SlideShare a Scribd company logo
1 of 3
4 hệ lụy do mất ngủ gây ra 
Ngủ không đúng cách sẽ có thể k hiến bạn đối mặt với nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sức k hỏe như tăng 
nguy cơ ung thư, vô sinh, phá hủy tế bào não. 
Giấc ngủ vô cùng quan trọng với con người. Ngủ đúng cách sẽ giúp bạn khỏe mạnh. Ngược lại, ngủ không 
đúng cách sẽ có thể khiến bạn đối mặt với nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe như tăng nguy cơ ung thư, 
suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ vô sinh, phá hủy tế bào não… 
Dưới đây là những hệ lụy bất ngờ do ngủ không đúng cách gây ra. 
1. Ngủ ít hoặc ngủ không ngon giấc tăng nguy cơ ung thư 
Người trưởng thành cần ngủ ít nhất 6-7 tiếng/ngày, có như vậy cơ thể mới lấy lại được năng lượng và tái tạo 
các tế bào hư hại. Trong lúc ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra nội tiết tố melatonin để hồi phục cơ thể, giảm sự căng 
thẳng thần kinh… 
Nếu thiếu ngủ, lượng melatonin trong cơ thể bị giảm đi đáng kể và khiến cho hệ miễn dịch không thể bảo vệ 
tốt cơ thể. Tạp chí về ung thư của Anh cũng đã nhận định thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến 
gia tăng bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư đại tràng. 
Ngoài ra, những yếu tố khác ảnh hưởng đến giấc ngủ như để đèn ngủ, ngủ trong tiếng ồn… cũng có thể khiến 
bạn ngủ không ngon giấc và tăng nguy cơ ung thư. 
Ngáy to có liên quan mật thiết đến việc ngưng thở khi ngủ. Trong khi đó, tình trạng ngừng cung cấp oxy cho 
cơ thể dù không gây tử vong tức thời nhưng sẽ làm giảm mức độ oxy trong máu; góp phần thúc đẩy sự phát 
triển của các mạch máu nuôi dưỡng khối u phát triển nhanh hơn so với thông thường. Đồng thời, nó cũng làm 
tăng khả năng cho các tế bào ung thư di căn đến các bộ phận khác. 
Cụ thể khi nghỉ ngơi dưới ánh sáng, lượng melatonin được tiết ra giảm tới 73,5% so với việc ngủ trong bóng 
tối. Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây ức chế hoàn toàn lượng hormone có lợi của cơ thể.
2. Ngủ quá ít làm suy giảm hệ miễn dịch 
Các chuyên gia sức khỏe tin rằng cách tốt nhất để vượt qua được bệnh tật là ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi đầy đủ vì 
ngủ thực sự có thể giúp phục hồi bệnh nhanh hơn bằng cách tăng cường phản ứng của hệ miễn dịch, tăng sức 
đề kháng nên có khả năng phòng bệnh. 
Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Sleep của Anh tin rằng, thiếu ngủ hoặc ngủ không sâu giấc có thể gây 
ra những gián đoạn trong hoạt động của hệ thống miễn dịch, từ đó kéo theo hậu quả là cơ thể con người dễ bị 
virus, vi khuẩn xâm nhập và mắc bệnh. Nghiên cứu của Đại học Chicago cho thấy những ai chỉ ngủ 4 tiếng 
mỗi đêm trong một tuần liền thì số kháng thể chống lại bệnh cúm giảm đi một nửa. 
Hơn thế, hiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch và các chứng viêm. 
3. Ngủ không ngon giấc tăng nguy cơ vô sinh 
Sự thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng nội 
tiết tố trong cơ thể. Điều này có thể cản trở việc thụ thai của một số cặp vợ chồng. 
Khi phụ nữ không được ngủ đủ giấc, mức độ leptin giảm, dẫn đến sự ức chế rụng trứng, từ đó gây ra vấn đề 
sinh sản. Trong trường hợp mức độ leptin không đủ thì buồng trứng không hoạt động đúng và gây khó khăn 
trong việc mang thai. Progesterone, hormone kích thích nang (FSH) và estrogen là một số trong các kích thích 
tố khác liên quan đến thai kỳ cũng giảm do thiếu ngủ. 
4. Mất ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ và phá hủy tế bào não 
Một nghiên cứu của Đại học Dược và Sở Nghiên cứu Y khoa tại Trung tâm y tế Chi-Mei, Đài Loan được công 
bố trên Tạp chí Đột quỵ của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết nguy cơ đột quỵ xảy ra cao nhất đối với những 
người trẻ tuổi bị mất ngủ.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong suốt thời gian theo dõi, 583 người bị mất ngủ đã phải nhập viện do 
đột quỵ. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng những người bị mất ngủ và bị bệnh tiểu đường có nguy cơ 
bị đột quỵ cao hơn so với những người không bị tiểu đường. 
Một nghiên cứu khác do một nhóm nhà khoa học ĐH Y Pennsylvania (Mỹ) thực hiện cho thấy mất ngủ có thể 
phá hủy các tế bào não. 
Giáo sư Sigrid Veasey từ Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ và Nhịp sinh học thần kinh phát biểu: “Hiện chúng ta 
đã có trong tay bằng chứng cho thấy mất ngủ gây ra những thương tổn không thể đảo ngược. Tuy nhiên, vẫn 
cần thận trọng vì thử nghiệm trên động vật đơn giản hơn so với nghiên cứu ở người”. 
Theo TTVN.vn

