SlideShare a Scribd company logo
1 of 3
Ngày Xuân
WEDNESDAY, 06 FEBRUARY 2013 21:31 NGÔ AN VINH ~ READ 15 TIMES.
“Chúa ơi! Nay ngày Xuân! Hồn con say sưa trong sắc hương. Thoáng muôn cung ca đàn. Nhịp lừng vang hoà với
thiều quang… Xin Chúa khoan nhân, ban xuống muôn ân. Cho chúng con một năm thắm tươi. Xin Chúa khoan nhân,
ban xuống muôn ân cho chúng con một năm sáng ngời… Xin cho sống trên trần gian. Đầy no phúc ân hồn xác. Nhất
tâm phụng thờ CHÚA XUÂN.”
Bản Thánh ca “Ngày xuân cầu nguyện” của Hoài Đức vang lên trong dịp Xuân về, Tết đến thật vui tươi, đầm ấm;
nâng tâm hồn người nghe hướng về CHÚA XUÂN, cùng dâng lời chúc tụng, ngợi khen, cảm tạ, tri ân Ngài và
nguyện xin Ngài với bao ý tình dạt dào; bao ước mơ nồng thắm, bao hy vọng tràn trề.
Ngoài trời, nắng Xuân ấm áp, xua tan giá lạnh của buổi Đông tàn. Gió Xuân lay nhẹ những cành cây, ngọn cỏ. Chim
hót líu lo, bướm lượn tung tăng, làm cho lòng người tạm quên đi những lắng lo, muộn phiền thường ngày, để hoà
vào bầu khí tưng bừng, náo nhiệt, tươi vui của ngày Xuân với hương Xuân, sắc Xuân, có muôn hoa đua hương,
khoe sắc, mà người người hân hoan, vui đón Xuân sang.
Mùa Xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Những ngày đầu Xuân, đầu năm là những ngày vui nhất, được gọi là ngày
TẾT. Ngày 01.01 Dương lịch là Tết Tây. Còn ngày đầu tiên của năm Âm lịch là TỀT NGUYÊN ĐÁN, còn gọi là TẾT
Âm lịch, TẾT Ta, TẾT Cả, TẾT cổ truyền, TẾT Việt Nam hay chỉ ngắn gọn gọi là TẾT. Và là cái TẾT quan trọng nhất
của người Việt Nam chúng ta đối với nhiều cái TẾT khác trong suốt năm.
Vậy TẾT là gì? Sao gọi là TẾT NGUYÊN ĐÁN? Mỗi năm, người Việt Nam chúng ta có bao nhiêu cái TẾT?
Tết do chữ Tiết đọc chại ra mà thành. Tiết là thời tiết, là khoảng thời gian được chia ra, được phân định sẵn trong
lịch từ xa xưa. Theo đó, trong năm, chúng ta có tới 24 tiết khác nhau, kế nhau, qua bốn mùa trong năm.
Trong kinh “Xin ơn bằng yên” thường đọc trước đây, bây giờ ít đọc; chúng ta xin cho “Tứ thời, bát tiết yên hàn”, tức
xin Chúa ban cho trong suốt năm được yên ổn, bình an. Tứ thời là bốn mùa trong năm. Đó là : Xuân, Hạ, Thu và
Đông. Bát tiết là Tám tiết trong năm là: lập Xuân, lập Hạ, lập Thu, lập Đông; Xuân phân, Thu phân, Hạ chí và Đông
chí.
Còn Nguyên Đán là gì? Theo Hán Việt tự điển của Đào Duy Anh thì: Nguyên là đầu, bắt đầu; Đán là buổi sớm.
Nguyên Đán là buổi sáng sớm đầu tiên của năm mới. Người Hoa gọi là Xuân tiết.
Tết Nguyên Đán theo Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức, là Lễ kỷ niệm ba ngày đầu năm Âm lịch: Mồng (mùng) một,
mồng hai, mồng ba tháng giêng. Ngoài Tết Nguyên Đán, chúng ta còn có những ngày Tết khác trong năm như:
