SlideShare a Scribd company logo
1 of 43
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH
TÍN DỤNG KHÁC HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN
PHONG CHÍ NHÁNH BẾN THÀNH
NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Hệ đào tạo: Cao đẳng chính quy
Khóa học: 09
GVHD: Th.s Lương Hồng Thái
SVTH: Nguyễn Đặng Minh Tâm
Lớp: 09TCC
MSSV: 1507020011
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
LỜI CẢM ƠN
Để có được những kết quả như ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến quý thầy cô trong khoa Tài Chính Ngân Hàng của trường Cao đẳng Viễn Đông
những người đã dìu dắt và truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học
tập tại trường. Và trên hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
Thầy Th.s Lương Hồng Thái đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Ban lãnh đạo và toàn thể anh chị em trong Ngân hàng TMCP Tiên Phong Chi
nhánh Bến Thành, nơi em có cơ hội thực tập và thực hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, với vốn kiến thức còn hạn hẹp
cho nên không thể tránh khỏi những thiếu xót cần phải bổ sung và hoàn thiện tốt hơn.
Rất mong được sự đóng góp của thầy cô cùng ban lãnh đạo Ngân hàng.
Trân trọng !
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu. .....................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................2
5. Kết cấu luận văn..............................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TPCP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH
BẾN THÀNH ...........................................................................................................................3
1.1. Tổng quan về ngân hàng Tiên Phong........................................................................3
1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Bến Thành.....................3
1.3.Cơ cấu tổ chức...............................................................................................................4
1.4 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần
Tiên Phong – Chi nhánh Bến Thành giai đoạn 2017 – 2018.........................................5
1.4.1.Kết quả hoạt động kinh doanh.............................................................................5
1.4.2.Định hướng hoạt động năm 2018 – 2020...........................................................7
1.5.Tầm nhìn và sứ mệnh ...................................................................................................8
1.6.Thành tựu, giải thưởng.................................................................................................8
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI TPBANK -
CN BẾN THÀNH ................................................................................................................. 11
2.1. Kết quả thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TP BANK - CN Bến Thành
............................................................................................................................................. 11
2.2. Chính sách cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống TPBANK ..... 13
2.3.Quy trình thẩm định cho vay cá nhân...................................................................... 17
2.4.Nội dung thẩm định ................................................................................................... 22
2.4.1.Thẩm định về tư cách của cá nhân vay ............................................................22
2.4.2.Thẩm định tài sản bảo đảm ................................................................................22
2.5. Đánh giá về hoạt động thẩm định tín dụng cá nhân tại TP Bank- Chi nhánh Bến
Thành...................................................................................................................................28
2.5.1 Những kết quả đạt được .....................................................................................28
2.5.2 Ưu điểm................................................................................................................30
2.5.3 Nhược điểm..........................................................................................................30
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ
NHÂN TẠI TPBANK - CN BẾN THÀNH .......................................................................31
3.1 Định hướng phát triển của TPBANK - CN Bến Thành .........................................31
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân TP
BANK - CN Bến Thành ...................................................................................................31
3.2.1.Tìm hiểu và nắm vững địa bàn, đối tượng cần thẩm định .............................32
3.2.2.Phân rõ trách nhiệm và nghĩa vụ các bên liên quan quy trình tín dụng .......32
3.2.3.Hoàn thiện các chỉ tiêu quy định xếp loại khách hàng trong hệ thống.........32
3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc và thủ tục
thẩm định.................................................................................................................................33
KẾT LUẬN.............................................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................35
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Tổng số lượng KHCN được vay vốn tại TP BANK - CN Bến Thành.......... 11
Hình 2.2: Tỷ lệ số lượng hồ sơ vay vốn tại TP BANK - CN Bến Thành ...................... 12
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng KHCN tại Ngân hàng Tiên Phong chi
nhánh Bến Thành................................................................................................................. 17
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của TPBank Bến Thành..............................................6
Bảng 1.2: Tình hình cho vay của TPBank Bến Thành ........................................................6
Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh từ hoạt động khác ................................................................7
Bảng 2.1: Tỷ lệ lý do từ chối của hồ sơ KHCN tại TP BANK - CN Bến Thành.......... 13
Bảng 2.2: Tỷ lệ số dự án triển khai thành công trong 4 năm 2015-2018 ................ 28
Bảng 2.3: Tỷ lệ số dự án phải điều chỉnh lại các chỉ tiêu trong 4 năm 2015-2018 29
DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BCA Chỉ số sức mạnh tài chính
BM Giám đốc chi nhánh
BĐS Bất động sản
BCTC Báo cáo tài chính
BKS Ban Kiểm soát
BTD Ban Tín dụng
CBTD Cán bộ tín dụng
CBTĐ Cán bộ thẩm định
CS&QLTD Chính sách và quản lý tín dụng
CIC Trung tâm thông tin tín dụng
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
GĐ PGD Giám đốc Phòng giao dịch
QĐ Quyết định
RM Chuyên viên quan hệ tín dụng
HĐSL Hội đồng sáng lập
HĐQT Hội đồng quản trị
HMTD Hạn mức tín dụng
KHCN Khách hàng cá nhân
KHDN Khách hàng doanh nghiệp
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
TCTD Tổ chức tín dụng
TSBĐ Tài sản bảo đảm
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các hoạt động của ngân hàng, Ngân hàng thương mại đa dạng dịch vụ song
hoạt động tín dụng vẫn đóng vai trò là nguồn lợi nhuận chính của các ngân hàng
thương mại. Công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại có ý nghĩa quan
trọng và quyết định đến chất lượng tín dụng cũng như lợi nhuận của ngân hàng.
Ở Việt Nam thời gian qua, công tác thẩm định tại các ngân hàng thương mại vẫn
còn nhiều hạn chế, báo cáo thẩm định còn sơ sài, mang nặng tính hình thức và cảm
tính cá nhân. Hậu quả là các quyết định phê duyệt tín dụng không chính xác như:
không đánh giá được rủi ro tìm ẩn trong các phương án vay và nguồn trả nợ của khách
hàng. Do vậy, chất lượng tín dụng đang trở thành một vấn đề “sống còn” trong hoạt
động kinh doanh của bất cứ ngân hàng thương mại cổ phần nào, thẩm định tín dụng
chính là nhân tố có ảnh hưởng quyết định chất lượng tín dụng
Trong bối cảnh ngành ngân hàng sẽ hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm
2018 theo cam kết hội nhập AEC, TPBank - CN Bến Thành sẽ cần phải có chiến lược
quản trị thẩm định tín dụng đúng đắn, hợp lý để giảm thiểu rủi ro tài chính trong bối
cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.
Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác thẩm định tín dụng
tại TPBank - CN Bến Thành cùng với kiến thức học tập và quá trình thực tập thực tế,
em quyết định chọn đề tài: “ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI TPBANK - CN BẾN THÀNH ”.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Khảo sát một cách toàn diện và có hệ thống về thực trạng thẩm định tín dụng khách
hàng cá nhân tại TPBANK - CN Bến Thành.
- Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại
TPBANK - CN Bến Thành.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
a) Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu về thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân của TPBANK -
CN Bến Thành. Để từ đó có đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín
dụng khách hàng cá nhân tại TPBANK - CN Bến Thành.
b) Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu các hoạt động thẩm định tín dụng
khách hàng cá nhân tại TP BANK - CN Bến Thành từ 2017-2019
2
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu: Số liệu thống kê được thu thập thông
qua từ nguồn nội bộ ngân hàng như: báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của
TP BANK - CN Bến Thành
- Phương pháp phân tích thông tin, dữ liệu: Báo cáo sử dụng các phương pháp
phân tích, so sánh, thống kê làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá.
5. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về TP BANK - CN Bến Thành
Chương 2: Thực trạng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TP
BANK - CN Bến Thành
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng tại TP BANK
- CN Bến Thành
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TPCP TIÊN PHONG
CHI NHÁNH BẾN THÀNH
1.1. Tổng quan về ngân hàng Tiên Phong
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (gọi tắt là “TPBank”) được thành
lập từ ngày 05/05/2008. TPBank được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại,
kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao
gồm:Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Tổng Công ty Viễn
thông MobiFone, Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn Tài
chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore. Năm 2018 Tổng tài sản vượt mốc 51
nghìn tỷ
TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu
quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền tảng công
nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, TPBank là ngân hàng luôn tiên phong
trong các xu hướng dịch vụ ngân hàng hiện đại, hướng tới mục tiêu trở thành Ngân
hàng số số một tại Việt Nam.
Tiên Phong Bank cung cấp dịch vụ thông qua mạng lưới phòng giao dịch và
chi nhánh hoặc phục vụ tận nhà hay cơ quan. Trong năm 2008, Tiên Phong Bank
đã có mặt tại 2 thành phố lớn nhất của cả nước là Hà nội và TP. Hồ Chí Minh. Trong
năm 2009, Tiên Phong Bank đã mở rộng sự hiện diện của mình tại Hải Phòng, Cần
Thơ và Đà Nẵng. Và đầu năm 2011, Tiên Phong Bank đã tiếp tục mở rộng mạng
lưới của mình tại Đồng Nai, An Giang để có thể phục vụ các khách hàng của Tiên
Phong Bank một cách tốt nhất.
1.2 Giới thiệuvề Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Bến Thành
 Tên Chi nhánh: chi nhánh Bến Thành - Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Mã số doanh nghiệp: 0102744865-015 | Địa chỉ: Số 180 Nam Kỳ Khởi Nghĩa,
Phường 06, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.
Ban đầu chi nhánh chỉ với 27 nhân viên, sau 4 năm hoạt động chi nhánh đã nâng
số nhân viên lên 70 nhân viên.
Năm 2017 : Chi nhánh được vinh danh là chi nhánh vững mạnh toàn diện 6 tháng
đầu năm
Năm 2018: Chi nhánh được vinh danh là chi nhánh xuất sắc toàn diện:
 Lợi nhuận đạt 30 tỷ
 Huy động vốn hơn 3.310 tỷ VND
 Phục vụ hơn 25.000 khách hàng
4
1.3.Cơ cấu tổ chức
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của TPBank chi nhánh Bến Thành
(Nguồn: Phòng hành chính, nhân sự TPBank – Chi nhánh Bến Thành)
a. Phòng khách hàng doanh nghiệp
 Lập kế hoạch cân đối nguồn vốn và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại
tệ theo đúng trình tự.
 Đề xuất hồ sơ vay vốn của khách hàng nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
 Đề xuất và xây dựng các chiến lược nhằm thu hút khách hàng, để gia tăng khả
năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng khác.
 Quản lý và kiểm tra các bản thu đổi ngoại tệ đảm bảo hoạt động theo đúng quy
định.
 Định hướng và xây dựng kế hoạch kinh doanh ngoại tệ, đề xuất những biện
pháp nhằm thực hiện việc kinh doanh ngoại tệ theo chỉ đạo của Ban giám đốc.
 Thực hiện nhiệm vụ tín dụng bằng Việt Nam đồng, ngoại tệ cho các đối tượng
khách hàng doanh nghiệp theo quy định của NHNN và NHTMCP Tiên Phong
(TPBank), riêng tín dụng bằng ngoại tệ phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về
quản lý ngoại hối của NHNN.
 Theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro.
b. Phòng khách hàng cá nhân
 Thực hiện nhiệm vụ cho vay bằng Việt Nam đồng cho các đối tượng khách
hàng cá nhân theo quy định của NHNN và NHTMCP Tiên Phong (TPBank).
 Thực hiện việc đề xuất hồ sơ vay vốn của khách hàng nhanh chóng, kịp thời,
chính xác.
 Theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro.
5
 Huy động vốn và các chỉ tiêu thẻ tín dụng, thẻ thanh toán.
 Đề xuất và xây dựng các chiến lược nhằm thu hút khách hàng, để gia tăng khả
năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng khác.
c. Phòng hỗ trợ tín dụng
 Tiếp nhận, kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ cấp
tín dụng, tài sản đảm bảo.
 Thực hiện soạn thảo Hợp đồng cấp tín dụng, Hợp đồng cấp bảo lãnh, Thư bảo
lãnh của các khoản cấp tín dụng.
 Theo dõi và giám sát sau vay đối với các khoản cấp tín dụng.
 Thực hiện và lưu trữ các báo cáo định kỳ và đột xuất về số liệu tín dụng, hồ sơ
tín dụng.
 Thực hiện công tác kiểm soát, thẩm định hồ sơ khách hàng doanh nghiệp và cá
nhân, thẩm định tài sản đảm bảo.
 Quản lý TSBĐ (bao gồm quản lý hồ sơ TSBĐ và kiểm tra thực tế TSBĐ định
kỳ hoặc đột xuất).
d. Phòng nhân sự:
 Tuyển nhân viên cho ngân hàng.
 Theo dõi toàn bộ cán bộ công nhân viên bằng chương trình máy tính.
 Theo dõi chấm công, lên bảng lương.
 Soạn thảo các thông báo quy định.
 Xây dựng công tác của Ban giám đốc trong tuần.
 Xây dựng phương án và thực hiện nghiêm ngặt công tác bảo vệ an toàn cơ quan
và khách hàng đến giao dịch,… và một số nghiệp vụ liên quan chức năng.
e. Phòng dịch vụ khách hàng
 Đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến giao dịch và hỗ trợ, xử lý vấn đề khi
khách hàng yêu cầu.
 Tư vấn về sản phẩm, dịch vụ và chương trình khuyến mãi của ngân hàng.
 Chăm sóc khách hàng qua điện thoại.
1.4 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ
phần Tiên Phong – Chi nhánh Bến Thành giai đoạn 2016 – 2018.
1.4.1.Kết quả hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của TPBank đạt kết quả khả quan, các chỉ tiêu tài chính đều
đạt và vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đề ra. Trong đó, tổng tài sản đã vươn lên
quy mô tầm trung đạt trên 76,2 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau khi trích lập đầy đủ dự
phòng rủi ro vẫn vượt kế hoạch với mức 626 tỷ đồng, huy động vốn đạt gần 69 tỷ đồng
bằng 116% kế hoạch, dư nợ cho vay tăng trưởng 40% sử dụng hết hạn mức cho phép
6
của NHNN trong khi vẫn giữ được chất lượng tín dụng tốt với mức nợ xấu chỉ là
0,66%. Hướng đến sự tăng trưởng bền vững.
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của TPBank Bến Thành
Năm
Chỉ tiêu
2016 2017 2018
Tổng vốn huy động (triệu đồng) 516.584 805.742 1.062.586
Giá trị tăng thêm (triệu đồng) - 289.158 256.844
Tốc độ tăng trưởng (%) - 55,9% 31,9%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh TPBank – Chi nhánh Bến Thành)
Qua bảng 1.1 ta có thể thấy được rằng, tình hình huy động vốn của TPBank Bến
Thành ngày càng khả quan qua các năm. Tốc độ tăng trưởng tăng mạnh ở năm 2017
đạt đến 55,9% tương ứng với 289.158 triệu đồng, mặc dù lúc này vẫn còn trong giai
đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên,
TPbank Bến Thành vẫn đạt được mức tăng trưởng nhất định, sở dĩ có được kết quả
trên là nhờ Chi nhánh tập trung tối đa nguồn lực để phát triển, đẩy mạnh sản phẩm huy
động tiền gửi cá nhân, làm cho chỉ tiêu này tăng 31,9% so với năm 2017, điều đó đã
khiến cho tổng vốn huy động tăng từ 805.742 lên 1.062.586 triệu đồng.
Trên đà phát triển, năm 2018 chỉ tiêu huy động vốn tăng 256.844 triệu đồng, tương
đương 31,9% so với cùng kỳ năm 2017. Ngoài dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế nói
chung thì TPbank Bến Thành cũng có những chính sách ưu đãi để huy động vốn từ cả
KHCN và KHDN. Với cơ chế lãi suất hấp dẫn, cơ sở vật chất được cải tiến kèm đội
ngũ nhân viên thân thiện, nhiệt tình, năng động cùng chiếc áo thương hiệu mới màu
tím sang trọng đã góp phần to lớn trong việc gia tăng chỉ tiêu huy động vốn, thực tế
vào năm 2018, chỉ tiêu này tăng đến 31,9% và hiện nay TPBank cũng trở thành một
trong những ngân hàng có cơ chế ưu đãi lãi suất huy động tốt nhất của toàn hệ thống
ngân hàng.
Bảng 1.2: Tình hình cho vay của TPBank Bến Thành
Năm
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Doanh thu từ hoạt động cho vay (triệu đồng) 495.834 790.502 1.045.306
Giá trị tăng thêm (triệu đồng)
-
294.668
254.804
Tốc độ tăng trưởng (%) - 59,4% 32,2%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh TPBank – Chi nhánh Bến Thành)
7
Theo số liệu trên bảng 1.2 ta thấy được tình hình cho vay ở TPBank Bến Thành
tăng dần qua các năm. Cụ thể tăng từ 495.834 lên 790.502 triệu đồng, đánh dấu một sự
tăng trưởng mạnh mẽ của TPBank Bến Thành trong hướng đi của mình khi doanh số
cho vay tăng 59,4%. Trong giai đoạn này, cho vay đối với khách hàng cá nhân được
tập trung phát triển, năm 2018, doanh thu từ hoạt động cho vay tăng 32,2% so với năm
trước đó, tăng từ 790.502 lên đến 1.045.306 triệu đồng.
Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh từ hoạt động khác
Năm
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Doanh thu từ hoạt động khác (triệu đồng) 3.004 5.810 8.362
Giá trị tăng thêm (triệu đồng) - 2.806 2.552
Tốc độ tăng trưởng (%) - 93,4% 43,9%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh TPBank – Chi nhánh Bến Thành)
Năm 2016, ngân hàng đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng, phục vụ cho
các phân khúc khách hàng khác nhau như chương trình liên kết đối tác, kết nối cổng
thanh toán với Payoo, Smartlink, FPT Online, Viettel đồng thời phát triển công nghệ
kỹ thuật, mở thêm nhiều dịch vụ mới trên eBank nhằm gia tăng tiện ích tới khách
hàng. Chỉ tiêu này tăng mạnh 93,4% trong năm 2017, các sản phẩm thẻ tín dụng và ghi
nợ quốc tế, kết hợp nhiều ưu đãi cho chủ thẻ cũng được phát triển rộng rãi, đưa tổng số
thẻ visa phát hành của TPBank đạt gần 300 thẻ, tăng gấp 3 lần so với năm 2016.
Bước sang năm 2018, khi mà trang thiết bị, cơ sở vật chất được cải thiện, cũng là lúc
các hoạt động dịch vụ của TPBank Bến Thành phát triển mạnh mẽ, tăng đến 8.362
triệu đồng, 43,9% so với năm 2017, từ 5.810 lên 8.362 triệu đồng. Cấp lãnh đạo của
