Advertisement

More Related Content

Similar to FWD-Log-chuoi-our.ppt(20)

Advertisement

FWD-Log-chuoi-our.ppt

  1. FORWARDER là gì? Là Công ty đứng ra tổ chức tiếp nhận và luân chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến điểm đích cuối cùng cho bên có nhu cầu. Forwarder là "người chuyển tiếp", có thể là chuyển tiếp hàng hóa, chuyển tiếp giấy tờ. Là Công ty bán cước tàu và làm thủ tục hải quan cho khách hàng.
  2. Tại sao phải nhờ đến Forwarder? Sử dụng forwarder sẽ giúp giảm chi phí, vì họ sẽ tìm tuyến đường vận chuyển tốt nhất, phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất cho nhu cầu của chủ hàng. Các forwarder cũng thu xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép (consolidate) và vận chuyển tới địa điểm đích, nhờ vậy mà tiết giảm chi phí cho từng chủ hàng riêng lẻ.
  3. Kỹ năng làm sales Forwarder? Bạn phải học địa lý, tất cả các cảng chính trên toàn thế giới. phân loại luồng tuyến. Mỹ, Canada: WHL, APL (trong đó APL có direct service), ONE, CAM, HY, Caesar. Nam Mỹ: CMA , HL , Hamburg Sud , APL, hoặc K'line chào giá tuyến này tương đối tốt. Châu Âu: Đa số các hãng tàu đều có service rất tốt , nhưng nếu tính trên khía cạnh transit time các line Maersk, HL, CMA có ưu thế vì nhiều MV, hàng ít bị trễ bù lại giá cao, các line Asia thì giá thấp nhưng service không ổn định Huyndai, Yangming,
  4. Địa Trung Hải: MSC, UASC, một số tuyến có chú IRSL giá tương đối thấp. Japan: direct service: ONE, RCL, HL, NYK, transit có TS, WHL, OOCL… Đài loan: Evergreen. East Asia: số 1 vẫn là MCC tiếp theo là Hubline, Samudera, Cosco…. Úc: Cosco, CMA, ONE…. Kỹ năng làm sales Forwarder?
  5. CHINA: thì cứ Chinese line mà cắm vào. Các lines, hàng nhập nhiều nên cái tuyến này xuất đi giá rẻ vì chuyển rỗng. Đi Hàn Quốc: STX, DJ, KMTC:. Đi châu Phi: PIL Hàng đi Singapore: Biển Đông, Sam, Kota waris Cambodia: GLS, Kỹ năng làm sales Forwarder?
  6. Logistics là gì? Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
  7. Dịch vụ Logistics là gì? “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
  8. “Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Quản trị Logistics là gì?
  9. Hoạt động của quản trị logistics Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba.
  10. Chức năng của logistics Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”
  11. 1PL, 2PL, 3PL, 4PL là gì? Khi nói đến logistics, bạn có thể hay nghe các công ty dịch vụ nhận mình là 3PL (Third Party Logistics provider), nghĩa là Công ty cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3. Câu hỏi đặt ra là: 3PL là gì nếu họ là bên thứ 3, vậy còn các bên thứ nhất (1PL), thứ hai (2PL), hay bên thứ tư (4PL) là gì?
  12. 1PL: là người cung cấp hàng hóa, thường là người gửi hàng (shipper), hoặc là người nhận hàng (consignee). Các công ty tự thực hiện các hoạt động logistics của mình. Công ty sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics. Đây là những tập đoàn Logistics lớn trên thế giới với mạng lưới logistics toàn cầu, có phương cách hoạt động phù hợp với từng địa phương. 1PL, 2PL, 3PL, 4PL là gì?
  13. 2PL: là người vận chuyển thực tế, chẳng hạn như hãng tàu, hãng hàng không, hãng xe tải 3PL: là người cung cấp giải pháp tổng thể cho dịch vụ logistics cho khách hàng, họ thường đảm nhiệm một phần, hay toàn bộ các công đoạn của chuỗi cung ứng. 1PL, 2PL, 3PL, 4PL là gì?
  14. 4PL: Cung cấp dịch vụ logistics thứ tư hay logistics chuỗi phân phối, hay nhà cung cấp logistics chủ đạo-LPL) là người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. 4PL là việc quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức tạp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát, các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động logistics.
  15. Quản trị chuỗi cung ứng Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics. Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng.
  16. Chuỗi cung ứng rộng hơn và bao gồm cả logistics và quá trình sản xuất. Ngoài ra, chuỗi cung ứng chú trọng hơn đến hoạt động mua hàng (procurement) trong khi logistics giải quyết về chiến lược và phối hợp giữa marketing và sản xuất. Quản trị chuỗi cung ứng
  17. Chuỗi cung ứng của Apple
  18. Outsourcing (Thuê ngoài) Outsourcing là hình thức chuyển một phần chức năng nhiệm vụ của công ty ra gia công bên ngoài – những chức năng mà trước đây doanh nghiệp vẫn đảm nhận. Người ta thường nghĩ đến việc thuê gia công hay còn gọi là sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài mỗi khi doanh nghiệp nghĩ đến việc tiết kiệm chi phí.
  19. Nay việc outsourcing này còn được nghĩ đến khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng “khủng hoảng thiếu nguồn nhân lực”. Đây đang là một xu thế được các doanh nghiệp lựa chọn để giải quyết các vấn đề của mình. Outsourcing (Thuê ngoài)
  20. Các cụ xưa vẫn hay bảo “thêm bát thêm đũa” mỗi khi có khách bất thường, không hẹn. Trường hợp này khá đúng đối với các doanh nghiệp chuyên môn hóa cao. Khi có thêm một yêu cầu, một đơn hàng vừa phải, chi phí phát sinh sẽ không tăng nhiều. Vẫn cùng bộ máy quản lý, không phải đầu tư ban đầu cũng như chẳng phải đẩu tư nhiều ... Và trong trường hợp đó, một hợp đồng outsourcing sẽ làm cho bên A tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Outsourcing (Thuê ngoài)
  21. outsourcing còn cho phép doanh nghiệp loại trừ được những ảnh hưởng của “nhân tố cá nhân” đối với thời hạn hoàn thành công việc. Bởi, nếu doanh nghiệp sử dụng nhân lực nội bộ, kể cả khi doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự tích cực, có trách nhiệm và tay nghề cao nhất… cũng có thể bị trục trặc do đa dạng những nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Advertisement