- Tết Thượng nguyên vào rằm tháng giêng (15.01 âl).
- Tết Trung nguyên vào rằm tháng 7 âl. Còn gọi là ngày xá tội vong nhân.
- Tết Hạ nguyên vào rằm tháng 10 âl. Thượng nguyên, Trung nguyên, Hạ nguyên là ba ngày rằm lớn trong năm:
- Tết Thanh minh: lễ thăm mộ (tảo mộ) tổ tiên vào tháng 3 âl.
- Tết Hàn thực: lễ kỷ niệm ngày Giới Tử Thôi và mẹ bị thiêu trong rừng vào 3-3 âl. Cũng gọi là ngày bánh trôi, bánh
chay.
- Tết Đoan ngọ (ngũ) để nhớ ngày Khuất Nguyên trầm mình ở sông Mịch La bên Tàu vào ngày 5-5, cũng gọi là ngày
giết sâu bọ.
- Tết Trung thu hay Tết Nhi đồng vào giữa mùa Thu 15-8 âl.
- Tết Cơm mới, lễ mừng vụ lúa mùa trong tháng 9 âl.
Trước Tết, người ta đi mua sắm những thứ cần dùng trong những ngày Tết, gọi là đi sắm Tết. Trong những ngày
Tết, người ta ăn uống, vui chơi, giải trí gọi là ăn Tết, chơi Tết. Trước Tết hay trong Tết, người ta đem quà, đem đồ
đến biếu ông bà, cha mẹ hay các ân nhân gọi là đi Tết. Gặp nhau, người ta chúc nhau những điều tốt đẹp, may lành
gọi là chúc Tết. Ở xa, có thể gửi thư, gửi thiệp chúc Tết nhau.
Ôn cố
Những lễ tục, lề thói liên quan đến Tết thì có nhiều. Trước Tết, người ta trồng cây nêu trước nhà với ý nghĩa là đất
có chủ, ma quỷ không được đến quấy nhiễu. Cây nêu trồng trễ lắm là vào trưa 30 hay 29 Tết, nếu tháng thiếu. Ngày
khai hạ mồng 7 tháng giêng thì hạ xuống gọi là hạ nêu.
Trưa 30 hay 29 tháng chạp, nếu tháng thiếu, người ta sửa lễ cúng tất niên, rước tổ tiên, ông bà, ông vải về gia đình
ăn Tết với con cháu.
Đêm Trừ tịch là đêm 30 hoặc 29, nếu tháng thiếu, đêm cuối cùng của năm cũ, Trừ là trao lại chức quan. Tịch là ban
đêm. Là đêm mà vị quan Hành Khiển của năm cũ trao lại chức quan cho vị Hành Khiển của năm mới. Người xưa tin
rằng mỗi năm có một vị thần Hành Khiển, coi việc nhân gian. Có 12 vị luân phiên nhau từ năm Tý đến năm Hợi. Hết
lượt lại trở lại từ đầu.
Lễ Trừ Tịch là lễ tiễn đưa vị Hành Khiển của năm cũ và nghênh đón vị Hành Khiển của năm mới, cũng gọi là Đương
Niên Chi Thần. Mỗi vị Thần này có một vị Phán quan làm phụ tá. Lễ này được xã, thôn tổ chức ở sân đình, văn chỉ,
nơi trung thiên. Tư gia, tư nhân không làm lễ Trừ Tịch.
Giao thừa. Giao là trao cho; Thừa là tiếp lấy. Giao thừa là khoảng thời gian giữa năm cũ và năm mới, tức lúc 12 giờ
khuya ngày cuối cùng của tháng Chạp âl. (30 hoặc 29 tuỳ năm). Người ta có tục đón Giao thừa, tức là thức đến 12
giờ đêm để tiễn năm cũ, đón năm mới.
Xông đất. Sau phút Giao thừa, ai đến nhà đầu tiên là người xông nhà, xông đất. Người xưa tin rằng: Người vui vẻ,
dễ tính, tốt nết đến xông nhà thì cả năm mọi việc trong nhà đều tốt đẹp, dễ dàng. Gặp người khó tính, ác độc… đến
