SlideShare a Scribd company logo
1 of 55
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TRẠI HEO GIỐNG CÔNG NGHỆ CAO
VIỆT THẮNG BÌNH ĐỊNH
CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH GIỐNG - CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG BÌNH ĐỊNH
ĐỊA ĐIỂM : HUYỆN PHÙ CÁT – TỈNH BÌNH ĐỊNH – VIỆT NAM.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TRẠI HEO GIỐNG CÔNG NGHỆ CAO
VIỆT THẮNG BÌNH ĐỊNH
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH GIỐNG - CHĂN NUÔI
VIỆT THẮNG BÌNH ĐỊNH
Đại diện
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH
Tổng Giám Đốc
NGUYỄN VĂN MAI
Bình Định – Tháng năm 2016
Bình Định – Tháng năm 2016
MỤC LỤC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM..........................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN...............................................................5
I.3. Căn cứ pháp lý xây dựng dự án..................................................................................5
I.4. Định hướng đầu tư và mục tiêu của dự án.................................................................8
I.4.1. Định hướng đầu tư.......................................................................................................8
I.4.2. Mục tiêu của dự án.......................................................................................................8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG......10
II.1. Tình hình phát triển kinh tế ...................................................................................10
II.1.2.Tình hình phát triển Bình Định................................................................................13
a Tăng trưởng kinh tế........................................................................................................13
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2015 (theo giá so sánh 1994) ước đạt 14.544,5
tỷ đồng, tăng trưởng 9,51% so với cùng kỳ, vượt 0,01% so với kế hoạch (kế hoạch tăng
trưởng GRDP năm 2015 là 9,5%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng
4,32%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 11,53%, riêng công nghiệp tăng 10,18%;
khu vực dịch vụ tăng 11,85%. ..............................................................................................13
Khu vực dịch vụ ước đạt 5.963,8 tỷ đồng, tăng 11,85% so với cùng kỳ, cao hơn mức
tăng trưởng năm trước là 1,84% (năm 2014 giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ tăng
10,01%). .................................................................................................................................13
Khu vực dịch vụ tiếp tục có đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng chung. Một số
ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng khá như bán buôn và bán
lẻ, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng,... ............................14
Trong năm 2015 nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô có tác động tích cực đến tăng trưởng đối với
khu vực dịch vụ như: Tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, lãi suất ngân hàng hợp lý, dư nợ tín
dụng tăng cao (14,81%) so với cùng kỳ, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có nhiều
thuận lợi..................................................................................................................................14
b. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế............................................................................14
Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.........................................18
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề......................................................18
Giải pháp thị trường, phát triển doanh nghiệp, nông dân phát triển sản xuất.........19
Giải pháp khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường....................................................20
Giải pháp về chính sách: Thực hiện theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng
12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn và các chính sách khác có liên quan......................................................20
Giải pháp hợp tác với các địa phương trong và ngoài tỉnh...........................................20
III.1. Dự đoán nhu cầu thị trường...................................................................................22
III.1.1. Tình hình nhu cầu thị trường ................................................................................22
III.1.2. Khả năng cung cấp của thị trường........................................................................22
III.2. Tính khả thi của dự án...........................................................................................23
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN..........................................................................25
IV.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................................25
IV.1.1. Vị trí xây dựng.........................................................................................................25
IV.1.2. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................25
IV.3. Quy hoạch xây dựng...............................................................................................26
IV.3.1. Bố trí mặt bằng xây dựng.......................................................................................26
IV.3.2. Nguyên tắc xây dựng công trình............................................................................26
IV.3.3. Yêu cầu kỹ thuật khi xây dựng Dự án...................................................................26
CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.................................................37
V.1. Đánh giá tác động môi trường.................................................................................37
V.1.1. Giới thiệu chung........................................................................................................37
V.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường......................................................37
V.2. Các tác động của môi trường...................................................................................38
V.2.1. Trong quá trình xây dựng........................................................................................38
V.2.2. Trong giai đoạn sản xuất..........................................................................................38
VI.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ....................................................................................40
VI.2. Nội dung tổng mức đầu tư......................................................................................40
VII.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án.................................................................................43
VIII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán..............................................................49
VIII.2. Doanh thu từ dự án..............................................................................................49
VIII.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án.............................................................................51
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư
 Chủ đầu tư : CÔNG TY TNHH GIỐNG - CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG BÌNH
ĐỊNH
 Địa chỉ : Thôn Đại Khoan, Xã Cát Lâm, Huyện Phù Cát – Tỉnh Bình Định.
 Đại diện : Huỳnh Đức Duy Linh Chức vụ: Giám đốc.
 Điện thoại : 0919 170 032
 Mã số thuế : 4101456396
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
 Tên dự án : Trại heo giống Công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
 Địa điểm xây dựng : Xã Cát Lâm, Huyện Phù Cát – Tỉnh Bình Định.
 Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
 Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự
án do chủ đầu tư thành lập.
 Tổng vốn đầu tư : Tổng mức đầu 697.196.077.000 đồng chẵn gồm vốn cố định
và vốn lưu động. Trong đó: Chủ đầu tư bỏ vốn 30% tổng đầu tư tương ứng với số tiền
209.158.823.000 đồng. Ngoài ra công ty dự định vay 70% trên tổng vốn đầu tư, tức tổng
số tiền cần vay là 488.037.254.000 đồng của ngân hàng
I.3. Căn cứ pháp lý xây dựng dự án
 Văn bản pháp lý
 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
 Luật đầu tư số 67/2014/QH1 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm
2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 và Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng;
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
5
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến ược, đánh giá tác động môi trường
và kế hoạch bảo vệ môi trường;
 Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm
2015 và thay thế Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính
phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
 Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển
nông thôn;
 Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính Phủ về việc
phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
 Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều
Nghị định 08/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi
 Quyết định 2194/QĐ-TTg Phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp,
giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số
957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
 Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp nông thôn ngày 19/12/2013 của Chính Phủ;
 Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều Nghị định số
92/2006/NĐ-CP;
 Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành
Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Định giai đoạn 2012-
2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
 Tờ trình số 67/TTr-SKHĐT ngày 20/02/2014 và đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 50/TTr-SNN&PTNT ngày 02/4/2014 về việc phê
duyệt Quy hoạch vùng sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Định đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
 Quyết định 494/QĐ-UBND ngày 08/04/2014 của UBND tỉnh về Phê duyệt Quy
hoạch vùng sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Định đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030;
 Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và
dự toán công trình;
 Căn cứ vào quy hoạch phát triểm ngành chăn nuôi heo của tỉnh Bình Định;
 Các tiêu chuẩn Việt Nam
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
6
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
Dự án ‘Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định dựa trên những tiêu
chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
 Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
 Quyết định 121/2008/QĐ-BNN. Quy chế chứng nhận cơ sở thực hiện quy trình thực
hành chăn nuôi tốt (Viet GAP);
 TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
 TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo
TCVN 2737 -1995;
 TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
 TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử
dụng;
 TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
 TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa
cháy;
 TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
 TCVN 4473:1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;
 TCVN 5673:1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;
 TCVN 5687-1992 : Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi
ấm;
 11TCN 19-84 : Đường dây điện;
 11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;
 TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình
dân dụng;
 TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công
trình công cộng;
 TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công
cộng;
 TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;
 EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet
Nam).
 QCVN 01 – 14 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Điều kiện trại chăn nuôi lợn
an toàn sinh học;
 QCVN 24 : Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp.
 QCVN 01-39 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dùng trong
chăn nuôi;
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
7
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
 QCVN 01 – 79 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia
cầm- Quy trình kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y;
 QCVN 01 – 83 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia- Bệnh động vật – Yêu cầu
chung lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển;
 QCVN 01 – 78 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi- các chỉ
tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi;
 QCVN 01 – 77 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở sản xuất thức ăn chăn
nuôi thương mại- điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
I.4. Định hướng đầu tư và mục tiêu của dự án
I.4.1. Định hướng đầu tư
Với sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế thế giới và khu vực trong thời
gian qua, sự hoà nhập và giao lưu Quốc tế ngày càng mở rộng, kéo theo sự phát triển
nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam. Song song với sự phát triển của nền kinh tế,
ngành chăn nuôi nước ta đã và đang có sự chuyển dịch nhanh chóng. Sự phát triển này
dựa trên cơ sở chủ trương của Đảng và nhà nước khuyến khích đầu tư khai thác tiềm
năng và thế mạnh ngành nông nghiệp, tạo tiền đề phát triển cho các ngành kinh tế mũi
nhọn khác. Nhận thức được vấn đề này, Công ty TNHH Giống - Chăn nuôi Việt Thắng
Bình Định quyết định đầu tư xây dựng Trại heo giống theo mô hình trại công nghệ cao ở
Tỉnh Bình Định nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn heo giống phục vụ cho chăn nuôi. Do vậy,
chúng tôi định hướng dự án có tính khả thi và phát triển ổn định.
I.4.2. Mục tiêu của dự án
- Công suất thiết kế 10,000 heo nái và 160 heo nọc với sản phẩm đầu ra dự kiến là
267.030 heo con/năm, sản xuất ra những heo giống tốt nhất nhằm đưa chăn nuôi trở thành
ngành sản xuất chính, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Phát triển chăn nuôi heo và đặc biệt là heo giống để tăng hiệu quả sử dụng các
nguồn nguyên liệu, phụ phế phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng
cao đáp ứng nhu cầu xã hội và xuất khẩu.
- Phát triển chăn nuôi heo cần gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế tổng hợp
của tỉnh Bình Định.
- Tạo sự chuyển dịch trong chăn nuôi heo theo hướng liên kết chuỗi từ sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sản phẩm an toàn, năng suất cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu
cầu thị trường và lợi nhuận của người chăn nuôi.
- Ứng dụng và tiếp thu công nghệ chăn nuôi heo hiện đại của thế giới, từng bước
thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, phát triển ngành chăn nuôi heo địa phương có tính
cạnh tranh và hiệu quả hơn.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
8
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
- Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy
nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương,
của tỉnh Bình Định cũng như cả nước.
- Hơn nữa, Dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho người
dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại
địa phương.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
9
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
II.1. Tình hình phát triển kinh tế
II.1.1. Việt Nam
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có
nhiều biến động mạnh: Thị trường hàng hóa quốc tế, đặc biệt là dầu thô giảm giá liên tục
và giảm ở mức sâu trong những tháng qua, chủ yếu do nguồn cung tăng, tác động tích
cực tới tăng trưởng của các nước nhập khẩu dầu nhưng đối với các nước xuất khẩu dầu,
tăng trưởng bị ảnh hưởng do doanh thu xuất khẩu giảm. Bên cạnh đó, mối quan ngại lớn
nhất trong thời gian qua là sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá
đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khiến phần lớn các
quốc gia châu Á phải đối mặt với áp lực phá giá tiền tệ để bảo đảm năng lực cạnh tranh
tại các thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, thị trường tiền tệ và cổ phiếu tại các nền kinh tế
mới nổi đang chịu nhiều áp lực do các dòng vốn đầu tư giảm đáng kể.
Ở trong nước, giá dầu thế giới giảm mạnh đã khiến giá dầu trong nước giảm, tác
động trực tiếp đến nền kinh tế và ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, xem xét ở khía cạnh
tích cực thì giá dầu giảm là cơ hội để hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong
nước giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy tiêu dùng xã hội. Xuất, nhập
khẩu hàng hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự giảm giá đồng Nhân dân tệ
và các đồng tiền của nhiều nước khác trên thế giới.
Trước diễn biến phức tạp của kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt
các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách, nhất là chính
sách tài khóa, tiền tệ nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất kinh doanh,
duy trì mức tăng trưởng hợp lý. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 9 tháng
năm 2015 như sau:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2015 ước tính tăng 6,50% so với
cùng kỳ năm 2014, trong đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng 6,81%.
Trong mức tăng 6,50% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
2,08%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,57%,
đóng góp 3,12 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,17%, đóng góp 2,38 điểm phần
trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp đạt mức tăng cao
nhất với 7,89% so với cùng kỳ năm 2014, đóng góp 0,06 điểm phần trăm vào mức tăng
chung do sản lượng gỗ khai thác tăng cao ở mức 11,8%; ngành thủy sản tăng 2,11%,
đóng góp 0,07 điểm phần trăm. Riêng ngành nông nghiệp chỉ tăng 1,77%, đóng góp 0,23
điểm phần trăm, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết không thuận, giá cả
một số vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp không ổn định và có xu hướng tăng nên sản
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
10
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
lượng lúa đạt thấp (Ước tính sản lượng lúa cả năm 2015 đạt 45,1 triệu tấn, chỉ tăng 0,3%
so với năm 2014).
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,69% so với
cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng cùng kỳ của một số năm gần đây, trong đó
công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao với 10,15%, góp phần quan trọng vào
mức tăng trưởng chung (đóng góp 1,58 phần trăm); ngành khai khoáng tăng 8,15%.
Ngành xây dựng 9 tháng tăng 9,00%, là mức tăng cao nhất trong 5 năm gần đây.
Trong khu vực dịch vụ, một số ngành dịch vụ kinh doanh có mức tăng cao hơn
cùng kỳ năm trước: Ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa vật phẩm tiêu dùng tăng 8,4%;
ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 3,83%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
tăng 6,7% (Tính đến thời điểm 21/9/2015 tăng trưởng tín dụng tăng 10,78% so với cuối
năm 2014);
2,71% của cùng kỳ năm trước). Các ngành dịch vụ không kinh doanh có mức tăng thấp
hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2014 do cơ bản ổn định biên chế, tiết kiệm chi thường
xuyên, giá dịch vụ y tế, giáo dục không điều chỉnh trên diện rộng...
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng năm 2015 theo giá so sánh
2010 ước tính đạt 590,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm:
Nông nghiệp đạt 432,4 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8%; lâm nghiệp đạt 20,4 nghìn tỷ đồng, tăng
7,8%; thuỷ sản đạt 137,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2%.
Nông nghiệp
Tính đến trung tuần tháng Chín, cả nước gieo cấy được 1721,2 nghìn ha lúa mùa,
bằng 96,7% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc gieo cấy 1166,2
nghìn ha, bằng 98,7%; các địa phương phía Nam gieo cấy 555 nghìn ha, bằng 92,7%.
Diện tích gieo cấy lúa mùa của hầu hết các địa phương giảm do ảnh hưởng của thời tiết,
bên cạnh đó một số địa phương chuyển đổi một phần diện tích sang trồng cây hàng năm
khác hiệu quả hơn, trong đó: Bến Tre giảm 18,4 nghìn ha; Long An giảm 3,7 nghìn ha,
Sơn La giảm 2,7 nghìn ha; Thanh Hóa giảm 2,2 nghìn ha; Sóc Trăng giảm 2 nghìn ha;
Hà Nội giảm 1,8 nghìn ha; Ninh Thuận giảm 1,7 nghìn ha... Hiện nay, trà lúa mùa sớm
tại các địa phương phía Bắc đang trong giai đoạn vào chắc và chín, ước tính năng suất
đạt trên 50 tạ/ha, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước; sản lượng ước tính đạt 5,8 triệu
tấn, giảm 1% (do diện tích giảm 1,3%). Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi trong những
tháng cuối năm và không bị ảnh hưởng của sâu bệnh thì năng suất lúa mùa cả nước năm
nay ước tính đạt 49,3 tạ/ha, tăng 0,3-0,5 tạ/ha; sản lượng lúa mùa đạt 9,6 triệu tấn, giảm
71,2 nghìn tấn so với vụ mùa năm 2014.
Cùng với việc gieo cấy lúa mùa, các địa phương trên cả nước đang bước vào thu
hoạch lúa hè thu. Tính đến thời điểm 15/9/2015, các địa phương phía Nam đã thu hoạch
được 1736,1 nghìn ha lúa hè thu, bằng 96,5% cùng kỳ năm trước, chiếm 82,6% diện tích
gieo trồng, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch 1519,5 nghìn ha, bằng
97,9% và chiếm 90,5%. Diện tích lúa hè thu cả nước năm nay ước tính đạt 2,1 triệu ha,
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
11
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
giảm 7,5 nghìn ha so với vụ hè thu năm 2014 do đầu vụ nắng nóng khô hạn dẫn đến
thiếu nguồn nước tưới, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1677,8 nghìn ha,
tăng 9,5 nghìn ha (Bình Định tăng 4,1 nghìn ha; Kiên Giang tăng 10,6 nghìn ha; Sóc
Trăng tăng 4,9 nghìn ha). Năng suất lúa hè thu ước tính đạt 54 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha; sản
lượng đạt 11,3 triệu tấn, tăng 122 nghìn tấn, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu
Long đạt khoảng 9,1 triệu tấn, tăng 183 nghìn tấn.
Tính đến trung tuần tháng Chín, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo
cấy được 607,5 nghìn ha lúa thu đông, bằng 103,9% cùng kỳ năm trước. Đến nay, diện
tích lúa thu đông đã thu hoạch khoảng 120 nghìn ha. Ước tính diện tích gieo trồng lúa
thu đông năm 2015 đạt 671,1 nghìn ha; năng suất tương đương vụ thu đông năm trước;
sản lượng đạt gần 3,5 triệu tấn, tăng khoảng 248 nghìn tấn.
Ước tính sản lượng lúa cả năm 2015 đạt 45,1 triệu tấn, tăng 140 nghìn tấn so với
năm 2014, trong đó lúa đông xuân đạt 20,7 triệu tấn, giảm 158,8 nghìn tấn; lúa thu đông
và hè thu đạt 14,8 triệu tấn, tăng 370 nghìn tấn; lúa mùa đạt 9,6 triệu tấn, giảm 71,2
nghìn tấn.
Gieo trồng một số cây hoa màu nhìn chung đạt thấp. Tính đến giữa tháng Chín,
cả nước đã gieo trồng được 1057,1 nghìn ha ngô, bằng 99,2% cùng kỳ năm trước; 123,1
nghìn ha khoai lang, bằng 95,3%; 193,8 nghìn ha lạc, bằng 95,8%; 98,9 nghìn ha đậu
tương, bằng 91,3% và 926,3 nghìn ha rau đậu, bằng 102,8%.
Cây công nghiệp lâu năm đạt sản lượng khá do diện tích đến kỳ cho sản phẩm
tăng: Sản lượng cao su 9 tháng ước tính đạt 730 nghìn tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ
năm trước; chè đạt 828 nghìn tấn, tăng 2,5%; hồ tiêu 169,6 nghìn tấn, tăng 10%; điều
345 nghìn tấn, bằng 100%. Sản lượng một số cây ăn quả giảm do ảnh hưởng của nắng
nóng, mưa trái mùa và sương muối, trong đó sản lượng chuối giảm 1,7% so với cùng kỳ
năm trước; nhãn giảm 1,3%; cam giảm 8%. Riêng sản lượng bưởi tăng 0,6%; nho tăng
30%.
Chăn nuôi trâu, bò nhìn chung ổn định, không xảy ra dịch bệnh lớn. Tính đến
giữa tháng Chín, đàn trâu cả nước giảm 1% so với cùng kỳ năm 2014; đàn bò tăng 2%-
2,5%. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 9 tháng giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước;
sản lượng thịt bò hơi tăng 2,4%. Chăn nuôi lợn phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa
với mô hình chăn nuôi quy mô lớn, hiệu quả cao và hiện có nhiều thuận lợi do thị trường
đầu ra ổn định. Đàn lợn cả nước tăng 2,5%-3% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thịt
lợn hơi 9 tháng tăng 3,7%. Chăn nuôi gia cầm phát triển với quy mô lớn như trang trại,
gia trại. Tổng đàn gia cầm tháng Chín tăng 3%-3,5% so với cùng kỳ năm trước; sản
lượng thịt gia cầm 9 tháng tăng 5,3%.
