SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH GIÀY DÉP
TÂN HỢP
Tải tài liệu nhanh qua zalo 0936.885.877
Dịch vụ làm báo cáo thực tập
Luanvantrithuc.com
Họ và tên sinh viên: Cao Thị Mỹ Nhung
Mã số sinh viên: 1723403010172
Lớp: D17KT04
Ngành: KẾ TOÁN
GVHD: Th.S Mã Phượng Quyên
Bình Dương, tháng 11 năm 2020
1
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài báo cáo “Kế toán
nguyên vật liệu tại Công ty TNHH giày dép Tân Hợp” là trung thực và không có bất
kỳ sự sao chép của người khác. Đây là bài nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn
của giáo viên hướng dẫn: ThS. Mã Phượng Quyên. Tất cả những sự giúp đỡ cho
việc xây dựng cơ sở lý luận cho bài luận đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn
gốc rõ ràng và được phép công bố. Ngoài ra, trong bài báo cáo có sử dụng một số
nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng. Các số liệu,
kết quả trình bày trong báo cáo là hoàn toàn trung thực, tác giả xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra nếu như có vấn đề xảy ra.
Bình Dương, ngày 18 tháng 10 năm 2020
Cao Thị Mỹ Nhung
2
PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài. ................................................................................................6
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................6
3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu. ....................................................7
4. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................8
5. Kết cấu của đề tài ...............................................................................................9
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP................10
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị thực tập...............................10
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty.....................................................................10
1.1.2. Đặc điểm, qui trình sản xuất kinh doanh ................................................11
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí.....................................................................12
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ..................................................................................12
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận.........................................................13
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán....................................................................15
1.3.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán. ..........................................................15
1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.................................................................15
1.3.3. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận..........................................................16
1.4. Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị thực
tập.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY TNHH GIÀY DÉP TÂN HỢP.........................................................................21
2.1. Nội dung.........................................................................................................21
2.1.1. Khái niệm ...................................................................................................21
2.1.2. Đặc điểm .....................................................................................................21
2.1.3. Phân loại .....................................................................................................21
2.1. Nguyên tắc kế toán........................................................................................22
2.1.1. Nguyên tắc kế toán của tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu...............22
2.2. Tài khoản sử dụng.........................................................................................24
2.3. Chứng từ sử dụng..........................................................................................24
2.4. Sổ sách sử dụng .............................................................................................27
2.5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị .................................................27
3
2.6. Tài khoản “152” được thể hiện trên báo cáo tài chính...Error! Bookmark
not defined.
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ ............Error! Bookmark not defined.
3.1. Nhận xét. ........................................................Error! Bookmark not defined.
3.2. Kiến nghị........................................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..............................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................Error! Bookmark not defined.
4
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.6.1: Phân tích biến động khoản mục Hàng tồn kho.
Bảng 2.7.1: Phân tích quan hệ cân đối 1
Bảng 2.7.2: Phân tích quan hệ cân đối 2.
Bảng 2.7.3: Phân tích quan hệ cân đối 3.
Bảng 2.7.4: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm
2017/2018
Bảng 2.7.5: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm
2019/2018
Bảng 2.7.6: Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn qua các năm
Bảng 2.7.7: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm
2018/2017
Bảng 2.7.8: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm
2019/2018
Bảng 2.7.9: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018/2017
Bảng 2.7.10: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019/2018
Bảng 2.7.11: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018/2017.
Bảng 2.7.12: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019/2018.
5
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ qui trình sản xuất sản phẩm.
Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí
Hình 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.
Hình 1.4. Sơ đồ hạch toán.
Hình 2.5.1.1: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0007742
Hình 2.5.1.2: Phiếu nhập kho
Hình 2.5.1.3: Sổ nhật kí chung
Hình 2.5.1.4: Sổ chi tiết nhập kho
Hình 2.5.2.1: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000060
Hình 2.5.2.2: Phiếu nhập kho
Hình 2.5.2.3: Sổ nhật kí chung
Hình 2.5.2.4: Sổ chi tiết nhập kho
Hình 2.5.3.1: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000340
Hình 2.5.3.2: Phiếu nhập kho
Hình 2.5.3.3: Sổ nhật kí chung
Hình 2.5.3.4: Sổ chi tiết nhập kho
Hình 2.5.4.1: Phiếu xuất kho
Hình 2.5.4.2: Sổ chi tiết xuất kho
Hình 2.5.5.1: Phiếu xuất kho
Hình 2.5.5.2: Sổ chi tiết xuất kho
6
PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khá
cao và phát triển tương đối toàn diện. Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh
tế quốc tế có những bước tiến mới. Những vấn đề cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường ngày nay ngày càng khốc liệt và phức tạp, không chỉ đơn thuần là cạnh tranh
về mẫu mã, chất lượng mà còn cạnh tranh quyết liệt về giá thành sản phẩm, với sự
cải tiến, đổi mới không ngừng để đưa ra thị trường những sản phẩm không chỉ tốt về
chất lượng mà còn có giá cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo được mức chi phí hợp lí
nhằm đạt được lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Ngày nay cùng với sự tiến bộ và phát triển của khoa học công nghệ giúp cho
sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường và được người
tiêu dùng tin cậy. Có nhiều doanh nghiệp thành công nhưng cũng không ít doanh
nghiệp thất bại trong quá trình hội nhập kinh tế ngày nay. Vậy chìa khóa nào để mở
được cách cửa thành công. Câu hỏi được đặt ra như một lời thách thức đối với các
doanh nghiệp. Muốn tạo nên một sản phẩm tốt nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm là
một yếu tố không thể thiếu để tạo nên sản phẩm chất lượng. Vì vậy, việc quản lí và
hạch toán chính xác chi tiết vật liệu không những là điều kiện quan trọng nhằm đảm
bảo cho việc tính tổng giá thành sản phẩm đúng mà còn là biện pháp không thể thiếu
nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Giúp cho doanh nghiệp
tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường khốc liệt.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc kiểm soát nguồn nguyên vật liệu, em
đã chọn đề tài “Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH giày dép Tân Hợp”
làm chuyên đề cho bài báo cáo của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
*Mục tiêu chung
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong công tác nguyên vật liệu tại Công ty
TNHH giày dép Tân Hợp.
Phân tích, đánh giá cũng như tìm hiểu về thực trạng công tác nguyên vật
liệu của công ty.
7
*Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu khái quát về công tác kế toán nguyên vật liệu từ khâu thu mua,
quản lý nguyên vật liệu đến quá trình hạch toán, ghi chép trên báo cáo, sổ sách tại
khi và tại phòng kế toán về tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu.
Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông
qua báo cáo tài chính của Công ty TNHH giày dép Tân Hợp
Từ kết quả phân tích đạt được, làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu về tình
hình tài chính của công ty và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài
chính của Công ty TNHH giày dép Tân Hợp
Phân tích biến động của các khoản mục liên quan đến nguyên vật liệu và
tình hình tài chính nói chung của công ty.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về kế toán nguyên vật liệu tại doanh
nghiệp
Phạm vi nghiên cứu:
Thực trạng công tác kế toán của công ty TNHH giày dép Tân Hợp trong
năm 2020.
Dữ liệu về báo cáo tài chính năm của công ty TNHH giày dép Tân Hợp
được thu thập qua các năm 2017, 2018, 2019.
Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH giày dép Tân Hợp
3. Câu hỏi nghiên cứu.
Từ các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, tác giả xây dựng câu hỏi nghiên cứu.
1. Thông tin khái quát về công ty TNHH giày dép Tân Hợp là gì?
2. Thực trạng công tác kế toán nghuyên vật liệu tại công ty TNHH giày dép
Tân hợp?
3. Biến động các khoản mục và tình hình tài chính nói chung tại công ty TNHH
giày dép Tân Hợp như thế nào?
4. Các nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và tình hình tài
chính tại công ty TNHH giày dép Tân Hợp?
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu.
4.1. Phương pháp nghiên cứu.
8
4.2. Nguồn dữ liệu.
Phương pháp tiếp cận:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu những thông tin sau: Cơ sở lý
thuyết liên quan đến đề tài (trong các tài liệu, giáo trình về lý thuyết phân tích báo
cáo tài chính…). Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác (trong các tạp chí, báo
cáo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học… có liên quan tới vấn đề phân tích báo
cáo tài chính doanh nghiệp). Chủ trương chính sách liên quan đến nội dung nghiên
cứu (chủ yếu là các là các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước điều chỉnh các
nội dung liên quán đến báo cáo tài chính doanh nghiệp). Số liệu phục vụ nghiên cứu
của đề tài chủ yếu là các báo cáo tài chính của Công ty qua các năm, số liệu thống
kê ngành…)
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu thứ cấp: Tài liệu giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của
công ty được lấy từ phòng kế toán của công ty
Báo cáo tài chính các năm 2017, 2018, 2019 được lấy từ phòng kế toán của
công ty
Dữ liệu sơ cấp: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty TNHH giày dép
Tân Hợp sẽ được tính toán dựa trên hệ thống báo cáo tài chính các năm 2017, 2018,
2019.
Phân tích và xử lý dữ liệu:
Trong quá trình làm đề tài nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng nhiều phuơng pháp
phân tích khác nhau như phuơng pháp so sánh, phương pháp tỷ số , kết hợp phân
tích ngang và phân tích dọc. Các phương pháp nêu trên sẽ được sử dụng linh hoạt,
phù hợp với từng nội dung phân tích để đánh giá thực trạng tài chính của doanh
nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau và nhiều mục đích khác nhau.
Phương pháp trình bày dữ liệu:
Dữ liệu trong đề tài nghiên cứu sẽ được tác giả trình bày dưới dạng lời văn
kết hợp với các bảng biểu phân tích.
5. Ý nghĩa của đề tài.
Đề tài phân tích, đánh giá ưu điểm và nhược điểm về kế toán nguyên vật
liệu tại công ty TNHH giày dép Tân Hợp từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
9
kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp. Đề tài đi vào nghiên cứu thực trạng tình
hình tài chính của Công ty TNHH giày dép Tân Hợp, chỉ ra được các điểm mạnh và
những tồn tại trong tình hình tài chính của công ty TNHH giày dép Tân Hợp, góp
phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính trong
các doanh nghiệp; là cơ sở nền tảng cho việc phân tích báo cáo tài chính doanh
nghiệp; từ đó đưa ra được các nhận định, đánh giá và kết luận chính xác toàn diện
tình hình tài chính của doanh nghiệp cần phân tích.
Đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính của Công
ty TNHH giày dép Tân Hợp, giúp Công ty đánh giá chính xác tình hình tài chính và
nhằm giúp cho các quyết định của Ban lãnh đạo Công ty đưa ra theo chiều hướng
phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp, như quyết định đầu tư, mở rộng
kinh doanh, tài trợ và phân phối lợi nhuận,…. trên cơ sở đó có những biện pháp hữu
hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh
doanh.
sau:
6. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương, cụ thể như
Chương 1: Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập.
Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu của công ty TNHH giày dép
Tân Hợp.
Chương 3: Nhận xét – Giải pháp
10
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị thực tập
1.1.1.Giới thiệu sơ lược về công ty.
Công ty được thành lập và đi vào họat động tháng 9 năm 1999 với 110 cán
bộ công nhân viên và số vốn ban đầu 1.250.000.000 triệu đồng.
Công ty TNHH giày dép Tân Hợp là một công ty tư nhân chuyên sản xuất -
xuất khẩu giày dép các lọai.
Tên giao dịch : Tan Hop Footwear Co.,Ltd.
Địa chỉ : Ấp 1, Cụm công nghiệp Thiện Tân, Thạnh Phú, Xã Thạnh
Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
MST : 3600663364
Số điện thoại : 0613.997510
Fax: 0613.997511
Website: Thshoes.com.vn
Khách hàng FT International ( UK) đặt đơn hàng đầu tiên cho Công ty vào
tháng 10 năm 1999.
Với số vốn điều lệ trên 5 tỷ đồng và số lượng cán bộ công nhân viên 273
người, Công ty được xếp vào lọai doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo giấy phép kinh doanh, Công ty TNHH giày dép Tân hợp sản xuất ,
xuất khẩu, kinh doanh nội địa các sản phẩm giày dép, quần áo, các mặt hàng thủ
công .
Từ những ngày đầu thành lập chỉ với những phân xưởng giày nhỏ với
khoảng 50 công nhân chuyên sản xuất và gia công giày dép xuất nhập khẩu. Công
Ty Tân Hợp đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, bằng khát vọng tiên phong
cùng chiến lược đầu tư - phát triển bền vững, lấy sản xuất và gia công giày dép làm
lĩnh vực trọng tâm. Hiện nay số lượng công nhân lên đến khoảng 700 Công Ty Tân
Hợp phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam, hướng đến
một tập đoàn mang đẳng cấp khu vực và quốc tế...
Hiện tại, Công ty chủ yếu tham gia vào việc sản xuất, xuất khẩu các mặt
hàng giày dép sang thị trường Châu Âu .
11
Vật tư đầu vào
(Đã được kiểm tra)
Bộ phận cắt, dập
Bộ phận cắt, dán
Bộ phận mài,
chuẩn bị đế
Bộ phận lắp ráp
thành phẩm
Bộ phận may
Bộ phận bao bì,
đóng gói
Thành phẩm
xuất hàng
1.1.2. Đặc điểm, qui trình sản xuất kinh doanh
Qui trình sản xuất kinh doanh của công ty được thực hiện theo sơ đồ sau:
Hình 1.1. Sơ đồ qui trình sản xuất sản phẩm.
(Nguồn: Phòng quản lí Công ty TNHH giày dép Tân Hợp, 2020)
So với các doanh nghiệp trong ngành, Công nghệ của Công ty ở mức trung
bình. Phần lớn các máy chính của dây chuyền sản xuất có xuất xứ Korea (Máy định
hình mũi giày, máy định hình gót giày) đều không phải là mới . Hệ thống băng tải,
máy dập chặt, máy thoa keo được sản xuất tại Việt nam cũng không phải là thiết bị
hiện đại trong ngành. Chỉ có dây chuyền máy may hầu hết là máy mới có xuất xứ
Hàn Quốc (Sun Star). Nhìn chung,máy móc, dây chuyền công nghệ của Công ty cần
được đánh giá lại và có chiến lược thay thế bổ sung kịp thời vì với hệ thống hiện
nay, Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tăng thời gian chi phí sản xuất do
máy hỏng, bảo trì....
12
Vật tư đầu vào : Là các vật tư, nguyên vật liệu chủ yếu để tạo nên sản
phẩm, cụ thể gồm có:
+ Da các loại
+ Giả da, Simili các loại
+ Vải các loại
+ Tấm mút xốp
+ Đế đúc sẵn
Các vật tư, nguyên vật liệu này được mua trong nước hoặc nhập khẩu từ
nước ngòai sau đó được phân lọai, kiểm tra, đối chiếu với các mẫu hàng đã được
khách hàng xác nhận.
Bộ phận cắt, dập: Sử dụng máy cắt dập thủy lực, khuôn dao để để tạo ra các
chi tiết ban đầu của sản phẩm.
Bộ phận gấp, dán thủ công: Đây là bộ phận sử dụng nhiều lao động thủ
công, dùng tay và một số máy chuyên dụng như máy xén, máy ép, máy bôi keo để
tạo ra bán thành phẩm cho khâu may.
Bộ phận mài đế, chuẩn bị đế: Sử dụng hệ thống máy mài và băng tải để tạo
ra đế bán thành phẩm.
Bộ phận may: May ráp nối các chi tiết của sản phẩm bằng máy may công
nghiệp
Bộ phận lắp ráp thành phẩm: Sử dụng các máy chuyên dụng như máy gò
mũi, gò gót, máy ép thủy lực bốn chiều, băng tải, lò sấy để lắp ráp bán thành phẩm
của bộ phận may và bộ phận chuẩn bị đế thành sản phẩm cuối cùng.
Bộ phận bao bì đóng gói: Đây là bộ phận vệ sinh, kiểm tra và bao gói theo
yêu cầu của khách hàng và được chuyển đến kho thành phẩm và xuất hàng.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí.
1.2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Công ty có tổ chúc quản lý theo mô hình hoạt động sau (Xem hình 1.2):
13
Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí.
(Nguồn: Phòng quản lí Công ty TNHH giày dép Tân Hợp, 2020)
1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận.
*Ban giám đốc.
Ban giám đốc đảm bảo rằng các trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ các
vị trí được truyền đạt trong toàn bộ tổ chức để đảm bảo mọi nhân viên thấu hiểu và
thực hiện.
*Phòng kế toán tài vụ.
GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
P.GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
P. VẬT TƯ P. KINH
DOANH
P.KẾ TOÁN P. TỔ CHỨC
P. KỸ
THUẬT
P. XNK
BAN QUẢN
ĐỐC
TỔ
DẬP
TỔ
MÀI
TỔ
MAY
TỔ
THỦ
CÔNG
TỔ
GÒ
TỔ
RÁP
TỔ
BAO
BÌ
14
- Tham mưu cho hội đồng thành viên và giám đốc hoạch định chính sách,
vận hành nền tài chính của cty trong từng thời kỳ phát triển, xây dựng phương án
phân phối, lợi dụng, sử dụng các quỹ.
- Tổng hợp, phân tích và lưu trữ các thông tin kinh tế chuyên ngành và các
báo cáo quyết toán tài chính.
- Yêu cầu các phòng, ban cung cấp các hồ sơ chứng từ, các báo cáo phục vụ
cho công tác kế toán thống kê.
- Đại diện Công ty trong quan hệ giao dịch với các đơn vị tài chính, ngân
hàng trong và ngoài nước.
*Phòng kỹ thuật và xuất nhập khẩu.
- Tham mưu cho giám đốc về định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh,
thông tin về giá cả thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu, về mặt kỹ thuật chất lượng
nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của Công ty.
- Thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu, lập hợp đồng kinh tế nội thương,
ngoại thương, theo dõi thực hiện hợp đồng, giao nhận, thanh lý hợp đồng nội
thương và thanh toán quốc tế.
*Phòng vật tư.
- Chịu trách nhiệm mua vật tư theo mẫu đã được xác nhận, tìm nguồn vật tư
, phụ trách kho vật tư
- Tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng vật tư, nguyên vật liệu đầu vào,
chất lượng đầu ra, hàng tồn kho xuất, nhập hàng đúng theo quy định.
*Phòng tổ chức hành chính
- Tham mưu cho Giám đốc hoặc Phó giám đốc được ủy quyền về công tác
tổ chức nhân sự, tuyển dụng, đào tạo về chế độ, chính sách lao động, tiền lương của
toàn bộ cán bộ, công nhân viên trong công ty.
- Quản lý hành chính, hồ sơ lý lịch, hợp đồng lao động toàn Công ty, quản
lý cấp phát và thu hồi sổ lao động, theo dõi tổ chức nhân sự toàn cty.
- Tiếp nhận, quản lý các đơn khiếu nại, tố cáo ... và tham mưu cho Ban
giám đốc giải quyết.
- Yêu cầu các đơn vị trực thuộc Công ty cung cấp các số liệu, hồ sơ về nhân
sự phục vụ cho công tác tổ chức, hành chính.
15
đốc.
- Đại diện Công ty trong các vụ kiện dân sự trên cơ sở ủy quyền của Giám
*Ban quản đốc phân xưởng sản xuất.
- Thực hiện việc tổ chức sản xuất các sản phẩm của công ty theo quy trình,
kế hoạch đã được Ban giám đốc phê duyệt.
- Phối hợp với Phòng kỹ thuật - xuất nhập khẩu nghiên cứu cải tiến kỹ
thuật, cải tiến công nghệ sản xuất hoàn thiện dây chuyền sản xuất, nghiên cứu sản
xuất mặt hàng mới theo hướng sản xuất những mặt hàng có giá trị gia tăng hoặc có
dung lượng thị trường lớn.
- Tiếp nhận và tổ chức đào tạo công nhân theo yêu cầu kế hoạch của công
ty.
- Quản lý lượng lao động hiện có, riêng lao động thời vụ (công nhật) thì
phân xưởng sử dụng linh hoạt theo yêu cầu sản xuất kinh doanh.
- Có quyền điều động nhân sự tạm thời phục vụ cho kế hoạch sản xuất trong
phạm vi phân xưởng sản xuất.
- Có quyền tăng, giảm lao động công nhật một cách chủ động nhằm đáp
ứng kịp thời theo kế hoạch sản xuất và đảm bảo hiệu quả hoạt động của đơn vị.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.
1.3.1.Hình thức tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty theo dạng tổ chức kế toán tập trung là mô hình tổ chức có đại điểm
toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn doanh nghiệp được thực hiện tập trung
ở phòng kế toán, còn ở các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu thập,
phân loại và chuyển chứng từ cùng báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán xử lý và
tổng hợp thông tin.
1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy tổ chức kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình hoạt động
sau ( Xem hình 1.3)
16
KẾ TOÁN GIÁ
THÀNH
Hình 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.
(Nguồn: Phòng quản lí Công ty TNHH giày dép Tân Hợp, 2020)
1.3.3. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận.
*Kế toán trưởng
- Tham mưu cho Giám đốc trên lĩnh vực tài chính kế toán. Giúp Giám đốc
tiếp nhận, quản lý sử dụng vốn đúng chế độ tài chính của nhà nước và theo yêu cầu
của Giám đốc công ty nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
- Tổ chức công tác thống kê bộ máy kế toán cho phù hợp với tổ chức sản
xuất của công ty. Theo dõi, ghi chép và hạch toán theo đúng pháp lệnh hiện hành.
*Kế toán thanh toán
- Kết hợp với thủ quỹ để lập phiếu thu và phiếu chi cho khách hàng.
- Chị trách nhiệm về các số liệu thực hiện.
- Báo cáo trực tiếp với kế toán trưởng và chịu trách nhiệm với kế toán
trưởng về kết quả thực hiện so với toàn bộ các mục tiêu đề ra.
*Thủ quỹ
- Có trách nhiệm về hoạt động thu, chi tài chính của công ty
- Cuối tháng lập biên bản kiểm kê quỹ.
- Căn cứ vào biên bản họp thi đua hàng tháng tính lương cho cán bộ công
nhân viên công ty.
THỦ QUỸ KẾ TOÁN
THANH TOÁN
KẾ TOÁN
CÔNG NỢ
KẾ TOÁN
VẬT TƯ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
17
- Chịu trách nhiệm về số liệu thực hiện.
- Cung cấp cho Giám đốc công ty, kế toán trưởng tình hình tồn quỹ tiền mặt
tại từng thời điểm.
- Thủ quỹ báo cáo trực tiếp với kế toán trưởng và chịu trách nhiệm về kết
quả thực hiện với toàn bộ các mục tiêu đề ra.
*Kế toán công nợ
- Phụ trách nhập xuất kho nguyên liệu vật tư bán hàng thành phẩm, hàng
hóa theo yêu cầu.
- Kết hợp với bộ phận cung ứng vật tư và kế toán vật tư theo số lượng vật
tư, hàng hóa, công cụ và thành phẩm nhập kho để lập thẻ kho cho từng loại hàng
hóa, vật tư thành phẩm và công cụ..
- Chịu trách nhiệm về các số liệu thực hiện.
- Kế toán công nợ báo cáo trực tiếp với Kế toán trưởng và chịu trách nhiệm
về kết qủa thực hiện so với các mục tiêu đề ra.
*Kế toán vật tư
- Ghi chép, phản ánh tổng hợp chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn từng loại
vật liệu.
- Vận dụng các phương pháp tính giá thành phù hợp để xác định giá trị vật
liệu trong quá trình sản xuất.
*Kế toán giá thành
Là người có trách nhiệm theo dõi các khoản chi phí sản xuất, tập hợp và
phân bổ một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất để tính giá thành sản
phẩm cho từng đơn đặt hàng.
1.4. Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại đơn
vị thực tập.
* Chế độ kế toán
Chế độ, chuẩn mực kế toán công ty hiện đang áp dụng: Công ty áp dụng
thực hiện chính sách kế toán Việt Nam ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC
Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến
ngày 31/12 hằng năm
18
Đơn vị tiền tệ được sử dụng để ghi chép trong công tác kế toán và lập báo
cáo tài chính là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc tế VNĐ)
*Chính sách kế toán:
Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: theo nguyên giá
Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng trong
suốt thời hữu dụng dự tính của tài sản
Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá thực tế và chi phí liên quan
Phương pháp xác định giá trị hàng xuất kho, tồn kho cuối kỳ: Bình Quân
gia quyền.
Phương pháp hoạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
Phương pháp xác định giá vốn hàng xuất kho: theo phương pháp thực tế
đích danh.
* Hình thức ghi sổ và hình thức kế toán áp dụng
Hình thức ghi sổ: Công ty thực hiện báo cáo kế toán theo hình thức chứng
từ ghi sổ
19
Ghi chú:
Hình 1.4. Sơ đồ hạch toán.
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Ghi hàng ngày (định kỳ):
Đối chiếu, kiểm tra:
Ghi vào cuối tháng:
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và
lập định khoản ngay trên đó để làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau
khi lập xong được chuyển đến kế toán trưởng ký duyệt rồi chuyển qua bộ phận kế
toán tổng hợp với đầy đủ các chứng từ kèm theo để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế
toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ chi tiết các tài
khoản có liên quan.
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ chi tiết
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ Sổ cái
Sổ chi tiết các tài
khoản
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
20
Cuối tháng khóa sổ tính ra tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh trong tháng.
Cuối cùng, bảng cân đối các tài khoản được lập từ sổ cái vào cuối tháng,
được đối chiếu, kiểm tra với sổ quỹ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết các tài
khoản. Cuối cùng, các báo cáo kế toán sẽ được tổng hợp từ bảng cân đối tài khoản
và sổ chi tiết các tài khoản.
21
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY TNHH GIÀY DÉP TÂN HỢP
2.1. Nội dung
2.1.1.Khái niệm.
Công ty sử dụng tài khoản “152” để ghi nhận các khoản biến động liên quan
đến nguyên vật liệu .
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng,
giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật
liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng
cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.2. Đặc điểm.
Nguyên vật liệu khi tham gia vào từng chu kỳ sản xuất và chuyển hóa thành
sản phẩm, do đó giá trị của nó là một trong những yếu tố hình thành nên giá sản phẩm.
- Về mặt giá trị: Giá trị của nguyên vật liệu khi đưa vào sản xuất thường có xu hướng
tăng lên khi nguyên vật liệu đó cấu thành nên sản phẩm.
- Về hình thái: Khi đưa vào quá trình sản xuất thhì nguyên vật liệu thay đổi về hình
thái và sự thay đổi này hoàn toàn phụ thuộc vào hình thái vật chất mà sản phẩm do
