SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN
THÔNG THÀNH PHỐ LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2011- 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TU
ngày tháng năm 2011 của Thành ủy thành phố Lào Ca về việc phê
duyệt Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông thành
phố Lào Cai, giai đoạn 2011 - 2015)
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
I. Kết quả đạt được
Trong những năm qua việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới công
nghệ thông tin - Truyền thông ngày càng hiện đại, đồng bộ. Dịch vụ bưu chính,
viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông, phát thanh, truyền hình, bản tin,
sách, báo tạp chí đã cơ bản được chuyển tải tới người dân, góp phần xóa dần
khoảng cách thông tin giữa vùng ven đô và nội thành, tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân, doanh nghiệp truy nhập và khai thác thông tin nhanh chóng, thuận lợi.
Đưa 4 phần mềm vào hoạt động đạt hiệu quả cao: Cổng thông tin điện tử; Hệ
thống giao ban trực tuyến; Chương trình quản lý hồ sơ, công văn, công việc;
chương trình điều hành nội bộ.
Ứng dụng CNTT trong nhiều lĩnh vực khác như: Điều hành quản lý, cải cách
hành chính, khai thác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, vui chơi giải trí... thông
qua các kênh thông tin tuyên truyền phản ánh kịp thời các sự kiện chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội diễn ra trên địa bàn của tỉnh, thành phố cũng như các xã
phường.
Cơ bản các cơ quan, doanh nghiệp, xã phường đã ứng dụng công nghệ thông
tin trong điều hành, quản lý. Thành phố đã thực hiện giao ban trực tuyến với cấp
tỉnh. Các trường học cơ bản đã đưa môn tin học vào phục vụ soạn giáo án và giảng
dạy. Trên địa bàn có gần 100 điểm truy cập Internet công cộng cơ bản đáp ứng nhu
cầu sử dụng khai thác dịch vụ của nhân dân.
Theo số liệu thống kê điều tra phương tiện nghe nhìn năm 2010, Tỷ lệ số
người trên địa bàn thành phố biết sử dụng Internet đạt trên 32%. Trên 40% hộ gia
đình nối mạng Internet, 95% hộ dân được xem Đài truyền hình Việt Nam. 80% hộ
dân nghe được Đài tiếng nói Việt Nam. 90% hộ dân có phương tiện nghe, nhìn. Tỷ
lệ Phủ sóng phát thanh và truyền hình đạt 95%. Bản tin nội bộ của thành phố được
phát hành hàng tháng và cấp phát đến tận các phòng ban, cơ quan, đơn vị xã
phường và các chi Đảng bộ trực thuộc.
Đội thông tin lưu động hàng năm tổ chức được 45 - 50 chương trình đưa
thông tin về cơ sở, công tác tuyên truyền trực quan phát triển mạnh và xã hội hóa
cao với hàng nghìn lượt pa nô, băng zôn, áp phích. Ngoài ra thư viện, các trung
tâm học tập cộng đồng, các ban nghành đoàn thể thành phố, xã phường hàng năm
đã phát hành nhiều loại tài liệu, tờ rơi, sách báo, tạp chí, lồng gắn tuyên truyền
thông qua các hoạt động, các ngày kỷ niệm, lễ lớn các phương tiện thông tin đại
1
chúng của Tỉnh và địa phương, kịp thời chuyển tải mọi thông tin xuống cơ sở tạo
nên sự đồng thuận của nhân dân góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính
trị của thành phố.
II. Tồn tại và hạn chế và nguyên nhân
Tuy đạt được một số kết quả, nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin –
truyền thông trong hoạt động của một số cơ quan, đơn vị vẫn còn nhiều hạn chế,
chưa khai thác, phát huy được tối đa tính năng, lợi ích của các phương tiện công
nghệ thông tin và cơ sở Hạ tầng, thiết bị CNTT hiện có để nâng cao hiệu quả trong
công việc cũng như trong quản lý điều hành.
Hạ tầng bưu chính, viễn thông phát triển không đồng đều, mạng lưới Internet
băng thông rộng đa dịch vụ, và các dịch vụ viễn thông khác chưa đáp ứng với nhu
cầu thực tiễn. Hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị còn thiếu và lạc hậu. Trình độ ứng
dụng công nghệ thông tin của một số lãnh đạo và cán bộ nhân viên còn hạn chế,
chưa có chính sách thu hút và tuyển dụng cán bộ có trình độ cao về CNTT và các
cơ quan của thành phố.
Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của đài TT-TH, các trạm truyền thanh cơ
sở, cổng thông tin điện tử, đội thông tin lưu động, tuyên truyền quảng cáo, cổ động
trực quan…chưa được đầu tư đúng mức. Chưa có chính sách thu hút nhân tài, kinh
phí cho công tác thông tin tuyên truyền còn rất hạn hẹp.
Chưa có Chế tài cụ thể về công tác thi đua khen thưởng nên chưa khích lệ
động viên kịp thời những tập thể cá nhân tích cực, đồng thời phê bình đánh giá với
những tập thể cá nhân chưa tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin –
Truyền thông vào nâng cao hiệu quả công tác.
Một số cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo các cơ quan đơn vị chưa nhận thức đầy
đủ về vai trò, vị trí, tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông
vào công việc và trong diều hành quản lý. Chưa quan tâm và đầu tư đúng mức, kịp
thời cho công tác này tại cơ quan, đơn vị mình. Trình độ, năng lực của một số lãnh
đạo, cán bộ công chức, viên chức và nhân dân chưa bắt kịp với tốc độ phát triển
cao của công nghệ thông tin.
Phần thứ hai
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG GIAI ĐOẠN 2011-2015.
I. Căn cứ xây dựng Đề án
Quyết định số 1605/QÐ-TTg, ngày 28/7/2010 về việc phê duyệt chương trình
quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
giai đoạn 2011 – 2015;
Quyết định số 3537/QĐ-UBND, ngày 02/12/2010 của UBND tỉnh Lào Cai về
việc Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Phát triển hạ tầng CNTT tỉnh
Lào Cai;
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV;
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI.
Sự cần thiết phải xây dựng đề án
Bưu chính, Viễn thông và CNTT là một ngành kinh tế - kỹ thuật thuộc kết cấu
hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, đồng thời là một công cụ đắc lực phục vụ cho sự
2
chỉ đạo của Đảng và Nhà nước; mặt khác Bưu chính, Viễn thông và CNTT còn có
nhiệm vụ phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân ở mọi lúc, mọi nơi theo yêu cầu
cơ bản là: Nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và thoả mãn mọi yêu cầu về
thông tin liên lạc.
II. Dự báo phát triển CNTT- Truyền thông giai đoạn 2011-2015.
Trong thời gian tới, hầu hết các cơ quan trong tỉnh và các huyện thành phố đều tập
trung vào đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác cũng như trong quản lý điều hành
tiến tới Phổ cập ứng dụng CNTT trong hệ thống giáo dục, y tế. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong quốc phòng, an ninh”.
Xu thế chất lượng dịch vụ thông tin và truyền thông ngày càng được nâng cao,
nhiều dịch vụ chất lượng cao bằng công nghệ hiện đại được triển khai đòi hỏi hạ tầng
viễn thông băng rộng được quan tâm đầu tư: Đến năm 2015 cơ bản hoàn thành mạng
băng rộng đến các xã, phường trong toàn thành phố, kết nối Internet đến tất cả các cơ
quan đơn vị, xã phường, các điểm văn hóa xã, các trung tâm học tập cộng đồng, các
trường học; trạm y tế, phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 95% dân cư; phủ sóng
phát thanh AM-FM tới 100% dân cư, đảm bảo hầu hết các hộ dân có thể thu, nghe được
các kênh chương trình phát thanh quảng bá.
Với xu hướng phát triển chung của cả nước và của tỉnh việc phát triển và ứng dụng
CNTT-TT đối với thành phố lào cai luôn luôn phải được coi trọng và đi đầu. Trong đó có
các xu hướng tất yếu: Tăng cường ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước; thúc đẩy
các giao dịch điện tử (bao gồm cả hành chính điện tử, tài chính điện tử và thương mại
điện tử); phổ biến thông tin và cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp;
tăng cường đưa thông tin về cơ sở.
III. Mục tiêu chủ yếu của đề án:
1. Mục tiêu tổng quát:
a. Bưu chính, Viễn thông.
Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông có công nghệ hiện đại,
tiên tiến, đồng bộ, có độ bao phủ rộng khắp với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng
cao; xây dựng điểm phục vụ bưu chính viễn thông tại 5 xã điểm về xây dựng nông thôn
mới. Tạo điều kiện thuận lợi để chính quyền, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, nhân
dân cùng khai thác, chia sẻ thông tin; làm nền tảng cho việc ứng dụng, phát triển công
nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn thành phố
Lào Cai.
b. Công nghệ thông tin.
- Ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động nội bộ của các phòng ban, đoàn thể, xã
phường nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc; giảm thời gian, chi phí hoạt động.
Hướng tới xây dựng thành công nền hành chính điện tử.
- Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao trên diện rộng cho người
dân và doanh nghiệp.
c. Báo chí, phát thanh truyền hình.
- Khai thác tối đa mạng lưới thông tin đại chúng của tỉnh, thành phố và các cơ sở,
nâng cao hiệu quả khai thác của bản tin nội bộ, các phần mềm đang ứng dụng Phát triển
mạnh mẽ, toàn diện mạng lưới báo chí, TT-TH hướng phục vụ người dân vùng cao, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, vùng lõm về thông tin.
- Từng bước đổi mới công nghệ, nội dung sản xuất các chương trình phát thanh,
truyền hình, bám sát tuyên truyền các chủ trương của đảng, các chính sách pháp luật của
nhà nước, các nhiệm vụ chính trị của địa phương, Phát triển mạnh hệ thống truyền thanh
3
cơ sở, nâng cấp điểm văn hóa xã thành các trung tâm thông tin cộng đồng, duy trì và
nâng cao chất lượng đội TTLĐ, các hoạt động tuyên truyền trực quan, tăng cường đưa
thông tin về cơ sở.
III. Mục tiêu cụ thể.
1. Bưu chính Viễn thông, Internet.
- Đến năm 2015, 100% cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường học, trạm y tế,
UBDN xã phường được cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông, internet băng
thông rộng. Tỷ lệ số người dân biết sử dụng tin học và truy cập internet đạt trên
50%.
- Đảm bảo 100% các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo điều
hành (trừ những văn bản thuộc lĩnh vực bí mật) của Thành ủy, HĐND, UBND
thành phố được công khai trên môi trường mạng. 100% lãnh đạo quản lý từ thành
phố đến cơ sở được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT trong hoạt
