SlideShare a Scribd company logo
1 of 19
PHCN trẻ chậm phát triển trí tuệ
PGS.TS. Vũ T Bích Hạnh
Mục tiêu:
1. Trình bày được định nghiã, mức độ nặng của CPTTT.
2. Mô tả nguyên nhân, dấu hiệu phát hiện và tiêu chuẩn chẩn
đoán CPTTT.
3. Trinh bày nguyên tắc can thiệp cho trẻ CPTTT
Sự phát triển tâm thần vận động của trẻ bình thường
3-5 tháng: khóc khi khó chịu, khi đói. Biết cười đáp lại
Biết hóng chuyện, đưa mắt liếc theo vật chuyển
động.
Biết lẫy, nắm đồ vật.
6-12 tháng: Nhận người quen -lạ
Chơi với đồ chơi
Tạo các âm thanh ba ba
Hiểu lời nói đơn giản, đáp ứng với từ “không”
Tìm kiếm đồ vật bị biến mất.
Đi chập chững
12-36 tháng: Hiểu mệnh lệnh đơn giản, nói câu 2-3 từ
Bắt chước các hành động, xúc ăn, cầm cốc
uống
Đi tốt, biết chạy
36- 60 tháng: Nói các câu hoàn chỉnh
Chơi đóng vai tưởng tượng
Phân biệt màu sắc, phải trái, biết so sánh to nhỏ
Tự đi vệ sinh, mặc và cởi quần áo
Leo cầu thang, biết nhảy lò cò.
1. Khái niệm chậm phát triển trí tuệ
Chậm phát triển tinh thần hay còn gọi là khó khăn về học,
hoặc chậm khôn là khái niệm để chỉ những trường hợp phát
triển trí tuệ chậm và ở mức thấp hơn so với độ tuổi, ở một số
hoặc tất cả các kỹ năng thích ứng.
Kỹ năng thích ứng bao gồm: giao tiếp, tự chăm sóc, vui
chơI, tự kiểm soát bản thân, hành vi, ứng xử, khả năng nhận
thức, học vấn, việc làm, giải trí, sức khoẻ, an toàn cá nhân
2. Các mức độ chậm phát triển tinh thần
2.1. Có 4 mức độ chậm phát triển:
* Nhẹ: (IQ từ 50-70) Nhóm này chiếm khoảng 85% trẻ bị
CPTTT, còn được gọi là nhóm “hoà nhập được”. Những trẻ
này thường có khó khăn về học vấn, chỉ học tới lớp 6-7. Sau
này thành người lớn, họ có khả năng học nghề và sống một
cách độc lập. Tuy vậy, đôi khi họ cũng cần một chút hỗ trợ và
chỉ dẫn.
* Vừa: ( IQ khoảng 35- 49). Nhóm này còn được gọi là “huấn
luyện được”, chiếm khoảng 10% số trẻ bị CPTTT. Hầu hết trẻ
này có thể học được kỹ năng giao tiếp trong thời kỳ niên thiếu.
Lớn lên, họ có thể tự chăm sóc bản thân, về học vấn, chỉ đạt
dưới lớp 2. Sau này họ có khả năng học được nghề thợ nhưng
cần hỗ trợ tương đối.
* Nặng: ( IQ từ 20-34); số này chiếm khoảng 3-4%. Trẻ học
được rất ít kỹ năng giao tiếp lúc niên thiếu, ở tuổi học đường.
Về học vấn, trẻ chỉ có thể làm quen với các chữ cái và học
đếm.
* Rất nặng: (IQ dưới 20); số này chiếm khoảng 1-2%, cần sự
trợ giúp thường xuyên và môi trường sống được sắp xếp chặt
chẽ. Vận động, tự chăm sóc và giao tiếp có thể được cải thiện
nếu được dạy dỗ, huấn luyện lâu dài.
2.2. Phát hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ:
o Trẻ chậm lẫy, chậm ngồi, chậm đi hơn so với trẻ cùng tuổi
o Việc ăn uống vệ sinh, tắm giặt và các hoạt động hàng
ngày đều không làm được giống như các trẻ cùng tuổi
khác.
o Nhớ kém, khó tập trung vào một hoạt động, hoặc đi vẩn
vơ một mình hoặc leo trèo, chạy nhảy, hiếu động.
o Hiểu chậm về những điều gì nghe, sờ, nhìn thấy.
o không biết chơi với đồ chơi, hay ném, đập, phá. Không
biết chơi với trẻ khác.
o Trẻ có thể học nói muộn hơn, nói câu đơn giản hoặc từ
ngữ nghèo nàn.
o Nếu đi học, trẻ học chậm, kém nhớ mặt chữ, số đếm khó
khăn.
* Đối với trẻ nhẹ: độ tuổi THCS:
Về ngôn ngữ - ứng xử:
o Ko hiểu những lời bóng gió, ám chỉ, câu thành ngữ, câu có
nội dung , từ ngữ phức tạp
o Diễn đạt không rõ ràng về suy nghĩ, tình cảm, nhu cầu bản
thân: nói chậm, ko có đầu đuôi, có logic.
o Thường nói ngọng (ngọng phát triển)
o Cư xử, nói năng ngốc nghếch hơn so với tuổi.
o Thiếu kiểm soát hành vi, hay nổi cáu, đôi khi hung hãn.
Ktra: Yêu cầu trẻ kể 1 vài câu chuyện; hoặc trả lời câu hỏi tại
sao?
* Suy nghĩ- Nhận thức:
o Khả năng tiếp thu, nhớ, liên hệ vận dụng kém
o Học những khái niệm cụ thể, trực quan dễ hơn.
o Giải quyết vấn đề, ra quyết định chậm kể cả việc đơn giản.
o Thể hiện: hay nói theo đuôi, hành xử a dua, thiếu suy
nghĩ.
o Ktra: Ra 1 tình huống và hỏi ý kiến của trẻ
Yêu cầu trẻ phân tích hành vi, cách ăn nói, cư xử của
bạn?
* Học tập:
o Các môn học yêu cầu tư duy, trí nhớ... thường kém
o Viết lách, trình bày kém
o Có ưu thế các môn GD thể chất, nghệ thuật hình thể...
o Vận động tinh, điều hợp vận động kém
* Tâm lý- xã hội:
o Tâm lý thường vui vẻ quá mức, thất thường hoặc rụt rè
o Có thể trầm cảm, căng thẳng, lo lắng
o Hay bị tụt lại sau bạn bè, dễ bị bỏ rơi, hoặc ít bạn
o Vụng xử lý khi bất hoà, mâu thuẫn: dễ gây gổ.
o Có thể bị trẻ khác trêu chọc, cười đùa...
* Chăm sóc bản thân:
o VS cá nhân kém, ăm mặc luộm thuộm
o Tổ chức hoạt động cá nhân kém( sắp xếp
o Không chủ động được trong cuộc sống
* Hội chứng Down
Nguyên nhân là do bất thường của cặp nhiễm sắc thể 21.
Thường gặp những trường hợp mẹ có thai trên 35 tuổi, hoặc
cha già, mẹ trẻ.
Hình dạng của trẻ
Mới đẻ: trẻ mềm ít khóc
Chậm lẫy, bò và chậm đi
Mắt lác, nhìn kém
Miệng nhỏ, luôn há, lưỡi thò ra
ngoài
Tai thấp
Nếp gấp ở mi mắt
Tròng đen có chấm trắng như cát, mất sau 12th
Bàn tay rộng, ngón ngắn, ngón út khoèo
Có một nếp lằn rừ (ngang bàn tay)
Cổ ngắn, phẳng, đầu nhỏ
Đôi khi bị trật khớp háng bẩm sinh
Ngón chân cái vòng vào trong
* Chứng ngu đần do suy giáp trạng
Trẻ mới sinh cân nặng cao, chậm lớn
ít khóc, ít vận động
Trông đần độn, thờ ơ với mọi vật, ngủ nhiều
Thân nhiệt thường thấp
Da khô, lạnh và dầy, hay táo bón
Tóc mọc thấp trước trán
Mí mắt sưng nề
Người ngắn so với tuổi
Có khó khăn về giao tiếp
Xét nghiệm hormone tuyến giáp thấp
* Động kinh không kiểm soát được: cũng là 1 nguyên nhân
gây chậm PTTT
2.3. Chẩn đoán:
Dựa vào 3 tiêu chuẩn:
Giảm ít nhất 2 kỹ năng thích ứng
IQ dưới 70
