Advertisement
Advertisement

More Related Content

Slideshows for you(20)

Similar to CáC VấN đề Về TăNg DâN Số(20)

Advertisement

Recently uploaded(20)

CáC VấN đề Về TăNg DâN Số

  1. Giáo viên hướng dẫn: Cô Nhóm thuyết trình: Sinh viên lớp CNTT2-Khoa CNTT-Đại Học Khoa học Tự Nhiên TPHCM
  2. Mời các bạn xem một đoạn clip
  3. CẤU TRÚC BÀI THUYẾT TRÌNH I.Tình hình dân số: - Dân số và phân bố. - Các cột mốc quá khứ. - Dự báo tương lai. II. Nguyên nhân: - Chủ quan. - Khách quan: III. Hậu quả: - Vấn đề lương thực, nước uống. - Môi trường bị hủy hoại. - Tỉ lệ tội phạm gia tăng. IV. Giải pháp: - Giải pháp ngắn hạn. - Giải pháp lâu dài. V. Lời kết:
  4. THỰC TRẠNG DÂN SỐ Dân số thế giới hiện nay vào khoảng 6.7 tỉ người (11- 2008- en.wikipedia.org). Các thành phố đông dân nhất thế giới: Tokyo (35 triệu, Mexico city- 19.4 triệu, New York 18.7 triệu, Bombay- 18.2 triệu).
  5. Các mốc phát triển dân số Năm Dân số (triệu người) 1000 310 1800 1000 1900 1600 1990 2500 1994 5630 2002 6200 2007 6700
  6. CÁC NƯỚC ĐÔNG DÂN NHẤT TRÊN THẾ GIỚI Nước Dân số (triệu người) Trung Quốc 1369 Ấn Độ 1201 U.S.A 304 Indonesia 232 Brazil 187
  7. Bản đồ các nước đông dân nhất thế giới
  8. Phân bố dân số theo khu vực
  9. Các dự báo cho tương lai Dân số thế giới năm 2017 sẽ là 7 tỷ người. Dân số thế giới năm 2050 sẽ là 9 tỷ người. Trong đó, số dân tại các quốc gia kém phát triển sẽ tăng từ 5,3 tỷ lên đến 7,8 vào năm 2050.  Tuy nhiên, dân số của các nước phát triển sẽ gần như không thay đổi và duy trì ở mức 1,2 tỷ.
  10. Việt Nam Dân số Việt Nam tính đến 31/12/2007 là 87,565,734 (87.5 triệu người), là nước đông dân thứ 14 trên thế giới. 2,4% dân số tập trung ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, thưa thớt ở vùng núi, cao nguyên, ... Mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm một tỉnh (hơn 1 triệu người) Dự báo trong tương lai (năm 2024), dân số Việt Nam sẽ là 100 triệu người Đến giữa thế kỷ, theo dự báo dân số Việt Nam sẽ ổn định ở mức 115 triệu người
  11. Nguyên nhân tăng dân số Quan niệm lạc hậu: Ở một số nước đặc biệt là các nước phương Đông vẫn còn những quan niệm lạc hậu như trọng nam kinh nữ, trời sinh voi sinh cỏ, sinh con quý tử,muốn có con trai, muốn đông con. Ở các nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nhu cầu lao động tay chân cao cũng là nguyên nhân dẫn đến việc đông con. Tại Việt Nam :Theo điều tra của Tổng cục Thống kê, tính đến hết quý 1 năm 2007, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên vẫn ở mức xấp xỉ 17%, nghĩa là gần 6 phụ nữ sinh con thì 1 trường hợp là con thứ ba trở lên
