Nhà xuất bản Hồng Đức
33 CÂU CHUYỆN
VỚI CÁC BÀ MẸ
Dịch giả: NGUYỄN HIẾN LÊ
Mục lục
I. SỨC KHỎE CỦA TRẺ 17
1. Khi nào nên mời bác sĩ ? 18
2. Khi trẻ dưỡng bệnh 23
3. Khám bệnh là thế nào? 28
4. Thân hình của trẻ 35
5. Thời tiết ra sao cũng đi dạo mát? 43
6. Trẻ cần ngủ bao nhiêu giờ? 49
7. Răng và kẹo cùng bánh ngọt 56
II. ĐỊA VỊ CỦA ĐỨA TRẺ TRONG NHÀ 61
8. Con đầu, con thứ hay con út? 62
9. Trường hợp đặc biệt: Đứa con đầu lòng 70
10. Sinh đứa em 78
11. Khi trẻ gây lộn với nhau 86
III. ÂU YẾM KHÔNG PHẢI LÀ KHÔNG CÓ KỈ LUẬT 95
12. Làm sao cho trẻ vâng lời 96
13. Vấn đề trừng phạt 101
14. Nhiệm vụ của cha 107
15. Cha mẹ hay là bạn cùng lứa? 114
IV. TRẺ KHÓ DẠY, KHÓ NUÔI 123
16. Trẻ hung hăng 124
17. Trẻ chậm chạp 131
18. Trẻ càu nhàu 137
19. Trẻ biếng ăn 143
20. Trẻ đái dầm 148
21. Trẻ không chịu đi ngủ 153
V. TRẺ TỪ BA TỚI SÁU TUỔI: SỢ HÃI VÀ LUYẾN ÁI 161
22. Sợ sệt 162
23. Trẻ chú ý tới vấn đề nam nữ 167
24. Nhiệm vụ của cha mẹ 173
VI. SAU SÁU TUỔI: THẾ GIỚI BÊN NGOÀI 179
25. Trẻ rời cha mẹ 180
26. Lương tâm xuất hiện 185
27. Nó vẫn còn cần uy quyền của ta 190
VII. NHỮNG SỰ CĂNG THẲNG TRONG TUỔI DẬY THÌ 197
28. Chúng cần có người hướng dẫn 198
29. Chúng có thần tượng 204
30. Thiếu nhi phạm pháp 211
31. Trẻ dại dột, lầm lẫn. 220
32. Tại sao tỉ số thiếu nhi phạm pháp thời này tăng lên? 227
33. Phòng ngừa và sửa trị 234
10
TỰA
Ởnước ta tên tuổi bác sĩ Benjamin Stock còn xa lạ,
nhưng ở Mỹ và châu Âu, không một người có
học nào không biết những tư tưởng giáo dục nhi đồng
cùng những hoạt động cho hòa bình của ông.
Ông sinh năm 1903 ở New Haven (tiểu bang
Connecticut, miền đông Hoa Kỳ) trong một gia đình
nền nếp, dạy con rất nghiêm khắc. Thân phụ ông không
gia nhập một câu lạc bộ nào, không đi chơi đâu buổi
tối, thân mẫu ông vốn rất thích đánh bài, vậy mà từ
khi sinh ông, bỏ hẳn thú vui đó, sợ làm gương xấu cho
con. Ông tên là Benjamin (con út, cũng có nghĩa là con
cưng), là con cả một gia đình sáu anh em, và từ nhỏ
ông đã săn sóc, dạy dỗ các em như thể thay cha mẹ vậy.
Từ 1920 đến 1929, ông học ở Đại học Yale, rồi Đại
học Columbia, đỗ đầu Y khoa bác sĩ. Trong Thế chiến
thứ nhì, ông làm y sĩ phân tích tâm lý trong hải quân;
từ 1947 đến nay ông làm giáo sư dạy về môn Thần
kinh bệnh và môn Nhi khoa ở các Đại học Minnesota,
Pittsburgh, Cleveland...
33 câu chuyện với các bà mẹ 11
Năm 1946, ông bắt đầu nổi tiếng nhờ cuốn Baby
and Child care (Cách săn sóc em bé) trong đó ông áp
dụng những tri thức mới mẻ trong các môn Thần kinh
bệnh, Phân tâm và Nhi khoa để cải thiện cách nuôi trẻ
và dạy trẻ. Sách được hoan nghênh nhiệt liệt, đúng vào
loại bán chạy nhất sau Thánh kinh, được dịch ra hai
mươi sáu ngoại ngữ, ở Mỹ đã bán được hai mươi hai
triệu cuốn, ở Pháp một triệu rưỡi cuốn.
Nguyên tắc của ông là nuôi em bé phải tùy theo nhu
cầu bản tính mỗi đứa, nếu cho chúng bú, ngủ đúng
giờ giấc, không sai một phút thì có thể bất lợi cho sự
tiêu hóa và tính nết của nó. Nhưng nhiều bà mẹ không
hiểu ông, cho trẻ được tự do thái quá, nó đòi ăn lúc nào
cũng được, đòi thức tới giờ nào cũng được, rốt cuộc
thành nô lệ con cái, cho nên trong các lần tái bản, ông
sửa đổi lại, nhấn mạnh vào điểm: cha mẹ không nên
chế ngự con, nhưng phải giữ uy quyền của mình, phải
tập cho trẻ trọng kỉ luật.