động chỉ đạo điều hành.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức thành phố sử dụng thành thạo máy tính,
mạng Internet. Được cung cấp tài khoản, dịch vụ internet, thường xuyên sử dụng
hệ thống thư điện tử trong trao đổi công việc và các ứng dụng khác.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống điểm Bưu điện văn hoá xã
thành các trung tâm thông tin cộng đồng.
- Phát triển hạ tầng viễn thông của thành phố ngày càng hiện đại, tiếp tục mở rộng
và phát triển các dịch vụ mới (3G, 4G,...).
-100% thôn bản được phủ sóng điện thoại di động.
- 100% số xã phường được kết nối mạng cáp quang.
2. Công nghệ thông tin.
- Phát triển hạ tầng CNTT.
+ Phát triển và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo đảm các hoạt động ứng dụng CNTT
cho các phòng ban, đoàn thể, xã phường trên môi trường mạng an toàn, hiệu quả.
+ 100% các phòng ban, đoàn thể, xã phường có mạng LAN và được kết nối với
máy chủ và hệ thống mạng thông tin của thành phố.
+ Hệ thống mạng thông tin của thành phố được trang bị hệ thống an toàn, an ninh
thông tin, đảm bảo hiệu quả và bí mật nhà nước trên môi trường mạng (Các máy chủ
được cài phần mềm diệt virut bản quyền).
- Ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp.
+ 90% văn bản, tài liệu của các phòng ban, đoàn thể, xã phường được trao đổi dưới
dạng điện tử; 100% cơ quan, đơn vị xã, phường thực hiện tốt các chức năng của phần
mềm chương trình quản lý điều hành nội bộ và sử dụng thư điện tử trao đổi công việc.
+ 50% các cuộc họp chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố với các xã phường
được thực hiện trên môi trường mạng (Giao ban trực tuyến).
+ Đến năm 2015 cơ bản hoàn thiện mô hình Chính quyền điện tử cấp thành phố.
+ 100% các cơ quan, đơn vị, xã phường hiện cung cấp thông tin cho người dân,
doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử. Nâng cao trách nhiệm và chất lượng chuyên
mục hỏi – đáp trên Cổng thông tin điện tử.
+ Duy trì Cung cấp dịch vụ công mức độ 2; một số phòng ban trọng điểm như: TC-
KH, QLĐT, TNMT, LĐTBXH lên mức độ 3.
+ Tăng cường ứng dụng phần mềm vào quản lý tại bộ phận 1 cửa.
4
- Ứng dụng CNTT trong Y tế, Giáo dục.
+ Ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý và giảng dạy tin học ở 100% trường
THPT, 90% trường THCS, 70% trường tiểu học và mầm non. Thực hiện cung cấp dữ liệu
tra cứu điểm thi tốt nghiệp trực tuyến.
+ 100% các trung tâm y tế, trạm y tế ứng dụng tốt phần mềm quản lý, tăng cường
ứng dụng CNTT trong quản lý khám chữa bệnh, chẩn đoán và điều trị.
3. Hoạt động thông tin truyền thông:
+ Về Báo chí và Phát thanh – truyền hình.
- Phát huy tối đa hiệu quả bản tin nội bộ thành phố, nhanh nhạy sáng tạo trong khai
thác hoạt động của cổng thông tin điện tử, tranh thủ hệ thống báo chí, tạp chí, của trung
ương và bản tin các sở ban ngành của tỉnh. 100% các chi bộ, thôn tổ dân phố được cấp báo
Lào Cai và bản tin nội bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện thành phố, bưu điện
văn hóa xã, các trung tâm học tập cộng đồng.
- Đảm bảo tỷ lệ phủ sóng phát thanh truyền hình đạt 100%, xóa các vùng lõm
thông tin. Nâng cao chất lượng các trang phát thanh, truyền hình địa phương trên
đài PT-TH Tỉnh.
+ Về thông tin tuyên truyền:
- Duy trì hoạt động của đội TTLĐ, các cộng tác viên, tuyên truyền viên, lồng
gắn tuyên truyền thông qua các hoạt động VHVN-TDTT, các ngày kỷ niệm, dịp lễ
tết và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đa dạng hóa các loại hình cổ động, tuyên truyền trực quan thông qua hệ
thống thông tin, quảng cáo, băng zôn, pa nô, áp phích, khẩu hiệu…
IV. Nhiệm vụ chủ yếu của đề án.
1. Phát triển Bưu chính, Viễn thông.
- Rà soát đánh giá hiệu quả hoạt động của các Điểm Bưu điện văn hóa xã;
Phát triển nâng cấp thành các trung tâm truyền thông cộng đồng đáp ứng các tiêu
chí của chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Đầu tư thêm các loại sách báo, tài liệu tham khảo, mỗi điểm văn hóa xã có ít
nhất từ 2 máy vi tính trở lên được kết nối mạng Internet.
- Tiếp tục mở rộng, nâng cấp hạ tầng mạng viễn thông, Internet tới các xã,
phường theo hướng hiện đại, phong phú với giá cả phù hợp đáp ứng mọi nhu cầu
thông tin phục vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.
- Ngoài các Doanh nghiệp bưu chính hiện đang hoạt động tại thành phố Lào
Cai, tạo điều kiện để các doanh nghiệp Bưu chính khác đầu tư kinh doanh vào thị
trường thành phố, ưu tiên đầu tư vào những vùng còn khó khăn.
- Phát triển bưu chính, dịch vụ viễn thông theo hướng nâng cao chất lượng
dịch vụ phổ cập, mở rộng mạng lưới các điểm phục vụ cộng đồng. Kinh doanh
theo hướng đa lĩnh vực, tạo điều kiện để bưu chính, viễn thông phát huy hiệu quả.
2. Phát triển và ứng dụng CNTT.
a. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật
Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT hiện đại, đáp ứng nhu cầu trao
đổi thông tin từ thành phố đến các cơ sở.
Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng CNTT trong các phòng ban, đoàn thể, xã phường
rà soát hệ thống máy chủ đã được đầu tư giai đoạn trước đã xuống cấp hoặc không
5
đáp ứng cấu hình sử dụng để đầu tư sửa chữa hoặc thay mới. Bổ sung hệ thống
máy chủ và các thiết bị phụ trợ cho các cơ quan, đơn vị đảm bảo đáp ứng các yêu
cầu ứng dụng CNTT.
Xây dựng và kết nối mạng LAN cho các phòng, ban, đoàn thể, xã phường;
đầu tư máy chủ hoặc máy tính cấu hình cao và các thiết bị phụ trợ khác đủ điều
kiện để triển khai các ứng dụng CNTT.
Đầu tư hệ thống giao ban trực tuyến giữa UBND thành phố với các phòng
ban, đoàn thể, xã phường.
- Tiếp tục hoàn thiện Cổng thông tin điện tử thành phố, đầu tư thỏa đáng về
trang thiết bị, đường truyền, chế độ nhuận bút để không ngừng nâng cao hiệu quả
hoạt động.
- Duy trì, phát huy tối đa tính năng tác dụng phần mềm quản lý điều hành nội
bộ của thành phố, nâng cấp để phù hợp với Cổng thông tin điều hành của tỉnh đảm
bảo hoạt động đúng mục đích và phát huy hiệu quả, giai đoạn 2011-2015 cần tiếp
tục hoàn thiện thêm một số nội dung, bao gồm:
- Tích hợp phần mềm Quản lý văn bản – Hồ sơ công việc
- Tích hợp hệ thống thư điện tử
- Tích hợp hệ thống dịch vụ công trực tuyến
- Tiếp tục hoàn thiện xây dựng hệ thống Dịch vụ công trực tuyến đối với
phòng TC-KH, ưu tiên các dịch vụ có tần xuất sử dụng lớn, số lượng người dân,
doanh nghiệp sử dụng nhiều như: Quản lý đô thị, Tài nguyên và Môi trường; Lao
động - Thương binh và Xã hội, ban quản lý dự án…
- Xây dựng hệ thống một cửa liên thông điện tử tại UBND thành phố theo
hướng kết hợp giữa 3 hệ thống quản lý: Hệ thống quản lý dịch vụ công trực tuyến;
Hệ thống quản lý Quản lý văn bản – Hồ sơ công việc; Hệ thống tiếp nhận hồ sơ và
trả kết quả tại bộ phận một cửa và thí điểm tại một số phường trọng điểm.
b. Ứng dụng CNTT trong các phòng ban, đoàn thể, xã phường.
Phát triển ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội tạo nên sức mạnh và động lực để chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, nâng cao hiệu suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân; góp phần xây dựng chính quyền minh bạch,
hiệu lực, hiệu quả, dân chủ và phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Khai thác có
hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành. Từng bước tiến tới xây dựng
và phát triển chính quyền điện tử, công dân điện tử, doanh nghiệp điện tử và giao
dịch thương mại điện tử:
- Triển khai cài đặt phần mềm QLVB&HSCV, hỗ trợ quản lý văn bản và điều
hành tác nghiệp, hệ thống thư điện tử cho các phòng, ban và cá nhân CBCC của
các phòng ban, đoàn thể, xã phường.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của một
số phòng ban đặc thù cần phải được đẩy mạnh tin học hoá như: Quản lý tài chính,
tài sản; Quản lý nhân sự, cán bộ công chức; Quản lý dự án, đầu tư xây dựng cơ
bản; Quản lý thông tin báo cáo, thống kê…
c. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến
6
Cung cấp các thông tin hướng dẫn về thủ tục hành chính, các văn bản pháp lý
liên quan và các thông tin tư vấn,… để giúp các tổ chức, người dân, doanh nghiệp
nắm bắt được các thông tin liên quan đến các dịch vụ hành chính công. Đồng thời
hỗ trợ đào tạo, tuyên truyền để các tổ chức, người dân, doanh nghiệp biết và chủ
động tham gia, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến được các cơ quan chính
quyền cung cấp, tra cứu kết quả xử lý và nhận thông báo kết quả xử lý hồ sơ thông
qua Cổng thông tin điện tử của thành phố và của tỉnh.
d. Triển khai một cửa liên thông điện tử
Đẩy mạnh tin học hóa các quy trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo
cơ chế một cửa và một cửa liên thông điện tử, áp dụng đối với dịch vụ hành chính
công tại UBND thành phố. Hỗ trợ cán bộ công chức của các cơ quan triển khai
thực hiện tác nghiệp đối với quá trình tiếp nhận - thụ lý - trả kết quả trong việc giải
quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa trên phần mềm được nhanh
chóng, thuận tiện và tiết kiệm.
đ. Tăng cường sự tham gia của người dân
Tổ chức hội thảo, hỗ trợ đào tạo, tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp
tham gia vào hệ thống ứng dụng CNTT do tỉnh và thành phố triển khai như Cổng
thông tin điện tử, hệ thống các dịch vụ công trực tuyến, chuyên mục hỏi - đáp; một
cửa liên thông điện tử…
e. Ứng dụng CNTT trong Giáo dục
+ Ứng dụng trong quản lý giáo dục và công tác giảng dạy.
Triển khai ứng dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp
giảng dạy, xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục, tạo điều kiện để
người học có thể học ở mọi lúc, mọi nơi qua mạng Internet; Khuyến khích giáo
viên, giảng viên biên soạn giáo án trên máy tính, trình chiếu, bài giảng điện tử.
+ Đưa CNTT vào giảng dạy chính khóa và ứng dụng phát triển mạng thông
tin giáo dục, tăng cường giao tiếp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Ứng dụng CNTT để tin học hóa công tác quản lý ở các cấp quản lý giáo dục,
xây dựng Các ứng dụng cần thiết khác như:
- Quản lý hồ sơ học sinh: Đảm bảo hồ sơ học sinh được quản lý chặt chẽ trên
hệ thống CNTT giúp cho quá trình quản lý học sinh của từng trường cũng như tổng
