SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
1. GIỚI THIỆU VỀ ISAM VÀ KHẢ NĂNG CUNG CẤP DỊCH VỤ
Các DSL Access Multiplexer (DSLAM) ban đầu được thiết kế cho dịch vụ truy cập internet
tốc độ cao (HSI) bao gồm ATM-DSLAM và IP-DSLAM, đây là dịch vụ đầu tiên và là dịch vụ
nỗ lực tối đa (best effort). Khi các dịch vụ thoại và video nói chung được giới thiệu ngày càng
nhiều thì nhu cầu về băng thông từ phía khách hàng cũng tăng lên hay còn gọi khác đi là nhu
cầu về tốc độ (speed) của khách hàng tăng lên. Các dịch vụ này được phát triển trên một hạ tầng
sẵn có. Các node mạng khi đó được nghiên cứu theo hướng là có thể cung cấp đa dịch vụ, tập
trung nhất là khả đảm bảo cung cấp nhiều dịch vụ về phía người dùng, doanh nghiệp cũng như
là người dùng riêng rẻ. Vấn đề thiết kế các node mạng như vậy đặt ra một thách thức lớn nhất là
đảm bảo vẫn cung cấp dịch vụ thoại cho từng thuê bao riêng rẻ, với các yêu cầu dịch vụ rất khác
nhau (doanh nghiệp với thuê bao cá nhân), với các cam kết chất lượng dịch vụ khác nhau (QoS)
và các thỏa thuận chất lượng cũng khác nhau (Băng thông, độ trễ, tốc độ cam kết tối thiểu…).
1.1 Tác động của nhu cầu tốc độ cao
Đa dịch vụ (Multi-service) trên nền tảng từ một truy cập đơn lẻ là mấu chốt của sự
nghiên cứu các thiết bị truy cập. Từ đó có thể cung cấp triple play: Dữ liệu, thoại, video.
Hình 1.1 Yêu cầu của thiết kế các DSLAM
Sự gia tăng nhu cầu băng thông dẫn đến kết quả là
• Xuất hiện các kỹ thuật băng rộng mới như: ADSL, ADSL2, ADSL++, VDSL, FTTx…
• Tận dụng hơn nữa băng thông trên sợi quang và các thiết bị đầu xa.
• Khả năng nâng cấp (upgrade) của các DSLAM để đáp ứng các công nghệ truy cập mới.
Mỗi dịch vụ khác nhau có những yêu cầu về kỹ thuật đặc trưng mạng khác nhau. Sự tịnh tiến
liên tục các lớp dịch vụ mới dựa trên những yêu cầu truy cập internet tốc độ cao, không chỉ yêu
cầu một node truy cập thông thường mà đôi khi nó hoạt động như là một node truyền dẫn, dịch
vụ, quản lý liên quan lẫn nhau.
Mạng truy cập hiện có được thay đổi từ cung cấp các dịch vụ nỗ lực tối đa sang một kiến
trúc mới sao cho có thể hỗ trợ nhiều dịch vụ đồng thời.
1.2 Kiến trúc mạng truy cập có liên quan đến IP multi-Edge và công nghệ Ethernet:
• DSLAM phải có khả năng cung cấp các giao diện ATM/GE.
• Cung cấp DHCP cho VoIP, STB, PPP cho dịch vụ HIS.
• Đảm bảo chất lượng (QoS) và bảo mật (Sercurity) ở node cạnh.
1.3 DSLAM phải trở thành một HUB thông minh cung cấp đa dịch vụ:
• Phải có khả năng tập trung thuê bao và quản trị truy cập như điều khiển, cung cấp dịch vụ
nào, khóa, hạn chế tốc độ, đóng mở những loại dịc vụ nào.
• Thừa kế những tính năng tối ưu của công nghệ IP mang lại như: Multicast, IGMP proxy.
• Được kết cuối bằng giao diện GE của công nghệ Ethernet.
2. CÁC ĐẶC TÍNH NỔI BẬT CỦA ISAM-7302
2.1. Phát video không nghẽn:
Hình 1.2 ISAM-7302
Trên mỗi card LT đều có các giao tiếp tốc độ 1Gbps đến module SHUB, với tốc độ giao tiếp
cao như vậy thì hầu như nghẽn không xảy ra tại các card này.
Đổng thời trên mỗi card LT đều hỗ trợ chức năng IGMP proxy.
Bên trong hỗ trợ phát multicast lớp 2.
Cung cấp dịch vụ TV quảng bá và dịch vụ VoD hoàn toàn.
• Phân phối dịch vụ tốc độ cao:
Đáp ứng đến 16 module LT với tốc độ mỗi LT là 1Gbps có dây.
Khối chuyển mạch với tốc độ chuyển mạch đến 24Gbps không nghẽn.
Đồng thời, hỗ trợ chức năng phân phối xử lý, làm cho hoạt động của hệ thống trơn tru hơn.
Hỗ trợ phân loại dịch vụ QoS lớp 2.
• Đây là hệ thống có khả năng được quản lý chung với máy chủ ASAM, trong đó, ASAM
còn có khả năng quản lý hệ thống với nhiều thiết bị và chủng loại khác nhau như 7330 ISAM
FTTN, 7356 ISAM FTTB, 7354 ISAM FTTB…
Do đó, dễ dàng quản lý tập trung với phần mềm quản lý các dịch vụ DSL.
Sử dụng chipset DSL giống như các thế hệ khác của các thiết bị ASAM nên đảm bảo tính
tương thích và thống nhất.
• Module Service Hub:
Cung cấp 7 hoặc 8 giao diện FE hay GE cho các đường uplink hoặc nối đuôi (subtending).
Là module hội tụ các link liên kết từ các thiết bị khác.
• Có khả năng cung cấp các dịch vụ truy cập Ethernet:
Giao diện truy cập là FE hoặc GE
Quang GE với cự ly tối đa 80km đối với loại SFP 1000B-Zx
• Với module LT
Cung cấp Multi-DSL 48 port, VDSL 24 port, SHDSL 24 port tùy theo loại LT được dùng
Dung lượng tối đa được cung cấp trên mỗi DSLAM là 768 port.
Ngoài ra, LT còn có các chủng lại không dùng bộ chia (spliter), cộng với các chức năng đo
băng thông, trở kháng, SNR, tốc độ đáp ứng tối đa của đôi cáp.
3. CÁC GIAO TIẾP TRÊN ISAM-7302
Hình 1.3 Các giao tiếp trên ISAM-7302
3.1. Về phía người dùng:
- Cung cấp các chuẩn giao tiếp: ADSL, ADSL2, RE-ADSL2, ADSL2+, ann.M. Ngoài ra
còn có thêm VDSL, SHDSL.
- Trên các ISAM-7302 còn cung cấp các giao diện quang GE trên sợi quang cho phép truy
cập dựa trên công nghệ Ethernet.
3.2. Về phía mạng:
- ISAM-7302 kết nối ra mạng bằng giao tiếp GE/FE quang hoặc điện.
- Ngoài ra, còn có các kết nối subtending, dùng cho mục đích đấu nối đuôi thêm các ISAM
khác. Các giao tiếp này cũng là các giao tiếp Ethernet GE hoặc FE.
Hình 1.4 Các kết nối của ISAM ra MAN-E
4. KỸ THUẬT KẾT NỐI CÁC ISAM
4.1. Đấu nối đuôi (subtending)
Đấu nối đuôi được sử dụng trong trường hợp đấu thêm vào một DSLAM 7302 sẵn có.
Các ISAM được hỗ trợ cho việc đấu đuôi là ISAM 7302 và ISAM 7330 thông qua cáp
Ethernet (FE/GE).
Đối với các node đứng độc lập, ISAM 7302 cung cấp chức năng tập trung lưu lượng
hay cũng có thể hoạt động như một chuyển mạch Ethernet. Hệ thống quản lý sẽ xem các
host đấu nối đuôi như là các hệ thống ISAM đứng độc lập.
4.2. Đấu mở rộng (Expansion)
Được sử dụng trong trường hợp đấu mở rộng thêm một host ISAM 7330 với các module LT
dùng riêng thông qua các link mở rộng bằng giao diện quang GE. Ở đấu nối mở rộng này thì
chức năng tập trung lưu lượng và chức năng chuyển mạch Ethernet chỉ được thực hiện ở shelf
host.
Hệ thống quản lý và phần mềm sẽ xem như đây là một hệ thống ISAM đơn lẻ với các phần
mở rộng.
Hình 1.5 Kỹ thuật đấu mở rộng và đấu nối đuôi
4.3. Các kết nối trong một ISAM
Hình 1.5 Định nghĩa các kết nối trong một ISAM
- Kết nối mạng (Network link): là các kết nối hướng lên của ISAM, đây là đường tập trung
lưu lượng từ phía người sử dụng về.
- Kết nối ASAM: Kết nối đấu giữa các board LT đến khối tập trung SHUB được gọi là các
kết nối ASAM.
- Kết nối mở rộng (Expansion): Kết nối đấu giữa các REM đến khối tập trung SHUB được
gọi là các kết nối mở rộng.
5. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ISAM
Các hệ thống ISAM với các đời khác nhau đều được xây dựng từ các khối chức năng giống
như nhau. Tuy nhiên, có thể các kết nối sẽ khác nhau tùy theo cấu hình của từng ứng dụng thực
tế. Mô hình xử lý các gói tin của các đời ISAM là mô hình tương thích cho sự phát triển trong
tương lai, đặc biệt là các ứng dụng đa phương tiện (multimedia) hay các dịch vụ dùng cho kinh
doanh, được phân phối qua mạng thu gom lưu lượng IP/Ethernet
Hình 1.6 Sơ đồ khối của ISAM
5.1 Chức năng OBC (On Board Controller): đây là chức năng điều khiển được tích hợp trên
từng board.
5.2 Chức năng IWF (InterWorking Function):
Việc đẩy dữ liệu (data forwarding) của một ISAM được thực hiện dựa trên cơ chế IWF trên
từng board hay chức năng tập trung lưu lượng trên card NT. Cả 2 module trên đều hỗ trợ các cơ
chế đẩy (forwarding engine) dữ liệu.
Đây là chức năng đẩy các frame, bao gồm thêm chức năng lọc dữ liệu và quản lý lưu lượng
(QoS), tại tất cả các tốc độ của đường truyền.
Bên trong một ISAM, về căn bản vẫn là chuyển mạch dựa trên nền Ethernet. Do vậy, chức
năng IWF đối với các giao tiếp DSL hoạt động ở mode chứa các gói tin ATM (ATM based) là sẽ
gỡ bỏ hay thêm vào các mào đầu ở lớp AAL/ATM.
Khối LT được thiết kế nằm trên các board LT, được kết nối đến khối tập trung (SHUB) thông
qua các ASAM-port hay các portt mở rộng (Expansion-port) trong trường hợp các board được
gắn trên các shelf mở rộng.
5.3 Khối tập trung SBUB (Service HUB):
Cốt lõi của một ISAM là khối SHUB (Service Hub hay được hiểu là một switch tập trung lưu
lượng), khối này có khả năng thực hiện chuyển mạch dung lượng 24Gbps dựa trên nền công
nghệ Ethernet.
Ngoài ra, SHUB còn có các đấu nối uplink (đến EMAN), hay các giao diện đấu nối đuôi
(đấu nối đến các luồng downstream DSLAM đấu thêm), hay đấu nối trực tiếp đến người dùng
theo chuẩn
5.4 Cổng giao tiếp 802.3
Các port 802.3 là các cổng hoạt động ở lớp vật lý của các giao tiếp Ethernet, có chức năng tự
cảm ứng trên đầu RJ-45 theo các tốc độ 10/100/1000Mbps và các giao tiếp quang FE/GE tùy
theo các SFP gắn thêm có hỗ trợ hay không.
5.5 Khối LT
Đây là khối giao tiếp với đầu cuối khách hàng, khối này thực hiện 2 chức năng chính: là
chức năng giao vận và chức năng IWF.
• Chức năng giao vận:
Lọc thông cao: LT thực hiện tách sóng mang, loại bỏ các tín hiệu băng hẹp như POTS,
ISDN, thu lại các tín hiệu DSL để xử lý.
• Chức năng một modem:
Cung cấp các giao tiếp ở lớp vật lý đối với các tín hiệu DSL như chuẩn giao tiếp, đồng bộ,