Xảy ra trước 18 tuổi
3. Nguyên nhân
Các yếu tố nguyên nhân có thể chia thành 3 nhóm chính sau:
3.1. Di truyền: (khoảng 5%).
+ Đột biến nhiễm sắc thể ( ví dụ: trẻ bị Down- cặp thứ 21 hoặc
đột biến nhiễm sắc thể X của nhiễm sắc thể giới tính hoặc một
số đột biến gen khác).
3.2. những tác nhân trong quá trình phát triển
* Các yếu tố trong thời kỳ bào thai: chiếm khoảng 30% thường
do độc tố (mẹ ngộ độc rượu, nhiễm trùng..)
* Các tác nhân xảy ra sau khi sinh (10%), gồm thiểu dưỡng thai
nhi, sinh thiếu tháng, thiếu oxy, nhiễm trùng do virut, các vi
khuẩn khác và chấn thương.
* Bệnh tật trong thời kỳ tiền học đường và học đường (5%).
Gồm các yếu tố chấn thương, nhiễm trùng và nhiễm độc ( ví
dụ: ngộ độc ch ì).
3.3. Môi trường và các bệnh lý tâm thần khác: (15-20%)
Các yếu tố này bao gồm: dinh dưỡng, xã hội, ngôn ngữ, và yếu
tố kích thích, và các rối loạn tâm thần nặng ( như chứng tự kỷ).
3,4. Phòng ngừa chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em.
- Bà mẹ khi mang thai cần ăn uống, tiêm phòng đầy đủ.
- Khám thai thường quy.
- Nâng cao chất lượng cấp cứu trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế
4. Phục hồi chức năng ( PHCN)
4.1. Nguyªn t¾c
4.1.1.Động viên / khen thưởng:
- Là một biện pháp thường xuyên được sử dụng trong giáo
dục trẻ CPTTT. Khi trẻ nhận được một phần thưởng cho
một việc làm đúng, trẻ sẽ muốn lặp lại hành động đó một
lần nữa. Phần thưởng có thể là:
- Một nụ cười, một cái hôn, một lời khen hoặc sự chú ý. Một
thứ mà trẻ thích: đồ chơi, hoa quả..
- Một trò chơi, hoạt động trẻ thích.
Khi trẻ đã làm tốt một nhiệm vụ, có thể dừng việc khen
thưởng.
4.1.2. Nhắc: bằng hành động và lời nói, giảm dần mức độ
nhắc.
Muốn dạy trẻ một công việc nào đó, cần hướng dẫn trẻ theo
thứ tự sau:
- Làm mẫu hoạt động đó cho trẻ nhìn và nghe.
- Nói và giải thích cho trẻ về hoạt động đó.
- Cùng làm công việc đó với trẻ.
- Chỉ cần nói về các động tác của hoạt động đó.
4.1.3. Uốn nắn: muốn trẻ thực hiện một công việc nào đó ngày
càng tốt hơn người ta dùng khen thưởng để uốn nắn.
Đầu tiên là khen
- Khi trẻ có đáp ứng với yêu cầu đặt ra.
- Sau đó khi trẻ làm đúng với yêu cầu của công việc.
- Sau đó chỉ khen khi trẻ làm tốt công việc.
4.1.4. Chia nhỏ hoạt động thành một chuỗi để dạy
Trẻ có thể khó thực hiện một công việc nào đó một mình.
Khi muốn dạy cho trẻ một công việc nào đó, ta cần phân tích
hoạt động đó thành một chuỗi các hoạt động nhỏ hơn và dạy
trẻ từng hoạt động đó.
Ví dụ: uống nước gồm những động tác sau
Cầm cốc Đưa cốc lên miệng Uống nước Đặt cốc xuống
- Mô tả và giải thích cho trẻ các động tác
- Cầm tay trẻ, giúp trẻ uống nước.
- Khuyến khích trẻ tự làm một số động tác. Động tác nào trẻ
không làm được mới giúp trẻ cùng làm.
- Sau đó để trẻ tự làm công việc đó một mình.
4.1.5. Thiết lập lịch hoạt động hàng ngày cho trẻ
Ví dụ về một thời khoá biểu của trẻ
Thứ 2 Thứ 3 Thứ
4
Thứ
5
Thứ
6
Th
ứ 7
C.Nhậ
t
6h-6h 30 Dậy, đi
VS
Dậy, đi
VS
6h30- 7h Thay
quần áo
Thay
quần áo
7h- 7h30 Ăn sáng Ăn sáng
7h30 Đi học Đi học
8-16h Học ở
trường
Học ở
trường
16- 16.30 Đi học về Đi học về
16.30-18h Chơi tự
do
Chơi tự
do
18h-18.30 Tắm giặt Tắm giặt
18.30-
19.30
Ăn tối Ăn tối
19.30-
20.30
Xem tivi Xem tivi
.............. ...............
..
................
.
Các hoạt động hàng ngày của trẻ phải được tiến hành
theo đúng một lịch biểu. Điều này giúp trẻ dễ nhớ và dễ chấp
nhận hơn những hoạt động khác nhau. Sự lặp đi lặp lại này
giúp trẻ chủ động giải quyết nhiệm vụ, dễ dàng tham gia vào
các hoạt động gia đình khác.
Cũng nên giúp trẻ thiết lập lịch hoạt động hàng tuần, lịch
mùa, lịch tháng hoặc lịch biểu các hoạt động trong năm...
4.2. Mục tiêu
- Kích thích sự phát triển về vận động thô.
- Kích thích sự phát triển về vận động tinh của hai bàn tay.
- Kích thích kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ.
- Kích thích sự phát triển trí tuệ
- Kiểm soát hành vi ứng xử
4.3. Các kỹ thuật can thiệp bao gồm:
- Vận động:
+ Xoa bóp.
+ Các kỹ thuật tạo thuận lẫy, ngồi, bò, đứng đi.
+ Các hoạt động cá nhân
- Hoạt động trị liệu
+ Huấn luyện kỹ năng vận động tinh bàn tay.
+ Huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày.
+ Vui chơi
- Ngôn ngữ trị liệu
+ Kích thích kỹ năng giao tiếp sớm.
+ Huấn luyện kỹ năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ.
- Giáo dục mầm non: các chương trình ở các trường mẫu
giáo…
- Thuốc: điều trị động kinh, hóc môn giáp trạng.
4.4. Các hoạt động cần thiết dạy cho trẻ:
• Hướng dẫn trẻ em tự chăm sóc:
Hoạt động tự chăm sóc (ăn uống, vệ sinh, thay quần áo,
tắm giặt..) là cần thiết hàng đầu, giúp trẻ độc lập. Nên chọn
những hoạt động đơn giản trẻ có thể học làm được để dạy
trước. Việc dạy thường được được tiến hành ngay khi trẻ thực
hiện các hoạt động đó. Nghĩa là dùng các hoàn cảnh thực để
dạy.
Dạy trẻ đánh răng tắm giặt thay quần áo
• Vui chơi cho trẻ:
Vui chơi có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của trẻ
em, đặc biệt của trẻ chậm phát triển trí tuệ. Qua đó, trẻ học
được nhiều kỹ năng về vận động, giao tiếp, phát triển nhận
thức và giác quan... Hướng dẫn trẻ chơi cần dựa trên khả năng
hiện tại của trẻ. Do vậy, cần quan sát và đánh giá điều đó. Khả
năng chơi của trẻ có thể chia thành 3 mức:
+ Chơi đơn giản: Trẻ
khám phá thế giới xung
quanh thông qua sự cảm
nhận giác quan. Các hình
thức chơi ở giai đoạn này
xuất hiện từ lúc trẻ 2-3
tháng tuổi tới khoảng 18
tháng tuổi.
Trẻ chơi bằng cách ngắm nghía, cầm đồ vật, lắc lắc, đập
vật xuống đất hay đập 2 vật với nhau. Muộn hơn, trẻ biết chồng