nguyên vật liệu tạo ra
- Giá trị sử dụng: Khi sử dụng nguyên vật liệu dùng để sản xuất thì nguyên vật liệu đó
sẽ tạo thêm những giá trị khác.
2.1.3. Phân loại.
- Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào
quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì
vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ
thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ... không đặt ra khái
niệm vật liệu chính, vật liệu phụ. Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa
thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành
phẩm.
- Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu
thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay
đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo
22
điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ
cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động.
- Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất,
kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên
liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí.
- Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất...
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng
cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị
cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình
xây dựng cơ bản.
2.2. Nguyên tắc kế toán.
2.2.1. Nguyên tắc kế toán của tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Kế toán nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu trên tài khoản 152 phải được
thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong chuẩn mực “Hàng tồn kho”. Nội
dung giá gốc của nguyên liệu, vật liệu được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập.
Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm: Giá mua ghi trên hóa
đơn, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế bảo vệ
môi trường phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo
hiểm,... nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí
của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên
quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định
mức (nếu có):
+ Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ thì giá trị của
nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT. Nếu
thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu
mua vào bao gồm cả thuế GTGT.
+ Đối với nguyên liệu, vật liệu mua bằng ngoại tệ được thực hiện theo quy
định tại Điều 69 – hướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu tự chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên
liệu xuất chế biến và chi phí chế biến.
23
Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công chế biến, bao gồm: Giá
thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến, chi phí vận chuyển
vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về doanh nghiệp, tiền thuê ngoài gia công
chế biến.
Giá gốc của nguyên liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần là giá trị được các bên
tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận.
Việc tính trị giá của nguyên liệu, vật liệu tồn kho, được thực hiện theo một trong
các phương pháp sau:
- Phương pháp giá đích danh;
- Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ;
- Phương pháp nhập trước, xuất trước.
Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá nào thì phải đảm bảo tính nhất quán
trong cả niên độ kế toán.
Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng
nhóm, thứ nguyên liệu, vật liệu. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán
trong kế toán chi tiết nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu, thì cuối kỳ kế toán phải tính hệ
số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu để tính giá
thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trong kỳ theo công thức:
Hệ số
chênh lệch
giữa giá thực
tế và giá hạch
toán của NVL
(1)
Giá thực tế
của NVL tồn kho
đầu kỳ
+
Giá thực
tế của NVL nhập
kho trong kỳ
=
Giá hạch
toán của NVL tồn
kho đầu kỳ
Giá hạch
toán của NVL
nhập kho trong kỳ
+
Giá thực
tế của NVL xuất
dùng trong kỳ
=
Giá hạch
toán của NVL xuất
dùng trong kỳ
x
Hệ số
chênh lệch giữa
giá thực tế và giá
hạch toán của
NVL (1)
24
Không phản ánh vào tài khoản này đối với nguyên vật liệu không thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp như nguyên vật liệu nhận giữ hộ, nguyên vật liệu nhận để gia
công, nguyên vật liệu nhận từ bên giao ủy thác xuất-nhập khẩu…
2.3. Tài khoản sử dụng.
Công ty căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán mà Công ty
đã ban hành/công bố Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài
chính.
Để hạch toán tài khoản nguyên vật liệu kế toán sử dụng tài khoản 152 “nguyên
vật liệu“.
Tài khoản này dùng để ghi chép số hiện có và tình hình tăng giảm nguyên vật
liệu theo giá thực tế.
Bên nợ: + Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho
+ Giá trị nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên có: + Giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho
+ Giá trị nguyên vật liệu được giảm giá hoặc trả lại người bán
+Giá trị nguyên vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê
Dư nợ: Giá trị thực tế nguyên vật liệu nhập kho
Đồng thời, công ty sử dụng các tài khoản liên quan như:
- TK 111: tiền mặt
- TK 112: Tiền gửi ngân hàng
- TK 331: Phải trả người bán
- TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- TK 627: Chi phí sản xuất chung
- TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
*Phương pháp kế toán sử dụng:
Nguyên vật liệu thường xuyên biến động tăng, giảm trong quá trình sản xuất thi
công. Trong đó, nguyên vật liệu tăng chủ yếu do mua ngoài, do nhận vốn góp, nhận
cấp phát,… giảm chủ yếu do xuất dùng cho sản xuất thi công, xuất đi góp vốn liên
doanh với đơn vị khác,… Công ty sử dụng phương pháp thẻ kho song song.
Ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập xuất tồn
kho vật tư theo chỉ tiêu số lượng. Khi nhận được chứng từ nhập xuất vật tư thủ kho
25
tiến hành kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của chứng từ đó rồi tiến hành nhập xuất vật tư.
Cuối ngày phân loại chứng từ để ghi thẻ kho. Mỗi loại vật tư được ghi vào một tờ
thẻ. Mỗi chứng từ được ghi một dòng trên tờ thẻ theo số, ngày của chứng từ. Phiếu
nhập kho ghi cột nhập, phiếu xuất kho ghi cột xuất. Sau mỗi lần nhập, xuất thủ kho
tính ra số tồn kho. Cuối tháng thủ kho xác định tổng số nhập, xuất của từng thứ
nguyên vật liệu trên thẻ kho
Ở phòng kế toán:
- Khi nhận được chứng từ nhập xuất vật tư kế toán vật liệu kiểm tra tính hợp lý,
hợp lệ của chứng từ rồi ghi vào sổ chi tiết vật tư theo cả 2 chỉ tiêu số lượng và giá
trị.
- Chỉ tiêu giá trị của vật tư nhập trong tháng ở sổ chi tiết của từng thứ vật tư
được tính bằng giá mua cộng chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã được phân bổ.
- Chỉ tiêu giá trị của vật tư xuất trong tháng ở sổ chi tiết vật tư được xác định
theo đơn giá bình quân gia quyền.
- Cuối tháng kế toán tính ra giá trị tồn kho vật tư theo cả 2 chỉ tiêu số lượng và
giá trị.
- Do công ty tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo đơn giá bình quân gia
quyền, nên mỗi lần xuất chưa xác định được ngay đơn giá xuất. Đến cuối tháng xác
định được đơn giá bình quân kế toán lập phiếu tổng hợp xuất vật liệu
- Cuối tháng, sau khi phản ánh toàn bộ nghiệp vụ nhập xuất vào sổ, kế toán tiến
hành cộng sổ tính ra tổng số nhập, tổng số xuất và số tồn kho của từng loại vật tư.
Sau đó kế toán và thủ kho đối chiếu số liệu trên thẻ kho với sổ chi tiết vật, nếu thấy
số liệu chính xác thì kế toán ký xác nhận vào thẻ kho. Công việc tiếp theo là kế toán
căn cứ vào sổ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật tư
- Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên: Kế toán phải ghi chép
thường xuyên, liên tục các nghiệp vụ nhập kho và tồn kho của hàng hóa trên các tài
khoản kế toán sử dụng
- Việc xác định giá vốn thực tế của vật tư, hàng hóa được tính căn cứ trực tiếp
vào các chứng từ xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
Chứng từ sử dụng.
Các chứng từ sử dụng gồm có:
26
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Hóa đơn GTGT
- Thẻ kho
Thủ tục chứng từ nhập kho: theo qui định tất cả nguyên vật liệu khi về đến
công ty thì đều phải làm thủ tục kiểm nhận và nhập kho. Khi nhận được hóa đơn
của người bán hoặc của nhân viên mua nguyên vật liệu mang về, ban kiểm nghiệm
công ty sẽ đối chiếu sổ sách thu mua và kiểm tra về số lượng, chất lượng qui cách
sản xuất của nguyên vật liệu.
Căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán lập phiếu nhập kho, phiếu nhập kho
gồm 3 liên:
 Liên 1: lưu tại quyển
 Liên 2: giao cho người nhập hàng
 Liên 3: dùng để luân chuyển và ghi sổ kế toán
Từ hoá đơn mua hàng, phiếu nhập, thủ kho ghi nhận vào thẻ kho và sau đó
chuyển phiếu nhập kho lên cho kế toán vật tư tiến hành định khoản và ghi vào sổ
nhật ký chung.
Phiếu xuất kho: khi có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu để phục vụ cho sản
xuất, người có yêu cầu ( bộ phận sản xuất, phân xưởng, phòng kế hoạch đầu tư) lập
phiếu yêu cầu xuất vật tư.
+ Kế toán vật tư lập phiếu xuất kho, phụ trách phòng ký phiếu xuất kho.
Phiếu xuất kho được chi làm 3 liên:
 Liên 1: lưu tại quyển
 Liên 2: giao cho người nhận hàng
 Liên 3: giao cho thủ kho để vào thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán làm căn
cứ ghi sổ.
27
+ Từ bảng định mức vật tư, phiếu yêu cầu xuất vật tư của bộ phận sản xuất,
thủ kho tiến hành xuất kho rồi ghi vào thẻ kho. Sau đó chuyển phiếu nhập kho lên
cho kế toán vật tư tiến hành định khoản và ghi vào sổ nhật ký chung.
Cuối tháng tiến hành kiểm kê, lập báo cáo nhập xuất và tồn vật tư.
Phiếu nhập và phiếu xuất có thể được lập cho nhiều nguyên vật liệu khác
nhau. Tùy thuộc vào từng kho kế toán phải lập phiếu xuất kho cho phù hợp. Nếu
trong yêu cầu xuất có nhiều nguyên vật liệu thì buộc phải viết nhiều phiếu xuất kho.
2.4. Sổ sách sử dụng
- Sổ nhật kí chung
- Sổ cái tài khoản “152”
- Sổ chi tiết nguyên vật liệu
2.5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị
2.5.1. Minh họa tình huống nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Ví dụ 1: Ngày 19/02/2020, nhập kho 225 kg keo PU/98N của công ty
TNHH keo tổng hợp Đại Đông theo hóa đơn GTGT số 0007742 số tiền 14.400.000.
Chứng từ kèm theo bao gồm phiếu nhập kho, sổ nhật kí chung và sổ chi tiết nhập
kho.
28
Hình 2.5.1.1: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0007742
(Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
29
Hình 2.5.1.2: Phiếu nhập kho
(Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
30
Hình 2.5.1.3: Sổ nhật kí chung
(Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
31
Hình 2.5.1.4: Sổ chi tiết nhập kho
(Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
32
Ví dụ 2: Ngày 03/03/2020, nhập kho 462 Yard vải của công ty TNHH dệt
nhuộm Quang Minh Anh theo hóa đơn số 0000060 số tiền 22.869.000. Chứng từ
kèm theo bao gồm phiếu nhập kho, sổ nhật kí chung và sổ chi tiết nhập kho
Hình 2.5.2.1: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000060
(Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
33
Hình 2.5.2.2: Phiếu nhập kho
(Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
34
Hình 2.5.2.3: Sổ nhật kí chung
(Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
35
Hình 2.5.2.4: Sổ chi tiết nhập kho
(Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
36
Ví dụ 3: Ngày 07/03/2020, nhập kho 600 kho keo latex của công ty TNHH MTV
TM-DV Nhật Minh Trí theo hóa đơn số 0000340 số tiền 18.000.000. Chứng từ kèm
theo bao gồm phiếu nhập kho, sổ nhật kí chung và sổ chi tiết nhập kho.
Hình 2.5.3.1: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000340
(Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
37
Hình 2.5.3.2: Phiếu nhập kho
(Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
38
Hình 2.5.3.3: Sổ nhật kí chung
(Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
39
Hình 2.5.3.4: Sổ chi tiết nhập kho
(Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
40
Ví dụ 4: Ngày 31/01/2020 xuất kho nguyên vật liệu cho phân xưởng sản
xuất. Phiếu xuất kho số TH0019003. 1 dọc 2 khe, 2 ngang 1 kge, thùng carton.
Tổng giá trị 127.270.000. Chứng từ kèm theo bao gồm phiếu xuất kho và sổ chi tiết
xuất kho.
Hình 2.5.4.1: Phiếu xuất kho
(Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
41
Hình 2.5.4.2: Sổ chi tiết xuất kho
(Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
42
Ví dụ 5: Ngày 17/02/2020 xuất kho 5,52 thùng keo vàng trị giá 325.680 cho
phân xưởng sản xuất theo phiếu xuất kho số TH0019100. Chứng từ kèm theo bao
gồm phiếu xuất kho và sổ chi tiết xuất kho.
Hình 2.5.5.1: Phiếu xuất kho
(Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
43
Hình 2.5.5.2: Sổ chi tiết xuất kho
(Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
44
2.5.2. Trình bày thông tin tài khoản “152” trên báo cáo tài chính
Định kỳ, cuối năm kế toán lập Bảng cân đối số phát sinh (Xem phụ lục 01).
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ cái và Sổ chi tiết
nguyên vật liệu được dùng để lập Báo cáo tài chính. Sau khi kiểm tra tổng số dư Nợ
của Tài khoản 152 được thể hiện trên Sổ Cái và số dư Nợ của tài khoản được thể
hiện trên Bảng cân đối số phát sinh khớp, đúng với chỉ tiêu Hàng tồn kho thuộc
phần Tài sản trên Bảng cân đối kế toán (Xem phụ lục 02). Ngoài ra, thông tin phản
ánh tài khoản trên Sổ chi tiết nguyên vật liệu cùng với một số tài liệu kế toán và các
báo cáo tài chính liên quan như Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Xem phụ
lục 03), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Xem phụ lục 04).
2.6. Phân tích biến động của khoản mục Hàng tồn kho.
Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất - kinh
doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất - kinh doanh dở dang; nguyên
liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất - kinh doanh
hoặc cung cấp dịch vụ.
Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tỷ lệ tài sản kinh doanh của doanh
nghiệp, bởi vì doanh thu từ hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra
doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho doanh nghiệp. Đó là những
tài sản đã sẵn sàng để đem ra bán hoặc sẽ được đem ra bán. Thông thường, tỷ trọng
hàng tồn kho lớn luôn là mối quan ngại ít nhiều với nhà đầu tư, do tính chất tồn lâu,
chôn vốn, chi phí phát sinh thêm của nó hay nói cách khác, nếu để tồn hàng tồn kho
quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình kinh doanh do doanh nghiệp sẽ
phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời và thanh lý
hàng hư hỏng. Tuy nhiên, việc không dự trữ đủ hàng tồn kho cũng là một rủi ro vì
doanh nghiệp có thể đánh mất những khoản doanh thu bán hàng tiềm năng hoặc thị
phần nếu giá tăng cao trong khi doanh nghiệp không còn hàng để bán.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại thường duy trì
hàng tồn kho ở một mức độ nhất định trong chiến lược dự trữ hàng hoá của mình,
nhằm đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, đảm bảo nguồn hàng trong lưu thông.
Ví dụ đơn giản như doanh nghiệp ký được một hợp đồng cung ứng hàng hóa lớn thì
45
đương nhiên phải dự trữ hàng trong kho để thực hiện hợp đồng, đảm bảo an toàn
trong việc cung ứng sản phẩm. Ngoài ra, cũng không ngoại trừ trường hợp doanh
nghiệp đón đầu tình trạng khan hiếm hay tăng giá của sản phẩm, hàng hoá mà mình
đang nắm quyền chi phối để "găm hàng" và sẽ tung ra sản phẩm ở thời điểm cần
thiết. Khi đó, hàng tồn kho trở thành khoản lợi nhuận đang chờ ngày thanh toán của
doanh nghiệp.
Để đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, người ta thường sử dụng hệ số
vòng quay hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa Hàng
tồn kho và Giá vốn hàng bán trong một kỳ.
Vòng quay hàng tồn kho =
𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛
𝐵ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
Vòng quay hàng tồn kho năm 2017:
Vòng quay hàng tồn kho =
307,471,056,682
10,737,535,446+ 19,636,811,296
Vòng quay hàng tồn kho năm 2018:
= 10,12
Vòng quay hàng tồn kho =
329,342,150,294
19,636,811,296 + 34,176,716,744
= 6,12
Vòng quay hàng tồn kho năm 2019:
Vòng quay hàng tồn kho = 231,900,178,254
= 3,27
34,176,716,744+ 36,793,396,717
Số ngày hàng tồn kho =
𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚
𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
Số ngày hàng tồn kho năm 2017:
365
Số ngày hàng tồn kho =
10,12
= 36,68
Số ngày hàng tồn kho 2018:
Số ngày hàng tồn kho =
Số ngày hàng tồn kho 2019:
Số ngày hàng tồn kho =
365
6,12
365
3.27
= 59,64
= 112,62
46
Bảng 2.6.1: Phân tích biến động khoản mục Hàng tồn kho.
Khoản
mục
2017 2018 2019 Chênh lệch 2017-2018 Chênh lệch 2018-2019
Giá trị Giá trị Giá trị Mức chênh lệch Tỷ lệ
chênh
lệch
(%)
Mức chênh
lệch
Tỷ lệ
chênh
lệch
(%)
Giá vốn
hàng bán
307,471,056,682 329,342,150,294 231,900,178,254 (21,871,093,612) 107 97,441,972,040 70,41
Hàng tồn
kho đầu
kỳ
10,737,535,446 19,636,811,296 34,176,716,744 8,899,275,850 182.88 14,539,905,448 174.04
Hàng tồn
kho cuối
kỳ
19,636,811,296 34,176,716,744 36,793,396,717 14,539,905,448 174.04 2,616,679,973 107.66
Vòng
quay hàng
tồn kho
10,12 6,12 3,7 4 60,47 (2,42) 60,45
Số ngày
hàng tồn
kho
36,68 59,64 112,62 22,96 154,42 52,95 188,83
Nguồn: Tác giả tự tính toán (2020)
Từ bảng phân tích trên ta có thể thấy được tỉ lệ Giá vốn hàng bán của năm
2018 cao hơn năm 2017 và 2019. Cụ thể, giá vốn hàng bán năm 2018 cao hơn năm
2017 21,871,093,612 đồng tương đương 7% và cao hơn năm 2019 là
97,441,972,040 đồng tương đương 70,41%. Mức chênh lệch này ở năm 2017 -
2018 không nhiều nhưng sang năm 2018 – 2019 lại khá lớn. Nguyên nhân của sự
chênh lệch này là do Hàng tồn kho ở năm 2018 – 2019 tăng cao dẫn đến phát sinh
thêm chi phí khiến cho Giá vốn hàng bán tăng cao.
Nhìn chung ở cả 3 năm 2017, 2018, 2019 sự chênh lệch giữa tồn kho đầu kì
và tồn kho cuối kì không nhiều. Nhưng nếu so sánh qua từng năm ta có thể thấy
được hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng qua từng năm. Cụ thể, Tồn kho cuối kì ở
năm 2017 là 19,636,811,296 đồng sang năm 2018 tăng 14,539,905,448 đồng tương
đương 74,04%. Tồn kho cuối kì của năm 2018 là 34,176,716,744 đồng sang năm
2019 tăng lên 36,793,396,717 đồng tương đương 7,66%. Mặc dù hàng tồn kho tăng
nhưng vòng quay hàng tồn kho qua các năm lại giảm dần. Vòng quay hàng tồn kho
của năm 2018 giảm 4 vòng tương đương 60,47% so với năm 2017. Điều này khiến
cho số ngày dự trữ hàng tồn kho tăng 22,96 ngày so với năm 2017 tương đương
47
54,42%. Vòng quay hàng tồn kho năm 2019 tiếp tục giảm 2,42 vòng tương đương
60,45% so với năm 2018. Mặc dù vòng quay hàng tồn kho giảm nhưng số ngày dự
trữ hàng tồn kho lại tăng lên 112,62 ngày tương đương tăng 52,95 ngày so với năm
2018. Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho quan hệ với sự phán đoán đối với số lượng
hàng tồn kho, tài sản của công ty gắn liền với hàng tồn kho. Điều này củng ảnh
hưởng tới khả năng chi trả những khoản nợ đến hạn phải trả của công ty. Tỷ số
vòng quay hàng tồn kho giảm và số ngày hàng tồn kho của công ty tăng lên cho
chúng ta thấy được tính thanh khoản của công ty ngày càng giảm qua các năm.
Công ty cần đưa ra những biện pháp, chiến lược để nâng cao khả năng luân
chuyển hàng tồn kho của mình, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá nhiều vào
hàng tồn kho, cũng như tăng khả năng sử dụng vốn lưu động của mình. Nếu mức độ
tồn kho ngày càng lớn thì chi phí lưu kho sẽ phát sinh tăng, chi phí này được
chuyển cho khách hàng làm cho Giá vốn hàng bán tăng gây bất lợi cho doanh
nghiệp khi đem sản phẩm cạnh tranh trên thị trường.
48
2.7. Phân tích báo cáo tài chính.
2.7.1. Phân tích bảng cân đối kế toán.
2.7.1.1. Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.
a) Quan hệ cân đối 1.
Quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản thiết yếu.
Bảng 2.7.1: Phân tích quan hệ cân đối 1
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
Nguồn vốn chủ sở
hữu
29,336,175,508 29,385,928,119 28,970,058,612
Tài sản thiết yếu 83,667,790,159 83,813,658,779 98,128,764,787
Chênh lệch (54,331,614,652) (54,427,730,659) (69,158,706,175)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Dựa vào bảng trên ta thấy nguồn vốn tự có của công ty không đủ trang trải
cho những tài sản thiết yếu của công ty, lượng vốn thiếu hụt này lại có chiều hướng
tăng qua từng năm. Cụ thể, lượng vốn thiếu hụt này ở năm 2018 là 54,427,730,659
đồng, tăng 96,116,007 đồng so với năm 2017, mức tăng này không chênh lệch mấy
so với năm 2017. Sang năm 2019, lượng vốn thiếu hụt này là 69,158,706,175 đồng
chênh lệch 14,730,975,516 đồng so với năm 2018, có thể thấy được qua các năm sự
chênh lệch vốn này không được cải thiện mà còn có chiều hướng tăng dần. Đặc biệt
là năm 2018 và 2019 có sự chênh lệch khá lớn. Từ phân tích này, ta thấy được nhu
cầu vốn của công ty ngày càng tăng, chính vì vậy để có đủ vốn cung cấp cho hoạt
động kinh doanh được bình thường liên tục, công ty phải huy động vốn từ các
khoản vay hoặc đi chiếm dụng từ các đơn vị khác.
49
b) Quan hệ cân đối 2.
Nguồn vốn thường xuyên, tương đối ổn định.
Bảng 2.7.2: Phân tích quan hệ cân đối 2.
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
Nguồn vốn thường
xuyên, tương đối ổn
định.
29,336,175,508 29,385,928,119 28,970,058,612
Tài sản đang có 83,667,790,159 83,813,658,779 98,128,764,787
Chênh lệch (54,331,614,652) (54,427,730,659) (69,158,706,175)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Kết quả này cho thấy, vốn vay và vốn tự có của công ty không đủ để trang
trải cho hoạt động của mình. Nhìn chung, Nguồn vốn vay và vốn tự có của công ty
năm 2017 và 2018 không có sự chênh lệch nhiều. Ở năm 2019 có sự thay đổi đáng
kể khi tài sản của công ty tăng lên trong khi đó nguồn vốn của công ty lại giảm
xuống, điều này khiến cho sự chênh lệch của vốn vay và vốn tự có tăng
14,730,975,516 đồng so với năm 2018.
50
c) Quan hệ cân đối 3.
Phân tích tính cân đối giữa tài sản lưu động với Nợ ngắn hạn và giữa tài sản cố định
với Nợ dài hạn.
Bảng 2.73: Phân tích quan hệ cân đối 3.
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
1.Tài sản ngắn hạn
(TSNH và ĐTNH) 150,285,471,469 138,181,691,194 81,319,639,100
2.Nợ ngắn hạn 150,027,419,123 143,110,505,761 115,772,886,464
3.Chênh lệch = (1) – (2) 258,052,346 (4,928,814,566) (34,453,247,364)
4.Tài sản dài hạn
(TSCĐ và ĐTDH) 29,078,123,161 34,314,742,685 63,423,305,975
5.Nợ dài hạn - - -
6.Chênh lệch = (4) – (5) 29,078,123,161 34,314,742,685 63,423,305,975
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Ở bảng này, quan hệ giữa tài sản ngắn hạn nợ ngắn hạn có sự thay đổi qua
từng năm.
Ở năm 2017: Tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn cho thấy được doanh
nghiệp giữa vững được quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử
dụng đúng mục đích của nợ ngắn hạn. Đồng thời, nó cũng chỉ ra sự hợp lý trong chu
chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn.
Ở năm 2018, 2019: Tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn chứng tỏ rằng
doanh nghiệp không giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn
hạn. Mặc dù nợ ngắn hạn có khi do chiếm dụng hợp pháp hoặc có mức lãi thấp hơn
lãi nợ dài hạn tuy nhiên chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán cho
nên dễ dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưa đến một hệ quả tài
chính xấu hơn.
Công ty không tồn tại khoản nợ dài hạn do đó phần tài sản dài hạn của công
ty lớn hơn nợ dài hạn. Điều này cho thấy được công ty sử dụng đúng mục đích nợ
dài hạn.
51
Nhìn chung, qua các năm sự chênh lệch giữa các chỉ tiêu trên không có sự
thay đổi nhiều, chênh lệch nhiều nhất ở năm 2018 – 2019 khi tài sản ngắn hạn sụt
giảm 56,862,052,094 đồng, điều này khiến cho chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và
nợ ngắn hạn ngày càng lớn. Có thể thấy được qua các năm công ty không giữ vững
được quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Về tài sản dài hạn ở
năm 2017 – 2018 không có sự chênh lệch nhiều, sang đến năm 2018 – 2019 tăng
gần như gấp đôi.
2.7.1.2. Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn theo chiều ngang.
a) Giai đoạn 1.
(Xem phụ lục 05)
Bảng 2.7.4: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm
2017/2018
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch giá trị
2017 2018 Mức chênh lệch
(đơn vị)
Tỷ lệ chênh lệch
(%)
1 2 3 4 5
Tài sản ngắn hạn 150,285,471,469 138,181,691,194 (12,103,780,275) 91.95
Tài sản dài hạn 29,078,123,161 34,314,742,685 5,236,619,524 118.01
Tổng tài sản 179,363,594,630 172,496,433,880 (6,867,160,750) 96.17
Nợ phải trả 150,027,419,123 143,110,505,761 (6,916,913,362) 95.39
Vốn chủ sở hữu 29,336,175,508 29,385,928,119 49,752,611 100.17
Tổng nguồn vốn 179,363,594,631 172,496,433,880 (6,867,160,751) 96.17
Nguồn: Tác giả tự tính toán (2020)
Qua bảng 2.6.4 ta có thể thấy được:
Tổng tài sản của doanh nghiệp trong kỳ giảm 96,17% tương ứng giảm
6,867,160,750 đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn giảm 91,95% tương ứng
12,103,780,275 đồng, tài sản dài hạn tăng 18,01% tương ứng 5,236,619,524, mức
tăng này không đáng kể không đủ để bù đắp lại sự sụt giảm của tài sản ngắn hạn.
Việc tăng tài sản dài hạn là do tài sản cố định của công ty tăng so với năm 2017,
cho thấy được công ty có sự đầu tư hơn vào tài sản cố định. Như vậy quy mô tài sản
của công ty giảm so với những năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do biến động
của các khoản mục sau:
52
- Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 49.96% tương đương
17,501,497,012 đồng. Nguồn dự trữ tiền giảm khiến cho doanh nghiệp khó đảm bảo
khả năng chi trả thường xuyên và nhanh chóng.
- Cùng với sự sụt giảm của tiền và các khoản tương đương tiền thì sự sụt giảm
của các khoản phải thu ngắn hạn cũng góp phần làm tổng tài sản của doanh nghiệp
giảm đi, cụ thể các khoản phải thu ngắn hạn giảm 89,13% tương đương
10,112,169,562 đồng. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do các khoản phải
thu khách hàng trong năm 2018 giảm. Sự sụt giảm của các khoản thải thu khách
hàng cho thấy được Ban lãnh đạo của công ty cần chú trọng hơn đến công tác thu
hồi công nợ, nhằm tránh hình thành nên những khoản nợ khó đòi.
- Chỉ tiêu hàng tồn kho năm 2018 với năm 2017 tăng 14,539,905,448 đồng,
tương đương 74,04%. Hàng tồn kho tăng cao là không tốt, do đó công ty cần xem
xét lại để tránh ứ động vốn cũng như giảm được chi phí vốn
Sự biến động của các khoản mục này làm cho Tổng tài sản của công ty năm
2018 giảm so với năm 2017.
Về tình hình nguổn vốn của công ty được hình thành từ 2 nguồn là nợ phải trả và
nguồn vốn chủ sở hữu. Qua bảng 2.6.4 ta có thể thấy được tổng nguồn vốn của công
ty năm 2017 là 179,363,594,631 đồng, năm 2018 là 172,496,433,880 đồng giảm
6,867,160,751 đồng, tương ứng 96,17%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do
biến động của các khoản mục sau.
-Nợ phải trả của công ty năm 2018 với năm 2017 giảm 6,916,913,362 đồng,
tương đương 95,39%. Nguyên nhân là do sự sụt giảm của các khoản nợ ngắn hạn.
Các khoản vay ngắn hạn của công ty trong năm 2018 tăng 12,100,962,249 đồng,
tương đương 14,7%. Trong khi đó các khoản phải trả cho người bán của công ty
năm 2018 lại giảm rõ rệt so với năm 2017, từ 49,120,050,696 đồng xuống còn
24,230,598,029 đồng giảm 24,889,452,667 đồng tương đương 49,33%.
Vốn chủ sở hữu của công ty ở năm 2018 và 2017 của công ty có sự tăng nhẹ, chỉ
ở mức 17% tương đương 49,752,612 đông. Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu của
