SlideShare a Scribd company logo
1 of 35
Download to read offline
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU........................................................................................................	 4
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................	 5
PHẦN MỘT: NỘI DUNG ÔN LUYỆN ......................................................................	 7
A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ........................................................................................................	 7
	 I. Định hướng câu hỏi trong đề thi .......................................................................	 7
	 II. Kiến thức cơ bản ..............................................................................................................	9
	 III. Câu hỏi đọc hiểu minh họa ......................................................................................	21
Câu hỏi .................................................................................................................................	21
Gợi ý làm bài ......................................................................................................................	31
B. LÀM VĂN ................................................................................................................	 36
I. Hướng dẫn cách tìm ý, lập dàn ý cho bài văn nghị luận
bằng bản đồ tư duy .....................................................................................................	 36
II. Nghị luận xã hội ................................................................................................................	53
III. Nghị luận văn học ..............................................................................................................	94
PHẦN HAI: MỘT SỐ ĐỀ THI MINH HỌA..........................................................	 190
Đề 1 ................................................................................................................................................	190
Đề 2 ................................................................................................................................................	198
Đề 3 ................................................................................................................................................	205
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
SPBook		 Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn
TRẦN HOÀI PHƯƠNG		 Trang  7
PHẦN MỘT:
NỘI DUNG ÔN LUYỆN
A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
I. ĐỊNH HƯỚNG CÂU HỎI TRONG ĐỀ THI
Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề thi môn Ngữ văn chỉ sử dụng
câu hỏi, bài tập tự luận. Với định hướng như hiện nay, nội dung các câu hỏi, bài
tập phần đọc hiểu văn bản được xây dựng trên bốn mức độ nhận thức như sau:
(1) Nhận biết: đề tài, thể loại, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ,
biện pháp tu từ,... và các thông tin được thể hiện trực tiếp trong văn bản.
(2) Thông hiểu: nội dung chính của văn bản; lí giải một nội dung thông tin; ý
nghĩa của các biện pháp tu từ...
(3) Vận dụng: chủ yếu là bày tỏ ý kiến, thái độ, quan điểm của mỗi thí sinh
trên cơ sở kết nối nội dung, ý nghĩa của văn bản đã cho với hiểu biết thực tiễn;
vận dụng bài học rút ra từ văn bản để giải quyết những vấn đề thực tiễn gần gũi
với học sinh.
Như thế, các câu hỏi tập hiểu đã bao trọn hai yếu tố của văn bản:
- Nội dung của văn bản: đề tài, chủ đề, ý chính của của văn bản/đoạn/câu...
- Hình thức của văn bản: thể loại, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu
đạt, biện pháp tu từ, phép liên kết...
Các vấn đề trên được tổng kết tóm lược trong bản đồ tư duy như sau:
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn		 SPBook
Trang  8	 	 	 TRẦN HOÀI PHƯƠNG
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
SPBook		 Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn
TRẦN HOÀI PHƯƠNG		 Trang  9
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nội dung chính của văn bản
Câuhỏivềnộidungcủavănbản đặtrayêucầuhọcsinhphảikháiquát đượcvấn
đề mà văn bản hướng tới; được thể hiện thông qua một số hình thức câu hỏi như:
- Nội dung chính của văn bản là gì?
- Hãy tóm tắt nội dung văn bản trong một câu ngắn gọn.
- Đặt tiêu đề cho văn bản.
Gợi ý cách trả lời
Tùy theo yêu cầu của đề, học sinh có thể chọn cách diễn đạt nội dung chính
của văn bản bằng câu hoặc một cụm từ ngắn gọn thích hợp.
Hãy xác định một/ một vài từ khóa quan trọng của đoạn và lấy đó làm gốc rễ
cho tiêu đề/ nội dung chính.
Ví dụ: Đọc và nêu nội dung chính của đoạn trích dưới đây
Trong đời sống, ta thường thấy một hiện tượng xấu là lòng đố kị. Thấy ai có
chút thành tích, kẻ đố kị cảm thấy khó chịu, đau khổ như mình bị mất mát điều
gì, tiếp đó nảy sinh những phản ứng bệnh hoạn.
[…] Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình
không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác
dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa
tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng.
Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn
hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên.
(Phỏng theo Băng Sơn - Trích từ SGK Ngữ văn 11, tập 2, Bộ Nâng cao)
Đọc đoạn trích trên, học sinh xác định được từ khóa xuyên suốt toàn bộ văn
bản là “lòng đố kị”, căn cứ vào đó, tác giả trình bày hai luận điểm lớn: lòng đố kị
là gì và biểu hiện của lòng đố kị.
Vì thế, có thể khái quát nội dung chính của văn bản là: “lòng đố kị” hoặc
“quan niệm về lòng đố kị”.
2. Thể thơ
Trong chương trình Ngữ văn hiện hành, học sinh đã được tiếp xúc với nhiều
thể thơ khác nhau. Trong đó cần đặc biệt chú ý tới các thể thơ cơ bản gồm:
a. Thể thơ Đường luật
-  Thể thơ tiếp thu từ Trung Quốc với những quy định hết sức chặt chẽ về
luật thơ (số câu trong bài, số chữ trong câu, vần, đối...).
- Thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt: bài có 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn		 SPBook
Trang  10			 TRẦN HOÀI PHƯƠNG
Ví dụ:				 Mộ
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng
(Hồ Chí Minh)
- Thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú: bài có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
Ví dụ: 		 Câu cá mùa thu
Ao thu lạnh lẽo, nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
				 				 (Nguyễn Khuyến)	
b. Thể thơ lục bát
Thể thơ dân tộc, mỗi cặp gồm hai câu: câu trên 6 chữ, câu dưới 8 chữ. Mỗi bài
có thể gồm nhiều cặp lục bát và số lượng cặp lục bát là không giới hạn.
Ví dụ:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
(Trích Tương tư, Nguyễn Bính)
c. Thể thơ song thất lục bát
Thể thơ dân tộc, mỗi khổ gồm bốn câu theo trình tự: hai câu bảy chữ, một
câu sáu chữ và một câu tám chữ. Một bài có thể gồm nhiều khổ và số lượng khổ
thơ là không giới hạn.
Ví dụ:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Trích Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm (?))
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
SPBook		 Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn
TRẦN HOÀI PHƯƠNG		 Trang  11
d. Thể thơ tự do
Thể thơ không hạn định về số chữ trong câu, số câu trong bài, dài ngắn linh hoạt.
Ví dụ:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Của bướm ong này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
(Trích Vội vàng – Xuân Diệu)
e. Thể thơ năm chữ
Mỗi câu gồm năm chữ, không giới hạn số lượng câu thơ trong một bài.
Ví dụ:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
(Trích Sóng, Xuân Quỳnh)
g. Thể thơ bảy chữ
Mỗi câu gồm bảy chữ, không giới hạn số lượng câu thơ trong một bài.
Ví dụ:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử)
3. Phương thức biểu đạt
a. Tự sự:
Trình bày các sự việc, sự kiện theo một trật tự diễn biến nhất định; sự việc
này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Bên cạnh đó, khắc
họa tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản
chất của con người, cuộc sống cũng là yếu tố được chú trọng.
Cách nhận biết phương thức tự sự: cốt truyện, nhân vật, diễn biến sự việc,...
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn		 SPBook
Trang  12			 TRẦN HOÀI PHƯƠNG
Tự sự thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi
khi còn được dùng trong thơ khi ở đó có một chuyện kể nhất định.
b. Miêu tả
Dùng ngôn ngữ tái hiện đặc điểm cụ thể sự vật, hiện tượng, khiến sự vật,
hiện tượng như đang hiện ra trước mắt người đọc.
Cách nhận biết phương thức miêu tả: đặc điểm cụ thể của người, vật.
c. Biểu cảm
Trực tiếp hoặc gián tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thái độ đánh giá của người
viết với đối tượng được nhắc đến.
Cách nhận biết phương thức biểu cảm: từ ngữ biểu lộ cảm xúc.
d. Thuyết minh
Dùng ngôn ngữ để cung cấp, giới thiệu, giảng giải,… những tri thức khách
quan về một sự vật, hiện tượng nào đó.
Cách nhận biết phương thức thuyết minh: câu trình bày đặc điểm riêng biệt,
khách quan về đối tượng.
e. Nghị luận
Dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ một luận điểm (quan điểm, tư tưởng,
hiện tượng...) nào đó nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng.
Cách nhận biết phương thức nghị luận: lí lẽ, dẫn chứng cụ thể.
g. Hành chính – công vụ
Trình bày văn bản theo một số mục quy định nhằm truyền đạt yêu cầu của
cấp trên hoặc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng cá nhân/ tập thể tới cơ quan và người
có thẩm quyền giải quyết.
Các văn bản hành chính – công vụ thường gặp: nghị định, thông tư, đơn từ,
báo cáo...
4. Biện pháp tu từ
a. So sánh
Đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc trên cơ sở những nét tương đồng để
làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt; giúp việc miêu tả các sự vật, sự
việc trở nên sinh động, cụ thể hơn; đồng thời có tác dụng bộc lộ cảm xúc của
người nói, người viết.
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
SPBook		 Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn
TRẦN HOÀI PHƯƠNG		 Trang  13
Ví dụ:		
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
(Trích Vội vàng, Xuân Diệu)
b. Nhân hóa
Dùng từ ngữ, hình ảnh vốn gắn với con người để gọi hoặc tả các đồ vật, con
vật,... khiến đối tượng trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi với con người.
Ví dụ: 		
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng)
c. Ẩn dụ
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương
đồng với nó.
Ví dụ:		
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
	 	 	 	 	 	 	 	 (Ca dao)
d. Hoán dụ
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác dựa trên
quan hệ tương cận (bộ phận – toàn thể, vật chứa – vật bị chứa...).
Ví dụ:
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
	 (Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
e. Điệp (từ, ngữ)
Là sự lặp lại có chủ đích những từ ngữ nhất định nhằm nhấn mạnh ý hoặc
tạo cảm xúc cho người đọc, người nghe.
Ví dụ:	
	 Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp, ai sầu hơn ai?
	 (Trích Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm (?))
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn		 SPBook
Trang  14			 TRẦN HOÀI PHƯƠNG
g. Đảo
Thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu nhằm nhấn mạnh ý,
đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm.
Ví dụ:		
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
	 	 	 (Trích Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan)
h. Đối
Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu song song, cân đối trong lời
nói nhằm nhấn mạnh, tạo ra nhịp điệu hài hòa cho lời nói
Ví dụ: 		
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
(Trích Thương vợ, Trần Tế Xương)
5. Phong cách ngôn ngữ
a. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Đượcdùngtronggiaotiếphàngngày;cótínhchấttựnhiên,sinhđộng,giàucảmxúc.
Đặc trưng:
Tính cụ thể; tính cảm xúc; tính cá thể.
Ví dụ:
8-3-6-9
Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không
ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một
tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi?
Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm.
(Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm)
b. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Được dùng trong các văn bản văn học, thể hiện rõ nhất chức năng thẩm mĩ.
Đặc trưng: Tính hình tượng; tính truyền cảm; tính cá thể.
Ví dụ:	
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
(Ca dao)
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
SPBook		 Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn
TRẦN HOÀI PHƯƠNG		 Trang  15
c. Phong cách ngôn ngữ báo chí
Được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực báo chí, truyền thông.
Đặc trưng: Tính thông tin thời sự; tính ngắn gọn; tính sinh động, hấp dẫn.
Ví dụ:
Hội đồng sơ khảo “thị sát” sản phẩm dự thi Nhân tài Đất Việt 2016
Chiều 15/11, Hội đồng chấm sơ khảo lĩnh vực CNTT của Giải thưởng Nhân tài
Đất Việt 2016 đã có chuyến “thị sát” các sản phẩm lọt vào vòng Chung khảo. Mục
đích của việc đi khảo sát trực tiếp là để đánh giá chất lượng và thực tế triển khai
hoạt động, tính khả thi của các sản phẩm vào chung khảo để có cái nhìn khách
quan và đánh giá xác thực nhất các sản phẩm dự thi. Ông Lê Hồng Hà - Phó chủ
tịch Hội tin học Việt Nam, Thành viên Hội đồng chấm sơ khảo, trưởng nhóm đoàn
khảo sát cho biết, việc đi “thăm” các sản phẩm rất quan trọng bởi nó sẽ là tiền đề
để Hội đồng chung khảo đánh giá và đặt ra các câu hỏi sát với thực tế cho tác giả
hoặc nhóm tác giải thuyết trình và trao đổi lại.
(Theo dantri.com.vn)
d. Phong cách ngôn ngữ chính luận:
Được dùng trong các văn bản hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội
thảo, nói chuyện thời sự,... nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện,
những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,... theo một quan điểm
chính trị nhất định.
Đặc trưng:
Tính công khai về quan điểm chính trị; tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy
luận; tính truyền cảm, thuyết phục.
Ví dụ:
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúngtamuốnhòabình,chúngtaphảinhânnhượng.Nhưngchúngtacàngnhân
nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng
phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu
Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng
cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
(Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Hồ Chí Minh)
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn		 SPBook
Trang  16			 TRẦN HOÀI PHƯƠNG
e. Phong cách ngôn ngữ khoa học
Được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ.
Đặc trưng: Tính khái quát, trừu tượng; tính lí trí, logic; tính khách quan,
phi cá thể hóa.
Ví dụ:
Véctơ là một đoạn thẳng có hướng, nghĩa là trong hai điểm mút của đoạn
thẳng, đã chỉ rõ điểm nào là điểm đầu, điểm nào là điểm cuối.
(Theo Hình học 10 nâng cao, NXB Giáo dục, 2006)
g. Phong cách ngôn ngữ hành chính:
Được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực quản lí hành chính, xã hội như
hiến pháp, công văn, đơn từ, báo cáo...
Đặc trưng: Tính khuôn mẫu; tính chính xác; tính công vụ.
Ví dụ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN MƯỢN PHÒNG
Kính gửi: Ban Quản lí Nhà B, Khoa Ngữ văn
Thực hiện kế hoạch đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Ngữ
văn dự kiến tổ chức Hội thi Nghiệp vụ sư phạm năm học 2016 - 2017 vào 7h00
thứ ba, ngày 15/11/2016. Để Hội thi diễn ra tốt đẹp, kính đề nghị Ban Quản lí
Nhà B tạo điều kiện cho chúng tôi mượn 10 phòng (bao gồm đầy đủ cơ sở vật
chất: điện, điều hòa, máy chiếu,...).
Chúng tôi cam kết sẽ sử dụng phòng thi đúng mục đích và bảo quản cơ sở
vật chất toàn vẹn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2016
Người làm đơn
(kí tên)
Nguyễn Văn A
6. Các thao tác lập luận
a. Thao tác lập luận giải thích
Thao tác lập luận giải thích là thao tác sử dụng chủ yếu các lí lẽ kết hợp với
dẫn chứng để cắt nghĩa, giảng giải giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về
một vấn đề nhất định; thường được vận dụng khi trong đề bài có những khái
niệm, nhận định cần làm sáng tỏ.
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
SPBook		 Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn
TRẦN HOÀI PHƯƠNG		 Trang  17
Ví dụ:
Nhưng Truyện Kiều không chỉ có chữ tài, chữ tâm, mà còn có cả chữ “thân”.
Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh thống kê có 63 chữ “thân” với nghĩa là
mình, tức thân thể. Tâm là phương diện “hình nhi thượng”, là đời sống tinh thần,
là lương tâm, nghĩa vụ, trách nhiệm, đạo lí. Thân là “hình nhi hạ”, là cái phần vật
chất bé nhỏ dễ hư nát và đau đớn nhất của bất cứ ai... Thân là phần quý giá nhất,
có thân mới có người, có vui sướng, có phúc phận.
(Trích Thi pháp Truyện Kiều, Trần Đình Sử)
b. Thao tác lập luận chứng minh
Thao tác lập luận chứng minh là thao tác dùng dẫn chứng chân thức, xác
đáng, đã được thừa nhận để làm sáng tỏ vấn đề và thuyết phục người đọc,
người nghe.
Ví dụ:
Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hóa dân gian, văn
học dân gian. Củ khoai, quả ổi, bè rau muống, luống dọc mùng... vốn rất xa lạ với
văn chương bác học đã được Nguyễn Trãi đưa vào thơ Nôm của mình một cách
rất tự nhiên. Tục ngữ, thành ngữ, ca dao, những đặc điểm thanh điệu tiếng Việt,
tất cả những khả năng phong phú ấy của ngôn ngữ dân gian đã được Nguyễn
Trãi khai thác một cách tài tình, để cho hình tượng thơ có nhiều màu sắc dân tộc
và lời thơ có âm điệu phong phú.
(Trích Nguyễn Trãi – nhà văn hóa lớn trong Nguyễn Trãi, thơ và đời,
Võ Nguyên Giáp)
c. Thao tác lập luận phân tích
Thao tác lập luận phân tích là thao tác chia tách đối tượng thành nhiều
yếu tố nhỏ để xem xét kĩ lưỡng nội dung, mối quan hệ bên trong của sự vật,
hiện tượng.
Ví dụ:
Về câu kết “Trời tối đen như mực và cái tiền đồ của thị” trong tác phẩm Tắt đèn,
Nguyễn Tuân viết: “Tối thật, tối quá lắm, sự sống đến như đời sống của chị Dậu thì
tối sầm cả mặt người đọc truyện hai mươi năm sau này. Nhưng câu kết của “Tắt
đèn” không hẳn là một câu tiêu cực. Nó có hiện tượng bi quan, nhưng không là tiêu
cực về bản chất. Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khỏe, cứ thấy lăn xả vào bóng
tối mà phá ra. Một nhân vật khỏe và mạnh như chị Dậu, có thể ngừng cuộc đời
mình ở đấy không? Hay là nó phải tuông ra khỏi cái tối như mực? Vì cái tiền đồ tối
như mực ấy mà không tuông ra khỏi thì sao có thể sống được? Tôi ngờ câu kết này
cũng mới chỉ là cái chấm hết một thiên của truyện dài. Với một cái tiền thân ngay
thẳng lành mạnh như vậy, tôi nghĩ rằng chị Dậu thế tất phải có một hậu thân trong
các đoàn thể cách mạng; và tôi nhớ như đã có lần nào, tôi đã gặp chị Dậu ở một
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn		 SPBook
Trang  18			 TRẦN HOÀI PHƯƠNG
đám đông phá kho thóc Nhật, ở một cuộc cướp chính quyền huyện kì Tổng khởi
nghĩa; và nếu không thì, chí ít, tôi cũng đã gặp chị vào những ngày địch hậu o ép,
chị tải thương hoặc đậy nắp hầm bem cho cán bộ cơ sở.
(Trích Nguyễn Tuân toàn tập)
d. Thao tác lập luận so sánh
Thao tác lập luận so sánh là thao tác nhằm hướng đến chỉ ra sự giống và
khác nhau của các sự vật, hiện tượng; từ đó hiểu rõ đặc điểm, giá trị của từng
sự vật, hiện tượng ấy.
Ví dụ:
Yêu người, đó là một truyền thống cũ. “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc”
đã nói đến con người. Nhưng dù sao cũng là mới bàn đến một hạng người. Với
“Kiều”, Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội loài người. Với “Chiêu hồn” thì cả loài người
được bàn đến [...]. “Chiêu hồn”, con người trong cái chết. “Chiêu hồn”, con người
trong từng giới, từng loài, “mười loài là những loài nào” với những nét cộng đồng
phổ biến, điển hình của từng loại một”.[...]
Tôi muốn nói đến bài văn “Chiêu hồn”, một tác phẩm có một không hai trong
nền văn học chúng ta. (Nghĩ mà xem, trước “Chiêu hồn” chưa hề có bài văn nào
đem cái “run rẩy mới” ấy vào văn học. Sau “Chiêu hồn”, lại càng không). Nếu
“Truyện Kiều” nâng cao lịch sử thơ ca, thì “Chiêu hồn” đã mở rộng địa dư của nó
qua một vùng xưa nay ít ai động tới: cõi chết.
(Trích Tuyển tập Chế Lan Viên)
e. Thao tác lập luận bác bỏ
Thao tác lập luận bác bỏ là thao tác dùng lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh một
ý kiến đã có nào đó là sai lầm; từ đó hướng người đọc, người nghe đến một sự
nhận thức và hành động đúng đắn khác.
Ví dụ:
Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào
cũng vẫn không đủ. Có người nghĩ rằng thơ là những lời đẹp. Nhưng đâu phải
như vậy. Dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương, những chữ tầm thường của lời nói
hàng ngày, nôm na mách qué, đã trở thành những lời thơ được truyền tụng mãi.
Và Nguyễn Du không những để lại những câu thơ như “Mai cốt cách, tuyết tinh
thần”, mà còn viết:
Thoắt trông nhờn nhợt màu da
Ăn gì to béo đẫy đà làm sao!
(Trích Mấy ý nghĩ về thơ, Nguyễn Đình Thi)
g. Thao tác lập luận bình luận
Thao tác lập luận bình luận là thao tác bàn bạc, đánh giá về sự đúng sai, thật
