SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
S Ứ C

T R Ẻ

1

Thân gửi các bạn độc giả của Nội san Sức trẻ!
Khi ánh vàng tươi của màu nắng trong
vắt trôi theo những làn gió nhẹ tênh mà
tha thướt, mùa thu đã rón rén ghé lên
những khoảng gạch sân trường, đậu
lên hàng ghế đá, tan theo nụ cười hiền
của bóng áo dài những chiều hoàng hôn
mang theo mùa kỉ yếu đã qua.
Tháng 11. Từ những lối đi sảnh nhà B,
nhà D, hương hoa sữa tưởng như đã ngủ
quên từ độ tháng 9 nay bất chợt dâng
lên ngào ngạt, quyến luyến bước chân
ai những tối muộn tan trường về. Sớm
mai đi học đã thấy lạnh khi phong phanh
chiếc sơ mi mỏng, trên những chiếc xe
đạp chở hoa tươi đã thấy sương đêm
nặng nặng. Nhẹ đến rồi khẽ đi, mùa thu
như đang cần mẫn gom lượm những tia
nắng hanh hao cuối cùng để dệt nên cho

mình một tấm áo len óng ánh, rục rịch hô
biến thành những tháng dài mùa đông
lạnh lẽo mà ngọt ngào.
Vào thời điểm ấy, biết bao tấm lòng học
sinh lại đang đau đáu hướng về những
người thầy, người cô, về mái trường cấp
3, cấp 2 và xa hơn thế nữa, với nỗi nhớ
và lòng biết ơn sâu sắc nhất của đạo làm
trò. Trước mắt bạn là cuốn Nội san Sức
trẻ số 40, món quà nhỏ mà ấm áp Ban
biên tập muốn dành tặng những độc giả
thân thương. Hãy mang theo nó trong
cặp sách, trong hộc bàn; lúc nghỉ chân
bên ghế đá; khi ngồi bệt trên sảnh nhà A;
hay mỗi khi bồi hồi muốn nhớ lại về một
thời sinh viên khó quên nhưng sắp vuột
bay mất. Đến một lúc nào đó, cũng vào
những ngày này, bạn sẽ nhớ về Ngoại

6

4

NHỮNG NGƯỜI THẦY
“CHÁY” CÙNG NHIỆT TRẺ

8

12

VĂN HỌC GIỮA HAI BỜ “THỰC - ẢO”

44 trang viết đồng thời là lòng tri ân chân
thành của Ban biên tập dành riêng cho
những người lái đò tri thức luôn tận tụy
với nghề, với người. Xin gửi lời cảm ơn
và luôn nguyện chúc những điều tốt đẹp
nhất dành cho tất cả các bạn.

Ban biên tập Sức trẻ

TRĂM SỰ THI VẤN ĐÁP Ở FTU

THẦY CÔ HOT FACEBOOKER
CỦA NGOẠI THƯƠNG

MODEL - CÂU CHUYỆN CỦA “HOT TEEN”

30

thương như nhớ về Ams, Chuyên Ngữ,
Chuyên Trần Phú, Chuyên Thái Nguyên,
Chuyên Vĩnh Phúc, Chuyên Nguyễn
Trãi, Chuyên Hà Tĩnh, Chuyên Lê Hồng
Phong… và thật nhiều những ngôi trường
tuyệt vời khác nữa. Hãy trân quý và sống
hết mình những khoảnh khắc còn là sinh
viên, còn là FTUer!

37

KHI NHỮNG “VỆT MÀU”
KỂ CHUYỆN
2

373K
S Ứ C

T R Ẻ

Ngày Ngôn ngữ châu Âu lần 3

Cuộc thi “Marketing Challengers 2013”

Địa điểm: Viện Goethe Hà Nội.

Đơn vị tổ chức: Bussiness Club thuộc Đại học Quốc tế RMIT

Đơn vị tổ chức: Thành viên của Hiệp hội các viện Văn
hóa các nước châu Âu EUNIC gồm: Hội đồng Anh,
viện Goethe, Đại sứ quán Ba Lan, Đại sứ quán I-ta-li-a
và phái đoàn Wallonia-Brussels của Bỉ.

Marketing Challengers 2013 là một cuộc thi có quy mô toàn quốc với tổng
giải thưởng lên đến 65 triệu đồng, dành cho tất cả những bạn sinh viên
đam mê Marketing và mong muốn áp dụng vào thực tiễn. Các bạn sinh
viên muốn dự thi có thể ghép thành một đội từ 4 – 5 người. Các phần thi
hoàn toàn bằng tiếng Anh. Thời gian cuộc thi cụ thể như sau: Vòng 1 (Câu
hỏi trắc nghiệm và thử thách khởi động) diễn ra từ 28/10 – 12/11, vòng 2
(Phân tích tình huống) diễn ra từ ngày 16/11 – 24/11 và vòng 3 (Nộp bài
thực hành và thuyết trình) diễn ra từ ngày 29/11 – 18/12.

Thời gian: 23/11/2013.

Sự kiện này nhằm giới thiệu sự đa dạng trong ngôn
ngữ của các quốc gia, thúc đẩy đa ngôn ngữ và thảo
luận về “Các mô hình đào tạo giáo viên ngoại ngữ”.
Ngày “Ngôn ngữ châu Âu lần thứ 3 ”dành cho các em
nhỏ, những bạn trẻ và các bậc phụ huynh yêu thích
các ngôn ngữ và các nền văn hóa châu Âu. Tại ngày
hội, các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng
Đức, tiếng I-ta-li-a… sẽ được giới thiệu một cách sinh
động thông qua tranh ảnh, posters, sách và các bộ
phim ngắn chắc chắn sẽ hấp dẫn những ai tham dự.

Giải “Nữ hoàng Ngoại thương”
Thời gian: 23/11/2013

Địa điểm: Sân bóng VTC Thành Lâm
Với mục đích tạo sân chơi cho các nữ sinh FTU thể
hiện tình yêu với thể thao và khả năng chơi bóng, cũng
như tạo cơ hội cho các bạn nam chứng tỏ tài huấn
luyện, Câu lạc bộ Thể Thao - FSC tổ chức giải bóng
đá nữ “Nữ hoàng Ngoại thương”. Với nhiều đổi mới
từ hình thức đơn, thể lệ cùng hàng loạt các hoạt động
bên lề thú vị, “Nữ hoàng Ngoại thương 2013” hứa hẹn
sẽ mang đến cho FTUers những giây phút vui vẻ và
trải nghiệm đáng nhớ. Giải đấu sẽ khai mạc và khởi
tranh vào 7h30 ngày 23/11/2013.
Thông tin chi tiết truy cập: https://www.facebook.com/
CLBTheThaoFSC

Cuộc thi “Ứng viên tài năng 2013”
Thời gian: 04/11/2013 - 22/12/2013

Đối tượng: Sinh viên năm 3, năm 4 và Cử nhân tốt
nghiệp năm 2013 khối ngành Kinh tế, Tài chính –
Ngân hàng, Quản trị, Ngoại ngữ tại các trường Đại
học trên địa bàn Hà Nội.
Với mong muốn mang đến cơ hội trải nghiệm quy trình
tuyển dụng thực tế cho sinh viên năm cuối và cử nhân
khối ngành kinh tế trên toàn địa bàn Hà Nội, cuộc thi
“Ứng viên tài năng 2013” đã được CLB Nguồn Nhân
Lực (HRC) - Đại học Ngoại thương phát động. Cuộc
thi là một sân chơi bổ ích, giúp các bạn sinh viên nâng
cao những kiến thức và kĩ năng tuyển dụng thông qua
các vòng thi gay cấn mô phỏng quy trình tuyển dụng
thực tế của các doanh nghiệp lớn hiện nay. Đồng thời,
đây cũng là cơ hội cho các ứng viên tiềm năng được
tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp và ứng tuyển
vào những vị trí tuyển dụng chất lượng cao.
Ngoài ra, “Ứng viên Tài năng 2013” còn mang đến cơ
hội học hỏi tuyệt vời cho các bạn sinh viên thông qua
những hội thảo đồng hành và cuộc thi bên lề bổ ích
với hình thức tương tác độc đáo giữa sinh viên và nhà
tuyển dụng.

Thời gian: 28/10 – 18/12/2013.

Chi tiết liên hệ: http://marketingchallengers.com .
Hotline: 0906.608.148 hoặc 0937.279.090.
S Ứ C

T R Ẻ

3

Chung kết “Duyên Triển lãm “Đồ họa chữ”
gian: 9h 19h từ
dáng Ngoại thương Thờiđiểm: Viện–Goethe ngày 30/11 – 8/12/2013.
Địa
Hà Nội 	
– Beauty and charm Đơn vị tổ chức: New York Type Directors Club (TDC)
Triển lãm trưng bày các tác phẩm đoạt giải trong cuộc
2013”
thi Thiết kế Nghệ thuật Đồ họa Chữ quốc tế TDC 2013
Thời gian: 8/12/2013.

Địa điểm: Sân khấu lớn nhà A.
“Duyên dáng Ngoại thương –
Beauty and Charm” là cuộc thi
được tổ chức hai năm một lần bởi
Hội sinh viên trường Đại học Ngoại
thương. Cuộc thi nhằm tôn vinh vẻ
đẹp trí tuệ, nét duyên dáng, thanh
lịch của sinh viên Ngoại thương
đồng thời xây dựng và quảng bá
hình ảnh tuổi trẻ FTU. Đây là một
sân chơi lành mạnh, bổ ích dành
cho những sinh viên quan tâm.
Bên cạnh việc phát hiện ra gương
mặt xuất sắc nhất cho ngôi vị Miss
Ngoại thương, trước đêm chung
kết còn có rất nhiều những sự kiện
bên lề hấp dẫn: “Hoa khôi năng
động” vào ngày 26/11/2013 tại sảnh
nhà B, “Tôi yêu Ngoại thương” vào
ngày 29/11/2013, “Hoa khôi thương
trường” vào ngày 1/12/2013 tại nhà
D201…

Cuộc thi “Soul of Law 2013: Thương mại quốc tế”
Thời gian: 17/11/2013 - 04/12/2013

Đối tượng: Sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Tiếp nối thành công của “Soul of Law 2012: Sở hữu trí tuệ”, cuộc thi “Soul
of Law 2013” được Câu lạc bộ Nhà tư vấn Luật (LCC) chính thức phát
động với chủ đề: “Thương mại quốc tế”. Đến với cuộc thi, các bạn sinh
viên được tìm hiểu những kiến thức thú vị về luật liên quan đến kinh tế,
thương mại, đặc biệt là CISG (Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế), các phương thức giải quyết tranh
chấp trong thương mại. Đồng thời, các bạn sinh viên cũng được tiếp cận
và rèn luyện kỹ năng tranh tụng trong quá trình tham dự cuộc thi.

bao gồm các ứng dụng đồ họa của chữ và kiểu chữ
được thể hiện trên nhiều loại hình truyền thông khác
nhau như ấn phẩm, bao bì cho đến mẫu logo và tiêu
đề phim ảnh. Các tác phẩm thiết kế trong triển lãm đến
từ nhiều nước trên thế giới.
Triển lãm đồ họa này được coi là sự kiện lớn dành
cho các cá nhân và tổ chức trong ngành quảng cáo,
truyền thông, giáo dục,… hay bất kỳ ai quan tâm, yêu
thích ngành đồ họa chữ, đặc biệt là các nhà thiết kế đồ
họa, chỉ đạo nghệ thuật, chuyên gia truyền thông đa
phương tiện, sinh viên và các doanh nghiệp. Triển lãm
hứa hẹn với nhiều tác phẩm thú vị và có giá trị!

Khóa học chứng khoán cơ bản
Start – Up

Thời gian: 7 buổi học, trong đó gồm 6 buổi học ngày
trong khoảng từ ngày 26/11 đến 12/12 cùng 1 buổi lên
sàn chứng khoán thực tế.
Địa điểm: Phòng A701 Học viện Ngoại Giao – 69 Chùa
Láng, Đống Đa, Hà Nội
Đến với khóa học chứng khoán cơ bản Start - Up
mùa thứ 6 của CLB Chứng khoán SIC, bạn sẽ có cơ
hội tìm hiểu cặn kẽ và tổng quát hơn về thị trường
chứng khoán tưởng như khô khan này. Cùng với sự
tham gia giảng dạy của các giảng viên ưu tú đến từ
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các công ty chứng
khoán cũng như Khoa TCNH ĐH Ngoại thương, lớp
học chứng khoán cơ bản Start - Up đã dần khẳng định
được chỗ đứng, là một lớp học uy tín, đáng tin cậy
cho những bạn trẻ đam mê tìm hiểu về một thị trường
đầy thú vị.
Thông tin chi tiết truy cập: https://www.facebook.com/
startup.sic
Hotline : 0989536762 (Miss. Mai Anh) - 01687210010
(Mr. Tiến).

Khai mạc Liên hoan Âm nhạc
châu Âu
Thời gian: 20h ngày 22/11/2013.

Địa điểm: Nhà hát Tuổi trẻ, 11 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội
Liên hoan Âm nhạc châu Âu diễn ra tại Hà Nội với
các đêm nhạc của các nghệ sĩ đến từ châu Âu cùng
nhiều thể loại nhạc: Pop, Jazz và Classic. Năm nay,
liên hoan có điểm đặc biệt là dự án âm nhạc Diva của
Việt Nam, giới thiệu hai giọng ca opera nổi tiếng Ngọc
Tuyền và Triệu Yên cùng một DJ có tên tuổi khác. Hai
nghệ sĩ này sẽ trình bày các tác phẩm nhạc kịch nổi
tiếng của châu Âu được hòa âm với nhạc điện tử…
Liên hoan hứa hẹn sẽ là một đêm âm nhạc nhiều màu
sắc, làm thỏa mãn những đôi tai yêu âm nhạc!

Minh Phượng – Phan Linh
S Ứ C

T R Ẻ

“

4

Muôn màu Ngoại thương

CHÁYRẺ
“
T

NHỮNG NGƯỜI THẦY

CÙNG NHIỆT

Hình ảnh những người thầy, cô giáo miệt mài, tâm huyết bên bục giảng đã
in đậm trong tiềm thức của mỗi người khi nhắc đến ngày Nhà giáo Việt Nam
20-11. Nhưng, có những thầy, cô không chỉ là nhà giáo – họ là những người
dẫn đầu trong công tác Đoàn trường…
“Qua mỗi chương trình, thầy rất vui mừng khi thấy các em ngày
một trưởng thành hơn”.

Bí thư Đoàn Nguyễn Văn Triệu

Với hơn 10 năm hoạt động - 6 năm giữ
vị trí Phó Bí thư, Bí thư Ban chấp hành
Đoàn trường ĐH Ngoại thương, khi được
hỏi về cơ duyên đến với công tác Đoàn,
thầy chia sẻ: “Thời tuổi trẻ ai cũng thích
những hoạt động sôi nổi, trẻ trung, nhất là
hoạt động có ích cho cộng đồng, xã hội.
Qua đó, bản thân cũng rèn luyện được
nhiều phẩm chất, kĩ năng và kinh nghiệm.
Thầy hoạt động Đoàn ngay từ khi còn là
sinh viên năm nhất, khi trở thành giáo
viên, thầy vẫn luôn gắn bó với hoạt động
của sinh viên cho tới nay”. Ở cương vị thủ
lĩnh, thầy luôn bày tỏ trăn trở trong công
tác Đoàn trường như làm thế nào để có
nhiều sân chơi bổ ích cho hơn 10.000

sinh viên, mà nó phải phù hợp với giới
trẻ nhiệt huyết, năng động, sáng tạo. Hơn
nữa, các hoạt động phải đa dạng, đi đúng
định hướng để xây dựng bản sắc Ngoại
thương. Từ đó, nhiều chương trình phù
hợp với FTUers đã ra đời, không chỉ gây
tiếng vang tại trường mà còn lan tỏa sang
các trường bạn, Thành phố và cả nước.
“Sắc màu Ngoại thương”, nét văn hóa đa
dạng nhưng thống nhất với phẩm chất
“Đoàn kết, trí tuệ, năng động, thanh lịch,
văn minh” cũng chính là chân giá trị mà
thầy mong mỗi FTUer cùng nhau xây
dựng, vun đắp và phát huy trong mái
trường này và trên mỗi chặng đường đời!

“Trên giảng đường là thầy trò, trong hoạt động là anh em”.
Từng giữ chức vụ Chủ tịch Hội sinh
viên ĐH Ngoại thương, Ủy viên Ban
chấp hành Đoàn trường, hiện đang là 1
người trẻ “cầm phấn” đồng thời là một
người gắn mình với các hoạt động phong
trào tại trường, thầy cười khi nói về cái
“duyên” với trường, với hoạt động ngoại
khóa của FTU: “Có lẽ không ai chọn nghề
cho mình”. Là người thầy đứng trên bục
giảng, lại đã từng trực tiếp hoạt động
phong trào thời sinh viên, hơn ai hết, thầy
hiểu rõ những khó khăn của học trò mình
và luôn giúp đỡ, hỗ trợ sinh viên hết sức
có thể. Hè vừa qua, trong đợt tình nguyện

“Mùa hè xanh” lớn nhất từ trước tới nay
của Đoàn trường (23 đội/nhóm, gần 500
sinh viên tham gia, đi tới 18 tỉnh thành),
thầy cũng đã đến thăm 8 đội và có nhiều
kỉ niệm đáng nhớ: “Suốt tháng 7, thầy
không được nghỉ dù chỉ một ngày, từ lúc
đội đầu tiên lên đường cho đến khi đội
cuối cùng trở về an toàn. Với số lượng
sinh viên tham gia lớn như vậy, sức ép
đối với thầy và Đoàn trường quả thực rất
lớn. Thầy rất mừng khi gần 500 sinh viên
đã trở về an toàn, hơn hết, các em đều
trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn”.

Phó bí thư Đoàn
Hoàng Ngọc Thuận
Thầy Nguyễn Ngọc Tân

S Ứ C

T R Ẻ

5

“Bất cứ nguyên tắc nào trong
kinh tế cũng có thể áp dụng
trong Công tác Đoàn”
Là 1 cựu FTUer đã gắn bó với Đoàn
trường từ những năm còn học tập tại
trường (1997) với việc tham gia Đội tuyên
truyền các ca khúc Cách mạng, sau này
trở lại gắn bó với Ngoại thương, thầy
luôn tâm niệm: “Làm cho sinh viên nể và
tôn trọng mình thực khó nhưng làm cho
sinh viên gần gũi với mình thì cực khó”.
Đứng ở vị trí của một người thầy sâu xát
với những hoạt động của sinh viên, thầy
Tân tâm sự: “Để thu hút được Đoàn viên,
thanh niên, cần phải đặt ra câu hỏi: chúng
ta làm được gì cho họ? Đó là quan điểm
hoạt động công tác Đoàn của thầy. Đừng
hỏi các bạn sinh viên làm được gì cho
mình, mà cần hỏi mình đã làm được gì
cho các bạn, để các bạn quan tâm”.

Về vấn đề hiện đang gây xôn xao thời
gian gần đây: đâu là chân giá trị FTU? Có
phải sinh viên FTU đang quá quan tâm
đến “bề nổi”? Thầy cho biết: “Không có
cái gì là “bề nổi” hay “bề chìm”. Khi đặt ra
vấn đề này cũng cần xem xét lại: Thế nào
được gọi là “bề nổi”? Thực chất, chúng
ta cần có những thứ như kiến thức, kĩ
năng hay những thứ mà mọi người vẫn
cho là “phần chìm” của một tảng băng để
có được những hoạt động “bề nổi” sôi nổi
và hấp dẫn”.

“Luôn coi trọng nguyên tắc bình đẳng”
Công tác tại phòng Quản lí đào tạo, thời
gian rảnh rỗi, thầy Nam còn quan tâm,
tham gia các hoạt động của Đoàn thanh
niên và các CLB trong trường (thành
viên ban Vũ đạo CLB Tuyên truyền ca
khúc Cách mạng TCM). Thầy được các
FTUers biết đến như một người anh,
người bạn gần gũi, không chỉ bởi tuổi trẻ
mà còn bởi nhiệt huyết và tình cảm thầy
dành cho sinh viên. Thầy đã cùng sinh
viên tham gia Ngày hội sinh viên FTU
Connect 26/3/2013 và các hoạt động
khác của Đoàn trường.

Lấy nguyên tắc “bình đẳng” với sinh viên
khi tham gia hoạt động ngoại khóa, chính
vì vậy thầy Nam “luôn luôn lắng nghe –
luôn luôn thấu hiểu” các FTUers. Hơn 4
năm gắn bó tại Đại học Ngoại thương,
đặc biệt là trong quá trình làm việc và tiếp
xúc với sinh viên, thầy luôn quan niệm
cần phải “hiểu các bạn sinh viên nghĩ
gì, làm gì và có trách nhiệm với tập thể”.
“Khiêm tốn, không ngừng học hỏi và
cầu thị” là lời khuyên thầy dành cho các
FTUers.

Thầy Mai Tuấn Nam

Thầy Nguyễn Quang Huy
“Hoạt động Đoàn
cũng là một sở thích”
Từng tham gia hoạt động Đoàn từ những
năm tháng còn là sinh viên, cho rằng đó
là “niềm vui, sở thích” của mình, thầy
Nguyễn Quang Huy đã gắn bó với công
tác Đoàn trường và các FTUers về mảng
Văn hóa – Thể thao nhiều năm nay. Là
người nghiêm khắc trong khi giảng dạy
nhưng cũng vô cùng cởi mở, trẻ trung
trong các hoạt động ngoại khóa, thầy
luôn nhận được sự yêu quý đặc biệt của
các bạn sinh viên. Thầy cũng là người đã
dẫn dắt, cố vấn cho đội tuyển thể thao
VUG FTU tham gia thi đấu và lọt vào
vòng chung kết Giải Thể thao sinh viên
Việt Nam 2013. Thầy Huy tâm sự: “đó
là khoảng thời gian mà nghị lực của đội
bóng rổ nam, quyết tâm của đội nhảy lớn
hơn bao giờ hết”.
Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực thể
thao, thầy còn gắn bó với FTUers qua các
hoạt động tình nguyện của Đoàn trường.
Đồng hành cùng các CLB đi tình nguyện
dài ngày, thầy Huy kể lại: “nhớ nhất
những ngày thầy trò dậy từ 5 giờ sáng,
cùng tập thể dục, tập nhảy và ăn buffet
mì. Đó là những kỉ niệm thầy không thể
nào quên”.
Không chỉ cầm phấn đứng trên bục giảng
hay gắn bó với sinh viên qua các công
tác chính trị, đào tạo, những người thầy
ấy đã luôn gắn mình với những hoạt
động sôi nổi ngoại giảng đường của sinh
viên, không chỉ là thầy mà còn là anh,
là bạn – những người thầy gắn bó với
công tác Đoàn!

Quỳnh Anh – Thu Huyền
6

Muôn màu Ngoại thương
S Ứ C

T R Ẻ

Kết thúc một mùa thi
vấn đáp, các diễn đàn
mạng xã hội lại tràn
ngập những chia sẻ với
vô vàn “cung bậc cảm
xúc” của các bạn sinh
viên. Vì đâu thi vấn đáp
lại trở thành một đề tài
tranh luận sôi nổi như
vậy? Đó có phải là nỗi
ám ảnh thường trực của
tất cả các FTUer?

TRĂM SỰ

?

thiVẤN

Toàn cảnh thi vấn đáp

Thi vấn đáp (VĐ) được hiểu đơn giản là
hình thức thi mà giám khảo đặt câu hỏi và
thí sinh trực tiếp trả lời. Từ khoảng K30
trở về trước, thi vấn đáp được áp dụng
cho tất cả các bộ môn ở Ngoại thương.
Tuy nhiên hiện nay số lượng môn phải thi
VĐ đã được giảm đi đáng kể. Trong suốt
4 năm học, mỗi sinh viên thường phải trải
qua 2 đến 3 môn áp dụng hình thức thi
này. Có thể kể đến một số môn thi VĐ nổi
bật tại trường như Giao dịch thương mại
quốc tế, Marketing, Logistics và Vận tải
quốc tế hay Bảo hiểm trong kinh doanh...
Thi VĐ được đánh giá là một hình thức
thi hiệu quả vì phản ánh trực tiếp và đúng
nhất về năng lực cũng như bản chất việc
học của một sinh viên. Không chỉ giúp thầy
cô có thể linh động kiểm tra được toàn
bộ kiến thức của người thi mà phương
pháp này còn góp phần đẩy lùi tình trạng
học tủ, học lệch, học không hiểu bản chất
hoặc thiếu sự liên hệ với thực tiễn. Không
giống như thi tự luận hay trắc nghiệm,
sinh viên khó có thể vượt qua kì thi dễ
dàng mà không học cẩn thận hay chỉ dựa
vào sự may mắn, lại càng không thể gian
lận trong kì thi với bất kì một hình thức
nào mà không bị phát hiện. Nhờ thi VĐ,
kiến thức sẽ được nắm bắt hiệu quả hơn,
bởi sinh viên không có những đáp án
“bày sẵn” để khoanh/tích mà buộc phải
thể hiện kiến thức và sau đó lí giải tỉ mỉ
về chúng. Hơn nữa, đây được coi là một
cơ hội cọ xát để sinh viên rèn bản lĩnh
trình bày quan điểm của mình trước đám
đông cũng như luyện tập cho những cuộc
phỏng vấn xin việc sau này.

ỞFT

Nỗi ám ảnh “ghế nóng”

Nhiều năm trở lại đây, VĐ vẫn được cho
là hình thức thi khó nhất với các bạn sinh
viên Ngoại thương. Do bao trùm toàn bộ
chương trình học kể từ những tiểu tiết
nhỏ nhất nên thậm chí nếu chỉ đặt mục
tiêu qua môn ở mức độ trung bình, lượng
kiến thức ôn thi đã khá nhiều. Còn với
những ai đặt mục tiêu cao hơn, họ không
những phải đầu tư đồng bộ vào kiến thức
được học mà còn cần nghiên cứu theo
chiều sâu và biết phân tích các trường
hợp trong thực tiễn. Tóm lại, không thể
“điền” vào lỗ hổng kiến thức thi VĐ bằng
những cụm từ thông dụng như “học mơ
màng”, “random” hay “chém gió”.

Thêm một yếu tố khiến sinh viên “sợ”
thi VĐ đó là áp lực tâm lý của bản thân.
Ngay từ những buổi học đầu tiên, hầu hết
sinh viên đã tiếp nhận môn học có thi VĐ
với tâm trạng nặng nề và luôn bị bó buộc
trong một nỗi lo sợ vô hình bởi lời kể của
những người học trước. Càng đến gần
ngày thi, dù đã nắm bắt được phần nào
bài học, các bạn vẫn cảm thấy phần kiến
thức chưa học mở rộng hơn do có quá
nhiều vấn đề mới phát sinh. Thêm vào
đó, bộ môn ấy cũng chỉ là một trong số
các môn phải ôn tập trong cùng đợt thi
nên không thể tránh được việc gia tăng
áp lực tâm lí do nhiều kiến thức chồng
chéo. Ngồi trước phòng thi đợi đến lượt
mình, mỗi bạn lại có một tâm trạng khác
nhau nhưng nhìn chung, “nhiệt kế đo độ
hồi hộp” của mỗi người đều diễn biến
theo chiều tăng lên không ngừng nghỉ.
Đỉnh điểm của sự căng thẳng là khi sinh
viên chính thức nhận được câu hỏi của
mình. Ngồi trên “ghế nóng” của phòng
S Ứ C

T R Ẻ

7

...
...