xông nhà thì cả năm ấy làm ăn lụi đụi, lủng củng, khó khăn. Vì vậy, các cụ thường chọn người, nhờ đến xông nhà
theo ý muốn. Có khi không chọn được người vừa ý thì chủ nhà tự xông nhà mình.
Người đến xông nhà đốt một bánh pháo mừng và cất cao giọng chúc chủ nhà mọi điều tốt lành. Và tuỳ từng nhà mà
có lời chúc thích hợp như: “Tăng phúc, tăng thọ”. “Phong đăng hoà cốc”. “Tốt tài, sai lộc”. “Buôn may bán đắt”. “Nhất
bản vạn lợi” hoặc “Thăng quan tiến chức” v.v… Chủ nhà hân hoan ra đón chào và cám ơn rối rít, rồi cũng chúc lại
người vừa chúc mình.
Cầu phúc, hái lộc. Sau Giao thừa nhiều người đi lễ chùa, lễ đền, miếu để cầu phúc đầu năm. Khi về mang về vài, ba
nén nhang (cây hương), gọi là hương lộc về nhà. Lửa đỏ ở mấy cây nhang là lộc thánh ban, tượng trưng cho hồng
vận, cho thịnh vượng, cho sự may lành. Có người lễ xong ra sân, vườn chùa bẻ một cành lá, tục gọi là hái lộc mang
về. Cành lá xanh tốt có ý nghĩa vui tươi.
Sáng sớm ngày mồng Một Tết, mọi người trong nhà vào làm lễ trước bàn thờ theo thứ tự trên dưới: cha trước, con
sau; anh trên, em dưới. Lúc này, người ta đốt pháo bày tỏ sự vui mừng. Trong những gia đình lễ giáo, con cháu quy
tụ đông đủ để chúc thọ ông bà, cha mẹ. Làm lễ hai lạy, một vái. Ông bà, cha mẹ răn bảo con cháu vài lời rồi mừng
tuổi cho các cháu nhỏ, thường là bằng tiền mới, bỏ trong phong bao lì xì màu đỏ, bày tỏ niềm vui.
Chúc Tết trong gia đình rồi, các bậc hào trưởng, hương lý ra đình làm lễ tế thần. Lễ xong, một số quan viên, đại diện
cả làng đi lễ yết các cửa họ, Những người cùng một họ, sau khi lễ tổ tiên các nhà chi trên, chi dưới, đồng thời chúc
Tết.
Sang mồng Hai Tết là ngày đi lễ tổ bên ngoại, ứng với câu: “Mồng Một thì ở nhà cha, Mồng Hai nhà vợ, Mồng Ba
nhà Thầy” hay: “Mồng Một Tết cha. Mồng Hai Tết chú. Mồng Ba Tết Thầy”. Rồi đi chúc Tết những chỗ ân tình, nhà
những bạn thân. Ngày Mồng Ba là ngày của gia đình. Không ai đi lễ, đi chúc Tết ngày Mồng Ba.
Nhiều nhà ngày Mồng Ba, anh em ruột nếu đã ở riêng, anh em con chú, con bác ở gần, cùng đến nhà trưởng với cả
vợ con, tiễn ông bà, ông vải, ăn bữa cỗ hết Tết, còn gọi là đốt Tết trong tình anh em thuận hoà. Có người để đến
Mồng Bốn mới làm lễ này. Có người để đến Mồng Bảy khai hạ mới tổ chức lễ và bữa ăn này, rồi hạ cây nêu luôn.
Coi như hết Tết, trở về với đời sống ngày thường.
Tri tân
Ngày nay, xã hội đã thay đổi quá nhiều, nên những tập tục nào không còn phù hợp nữa thì đã bị bỏ, thay thế bằng
những lề thói khác hợp thời hơn, do xã hội tổ chức hay do mỗi người tự chọn. Ví dụ: Tết Hàn Thực, Tết Đoan Ngọ,
Tết Cơm Mới đối với đa số người trẻ hôm nay, có lẽ chỉ còn trong sách vở hay trong lịch sử. Vì nó xa lạ với người
Việt Nam chúng ta và không còn thích hợp với xã hội kỹ nghệ, công nghiệp nữa.
