SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
Download to read offline
1
TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CLB TRĂNG NON
TỔNG QUAN VỀ NGHIỆN INTERNET
BS. NGUYỄN VĂN KHUÊ
(1951 – 2011)
Tham luận Hội thảo về Nghiện Game Online tại Đồng Nai – Ngày 6-8-2009
Nguồn: www.tamlytrilieu.com
Vijaya Murali là một cố vấn ngành tâm thần, phân ban nghiện. Bà là giảng viên danh dự tại đại
học Birmingham. Quan tâm chính của bà là bệnh nghiện của phụ nữ và người vô gia cư.
Sanju George là bác sĩ tham vấn về ngành tâm thần, phân ban nghiện và là giảng viên danh dự
đại học Birmingham. Quan tâm chính của ông bao gồm các lĩnh vực giáo dục y khoa, đánh bạc
bệnh lý và điều trị bằng thuốc cho người nghiện.
Một số lượng đáng kể người sử dụng internet phát triển chứng “nghiện internet” – một khái niệm
tương đối mới trong tâm thần học mà hiện vẫn chưa được đưa vào các bộ tiêu chí chẩn đoán
ICD-10 hoặc DSM-IV.
Những nghiên cứu ban đầu đã có một số phát kiến đáng quan tâm về các yếu tố căn nguyên,
cùng những cách tiếp cận điều trị tâm lý xã hội mà các chuyên viên sức khỏe tâm thần cần phải
hiểu biết căn bản về nghiện internet để họ phát hiện sớm và can thiệp đúng lúc. Trong tài liệu
này, chúng tôi trình bày tổng quan về nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị nghiện internet.
Tổng quan về các nghiên cứu nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị nghiện internet.
Young (1998) là người đầu tiên mô tả việc lạm dụng internet. Những nghiên cứu ban đầu cho
rằng nếu sử dụng internet quá 38 giờ mỗi tuần được coi là nghiện internet. Mặc dù chưa biết tỉ lệ
chính xác nhưng bà cho rẳng khoảng 5-10% người sử dụng Internet được coi là nghiện internet.
Những nghiên cứu ban đầu của Shotton (1991), đã ghi chép những người nghiện sử dụng máy
tính phần lớn là đàn ông, học vấn cao và hướng nội. Các nghiên cứu về sau cho thấy người
2
nghiện internet cũng có thể là phụ nữ trung niên sử dụng máy tính ở nhà (Griffiths, 1997, 1998;
O’Reilly, 1996; Young, 1998)
Một số lý thuyết về hành vi và tâm lý đã được đưa ra để giải thích nghiện internet. Tuy nhiên,
trên quan điểm của một nhà lâm sàng thì tốt nhất là cắt nghĩa theo mô hình sinh học – tâm lý –
xã hội (bio-psycho-social).
Các mô hình về nguyên nhân nghiện internet. Lý thuyết học nhấn mạnh các hiệu quả tăng cường
dương tính của việc sử dụng Internet vì nó tạo nên cảm giác khỏe khoắn và hưng phấn nên người
sử dụng Internet và hoạt động theo nguyên tắt điều kiện hóa tác nghiệp (operant conditioning -
Wallace, 1999).
Một người lo âu hay nhút nhát sử dụng Internet để tránh các tính thể gây lo âu, như tương tác
mặt đối mặt, có xu hướng tăng cường sử dụng Internet.
Davis (2001) đề nghị một lý thuyết hành vi nhận thức về việc nghiện Internet mà ông cho rằng
việc này xuất phát từ một kiểu cách độc đáo về nhận thức và hành vi liên quan đến Internet.
Đường dẫn truyền khen thưởng trong não bình thường được hoạt hóa bởi các tăng cường dương
tính như: thực phẩm, nước và tình dục, là những yếu sinh tồn của con người. Tuy nhiên các yếu
tố tăng cường như ma túy, rượu, đánh bạc, sử dụng Internet có khả năng mạnh mẽ hơn, khiến
cho con người quên việc tình dục, làm việc, ngay cả ăn uống và sức khỏe. Lý thuyết về việc
thiếu sự khen thưởng cho rằng những người không đạt sự thỏa mãn từ sự khen thưởng tự nhiên
sẽ quay đi tim các chất ma túy để tìm kiếm sự kích thích từ các đường dẫn truyền, khen thưởng.
Sử dụng Internet cung cấp phần thưởng ngay lập tức với sự chờ đợi ít nhất, giống như sự kích
thích do rượu và ma túy.
Tính xung động được xem là yếu tố rủi ro c ho việc phát triển nghiện ngập. Schaffer (1996) cho
rằng việc sử dụng Internet được nối kết hành vi tìm cảm giác. Các cá nhân xung động có xu
hướng sử dụng Internet như 1 công cụ tìm kiếm cảm giác và có thể trở nên nghiện.
Lòng tự trọng (self-esteem) của bản thân trong thời niên thiếu là có tính quyết định cho việc phát
triển nhân cách chín chẳn khi đến tuổi trưởng thành. Sự đánh giá thấp bản thân (low self-esteem)
có thể là do thiếu sự hỗ trợ mạnh mẽ của cha mẹ hoặc bạn bè, do đó tạo ra cái cảm giác bất lực
và vô giá trị (Harter, 1993). Điều này có thể đẩy cá nhân tìm đến Internet như là 1 cách thức trốn
thoát thực tại và tìm kiếm một thế giới an toàn, trong đó cá nhân không cảm thấy bị đe dọa và
thách thức. Theo tác giả Shotton (1991), các nam nhi hướng nội, có học vấn và giỏi về kỹ thuật
có xu hướng phát triển nghiện Internet. Các cá nhân có tính tự trọng thấp có xu hướng mạnh
trong việc nghiện Internet. Các cá nhân nhút nhát sử dụng Internet để vượt qua sự yếu kém kỹ
năng xã hội, sự giao tiếp và các quan hệ xã hội.
Người nghiện Internet nghiện những kiểu nào? Mặc dầu có nhiều mô hình về nguyên nhân,
nhưng chưa có sự rõ ràng thế nào là người nghiện Internet và tại sao nghiện.
3
Các lý do đưa ra giải thích: vai trò của Internet là trung gian cho sự giao tiếp, thu lượm được
thông tin, đặc biệt là các ứng dụng (như gởi và nhận email, đánh bạc trên mạng, trò chơi video,
các hình ảnh về tình dục, sự giao tiếp nhiều người trên mạng, (MOD), tính nặc danh khi sử dụng
giao tiếp trên mạng (Griffiths, 1998; Caplan, 2002).
Young (1998) chứng tỏ các người nghiện Internet nghiện các ứng dụng đặc hiệu trên Internet.
Các cá nhân sợ sự tương tác mặt đối mặt có thể chọn việc chat và giao tiếp nhiều người cùng một
lúc trên mạng.
Các phát triển gần đây các đồ hình 3 chiều của game giúp các cá nhân sử dụng Internet tương tác
với nhau trong thế giới ảo.
Tiềm năng gây nghiện cực lớn của các trò chơi đóng vai nhiều người trên mạng đã khiến nhiều
người sử dụng là phần mềm heroin (MMORPGS: massive multiplayer online role playing
games).
Phân loại nghiện Internet
Các nhà nghiên cứu đã cố gắng phân loại các kiểu nghiện Internet.
Davis (2001) chia nghiện Internet thành 2 loại: đặc hiệu và tổng quát. Đặc hiệu là việc sử dụng 1
chức năng đặc biệt hay 1 ứng dụng; tổng quát là sử dụng nhiều chức năng.
Young (1999) chia nghiện Internet thành 5 loại
1. Nghiện tình dục trên mạng
2. Nghiện giao tiếp trên mạng
3. Đánh bạc, mua sắm hàng trên mạng
4. Tìm kiếm dữ liệu trên mạng một cách thôi thúc
5. Chơi game quá mức
Các hậu quả của việc nghiện Internet
Cái lợi ích của việc sử dụng Internet vừa phải là nguồn dự trữ bao la kiến thức và thông tin đem
lại sự chuyển tải thông tin tức thì, các hiệu quả tích cực của việc sử dụng Internet là tăng cường
tính tự tin, tăng cường mối giao tiếp với gia đình và bạn bè, cảm giác bản thân trở nên mạnh mẽ.
Tuy nhiên, sử dụng Internet đến mức gây nghiện có tác dụng tai hại rộng rãi trên các lĩnh vực đời
sống cá nhân; như mối quan hệ giữa cá nhân với nhau, quan hệ tâm lý, xã hội, nghề nghiệp và
thể chất. Có lẽ tác động tiêu cực lớn nhất là trong đời sống gia đình và xã hội, vì nó dẫn đến sự lơ
là đối với gia đình, giảm hoạt động và giảm sự quan tâm đối với xã hội.
Nghiện Internet dẫn đến việc học hành sút kém, cũng như khả năng làm việc bị giảm sút
(Murphey 1996; Scherer, 1997).
4
Các hậu quả tâm lý xã hội gồm có:
 Cô đơn (Kraut, 1998)
 Ấm ức (Clark và al, 2004)
 Trầm cảm (Young và Rogers, 1998)
 Một số người nghiện Internet cảm thấy mệt mỏi do thiếu ngủ, đau lưng và hội chứng
“đau cánh tay quay và trụ” (carpal & radial tunnel syndromes).
Chẩn đoán
Điều quan trọng là ý thức được cách tốt nhất để đánh giá là bệnh nhân nghiện Internet, khi có sự
đánh giá tốt sẽ giúp cho nhà lâm sàng thiết kế một kế hoạch điều trị có hiệu quả.
Những điểm mấu chốt để xác định người đó bị nghiện Internet
 Thu thập bệnh sử
 Khởi phát, những yếu tố khởi phát
 Diễn tiến
 Nhật ký sử dụng, kiểu cách, thời gian khi làm việc hoặc ở nhà, thời gian trong ngày v.v..
 Các yếu tố duy trì
 Các ứng dụng yêu thích nhất (Vd: chat, mua sắm, đánh bạc vv…)