công ty ở cả 2 năm đều không có sự thay đổi ở mức 30,000,000,000 đồng
53
b) Giai đoạn 2
(Xem phụ lục 06)
Bảng 2.7.5: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm
2019/2018
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch giá trị
2018 2019 Mức chênh lệch
(đơn vị)
Tỷ lệ chênh lệch
(%)
1 2 3 4 5
Tài sản ngắn hạn 138,181,691,194 81,319,639,100 (56,862,052,094) 58.85
Tài sản dài hạn 34,314,742,685 63,423,305,975 29,108,563,290 184.83
Tổng tài sản 172,496,433,880 144,742,945,076 (27,753,488,804) 83.91
Nợ phải trả 143,110,505,761 115,772,886,464 (27,337,619,297) 80.90
Vốn chủ sở hữu 29,385,928,119 28,970,058,612 (415,869,507) 98.58
Tổng nguồn vốn 172,496,433,880 144,742,945,076 (27,753,488,804) 83.91
Nguồn: Tác giả tự tính toán (2020)
Qua bảng 2.6.5 ta có thể thấy được:
Tổng tài sản của công ty năm 2019 giảm 27,753,488,804 đồng, tương đương
83,91%. Nguyên nhân là do biến động của các khoản mục sau:
- Tài sản ngắn hạn giảm từ 138,181,691,194 đồng xuống 81,319,639,100
đồng giảm 56,862,052,094 đồng, tương đương 58,85%. Nguyên nhân chính của sự
sụt giảm này là do Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 16,032,105,655 tương
đương 8,24%. Các khoản phải thu ngắn hạn như khoản phải thu khách hàng giảm
một cách rõ rệt từ 82,941,562,015 đồng xuống còn 39,469,693,801đồng giảm
43,471,868,214 đồng, tương đương 47.59%. Các khoản như hàng tồn kho và tài sản
ngắn hạn khác có sự tăng nhưng không đáng kể. Hàng tồn kho ở năm 2019 tăng
2,616,679,973 đồng tương đương 7,66%. Tài sản ngắn hạn khác tăng 25,241,802
đồng, tương đương 7%.
- Tài sản dài hạn của công ty trong năm 2019 và 2018 tăng 29,108,563,290
đồng, tương đương 84,83%. Nguyên nhân là do tăng tài sản cố định và tăng tài sản
ngắn hạn khác. Tài sản cố định của công ty tăng 27,739,531,690 đồng, tương đương
86,21%. Trong khi đó, tài sản dài hạn khác tăng 64,11% tương đương
1,378,031,600 đồng.
54
Tổng nguồn vốn của công ty năm 2019 giảm 27,753,488,804 đồng so với
năm 2018 chiếm 83,91%. Nguyên nhân là do sự biến động của các khoản mục sau:
- Nợ phải trả của công ty năm 2019 là 115,772,886,464 đồng giảm
27,337,619,297 đồng so với năm 2018, tương đương 80,9%. Nguyên nhân của sự
sụt giảm này là do sự sụt giảm của các khoản vay ngắn hạn, giảm 24,246,167,187
đồng so với năm 2018, tương đương 74,32%. Các khoản phải trả cho người bán
trong năm 2019 lại có sự tăng nhẹ, từ 24,230,598,029 đồng lên 28,383,765,256
đồng tương ứng tăng 4,153,167,227 đồng chiếm 17,14%. Các khoản Thuế và các
khoản phải nộp Nhà nước, khoản Phải trả người lao động cũng có sự sụt giảm.
Trong đó, Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm 859,876,008 đồng tương
đương 98,99%, khoản Phải trả người lao động giảm 6,672,116,268 đồng tương
đương 71,72%.
- Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2019 giảm nhẹ so với năm 2018,
giảm 415,869,507 đồng tương đương 98,58%. Nguyên nhân là do sự sụt giảm của
Chênh lệch tỷ giá hối đoái của năm 2019 còn âm 67,650,281 đồng so với năm 2018
và sự sụt giảm của Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 348,219,226 đồng
tương đương 56,71%.
55
c) Đánh giá tổng quát qua 2 giai đoạn.
Bảng 2.7.6: Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn qua các năm
Chỉ tiêu Năm
2017 2018 2019
1 2 3 4
Tài sản ngắn hạn 150,285,471,469 138,181,691,194 81,319,639,100
Tài sản dài hạn 29,078,123,161 34,314,742,685 63,423,305,975
Tổng tài sản 179,363,594,630 172,496,433,880 144,742,945,076
Nợ phải trả 150,027,419,123 143,110,505,761 115,772,886,464
Vốn chủ sở hữu 29,336,175,508 29,385,928,119 28,970,058,612
Tổng nguồn vốn 179,363,594,631 172,496,433,880 144,742,945,076
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2020)
Qua bảng trên ta có thể thấy được, Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công
ty giảm dần qua các năm. Sự chênh lệch này được thể hiện rõ nhất ở giai đoạn 2018
– 2019. Nguyên nhân của sự sụt giảm Tổng tài sản là do sự sụt giảm của Tài sản
ngắn hạn qua từng năm. Chủ yếu là do lượng tiền mặt của công ty giảm đáng kể.
Tài sản dài hạn của công ty mặc dù có tăng nhưng không đáng kể.
Tổng nguồn vốn của công ty giảm qua các năm là do Nợ phải trả của công ty
giảm. Nguyên nhân là do các khoản vay của công ty giảm dần qua từng năm. Nhìn
chung qua 3 năm 2017, 2018, 2019 công ty vẫn đảm bảo được sự cân bằng giữa tài
sản và nguồn vốn.
56
2.7.1.3. Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn theo chiều dọc.
a). Giai đoạn 1.
(Xem phụ lục 07).
57
Bảng 2.7.7: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm
2018/2017
Chỉ tiêu 2017 2018 Tỷ trọng Chênh lệch 2018/2017
2017 2018 Mức %
Tài sản ngắn hạn 150,285,471,469 138,181,691,194 83.79 80.11 (12,103,780,275) 91.95
Tài sản dài hạn 29,078,123,161 34,314,742,685 16.21 19.89 5,236,619,524 118.01
Tổng tài sản 179,363,594,630 172,496,433,880 100 100.00 (6,867,160,750) 96.17
Nợ phải trả 150,027,419,123 143,110,505,761 83.64 82.96 (6,916,913,362) 95.39
Vốn chủ sở hữu 29,336,175,508 29,385,928,119 16.36 17.04 49,752,611 100.17
Tổng nguồn vốn 179,363,594,631 172,496,433,880 100 100.00 (6,867,160,751) 96.17
Nguồn: Tác giả tính toán (2020)
Phân tích cơ cấu tài sản:
Qua bảng phân tích ta thấy tổng quy mô tài sản năm 2018 là
172,496,433,880 đồng, giảm 6,867,160,750 đồng so với năm 2017, tương đương
96,17%. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động của tài sản ta đi sâu hơn vào phân tích
các khoản mục:
 Tài sản ngắn hạn: giá trị của tài sản ngắn hạn năm 2018 là
138,181,691,194 đồng chiếm tỷ trọng 80,11% trên tổng tài sản, giá trị tài sản ngắn
hạn của năm 2017 là 150,285,471,469 đồng chiếm tỷ trọng 83,79% trên tổng tài
sản. ta có thể thấy được tài sản ngắn hạn của công ty năm 2018 giảm so với năm
2017, tỷ trọng tài sản ngắn hạn của công ty so với tổng tài sản năm 2018 cũng giảm
so với năm 2017. Để thấy rõ sự biến động của tài sản ngắn hạn ta sẽ xem xét các
khoản mục cụ thể sau:
Khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền: Các khoản tiền giảm từ
19.5% xuống 10,13%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự giảm mạnh của
lượng tiền mặt trong công ty. Ở năm 2017 tiền mặt của công ty ở mức
23,153,456,100 đồng đến năm 2018 chỉ còn 5,655,386,705 đồng. Sự sụt giảm này
cũng do các khoản Phải thu khách hàng chiếm tỉ trọng lớn, ở năm 2018 khoản Phải
thu khách hàng chiếm 48,08% trên tổng tài tài sản, tuy nhiên vẫn ít hơn năm 2017
3,8% tương đương 10,112,169,562 đồng. Lượng tiền giảm sẽ làm cho tính linh hoạt
của công ty kém hơn. Công ty chưa thu được tiền từ các đơn vị khác, nghĩa là công
ty bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn và có một số vốn ứ động ở hàng tồn kho.
58
Hàng tồn kho của công ty năm 2018 của công ty tăng 8,86% tương đương
tăng từ 10,95% lên 19.81% trên tổng giá trị tài sản. Trong đó nguyên vật liệu chiếm
tỷ trọng cao nhất trên tổng giá trị của hàng tồn kho, giá trị của nguyên vật liệu tồn
kho của công ty là 21,540,207,951 đồng. Điều này cho thấy công ty cần có kế hoạch
phù hợp để giải quyết tình trạng tồn kho, tránh làm tăng chi phí Hàng tồn kho. Chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty năm 2018 tăng so với năm 2017 từ
5,108,663,511 đồng lên 12,636,508,793 đồng ở năm 2018. Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang tăng cao cho thấy công ty đã không sử dụng hết năng lực sản xuất
của mình, chi phí của sản phẩm đang sản xuất đang còn khá cao.
Tài sản ngắn hạn khác của công ty năm 2017 là 1,46% tăng lên 2,08% ở
năm 2018 trên tổng giá trị tài sản, tức tăng 0,62%. Điều này cho thấy công ty đã có
sự đầu tư vào cơ sở vật chất cho việc kinh doanh của mình.
 Tài sản dài hạn, giá trị tài sản dài hạn của công ty ở năm 2017 là
29,078,123,161 đồng sang năm 2018 tăng lên 34,314,742,685 đồng chiếm tỷ trọng
19.89% trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là
tài sản cố định. Để hiểu rõ sự biến động này ta xét chỉ tiêu tỷ suất đầu tư để thấy rõ
được tình hình đầu tư theo chiều sâu, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị và hiểu rõ được
năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Ta có tình hình thực tế tại công ty như sau:
Tỷ suất đầu tư năm 2017:
29,078,123,161
Tỷ suất đầu tư =
179,363,594,630
x 100 = 16.21%
Tỷ suất đầu tư năm 2018:
34,314,742,685
Tỷ suất đầu tư =
172,496,433,880
x 100 = 19,89%
Ta thấy tỷ suất đầu tư năm 2018 tăng 3,68% so với năm 2017 cho thấy được
công ty có sự cải tiến, làm mới lại tài sản, máy móc, thiết bị trong công ty phù hợp
hơn với tình hình kinh doanh của công ty.
Tài sản cố định của công ty năm 2018 giảm 3,107,460,183 đồng so với năm
2017, chiếm 18,65% trên tổng giá trị tài sản. Tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài
sản của công ty khá thấp cho thấy được công ty có xu hướng thu hẹp sản xuất. Chi
59
phí xây dựng cơ bản dở dang của công ty năm 2017 chiếm tỷ trọng 0,16% tăng so
với năm 2017.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn:
Theo bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn trong năm 2018, cứ 100 đồng tài sản
thì được tài trợ từ nợ phải trả là 82,96 đồng giảm 0,68% so với năm 2017. Tài sản
tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu là 17,04 đồng tăng 0,68%. Như vậy cơ cấu nguồn
vốn trong năm 2017 – 2018 có sự biến động nhẹ, tổng nguồn vốn giảm từ
179,363,594,631 đồng xuốg còn 172,496,433,880 đồng so với năm 2017.
 Tổng nợ phải trả năm 2017 là 150,027,419,123 đồng chiếm tỷ trọng
83.64% giảm còn 143,110,505,761 đồng chiếm tỷ trọng 82.96% trên tổng nguồn
vốn trong năm 2018. Trong đó, sự biến động từng khỏan mục như sau:
Vay ngắn hạn tăng 8,84% tương đương tăng 12,100,962,249 đồng chiếm tỷ
trọng 54,72% trên tổng nguồn vốn. Trong khi đó, khoản Phải trả người bán giảm
24,889,452,667 đồng tương ứng giảm 13,34%. Cho thấy được doanh nghiệp đang
cố gắng thanh toán các khoản nợ của mình cho thấy được công ty đang có chiều
hướng phát triển tốt. Khoản phải trả người lao động năm 2018 là 23,592,141,807
đồng tăng 23,85% so với năm 2017. Điều này cho thấy được chi phí lương cho
người lao động của công ty tăng lên. Cải thiện đời sống cho người lao động.
Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2018 giảm 49,752,611 đồng so với năm
2017. Tương đương giảm 0,68%, chiếm tỷ trọng 17,04% trên tổng nguồn vốn của
doanh nghiệp. Điều này nói lên rằng hoạt động kinh doanh của công ty đang có
chiều hướng phát triển tốt vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán của công ty. Vốn
đầu tư chủ sở hữu của công ty năm 2018 không đổi so với năm 2017.
Nhìn chung ta có thể thấy được Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng
khá ít trên tổng nguồn vớn. Trong khi Nợ phải trả chiếm hầu hết tỷ trọng trên tổng
nguồn vốn. Điều này cho thấy khả năng sử dụng, phân bổ nguồn vốn của công ty
không được hợp lý. Những thay đổi này gây ảnh hưởng không tốt đến công ty vì áp
lực trả nợ của công ty rất lớn. Trong tương lai công ty cần xây dựng kế hoạch huy
động vốn tốt hơn.
60
b) Giai đoạn 2.
(Xem phụ lục 08)
Bảng 2.7.8: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm
2019/2018
Chỉ tiêu 2018 2019 Tỷ trọng Chênh lệch 2019/2018
2018 2019 Mức &
Tài sản ngắn hạn 138,181,691,194 81,319,639,100 80.11 56.18 (56,862,052,094) 58.85
Tài sản dài hạn 34,314,742,685 63,423,305,975 19.89 43.82 29,108,563,290 184.83
Tổng tài sản 172,496,433,880 144,742,945,076 100 100 (27,753,488,804) 83.91
Nợ phải trả 143,110,505,761 115,772,886,464 82.96 79.99 (27,337,619,297) 80.90
Vốn chủ sở hữu 29,385,928,119 28,970,058,612 17.04 20.01 (415,869,507) 98.58
Tổng nguồn vốn 172,496,433,880 144,742,945,076 100 100 (27,753,488,804) 83.91
Nguồn: Tác giả tính toán (2020)
Phân tích kết cấu tài sản:
Qua bảng phân tích ta có thể thấy được tài sản năm 2019 là 144,742,945,076
đồng giảm 27,753,488,804 đồng so với năm 2018. Để hiểu rõ hơn tình hình biến
động tài sản, ta phân tích biến dộng của các khoản mục:
 Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2018 là 138,181,691,194 đồng
chiếm tỷ trọng 80,11% trên tổng tài sản, năm 2019 tài sản ngắn hạn của công ty chỉ
còn 81,319,639,100 đồng chiếm tỷ trọng 56,18% trên tổng tài sản, giảm 23,93%.
Lượng tiền mặt của công ty năm 2019 là 9,417,121,307 đồng tăng
3,761,734,602 đồng so với năm 2018. Mặc dù lượng tiền mặt tăng nhưng tiền gửi
ngân hàng của công ty lại giảm khá mạnh, tiền gửi ngân hàng của công ty năm 2018
là 11,816,336,982 đồng thì sang năm 2019 chỉ còn 1,360,689,855 đồng, giảm
10,455,647,127 đồng. Sự giảm mạnh của các khoản tiền trong công ty có thể do
công ty đang tăng cường đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng công
ty cần có chiến lược để đảm bảo được khả năng thanh toán của công ty.
Hàng tồn kho của công ty năm 2018 là 34,176,716,744 đồng chiếm tỷ trọng
19,81% trên tổng tài sản, năm 2019 là 36,793,396,717 đồng chiếm tỷ trọng 25,42%
trên tổng tài sản. Trong đó, tồn kho nguyên vật liệu chiếm 21,540,207,951 đồng
tăng 2,449,225,595 đồng so với năm 2019. Hàng tồn kho tăng cao sẽ dẫn đến phát
61
sinh nhưng chi phí không cần thiết, doanh nghiệp nên cânnhắc để đưa ra giải pháp
hạn chế phát sinh chi phí. Mặc dù Hàng tồn kho tăng cao nhưng Chi phí sản xuất,
kinh doanh dở dang của công ty lại giảm đáng kể, từ mức12,636,508,793 đồng
xuống còn 4,929,199,566 đồng tương đương giảm 7,707,309,227 đồng. Điều này
cho thấy được doanh nghiệp đang kiểm soát tốt chi phí của mình.
Tài sản ngắn hạn khác của công ty chủ yếu là từ các khoản Thuế được khấu
trừ ở năm 2018 là 3,591,688,749 đồng chiếm tỷ trọng 2.08%, ở năm 2019 là
3,616,930,551 đồng chiếm tỷ trọng 2,5% trên tổng tài sản.
 Tài sản dài hạn của công ty năm 2018 là 34,314,742,685 đóng chiếm
tỷ trọng 19,89%, năm 2019 là 63,423,305,975 đồng chiếm tỷ trọng 43.82% trên
tổng tài sản. Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là tài sản cố định. Tài sản cố định
tăng cho thấy được công ty có sự đầu tư vào trang thiết bị, máy móc của công ty ở
phân xưởng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Để hiểu rõ sự biến động này ta xét chỉ
tiêu tỷ suất đầu tư để thấy rõ được tình hình đầu tư theo chiều sâu, trang bị cơ sở vật
chất, thiết bị và hiểu rõ được năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Ta có tình hình thực tế tại công ty như sau:
Tỷ suất đầu tư năm 2018:
34,314,742,685
Tỷ suất đầu tư =
172,496,433,880
x 100 = 19,89%
Tỷ suất đầu tư năm 2019:
63,423,305,975
Tỷ suất đầu tư =
144,742,945,076
x 100 = 43.82%
Tỷ suất đầu tư năm 2019 tăng 23,93% so với năm 2018 là vì năm
2019 công ty đã xây dựng thêm phân xưởng mới đáp ứng nhu cầu sản xuất của công
ty.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn:
Theo bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn, tài sản của công ty thì ở năm 2018
cứ 100 đồng tài sản thì được tài trợ từ nợ phải trả là 82,96 đồng. Sang năm 2019 cứ
100 đồng tài sản thì được tài trợ từ nợ phải trả là 77,99 đồng giảm 4,97 đồng. Có thể
thấy được tổng nguồn vốn của năm 2019 giảm 27,753,488,804 đồng so với năm
2018.
62
Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp ở năm 2018 là 143,110,505,761
đồng chiếm tỷ trọng 82,96%, ở năm 2019 chỉ còn 115,772,886,464 đồng chiếm tỷ
trọng 79.99%. Nợ phải trả giảm là do các khoản vay ngắn hạn giảm xuống chỉ còn
70,152,281,758 đồng chiếm tỷ trọng 48.47% trên tổng nguồn vốn tương đương
giảm 24,246,167,187 đồng. Các khoản Phải trả người bán năm 2017 là
24,230,598,029 đồng chiếm tỷ trọng 14,05% tăng lên 28,383,765,256 đồng chiếm
tỷ trọng 19.61% trên tổng nguồn vốn. Qua đó cho thấy được công ty đang tăng
cường vay vốn đầu tư xây dựng phát triển sản xuất kinh doanh để có dòng tiền trang
trải cho việc mua nguyên liệu, công cụ dụng cụ.
Trong năm nguồn vốn chủ sở hữu giảm 415,869,507 đồng ở mức
28,970,058,612 đồng chiếm tỷ trọng 20,01% trên tổng nguồn vốn. Mặc dù nguồn
vốn chủ sở hữu của công ty ở năm 2019 giảm nhưng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên
tổng nguồn vốn của công ty ở năm 2019 lại tăng 2,97% so với năm 2018.Điều này
cho thấy được công ty đang tiến triển theo chiều hướng tốt.
d) Đánh giá tổng quan qua hai giai đoạn.
Nhìn chung ta có thể thấy được tổng tài sải và tổng nguồn nguồn vốn của
công ty giảm dần qua các năm, tuy nhiên công ty vẫn đảm bảo được tính thanh
khoản cũng như đảm bảo được sự phát triển lâu dài của công ty. Tài sản của công ty
giảm là do các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
giảm trong khi đó các tài khoản có tính thanh khoản thấp như Hàng tồn kho, các
khoản phải thu lại tăng, chiếm tỷ trọng cao trên tổng tài sản. Tuy nhiên, khoản mục
tiền chiếm tỷ trọng thấp chưa hẳn đã không tốt vì nó thể hiện công ty có một khoản
vốn chết. Các khoản phải thu giảm dần qua từng năm và chiếm tỷ trọmg không cao
lắm cho thấy được Ban lãnh đạo cần có những biện pháp, kế hoạch để thu hồi nợ tốt
hơn, tránh ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của công ty. Công ty nên đưa ra một
số biện pháp như khuyến mãi, giảm giá cho những đơn vị trả nợ nhanh, đúng hạn
nhằm nhanh chóng thu hồi vốn cho công ty. Hàng tồn kho của công ty tăng theo
từng năm là do các nguyên liệu của công ty chủ yếu phải nhập khẩu hoặc nhập ở
nguồn khác vào nên đòi hỏi lúc nào công ty cũng cần có một lượng nguyên vật liệu
tồn kho để đáp ứng cho quá trình sản xuất của công ty. Nhìn chung ta có thể thấy
được kết cấu tài sản của công ty qua các năm vẫn tạm ổn. Vòng quay vốn của công
63
ty vẫn ổn định, sử dụng vốn có hiệu quả. Mặc dù tổng tài sản của năm 2019 thấp
hơn năm 2018 nhưng công ty vẫn chú trọng đầu tư, mở rộng phân xưởng sản xuất
để đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty.
2.7.2. Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh
2.7.2.1. Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang.
a) Giai đoạn 1.
64
Bảng 2.7.9: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018/2017
Chỉ tiêu 2017 2018 Chênh lệch
Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ lệ
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
344,119,176,267 378,184,704,937 34,065,528,670 109.90
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
- -
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp D.vụ
344,119,176,267 378,184,704,937 34,065,528,670 109.90
4. Giá vốn hàng bán 307,471,056,682 329,342,150,294 21,871,093,613 107.11
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
36,648,119,585 48,842,554,643 12,194,435,057 133.27
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
2,295,882,083 2,295,882,083 -
7. Chi phí tài chính 2,267,145,411 4,510,117,518 2,242,972,107 198.93
- Trong đó: Chi phí lãi vay 2,267,145,411 3,013,481,851 746,336,440 132.92
8. Chi phí quản lý kinh
doanh
34,269,773,385 45,814,592,216 11,544,818,831 133.69
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
111,200,789 813,726,992 702,526,203 731.76
10. Thu nhập khác 86,216,961 408,474,112 322,257,151 473.77
11. Chi phí khác - - - -
12. Lợi nhuận khác 86,216,961 408,474,112 322,257,151 473.77
13. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
197,417,750 1,222,201,104 1,024,783,354 619.09
14. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp
227,224,475 244,440,221 17,215,746 107.58
15. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
(29,806,724) 977,760,883 1,007,567,608 -3280
Nguồn: Tác giả tự tính toán (2020)
Qua bảng phân tích ta có thể thấy được lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh năm 2018 tăng so với năm 2017 là 731,76% tương đương 702,526,203 đồng
do giá vốn hàng bán tăng 7,11% tương đương 21,871,093,613 đồng và chi phí quản
lý kinh doanh tăng 33,69% tương đương 11,544,818,831 đồng. Trong khi đó tổng lợi
65
nhuận kế toán trước thuế tăng 619,09% tương đương 1,024,783,354 đồng do lợi
nhuận khác tăng khá cao 473,77% tương đương 322,257,151 đồng.
Về kết cấu ta có thể thấy việc tăng giá vốn hàng bán năm 2018 so với năm
2017 là 21,871,093,613 đồng tương đương 7,11%, điều này khiến cho lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh doanh tăng 702,526,203 đồng tương đương 731,76%.
Phân tích tình hình doanh thu và chi phí:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2017 của công ty là
344,119,176,267 đồng sang năm 2018 tăng 34,065,528,670 đồng lên
378,184,704,937 đồng tương đương 9,90%. Nguyên nhân do Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ tăng và các khoản giảm trừ doanh thu không có phát sinh.
Năm 2018 Doanh thu hoạt động tài chính là 2,295,882,083 đồng góp phần làm
tăng lợi nhuận của công ty.
Bên cạnh các khoản tăng về doanh thu thì chi phí của công ty năm 2018 tăng
khá cao so với năm 2017 tăng 2,242,972,107 đồng tương đương 98,93%. Trong đó,
Chi phí lãi vay là chủ yếu, chi phí lãi vay năm 2017 là 2,267,145,411 đồng sang năm
2018 tăng lên 3,013,481,851 đồng tương đương 32,92%.
Mặc dù chi phí tăng cao nhưng nhìn chung doanh thu của công ty năm 2018
vẫn cao hơn năm 2017. Điều này vẫn đảm bảo được lợi nhuận của công ty. Có thể
thấy được công ty đang kinh doanh có hiệu quả.
Phân tích tình hình lợi nhuận:
Do doanh thu và giá vốn hàng bán đều tăng nên lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ chỉ tăng nhẹ. Ở mức 48,842,554,643 đồng tăng 12,194,435,057
đống tương đương 33,27% so với năm 2017.
Thu nhập khác tăng 322,257,151 đồng tương đương 473,77% so với năm
2017 nhưng chi phí khác không phát sinh. Điều này đã khiến cho lợi nhuận khác
tăng dẫn đến Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 619.09%. Qua bảng phân tích
ta có thể thấy được Lợi nhuận kế toán sau thuế năm 2018 của công ty tăng lên rõ rệt
từ con số âm 29,806,724 đồng của năm 2017 tăng lên 977,760,883 đồng tức tăng
1,007,567,608 đồng .
Có thể thấy được nỗ lực của doanh nghiệp và Ban quan lí trong việc tăng lợi
nhuận của công ty.
66
b) Giai đoạn 2.
Bảng 2.7.10: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019/2018
2018 2019 Chênh lệch
Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ lệ
1. Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
378,184,704,937 263,373,285,922 (114,811,419,015) 69.64
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
- -
3. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
D.vụ
378,184,704,937 263,373,285,922 (114,811,419,015) 69.64
4. Giá vốn hàng bán 329,342,150,294 231,900,178,254 (97,441,972,040) 70.41
5. Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
48,842,554,643 31,473,107,668 (17,369,446,975) 64.44
6. Doanh thu hoạt
động tài chính
2,295,882,083 800,546,582 (1,495,335,501) 34.87
7. Chi phí tài chính 4,510,117,518 4,309,896,714 (200,220,804) 95.56
- Trong đó: Chi phí lãi
vay
3,013,481,851 4,309,896,714 1,296,414,863 143.02
8. Chi phí quản lý kinh
doanh
45,814,592,216 31,448,825,654 (14,365,766,562) 68.64
9. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
813,726,992 (3,485,068,118) (4,298,795,110) (428.28)
10. Thu nhập khác 408,474,112 4,427,774,058 4,019,299,946 5136
11. Chi phí khác - 396,454,107 396,454,107 -
12. Lợi nhuận khác 408,474,112 4,031,319,951 3,622,845,839 4675.785256
13. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
1,222,201,104 546,251,833 (675,949,271) 276.6984386
14. Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp
244,440,221 109,250,367 (135,189,854) 48.08036929
15. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp
977,760,883 437,001,466 (540,759,417) -1466
Nguồn: Tác giả tính toán (2020)
67
Qua bảng phân tích ta thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm
2019 giảm 4,298,795,110 đồng tương đương 428,28% so với năm 2018 do Doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm đáng kể. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ ở năm 2018 là 378,184,704,937 đồng sang năm 2019 chỉ còn
263,373,285,922 đồng giảm 114,811,419,015 đồng tương đương 69,64%. Lợi
nhuận kế toán trước thuế năm 2019 cũng giảm đáng kể so với năm 2018 giảm
675,949,271 đồng tương đương 44,69%.
Phân tích tình hình doanh thu và chi phí:
Doanh thu thuần và cung cấp dịch vụ năm 2019 so với năm 2018 giảm
114,811,419,015 đồng tương đương 69,64%. Nguyên nhân là do Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ giảm. Doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh giảm
1,495,335,501 đồng tương đương 34,87% so với năm 2018.
Chi phí tài chính và chi phí quản lí doanh nghiệp giảm không đáng kể. Chi
phí tài chính năm 2019 giảm 200,220,804 tương đương 95,96% so với năm 2018.
Trong đó, Chi phí lãi vay năm 2019 lại tăng 1,296,414,863 đồng tương đương
43,02%. Chi phí quản lí kinh doanh giảm 14,365,766,562 đồng tương đương
68,64%
Phân tích tình hình lợi nhuận:
Do doanh thu giảm nên Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
giảm 17,369,446,975 đồng tương đương giảm 64,44% so với năm 2018.
Trong năm 2019 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm rõ rệt từ
mức 813,726,992 đồng xuống âm 3,485,068,118 đồng giảm 4,298,795,110 đồng
tương đương 428,28%. Lý do của sự sụt giảm đáng kể này là do các khoản doanh
thu trong năm 2019 không đủ để bù đắp các khoản chi phí.
Các khoản thu nhập khác của công ty năm 2019 tăng 4,019,299,946 đồng
tương đương 5136% so với năm 2018, điều này khiến cho Lợi nhuận khác của công
ty năm 2019 cũng tăng 3,622,845,839 đồng tương đương 4676% so với năm 2018.
Lợi nhuận kế toán sau thuế công ty năm 2019 giảm 540,759,417 đồng so với
năm 2018 nhưng ta có thể thấy được những cố gắng của doanh nghiệp khi cố gắng
đem lại lợi nhuận của công ty trong khi tình hình kinh doanh của công ty trong năm
2019 không được thuận lợi cho lắm.
68
c) Đánh giá tổng quan qua 2 giai đoạn.
Sự tăng giảm về doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng giảm qua các năm
khác nhau. Điều này là do tác động của các yếu tố bên ngoài như thị trường kinh
doanh, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nhìn chung công ty vẫn cố gắng duy trì
được mức lợi nhuận của doanh nghiệp, tránh để xảy ra tình trạng thua lỗ.
69
2.7.2.2. Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc.
a) Giai đoạn 1.
Bảng 2.7.11: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm
2018/2017.
Chỉ tiêu 2017 2018 Chênh lệch
Giá trị Tỷ
trọng
(%)
Giá trị Tỷ
trọng
(%)
Giá trị Tỷ lệ
1. Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
344,119,176,267 100 378,184,704,937 100 34,065,528,670 100
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
- -
3. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
D.vụ
344,119,176,267 100 378,184,704,937 100 34,065,528,670 100
4. Giá vốn hàng bán 307,471,056,682 89.35 329,342,150,294 87.08 21,871,093,613 -2.27
5. Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
36,648,119,585 10.65 48,842,554,643 12.92 12,194,435,057 2.27
6. Doanh thu hoạt
động tài chính
0.00 2,295,882,083 0.61 2,295,882,083 0.61
7. Chi phí tài chính 2,267,145,411 0.66 4,510,117,518 1.19 2,242,972,107 0.53
- Trong đó: Chi phí
lãi vay
2,267,145,411 0.66 3,013,481,851 0.80 746,336,440 0.14
8. Chi phí quản lý
kinh doanh
34,269,773,385 9.96 45,814,592,216 12.11 11,544,818,831 2.16
9. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
111,200,789 0.03 813,726,992 0.22 702,526,203 0.18
10. Thu nhập khác 86,216,961 0.03 408,474,112 0.11 322,257,151 0.08
11. Chi phí khác - - - - - -
12. Lợi nhuận khác 86,216,961 0.03 408,474,112 0.11 322,257,151 0.08
13. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
197,417,750 0.06 1,222,201,104 0.32 1,024,783,354 0.27
14. Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp
227,224,475 0.07 244,440,221 0.06 17,215,746 0.00
15. Lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh
nghiệp
(29,806,724) -0.01 977,760,883 0.26 1,007,567,608 0.27
Nguồn: Tác giả tính toán (2020)
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp

More Related Content

What's hot

Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...anh hieu
 
Phân tích các báo cáo tài chính(sua)
Phân tích các báo cáo tài chính(sua)Phân tích các báo cáo tài chính(sua)
Phân tích các báo cáo tài chính(sua)Alynk Chan
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Nguyễn Công Huy
 
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châuPhân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châuhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCDương Hà
 
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
Bài tiểu luận   đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt mayBài tiểu luận   đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt NamBáo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài tốt nghiệp: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY DƯỢC ...
Đề tài tốt nghiệp: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM  TẠI CÔNG TY DƯỢC ...Đề tài tốt nghiệp: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM  TẠI CÔNG TY DƯỢC ...
Đề tài tốt nghiệp: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY DƯỢC ...Nguyễn Công Huy
 
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty VinamilkThực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty VinamilkYenPhuong16
 
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...https://www.facebook.com/garmentspace
 
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...Viện Quản Trị Ptdn
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Học kế toán thuế
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
 
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
 
Phân tích các báo cáo tài chính(sua)
Phân tích các báo cáo tài chính(sua)Phân tích các báo cáo tài chính(sua)
Phân tích các báo cáo tài chính(sua)
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châuPhân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
 
Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
Bài tiểu luận   đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt mayBài tiểu luận   đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
 
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt NamBáo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
 
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứngLuận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng
 
Đề tài tốt nghiệp: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY DƯỢC ...
Đề tài tốt nghiệp: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM  TẠI CÔNG TY DƯỢC ...Đề tài tốt nghiệp: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM  TẠI CÔNG TY DƯỢC ...
Đề tài tốt nghiệp: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY DƯỢC ...
 