TPBank Bến Thành cũng xác định 2018 là năm bản lề quan trọng với chiến lược tăng
cường mạnh mẽ năng lực và hiệu quả kinh doanh, cải tiến công nghệ và chất lượng
dịch vụ tốt nhất.
1.4.2. Định hướng hoạt động năm 2018 – 2020
Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, các chủ trương, chính sách của
NHNN; chiến lược và định hướng phát triển kinh doanh của TPBank giai đoạn 2018 –
2020, Ban điều hành đã xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh chính năm 2018 và
các chương trình hoạt động như sau:
Tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn đã được xác định như đẩy mạnh tài trợ các
công ty, đơn vị ứng dụng công nghệ cao, tập trung lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đặc
biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng ưu tiên. Đây cũng là các lĩnh vực trọng
8
tâm, được ưu tiên phát triển ở Việt Nam, hứa hẹn sẽ là mảnh đất giàu tiềm năm cho sự
phát triển của ngân hàng, đồng thời đây cũng là những lĩnh vực là TPBank có thể cạnh
tranh.
Tăng cường huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn tín dụng tăng cao và
thực hiện tăng trưởng tín dụng hợp lý, coi trọng chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, đa
dạng hóa sản phẩm dịch vụ, thực hiện chính sách khách hàng tốt và quản trị lãi suất và
rủi ro tỷ giá có hiệu quả, kết hợp với các sản phẩm phục vụ ngành trang sức. Đẩy
mạnh tốc độ phát triển tín dụng tiêu dùng với doanh số tín dụng cao hơn 50% tổng
doanh số tín dụng của ngân hàng, nhưng trước tiên đạt mức tăng 20% so với năm
2018. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng hơn nữa theo hướng tín dụng trên cơ sở hiểu
biết khách hàng, không đơn thuần chỉ tín dụng trên tài sản thế chấp. Mặt khác, chi
nhánh sẽ xử lý kiên quyết để giảm tối thiểu nợ quá hạn, hạn chế phát sinh nợ quá hạn
mới, đẩy mạnh tốc độ phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân trong tổng doanh
số cho vay cao hơn 50%, nhằm mục tiêu đưa TPBank chi nhánh Bến Thành trở thành
chi nhánh TPBank chủ lực của khu vực miền Nam.
1.5.Tầm nhìn và sứ mệnh
TẦM NHÌN
 Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với các sản phẩm,
dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến góp phần xây dựng
đất nước giàu mạnh.
SỨ MỆNH
 TPBank cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tài chính hoàn hảo cho Khách hàng và Đối
tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả cao
 TPBank là tổ chức kinh tế hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả và bền vững,
mang lại lợi ích tốt nhất cho các Cổ đông.
 TPBank tạo điều kiện tối ưu để mỗi Cán bộ Nhân viên có cuộc sống đầy đủ về
kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo và phát triển sự nghiệp của bản thân.
 TPBank là tổ chức có trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các hoạt động
cộng đồng với mục tiêu vì CON NGƯỜI và HƯNG THỊNH QUỐC GIA.
1.6.Thành tựu, giải thưởng
a. Năm 2016
 Ngân hàng có sản phẩm dịch vụ sáng tạo tiêu biểu (Vietnam Outstanding
Banking Awards 2016) - Giải thưởng bình chọn trong khuôn khổ diễn đàn
Ngân hàng Đông Nam Á 2016 do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp cùng
Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG ASEAN tổ chức.
b. Năm 2017
9
 Giải thưởng doanh nghiệp và doanh nhân “Thương mại, Dịch vụ Việt Nam năm
2016” lần thứ VI
 Giải thưởng “Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2016” do Thời báo Kinh tế Việt
Nam trao tặng
 Giải nhất Mobile Banking, Giải Nhì “Ngân hàng điện tử được yêu thích tại Việt
Nam”, tại cuộc thi My Ebank 2017 do báo điện tử VnExpress tổ chức, Công ty
CP Dịch vụ thẻ Smartlink làm cố vấn chuyên môn và Ngân hàng Nhà nước là
Đơn vị bảo trợ;
 Giải thưởng Ngân hàng Số Sáng tạo nhất Việt Nam 2017 (Most Innovative
Digital Bank Vietnam 2017) do tạp chí chuyên ngành tài chính ngân hàng uy tín
hàng đầu thế giới Global Financial Market Review (GFM) trao tặng
 Nhận giải thưởng “Ngân Hàng Đi Đầu Về Dòng Sản Phẩm Thẻ ‘Đồng Thương
Hiệu Viễn Thông’ 2017” (“Leadershipin ‘Telco Co-brand’ Segment Product
Launch 2017”) cho sản phẩm thẻ Đồng thương hiệu MobiFone-TPBank Visa
Platinum do Tổ chức thẻ Quốc tế Visa trao tặng
c. Năm 2018
 TPBank nhận danh hiệu“Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2018” - “Best
Retail Bank Vietnam 2018” do Tạp chí chuyên ngành Tài chính ngân hàng uy
tín hàng đầu thế giới Global Financial Market Review (GFM) trao tặng.
 TPBank nhận danh hiệu “Ngân hàng số sáng tạo nhất Việt Nam 2018” –
“Most Innovative Digital Bank Vietnam 2018” do Tạp chí chuyên ngành Tài
chính ngân hàng uy tín hàng đầu thế giới Global Financial Market Review
(GFM) trao tặng.
 TPBank nhận Giấy khen của Tổng cục Thể dục Thể thao vì đã có thành tích
đóng góp đối với sự phát triển phong trào Golf Việt Nam.
 TPBank vinh dự được UBND thành phố Hà Nội trao tặng Cờ thi đua vì đã có
thành tích trong phong trào thi đua Khối Doanh nghiệp năm 2018.
 TPBank được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tặng Bằng khen nhờ
các thành tích xuất sắc trong hoạt động ngân hàng trong các năm 2017-2018
 TPBank lần thứ 4 nhận giải Thương hiệu mạnh Việt Nam do Thời báo Kinh tế
Việt Nam và Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức.
 TPBank vinh dự nhận giải thưởng - Best Internet Banking (Ngân hàng điện tử
tốt nhất) do The Asian Banker trao tặng.
 TPBank vào top 50 Nhãn hiệu nổi tiếng - Nhãn hiệu cạnh tranh 2018 do Hội Sở
hữu Trí tuệ Việt Nam tổ chức.
 TPBank nhận giải thưởng NHTM Việt Nam uy tín nhất năm 2018 theo báo cáo
đánh giá của Vietnam Report.
10
d. Năm 2019
 TPBank ra nhập Câu Lạc Bộ lợi nhuận trên 1000 nghìn tỷ. TPBank đã đạt và
vượt tất cả các chỉ tiêu tài chính 2019 được ĐHĐCĐ giao phó, lợi nhuận đạt
155% kế hoạch được giao, tổng tài sản trên 124 nghìn tỷ, nợ xấu 0,92% trong
nhóm tốt nhất thị trường.
 TPBank vào top 10 ngân hàng mạnh nhất Việt Nam, top 500 Ngân hàng mạnh
nhất Châu Á do The Asian Banker đánh giá.
 Giải thưởng Ngân hàng số xuất sắc nhất VM do IDG và NHNH VN bình chọn.
 Ra mắt và triển khai rộng rãi điểm giao dịch tự động 24/7 LiveBank hiện đại
nhất Việt Nam, mới nhất trên thế giới và được chấp thuận áp dụng eKYC.
 Quỹ PYN chi gần 40 triệu USD để nắm giữ 4,99% cổ phần của TPBank đánh
dấu thành công của TPBank trên thị trường trong nước và quốc tế.
 Ra mắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo chatbot T' Aio.
 Sự kiện Top Leader Talk với sự đăng đàn của Chủ tịch HĐQT Đỗ Minh Phú
trước hàng ngàn CBNV đã truyền cảm hứng và niềm tin trong toàn hàng. Chủ
tịch Đỗ Minh Phú công bố tiếp tục dẫn dắt TPBank trong cương vị Chủ tịch
Ngân hàng.
 TPBank đưa đội tuyển Việt Nam vượt qua gần 40 quốc gia vô địch giải Golf
nghiệp dư thế giới WAGC.
 TPBank đi đầu trong việc ứng Fintech, ra mắt hàng loạt các sản phẩm đột phá
như Savy, Quick-Pay, ePIN.
 Bài hát chính thức "TPBank vươn tới đỉnh cao" ra mắt và công bố Bộ quy tắc
ứng xử áp dụng trong toàn Ngân hàng.
11
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI
TPBANK CN BẾN THÀNH
2.1. Kết quả thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPBANK - CN Bến
Thành
Khi mô hình quản trị rủi ro tập trung KHCN ra đời cũng vấp phải những khó
khăn nhất định từ chi nhánh. Do bị kiểm soát quá chặt về rủi ro tín dụng nên tăng
trưởng tín dụng tại các chi nhánh bị ảnh hưởng, doanh thu lợi nhuận cũng bị giảm
tương ứng.
Hình 2.1: Tổng số lượng KHCN được vay vốn tại TP BANK - CN Bến Thành
Nguồn: Báo cáo chất lượng hồ sơ của trung tâm quản lý tín dụng KHCN - TP BANK CN
Bến Thành năm 2017, 2018 và năm 2019
Qua bảng trên, ta thấy số lượng khách hàng cá nhân được TP BANK - CN Bến
Thành chấp thuận vay vốn giảm từ 1.365 khách hàng của năm 2017 xuống còn 1.234
khách hàng trong năm 2018 và có chút tăng trở lại khi mô hình quản lý tín dụng tập
trung đã được các chi nhánh thích nghi.
1,429
1,330
1,504
1,200
1,250
1,300
1,350
1,400
1,450
1,500
1,550
2015 2016 2017
Tổng số lượng Hồ sơ KHCN vay vốn
Tổng số lượng KHCN được
vay vốn
12
Hình 2.2: Tỷ lệ số lượng hồ sơ vay vốn tại TPBANK - CN Bến Thành
Nguồn: Báo cáo chất lượng hồ sơ của trung tâm quản lý tín dụng KH - TPBANK-CN
Bến Thành năm 2017, 2018 và năm 2019
Qua bảng trên ta thấy, số lượng hồ sơ từ chối tăng mạnh từ 64 hồ sơ năm 2017
lên 95 hồ sơ trong năm 2018. Điều đó thể hiện do chi nhánh chưa kịp thời thích nghi
mô hình quản lý tín dụng tập trung, vẫn còn làm hồ sơ tín dụng theo phương pháp cũ
nên hồ sơ tín dụng chưa đầy đủ tính pháp lý, hồ sơ nguồn vốn chưa đầy đủ về nguồn
trả nợ. Tuy nhiên đến năm 2019, do nhiều lần gặp gỡ trao đổi giữa lãnh đạo trung tâm
quản lý tín dụng tập trung và lãnh đạo các chi nhánh, phòng giao dịch nên đến năm
2019, số lượng hồ sơ từ chối giảm từ 95 hồ sơ trong năm 2018 xuống còn 75 hồ sơ
trong năm 2019.
Theo chỉ đạo của lãnh đạo TP BANK - CN Bến Thành, các chuyên viên thẩm
định và các quan hệ khách hàng của chi nhánh thường họp trao đổi 01 tuần/ 1 lần về
những vấn đề khúc mắc, khó khăn và bất đồng quan điểm tín dụng đối với từng hồ sơ.
Đặc biệt là cuộc họp đặc biệt giữa cấp lãnh đạo Trung tâm quản lý tín dụng KHCN là
Giám đốc trung tâm và phó giám đốc Trung tâm với các giám đốc chi nhánh và giám
đốc phòng giao dịch để đưa ra những định hướng tín dụng và nguyên tắc phê duyệt
thẩm định tín dụng để các phòng ban và chi nhánh thống nhất định hướng và phương
pháp thẩm định tín dụng.
Chính vì thế, theo báo cáo nội bộ vào cuối năm 2019, các lý do chính từ chối hồ
sơ của trung tâm quản lý tín dụng KHCN như sau:
64 95 75
1,365
1,234
1,429
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
2015 2016 2017
Từ chối
Đồng ý
13
Bảng 2.1: Tỷ lệ lý do từ chối của hồ sơ KHCN tại TP BANK - CN Bến Thành
Nội dung
Số lượng
hồ sơ từ
chối năm
2017
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
hồ sơ từ
chối năm
2018
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
hồ sơ từ
chối năm
2019
Tỷ lệ
(%)
Do thiếuhồ sơ theo quy
định
6 10% 13 14% 6 8%
Nguồn thu nhập không
đủ trả nợ
12 20% 16 17% 11 15%
Tài sản bảo đảm không
được nhận theo quy
định
9 14% 13 14% 9 12%
Thẩm định trực tiếp
không phù hợp với hồ
sơ
10 16% 17 18% 136 18%
Hồ sơ có dấu hiệu giả
mạo
9 15% 13 14% 12 16%
Nợ xấu 7 12% 10 11% 9 12%
Mục đích và phương
án vay vốn không khả
thi
7 12% 9 10% 9 12%
Lý do khác 6 1% 2 2% 5 7%
Nguồn: Báo cáo chất lượng hồ sơ của trung tâmquản lý tín dụng KHCN – TP BANK - CN Bến
Thành năm 2017, 2018 và năm 2019
Theo bảng như trên, các lý do từ chối do quy trình như lý do thiếu hồ sơ theo
đúng quy định được giảm từ 13 hồ sơ trong năm 2018 xuống 6 hồ sơ trong năm 2019.
Lý do từ chối do mục đích và phương án vay vốn không khả thi được giảm từ 9 hồ sơ
trong năm 2018 xuống 9 hồ sơ trong năm 2019. Đặc biệt là qua quá trình xử lý tín
dụng tập trung, TPBANK - CN Bến Thành đã ngăn ngừa rất nhiều hồ sơ giả mạo với
lý do khách quan và chủ quan của khách hàng, trong năm 2017 trung tâm quản lý tín
dụng tập trung phát hiện xử lý 9 hồ sơ , đến năm 2018 là 13 hồ sơ và đến năm 2019
còn 12 hồ sơ. Để đạt được điều đó, sự phối hợp các phòng ban là điều rất quan trọng .
2.2. Chính sách cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống TPBANK
 Nguyên tắc vay vốn
Khách hàng vay vốn của TPBANK phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
14
1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng;
2. Hoàn trả nợ gốc, lãi vốn vay đầy đủ, đúng thời hạn đã thoã thuận trong hợp
đồng tín dụng.
 Căn cứ xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ
TPBANK và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ căn cứ
vào:
1. Chu kỳ sản xuất, kinh doanh.
2. Thời hạn thu hồi vốn của phương án, dự án đầu tư.
3. Khả năng trả nợ của khách hàng.
4. Nguồn vốn cho vay của TPBANK
5. Thời hạn còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt
Nam (đối với tổ chức); thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam (đối với
cá nhân nước ngoài) theo quy định của cơ quan có thẩm quyền
 Lãi suất cho vay, phí
1. Tổng giám đốc quy định mức lãi suất cho vay, phí phù hợp với quy định của
NHNN, lãi suất thị trường, thể loại vay và chính sách khách hàng của TPBANK trong
từng thời kỳ.
2. TPBANK cho vay và khách hàng thoả thuận về mức lãi suất, phí, phương
thức áp dụng lãi suất (cố định hay điều chỉnh) theo quy định của Tổng giám đốc.
3. Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc Chi nhánh
trực thuộc Trụ sở chính ấn định những tối đa bằng 150% lãi suất cho vay áp dụng
trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
TPBANK nơi cho vay thu lãi phạt quá hạn trên số dư nợ gốc thực tế quá hạn.
4. Phương thức áp dụng lãi suất, mức lãi suất, lãi suất phạt quá hạn được ghi
vào hợp đồng tín dụng hoặc phụ lục hợp đồng tín dụng.
 Điều kiện cho vay
TPBANK xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện
sau đây:
1. Có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ có khả thi và có
hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với
quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và
của TPBANK.
15
6. Trong trường hợp Chính phủ, NHNN có chủ trương tháo gỡ khó khăn cho
khách hàng vay vốn thì quy định tại Điều này được điều chỉnh theo chỉ đạo của Chính
phủ, hướng dẫn của NHNN.
 Mức cho vay
1. TPBANK nơi cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài
sản đảm bảo (đối với khoản cho vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản), khả năng hoàn
toàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của TPBANK để quyết định mức cho
vay
2. Mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, đời sống.
 Bộ hồ sơ cho vay
1. Hồ sơ pháp lý của khách hàng vay (bản sao có chứng nhận theo quy định)
- Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu để đối chiếu với
giấy đề nghị vay vốn và lưu bản photo;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác
phải đăng ký kinh doanh);
- Biên bản thành lập tổ vay vốn kèm theo danh sách thành viên (đối với hộ gia
đình, cá nhân vay thông qua tổ vay vốn);
- Hợp đồng làm dịch vụ vay vốn của doanh nghiệp hoặc hợp đồng cung ứng
tiền vật tư tiền vốn, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân
nhận khoán (đối với hộ gia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp).
2. Hồ sơ vay vốn
- Giấy đề nghị vay vốn hoặc Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn;
- Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các giấy tờ có
liên quan đến dự án, phương án (quyết định đầu tư, ý kiến về thiết kế cơ sở, báo cáo
thẩm định tác động môi trường…);
- Các hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, các chứng từ liên quan
đến sử dụng vốn vay (xuất trình khi giải ngân tiền vay);
- Văn bản của cấp thẩm quyền về việc chấp thuận cho cầm cố, thế chấp tài sản
hoặc bảo lãnh để vay vốn;
- Các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm theo quy định (giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hợp đồng bảo hiểm tài sản,
báo cáo tiến độ hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình
thành trong tương lai…)
- Báo cáo thẩm định, tái thẩm định, báo cáo đề xuất giải ngân;
- Các loại thông báo: thông báo phê duyệt khoản vay, thông báo phê duyệt hạn
mức tín dụng, thông báo từ chối cho vay, thông báo nợ đến hạn, quá hạn…;
- Hợp đồng tín dụng/Sổ vay vốn;
- Giấy nhận nợ;
16
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các giấy tờ có liên quan đến thủ tục bảo đảm
tiền vay;
- Biên bản kiểm tra sau khi cho vay;
- Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng (trường hợp nợ bị rủi ro);
- Các giấy tờ khác (nếu có);
3. Tổng Giám đốc hướng dẫn chi tiết về mẫu biểu trong bộ hồ sơ cho vay.
 Hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng được thành lập thành văn bản có các nội dung cơ bản sau:
- Ngày, tháng, năm ký hợp đồng;
- Đối tượng giao kết hợp đồng;
- Phương thức cho vay;
- Mức cho vay;
- Mục đích sử dụng vốn vay;
- Lãi suất cho vay, lãi phạt quá hạn, phí;
- Thời hạn rút vốn, thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ;
- Phương thức trả nợ gốc, lãi, phí;
- Hình thức đảm bảo, giá trị tài sản bảo đảm;
- Điều kiện trước khi giải ngân (nếu có);
- Quyền và nghĩa vụ các bên;
- Sử dụng các sản phẩm dịch vụ của TPBANK (trong đó chuyển doanh thu trực
tiếp về tài khoản bên cho vay);
- Xử lý tranh chấp;
- Hiệu lực của hợp đồng;
- Các nội dung thoả thuận khác.
17
2.3.Quy trình thẩm định cho vay cá nhân
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng KHCN tại Ngân hàng Tiên Phong
chi nhánh Bến Thành
Nhận xét:
a)Xem xét hồ sơ vay của khách hàng
Chuyên viên quan hệ khách hàng (RM) tìm kiếm phát triển KHCN có nhu cầu tín
dụng. Khi khách hàng phát sinh nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng Tiên Phong chi nhánh
Bến Thành, RM sẽ tiến hành phỏng vấn sơ bộ khách hàng về nhu cầu cụ thể và các
điều kiện của khách hàng như thu nhập, việc làm, tài sản… để tìm hiểu xem khách
hàng có đủ điều kiện vay vốn hay không.
Sau khi xác định được khách hàng có thể thoả mãn các điều kiện để vay được tại
TPBANK, RM sẽ tư vấn sản phẩm phù hợp với khả năng, điều kiện của khách hàng và
hướng dẫn khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ vay vốn. Thông thường bộ hồ sơ cho vay bao
gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ tài sản đảm bảo và các giấy tờ khác liên quan
đến mục đích sử dụng vốn (nếu có).
Trường hợp khách hàng không đủ điều kiện vay vốn tại Ngân hàng Tiên Phong
chi nhánh Bến Thành, RM sẽ trao đổi với khách hàng về các điều kiện để tham gia vay
vốn tại Ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Bến Thành và lịch sự từ chối tiếp nhận hồ sơ
vay của các khách hàng này.
 Quy trình xem xét hồ sơ tỉ mỉ và cẩn thận, tuy nhiên chưa có phương án hỗ trợ
và hướng dẫn cho khách hàng hoàn tất thủ tục hồ sơ đối với khách hàng còn thiếu hồ
sơ.
RM tiếp nhận hồ sơ vay
vốn khách hàng cá nhân
RM và BM thu thập và xác minh
thông tin khách hàng
CV thẩm định tín dụng
thẩm định hồ sơ
Chuyên gia phê duyệt
kiểm soát và ra phê duyệt
hồ sơ
BM sẽ trực tiếp chuyển hồ sơ lên TT
quản lý tín dụng KHCN. Admin sẽ
là trung tâm chuyển hồ sơ
Admin sẽ chuyển kết quả phê
duyệt về chi nhánh cho BM và RM
18
b)Thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng
Khi khách hàng cung cấp bộ hồ sơ đầy đủ theo hướng dẫn cho RM, RM sẽ nhập
các thông tin của khách hàng vào hệ thống và chuyển Giám đốc phòng giao dịch để
tiến hành kiểm soát hồ sơ các thông tin giữa hồ sơ RM cung cấp và thông tin trong hệ
thống. Sau đó Giám đốc phòng giao dịch hoặc giám đốc chi nhánh (BM) sẽ chuyển hồ
sơ lên Trung tâm quản lý tín dụng tập trung thông qua hệ thống Phân tích hồ sơ tín
dụng (LOS).
Trung tâm quản lý tín dụng tập trung đặt tại Ngân hàng Tiên Phong hội sở có
chức năng quản lý các hồ sơ vay vốn, phân tích hồ sơ tín dụng và quản lý rủi ro tín
dụng.
Tại trung tâm quản lý tín dụng tập trung, Admin sẽ phân công chuyên viên thẩm
định tín dụng hoặc chuyên viên quan hệ khách hàng (RM) thẩm định hồ sơ. Đối với
các hồ sơ vay trên 1 tỷ đồng, chuyên viên thẩm định sẽ thẩm định. Còn đối với các hồ
sơ vay nhỏ hơn hoặc bằng 1 tỷ đồng, RM nào phát triển hồ sơ sẽ trực tiếp thẩm định
hồ sơ đó.
Sau khi nhận được hồ sơ phân công, chuyên viên thẩm định tín dụng sẽ thu thập
thêm các thông tin và tiến hành thẩm định thực tế nhu cầu, điều kiện tài chính, điều