Tính đến thời điểm 22/9/2015, dịch tai xanh trên lợn đã được khống chế trên cả
nước. Dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày còn ở tỉnh Vĩnh Long và Hà Tĩnh; dịch lở
mồm long móng chưa qua 21 ngày còn ở Nghệ An, Bình Dương, Đắk Lắk và Sóc Trăng.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
12
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
II.1.2.Tình hình phát triển Bình Định.
a Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2015 (theo giá so sánh 1994) ước đạt
14.544,5 tỷ đồng, tăng trưởng 9,51% so với cùng kỳ, vượt 0,01% so với kế hoạch
(kế hoạch tăng trưởng GRDP năm 2015 là 9,5%). Trong đó, khu vực nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản tăng 4,32%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 11,53%,
riêng công nghiệp tăng 10,18%; khu vực dịch vụ tăng 11,85%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước đạt 4.130,2 tỷ đồng, tăng 4,32%. Khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm nay có tốc độ tăng trưởng thấp hơn 2,74% so với
tốc độ tăng trưởng cùng kỳ (năm 2014 giá trị gia tăng khu vực nông lâm thủy sản tăng
7,06%), chủ yếu do tác động suy giảm từ ngành trồng trọt: Giá trị sản xuất ngành trồng
trọt giảm 0,6% so cùng kỳ. Trong đó, sản lượng một số cây trồng giảm mạnh so với
năm trước như: Sản lượng mía giảm 43,7%, sản lượng dưa hấu giảm 19,6%, sản lượng
điều giảm 7,3%.
Hoạt động chăn nuôi được duy trì ổn định và phát triển tích cực. Công tác phòng
chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được tăng cường, giá sản phẩm chăn nuôi ổn
định ở mức cao đảm bảo người chăn nuôi có lãi. Tổng đàn gia súc tại thời điểm
1/10/2015 tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Trong đó, đàn bò tăng 5,4%, đàn lợn tăng
5,5%.
Hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản được quan tâm đầu tư, có nhiều chính
sách hỗ trợ trực tiếp cho ngư dân, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản năm 2015
tăng 6,2% so với năm trước, đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế địa phương.
Khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 4.450,5 tỷ đồng, tăng 11,53% so với
cùng kỳ, riêng ngành công nghiệp tăng 10,18%.
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong năm 2015 đã từng bước khôi phục và
có mức tăng trưởng cao hơn năm trước 0,97% (năm 2014 giá trị gia tăng ngành công
nghiệp tăng 9,21%) do tác động chủ yếu của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm
tỷ trọng cao (94,7%) trong sản xuất công nghiệp của tỉnh. Trong đó, có sự đóng góp
đáng kể của một số sản phẩm chủ yếu của tỉnh như: Sản lượng đường tăng 15,72%, các
loại sản phẩm may mặc tăng thấp nhất 14,48% và tăng cao nhất xấp xỉ 30%, dung dịch
đạm huyết thanh tăng 27,47%, thức ăn chăn nuôi tăng 47,59%, bàn bằng gỗ tăng 6,39%,
đồ nội thất bằng gỗ khác tăng 15,02%,...
Bên cạnh đó, tổng mức đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2015 tăng 12,2% so với
năm trước cũng đã góp phần đáng kể vào giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp và
xây dựng (vốn xây dựng cơ bản chiếm đến 74,3% trong tổng mức đầu tư phát triển).
Khu vực dịch vụ ước đạt 5.963,8 tỷ đồng, tăng 11,85% so với cùng kỳ, cao hơn
mức tăng trưởng năm trước là 1,84% (năm 2014 giá trị tăng thêm khu vực dịch
vụ tăng 10,01%).
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
13
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
Khu vực dịch vụ tiếp tục có đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng chung.
Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng khá như bán
buôn và bán lẻ, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giao thông vận tải, tài chính ngân
hàng,...
Trong năm 2015 nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô có tác động tích cực đến tăng trưởng
đối với khu vực dịch vụ như: Tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, lãi suất ngân hàng hợp
lý, dư nợ tín dụng tăng cao (14,81%) so với cùng kỳ, hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa có nhiều thuận lợi.
Tăng trưởng kinh tế
Đơn vị tính: %
Năm 2014 Năm 2015
Tăng (+)
giảm (-)
TỔNG SỐ 9,34 9,51 +0,17
Chia ra: - Nông, lâm nghiệp và thủy sản 7,06 4,32 -2,74
Công nghiệp - Xây dựng 10,78 11,53 +0,75
Trong đó: Công nghiệp 9,21 10,18 +0,97
Dịch vụ 10,01 11,85 +1,84
b. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá hiện hành ước đạt 60.876,6 tỷ đồng. Trong đó,
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 16.809,5 tỷ đồng, chiếm 27,6%; khu vực
công nghiệp - xây dựng ước đạt 18.535,6 tỷ đồng, chiếm 30,4%; khu vực dịch vụ ước đạt
25.531,5 tỷ đồng, chiếm 42%.
Trong năm 2015, mặc dù nền kinh tế của tỉnh vẫn còn tiếp tục đương đầu với những
khó khăn, thách thức nhất định. Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn
tỉnh Bình Định đã từng bước ổn định và có mức tăng trưởng khá.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, thiếu ổn
định do sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời
tiết, thiên tai, dịch bệnh; trong khi đó khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ
có mức tăng trưởng chưa cao, chưa tạo bước phát triển đột phá và chiếm tỷ trọng cao để
đóng vai trò quyết định đến nền kinh tế của tỉnh.
Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đơn vị tính: %
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
14
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
Năm
2014
Kế
hoạch
năm
2015
Ước
tính
năm
2015
Ước tính năm 2015
tăng (+), giảm (-)
so với
Cùng kỳ
Kế
hoạch
TỔNG SỐ
1
00,0 100,0 100,0 - -
Chia ra:
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản 30,0 27,7 27,6 -2,4 -0,1
- Công nghiệp - Xây dựng 28,9 30,4 30,4 +1,5 -
Trong đó: Công nghiệp 21,2 - 21,4 +0,2 -
- Dịch vụ 41,1 41,9 42,0 +0,9 +0,1
Tổng sản phẩm địa phương bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 40,1 triệu
đồng/người, tăng 3,8 triệu đồng/người (+10,4%) so với năm 2014 và tăng 22,4 triệu
đồng/người (gấp 2,27 lần) so với năm 2010.
Tổng sản phẩm địa phương bình quân đầu người năm 2015 quy đổi ra đô la Mỹ ước
đạt 1.896 USD/người, tăng 185 USD/người (+10,8%) so với năm 2014 và tăng 984
USD/người (gấp 2,08 lần) so với năm 2010.
c. Đầu tư phát triển
Tổng mức thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2015 ước
tính đạt 25.733,2 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ, chiếm 42,3% so với GRDP (kế hoạch
năm 2015 là 25.930 tỷ đồng, 42,5% so với GRDP). Trong đó, vốn Nhà nước trên địa bàn đạt
6.910,1 tỷ đồng, chiếm 26,9%, tăng trưởng 2,7%; vốn ngoài Nhà nước đạt 18.271,9 tỷ đồng,
chiếm 71%, tăng trưởng 15,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 551,1 tỷ đồng, chiếm
2,1%, tăng trưởng 39,2% so với cùng kỳ.
Theo khoản mục đầu tư, vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 19.135,1 tỷ đồng, chiếm
74,3%, tăng trưởng 13,6% so với cùng kỳ; vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định dùng cho sản
xuất không qua xây dựng cơ bản đạt 2.667,4 tỷ đồng, chiếm 10,4%, tăng trưởng 2,4%; vốn
đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp tài sản cố định đạt 1.472,2 tỷ đồng, chiếm 5,7%, tăng trưởng
10,1%; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động đạt 1.795 tỷ đồng, chiếm 7%, tăng trưởng 13,5%;
vốn đầu tư khác đạt 663,5 tỷ đồng, chiếm 2,6%, tăng trưởng 16,8% so với cùng kỳ.
Trong năm 2015, một số công trình do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn
chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
Để đảm bảo cho việc thực hiện đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các công
trình, dự án thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước đạt hiệu quả cao, các ngành chức năng
thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công, thanh toán
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
15
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
kịp thời đối với khối lượng công trình hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà
thầu. Nhờ vậy nhiều dự án, công trình được đẩy nhanh tiến độ đã góp phần tác động tích
cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
d. Chăn nuôi
Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc và gia
cầm. Đàn gia súc và gia cầm trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định và phát triển khá.
Đến nay toàn tỉnh đã kết thúc tiêm phòng cúm gia cầm đợt 2/2015 được 4.678,2
nghìn con, tỷ lệ tiêm phòng đạt 71,4% so với tổng đàn; tiêm phòng vaccine lở mồm long
móng 243,8 nghìn con trâu, bò các loại, 67,3 nghìn con lợn; tiêm phòng vaccine dịch tả
lợn 410,7 nghìn con; tiêu độc sát trùng được 22,9 triệu m2
chuồng trại.
Hiện nay đang vào mùa mưa, các loại dịch bệnh có nguy cơ tái phát rất cao nếu
không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Do đó, ngành Nông nghiệp thường xuyên
đẩy mạnh công tác phòng chống cúm gia cầm như tăng cường quản lý đàn và quản lý các
lò ấp, kiểm soát hoạt động vận chuyển và giết mổ động vật.
Từ đầu năm đến nay đã thực hiện kiểm soát giết mổ 14 nghìn con trâu, bò; 71,8
nghìn con lợn và 65,5 nghìn con gia cầm các loại. Kiểm dịch động vật xuất, nhập tỉnh
25,7 nghìn con trâu, bò; 1.047,6 nghìn con lợn; 14,7 triệu con gia cầm và 29,3 triệu quả
trứng các loại. Số lượng kiểm dịch quá cảnh 26,2 nghìn con trâu, bò; 1.171,5 nghìn con
lợn; 15,2 triệu con gia cầm và 27,3 triệu quả trứng các loại.
Theo kết quả điều tra chăn nuôi thời điểm 1/10/2015:
Tổng đàn trâu của tỉnh có 21.539 con, tăng 0,4% (+92 con) so với cùng kỳ năm
2014. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 1.393,5 tấn, tăng 6,3% (+82,6 tấn) so với
cùng kỳ. Đàn trâu có xu hướng tăng trong những năm gần đây, do nhiều điều kiện thuận
lợi trong quá trình chăn nuôi và đạt hiệu quả kinh tế, làm sức kéo phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp, vận chuyển vật liệu thay thế cho các loại xe độ chế đã bị cấm sử dụng. Các
huyện có đàn trâu chiếm tỷ trọng lớn là Phù Mỹ, An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn và Phù
Cát.
Tổng đàn bò đạt 266.031 con, tăng 5,4% (+13.590 con) so với cùng kỳ. Thời gian
qua, giá bò hơi có xu hướng tăng, sản phẩm tiêu thụ dễ dàng, chăn nuôi bò lai, vỗ béo
mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, tạo công ăn việc làm và thu nhập đáng kể nên người
chăn nuôi đã mạnh dạn đầu tư góp phần phát triển tổng đàn. So với cùng kỳ, sản lượng
thịt bò hơi xuất chuồng đạt 27.692,1 tấn, tăng 2,9% (+787,7 tấn).
Tổng đàn lợn (không tính lợn sữa) có 797.701 con, tăng 5,5% (+41.770 con) so với
cùng kỳ. Trong đó, lợn nái có 154.162 con, chiếm 19,3% tổng đàn, tăng 3,8% (+5.687
con); lợn thịt 642.387 con, chiếm 80,5% tổng đàn, tăng 5,9% (+36.040 con) so với thời
điểm 1/10/2014.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
16
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
Ngành chăn nuôi lợn tại địa phương trong những năm qua đã và đang phát triển
theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nông dân mở rộng đầu tư quy mô lớn.
Mặt khác, từ đầu năm đến nay, giá lợn hơi có lợi cho người chăn nuôi và thị trường
tiêu thụ khá mạnh nên bà con tích cực đầu tư và yên tâm sản xuất. Sản lượng thịt lợn hơi
xuất chuồng đạt 113.010,7 tấn, tăng 7,9% (+8.264,7 tấn) so với cùng kỳ.
Trong năm 2015, trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch cúm, nhưng việc khôi phục và
phát triển đàn gia cầm vẫn còn chậm do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết diễn biến thất
thường. Tính đến ngày 01/10/2015, tổng đàn gia cầm của tỉnh có 6.927,9 nghìn con, giảm
0,9% (-65,8 nghìn con) so với cùng kỳ. Sản lượng thịt hơi gia cầm xuất chuồng đạt
15.595,4 tấn, tăng 4,1% (+609,8 tấn) so với cùng kỳ.
Mô hình chăn nuôi gia trại tiếp tục phát triển cả về quy mô và số lượng. Tính đến
ngày 01/10/2015, toàn tỉnh có 4.589 gia trại (3.530 gia trại chăn nuôi lợn và 1.059 gia trại
chăn nuôi gia cầm), tập trung tại các huyện Hoài Ân: 2.260 gia trại; Tuy Phước: 508 gia
trại; Phù Cát: 451 gia trại; Hoài Nhơn: 406 gia trại; An Nhơn: 405 gia trại; Phù Mỹ: 182
gia trại; Tây Sơn: 163 gia trại; Quy Nhơn: 78 gia trại.
 Định hướng phát triển
Định hướng chung:
a) Về phương thức chăn nuôi: Chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn
nuôi trang trại, gia trại, nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp và
chăn nuôi áp dụng công nghệ cao; phát triển ở quy mô vừa phải (hộ chăn nuôi có quy mô
đàn từ trên 100 con heo nái sinh sản hoặc 1.000 heo thịt, hộ chăn nuôi bò có quy mô đàn
từ 20 con bò thịt trở lên, đối với gia cầm chọn hộ có quy mô đàn trên 2.000 con), phù hợp
với khả năng tài chính, quản lý và xử lý môi trường.
b) Về địa vùng sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao: Chuyển dịch dần chăn nuôi
từ vùng không có lợi thế để phát triển chăn nuôi tập trung đến nơi có diện tích và hội đủ
điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi trang trại; hình thành các vùng chăn nuôi xa
thành thị, khu dân cư.
c) Áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi từ khâu con giống, thức ăn đến c tiêu chuẩn
mà thị trường cần nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường.
d) Ưu tiên đầu tư cho các chương trình, dự án chọn tạo, nhân giống vật nuôi phục vụ
chuyển đổi cơ cấu sản xuất và xuất khẩu hàng hóa; các dự án phòng chống dịch bệnh, an
toàn vệ sinh, thực phẩm.
đ) Đào tạo nguồn nhân lực: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành
nhằm xây dựng đội ngũ giỏi về chuyên môn và có tay nghề cao; đồng thời xây dựng được
đội ngũ kỹ thuật tư nhân lớn mạnh đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi
công nghệ cao.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
17
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
Định hướng cụ thể:
a) Đối với chăn nuôi heo: Áp dụng gieo tinh nhân tạo để phát triển các giống heo có
năng suất và chất lượng cao đồng thời phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại địa phương
như các giống heo lai 3 máu (heo lai Yorkshire – Landrace – Duroc), heo lai 4 máu
(Yorkshire – Landrace – Duroc – Pietrain).
* Chuồng trại: Áp dụng các kiểu chuồng nuôi tiên tiến.
- Đối với nái sinh sản: Sử dụng chuồng sàn có hệ thống làm mát.
- Đối với heo thịt: Nuôi trên nền đệm lót sinh học.
- Đối với heo cai sữa: Nuôi trên chuồng sàn, đảm bảo nhiệt độ ổn định.
* Địa điểm thực hiện: Tại các huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Phú Tân.
b) Đối với chăn nuôi bò: Ứng dụng gieo tinh nhân tạo để phát triển các giống bò thịt có
năng suất và phẩm chất thịt cao như giống bò Red Angus, Brahman, Red Sind, Belgian
Blue Breed, Limousin.
- Địa điểm thực hiện: Tại Xã Cát Lâm, Huyện Phù Cát – Tỉnh Bình Định.
- Tiêu thụ sản phẩm: Gắn kết hộ chăn nuôi với các đơn vị thu mua ổn định như
Vissan, Coop.Mart, Metro …
c) Đối với gia cầm: Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và
chăn nuôi chăn thả có kiểm soát.
- Con giống: Phát triển giống gà lông màu năng suất cao, giống vịt siêu thịt, siêu
trứng, đầu tư con trống năng suất cao để phối với các con mái hiện có nhằm cải thiện dần
chất lượng đàn giống của tỉnh.
- Thú y: Vắc xin tiêm phòng, xây dựng quy trình vệ sinh phòng bệnh hiệu quả cao.
- Chuồng trại: Thực hiện nuôi nhốt với chuồng trại phù hợp, đảm bảo vệ sinh, nuôi
trên nền đệm lót sinh học …
- Địa điểm thực hiện: Huyện Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành
 Các giải pháp chủ yếu
Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư
a) Thực hiện tốt xã hội hóa để tạo nguồn kinh phí thực hiện, ngoài nguồn kinh phí của
ngành nông nghiệp còn có sự hỗ trợ kinh phí của các doanh nghiệp, địa phương.
b) Khai thác các nguồn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ cho việc thúc đẩy phát triển
sản xuất thân thiện môi trường.
c) Mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
d) Các ngân hàng và tổ chức tín dụng cho vay sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, với
lãi suất ưu đãi.
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề.
a) Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi, từng
bước xã hội hóa đầu tư ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là công nghệ sinh học.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
18
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
b) Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn về cải tạo giống theo hướng công nghệ cao
nhằm nâng cao trình độ năng lực cán bộ kỹ thuật để đảm bảo công tác điều hành, tiếp
nhận và chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ.
c) Đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật chăn nuôi cho nông dân, giúp nâng
cao kỹ thuật sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.
d) Liên kết với các trung tâm nghiên cứu trong và ngoài tỉnh có kinh nghiệm trong công
tác sản xuất nông nghiệp, tham quan học tập đúc kết kinh nghiệm và ứng dụng thực tiễn.
đ) Đào tạo cán bộ chuyên môn thông qua các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ. Khuyến khích, có
chính sách hỗ trợ cán bộ công chức, viên chức nghiên cứu luận án thạc sĩ, tiến sĩ thuộc
lĩnh vực công tác giống ứng dụng công nghệ cao.
Giải pháp thị trường, phát triển doanh nghiệp, nông dân phát triển sản
xuất.
a) Thị trường
- Thông tin và dự báo thị trường; tổ chức mạng lưới lưu thông và tiêu thụ sản
phẩm; tổ chức hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm; giới thiệu trên phương tiện truyền
thông đại chúng (truyền thanh, truyền hình, trang web,..). Đa dạng hóa các mô hình tiêu
thụ theo hình thức phù hợp từng địa bàn; thực hiện việc kinh doanh có địa chỉ, tiến tới có
thương hiệu, có bao bì đóng gói, giá cả hợp lý, đảm bảo lợi ích của cả người sản xuất
cũng như tiêu dùng.