ĐÁP

TU

thi VĐ, đối mặt trực tiếp với các thầy cô,
một sinh viên dù đã học hành cẩn thận và
mang theo sự tự tin lớn, tinh thần cũng
vẫn bị hao hụt đi vài phần. Cô Trần Hồng
Ngân - Giảng viên bộ môn Giao dịch
thương mại quốc tế chia sẻ: “Từng có
trường hợp thí sinh vừa bước vào phòng
thi, chưa kịp trả lời đã ngồi khóc rưng rức,
khóc một cách “ngon lành” khiến thầy cô
lúc ấy cũng cảm thấy sợ thay cho sinh
viên”. Với những áp lực như trên, hy vọng
về điểm số của một bộ phận sinh viên đã
“giảm dần đều” theo quá trình học đến lúc
kết thúc bài thi cuối kỳ.

Sự “thật” của chữ “ẢO”

Hầu hết FTUers đã trải qua thi VĐ đều
khẳng định điểm thi của những môn này
không cao bằng môn thi tự luận hoặc trắc
nghiệm. Có không ít người đã đổ trách
nhiệm cho kết quả không mong muốn
đó lên một chữ “ảo”. Với sinh viên, chữ
“ảo” ấy là tập hợp của hàng loạt các lí
do khách quan như câu hỏi khó, bị hỏi
vào tiểu tiết, bị hỏi nhiều và đôi khi là tâm
trạng khi chấm điểm của các thầy cô...
Trên thực tế, sinh viên đã áp đặt quá
nhiều định kiến chủ quan lên hình thức thi
này dù biết rất rõ lỗ hổng kiến thức và tâm
lí phòng thi mới thực sự là nguyên nhân
chính của kết quả học tập.
Có một thực trạng đáng buồn là phần lớn
sinh viên gặp vấn đề về phương pháp
học cũng như việc cân bằng quỹ thời
gian của mình. Đặc biệt, trong hoàn cảnh
hiện nay, khi mà các hoạt động phong
trào ngày càng nở rộ ở Ngoại thương,
việc “để kênh” giữa chuyện học và chơi
là tình trạng dễ nhận thấy ở không ít bạn

trẻ. Hơn nữa, việc thiếu chủ động trong
học tập và nghiên cứu của nhiều sinh
viên dẫn đến kết quả chưa cao còn được
thể hiện rõ ở tất cả các môn không riêng
gì VĐ.
Một câu hỏi có phần “nhạy cảm” được
đặt ra sau mỗi mùa thi: “có thật SV đã bị
thầy cô làm khó?”. Có những bạn bày tỏ
rằng nhiều khi câu hỏi phụ còn khó hơn
câu hỏi chính và thầy cô thường nắm bắt
điểm yếu của sinh viên để xoáy sâu vào.
Đây là những ý kiến bất hợp lý. Thứ nhất,
nếu bạn có ý thức học tập tốt, tự tin với
việc học của mình thì khoảng cách khó
dễ giữa các câu hỏi không bao giờ là
quá lớn. Thứ hai, nhà trường và bộ môn
không có một quy định cụ thể nào cho
rằng câu hỏi phụ là câu hỏi gỡ điểm và
bắt buộc phải dễ hơn câu hỏi chính. Các
câu hỏi đó chỉ nhằm mục đích đánh giá
độ nông - sâu hoặc là những “lời gợi ý
ngầm” để giúp sinh viên có thể tìm ra đáp
án của câu hỏi chính. Tất cả tiêu chí cho
điểm đều phụ thuộc vào kiến thức và bản
lĩnh của chính người học. Tư tưởng trên
vì thế không nên bị hiểu lầm thêm nữa.

Kết

Thực tế, thi VĐ ở Ngoại thương mới chỉ
“phủ sóng” ở một số ít bộ môn và không
thể trở thành nỗi ám ảnh lâu dài của
người học. Tuy nhiên, điều quan trọng là
dù phải đối mặt hình thức nào, các FTUer
cũng cần xác định một thái độ, phương
pháp học tập nghiêm túc, đồng thời luôn
giữ cho mình một tâm lí thoải mái để tự tin
ngồi trên “ghế nóng” mỗi mùa thi.

Ngân Hà - Bảo Bống

Thầy Khương Duy
“Các em lựa chọn một ngôi
trường chỉ vì ở đó có cái gọi là
"môi trường năng động" mà
không hiểu rằng chấp nhận vào
FTU là phải trải qua các môn về
thương mại quốc tế nói chung và
các môn nghiệp vụ nói riêng”...
8

Muôn màu Ngoại thương
S Ứ C

T R Ẻ

Sự tiến bộ của
khoa học công
nghệ và sự lan
truyền như
vũ bão của
thông tin đã khiến
cho mạng xã hội
trở nên quen
thuộc, không chỉ
với giới trẻ mà cả
những bậc “lớn
tuổi”. Trong tâm
thức người Việt, thầy cô
thường gắn liền với giáo
án, với giảng đường. Tuy
nhiên, thầy cô Ngoại
Thương ngày nay ngoài
bảng đen phấn trắng còn
được sinh viên biết đến là
những “hot facebooker”.

THẦY CÔ HOT

CỦA NGOẠI THƯƠNG

3. Thầy Trần Đắc Lộc

1. Cô Nguyễn Hoàng Ánh

2. Thầy Hoàng Anh Duy

Cô Nguyễn Hoàng Ánh được coi là một
trong những cô giáo “hot” nhất trên facebook với gần 7000 người theo dõi. Có
lẽ, hiếm có thầy cô giáo nào “chăm chỉ”
cập nhật các trạng thái (status) trên facebook như cô Ánh. Đôi khi, đó là lời chia
sẻ về một vấn đề trong cuộc sống, khi là
một tình huống dở khóc dở cười trong
quá trình giảng dạy và làm việc với sinh
viên, cũng có khi là một lời kêu gọi mọi
người cùng góp sức chia sẻ gánh nặng
với những mảnh đời kém may mắn…
Đọng lại trong mỗi dòng trạng thái ấy là
một tấm lòng nhà giáo trăn trở với đời, với
nghề. Thế nhưng cô Nguyễn Hoàng Ánh
cũng không kém phần trẻ trung và yêu
đời. Không khó để nhìn thấy những tấm
ảnh “xì tin”, những lần “check in” cùng
bạn bè, người thân. Là một giáo viên có
tâm hồn trẻ trung và cách suy nghĩ khá
thoáng nhưng cũng không kém phần sâu
sắc, những dòng chia sẻ với ngôn ngữ
gần gũi của cô nhận được rất nhiều lượt
“thích” và “bình luận”.

Các bạn sinh viên Ngoại Thương chắc
hẳn không còn xa lạ với thầy giáo chuyên
ngành Quản trị kinh doanh quốc tế điển
trai và tài năng mà học trò vẫn hay gọi là
“hot teacher”. Không chỉ là một thầy giáo,
thầy Hoàng Anh Duy còn được biết đến
là một người dẫn chương trình đã từng
đạt giải Én vàng trong cuộc thi “Người
dẫn chương trình truyền hình 2009”. Hiện
nay, thầy đang đảm nhiệm MC của nhiều
chương trình như “Thần đồng đất Việt”,
“Rung chuông vàng”….

Ngoài ra, cô Hoàng Ánh còn rất “chăm”
tranh luận với các bạn trẻ. Kéo xuống
phần bình luận, ta có thể đọc được những
dòng trao đổi, bình phẩm giữa cô và trò,
thoải mái như những người bạn.

“Hotboy phòng Quản lí đào tạo” là biệt danh dễ thương mà FTUers đặt cho thầy Lộc.
Ghé thăm facebook của thầy, ta lại thấy rộn ràng những bài đăng của sinh viên thắc
mắc về vấn đề học phần, tín chỉ, bằng tốt nghiệp…Thầy Lộc thường xuyên check
facebook, vì thế có thể giải đáp những thắc mắc một cách nhanh chóng. Mỗi khi có
lịch đăng kí học phần tín chỉ, lịch đăng kí bổ sung chuyên ngành 2 hay lịch phát bằng
tốt nghiệp,… bên cạnh việc thông báo tới sinh viên bằng văn bản hay thông qua lớp
trưởng, thầy còn đăng tải thông tin kèm hướng dẫn tỉ mỉ lên trang cá nhân của mình để
các bạn sinh viên nhận được thuận tiện hơn trong việc cập nhật và làm theo.
Dù phần lớn những hoạt động trên facebook liên quan đến công việc, thầy vẫn dành
chút ít thời gian cho việc chiêm nghiệm, chia sẻ cảm xúc của mình. Đọc những dòng
trạng thái của thầy, ta tìm thấy được khoảng lặng của cuộc sống, khi thấy đồng cảm,
khi được truyền một thông điệp ý nghĩa…

Cũng giống với cô Nguyễn Hoàng Ánh,
thầy Hoàng Anh Duy cập nhật trạng thái
trên facebook khá đều đặn. Dạo một vòng
trên trang cá nhân của thầy, ta bắt gặp
những bức ảnh vô cùng “xì tin” nhưng
cũng rất sành điệu mà thầy đăng tải, ghi
lại từng khoảnh khắc đáng nhớ. Thầy
Duy rất gần gũi, cởi mở với sinh viên. Dù
bận rộn nhưng thầy vẫn dành thời gian
trả lời sinh viên hay đơn giản là cảm ơn
những lời chúc mừng mà các bạn trẻ
dành tặng cho thầy. Lan (K51 –FTU) chia
sẻ: “Theo dõi facebook của thầy, mình
càng thêm ngưỡng mộ về một thầy giáo
đa tài nhưng vẫn rất tận tâm với nghề và
hết lòng vì học trò.”

Kết

Theo dõi thầy cô FTU trên facebook, sinh
viên không chỉ học được kiến thức mà
quan trọng hơn, đó còn là bài học làm
người qua những dòng chia sẻ. Dường
như, trên facebook, khoảng cách giữa
thầy và trò được thu hẹp lại, tuy gần gũi
nhưng vẫn rất đúng mực. Hẳn là FTUers
vô cùng tự hào bởi những thầy cô giáo
tâm lý và gắn bó với sinh viên như vậy.

Hà Muối
S Ứ C

T R Ẻ

9

BỤI PHẤN

Một ngày 20/11 nữa lại đến gần. Đây không chỉ là một dịp đặc biêt để tôn vinh
công việc của những con người “chèo lái con đò tri thức” mà còn là cơ hội để các
thế hệ học trò bày tỏ tấm lòng tri ân của mình tới những người thầy đáng kính.
Nhân dịp lễ ý nghĩa này, hãy cùng lắng nghe những sinh viên FTU chia sẻ gì về
những thầy cô đã theo họ suốt những năm tháng trên giảng đường đại học các
bạn nhé!

Thầy cô và những “trang
giáo án” giảng đường
Có thể nói trường đại học là một môi
trường đầy những trải nghiệm mới mẻ
và thú vị: trường mới, bạn mới, cách
sinh hoạt mới và thầy cô cũng mới. Ở
FTU, hiếm khi sinh viên chúng mình còn
bắt gặp hình ảnh “khi thầy viết bảng bụi
phấn rơi rơi” năm nào, những người
giảng viên giờ đây hầu hết đều mang
theo mình hình ảnh mới hiện đại hơn
và trẻ trung hơn. Người dạy và người
học vẫn được kết nối với nhau qua cây
cầu tri thức, song những “trang giáo án”
trên giảng đường không chỉ là kiến thức
trong sách vở mà còn mang đậm màu
sắc cuộc sống được minh họa bằng
những câu chuyện sinh động và hấp dẫn
từ chính trải nghiệm của thầy cô. “Những
kiến thức gần gũi và thiết thực trong đời
sống đã khiến cho bài giảng trở nên “cởi
mở” hơn và khiến mình cảm thấy đang
được học cách xây dựng cuộc sống
bằng chính khả năng của mình” - Lan
Phương (K52, Anh19, KTĐN) chia sẻ.
Với các FTUers, thế hệ thầy cô là những
tấm gương chủ động, sáng tạo trong
học tập và công việc, điều này đã tạo
nên những ảnh hưởng tích cực thúc
đẩy các bạn sinh viên phấn đấu và nỗ
lực thật nhiều. Với mục tiêu phát huy
tính tự lập, chủ động của sinh viên, lời
giảng của các thầy cô chỉ đóng vai trò
thứ yếu, sinh viên buộc phải đầu tư thời

gian để tự học và tham khảo nhiều nguồn
tài liệu bên ngoài. Ban đầu, đó sẽ là một
khó khăn lớn với nhiều bạn song phương
pháp này lại mang đến hiệu quả học tập
cao. Thêm vào đó, sự “năng động” trong
các hoạt động kinh tế, xã hội ngoài giảng
đường của thầy cô cũng là một thành
tích đáng khâm phục với các bạn trẻ
trong nhà trường. Từ đó, sinh viên Ngoại
thương học cách để “biến hóa” linh hoạt
những điều đã học và tự tin làm chủ kiến
thức của mình. Đó chính là ý nghĩa trọn
vẹn của chữ “học” tại đại học mà cô thầy
muốn truyền đạt, gửi gắm tới mỗi bạn
sinh viên.

Đo đếm khoảng cách
thầy... và... trò
Những năm trở lại đây, ngày càng có
nhiều người lo ngại về sự “mai một” của
tình cảm thầy – trò, về mối quan hệ giữa
người dạy – người học nơi giảng đường.
Với giảng viên đại học, thời gian giảng
dạy mỗi bộ môn đều diễn ra chớp nhoáng,
đôi khi chưa bớt lạ với lớp, chưa kịp thân
quen với sinh viên thì đã kết thúc môn
học. Không thể phủ nhận rằng có không
ít sinh viên học đến quá nửa chương trình
vẫn chưa hề biết tên thầy cô giáo. Song
thực trạng đáng buồn của một bộ phận
bạn trẻ ấy không thể làm “biến dạng” toàn
bộ ý nghĩa của tình cảm thầy trò dù cho
sinh viên đại học ít có cơ hội được tiếp
xúc với thầy cô. “Một chữ là thầy, nửa chữ

cũng là thầy”, sinh viên FTU luôn hướng
tới thầy cô với lòng kính trọng sâu sắc.
Khác với các thầy cô ở cấp ba gắn bó và
chăm sóc như những người cha, người
mẹ, các thầy cô ở đại học lại giống như
những người bạn, người anh chị gần gũi
vừa truyền đạt kiến thức vừa chia sẻ về
cuộc sống với sinh viên.
Ngọc Anh (A4, K50, TMQT) chia sẻ:
“Mình rất ấn tượng với phong cách của
thầy Trí dạy mình bộ môn Tiếng Anh
chuyên ngành. Vượt qua giới hạn những
kiến thức của sách vở, thầy truyền cho
mình niềm cảm hứng về ngôn ngữ và
những bài học cuộc sống ý nghĩa”.
Khoảng cách của thầy - trò nơi giảng
đường vì thế được kéo gần lại thông qua
những giờ học trên lớp, qua hoạt động
nghiên cứu khoa học, làm khóa luận hay
những hoạt động xã hội. Chính điều đó
sẽ giúp các bạn trẻ sớm nhìn nhận ra
mục tiêu bản thân và hoạch định chặng
đường phía trước một cách rõ ràng nhất.

Tạm kết
Dù môi trường học tập có trở nên thay đổi
thì một điều chắc chắn rằng tâm huyết và
sự gắn bó của thầy cô với người học vẫn
luôn hiện hữu trong lòng học trò bao thế
hệ, mãi “vấn vương” như chính những
“hạt bụi phấn trên tóc thầy” trong lời bài
hát ngày xưa.

Ngân Hà – Lưu Giang
10

Muôn màu Ngoại thương
S Ứ C

T R Ẻ

C

ó người đến với nghề giáo viên bởi sự tình cờ, cũng có người dốc hết sức
mình cho cái nghiệp này vì hai chữ “yêu nghề”…Dù thế nào đi chăng
nữa, khi đã đứng trên bục giảng là họ đã có “duyên” với con chữ. Nhân ngày
Nhà giáo Việt Nam 20/11, Sức trẻ 40 sẽ đem đến những câu chuyện thú vị về
con đường đến với nghiệp “đứng lớp” của các thầy cô giáo trường ĐH Ngoại
Thương.

“Tôi không chọn nghề,
nghề chọn tôi”
Cái duyên với con chữ của thầy Trần
Huy Quang (Khoa Lý luận Chính trị) vô
cùng tình cờ. Thầy Quang vốn là học sinh
chuyên Toán, tuy nhiên cũng như phần
lớn các học sinh ban A khác, thầy gặp
khó khăn trong việc học môn Hóa. Ấp ủ
ước mơ thi vào trường An ninh nhưng bị
đánh trượt vì “không đủ chiều cao”, thầy
đành chuyển sang thi khối C (Văn - Sử Địa) của khoa Văn trường ĐH Sư phạm
và trường ĐH Xã hội và Nhân văn. Thế
nhưng, cái duyên đã đưa thầy đến với
môn Triết khi thầy không đủ điểm vào
khoa mình đăng kí và được chuyển vào
khoa Lý luận chính trị của trường. “Thời
ấy, tôi đi thi ĐH với tâm lý rất thoải mái
thế nên khi biết mình đỗ ĐH, dù không
phải là khoa mình mong muốn nhưng tôi
vẫn nhập học. Ban đầu tôi cũng có ý định
đi học ĐH, rồi cố gắng ôn khối A để thi
lại, nhưng sau một thời gian học tập môn
Triết học, tôi bắt đầu cảm thấy thích và

đam mê nó”. Đối với một học sinh ban
A, nhất là học sinh chuyên Toán, việc
học một môn xã hội là vô cùng khó khăn,
nhưng một phần vì đam mê với môn Văn
mà thầy vẫn tiếp tục con đường đã chọn.
“Thực ra rất nhiều người hỏi tôi có cảm
thấy phí khoảng thời gian học chuyên
Toán hay không. Theo tôi thấy thì khi
mình đã học những môn khoa học tự
nhiên thì khi bắt tay vào những môn khoa
học xã hội, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho tư
duy, rõ ràng mạch lạc và logic”.
Khi được hỏi tại sao thầy lại lựa chọn trở
thành một giảng viên, thầy Quang chia
sẻ: “Thực ra ngay từ ban đầu tôi cũng
không định hướng mình sẽ làm gì. Tôi đã
gửi đơn xin việc ở rất nhiều nơi và may
mắn được trường ĐH Ngoại Thương
nhận. Nghề giáo đến với tôi như một cái
duyên. Thời gian đầu, tôi cũng vô cùng
ngại khi phải đứng trước rất đông sinh
viên giảng bài vì bản tính cũng nhút nhát,
sau cũng quen dần. Càng ngày tôi càng
thấy thích và đam mê môn Triết học, hơn
nữa khi làm giảng viên, tôi vẫn có cơ hội
để nghiên cứu khoa học”.
S Ứ C

“Cô cảm thấy trẻ hơn khi
được gần gũi với sinh viên”
Mới ra trường và bắt đầu giảng dạy từ
năm 2005, là một cựu FTUer, cô Phạm
Thu Giang là một trong những giảng viên
có tuổi đời khá trẻ của khoa Tiếng Anh
chuyên ngành. Cũng chính vì vậy, khó
khăn là điều không thể tránh, tuy nhiên,
cô Giang lại nói về công việc của mình
một cách hào hứng: “Cô chưa bao giờ
coi việc mình trẻ là một khó khăn đối với
công việc, ngược lại cô nghĩ đó là một
lợi thế. Chính bởi mình còn trẻ, tuổi của
mình cũng khá gần với các bạn sinh viên,
hơn nữa cùng trưởng thành trong môi
trường ĐH Ngoại thương, mình có thể
hiểu được những tâm tư, những suy nghĩ
của các bạn sinh viên. Khoảng cách giữa
cô và trò cũng vì thế mà trở nên gần hơn.
Khó khăn duy nhất lúc mới vào nghề là
cô vốn không phải theo đuổi ngành sư
phạm, vì vậy những kĩ năng để truyền
đạt bài giảng cũng chưa nhiều, nhưng
sau một thời gian, đó không còn là vấn
đề, một phần vì các bạn sinh viên Ngoại
thương có vốn Tiếng Anh căn bản khá
vững, ngay cả các bạn thi ban A”.
Chia sẻ về cái duyên đến với nghề giáo
viên, cô nói: “Thực ra mẹ cô trước đây
cũng là giáo viên. Sau khi ra trường, theo
mong muốn và lời động viên của mẹ, cô
cũng xin vào trường làm giáo viên. Không
ngờ lại có thể gắn bó với công việc và
ngôi trường này như vậy. Chưa bao giờ
cô cảm thấy hối hận khi chọn con đường

này, bởi khi mình đi dạy, mình được gần
gũi với sinh viên hơn. Sinh viên Ngoại
thương rất nhiệt huyết và năng động, và
cô cũng cảm thấy mình trẻ ra và tràn đầy
năng lượng khi gặp gỡ các em”.

“Nghề giáo viên hợp với
tính cách của cô”
Cũng là một cựu sinh viên ĐH Ngoại
Thương, sau khi du học trở về từ Anh
quốc, cô Đào Minh Anh (Khoa Quản trị
kinh doanh) bén duyên với nghề giáo viên
từ đó. Khi còn là sinh viên và trong suốt
quãng thời gian đi du học, cô đã từng làm
gia sư. Vì vậy, với kĩ năng sư phạm vốn
có, cô Minh Anh khá thuận lợi trong việc
“đứng lớp”. Cô nói về lí do mình chọn
nghề giáo viên thay vì trở thành nhà kinh
tế một cách rất chân thành: “Cô cảm thấy
làm giáo viên là công việc ổn định, cô có
thể dành nhiều thời gian cho gia đình.
Hơn nữa, có lẽ nghề giáo viên rất hợp với
tính cách của cô. Cô thích một cuộc sống
yên bình, không xô bồ. Nếu như ra ngoài
làm việc, em sẽ phải bon chen để đạt
được những gì mình muốn. Tuy nhiên, sự
gắn bó và yêu nghề mới là điều giữ cô ở
lại với ngôi trường này. Trở thành giáo
viên, cái mất đi thì ít mà nhận lại được
rất nhiều. Chỉ nói đơn giản, vì muốn
truyền đạt kiến thức cho sinh viên một
cách chính xác và sâu nhất, cô phải đọc
sách rất nhiều. Điều này khiến cho kiến
thức chuyên môn của cô được mở rộng
và vững vàng hơn. Đồng thời sau khi đi

T R Ẻ

11

du học về, mình có nhiều trải nghiệm
thực tế hơn để giảng bài cho các em”.
Đối với cô Minh Anh, việc quay lại ngôi
trường mình đã gắn bó suốt thời sinh viên
trong vai trò một giảng viên hết sức thú
vị. “Ở đây, cô được làm việc với các thầy
cô giáo trước kia đã dạy mình. Cô luôn
cảm thấy ngoài quan hệ đồng nghiệp
ra, mình luôn có một sự kính trọng nhất
định dành cho các thầy cô, bởi thầy cô là
những người đã giúp đỡ mình rất nhiều
trong học tập trước kia và trong công việc
hiện tại”.

Tạm kết

Ngày còn học cấp ba, thầy cô và học trò
dường như gần gũi hơn vì ngày ngày
gặp nhau trên lớp học. Lên đến ĐH, mỗi
môn học chỉ gói gọn vẻn vẹn trong vài
chục tiết, may mắn lắm mới gặp lại giảng
viên cũ trong môn học sau. Và lại, giảng
đường lúc nào cũng đông nghịt với hơn
trăm sinh viên, việc thầy cô không thể
nhớ hết sinh viên mình là điều khó tránh
khỏi. Phải chăng vì thế mà khoảng cách
giữa thầy cô giáo và sinh viên cứ thưa
dần? Hi vọng qua những lời tâm sự mộc
mạc trên, FTUers thêm hiểu và thêm yêu
các thầy cô giáo của mình bởi họ đã dốc
hết sức truyền đạt lại kiến thức cho thế hệ
sau. Biết đâu sau này, khi có cơ hội đứng
trên bục giảng, mình cũng được các sinh
viên yêu mến và cảm phục như vậy.

Vy Vy – Phương Anh
12

Tôi đi làm
S Ứ C

T R Ẻ

Model

Câu chuyện 		
của

“HOT
TEEN”

Teen model – cái mác mà
mỗi lần nhắc đến là nhiều
người trong số chúng ta
đều nghĩ tới những bạn
trẻ sở hữu ngoại hình
“chuẩn”, gout thời trang
đầy phong cách hay bước
chân chuyên nghiệp
trên sàn catwalk. Công
việc của những người bị
“cộp mác” hot girl, hot
boy phía sau ánh đèn
sân khấu sang trọng hay
những bộ cánh rực rỡ
sắc màu thực chất là gì?
Liệu nó có đơn giản như
người ta vẫn nghĩ?

Một cái mác chưa khi nào
nguôi “nhiệt”

Với sự phát triển không ngừng của công
nghiệp thời trang, tuy không quá mới mẻ
nhưng những năm gần đây, “người mẫu
teen” vẫn là công việc được đông đảo các
bạn học sinh, sinh viên quan tâm. Vốn
được nhiều người mặc định là “sân chơi”
của một bộ phận “trai xinh gái đẹp”, nghề
này vì thế càng thu hút được sự chú ý
của giới trẻ. Không ít những cái tên “đình
đám” trong giới hot teen ngày nay như
Sam, Kelly, Midu, Chan Than San, Thiên
Minh, Kelbin… đã trưởng thành từ bước
đệm đầu tiên là một teen model. Công
việc của các người mẫu teen thường bắt
đầu bằng những “shoot” chụp ảnh mẫu
thời trang trên các trang báo, quảng cáo
mỹ phẩm, điện thoại, nước giải khát… Để
có thể tạo ra một sản phẩm ưng ý không
hề dễ dàng, nhất là đối với những bạn trẻ
mới vào “nghề”. Bên cạnh sự phối hợp ăn
ý của toàn bộ ekip thì sự nỗ lực của chính
những teen model vô cùng quan trọng.