 Các triệu chứng lệ thuộc (cơn thèm muốn, tính dung nạp, hội chứng cai, vv…)
 Những cố gắng cắt hoặc ngưng sử dụng Internet và kết quả
 Những cố gắng để điều trị trước đây.
 Lý do trình bày việc sử dụng hiện nay
 Tìm kiếm các thông tin phụ khi cần xác định các ứng dụng Internet
 Cảm xúc, nhận thức và biến cố xác định, tác động của cuộc sống.
 Việc sử dụng Internet trên lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội, quan hệ giữa các cá nhân với
nhau
 Xác định mức độ động lực tham gia điều trị (sử dụng mô hình các giai đoạn thay đổi)
 Xúc tiến thăm khám sức khỏe tâm thần
 Loại trừ các bệnh tâm thần kèm theo
 Kết hợp phỏng vấn tâm thần với các công cụ chẩn đoán khác
Hình thức phỏng vấn để đánh giá tình trạng nghiện ban đầu giống như một cuộc phỏng vấn tâm
thần tiêu chuẩn – ví dụ thu thập bệnh sử (triệu chứng than phiền hiện tại, quá khứ bệnh sử cá
nhân và gia đình, bệnh sử tâm thần) và khám tình trạng tâm thần khi triển khai lịch sử các than
phiền hiện tại, cần chú ý đặc biệc đạt được một bức tranh rõ ràng và toàn diện về tính chất và
mức độ sử dụng Internet. Tốt nhất là vạch ra một lộ trình lúc khởi đầu sử dụng Internet, diễn tiến
các yếu tố gây kéo dài sử dụng Internet.
Các câu hỏi quan trọng gồm:
5
 Bạn sử dụng Internet mấy giờ trong 1 ngày, 1 tuần.
 Bạn thích sử dử dụng Internet với những hoạt động, ứng dụng nào với hầu hết thời gian
của bạn.
 Việc sử dụng Internet tác động đến hoạt động hàng ngày của bạn như thế nào?
Sau đó, xác định các triệu chứng nghiện Internet như sự thèm muốn, sự dung nạp (càng ngày
chơi càng nhiều hơn), sự kéo dài sự sử dụng Internet. Xác định tác động của việc sử dụng
Internet đến đời sống xã hội, nghề nghiệp và mối quan hệ của người nghiện Internet.
Cũng như đối với các hành vi gây nghiện, sẽ rất có ích nếu thu thập thập thêm thông tin từ người
vợ, chồng, các con trong gia đình, hoặc bạn bè, người thân. Cần cố gắng xác định chính xác động
lực của bệnh nhân muốn cai nghiện. Điều này có thể thu nhận được nhờ sử dụng khung mô hình
các giai đoạn thay đổi (của Prochaska & DiClemente’s-1992): tiến xem xét, quyết định, hành
động, duy trì và tái phát.
Các giai đoạn thay đổi
1. Trước khi xem xét: cá nhân chưa sẵn sàng xem xét sự thay đồi.
2. Xem xét: có suy nghĩ là cần thay đổi.
3. Có ý chí: cá nhân quyết định thay đổi.
4. Hành động: những cố gắng tích cực thay đổi bắt đầu.
5. Duy trì: thay đổi trở nên thường xuyên.
6. Tái phát: hành vi nghiện xảy ra lại.
(Theo Prochaska & DiClemente’s – 1992) nghiện Internet rất ít khi là rối loạn tâm thần duy nhất
nên xem xét các rối loạn tâm thần kèm theo, thông thường nhất là các rối loạn cảm xú, các rối
loạn khác về nghiện, các rối loại kiểm soát xung động, các rối loạn nhân cách. Ngược lại, trước
khi chẩn đoán người nào bị nghiện Internet, các triệu chứng nghiện nhưng không là hậu quả của
một bệnh tâm thần nằm bên dưới như : hưng cảm, trầm cảm hay loạn tâm thần, rối loạn nhân
cách hay rối loạn tâm lý tính dục.
Bà Young (1999) bàn cãi xác định chẩn đoán một người nghiện Internet, đã đưa ra 4 mấu chốt
đặc hiều thường gây nên việc nghiện sử dụng Internet. Young đưa ra khuyến cáo phát quan sát 4
lĩnh vực trong tiến trình thực hiến một cuộc phỏng vấn lâm sàng.
1. Các ứng dụng: liên quan đến các kiểu hoạt động đặc hiểu (ví dụ: game, phòng chat, truy cập
cá hình ảnh khiêu dâm) mà người người nghiện sử dụng nhiều thời gian nhất : Thông thường 1
kiểu nào đó sẽ xuất hiện với các cá nhân có những yêu thích riêng của mình. Các câu hỏi hữu ích
cần hỏi là :
 Ứng dụng nào của Internet mà bạn thích nhất?
 Bạn dành bao nhiêu thời gian cho ứng dụng đó?
6
2. Các cảm xúc: điều quan trọng là hỏi cá nhân nghiện họ cảm thấy như thế nào khi lên mạng, ở
ngoài mạng. Đối với một số người sử dụng Internet cố gắng loại bỏ các cảm xúc không dễ chịu,
với một số người khác nó tạo nên cảm xúc dễ chịu, hài lòng. Khi nhận ra một nguyên nhân cảm
xúc khởi phát việc sử dụng Internet, ta có thể đưa ra biện pháp can thiệp thích hợp. Các bệnh
nhân cảm thấy khó khăn diễn tả các cảm xúc của mình, có thể khuyến khích duy trì một nhật ký
về cảm xúc.
3. Các nhận thức: Các nhận thức kém thích ứng (Vd: lòng thiếu tự trọng hay các nhận thức trầm
cảm). Có thể kích phát việc sử dụng Internet quá mức cho nên điều quan trọng là phải nhận ra
các sai lệnh nhận thức nằm phía dưới và tác động các nhận thức này một cách thích hợp như là 1
phần của điều trị.
4. Các biến cố của đời sống: Các biến cố của đời sống hay các yêu tố gây thèm có thể kích thích
hay kéo dài việc sử dụng Internet quá mức như một nỗ lực làm giảm đau đớn. Vì vậy tình trạng
đời sống hiện tại của bệnh nhân nên được thẩm sát cho những cơ hội can thiệp.
Các dụng cụ chẩn đoán và xác định bệnh nghiện Internet
Bộ câu hỏi chẩn đoán của Young
Young (1998) đã phát triển 1 bộ câu hỏi để chấn đoán nghiện Internet. Dụng cụ sàng lọc 8 câu
hỏi căn cứ trên tiêu chuẩn đoán DSM4 cho bệnh đánh bạc bệnh lý. Tám câu hỏi gồm các khía
cạnh của bệnh lý nghiện như sau:
 Chăm chú vào Internet, sự dung nạp (cần tăng thời gian sử dụng Internet để đạt sự thỏa
mãn).
 Không có khả năng ngưng việc sử dụng được Internet
 Sử dụng nhiều thời gian trên mạng vượt quá dự định.
 Các hậu quả tai hại trên các lĩnh vực nghề nghiệp, giáo dục và quan hệ cá nhân của người
nghiện Internet.
 Nói dối để che đậy việc sử dụng thực sự Internet và sử dụng Internet như 1 cố gắng thoát
khỏi các vấn đề.
Năm hay nhiều hơn câu trả lời “vâng” được coi như là chẩn đoán nghiện Internet. Cần lưu ý các
câu hỏi không có thời gian tham khảo đính kèm (Vd: tháng qua, năm qua).
Tiêu chuẩn chẩn đoán của Beard & Wolf (2001) đã chỉ trích bộ câu hỏi của Young, nói rằng
nó quá cứng nhắc đối với những bệnh nhân nghiện đánh bạc (nó yêu cầu sự hiện diện 5 câu trả
lời/ 10 câu hỏi) và các tiêu chuẩn của Young không phát hiện được bệnh nhân nghiện Internet do
một rối loạn tâm thần, nên Beard & Wolf đã đề nghị các điều kiện sau để chẩn đoán nghiện
Internet.
Cá nhân phải có tất cả năm tiêu chuẩn sau
7
 Sử dụng Internet quá mức /sự dung nạp (càng ngày càng tăng thời gian việc sử dụng
internet).
 Không có khả năng cắt việc sử dụng Internet.
 Bứt rứt hay rối loạn cảm xúc khi cố gắng giảm sử dụng.
 Dùng nhiều thời gian trên mạng hơn.
 Và ít nhất một trong ba triệu chứng sau :
o Các hậu quả tai hại.
o Nói dối về sử dụng Internet.
o Sử dụng Internet để trốn thoát các vấn đề.
Tiêu chuẩn chẩn đoán của Griffiths
Trong một cố gắng định nghĩa bệnh nhân một cách có khoa học (operationally) bao gồm nghiện
Internet, Griffiths (1998) đề nghị sáu tiêu chuẩn phải được thỏa mãn như sau:
 Sự thèm muốn.
 Thay đổi khí sắc.
 Tính dung nạp
 Các triệu chứng: cãi, xung đột và tái phát.
Mặc dù điều này có vẻ dễ sử dụng, nó đã không được trắc nghiệm, thực nghiệm và xác định giá
trị.
Trắc nghiệm nghiện Internet
Young (1998) cũng đã phát triển trắc nghiệm nghiện Internet gồm 20 câu từ báo cáo (self report
questionaire) để chẩn đoán nghiện Internet. Mỗi câu hỏi được đánh giá trên một thang điểm gồm
5 mức độ từ 1 (không có triệu chứng) đến 5 (luôn luôn). Giống như bộ câu hỏi chẩn đoán đầu
tiên của Young. Các câu hỏi được lấy từ cuốn DSM-IV, tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nghiện đánh
bạc và nghiện rượu. Từ tổng số điểm nhận được từ trắc nghiệm có thể phân ra làm ba mức độ:
- Sử dụng dung nạp trung bình; cảm thấy có vấn đề thường xuyên vì sử dụng Internet quá mức.
Có vấn đề đánh kể vì sử dụng Internet cần sự giúp đỡ ngoài việc giúp đỡ chẩn đoán nghiện
Internet, bộ câu hỏi cũng giúp đỡ xác định mức độ nào sự sử dụng Internet quá mức đã ảnh
hưởng các khía cạnh khác của đời sống người nghiện.
Các dụng cụ đánh giá, đo lường
Thay sử dụng Internet tổng quát tháng này (Caplan 2002) được trích từ lý thuyết hành vi nhận