tháp, xếp đồ vật thành chuỗi có thứ tự, biết đun đẩy đồ chơi.
Khi đã biết phân tích và so sánh, xếp sắp đồ vật theo một chuỗi
nhất định, khả năng chơi của trẻ chuyển lên một mức cao hơn.
+ Chơi đóng vai -tưởng tượng:
Trẻ đã biết quan sát và bắt
chước cách cư xử, lời ăn tiếng
nói và hành động của các nhân
vật xung quanh như: bố mẹ, cô
giáo, những người thân và bạn bè
khác. Trẻ đóng vai và diễn lại
những gì chúng chứng kiến.
Thông qua những hoạt động như
vậy, trẻ phát triển giao tiếp và các
kỹ
năng xã hội của mình. Các hình thức chơi này diễn ra trong độ
tuổi từ 18 tháng tới khoảng 3tuổi.
+ Chơi nhóm:
Trẻ thích chơi cùng nhóm
các trẻ khác, thích chia xẻ với
các bạn cùng tuổi. Khi chơi
nhóm, trẻ học cách chấp nhận và
đặt ra các quy tắc luật lệ. Khi ấy,
trẻ nhận thức được khả năng của
bản thân khi so sánh với trẻ
khác, biết chấp nhận thua cuộc
và phân biệt mạnh yếu, khôn
dại...
• Dạy trẻ giao tiếp:
Kỹ năng giao tiêp 3T
- Phát triển kỹ năng giao tiếp không lời (GT sớm)
- Dạy từ, tăng cường nhận thức bằng tranh ảnh,hình
vẽ
- Dùng nhiều hình thức để biểu đạt ngoài lời nói
• Học hành cho trẻ CPTTT:
Giáo dục hoà nhập là hình thức thích hợp nhất, nó giúp trên
80% trẻ chậm phát triển có cơ hội học hành bình đẳng với các
trẻ khác. Khi đưa trẻ đến trường, có một số vấn đề cần giải
quyết như: tập huấn cho giáo viên phương pháp dạy trẻ
một số thiết bị dạy, thay đổi nhận
thức của trẻ khác và cha mẹ
chúng. Ngoài ra, cần quan tâm
đến một số vấn đề liên quan như:
đưa đón, chăm sóc, giúp đỡ trẻ
sinh hoạt tại trường...
* Hoạt động nội trợ:
Lôi cuốn trẻ vào các hoạt động giúp đỡ gia đình là một trong
những nội dung huấn luyện. Đó là những hoạt động lặp đi lặp
lại hàng ngày, những gì trẻ học được sẽ phục vụ thiết thực cho
bản thân trẻ. Việc lựa chọn hoạt động nào sẽ tuỳ thuộc vào độ
tuổi và khả năng của trẻ. Ví dụ:
Chăm sóc em bé Dọn dẹp nhà cửa Lấy nước...
• Hướng nghiệp
Việc tạo cho trẻ lớn tuổi hơn cơ hội kiếm việc làm cũng là
một nội dung của PHCN. Trong đó, cần sự phối hợp của đa
ngành nhằm tư vấn chọn nghề, dạy trẻ học nghề, phương tiện
hoạt động và vốn liếng... Nên hướng trẻ vào những công việc
lao động chân tay, ít cần đến năng lực học của trẻ. Việc làm có
thể tiến hành ngay tại gia đình, một mình trẻ hoặc với một
nhóm trẻ. Mục đích đầu tiên của việc làm là giúp trẻ có công
việc thích hợp, có thu nhập. Ngoài ra, nó tạo cho trẻ cơ hội giao
tiếp, tạo dựng các mối quan hệ, giúp trẻ hội nhập xã hội.
Ví dụ một số nghề cho trẻ chậm phát triển trí tuệ: Chăn
nuôi, Trồng trọt, nghề mộc, nghề may…
* Thuốc được dùng khi nào:
Có thể dùng thuốc kháng động kinh nếu trẻ bị bệnh động kinh
theo chỉ định của bác sĩ hàng ngày.
Các thuốc khác như bổ não, canxi, hóc môn giáp trạng…được
dùng theo chỉ định của bác sĩ.
* Giáo dục trẻ và tư vấn cho gia đình: giải thích cho trẻ và gia
đình các điểm quan trọng sau đây:
- Giáo dục mẫu giáo, phổ thông giúp trẻ phát triển toàn
diện về thể chất và trí tuệ tạo điều kiện cho trẻ chậm phát triển
trí tuệ hội nhập xã hội ở mức cao nhất.
- Ban điều hành chương trình PHCN dựa vào cộng đồng
(y tế, giáo dục, các ban ngành khác) và cha mẹ trẻ có trách
nhiệm trong việc cho trẻ đi học mẫu giáo, phổ thông.
- Các hình thức giáo dục cho trẻ chậm phát triển trí tuệ:
giáo dục hoà nhập, giáo dục đặc biệt, lớp học tình thương, học
tại nhà.
- Cha mẹ có thể liên hệ với bác sỹ PHCN, kỹ thuật viên
PHCN tại các khoa PHCN của các bệnh viện trung ương- tỉnh,
các trung tâm chỉnh hình và PHCN để có được các thông tin về
PHCN cho trẻ bị chậm phát triển trí tuệ.
4.6.Hướng nghiệp
- Các công việc người chậm phát triển trí tuệ có thể làm:
nội trợ, chăn nuôi gia súc, trồng cây, nghề thủ công đơn
giản…và thậm chí một số công việc có thu nhập tốt như vi
tính, bán hàng, bán báo…
- Các tỉnh thường có các trung tâm hướng nghiệp cho
người khuyết tật mà người chậm phát triển trí tuệ có thể
tham gia. Gia đình có trách nhiệm liên hệ với các trung
tâm này để người chậm phát triển trí tuệ có thể học các
việc phù hợp với hoàn cảnh của địa phương.
4.7.Hỗ trợ về tâm lý
- Trẻ em, người lớn bị chậm PTTT không được PHCN
sớm có thể có những vấn đề về tâm lý cần được cán bộ
tâm lý hỗ trợ.
- Gia đình cần giải thích cho trẻ hiểu về tình trạng bệnh tật
của trẻ, chấp nhận và vượt qua mặc cảm của bệnh tật.
- Nhà trường cần giải thích cho các học sinh trong trường
hiểu về tình trạng bệnh tật của trẻ chậm PTTT để có sự
thông cảm và giúp đỡ.
4.8. Các câu hỏi cha mẹ hay hỏi
- Con của tôi có thể đi học bình thường không?
Có thể, nếu trẻ chậm PTTT mức độ nhẹ, vừa và được can
thiệp sớm PHCN và giáo dục mẫu giáo.
- Chậm phát triển trí tuệ có lây truyền hoặc di truyền
không?
Không lây truyền. Không phải tất cả mọi trường hợp chậm
PTTT đều có tính di truyền song một số gia đình có trên 2
người bị chậm PTTT.
5. Các cơ sở cung cấp dịch vụ cho trẻ chậm PTTT
- Trung tâm PHCN tại các thành phố lớn, các tỉnh.
- Các khoa PHCN của các bệnh viện trung ương- tỉnh.
- Các trường giáo dục đặc biệt tại các thành phố lớn, tỉnh.
- Các trung tâm giáo dục đặc biệt tư nhân tại các thành
phố.
- Một số tỉnh có trung tâm hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật.
Kết luận: PHCN cho trẻ CPTTT nhằm tác động đến trẻ về mọi
kỹ năng thích ứng: chăm sóc bản thân, học hành, vui chơi, giao
tiếp... Đây là một lĩnh vực tương đối khó khăn do kết quả chậm
chạp và cần trong thời gian dài. Cần thiết phải đánh giá được
khả năng của trẻ để chọn mục tiêu và nội dung dạy.