Teen model và những cái
“được” không hề nhỏ
Với những ai có ước mơ trở thành một
model chuyên nghiệp hay say mê với việc
tạo dáng trước ống hình thì teen model là
một sự lựa chọn bạn không thể bỏ qua.
Bạn sẽ được thử sức trong
S Ứ C
một môi trường năng động của giới teen,
đúng sở thích cũng như có cơ hội làm
việc với một ekip chuyên nghiệp, giúp
phát triển kĩ năng giao tiếp, teamwork…
và tất nhiên là làm nên những bộ ảnh
“cực chất” cho mình. Không những vậy,
làm người mẫu còn là một trong số ít
những công việc part-time đem lại nguồn
thu nhập khá cao cho các bạn sinh viên.
Thông thường, mỗi buổi chụp hình có
thể đem lại khoản thù lao vài trăm ngàn.
Thậm chí với những hot teen, con số này
có thể lên tới cả triệu đồng. Dương Thu
Hà (ĐH Lao động xã hội), một teen model
đã quen thuộc với rất nhiều bạn trẻ với
nick name Hà Mốc tâm sự: “Thu nhập từ
công việc này giúp mình có thể tự trang
trải cuộc sống hàng ngày cũng như phụ
gia đình một phần trong khoản tiền đóng
học phí hàng kì”.
Thêm một “điểm cộng” dành cho công
việc này là những mối quan hệ của bạn sẽ
được mở rộng đáng kể. Bạn sẽ có cơ hội
làm quen với những bậc “tiền bối” trong
nghề, những người bạn “đồng nghiệp” và
rất có thể là sẽ sở hữu một lượng “fan”
không nhỏ chút nào. Đây chính là những
điều kiện giúp ích rất nhiều cho bạn sau
này. Đến với “nghề” dường như chỉ là một
cái duyên sau khi “bất ngờ nhận được lời
mời diễn bộ sưu tập thời trang dạ hội của
UNESCO” nhưng Trịnh Thị Kim Anh (K51
– Tài chính quốc tế) - gương mặt nổi bật
trong “Top 10 nữ sinh sông Hồng” nhận
ra rằng: “Tham gia vào lĩnh vực người
mẫu thời trang, ngoài việc bạn học được
cách đi đứng chuẩn, đẹp, gợi cảm, cách
biểu cảm bằng ánh mắt, gương mặt, hình
thể, bạn còn có thể mở rộng mối quan
hệ, tăng khả năng giao tiếp, phát triển các
kỹ năng mềm và nâng cao sự tự tin cho
bản thân.”
Đặc biệt, với những chuyến biểu diễn
ở xa, bạn sẽ có những trải nghiệm thú
vị. Với những khán giả theo dõi cuộc thi
“Hoa hậu Việt Nam qua ảnh 2012” đến
vòng chung kết hẳn đã không còn xa lạ
với cái tên Thanh Vân (K50 – Kinh tế đối
ngoại). Cô hào hứng kể lại: “Đó là lần
diễn ở Hải Dương, mình phải đi từ sớm
và chờ đến tận tối mới được diễn. Xong
việc, tất cả người mẫu được mời ở lại ăn
cơm cùng ban tổ chức. Họ chuẩn bị rất
nhiều mâm cỗ giống như một đám hỏi,
khiến bọn mình ai cũng xúc động vì sự
nhiệt tình, chu đáo và lòng hiếu khách
của người dân nơi đây”. Hay với Thu
Hà: “Mình cảm thấy tâm đắc nhất với bộ
ảnh chụp đồ dân tộc miền núi được thực
hiện ở quê hương mình. Trong suốt quá
trình thực hiện, mình và ekip đã khá vất
vả trong việc chọn trang phục, địa điểm...
Nhưng khi đến những bản làng, đồi chè,

rừng núi để chụp, mình và ekip đã nhận
được sự hỗ trợ, giúp đỡ và yêu mến của
người dân sống xung quanh.” .

Nhưng không hề “nhàn hạ”
Nhiều người cho rằng chỉ cần với một
khuôn mặt xinh xắn, thân hình cân đối
cùng những hiểu biết nhất định về thời
trang là bạn có thể bước chân vào thế
giới của những mẫu teen. Tuy nhiên,
công việc nào cũng có những yêu cầu
riêng và teen model cũng không phải là
ngoại lệ. Từ những kinh nghiêm trong
khoảng thời gian làm người mẫu cho
công ty Venus Miền Bắc, Thanh Vân chia
sẻ: “Để trở thành một model thì yêu cầu
tiên quyết chắc chắn sẽ là ngoại hình.
Những bạn có chiều cao càng “khủng” thì
sẽ được ưu ái và có nhiều lợi thế hơn.
Một người mẫu bên cạnh ngoại hình ổn
cần rèn luyện cho mình những kĩ năng
cần thiết như catwalk, tạo dáng trước ống
kính và đặc biệt là biểu cảm khuôn mặt
sao cho phù hợp với concept của buổi
biểu diễn. Đây là điều rất quan trọng đối
với một người mẫu để tạo nên một dấu
ấn riêng không thể nhầm lẫn với bất cứ
một người nào khác”.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là những thử thách
ban đầu khi bạn hạ quyết tâm bước vào
lĩnh vực này. Trong quá trình làm việc,
không thể tránh khỏi những sự cố mà
bạn sẽ buộc phải “tập làm quen”. Nhắc
về kỉ niệm khi chụp ảnh quảng cáo cho
Dolphin Plaza, Kim Anh vẫn nhớ như
in: “Giày cao gót của mình bị hỏng vào
phút chót. Quả thực lúc đầu mình khá
bối rối và kết cục là tất cả những shoot
hình hôm đó mình đã diễn hoàn toàn trên
đôi chân trần”. Bên cạnh đó, một hạn chế
của công việc này đó là áp lực thời gian.
Lịch học, lịch thi, lịch diễn dày đặc cùng
với những mối quan hệ cá nhân nhiều khi
khiến không ít các bạn học sinh, sinh viên
“quay cuồng”, thậm chí phải rơi vào tình
trạng “chạy sô” nếu không học được cách
tự cân bằng cuộc sống.

Tạm kết

Bất kể công việc nào cũng không thể đáp
ứng được hết nhu cầu của con người.
Điều quan trọng là một khi đã quyết tâm
“dấn thân” vào nghề gì cũng phải làm
bằng tất cả nhiệt huyết và tinh thần trách
nhiệm. Tìm kiếm và theo đuổi một niềm
đam mê đích thực đã khó, nhưng để
duy trì tình yêu với đam mê ấy lại càng
khó hơn. Nếu bạn đủ khả năng, đủ nhiệt
huyết và đam mê thì có lẽ teen model sẽ
là một trải nghiệm thú vị không khiến bạn
phải nuối tiếc trong quãng đời tuổi trẻ!

Lan Anh – Phương Liên

T R Ẻ

13
14

Tôi đi làm
S Ứ C

T R Ẻ

Khi

SINH VIÊN
đi dạy

Gia sư từ trước đến giờ vẫn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu
trong “list” những trải nghiệm của giới sinh viên. Đây là một nghề không
quá vất vả, đồng thời lại có thể mang đến một mức thu nhập khá cao. Tuy
nhiên không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt những kiến thức trên lớp, công
việc của những gia sư sinh viên giờ đây còn mở rộng ở rất nhiều lĩnh vực.
Sức trẻ số 40 này sẽ cho bạn một cái nhìn sâu hơn về con đường của một
người “gõ đầu trẻ”.

“Gia sư” là gì?

Khi nói đến hai chữ “gia sư”, chắc hẳn
mỗi bạn sinh viên đều có thể diễn tả
rành mạch theo những cách riêng. Hiểu
theo nghĩa cơ bản, “gia sư” có nghĩa là
sử dụng những hiểu biết sẵn có của bản
thân để truyền đạt, dạy lại lại cho người
khác nhằm nâng cao vốn kiến thức của
họ. Công việc này phổ biến đến nỗi hầu
như mọi sinh viên đều đã có ít nhất một
lần được trải nghiệm, trong đó, nhiều
nhất vẫn là dạy học cho các em nhỏ lớp
11, 12 – cũng là những học sinh chuẩn
bị phải đối diện với kì thi đại học. Với đối
tượng này, bạn sẽ có điều kiện sử dụng
triệt để vốn kiến thức đã tu luyện, cày
ngày cày đêm trước khi bước vào giảng
đường. Bên cạnh đó, mức thu nhập cũng

là một nhân tố khiến cho nghề gia sư trở
nên hấp dẫn. Tùy thuộc vào đối tượng
học sinh cũng như chất lượng giảng dạy
nhưng nhìn chung tiền công cho 1 – 2h
dạy học tại gia là khoảng 100 – 200k –
một con số không không quá lớn nhưng
cũng đủ để trang trải đời sống sinh viên.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã
hội, gia sư không chỉ gói gọn trong việc
dạy học mà đã phát triển thêm nhiều hình
thức mới như: dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài, dạy nhạc cụ, dạy kĩ năng
mềm,… Nhưng, dù có là hình thức nào đi
chăng nữa thì gia sư, cũng như các công
việc part-time khác, đều có những mặt
lợi, mặt hại riêng.
S Ứ C

Còn đó những chông gai…
Công việc đi dạy thêm mới nghe thì tưởng
đơn giản, nhưng phải bắt tay vào làm rồi
mới thấy nó cũng có không ít khó khăn.

Một trong những ví dụ “kinh điển” chính
là: nói mãi mà học sinh… không hiểu.
Đây là tình trạng chung của không ít sinh
viên. Có thể thời phổ thông, họ đã tích lũy
cho mình được một kho kiến thức vững
vàng, nhưng để truyền đạt lại cho học
sinh hiểu được thì lại là một câu chuyện
khác. Đặc biệt khi đó là những em học
sinh cấp I đang còn ham chơi và chưa
có tính tập trung cao, việc này quả thật
giống như một cơn ác mộng. Cảm giác
mệt mỏi, thiếu kiên nhẫn, thậm chí là “chỉ
muốn đập bàn, quăng sách vở” (như Linh
– K52 - KTĐN chia sẻ) cũng là điều khó
tránh khỏi.
Không chỉ từ phía học sinh, trở ngại
nhiều lúc còn xuất phát từ phụ huynh –
khi họ can thiệp quá sâu vào việc giảng
dạy của bạn. Thùy Dương – K47 Đại học
Ngoại ngữ - chia sẻ: “Mình thấy em ấy
tiếp thu hơi chậm nên mỗi buổi chỉ dạy

…nhưng đổi lại là thành
quả!
Bên cạnh những khó khăn thì thành quả
mà sinh viên thu được khi đi dạy có lẽ
lớn hơn rất nhiều. Đi dạy Tiếng Việt cho
người nước ngoài cũng là một lĩnh vực
mới mẻ mà sinh viên hiện nay đang rất
hứng thú. Sẽ thật tuyệt khi bạn không phải
mất tiền để đăng kí một khóa học Tiếng
Anh nào đó mà vẫn có cơ hội được trò
chuyện trực tiếp với người nước ngoài.
“Ban đầu mình đi dạy cũng vì muốn họ
giúp sửa lại phát âm Tiếng Anh vì mặc dù
đi tour nói chuyện với khách nước ngoài
nhiều nhưng mình nhận thấy Tiếng Anh
của mình vẫn chưa được chuẩn lắm.”
(Quý Tôn).

Ngoài ra, sức sáng tạo của bạn còn được
phát huy tối đa khi việc đi dạy luôn đòi
hỏi phải tạo ra những tình huống, những
ví dụ sinh động giúp người học nắm rõ
bài và có thể áp dụng vào thực tế. Quý
Tôn – K50 - CLC KTĐN trước mỗi buổi
dạy thêm đều chuẩn bị những tình huống

Tạm kết

Trong khuôn khổ một bài báo, thật khó
để có thể đưa ra một cái nhìn toàn diện
và phong phú về nghề gia sư. Tuy vẫn
tồn tại những hạn chế nhất định nhưng
không thể phủ nhận rằng công việc này
chẳng những giúp các bạn trẻ tự lập về
tài chính, cải thiện các mối quan hệ xã

T R Ẻ

15

một thì trong Tiếng Anh nhưng phụ huynh
cứ muốn mình dạy hai thì. Em ấy học
trường quốc tế từ nhỏ nên phụ huynh kì
vọng hơi cao về con mình. Dù biết là con
học trường song ngữ nên yếu ngữ pháp
nhưng khi mình nói thật về khả năng của
em thì người ta cũng không tin mấy”. Bên
cạnh đó, cũng không ít trường hợp gia
sư đi dạy bị phụ huynh cộp mác “chỉ để
kiếm tiền”, lúc trả lương còn “thêm một,
bớt hai”. Đây là một trong số những lí do
khiến nhiều sinh viên đã từ bỏ công việc
của mình.
Làm gia sư, bạn sẽ phải học làm quen
với những tình huống phát sinh bất ngờ.
Những buổi không có phòng học, đó là
trường hợp của Đình Minh – K48 – KTĐN
cùng học viên trong lớp học guitar của
mình ngồi lê la ghế đá sân trường để học
đàn. Cũng có khi các bạn gặp trục trặc
trên đường đi dạy như thủng xăm, chết
máy,… giữa đường mà lại quên không
mang theo tiền. Hay khi gặp phải những
cô cậu học trò “quái chiêu” khiến buổi dạy
của bạn trở thành “lớp trông trẻ”.

như đi chợ, đi siêu thị, đi xem phim, đi
chơi với bạn bè… để người nước ngoài
có thể sử dụng tốt Tiếng Việt trong cuộc
sống hàng ngày. Hoặc bạn có thể nghĩ ra
những câu chuyện liên quan đến bài học
mà nhân vật chính trong đó chính là học
sinh của mình, điều này sẽ giúp người
học có hứng thú học và dễ hiểu, dễ nhớ
hơn rất nhiều.
Không những vậy, đi dạy thêm còn giúp
bạn có được nhiều trải nghiệm và bài
học cho bản thân. Như trường hợp của
Linh – K52 - KTĐN, sau một thời gian đi
dạy, Linh đã học được cách kiên nhẫn và
kiềm chế tính nóng nảy. Đi dạy đàn, dạy
hát cho sinh viên còn là một cơ hội thú vị
cho các bạn nam vì những lớp học thế
này thường thu hút rất nhiều học viên nữ
xinh xắn và tài năng. Hiện nay việc đi dạy
thêm bởi vậy không chỉ nằm trong khuôn
khổ dạy gia sư các môn học chính khóa
trên lớp mà còn được mở rộng ở nhiều
lĩnh vực khác nhau.

hội, phát triển kiến thức, kĩ năng của bản
thân mà những va chạm cuộc sống cũng
như những vấp váp trong nghề sẽ cho
bạn một cái nhìn đầy đủ, thực tế hơn về
thế giới xung quanh. Đối với những bạn
trẻ từng “nuôi mộng” làm giáo viên hay
chỉ đơn giản là muốn thử một lần cảm

giác được một lần gọi là “cô. thầy” và
chứng kiến “học trò” của mình đạt được
thành công dù nhỏ bé thì gia sư thật sự
là một công việc part-time thú vị, một trải
nghiệm nên có trong cuộc đời sinh viên.

Hải Đăng – Minh Minh
16

Kinh tế

ÂY DỰNG

S Ứ C

C

X

T R Ẻ

U CHUYỆN

TRONG

THƯƠNG HIỆU

Thương hiệu có rất nhiều cách khác nhau để khiến khách hàng phải nhớ đến
mình, và kể cho họ nghe một câu chuyện (Brand Storytelling) là một trong
những cách đó.

Câu chuyện thương hiệu
cũng giống như câu chuyện
về một con người
Mỗi sáng thức dậy, tôi thường đánh răng
bằng bàn chải Colgate với kem đánh răng
PS. Ăn nhẹ một chiếc bánh ruốc Kinh Đô,
tôi quơ vội lấy chiếc laptop Vaio, điện
thoại Samsung của mình cho vào chiếc
balo The North Face, không quên kiểm
tra lại xem trong cặp đã có đủ bút bi Thiên
Long và bút xóa Hồng Hà hay chưa. Sau
đó tôi phi như bay đến trường trên chiếc
xe Honda cũ của bố thải cho. Cứ như thế,
tôi bắt đầu một ngày của mình với những
thương hiệu.

Thương hiệu giống như những người
bạn, luôn hiện diện trong cuộc sống hàng
ngày của mỗi chúng ta. Khi nhắc đến tên
một người bạn, tôi thường sẽ hình dung
ra ngay hình dáng, xuất thân, tính cách
của người ấy ở trong đầu. Thương hiệu
cũng như vậy. Một người bạn sẽ hiếm khi
cho tôi xem bản sơ yếu lý lịch hay nói rõ
cho tôi mọi tính cách của cô ấy, nhưng
thông qua những lần tiếp xúc, chia sẻ, nói
chuyện, trong đầu tôi dễ dàng xuất hiện
những mối liên kết để tạo thành một câu
chuyện hoàn chỉnh, để nếu có ai hỏi, tôi
có thể thao thao bất tuyệt với người đó
về cô ấy.

Tất cả những điều trên cũng đúng với
thương hiệu. Câu chuyện thương hiệu
không phải là khi marketers đưa ra một
bản “tường trình” dài dằng dặc về thương
hiệu, rằng họ đã ra đời ra sao, đã vận
hành như thế nào và tính cách của thương
hiệu là gì. Thâm thúy là ở chỗ, marketers
đã sử dụng mọi chất liệu, từ ngôn từ, hình
ảnh, giai điệu, màu sắc, hương vị… trong
một khoảng thời gian dài, để tạo nên câu
chuyện đó trong tâm trí khách hàng. Đó là
nghệ thuật kể chuyện.
Mà con người thì thường thích đọc và
nghe những câu chuyện, vì nó gần gũi,
lôi kéo cảm xúc và tạo ra sự đồng cảm.

Những câu chuyện đã từng
làm mưa làm gió
Năm 2012, hãng thời trang cao cấp Coco
Chanel đã sáng tạo ra một chuỗi video để
kể câu chuyện về sự ra đời và trở thành
huyền thoại của thương hiệu này. Coco
Chanel đã sử dụng chính câu chuyện
của Grabrielle Chanel, từ một cô bé trong
cô nhi viện đến “nữ hoàng của Paris”,
cách mà những huyền thoại thời trang
như nước hoa Chanel No.5 hay chiếc áo
khoác theo phong cách Menswear đầu
tiên trên thế giới ra đời. Inside Chanel
(tên gọi của chiến dịch này) đã đưa người
xem trở về với những hình ảnh châu Âu

cách đây gần một thế kỷ, khi phụ nữ vẫn
còn bị bó buộc bởi những trang phục thắt
eo, váy dài quá chân và những chiếc mũ
trang trí diêm dúa nặng nề “như đội cả
khu rừng trên đó”. Với thông điệp chủ
đạo “Người phụ nữ huyền thoại Coco
Chanel đã giải phóng phụ nữ trong quan
niệm về cái đẹp, tạo nên cuộc cách mạng
trong ngành thời trang thế giới và vẫn còn
gây ảnh hưởng đến tận bây giờ”, hãng
Coco Chanel đã lôi kéo được hàng trăm
nghìn lượt xem video của mình, khơi gợi
sự ngưỡng mộ và tạo cảm hứng cho rất
nhiều các nhà thiết kế thời trang, hay đơn
giản là tất cả những người phụ nữ.
(Những ai yêu thích marketing có thể xem
thêm chuỗi video này tại: http://inside.
chanel.com)
Nikon lại kể câu chuyện của mình theo
một kiểu khác. Họ rất biết cách đốn ngã
trái tim người xem bằng hình ảnh những
giọt nước mắt, mà mỗi một lần rơi nước
mắt lại có một ý nghĩa và hoàn cảnh khác
nhau: ra đời, đau khổ, tự hào, giận giữ,
sợ hãi, ngưỡng mộ, tình yêu… Để cuối
cùng kết lại bằng giọng nói truyền cảm:
“Our face cannot hide what our heart
feels, and a lens captures the depth of
each emotion.
For a century, Nikon lenses have been focused on the most precious human emo-
S Ứ C

“

T R Ẻ

17

Our face cannot hide what our heart feels, and a lens captures
the depth of each emotion.
For a century, Nikon lenses have been focused on the most precious human emotions; great or small.
Images that shed light on the people of the world and the things
that deeply move them.

tions; great or small.
Images that shed light on the people
of the world and the things that deeply
move them.”
Quả là một cái kết đẹp cho một video ý
nghĩa dành cho Nikon.

Hành trình đến với trái tim
khách hàng
Cấu tạo của não người được tạo ra là để
hiểu, ghi nhớ và kể những câu chuyện.
Thay vì những kiến thức hay phân tích
dài dòng và khó nhớ, não người thích
được ghi nhớ bằng những câu chuyện
với những chi tiết về âm thanh và hình
ảnh hơn. Đơn giản vì những chi tiết trong
một câu chuyện dễ dàng tạo được liên
kết trong não người và gợi cảm hứng
cho người nghe/người xem nhiều hơn.

Quá trình suy nghĩ và hành động của
con người luôn luôn bị ảnh hưởng bởi
cảm xúc. Nếu quan điểm truyền thống
cho rằng khách hàng phản ứng với một
quảng cáo theo trình tự “Suy nghĩ, cảm
nhận, hành động”, thì các nhà nghiên
cứu đã chỉ ra, khách hàng ra quyết định
theo một trình tự khác: “Cảm nhận, suy
nghĩ rồi mới đến hành động.”
Hiệp hội các Công ty Quảng cáo Mỹ kết
luận tương tự trong một nghiên cứu về
Quảng cáo đánh vào lý trí và Quảng
cáo đánh vào cảm xúc: “Cảm xúc liên
quan đến nhu cầu về xã hội và tâm lý
của khách hàng. Kiểu thông điệp này
sử dụng cảm nhận, lòng trắc ẩn, sự hài

”

hước, phấn khích và rất nhiều những
kiểu cảm xúc khác để tạo ra sự phản
ứng theo xúc cảm nơi khách hàng, từ đó
đóng vai trò quyết định sự yêu thích, cảm
giác thân thuộc, an toàn, tự trọng của con
người và kết nối những cảm xúc đó với
thương hiệu.”
Chính vì vậy mà những câu chuyện luôn
lôi kéo được một lượng khách hàng trở
thành fan trung thành của thương hiệu.
Đồng thời khiến thương hiệu trở nên
khác biệt trong tâm trí của họ.

cuốn. Với vai trò là người đã tạo ra quần
Jeans từ loại vải bò, Levi Strauss đã
khiến người ta nhớ đến thời kỳ Cơn sốt
vàng California của nước Mỹ, giai đoạn
lịch sử mà rất nhiều công nhân phải làm
việc trong những điều kiện khắc nghiệt tại
các mỏ vàng của miền Tây nước Mỹ. Levi
Strauss đã biến sản phẩm quần jeans
của mình, từ một loại vải bình thường, trở
thành chiếc quần Levi mà-ai-cũng-phảicó thời đó.
Thế nhưng nhiều biến cố sau này, Levi
Strauss đã không còn giữ được vị trí
của mình. Yếu tố cạnh tranh khắc nghiệt
khiến thương hiệu này phải đầu tư cơ
sở sản xuất ở nước ngoài, giảm chi phí
nhưng cùng đồng thời đánh mất chất Mỹ
của mình. Chiến lược marketing phạm sai
lầm khi cố gắng làm hài lòng mọi khách
hàng. Levi Strauss không kiểm soát được
hệ thống phân phối, để các thương hiệu
bán lẻ giảm giá quần Jeans của mình một
cách thảm hại (85%). Levi Strauss cũng
chậm cải tiến sản phẩm, tụt hậu với xu
hướng thời trang mới.

Sự thất bại của một thương Kết
Câu chuyện là một yếu tố cần thiết trong
hiệu
xây dựng thương hiệu vì nó dễ dàng đi
Có rất nhiều yếu tố chi phối sự thành
công của một thương hiệu. Chính vì vậy,
đôi khi có một câu chuyện rất thành công,
không đồng nghĩa với sự thành công của
cả thương hiệu.
Hãng Levi Strauss là một ví dụ điển hình.
Với lịch sử ra đời hơn 140 năm, Levi
Strauss đã tạo nên một câu chuyện lôi

vào cảm xúc khách hàng, từ đó tác động
đến hành vi mua hàng và tương tác với
thương hiệu của họ. Tuy nhiên, cũng
giống như hình ảnh về con người, một
câu chuyện hay không đảm bảo cho sự
thành công của cả thương hiệu.

Fuma
18

Kinh tế
S Ứ C

T R Ẻ

Ảo giác
Ảo giác
KHAN HIẾM
KHAN HIẾM

TỒN TẠI HAY
KHÔNG TỒN TẠI?
Bạn có biết tới ngành công nghiệp toàn cầu
tuy không tạo ra sản phẩm nhưng trị giá
tới 500 tỷ đô la? Đó là marketing
và quảng cáo. Kinh tế học giả định
mọi cá nhân hành động theo lý trí,
nhưng khi bị quảng cáo hấp dẫn,
con người không thực sự biết chính
xác họ muốn gì. Các nhà quảng cáo
biết cách tạo mong muốn từ bên
ngoài, sử dụng tác nhân ngoại cảnh
để tạo nên ảo giác khan hiếm.

Jum Nakao

Nỗi sợ mất mát

Năm 2004, Jum Nakao, nhà thiết kế thời
trang định hướng tung ra bộ sưu tập váy
ren tạo hình trên giấy trắng khiến người
xem ngỡ ngàng vì vẻ đẹp tinh tế; nhưng
sự ngỡ ngàng nhanh chóng biến thành
thảng thốt khi tác phẩm công phu hơn
700 giờ bị chính người mẫu đồng loạt xé
nát ngay trên sân khấu trước khi khép lại
chương trình. Sự phấn khích của đám
đông đã giúp Nakao làm chấn động làng
thời trang. Câu chuyện thành công của
bộ sưu tập thời trang tới đây đã có thể
khiến dân kinh tế phải gật gù, nhưng
nước cờ còn cao tay hơn thế. Jum Nakao
tiếp tục mở một buổi triển lãm trang phục

ren giấy trên manơcanh khoảng 20 phút,
cùng với… một con chuột liên tục nhấm
nát các bộ trang phục, lần lượt từng bộ
một. Từng hàng người hốt hoảng chen
chúc để được tận mắt nhìn thêm một
chiếc váy trước khi những hoa văn một
lần nữa tan biến. Chiến lược khôn ngoan
tự tạo nên ảo giác khan hiếm đã gây cú
sốc lớn và định hướng lại làng thời trang
cho tới nay.
Nỗi sợ mất mát, nói đơn giản là, những
thứ càng ít cơ hội giành được, thì người
ta càng khao khát sở hữu nó hơn, bởi
tâm lý đề cao những thứ hiếm có, và coi
thường thứ có thừa. Ngay bài học kinh
tế đầu tiên đã xoáy vào sự khan hiếm và

Thúy Hà (tổng hợp)

quy luật cung - cầu cơ bản: sản phẩm
càng hiếm, giá trị càng tăng. Sự khan
hiếm dường như chỉ là giả thiết trong kinh
tế học thế kỉ 18, nhưng ảnh hưởng tâm
lý bản năng này vẫn tồn tại và đây là nơi
cần đến bàn tay của những thầy phù thủy
marketing, như trường hợp của Nakao.
Nghiên cứu cho thấy con người ngày nay
không thực sự có “nhu cầu vô hạn”, thí
nghiệm khuyến khích giảm tiêu thụ calo
tại tiệm ăn Trung Hoa, Mỹ cho thấy 30%
khách hàng sẵn sàng ăn ít đi nếu được
hỏi họ có muốn giảm khẩu phần hay
không. Tuy nhiên, với việc sử dụng ảo
giác khan hiếm trên quảng cáo, email và
trang đích, tỉ lệ chuyển đổi từ khách hàng
tiềm năng thành khách hàng thực sự tăng
S Ứ C

T R Ẻ

19

Tương tự, những thủ thuật như giảm giá
sâu cho 1000 người đầu tiên, khuyến mại
chỉ trong ngày đặc biệt, giảm giá đột ngột
trong một giờ đồng hồ, cung cấp deal
khuyến mại hằng ngày... Đặc điểm chung
của các kĩ thuật này là chúng nhấn mạnh
vào thời gian, số lượng giới hạn và lợi ích
nhận được so với người khác, để khách
hàng hiểu vì sao họ cần hành động ngay.