Người Công giáo, theo tinh thần “hội nhập văn hoá” cũng thích nghi với những mỹ tục của tổ tiên. Giáo hội cũng trân
trọng những lễ tục của Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán nên cũng cử hành Thánh lễ tất niên tại các giáo xứ, các
cộng đoàn để mọi người cùng hợp lời ngợi khen, tạ ơn Chúa vì bao ơn lành hồn, xác ta nhận được do tình yêu quan
phòng của Chúa ban trong suốt năm qua.
Cũng cử hành Thánh lễ Giao thừa vào đêm 30, để mọi người có thể dự lễ với tâm tình “tiễn năm cũ, đón năm mới”.
Xong lễ, có nhiều nơi tổ chức hái lộc Thánh. Lộc là những câu Lời Chúa được chọn, được in hay viết sẵn, trình bày
đẹp, bắt mắt, ý nghĩa được cuộn lại treo trên cây hoa Mai hay hoa Đào nơi cung thánh hay trước bàn thờ Chúa. Sau
lễ, mỗi người có thể hái lộc Thánh đem về đón Giao thừa tại gia đình mình. Lộc này có thể dán nơi trang trọng trong
nhà để mọi người cùng thấy, cùng đọc, cùng suy gẫm và cùng sống Lời Chúa suốt năm.
Trong ba ngày Tết, mỗi ngày có một ý cầu nguyện riêng:
- Mồng Một Tết cầu bằng an cho năm mới;
- Mồng Hai Tết kính nhớ tổ tiên và ông bà, cha mẹ;
- Mồng Ba Tết thánh hoá công ăn việc làm.
Các mỹ tục khác của dân tộc thì “ai sao tôi vậy”, miễn là điều đó, việc đó không trái với đức Tin Công giáo. Có khác
chăng là ở cách biểu lộ bên ngoài. Người khác cúng, tôi cầu vậy thôi. Còn đã là người Việt Nam, thì ai cũng nhớ,
cũng biết, cũng thuộc nằm lòng câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. “Uống nước nhớ nguồn” hay:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” (Ca dao)
Quả thật, đối với hầu hết người Việt Nam chúng ta, ngày Tết Nguyên Đán là ngày thiêng liêng, đặc biệt nhất trong
năm. Chỉ nghĩ đến thôi, tâm hồn ta đã cảm thấy lâng lâng khó tả! Nhưng vì hoàn cảnh, những người xa quê hương,
vào những ngày thiêng liêng nhất trong năm này vẫn không được nghỉ, mà vẫn phải “đi cầy” thì không biết nói làm
sao. Đành vậy thôi!
Nguyện cầu cho mọi người Việt Nam chúng ta, dù ở hoàn cảnh nào, vẫn cố gắng duy trì những tập tục tốt đẹp của
tiền nhân, để những ngày Tết vẫn là ngày sum họp gia dình, tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người
thân yêu đã ra đi trước chúng ta, và Tết cũng là cơ hội để con cháu có dịp báo hiếu, trả nghĩa, đáp đền phần nào
công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ còn sống bằng những cử chỉ, lời nói biểu lộ lòng hiếu thảo, tri ân
Đấng sinh thành.
Nguyện xin CHÚA XUÂN ban cho muôn người, muôn nhà được phúc ân dồi dào, lai láng trong năm Quý Tỵ này.
Ngô An Vinh
http://www.liendoanconggiao.net/index.php?option=com_content&view=article&id=4610:ngay-
xuan&catid=104:van-hoa-niem-tin&Itemid=545