điện áp, băng thông, cách điều chế… Các loại LT có thể hỗ trợ các loại truy cập như:
VDSL/SHDSL (EFM) hay xDSL/SHDSL. Tùy theo kết cuối sử dụng kỹ thuật truy cập mạng gì
mà các LT tương ứng được sử dụng.
5.6 Khối điều khiển và quản lý (control management)
Chức năng của khối này dùng cho công việ vận hành và bảo dưỡng, kiểm tra thông tin, quản
lý các shelf. Khối này cung cấp các chức năng quản lý hệ thống và mặt phẳng điều khiển
(control plane), đồng thời cung cấp một phần trong chức năng liên quan đến việc quản lý thuê
bao, chức năng này thông thường không được tích hợp sẵn trong các sane phẩm Switch
Ethernet. Chức năng điều khiển được phân phối ra nhiều bộ điều khiển độc lập OBC. Nhờ vậy,
việc điều khiển hệ thống, SHUB, các khối LT theo thứ tự phân cấp, dễ dàng cho việc phân vùng
lỗi và xử lý.
Giải thuật STP (Spanning Tree Protocol) Chuẩn 802.1d STP và 802.1w RSTP được hỗ trợ
cho các cổng đấu lên mạng (network-port).
Chuẩn 802.3ad tập trung các đấu nối được hỗ trợ cho các cổng đấu lên mạng (network-port)
và các cổng đấu nối đuôi (subtending port).
5.7 Khối ACU (Alarm Control Unit)
Cung cấp chức năng tập hợp, phân phối các cảnh báo của các thiết bị và khách hàng.
5.8 Khối Clock
Chịu trách nhiệm phát xung nhịp cho hệ thống. Khối này chứa một bộ dao động nội, trong
đó, nó có thể thực hiện bám đồng bộ (locked) theo một nguồn xung nhịp tham chiếu từ ngoài hệ
thống.
5.9 Khối TAU (Test Access Unit)
Cung cấp các truy cập vào một line test bên ngoài và cung cấp điều khiển của rơ le MTA trên
khối spliter. Khối này quản lý các chuyển mạch giữa các port MTA (nằm trên PWIO-B) và các
đường dây thuê bao.
5.10 Khối PWR (Power)
Đây là khối nhận nguồn DC-48V từ một nguồn DC bên ngoài, đồng thời thực hiện chức
năng quản lý, lọc, phân phối, bảo mật nguồn.
5.11 Khối SMAS (System MAC Address Storage)
Khối này được tích hợp trong một PROM dùng cho chức năng kiểm tra và chứa các địa chỉ
MAC của các ISAM (địa chỉ MAC của các LT). Khi hệ thống ISAM khởi động, địa chỉ MAC
được đọc bởi card NT trạng thái active (cũng có thể trong card NT đang trạng thái standby trong
trường hợp card active bị lỗi). 24 địa chỉ MAC cho mỗi port trên khối SHUB, được lấy ra từ địa
chỉ MAC hệ thống lưu trữ trên SMAS PROM.
Bằng kỹ thuật chứa địa chỉ MAC trong một board rời như vậy, địa chỉ MAC giống nhau có
thể được duy trì khi có sự thay đổi giữa các LT active và standby, hay trong trường hợp các
board được thay thế hay nâng cấp. Khối SMAS được xem như một phần tích hợp trên từng
shelf. Trong đó khối SMAS thực hiện các chức năng tích hợp tùy theo cấu hình thực tế của
ISAM.
6. CẤU HÌNH ISAM-7302
6.1. Giải pháp FD shelf của Alcatel
FD (Flexible Density) là một giải pháp của hãng Alcatel cho các shelf. Khi các công nghệ
truy cập ngày càng phát triển và được giới thiệu nhiều, dẫn đến việc cần thiết kế các shelf để có
thể mang nhiều loại card trên đó. Hình vẽ sau cho thấy trình tự ra đời các shelf ISAM được hãng
Alcatel phát triển:
Hình 1.7 các Shelf khác nhau của ISAM
Sử dụng các shelf FD có thể tận dụng được tối đa kích thước của 1 rack (2592
port/3shelf/rack). Ngoài ra, có thể gắn thêm các card LT như VDSL, Multi-DSL, Fiber Ethernet,
Voice. Việc sử dụng một shefl FD cho nhiều chức năng như vậy làm giảm đáng kể giá thành đầu
tư, thay vì phải tốn nhiều chi phí cho việc đầu tư nhiều loại rack khác nhau cho mỗi dịch vụ. Đó
là cũng là một lựa chọn mềm dẻo cho tiến trình phát triển của các công nghệ truy cập gần đây.
Đặc điểm chính của shelf FD:
• Các khe cắm card Phổ dụng: Có thể sử dụng để cắm card LT cũng như các card Spliter.
• Tận dụng được đến 3 shelf trên mỗi rack. Do đó số lượng thuê bao trên mỗi rack nhiều
hơn.
• Shelf FD có thể hỗ trợ các Spliter như: Multi-DSL, VDSL, POTS hay POTS/ISDN.
Như vậy, mỗi shelf có thể dùng cho:
• Multi-DSL.
• Cáp quang Ethernet.
• Voice.
Hình 1.8 Các card có thể gắn trên shelf FD
6.2. Kiến trúc của ISAM 7302 –FD
- Khe cắm phổ dụng (universal): đây một là khái niệm trong các thế hệ thiết bị ISAM hàm
ý là các slot mà trên đó ta có khả năng cắm được nhiều loại card khác nhau, card LT cũng như
card Spliter. Vì vậy, một shelf FD có thể được cấu hình như là một shelf LT, sheft Spliter hay là
hỗn hợp giữa hai loại trên. Shelf hỗn hợp là loại shelf đi từng cặp LT xen kẻ Spliter, phía trước
có gắn cáp kết nối từ card LT chéo sang Spliter.
- Shelf NFSX-A là một trường hợp của FD Shelf, trên đó có 16 khe cắm phổ dụng, 2 khe
cắm NT và 1 khe cắm NTIO. Theo cách cắm này, Card NT có thể được sử dụng dự phòng cho
Card NT còn lại. Tuy nhiên card NT thứ nhì và NTIO có thể được xem như là các khe cắm phổ
dụng. Như vậy, Shelf NFSX-A có thể mở rộng lên đến 18 khe phổ dụng.
- Board NT: Được tích hợp chức năng tập trung với khả năng chuyển mạch24Gbps, thường
được gọi là SHUB. Có 2 chuyển mạch Ethernet riêng biệt trên board NT, mỗi chuyển mạch
dung lượng 12Gbps, do đó, tổng số ta có 24Gbps trên mỗi board NT. Do đó, có thể đáp ứng đến
16 kết nối GE và 8 kết nối Ethernet mở rộng. Các kết nối Ethernet mở rộng này có thể sử dung
như 1 uplink, mở rộng, hay là một kết nối trực tiếp đến người sử dụng đầu cuối. Board NT cho
shelf FD có thể đưa ra 2 kết nối Ethernet. Card NTIO có thể mở rộng ra đến 6 kết nối Ethernet
ra ngoài.
- Trong trường hợp mà khe cắm thứ nhì và khe cắm NTIO được sử dụng như các khe phổ
dụng, 2 trong số 8 kết nối sẽ được sử dụng như kết nối ASAM còn lại 6 uplink vào SHUB cho
các mục đích khác.
- Xung nhịp clock và chức năng điều khiển cũng được tích hợp trên board NT.
Hình 1.9 Kiến trúc ISAM-7302
- Mỗi card LT được kết nối đến card NT (SHUB) thông qua board lưng (Back Panel) sử
dụng 1 kết nối ASAM điện 1 GE. Board lưng của shelf FD cũng được thiết kế để hỗ trợ cho
việc phát triển đến số lượng thuên bao càng nhiều trên 1 shelf và băng thông đến thuê bao cũng
cao hơn.
- Nguồn và các chứng năng chung của shelf (như đèn cảnh báo, quạt..) được tích hợp sẵn
trên rack ISAM-7302.
- Chức năng TAU không được thể hiện trên hình vẽ trên, nhưng thực tế vẫn có chức năng
này nếu như Shelf được sử dụng ở LT mode. Cổng RJ45 cho việc kiểm tra thuê bao (kết nối đến
TAU) được thiết kế trên card NTIO. Tuy nhiên cần phải có một card riêng biệt cho chức năng
TAU, card này có thể được gắn trên khe của shelf Spliter.
- Chức năng SMAS được thực hiện bằng board riêng và được gắn rời trên board lưng.
6.3. Kết cuối trên ISAM-7302
Để chuyển dữ liệu, trên ISAM-7302, Board LT là một khối chính yếu. Chức năng IWF được
thực hiện chủ yếu trên khối này, chức năng tập trung thì được thực hiện trên board NT. Tất cả dữ
liệu đi qua ISAM-7302 đều phải đi qua NT.
ISAM-7302 được thiết kế để có thể chứa được nhiều card LT. Các LT khác nhau cho các
công nghệ truy cập DSL khác nhau.
Các subrack của ISAM-7302 có thể được sử dụng ở 2 mode:
- Mode LT: các subrack chỉ
được trang bị các board LT, các card
spliter tương ứng nằm ở một subrack
spliter riêng. Subrack này có thể nằm
cùng rack hay trên một rack khác.
- Mode Combo: Một subrack được trang bị đồng thời board Spliter và board
LT. Với mỗi board LT, spliter tương ứng của nó được đặt ngay slot bên phải kế tiếp.
- Trên ISAM-7302, mỗi LT kết nối đến NT thông qua board lưng với giao
diện 1 GE điện.
6.4. Board NT
Hình 1.10 Kết cuối của ISAM
- Tất cả dữ liệu khi đi qua ISAM-7302 đều đi qua Board NT. Đó là một
Ethernet Switch tốc độ chuyển mạch 24Gbps. Khối SHUB trên board NT có chức
năng chính là đẩy lưu lượng về phía mạng thu gom lưu lượng Ethernet.
- Ngoài ra, một chức năng khác không kém tầm quan trọng của board NT là
tạo mặt phẳng điều khiển (control plane). Đây là một miền trao đổi thông tin riêng
biệt so với dữ liệu người dùng, được sử dụng để trao đổi thông tin khai thác và vận
hành, khám phá đầu xa, quản lý shelf. NT cung cấp các giao diện dùng cho quản lý
như CRAFT, LAN, RCRAFT ra ngoài, giao diện kết cuối mạng I/O.
- Trên card NT, có một khối giao tiếp và biến đổi quang điện, khối này cung cấp 2 giao
diện Ethernet. Một giao diện được dùng như là kết nối mạng (Network Links), giao diện còn lại
có thể được dùng nối đuôi ISAM khác hay cũng được dùng như là kết nối mạng. Chức năng
biến đổi quang điện có chịu trách nhiệm chuyển tín hiệu điện từ SHUB sang tín hiệu quang (GE)
ra ngoài và ngược lại.
- Chức năng cấp xung clock (BITS) có khi có hoặc không, trùy tho từng loại board NT.
- Ngoài ra, ISAM-7302 còn có thể chạy ở chế độ song song 2 board NT, một ở chế độ
active một ở chế độ stanby (còn được gọi là mode radundancy).
- Trên ISAM-7302 còn có khối ACU được tích hợp sẵn trên board NT, khối này có khả
năng thu thập đến 5 ngõ vào cảnh báo khác nhau: mất AC, cảnh báo cửa, cảnh báo cầu chì, 2
cảnh báo quạt lỗi để đưa về NT. Khối ACU gửi các cảnh báo đến NT và cảnh báo này được đưa
vào hệ thống quản lý thiết bị.
6.5. Lắp đặt Rack ISAM-7302
Hình 1.11 board NT
6.5.1. Rack ETSI
- Một rack ETSI kích thước 2200mm x 600mm x 300mm, chứa vừa khít 3 shelf FD. Với