M

Đạo đức hay khôn ngoan

Người dân xếp hàng mua iPhone 5S ở Mĩ
450% sau 2 tuần, bằng cách gợi cảm xúc
bản năng là phản ứng tiếc rẻ. Tương tự,
hai website cung cấp cùng một dịch vụ,
ở website cung cấp với số lượng có hạn,
hoặc mau chóng hết hàng, khách hàng
có động lực mua hàng mạnh hơn.
Lý do ở đây là khách hàng tiềm năng sợ
rằng nếu chần chừ hoặc đợi giảm giá thì
sẽ hết hàng và họ không thể mua được
nữa. Hai nguyên tắc ảnh hưởng tới điều
này là (1) Minh chứng xã hội cho rằng
một sản phẩm bán hết veo nhất định là
sản phẩm tốt vì mọi người đều muốn
mua, (2) Sự ràng buộc và nhất quán cho
rằng một người chưa được thỏa mãn sẽ
khao khát sản phẩm mạnh hơn. Đặc biệt
khi biết những người khác sở hữu nó, nỗi
sợ mất mát lại được nhân lên. Chiêu marketing này tạo ra mong muốn hành động
gấp để tránh nỗi sợ mất mát: thiếu thời
gian ra quyết định, sợ số người hưởng
lợi có hạn và sợ lỡ khoản lợi nếu không
hành động ngay.

Khơi gợi một nỗi sợ…

Vì sao nỗi sợ mất mát có ảnh hưởng
mạnh đến vậy? Xét theo tháp nhu cầu
Maslow, lần lượt từ nhu cầu vật chất, nhu
cầu an toàn, đến khẳng định bản thân, khi
nhu cầu cấp thấp bị đe dọa, con người ít
mong muốn thỏa mãn nhu cầu cấp cao
hơn. Khi gặp một “món hời”, nỗi sợ mất
mát và mong muốn tự bảo vệ (cấp độ 2)
sẽ mạnh hơn nhu cầu định vị bản thân
(cấp độ 5). Tại TED Talks 2010, Laurie
Santos đã giới thiệu về “Kinh tế kiểu khỉ”:
thí nghiệm dạy khỉ sử dụng đồng xu để
đổi lấy thức ăn cho thấy, để thu lợi, chúng
sẽ tránh né rủi ro, nhưng sẵn sàng chấp
nhận rủi ro để giảm thiểu mất mát, tương
tự hành vi con người. Dường như nỗi sợ
mất mát đã thuộc về bản chất 35 triệu
năm tuổi của chúng ta.

Lợi dụng đặc điểm này, marketing dựa
trên ảo giác khan hiếm sử dụng kĩ năng
tinh tế như tạo ra cảm giác số lượng có
hạn, hoặc kín đáo thúc giục người xem
hành động gấp. Bắt đầu với lợi điểm bán
hàng độc nhất (Unique Selling PointUSP), khách hàng cần biết vì sao họ cần
mặt hàng hiếm này và vì sao bạn lại là lựa
chọn duy nhất họ cần. Điều này góp phần
tạo sự khan hiếm bởi họ không thể mua
ở đâu khác. Hãng Hàng không Anh quốc
năm 2003 tuyên bố, vì lý do chi phí, họ
sẽ ngừng tuyến bay hai chiều hằng ngày
giữa Luân Đôn - New York bằng máy
bay siêu thanh concorde. Lượng vé bán
ra tăng vọt! Chú ý là bản thân máy bay
concorde không có gì thay đổi: không bay
nhanh hơn, dịch vụ không thay đổi, giá
vé cũng không giảm, nó chỉ bỗng nhiên
trở thành “món hàng khan hiếm” và thế
là người ta muốn sở hữu nó hơn. Đó là
vấn đề tâm lý học: “Con người có động
lực hành động khi sợ mất lợi thế, hơn là
để giành lấy lợi thế” - Cialdini nói. Vậy làm
sao để sản phẩm của mình có-vẻ-hiếm?
Sẽ là không đủ nếu chỉ nói về lợi ích họ sẽ
nhận được khi sử dụng sản phẩm/ dịch
vụ, mấu chốt cần chỉ ra điểm độc đáo cómột-không-hai trong sản phẩm và những
gì họ sẽ mất nếu không cân nhắc tới lời
đề nghị này.
Ứng dụng của nguyên tắc này xuất hiện
thường xuyên trên các kênh bán hàng
trực tuyến: Amazon hiển thị số lượng sản
phẩm còn lại trong kho, trong khi Ebay và
Coupon thì đếm lùi thời gian bán hàng
bằng những hình ảnh nổi bật trên website. Các hãng hàng không có thể cung
cấp giá vé kèm dòng chữ “Chỉ còn 3
ghế ở giá này”. Có thể thúc đẩy doanh
số bán vé nếu bạn email cho những
người chưa đăng kí một nội dung ám
chỉ “Chúng tôi chỉ còn… vé cuối cùng”.

Khó có thể chối cãi hiệu quả của ảo giác
khan hiếm, tuy nhiên còn nhiều tranh cãi
xung quanh việc sử dụng chiến thuật
marketing này. Khách hàng phản đối mẹo
khai thác cảm xúc tiêu cực này khi sự
buồn bã, sợ hãi, tức giận, tiếc nuối của
họ bị lợi dụng. Hơn nữa, nhiều nghi ngờ
cho rằng ảo giác khan hiếm không thực
sự bền vững, hiệu quả không thường
xuyên và lâu dài, cần nhiều công để liên
tục nghĩ ra mẹo mới nhưng sẽ nhanh
chóng mất hiệu lực. Nếu một món hàng
“hiếm” luôn có sẵn trong kho và sẵn sàng
bán, khách hàng sẽ không ấn tượng nếu
nó xuất hiện đi xuất hiện lại. Tệ hơn nữa,
công ty sẽ bắt đầu đưa ra tín hiệu sai lệch
nếu tiếp tục mở site bán tiếp dưới sức ép
của khách hàng. Thay vào đó, có thể cho
phép khách hàng bị lỡ điền tên và email
để nhận thông báo lần sau. Đây là cơ hội
sử dụng hệ thống email marketing gây
dựng quan hệ khách hàng và tỉ lệ mua
hàng lần sau sẽ cao hơn khi thương hiệu
đã trở thành quen thuộc.
Nếu khách hàng thấy sản phẩm liên tục
được khuyến mại, họ sẽ hiểu sự khan
hiếm là giả tạo. Và không ai muốn mua
nếu họ thấy lời mời mọc liên tục xuất
hiện. Vì không như kinh tế học vẫn giả
định, con người thực sự không có nhu
cầu vô hạn ăn sâu vào máu. Chúng ta
đã nhắc đến thí nghiệm tại quán ăn cho
thấy khách hàng có ý thức giảm calo tiêu
thụ luôn sẵn sàng giảm bớt khẩu phần.
Ngược lại, khách hàng sẵn sàng điều
chỉnh nhu cầu khi đã hình thành thói
quen được giảm giá. Hơn nữa cách diễn
đạt là vô cùng quan trọng. Nếu bạn tiếp
cận theo phương pháp “Chúng tôi có rất
nhiều sản phẩm nhưng do một nhu cầu
tăng đột biến nay chỉ còn ít thôi” nó sẽ rất
hiệu quả. Tuy nhiên, nếu phương pháp
tiếp cận của bạn là “Chúng tôi, ngay từ
đầu, chỉ có từng này sản phẩm thôi”, mọi
thứ sẽ rất khác theo hướng tiêu cực.
“Đây sẽ là chiến lược hiệu quả nhằm tăng
tỉ lệ chuyển đổi, khi và chỉ khi sử dụng
có đạo đức và hợp lý” Kenny Goodman
nói. Đừng sử dụng sự khan hiếm để dọa
khách hàng sợ và mua hàng, mà dùng nó
để ngăn sự chần chừ.
20

Gương mặt trang bìa
S Ứ C

T R Ẻ

MR.
THINK BIG, DO SMALL, LEARN FAST
“Thắp lửa trong tim, truyền thụ cảm hứng” – chắc hẳn câu nói này rất quen
thuộc với FTUers nào đã từng học môn Marketing với một người thầy rất trẻ
trung và tâm huyết với sinh viên – thầy Lê Huy Sĩ. Đến với “Gương mặt trang
bìa” số này, hãy cùng Sức Trẻ gặp gỡ và lắng nghe những chia sẻ của thầy Sĩ về
công việc giảng dạy và quan điểm sống.

Ra đi là để trở về
Bước vào Ngoại thương và trở thành
“tân binh” khoa Kinh tế đối ngoại với số
điểm tuyệt đối trong kì thi tuyển sinh đại
học năm 2005, có lẽ ngay lúc đó, người
học trò xứ Thanh cũng chưa thể tưởng
tượng rằng chính tại nơi này 5 năm sau
mình sẽ trở thành một giảng viên được
rất nhiều sinh viên yêu mến biết tới với
biệt danh “thầy Sĩ đẹp trai”. Câu nói “ra
đi là để trở về” có lẽ rất đúng để nói về

con đường sự nghiệp của thầy giáo dạy
Marketing này. Vậy cơ duyên nào đã đưa
sinh viên một trường kinh tế đến với công
việc “chèo đò”? Tâm sự về quyết định
của mình hơn 3 năm về trước, thầy Sĩ
cho biết: “Bất kì nghề nào cũng có người
hợp, ai thấy yêu, gắn bó với nó thì sẽ tự
tìm thấy ở đó những cái thú riêng. Thực
ra, thầy đặt chân vào FTU “hơi sớm” và
việc trở thành một giảng viên Marketing
như ngày hôm nay thực tế xuất phát từ
việc trải nghiệm những công việc bên

ngoài trước đó. Thầy nhận ra, công việc
bán hàng cần rất nhiều yếu tố. Người làm
marketing cũng cần trau dồi kiến thức và
không ngừng học hỏi. Mặc dù dự định
ban đầu là sẽ đi làm 1, 2 năm bên ngoài
để lấy kinh nghiệm, nhưng sau đó thầy
quyết định nộp hồ sơ rồi tình cờ được
nhận và gắn bó với môn Marketing đến
bây giờ.” Trong thời đại bùng nổ của các
ngành công nghệ thông tin hay kinh tế, có
không ít luồng ý kiến xem nhẹ nghề giáo,
coi đây là công việc không mấy năng
S Ứ C

Thầy Lê Huy Sĩ
FTUer K44, thủ khoa đầu vào chuyên ngành Kinh tế đối ngoại.
Giảng viên môn Marketing, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế.
1287 ngày kết duyên với nghề thầy giáo.
Sinh viên biết đến với thương hiệu (SI) và
slogan: “Thắp lửa trong tim, truyền thụ cảm hứng”
Phương châm sống và giảng dạy: “Think big, do small, learn fast”.

động và nhàm chán. Tuy nhiên, trong
thực tế không có công việc nào là nhàm
chán cả, “chỉ vì bạn không đủ đam mê mà
thôi. Với thầy, nghề giáo là một niềm đam
mê của thầy và là cơ hội tốt để mình có
thể thay đổi nhận thức của nhiều người.”
(thầy Sĩ cho biết thêm)

hay tạo điều kiện để các bạn trẻ có cơ
hội tham gia vào những dự án. Bởi theo
thầy, “chỉ khi ứng dụng những kiến thức
học được vào thực tế các bạn mới có
thể nhận ra những gì mình còn “thiếu” và
“yếu”. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho
công việc sau này của chính các bạn.”

“Tổng kết” chặng đường
hơn 7 năm gắn bó

Luôn nhận thức được trách nhiệm của
một người giảng viên đối với sinh viên,
không có nghĩa là thầy tuyệt đối hóa vai
trò của người thầy trong quá trình giảng
dạy. Đặc biệt với hình thức đào tạo tín
chỉ, mỗi môn học chỉ kéo dài hơn chục
buổi, trong khoảng thời gian ngắn như
vậy, “người thầy chỉ có thể đóng vai trò
định hướng, hướng dẫn. Còn sinh viên
phải tự chủ động tìm hiểu thêm thông
tin.” - thầy Sĩ khẳng định. Bên cạnh đó,
một thực tế là hiện nay rất nhiều sinh viên
khi ra trường không hiểu hết đầy đủ về
các cơ quan, doanh nghiệp và ngược
lại, các doanh nghiệp đều gặp phải khó
khăn trong việc tuyển chọn nhân tài bởi
không nắm rõ về “chất lượng thực” của
lực lượng lao động. “Khi ấy, người thầy
còn giống như chiếc cầu kết nối doanh
nghiệp với các bạn sinh viên. Thêm một
nhiệm vụ quan trọng nữa của người thầy
là phải chú ý cải thiện, đổi mới phương
pháp qua từng bài giảng để đảm bảo sinh
viên có thể nắm được kiến thức một cách
đơn giản nhất. Bài giảng ngày mai phải
tốt hơn hôm nay, năm sau phải tốt hơn
năm trước.”

Từng là một FTUer rồi lại trở về giảng
dạy ở tại ngôi trường này, khi được hỏi
về sự giống và khác giữa Ngoại thương
bây giờ so với 7 năm về truớc, thầy Sĩ
tâm sự: “Có thể thấy, nhận thức của sinh
viên vẫn không hề thay đổi. Đây cũng
chính là vấn đề chung của đại bộ phận
sinh viên: Không có định hướng rõ ràng
về nghề nghiệp tương lai, hoặc có nhưng
vẫn còn “ngắn và thấp”. Đa phần các em
đều chưa có một mục tiêu rõ ràng, cụ thể
chẳng hạn như mình sẽ là ai, sẽ làm gì, ở
vị trí như thế nào sau khi ra trường.” Có
lẽ đây cũng chính là một lý do thôi thúc
thầy, với tư cách là một giảng viên tìm ra
những giải pháp để giúp các bạn trẻ có
một cái nhìn sâu hơn vào bức tranh tương
lai của mình: “Thầy luôn luôn muốn sinh
viên phải có một suy nghĩ thật lớn, thật
sâu, nhưng phải có trong đầu hành động
cụ thể để đạt được cái mình đang nghĩ
đến. Và phải luôn học hỏi không ngừng,
từ bạn bè, từ những người xung quanh,
đặc biệt là từ người có kinh nghiệm.”
Thế nhưng, không chỉ dừng lại ở những
“mong muốn”, giải pháp của thầy Sĩ còn
được cụ thể hóa bằng những hành động
thiết thực. Tuy thời gian giảng dạy chưa
lâu nhưng mỗi năm, thầy đều nỗ lực “tìm
kiếm” những sinh viên thực sự có tài
năng và niềm đam mê với công việc marketing, không chỉ giới hạn trong phạm vi
Ngoại thương mà bất kì bạn trẻ nào. Thầy
muốn các bạn có khả năng phát triển bản
thân thông qua việc định hướng tương lai

Lựa chọn chuyên môn của mình là Marketing – môn học đã trở thành “nỗi ám
ảnh” trên bảng điểm của không ít sinh
viên Ngoại thương, nhưng theo thầy Sĩ
“điểm số không phải là vấn đề thầy quá
quan trọng. Mà hơn hết, thầy rất đề cao
thái độ cầu thị của các bạn sinh viên.
Thầy khuyến khích các bạn chủ động đọc
sách, đọc tài liệu và tự mình nghiên cứu,
thầy chỉ là người giải đáp các thắc mắc
của các bạn mà thôi.” Quan điểm ấy cũng

T R Ẻ

21

được thầy áp dụng khi nhìn nhận, đánh
giá đối với những bạn trẻ khi tham gia vào
các dự án cùng thầy. Một điều không thể
tránh khỏi khi mới bước chân vào nghề là
bản thân sinh viên còn rất nhiều thiếu sót,
yếu cả về kiến thức và kỹ năng nhưng
hầu hết các bạn đều luôn giữ được “một
thái độ tốt, luôn cầu tiến và có tinh thần
học hỏi”. “Điều đó là yếu tố quan trọng
giúp các bạn phát triển hơn trong tương
lai sau này. Vì thế trong quá trình giảng
dạy, thầy luôn cố gắng dành nhiều thời
gian để các bạn sinh viên thay đổi thái độ
học tập, nhận thức của mình. Không chỉ
với môn marketing, chính những thay đổi
ấy sẽ giúp các bạn tìm ra con đường đi
cho chính mình sau này.”

Những dự định sắp tới và
lời nhắn nhủ với các FTUer

Là một thầy giáo trẻ, nhiệt huyết với
nghề, thầy Sĩ chia sẻ, ngay khi quyết
định dấn thân vào công việc này, thầy
đã hoạch định một kế hoạch “ba năm lần
thứ nhất” cho riêng mình. Hiện tại thầy đã
hoàn thành cuốn cẩm nang về học marketing theo đúng thực trạng của sinh viên
Ngoại thương. Trong thời gian sắp tới,
thầy đang gấp rút hoàn thành một cuốn
về kỹ năng thuyết trình và Q&A - tổng hợp
rất nhiều câu hỏi mà sinh viên thắc mắc,
cùng giải đáp cho các vấn đề đó với mục
đích “hướng tới tiêu chuẩn hóa toàn bộ
tài liệu về quy trình học và các kĩ năng
muốn mang đến cho sinh viên.” Trong
tương lai xa hơn, thầy cũng tâm sự về
mong muốn “trở thành nhà tư vấn cho
các doanh nghiệp về marketing và tạo
thêm nhiều sân chơi hơn nữa cho các
bạn sinh viên thực sự đam mê môn học
này. Các bạn đó sẽ có nhiệm vụ chia sẻ
những kiến thức đó rộng khắp, để ngày
càng nhiều các bạn khác thể hiện khả
năng của mình. Đó chính là sự “lan tỏa”
trong marketing.”
Khép lại buổi phỏng vấn, thầy Lê Huy Sĩ
một lần nữa bày tỏ kì vọng với FTUers.
“Think big, do small, learn fast”- đó là
phương châm sống của thầy và cũng là
điều thầy muốn nhắn nhủ với sinh viên
của mình. Mỗi sinh viên cần phải “tìm cho
mình một niềm đam mê cháy bỏng, xác
định được một mục tiêu SMART; có định
hướng cho tương lai và biến nó trở thành
tiềm thức của mình; từ đó có những hành
động cụ thể để đạt được mục tiêu ấy”. Và
có lẽ, mỗi sự phấn đấu hết mình của sinh
viên sẽ là món quà quý nhất dành tặng
thầy trong dịp 20/11 đang đến gần.

LAN ANH – THỦY ĐÔN
22

Không gian sách
S Ứ C

T R Ẻ

“CHIẾN BINH CẦU VỒNG”
Cuốn sách của những ước mơ
“Chiến binh Cầu vồng” có cả tình
yêu trong sáng tuổi học trò lẫn
những trò đùa tinh quái, cả nước
mắt lẫn tiếng cười – một bức
tranh chân thực về hố sâu ngăn
cách giàu nghèo, một tác phẩm
văn học truyền tải sâu sắc nhất
ý nghĩa đích thực của việc làm
thầy, việc làm trò và việc học…”

Hoàng Hạnh

Một câu chuyện cảm động
Truyện lấy cảm hứng từ chính hồi ức
của tác giả về những năm tháng ấu
thơ dưới mái trường Muhammadiah ở
đảo Belitong, Indonesia. Nơi đây, giáo
dục dường như đã “trở thành một nỗ
lực vô ích đối với những đứa trẻ bị mắc
kẹt trong cái vòng luẩn quẩn của đói
nghèo” và suốt dọc những trang sách
là cuộc đấu tranh dai dẳng của thầy trò
trong trường chống lại sự thiếu thốn về
cơ sở vật chất, sự cám dỗ của đồng
tiền và chiếc máy cẩu luôn chực chờ
xới tung ngôi trường để dò mạch thiếc.
Vậy nhưng, có lẽ chính những nơi các cô
bé, cậu bé oằn mình dưới nghèo đói rách
nát thì ước mơ đến trường thực sự cháy
bỏng. Cậu học trò tên Lintang trên chiếc
xe đạp cà tàng luôn cố gắng dậy từ lúc
bốn giờ sáng, đạp xe hơn bốn mươi cây
số, vượt qua con sông luôn có cá sấu rình
rập để đến lớp sớm nhất và về nhà cuối
cùng. Cậu bé Harun, tuy mắc bệnh kém
phát triển nhưng đã đạt được điểm tám
môn đạo đức – “điểm cao nhất cho môn
học giá trị nhất trên thế giới”. Đẹp hơn cả
là hình ảnh của thầy Harfan – cây đại thụ
đã hy sinh toàn bộ sức sống của mình để
chống đỡ cho ngôi trường, và cô Mus –
cô giáo tuy mới mười lăm tuổi, nhưng “sẽ
không bao giờ đánh đổi các em lấy bất cứ
thứ gì” - kể cả đó có là cơ hội làm quản
lý kho tại PN - để hết mình cho sự nghiệp
giáo dục.

Cầu vồng ước mơ

Lướt qua những trang sách của “Chiến
binh cầu vồng”, người đọc sẽ cảm thấy
mình như đang bước trên bảy cung bậc
của cầu vồng cảm xúc.

Ấy là khi ta bật cười trước những thú
vui tuổi trẻ, trước sự ngô nghê đến dễ
thương của Ikal khi cậu bị dính tiếng sét
của mối tình đầu, trước chuyến phiêu lưu
của Mahar đến thỉnh giáo vị pháp sư bí
ẩn trên đảo Hải tặc xin bí quyết đạt điểm
cao.
Là khi ta vỡ òa trong niềm hạnh phúc
trước chiến thắng của đội học sinh giỏi
trường Muhammadiah; cậu học trò xuất
sắc Lintang đã khiến vị giáo sư kênh kiệu
phải chịu thua trong nhục nhã.
Là khi ta cảm động đến rơi nước mắt
trước những nỗ lực học chữ của Lintang
nhằm hoàn thiện lời hứa điền vào tờ đơn
để giữ tự trọng cho người cha thất học
của mình.
Là khi ta thấy ấm áp một niềm hy vọng
trước cảnh mười đứa trẻ, trèo lên tán cây
filicium để ngắm cầu vồng sau cơn mưa
và cùng động viên nhau: “Tụi mình phải
biết ước mơ […] và học là con đường để
chúng ta đi đến những ước mơ ấy. Đừng
bỏ cuộc, Boi, đừng bao giờ bỏ cuộc...”
Nhưng…cũng là khi ta đau đớn,
tuyệt vọng và căm
ghét tột độ cái khối
u ác tính là “chủ
nghĩa thực dụng”
đã gặm dần những
hoài bão ấy: cản
bước trí tuệ Lintang,
thiêu rụi ước mơ trở
thành giáo viên của
Ikal, khiến A Kiong
quên rằng mình từng
muốn là thuyền trưởng
và biến Trapani thành
kẻ sống dở chết dở trong
viện tâm thần.
Câu chuyện tưởng như có

một kết thúc thật bi đát. Nhưng rồi, chậm
lại chút thôi, ta vẫy thấy le lói ánh sáng
nơi cuối đường hầm. Lintang, tuy không
thể trở thành nhà toán học vĩ đại, nhưng
ít nhất cũng đã thực hiện lời hứa với cha
là không làm nghề đánh cá. Chương cuối
mang tên “Đừng bỏ cuộc” và những dòng
kết được in đậm nét: “Mọi công dân đều
có quyền học hành – trích Hiến pháp Indonesia” đã cho ta quyền được tin tưởng
rằng, thế hệ con cháu sau này sẽ được
tiếp cận với ánh sáng tri thức và đi xa hơn
cha mẹ chúng.

