SlideShare a Scribd company logo
1 of 13
Download to read offline
Quản Trị Học


                                      NỘI DUNG




                 Chương 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY SỮA VINAMILK
                                       •



1.1. Giới thiệu khái quát:

- Công ty cổ phần sữa Việt Nam được thành lập trên quyết định số 155/2003QD-BCN ngày 10
năm 2003 của Bộ Công nghiệp về chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công Ty sữa Việt Nam
thành Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam.

- Tên giao dịch là VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY.

- Cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán TPHCM ngày 28/12/2005




                                                                                         1
Quản Trị Học




- Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh
mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có
giá trị cộng thêm như sữa đặc... Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các
sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.

- Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm kết thúc
ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng
hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới
như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường.

- Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu sang các
thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ.

1.2. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty :


                                                                                              2
Quản Trị Học




           Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG TY SỮA VINAMILK
                                      •


2.1 Lợi thế cạnh tranh và năng lực đặc thù của Công ty:
* Vị thế của công ty trong ngành:
Vinamilk là công ty sữa lớn nhất cả nước với thị phần 37%. Quy mô nhà máy cũng lớn nhất cả
nước với tổng công suất hiện nay là 504 nghìn tấn/năm, đạt hiệu suất 70%.
      Các thế mạnh của công ty:
- Lợi thế về quy mô tạo ra từ thị phần lớn trong hầu hết các phân khúc sản phẩm sữa và từ sữa,
với hơn 45% thị phần trong thị trường sữa nước, hơn 85% thị phần trong thị trường sữa chua
ăn và sữa đặc, trong đó 2 ngành hàng chủ lực sữa nước và sữa chua ăn có mức tăng trưởng liên
tục hơn 30% mỗi năm
- Vinamilk là một thương hiệu nổi tiếng
- Có khả năng định giá bán trên thị trường

                                                                                             3
Quản Trị Học


           - Sở hữu thương hiệu mạnh, nổi tiếng Vinamilk.
           - Mạng lưới phân phối và bán hàng chủ động và rộng khắp cả nước cho phép các sản phẩm chủ
           lực của Vinamilk có mặt tại trên 141000 điểm bán lẻ lớn nhỏ trên toàn quốc trên 220 nhà phân
           phối,tại toàn bộ 63 tỉnh thành của cả nước. Sản phẩm mang thương hiệu Vinamilk cũng có mặt
           tại Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Séc, Ba Lan, Đức, Trung Quốc, Trung Đông, châu Á, Lào,
           campuchia…
           - Có mối quan hệ đối tác chiến lược bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo được nguồn
           nguyên liệu ổn định.
           - Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới theo xu hướng và nhu cầu tiêu dùng của thị
           trường.
           - Hệ thống và quy trình quản lý chuyên nghiệp.
           - Đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm gồm 1.787 nhân viên bán hàng trên khắp cả nước.
           - Thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế.
           2.2 Phân tích chuỗi giá trị của công ty VINAMILK:


                                        Các hoạt động chính                            Các sản phẩm
   Đầu                                                                                 đạt tiêu chuẩn
   vào:nguồn         Đội ngũ khoa Dây chuyền Có hệ thống phân phối Dịch vụ
                          học      sx khép               rộng          chăm sóc        cao như:sữa
   nguyên liệu                                                                         tươi,sữa bột
   trong nước         nghiên cứu kín,đạt tiêu rãi trên toàn quốc,nhân khách hàng
                                                                                       ,phô-mai,sữa


                       Hệ thống thông tin         Quản trị vật tư tốt giúp    Nguồn nhân lực dồi ở trong
  Cơ sở hạ tầng      luôn được đảm bảo          cho việc tiết kiệm chi phí   nước cụ thể là ở địa phương gần
công ty hiện đại     ổn định,khách hàng         bảo quản vật tư,sản phẩm     nguồn cung cấp nguyên liệu
đáp ứng tốt cho      cập nhật thông tin         làm ra có chất lượng tốt     .Thêm vào đó là đội ngũ kĩ sư
việc sản xuất        nhanh chóng và hiệu        đáp ứng nhu cầu khách        trình độ cao,nhà quản lý thông
                     quả                        hang.                        minh
                                            Các hoạt động hỗ trợ

                − Nhìn vào bản phân tích chuỗi giá trị của công ty sữaVINAMILK
            ta thấy rằng giá trị tăng thêm do các yếu tố từ các hoạt động chính đã giúp cho
            giá trị sản phẩm tăng lên nhưng giá thành sản phẩm không biến động nhiều.
           2.3 Các khối xây dựng cơ bản của lợi thế cạnh tranh:
           Mỗi công ty muốn tạo ra sự khác biệt hoá sản phẩm hay trở nên hiệu quả hơn trong việc giảm
           chi phí, cần phải thực hiện 4 nhân tố cơ bản trong việc xây dựng nên lợi thế cạnh tranh, bao
           gồm: Sự hiệu quả, chất lượng, sự cải tiến, sự đáp ứng khách hàng. Những khối chung này có sự
           tương tác lẫn nhau rất mạnh được thể hiện qua mô hình như sau:

                                                   Chất lượng
                                                    vượt trội




                 Hiệu quả                   Lợi thế cạnh tranh                      Sự đáp ứng
                 vượt trội                  Chi phí thấp                             vượt trội
                                            Sự khác biệt hoá


                                                                                                        4

                                                    Cải tiến
                                                    vượt trội
Quản Trị Học




    2.3.1. Hiệu quả:
 Hiệu quả được đo lường bằng chi phí đầu vào (lao động, vốn đầu tư, trang thiết bị, bí quyết
công nghệ,và nhiều thứ khác..) cần thiết để sản xuất một lượng sản phẩm đầu ra (hàng hoá hay
dịch vụ được tạo ra bởi công ty).
     - Tính hiệu quả của công ty càng cao, chi phí đầu vào cần thiết để sản xuất một lượng sản
phẩm đầu ra nhất định càng thấp. Do đó, sự hiệu quả giúp công ty đạt được lợi thế cạnh tranh
chi phí thấp.
     - Một trong những chìa khoá nhằm đạt được hiệu quả cao là sử dụng đầu vào một cách hợp
lý nhất có thể.
    2.3.2. Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm là những hàng hoá hay dịch vụ có những đặc tính mà khách hàng cho
rằng thực sự thoả mãn nhu cầu của họ. Chất lượng được áp dụng giống nhau cho cả hàng hoá
và dịch vụ.
- Việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao tạo nên thương hiệu cho sản phẩm công ty .
- Chất lượng sản phẩm cao hơn cũng có thể là kết quả của sự hiệu quả cao hơn, với thời gian
lãng phí trong việc điều chỉnh những thiếu sót của sản phẩm hay dịch vụ hơn..
    2.3.3. Cải tiến:
Cải tiến là bất kỳ những gì được cho là mới hay mới lạ trong cách thức mà một công ty vận
hành hay sản xuất sản phẩm của nó. Do đó sự cải tiến bao gốm những sự tiến bộ hơn trong
chủng loại sản phẩm, quá trình sản xuất, hệ thống quản trị cấu trúc tổ chức và chiến lược phát
triển bởi công ty.
- Sự đổi mới thành công đem đến cho công ty một vài đặc điểm là duy nhất mà đối thủ của nó
không có. Sự duy nhất này cho phép công ty tạo ra sản phẩm khác biệt và bán với giá cao hơn
so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
- Sự cải tiến thành công cũng có thể cho công ty giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm.
    2.3.4. Sự đáp ứng khách hàng:
Sự đáp ứng khách hàng là sự đem đến cho khách hàng chính xác những gì họ muốn vào đúng
thời điểm họ muốn. Nó liên quan đến việc thực hiện tất cả những gì có thể nhằm nhận ra nhu
cầu của khách hàng và thoả mãn những nhu cầu đó.
                       Chương 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
                                                 •