kiện pháp lý... của khách hàng để xem khách hàng thực tế có vay được không, vay
được bao nhiêu, vay trong thời gian bao lâu là phù hợp và tiến hành lập tờ trình thẩm
định tín dụng. Thông thường thời gian thực hiện bước này trong khoảng 1 – 3 ngày
(tuỳ theo mức độ phức tạp của hồ sơ). Đây cũng là khâu quan trọng nhất trong quy
trình thẩm định tín dụng và được thực hiện theo các nội dung sau:
 Phân tích, kiểm tra tính pháp lý của khách hàng, tình hình quan hệ với các
TCTD:
Chuyên viên thẩm định tín dụng phải kiểm tra khách hàng vay vốn có đủ năng
lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo đúng quy định của pháp luật hay không.
Lịch sử tín dụng của khách hàng (nếu có) như thế nào.Tư cách đạo đức khách hàng có
tốt, có ý thức và cam kết phải hoàn trả nợ vay gồm gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn hay
không. Cụ thể:
➢ Thẩm định tình trạng kiện tụng, tiền án, tiền sự của vợ hoặc chồng khách hàng.
➢ Căn cứ vào thái độ, mức độ hợp tác của khách hàng với Ngân hàng Tiên
Phong khi cungcấp thông tin, tài liệu trong quá trình tiếp xúc, thẩm định và đàm phán
để đánh giá mức độ hợp tác của khách hàng.
➢ Căn cứ vào tính xác thực và độ chính xác của thông tin, tài liệu do khách hàng
cung cấp trong quá trình tiếp xúc thẩm định để đưa ra nhận xét về tính trung thực của
khách hàng.
➢ Thẩm định lịch sử, uy tín tín dụng của khách hàng: Đánh giá uy tín thanh
toán tiền vay của khách hàng trên cơ sở thông tin từ CIC, các TCTD khác ... nêu rõ
19
số lần phát sinh nợ nhóm 2 đến nhóm 5 nếu có. Mức độ sử dụng vốn vay đúng mục
đích của khoản vay trước: Nếu khách hàng đã được cấp tín dụng trước đây thì trình
bày thực tế thực hiện, tuân thủ các điều kiện cấp tín dụng và các cam kết của khách
hàng đối với các khoản vay, và phải nêu rõ lý do nếu khách hàng không tuân thủ hoặc
chỉ tuân thủ một phần.
 Kiểm tra mục đích của khoản tín dụng đề nghị cấp:
Chuyên viên thẩm định tín dụng phải tìm hiểu, kiểm tra mục đích sử dụng vốn có
phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng hay không, có bị sử dụng sai mục đích
không, nhu cầu vốn có hợp lý không nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các rủi ro
tiềm ẩn có thể xảy ra.
➢Căn cứ vào phương án sử dụng vốn vay và thực tế thẩm định, nhân viên tín
dụng phải đánh giá về tính xác thực của phương án vay vốn:
+ Nhu cầu của khách hàng theo phương án sử dụng vốn có thực sự cần thiết so
với điều kiện sống hiện tại hay không.
+ Các chứng từ khách hàng cung cấp cho Ngân hàng Tiên Phong kèm theo
phương án vay có xác thực không? Thông tin trên chứng từ đã được kiểm chứng chưa?
+ Có khả năng khách hàng không thực hiện phương án sử dụng vốn đã trình bày
với Ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Bến Thành hay không? Nếu có khả năng thì mức
độ đánh giá là cao hay trung bình, thấp?
+ Ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Bến Thành có khả năng kiểm tra mục đích sử
dụng vốn vay của khách hàng trước, trong và sau khi giải ngân hay không?
➢ Đánh giá về tính hợp lý của phương án vay: Căn cứ vào phương án sử dụng
vốn vay, kết quả điều tra thực tế, nhân viên tín dụng phải đánh giá:
+ Mục đích sử dụng vốn có phù hợp với điều kiện sống hiện tại của khách hàng
không?
+ Các số liệu, thông tin cung cấp trong phương án sử dụng vốn có phù hợp với
thực tế không?
+ Tỷ lệ vốn tham gia của khách hàng là cao hay thấp, có hợp lý và an toàn hay
không?
➢ Đánh giá sự phù hợp với chính sách tín dụng của Ngân hàng Tiên Phong: Đối
chiếu giữa phương án sử dụng vốn và các qui định về chính sách và sản phẩm tín dụng
của Ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Bến Thành để đưa ra nhận xét về sự phù hợp
hay không.
 Xác định mức thu nhập:
Chuyên viên thẩm định tín dụng tiến hành kiểm tra thực tế, xác minh tính chính
xác của thu nhập, tính ổn định về việc làm bằng cách điện thoại hay đến trực tiếp cơ
quan/cơ sở kinh doanh/cơ sở sản xuất của khách hàng và đến nhà khách hàng để xác
định mức sống của khách hàng nhằm xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Cụ
thể:
20
➢ Đối với nguồn thu nhập từ lương: Đánh giá chi tiết tên tổ chức khách hàng
đang làm việc, loại hình công ty, ngành kinh doanh chính của công ty, số năm làm
việc, loại hợp đồng, lương hàng tháng, phụ cấp (nếu có). Nhân viên tín dụng phải đánh
giá chính xác mức lương của khách hàng, tránh trường hợp vì nể nang hay chạy doanh
số nên xác nhận lương cao để vay vốn ngân hàng và sau khi giải ngân khách hàng
không có khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ gốc và lãi đến hạn.
➢ Đối với thu nhập từ cho thuê nhà, đất: Mô tả chi tiết về bất động sản (địa chỉ, vị
trí, cấu trúc bất động sản đang cho thuê), hợp đồng (có công chứng hay không), thời gian
thuê, bên thuê, hình thức sử dụng (cho thuê để ở hay kinh doanh, nếu cho thuê phòng trọ
thì ghi rõ số lượng phòng, giá thuê/phòng), số tiền thu được từ cho thuê và khả năng tái
tục hợp đồng cho thuê. Ảnh chụp nhà thuê có phù hợp với các thông tin cung cấp và mô tả
hay không ?
➢ Đối với thu nhập từ cho thuê xe: Loại xe, nhãn hiệu, đời xe, số ghế ngồi, tên
của bên thuê xe, số tiền thu được từ cho thuê xe sau khi trừ chi phí, thời gian cho thuê
và khả năng tái tục hợp đồng. Ảnh chụp xe có quá cũ và khác với thông tin và giấy tờ
cung cấp hay không ?
➢ Thu nhập từ sản xuất kinh doanh: đánh giá chi tiết tình hình kinh doanh của
khách hàng, ngành nghề kinh doanh, địa điểm ... để xác định chính xác thu nhập của
khách hàng.
➢ Thu nhập khác: Ngoài ra khách hàng cũng có thể dung nguồn thu nhập từ bán
tài sản, mức đóng góp cùng trả nợ của người thân, nguồn thu nhập khác ... để trả nợ
vay ngân hàng. Dù khách hàng sử dụng nguồn thu nhập nào thì nhân viên tín dụng đều
phải đánh giá chính xác thu nhập của khách hàng, mức độ ổn định của nguồn thu nhập
đó.
➢Sau khi xác định chính xác nguồn thu nhập của khách hàng, chuyên viên thẩm
định tín dụng liệt kê tổng chi phí hàng tháng theo chi tiết sau:
+ Chi phí sinh hoạt: Các chi phí liên quan đến ăn uống, đi lại, giải trí, mua sắm,
thông tin liên lạc ...
+ Chi phí cấp dưỡng: Các chi phí liên quan đến việc cấp dưỡng, nuôi nấng những
người phụ thuộc không có thu nhập.
+ Nợ phải trả hàng tháng: Các khoản nợ phải trả hiện nay (không tính những
khoản nợ phải trả đối với các khoản vay lần này).
+ Chi phí khác ngoài các chi phí nêu trên.
➢ Chênh lệch giữa thu nhập và chi phí chính là mức thu nhập tích lũy và một
phần hoặc toàn bộ của thu nhập tích lũy này sẽ được dùng để trả nợ vay ngân hàng.
Căn cứ vào thu nhập để trả nợ chuyên viên thẩm định tín dụng xác định mức trả nợ
hàng tháng, thời gian trả nợ đối với khoản vay tiêu dùng của khách hàng.
Sau khi thu thập, đánh giá đầy đủ thông tin chuyên viên thẩm định tín dụng lập tờ
trình thẩm định khách hàng để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ vay vốn:
21
● Định giá tài sản đảm bảo (TSBĐ):
Chuyên viên thẩm định tín dụng gửi thông tin về TSĐB của khách hàng sang
Công ty Thẩm định tài sản để định giá. Bước này được tiến hành song song với việc
thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng. Việc thẩm định tài sản thế chấp nhằm tránh
cho TPBANK các rủi ro do tranh chấp, quy hoạch, khả năng chuyển nhượng, vay hộ,
cò tín dụng, bất động sản giảm sút giá trị hoặc các rủi ro pháp lý khác. Điều kiện để
người sử dụng đất được quyền thế chấp quyền sử dụng đất là phải có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để
đảm bảo thi hành án. Chuyên viên thẩm định tín dụng sẽ dựa vào giá trị tài sản đảm
bảo được cung cấp để cùng với thông tin nguồn thu nhập và nhu cầu thực tế của làm
cơ sở xác định mức cấp cho khách hàng. Thời gian định giá TSĐB thông thường từ 2
đến 3 ngày.
c) Ra quyết định phê duyệt hồ sơ tín dụng
Sau khi hoàn tất tờ trình tín dụng, chuyên viên thẩm định tín dụng chuyển chuyên
gia phê duyệt tín dụng kiểm soát hồ sơ tín dụng của khách hàng. Thời gian thực hiện
bước này khoảng 1/2 ngày.
Chuyên gia phê duyệt sẽ có trách nhiệm đọc, rà soát lại các nội dung mà chuyên
viên thẩm định tín dụng cung cấp. Đồng thời đưa ra các thắc mắc về những điểm nghi
vấn trong hồ sơ vay như: độ chính xác về mục đích vay vốn, tài sản thế chấp, khả năng
trả nợ món vay của khách hàng trong tương lai, cũng như ước lượng tính khả thi trong
phương án vay vốn của khách hàng.
Sau khi đồng ý với đề nghị cấp tín dụng của chuyên viên thẩm định tín dụng cho
khách hàng, chuyên gia phê duyệt sẽ ký kiểm soát và chuyển cấp Phó giám đốc trung
tâm quản lý tín dụng hoặc Giám đốc trung tâm quản lý tín dụng hoặc Ủy ban tín dụng
để đưa ra kết luận cuối cùng về khoản vay của khách hàng.
Hiện nay, Ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Bến Thành quy định cụ thể hạn mức
phán quyết phê duyệt hồ sơ như sau:
- Giám đốc chi nhánh phê duyệt hồ sơ cá nhân bằng hoặc thấp hơn 1 tỷ đồng
trở xuống. Hồ sơ do chuyên viên quan hệ khách hàng phát triển sẽ trình lên giám đốc
chi nhánh đó phê duyệt phê duyệt. Thời gian phê duyệt không quá 2h làm việc.
- Phó giám đốc trung tâm quản lý tín dụng khách hàng cá nhân phê duyệt hồ
sơ từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng. Thời gian ra phê duyệt của phó giám đốc trung tâm
thường 4h làm việc
- Giám đốc trung tâm quản lý tín dụng khách hàng cá nhân phê duyệt hồ sơ từ
5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng. Thời gian ra phê duyệt của giám đốc trung tâm thường 8h
làm việc
- Hồ sơ từ 10 tỷ đồng sẽ trình Ủy ban tín dụng. Ủy ban tín dụng bao gồm 05
thành viên: Giám đốc trung tâm quản lý tín dụng khách hàng cá nhân, giám đốc khối
22
quản trị rủi ro, giám đốc ban kiểm soát và 02 thành viên do hội đồng quản trị chỉ định
hàng năm. Với số phiếu thuận quá 80% sẽ quyết định đồng ý phê duyệt hồ sơ.Nếu hồ
sơ gửi cho thư ký Ủy ban tín dụng trước 14h30 thì Ủy ban tín dụng sẽ tiến hành
họp vào 9h ngày tiếp theo. Tối đa 01 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban tín dụng họp ra
quyết định cho vay hoặc không cho vay, thư ký Ủy ban tín dụng là người có trách
nhiệm soạn thảo phê duyệt Ủy ban và lấy đầy đủ chữ các thành viên ủy ban tín dụng.
RM và BM chịu trách nhiệm tiếp nhận quyết định của Ủy ban tín dụng và thông báo
kết quả cho khách hàng.
2.4.Nội dung thẩm định
2.4.1.Thẩm định về tư cách của cá nhân vay
 Hỏi thông tin CIC (Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước)
ngay sau khi nhận hồ sơ (qua mạng Internet, nghiên cứu hồ sơ, tham khảo
thông tin từ các nguồn khác).
- Thẩm định về lịch sử bản thân, hoàn cảnh gia đình.
- Trình độ học vấn, chuyên môn.
- Trình độ hiểu biết pháp luật.
- Những kinh nghiệm công tác đã qua, những thành công, thất bại trên thương
trường.
- Uy tín trên thương trường với các bạn hàng, đối tác.
- Nhận thức về trách nhiệm của người vay vốn, tính hợp tác với cán bộ tín dụng
để hoàn thiện các thủ tục vay vốn để bao đảm điều kiện vay theo quy định của
ngân hàng nhà nước và TP Bank.
- Thẩm định về uy tín của khách hàng trên thị trường.
- Đánh giá về quan hệ của khách hàng với TP Bank- Chi nhánh Bến Thành và
các tổ chức tín dụng khác.
 Quan hệ tín dụng của cá nhân với TPBank - Chi nhánh Bến Thành
- Liệt kê các quan hệ tín dụng của cá nhân với TPBank - Chi nhánh Bến Thành.
- Xác định tổng dư nợ hiện tại.
- Đánh giá chất lượng tín dụng trong mối quan hệ của doanh nghiệp với TPBank-
Chi nhánh Bến Thành.
 Quan hệ tín dụng của cá nhân với tổ chức tín dụng khác
- Chỉ ra tên tổ chức tín dụng mà khách hàng hiện đang ký kết hợp đồng
- Thu thập số liệu về tổng dư nợ tín dụng của khách hàng với tổ chức tín dụng
- Đánh giá, thẩm định chính xác về khoản vay, số nợ gốc đã thanh toán, mức độ
uy tín của khách hàng.
2.4.2.Thẩm định tài sản bảo đảm
23
I/ Yêu cầu
- Việc định giá phải thực hiện chính xác, kịp thời, hợp lệ, khách quan.
- Tài sản nhận thế chấp, cầm cố phái đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau :
+ Quyền sở hữu tài sản : Tài sản nhận thế chấp, cầm cố phải thuộc sở hữu hợp
pháp của người đem thế chấp, cầm cố và không có tranh chấp.
+ Giá trị tài sản : Tài sản nhận thế chấp, cầm cố phải có giá trị và ngân hàng có
đủ căn cứ, có khả năng và phương tiện để xác định giá trị tài sản đó theo các quy định
của chính phủ, quy định của ngân hàng nhà nước và của TP Bank
+ Tính chuyển nhượng của tài sản : Tài sản nhận thế chấp, cầm cố phải có khả
năng chuyển nhượng được trên thị trường khi cần thiết.
- Nhân viên thẩm định TSBĐ phải có kiến thức về nghiệp vụ, nắm vững các quy
định của nhà nước và TP Bank liên quan đến giá cả và cách tính giá trị tài sản,
có khả năng đánh giá tổng hợp về tài sản như : giá cả, tính chuyển nhượng, sự
ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến tài sản.
- Trường hợp nhân viên thẩm định TSBĐ có quan hệ với chủ tài sản thế chấp,
cầm cố (họ hàng, bạn bè thân thiết, quan hệ kinh tế) và khả năng làm ảnh hưởng đến
công việc đánh giá thì phải chủ động báo cáo với phụ trách phòng để phân công cán bộ
khác thay thế.
- Ngoài ra có thể thuê cơ quan có chức năng, cơ quan chuyên môn đánh giá trong
các trường hợp sau : Mức giá theo quy định của nhà nước chênh lệch lớn so với mức
giá thị trường ; Mức giá sổ sách kế toán theo dõi chênh lệch so với mức giá thị trường
; Nhân viên thẩm định TSBĐ không đủ căn cứ xác định giá ; Do khách hàng yêu cầu.
- Sau khi nhân viên thẩm định TSBĐ, lãnh đạo phòng có trách nhiệm phê duyệt.
Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm cao ( mức độ cao của giá trị TSBĐ do TG Đ quy
định ), lãnh đạo phòng có trách nhiệm đánh giá thêm một lần nữa ( hai người thẩm
định đánh giá ).
II/ Quy trình thực hiện :
1/ Nhận yêu cầu công việc và hồ sơ tài sản.
2/ Tiếp xúc với khách hàng, hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu hồ sơ tài sản.
3/ Đánh giá tính hợp lý của hồ sơ và phân loại tài sản.
3.1. Phương pháp đánh giá.
- Kiểm tra tài sản trên hồ sơ.
- So sánh giữa hồ sơ và các quy định của pháp luật, của TP Bank về sự hợp pháp
hợp lệ của tài sản.
3.2. Nội dung đánh giá.
- Xác định tài sản đem cầm cố thế chấp có phù hợp với chủng loại và điều kiện
nhận cầm cố, thế chấp theo quy định của TPBank - Chi nhánh Bến Thành hay không ?
- Chứng từ, hồ sơ của tài sản thế chấp, cầm cố phải là bản gốc ( bản chính) theo đúng
24
quy định của pháp luật tại thời điểm phát hành loại giấy tờ, chứng từ đó. Ví dụ: Chứng
từ phải còn nguyên bản, không bị rách nát,...
- Kiểm tra tính thực tế, sự hợp lệ, hợp lý của trật tự phát hành các chứng từ về
ngày tháng năm phát hành, thời điểm phát hành, còn hiệu lực pháp luật và phải có sự
dẫn chiếu về tài sản trong các giấy tờ liên quan.
- Thời hạn sử dụng, sở hữu còn lại của tài sản phải lớn hơn thời gian thế chấp,
cầm cố.
- Tài sản quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì phải có bản đăng ký quyền sở
hữu theo quy định.
- Tài sản quy định phải mua bảo hiểm thì phải mua bảo hiểm.
- Nguồn gốc của tài sản cầm cố thế chấp phải hợp pháp.
4. Đánh giá quyền sở hữu của tài sản thế chấp, cầm cố.
Đối với bất động sản.
- Xác định người chủ sở hữu của tài sản đó. Số thành viên ùng sở hữu tài sản :
Tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (số hộ chiếu) của từng thành viên sở hữu
tài sản nếu là đồng sở hữu. Tên, địa chỉ giao dịch, người lãnh đạo, giấy phép thành lập,
giấy đăng ký kinh doanh nếu sở hữu tài sản là pháp nhân, đồng thời kèm theo sự chấp
thuận của chủ sở hữu tài sản hoặc cơ quan có thẩm quyền cho đem tài sản cầm cố thế
chấp.
- Người có liên quan đến tài sản : người thực tế đang sinh sống, quản lý tài sản,
quan hệ với chủ sở hữu, người thừa kế…
- Xác định tài sản đã được đem cầm cố, thế chấp, cho thuê, cho mượn, hay kê
khai góp vốn chưa.
- Các tranh chấp, khiếu kiện về tài sản. Nếu không có tranh chấp, khiếu kiện phải
có xác nhận của chính quyền địa phương.
Đối với động sản, hàng hóa, dây chuyền, máy móc, thiết bị.
- Riêng đối với tài sản là trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các
giấy tờ khác trị giá bằng tiền đều phải có thêm văn bản xác nhận của cơ quan phát
hành.
- Xác định tài sản đã được đem cầm cố, thế chấp, cho thuê, cho mượn, hay kê
khai góp vốn chưa.
- Các tranh chấp, khiếu kiện về tài sản.
Đánh giá hiện trạng của tài sản
Đối với bất động sản
a. Quyền sử dụng đất .
- Vị trí địa lý của tài sản : Địa chỉ của tài sản, vị trí của thửa, lô đất. Việc quản lý
thửa đất phải được cơ quan quản lý theo dõi trên hồ sơ như : Số của tờ bản đồ, số của
thửa đất…tài sản đã đăng ký giao dịch bảo đảm chưa, đăng ký ở đâu ?
- Diện tích mặt bằng thửa đất, kích thước của mỗi cạnh…
25
- Tài sản đang thế chấp, cầm cố ở nơi nào không ? Nếu có để làm gì ? Bao lâu ?
- Tài sản đang cho thuê, mượn, góp vốn, cơ sở pháp lý của việc thuê mượn, góp
vốn, cơ sở pháp lý của việc thuê, mượn, góp vốn.
- Tài sản đang sử dụng, ngừng sử dụng? Lý do ?
- Tình trạng thửa đất hiện tại và tương lai : Quy hoạch giải tỏa, Nhà nước thu hồi
(Nếu nhà nước đã có chủ trương bằng văn bản hoặc chính thức công bố quy hoạch) ,
thời gian sử dụng còn bao lâu ?...
b. Nhà ở, công trình xây dựng.
- Diện tích xây dựng công trình, tổng diện tích xây dựng của công trình xây dựng
trên đất, số tầng…theo hồ sơ và theo thực tế.
- Kết cấu của công trình xây dựng trên đất.
- Tính năng, mục đích sử dụng của công trình xây dựng.
- Năm xây dựng, dự kiến sử dụng, thời hạn sử dụng còn lại.
- Nếu các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng được thế chấp,
cầm cố thì phải kê chi tiết từng loại tài sản về số lượng, tình trạng theo hồ sơ và theo
thực tế.
- Tài sản đang thế chấp, cầm cố ở nơi nào không ? Nếu có để làm gì ?
- Tài sản đang cho thuê, mượn, góp vốn, cơ sở pháp lý của việc thuê,
mượn, góp vốn.
- Tài sản đang sử dụng, ngừng sử dụng, lý do ?
Đối với động sản, máy móc, thiết bị.
- Địa chỉ, đơn vị (người) đang bảo quản, lưu giữ, sử dụng tài sản.
- Tính năng sử dụng của tài sản, nhà sản xuất, uy tín của nhà sản xuất, của
tài sản trên thị trường, thời hạn sử dụng còn lại, khả năng sản xuất, công nghệ…
- Thòi hạn sử dụng của tài sản nếu là dây chuyền máy móc, thiết bị phải
bao gồm cả lịch sử của máy móc, bản vẽ ký thuật, hướng dẫn sử dụng…
- Tài sản đang thế chấp, cầm cố ở nơi nào không ? Nếu có để làm gì ?
- Tài sản đang cho thuê, mượn, góp vốn cơ sở pháp lý của việc thuê,
mượn, góp vốn.
Đánh giá giá trị tài sản
Căn cứ đánh giá
- Căn cứ theo văn bản của Nhà nước quy định về việc định giá trị, tính
khấu hao…
- Theo sổ sách kế toán theo dõi, quản lý tài sản.
- Hồ sơ chứng từ liên quan đến tài sản và giá trị tài sản.
- Giá thị trường ở thời điểm định giá của tài sản tương tự chuyển nhượng.
- Giá tham khảo do các cơ quan định giá cung cấp
Mục đích đánh giá
26
- Định giá giá trị tài sản tính theo giá sổ sách kế toán (Đối với tài sản theo
dõi trên sổ sách kế toán); giá trị theo quy định của nhà nước (Đối với tài sản nhà nước
quy định mức giá) ; giá mua (Đối với tài sản hình thành từ việc mua bán).
- Định giá giá trị tài sản theo giá trên thị trường trong thời điểm định giá để tham
khảo.
+ Đối với tài sản thuê cơ quan định giá thì giá trị do cơ quan định giá cung cấp
cũng là giá trị tham khảo.
+ Một số tài sản có nhiều giá khác nhau thì xác định giá theo phương pháp bình
quân hoặc bình quân gia quyền tính trên cơ sở ít nhất là 2 mức giá trở lên.
+ Trên cơ sở xác định giá trị tài sản theo quy định và giá tham khảo tài sản đó,
TPBank - Chi nhánh Bến Thành và khách hàng thống nhất định giá trị tài sản làm căn