Năm 1961, ông bổ túc cuốn trên, mở rộng vấn đề,
chỉ cho các bà mẹ cách săn sóc con, dạy con chẳng
riêng trong tuổi nhi đồng mà cả cho tới khi chúng 15
tuổi. Lần này ông đổi nhan đề là Dr. Stock talks with
mothers (Bác sĩ Spock nói chuyện với các bà mẹ).
Tôi chưa thấy một cuốn kim chỉ nam cho các bà mẹ
nào đầy đủ như cuốn này. Trong một phần tư thế kỉ vừa
NGUYỄN HIẾN LÊ12
săn sóc cả về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ em, vừa làm
cố vấn cho các cơ quan giáo dục, các hội Phụ huynh,
ông nhận được không biết bao nhiêu thư từ, nghe được
không biết bao nhiêu lời tâm sự của các bậc cha mẹ,
cho nên ông hiểu hết những thắc mắc chính của họ,
phân tích những thắc mắc đó, tìm nguyên nhân để
giúp họ giải quyết một cách ông cho là hợp tình hợp lý.
Coi bảng mục lục, độc giả sẽ thấy ông đề cập tới bảy
vấn đề từ sức khỏe của trẻ, tới tâm lý, các tật xấu, các
nỗi sợ hãi, ưu tư, sự phát hiện của lương tâm, nhu cầu
được che chở mà vẫn được tự do của chúng; ông lại
không quên vấn đề làm cho các bậc cha mẹ khắp thế
giới - nhất là ở nước ta - hiện nay đang lo ngại, tức nạn
thiếu nhi phạm pháp mỗi ngày mỗi bành trướng.
Chủ trương của ông sáng suốt, có nhiều lương tri,
trung dung mà lạc quan. Theo ông, điều quan trọng nhất
là gia đình phải hòa thuận, cha mẹ phải yêu con, nghĩa
là tìm hiểu chúng, trời sinh chúng ra sao thì vui vẻ nhận
chúng như vậy, đừng nhồi mắn chú nghe theo ý riêng
của mình; nhưng yêu không có nghĩa là nhu nhược, mà
trái lại phải cương quyết ngăn cấm khi chúng mới bắt
đầu làm những điều bậy mà ta không tha thứ được, vì
cho tới khi chúng trưởng thành, luôn luôn chúng cần
được ta hướng dẫn, hơn nữa, mong được ta hướng dẫn,
và nếu ta để cho chúng quá tự do thì chúng sẽ hoang
33 câu chuyện với các bà mẹ 13
mang, khổ sở, có thể oán ta nữa. Cha mẹ nào chẳng
muốn cho con sung sướng, nhưng “chỉ muốn cho chúng
sung sướng thôi thì không đủ, phải đào tạo tinh thần
cho chúng nữa” , chúng chỉ có thể sung sướng được khi
chúng có một tinh thần lành mạnh.
Ông là một y sĩ chuyên về khoa phân tâm, và nhiều
chương trong cuốn này giảng về sự phát triển tính dục,
về một số mặc cảm của trẻ có thể làm cho một số độc
giả chưa quen với học thuyết Freud thấy khó chịu. Hiện
nay một số nhà bác học - như bác sĩ Raymond Mande,
người đề tựa bản dịch ra tiếng Pháp của cuốn Dr Spock
talks with mothers - mới chỉ coi học thuyết Freud như
một giả thuyết mạch lạc nhất, có thể tạm giảng được
nhiều thói “kì cục”, nhiều sự “thác loạn” của trẻ thôi.
Riêng tôi, tôi cũng không tin hơn và cho rằng trẻ em
Việt Nam trong những gia đình còn giữ được ít nhiều
truyền thống, có tâm trạng bình thường hơn đa số trẻ
em Âu Mỹ. Nhưng khi được dịch - nếu dịch hết, sách
sẽ dày gấp đôi - tôi phải giữ những ý chính của tác giả,
chỉ thỉnh thoảng đưa vài nhận xét riêng trong các cước
chú. Và tôi cũng xin độc giả nhớ rằng, chính tác giả,
trong chương cuối, đã khuyên chúng ta đừng quá tin
những lời cảnh giác của các nhà chuyên môn về tâm lý
trẻ em mà hóa ra nhút nhát, không dám cương quyết
với chúng. Nghĩa là chúng ta nên biết thuyết của Freud
để dễ hiểu trẻ, mà khoan dung một chút, nhưng trong
NGUYỄN HIẾN LÊ14
sự dạy dỗ, chúng ta vẫn phải giữ uy quyền của ta như
trong các gia đình nền nếp. Tinh thần trung dung của
ông ở đó, chấp nhận cái mới mà không từ bỏ hết những
cái cũ. Chính vì vậy mà tôi tin rằng phương pháp dạy
trẻ của ông, thích hợp với xã hội ta lúc này: chúng ta sẽ
đào tạo được những thanh niên có tinh thần tự do, tự
chủ và độc lập mà vẫn trọng kỉ luật.
Trên kia tôi đã nói bác sĩ B. Spock còn nổi danh về
những hoạt động cho hòa bình. Tuy cuốn này chỉ bàn
về giáo dục, nhưng độc giả biết thêm được những hoạt
động đó của ông thì sẽ hiểu tinh thần nhân bản của
ông hơn và càng tin ông hơn.
Năm 1962, ông làm Phó chủ tịch phong trào chống
vũ trang nguyên tử, vậy ông là đồng chí của Bertrand
Russell.