hợp số liệu của từng địa phương và toàn thành phố được thống nhất, nhanh chóng
và chính xác.
- Quản lý văn bằng, chứng chỉ: Đảm bảo hệ thống văn bằng; chứng chỉ được
cấp tại các cơ sở đào tạo chính xác, đúng quy định, giảm thiểu tình trạng văn bằng
chứng chỉ giả, không đủ tiêu chuẩn… khuyến khích Các ứng dụng phục vụ quản lý
trường học như: Quản lý điểm, thời khoá biểu, sổ liên lạc giữa gia đình và nhà
trường, quản lý học thêm, dậy thêm…
- Triển khai dịch vụ tra cứu điểm cho các nhà trường, đặc biệt là tra cứu điểm
thi tốt nghiệp hàng năm dưới nhiều hình thức (Qua website, điện thoại di động,
điện thoại cố định…).
f. Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế
7
+ Đào tạo tin học ứng dụng cho cán bộ CCVC ngành y tế, khuyến khích học
tập, tra cứu thông tin chuyên môn qua môi trường mạng.
+ Ứng dụng CNTT trong nghiệp vụ chuyên khoa, trong phát triển hệ thống
thông tin y tế trực tuyến (hệ thống các CSDL về y tế, khám và hội chẩn bằng
truyền hình trực tuyến, dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khoẻ trực tuyến…).
+ Xây dựng hệ thống CSDL y tế dự phòng để cung cấp, phổ biến cho người
dân và quản lý số liệu chính xác nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành y
tế như: Quản lý phòng các bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, quản lý vệ sinh an
toàn thực phẩm,…
3. Phát triển báo chí, phát thanh truyền hình.
+ Duy trì và nâng cao chất lượng bản tin nội bộ và Phát triển thêm một số ấn
phẩm mới làm phong phú thêm các tài liệu, sách ảnh tuyên tuyền đến với nhân
dân.
+ Đến năm 2015 hoàn thành việc nâng cấp công suất máy phát thanh của đài
thành phố lên 1000W đến 2000W, các trạm truyền thanh cơ sở lên 100W, tăng
cường Thời lượng phát sóng trên đài PT-TH Tỉnh, quan tâm đến một số chuyên
mục lớn như: Xây dựng thành phố theo tiêu chí đô thị loại II, chương trình xây
dựng nông thôn mới, thành phố anh hùng thời kỳ đổi mới…
+ Xây dựng trang thông tin điện tử để lựa chọn phát sóng các chương trình
quảng bá về thành phố Lào Cai trên mạng Internet, trên các báo, đài của TW.
+ Thời lượng tiếp phát sóng chương trình phát thanh đạt 08 giờ/ngày, trong
đó thời lượng chương trình phát thanh tự sản xuất đạt 30 phút - 01 giờ/ngày. Số
lượng chương trình phát thanh đạt 2-3 chương trình/ngày. Lựa chọn xây dựng các
chương trình phát thanh tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện của địa
phương. Tăng cường phối hợp với Đài tỉnh sản xuất trang địa phương: 01 chương
trình phát thanh, 01 chương trình truyền hình/tháng. Chất lượng, nội dung chương
trình xây dựng theo hướng thông tin tổng hợp cao, đầu tư trang bị mới, nâng cấp
các thiết bị sản xuất chương trình. Nâng cấp phòng thu đạt chất lượng.
+ 100% trạm Truyền thanh cơ sở tiếp âm chương trình phát thanh các đài cấp
trên 04 giờ/ngày, sản xuất 01 chương trình phát thanh từ 15 đến 20 phút/tuần.
+ Tiếp tục nâng cấp, sửa chữa các trạm truyền hình cơ sở đã xuống cấp theo
Chương trình mục tiêu quốc gia Đưa thông tin về cơ sở, tiếp phát sóng các chương
trình của Đài Truyền hình Việt Nam bình quân đạt 05 - 07 giờ/ngày, tiếp phát sóng
chương trình truyền hình Lào Cai bình quân đạt 03 - 05 giờ/ngày.
+ Về thông tin tuyên truyền:
- Tăng cường đưa thông tin về cơ sở thông qua hoạt động của đội TTLĐ, các
cộng tác viên, tuyên truyền viên, lồng gắn tuyên truyền thông qua các hoạt động
VHVN-TDTT, các ngày kỷ niệm, dịp lễ tết và trên các phương tiện thông tin đại
chúng, Đảm bảo đủ biên chế, chế độ cho đội TTLĐ hướng tới xây dựng đội văn
nghệ bán chuyên và phát triển mạnh các câu lạc bộ nghệ thuật hoạt động theo
hướng XHH cao.
- Đa dạng hóa các loại hình cổ động, tuyên truyền trực quan thông qua hệ
thống thông tin, quảng cáo, băng zôn, pa nô, áp phích, khẩu hiệu…
8
VI. Giải pháp thực hiện
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức
- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp tăng cường
công tác tuyên truyền, giáo dục về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công nghệ
thông tin và truyền thông đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, an
ninh quốc phòng tại địa phương.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
của tỉnh và thành phố ưu tiên đầu tư phát triển CNTT - truyền thông, đặc biệt là
chính sách phổ cập dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT, báo chí, phát thanh –
truyền hình đến vùng sâu, vùng xa... để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức,
lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên và người dân có được nhận thức đúng đắn
về vai trò, tác dụng của việc sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông vào thực tiễn công tác cũng như trong cuộc sống.
2. Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước
- Tham mưu ban hành Chỉ thị của thành ủy Lào Cai về đẩy mạnh phát triển và
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các phòng ban, đoàn thể, xã
phường
- Xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm nhàm thực hiện có hiệu quả, đồng bộ
việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trên địa bàn toàn
thành phố.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các vi
phạm trong công tác đầu tư, khai thác kinh doanh hoạt động thông tin và truyền
thông đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh.
3. Phát triển nguồn nhân lực
- Tổ chức điều tra, đánh giá đúng thực trạng năng lực nguồn nhân lực thông
tin và truyền thông, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển
nguồn nhân lực thông tin và truyền thông, bảo đảm số lượng hợp lý và chất lượng
ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu thực tế tại thành phố. Phát triển nguồn nhân lực
thông tin và truyền thông cho khu vực vùng sâu, vùng xa, các xã phường biên giới.
- Có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các
cán bộ, công chức viên chức làm việc trong lĩnh vực thông tin - truyền thông. Áp
dụng các chính sách đào tạo, đãi ngộ đối với đội ngũ chuyên gia quản lý, kinh tế,
kỹ thuật giỏi, thu hút cán bộ có chất lượng cao trong lĩnh vực CNTT-TT.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT nhằm thu
hút và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động đào tạo.
4. Huy động nguồn vốn
Trên cơ sở các nội dung Đề án đã được phê duyệt, huy động tối đa vốn đầu tư
của các tổ chức, cá nhân. Các phòng ban, đoàn thể, xã phường, lập kế hoạch hàng
năm nhằm thực hiện các mục tiêu đã được đề ra trong Đề án trong từng giai đoạn,
tăng cường XHH khai thác các nguồn lực trong nhân dân.
9
Tạo môi trường thuận lợi để thành phố Lào Cai trở thành địa điểm đầu tư hấp
dẫn không ngừng nâng cao chất lượng phát triển và ứng dụng CNTT trong tình
hình mới.
Tranh thủ cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông của tỉnh để phát triển và
ứng dụng vào điều kiện thực tiễn của thành phố.
5. Đảm bản an ninh, an toàn mạng lưới thông tin
Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực Thông tin và Truyền
thông.
Đầu tư xây dựng giải pháp kỹ thuật để bảo vệ an ninh, an toàn mạng lưới
thông tin – truyền thông nhằm hạn chế tối đã khả năng xâm nhập trái phép và
truyền tin trái phép trên hệ thống mạng thông tin của thành phố.
VI. Nhu cầu vốn:
Tổng nguồn vốn: 3.789.000.000đ (Ba tỷ bảy trăm tám chín triệu đồng)
Trong đó:
- Nguồn theo đề án của tỉnh: 2.421.000.000đ (Hai tỷ bốn trăm hai mốt triệu
đồng)
- Nguồn ngân sách thành phố: 1.344.000.000đ (Một tỷ ba trăm bốn mươi
bốn triệu đồng)
( Có biểu chi tiết kèm theo).
VII. Hiệu quả của Đề án.
1. Về kinh tế
- Là căn cứ để các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, CNTT xây dựng các
dự án, kế hoạch phát triển và mở rộng ngành nghề kinh doanh, mở rộng thị trường,
dịch vụ theo đúng định hướng phát triển của tỉnh và thành phố, giúp cho việc đầu
tư kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả. Thông qua đề án sẽ huy động được
các nguồn vốn cho việc phát triển thông tin và truyền thông từ nhiều nguồn đáp
ứng nhu cầu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giai
đoạn tới.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận thông tin thường xuyên
từ đó nắm bắt được thực trạng và định hướng phát triển kinh tế, có thông tin, kiến
thức khoa học kỹ thuật, góp phần đổi mới tư duy, nâng cao năng lực sản xuất, khai
thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh công tác xóa
đói, giảm nghèo nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
2. Về xã hội
Các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp và người dân được hưởng lợi ích do
các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông, CNTT-TT mang lại; sự phát triển đồng bộ giữa
Bưu chính, Viễn thông và CNTT-TT sẽ tạo ra nhiều dịch vụ đa dạng, tiện ích góp
phần làm giảm các thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho nhân dân trong giao dịch
và giải quyết các dịch vụ công. Tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển, ứng
dụng CNTT-TT đáp ứng yêu cầu đổi mới của lãnh đạo Đảng và chính quyền các
cấp; đáp ứng nhu cầu về hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho nhân dân, qua đó góp
phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống cách mạng, phát huy giá trị văn hoá
10
tốt đẹp của dân tộc, địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà NQ
đại hội đảng bộ thành phố lần thứ XXI đã đề ra.
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao cho UBND thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả đề án
phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn thành phố giai đoan 2011-2015.
2. Giao cho TTHĐND, UBMTTQ và các đoàn thể thành phố phối hợp giám
sát tuyên truyền thực hiện đề án.
3. Giao cho cơ quan thường trực có trách nhiệm xây dựng thành kế hoạch chi
tiết cụ thể để triển khai thực hiện theo từng nội dung của đề án, hàng năm đánh giá
kết quả thực hiện đề án báo cáo ban thường vụ và BCH Đảng bộ thành phố.
Trên đây là Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông
trong hoạt động của cơ quan nhà nước tại thành phố Lào Cai, giai đoạn 2011-
2015./.
11