giả, hay dở... của các hiện tượng khác nhau trong đời sống hoặc tác phẩm văn
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
SPBook		 Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn
TRẦN HOÀI PHƯƠNG		 Trang  19
học; vì thế, thao tác này đề cao khả năng tư duy độc lập và biện giải vấn đề của
người viết.
Ví dụ:
Thầy bói xem voi là một biểu tượng rất hay về những người nhận thức chủ
quan, phiến diện. Thầy bói mắt kém đã là biểu tượng về người có khả năng quan
sát hạn chế. Đã thế, phương pháp nhận thức của các thầy còn hạn chế hơn. Thầy
nào cũng căn cứ vào bộ phận con voi do tự tay mình sờ soạng mà biết, rồi cho đó
là toàn bộ con voi. Các thầy không biết sự vật, hiện tượng là những thể toàn vẹn
có nhiều bộ phận liên quan nhau. Đã thế, các thầy còn phạm một sai lầm tày đình:
các thầy muốn dùng vũ lực để giải quyết câu chuyện chân lí. Thật nực cười, đã
chủ quan, phiến diện như thế thì dù có đánh nhau toạc đầu chảy máu, thậm chí có
giết chết nhau cũng vẫn không thể tìm ra sự thật về con voi! Để hiểu được sự thật,
người ta cần có phương pháp nhận thức đúng đắn chứ không cần đến vũ lực”.
(Theo Trần Minh)
7. Phép liên kết văn bản
a. Phép lặp: lặp lại ở câu sau những từ ngữ đã xuất hiện trong câu trước nó
nhằm mục đích nhấn mạnh
Ví dụ:
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc
đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải
được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một
nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
(Trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)
b. Phépnối:sửdụngởcâusaunhữngtừngữbiểuthịquanhệnốikếtvớicâutrước
Ví dụ:
Cũng có những bài thơ vui, những vần thơ vui, có cả vài nhà thơ mà tâm hồn
thiên về cảm xúc vui, nhưng bao trùm Thơ mới có thể nói là nỗi buồn day dứt, nỗi
buồn của thế hệ. Nhưng cái buồn của Thơ mới đâu có phải đều là ủy mị.
(Trích Nhìn lại một số hiện tượng văn học, Huy Cận)
c. Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ
ngữ đã có ở câu trước.
Ví dụ:
Thế nhưng ba lớp trùng vây thạch trận đầy cửa tử cửa sinh đã không ăn chết
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn		 SPBook
Trang  20			 TRẦN HOÀI PHƯƠNG
được một con thuyền đơn độc hết chỗ lùi. Các dũng tướng phá trận ngày xưa, nếu
vào đúng cửa sinh và đánh thốc ra đúng cửa sinh là đối phương tan thành thế
trận. Ông đò của Nguyễn Tuân cũng thế. Nhà văn như muốn, qua trường hợp ông
đò, cùng chúng ta nghiền ngẫm điều triết lí: giữa cái thế giới của độc dữ và nham
hiểm, cái thế giới đầy sức mạnh và lập lờ cạm bẫy, con người vẫn đủ khả năng tìm
thấy luồng sinh.
(Trích Người lái đò sông Đà, vẻ đẹp của một dòng sông chữ, Đỗ Kim Hồi)
8. Trình bày ý kiến riêng
Yêu cầu của đề: trình bày ý kiến riêng của thí sinh về một vấn đề đặt ra
trong văn bản đọc hiểu.
Gợi ý cách trả lời
- Nên viết câu trả lời bằng một đoạn văn ngắn với dung lượng vừa đủ (cần
chú ý đề giới hạn số câu/dòng hay không?!).
- Trả lời trúng vấn đề, nêu được suy nghĩ riêng. Có thể bàn luận hoặc nêu dẫn
chứng ngắn gọn để tăng tính thuyết phục.
Ví dụ:
Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc
sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một
mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh
vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là nếu lớp
rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố
nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất
kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc
mỏng manh như thế. Con người cần một dại dương mênh mông bị bão táp làm
nổi sóng, nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái
tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.
Anh (chị) suy nghĩ thế nào về cuộc sống của con người khi thoát ra khỏi “cái
tuyệt đối cá nhân”? (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng)
(Trích Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, năm 2016)
Gợi ý: Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ riêng của mình trong 7 đến 10 dòng,
tập trung làm rõ vấn đề: cuộc sống của con ngời thoát khỏi cái tuyệt đối cá nhân
là cuộc sống của những người cao quý, biết gắn bó với cộng đồng, biết cống hiến
vì cuộc sống chung của mọi người. Chỉ khi biết sống cống hiến và vị tha như vậy,
cuộc sống của mỗi cá nhân mới trở nên có giá trị và ý nghĩa; giống như Tố Hữu
đã viết “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
SPBook		 Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn
TRẦN HOÀI PHƯƠNG		 Trang  21
III. CÂU HỎI ĐỌC HIỂU MINH HỌA	
CÂU HỎI
VĂN BẢN 1
				 Ta là con của phù sa
Cha là đất nước. Mẹ là quê hương
Còn nghe máu thấm biên cương
Mây buồn Lũng Cú. Đêm trường Nam Quan
				 Ta là con của Việt Nam 	
Theo cha xuống biển tự ngàn năm xưa
Lên rừng thờ mẹ Âu Cơ
Đem xương máu dựng cõi bờ hôm nay
(Tổ quốc nơi biên thùy, Nguyễn Việt Chiến)
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ:
“Còn nghe máu thấm biên cương - Mây buồn Lũng Cú. Đêm trường Nam Quan”.
Câu 4. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng tự tôn dân tộc
của mỗi công dân.
VĂN BẢN 2
Có đến năm, sáu năm nay, Tâm không về thăm quê nhà. Trong thời gian ấy,
ở Hà Nội, Tâm gắng sức làm việc để giành một cái địa vị trong xã hội. Chàng lấy vợ,
con một nhà giàu có, cũng không cho mẹ biết.
[…] Không còn một cái liên lạc gì ràng buộc Tâm với thôn quê nữa. Những người
họ hàng ở làng chỉ làm chàng sinh ghét, vì những sự đi lại nhờ vả lôi thôi. Còn đối với
mẹ chàng, Tâm tin rằng đã làm đủ bổn phận khi mỗi tháng gửi về giúp bà cụ một số
tiền, chàng lại càng tin như vậy lắm, khi nghĩ đến những cái khó khăn chàng phải
vượt qua để có số tiền ấy. Bao nhiêu sự dối trá chàng phải cần đến để giấu không cho
vợ biết! Có khi chàng nghĩ giận bà mẹ, vì bà mà chàng phải giấu diếm như thế.
Tuy vậy, khi đến gần đầu làng, Tâm trong lòng cũng thấy cảm động. Hai bên cánh
đồng lúa xanh gió đưa như nổi sóng. Trên đường rải đá, mặt đất khô rắn lại và nứt
nẻ nhiều chỗ. Tâm nhớ lại cái đất ấy đã làm đau đớn bàn chân non nớt của chàng khi
còn nhỏ ngày ngày cắp sách đi học.
Một cái cảm giác mát lạnh bỗng trùm lên hai vai: Tâm ngửng đầu lên nhìn, chàng
vừa đi vừa bước vào dưới vòm lá tre xanh trong ngõ. Mấy đứa trẻ nhà quê trần
truồng và đen sạm đương chơi khăng ở vệ đường. Khi thấy chàng đi qua, chúng đưa
những cặp mắt bẩn thỉu nhấp nháy nhìn, và chùi tay rây bùn vào bắp chân. Nghĩ đến
thuở nhỏ, chàng cũng chỉ là một đứa bẩn thỉu như những đứa trẻ này, Tâm tự phụ vì
mình bây giờ đã vượt hẳn được cái bực nghèo hèn ấy.
(Trở về, Thạch Lam)
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn		 SPBook
Trang  22			 TRẦN HOÀI PHƯƠNG
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai? Anh (chị) có cảm nhận như
thế nào về nhân vật đó?
Câu 3. Phân tích ngữ pháp câu văn “Tâm nhớ lại cái đất ấy đã làm đau đớn
bàn chân non nớt của chàng khi còn nhỏ ngày ngày cắp sách đi học.”
Câu 4. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về cách con người ứng
xử với nguồn cội, gốc gác của mình.
VĂN BẢN 3
22 triệu người Việt Nam sẽ bị mất nhà cửa do tác động của biến đổi
khí hậu	
Đây là khẳng định của các nhà nghiên cứu đưa ra trong Báo cáo Phát triển
con người năm 2008 do Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại
Việt Nam và Bộ Tài nguyên – Môi trường công bố.
Theo ông O’Callaghan, biến đổi khí hậu sẽ gây ra những thiệt hại lớn cả về tài
sản và môi trường ở Việt Nam. Nước biển dâng sẽ khiến 22 triệu người Việt Nam
mất nhà cửa với thiệt hại lên tới 10% GDP.
Báo cáo cũng cho thấy, biến đổi khí hậu gây đe dọa với Việt Nam ở nhiều cấp.
Lượng mưa dự kiến sẽ gia tăng và Việt Nam sẽ đối mặt với những trận bão nhiệt
đới mạnh hơn. Mực nước biển dự kiến sẽ dâng cao 33 cm vào năm 2050 và 1 m
vào năm 2100. Hiện tượng ngập lụt sẽ xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long, sông
Hồng và ven biển miền Trung. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,1oC/thập
kỷ. Trong một số tháng mùa hè, nhiệt độ tăng khoảng 0,1 – 0,3oC/thập kỷ.
Ngoài ra, theo tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, trong vòng 30 năm tới,
Việt Nam là một trong 30 quốc gia “có nguy cơ cực lớn” do các tác động của biến
đổi khí hậu. Đặc biệt, có tới 33/63 tỉnh, thành phố hoặc 5/8 vùng kinh tế đang
bị đe dọa bởi ngập lụt nghiêm trọng. Trong số đó, bốn tỉnh Kiên Giang, Cà Mau,
Hậu Giang và Sóc Trăng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Dự báo đến đến năm 2050, khả năng tại Đồng bằng sông Cửu Long có thể có tới
1 triệu người phải di dời do những yếu tố lũ lụt và hạn hán lặp đi lặp lại nhiều lần.
(Dẫn theo http://www.danang.gov.vn/)
Câu 1. Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 2. Theo văn bản, biến đổi khí hậu đã và sẽ gây ra những hậu quả nghiêm
trọng nào cho Việt Nam.
Câu 3. Theo anh (chị), biến đổi khí hậu ở Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến
những đối tượng nào?  
Câu 4. Đưa ra một số giải pháp mà anh (chị) cho là có thể làm hạn chế sự 
tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống con người, đặc biệt là ở Đồng bằng
sông Cửu Long.
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
SPBook		 Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn
TRẦN HOÀI PHƯƠNG		 Trang  23
VĂN BẢN 4
Gửi các bậc phụ huynh kính mến!
Khi kỳ thi của các con đang tới gần, chúng tôi biết rằng, các vị đang mong
ngóng con mình sẽ có được kết quả tốt nhất!
Tuy nhiên, xin quý vị hãy nhớ rằng, trong số các con - những người có mặt tại
kỳ thi này, sẽ có người trở thành một nghệ sỹ. Và một nghệ sỹ thì không cần hiểu
sâu về môn Toán học.
Có người sẽ trở thành doanh nhân - và công việc này không cần phải quá giỏi
về Lịch sử hay Văn học Anh.
Có người sẽ trở thành một nhạc sỹ và với họ, Hóa học sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả.
Có người sẽ trở thành vận động viên - công việc này đòi hỏi có sức khỏe, thể chất
tốt, chứ không cần quá giỏi về bộ môn Vật lý, giống như Schooling của chúng ta
(là vận động viên bơi lội của đội tuyển Singapore vừa đoạt Huy chương vàng tại
Olympic Rio 2016).
Nếu con của bạn đạt điểm cao, đó là một điều thật tuyệt vời! Nhưng nếu con
không thể hoàn thành tốt kỳ thi của mình thì xin quý vị đừng làm mất đi sự tự tin
và nhân phẩm của con!
Hãy nhẹ nhàng nói với con bạn rằng: Ổn thôi mà, đó chỉ là một kỳ thi. Và con
được sinh ra trong cuộc đời này cho nhiều thứ lớn lao hơn nó.
Hãy chia sẻ với con bạn, dù điểm số của con bao nhiêu, bố mẹ vẫn yêu thương
con và không phán xét bất cứ điều gì về con!
Xin các bậc phụ huynh hãy làm như vậy! Và nếu các vị làm được, hãy chờ đợi
con mình chinh phục thế giới như thế nào nhé! Một kỳ thi hay điểm số kém sẽ
không thể gạt bỏ được những ước mơ và tài năng bên trong con người các con!
Và cuối cùng, tôi xin quý vị đừng bao giờ nghĩ rằng, chỉ có kỹ sư hay bác sỹ mới
là những người hạnh phúc duy nhất trên thế giới này!
Trân trọng
Hiệu trưởng
(Trích bức thư của hiệu trưởng Singapore gửi phụ huynh
- Dẫn theo http://danviet.vn/)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 3. Theo quan điểm của người viết, vì sao các bậc cha mẹ không nên tạo
áp lực điểm số cho con mình?  
Câu 4. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Và cuối
cùng, tôi xin quý vị đừng bao giờ nghĩ rằng, chỉ có kỹ sư hay bác sỹ mới là những
người hạnh phúc duy nhất trên thế giới này!”.
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn		 SPBook
Trang  24			 TRẦN HOÀI PHƯƠNG
VĂN BẢN 5
Điều 51. Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo
1. Cá nhân có quyền tự do nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, phát minh, sáng chế,
sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ
thuật và tham gia các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khác.
2. Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Không ai được cản trở, hạn chế quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo của cá nhân.
(Theo Bộ luật Dân sự của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
NXB Lao động - xã hội, 2012)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là “quyền tự do nghiên cứu,
sáng tạo”?
Câu 3. Hãy kể ra một tình huống liên quan đến việc xâm phạm quyền tự do
nghiên cứu, sáng tạo mà anh/ chị biết và nêu lên tác hại của sự xâm phạm ấy?
Câu 4. Theo anh (chị), để tránh việc bị xâm phạm quyền tự do nghiên cứu,
sáng tạo, mỗi công dân nên làm gì? Nêu ít nhất hai việc nên làm.  
VĂN BẢN 6
Nhớ
Lời một chiến sỹ lái xe
Cái vết thương xoàng mà đi viện
Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo
Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.
(Phạm Tiến Duật, 1969)
Câu 1. Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ.
Câu 3. Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ.
Câu 4. Viết đoạn văn 5 - 7 dòng trình bày cảm nhận của anh (chị) về tâm sự 
của người lính lái xe trong bài thơ trên.
VĂN BẢN 7
F. Duncan Haldane, giáo sư trường Đại học Princeton, Mỹ nhận tin giành giải
thưởng Nobel Vật lý 2016 cùng hai nhà khoa học khác vào lúc 4 rưỡi sáng ngày
4/10 tại nhà riêng. Ngay sau đó, ông vẫn tiếp tục công việc mỗi sáng thứ ba của
mình, đó là giảng dạy tại lớp nghiên cứu sinh của Đại học Princeton.
Khi giáo sư Haldane bước vào giảng đường Jadwin, nơi ông có bài giảng về
điện từ, các sinh viên trong lớp đã vỗ tay và reo hò chúc mừng ông.
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
SPBook		 Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn
TRẦN HOÀI PHƯƠNG		 Trang  25
“Tất nhiên rồi, đó là nghĩa vụ và cũng là niềm tự hào của tôi khi tiếp tục công
việc của mình”, Haldane chia sẻ.
Ông cho biết dù là ngày quan trọng nhất trong sự nghiệp của mình thì ông vẫn
phải có trách nhiệm với sinh viên. “Bất cứ ai trong số họ cũng có thể là người tìm
ra những điều mới mẻ, vĩ đại và giành giải Nobel sau này”, Haldane nói.
Giáo sư Haldane sinh ra ở thành phố London, Anh. Ông nhận bằng tiến sỹ tại
trường Đại học Cambridge và bắt đầu làm việc tại trường Đại học Princeton từ
năm 1990. Ông nhận giải thưởng Nobel Vật lý 2016 cùng với hai nhà khoa học
khác, David Thouless đến từ Đại học Washington và J.Michael Kosterlitz, trường
Đại học Brown, cho những nghiên cứu về “vật chất lạ” của họ. David Thouless
giành một nửa giải thưởng, trong khi Ducan Haldane và Michael Kossterlitz chia
nhau nửa giải thưởng còn lại, mỗi người nhận được khoảng 232.500 USD.
“Tôi sẽ phải trả rất nhiều cho Sở Thuế vụ Mỹ”, Haldane hài hước trả lời khi
được hỏi về dự định sử dụng phần thưởng của mình.
(Dẫn theo http://khoahoc.tv/)
Câu 1. Văn bản trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Đặt tiêu đề cho văn bản.
Câu 3. Quavănbản,anh(chị)có nhậnxétgì về conngườicủaF.DuncanHaldane.
Câu 4. Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Tất nhiên rồi, đó là
nghĩa vụ và cũng là niềm tự hào của tôi khi tiếp tục công việc của mình” của                
F. Duncan Haldane khi ông nhận giải Nobel cao quý.
VĂN BẢN 8
Bàn về chuyện tự học
Trước hết, cần phải nói rằng, tự học là một chuyện vạn bất đắc dĩ, vì ai cũng biết
câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”.
Ai mà chẳng học của người khác! Làm gì có ai không nhờ người khác mà biết
được phần lớn những gì mình biết? Trước tiên, người ta học mẹ mình, rồi đến bố
mình, rồi đến những người sống quanh. Và nếu không nhớ điều đó mà nói rằng tự
mình tìm biết lấy mọi sự thì đúng là cực kỳ ngu dại, hợm hĩnh và vô ân.
Cho nên, phải hiểu hai chữ “tự học” theo một nghĩa hẹp hơn rất nhiều, kể cả
chiều rộng lẫn chiều sâu. Và nếu có ai không được một người thầy trực tiếp dạy
bảo cho một cái gì đấy, thì cũng có những người thầy gián tiếp dạy mình bằng tấm
gương của cách sống và cách hành động của họ. Tấm gương ấy có thể tích cực hay
tiêu cực: những hành vi xấu xa hay đáng ghét mà ta chứng kiến và thể nghiệm từ
người khác cũng bổ ích cho ta không kém gì những hành vi tốt đẹp, nếu ta nhờ cái
“tính bản thiện” vốn có của con người mà biết ghét cái xấu và yêu cái tốt.
Trên con đường học vấn của người tự học nhan nhản những cạm bẫy cực kỳ
nguy hiểm khiến cho tri thức của họ có nguy cơ lệch lạc hoặc chứa những lỗ hổng
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn		 SPBook
Trang  26			 TRẦN HOÀI PHƯƠNG
rất lớn mà bản thân họ không hay biết.
Với người tự học, khả năng vẫn nhầm lẫn lớn hơn rất nhiều so với người được
đào tạo chính quy. Vì sự phản biện trong cảnh cô đơn là việc cực kỳ khó khăn.
Người có học vấn thực sự, nhờ đã trải qua những bước đường gian nan, cực
nhọc để có được những tri thức mà trước kia mình tưởng rất dễ, biết rằng những
điều mình học được chỉ như hạt muối bỏ bể so với những điều mình chưa học. Và
bao giờ cũng phải có học một cái gì đã, rồi mới bắt đầu biết là mình không biết cái
gì. Cho nên người có học không bao giờ nghĩ rằng có những ngành nghề mà mình
không cần giờ học nào cũng có thể bàn đến được, càng không bao giờ nghĩ rằng
mình đủ sức viết hàng ngàn trang sách về những môn ấy để dạy mọi người. […]
(Dẫn theo https://hocthenao.vn - Cao Xuân Hạo)
Câu 1. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận chính nào?
Câu 2. Theo tác giả bài viết, tự học là gì?
Câu 3. Người tự học có thể gặp những khó khăn gì trên con đường tìm kiếm
tri thức?
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn 5 - 7 dòng trình bày suy nghĩ của anh (chị) về giá 
trị của tự học.
VĂN BẢN 9
Trên đời chẳng ai lo cho ta bằng mẹ
Cũng chẳng ai ta làm khổ nhiều như mẹ của ta
Mẹ ơi nếu con được sống lại tuổi thơ
Con sẽ chẳng bao giờ mải chơi trốn học
Đứa con trai nhiều lỗi lầm ương ngạnh
Sẽ không lần nào làm mẹ xót xa.
[…] Dẫu cuộc đời là con đường dài thế
Con sẽ đi qua mọi đèo dốc chông gai
Bằng đôi chân của mẹ, mẹ ơi.
(Gửi mẹ, Lưu Quang Vũ)
Câu 1. Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. Nêu chủ đề của đoạn thơ.
Câu 3. Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu
sau: “Dẫu cuộc đời là con đường dài thế - Con sẽ đi qua mọi đèo dốc chông gai -
Bằng đôi chân của mẹ, mẹ ơi.”
Câu 4. Từ ý thơ trên, viết đoạn văn nêu cảm nhận của anh (chị) về tấm lòng
của con cái với cha mẹ.
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
SPBook		 Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn
TRẦN HOÀI PHƯƠNG		 Trang  27
VĂN BẢN 10
Người ta thường nói: “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không
tạo ra người đứng dưới người”. Kể từ khi tạo hóa làm ra con người thì tất cả sinh
ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt
đẳng cấp trên dưới, giàu nghèo.
Vậy mà nhìn rộng ra khắp xã hội, cuộc sống con người luôn có những khoảng
cách một trời một vực. […]
Như thế là tại làm sao? Nguyên nhân thực ra rất rõ ràng.
[…] Trên thế gian có cả việc khó lẫn việc dễ. Người làm việc khó được coi là
người quan trọng. Người làm việc dễ thường có địa vị thấp, bị coi thường. Công
việc cần sự khổ nhọc về tinh thần được xem là việc khó, còn lao động chân tay là
việc dễ. Vì thế, học giả, quan chức chính phủ, giám đốc các công ty lớn, chủ trang
trại sử dụng nhiều nhân công… là những người có địa vị cao, quan trọng. Một khi
đã là những người có địa vị, quan trọng thì đương nhiên gia đình họ cũng giàu
sang sung túc đến mức tầng lớp hạ đẳng nằm mơ cũng không được. Tuy vậy, nếu
suy nghĩ kỹ lưỡng gốc rễ của vấn đề thì chỉ có một nguyên nhân. Đó chẳng qua là
do có chịu khó học hay không mà thôi, chứ có người nào được Trời phú cho đâu.
Như tôi đã đề cập: ở con người vốn dĩ không có chênh lệch sang hèn, giàu nghèo.
Vì thế, có thể nói rằng: người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan
trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp kém, nghèo khổ.
(Khuyến học, Fukuzawa Yukichi)
Câu 1. Văn bản trên sử dụng kiểu lập luận nào?
Câu 2. Theo tác giả, nguyên nhân nào dẫn đến sự phân biệt giữa con người
với con người?
Câu 3. Ngạn ngữ có câu: “Trời không ban cho con người phú quý. Chính con
người tạo ra giàu sang phú quý”. Tác giả đã lý giải vấn đề này như thế nào trong
đoạn trích?
Câu 4. Viết đoạn văn 5 - 7 dòng trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan
niệm “người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống
sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp kém, nghèo khổ”.
VĂN BẢN 11
Chúng ta thường đặt mục tiêu cho một nghề nghiệp cụ thể vì ấn tượng với
thành tích của những người xuất sắc nhất trong ngành nghề đó. Tham vọng
của chúng ta có thể hình thành từ sự ngưỡng mộ dành cho người kiến trúc sư
đã dựng nên một sân bay mới tuyệt đẹp cho thành phố, hay từ việc theo dõi
những cuộc giao dịch liều lĩnh và bạo dạn của một nhà quản lý vốn giàu có nhất
Wall Street, từ việc đọc những phân tích của một tiểu thuyết gia văn học nổi tiếng
hay thưởng thức các món ăn đậm đà hương vị tại nhà hàng do một đầu bếp từng
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn		 SPBook
Trang  28			 TRẦN HOÀI PHƯƠNG
đoạt giải mở. Chúng ta thường xây dựng những kế hoạch nghề nghiệp của mình
dựa trên sự hoàn hảo.
Sau khi được những bậc thầy này truyền cảm hứng, chúng ta tự đi những
bước đầu tiên và khó khăn bắt đầu từ đây. Những gì chúng ta cố gắng thường
rơi vào dưới mức chuẩn so với những gì đã nhen nhóm lên tham vọng ban đầu.
Chúng ta bị mắc kẹt trong một nghịch lý khó chịu: trong khi những tham vọng