Khi Lyndon Johnson ra tranh cử Tổng thống với
Bary Goldwarter, ông vui vẻ ủng hộ và Johnson hứa
với cử tri sẽ chặn đứng cuộc leo thang chiến tranh ở
Việt Nam. Nhưng chỉ ba tháng sau, Johnson trở cờ, lại
leo thang, ông bực tức viết thư mạt sát Johnson dữ dội,
và hăng hái tăng gia hoạt động cho hòa bình, mạnh gấp
bốn thời trước.
Ông mở một cuộc điều tra về "tội ác chiến tranh"
tại Việt Nam, năm 1967 thảo một thông điệp, thu thập
được ba ngàn chữ kí, tán thành sự phản chiến của một
33 câu chuyện với các bà mẹ 15
số lớn thanh niên Mỹ, quyên tiền nhờ luật sư bênh vực
những người bị đưa ra tòa vì phản chiến.
Vì vậy, tháng giêng năm 1968, Johnson bỏ tù ông,
ông vui vẻ vào nhà giam, và trong một cuộc phỏng vấn
của báo Express năm 1970, ông nhắc lại chuyện đó, bảo:
Johnson bỏ tù tôi là lầm. Trước đó, tôi cổ động cho
hòa bình chỉ trong một phòng nhỏ hẹp với 150 thính
giả, mỗi lần quyên được độ 100 đô la. Ở tù ra, tôi được
công chúng tín nhiệm hơn, mỗi lần nói chuyện có từ
2.000 đến 3.000 người đến nghe và quyền được 2.000
đôla vào công việc hòa bình”.
Hiện nay ông vẫn còn hoạt động cho phong trào.
Linh mục Norman Vincent Peale, người thân thiết
của Tổng thống Nixon, thấy thanh niên theo ông càng
nhiều, tố cáo ông là lối “giáo dục nhi đồng vô trách
nhiệm, thiếu kỉ luật” của ông đã “tạo nên những kẻ chủ
hòa, bất phục tùng, phản kháng chiến tranh Việt Nam”.
Đọc cuốn này, độc giả sẽ thấy lời đó chỉ là một lời vu
cáo không bằng cớ.
Sài Gòn, ngày 29-8-1971
NGUYỄN HIẾN LÊ
18
Chương I
KHI NÀO NÊN MỜI BÁC SĨ ?
Cha mẹ không nên đoán bệnh lấy cho trẻ.
Một thiếu phụ mới viết thư xin tôi chỉ cho bà và
các bà mẹ khác khi nào thì nên mời bác sĩ.
Đại ý bà bảo nhiều bà mẹ nhớ lời dặn của bác sĩ: hễ
thấy những triệu chứng trẻ thở khò khè, cuống họng
đỏ lên, nhiệt độ tăng thì phải coi chừng, có thể chỉ là
phải cảm sơ thôi, nhưng cũng có thể là bị chứng tinh
hồng nhiệt (scarlatine); nhưng vẫn ngại không dám
mời bác sĩ, sợ làm phiền bác sĩ, sợ bị trách là chẳng có
gì mà cũng cuống cuồng lên. Như trường hợp mới xảy
ra cho đứa con trai bảy tuổi của bà: nó có những triệu
chứng kể trên, lại thêm nhức đầu dữ dội. Thấy nó nhức
đầu, bà vội kêu điện thoại mời bác sĩ. May quá, nếu để
trễ thì khó trị, vì đứa trẻ bắt đầu bị sưng màng não.
Tôi hoàn toàn đồng ý với thiếu phụ ấy: bà mẹ nào
thấy lo ngại về sức khỏe của trẻ thì phải mời bác sĩ liền,
33 câu chuyện với các bà mẹ 19
đừng ngại làm phiền bác sĩ.
Nguyên tắc là vậy, những áp dụng cũng hơi rắc rối:
vì các bà mẹ làm sao biết được những triệu chứng nào
thực sự là đáng lo ngại?
Trước hết mỗi bà mẹ một khác: bà thì bẩm tính hay
lo sợ, trẻ mới đau ở sau tai, đã nghi là thối xương tai,
hoặc mới đau bụng thì đã nghĩ ngay đến chứng sưng
ruột thừa. Trái lại có bà mẹ thản nhiên, lơ là, cho rằng
đau phía sau tại là chuyện thường, mà trẻ rất ít khi sưng
ruột thừa, vậy nó có đau bụng thì mặc nó, rồi sẽ hết. Lại
có những bà mẹ, mới có đứa con đầu lòng thì hơi một
chút cũng lo lắng, cuống cuồng, khi đã sinh được ba
bốn đứa rồi thì coi thường các triệu chứng của trẻ, tới
cái mức thản nhiên nữa.
Vậy, có thể kê được một bảng triệu chứng cần mời y
sĩ không? Kể ra cũng khó đấy. Nhưng tôi cũng xin đưa
ra mấy lời dặn dưới đây:
- Nhiệt độ của trẻ. Có những bệnh nặng như sưng
phổi, sưng màng não, sưng màng bụng... làm cho nhiệt
độ của trẻ tăng lên mạnh, nhưng có nhiều trẻ bị những
bệnh đó mà nhiệt độ không tăng lên bao nhiêu, lại có
bệnh ban đỏ (roseole) của trẻ sơ sinh, nhiệt độ tăng lên
tới trên 40 độ ba bốn ngày, nhưng chẳng đáng lo gì cả,
ban phát ra rồi thì nhiệt độ giảm liền.