thức của Davis (2001) về nghiện Internet. Thang này gồm 29 mục (mỗi đề mục được đánh giá
trên thang điểm từ 1 -> 5:
1: Hoàn toàn không đồng ý
5: Hoàn toàn đồng ý
8
Và đo lường nhận thức, hành vi, các hậu quả tiêu cực do việc sử dụng Internet bệnh lý. Có 7
thang điểm nhỏ trên thang này tương ứng với một loạt các biến số sức khỏe tâm lý như trầm
cảm, lòng tự trong và sự cô đơn. Caplan báo cáo có chứng cứ, mặc dù khời đầu do tính tin cậy và
tính giá trị của dụng cụ này.
Thang hậu quả Internet
Đây là thang kiểu Likert gồm 38 đề mục để đánh giá các hậu quả của việc sử dụng Internet (
Clark và cs., 2004). Thang này gồm 3 thang phụ :
 Hậu quả về thể chất (7 đề mục)
 Hậu quả hành vi (15 đề mục)
 Hậu quả tâm lý xã hội (16 đề mục)
Thao tác giả Clark và cs. cho rằng dụng cụ này có tính giá trị và độ tin cậy cao.
Các phê phán về các dụng cụ chẩn đoán (Beard - 2005) tóm tắt một cách hùng hồn các phê bình
quan trọng và các dụng cụ chẩn đoán nên trên.
 Các dụng cụ này căn cứ trên các khung lý thuyết khác nhau, ít có sự thỏa thuận giữa các
dụng cụ trên về các thành phần nòng cốt các chiều kích của nghiện Internet.
 Hầu hết các dụng cụ tự báo cáo và do đó tùy thuộc vào người trả lời một cách trung thực,
không có thang nối dối để chỉnh sửa việc nói dối.
 Không có câu hỏi về ứng dụng Internet đặc hiệu như (các phòng chat, email, hình khiêu
dâm) mà người nghiện đã ghiền.
Các dụng cụ chẩn đoán kể trên không được trải qua trắc nghiệm tính giá trị, độ tin cậy và cũng
không đề cập đến các hậu quả khác nhau của việc sử dụng Internet quá mức và các hậu quả
nhiều chiều kích.
Điều này cắt nghĩa còn thiếu một dụng cụ chẩn đoán tiêu chuẩn vàng có thể chấp nhận một cách
tổng quát vì các dụng cụ chẩn đoán có giới hạn nên chúng ta nên dựa vào (chẩn đoán phỏng vấn
lâm sàng) và sử dụng các dụng cụ này phải kết hợp với sự đánh giá lâm sàng toàn diện.
Các chiến lược điều trị việc sử dụng Internet bệnh lý (nghiện Internet). Đây là một lĩnh vực
nghiên cứu chưa được nhiều và không có điều trị nào hiệu quả hoặc hiệu năng được thiết lập.
Hầu hết các chứng cứ có được mặc dù sơ khai chỉ ra sự ích lợi các chiến lược hành vi torng việc
điều trị nghiện Internet (Young -1999). Không có một cuộc thử nghiệm được kiểm soát chứng tỏ
vài trò can thiệp dược lý.
Tuy nhiên, so sánh đối chiếu với bệnh lý nghiện đánh bạc, có thể hợp lý, có thể xác nhận SSRI
và naltrexone có thể có vai trò trong trị liệu bằng thuốc đối với nghiện Internet. Dĩ nhiên, thuốc
có vai trò nhất định trong việc điều trị các rối loạn tâm thần kèm theo (dù nguyên phát hay thứ
phát) bao gồm các rối loạn cảm xúc, rối loạn phổ lo âu và các rối loạn nghiện khác.
9
Cho rằng các ích lợi và sử dụng tích cực trong đời sống hằng ngày, không thực tế để thử nghiệm
mô hình hoàn toàn kiêng cử, nguyên tắc hướng dẫn nên điều độ và sử dụng có kiểm soát. Young
(1999) đã gợi ý một số chiến lược hành vi để điều trị nghiện Internet.
Các chiến lược hành vi dùng để điều trị nghiện Internet
 Thực hành sự đối lập.
 Tác nhân ngưng sử dụng Internet từ bên ngoài.
 Đưa ra mục tiêu.
 (Cards) Thẻ nhắc nhở.
 Bảng liệt kê cá nhân.
 Kiêng cữ
* Thực hành sự đối lập
Việc này bao gồm phát hiện kiểu sử dụng chính xác Internet và rồi thử bẻ gãy thói quen trên
mạng bằng cách đưa vào các hoạt động trung tính. Ví dụ: nếu thường ngày bệnh nhân chơi trên
mạng vào cuối tuần, có thể gợi ý cá nhân tiêu khiển ở các hoạt động dã ngoại vào chiều thứ 7.
* Tác nhân ngưng sử dụng Internet từ bên ngoài:
Cá nhân sử dụng một đồng hồ báo thức để nhắc nhở bệnh nhân đã đến giờ tắt máy vi tính.
* Đặt ra các mục tiêu
Mặc dù có sự động viên và hỗ trợ cao, người nghiện Internet có thể thất bại trong điều trị nếu
không có đặt ra các mục tiêu rõ ràng. Thường hữu ích để sử dụng một kế hoạch hàng ngày, hay
hàng tuần, trình bày các thời gian cụ thể dành cho việc sử dụng Internet.
Khi bắt đầu, những khoảng thời gian này nên thường xuyên nhưng nên ngắn ngủi. Trong lâu dài,
kế hoạch này được mong đợi để trao lại cho bệnh nhân một ý thức kiểm soát việc sử dụng
Internet.
* Thẻ nhắc nhở (Cards)
Bệnh nhân được khuyến khích viết ra (trên thẻ - cards) một số hậu quả tiêu cực việc sử dụng
Internet (Vd: những vấn đề về công việc và những lợi ích có được khi giới hạn thời gian trên
mạng như có nhiều thời gian nói chuyện với bạn bè). Những thẻ này được mang theo bất cứ lúc
nào, như là sự nhắc nhở thường xuyên, sẽ giúp đỡ, ngăn ngừa việc sử dụng Internet ở các thời
điểm không tốt).
* Bảng liệt kê cá nhân
Bởi vì người nghiện Internet thường sử dụng nhiều thời gian trên mạng do đó hay bê trễ nhiều
thú giải trí và các quan tâm khác. Cá nhân được khuyến khích làm một bảng liệt kệ các hoạt
10
động bị mất đi và nên suy nghĩ về đời sống của mình trước khi chơi Internet quá lố, do đó nuôi
dưỡng các hoạt động không Internet.
* Kiêng cữ
Trong bối cảnh này cá nhân kiêng cử một loại ứng dụng Internet đặc biệt (Vd: dung chat room
hay chơi games) và sử dụng các ứng dụng khác của Internet một cách điều độ. Mô hình kiêng cử
này được khuyến cáo cho những ai đã thử nghiệm và thất bại việc giới hạn sử dụng một ứng
dụng đặc biệt.
Các điều trị khác
Nhóm hỗ trợ
Những người thiếu sự hỗ trợ xã hội có thể quay qua Internet như một cách thành lập quan hệ.
Nếu việc này tao ra việc nghiện Internet, điều quan trọng là giúp những cá nhân như thế hội nhập
vào giới xã hội khác. Trong một tình thế hội nhập tương tự và cải thiện mạng lưới hỗ trợ xã hội
đời sống thực. (Điều này sẽ giúp họ ít dựa vào Internet hơn, để trấn an và dễ chịu mà họ cảm
thấy thiếu trong đời sống thực tế, chương trình phục hồi 12 bước giúp cho người nghiện rượu và
thuốc cũng có thể giúp cho người nghiện internet vượt qua những cảm giác bất túc và chia sẽ các
cảm giác và quan điểm với nhau. Điều này sẽ cung cấp sự hỗ trợ và hướng dẫn họ cần để tăng
cường sự hồi phục.
Có những nhóm hỗ trợ đặc hiệu giúp người nghiện biết cách xử trí mức độ nghiện của mình. Đây
là web của nhóm hỗ trợ nghiện Internet:
www.health.groups.yahoo.com/group/Internet=addiction.
Trung tâm này là một mạng lưới nguồn lực dựa trên web được thành lập 19955 bởi Kimberley
Young – chuyên môn các vấn đề liên quan đến mạng. Nhóm hỗ trợ cung cấp giáo dục về nghiện
Internet và lời khuyên về cách quản lý. Nhóm tự miêu tả chính mình là một nơi an toàn trên
mạng có mục đích phục hồi sức khỏe và an ninh của người nghiện Internet. Tuy nhiên có sự giới
hạn về ủng hộ kinh nghiệm của mô hình chữa trị này.
Trị liệu gia đình: Nghiện Internet có thể làm rạn nứt mối quan hệ gia đình. Nếu có sự việc này,
can thiệp gia đình phải là một phần của điều trị. Có thể giáo dục các thành viên gia đình về
nghiện.
Trị liệu nhận thức: Các cá nhân có kiểu suy nghĩ (tai họa, thảm họa) thường ưu phiền và tránh
né các tình trạng đời sống thực tế. Điều trị nhận thức phát hiện các nhận thức tiêu cực kém thích
ứng và các giả định sai lầm và định hướng lại chúng để giúp cá nhân phát hiện các nhận thức
thích ứng thay thế.
Các kết luận
11
Khái niệm nghiện Internet là một rối loạn tâm thần, còn trong giai đoạn ấu thơ. Các tranh luận
tiếp tục về vấn đề tính giá trị là một chẩn đoán tâm thần có lẽ đã ngăn cản những nghiên cứu chi
tiết hơn, và điều này giới hạn sự hiểu biết về nguồn gốc và điều trị vấn đề này.
Tuy nhiên, các nghiên cứu ban đầu đã đưa ra các yếu tố thuận lợi cá nhân và các tiếp cận điều trị
tâm lý xã hội.
Sử dụng Internet tăng dần là một phần thiết yếu của đời sống hằng ngày. Các vấn đề liên kết với
việc sử dụng Internet đã được đặt ra. Bác sĩ tâm thần cần một hiểu biết căn bản về rối loạn này,
như vậy các bác sĩ tâm thần có thể phát hiện sớm và can thiệp một cách thích ứng, đặc biệt là các
bệnh nhân có rối loạn nghiện khác kèm theo.

