SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
1
NÓI XẤU-NGHE XẤU
VÕ HIẾU NGHĨA
Ông bà ta thường nói “Ngậm máu phun người dơ miệng mình”, có
nghĩa là khi nói xấu người khác thì mình cũng là người xấu vậy.
Thế nhưng khi ngồi hàn huyên giữa hai hay nhiều người, thì lời khen ít được
ưa thích bằng những lời nói xấu người khác.
Thời Hi-lạp cổ đại, nhà hiền triết Socrates là một người nổi tiếng về
sự thông thái khôn ngoan và được nhiều người ngưỡng mộ. Một hôm có một
người quen đến nói thì thầm vào tai ông rằng : “Ông có biết chuyện gì mới
xảy ra cho ông bạn thân của ông hay không ?”. Socrates liền nói : “Khoan
đã. Trước khi nghe ông kể câu chuyện đó, tôi muốn ông cùng với tôi xem
xét để sàng lọc ba bước về câu chuyện đó đã”. Người kia hỏi lại : “Xem xét
để sàng lọc ư ?”. Socrates đáp : “Đúng vậy. Bước sàng lọc thứ nhất là :
* XÉT VỀ SỰ THẬT : Ông có cam đoan với tôi rằng những gì ông sắp
nói ra về ông bạn thân của tôi hòan tòan chính xác hay không ?”. Người
kia trả lời : “Không chắc lắm. Thật ra tôi chỉ được nghe người khác thuật lại
mà thôi”. Socrates liền nói : “ Được rồi. Bây giờ qua bước sàng lọc thứ hai
là :
* XÉT VỀ THIỆN Ý: Điều ông sắp nói ra với tôi có phải là điều tốt
đáng biểu dương không ?”. Người kia trả lời : “Không phải điều tốt, mà
còn ngược lại !”. Socrates tiếp tục : “Như vậy là ông đang định nói một điều
không tốt về người bạn thân của tôi. Nhưng ông lại không chắc điều đó có
phải là sự thật hay không. Bây giờ đến bước sàng lọc cuối cùng là :
* XÉT VỀ ÍCH LỢI : Câu chuyện ông sắp nói với tôi có mang lại lợi ích
gì cho tôi không ?” Người kia đáp : “Không. Thực sự là không !”. Bấy giờ
Socrates mới ôn tồn kết luận như sau : “Vậy thì những điều ông muốn nói
với tôi không phải là sự thật, không phải là điều tốt đáng biểu dương, và
cũng chẳng đem lại lợi ích gì cho tôi. Thế thì ông nói nó ra với tôi làm
chi?”.
*
Đàn ông thì có quán cà phê buổi sáng, hay ở cơ quan, đàn bà thì có mấy
quán ăn bún, gỏi, hủ tiếu ở chợ, nếu nữ đi làm, thì nơi “tám” (nói chuyện) lý
2
thú nhất là ở cơ quan. Phụ nữ thì nói xấu về chồng, mẹ chồng, con dâu, hoặc
đồng nghiệp hoặc các sếp; đàn ông thường nói xấu đồng nghiệp (gà cùng
chuồng đá nhau), sếp, vợ con, nhưng một khi ông chồng trở bệnh nằm liệt
giường liệt chiếu thì trăm sự đều phải nhờ đến bà vợ, con cái….
Nói xấu mẹ chồng
Buổi trưa ở cơ quan, mấy cô tụm năm tụm ba nói chuyện cười đùa vui
vẻ. Cứ tưởng các cô đang nói chuyện gì hấp dẫn lắm, hóa ra đang thi nhau
kể xấu mẹ chồng. Cô thì bảo mẹ chồng quê mùa, ăn uống chi ly tiết kiệm
khiến cô ta phải thường xuyên trốn về nhà mẹ đẻ “xin cơm” vì không đủ
chất. Cô thì bảo mẹ chồng ở bẩn, hách dịch, lại còn hay soi mói con dâu, cô
mua cái gì mới cũng bị mẹ chồng soi, rồi hỏi giá nên nhiều khi mua hàng
hiệu phải nói dối là mua hàng chợ không lại sợ “bà ta” bảo tiêu hoang.
Có cô còn kể một loạt “tội” của mẹ chồng ra, nào là “bà ấy” nấu ăn
chẳng ra gì nhưng lúc nào cũng lên mặt dạy con dâu. Nào là đã không làm ra
tiền mà hay lớn tiếng, mua cái gì lớn nhỏ trong nhà cũng phải bà quyết mới
được mua, thành ra tiền của cô mà cứ như đi ăn xin. Các cô khác trong hội
liền nhao nhao bày kế để cô này “trị” mẹ chồng.
Bảo rằng mẹ chồng già rồi, nhưng vẫn ham hố vui chơi nhảy múa.
Nào là bà rất khôn, toàn lén lút xin con trai tiền sau lưng con dâu, thực tế là
thỉnh thoảng người chồng chủ động biếu các cụ chút ít để các cụ tiêu vặt.
Không ngờ vợ mình lại nghĩ xấu bố mẹ chồng như thế!
Nói xấu phụ nữ, vợ
Thứ nhất, phụ nữ hiện nay khả năng nội trợ quá kém, họ cũng ít có thời
gian chăm lo chu toàn cho gia đình. Lý giải điều này, có người cho rằng
cuộc sống hiện đại ngày nay giúp phụ nữ được giải phóng khỏi khuôn mẫu
một người nội trợ, chăm sóc gia đình.
Nhưng có một lý do nữa: "Mình nhận thấy là trong cách giáo dục của gia
đình, một số gia đình không định hướng giáo dục cho con cái về nội trợ, nữ
công gia chánh, thêu thùa may vá từ nhỏ. Thế nên khi lớn lên họ không có ý
thức về việc đó. Chưa kể, chị em bây giờ có tâm lý ngại học hỏi hoặc không
muốn biết để đỡ phải làm nhiều?!”.
Thứ hai, trong tình yêu, chị em bây giờ yêu khá dễ dãi và thực dụng.
Bởi khi yêu, thấy chị em bây giờ quan tâm quá nhiều đến vấn đề vật chất, tài
chính của đối phương (công việc, khả năng tài chính, xe cộ, điện thoại...).
Đặc biệt, phụ nữ bây giờ dễ dàng tạo lập nhiều mối quan hệ mới nhưng lại
không biết xây dựng, vun đắp và có một định hướng nghiêm túc (kiểu không
3
có anh này thì có anh kia, lo gì!). Vì thế có thể khẳng định khi yêu, sự chung
thủy của phụ nữ hiện đại cũng thấp hơn nhiều so với thế hệ trước.
Thứ ba, nhiều chàng trai còn thấy nhiều phụ nữ hiện nay rất hay đòi
hỏi và đòi hỏi kiểu "được voi đòi tiên". "Thực tế mình thấy nhiều phụ nữ
khi yêu hoặc khi đã kết hôn, họ luôn đòi hỏi ở người yêu (người chồng) phải
đáp ứng những nhu cầu tương đối cao (vật chất, shopping, đồ hiệu....) mà
không biết những hạn chế giữa khả năng cung ứng của người yêu (người
chồng) với nhu cầu cá nhân họ. Họ muốn có những chiếc váy, chiếc túi hàng
hiệu, ăn tại nhà hàng sang trọng, những món quà đắt tiền mà không để ý
đến khả năng tài chính của nửa kia có đáp ứng được không" -
* “Phụ nữ thời nay hay than thở, tịch thu hết lương chồng, thích nói
xéo, ăn mặc a dua”
* “Phụ nữ bây giờ quá tự chủ và hay ghen tuông vớ vẩn”
Nói xấu chồng
Tại diễn đàn của những bà vợ có chồng thỉnh thoảng lại mắc chứng “chưa
đến chợ đã tiêu hết tiền”, các bà các cô thi nhau nói xấu chồng mình.
Cô có chồng bên ủy ban dân số nói:
- Để gọi chính xác cái “ấy” của chồng tôi, có thể dùng từ: “Dụng cụ làm
giảm dân số”!
Cô có chồng là cán bộ tòa án:
- Tôi gọi cái “ấy” của chồng là: “Kẻ không có đủ năng lực hành vi”.
Cô có chồng là kỹ sư điện tử giọng đầy bực tức:
- Ối dào! Đơn giản tôi gọi nó là: “Bộ nắn dòng hỏng”. (Ngôisao.net)
*
Hơn nửa thế kỷ “tồn tại” trên trái đất này, chứng kiến bao cuộc vui đám cưới
của bạn bè, đồng nghiệp, không biết bao lần nghe tâm sự tỉ tê của mọi người,
tôi (nữ phóng viên) chợt có nhận xét: Phụ nữ sao nhiều người thường mau
chán chồng, nói xấu chồng và gia đình chồng đến vậy!
Hồi nhỏ, tôi luôn nghe bạn của mẹ đến than phiền chồng không biết lo, có
vợ bé, con riêng. Lớn tí chút, tôi lại nghe bạn của chị Hai đến than phiền
chồng chị lười nhác việc nhà, không làm ra tiền, mẹ chồng khó khăn.
Ra đời làm việc, tôi nhận thấy sau ngày cưới vài tháng là y như rằng: “Trời
ơi, ông chồng tui không biết lo, chuyện nhà cửa phó thác cho vợ, bà già
chồng lại hay vòi vĩnh tiền...”. Cứ điệp khúc ấy. Thế rồi các cô lại nhìn
ngang ngó dọc đám độc thân chúng tôi: “Như cô H. sướng, không chồng
không con...”. Một lần cắc cớ và cũng có phần bực mình, tôi nói ngay:
“Muốn độc thân thì bỏ chồng đi!” Các cô lại lặng thinh.
4
Tôi quen nhiều người bạn nước ngoài, họ có tâm sự chuyện riêng nhưng
chẳng bao giờ than phiền về chồng hay những tính xấu của chồng. Chẳng
hạn như D., một cô bạn người Mỹ, lập gia đình cùng người đàn ông VN.
Anh này nghèo hơn cô, chỉ là nhạc công trong quán bar. Vậy mà D. không
hề phàn nàn một tiếng. Khi tôi ái ngại về thu nhập của chồng bạn, D. cười:
“Trước khi cưới, tớ biết anh ấy không có khả năng làm ra tiền”. Tuyệt nhiên