Chúng ta nên nhớ rằng trẻ sơ sinh, ít khi nhiệt độ
NGUYỄN HIẾN LÊ20
tăng lên mạnh, ngay cả những khi bị bệnh nặng. Nhưng
khi chúng được hai ba tuổi thì khác hẳn: buổi sáng trẻ
còn bình thường, chỉ kém vui, kém ăn một chút, buổi
chiều nhiệt độ đã lên tới 40 độ. Mời y sĩ lại khám bệnh
thì chẳng có gì, cuống họng chỉ sưng lên một chút thôi,
hoặc phải cảm sơ sơ thôi, vài ngày sẽ hết. Nghĩa là ở
tuổi đó, nhiệt độ dễ tăng mạnh lắm. Rồi tới khoảng
sáu, bảy tuổi, đa số trẻ em qua được cái giai đoạn hơi
một chút nhiệt độ cũng tăng mạnh đó rồi, có phải cảm
hay sưng họng thì nhiệt độ cũng chỉ tăng lên một chút
thôi, vậy nếu thấy nhiệt độ chúng tăng mạnh thì phải
đề phòng đấy.
Lại nên để ý rằng trẻ nóng mà dai dẳng không bớt,
hoặc cơn sốt hạ rồi, vài ngày sau sốt trở lại thì phải hỏi
bác sĩ ngay.
- Thần sắc của trẻ. Dù nhiệt độ của trẻ bình thường
mà thấy nó có “cái vẻ đau”, thần sắc, thái độ của nó
không bình thường thì cũng cần mời bác sĩ gấp.
Dưới đây là vài triệu chứng đặc biệt, hễ thấy xuất
hiện trẻ thì phải hỏi bác sĩ.
Triệuchứngsưngthínhquản(otite).Thườngthường
bệnh này dễ hết, nhưng nếu không biết trị, để nó kéo
dài ra thì có thể sẽ hóa ra hơi điếc, nghễnh ngãng.
Trẻ khan tiếng hoặc thở khò khè, có thể chỉ là
33 câu chuyện với các bà mẹ 21
sưng hầu nhẹ , không đáng ngại; nhưng nếu thêm
sốt nhiều thì là sưng khí đạo hoặc sưng hầu nặng,
cần phải trị ngay.
Bệnh bao tử và ruột thường có triệu chứng: tháo
dạ (đi tướt), nôn mửa. Trẻ dưới hai tuổi thường dễ bị
những chứng đó lắm, phải trị cho kỹ. Tôi cho rằng trẻ
tháo dạ nhiều thì phải mời bác sĩ; nếu phân lỏng hoặc
có máu, nếu trẻ nôn mửa, vẻ ủ rũ thì phải trị gấp. Trẻ
đã quá hai tuổi, lâu lâu đi tướt một lần thì không sao,
nhưng nếu thêm đau bụng hoặc nôn mửa thì phải mời
bác sĩ.
Dĩ nhiên trẻ còn nhiều bệnh khác nữa rắc rối hơn
nhiều nhưng ít khi xảy ra, tôi không thể kể hết ở đây
được, không ích lợi mấy.
Trẻ rất ít khi sưng ruột thừa, nhưng nếu chúng đau
bụng dữ dội, nhất là lần đầu tiên chúng thấy như vậy,
và nếu một giờ sau cơn đau vẫn chưa giảm, thì phải đề
phòng. Nếu chỉ đau bụng vài phút rồi hết hẳn thì đừng
lo: không phải là sưng ruột thừa đâu.
Trẹo gân, trẹo xương. Nếu thấy trẻ sưng ở chân tay,
hoặc cử động khó khăn, đau nhức, thì nên hỏi bác sĩ:
phải là nhà chuyên môn, có khi phải rọi kiếng nữa mới
biết được có gãy xương không. Trẻ đụng đầu mạnh vào
một vật gì, hoặc té mà bất tỉnh, tỉnh rồi mà vẫn nhớn
nhác, lờ đờ, hoặc nôn mửa, nhức đầu, mặt tái đi lâu
NGUYỄN HIẾN LÊ22
không hết, thì cũng phải mời bác sĩ.
Lỡ nuốt bậy một thứ gì, ngờ là độc dược (nhà nào
cũng có cả chục thứ độc dược), thì phải thọc ngay hai
ngón tay vào cuống họng nó cho nó ói ra, rồi mời bác
sĩ liền.
Thương tích. Trẻ trầy da, đứt tay một chút thì là
chuyện thường, chỉ cần rửa xà bông, bôi thuốc khử
trùng. Trái lại, nếu thực là một thương tích, toác thịt,
có thể thành sẹo thì phải đi bác sĩ.
*
Tôi hiểu nỗi lòng của các bậc cha mẹ, khi không
biết rõ bệnh của trẻ có thực là nặng hay không, thì
thường ngại ngùng, không dám làm phiền bác sĩ, và lúc
kêu điện thoại mời bác sĩ thì xin lỗi trước, biện bạch.
Nhưng tôi nghĩ rằng các vị đó đừng nên ngại gì cả. Hễ
thấy cần thì cứ gọi bác sĩ, đừng sợ bị coi là ngốc: không
vậy thì bác sĩ để làm gì kia. Vả lại, đa số bác sĩ không
cho như vậy là “ngốc” như các vị đó tưởng đâu. Dù các
vị ấy biết chắc rằng bác sĩ sẽ bất bình vì bị quấy rầy, thì
cũng mặc. Sức khỏe của trẻ mới là quan trọng, quan
trọng hơn cảm xúc của cha mẹ và của y sĩ nhiều.