More Related Content

Viewers also liked

Những nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm cănNhững nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm cănCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...Câu Lạc Bộ Trăng Non
 
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆUGIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆUCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đạiVì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đạiCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Cau hoi trac nghiem chuyen vien cap xa
Cau hoi trac nghiem chuyen vien cap xaCau hoi trac nghiem chuyen vien cap xa
Cau hoi trac nghiem chuyen vien cap xatuyencongchuc
 
Bức Tranh tổng quan về Facebook Việt Nam
Bức Tranh tổng quan về Facebook Việt NamBức Tranh tổng quan về Facebook Việt Nam
Bức Tranh tổng quan về Facebook Việt NamJohnnythong
 
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...Câu Lạc Bộ Trăng Non
 
Phân tích thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay
Phân tích thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay Phân tích thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay
Phân tích thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay Chris2610
 
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016Câu Lạc Bộ Trăng Non
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thốngĐại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thốngCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiênNghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiênCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Lý thuyết của bản thân về hành vi con người
Lý thuyết của bản thân về hành vi con ngườiLý thuyết của bản thân về hành vi con người
Lý thuyết của bản thân về hành vi con ngườiCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Báo cáo NetCitizens Việt Nam- Tình hình sử dụng và tốc độ phát triển...
Báo cáo NetCitizens Việt Nam- Tình hình sử dụng và tốc độ phát triển...Báo cáo NetCitizens Việt Nam- Tình hình sử dụng và tốc độ phát triển...
Báo cáo NetCitizens Việt Nam- Tình hình sử dụng và tốc độ phát triển...xeroxk
 
Thuyết trình : Nghiện Facebook_Quên bản thân
Thuyết trình : Nghiện Facebook_Quên bản thânThuyết trình : Nghiện Facebook_Quên bản thân
Thuyết trình : Nghiện Facebook_Quên bản thânCassNấm93
 
Hướng dẫn sử dụng slide share
Hướng dẫn sử dụng  slide shareHướng dẫn sử dụng  slide share
Hướng dẫn sử dụng slide shareNgọc Khánh
 

Viewers also liked (19)

Những nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm cănNhững nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
 
Chi hội Trăng Non
Chi hội Trăng NonChi hội Trăng Non
Chi hội Trăng Non
 
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...
 
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆUGIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
 
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đạiVì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
 
Cau hoi trac nghiem chuyen vien cap xa
Cau hoi trac nghiem chuyen vien cap xaCau hoi trac nghiem chuyen vien cap xa
Cau hoi trac nghiem chuyen vien cap xa
 
Bức Tranh tổng quan về Facebook Việt Nam
Bức Tranh tổng quan về Facebook Việt NamBức Tranh tổng quan về Facebook Việt Nam
Bức Tranh tổng quan về Facebook Việt Nam
 
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...
 