các shelf XD thì chỉ chứa tối đa 2 shelf trên rack ETSI. Do các shelf có khả năng hoạt động độc
lập ở chế độ stand-alone, chế độ này cho phép mỗi FD shelf tự cấp nguồn và các chức năng khác
như đưa cảnh báo ra ngoài trên từng shelf FD ISAM-7302 riêng. Do đó, có khả năng lắp đặt
được đến 3 shelf độc lập trên một rack ETSI mà không cần phần TRU (Top Rack Unit).
- TRU: đây là một lựa chọn mở rộng trên rack ISAM-7302, chỉ được sử dụng trong trường
hợp rack kiêm luôn chức năng cấp nguồn cho từng shelf. Đối với các shelf trước FD, shelf
không có chức năng tự cấp nguồn thì các rack luôn có phần TRU.
6.5.2. Các cấu hình có thể thực hiện trên rack ETSI
Sau đây là các tùy chọn cấu hình lắp đặt cho mỗi rack có thể:
1) 1 rack với 1 shelf FD
NFSX-A FD subrack
2) 1 rack với 2 shelf FD
2x NFSX-A FD subrack
3) 1 rack với 3 shelf FD
3x NFSX-A FD subrack
Trong 3 cách bố trí trên, các FD shelf có thể được cấu hình như là shelf LT, shelf hỗn hợp
hay shelf Spliter.
4) 1 rack với 1 shelf XD MTA spliter và 1 shelf FD.
Shelf ASPS-A: shelf ISAM XD có hỗ trợ chức năng kiểm tra MTA.
Shelf NFSX-A: là shelf FD được cấu hình như một shelf LT.
5) 1 rack với 1 shelf XD dạng spliter và một shelf dạng LT.
ASPS-C: shelf ISAM XD không hỗ trợ chức năng kiểm tra MTA.
Shelf NFSX-A: là shelf FD được cấu hình như một shelf LT.
Dưới cùng của mỗi shelf có chứa một thiết bị lọc bụi bẩn.
Cấu hình 1 rack 3 shelf LT có thể không thực hiện được do xảy ra khả năng quá nhiệt, điều
này cần phải cân nhắc kỹ. Với các shelf hỗn hợp, spliter/LT thì điều trên có thể được thực hiện.
6.5.3. Shelf NFXS-A
Đây là 1 shelf với các khe cắm phổ dụng (universal) giảm kiến trúc board lưng. Loại shelf
này dùng với số lượng thuê bao lớn. Có thể lắp đặt trong các rack ETSI.
Như vậy, trong một shelf FD, tối đa có thể lắp đặt là: (16+2)*48=864 line.
Một shelf FD được chia làm các phần chính như sau:
- Vùng cắm card: vùng này được thể hiện trên hình vẽ, dùng để cắm card NT, NTIO, LT và
spliter.
- Giá dẫn dây quang (Fiber conduct) dùng để dẫn các dây quang cho NTIO và NT.
- Quạt (Fan unit): Quạt được kèm theo một miếng lọc bụi bẩn, miếng lọc này có thể dễ
dàng rút ra để vệ sinh trong khi quạt vẫn hoạt dộng bình thường.
- PWR: là khối cấp nguồn cho Shelf, các ngõ vào DC cấp cho shelf thông qua khối này,
trong đó còn có CB (Circuit Breaker), đèn cảnh báo hệ thống.
Một shelf có tất cả là 19 khe trống để cắm board.
Như hình vẽ, khu vực 3 card ở giữa dùng để cắm card NT-A, NTIO, NT-B. 16 khe còn lại là
các khe phổ dụng, các khe này có thể dùng để cắm các card LT, spliter.
Các NTIO hay NT-B có thể dược thay bằng các card LT, nâng tổng số card NT có thể chứa
được trên shelf này là 18.
6.5.4. Các cấu hình Shelf FDcó thể áp dụng của ISAM-7302
Một subrack ISAM-7302-FD có thể được sử dụng ở nhiều mode:
- Mode LT: Subrack FD ngoài card NT, NTIO còn lại tất cả là card LT, các card spliter
tương ứng của các card LT trên có thể được cắm trên một subrack rời khác.
- Mode spliter: trong trường hợp này, các card spliter được gắn vào các khe LT, và trên một
subrack như vậy chỉ dùng toàn spliter. Ở mode này, không cần đến NT, NTIO, khối quạt cũng
không cần thiết.
- Mode hỗn hợp (mixed-shelf): còn gọi là cấu hình Combo, từng cặp LT và Spliter đi kèm
nhau trên subrack.
Như trên hình vẽ, nếu cần có NT dự phòng, chỉ cắm được tối đa là 16 card LT. Trường hợp
không cần NT dự phòng, cũng không cần giao tiếp Ethernet ra ngoài bằng NTIO thì vị trí khe số
17 và 18 có thể được thay bằng các card LT. do vậy một shelf FD có thể chứa 18 card LT.
Trong trường hợp shelf được cấu hình ở mode Combo, từng cặp LT/Spliter được sử dụng xen
kẻ nhau, Spliter tương ứng của LT được đặt ngay bên phải của LT đó. Cách đấu cáp connector
như trên hình vẽ.
Với cấu hình có card NT dự phòng, có thể sử dụng tối đa 16 slot trên mỗi shelf, trong đó 8
slot spliter và 8 slot LT. Nếu không cần card dự phòng NT, NTIO, ta được 18 slot trên mỗi shelf,
trong đó gồm 9 slot spliter và 9 slot LT.
Kết nối giữa board LT và spliter là một cáp 48 đôi với 2 connector 48 cặp chân. Phía trước
mỗi card Spliter là cáp 48 cặp dây về phía tổng đài PSTN. Trong cấu hình này, không có hỗ trợ
chức năng kiểm tra MTA.
6.5.5. Card NANT Version A (NANT-A)
Hình Card NANT-A
Có nhiều loại card NANT, version A, B, C, D, E. Trong đó NANT-A được sử dụng rộng rãi
hơn hết. NANT-A còn có 2 tùy chọn là có hoặc không có giao diện đồng bộ BITS.
Card NANT-A thực hiện chức năng chính là chuển mạch Ethernet và điều khiển cho ISAM-
7302 và ISAM-7330. Thêm nữa, nó cũng cho phép đấu nối mở rộng. Nó quản lý các xDSL,
shelf, và chuyển mạch. Khối SHUB được tích hợp trên Card NANT-A.
Card NANT-A được cắm trên các shelf ISAM-7302 và ISAM-7330. Số lượng card LT, số
giao diện Ethernet mở rộng được giới hạn tùy theo loại shelf nào được sử dụng.
Card NANT-A điều khiển các dịch vụ IP băng thông cao, các kết nối xDSL bằng việc cung
cấp chuyển mạch Ethernet 24Gbps. Ở chiều dữ liệu xuống (downstream) Card NANT-A là kết
cuối của phía mạng với các giao diện quang, điện hay thông qua các card NTIO.
Card NANT-A chuyển mạch Ethernet cho các lưu lượng IP. Các packet đến phía thuê bao
xDSL tương ứng sẽ được đẩy qua Card LT thông qua các giao tiếp nằm trên board lưng. Ở
hướng lên, NANT-A sẽ nhận các packet từ các Card LT cũng thông qua các giao tiếp trên board
lưng. Các dịch vụ mạng IP băng thông cao được NANT-A chuyển trực tiếp ra mạng hoặc chuyển
qua NTIO trong trường hợp card này đảm nhiệm chức năng truyền dẫn.
Ngoài ra NANT-A cũng hỗ trợ quản lý lưu lượng inband thông qua các giao tiếp. Card
NANT-A hỗ trợ quản lý nội đài (local managemant) thông qua các giao tiếp trên. Ở phía trước
mỗi NANT-A có 2 giao diện GE. Các giao diện này được thiết kế cho mục đích chính là đấu
subtending hay đấu mở rộng. Một port trên đó là một kết nối quang GE với tốc độ cố định là
1000BASE-X và chỉ có dùng SFP. Một port còn lại được gọi là Combo port, nó có thể dùng như
là một giao diện quang 1000BASE-X hay như một kết nối điện RJ45 10/100/1000BASE-T.
Có 3 giao diện quản lý trên card NANT-A là:
- Giao diện BITS với kết nối RJ45.
- Giao diện CRAFT với kết nối RJ45.
- Giao diện quản lý Ethernet với kết nối RJ45.
Dây CRAFT được đấu nối như sau:
Hình cổng CRAFT
6.5.6. Các version khác của NANT
6.5.6.1. NANT version B, C
Các NANT version khác được thiết kế tương tự như NANT-A, nhưng mở rộng thêm các giao
tiếp, khi đó NANT-A thực hiện thêm chức năng NTIO, tức là có thể đấu mở rộng hay
subtending thêm các ISAM khác.
NANT-B
- Thêm 6 giao tiếp quang GE trên NT board.
- Cung cấp chức năng đo kiểm thuê bao thông qua khối TAU tích
hợp trên board.
- Cung cấp các ngõ vào cảnh báo môi trường thông qua cổng
RS232
Hình 1.12
NANT-B
NANT-C
- Có đến 12 cổng quang GE Ethernet trên board NT active.
- Cung cấp các uplink đến mạng ngoài hay các giao tiếp đến các khối
mở rộng.
Hình1.13
NANT-C
NANT-D - Có 6 cổng GE quang và 4 cổng GE điện trên NT active.
- Cung cấp giao tiếp TAU để thực hiện đo kiểm thuê bao.
- Có 2 giao tiếp MTA nối tiếp.
- Cung cấp các ngõ vào cảnh báo môi trường thông qua cổng RS232
Hình
NANT-D
NANT-E: - Cung cấp 16 giao tiếp quang GE trên NT active.
- Cung cấp các uplink đến mạng ngoài hay các giao tiếp đến các
khối mở rộng.
Hình
NANT-B
6.5.7. Card NALT
- Là card giao tiếp thuê bao.
- Chức năng multi-DSL:
• Mỗi card 48 port.
• Các công nghệ truy cập hỗ trợ là ADSL, ADSL2,
ADSL2+, READSL, AnnexM.
• Hỗ trợ POTS và ISDN.
- Các connector được kết nối trực tiếp vào mặt
trước của card.
- Giao tiếp GE đến phía NT thông qua board lưng.
- Chức năng chuyển đổi các ATM cell sang gói tin
Ethernet.
- Hoạt động ở Layer 2 và Layer 3, QoS.
6.5.8. Card NSLT: SHDSL
- Chức năng SHDSL: được sử dụng cho các thuê
bao dùng công nghệ truy cập SHDSL tốc độ đối xứng về
phía CPE.
• Mỗi card 24 port.
• Tốc độ hỗ trợ từ 152kbps đến 5.696kbps với các
nấc nhảy là 64kbps. Nghĩa là các profile khách hàng phải
thỏa: 152kbps + n*64kbps với n là số nguyên.
- Cung cấp xung đồng bộ 8KHz đến CPE.
- Hỗ trợ mode 2 dây hay mode bonding (4 dây, 6
dây, 8 dây) đến đầu cuối CPE để mở rộng tốc độ ATM.
- Hỗ trợ 8 link đến CPE ghép kênh theo kỹ thuật IM
để mở rộng tốc độ.
- Được gắn trên khe LT.
6.5.9. Card NVLT – VDSL
- Cung cấp các port VDSL2 hay VDSL2+.
• Mỗi card 24 hoặc 48 port.
• Hỗ trợ POTS và ISDN.
- Giao tiếp 1 GE đến card NT.
6.5.10. Card NELT – Ethernet line
- Cung cấp 16 giao diện FE quang.
• Mỗi card 24 hoặc 48 port.
• Hỗ trợ POTS và ISDN.
- Giao tiếp 100Mbps đến khách hàng dùng cáp
quang đơn mode cự ly khoảng 10km.
- Chuyển mạch layer 3.
Card này được thiết kế cho 2 ứng dụng chính:
là cung cấp các kết nối FTTH đến khách hàng và
chức năng mở rộng 3G hay WireMAX sau này.
6.5.11. Nguồn trong ISAM-7302
Hình khối cấp nguồn trên shelf FD
Khối này được thiết kế cho các Shelf FD trong trường hợp đứng riêng, tự cấp nguồn. Khi đó,
TRU là không cần thiết. Cung cấp ngõ vào nguồn DC, phân phối và cảnh báo đèn hệ thống.