- Hình thành và phát triển các hình thức giao dịch và hệ thống các cơ sở, dịch vụ
về cung ứng, tiêu thụ các sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, cụ
thể như: dịch vụ môi giới, tư vấn, đánh giá kỹ thuật, đầu tư, pháp lý, tài chính, bảo hiểm,
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc, thiết bị; dịch vụ quảng
bá, tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi ứng công nghệ cao.
b) Doanh nghiệp, nông dân
- Có sự liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, người dân trong sản xuất, thu
mua và chế biến đảm bảo chất lượng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và tiến tới xuất khẩu.
- Có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp về vốn, quỹ đất, thuế để khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất theo hướng công nghệ cao.
- Tổ chức cho nông dân tham quan các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao
đạt hiệu quả
- Tăng cường cơ chế chính sách đầu tư cho nông dân (vốn vay, lãi suất ưu đãi,....)
để hỗ trợ khuyến khích nông dân trang bị máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp
công nghệ cao.
- Tổ chức lại sản xuất bằng các hình thức hợp tác thích hợp và tự nguyện (tổ hợp
tác, hợp tác xã, các dạng liên kết ngang, dọc và trang trại) trên những vùng quy hoạch để
tạo ra nguyên liệu, sản phẩm có sản lượng lớn, chất lượng ổn định qua việc áp dụng các
quy trình sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, quốc tế theo yêu cầu của thị trường
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
19
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
Trên cơ sở đó, phát triển mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.
- Tăng cường nâng cao năng lực cho nông dân thông qua việc xã hội hóa công tác
đào tạo các kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, quản lý kinh tế hộ, khởi sự doanh nghiệp,
marketing; …
Giải pháp khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường
a) Nâng cao chất lượng giống heo thông qua chương trình chọn lọc giống để tăng năng
suất và phẩm chất thịt.
b) Thực hiện gieo tinh nhân tạo cho bò để cải tạo đàn bò tại địa phương.
c) Quy trình chăn nuôi: Áp dụng các quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học,
VietGAP và tiến tới chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
d) Xử lý môi trường: Kiểm soát môi trường chăn nuôi, giúp chăn nuôi phát triển, bền
vững. Các loại hình công nghệ áp dụng:
- Trong chăn nuôi: Ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải như ủ phân sinh học,
hầm ủ biogas với màng HDPE, chăn nuôi trên đệm lót sinh học....,.
Giải pháp về chính sách: Thực hiện theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP
ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các chính sách khác
có liên quan.
Giải pháp hợp tác với các địa phương trong và ngoài tỉnh
- Phối hợp UBND huyện, thị nơi có vùng quy hoạch chỉ đạo thực hiện.
- Phối hợp với Viện, Trường huấn luyện để tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng
dụng vào trong sản xuất.
- Phối hợp với các công ty sản xuất kinh doanh, để gắn kết tìm đầu ra cho sản
phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện vệ sinh môi trường trong
sản xuất chăn nuôi
- Phối hợp với các tổ chức như: ngân hàng, quỹ tín dụng hỗ trợ vay vốn đầu tư (lãi
suất và thủ tục)
- Có chính sách gắn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn phối hợp
xây dựng vùng nguyên liệu trên cơ sở liên kết với các tổ hợp tác, hợp tác xã và tổ chức
thu mua thông qua hợp đồng nhằm ổn định đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi đồng thời tích
cực tham gia trong việc bảo vệ môi trường hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp bền
vững.
- Khuyến khích tích tụ ruộng đất tạo điều kiện thuận lợi phát triển trang trại.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
20
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
21
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
III.1. Dự đoán nhu cầu thị trường
III.1.1. Tình hình nhu cầu thị trường
Do thực trạng ngành chăn nuôi của nước ta còn ở mức độ thấp (chăn nuôi nhỏ lẻ,
phân tán, theo tập tục quảng canh, chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên
sản lượng trong chăn nuôi đạt rất thấp). Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trong
nước và xuất khẩu ngày càng lớn. Do vậy, cung không đủ cầu, việc tiêu thụ các sản phẩm
chăn nuôi trong những năm tới là rất khả quan.
Lựa chọn giống heo tốt, năng suất cao là một trong những khâu then chốt mà các
chủ trại cần đặc biệt lưu ý. Do ngoại hình, chất lượng thịt và tỷ lệ nạc heo thương phẩm
phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính di truyền và khả năng phát triển của heo giống. Nhưng
thực tế không phải chủ trại nào cũng hiểu được những vấn đề liên quan đến việc chọn con
giống có chất lượng. Hiện nay, chăn nuôi heo tại bình Định đang tồn tại nhiều vấn đề
như chủ trại tự sản xuất và nhân đàn giống từ heo thịt đã nuôi trước đó. Đáng lo ngại
hơn, một số chủ trại đã không ngần ngại mua các con heo giống trôi nổi, không nguồn
gốc về nuôi và heo giống từ các nguồn trên có giá thành rẻ nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ
dịch bệnh hơn so với con giống từ các trại heo giống. Do vậy, ngành chức năng khuyến
cáo các chủ trại không nên mua heo giống từ các nguồn trên.
Thời gian gần đây, phong trào nhập giống heo trực tiếp từ nước ngoài về để nuôi
rất phổ biến. Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh thị trường rất lớn khi Việt Nam gia nhập
hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Với việc tiếp thu công nghệ chăn nuôi
hiện đại và quy trình kỹ thuật khép chín, Công ty chúng tôi khẳng định thịt heo Việt
Thắng sẽ được truy xuất nguồn gốc, kiểm soát an toàn đến người tiêu dùng, tạo điều kiện
cho người dân được tiếp xúc với nguồn giống chất lượng cao mà giá thành phải chăng.
Về điều kiện địa lý: dự án có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng với
định hướng chiến lược phát triển của vùng và xu hướng tất yếu của chăn nuôi công
nghiệp... Bình Định luôn được đánh giá là điểm đến lý tưởng cho phát triển chăn nuôi.
Với điều kiện ngoại cảnh và điều kiện khả quan như trên khả năng tiêu thụ sản
phẩm của dự án là yếu tố rất khả quan.
III.1.2. Khả năng cung cấp của thị trường
Trong những năm qua việc thực hiện theo chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà
nước ngành chăn nuôi Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên sự phát triển
chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Ngành chăn nuôi heo cả nước nói chung và tỉnh
Bình Định nói riêng vẫn còn những khó khăn tồn tại: quy mô đàn nhỏ lẻ, phân tán, tự
phát, không tập trung, trình độ chăn nuôi hạn chế, dịch bệnh, sản phẩm bị ép giá, khả
năng tiếp cần nguồn vốn vay còn hạn chế, các quy định của nhà nước về kiểm soát vệ
sinh an toàn thực phẩm,… Hơn nữa, do quy mô nhỏ lẻ, phân tán, chưa được quy hoạch
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
22
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
vùng cụ thể nên các vấn đề môi trường, pháp lý cũng như sự phản ứng của nhân dân
trong khu vực chăn nuôi.
Do đó, khả năng cung cấp thịt heo cho thị trường còn nhiều hạn chế.
III.2. Tính khả thi của dự án
Dự án nhập trọn gói từ 4 đối tác Đan Mạch, trong đó tập đoàn sản xuất heo giống
nổi tiếng Danbred International sẽ cung cấp đàn heo giống; tập đoàn Skiold nổi tiếng
trong lĩnh vực cơ khí chịu trách nhiệm thiết kế, hệ thống thiết bị chuồng trại; tập đoàn
Andritz cung cấp dây chuyền, công nghệ hai nhà máy thức ăn và cuối cùng là tập đoàn
Vilomix đứng thứ 4 châu âu về giải pháp dinh dưỡng trong chăn nuôi heo sẽ giúp HVG
xây dựng nhà máy sản xuất Premix, thuốc thú y. Ngoài việc cung cấp hậu cần phục vụ dự
án, các đối tác đến từ Đan Mạch cũng cam kết đồng hành với công ty chuyển giao trọn
gói quy trình kỹ thuật cũng như các giải pháp chăn nuôi nhằm hướng đến mục tiêu đạt
năng suất, chất lượng, đảm bảo tính cạnh tranh cao nhất cho sản phẩm. Được biết, dự án
này còn được Chính phủ, Bộ nông nghiệp Đan Mạch cam kết hỗ trợ tích cực về mặt pháp
lý để các tập đoàn nói trên có thể chuyển giao công nghệ chăn nuôi heo cho Công ty đạt
kết quả tốt nhất.
Với vị trí địa lý và điều kiện thuận lợi của huyện Phù Cát, Bình Định hiện nay và
trong mục tiêu phát triển chăn nuôi chung của cả nước, khu vực của Dự án sẽ được quy
hoạch với tính chất là một trong những khu chăn nuôi có quy mô lớn nhất và sẽ trở thành
mắt xích quan trọng trong việc thực hiện chính sách của tỉnh Bình Định về việc phát triển
ngành chăn nuôi có quy mô lớn.
Hiện nay, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn chưa thật sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn. Việc thực hiện Dự án với quy mô lớn và hình thức mới mở ra bước ngoặc mới cho
quá trình phát triển ngành chăn nuôi của Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng.
Dự án được thành lập phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng như chính sách và đường
lối đổi mới của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Việc đầu tư xây dựng Dự án tại địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo của địa phương nói riêng và tỉnh Bình
Định nói chung, đồng thời tạo điều kiện phát triển cho ngành chăn nuôi của tỉnh, đóng
góp đáng kể vào tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Ứng dụng, tiếp thu công nghệ chăn nuôi heo tiên tiến của thế giới, từng bước thay
đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ người dân địa phương, sản phẩm có tính cạnh tranh và hiệu
quả hơn. Dự án đầu tư có hướng đi mới, cạnh tranh bằng con giống tốt, công nghệ sản
xuất thức ăn hiện đại, công nghệ chăn nuôi, các giải pháp dinh dưỡng, quy trình khép kín,
quy mô đầu tư và đơn giá lao động thấp.
Tóm lại, Dự án được thực hiện hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng như
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định nói riêng và Nhà nước nói chung.
Việc đầu tư xây dựng “Trại heo giống Công nghệ cao Việt Thắng Bình Định” là hoàn
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
23
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
toàn phù hợp với các điều kiện khách quan và chủ quan trên địa bàn tỉnh, góp phần giải
quyết việc làm cho người lao động địa phương, đem lại nhiều hiệu quả cả về mặt kinh tế,
xã hội.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
24
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
IV.1. Địa điểm xây dựng
IV.1.1. Vị trí xây dựng
Khu vực xây dựng dự án nằm Thôn Đại Khoan, Xã Cát Lâm, Huyện Phù Cát –
Tỉnh Bình Định
IV.1.2. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý: Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt
Nam. Tỉnh lỵ của Bình Định là thành phố cảng Quy Nhơn nằm cách thủ đô Hà
Nội1.070 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 652 km về phía Bắc theo
đường Quốc lộ 1A.
 Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ tây sang đông. Phía tây của
tỉnh là vùng núi rìa phía đông của dãy Trường Sơn Nam, kế tiếp là vùng trung du và tiếp
theo là vùng ven biển. Các dạng địa hình phổ biến là các dãy núi cao, đồi thấp xen lẫn
thung lũng hẹp độ cao trên dưới 100 mét, hướng vuông góc với dãy Trường Sơn, các
đồng bằng lòng chảo, các đồng bằng duyên hải bị chia nhỏ do các nhánh núi đâm ra biển.
Ngoài cùng là cồn cát ven biển có độ dốc không đối xứng giữa 2 hướng sườn đông và tây
 Khí hậu
Khí hậu Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do sự phức tạp của địa hình nên
gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều.
• Nhiệt độ không khí trung bình năm: ở khu vực miền núi biến đổi 20,1 - 26,1 °C,
cao nhất là 31,7 °C và thấp nhất là 16,5 °C. Tại vùng duyên hải, nhiệt độ không khí
trung bình năm là 27,0 °C, cao nhất 39,9 °C và thấp nhất 15,8 °C.
• Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm: tại khu vực miền núi là 22,5 - 27,9%
và độ ẩm tương đối 79-92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9%
và độ ẩm tương đối trung bình là 79%.
• Chế độ mưa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Riêng đối với khu vực
miền núi có thêm một mùa mưa phụ tháng 5 - 8 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây
Nguyên. Mùa khô kéo dài tháng 1 - 8. Đối với các huyện miền núi tổng lượng mưa
trung bình năm 2.000 - 2.400 mm. Đối với vùng duyên hải tổng lượng mưa trung bình
năm là 1.751 mm. Tổng lượng mưa trung bình có xu thế giảm dần từ miền núi xuống
duyên hải và có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
• Về bão: Bình Định nằm ở miền Trung Trung bộ Việt Nam, đây là miền thường có
bão đổ bộ vào đất liền. Hàng năm trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến
Khánh Hòa trung bình có 1,04 cơn bão đổ bộ vào. Tần suất xuất hiện bão lớn nhất
tháng 9 - 11.
IV.2. Quy mô đầu tư
- Công suất thiết kế: 10.000 heo nái, 150 heo nọc
- Sản phẩm đầu ra dự kiến: 267.030 heo con/năm.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
25
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
IV.3. Quy hoạch xây dựng
IV.3.1. Bố trí mặt bằng xây dựng
Mặt bằng tổng thể của Dự án được chia thành các khu như sau:
+ Xây dựng hệ thống đường công vụ nội bộ cho toàn bộ khu vực nằm trong quy
hoạch Dự án.
+ Xây dựng hệ thống công trình chuồng trại, nhà điều hành, khu bảo vệ, trạm điện,
trạm xử lý nước thải phục vụ chăn nuôi.
+ Trồng cây xanh tạo cảnh quan, tăng hiệu quả kinh tế và đặc biệt là bảo vệ môi
trường cho toàn bộ khu vực.
+ Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải để đảm bảo
an toàn vệ sinh môi trường trong khu vực và vùng phụ cận.
+ Xây dựng hệ thống phòng chống cháy, đảm bảo an toàn cho Dự án.
+ Lập ranh giới bằng rào chắn phân định khu vực Dự án.
IV.3.2. Nguyên tắc xây dựng công trình
Các hạng mục công trình sẽ được bố trí theo những nguyên tắc sau:
+ Bố trí thuận tiện cho việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong khu vực Dự
án.
+ Thuận tiện cho việc phát triển, mở rộng Dự án sau này.
+ Tiết kiệm đất xây dựng nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng các khu trại chăn
nuôi.
+ Tuân thủ các quy định về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng của địa phương và Nhà
Nước ban hành.
+ Tạo dáng vẻ kiến trúc phù hợp với cảnh quan của khu chăn nuôi tập trung.
Về mặt kiến trúc, các trại trong cơ sở sẽ được thiết kế như sau:
- Mái trại:
+ Tole cách nhiệt, dày 0.42mm, khổ 1.7m
+ Vì kèo thép hình V40x40x4, bản mã dày 8mm
+ Xà gồ thép hình C40x80x2.5, khoảng cách a=900
+ Sườn trần ngang la phông thép hộp 30x30x3
+ Sườn trần dọc la phông thép hộp 30x20x1.5
- Nền:
+ Bê tông đá 1x2 mác #200, dày 100
+Vữa láng nền tạo bề mặt nhám chống trượt
+ Độ dốc i: 3%
+ Lớp đất đầm kỷ
+ Lớp đất tự nhiên làm sạch cỏ
IV.3.3. Yêu cầu kỹ thuật khi xây dựng Dự án
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
26
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
- Đối với trại heo : Chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ thoáng mát, ấm áp trong mùa
Đông và thoáng mát trong mùa Hè. Hạn chế tối đa việc tắm heo và rửa chuồng, chuồng
luôn khô ráo nhưng vẫn đảm bảo thoáng mát, để giảm tối đa các bệnh về hô hấp. Cách ly
với môi trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho người
lao động nuôi dưỡng, chăm sóc đàn heo được tốt hơn.
- Đảm bảo các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh, lao động và
phòng cháy chữa cháy.
IV.3.4. Các hạng mục công trình
1. Vị trí chuồng
Cao ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, thoát nước tốt, xa khu dân
cư, trường học, chợ, thuận tiện giao thông, chủ động nguồn nước.
2. Hướng chuồng
Mặt trước quay theo hướng Đông Nam (trục chuồng Đông Bắc – Tây Nam) hoặc
hướng Nam (trục chuồng Đông Tây). Nếu không thể theo 2 hướng trên thì chuồng phải
có tấm rèm để che nắng, che mưa.
Khoảng cách giữa các chuồng 8 – 13 m đảm bảo thông thoáng, vừa để có đủ ánh
sáng chiếu vào vừa giúp cho điều hoà nhiệt độ chuồng nuôi.
3. Kết cấu chuồng và trang thiết bị trong chuồng
3.1. Nền chuồng:
Được gia cố nền đất cát và cao hơn mặt đất khoảng 30-45cm, có độ dốc phù hợp
(3%) để tránh ẩm ướt, ngập úng. Nền láng bằng xi măng để vệ sinh dễ dàng, nhanh khô.
Trong khi sử dụng nếu nền chuồng bị hư hỏng thì được sửa ngay không để lâu
ngày vì không an toàn cho heo và khó sửa chửa cho sau này.
Nền bê tông: là loại nền chắc chắn và đầu tư khá nhiều tiền. Nền bê tông được kết
cấu bởi nhiều lớp: Lớp đất nện: ở dưới cùng, có độ dốc 1 – 3% để làm mặt thoát nước.
Lớp đá xanh kích thước đá 4 x 6 cm, dày khoảng 10-15cm được đầm chặt. Lớp đá xanh
kích thước 3 x 4 cm, dày khoảng 7-10cm, đầm chặt rồi đổ vữa khô lấp kín các lỗ hổng
của đá. Nếu không dùng vữa khô thì có thể dùng cát lấp các lỗ hổng rồi đầm chặt, cũng
có thể phun nước cho cát trôi vào các khe hở của viên đá. Lớp trên cùng: là hỗn hợp bê
tông gồm: Đá xanh kích thước 1 x 2cm, vữa xi măng tỷ lệ 1 xi măng 2 cát, lớp hỗn hợp
bê tông này dày khoảng 3-5cm.
3.2. Tường
Tường là bộ phận cơ cấu nên chuồng trại nuôi heo, có ảnh hưởng không nhỏ đến
hiệu quả chăn nuôi. Khi xây dựng cần chú ý:
– Móng tường: Trước khi xây tường phải xử lý móng chu đáo, móng vững thì
tường mới bền. Nếu đất làm chuồng yếu thì móng phải dày, chắc để tránh sụt nứt. Móng
có đá hoặc tận dụng gạch vỡ để xây sẽ làm giảm chi phí trong xây dựng chuồng nuôi.
– Thân tường được làm bằng tấm PU cách nhiệt dày 100 mm do trại được xây
dựng khép kính và có sử dụng dàn lạnh để làm mát chuồng nuôi
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
27
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
3.3. Hành lang và cửa chuồng nuôi
– Cửa chuồng nuôi: cửa chuồng heo có chiều rộng khoảng 60cm, cao bằng tường
vách. Cửa cao hơn mặt nền 1-2cm để dễ thoát nước từ hành lang chăm sóc, nhưng không
cao hơn vì heo có thể dúi mõm vào đáy cửa để hất, gặm phá cửa.