More Related Content

What's hot

Bệnh án khoa phục hồi chức năng
Bệnh án khoa phục hồi chức năngBệnh án khoa phục hồi chức năng
Bệnh án khoa phục hồi chức năngDr NgocSâm
 
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu nãoPhục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu nãoYhoccongdong.com
 
CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
CHẤN THƯƠNG SỌ NÃOCHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
CHẤN THƯƠNG SỌ NÃOSoM
 
HỘI CHỨNG TIỂU NÃO
HỘI CHỨNG TIỂU NÃOHỘI CHỨNG TIỂU NÃO
HỘI CHỨNG TIỂU NÃOSoM
 
THƯƠNG TẬT THỨ CẤP
THƯƠNG TẬT THỨ CẤPTHƯƠNG TẬT THỨ CẤP
THƯƠNG TẬT THỨ CẤPSoM
 
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch não
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch nãoBệnh án PHCN: Tai biến mạch não
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch nãoDucha254
 
TIẾP CẬN LIỆT VẬN ĐỘNG
TIẾP CẬN LIỆT VẬN ĐỘNGTIẾP CẬN LIỆT VẬN ĐỘNG
TIẾP CẬN LIỆT VẬN ĐỘNGSoM
 
Khám phản xạ
Khám phản xạKhám phản xạ
Khám phản xạDr NgocSâm
 
MẮT VÀ BỆNH TOÀN THÂN
MẮT VÀ BỆNH TOÀN THÂNMẮT VÀ BỆNH TOÀN THÂN
MẮT VÀ BỆNH TOÀN THÂNSoM
 
HẠCH NỀN
HẠCH NỀNHẠCH NỀN
HẠCH NỀNSoM
 
KỸ NĂNG KHÁM HỆ THẦN KINH VẬN ĐỘNG VÀ CẢM GIÁC
KỸ NĂNG KHÁM HỆ THẦN KINH VẬN ĐỘNG  VÀ CẢM GIÁCKỸ NĂNG KHÁM HỆ THẦN KINH VẬN ĐỘNG  VÀ CẢM GIÁC
KỸ NĂNG KHÁM HỆ THẦN KINH VẬN ĐỘNG VÀ CẢM GIÁCSoM
 
HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNGHỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNGSoM
 
THỰC HÀNH LÂM SÀNG NHI
THỰC HÀNH LÂM SÀNG NHITHỰC HÀNH LÂM SÀNG NHI
THỰC HÀNH LÂM SÀNG NHISoM
 
liệt thần kinh quay
liệt thần kinh quayliệt thần kinh quay
liệt thần kinh quaySoM
 
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docxBệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docxSoM
 
KHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGKHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGSoM
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Phục hồi chức năng - Y sĩ
Phục hồi chức năng - Y sĩPhục hồi chức năng - Y sĩ
Phục hồi chức năng - Y sĩTS DUOC
 

What's hot (20)

Bệnh án khoa phục hồi chức năng
Bệnh án khoa phục hồi chức năngBệnh án khoa phục hồi chức năng
Bệnh án khoa phục hồi chức năng
 
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu nãoPhục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
 
CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
CHẤN THƯƠNG SỌ NÃOCHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
 
VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU
VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆUVẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU
VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU
 
HỘI CHỨNG TIỂU NÃO
HỘI CHỨNG TIỂU NÃOHỘI CHỨNG TIỂU NÃO
HỘI CHỨNG TIỂU NÃO
 
THƯƠNG TẬT THỨ CẤP
THƯƠNG TẬT THỨ CẤPTHƯƠNG TẬT THỨ CẤP
THƯƠNG TẬT THỨ CẤP
 
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch não
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch nãoBệnh án PHCN: Tai biến mạch não
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch não
 
TIẾP CẬN LIỆT VẬN ĐỘNG
TIẾP CẬN LIỆT VẬN ĐỘNGTIẾP CẬN LIỆT VẬN ĐỘNG
TIẾP CẬN LIỆT VẬN ĐỘNG
 
Khám phản xạ
Khám phản xạKhám phản xạ
Khám phản xạ
 
MẮT VÀ BỆNH TOÀN THÂN
MẮT VÀ BỆNH TOÀN THÂNMẮT VÀ BỆNH TOÀN THÂN
MẮT VÀ BỆNH TOÀN THÂN
 
HẠCH NỀN
HẠCH NỀNHẠCH NỀN
HẠCH NỀN
 
KỸ NĂNG KHÁM HỆ THẦN KINH VẬN ĐỘNG VÀ CẢM GIÁC
KỸ NĂNG KHÁM HỆ THẦN KINH VẬN ĐỘNG  VÀ CẢM GIÁCKỸ NĂNG KHÁM HỆ THẦN KINH VẬN ĐỘNG  VÀ CẢM GIÁC
KỸ NĂNG KHÁM HỆ THẦN KINH VẬN ĐỘNG VÀ CẢM GIÁC
 
Suy thận cấp
Suy thận cấpSuy thận cấp
Suy thận cấp
 
HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNGHỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
 
THỰC HÀNH LÂM SÀNG NHI
THỰC HÀNH LÂM SÀNG NHITHỰC HÀNH LÂM SÀNG NHI
THỰC HÀNH LÂM SÀNG NHI
 
liệt thần kinh quay
liệt thần kinh quayliệt thần kinh quay
liệt thần kinh quay
 
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docxBệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
 
KHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGKHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNG
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
 
Phục hồi chức năng - Y sĩ
Phục hồi chức năng - Y sĩPhục hồi chức năng - Y sĩ
Phục hồi chức năng - Y sĩ
 

Similar to PHCN Chậm phát triển trí tuệ

Tìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bản
Tìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bảnTìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bản
Tìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bảnNguyen Huong
 
Các rối loạn phát triển ở trẻ em - 2018 - Đại học Y dược TPHCM
Các rối loạn phát triển ở trẻ em - 2018 - Đại học Y dược TPHCMCác rối loạn phát triển ở trẻ em - 2018 - Đại học Y dược TPHCM
Các rối loạn phát triển ở trẻ em - 2018 - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
24.VN.Adolescent VN.pptx
24.VN.Adolescent VN.pptx24.VN.Adolescent VN.pptx
24.VN.Adolescent VN.pptxThoNguyen667059
 
[ABCS VIỆT NAM] phuong-phap-ky-luat-tich-cuc
[ABCS VIỆT NAM]  phuong-phap-ky-luat-tich-cuc[ABCS VIỆT NAM]  phuong-phap-ky-luat-tich-cuc
[ABCS VIỆT NAM] phuong-phap-ky-luat-tich-cucabcs vietnam
 
Trẻ chậm nói: Nguyên nhân, phương pháp can thiệp hiệu quả
Trẻ chậm nói: Nguyên nhân, phương pháp can thiệp hiệu quảTrẻ chậm nói: Nguyên nhân, phương pháp can thiệp hiệu quả
Trẻ chậm nói: Nguyên nhân, phương pháp can thiệp hiệu quảHệ Thống Trung Tâm VinaHealth
 
Phục hồi chức năng tự kỷ bs thuc
Phục hồi chức năng tự kỷ   bs thucPhục hồi chức năng tự kỷ   bs thuc
Phục hồi chức năng tự kỷ bs thucCam Ba Thuc
 
Day con kieu nhat giai doan 1 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 1 tuoiDay con kieu nhat giai doan 1 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 1 tuoiAnna Nguyen
 
Bai giang tu ky bs thuc2
Bai giang tu ky   bs thuc2Bai giang tu ky   bs thuc2
Bai giang tu ky bs thuc2Cam Ba Thuc
 
Bai giang tu ky bs thuc2
Bai giang tu ky   bs thuc2Bai giang tu ky   bs thuc2
Bai giang tu ky bs thuc2CAM BA THUC
 
Bai giang tu ky bs thuc2
Bai giang tu ky   bs thuc2Bai giang tu ky   bs thuc2
Bai giang tu ky bs thuc2CAM BA THUC
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1 nataliej4
 
Spap dấu hiệu nhận biết tự kỷ
Spap dấu hiệu nhận biết tự kỷSpap dấu hiệu nhận biết tự kỷ
Spap dấu hiệu nhận biết tự kỷTranthithanhnhi
 