  12. Hậu quả của việc quan hệ tình dục sớm và bừa bãi Tại Việt Nam, 20% số trường hợp nạo phá thai đang ở lứa tuổi vị thành niên. Hiện nay, cả nước có 5% em gái sinh con trước 18 tuổi, 15% sinh con trước 20 tuổi. Úc là nước có tỷ lệ nạo phá thai cao trong số các nước công nghiệp: cứ mỗi 1.000 thiếu nữ (có độ tuổi từ 15 đến 19) thì có khoảng 24 người phá thai và 20 người sinh con. Mỗi năm có khoảng 15 triệu phụ nự từ 15 đến 19 tuổi sinh đẻ, chiếm khoảng 10% tất cả các trường hợp sinh con hàng năm trên thế giới
  13. Di cư cơ học Việc di dân cũng là nguyên nhân làm tăng dân số ở một số nước trên thế giới.  Trong chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, dân các nước xảy ra chiến tranh di cư ồ ạt đến các nước không có chiến tranh, đặc biệt Bắc Mỹ (Hoa Kỳ). Mỹ là nước tiếp nhận nhiều dân di cư nhất, trung bình 1triệu người/năm. Số dân này đa số đến từ Mexico, Trung Quốc, Ấn Độ và Philipines.
  14. Mỹ hiện nay có 35 triệu dân di cư từ khắp các nước, khu vực trên thế giới, phân bố rộng khắp trên 52 bang.
  15. HẬU QUẢ CỦA TĂNG DÂN SỐ Theo một kết quả nghiên cứu của Ấn Độ cho thấy nếu dân số tăng 13 triệu người thì xã hội phải tăng 2,5 triệu nhà ở; 126 nghìn trường học, 372 nghìn giáo viên, 188 triệu mét vải, 12,5 triệu tấn lương thực thực phẩm và hơn 4 triệu việc làm. 1/5 dân số thế giới hiện sống trong nghèo đói. Lục địa Đen là nơi có nhiều người nghèo cùng cực nhất thế giới, với mức chi tiêu trung bình chỉ khoảng 70 UScent/ngày.
  16. Trong khi đó, khu vực có số người nghèo tăng cao nhất là Nam Á với 596 triệu người năm 2005 so với 548 triệu người của năm 1981. Ở khu vực Đông Âu, Trung Á, số người nghèo cũng có chiều hướng gia tăng.
  17. VẤN ĐỀ VỀ NƯỚC SẠCH Hiện có 1.1 tỷ người chưa được dùng nước sạch, 2.6 tỷ người vẫn chưa tiếp cận được các điều kiện vệ sinh. Hiện 1/2 dân số thế giới phải sống trong cảnh thiếu nhà vệ sinh đạt chuẩn.Theo thống kê của LHQ, đến năm 2025, 30% dân số thế giới thiếu nước sạch. Mỗi ngày có 5000 trẻ em chết vì tiêu chảy do thiếu các điều kiện vệ sinh đạt chuẩn. Mỗi năm, 1.8 triệu trẻ em chết do sự nhiễm khuẩn truyền qua nguồn nước bẩn.
  18. VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG Các hình thức ô nhiễm:  Ô nhiễm không khí  Ô nhiễm nước  Ô nhiễm đất  Ô nhiễm phóng xạ  Ô nhiễm tiếng ồn.
  19. Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có đến 4 triệu trẻ em tử vong vì các yếu tố ô nhiễm môi trường, chiếm 30% các ca tử vong. Các hóa chất độc hại còn có những ảnh hưởng lâu dài khi trẻ em lớn lên. Thông thường thì hậu quả của việc nhiễm các chất độc khi còn ở trong tử cung chỉ khởi phát khi trẻ em đến tuổi thiếu niên hoặc lớn hơn.  Theo WHO, hiện nay châu Phi là nơi có nhiều bệnh liên quan tới môi trường nhất trên thế giới, kế đến là một số khu vực ở Đông Nam Á.