cứ cho vay, bảo lãnh.
Xác định giá trị tài sản
Tài sản là bất động sản
a. Quyền sử dụng đất
 Quyền sử dụng đất xác định theo giá quy định của Nhà nước.
- Đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất ở, đất chuyên dùng, đất mà tổ chức kinh tế
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó không do ngân sách nhà nước cấp, đất mà
các hộ gia đình, cá nhân nhận quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác hoặc do nhà
nước giao có thu tiền sử dụng đất, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp được xác định
theo giá đất của ủy ban nhân dân tỉnh, TP trực thuộc trung ương ban hành áp dụng tại
thời điểm thế chấp.
- Đất được Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê mà đã trả tiền thuê đất cho cả
thời gian thuê ; đất được Nhà nước cho các tổ chức kinh tế thuê đã trả tiền thuê đất cho
cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đó không do ngân sách Nhà nước cấp; đất được Nhà
nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời gian
thuê đất đã trả tiền còn lại ít nhất 5 năm ; đất được Nhà nước cho các tổ chức kinh tế
thuê đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời gian thuê đất đã trả tiền còn lại ít nhất
5 năm và tiền thuê đất đó không do ngân sách Nhà nước cấp, thì giá trị quyền sử dụng
đất thế chấp gồm tiền đền bù thiệt hại khi được Nhà nước cho thuê (nếu có) và tiền
thuê đã trả cho nhà nước sayu khi đã trừ đi tiền thuê đất đã trả cho thời gian sử dụng.
- Đất được nhà nước cho tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê, khi
thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc sở hữu của mình đã đầu tư
trên đất đó, thì giấ trị quyền sử dụng đất thế chấp được xác định theo số tiền thuê đất
đã trả cho Nhà nước sau khi trừ tiền thuê đất đã trả cho thời gian sử dụng.
- Đất được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế không thu tiền sử dụng đất để dử dụng
vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuoi trồng thủy sản, là muối ; đất
27
được nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê đã trả tiền thuê đất hàng
năm hoặc trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời gian thuê đất đã trả tiền còn lại dưới
5 năm, thì giá trị tài sản thế chấp không tính giá trị quyền sử dụng đất.
- Trường hợp thế chấp giá trị quyền sử dụng đất mà người thuê đất được miễn, giảm tiền
thuê đất theo quy định của pháp luật, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp, được tính
theo giá trị thuê đất trước khi được miễn giảm.
 Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường.
Thông qua các thông tin đại chúng, thông tin thị trường, thông tin từ đồng nghiệp,
thông tin từ các trung tâm địa ốc, giá chuyển nhượng cho tài sản tương tự tại thời điểm
đánh giá, cơ quan định giá…
b. Nhà ở, công trình xây dựng
 Giá trị tài sản tính theo giá sổ sách kế toán.
Giá trị còn lại của nhà cửa, công Nguyên giá nhà cửa, Khấu hao cơ bản
Trình xây dựng = công trình xây dựng - đã trích
 Giá trị của công trình theo giá thị trường tại thời điểm định giá.
- Cơ sở xác định :
Theo ý kiến của khách hàng, thông qua từ đồng nghiệp, từ các trung tâm đấu giá, mua
bán tài sản và các thông tin đại chúng khác, cơ quan định giá…
Tài sản là động sản
Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các giấy tờ khác trị giá bằng tiền.
 Xác định giá trị theo sổ sách theo sổ sách kế toán.
Xác định giá trị kỳ phiếu, trái phiếu kho bạc ; công trái nhà nước ; thẻ tiết kiệm ; cổ
phiếu, trái phiếu của các công ty cổ phần hưởng lợi theo lãi suất quy định trước
…xác định :
Giá trị tài = Mệnh giá + Hoa lợi, lợi tức còn được hưởng đến
Sản thời điểm đánh giá
Theo giá thị trường tại thời điểm đánh giá
- Cơ sở xác định :
Là giá thị trường tại thời điểm định giá, thông qua các thông tin thị trường,
UBCK nhà nước, thị trường chứng khoán, cơ quan định giá…
Kết quả đánh giá
- Xác định giá trị tài sản theo giá thị trường, hoặc giá tham khảo.
- Xác định giá trị tài sản theo giá sổ sách kế toán.
- So sánh giữa giá trị tài sản tính theo giá sổ sách kế toán và giá trị tài sản theo
giá tham khảo trên thị trường.
+ Nếu giá trị tài sản tính theo giá sổ sách kế toán (hoặc giá quy định) lớn hơn giá
trị tài sản tính theo giấ tham khảo hoặc giá trị trên thị trường thì giá trj tài sản thế chấp,
28
cầm cố sẽ được xác định theo giá trị tài sản tính theo giá tham khảo hoặc giá trị trên thị
trường.
+ Nếu giá trị tài sản tính theo giá sổ sách kế toán nhỏ hơn giá trị tài sản tính theo
giá trị tham khảo hoặc giá trị trên thị trường thì giá trị tài sản thế chấp, cầm cố sẽ được
xác định theo giá trị tài sản tính theo giá sổ sách kế toán.
+ Trường hợp đặc biệt khác phải được ban TD/ Hội đồng tín dụng quyết định.
Xác định tính chuyển nhượng của tài sản thế chấp, cầm cố.
Đối với bất động sản
- Xem xét xu hướng giá tăng hay giảm trong tương lai.
- Xác định các lợi thế và bất lợi ảnh hưởng đến việc chuyển nhượng và giá bán
của tài sản như :
+ Cảnh quan môi trường.
+ Quy hoạch hiện tại và tương lai.
+ Vị trí địa hình, hình dạng lô đất ngôi nhà, sự cân đối phù hợp của nhà và đất.
+ Hướng, thế nhà và những vấn đề thuộc quan niệm, phong tục
+ Cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí khu vực, an ninh văn hóa thương mại…
- Khả năng chuyển nhượng trên thị trường; đối tượng tiêu dùng, sử dụng ; nhu
cầu thị hiếu của thị trường…
2.5. Đánh giá về hoạt động thẩm định tín dụng cá nhân tại TPBank - Chi nhánh
Bến Thành
2.5.1 Những kết quả đạt được
- Tỷ lệ hồ sơ phê duyệt thành công trên thực tế.
Bảng 2.2: Tỷ lệ số hồ sơ phê duyệt thành công trong 3 năm 2015-2018
CHỈ TIÊU Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1. Tổng số hồ sơ được
phê duyệt cho vay
1429 1330 1566
2. Số hồ sơ phê duyệt
thành công
1365 1234 1490
3. Tỉ lệ hồ sơ phê
duyệt thành công thực
tế (%)
96% 93% 95%
Như vậy hiện trong 3 năm trở lại đây tỉ lệ hồ sơ triển khai thành công trên thực
tế đạt kết quả tốt. Toàn bộ các dự án được ngân hàng phê duyệt cho vay đều được phê
duyệt thành công trong thực tế. Tỉ lệ này cho thấy một chất lượng thẩm định tài chính
29
tại ngân hàng là tương đối tốt song mức độ các hồ sơ được phê duyệt thành công ở đây
được đánh giá ra sao còn là một vấn cần được quan tâm để đánh giá một cách chính
xác hơn nữa hiệu quả của hồ sơ xin vay vốn.
- Tỷ lệ số hồ sơ phải điều chỉnh lại các chỉ tiêu.
Bảng 2.3: Tỷ lệ số hồ sơ phải điều chỉnh lại các chỉ tiêu trong 3 năm 2016-2018
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1. Số hồ sơ được phê duyệt 1429 1330 1566
2. Số hồ sơ phải điều chỉnh lại 275 282 297
3. Tỷ lệ số hồ sơ điều chỉnh lại 19% 21% 19%
Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp
Qua bảng số liệu trên ta thấy được số hồ sơ phải điều chỉnh lại một số chỉ tiêu tương
đối cao ở đây các hồ sơ này được điều chỉnh lại chủ yếu là theo kỳ hạn trả nợ lãi và một số chỉ
tiêu khác như chỉ tiêu về độ nhạy hay chỉ tiêu về tổng nguồn vồn và thời hạn trả nợ vay.
Trong 3 năm tỉ lệ này đều trên 18% trong năm 2017 là năm có tỉ lệ cao nhất lên tới hơn 21%.
Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do trong năm 2017 có sự biến động lớn trong toàn bộ nền kinh
tế từ cuộc khủng hoảng tài chính thể giới đã ảnh hưởng xấu đến toàn bộ kinh tế Việt Nam nói
chung và các dự án của các doanh nghiệp nói riêng vì thế mà một số dự án phải điều chỉnh
các chỉ tiêu là tất yếu.
Trong những năm vừa qua, hoạt động tín dụng của TP Bank- Chi nhánh Bến
Thành đã đạt được những bước phát triển vững chắc, tăng cả về số lượng và chất
lượng. Cùng với sự tái khẳng định định hướng xây dựng ngân hàng là ngân hàng bán
lẻ, đối tượng phục vụ chủ yếu là người tiêu dùng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì
những kết quả đạt được trong cho vay cá nhân đã và đang đóng góp đáng kể vào sự ổn
định và phát triển của TP Bank- Chi nhánh Bến Thành.
Lợi nhuận của TP Bank đã bị ảnh hưởng khi ngân hàng khó khăn trong thanh
khoản với mức lãi suất huy động cao chưa từng có trong phần lớn thời gian của năm,
trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, tín dụng tiêu dùng thu hẹp. Kết thúc năm
2018, tình hình hoạt động của TPBank - Chi nhánh Bến Thành đã vượt qua một năm
khó khăn một cách an toàn, lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống TPBank - Chi
nhánh Bến Thành năm 2019 đạt gần 199 tỷ đồng. Kết quả này tuy không đạt được so
với kế hoạch ban đầu và kỳ vọng của TPBank, nhưng là nỗ lực của tất cả cán bộ và
nhân viên Ngân hàng.
Thời gian thẩm định thường kéo dài phụ thuộc vào mức độ phức tạp của tài sản
bảo đảm và tình hình tài chính của khách hàng. Tuy nhiên cũng đủ và hợp lý để ngân
hàng có thể đưa ra những nhận xét sát với thực tế nhất để có thể quyết định cho vay
hay không.
30
Cũng như các ngân hàng khác, nôi dung thẩm định của TPBank - Chi nhánh Bến
Thành đã được chi tiết và cụ thể hóa ở mức tối đa. Đảm bảo có thể đi sâu vào thực tế
của mỗi khách hàng, hạn chế rủi ro cho khoản vay.
Vấn đề đặt ra tại thời điểm hiện tại là đội ngũ nhân viên phải luôn được đào tạo
về nghiệp vụ thẩm định để có thể thực hiện các nội dung trên một cách hiệu quả nhất
nhằm đem lại chất lượng cao cho công tác thẩm định.Trong tình hình kinh tế khủng
hoảng như hiện nay thì việc gặp phải các rủi ro trong tín dụng là điều không thể tránh
khỏi. Chúng ta không thể lường trước được diễn biến kinh tế, khi nước ta còn là một
nước đang phát triển và chịu nhiều ảnh hưởng của bên ngoài.
2.5.2. Ưu điểm
So với các Ngân hàng khác thì thực sự TPBank - Chi nhánh Bến Thành đã có
được một đường lối đúng đắn khi nhận ra được vai trò quan trọng của công tác thẩm
định, mặc dù công việc này còn chưa được thực hiện một cách chặt chẽ để đảm bảo dư
nợ luôn bằng 0 nhưng nó cũng có một số ưu điểm chính sau :
- Ngân hàng đã xác định được mục tiêu của việc định giá tài sản bảo đảm là phải
sát với giá thị trường.
- Khi xác định giá trị TSBĐ có tham khảo giá của những giao dịch đã thực hiện
- Xác định được những trường hợp mà cán bộ thẩm định không thực hiện viện
ước tính được thì có thể lấy giá của những nhà thẩm định giá chuyên nghiệp làm giá
tham khảo.
- Phương pháp thực hiện định giá không quá khó. Chủ yếu là phương pháp so
sánh trực tiếp và phương pháp chi phí.
2.5.3. Nhược điểm
- Thời gian thẩm định kéo dài với các điều kiện phức tạp khiến cho nhiều khách
hàng chuộng hình thức tín dụng đen hơn , mặc dù lãi suất cao.
- Ngân hàng dựa vào pháp luật để làm căn cứ xét tính hợp lý và hợp pháp của cá
nhân nhưng pháp luật thì lại không hề chặt chẽ và tỏ ra là một công cụ thiếu hiểu quả.
Nhận thức về luật của người tiêu dùng và bên phía ngân hàng còn chưa nhất quán.
- Sử dụng phương pháp so sánh chấm điểm để xét cho vay, và điều này còn bị
ảnh hưởng bởi tính chủ quan của người chấm điểm và đưa ra các chỉ tiêu.
31
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN
DỤNG CÁ NHÂN TẠI TPBANK - CN BẾN THÀNH
3.1. Định hướng phát triển của TPBANK - CN Bến Thành
Môi trường hoạt động cuối năm 2017 và năm 2018 sẽ tiếp tục biến động theo
chiều hướng rất phức tạp, tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các Ngân hàng. Việt Nam
đang từng bước tham gia và hội nhập các nước trong khu vực làm tốc độ tăng trưởng
đang diễn ra theo chiều hướng tích cực. Trong nước, sau một thời gian giảm dư nợ tín
dụng và xử lý nợ xấu nên các ngân hàng TMCP đang gặp khó khăn trong quá trình
tăng trưởng tín dụng.
Chính vì vậy, trong thời gian tới sẽ có nhiều Ngân hàng mới, bao gồm cả những
Ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường và cạnh tranh về thị phần một cách
khóc liệt
Tín dụng dành cho KHCN là thị trường rộng, đầy tiềm năng và cũng chứa đựng
không ít rủi ro. Để khai thác hết tiềm năng thị trường, TPBANK - CN Bến Thành chủ
trương đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tài chính cho KHCN như: cho vay sản xuất kinh
doanh, cho vay tiêu dùng (tiêu dùng, mua bất động sản, xây sửa chữa nhà…), du học,
cho vay tín chấp… và tiếp tục thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh các hình
thức cho vay như đối với các đơn vị trả lương qua tài khoản mở tại TPBANK - CN
Bến Thành. Việc đẩy mạnh hoạt động cho vay dành cho KHCN với nhiều sản phẩm
mới, lãi suất hấp dẫn, không những góp phần kích cầu tiêu dùng trong thời kỳ nền kinh
tế suy giảm mà còn tạo cơ hội để quảng bá xây dựng thương hiệu và dịch vụ uy tín đối
với khách hàng.
Cơ sở cho việc xây dựng định hướng phát triển là:
 Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt về chất lượng dịch vụ, đa
dạng hoá sản phẩm trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.
 Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để
đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững.
 Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng
vốn cổ đông để xây dựng TPBANK trở thành ngân hàng vững mạnh có khả năng vượt
qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh hội nhập.
 Các khách hàng vay cá nhân sẽ được xếp hạng trong quá trình thẩm định.Sau
khi thẩm định, phân tích rủi ro và phê duyệt khoản vay sẽ được cấp cho từng khách
hàng.
 TPBank - CN Bến Thành sẽ luôn nghiêm túc thực hiện trích lập dự phòng rủi
ro theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân
TPBANK - CN Bến Thành
32
3.2.1. Tìm hiểu và nắm vững địa bàn, đối tượng cần thẩm định
Cán bộ thẩm định tín dụng phải tìm hiểu và nắm vững địa bàn cần thẩm định,
những đặc điểm vùng miền v.v…, điều này giúp cho cán bộ thẩm định tiết kiệm được
thời gian và chi phí thẩm định. Hoạt động thẩm định của Ngân hàng là hoạt động
mang tính tổng hợp các thông tin từ nhiều mối quan hệ từ nhiều phía, do vậy trong và
sau khi cho vay, cán bộ phải thu thập một khối lượng lớn thông tin về khoản vay như
thông tin pháp lý, thông tin quan hệ tín dụng ngân hàng khác, thông tin về cơ quan làm
việc của khách hàng đối với khách hàng có thu nhập từ lương, thông tin thuế đối với
khách hàng kinh doanh … Khối lượng thông tin thu thập lớn nên cần có quá trình sang
lọc xử lý, tổng hợp để có những đánh giá chuẩn xác về khoản vay.
Đồng thời, cán bộ tín dụng cần tạo dựng những mối quan hệ tốt với các cán bộ
địa phương, cơ quan chính quyền … để thu thập được những thông tin đáng tin cậy và
kịp thời.
3.2.2. Phân rõ trách nhiệm và nghĩa vụ các bên liên quan quy trình tín dụng
Quy trình nên có bước xác định ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, cán bộ quan
hệ khách hàng xác định mức cho vay thuộc thẩm quyền phê duyệt nào, nếu mức thẩm
quyền phê duyệt phải qua Trung tâm quản lý tín dụng khách hàng cá nhân thì cán bộ
quan hệ khách hàng yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ cơ bản và phối hợp với trung
tâm quản lý tín dụng khách hàng cá nhân để thẩm định song song và sau khi cán bộ
quan hệ khách hàng hoàn thành hồ sơ đầy đủ chuyển sang bộ phận thẩm định, cán bộ
quan hệ khách hàng phải hỗ trợ giải đáp những thắc mắc của cán bộ thẩm định để
nhanh chóng hoàn thành báo cáo thẩm định một cách độc lập.
Cần đưa ra một chế tài xử lý các vi phạm trong quá trình thẩm định hồ sơ vay
vốn để nâng cao trách nhiệm của cán bộ thẩm định. Cần phải nêu rõ quyền, trách
nhiệm và nghĩa vụ của từng bộ phận trong quy trình cấp tín dụng. Phải quy rõ trách
nhiệm khi hồ sơ phát sinh nợ xấu và hình thức kỷ luật với những cán bộ gây nợ xấu cố
ý.
Ngoài ra, TPBank - CN Bến Thành nên đưa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng vào chỉ
tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng cuối năm của cán bộ thẩm định để cán bộ
thẩm định khi thực hiện thẩm định và phê duyệt tín dụng có thái độ hợp tác và hỗ trợ
chi nhánh hơn. Đồng thời, gắn chỉ tiêu nợ xấu vào chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuối
năm của chi nhánh để chi nhánh có trách nhiệm hơn trong công việc kiểm tra, thu thập
và cung cấp hồ sơ tín dụng.
3.2.3. Hoàn thiện các chỉ tiêu quy định xếp loại khách hàng trong hệ thống
Trong công tác thẩm định tín dụng tại TPBank - CN Bến Thành, cán bộ tín dụng
đưa quá nhiều quan điểm cá nhân trong quá trình thẩm định và phê duyệt hồ sơ. Điều
đó dẫn đến sự không khách quan đối với hồ sơ vay vốn. Chính vì vậy, TPBank - CN
33
Bến Thành nên cần hoàn thiện các chỉ tiêu quy định xếp loại khách hàng trong hệ
thống. Hoàn thiện ở đây đề cập đến các yếu tố: đối tượng khách hàng được xếp loại,
bổ sung các chỉ tiêu nhằm hoàn thiện tính dự báo, có cái nhìn toàn diện về cơ hội, tiềm
năng, khả năng … của khách hàng.
Hệ thống xếp hạng loại khách hàng của TPBank - CN Bến Thành đang áp dụng
chỉ để dùng xác định lãi suất cho từng đối tượng khách hàng, không tham gia vào phân
loại khách hàng đủ tiêu chuẩn hay không ? Do vậy, TPBank - CN Bến Thành cần đẩy
mạnh công tác hoàn thiện hệ thống xếp loại khách hàng và đưa vào ứng dụng thực tế
trong công tác thẩm định.
3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc và thủ tục
thẩm định
Nên có cơ chế kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc và thủ tục thẩm
định.
Tăng cường kiểm tra kiểm soát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục khi thẩm
định cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản về sau.
Duy trì quá trình quản lý và theo dõi tín dụng phù hợp, xây dựng hệ thống quản
lý hiệu quả, kịp thời nắm bắt các thông tin từ phía khách hàng như tình hình tài chính,
tình hình hoạt động kinh doanh, mức độ thực hiện các cam kết của khách hàng đối với
khoản vay… để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, kiểm soát tốt các khoản vay có
vấn đề. Đồng thời, Ngân hàng cần có các biện pháp quản lý và khắc phục các khoản
nợ xấu.
34
KẾT LUẬN
Thẩm định tín dụng có vai trò quyết định tới sự thành bại của hoạt động tín dụng của
ngân hàng thương mại. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định
tín dụng KHCN nói riêng luôn là yêu cầu cấp thiết đối với các Ngân hàng thương mại.
Việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng KHCN có ý nghĩa
to lớn trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao uy tín ngân hàng và gia tăng lợi
nhuận cho ngân hàng.
Đây là một vấn đề khá phức tạp vì đối tượng áp dụng của nó là các KHCN, là
những đối tượng rất hạn chế trong việc chứng minh năng lực tài chính thực tế của
mình.
Mặc dù vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài đã kết hợp giữa lý luận và thực
hành với mục đích đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác
thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPBank - CN Bến Thành.
Do đề tài nghiên cứu rộng và khá phức tạp, bản thân em còn nhiều hạn chế
về kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc trong mảng tín dụng cá nhân nên chắc
chắn trên một góc độ nào đó luận văn còn nhiều tồn tại và khiếm khuyết.
35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo chất lượng hồ sơ khách hàng cá nhân của Trung tâm quản lý tín dụng khách
hàng cá nhân thuộc Khối Quản trị rủi ro – TPBANK - CN BẾN THÀNH (2017, 2018,
2019)
2. Peters. Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính
3.TS. Nguyễn Ninh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài
chính
4. Frederic S.Mishkin (1991), Tiền tệ ngân hàng và Thị trường tài chính, Nhà xuất bản
khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
8. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (2011), Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương
mại, Nhà xuất bản Thống kê.