1. dac diem phat trien tre em lua tuoi hoc duong
1. dac diem phat trien tre em lua tuoi hoc duong1. dac diem phat trien tre em lua tuoi hoc duong
1. dac diem phat trien tre em lua tuoi hoc duongSoM
 
3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì
3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì
3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thìLenam711.tk@gmail.com
 
VẤN ĐỀ BỊ TỰ KỶ Ở TRẺ EM ĐỊA BÀN HÀ NỘI
VẤN ĐỀ BỊ TỰ KỶ Ở TRẺ EM ĐỊA BÀN HÀ NỘIVẤN ĐỀ BỊ TỰ KỶ Ở TRẺ EM ĐỊA BÀN HÀ NỘI
VẤN ĐỀ BỊ TỰ KỶ Ở TRẺ EM ĐỊA BÀN HÀ NỘItTrnThnh17
 
Nội dung chương trình giáo dục trẻ
Nội dung chương trình giáo dục trẻNội dung chương trình giáo dục trẻ
Nội dung chương trình giáo dục trẻMít Ướt
 
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoiDay con kieu nhat giai doan 2 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoiAnna Nguyen
 
Gioi Thieu Cac Phuong Phap Tri Lieu Tu Ky
Gioi Thieu Cac Phuong Phap Tri Lieu Tu KyGioi Thieu Cac Phuong Phap Tri Lieu Tu Ky
Gioi Thieu Cac Phuong Phap Tri Lieu Tu Kyforeman
 

Similar to PHCN Chậm phát triển trí tuệ (20)

Tìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bản
Tìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bảnTìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bản
Tìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bản
 
Các rối loạn phát triển ở trẻ em - 2018 - Đại học Y dược TPHCM
Các rối loạn phát triển ở trẻ em - 2018 - Đại học Y dược TPHCMCác rối loạn phát triển ở trẻ em - 2018 - Đại học Y dược TPHCM
Các rối loạn phát triển ở trẻ em - 2018 - Đại học Y dược TPHCM
 
Presentation1
Presentation1Presentation1
Presentation1
 
24.VN.Adolescent VN.pptx
24.VN.Adolescent VN.pptx24.VN.Adolescent VN.pptx
24.VN.Adolescent VN.pptx
 
[ABCS VIỆT NAM] phuong-phap-ky-luat-tich-cuc
[ABCS VIỆT NAM]  phuong-phap-ky-luat-tich-cuc[ABCS VIỆT NAM]  phuong-phap-ky-luat-tich-cuc
[ABCS VIỆT NAM] phuong-phap-ky-luat-tich-cuc
 
Trẻ chậm nói: Nguyên nhân, phương pháp can thiệp hiệu quả
Trẻ chậm nói: Nguyên nhân, phương pháp can thiệp hiệu quảTrẻ chậm nói: Nguyên nhân, phương pháp can thiệp hiệu quả
Trẻ chậm nói: Nguyên nhân, phương pháp can thiệp hiệu quả
 
Phục hồi chức năng tự kỷ bs thuc
Phục hồi chức năng tự kỷ   bs thucPhục hồi chức năng tự kỷ   bs thuc
Phục hồi chức năng tự kỷ bs thuc
 
Day con kieu nhat giai doan 1 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 1 tuoiDay con kieu nhat giai doan 1 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 1 tuoi
 
Bai giang tu ky bs thuc2
Bai giang tu ky   bs thuc2Bai giang tu ky   bs thuc2
Bai giang tu ky bs thuc2
 
Bai giang tu ky bs thuc2
Bai giang tu ky   bs thuc2Bai giang tu ky   bs thuc2
Bai giang tu ky bs thuc2
 
Bai giang tu ky bs thuc2
Bai giang tu ky   bs thuc2Bai giang tu ky   bs thuc2
Bai giang tu ky bs thuc2
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1
 
Spap dấu hiệu nhận biết tự kỷ
Spap dấu hiệu nhận biết tự kỷSpap dấu hiệu nhận biết tự kỷ
Spap dấu hiệu nhận biết tự kỷ
 
1. dac diem phat trien tre em lua tuoi hoc duong
1. dac diem phat trien tre em lua tuoi hoc duong1. dac diem phat trien tre em lua tuoi hoc duong
1. dac diem phat trien tre em lua tuoi hoc duong
 
3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì
3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì
3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì
 
VẤN ĐỀ BỊ TỰ KỶ Ở TRẺ EM ĐỊA BÀN HÀ NỘI
VẤN ĐỀ BỊ TỰ KỶ Ở TRẺ EM ĐỊA BÀN HÀ NỘIVẤN ĐỀ BỊ TỰ KỶ Ở TRẺ EM ĐỊA BÀN HÀ NỘI
VẤN ĐỀ BỊ TỰ KỶ Ở TRẺ EM ĐỊA BÀN HÀ NỘI
 
Nội dung chương trình giáo dục trẻ
Nội dung chương trình giáo dục trẻNội dung chương trình giáo dục trẻ
Nội dung chương trình giáo dục trẻ
 
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoiDay con kieu nhat giai doan 2 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoi
 
Bieng an tre em new
Bieng an tre em newBieng an tre em new
Bieng an tre em new
 
Gioi Thieu Cac Phuong Phap Tri Lieu Tu Ky
Gioi Thieu Cac Phuong Phap Tri Lieu Tu KyGioi Thieu Cac Phuong Phap Tri Lieu Tu Ky
Gioi Thieu Cac Phuong Phap Tri Lieu Tu Ky
 

More from Nguyễn Bá Khánh Hòa

More from Nguyễn Bá Khánh Hòa (20)

Biện chứng Trúng phong
Biện chứng Trúng phongBiện chứng Trúng phong
Biện chứng Trúng phong
 
Hình ảnh học Thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh học Thoát vị đĩa đệmHình ảnh học Thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh học Thoát vị đĩa đệm
 
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấpViêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp
 
Vận động trị liệu
Vận động trị liệuVận động trị liệu
Vận động trị liệu
 
PHCN Vẹo CS
PHCN Vẹo CSPHCN Vẹo CS
PHCN Vẹo CS
 
Các thương tật thứ cấp
Các thương tật thứ cấpCác thương tật thứ cấp
Các thương tật thứ cấp
 
Phcn tk ngoai bien
Phcn tk ngoai bienPhcn tk ngoai bien
Phcn tk ngoai bien
 
Phcn tự kỷ (can thiệp)
Phcn tự kỷ (can thiệp)Phcn tự kỷ (can thiệp)
Phcn tự kỷ (can thiệp)
 
Phcn tự kỷ (phát hiện sớm)
Phcn tự kỷ (phát hiện sớm)Phcn tự kỷ (phát hiện sớm)
Phcn tự kỷ (phát hiện sớm)
 
Phcn tự kỷ
Phcn tự kỷPhcn tự kỷ
Phcn tự kỷ
 
Phcn nghe kém
Phcn nghe kémPhcn nghe kém
Phcn nghe kém
 
Phcn mom cut
Phcn mom cutPhcn mom cut
Phcn mom cut
 
Phcn hn 10 2010 - keo cot song
Phcn hn 10 2010 - keo cot songPhcn hn 10 2010 - keo cot song
Phcn hn 10 2010 - keo cot song
 
Phcn gay xuong
Phcn gay xuongPhcn gay xuong
Phcn gay xuong
 
Phcn đau dây tk toa
Phcn đau dây tk toaPhcn đau dây tk toa
Phcn đau dây tk toa
 
Mục tiêu về chức năng sau Tổn thương tủy sống
Mục tiêu về chức năng sau Tổn thương tủy sốngMục tiêu về chức năng sau Tổn thương tủy sống
Mục tiêu về chức năng sau Tổn thương tủy sống
 
Mẫu co cứng
Mẫu co cứng Mẫu co cứng
Mẫu co cứng
 
Dung cu chinh hinh (pgs minh)
Dung cu chinh hinh (pgs minh)Dung cu chinh hinh (pgs minh)
Dung cu chinh hinh (pgs minh)
 
đIều trị đau
đIều trị đauđIều trị đau
đIều trị đau
 
PHCN CTSN
PHCN CTSNPHCN CTSN
PHCN CTSN
 

Recently uploaded

SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdfHongBiThi1
 
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCH
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCHTIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCH
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCHHoangPhung15
 