                                                                                             5
Quản Trị Học




3.1. Chính trị, pháp luật, chính sách:
    • Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia.
    • Các quy định về thị trường lao động và quan hệ lao động nhằm khuyến khích phát triển
       các hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi xã hội kiểm soát được.
    • Nước ta hiện nay áp dụng các chính sách mở cửa để phát triển kinh tế.
    • Nhà nước ta cũng thực hiện cải cách hệ thống pháp luật để đảm bảo an ninh, trật tự và
       bình ổn chính trị, xã hội.
    • Chính sách ưu đãi đối với người chăn nuôi bò sữa:
    • Ưu tiên 3 năm đầu kể từ khi bắt đầu chăn nuôi bò sữa, Nhà nước hỗ trợ thuế sử dụng
       đất nông nghiệp và miễn thu thủy lợi phí trên diện tích trồng cỏ cho các tổ chức, hộ gia
       đình, cá nhân chăn nuôi bò sữa.
    ⇒ Với các chỉ số kinh tế như trên, sẽ là cơ hội phát triển cho ngành. Tuy nhiên, ngành
       cũng gặp không ít khó khăn do thuế nhập khẩu tăng.

                                                                                              6
Quản Trị Học


3.2. Nền kinh tế:
    • Hai gói kích cầu kinh tế năm 2009 đã phát huy được tác dụng.
    • Mức nhập siêu vẫn còn cao thể hiện việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và
       chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn chậm.
    • Lạm phát vẫn chưa bị đẩy lùi.
    ⇒ Đó cũng là những khó khăn cho công ty.
3.3. Văn hóa – xã hội:
Dù là một đất nước còn nghèo về kinh tế, nhưng ở đó, nó được hội đủ các đặc điểm phẩm chất
cũng như phong thái văn hoá, văn minh tiên tiến thế giới, tạo thành một lối sống vừa có tính
nhân loại, vừa đậm đà bản sắc Việt Nam.
Tâm lí tiêu dùng của người Việt chủ yếu trọng sự bền chắc, chất lượng bên trong.
Tâm lí tiêu dùng của người dân không hề bảo thủ.
    ⇒ Đó cũng là những cơ hội mới cho công ty.
3.4. Công nghệ:
     Nền công nghệ trên thế giới hiện nay ngày càng phát triển vượt bậc đặc biệt là các công
       nghệ chế biến từ khâu sản xuất, chế biến đến đóng gói và bảo quản. Vinamilk đã đầu tư
       phát triển nền công nghệ của mình tới trình độ tiên tiến, hiện đại của thế giới.
     Thay đổi công nghệ quản lý chất lượng sản phẩm theo đối tượng sản phẩm sang quản lý
       chất lượng theo hệ thống mang tính khoa học như: ISO-9000-2000, HACCP (phân tích
       mối nguy hại và kiểm soát điểm tới hạn). Hiện tại, tất cả các đơn vị thành viên của
       Vinamilk đã áp dụng ISO 9000-2000, HACCP và đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý
       nước thải hiện đại, đồng bộ, đạt các chỉ tiêu môi trường của Việt Nam về BOD, COD,
       TSS...
                                             ( Nguồn: "Công nghiệp Việt Nam")

3.5. Nhân khẩu học:
    •Tổng dân số: 85.789.573 người (0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009)
    •Số nữ giới: 43.307.024 người.
    •Tỷ số giới tính: 98,1 nam trên 100 nữ
    •Tỷ lệ tăng dân số: 1,2% (2009)
    •Số dân sống ở khu vực thành thị: 25.374.262 người (chiếm 29,6% dân số cả nước).




                                                                                           7
Quản Trị Học




Với kết cấu dân số như vậy ta có dự báo quy mô tiêu thụ sữa sẽ tăng.
3.6. Điều kiện tự nhiên:
     Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu gió mùa, nóng ẩm.
Mặc dù khí hậu nóng ẩm nhưng nhìn chung các điều kiện tự nhiên khá thích hợp cho việc phát
triển ngành chăn nuôi bò lấy sữa đặc biệt là ở các tỉnh Tuyên Quang, Lâm Đồng, Ba Vì, Nghệ
An, Sơn La…




                     Chương 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ
                                        •




4.1. Cạnh tranh nội bộ ngành:
       Cuộc chiến giành thị phần sát sao và duy trì tăng trưởng theo kịp tốc độ tăng trưởng
ngành. Tốc độ tăng trưởng của VINAMILK hay Dutch Lady trong những năm qua tương
đương với mức tăng trưởng của ngành, với mức trung bình khoảng 20%/năm (trong giai
đoạn 2005-2009). Thị phần các hãng sữa có thay đổi nhưng không đáng kể. Ví dụ như ở
mảng sữa bột, thị phần Abbott trong giai đoạn 2004-2008 dao động xung quanh mức
23%, Mead Johnson ở khoảng 15%. Ở mảng sản phẩm này, có sự vươn lên về thị phần của
VINAMILK với thị phần tăng dần từ 11,2% năm 2004 lên 17% vào năm 2008.
       Ngành sữa tại Việt Nam hiện có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Tuy nhiên, các
công ty trong ngành phải đưa ra các chiến lược cạnh tranh đa dạng để xác định vị thế của
mình trong ngành.
4.2. Áp lực từ nhà cung cấp:

                                                                                              8
Quản Trị Học


   4.2.1. Sức mạnh của nhà cung cấp nguyên liệu sữa trong nước hạn chế:
      Xét về quy mô ngành chăn nuôi bò sữa, 95% số bò sữa được nuôi tại các hộ gia đình,
chỉ 5% được nuôi tại các trại chuyên biệt với qui mô từ 100-200 con trở lên (VEN, 2009).
Điều này cho thấy người dân nuôi bò tự phát, dẫn đến việc không đảm bảo số lượng và chất
lượng và làm giảm khả năng thương lượng của các nhà cung cấp trong nước. Do đó, các công
ty sữa trong nước nắm thế chủ động trong việc thương lượng giá thu mua sữa trong nước.
    4.2.2. Phụ thuộc nhiều vào diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nước ngoài:
      Do hơn 70% đầu vào là nhập khẩu, giá sữa bột thế giới sẽ gây áp lực lên ngành sản
xuất sữa Việt Nam. Trong thời gian tới, giá sữa bột có xu hướng tăng. Đồng thời, nguồn cung
từ các nước xuất khẩu chủ yếu sang Việt Nam như New Zealand, Úc… tăng nhẹ trong khi nhu
cầu nhập khẩu từ các nước châu Á tăng lên, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, với diễn biến
giá sữa khó nắm bắt như những năm gần đây, các nhà sản xuất trong nước vẫn ở trong thế bị
động khi phán ứng với diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

4.3. Áp lực từ người mua:
   4.3.1. Các khách hàng cuối cùng, có khả năng gây áp lực lớn cho các công ty về chất
lượng của sản phẩm:
      Hiện tại các sản phẩm sữa rất đa dạng và có thể thay thế cho nhau, và yếu tố giá cả
không phải là quan trọng nhất đối với người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm sữa. Các
công ty phải cạnh tranh với nhau bằng chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm, sức mạnh thương
hiệu… rồi mới đến cạnh tranh bằng giá cả;
   4.3.2. Các khách hàng trực tiếp là các đại lý phân phối nhỏ lẻ, các trung tâm dinh dưỡng…
có khả năng tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dung:
        Các công ty sữa trong nước và các đại lý độc quyền của các hãng sữa nước ngoài phải
cạnh tranh để có được những điểm phân phối chiến lược, chủ yếu thông qua chiết khấu và
hoa hồng cho đại lý bán lẻ. Các điểm phân phối như trung tâm dinh dưỡng, bệnh viện, nhà
thuốc…có thể giành được sức mạnh đáng kể trước các hãng sữa, vì họ có thể tác động đến
quyết định mua sản phẩm sữa nào của các khách hàng mua lẻ/ cuối cùng thông qua tư vấn,
giới thiệu sản phẩm.
4.4. Áp lực từ sản phẩm thay thế:
         Áp lực về sản phẩm mới trong ngành này là không nhiều, do đặc thù của sữa là sản
phẩm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, sẽ có sự cạnh tranh giữa các sản phẩm trong
ngành về thị phần, ví dự như sữa đậu nành hay các sản phẩm đồ uống ngũ cốc, ca cao… có thể
làm giảm thị phần của các sản phẩm sữa nước.
4.5. Áp lực từ những đối thủ mới:
         Đặc điểm ngành sữa là tăng trưởng ổn định, lợi nhuận cao, thị phần đã tương đối ổn
định; để gia nhập ngành đòi hỏi các công ty mới phải có tiềm lực vốn lớn để vượt qua các
hàng rào gia nhập như:
    •Đặc trưng hóa sản phẩm.
    •Yêu cầu về vốn.
    •Kênh phạn phối.
Do đó, có thể kết luận rằng áp lực từ những đối thủ mới là không đáng kể, mà cạnh tranh chủ
yếu sẽ diễn ra trong nội bộ ngành hiện tại.




                                                                                           9
Quản Trị Học




                             Chương 5: PHÂN TÍCH SWOT
                                          •


5.1. Điểm mạnh :
 Vinamilk là 1 trong 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, là doanh nghiệp
hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm lĩnh 37% thị phần cả nước với 125.000
điểm bán hàng, bao phủ 63/63 tỉnh thành phố.
 Vinamilk tiêu thụ hơn một nửa sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước. Điều này
khiến cho Vinamilk có sức mạnh chi phối về giá sữa tười nguyên liệu trên thị trường.
 Công ty đã và đang có những dự án trực tiếp chăn nuôi bò sữa, ngoài ra còn hỗ trợ nông dân
nuôi bò sữa, từ đó công ty chủ động hơn về nguyên vật liệu đầu vào. Bên cạnh đó, công ty
cũng đã có dự án nuôi bò sữa ở New Zealand (quốc gia xuất khẩu sữa nguyên liệu và sữa thành
phẩm nhiều nhất vào thị trường Việt Nam) nhằm chủ động về nguyên liệu cũng như học hỏi
kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi bò sữa tiên tiến ở nước này.
 Vinamilk cũng đầu tư mạnh vào hình ảnh và uy tín của công ty thông qua các
chương trình học bổng, hoạt động giúp đỡ người nghèo, cứu trợ bão lũ, nuôi dưỡng
bà mẹ Việt Nam Anh Hùng… Các hoạt động này đã nâng cao hình ảnh của công ty
đối với người tiêu dùng. Từ đó tạo tính ổn định và tăng trưởng trong doanh thu.
1) Tiềm lực tài chính mạnh.
2) Công ty có uy tín thị phần cao: 90% thị phần sữa nước đóng bao nói riêng và 39% thị phần
    sữa nước nói chung.
3) Thiết bị công nghệ hiện đại, quản lý chất lượng tốt, sản phẩm đa dạng và khả năng phát
    triển sản phẩm mới tốt.
4) Nguồn nhân lực mạnh.
5) Giá thành thấp.
6) Hệ thống phân phối mạnh của Vinamilk.
5.2. Điểm yếu :
 30% doanh thu của công ty là từ xuất khẩu, thị trường chính là Iraq, Campuchia và một số
nước khác. Tình hình bất ổn ở Iraq có thể khiến doanh thu từ hàng xuất khẩu sang thị trường
này suy giảm.
 Hoạt động Marketing của công ty chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong khi Miền
Bắc, chiếm tới 2/3 dân số cả nước lại chưa được công ty đầu tư mạnh cho các hoạt động
Marketing, điều này có thể dẫn đến việc công Vinamilk mất dần thị trường vào tay các đối thủ
cạnh tranh của mình như Dutch Lady, Abbott…