bạn không hề than vãn. Tôi mang thắc mắc sao chưa hề nghe một phụ nữ
nước ngoài tôi quen biết nói xấu chồng, D. cũng cười: “Nói xấu nhau thì
được gì. Đó là người mình lựa chọn. Nói xấu chồng với người khác liệu
họ có giải quyết được gì không? Người tớ lựa chọn và tớ tin vào sự chọn
lựa của mình”.
Tôi cũng mang câu hỏi này đến với những bạn người Úc, người Anh, họ đều
nói như D: “Đã là chồng rồi, cũng chính là người mình chọn lựa thì mình
phải tôn trọng sự chọn lựa đó. Nếu không thể chia sẻ cuộc đời với nhau nữa,
hoặc không thể chịu đựng nhau thì ra tòa ly hôn. Chính vì vậy ở bọn tớ, vợ
chồng ly hôn vẫn là bạn nhau, chia sẻ trách nhiệm con cái rạch ròi và không
hề có sự khinh bỉ nhau. Trong mắt bọn tớ cho dù đã ly hôn, thời gian chung
sống vẫn là những kỷ niệm đẹp, người kia vẫn từng là sự chọn lựa khôn
ngoan của mình”. (afamily.net)
Phê bình xây dựng hóa thành nói xấu
Một hiện tượng mới làm sôi nổi giới ShowBiz, là các lời phê bình của nhạc
sĩ Nguyễn Ánh 9, tuy có ý xây dựng, nhưng những lời nói quá nặng nề gần
như là nói xấu.
- Đơn cử, nghe Thanh Lam hát bài Cô đơn của tôi, tôi buồn lắm! Nó không ra cái
cô đơn, không có hồn dù giọng đẹp thiệt! Thanh Lam hát những bài sâu lắng
nhiều khi đóng kịch hơn là hát.- Đúng.
- Hồ Ngọc Hà hát chỉ nghe chơi thôi! Giọng Hồ Ngọc Hà yếu lắm, khều khào
không à!.- Đúng.
- Thật ra, giọng Đàm Vĩnh Hưng nửa Nam nửa Bắc, cách thức hát cũng không
có và lối hát cũng vậy. Hồi xưa, Đàm Vĩnh Hưng mà đi hát thì chỉ xứng là ca sỹ
loại C hát lót chứ không được vào hạng ca sỹ chính của phòng trà đâu!- Nói
nặng quá.
Nói xấu đồng nghiệp
Có một thực tế khi nói xấu người khác có nghĩa là bạn đang kém người đó
về một mặt nào đó. Thay vì nói xấu tại sao bạn không nỗ lực hơn nữa trong
công việc.
Hơn nữa khi nói xấu bạn có lường trước được rằng, có thể những lời nói xấu
của bạn sẽ đến được tai người thứ 3. Và điều đó cũng có nghĩa là làm cho
5
mối quan hệ của hai người thêm căng thẳng.
Một khuyến cáo là chúng ta không nên nói xấu nhau bởi rất có thể những lời
nói xấu ấy sẽ vô tình làm hại đến người thứ ba. Và như thế liệu bạn có thanh
thản với lương tâm của mình?
Nói xấu sếp: Chuyện thường ngày ở công sở
Nói xấu sếp là chuyện không lạ ở chốn công sở. Có người nói xấu sếp chỉ
nhằm mục đích "mua vui" trong lúc "tám chuyện" với bạn bè. Còn người sẵn
có mâu thuẫn với sếp thì coi đây là dịp xả stress, tìm sự đồng tình từ người
khác... Dù với mục đích nào thì có thể bạn sẽ gặp phải những tình huống trớ
trêu, thậm chí "rước họa" nếu chuyện đến tai cấp trên của bạn.
Cứ tưởng sếp "gà mờ", nhưng sếp thường gài điệp viên vào trong các
nhóm, và người nói xấu sếp thường bị "bắt quả tang" . Kết quả là "Mồm
miệng hại chân tay" và cuối cùng đi "tàu suốt", sếp cho về vườn vì chê sếp”
Hết hồn nghe mẹ chồng hè nhau nói xấu con dâu
Con gái mình tặng mẹ chồng nó toàn hàng hiệu xách tay giá hàng chục
triệu, còn con dâu mình thì toàn tặng mỗi hàng chợ.
Các bà bảo: “Con dâu bây giờ hỏng hết cả lượt. Ai lại cứ lên báo để sa
sả nói xấu nhà chồng, vạch áo cho thiên hạ người ta xem đủ thứ thế có chết
không”. “Chả cứ gì trên báo đài đâu! Nó lại bảo vạch áo cho người xem lưng
này nọ, vừa hôm qua chính tai tôi nghe con dâu tôi gọi điện cho mẹ nó than
thở, rằng ở nhà tôi nó khổ nọ khổ kia. Mà khổ cái gì chứ? Khổ ngày ba bữa,
khổ ngủ nứt mắt ra chắc”, một bà khác tiếp lời.
Đến lượt bà bên cạnh nhà giọng lanh lảnh: “Con gái nhà mình cũng đi
làm dâu người ta mà gặp lần nào cũng nghe nhà chồng nói hay nói tốt về nó,
thấy nở mày nở mặt. Nghĩ tới con dâu mình mà xấu hổ với thông gia bên ấy.
Tết nhất hay những dịp đặc biệt, con gái mình chu đáo cẩn thận với bố mẹ
chồng từng tí. Mua quà tặng thì không bao giờ dưới chục triệu, mà toàn là
hàng xịn xách tay. Dâu nhà mình thì chỉ thấy đồ hàng chợ. Chả lẽ nó tặng
mình lại không cảm ơn hay vứt sọt rác. Ấy thế mà chúng nó lại nghĩ thế là
tốt với mẹ chồng lắm rồi. Có hiếu lắm rồi, đi khoe tùm lum là tặng mẹ chồng
cái này cái kia”.
Bà khác ra vẻ thông cảm: “Thế nó còn có tặng. Con dâu nhà tôi từ lúc
về tôi còn chưa được đồng quà tấm bánh nào đây. Nó cậy tiền lương của nó
tháng nào cũng nộp cho tôi nên nghĩ thế là đủ. Có biết đâu trong nhà còn bao
thứ cần phải lo”.
6
Rồi thì là: “Giờ chúng nó làm dâu sướng hơn tiên. Việc gì cũng máy
làm cho. Con thì ông bà hoặc osin chăm nuôi. Tiền thì chồng kiếm nhưng
càng sướng lại càng gào. Lúc nào cũng kêu mình hy sinh vì gia đình, dùng
nước mắt để kể khổ rồi xúi chồng ghét mẹ. Chúng nó cứ bảo khác máu tanh
lòng, nhưng cứ thế này làm sao mà mẹ chồng yêu thương được chúng nó.
Nói hơi tí thì dày cái mặt ra”.
Theo các bà thì con dâu bây giờ công ít tội thì nhiều, kể chẳng bao giờ
hết. “Chung quy lại là do cách dạy của mỗi gia đình các bà ạ. Như con gái
mình không phải khen lấy chứ có ai phải chê câu nào. Con dâu nhà mình có
hư có láo cũng là do bố mẹ nó không biết dạy bảo. Thế nên về nhà mình vẫn
cứ phải dạy dỗ lại”. Thấy con dâu bà nào đi làm về qua chào, tất cả đều tươi
cười đáp lời nhưng quay lại tắt ngay nụ cười và tiếp tục bài ca “tố tội” không
ngớt.
Xâm xẩm tối, khi tội trạng các nàng dâu đã vơi thì chương trình “mỗi
ngày một tội_mỗi ngày một tệ” về các nàng dâu của các bà tạm kết thúc.
Câu giải tán vẫn không lạc chủ đề: “Về thôi không tí mặt nó (con dâu) lại
dày ra. Ăn miếng cơm cũng không ngon”. (Báo Phụ nữ).
NÓI MỘT CHUYỆN THẬT CÓ ÍCH
Có người lại đặt vấn đề :
* Nếu biết một người làm điều xấu mà im lặng là đồng lõa và làm cho
những kẻ đó ngày một lún sâu vào tội ác.
Đây là một chuyện nên nói.
Thí dụ về các chất độc hóa học trong các thức ăn, uống như : bún có
chất Tinopal + bánh phở hủ tiếu có chất formal + bánh trung thu có cao su
thay vì vi cá + gạo có hóa chất làm nở lớn gấp đôi + rau củ quả có hóa chất
diệt trùng + trái cây, thịt động vật có hóa chất tăng trưởng + về việc Tàu làm
bánh trung thu không cho dân Tàu ăn mà chỉ để bán cho VN + về các đồ
chơi trẻ con có chứa nhiều chất độc chì + đậu phụ chứa thạch cao + một
công ty thực phẩm ở Thượng Hải (Trung Quốc) vừa bị buộc tội dùng lại
nhân bánh đã mốc, tồn kho từ năm 2010 để chế biến bánh trung thu năm nay
(Vnexpress) + mì gói chứa cao su (Hồng Ngọc) + Các loại rau trái quen
thuộc như khế, me, cải bó xôi, cà rốt, cà chua... đều có chứa axit oxalic, một
loại chất dùng làm trắng bún, có thể gây sỏi thận, vừa được các chuyên gia
khuyến cáo là độc hại cấm sử dụng trong thực phẩm (Vnexpress) + Các
chuyên gia còn phát hiện trong các mẫu thực phẩm từ gạo có axit oxalic -
chất rất độc và tuyệt đối không dùng cho thực phẩm + Quy trình bẩn làm
nước mía 'siêu sạch' + Công nghệ' chế biến trà đá trà chanh vỉa hè : Cầm cái
vòi bơm nước máy, ông chủ quán ở làng đại học Thủ Đức, TP HCM, xả
7
nước vào xô nhựa, sau đó đổ một ly trà đặc pha sẵn vào khuấy đều lên, thêm
1 tảng đá lạnh, thế là thành thùng trà đá mang ra phục vụ đội bóng sinh
viên. + Viện Thực phẩm chức năng đã xét nghiệm 9 mẫu nước uống đường
phố gồm trà chanh, trà xanh, trà đá, nhân trần, nước ngô, nước mía..., phát
hiện chứa vi khuẩn E.coli, men mốc, các kim loại nặng như chì, thủy ngân,
cadmi + Đá cục tại Trung Quốc bẩn gấp 12 lần nước bồn cầu + 100 heo sữa