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdfSGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdfSGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdfHongBiThi1
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfHongBiThi1
 
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdfSGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdfHongBiThi1
 
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdfSGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdfHongBiThi1
 
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdfSGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdfHongBiThi1
 
Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptx
Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptxLiệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptx
Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptxLE HAI TRIEU
 
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khóSơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khóHongBiThi1
 
Tiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanh
Tiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanhTiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanh
Tiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanhHoangPhung15
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxHongBiThi1
 
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdfSGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (15)

SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
 
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCH
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCHTIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCH
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCH
 
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdfSGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
 
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdfSGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
 
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdfSGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
 
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdfSGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
 
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdfSGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
 
Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptx
Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptxLiệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptx
Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptx
 
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khóSơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
 
Tiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanh
Tiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanhTiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanh
Tiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanh
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
 
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdfSGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
 

PHCN Chậm phát triển trí tuệ

  • 1. PHCN trẻ chậm phát triển trí tuệ PGS.TS. Vũ T Bích Hạnh Mục tiêu: 1. Trình bày được định nghiã, mức độ nặng của CPTTT. 2. Mô tả nguyên nhân, dấu hiệu phát hiện và tiêu chuẩn chẩn đoán CPTTT. 3. Trinh bày nguyên tắc can thiệp cho trẻ CPTTT Sự phát triển tâm thần vận động của trẻ bình thường 3-5 tháng: khóc khi khó chịu, khi đói. Biết cười đáp lại Biết hóng chuyện, đưa mắt liếc theo vật chuyển động. Biết lẫy, nắm đồ vật. 6-12 tháng: Nhận người quen -lạ Chơi với đồ chơi Tạo các âm thanh ba ba Hiểu lời nói đơn giản, đáp ứng với từ “không” Tìm kiếm đồ vật bị biến mất. Đi chập chững 12-36 tháng: Hiểu mệnh lệnh đơn giản, nói câu 2-3 từ Bắt chước các hành động, xúc ăn, cầm cốc uống Đi tốt, biết chạy 36- 60 tháng: Nói các câu hoàn chỉnh Chơi đóng vai tưởng tượng
  • 2. Phân biệt màu sắc, phải trái, biết so sánh to nhỏ Tự đi vệ sinh, mặc và cởi quần áo Leo cầu thang, biết nhảy lò cò. 1. Khái niệm chậm phát triển trí tuệ Chậm phát triển tinh thần hay còn gọi là khó khăn về học, hoặc chậm khôn là khái niệm để chỉ những trường hợp phát triển trí tuệ chậm và ở mức thấp hơn so với độ tuổi, ở một số hoặc tất cả các kỹ năng thích ứng. Kỹ năng thích ứng bao gồm: giao tiếp, tự chăm sóc, vui chơI, tự kiểm soát bản thân, hành vi, ứng xử, khả năng nhận thức, học vấn, việc làm, giải trí, sức khoẻ, an toàn cá nhân 2. Các mức độ chậm phát triển tinh thần 2.1. Có 4 mức độ chậm phát triển: * Nhẹ: (IQ từ 50-70) Nhóm này chiếm khoảng 85% trẻ bị CPTTT, còn được gọi là nhóm “hoà nhập được”. Những trẻ này thường có khó khăn về học vấn, chỉ học tới lớp 6-7. Sau này thành người lớn, họ có khả năng học nghề và sống một cách độc lập. Tuy vậy, đôi khi họ cũng cần một chút hỗ trợ và chỉ dẫn. * Vừa: ( IQ khoảng 35- 49). Nhóm này còn được gọi là “huấn luyện được”, chiếm khoảng 10% số trẻ bị CPTTT. Hầu hết trẻ này có thể học được kỹ năng giao tiếp trong thời kỳ niên thiếu. Lớn lên, họ có thể tự chăm sóc bản thân, về học vấn, chỉ đạt
  • 3. dưới lớp 2. Sau này họ có khả năng học được nghề thợ nhưng cần hỗ trợ tương đối. * Nặng: ( IQ từ 20-34); số này chiếm khoảng 3-4%. Trẻ học được rất ít kỹ năng giao tiếp lúc niên thiếu, ở tuổi học đường. Về học vấn, trẻ chỉ có thể làm quen với các chữ cái và học đếm. * Rất nặng: (IQ dưới 20); số này chiếm khoảng 1-2%, cần sự trợ giúp thường xuyên và môi trường sống được sắp xếp chặt chẽ. Vận động, tự chăm sóc và giao tiếp có thể được cải thiện nếu được dạy dỗ, huấn luyện lâu dài. 2.2. Phát hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ: o Trẻ chậm lẫy, chậm ngồi, chậm đi hơn so với trẻ cùng tuổi o Việc ăn uống vệ sinh, tắm giặt và các hoạt động hàng ngày đều không làm được giống như các trẻ cùng tuổi khác. o Nhớ kém, khó tập trung vào một hoạt động, hoặc đi vẩn vơ một mình hoặc leo trèo, chạy nhảy, hiếu động. o Hiểu chậm về những điều gì nghe, sờ, nhìn thấy. o không biết chơi với đồ chơi, hay ném, đập, phá. Không biết chơi với trẻ khác. o Trẻ có thể học nói muộn hơn, nói câu đơn giản hoặc từ ngữ nghèo nàn. o Nếu đi học, trẻ học chậm, kém nhớ mặt chữ, số đếm khó khăn.