                                                                                         10
Quản Trị Học


1) Các hoạt động quảng cáo và KM của cty tỏ ra chưa có sự hỗ trợ hiệu quả cho mặt hàng sữa
     nước, đb là sữa đóng bao.
2) Sản phẩm sữa nước đóng bao chỉ được xem như là 1 sản phẩm tiết kiệm mà không có lợi
     ích gì nổi trội.
3) Ưu thế về giá không thực sự bền vững và không thực sự còn là ưu thế.
4) Mức độ phân phối mặt hàng sữa nước đóng bao của Vinamilk còn hạn chế.
5.3. Cơ hội:
  Mức tiêu dùng sản phẩm sữa bình quân đầu người ở Việt Nam ước đạt 12,3 lít/người/năm,
thấp hơn rất nhiều so với 35 lít/người/năm của trung bình châu Á (nguồn Euromonitor
International, trích tại Vinamilk, 2008), so với Thái Lan là 30 lít/người/năm, Trung Quốc là 60
lít/người/năm và Hàn Quốc là 100 lít/người/năm.
  Quyết định số 10/2008/QĐ – TTg của Thủ Tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đặt
ra chỉ tiêu phát triển ngành sữa với các mục tiêu tới 2010 ngành sữa sẽ đạt sản lượng 380 ngàn
tấn, 2015 đạt sản lượng 700 ngàn tấn và 2020 sẽ đạt sản lượng là 1 triệu tấn. Với chính sách
trên, vấn đề về nguyên liệu cho công ty sẽ không còn là gánh nặng quá lớn.
1) Nhu cầu các loại sữa nước nói chung và sữa nước có giá rẻ nói riêng phát triển.
2) Người TD sữa nước đóng bao gồm nhiều thành phần, quan tâm đến cả giá lẫn y/t chất
     lượng, nhưng ít quan tâm đến nhãn hiệu, KM.
3) Gần 1/3 lượng sữa nước đóng bao (32.55%) được tiêu thụ bởi những người lớn trong độ
     tuổi 20-34 có những nhu cầu khác trẻ em.
4) Thói quen mua sữa nước đóng bao với số lượng lớn (10-20 bao/lần).
5.4. Thách thức:
- Sản lượng sữa sản xuất trong nước hiện mới đáp ứng được 22% nhu cầu tiêu dùng trong
nước, vì vậy tiềm ẩn những rủi ro về chất lượng nguyên liệu, giá cả và tỷ giá hối đoái.
- Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của nông dân cùng với việc chăn nuôi bò sữa theo phong trào, quy
mô nhỏ lẻ (1 – 20 con chiếm 94%) cũng gây ra những thách thức không nhỏ đối với sự ổn định
của nguồn nguyên liệu sữa.
- Vào năm 2012, nếu vòng đàm phán Doha thành công, các nước phát triển sẽ cắt giảm hoặc
bỏ trợ cấp nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi bò sữa nói riêng, giá sữa nguyên liệu sẽ
tăng.
- Chi phí thức ăn chăn nuôi bò sữa chiếm tới 70% giá bán sữa trong khi đó, chi phí này ở Thái
Lan chỉ chiếm 57%, Đài Loan thì chưa đến 43%. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành
sữa nguyên liệu cao, trong khi giá nhập nguyên liệu của các công ty chế biến sữa thấp, người
nông dân nuôi bò sữa không mặn mà lắm với công việc của mình.
1) Chưa có tính chủ động cao về nguồn nguyên liệu NK, giá cả bao bì nguyên liệu.
2) Đối thủ cạnh tranh với sp thay thế tốt.
3) Khả năng thâm nhập thị trường của các đối thủ mới.
5.5. Phân tích swot:

                         O – CƠ HỘI (OPPORTUNITIES)                T – ĐE DỌA (THREATENS)
                         O1. Nhu cầu các loại sữa nước nói      T1. Chưa có tính chủ động cao về
                         chung và sữa nước có giá rẻ nói        nguồn nguyên liệu nhập khẩu, giá
                         riêng phát triển.                      cả bao bì nguyên liệu.

                         O2. Người tiêu dùng sữa nước đóng T2. Đối thủ cạnh tranh với sản
                         bao gồm nhiều thành phần, quan tâm phẩm thay thế tốt.
                         đến cả giá lẫn yếu tố chất lượng,
                         nhưng ít quan tâm đến nhãn hiệu,   T3. Khả năng thâm nhập thị trường


                                                                                            11
Quản Trị Học


                                       khuyến mãi.                           của các đối thủ mới.

                                       O3. Gần 1/3 lượng sữa nước đóng
                                       bao (32.55%) được tiêu thụ bởi
                                       những người lớn trong độ tuổi 20-34
                                       có những nhu cầu khác trẻ em.

                                       O4. Thói quen mua sữa nước đóng
                                       bao với số lượng lớn (10-20
                                       bao/lần).

S – ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS)                       Chiến lược S – O                      Chiến lược S – T
S1. Tiềm lực tài chính mạnh.           Phát triển sản phẩm (S2, S3- O1,      Kiểm soát dựa trên sự cạnh tranh
                                       O2, O3, O4)                           (S1, S4-T1)
S2. Công ty có uy tín thị phần cao:
90% thị phần sữa nước đóng bao nói     Thâm nhập thị trường (S5- O1, O4) Thâm nhập thị trường (S1, S2, S6-
riêng và 39% thị phần sữa nước nói                                       T1,T3)
chung.

S3. Thiết bị công nghệ hiện đại,
quản lý chất lượng tốt, sản phảm đa
dạng và khả năng phát triển sản
phẩm mới tốt.

S4. Nguồn nhân lực mạnh.

S5. Giá thành thấp.

S6. Hệ thống phân phối mạnh của
Vinamilk.

          W – ĐIỂM YẾU                         Chiến lược W – O                      Chiến lược W – T
         (WEAKNESSES)                  Đẩy mạnh tiếp cận thị trường (W1,     Kiểm soát dựa trên sự cạnh tranh
W1. Các hoạt động quảng cáo và         W2, W3-O1, O2)                        (W3-T1)
khuyến mãi của công ty tỏ ra chưa
có sự hỗ trợ hiệu quả cho mặt hàng     Phhát triển thị trường (W4-O1)        Cải tiến sản phẩm (W2, W3-T2,
sữa nước, đặc biệt là sữa đóng bao.    Phát triển sản phẩm (W2, W3-O1,       T3)
                                       O2, O3)
W2. Sản phẩm sữa nước đóng bao
chỉ được xem như là một sản phẩm
tiết kiệm mà không có lợi ích gì nổi
trội.

W3. Ưu thế về giá không thực sự
bền vững và không thực sự còn là ưu
thế.


                                                                                                         12
Quản Trị Học


W4. Mức độ phân phối mặt hàng
sữa nước đóng bao của Vinamilk
còn hạn chế.