Tạm kết
Ý nghĩa nhân văn to lớn mà câu chuyện
đem lại cùng giọng kể dung dị, giàu cảm
xúc của nhà văn đã góp phần đưa “Chiến
binh cầu vồng” trở thành đại diện xuất sắc
nhất của văn học Indonesia hiện đại, với
trên năm triệu bản được dịch ra sáu thứ
tiếng trên toàn thế giới. Có thể nói, cuốn
sách đóng vai trò như một “Totochan –
Cô bé bên cửa sổ” của thế kỷ XXI, và hơi
thở của giáo dục mà nó mang lại sẽ mãi
làm rung động trái tim người đọc.
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40

More Related Content

What's hot

Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcaoẤm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcaoTuấn Thanh
 
Hồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ Đức
Hồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ ĐứcHồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ Đức
Hồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ ĐứcThành Đạt Lê Đức
 
Xin tài trợ chương trình "Chào năm học mới 2013"
 Xin tài trợ chương trình "Chào năm học mới 2013" Xin tài trợ chương trình "Chào năm học mới 2013"
Xin tài trợ chương trình "Chào năm học mới 2013"Tung le Tien
 
Hồ sơ vận động tài trợ chiến dịch Xuân Tình Nguyện khoa Địa Lý 2018
Hồ sơ vận động tài trợ chiến dịch Xuân Tình Nguyện khoa Địa Lý 2018Hồ sơ vận động tài trợ chiến dịch Xuân Tình Nguyện khoa Địa Lý 2018
Hồ sơ vận động tài trợ chiến dịch Xuân Tình Nguyện khoa Địa Lý 2018Tấn Tài Phan
 
Thông tin du học các nước 2017 - INEC
Thông tin du học các nước 2017 - INECThông tin du học các nước 2017 - INEC
Thông tin du học các nước 2017 - INECDu học INEC
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boChau Duong
 
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 5 ( Phần cuối )
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 5 ( Phần cuối )Điểm Tựa Niềm Tin Phần 5 ( Phần cuối )
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 5 ( Phần cuối )Mai PM
 
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017Venerable Thich Nguyen Tang
 
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviii
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviiiChính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviii
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviiihttps://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Nội san Sức trẻ số 44
Nội san Sức trẻ số 44Nội san Sức trẻ số 44
Nội san Sức trẻ số 44
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 32
[YMC] Nội san Sức trẻ số 32[YMC] Nội san Sức trẻ số 32
[YMC] Nội san Sức trẻ số 32
 
Nội san Sức trẻ số 41
Nội san Sức trẻ số 41Nội san Sức trẻ số 41
Nội san Sức trẻ số 41
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
 
Nội san Sức trẻ số 50
Nội san Sức trẻ số 50Nội san Sức trẻ số 50
Nội san Sức trẻ số 50
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
 
[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013
[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013
[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
 
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcaoẤm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
 
Hồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ Đức
Hồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ ĐứcHồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ Đức
Hồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ Đức
 
Xin tài trợ chương trình "Chào năm học mới 2013"
 Xin tài trợ chương trình "Chào năm học mới 2013" Xin tài trợ chương trình "Chào năm học mới 2013"
Xin tài trợ chương trình "Chào năm học mới 2013"
 
Hồ sơ vận động tài trợ chiến dịch Xuân Tình Nguyện khoa Địa Lý 2018
Hồ sơ vận động tài trợ chiến dịch Xuân Tình Nguyện khoa Địa Lý 2018Hồ sơ vận động tài trợ chiến dịch Xuân Tình Nguyện khoa Địa Lý 2018
Hồ sơ vận động tài trợ chiến dịch Xuân Tình Nguyện khoa Địa Lý 2018
 
Thông tin du học các nước 2017 - INEC
Thông tin du học các nước 2017 - INECThông tin du học các nước 2017 - INEC
Thông tin du học các nước 2017 - INEC
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
 
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 5 ( Phần cuối )
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 5 ( Phần cuối )Điểm Tựa Niềm Tin Phần 5 ( Phần cuối )
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 5 ( Phần cuối )
 
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
 
Bản tin Hoa Sen số 11
Bản tin Hoa Sen số 11Bản tin Hoa Sen số 11
Bản tin Hoa Sen số 11
 
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviii
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviiiChính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviii
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviii
 
Coffee news 33
Coffee news 33Coffee news 33
Coffee news 33
 

Similar to Nội san Sức trẻ số 40

Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2Sâu Bự
 
Ngày hội giáo dục vương quốc anh
Ngày hội giáo dục vương quốc anhNgày hội giáo dục vương quốc anh
Ngày hội giáo dục vương quốc anhDu học Tân Việt
 
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)Hannie Tran
 
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội ViệtCoi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội ViệtCoiViet
 
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdfHỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdfconghoaipk
 
Báo cáo thực tập Lập dự án kinh doanh cà phê và giao tiếp ngoại ng...
Báo cáo thực tập Lập dự án kinh doanh cà phê và giao tiếp ngoại ng...Báo cáo thực tập Lập dự án kinh doanh cà phê và giao tiếp ngoại ng...
Báo cáo thực tập Lập dự án kinh doanh cà phê và giao tiếp ngoại ng...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3Sâu Bự
 
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013Pham Anh
 
Slide gioi thieu
Slide gioi thieuSlide gioi thieu
Slide gioi thieugamesboy88
 
Young Marketers 7 - Do Thi Thuy Trang
Young Marketers 7 - Do Thi Thuy Trang Young Marketers 7 - Do Thi Thuy Trang
Young Marketers 7 - Do Thi Thuy Trang Thùy Trang
 
Giấy mời truyền thông bình minh sinh viên Ver9 Kinh tế quốc dân
Giấy mời truyền thông bình minh sinh viên Ver9 Kinh tế quốc dânGiấy mời truyền thông bình minh sinh viên Ver9 Kinh tế quốc dân
Giấy mời truyền thông bình minh sinh viên Ver9 Kinh tế quốc dânsukiennong.vn
 
Kế hoạch ngày hội truyền thống khoa Kinh doanh quốc tế lần 1 - 2013
Kế hoạch ngày hội truyền thống khoa Kinh doanh quốc tế lần 1 - 2013Kế hoạch ngày hội truyền thống khoa Kinh doanh quốc tế lần 1 - 2013
Kế hoạch ngày hội truyền thống khoa Kinh doanh quốc tế lần 1 - 2013nhocary
 
[Ttvd] ke hoach toan bo chuong trinh 25 6
[Ttvd] ke hoach toan bo chuong trinh 25 6[Ttvd] ke hoach toan bo chuong trinh 25 6
[Ttvd] ke hoach toan bo chuong trinh 25 6buivannhan
 
Tin TOPICAN thang 10-11/2013
Tin TOPICAN thang 10-11/2013Tin TOPICAN thang 10-11/2013
Tin TOPICAN thang 10-11/2013Cao Cong Minh
 
luận văn báo cáo Kinh doanh quán Café Language
luận văn báo cáo Kinh doanh quán Café Languageluận văn báo cáo Kinh doanh quán Café Language
luận văn báo cáo Kinh doanh quán Café Languagehieu anh
 

Similar to Nội san Sức trẻ số 40 (20)

Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
 
Ngày hội giáo dục vương quốc anh
Ngày hội giáo dục vương quốc anhNgày hội giáo dục vương quốc anh
Ngày hội giáo dục vương quốc anh
 
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
 
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội ViệtCoi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
 
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdfHỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
 
Issue20 vn
Issue20 vnIssue20 vn
Issue20 vn
 
Báo cáo thực tập Lập dự án kinh doanh cà phê và giao tiếp ngoại ng...
Báo cáo thực tập Lập dự án kinh doanh cà phê và giao tiếp ngoại ng...Báo cáo thực tập Lập dự án kinh doanh cà phê và giao tiếp ngoại ng...
Báo cáo thực tập Lập dự án kinh doanh cà phê và giao tiếp ngoại ng...
 
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ
 
Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3
 
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
 
Slide gioi thieu
Slide gioi thieuSlide gioi thieu
Slide gioi thieu
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Omotenashi - Văn Hóa Phục Vụ Bằng Trái Tim Của Người Nhật
Khóa Luận Tốt Nghiệp Omotenashi - Văn Hóa Phục Vụ Bằng Trái Tim Của Người NhậtKhóa Luận Tốt Nghiệp Omotenashi - Văn Hóa Phục Vụ Bằng Trái Tim Của Người Nhật
Khóa Luận Tốt Nghiệp Omotenashi - Văn Hóa Phục Vụ Bằng Trái Tim Của Người Nhật
 
1629
16291629
1629
 
Young Marketers 7 - Do Thi Thuy Trang
Young Marketers 7 - Do Thi Thuy Trang Young Marketers 7 - Do Thi Thuy Trang
Young Marketers 7 - Do Thi Thuy Trang
 
Giấy mời truyền thông bình minh sinh viên Ver9 Kinh tế quốc dân
Giấy mời truyền thông bình minh sinh viên Ver9 Kinh tế quốc dânGiấy mời truyền thông bình minh sinh viên Ver9 Kinh tế quốc dân
Giấy mời truyền thông bình minh sinh viên Ver9 Kinh tế quốc dân
 
Kế hoạch ngày hội truyền thống khoa Kinh doanh quốc tế lần 1 - 2013
Kế hoạch ngày hội truyền thống khoa Kinh doanh quốc tế lần 1 - 2013Kế hoạch ngày hội truyền thống khoa Kinh doanh quốc tế lần 1 - 2013
Kế hoạch ngày hội truyền thống khoa Kinh doanh quốc tế lần 1 - 2013
 
[Ttvd] ke hoach toan bo chuong trinh 25 6
[Ttvd] ke hoach toan bo chuong trinh 25 6[Ttvd] ke hoach toan bo chuong trinh 25 6
[Ttvd] ke hoach toan bo chuong trinh 25 6
 
Tin TOPICAN thang 10-11/2013
Tin TOPICAN thang 10-11/2013Tin TOPICAN thang 10-11/2013
Tin TOPICAN thang 10-11/2013
 
luận văn báo cáo Kinh doanh quán Café Language
luận văn báo cáo Kinh doanh quán Café Languageluận văn báo cáo Kinh doanh quán Café Language
luận văn báo cáo Kinh doanh quán Café Language
 