More Related Content

Similar to De an cntt

Quy hoạch CNTT thành phố Hà Nôi mr. dang vu tuan - Phó Giám đốc so tttt hn
Quy hoạch CNTT thành phố Hà Nôi   mr. dang vu tuan - Phó Giám đốc so tttt hnQuy hoạch CNTT thành phố Hà Nôi   mr. dang vu tuan - Phó Giám đốc so tttt hn
Quy hoạch CNTT thành phố Hà Nôi mr. dang vu tuan - Phó Giám đốc so tttt hnTien Hoang
 
ỨNG DỤNG CNTT Ở SÓC TRĂNG.doc
ỨNG DỤNG CNTT Ở SÓC TRĂNG.docỨNG DỤNG CNTT Ở SÓC TRĂNG.doc
ỨNG DỤNG CNTT Ở SÓC TRĂNG.docTienTranVan7
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu Điện Huyện Thạch hà,...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu Điện Huyện Thạch hà,...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu Điện Huyện Thạch hà,...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu Điện Huyện Thạch hà,...luanvantrust
 
Da Nang phat trien ha tang ung dung cong nghe thong tin
Da Nang phat trien ha tang ung dung cong nghe thong tinDa Nang phat trien ha tang ung dung cong nghe thong tin
Da Nang phat trien ha tang ung dung cong nghe thong tinCat Van Khoi
 
41 xác thực điện tử dịch vụ hạ tầng xây dựng chính phủ điện tử
41 xác thực điện tử   dịch vụ hạ tầng xây dựng chính phủ điện tử41 xác thực điện tử   dịch vụ hạ tầng xây dựng chính phủ điện tử
41 xác thực điện tử dịch vụ hạ tầng xây dựng chính phủ điện tửletranganh
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỌI CẤP, MỌI NGÀNH, MỌI ĐỊ...
TS. BÙI QUANG XUÂN.   XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỌI CẤP, MỌI NGÀNH, MỌI ĐỊ...TS. BÙI QUANG XUÂN.   XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỌI CẤP, MỌI NGÀNH, MỌI ĐỊ...
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỌI CẤP, MỌI NGÀNH, MỌI ĐỊ...Bùi Quang Xuân
 
3.1. SMART CITY - nguyen thi minh hanh bo xay dung
3.1. SMART CITY - nguyen thi minh hanh  bo xay dung3.1. SMART CITY - nguyen thi minh hanh  bo xay dung
3.1. SMART CITY - nguyen thi minh hanh bo xay dungChuong Nguyen
 
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Ý Định Sử Dụng Chính Phủ Điện Tử Của Ngƣ...
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Ý Định Sử Dụng Chính Phủ Điện Tử Của Ngƣ...Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Ý Định Sử Dụng Chính Phủ Điện Tử Của Ngƣ...
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Ý Định Sử Dụng Chính Phủ Điện Tử Của Ngƣ...sividocz
 
KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG HẠ TẦNG THÔNG TIN TRONG ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH QU...
KINH NGHIỆM  VỀ XÂY DỰNG HẠ TẦNG THÔNG TIN TRONG ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH QU...KINH NGHIỆM  VỀ XÂY DỰNG HẠ TẦNG THÔNG TIN TRONG ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH QU...
KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG HẠ TẦNG THÔNG TIN TRONG ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH QU...Vu Hung Nguyen
 
Thị trường dịch vụ điện thoại - Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing t...
Thị trường dịch vụ điện thoại - Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing t...Thị trường dịch vụ điện thoại - Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing t...
Thị trường dịch vụ điện thoại - Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing t...luanvantrust
 
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đề tài Xây dựng phần mềm quản lý ngân sách dự án đầu tư triểnkhai trên địa bà...
đề tài Xây dựng phần mềm quản lý ngân sách dự án đầu tư triểnkhai trên địa bà...đề tài Xây dựng phần mềm quản lý ngân sách dự án đầu tư triểnkhai trên địa bà...
đề tài Xây dựng phần mềm quản lý ngân sách dự án đầu tư triểnkhai trên địa bà...HanaTiti
 
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂ...
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂ...ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂ...
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂ...nataliej4
 
giai phap nang cao hieu qua internet
giai phap nang cao hieu qua internetgiai phap nang cao hieu qua internet
giai phap nang cao hieu qua internettruonggiang90
 
Chiến lược phát triển của Viettel
Chiến lược phát triển của ViettelChiến lược phát triển của Viettel
Chiến lược phát triển của ViettelCat Van Khoi
 

Similar to De an cntt (20)

Quy hoạch CNTT thành phố Hà Nôi mr. dang vu tuan - Phó Giám đốc so tttt hn
Quy hoạch CNTT thành phố Hà Nôi   mr. dang vu tuan - Phó Giám đốc so tttt hnQuy hoạch CNTT thành phố Hà Nôi   mr. dang vu tuan - Phó Giám đốc so tttt hn
Quy hoạch CNTT thành phố Hà Nôi mr. dang vu tuan - Phó Giám đốc so tttt hn
 
ỨNG DỤNG CNTT Ở SÓC TRĂNG.doc
ỨNG DỤNG CNTT Ở SÓC TRĂNG.docỨNG DỤNG CNTT Ở SÓC TRĂNG.doc
ỨNG DỤNG CNTT Ở SÓC TRĂNG.doc
 
Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điề...
Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điề...Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điề...
Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điề...
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu Điện Huyện Thạch hà,...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu Điện Huyện Thạch hà,...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu Điện Huyện Thạch hà,...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu Điện Huyện Thạch hà,...
 