thối bị bắt trên đường vào nhà hàng TP HCM . + Chiều nay, Cục An toàn
thực phẩm đã yêu cầu Sở Y tế Quảng Nam lấy mẫu dầu ăn được cho là lẫn
tạp chất cao su (lốp xe) tại xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, để phân tích,
phòng tránh nguy hiểm sức khỏe cho người dùng. + Không dùng hàn the vì
sợ người tiêu dùng tẩy chay, các cơ sở sản xuất giò chả chuyển sang sử dụng
một loại phụ gia 'an toàn' hơn (hóa chất độc hại), giúp giò chả dai giòn và
thơm ngon. + Mẫu cá tầm ở Hà Nội nhiễm kháng sinh cấm. + Công nghệ
làm mật ong giả của Trung Quốc. + Hạt trân châu có chất bảo quản, tạo ngọt
vượt ngưỡng : Kết quả kiểm nghiệm 11 mẫu hạt chân trâu được lấy trên thị
trường Hà Nội phát hiện axít maleic - chất có thể gây suy thận, một số mẫu
có hàm lượng chất bảo quản, tạo ngọt vượt mức quy định. + Cà phê rởm trộn
từ bột đậu nành và phụ gia. + Nhận diện nước mắm, tương ớt có độc: Theo
các chuyên gia, để nhận diện các loại hóa chất trộn vào tương ớt, ớt bột,
nước mắm là rất khó, vì các độc chất trên thường không mùi, không vị. Cách
nhận biết tốt nhất là cảm quan qua màu của sản phẩm. + Cục An toàn thực
phẩm Việt Nam vừa thông báo Singapore đã thu hồi 19 sản phẩm nhập khẩu
từ Đài Loan do nhiễm axít maleic - một loại phụ gia thực phẩm có khả năng
gây suy thận. + Siêu bột ngọt khiến nồi nước lèo ngon gấp 20 lần : Không
cần thịt xương để ninh nồi nước lèo nấu hủ tiếu, mì, phở, lẩu..., nhiều quán
ăn bình dân ở TP HCM chỉ cần cho một chút bột siêu ngọt này vào sẽ mang
lại vị ngon ngọt gấp 20 lần. + 'Công nghệ' luộc bắp bằng pin và hóa chất +
Giá đỗ đẹp ủ từ đậu xanh và hóa chất lạ. + Trứng bắc thảo ngâm hóa chất….
(Tài liệu từ VNExpress).
NGHE XẤU
ĐÔI TAI LỪA.
Thần thoại Hy Lạp có chuyện vua Midas là một bậc anh hùng, nhưng
khốn thay vua có đôi tai lừa. Chuyện kể rằng hồi đầu đôi tai của ngài cũng
như mọi người thôi nhưng sau ngày lên ngôi, vua có vinh dự tham gia ban
giám khảo cuộc thi tài âm nhạc giữa hai thần Pan và Apollon. (Các vị giám
khảo các cuộc thi hiện nay nên chú ý đấy).
8
Pan dùng sáo thổi một bản nhạc mộc mạc, đậm chất đồng quê, khiến
ai cũng thích. Đến lượt Apollo, vị thần này bước lên „sân khấu‟ dáng đứng
vô cùng thanh thoát tao nhã, điệu đà nâng đàn lia (lyre) lên, nói chung
Apollo toát ra một vẻ gì đó cực kỳ “qúy tộc”. Khi chàng gảy nhạc, không chỉ
tiên thích, thần thích, mà cây cối cũng phải xào xạc theo. Tmolus phán
Apollo thắng, và ai cũng phải đồng ý. Nhưng Midas, vốn thân quen Pan và
đã từ bỏ những thứ quý phái, cho rằng Pan thổi sáo hay hơn, nên phản đối
kịch liệt.
Apollo bực bội, cho rằng Midas tai điếc, không biết gì về nghệ thuật mà
dám bìnhluận bậy bạ, nên biến tai của Midas từ tai người thành tai lừa. Quá
xấu hổ, Midas suốt đời trùm một dải khăn tím lên đầu để che hai tai.
Tác phẩm “Phán xét Midas”, Francesco Primaticcio, 1540. Apollo ngồi bên trái, cầm đàn lia, còn Pan
ngồi bên phải, cầm sáo. Vua Midas mọc tai lừa vì dám bênh bạn, còn Tmolus thì ra sức ngăn Midas lại,
giống kiểu “làm ơn đừng bênh nữa, mọc tai rồi kìa”. Chàng trai và vị bô lão đứng phía sau là những nhân
vật phụ , có thể là Satyr và một thần rừng khác?
Dù sao đi nữa, đến lúc tóc quá dài thì vua vẫn phải hớt tóc. Chuyện
vua hớt tóc là nỗi kinh sợ của các bác thợ cạo xứ Phrygie. Cầm cái dao cạo
sắc ngọt lịm kề lên cổ vua để… cạo hàm râu ăn uống dơ hầy của vua đã đủ
cho thợ cạo run bắn người. Không run sao được khi chung quanh vua là đám
kiêu binh gươm giáo sáng ngời, còn sáng hơn cái dao cạo nhiều! Nhưng điều
bí mật ở chỗ thợ cạo nào hớt tóc cho vua cũng đều mất tiếng nói một cách
khó hiểu (vì bị lính vua cắt lưỡi đi sau khi hớt tóc vua).
Có một anh thợ cạo khốn khổ. Anh cạo tới chỗ lỗ tai của vua thì khám
phá ra sự kì quái. Vua thấy anh run quá bèn hỏi ngươi thấy đôi tai của ta như
thế nào. Anh thợ cạo nghĩ mình còn vợ yếu con thơ, sợ vợ con bị họa lây,
bèn gắng gượng nói hạ thần thấy nhiều người có đôi tai cũng giống vậy, có
9
gì lạ đâu! Vua khoái quá cho về an toàn, chỉ có điều phải hứa không được
phát biểu linh tinh, không được nói năng thiếu tổ chức.
Cơ khổ! Hồi đó thành Phrygie chưa có NET, cũng chưa có cái vụ
Blog hay Facebook, nên anh thợ cạo bị ẩn ức không biết tỏ cùng ai. Anh bèn
đi thật xa, tới một chỗ hoang vu, đào một cái lỗ thiệt sâu. Anh chõ cái miệng
của mình vào cái lỗ nói thì thầm: Vua Midas có tai lừa… vua Midas có tai
lừa… vua Midas có tai lừa…( KING MIDAS HAS DONKEY'S EARS). Nói xong anh như
trút được gánh nặng phải ôm trong bụng bấy lâu nay, lấp lỗ đã đào lại và thơ
thới ra về.
Thần khẩu hại xác phàm! Chỗ cái lỗ lại mọc lên một đám sậy. Một
đám sậy biết tư duy nên cứ mỗi lần gió thổi qua lại gieo trong gió câu: Vua
Midas có tai lừa… Vua Midas có tai lừa…
Lời bàn thêm : Thần Apollon có lời nguyền chừng nào vua Midas chịu
bỏ cái mũ ni và chịu nghe cây sậy nói thì đôi tai sẽ trở lại bình thường.
Tai xấu
Là tai chỉ muốn nghe các lời nịnh bợ, sai quấy, muốn chỉ dành riêng cái lợi
cho mình hay nhóm thân cận mình, để rồi làm những chuyện thất nhơn ác
đức …
Là tai chỉ tin vào những lời nói xấu xa, chuyện xấu xa,
là tai không biết phân biệt đúng sai, tốt xấu, cái lợi nhỏ đối với cái hại lớn
là tai chỉ nghe để rồi làm lợi cho mình, đếch cần biết đã làm hại ai, thiệt thòi
cho những ai.
Là tai của Tề Hoàn Công không nghe lời can gián của tôi trung, nghe lời
Thụ Điêu nịnh bợ để rồi sau đó bị chết trong lao tù khổ ải.
Là tai bị bịt lại như tai lừa, để không muốn nghe những điều đúng, những
hành động đúng. Không phải không biết, biết nhưng vẫn muốn làm, tất cả là
vì tư lợi mà thôi.
Lời nói : Ai nói với ai, không ai nghe ai. Nhà như chiến trường hoặc như bãi
tha ma. Sống mà như chết vì trong lòng đã chết. Tình yêu đã chết. Sống cạnh
nhau như hai bóng ma, oan hồn. Đau khổ là thế. Bỏ nhau, ly dị nhau là thế.
Tai tốt
là tai nhẫn nại lắng nghe. Vậy muốn thương yêu thông cảm thì cần “dành ra
thời giờ” để nghe mình, nghe bạn đời, nghe con, nghe cha mẹ, nghe người
chung quanh.
Khi có thời giờ cho nhau thì đó là có “tai tốt”.
Và tai tốt đi với miệng tốt.
10
Tốt tai tốt miệng thì dễ tốt bụng, dễ mang lại niềm vui chân thật cho mình và
cho người.
Lắng nghe thế nào? Nghe Lương tâm? Nghe người? Và rất cần nghe mình.
Mong có “tai tốt” biết lắng nghe của người có chức vụ càng cao, người lãnh
đạo.!
Cảm cảnh đời, VHN tôi cũng xin góp vào đôi vần thơ sầu rụng :
NÓI XẤU
Tuy vẫn biết nói xấu là không tốt
Nhưng hại thay, ác khẩu khiến miệng mình
được dịp nói, không lẽ lại làm thinh
Nói cho đã, được người nghe khuyến khích.
Bắt đầu nói từ những chuyện có thật
Hứng lên rồi thêm chút đỉnh có sao
hết chuyện đàng hoàng tới chuyện tào lao
từ chuyện nhỏ trở thành chuyện quá đáng.
Nói xong rồi, lại buồn bả hối hận
Tự thấy mình sao có vẻ nhỏ nhen
Cứ tưởng rằng mọi người sẽ ngợi khen
Bổng bị người đánh giá mình quá xấu.
Lại gởi lời xin lỗi kẻ quan hoài
Rằng có thể người trung gian viết sai
Khiến mọi người hiểu đi theo cách khác
Gây bao nổi bất bình quá ai tai.
Lòng tự trách phút giây bị ma ám
Khiến tâm trí chẳng chút sáng suốt nào
Khôn ba năm dại một giây là sao !
Khiến lòng ta giờ đây luống buồn bả.
VÕ HIẾU NGHĨA
28/8/2013