More Related Content

Featured

2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by HubspotMarius Sescu
 
Everything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPTEverything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPTExpeed Software
 
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsProduct Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsPixeldarts
 
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthHow Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthThinkNow
 
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfmarketingartwork
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024Neil Kimberley
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)contently
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024Albert Qian
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsKurio // The Social Media Age(ncy)
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Search Engine Journal
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summarySpeakerHub
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Tessa Mero
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentLily Ray
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best PracticesVit Horky
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementMindGenius
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...RachelPearson36
 

Featured (20)

2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot
 
Everything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPTEverything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPT
 
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsProduct Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
 
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthHow Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
 
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
 
Skeleton Culture Code
Skeleton Culture CodeSkeleton Culture Code
Skeleton Culture Code
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 

Ngày xuân

  • 1. Ngày Xuân WEDNESDAY, 06 FEBRUARY 2013 21:31 NGÔ AN VINH ~ READ 15 TIMES. “Chúa ơi! Nay ngày Xuân! Hồn con say sưa trong sắc hương. Thoáng muôn cung ca đàn. Nhịp lừng vang hoà với thiều quang… Xin Chúa khoan nhân, ban xuống muôn ân. Cho chúng con một năm thắm tươi. Xin Chúa khoan nhân, ban xuống muôn ân cho chúng con một năm sáng ngời… Xin cho sống trên trần gian. Đầy no phúc ân hồn xác. Nhất tâm phụng thờ CHÚA XUÂN.” Bản Thánh ca “Ngày xuân cầu nguyện” của Hoài Đức vang lên trong dịp Xuân về, Tết đến thật vui tươi, đầm ấm; nâng tâm hồn người nghe hướng về CHÚA XUÂN, cùng dâng lời chúc tụng, ngợi khen, cảm tạ, tri ân Ngài và nguyện xin Ngài với bao ý tình dạt dào; bao ước mơ nồng thắm, bao hy vọng tràn trề. Ngoài trời, nắng Xuân ấm áp, xua tan giá lạnh của buổi Đông tàn. Gió Xuân lay nhẹ những cành cây, ngọn cỏ. Chim hót líu lo, bướm lượn tung tăng, làm cho lòng người tạm quên đi những lắng lo, muộn phiền thường ngày, để hoà vào bầu khí tưng bừng, náo nhiệt, tươi vui của ngày Xuân với hương Xuân, sắc Xuân, có muôn hoa đua hương, khoe sắc, mà người người hân hoan, vui đón Xuân sang. Mùa Xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Những