Da Nang phat trien ha tang ung dung cong nghe thong tin
Da Nang phat trien ha tang ung dung cong nghe thong tinDa Nang phat trien ha tang ung dung cong nghe thong tin
Da Nang phat trien ha tang ung dung cong nghe thong tin
 
41 xác thực điện tử dịch vụ hạ tầng xây dựng chính phủ điện tử
41 xác thực điện tử   dịch vụ hạ tầng xây dựng chính phủ điện tử41 xác thực điện tử   dịch vụ hạ tầng xây dựng chính phủ điện tử
41 xác thực điện tử dịch vụ hạ tầng xây dựng chính phủ điện tử
 
Thực Thi Chính Sách Đào Tạo, Bồi Dưỡng Công Chức Cấp Xã Tại Huyện Phù Cát, T...
Thực Thi Chính Sách Đào Tạo,  Bồi Dưỡng Công Chức Cấp Xã Tại Huyện Phù Cát, T...Thực Thi Chính Sách Đào Tạo,  Bồi Dưỡng Công Chức Cấp Xã Tại Huyện Phù Cát, T...
Thực Thi Chính Sách Đào Tạo, Bồi Dưỡng Công Chức Cấp Xã Tại Huyện Phù Cát, T...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỌI CẤP, MỌI NGÀNH, MỌI ĐỊ...
TS. BÙI QUANG XUÂN.   XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỌI CẤP, MỌI NGÀNH, MỌI ĐỊ...TS. BÙI QUANG XUÂN.   XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỌI CẤP, MỌI NGÀNH, MỌI ĐỊ...
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỌI CẤP, MỌI NGÀNH, MỌI ĐỊ...
 
3.1. SMART CITY - nguyen thi minh hanh bo xay dung
3.1. SMART CITY - nguyen thi minh hanh  bo xay dung3.1. SMART CITY - nguyen thi minh hanh  bo xay dung
3.1. SMART CITY - nguyen thi minh hanh bo xay dung
 
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Ý Định Sử Dụng Chính Phủ Điện Tử Của Ngƣ...
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Ý Định Sử Dụng Chính Phủ Điện Tử Của Ngƣ...Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Ý Định Sử Dụng Chính Phủ Điện Tử Của Ngƣ...
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Ý Định Sử Dụng Chính Phủ Điện Tử Của Ngƣ...
 
KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG HẠ TẦNG THÔNG TIN TRONG ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH QU...
KINH NGHIỆM  VỀ XÂY DỰNG HẠ TẦNG THÔNG TIN TRONG ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH QU...KINH NGHIỆM  VỀ XÂY DỰNG HẠ TẦNG THÔNG TIN TRONG ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH QU...
KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG HẠ TẦNG THÔNG TIN TRONG ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH QU...
 
Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.doc
 
Thị trường dịch vụ điện thoại - Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing t...
Thị trường dịch vụ điện thoại - Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing t...Thị trường dịch vụ điện thoại - Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing t...
Thị trường dịch vụ điện thoại - Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing t...
 
Luận văn: Quản lý về phát thanh, truyền hình tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về phát thanh, truyền hình tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý về phát thanh, truyền hình tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về phát thanh, truyền hình tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...
 
đề tài Xây dựng phần mềm quản lý ngân sách dự án đầu tư triểnkhai trên địa bà...
đề tài Xây dựng phần mềm quản lý ngân sách dự án đầu tư triểnkhai trên địa bà...đề tài Xây dựng phần mềm quản lý ngân sách dự án đầu tư triểnkhai trên địa bà...
đề tài Xây dựng phần mềm quản lý ngân sách dự án đầu tư triểnkhai trên địa bà...
 
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂ...
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂ...ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂ...
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂ...
 
lyly
lylylyly
lyly
 
giai phap nang cao hieu qua internet
giai phap nang cao hieu qua internetgiai phap nang cao hieu qua internet
giai phap nang cao hieu qua internet
 
Chiến lược phát triển của Viettel
Chiến lược phát triển của ViettelChiến lược phát triển của Viettel
Chiến lược phát triển của Viettel
 

More from UDCNTT

Bao cao tmdt 2014 final
Bao cao tmdt 2014 finalBao cao tmdt 2014 final
Bao cao tmdt 2014 finalUDCNTT
 
Các giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osi
Các giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osiCác giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osi
Các giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osiUDCNTT
 
Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010UDCNTT
 
11 point-plan-passing-your-prince2-exam
11 point-plan-passing-your-prince2-exam11 point-plan-passing-your-prince2-exam
11 point-plan-passing-your-prince2-examUDCNTT
 
10 tips-manage-virtual-team
10 tips-manage-virtual-team10 tips-manage-virtual-team
10 tips-manage-virtual-teamUDCNTT
 
Cd bo tieu chi danh gia portal1
Cd bo tieu chi danh gia portal1Cd bo tieu chi danh gia portal1
Cd bo tieu chi danh gia portal1UDCNTT
 
Danh gia chat luong san pham mem
Danh gia chat luong san pham memDanh gia chat luong san pham mem
Danh gia chat luong san pham memUDCNTT
 
60304756 whitman-ch01-1
60304756 whitman-ch01-160304756 whitman-ch01-1
60304756 whitman-ch01-1UDCNTT
 
Biography andrew-metcalfe-ao
Biography andrew-metcalfe-aoBiography andrew-metcalfe-ao
Biography andrew-metcalfe-aoUDCNTT
 
Functional areas of network management
Functional areas of network managementFunctional areas of network management
Functional areas of network managementUDCNTT
 

More from UDCNTT (10)

Bao cao tmdt 2014 final
Bao cao tmdt 2014 finalBao cao tmdt 2014 final
Bao cao tmdt 2014 final
 
Các giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osi
Các giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osiCác giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osi
Các giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osi
 
Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010
 
11 point-plan-passing-your-prince2-exam
11 point-plan-passing-your-prince2-exam11 point-plan-passing-your-prince2-exam
11 point-plan-passing-your-prince2-exam
 
10 tips-manage-virtual-team
10 tips-manage-virtual-team10 tips-manage-virtual-team
10 tips-manage-virtual-team
 
Cd bo tieu chi danh gia portal1
Cd bo tieu chi danh gia portal1Cd bo tieu chi danh gia portal1
Cd bo tieu chi danh gia portal1
 
Danh gia chat luong san pham mem
Danh gia chat luong san pham memDanh gia chat luong san pham mem
Danh gia chat luong san pham mem
 
60304756 whitman-ch01-1
60304756 whitman-ch01-160304756 whitman-ch01-1
60304756 whitman-ch01-1
 
Biography andrew-metcalfe-ao
Biography andrew-metcalfe-aoBiography andrew-metcalfe-ao
Biography andrew-metcalfe-ao
 
Functional areas of network management
Functional areas of network managementFunctional areas of network management
Functional areas of network management
 