23
Chương 2
KHI TRẺ DƯỠNG BỆNH
Phải hiểu biết mà đừng lo lắng.
Khi trẻ mới hết bệnh, bắt đầu vào thời kì dưỡng
bệnh, các bà mẹ lại có nhiều thắc mắc mới. Nên
săn sóc nó ra sao cho nó sung sướng mà các bà khỏi
kiệt lực? Vì hễ mệt mỏi thì dễ quạu quọ.
Trẻ đau thì đứa nào cũng sợ ít nhiều. Sợ không biết
sẽ ra sao. Nếu cha mẹ thường dọa nó rằng trời phạt
những đứa không vâng lời cha mẹ thì rất có thể nó
nghĩ là đã bị trời phạt, do đó nó càng sợ hơn nữa. Lại
thêm vẻ lo lắng của bà mẹ khi đọc ống thủy, hoặc khi
kêu điện thoại gọi bác sĩ, càng làm cho nó hoảng. Rồi
khi bệnh mới hết, nó quạu quọ với người đã làm cho
nó sợ, tức mẹ nó. Phải ứng đó tự nhiên. Nó giận mẹ,
oán mẹ đã để bác sĩ làm cho nó đau khi tiêm thuốc
hoặc băng bó vết thương chẳng hạn. Nếu bà mẹ cưng
chiều nó quá, nó muốn cái gì cũng được, thì nó lại càng
NGUYỄN HIẾN LÊ24
nghĩ rằng chính mẹ nó có lỗi, làm cho nó bị bệnh, nên
mới chuộc lỗi bằng cách đó. Mà quả thực, có những
bà mẹ có mặc cảm tội lỗi trong khi con đau, một thứ
mặc cảm nhè nhẹ thôi. Nhưng tôi cũng nhận rằng, cả
trong những trường hợp bệnh nặng, có nhiều đứa trẻ
rất ngoan ngoãn, và nhiều bậc cha mẹ rất bình tĩnh,
khách quan. Sở dĩ tôi viết đoạn trên chỉ để nhắc nhở
rằng khi trẻ dưỡng bệnh mà tỏ ra khó tính, thì nguyên
nhân có thể là thuộc về tâm lý.
Khi trẻ đau, mẹ đừng nên chiều chuộng con quá, cứ
giữ một giọng tự nhiên - gần như giọng bác sĩ - mà hỏi
nó thấy trong mình ra sao, và đừng nên hỏi nó nhiều
quá. Như vậy tôi không muốn bảo rằng phải nên thản
nhiên; không, tôi chỉ muốn khuyên nên tỏ tinh thần
hiểu biết, chứ đừng lo lắng.
Nếu trẻ tỏ vẻ chướng, đòi nọ đòi kia thì mẹ có thể
ôn tồn bảo mình không ưa cái giọng hạch sách đó, và
còn mắc việc. Nếu đưa cho nó ly nước chanh, mà nó
đẩy ra không thèm uống thì cứ bảo: “Tùy ý, nhưng lúc
này má không thể pha nước khác cho con uống được
đâu”. Nếu bác sĩ cấm ra khỏi giường mà nó không tuân,
nhảy xuống sàn, đi dạo trong phòng thì nên có giọng
quả quyết bảo nó phải lên giường ngay, như vậy có hiệu
quả hơn là tỏ vẻ lo lắng, dỗ dành nó: “Con không nghe
lời bác sĩ thì đau lại đấy”.
33 câu chuyện với các bà mẹ 25
Cũng nên định trước những lúc nào có thể săn sóc
trẻ: dù bận việc tới mấy, cũng nên thu xếp để mỗi ngày
lại ngồi bên cạnh nó vài lần, mỗi lần năm mười phút.
Trẻ cũng như người lớn, khi đau mà nằm một mình thì
buồn; những lúc đó nó cảm thấy cần có người lớn hơn.
Bây giờ đây tôi còn nhớ rõ niềm vui của tôi khi tôi nằm
ở bệnh viện, sau lần cắt hạch hầu long (a-mi-đan), má
tôi vào thăm, ngồi bên cạnh tôi, cho tôi uống từng hớp
nhỏ một; mà lúc đó tôi đã gần hai chục tuổi rồi chứ.
Nếu trẻ đòi mẹ ngồi lại lâu, mà mẹ mắc việc, thì nên lập
trước một thời khóa biểu: “Giờ đó không được con ạ”.
Phải ôn tồn cho trẻ biết thời khóa biểu đó, và giữ đúng.
Hễ mẹ âu yếm nhưng cương quyết, đừng do dự thì trẻ
sẽ không “làm trận”, rên rỉ, khóc lóc, đòi cho được.
Bây giờ tôi xin đề nghị vài giải pháp thực tế do một
bà mẹ chỉ cho tôi để cho trẻ nằm dưỡng bệnh khỏi
buồn, khỏi bắt ta ngồi hoài bên cạnh đọc truyện, kể
truyện cho nó nghe.
- Đổi chỗ nằm. Nên thường cho trẻ đổi chỗ nằm,
cho nó nằm ở giường của mình một lát rồi trả nó về
giường cũ của nó, như vậy khung cảnh thay đổi, nó
thấy dễ chịu.