ngày đầu Xuân, đầu năm là những ngày vui nhất, được gọi là ngày TẾT. Ngày 01.01 Dương lịch là Tết Tây. Còn ngày đầu tiên của năm Âm lịch là TỀT NGUYÊN ĐÁN, còn gọi là TẾT Âm lịch, TẾT Ta, TẾT Cả, TẾT cổ truyền, TẾT Việt Nam hay chỉ ngắn gọn gọi là TẾT. Và là cái TẾT quan trọng nhất của người Việt Nam chúng ta đối với nhiều cái TẾT khác trong suốt năm. Vậy TẾT là gì? Sao gọi là TẾT NGUYÊN ĐÁN? Mỗi năm, người Việt Nam chúng ta có bao nhiêu cái TẾT? Tết do chữ Tiết đọc chại ra mà thành. Tiết là thời tiết, là khoảng thời gian được chia ra, được phân định sẵn trong lịch từ xa xưa. Theo đó, trong năm, chúng ta có tới 24 tiết khác nhau, kế nhau, qua bốn mùa trong năm. Trong kinh “Xin ơn bằng yên” thường đọc trước đây, bây giờ ít đọc; chúng ta xin cho “Tứ thời, bát tiết yên hàn”, tức xin Chúa ban cho trong suốt năm được yên ổn, bình an. Tứ thời là bốn mùa trong năm. Đó là : Xuân, Hạ, Thu và Đông. Bát tiết là Tám tiết trong năm là: lập Xuân, lập Hạ, lập Thu, lập Đông; Xuân phân, Thu phân, Hạ chí và Đông chí. Còn Nguyên Đán là gì? Theo Hán Việt tự điển của Đào Duy Anh thì: Nguyên là đầu, bắt đầu; Đán là buổi sớm. Nguyên Đán là buổi sáng sớm đầu tiên của năm mới. Người Hoa gọi là Xuân tiết. Tết Nguyên Đán theo Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức, là Lễ kỷ niệm ba ngày đầu năm Âm lịch: Mồng (mùng) một, mồng hai, mồng ba tháng giêng. Ngoài Tết Nguyên Đán, chúng ta còn có những ngày Tết khác trong năm như: - Tết Thượng nguyên vào rằm tháng giêng (15.01 âl). - Tết Trung nguyên vào rằm tháng 7 âl. Còn gọi là ngày xá tội vong nhân. - Tết Hạ nguyên vào rằm tháng 10 âl. Thượng nguyên, Trung nguyên, Hạ nguyên là ba ngày rằm lớn trong năm: - Tết Thanh minh: lễ thăm mộ (tảo mộ) tổ tiên vào tháng 3 âl. - Tết Hàn thực: lễ kỷ niệm ngày Giới Tử Thôi và mẹ bị thiêu trong rừng vào 3-3 âl. Cũng gọi là ngày bánh trôi, bánh chay. - Tết Đoan ngọ (ngũ) để nhớ ngày Khuất Nguyên trầm mình ở sông Mịch La bên Tàu vào ngày 5-5, cũng gọi là ngày giết sâu bọ. - Tết Trung thu hay Tết Nhi đồng vào giữa mùa Thu 15-8 âl. - Tết Cơm mới, lễ mừng vụ lúa mùa trong tháng 9 âl. Trước Tết, người ta đi mua sắm những thứ cần dùng trong những ngày Tết, gọi là đi sắm Tết. Trong những ngày Tết, người ta ăn uống, vui chơi, giải trí gọi là ăn Tết, chơi Tết. Trước Tết hay trong Tết, người ta đem quà, đem đồ đến biếu ông bà, cha mẹ hay các ân nhân gọi là đi Tết. Gặp nhau, người ta chúc nhau những điều tốt đẹp, may lành gọi là chúc Tết. Ở xa, có thể gửi thư, gửi thiệp chúc Tết nhau. Ôn cố
  • 2. Những lễ tục, lề thói liên quan đến Tết thì có nhiều. Trước Tết, người ta trồng cây nêu trước nhà với ý nghĩa là đất có chủ, ma quỷ không được đến quấy nhiễu. Cây nêu trồng trễ lắm là vào trưa 30 hay 29 Tết, nếu tháng thiếu. Ngày khai hạ mồng 7 tháng giêng thì hạ xuống gọi là hạ nêu. Trưa 30 hay 29 tháng chạp, nếu tháng thiếu, người ta sửa lễ cúng tất niên, rước tổ tiên, ông bà, ông vải về gia đình ăn Tết với con cháu. Đêm Trừ tịch là đêm 30 hoặc 29, nếu tháng thiếu, đêm cuối cùng của năm cũ, Trừ là trao lại chức quan. Tịch là ban đêm. Là đêm mà vị quan Hành Khiển của năm cũ trao lại chức quan cho vị Hành Khiển của năm mới. Người