  20. CÁC VẤN ĐỀ VỀ XÃ HỘI Tăng dân số nhanh khiến đời sống khó khăn, từ đó dẫn đến sự gia tăng các tệ nạn xã hội: trộm cướp, giết người,mại dâm v.v… Tình trạng người chưa thành niên phạm tội tại TP.HCM tăng liên tục, từ năm 2002 với 385 trường hợp thì đến năm 2006 đã là 700 trường hợp (tỷ lệ tăng gần 100% trong 4 năm). Tỉ lệ tội phạm vị thành niên đang tăng nhanh tại Trung Quốc, từ 33.000 năm 1998 lên đến 80.000 trong năm 2007 và trở thành một vấn đề nan giải.
  21. CÁC GIẢI PHÁP Ban hành các giải pháp về luật: Việt Nam qui định mỗi gia đình chỉ có 1-2 con. Trung Quốc ban hành qui định mỗi gia đình có 1 con từ năm 1979. Hiệu quả của biện pháp này là nhanh chóng, tức thì. Theo tính toán, nếu không ban hành qui định trên, Trung Quốc đã có thể có thêm 400 triệu dân. Thế hệ trẻ ngày nay đã có sự thay đổi về quan niệm sinh con, chấp nhận có ít con để nuôi dạy cho tốt.
  22. Tuy nhiên, việc ban hành các qui định mang tính áp chế này lại gây ra sự mất cân bằng về giới: Nhiều phụ nữ ở Trung Quốc đã phá thai khi biết mình mang thai con gái. Tháng 1/2005, tỉ lệ bé trai/bé gái ở Trung Quốc là 119/100 (thế giới: 105/100). 40 triệu người dân Trung Quốc đối diện nguy cơ không có bạn đời trong tương lai. Khảo sát năm 2005, một số tỉnh ở Việt Nam, tỉ lệ bé trai/bé gái cũng đạt mức 115/100 Nhiều hệ lụy tai hại: xung đột, án mạng, tệ nạn xã hội.
  23. Tuyên truyền các biện pháp tránh thai Rất nhiều các biện pháp tránh thai đã được áp dụng tại Việt Nam từ những năm 1980. Ở Mỹ, qui định cho phép người trên 18 tuổi mua thuốc tránh thai khẩn cấp vào năm 2007 đã khiến doanh số loại thuốc này tăng gấp đôi.
  24. Các biện pháp tránh thai giúp giảm tỉ lệ sinh con ngoài ý muốn, góp phần lớn trong nỗ lực giảm dân số của các chính phủ những năm gần đây. Tất cả các biện pháp tránh thai đều ẩn chứa nguy cơ thất bại, khiến nhiều trường hợp, việc tránh thai không đạt hiệu quả như mong muốn. Một số biện pháp “cực đoan” như triệt sản sẽ khiến người được thực hiện trở nên vô sinh, gây nên hậu quả vĩnh viễn đối với họ.
  25. Các giải pháp dài hạn Với hệ thống tuyên truyền viên đến tận cơ sở, Việt Nam hy vọng nâng cao ý thức người dân trong việc hạn chế gia tăng dân số. Tổ chức phát bao cao su miễn phí cho thanh niên, gái bán hoa tại các khu vực nhạy cảm, vừa hạn chế gia tăng dân số, vừa giảm thiểu lây truyền các bệnh xã hội.
  26. Giúp gia tăng chất lượng dân số. Vấn đề ý thức của người dân cần có sự quan tâm, định hướng của chính phủ.
  27. LỜI KẾT Khi mà nguồn tài nguyên trên trái đất đang ngày một cạn kiệt, việc sử dụng hợp lí các tài nguyên này luôn là vấn đề tối quan trọng đối với sự tồn vong của con người. Dân số toàn cầu bùng nổ tạo nên yêu cầu phải kìm hãm đà tăng dân số. Tuy nhiên, việc lựa chọn một giải pháp thích hợp để vừa đạt được hiệu quả mong muốn, đồng thời giảm thiểu tối đa tác dụng phụ đối với cân bằng xã hội, chất lượng dân số là một câu chuyện dài kỳ. Giải pháp tối ưu cần có sự góp sức tích cực của các nhà chuyên môn để có thể áp dụng trên phạm vi toàn cầu.
Advertisement