- Đặt một cái chuông ở trên cái bàn nhỏ, đầu giường nó
để khi nó cần gì thì bấm chuông gọi mình, vì theo nguyên
tắc,trẻconđangdưỡngbệnh,khôngđượcrakhỏigiường.
NGUYỄN HIẾN LÊ26
- Cho nó một cái hộp hình để tô màu, hình người,
hình cây cối, súc vật, đồ dùng (hoặc nếu trẻ còn nhỏ
quá thì hình tròn, hình vuông, hình ngôi sao...) chúng
tô màu xong rồi thì cắt.
- Đưa cho nó một chồng báo cũ có hình để chúng
nhìn, rồi cắt hình; chúng cắt xong mình sẽ ghim lên
một bức bình phong chẳng hạn hoặc một tấm màn ở
gần giường của nó, sắp đặt thành một cảnh vườn, cảnh
phòng tiếp khách, một gara xe hơi...
- Cho chúng một hộp khuy (nhưng phải coi chừng,
khi trẻ nhỏ quá, bạ cái gì cũng đút vào miệng). Chúng
thích chơi khuy lắm, hoặc sắp theo lớn nhỏ, theo màu
sắc, hoặc xỏ thành từng chuỗi, hoặc bày lên giường
thành hình này hình nọ, hoặc bỏ vào một cái hộp thiếc
rồi lúc lắc để nghe. Chúng lại có thể đóng vai người bán
hàng, dùng khuy làm tiền thối cho người mua.
- Cho chúng những đồ trang sức cũ, bỏ đi, không
dùng nữa, hoặc những đồ còn dùng nhưng không đắt
tiền, như bông tai, cà rá, mề đay... Đứa con gái của tôi
đã ngồi cả giờ ngắm nghía những đồ đó, tưởng tượng
nó là một công chúa đeo đầy đồ trang sức...
- Tôi không hiểu tại sao, trẻ rất thích lấy các đồ chén
đĩa, muỗng, nĩa bằng bạc ở trong tủ ra; rồi sắp lại vô tủ.
- Chúng cũng thích coi những album cũ, nhất là
33 câu chuyện với các bà mẹ 27
những tấm hình cũ của chúng.
- Những thiệp chúc Tết có nhiều hình, nhiều màu
giúp cho chúng tiêu khiển được.
- Có thể cho chúng một tờ giấy mỏng, để chúng gấp
làm tư, làm tám rồi cắt những hình bán nguyệt, hình
vuông, hình tam giác; khi mở ra thì y như một tấm ren,
dùng làm một cái khăn bàn nhỏ được.
- Có thể cho trẻ những búp bê nhỏ, những đồ đạc, xe
cộ, cây cối nhỏ bằng nhựa... và những cái hộp, những
khúc gỗ sơn, để chúng dựng những ngôi nhà chung
quanh có vườn, vv...
Đồ chơi ngày nay rất nhiều, nhưng những đồ chơi
“sẵn cả rồi” không làm cho trẻ mê bằng những đồ
chúng tưởng tượng, tạo lấy. Một đứa con trai của tôi
phải dưỡng bệnh cả tháng. Niềm vui lớn nhất của nó
là tìm được một cái thau lớn bằng nhôm. Nó đặt thau
lên sàn, giả làm một cái hồ, xếp giấy thành thuyền, thả
trên hồ; tôi cắt thêm cho nó vài cái thuyền bằng cây
điên điển nữa.
28
Chương 3
KHÁM BỆNH LÀ THẾ NÀO?
Một y sĩ trị bệnh giỏi là nhờ tất cả những đức tốt của ông ta.
Tôi mới tìm được một bức thư của một bà mẹ phàn
nàn với tôi về một bác sĩ mà bà cứ đều đều đúng
kì hạn, dắt con lại nhờ khám sức khỏe. Bà bảo: “Bác sĩ
ấy khám mau quá!” rồi hỏi tôi: “Theo ông, khám bệnh
cho đàng hoàng thì phải làm sao?” Thực là một câu
hỏi khó trả lời cho một y sĩ như tôi. Trong xứ này, có
cả chục ngàn y sĩ mà gần như mỗi ông có một quan
niệm riêng về việc khám bệnh, thì làm sao tôi có thể
trình bày phương pháp của các bạn đồng nghiệp của
tôi được. Nhưng tôi cũng xin ráng.
Trước hết tôi xin nói rõ rằng cái việc gọi là khám
bệnh chỉ là một trong những yếu tố để đoán bệnh
thôi. Còn nhiều yếu tố khác nữa, chẳng hạn lịch
trình sức khỏe của bệnh nhân(1)
(do chính bệnh
(1) Tức bệnh nhân từ trước đã bị những bệnh gì, nếu là một
đứa trẻ thì nó phát triển ra sao, v.v..
33 câu chuyện với các bà mẹ 29
nhân hoặc cha mẹ bệnh nhân kể lại) và kết quả của
những việc thử nước tiểu, thử máu, thử đàm, vv... ở
phòng thí nghiệm, nếu có.