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAYLuận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
 
Báo cáo ngành Logistics Việt Nam năm 2017 _ Vietnam Logistics Report 2017
Báo cáo ngành Logistics Việt Nam năm 2017 _ Vietnam Logistics Report 2017Báo cáo ngành Logistics Việt Nam năm 2017 _ Vietnam Logistics Report 2017
Báo cáo ngành Logistics Việt Nam năm 2017 _ Vietnam Logistics Report 2017
 
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty VinamilkThực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
 
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
 
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 

Similar to Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp

Kế Toán Tiền Mặt Tại Doanh Nghiệp Kinh Doanh Vàng Bạc Đá Quý Và Cầm Đồ Thanh Tâm
Kế Toán Tiền Mặt Tại Doanh Nghiệp Kinh Doanh Vàng Bạc Đá Quý Và Cầm Đồ Thanh TâmKế Toán Tiền Mặt Tại Doanh Nghiệp Kinh Doanh Vàng Bạc Đá Quý Và Cầm Đồ Thanh Tâm
Kế Toán Tiền Mặt Tại Doanh Nghiệp Kinh Doanh Vàng Bạc Đá Quý Và Cầm Đồ Thanh TâmDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH DV và TM Hồng Phong.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH DV và TM Hồng Phong.pdfBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH DV và TM Hồng Phong.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH DV và TM Hồng Phong.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Baocaooanhdasua
BaocaooanhdasuaBaocaooanhdasua
BaocaooanhdasuaQuan Ba
 
Báo cáo thực tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Hồng Phong
Báo cáo thực tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Hồng PhongBáo cáo thực tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Hồng Phong
Báo cáo thực tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Hồng PhongDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmBáo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmNgọc Hà
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty giao nhận hàng hoá Điểm ca...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty giao nhận hàng hoá Điểm ca...Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty giao nhận hàng hoá Điểm ca...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty giao nhận hàng hoá Điểm ca...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
luan van tot nghiep ke toan (45).pdf
luan van tot nghiep ke toan (45).pdfluan van tot nghiep ke toan (45).pdf
luan van tot nghiep ke toan (45).pdfNguyễn Công Huy
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfLuanvan84
 
Luan van tot nghiep ke toan (7)
Luan van tot nghiep ke toan (7)Luan van tot nghiep ke toan (7)
Luan van tot nghiep ke toan (7)Nguyễn Công Huy
 
ĐỒ-ÁN-TÀI-CHÍNH-DN-HIỆN-ĐẠI-NHÓM-04 - Copy.docx
ĐỒ-ÁN-TÀI-CHÍNH-DN-HIỆN-ĐẠI-NHÓM-04 - Copy.docxĐỒ-ÁN-TÀI-CHÍNH-DN-HIỆN-ĐẠI-NHÓM-04 - Copy.docx
ĐỒ-ÁN-TÀI-CHÍNH-DN-HIỆN-ĐẠI-NHÓM-04 - Copy.docxAnhThNguyn984756
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệp
Nguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệpNguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệp
Nguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệpquynhlehvtc
 

Similar to Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp (20)

Kế Toán Tiền Mặt Tại Doanh Nghiệp Kinh Doanh Vàng Bạc Đá Quý Và Cầm Đồ Thanh Tâm
Kế Toán Tiền Mặt Tại Doanh Nghiệp Kinh Doanh Vàng Bạc Đá Quý Và Cầm Đồ Thanh TâmKế Toán Tiền Mặt Tại Doanh Nghiệp Kinh Doanh Vàng Bạc Đá Quý Và Cầm Đồ Thanh Tâm
Kế Toán Tiền Mặt Tại Doanh Nghiệp Kinh Doanh Vàng Bạc Đá Quý Và Cầm Đồ Thanh Tâm
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH DV và TM Hồng Phong.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH DV và TM Hồng Phong.pdfBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH DV và TM Hồng Phong.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH DV và TM Hồng Phong.pdf
 
Đề cương khoá luận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sả...
Đề cương khoá luận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sả...Đề cương khoá luận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sả...
Đề cương khoá luận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sả...
 
Baocaooanhdasua
BaocaooanhdasuaBaocaooanhdasua
Baocaooanhdasua
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!
 
Báo cáo thực tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Hồng Phong
Báo cáo thực tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Hồng PhongBáo cáo thực tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Hồng Phong
Báo cáo thực tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Hồng Phong
 
Tomtat
TomtatTomtat
Tomtat
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmBáo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty giao nhận hàng hoá Điểm ca...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty giao nhận hàng hoá Điểm ca...Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty giao nhận hàng hoá Điểm ca...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty giao nhận hàng hoá Điểm ca...
 
luan van tot nghiep ke toan (45).pdf
luan van tot nghiep ke toan (45).pdfluan van tot nghiep ke toan (45).pdf
luan van tot nghiep ke toan (45).pdf
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty hoá chất
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty hoá chấtKế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty hoá chất
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty hoá chất
 
Tải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm cao
Tải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm caoTải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm cao
Tải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm cao
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ...Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ...
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdf
 
điện cơ hải phòng
điện cơ hải phòngđiện cơ hải phòng
điện cơ hải phòng
 
Luan van tot nghiep ke toan (7)
Luan van tot nghiep ke toan (7)Luan van tot nghiep ke toan (7)
Luan van tot nghiep ke toan (7)
 
Hoàn thiện công tác kế toán tại công ty Cổ phần Dịch vụ Nhà ga Quốc tế Đà Nẵn...
Hoàn thiện công tác kế toán tại công ty Cổ phần Dịch vụ Nhà ga Quốc tế Đà Nẵn...Hoàn thiện công tác kế toán tại công ty Cổ phần Dịch vụ Nhà ga Quốc tế Đà Nẵn...
Hoàn thiện công tác kế toán tại công ty Cổ phần Dịch vụ Nhà ga Quốc tế Đà Nẵn...
 
ĐỒ-ÁN-TÀI-CHÍNH-DN-HIỆN-ĐẠI-NHÓM-04 - Copy.docx
ĐỒ-ÁN-TÀI-CHÍNH-DN-HIỆN-ĐẠI-NHÓM-04 - Copy.docxĐỒ-ÁN-TÀI-CHÍNH-DN-HIỆN-ĐẠI-NHÓM-04 - Copy.docx
ĐỒ-ÁN-TÀI-CHÍNH-DN-HIỆN-ĐẠI-NHÓM-04 - Copy.docx
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...
 
Nguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệp
Nguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệpNguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệp
Nguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệp
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 

Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Giày Dép Tân Hợp

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH GIÀY DÉP TÂN HỢP Tải tài liệu nhanh qua zalo 0936.885.877 Dịch vụ làm báo cáo thực tập Luanvantrithuc.com Họ và tên sinh viên: Cao Thị Mỹ Nhung Mã số sinh viên: 1723403010172 Lớp: D17KT04 Ngành: KẾ TOÁN GVHD: Th.S Mã Phượng Quyên Bình Dương, tháng 11 năm 2020
  • 2. 1 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài báo cáo “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH giày dép Tân Hợp” là trung thực và không có bất kỳ sự sao chép của người khác. Đây là bài nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn: ThS. Mã Phượng Quyên. Tất cả những sự giúp đỡ cho việc xây dựng cơ sở lý luận cho bài luận đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Ngoài ra, trong bài báo cáo có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng. Các số liệu, kết quả trình bày trong báo cáo là hoàn toàn trung thực, tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra nếu như có vấn đề xảy ra. Bình Dương, ngày 18 tháng 10 năm 2020 Cao Thị Mỹ Nhung
  • 3. 2 PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. ................................................................................................6 2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................6 3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu. ....................................................7 4. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................8 5. Kết cấu của đề tài ...............................................................................................9 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP................10 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị thực tập...............................10 1.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty.....................................................................10 1.1.2. Đặc điểm, qui trình sản xuất kinh doanh ................................................11 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí.....................................................................12 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ..................................................................................12 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận.........................................................13 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán....................................................................15 1.3.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán. ..........................................................15 1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.................................................................15 1.3.3. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận..........................................................16 1.4. Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị thực tập. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH GIÀY DÉP TÂN HỢP.........................................................................21 2.1. Nội dung.........................................................................................................21 2.1.1. Khái niệm ...................................................................................................21 2.1.2. Đặc điểm .....................................................................................................21 2.1.3. Phân loại .....................................................................................................21 2.1. Nguyên tắc kế toán........................................................................................22 2.1.1. Nguyên tắc kế toán của tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu...............22 2.2. Tài khoản sử dụng.........................................................................................24 2.3. Chứng từ sử dụng..........................................................................................24 2.4. Sổ sách sử dụng .............................................................................................27 2.5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị .................................................27
  • 4. 3 2.6. Tài khoản “152” được thể hiện trên báo cáo tài chính...Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ ............Error! Bookmark not defined. 3.1. Nhận xét. ........................................................Error! Bookmark not defined. 3.2. Kiến nghị........................................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ..............................................................Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................Error! Bookmark not defined.
  • 5. 4 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.6.1: Phân tích biến động khoản mục Hàng tồn kho. Bảng 2.7.1: Phân tích quan hệ cân đối 1 Bảng 2.7.2: Phân tích quan hệ cân đối 2. Bảng 2.7.3: Phân tích quan hệ cân đối 3. Bảng 2.7.4: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2017/2018 Bảng 2.7.5: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2019/2018 Bảng 2.7.6: Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn qua các năm Bảng 2.7.7: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2018/2017 Bảng 2.7.8: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2019/2018 Bảng 2.7.9: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018/2017 Bảng 2.7.10: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019/2018 Bảng 2.7.11: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018/2017. Bảng 2.7.12: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019/2018.
  • 6. 5 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ qui trình sản xuất sản phẩm. Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí Hình 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. Hình 1.4. Sơ đồ hạch toán. Hình 2.5.1.1: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0007742 Hình 2.5.1.2: Phiếu nhập kho Hình 2.5.1.3: Sổ nhật kí chung Hình 2.5.1.4: Sổ chi tiết nhập kho Hình 2.5.2.1: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000060 Hình 2.5.2.2: Phiếu nhập kho Hình 2.5.2.3: Sổ nhật kí chung Hình 2.5.2.4: Sổ chi tiết nhập kho Hình 2.5.3.1: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000340 Hình 2.5.3.2: Phiếu nhập kho Hình 2.5.3.3: Sổ nhật kí chung Hình 2.5.3.4: Sổ chi tiết nhập kho Hình 2.5.4.1: Phiếu xuất kho Hình 2.5.4.2: Sổ chi tiết xuất kho Hình 2.5.5.1: Phiếu xuất kho Hình 2.5.5.2: Sổ chi tiết xuất kho
  • 7. 6 PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện. Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có những bước tiến mới. Những vấn đề cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ngày nay ngày càng khốc liệt và phức tạp, không chỉ đơn thuần là cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng mà còn cạnh tranh quyết liệt về giá thành sản phẩm, với sự cải tiến, đổi mới không ngừng để đưa ra thị trường những sản phẩm không chỉ tốt về chất lượng mà còn có giá cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo được mức chi phí hợp lí nhằm đạt được lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Ngày nay cùng với sự tiến bộ và phát triển của khoa học công nghệ giúp cho sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin cậy. Có nhiều doanh nghiệp thành công nhưng cũng không ít doanh nghiệp thất bại trong quá trình hội nhập kinh tế ngày nay. Vậy chìa khóa nào để mở được cách cửa thành công. Câu hỏi được đặt ra như một lời thách thức đối với các doanh nghiệp. Muốn tạo nên một sản phẩm tốt nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm là một yếu tố không thể thiếu để tạo nên sản phẩm chất lượng. Vì vậy, việc quản lí và hạch toán chính xác chi tiết vật liệu không những là điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo cho việc tính tổng giá thành sản phẩm đúng mà còn là biện pháp không thể thiếu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường khốc liệt. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc kiểm soát nguồn nguyên vật liệu, em đã chọn đề tài “Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH giày dép Tân Hợp” làm chuyên đề cho bài báo cáo của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu. *Mục tiêu chung Nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong công tác nguyên vật liệu tại Công ty TNHH giày dép Tân Hợp. Phân tích, đánh giá cũng như tìm hiểu về thực trạng công tác nguyên vật liệu của công ty.
  • 8. 7 *Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu khái quát về công tác kế toán nguyên vật liệu từ khâu thu mua, quản lý nguyên vật liệu đến quá trình hạch toán, ghi chép trên báo cáo, sổ sách tại khi và tại phòng kế toán về tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu. Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua báo cáo tài chính của Công ty TNHH giày dép Tân Hợp Từ kết quả phân tích đạt được, làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu về tình hình tài chính của công ty và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty TNHH giày dép Tân Hợp Phân tích biến động của các khoản mục liên quan đến nguyên vật liệu và tình hình tài chính nói chung của công ty. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng công tác kế toán của công ty TNHH giày dép Tân Hợp trong năm 2020. Dữ liệu về báo cáo tài chính năm của công ty TNHH giày dép Tân Hợp được thu thập qua các năm 2017, 2018, 2019. Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH giày dép Tân Hợp 3. Câu hỏi nghiên cứu. Từ các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, tác giả xây dựng câu hỏi nghiên cứu. 1. Thông tin khái quát về công ty TNHH giày dép Tân Hợp là gì? 2. Thực trạng công tác kế toán nghuyên vật liệu tại công ty TNHH giày dép Tân hợp? 3. Biến động các khoản mục và tình hình tài chính nói chung tại công ty TNHH giày dép Tân Hợp như thế nào? 4. Các nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và tình hình tài chính tại công ty TNHH giày dép Tân Hợp? 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu. 4.1. Phương pháp nghiên cứu.
  • 9. 8 4.2. Nguồn dữ liệu. Phương pháp tiếp cận: Phương pháp nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu những thông tin sau: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài (trong các tài liệu, giáo trình về lý thuyết phân tích báo cáo tài chính…). Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác (trong các tạp chí, báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học… có liên quan tới vấn đề phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp). Chủ trương chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu (chủ yếu là các là các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước điều chỉnh các nội dung liên quán đến báo cáo tài chính doanh nghiệp). Số liệu phục vụ nghiên cứu của đề tài chủ yếu là các báo cáo tài chính của Công ty qua các năm, số liệu thống kê ngành…) Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp: Tài liệu giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của công ty được lấy từ phòng kế toán của công ty Báo cáo tài chính các năm 2017, 2018, 2019 được lấy từ phòng kế toán của công ty Dữ liệu sơ cấp: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty TNHH giày dép Tân Hợp sẽ được tính toán dựa trên hệ thống báo cáo tài chính các năm 2017, 2018, 2019. Phân tích và xử lý dữ liệu: Trong quá trình làm đề tài nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng nhiều phuơng pháp phân tích khác nhau như phuơng pháp so sánh, phương pháp tỷ số , kết hợp phân tích ngang và phân tích dọc. Các phương pháp nêu trên sẽ được sử dụng linh hoạt, phù hợp với từng nội dung phân tích để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau và nhiều mục đích khác nhau. Phương pháp trình bày dữ liệu: Dữ liệu trong đề tài nghiên cứu sẽ được tác giả trình bày dưới dạng lời văn kết hợp với các bảng biểu phân tích. 5. Ý nghĩa của đề tài. Đề tài phân tích, đánh giá ưu điểm và nhược điểm về kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH giày dép Tân Hợp từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
  • 10. 9 kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp. Đề tài đi vào nghiên cứu thực trạng tình hình tài chính của Công ty TNHH giày dép Tân Hợp, chỉ ra được các điểm mạnh và những tồn tại trong tình hình tài chính của công ty TNHH giày dép Tân Hợp, góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp; là cơ sở nền tảng cho việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp; từ đó đưa ra được các nhận định, đánh giá và kết luận chính xác toàn diện tình hình tài chính của doanh nghiệp cần phân tích. Đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính của Công ty TNHH giày dép Tân Hợp, giúp Công ty đánh giá chính xác tình hình tài chính và nhằm giúp cho các quyết định của Ban lãnh đạo Công ty đưa ra theo chiều hướng phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp, như quyết định đầu tư, mở rộng kinh doanh, tài trợ và phân phối lợi nhuận,…. trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh. sau: 6. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương, cụ thể như Chương 1: Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập. Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu của công ty TNHH giày dép Tân Hợp. Chương 3: Nhận xét – Giải pháp
  • 11. 10 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị thực tập 1.1.1.Giới thiệu sơ lược về công ty. Công ty được thành lập và đi vào họat động tháng 9 năm 1999 với 110 cán bộ công nhân viên và số vốn ban đầu 1.250.000.000 triệu đồng. Công ty TNHH giày dép Tân Hợp là một công ty tư nhân chuyên sản xuất - xuất khẩu giày dép các lọai. Tên giao dịch : Tan Hop Footwear Co.,Ltd. Địa chỉ : Ấp 1, Cụm công nghiệp Thiện Tân, Thạnh Phú, Xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai MST : 3600663364 Số điện thoại : 0613.997510 Fax: 0613.997511 Website: Thshoes.com.vn Khách hàng FT International ( UK) đặt đơn hàng đầu tiên cho Công ty vào tháng 10 năm 1999. Với số vốn điều lệ trên 5 tỷ đồng và số lượng cán bộ công nhân viên 273 người, Công ty được xếp vào lọai doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo giấy phép kinh doanh, Công ty TNHH giày dép Tân hợp sản xuất , xuất khẩu, kinh doanh nội địa các sản phẩm giày dép, quần áo, các mặt hàng thủ công . Từ những ngày đầu thành lập chỉ với những phân xưởng giày nhỏ với khoảng 50 công nhân chuyên sản xuất và gia công giày dép xuất nhập khẩu. Công Ty Tân Hợp đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư - phát triển bền vững, lấy sản xuất và gia công giày dép làm lĩnh vực trọng tâm. Hiện nay số lượng công nhân lên đến khoảng 700 Công Ty Tân Hợp phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam, hướng đến một tập đoàn mang đẳng cấp khu vực và quốc tế... Hiện tại, Công ty chủ yếu tham gia vào việc sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng giày dép sang thị trường Châu Âu .
  • 12. 11 Vật tư đầu vào (Đã được kiểm tra) Bộ phận cắt, dập Bộ phận cắt, dán Bộ phận mài, chuẩn bị đế Bộ phận lắp ráp thành phẩm Bộ phận may Bộ phận bao bì, đóng gói Thành phẩm xuất hàng 1.1.2. Đặc điểm, qui trình sản xuất kinh doanh Qui trình sản xuất kinh doanh của công ty được thực hiện theo sơ đồ sau: Hình 1.1. Sơ đồ qui trình sản xuất sản phẩm. (Nguồn: Phòng quản lí Công ty TNHH giày dép Tân Hợp, 2020) So với các doanh nghiệp trong ngành, Công nghệ của Công ty ở mức trung bình. Phần lớn các máy chính của dây chuyền sản xuất có xuất xứ Korea (Máy định hình mũi giày, máy định hình gót giày) đều không phải là mới . Hệ thống băng tải, máy dập chặt, máy thoa keo được sản xuất tại Việt nam cũng không phải là thiết bị hiện đại trong ngành. Chỉ có dây chuyền máy may hầu hết là máy mới có xuất xứ Hàn Quốc (Sun Star). Nhìn chung,máy móc, dây chuyền công nghệ của Công ty cần được đánh giá lại và có chiến lược thay thế bổ sung kịp thời vì với hệ thống hiện nay, Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tăng thời gian chi phí sản xuất do máy hỏng, bảo trì....
  • 13. 12 Vật tư đầu vào : Là các vật tư, nguyên vật liệu chủ yếu để tạo nên sản phẩm, cụ thể gồm có: + Da các loại + Giả da, Simili các loại + Vải các loại + Tấm mút xốp + Đế đúc sẵn Các vật tư, nguyên vật liệu này được mua trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngòai sau đó được phân lọai, kiểm tra, đối chiếu với các mẫu hàng đã được khách hàng xác nhận. Bộ phận cắt, dập: Sử dụng máy cắt dập thủy lực, khuôn dao để để tạo ra các chi tiết ban đầu của sản phẩm. Bộ phận gấp, dán thủ công: Đây là bộ phận sử dụng nhiều lao động thủ công, dùng tay và một số máy chuyên dụng như máy xén, máy ép, máy bôi keo để tạo ra bán thành phẩm cho khâu may. Bộ phận mài đế, chuẩn bị đế: Sử dụng hệ thống máy mài và băng tải để tạo ra đế bán thành phẩm. Bộ phận may: May ráp nối các chi tiết của sản phẩm bằng máy may công nghiệp Bộ phận lắp ráp thành phẩm: Sử dụng các máy chuyên dụng như máy gò mũi, gò gót, máy ép thủy lực bốn chiều, băng tải, lò sấy để lắp ráp bán thành phẩm của bộ phận may và bộ phận chuẩn bị đế thành sản phẩm cuối cùng. Bộ phận bao bì đóng gói: Đây là bộ phận vệ sinh, kiểm tra và bao gói theo yêu cầu của khách hàng và được chuyển đến kho thành phẩm và xuất hàng. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí. 1.2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty có tổ chúc quản lý theo mô hình hoạt động sau (Xem hình 1.2):
  • 14. 13 Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí. (Nguồn: Phòng quản lí Công ty TNHH giày dép Tân Hợp, 2020) 1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận. *Ban giám đốc. Ban giám đốc đảm bảo rằng các trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ các vị trí được truyền đạt trong toàn bộ tổ chức để đảm bảo mọi nhân viên thấu hiểu và thực hiện. *Phòng kế toán tài vụ. GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT P.GIÁM ĐỐC KINH DOANH P. VẬT TƯ P. KINH DOANH P.KẾ TOÁN P. TỔ CHỨC P. KỸ THUẬT P. XNK BAN QUẢN ĐỐC TỔ DẬP TỔ MÀI TỔ MAY TỔ THỦ CÔNG TỔ GÒ TỔ RÁP TỔ BAO BÌ
  • 15. 14 - Tham mưu cho hội đồng thành viên và giám đốc hoạch định chính sách, vận hành nền tài chính của cty trong từng thời kỳ phát triển, xây dựng phương án phân phối, lợi dụng, sử dụng các quỹ. - Tổng hợp, phân tích và lưu trữ các thông tin kinh tế chuyên ngành và các báo cáo quyết toán tài chính. - Yêu cầu các phòng, ban cung cấp các hồ sơ chứng từ, các báo cáo phục vụ cho công tác kế toán thống kê. - Đại diện Công ty trong quan hệ giao dịch với các đơn vị tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước. *Phòng kỹ thuật và xuất nhập khẩu. - Tham mưu cho giám đốc về định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh, thông tin về giá cả thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu, về mặt kỹ thuật chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của Công ty. - Thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu, lập hợp đồng kinh tế nội thương, ngoại thương, theo dõi thực hiện hợp đồng, giao nhận, thanh lý hợp đồng nội thương và thanh toán quốc tế. *Phòng vật tư. - Chịu trách nhiệm mua vật tư theo mẫu đã được xác nhận, tìm nguồn vật tư , phụ trách kho vật tư - Tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng vật tư, nguyên vật liệu đầu vào, chất lượng đầu ra, hàng tồn kho xuất, nhập hàng đúng theo quy định. *Phòng tổ chức hành chính - Tham mưu cho Giám đốc hoặc Phó giám đốc được ủy quyền về công tác tổ chức nhân sự, tuyển dụng, đào tạo về chế độ, chính sách lao động, tiền lương của toàn bộ cán bộ, công nhân viên trong công ty. - Quản lý hành chính, hồ sơ lý lịch, hợp đồng lao động toàn Công ty, quản lý cấp phát và thu hồi sổ lao động, theo dõi tổ chức nhân sự toàn cty. - Tiếp nhận, quản lý các đơn khiếu nại, tố cáo ... và tham mưu cho Ban giám đốc giải quyết. - Yêu cầu các đơn vị trực thuộc Công ty cung cấp các số liệu, hồ sơ về nhân sự phục vụ cho công tác tổ chức, hành chính.
  • 16. 15 đốc. - Đại diện Công ty trong các vụ kiện dân sự trên cơ sở ủy quyền của Giám *Ban quản đốc phân xưởng sản xuất. - Thực hiện việc tổ chức sản xuất các sản phẩm của công ty theo quy trình, kế hoạch đã được Ban giám đốc phê duyệt. - Phối hợp với Phòng kỹ thuật - xuất nhập khẩu nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, cải tiến công nghệ sản xuất hoàn thiện dây chuyền sản xuất, nghiên cứu sản xuất mặt hàng mới theo hướng sản xuất những mặt hàng có giá trị gia tăng hoặc có dung lượng thị trường lớn. - Tiếp nhận và tổ chức đào tạo công nhân theo yêu cầu kế hoạch của công ty. - Quản lý lượng lao động hiện có, riêng lao động thời vụ (công nhật) thì phân xưởng sử dụng linh hoạt theo yêu cầu sản xuất kinh doanh. - Có quyền điều động nhân sự tạm thời phục vụ cho kế hoạch sản xuất trong phạm vi phân xưởng sản xuất. - Có quyền tăng, giảm lao động công nhật một cách chủ động nhằm đáp ứng kịp thời theo kế hoạch sản xuất và đảm bảo hiệu quả hoạt động của đơn vị. 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. 1.3.1.Hình thức tổ chức bộ máy kế toán. Công ty theo dạng tổ chức kế toán tập trung là mô hình tổ chức có đại điểm toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn doanh nghiệp được thực hiện tập trung ở phòng kế toán, còn ở các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu thập, phân loại và chuyển chứng từ cùng báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán xử lý và tổng hợp thông tin. 1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. Bộ máy tổ chức kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình hoạt động sau ( Xem hình 1.3)
  • 17. 16 KẾ TOÁN GIÁ THÀNH Hình 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. (Nguồn: Phòng quản lí Công ty TNHH giày dép Tân Hợp, 2020) 1.3.3. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận. *Kế toán trưởng - Tham mưu cho Giám đốc trên lĩnh vực tài chính kế toán. Giúp Giám đốc tiếp nhận, quản lý sử dụng vốn đúng chế độ tài chính của nhà nước và theo yêu cầu của Giám đốc công ty nhằm đạt hiệu quả cao nhất. - Tổ chức công tác thống kê bộ máy kế toán cho phù hợp với tổ chức sản xuất của công ty. Theo dõi, ghi chép và hạch toán theo đúng pháp lệnh hiện hành. *Kế toán thanh toán - Kết hợp với thủ quỹ để lập phiếu thu và phiếu chi cho khách hàng. - Chị trách nhiệm về các số liệu thực hiện. - Báo cáo trực tiếp với kế toán trưởng và chịu trách nhiệm với kế toán trưởng về kết quả thực hiện so với toàn bộ các mục tiêu đề ra. *Thủ quỹ - Có trách nhiệm về hoạt động thu, chi tài chính của công ty - Cuối tháng lập biên bản kiểm kê quỹ. - Căn cứ vào biên bản họp thi đua hàng tháng tính lương cho cán bộ công nhân viên công ty. THỦ QUỸ KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN VẬT TƯ KẾ TOÁN TRƯỞNG
  • 18. 17 - Chịu trách nhiệm về số liệu thực hiện. - Cung cấp cho Giám đốc công ty, kế toán trưởng tình hình tồn quỹ tiền mặt tại từng thời điểm. - Thủ quỹ báo cáo trực tiếp với kế toán trưởng và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện với toàn bộ các mục tiêu đề ra. *Kế toán công nợ - Phụ trách nhập xuất kho nguyên liệu vật tư bán hàng thành phẩm, hàng hóa theo yêu cầu. - Kết hợp với bộ phận cung ứng vật tư và kế toán vật tư theo số lượng vật tư, hàng hóa, công cụ và thành phẩm nhập kho để lập thẻ kho cho từng loại hàng hóa, vật tư thành phẩm và công cụ.. - Chịu trách nhiệm về các số liệu thực hiện. - Kế toán công nợ báo cáo trực tiếp với Kế toán trưởng và chịu trách nhiệm về kết qủa thực hiện so với các mục tiêu đề ra. *Kế toán vật tư - Ghi chép, phản ánh tổng hợp chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn từng loại vật liệu. - Vận dụng các phương pháp tính giá thành phù hợp để xác định giá trị vật liệu trong quá trình sản xuất. *Kế toán giá thành Là người có trách nhiệm theo dõi các khoản chi phí sản xuất, tập hợp và phân bổ một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm cho từng đơn đặt hàng. 1.4. Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị thực tập. * Chế độ kế toán Chế độ, chuẩn mực kế toán công ty hiện đang áp dụng: Công ty áp dụng thực hiện chính sách kế toán Việt Nam ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hằng năm
  • 19. 18 Đơn vị tiền tệ được sử dụng để ghi chép trong công tác kế toán và lập báo cáo tài chính là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc tế VNĐ) *Chính sách kế toán: Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: theo nguyên giá Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hữu dụng dự tính của tài sản Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá thực tế và chi phí liên quan Phương pháp xác định giá trị hàng xuất kho, tồn kho cuối kỳ: Bình Quân gia quyền. Phương pháp hoạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. Phương pháp xác định giá vốn hàng xuất kho: theo phương pháp thực tế đích danh. * Hình thức ghi sổ và hình thức kế toán áp dụng Hình thức ghi sổ: Công ty thực hiện báo cáo kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
  • 20. 19 Ghi chú: Hình 1.4. Sơ đồ hạch toán. (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Ghi hàng ngày (định kỳ): Đối chiếu, kiểm tra: Ghi vào cuối tháng: Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và lập định khoản ngay trên đó để làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong được chuyển đến kế toán trưởng ký duyệt rồi chuyển qua bộ phận kế toán tổng hợp với đầy đủ các chứng từ kèm theo để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ chi tiết các tài khoản có liên quan. Chứng từ gốc Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Sổ chi tiết các tài khoản Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính
  • 21. 20 Cuối tháng khóa sổ tính ra tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng. Cuối cùng, bảng cân đối các tài khoản được lập từ sổ cái vào cuối tháng, được đối chiếu, kiểm tra với sổ quỹ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết các tài khoản. Cuối cùng, các báo cáo kế toán sẽ được tổng hợp từ bảng cân đối tài khoản và sổ chi tiết các tài khoản.
  • 22. 21 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH GIÀY DÉP TÂN HỢP 2.1. Nội dung 2.1.1.Khái niệm. Công ty sử dụng tài khoản “152” để ghi nhận các khoản biến động liên quan đến nguyên vật liệu . Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.2. Đặc điểm. Nguyên vật liệu khi tham gia vào từng chu kỳ sản xuất và chuyển hóa thành sản phẩm, do đó giá trị của nó là một trong những yếu tố hình thành nên giá sản phẩm. - Về mặt giá trị: Giá trị của nguyên vật liệu khi đưa vào sản xuất thường có xu hướng tăng lên khi nguyên vật liệu đó cấu thành nên sản phẩm. - Về hình thái: Khi đưa vào quá trình sản xuất thhì nguyên vật liệu thay đổi về hình thái và sự thay đổi này hoàn toàn phụ thuộc vào hình thái vật chất mà sản phẩm do nguyên vật liệu tạo ra - Giá trị sử dụng: Khi sử dụng nguyên vật liệu dùng để sản xuất thì nguyên vật liệu đó sẽ tạo thêm những giá trị khác. 2.1.3. Phân loại. - Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ... không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ. Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm. - Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo
  • 23. 22 điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động. - Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí. - Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất... - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản. 2.2. Nguyên tắc kế toán. 2.2.1. Nguyên tắc kế toán của tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu. Kế toán nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu trên tài khoản 152 phải được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong chuẩn mực “Hàng tồn kho”. Nội dung giá gốc của nguyên liệu, vật liệu được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập. Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm: Giá mua ghi trên hóa đơn, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,... nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có): + Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT. Nếu thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào bao gồm cả thuế GTGT. + Đối với nguyên liệu, vật liệu mua bằng ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 69 – hướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái. Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu tự chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu xuất chế biến và chi phí chế biến.
  • 24. 23 Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến, chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về doanh nghiệp, tiền thuê ngoài gia công chế biến. Giá gốc của nguyên liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần là giá trị được các bên tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận. Việc tính trị giá của nguyên liệu, vật liệu tồn kho, được thực hiện theo một trong các phương pháp sau: - Phương pháp giá đích danh; - Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ; - Phương pháp nhập trước, xuất trước. Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá nào thì phải đảm bảo tính nhất quán trong cả niên độ kế toán. Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, thứ nguyên liệu, vật liệu. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán trong kế toán chi tiết nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu, thì cuối kỳ kế toán phải tính hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu để tính giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trong kỳ theo công thức: Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của NVL (1) Giá thực tế của NVL tồn kho đầu kỳ + Giá thực tế của NVL nhập kho trong kỳ = Giá hạch toán của NVL tồn kho đầu kỳ Giá hạch toán của NVL nhập kho trong kỳ + Giá thực tế của NVL xuất dùng trong kỳ = Giá hạch toán của NVL xuất dùng trong kỳ x Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của NVL (1)
  • 25. 24 Không phản ánh vào tài khoản này đối với nguyên vật liệu không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như nguyên vật liệu nhận giữ hộ, nguyên vật liệu nhận để gia công, nguyên vật liệu nhận từ bên giao ủy thác xuất-nhập khẩu… 2.3. Tài khoản sử dụng. Công ty căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán mà Công ty đã ban hành/công bố Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính. Để hạch toán tài khoản nguyên vật liệu kế toán sử dụng tài khoản 152 “nguyên vật liệu“. Tài khoản này dùng để ghi chép số hiện có và tình hình tăng giảm nguyên vật liệu theo giá thực tế. Bên nợ: + Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho + Giá trị nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê. Bên có: + Giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho + Giá trị nguyên vật liệu được giảm giá hoặc trả lại người bán +Giá trị nguyên vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê Dư nợ: Giá trị thực tế nguyên vật liệu nhập kho Đồng thời, công ty sử dụng các tài khoản liên quan như: - TK 111: tiền mặt - TK 112: Tiền gửi ngân hàng - TK 331: Phải trả người bán - TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - TK 627: Chi phí sản xuất chung - TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp *Phương pháp kế toán sử dụng: Nguyên vật liệu thường xuyên biến động tăng, giảm trong quá trình sản xuất thi công. Trong đó, nguyên vật liệu tăng chủ yếu do mua ngoài, do nhận vốn góp, nhận cấp phát,… giảm chủ yếu do xuất dùng cho sản xuất thi công, xuất đi góp vốn liên doanh với đơn vị khác,… Công ty sử dụng phương pháp thẻ kho song song. Ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập xuất tồn kho vật tư theo chỉ tiêu số lượng. Khi nhận được chứng từ nhập xuất vật tư thủ kho
  • 26. 25 tiến hành kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của chứng từ đó rồi tiến hành nhập xuất vật tư. Cuối ngày phân loại chứng từ để ghi thẻ kho. Mỗi loại vật tư được ghi vào một tờ thẻ. Mỗi chứng từ được ghi một dòng trên tờ thẻ theo số, ngày của chứng từ. Phiếu nhập kho ghi cột nhập, phiếu xuất kho ghi cột xuất. Sau mỗi lần nhập, xuất thủ kho tính ra số tồn kho. Cuối tháng thủ kho xác định tổng số nhập, xuất của từng thứ nguyên vật liệu trên thẻ kho Ở phòng kế toán: - Khi nhận được chứng từ nhập xuất vật tư kế toán vật liệu kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ rồi ghi vào sổ chi tiết vật tư theo cả 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị. - Chỉ tiêu giá trị của vật tư nhập trong tháng ở sổ chi tiết của từng thứ vật tư được tính bằng giá mua cộng chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã được phân bổ. - Chỉ tiêu giá trị của vật tư xuất trong tháng ở sổ chi tiết vật tư được xác định theo đơn giá bình quân gia quyền. - Cuối tháng kế toán tính ra giá trị tồn kho vật tư theo cả 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị. - Do công ty tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo đơn giá bình quân gia quyền, nên mỗi lần xuất chưa xác định được ngay đơn giá xuất. Đến cuối tháng xác định được đơn giá bình quân kế toán lập phiếu tổng hợp xuất vật liệu - Cuối tháng, sau khi phản ánh toàn bộ nghiệp vụ nhập xuất vào sổ, kế toán tiến hành cộng sổ tính ra tổng số nhập, tổng số xuất và số tồn kho của từng loại vật tư. Sau đó kế toán và thủ kho đối chiếu số liệu trên thẻ kho với sổ chi tiết vật, nếu thấy số liệu chính xác thì kế toán ký xác nhận vào thẻ kho. Công việc tiếp theo là kế toán căn cứ vào sổ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật tư - Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên: Kế toán phải ghi chép thường xuyên, liên tục các nghiệp vụ nhập kho và tồn kho của hàng hóa trên các tài khoản kế toán sử dụng - Việc xác định giá vốn thực tế của vật tư, hàng hóa được tính căn cứ trực tiếp vào các chứng từ xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Chứng từ sử dụng. Các chứng từ sử dụng gồm có:
  • 27. 26 - Phiếu thu - Phiếu chi - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Hóa đơn GTGT - Thẻ kho Thủ tục chứng từ nhập kho: theo qui định tất cả nguyên vật liệu khi về đến công ty thì đều phải làm thủ tục kiểm nhận và nhập kho. Khi nhận được hóa đơn của người bán hoặc của nhân viên mua nguyên vật liệu mang về, ban kiểm nghiệm công ty sẽ đối chiếu sổ sách thu mua và kiểm tra về số lượng, chất lượng qui cách sản xuất của nguyên vật liệu. Căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán lập phiếu nhập kho, phiếu nhập kho gồm 3 liên:  Liên 1: lưu tại quyển  Liên 2: giao cho người nhập hàng  Liên 3: dùng để luân chuyển và ghi sổ kế toán Từ hoá đơn mua hàng, phiếu nhập, thủ kho ghi nhận vào thẻ kho và sau đó chuyển phiếu nhập kho lên cho kế toán vật tư tiến hành định khoản và ghi vào sổ nhật ký chung. Phiếu xuất kho: khi có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất, người có yêu cầu ( bộ phận sản xuất, phân xưởng, phòng kế hoạch đầu tư) lập phiếu yêu cầu xuất vật tư. + Kế toán vật tư lập phiếu xuất kho, phụ trách phòng ký phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được chi làm 3 liên:  Liên 1: lưu tại quyển  Liên 2: giao cho người nhận hàng  Liên 3: giao cho thủ kho để vào thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ.
  • 28. 27 + Từ bảng định mức vật tư, phiếu yêu cầu xuất vật tư của bộ phận sản xuất, thủ kho tiến hành xuất kho rồi ghi vào thẻ kho. Sau đó chuyển phiếu nhập kho lên cho kế toán vật tư tiến hành định khoản và ghi vào sổ nhật ký chung. Cuối tháng tiến hành kiểm kê, lập báo cáo nhập xuất và tồn vật tư. Phiếu nhập và phiếu xuất có thể được lập cho nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Tùy thuộc vào từng kho kế toán phải lập phiếu xuất kho cho phù hợp. Nếu trong yêu cầu xuất có nhiều nguyên vật liệu thì buộc phải viết nhiều phiếu xuất kho. 2.4. Sổ sách sử dụng - Sổ nhật kí chung - Sổ cái tài khoản “152” - Sổ chi tiết nguyên vật liệu 2.5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị 2.5.1. Minh họa tình huống nghiệp vụ kinh tế phát sinh Ví dụ 1: Ngày 19/02/2020, nhập kho 225 kg keo PU/98N của công ty TNHH keo tổng hợp Đại Đông theo hóa đơn GTGT số 0007742 số tiền 14.400.000. Chứng từ kèm theo bao gồm phiếu nhập kho, sổ nhật kí chung và sổ chi tiết nhập kho.
  • 29. 28 Hình 2.5.1.1: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0007742 (Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
  • 30. 29 Hình 2.5.1.2: Phiếu nhập kho (Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
  • 31. 30 Hình 2.5.1.3: Sổ nhật kí chung (Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
  • 32. 31 Hình 2.5.1.4: Sổ chi tiết nhập kho (Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
  • 33. 32 Ví dụ 2: Ngày 03/03/2020, nhập kho 462 Yard vải của công ty TNHH dệt nhuộm Quang Minh Anh theo hóa đơn số 0000060 số tiền 22.869.000. Chứng từ kèm theo bao gồm phiếu nhập kho, sổ nhật kí chung và sổ chi tiết nhập kho Hình 2.5.2.1: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000060 (Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
  • 34. 33 Hình 2.5.2.2: Phiếu nhập kho (Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
  • 35. 34 Hình 2.5.2.3: Sổ nhật kí chung (Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
  • 36. 35 Hình 2.5.2.4: Sổ chi tiết nhập kho (Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
  • 37. 36 Ví dụ 3: Ngày 07/03/2020, nhập kho 600 kho keo latex của công ty TNHH MTV TM-DV Nhật Minh Trí theo hóa đơn số 0000340 số tiền 18.000.000. Chứng từ kèm theo bao gồm phiếu nhập kho, sổ nhật kí chung và sổ chi tiết nhập kho. Hình 2.5.3.1: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000340 (Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
  • 38. 37 Hình 2.5.3.2: Phiếu nhập kho (Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
  • 39. 38 Hình 2.5.3.3: Sổ nhật kí chung (Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
  • 40. 39 Hình 2.5.3.4: Sổ chi tiết nhập kho (Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
  • 41. 40 Ví dụ 4: Ngày 31/01/2020 xuất kho nguyên vật liệu cho phân xưởng sản xuất. Phiếu xuất kho số TH0019003. 1 dọc 2 khe, 2 ngang 1 kge, thùng carton. Tổng giá trị 127.270.000. Chứng từ kèm theo bao gồm phiếu xuất kho và sổ chi tiết xuất kho. Hình 2.5.4.1: Phiếu xuất kho (Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
  • 42. 41 Hình 2.5.4.2: Sổ chi tiết xuất kho (Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
  • 43. 42 Ví dụ 5: Ngày 17/02/2020 xuất kho 5,52 thùng keo vàng trị giá 325.680 cho phân xưởng sản xuất theo phiếu xuất kho số TH0019100. Chứng từ kèm theo bao gồm phiếu xuất kho và sổ chi tiết xuất kho. Hình 2.5.5.1: Phiếu xuất kho (Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
  • 44. 43 Hình 2.5.5.2: Sổ chi tiết xuất kho (Nguồn: Phòng kế toán, 2020)
  • 45. 44 2.5.2. Trình bày thông tin tài khoản “152” trên báo cáo tài chính Định kỳ, cuối năm kế toán lập Bảng cân đối số phát sinh (Xem phụ lục 01). Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ cái và Sổ chi tiết nguyên vật liệu được dùng để lập Báo cáo tài chính. Sau khi kiểm tra tổng số dư Nợ của Tài khoản 152 được thể hiện trên Sổ Cái và số dư Nợ của tài khoản được thể hiện trên Bảng cân đối số phát sinh khớp, đúng với chỉ tiêu Hàng tồn kho thuộc phần Tài sản trên Bảng cân đối kế toán (Xem phụ lục 02). Ngoài ra, thông tin phản ánh tài khoản trên Sổ chi tiết nguyên vật liệu cùng với một số tài liệu kế toán và các báo cáo tài chính liên quan như Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Xem phụ lục 03), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Xem phụ lục 04). 2.6. Phân tích biến động của khoản mục Hàng tồn kho. Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất - kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất - kinh doanh dở dang; nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất - kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tỷ lệ tài sản kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì doanh thu từ hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho doanh nghiệp. Đó là những tài sản đã sẵn sàng để đem ra bán hoặc sẽ được đem ra bán. Thông thường, tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối quan ngại ít nhiều với nhà đầu tư, do tính chất tồn lâu, chôn vốn, chi phí phát sinh thêm của nó hay nói cách khác, nếu để tồn hàng tồn kho quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình kinh doanh do doanh nghiệp sẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời và thanh lý hàng hư hỏng. Tuy nhiên, việc không dự trữ đủ hàng tồn kho cũng là một rủi ro vì doanh nghiệp có thể đánh mất những khoản doanh thu bán hàng tiềm năng hoặc thị phần nếu giá tăng cao trong khi doanh nghiệp không còn hàng để bán. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại thường duy trì hàng tồn kho ở một mức độ nhất định trong chiến lược dự trữ hàng hoá của mình, nhằm đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, đảm bảo nguồn hàng trong lưu thông. Ví dụ đơn giản như doanh nghiệp ký được một hợp đồng cung ứng hàng hóa lớn thì
  • 46. 45 đương nhiên phải dự trữ hàng trong kho để thực hiện hợp đồng, đảm bảo an toàn trong việc cung ứng sản phẩm. Ngoài ra, cũng không ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp đón đầu tình trạng khan hiếm hay tăng giá của sản phẩm, hàng hoá mà mình đang nắm quyền chi phối để "găm hàng" và sẽ tung ra sản phẩm ở thời điểm cần thiết. Khi đó, hàng tồn kho trở thành khoản lợi nhuận đang chờ ngày thanh toán của doanh nghiệp. Để đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, người ta thường sử dụng hệ số vòng quay hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa Hàng tồn kho và Giá vốn hàng bán trong một kỳ. Vòng quay hàng tồn kho = 𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 𝐵ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 Vòng quay hàng tồn kho năm 2017: Vòng quay hàng tồn kho = 307,471,056,682 10,737,535,446+ 19,636,811,296 Vòng quay hàng tồn kho năm 2018: = 10,12 Vòng quay hàng tồn kho = 329,342,150,294 19,636,811,296 + 34,176,716,744 = 6,12 Vòng quay hàng tồn kho năm 2019: Vòng quay hàng tồn kho = 231,900,178,254 = 3,27 34,176,716,744+ 36,793,396,717 Số ngày hàng tồn kho = 𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 Số ngày hàng tồn kho năm 2017: 365 Số ngày hàng tồn kho = 10,12 = 36,68 Số ngày hàng tồn kho 2018: Số ngày hàng tồn kho = Số ngày hàng tồn kho 2019: Số ngày hàng tồn kho = 365 6,12 365 3.27 = 59,64 = 112,62
  • 47. 46 Bảng 2.6.1: Phân tích biến động khoản mục Hàng tồn kho. Khoản mục 2017 2018 2019 Chênh lệch 2017-2018 Chênh lệch 2018-2019 Giá trị Giá trị Giá trị Mức chênh lệch Tỷ lệ chênh lệch (%) Mức chênh lệch Tỷ lệ chênh lệch (%) Giá vốn hàng bán 307,471,056,682 329,342,150,294 231,900,178,254 (21,871,093,612) 107 97,441,972,040 70,41 Hàng tồn kho đầu kỳ 10,737,535,446 19,636,811,296 34,176,716,744 8,899,275,850 182.88 14,539,905,448 174.04 Hàng tồn kho cuối kỳ 19,636,811,296 34,176,716,744 36,793,396,717 14,539,905,448 174.04 2,616,679,973 107.66 Vòng quay hàng tồn kho 10,12 6,12 3,7 4 60,47 (2,42) 60,45 Số ngày hàng tồn kho 36,68 59,64 112,62 22,96 154,42 52,95 188,83 Nguồn: Tác giả tự tính toán (2020) Từ bảng phân tích trên ta có thể thấy được tỉ lệ Giá vốn hàng bán của năm 2018 cao hơn năm 2017 và 2019. Cụ thể, giá vốn hàng bán năm 2018 cao hơn năm 2017 21,871,093,612 đồng tương đương 7% và cao hơn năm 2019 là 97,441,972,040 đồng tương đương 70,41%. Mức chênh lệch này ở năm 2017 - 2018 không nhiều nhưng sang năm 2018 – 2019 lại khá lớn. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do Hàng tồn kho ở năm 2018 – 2019 tăng cao dẫn đến phát sinh thêm chi phí khiến cho Giá vốn hàng bán tăng cao. Nhìn chung ở cả 3 năm 2017, 2018, 2019 sự chênh lệch giữa tồn kho đầu kì và tồn kho cuối kì không nhiều. Nhưng nếu so sánh qua từng năm ta có thể thấy được hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng qua từng năm. Cụ thể, Tồn kho cuối kì ở năm 2017 là 19,636,811,296 đồng sang năm 2018 tăng 14,539,905,448 đồng tương đương 74,04%. Tồn kho cuối kì của năm 2018 là 34,176,716,744 đồng sang năm 2019 tăng lên 36,793,396,717 đồng tương đương 7,66%. Mặc dù hàng tồn kho tăng nhưng vòng quay hàng tồn kho qua các năm lại giảm dần. Vòng quay hàng tồn kho của năm 2018 giảm 4 vòng tương đương 60,47% so với năm 2017. Điều này khiến cho số ngày dự trữ hàng tồn kho tăng 22,96 ngày so với năm 2017 tương đương
  • 48. 47 54,42%. Vòng quay hàng tồn kho năm 2019 tiếp tục giảm 2,42 vòng tương đương 60,45% so với năm 2018. Mặc dù vòng quay hàng tồn kho giảm nhưng số ngày dự trữ hàng tồn kho lại tăng lên 112,62 ngày tương đương tăng 52,95 ngày so với năm 2018. Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho quan hệ với sự phán đoán đối với số lượng hàng tồn kho, tài sản của công ty gắn liền với hàng tồn kho. Điều này củng ảnh hưởng tới khả năng chi trả những khoản nợ đến hạn phải trả của công ty. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho giảm và số ngày hàng tồn kho của công ty tăng lên cho chúng ta thấy được tính thanh khoản của công ty ngày càng giảm qua các năm. Công ty cần đưa ra những biện pháp, chiến lược để nâng cao khả năng luân chuyển hàng tồn kho của mình, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá nhiều vào hàng tồn kho, cũng như tăng khả năng sử dụng vốn lưu động của mình. Nếu mức độ tồn kho ngày càng lớn thì chi phí lưu kho sẽ phát sinh tăng, chi phí này được chuyển cho khách hàng làm cho Giá vốn hàng bán tăng gây bất lợi cho doanh nghiệp khi đem sản phẩm cạnh tranh trên thị trường.
  • 49. 48 2.7. Phân tích báo cáo tài chính. 2.7.1. Phân tích bảng cân đối kế toán. 2.7.1.1. Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. a) Quan hệ cân đối 1. Quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản thiết yếu. Bảng 2.7.1: Phân tích quan hệ cân đối 1 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Nguồn vốn chủ sở hữu 29,336,175,508 29,385,928,119 28,970,058,612 Tài sản thiết yếu 83,667,790,159 83,813,658,779 98,128,764,787 Chênh lệch (54,331,614,652) (54,427,730,659) (69,158,706,175) (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Dựa vào bảng trên ta thấy nguồn vốn tự có của công ty không đủ trang trải cho những tài sản thiết yếu của công ty, lượng vốn thiếu hụt này lại có chiều hướng tăng qua từng năm. Cụ thể, lượng vốn thiếu hụt này ở năm 2018 là 54,427,730,659 đồng, tăng 96,116,007 đồng so với năm 2017, mức tăng này không chênh lệch mấy so với năm 2017. Sang năm 2019, lượng vốn thiếu hụt này là 69,158,706,175 đồng chênh lệch 14,730,975,516 đồng so với năm 2018, có thể thấy được qua các năm sự chênh lệch vốn này không được cải thiện mà còn có chiều hướng tăng dần. Đặc biệt là năm 2018 và 2019 có sự chênh lệch khá lớn. Từ phân tích này, ta thấy được nhu cầu vốn của công ty ngày càng tăng, chính vì vậy để có đủ vốn cung cấp cho hoạt động kinh doanh được bình thường liên tục, công ty phải huy động vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng từ các đơn vị khác.
  • 50. 49 b) Quan hệ cân đối 2. Nguồn vốn thường xuyên, tương đối ổn định. Bảng 2.7.2: Phân tích quan hệ cân đối 2. Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Nguồn vốn thường xuyên, tương đối ổn định. 29,336,175,508 29,385,928,119 28,970,058,612 Tài sản đang có 83,667,790,159 83,813,658,779 98,128,764,787 Chênh lệch (54,331,614,652) (54,427,730,659) (69,158,706,175) (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Kết quả này cho thấy, vốn vay và vốn tự có của công ty không đủ để trang trải cho hoạt động của mình. Nhìn chung, Nguồn vốn vay và vốn tự có của công ty năm 2017 và 2018 không có sự chênh lệch nhiều. Ở năm 2019 có sự thay đổi đáng kể khi tài sản của công ty tăng lên trong khi đó nguồn vốn của công ty lại giảm xuống, điều này khiến cho sự chênh lệch của vốn vay và vốn tự có tăng 14,730,975,516 đồng so với năm 2018.
  • 51. 50 c) Quan hệ cân đối 3. Phân tích tính cân đối giữa tài sản lưu động với Nợ ngắn hạn và giữa tài sản cố định với Nợ dài hạn. Bảng 2.73: Phân tích quan hệ cân đối 3. Chỉ tiêu 2017 2018 2019 1.Tài sản ngắn hạn (TSNH và ĐTNH) 150,285,471,469 138,181,691,194 81,319,639,100 2.Nợ ngắn hạn 150,027,419,123 143,110,505,761 115,772,886,464 3.Chênh lệch = (1) – (2) 258,052,346 (4,928,814,566) (34,453,247,364) 4.Tài sản dài hạn (TSCĐ và ĐTDH) 29,078,123,161 34,314,742,685 63,423,305,975 5.Nợ dài hạn - - - 6.Chênh lệch = (4) – (5) 29,078,123,161 34,314,742,685 63,423,305,975 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Ở bảng này, quan hệ giữa tài sản ngắn hạn nợ ngắn hạn có sự thay đổi qua từng năm. Ở năm 2017: Tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn cho thấy được doanh nghiệp giữa vững được quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích của nợ ngắn hạn. Đồng thời, nó cũng chỉ ra sự hợp lý trong chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Ở năm 2018, 2019: Tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn chứng tỏ rằng doanh nghiệp không giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Mặc dù nợ ngắn hạn có khi do chiếm dụng hợp pháp hoặc có mức lãi thấp hơn lãi nợ dài hạn tuy nhiên chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán cho nên dễ dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưa đến một hệ quả tài chính xấu hơn. Công ty không tồn tại khoản nợ dài hạn do đó phần tài sản dài hạn của công ty lớn hơn nợ dài hạn. Điều này cho thấy được công ty sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn.
  • 52. 51 Nhìn chung, qua các năm sự chênh lệch giữa các chỉ tiêu trên không có sự thay đổi nhiều, chênh lệch nhiều nhất ở năm 2018 – 2019 khi tài sản ngắn hạn sụt giảm 56,862,052,094 đồng, điều này khiến cho chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn ngày càng lớn. Có thể thấy được qua các năm công ty không giữ vững được quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Về tài sản dài hạn ở năm 2017 – 2018 không có sự chênh lệch nhiều, sang đến năm 2018 – 2019 tăng gần như gấp đôi. 2.7.1.2. Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn theo chiều ngang. a) Giai đoạn 1. (Xem phụ lục 05) Bảng 2.7.4: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2017/2018 Chỉ tiêu Năm Chênh lệch giá trị 2017 2018 Mức chênh lệch (đơn vị) Tỷ lệ chênh lệch (%) 1 2 3 4 5 Tài sản ngắn hạn 150,285,471,469 138,181,691,194 (12,103,780,275) 91.95 Tài sản dài hạn 29,078,123,161 34,314,742,685 5,236,619,524 118.01 Tổng tài sản 179,363,594,630 172,496,433,880 (6,867,160,750) 96.17 Nợ phải trả 150,027,419,123 143,110,505,761 (6,916,913,362) 95.39 Vốn chủ sở hữu 29,336,175,508 29,385,928,119 49,752,611 100.17 Tổng nguồn vốn 179,363,594,631 172,496,433,880 (6,867,160,751) 96.17 Nguồn: Tác giả tự tính toán (2020) Qua bảng 2.6.4 ta có thể thấy được: Tổng tài sản của doanh nghiệp trong kỳ giảm 96,17% tương ứng giảm 6,867,160,750 đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn giảm 91,95% tương ứng 12,103,780,275 đồng, tài sản dài hạn tăng 18,01% tương ứng 5,236,619,524, mức tăng này không đáng kể không đủ để bù đắp lại sự sụt giảm của tài sản ngắn hạn. Việc tăng tài sản dài hạn là do tài sản cố định của công ty tăng so với năm 2017, cho thấy được công ty có sự đầu tư hơn vào tài sản cố định. Như vậy quy mô tài sản của công ty giảm so với những năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do biến động của các khoản mục sau:
  • 53. 52 - Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 49.96% tương đương 17,501,497,012 đồng. Nguồn dự trữ tiền giảm khiến cho doanh nghiệp khó đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên và nhanh chóng. - Cùng với sự sụt giảm của tiền và các khoản tương đương tiền thì sự sụt giảm của các khoản phải thu ngắn hạn cũng góp phần làm tổng tài sản của doanh nghiệp giảm đi, cụ thể các khoản phải thu ngắn hạn giảm 89,13% tương đương 10,112,169,562 đồng. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do các khoản phải thu khách hàng trong năm 2018 giảm. Sự sụt giảm của các khoản thải thu khách hàng cho thấy được Ban lãnh đạo của công ty cần chú trọng hơn đến công tác thu hồi công nợ, nhằm tránh hình thành nên những khoản nợ khó đòi. - Chỉ tiêu hàng tồn kho năm 2018 với năm 2017 tăng 14,539,905,448 đồng, tương đương 74,04%. Hàng tồn kho tăng cao là không tốt, do đó công ty cần xem xét lại để tránh ứ động vốn cũng như giảm được chi phí vốn Sự biến động của các khoản mục này làm cho Tổng tài sản của công ty năm 2018 giảm so với năm 2017. Về tình hình nguổn vốn của công ty được hình thành từ 2 nguồn là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Qua bảng 2.6.4 ta có thể thấy được tổng nguồn vốn của công ty năm 2017 là 179,363,594,631 đồng, năm 2018 là 172,496,433,880 đồng giảm 6,867,160,751 đồng, tương ứng 96,17%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do biến động của các khoản mục sau. -Nợ phải trả của công ty năm 2018 với năm 2017 giảm 6,916,913,362 đồng, tương đương 95,39%. Nguyên nhân là do sự sụt giảm của các khoản nợ ngắn hạn. Các khoản vay ngắn hạn của công ty trong năm 2018 tăng 12,100,962,249 đồng, tương đương 14,7%. Trong khi đó các khoản phải trả cho người bán của công ty năm 2018 lại giảm rõ rệt so với năm 2017, từ 49,120,050,696 đồng xuống còn 24,230,598,029 đồng giảm 24,889,452,667 đồng tương đương 49,33%. Vốn chủ sở hữu của công ty ở năm 2018 và 2017 của công ty có sự tăng nhẹ, chỉ ở mức 17% tương đương 49,752,612 đông. Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu của công ty ở cả 2 năm đều không có sự thay đổi ở mức 30,000,000,000 đồng