More Related Content

More from Vo Hieu Nghia

1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHN1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHNVo Hieu Nghia
 
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHNVo Hieu Nghia
 
Đông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHNĐông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHNVo Hieu Nghia
 
Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
 Chuyện một đoạn kết có hậu VHN Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
Chuyện một đoạn kết có hậu VHNVo Hieu Nghia
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHNVo Hieu Nghia
 
Từ đất đá khô cằn VHN
 Từ đất đá khô cằn VHN Từ đất đá khô cằn VHN
Từ đất đá khô cằn VHNVo Hieu Nghia
 
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHNHiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHNVo Hieu Nghia
 
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 Vài chi tiết nhớ về TPP VHN Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
Vài chi tiết nhớ về TPP VHNVo Hieu Nghia
 
Tuong's birthday VHN
  Tuong's birthday VHN  Tuong's birthday VHN
Tuong's birthday VHNVo Hieu Nghia
 
Cá vượt vũ môn VHN
Cá vượt vũ môn VHNCá vượt vũ môn VHN
Cá vượt vũ môn VHNVo Hieu Nghia
 
Tình cảm của người á châu VHN
 Tình cảm của người á châu VHN Tình cảm của người á châu VHN
Tình cảm của người á châu VHNVo Hieu Nghia
 
Vườn quốc gia cát tiên VHN
 Vườn quốc gia cát tiên VHN Vườn quốc gia cát tiên VHN
Vườn quốc gia cát tiên VHNVo Hieu Nghia
 