Recently uploaded

1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 

Nội san Sức trẻ số 40

  • 1.
  • 2.
  • 3. S Ứ C T R Ẻ 1 Thân gửi các bạn độc giả của Nội san Sức trẻ! Khi ánh vàng tươi của màu nắng trong vắt trôi theo những làn gió nhẹ tênh mà tha thướt, mùa thu đã rón rén ghé lên những khoảng gạch sân trường, đậu lên hàng ghế đá, tan theo nụ cười hiền của bóng áo dài những chiều hoàng hôn mang theo mùa kỉ yếu đã qua. Tháng 11. Từ những lối đi sảnh nhà B, nhà D, hương hoa sữa tưởng như đã ngủ quên từ độ tháng 9 nay bất chợt dâng lên ngào ngạt, quyến luyến bước chân ai những tối muộn tan trường về. Sớm mai đi học đã thấy lạnh khi phong phanh chiếc sơ mi mỏng, trên những chiếc xe đạp chở hoa tươi đã thấy sương đêm nặng nặng. Nhẹ đến rồi khẽ đi, mùa thu như đang cần mẫn gom lượm những tia nắng hanh hao cuối cùng để dệt nên cho mình một tấm áo len óng ánh, rục rịch hô biến thành những tháng dài mùa đông lạnh lẽo mà ngọt ngào. Vào thời điểm ấy, biết bao tấm lòng học sinh lại đang đau đáu hướng về những người thầy, người cô, về mái trường cấp 3, cấp 2 và xa hơn thế nữa, với nỗi nhớ và lòng biết ơn sâu sắc nhất của đạo làm trò. Trước mắt bạn là cuốn Nội san Sức trẻ số 40, món quà nhỏ mà ấm áp Ban biên tập muốn dành tặng những độc giả thân thương. Hãy mang theo nó trong cặp sách, trong hộc bàn; lúc nghỉ chân bên ghế đá; khi ngồi bệt trên sảnh nhà A; hay mỗi khi bồi hồi muốn nhớ lại về một thời sinh viên khó quên nhưng sắp vuột bay mất. Đến một lúc nào đó, cũng vào những ngày này, bạn sẽ nhớ về Ngoại 6 4 NHỮNG NGƯỜI THẦY “CHÁY” CÙNG NHIỆT TRẺ 8 12 VĂN HỌC GIỮA HAI BỜ “THỰC - ẢO” 44 trang viết đồng thời là lòng tri ân chân thành của Ban biên tập dành riêng cho những người lái đò tri thức luôn tận tụy với nghề, với người. Xin gửi lời cảm ơn và luôn nguyện chúc những điều tốt đẹp nhất dành cho tất cả các bạn. Ban biên tập Sức trẻ TRĂM SỰ THI VẤN ĐÁP Ở FTU THẦY CÔ HOT FACEBOOKER CỦA NGOẠI THƯƠNG MODEL - CÂU CHUYỆN CỦA “HOT TEEN” 30 thương như nhớ về Ams, Chuyên Ngữ, Chuyên Trần Phú, Chuyên Thái Nguyên, Chuyên Vĩnh Phúc, Chuyên Nguyễn Trãi, Chuyên Hà Tĩnh, Chuyên Lê Hồng Phong… và thật nhiều những ngôi trường tuyệt vời khác nữa. Hãy trân quý và sống hết mình những khoảnh khắc còn là sinh viên, còn là FTUer! 37 KHI NHỮNG “VỆT MÀU” KỂ CHUYỆN
  • 4. 2 373K S Ứ C T R Ẻ Ngày Ngôn ngữ châu Âu lần 3 Cuộc thi “Marketing Challengers 2013” Địa điểm: Viện Goethe Hà Nội. Đơn vị tổ chức: Bussiness Club thuộc Đại học Quốc tế RMIT Đơn vị tổ chức: Thành viên của Hiệp hội các viện Văn hóa các nước châu Âu EUNIC gồm: Hội đồng Anh, viện Goethe, Đại sứ quán Ba Lan, Đại sứ quán I-ta-li-a và phái đoàn Wallonia-Brussels của Bỉ. Marketing Challengers 2013 là một cuộc thi có quy mô toàn quốc với tổng giải thưởng lên đến 65 triệu đồng, dành cho tất cả những bạn sinh viên đam mê Marketing và mong muốn áp dụng vào thực tiễn. Các bạn sinh viên muốn dự thi có thể ghép thành một đội từ 4 – 5 người. Các phần thi hoàn toàn bằng tiếng Anh. Thời gian cuộc thi cụ thể như sau: Vòng 1 (Câu hỏi trắc nghiệm và thử thách khởi động) diễn ra từ 28/10 – 12/11, vòng 2 (Phân tích tình huống) diễn ra từ ngày 16/11 – 24/11 và vòng 3 (Nộp bài thực hành và thuyết trình) diễn ra từ ngày 29/11 – 18/12. Thời gian: 23/11/2013. Sự kiện này nhằm giới thiệu sự đa dạng trong ngôn ngữ của các quốc gia, thúc đẩy đa ngôn ngữ và thảo luận về “Các mô hình đào tạo giáo viên ngoại ngữ”. Ngày “Ngôn ngữ châu Âu lần thứ 3 ”dành cho các em nhỏ, những bạn trẻ và các bậc phụ huynh yêu thích các ngôn ngữ và các nền văn hóa châu Âu. Tại ngày hội, các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng I-ta-li-a… sẽ được giới thiệu một cách sinh động thông qua tranh ảnh, posters, sách và các bộ phim ngắn chắc chắn sẽ hấp dẫn những ai tham dự. Giải “Nữ hoàng Ngoại thương” Thời gian: 23/11/2013 Địa điểm: Sân bóng VTC Thành Lâm Với mục đích tạo sân chơi cho các nữ sinh FTU thể hiện tình yêu với thể thao và khả năng chơi bóng, cũng như tạo cơ hội cho các bạn nam chứng tỏ tài huấn luyện, Câu lạc bộ Thể Thao - FSC tổ chức giải bóng đá nữ “Nữ hoàng Ngoại thương”. Với nhiều đổi mới từ hình thức đơn, thể lệ cùng hàng loạt các hoạt động bên lề thú vị, “Nữ hoàng Ngoại thương 2013” hứa hẹn sẽ mang đến cho FTUers những giây phút vui vẻ và trải nghiệm đáng nhớ. Giải đấu sẽ khai mạc và khởi tranh vào 7h30 ngày 23/11/2013. Thông tin chi tiết truy cập: https://www.facebook.com/ CLBTheThaoFSC Cuộc thi “Ứng viên tài năng 2013” Thời gian: 04/11/2013 - 22/12/2013 Đối tượng: Sinh viên năm 3, năm 4 và Cử nhân tốt nghiệp năm 2013 khối ngành Kinh tế, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị, Ngoại ngữ tại các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội. Với mong muốn mang đến cơ hội trải nghiệm quy trình tuyển dụng thực tế cho sinh viên năm cuối và cử nhân khối ngành kinh tế trên toàn địa bàn Hà Nội, cuộc thi “Ứng viên tài năng 2013” đã được CLB Nguồn Nhân Lực (HRC) - Đại học Ngoại thương phát động. Cuộc thi là một sân chơi bổ ích, giúp các bạn sinh viên nâng cao những kiến thức và kĩ năng tuyển dụng thông qua các vòng thi gay cấn mô phỏng quy trình tuyển dụng thực tế của các doanh nghiệp lớn hiện nay. Đồng thời, đây cũng là cơ hội cho các ứng viên tiềm năng được tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp và ứng tuyển vào những vị trí tuyển dụng chất lượng cao. Ngoài ra, “Ứng viên Tài năng 2013” còn mang đến cơ hội học hỏi tuyệt vời cho các bạn sinh viên thông qua những hội thảo đồng hành và cuộc thi bên lề bổ ích với hình thức tương tác độc đáo giữa sinh viên và nhà tuyển dụng. Thời gian: 28/10 – 18/12/2013. Chi tiết liên hệ: http://marketingchallengers.com . Hotline: 0906.608.148 hoặc 0937.279.090.
  • 5. S Ứ C T R Ẻ 3 Chung kết “Duyên Triển lãm “Đồ họa chữ” gian: 9h 19h từ dáng Ngoại thương Thờiđiểm: Viện–Goethe ngày 30/11 – 8/12/2013. Địa Hà Nội – Beauty and charm Đơn vị tổ chức: New York Type Directors Club (TDC) Triển lãm trưng bày các tác phẩm đoạt giải trong cuộc 2013” thi Thiết kế Nghệ thuật Đồ họa Chữ quốc tế TDC 2013 Thời gian: 8/12/2013. Địa điểm: Sân khấu lớn nhà A. “Duyên dáng Ngoại thương – Beauty and Charm” là cuộc thi được tổ chức hai năm một lần bởi Hội sinh viên trường Đại học Ngoại thương. Cuộc thi nhằm tôn vinh vẻ đẹp trí tuệ, nét duyên dáng, thanh lịch của sinh viên Ngoại thương đồng thời xây dựng và quảng bá hình ảnh tuổi trẻ FTU. Đây là một sân chơi lành mạnh, bổ ích dành cho những sinh viên quan tâm. Bên cạnh việc phát hiện ra gương mặt xuất sắc nhất cho ngôi vị Miss Ngoại thương, trước đêm chung kết còn có rất nhiều những sự kiện bên lề hấp dẫn: “Hoa khôi năng động” vào ngày 26/11/2013 tại sảnh nhà B, “Tôi yêu Ngoại thương” vào ngày 29/11/2013, “Hoa khôi thương trường” vào ngày 1/12/2013 tại nhà D201… Cuộc thi “Soul of Law 2013: Thương mại quốc tế” Thời gian: 17/11/2013 - 04/12/2013 Đối tượng: Sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tiếp nối thành công của “Soul of Law 2012: Sở hữu trí tuệ”, cuộc thi “Soul of Law 2013” được Câu lạc bộ Nhà tư vấn Luật (LCC) chính thức phát động với chủ đề: “Thương mại quốc tế”. Đến với cuộc thi, các bạn sinh viên được tìm hiểu những kiến thức thú vị về luật liên quan đến kinh tế, thương mại, đặc biệt là CISG (Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế), các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại. Đồng thời, các bạn sinh viên cũng được tiếp cận và rèn luyện kỹ năng tranh tụng trong quá trình tham dự cuộc thi. bao gồm các ứng dụng đồ họa của chữ và kiểu chữ được thể hiện trên nhiều loại hình truyền thông khác nhau như ấn phẩm, bao bì cho đến mẫu logo và tiêu đề phim ảnh. Các tác phẩm thiết kế trong triển lãm đến từ nhiều nước trên thế giới. Triển lãm đồ họa này được coi là sự kiện lớn dành cho các cá nhân và tổ chức trong ngành quảng cáo, truyền thông, giáo dục,… hay bất kỳ ai quan tâm, yêu thích ngành đồ họa chữ, đặc biệt là các nhà thiết kế đồ họa, chỉ đạo nghệ thuật, chuyên gia truyền thông đa phương tiện, sinh viên và các doanh nghiệp. Triển lãm hứa hẹn với nhiều tác phẩm thú vị và có giá trị! Khóa học chứng khoán cơ bản Start – Up Thời gian: 7 buổi học, trong đó gồm 6 buổi học ngày trong khoảng từ ngày 26/11 đến 12/12 cùng 1 buổi lên sàn chứng khoán thực tế. Địa điểm: Phòng A701 Học viện Ngoại Giao – 69 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Đến với khóa học chứng khoán cơ bản Start - Up mùa thứ 6 của CLB Chứng khoán SIC, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu cặn kẽ và tổng quát hơn về thị trường chứng khoán tưởng như khô khan này. Cùng với sự tham gia giảng dạy của các giảng viên ưu tú đến từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các công ty chứng khoán cũng như Khoa TCNH ĐH Ngoại thương, lớp học chứng khoán cơ bản Start - Up đã dần khẳng định được chỗ đứng, là một lớp học uy tín, đáng tin cậy cho những bạn trẻ đam mê tìm hiểu về một thị trường đầy thú vị. Thông tin chi tiết truy cập: https://www.facebook.com/ startup.sic Hotline : 0989536762 (Miss. Mai Anh) - 01687210010 (Mr. Tiến). Khai mạc Liên hoan Âm nhạc châu Âu Thời gian: 20h ngày 22/11/2013. Địa điểm: Nhà hát Tuổi trẻ, 11 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội Liên hoan Âm nhạc châu Âu diễn ra tại Hà Nội với các đêm nhạc của các nghệ sĩ đến từ châu Âu cùng nhiều thể loại nhạc: Pop, Jazz và Classic. Năm nay, liên hoan có điểm đặc biệt là dự án âm nhạc Diva của Việt Nam, giới thiệu hai giọng ca opera nổi tiếng Ngọc Tuyền và Triệu Yên cùng một DJ có tên tuổi khác. Hai nghệ sĩ này sẽ trình bày các tác phẩm nhạc kịch nổi tiếng của châu Âu được hòa âm với nhạc điện tử… Liên hoan hứa hẹn sẽ là một đêm âm nhạc nhiều màu sắc, làm thỏa mãn những đôi tai yêu âm nhạc! Minh Phượng – Phan Linh
  • 6. S Ứ C T R Ẻ “ 4 Muôn màu Ngoại thương CHÁYRẺ “ T NHỮNG NGƯỜI THẦY CÙNG NHIỆT Hình ảnh những người thầy, cô giáo miệt mài, tâm huyết bên bục giảng đã in đậm trong tiềm thức của mỗi người khi nhắc đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Nhưng, có những thầy, cô không chỉ là nhà giáo – họ là những người dẫn đầu trong công tác Đoàn trường… “Qua mỗi chương trình, thầy rất vui mừng khi thấy các em ngày một trưởng thành hơn”. Bí thư Đoàn Nguyễn Văn Triệu Với hơn 10 năm hoạt động - 6 năm giữ vị trí Phó Bí thư, Bí thư Ban chấp hành Đoàn trường ĐH Ngoại thương, khi được hỏi về cơ duyên đến với công tác Đoàn, thầy chia sẻ: “Thời tuổi trẻ ai cũng thích những hoạt động sôi nổi, trẻ trung, nhất là hoạt động có ích cho cộng đồng, xã hội. Qua đó, bản thân cũng rèn luyện được nhiều phẩm chất, kĩ năng và kinh nghiệm. Thầy hoạt động Đoàn ngay từ khi còn là sinh viên năm nhất, khi trở thành giáo viên, thầy vẫn luôn gắn bó với hoạt động của sinh viên cho tới nay”. Ở cương vị thủ lĩnh, thầy luôn bày tỏ trăn trở trong công tác Đoàn trường như làm thế nào để có nhiều sân chơi bổ ích cho hơn 10.000 sinh viên, mà nó phải phù hợp với giới trẻ nhiệt huyết, năng động, sáng tạo. Hơn nữa, các hoạt động phải đa dạng, đi đúng định hướng để xây dựng bản sắc Ngoại thương. Từ đó, nhiều chương trình phù hợp với FTUers đã ra đời, không chỉ gây tiếng vang tại trường mà còn lan tỏa sang các trường bạn, Thành phố và cả nước. “Sắc màu Ngoại thương”, nét văn hóa đa dạng nhưng thống nhất với phẩm chất “Đoàn kết, trí tuệ, năng động, thanh lịch, văn minh” cũng chính là chân giá trị mà thầy mong mỗi FTUer cùng nhau xây dựng, vun đắp và phát huy trong mái trường này và trên mỗi chặng đường đời! “Trên giảng đường là thầy trò, trong hoạt động là anh em”. Từng giữ chức vụ Chủ tịch Hội sinh viên ĐH Ngoại thương, Ủy viên Ban chấp hành Đoàn trường, hiện đang là 1 người trẻ “cầm phấn” đồng thời là một người gắn mình với các hoạt động phong trào tại trường, thầy cười khi nói về cái “duyên” với trường, với hoạt động ngoại khóa của FTU: “Có lẽ không ai chọn nghề cho mình”. Là người thầy đứng trên bục giảng, lại đã từng trực tiếp hoạt động phong trào thời sinh viên, hơn ai hết, thầy hiểu rõ những khó khăn của học trò mình và luôn giúp đỡ, hỗ trợ sinh viên hết sức có thể. Hè vừa qua, trong đợt tình nguyện “Mùa hè xanh” lớn nhất từ trước tới nay của Đoàn trường (23 đội/nhóm, gần 500 sinh viên tham gia, đi tới 18 tỉnh thành), thầy cũng đã đến thăm 8 đội và có nhiều kỉ niệm đáng nhớ: “Suốt tháng 7, thầy không được nghỉ dù chỉ một ngày, từ lúc đội đầu tiên lên đường cho đến khi đội cuối cùng trở về an toàn. Với số lượng sinh viên tham gia lớn như vậy, sức ép đối với thầy và Đoàn trường quả thực rất lớn. Thầy rất mừng khi gần 500 sinh viên đã trở về an toàn, hơn hết, các em đều trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn”. Phó bí thư Đoàn Hoàng Ngọc Thuận
  • 7. Thầy Nguyễn Ngọc Tân S Ứ C T R Ẻ 5 “Bất cứ nguyên tắc nào trong kinh tế cũng có thể áp dụng trong Công tác Đoàn” Là 1 cựu FTUer đã gắn bó với Đoàn trường từ những năm còn học tập tại trường (1997) với việc tham gia Đội tuyên truyền các ca khúc Cách mạng, sau này trở lại gắn bó với Ngoại thương, thầy luôn tâm niệm: “Làm cho sinh viên nể và tôn trọng mình thực khó nhưng làm cho sinh viên gần gũi với mình thì cực khó”. Đứng ở vị trí của một người thầy sâu xát với những hoạt động của sinh viên, thầy Tân tâm sự: “Để thu hút được Đoàn viên, thanh niên, cần phải đặt ra câu hỏi: chúng ta làm được gì cho họ? Đó là quan điểm hoạt động công tác Đoàn của thầy. Đừng hỏi các bạn sinh viên làm được gì cho mình, mà cần hỏi mình đã làm được gì cho các bạn, để các bạn quan tâm”. Về vấn đề hiện đang gây xôn xao thời gian gần đây: đâu là chân giá trị FTU? Có phải sinh viên FTU đang quá quan tâm đến “bề nổi”? Thầy cho biết: “Không có cái gì là “bề nổi” hay “bề chìm”. Khi đặt ra vấn đề này cũng cần xem xét lại: Thế nào được gọi là “bề nổi”? Thực chất, chúng ta cần có những thứ như kiến thức, kĩ năng hay những thứ mà mọi người vẫn cho là “phần chìm” của một tảng băng để có được những hoạt động “bề nổi” sôi nổi và hấp dẫn”. “Luôn coi trọng nguyên tắc bình đẳng” Công tác tại phòng Quản lí đào tạo, thời gian rảnh rỗi, thầy Nam còn quan tâm, tham gia các hoạt động của Đoàn thanh niên và các CLB trong trường (thành viên ban Vũ đạo CLB Tuyên truyền ca khúc Cách mạng TCM). Thầy được các FTUers biết đến như một người anh, người bạn gần gũi, không chỉ bởi tuổi trẻ mà còn bởi nhiệt huyết và tình cảm thầy dành cho sinh viên. Thầy đã cùng sinh viên tham gia Ngày hội sinh viên FTU Connect 26/3/2013 và các hoạt động khác của Đoàn trường. Lấy nguyên tắc “bình đẳng” với sinh viên khi tham gia hoạt động ngoại khóa, chính vì vậy thầy Nam “luôn luôn lắng nghe – luôn luôn thấu hiểu” các FTUers. Hơn 4 năm gắn bó tại Đại học Ngoại thương, đặc biệt là trong quá trình làm việc và tiếp xúc với sinh viên, thầy luôn quan niệm cần phải “hiểu các bạn sinh viên nghĩ gì, làm gì và có trách nhiệm với tập thể”. “Khiêm tốn, không ngừng học hỏi và cầu thị” là lời khuyên thầy dành cho các FTUers. Thầy Mai Tuấn Nam Thầy Nguyễn Quang Huy “Hoạt động Đoàn cũng là một sở thích” Từng tham gia hoạt động Đoàn từ những năm tháng còn là sinh viên, cho rằng đó là “niềm vui, sở thích” của mình, thầy Nguyễn Quang Huy đã gắn bó với công tác Đoàn trường và các FTUers về mảng Văn hóa – Thể thao nhiều năm nay. Là người nghiêm khắc trong khi giảng dạy nhưng cũng vô cùng cởi mở, trẻ trung trong các hoạt động ngoại khóa, thầy luôn nhận được sự yêu quý đặc biệt của các bạn sinh viên. Thầy cũng là người đã dẫn dắt, cố vấn cho đội tuyển thể thao VUG FTU tham gia thi đấu và lọt vào vòng chung kết Giải Thể thao sinh viên Việt Nam 2013. Thầy Huy tâm sự: “đó là khoảng thời gian mà nghị lực của đội bóng rổ nam, quyết tâm của đội nhảy lớn hơn bao giờ hết”. Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực thể thao, thầy còn gắn bó với FTUers qua các hoạt động tình nguyện của Đoàn trường. Đồng hành cùng các CLB đi tình nguyện dài ngày, thầy Huy kể lại: “nhớ nhất những ngày thầy trò dậy từ 5 giờ sáng, cùng tập thể dục, tập nhảy và ăn buffet mì. Đó là những kỉ niệm thầy không thể nào quên”. Không chỉ cầm phấn đứng trên bục giảng hay gắn bó với sinh viên qua các công tác chính trị, đào tạo, những người thầy ấy đã luôn gắn mình với những hoạt động sôi nổi ngoại giảng đường của sinh viên, không chỉ là thầy mà còn là anh, là bạn – những người thầy gắn bó với công tác Đoàn! Quỳnh Anh – Thu Huyền
  • 8. 6 Muôn màu Ngoại thương S Ứ C T R Ẻ Kết thúc một mùa thi vấn đáp, các diễn đàn mạng xã hội lại tràn ngập những chia sẻ với vô vàn “cung bậc cảm xúc” của các bạn sinh viên. Vì đâu thi vấn đáp lại trở thành một đề tài tranh luận sôi nổi như vậy? Đó có phải là nỗi ám ảnh thường trực của tất cả các FTUer? TRĂM SỰ ? thiVẤN Toàn cảnh thi vấn đáp Thi vấn đáp (VĐ) được hiểu đơn giản là hình thức thi mà giám khảo đặt câu hỏi và thí sinh trực tiếp trả lời. Từ khoảng K30 trở về trước, thi vấn đáp được áp dụng cho tất cả các bộ môn ở Ngoại thương. Tuy nhiên hiện nay số lượng môn phải thi VĐ đã được giảm đi đáng kể. Trong suốt 4 năm học, mỗi sinh viên thường phải trải qua 2 đến 3 môn áp dụng hình thức thi này. Có thể kể đến một số môn thi VĐ nổi bật tại trường như Giao dịch thương mại quốc tế, Marketing, Logistics và Vận tải quốc tế hay Bảo hiểm trong kinh doanh... Thi VĐ được đánh giá là một hình thức thi hiệu quả vì phản ánh trực tiếp và đúng nhất về năng lực cũng như bản chất việc học của một sinh viên. Không chỉ giúp thầy cô có thể linh động kiểm tra được toàn bộ kiến thức của người thi mà phương pháp này còn góp phần đẩy lùi tình trạng học tủ, học lệch, học không hiểu bản chất hoặc thiếu sự liên hệ với thực tiễn. Không giống như thi tự luận hay trắc nghiệm, sinh viên khó có thể vượt qua kì thi dễ dàng mà không học cẩn thận hay chỉ dựa vào sự may mắn, lại càng không thể gian lận trong kì thi với bất kì một hình thức nào mà không bị phát hiện. Nhờ thi VĐ, kiến thức sẽ được nắm bắt hiệu quả hơn, bởi sinh viên không có những đáp án “bày sẵn” để khoanh/tích mà buộc phải thể hiện kiến thức và sau đó lí giải tỉ mỉ về chúng. Hơn nữa, đây được coi là một cơ hội cọ xát để sinh viên rèn bản lĩnh trình bày quan điểm của mình trước đám đông cũng như luyện tập cho những cuộc phỏng vấn xin việc sau này. ỞFT Nỗi ám ảnh “ghế nóng” Nhiều năm trở lại đây, VĐ vẫn được cho là hình thức thi khó nhất với các bạn sinh viên Ngoại thương. Do bao trùm toàn bộ chương trình học kể từ những tiểu tiết nhỏ nhất nên thậm chí nếu chỉ đặt mục tiêu qua môn ở mức độ trung bình, lượng kiến thức ôn thi đã khá nhiều. Còn với những ai đặt mục tiêu cao hơn, họ không những phải đầu tư đồng bộ vào kiến thức được học mà còn cần nghiên cứu theo chiều sâu và biết phân tích các trường hợp trong thực tiễn. Tóm lại, không thể “điền” vào lỗ hổng kiến thức thi VĐ bằng những cụm từ thông dụng như “học mơ màng”, “random” hay “chém gió”. Thêm một yếu tố khiến sinh viên “sợ” thi VĐ đó là áp lực tâm lý của bản thân. Ngay từ những buổi học đầu tiên, hầu hết sinh viên đã tiếp nhận môn học có thi VĐ với tâm trạng nặng nề và luôn bị bó buộc trong một nỗi lo sợ vô hình bởi lời kể của những người học trước. Càng đến gần ngày thi, dù đã nắm bắt được phần nào bài học, các bạn vẫn cảm thấy phần kiến thức chưa học mở rộng hơn do có quá nhiều vấn đề mới phát sinh. Thêm vào đó, bộ môn ấy cũng chỉ là một trong số các môn phải ôn tập trong cùng đợt thi nên không thể tránh được việc gia tăng áp lực tâm lí do nhiều kiến thức chồng chéo. Ngồi trước phòng thi đợi đến lượt mình, mỗi bạn lại có một tâm trạng khác nhau nhưng nhìn chung, “nhiệt kế đo độ hồi hộp” của mỗi người đều diễn biến theo chiều tăng lên không ngừng nghỉ. Đỉnh điểm của sự căng thẳng là khi sinh viên chính thức nhận được câu hỏi của mình. Ngồi trên “ghế nóng” của phòng
  • 9. S Ứ C T R Ẻ 7 ... ... ĐÁP TU thi VĐ, đối mặt trực tiếp với các thầy cô, một sinh viên dù đã học hành cẩn thận và mang theo sự tự tin lớn, tinh thần cũng vẫn bị hao hụt đi vài phần. Cô Trần Hồng Ngân - Giảng viên bộ môn Giao dịch thương mại quốc tế chia sẻ: “Từng có trường hợp thí sinh vừa bước vào phòng thi, chưa kịp trả lời đã ngồi khóc rưng rức, khóc một cách “ngon lành” khiến thầy cô lúc ấy cũng cảm thấy sợ thay cho sinh viên”. Với những áp lực như trên, hy vọng về điểm số của một bộ phận sinh viên đã “giảm dần đều” theo quá trình học đến lúc kết thúc bài thi cuối kỳ. Sự “thật” của chữ “ẢO” Hầu hết FTUers đã trải qua thi VĐ đều khẳng định điểm thi của những môn này không cao bằng môn thi tự luận hoặc trắc nghiệm. Có không ít người đã đổ trách nhiệm cho kết quả không mong muốn đó lên một chữ “ảo”. Với sinh viên, chữ “ảo” ấy là tập hợp của hàng loạt các lí do khách quan như câu hỏi khó, bị hỏi vào tiểu tiết, bị hỏi nhiều và đôi khi là tâm trạng khi chấm điểm của các thầy cô... Trên thực tế, sinh viên đã áp đặt quá nhiều định kiến chủ quan lên hình thức thi này dù biết rất rõ lỗ hổng kiến thức và tâm lí phòng thi mới thực sự là nguyên nhân chính của kết quả học tập. Có một thực trạng đáng buồn là phần lớn sinh viên gặp vấn đề về phương pháp học cũng như việc cân bằng quỹ thời gian của mình. Đặc biệt, trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà các hoạt động phong trào ngày càng nở rộ ở Ngoại thương, việc “để kênh” giữa chuyện học và chơi là tình trạng dễ nhận thấy ở không ít bạn trẻ. Hơn nữa, việc thiếu chủ động trong học tập và nghiên cứu của nhiều sinh viên dẫn đến kết quả chưa cao còn được thể hiện rõ ở tất cả các môn không riêng gì VĐ. Một câu hỏi có phần “nhạy cảm” được đặt ra sau mỗi mùa thi: “có thật SV đã bị thầy cô làm khó?”. Có những bạn bày tỏ rằng nhiều khi câu hỏi phụ còn khó hơn câu hỏi chính và thầy cô thường nắm bắt điểm yếu của sinh viên để xoáy sâu vào. Đây là những ý kiến bất hợp lý. Thứ nhất, nếu bạn có ý thức học tập tốt, tự tin với việc học của mình thì khoảng cách khó dễ giữa các câu hỏi không bao giờ là quá lớn. Thứ hai, nhà trường và bộ môn không có một quy định cụ thể nào cho rằng câu hỏi phụ là câu hỏi gỡ điểm và bắt buộc phải dễ hơn câu hỏi chính. Các câu hỏi đó chỉ nhằm mục đích đánh giá độ nông - sâu hoặc là những “lời gợi ý ngầm” để giúp sinh viên có thể tìm ra đáp án của câu hỏi chính. Tất cả tiêu chí cho điểm đều phụ thuộc vào kiến thức và bản lĩnh của chính người học. Tư tưởng trên vì thế không nên bị hiểu lầm thêm nữa. Kết Thực tế, thi VĐ ở Ngoại thương mới chỉ “phủ sóng” ở một số ít bộ môn và không thể trở thành nỗi ám ảnh lâu dài của người học. Tuy nhiên, điều quan trọng là dù phải đối mặt hình thức nào, các FTUer cũng cần xác định một thái độ, phương pháp học tập nghiêm túc, đồng thời luôn giữ cho mình một tâm lí thoải mái để tự tin ngồi trên “ghế nóng” mỗi mùa thi. Ngân Hà - Bảo Bống Thầy Khương Duy “Các em lựa chọn một ngôi trường chỉ vì ở đó có cái gọi là "môi trường năng động" mà không hiểu rằng chấp nhận vào FTU là phải trải qua các môn về thương mại quốc tế nói chung và các môn nghiệp vụ nói riêng”...
  • 10. 8 Muôn màu Ngoại thương S Ứ C T R Ẻ Sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự lan truyền như vũ bão của thông tin đã khiến cho mạng xã hội trở nên quen thuộc, không chỉ với giới trẻ mà cả những bậc “lớn tuổi”. Trong tâm thức người Việt, thầy cô thường gắn liền với giáo án, với giảng đường. Tuy nhiên, thầy cô Ngoại Thương ngày nay ngoài bảng đen phấn trắng còn được sinh viên biết đến là những “hot facebooker”. THẦY CÔ HOT CỦA NGOẠI THƯƠNG 3. Thầy Trần Đắc Lộc 1. Cô Nguyễn Hoàng Ánh 2. Thầy Hoàng Anh Duy Cô Nguyễn Hoàng Ánh được coi là một trong những cô giáo “hot” nhất trên facebook với gần 7000 người theo dõi. Có lẽ, hiếm có thầy cô giáo nào “chăm chỉ” cập nhật các trạng thái (status) trên facebook như cô Ánh. Đôi khi, đó là lời chia sẻ về một vấn đề trong cuộc sống, khi là một tình huống dở khóc dở cười trong quá trình giảng dạy và làm việc với sinh viên, cũng có khi là một lời kêu gọi mọi người cùng góp sức chia sẻ gánh nặng với những mảnh đời kém may mắn… Đọng lại trong mỗi dòng trạng thái ấy là một tấm lòng nhà giáo trăn trở với đời, với nghề. Thế nhưng cô Nguyễn Hoàng Ánh cũng không kém phần trẻ trung và yêu đời. Không khó để nhìn thấy những tấm ảnh “xì tin”, những lần “check in” cùng bạn bè, người thân. Là một giáo viên có tâm hồn trẻ trung và cách suy nghĩ khá thoáng nhưng cũng không kém phần sâu sắc, những dòng chia sẻ với ngôn ngữ gần gũi của cô nhận được rất nhiều lượt “thích” và “bình luận”. Các bạn sinh viên Ngoại Thương chắc hẳn không còn xa lạ với thầy giáo chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế điển trai và tài năng mà học trò vẫn hay gọi là “hot teacher”. Không chỉ là một thầy giáo, thầy Hoàng Anh Duy còn được biết đến là một người dẫn chương trình đã từng đạt giải Én vàng trong cuộc thi “Người dẫn chương trình truyền hình 2009”. Hiện nay, thầy đang đảm nhiệm MC của nhiều chương trình như “Thần đồng đất Việt”, “Rung chuông vàng”…. Ngoài ra, cô Hoàng Ánh còn rất “chăm” tranh luận với các bạn trẻ. Kéo xuống phần bình luận, ta có thể đọc được những dòng trao đổi, bình phẩm giữa cô và trò, thoải mái như những người bạn. “Hotboy phòng Quản lí đào tạo” là biệt danh dễ thương mà FTUers đặt cho thầy Lộc. Ghé thăm facebook của thầy, ta lại thấy rộn ràng những bài đăng của sinh viên thắc mắc về vấn đề học phần, tín chỉ, bằng tốt nghiệp…Thầy Lộc thường xuyên check facebook, vì thế có thể giải đáp những thắc mắc một cách nhanh chóng. Mỗi khi có lịch đăng kí học phần tín chỉ, lịch đăng kí bổ sung chuyên ngành 2 hay lịch phát bằng tốt nghiệp,… bên cạnh việc thông báo tới sinh viên bằng văn bản hay thông qua lớp trưởng, thầy còn đăng tải thông tin kèm hướng dẫn tỉ mỉ lên trang cá nhân của mình để các bạn sinh viên nhận được thuận tiện hơn trong việc cập nhật và làm theo. Dù phần lớn những hoạt động trên facebook liên quan đến công việc, thầy vẫn dành chút ít thời gian cho việc chiêm nghiệm, chia sẻ cảm xúc của mình. Đọc những dòng trạng thái của thầy, ta tìm thấy được khoảng lặng của cuộc sống, khi thấy đồng cảm, khi được truyền một thông điệp ý nghĩa… Cũng giống với cô Nguyễn Hoàng Ánh, thầy Hoàng Anh Duy cập nhật trạng thái trên facebook khá đều đặn. Dạo một vòng trên trang cá nhân của thầy, ta bắt gặp những bức ảnh vô cùng “xì tin” nhưng cũng rất sành điệu mà thầy đăng tải, ghi lại từng khoảnh khắc đáng nhớ. Thầy Duy rất gần gũi, cởi mở với sinh viên. Dù bận rộn nhưng thầy vẫn dành thời gian trả lời sinh viên hay đơn giản là cảm ơn những lời chúc mừng mà các bạn trẻ dành tặng cho thầy. Lan (K51 –FTU) chia sẻ: “Theo dõi facebook của thầy, mình càng thêm ngưỡng mộ về một thầy giáo đa tài nhưng vẫn rất tận tâm với nghề và hết lòng vì học trò.” Kết Theo dõi thầy cô FTU trên facebook, sinh viên không chỉ học được kiến thức mà quan trọng hơn, đó còn là bài học làm người qua những dòng chia sẻ. Dường như, trên facebook, khoảng cách giữa thầy và trò được thu hẹp lại, tuy gần gũi nhưng vẫn rất đúng mực. Hẳn là FTUers vô cùng tự hào bởi những thầy cô giáo tâm lý và gắn bó với sinh viên như vậy. Hà Muối