của chúng ta được đốt lên bởi sự vĩ đại, ưu tú, thì tất cả những điều chúng ta
nhận thức về bản thân lại chỉ ra thể hiện một sự kém cỏi từ bẩm sinh.
Chúng ta đã rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa cầu toàn…
Và càng ngày quan điểm của chúng ta trở nên bấp bênh vì chúng ta hiểu quá
rõ những dằn vặt nội tâm, trong khi vẫn phải nhìn thấy những câu chuyện thành
công trông có vẻ là không hề có chút khó khăn đớn đau nào đang nhan nhản xung
quanh. Chúng ta tiếp tục không tha thứ cho bản thân mà chưa một lần nhìn thấy
hết những “bản nháp thất bại” của những người chúng ta ngưỡng mộ.
Chúng ta cần có một bức tranh đúng mực hơn về những khó khăn ẩn sau mọi
điều chúng ta mong muốn vươn tới. Chúng ta cần công nhận vai trò chính đáng
và thiết yếu của sự thất bại, và cho phép bản thân làm việc một cách không toàn
vẹn trong một thời gian – điều này giống như cái giá phải trả để có một cơ hội
làm điều mà một ngày nào đó, trong nhiều thập kỷ nữa, người khác nhìn vào sẽ
cho rằng là thành công chớp nhoáng.
(Dẫn theo http://tramdoc.vn/)
Câu 1. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận chính nào?
Câu 2. Trình bày nội dung chính của văn bản.
Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về cụm từ “bản nháp thất bại” được nhắc
đến trong bài viết.
Câu 4. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về “vai trò chính đáng
và thiết yếu của sự thất bại”.
VĂN BẢN 12
Thư viện là sự tự do. Tự do đọc, tự do ý tưởng, tự do giao tiếp. Chúng cũng là
nơi giáo dục (một quá trình không phải kết thúc vào ngày chúng ta rời trường
phổ thông hay đại học), nơi giải trí, nơi an toàn, và nơi tiếp cận thông tin.
Tôi nghĩ thư viện liên quan mật thiết với bản chất của thông tin. Thông tin có
giá trị, và thông tin chuẩn xác còn có giá trị lớn hơn. Trong phần lớn lịch sử loài
người, chúng ta đã sống trong thời kì khan hiếm thông tin, và có được thông tin
mình cần là điều vô cùng quan trọng và đáng giá: khi nào nên gieo trồng, tìm
đồ vật, bản đồ, lịch sử, câu truyện này ở đâu. Thông tin luôn là thứ có giá trị, và
những ai có được nó có thể thu phí dịch vụ cung cấp.
Trong vòng vài năm gần đây, chúng ta để chuyển từ nền kinh tế khan hiếm
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
SPBook		 Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn
TRẦN HOÀI PHƯƠNG		 Trang  29
thông tin sang tình trạng lũ lụt thông tin. Theo Eric Schmidt của Google, mỗi 2
ngày con người lại tạo ra khối lượng thông tin bằng từ lúc bình minh của nền
văn minh cho đến năm 2003. Với những người thích con số, đó là 5 tỷ GB một
ngày. Vì vậy thách thức đặt ra là, chúng ta sẽ cần định hướng trong biển thông
tin đó để tìm ra thứ mình thực sự cần.
Thư viện là một nhà chứa thông tin và giúp mọi công dân có thể tiếp cận nó
bình đẳng. Nó là một không gian cộng đồng. Một nơi an toàn, một chỗ trốn. Nó
là nơi có các thủ thư. Tương lai của thư viện sẽ ra sao là việc chúng ta nên hình
dung từ bây giờ.
Đọc ngày nay trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, trong thế giới của văn bản
và e-mail, thế giới của thông tin dưới dạng viết. Chúng ta cần viết và đọc, cần
những công dân toàn cầu có thể đọc tự tin, hiểu những gì chúng đọc, hiểu sự tinh
tế, và diễn đạt ý tưởng thật tốt.
Các thư viện thực sự là những cánh cổng tới tương lai đó. Vì vậy thật đau lòng
khi khắp thế giới, ta thấy các chính quyền địa phương chụp lấy cơ hội để đóng
cửa các thư viện như một cách tiết kiệm ngân sách, mà không nhận ra rằng họ,
theo đúng nghĩa đen, đang ăn cắp vốn tương lai để chi trả cho hiện tại. Họ đang
đóng lại những cánh cửa lẽ ra cần phải được mở.
(Dẫn theo http://tramdoc.vn/)
Câu 1. Chỉ ra thao tác lập luận chính của văn bản trên.
Câu 2. Nêu ý chính của văn bản trên.
Câu 3. Theo tác giả, thư viện có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của
cộng đồng, xã hội.
Câu 4. Viết đoạn văn 5 - 7 dòng trình bày quan điểm cá nhân của anh (chị)
về cách bảo tồn văn hóa đọc.
VĂN BẢN 13
[…] Đôi mắt người Sơn Tây
U uẩn chiều lưu lạc
Thương vườn ruộng khôn khuây
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca
Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta?
(Đôi mắt người Sơn Tây, Quang Dũng)
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn		 SPBook
Trang  30			 TRẦN HOÀI PHƯƠNG
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chính và nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 3. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ: “Bao
giờ trở lại đồng Bương Cấn - Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng - Sông Đáy chậm nguồn
qua Phủ Quốc - Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng”.
Câu 4. Viết đoạn văn 5 - 7 dòng trình bày cảm nhận của anh (chị) về bốn
dòng thơ cuối.
VĂN BẢN 14
Tưởng nhớ XQ thân yêu
[…] Em ra đi chẳng để lại gì
Ngoài ánh mắt cười lấp lánh sau hàng mi
Và anh biết khi bất thần trúng đạn
Em đã ra đi với mắt cười thanh thản
Bởi được góp mình làm ánh sáng ban mai
Bởi biết mình có mặt ở tương lai
Anh sẽ sống đẹp những ngày em chưa kịp sống
Sẽ yêu trọn những gì em chưa kịp yêu
Em trong anh là mùa xuân náo động
Từ phút này càng rực rỡ bao nhiêu.
(Bài thơ về hạnh phúc, Bùi Minh Quốc)
Câu 1. Trình bày chủ đề của đoạn thơ trên.
Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ: “Em
trong anh là mùa xuân náo động - Từ phút này càng rực rỡ bao nhiêu.”
Câu 4. Viết đoạn văn 5 - 7 dòng trình bày cảm nhận của anh (chị) về những
câu thơ: “Em đã ra đi với mắt cười thanh thản - Bởi được góp mình làm ánh sáng
ban mai - Bởi biết mình có mặt ở tương lai.”
VĂN BẢN 15
Bạn có thể giành chiến thắng khi chơi cờ ca - rô hoặc tìm ra lời giải cho các
vấn đề hóc búa nếu bạn định nghĩa chiến thắng một cách linh hoạt. Cho phép
mình có một chỗ lệch trong hàng và bạn sẽ luôn giành chiến thắng. Đôi khi, điều
kiện chúng ta đặt ra cho việc giành chiến thắng quá chặt chẽ hoặc không phù
hợp. Khi Winston Churchill trở thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ ở tuổi 35, một số
bạn bè của ông đã tự hỏi tại sao họ không mong đợi được giữ những vị trí quan
trọng từ khi còn trẻ. Churchill chỉ cáu kỉnh: “Napoleon giành chiến thắng trận
Austerlitz khi bằng tuổi tôi.” Churchill không thể giành chiến thắng khi đấu tranh
với tham vọng của bản thân vì ông định nghĩa về chiến thắng quá cao. Thay đổi
định nghĩa về thành công có thể mang lại lời giải đáp cho một vấn đề.
(Dẫn theo Tư duy như Einstein)
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
SPBook		 Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn
TRẦN HOÀI PHƯƠNG		 Trang  31
Câu 1. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 3. Anh (chị) hiểu thế nào là “chiến thắng một cách linh hoạt”?
Câu 4. Viết đoạn văn 5 - 7 dòng trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh (chị) về 
thành công.
GỢI Ý LÀM BÀI
VĂN BẢN 1
Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ: Tự do.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ: lòng tự tôn của một người Việt Nam,
sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chủ quyền dân tộc.
Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Ẩn dụ 
- Hình ảnh “nghe máu thấm biên cương”: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tác
dụng: nhấn mạnh nỗi xót xa, đau đớn trước những hi sinh trong cuộc chiến đấu
giữ gìn biên giới của đất nước, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
- Hình ảnh “mây buồn”, “đêm trường” gắn với địa danh - “Lũng Cú”,                                  
“Nam Quan” ẩn dụ cho cuộc chiến nơi biên thùy còn cam go, khốc liệt, dai dẳng.
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, chú ý: giải thích ngắn gọn, chứng minh vai
trò của lòng tự tôn dân tộc.
VĂN BẢN 2
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
Câu 2. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là Tâm.
Học sinh dựa vào những suy nghĩ của nhân vật Tâm để nhận xét: là con
người nhạy cảm, ích kỷ, hẹp hòi.
Câu 3. Câu đơn mở rộng thành phần vị ngữ.
C: Tâm
V: nhớ lại cái đất ấy đã làm đau đớn bàn chân non nớt của chàng khi còn nhỏ
ngày ngày cắp sách đi học
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, nhấn mạnh vào sự coi trọng nguồn cội, gốc
gác của mình.
VĂN BẢN 3
Câu 1. Nội dung chính của văn bản trên là: trình bày về sự nguy hại của biến
đổi khí hậu tác động đến Việt Nam.
Câu 2. Theo văn bản, biến đổi khí hậu đã và sẽ gây ra những hậu quả nghiêm
trọng cho Việt Nam:
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn		 SPBook
Trang  32			 TRẦN HOÀI PHƯƠNG
- Về môi trường: bão nhiệt đới mạnh hơn, ngập lụt diện rộng ở cả ba miền,
nhiệt độ tăng cao
- Về kinh tế: thiệt hại 10% GDP khi nước biển dâng, 33/63 tỉnh, thành phố,
5/8 vùng kinh tế bị đe dọa.
- Về đời sống xã hội: 22 triệu người mất nhà cửa, 1 triệu người ở đồng bằng
sông Cửu Long phải di dời,…
Câu 3. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến người nghèo.   
Câu 4. Học sinh tự đưa ra một số giải pháp để làm hạn chế sự tác động của
biến đổi khí hậu đến đời sống con người, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu
Long. Ví dụ: bảo vệ rừng ngập mặn, xây dựng đê biển, cống ngăn mặn, chuyển
đổi sử dụng đất và cơ cấu cây trồng, bảo vệ nguồn nước ngọt,…
VĂN BẢN 4
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.
Câu 2. Nội dung chính của văn bản: khẳng định điểm số không phải tiêu
chuẩn duy nhất để đánh giá sự thành công của một học sinh.
Câu 3. Theo quan điểm của người viết, các bậc cha mẹ không nên tạo áp lực
điểm số cho con mình vì:
+ Mỗi học sinh có một năng lực riêng, cần tôn trọng đặc điểm này của mỗi
cá nhân.
+ Sự đánh giá chỉ dựa vào điểm số sẽ khiến con cái mất đi sự tự tin, tạo rào cản
tâm lý trước tiêu chuẩn của thành công, đẩy xa khoảng cách cha mẹ và con cái,…  
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, chú ý nhấn mạnh đến sự bình đẳng của
mọi công việc có ích cho xã hội và thay đổi cách nhìn nhận của con người về 
vấn đề này.
VĂN BẢN 5
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ: Hành chính.
Câu 2. Học sinh trả lời theo hướng “quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo” là 
quyền của mỗi người được phép nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, phát minh,
sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn
học, nghệ thuật,…; pháp luật bảo vệ quyền đó của mỗi người.
Câu 3. Học sinh kể ra một tình huống liên quan đến việc xâm phạm quyền
tự do nghiên cứu, sáng tạo mà mình biết và nêu lên tác hại của sự xâm phạm ấy.
Tình huống cần chính xác, thực tế, có sức thuyết phục, không trái với quy định
của pháp luật.
Câu 4. Học sinh nêu ít nhất hai việc nên làm để tránh bị xâm phạm quyền tự 
do nghiên cứu, sáng tạo. Ví dụ cần hợp lí, thuyết phục, không trái với quy định
của pháp luật.
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
SPBook		 Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn
TRẦN HOÀI PHƯƠNG		 Trang  33
VĂN BẢN 6
Câu 1. Bài thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt: biểu cảm.
Câu 2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
- Nhân hóa: “hàng còn chờ”, “tiếng xe reo”
- Điệp ngữ: “nhớ”
Câu 3. Giọng điệu: tự nhiên, mộc mạc, chân chất, tha thiết, đầy lạc quan.
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn và lý tưởng
cách mạng của người lính.
VĂN BẢN 7
Câu 1. Văn bản trên sử dụng phong cách ngôn ngữ: Báo chí.
Câu 2. Học sinh có thể đặt một trong những tiêu đề sau cho văn bản: Một
ngày của giáo sư đạt giải Nobel Vật lý 2016; Giáo sư người Anh bình thản đi dạy
sau khi nhận tin đạt giải Nobel Vật lý 2016;…
Câu 3. Học sinh có  thể  đưa ra nhận xét như sau về  con người của                                                    
F. Duncan Haldane: khiêm tốn, hài hước, tận tâm.
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, nhấn mạnh đến sự khiêm nhường của con
người khi đón nhận thành công.
VĂN BẢN 8
Câu 1. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận chính: phân tích
Câu 2. Học sinh dựa trên sự diễn giải của người viết để trình bày tự học là:
tích lũy, trau dồi kiến thức cho bản thân từ những người thầy trực tiếp dạy bảo
và từ những con người ở xung quanh.  
Câu 3. Trên con đường tìm kiếm tri thức, người tự học có thể đối mặt với
những khó khăn: nhầm lẫn mà không có sự phản biện, ảo tưởng về vốn tri thức
của bản thân.
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, cần làm rõ ý nghĩa của việc tự học - con
đường để chiếm lĩnh tri thức đa dạng, phong phú và khả năng học tập suốt đời.
VĂN BẢN 9
Câu 1. Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
Câu 2. Chủ đề của đoạn thơ: lời tâm sự của đứa con trai đã thấu hiểu tấm
lòng bao dung, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ.
Câu 3. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ:
- cuộc đời - con đường dài.
- đèo dốc chông gai ẩn dụ cho những khó khăn, bất trắc của cuộc đời.
- đôi chân của mẹ ẩn dụ cho sự nuôi nấng, dạy dỗ của mẹ trở thành hành
trang cho con vững vàng với sóng gió.
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn		 SPBook
Trang  34			 TRẦN HOÀI PHƯƠNG
Các biện pháp tu từ giúp người con thể hiện được lời hứa với mẹ của mình
và khẳng định mẹ luôn là nguồn sức mạnh nâng bước cho con trong cuộc đời.
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, chú ý nhấn mạnh bổn phận của con cái với
cha mẹ: thấu hiểu, chia sẻ, biết ơn.
VĂN BẢN 10
Câu 1. Văn bản trên sử dụng kiểu lập luận: phân tích.
Câu 2. Theo tác giả, nguyên nhân dẫn đến sự phân biệt giữa con người với
con người là do học vấn, không phải vì giàu nghèo, sang hèn.
Câu 3. Tác giả đã lý giải câu ngạn ngữ bằng lập luận logic sau: địa vị hay sự 
giàu sang không phải do trời ban tặng, học vấn sẽ giúp con người tạo dựng hoặc
thay đổi vị thế và của cải của chính mình.
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, cần khẳng định vai trò của học vấn trong
việc hình thành nhân cách mỗi con người.
VĂN BẢN 11
Câu 1. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận chính: phân tích.
Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên: nếu chúng ta kì vọng vào sự hoàn
hảo, thành công sẽ không thể đến.
Câu 3. Cụm từ “bản nháp thất bại” được nhắc đến trong bài viết có thể hiểu
như sau: những sai lầm, những khó khăn trước khi đạt đến kết quả cuối cùng,
để làm được một việc nào đó, chúng ta cần hiểu biết đầy đủ và chín chắn về 
những điều kiện cần thiết để đạt được, có cái nhìn đúng mực về những khó 
khăn ẩn sau mọi điều ta mong muốn vươn tới, và nhất là chấp nhận thất bại và 
vượt qua nó để đạt được mục đích đã đặt ra.  
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, cần làm rõ vấn đề: người thất bại không có 
nghĩa là người kém cỏi mà cần coi thất bại là động lực để tiếp tục cố gắng.
VĂN BẢN 12
Câu 1. Thao tác lập luận chính của văn bản trên là: bình luận.
Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên: giá trị của thư viện đối với văn hóa đọc
Câu 3. Vai trò của thư viện: môi trường giáo dục an toàn, kho lưu trữ thông
tin khổng lồ không thể thay thế, tạo dựng các giá trị văn hóa cho xã hội.
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, chú ý xuất phát từ hiện trạng văn hóa đọc,
cuộc chiến sách giấy – sách điện tử để đưa ra những biện pháp cụ thể giúp văn
hóa đọc không mai một.
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
SPBook		 Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn
TRẦN HOÀI PHƯƠNG		 Trang  35
VĂN BẢN 13
Câu 1. Văn bản được viết ở thể thơ: tự do.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên: biểu cảm.
Nội dung chính của đoạn thơ: viết về nỗi nhớ đôi mắt em ở những ngày đất
nước thanh bình.
Câu 3. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: liệt kê, nhân
hóa, ẩn dụ.
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, cần làm rõ các tín hiệu nghệ thuật mà tác giả 
sử dụng để thể hiện nỗi nhớ da diết, sự mong ngóng được gặp người con gái ấy.
VĂN BẢN 14
Câu 1. Chủ đề của đoạn thơ: viết về những kí ức đẹp về em mà anh sẽ giữ mãi
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên: biểu cảm.
Câu 3. Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ.
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, cần nhấn mạnh đến cách sống trọn vẹn, ý 
nghĩa của mỗi đời người; sống để còn mãi trong trái tim mọi người.
VĂN BẢN 15
Câu 1. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận: bình luận.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn trên: con người muốn thành công thì 
phải định nghĩa chiến thắng một cách linh hoạt.
Câu 3. Học sinh trình bày cách hiểu về “chiến thắng một cách linh hoạt” như
sau: cho phép bản thân được có những khoảng chùng, những đoạn sai lệch,
thay đổi mục tiêu cá nhân khi không còn phù hợp,…
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, cần nhấn mạnh thành công là quá trình nỗ 
lực lâu dài và con người luôn phải chủ động vượt qua những khó khăn, chấp
nhận những đoạn nghỉ để đạt được mục đích cuối cùng.
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn	 SPBook
Trang 122			 TRẦN HOÀI PHƯƠNG
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
(Trích)
Nguyễn Tuân
Giới thiệu chung
Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo. Bằng sự tài hoa,
uyên bác cùng cảm quan nghệ thuật sắc nhọn, ngòi bút Nguyễn Tuân say mê
thể hiện những cảnh sắc thiên nhiên dữ dội, mĩ lệ và những con người dũng
cảm, tài hoa. Tùy bút Người lái đò sông Đà (in trong tập Sông Đà, 1960) là kết
quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Tuân. Tác phẩm đánh dấu bước
ngoặt trong tư tưởng của Nguyễn Tuân so với giai đoạn trước Cách mạng: hòa
nhịp với đất nước, cuộc đời. Bài tùy bút tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của hai
hình tượng: con sông Đà và người lái đò sông Đà.
Nội dung
1. Vẻ đẹp của sông Đà
Sông Đà mang trong mình hai vẻ đẹp đối lập: vừa hung bạo, dữ dội, lại vừa
thơ mộng, trữ tình. Hai lời đề từ đã hé lộ hai vẻ đẹp này của dòng sông.
Trước hết, sông Đà mang vẻ đẹp hung bạo, dữ dội. Vẻ đẹp này thể hiện ở
khúc thượng nguồn. Nguyễn Tuân đã dựng lại vẻ đẹp hung bạo, dữ dội của sông
Đà bằng một hệ thống các chi tiết tiêu biểu: vách đá sông Đà; tiếng nước sông
Đà; hút nước sông Đà; đặc biệt là những miêu tả công phu về thạch trận. Khi
miêu tả vách đá, tiếng nước, hút nước sông Đà, Nguyễn Tuân chủ yếu cho người
đọc thấy một sông Đà hung hãn, thì khi mô tả thạch trận, nhà văn đã phô bày
bản chất nham hiểm xảo quyệt của sông Đà. Con sông Đà từ thuở khai thiên lập
địa đã vừa thách thức, lại vừa kích thích khao khát khám phá, chinh phục thiên
nhiên của con người.
Vẻ đẹp trữ tình, nên thơ của dòng sông được tập trung thể hiện ở khúc hạ
lưu. Với điểm nhìn trên cao từ máy bay nhìn xuống, sông Đà hiện lên như một
giai nhân tuyệt sắc, mang vẻ đẹp huyền ảo “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc
trữ tình”. Với điểm nhìn theo mùa, Nguyễn Tuân đã ghi lại sự thay đổi thú vị của
màu nước sông Đà qua từng mùa trong năm. Bằng cảm giác tinh tế, nhà văn còn
phát hiện sông Đà giống như một cố nhân, mang vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ, thi
vị. Với ngôn ngữ giàu chất thơ, nhiều câu văn thể hiện sự thăng hoa của tài năng
và tâm hồn người viết trước cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng.
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
SPBook		 Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn
TRẦN HOÀI PHƯƠNG		 Trang 123
2. Vẻ đẹp của người lái đò sông Đà
Người lái đò sông Đà với vẻ đẹp của sự dũng cảm, tài trí chủ yếu được thể
hiện trong cuộc thủy chiến vượt thác. Nguyễn Tuân đã dựng lại thành công
cuộc chiến quyết liệt giữa một bên là sông Đà hung bạo, nham hiểm với thạch
trận đủ ba lớp trùng vi, lại có sóng nước hò reo cổ vũ, một bên là người lái đò
bé nhỏ, vũ khí chỉ là chiếc cán chèo trên một con đò đơn độc. Nhưng cuối cùng
con người đã chiến thắng. Đoạn văn mô tả cuộc giao tranh giữa thạch trận với
con người gây ấn tượng bởi không khí chiến trận, hệ thống các thuật ngữ của
nhiều ngành khoa học, quân sự, võ thuật, thể thao được nhà văn vận dụng tài
tình. Chỉ là một người lái đò với một cái thác dữ nhưng Nguyễn Tuân đã truyền
đến người đọc ấn tượng về một cuộc chiến đấu quyết liệt một mất một còn giữa
con người với tự nhiên. Trong cuộc chiến đó, người lái đò hiện lên nổi bật với
vẻ đẹp của sự dũng cảm, tài trí, tài hoa.
Nghệ thuật
Người lái đò sông Đà đã thể hiện thành công vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa
trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và vẻ đẹp dũng cảm, tài trí của người lao
động bình dị miền Tây Bắc. Tác phẩm cho thấy sự tài hoa, uyên bác của Nguyễn
Tuân trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ để tái tạo những kì công của tạo hóa
và những kì tích lao động của con người.
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn	 SPBook
Trang 124			 TRẦN HOÀI PHƯƠNG
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
SPBook		 Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn
TRẦN HOÀI PHƯƠNG		 Trang 125
MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ
Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304