More Related Content

What's hot

Quy trinh tin dung
Quy trinh tin dungQuy trinh tin dung
Quy trinh tin dungDuc Thinh
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmBáo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmNguyễn Thị Thanh Tươi
 

What's hot (20)

Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng VietcombankGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
 
Quy trinh tin dung
Quy trinh tin dungQuy trinh tin dung
Quy trinh tin dung
 
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng công thương Việt Nam, HAY
Báo cáo thực tập tại ngân hàng công thương Việt Nam, HAYBáo cáo thực tập tại ngân hàng công thương Việt Nam, HAY
Báo cáo thực tập tại ngân hàng công thương Việt Nam, HAY
 
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàngĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
 
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCBThẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
 
Đề tài phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018
Đề tài  phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018Đề tài  phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018
Đề tài phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018
 
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh VượngSơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOTLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
 
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmBáo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docxBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
 
Đề tài quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAYĐề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
 

Similar to Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!

Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Một số giải pháp nâng cao khả năng phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng...
Một số giải pháp nâng cao khả năng phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng...Một số giải pháp nâng cao khả năng phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng...
Một số giải pháp nâng cao khả năng phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY! (20)

Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
 
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc KạnRủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công ThươngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công Thương
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
 
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH ShinhanĐề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
 
Khóa luận: nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
Khóa luận:  nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAYKhóa luận:  nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
Khóa luận: nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại Eximbank - Tân Định
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại Eximbank - Tân ĐịnhĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại Eximbank - Tân Định
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại Eximbank - Tân Định
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
 
Đề tài: Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại TPHCM, HOT
Đề tài: Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại TPHCM, HOTĐề tài: Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại TPHCM, HOT
Đề tài: Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại TPHCM, HOT
 
Một số giải pháp nâng cao khả năng phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng...
Một số giải pháp nâng cao khả năng phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng...Một số giải pháp nâng cao khả năng phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng...
Một số giải pháp nâng cao khả năng phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng...
 
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
 
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
 
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
 
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 

Recently uploaded (20)

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 

Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!