Vật liệu làm cửa có thể bằng sắt hay song sắt. Mỗi loại vật liệu đều có ưu điểm và
hạn chế, vì vậy tuỳ điều kiện thực tế mà người chăn nuôi chọn loại vật liệu làm cửa.
Bản lề cửa được bắt bên ngoài chuồng, sức chịu lực tốt. Hướng cửa mở vào trong
đối với heo cai sữa do heo khó ủi phá cửa, tránh hỏng chốt gài cửa, tránh nguy hiểm cho
người khi đóng mở cửa. Đối với heo nái, nái chờ phối, heo hậu bị được nuôi riêng, mỗi
lồng một con, hướng cửa mở ra ngoài và cửa được đặt phía sau mỗi lồng nuôi.
Chốt gài cửa bố trí bên ngoài. Không nên bố trí bất kỳ chướng ngại vật gì ngoài
cửa chuồng (như rãnh đường mương sâu hoặc máng ăn) sẽ làm cho heo sợ hãi khó lùa
qua cửa chuồng.
– Hành lang: là lối đi dành cho người chăn nuôi đi lại cho ăn và chăm sóc heo.
Hành lang cũng là đường vận chuyển heo từ ô chuồng này đến ô chuồng khác, hoặc
chuyển heo đi cân xuất bán. Tất cả các dày chuồng được kết nối với một trục đường
chính để tạo sự liên kết và dễ dàng di chuyển đàn. Khi xây dựng cần phải đáp ứng những
yêu cầu: Rộng khoảng 3,4 m, dài 168 m; có độ dốc để nước không đọng, đảm bảo độ ma
sát tránh trơn trợt, hướng thoát nước về phía cuối chuồng.
3.4. Mái chuồng:
Mái chuồng ngoài tác dụng che mưa nắng còn có tác dụng điều hoà nhiệt độ trong
chuồng nuôi thông qua các vật liệu làm mái khác nhau. Mái chuồng cao vừa phải để đảm
bảo thông thoáng và tránh mưa tạt vào.
– Mái tôn cách nhiệt: mái có độ bền cao, thời gian sử dụng dài, giá thành cao. Mái
tôn được làm cao và thông thoáng và có biện pháp chống nóng vào mùa hè cho heo.
–Mái chuồng: Kiểu 2 mái đơn: tiết kiệm được diện tích so với chuồng mái lỡ,
nhưng hơi nóng và ẩm độ trong chuồng khó thoát ra khỏi 2 mái, có thể bố trí thêm quạt
hút.
3.5. Máng ăn và máng uống
+ Máng ăn: Máng tự động bằng inox được đặt trên mặt nền chuồng nên luôn khô
ráo, sạch, độ bền cao; giá thành cao.
+ Máng uống: hiện nay dùng hệ thống cung cấp nước là núm uống tự động. nước
được dẫn từ bể cao áp đến bể điều áp nên kiểm tra được vệ sinh nguồn nước. Chi phí đầu
tư ban đầu khá cao.
3.6. Bể chứa nước
Trung bình nhu cầu nước cho tắm rửa, ăn uống một heo khoảng 50 lít
nước/con/ngày. Lượng nước này tăng vào mùa nóng và giảm vào ngày mưa dầm. Vì vậy
dự trù số lượng heo nuôi mà xây bể chứa. Để giảm chi phí nên xây thành nhiều bể, các bể
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
28
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
thông nhau bằng các van. Các bể xây nổi trên mặt đất, có lỗ thoát nước để dễ cọ rữa và
loại bỏ rác, cặn bã phù sa. Bể có nắp đậy bên trên tránh tạp chất rơi vào.
3.7. Diện tích chuồng nuôi: Phù hợp với từng giai đoạn sản xuất và độ tuổi của heo. Tất
cả heo được nuôi trên nền sàn.
Bảng: Mật độ heo nuôi
Giai đoạn
Số con nuôi
/chuồng (con)
Diện tích (m2
/con)
Nái hậu bị 10 1,6 – 1,85
Nái khô, mang thai 1 1,6 – 1,85
Nái nuôi con 1 3,0 – 6,0
Heo đực 1 10,5
Heo cai sữa 20 0,42
4. Các loại chuồng nuôi heo sinh sản
4.1. Chuồng nuôi heo cái hậu bị
Heo hậu bị được nuôi trên chuồng sàn với hệ thống làm lạnh. Tuy nhiên vẫn phải
lưu ý đến những yêu cầu về tiểu khí hậu chuồng nuôi, mật độ nhốt và diện tích nuôi cho 1
con.
4.2. Chuồng nuôi nái chờ phối sau cai sữa con và nái mang thai
Chuồng thường được xây thành 3 dãy đối diện nhau, cùng một bên so với hành
lang chung. Máng ăn được đặt ở phía trước chuồng, máng uống ở phía sau nếu là chuồng
nuôi chung nhiều heo hoặc máng uống ở phía trước nếu là chuồng cá thể.
Heo nái được nhốt ở chuồng cá thể. Khuynh hướng hiện nay là nhốt ở chuồng cá
thể để dễ theo dõi và giảm stress cho heo.
4.3. Chuồng nái nuôi con
Chuồng nái nuôi con hiện nay thường dùng chuồng lồng. Chuồng gồm 3 ngăn:
ngăn giữa dành cho heo mẹ và 2 ngăn ở hai bên dành cho heo con.
Tổng diện tích chuồng kích thước 2,2 – 2,4m x 1,8m chiều rộng (0,6m ở giữa cho
heo mẹ và 0,8 và 0,4m mỗi bên cho heo con). Chiều cao của ngăn heo mẹ là 0,9 – 1m,
chiều cao của ngăn heo con là 0,5 – 0,6m.
Máng ăn đặt cao hơn sàn chuồng 0,25m. Heo con qua lại tự do bú mẹ mà không sợ
bị mẹ đè nhờ các thanh sắt đặt cách sàn chuồng 0,25 – 0,3m.
Thời gian heo nái đẻ trong chuồng lồng biến động theo quy cách quản lý và tận
dụng chuồng trại. Đa số các trại đều nuôi heo mẹ và heo con trong lồng cho đến khi cai
sữa heo con.
4.4. Chuồng heo cai sữa
Chuồng sàn hở 1 phần: sàn cách mặt đất 0,6m; heo ngủ và ăn ở phần sàn liền,
phần sàn hở có núm uống và là nơi tiêu tiểu.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
29
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
5. Hệ thống xử lý chất thải
Chất thải được thu gom và xử lý đúng cách để có được lượng lớn phân bón cho
trồng trọt, đồng thời không gây hôi, không làm ô nhiễm đất và nước xung quanh trại. Hệ
thống thu gom và xử lý chất thải (phân, nước rửa chuồng, nước tắm heo) gồm có đường
mương, nhà ủ phân và các bể lắng gạn, hầm phân huỷ và túi sinh học.
5.1. Đường mương
Đường mương có độ dố 1 – 1,5% và được xây bằng bêtông chắc chắn. Bề rộng
thay đổi tuỳ theo lưu lượng nước thải, biến động khoảng 0,2 – 0,5m.
5.2. Nhà ủ phân và bể lắng phân
– Nhà ủ phân phải có nóc, tường che và đường mương xung quanh để dẫn nước dơ
về bể lắng phân. Đây là môi trường tốt cho ruồi sinh sản (nhất là khi phân bị ướt), vì vậy
nên giữ phân khô, phủ đống phân bằng tấm nylon đen để tạo nguồn nhiệt làm phân mau
hoai đồng thời giết được trứng ruồi hay vi sinh vật gây bệnh.
– Bể lắng phân: đường kính tuỳ thuộc vào khối lượng nước, phân chảy tới và khí
hậu
Lượng phân hàng ngày có thể được ước tính theo cách đơn giản sau: 1m3
phân/50
nái và heo con; 1m3
phân/75 – 85 nái hậu bị, nái khô chờ phối; 1m3
phân/220 – 260 heo
sau cai sữa
5.3. Hầm phân huỷ và túi sinh học
Chất thải được xử lý bằng hệ thống Biogas Các hệ thống này giúp xử lý chất thải,
giảm mùi hôi đồng thời tạo khí mêtan dùng để chạy máy phát điện phục vụ nhu cầu trại
heo. Trong chăn nuôi trại quy mô lớn xây dựng hầm phân huỷ bằng bê tông
IV.4. Hình thức chăn nuôi
IV.4.1. Giống heo trong trại
Dự án sẽ nhập trọn gói từ 4 đối tác của Đan Mạch, trong đó tập đoàn sản xuất heo
giống nổi tiếng Danbred International sẽ cung cấp đàn heo giống cụ kỵ; tập đoàn Skiold
nổi tiếng trong lĩnh vực cơ khí “bao” phần thiết kế, hệ thống thiết bị chuồng trại; tập đoàn
Andritz cung dây chuyền, công nghệ hai nhà máy thức ăn và cuối cùng là tập đoàn
Vilomix đứng thứ 4 châu âu về giải pháp dinh dưỡng trong chăn nuôi heo sẽ giúp HVG
xây dựng nhà máy sản xuất PRemix, thuốc thú y. Toàn bộ số heo giống này đều được
nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch với mục đích phát triển đàn heo thương phẩm chất
lượng cao, tăng trưởng mạnh, kháng bệnh tốt.
IV.4.2 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng.
Ngoài việc cung cấp hậu cần phục vụ dự án, các đối tác đến từ Đan Mạch cũng cam
kết đồng hành với công ty chuyển giao trọn gói quy trình kỹ thuật cũng như các giải pháp
chăn nuôi nhằm hướng đến mục tiêu đạt năng suất, chất lượng, đảm bảo tính cạnh tranh
cao nhất cho sản phẩm.
IV.4.2.1. Chọn lọc và theo dõi heo nái hậu bị
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
30
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
1. Theo dõi
a. Lúc cai sữa:
Chọn lọc vào thời điểm này cần dựa vào gia phả, thành tích sinh sản của bố mẹ,
ông bà và ngoại hình của heo con. Nên chọn những con có tăng trưởng tốt, trội nhất trong
đàn, không có những khuyết tật, dị hình, bộ phận sinh dục không bất thường, số vú từ 12
trở lên, các vú cách nhau đều. Heo lanh lợi không ủ rũ, bệnh tật.
b. Lúc 60 – 70 ngày tuổi:
Tiếp tục chọn lựa trong số những con được tuyển của lần 1 dựa trên các chỉ tiêu
về ngoại hình, sự tăng trưởng và sức khỏe để chuyển qua khu nuôi làm giống, những con
còn lại không đạt sẽ chuyển sang nuôi bán thịt.
c. Lúc 4 – 6 tháng tuổi:
Thời kỳ này tuyển chọn cũng dựa vào sức sinh trưởng, sự phát triển tầm vóc. Nếu
có các dị tật sẽ dễ dàng nhận ra. Ta có thể so sánh xếp cấp phê điểm theo tiêu chuẩn định
sẵn bên dưới.
Bảng tiêu chuẩn ngoại hình của heo nái hậu bị (Nguồn: www.vcn.vn)
STT Bộ phận Ưu điểm
1
Đặc điểm giống, thể chất,
lông da
Đặc điểm giống biểu hiện rõ. Cơ thể phát triển cân
đối, chắc chắn, khỏe mạnh, mập vừa phải. Lông da
bóng mượt. Tính tình nhanh nhẹn nhưng không hung
dữ.
2 Vai và ngực
Vai nở đầy đặn, không xuôi hẹp. Ngực sâu rông,
không lép.
3 Lưng sườn và bụng
Lưng thẳng, dài vừa phải, sườn sâu, tròn. Bụng không
sệ. Bụng và sườn kết hợp chắc chắn.
4 Mông và đùi sau
Mông tròn, rộng và dài vừa phải. Đùi đầy đặn, ít
nhăn.
5 Bốn chân
Bốn chân tương đối thẳng, không quá to nhưng cũng
không quá nhỏ. Khoảng cách giữa 2 chân trước và hai
chân sau vừa phải. Móng không tè. Đi đứng tự nhiên.
Đi bằng móng chân.
6 Vú và bộ phận sinh dục
Có 12 vú trở lên, khoảng cách giữa các vú đều nhau.
Bộ phận sinh dục đầy đặn, phát triển tốt.
d. Lúc 7 – 10 tháng tuổi:
Đây là giai đoạn quyết định sự chọn lọc cuối cùng. Ngoài những yếu tố ngoại hình
đã được đề cập ở trên, thời điểm này cần chú ý đến những biểu hiện động dục lần đầu,
cường độ động dục lần đầu mạnh hay yếu, lộ rõ hay âm thầm. Điều này sẽ cho thấy khả
năng phát dục của nái trong tương lai (nái quá mập, bộ vú xấu, quá nhút nhát hay quá
hung dữ, không biểu lộ động dục đến 10 tháng thì nên loại thải).
2. Dinh dưỡng
- Heo từ giai đoạn cai sữa đến 70 – 90 kg cho ăn tự do theo chương trình dinh
dưỡng dành cho heo thịt. Khi đạt 70 – 90 kg trở lên thì chuyển qua sử dụng thức ăn cho
heo nái nuôi con tới thời điểm phối giống thì dừng. Vì đây là giai đoạn heo hậu bị phát
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
31
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
triển khung xương, hình dáng nên cần dinh dưỡng tối đa để tạo ra heo hậu bị đẹp, khung
xương chậu phát triển tốt tránh tình trạng sau này heo khó đẻ do quá mập hoặc quá ốm.
- Thức ăn phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cho nhu cầu của heo trong giai đoạn
này. Trước khi cho heo ăn cần phải kiểm tra thức ăn để tránh tình trạng nấm mốc, độc tố,
hoocmon kích thích tăng trưởng, melanine... Độc tố trong thức ăn được coi là kẻ thù giấu
mặt vì thường không có những biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài nhưng lại có ảnh hưởng tới
việc phát dục của hậu bị như: chậm động dục, buồng trứng không phát triển, trường hợp
nặng hơn là vô sinh, thậm chí làm heo bị ngộ độc.
3. Môi trường nuôi dưỡng
- Chuồng nuôi heo hậu bị phải thoáng mát, có độ dốc để thoát nước dễ dàng, có độ
nhám vừa đủ, không trơn trợt hay gồ ghề vì sẽ làm hư móng. Thiết kế chuồng sao cho
heo không bị lạnh vào mùa đông, không bị nóng vào mùa hè.
- Không nuôi nhốt quá chật hẹp, nếu nuôi chung cần chú ý đến sự tương đương
tầm vóc.
- Thời gian chiếu sáng cần thiết trong ngày của chuồng nuôi heo hậu bị là 16 giờ.
- Cho heo hậu bị tiếp xúc với nọc vào khoảng 150 ngày tuổi, nên chọn nọc có kinh
nghiệm và tính hăng cao và cho tiếp xúc 10 – 15 phút mỗi ngày.
- Tuổi phối giống là 7.5 – 8 tháng sau lần lên giống thứ 2. Độ dày mỡ lưng 20 – 22
mm, trọng lượng là 120 – 130 kg.
4. Công tác thú y
- Trước khi phối giống 2 – 3 tuần cần phải thực hiện chương trình vaccine.
Chương trình tiêm phòng được khuyến cáo như sau: Dịch tả, Lở mồm long móng, Giả
dại, Parvovirus, có thể tiêm vaccine: PRRS, Circovirus Typ2 ( không bắt buột )
- Tẩy ký sinh trùng: Ivermectin, Doramectin
- Kháng sinh: để tránh ảnh hưởng về sau ta nên định kỳ sử dụng (trộn vào trong
thức ăn) để phòng ngừa triệt để bệnh ho và viêm phổi.
IV.4.2.2. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng heo đực giống
Hiệu quả chăn nuôi của một trang trại phụ thuộc vào các yếu tố chính như con
giống, chi phí thức ăn, chi phí quản lý, chi phí thú y. Trong đó yếu tố con giống đóng vai
trò cơ bản nhất vì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc cải thiện khả năng sản xuất của thế hệ
sau.
Một con heo đực giống tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một
con nái tốt, nhất là trong điều kiện hiện nay đang áp dụng phổ biến kỹ thuật gieo tinh
nhân tạo. Cụ thể, mỗi năm một con đực giống tốt có thể truyền những thông tin di truyền
về các tính trạng kinh tế như: tăng trọng bình quân/ngày (ADG) cao; tiêu tốn thức ăn
(FCR) thấp... cho hàng ngàn con ở thế hệ sau, trong khi một nái tốt chỉ có thể truyền cho
khoảng 20 heo con mà thôi. Do đó để nuôi dưỡng và khai thác sử dụng thành công heo
đực giống thì người chăn nuôi cần chú ý những yếu tố sau:
1. Chọn heo:
Chọn heo giống cần dựa vào đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, phát dục,
năng suất, gia phả và qui trình nuôi.
- Căn cứ vào ngoại hình, thể chất: Chọn con khoẻ mạnh và tốt nhất trong đàn.
Hình dáng màu sắc đúng với giống cần chọn. Thể chất cân đối, vai lưng rộng, mông nở,
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
32
Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.
chân cao thẳng, to khỏe, rắn chắc, đi bằng móng (không đi bàn). Tuyệt đối không chọn
những con đực có chân đi xiêu vẹo, dị dạng khác thường (vòng kiềng, chân quá hẹp,
yếu). Chọn heo đực có vú đều và cách xa nhau, có ít nhất 6 cặp vú trở lên, dịch hoàn phát
triển đều hai bên, bộ phận sinh dục không dị tật.
- Căn cứ vào khả năng sinh trưởng, phát dục: Đảm bảo tiêu chuẩn của phẩm
giống theo từng giai đoạn nhất định .
- Căn cứ vào năng suất: Dựa vào các chỉ tiêu sau: Tốc độ tăng trọng (ADG), độ
dày mỡ lưng (BF), tiêu tốn thức ăn (FCR), tỷ lệ nạc, thành phần thân thịt, chất lượng thịt:
màu sắc, mùi vị, cảm quan..
- Căn cứ vào gia phả: Việc xem lý lịch ông bà, cha mẹ là rất cần thiết. Những quy
định tiêu chuẩn cho dòng cha mẹ giống tốt là nhiều nạc, ít mỡ, độ dày mỡ lưng mỏng
(dưới 3 cm), dài đòn, đùi và mông to, tỉ lệ thịt xẻ trên 55%. Trọng lượng sau cai sữa đạt
15 kg trở lên ở 45 ngày tuổi, thức ăn tiêu tốn ít từ 3,2 – 3,5 kg thức ăn/kg tăng trọng,
phàm ăn, chịu đựng tốt với khí hậu nóng, ẩm ở địa phương. Lượng tinh dịch mỗi lần xuất
15 đến 50cc.
- Căn cứ vào qui trình nuôi: Heo giống phải được nuôi theo qui trình kiểm soát
dịch bệnh nghiêm ngặt để phòng ngừa dịch bệnh lây lan trong khu vực như dịch tả,
thương hàn, suyễn, sảy thai truyền nhiễm...