More Related Content

More from Maloda

Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia năm 2018 môn Sinh học [PDF]
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia năm 2018 môn Sinh học  [PDF]Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia năm 2018 môn Sinh học  [PDF]
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia năm 2018 môn Sinh học [PDF]Maloda
 
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử [PDF]
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử [PDF]Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử [PDF]
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử [PDF]Maloda
 
Sách ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán [BẢN ĐỌC THỬ]
Sách ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán [BẢN ĐỌC THỬ]Sách ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán [BẢN ĐỌC THỬ]
Sách ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán [BẢN ĐỌC THỬ]Maloda
 
Làm chủ môn Toán trong 30 ngày Đại số và Giải tích 11 - Tập 1
Làm chủ môn Toán trong 30 ngày Đại số và Giải tích 11 - Tập 1Làm chủ môn Toán trong 30 ngày Đại số và Giải tích 11 - Tập 1
Làm chủ môn Toán trong 30 ngày Đại số và Giải tích 11 - Tập 1Maloda
 
Sách làm chủ môn Toán trong 30 ngày Hình học 11
Sách làm chủ môn Toán trong 30 ngày Hình học 11Sách làm chủ môn Toán trong 30 ngày Hình học 11
Sách làm chủ môn Toán trong 30 ngày Hình học 11Maloda
 
Sách Làm chủ môn Toán trong 30 ngày Đại số và Giải tích 11 Tập 2 [Bản Đọc Thử]
Sách Làm chủ môn Toán trong 30 ngày Đại số và Giải tích 11 Tập 2 [Bản Đọc Thử]Sách Làm chủ môn Toán trong 30 ngày Đại số và Giải tích 11 Tập 2 [Bản Đọc Thử]
Sách Làm chủ môn Toán trong 30 ngày Đại số và Giải tích 11 Tập 2 [Bản Đọc Thử]Maloda
 
500 Câu trắc nghiệm lý thuyết Sinh học ôn thi đại học
500 Câu trắc nghiệm lý thuyết Sinh học ôn thi đại học500 Câu trắc nghiệm lý thuyết Sinh học ôn thi đại học
500 Câu trắc nghiệm lý thuyết Sinh học ôn thi đại họcMaloda
 
Phương pháp giải nhanh môn Hóa Vô Cơ: Công thức làm rút ngắn thời gian
Phương pháp giải nhanh môn Hóa Vô Cơ: Công thức làm rút ngắn thời gianPhương pháp giải nhanh môn Hóa Vô Cơ: Công thức làm rút ngắn thời gian
Phương pháp giải nhanh môn Hóa Vô Cơ: Công thức làm rút ngắn thời gianMaloda
 
45 Bài tập trắc nghiệm chuyên đề sóng cơ – Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Vật Lý
45 Bài tập trắc nghiệm chuyên đề sóng cơ – Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Vật Lý45 Bài tập trắc nghiệm chuyên đề sóng cơ – Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Vật Lý
45 Bài tập trắc nghiệm chuyên đề sóng cơ – Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Vật LýMaloda
 
Chinh phục tiếng Anh – Cách đặt câu hỏi cho từ bị gạch chân
Chinh phục tiếng Anh – Cách đặt câu hỏi cho từ bị gạch chânChinh phục tiếng Anh – Cách đặt câu hỏi cho từ bị gạch chân
Chinh phục tiếng Anh – Cách đặt câu hỏi cho từ bị gạch chânMaloda
 
Phương pháp giải nhanh Hóa học: Chuyên đề Este - Ôn thi THPT Quốc gia 2018
Phương pháp giải nhanh Hóa học: Chuyên đề Este - Ôn thi THPT Quốc gia 2018Phương pháp giải nhanh Hóa học: Chuyên đề Este - Ôn thi THPT Quốc gia 2018
Phương pháp giải nhanh Hóa học: Chuyên đề Este - Ôn thi THPT Quốc gia 2018Maloda
 
Bí quyết chinh phục trắc nghiệm môn Sinh – Ôn thi THPT Quốc gia 2018
Bí quyết chinh phục trắc nghiệm môn Sinh – Ôn thi THPT Quốc gia 2018Bí quyết chinh phục trắc nghiệm môn Sinh – Ôn thi THPT Quốc gia 2018
Bí quyết chinh phục trắc nghiệm môn Sinh – Ôn thi THPT Quốc gia 2018Maloda
 
51 Công thức giải siêu tốc trắc nghiệm môn Hóa
51 Công thức giải siêu tốc trắc nghiệm môn Hóa51 Công thức giải siêu tốc trắc nghiệm môn Hóa
51 Công thức giải siêu tốc trắc nghiệm môn HóaMaloda
 
80 Câu trắc nghiệm chuyên đề tích phân – Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Toán
80 Câu trắc nghiệm chuyên đề tích phân – Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Toán80 Câu trắc nghiệm chuyên đề tích phân – Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Toán
80 Câu trắc nghiệm chuyên đề tích phân – Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn ToánMaloda
 