  • 1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁC HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG CHÍ NHÁNH BẾN THÀNH NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hệ đào tạo: Cao đẳng chính quy Khóa học: 09 GVHD: Th.s Lương Hồng Thái SVTH: Nguyễn Đặng Minh Tâm Lớp: 09TCC MSSV: 1507020011
  • 2. TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để có được những kết quả như ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong khoa Tài Chính Ngân Hàng của trường Cao đẳng Viễn Đông những người đã dìu dắt và truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trường. Và trên hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: Thầy Th.s Lương Hồng Thái đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Ban lãnh đạo và toàn thể anh chị em trong Ngân hàng TMCP Tiên Phong Chi nhánh Bến Thành, nơi em có cơ hội thực tập và thực hiện đề tài. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, với vốn kiến thức còn hạn hẹp cho nên không thể tránh khỏi những thiếu xót cần phải bổ sung và hoàn thiện tốt hơn. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô cùng ban lãnh đạo Ngân hàng. Trân trọng !
  • 4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu. .....................................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................1 4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................2 5. Kết cấu luận văn..............................................................................................................2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TPCP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH BẾN THÀNH ...........................................................................................................................3 1.1. Tổng quan về ngân hàng Tiên Phong........................................................................3 1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Bến Thành.....................3 1.3.Cơ cấu tổ chức...............................................................................................................4 1.4 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Bến Thành giai đoạn 2017 – 2018.........................................5 1.4.1.Kết quả hoạt động kinh doanh.............................................................................5 1.4.2.Định hướng hoạt động năm 2018 – 2020...........................................................7 1.5.Tầm nhìn và sứ mệnh ...................................................................................................8 1.6.Thành tựu, giải thưởng.................................................................................................8 CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI TPBANK - CN BẾN THÀNH ................................................................................................................. 11 2.1. Kết quả thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TP BANK - CN Bến Thành ............................................................................................................................................. 11 2.2. Chính sách cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống TPBANK ..... 13 2.3.Quy trình thẩm định cho vay cá nhân...................................................................... 17 2.4.Nội dung thẩm định ................................................................................................... 22 2.4.1.Thẩm định về tư cách của cá nhân vay ............................................................22 2.4.2.Thẩm định tài sản bảo đảm ................................................................................22 2.5. Đánh giá về hoạt động thẩm định tín dụng cá nhân tại TP Bank- Chi nhánh Bến Thành...................................................................................................................................28 2.5.1 Những kết quả đạt được .....................................................................................28 2.5.2 Ưu điểm................................................................................................................30
  • 5. 2.5.3 Nhược điểm..........................................................................................................30 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI TPBANK - CN BẾN THÀNH .......................................................................31 3.1 Định hướng phát triển của TPBANK - CN Bến Thành .........................................31 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân TP BANK - CN Bến Thành ...................................................................................................31 3.2.1.Tìm hiểu và nắm vững địa bàn, đối tượng cần thẩm định .............................32 3.2.2.Phân rõ trách nhiệm và nghĩa vụ các bên liên quan quy trình tín dụng .......32 3.2.3.Hoàn thiện các chỉ tiêu quy định xếp loại khách hàng trong hệ thống.........32 3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc và thủ tục thẩm định.................................................................................................................................33 KẾT LUẬN.............................................................................................................................34 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................35
  • 6. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Tổng số lượng KHCN được vay vốn tại TP BANK - CN Bến Thành.......... 11 Hình 2.2: Tỷ lệ số lượng hồ sơ vay vốn tại TP BANK - CN Bến Thành ...................... 12 Hình 2.3: Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng KHCN tại Ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Bến Thành................................................................................................................. 17
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của TPBank Bến Thành..............................................6 Bảng 1.2: Tình hình cho vay của TPBank Bến Thành ........................................................6 Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh từ hoạt động khác ................................................................7 Bảng 2.1: Tỷ lệ lý do từ chối của hồ sơ KHCN tại TP BANK - CN Bến Thành.......... 13 Bảng 2.2: Tỷ lệ số dự án triển khai thành công trong 4 năm 2015-2018 ................ 28 Bảng 2.3: Tỷ lệ số dự án phải điều chỉnh lại các chỉ tiêu trong 4 năm 2015-2018 29
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BCA Chỉ số sức mạnh tài chính BM Giám đốc chi nhánh BĐS Bất động sản BCTC Báo cáo tài chính BKS Ban Kiểm soát BTD Ban Tín dụng CBTD Cán bộ tín dụng CBTĐ Cán bộ thẩm định CS&QLTD Chính sách và quản lý tín dụng CIC Trung tâm thông tin tín dụng ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông GĐ PGD Giám đốc Phòng giao dịch QĐ Quyết định RM Chuyên viên quan hệ tín dụng HĐSL Hội đồng sáng lập HĐQT Hội đồng quản trị HMTD Hạn mức tín dụng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng TSBĐ Tài sản bảo đảm
  • 9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các hoạt động của ngân hàng, Ngân hàng thương mại đa dạng dịch vụ song hoạt động tín dụng vẫn đóng vai trò là nguồn lợi nhuận chính của các ngân hàng thương mại. Công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại có ý nghĩa quan trọng và quyết định đến chất lượng tín dụng cũng như lợi nhuận của ngân hàng. Ở Việt Nam thời gian qua, công tác thẩm định tại các ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều hạn chế, báo cáo thẩm định còn sơ sài, mang nặng tính hình thức và cảm tính cá nhân. Hậu quả là các quyết định phê duyệt tín dụng không chính xác như: không đánh giá được rủi ro tìm ẩn trong các phương án vay và nguồn trả nợ của khách hàng. Do vậy, chất lượng tín dụng đang trở thành một vấn đề “sống còn” trong hoạt động kinh doanh của bất cứ ngân hàng thương mại cổ phần nào, thẩm định tín dụng chính là nhân tố có ảnh hưởng quyết định chất lượng tín dụng Trong bối cảnh ngành ngân hàng sẽ hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2018 theo cam kết hội nhập AEC, TPBank - CN Bến Thành sẽ cần phải có chiến lược quản trị thẩm định tín dụng đúng đắn, hợp lý để giảm thiểu rủi ro tài chính trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác thẩm định tín dụng tại TPBank - CN Bến Thành cùng với kiến thức học tập và quá trình thực tập thực tế, em quyết định chọn đề tài: “ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI TPBANK - CN BẾN THÀNH ”. 2. Mục đích nghiên cứu. - Khảo sát một cách toàn diện và có hệ thống về thực trạng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPBANK - CN Bến Thành. - Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPBANK - CN Bến Thành. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. a) Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân của TPBANK - CN Bến Thành. Để từ đó có đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPBANK - CN Bến Thành. b) Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu các hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TP BANK - CN Bến Thành từ 2017-2019
  • 10. 2 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu: Số liệu thống kê được thu thập thông qua từ nguồn nội bộ ngân hàng như: báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của TP BANK - CN Bến Thành - Phương pháp phân tích thông tin, dữ liệu: Báo cáo sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, thống kê làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá. 5. Kết cấu luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về TP BANK - CN Bến Thành Chương 2: Thực trạng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TP BANK - CN Bến Thành Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng tại TP BANK - CN Bến Thành
  • 11. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TPCP TIÊN PHONG CHI NHÁNH BẾN THÀNH 1.1. Tổng quan về ngân hàng Tiên Phong Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (gọi tắt là “TPBank”) được thành lập từ ngày 05/05/2008. TPBank được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm:Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore. Năm 2018 Tổng tài sản vượt mốc 51 nghìn tỷ TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, TPBank là ngân hàng luôn tiên phong trong các xu hướng dịch vụ ngân hàng hiện đại, hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng số số một tại Việt Nam. Tiên Phong Bank cung cấp dịch vụ thông qua mạng lưới phòng giao dịch và chi nhánh hoặc phục vụ tận nhà hay cơ quan. Trong năm 2008, Tiên Phong Bank đã có mặt tại 2 thành phố lớn nhất của cả nước là Hà nội và TP. Hồ Chí Minh. Trong năm 2009, Tiên Phong Bank đã mở rộng sự hiện diện của mình tại Hải Phòng, Cần Thơ và Đà Nẵng. Và đầu năm 2011, Tiên Phong Bank đã tiếp tục mở rộng mạng lưới của mình tại Đồng Nai, An Giang để có thể phục vụ các khách hàng của Tiên Phong Bank một cách tốt nhất. 1.2 Giới thiệuvề Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Bến Thành  Tên Chi nhánh: chi nhánh Bến Thành - Ngân hàng TMCP Tiên Phong Mã số doanh nghiệp: 0102744865-015 | Địa chỉ: Số 180 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 06, Quận 3, TP Hồ Chí Minh. Ban đầu chi nhánh chỉ với 27 nhân viên, sau 4 năm hoạt động chi nhánh đã nâng số nhân viên lên 70 nhân viên. Năm 2017 : Chi nhánh được vinh danh là chi nhánh vững mạnh toàn diện 6 tháng đầu năm Năm 2018: Chi nhánh được vinh danh là chi nhánh xuất sắc toàn diện:  Lợi nhuận đạt 30 tỷ  Huy động vốn hơn 3.310 tỷ VND  Phục vụ hơn 25.000 khách hàng
  • 12. 4 1.3.Cơ cấu tổ chức Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của TPBank chi nhánh Bến Thành (Nguồn: Phòng hành chính, nhân sự TPBank – Chi nhánh Bến Thành) a. Phòng khách hàng doanh nghiệp  Lập kế hoạch cân đối nguồn vốn và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ theo đúng trình tự.  Đề xuất hồ sơ vay vốn của khách hàng nhanh chóng, kịp thời, chính xác.  Đề xuất và xây dựng các chiến lược nhằm thu hút khách hàng, để gia tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng khác.  Quản lý và kiểm tra các bản thu đổi ngoại tệ đảm bảo hoạt động theo đúng quy định.  Định hướng và xây dựng kế hoạch kinh doanh ngoại tệ, đề xuất những biện pháp nhằm thực hiện việc kinh doanh ngoại tệ theo chỉ đạo của Ban giám đốc.  Thực hiện nhiệm vụ tín dụng bằng Việt Nam đồng, ngoại tệ cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp theo quy định của NHNN và NHTMCP Tiên Phong (TPBank), riêng tín dụng bằng ngoại tệ phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về quản lý ngoại hối của NHNN.  Theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro. b. Phòng khách hàng cá nhân  Thực hiện nhiệm vụ cho vay bằng Việt Nam đồng cho các đối tượng khách hàng cá nhân theo quy định của NHNN và NHTMCP Tiên Phong (TPBank).  Thực hiện việc đề xuất hồ sơ vay vốn của khách hàng nhanh chóng, kịp thời, chính xác.  Theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro.
  • 13. 5  Huy động vốn và các chỉ tiêu thẻ tín dụng, thẻ thanh toán.  Đề xuất và xây dựng các chiến lược nhằm thu hút khách hàng, để gia tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng khác. c. Phòng hỗ trợ tín dụng  Tiếp nhận, kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ cấp tín dụng, tài sản đảm bảo.  Thực hiện soạn thảo Hợp đồng cấp tín dụng, Hợp đồng cấp bảo lãnh, Thư bảo lãnh của các khoản cấp tín dụng.  Theo dõi và giám sát sau vay đối với các khoản cấp tín dụng.  Thực hiện và lưu trữ các báo cáo định kỳ và đột xuất về số liệu tín dụng, hồ sơ tín dụng.  Thực hiện công tác kiểm soát, thẩm định hồ sơ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, thẩm định tài sản đảm bảo.  Quản lý TSBĐ (bao gồm quản lý hồ sơ TSBĐ và kiểm tra thực tế TSBĐ định kỳ hoặc đột xuất). d. Phòng nhân sự:  Tuyển nhân viên cho ngân hàng.  Theo dõi toàn bộ cán bộ công nhân viên bằng chương trình máy tính.  Theo dõi chấm công, lên bảng lương.  Soạn thảo các thông báo quy định.  Xây dựng công tác của Ban giám đốc trong tuần.  Xây dựng phương án và thực hiện nghiêm ngặt công tác bảo vệ an toàn cơ quan và khách hàng đến giao dịch,… và một số nghiệp vụ liên quan chức năng. e. Phòng dịch vụ khách hàng  Đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến giao dịch và hỗ trợ, xử lý vấn đề khi khách hàng yêu cầu.  Tư vấn về sản phẩm, dịch vụ và chương trình khuyến mãi của ngân hàng.  Chăm sóc khách hàng qua điện thoại. 1.4 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Bến Thành giai đoạn 2016 – 2018. 1.4.1.Kết quả hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh của TPBank đạt kết quả khả quan, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đề ra. Trong đó, tổng tài sản đã vươn lên quy mô tầm trung đạt trên 76,2 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau khi trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro vẫn vượt kế hoạch với mức 626 tỷ đồng, huy động vốn đạt gần 69 tỷ đồng bằng 116% kế hoạch, dư nợ cho vay tăng trưởng 40% sử dụng hết hạn mức cho phép
  • 14. 6 của NHNN trong khi vẫn giữ được chất lượng tín dụng tốt với mức nợ xấu chỉ là 0,66%. Hướng đến sự tăng trưởng bền vững. Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của TPBank Bến Thành Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tổng vốn huy động (triệu đồng) 516.584 805.742 1.062.586 Giá trị tăng thêm (triệu đồng) - 289.158 256.844 Tốc độ tăng trưởng (%) - 55,9% 31,9% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh TPBank – Chi nhánh Bến Thành) Qua bảng 1.1 ta có thể thấy được rằng, tình hình huy động vốn của TPBank Bến Thành ngày càng khả quan qua các năm. Tốc độ tăng trưởng tăng mạnh ở năm 2017 đạt đến 55,9% tương ứng với 289.158 triệu đồng, mặc dù lúc này vẫn còn trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, TPbank Bến Thành vẫn đạt được mức tăng trưởng nhất định, sở dĩ có được kết quả trên là nhờ Chi nhánh tập trung tối đa nguồn lực để phát triển, đẩy mạnh sản phẩm huy động tiền gửi cá nhân, làm cho chỉ tiêu này tăng 31,9% so với năm 2017, điều đó đã khiến cho tổng vốn huy động tăng từ 805.742 lên 1.062.586 triệu đồng. Trên đà phát triển, năm 2018 chỉ tiêu huy động vốn tăng 256.844 triệu đồng, tương đương 31,9% so với cùng kỳ năm 2017. Ngoài dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế nói chung thì TPbank Bến Thành cũng có những chính sách ưu đãi để huy động vốn từ cả KHCN và KHDN. Với cơ chế lãi suất hấp dẫn, cơ sở vật chất được cải tiến kèm đội ngũ nhân viên thân thiện, nhiệt tình, năng động cùng chiếc áo thương hiệu mới màu tím sang trọng đã góp phần to lớn trong việc gia tăng chỉ tiêu huy động vốn, thực tế vào năm 2018, chỉ tiêu này tăng đến 31,9% và hiện nay TPBank cũng trở thành một trong những ngân hàng có cơ chế ưu đãi lãi suất huy động tốt nhất của toàn hệ thống ngân hàng. Bảng 1.2: Tình hình cho vay của TPBank Bến Thành Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Doanh thu từ hoạt động cho vay (triệu đồng) 495.834 790.502 1.045.306 Giá trị tăng thêm (triệu đồng) - 294.668 254.804 Tốc độ tăng trưởng (%) - 59,4% 32,2% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh TPBank – Chi nhánh Bến Thành)
  • 15. 7 Theo số liệu trên bảng 1.2 ta thấy được tình hình cho vay ở TPBank Bến Thành tăng dần qua các năm. Cụ thể tăng từ 495.834 lên 790.502 triệu đồng, đánh dấu một sự tăng trưởng mạnh mẽ của TPBank Bến Thành trong hướng đi của mình khi doanh số cho vay tăng 59,4%. Trong giai đoạn này, cho vay đối với khách hàng cá nhân được tập trung phát triển, năm 2018, doanh thu từ hoạt động cho vay tăng 32,2% so với năm trước đó, tăng từ 790.502 lên đến 1.045.306 triệu đồng. Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh từ hoạt động khác Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Doanh thu từ hoạt động khác (triệu đồng) 3.004 5.810 8.362 Giá trị tăng thêm (triệu đồng) - 2.806 2.552 Tốc độ tăng trưởng (%) - 93,4% 43,9% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh TPBank – Chi nhánh Bến Thành) Năm 2016, ngân hàng đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng, phục vụ cho các phân khúc khách hàng khác nhau như chương trình liên kết đối tác, kết nối cổng thanh toán với Payoo, Smartlink, FPT Online, Viettel đồng thời phát triển công nghệ kỹ thuật, mở thêm nhiều dịch vụ mới trên eBank nhằm gia tăng tiện ích tới khách hàng. Chỉ tiêu này tăng mạnh 93,4% trong năm 2017, các sản phẩm thẻ tín dụng và ghi nợ quốc tế, kết hợp nhiều ưu đãi cho chủ thẻ cũng được phát triển rộng rãi, đưa tổng số thẻ visa phát hành của TPBank đạt gần 300 thẻ, tăng gấp 3 lần so với năm 2016. Bước sang năm 2018, khi mà trang thiết bị, cơ sở vật chất được cải thiện, cũng là lúc các hoạt động dịch vụ của TPBank Bến Thành phát triển mạnh mẽ, tăng đến 8.362 triệu đồng, 43,9% so với năm 2017, từ 5.810 lên 8.362 triệu đồng. Cấp lãnh đạo của TPBank Bến Thành cũng xác định 2018 là năm bản lề quan trọng với chiến lược tăng cường mạnh mẽ năng lực và hiệu quả kinh doanh, cải tiến công nghệ và chất lượng dịch vụ tốt nhất. 1.4.2. Định hướng hoạt động năm 2018 – 2020 Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, các chủ trương, chính sách của NHNN; chiến lược và định hướng phát triển kinh doanh của TPBank giai đoạn 2018 – 2020, Ban điều hành đã xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh chính năm 2018 và các chương trình hoạt động như sau: Tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn đã được xác định như đẩy mạnh tài trợ các công ty, đơn vị ứng dụng công nghệ cao, tập trung lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng ưu tiên. Đây cũng là các lĩnh vực trọng
  • 16. 8 tâm, được ưu tiên phát triển ở Việt Nam, hứa hẹn sẽ là mảnh đất giàu tiềm năm cho sự phát triển của ngân hàng, đồng thời đây cũng là những lĩnh vực là TPBank có thể cạnh tranh. Tăng cường huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn tín dụng tăng cao và thực hiện tăng trưởng tín dụng hợp lý, coi trọng chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, thực hiện chính sách khách hàng tốt và quản trị lãi suất và rủi ro tỷ giá có hiệu quả, kết hợp với các sản phẩm phục vụ ngành trang sức. Đẩy mạnh tốc độ phát triển tín dụng tiêu dùng với doanh số tín dụng cao hơn 50% tổng doanh số tín dụng của ngân hàng, nhưng trước tiên đạt mức tăng 20% so với năm 2018. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng hơn nữa theo hướng tín dụng trên cơ sở hiểu biết khách hàng, không đơn thuần chỉ tín dụng trên tài sản thế chấp. Mặt khác, chi nhánh sẽ xử lý kiên quyết để giảm tối thiểu nợ quá hạn, hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới, đẩy mạnh tốc độ phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân trong tổng doanh số cho vay cao hơn 50%, nhằm mục tiêu đưa TPBank chi nhánh Bến Thành trở thành chi nhánh TPBank chủ lực của khu vực miền Nam. 1.5.Tầm nhìn và sứ mệnh TẦM NHÌN  Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. SỨ MỆNH  TPBank cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tài chính hoàn hảo cho Khách hàng và Đối tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả cao  TPBank là tổ chức kinh tế hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả và bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho các Cổ đông.  TPBank tạo điều kiện tối ưu để mỗi Cán bộ Nhân viên có cuộc sống đầy đủ về kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo và phát triển sự nghiệp của bản thân.  TPBank là tổ chức có trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng với mục tiêu vì CON NGƯỜI và HƯNG THỊNH QUỐC GIA. 1.6.Thành tựu, giải thưởng a. Năm 2016  Ngân hàng có sản phẩm dịch vụ sáng tạo tiêu biểu (Vietnam Outstanding Banking Awards 2016) - Giải thưởng bình chọn trong khuôn khổ diễn đàn Ngân hàng Đông Nam Á 2016 do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp cùng Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG ASEAN tổ chức. b. Năm 2017
  • 17. 9  Giải thưởng doanh nghiệp và doanh nhân “Thương mại, Dịch vụ Việt Nam năm 2016” lần thứ VI  Giải thưởng “Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2016” do Thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng  Giải nhất Mobile Banking, Giải Nhì “Ngân hàng điện tử được yêu thích tại Việt Nam”, tại cuộc thi My Ebank 2017 do báo điện tử VnExpress tổ chức, Công ty CP Dịch vụ thẻ Smartlink làm cố vấn chuyên môn và Ngân hàng Nhà nước là Đơn vị bảo trợ;  Giải thưởng Ngân hàng Số Sáng tạo nhất Việt Nam 2017 (Most Innovative Digital Bank Vietnam 2017) do tạp chí chuyên ngành tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu thế giới Global Financial Market Review (GFM) trao tặng  Nhận giải thưởng “Ngân Hàng Đi Đầu Về Dòng Sản Phẩm Thẻ ‘Đồng Thương Hiệu Viễn Thông’ 2017” (“Leadershipin ‘Telco Co-brand’ Segment Product Launch 2017”) cho sản phẩm thẻ Đồng thương hiệu MobiFone-TPBank Visa Platinum do Tổ chức thẻ Quốc tế Visa trao tặng c. Năm 2018  TPBank nhận danh hiệu“Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2018” - “Best Retail Bank Vietnam 2018” do Tạp chí chuyên ngành Tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu thế giới Global Financial Market Review (GFM) trao tặng.  TPBank nhận danh hiệu “Ngân hàng số sáng tạo nhất Việt Nam 2018” – “Most Innovative Digital Bank Vietnam 2018” do Tạp chí chuyên ngành Tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu thế giới Global Financial Market Review (GFM) trao tặng.  TPBank nhận Giấy khen của Tổng cục Thể dục Thể thao vì đã có thành tích đóng góp đối với sự phát triển phong trào Golf Việt Nam.  TPBank vinh dự được UBND thành phố Hà Nội trao tặng Cờ thi đua vì đã có thành tích trong phong trào thi đua Khối Doanh nghiệp năm 2018.  TPBank được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tặng Bằng khen nhờ các thành tích xuất sắc trong hoạt động ngân hàng trong các năm 2017-2018  TPBank lần thứ 4 nhận giải Thương hiệu mạnh Việt Nam do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức.  TPBank vinh dự nhận giải thưởng - Best Internet Banking (Ngân hàng điện tử tốt nhất) do The Asian Banker trao tặng.  TPBank vào top 50 Nhãn hiệu nổi tiếng - Nhãn hiệu cạnh tranh 2018 do Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam tổ chức.  TPBank nhận giải thưởng NHTM Việt Nam uy tín nhất năm 2018 theo báo cáo đánh giá của Vietnam Report.
  • 18. 10 d. Năm 2019  TPBank ra nhập Câu Lạc Bộ lợi nhuận trên 1000 nghìn tỷ. TPBank đã đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu tài chính 2019 được ĐHĐCĐ giao phó, lợi nhuận đạt 155% kế hoạch được giao, tổng tài sản trên 124 nghìn tỷ, nợ xấu 0,92% trong nhóm tốt nhất thị trường.  TPBank vào top 10 ngân hàng mạnh nhất Việt Nam, top 500 Ngân hàng mạnh nhất Châu Á do The Asian Banker đánh giá.  Giải thưởng Ngân hàng số xuất sắc nhất VM do IDG và NHNH VN bình chọn.  Ra mắt và triển khai rộng rãi điểm giao dịch tự động 24/7 LiveBank hiện đại nhất Việt Nam, mới nhất trên thế giới và được chấp thuận áp dụng eKYC.  Quỹ PYN chi gần 40 triệu USD để nắm giữ 4,99% cổ phần của TPBank đánh dấu thành công của TPBank trên thị trường trong nước và quốc tế.  Ra mắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo chatbot T' Aio.  Sự kiện Top Leader Talk với sự đăng đàn của Chủ tịch HĐQT Đỗ Minh Phú trước hàng ngàn CBNV đã truyền cảm hứng và niềm tin trong toàn hàng. Chủ tịch Đỗ Minh Phú công bố tiếp tục dẫn dắt TPBank trong cương vị Chủ tịch Ngân hàng.  TPBank đưa đội tuyển Việt Nam vượt qua gần 40 quốc gia vô địch giải Golf nghiệp dư thế giới WAGC.  TPBank đi đầu trong việc ứng Fintech, ra mắt hàng loạt các sản phẩm đột phá như Savy, Quick-Pay, ePIN.  Bài hát chính thức "TPBank vươn tới đỉnh cao" ra mắt và công bố Bộ quy tắc ứng xử áp dụng trong toàn Ngân hàng.