* Lưu ý: Sau khi đã chọn được heo đực làm giống thì chất lượng sản xuất của heo
đực giống phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chọn lọc ở giai đoạn hậu bị và ngay cả
trong giai đoạn làm việc. Việc chọn lọc và loại thải kịp thời những heo đực giống không
đạt yêu cầu sẽ giúp người chăn nuôi giảm rất đáng kể chi phí đầu tư cho việc nuôi dưỡng
và chăm sóc. Nên người chăn nuôi cần tiến hành đánh giá và chọn lọc heo đực giống ở 2
giai đoạn quan trọng sau:
+ Giai đoạn 1: Khi heo bắt đầu phát dục: Khoảng 3,5 – 4 tháng tuổi, trọng lượng
khoảng 40 – 60 kg, tùy theo giống ngoại hay lai. Tiến hành kiểm tra ngoại hình, tốc độ
tăng trưởng, bệnh tật..
+ Giai đoạn 2: Khi heo bắt đầu phối giống: tiến hành kiểm tra ngoại hình, tinh
hoàn, tính dục, tính tình...
Qua các lần kiểm tra như vậy chỉ chọn lại những con đực có ngoại hình và sức
khỏe tốt, tính dục mạnh, tính tình dễ huấn luyện...
2. Dinh dưỡng cho đực giống
Có 2 chỉ tiêu được chú ý nhiều nhất trong dinh dưỡng nói chung đó là protein thô
và năng lượng. Đối với heo đực giống thì việc định mức lượng protein thô và năng lượng
ăn vào là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian sử dụng heo đực
giống. Ta có thể chia làm 3 giai đoạn dinh dưỡng khi nuôi heo đực giống như sau:
a. Giai đoạn 1: (từ khoảng 30 – 50 kg)
Giai đoạn này cần cho heo đực lớn nhanh, phát triển tốt khung xương và các cơ
quan sinh dục. Vì vậy đòi hỏi thức ăn phải có chất lượng cao, cho ăn tự do. Giai đoạn này
cần chú ý đến nhiều các khoáng chất của thức ăn (một số khoáng có vai trò rất quan trọng
trong quá trình phát triển tính dục của heo đực giống như: selen, kẽm, mangan, iot).
b. Giai đoạn 2: (từ khoảng 50 kg đến khi phối giống)
Giai đoạn này heo đực giống phát triển nhanh các mô mỡ gây nhiều bất lợi trong
quá trình sử dụng đực giống như: sự di chuyển để phối giống hoặc lấy tinh gặp khó khăn,
mỡ dư sẽ tích tụ quanh các cơ quan nội tạng dẫn đến quá trình tiêu hóa và sử dụng thức
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
33
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định
Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định

More Related Content

Featured

PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024Neil Kimberley
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)contently
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024Albert Qian
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsKurio // The Social Media Age(ncy)
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Search Engine Journal
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summarySpeakerHub
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Tessa Mero
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentLily Ray
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best PracticesVit Horky
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementMindGenius
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...RachelPearson36
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Applitools
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at WorkGetSmarter
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...DevGAMM Conference
 
Barbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationBarbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationErica Santiago
 

Featured (20)

PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work
 
ChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slidesChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slides
 
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike RoutesMore than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
 
Barbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationBarbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy Presentation
 

Tư vấn lập dự án trại heo giống 5000 con công nghệ cao việt thắng bình định

  • 1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRẠI HEO GIỐNG CÔNG NGHỆ CAO VIỆT THẮNG BÌNH ĐỊNH CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH GIỐNG - CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG BÌNH ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM : HUYỆN PHÙ CÁT – TỈNH BÌNH ĐỊNH – VIỆT NAM.
  • 2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRẠI HEO GIỐNG CÔNG NGHỆ CAO VIỆT THẮNG BÌNH ĐỊNH CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH GIỐNG - CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG BÌNH ĐỊNH Đại diện ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH Tổng Giám Đốc NGUYỄN VĂN MAI Bình Định – Tháng năm 2016 Bình Định – Tháng năm 2016
  • 3. MỤC LỤC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM..........................................1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN...............................................................5 I.3. Căn cứ pháp lý xây dựng dự án..................................................................................5 I.4. Định hướng đầu tư và mục tiêu của dự án.................................................................8 I.4.1. Định hướng đầu tư.......................................................................................................8 I.4.2. Mục tiêu của dự án.......................................................................................................8 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG......10 II.1. Tình hình phát triển kinh tế ...................................................................................10 II.1.2.Tình hình phát triển Bình Định................................................................................13 a Tăng trưởng kinh tế........................................................................................................13 Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2015 (theo giá so sánh 1994) ước đạt 14.544,5 tỷ đồng, tăng trưởng 9,51% so với cùng kỳ, vượt 0,01% so với kế hoạch (kế hoạch tăng trưởng GRDP năm 2015 là 9,5%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,32%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 11,53%, riêng công nghiệp tăng 10,18%; khu vực dịch vụ tăng 11,85%. ..............................................................................................13 Khu vực dịch vụ ước đạt 5.963,8 tỷ đồng, tăng 11,85% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng trưởng năm trước là 1,84% (năm 2014 giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ tăng 10,01%). .................................................................................................................................13 Khu vực dịch vụ tiếp tục có đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng chung. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng khá như bán buôn và bán lẻ, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng,... ............................14 Trong năm 2015 nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô có tác động tích cực đến tăng trưởng đối với khu vực dịch vụ như: Tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, lãi suất ngân hàng hợp lý, dư nợ tín dụng tăng cao (14,81%) so với cùng kỳ, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có nhiều thuận lợi..................................................................................................................................14 b. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế............................................................................14 Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.........................................18 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề......................................................18 Giải pháp thị trường, phát triển doanh nghiệp, nông dân phát triển sản xuất.........19 Giải pháp khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường....................................................20 Giải pháp về chính sách: Thực hiện theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các chính sách khác có liên quan......................................................20 Giải pháp hợp tác với các địa phương trong và ngoài tỉnh...........................................20 III.1. Dự đoán nhu cầu thị trường...................................................................................22 III.1.1. Tình hình nhu cầu thị trường ................................................................................22 III.1.2. Khả năng cung cấp của thị trường........................................................................22 III.2. Tính khả thi của dự án...........................................................................................23 CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN..........................................................................25 IV.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................................25
  • 4. IV.1.1. Vị trí xây dựng.........................................................................................................25 IV.1.2. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................25 IV.3. Quy hoạch xây dựng...............................................................................................26 IV.3.1. Bố trí mặt bằng xây dựng.......................................................................................26 IV.3.2. Nguyên tắc xây dựng công trình............................................................................26 IV.3.3. Yêu cầu kỹ thuật khi xây dựng Dự án...................................................................26 CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.................................................37 V.1. Đánh giá tác động môi trường.................................................................................37 V.1.1. Giới thiệu chung........................................................................................................37 V.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường......................................................37 V.2. Các tác động của môi trường...................................................................................38 V.2.1. Trong quá trình xây dựng........................................................................................38 V.2.2. Trong giai đoạn sản xuất..........................................................................................38 VI.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ....................................................................................40 VI.2. Nội dung tổng mức đầu tư......................................................................................40 VII.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án.................................................................................43 VIII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán..............................................................49 VIII.2. Doanh thu từ dự án..............................................................................................49 VIII.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án.............................................................................51
  • 5. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư  Chủ đầu tư : CÔNG TY TNHH GIỐNG - CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG BÌNH ĐỊNH  Địa chỉ : Thôn Đại Khoan, Xã Cát Lâm, Huyện Phù Cát – Tỉnh Bình Định.  Đại diện : Huỳnh Đức Duy Linh Chức vụ: Giám đốc.  Điện thoại : 0919 170 032  Mã số thuế : 4101456396 I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án  Tên dự án : Trại heo giống Công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.  Địa điểm xây dựng : Xã Cát Lâm, Huyện Phù Cát – Tỉnh Bình Định.  Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới  Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.  Tổng vốn đầu tư : Tổng mức đầu 697.196.077.000 đồng chẵn gồm vốn cố định và vốn lưu động. Trong đó: Chủ đầu tư bỏ vốn 30% tổng đầu tư tương ứng với số tiền 209.158.823.000 đồng. Ngoài ra công ty dự định vay 70% trên tổng vốn đầu tư, tức tổng số tiền cần vay là 488.037.254.000 đồng của ngân hàng I.3. Căn cứ pháp lý xây dựng dự án  Văn bản pháp lý  Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;  Luật đầu tư số 67/2014/QH1 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 và Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 5
  • 6. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.  Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến ược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;  Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm 2015 và thay thế Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn;  Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;  Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định 08/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi  Quyết định 2194/QĐ-TTg Phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;  Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn ngày 19/12/2013 của Chính Phủ;  Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;  Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Định giai đoạn 2012- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;  Tờ trình số 67/TTr-SKHĐT ngày 20/02/2014 và đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 50/TTr-SNN&PTNT ngày 02/4/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;  Quyết định 494/QĐ-UBND ngày 08/04/2014 của UBND tỉnh về Phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;  Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình;  Căn cứ vào quy hoạch phát triểm ngành chăn nuôi heo của tỉnh Bình Định;  Các tiêu chuẩn Việt Nam --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 6
  • 7. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. Dự án ‘Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định dựa trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:  Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);  Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);  Quyết định 121/2008/QĐ-BNN. Quy chế chứng nhận cơ sở thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt (Viet GAP);  TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;  TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995;  TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;  TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;  TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;  TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;  TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;  TCVN 4473:1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;  TCVN 5673:1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;  TCVN 5687-1992 : Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm;  11TCN 19-84 : Đường dây điện;  11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;  TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng;  TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;  TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;  TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;  EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).  QCVN 01 – 14 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học;  QCVN 24 : Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp.  QCVN 01-39 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi; --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 7
  • 8. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định.  QCVN 01 – 79 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm- Quy trình kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y;  QCVN 01 – 83 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia- Bệnh động vật – Yêu cầu chung lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển;  QCVN 01 – 78 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi- các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi;  QCVN 01 – 77 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại- điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; I.4. Định hướng đầu tư và mục tiêu của dự án I.4.1. Định hướng đầu tư Với sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế thế giới và khu vực trong thời gian qua, sự hoà nhập và giao lưu Quốc tế ngày càng mở rộng, kéo theo sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam. Song song với sự phát triển của nền kinh tế, ngành chăn nuôi nước ta đã và đang có sự chuyển dịch nhanh chóng. Sự phát triển này dựa trên cơ sở chủ trương của Đảng và nhà nước khuyến khích đầu tư khai thác tiềm năng và thế mạnh ngành nông nghiệp, tạo tiền đề phát triển cho các ngành kinh tế mũi nhọn khác. Nhận thức được vấn đề này, Công ty TNHH Giống - Chăn nuôi Việt Thắng Bình Định quyết định đầu tư xây dựng Trại heo giống theo mô hình trại công nghệ cao ở Tỉnh Bình Định nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn heo giống phục vụ cho chăn nuôi. Do vậy, chúng tôi định hướng dự án có tính khả thi và phát triển ổn định. I.4.2. Mục tiêu của dự án - Công suất thiết kế 10,000 heo nái và 160 heo nọc với sản phẩm đầu ra dự kiến là 267.030 heo con/năm, sản xuất ra những heo giống tốt nhất nhằm đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. - Phát triển chăn nuôi heo và đặc biệt là heo giống để tăng hiệu quả sử dụng các nguồn nguyên liệu, phụ phế phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và xuất khẩu. - Phát triển chăn nuôi heo cần gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế tổng hợp của tỉnh Bình Định. - Tạo sự chuyển dịch trong chăn nuôi heo theo hướng liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sản phẩm an toàn, năng suất cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu thị trường và lợi nhuận của người chăn nuôi. - Ứng dụng và tiếp thu công nghệ chăn nuôi heo hiện đại của thế giới, từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, phát triển ngành chăn nuôi heo địa phương có tính cạnh tranh và hiệu quả hơn. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 8
  • 9. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. - Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Bình Định cũng như cả nước. - Hơn nữa, Dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho người dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại địa phương. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 9