Chuyên đề đọc hiểu tiếng Anh - Ôn thi THPT quốc gia 2018
Chuyên đề đọc hiểu tiếng Anh - Ôn thi THPT quốc gia 2018Chuyên đề đọc hiểu tiếng Anh - Ôn thi THPT quốc gia 2018
Chuyên đề đọc hiểu tiếng Anh - Ôn thi THPT quốc gia 2018Maloda
 
75 Cấu trúc tiếng Anh thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia
75 Cấu trúc tiếng Anh thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia75 Cấu trúc tiếng Anh thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia
75 Cấu trúc tiếng Anh thường gặp trong đề thi THPT Quốc giaMaloda
 
Chuyên đề liên kết và hoán vị gen - Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Sinh
Chuyên đề liên kết và hoán vị gen - Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn SinhChuyên đề liên kết và hoán vị gen - Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Sinh
Chuyên đề liên kết và hoán vị gen - Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn SinhMaloda
 
Chuyên đề lý thuyết Hóa tổng hợp – Ôn thi THPT Quốc gia 2018
Chuyên đề lý thuyết Hóa tổng hợp – Ôn thi THPT Quốc gia 2018Chuyên đề lý thuyết Hóa tổng hợp – Ôn thi THPT Quốc gia 2018
Chuyên đề lý thuyết Hóa tổng hợp – Ôn thi THPT Quốc gia 2018Maloda
 
Trọn bộ 20 công thức viết lại câu tiếng Anh hay gặp nhất
Trọn bộ 20 công thức viết lại câu tiếng Anh hay gặp nhấtTrọn bộ 20 công thức viết lại câu tiếng Anh hay gặp nhất
Trọn bộ 20 công thức viết lại câu tiếng Anh hay gặp nhấtMaloda
 
58 Công thức giải nhanh hóa học - Bí kíp nâng cao tốc độ
58 Công thức giải nhanh hóa học - Bí kíp nâng cao tốc độ58 Công thức giải nhanh hóa học - Bí kíp nâng cao tốc độ
58 Công thức giải nhanh hóa học - Bí kíp nâng cao tốc độMaloda
 

More from Maloda (20)

Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia năm 2018 môn Sinh học [PDF]
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia năm 2018 môn Sinh học  [PDF]Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia năm 2018 môn Sinh học  [PDF]
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia năm 2018 môn Sinh học [PDF]
 
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử [PDF]
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử [PDF]Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử [PDF]
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử [PDF]
 
Sách ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán [BẢN ĐỌC THỬ]
Sách ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán [BẢN ĐỌC THỬ]Sách ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán [BẢN ĐỌC THỬ]
Sách ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán [BẢN ĐỌC THỬ]
 
Làm chủ môn Toán trong 30 ngày Đại số và Giải tích 11 - Tập 1
Làm chủ môn Toán trong 30 ngày Đại số và Giải tích 11 - Tập 1Làm chủ môn Toán trong 30 ngày Đại số và Giải tích 11 - Tập 1
Làm chủ môn Toán trong 30 ngày Đại số và Giải tích 11 - Tập 1
 
Sách làm chủ môn Toán trong 30 ngày Hình học 11
Sách làm chủ môn Toán trong 30 ngày Hình học 11Sách làm chủ môn Toán trong 30 ngày Hình học 11
Sách làm chủ môn Toán trong 30 ngày Hình học 11
 
Sách Làm chủ môn Toán trong 30 ngày Đại số và Giải tích 11 Tập 2 [Bản Đọc Thử]
Sách Làm chủ môn Toán trong 30 ngày Đại số và Giải tích 11 Tập 2 [Bản Đọc Thử]Sách Làm chủ môn Toán trong 30 ngày Đại số và Giải tích 11 Tập 2 [Bản Đọc Thử]
Sách Làm chủ môn Toán trong 30 ngày Đại số và Giải tích 11 Tập 2 [Bản Đọc Thử]
 
500 Câu trắc nghiệm lý thuyết Sinh học ôn thi đại học
500 Câu trắc nghiệm lý thuyết Sinh học ôn thi đại học500 Câu trắc nghiệm lý thuyết Sinh học ôn thi đại học
500 Câu trắc nghiệm lý thuyết Sinh học ôn thi đại học
 
Phương pháp giải nhanh môn Hóa Vô Cơ: Công thức làm rút ngắn thời gian
Phương pháp giải nhanh môn Hóa Vô Cơ: Công thức làm rút ngắn thời gianPhương pháp giải nhanh môn Hóa Vô Cơ: Công thức làm rút ngắn thời gian
Phương pháp giải nhanh môn Hóa Vô Cơ: Công thức làm rút ngắn thời gian
 
45 Bài tập trắc nghiệm chuyên đề sóng cơ – Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Vật Lý
45 Bài tập trắc nghiệm chuyên đề sóng cơ – Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Vật Lý45 Bài tập trắc nghiệm chuyên đề sóng cơ – Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Vật Lý
45 Bài tập trắc nghiệm chuyên đề sóng cơ – Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Vật Lý
 
Chinh phục tiếng Anh – Cách đặt câu hỏi cho từ bị gạch chân
Chinh phục tiếng Anh – Cách đặt câu hỏi cho từ bị gạch chânChinh phục tiếng Anh – Cách đặt câu hỏi cho từ bị gạch chân
Chinh phục tiếng Anh – Cách đặt câu hỏi cho từ bị gạch chân
 
Phương pháp giải nhanh Hóa học: Chuyên đề Este - Ôn thi THPT Quốc gia 2018
Phương pháp giải nhanh Hóa học: Chuyên đề Este - Ôn thi THPT Quốc gia 2018Phương pháp giải nhanh Hóa học: Chuyên đề Este - Ôn thi THPT Quốc gia 2018
Phương pháp giải nhanh Hóa học: Chuyên đề Este - Ôn thi THPT Quốc gia 2018
 
Bí quyết chinh phục trắc nghiệm môn Sinh – Ôn thi THPT Quốc gia 2018
Bí quyết chinh phục trắc nghiệm môn Sinh – Ôn thi THPT Quốc gia 2018Bí quyết chinh phục trắc nghiệm môn Sinh – Ôn thi THPT Quốc gia 2018
Bí quyết chinh phục trắc nghiệm môn Sinh – Ôn thi THPT Quốc gia 2018
 
51 Công thức giải siêu tốc trắc nghiệm môn Hóa
51 Công thức giải siêu tốc trắc nghiệm môn Hóa51 Công thức giải siêu tốc trắc nghiệm môn Hóa
51 Công thức giải siêu tốc trắc nghiệm môn Hóa
 
80 Câu trắc nghiệm chuyên đề tích phân – Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Toán
80 Câu trắc nghiệm chuyên đề tích phân – Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Toán80 Câu trắc nghiệm chuyên đề tích phân – Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Toán
80 Câu trắc nghiệm chuyên đề tích phân – Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Toán
 
Chuyên đề đọc hiểu tiếng Anh - Ôn thi THPT quốc gia 2018
Chuyên đề đọc hiểu tiếng Anh - Ôn thi THPT quốc gia 2018Chuyên đề đọc hiểu tiếng Anh - Ôn thi THPT quốc gia 2018
Chuyên đề đọc hiểu tiếng Anh - Ôn thi THPT quốc gia 2018
 
75 Cấu trúc tiếng Anh thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia
75 Cấu trúc tiếng Anh thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia75 Cấu trúc tiếng Anh thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia
75 Cấu trúc tiếng Anh thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia
 
Chuyên đề liên kết và hoán vị gen - Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Sinh
Chuyên đề liên kết và hoán vị gen - Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn SinhChuyên đề liên kết và hoán vị gen - Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Sinh
Chuyên đề liên kết và hoán vị gen - Ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Sinh
 
Chuyên đề lý thuyết Hóa tổng hợp – Ôn thi THPT Quốc gia 2018
Chuyên đề lý thuyết Hóa tổng hợp – Ôn thi THPT Quốc gia 2018Chuyên đề lý thuyết Hóa tổng hợp – Ôn thi THPT Quốc gia 2018
Chuyên đề lý thuyết Hóa tổng hợp – Ôn thi THPT Quốc gia 2018
 
Trọn bộ 20 công thức viết lại câu tiếng Anh hay gặp nhất
Trọn bộ 20 công thức viết lại câu tiếng Anh hay gặp nhấtTrọn bộ 20 công thức viết lại câu tiếng Anh hay gặp nhất
Trọn bộ 20 công thức viết lại câu tiếng Anh hay gặp nhất
 
58 Công thức giải nhanh hóa học - Bí kíp nâng cao tốc độ
58 Công thức giải nhanh hóa học - Bí kíp nâng cao tốc độ58 Công thức giải nhanh hóa học - Bí kíp nâng cao tốc độ
58 Công thức giải nhanh hóa học - Bí kíp nâng cao tốc độ
 

Recently uploaded

50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfMinhDuy925559
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?tbftth
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 

Hướng dẫn ôn luyện thi THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ Văn