More Related Content

What's hot

Khái niệm về rip 1
Khái niệm về rip 1Khái niệm về rip 1
Khái niệm về rip 1hoangtuvit123
 
Support de cours_et_t.d._reseaux_dacces
Support de cours_et_t.d._reseaux_daccesSupport de cours_et_t.d._reseaux_dacces
Support de cours_et_t.d._reseaux_daccesMido Lacoste
 
Brkmpl 2333
Brkmpl 2333Brkmpl 2333
Brkmpl 2333ronsito
 
Sistemas de Telecomunicações - Aula 14 - Redes ATM, Ethernet, Token Ring e Re...
Sistemas de Telecomunicações - Aula 14 - Redes ATM, Ethernet, Token Ring e Re...Sistemas de Telecomunicações - Aula 14 - Redes ATM, Ethernet, Token Ring e Re...
Sistemas de Telecomunicações - Aula 14 - Redes ATM, Ethernet, Token Ring e Re...Leinylson Fontinele
 
Meio físicos de transmissão 1
Meio físicos de transmissão 1Meio físicos de transmissão 1
Meio físicos de transmissão 1thereasonismile
 
Redes de Computadores " Camada de Enlace"
Redes de Computadores " Camada de Enlace"Redes de Computadores " Camada de Enlace"
Redes de Computadores " Camada de Enlace"Reinaldo Barbosa
 
La technique de transmission OFDM
La technique de transmission OFDMLa technique de transmission OFDM
La technique de transmission OFDMChiheb Ouaghlani
 
Cisco Live! :: Introduction to IOS XR for Enterprises and Service Providers
Cisco Live! :: Introduction to IOS XR for Enterprises and Service ProvidersCisco Live! :: Introduction to IOS XR for Enterprises and Service Providers
Cisco Live! :: Introduction to IOS XR for Enterprises and Service ProvidersBruno Teixeira
 
Support De Cours - Reseaux avec et sans fil
Support De Cours - Reseaux avec et sans filSupport De Cours - Reseaux avec et sans fil
Support De Cours - Reseaux avec et sans filTunisie collège
 
CCNAv5 - S3: Chapter6 Multiarea OSPF
CCNAv5 - S3: Chapter6 Multiarea OSPFCCNAv5 - S3: Chapter6 Multiarea OSPF
CCNAv5 - S3: Chapter6 Multiarea OSPFVuz Dở Hơi
 

What's hot (20)

Khái niệm về rip 1
Khái niệm về rip 1Khái niệm về rip 1
Khái niệm về rip 1
 
Support de cours_et_t.d._reseaux_dacces
Support de cours_et_t.d._reseaux_daccesSupport de cours_et_t.d._reseaux_dacces
Support de cours_et_t.d._reseaux_dacces
 
Ospf
OspfOspf
Ospf
 
Cisco ospf
Cisco ospf Cisco ospf
Cisco ospf
 
Mpls
MplsMpls
Mpls
 
Bgp (1)
Bgp (1)Bgp (1)
Bgp (1)
 
Brkmpl 2333
Brkmpl 2333Brkmpl 2333
Brkmpl 2333
 
Sistemas de Telecomunicações - Aula 14 - Redes ATM, Ethernet, Token Ring e Re...
Sistemas de Telecomunicações - Aula 14 - Redes ATM, Ethernet, Token Ring e Re...Sistemas de Telecomunicações - Aula 14 - Redes ATM, Ethernet, Token Ring e Re...
Sistemas de Telecomunicações - Aula 14 - Redes ATM, Ethernet, Token Ring e Re...
 
Meio físicos de transmissão 1
Meio físicos de transmissão 1Meio físicos de transmissão 1
Meio físicos de transmissão 1
 
Capitulo 9 CCNA 1
Capitulo 9 CCNA 1Capitulo 9 CCNA 1
Capitulo 9 CCNA 1
 
Redes de Computadores " Camada de Enlace"
Redes de Computadores " Camada de Enlace"Redes de Computadores " Camada de Enlace"
Redes de Computadores " Camada de Enlace"
 
FTTH-GPON
FTTH-GPONFTTH-GPON
FTTH-GPON
 
La technique de transmission OFDM
La technique de transmission OFDMLa technique de transmission OFDM
La technique de transmission OFDM
 
Multicast v1.0
Multicast v1.0Multicast v1.0
Multicast v1.0
 
Cisco Live! :: Introduction to IOS XR for Enterprises and Service Providers
Cisco Live! :: Introduction to IOS XR for Enterprises and Service ProvidersCisco Live! :: Introduction to IOS XR for Enterprises and Service Providers
Cisco Live! :: Introduction to IOS XR for Enterprises and Service Providers
 
FTTx Basics & Its Network Basics
FTTx Basics & Its Network BasicsFTTx Basics & Its Network Basics
FTTx Basics & Its Network Basics
 
Support De Cours - Reseaux avec et sans fil
Support De Cours - Reseaux avec et sans filSupport De Cours - Reseaux avec et sans fil
Support De Cours - Reseaux avec et sans fil
 
GPON
GPONGPON
GPON
 
công nghệ wimax
công nghệ wimaxcông nghệ wimax
công nghệ wimax
 
CCNAv5 - S3: Chapter6 Multiarea OSPF
CCNAv5 - S3: Chapter6 Multiarea OSPFCCNAv5 - S3: Chapter6 Multiarea OSPF
CCNAv5 - S3: Chapter6 Multiarea OSPF
 

Similar to Giới thiệu dslam

Hệ thống mạng adsl
Hệ thống mạng adslHệ thống mạng adsl
Hệ thống mạng adslvanliemtb
 