  • 10. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG II.1. Tình hình phát triển kinh tế II.1.1. Việt Nam Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có nhiều biến động mạnh: Thị trường hàng hóa quốc tế, đặc biệt là dầu thô giảm giá liên tục và giảm ở mức sâu trong những tháng qua, chủ yếu do nguồn cung tăng, tác động tích cực tới tăng trưởng của các nước nhập khẩu dầu nhưng đối với các nước xuất khẩu dầu, tăng trưởng bị ảnh hưởng do doanh thu xuất khẩu giảm. Bên cạnh đó, mối quan ngại lớn nhất trong thời gian qua là sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khiến phần lớn các quốc gia châu Á phải đối mặt với áp lực phá giá tiền tệ để bảo đảm năng lực cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, thị trường tiền tệ và cổ phiếu tại các nền kinh tế mới nổi đang chịu nhiều áp lực do các dòng vốn đầu tư giảm đáng kể. Ở trong nước, giá dầu thế giới giảm mạnh đã khiến giá dầu trong nước giảm, tác động trực tiếp đến nền kinh tế và ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, xem xét ở khía cạnh tích cực thì giá dầu giảm là cơ hội để hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong nước giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy tiêu dùng xã hội. Xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự giảm giá đồng Nhân dân tệ và các đồng tiền của nhiều nước khác trên thế giới. Trước diễn biến phức tạp của kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách, nhất là chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, duy trì mức tăng trưởng hợp lý. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2015 như sau: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2015 ước tính tăng 6,50% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng 6,81%. Trong mức tăng 6,50% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,08%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,57%, đóng góp 3,12 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,17%, đóng góp 2,38 điểm phần trăm. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp đạt mức tăng cao nhất với 7,89% so với cùng kỳ năm 2014, đóng góp 0,06 điểm phần trăm vào mức tăng chung do sản lượng gỗ khai thác tăng cao ở mức 11,8%; ngành thủy sản tăng 2,11%, đóng góp 0,07 điểm phần trăm. Riêng ngành nông nghiệp chỉ tăng 1,77%, đóng góp 0,23 điểm phần trăm, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết không thuận, giá cả một số vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp không ổn định và có xu hướng tăng nên sản --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 10
  • 11. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. lượng lúa đạt thấp (Ước tính sản lượng lúa cả năm 2015 đạt 45,1 triệu tấn, chỉ tăng 0,3% so với năm 2014). Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,69% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng cùng kỳ của một số năm gần đây, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao với 10,15%, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung (đóng góp 1,58 phần trăm); ngành khai khoáng tăng 8,15%. Ngành xây dựng 9 tháng tăng 9,00%, là mức tăng cao nhất trong 5 năm gần đây. Trong khu vực dịch vụ, một số ngành dịch vụ kinh doanh có mức tăng cao hơn cùng kỳ năm trước: Ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa vật phẩm tiêu dùng tăng 8,4%; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 3,83%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,7% (Tính đến thời điểm 21/9/2015 tăng trưởng tín dụng tăng 10,78% so với cuối năm 2014); 2,71% của cùng kỳ năm trước). Các ngành dịch vụ không kinh doanh có mức tăng thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2014 do cơ bản ổn định biên chế, tiết kiệm chi thường xuyên, giá dịch vụ y tế, giáo dục không điều chỉnh trên diện rộng... Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng năm 2015 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 590,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Nông nghiệp đạt 432,4 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8%; lâm nghiệp đạt 20,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8%; thuỷ sản đạt 137,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2%. Nông nghiệp Tính đến trung tuần tháng Chín, cả nước gieo cấy được 1721,2 nghìn ha lúa mùa, bằng 96,7% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc gieo cấy 1166,2 nghìn ha, bằng 98,7%; các địa phương phía Nam gieo cấy 555 nghìn ha, bằng 92,7%. Diện tích gieo cấy lúa mùa của hầu hết các địa phương giảm do ảnh hưởng của thời tiết, bên cạnh đó một số địa phương chuyển đổi một phần diện tích sang trồng cây hàng năm khác hiệu quả hơn, trong đó: Bến Tre giảm 18,4 nghìn ha; Long An giảm 3,7 nghìn ha, Sơn La giảm 2,7 nghìn ha; Thanh Hóa giảm 2,2 nghìn ha; Sóc Trăng giảm 2 nghìn ha; Hà Nội giảm 1,8 nghìn ha; Ninh Thuận giảm 1,7 nghìn ha... Hiện nay, trà lúa mùa sớm tại các địa phương phía Bắc đang trong giai đoạn vào chắc và chín, ước tính năng suất đạt trên 50 tạ/ha, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước; sản lượng ước tính đạt 5,8 triệu tấn, giảm 1% (do diện tích giảm 1,3%). Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi trong những tháng cuối năm và không bị ảnh hưởng của sâu bệnh thì năng suất lúa mùa cả nước năm nay ước tính đạt 49,3 tạ/ha, tăng 0,3-0,5 tạ/ha; sản lượng lúa mùa đạt 9,6 triệu tấn, giảm 71,2 nghìn tấn so với vụ mùa năm 2014. Cùng với việc gieo cấy lúa mùa, các địa phương trên cả nước đang bước vào thu hoạch lúa hè thu. Tính đến thời điểm 15/9/2015, các địa phương phía Nam đã thu hoạch được 1736,1 nghìn ha lúa hè thu, bằng 96,5% cùng kỳ năm trước, chiếm 82,6% diện tích gieo trồng, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch 1519,5 nghìn ha, bằng 97,9% và chiếm 90,5%. Diện tích lúa hè thu cả nước năm nay ước tính đạt 2,1 triệu ha, --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 11
  • 12. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. giảm 7,5 nghìn ha so với vụ hè thu năm 2014 do đầu vụ nắng nóng khô hạn dẫn đến thiếu nguồn nước tưới, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1677,8 nghìn ha, tăng 9,5 nghìn ha (Bình Định tăng 4,1 nghìn ha; Kiên Giang tăng 10,6 nghìn ha; Sóc Trăng tăng 4,9 nghìn ha). Năng suất lúa hè thu ước tính đạt 54 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha; sản lượng đạt 11,3 triệu tấn, tăng 122 nghìn tấn, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 9,1 triệu tấn, tăng 183 nghìn tấn. Tính đến trung tuần tháng Chín, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy được 607,5 nghìn ha lúa thu đông, bằng 103,9% cùng kỳ năm trước. Đến nay, diện tích lúa thu đông đã thu hoạch khoảng 120 nghìn ha. Ước tính diện tích gieo trồng lúa thu đông năm 2015 đạt 671,1 nghìn ha; năng suất tương đương vụ thu đông năm trước; sản lượng đạt gần 3,5 triệu tấn, tăng khoảng 248 nghìn tấn. Ước tính sản lượng lúa cả năm 2015 đạt 45,1 triệu tấn, tăng 140 nghìn tấn so với năm 2014, trong đó lúa đông xuân đạt 20,7 triệu tấn, giảm 158,8 nghìn tấn; lúa thu đông và hè thu đạt 14,8 triệu tấn, tăng 370 nghìn tấn; lúa mùa đạt 9,6 triệu tấn, giảm 71,2 nghìn tấn. Gieo trồng một số cây hoa màu nhìn chung đạt thấp. Tính đến giữa tháng Chín, cả nước đã gieo trồng được 1057,1 nghìn ha ngô, bằng 99,2% cùng kỳ năm trước; 123,1 nghìn ha khoai lang, bằng 95,3%; 193,8 nghìn ha lạc, bằng 95,8%; 98,9 nghìn ha đậu tương, bằng 91,3% và 926,3 nghìn ha rau đậu, bằng 102,8%. Cây công nghiệp lâu năm đạt sản lượng khá do diện tích đến kỳ cho sản phẩm tăng: Sản lượng cao su 9 tháng ước tính đạt 730 nghìn tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước; chè đạt 828 nghìn tấn, tăng 2,5%; hồ tiêu 169,6 nghìn tấn, tăng 10%; điều 345 nghìn tấn, bằng 100%. Sản lượng một số cây ăn quả giảm do ảnh hưởng của nắng nóng, mưa trái mùa và sương muối, trong đó sản lượng chuối giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước; nhãn giảm 1,3%; cam giảm 8%. Riêng sản lượng bưởi tăng 0,6%; nho tăng 30%. Chăn nuôi trâu, bò nhìn chung ổn định, không xảy ra dịch bệnh lớn. Tính đến giữa tháng Chín, đàn trâu cả nước giảm 1% so với cùng kỳ năm 2014; đàn bò tăng 2%- 2,5%. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 9 tháng giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thịt bò hơi tăng 2,4%. Chăn nuôi lợn phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với mô hình chăn nuôi quy mô lớn, hiệu quả cao và hiện có nhiều thuận lợi do thị trường đầu ra ổn định. Đàn lợn cả nước tăng 2,5%-3% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thịt lợn hơi 9 tháng tăng 3,7%. Chăn nuôi gia cầm phát triển với quy mô lớn như trang trại, gia trại. Tổng đàn gia cầm tháng Chín tăng 3%-3,5% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thịt gia cầm 9 tháng tăng 5,3%. Tính đến thời điểm 22/9/2015, dịch tai xanh trên lợn đã được khống chế trên cả nước. Dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày còn ở tỉnh Vĩnh Long và Hà Tĩnh; dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày còn ở Nghệ An, Bình Dương, Đắk Lắk và Sóc Trăng. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 12
  • 13. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. II.1.2.Tình hình phát triển Bình Định. a Tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2015 (theo giá so sánh 1994) ước đạt 14.544,5 tỷ đồng, tăng trưởng 9,51% so với cùng kỳ, vượt 0,01% so với kế hoạch (kế hoạch tăng trưởng GRDP năm 2015 là 9,5%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,32%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 11,53%, riêng công nghiệp tăng 10,18%; khu vực dịch vụ tăng 11,85%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước đạt 4.130,2 tỷ đồng, tăng 4,32%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm nay có tốc độ tăng trưởng thấp hơn 2,74% so với tốc độ tăng trưởng cùng kỳ (năm 2014 giá trị gia tăng khu vực nông lâm thủy sản tăng 7,06%), chủ yếu do tác động suy giảm từ ngành trồng trọt: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm 0,6% so cùng kỳ. Trong đó, sản lượng một số cây trồng giảm mạnh so với năm trước như: Sản lượng mía giảm 43,7%, sản lượng dưa hấu giảm 19,6%, sản lượng điều giảm 7,3%. Hoạt động chăn nuôi được duy trì ổn định và phát triển tích cực. Công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được tăng cường, giá sản phẩm chăn nuôi ổn định ở mức cao đảm bảo người chăn nuôi có lãi. Tổng đàn gia súc tại thời điểm 1/10/2015 tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Trong đó, đàn bò tăng 5,4%, đàn lợn tăng 5,5%. Hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản được quan tâm đầu tư, có nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho ngư dân, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản năm 2015 tăng 6,2% so với năm trước, đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế địa phương. Khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 4.450,5 tỷ đồng, tăng 11,53% so với cùng kỳ, riêng ngành công nghiệp tăng 10,18%. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong năm 2015 đã từng bước khôi phục và có mức tăng trưởng cao hơn năm trước 0,97% (năm 2014 giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng 9,21%) do tác động chủ yếu của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao (94,7%) trong sản xuất công nghiệp của tỉnh. Trong đó, có sự đóng góp đáng kể của một số sản phẩm chủ yếu của tỉnh như: Sản lượng đường tăng 15,72%, các loại sản phẩm may mặc tăng thấp nhất 14,48% và tăng cao nhất xấp xỉ 30%, dung dịch đạm huyết thanh tăng 27,47%, thức ăn chăn nuôi tăng 47,59%, bàn bằng gỗ tăng 6,39%, đồ nội thất bằng gỗ khác tăng 15,02%,... Bên cạnh đó, tổng mức đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2015 tăng 12,2% so với năm trước cũng đã góp phần đáng kể vào giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp và xây dựng (vốn xây dựng cơ bản chiếm đến 74,3% trong tổng mức đầu tư phát triển). Khu vực dịch vụ ước đạt 5.963,8 tỷ đồng, tăng 11,85% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng trưởng năm trước là 1,84% (năm 2014 giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ tăng 10,01%). --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 13
  • 14. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. Khu vực dịch vụ tiếp tục có đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng chung. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng khá như bán buôn và bán lẻ, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng,... Trong năm 2015 nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô có tác động tích cực đến tăng trưởng đối với khu vực dịch vụ như: Tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, lãi suất ngân hàng hợp lý, dư nợ tín dụng tăng cao (14,81%) so với cùng kỳ, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có nhiều thuận lợi. Tăng trưởng kinh tế Đơn vị tính: % Năm 2014 Năm 2015 Tăng (+) giảm (-) TỔNG SỐ 9,34 9,51 +0,17 Chia ra: - Nông, lâm nghiệp và thủy sản 7,06 4,32 -2,74 Công nghiệp - Xây dựng 10,78 11,53 +0,75 Trong đó: Công nghiệp 9,21 10,18 +0,97 Dịch vụ 10,01 11,85 +1,84 b. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá hiện hành ước đạt 60.876,6 tỷ đồng. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 16.809,5 tỷ đồng, chiếm 27,6%; khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 18.535,6 tỷ đồng, chiếm 30,4%; khu vực dịch vụ ước đạt 25.531,5 tỷ đồng, chiếm 42%. Trong năm 2015, mặc dù nền kinh tế của tỉnh vẫn còn tiếp tục đương đầu với những khó khăn, thách thức nhất định. Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Định đã từng bước ổn định và có mức tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, thiếu ổn định do sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, thiên tai, dịch bệnh; trong khi đó khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng chưa cao, chưa tạo bước phát triển đột phá và chiếm tỷ trọng cao để đóng vai trò quyết định đến nền kinh tế của tỉnh. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đơn vị tính: % --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 14
  • 15. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. Năm 2014 Kế hoạch năm 2015 Ước tính năm 2015 Ước tính năm 2015 tăng (+), giảm (-) so với Cùng kỳ Kế hoạch TỔNG SỐ 1 00,0 100,0 100,0 - - Chia ra: - Nông, lâm nghiệp và thủy sản 30,0 27,7 27,6 -2,4 -0,1 - Công nghiệp - Xây dựng 28,9 30,4 30,4 +1,5 - Trong đó: Công nghiệp 21,2 - 21,4 +0,2 - - Dịch vụ 41,1 41,9 42,0 +0,9 +0,1 Tổng sản phẩm địa phương bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 40,1 triệu đồng/người, tăng 3,8 triệu đồng/người (+10,4%) so với năm 2014 và tăng 22,4 triệu đồng/người (gấp 2,27 lần) so với năm 2010. Tổng sản phẩm địa phương bình quân đầu người năm 2015 quy đổi ra đô la Mỹ ước đạt 1.896 USD/người, tăng 185 USD/người (+10,8%) so với năm 2014 và tăng 984 USD/người (gấp 2,08 lần) so với năm 2010. c. Đầu tư phát triển Tổng mức thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2015 ước tính đạt 25.733,2 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ, chiếm 42,3% so với GRDP (kế hoạch năm 2015 là 25.930 tỷ đồng, 42,5% so với GRDP). Trong đó, vốn Nhà nước trên địa bàn đạt 6.910,1 tỷ đồng, chiếm 26,9%, tăng trưởng 2,7%; vốn ngoài Nhà nước đạt 18.271,9 tỷ đồng, chiếm 71%, tăng trưởng 15,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 551,1 tỷ đồng, chiếm 2,1%, tăng trưởng 39,2% so với cùng kỳ. Theo khoản mục đầu tư, vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 19.135,1 tỷ đồng, chiếm 74,3%, tăng trưởng 13,6% so với cùng kỳ; vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản đạt 2.667,4 tỷ đồng, chiếm 10,4%, tăng trưởng 2,4%; vốn đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp tài sản cố định đạt 1.472,2 tỷ đồng, chiếm 5,7%, tăng trưởng 10,1%; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động đạt 1.795 tỷ đồng, chiếm 7%, tăng trưởng 13,5%; vốn đầu tư khác đạt 663,5 tỷ đồng, chiếm 2,6%, tăng trưởng 16,8% so với cùng kỳ. Trong năm 2015, một số công trình do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Để đảm bảo cho việc thực hiện đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các công trình, dự án thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước đạt hiệu quả cao, các ngành chức năng thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công, thanh toán --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 15
  • 16. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. kịp thời đối với khối lượng công trình hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà thầu. Nhờ vậy nhiều dự án, công trình được đẩy nhanh tiến độ đã góp phần tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. d. Chăn nuôi Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc và gia cầm. Đàn gia súc và gia cầm trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định và phát triển khá. Đến nay toàn tỉnh đã kết thúc tiêm phòng cúm gia cầm đợt 2/2015 được 4.678,2 nghìn con, tỷ lệ tiêm phòng đạt 71,4% so với tổng đàn; tiêm phòng vaccine lở mồm long móng 243,8 nghìn con trâu, bò các loại, 67,3 nghìn con lợn; tiêm phòng vaccine dịch tả lợn 410,7 nghìn con; tiêu độc sát trùng được 22,9 triệu m2 chuồng trại. Hiện nay đang vào mùa mưa, các loại dịch bệnh có nguy cơ tái phát rất cao nếu không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Do đó, ngành Nông nghiệp thường xuyên đẩy mạnh công tác phòng chống cúm gia cầm như tăng cường quản lý đàn và quản lý các lò ấp, kiểm soát hoạt động vận chuyển và giết mổ động vật. Từ đầu năm đến nay đã thực hiện kiểm soát giết mổ 14 nghìn con trâu, bò; 71,8 nghìn con lợn và 65,5 nghìn con gia cầm các loại. Kiểm dịch động vật xuất, nhập tỉnh 25,7 nghìn con trâu, bò; 1.047,6 nghìn con lợn; 14,7 triệu con gia cầm và 29,3 triệu quả trứng các loại. Số lượng kiểm dịch quá cảnh 26,2 nghìn con trâu, bò; 1.171,5 nghìn con lợn; 15,2 triệu con gia cầm và 27,3 triệu quả trứng các loại. Theo kết quả điều tra chăn nuôi thời điểm 1/10/2015: Tổng đàn trâu của tỉnh có 21.539 con, tăng 0,4% (+92 con) so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 1.393,5 tấn, tăng 6,3% (+82,6 tấn) so với cùng kỳ. Đàn trâu có xu hướng tăng trong những năm gần đây, do nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình chăn nuôi và đạt hiệu quả kinh tế, làm sức kéo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, vận chuyển vật liệu thay thế cho các loại xe độ chế đã bị cấm sử dụng. Các huyện có đàn trâu chiếm tỷ trọng lớn là Phù Mỹ, An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn và Phù Cát. Tổng đàn bò đạt 266.031 con, tăng 5,4% (+13.590 con) so với cùng kỳ. Thời gian qua, giá bò hơi có xu hướng tăng, sản phẩm tiêu thụ dễ dàng, chăn nuôi bò lai, vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, tạo công ăn việc làm và thu nhập đáng kể nên người chăn nuôi đã mạnh dạn đầu tư góp phần phát triển tổng đàn. So với cùng kỳ, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 27.692,1 tấn, tăng 2,9% (+787,7 tấn). Tổng đàn lợn (không tính lợn sữa) có 797.701 con, tăng 5,5% (+41.770 con) so với cùng kỳ. Trong đó, lợn nái có 154.162 con, chiếm 19,3% tổng đàn, tăng 3,8% (+5.687 con); lợn thịt 642.387 con, chiếm 80,5% tổng đàn, tăng 5,9% (+36.040 con) so với thời điểm 1/10/2014. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 16
  • 17. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. Ngành chăn nuôi lợn tại địa phương trong những năm qua đã và đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nông dân mở rộng đầu tư quy mô lớn. Mặt khác, từ đầu năm đến nay, giá lợn hơi có lợi cho người chăn nuôi và thị trường tiêu thụ khá mạnh nên bà con tích cực đầu tư và yên tâm sản xuất. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 113.010,7 tấn, tăng 7,9% (+8.264,7 tấn) so với cùng kỳ. Trong năm 2015, trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch cúm, nhưng việc khôi phục và phát triển đàn gia cầm vẫn còn chậm do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết diễn biến thất thường. Tính đến ngày 01/10/2015, tổng đàn gia cầm của tỉnh có 6.927,9 nghìn con, giảm 0,9% (-65,8 nghìn con) so với cùng kỳ. Sản lượng thịt hơi gia cầm xuất chuồng đạt 15.595,4 tấn, tăng 4,1% (+609,8 tấn) so với cùng kỳ. Mô hình chăn nuôi gia trại tiếp tục phát triển cả về quy mô và số lượng. Tính đến ngày 01/10/2015, toàn tỉnh có 4.589 gia trại (3.530 gia trại chăn nuôi lợn và 1.059 gia trại chăn nuôi gia cầm), tập trung tại các huyện Hoài Ân: 2.260 gia trại; Tuy Phước: 508 gia trại; Phù Cát: 451 gia trại; Hoài Nhơn: 406 gia trại; An Nhơn: 405 gia trại; Phù Mỹ: 182 gia trại; Tây Sơn: 163 gia trại; Quy Nhơn: 78 gia trại.  Định hướng phát triển Định hướng chung: a) Về phương thức chăn nuôi: Chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại, nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp và chăn nuôi áp dụng công nghệ cao; phát triển ở quy mô vừa phải (hộ chăn nuôi có quy mô đàn từ trên 100 con heo nái sinh sản hoặc 1.000 heo thịt, hộ chăn nuôi bò có quy mô đàn từ 20 con bò thịt trở lên, đối với gia cầm chọn hộ có quy mô đàn trên 2.000 con), phù hợp với khả năng tài chính, quản lý và xử lý môi trường. b) Về địa vùng sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao: Chuyển dịch dần chăn nuôi từ vùng không có lợi thế để phát triển chăn nuôi tập trung đến nơi có diện tích và hội đủ điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi trang trại; hình thành các vùng chăn nuôi xa thành thị, khu dân cư. c) Áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi từ khâu con giống, thức ăn đến c tiêu chuẩn mà thị trường cần nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. d) Ưu tiên đầu tư cho các chương trình, dự án chọn tạo, nhân giống vật nuôi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất và xuất khẩu hàng hóa; các dự án phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh, thực phẩm. đ) Đào tạo nguồn nhân lực: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành nhằm xây dựng đội ngũ giỏi về chuyên môn và có tay nghề cao; đồng thời xây dựng được đội ngũ kỹ thuật tư nhân lớn mạnh đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi công nghệ cao. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 17