xưa tin rằng mỗi năm có một vị thần Hành Khiển, coi việc nhân gian. Có 12 vị luân phiên nhau từ năm Tý đến năm Hợi. Hết lượt lại trở lại từ đầu. Lễ Trừ Tịch là lễ tiễn đưa vị Hành Khiển của năm cũ và nghênh đón vị Hành Khiển của năm mới, cũng gọi là Đương Niên Chi Thần. Mỗi vị Thần này có một vị Phán quan làm phụ tá. Lễ này được xã, thôn tổ chức ở sân đình, văn chỉ, nơi trung thiên. Tư gia, tư nhân không làm lễ Trừ Tịch. Giao thừa. Giao là trao cho; Thừa là tiếp lấy. Giao thừa là khoảng thời gian giữa năm cũ và năm mới, tức lúc 12 giờ khuya ngày cuối cùng của tháng Chạp âl. (30 hoặc 29 tuỳ năm). Người ta có tục đón Giao thừa, tức là thức đến 12 giờ đêm để tiễn năm cũ, đón năm mới. Xông đất. Sau phút Giao thừa, ai đến nhà đầu tiên là người xông nhà, xông đất. Người xưa tin rằng: Người vui vẻ, dễ tính, tốt nết đến xông nhà thì cả năm mọi việc trong nhà đều tốt đẹp, dễ dàng. Gặp người khó tính, ác độc… đến xông nhà thì cả năm ấy làm ăn lụi đụi, lủng củng, khó khăn. Vì vậy, các cụ thường chọn người, nhờ đến xông nhà theo ý muốn. Có khi không chọn được người vừa ý thì chủ nhà tự xông nhà mình. Người đến xông nhà đốt một bánh pháo mừng và cất cao giọng chúc chủ nhà mọi điều tốt lành. Và tuỳ từng nhà mà có lời chúc thích hợp như: “Tăng phúc, tăng thọ”. “Phong đăng hoà cốc”. “Tốt tài, sai lộc”. “Buôn may bán đắt”. “Nhất bản vạn lợi” hoặc “Thăng quan tiến chức” v.v… Chủ nhà hân hoan ra đón chào và cám ơn rối rít, rồi cũng chúc lại người vừa chúc mình. Cầu phúc, hái lộc. Sau Giao thừa nhiều người đi lễ chùa, lễ đền, miếu để cầu phúc đầu năm. Khi về mang về vài, ba nén nhang (cây hương), gọi là hương lộc về nhà. Lửa đỏ ở mấy cây nhang là lộc thánh ban, tượng trưng cho hồng vận, cho thịnh vượng, cho sự may lành. Có người lễ xong ra sân, vườn chùa bẻ một cành lá, tục gọi là hái lộc mang về. Cành lá xanh tốt có ý nghĩa vui tươi. Sáng sớm ngày mồng Một Tết, mọi người trong nhà vào làm lễ trước bàn thờ theo thứ tự trên dưới: cha trước, con sau; anh trên, em dưới. Lúc này, người ta đốt pháo bày tỏ sự vui mừng. Trong những gia đình lễ giáo, con cháu quy tụ đông đủ để chúc thọ ông bà, cha mẹ. Làm lễ hai lạy, một vái. Ông bà, cha mẹ răn bảo con cháu vài lời rồi mừng tuổi cho các cháu nhỏ, thường là bằng tiền mới, bỏ trong phong bao lì xì màu đỏ, bày tỏ niềm vui. Chúc Tết trong gia đình rồi, các bậc hào trưởng, hương lý ra đình làm lễ tế thần. Lễ xong, một số quan viên, đại diện cả làng đi lễ yết các cửa họ, Những người cùng một họ, sau khi lễ tổ tiên các nhà chi trên, chi dưới, đồng thời chúc Tết. Sang mồng Hai Tết là ngày đi lễ tổ bên ngoại, ứng với câu: “Mồng Một thì ở nhà cha, Mồng Hai nhà vợ, Mồng Ba nhà Thầy” hay: “Mồng Một Tết cha. Mồng Hai Tết chú. Mồng Ba Tết Thầy”. Rồi đi chúc Tết những chỗ ân tình, nhà những bạn thân. Ngày Mồng Ba là ngày của gia đình. Không ai đi lễ, đi chúc Tết ngày Mồng Ba. Nhiều nhà ngày Mồng Ba, anh em ruột nếu đã ở riêng, anh em con chú, con bác ở gần, cùng đến nhà trưởng với cả vợ con, tiễn ông bà, ông vải, ăn bữa cỗ hết Tết, còn gọi là đốt Tết trong tình anh em thuận hoà. Có người để đến Mồng Bốn mới làm lễ này. Có người để đến Mồng Bảy khai hạ mới tổ chức lễ và bữa ăn này, rồi hạ cây nêu