SlideShare a Scribd company logo
1 of 2
“Thức ăn chăn nuôi mất cân đối cung -
cầu trầm trọng”
▪ CHU KHÔI

11:58 (GMT+7) - Thứ Ba, 6/10/2009


Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi đang thiếu quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu thô cũng
như công nghiệp phụ trợ cho chế biến.

Bởi vậy, cung cầu đang mất cân đối trầm trọng, khiến giá bán thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam luôn cao
hơn 15-20% so với các nước khu vực, theo nhận định của ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn
chăn nuôi.

Theo QĐ số 116/TTg của Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành, từ 15/11/2009 sẽ có thêm 3 mặt hàng
thức ăn chăn nuôi (TACN) được đưa vào danh mục hàng hoá dịch vụ bình ổn giá. Cung cầu thức ăn
chăn nuôi ở nước ta hiện rất mất cân đối. Ông nhận định thế nào về vấn đề này?

Mỗi năm, ngành chăn nuôi cần khoảng 17-18 triệu tấn thức ăn, nhưng sản lượng thức ăn chăn nuôi công
nghiệp mới đạt 50%, còn lại người chăn nuôi phải sử dụng thức ăn tự chế. Mỗi năm nước ta sản xuất
được gần 6 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho gia súc, gia cầm; 2,4 triệu tấn thức ăn chăn nuôi
thủy sản.

Trong số khoảng 8,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp sản xuất mỗi năm, các nhà máy chế biến
phải nhập khẩu 3,7 triệu tấn nguyên liệu/năm. Việt Nam là một nước nông nghiệp, nhưng ngành sản xuất
thức ăn chăn nuôi không chủ động được nguồn nguyên liệu.

Xin ông cho biết những khó khăn, hạn chế trong ngành sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi nước ta hiện
nay?

Một là, cơ chế quản lý ngành thức ăn chăn nuôi còn nhiều bất cập. NĐ 15/CP của Thủ tướng Chính phủ
ban hành cách đây 14 năm, đến nay vẫn chưa thành pháp lệnh hoặc pháp luật về quản lý thức ăn chăn
nuôi. Hiện tại, quản lý thức ăn chăn nuôi phải dựa vào nhiều văn bản hướng dẫn chung của nhiều ngành,
nhiều cấp quản lý.

Hai là, thiếu nguyên liệu. Hàng năm, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi của
nước ta khoảng 2 tỷ USD. Trong khi, thức ăn chăn nuôi không phải mặt hàng thiết yếu, nên mỗi khi ngân
hàng có biến động, doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi không được ưu tiên vay vốn.

Ba là, thiếu công nghệ sản xuất. Ngoài các đề tài nghiên cứu tiêu hoá lẻ tẻ, vụn vặt, các Viện nghiên cứu
ở nước ta chưa có kết quả nghiên cứu nào thành chuỗi công nghệ phổ biến đại trà vào sản xuất. Vì vậy,
các doanh nghiệp phải nhập công nghệ từ nước ngoài. Hầu hết các nhà máy đều có nhu cầu sử dụng hệ
thống thiết bị có công suất 20-40 tấn/giờ, nhưng loại này trong nước chưa sản xuất được. Doanh nghiệp
phải nhập khẩu từ châu Âu với chi phí rất đắt.

Năm là, thiếu nhân lực tâm huyết với nghề, thiếu từ cán bộ nghiên cứu đến cán bộ sản xuất, kinh doanh
và thị trường. Lao động phổ thông thừa, nhưng lao động chất lượng cao, biết bám thực tế sản xuất thì rất
ít.

Chế biến thức ăn chăn nuôi là ngành thu hút nhiều doanh nghiệp FDI, chắc hẳn họ đem theo nhiều công
nghệ tiên tiến vào Việt Nam và chúng ta sẽ tiếp thu được công nghệ đó?

Hiện tại cả nước có 225 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm và 89 nhà máy chế biến
thức ăn chăn nuôi thủy sản. Tất cả các tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi mạnh nhất nhì thế giới đều
đã có mặt ở Việt Nam.

Các doanh nghiệp nước ngoài đang nắm giữ 65-70% thị phần thức ăn chăn nuôi. Đã có một số doanh
nghiệp tư nhân và cổ phần chuyên ngành thức ăn chăn nuôi trong nước đã phát triển, kinh doanh thành
đạt. Tuy nhiên, hầu như vẫn chưa có doanh nghiệp trong nước nào “đoạt” được công nghệ từ các
doanh nghiệp nước ngoài.