Albert Ellis
Albert EllisAlbert Ellis
Albert Ellis
 
Bí mật gia đình
Bí mật gia đìnhBí mật gia đình
Bí mật gia đình
 
Phân tích thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay
Phân tích thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay Phân tích thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay
Phân tích thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay
 
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thốngĐại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
 
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiênNghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
 
Lý thuyết của bản thân về hành vi con người
Lý thuyết của bản thân về hành vi con ngườiLý thuyết của bản thân về hành vi con người
Lý thuyết của bản thân về hành vi con người
 
Báo cáo NetCitizens Việt Nam- Tình hình sử dụng và tốc độ phát triển...
Báo cáo NetCitizens Việt Nam- Tình hình sử dụng và tốc độ phát triển...Báo cáo NetCitizens Việt Nam- Tình hình sử dụng và tốc độ phát triển...
Báo cáo NetCitizens Việt Nam- Tình hình sử dụng và tốc độ phát triển...
 
Thuyết trình : Nghiện Facebook_Quên bản thân
Thuyết trình : Nghiện Facebook_Quên bản thânThuyết trình : Nghiện Facebook_Quên bản thân
Thuyết trình : Nghiện Facebook_Quên bản thân
 
Vietnamese social media behavior 2016
Vietnamese social media behavior 2016Vietnamese social media behavior 2016
Vietnamese social media behavior 2016
 
Hướng dẫn sử dụng slide share
Hướng dẫn sử dụng  slide shareHướng dẫn sử dụng  slide share
Hướng dẫn sử dụng slide share
 

More from Câu Lạc Bộ Trăng Non

Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trongCái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trongCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giaoEric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giaoCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaTâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Quan điểm đa chiều về nghiện game online
Quan điểm đa chiều về nghiện game onlineQuan điểm đa chiều về nghiện game online
Quan điểm đa chiều về nghiện game onlineCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜITRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜICâu Lạc Bộ Trăng Non
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊNMỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊNCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnĐại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnCâu Lạc Bộ Trăng Non
 

More from Câu Lạc Bộ Trăng Non (13)

Ẩn dụ & Biểu tượng
Ẩn dụ & Biểu tượngẨn dụ & Biểu tượng
Ẩn dụ & Biểu tượng
 
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trongCái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
 
Tiếp cận dựa trên bối cảnh
Tiếp cận dựa trên bối cảnhTiếp cận dựa trên bối cảnh
Tiếp cận dựa trên bối cảnh
 
Thiết lập mối liên minh trị liệu
Thiết lập mối liên minh trị liệuThiết lập mối liên minh trị liệu
Thiết lập mối liên minh trị liệu
 
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giaoEric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
 
Meta-Communication
Meta-CommunicationMeta-Communication
Meta-Communication
 
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaTâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
 
Gặp gỡ cuối năm 2015
Gặp gỡ cuối năm 2015Gặp gỡ cuối năm 2015
Gặp gỡ cuối năm 2015
 
Quan điểm đa chiều về nghiện game online
Quan điểm đa chiều về nghiện game onlineQuan điểm đa chiều về nghiện game online
Quan điểm đa chiều về nghiện game online
 
Thay doi hanh vi
Thay doi hanh viThay doi hanh vi
Thay doi hanh vi
 
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜITRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊNMỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnĐại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
 