Sinh nhật vui VHN
  Sinh nhật vui VHN  Sinh nhật vui VHN
Sinh nhật vui VHNVo Hieu Nghia
 
Cơ hội và trở ngại VHN
Cơ hội và trở ngại VHNCơ hội và trở ngại VHN
Cơ hội và trở ngại VHNVo Hieu Nghia
 

More from Vo Hieu Nghia (20)

Đặt tên con VHN
Đặt tên con VHNĐặt tên con VHN
Đặt tên con VHN
 
Phương nam vhn
Phương nam vhnPhương nam vhn
Phương nam vhn
 
1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHN1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHN
 
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
 
Đông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHNĐông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHN
 
Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
 Chuyện một đoạn kết có hậu VHN Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHN
 
Từ đất đá khô cằn VHN
 Từ đất đá khô cằn VHN Từ đất đá khô cằn VHN
Từ đất đá khô cằn VHN
 
Hamlet vhn 2015
Hamlet vhn 2015Hamlet vhn 2015
Hamlet vhn 2015
 
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHNHiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
 
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 Vài chi tiết nhớ về TPP VHN Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 
Nobel hóa 2015 vhn
Nobel hóa 2015 vhnNobel hóa 2015 vhn
Nobel hóa 2015 vhn
 
Tuong's birthday VHN
  Tuong's birthday VHN  Tuong's birthday VHN
Tuong's birthday VHN
 
Cá vượt vũ môn VHN
Cá vượt vũ môn VHNCá vượt vũ môn VHN
Cá vượt vũ môn VHN
 
What if VHN
 What if VHN What if VHN
What if VHN
 
Tình cảm của người á châu VHN
 Tình cảm của người á châu VHN Tình cảm của người á châu VHN
Tình cảm của người á châu VHN
 
Vườn quốc gia cát tiên VHN
 Vườn quốc gia cát tiên VHN Vườn quốc gia cát tiên VHN
Vườn quốc gia cát tiên VHN
 
Quà VHN
 Quà VHN Quà VHN
Quà VHN
 
Sinh nhật vui VHN
  Sinh nhật vui VHN  Sinh nhật vui VHN
Sinh nhật vui VHN
 
Cơ hội và trở ngại VHN
Cơ hội và trở ngại VHNCơ hội và trở ngại VHN
Cơ hội và trở ngại VHN
 