  • 4. * Đối với trẻ nhẹ: độ tuổi THCS: Về ngôn ngữ - ứng xử: o Ko hiểu những lời bóng gió, ám chỉ, câu thành ngữ, câu có nội dung , từ ngữ phức tạp o Diễn đạt không rõ ràng về suy nghĩ, tình cảm, nhu cầu bản thân: nói chậm, ko có đầu đuôi, có logic. o Thường nói ngọng (ngọng phát triển) o Cư xử, nói năng ngốc nghếch hơn so với tuổi. o Thiếu kiểm soát hành vi, hay nổi cáu, đôi khi hung hãn. Ktra: Yêu cầu trẻ kể 1 vài câu chuyện; hoặc trả lời câu hỏi tại sao? * Suy nghĩ- Nhận thức: o Khả năng tiếp thu, nhớ, liên hệ vận dụng kém o Học những khái niệm cụ thể, trực quan dễ hơn. o Giải quyết vấn đề, ra quyết định chậm kể cả việc đơn giản. o Thể hiện: hay nói theo đuôi, hành xử a dua, thiếu suy nghĩ. o Ktra: Ra 1 tình huống và hỏi ý kiến của trẻ Yêu cầu trẻ phân tích hành vi, cách ăn nói, cư xử của bạn? * Học tập: o Các môn học yêu cầu tư duy, trí nhớ... thường kém o Viết lách, trình bày kém o Có ưu thế các môn GD thể chất, nghệ thuật hình thể...
  • 5. o Vận động tinh, điều hợp vận động kém * Tâm lý- xã hội: o Tâm lý thường vui vẻ quá mức, thất thường hoặc rụt rè o Có thể trầm cảm, căng thẳng, lo lắng o Hay bị tụt lại sau bạn bè, dễ bị bỏ rơi, hoặc ít bạn o Vụng xử lý khi bất hoà, mâu thuẫn: dễ gây gổ. o Có thể bị trẻ khác trêu chọc, cười đùa... * Chăm sóc bản thân: o VS cá nhân kém, ăm mặc luộm thuộm o Tổ chức hoạt động cá nhân kém( sắp xếp o Không chủ động được trong cuộc sống * Hội chứng Down Nguyên nhân là do bất thường của cặp nhiễm sắc thể 21. Thường gặp những trường hợp mẹ có thai trên 35 tuổi, hoặc cha già, mẹ trẻ. Hình dạng của trẻ Mới đẻ: trẻ mềm ít khóc Chậm lẫy, bò và chậm đi Mắt lác, nhìn kém Miệng nhỏ, luôn há, lưỡi thò ra ngoài Tai thấp Nếp gấp ở mi mắt Tròng đen có chấm trắng như cát, mất sau 12th
  • 6. Bàn tay rộng, ngón ngắn, ngón út khoèo Có một nếp lằn rừ (ngang bàn tay) Cổ ngắn, phẳng, đầu nhỏ Đôi khi bị trật khớp háng bẩm sinh Ngón chân cái vòng vào trong * Chứng ngu đần do suy giáp trạng Trẻ mới sinh cân nặng cao, chậm lớn ít khóc, ít vận động Trông đần độn, thờ ơ với mọi vật, ngủ nhiều Thân nhiệt thường thấp Da khô, lạnh và dầy, hay táo bón Tóc mọc thấp trước trán Mí mắt sưng nề Người ngắn so với tuổi Có khó khăn về giao tiếp Xét nghiệm hormone tuyến giáp thấp * Động kinh không kiểm soát được: cũng là 1 nguyên nhân gây chậm PTTT 2.3. Chẩn đoán: Dựa vào 3 tiêu chuẩn: Giảm ít nhất 2 kỹ năng thích ứng IQ dưới 70 Xảy ra trước 18 tuổi 3. Nguyên nhân
  • 7. Các yếu tố nguyên nhân có thể chia thành 3 nhóm chính sau: 3.1. Di truyền: (khoảng 5%). + Đột biến nhiễm sắc thể ( ví dụ: trẻ bị Down- cặp thứ 21 hoặc đột biến nhiễm sắc thể X của nhiễm sắc thể giới tính hoặc một số đột biến gen khác). 3.2. những tác nhân trong quá trình phát triển * Các yếu tố trong thời kỳ bào thai: chiếm khoảng 30% thường do độc tố (mẹ ngộ độc rượu, nhiễm trùng..) * Các tác nhân xảy ra sau khi sinh (10%), gồm thiểu dưỡng thai nhi, sinh thiếu tháng, thiếu oxy, nhiễm trùng do virut, các vi khuẩn khác và chấn thương. * Bệnh tật trong thời kỳ tiền học đường và học đường (5%). Gồm các yếu tố chấn thương, nhiễm trùng và nhiễm độc ( ví dụ: ngộ độc ch ì). 3.3. Môi trường và các bệnh lý tâm thần khác: (15-20%) Các yếu tố này bao gồm: dinh dưỡng, xã hội, ngôn ngữ, và yếu tố kích thích, và các rối loạn tâm thần nặng ( như chứng tự kỷ). 3,4. Phòng ngừa chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em. - Bà mẹ khi mang thai cần ăn uống, tiêm phòng đầy đủ. - Khám thai thường quy. - Nâng cao chất lượng cấp cứu trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế 4. Phục hồi chức năng ( PHCN) 4.1. Nguyªn t¾c
  • 8. 4.1.1.Động viên / khen thưởng: - Là một biện pháp thường xuyên được sử dụng trong giáo dục trẻ CPTTT. Khi trẻ nhận được một phần thưởng cho một việc làm đúng, trẻ sẽ muốn lặp lại hành động đó một lần nữa. Phần thưởng có thể là: - Một nụ cười, một cái hôn, một lời khen hoặc sự chú ý. Một thứ mà trẻ thích: đồ chơi, hoa quả.. - Một trò chơi, hoạt động trẻ thích. Khi trẻ đã làm tốt một nhiệm vụ, có thể dừng việc khen thưởng. 4.1.2. Nhắc: bằng hành động và lời nói, giảm dần mức độ nhắc. Muốn dạy trẻ một công việc nào đó, cần hướng dẫn trẻ theo thứ tự sau: - Làm mẫu hoạt động đó cho trẻ nhìn và nghe. - Nói và giải thích cho trẻ về hoạt động đó. - Cùng làm công việc đó với trẻ. - Chỉ cần nói về các động tác của hoạt động đó. 4.1.3. Uốn nắn: muốn trẻ thực hiện một công việc nào đó ngày càng tốt hơn người ta dùng khen thưởng để uốn nắn. Đầu tiên là khen - Khi trẻ có đáp ứng với yêu cầu đặt ra. - Sau đó khi trẻ làm đúng với yêu cầu của công việc. - Sau đó chỉ khen khi trẻ làm tốt công việc.
  • 9. 4.1.4. Chia nhỏ hoạt động thành một chuỗi để dạy Trẻ có thể khó thực hiện một công việc nào đó một mình. Khi muốn dạy cho trẻ một công việc nào đó, ta cần phân tích hoạt động đó thành một chuỗi các hoạt động nhỏ hơn và dạy trẻ từng hoạt động đó. Ví dụ: uống nước gồm những động tác sau Cầm cốc Đưa cốc lên miệng Uống nước Đặt cốc xuống - Mô tả và giải thích cho trẻ các động tác - Cầm tay trẻ, giúp trẻ uống nước. - Khuyến khích trẻ tự làm một số động tác. Động tác nào trẻ không làm được mới giúp trẻ cùng làm. - Sau đó để trẻ tự làm công việc đó một mình. 4.1.5. Thiết lập lịch hoạt động hàng ngày cho trẻ Ví dụ về một thời khoá biểu của trẻ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Th ứ 7 C.Nhậ t 6h-6h 30 Dậy, đi VS Dậy, đi VS
  • 10. 6h30- 7h Thay quần áo Thay quần áo 7h- 7h30 Ăn sáng Ăn sáng 7h30 Đi học Đi học 8-16h Học ở trường Học ở trường 16- 16.30 Đi học về Đi học về 16.30-18h Chơi tự do Chơi tự do 18h-18.30 Tắm giặt Tắm giặt 18.30- 19.30 Ăn tối Ăn tối 19.30- 20.30 Xem tivi Xem tivi .............. ............... .. ................ . Các hoạt động hàng ngày của trẻ phải được tiến hành theo đúng một lịch biểu. Điều này giúp trẻ dễ nhớ và dễ chấp nhận hơn những hoạt động khác nhau. Sự lặp đi lặp lại này giúp trẻ chủ động giải quyết nhiệm vụ, dễ dàng tham gia vào các hoạt động gia đình khác. Cũng nên giúp trẻ thiết lập lịch hoạt động hàng tuần, lịch mùa, lịch tháng hoặc lịch biểu các hoạt động trong năm... 4.2. Mục tiêu - Kích thích sự phát triển về vận động thô. - Kích thích sự phát triển về vận động tinh của hai bàn tay. - Kích thích kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ. - Kích thích sự phát triển trí tuệ - Kiểm soát hành vi ứng xử 4.3. Các kỹ thuật can thiệp bao gồm: - Vận động:
  • 11. + Xoa bóp. + Các kỹ thuật tạo thuận lẫy, ngồi, bò, đứng đi. + Các hoạt động cá nhân - Hoạt động trị liệu + Huấn luyện kỹ năng vận động tinh bàn tay. + Huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày. + Vui chơi - Ngôn ngữ trị liệu + Kích thích kỹ năng giao tiếp sớm. + Huấn luyện kỹ năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ. - Giáo dục mầm non: các chương trình ở các trường mẫu giáo… - Thuốc: điều trị động kinh, hóc môn giáp trạng. 4.4. Các hoạt động cần thiết dạy cho trẻ: • Hướng dẫn trẻ em tự chăm sóc: Hoạt động tự chăm sóc (ăn uống, vệ sinh, thay quần áo, tắm giặt..) là cần thiết hàng đầu, giúp trẻ độc lập. Nên chọn những hoạt động đơn giản trẻ có thể học làm được để dạy trước. Việc dạy thường được được tiến hành ngay khi trẻ thực hiện các hoạt động đó. Nghĩa là dùng các hoàn cảnh thực để dạy.