            5.5. Kết luận:
            - Đặt ra chiến lược phát triển cho công ty là một chuyện và việc tìm kiếm áp dụng các nguồn
            lực để thực hiện được chiến lược đó là cả một vấn đề. Điều mà bản thân các công ty tự hỏi là
            chiến lược đó của công ty sẽ thực hiện như thế nào và trong bao lâu và chiến lược đó đã phù
            hợp với công ty hay không, quá ít hay quá khả năng.
            - Một chiến lược tốt là một chiến lược rõ ràng cụ thể phù hợp với xu thế khả năng của công ty
            khi đã đề ra được chiến lược thì việc thực hiện chiến lược phải luôn sát cánh bên những chiến
            lược mà công ty đã đưa ra.quan trọng là nguồn lực của công ty phải luôn phù hợp,trong quá
            trình thực hiện việc nhà quản trị phải điều tiết như thế nào tạo được sự liên kết giữa 2 vấn đề
            này thì mục tiêu chiến lược mới có thể đạt được.



            tài liệu tham khảo:
            www.vinamilk.com.vn
            www.thesaigontimes.vn
            www.tapchikinhte.com
            www.scribd.com
            www.tailieu.vn
            Các báo cáo về tình hình kinh doanh và tài chính của Vinamilk




                                                                                                          13

More Related Content

Featured

PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024Neil Kimberley
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)contently
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024Albert Qian
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsKurio // The Social Media Age(ncy)
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Search Engine Journal
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summarySpeakerHub
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Tessa Mero
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentLily Ray
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best PracticesVit Horky
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementMindGenius
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...RachelPearson36
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Applitools
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at WorkGetSmarter
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...DevGAMM Conference
 
Barbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationBarbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationErica Santiago
 

Featured (20)

PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work
 
ChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slidesChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slides
 
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike RoutesMore than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
 
Barbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationBarbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy Presentation
 