  • 19. 11 CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI TPBANK CN BẾN THÀNH 2.1. Kết quả thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPBANK - CN Bến Thành Khi mô hình quản trị rủi ro tập trung KHCN ra đời cũng vấp phải những khó khăn nhất định từ chi nhánh. Do bị kiểm soát quá chặt về rủi ro tín dụng nên tăng trưởng tín dụng tại các chi nhánh bị ảnh hưởng, doanh thu lợi nhuận cũng bị giảm tương ứng. Hình 2.1: Tổng số lượng KHCN được vay vốn tại TP BANK - CN Bến Thành Nguồn: Báo cáo chất lượng hồ sơ của trung tâm quản lý tín dụng KHCN - TP BANK CN Bến Thành năm 2017, 2018 và năm 2019 Qua bảng trên, ta thấy số lượng khách hàng cá nhân được TP BANK - CN Bến Thành chấp thuận vay vốn giảm từ 1.365 khách hàng của năm 2017 xuống còn 1.234 khách hàng trong năm 2018 và có chút tăng trở lại khi mô hình quản lý tín dụng tập trung đã được các chi nhánh thích nghi. 1,429 1,330 1,504 1,200 1,250 1,300 1,350 1,400 1,450 1,500 1,550 2015 2016 2017 Tổng số lượng Hồ sơ KHCN vay vốn Tổng số lượng KHCN được vay vốn
  • 20. 12 Hình 2.2: Tỷ lệ số lượng hồ sơ vay vốn tại TPBANK - CN Bến Thành Nguồn: Báo cáo chất lượng hồ sơ của trung tâm quản lý tín dụng KH - TPBANK-CN Bến Thành năm 2017, 2018 và năm 2019 Qua bảng trên ta thấy, số lượng hồ sơ từ chối tăng mạnh từ 64 hồ sơ năm 2017 lên 95 hồ sơ trong năm 2018. Điều đó thể hiện do chi nhánh chưa kịp thời thích nghi mô hình quản lý tín dụng tập trung, vẫn còn làm hồ sơ tín dụng theo phương pháp cũ nên hồ sơ tín dụng chưa đầy đủ tính pháp lý, hồ sơ nguồn vốn chưa đầy đủ về nguồn trả nợ. Tuy nhiên đến năm 2019, do nhiều lần gặp gỡ trao đổi giữa lãnh đạo trung tâm quản lý tín dụng tập trung và lãnh đạo các chi nhánh, phòng giao dịch nên đến năm 2019, số lượng hồ sơ từ chối giảm từ 95 hồ sơ trong năm 2018 xuống còn 75 hồ sơ trong năm 2019. Theo chỉ đạo của lãnh đạo TP BANK - CN Bến Thành, các chuyên viên thẩm định và các quan hệ khách hàng của chi nhánh thường họp trao đổi 01 tuần/ 1 lần về những vấn đề khúc mắc, khó khăn và bất đồng quan điểm tín dụng đối với từng hồ sơ. Đặc biệt là cuộc họp đặc biệt giữa cấp lãnh đạo Trung tâm quản lý tín dụng KHCN là Giám đốc trung tâm và phó giám đốc Trung tâm với các giám đốc chi nhánh và giám đốc phòng giao dịch để đưa ra những định hướng tín dụng và nguyên tắc phê duyệt thẩm định tín dụng để các phòng ban và chi nhánh thống nhất định hướng và phương pháp thẩm định tín dụng. Chính vì thế, theo báo cáo nội bộ vào cuối năm 2019, các lý do chính từ chối hồ sơ của trung tâm quản lý tín dụng KHCN như sau: 64 95 75 1,365 1,234 1,429 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2015 2016 2017 Từ chối Đồng ý
  • 21. 13 Bảng 2.1: Tỷ lệ lý do từ chối của hồ sơ KHCN tại TP BANK - CN Bến Thành Nội dung Số lượng hồ sơ từ chối năm 2017 Tỷ lệ (%) Số lượng hồ sơ từ chối năm 2018 Tỷ lệ (%) Số lượng hồ sơ từ chối năm 2019 Tỷ lệ (%) Do thiếuhồ sơ theo quy định 6 10% 13 14% 6 8% Nguồn thu nhập không đủ trả nợ 12 20% 16 17% 11 15% Tài sản bảo đảm không được nhận theo quy định 9 14% 13 14% 9 12% Thẩm định trực tiếp không phù hợp với hồ sơ 10 16% 17 18% 136 18% Hồ sơ có dấu hiệu giả mạo 9 15% 13 14% 12 16% Nợ xấu 7 12% 10 11% 9 12% Mục đích và phương án vay vốn không khả thi 7 12% 9 10% 9 12% Lý do khác 6 1% 2 2% 5 7% Nguồn: Báo cáo chất lượng hồ sơ của trung tâmquản lý tín dụng KHCN – TP BANK - CN Bến Thành năm 2017, 2018 và năm 2019 Theo bảng như trên, các lý do từ chối do quy trình như lý do thiếu hồ sơ theo đúng quy định được giảm từ 13 hồ sơ trong năm 2018 xuống 6 hồ sơ trong năm 2019. Lý do từ chối do mục đích và phương án vay vốn không khả thi được giảm từ 9 hồ sơ trong năm 2018 xuống 9 hồ sơ trong năm 2019. Đặc biệt là qua quá trình xử lý tín dụng tập trung, TPBANK - CN Bến Thành đã ngăn ngừa rất nhiều hồ sơ giả mạo với lý do khách quan và chủ quan của khách hàng, trong năm 2017 trung tâm quản lý tín dụng tập trung phát hiện xử lý 9 hồ sơ , đến năm 2018 là 13 hồ sơ và đến năm 2019 còn 12 hồ sơ. Để đạt được điều đó, sự phối hợp các phòng ban là điều rất quan trọng . 2.2. Chính sách cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống TPBANK  Nguyên tắc vay vốn Khách hàng vay vốn của TPBANK phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
  • 22. 14 1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng; 2. Hoàn trả nợ gốc, lãi vốn vay đầy đủ, đúng thời hạn đã thoã thuận trong hợp đồng tín dụng.  Căn cứ xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ TPBANK và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ căn cứ vào: 1. Chu kỳ sản xuất, kinh doanh. 2. Thời hạn thu hồi vốn của phương án, dự án đầu tư. 3. Khả năng trả nợ của khách hàng. 4. Nguồn vốn cho vay của TPBANK 5. Thời hạn còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam (đối với tổ chức); thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam (đối với cá nhân nước ngoài) theo quy định của cơ quan có thẩm quyền  Lãi suất cho vay, phí 1. Tổng giám đốc quy định mức lãi suất cho vay, phí phù hợp với quy định của NHNN, lãi suất thị trường, thể loại vay và chính sách khách hàng của TPBANK trong từng thời kỳ. 2. TPBANK cho vay và khách hàng thoả thuận về mức lãi suất, phí, phương thức áp dụng lãi suất (cố định hay điều chỉnh) theo quy định của Tổng giám đốc. 3. Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc Chi nhánh trực thuộc Trụ sở chính ấn định những tối đa bằng 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. TPBANK nơi cho vay thu lãi phạt quá hạn trên số dư nợ gốc thực tế quá hạn. 4. Phương thức áp dụng lãi suất, mức lãi suất, lãi suất phạt quá hạn được ghi vào hợp đồng tín dụng hoặc phụ lục hợp đồng tín dụng.  Điều kiện cho vay TPBANK xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: 1. Có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. 2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. 3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. 4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ có khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. 5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và của TPBANK.
  • 23. 15 6. Trong trường hợp Chính phủ, NHNN có chủ trương tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn thì quy định tại Điều này được điều chỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của NHNN.  Mức cho vay 1. TPBANK nơi cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo (đối với khoản cho vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản), khả năng hoàn toàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của TPBANK để quyết định mức cho vay 2. Mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.  Bộ hồ sơ cho vay 1. Hồ sơ pháp lý của khách hàng vay (bản sao có chứng nhận theo quy định) - Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu để đối chiếu với giấy đề nghị vay vốn và lưu bản photo; - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác phải đăng ký kinh doanh); - Biên bản thành lập tổ vay vốn kèm theo danh sách thành viên (đối với hộ gia đình, cá nhân vay thông qua tổ vay vốn); - Hợp đồng làm dịch vụ vay vốn của doanh nghiệp hoặc hợp đồng cung ứng tiền vật tư tiền vốn, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân nhận khoán (đối với hộ gia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp). 2. Hồ sơ vay vốn - Giấy đề nghị vay vốn hoặc Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn; - Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các giấy tờ có liên quan đến dự án, phương án (quyết định đầu tư, ý kiến về thiết kế cơ sở, báo cáo thẩm định tác động môi trường…); - Các hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, các chứng từ liên quan đến sử dụng vốn vay (xuất trình khi giải ngân tiền vay); - Văn bản của cấp thẩm quyền về việc chấp thuận cho cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh để vay vốn; - Các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm theo quy định (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hợp đồng bảo hiểm tài sản, báo cáo tiến độ hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai…) - Báo cáo thẩm định, tái thẩm định, báo cáo đề xuất giải ngân; - Các loại thông báo: thông báo phê duyệt khoản vay, thông báo phê duyệt hạn mức tín dụng, thông báo từ chối cho vay, thông báo nợ đến hạn, quá hạn…; - Hợp đồng tín dụng/Sổ vay vốn; - Giấy nhận nợ;
  • 24. 16 - Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các giấy tờ có liên quan đến thủ tục bảo đảm tiền vay; - Biên bản kiểm tra sau khi cho vay; - Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng (trường hợp nợ bị rủi ro); - Các giấy tờ khác (nếu có); 3. Tổng Giám đốc hướng dẫn chi tiết về mẫu biểu trong bộ hồ sơ cho vay.  Hợp đồng tín dụng Hợp đồng tín dụng được thành lập thành văn bản có các nội dung cơ bản sau: - Ngày, tháng, năm ký hợp đồng; - Đối tượng giao kết hợp đồng; - Phương thức cho vay; - Mức cho vay; - Mục đích sử dụng vốn vay; - Lãi suất cho vay, lãi phạt quá hạn, phí; - Thời hạn rút vốn, thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ; - Phương thức trả nợ gốc, lãi, phí; - Hình thức đảm bảo, giá trị tài sản bảo đảm; - Điều kiện trước khi giải ngân (nếu có); - Quyền và nghĩa vụ các bên; - Sử dụng các sản phẩm dịch vụ của TPBANK (trong đó chuyển doanh thu trực tiếp về tài khoản bên cho vay); - Xử lý tranh chấp; - Hiệu lực của hợp đồng; - Các nội dung thoả thuận khác.
  • 25. 17 2.3.Quy trình thẩm định cho vay cá nhân Hình 2.3: Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng KHCN tại Ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Bến Thành Nhận xét: a)Xem xét hồ sơ vay của khách hàng Chuyên viên quan hệ khách hàng (RM) tìm kiếm phát triển KHCN có nhu cầu tín dụng. Khi khách hàng phát sinh nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Bến Thành, RM sẽ tiến hành phỏng vấn sơ bộ khách hàng về nhu cầu cụ thể và các điều kiện của khách hàng như thu nhập, việc làm, tài sản… để tìm hiểu xem khách hàng có đủ điều kiện vay vốn hay không. Sau khi xác định được khách hàng có thể thoả mãn các điều kiện để vay được tại TPBANK, RM sẽ tư vấn sản phẩm phù hợp với khả năng, điều kiện của khách hàng và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ vay vốn. Thông thường bộ hồ sơ cho vay bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ tài sản đảm bảo và các giấy tờ khác liên quan đến mục đích sử dụng vốn (nếu có). Trường hợp khách hàng không đủ điều kiện vay vốn tại Ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Bến Thành, RM sẽ trao đổi với khách hàng về các điều kiện để tham gia vay vốn tại Ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Bến Thành và lịch sự từ chối tiếp nhận hồ sơ vay của các khách hàng này.  Quy trình xem xét hồ sơ tỉ mỉ và cẩn thận, tuy nhiên chưa có phương án hỗ trợ và hướng dẫn cho khách hàng hoàn tất thủ tục hồ sơ đối với khách hàng còn thiếu hồ sơ. RM tiếp nhận hồ sơ vay vốn khách hàng cá nhân RM và BM thu thập và xác minh thông tin khách hàng CV thẩm định tín dụng thẩm định hồ sơ Chuyên gia phê duyệt kiểm soát và ra phê duyệt hồ sơ BM sẽ trực tiếp chuyển hồ sơ lên TT quản lý tín dụng KHCN. Admin sẽ là trung tâm chuyển hồ sơ Admin sẽ chuyển kết quả phê duyệt về chi nhánh cho BM và RM
  • 26. 18 b)Thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng Khi khách hàng cung cấp bộ hồ sơ đầy đủ theo hướng dẫn cho RM, RM sẽ nhập các thông tin của khách hàng vào hệ thống và chuyển Giám đốc phòng giao dịch để tiến hành kiểm soát hồ sơ các thông tin giữa hồ sơ RM cung cấp và thông tin trong hệ thống. Sau đó Giám đốc phòng giao dịch hoặc giám đốc chi nhánh (BM) sẽ chuyển hồ sơ lên Trung tâm quản lý tín dụng tập trung thông qua hệ thống Phân tích hồ sơ tín dụng (LOS). Trung tâm quản lý tín dụng tập trung đặt tại Ngân hàng Tiên Phong hội sở có chức năng quản lý các hồ sơ vay vốn, phân tích hồ sơ tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Tại trung tâm quản lý tín dụng tập trung, Admin sẽ phân công chuyên viên thẩm định tín dụng hoặc chuyên viên quan hệ khách hàng (RM) thẩm định hồ sơ. Đối với các hồ sơ vay trên 1 tỷ đồng, chuyên viên thẩm định sẽ thẩm định. Còn đối với các hồ sơ vay nhỏ hơn hoặc bằng 1 tỷ đồng, RM nào phát triển hồ sơ sẽ trực tiếp thẩm định hồ sơ đó. Sau khi nhận được hồ sơ phân công, chuyên viên thẩm định tín dụng sẽ thu thập thêm các thông tin và tiến hành thẩm định thực tế nhu cầu, điều kiện tài chính, điều kiện pháp lý... của khách hàng để xem khách hàng thực tế có vay được không, vay được bao nhiêu, vay trong thời gian bao lâu là phù hợp và tiến hành lập tờ trình thẩm định tín dụng. Thông thường thời gian thực hiện bước này trong khoảng 1 – 3 ngày (tuỳ theo mức độ phức tạp của hồ sơ). Đây cũng là khâu quan trọng nhất trong quy trình thẩm định tín dụng và được thực hiện theo các nội dung sau:  Phân tích, kiểm tra tính pháp lý của khách hàng, tình hình quan hệ với các TCTD: Chuyên viên thẩm định tín dụng phải kiểm tra khách hàng vay vốn có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo đúng quy định của pháp luật hay không. Lịch sử tín dụng của khách hàng (nếu có) như thế nào.Tư cách đạo đức khách hàng có tốt, có ý thức và cam kết phải hoàn trả nợ vay gồm gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn hay không. Cụ thể: ➢ Thẩm định tình trạng kiện tụng, tiền án, tiền sự của vợ hoặc chồng khách hàng. ➢ Căn cứ vào thái độ, mức độ hợp tác của khách hàng với Ngân hàng Tiên Phong khi cungcấp thông tin, tài liệu trong quá trình tiếp xúc, thẩm định và đàm phán để đánh giá mức độ hợp tác của khách hàng. ➢ Căn cứ vào tính xác thực và độ chính xác của thông tin, tài liệu do khách hàng cung cấp trong quá trình tiếp xúc thẩm định để đưa ra nhận xét về tính trung thực của khách hàng. ➢ Thẩm định lịch sử, uy tín tín dụng của khách hàng: Đánh giá uy tín thanh toán tiền vay của khách hàng trên cơ sở thông tin từ CIC, các TCTD khác ... nêu rõ
  • 27. 19 số lần phát sinh nợ nhóm 2 đến nhóm 5 nếu có. Mức độ sử dụng vốn vay đúng mục đích của khoản vay trước: Nếu khách hàng đã được cấp tín dụng trước đây thì trình bày thực tế thực hiện, tuân thủ các điều kiện cấp tín dụng và các cam kết của khách hàng đối với các khoản vay, và phải nêu rõ lý do nếu khách hàng không tuân thủ hoặc chỉ tuân thủ một phần.  Kiểm tra mục đích của khoản tín dụng đề nghị cấp: Chuyên viên thẩm định tín dụng phải tìm hiểu, kiểm tra mục đích sử dụng vốn có phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng hay không, có bị sử dụng sai mục đích không, nhu cầu vốn có hợp lý không nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. ➢Căn cứ vào phương án sử dụng vốn vay và thực tế thẩm định, nhân viên tín dụng phải đánh giá về tính xác thực của phương án vay vốn: + Nhu cầu của khách hàng theo phương án sử dụng vốn có thực sự cần thiết so với điều kiện sống hiện tại hay không. + Các chứng từ khách hàng cung cấp cho Ngân hàng Tiên Phong kèm theo phương án vay có xác thực không? Thông tin trên chứng từ đã được kiểm chứng chưa? + Có khả năng khách hàng không thực hiện phương án sử dụng vốn đã trình bày với Ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Bến Thành hay không? Nếu có khả năng thì mức độ đánh giá là cao hay trung bình, thấp? + Ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Bến Thành có khả năng kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng trước, trong và sau khi giải ngân hay không? ➢ Đánh giá về tính hợp lý của phương án vay: Căn cứ vào phương án sử dụng vốn vay, kết quả điều tra thực tế, nhân viên tín dụng phải đánh giá: + Mục đích sử dụng vốn có phù hợp với điều kiện sống hiện tại của khách hàng không? + Các số liệu, thông tin cung cấp trong phương án sử dụng vốn có phù hợp với thực tế không? + Tỷ lệ vốn tham gia của khách hàng là cao hay thấp, có hợp lý và an toàn hay không? ➢ Đánh giá sự phù hợp với chính sách tín dụng của Ngân hàng Tiên Phong: Đối chiếu giữa phương án sử dụng vốn và các qui định về chính sách và sản phẩm tín dụng của Ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Bến Thành để đưa ra nhận xét về sự phù hợp hay không.  Xác định mức thu nhập: Chuyên viên thẩm định tín dụng tiến hành kiểm tra thực tế, xác minh tính chính xác của thu nhập, tính ổn định về việc làm bằng cách điện thoại hay đến trực tiếp cơ quan/cơ sở kinh doanh/cơ sở sản xuất của khách hàng và đến nhà khách hàng để xác định mức sống của khách hàng nhằm xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Cụ thể:
  • 28. 20 ➢ Đối với nguồn thu nhập từ lương: Đánh giá chi tiết tên tổ chức khách hàng đang làm việc, loại hình công ty, ngành kinh doanh chính của công ty, số năm làm việc, loại hợp đồng, lương hàng tháng, phụ cấp (nếu có). Nhân viên tín dụng phải đánh giá chính xác mức lương của khách hàng, tránh trường hợp vì nể nang hay chạy doanh số nên xác nhận lương cao để vay vốn ngân hàng và sau khi giải ngân khách hàng không có khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ gốc và lãi đến hạn. ➢ Đối với thu nhập từ cho thuê nhà, đất: Mô tả chi tiết về bất động sản (địa chỉ, vị trí, cấu trúc bất động sản đang cho thuê), hợp đồng (có công chứng hay không), thời gian thuê, bên thuê, hình thức sử dụng (cho thuê để ở hay kinh doanh, nếu cho thuê phòng trọ thì ghi rõ số lượng phòng, giá thuê/phòng), số tiền thu được từ cho thuê và khả năng tái tục hợp đồng cho thuê. Ảnh chụp nhà thuê có phù hợp với các thông tin cung cấp và mô tả hay không ? ➢ Đối với thu nhập từ cho thuê xe: Loại xe, nhãn hiệu, đời xe, số ghế ngồi, tên của bên thuê xe, số tiền thu được từ cho thuê xe sau khi trừ chi phí, thời gian cho thuê và khả năng tái tục hợp đồng. Ảnh chụp xe có quá cũ và khác với thông tin và giấy tờ cung cấp hay không ? ➢ Thu nhập từ sản xuất kinh doanh: đánh giá chi tiết tình hình kinh doanh của khách hàng, ngành nghề kinh doanh, địa điểm ... để xác định chính xác thu nhập của khách hàng. ➢ Thu nhập khác: Ngoài ra khách hàng cũng có thể dung nguồn thu nhập từ bán tài sản, mức đóng góp cùng trả nợ của người thân, nguồn thu nhập khác ... để trả nợ vay ngân hàng. Dù khách hàng sử dụng nguồn thu nhập nào thì nhân viên tín dụng đều phải đánh giá chính xác thu nhập của khách hàng, mức độ ổn định của nguồn thu nhập đó. ➢Sau khi xác định chính xác nguồn thu nhập của khách hàng, chuyên viên thẩm định tín dụng liệt kê tổng chi phí hàng tháng theo chi tiết sau: + Chi phí sinh hoạt: Các chi phí liên quan đến ăn uống, đi lại, giải trí, mua sắm, thông tin liên lạc ... + Chi phí cấp dưỡng: Các chi phí liên quan đến việc cấp dưỡng, nuôi nấng những người phụ thuộc không có thu nhập. + Nợ phải trả hàng tháng: Các khoản nợ phải trả hiện nay (không tính những khoản nợ phải trả đối với các khoản vay lần này). + Chi phí khác ngoài các chi phí nêu trên. ➢ Chênh lệch giữa thu nhập và chi phí chính là mức thu nhập tích lũy và một phần hoặc toàn bộ của thu nhập tích lũy này sẽ được dùng để trả nợ vay ngân hàng. Căn cứ vào thu nhập để trả nợ chuyên viên thẩm định tín dụng xác định mức trả nợ hàng tháng, thời gian trả nợ đối với khoản vay tiêu dùng của khách hàng. Sau khi thu thập, đánh giá đầy đủ thông tin chuyên viên thẩm định tín dụng lập tờ trình thẩm định khách hàng để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ vay vốn:
  • 29. 21 ● Định giá tài sản đảm bảo (TSBĐ): Chuyên viên thẩm định tín dụng gửi thông tin về TSĐB của khách hàng sang Công ty Thẩm định tài sản để định giá. Bước này được tiến hành song song với việc thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng. Việc thẩm định tài sản thế chấp nhằm tránh cho TPBANK các rủi ro do tranh chấp, quy hoạch, khả năng chuyển nhượng, vay hộ, cò tín dụng, bất động sản giảm sút giá trị hoặc các rủi ro pháp lý khác. Điều kiện để người sử dụng đất được quyền thế chấp quyền sử dụng đất là phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án. Chuyên viên thẩm định tín dụng sẽ dựa vào giá trị tài sản đảm bảo được cung cấp để cùng với thông tin nguồn thu nhập và nhu cầu thực tế của làm cơ sở xác định mức cấp cho khách hàng. Thời gian định giá TSĐB thông thường từ 2 đến 3 ngày. c) Ra quyết định phê duyệt hồ sơ tín dụng Sau khi hoàn tất tờ trình tín dụng, chuyên viên thẩm định tín dụng chuyển chuyên gia phê duyệt tín dụng kiểm soát hồ sơ tín dụng của khách hàng. Thời gian thực hiện bước này khoảng 1/2 ngày. Chuyên gia phê duyệt sẽ có trách nhiệm đọc, rà soát lại các nội dung mà chuyên viên thẩm định tín dụng cung cấp. Đồng thời đưa ra các thắc mắc về những điểm nghi vấn trong hồ sơ vay như: độ chính xác về mục đích vay vốn, tài sản thế chấp, khả năng trả nợ món vay của khách hàng trong tương lai, cũng như ước lượng tính khả thi trong phương án vay vốn của khách hàng. Sau khi đồng ý với đề nghị cấp tín dụng của chuyên viên thẩm định tín dụng cho khách hàng, chuyên gia phê duyệt sẽ ký kiểm soát và chuyển cấp Phó giám đốc trung tâm quản lý tín dụng hoặc Giám đốc trung tâm quản lý tín dụng hoặc Ủy ban tín dụng để đưa ra kết luận cuối cùng về khoản vay của khách hàng. Hiện nay, Ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Bến Thành quy định cụ thể hạn mức phán quyết phê duyệt hồ sơ như sau: - Giám đốc chi nhánh phê duyệt hồ sơ cá nhân bằng hoặc thấp hơn 1 tỷ đồng trở xuống. Hồ sơ do chuyên viên quan hệ khách hàng phát triển sẽ trình lên giám đốc chi nhánh đó phê duyệt phê duyệt. Thời gian phê duyệt không quá 2h làm việc. - Phó giám đốc trung tâm quản lý tín dụng khách hàng cá nhân phê duyệt hồ sơ từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng. Thời gian ra phê duyệt của phó giám đốc trung tâm thường 4h làm việc - Giám đốc trung tâm quản lý tín dụng khách hàng cá nhân phê duyệt hồ sơ từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng. Thời gian ra phê duyệt của giám đốc trung tâm thường 8h làm việc - Hồ sơ từ 10 tỷ đồng sẽ trình Ủy ban tín dụng. Ủy ban tín dụng bao gồm 05 thành viên: Giám đốc trung tâm quản lý tín dụng khách hàng cá nhân, giám đốc khối
  • 30. 22 quản trị rủi ro, giám đốc ban kiểm soát và 02 thành viên do hội đồng quản trị chỉ định hàng năm. Với số phiếu thuận quá 80% sẽ quyết định đồng ý phê duyệt hồ sơ.Nếu hồ sơ gửi cho thư ký Ủy ban tín dụng trước 14h30 thì Ủy ban tín dụng sẽ tiến hành họp vào 9h ngày tiếp theo. Tối đa 01 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban tín dụng họp ra quyết định cho vay hoặc không cho vay, thư ký Ủy ban tín dụng là người có trách nhiệm soạn thảo phê duyệt Ủy ban và lấy đầy đủ chữ các thành viên ủy ban tín dụng. RM và BM chịu trách nhiệm tiếp nhận quyết định của Ủy ban tín dụng và thông báo kết quả cho khách hàng. 2.4.Nội dung thẩm định 2.4.1.Thẩm định về tư cách của cá nhân vay  Hỏi thông tin CIC (Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước) ngay sau khi nhận hồ sơ (qua mạng Internet, nghiên cứu hồ sơ, tham khảo thông tin từ các nguồn khác). - Thẩm định về lịch sử bản thân, hoàn cảnh gia đình. - Trình độ học vấn, chuyên môn. - Trình độ hiểu biết pháp luật. - Những kinh nghiệm công tác đã qua, những thành công, thất bại trên thương trường. - Uy tín trên thương trường với các bạn hàng, đối tác. - Nhận thức về trách nhiệm của người vay vốn, tính hợp tác với cán bộ tín dụng để hoàn thiện các thủ tục vay vốn để bao đảm điều kiện vay theo quy định của ngân hàng nhà nước và TP Bank. - Thẩm định về uy tín của khách hàng trên thị trường. - Đánh giá về quan hệ của khách hàng với TP Bank- Chi nhánh Bến Thành và các tổ chức tín dụng khác.  Quan hệ tín dụng của cá nhân với TPBank - Chi nhánh Bến Thành - Liệt kê các quan hệ tín dụng của cá nhân với TPBank - Chi nhánh Bến Thành. - Xác định tổng dư nợ hiện tại. - Đánh giá chất lượng tín dụng trong mối quan hệ của doanh nghiệp với TPBank- Chi nhánh Bến Thành.  Quan hệ tín dụng của cá nhân với tổ chức tín dụng khác - Chỉ ra tên tổ chức tín dụng mà khách hàng hiện đang ký kết hợp đồng - Thu thập số liệu về tổng dư nợ tín dụng của khách hàng với tổ chức tín dụng - Đánh giá, thẩm định chính xác về khoản vay, số nợ gốc đã thanh toán, mức độ uy tín của khách hàng. 2.4.2.Thẩm định tài sản bảo đảm