Tôi tin rằng trong đa số trường hợp, nhất là khi
khám lại, y sĩ chỉ cần hỏi bệnh nhân (thấy trong mình
ra sao, ăn ngủ ra sao...) mà biết được nhiều hơn là
thính chẩn(auscultation). Đây là những điểm mà cha
mẹ và y sĩ thường chú ý tới trong trường hợp một đứa
trẻ mới sinh: cho bú sữa gì, uống gì, có tiêu hóa không;
lên cân đều đều không; cơ quan phát động (như cử
động đầu, chân tay, lẫy bò...) có bình thường không, đã
qua những giai đoạn nào; thái độ đối với người chung
quanh ra sao; bộ tiêu hóa ra sao; tới tuổi nào thì nó hết
ỉa đùn đái dầm; ngủ ra sao; tính tình ra sao; da dẻ ra
sao; trước đã bị những bệnh gì; giao thiệp ra sao với các
người thân... Chỉ thính chẩn thôi thì chỉ đáp được ba
trong mười một câu hỏi đó.
Khi trẻ lớn hơn một chút, mỗi lần khám lại”(1)
, y sĩ
cũng cần biết nó ăn, ngủ ra sao, phát triển có điều hòa
không, trước đã bị những bệnh gì, thích ứng với đời
sống trong gia đình và tại nhà trường ra sao..
Biết những sự kiện trước, tình trạng hồi trước của
trẻ là điều rất quan trọng. Thấy một đứa trẻ ốm yếu hay
(1) Nghĩa là cứ vài ba tháng đưa lại bác sĩ khám, chứ không
đợi tới lúc nó có bệnh.
NGUYỄN HIẾN LÊ30
mập mạp, mà không biết từ hồi mới sinh nó phát triển
ra sao, lên cân ra sao, thì cũng chẳng quyết định được
gì cả.
Tôi xin kể hai thí dụ. Một đứa bé ốm tong teo, các
lần trước nó lại cho tôi khám, tôi đều thấy nó ở dưới
mức trung bình xa: cứ mười đứa mới có một đứa ốm
hơn nó thôi. Lần này tôi thấy nó lên cân, có thể sắp vào
hạng thứ bảy được, không còn ở hạng thứ chín nữa.
Thân mâu nó bảo lúc này nó khỏe mạnh. Như vậy mặc
dù nó vẫn còn ốm, vẫn còn ở dưới mực trung nhiều,
nhưng đã đáng mừng lắm rồi.
Trái lại, một em bé khác, khi lại khám bệnh, có vẻ rất
khỏe mạnh, nhưng coi hồ sơ của nó thấy từ trước nó vẫn
cân nặng trên mức trung và cha mẹ nó bảo rằng từ mấy
tuần nay nó uống nước và đi tiểu nhiều hơn trước. Như
vậy có vẻ như nó bắt đầu bị bệnh đái đường rồi, và tôi
phải cho thử máu và thử nước tiểu liền.
Bây giờ chúng ta xét tới chi tiết một lần chẩn bệnh.
Ngay từ mấy tháng đầu khi trẻ mới sinh, người ta phải
cân trẻ, đo chiều cao rồi ghi lại để biết nó phát triển ra sao.
Nhiều y sĩ - trong số đó có tôi - cho rằng trẻ có vẻ
khỏe mạnh, thì trong khi khám lại, không cần phải
lấy nhiệt độ của chúng. Nếu nhiệt độ hơi cao thì phần
nhiều là trẻ bị cảm.
33 câu chuyện với các bà mẹ 31
Việc đầu tiên là xét thần sắc đứa trẻ, sự ăn uống, sự
phát triển của trẻ, so sánh với những đứa khác cùng
tuổi mà y sĩ đã biết.
Trẻ mới sinh, còn bú, thì đo vòng đầu nó, nắn nhẹ
cái thóp để xem phát triển có máu quá hay chậm quá
do một bệnh nào đó không (trường hợp này rất hiếm).
Vạch mí mắt xem có thiếu máu không (trẻ từ sáu
tháng đến hai tuổi dễ bị thiếu máu); đôi khi cần thử
máu xem sổ hồng huyết cầu có thiếu không. Y sĩ cũng
nên để ý xem mắt nó có tinh nhanh không, cử động có
như thường không.
Khi trẻ tới tuổi đi học thì ít nhất mỗi năm phải thử
thị giác một lần. Cần phải biết rất sớm trẻ có cận thị
không, vì tật đó ở tuổi đi học, tăng rất mau, nhất là khi
trong gia đình đã có người cận thị. Có nhiều trường
hợp trẻ chỉ hơi cận thị, cha mẹ, thầy học và chính trẻ
cũng không biết.
Khi thấy trẻ có một mục tật nào quan trọng thì phải
nhờ nhà chuyên môn khám cho kĩ bằng những phương
pháp, dụng cụ riêng.
Rồi tới mũi: nhiều khi chỉ dùng một cây đèn riêng
cũng đủ để coi xem có chảy nước mũi không, có sưng
(sinusite) không, có vật gì kẹt trong mũi không.
Màng trong tai (tympan) cần phải xét kĩ nếu trẻ
bị cảm hàn, hoặc đau cuống họng mà thêm sốt; trẻ
NGUYỄN HIẾN LÊ32
nhỏ dễ sưng thính quản hơn thanh niên, người lớn.
Nếu bà nghi ngờ thính quan của trẻ có gì bất thường,
hoặc thấy nó chậm nói quá thì nên nhờ ngay một nhà
chuyên môn tai mũi họng xem xét cho. Trẻ bốn năm
tuổi thì nói thầm hoặc cho nó nghe tiếng tích tắc của
một chiếc đồng hồ đeo tay cũng biết được thính giác
nó mẫn nhuệ không.