Tổng quan về nghiện internet

  • 1. 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CLB TRĂNG NON TỔNG QUAN VỀ NGHIỆN INTERNET BS. NGUYỄN VĂN KHUÊ (1951 – 2011) Tham luận Hội thảo về Nghiện Game Online tại Đồng Nai – Ngày 6-8-2009 Nguồn: www.tamlytrilieu.com Vijaya Murali là một cố vấn ngành tâm thần, phân ban nghiện. Bà là giảng viên danh dự tại đại học Birmingham. Quan tâm chính của bà là bệnh nghiện của phụ nữ và người vô gia cư. Sanju George là bác sĩ tham vấn về ngành tâm thần, phân ban nghiện và là giảng viên danh dự đại học Birmingham. Quan tâm chính của ông bao gồm các lĩnh vực giáo dục y khoa, đánh bạc bệnh lý và điều trị bằng thuốc cho người nghiện. Một số lượng đáng kể người sử dụng internet phát triển chứng “nghiện internet” – một khái niệm tương đối mới trong tâm thần học mà hiện vẫn chưa được đưa vào các bộ tiêu chí chẩn đoán ICD-10 hoặc DSM-IV. Những nghiên cứu ban đầu đã có một số phát kiến đáng quan tâm về các yếu tố căn nguyên, cùng những cách tiếp cận điều trị tâm lý xã hội mà các chuyên viên sức khỏe tâm thần cần phải hiểu biết căn bản về nghiện internet để họ phát hiện sớm và can thiệp đúng lúc. Trong tài liệu này, chúng tôi trình bày tổng quan về nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị nghiện internet. Tổng quan về các nghiên cứu nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị nghiện internet. Young (1998) là người đầu tiên mô tả việc lạm dụng internet. Những nghiên cứu ban đầu cho rằng nếu sử dụng internet quá 38 giờ mỗi tuần được coi là nghiện internet. Mặc dù chưa biết tỉ lệ chính xác nhưng bà cho rẳng khoảng 5-10% người sử dụng Internet được coi là nghiện internet. Những nghiên cứu ban đầu của Shotton (1991), đã ghi chép những người nghiện sử dụng máy tính phần lớn là đàn ông, học vấn cao và hướng nội. Các nghiên cứu về sau cho thấy người
  • 2. 2 nghiện internet cũng có thể là phụ nữ trung niên sử dụng máy tính ở nhà (Griffiths, 1997, 1998; O’Reilly, 1996; Young, 1998) Một số lý thuyết về hành vi và tâm lý đã được đưa ra để giải thích nghiện internet. Tuy nhiên, trên quan điểm của một nhà lâm sàng thì tốt nhất là cắt nghĩa theo mô hình sinh học – tâm lý – xã hội (bio-psycho-social). Các mô hình về nguyên nhân nghiện internet. Lý thuyết học nhấn mạnh các hiệu quả tăng cường dương tính của việc sử dụng Internet vì nó tạo nên cảm giác khỏe khoắn và hưng phấn nên người sử dụng Internet và hoạt động theo nguyên tắt điều kiện hóa tác nghiệp (operant conditioning - Wallace, 1999). Một người lo âu hay nhút nhát sử dụng Internet để tránh các tính thể gây lo âu, như tương tác mặt đối mặt, có xu hướng tăng cường sử dụng Internet. Davis (2001) đề nghị một lý thuyết hành vi nhận thức về việc nghiện Internet mà ông cho rằng việc này xuất phát từ một kiểu cách độc đáo về nhận thức và hành vi liên quan đến Internet. Đường dẫn truyền khen thưởng trong não bình thường được hoạt hóa bởi các tăng cường dương tính như: thực phẩm, nước và tình dục, là những yếu sinh tồn của con người. Tuy nhiên các yếu tố tăng cường như ma túy, rượu, đánh bạc, sử dụng Internet có khả năng mạnh mẽ hơn, khiến cho con người quên việc tình dục, làm việc, ngay cả ăn uống và sức khỏe. Lý thuyết về việc thiếu sự khen thưởng cho rằng những người không đạt sự thỏa mãn từ sự khen thưởng tự nhiên sẽ quay đi tim các chất ma túy để tìm kiếm sự kích thích từ các đường dẫn truyền, khen thưởng. Sử dụng Internet cung cấp phần thưởng ngay lập tức với sự chờ đợi ít nhất, giống như sự kích thích do rượu và ma túy. Tính xung động được xem là yếu tố rủi ro c ho việc phát triển nghiện ngập. Schaffer (1996) cho rằng việc sử dụng Internet được nối kết hành vi tìm cảm giác. Các cá nhân xung động có xu hướng sử dụng Internet như 1 công cụ tìm kiếm cảm giác và có thể trở nên nghiện. Lòng tự trọng (self-esteem) của bản thân trong thời niên thiếu là có tính quyết định cho việc phát triển nhân cách chín chẳn khi đến tuổi trưởng thành. Sự đánh giá thấp bản thân (low self-esteem) có thể là do thiếu sự hỗ trợ mạnh mẽ của cha mẹ hoặc bạn bè, do đó tạo ra cái cảm giác bất lực và vô giá trị (Harter, 1993). Điều này có thể đẩy cá nhân tìm đến Internet như là 1 cách thức trốn thoát thực tại và tìm kiếm một thế giới an toàn, trong đó cá nhân không cảm thấy bị đe dọa và thách thức. Theo tác giả Shotton (1991), các nam nhi hướng nội, có học vấn và giỏi về kỹ thuật có xu hướng phát triển nghiện Internet. Các cá nhân có tính tự trọng thấp có xu hướng mạnh trong việc nghiện Internet. Các cá nhân nhút nhát sử dụng Internet để vượt qua sự yếu kém kỹ năng xã hội, sự giao tiếp và các quan hệ xã hội. Người nghiện Internet nghiện những kiểu nào? Mặc dầu có nhiều mô hình về nguyên nhân, nhưng chưa có sự rõ ràng thế nào là người nghiện Internet và tại sao nghiện.
  • 3. 3 Các lý do đưa ra giải thích: vai trò của Internet là trung gian cho sự giao tiếp, thu lượm được thông tin, đặc biệt là các ứng dụng (như gởi và nhận email, đánh bạc trên mạng, trò chơi video, các hình ảnh về tình dục, sự giao tiếp nhiều người trên mạng, (MOD), tính nặc danh khi sử dụng giao tiếp trên mạng (Griffiths, 1998; Caplan, 2002). Young (1998) chứng tỏ các người nghiện Internet nghiện các ứng dụng đặc hiệu trên Internet. Các cá nhân sợ sự tương tác mặt đối mặt có thể chọn việc chat và giao tiếp nhiều người cùng một lúc trên mạng. Các phát triển gần đây các đồ hình 3 chiều của game giúp các cá nhân sử dụng Internet tương tác với nhau trong thế giới ảo. Tiềm năng gây nghiện cực lớn của các trò chơi đóng vai nhiều người trên mạng đã khiến nhiều người sử dụng là phần mềm heroin (MMORPGS: massive multiplayer online role playing games). Phân loại nghiện Internet Các nhà nghiên cứu đã cố gắng phân loại các kiểu nghiện Internet. Davis (2001) chia nghiện Internet thành 2 loại: đặc hiệu và tổng quát. Đặc hiệu là việc sử dụng 1 chức năng đặc biệt hay 1 ứng dụng; tổng quát là sử dụng nhiều chức năng. Young (1999) chia nghiện Internet thành 5 loại 1. Nghiện tình dục trên mạng 2. Nghiện giao tiếp trên mạng 3. Đánh bạc, mua sắm hàng trên mạng 4. Tìm kiếm dữ liệu trên mạng một cách thôi thúc 5. Chơi game quá mức Các hậu quả của việc nghiện Internet Cái lợi ích của việc sử dụng Internet vừa phải là nguồn dự trữ bao la kiến thức và thông tin đem lại sự chuyển tải thông tin tức thì, các hiệu quả tích cực của việc sử dụng Internet là tăng cường tính tự tin, tăng cường mối giao tiếp với gia đình và bạn bè, cảm giác bản thân trở nên mạnh mẽ. Tuy nhiên, sử dụng Internet đến mức gây nghiện có tác dụng tai hại rộng rãi trên các lĩnh vực đời sống cá nhân; như mối quan hệ giữa cá nhân với nhau, quan hệ tâm lý, xã hội, nghề nghiệp và thể chất. Có lẽ tác động tiêu cực lớn nhất là trong đời sống gia đình và xã hội, vì nó dẫn đến sự lơ là đối với gia đình, giảm hoạt động và giảm sự quan tâm đối với xã hội. Nghiện Internet dẫn đến việc học hành sút kém, cũng như khả năng làm việc bị giảm sút (Murphey 1996; Scherer, 1997).