  • 1.
  • 2. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU........................................................................................................ 4 LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................. 5 PHẦN MỘT: NỘI DUNG ÔN LUYỆN ...................................................................... 7 A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ........................................................................................................ 7 I. Định hướng câu hỏi trong đề thi ....................................................................... 7 II. Kiến thức cơ bản .............................................................................................................. 9 III. Câu hỏi đọc hiểu minh họa ...................................................................................... 21 Câu hỏi ................................................................................................................................. 21 Gợi ý làm bài ...................................................................................................................... 31 B. LÀM VĂN ................................................................................................................ 36 I. Hướng dẫn cách tìm ý, lập dàn ý cho bài văn nghị luận bằng bản đồ tư duy ..................................................................................................... 36 II. Nghị luận xã hội ................................................................................................................ 53 III. Nghị luận văn học .............................................................................................................. 94 PHẦN HAI: MỘT SỐ ĐỀ THI MINH HỌA.......................................................... 190 Đề 1 ................................................................................................................................................ 190 Đề 2 ................................................................................................................................................ 198 Đề 3 ................................................................................................................................................ 205 MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 3. SPBook Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn TRẦN HOÀI PHƯƠNG Trang 7 PHẦN MỘT: NỘI DUNG ÔN LUYỆN A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN I. ĐỊNH HƯỚNG CÂU HỎI TRONG ĐỀ THI Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề thi môn Ngữ văn chỉ sử dụng câu hỏi, bài tập tự luận. Với định hướng như hiện nay, nội dung các câu hỏi, bài tập phần đọc hiểu văn bản được xây dựng trên bốn mức độ nhận thức như sau: (1) Nhận biết: đề tài, thể loại, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ,... và các thông tin được thể hiện trực tiếp trong văn bản. (2) Thông hiểu: nội dung chính của văn bản; lí giải một nội dung thông tin; ý nghĩa của các biện pháp tu từ... (3) Vận dụng: chủ yếu là bày tỏ ý kiến, thái độ, quan điểm của mỗi thí sinh trên cơ sở kết nối nội dung, ý nghĩa của văn bản đã cho với hiểu biết thực tiễn; vận dụng bài học rút ra từ văn bản để giải quyết những vấn đề thực tiễn gần gũi với học sinh. Như thế, các câu hỏi tập hiểu đã bao trọn hai yếu tố của văn bản: - Nội dung của văn bản: đề tài, chủ đề, ý chính của của văn bản/đoạn/câu... - Hình thức của văn bản: thể loại, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, phép liên kết... Các vấn đề trên được tổng kết tóm lược trong bản đồ tư duy như sau: MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 4. Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn SPBook Trang 8 TRẦN HOÀI PHƯƠNG MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 5. SPBook Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn TRẦN HOÀI PHƯƠNG Trang 9 II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Nội dung chính của văn bản Câuhỏivềnộidungcủavănbản đặtrayêucầuhọcsinhphảikháiquát đượcvấn đề mà văn bản hướng tới; được thể hiện thông qua một số hình thức câu hỏi như: - Nội dung chính của văn bản là gì? - Hãy tóm tắt nội dung văn bản trong một câu ngắn gọn. - Đặt tiêu đề cho văn bản. Gợi ý cách trả lời Tùy theo yêu cầu của đề, học sinh có thể chọn cách diễn đạt nội dung chính của văn bản bằng câu hoặc một cụm từ ngắn gọn thích hợp. Hãy xác định một/ một vài từ khóa quan trọng của đoạn và lấy đó làm gốc rễ cho tiêu đề/ nội dung chính. Ví dụ: Đọc và nêu nội dung chính của đoạn trích dưới đây Trong đời sống, ta thường thấy một hiện tượng xấu là lòng đố kị. Thấy ai có chút thành tích, kẻ đố kị cảm thấy khó chịu, đau khổ như mình bị mất mát điều gì, tiếp đó nảy sinh những phản ứng bệnh hoạn. […] Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên. (Phỏng theo Băng Sơn - Trích từ SGK Ngữ văn 11, tập 2, Bộ Nâng cao) Đọc đoạn trích trên, học sinh xác định được từ khóa xuyên suốt toàn bộ văn bản là “lòng đố kị”, căn cứ vào đó, tác giả trình bày hai luận điểm lớn: lòng đố kị là gì và biểu hiện của lòng đố kị. Vì thế, có thể khái quát nội dung chính của văn bản là: “lòng đố kị” hoặc “quan niệm về lòng đố kị”. 2. Thể thơ Trong chương trình Ngữ văn hiện hành, học sinh đã được tiếp xúc với nhiều thể thơ khác nhau. Trong đó cần đặc biệt chú ý tới các thể thơ cơ bản gồm: a. Thể thơ Đường luật - Thể thơ tiếp thu từ Trung Quốc với những quy định hết sức chặt chẽ về luật thơ (số câu trong bài, số chữ trong câu, vần, đối...). - Thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt: bài có 4 câu, mỗi câu 7 chữ. MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 6. Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn SPBook Trang 10 TRẦN HOÀI PHƯƠNG Ví dụ: Mộ Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng (Hồ Chí Minh) - Thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú: bài có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Ví dụ: Câu cá mùa thu Ao thu lạnh lẽo, nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo (Nguyễn Khuyến) b. Thể thơ lục bát Thể thơ dân tộc, mỗi cặp gồm hai câu: câu trên 6 chữ, câu dưới 8 chữ. Mỗi bài có thể gồm nhiều cặp lục bát và số lượng cặp lục bát là không giới hạn. Ví dụ: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người Gió mưa là bệnh của trời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng (Trích Tương tư, Nguyễn Bính) c. Thể thơ song thất lục bát Thể thơ dân tộc, mỗi khổ gồm bốn câu theo trình tự: hai câu bảy chữ, một câu sáu chữ và một câu tám chữ. Một bài có thể gồm nhiều khổ và số lượng khổ thơ là không giới hạn. Ví dụ: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? (Trích Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm (?)) MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 7. SPBook Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn TRẦN HOÀI PHƯƠNG Trang 11 d. Thể thơ tự do Thể thơ không hạn định về số chữ trong câu, số câu trong bài, dài ngắn linh hoạt. Ví dụ: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi Của bướm ong này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si (Trích Vội vàng – Xuân Diệu) e. Thể thơ năm chữ Mỗi câu gồm năm chữ, không giới hạn số lượng câu thơ trong một bài. Ví dụ: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể (Trích Sóng, Xuân Quỳnh) g. Thể thơ bảy chữ Mỗi câu gồm bảy chữ, không giới hạn số lượng câu thơ trong một bài. Ví dụ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền (Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử) 3. Phương thức biểu đạt a. Tự sự: Trình bày các sự việc, sự kiện theo một trật tự diễn biến nhất định; sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Bên cạnh đó, khắc họa tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người, cuộc sống cũng là yếu tố được chú trọng. Cách nhận biết phương thức tự sự: cốt truyện, nhân vật, diễn biến sự việc,... MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 8. Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn SPBook Trang 12 TRẦN HOÀI PHƯƠNG Tự sự thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ khi ở đó có một chuyện kể nhất định. b. Miêu tả Dùng ngôn ngữ tái hiện đặc điểm cụ thể sự vật, hiện tượng, khiến sự vật, hiện tượng như đang hiện ra trước mắt người đọc. Cách nhận biết phương thức miêu tả: đặc điểm cụ thể của người, vật. c. Biểu cảm Trực tiếp hoặc gián tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thái độ đánh giá của người viết với đối tượng được nhắc đến. Cách nhận biết phương thức biểu cảm: từ ngữ biểu lộ cảm xúc. d. Thuyết minh Dùng ngôn ngữ để cung cấp, giới thiệu, giảng giải,… những tri thức khách quan về một sự vật, hiện tượng nào đó. Cách nhận biết phương thức thuyết minh: câu trình bày đặc điểm riêng biệt, khách quan về đối tượng. e. Nghị luận Dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ một luận điểm (quan điểm, tư tưởng, hiện tượng...) nào đó nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng. Cách nhận biết phương thức nghị luận: lí lẽ, dẫn chứng cụ thể. g. Hành chính – công vụ Trình bày văn bản theo một số mục quy định nhằm truyền đạt yêu cầu của cấp trên hoặc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng cá nhân/ tập thể tới cơ quan và người có thẩm quyền giải quyết. Các văn bản hành chính – công vụ thường gặp: nghị định, thông tư, đơn từ, báo cáo... 4. Biện pháp tu từ a. So sánh Đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc trên cơ sở những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt; giúp việc miêu tả các sự vật, sự việc trở nên sinh động, cụ thể hơn; đồng thời có tác dụng bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết. MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 9. SPBook Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn TRẦN HOÀI PHƯƠNG Trang 13 Ví dụ: Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân (Trích Vội vàng, Xuân Diệu) b. Nhân hóa Dùng từ ngữ, hình ảnh vốn gắn với con người để gọi hoặc tả các đồ vật, con vật,... khiến đối tượng trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi với con người. Ví dụ: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời (Trích Tây Tiến, Quang Dũng) c. Ẩn dụ Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. Ví dụ: Thuyền về có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền (Ca dao) d. Hoán dụ Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác dựa trên quan hệ tương cận (bộ phận – toàn thể, vật chứa – vật bị chứa...). Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Trích Việt Bắc, Tố Hữu) e. Điệp (từ, ngữ) Là sự lặp lại có chủ đích những từ ngữ nhất định nhằm nhấn mạnh ý hoặc tạo cảm xúc cho người đọc, người nghe. Ví dụ: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp, ai sầu hơn ai? (Trích Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm (?)) MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 10. Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn SPBook Trang 14 TRẦN HOÀI PHƯƠNG g. Đảo Thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu nhằm nhấn mạnh ý, đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm. Ví dụ: Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà (Trích Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan) h. Đối Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu song song, cân đối trong lời nói nhằm nhấn mạnh, tạo ra nhịp điệu hài hòa cho lời nói Ví dụ: Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông (Trích Thương vợ, Trần Tế Xương) 5. Phong cách ngôn ngữ a. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Đượcdùngtronggiaotiếphàngngày;cótínhchấttựnhiên,sinhđộng,giàucảmxúc. Đặc trưng: Tính cụ thể; tính cảm xúc; tính cá thể. Ví dụ: 8-3-6-9 Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. (Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm) b. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Được dùng trong các văn bản văn học, thể hiện rõ nhất chức năng thẩm mĩ. Đặc trưng: Tính hình tượng; tính truyền cảm; tính cá thể. Ví dụ: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao) MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 11. SPBook Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn TRẦN HOÀI PHƯƠNG Trang 15 c. Phong cách ngôn ngữ báo chí Được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực báo chí, truyền thông. Đặc trưng: Tính thông tin thời sự; tính ngắn gọn; tính sinh động, hấp dẫn. Ví dụ: Hội đồng sơ khảo “thị sát” sản phẩm dự thi Nhân tài Đất Việt 2016 Chiều 15/11, Hội đồng chấm sơ khảo lĩnh vực CNTT của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2016 đã có chuyến “thị sát” các sản phẩm lọt vào vòng Chung khảo. Mục đích của việc đi khảo sát trực tiếp là để đánh giá chất lượng và thực tế triển khai hoạt động, tính khả thi của các sản phẩm vào chung khảo để có cái nhìn khách quan và đánh giá xác thực nhất các sản phẩm dự thi. Ông Lê Hồng Hà - Phó chủ tịch Hội tin học Việt Nam, Thành viên Hội đồng chấm sơ khảo, trưởng nhóm đoàn khảo sát cho biết, việc đi “thăm” các sản phẩm rất quan trọng bởi nó sẽ là tiền đề để Hội đồng chung khảo đánh giá và đặt ra các câu hỏi sát với thực tế cho tác giả hoặc nhóm tác giải thuyết trình và trao đổi lại. (Theo dantri.com.vn) d. Phong cách ngôn ngữ chính luận: Được dùng trong các văn bản hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,... nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,... theo một quan điểm chính trị nhất định. Đặc trưng: Tính công khai về quan điểm chính trị; tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận; tính truyền cảm, thuyết phục. Ví dụ: Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúngtamuốnhòabình,chúngtaphảinhânnhượng.Nhưngchúngtacàngnhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. (Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Hồ Chí Minh) MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 12. Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn SPBook Trang 16 TRẦN HOÀI PHƯƠNG e. Phong cách ngôn ngữ khoa học Được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ. Đặc trưng: Tính khái quát, trừu tượng; tính lí trí, logic; tính khách quan, phi cá thể hóa. Ví dụ: Véctơ là một đoạn thẳng có hướng, nghĩa là trong hai điểm mút của đoạn thẳng, đã chỉ rõ điểm nào là điểm đầu, điểm nào là điểm cuối. (Theo Hình học 10 nâng cao, NXB Giáo dục, 2006) g. Phong cách ngôn ngữ hành chính: Được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực quản lí hành chính, xã hội như hiến pháp, công văn, đơn từ, báo cáo... Đặc trưng: Tính khuôn mẫu; tính chính xác; tính công vụ. Ví dụ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN MƯỢN PHÒNG Kính gửi: Ban Quản lí Nhà B, Khoa Ngữ văn Thực hiện kế hoạch đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Ngữ văn dự kiến tổ chức Hội thi Nghiệp vụ sư phạm năm học 2016 - 2017 vào 7h00 thứ ba, ngày 15/11/2016. Để Hội thi diễn ra tốt đẹp, kính đề nghị Ban Quản lí Nhà B tạo điều kiện cho chúng tôi mượn 10 phòng (bao gồm đầy đủ cơ sở vật chất: điện, điều hòa, máy chiếu,...). Chúng tôi cam kết sẽ sử dụng phòng thi đúng mục đích và bảo quản cơ sở vật chất toàn vẹn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2016 Người làm đơn (kí tên) Nguyễn Văn A 6. Các thao tác lập luận a. Thao tác lập luận giải thích Thao tác lập luận giải thích là thao tác sử dụng chủ yếu các lí lẽ kết hợp với dẫn chứng để cắt nghĩa, giảng giải giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về một vấn đề nhất định; thường được vận dụng khi trong đề bài có những khái niệm, nhận định cần làm sáng tỏ. MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 13. SPBook Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn TRẦN HOÀI PHƯƠNG Trang 17 Ví dụ: Nhưng Truyện Kiều không chỉ có chữ tài, chữ tâm, mà còn có cả chữ “thân”. Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh thống kê có 63 chữ “thân” với nghĩa là mình, tức thân thể. Tâm là phương diện “hình nhi thượng”, là đời sống tinh thần, là lương tâm, nghĩa vụ, trách nhiệm, đạo lí. Thân là “hình nhi hạ”, là cái phần vật chất bé nhỏ dễ hư nát và đau đớn nhất của bất cứ ai... Thân là phần quý giá nhất, có thân mới có người, có vui sướng, có phúc phận. (Trích Thi pháp Truyện Kiều, Trần Đình Sử) b. Thao tác lập luận chứng minh Thao tác lập luận chứng minh là thao tác dùng dẫn chứng chân thức, xác đáng, đã được thừa nhận để làm sáng tỏ vấn đề và thuyết phục người đọc, người nghe. Ví dụ: Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hóa dân gian, văn học dân gian. Củ khoai, quả ổi, bè rau muống, luống dọc mùng... vốn rất xa lạ với văn chương bác học đã được Nguyễn Trãi đưa vào thơ Nôm của mình một cách rất tự nhiên. Tục ngữ, thành ngữ, ca dao, những đặc điểm thanh điệu tiếng Việt, tất cả những khả năng phong phú ấy của ngôn ngữ dân gian đã được Nguyễn Trãi khai thác một cách tài tình, để cho hình tượng thơ có nhiều màu sắc dân tộc và lời thơ có âm điệu phong phú. (Trích Nguyễn Trãi – nhà văn hóa lớn trong Nguyễn Trãi, thơ và đời, Võ Nguyên Giáp) c. Thao tác lập luận phân tích Thao tác lập luận phân tích là thao tác chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để xem xét kĩ lưỡng nội dung, mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Về câu kết “Trời tối đen như mực và cái tiền đồ của thị” trong tác phẩm Tắt đèn, Nguyễn Tuân viết: “Tối thật, tối quá lắm, sự sống đến như đời sống của chị Dậu thì tối sầm cả mặt người đọc truyện hai mươi năm sau này. Nhưng câu kết của “Tắt đèn” không hẳn là một câu tiêu cực. Nó có hiện tượng bi quan, nhưng không là tiêu cực về bản chất. Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khỏe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra. Một nhân vật khỏe và mạnh như chị Dậu, có thể ngừng cuộc đời mình ở đấy không? Hay là nó phải tuông ra khỏi cái tối như mực? Vì cái tiền đồ tối như mực ấy mà không tuông ra khỏi thì sao có thể sống được? Tôi ngờ câu kết này cũng mới chỉ là cái chấm hết một thiên của truyện dài. Với một cái tiền thân ngay thẳng lành mạnh như vậy, tôi nghĩ rằng chị Dậu thế tất phải có một hậu thân trong các đoàn thể cách mạng; và tôi nhớ như đã có lần nào, tôi đã gặp chị Dậu ở một MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 14. Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn SPBook Trang 18 TRẦN HOÀI PHƯƠNG đám đông phá kho thóc Nhật, ở một cuộc cướp chính quyền huyện kì Tổng khởi nghĩa; và nếu không thì, chí ít, tôi cũng đã gặp chị vào những ngày địch hậu o ép, chị tải thương hoặc đậy nắp hầm bem cho cán bộ cơ sở. (Trích Nguyễn Tuân toàn tập) d. Thao tác lập luận so sánh Thao tác lập luận so sánh là thao tác nhằm hướng đến chỉ ra sự giống và khác nhau của các sự vật, hiện tượng; từ đó hiểu rõ đặc điểm, giá trị của từng sự vật, hiện tượng ấy. Ví dụ: Yêu người, đó là một truyền thống cũ. “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc” đã nói đến con người. Nhưng dù sao cũng là mới bàn đến một hạng người. Với “Kiều”, Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội loài người. Với “Chiêu hồn” thì cả loài người được bàn đến [...]. “Chiêu hồn”, con người trong cái chết. “Chiêu hồn”, con người trong từng giới, từng loài, “mười loài là những loài nào” với những nét cộng đồng phổ biến, điển hình của từng loại một”.