Phải coi qua màng cua (palais), cuống họng, lợi
(nướu) và các hạch hầu long (a-mi-đan) xem có sưng
không. Trẻ mà đau hoặc nhiệt độ lên cao quá, thì trước
hết phải coi cuống họng vì ở trẻ nhỏ, họng là chỗ dễ bị
nhiễm độc nhất.
Khi trẻ đau thì phải coi xem đầu, cổ, cử động bình
thường không, nắn những hạch ở cổ, ở nách, háng
(aine) xem có sưng không.
Nghe phổi và tim xem có tiếng động nào bất thường
không. Rất ít khi phải đo huyết áp(tension), với lại
cũng khó đo vì trẻ không hiểu gì cả, cựa cây, vùng vẫy
không chịu để yên cho ta đo.
Khi trẻ còn thơ thì phải coi kĩ bụng mỗi lần, cả
những lần coi lại; bụng có trướng lên không, gan có
lớn quá không, lá lách có sưng không? Trái lại khi trẻ
đã lớn thì chỉ cần nắn qua loa bụng là đủ biết.
Ngay khi trẻ mới sinh, phải coi bộ phận sinh dục
của nó có tật gì không, đặc biệt là xem ngoại thận (hòn
dái) có thòng xuống không, hệ thống đi tiểu có bình
33 câu chuyện với các bà mẹ 33
thường không.
Dĩ nhiên cũng phải coi tay chân, bắp thịt nữa. Nếu
tay chân có tật (chân vòng kiềng, mắt cá yếu quá, bàn
chân chụm vô hay trái lại choạc ra như chữ bát), thì
càng chỉnh hình (orthopédie) sớm, càng dễ có kết quả.
Lại xét những phản ứng ở đầu gối, mắt cá chân, ngón
chân nữa. Mỗi trẻ phản ứng một khác, cho nên trừ phi
nghi ngờ thần kinh hệ của trẻ không bình thường, còn
thì việc xét những phản ứng đó chỉ có tính cách hình
thức thôi.
Tôi đã trình bày khá đủ về việc khám sức khỏe của
trẻ rồi. Việc đó tùy tuổi của trẻ và tùy hoàn cảnh, khám
lần đầu dĩ nhiên phải kĩ hơn những lần khám lại. Nếu
có điều gì đáng ngại thì phải khám kĩ hơn nữa.
Mục đích là để tìm ra được (hoặc tránh) những
bệnh sắp phát, nhưng phải nhận rằng khả năng của y
sĩ, tuy không ai chối cãi đấy, hiện nay hãy còn hạn chế.
Muốn tránh những bệnh phát ngầm, thì y sĩ mỗi lần
khám bệnh, phải hỏi kĩ thân chủ về lịch trình sức khỏe
của họ từ hồi nhỏ tới bây giờ (như vậy phải mất hai
giờ), rồi phải khám các bộ phận, mất một giờ, lại phải
bảo thân chủ thử máu, nước tiểu, phân, vv... tốn tiền
lắm. Thử xong cả rồi, phải hẹn một lần khác tới để xét
cả lại và bàn(1)
(discuter) về cách trị.
(1) Vậy tác giả nhận rằng nên cho thân chủ hiểu cách trị
và góp ý kiến với mình. Một số bác sĩ không chủ trương như vậy
muốn thân chủ hoàn toàn tin mình, không được bàn bạc. Theo tôi,
vấn đề đó tùy tâm lý và kiến thức của thân chủ
NGUYỄN HIẾN LÊ34
Một sinh viên y khoa còn ít kinh nghiệm, phải mất
một giờ mới khám lại xong một em bé khỏe mạnh, vì
phải nhớ lại trong sách chỉ ra sao, phải ghi chép cho
khỏi quên, nhất là vì lóng ngóng.
Một y sĩ có kinh nghiệm thì khám rất nhanh, gõ vài
cái lên ngực là biết phổi, tim có bình thường không,
không mất tới một phút nữa.
Thực ra, một em bé mà khỏe mạnh, mỗi tháng đi
khám lại một lần, thì mỗi lần không cần tới quá năm
phút là đủ kĩ rồi, trừ phi bác sĩ muốn hỏi chuyện bà
mẹ hoặc muốn giảng giải cho điều gì. Khi trẻ trên sáu
tuổi, thì cần khám lâu hơn một chút: đo huyết áp, xét
tai mắt. Nếu trẻ đã đau một vài lần rồi thì có thể phải
khám lâu hơn nữa, dù biết hay không biết nguyên nhân
những bệnh cũ đó. Vậy, cứ xét cách khám bệnh và thời
gian khám bệnh, khó mà quyết định được một y sĩ có
giỏi hay không. Còn tùy nhiều đức tính về nghề nghiệp
của y sĩ: chú ý nghe và mau hiểu khi thân chủ kể lịch
trình sức khỏe của mình, giỏi đoán được bệnh, tìm
được điểm đầu mối giúp mình hiểu được bệnh, mà
không vì vậy bỏ qua các bộ phận khác, rồi bình tĩnh
rút ra kết luận.
Vậy việc khám sức khỏe lâu hay mau tùy rất nhiều
yếu tố. Mà theo tôi nghĩ, các bà mẹ thường thắc mắc về
tâm lý chứ ít ai thắc mắc về vấn đề y dược, cho nên y sĩ
rất nên chú ý tới nỗi ưu tư của các bà mẹ.