Nói xấu vhn

  • 1. 1 NÓI XẤU-NGHE XẤU VÕ HIẾU NGHĨA Ông bà ta thường nói “Ngậm máu phun người dơ miệng mình”, có nghĩa là khi nói xấu người khác thì mình cũng là người xấu vậy. Thế nhưng khi ngồi hàn huyên giữa hai hay nhiều người, thì lời khen ít được ưa thích bằng những lời nói xấu người khác. Thời Hi-lạp cổ đại, nhà hiền triết Socrates là một người nổi tiếng về sự thông thái khôn ngoan và được nhiều người ngưỡng mộ. Một hôm có một người quen đến nói thì thầm vào tai ông rằng : “Ông có biết chuyện gì mới xảy ra cho ông bạn thân của ông hay không ?”. Socrates liền nói : “Khoan đã. Trước khi nghe ông kể câu chuyện đó, tôi muốn ông cùng với tôi xem xét để sàng lọc ba bước về câu chuyện đó đã”. Người kia hỏi lại : “Xem xét để sàng lọc ư ?”. Socrates đáp : “Đúng vậy. Bước sàng lọc thứ nhất là : * XÉT VỀ SỰ THẬT : Ông có cam đoan với tôi rằng những gì ông sắp nói ra về ông bạn thân của tôi hòan tòan chính xác hay không ?”. Người kia trả lời : “Không chắc lắm. Thật ra tôi chỉ được nghe người khác thuật lại mà thôi”. Socrates liền nói : “ Được rồi. Bây giờ qua bước sàng lọc thứ hai là : * XÉT VỀ THIỆN Ý: Điều ông sắp nói ra với tôi có phải là điều tốt đáng biểu dương không ?”. Người kia trả lời : “Không phải điều tốt, mà còn ngược lại !”. Socrates tiếp tục : “Như vậy là ông đang định nói một điều không tốt về người bạn thân của tôi. Nhưng ông lại không chắc điều đó có phải là sự thật hay không. Bây giờ đến bước sàng lọc cuối cùng là : * XÉT VỀ ÍCH LỢI : Câu chuyện ông sắp nói với tôi có mang lại lợi ích gì cho tôi không ?” Người kia đáp : “Không. Thực sự là không !”. Bấy giờ Socrates mới ôn tồn kết luận như sau : “Vậy thì những điều ông muốn nói với tôi không phải là sự thật, không phải là điều tốt đáng biểu dương, và cũng chẳng đem lại lợi ích gì cho tôi. Thế thì ông nói nó ra với tôi làm chi?”. * Đàn ông thì có quán cà phê buổi sáng, hay ở cơ quan, đàn bà thì có mấy quán ăn bún, gỏi, hủ tiếu ở chợ, nếu nữ đi làm, thì nơi “tám” (nói chuyện) lý
  • 2. 2 thú nhất là ở cơ quan. Phụ nữ thì nói xấu về chồng, mẹ chồng, con dâu, hoặc đồng nghiệp hoặc các sếp; đàn ông thường nói xấu đồng nghiệp (gà cùng chuồng đá nhau), sếp, vợ con, nhưng một khi ông chồng trở bệnh nằm liệt giường liệt chiếu thì trăm sự đều phải nhờ đến bà vợ, con cái…. Nói xấu mẹ chồng Buổi trưa ở cơ quan, mấy cô tụm năm tụm ba nói chuyện cười đùa vui vẻ. Cứ tưởng các cô đang nói chuyện gì hấp dẫn lắm, hóa ra đang thi nhau kể xấu mẹ chồng. Cô thì bảo mẹ chồng quê mùa, ăn uống chi ly tiết kiệm khiến cô ta phải thường xuyên trốn về nhà mẹ đẻ “xin cơm” vì không đủ chất. Cô thì bảo mẹ chồng ở bẩn, hách dịch, lại còn hay soi mói con dâu, cô mua cái gì mới cũng bị mẹ chồng soi, rồi hỏi giá nên nhiều khi mua hàng hiệu phải nói dối là mua hàng chợ không lại sợ “bà ta” bảo tiêu hoang. Có cô còn kể một loạt “tội” của mẹ chồng ra, nào là “bà ấy” nấu ăn chẳng ra gì nhưng lúc nào cũng lên mặt dạy con dâu. Nào là đã không làm ra tiền mà hay lớn tiếng, mua cái gì lớn nhỏ trong nhà cũng phải bà quyết mới được mua, thành ra tiền của cô mà cứ như đi ăn xin. Các cô khác trong hội liền nhao nhao bày kế để cô này “trị” mẹ chồng. Bảo rằng mẹ chồng già rồi, nhưng vẫn ham hố vui chơi nhảy múa. Nào là bà rất khôn, toàn lén lút xin con trai tiền sau lưng con dâu, thực tế là thỉnh thoảng người chồng chủ động biếu các cụ chút ít để các cụ tiêu vặt. Không ngờ vợ mình lại nghĩ xấu bố mẹ chồng như thế! Nói xấu phụ nữ, vợ Thứ nhất, phụ nữ hiện nay khả năng nội trợ quá kém, họ cũng ít có thời gian chăm lo chu toàn cho gia đình. Lý giải điều này, có người cho rằng cuộc sống hiện đại ngày nay giúp phụ nữ được giải phóng khỏi khuôn mẫu một người nội trợ, chăm sóc gia đình. Nhưng có một lý do nữa: "Mình nhận thấy là trong cách giáo dục của gia đình, một số gia đình không định hướng giáo dục cho con cái về nội trợ, nữ công gia chánh, thêu thùa may vá từ nhỏ. Thế nên khi lớn lên họ không có ý thức về việc đó. Chưa kể, chị em bây giờ có tâm lý ngại học hỏi hoặc không muốn biết để đỡ phải làm nhiều?!”. Thứ hai, trong tình yêu, chị em bây giờ yêu khá dễ dãi và thực dụng. Bởi khi yêu, thấy chị em bây giờ quan tâm quá nhiều đến vấn đề vật chất, tài chính của đối phương (công việc, khả năng tài chính, xe cộ, điện thoại...). Đặc biệt, phụ nữ bây giờ dễ dàng tạo lập nhiều mối quan hệ mới nhưng lại không biết xây dựng, vun đắp và có một định hướng nghiêm túc (kiểu không
  • 3. 3 có anh này thì có anh kia, lo gì!). Vì thế có thể khẳng định khi yêu, sự chung thủy của phụ nữ hiện đại cũng thấp hơn nhiều so với thế hệ trước. Thứ ba, nhiều chàng trai còn thấy nhiều phụ nữ hiện nay rất hay đòi hỏi và đòi hỏi kiểu "được voi đòi tiên". "Thực tế mình thấy nhiều phụ nữ khi yêu hoặc khi đã kết hôn, họ luôn đòi hỏi ở người yêu (người chồng) phải đáp ứng những nhu cầu tương đối cao (vật chất, shopping, đồ hiệu....) mà không biết những hạn chế giữa khả năng cung ứng của người yêu (người chồng) với nhu cầu cá nhân họ. Họ muốn có những chiếc váy, chiếc túi hàng hiệu, ăn tại nhà hàng sang trọng, những món quà đắt tiền mà không để ý đến khả năng tài chính của nửa kia có đáp ứng được không" - * “Phụ nữ thời nay hay than thở, tịch thu hết lương chồng, thích nói xéo, ăn mặc a dua” * “Phụ nữ bây giờ quá tự chủ và hay ghen tuông vớ vẩn” Nói xấu chồng Tại diễn đàn của những bà vợ có chồng thỉnh thoảng lại mắc chứng “chưa đến chợ đã tiêu hết tiền”, các bà các cô thi nhau nói xấu chồng mình. Cô có chồng bên ủy ban dân số nói: - Để gọi chính xác cái “ấy” của chồng tôi, có thể dùng từ: “Dụng cụ làm giảm dân số”! Cô có chồng là cán bộ tòa án: - Tôi gọi cái “ấy” của chồng là: “Kẻ không có đủ năng lực hành vi”. Cô có chồng là kỹ sư điện tử giọng đầy bực tức: - Ối dào! Đơn giản tôi gọi nó là: “Bộ nắn dòng hỏng”. (Ngôisao.net) * Hơn nửa thế kỷ “tồn tại” trên trái đất này, chứng kiến bao cuộc vui đám cưới của bạn bè, đồng nghiệp, không biết bao lần nghe tâm sự tỉ tê của mọi người, tôi (nữ phóng viên) chợt có nhận xét: Phụ nữ sao nhiều người thường mau chán chồng, nói xấu chồng và gia đình chồng đến vậy! Hồi nhỏ, tôi luôn nghe bạn của mẹ đến than phiền chồng không biết lo, có vợ bé, con riêng. Lớn tí chút, tôi lại nghe bạn của chị Hai đến than phiền chồng chị lười nhác việc nhà, không làm ra tiền, mẹ chồng khó khăn. Ra đời làm việc, tôi nhận thấy sau ngày cưới vài tháng là y như rằng: “Trời ơi, ông chồng tui không biết lo, chuyện nhà cửa phó thác cho vợ, bà già chồng lại hay vòi vĩnh tiền...”. Cứ điệp khúc ấy. Thế rồi các cô lại nhìn ngang ngó dọc đám độc thân chúng tôi: “Như cô H. sướng, không chồng không con...”. Một lần cắc cớ và cũng có phần bực mình, tôi nói ngay: “Muốn độc thân thì bỏ chồng đi!” Các cô lại lặng thinh.