De an cntt

  • 1. ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2011- 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TU ngày tháng năm 2011 của Thành ủy thành phố Lào Ca về việc phê duyệt Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông thành phố Lào Cai, giai đoạn 2011 - 2015) Phần thứ nhất ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 I. Kết quả đạt được Trong những năm qua việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới công nghệ thông tin - Truyền thông ngày càng hiện đại, đồng bộ. Dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông, phát thanh, truyền hình, bản tin, sách, báo tạp chí đã cơ bản được chuyển tải tới người dân, góp phần xóa dần khoảng cách thông tin giữa vùng ven đô và nội thành, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp truy nhập và khai thác thông tin nhanh chóng, thuận lợi. Đưa 4 phần mềm vào hoạt động đạt hiệu quả cao: Cổng thông tin điện tử; Hệ thống giao ban trực tuyến; Chương trình quản lý hồ sơ, công văn, công việc; chương trình điều hành nội bộ. Ứng dụng CNTT trong nhiều lĩnh vực khác như: Điều hành quản lý, cải cách hành chính, khai thác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, vui chơi giải trí... thông qua các kênh thông tin tuyên truyền phản ánh kịp thời các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra trên địa bàn của tỉnh, thành phố cũng như các xã phường. Cơ bản các cơ quan, doanh nghiệp, xã phường đã ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý. Thành phố đã thực hiện giao ban trực tuyến với cấp tỉnh. Các trường học cơ bản đã đưa môn tin học vào phục vụ soạn giáo án và giảng dạy. Trên địa bàn có gần 100 điểm truy cập Internet công cộng cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng khai thác dịch vụ của nhân dân. Theo số liệu thống kê điều tra phương tiện nghe nhìn năm 2010, Tỷ lệ số người trên địa bàn thành phố biết sử dụng Internet đạt trên 32%. Trên 40% hộ gia đình nối mạng Internet, 95% hộ dân được xem Đài truyền hình Việt Nam. 80% hộ dân nghe được Đài tiếng nói Việt Nam. 90% hộ dân có phương tiện nghe, nhìn. Tỷ lệ Phủ sóng phát thanh và truyền hình đạt 95%. Bản tin nội bộ của thành phố được phát hành hàng tháng và cấp phát đến tận các phòng ban, cơ quan, đơn vị xã phường và các chi Đảng bộ trực thuộc. Đội thông tin lưu động hàng năm tổ chức được 45 - 50 chương trình đưa thông tin về cơ sở, công tác tuyên truyền trực quan phát triển mạnh và xã hội hóa cao với hàng nghìn lượt pa nô, băng zôn, áp phích. Ngoài ra thư viện, các trung tâm học tập cộng đồng, các ban nghành đoàn thể thành phố, xã phường hàng năm đã phát hành nhiều loại tài liệu, tờ rơi, sách báo, tạp chí, lồng gắn tuyên truyền thông qua các hoạt động, các ngày kỷ niệm, lễ lớn các phương tiện thông tin đại 1
  • 2. chúng của Tỉnh và địa phương, kịp thời chuyển tải mọi thông tin xuống cơ sở tạo nên sự đồng thuận của nhân dân góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của thành phố. II. Tồn tại và hạn chế và nguyên nhân Tuy đạt được một số kết quả, nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong hoạt động của một số cơ quan, đơn vị vẫn còn nhiều hạn chế, chưa khai thác, phát huy được tối đa tính năng, lợi ích của các phương tiện công nghệ thông tin và cơ sở Hạ tầng, thiết bị CNTT hiện có để nâng cao hiệu quả trong công việc cũng như trong quản lý điều hành. Hạ tầng bưu chính, viễn thông phát triển không đồng đều, mạng lưới Internet băng thông rộng đa dịch vụ, và các dịch vụ viễn thông khác chưa đáp ứng với nhu cầu thực tiễn. Hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị còn thiếu và lạc hậu. Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của một số lãnh đạo và cán bộ nhân viên còn hạn chế, chưa có chính sách thu hút và tuyển dụng cán bộ có trình độ cao về CNTT và các cơ quan của thành phố. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của đài TT-TH, các trạm truyền thanh cơ sở, cổng thông tin điện tử, đội thông tin lưu động, tuyên truyền quảng cáo, cổ động trực quan…chưa được đầu tư đúng mức. Chưa có chính sách thu hút nhân tài, kinh phí cho công tác thông tin tuyên truyền còn rất hạn hẹp. Chưa có Chế tài cụ thể về công tác thi đua khen thưởng nên chưa khích lệ động viên kịp thời những tập thể cá nhân tích cực, đồng thời phê bình đánh giá với những tập thể cá nhân chưa tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin – Truyền thông vào nâng cao hiệu quả công tác. Một số cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo các cơ quan đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí, tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông vào công việc và trong diều hành quản lý. Chưa quan tâm và đầu tư đúng mức, kịp thời cho công tác này tại cơ quan, đơn vị mình. Trình độ, năng lực của một số lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và nhân dân chưa bắt kịp với tốc độ phát triển cao của công nghệ thông tin. Phần thứ hai MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG GIAI ĐOẠN 2011-2015. I. Căn cứ xây dựng Đề án Quyết định số 1605/QÐ-TTg, ngày 28/7/2010 về việc phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định số 3537/QĐ-UBND, ngày 02/12/2010 của UBND tỉnh Lào Cai về việc Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Phát triển hạ tầng CNTT tỉnh Lào Cai; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI. Sự cần thiết phải xây dựng đề án Bưu chính, Viễn thông và CNTT là một ngành kinh tế - kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, đồng thời là một công cụ đắc lực phục vụ cho sự 2
  • 3. chỉ đạo của Đảng và Nhà nước; mặt khác Bưu chính, Viễn thông và CNTT còn có nhiệm vụ phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân ở mọi lúc, mọi nơi theo yêu cầu cơ bản là: Nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và thoả mãn mọi yêu cầu về thông tin liên lạc. II. Dự báo phát triển CNTT- Truyền thông giai đoạn 2011-2015. Trong thời gian tới, hầu hết các cơ quan trong tỉnh và các huyện thành phố đều tập trung vào đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác cũng như trong quản lý điều hành tiến tới Phổ cập ứng dụng CNTT trong hệ thống giáo dục, y tế. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quốc phòng, an ninh”. Xu thế chất lượng dịch vụ thông tin và truyền thông ngày càng được nâng cao, nhiều dịch vụ chất lượng cao bằng công nghệ hiện đại được triển khai đòi hỏi hạ tầng viễn thông băng rộng được quan tâm đầu tư: Đến năm 2015 cơ bản hoàn thành mạng băng rộng đến các xã, phường trong toàn thành phố, kết nối Internet đến tất cả các cơ quan đơn vị, xã phường, các điểm văn hóa xã, các trung tâm học tập cộng đồng, các trường học; trạm y tế, phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 95% dân cư; phủ sóng phát thanh AM-FM tới 100% dân cư, đảm bảo hầu hết các hộ dân có thể thu, nghe được các kênh chương trình phát thanh quảng bá. Với xu hướng phát triển chung của cả nước và của tỉnh việc phát triển và ứng dụng CNTT-TT đối với thành phố lào cai luôn luôn phải được coi trọng và đi đầu. Trong đó có các xu hướng tất yếu: Tăng cường ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước; thúc đẩy các giao dịch điện tử (bao gồm cả hành chính điện tử, tài chính điện tử và thương mại điện tử); phổ biến thông tin và cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp; tăng cường đưa thông tin về cơ sở. III. Mục tiêu chủ yếu của đề án: 1. Mục tiêu tổng quát: a. Bưu chính, Viễn thông. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông có công nghệ hiện đại, tiên tiến, đồng bộ, có độ bao phủ rộng khắp với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao; xây dựng điểm phục vụ bưu chính viễn thông tại 5 xã điểm về xây dựng nông thôn mới. Tạo điều kiện thuận lợi để chính quyền, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, nhân dân cùng khai thác, chia sẻ thông tin; làm nền tảng cho việc ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn thành phố Lào Cai. b. Công nghệ thông tin. - Ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động nội bộ của các phòng ban, đoàn thể, xã phường nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc; giảm thời gian, chi phí hoạt động. Hướng tới xây dựng thành công nền hành chính điện tử. - Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp. c. Báo chí, phát thanh truyền hình. - Khai thác tối đa mạng lưới thông tin đại chúng của tỉnh, thành phố và các cơ sở, nâng cao hiệu quả khai thác của bản tin nội bộ, các phần mềm đang ứng dụng Phát triển mạnh mẽ, toàn diện mạng lưới báo chí, TT-TH hướng phục vụ người dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng lõm về thông tin. - Từng bước đổi mới công nghệ, nội dung sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình, bám sát tuyên truyền các chủ trương của đảng, các chính sách pháp luật của nhà nước, các nhiệm vụ chính trị của địa phương, Phát triển mạnh hệ thống truyền thanh 3