  • 4. 4 Các hậu quả tâm lý xã hội gồm có:  Cô đơn (Kraut, 1998)  Ấm ức (Clark và al, 2004)  Trầm cảm (Young và Rogers, 1998)  Một số người nghiện Internet cảm thấy mệt mỏi do thiếu ngủ, đau lưng và hội chứng “đau cánh tay quay và trụ” (carpal & radial tunnel syndromes). Chẩn đoán Điều quan trọng là ý thức được cách tốt nhất để đánh giá là bệnh nhân nghiện Internet, khi có sự đánh giá tốt sẽ giúp cho nhà lâm sàng thiết kế một kế hoạch điều trị có hiệu quả. Những điểm mấu chốt để xác định người đó bị nghiện Internet  Thu thập bệnh sử  Khởi phát, những yếu tố khởi phát  Diễn tiến  Nhật ký sử dụng, kiểu cách, thời gian khi làm việc hoặc ở nhà, thời gian trong ngày v.v..  Các yếu tố duy trì  Các ứng dụng yêu thích nhất (Vd: chat, mua sắm, đánh bạc vv…)  Các triệu chứng lệ thuộc (cơn thèm muốn, tính dung nạp, hội chứng cai, vv…)  Những cố gắng cắt hoặc ngưng sử dụng Internet và kết quả  Những cố gắng để điều trị trước đây.  Lý do trình bày việc sử dụng hiện nay  Tìm kiếm các thông tin phụ khi cần xác định các ứng dụng Internet  Cảm xúc, nhận thức và biến cố xác định, tác động của cuộc sống.  Việc sử dụng Internet trên lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội, quan hệ giữa các cá nhân với nhau  Xác định mức độ động lực tham gia điều trị (sử dụng mô hình các giai đoạn thay đổi)  Xúc tiến thăm khám sức khỏe tâm thần  Loại trừ các bệnh tâm thần kèm theo  Kết hợp phỏng vấn tâm thần với các công cụ chẩn đoán khác Hình thức phỏng vấn để đánh giá tình trạng nghiện ban đầu giống như một cuộc phỏng vấn tâm thần tiêu chuẩn – ví dụ thu thập bệnh sử (triệu chứng than phiền hiện tại, quá khứ bệnh sử cá nhân và gia đình, bệnh sử tâm thần) và khám tình trạng tâm thần khi triển khai lịch sử các than phiền hiện tại, cần chú ý đặc biệc đạt được một bức tranh rõ ràng và toàn diện về tính chất và mức độ sử dụng Internet. Tốt nhất là vạch ra một lộ trình lúc khởi đầu sử dụng Internet, diễn tiến các yếu tố gây kéo dài sử dụng Internet. Các câu hỏi quan trọng gồm:
  • 5. 5  Bạn sử dụng Internet mấy giờ trong 1 ngày, 1 tuần.  Bạn thích sử dử dụng Internet với những hoạt động, ứng dụng nào với hầu hết thời gian của bạn.  Việc sử dụng Internet tác động đến hoạt động hàng ngày của bạn như thế nào? Sau đó, xác định các triệu chứng nghiện Internet như sự thèm muốn, sự dung nạp (càng ngày chơi càng nhiều hơn), sự kéo dài sự sử dụng Internet. Xác định tác động của việc sử dụng Internet đến đời sống xã hội, nghề nghiệp và mối quan hệ của người nghiện Internet. Cũng như đối với các hành vi gây nghiện, sẽ rất có ích nếu thu thập thập thêm thông tin từ người vợ, chồng, các con trong gia đình, hoặc bạn bè, người thân. Cần cố gắng xác định chính xác động lực của bệnh nhân muốn cai nghiện. Điều này có thể thu nhận được nhờ sử dụng khung mô hình các giai đoạn thay đổi (của Prochaska & DiClemente’s-1992): tiến xem xét, quyết định, hành động, duy trì và tái phát. Các giai đoạn thay đổi 1. Trước khi xem xét: cá nhân chưa sẵn sàng xem xét sự thay đồi. 2. Xem xét: có suy nghĩ là cần thay đổi. 3. Có ý chí: cá nhân quyết định thay đổi. 4. Hành động: những cố gắng tích cực thay đổi bắt đầu. 5. Duy trì: thay đổi trở nên thường xuyên. 6. Tái phát: hành vi nghiện xảy ra lại. (Theo Prochaska & DiClemente’s – 1992) nghiện Internet rất ít khi là rối loạn tâm thần duy nhất nên xem xét các rối loạn tâm thần kèm theo, thông thường nhất là các rối loạn cảm xú, các rối loạn khác về nghiện, các rối loại kiểm soát xung động, các rối loạn nhân cách. Ngược lại, trước khi chẩn đoán người nào bị nghiện Internet, các triệu chứng nghiện nhưng không là hậu quả của một bệnh tâm thần nằm bên dưới như : hưng cảm, trầm cảm hay loạn tâm thần, rối loạn nhân cách hay rối loạn tâm lý tính dục. Bà Young (1999) bàn cãi xác định chẩn đoán một người nghiện Internet, đã đưa ra 4 mấu chốt đặc hiều thường gây nên việc nghiện sử dụng Internet. Young đưa ra khuyến cáo phát quan sát 4 lĩnh vực trong tiến trình thực hiến một cuộc phỏng vấn lâm sàng. 1. Các ứng dụng: liên quan đến các kiểu hoạt động đặc hiểu (ví dụ: game, phòng chat, truy cập cá hình ảnh khiêu dâm) mà người người nghiện sử dụng nhiều thời gian nhất : Thông thường 1 kiểu nào đó sẽ xuất hiện với các cá nhân có những yêu thích riêng của mình. Các câu hỏi hữu ích cần hỏi là :  Ứng dụng nào của Internet mà bạn thích nhất?  Bạn dành bao nhiêu thời gian cho ứng dụng đó?
  • 6. 6 2. Các cảm xúc: điều quan trọng là hỏi cá nhân nghiện họ cảm thấy như thế nào khi lên mạng, ở ngoài mạng. Đối với một số người sử dụng Internet cố gắng loại bỏ các cảm xúc không dễ chịu, với một số người khác nó tạo nên cảm xúc dễ chịu, hài lòng. Khi nhận ra một nguyên nhân cảm xúc khởi phát việc sử dụng Internet, ta có thể đưa ra biện pháp can thiệp thích hợp. Các bệnh nhân cảm thấy khó khăn diễn tả các cảm xúc của mình, có thể khuyến khích duy trì một nhật ký về cảm xúc. 3. Các nhận thức: Các nhận thức kém thích ứng (Vd: lòng thiếu tự trọng hay các nhận thức trầm cảm). Có thể kích phát việc sử dụng Internet quá mức cho nên điều quan trọng là phải nhận ra các sai lệnh nhận thức nằm phía dưới và tác động các nhận thức này một cách thích hợp như là 1 phần của điều trị. 4. Các biến cố của đời sống: Các biến cố của đời sống hay các yêu tố gây thèm có thể kích thích hay kéo dài việc sử dụng Internet quá mức như một nỗ lực làm giảm đau đớn. Vì vậy tình trạng đời sống hiện tại của bệnh nhân nên được thẩm sát cho những cơ hội can thiệp. Các dụng cụ chẩn đoán và xác định bệnh nghiện Internet Bộ câu hỏi chẩn đoán của Young Young (1998) đã phát triển 1 bộ câu hỏi để chấn đoán nghiện Internet. Dụng cụ sàng lọc 8 câu hỏi căn cứ trên tiêu chuẩn đoán DSM4 cho bệnh đánh bạc bệnh lý. Tám câu hỏi gồm các khía cạnh của bệnh lý nghiện như sau:  Chăm chú vào Internet, sự dung nạp (cần tăng thời gian sử dụng Internet để đạt sự thỏa mãn).  Không có khả năng ngưng việc sử dụng được Internet  Sử dụng nhiều thời gian trên mạng vượt quá dự định.  Các hậu quả tai hại trên các lĩnh vực nghề nghiệp, giáo dục và quan hệ cá nhân của người nghiện Internet.  Nói dối để che đậy việc sử dụng thực sự Internet và sử dụng Internet như 1 cố gắng thoát khỏi các vấn đề. Năm hay nhiều hơn câu trả lời “vâng” được coi như là chẩn đoán nghiện Internet. Cần lưu ý các câu hỏi không có thời gian tham khảo đính kèm (Vd: tháng qua, năm qua). Tiêu chuẩn chẩn đoán của Beard & Wolf (2001) đã chỉ trích bộ câu hỏi của Young, nói rằng nó quá cứng nhắc đối với những bệnh nhân nghiện đánh bạc (nó yêu cầu sự hiện diện 5 câu trả lời/ 10 câu hỏi) và các tiêu chuẩn của Young không phát hiện được bệnh nhân nghiện Internet do một rối loạn tâm thần, nên Beard & Wolf đã đề nghị các điều kiện sau để chẩn đoán nghiện Internet. Cá nhân phải có tất cả năm tiêu chuẩn sau
  • 7. 7  Sử dụng Internet quá mức /sự dung nạp (càng ngày càng tăng thời gian việc sử dụng internet).  Không có khả năng cắt việc sử dụng Internet.  Bứt rứt hay rối loạn cảm xúc khi cố gắng giảm sử dụng.  Dùng nhiều thời gian trên mạng hơn.  Và ít nhất một trong ba triệu chứng sau : o Các hậu quả tai hại. o Nói dối về sử dụng Internet. o Sử dụng Internet để trốn thoát các vấn đề. Tiêu chuẩn chẩn đoán của Griffiths Trong một cố gắng định nghĩa bệnh nhân một cách có khoa học (operationally) bao gồm nghiện Internet, Griffiths (1998) đề nghị sáu tiêu chuẩn phải được thỏa mãn như sau:  Sự thèm muốn.  Thay đổi khí sắc.  Tính dung nạp  Các triệu chứng: cãi, xung đột và tái phát. Mặc dù điều này có vẻ dễ sử dụng, nó đã không được trắc nghiệm, thực nghiệm và xác định giá trị. Trắc nghiệm nghiện Internet Young (1998) cũng đã phát triển trắc nghiệm nghiện Internet gồm 20 câu từ báo cáo (self report questionaire) để chẩn đoán nghiện Internet. Mỗi câu hỏi được đánh giá trên một thang điểm gồm 5 mức độ từ 1 (không có triệu chứng) đến 5 (luôn luôn). Giống như bộ câu hỏi chẩn đoán đầu tiên của Young. Các câu hỏi được lấy từ cuốn DSM-IV, tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nghiện đánh bạc và nghiện rượu. Từ tổng số điểm nhận được từ trắc nghiệm có thể phân ra làm ba mức độ: - Sử dụng dung nạp trung bình; cảm thấy có vấn đề thường xuyên vì sử dụng Internet quá mức. Có vấn đề đánh kể vì sử dụng Internet cần sự giúp đỡ ngoài việc giúp đỡ chẩn đoán nghiện Internet, bộ câu hỏi cũng giúp đỡ xác định mức độ nào sự sử dụng Internet quá mức đã ảnh hưởng các khía cạnh khác của đời sống người nghiện. Các dụng cụ đánh giá, đo lường Thay sử dụng Internet tổng quát tháng này (Caplan 2002) được trích từ lý thuyết hành vi nhận thức của Davis (2001) về nghiện Internet. Thang này gồm 29 mục (mỗi đề mục được đánh giá trên thang điểm từ 1 -> 5: 1: Hoàn toàn không đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý
  • 8. 8 Và đo lường nhận thức, hành vi, các hậu quả tiêu cực do việc sử dụng Internet bệnh lý. Có 7 thang điểm nhỏ trên thang này tương ứng với một loạt các biến số sức khỏe tâm lý như trầm cảm, lòng tự trong và sự cô đơn. Caplan báo cáo có chứng cứ, mặc dù khời đầu do tính tin cậy và tính giá trị của dụng cụ này. Thang hậu quả Internet Đây là thang kiểu Likert gồm 38 đề mục để đánh giá các hậu quả của việc sử dụng Internet ( Clark và cs., 2004). Thang này gồm 3 thang phụ :  Hậu quả về thể chất (7 đề mục)  Hậu quả hành vi (15 đề mục)  Hậu quả tâm lý xã hội (16 đề mục) Thao tác giả Clark và cs. cho rằng dụng cụ này có tính giá trị và độ tin cậy cao. Các phê phán về các dụng cụ chẩn đoán (Beard - 2005) tóm tắt một cách hùng hồn các phê bình quan trọng và các dụng cụ chẩn đoán nên trên.  Các dụng cụ này căn cứ trên các khung lý thuyết khác nhau, ít có sự thỏa thuận giữa các dụng cụ trên về các thành phần nòng cốt các chiều kích của nghiện Internet.  Hầu hết các dụng cụ tự báo cáo và do đó tùy thuộc vào người trả lời một cách trung thực, không có thang nối dối để chỉnh sửa việc nói dối.  Không có câu hỏi về ứng dụng Internet đặc hiệu như (các phòng chat, email, hình khiêu dâm) mà người nghiện đã ghiền. Các dụng cụ chẩn đoán kể trên không được trải qua trắc nghiệm tính giá trị, độ tin cậy và cũng không đề cập đến các hậu quả khác nhau của việc sử dụng Internet quá mức và các hậu quả nhiều chiều kích. Điều này cắt nghĩa còn thiếu một dụng cụ chẩn đoán tiêu chuẩn vàng có thể chấp nhận một cách tổng quát vì các dụng cụ chẩn đoán có giới hạn nên chúng ta nên dựa vào (chẩn đoán phỏng vấn lâm sàng) và sử dụng các dụng cụ này phải kết hợp với sự đánh giá lâm sàng toàn diện. Các chiến lược điều trị việc sử dụng Internet bệnh lý (nghiện Internet). Đây là một lĩnh vực nghiên cứu chưa được nhiều và không có điều trị nào hiệu quả hoặc hiệu năng được thiết lập. Hầu hết các chứng cứ có được mặc dù sơ khai chỉ ra sự ích lợi các chiến lược hành vi torng việc điều trị nghiện Internet (Young -1999). Không có một cuộc thử nghiệm được kiểm soát chứng tỏ vài trò can thiệp dược lý. Tuy nhiên, so sánh đối chiếu với bệnh lý nghiện đánh bạc, có thể hợp lý, có thể xác nhận SSRI và naltrexone có thể có vai trò trong trị liệu bằng thuốc đối với nghiện Internet. Dĩ nhiên, thuốc có vai trò nhất định trong việc điều trị các rối loạn tâm thần kèm theo (dù nguyên phát hay thứ phát) bao gồm các rối loạn cảm xúc, rối loạn phổ lo âu và các rối loạn nghiện khác.
  • 9. 9 Cho rằng các ích lợi và sử dụng tích cực trong đời sống hằng ngày, không thực tế để thử nghiệm mô hình hoàn toàn kiêng cử, nguyên tắc hướng dẫn nên điều độ và sử dụng có kiểm soát. Young (1999) đã gợi ý một số chiến lược hành vi để điều trị nghiện Internet. Các chiến lược hành vi dùng để điều trị nghiện Internet  Thực hành sự đối lập.  Tác nhân ngưng sử dụng Internet từ bên ngoài.  Đưa ra mục tiêu.  (Cards) Thẻ nhắc nhở.  Bảng liệt kê cá nhân.  Kiêng cữ * Thực hành sự đối lập Việc này bao gồm phát hiện kiểu sử dụng chính xác Internet và rồi thử bẻ gãy thói quen trên mạng bằng cách đưa vào các hoạt động trung tính. Ví dụ: nếu thường ngày bệnh nhân chơi trên mạng vào cuối tuần, có thể gợi ý cá nhân tiêu khiển ở các hoạt động dã ngoại vào chiều thứ 7. * Tác nhân ngưng sử dụng Internet từ bên ngoài: Cá nhân sử dụng một đồng hồ báo thức để nhắc nhở bệnh nhân đã đến giờ tắt máy vi tính. * Đặt ra các mục tiêu Mặc dù có sự động viên và hỗ trợ cao, người nghiện Internet có thể thất bại trong điều trị nếu không có đặt ra các mục tiêu rõ ràng. Thường hữu ích để sử dụng một kế hoạch hàng ngày, hay hàng tuần, trình bày các thời gian cụ thể dành cho việc sử dụng Internet. Khi bắt đầu, những khoảng thời gian này nên thường xuyên nhưng nên ngắn ngủi. Trong lâu dài, kế hoạch này được mong đợi để trao lại cho bệnh nhân một ý thức kiểm soát việc sử dụng Internet. * Thẻ nhắc nhở (Cards) Bệnh nhân được khuyến khích viết ra (trên thẻ - cards) một số hậu quả tiêu cực việc sử dụng Internet (Vd: những vấn đề về công việc và những lợi ích có được khi giới hạn thời gian trên mạng như có nhiều thời gian nói chuyện với bạn bè). Những thẻ này được mang theo bất cứ lúc nào, như là sự nhắc nhở thường xuyên, sẽ giúp đỡ, ngăn ngừa việc sử dụng Internet ở các thời điểm không tốt). * Bảng liệt kê cá nhân Bởi vì người nghiện Internet thường sử dụng nhiều thời gian trên mạng do đó hay bê trễ nhiều thú giải trí và các quan tâm khác. Cá nhân được khuyến khích làm một bảng liệt kệ các hoạt
  • 10. 10 động bị mất đi và nên suy nghĩ về đời sống của mình trước khi chơi Internet quá lố, do đó nuôi dưỡng các hoạt động không Internet. * Kiêng cữ Trong bối cảnh này cá nhân kiêng cử một loại ứng dụng Internet đặc biệt (Vd: dung chat room hay chơi games) và sử dụng các ứng dụng khác của Internet một cách điều độ. Mô hình kiêng cử này được khuyến cáo cho những ai đã thử nghiệm và thất bại việc giới hạn sử dụng một ứng dụng đặc biệt. Các điều trị khác Nhóm hỗ trợ Những người thiếu sự hỗ trợ xã hội có thể quay qua Internet như một cách thành lập quan hệ. Nếu việc này tao ra việc nghiện Internet, điều quan trọng là giúp những cá nhân như thế hội nhập vào giới xã hội khác. Trong một tình thế hội nhập tương tự và cải thiện mạng lưới hỗ trợ xã hội đời sống thực. (Điều này sẽ giúp họ ít dựa vào Internet hơn, để trấn an và dễ chịu mà họ cảm thấy thiếu trong đời sống thực tế, chương trình phục hồi 12 bước giúp cho người nghiện rượu và thuốc cũng có thể giúp cho người nghiện internet vượt qua những cảm giác bất túc và chia sẽ các cảm giác và quan điểm với nhau. Điều này sẽ cung cấp sự hỗ trợ và hướng dẫn họ cần để tăng cường sự hồi phục. Có những nhóm hỗ trợ đặc hiệu giúp người nghiện biết cách xử trí mức độ nghiện của mình. Đây là web của nhóm hỗ trợ nghiện Internet: www.health.groups.yahoo.com/group/Internet=addiction. Trung tâm này là một mạng lưới nguồn lực dựa trên web được thành lập 19955 bởi Kimberley Young – chuyên môn các vấn đề liên quan đến mạng. Nhóm hỗ trợ cung cấp giáo dục về nghiện Internet và lời khuyên về cách quản lý. Nhóm tự miêu tả chính mình là một nơi an toàn trên mạng có mục đích phục hồi sức khỏe và an ninh của người nghiện Internet. Tuy nhiên có sự giới hạn về ủng hộ kinh nghiệm của mô hình chữa trị này. Trị liệu gia đình: Nghiện Internet có thể làm rạn nứt mối quan hệ gia đình. Nếu có sự việc này, can thiệp gia đình phải là một phần của điều trị. Có thể giáo dục các thành viên gia đình về nghiện. Trị liệu nhận thức: Các cá nhân có kiểu suy nghĩ (tai họa, thảm họa) thường ưu phiền và tránh né các tình trạng đời sống thực tế. Điều trị nhận thức phát hiện các nhận thức tiêu cực kém thích ứng và các giả định sai lầm và định hướng lại chúng để giúp cá nhân phát hiện các nhận thức thích ứng thay thế. Các kết luận
  • 11. 11 Khái niệm nghiện Internet là một rối loạn tâm thần, còn trong giai đoạn ấu thơ. Các tranh luận tiếp tục về vấn đề tính giá trị là một chẩn đoán tâm thần có lẽ đã ngăn cản những nghiên cứu chi tiết hơn, và điều này giới hạn sự hiểu biết về nguồn gốc và điều trị vấn đề này. Tuy nhiên, các nghiên cứu ban đầu đã đưa ra các yếu tố thuận lợi cá nhân và các tiếp cận điều trị tâm lý xã hội. Sử dụng Internet tăng dần là một phần thiết yếu của đời sống hằng ngày. Các vấn đề liên kết với việc sử dụng Internet đã được đặt ra. Bác sĩ tâm thần cần một hiểu biết căn bản về rối loạn này, như vậy các bác sĩ tâm thần có thể phát hiện sớm và can thiệp một cách thích ứng, đặc biệt là các bệnh nhân có rối loạn nghiện khác kèm theo.