  • 54. 53 b) Giai đoạn 2 (Xem phụ lục 06) Bảng 2.7.5: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2019/2018 Chỉ tiêu Năm Chênh lệch giá trị 2018 2019 Mức chênh lệch (đơn vị) Tỷ lệ chênh lệch (%) 1 2 3 4 5 Tài sản ngắn hạn 138,181,691,194 81,319,639,100 (56,862,052,094) 58.85 Tài sản dài hạn 34,314,742,685 63,423,305,975 29,108,563,290 184.83 Tổng tài sản 172,496,433,880 144,742,945,076 (27,753,488,804) 83.91 Nợ phải trả 143,110,505,761 115,772,886,464 (27,337,619,297) 80.90 Vốn chủ sở hữu 29,385,928,119 28,970,058,612 (415,869,507) 98.58 Tổng nguồn vốn 172,496,433,880 144,742,945,076 (27,753,488,804) 83.91 Nguồn: Tác giả tự tính toán (2020) Qua bảng 2.6.5 ta có thể thấy được: Tổng tài sản của công ty năm 2019 giảm 27,753,488,804 đồng, tương đương 83,91%. Nguyên nhân là do biến động của các khoản mục sau: - Tài sản ngắn hạn giảm từ 138,181,691,194 đồng xuống 81,319,639,100 đồng giảm 56,862,052,094 đồng, tương đương 58,85%. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 16,032,105,655 tương đương 8,24%. Các khoản phải thu ngắn hạn như khoản phải thu khách hàng giảm một cách rõ rệt từ 82,941,562,015 đồng xuống còn 39,469,693,801đồng giảm 43,471,868,214 đồng, tương đương 47.59%. Các khoản như hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác có sự tăng nhưng không đáng kể. Hàng tồn kho ở năm 2019 tăng 2,616,679,973 đồng tương đương 7,66%. Tài sản ngắn hạn khác tăng 25,241,802 đồng, tương đương 7%. - Tài sản dài hạn của công ty trong năm 2019 và 2018 tăng 29,108,563,290 đồng, tương đương 84,83%. Nguyên nhân là do tăng tài sản cố định và tăng tài sản ngắn hạn khác. Tài sản cố định của công ty tăng 27,739,531,690 đồng, tương đương 86,21%. Trong khi đó, tài sản dài hạn khác tăng 64,11% tương đương 1,378,031,600 đồng.
  • 55. 54 Tổng nguồn vốn của công ty năm 2019 giảm 27,753,488,804 đồng so với năm 2018 chiếm 83,91%. Nguyên nhân là do sự biến động của các khoản mục sau: - Nợ phải trả của công ty năm 2019 là 115,772,886,464 đồng giảm 27,337,619,297 đồng so với năm 2018, tương đương 80,9%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự sụt giảm của các khoản vay ngắn hạn, giảm 24,246,167,187 đồng so với năm 2018, tương đương 74,32%. Các khoản phải trả cho người bán trong năm 2019 lại có sự tăng nhẹ, từ 24,230,598,029 đồng lên 28,383,765,256 đồng tương ứng tăng 4,153,167,227 đồng chiếm 17,14%. Các khoản Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, khoản Phải trả người lao động cũng có sự sụt giảm. Trong đó, Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm 859,876,008 đồng tương đương 98,99%, khoản Phải trả người lao động giảm 6,672,116,268 đồng tương đương 71,72%. - Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2019 giảm nhẹ so với năm 2018, giảm 415,869,507 đồng tương đương 98,58%. Nguyên nhân là do sự sụt giảm của Chênh lệch tỷ giá hối đoái của năm 2019 còn âm 67,650,281 đồng so với năm 2018 và sự sụt giảm của Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 348,219,226 đồng tương đương 56,71%.
  • 56. 55 c) Đánh giá tổng quát qua 2 giai đoạn. Bảng 2.7.6: Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn qua các năm Chỉ tiêu Năm 2017 2018 2019 1 2 3 4 Tài sản ngắn hạn 150,285,471,469 138,181,691,194 81,319,639,100 Tài sản dài hạn 29,078,123,161 34,314,742,685 63,423,305,975 Tổng tài sản 179,363,594,630 172,496,433,880 144,742,945,076 Nợ phải trả 150,027,419,123 143,110,505,761 115,772,886,464 Vốn chủ sở hữu 29,336,175,508 29,385,928,119 28,970,058,612 Tổng nguồn vốn 179,363,594,631 172,496,433,880 144,742,945,076 Nguồn: Tác giả tổng hợp (2020) Qua bảng trên ta có thể thấy được, Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty giảm dần qua các năm. Sự chênh lệch này được thể hiện rõ nhất ở giai đoạn 2018 – 2019. Nguyên nhân của sự sụt giảm Tổng tài sản là do sự sụt giảm của Tài sản ngắn hạn qua từng năm. Chủ yếu là do lượng tiền mặt của công ty giảm đáng kể. Tài sản dài hạn của công ty mặc dù có tăng nhưng không đáng kể. Tổng nguồn vốn của công ty giảm qua các năm là do Nợ phải trả của công ty giảm. Nguyên nhân là do các khoản vay của công ty giảm dần qua từng năm. Nhìn chung qua 3 năm 2017, 2018, 2019 công ty vẫn đảm bảo được sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn.
  • 57. 56 2.7.1.3. Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn theo chiều dọc. a). Giai đoạn 1. (Xem phụ lục 07).
  • 58. 57 Bảng 2.7.7: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2018/2017 Chỉ tiêu 2017 2018 Tỷ trọng Chênh lệch 2018/2017 2017 2018 Mức % Tài sản ngắn hạn 150,285,471,469 138,181,691,194 83.79 80.11 (12,103,780,275) 91.95 Tài sản dài hạn 29,078,123,161 34,314,742,685 16.21 19.89 5,236,619,524 118.01 Tổng tài sản 179,363,594,630 172,496,433,880 100 100.00 (6,867,160,750) 96.17 Nợ phải trả 150,027,419,123 143,110,505,761 83.64 82.96 (6,916,913,362) 95.39 Vốn chủ sở hữu 29,336,175,508 29,385,928,119 16.36 17.04 49,752,611 100.17 Tổng nguồn vốn 179,363,594,631 172,496,433,880 100 100.00 (6,867,160,751) 96.17 Nguồn: Tác giả tính toán (2020) Phân tích cơ cấu tài sản: Qua bảng phân tích ta thấy tổng quy mô tài sản năm 2018 là 172,496,433,880 đồng, giảm 6,867,160,750 đồng so với năm 2017, tương đương 96,17%. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động của tài sản ta đi sâu hơn vào phân tích các khoản mục:  Tài sản ngắn hạn: giá trị của tài sản ngắn hạn năm 2018 là 138,181,691,194 đồng chiếm tỷ trọng 80,11% trên tổng tài sản, giá trị tài sản ngắn hạn của năm 2017 là 150,285,471,469 đồng chiếm tỷ trọng 83,79% trên tổng tài sản. ta có thể thấy được tài sản ngắn hạn của công ty năm 2018 giảm so với năm 2017, tỷ trọng tài sản ngắn hạn của công ty so với tổng tài sản năm 2018 cũng giảm so với năm 2017. Để thấy rõ sự biến động của tài sản ngắn hạn ta sẽ xem xét các khoản mục cụ thể sau: Khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền: Các khoản tiền giảm từ 19.5% xuống 10,13%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự giảm mạnh của lượng tiền mặt trong công ty. Ở năm 2017 tiền mặt của công ty ở mức 23,153,456,100 đồng đến năm 2018 chỉ còn 5,655,386,705 đồng. Sự sụt giảm này cũng do các khoản Phải thu khách hàng chiếm tỉ trọng lớn, ở năm 2018 khoản Phải thu khách hàng chiếm 48,08% trên tổng tài tài sản, tuy nhiên vẫn ít hơn năm 2017 3,8% tương đương 10,112,169,562 đồng. Lượng tiền giảm sẽ làm cho tính linh hoạt của công ty kém hơn. Công ty chưa thu được tiền từ các đơn vị khác, nghĩa là công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn và có một số vốn ứ động ở hàng tồn kho.
  • 59. 58 Hàng tồn kho của công ty năm 2018 của công ty tăng 8,86% tương đương tăng từ 10,95% lên 19.81% trên tổng giá trị tài sản. Trong đó nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng giá trị của hàng tồn kho, giá trị của nguyên vật liệu tồn kho của công ty là 21,540,207,951 đồng. Điều này cho thấy công ty cần có kế hoạch phù hợp để giải quyết tình trạng tồn kho, tránh làm tăng chi phí Hàng tồn kho. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty năm 2018 tăng so với năm 2017 từ 5,108,663,511 đồng lên 12,636,508,793 đồng ở năm 2018. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng cao cho thấy công ty đã không sử dụng hết năng lực sản xuất của mình, chi phí của sản phẩm đang sản xuất đang còn khá cao. Tài sản ngắn hạn khác của công ty năm 2017 là 1,46% tăng lên 2,08% ở năm 2018 trên tổng giá trị tài sản, tức tăng 0,62%. Điều này cho thấy công ty đã có sự đầu tư vào cơ sở vật chất cho việc kinh doanh của mình.  Tài sản dài hạn, giá trị tài sản dài hạn của công ty ở năm 2017 là 29,078,123,161 đồng sang năm 2018 tăng lên 34,314,742,685 đồng chiếm tỷ trọng 19.89% trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là tài sản cố định. Để hiểu rõ sự biến động này ta xét chỉ tiêu tỷ suất đầu tư để thấy rõ được tình hình đầu tư theo chiều sâu, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị và hiểu rõ được năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Ta có tình hình thực tế tại công ty như sau: Tỷ suất đầu tư năm 2017: 29,078,123,161 Tỷ suất đầu tư = 179,363,594,630 x 100 = 16.21% Tỷ suất đầu tư năm 2018: 34,314,742,685 Tỷ suất đầu tư = 172,496,433,880 x 100 = 19,89% Ta thấy tỷ suất đầu tư năm 2018 tăng 3,68% so với năm 2017 cho thấy được công ty có sự cải tiến, làm mới lại tài sản, máy móc, thiết bị trong công ty phù hợp hơn với tình hình kinh doanh của công ty. Tài sản cố định của công ty năm 2018 giảm 3,107,460,183 đồng so với năm 2017, chiếm 18,65% trên tổng giá trị tài sản. Tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản của công ty khá thấp cho thấy được công ty có xu hướng thu hẹp sản xuất. Chi
  • 60. 59 phí xây dựng cơ bản dở dang của công ty năm 2017 chiếm tỷ trọng 0,16% tăng so với năm 2017. Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Theo bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn trong năm 2018, cứ 100 đồng tài sản thì được tài trợ từ nợ phải trả là 82,96 đồng giảm 0,68% so với năm 2017. Tài sản tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu là 17,04 đồng tăng 0,68%. Như vậy cơ cấu nguồn vốn trong năm 2017 – 2018 có sự biến động nhẹ, tổng nguồn vốn giảm từ 179,363,594,631 đồng xuốg còn 172,496,433,880 đồng so với năm 2017.  Tổng nợ phải trả năm 2017 là 150,027,419,123 đồng chiếm tỷ trọng 83.64% giảm còn 143,110,505,761 đồng chiếm tỷ trọng 82.96% trên tổng nguồn vốn trong năm 2018. Trong đó, sự biến động từng khỏan mục như sau: Vay ngắn hạn tăng 8,84% tương đương tăng 12,100,962,249 đồng chiếm tỷ trọng 54,72% trên tổng nguồn vốn. Trong khi đó, khoản Phải trả người bán giảm 24,889,452,667 đồng tương ứng giảm 13,34%. Cho thấy được doanh nghiệp đang cố gắng thanh toán các khoản nợ của mình cho thấy được công ty đang có chiều hướng phát triển tốt. Khoản phải trả người lao động năm 2018 là 23,592,141,807 đồng tăng 23,85% so với năm 2017. Điều này cho thấy được chi phí lương cho người lao động của công ty tăng lên. Cải thiện đời sống cho người lao động. Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2018 giảm 49,752,611 đồng so với năm 2017. Tương đương giảm 0,68%, chiếm tỷ trọng 17,04% trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Điều này nói lên rằng hoạt động kinh doanh của công ty đang có chiều hướng phát triển tốt vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán của công ty. Vốn đầu tư chủ sở hữu của công ty năm 2018 không đổi so với năm 2017. Nhìn chung ta có thể thấy được Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng khá ít trên tổng nguồn vớn. Trong khi Nợ phải trả chiếm hầu hết tỷ trọng trên tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy khả năng sử dụng, phân bổ nguồn vốn của công ty không được hợp lý. Những thay đổi này gây ảnh hưởng không tốt đến công ty vì áp lực trả nợ của công ty rất lớn. Trong tương lai công ty cần xây dựng kế hoạch huy động vốn tốt hơn.
  • 61. 60 b) Giai đoạn 2. (Xem phụ lục 08) Bảng 2.7.8: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2019/2018 Chỉ tiêu 2018 2019 Tỷ trọng Chênh lệch 2019/2018 2018 2019 Mức & Tài sản ngắn hạn 138,181,691,194 81,319,639,100 80.11 56.18 (56,862,052,094) 58.85 Tài sản dài hạn 34,314,742,685 63,423,305,975 19.89 43.82 29,108,563,290 184.83 Tổng tài sản 172,496,433,880 144,742,945,076 100 100 (27,753,488,804) 83.91 Nợ phải trả 143,110,505,761 115,772,886,464 82.96 79.99 (27,337,619,297) 80.90 Vốn chủ sở hữu 29,385,928,119 28,970,058,612 17.04 20.01 (415,869,507) 98.58 Tổng nguồn vốn 172,496,433,880 144,742,945,076 100 100 (27,753,488,804) 83.91 Nguồn: Tác giả tính toán (2020) Phân tích kết cấu tài sản: Qua bảng phân tích ta có thể thấy được tài sản năm 2019 là 144,742,945,076 đồng giảm 27,753,488,804 đồng so với năm 2018. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động tài sản, ta phân tích biến dộng của các khoản mục:  Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2018 là 138,181,691,194 đồng chiếm tỷ trọng 80,11% trên tổng tài sản, năm 2019 tài sản ngắn hạn của công ty chỉ còn 81,319,639,100 đồng chiếm tỷ trọng 56,18% trên tổng tài sản, giảm 23,93%. Lượng tiền mặt của công ty năm 2019 là 9,417,121,307 đồng tăng 3,761,734,602 đồng so với năm 2018. Mặc dù lượng tiền mặt tăng nhưng tiền gửi ngân hàng của công ty lại giảm khá mạnh, tiền gửi ngân hàng của công ty năm 2018 là 11,816,336,982 đồng thì sang năm 2019 chỉ còn 1,360,689,855 đồng, giảm 10,455,647,127 đồng. Sự giảm mạnh của các khoản tiền trong công ty có thể do công ty đang tăng cường đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng công ty cần có chiến lược để đảm bảo được khả năng thanh toán của công ty. Hàng tồn kho của công ty năm 2018 là 34,176,716,744 đồng chiếm tỷ trọng 19,81% trên tổng tài sản, năm 2019 là 36,793,396,717 đồng chiếm tỷ trọng 25,42% trên tổng tài sản. Trong đó, tồn kho nguyên vật liệu chiếm 21,540,207,951 đồng tăng 2,449,225,595 đồng so với năm 2019. Hàng tồn kho tăng cao sẽ dẫn đến phát
  • 62. 61 sinh nhưng chi phí không cần thiết, doanh nghiệp nên cânnhắc để đưa ra giải pháp hạn chế phát sinh chi phí. Mặc dù Hàng tồn kho tăng cao nhưng Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang của công ty lại giảm đáng kể, từ mức12,636,508,793 đồng xuống còn 4,929,199,566 đồng tương đương giảm 7,707,309,227 đồng. Điều này cho thấy được doanh nghiệp đang kiểm soát tốt chi phí của mình. Tài sản ngắn hạn khác của công ty chủ yếu là từ các khoản Thuế được khấu trừ ở năm 2018 là 3,591,688,749 đồng chiếm tỷ trọng 2.08%, ở năm 2019 là 3,616,930,551 đồng chiếm tỷ trọng 2,5% trên tổng tài sản.  Tài sản dài hạn của công ty năm 2018 là 34,314,742,685 đóng chiếm tỷ trọng 19,89%, năm 2019 là 63,423,305,975 đồng chiếm tỷ trọng 43.82% trên tổng tài sản. Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là tài sản cố định. Tài sản cố định tăng cho thấy được công ty có sự đầu tư vào trang thiết bị, máy móc của công ty ở phân xưởng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Để hiểu rõ sự biến động này ta xét chỉ tiêu tỷ suất đầu tư để thấy rõ được tình hình đầu tư theo chiều sâu, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị và hiểu rõ được năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Ta có tình hình thực tế tại công ty như sau: Tỷ suất đầu tư năm 2018: 34,314,742,685 Tỷ suất đầu tư = 172,496,433,880 x 100 = 19,89% Tỷ suất đầu tư năm 2019: 63,423,305,975 Tỷ suất đầu tư = 144,742,945,076 x 100 = 43.82% Tỷ suất đầu tư năm 2019 tăng 23,93% so với năm 2018 là vì năm 2019 công ty đã xây dựng thêm phân xưởng mới đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty. Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Theo bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn, tài sản của công ty thì ở năm 2018 cứ 100 đồng tài sản thì được tài trợ từ nợ phải trả là 82,96 đồng. Sang năm 2019 cứ 100 đồng tài sản thì được tài trợ từ nợ phải trả là 77,99 đồng giảm 4,97 đồng. Có thể thấy được tổng nguồn vốn của năm 2019 giảm 27,753,488,804 đồng so với năm 2018.
  • 63. 62 Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp ở năm 2018 là 143,110,505,761 đồng chiếm tỷ trọng 82,96%, ở năm 2019 chỉ còn 115,772,886,464 đồng chiếm tỷ trọng 79.99%. Nợ phải trả giảm là do các khoản vay ngắn hạn giảm xuống chỉ còn 70,152,281,758 đồng chiếm tỷ trọng 48.47% trên tổng nguồn vốn tương đương giảm 24,246,167,187 đồng. Các khoản Phải trả người bán năm 2017 là 24,230,598,029 đồng chiếm tỷ trọng 14,05% tăng lên 28,383,765,256 đồng chiếm tỷ trọng 19.61% trên tổng nguồn vốn. Qua đó cho thấy được công ty đang tăng cường vay vốn đầu tư xây dựng phát triển sản xuất kinh doanh để có dòng tiền trang trải cho việc mua nguyên liệu, công cụ dụng cụ. Trong năm nguồn vốn chủ sở hữu giảm 415,869,507 đồng ở mức 28,970,058,612 đồng chiếm tỷ trọng 20,01% trên tổng nguồn vốn. Mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu của công ty ở năm 2019 giảm nhưng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của công ty ở năm 2019 lại tăng 2,97% so với năm 2018.Điều này cho thấy được công ty đang tiến triển theo chiều hướng tốt. d) Đánh giá tổng quan qua hai giai đoạn. Nhìn chung ta có thể thấy được tổng tài sải và tổng nguồn nguồn vốn của công ty giảm dần qua các năm, tuy nhiên công ty vẫn đảm bảo được tính thanh khoản cũng như đảm bảo được sự phát triển lâu dài của công ty. Tài sản của công ty giảm là do các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng giảm trong khi đó các tài khoản có tính thanh khoản thấp như Hàng tồn kho, các khoản phải thu lại tăng, chiếm tỷ trọng cao trên tổng tài sản. Tuy nhiên, khoản mục tiền chiếm tỷ trọng thấp chưa hẳn đã không tốt vì nó thể hiện công ty có một khoản vốn chết. Các khoản phải thu giảm dần qua từng năm và chiếm tỷ trọmg không cao lắm cho thấy được Ban lãnh đạo cần có những biện pháp, kế hoạch để thu hồi nợ tốt hơn, tránh ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của công ty. Công ty nên đưa ra một số biện pháp như khuyến mãi, giảm giá cho những đơn vị trả nợ nhanh, đúng hạn nhằm nhanh chóng thu hồi vốn cho công ty. Hàng tồn kho của công ty tăng theo từng năm là do các nguyên liệu của công ty chủ yếu phải nhập khẩu hoặc nhập ở nguồn khác vào nên đòi hỏi lúc nào công ty cũng cần có một lượng nguyên vật liệu tồn kho để đáp ứng cho quá trình sản xuất của công ty. Nhìn chung ta có thể thấy được kết cấu tài sản của công ty qua các năm vẫn tạm ổn. Vòng quay vốn của công
  • 64. 63 ty vẫn ổn định, sử dụng vốn có hiệu quả. Mặc dù tổng tài sản của năm 2019 thấp hơn năm 2018 nhưng công ty vẫn chú trọng đầu tư, mở rộng phân xưởng sản xuất để đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty. 2.7.2. Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh 2.7.2.1. Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang. a) Giai đoạn 1.
  • 65. 64 Bảng 2.7.9: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018/2017 Chỉ tiêu 2017 2018 Chênh lệch Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ lệ 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 344,119,176,267 378,184,704,937 34,065,528,670 109.90 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp D.vụ 344,119,176,267 378,184,704,937 34,065,528,670 109.90 4. Giá vốn hàng bán 307,471,056,682 329,342,150,294 21,871,093,613 107.11 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 36,648,119,585 48,842,554,643 12,194,435,057 133.27 6. Doanh thu hoạt động tài chính 2,295,882,083 2,295,882,083 - 7. Chi phí tài chính 2,267,145,411 4,510,117,518 2,242,972,107 198.93 - Trong đó: Chi phí lãi vay 2,267,145,411 3,013,481,851 746,336,440 132.92 8. Chi phí quản lý kinh doanh 34,269,773,385 45,814,592,216 11,544,818,831 133.69 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 111,200,789 813,726,992 702,526,203 731.76 10. Thu nhập khác 86,216,961 408,474,112 322,257,151 473.77 11. Chi phí khác - - - - 12. Lợi nhuận khác 86,216,961 408,474,112 322,257,151 473.77 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 197,417,750 1,222,201,104 1,024,783,354 619.09 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 227,224,475 244,440,221 17,215,746 107.58 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (29,806,724) 977,760,883 1,007,567,608 -3280 Nguồn: Tác giả tự tính toán (2020) Qua bảng phân tích ta có thể thấy được lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2018 tăng so với năm 2017 là 731,76% tương đương 702,526,203 đồng do giá vốn hàng bán tăng 7,11% tương đương 21,871,093,613 đồng và chi phí quản lý kinh doanh tăng 33,69% tương đương 11,544,818,831 đồng. Trong khi đó tổng lợi
  • 66. 65 nhuận kế toán trước thuế tăng 619,09% tương đương 1,024,783,354 đồng do lợi nhuận khác tăng khá cao 473,77% tương đương 322,257,151 đồng. Về kết cấu ta có thể thấy việc tăng giá vốn hàng bán năm 2018 so với năm 2017 là 21,871,093,613 đồng tương đương 7,11%, điều này khiến cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 702,526,203 đồng tương đương 731,76%. Phân tích tình hình doanh thu và chi phí: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2017 của công ty là 344,119,176,267 đồng sang năm 2018 tăng 34,065,528,670 đồng lên 378,184,704,937 đồng tương đương 9,90%. Nguyên nhân do Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng và các khoản giảm trừ doanh thu không có phát sinh. Năm 2018 Doanh thu hoạt động tài chính là 2,295,882,083 đồng góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty. Bên cạnh các khoản tăng về doanh thu thì chi phí của công ty năm 2018 tăng khá cao so với năm 2017 tăng 2,242,972,107 đồng tương đương 98,93%. Trong đó, Chi phí lãi vay là chủ yếu, chi phí lãi vay năm 2017 là 2,267,145,411 đồng sang năm 2018 tăng lên 3,013,481,851 đồng tương đương 32,92%. Mặc dù chi phí tăng cao nhưng nhìn chung doanh thu của công ty năm 2018 vẫn cao hơn năm 2017. Điều này vẫn đảm bảo được lợi nhuận của công ty. Có thể thấy được công ty đang kinh doanh có hiệu quả. Phân tích tình hình lợi nhuận: Do doanh thu và giá vốn hàng bán đều tăng nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ tăng nhẹ. Ở mức 48,842,554,643 đồng tăng 12,194,435,057 đống tương đương 33,27% so với năm 2017. Thu nhập khác tăng 322,257,151 đồng tương đương 473,77% so với năm 2017 nhưng chi phí khác không phát sinh. Điều này đã khiến cho lợi nhuận khác tăng dẫn đến Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 619.09%. Qua bảng phân tích ta có thể thấy được Lợi nhuận kế toán sau thuế năm 2018 của công ty tăng lên rõ rệt từ con số âm 29,806,724 đồng của năm 2017 tăng lên 977,760,883 đồng tức tăng 1,007,567,608 đồng . Có thể thấy được nỗ lực của doanh nghiệp và Ban quan lí trong việc tăng lợi nhuận của công ty.
  • 67. 66 b) Giai đoạn 2. Bảng 2.7.10: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019/2018 2018 2019 Chênh lệch Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ lệ 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 378,184,704,937 263,373,285,922 (114,811,419,015) 69.64 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp D.vụ 378,184,704,937 263,373,285,922 (114,811,419,015) 69.64 4. Giá vốn hàng bán 329,342,150,294 231,900,178,254 (97,441,972,040) 70.41 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 48,842,554,643 31,473,107,668 (17,369,446,975) 64.44 6. Doanh thu hoạt động tài chính 2,295,882,083 800,546,582 (1,495,335,501) 34.87 7. Chi phí tài chính 4,510,117,518 4,309,896,714 (200,220,804) 95.56 - Trong đó: Chi phí lãi vay 3,013,481,851 4,309,896,714 1,296,414,863 143.02 8. Chi phí quản lý kinh doanh 45,814,592,216 31,448,825,654 (14,365,766,562) 68.64 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 813,726,992 (3,485,068,118) (4,298,795,110) (428.28) 10. Thu nhập khác 408,474,112 4,427,774,058 4,019,299,946 5136 11. Chi phí khác - 396,454,107 396,454,107 - 12. Lợi nhuận khác 408,474,112 4,031,319,951 3,622,845,839 4675.785256 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1,222,201,104 546,251,833 (675,949,271) 276.6984386 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 244,440,221 109,250,367 (135,189,854) 48.08036929 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 977,760,883 437,001,466 (540,759,417) -1466 Nguồn: Tác giả tính toán (2020)
  • 68. 67 Qua bảng phân tích ta thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2019 giảm 4,298,795,110 đồng tương đương 428,28% so với năm 2018 do Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm đáng kể. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ở năm 2018 là 378,184,704,937 đồng sang năm 2019 chỉ còn 263,373,285,922 đồng giảm 114,811,419,015 đồng tương đương 69,64%. Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2019 cũng giảm đáng kể so với năm 2018 giảm 675,949,271 đồng tương đương 44,69%. Phân tích tình hình doanh thu và chi phí: Doanh thu thuần và cung cấp dịch vụ năm 2019 so với năm 2018 giảm 114,811,419,015 đồng tương đương 69,64%. Nguyên nhân là do Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm. Doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh giảm 1,495,335,501 đồng tương đương 34,87% so với năm 2018. Chi phí tài chính và chi phí quản lí doanh nghiệp giảm không đáng kể. Chi phí tài chính năm 2019 giảm 200,220,804 tương đương 95,96% so với năm 2018. Trong đó, Chi phí lãi vay năm 2019 lại tăng 1,296,414,863 đồng tương đương 43,02%. Chi phí quản lí kinh doanh giảm 14,365,766,562 đồng tương đương 68,64% Phân tích tình hình lợi nhuận: Do doanh thu giảm nên Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 17,369,446,975 đồng tương đương giảm 64,44% so với năm 2018. Trong năm 2019 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm rõ rệt từ mức 813,726,992 đồng xuống âm 3,485,068,118 đồng giảm 4,298,795,110 đồng tương đương 428,28%. Lý do của sự sụt giảm đáng kể này là do các khoản doanh thu trong năm 2019 không đủ để bù đắp các khoản chi phí. Các khoản thu nhập khác của công ty năm 2019 tăng 4,019,299,946 đồng tương đương 5136% so với năm 2018, điều này khiến cho Lợi nhuận khác của công ty năm 2019 cũng tăng 3,622,845,839 đồng tương đương 4676% so với năm 2018. Lợi nhuận kế toán sau thuế công ty năm 2019 giảm 540,759,417 đồng so với năm 2018 nhưng ta có thể thấy được những cố gắng của doanh nghiệp khi cố gắng đem lại lợi nhuận của công ty trong khi tình hình kinh doanh của công ty trong năm 2019 không được thuận lợi cho lắm.
  • 69. 68 c) Đánh giá tổng quan qua 2 giai đoạn. Sự tăng giảm về doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng giảm qua các năm khác nhau. Điều này là do tác động của các yếu tố bên ngoài như thị trường kinh doanh, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nhìn chung công ty vẫn cố gắng duy trì được mức lợi nhuận của doanh nghiệp, tránh để xảy ra tình trạng thua lỗ.
  • 70. 69 2.7.2.2. Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc. a) Giai đoạn 1. Bảng 2.7.11: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018/2017. Chỉ tiêu 2017 2018 Chênh lệch Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 344,119,176,267 100 378,184,704,937 100 34,065,528,670 100 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp D.vụ 344,119,176,267 100 378,184,704,937 100 34,065,528,670 100 4. Giá vốn hàng bán 307,471,056,682 89.35 329,342,150,294 87.08 21,871,093,613 -2.27 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 36,648,119,585 10.65 48,842,554,643 12.92 12,194,435,057 2.27 6. Doanh thu hoạt động tài chính 0.00 2,295,882,083 0.61 2,295,882,083 0.61 7. Chi phí tài chính 2,267,145,411 0.66 4,510,117,518 1.19 2,242,972,107 0.53 - Trong đó: Chi phí lãi vay 2,267,145,411 0.66 3,013,481,851 0.80 746,336,440 0.14 8. Chi phí quản lý kinh doanh 34,269,773,385 9.96 45,814,592,216 12.11 11,544,818,831 2.16 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 111,200,789 0.03 813,726,992 0.22 702,526,203 0.18 10. Thu nhập khác 86,216,961 0.03 408,474,112 0.11 322,257,151 0.08 11. Chi phí khác - - - - - - 12. Lợi nhuận khác 86,216,961 0.03 408,474,112 0.11 322,257,151 0.08 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 197,417,750 0.06 1,222,201,104 0.32 1,024,783,354 0.27 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 227,224,475 0.07 244,440,221 0.06 17,215,746 0.00 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (29,806,724) -0.01 977,760,883 0.26 1,007,567,608 0.27 Nguồn: Tác giả tính toán (2020)