  • 4. cơ sở, nâng cấp điểm văn hóa xã thành các trung tâm thông tin cộng đồng, duy trì và nâng cao chất lượng đội TTLĐ, các hoạt động tuyên truyền trực quan, tăng cường đưa thông tin về cơ sở. III. Mục tiêu cụ thể. 1. Bưu chính Viễn thông, Internet. - Đến năm 2015, 100% cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường học, trạm y tế, UBDN xã phường được cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông, internet băng thông rộng. Tỷ lệ số người dân biết sử dụng tin học và truy cập internet đạt trên 50%. - Đảm bảo 100% các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo điều hành (trừ những văn bản thuộc lĩnh vực bí mật) của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố được công khai trên môi trường mạng. 100% lãnh đạo quản lý từ thành phố đến cơ sở được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT trong hoạt động chỉ đạo điều hành. - 100% cán bộ, công chức, viên chức thành phố sử dụng thành thạo máy tính, mạng Internet. Được cung cấp tài khoản, dịch vụ internet, thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong trao đổi công việc và các ứng dụng khác. - Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống điểm Bưu điện văn hoá xã thành các trung tâm thông tin cộng đồng. - Phát triển hạ tầng viễn thông của thành phố ngày càng hiện đại, tiếp tục mở rộng và phát triển các dịch vụ mới (3G, 4G,...). -100% thôn bản được phủ sóng điện thoại di động. - 100% số xã phường được kết nối mạng cáp quang. 2. Công nghệ thông tin. - Phát triển hạ tầng CNTT. + Phát triển và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo đảm các hoạt động ứng dụng CNTT cho các phòng ban, đoàn thể, xã phường trên môi trường mạng an toàn, hiệu quả. + 100% các phòng ban, đoàn thể, xã phường có mạng LAN và được kết nối với máy chủ và hệ thống mạng thông tin của thành phố. + Hệ thống mạng thông tin của thành phố được trang bị hệ thống an toàn, an ninh thông tin, đảm bảo hiệu quả và bí mật nhà nước trên môi trường mạng (Các máy chủ được cài phần mềm diệt virut bản quyền). - Ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. + 90% văn bản, tài liệu của các phòng ban, đoàn thể, xã phường được trao đổi dưới dạng điện tử; 100% cơ quan, đơn vị xã, phường thực hiện tốt các chức năng của phần mềm chương trình quản lý điều hành nội bộ và sử dụng thư điện tử trao đổi công việc. + 50% các cuộc họp chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố với các xã phường được thực hiện trên môi trường mạng (Giao ban trực tuyến). + Đến năm 2015 cơ bản hoàn thiện mô hình Chính quyền điện tử cấp thành phố. + 100% các cơ quan, đơn vị, xã phường hiện cung cấp thông tin cho người dân, doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử. Nâng cao trách nhiệm và chất lượng chuyên mục hỏi – đáp trên Cổng thông tin điện tử. + Duy trì Cung cấp dịch vụ công mức độ 2; một số phòng ban trọng điểm như: TC- KH, QLĐT, TNMT, LĐTBXH lên mức độ 3. + Tăng cường ứng dụng phần mềm vào quản lý tại bộ phận 1 cửa. 4
  • 5. - Ứng dụng CNTT trong Y tế, Giáo dục. + Ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý và giảng dạy tin học ở 100% trường THPT, 90% trường THCS, 70% trường tiểu học và mầm non. Thực hiện cung cấp dữ liệu tra cứu điểm thi tốt nghiệp trực tuyến. + 100% các trung tâm y tế, trạm y tế ứng dụng tốt phần mềm quản lý, tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý khám chữa bệnh, chẩn đoán và điều trị. 3. Hoạt động thông tin truyền thông: + Về Báo chí và Phát thanh – truyền hình. - Phát huy tối đa hiệu quả bản tin nội bộ thành phố, nhanh nhạy sáng tạo trong khai thác hoạt động của cổng thông tin điện tử, tranh thủ hệ thống báo chí, tạp chí, của trung ương và bản tin các sở ban ngành của tỉnh. 100% các chi bộ, thôn tổ dân phố được cấp báo Lào Cai và bản tin nội bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện thành phố, bưu điện văn hóa xã, các trung tâm học tập cộng đồng. - Đảm bảo tỷ lệ phủ sóng phát thanh truyền hình đạt 100%, xóa các vùng lõm thông tin. Nâng cao chất lượng các trang phát thanh, truyền hình địa phương trên đài PT-TH Tỉnh. + Về thông tin tuyên truyền: - Duy trì hoạt động của đội TTLĐ, các cộng tác viên, tuyên truyền viên, lồng gắn tuyên truyền thông qua các hoạt động VHVN-TDTT, các ngày kỷ niệm, dịp lễ tết và trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Đa dạng hóa các loại hình cổ động, tuyên truyền trực quan thông qua hệ thống thông tin, quảng cáo, băng zôn, pa nô, áp phích, khẩu hiệu… IV. Nhiệm vụ chủ yếu của đề án. 1. Phát triển Bưu chính, Viễn thông. - Rà soát đánh giá hiệu quả hoạt động của các Điểm Bưu điện văn hóa xã; Phát triển nâng cấp thành các trung tâm truyền thông cộng đồng đáp ứng các tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới. - Đầu tư thêm các loại sách báo, tài liệu tham khảo, mỗi điểm văn hóa xã có ít nhất từ 2 máy vi tính trở lên được kết nối mạng Internet. - Tiếp tục mở rộng, nâng cấp hạ tầng mạng viễn thông, Internet tới các xã, phường theo hướng hiện đại, phong phú với giá cả phù hợp đáp ứng mọi nhu cầu thông tin phục vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. - Ngoài các Doanh nghiệp bưu chính hiện đang hoạt động tại thành phố Lào Cai, tạo điều kiện để các doanh nghiệp Bưu chính khác đầu tư kinh doanh vào thị trường thành phố, ưu tiên đầu tư vào những vùng còn khó khăn. - Phát triển bưu chính, dịch vụ viễn thông theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ phổ cập, mở rộng mạng lưới các điểm phục vụ cộng đồng. Kinh doanh theo hướng đa lĩnh vực, tạo điều kiện để bưu chính, viễn thông phát huy hiệu quả. 2. Phát triển và ứng dụng CNTT. a. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT hiện đại, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin từ thành phố đến các cơ sở. Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng CNTT trong các phòng ban, đoàn thể, xã phường rà soát hệ thống máy chủ đã được đầu tư giai đoạn trước đã xuống cấp hoặc không 5
  • 6. đáp ứng cấu hình sử dụng để đầu tư sửa chữa hoặc thay mới. Bổ sung hệ thống máy chủ và các thiết bị phụ trợ cho các cơ quan, đơn vị đảm bảo đáp ứng các yêu cầu ứng dụng CNTT. Xây dựng và kết nối mạng LAN cho các phòng, ban, đoàn thể, xã phường; đầu tư máy chủ hoặc máy tính cấu hình cao và các thiết bị phụ trợ khác đủ điều kiện để triển khai các ứng dụng CNTT. Đầu tư hệ thống giao ban trực tuyến giữa UBND thành phố với các phòng ban, đoàn thể, xã phường. - Tiếp tục hoàn thiện Cổng thông tin điện tử thành phố, đầu tư thỏa đáng về trang thiết bị, đường truyền, chế độ nhuận bút để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động. - Duy trì, phát huy tối đa tính năng tác dụng phần mềm quản lý điều hành nội bộ của thành phố, nâng cấp để phù hợp với Cổng thông tin điều hành của tỉnh đảm bảo hoạt động đúng mục đích và phát huy hiệu quả, giai đoạn 2011-2015 cần tiếp tục hoàn thiện thêm một số nội dung, bao gồm: - Tích hợp phần mềm Quản lý văn bản – Hồ sơ công việc - Tích hợp hệ thống thư điện tử - Tích hợp hệ thống dịch vụ công trực tuyến - Tiếp tục hoàn thiện xây dựng hệ thống Dịch vụ công trực tuyến đối với phòng TC-KH, ưu tiên các dịch vụ có tần xuất sử dụng lớn, số lượng người dân, doanh nghiệp sử dụng nhiều như: Quản lý đô thị, Tài nguyên và Môi trường; Lao động - Thương binh và Xã hội, ban quản lý dự án… - Xây dựng hệ thống một cửa liên thông điện tử tại UBND thành phố theo hướng kết hợp giữa 3 hệ thống quản lý: Hệ thống quản lý dịch vụ công trực tuyến; Hệ thống quản lý Quản lý văn bản – Hồ sơ công việc; Hệ thống tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại bộ phận một cửa và thí điểm tại một số phường trọng điểm. b. Ứng dụng CNTT trong các phòng ban, đoàn thể, xã phường. Phát triển ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tạo nên sức mạnh và động lực để chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; góp phần xây dựng chính quyền minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ và phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành. Từng bước tiến tới xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, công dân điện tử, doanh nghiệp điện tử và giao dịch thương mại điện tử: - Triển khai cài đặt phần mềm QLVB&HSCV, hỗ trợ quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp, hệ thống thư điện tử cho các phòng, ban và cá nhân CBCC của các phòng ban, đoàn thể, xã phường. - Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của một số phòng ban đặc thù cần phải được đẩy mạnh tin học hoá như: Quản lý tài chính, tài sản; Quản lý nhân sự, cán bộ công chức; Quản lý dự án, đầu tư xây dựng cơ bản; Quản lý thông tin báo cáo, thống kê… c. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến 6
  • 7. Cung cấp các thông tin hướng dẫn về thủ tục hành chính, các văn bản pháp lý liên quan và các thông tin tư vấn,… để giúp các tổ chức, người dân, doanh nghiệp nắm bắt được các thông tin liên quan đến các dịch vụ hành chính công. Đồng thời hỗ trợ đào tạo, tuyên truyền để các tổ chức, người dân, doanh nghiệp biết và chủ động tham gia, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến được các cơ quan chính quyền cung cấp, tra cứu kết quả xử lý và nhận thông báo kết quả xử lý hồ sơ thông qua Cổng thông tin điện tử của thành phố và của tỉnh. d. Triển khai một cửa liên thông điện tử Đẩy mạnh tin học hóa các quy trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông điện tử, áp dụng đối với dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố. Hỗ trợ cán bộ công chức của các cơ quan triển khai thực hiện tác nghiệp đối với quá trình tiếp nhận - thụ lý - trả kết quả trong việc giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa trên phần mềm được nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm. đ. Tăng cường sự tham gia của người dân Tổ chức hội thảo, hỗ trợ đào tạo, tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp tham gia vào hệ thống ứng dụng CNTT do tỉnh và thành phố triển khai như Cổng thông tin điện tử, hệ thống các dịch vụ công trực tuyến, chuyên mục hỏi - đáp; một cửa liên thông điện tử… e. Ứng dụng CNTT trong Giáo dục + Ứng dụng trong quản lý giáo dục và công tác giảng dạy. Triển khai ứng dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục, tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi lúc, mọi nơi qua mạng Internet; Khuyến khích giáo viên, giảng viên biên soạn giáo án trên máy tính, trình chiếu, bài giảng điện tử. + Đưa CNTT vào giảng dạy chính khóa và ứng dụng phát triển mạng thông tin giáo dục, tăng cường giao tiếp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Ứng dụng CNTT để tin học hóa công tác quản lý ở các cấp quản lý giáo dục, xây dựng Các ứng dụng cần thiết khác như: - Quản lý hồ sơ học sinh: Đảm bảo hồ sơ học sinh được quản lý chặt chẽ trên hệ thống CNTT giúp cho quá trình quản lý học sinh của từng trường cũng như tổng hợp số liệu của từng địa phương và toàn thành phố được thống nhất, nhanh chóng và chính xác. - Quản lý văn bằng, chứng chỉ: Đảm bảo hệ thống văn bằng; chứng chỉ được cấp tại các cơ sở đào tạo chính xác, đúng quy định, giảm thiểu tình trạng văn bằng chứng chỉ giả, không đủ tiêu chuẩn… khuyến khích Các ứng dụng phục vụ quản lý trường học như: Quản lý điểm, thời khoá biểu, sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường, quản lý học thêm, dậy thêm… - Triển khai dịch vụ tra cứu điểm cho các nhà trường, đặc biệt là tra cứu điểm thi tốt nghiệp hàng năm dưới nhiều hình thức (Qua website, điện thoại di động, điện thoại cố định…). f. Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế 7