Bài thuyết trình mạng Ethernet
Bài thuyết trình mạng EthernetBài thuyết trình mạng Ethernet
Bài thuyết trình mạng EthernetTony Tun
 
Modem adsl
Modem adslModem adsl
Modem adslVien Cam
 
Bao caototnghiep ve vpn
Bao caototnghiep ve vpnBao caototnghiep ve vpn
Bao caototnghiep ve vpnvanliemtb
 
Mang khong day va thiet bi khong day
Mang khong day va thiet bi khong dayMang khong day va thiet bi khong day
Mang khong day va thiet bi khong dayVu Nguyentuan
 
Quản trị mạng (Phần 1)
Quản trị mạng (Phần 1)Quản trị mạng (Phần 1)
Quản trị mạng (Phần 1)Thanh Dao
 
Wireless - cơ bản về wireless
Wireless - cơ bản về wirelessWireless - cơ bản về wireless
Wireless - cơ bản về wirelessCherry Moon
 
WIMAX-THUYET-TRINH.pptx
WIMAX-THUYET-TRINH.pptxWIMAX-THUYET-TRINH.pptx
WIMAX-THUYET-TRINH.pptxHuynh MVT
 
Demo huong dan cai dat modem router adsl
Demo huong dan cai dat modem router adslDemo huong dan cai dat modem router adsl
Demo huong dan cai dat modem router adslTrường Tiền
 
Mang_khong_day_Wireless.pdf
Mang_khong_day_Wireless.pdfMang_khong_day_Wireless.pdf
Mang_khong_day_Wireless.pdfBaoNguyen94973
 
Part 1 hub - switch - router -www.key4_vip.info
Part 1   hub - switch - router -www.key4_vip.infoPart 1   hub - switch - router -www.key4_vip.info
Part 1 hub - switch - router -www.key4_vip.infolaonap166
 
Thiet bi switch cisco dong 300 cho doanh nghiệp vua va nho
Thiet bi switch cisco dong 300 cho doanh nghiệp vua va nhoThiet bi switch cisco dong 300 cho doanh nghiệp vua va nho
Thiet bi switch cisco dong 300 cho doanh nghiệp vua va nhowuyingwei
 
Session Border Controller 12000
Session Border Controller 12000Session Border Controller 12000
Session Border Controller 12000Long Nguyen
 
Mang Truyen thông công nghiệp
Mang Truyen thông công nghiệpMang Truyen thông công nghiệp
Mang Truyen thông công nghiệpHDvtc
 
Chương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPT
Chương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPTChương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPT
Chương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 
Chapter 1 vietnamese [compatibility mode] Mang May tinh
Chapter 1 vietnamese [compatibility mode] Mang May tinhChapter 1 vietnamese [compatibility mode] Mang May tinh
Chapter 1 vietnamese [compatibility mode] Mang May tinhVu Van Tuu
 

Similar to Giới thiệu dslam (20)

2-mt_tb.ppt
2-mt_tb.ppt2-mt_tb.ppt
2-mt_tb.ppt
 
Hệ thống mạng adsl
Hệ thống mạng adslHệ thống mạng adsl
Hệ thống mạng adsl
 
Bài thuyết trình mạng Ethernet
Bài thuyết trình mạng EthernetBài thuyết trình mạng Ethernet
Bài thuyết trình mạng Ethernet
 
Modem adsl
Modem adslModem adsl
Modem adsl
 
Bao caototnghiep ve vpn
Bao caototnghiep ve vpnBao caototnghiep ve vpn
Bao caototnghiep ve vpn
 
Mang khong day va thiet bi khong day
Mang khong day va thiet bi khong dayMang khong day va thiet bi khong day
Mang khong day va thiet bi khong day
 
Quản trị mạng (Phần 1)
Quản trị mạng (Phần 1)Quản trị mạng (Phần 1)
Quản trị mạng (Phần 1)
 
Hub switch-router
Hub switch-routerHub switch-router
Hub switch-router
 
Wireless - cơ bản về wireless
Wireless - cơ bản về wirelessWireless - cơ bản về wireless
Wireless - cơ bản về wireless
 
Dsbd8800 s 1023
Dsbd8800 s 1023Dsbd8800 s 1023
Dsbd8800 s 1023
 
WIMAX-THUYET-TRINH.pptx
WIMAX-THUYET-TRINH.pptxWIMAX-THUYET-TRINH.pptx
WIMAX-THUYET-TRINH.pptx
 
Demo huong dan cai dat modem router adsl
Demo huong dan cai dat modem router adslDemo huong dan cai dat modem router adsl
Demo huong dan cai dat modem router adsl
 
Mang_khong_day_Wireless.pdf
Mang_khong_day_Wireless.pdfMang_khong_day_Wireless.pdf
Mang_khong_day_Wireless.pdf
 
Part 1 hub - switch - router -www.key4_vip.info
Part 1   hub - switch - router -www.key4_vip.infoPart 1   hub - switch - router -www.key4_vip.info
Part 1 hub - switch - router -www.key4_vip.info
 
Thiet bi switch cisco dong 300 cho doanh nghiệp vua va nho
Thiet bi switch cisco dong 300 cho doanh nghiệp vua va nhoThiet bi switch cisco dong 300 cho doanh nghiệp vua va nho
Thiet bi switch cisco dong 300 cho doanh nghiệp vua va nho
 
Session Border Controller 12000
Session Border Controller 12000Session Border Controller 12000
Session Border Controller 12000
 
Mang Truyen thông công nghiệp
Mang Truyen thông công nghiệpMang Truyen thông công nghiệp
Mang Truyen thông công nghiệp
 
Chương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPT
Chương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPTChương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPT
Chương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPT
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống mạng máy tính, HAY, 9đ - tải qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thiết kế hệ thống mạng máy tính, HAY, 9đ - tải qua zalo=> 0909232620Đề tài: Thiết kế hệ thống mạng máy tính, HAY, 9đ - tải qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thiết kế hệ thống mạng máy tính, HAY, 9đ - tải qua zalo=> 0909232620
 
Chapter 1 vietnamese [compatibility mode] Mang May tinh
Chapter 1 vietnamese [compatibility mode] Mang May tinhChapter 1 vietnamese [compatibility mode] Mang May tinh
Chapter 1 vietnamese [compatibility mode] Mang May tinh
 