[...] Tôi muốn nói đến bài văn “Chiêu hồn”, một tác phẩm có một không hai trong nền văn học chúng ta. (Nghĩ mà xem, trước “Chiêu hồn” chưa hề có bài văn nào đem cái “run rẩy mới” ấy vào văn học. Sau “Chiêu hồn”, lại càng không). Nếu “Truyện Kiều” nâng cao lịch sử thơ ca, thì “Chiêu hồn” đã mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai động tới: cõi chết. (Trích Tuyển tập Chế Lan Viên) e. Thao tác lập luận bác bỏ Thao tác lập luận bác bỏ là thao tác dùng lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh một ý kiến đã có nào đó là sai lầm; từ đó hướng người đọc, người nghe đến một sự nhận thức và hành động đúng đắn khác. Ví dụ: Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào cũng vẫn không đủ. Có người nghĩ rằng thơ là những lời đẹp. Nhưng đâu phải như vậy. Dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương, những chữ tầm thường của lời nói hàng ngày, nôm na mách qué, đã trở thành những lời thơ được truyền tụng mãi. Và Nguyễn Du không những để lại những câu thơ như “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, mà còn viết: Thoắt trông nhờn nhợt màu da Ăn gì to béo đẫy đà làm sao! (Trích Mấy ý nghĩ về thơ, Nguyễn Đình Thi) g. Thao tác lập luận bình luận Thao tác lập luận bình luận là thao tác bàn bạc, đánh giá về sự đúng sai, thật giả, hay dở... của các hiện tượng khác nhau trong đời sống hoặc tác phẩm văn MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 15. SPBook Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn TRẦN HOÀI PHƯƠNG Trang 19 học; vì thế, thao tác này đề cao khả năng tư duy độc lập và biện giải vấn đề của người viết. Ví dụ: Thầy bói xem voi là một biểu tượng rất hay về những người nhận thức chủ quan, phiến diện. Thầy bói mắt kém đã là biểu tượng về người có khả năng quan sát hạn chế. Đã thế, phương pháp nhận thức của các thầy còn hạn chế hơn. Thầy nào cũng căn cứ vào bộ phận con voi do tự tay mình sờ soạng mà biết, rồi cho đó là toàn bộ con voi. Các thầy không biết sự vật, hiện tượng là những thể toàn vẹn có nhiều bộ phận liên quan nhau. Đã thế, các thầy còn phạm một sai lầm tày đình: các thầy muốn dùng vũ lực để giải quyết câu chuyện chân lí. Thật nực cười, đã chủ quan, phiến diện như thế thì dù có đánh nhau toạc đầu chảy máu, thậm chí có giết chết nhau cũng vẫn không thể tìm ra sự thật về con voi! Để hiểu được sự thật, người ta cần có phương pháp nhận thức đúng đắn chứ không cần đến vũ lực”. (Theo Trần Minh) 7. Phép liên kết văn bản a. Phép lặp: lặp lại ở câu sau những từ ngữ đã xuất hiện trong câu trước nó nhằm mục đích nhấn mạnh Ví dụ: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. (Trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh) b. Phépnối:sửdụngởcâusaunhữngtừngữbiểuthịquanhệnốikếtvớicâutrước Ví dụ: Cũng có những bài thơ vui, những vần thơ vui, có cả vài nhà thơ mà tâm hồn thiên về cảm xúc vui, nhưng bao trùm Thơ mới có thể nói là nỗi buồn day dứt, nỗi buồn của thế hệ. Nhưng cái buồn của Thơ mới đâu có phải đều là ủy mị. (Trích Nhìn lại một số hiện tượng văn học, Huy Cận) c. Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước. Ví dụ: Thế nhưng ba lớp trùng vây thạch trận đầy cửa tử cửa sinh đã không ăn chết MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 16. Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn SPBook Trang 20 TRẦN HOÀI PHƯƠNG được một con thuyền đơn độc hết chỗ lùi. Các dũng tướng phá trận ngày xưa, nếu vào đúng cửa sinh và đánh thốc ra đúng cửa sinh là đối phương tan thành thế trận. Ông đò của Nguyễn Tuân cũng thế. Nhà văn như muốn, qua trường hợp ông đò, cùng chúng ta nghiền ngẫm điều triết lí: giữa cái thế giới của độc dữ và nham hiểm, cái thế giới đầy sức mạnh và lập lờ cạm bẫy, con người vẫn đủ khả năng tìm thấy luồng sinh. (Trích Người lái đò sông Đà, vẻ đẹp của một dòng sông chữ, Đỗ Kim Hồi) 8. Trình bày ý kiến riêng Yêu cầu của đề: trình bày ý kiến riêng của thí sinh về một vấn đề đặt ra trong văn bản đọc hiểu. Gợi ý cách trả lời - Nên viết câu trả lời bằng một đoạn văn ngắn với dung lượng vừa đủ (cần chú ý đề giới hạn số câu/dòng hay không?!). - Trả lời trúng vấn đề, nêu được suy nghĩ riêng. Có thể bàn luận hoặc nêu dẫn chứng ngắn gọn để tăng tính thuyết phục. Ví dụ: Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là nếu lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mỏng manh như thế. Con người cần một dại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng, nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn. Anh (chị) suy nghĩ thế nào về cuộc sống của con người khi thoát ra khỏi “cái tuyệt đối cá nhân”? (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng) (Trích Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, năm 2016) Gợi ý: Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ riêng của mình trong 7 đến 10 dòng, tập trung làm rõ vấn đề: cuộc sống của con ngời thoát khỏi cái tuyệt đối cá nhân là cuộc sống của những người cao quý, biết gắn bó với cộng đồng, biết cống hiến vì cuộc sống chung của mọi người. Chỉ khi biết sống cống hiến và vị tha như vậy, cuộc sống của mỗi cá nhân mới trở nên có giá trị và ý nghĩa; giống như Tố Hữu đã viết “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 17. SPBook Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn TRẦN HOÀI PHƯƠNG Trang 21 III. CÂU HỎI ĐỌC HIỂU MINH HỌA CÂU HỎI VĂN BẢN 1 Ta là con của phù sa Cha là đất nước. Mẹ là quê hương Còn nghe máu thấm biên cương Mây buồn Lũng Cú. Đêm trường Nam Quan Ta là con của Việt Nam Theo cha xuống biển tự ngàn năm xưa Lên rừng thờ mẹ Âu Cơ Đem xương máu dựng cõi bờ hôm nay (Tổ quốc nơi biên thùy, Nguyễn Việt Chiến) Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên. Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ: “Còn nghe máu thấm biên cương - Mây buồn Lũng Cú. Đêm trường Nam Quan”. Câu 4. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng tự tôn dân tộc của mỗi công dân. VĂN BẢN 2 Có đến năm, sáu năm nay, Tâm không về thăm quê nhà. Trong thời gian ấy, ở Hà Nội, Tâm gắng sức làm việc để giành một cái địa vị trong xã hội. Chàng lấy vợ, con một nhà giàu có, cũng không cho mẹ biết. […] Không còn một cái liên lạc gì ràng buộc Tâm với thôn quê nữa. Những người họ hàng ở làng chỉ làm chàng sinh ghét, vì những sự đi lại nhờ vả lôi thôi. Còn đối với mẹ chàng, Tâm tin rằng đã làm đủ bổn phận khi mỗi tháng gửi về giúp bà cụ một số tiền, chàng lại càng tin như vậy lắm, khi nghĩ đến những cái khó khăn chàng phải vượt qua để có số tiền ấy. Bao nhiêu sự dối trá chàng phải cần đến để giấu không cho vợ biết! Có khi chàng nghĩ giận bà mẹ, vì bà mà chàng phải giấu diếm như thế. Tuy vậy, khi đến gần đầu làng, Tâm trong lòng cũng thấy cảm động. Hai bên cánh đồng lúa xanh gió đưa như nổi sóng. Trên đường rải đá, mặt đất khô rắn lại và nứt nẻ nhiều chỗ. Tâm nhớ lại cái đất ấy đã làm đau đớn bàn chân non nớt của chàng khi còn nhỏ ngày ngày cắp sách đi học. Một cái cảm giác mát lạnh bỗng trùm lên hai vai: Tâm ngửng đầu lên nhìn, chàng vừa đi vừa bước vào dưới vòm lá tre xanh trong ngõ. Mấy đứa trẻ nhà quê trần truồng và đen sạm đương chơi khăng ở vệ đường. Khi thấy chàng đi qua, chúng đưa những cặp mắt bẩn thỉu nhấp nháy nhìn, và chùi tay rây bùn vào bắp chân. Nghĩ đến thuở nhỏ, chàng cũng chỉ là một đứa bẩn thỉu như những đứa trẻ này, Tâm tự phụ vì mình bây giờ đã vượt hẳn được cái bực nghèo hèn ấy. (Trở về, Thạch Lam) MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 18. Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn SPBook Trang 22 TRẦN HOÀI PHƯƠNG Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai? Anh (chị) có cảm nhận như thế nào về nhân vật đó? Câu 3. Phân tích ngữ pháp câu văn “Tâm nhớ lại cái đất ấy đã làm đau đớn bàn chân non nớt của chàng khi còn nhỏ ngày ngày cắp sách đi học.” Câu 4. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về cách con người ứng xử với nguồn cội, gốc gác của mình. VĂN BẢN 3 22 triệu người Việt Nam sẽ bị mất nhà cửa do tác động của biến đổi khí hậu Đây là khẳng định của các nhà nghiên cứu đưa ra trong Báo cáo Phát triển con người năm 2008 do Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam và Bộ Tài nguyên – Môi trường công bố. Theo ông O’Callaghan, biến đổi khí hậu sẽ gây ra những thiệt hại lớn cả về tài sản và môi trường ở Việt Nam. Nước biển dâng sẽ khiến 22 triệu người Việt Nam mất nhà cửa với thiệt hại lên tới 10% GDP. Báo cáo cũng cho thấy, biến đổi khí hậu gây đe dọa với Việt Nam ở nhiều cấp. Lượng mưa dự kiến sẽ gia tăng và Việt Nam sẽ đối mặt với những trận bão nhiệt đới mạnh hơn. Mực nước biển dự kiến sẽ dâng cao 33 cm vào năm 2050 và 1 m vào năm 2100. Hiện tượng ngập lụt sẽ xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng và ven biển miền Trung. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,1oC/thập kỷ. Trong một số tháng mùa hè, nhiệt độ tăng khoảng 0,1 – 0,3oC/thập kỷ. Ngoài ra, theo tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, trong vòng 30 năm tới, Việt Nam là một trong 30 quốc gia “có nguy cơ cực lớn” do các tác động của biến đổi khí hậu. Đặc biệt, có tới 33/63 tỉnh, thành phố hoặc 5/8 vùng kinh tế đang bị đe dọa bởi ngập lụt nghiêm trọng. Trong số đó, bốn tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang và Sóc Trăng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Dự báo đến đến năm 2050, khả năng tại Đồng bằng sông Cửu Long có thể có tới 1 triệu người phải di dời do những yếu tố lũ lụt và hạn hán lặp đi lặp lại nhiều lần. (Dẫn theo http://www.danang.gov.vn/) Câu 1. Nội dung chính của văn bản trên là gì? Câu 2. Theo văn bản, biến đổi khí hậu đã và sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng nào cho Việt Nam. Câu 3. Theo anh (chị), biến đổi khí hậu ở Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến những đối tượng nào? Câu 4. Đưa ra một số giải pháp mà anh (chị) cho là có thể làm hạn chế sự tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống con người, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long. MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 19. SPBook Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn TRẦN HOÀI PHƯƠNG Trang 23 VĂN BẢN 4 Gửi các bậc phụ huynh kính mến! Khi kỳ thi của các con đang tới gần, chúng tôi biết rằng, các vị đang mong ngóng con mình sẽ có được kết quả tốt nhất! Tuy nhiên, xin quý vị hãy nhớ rằng, trong số các con - những người có mặt tại kỳ thi này, sẽ có người trở thành một nghệ sỹ. Và một nghệ sỹ thì không cần hiểu sâu về môn Toán học. Có người sẽ trở thành doanh nhân - và công việc này không cần phải quá giỏi về Lịch sử hay Văn học Anh. Có người sẽ trở thành một nhạc sỹ và với họ, Hóa học sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Có người sẽ trở thành vận động viên - công việc này đòi hỏi có sức khỏe, thể chất tốt, chứ không cần quá giỏi về bộ môn Vật lý, giống như Schooling của chúng ta (là vận động viên bơi lội của đội tuyển Singapore vừa đoạt Huy chương vàng tại Olympic Rio 2016). Nếu con của bạn đạt điểm cao, đó là một điều thật tuyệt vời! Nhưng nếu con không thể hoàn thành tốt kỳ thi của mình thì xin quý vị đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm của con! Hãy nhẹ nhàng nói với con bạn rằng: Ổn thôi mà, đó chỉ là một kỳ thi. Và con được sinh ra trong cuộc đời này cho nhiều thứ lớn lao hơn nó. Hãy chia sẻ với con bạn, dù điểm số của con bao nhiêu, bố mẹ vẫn yêu thương con và không phán xét bất cứ điều gì về con! Xin các bậc phụ huynh hãy làm như vậy! Và nếu các vị làm được, hãy chờ đợi con mình chinh phục thế giới như thế nào nhé! Một kỳ thi hay điểm số kém sẽ không thể gạt bỏ được những ước mơ và tài năng bên trong con người các con! Và cuối cùng, tôi xin quý vị đừng bao giờ nghĩ rằng, chỉ có kỹ sư hay bác sỹ mới là những người hạnh phúc duy nhất trên thế giới này! Trân trọng Hiệu trưởng (Trích bức thư của hiệu trưởng Singapore gửi phụ huynh - Dẫn theo http://danviet.vn/) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên là gì? Câu 3. Theo quan điểm của người viết, vì sao các bậc cha mẹ không nên tạo áp lực điểm số cho con mình? Câu 4. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Và cuối cùng, tôi xin quý vị đừng bao giờ nghĩ rằng, chỉ có kỹ sư hay bác sỹ mới là những người hạnh phúc duy nhất trên thế giới này!”. MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 20. Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn SPBook Trang 24 TRẦN HOÀI PHƯƠNG VĂN BẢN 5 Điều 51. Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo 1. Cá nhân có quyền tự do nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khác. 2. Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Không ai được cản trở, hạn chế quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo của cá nhân. (Theo Bộ luật Dân sự của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, NXB Lao động - xã hội, 2012) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2. Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là “quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo”? Câu 3. Hãy kể ra một tình huống liên quan đến việc xâm phạm quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo mà anh/ chị biết và nêu lên tác hại của sự xâm phạm ấy? Câu 4. Theo anh (chị), để tránh việc bị xâm phạm quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo, mỗi công dân nên làm gì? Nêu ít nhất hai việc nên làm. VĂN BẢN 6 Nhớ Lời một chiến sỹ lái xe Cái vết thương xoàng mà đi viện Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo. (Phạm Tiến Duật, 1969) Câu 1. Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? Câu 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ. Câu 3. Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ. Câu 4. Viết đoạn văn 5 - 7 dòng trình bày cảm nhận của anh (chị) về tâm sự của người lính lái xe trong bài thơ trên. VĂN BẢN 7 F. Duncan Haldane, giáo sư trường Đại học Princeton, Mỹ nhận tin giành giải thưởng Nobel Vật lý 2016 cùng hai nhà khoa học khác vào lúc 4 rưỡi sáng ngày 4/10 tại nhà riêng. Ngay sau đó, ông vẫn tiếp tục công việc mỗi sáng thứ ba của mình, đó là giảng dạy tại lớp nghiên cứu sinh của Đại học Princeton. Khi giáo sư Haldane bước vào giảng đường Jadwin, nơi ông có bài giảng về điện từ, các sinh viên trong lớp đã vỗ tay và reo hò chúc mừng ông. MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 21. SPBook Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn TRẦN HOÀI PHƯƠNG Trang 25 “Tất nhiên rồi, đó là nghĩa vụ và cũng là niềm tự hào của tôi khi tiếp tục công việc của mình”, Haldane chia sẻ. Ông cho biết dù là ngày quan trọng nhất trong sự nghiệp của mình thì ông vẫn phải có trách nhiệm với sinh viên. “Bất cứ ai trong số họ cũng có thể là người tìm ra những điều mới mẻ, vĩ đại và giành giải Nobel sau này”, Haldane nói. Giáo sư Haldane sinh ra ở thành phố London, Anh. Ông nhận bằng tiến sỹ tại trường Đại học Cambridge và bắt đầu làm việc tại trường Đại học Princeton từ năm 1990. Ông nhận giải thưởng Nobel Vật lý 2016 cùng với hai nhà khoa học khác, David Thouless đến từ Đại học Washington và J.Michael Kosterlitz, trường Đại học Brown, cho những nghiên cứu về “vật chất lạ” của họ. David Thouless giành một nửa giải thưởng, trong khi Ducan Haldane và Michael Kossterlitz chia nhau nửa giải thưởng còn lại, mỗi người nhận được khoảng 232.500 USD. “Tôi sẽ phải trả rất nhiều cho Sở Thuế vụ Mỹ”, Haldane hài hước trả lời khi được hỏi về dự định sử dụng phần thưởng của mình. (Dẫn theo http://khoahoc.tv/) Câu 1. Văn bản trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2. Đặt tiêu đề cho văn bản. Câu 3. Quavănbản,anh(chị)có nhậnxétgì về conngườicủaF.DuncanHaldane. Câu 4. Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Tất nhiên rồi, đó là nghĩa vụ và cũng là niềm tự hào của tôi khi tiếp tục công việc của mình” của F. Duncan Haldane khi ông nhận giải Nobel cao quý. VĂN BẢN 8 Bàn về chuyện tự học Trước hết, cần phải nói rằng, tự học là một chuyện vạn bất đắc dĩ, vì ai cũng biết câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”. Ai mà chẳng học của người khác! Làm gì có ai không nhờ người khác mà biết được phần lớn những gì mình biết? Trước tiên, người ta học mẹ mình, rồi đến bố mình, rồi đến những người sống quanh. Và nếu không nhớ điều đó mà nói rằng tự mình tìm biết lấy mọi sự thì đúng là cực kỳ ngu dại, hợm hĩnh và vô ân. Cho nên, phải hiểu hai chữ “tự học” theo một nghĩa hẹp hơn rất nhiều, kể cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Và nếu có ai không được một người thầy trực tiếp dạy bảo cho một cái gì đấy, thì cũng có những người thầy gián tiếp dạy mình bằng tấm gương của cách sống và cách hành động của họ. Tấm gương ấy có thể tích cực hay tiêu cực: những hành vi xấu xa hay đáng ghét mà ta chứng kiến và thể nghiệm từ người khác cũng bổ ích cho ta không kém gì những hành vi tốt đẹp, nếu ta nhờ cái “tính bản thiện” vốn có của con người mà biết ghét cái xấu và yêu cái tốt. Trên con đường học vấn của người tự học nhan nhản những cạm bẫy cực kỳ nguy hiểm khiến cho tri thức của họ có nguy cơ lệch lạc hoặc chứa những lỗ hổng MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 22. Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn SPBook Trang 26 TRẦN HOÀI PHƯƠNG rất lớn mà bản thân họ không hay biết. Với người tự học, khả năng vẫn nhầm lẫn lớn hơn rất nhiều so với người được đào tạo chính quy. Vì sự phản biện trong cảnh cô đơn là việc cực kỳ khó khăn. Người có học vấn thực sự, nhờ đã trải qua những bước đường gian nan, cực nhọc để có được những tri thức mà trước kia mình tưởng rất dễ, biết rằng những điều mình học được chỉ như hạt muối bỏ bể so với những điều mình chưa học. Và bao giờ cũng phải có học một cái gì đã, rồi mới bắt đầu biết là mình không biết cái gì. Cho nên người có học không bao giờ nghĩ rằng có những ngành nghề mà mình không cần giờ học nào cũng có thể bàn đến được, càng không bao giờ nghĩ rằng mình đủ sức viết hàng ngàn trang sách về những môn ấy để dạy mọi người. […] (Dẫn theo https://hocthenao.vn - Cao Xuân Hạo) Câu 1. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận chính nào? Câu 2. Theo tác giả bài viết, tự học là gì? Câu 3. Người tự học có thể gặp những khó khăn gì trên con đường tìm kiếm tri thức? Câu 4. Viết đoạn văn ngắn 5 - 7 dòng trình bày suy nghĩ của anh (chị) về giá trị của tự học. VĂN BẢN 9 Trên đời chẳng ai lo cho ta bằng mẹ Cũng chẳng ai ta làm khổ nhiều như mẹ của ta Mẹ ơi nếu con được sống lại tuổi thơ Con sẽ chẳng bao giờ mải chơi trốn học Đứa con trai nhiều lỗi lầm ương ngạnh Sẽ không lần nào làm mẹ xót xa. […] Dẫu cuộc đời là con đường dài thế Con sẽ đi qua mọi đèo dốc chông gai Bằng đôi chân của mẹ, mẹ ơi. (Gửi mẹ, Lưu Quang Vũ) Câu 1. Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. Nêu chủ đề của đoạn thơ. Câu 3. Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu sau: “Dẫu cuộc đời là con đường dài thế - Con sẽ đi qua mọi đèo dốc chông gai - Bằng đôi chân của mẹ, mẹ ơi.” Câu 4. Từ ý thơ trên, viết đoạn văn nêu cảm nhận của anh (chị) về tấm lòng của con cái với cha mẹ. MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 23. SPBook Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn TRẦN HOÀI PHƯƠNG Trang 27 VĂN BẢN 10 Người ta thường nói: “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”. Kể từ khi tạo hóa làm ra con người thì tất cả sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt đẳng cấp trên dưới, giàu nghèo. Vậy mà nhìn rộng ra khắp xã hội, cuộc sống con người luôn có những khoảng cách một trời một vực. […] Như thế là tại làm sao? Nguyên nhân thực ra rất rõ ràng. […] Trên thế gian có cả việc khó lẫn việc dễ. Người làm việc khó được coi là người quan trọng. Người làm việc dễ thường có địa vị thấp, bị coi thường. Công việc cần sự khổ nhọc về tinh thần được xem là việc khó, còn lao động chân tay là việc dễ. Vì thế, học giả, quan chức chính phủ, giám đốc các công ty lớn, chủ trang trại sử dụng nhiều nhân công… là những người có địa vị cao, quan trọng. Một khi đã là những người có địa vị, quan trọng thì đương nhiên gia đình họ cũng giàu sang sung túc đến mức tầng lớp hạ đẳng nằm mơ cũng không được. Tuy vậy, nếu suy nghĩ kỹ lưỡng gốc rễ của vấn đề thì chỉ có một nguyên nhân. Đó chẳng qua là do có chịu khó học hay không mà thôi, chứ có người nào được Trời phú cho đâu. Như tôi đã đề cập: ở con người vốn dĩ không có chênh lệch sang hèn, giàu nghèo. Vì thế, có thể nói rằng: người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp kém, nghèo khổ. (Khuyến học, Fukuzawa Yukichi) Câu 1. Văn bản trên sử dụng kiểu lập luận nào? Câu 2. Theo tác giả, nguyên nhân nào dẫn đến sự phân biệt giữa con người với con người? Câu 3. Ngạn ngữ có câu: “Trời không ban cho con người phú quý. Chính con người tạo ra giàu sang phú quý”. Tác giả đã lý giải vấn đề này như thế nào trong đoạn trích? Câu 4. Viết đoạn văn 5 - 7 dòng trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm “người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp kém, nghèo khổ”. VĂN BẢN 11 Chúng ta thường đặt mục tiêu cho một nghề nghiệp cụ thể vì ấn tượng với thành tích của những người xuất sắc nhất trong ngành nghề đó. Tham vọng của chúng ta có thể hình thành từ sự ngưỡng mộ dành cho người kiến trúc sư đã dựng nên một sân bay mới tuyệt đẹp cho thành phố, hay từ việc theo dõi những cuộc giao dịch liều lĩnh và bạo dạn của một nhà quản lý vốn giàu có nhất Wall Street, từ việc đọc những phân tích của một tiểu thuyết gia văn học nổi tiếng hay thưởng thức các món ăn đậm đà hương vị tại nhà hàng do một đầu bếp từng MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 24. Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn SPBook Trang 28 TRẦN HOÀI PHƯƠNG đoạt giải mở. Chúng ta thường xây dựng những kế hoạch nghề nghiệp của mình dựa trên sự hoàn hảo. Sau khi được những bậc thầy này truyền cảm hứng, chúng ta tự đi những bước đầu tiên và khó khăn bắt đầu từ đây. Những gì chúng ta cố gắng thường rơi vào dưới mức chuẩn so với những gì đã nhen nhóm lên tham vọng ban đầu. Chúng ta bị mắc kẹt trong một nghịch lý khó chịu: trong khi những tham vọng của chúng ta được đốt lên bởi sự vĩ đại, ưu tú, thì tất cả những điều chúng ta nhận thức về bản thân lại chỉ ra thể hiện một sự kém cỏi từ bẩm sinh. Chúng ta đã rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa cầu toàn… Và càng ngày quan điểm của chúng ta trở nên bấp bênh vì chúng ta hiểu quá rõ những dằn vặt nội tâm, trong khi vẫn phải nhìn thấy những câu chuyện thành công trông có vẻ là không hề có chút khó khăn đớn đau nào đang nhan nhản xung quanh. Chúng ta tiếp tục không tha thứ cho bản thân mà chưa một lần nhìn thấy hết những “bản nháp thất bại” của những người chúng ta ngưỡng mộ. Chúng ta cần có một bức tranh đúng mực hơn về những khó khăn ẩn sau mọi điều chúng ta mong muốn vươn tới. Chúng ta cần công nhận vai trò chính đáng và thiết yếu của sự thất bại, và cho phép bản thân làm việc một cách không toàn vẹn trong một thời gian – điều này giống như cái giá phải trả để có một cơ hội làm điều mà một ngày nào đó, trong nhiều thập kỷ nữa, người khác nhìn vào sẽ cho rằng là thành công chớp nhoáng. (Dẫn theo http://tramdoc.vn/) Câu 1. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận chính nào? Câu 2. Trình bày nội dung chính của văn bản. Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về cụm từ “bản nháp thất bại” được nhắc đến trong bài viết. Câu 4. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về “vai trò chính đáng và thiết yếu của sự thất bại”. VĂN BẢN 12 Thư viện là sự tự do. Tự do đọc, tự do ý tưởng, tự do giao tiếp. Chúng cũng là nơi giáo dục (một quá trình không phải kết thúc vào ngày chúng ta rời trường phổ thông hay đại học), nơi giải trí, nơi an toàn, và nơi tiếp cận thông tin. Tôi nghĩ thư viện liên quan mật thiết với bản chất của thông tin. Thông tin có giá trị, và thông tin chuẩn xác còn có giá trị lớn hơn. Trong phần lớn lịch sử loài người, chúng ta đã sống trong thời kì khan hiếm thông tin, và có được thông tin mình cần là điều vô cùng quan trọng và đáng giá: khi nào nên gieo trồng, tìm đồ vật, bản đồ, lịch sử, câu truyện này ở đâu. Thông tin luôn là thứ có giá trị, và những ai có được nó có thể thu phí dịch vụ cung cấp. Trong vòng vài năm gần đây, chúng ta để chuyển từ nền kinh tế khan hiếm MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 25. SPBook Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn TRẦN HOÀI PHƯƠNG Trang 29 thông tin sang tình trạng lũ lụt thông tin. Theo Eric Schmidt của Google, mỗi 2 ngày con người lại tạo ra khối lượng thông tin bằng từ lúc bình minh của nền văn minh cho đến năm 2003. Với những người thích con số, đó là 5 tỷ GB một ngày. Vì vậy thách thức đặt ra là, chúng ta sẽ cần định hướng trong biển thông tin đó để tìm ra thứ mình thực sự cần. Thư viện là một nhà chứa thông tin và giúp mọi công dân có thể tiếp cận nó bình đẳng. Nó là một không gian cộng đồng. Một nơi an toàn, một chỗ trốn. Nó là nơi có các thủ thư. Tương lai của thư viện sẽ ra sao là việc chúng ta nên hình dung từ bây giờ. Đọc ngày nay trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, trong thế giới của văn bản và e-mail, thế giới của thông tin dưới dạng viết. Chúng ta cần viết và đọc, cần những công dân toàn cầu có thể đọc tự tin, hiểu những gì chúng đọc, hiểu sự tinh tế, và diễn đạt ý tưởng thật tốt. Các thư viện thực sự là những cánh cổng tới tương lai đó. Vì vậy thật đau lòng khi khắp thế giới, ta thấy các chính quyền địa phương chụp lấy cơ hội để đóng cửa các thư viện như một cách tiết kiệm ngân sách, mà không nhận ra rằng họ, theo đúng nghĩa đen, đang ăn cắp vốn tương lai để chi trả cho hiện tại. Họ đang đóng lại những cánh cửa lẽ ra cần phải được mở. (Dẫn theo http://tramdoc.vn/) Câu 1. Chỉ ra thao tác lập luận chính của văn bản trên. Câu 2. Nêu ý chính của văn bản trên. Câu 3. Theo tác giả, thư viện có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cộng đồng, xã hội. Câu 4. Viết đoạn văn 5 - 7 dòng trình bày quan điểm cá nhân của anh (chị) về cách bảo tồn văn hóa đọc. VĂN BẢN 13 […] Đôi mắt người Sơn Tây U uẩn chiều lưu lạc Thương vườn ruộng khôn khuây Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng Bao giờ tôi gặp em lần nữa Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ Còn có bao giờ em nhớ ta? (Đôi mắt người Sơn Tây, Quang Dũng) MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 26. Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn SPBook Trang 30 TRẦN HOÀI PHƯƠNG Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên. Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chính và nội dung chính của đoạn thơ. Câu 3. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ: “Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn - Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng - Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc - Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng”. Câu 4. Viết đoạn văn 5 - 7 dòng trình bày cảm nhận của anh (chị) về bốn dòng thơ cuối. VĂN BẢN 14 Tưởng nhớ XQ thân yêu […] Em ra đi chẳng để lại gì Ngoài ánh mắt cười lấp lánh sau hàng mi Và anh biết khi bất thần trúng đạn Em đã ra đi với mắt cười thanh thản Bởi được góp mình làm ánh sáng ban mai Bởi biết mình có mặt ở tương lai Anh sẽ sống đẹp những ngày em chưa kịp sống Sẽ yêu trọn những gì em chưa kịp yêu Em trong anh là mùa xuân náo động Từ phút này càng rực rỡ bao nhiêu. (Bài thơ về hạnh phúc, Bùi Minh Quốc) Câu 1. Trình bày chủ đề của đoạn thơ trên. Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ: “Em trong anh là mùa xuân náo động - Từ phút này càng rực rỡ bao nhiêu.” Câu 4. Viết đoạn văn 5 - 7 dòng trình bày cảm nhận của anh (chị) về những câu thơ: “Em đã ra đi với mắt cười thanh thản - Bởi được góp mình làm ánh sáng ban mai - Bởi biết mình có mặt ở tương lai.” VĂN BẢN 15 Bạn có thể giành chiến thắng khi chơi cờ ca - rô hoặc tìm ra lời giải cho các vấn đề hóc búa nếu bạn định nghĩa chiến thắng một cách linh hoạt. Cho phép mình có một chỗ lệch trong hàng và bạn sẽ luôn giành chiến thắng. Đôi khi, điều kiện chúng ta đặt ra cho việc giành chiến thắng quá chặt chẽ hoặc không phù hợp. Khi Winston Churchill trở thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ ở tuổi 35, một số bạn bè của ông đã tự hỏi tại sao họ không mong đợi được giữ những vị trí quan trọng từ khi còn trẻ. Churchill chỉ cáu kỉnh: “Napoleon giành chiến thắng trận Austerlitz khi bằng tuổi tôi.” Churchill không thể giành chiến thắng khi đấu tranh với tham vọng của bản thân vì ông định nghĩa về chiến thắng quá cao. Thay đổi định nghĩa về thành công có thể mang lại lời giải đáp cho một vấn đề. (Dẫn theo Tư duy như Einstein) MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 27. SPBook Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn TRẦN HOÀI PHƯƠNG Trang 31 Câu 1. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào? Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 3. Anh (chị) hiểu thế nào là “chiến thắng một cách linh hoạt”? Câu 4. Viết đoạn văn 5 - 7 dòng trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh (chị) về thành công. GỢI Ý LÀM BÀI VĂN BẢN 1 Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ: Tự do. Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ: lòng tự tôn của một người Việt Nam, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Ẩn dụ - Hình ảnh “nghe máu thấm biên cương”: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tác dụng: nhấn mạnh nỗi xót xa, đau đớn trước những hi sinh trong cuộc chiến đấu giữ gìn biên giới của đất nước, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. - Hình ảnh “mây buồn”, “đêm trường” gắn với địa danh - “Lũng Cú”, “Nam Quan” ẩn dụ cho cuộc chiến nơi biên thùy còn cam go, khốc liệt, dai dẳng. Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, chú ý: giải thích ngắn gọn, chứng minh vai trò của lòng tự tôn dân tộc. VĂN BẢN 2 Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. Câu 2. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là Tâm. Học sinh dựa vào những suy nghĩ của nhân vật Tâm để nhận xét: là con người nhạy cảm, ích kỷ, hẹp hòi. Câu 3. Câu đơn mở rộng thành phần vị ngữ. C: Tâm V: nhớ lại cái đất ấy đã làm đau đớn bàn chân non nớt của chàng khi còn nhỏ ngày ngày cắp sách đi học Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, nhấn mạnh vào sự coi trọng nguồn cội, gốc gác của mình. VĂN BẢN 3 Câu 1. Nội dung chính của văn bản trên là: trình bày về sự nguy hại của biến đổi khí hậu tác động đến Việt Nam. Câu 2. Theo văn bản, biến đổi khí hậu đã và sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho Việt Nam: MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 28. Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn SPBook Trang 32 TRẦN HOÀI PHƯƠNG - Về môi trường: bão nhiệt đới mạnh hơn, ngập lụt diện rộng ở cả ba miền, nhiệt độ tăng cao - Về kinh tế: thiệt hại 10% GDP khi nước biển dâng, 33/63 tỉnh, thành phố, 5/8 vùng kinh tế bị đe dọa. - Về đời sống xã hội: 22 triệu người mất nhà cửa, 1 triệu người ở đồng bằng sông Cửu Long phải di dời,… Câu 3. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến người nghèo. Câu 4. Học sinh tự đưa ra một số giải pháp để làm hạn chế sự tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống con người, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ví dụ: bảo vệ rừng ngập mặn, xây dựng đê biển, cống ngăn mặn, chuyển đổi sử dụng đất và cơ cấu cây trồng, bảo vệ nguồn nước ngọt,… VĂN BẢN 4 Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận. Câu 2. Nội dung chính của văn bản: khẳng định điểm số không phải tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá sự thành công của một học sinh. Câu 3. Theo quan điểm của người viết, các bậc cha mẹ không nên tạo áp lực điểm số cho con mình vì: + Mỗi học sinh có một năng lực riêng, cần tôn trọng đặc điểm này của mỗi cá nhân. + Sự đánh giá chỉ dựa vào điểm số sẽ khiến con cái mất đi sự tự tin, tạo rào cản tâm lý trước tiêu chuẩn của thành công, đẩy xa khoảng cách cha mẹ và con cái,… Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, chú ý nhấn mạnh đến sự bình đẳng của mọi công việc có ích cho xã hội và thay đổi cách nhìn nhận của con người về vấn đề này. VĂN BẢN 5 Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ: Hành chính. Câu 2. Học sinh trả lời theo hướng “quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo” là quyền của mỗi người được phép nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật,…; pháp luật bảo vệ quyền đó của mỗi người. Câu 3. Học sinh kể ra một tình huống liên quan đến việc xâm phạm quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo mà mình biết và nêu lên tác hại của sự xâm phạm ấy. Tình huống cần chính xác, thực tế, có sức thuyết phục, không trái với quy định của pháp luật. Câu 4. Học sinh nêu ít nhất hai việc nên làm để tránh bị xâm phạm quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo. Ví dụ cần hợp lí, thuyết phục, không trái với quy định của pháp luật. MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 29. SPBook Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn TRẦN HOÀI PHƯƠNG Trang 33 VĂN BẢN 6 Câu 1. Bài thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt: biểu cảm. Câu 2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: - Nhân hóa: “hàng còn chờ”, “tiếng xe reo” - Điệp ngữ: “nhớ” Câu 3. Giọng điệu: tự nhiên, mộc mạc, chân chất, tha thiết, đầy lạc quan. Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn và lý tưởng cách mạng của người lính. VĂN BẢN 7 Câu 1. Văn bản trên sử dụng phong cách ngôn ngữ: Báo chí. Câu 2. Học sinh có thể đặt một trong những tiêu đề sau cho văn bản: Một ngày của giáo sư đạt giải Nobel Vật lý 2016; Giáo sư người Anh bình thản đi dạy sau khi nhận tin đạt giải Nobel Vật lý 2016;… Câu 3. Học sinh có thể đưa ra nhận xét như sau về con người của F. Duncan Haldane: khiêm tốn, hài hước, tận tâm. Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, nhấn mạnh đến sự khiêm nhường của con người khi đón nhận thành công. VĂN BẢN 8 Câu 1. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận chính: phân tích Câu 2. Học sinh dựa trên sự diễn giải của người viết để trình bày tự học là: tích lũy, trau dồi kiến thức cho bản thân từ những người thầy trực tiếp dạy bảo và từ những con người ở xung quanh. Câu 3. Trên con đường tìm kiếm tri thức, người tự học có thể đối mặt với những khó khăn: nhầm lẫn mà không có sự phản biện, ảo tưởng về vốn tri thức của bản thân. Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, cần làm rõ ý nghĩa của việc tự học - con đường để chiếm lĩnh tri thức đa dạng, phong phú và khả năng học tập suốt đời. VĂN BẢN 9 Câu 1. Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. Câu 2. Chủ đề của đoạn thơ: lời tâm sự của đứa con trai đã thấu hiểu tấm lòng bao dung, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ. Câu 3. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ: - cuộc đời - con đường dài. - đèo dốc chông gai ẩn dụ cho những khó khăn, bất trắc của cuộc đời. - đôi chân của mẹ ẩn dụ cho sự nuôi nấng, dạy dỗ của mẹ trở thành hành trang cho con vững vàng với sóng gió. MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 30. Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn SPBook Trang 34 TRẦN HOÀI PHƯƠNG Các biện pháp tu từ giúp người con thể hiện được lời hứa với mẹ của mình và khẳng định mẹ luôn là nguồn sức mạnh nâng bước cho con trong cuộc đời. Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, chú ý nhấn mạnh bổn phận của con cái với cha mẹ: thấu hiểu, chia sẻ, biết ơn. VĂN BẢN 10 Câu 1. Văn bản trên sử dụng kiểu lập luận: phân tích. Câu 2. Theo tác giả, nguyên nhân dẫn đến sự phân biệt giữa con người với con người là do học vấn, không phải vì giàu nghèo, sang hèn. Câu 3. Tác giả đã lý giải câu ngạn ngữ bằng lập luận logic sau: địa vị hay sự giàu sang không phải do trời ban tặng, học vấn sẽ giúp con người tạo dựng hoặc thay đổi vị thế và của cải của chính mình. Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, cần khẳng định vai trò của học vấn trong việc hình thành nhân cách mỗi con người. VĂN BẢN 11 Câu 1. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận chính: phân tích. Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên: nếu chúng ta kì vọng vào sự hoàn hảo, thành công sẽ không thể đến. Câu 3. Cụm từ “bản nháp thất bại” được nhắc đến trong bài viết có thể hiểu như sau: những sai lầm, những khó khăn trước khi đạt đến kết quả cuối cùng, để làm được một việc nào đó, chúng ta cần hiểu biết đầy đủ và chín chắn về những điều kiện cần thiết để đạt được, có cái nhìn đúng mực về những khó khăn ẩn sau mọi điều ta mong muốn vươn tới, và nhất là chấp nhận thất bại và vượt qua nó để đạt được mục đích đã đặt ra. Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, cần làm rõ vấn đề: người thất bại không có nghĩa là người kém cỏi mà cần coi thất bại là động lực để tiếp tục cố gắng. VĂN BẢN 12 Câu 1. Thao tác lập luận chính của văn bản trên là: bình luận. Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên: giá trị của thư viện đối với văn hóa đọc Câu 3. Vai trò của thư viện: môi trường giáo dục an toàn, kho lưu trữ thông tin khổng lồ không thể thay thế, tạo dựng các giá trị văn hóa cho xã hội. Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, chú ý xuất phát từ hiện trạng văn hóa đọc, cuộc chiến sách giấy – sách điện tử để đưa ra những biện pháp cụ thể giúp văn hóa đọc không mai một. MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 31. SPBook Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn TRẦN HOÀI PHƯƠNG Trang 35 VĂN BẢN 13 Câu 1. Văn bản được viết ở thể thơ: tự do. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên: biểu cảm. Nội dung chính của đoạn thơ: viết về nỗi nhớ đôi mắt em ở những ngày đất nước thanh bình. Câu 3. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: liệt kê, nhân hóa, ẩn dụ. Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, cần làm rõ các tín hiệu nghệ thuật mà tác giả sử dụng để thể hiện nỗi nhớ da diết, sự mong ngóng được gặp người con gái ấy. VĂN BẢN 14 Câu 1. Chủ đề của đoạn thơ: viết về những kí ức đẹp về em mà anh sẽ giữ mãi Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên: biểu cảm. Câu 3. Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ. Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, cần nhấn mạnh đến cách sống trọn vẹn, ý nghĩa của mỗi đời người; sống để còn mãi trong trái tim mọi người. VĂN BẢN 15 Câu 1. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận: bình luận. Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn trên: con người muốn thành công thì phải định nghĩa chiến thắng một cách linh hoạt. Câu 3. Học sinh trình bày cách hiểu về “chiến thắng một cách linh hoạt” như sau: cho phép bản thân được có những khoảng chùng, những đoạn sai lệch, thay đổi mục tiêu cá nhân khi không còn phù hợp,… Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, cần nhấn mạnh thành công là quá trình nỗ lực lâu dài và con người luôn phải chủ động vượt qua những khó khăn, chấp nhận những đoạn nghỉ để đạt được mục đích cuối cùng. MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 32. Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn SPBook Trang 122 TRẦN HOÀI PHƯƠNG NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (Trích) Nguyễn Tuân Giới thiệu chung Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo. Bằng sự tài hoa, uyên bác cùng cảm quan nghệ thuật sắc nhọn, ngòi bút Nguyễn Tuân say mê thể hiện những cảnh sắc thiên nhiên dữ dội, mĩ lệ và những con người dũng cảm, tài hoa. Tùy bút Người lái đò sông Đà (in trong tập Sông Đà, 1960) là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Tuân. Tác phẩm đánh dấu bước ngoặt trong tư tưởng của Nguyễn Tuân so với giai đoạn trước Cách mạng: hòa nhịp với đất nước, cuộc đời. Bài tùy bút tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của hai hình tượng: con sông Đà và người lái đò sông Đà. Nội dung 1. Vẻ đẹp của sông Đà Sông Đà mang trong mình hai vẻ đẹp đối lập: vừa hung bạo, dữ dội, lại vừa thơ mộng, trữ tình. Hai lời đề từ đã hé lộ hai vẻ đẹp này của dòng sông. Trước hết, sông Đà mang vẻ đẹp hung bạo, dữ dội. Vẻ đẹp này thể hiện ở khúc thượng nguồn. Nguyễn Tuân đã dựng lại vẻ đẹp hung bạo, dữ dội của sông Đà bằng một hệ thống các chi tiết tiêu biểu: vách đá sông Đà; tiếng nước sông Đà; hút nước sông Đà; đặc biệt là những miêu tả công phu về thạch trận. Khi miêu tả vách đá, tiếng nước, hút nước sông Đà, Nguyễn Tuân chủ yếu cho người đọc thấy một sông Đà hung hãn, thì khi mô tả thạch trận, nhà văn đã phô bày bản chất nham hiểm xảo quyệt của sông Đà. Con sông Đà từ thuở khai thiên lập địa đã vừa thách thức, lại vừa kích thích khao khát khám phá, chinh phục thiên nhiên của con người. Vẻ đẹp trữ tình, nên thơ của dòng sông được tập trung thể hiện ở khúc hạ lưu. Với điểm nhìn trên cao từ máy bay nhìn xuống, sông Đà hiện lên như một giai nhân tuyệt sắc, mang vẻ đẹp huyền ảo “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình”. Với điểm nhìn theo mùa, Nguyễn Tuân đã ghi lại sự thay đổi thú vị của màu nước sông Đà qua từng mùa trong năm. Bằng cảm giác tinh tế, nhà văn còn phát hiện sông Đà giống như một cố nhân, mang vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ, thi vị. Với ngôn ngữ giàu chất thơ, nhiều câu văn thể hiện sự thăng hoa của tài năng và tâm hồn người viết trước cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng. MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 33. SPBook Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn TRẦN HOÀI PHƯƠNG Trang 123 2. Vẻ đẹp của người lái đò sông Đà Người lái đò sông Đà với vẻ đẹp của sự dũng cảm, tài trí chủ yếu được thể hiện trong cuộc thủy chiến vượt thác. Nguyễn Tuân đã dựng lại thành công cuộc chiến quyết liệt giữa một bên là sông Đà hung bạo, nham hiểm với thạch trận đủ ba lớp trùng vi, lại có sóng nước hò reo cổ vũ, một bên là người lái đò bé nhỏ, vũ khí chỉ là chiếc cán chèo trên một con đò đơn độc. Nhưng cuối cùng con người đã chiến thắng. Đoạn văn mô tả cuộc giao tranh giữa thạch trận với con người gây ấn tượng bởi không khí chiến trận, hệ thống các thuật ngữ của nhiều ngành khoa học, quân sự, võ thuật, thể thao được nhà văn vận dụng tài tình. Chỉ là một người lái đò với một cái thác dữ nhưng Nguyễn Tuân đã truyền đến người đọc ấn tượng về một cuộc chiến đấu quyết liệt một mất một còn giữa con người với tự nhiên. Trong cuộc chiến đó, người lái đò hiện lên nổi bật với vẻ đẹp của sự dũng cảm, tài trí, tài hoa. Nghệ thuật Người lái đò sông Đà đã thể hiện thành công vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và vẻ đẹp dũng cảm, tài trí của người lao động bình dị miền Tây Bắc. Tác phẩm cho thấy sự tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người. MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 34. Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn SPBook Trang 124 TRẦN HOÀI PHƯƠNG MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304
  • 35. SPBook Ôn luyện thi THPT năm 2017 môn Ngữ văn TRẦN HOÀI PHƯƠNG Trang 125 MALODA.VN - KHO SÁCH QUÝ, THI HẾT BÍ Website: Maloda.vn Fanpage: www.facebook.com/Maloda.vn Hotline: 0972.853.304