  • 8. + Đào tạo tin học ứng dụng cho cán bộ CCVC ngành y tế, khuyến khích học tập, tra cứu thông tin chuyên môn qua môi trường mạng. + Ứng dụng CNTT trong nghiệp vụ chuyên khoa, trong phát triển hệ thống thông tin y tế trực tuyến (hệ thống các CSDL về y tế, khám và hội chẩn bằng truyền hình trực tuyến, dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khoẻ trực tuyến…). + Xây dựng hệ thống CSDL y tế dự phòng để cung cấp, phổ biến cho người dân và quản lý số liệu chính xác nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành y tế như: Quản lý phòng các bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm,… 3. Phát triển báo chí, phát thanh truyền hình. + Duy trì và nâng cao chất lượng bản tin nội bộ và Phát triển thêm một số ấn phẩm mới làm phong phú thêm các tài liệu, sách ảnh tuyên tuyền đến với nhân dân. + Đến năm 2015 hoàn thành việc nâng cấp công suất máy phát thanh của đài thành phố lên 1000W đến 2000W, các trạm truyền thanh cơ sở lên 100W, tăng cường Thời lượng phát sóng trên đài PT-TH Tỉnh, quan tâm đến một số chuyên mục lớn như: Xây dựng thành phố theo tiêu chí đô thị loại II, chương trình xây dựng nông thôn mới, thành phố anh hùng thời kỳ đổi mới… + Xây dựng trang thông tin điện tử để lựa chọn phát sóng các chương trình quảng bá về thành phố Lào Cai trên mạng Internet, trên các báo, đài của TW. + Thời lượng tiếp phát sóng chương trình phát thanh đạt 08 giờ/ngày, trong đó thời lượng chương trình phát thanh tự sản xuất đạt 30 phút - 01 giờ/ngày. Số lượng chương trình phát thanh đạt 2-3 chương trình/ngày. Lựa chọn xây dựng các chương trình phát thanh tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện của địa phương. Tăng cường phối hợp với Đài tỉnh sản xuất trang địa phương: 01 chương trình phát thanh, 01 chương trình truyền hình/tháng. Chất lượng, nội dung chương trình xây dựng theo hướng thông tin tổng hợp cao, đầu tư trang bị mới, nâng cấp các thiết bị sản xuất chương trình. Nâng cấp phòng thu đạt chất lượng. + 100% trạm Truyền thanh cơ sở tiếp âm chương trình phát thanh các đài cấp trên 04 giờ/ngày, sản xuất 01 chương trình phát thanh từ 15 đến 20 phút/tuần. + Tiếp tục nâng cấp, sửa chữa các trạm truyền hình cơ sở đã xuống cấp theo Chương trình mục tiêu quốc gia Đưa thông tin về cơ sở, tiếp phát sóng các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam bình quân đạt 05 - 07 giờ/ngày, tiếp phát sóng chương trình truyền hình Lào Cai bình quân đạt 03 - 05 giờ/ngày. + Về thông tin tuyên truyền: - Tăng cường đưa thông tin về cơ sở thông qua hoạt động của đội TTLĐ, các cộng tác viên, tuyên truyền viên, lồng gắn tuyên truyền thông qua các hoạt động VHVN-TDTT, các ngày kỷ niệm, dịp lễ tết và trên các phương tiện thông tin đại chúng, Đảm bảo đủ biên chế, chế độ cho đội TTLĐ hướng tới xây dựng đội văn nghệ bán chuyên và phát triển mạnh các câu lạc bộ nghệ thuật hoạt động theo hướng XHH cao. - Đa dạng hóa các loại hình cổ động, tuyên truyền trực quan thông qua hệ thống thông tin, quảng cáo, băng zôn, pa nô, áp phích, khẩu hiệu… 8
  • 9. VI. Giải pháp thực hiện 1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức - Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công nghệ thông tin và truyền thông đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và thành phố ưu tiên đầu tư phát triển CNTT - truyền thông, đặc biệt là chính sách phổ cập dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT, báo chí, phát thanh – truyền hình đến vùng sâu, vùng xa... để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên và người dân có được nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của việc sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào thực tiễn công tác cũng như trong cuộc sống. 2. Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước - Tham mưu ban hành Chỉ thị của thành ủy Lào Cai về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các phòng ban, đoàn thể, xã phường - Xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm nhàm thực hiện có hiệu quả, đồng bộ việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trên địa bàn toàn thành phố. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trong công tác đầu tư, khai thác kinh doanh hoạt động thông tin và truyền thông đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh. 3. Phát triển nguồn nhân lực - Tổ chức điều tra, đánh giá đúng thực trạng năng lực nguồn nhân lực thông tin và truyền thông, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực thông tin và truyền thông, bảo đảm số lượng hợp lý và chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu thực tế tại thành phố. Phát triển nguồn nhân lực thông tin và truyền thông cho khu vực vùng sâu, vùng xa, các xã phường biên giới. - Có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các cán bộ, công chức viên chức làm việc trong lĩnh vực thông tin - truyền thông. Áp dụng các chính sách đào tạo, đãi ngộ đối với đội ngũ chuyên gia quản lý, kinh tế, kỹ thuật giỏi, thu hút cán bộ có chất lượng cao trong lĩnh vực CNTT-TT. - Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT nhằm thu hút và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động đào tạo. 4. Huy động nguồn vốn Trên cơ sở các nội dung Đề án đã được phê duyệt, huy động tối đa vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân. Các phòng ban, đoàn thể, xã phường, lập kế hoạch hàng năm nhằm thực hiện các mục tiêu đã được đề ra trong Đề án trong từng giai đoạn, tăng cường XHH khai thác các nguồn lực trong nhân dân. 9
  • 10. Tạo môi trường thuận lợi để thành phố Lào Cai trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn không ngừng nâng cao chất lượng phát triển và ứng dụng CNTT trong tình hình mới. Tranh thủ cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông của tỉnh để phát triển và ứng dụng vào điều kiện thực tiễn của thành phố. 5. Đảm bản an ninh, an toàn mạng lưới thông tin Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông. Đầu tư xây dựng giải pháp kỹ thuật để bảo vệ an ninh, an toàn mạng lưới thông tin – truyền thông nhằm hạn chế tối đã khả năng xâm nhập trái phép và truyền tin trái phép trên hệ thống mạng thông tin của thành phố. VI. Nhu cầu vốn: Tổng nguồn vốn: 3.789.000.000đ (Ba tỷ bảy trăm tám chín triệu đồng) Trong đó: - Nguồn theo đề án của tỉnh: 2.421.000.000đ (Hai tỷ bốn trăm hai mốt triệu đồng) - Nguồn ngân sách thành phố: 1.344.000.000đ (Một tỷ ba trăm bốn mươi bốn triệu đồng) ( Có biểu chi tiết kèm theo). VII. Hiệu quả của Đề án. 1. Về kinh tế - Là căn cứ để các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, CNTT xây dựng các dự án, kế hoạch phát triển và mở rộng ngành nghề kinh doanh, mở rộng thị trường, dịch vụ theo đúng định hướng phát triển của tỉnh và thành phố, giúp cho việc đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả. Thông qua đề án sẽ huy động được các nguồn vốn cho việc phát triển thông tin và truyền thông từ nhiều nguồn đáp ứng nhu cầu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giai đoạn tới. - Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận thông tin thường xuyên từ đó nắm bắt được thực trạng và định hướng phát triển kinh tế, có thông tin, kiến thức khoa học kỹ thuật, góp phần đổi mới tư duy, nâng cao năng lực sản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. 2. Về xã hội Các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp và người dân được hưởng lợi ích do các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông, CNTT-TT mang lại; sự phát triển đồng bộ giữa Bưu chính, Viễn thông và CNTT-TT sẽ tạo ra nhiều dịch vụ đa dạng, tiện ích góp phần làm giảm các thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho nhân dân trong giao dịch và giải quyết các dịch vụ công. Tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển, ứng dụng CNTT-TT đáp ứng yêu cầu đổi mới của lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp; đáp ứng nhu cầu về hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho nhân dân, qua đó góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống cách mạng, phát huy giá trị văn hoá 10
  • 11. tốt đẹp của dân tộc, địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà NQ đại hội đảng bộ thành phố lần thứ XXI đã đề ra. Phần thứ ba TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giao cho UBND thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả đề án phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn thành phố giai đoan 2011-2015. 2. Giao cho TTHĐND, UBMTTQ và các đoàn thể thành phố phối hợp giám sát tuyên truyền thực hiện đề án. 3. Giao cho cơ quan thường trực có trách nhiệm xây dựng thành kế hoạch chi tiết cụ thể để triển khai thực hiện theo từng nội dung của đề án, hàng năm đánh giá kết quả thực hiện đề án báo cáo ban thường vụ và BCH Đảng bộ thành phố. Trên đây là Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan nhà nước tại thành phố Lào Cai, giai đoạn 2011- 2015./. 11