Giới thiệu dslam

  • 1. 1. GIỚI THIỆU VỀ ISAM VÀ KHẢ NĂNG CUNG CẤP DỊCH VỤ Các DSL Access Multiplexer (DSLAM) ban đầu được thiết kế cho dịch vụ truy cập internet tốc độ cao (HSI) bao gồm ATM-DSLAM và IP-DSLAM, đây là dịch vụ đầu tiên và là dịch vụ nỗ lực tối đa (best effort). Khi các dịch vụ thoại và video nói chung được giới thiệu ngày càng nhiều thì nhu cầu về băng thông từ phía khách hàng cũng tăng lên hay còn gọi khác đi là nhu cầu về tốc độ (speed) của khách hàng tăng lên. Các dịch vụ này được phát triển trên một hạ tầng sẵn có. Các node mạng khi đó được nghiên cứu theo hướng là có thể cung cấp đa dịch vụ, tập trung nhất là khả đảm bảo cung cấp nhiều dịch vụ về phía người dùng, doanh nghiệp cũng như là người dùng riêng rẻ. Vấn đề thiết kế các node mạng như vậy đặt ra một thách thức lớn nhất là đảm bảo vẫn cung cấp dịch vụ thoại cho từng thuê bao riêng rẻ, với các yêu cầu dịch vụ rất khác nhau (doanh nghiệp với thuê bao cá nhân), với các cam kết chất lượng dịch vụ khác nhau (QoS) và các thỏa thuận chất lượng cũng khác nhau (Băng thông, độ trễ, tốc độ cam kết tối thiểu…). 1.1 Tác động của nhu cầu tốc độ cao Đa dịch vụ (Multi-service) trên nền tảng từ một truy cập đơn lẻ là mấu chốt của sự nghiên cứu các thiết bị truy cập. Từ đó có thể cung cấp triple play: Dữ liệu, thoại, video. Hình 1.1 Yêu cầu của thiết kế các DSLAM Sự gia tăng nhu cầu băng thông dẫn đến kết quả là • Xuất hiện các kỹ thuật băng rộng mới như: ADSL, ADSL2, ADSL++, VDSL, FTTx… • Tận dụng hơn nữa băng thông trên sợi quang và các thiết bị đầu xa. • Khả năng nâng cấp (upgrade) của các DSLAM để đáp ứng các công nghệ truy cập mới. Mỗi dịch vụ khác nhau có những yêu cầu về kỹ thuật đặc trưng mạng khác nhau. Sự tịnh tiến liên tục các lớp dịch vụ mới dựa trên những yêu cầu truy cập internet tốc độ cao, không chỉ yêu
  • 2. cầu một node truy cập thông thường mà đôi khi nó hoạt động như là một node truyền dẫn, dịch vụ, quản lý liên quan lẫn nhau. Mạng truy cập hiện có được thay đổi từ cung cấp các dịch vụ nỗ lực tối đa sang một kiến trúc mới sao cho có thể hỗ trợ nhiều dịch vụ đồng thời. 1.2 Kiến trúc mạng truy cập có liên quan đến IP multi-Edge và công nghệ Ethernet: • DSLAM phải có khả năng cung cấp các giao diện ATM/GE. • Cung cấp DHCP cho VoIP, STB, PPP cho dịch vụ HIS. • Đảm bảo chất lượng (QoS) và bảo mật (Sercurity) ở node cạnh. 1.3 DSLAM phải trở thành một HUB thông minh cung cấp đa dịch vụ: • Phải có khả năng tập trung thuê bao và quản trị truy cập như điều khiển, cung cấp dịch vụ nào, khóa, hạn chế tốc độ, đóng mở những loại dịc vụ nào. • Thừa kế những tính năng tối ưu của công nghệ IP mang lại như: Multicast, IGMP proxy. • Được kết cuối bằng giao diện GE của công nghệ Ethernet. 2. CÁC ĐẶC TÍNH NỔI BẬT CỦA ISAM-7302 2.1. Phát video không nghẽn: Hình 1.2 ISAM-7302
  • 3. Trên mỗi card LT đều có các giao tiếp tốc độ 1Gbps đến module SHUB, với tốc độ giao tiếp cao như vậy thì hầu như nghẽn không xảy ra tại các card này. Đổng thời trên mỗi card LT đều hỗ trợ chức năng IGMP proxy. Bên trong hỗ trợ phát multicast lớp 2. Cung cấp dịch vụ TV quảng bá và dịch vụ VoD hoàn toàn. • Phân phối dịch vụ tốc độ cao: Đáp ứng đến 16 module LT với tốc độ mỗi LT là 1Gbps có dây. Khối chuyển mạch với tốc độ chuyển mạch đến 24Gbps không nghẽn. Đồng thời, hỗ trợ chức năng phân phối xử lý, làm cho hoạt động của hệ thống trơn tru hơn. Hỗ trợ phân loại dịch vụ QoS lớp 2. • Đây là hệ thống có khả năng được quản lý chung với máy chủ ASAM, trong đó, ASAM còn có khả năng quản lý hệ thống với nhiều thiết bị và chủng loại khác nhau như 7330 ISAM FTTN, 7356 ISAM FTTB, 7354 ISAM FTTB… Do đó, dễ dàng quản lý tập trung với phần mềm quản lý các dịch vụ DSL. Sử dụng chipset DSL giống như các thế hệ khác của các thiết bị ASAM nên đảm bảo tính tương thích và thống nhất. • Module Service Hub: Cung cấp 7 hoặc 8 giao diện FE hay GE cho các đường uplink hoặc nối đuôi (subtending). Là module hội tụ các link liên kết từ các thiết bị khác. • Có khả năng cung cấp các dịch vụ truy cập Ethernet: Giao diện truy cập là FE hoặc GE Quang GE với cự ly tối đa 80km đối với loại SFP 1000B-Zx • Với module LT Cung cấp Multi-DSL 48 port, VDSL 24 port, SHDSL 24 port tùy theo loại LT được dùng Dung lượng tối đa được cung cấp trên mỗi DSLAM là 768 port. Ngoài ra, LT còn có các chủng lại không dùng bộ chia (spliter), cộng với các chức năng đo băng thông, trở kháng, SNR, tốc độ đáp ứng tối đa của đôi cáp. 3. CÁC GIAO TIẾP TRÊN ISAM-7302 Hình 1.3 Các giao tiếp trên ISAM-7302 3.1. Về phía người dùng:
  • 4. - Cung cấp các chuẩn giao tiếp: ADSL, ADSL2, RE-ADSL2, ADSL2+, ann.M. Ngoài ra còn có thêm VDSL, SHDSL. - Trên các ISAM-7302 còn cung cấp các giao diện quang GE trên sợi quang cho phép truy cập dựa trên công nghệ Ethernet. 3.2. Về phía mạng: - ISAM-7302 kết nối ra mạng bằng giao tiếp GE/FE quang hoặc điện. - Ngoài ra, còn có các kết nối subtending, dùng cho mục đích đấu nối đuôi thêm các ISAM khác. Các giao tiếp này cũng là các giao tiếp Ethernet GE hoặc FE. Hình 1.4 Các kết nối của ISAM ra MAN-E 4. KỸ THUẬT KẾT NỐI CÁC ISAM 4.1. Đấu nối đuôi (subtending) Đấu nối đuôi được sử dụng trong trường hợp đấu thêm vào một DSLAM 7302 sẵn có. Các ISAM được hỗ trợ cho việc đấu đuôi là ISAM 7302 và ISAM 7330 thông qua cáp Ethernet (FE/GE). Đối với các node đứng độc lập, ISAM 7302 cung cấp chức năng tập trung lưu lượng hay cũng có thể hoạt động như một chuyển mạch Ethernet. Hệ thống quản lý sẽ xem các host đấu nối đuôi như là các hệ thống ISAM đứng độc lập.
  • 5. 4.2. Đấu mở rộng (Expansion) Được sử dụng trong trường hợp đấu mở rộng thêm một host ISAM 7330 với các module LT dùng riêng thông qua các link mở rộng bằng giao diện quang GE. Ở đấu nối mở rộng này thì chức năng tập trung lưu lượng và chức năng chuyển mạch Ethernet chỉ được thực hiện ở shelf host. Hệ thống quản lý và phần mềm sẽ xem như đây là một hệ thống ISAM đơn lẻ với các phần mở rộng. Hình 1.5 Kỹ thuật đấu mở rộng và đấu nối đuôi 4.3. Các kết nối trong một ISAM
  • 6. Hình 1.5 Định nghĩa các kết nối trong một ISAM - Kết nối mạng (Network link): là các kết nối hướng lên của ISAM, đây là đường tập trung lưu lượng từ phía người sử dụng về. - Kết nối ASAM: Kết nối đấu giữa các board LT đến khối tập trung SHUB được gọi là các kết nối ASAM. - Kết nối mở rộng (Expansion): Kết nối đấu giữa các REM đến khối tập trung SHUB được gọi là các kết nối mở rộng. 5. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ISAM Các hệ thống ISAM với các đời khác nhau đều được xây dựng từ các khối chức năng giống như nhau. Tuy nhiên, có thể các kết nối sẽ khác nhau tùy theo cấu hình của từng ứng dụng thực tế. Mô hình xử lý các gói tin của các đời ISAM là mô hình tương thích cho sự phát triển trong tương lai, đặc biệt là các ứng dụng đa phương tiện (multimedia) hay các dịch vụ dùng cho kinh doanh, được phân phối qua mạng thu gom lưu lượng IP/Ethernet Hình 1.6 Sơ đồ khối của ISAM 5.1 Chức năng OBC (On Board Controller): đây là chức năng điều khiển được tích hợp trên từng board. 5.2 Chức năng IWF (InterWorking Function):
  • 7. Việc đẩy dữ liệu (data forwarding) của một ISAM được thực hiện dựa trên cơ chế IWF trên từng board hay chức năng tập trung lưu lượng trên card NT. Cả 2 module trên đều hỗ trợ các cơ chế đẩy (forwarding engine) dữ liệu. Đây là chức năng đẩy các frame, bao gồm thêm chức năng lọc dữ liệu và quản lý lưu lượng (QoS), tại tất cả các tốc độ của đường truyền. Bên trong một ISAM, về căn bản vẫn là chuyển mạch dựa trên nền Ethernet. Do vậy, chức năng IWF đối với các giao tiếp DSL hoạt động ở mode chứa các gói tin ATM (ATM based) là sẽ gỡ bỏ hay thêm vào các mào đầu ở lớp AAL/ATM. Khối LT được thiết kế nằm trên các board LT, được kết nối đến khối tập trung (SHUB) thông qua các ASAM-port hay các portt mở rộng (Expansion-port) trong trường hợp các board được gắn trên các shelf mở rộng. 5.3 Khối tập trung SBUB (Service HUB): Cốt lõi của một ISAM là khối SHUB (Service Hub hay được hiểu là một switch tập trung lưu lượng), khối này có khả năng thực hiện chuyển mạch dung lượng 24Gbps dựa trên nền công nghệ Ethernet. Ngoài ra, SHUB còn có các đấu nối uplink (đến EMAN), hay các giao diện đấu nối đuôi (đấu nối đến các luồng downstream DSLAM đấu thêm), hay đấu nối trực tiếp đến người dùng theo chuẩn 5.4 Cổng giao tiếp 802.3 Các port 802.3 là các cổng hoạt động ở lớp vật lý của các giao tiếp Ethernet, có chức năng tự cảm ứng trên đầu RJ-45 theo các tốc độ 10/100/1000Mbps và các giao tiếp quang FE/GE tùy theo các SFP gắn thêm có hỗ trợ hay không. 5.5 Khối LT Đây là khối giao tiếp với đầu cuối khách hàng, khối này thực hiện 2 chức năng chính: là chức năng giao vận và chức năng IWF. • Chức năng giao vận: Lọc thông cao: LT thực hiện tách sóng mang, loại bỏ các tín hiệu băng hẹp như POTS, ISDN, thu lại các tín hiệu DSL để xử lý. • Chức năng một modem:
  • 8. Cung cấp các giao tiếp ở lớp vật lý đối với các tín hiệu DSL như chuẩn giao tiếp, đồng bộ, điện áp, băng thông, cách điều chế… Các loại LT có thể hỗ trợ các loại truy cập như: VDSL/SHDSL (EFM) hay xDSL/SHDSL. Tùy theo kết cuối sử dụng kỹ thuật truy cập mạng gì mà các LT tương ứng được sử dụng. 5.6 Khối điều khiển và quản lý (control management) Chức năng của khối này dùng cho công việ vận hành và bảo dưỡng, kiểm tra thông tin, quản lý các shelf. Khối này cung cấp các chức năng quản lý hệ thống và mặt phẳng điều khiển (control plane), đồng thời cung cấp một phần trong chức năng liên quan đến việc quản lý thuê bao, chức năng này thông thường không được tích hợp sẵn trong các sane phẩm Switch Ethernet. Chức năng điều khiển được phân phối ra nhiều bộ điều khiển độc lập OBC. Nhờ vậy, việc điều khiển hệ thống, SHUB, các khối LT theo thứ tự phân cấp, dễ dàng cho việc phân vùng lỗi và xử lý. Giải thuật STP (Spanning Tree Protocol) Chuẩn 802.1d STP và 802.1w RSTP được hỗ trợ cho các cổng đấu lên mạng (network-port). Chuẩn 802.3ad tập trung các đấu nối được hỗ trợ cho các cổng đấu lên mạng (network-port) và các cổng đấu nối đuôi (subtending port). 5.7 Khối ACU (Alarm Control Unit) Cung cấp chức năng tập hợp, phân phối các cảnh báo của các thiết bị và khách hàng. 5.8 Khối Clock Chịu trách nhiệm phát xung nhịp cho hệ thống. Khối này chứa một bộ dao động nội, trong đó, nó có thể thực hiện bám đồng bộ (locked) theo một nguồn xung nhịp tham chiếu từ ngoài hệ thống. 5.9 Khối TAU (Test Access Unit) Cung cấp các truy cập vào một line test bên ngoài và cung cấp điều khiển của rơ le MTA trên khối spliter. Khối này quản lý các chuyển mạch giữa các port MTA (nằm trên PWIO-B) và các đường dây thuê bao. 5.10 Khối PWR (Power) Đây là khối nhận nguồn DC-48V từ một nguồn DC bên ngoài, đồng thời thực hiện chức năng quản lý, lọc, phân phối, bảo mật nguồn. 5.11 Khối SMAS (System MAC Address Storage)
  • 9. Khối này được tích hợp trong một PROM dùng cho chức năng kiểm tra và chứa các địa chỉ MAC của các ISAM (địa chỉ MAC của các LT). Khi hệ thống ISAM khởi động, địa chỉ MAC được đọc bởi card NT trạng thái active (cũng có thể trong card NT đang trạng thái standby trong trường hợp card active bị lỗi). 24 địa chỉ MAC cho mỗi port trên khối SHUB, được lấy ra từ địa chỉ MAC hệ thống lưu trữ trên SMAS PROM. Bằng kỹ thuật chứa địa chỉ MAC trong một board rời như vậy, địa chỉ MAC giống nhau có thể được duy trì khi có sự thay đổi giữa các LT active và standby, hay trong trường hợp các board được thay thế hay nâng cấp. Khối SMAS được xem như một phần tích hợp trên từng shelf. Trong đó khối SMAS thực hiện các chức năng tích hợp tùy theo cấu hình thực tế của ISAM. 6. CẤU HÌNH ISAM-7302 6.1. Giải pháp FD shelf của Alcatel FD (Flexible Density) là một giải pháp của hãng Alcatel cho các shelf. Khi các công nghệ truy cập ngày càng phát triển và được giới thiệu nhiều, dẫn đến việc cần thiết kế các shelf để có thể mang nhiều loại card trên đó. Hình vẽ sau cho thấy trình tự ra đời các shelf ISAM được hãng Alcatel phát triển: Hình 1.7 các Shelf khác nhau của ISAM Sử dụng các shelf FD có thể tận dụng được tối đa kích thước của 1 rack (2592 port/3shelf/rack). Ngoài ra, có thể gắn thêm các card LT như VDSL, Multi-DSL, Fiber Ethernet, Voice. Việc sử dụng một shefl FD cho nhiều chức năng như vậy làm giảm đáng kể giá thành đầu tư, thay vì phải tốn nhiều chi phí cho việc đầu tư nhiều loại rack khác nhau cho mỗi dịch vụ. Đó là cũng là một lựa chọn mềm dẻo cho tiến trình phát triển của các công nghệ truy cập gần đây. Đặc điểm chính của shelf FD:
  • 10. • Các khe cắm card Phổ dụng: Có thể sử dụng để cắm card LT cũng như các card Spliter. • Tận dụng được đến 3 shelf trên mỗi rack. Do đó số lượng thuê bao trên mỗi rack nhiều hơn. • Shelf FD có thể hỗ trợ các Spliter như: Multi-DSL, VDSL, POTS hay POTS/ISDN. Như vậy, mỗi shelf có thể dùng cho: • Multi-DSL. • Cáp quang Ethernet. • Voice. Hình 1.8 Các card có thể gắn trên shelf FD 6.2. Kiến trúc của ISAM 7302 –FD - Khe cắm phổ dụng (universal): đây một là khái niệm trong các thế hệ thiết bị ISAM hàm ý là các slot mà trên đó ta có khả năng cắm được nhiều loại card khác nhau, card LT cũng như card Spliter. Vì vậy, một shelf FD có thể được cấu hình như là một shelf LT, sheft Spliter hay là hỗn hợp giữa hai loại trên. Shelf hỗn hợp là loại shelf đi từng cặp LT xen kẻ Spliter, phía trước có gắn cáp kết nối từ card LT chéo sang Spliter. - Shelf NFSX-A là một trường hợp của FD Shelf, trên đó có 16 khe cắm phổ dụng, 2 khe cắm NT và 1 khe cắm NTIO. Theo cách cắm này, Card NT có thể được sử dụng dự phòng cho Card NT còn lại. Tuy nhiên card NT thứ nhì và NTIO có thể được xem như là các khe cắm phổ dụng. Như vậy, Shelf NFSX-A có thể mở rộng lên đến 18 khe phổ dụng. - Board NT: Được tích hợp chức năng tập trung với khả năng chuyển mạch24Gbps, thường được gọi là SHUB. Có 2 chuyển mạch Ethernet riêng biệt trên board NT, mỗi chuyển mạch dung lượng 12Gbps, do đó, tổng số ta có 24Gbps trên mỗi board NT. Do đó, có thể đáp ứng đến 16 kết nối GE và 8 kết nối Ethernet mở rộng. Các kết nối Ethernet mở rộng này có thể sử dung như 1 uplink, mở rộng, hay là một kết nối trực tiếp đến người sử dụng đầu cuối. Board NT cho shelf FD có thể đưa ra 2 kết nối Ethernet. Card NTIO có thể mở rộng ra đến 6 kết nối Ethernet ra ngoài.
  • 11. - Trong trường hợp mà khe cắm thứ nhì và khe cắm NTIO được sử dụng như các khe phổ dụng, 2 trong số 8 kết nối sẽ được sử dụng như kết nối ASAM còn lại 6 uplink vào SHUB cho các mục đích khác. - Xung nhịp clock và chức năng điều khiển cũng được tích hợp trên board NT. Hình 1.9 Kiến trúc ISAM-7302 - Mỗi card LT được kết nối đến card NT (SHUB) thông qua board lưng (Back Panel) sử dụng 1 kết nối ASAM điện 1 GE. Board lưng của shelf FD cũng được thiết kế để hỗ trợ cho việc phát triển đến số lượng thuên bao càng nhiều trên 1 shelf và băng thông đến thuê bao cũng cao hơn. - Nguồn và các chứng năng chung của shelf (như đèn cảnh báo, quạt..) được tích hợp sẵn trên rack ISAM-7302. - Chức năng TAU không được thể hiện trên hình vẽ trên, nhưng thực tế vẫn có chức năng này nếu như Shelf được sử dụng ở LT mode. Cổng RJ45 cho việc kiểm tra thuê bao (kết nối đến TAU) được thiết kế trên card NTIO. Tuy nhiên cần phải có một card riêng biệt cho chức năng TAU, card này có thể được gắn trên khe của shelf Spliter. - Chức năng SMAS được thực hiện bằng board riêng và được gắn rời trên board lưng. 6.3. Kết cuối trên ISAM-7302 Để chuyển dữ liệu, trên ISAM-7302, Board LT là một khối chính yếu. Chức năng IWF được thực hiện chủ yếu trên khối này, chức năng tập trung thì được thực hiện trên board NT. Tất cả dữ liệu đi qua ISAM-7302 đều phải đi qua NT.
  • 12. ISAM-7302 được thiết kế để có thể chứa được nhiều card LT. Các LT khác nhau cho các công nghệ truy cập DSL khác nhau. Các subrack của ISAM-7302 có thể được sử dụng ở 2 mode: - Mode LT: các subrack chỉ được trang bị các board LT, các card spliter tương ứng nằm ở một subrack spliter riêng. Subrack này có thể nằm cùng rack hay trên một rack khác. - Mode Combo: Một subrack được trang bị đồng thời board Spliter và board LT. Với mỗi board LT, spliter tương ứng của nó được đặt ngay slot bên phải kế tiếp. - Trên ISAM-7302, mỗi LT kết nối đến NT thông qua board lưng với giao diện 1 GE điện. 6.4. Board NT Hình 1.10 Kết cuối của ISAM
  • 13. - Tất cả dữ liệu khi đi qua ISAM-7302 đều đi qua Board NT. Đó là một Ethernet Switch tốc độ chuyển mạch 24Gbps. Khối SHUB trên board NT có chức năng chính là đẩy lưu lượng về phía mạng thu gom lưu lượng Ethernet. - Ngoài ra, một chức năng khác không kém tầm quan trọng của board NT là tạo mặt phẳng điều khiển (control plane). Đây là một miền trao đổi thông tin riêng biệt so với dữ liệu người dùng, được sử dụng để trao đổi thông tin khai thác và vận hành, khám phá đầu xa, quản lý shelf. NT cung cấp các giao diện dùng cho quản lý như CRAFT, LAN, RCRAFT ra ngoài, giao diện kết cuối mạng I/O. - Trên card NT, có một khối giao tiếp và biến đổi quang điện, khối này cung cấp 2 giao diện Ethernet. Một giao diện được dùng như là kết nối mạng (Network Links), giao diện còn lại có thể được dùng nối đuôi ISAM khác hay cũng được dùng như là kết nối mạng. Chức năng biến đổi quang điện có chịu trách nhiệm chuyển tín hiệu điện từ SHUB sang tín hiệu quang (GE) ra ngoài và ngược lại. - Chức năng cấp xung clock (BITS) có khi có hoặc không, trùy tho từng loại board NT. - Ngoài ra, ISAM-7302 còn có thể chạy ở chế độ song song 2 board NT, một ở chế độ active một ở chế độ stanby (còn được gọi là mode radundancy). - Trên ISAM-7302 còn có khối ACU được tích hợp sẵn trên board NT, khối này có khả năng thu thập đến 5 ngõ vào cảnh báo khác nhau: mất AC, cảnh báo cửa, cảnh báo cầu chì, 2 cảnh báo quạt lỗi để đưa về NT. Khối ACU gửi các cảnh báo đến NT và cảnh báo này được đưa vào hệ thống quản lý thiết bị. 6.5. Lắp đặt Rack ISAM-7302 Hình 1.11 board NT