  • 11. S Ứ C T R Ẻ 9 BỤI PHẤN Một ngày 20/11 nữa lại đến gần. Đây không chỉ là một dịp đặc biêt để tôn vinh công việc của những con người “chèo lái con đò tri thức” mà còn là cơ hội để các thế hệ học trò bày tỏ tấm lòng tri ân của mình tới những người thầy đáng kính. Nhân dịp lễ ý nghĩa này, hãy cùng lắng nghe những sinh viên FTU chia sẻ gì về những thầy cô đã theo họ suốt những năm tháng trên giảng đường đại học các bạn nhé! Thầy cô và những “trang giáo án” giảng đường Có thể nói trường đại học là một môi trường đầy những trải nghiệm mới mẻ và thú vị: trường mới, bạn mới, cách sinh hoạt mới và thầy cô cũng mới. Ở FTU, hiếm khi sinh viên chúng mình còn bắt gặp hình ảnh “khi thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi” năm nào, những người giảng viên giờ đây hầu hết đều mang theo mình hình ảnh mới hiện đại hơn và trẻ trung hơn. Người dạy và người học vẫn được kết nối với nhau qua cây cầu tri thức, song những “trang giáo án” trên giảng đường không chỉ là kiến thức trong sách vở mà còn mang đậm màu sắc cuộc sống được minh họa bằng những câu chuyện sinh động và hấp dẫn từ chính trải nghiệm của thầy cô. “Những kiến thức gần gũi và thiết thực trong đời sống đã khiến cho bài giảng trở nên “cởi mở” hơn và khiến mình cảm thấy đang được học cách xây dựng cuộc sống bằng chính khả năng của mình” - Lan Phương (K52, Anh19, KTĐN) chia sẻ. Với các FTUers, thế hệ thầy cô là những tấm gương chủ động, sáng tạo trong học tập và công việc, điều này đã tạo nên những ảnh hưởng tích cực thúc đẩy các bạn sinh viên phấn đấu và nỗ lực thật nhiều. Với mục tiêu phát huy tính tự lập, chủ động của sinh viên, lời giảng của các thầy cô chỉ đóng vai trò thứ yếu, sinh viên buộc phải đầu tư thời gian để tự học và tham khảo nhiều nguồn tài liệu bên ngoài. Ban đầu, đó sẽ là một khó khăn lớn với nhiều bạn song phương pháp này lại mang đến hiệu quả học tập cao. Thêm vào đó, sự “năng động” trong các hoạt động kinh tế, xã hội ngoài giảng đường của thầy cô cũng là một thành tích đáng khâm phục với các bạn trẻ trong nhà trường. Từ đó, sinh viên Ngoại thương học cách để “biến hóa” linh hoạt những điều đã học và tự tin làm chủ kiến thức của mình. Đó chính là ý nghĩa trọn vẹn của chữ “học” tại đại học mà cô thầy muốn truyền đạt, gửi gắm tới mỗi bạn sinh viên. Đo đếm khoảng cách thầy... và... trò Những năm trở lại đây, ngày càng có nhiều người lo ngại về sự “mai một” của tình cảm thầy – trò, về mối quan hệ giữa người dạy – người học nơi giảng đường. Với giảng viên đại học, thời gian giảng dạy mỗi bộ môn đều diễn ra chớp nhoáng, đôi khi chưa bớt lạ với lớp, chưa kịp thân quen với sinh viên thì đã kết thúc môn học. Không thể phủ nhận rằng có không ít sinh viên học đến quá nửa chương trình vẫn chưa hề biết tên thầy cô giáo. Song thực trạng đáng buồn của một bộ phận bạn trẻ ấy không thể làm “biến dạng” toàn bộ ý nghĩa của tình cảm thầy trò dù cho sinh viên đại học ít có cơ hội được tiếp xúc với thầy cô. “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, sinh viên FTU luôn hướng tới thầy cô với lòng kính trọng sâu sắc. Khác với các thầy cô ở cấp ba gắn bó và chăm sóc như những người cha, người mẹ, các thầy cô ở đại học lại giống như những người bạn, người anh chị gần gũi vừa truyền đạt kiến thức vừa chia sẻ về cuộc sống với sinh viên. Ngọc Anh (A4, K50, TMQT) chia sẻ: “Mình rất ấn tượng với phong cách của thầy Trí dạy mình bộ môn Tiếng Anh chuyên ngành. Vượt qua giới hạn những kiến thức của sách vở, thầy truyền cho mình niềm cảm hứng về ngôn ngữ và những bài học cuộc sống ý nghĩa”. Khoảng cách của thầy - trò nơi giảng đường vì thế được kéo gần lại thông qua những giờ học trên lớp, qua hoạt động nghiên cứu khoa học, làm khóa luận hay những hoạt động xã hội. Chính điều đó sẽ giúp các bạn trẻ sớm nhìn nhận ra mục tiêu bản thân và hoạch định chặng đường phía trước một cách rõ ràng nhất. Tạm kết Dù môi trường học tập có trở nên thay đổi thì một điều chắc chắn rằng tâm huyết và sự gắn bó của thầy cô với người học vẫn luôn hiện hữu trong lòng học trò bao thế hệ, mãi “vấn vương” như chính những “hạt bụi phấn trên tóc thầy” trong lời bài hát ngày xưa. Ngân Hà – Lưu Giang
  • 12. 10 Muôn màu Ngoại thương S Ứ C T R Ẻ C ó người đến với nghề giáo viên bởi sự tình cờ, cũng có người dốc hết sức mình cho cái nghiệp này vì hai chữ “yêu nghề”…Dù thế nào đi chăng nữa, khi đã đứng trên bục giảng là họ đã có “duyên” với con chữ. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Sức trẻ 40 sẽ đem đến những câu chuyện thú vị về con đường đến với nghiệp “đứng lớp” của các thầy cô giáo trường ĐH Ngoại Thương. “Tôi không chọn nghề, nghề chọn tôi” Cái duyên với con chữ của thầy Trần Huy Quang (Khoa Lý luận Chính trị) vô cùng tình cờ. Thầy Quang vốn là học sinh chuyên Toán, tuy nhiên cũng như phần lớn các học sinh ban A khác, thầy gặp khó khăn trong việc học môn Hóa. Ấp ủ ước mơ thi vào trường An ninh nhưng bị đánh trượt vì “không đủ chiều cao”, thầy đành chuyển sang thi khối C (Văn - Sử Địa) của khoa Văn trường ĐH Sư phạm và trường ĐH Xã hội và Nhân văn. Thế nhưng, cái duyên đã đưa thầy đến với môn Triết khi thầy không đủ điểm vào khoa mình đăng kí và được chuyển vào khoa Lý luận chính trị của trường. “Thời ấy, tôi đi thi ĐH với tâm lý rất thoải mái thế nên khi biết mình đỗ ĐH, dù không phải là khoa mình mong muốn nhưng tôi vẫn nhập học. Ban đầu tôi cũng có ý định đi học ĐH, rồi cố gắng ôn khối A để thi lại, nhưng sau một thời gian học tập môn Triết học, tôi bắt đầu cảm thấy thích và đam mê nó”. Đối với một học sinh ban A, nhất là học sinh chuyên Toán, việc học một môn xã hội là vô cùng khó khăn, nhưng một phần vì đam mê với môn Văn mà thầy vẫn tiếp tục con đường đã chọn. “Thực ra rất nhiều người hỏi tôi có cảm thấy phí khoảng thời gian học chuyên Toán hay không. Theo tôi thấy thì khi mình đã học những môn khoa học tự nhiên thì khi bắt tay vào những môn khoa học xã hội, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho tư duy, rõ ràng mạch lạc và logic”. Khi được hỏi tại sao thầy lại lựa chọn trở thành một giảng viên, thầy Quang chia sẻ: “Thực ra ngay từ ban đầu tôi cũng không định hướng mình sẽ làm gì. Tôi đã gửi đơn xin việc ở rất nhiều nơi và may mắn được trường ĐH Ngoại Thương nhận. Nghề giáo đến với tôi như một cái duyên. Thời gian đầu, tôi cũng vô cùng ngại khi phải đứng trước rất đông sinh viên giảng bài vì bản tính cũng nhút nhát, sau cũng quen dần. Càng ngày tôi càng thấy thích và đam mê môn Triết học, hơn nữa khi làm giảng viên, tôi vẫn có cơ hội để nghiên cứu khoa học”.
  • 13. S Ứ C “Cô cảm thấy trẻ hơn khi được gần gũi với sinh viên” Mới ra trường và bắt đầu giảng dạy từ năm 2005, là một cựu FTUer, cô Phạm Thu Giang là một trong những giảng viên có tuổi đời khá trẻ của khoa Tiếng Anh chuyên ngành. Cũng chính vì vậy, khó khăn là điều không thể tránh, tuy nhiên, cô Giang lại nói về công việc của mình một cách hào hứng: “Cô chưa bao giờ coi việc mình trẻ là một khó khăn đối với công việc, ngược lại cô nghĩ đó là một lợi thế. Chính bởi mình còn trẻ, tuổi của mình cũng khá gần với các bạn sinh viên, hơn nữa cùng trưởng thành trong môi trường ĐH Ngoại thương, mình có thể hiểu được những tâm tư, những suy nghĩ của các bạn sinh viên. Khoảng cách giữa cô và trò cũng vì thế mà trở nên gần hơn. Khó khăn duy nhất lúc mới vào nghề là cô vốn không phải theo đuổi ngành sư phạm, vì vậy những kĩ năng để truyền đạt bài giảng cũng chưa nhiều, nhưng sau một thời gian, đó không còn là vấn đề, một phần vì các bạn sinh viên Ngoại thương có vốn Tiếng Anh căn bản khá vững, ngay cả các bạn thi ban A”. Chia sẻ về cái duyên đến với nghề giáo viên, cô nói: “Thực ra mẹ cô trước đây cũng là giáo viên. Sau khi ra trường, theo mong muốn và lời động viên của mẹ, cô cũng xin vào trường làm giáo viên. Không ngờ lại có thể gắn bó với công việc và ngôi trường này như vậy. Chưa bao giờ cô cảm thấy hối hận khi chọn con đường này, bởi khi mình đi dạy, mình được gần gũi với sinh viên hơn. Sinh viên Ngoại thương rất nhiệt huyết và năng động, và cô cũng cảm thấy mình trẻ ra và tràn đầy năng lượng khi gặp gỡ các em”. “Nghề giáo viên hợp với tính cách của cô” Cũng là một cựu sinh viên ĐH Ngoại Thương, sau khi du học trở về từ Anh quốc, cô Đào Minh Anh (Khoa Quản trị kinh doanh) bén duyên với nghề giáo viên từ đó. Khi còn là sinh viên và trong suốt quãng thời gian đi du học, cô đã từng làm gia sư. Vì vậy, với kĩ năng sư phạm vốn có, cô Minh Anh khá thuận lợi trong việc “đứng lớp”. Cô nói về lí do mình chọn nghề giáo viên thay vì trở thành nhà kinh tế một cách rất chân thành: “Cô cảm thấy làm giáo viên là công việc ổn định, cô có thể dành nhiều thời gian cho gia đình. Hơn nữa, có lẽ nghề giáo viên rất hợp với tính cách của cô. Cô thích một cuộc sống yên bình, không xô bồ. Nếu như ra ngoài làm việc, em sẽ phải bon chen để đạt được những gì mình muốn. Tuy nhiên, sự gắn bó và yêu nghề mới là điều giữ cô ở lại với ngôi trường này. Trở thành giáo viên, cái mất đi thì ít mà nhận lại được rất nhiều. Chỉ nói đơn giản, vì muốn truyền đạt kiến thức cho sinh viên một cách chính xác và sâu nhất, cô phải đọc sách rất nhiều. Điều này khiến cho kiến thức chuyên môn của cô được mở rộng và vững vàng hơn. Đồng thời sau khi đi T R Ẻ 11 du học về, mình có nhiều trải nghiệm thực tế hơn để giảng bài cho các em”. Đối với cô Minh Anh, việc quay lại ngôi trường mình đã gắn bó suốt thời sinh viên trong vai trò một giảng viên hết sức thú vị. “Ở đây, cô được làm việc với các thầy cô giáo trước kia đã dạy mình. Cô luôn cảm thấy ngoài quan hệ đồng nghiệp ra, mình luôn có một sự kính trọng nhất định dành cho các thầy cô, bởi thầy cô là những người đã giúp đỡ mình rất nhiều trong học tập trước kia và trong công việc hiện tại”. Tạm kết Ngày còn học cấp ba, thầy cô và học trò dường như gần gũi hơn vì ngày ngày gặp nhau trên lớp học. Lên đến ĐH, mỗi môn học chỉ gói gọn vẻn vẹn trong vài chục tiết, may mắn lắm mới gặp lại giảng viên cũ trong môn học sau. Và lại, giảng đường lúc nào cũng đông nghịt với hơn trăm sinh viên, việc thầy cô không thể nhớ hết sinh viên mình là điều khó tránh khỏi. Phải chăng vì thế mà khoảng cách giữa thầy cô giáo và sinh viên cứ thưa dần? Hi vọng qua những lời tâm sự mộc mạc trên, FTUers thêm hiểu và thêm yêu các thầy cô giáo của mình bởi họ đã dốc hết sức truyền đạt lại kiến thức cho thế hệ sau. Biết đâu sau này, khi có cơ hội đứng trên bục giảng, mình cũng được các sinh viên yêu mến và cảm phục như vậy. Vy Vy – Phương Anh
  • 14. 12 Tôi đi làm S Ứ C T R Ẻ Model Câu chuyện của “HOT TEEN” Teen model – cái mác mà mỗi lần nhắc đến là nhiều người trong số chúng ta đều nghĩ tới những bạn trẻ sở hữu ngoại hình “chuẩn”, gout thời trang đầy phong cách hay bước chân chuyên nghiệp trên sàn catwalk. Công việc của những người bị “cộp mác” hot girl, hot boy phía sau ánh đèn sân khấu sang trọng hay những bộ cánh rực rỡ sắc màu thực chất là gì? Liệu nó có đơn giản như người ta vẫn nghĩ? Một cái mác chưa khi nào nguôi “nhiệt” Với sự phát triển không ngừng của công nghiệp thời trang, tuy không quá mới mẻ nhưng những năm gần đây, “người mẫu teen” vẫn là công việc được đông đảo các bạn học sinh, sinh viên quan tâm. Vốn được nhiều người mặc định là “sân chơi” của một bộ phận “trai xinh gái đẹp”, nghề này vì thế càng thu hút được sự chú ý của giới trẻ. Không ít những cái tên “đình đám” trong giới hot teen ngày nay như Sam, Kelly, Midu, Chan Than San, Thiên Minh, Kelbin… đã trưởng thành từ bước đệm đầu tiên là một teen model. Công việc của các người mẫu teen thường bắt đầu bằng những “shoot” chụp ảnh mẫu thời trang trên các trang báo, quảng cáo mỹ phẩm, điện thoại, nước giải khát… Để có thể tạo ra một sản phẩm ưng ý không hề dễ dàng, nhất là đối với những bạn trẻ mới vào “nghề”. Bên cạnh sự phối hợp ăn ý của toàn bộ ekip thì sự nỗ lực của chính những teen model vô cùng quan trọng. Teen model và những cái “được” không hề nhỏ Với những ai có ước mơ trở thành một model chuyên nghiệp hay say mê với việc tạo dáng trước ống hình thì teen model là một sự lựa chọn bạn không thể bỏ qua. Bạn sẽ được thử sức trong
  • 15. S Ứ C một môi trường năng động của giới teen, đúng sở thích cũng như có cơ hội làm việc với một ekip chuyên nghiệp, giúp phát triển kĩ năng giao tiếp, teamwork… và tất nhiên là làm nên những bộ ảnh “cực chất” cho mình. Không những vậy, làm người mẫu còn là một trong số ít những công việc part-time đem lại nguồn thu nhập khá cao cho các bạn sinh viên. Thông thường, mỗi buổi chụp hình có thể đem lại khoản thù lao vài trăm ngàn. Thậm chí với những hot teen, con số này có thể lên tới cả triệu đồng. Dương Thu Hà (ĐH Lao động xã hội), một teen model đã quen thuộc với rất nhiều bạn trẻ với nick name Hà Mốc tâm sự: “Thu nhập từ công việc này giúp mình có thể tự trang trải cuộc sống hàng ngày cũng như phụ gia đình một phần trong khoản tiền đóng học phí hàng kì”. Thêm một “điểm cộng” dành cho công việc này là những mối quan hệ của bạn sẽ được mở rộng đáng kể. Bạn sẽ có cơ hội làm quen với những bậc “tiền bối” trong nghề, những người bạn “đồng nghiệp” và rất có thể là sẽ sở hữu một lượng “fan” không nhỏ chút nào. Đây chính là những điều kiện giúp ích rất nhiều cho bạn sau này. Đến với “nghề” dường như chỉ là một cái duyên sau khi “bất ngờ nhận được lời mời diễn bộ sưu tập thời trang dạ hội của UNESCO” nhưng Trịnh Thị Kim Anh (K51 – Tài chính quốc tế) - gương mặt nổi bật trong “Top 10 nữ sinh sông Hồng” nhận ra rằng: “Tham gia vào lĩnh vực người mẫu thời trang, ngoài việc bạn học được cách đi đứng chuẩn, đẹp, gợi cảm, cách biểu cảm bằng ánh mắt, gương mặt, hình thể, bạn còn có thể mở rộng mối quan hệ, tăng khả năng giao tiếp, phát triển các kỹ năng mềm và nâng cao sự tự tin cho bản thân.” Đặc biệt, với những chuyến biểu diễn ở xa, bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị. Với những khán giả theo dõi cuộc thi “Hoa hậu Việt Nam qua ảnh 2012” đến vòng chung kết hẳn đã không còn xa lạ với cái tên Thanh Vân (K50 – Kinh tế đối ngoại). Cô hào hứng kể lại: “Đó là lần diễn ở Hải Dương, mình phải đi từ sớm và chờ đến tận tối mới được diễn. Xong việc, tất cả người mẫu được mời ở lại ăn cơm cùng ban tổ chức. Họ chuẩn bị rất nhiều mâm cỗ giống như một đám hỏi, khiến bọn mình ai cũng xúc động vì sự nhiệt tình, chu đáo và lòng hiếu khách của người dân nơi đây”. Hay với Thu Hà: “Mình cảm thấy tâm đắc nhất với bộ ảnh chụp đồ dân tộc miền núi được thực hiện ở quê hương mình. Trong suốt quá trình thực hiện, mình và ekip đã khá vất vả trong việc chọn trang phục, địa điểm... Nhưng khi đến những bản làng, đồi chè, rừng núi để chụp, mình và ekip đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ và yêu mến của người dân sống xung quanh.” . Nhưng không hề “nhàn hạ” Nhiều người cho rằng chỉ cần với một khuôn mặt xinh xắn, thân hình cân đối cùng những hiểu biết nhất định về thời trang là bạn có thể bước chân vào thế giới của những mẫu teen. Tuy nhiên, công việc nào cũng có những yêu cầu riêng và teen model cũng không phải là ngoại lệ. Từ những kinh nghiêm trong khoảng thời gian làm người mẫu cho công ty Venus Miền Bắc, Thanh Vân chia sẻ: “Để trở thành một model thì yêu cầu tiên quyết chắc chắn sẽ là ngoại hình. Những bạn có chiều cao càng “khủng” thì sẽ được ưu ái và có nhiều lợi thế hơn. Một người mẫu bên cạnh ngoại hình ổn cần rèn luyện cho mình những kĩ năng cần thiết như catwalk, tạo dáng trước ống kính và đặc biệt là biểu cảm khuôn mặt sao cho phù hợp với concept của buổi biểu diễn. Đây là điều rất quan trọng đối với một người mẫu để tạo nên một dấu ấn riêng không thể nhầm lẫn với bất cứ một người nào khác”. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những thử thách ban đầu khi bạn hạ quyết tâm bước vào lĩnh vực này. Trong quá trình làm việc, không thể tránh khỏi những sự cố mà bạn sẽ buộc phải “tập làm quen”. Nhắc về kỉ niệm khi chụp ảnh quảng cáo cho Dolphin Plaza, Kim Anh vẫn nhớ như in: “Giày cao gót của mình bị hỏng vào phút chót. Quả thực lúc đầu mình khá bối rối và kết cục là tất cả những shoot hình hôm đó mình đã diễn hoàn toàn trên đôi chân trần”. Bên cạnh đó, một hạn chế của công việc này đó là áp lực thời gian. Lịch học, lịch thi, lịch diễn dày đặc cùng với những mối quan hệ cá nhân nhiều khi khiến không ít các bạn học sinh, sinh viên “quay cuồng”, thậm chí phải rơi vào tình trạng “chạy sô” nếu không học được cách tự cân bằng cuộc sống. Tạm kết Bất kể công việc nào cũng không thể đáp ứng được hết nhu cầu của con người. Điều quan trọng là một khi đã quyết tâm “dấn thân” vào nghề gì cũng phải làm bằng tất cả nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm. Tìm kiếm và theo đuổi một niềm đam mê đích thực đã khó, nhưng để duy trì tình yêu với đam mê ấy lại càng khó hơn. Nếu bạn đủ khả năng, đủ nhiệt huyết và đam mê thì có lẽ teen model sẽ là một trải nghiệm thú vị không khiến bạn phải nuối tiếc trong quãng đời tuổi trẻ! Lan Anh – Phương Liên T R Ẻ 13
  • 16. 14 Tôi đi làm S Ứ C T R Ẻ Khi SINH VIÊN đi dạy Gia sư từ trước đến giờ vẫn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu trong “list” những trải nghiệm của giới sinh viên. Đây là một nghề không quá vất vả, đồng thời lại có thể mang đến một mức thu nhập khá cao. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt những kiến thức trên lớp, công việc của những gia sư sinh viên giờ đây còn mở rộng ở rất nhiều lĩnh vực. Sức trẻ số 40 này sẽ cho bạn một cái nhìn sâu hơn về con đường của một người “gõ đầu trẻ”. “Gia sư” là gì? Khi nói đến hai chữ “gia sư”, chắc hẳn mỗi bạn sinh viên đều có thể diễn tả rành mạch theo những cách riêng. Hiểu theo nghĩa cơ bản, “gia sư” có nghĩa là sử dụng những hiểu biết sẵn có của bản thân để truyền đạt, dạy lại lại cho người khác nhằm nâng cao vốn kiến thức của họ. Công việc này phổ biến đến nỗi hầu như mọi sinh viên đều đã có ít nhất một lần được trải nghiệm, trong đó, nhiều nhất vẫn là dạy học cho các em nhỏ lớp 11, 12 – cũng là những học sinh chuẩn bị phải đối diện với kì thi đại học. Với đối tượng này, bạn sẽ có điều kiện sử dụng triệt để vốn kiến thức đã tu luyện, cày ngày cày đêm trước khi bước vào giảng đường. Bên cạnh đó, mức thu nhập cũng là một nhân tố khiến cho nghề gia sư trở nên hấp dẫn. Tùy thuộc vào đối tượng học sinh cũng như chất lượng giảng dạy nhưng nhìn chung tiền công cho 1 – 2h dạy học tại gia là khoảng 100 – 200k – một con số không không quá lớn nhưng cũng đủ để trang trải đời sống sinh viên. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, gia sư không chỉ gói gọn trong việc dạy học mà đã phát triển thêm nhiều hình thức mới như: dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, dạy nhạc cụ, dạy kĩ năng mềm,… Nhưng, dù có là hình thức nào đi chăng nữa thì gia sư, cũng như các công việc part-time khác, đều có những mặt lợi, mặt hại riêng.
  • 17. S Ứ C Còn đó những chông gai… Công việc đi dạy thêm mới nghe thì tưởng đơn giản, nhưng phải bắt tay vào làm rồi mới thấy nó cũng có không ít khó khăn. Một trong những ví dụ “kinh điển” chính là: nói mãi mà học sinh… không hiểu. Đây là tình trạng chung của không ít sinh viên. Có thể thời phổ thông, họ đã tích lũy cho mình được một kho kiến thức vững vàng, nhưng để truyền đạt lại cho học sinh hiểu được thì lại là một câu chuyện khác. Đặc biệt khi đó là những em học sinh cấp I đang còn ham chơi và chưa có tính tập trung cao, việc này quả thật giống như một cơn ác mộng. Cảm giác mệt mỏi, thiếu kiên nhẫn, thậm chí là “chỉ muốn đập bàn, quăng sách vở” (như Linh – K52 - KTĐN chia sẻ) cũng là điều khó tránh khỏi. Không chỉ từ phía học sinh, trở ngại nhiều lúc còn xuất phát từ phụ huynh – khi họ can thiệp quá sâu vào việc giảng dạy của bạn. Thùy Dương – K47 Đại học Ngoại ngữ - chia sẻ: “Mình thấy em ấy tiếp thu hơi chậm nên mỗi buổi chỉ dạy …nhưng đổi lại là thành quả! Bên cạnh những khó khăn thì thành quả mà sinh viên thu được khi đi dạy có lẽ lớn hơn rất nhiều. Đi dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài cũng là một lĩnh vực mới mẻ mà sinh viên hiện nay đang rất hứng thú. Sẽ thật tuyệt khi bạn không phải mất tiền để đăng kí một khóa học Tiếng Anh nào đó mà vẫn có cơ hội được trò chuyện trực tiếp với người nước ngoài. “Ban đầu mình đi dạy cũng vì muốn họ giúp sửa lại phát âm Tiếng Anh vì mặc dù đi tour nói chuyện với khách nước ngoài nhiều nhưng mình nhận thấy Tiếng Anh của mình vẫn chưa được chuẩn lắm.” (Quý Tôn). Ngoài ra, sức sáng tạo của bạn còn được phát huy tối đa khi việc đi dạy luôn đòi hỏi phải tạo ra những tình huống, những ví dụ sinh động giúp người học nắm rõ bài và có thể áp dụng vào thực tế. Quý Tôn – K50 - CLC KTĐN trước mỗi buổi dạy thêm đều chuẩn bị những tình huống Tạm kết Trong khuôn khổ một bài báo, thật khó để có thể đưa ra một cái nhìn toàn diện và phong phú về nghề gia sư. Tuy vẫn tồn tại những hạn chế nhất định nhưng không thể phủ nhận rằng công việc này chẳng những giúp các bạn trẻ tự lập về tài chính, cải thiện các mối quan hệ xã T R Ẻ 15 một thì trong Tiếng Anh nhưng phụ huynh cứ muốn mình dạy hai thì. Em ấy học trường quốc tế từ nhỏ nên phụ huynh kì vọng hơi cao về con mình. Dù biết là con học trường song ngữ nên yếu ngữ pháp nhưng khi mình nói thật về khả năng của em thì người ta cũng không tin mấy”. Bên cạnh đó, cũng không ít trường hợp gia sư đi dạy bị phụ huynh cộp mác “chỉ để kiếm tiền”, lúc trả lương còn “thêm một, bớt hai”. Đây là một trong số những lí do khiến nhiều sinh viên đã từ bỏ công việc của mình. Làm gia sư, bạn sẽ phải học làm quen với những tình huống phát sinh bất ngờ. Những buổi không có phòng học, đó là trường hợp của Đình Minh – K48 – KTĐN cùng học viên trong lớp học guitar của mình ngồi lê la ghế đá sân trường để học đàn. Cũng có khi các bạn gặp trục trặc trên đường đi dạy như thủng xăm, chết máy,… giữa đường mà lại quên không mang theo tiền. Hay khi gặp phải những cô cậu học trò “quái chiêu” khiến buổi dạy của bạn trở thành “lớp trông trẻ”. như đi chợ, đi siêu thị, đi xem phim, đi chơi với bạn bè… để người nước ngoài có thể sử dụng tốt Tiếng Việt trong cuộc sống hàng ngày. Hoặc bạn có thể nghĩ ra những câu chuyện liên quan đến bài học mà nhân vật chính trong đó chính là học sinh của mình, điều này sẽ giúp người học có hứng thú học và dễ hiểu, dễ nhớ hơn rất nhiều. Không những vậy, đi dạy thêm còn giúp bạn có được nhiều trải nghiệm và bài học cho bản thân. Như trường hợp của Linh – K52 - KTĐN, sau một thời gian đi dạy, Linh đã học được cách kiên nhẫn và kiềm chế tính nóng nảy. Đi dạy đàn, dạy hát cho sinh viên còn là một cơ hội thú vị cho các bạn nam vì những lớp học thế này thường thu hút rất nhiều học viên nữ xinh xắn và tài năng. Hiện nay việc đi dạy thêm bởi vậy không chỉ nằm trong khuôn khổ dạy gia sư các môn học chính khóa trên lớp mà còn được mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. hội, phát triển kiến thức, kĩ năng của bản thân mà những va chạm cuộc sống cũng như những vấp váp trong nghề sẽ cho bạn một cái nhìn đầy đủ, thực tế hơn về thế giới xung quanh. Đối với những bạn trẻ từng “nuôi mộng” làm giáo viên hay chỉ đơn giản là muốn thử một lần cảm giác được một lần gọi là “cô. thầy” và chứng kiến “học trò” của mình đạt được thành công dù nhỏ bé thì gia sư thật sự là một công việc part-time thú vị, một trải nghiệm nên có trong cuộc đời sinh viên. Hải Đăng – Minh Minh
  • 18. 16 Kinh tế ÂY DỰNG S Ứ C C X T R Ẻ U CHUYỆN TRONG THƯƠNG HIỆU Thương hiệu có rất nhiều cách khác nhau để khiến khách hàng phải nhớ đến mình, và kể cho họ nghe một câu chuyện (Brand Storytelling) là một trong những cách đó. Câu chuyện thương hiệu cũng giống như câu chuyện về một con người Mỗi sáng thức dậy, tôi thường đánh răng bằng bàn chải Colgate với kem đánh răng PS. Ăn nhẹ một chiếc bánh ruốc Kinh Đô, tôi quơ vội lấy chiếc laptop Vaio, điện thoại Samsung của mình cho vào chiếc balo The North Face, không quên kiểm tra lại xem trong cặp đã có đủ bút bi Thiên Long và bút xóa Hồng Hà hay chưa. Sau đó tôi phi như bay đến trường trên chiếc xe Honda cũ của bố thải cho. Cứ như thế, tôi bắt đầu một ngày của mình với những thương hiệu. Thương hiệu giống như những người bạn, luôn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Khi nhắc đến tên một người bạn, tôi thường sẽ hình dung ra ngay hình dáng, xuất thân, tính cách của người ấy ở trong đầu. Thương hiệu cũng như vậy. Một người bạn sẽ hiếm khi cho tôi xem bản sơ yếu lý lịch hay nói rõ cho tôi mọi tính cách của cô ấy, nhưng thông qua những lần tiếp xúc, chia sẻ, nói chuyện, trong đầu tôi dễ dàng xuất hiện những mối liên kết để tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh, để nếu có ai hỏi, tôi có thể thao thao bất tuyệt với người đó về cô ấy. Tất cả những điều trên cũng đúng với thương hiệu. Câu chuyện thương hiệu không phải là khi marketers đưa ra một bản “tường trình” dài dằng dặc về thương hiệu, rằng họ đã ra đời ra sao, đã vận hành như thế nào và tính cách của thương hiệu là gì. Thâm thúy là ở chỗ, marketers đã sử dụng mọi chất liệu, từ ngôn từ, hình ảnh, giai điệu, màu sắc, hương vị… trong một khoảng thời gian dài, để tạo nên câu chuyện đó trong tâm trí khách hàng. Đó là nghệ thuật kể chuyện. Mà con người thì thường thích đọc và nghe những câu chuyện, vì nó gần gũi, lôi kéo cảm xúc và tạo ra sự đồng cảm. Những câu chuyện đã từng làm mưa làm gió Năm 2012, hãng thời trang cao cấp Coco Chanel đã sáng tạo ra một chuỗi video để kể câu chuyện về sự ra đời và trở thành huyền thoại của thương hiệu này. Coco Chanel đã sử dụng chính câu chuyện của Grabrielle Chanel, từ một cô bé trong cô nhi viện đến “nữ hoàng của Paris”, cách mà những huyền thoại thời trang như nước hoa Chanel No.5 hay chiếc áo khoác theo phong cách Menswear đầu tiên trên thế giới ra đời. Inside Chanel (tên gọi của chiến dịch này) đã đưa người xem trở về với những hình ảnh châu Âu cách đây gần một thế kỷ, khi phụ nữ vẫn còn bị bó buộc bởi những trang phục thắt eo, váy dài quá chân và những chiếc mũ trang trí diêm dúa nặng nề “như đội cả khu rừng trên đó”. Với thông điệp chủ đạo “Người phụ nữ huyền thoại Coco Chanel đã giải phóng phụ nữ trong quan niệm về cái đẹp, tạo nên cuộc cách mạng trong ngành thời trang thế giới và vẫn còn gây ảnh hưởng đến tận bây giờ”, hãng Coco Chanel đã lôi kéo được hàng trăm nghìn lượt xem video của mình, khơi gợi sự ngưỡng mộ và tạo cảm hứng cho rất nhiều các nhà thiết kế thời trang, hay đơn giản là tất cả những người phụ nữ. (Những ai yêu thích marketing có thể xem thêm chuỗi video này tại: http://inside. chanel.com) Nikon lại kể câu chuyện của mình theo một kiểu khác. Họ rất biết cách đốn ngã trái tim người xem bằng hình ảnh những giọt nước mắt, mà mỗi một lần rơi nước mắt lại có một ý nghĩa và hoàn cảnh khác nhau: ra đời, đau khổ, tự hào, giận giữ, sợ hãi, ngưỡng mộ, tình yêu… Để cuối cùng kết lại bằng giọng nói truyền cảm: “Our face cannot hide what our heart feels, and a lens captures the depth of each emotion. For a century, Nikon lenses have been focused on the most precious human emo-
  • 19. S Ứ C “ T R Ẻ 17 Our face cannot hide what our heart feels, and a lens captures the depth of each emotion. For a century, Nikon lenses have been focused on the most precious human emotions; great or small. Images that shed light on the people of the world and the things that deeply move them. tions; great or small. Images that shed light on the people of the world and the things that deeply move them.” Quả là một cái kết đẹp cho một video ý nghĩa dành cho Nikon. Hành trình đến với trái tim khách hàng Cấu tạo của não người được tạo ra là để hiểu, ghi nhớ và kể những câu chuyện. Thay vì những kiến thức hay phân tích dài dòng và khó nhớ, não người thích được ghi nhớ bằng những câu chuyện với những chi tiết về âm thanh và hình ảnh hơn. Đơn giản vì những chi tiết trong một câu chuyện dễ dàng tạo được liên kết trong não người và gợi cảm hứng cho người nghe/người xem nhiều hơn. Quá trình suy nghĩ và hành động của con người luôn luôn bị ảnh hưởng bởi cảm xúc. Nếu quan điểm truyền thống cho rằng khách hàng phản ứng với một quảng cáo theo trình tự “Suy nghĩ, cảm nhận, hành động”, thì các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, khách hàng ra quyết định theo một trình tự khác: “Cảm nhận, suy nghĩ rồi mới đến hành động.” Hiệp hội các Công ty Quảng cáo Mỹ kết luận tương tự trong một nghiên cứu về Quảng cáo đánh vào lý trí và Quảng cáo đánh vào cảm xúc: “Cảm xúc liên quan đến nhu cầu về xã hội và tâm lý của khách hàng. Kiểu thông điệp này sử dụng cảm nhận, lòng trắc ẩn, sự hài ” hước, phấn khích và rất nhiều những kiểu cảm xúc khác để tạo ra sự phản ứng theo xúc cảm nơi khách hàng, từ đó đóng vai trò quyết định sự yêu thích, cảm giác thân thuộc, an toàn, tự trọng của con người và kết nối những cảm xúc đó với thương hiệu.” Chính vì vậy mà những câu chuyện luôn lôi kéo được một lượng khách hàng trở thành fan trung thành của thương hiệu. Đồng thời khiến thương hiệu trở nên khác biệt trong tâm trí của họ. cuốn. Với vai trò là người đã tạo ra quần Jeans từ loại vải bò, Levi Strauss đã khiến người ta nhớ đến thời kỳ Cơn sốt vàng California của nước Mỹ, giai đoạn lịch sử mà rất nhiều công nhân phải làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt tại các mỏ vàng của miền Tây nước Mỹ. Levi Strauss đã biến sản phẩm quần jeans của mình, từ một loại vải bình thường, trở thành chiếc quần Levi mà-ai-cũng-phảicó thời đó. Thế nhưng nhiều biến cố sau này, Levi Strauss đã không còn giữ được vị trí của mình. Yếu tố cạnh tranh khắc nghiệt khiến thương hiệu này phải đầu tư cơ sở sản xuất ở nước ngoài, giảm chi phí nhưng cùng đồng thời đánh mất chất Mỹ của mình. Chiến lược marketing phạm sai lầm khi cố gắng làm hài lòng mọi khách hàng. Levi Strauss không kiểm soát được hệ thống phân phối, để các thương hiệu bán lẻ giảm giá quần Jeans của mình một cách thảm hại (85%). Levi Strauss cũng chậm cải tiến sản phẩm, tụt hậu với xu hướng thời trang mới. Sự thất bại của một thương Kết Câu chuyện là một yếu tố cần thiết trong hiệu xây dựng thương hiệu vì nó dễ dàng đi Có rất nhiều yếu tố chi phối sự thành công của một thương hiệu. Chính vì vậy, đôi khi có một câu chuyện rất thành công, không đồng nghĩa với sự thành công của cả thương hiệu. Hãng Levi Strauss là một ví dụ điển hình. Với lịch sử ra đời hơn 140 năm, Levi Strauss đã tạo nên một câu chuyện lôi vào cảm xúc khách hàng, từ đó tác động đến hành vi mua hàng và tương tác với thương hiệu của họ. Tuy nhiên, cũng giống như hình ảnh về con người, một câu chuyện hay không đảm bảo cho sự thành công của cả thương hiệu. Fuma
  • 20. 18 Kinh tế S Ứ C T R Ẻ Ảo giác Ảo giác KHAN HIẾM KHAN HIẾM TỒN TẠI HAY KHÔNG TỒN TẠI? Bạn có biết tới ngành công nghiệp toàn cầu tuy không tạo ra sản phẩm nhưng trị giá tới 500 tỷ đô la? Đó là marketing và quảng cáo. Kinh tế học giả định mọi cá nhân hành động theo lý trí, nhưng khi bị quảng cáo hấp dẫn, con người không thực sự biết chính xác họ muốn gì. Các nhà quảng cáo biết cách tạo mong muốn từ bên ngoài, sử dụng tác nhân ngoại cảnh để tạo nên ảo giác khan hiếm. Jum Nakao Nỗi sợ mất mát Năm 2004, Jum Nakao, nhà thiết kế thời trang định hướng tung ra bộ sưu tập váy ren tạo hình trên giấy trắng khiến người xem ngỡ ngàng vì vẻ đẹp tinh tế; nhưng sự ngỡ ngàng nhanh chóng biến thành thảng thốt khi tác phẩm công phu hơn 700 giờ bị chính người mẫu đồng loạt xé nát ngay trên sân khấu trước khi khép lại chương trình. Sự phấn khích của đám đông đã giúp Nakao làm chấn động làng thời trang. Câu chuyện thành công của bộ sưu tập thời trang tới đây đã có thể khiến dân kinh tế phải gật gù, nhưng nước cờ còn cao tay hơn thế. Jum Nakao tiếp tục mở một buổi triển lãm trang phục ren giấy trên manơcanh khoảng 20 phút, cùng với… một con chuột liên tục nhấm nát các bộ trang phục, lần lượt từng bộ một. Từng hàng người hốt hoảng chen chúc để được tận mắt nhìn thêm một chiếc váy trước khi những hoa văn một lần nữa tan biến. Chiến lược khôn ngoan tự tạo nên ảo giác khan hiếm đã gây cú sốc lớn và định hướng lại làng thời trang cho tới nay. Nỗi sợ mất mát, nói đơn giản là, những thứ càng ít cơ hội giành được, thì người ta càng khao khát sở hữu nó hơn, bởi tâm lý đề cao những thứ hiếm có, và coi thường thứ có thừa. Ngay bài học kinh tế đầu tiên đã xoáy vào sự khan hiếm và Thúy Hà (tổng hợp) quy luật cung - cầu cơ bản: sản phẩm càng hiếm, giá trị càng tăng. Sự khan hiếm dường như chỉ là giả thiết trong kinh tế học thế kỉ 18, nhưng ảnh hưởng tâm lý bản năng này vẫn tồn tại và đây là nơi cần đến bàn tay của những thầy phù thủy marketing, như trường hợp của Nakao. Nghiên cứu cho thấy con người ngày nay không thực sự có “nhu cầu vô hạn”, thí nghiệm khuyến khích giảm tiêu thụ calo tại tiệm ăn Trung Hoa, Mỹ cho thấy 30% khách hàng sẵn sàng ăn ít đi nếu được hỏi họ có muốn giảm khẩu phần hay không. Tuy nhiên, với việc sử dụng ảo giác khan hiếm trên quảng cáo, email và trang đích, tỉ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự tăng
  • 21. S Ứ C T R Ẻ 19 Tương tự, những thủ thuật như giảm giá sâu cho 1000 người đầu tiên, khuyến mại chỉ trong ngày đặc biệt, giảm giá đột ngột trong một giờ đồng hồ, cung cấp deal khuyến mại hằng ngày... Đặc điểm chung của các kĩ thuật này là chúng nhấn mạnh vào thời gian, số lượng giới hạn và lợi ích nhận được so với người khác, để khách hàng hiểu vì sao họ cần hành động ngay. M Đạo đức hay khôn ngoan Người dân xếp hàng mua iPhone 5S ở Mĩ 450% sau 2 tuần, bằng cách gợi cảm xúc bản năng là phản ứng tiếc rẻ. Tương tự, hai website cung cấp cùng một dịch vụ, ở website cung cấp với số lượng có hạn, hoặc mau chóng hết hàng, khách hàng có động lực mua hàng mạnh hơn. Lý do ở đây là khách hàng tiềm năng sợ rằng nếu chần chừ hoặc đợi giảm giá thì sẽ hết hàng và họ không thể mua được nữa. Hai nguyên tắc ảnh hưởng tới điều này là (1) Minh chứng xã hội cho rằng một sản phẩm bán hết veo nhất định là sản phẩm tốt vì mọi người đều muốn mua, (2) Sự ràng buộc và nhất quán cho rằng một người chưa được thỏa mãn sẽ khao khát sản phẩm mạnh hơn. Đặc biệt khi biết những người khác sở hữu nó, nỗi sợ mất mát lại được nhân lên. Chiêu marketing này tạo ra mong muốn hành động gấp để tránh nỗi sợ mất mát: thiếu thời gian ra quyết định, sợ số người hưởng lợi có hạn và sợ lỡ khoản lợi nếu không hành động ngay. Khơi gợi một nỗi sợ… Vì sao nỗi sợ mất mát có ảnh hưởng mạnh đến vậy? Xét theo tháp nhu cầu Maslow, lần lượt từ nhu cầu vật chất, nhu cầu an toàn, đến khẳng định bản thân, khi nhu cầu cấp thấp bị đe dọa, con người ít mong muốn thỏa mãn nhu cầu cấp cao hơn. Khi gặp một “món hời”, nỗi sợ mất mát và mong muốn tự bảo vệ (cấp độ 2) sẽ mạnh hơn nhu cầu định vị bản thân (cấp độ 5). Tại TED Talks 2010, Laurie Santos đã giới thiệu về “Kinh tế kiểu khỉ”: thí nghiệm dạy khỉ sử dụng đồng xu để đổi lấy thức ăn cho thấy, để thu lợi, chúng sẽ tránh né rủi ro, nhưng sẵn sàng chấp nhận rủi ro để giảm thiểu mất mát, tương tự hành vi con người. Dường như nỗi sợ mất mát đã thuộc về bản chất 35 triệu năm tuổi của chúng ta. Lợi dụng đặc điểm này, marketing dựa trên ảo giác khan hiếm sử dụng kĩ năng tinh tế như tạo ra cảm giác số lượng có hạn, hoặc kín đáo thúc giục người xem hành động gấp. Bắt đầu với lợi điểm bán hàng độc nhất (Unique Selling PointUSP), khách hàng cần biết vì sao họ cần mặt hàng hiếm này và vì sao bạn lại là lựa chọn duy nhất họ cần. Điều này góp phần tạo sự khan hiếm bởi họ không thể mua ở đâu khác. Hãng Hàng không Anh quốc năm 2003 tuyên bố, vì lý do chi phí, họ sẽ ngừng tuyến bay hai chiều hằng ngày giữa Luân Đôn - New York bằng máy bay siêu thanh concorde. Lượng vé bán ra tăng vọt! Chú ý là bản thân máy bay concorde không có gì thay đổi: không bay nhanh hơn, dịch vụ không thay đổi, giá vé cũng không giảm, nó chỉ bỗng nhiên trở thành “món hàng khan hiếm” và thế là người ta muốn sở hữu nó hơn. Đó là vấn đề tâm lý học: “Con người có động lực hành động khi sợ mất lợi thế, hơn là để giành lấy lợi thế” - Cialdini nói. Vậy làm sao để sản phẩm của mình có-vẻ-hiếm? Sẽ là không đủ nếu chỉ nói về lợi ích họ sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ, mấu chốt cần chỉ ra điểm độc đáo cómột-không-hai trong sản phẩm và những gì họ sẽ mất nếu không cân nhắc tới lời đề nghị này. Ứng dụng của nguyên tắc này xuất hiện thường xuyên trên các kênh bán hàng trực tuyến: Amazon hiển thị số lượng sản phẩm còn lại trong kho, trong khi Ebay và Coupon thì đếm lùi thời gian bán hàng bằng những hình ảnh nổi bật trên website. Các hãng hàng không có thể cung cấp giá vé kèm dòng chữ “Chỉ còn 3 ghế ở giá này”. Có thể thúc đẩy doanh số bán vé nếu bạn email cho những người chưa đăng kí một nội dung ám chỉ “Chúng tôi chỉ còn… vé cuối cùng”. Khó có thể chối cãi hiệu quả của ảo giác khan hiếm, tuy nhiên còn nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng chiến thuật marketing này. Khách hàng phản đối mẹo khai thác cảm xúc tiêu cực này khi sự buồn bã, sợ hãi, tức giận, tiếc nuối của họ bị lợi dụng. Hơn nữa, nhiều nghi ngờ cho rằng ảo giác khan hiếm không thực sự bền vững, hiệu quả không thường xuyên và lâu dài, cần nhiều công để liên tục nghĩ ra mẹo mới nhưng sẽ nhanh chóng mất hiệu lực. Nếu một món hàng “hiếm” luôn có sẵn trong kho và sẵn sàng bán, khách hàng sẽ không ấn tượng nếu nó xuất hiện đi xuất hiện lại. Tệ hơn nữa, công ty sẽ bắt đầu đưa ra tín hiệu sai lệch nếu tiếp tục mở site bán tiếp dưới sức ép của khách hàng. Thay vào đó, có thể cho phép khách hàng bị lỡ điền tên và email để nhận thông báo lần sau. Đây là cơ hội sử dụng hệ thống email marketing gây dựng quan hệ khách hàng và tỉ lệ mua hàng lần sau sẽ cao hơn khi thương hiệu đã trở thành quen thuộc. Nếu khách hàng thấy sản phẩm liên tục được khuyến mại, họ sẽ hiểu sự khan hiếm là giả tạo. Và không ai muốn mua nếu họ thấy lời mời mọc liên tục xuất hiện. Vì không như kinh tế học vẫn giả định, con người thực sự không có nhu cầu vô hạn ăn sâu vào máu. Chúng ta đã nhắc đến thí nghiệm tại quán ăn cho thấy khách hàng có ý thức giảm calo tiêu thụ luôn sẵn sàng giảm bớt khẩu phần. Ngược lại, khách hàng sẵn sàng điều chỉnh nhu cầu khi đã hình thành thói quen được giảm giá. Hơn nữa cách diễn đạt là vô cùng quan trọng. Nếu bạn tiếp cận theo phương pháp “Chúng tôi có rất nhiều sản phẩm nhưng do một nhu cầu tăng đột biến nay chỉ còn ít thôi” nó sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu phương pháp tiếp cận của bạn là “Chúng tôi, ngay từ đầu, chỉ có từng này sản phẩm thôi”, mọi thứ sẽ rất khác theo hướng tiêu cực. “Đây sẽ là chiến lược hiệu quả nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi, khi và chỉ khi sử dụng có đạo đức và hợp lý” Kenny Goodman nói. Đừng sử dụng sự khan hiếm để dọa khách hàng sợ và mua hàng, mà dùng nó để ngăn sự chần chừ.
  • 22. 20 Gương mặt trang bìa S Ứ C T R Ẻ MR. THINK BIG, DO SMALL, LEARN FAST “Thắp lửa trong tim, truyền thụ cảm hứng” – chắc hẳn câu nói này rất quen thuộc với FTUers nào đã từng học môn Marketing với một người thầy rất trẻ trung và tâm huyết với sinh viên – thầy Lê Huy Sĩ. Đến với “Gương mặt trang bìa” số này, hãy cùng Sức Trẻ gặp gỡ và lắng nghe những chia sẻ của thầy Sĩ về công việc giảng dạy và quan điểm sống. Ra đi là để trở về Bước vào Ngoại thương và trở thành “tân binh” khoa Kinh tế đối ngoại với số điểm tuyệt đối trong kì thi tuyển sinh đại học năm 2005, có lẽ ngay lúc đó, người học trò xứ Thanh cũng chưa thể tưởng tượng rằng chính tại nơi này 5 năm sau mình sẽ trở thành một giảng viên được rất nhiều sinh viên yêu mến biết tới với biệt danh “thầy Sĩ đẹp trai”. Câu nói “ra đi là để trở về” có lẽ rất đúng để nói về con đường sự nghiệp của thầy giáo dạy Marketing này. Vậy cơ duyên nào đã đưa sinh viên một trường kinh tế đến với công việc “chèo đò”? Tâm sự về quyết định của mình hơn 3 năm về trước, thầy Sĩ cho biết: “Bất kì nghề nào cũng có người hợp, ai thấy yêu, gắn bó với nó thì sẽ tự tìm thấy ở đó những cái thú riêng. Thực ra, thầy đặt chân vào FTU “hơi sớm” và việc trở thành một giảng viên Marketing như ngày hôm nay thực tế xuất phát từ việc trải nghiệm những công việc bên ngoài trước đó. Thầy nhận ra, công việc bán hàng cần rất nhiều yếu tố. Người làm marketing cũng cần trau dồi kiến thức và không ngừng học hỏi. Mặc dù dự định ban đầu là sẽ đi làm 1, 2 năm bên ngoài để lấy kinh nghiệm, nhưng sau đó thầy quyết định nộp hồ sơ rồi tình cờ được nhận và gắn bó với môn Marketing đến bây giờ.” Trong thời đại bùng nổ của các ngành công nghệ thông tin hay kinh tế, có không ít luồng ý kiến xem nhẹ nghề giáo, coi đây là công việc không mấy năng
  • 23. S Ứ C Thầy Lê Huy Sĩ FTUer K44, thủ khoa đầu vào chuyên ngành Kinh tế đối ngoại. Giảng viên môn Marketing, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế. 1287 ngày kết duyên với nghề thầy giáo. Sinh viên biết đến với thương hiệu (SI) và slogan: “Thắp lửa trong tim, truyền thụ cảm hứng” Phương châm sống và giảng dạy: “Think big, do small, learn fast”. động và nhàm chán. Tuy nhiên, trong thực tế không có công việc nào là nhàm chán cả, “chỉ vì bạn không đủ đam mê mà thôi. Với thầy, nghề giáo là một niềm đam mê của thầy và là cơ hội tốt để mình có thể thay đổi nhận thức của nhiều người.” (thầy Sĩ cho biết thêm) hay tạo điều kiện để các bạn trẻ có cơ hội tham gia vào những dự án. Bởi theo thầy, “chỉ khi ứng dụng những kiến thức học được vào thực tế các bạn mới có thể nhận ra những gì mình còn “thiếu” và “yếu”. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc sau này của chính các bạn.” “Tổng kết” chặng đường hơn 7 năm gắn bó Luôn nhận thức được trách nhiệm của một người giảng viên đối với sinh viên, không có nghĩa là thầy tuyệt đối hóa vai trò của người thầy trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt với hình thức đào tạo tín chỉ, mỗi môn học chỉ kéo dài hơn chục buổi, trong khoảng thời gian ngắn như vậy, “người thầy chỉ có thể đóng vai trò định hướng, hướng dẫn. Còn sinh viên phải tự chủ động tìm hiểu thêm thông tin.” - thầy Sĩ khẳng định. Bên cạnh đó, một thực tế là hiện nay rất nhiều sinh viên khi ra trường không hiểu hết đầy đủ về các cơ quan, doanh nghiệp và ngược lại, các doanh nghiệp đều gặp phải khó khăn trong việc tuyển chọn nhân tài bởi không nắm rõ về “chất lượng thực” của lực lượng lao động. “Khi ấy, người thầy còn giống như chiếc cầu kết nối doanh nghiệp với các bạn sinh viên. Thêm một nhiệm vụ quan trọng nữa của người thầy là phải chú ý cải thiện, đổi mới phương pháp qua từng bài giảng để đảm bảo sinh viên có thể nắm được kiến thức một cách đơn giản nhất. Bài giảng ngày mai phải tốt hơn hôm nay, năm sau phải tốt hơn năm trước.” Từng là một FTUer rồi lại trở về giảng dạy ở tại ngôi trường này, khi được hỏi về sự giống và khác giữa Ngoại thương bây giờ so với 7 năm về truớc, thầy Sĩ tâm sự: “Có thể thấy, nhận thức của sinh viên vẫn không hề thay đổi. Đây cũng chính là vấn đề chung của đại bộ phận sinh viên: Không có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp tương lai, hoặc có nhưng vẫn còn “ngắn và thấp”. Đa phần các em đều chưa có một mục tiêu rõ ràng, cụ thể chẳng hạn như mình sẽ là ai, sẽ làm gì, ở vị trí như thế nào sau khi ra trường.” Có lẽ đây cũng chính là một lý do thôi thúc thầy, với tư cách là một giảng viên tìm ra những giải pháp để giúp các bạn trẻ có một cái nhìn sâu hơn vào bức tranh tương lai của mình: “Thầy luôn luôn muốn sinh viên phải có một suy nghĩ thật lớn, thật sâu, nhưng phải có trong đầu hành động cụ thể để đạt được cái mình đang nghĩ đến. Và phải luôn học hỏi không ngừng, từ bạn bè, từ những người xung quanh, đặc biệt là từ người có kinh nghiệm.” Thế nhưng, không chỉ dừng lại ở những “mong muốn”, giải pháp của thầy Sĩ còn được cụ thể hóa bằng những hành động thiết thực. Tuy thời gian giảng dạy chưa lâu nhưng mỗi năm, thầy đều nỗ lực “tìm kiếm” những sinh viên thực sự có tài năng và niềm đam mê với công việc marketing, không chỉ giới hạn trong phạm vi Ngoại thương mà bất kì bạn trẻ nào. Thầy muốn các bạn có khả năng phát triển bản thân thông qua việc định hướng tương lai Lựa chọn chuyên môn của mình là Marketing – môn học đã trở thành “nỗi ám ảnh” trên bảng điểm của không ít sinh viên Ngoại thương, nhưng theo thầy Sĩ “điểm số không phải là vấn đề thầy quá quan trọng. Mà hơn hết, thầy rất đề cao thái độ cầu thị của các bạn sinh viên. Thầy khuyến khích các bạn chủ động đọc sách, đọc tài liệu và tự mình nghiên cứu, thầy chỉ là người giải đáp các thắc mắc của các bạn mà thôi.” Quan điểm ấy cũng T R Ẻ 21 được thầy áp dụng khi nhìn nhận, đánh giá đối với những bạn trẻ khi tham gia vào các dự án cùng thầy. Một điều không thể tránh khỏi khi mới bước chân vào nghề là bản thân sinh viên còn rất nhiều thiếu sót, yếu cả về kiến thức và kỹ năng nhưng hầu hết các bạn đều luôn giữ được “một thái độ tốt, luôn cầu tiến và có tinh thần học hỏi”. “Điều đó là yếu tố quan trọng giúp các bạn phát triển hơn trong tương lai sau này. Vì thế trong quá trình giảng dạy, thầy luôn cố gắng dành nhiều thời gian để các bạn sinh viên thay đổi thái độ học tập, nhận thức của mình. Không chỉ với môn marketing, chính những thay đổi ấy sẽ giúp các bạn tìm ra con đường đi cho chính mình sau này.” Những dự định sắp tới và lời nhắn nhủ với các FTUer Là một thầy giáo trẻ, nhiệt huyết với nghề, thầy Sĩ chia sẻ, ngay khi quyết định dấn thân vào công việc này, thầy đã hoạch định một kế hoạch “ba năm lần thứ nhất” cho riêng mình. Hiện tại thầy đã hoàn thành cuốn cẩm nang về học marketing theo đúng thực trạng của sinh viên Ngoại thương. Trong thời gian sắp tới, thầy đang gấp rút hoàn thành một cuốn về kỹ năng thuyết trình và Q&A - tổng hợp rất nhiều câu hỏi mà sinh viên thắc mắc, cùng giải đáp cho các vấn đề đó với mục đích “hướng tới tiêu chuẩn hóa toàn bộ tài liệu về quy trình học và các kĩ năng muốn mang đến cho sinh viên.” Trong tương lai xa hơn, thầy cũng tâm sự về mong muốn “trở thành nhà tư vấn cho các doanh nghiệp về marketing và tạo thêm nhiều sân chơi hơn nữa cho các bạn sinh viên thực sự đam mê môn học này. Các bạn đó sẽ có nhiệm vụ chia sẻ những kiến thức đó rộng khắp, để ngày càng nhiều các bạn khác thể hiện khả năng của mình. Đó chính là sự “lan tỏa” trong marketing.” Khép lại buổi phỏng vấn, thầy Lê Huy Sĩ một lần nữa bày tỏ kì vọng với FTUers. “Think big, do small, learn fast”- đó là phương châm sống của thầy và cũng là điều thầy muốn nhắn nhủ với sinh viên của mình. Mỗi sinh viên cần phải “tìm cho mình một niềm đam mê cháy bỏng, xác định được một mục tiêu SMART; có định hướng cho tương lai và biến nó trở thành tiềm thức của mình; từ đó có những hành động cụ thể để đạt được mục tiêu ấy”. Và có lẽ, mỗi sự phấn đấu hết mình của sinh viên sẽ là món quà quý nhất dành tặng thầy trong dịp 20/11 đang đến gần. LAN ANH – THỦY ĐÔN
  • 24. 22 Không gian sách S Ứ C T R Ẻ “CHIẾN BINH CẦU VỒNG” Cuốn sách của những ước mơ “Chiến binh Cầu vồng” có cả tình yêu trong sáng tuổi học trò lẫn những trò đùa tinh quái, cả nước mắt lẫn tiếng cười – một bức tranh chân thực về hố sâu ngăn cách giàu nghèo, một tác phẩm văn học truyền tải sâu sắc nhất ý nghĩa đích thực của việc làm thầy, việc làm trò và việc học…” Hoàng Hạnh Một câu chuyện cảm động Truyện lấy cảm hứng từ chính hồi ức của tác giả về những năm tháng ấu thơ dưới mái trường Muhammadiah ở đảo Belitong, Indonesia. Nơi đây, giáo dục dường như đã “trở thành một nỗ lực vô ích đối với những đứa trẻ bị mắc kẹt trong cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo” và suốt dọc những trang sách là cuộc đấu tranh dai dẳng của thầy trò trong trường chống lại sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, sự cám dỗ của đồng tiền và chiếc máy cẩu luôn chực chờ xới tung ngôi trường để dò mạch thiếc. Vậy nhưng, có lẽ chính những nơi các cô bé, cậu bé oằn mình dưới nghèo đói rách nát thì ước mơ đến trường thực sự cháy bỏng. Cậu học trò tên Lintang trên chiếc xe đạp cà tàng luôn cố gắng dậy từ lúc bốn giờ sáng, đạp xe hơn bốn mươi cây số, vượt qua con sông luôn có cá sấu rình rập để đến lớp sớm nhất và về nhà cuối cùng. Cậu bé Harun, tuy mắc bệnh kém phát triển nhưng đã đạt được điểm tám môn đạo đức – “điểm cao nhất cho môn học giá trị nhất trên thế giới”. Đẹp hơn cả là hình ảnh của thầy Harfan – cây đại thụ đã hy sinh toàn bộ sức sống của mình để chống đỡ cho ngôi trường, và cô Mus – cô giáo tuy mới mười lăm tuổi, nhưng “sẽ không bao giờ đánh đổi các em lấy bất cứ thứ gì” - kể cả đó có là cơ hội làm quản lý kho tại PN - để hết mình cho sự nghiệp giáo dục. Cầu vồng ước mơ Lướt qua những trang sách của “Chiến binh cầu vồng”, người đọc sẽ cảm thấy mình như đang bước trên bảy cung bậc của cầu vồng cảm xúc. Ấy là khi ta bật cười trước những thú vui tuổi trẻ, trước sự ngô nghê đến dễ thương của Ikal khi cậu bị dính tiếng sét của mối tình đầu, trước chuyến phiêu lưu của Mahar đến thỉnh giáo vị pháp sư bí ẩn trên đảo Hải tặc xin bí quyết đạt điểm cao. Là khi ta vỡ òa trong niềm hạnh phúc trước chiến thắng của đội học sinh giỏi trường Muhammadiah; cậu học trò xuất sắc Lintang đã khiến vị giáo sư kênh kiệu phải chịu thua trong nhục nhã. Là khi ta cảm động đến rơi nước mắt trước những nỗ lực học chữ của Lintang nhằm hoàn thiện lời hứa điền vào tờ đơn để giữ tự trọng cho người cha thất học của mình. Là khi ta thấy ấm áp một niềm hy vọng trước cảnh mười đứa trẻ, trèo lên tán cây filicium để ngắm cầu vồng sau cơn mưa và cùng động viên nhau: “Tụi mình phải biết ước mơ […] và học là con đường để chúng ta đi đến những ước mơ ấy. Đừng bỏ cuộc, Boi, đừng bao giờ bỏ cuộc...” Nhưng…cũng là khi ta đau đớn, tuyệt vọng và căm ghét tột độ cái khối u ác tính là “chủ nghĩa thực dụng” đã gặm dần những hoài bão ấy: cản bước trí tuệ Lintang, thiêu rụi ước mơ trở thành giáo viên của Ikal, khiến A Kiong quên rằng mình từng muốn là thuyền trưởng và biến Trapani thành kẻ sống dở chết dở trong viện tâm thần. Câu chuyện tưởng như có một kết thúc thật bi đát. Nhưng rồi, chậm lại chút thôi, ta vẫy thấy le lói ánh sáng nơi cuối đường hầm. Lintang, tuy không thể trở thành nhà toán học vĩ đại, nhưng ít nhất cũng đã thực hiện lời hứa với cha là không làm nghề đánh cá. Chương cuối mang tên “Đừng bỏ cuộc” và những dòng kết được in đậm nét: “Mọi công dân đều có quyền học hành – trích Hiến pháp Indonesia” đã cho ta quyền được tin tưởng rằng, thế hệ con cháu sau này sẽ được tiếp cận với ánh sáng tri thức và đi xa hơn cha mẹ chúng. Tạm kết Ý nghĩa nhân văn to lớn mà câu chuyện đem lại cùng giọng kể dung dị, giàu cảm xúc của nhà văn đã góp phần đưa “Chiến binh cầu vồng” trở thành đại diện xuất sắc nhất của văn học Indonesia hiện đại, với trên năm triệu bản được dịch ra sáu thứ tiếng trên toàn thế giới. Có thể nói, cuốn sách đóng vai trò như một “Totochan – Cô bé bên cửa sổ” của thế kỷ XXI, và hơi thở của giáo dục mà nó mang lại sẽ mãi làm rung động trái tim người đọc.