  • 12. Dạy trẻ đánh răng tắm giặt thay quần áo • Vui chơi cho trẻ: Vui chơi có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của trẻ em, đặc biệt của trẻ chậm phát triển trí tuệ. Qua đó, trẻ học được nhiều kỹ năng về vận động, giao tiếp, phát triển nhận thức và giác quan... Hướng dẫn trẻ chơi cần dựa trên khả năng hiện tại của trẻ. Do vậy, cần quan sát và đánh giá điều đó. Khả năng chơi của trẻ có thể chia thành 3 mức:
  • 13. + Chơi đơn giản: Trẻ khám phá thế giới xung quanh thông qua sự cảm nhận giác quan. Các hình thức chơi ở giai đoạn này xuất hiện từ lúc trẻ 2-3 tháng tuổi tới khoảng 18 tháng tuổi. Trẻ chơi bằng cách ngắm nghía, cầm đồ vật, lắc lắc, đập vật xuống đất hay đập 2 vật với nhau. Muộn hơn, trẻ biết chồng tháp, xếp đồ vật thành chuỗi có thứ tự, biết đun đẩy đồ chơi. Khi đã biết phân tích và so sánh, xếp sắp đồ vật theo một chuỗi nhất định, khả năng chơi của trẻ chuyển lên một mức cao hơn. + Chơi đóng vai -tưởng tượng: Trẻ đã biết quan sát và bắt chước cách cư xử, lời ăn tiếng nói và hành động của các nhân vật xung quanh như: bố mẹ, cô giáo, những người thân và bạn bè khác. Trẻ đóng vai và diễn lại những gì chúng chứng kiến. Thông qua những hoạt động như vậy, trẻ phát triển giao tiếp và các kỹ năng xã hội của mình. Các hình thức chơi này diễn ra trong độ tuổi từ 18 tháng tới khoảng 3tuổi.
  • 14. + Chơi nhóm: Trẻ thích chơi cùng nhóm các trẻ khác, thích chia xẻ với các bạn cùng tuổi. Khi chơi nhóm, trẻ học cách chấp nhận và đặt ra các quy tắc luật lệ. Khi ấy, trẻ nhận thức được khả năng của bản thân khi so sánh với trẻ khác, biết chấp nhận thua cuộc và phân biệt mạnh yếu, khôn dại... • Dạy trẻ giao tiếp: Kỹ năng giao tiêp 3T - Phát triển kỹ năng giao tiếp không lời (GT sớm) - Dạy từ, tăng cường nhận thức bằng tranh ảnh,hình vẽ - Dùng nhiều hình thức để biểu đạt ngoài lời nói • Học hành cho trẻ CPTTT: Giáo dục hoà nhập là hình thức thích hợp nhất, nó giúp trên 80% trẻ chậm phát triển có cơ hội học hành bình đẳng với các trẻ khác. Khi đưa trẻ đến trường, có một số vấn đề cần giải quyết như: tập huấn cho giáo viên phương pháp dạy trẻ
  • 15. một số thiết bị dạy, thay đổi nhận thức của trẻ khác và cha mẹ chúng. Ngoài ra, cần quan tâm đến một số vấn đề liên quan như: đưa đón, chăm sóc, giúp đỡ trẻ sinh hoạt tại trường... * Hoạt động nội trợ: Lôi cuốn trẻ vào các hoạt động giúp đỡ gia đình là một trong những nội dung huấn luyện. Đó là những hoạt động lặp đi lặp lại hàng ngày, những gì trẻ học được sẽ phục vụ thiết thực cho bản thân trẻ. Việc lựa chọn hoạt động nào sẽ tuỳ thuộc vào độ tuổi và khả năng của trẻ. Ví dụ: Chăm sóc em bé Dọn dẹp nhà cửa Lấy nước... • Hướng nghiệp Việc tạo cho trẻ lớn tuổi hơn cơ hội kiếm việc làm cũng là một nội dung của PHCN. Trong đó, cần sự phối hợp của đa ngành nhằm tư vấn chọn nghề, dạy trẻ học nghề, phương tiện hoạt động và vốn liếng... Nên hướng trẻ vào những công việc lao động chân tay, ít cần đến năng lực học của trẻ. Việc làm có
  • 16. thể tiến hành ngay tại gia đình, một mình trẻ hoặc với một nhóm trẻ. Mục đích đầu tiên của việc làm là giúp trẻ có công việc thích hợp, có thu nhập. Ngoài ra, nó tạo cho trẻ cơ hội giao tiếp, tạo dựng các mối quan hệ, giúp trẻ hội nhập xã hội. Ví dụ một số nghề cho trẻ chậm phát triển trí tuệ: Chăn nuôi, Trồng trọt, nghề mộc, nghề may… * Thuốc được dùng khi nào: Có thể dùng thuốc kháng động kinh nếu trẻ bị bệnh động kinh theo chỉ định của bác sĩ hàng ngày. Các thuốc khác như bổ não, canxi, hóc môn giáp trạng…được dùng theo chỉ định của bác sĩ. * Giáo dục trẻ và tư vấn cho gia đình: giải thích cho trẻ và gia đình các điểm quan trọng sau đây: - Giáo dục mẫu giáo, phổ thông giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ tạo điều kiện cho trẻ chậm phát triển trí tuệ hội nhập xã hội ở mức cao nhất. - Ban điều hành chương trình PHCN dựa vào cộng đồng (y tế, giáo dục, các ban ngành khác) và cha mẹ trẻ có trách nhiệm trong việc cho trẻ đi học mẫu giáo, phổ thông. - Các hình thức giáo dục cho trẻ chậm phát triển trí tuệ: giáo dục hoà nhập, giáo dục đặc biệt, lớp học tình thương, học tại nhà.
  • 17. - Cha mẹ có thể liên hệ với bác sỹ PHCN, kỹ thuật viên PHCN tại các khoa PHCN của các bệnh viện trung ương- tỉnh, các trung tâm chỉnh hình và PHCN để có được các thông tin về PHCN cho trẻ bị chậm phát triển trí tuệ. 4.6.Hướng nghiệp - Các công việc người chậm phát triển trí tuệ có thể làm: nội trợ, chăn nuôi gia súc, trồng cây, nghề thủ công đơn giản…và thậm chí một số công việc có thu nhập tốt như vi tính, bán hàng, bán báo… - Các tỉnh thường có các trung tâm hướng nghiệp cho người khuyết tật mà người chậm phát triển trí tuệ có thể tham gia. Gia đình có trách nhiệm liên hệ với các trung tâm này để người chậm phát triển trí tuệ có thể học các việc phù hợp với hoàn cảnh của địa phương. 4.7.Hỗ trợ về tâm lý - Trẻ em, người lớn bị chậm PTTT không được PHCN sớm có thể có những vấn đề về tâm lý cần được cán bộ tâm lý hỗ trợ. - Gia đình cần giải thích cho trẻ hiểu về tình trạng bệnh tật của trẻ, chấp nhận và vượt qua mặc cảm của bệnh tật.
  • 18. - Nhà trường cần giải thích cho các học sinh trong trường hiểu về tình trạng bệnh tật của trẻ chậm PTTT để có sự thông cảm và giúp đỡ. 4.8. Các câu hỏi cha mẹ hay hỏi - Con của tôi có thể đi học bình thường không? Có thể, nếu trẻ chậm PTTT mức độ nhẹ, vừa và được can thiệp sớm PHCN và giáo dục mẫu giáo. - Chậm phát triển trí tuệ có lây truyền hoặc di truyền không? Không lây truyền. Không phải tất cả mọi trường hợp chậm PTTT đều có tính di truyền song một số gia đình có trên 2 người bị chậm PTTT. 5. Các cơ sở cung cấp dịch vụ cho trẻ chậm PTTT - Trung tâm PHCN tại các thành phố lớn, các tỉnh. - Các khoa PHCN của các bệnh viện trung ương- tỉnh. - Các trường giáo dục đặc biệt tại các thành phố lớn, tỉnh. - Các trung tâm giáo dục đặc biệt tư nhân tại các thành phố. - Một số tỉnh có trung tâm hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật.
  • 19. Kết luận: PHCN cho trẻ CPTTT nhằm tác động đến trẻ về mọi kỹ năng thích ứng: chăm sóc bản thân, học hành, vui chơi, giao tiếp... Đây là một lĩnh vực tương đối khó khăn do kết quả chậm chạp và cần trong thời gian dài. Cần thiết phải đánh giá được khả năng của trẻ để chọn mục tiêu và nội dung dạy.