Quan tri hoc abc

  • 1. Quản Trị Học NỘI DUNG Chương 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY SỮA VINAMILK • 1.1. Giới thiệu khái quát: - Công ty cổ phần sữa Việt Nam được thành lập trên quyết định số 155/2003QD-BCN ngày 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công Ty sữa Việt Nam thành Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam. - Tên giao dịch là VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY. - Cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán TPHCM ngày 28/12/2005 1
  • 2. Quản Trị Học - Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc... Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất. - Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường. - Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ. 1.2. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty : 2
  • 3. Quản Trị Học Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG TY SỮA VINAMILK • 2.1 Lợi thế cạnh tranh và năng lực đặc thù của Công ty: * Vị thế của công ty trong ngành: Vinamilk là công ty sữa lớn nhất cả nước với thị phần 37%. Quy mô nhà máy cũng lớn nhất cả nước với tổng công suất hiện nay là 504 nghìn tấn/năm, đạt hiệu suất 70%.  Các thế mạnh của công ty: - Lợi thế về quy mô tạo ra từ thị phần lớn trong hầu hết các phân khúc sản phẩm sữa và từ sữa, với hơn 45% thị phần trong thị trường sữa nước, hơn 85% thị phần trong thị trường sữa chua ăn và sữa đặc, trong đó 2 ngành hàng chủ lực sữa nước và sữa chua ăn có mức tăng trưởng liên tục hơn 30% mỗi năm - Vinamilk là một thương hiệu nổi tiếng - Có khả năng định giá bán trên thị trường 3
  • 4. Quản Trị Học - Sở hữu thương hiệu mạnh, nổi tiếng Vinamilk. - Mạng lưới phân phối và bán hàng chủ động và rộng khắp cả nước cho phép các sản phẩm chủ lực của Vinamilk có mặt tại trên 141000 điểm bán lẻ lớn nhỏ trên toàn quốc trên 220 nhà phân phối,tại toàn bộ 63 tỉnh thành của cả nước. Sản phẩm mang thương hiệu Vinamilk cũng có mặt tại Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Séc, Ba Lan, Đức, Trung Quốc, Trung Đông, châu Á, Lào, campuchia… - Có mối quan hệ đối tác chiến lược bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo được nguồn nguyên liệu ổn định. - Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới theo xu hướng và nhu cầu tiêu dùng của thị trường. - Hệ thống và quy trình quản lý chuyên nghiệp. - Đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm gồm 1.787 nhân viên bán hàng trên khắp cả nước. - Thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế. 2.2 Phân tích chuỗi giá trị của công ty VINAMILK: Các hoạt động chính Các sản phẩm Đầu đạt tiêu chuẩn vào:nguồn Đội ngũ khoa Dây chuyền Có hệ thống phân phối Dịch vụ học sx khép rộng chăm sóc cao như:sữa nguyên liệu tươi,sữa bột trong nước nghiên cứu kín,đạt tiêu rãi trên toàn quốc,nhân khách hàng ,phô-mai,sữa Hệ thống thông tin Quản trị vật tư tốt giúp Nguồn nhân lực dồi ở trong Cơ sở hạ tầng luôn được đảm bảo cho việc tiết kiệm chi phí nước cụ thể là ở địa phương gần công ty hiện đại ổn định,khách hàng bảo quản vật tư,sản phẩm nguồn cung cấp nguyên liệu đáp ứng tốt cho cập nhật thông tin làm ra có chất lượng tốt .Thêm vào đó là đội ngũ kĩ sư việc sản xuất nhanh chóng và hiệu đáp ứng nhu cầu khách trình độ cao,nhà quản lý thông quả hang. minh Các hoạt động hỗ trợ − Nhìn vào bản phân tích chuỗi giá trị của công ty sữaVINAMILK ta thấy rằng giá trị tăng thêm do các yếu tố từ các hoạt động chính đã giúp cho giá trị sản phẩm tăng lên nhưng giá thành sản phẩm không biến động nhiều. 2.3 Các khối xây dựng cơ bản của lợi thế cạnh tranh: Mỗi công ty muốn tạo ra sự khác biệt hoá sản phẩm hay trở nên hiệu quả hơn trong việc giảm chi phí, cần phải thực hiện 4 nhân tố cơ bản trong việc xây dựng nên lợi thế cạnh tranh, bao gồm: Sự hiệu quả, chất lượng, sự cải tiến, sự đáp ứng khách hàng. Những khối chung này có sự tương tác lẫn nhau rất mạnh được thể hiện qua mô hình như sau: Chất lượng vượt trội Hiệu quả Lợi thế cạnh tranh Sự đáp ứng vượt trội Chi phí thấp vượt trội Sự khác biệt hoá 4 Cải tiến vượt trội
  • 5. Quản Trị Học 2.3.1. Hiệu quả: Hiệu quả được đo lường bằng chi phí đầu vào (lao động, vốn đầu tư, trang thiết bị, bí quyết công nghệ,và nhiều thứ khác..) cần thiết để sản xuất một lượng sản phẩm đầu ra (hàng hoá hay dịch vụ được tạo ra bởi công ty). - Tính hiệu quả của công ty càng cao, chi phí đầu vào cần thiết để sản xuất một lượng sản phẩm đầu ra nhất định càng thấp. Do đó, sự hiệu quả giúp công ty đạt được lợi thế cạnh tranh chi phí thấp. - Một trong những chìa khoá nhằm đạt được hiệu quả cao là sử dụng đầu vào một cách hợp lý nhất có thể. 2.3.2. Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là những hàng hoá hay dịch vụ có những đặc tính mà khách hàng cho rằng thực sự thoả mãn nhu cầu của họ. Chất lượng được áp dụng giống nhau cho cả hàng hoá và dịch vụ. - Việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao tạo nên thương hiệu cho sản phẩm công ty . - Chất lượng sản phẩm cao hơn cũng có thể là kết quả của sự hiệu quả cao hơn, với thời gian lãng phí trong việc điều chỉnh những thiếu sót của sản phẩm hay dịch vụ hơn.. 2.3.3. Cải tiến: Cải tiến là bất kỳ những gì được cho là mới hay mới lạ trong cách thức mà một công ty vận hành hay sản xuất sản phẩm của nó. Do đó sự cải tiến bao gốm những sự tiến bộ hơn trong chủng loại sản phẩm, quá trình sản xuất, hệ thống quản trị cấu trúc tổ chức và chiến lược phát triển bởi công ty. - Sự đổi mới thành công đem đến cho công ty một vài đặc điểm là duy nhất mà đối thủ của nó không có. Sự duy nhất này cho phép công ty tạo ra sản phẩm khác biệt và bán với giá cao hơn so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. - Sự cải tiến thành công cũng có thể cho công ty giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm. 2.3.4. Sự đáp ứng khách hàng: Sự đáp ứng khách hàng là sự đem đến cho khách hàng chính xác những gì họ muốn vào đúng thời điểm họ muốn. Nó liên quan đến việc thực hiện tất cả những gì có thể nhằm nhận ra nhu cầu của khách hàng và thoả mãn những nhu cầu đó. Chương 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ • 5
  • 6. Quản Trị Học 3.1. Chính trị, pháp luật, chính sách: • Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia. • Các quy định về thị trường lao động và quan hệ lao động nhằm khuyến khích phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi xã hội kiểm soát được. • Nước ta hiện nay áp dụng các chính sách mở cửa để phát triển kinh tế. • Nhà nước ta cũng thực hiện cải cách hệ thống pháp luật để đảm bảo an ninh, trật tự và bình ổn chính trị, xã hội. • Chính sách ưu đãi đối với người chăn nuôi bò sữa: • Ưu tiên 3 năm đầu kể từ khi bắt đầu chăn nuôi bò sữa, Nhà nước hỗ trợ thuế sử dụng đất nông nghiệp và miễn thu thủy lợi phí trên diện tích trồng cỏ cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi bò sữa. ⇒ Với các chỉ số kinh tế như trên, sẽ là cơ hội phát triển cho ngành. Tuy nhiên, ngành cũng gặp không ít khó khăn do thuế nhập khẩu tăng. 6