  • 4. 4 Tôi quen nhiều người bạn nước ngoài, họ có tâm sự chuyện riêng nhưng chẳng bao giờ than phiền về chồng hay những tính xấu của chồng. Chẳng hạn như D., một cô bạn người Mỹ, lập gia đình cùng người đàn ông VN. Anh này nghèo hơn cô, chỉ là nhạc công trong quán bar. Vậy mà D. không hề phàn nàn một tiếng. Khi tôi ái ngại về thu nhập của chồng bạn, D. cười: “Trước khi cưới, tớ biết anh ấy không có khả năng làm ra tiền”. Tuyệt nhiên bạn không hề than vãn. Tôi mang thắc mắc sao chưa hề nghe một phụ nữ nước ngoài tôi quen biết nói xấu chồng, D. cũng cười: “Nói xấu nhau thì được gì. Đó là người mình lựa chọn. Nói xấu chồng với người khác liệu họ có giải quyết được gì không? Người tớ lựa chọn và tớ tin vào sự chọn lựa của mình”. Tôi cũng mang câu hỏi này đến với những bạn người Úc, người Anh, họ đều nói như D: “Đã là chồng rồi, cũng chính là người mình chọn lựa thì mình phải tôn trọng sự chọn lựa đó. Nếu không thể chia sẻ cuộc đời với nhau nữa, hoặc không thể chịu đựng nhau thì ra tòa ly hôn. Chính vì vậy ở bọn tớ, vợ chồng ly hôn vẫn là bạn nhau, chia sẻ trách nhiệm con cái rạch ròi và không hề có sự khinh bỉ nhau. Trong mắt bọn tớ cho dù đã ly hôn, thời gian chung sống vẫn là những kỷ niệm đẹp, người kia vẫn từng là sự chọn lựa khôn ngoan của mình”. (afamily.net) Phê bình xây dựng hóa thành nói xấu Một hiện tượng mới làm sôi nổi giới ShowBiz, là các lời phê bình của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, tuy có ý xây dựng, nhưng những lời nói quá nặng nề gần như là nói xấu. - Đơn cử, nghe Thanh Lam hát bài Cô đơn của tôi, tôi buồn lắm! Nó không ra cái cô đơn, không có hồn dù giọng đẹp thiệt! Thanh Lam hát những bài sâu lắng nhiều khi đóng kịch hơn là hát.- Đúng. - Hồ Ngọc Hà hát chỉ nghe chơi thôi! Giọng Hồ Ngọc Hà yếu lắm, khều khào không à!.- Đúng. - Thật ra, giọng Đàm Vĩnh Hưng nửa Nam nửa Bắc, cách thức hát cũng không có và lối hát cũng vậy. Hồi xưa, Đàm Vĩnh Hưng mà đi hát thì chỉ xứng là ca sỹ loại C hát lót chứ không được vào hạng ca sỹ chính của phòng trà đâu!- Nói nặng quá. Nói xấu đồng nghiệp Có một thực tế khi nói xấu người khác có nghĩa là bạn đang kém người đó về một mặt nào đó. Thay vì nói xấu tại sao bạn không nỗ lực hơn nữa trong công việc. Hơn nữa khi nói xấu bạn có lường trước được rằng, có thể những lời nói xấu của bạn sẽ đến được tai người thứ 3. Và điều đó cũng có nghĩa là làm cho
  • 5. 5 mối quan hệ của hai người thêm căng thẳng. Một khuyến cáo là chúng ta không nên nói xấu nhau bởi rất có thể những lời nói xấu ấy sẽ vô tình làm hại đến người thứ ba. Và như thế liệu bạn có thanh thản với lương tâm của mình? Nói xấu sếp: Chuyện thường ngày ở công sở Nói xấu sếp là chuyện không lạ ở chốn công sở. Có người nói xấu sếp chỉ nhằm mục đích "mua vui" trong lúc "tám chuyện" với bạn bè. Còn người sẵn có mâu thuẫn với sếp thì coi đây là dịp xả stress, tìm sự đồng tình từ người khác... Dù với mục đích nào thì có thể bạn sẽ gặp phải những tình huống trớ trêu, thậm chí "rước họa" nếu chuyện đến tai cấp trên của bạn. Cứ tưởng sếp "gà mờ", nhưng sếp thường gài điệp viên vào trong các nhóm, và người nói xấu sếp thường bị "bắt quả tang" . Kết quả là "Mồm miệng hại chân tay" và cuối cùng đi "tàu suốt", sếp cho về vườn vì chê sếp” Hết hồn nghe mẹ chồng hè nhau nói xấu con dâu Con gái mình tặng mẹ chồng nó toàn hàng hiệu xách tay giá hàng chục triệu, còn con dâu mình thì toàn tặng mỗi hàng chợ. Các bà bảo: “Con dâu bây giờ hỏng hết cả lượt. Ai lại cứ lên báo để sa sả nói xấu nhà chồng, vạch áo cho thiên hạ người ta xem đủ thứ thế có chết không”. “Chả cứ gì trên báo đài đâu! Nó lại bảo vạch áo cho người xem lưng này nọ, vừa hôm qua chính tai tôi nghe con dâu tôi gọi điện cho mẹ nó than thở, rằng ở nhà tôi nó khổ nọ khổ kia. Mà khổ cái gì chứ? Khổ ngày ba bữa, khổ ngủ nứt mắt ra chắc”, một bà khác tiếp lời. Đến lượt bà bên cạnh nhà giọng lanh lảnh: “Con gái nhà mình cũng đi làm dâu người ta mà gặp lần nào cũng nghe nhà chồng nói hay nói tốt về nó, thấy nở mày nở mặt. Nghĩ tới con dâu mình mà xấu hổ với thông gia bên ấy. Tết nhất hay những dịp đặc biệt, con gái mình chu đáo cẩn thận với bố mẹ chồng từng tí. Mua quà tặng thì không bao giờ dưới chục triệu, mà toàn là hàng xịn xách tay. Dâu nhà mình thì chỉ thấy đồ hàng chợ. Chả lẽ nó tặng mình lại không cảm ơn hay vứt sọt rác. Ấy thế mà chúng nó lại nghĩ thế là tốt với mẹ chồng lắm rồi. Có hiếu lắm rồi, đi khoe tùm lum là tặng mẹ chồng cái này cái kia”. Bà khác ra vẻ thông cảm: “Thế nó còn có tặng. Con dâu nhà tôi từ lúc về tôi còn chưa được đồng quà tấm bánh nào đây. Nó cậy tiền lương của nó tháng nào cũng nộp cho tôi nên nghĩ thế là đủ. Có biết đâu trong nhà còn bao thứ cần phải lo”.
  • 6. 6 Rồi thì là: “Giờ chúng nó làm dâu sướng hơn tiên. Việc gì cũng máy làm cho. Con thì ông bà hoặc osin chăm nuôi. Tiền thì chồng kiếm nhưng càng sướng lại càng gào. Lúc nào cũng kêu mình hy sinh vì gia đình, dùng nước mắt để kể khổ rồi xúi chồng ghét mẹ. Chúng nó cứ bảo khác máu tanh lòng, nhưng cứ thế này làm sao mà mẹ chồng yêu thương được chúng nó. Nói hơi tí thì dày cái mặt ra”. Theo các bà thì con dâu bây giờ công ít tội thì nhiều, kể chẳng bao giờ hết. “Chung quy lại là do cách dạy của mỗi gia đình các bà ạ. Như con gái mình không phải khen lấy chứ có ai phải chê câu nào. Con dâu nhà mình có hư có láo cũng là do bố mẹ nó không biết dạy bảo. Thế nên về nhà mình vẫn cứ phải dạy dỗ lại”. Thấy con dâu bà nào đi làm về qua chào, tất cả đều tươi cười đáp lời nhưng quay lại tắt ngay nụ cười và tiếp tục bài ca “tố tội” không ngớt. Xâm xẩm tối, khi tội trạng các nàng dâu đã vơi thì chương trình “mỗi ngày một tội_mỗi ngày một tệ” về các nàng dâu của các bà tạm kết thúc. Câu giải tán vẫn không lạc chủ đề: “Về thôi không tí mặt nó (con dâu) lại dày ra. Ăn miếng cơm cũng không ngon”. (Báo Phụ nữ). NÓI MỘT CHUYỆN THẬT CÓ ÍCH Có người lại đặt vấn đề : * Nếu biết một người làm điều xấu mà im lặng là đồng lõa và làm cho những kẻ đó ngày một lún sâu vào tội ác. Đây là một chuyện nên nói. Thí dụ về các chất độc hóa học trong các thức ăn, uống như : bún có chất Tinopal + bánh phở hủ tiếu có chất formal + bánh trung thu có cao su thay vì vi cá + gạo có hóa chất làm nở lớn gấp đôi + rau củ quả có hóa chất diệt trùng + trái cây, thịt động vật có hóa chất tăng trưởng + về việc Tàu làm bánh trung thu không cho dân Tàu ăn mà chỉ để bán cho VN + về các đồ chơi trẻ con có chứa nhiều chất độc chì + đậu phụ chứa thạch cao + một công ty thực phẩm ở Thượng Hải (Trung Quốc) vừa bị buộc tội dùng lại nhân bánh đã mốc, tồn kho từ năm 2010 để chế biến bánh trung thu năm nay (Vnexpress) + mì gói chứa cao su (Hồng Ngọc) + Các loại rau trái quen thuộc như khế, me, cải bó xôi, cà rốt, cà chua... đều có chứa axit oxalic, một loại chất dùng làm trắng bún, có thể gây sỏi thận, vừa được các chuyên gia khuyến cáo là độc hại cấm sử dụng trong thực phẩm (Vnexpress) + Các chuyên gia còn phát hiện trong các mẫu thực phẩm từ gạo có axit oxalic - chất rất độc và tuyệt đối không dùng cho thực phẩm + Quy trình bẩn làm nước mía 'siêu sạch' + Công nghệ' chế biến trà đá trà chanh vỉa hè : Cầm cái vòi bơm nước máy, ông chủ quán ở làng đại học Thủ Đức, TP HCM, xả