  • 18. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. Định hướng cụ thể: a) Đối với chăn nuôi heo: Áp dụng gieo tinh nhân tạo để phát triển các giống heo có năng suất và chất lượng cao đồng thời phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại địa phương như các giống heo lai 3 máu (heo lai Yorkshire – Landrace – Duroc), heo lai 4 máu (Yorkshire – Landrace – Duroc – Pietrain). * Chuồng trại: Áp dụng các kiểu chuồng nuôi tiên tiến. - Đối với nái sinh sản: Sử dụng chuồng sàn có hệ thống làm mát. - Đối với heo thịt: Nuôi trên nền đệm lót sinh học. - Đối với heo cai sữa: Nuôi trên chuồng sàn, đảm bảo nhiệt độ ổn định. * Địa điểm thực hiện: Tại các huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Phú Tân. b) Đối với chăn nuôi bò: Ứng dụng gieo tinh nhân tạo để phát triển các giống bò thịt có năng suất và phẩm chất thịt cao như giống bò Red Angus, Brahman, Red Sind, Belgian Blue Breed, Limousin. - Địa điểm thực hiện: Tại Xã Cát Lâm, Huyện Phù Cát – Tỉnh Bình Định. - Tiêu thụ sản phẩm: Gắn kết hộ chăn nuôi với các đơn vị thu mua ổn định như Vissan, Coop.Mart, Metro … c) Đối với gia cầm: Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và chăn nuôi chăn thả có kiểm soát. - Con giống: Phát triển giống gà lông màu năng suất cao, giống vịt siêu thịt, siêu trứng, đầu tư con trống năng suất cao để phối với các con mái hiện có nhằm cải thiện dần chất lượng đàn giống của tỉnh. - Thú y: Vắc xin tiêm phòng, xây dựng quy trình vệ sinh phòng bệnh hiệu quả cao. - Chuồng trại: Thực hiện nuôi nhốt với chuồng trại phù hợp, đảm bảo vệ sinh, nuôi trên nền đệm lót sinh học … - Địa điểm thực hiện: Huyện Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành  Các giải pháp chủ yếu Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư a) Thực hiện tốt xã hội hóa để tạo nguồn kinh phí thực hiện, ngoài nguồn kinh phí của ngành nông nghiệp còn có sự hỗ trợ kinh phí của các doanh nghiệp, địa phương. b) Khai thác các nguồn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ cho việc thúc đẩy phát triển sản xuất thân thiện môi trường. c) Mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. d) Các ngân hàng và tổ chức tín dụng cho vay sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, với lãi suất ưu đãi. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề. a) Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi, từng bước xã hội hóa đầu tư ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là công nghệ sinh học. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 18
  • 19. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. b) Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn về cải tạo giống theo hướng công nghệ cao nhằm nâng cao trình độ năng lực cán bộ kỹ thuật để đảm bảo công tác điều hành, tiếp nhận và chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ. c) Đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật chăn nuôi cho nông dân, giúp nâng cao kỹ thuật sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. d) Liên kết với các trung tâm nghiên cứu trong và ngoài tỉnh có kinh nghiệm trong công tác sản xuất nông nghiệp, tham quan học tập đúc kết kinh nghiệm và ứng dụng thực tiễn. đ) Đào tạo cán bộ chuyên môn thông qua các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ. Khuyến khích, có chính sách hỗ trợ cán bộ công chức, viên chức nghiên cứu luận án thạc sĩ, tiến sĩ thuộc lĩnh vực công tác giống ứng dụng công nghệ cao. Giải pháp thị trường, phát triển doanh nghiệp, nông dân phát triển sản xuất. a) Thị trường - Thông tin và dự báo thị trường; tổ chức mạng lưới lưu thông và tiêu thụ sản phẩm; tổ chức hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm; giới thiệu trên phương tiện truyền thông đại chúng (truyền thanh, truyền hình, trang web,..). Đa dạng hóa các mô hình tiêu thụ theo hình thức phù hợp từng địa bàn; thực hiện việc kinh doanh có địa chỉ, tiến tới có thương hiệu, có bao bì đóng gói, giá cả hợp lý, đảm bảo lợi ích của cả người sản xuất cũng như tiêu dùng. - Hình thành và phát triển các hình thức giao dịch và hệ thống các cơ sở, dịch vụ về cung ứng, tiêu thụ các sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, cụ thể như: dịch vụ môi giới, tư vấn, đánh giá kỹ thuật, đầu tư, pháp lý, tài chính, bảo hiểm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc, thiết bị; dịch vụ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi ứng công nghệ cao. b) Doanh nghiệp, nông dân - Có sự liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, người dân trong sản xuất, thu mua và chế biến đảm bảo chất lượng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và tiến tới xuất khẩu. - Có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp về vốn, quỹ đất, thuế để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất theo hướng công nghệ cao. - Tổ chức cho nông dân tham quan các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao đạt hiệu quả - Tăng cường cơ chế chính sách đầu tư cho nông dân (vốn vay, lãi suất ưu đãi,....) để hỗ trợ khuyến khích nông dân trang bị máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. - Tổ chức lại sản xuất bằng các hình thức hợp tác thích hợp và tự nguyện (tổ hợp tác, hợp tác xã, các dạng liên kết ngang, dọc và trang trại) trên những vùng quy hoạch để tạo ra nguyên liệu, sản phẩm có sản lượng lớn, chất lượng ổn định qua việc áp dụng các quy trình sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, quốc tế theo yêu cầu của thị trường --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 19
  • 20. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. Trên cơ sở đó, phát triển mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng. - Tăng cường nâng cao năng lực cho nông dân thông qua việc xã hội hóa công tác đào tạo các kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, quản lý kinh tế hộ, khởi sự doanh nghiệp, marketing; … Giải pháp khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường a) Nâng cao chất lượng giống heo thông qua chương trình chọn lọc giống để tăng năng suất và phẩm chất thịt. b) Thực hiện gieo tinh nhân tạo cho bò để cải tạo đàn bò tại địa phương. c) Quy trình chăn nuôi: Áp dụng các quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, VietGAP và tiến tới chăn nuôi an toàn dịch bệnh. d) Xử lý môi trường: Kiểm soát môi trường chăn nuôi, giúp chăn nuôi phát triển, bền vững. Các loại hình công nghệ áp dụng: - Trong chăn nuôi: Ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải như ủ phân sinh học, hầm ủ biogas với màng HDPE, chăn nuôi trên đệm lót sinh học....,. Giải pháp về chính sách: Thực hiện theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các chính sách khác có liên quan. Giải pháp hợp tác với các địa phương trong và ngoài tỉnh - Phối hợp UBND huyện, thị nơi có vùng quy hoạch chỉ đạo thực hiện. - Phối hợp với Viện, Trường huấn luyện để tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào trong sản xuất. - Phối hợp với các công ty sản xuất kinh doanh, để gắn kết tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. - Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện vệ sinh môi trường trong sản xuất chăn nuôi - Phối hợp với các tổ chức như: ngân hàng, quỹ tín dụng hỗ trợ vay vốn đầu tư (lãi suất và thủ tục) - Có chính sách gắn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn phối hợp xây dựng vùng nguyên liệu trên cơ sở liên kết với các tổ hợp tác, hợp tác xã và tổ chức thu mua thông qua hợp đồng nhằm ổn định đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi đồng thời tích cực tham gia trong việc bảo vệ môi trường hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp bền vững. - Khuyến khích tích tụ ruộng đất tạo điều kiện thuận lợi phát triển trang trại. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 20
  • 21. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 21
  • 22. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ III.1. Dự đoán nhu cầu thị trường III.1.1. Tình hình nhu cầu thị trường Do thực trạng ngành chăn nuôi của nước ta còn ở mức độ thấp (chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, theo tập tục quảng canh, chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên sản lượng trong chăn nuôi đạt rất thấp). Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trong nước và xuất khẩu ngày càng lớn. Do vậy, cung không đủ cầu, việc tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi trong những năm tới là rất khả quan. Lựa chọn giống heo tốt, năng suất cao là một trong những khâu then chốt mà các chủ trại cần đặc biệt lưu ý. Do ngoại hình, chất lượng thịt và tỷ lệ nạc heo thương phẩm phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính di truyền và khả năng phát triển của heo giống. Nhưng thực tế không phải chủ trại nào cũng hiểu được những vấn đề liên quan đến việc chọn con giống có chất lượng. Hiện nay, chăn nuôi heo tại bình Định đang tồn tại nhiều vấn đề như chủ trại tự sản xuất và nhân đàn giống từ heo thịt đã nuôi trước đó. Đáng lo ngại hơn, một số chủ trại đã không ngần ngại mua các con heo giống trôi nổi, không nguồn gốc về nuôi và heo giống từ các nguồn trên có giá thành rẻ nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh hơn so với con giống từ các trại heo giống. Do vậy, ngành chức năng khuyến cáo các chủ trại không nên mua heo giống từ các nguồn trên. Thời gian gần đây, phong trào nhập giống heo trực tiếp từ nước ngoài về để nuôi rất phổ biến. Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh thị trường rất lớn khi Việt Nam gia nhập hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Với việc tiếp thu công nghệ chăn nuôi hiện đại và quy trình kỹ thuật khép chín, Công ty chúng tôi khẳng định thịt heo Việt Thắng sẽ được truy xuất nguồn gốc, kiểm soát an toàn đến người tiêu dùng, tạo điều kiện cho người dân được tiếp xúc với nguồn giống chất lượng cao mà giá thành phải chăng. Về điều kiện địa lý: dự án có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng với định hướng chiến lược phát triển của vùng và xu hướng tất yếu của chăn nuôi công nghiệp... Bình Định luôn được đánh giá là điểm đến lý tưởng cho phát triển chăn nuôi. Với điều kiện ngoại cảnh và điều kiện khả quan như trên khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án là yếu tố rất khả quan. III.1.2. Khả năng cung cấp của thị trường Trong những năm qua việc thực hiện theo chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ngành chăn nuôi Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên sự phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Ngành chăn nuôi heo cả nước nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng vẫn còn những khó khăn tồn tại: quy mô đàn nhỏ lẻ, phân tán, tự phát, không tập trung, trình độ chăn nuôi hạn chế, dịch bệnh, sản phẩm bị ép giá, khả năng tiếp cần nguồn vốn vay còn hạn chế, các quy định của nhà nước về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm,… Hơn nữa, do quy mô nhỏ lẻ, phân tán, chưa được quy hoạch --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 22
  • 23. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. vùng cụ thể nên các vấn đề môi trường, pháp lý cũng như sự phản ứng của nhân dân trong khu vực chăn nuôi. Do đó, khả năng cung cấp thịt heo cho thị trường còn nhiều hạn chế. III.2. Tính khả thi của dự án Dự án nhập trọn gói từ 4 đối tác Đan Mạch, trong đó tập đoàn sản xuất heo giống nổi tiếng Danbred International sẽ cung cấp đàn heo giống; tập đoàn Skiold nổi tiếng trong lĩnh vực cơ khí chịu trách nhiệm thiết kế, hệ thống thiết bị chuồng trại; tập đoàn Andritz cung cấp dây chuyền, công nghệ hai nhà máy thức ăn và cuối cùng là tập đoàn Vilomix đứng thứ 4 châu âu về giải pháp dinh dưỡng trong chăn nuôi heo sẽ giúp HVG xây dựng nhà máy sản xuất Premix, thuốc thú y. Ngoài việc cung cấp hậu cần phục vụ dự án, các đối tác đến từ Đan Mạch cũng cam kết đồng hành với công ty chuyển giao trọn gói quy trình kỹ thuật cũng như các giải pháp chăn nuôi nhằm hướng đến mục tiêu đạt năng suất, chất lượng, đảm bảo tính cạnh tranh cao nhất cho sản phẩm. Được biết, dự án này còn được Chính phủ, Bộ nông nghiệp Đan Mạch cam kết hỗ trợ tích cực về mặt pháp lý để các tập đoàn nói trên có thể chuyển giao công nghệ chăn nuôi heo cho Công ty đạt kết quả tốt nhất. Với vị trí địa lý và điều kiện thuận lợi của huyện Phù Cát, Bình Định hiện nay và trong mục tiêu phát triển chăn nuôi chung của cả nước, khu vực của Dự án sẽ được quy hoạch với tính chất là một trong những khu chăn nuôi có quy mô lớn nhất và sẽ trở thành mắt xích quan trọng trong việc thực hiện chính sách của tỉnh Bình Định về việc phát triển ngành chăn nuôi có quy mô lớn. Hiện nay, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn chưa thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việc thực hiện Dự án với quy mô lớn và hình thức mới mở ra bước ngoặc mới cho quá trình phát triển ngành chăn nuôi của Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng. Dự án được thành lập phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng như chính sách và đường lối đổi mới của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Việc đầu tư xây dựng Dự án tại địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo của địa phương nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung, đồng thời tạo điều kiện phát triển cho ngành chăn nuôi của tỉnh, đóng góp đáng kể vào tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Ứng dụng, tiếp thu công nghệ chăn nuôi heo tiên tiến của thế giới, từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ người dân địa phương, sản phẩm có tính cạnh tranh và hiệu quả hơn. Dự án đầu tư có hướng đi mới, cạnh tranh bằng con giống tốt, công nghệ sản xuất thức ăn hiện đại, công nghệ chăn nuôi, các giải pháp dinh dưỡng, quy trình khép kín, quy mô đầu tư và đơn giá lao động thấp. Tóm lại, Dự án được thực hiện hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định nói riêng và Nhà nước nói chung. Việc đầu tư xây dựng “Trại heo giống Công nghệ cao Việt Thắng Bình Định” là hoàn --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 23
  • 24. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. toàn phù hợp với các điều kiện khách quan và chủ quan trên địa bàn tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động địa phương, đem lại nhiều hiệu quả cả về mặt kinh tế, xã hội. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 24
  • 25. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN IV.1. Địa điểm xây dựng IV.1.1. Vị trí xây dựng Khu vực xây dựng dự án nằm Thôn Đại Khoan, Xã Cát Lâm, Huyện Phù Cát – Tỉnh Bình Định IV.1.2. Điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lý: Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Tỉnh lỵ của Bình Định là thành phố cảng Quy Nhơn nằm cách thủ đô Hà Nội1.070 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 652 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A.  Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ tây sang đông. Phía tây của tỉnh là vùng núi rìa phía đông của dãy Trường Sơn Nam, kế tiếp là vùng trung du và tiếp theo là vùng ven biển. Các dạng địa hình phổ biến là các dãy núi cao, đồi thấp xen lẫn thung lũng hẹp độ cao trên dưới 100 mét, hướng vuông góc với dãy Trường Sơn, các đồng bằng lòng chảo, các đồng bằng duyên hải bị chia nhỏ do các nhánh núi đâm ra biển. Ngoài cùng là cồn cát ven biển có độ dốc không đối xứng giữa 2 hướng sườn đông và tây  Khí hậu Khí hậu Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do sự phức tạp của địa hình nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều. • Nhiệt độ không khí trung bình năm: ở khu vực miền núi biến đổi 20,1 - 26,1 °C, cao nhất là 31,7 °C và thấp nhất là 16,5 °C. Tại vùng duyên hải, nhiệt độ không khí trung bình năm là 27,0 °C, cao nhất 39,9 °C và thấp nhất 15,8 °C. • Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm: tại khu vực miền núi là 22,5 - 27,9% và độ ẩm tương đối 79-92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tương đối trung bình là 79%. • Chế độ mưa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Riêng đối với khu vực miền núi có thêm một mùa mưa phụ tháng 5 - 8 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây Nguyên. Mùa khô kéo dài tháng 1 - 8. Đối với các huyện miền núi tổng lượng mưa trung bình năm 2.000 - 2.400 mm. Đối với vùng duyên hải tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751 mm. Tổng lượng mưa trung bình có xu thế giảm dần từ miền núi xuống duyên hải và có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. • Về bão: Bình Định nằm ở miền Trung Trung bộ Việt Nam, đây là miền thường có bão đổ bộ vào đất liền. Hàng năm trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Khánh Hòa trung bình có 1,04 cơn bão đổ bộ vào. Tần suất xuất hiện bão lớn nhất tháng 9 - 11. IV.2. Quy mô đầu tư - Công suất thiết kế: 10.000 heo nái, 150 heo nọc - Sản phẩm đầu ra dự kiến: 267.030 heo con/năm. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 25
  • 26. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. IV.3. Quy hoạch xây dựng IV.3.1. Bố trí mặt bằng xây dựng Mặt bằng tổng thể của Dự án được chia thành các khu như sau: + Xây dựng hệ thống đường công vụ nội bộ cho toàn bộ khu vực nằm trong quy hoạch Dự án. + Xây dựng hệ thống công trình chuồng trại, nhà điều hành, khu bảo vệ, trạm điện, trạm xử lý nước thải phục vụ chăn nuôi. + Trồng cây xanh tạo cảnh quan, tăng hiệu quả kinh tế và đặc biệt là bảo vệ môi trường cho toàn bộ khu vực. + Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường trong khu vực và vùng phụ cận. + Xây dựng hệ thống phòng chống cháy, đảm bảo an toàn cho Dự án. + Lập ranh giới bằng rào chắn phân định khu vực Dự án. IV.3.2. Nguyên tắc xây dựng công trình Các hạng mục công trình sẽ được bố trí theo những nguyên tắc sau: + Bố trí thuận tiện cho việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong khu vực Dự án. + Thuận tiện cho việc phát triển, mở rộng Dự án sau này. + Tiết kiệm đất xây dựng nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng các khu trại chăn nuôi. + Tuân thủ các quy định về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng của địa phương và Nhà Nước ban hành. + Tạo dáng vẻ kiến trúc phù hợp với cảnh quan của khu chăn nuôi tập trung. Về mặt kiến trúc, các trại trong cơ sở sẽ được thiết kế như sau: - Mái trại: + Tole cách nhiệt, dày 0.42mm, khổ 1.7m + Vì kèo thép hình V40x40x4, bản mã dày 8mm + Xà gồ thép hình C40x80x2.5, khoảng cách a=900 + Sườn trần ngang la phông thép hộp 30x30x3 + Sườn trần dọc la phông thép hộp 30x20x1.5 - Nền: + Bê tông đá 1x2 mác #200, dày 100 +Vữa láng nền tạo bề mặt nhám chống trượt + Độ dốc i: 3% + Lớp đất đầm kỷ + Lớp đất tự nhiên làm sạch cỏ IV.3.3. Yêu cầu kỹ thuật khi xây dựng Dự án --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 26