  • 7. Quản Trị Học 3.2. Nền kinh tế: • Hai gói kích cầu kinh tế năm 2009 đã phát huy được tác dụng. • Mức nhập siêu vẫn còn cao thể hiện việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn chậm. • Lạm phát vẫn chưa bị đẩy lùi. ⇒ Đó cũng là những khó khăn cho công ty. 3.3. Văn hóa – xã hội: Dù là một đất nước còn nghèo về kinh tế, nhưng ở đó, nó được hội đủ các đặc điểm phẩm chất cũng như phong thái văn hoá, văn minh tiên tiến thế giới, tạo thành một lối sống vừa có tính nhân loại, vừa đậm đà bản sắc Việt Nam. Tâm lí tiêu dùng của người Việt chủ yếu trọng sự bền chắc, chất lượng bên trong. Tâm lí tiêu dùng của người dân không hề bảo thủ. ⇒ Đó cũng là những cơ hội mới cho công ty. 3.4. Công nghệ:  Nền công nghệ trên thế giới hiện nay ngày càng phát triển vượt bậc đặc biệt là các công nghệ chế biến từ khâu sản xuất, chế biến đến đóng gói và bảo quản. Vinamilk đã đầu tư phát triển nền công nghệ của mình tới trình độ tiên tiến, hiện đại của thế giới.  Thay đổi công nghệ quản lý chất lượng sản phẩm theo đối tượng sản phẩm sang quản lý chất lượng theo hệ thống mang tính khoa học như: ISO-9000-2000, HACCP (phân tích mối nguy hại và kiểm soát điểm tới hạn). Hiện tại, tất cả các đơn vị thành viên của Vinamilk đã áp dụng ISO 9000-2000, HACCP và đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đồng bộ, đạt các chỉ tiêu môi trường của Việt Nam về BOD, COD, TSS... ( Nguồn: "Công nghiệp Việt Nam") 3.5. Nhân khẩu học: •Tổng dân số: 85.789.573 người (0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009) •Số nữ giới: 43.307.024 người. •Tỷ số giới tính: 98,1 nam trên 100 nữ •Tỷ lệ tăng dân số: 1,2% (2009) •Số dân sống ở khu vực thành thị: 25.374.262 người (chiếm 29,6% dân số cả nước). 7
  • 8. Quản Trị Học Với kết cấu dân số như vậy ta có dự báo quy mô tiêu thụ sữa sẽ tăng. 3.6. Điều kiện tự nhiên: Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu gió mùa, nóng ẩm. Mặc dù khí hậu nóng ẩm nhưng nhìn chung các điều kiện tự nhiên khá thích hợp cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò lấy sữa đặc biệt là ở các tỉnh Tuyên Quang, Lâm Đồng, Ba Vì, Nghệ An, Sơn La… Chương 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ • 4.1. Cạnh tranh nội bộ ngành: Cuộc chiến giành thị phần sát sao và duy trì tăng trưởng theo kịp tốc độ tăng trưởng ngành. Tốc độ tăng trưởng của VINAMILK hay Dutch Lady trong những năm qua tương đương với mức tăng trưởng của ngành, với mức trung bình khoảng 20%/năm (trong giai đoạn 2005-2009). Thị phần các hãng sữa có thay đổi nhưng không đáng kể. Ví dụ như ở mảng sữa bột, thị phần Abbott trong giai đoạn 2004-2008 dao động xung quanh mức 23%, Mead Johnson ở khoảng 15%. Ở mảng sản phẩm này, có sự vươn lên về thị phần của VINAMILK với thị phần tăng dần từ 11,2% năm 2004 lên 17% vào năm 2008. Ngành sữa tại Việt Nam hiện có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Tuy nhiên, các công ty trong ngành phải đưa ra các chiến lược cạnh tranh đa dạng để xác định vị thế của mình trong ngành. 4.2. Áp lực từ nhà cung cấp: 8
  • 9. Quản Trị Học 4.2.1. Sức mạnh của nhà cung cấp nguyên liệu sữa trong nước hạn chế: Xét về quy mô ngành chăn nuôi bò sữa, 95% số bò sữa được nuôi tại các hộ gia đình, chỉ 5% được nuôi tại các trại chuyên biệt với qui mô từ 100-200 con trở lên (VEN, 2009). Điều này cho thấy người dân nuôi bò tự phát, dẫn đến việc không đảm bảo số lượng và chất lượng và làm giảm khả năng thương lượng của các nhà cung cấp trong nước. Do đó, các công ty sữa trong nước nắm thế chủ động trong việc thương lượng giá thu mua sữa trong nước. 4.2.2. Phụ thuộc nhiều vào diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nước ngoài: Do hơn 70% đầu vào là nhập khẩu, giá sữa bột thế giới sẽ gây áp lực lên ngành sản xuất sữa Việt Nam. Trong thời gian tới, giá sữa bột có xu hướng tăng. Đồng thời, nguồn cung từ các nước xuất khẩu chủ yếu sang Việt Nam như New Zealand, Úc… tăng nhẹ trong khi nhu cầu nhập khẩu từ các nước châu Á tăng lên, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, với diễn biến giá sữa khó nắm bắt như những năm gần đây, các nhà sản xuất trong nước vẫn ở trong thế bị động khi phán ứng với diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nhập khẩu. 4.3. Áp lực từ người mua: 4.3.1. Các khách hàng cuối cùng, có khả năng gây áp lực lớn cho các công ty về chất lượng của sản phẩm: Hiện tại các sản phẩm sữa rất đa dạng và có thể thay thế cho nhau, và yếu tố giá cả không phải là quan trọng nhất đối với người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm sữa. Các công ty phải cạnh tranh với nhau bằng chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm, sức mạnh thương hiệu… rồi mới đến cạnh tranh bằng giá cả; 4.3.2. Các khách hàng trực tiếp là các đại lý phân phối nhỏ lẻ, các trung tâm dinh dưỡng… có khả năng tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dung: Các công ty sữa trong nước và các đại lý độc quyền của các hãng sữa nước ngoài phải cạnh tranh để có được những điểm phân phối chiến lược, chủ yếu thông qua chiết khấu và hoa hồng cho đại lý bán lẻ. Các điểm phân phối như trung tâm dinh dưỡng, bệnh viện, nhà thuốc…có thể giành được sức mạnh đáng kể trước các hãng sữa, vì họ có thể tác động đến quyết định mua sản phẩm sữa nào của các khách hàng mua lẻ/ cuối cùng thông qua tư vấn, giới thiệu sản phẩm. 4.4. Áp lực từ sản phẩm thay thế: Áp lực về sản phẩm mới trong ngành này là không nhiều, do đặc thù của sữa là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, sẽ có sự cạnh tranh giữa các sản phẩm trong ngành về thị phần, ví dự như sữa đậu nành hay các sản phẩm đồ uống ngũ cốc, ca cao… có thể làm giảm thị phần của các sản phẩm sữa nước. 4.5. Áp lực từ những đối thủ mới: Đặc điểm ngành sữa là tăng trưởng ổn định, lợi nhuận cao, thị phần đã tương đối ổn định; để gia nhập ngành đòi hỏi các công ty mới phải có tiềm lực vốn lớn để vượt qua các hàng rào gia nhập như: •Đặc trưng hóa sản phẩm. •Yêu cầu về vốn. •Kênh phạn phối. Do đó, có thể kết luận rằng áp lực từ những đối thủ mới là không đáng kể, mà cạnh tranh chủ yếu sẽ diễn ra trong nội bộ ngành hiện tại. 9