  • 7. 7 nước vào xô nhựa, sau đó đổ một ly trà đặc pha sẵn vào khuấy đều lên, thêm 1 tảng đá lạnh, thế là thành thùng trà đá mang ra phục vụ đội bóng sinh viên. + Viện Thực phẩm chức năng đã xét nghiệm 9 mẫu nước uống đường phố gồm trà chanh, trà xanh, trà đá, nhân trần, nước ngô, nước mía..., phát hiện chứa vi khuẩn E.coli, men mốc, các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmi + Đá cục tại Trung Quốc bẩn gấp 12 lần nước bồn cầu + 100 heo sữa thối bị bắt trên đường vào nhà hàng TP HCM . + Chiều nay, Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu Sở Y tế Quảng Nam lấy mẫu dầu ăn được cho là lẫn tạp chất cao su (lốp xe) tại xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, để phân tích, phòng tránh nguy hiểm sức khỏe cho người dùng. + Không dùng hàn the vì sợ người tiêu dùng tẩy chay, các cơ sở sản xuất giò chả chuyển sang sử dụng một loại phụ gia 'an toàn' hơn (hóa chất độc hại), giúp giò chả dai giòn và thơm ngon. + Mẫu cá tầm ở Hà Nội nhiễm kháng sinh cấm. + Công nghệ làm mật ong giả của Trung Quốc. + Hạt trân châu có chất bảo quản, tạo ngọt vượt ngưỡng : Kết quả kiểm nghiệm 11 mẫu hạt chân trâu được lấy trên thị trường Hà Nội phát hiện axít maleic - chất có thể gây suy thận, một số mẫu có hàm lượng chất bảo quản, tạo ngọt vượt mức quy định. + Cà phê rởm trộn từ bột đậu nành và phụ gia. + Nhận diện nước mắm, tương ớt có độc: Theo các chuyên gia, để nhận diện các loại hóa chất trộn vào tương ớt, ớt bột, nước mắm là rất khó, vì các độc chất trên thường không mùi, không vị. Cách nhận biết tốt nhất là cảm quan qua màu của sản phẩm. + Cục An toàn thực phẩm Việt Nam vừa thông báo Singapore đã thu hồi 19 sản phẩm nhập khẩu từ Đài Loan do nhiễm axít maleic - một loại phụ gia thực phẩm có khả năng gây suy thận. + Siêu bột ngọt khiến nồi nước lèo ngon gấp 20 lần : Không cần thịt xương để ninh nồi nước lèo nấu hủ tiếu, mì, phở, lẩu..., nhiều quán ăn bình dân ở TP HCM chỉ cần cho một chút bột siêu ngọt này vào sẽ mang lại vị ngon ngọt gấp 20 lần. + 'Công nghệ' luộc bắp bằng pin và hóa chất + Giá đỗ đẹp ủ từ đậu xanh và hóa chất lạ. + Trứng bắc thảo ngâm hóa chất…. (Tài liệu từ VNExpress). NGHE XẤU ĐÔI TAI LỪA. Thần thoại Hy Lạp có chuyện vua Midas là một bậc anh hùng, nhưng khốn thay vua có đôi tai lừa. Chuyện kể rằng hồi đầu đôi tai của ngài cũng như mọi người thôi nhưng sau ngày lên ngôi, vua có vinh dự tham gia ban giám khảo cuộc thi tài âm nhạc giữa hai thần Pan và Apollon. (Các vị giám khảo các cuộc thi hiện nay nên chú ý đấy).
  • 8. 8 Pan dùng sáo thổi một bản nhạc mộc mạc, đậm chất đồng quê, khiến ai cũng thích. Đến lượt Apollo, vị thần này bước lên „sân khấu‟ dáng đứng vô cùng thanh thoát tao nhã, điệu đà nâng đàn lia (lyre) lên, nói chung Apollo toát ra một vẻ gì đó cực kỳ “qúy tộc”. Khi chàng gảy nhạc, không chỉ tiên thích, thần thích, mà cây cối cũng phải xào xạc theo. Tmolus phán Apollo thắng, và ai cũng phải đồng ý. Nhưng Midas, vốn thân quen Pan và đã từ bỏ những thứ quý phái, cho rằng Pan thổi sáo hay hơn, nên phản đối kịch liệt. Apollo bực bội, cho rằng Midas tai điếc, không biết gì về nghệ thuật mà dám bìnhluận bậy bạ, nên biến tai của Midas từ tai người thành tai lừa. Quá xấu hổ, Midas suốt đời trùm một dải khăn tím lên đầu để che hai tai. Tác phẩm “Phán xét Midas”, Francesco Primaticcio, 1540. Apollo ngồi bên trái, cầm đàn lia, còn Pan ngồi bên phải, cầm sáo. Vua Midas mọc tai lừa vì dám bênh bạn, còn Tmolus thì ra sức ngăn Midas lại, giống kiểu “làm ơn đừng bênh nữa, mọc tai rồi kìa”. Chàng trai và vị bô lão đứng phía sau là những nhân vật phụ , có thể là Satyr và một thần rừng khác? Dù sao đi nữa, đến lúc tóc quá dài thì vua vẫn phải hớt tóc. Chuyện vua hớt tóc là nỗi kinh sợ của các bác thợ cạo xứ Phrygie. Cầm cái dao cạo sắc ngọt lịm kề lên cổ vua để… cạo hàm râu ăn uống dơ hầy của vua đã đủ cho thợ cạo run bắn người. Không run sao được khi chung quanh vua là đám kiêu binh gươm giáo sáng ngời, còn sáng hơn cái dao cạo nhiều! Nhưng điều bí mật ở chỗ thợ cạo nào hớt tóc cho vua cũng đều mất tiếng nói một cách khó hiểu (vì bị lính vua cắt lưỡi đi sau khi hớt tóc vua). Có một anh thợ cạo khốn khổ. Anh cạo tới chỗ lỗ tai của vua thì khám phá ra sự kì quái. Vua thấy anh run quá bèn hỏi ngươi thấy đôi tai của ta như thế nào. Anh thợ cạo nghĩ mình còn vợ yếu con thơ, sợ vợ con bị họa lây, bèn gắng gượng nói hạ thần thấy nhiều người có đôi tai cũng giống vậy, có
  • 9. 9 gì lạ đâu! Vua khoái quá cho về an toàn, chỉ có điều phải hứa không được phát biểu linh tinh, không được nói năng thiếu tổ chức. Cơ khổ! Hồi đó thành Phrygie chưa có NET, cũng chưa có cái vụ Blog hay Facebook, nên anh thợ cạo bị ẩn ức không biết tỏ cùng ai. Anh bèn đi thật xa, tới một chỗ hoang vu, đào một cái lỗ thiệt sâu. Anh chõ cái miệng của mình vào cái lỗ nói thì thầm: Vua Midas có tai lừa… vua Midas có tai lừa… vua Midas có tai lừa…( KING MIDAS HAS DONKEY'S EARS). Nói xong anh như trút được gánh nặng phải ôm trong bụng bấy lâu nay, lấp lỗ đã đào lại và thơ thới ra về. Thần khẩu hại xác phàm! Chỗ cái lỗ lại mọc lên một đám sậy. Một đám sậy biết tư duy nên cứ mỗi lần gió thổi qua lại gieo trong gió câu: Vua Midas có tai lừa… Vua Midas có tai lừa… Lời bàn thêm : Thần Apollon có lời nguyền chừng nào vua Midas chịu bỏ cái mũ ni và chịu nghe cây sậy nói thì đôi tai sẽ trở lại bình thường. Tai xấu Là tai chỉ muốn nghe các lời nịnh bợ, sai quấy, muốn chỉ dành riêng cái lợi cho mình hay nhóm thân cận mình, để rồi làm những chuyện thất nhơn ác đức … Là tai chỉ tin vào những lời nói xấu xa, chuyện xấu xa, là tai không biết phân biệt đúng sai, tốt xấu, cái lợi nhỏ đối với cái hại lớn là tai chỉ nghe để rồi làm lợi cho mình, đếch cần biết đã làm hại ai, thiệt thòi cho những ai. Là tai của Tề Hoàn Công không nghe lời can gián của tôi trung, nghe lời Thụ Điêu nịnh bợ để rồi sau đó bị chết trong lao tù khổ ải. Là tai bị bịt lại như tai lừa, để không muốn nghe những điều đúng, những hành động đúng. Không phải không biết, biết nhưng vẫn muốn làm, tất cả là vì tư lợi mà thôi. Lời nói : Ai nói với ai, không ai nghe ai. Nhà như chiến trường hoặc như bãi tha ma. Sống mà như chết vì trong lòng đã chết. Tình yêu đã chết. Sống cạnh nhau như hai bóng ma, oan hồn. Đau khổ là thế. Bỏ nhau, ly dị nhau là thế. Tai tốt là tai nhẫn nại lắng nghe. Vậy muốn thương yêu thông cảm thì cần “dành ra thời giờ” để nghe mình, nghe bạn đời, nghe con, nghe cha mẹ, nghe người chung quanh. Khi có thời giờ cho nhau thì đó là có “tai tốt”. Và tai tốt đi với miệng tốt.
  • 10. 10 Tốt tai tốt miệng thì dễ tốt bụng, dễ mang lại niềm vui chân thật cho mình và cho người. Lắng nghe thế nào? Nghe Lương tâm? Nghe người? Và rất cần nghe mình. Mong có “tai tốt” biết lắng nghe của người có chức vụ càng cao, người lãnh đạo.! Cảm cảnh đời, VHN tôi cũng xin góp vào đôi vần thơ sầu rụng : NÓI XẤU Tuy vẫn biết nói xấu là không tốt Nhưng hại thay, ác khẩu khiến miệng mình được dịp nói, không lẽ lại làm thinh Nói cho đã, được người nghe khuyến khích. Bắt đầu nói từ những chuyện có thật Hứng lên rồi thêm chút đỉnh có sao hết chuyện đàng hoàng tới chuyện tào lao từ chuyện nhỏ trở thành chuyện quá đáng. Nói xong rồi, lại buồn bả hối hận Tự thấy mình sao có vẻ nhỏ nhen Cứ tưởng rằng mọi người sẽ ngợi khen Bổng bị người đánh giá mình quá xấu. Lại gởi lời xin lỗi kẻ quan hoài Rằng có thể người trung gian viết sai Khiến mọi người hiểu đi theo cách khác Gây bao nổi bất bình quá ai tai. Lòng tự trách phút giây bị ma ám Khiến tâm trí chẳng chút sáng suốt nào Khôn ba năm dại một giây là sao ! Khiến lòng ta giờ đây luống buồn bả. VÕ HIẾU NGHĨA 28/8/2013