. Vậy tại sao người dân trên đảo quốc Babylon của chúng ta không biểu tình? Con thấy lạm phát ở đất nước Babylon chúng ta cao quá.” Người Đỡ Đầu cười nói: “Vì ở Mỹ họ tự do ngôn luận. Họ là một đất nước tự do thật sự, dân chủ thật sự. Hoặc ít nhất họ cũng rất tự do và dân chủ hơn chúng ta nhiều. Thế nên người dân nước họ có thể biểu tình gây áp lực cho chính phủ, khiến chỉnh phủ không tự ý in tiền làm bất ổn cuộc sống của nhân dân.” Tôi vẫn còn thắc mắc: “Thế tại sao FED có quyền không cho phép chính phủ in tiền? Chẳng lẽ FED không thuộc chính phủ như đất nước Babylon chúng ta sao?” Người Đỡ Đầu nói: “Ở Babylon chúng ta, Ngân Hàng Trung Ương dưới quyền chính phủ. Thế nên nếu chính phủ muốn in tiền xài thì Ngân Hàng Trung Ương sẽ in. Còn ở Mỹ, FED là một ngân hàng tư nhân, thuộc sở hữu
  • 43. của những gia tộc hùng mạnh về tài chính (xem thêm quyển CHIẾN TRANH TIỀN TỆ). Không nằm dưới quyền chính phủ Mỹ. Vì thế họ không nhất thiết phải làm theo mệnh lệnh của chính phủ. Họ sẽ độc lập sử dụng chính sách tiền tệ của mình để điều tiết kinh tế vĩ mô.” Tôi nói: “Với tình hình hiện nay trên đất nước Babylon, lạm phát cao như vậy, người ta phải kỳ vọng một suất thu lợi cao, ít nhất cũng phải bù được lạm phát.” Người Đỡ Đầu đồng tính: “Đúng đấy con. Tiếc là đa số người ta không hiểu điều này. Người nghèo tiết kiệm, không biết đầu tư vào đâu. Họ đành phải gởi vào ngân hàng với một suất thu lợi thấp hơn lạm phát. Đồng tiền của họ đang bị xói mòn nghiêm trọng mà họ không biết. Hay cũng có thể họ biết nhưng không làm gì được.” Tôi nói: “Còn người giàu họ thông minh về tài chính hơn. Họ biết cách làm cho đồng tiền của họ sinh lời cao. Tệ nhất cũng 20%/năm. Còn nhiều hơn nữa thì càng tốt.” Người Đỡ Đầu hỏi: “Nếu đồng tiền sinh lời 20%/năm thì sau bao lâu nó sẽ tăng gấp đôi.” Tôi trả lời: “Người không có kiến thức về tài chính sẽ nghĩ mỗi năm tăng 20%, vậy thì sau 5 năm số tiền sẽ tăng gấp đôi. Tuy nhiên đối với người am hiểu về tài chính thì đây là một hàm số mũ. Chỉ cần 3,8 năm thì số tiền sẽ tăng gấp đôi.”
  • 44. Người Đỡ Đầu tỏ vẻ hài lòng, ông tiết lộ: “Có những người giàu biết cách làm cho đồng tiền của họ sinh lời 3%/tháng. Nếu thế thì một năm là bao nhiêu?” Chưa đầy một phút bấm máy tính, tôi trả lời: “Nếu đồng tiền sinh lời 3%/tháng thì suất thu lợi một năm sẽ là 42,5%. Và như thế chỉ cần chưa tới 2 năm (đương nhiên là dùng hàm số mũ) thì số tiền gốc sẽ tăng gấp đôi.” Người Đỡ Đầu rất tâm đắc, ông đố: “Vậy ta đố con, sau 20 năm số tiền của họ tăng gấp bao nhiêu lần?” Tôi trả lời: “2 mũ 10 là 1.024 lần ạ. Nếu ban đầu con có 1.000 USD thì sau 20 năm con sẽ có hơn 1 triệu USD.” Suy nghĩ một lúc tôi nói tiếp: “Nếu thêm 20 năm nữa thì số tiền sẽ lớn hơn 1 tỷ USD.” Người Đỡ Đầu hỏi cắt cớ: “Vậy nếu thêm 20 năm nữa thì sao? Lúc này có lẽ vẫn còn sống mà phải không?” Tôi cười và nói: “Nếu bắt đầu từ lúc 20 tuổi có 1.000 USD thì 40 tuổi sẽ có 1 triệu USD, 60 tuổi có 1 tỷ USD, và 80 tuổi có 1.024 tỷ USD.” Nói rồi tôi nghĩ: “Sao có thể lớn như vậy được? Điều này có khả thi không sư phụ?” Người Đỡ Đầu giải thích: “Về lý thuyết thì có thể. Nhưng trên thực tế thì hơi khó. Bởi khi số tiền ít, người giàu sẽ quản lý dễ dàng để đạt được suất thu lợi cao. Nhưng cơ hội này thì không nhiều. Do đó khi số tiền quá nhiều, các
  • 45. cơ hội tốt đã được tận dụng hết rồi. Người giàu buộc phải đầu tư vào những cơ hội có suất thu lợi thấp hơn. Thậm chí rất thấp. Lúc này tiêu chí của người giàu không phải là suất thu lợi cao, mà tiêu chí hàng đầu của họ là an toàn vốn.” Tôi thắc mắc: “Tại sao khi có quá nhiều tiền thì tiêu chỉ của người giàu không phải suất thu lợi cao? Chẳng lẻ suất thu lợi cao là rủi ro sao? Thế trước đó tại sao họ lại chấp nhận rủi ro?” Người Đỡ Đầu trả lời: “Con thử nghĩ xem, ban đầu với số tiền nhỏ con quản lý ít tốn công sức. Và dễ dàng tìm thấy những kênh đầu tư hiệu quả cao. Khi số tiền của con dần dần nhiều lên, các cơ hội tốt con đã tận dụng hết. Lúc này sự quản lý của con tốn nhiều công sức hơn. Mà khi sự quản lý chiếm quá nhiều thời gian và công sức của con thì rủi ro có thể sẽ tăng lên. Như vậy, với số tiền lớn hơn, con khó có thể vừa muốn có suất thu lợi cao, vừa muốn ít tốn thời gian quản lý lại cũng vừa muốn rủi ro thấp. Điều này có thể sẽ khó đạt được.” Tôi kết luận: “Như vậy khi số tiền càng cao, suất thu lợi cao khó đạt được, chính vì thể con số 1.024 tỷ USD về mặt lý thuyết thì có nhưng về mặt thực tế thì không dễ.” Người Đỡ Đầu nói: “Phải. Tuy nhiên, con hãy cố gắng học hỏi, tìm tòi, thử nghiệm để cho số tiền của con sinh sôi nảy nở khoảng trên dưới 3%/tháng. Như thế con nhất định sẽ mau chóng trở nên giàu có.”