  • 10. Quản Trị Học Chương 5: PHÂN TÍCH SWOT • 5.1. Điểm mạnh : Vinamilk là 1 trong 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm lĩnh 37% thị phần cả nước với 125.000 điểm bán hàng, bao phủ 63/63 tỉnh thành phố. Vinamilk tiêu thụ hơn một nửa sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước. Điều này khiến cho Vinamilk có sức mạnh chi phối về giá sữa tười nguyên liệu trên thị trường. Công ty đã và đang có những dự án trực tiếp chăn nuôi bò sữa, ngoài ra còn hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa, từ đó công ty chủ động hơn về nguyên vật liệu đầu vào. Bên cạnh đó, công ty cũng đã có dự án nuôi bò sữa ở New Zealand (quốc gia xuất khẩu sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm nhiều nhất vào thị trường Việt Nam) nhằm chủ động về nguyên liệu cũng như học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi bò sữa tiên tiến ở nước này. Vinamilk cũng đầu tư mạnh vào hình ảnh và uy tín của công ty thông qua các chương trình học bổng, hoạt động giúp đỡ người nghèo, cứu trợ bão lũ, nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam Anh Hùng… Các hoạt động này đã nâng cao hình ảnh của công ty đối với người tiêu dùng. Từ đó tạo tính ổn định và tăng trưởng trong doanh thu. 1) Tiềm lực tài chính mạnh. 2) Công ty có uy tín thị phần cao: 90% thị phần sữa nước đóng bao nói riêng và 39% thị phần sữa nước nói chung. 3) Thiết bị công nghệ hiện đại, quản lý chất lượng tốt, sản phẩm đa dạng và khả năng phát triển sản phẩm mới tốt. 4) Nguồn nhân lực mạnh. 5) Giá thành thấp. 6) Hệ thống phân phối mạnh của Vinamilk. 5.2. Điểm yếu : 30% doanh thu của công ty là từ xuất khẩu, thị trường chính là Iraq, Campuchia và một số nước khác. Tình hình bất ổn ở Iraq có thể khiến doanh thu từ hàng xuất khẩu sang thị trường này suy giảm. Hoạt động Marketing của công ty chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong khi Miền Bắc, chiếm tới 2/3 dân số cả nước lại chưa được công ty đầu tư mạnh cho các hoạt động Marketing, điều này có thể dẫn đến việc công Vinamilk mất dần thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh của mình như Dutch Lady, Abbott… 10
  • 11. Quản Trị Học 1) Các hoạt động quảng cáo và KM của cty tỏ ra chưa có sự hỗ trợ hiệu quả cho mặt hàng sữa nước, đb là sữa đóng bao. 2) Sản phẩm sữa nước đóng bao chỉ được xem như là 1 sản phẩm tiết kiệm mà không có lợi ích gì nổi trội. 3) Ưu thế về giá không thực sự bền vững và không thực sự còn là ưu thế. 4) Mức độ phân phối mặt hàng sữa nước đóng bao của Vinamilk còn hạn chế. 5.3. Cơ hội: Mức tiêu dùng sản phẩm sữa bình quân đầu người ở Việt Nam ước đạt 12,3 lít/người/năm, thấp hơn rất nhiều so với 35 lít/người/năm của trung bình châu Á (nguồn Euromonitor International, trích tại Vinamilk, 2008), so với Thái Lan là 30 lít/người/năm, Trung Quốc là 60 lít/người/năm và Hàn Quốc là 100 lít/người/năm. Quyết định số 10/2008/QĐ – TTg của Thủ Tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đặt ra chỉ tiêu phát triển ngành sữa với các mục tiêu tới 2010 ngành sữa sẽ đạt sản lượng 380 ngàn tấn, 2015 đạt sản lượng 700 ngàn tấn và 2020 sẽ đạt sản lượng là 1 triệu tấn. Với chính sách trên, vấn đề về nguyên liệu cho công ty sẽ không còn là gánh nặng quá lớn. 1) Nhu cầu các loại sữa nước nói chung và sữa nước có giá rẻ nói riêng phát triển. 2) Người TD sữa nước đóng bao gồm nhiều thành phần, quan tâm đến cả giá lẫn y/t chất lượng, nhưng ít quan tâm đến nhãn hiệu, KM. 3) Gần 1/3 lượng sữa nước đóng bao (32.55%) được tiêu thụ bởi những người lớn trong độ tuổi 20-34 có những nhu cầu khác trẻ em. 4) Thói quen mua sữa nước đóng bao với số lượng lớn (10-20 bao/lần). 5.4. Thách thức: - Sản lượng sữa sản xuất trong nước hiện mới đáp ứng được 22% nhu cầu tiêu dùng trong nước, vì vậy tiềm ẩn những rủi ro về chất lượng nguyên liệu, giá cả và tỷ giá hối đoái. - Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của nông dân cùng với việc chăn nuôi bò sữa theo phong trào, quy mô nhỏ lẻ (1 – 20 con chiếm 94%) cũng gây ra những thách thức không nhỏ đối với sự ổn định của nguồn nguyên liệu sữa. - Vào năm 2012, nếu vòng đàm phán Doha thành công, các nước phát triển sẽ cắt giảm hoặc bỏ trợ cấp nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi bò sữa nói riêng, giá sữa nguyên liệu sẽ tăng. - Chi phí thức ăn chăn nuôi bò sữa chiếm tới 70% giá bán sữa trong khi đó, chi phí này ở Thái Lan chỉ chiếm 57%, Đài Loan thì chưa đến 43%. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành sữa nguyên liệu cao, trong khi giá nhập nguyên liệu của các công ty chế biến sữa thấp, người nông dân nuôi bò sữa không mặn mà lắm với công việc của mình. 1) Chưa có tính chủ động cao về nguồn nguyên liệu NK, giá cả bao bì nguyên liệu. 2) Đối thủ cạnh tranh với sp thay thế tốt. 3) Khả năng thâm nhập thị trường của các đối thủ mới. 5.5. Phân tích swot: O – CƠ HỘI (OPPORTUNITIES) T – ĐE DỌA (THREATENS) O1. Nhu cầu các loại sữa nước nói T1. Chưa có tính chủ động cao về chung và sữa nước có giá rẻ nói nguồn nguyên liệu nhập khẩu, giá riêng phát triển. cả bao bì nguyên liệu. O2. Người tiêu dùng sữa nước đóng T2. Đối thủ cạnh tranh với sản bao gồm nhiều thành phần, quan tâm phẩm thay thế tốt. đến cả giá lẫn yếu tố chất lượng, nhưng ít quan tâm đến nhãn hiệu, T3. Khả năng thâm nhập thị trường 11
  • 12. Quản Trị Học khuyến mãi. của các đối thủ mới. O3. Gần 1/3 lượng sữa nước đóng bao (32.55%) được tiêu thụ bởi những người lớn trong độ tuổi 20-34 có những nhu cầu khác trẻ em. O4. Thói quen mua sữa nước đóng bao với số lượng lớn (10-20 bao/lần). S – ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS) Chiến lược S – O Chiến lược S – T S1. Tiềm lực tài chính mạnh. Phát triển sản phẩm (S2, S3- O1, Kiểm soát dựa trên sự cạnh tranh O2, O3, O4) (S1, S4-T1) S2. Công ty có uy tín thị phần cao: 90% thị phần sữa nước đóng bao nói Thâm nhập thị trường (S5- O1, O4) Thâm nhập thị trường (S1, S2, S6- riêng và 39% thị phần sữa nước nói T1,T3) chung. S3. Thiết bị công nghệ hiện đại, quản lý chất lượng tốt, sản phảm đa dạng và khả năng phát triển sản phẩm mới tốt. S4. Nguồn nhân lực mạnh. S5. Giá thành thấp. S6. Hệ thống phân phối mạnh của Vinamilk. W – ĐIỂM YẾU Chiến lược W – O Chiến lược W – T (WEAKNESSES) Đẩy mạnh tiếp cận thị trường (W1, Kiểm soát dựa trên sự cạnh tranh W1. Các hoạt động quảng cáo và W2, W3-O1, O2) (W3-T1) khuyến mãi của công ty tỏ ra chưa có sự hỗ trợ hiệu quả cho mặt hàng Phhát triển thị trường (W4-O1) Cải tiến sản phẩm (W2, W3-T2, sữa nước, đặc biệt là sữa đóng bao. Phát triển sản phẩm (W2, W3-O1, T3) O2, O3) W2. Sản phẩm sữa nước đóng bao chỉ được xem như là một sản phẩm tiết kiệm mà không có lợi ích gì nổi trội. W3. Ưu thế về giá không thực sự bền vững và không thực sự còn là ưu thế. 12
  • 13. Quản Trị Học W4. Mức độ phân phối mặt hàng sữa nước đóng bao của Vinamilk còn hạn chế. 5.5. Kết luận: - Đặt ra chiến lược phát triển cho công ty là một chuyện và việc tìm kiếm áp dụng các nguồn lực để thực hiện được chiến lược đó là cả một vấn đề. Điều mà bản thân các công ty tự hỏi là chiến lược đó của công ty sẽ thực hiện như thế nào và trong bao lâu và chiến lược đó đã phù hợp với công ty hay không, quá ít hay quá khả năng. - Một chiến lược tốt là một chiến lược rõ ràng cụ thể phù hợp với xu thế khả năng của công ty khi đã đề ra được chiến lược thì việc thực hiện chiến lược phải luôn sát cánh bên những chiến lược mà công ty đã đưa ra.quan trọng là nguồn lực của công ty phải luôn phù hợp,trong quá trình thực hiện việc nhà quản trị phải điều tiết như thế nào tạo được sự liên kết giữa 2 vấn đề này thì mục tiêu chiến lược mới có thể đạt được. tài liệu tham khảo: www.vinamilk.com.vn www.thesaigontimes.vn www.tapchikinhte.com www.scribd.com www.tailieu.vn Các báo cáo về tình hình kinh doanh và tài chính của Vinamilk 13