luôn. Coi như hết Tết, trở về với đời sống ngày thường. Tri tân Ngày nay, xã hội đã thay đổi quá nhiều, nên những tập tục nào không còn phù hợp nữa thì đã bị bỏ, thay thế bằng những lề thói khác hợp thời hơn, do xã hội tổ chức hay do mỗi người tự chọn. Ví dụ: Tết Hàn Thực, Tết Đoan Ngọ, Tết Cơm Mới đối với đa số người trẻ hôm nay, có lẽ chỉ còn trong sách vở hay trong lịch sử. Vì nó xa lạ với người Việt Nam chúng ta và không còn thích hợp với xã hội kỹ nghệ, công nghiệp nữa. Người Công giáo, theo tinh thần “hội nhập văn hoá” cũng thích nghi với những mỹ tục của tổ tiên. Giáo hội cũng trân trọng những lễ tục của Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán nên cũng cử hành Thánh lễ tất niên tại các giáo xứ, các cộng đoàn để mọi người cùng hợp lời ngợi khen, tạ ơn Chúa vì bao ơn lành hồn, xác ta nhận được do tình yêu quan phòng của Chúa ban trong suốt năm qua.
  • 3. Cũng cử hành Thánh lễ Giao thừa vào đêm 30, để mọi người có thể dự lễ với tâm tình “tiễn năm cũ, đón năm mới”. Xong lễ, có nhiều nơi tổ chức hái lộc Thánh. Lộc là những câu Lời Chúa được chọn, được in hay viết sẵn, trình bày đẹp, bắt mắt, ý nghĩa được cuộn lại treo trên cây hoa Mai hay hoa Đào nơi cung thánh hay trước bàn thờ Chúa. Sau lễ, mỗi người có thể hái lộc Thánh đem về đón Giao thừa tại gia đình mình. Lộc này có thể dán nơi trang trọng trong nhà để mọi người cùng thấy, cùng đọc, cùng suy gẫm và cùng sống Lời Chúa suốt năm. Trong ba ngày Tết, mỗi ngày có một ý cầu nguyện riêng: - Mồng Một Tết cầu bằng an cho năm mới; - Mồng Hai Tết kính nhớ tổ tiên và ông bà, cha mẹ; - Mồng Ba Tết thánh hoá công ăn việc làm. Các mỹ tục khác của dân tộc thì “ai sao tôi vậy”, miễn là điều đó, việc đó không trái với đức Tin Công giáo. Có khác chăng là ở cách biểu lộ bên ngoài. Người khác cúng, tôi cầu vậy thôi. Còn đã là người Việt Nam, thì ai cũng nhớ, cũng biết, cũng thuộc nằm lòng câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. “Uống nước nhớ nguồn” hay: “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ, kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” (Ca dao) Quả thật, đối với hầu hết người Việt Nam chúng ta, ngày Tết Nguyên Đán là ngày thiêng liêng, đặc biệt nhất trong năm. Chỉ nghĩ đến thôi, tâm hồn ta đã cảm thấy lâng lâng khó tả! Nhưng vì hoàn cảnh, những người xa quê hương, vào những ngày thiêng liêng nhất trong năm này vẫn không được nghỉ, mà vẫn phải “đi cầy” thì không biết nói làm sao. Đành vậy thôi! Nguyện cầu cho mọi người Việt Nam chúng ta, dù ở hoàn cảnh nào, vẫn cố gắng duy trì những tập tục tốt đẹp của tiền nhân, để những ngày Tết vẫn là ngày sum họp gia dình, tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người thân yêu đã ra đi trước chúng ta, và Tết cũng là cơ hội để con cháu có dịp báo hiếu, trả nghĩa, đáp đền phần nào công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ còn sống bằng những cử chỉ, lời nói biểu lộ lòng hiếu thảo, tri ân Đấng sinh thành. Nguyện xin CHÚA XUÂN ban cho muôn người, muôn nhà được phúc ân dồi dào, lai láng trong năm Quý Tỵ này. Ngô An Vinh http://www.liendoanconggiao.net/index.php?option=com_content&view=article&id=4610:ngay- xuan&catid=104:van-hoa-niem-tin&Itemid=545