  • 27. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. - Đối với trại heo : Chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ thoáng mát, ấm áp trong mùa Đông và thoáng mát trong mùa Hè. Hạn chế tối đa việc tắm heo và rửa chuồng, chuồng luôn khô ráo nhưng vẫn đảm bảo thoáng mát, để giảm tối đa các bệnh về hô hấp. Cách ly với môi trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nuôi dưỡng, chăm sóc đàn heo được tốt hơn. - Đảm bảo các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh, lao động và phòng cháy chữa cháy. IV.3.4. Các hạng mục công trình 1. Vị trí chuồng Cao ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, thoát nước tốt, xa khu dân cư, trường học, chợ, thuận tiện giao thông, chủ động nguồn nước. 2. Hướng chuồng Mặt trước quay theo hướng Đông Nam (trục chuồng Đông Bắc – Tây Nam) hoặc hướng Nam (trục chuồng Đông Tây). Nếu không thể theo 2 hướng trên thì chuồng phải có tấm rèm để che nắng, che mưa. Khoảng cách giữa các chuồng 8 – 13 m đảm bảo thông thoáng, vừa để có đủ ánh sáng chiếu vào vừa giúp cho điều hoà nhiệt độ chuồng nuôi. 3. Kết cấu chuồng và trang thiết bị trong chuồng 3.1. Nền chuồng: Được gia cố nền đất cát và cao hơn mặt đất khoảng 30-45cm, có độ dốc phù hợp (3%) để tránh ẩm ướt, ngập úng. Nền láng bằng xi măng để vệ sinh dễ dàng, nhanh khô. Trong khi sử dụng nếu nền chuồng bị hư hỏng thì được sửa ngay không để lâu ngày vì không an toàn cho heo và khó sửa chửa cho sau này. Nền bê tông: là loại nền chắc chắn và đầu tư khá nhiều tiền. Nền bê tông được kết cấu bởi nhiều lớp: Lớp đất nện: ở dưới cùng, có độ dốc 1 – 3% để làm mặt thoát nước. Lớp đá xanh kích thước đá 4 x 6 cm, dày khoảng 10-15cm được đầm chặt. Lớp đá xanh kích thước 3 x 4 cm, dày khoảng 7-10cm, đầm chặt rồi đổ vữa khô lấp kín các lỗ hổng của đá. Nếu không dùng vữa khô thì có thể dùng cát lấp các lỗ hổng rồi đầm chặt, cũng có thể phun nước cho cát trôi vào các khe hở của viên đá. Lớp trên cùng: là hỗn hợp bê tông gồm: Đá xanh kích thước 1 x 2cm, vữa xi măng tỷ lệ 1 xi măng 2 cát, lớp hỗn hợp bê tông này dày khoảng 3-5cm. 3.2. Tường Tường là bộ phận cơ cấu nên chuồng trại nuôi heo, có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi. Khi xây dựng cần chú ý: – Móng tường: Trước khi xây tường phải xử lý móng chu đáo, móng vững thì tường mới bền. Nếu đất làm chuồng yếu thì móng phải dày, chắc để tránh sụt nứt. Móng có đá hoặc tận dụng gạch vỡ để xây sẽ làm giảm chi phí trong xây dựng chuồng nuôi. – Thân tường được làm bằng tấm PU cách nhiệt dày 100 mm do trại được xây dựng khép kính và có sử dụng dàn lạnh để làm mát chuồng nuôi --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 27
  • 28. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. 3.3. Hành lang và cửa chuồng nuôi – Cửa chuồng nuôi: cửa chuồng heo có chiều rộng khoảng 60cm, cao bằng tường vách. Cửa cao hơn mặt nền 1-2cm để dễ thoát nước từ hành lang chăm sóc, nhưng không cao hơn vì heo có thể dúi mõm vào đáy cửa để hất, gặm phá cửa. Vật liệu làm cửa có thể bằng sắt hay song sắt. Mỗi loại vật liệu đều có ưu điểm và hạn chế, vì vậy tuỳ điều kiện thực tế mà người chăn nuôi chọn loại vật liệu làm cửa. Bản lề cửa được bắt bên ngoài chuồng, sức chịu lực tốt. Hướng cửa mở vào trong đối với heo cai sữa do heo khó ủi phá cửa, tránh hỏng chốt gài cửa, tránh nguy hiểm cho người khi đóng mở cửa. Đối với heo nái, nái chờ phối, heo hậu bị được nuôi riêng, mỗi lồng một con, hướng cửa mở ra ngoài và cửa được đặt phía sau mỗi lồng nuôi. Chốt gài cửa bố trí bên ngoài. Không nên bố trí bất kỳ chướng ngại vật gì ngoài cửa chuồng (như rãnh đường mương sâu hoặc máng ăn) sẽ làm cho heo sợ hãi khó lùa qua cửa chuồng. – Hành lang: là lối đi dành cho người chăn nuôi đi lại cho ăn và chăm sóc heo. Hành lang cũng là đường vận chuyển heo từ ô chuồng này đến ô chuồng khác, hoặc chuyển heo đi cân xuất bán. Tất cả các dày chuồng được kết nối với một trục đường chính để tạo sự liên kết và dễ dàng di chuyển đàn. Khi xây dựng cần phải đáp ứng những yêu cầu: Rộng khoảng 3,4 m, dài 168 m; có độ dốc để nước không đọng, đảm bảo độ ma sát tránh trơn trợt, hướng thoát nước về phía cuối chuồng. 3.4. Mái chuồng: Mái chuồng ngoài tác dụng che mưa nắng còn có tác dụng điều hoà nhiệt độ trong chuồng nuôi thông qua các vật liệu làm mái khác nhau. Mái chuồng cao vừa phải để đảm bảo thông thoáng và tránh mưa tạt vào. – Mái tôn cách nhiệt: mái có độ bền cao, thời gian sử dụng dài, giá thành cao. Mái tôn được làm cao và thông thoáng và có biện pháp chống nóng vào mùa hè cho heo. –Mái chuồng: Kiểu 2 mái đơn: tiết kiệm được diện tích so với chuồng mái lỡ, nhưng hơi nóng và ẩm độ trong chuồng khó thoát ra khỏi 2 mái, có thể bố trí thêm quạt hút. 3.5. Máng ăn và máng uống + Máng ăn: Máng tự động bằng inox được đặt trên mặt nền chuồng nên luôn khô ráo, sạch, độ bền cao; giá thành cao. + Máng uống: hiện nay dùng hệ thống cung cấp nước là núm uống tự động. nước được dẫn từ bể cao áp đến bể điều áp nên kiểm tra được vệ sinh nguồn nước. Chi phí đầu tư ban đầu khá cao. 3.6. Bể chứa nước Trung bình nhu cầu nước cho tắm rửa, ăn uống một heo khoảng 50 lít nước/con/ngày. Lượng nước này tăng vào mùa nóng và giảm vào ngày mưa dầm. Vì vậy dự trù số lượng heo nuôi mà xây bể chứa. Để giảm chi phí nên xây thành nhiều bể, các bể --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 28
  • 29. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. thông nhau bằng các van. Các bể xây nổi trên mặt đất, có lỗ thoát nước để dễ cọ rữa và loại bỏ rác, cặn bã phù sa. Bể có nắp đậy bên trên tránh tạp chất rơi vào. 3.7. Diện tích chuồng nuôi: Phù hợp với từng giai đoạn sản xuất và độ tuổi của heo. Tất cả heo được nuôi trên nền sàn. Bảng: Mật độ heo nuôi Giai đoạn Số con nuôi /chuồng (con) Diện tích (m2 /con) Nái hậu bị 10 1,6 – 1,85 Nái khô, mang thai 1 1,6 – 1,85 Nái nuôi con 1 3,0 – 6,0 Heo đực 1 10,5 Heo cai sữa 20 0,42 4. Các loại chuồng nuôi heo sinh sản 4.1. Chuồng nuôi heo cái hậu bị Heo hậu bị được nuôi trên chuồng sàn với hệ thống làm lạnh. Tuy nhiên vẫn phải lưu ý đến những yêu cầu về tiểu khí hậu chuồng nuôi, mật độ nhốt và diện tích nuôi cho 1 con. 4.2. Chuồng nuôi nái chờ phối sau cai sữa con và nái mang thai Chuồng thường được xây thành 3 dãy đối diện nhau, cùng một bên so với hành lang chung. Máng ăn được đặt ở phía trước chuồng, máng uống ở phía sau nếu là chuồng nuôi chung nhiều heo hoặc máng uống ở phía trước nếu là chuồng cá thể. Heo nái được nhốt ở chuồng cá thể. Khuynh hướng hiện nay là nhốt ở chuồng cá thể để dễ theo dõi và giảm stress cho heo. 4.3. Chuồng nái nuôi con Chuồng nái nuôi con hiện nay thường dùng chuồng lồng. Chuồng gồm 3 ngăn: ngăn giữa dành cho heo mẹ và 2 ngăn ở hai bên dành cho heo con. Tổng diện tích chuồng kích thước 2,2 – 2,4m x 1,8m chiều rộng (0,6m ở giữa cho heo mẹ và 0,8 và 0,4m mỗi bên cho heo con). Chiều cao của ngăn heo mẹ là 0,9 – 1m, chiều cao của ngăn heo con là 0,5 – 0,6m. Máng ăn đặt cao hơn sàn chuồng 0,25m. Heo con qua lại tự do bú mẹ mà không sợ bị mẹ đè nhờ các thanh sắt đặt cách sàn chuồng 0,25 – 0,3m. Thời gian heo nái đẻ trong chuồng lồng biến động theo quy cách quản lý và tận dụng chuồng trại. Đa số các trại đều nuôi heo mẹ và heo con trong lồng cho đến khi cai sữa heo con. 4.4. Chuồng heo cai sữa Chuồng sàn hở 1 phần: sàn cách mặt đất 0,6m; heo ngủ và ăn ở phần sàn liền, phần sàn hở có núm uống và là nơi tiêu tiểu. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 29
  • 30. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. 5. Hệ thống xử lý chất thải Chất thải được thu gom và xử lý đúng cách để có được lượng lớn phân bón cho trồng trọt, đồng thời không gây hôi, không làm ô nhiễm đất và nước xung quanh trại. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải (phân, nước rửa chuồng, nước tắm heo) gồm có đường mương, nhà ủ phân và các bể lắng gạn, hầm phân huỷ và túi sinh học. 5.1. Đường mương Đường mương có độ dố 1 – 1,5% và được xây bằng bêtông chắc chắn. Bề rộng thay đổi tuỳ theo lưu lượng nước thải, biến động khoảng 0,2 – 0,5m. 5.2. Nhà ủ phân và bể lắng phân – Nhà ủ phân phải có nóc, tường che và đường mương xung quanh để dẫn nước dơ về bể lắng phân. Đây là môi trường tốt cho ruồi sinh sản (nhất là khi phân bị ướt), vì vậy nên giữ phân khô, phủ đống phân bằng tấm nylon đen để tạo nguồn nhiệt làm phân mau hoai đồng thời giết được trứng ruồi hay vi sinh vật gây bệnh. – Bể lắng phân: đường kính tuỳ thuộc vào khối lượng nước, phân chảy tới và khí hậu Lượng phân hàng ngày có thể được ước tính theo cách đơn giản sau: 1m3 phân/50 nái và heo con; 1m3 phân/75 – 85 nái hậu bị, nái khô chờ phối; 1m3 phân/220 – 260 heo sau cai sữa 5.3. Hầm phân huỷ và túi sinh học Chất thải được xử lý bằng hệ thống Biogas Các hệ thống này giúp xử lý chất thải, giảm mùi hôi đồng thời tạo khí mêtan dùng để chạy máy phát điện phục vụ nhu cầu trại heo. Trong chăn nuôi trại quy mô lớn xây dựng hầm phân huỷ bằng bê tông IV.4. Hình thức chăn nuôi IV.4.1. Giống heo trong trại Dự án sẽ nhập trọn gói từ 4 đối tác của Đan Mạch, trong đó tập đoàn sản xuất heo giống nổi tiếng Danbred International sẽ cung cấp đàn heo giống cụ kỵ; tập đoàn Skiold nổi tiếng trong lĩnh vực cơ khí “bao” phần thiết kế, hệ thống thiết bị chuồng trại; tập đoàn Andritz cung dây chuyền, công nghệ hai nhà máy thức ăn và cuối cùng là tập đoàn Vilomix đứng thứ 4 châu âu về giải pháp dinh dưỡng trong chăn nuôi heo sẽ giúp HVG xây dựng nhà máy sản xuất PRemix, thuốc thú y. Toàn bộ số heo giống này đều được nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch với mục đích phát triển đàn heo thương phẩm chất lượng cao, tăng trưởng mạnh, kháng bệnh tốt. IV.4.2 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng. Ngoài việc cung cấp hậu cần phục vụ dự án, các đối tác đến từ Đan Mạch cũng cam kết đồng hành với công ty chuyển giao trọn gói quy trình kỹ thuật cũng như các giải pháp chăn nuôi nhằm hướng đến mục tiêu đạt năng suất, chất lượng, đảm bảo tính cạnh tranh cao nhất cho sản phẩm. IV.4.2.1. Chọn lọc và theo dõi heo nái hậu bị --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 30
  • 31. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. 1. Theo dõi a. Lúc cai sữa: Chọn lọc vào thời điểm này cần dựa vào gia phả, thành tích sinh sản của bố mẹ, ông bà và ngoại hình của heo con. Nên chọn những con có tăng trưởng tốt, trội nhất trong đàn, không có những khuyết tật, dị hình, bộ phận sinh dục không bất thường, số vú từ 12 trở lên, các vú cách nhau đều. Heo lanh lợi không ủ rũ, bệnh tật. b. Lúc 60 – 70 ngày tuổi: Tiếp tục chọn lựa trong số những con được tuyển của lần 1 dựa trên các chỉ tiêu về ngoại hình, sự tăng trưởng và sức khỏe để chuyển qua khu nuôi làm giống, những con còn lại không đạt sẽ chuyển sang nuôi bán thịt. c. Lúc 4 – 6 tháng tuổi: Thời kỳ này tuyển chọn cũng dựa vào sức sinh trưởng, sự phát triển tầm vóc. Nếu có các dị tật sẽ dễ dàng nhận ra. Ta có thể so sánh xếp cấp phê điểm theo tiêu chuẩn định sẵn bên dưới. Bảng tiêu chuẩn ngoại hình của heo nái hậu bị (Nguồn: www.vcn.vn) STT Bộ phận Ưu điểm 1 Đặc điểm giống, thể chất, lông da Đặc điểm giống biểu hiện rõ. Cơ thể phát triển cân đối, chắc chắn, khỏe mạnh, mập vừa phải. Lông da bóng mượt. Tính tình nhanh nhẹn nhưng không hung dữ. 2 Vai và ngực Vai nở đầy đặn, không xuôi hẹp. Ngực sâu rông, không lép. 3 Lưng sườn và bụng Lưng thẳng, dài vừa phải, sườn sâu, tròn. Bụng không sệ. Bụng và sườn kết hợp chắc chắn. 4 Mông và đùi sau Mông tròn, rộng và dài vừa phải. Đùi đầy đặn, ít nhăn. 5 Bốn chân Bốn chân tương đối thẳng, không quá to nhưng cũng không quá nhỏ. Khoảng cách giữa 2 chân trước và hai chân sau vừa phải. Móng không tè. Đi đứng tự nhiên. Đi bằng móng chân. 6 Vú và bộ phận sinh dục Có 12 vú trở lên, khoảng cách giữa các vú đều nhau. Bộ phận sinh dục đầy đặn, phát triển tốt. d. Lúc 7 – 10 tháng tuổi: Đây là giai đoạn quyết định sự chọn lọc cuối cùng. Ngoài những yếu tố ngoại hình đã được đề cập ở trên, thời điểm này cần chú ý đến những biểu hiện động dục lần đầu, cường độ động dục lần đầu mạnh hay yếu, lộ rõ hay âm thầm. Điều này sẽ cho thấy khả năng phát dục của nái trong tương lai (nái quá mập, bộ vú xấu, quá nhút nhát hay quá hung dữ, không biểu lộ động dục đến 10 tháng thì nên loại thải). 2. Dinh dưỡng - Heo từ giai đoạn cai sữa đến 70 – 90 kg cho ăn tự do theo chương trình dinh dưỡng dành cho heo thịt. Khi đạt 70 – 90 kg trở lên thì chuyển qua sử dụng thức ăn cho heo nái nuôi con tới thời điểm phối giống thì dừng. Vì đây là giai đoạn heo hậu bị phát --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 31
  • 32. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. triển khung xương, hình dáng nên cần dinh dưỡng tối đa để tạo ra heo hậu bị đẹp, khung xương chậu phát triển tốt tránh tình trạng sau này heo khó đẻ do quá mập hoặc quá ốm. - Thức ăn phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cho nhu cầu của heo trong giai đoạn này. Trước khi cho heo ăn cần phải kiểm tra thức ăn để tránh tình trạng nấm mốc, độc tố, hoocmon kích thích tăng trưởng, melanine... Độc tố trong thức ăn được coi là kẻ thù giấu mặt vì thường không có những biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài nhưng lại có ảnh hưởng tới việc phát dục của hậu bị như: chậm động dục, buồng trứng không phát triển, trường hợp nặng hơn là vô sinh, thậm chí làm heo bị ngộ độc. 3. Môi trường nuôi dưỡng - Chuồng nuôi heo hậu bị phải thoáng mát, có độ dốc để thoát nước dễ dàng, có độ nhám vừa đủ, không trơn trợt hay gồ ghề vì sẽ làm hư móng. Thiết kế chuồng sao cho heo không bị lạnh vào mùa đông, không bị nóng vào mùa hè. - Không nuôi nhốt quá chật hẹp, nếu nuôi chung cần chú ý đến sự tương đương tầm vóc. - Thời gian chiếu sáng cần thiết trong ngày của chuồng nuôi heo hậu bị là 16 giờ. - Cho heo hậu bị tiếp xúc với nọc vào khoảng 150 ngày tuổi, nên chọn nọc có kinh nghiệm và tính hăng cao và cho tiếp xúc 10 – 15 phút mỗi ngày. - Tuổi phối giống là 7.5 – 8 tháng sau lần lên giống thứ 2. Độ dày mỡ lưng 20 – 22 mm, trọng lượng là 120 – 130 kg. 4. Công tác thú y - Trước khi phối giống 2 – 3 tuần cần phải thực hiện chương trình vaccine. Chương trình tiêm phòng được khuyến cáo như sau: Dịch tả, Lở mồm long móng, Giả dại, Parvovirus, có thể tiêm vaccine: PRRS, Circovirus Typ2 ( không bắt buột ) - Tẩy ký sinh trùng: Ivermectin, Doramectin - Kháng sinh: để tránh ảnh hưởng về sau ta nên định kỳ sử dụng (trộn vào trong thức ăn) để phòng ngừa triệt để bệnh ho và viêm phổi. IV.4.2.2. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng heo đực giống Hiệu quả chăn nuôi của một trang trại phụ thuộc vào các yếu tố chính như con giống, chi phí thức ăn, chi phí quản lý, chi phí thú y. Trong đó yếu tố con giống đóng vai trò cơ bản nhất vì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc cải thiện khả năng sản xuất của thế hệ sau. Một con heo đực giống tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một con nái tốt, nhất là trong điều kiện hiện nay đang áp dụng phổ biến kỹ thuật gieo tinh nhân tạo. Cụ thể, mỗi năm một con đực giống tốt có thể truyền những thông tin di truyền về các tính trạng kinh tế như: tăng trọng bình quân/ngày (ADG) cao; tiêu tốn thức ăn (FCR) thấp... cho hàng ngàn con ở thế hệ sau, trong khi một nái tốt chỉ có thể truyền cho khoảng 20 heo con mà thôi. Do đó để nuôi dưỡng và khai thác sử dụng thành công heo đực giống thì người chăn nuôi cần chú ý những yếu tố sau: 1. Chọn heo: Chọn heo giống cần dựa vào đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, phát dục, năng suất, gia phả và qui trình nuôi. - Căn cứ vào ngoại hình, thể chất: Chọn con khoẻ mạnh và tốt nhất trong đàn. Hình dáng màu sắc đúng với giống cần chọn. Thể chất cân đối, vai lưng rộng, mông nở, --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 32
  • 33. Dự án: Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định. chân cao thẳng, to khỏe, rắn chắc, đi bằng móng (không đi bàn). Tuyệt đối không chọn những con đực có chân đi xiêu vẹo, dị dạng khác thường (vòng kiềng, chân quá hẹp, yếu). Chọn heo đực có vú đều và cách xa nhau, có ít nhất 6 cặp vú trở lên, dịch hoàn phát triển đều hai bên, bộ phận sinh dục không dị tật. - Căn cứ vào khả năng sinh trưởng, phát dục: Đảm bảo tiêu chuẩn của phẩm giống theo từng giai đoạn nhất định . - Căn cứ vào năng suất: Dựa vào các chỉ tiêu sau: Tốc độ tăng trọng (ADG), độ dày mỡ lưng (BF), tiêu tốn thức ăn (FCR), tỷ lệ nạc, thành phần thân thịt, chất lượng thịt: màu sắc, mùi vị, cảm quan.. - Căn cứ vào gia phả: Việc xem lý lịch ông bà, cha mẹ là rất cần thiết. Những quy định tiêu chuẩn cho dòng cha mẹ giống tốt là nhiều nạc, ít mỡ, độ dày mỡ lưng mỏng (dưới 3 cm), dài đòn, đùi và mông to, tỉ lệ thịt xẻ trên 55%. Trọng lượng sau cai sữa đạt 15 kg trở lên ở 45 ngày tuổi, thức ăn tiêu tốn ít từ 3,2 – 3,5 kg thức ăn/kg tăng trọng, phàm ăn, chịu đựng tốt với khí hậu nóng, ẩm ở địa phương. Lượng tinh dịch mỗi lần xuất 15 đến 50cc. - Căn cứ vào qui trình nuôi: Heo giống phải được nuôi theo qui trình kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt để phòng ngừa dịch bệnh lây lan trong khu vực như dịch tả, thương hàn, suyễn, sảy thai truyền nhiễm... * Lưu ý: Sau khi đã chọn được heo đực làm giống thì chất lượng sản xuất của heo đực giống phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chọn lọc ở giai đoạn hậu bị và ngay cả trong giai đoạn làm việc. Việc chọn lọc và loại thải kịp thời những heo đực giống không đạt yêu cầu sẽ giúp người chăn nuôi giảm rất đáng kể chi phí đầu tư cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc. Nên người chăn nuôi cần tiến hành đánh giá và chọn lọc heo đực giống ở 2 giai đoạn quan trọng sau: + Giai đoạn 1: Khi heo bắt đầu phát dục: Khoảng 3,5 – 4 tháng tuổi, trọng lượng khoảng 40 – 60 kg, tùy theo giống ngoại hay lai. Tiến hành kiểm tra ngoại hình, tốc độ tăng trưởng, bệnh tật.. + Giai đoạn 2: Khi heo bắt đầu phối giống: tiến hành kiểm tra ngoại hình, tinh hoàn, tính dục, tính tình... Qua các lần kiểm tra như vậy chỉ chọn lại những con đực có ngoại hình và sức khỏe tốt, tính dục mạnh, tính tình dễ huấn luyện... 2. Dinh dưỡng cho đực giống Có 2 chỉ tiêu được chú ý nhiều nhất trong dinh dưỡng nói chung đó là protein thô và năng lượng. Đối với heo đực giống thì việc định mức lượng protein thô và năng lượng ăn vào là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian sử dụng heo đực giống. Ta có thể chia làm 3 giai đoạn dinh dưỡng khi nuôi heo đực giống như sau: a. Giai đoạn 1: (từ khoảng 30 – 50 kg) Giai đoạn này cần cho heo đực lớn nhanh, phát triển tốt khung xương và các cơ quan sinh dục. Vì vậy đòi hỏi thức ăn phải có chất lượng cao, cho ăn tự do. Giai đoạn này cần chú ý đến nhiều các khoáng chất của thức ăn (một số khoáng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển tính dục của heo đực giống như: selen, kẽm, mangan, iot). b. Giai đoạn 2: (từ khoảng 50 kg đến khi phối giống) Giai đoạn này heo đực giống phát triển nhanh các mô mỡ gây nhiều bất lợi trong quá trình sử dụng đực giống như: sự di chuyển để phối giống hoặc lấy tinh gặp khó khăn, mỡ dư sẽ tích tụ quanh các cơ quan nội tạng dẫn đến quá trình tiêu hóa và sử dụng thức --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 33