More Related Content

Viewers also liked (8)

Perkembangan Kepribadian
Perkembangan KepribadianPerkembangan Kepribadian
Perkembangan Kepribadian
 
Satuan acara pembelajaran
Satuan acara pembelajaranSatuan acara pembelajaran
Satuan acara pembelajaran
 
Aera public funding version2
Aera public funding version2Aera public funding version2
Aera public funding version2
 
Different forms of diabetes
Different forms of diabetesDifferent forms of diabetes
Different forms of diabetes
 
Blood typing
Blood typingBlood typing
Blood typing
 
Your expression of interest
Your expression of interestYour expression of interest
Your expression of interest
 
Mt2014 wider mos-svc
Mt2014 wider mos-svcMt2014 wider mos-svc
Mt2014 wider mos-svc
 
Sami direct ,business ,palan , business ,by kbc , 08097468888
Sami direct ,business ,palan , business ,by kbc , 08097468888Sami direct ,business ,palan , business ,by kbc , 08097468888
Sami direct ,business ,palan , business ,by kbc , 08097468888
 

4 hệ lụy do mất ngủ gây ra

  • 1. 4 hệ lụy do mất ngủ gây ra Ngủ không đúng cách sẽ có thể k hiến bạn đối mặt với nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sức k hỏe như tăng nguy cơ ung thư, vô sinh, phá hủy tế bào não. Giấc ngủ vô cùng quan trọng với con người. Ngủ đúng cách sẽ giúp bạn khỏe mạnh. Ngược lại, ngủ không đúng cách sẽ có thể khiến bạn đối mặt với nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe như tăng nguy cơ ung thư, suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ vô sinh, phá hủy tế bào não… Dưới đây là những hệ lụy bất ngờ do ngủ không đúng cách gây ra. 1. Ngủ ít hoặc ngủ không ngon giấc tăng nguy cơ ung thư Người trưởng thành cần ngủ ít nhất 6-7 tiếng/ngày, có như vậy cơ thể mới lấy lại được năng lượng và tái tạo các tế bào hư hại. Trong lúc ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra nội tiết tố melatonin để hồi phục cơ thể, giảm sự căng thẳng thần kinh… Nếu thiếu ngủ, lượng melatonin trong cơ thể bị giảm đi đáng kể và khiến cho hệ miễn dịch không thể bảo vệ tốt cơ thể. Tạp chí về ung thư của Anh cũng đã nhận định thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến gia tăng bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư đại tràng. Ngoài ra, những yếu tố khác ảnh hưởng đến giấc ngủ như để đèn ngủ, ngủ trong tiếng ồn… cũng có thể khiến bạn ngủ không ngon giấc và tăng nguy cơ ung thư. Ngáy to có liên quan mật thiết đến việc ngưng thở khi ngủ. Trong khi đó, tình trạng ngừng cung cấp oxy cho cơ thể dù không gây tử vong tức thời nhưng sẽ làm giảm mức độ oxy trong máu; góp phần thúc đẩy sự phát triển của các mạch máu nuôi dưỡng khối u phát triển nhanh hơn so với thông thường. Đồng thời, nó cũng làm tăng khả năng cho các tế bào ung thư di căn đến các bộ phận khác. Cụ thể khi nghỉ ngơi dưới ánh sáng, lượng melatonin được tiết ra giảm tới 73,5% so với việc ngủ trong bóng tối. Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây ức chế hoàn toàn lượng hormone có lợi của cơ thể.