  • 14. 6.5.1. Rack ETSI - Một rack ETSI kích thước 2200mm x 600mm x 300mm, chứa vừa khít 3 shelf FD. Với các shelf XD thì chỉ chứa tối đa 2 shelf trên rack ETSI. Do các shelf có khả năng hoạt động độc lập ở chế độ stand-alone, chế độ này cho phép mỗi FD shelf tự cấp nguồn và các chức năng khác như đưa cảnh báo ra ngoài trên từng shelf FD ISAM-7302 riêng. Do đó, có khả năng lắp đặt được đến 3 shelf độc lập trên một rack ETSI mà không cần phần TRU (Top Rack Unit). - TRU: đây là một lựa chọn mở rộng trên rack ISAM-7302, chỉ được sử dụng trong trường hợp rack kiêm luôn chức năng cấp nguồn cho từng shelf. Đối với các shelf trước FD, shelf không có chức năng tự cấp nguồn thì các rack luôn có phần TRU. 6.5.2. Các cấu hình có thể thực hiện trên rack ETSI Sau đây là các tùy chọn cấu hình lắp đặt cho mỗi rack có thể: 1) 1 rack với 1 shelf FD NFSX-A FD subrack 2) 1 rack với 2 shelf FD 2x NFSX-A FD subrack 3) 1 rack với 3 shelf FD 3x NFSX-A FD subrack Trong 3 cách bố trí trên, các FD shelf có thể được cấu hình như là shelf LT, shelf hỗn hợp hay shelf Spliter. 4) 1 rack với 1 shelf XD MTA spliter và 1 shelf FD. Shelf ASPS-A: shelf ISAM XD có hỗ trợ chức năng kiểm tra MTA. Shelf NFSX-A: là shelf FD được cấu hình như một shelf LT. 5) 1 rack với 1 shelf XD dạng spliter và một shelf dạng LT. ASPS-C: shelf ISAM XD không hỗ trợ chức năng kiểm tra MTA. Shelf NFSX-A: là shelf FD được cấu hình như một shelf LT. Dưới cùng của mỗi shelf có chứa một thiết bị lọc bụi bẩn.
  • 15. Cấu hình 1 rack 3 shelf LT có thể không thực hiện được do xảy ra khả năng quá nhiệt, điều này cần phải cân nhắc kỹ. Với các shelf hỗn hợp, spliter/LT thì điều trên có thể được thực hiện. 6.5.3. Shelf NFXS-A Đây là 1 shelf với các khe cắm phổ dụng (universal) giảm kiến trúc board lưng. Loại shelf này dùng với số lượng thuê bao lớn. Có thể lắp đặt trong các rack ETSI. Như vậy, trong một shelf FD, tối đa có thể lắp đặt là: (16+2)*48=864 line.
  • 16. Một shelf FD được chia làm các phần chính như sau: - Vùng cắm card: vùng này được thể hiện trên hình vẽ, dùng để cắm card NT, NTIO, LT và spliter. - Giá dẫn dây quang (Fiber conduct) dùng để dẫn các dây quang cho NTIO và NT. - Quạt (Fan unit): Quạt được kèm theo một miếng lọc bụi bẩn, miếng lọc này có thể dễ dàng rút ra để vệ sinh trong khi quạt vẫn hoạt dộng bình thường. - PWR: là khối cấp nguồn cho Shelf, các ngõ vào DC cấp cho shelf thông qua khối này, trong đó còn có CB (Circuit Breaker), đèn cảnh báo hệ thống. Một shelf có tất cả là 19 khe trống để cắm board. Như hình vẽ, khu vực 3 card ở giữa dùng để cắm card NT-A, NTIO, NT-B. 16 khe còn lại là các khe phổ dụng, các khe này có thể dùng để cắm các card LT, spliter. Các NTIO hay NT-B có thể dược thay bằng các card LT, nâng tổng số card NT có thể chứa được trên shelf này là 18. 6.5.4. Các cấu hình Shelf FDcó thể áp dụng của ISAM-7302 Một subrack ISAM-7302-FD có thể được sử dụng ở nhiều mode: - Mode LT: Subrack FD ngoài card NT, NTIO còn lại tất cả là card LT, các card spliter tương ứng của các card LT trên có thể được cắm trên một subrack rời khác.
  • 17. - Mode spliter: trong trường hợp này, các card spliter được gắn vào các khe LT, và trên một subrack như vậy chỉ dùng toàn spliter. Ở mode này, không cần đến NT, NTIO, khối quạt cũng không cần thiết. - Mode hỗn hợp (mixed-shelf): còn gọi là cấu hình Combo, từng cặp LT và Spliter đi kèm nhau trên subrack. Như trên hình vẽ, nếu cần có NT dự phòng, chỉ cắm được tối đa là 16 card LT. Trường hợp không cần NT dự phòng, cũng không cần giao tiếp Ethernet ra ngoài bằng NTIO thì vị trí khe số 17 và 18 có thể được thay bằng các card LT. do vậy một shelf FD có thể chứa 18 card LT. Trong trường hợp shelf được cấu hình ở mode Combo, từng cặp LT/Spliter được sử dụng xen kẻ nhau, Spliter tương ứng của LT được đặt ngay bên phải của LT đó. Cách đấu cáp connector như trên hình vẽ. Với cấu hình có card NT dự phòng, có thể sử dụng tối đa 16 slot trên mỗi shelf, trong đó 8 slot spliter và 8 slot LT. Nếu không cần card dự phòng NT, NTIO, ta được 18 slot trên mỗi shelf, trong đó gồm 9 slot spliter và 9 slot LT. Kết nối giữa board LT và spliter là một cáp 48 đôi với 2 connector 48 cặp chân. Phía trước mỗi card Spliter là cáp 48 cặp dây về phía tổng đài PSTN. Trong cấu hình này, không có hỗ trợ chức năng kiểm tra MTA. 6.5.5. Card NANT Version A (NANT-A)
  • 18. Hình Card NANT-A Có nhiều loại card NANT, version A, B, C, D, E. Trong đó NANT-A được sử dụng rộng rãi hơn hết. NANT-A còn có 2 tùy chọn là có hoặc không có giao diện đồng bộ BITS. Card NANT-A thực hiện chức năng chính là chuển mạch Ethernet và điều khiển cho ISAM- 7302 và ISAM-7330. Thêm nữa, nó cũng cho phép đấu nối mở rộng. Nó quản lý các xDSL, shelf, và chuyển mạch. Khối SHUB được tích hợp trên Card NANT-A. Card NANT-A được cắm trên các shelf ISAM-7302 và ISAM-7330. Số lượng card LT, số giao diện Ethernet mở rộng được giới hạn tùy theo loại shelf nào được sử dụng. Card NANT-A điều khiển các dịch vụ IP băng thông cao, các kết nối xDSL bằng việc cung cấp chuyển mạch Ethernet 24Gbps. Ở chiều dữ liệu xuống (downstream) Card NANT-A là kết cuối của phía mạng với các giao diện quang, điện hay thông qua các card NTIO. Card NANT-A chuyển mạch Ethernet cho các lưu lượng IP. Các packet đến phía thuê bao xDSL tương ứng sẽ được đẩy qua Card LT thông qua các giao tiếp nằm trên board lưng. Ở hướng lên, NANT-A sẽ nhận các packet từ các Card LT cũng thông qua các giao tiếp trên board lưng. Các dịch vụ mạng IP băng thông cao được NANT-A chuyển trực tiếp ra mạng hoặc chuyển qua NTIO trong trường hợp card này đảm nhiệm chức năng truyền dẫn. Ngoài ra NANT-A cũng hỗ trợ quản lý lưu lượng inband thông qua các giao tiếp. Card NANT-A hỗ trợ quản lý nội đài (local managemant) thông qua các giao tiếp trên. Ở phía trước mỗi NANT-A có 2 giao diện GE. Các giao diện này được thiết kế cho mục đích chính là đấu subtending hay đấu mở rộng. Một port trên đó là một kết nối quang GE với tốc độ cố định là
  • 19. 1000BASE-X và chỉ có dùng SFP. Một port còn lại được gọi là Combo port, nó có thể dùng như là một giao diện quang 1000BASE-X hay như một kết nối điện RJ45 10/100/1000BASE-T. Có 3 giao diện quản lý trên card NANT-A là: - Giao diện BITS với kết nối RJ45. - Giao diện CRAFT với kết nối RJ45. - Giao diện quản lý Ethernet với kết nối RJ45. Dây CRAFT được đấu nối như sau: Hình cổng CRAFT 6.5.6. Các version khác của NANT 6.5.6.1. NANT version B, C Các NANT version khác được thiết kế tương tự như NANT-A, nhưng mở rộng thêm các giao tiếp, khi đó NANT-A thực hiện thêm chức năng NTIO, tức là có thể đấu mở rộng hay subtending thêm các ISAM khác. NANT-B
  • 20. - Thêm 6 giao tiếp quang GE trên NT board. - Cung cấp chức năng đo kiểm thuê bao thông qua khối TAU tích hợp trên board. - Cung cấp các ngõ vào cảnh báo môi trường thông qua cổng RS232 Hình 1.12 NANT-B NANT-C - Có đến 12 cổng quang GE Ethernet trên board NT active. - Cung cấp các uplink đến mạng ngoài hay các giao tiếp đến các khối mở rộng. Hình1.13 NANT-C NANT-D - Có 6 cổng GE quang và 4 cổng GE điện trên NT active.
  • 21. - Cung cấp giao tiếp TAU để thực hiện đo kiểm thuê bao. - Có 2 giao tiếp MTA nối tiếp. - Cung cấp các ngõ vào cảnh báo môi trường thông qua cổng RS232 Hình NANT-D NANT-E: - Cung cấp 16 giao tiếp quang GE trên NT active. - Cung cấp các uplink đến mạng ngoài hay các giao tiếp đến các khối mở rộng. Hình NANT-B 6.5.7. Card NALT
  • 22. - Là card giao tiếp thuê bao. - Chức năng multi-DSL: • Mỗi card 48 port. • Các công nghệ truy cập hỗ trợ là ADSL, ADSL2, ADSL2+, READSL, AnnexM. • Hỗ trợ POTS và ISDN. - Các connector được kết nối trực tiếp vào mặt trước của card. - Giao tiếp GE đến phía NT thông qua board lưng. - Chức năng chuyển đổi các ATM cell sang gói tin Ethernet. - Hoạt động ở Layer 2 và Layer 3, QoS. 6.5.8. Card NSLT: SHDSL - Chức năng SHDSL: được sử dụng cho các thuê bao dùng công nghệ truy cập SHDSL tốc độ đối xứng về phía CPE. • Mỗi card 24 port. • Tốc độ hỗ trợ từ 152kbps đến 5.696kbps với các nấc nhảy là 64kbps. Nghĩa là các profile khách hàng phải thỏa: 152kbps + n*64kbps với n là số nguyên. - Cung cấp xung đồng bộ 8KHz đến CPE. - Hỗ trợ mode 2 dây hay mode bonding (4 dây, 6 dây, 8 dây) đến đầu cuối CPE để mở rộng tốc độ ATM. - Hỗ trợ 8 link đến CPE ghép kênh theo kỹ thuật IM để mở rộng tốc độ. - Được gắn trên khe LT. 6.5.9. Card NVLT – VDSL
  • 23. - Cung cấp các port VDSL2 hay VDSL2+. • Mỗi card 24 hoặc 48 port. • Hỗ trợ POTS và ISDN. - Giao tiếp 1 GE đến card NT. 6.5.10. Card NELT – Ethernet line - Cung cấp 16 giao diện FE quang. • Mỗi card 24 hoặc 48 port. • Hỗ trợ POTS và ISDN. - Giao tiếp 100Mbps đến khách hàng dùng cáp quang đơn mode cự ly khoảng 10km. - Chuyển mạch layer 3. Card này được thiết kế cho 2 ứng dụng chính: là cung cấp các kết nối FTTH đến khách hàng và chức năng mở rộng 3G hay WireMAX sau này. 6.5.11. Nguồn trong ISAM-7302
  • 24. Hình khối cấp nguồn trên shelf FD Khối này được thiết kế cho các Shelf FD trong trường hợp đứng riêng, tự cấp nguồn. Khi đó, TRU là không cần thiết. Cung cấp ngõ vào nguồn DC, phân phối và cảnh báo đèn hệ thống.