Các doanh nghiệp nhà nước mặc dù nhiều năm được đầu tư nhưng sản phẩm thức ăn chăn nuôi không
trụ nổi trong cơ chế thị trường. Tồn tại lớn nhất của ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi hiện nay là
công nghệ sản xuất premix đều do các công ty nước ngoài nắm giữ. Họ không có đối thủ cạnh tranh ở
Việt Nam về sản phẩm premix. Bởi nắm thị trường và khống chế giá cả, nên họ sản xuất và bán cho các
nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của Việt Nam mỗi năm hàng trăm nghìn tấn với giá quá đắt.

 Đáng tiếc Nhà nước đầu tư rất nhiều tiền, qua nhiều năm để nghiên cứu công nghệ sản xuất premix,
nhưng đến nay kỳ vọng này vẫn còn đang ở phía trước, chưa thể có công nghệ để phổ biến và giúp cho
các doanh nghiệp trong nước chủ động hạ giá thành thức ăn chăn nuôi.

Hiện các doanh nghiệp FDI sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam đang thu siêu lợi nhuận,
trong khi người chăn nuôi phải mua thức ăn chăn nuôi với giá quá đắt. Các doanh nghiệp trong nước
quản lý yếu, thiếu vốn, thiếu công nghệ, nên không thể cạnh tranh được với các công ty 100% vốn nước
ngoài.

Xin ông cho biết các giải pháp để ngành chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước phát triển?

Trước tiên phải đầu tư nghiên cứu khoa học thật nghiêm túc và hiệu quả, chú trọng nghiên cứu những
khâu đột phá theo chuỗi sản phẩm: hoá dược, khoáng vi lượng, premix, vi sinh, emzym, chất tạo màu,
tạo mùi. Các công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi hàm lượng chất xám cao phải được phổ biến rộng
rãi. Cần đầu tư và ưu tiên kêu gọi nước ngoài đầu tư vào sản xuất các nguyên liệu tổ hợp premix ngay
tại Việt Nam.

Nhà nước cần phải coi thức ăn chăn nuôi là mặt hàng thiết yếu an ninh thực phẩm để được hưởng mọi
quyền lợi ưu tiên như lương thực và phân bón trong 10 mặt hàng thiết yếu mà Bộ Công Thương xếp
hạng quy định. Bên cạnh đó cần đầu tư xây dựng các cảng chuyên dùng nhập ngô, đậu tương và hàng
nông sản, vì đặc thù nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phần lớn là hàng rời, ít hàng congtainer.

Về lâu dài, cần phải tăng tốc chú trọng đầu tư hơn nữa vào việc canh tác ngô, đậu tương để chủ động
nguồn nguyên liệu trong nước và Nhà nước cần thống nhất quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi.

More Related Content

Featured

How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthHow Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
ThinkNow
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Kurio // The Social Media Age(ncy)
 

Featured (20)

2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot
 
Everything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPTEverything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPT
 
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsProduct Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
 
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthHow Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
 
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
 
Skeleton Culture Code
Skeleton Culture CodeSkeleton Culture Code
Skeleton Culture Code
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 