  • 2. 2. Ngủ quá ít làm suy giảm hệ miễn dịch Các chuyên gia sức khỏe tin rằng cách tốt nhất để vượt qua được bệnh tật là ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi đầy đủ vì ngủ thực sự có thể giúp phục hồi bệnh nhanh hơn bằng cách tăng cường phản ứng của hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng nên có khả năng phòng bệnh. Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Sleep của Anh tin rằng, thiếu ngủ hoặc ngủ không sâu giấc có thể gây ra những gián đoạn trong hoạt động của hệ thống miễn dịch, từ đó kéo theo hậu quả là cơ thể con người dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập và mắc bệnh. Nghiên cứu của Đại học Chicago cho thấy những ai chỉ ngủ 4 tiếng mỗi đêm trong một tuần liền thì số kháng thể chống lại bệnh cúm giảm đi một nửa. Hơn thế, hiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch và các chứng viêm. 3. Ngủ không ngon giấc tăng nguy cơ vô sinh Sự thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Điều này có thể cản trở việc thụ thai của một số cặp vợ chồng. Khi phụ nữ không được ngủ đủ giấc, mức độ leptin giảm, dẫn đến sự ức chế rụng trứng, từ đó gây ra vấn đề sinh sản. Trong trường hợp mức độ leptin không đủ thì buồng trứng không hoạt động đúng và gây khó khăn trong việc mang thai. Progesterone, hormone kích thích nang (FSH) và estrogen là một số trong các kích thích tố khác liên quan đến thai kỳ cũng giảm do thiếu ngủ. 4. Mất ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ và phá hủy tế bào não Một nghiên cứu của Đại học Dược và Sở Nghiên cứu Y khoa tại Trung tâm y tế Chi-Mei, Đài Loan được công bố trên Tạp chí Đột quỵ của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết nguy cơ đột quỵ xảy ra cao nhất đối với những người trẻ tuổi bị mất ngủ.
  • 3. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong suốt thời gian theo dõi, 583 người bị mất ngủ đã phải nhập viện do đột quỵ. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng những người bị mất ngủ và bị bệnh tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với những người không bị tiểu đường. Một nghiên cứu khác do một nhóm nhà khoa học ĐH Y Pennsylvania (Mỹ) thực hiện cho thấy mất ngủ có thể phá hủy các tế bào não. Giáo sư Sigrid Veasey từ Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ và Nhịp sinh học thần kinh phát biểu: “Hiện chúng ta đã có trong tay bằng chứng cho thấy mất ngủ gây ra những thương tổn không thể đảo ngược. Tuy nhiên, vẫn cần thận trọng vì thử nghiệm trên động vật đơn giản hơn so với nghiên cứu ở người”. Theo TTVN.vn