  • 46. Tôi hỏi: “Sư phụ có thể chỉ cho con biết những ngành nào có thể tạo ra suất thu lợi 3%/tháng không?” Người Đỡ Đầu trả lời: “Có rất nhiều ngành có thể tạo ra suất thu lợi cao, thậm chí có ngành rất cao. Chẳng hạn 5% hay 10%/tháng cũng có. 3% chỉ là con số bình thường. Vấn đề là con muốn nhúng tay vào đó như thế nào mà thôi. Ví dụ con mua một chiếc áo giá 100USD và ngay sau đó bán được 110USD. Vậy tức là con đã lời 10%/ngày. Tuy nhiên, lúc này con phải can thiệp sâu vào việc kinh doanh, người ta gọi đây là thu nhập chủ động. Còn một người khác, cho bạn của anh ta vay 100USD, cuối tháng lấy về 103USD. Tức là anh ta kiếm lời 3%/tháng. Nhưng lúc đó anh ta không phải can thiệp quá sâu vào kinh doanh. Thu nhập 3%/tháng của người thứ hai gọi là thu nhập thụ động, nói cách khác là ngồi không hưởng lợi. 3%/tháng tuy ít hơn 10%/ngày nhưng bù lại người thứ hai rất nhàn hạ.” Tôi hiểu ra vấn đề và nói: “Như vậy suất thu lợi bao nhiêu một tháng cũng có thể đạt được, vấn đề là tùy chúng ta muốn nó là thu nhập chủ động hay thụ động. Nếu muốn suất thu lợi cao thì đa số thu nhập đó là thu nhập chủ động. Còn muốn được nhàn hạ, thì phải tạo ra thu nhập thụ động, suất thu lợi của thu nhập thụ động thường thì không cao.” Người Đỡ Đầu nói: “Con đã hiểu đúng rồi đấy. Vấn đề tiếp theo là con sẽ tự lựa chọn nhiều kênh đầu tư và kinh doanh cho bản thân con. Những kênh nào con thấy phù
  • 47. hợp thì hãy mạnh dạn thử. Nếu không phù hợp thì bỏ ra. Còn nếu thấy hiệu quả và phù hợp với con thì tiếp tục đầu tư. Nên đầu tư vào nhiều kênh để có kinh nghiệm, kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Sự hiểu biết của con sẽ đa dạng phong phú. Bên cạnh đó con cũng có nhiều nguồn thu nhập. Như thế sẽ rất an toàn cho con.” Tôi đáp: “Con hiểu rồi. Không nên bỏ tất cả trứng vào cùng một rổ. Đầu tư vào nhiều kênh vừa giúp con có kiến thức rộng, tầm nhìn rộng, sự hiểu biết sẽ hoàn thiện mà lại vừa an toàn vốn. Con cảm ơn sư phụ đã chỉ dạy.” Ngừng một lúc tôi hỏi thêm: “Thế sư phụ có thể phân tích cho con cái lợi và cái hại của từng kênh cụ thể không?” Người Đỡ Đầu nói: “Trong một chừng mực nào đó, với những kiến thức mà ta có được, ta sẽ từ từ phân tích cho con. Hiện nay cũng có nhiều sách trình bày khá rõ, con có thể tìm đọc. Ta chỉ phân tích những khía cạnh mà các tác giả khác chưa phân tích hoặc nếu họ đã phân tích rồi thì ta sẽ phân tích lại cho phù hợp với thị trường cụ thể của đảo quốc Babylon. Như thế con sẽ có thể dễ dàng đầu tư và kinh doanh trong môi trường kinh tế chính trị cụ thể của Babylon chúng ta.” Tôi hỏi: “Như vậy trong chương tiếp theo sư phụ sẽ phân tích kênh đầu tư nào ạ?”
  • 48. Người Đỡ Đầu trả lời: “Hàng loạt chương sau ta sẽ phân tích mỗi chương một kênh. Để từ đó con có cái nhìn chiến lược về các kênh đầu tư kinh doanh và ứng dụng cho chính mình. Như vậy chương tiếp theo ta sẽ phân tích về NGƯỜI NGHÈO MUA HÀNG TRẢ GÓP ĐỂ NUÔI NGƯỜI GIÀU.” Mời các bạn đón đọc Chương 07 – NGƯỜI NGHÈO MUA HÀNG TRẢ GÓP ĐỂ NUÔI NGƯỜI GIÀU