  • 31. 23 I/ Yêu cầu - Việc định giá phải thực hiện chính xác, kịp thời, hợp lệ, khách quan. - Tài sản nhận thế chấp, cầm cố phái đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau : + Quyền sở hữu tài sản : Tài sản nhận thế chấp, cầm cố phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đem thế chấp, cầm cố và không có tranh chấp. + Giá trị tài sản : Tài sản nhận thế chấp, cầm cố phải có giá trị và ngân hàng có đủ căn cứ, có khả năng và phương tiện để xác định giá trị tài sản đó theo các quy định của chính phủ, quy định của ngân hàng nhà nước và của TP Bank + Tính chuyển nhượng của tài sản : Tài sản nhận thế chấp, cầm cố phải có khả năng chuyển nhượng được trên thị trường khi cần thiết. - Nhân viên thẩm định TSBĐ phải có kiến thức về nghiệp vụ, nắm vững các quy định của nhà nước và TP Bank liên quan đến giá cả và cách tính giá trị tài sản, có khả năng đánh giá tổng hợp về tài sản như : giá cả, tính chuyển nhượng, sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến tài sản. - Trường hợp nhân viên thẩm định TSBĐ có quan hệ với chủ tài sản thế chấp, cầm cố (họ hàng, bạn bè thân thiết, quan hệ kinh tế) và khả năng làm ảnh hưởng đến công việc đánh giá thì phải chủ động báo cáo với phụ trách phòng để phân công cán bộ khác thay thế. - Ngoài ra có thể thuê cơ quan có chức năng, cơ quan chuyên môn đánh giá trong các trường hợp sau : Mức giá theo quy định của nhà nước chênh lệch lớn so với mức giá thị trường ; Mức giá sổ sách kế toán theo dõi chênh lệch so với mức giá thị trường ; Nhân viên thẩm định TSBĐ không đủ căn cứ xác định giá ; Do khách hàng yêu cầu. - Sau khi nhân viên thẩm định TSBĐ, lãnh đạo phòng có trách nhiệm phê duyệt. Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm cao ( mức độ cao của giá trị TSBĐ do TG Đ quy định ), lãnh đạo phòng có trách nhiệm đánh giá thêm một lần nữa ( hai người thẩm định đánh giá ). II/ Quy trình thực hiện : 1/ Nhận yêu cầu công việc và hồ sơ tài sản. 2/ Tiếp xúc với khách hàng, hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu hồ sơ tài sản. 3/ Đánh giá tính hợp lý của hồ sơ và phân loại tài sản. 3.1. Phương pháp đánh giá. - Kiểm tra tài sản trên hồ sơ. - So sánh giữa hồ sơ và các quy định của pháp luật, của TP Bank về sự hợp pháp hợp lệ của tài sản. 3.2. Nội dung đánh giá. - Xác định tài sản đem cầm cố thế chấp có phù hợp với chủng loại và điều kiện nhận cầm cố, thế chấp theo quy định của TPBank - Chi nhánh Bến Thành hay không ? - Chứng từ, hồ sơ của tài sản thế chấp, cầm cố phải là bản gốc ( bản chính) theo đúng
  • 32. 24 quy định của pháp luật tại thời điểm phát hành loại giấy tờ, chứng từ đó. Ví dụ: Chứng từ phải còn nguyên bản, không bị rách nát,... - Kiểm tra tính thực tế, sự hợp lệ, hợp lý của trật tự phát hành các chứng từ về ngày tháng năm phát hành, thời điểm phát hành, còn hiệu lực pháp luật và phải có sự dẫn chiếu về tài sản trong các giấy tờ liên quan. - Thời hạn sử dụng, sở hữu còn lại của tài sản phải lớn hơn thời gian thế chấp, cầm cố. - Tài sản quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì phải có bản đăng ký quyền sở hữu theo quy định. - Tài sản quy định phải mua bảo hiểm thì phải mua bảo hiểm. - Nguồn gốc của tài sản cầm cố thế chấp phải hợp pháp. 4. Đánh giá quyền sở hữu của tài sản thế chấp, cầm cố. Đối với bất động sản. - Xác định người chủ sở hữu của tài sản đó. Số thành viên ùng sở hữu tài sản : Tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (số hộ chiếu) của từng thành viên sở hữu tài sản nếu là đồng sở hữu. Tên, địa chỉ giao dịch, người lãnh đạo, giấy phép thành lập, giấy đăng ký kinh doanh nếu sở hữu tài sản là pháp nhân, đồng thời kèm theo sự chấp thuận của chủ sở hữu tài sản hoặc cơ quan có thẩm quyền cho đem tài sản cầm cố thế chấp. - Người có liên quan đến tài sản : người thực tế đang sinh sống, quản lý tài sản, quan hệ với chủ sở hữu, người thừa kế… - Xác định tài sản đã được đem cầm cố, thế chấp, cho thuê, cho mượn, hay kê khai góp vốn chưa. - Các tranh chấp, khiếu kiện về tài sản. Nếu không có tranh chấp, khiếu kiện phải có xác nhận của chính quyền địa phương. Đối với động sản, hàng hóa, dây chuyền, máy móc, thiết bị. - Riêng đối với tài sản là trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các giấy tờ khác trị giá bằng tiền đều phải có thêm văn bản xác nhận của cơ quan phát hành. - Xác định tài sản đã được đem cầm cố, thế chấp, cho thuê, cho mượn, hay kê khai góp vốn chưa. - Các tranh chấp, khiếu kiện về tài sản. Đánh giá hiện trạng của tài sản Đối với bất động sản a. Quyền sử dụng đất . - Vị trí địa lý của tài sản : Địa chỉ của tài sản, vị trí của thửa, lô đất. Việc quản lý thửa đất phải được cơ quan quản lý theo dõi trên hồ sơ như : Số của tờ bản đồ, số của thửa đất…tài sản đã đăng ký giao dịch bảo đảm chưa, đăng ký ở đâu ? - Diện tích mặt bằng thửa đất, kích thước của mỗi cạnh…
  • 33. 25 - Tài sản đang thế chấp, cầm cố ở nơi nào không ? Nếu có để làm gì ? Bao lâu ? - Tài sản đang cho thuê, mượn, góp vốn, cơ sở pháp lý của việc thuê mượn, góp vốn, cơ sở pháp lý của việc thuê, mượn, góp vốn. - Tài sản đang sử dụng, ngừng sử dụng? Lý do ? - Tình trạng thửa đất hiện tại và tương lai : Quy hoạch giải tỏa, Nhà nước thu hồi (Nếu nhà nước đã có chủ trương bằng văn bản hoặc chính thức công bố quy hoạch) , thời gian sử dụng còn bao lâu ?... b. Nhà ở, công trình xây dựng. - Diện tích xây dựng công trình, tổng diện tích xây dựng của công trình xây dựng trên đất, số tầng…theo hồ sơ và theo thực tế. - Kết cấu của công trình xây dựng trên đất. - Tính năng, mục đích sử dụng của công trình xây dựng. - Năm xây dựng, dự kiến sử dụng, thời hạn sử dụng còn lại. - Nếu các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng được thế chấp, cầm cố thì phải kê chi tiết từng loại tài sản về số lượng, tình trạng theo hồ sơ và theo thực tế. - Tài sản đang thế chấp, cầm cố ở nơi nào không ? Nếu có để làm gì ? - Tài sản đang cho thuê, mượn, góp vốn, cơ sở pháp lý của việc thuê, mượn, góp vốn. - Tài sản đang sử dụng, ngừng sử dụng, lý do ? Đối với động sản, máy móc, thiết bị. - Địa chỉ, đơn vị (người) đang bảo quản, lưu giữ, sử dụng tài sản. - Tính năng sử dụng của tài sản, nhà sản xuất, uy tín của nhà sản xuất, của tài sản trên thị trường, thời hạn sử dụng còn lại, khả năng sản xuất, công nghệ… - Thòi hạn sử dụng của tài sản nếu là dây chuyền máy móc, thiết bị phải bao gồm cả lịch sử của máy móc, bản vẽ ký thuật, hướng dẫn sử dụng… - Tài sản đang thế chấp, cầm cố ở nơi nào không ? Nếu có để làm gì ? - Tài sản đang cho thuê, mượn, góp vốn cơ sở pháp lý của việc thuê, mượn, góp vốn. Đánh giá giá trị tài sản Căn cứ đánh giá - Căn cứ theo văn bản của Nhà nước quy định về việc định giá trị, tính khấu hao… - Theo sổ sách kế toán theo dõi, quản lý tài sản. - Hồ sơ chứng từ liên quan đến tài sản và giá trị tài sản. - Giá thị trường ở thời điểm định giá của tài sản tương tự chuyển nhượng. - Giá tham khảo do các cơ quan định giá cung cấp Mục đích đánh giá
  • 34. 26 - Định giá giá trị tài sản tính theo giá sổ sách kế toán (Đối với tài sản theo dõi trên sổ sách kế toán); giá trị theo quy định của nhà nước (Đối với tài sản nhà nước quy định mức giá) ; giá mua (Đối với tài sản hình thành từ việc mua bán). - Định giá giá trị tài sản theo giá trên thị trường trong thời điểm định giá để tham khảo. + Đối với tài sản thuê cơ quan định giá thì giá trị do cơ quan định giá cung cấp cũng là giá trị tham khảo. + Một số tài sản có nhiều giá khác nhau thì xác định giá theo phương pháp bình quân hoặc bình quân gia quyền tính trên cơ sở ít nhất là 2 mức giá trở lên. + Trên cơ sở xác định giá trị tài sản theo quy định và giá tham khảo tài sản đó, TPBank - Chi nhánh Bến Thành và khách hàng thống nhất định giá trị tài sản làm căn cứ cho vay, bảo lãnh. Xác định giá trị tài sản Tài sản là bất động sản a. Quyền sử dụng đất  Quyền sử dụng đất xác định theo giá quy định của Nhà nước. - Đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất ở, đất chuyên dùng, đất mà tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó không do ngân sách nhà nước cấp, đất mà các hộ gia đình, cá nhân nhận quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác hoặc do nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp được xác định theo giá đất của ủy ban nhân dân tỉnh, TP trực thuộc trung ương ban hành áp dụng tại thời điểm thế chấp. - Đất được Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê ; đất được Nhà nước cho các tổ chức kinh tế thuê đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đó không do ngân sách Nhà nước cấp; đất được Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời gian thuê đất đã trả tiền còn lại ít nhất 5 năm ; đất được Nhà nước cho các tổ chức kinh tế thuê đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời gian thuê đất đã trả tiền còn lại ít nhất 5 năm và tiền thuê đất đó không do ngân sách Nhà nước cấp, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp gồm tiền đền bù thiệt hại khi được Nhà nước cho thuê (nếu có) và tiền thuê đã trả cho nhà nước sayu khi đã trừ đi tiền thuê đất đã trả cho thời gian sử dụng. - Đất được nhà nước cho tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê, khi thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc sở hữu của mình đã đầu tư trên đất đó, thì giấ trị quyền sử dụng đất thế chấp được xác định theo số tiền thuê đất đã trả cho Nhà nước sau khi trừ tiền thuê đất đã trả cho thời gian sử dụng. - Đất được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế không thu tiền sử dụng đất để dử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuoi trồng thủy sản, là muối ; đất
  • 35. 27 được nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê đã trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời gian thuê đất đã trả tiền còn lại dưới 5 năm, thì giá trị tài sản thế chấp không tính giá trị quyền sử dụng đất. - Trường hợp thế chấp giá trị quyền sử dụng đất mà người thuê đất được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp, được tính theo giá trị thuê đất trước khi được miễn giảm.  Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường. Thông qua các thông tin đại chúng, thông tin thị trường, thông tin từ đồng nghiệp, thông tin từ các trung tâm địa ốc, giá chuyển nhượng cho tài sản tương tự tại thời điểm đánh giá, cơ quan định giá… b. Nhà ở, công trình xây dựng  Giá trị tài sản tính theo giá sổ sách kế toán. Giá trị còn lại của nhà cửa, công Nguyên giá nhà cửa, Khấu hao cơ bản Trình xây dựng = công trình xây dựng - đã trích  Giá trị của công trình theo giá thị trường tại thời điểm định giá. - Cơ sở xác định : Theo ý kiến của khách hàng, thông qua từ đồng nghiệp, từ các trung tâm đấu giá, mua bán tài sản và các thông tin đại chúng khác, cơ quan định giá… Tài sản là động sản Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các giấy tờ khác trị giá bằng tiền.  Xác định giá trị theo sổ sách theo sổ sách kế toán. Xác định giá trị kỳ phiếu, trái phiếu kho bạc ; công trái nhà nước ; thẻ tiết kiệm ; cổ phiếu, trái phiếu của các công ty cổ phần hưởng lợi theo lãi suất quy định trước …xác định : Giá trị tài = Mệnh giá + Hoa lợi, lợi tức còn được hưởng đến Sản thời điểm đánh giá Theo giá thị trường tại thời điểm đánh giá - Cơ sở xác định : Là giá thị trường tại thời điểm định giá, thông qua các thông tin thị trường, UBCK nhà nước, thị trường chứng khoán, cơ quan định giá… Kết quả đánh giá - Xác định giá trị tài sản theo giá thị trường, hoặc giá tham khảo. - Xác định giá trị tài sản theo giá sổ sách kế toán. - So sánh giữa giá trị tài sản tính theo giá sổ sách kế toán và giá trị tài sản theo giá tham khảo trên thị trường. + Nếu giá trị tài sản tính theo giá sổ sách kế toán (hoặc giá quy định) lớn hơn giá trị tài sản tính theo giấ tham khảo hoặc giá trị trên thị trường thì giá trj tài sản thế chấp,
  • 36. 28 cầm cố sẽ được xác định theo giá trị tài sản tính theo giá tham khảo hoặc giá trị trên thị trường. + Nếu giá trị tài sản tính theo giá sổ sách kế toán nhỏ hơn giá trị tài sản tính theo giá trị tham khảo hoặc giá trị trên thị trường thì giá trị tài sản thế chấp, cầm cố sẽ được xác định theo giá trị tài sản tính theo giá sổ sách kế toán. + Trường hợp đặc biệt khác phải được ban TD/ Hội đồng tín dụng quyết định. Xác định tính chuyển nhượng của tài sản thế chấp, cầm cố. Đối với bất động sản - Xem xét xu hướng giá tăng hay giảm trong tương lai. - Xác định các lợi thế và bất lợi ảnh hưởng đến việc chuyển nhượng và giá bán của tài sản như : + Cảnh quan môi trường. + Quy hoạch hiện tại và tương lai. + Vị trí địa hình, hình dạng lô đất ngôi nhà, sự cân đối phù hợp của nhà và đất. + Hướng, thế nhà và những vấn đề thuộc quan niệm, phong tục + Cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí khu vực, an ninh văn hóa thương mại… - Khả năng chuyển nhượng trên thị trường; đối tượng tiêu dùng, sử dụng ; nhu cầu thị hiếu của thị trường… 2.5. Đánh giá về hoạt động thẩm định tín dụng cá nhân tại TPBank - Chi nhánh Bến Thành 2.5.1 Những kết quả đạt được - Tỷ lệ hồ sơ phê duyệt thành công trên thực tế. Bảng 2.2: Tỷ lệ số hồ sơ phê duyệt thành công trong 3 năm 2015-2018 CHỈ TIÊU Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1. Tổng số hồ sơ được phê duyệt cho vay 1429 1330 1566 2. Số hồ sơ phê duyệt thành công 1365 1234 1490 3. Tỉ lệ hồ sơ phê duyệt thành công thực tế (%) 96% 93% 95% Như vậy hiện trong 3 năm trở lại đây tỉ lệ hồ sơ triển khai thành công trên thực tế đạt kết quả tốt. Toàn bộ các dự án được ngân hàng phê duyệt cho vay đều được phê duyệt thành công trong thực tế. Tỉ lệ này cho thấy một chất lượng thẩm định tài chính
  • 37. 29 tại ngân hàng là tương đối tốt song mức độ các hồ sơ được phê duyệt thành công ở đây được đánh giá ra sao còn là một vấn cần được quan tâm để đánh giá một cách chính xác hơn nữa hiệu quả của hồ sơ xin vay vốn. - Tỷ lệ số hồ sơ phải điều chỉnh lại các chỉ tiêu. Bảng 2.3: Tỷ lệ số hồ sơ phải điều chỉnh lại các chỉ tiêu trong 3 năm 2016-2018 Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1. Số hồ sơ được phê duyệt 1429 1330 1566 2. Số hồ sơ phải điều chỉnh lại 275 282 297 3. Tỷ lệ số hồ sơ điều chỉnh lại 19% 21% 19% Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp Qua bảng số liệu trên ta thấy được số hồ sơ phải điều chỉnh lại một số chỉ tiêu tương đối cao ở đây các hồ sơ này được điều chỉnh lại chủ yếu là theo kỳ hạn trả nợ lãi và một số chỉ tiêu khác như chỉ tiêu về độ nhạy hay chỉ tiêu về tổng nguồn vồn và thời hạn trả nợ vay. Trong 3 năm tỉ lệ này đều trên 18% trong năm 2017 là năm có tỉ lệ cao nhất lên tới hơn 21%. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do trong năm 2017 có sự biến động lớn trong toàn bộ nền kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính thể giới đã ảnh hưởng xấu đến toàn bộ kinh tế Việt Nam nói chung và các dự án của các doanh nghiệp nói riêng vì thế mà một số dự án phải điều chỉnh các chỉ tiêu là tất yếu. Trong những năm vừa qua, hoạt động tín dụng của TP Bank- Chi nhánh Bến Thành đã đạt được những bước phát triển vững chắc, tăng cả về số lượng và chất lượng. Cùng với sự tái khẳng định định hướng xây dựng ngân hàng là ngân hàng bán lẻ, đối tượng phục vụ chủ yếu là người tiêu dùng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì những kết quả đạt được trong cho vay cá nhân đã và đang đóng góp đáng kể vào sự ổn định và phát triển của TP Bank- Chi nhánh Bến Thành. Lợi nhuận của TP Bank đã bị ảnh hưởng khi ngân hàng khó khăn trong thanh khoản với mức lãi suất huy động cao chưa từng có trong phần lớn thời gian của năm, trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, tín dụng tiêu dùng thu hẹp. Kết thúc năm 2018, tình hình hoạt động của TPBank - Chi nhánh Bến Thành đã vượt qua một năm khó khăn một cách an toàn, lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống TPBank - Chi nhánh Bến Thành năm 2019 đạt gần 199 tỷ đồng. Kết quả này tuy không đạt được so với kế hoạch ban đầu và kỳ vọng của TPBank, nhưng là nỗ lực của tất cả cán bộ và nhân viên Ngân hàng. Thời gian thẩm định thường kéo dài phụ thuộc vào mức độ phức tạp của tài sản bảo đảm và tình hình tài chính của khách hàng. Tuy nhiên cũng đủ và hợp lý để ngân hàng có thể đưa ra những nhận xét sát với thực tế nhất để có thể quyết định cho vay hay không.
  • 38. 30 Cũng như các ngân hàng khác, nôi dung thẩm định của TPBank - Chi nhánh Bến Thành đã được chi tiết và cụ thể hóa ở mức tối đa. Đảm bảo có thể đi sâu vào thực tế của mỗi khách hàng, hạn chế rủi ro cho khoản vay. Vấn đề đặt ra tại thời điểm hiện tại là đội ngũ nhân viên phải luôn được đào tạo về nghiệp vụ thẩm định để có thể thực hiện các nội dung trên một cách hiệu quả nhất nhằm đem lại chất lượng cao cho công tác thẩm định.Trong tình hình kinh tế khủng hoảng như hiện nay thì việc gặp phải các rủi ro trong tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Chúng ta không thể lường trước được diễn biến kinh tế, khi nước ta còn là một nước đang phát triển và chịu nhiều ảnh hưởng của bên ngoài. 2.5.2. Ưu điểm So với các Ngân hàng khác thì thực sự TPBank - Chi nhánh Bến Thành đã có được một đường lối đúng đắn khi nhận ra được vai trò quan trọng của công tác thẩm định, mặc dù công việc này còn chưa được thực hiện một cách chặt chẽ để đảm bảo dư nợ luôn bằng 0 nhưng nó cũng có một số ưu điểm chính sau : - Ngân hàng đã xác định được mục tiêu của việc định giá tài sản bảo đảm là phải sát với giá thị trường. - Khi xác định giá trị TSBĐ có tham khảo giá của những giao dịch đã thực hiện - Xác định được những trường hợp mà cán bộ thẩm định không thực hiện viện ước tính được thì có thể lấy giá của những nhà thẩm định giá chuyên nghiệp làm giá tham khảo. - Phương pháp thực hiện định giá không quá khó. Chủ yếu là phương pháp so sánh trực tiếp và phương pháp chi phí. 2.5.3. Nhược điểm - Thời gian thẩm định kéo dài với các điều kiện phức tạp khiến cho nhiều khách hàng chuộng hình thức tín dụng đen hơn , mặc dù lãi suất cao. - Ngân hàng dựa vào pháp luật để làm căn cứ xét tính hợp lý và hợp pháp của cá nhân nhưng pháp luật thì lại không hề chặt chẽ và tỏ ra là một công cụ thiếu hiểu quả. Nhận thức về luật của người tiêu dùng và bên phía ngân hàng còn chưa nhất quán. - Sử dụng phương pháp so sánh chấm điểm để xét cho vay, và điều này còn bị ảnh hưởng bởi tính chủ quan của người chấm điểm và đưa ra các chỉ tiêu.
  • 39. 31 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI TPBANK - CN BẾN THÀNH 3.1. Định hướng phát triển của TPBANK - CN Bến Thành Môi trường hoạt động cuối năm 2017 và năm 2018 sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng rất phức tạp, tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các Ngân hàng. Việt Nam đang từng bước tham gia và hội nhập các nước trong khu vực làm tốc độ tăng trưởng đang diễn ra theo chiều hướng tích cực. Trong nước, sau một thời gian giảm dư nợ tín dụng và xử lý nợ xấu nên các ngân hàng TMCP đang gặp khó khăn trong quá trình tăng trưởng tín dụng. Chính vì vậy, trong thời gian tới sẽ có nhiều Ngân hàng mới, bao gồm cả những Ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường và cạnh tranh về thị phần một cách khóc liệt Tín dụng dành cho KHCN là thị trường rộng, đầy tiềm năng và cũng chứa đựng không ít rủi ro. Để khai thác hết tiềm năng thị trường, TPBANK - CN Bến Thành chủ trương đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tài chính cho KHCN như: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng (tiêu dùng, mua bất động sản, xây sửa chữa nhà…), du học, cho vay tín chấp… và tiếp tục thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh các hình thức cho vay như đối với các đơn vị trả lương qua tài khoản mở tại TPBANK - CN Bến Thành. Việc đẩy mạnh hoạt động cho vay dành cho KHCN với nhiều sản phẩm mới, lãi suất hấp dẫn, không những góp phần kích cầu tiêu dùng trong thời kỳ nền kinh tế suy giảm mà còn tạo cơ hội để quảng bá xây dựng thương hiệu và dịch vụ uy tín đối với khách hàng. Cơ sở cho việc xây dựng định hướng phát triển là:  Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt về chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.  Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững.  Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông để xây dựng TPBANK trở thành ngân hàng vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh hội nhập.  Các khách hàng vay cá nhân sẽ được xếp hạng trong quá trình thẩm định.Sau khi thẩm định, phân tích rủi ro và phê duyệt khoản vay sẽ được cấp cho từng khách hàng.  TPBank - CN Bến Thành sẽ luôn nghiêm túc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân TPBANK - CN Bến Thành
  • 40. 32 3.2.1. Tìm hiểu và nắm vững địa bàn, đối tượng cần thẩm định Cán bộ thẩm định tín dụng phải tìm hiểu và nắm vững địa bàn cần thẩm định, những đặc điểm vùng miền v.v…, điều này giúp cho cán bộ thẩm định tiết kiệm được thời gian và chi phí thẩm định. Hoạt động thẩm định của Ngân hàng là hoạt động mang tính tổng hợp các thông tin từ nhiều mối quan hệ từ nhiều phía, do vậy trong và sau khi cho vay, cán bộ phải thu thập một khối lượng lớn thông tin về khoản vay như thông tin pháp lý, thông tin quan hệ tín dụng ngân hàng khác, thông tin về cơ quan làm việc của khách hàng đối với khách hàng có thu nhập từ lương, thông tin thuế đối với khách hàng kinh doanh … Khối lượng thông tin thu thập lớn nên cần có quá trình sang lọc xử lý, tổng hợp để có những đánh giá chuẩn xác về khoản vay. Đồng thời, cán bộ tín dụng cần tạo dựng những mối quan hệ tốt với các cán bộ địa phương, cơ quan chính quyền … để thu thập được những thông tin đáng tin cậy và kịp thời. 3.2.2. Phân rõ trách nhiệm và nghĩa vụ các bên liên quan quy trình tín dụng Quy trình nên có bước xác định ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, cán bộ quan hệ khách hàng xác định mức cho vay thuộc thẩm quyền phê duyệt nào, nếu mức thẩm quyền phê duyệt phải qua Trung tâm quản lý tín dụng khách hàng cá nhân thì cán bộ quan hệ khách hàng yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ cơ bản và phối hợp với trung tâm quản lý tín dụng khách hàng cá nhân để thẩm định song song và sau khi cán bộ quan hệ khách hàng hoàn thành hồ sơ đầy đủ chuyển sang bộ phận thẩm định, cán bộ quan hệ khách hàng phải hỗ trợ giải đáp những thắc mắc của cán bộ thẩm định để nhanh chóng hoàn thành báo cáo thẩm định một cách độc lập. Cần đưa ra một chế tài xử lý các vi phạm trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn để nâng cao trách nhiệm của cán bộ thẩm định. Cần phải nêu rõ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bộ phận trong quy trình cấp tín dụng. Phải quy rõ trách nhiệm khi hồ sơ phát sinh nợ xấu và hình thức kỷ luật với những cán bộ gây nợ xấu cố ý. Ngoài ra, TPBank - CN Bến Thành nên đưa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng vào chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng cuối năm của cán bộ thẩm định để cán bộ thẩm định khi thực hiện thẩm định và phê duyệt tín dụng có thái độ hợp tác và hỗ trợ chi nhánh hơn. Đồng thời, gắn chỉ tiêu nợ xấu vào chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuối năm của chi nhánh để chi nhánh có trách nhiệm hơn trong công việc kiểm tra, thu thập và cung cấp hồ sơ tín dụng. 3.2.3. Hoàn thiện các chỉ tiêu quy định xếp loại khách hàng trong hệ thống Trong công tác thẩm định tín dụng tại TPBank - CN Bến Thành, cán bộ tín dụng đưa quá nhiều quan điểm cá nhân trong quá trình thẩm định và phê duyệt hồ sơ. Điều đó dẫn đến sự không khách quan đối với hồ sơ vay vốn. Chính vì vậy, TPBank - CN
  • 41. 33 Bến Thành nên cần hoàn thiện các chỉ tiêu quy định xếp loại khách hàng trong hệ thống. Hoàn thiện ở đây đề cập đến các yếu tố: đối tượng khách hàng được xếp loại, bổ sung các chỉ tiêu nhằm hoàn thiện tính dự báo, có cái nhìn toàn diện về cơ hội, tiềm năng, khả năng … của khách hàng. Hệ thống xếp hạng loại khách hàng của TPBank - CN Bến Thành đang áp dụng chỉ để dùng xác định lãi suất cho từng đối tượng khách hàng, không tham gia vào phân loại khách hàng đủ tiêu chuẩn hay không ? Do vậy, TPBank - CN Bến Thành cần đẩy mạnh công tác hoàn thiện hệ thống xếp loại khách hàng và đưa vào ứng dụng thực tế trong công tác thẩm định. 3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc và thủ tục thẩm định Nên có cơ chế kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc và thủ tục thẩm định. Tăng cường kiểm tra kiểm soát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục khi thẩm định cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản về sau. Duy trì quá trình quản lý và theo dõi tín dụng phù hợp, xây dựng hệ thống quản lý hiệu quả, kịp thời nắm bắt các thông tin từ phía khách hàng như tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, mức độ thực hiện các cam kết của khách hàng đối với khoản vay… để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, kiểm soát tốt các khoản vay có vấn đề. Đồng thời, Ngân hàng cần có các biện pháp quản lý và khắc phục các khoản nợ xấu.
  • 42. 34 KẾT LUẬN Thẩm định tín dụng có vai trò quyết định tới sự thành bại của hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng KHCN nói riêng luôn là yêu cầu cấp thiết đối với các Ngân hàng thương mại. Việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng KHCN có ý nghĩa to lớn trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao uy tín ngân hàng và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Đây là một vấn đề khá phức tạp vì đối tượng áp dụng của nó là các KHCN, là những đối tượng rất hạn chế trong việc chứng minh năng lực tài chính thực tế của mình. Mặc dù vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài đã kết hợp giữa lý luận và thực hành với mục đích đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPBank - CN Bến Thành. Do đề tài nghiên cứu rộng và khá phức tạp, bản thân em còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc trong mảng tín dụng cá nhân nên chắc chắn trên một góc độ nào đó luận văn còn nhiều tồn tại và khiếm khuyết.
  • 43. 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo chất lượng hồ sơ khách hàng cá nhân của Trung tâm quản lý tín dụng khách hàng cá nhân thuộc Khối Quản trị rủi ro – TPBANK - CN BẾN THÀNH (2017, 2018, 2019) 2. Peters. Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính 3.TS. Nguyễn Ninh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính 4. Frederic S.Mishkin (1991), Tiền tệ ngân hàng và Thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 8. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (2011), Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.