Thức ăn chăn nuôi mất cân đối cung

  • 1. “Thức ăn chăn nuôi mất cân đối cung - cầu trầm trọng” ▪ CHU KHÔI 11:58 (GMT+7) - Thứ Ba, 6/10/2009 Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi đang thiếu quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu thô cũng như công nghiệp phụ trợ cho chế biến. Bởi vậy, cung cầu đang mất cân đối trầm trọng, khiến giá bán thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam luôn cao hơn 15-20% so với các nước khu vực, theo nhận định của ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi. Theo QĐ số 116/TTg của Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành, từ 15/11/2009 sẽ có thêm 3 mặt hàng thức ăn chăn nuôi (TACN) được đưa vào danh mục hàng hoá dịch vụ bình ổn giá. Cung cầu thức ăn chăn nuôi ở nước ta hiện rất mất cân đối. Ông nhận định thế nào về vấn đề này? Mỗi năm, ngành chăn nuôi cần khoảng 17-18 triệu tấn thức ăn, nhưng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp mới đạt 50%, còn lại người chăn nuôi phải sử dụng thức ăn tự chế. Mỗi năm nước ta sản xuất được gần 6 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho gia súc, gia cầm; 2,4 triệu tấn thức ăn chăn nuôi thủy sản. Trong số khoảng 8,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp sản xuất mỗi năm, các nhà máy chế biến phải nhập khẩu 3,7 triệu tấn nguyên liệu/năm. Việt Nam là một nước nông nghiệp, nhưng ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi không chủ động được nguồn nguyên liệu. Xin ông cho biết những khó khăn, hạn chế trong ngành sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi nước ta hiện nay? Một là, cơ chế quản lý ngành thức ăn chăn nuôi còn nhiều bất cập. NĐ 15/CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành cách đây 14 năm, đến nay vẫn chưa thành pháp lệnh hoặc pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi. Hiện tại, quản lý thức ăn chăn nuôi phải dựa vào nhiều văn bản hướng dẫn chung của nhiều ngành, nhiều cấp quản lý. Hai là, thiếu nguyên liệu. Hàng năm, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi của nước ta khoảng 2 tỷ USD. Trong khi, thức ăn chăn nuôi không phải mặt hàng thiết yếu, nên mỗi khi ngân hàng có biến động, doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi không được ưu tiên vay vốn. Ba là, thiếu công nghệ sản xuất. Ngoài các đề tài nghiên cứu tiêu hoá lẻ tẻ, vụn vặt, các Viện nghiên cứu ở nước ta chưa có kết quả nghiên cứu nào thành chuỗi công nghệ phổ biến đại trà vào sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp phải nhập công nghệ từ nước ngoài. Hầu hết các nhà máy đều có nhu cầu sử dụng hệ thống thiết bị có công suất 20-40 tấn/giờ, nhưng loại này trong nước chưa sản xuất được. Doanh nghiệp phải nhập khẩu từ châu Âu với chi phí rất đắt. Năm là, thiếu nhân lực tâm huyết với nghề, thiếu từ cán bộ nghiên cứu đến cán bộ sản xuất, kinh doanh và thị trường. Lao động phổ thông thừa, nhưng lao động chất lượng cao, biết bám thực tế sản xuất thì rất ít. Chế biến thức ăn chăn nuôi là ngành thu hút nhiều doanh nghiệp FDI, chắc hẳn họ đem theo nhiều công nghệ tiên tiến vào Việt Nam và chúng ta sẽ tiếp thu được công nghệ đó? Hiện tại cả nước có 225 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm và 89 nhà máy chế biến
  • 2. thức ăn chăn nuôi thủy sản. Tất cả các tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi mạnh nhất nhì thế giới đều đã có mặt ở Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài đang nắm giữ 65-70% thị phần thức ăn chăn nuôi. Đã có một số doanh nghiệp tư nhân và cổ phần chuyên ngành thức ăn chăn nuôi trong nước đã phát triển, kinh doanh thành đạt. Tuy nhiên, hầu như vẫn chưa có doanh nghiệp trong nước nào “đoạt” được công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp nhà nước mặc dù nhiều năm được đầu tư nhưng sản phẩm thức ăn chăn nuôi không trụ nổi trong cơ chế thị trường. Tồn tại lớn nhất của ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi hiện nay là công nghệ sản xuất premix đều do các công ty nước ngoài nắm giữ. Họ không có đối thủ cạnh tranh ở Việt Nam về sản phẩm premix. Bởi nắm thị trường và khống chế giá cả, nên họ sản xuất và bán cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của Việt Nam mỗi năm hàng trăm nghìn tấn với giá quá đắt. Đáng tiếc Nhà nước đầu tư rất nhiều tiền, qua nhiều năm để nghiên cứu công nghệ sản xuất premix, nhưng đến nay kỳ vọng này vẫn còn đang ở phía trước, chưa thể có công nghệ để phổ biến và giúp cho các doanh nghiệp trong nước chủ động hạ giá thành thức ăn chăn nuôi. Hiện các doanh nghiệp FDI sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam đang thu siêu lợi nhuận, trong khi người chăn nuôi phải mua thức ăn chăn nuôi với giá quá đắt. Các doanh nghiệp trong nước quản lý yếu, thiếu vốn, thiếu công nghệ, nên không thể cạnh tranh được với các công ty 100% vốn nước ngoài. Xin ông cho biết các giải pháp để ngành chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước phát triển? Trước tiên phải đầu tư nghiên cứu khoa học thật nghiêm túc và hiệu quả, chú trọng nghiên cứu những khâu đột phá theo chuỗi sản phẩm: hoá dược, khoáng vi lượng, premix, vi sinh, emzym, chất tạo màu, tạo mùi. Các công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi hàm lượng chất xám cao phải được phổ biến rộng rãi. Cần đầu tư và ưu tiên kêu gọi nước ngoài đầu tư vào sản xuất các nguyên liệu tổ hợp premix ngay tại Việt Nam. Nhà nước cần phải coi thức ăn chăn nuôi là mặt hàng thiết yếu an ninh thực phẩm để được hưởng mọi quyền lợi ưu tiên như lương thực và phân bón trong 10 mặt hàng thiết yếu mà Bộ Công Thương xếp hạng quy định. Bên cạnh đó cần đầu tư xây dựng các cảng chuyên dùng nhập ngô, đậu tương và hàng nông sản, vì đặc thù nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phần lớn là hàng rời, ít hàng congtainer. Về lâu dài, cần phải tăng tốc chú trọng đầu tư hơn nữa vào việc canh tác ngô, đậu tương để chủ động nguồn nguyên liệu trong nước và Nhà nước cần thống nhất quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi.