SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
Download to read offline
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
1
KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ THI CÔNG DỰ ÁN
VÀ QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
I. Kế hoạch thi công
Bắt đầu từ lúc ký kết nhận thi công  thi công  hoàn thành công trình, bởi vì có trong khi thi công có
những trình tự về mặt nguyên tắc và tương ứng với những trình tự đó là những kế hoạch thi công phù hợp
do đó quá trình công phải được thực hiện dựa trên những kế hoạch thi công đó. Tuy nhiên việc thi công
thực tế luôn có những sai lệch so với kế hoạch ban đầu vì vậy cần phải thường xuyên giám sát, điều tra, tìm
hiểu… để có thể tiến hành những điều chỉnh cần thiết vừa phù hợp với thi công thực tế vừa phù hợp kế
hoạch ban đầu, từ đó có được những biện pháp quản lý thi công đúng đắn.
Quá trình thi công diễn ra theo 3 giai đoạn:
- Khởi công
- Thi công
- Hoàn thiện
1. Nhiệm vụ trong giai đoạn khởi công
Sơ đồ khái quát quản lý thi công (hình 1)
Nhìn chung ở giai đoạn trước thi công người quản lý phải thực hiện việc rất cần thiết đó là lập kế
hoạch phương hướng thi công tổng thể trong giai đoạn khởi công bằng cách tiến hành điều tra kỹ thuật
dựa trên sự hiểu biết toàn bộ nội dung, thiết bị đã được thiết kế, nhằm mục đích thực thi thi công đúng
với ý tưởng thiết kế, chủ đầu tư. Nhiệm vụ chính trong giai đoạn khởi công bao gồm:
1) Ký kết thi công, kiểm tra bản thiết kế
2) Lập kế hoạch tổ chức thi công
3) Lập bảng dự toán
4) Lập bảng kế hoạch tổng hợp
5) Kế hoạch giả thiết
6) Tài liệu, lao động
7) Xin phép khởi công
2. Giai đoạn thi công
1) Lập bảng tiến độ chi tiết
Là bảng tiến độ được lập ra nhằm thể hiện dự định, kế hoạch chi tiết của từng hạng mục riêng lẻ
trong quá trình thi công, và sự liên quan của hạng mục đó với những hạng mục khác. Việc này được
tiến hành xác lập song song với việc xác lập bảng tiến độ chung của cả công trình, do đó sẽ có những
điều chỉnh cần thiết, kịp thời với những thay đổi của tiến độ thi công chung nếu có.
Lập bảng tiến độ chi tiết có nhiều cách lập nhưng mỗi một công việc thi công lại có độ khó dễ
hay tính phức tạp khác nhau vv… thông thường có hai hình thức lập bảng tiến độ thi công là lập dạng
sơ đồ ngang, và lập biểu đồ theo mạng lưới.
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
2
2) Vẽ bản vẽ thi công. bản vẽ cấu tạo sản phẩm
a) Bản vẽ thi công
- Mục đích của bản vẽ thi công
Khi ký kết thi công nếu bản thiết kế được đưa ra nhằm nêu rõ tính năng, chất lượng, nội dung
của những thiết bị có trong công trình thi công. Thì bản vẽ thi công có mục đích nhằm thể hiện chi
tiết hơn nữa những nội dung có trong bản thiết kế cụ thể như sau:
+ Thể hiện rõ kích thước, vị trí của thiết bị nhằm mục đích hạn chế sự bố trí chồng chéo giữa thiết
bị, hệ thống có trong công trình
+ Là cơ sở để người trực tiếp thi công tại công trình căn cứ vào đó tiến hành thi công
+ Thể hiện tất cả những chi tiết của máy móc hệ thống chưa được biểu hiện trên bản thiết kế
- Vẽ bản vẽ thi công
Yêu cầu đối với việc vẽ bản vẽ thi công là phải tiến hành thảo luận trao đổi trước khi vẽ ; phạm
vi vẽ, trình tự vẽ, ngày vẽ hoàn thành sớm nhất có thể tránh việc chậm so với thời hạn, tỷ lệ vẽ vv…;
thảo luận lập bản kế hoạch vẽ bản vẽ; bản vẽ thi công phải được hoàn thành một cách sớm nhất có
thể tránh bị chậm so với kì hạn.
b) Bản vẽ cấu tạo sản phẩm
Là bản vẽ thể hiện chi tiết, thông số kỹ thuật của từng thiết bị, vật liệu được thiết kế trong công
trình do nhà sản xuất ra những sản phẩm vật liệu đó cung cấp.
c) Kế hoạch đặt hàng thiết bị vật liệu và chuyển hàng vào công trình
Đặt hàng thiết bị vật liệu, nhập hàng, bảo quản là nhiệm vụ rất quan trọng trong quản lý công
trình, phải hết sức lưu ý tránh sai sót nhầm lẫn trong nhiệm vụ này bởi vì nó gây ảnh hưởng lớn
tới kinh tế và tiến độ công việc.
- Kiểm nhập thiết bị vật tư
+ Cần thiết phải có đơn đặt hàng những máy móc, thiết bị vật tư chuyển vào công trình để có
thể đối chiếu với những danh sách thiết bị vật tư vừa được chuyển tới, kiểm tra tên hàng,
qui cách, số lượng, kích thước, chất lượng, hay tình trạng hàng sau quá trình vận chuyển có
gì khác không.
+ Nhập thiết bị vật tư
Dưới đây là những chú ý liên quan tới việc nhập thiết bị, vật tư vào công trình:
① Phải nắm được thông tin về thiết bị vật tư như: số lượng, qui cách, trọng lượng, dung
tích vv…
② Xác nhận độ lớn, và vị trí của lối ra vào khi nhập hàng trong công trình
③ Bảo dưỡng và kiểm tra thiết bị vật tư vừa nhập
④ Chuẩn bị địa điểm chứa, bảo quản thiết bị vật tư trong công trình
+ Bảo quản thiết bị vật tư
① Xác định người chịu trách nhiệm , ghi chú số lượng thiết bị vật tư ban đầu, đã sử dụng,
còn lại.
② Chống trộm, thất lạc, hư hỏng,xâm thực vv…
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
3
3) Xác nhận công việc và ghi chú
Các hạng mục thi công đã hoàn thành trong công trình không chỉ dừng lại ở việc tạo ra các sản
phẩm có hình thức đẹp mà phải đảm bảo cả yêu cầu về khả năng vận hành trơn chu và tính năng.
- Triệt để tài liệu kỹ thuật trong thi công
- Xác định tính kỹ thuật trong thi công
- Kiểm tra xác thực thi công
Tiến hành kiểm tra các công việc đã hoàn thành trước khi tiến hành việc tiếp theo
- Xử lý đối với thay đổi thiết kế, gia tăng công việc
- Ghi chép, báo cáo, chụp ảnh
3. Giai đoạn nghiệm thu thi công
- Kiểm tra, thanh tra tất cả các hạng mục
- Bàn giao
II. Quản lý tiến độ
1. Ý nghĩa của quản lý tiến độ thi công
Vào thời điểm thi công công trình xây dựng việc cần thiết là phải hoàn thành toàn bộ các hạng mục thi
công theo bản vẽ, yêu cầu được chỉ định đúng với thời hạn đã định. Để làm được việc đó cùng với việc hoàn
thiện đúng thời hạn, chất lượng, chính xác vv… còn phải tiến hành quản lý những yếu tố như thỏa mãn điều
kiện trong hợp đồng; nhìn thấy được dự toán thi công công trình; kế hoạch thi công tiết kiệm, năng suất nhất.
Đó gọi là quản lý tiến độ.
Do đó quản lý tiến độ không đơn giản chỉ là quan lý về mặt thời gian mà còn là cách thức hoặc phương
pháp sử dụng một cách hiệu quả nhất các yếu tố về tư liệu, nhân công máy móc thiết bị hay cách thức đánh
giá toàn bộ hoạt động thi công ở tất cả các góc độ trong suốt quá trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành
công trình. Thực tế của quá việc quản lý tiến độ bao gồm những việc quản lý như:
- Quản lý tiến độ thi công
- Quản lý chất lượng thi công
- Quản lý giá cả
Ngày trước tại nhật bản công việc quản lý tiến độ đơn giản chỉ là quản lý về thời gian hay thời hạn hoàn
thành công trình. Nhưng hiện nay việc quản lý thi công không chỉ đơn thuần là như vậy mà bao gồm những
việc như quản lý tiến độ, quản lý chât lượng, giá cả.
1.1.Mục cơ bản trong quản lý tiến độ
- Quyết định thời hạn thi công phù hợp nhất có tính thực tế hợp tính kinh tế và chất lượng thi công
- Lập kế hoạch tiến độ một cách hợp lý để thảo mãn 3 điều kiện: thời hạn chỉ định, chất lượng, kinh tế.
- Điều tra phân tích tiến độ thực thi, lập kế hoạch tiến độ một cách hợp lý để tiếp tục kế hoạch theo tiến
độ đó
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
4
1.2.Các nguyên nhân dẫn đến sự chậm tiến độ.
- Sự trì hoãn việc sửa đổi bản thiết kế
- Khó khăn trong việc nhập nguyên vật liệu chính
- Đội ngũ nhân viên không đủ khả năng
- Ảnh hưởng bởi tiến độ của các công việc khác
- Giảm năng suất lao động
- Sự cố hoặc thiếu trang bị thiết bị vật liệu trong thi công
- Liên quan đến việc chấp hành các thủ tục qui tắc của các cơ quan hành chính.
2. Cơ cấu phân tách công việc
Sau khi xác lập xong mục tiêu của dự án, việc tiếp theo là xác định, liệt kê, lập bảng biểu cần thiết
giải thích cho các công việc và nhiệm vụ phải thực hiện, nghĩa là phát triển những kế hoạch đầu tiên cho
dự án. Phần này được gọi là lập kế hoạch quản lý phạm vi dự án.
 Phạm vi của dự án được hiểu là các công việc cần thiết để có được kết quả (sản phẩm) dự án. Các
công việc chịu các hạn chế của dự án về nguồn lực, ngân sách, thời hạn…
 Các công việc của dự án, đến lượt mình, lại được hiểu như là tập hợp các hành động liên quan đến
nhau và cùng hướng tới việc đạt được kết quả ( sản phẩm) mong muốn với những đặc trưng và chức
năng mang tính kỹ thuật nhất định, trong thời hạn đã định.
 Quản lý phạm vi là việc xác định các công việc thuộc và không thuộc dự án. Nó bao gồm nhiều quá
trình thực hiện để khẳng định dự án đã bao quát được tất cả các công việc cần thiết và chỉ bao gồm
các công việc đó. Một trong những phương pháp chính để xác định phạm vi dự án là lập cơ cấu phân
tách công việc WBS (Work Breakdown Structure).
2.1.Khái niệm, tác dụng cơ cấu phân tách công việc WBS
a) Khái niệm
Cơ cấu phân tách công việc WBS là việc phân chia theo cấp bậc một dự án thành các nhóm nhiệm vụ
và những công việc cụ thể, là việc xác định, liệt kê và lập bảng giải thích cho từng công việc cần thực
hiện của dự án.
Về hình thức, sơ đồ cơ cấu phân tách công việc giống như một cây đa hệ phản ảnh theo cấp bậc các
công việc cần thực hiện của một dự án. Một sơ đồ cơ cấu phân tách công việc có nhiều cấp bậc. Cấp bậc
trên cùng phản ánh mục tiêu cần thực hiện. Các cấp bậc thấp dần thể hiện mức độ chi tiết của mục tiêu.
Cấp độ thấp nhất là những công việc cụ thể. Số lượng cấp bậc của một WBS phụ thuộc vào quy mô và
độ phức tạp của một dự án.
b) Tác dụng của WBS
Phân tách công việc là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ quản lý khác của dự án. Nó có các tác dụng
chính sau:
- Trên cơ sở sơ đồ WBS có thể giao nhiệm vụ, xác định trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, bộ phận
đối với mỗi công việc của dự án. WBS làm cho mọi người đều quan tâm hơn đến dự án và làm cho
các thành viên dự án hiểu được yêu cầu của nhau.
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
5
- Phân tách công việc là cơ sở để phát triển trình tự và thứ tự quan hệ trước sau giữa các công việc, là
cơ sở để lập sơ đồ mạng.
- Sơ đồ phân tách công việc là cơ sở để xây dựng các kế hoạch chi tiết và điều chỉnh các kế hoạch tiến
độ thời gian, phân bổ các nguồn lực cho từng công việc của dự án như bố trí lao động, MMTB…
cũng như lập dự toán và ngân sách theo phương pháp từ dưới lên.
- Đánh giá hiệu quả và kết quả thực hiện các công việc dự án trong từng thời kỳ.
- Với WBS, các nhà quản lý dự án trong quá trình điều phối các kế hoạch thời gian, nguồn lực và chi
phí sẽ tránh được các sai sót như bỏ quên một số công việc nào đó.
Hình 1 - Sơ đồ 3 cấp cơ cấu phân tách công việc dự án xây dựng văn phòng
2.2.Trình tự lập WBS
a) Phân tích dần dần dự án thành các công việc hoặc gói công việc nhỏ theo một số tiêu chí như đã
chọn.
Quá trình phân tích này cứ kéo dài mãi cho đến khi nào đủ độ chi tiết. Nghĩa là có thể gắn cho nó
nguồn nhân lực, kinh phí, giao trách nhiệm cho người hoặc bộ phận cụ thể, có thể kiểm tra và giám sát
được.
b) Lập danh mục và mã hóa các công việc đã phân tách.
Để đơn giản hóa và dễ nhìn người ta mã hóa các công việc hoặc gói công việc. Mã số này thể hiện
cấp bậc và thứ tự của công việc/ gói công việc.
Ngoài ra , trong sơ đồ cơ cấu phân tách công việc, mỗi cấp bậc phân tách thể hiện tiêu chí phân chia
công việc ở cấp bậc đó. Ví dụ, ở bậc cuối cùng là các công việc liên quan đến các hoạt động sản xuất ra
sản phẩm cuối cùng của dự án.
c) Đối với mỗi công việc/ gói công việc đã được phân tách, xác định các dữ liệu liên quan ( về người
chịu trách nhiệm thi hành, khối lượng công việc, thới gian thực hiện ngân sách và chi phí, MMTB,
nguyên vật liêu, nhà cung ứng…).
Mỗi một cấp sau lại chi tiết hơn cấp trước. Một công việc của cấp này chỉ xuất phát từ một công việc
duy nhất của cấp trên một cấp. Nguyên tắc này đảm bảo tính đúng đắn khi tổng hợp chi phí của các công
việc, khi tổ hợp các sơ đồ mạng trên trục thời gian.
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
6
d) Thông tin quan trọng nhất là về người/ bộ phận chịu trách nhiệm thi hành công việc/gói công việc đã
phân tách – ma trận trách nhiệm. Trong ma trận trách nhiệm xác định ai chịu trách nhiệm về cái gì.
Đây là cơ sở để phối hợp các công việc của dự án.
e) Đối với mỗi công việc/ gói công việc đã phân tách tổ chức các cuộc phân tích với những người chịu
trách nhiệm thi hành để làm rõ trách nhiệm – nghĩa vụ - quyền lợi và khẳng định tính đúng đắn của
phân tách công việc.
2.3.Một số sai lầm thường mắc phải khi phân tách công việc dự án
+ Bỏ qua các giai đoạn phân chia nào đó của dự án mà chuyển trực tiếp sang tìm và giải quyết vấn đề
nghiệp vụ của dự án.
+ Chỉ sử dụng trong phân tách các chức năng, các pha hay các bộ phận tổ chức thay vì các sản phẩm
cuối cùng hoặc các nguồn lực hao phí
+ Không hiểu rằng WBS phải bao trùm toàn bộ dự án.
+ Nhắc lại một hoặc một vài phần tử của WBS
+ Phân chia quá hoặc không đủ chi tiết.
+ Mã hóa không đúng, gây khó khăn cho quá trình lập trình.
+ Không tính đến sản phẩm cuối cùng vì khó nhận biết hoặc vô hình như các dịch vụ.
3. Bảng quản lý tiến độ
có hai phương thức lập bảng quản lý tiến độ là phương pháp chính là lập bảng tiến độ theo sơ đồ ngang
và lập bảng tiến độ theo sơ đồ mạng.
3.1.Bảng tiến độ theo sơ đồ ngang
a) Bảng tiến độ ngang dạng cột
Qui ước việc hoàn thành là 100% và từ đó theo dõi sự tiến triển của công việc
Giải phóng mặt bằng
Đánh dấu
Trần tầng 6
Khoan lỗ trên sàn
Đường ống tầng 7
Nội thất tầng 7
Điện
Lắp đặt thiết bị
b) Biểu đồ ngang dạng đồ thị
Công việc
Tiến độ
10 20 30 40 50 60 70 80 90 100%
Thực hiện Dự định
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
7
3.2. Sơ đồ mạng
3.2.1.Khái niệm, tác dụng của sơ đồ mạng
a) Khái niệm sơ đồ mạng
Sơ đồ mạng là một mô hình toán học động, thể hiện toàn bộ dự án xây dựng công trình trở thành một
thể thống nhất, chặt chẽ, trong đó thấy rõ vị trí của từng công việc đối với mục tiêu chung và sự ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các công việc.
Hai phương pháp sơ đồ mạng thường được áp dụng là phương pháp CPM ( Critical Path Method) và
PERT ( Program Evaluation and Review).
Có hai phương pháp chính để biểu diễn sơ đồ mạng CPM là phương pháp “công việc trên mũi tên”
(AOA – Activities on Arrow) và phương pháp “công việc trong các nút”(AON – Activities on Nod) .
b) Tác dụng của sơ đồ mạng
Sơ đồ mạng là kỹ thuật trình bày kế hoạch tiến đó, mô tả dưới dạng sơ đồ mối quan hệ liên tục giữa
các công việc đã được xác định cả về thời gian và thứ tự trước sau. Sơ đồ mạng là sự kết nối các công
việc và sự kiện
Tác dụng chủ yếu của sơ đồ mạng như sau:
+ Phản ánh các mối quan hệ tương tác giữa các nhiệm vụ, các công việc của dự án;
+ Xác định ngày bắt đầu, ngày kết thúc thời hạn hoàn thành, trên cơ sở đó xác định các công việc
găng và đường găng của dự án;
+ Là cơ sở để tính toán thời gian dự trữ của các công việc, các sự kiện;
+ Cho phép xác định những công việc nào cần phải được thực hiện kết hợp nhằm tiết kiệm thời
gian và nguồn lực, các công việc nào có thể thực hiện đồng thời nhằm đạt được mục tiêu về ngày
hoàn thành dự án;
+ Là cơ sở để lập kế hoạch, kiểm soát, theo dõi kế hoạch tiến độ và điều hành dự án.
c) Các mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc trong sơ đồ mạng
Để xây dựng sơ đồ mạng, cần xác định mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các công việc của dự án. Có
một số loại quan hệ phụ thuộc chủ yếu giữa các công việc của dự án như sau:
 Phụ thuộc bắt buộc là mối quan hệ phụ thuộc bản chất, tất yếu ( chủ yếu là về mặt kỹ thuật, công
nghệ) giữa các công việc của dự án. Ở đây, có bao hàm cả ý giới hạn về nguồn lực vật chất. Ví dụ,
phải làm xong cốp – pha thì mới có thể đổ bê tông. Có thợ thì công việc có thể hoàn thành trong 2
ngày, nếu có 2 thợ thì phải kéo dài thành 4 ngày …
 Phụ thuộc tùy ý là mối quan hệ phụ thuộc được xác định bởi nhóm quản lý dự án. Mối quan hệ này
được xác đinh dựa trên cơ sở hiểu biết thực tiễn về các lĩnh vực kinh tế - xã hội – kỹ thuật liên quan
đến dự án và trên cơ sở đánh giá đúng những yếu tố rủi ro và các giải pháp điều chỉnh mối quan hệ
cho phù hợp.
 Phụ thuộc hướng ngoại là mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc dự án với các công việc không
thuộc dự án, các yếu tố bên ngoài.
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
8
3.2.2 Sơ đồ mạng hoạt động trên mũi tên AOA
a) Khái niệm sơ đồ mạng AOA
Xét ví dụ:
Giả sử để lắp ghép một khung nhà công nghiệp 1 tầng cần làm các công việc chính theo bảng sau:
Bảng 1 - Các công việc chính để lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng
TT Công việc Nội dung Thời gian thực hiện ( ngày) Trình tự tiến hành
1 a Làm móng nhà 5 Làm ngay
2 b Vận chuyển cần trục về 1 Làm ngay
3 c Lắp dựng cần trục 3 Sau b
4 d Vận chuyển cấu kiện 4 Làm ngay
5 e Lắp ghép khung nhà 7 Sau a,c và d
Trước tiên ta lập tiến độ lắp ghép khung nhà đó theo một sơ đồ đơn giản: sơ đồ ngang như hình dưới
đây:
Bảng 2 - Tiến độ lắp ghép nhà công nghiệp theo sơ đồ ngang
TT
Công
việc
Nội dung
Thời gian ( ngày)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 a Làm móng nhà
2 b Vận chuyển cần trục vể
3 c Lắp dựng cần trục
4 d Vận chuyển cấu kiện
e Lắp ghép khung nhà
Tiếp theo ta dùng các vòn tròn để đánh dấu các thời điểm bắt đầu hay kết thúc một công việc còn các
công việc thì được ký hiệu bằng mũi tên nối điểm bắt đầu và kết thúc của công việc đó. Để biểu thị
mối liên hệ giữa các công việc ta dùng mũi tên nét đứt nối các công việc. Ta được một sơ đồ mới như
dưới đây.
Bảng 3 - Tiến độ lắp ghép nhà công nghiệp theo sơ đồ ngang
TT
Công
việc
Nội dung
Thời gian ( ngày)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 a Làm móng nhà
2 b Vận chuyển cần trục vể
3 c Lắp dựng cần trục
4 d Vận chuyển cấu kiện
5 e Lắp ghép khung nhà
Tiếp tục biến đổi sơ đồ trên: ghi tên và thời gian các công việc, gộp các vòng tròn cùng xuất phát ban
đầu. Ta được một sơ đồ mới sơ đồ mạng AOA.
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
9
Hình 2 - Sơ đồ mạng AOA tiến độ lắp ghép nhà công nghiệp
Vậy sơ đồ mạng AOA là hệ thống các công việc được sắp xếp theo một trình tự nhất định giữa 2 yếu
tố là công việc ( cung) và sự kiện ( nút/ đỉnh), kể từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc quá trình, để tạo
nên một sản phẩm nào đó.
b) Các phần tử của sơ đồ mạng AOA
① Sự kiện
Sự kiện là mốc đánh dấu sự bắt đầu hay kết thúc của một hay một số công việc. Nó không tiêu hao
thời gian và nguồn lực mà chỉ thể hiện vị trí cụ thể của các công việc trên sơ đồ. Thông thường sự
kiện được biểu thị bằng một vòng tròn ( vòn tròn sự kiện) hay một hình tùy ý. Sự kiện được ký hiệu
bằng số hoặc chữ cái.
+ Sự kiện ở vị trí bắt đầu các công việc gọi là sự kiện tiếp đầu, còn sự kiện ở vị trí kết thúc công
việc gọi là sự kiện tiếp cuối.
+ Sự kiện chỉ có mũi tên đi ra gọi là sự kiện khởi công và sự kiện chỉ có mũi tên đi vào gọi là sự
kiện hoàn thành.
② Công việc
+ Các công việc thực là một cách gọi có tính qui ước để chỉ một quá trình hay một tập hợp các quá
trình sản xuất nào đó có tiêu hao thời gian và nguồn lực. Công việc thực được thể hiện bằng mũi
tên lền nét.
+ Quá trình chờ đợi ( công việc chờ đợi) là một quá trình thụ động chỉ tiêu hao thời gian mà không
tiêu hao các nguồn lực. Công việc chờ đợi cũng được thể hiện bằng mũi tên lền nét.
+ Công việc giả chỉ mối quan hệ loogic giữa 2 hoặc nhiều công việc, nói lên sự bắt đầu của công
việc này phụ thuộc vào sự kết thúc của công việc kia. Công việc ảo không đòi hỏi chi phí về thời
gian và nguồn lực, được thể hiện bằng mũi tên nét đứt.
③ Đường và đường găng
+ Đường trong sơ đồ mạng AOA là sự sắp xếp liên tục của mũi tên công việc đi từ sự kiện khởi
công đến sự kiện hoàn thành, chiều dài của đường là tổng thời gian thực hiện các công việc nằm
trên đường đó.
+ Đường trong sơ đồ mạng AOA bao giờ cũng đi từ khởi công đến sự kiện hoàn thành, do đó trong
một sơ đồ mạng AOA có thể có rất nhiều đường. Đường có độ dài lớn nhất gọi là đường găng.
Một sơ đồ mạng AOA có thể có nhiều đường găng.
1 3
5 6
4
2
a
5
b
1
d
4
3
c
7
e
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
10
Công việc nằm trên đường găng gọi là công việc găng, để thể hiện công việc găng và đường
găng thông thường trên sơ đồ mạng người ta sẽ dùng mũi tên nét đậm hơn hoặc nét đôi.
④ Nguồn lực
Nguồn lực trong sơ đồ AOA được hiểu là thời gian và các vật chất cần thiết khác để thực hiện dự án
⑤ Thời gian công việc ( thông thương ký hiệu là tij) là thời gian để hoàn thành công việc theo ước
lượng, được ấn định trước hay tính toán.
3.2.3 Các quy tắc cơ bản vẽ sơ đồ mạng AOA
a) Sơ đồ mạng AOA phải là một mô hình thống nhất chỉ bắt đầu bằng một sự kiện( sự kiện khởi công)
và chỉ kết thúc bằng một sự kiện ( sự kiện hoàn thành). Không có sự kiện khởi công hoặc hoàn thành
trung gian.
b) Mũi tên kí hiệu đi từ trái qua phải
Số thứ tự của sự kiện cũng phải được đánh số tăng dần theo chiều triển khai cá công việc từ trái qua
phải. Đối với mỗi công việc, số ghi ở sự kiện tiếp đầu phải nhỏ hơn số ghi ở sự kiện tiếp cuối của nó.
c) Những công việc riêng biệt không được có cùng sự kiện tiếp đầu và sự kiện tiếp cuối
Nghĩa là mỗi công việc phải được được ký hiệu bằng 2 chỉ số riêng. Sai lầm này thường mắc phải
khi thể hiện các công việc tiến hành song song. Gặp trường hợp này ta phải sư dụng sự kiện phụ và
công việc giả (hình)
Hình 3 - Những công việc riêng phải được ký hiệu bằng 2 chỉ số riêng
d) Sắp xếp các công việc phải theo trình tự công nghệ hoặc tổ chức. Không được để những phụ thuộc
không đúng làm cản trở các công việc khác (hình 4, 5)
Theo hình 4a thì việc lắp cửa phải làm sau các công việc xây tường và xây vách ngăn. Điều này
không đúng trình tự công nghệ vì lắp cửa chỉ phụ thuộc công việc xây tường. Như vậy, để công việc
lắp cửa không phụ thuộc vào xây vách ngăn như hình 4a thì phải thêm sự kiện phụ và công việc ảo
như hình 4b. Theo hình 4b công việc lắp cửa có thể bắt đầu ngay sau khi xây tường.
ji
A
B
Vẽ sai
i j
k
B
A
i j
k
A
B
Vẽ đúng
2 4
6
5
3
Xây vách ngăn Điện, nước
Xây tường Lắp cửa
4a) Vẽ không đúng
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
11
Hình 4 – Không để nhưng phụ thuộc không đúng làm cản trở công việc
Hoặc trong trường hợp (hình 5):
Công việc C có thể bắt đầu sau công việc A.
Công việc D có thể bắt đầu sau công việc B.
Công việc E có thể bắt đầu sau công việc A và B
Vẽ như hình 5a là không đúng vì như thế công việc C bị phụ thuộc vào cả công việc B và công việc
D phụ thuộc cả vào công việc A. Để giải quyết vấn đề này ta phải thêm sự kiện phụ và công việc ảo
như hình 5b
Hình 5 – không để những phụ thuộc không đúng làm cản trở công việc
e) Có những công việc có thể bắt đầu khi công việc trước chưa kết thúc. Để tránh kéo dài thời gian chờ
đợi, có thể chia công việc trước thành nhiều phần, mỗi phần có đủ khối lượng để các công việc sau
có thể bắt đầu. Quy tắc này cho phép phối hợp nhiều công việc một cách hợp lý (hình 6)
Hình 6 – Chia công việc trước ra nhiều phần có đủ khối lượng để công việc sau
có thể bắt đầu tránh phải kéo dài thời gian chờ đợi
2 5
7
6
3 4
Xây vách ngăn Điện, nước
Xây tường Lắp cửa
4b) Vẽ đúng
B
A
D
C
E
5a) Vẽ không đúng
D
C
B
A
E
5b) Vẽ đúng
Đào móng Cốt thép – cốp
pha
Đào móng đoạn I Đào móng đoạn II Đào móng đoạn III
Cốt thép - cốp pha I Cốt thép - cốp pha II
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
12
f) Khi tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền, sẽ có nhiều công việc vừa làm tuần tự vừa làm
song song. Trong trường hợp này cần thêm nhiều sự kiện phụ và các công việc giả để chỉ rõ sự liên
hệ của các công việc trong dây chuyền. Đây chính là sự liên tục và nhịp nhàng trong sản xuất. Nếu
thể hiện không đúng sẽ làm cho nhiều công việc phải chậm lại vì những phụ thuộc vô lý. Điều đó sẽ
phá vỡ nhịp điệu của dây chuyền.
Hình 7 – Tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền
Xét một đoạn sơ đồ mạng AOA như hình 7a.
Trong đoạn sơ đồ này, công việc 4-7 “Đào móng III” chỉ sau “Đào móng II” nhưng trên mạng lại
thể hiện công việc 4-7 phải sau cả công việc 2-3 và 2-4. Nghĩa là việc đào móng III cứ phải chờ
công việc lắp cốp pha và làm cốt thép ở đoạn I. Đó là sự phụ thuộc không đúng, làm kéo dài thời
gian chờ đợi và có thể, phá vỡ nhịp điệu dây chuyền. Tương tự công việc 7-9 “ cốt thép – cốp pha
III” chỉ sau công việc 4-7 và công việc 4-6 nhưng trên mạng lại thể hiện nó phải thực hiện sau cả
công việc 3-5. Để thể hiện đúng và tránh được những sự phụ thuộc không cần thiết ta phải thêm các
sự kiện và công việc ảo như hình 7b
31
Đào
móng I
2
Cốt thép
Cốp pha I
Đổ bê tông I
5
4
Cốt thép
Cốp pha II
6
7
Cốt thép
Cốp pha III
9
Đào
móng II
Đào
móng III
Đổ bê tông II
8
Đổ bê tông III
1
7a) Vẽ không đúng
7b) Vẽ đúng
4 7 1
32
Cốt thép
Cốp pha I Đổ bê tông I
6
Cốt thép
Cốp pha II
9
Cốt thép
Cốp pha III
Đào
móng II
Đào móng III
Đổ bê
tông II
Đổ bê
tông III
1
1
Đào
móng I
5 8
1
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
13
g) Sơ đồ mạng AOA cần thể hiện một cách đơn giản nhất có thể. Không nên có các công việc giao cắt
nhau. Các mũi tên cắt nhau không sai nhưng sẽ rối và dễ nhầm ( hình 8)
Hình 8 – Trong sơ đồ mạng không nên có những mũi tên cắt nhau
h) Không cho phép tồn tại chu trình kín trong mạng. Không vẽ mũi tên ngược.
Hình 9 – Vẽ sai trong sơ đồ mạng không được phép có chu trình kín
3.2.4 Tham số thời gian của sự kiện trong sơ đồ mạng AOA
a) Thời điểm sớm của sự kiện
Thời điểm của sự kiện j ký hiệu là Ej là thời điểm sớm nhất có thể kết thúc các công việc đi vào sự
kiện j, hay là thời điểm sớm nhất có thể bắt đầu các công việc đi ra khỏi sự kiện j đang xét. Nghĩa là, một
sự kiện j đang xét có nhiều con đường đi đến và thời điểm sớm của sự kiện j sẽ là con đường dài nhất đi
từ sự kiện 1 ( sự kiện đầu tiên) đến sự kiện j. Tuy nhiên để có lợi cho tính toán thì nếu:
- Nếu đứng trước sự kiện j có một sự kiện i thì Ej = Ei + tij vì thời gian đã được cộng dồn đến i rồi.
- Nếu đứng trước j có nhiều sự kiện thì Ej bằng con đường lớn nhất đi từ các sự kiện đó đến j hay nói
cách khác đi: Ej = max(Ei +tij)
E1 = 0
tij : thời gian của công việc từ sự kiện i  j
Ví dụ: cho một sơ đồ như hình vẽ
2
1 4
3
a) Không nên vẽ
3
2 5
4
61
b) nên vẽ
21 4
3
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
14
Ta có:
b) Thời điểm muộn của sự kiện
Thời điểm muộn của sự kiện j được ký hiệu là Lj là thời điểm muộn nhất có thể kết thúc các công việc
đi vào sự kiện j, hay thời điểm muộn nhất để bắt đầu các công việc đi khỏi sự kiện j đang xét.
- Nếu đứng sau j chỉ có một sự kiện k thì thời điểm muộn của sự kiện j bằng thời điểm muộn của sự
kiện k trừ đi thời gian của công việc j-k ký hiệu tjk : Lj = Lk – tjk.
- Nếu đứng sau j có nhiều sự kiện có thể lùi đến sự kiện j thì Lj bằng hiệu số nhỏ nhất của thời điểm
muộn của các sự kiện đó trừ đi thời gian của các công việc đó: Lj = min(Lk – tjk)
- Lj = Ej khi j = n, nghĩa là j là sự kiện hoàn thành của mạng.
Như vậy, khi tính các thời điểm muộn ta phải tính ngược từ thời điểm hoàn thành của mạng.
Ví dụ: Cho một sơ đồ như hình vẽ
Ta có
Sự kiện 1 E1 = 0 0
Sự kiện 2 E2 = E1 + t12 = 0 + 3 = 3 3
Sự kiện 3 E3 = E2 + 5 = 3 + 5 = 8 8
Sự kiện 4
E4 = E3 + 0 = 8 + 0 = 8
E4 = E2 + 3 = 3 + 3 = 6
6 < 8  8
Sự kiện 5
E5 = E3 + 5 = 8 + 0 = 13
E5 = E4 + 2 = 8 + 2 = 10
10 < 13  13
Sự kiện 6 E6 = E5 + 3 = 13 + 3 = 16 16
Sự kiện 6 L6 = E6 = 16 16
Sự kiện 5 L5 = L6 – t56 = 16 - 3 = 13 13
Sự kiện 4 L4 = L5 – t45 = 13 - 2 = 11 11
Sự kiện 3 L3 = L4 – t34 = 11 - 5 = 8 8
Sự kiện 2
L2 = L4 – t24 = 11 - 3 = 8
L2 = L3 – t23 = 8 - 5 = 3
3 < 8  3
Sự kiện 1 L1 = L2 – t12 = 3 - 3 = 0 0
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
15
4. Quản lý tiến độ dự án
Trong công tác quản lý tiến độ để hoàn thành dự án đúng thời hạn đã vạch ra. Người/ bộ phận chịu
trách nhiệm quản lý tiến độ cần phải nhận thức hiểu được đâu là những công việc găng, và coi đó là các
công việc then chốt cần được ưu tiên về vật tư, nhân lực vá sự giám sát chặt chẽ về kỹ thuật và tổ chức.
Các công việc cần làm để quản lý tiến độ dự án:
+ Tổ chức phổ biến rộng rãi cho cán bộ, công nhân về kế hoạch tổ chức thực hiện dự án;
+ Giao nhiệm vụ cho từng đơn vị theo dõi bằng phiếu công việc
+ Tổ chức mạng lưới đôn đốc, theo dõi và nắm tình hình sản xuất.
+ Nhận định tình hình, đề ra biện pháp xử lý khi có thay đổi.
+ Báo cáo định kỳ và đột xuất cho lãnh đạo
4.1 Phổ biến và giao nhiệm vụ
Phổ biến và giao nhiệm vụ tới từng bộ phận bằng phiếu công việc
TT
Tên
công việc
Ký
hiệu
Đơn
vị tính
Khối
lượng
MMTB Nhân lực Ngày băt đầu
Ngày hoàn
thành
Ngày hoàn thành
chậm nhất có thể
1
2
Người giao nhiệm vụ
Chức danh - chức vụ
ký và ghi rõ họ tên
PHẾU CÔNG VIỆC
Tên công trình
Đơn vị nhận công việc
Thời gian:
Khi giao nhiệm vụ cần giải thích rõ tâm quan trọng và ảnh hưởng của công việc này đối với các công
việc khác, cũng như tới thời gian thi công cả công trình. Giải thích về ngày hoàn thành chậm nhất cho phép
đối với công việc đó. Chỉ khi xuất hiện những khó khăn không thể khắc phục mới phải thay đổi tiến độ,
ngoài ra không có lý do nào khác để không hoàn thành đúng thời hạn đã giao.
4.2 Tổ chức theo dõi tiến độ, nắm tình hình thi công
Phải qui định rõ trách nhiệm, nội dung, thời gian báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch cho người/ bộ
phận lập sơ đồ tiến độ. Việc báo cáo được làm theo mẫu sau:
Tên công trình:
Đợn vị, người báo cáo:
Ngày báo cáo:
Kế hoạch Còn lại % đạt Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế
1
2
Ký và ghi rõ họ tên
Ngày kết thúc
Nguyên nhân
nhanh chậm
BÁO CÁO
Người báo cáo
Chức danh - chức vụ
TT
Tên
công việc
Ký
hiệu
Đơn
vị tính
Khối lượng Ngày bắt đầu
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
16
Trong báo cáo cần ghi rõ những công việc đã làm xong; những công việc mới; những công việc có trong
kế hoạch nhưng thực tế không cần nữa; những công việc bị kéo dài… Tùy theo điều kiện cụ thể sản xuất mà
mẫu báo cáo có thể thay đổi cho phù hợp.
4.3 Nhận định tình hình và đưa ra biện pháp xử lý
Người hay bộ phận phụ trách lập sơ đồ thi công phải báo cáo định kỳ tình hình cho lãnh đạo theo bảng
mẫu sau:
BÁO CÁO ĐỊNH KÝ
Đơn vị thực hiện:
Hạng mục:
Ngày báo cáo:
Thời hạn bàn giao theo kế hoạch:...
Thời hạn bàn giao dự kiến theo tình hình thực tế:..
1. Những công việc trong thời gian 15 ngày ( hoặc 7; 10; 30 ngày ) gần nhất:…
2. Những công việc cần được ưu tiên sau công việc găng:…..
3. Nguyên nhân làm kéo dài ngày ban giao hạng mục:…
4. Những công việc trước có ghi trong sơ đồ tiến độ nay không cần làm nữa và lý do:…
5. Những công việc mới phát hiện và cần bổ sung:…
Nguyên nhân xuất hiện công việc mới:….
6. Những đề nghị để đảm bào bàn giao hạng mục đúng kỳ hạn:….
Người/thay mặt nhóm bộ phân lập sơ đồ
Chức danh – chức vụ
Ký và ghi rõ họ tê
III.Khái quát về quản lý chất lượng
1. Khái niệm chất lượng
a) Khái niệm
- Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có
- Yêu cầu là các nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc.
+ Yêu cầu được công bố là những yêu cầu đã được nêu ra dưới dạng tài liệu hoặc bằng lời nói
+ Yêu cầu “ ngầm hiểu chung” là những thực hành mang tính thông lệ hay phổ biến đối với một tổ
chức, khách hàng và các bên quan tâm khác. Những yêu cầu loại này thường không được công
bố, ghi trong các quy định, hợp đồng nhưng mặc nhiên được mọi người liên quan hiểu rõ.
b) Chất lượng theo nghĩa hẹp và chất lượng toàn diện
- Chất lượng theo nghĩa hẹp là gắn với các đặc tính vốn có của sản phẩm đối tượng. Đặc tính vốn
có là những đặc tính tồn tại dưới dạng nào đó thuộc đối tượng hoặc sản phẩm đó.
- Ngoài các đặc tính vốn có, người ta còn phân biệt các đặc tính được gán cho sản phẩm hay đối
tượng, ví dụ như giá cả, thời hạn cung cấp, các điều kiện thuận lợi cho khách hàng…Các đặc
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
17
tính này không phải là các đặc tính vốn có của sản phẩm hoặc đối tượng mà chỉ là gán cho nó.
Để thành công trong các hoạt động kinh doanh các tổ chức không thể bỏ qua các yêu tố được gán
cho sản phẩm. Đó là những yếu tố mà khách hàng nào cũng quan tâm sau khi họ thấy sản phẩm
mà họ định mua đáp ứng các yêu cầu của họ. Từ những phân tích trên người ta hình thành khái
niệm chất lượng toàn diện. Chất lượng toàn diện là đáp ứng được cả các đặc tính được gán cho
sản phẩm.
Các yếu tố chất lượng toàn diện
c) Chất lượng công trình xây dựng
Thông thường xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ hưởng sản phẩm xây
dựng, chất lượng công trình xây dựng được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản sau: công năng, độ tiện
dụng; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin cậy; tính thẩm mỹ; an toàn trong khai thác,
sử dụng; tính kinh tế và đảm bảo về tính thời gian ( thời gian phục vụ của công trình).
Rộng hơn chất lượng công trình xây dựng còn có thể và cần được hiểu không chỉ từ góc độ của
bản thân sản phẩm và người thụ hưởng sản phẩm xây dựng mà còn cả trong quá trình hình thành
sản phẩm xây dựng đó với các vấn đề liên quan. Một số vấn đề cơ bản trong đó là:
+ Chất lượng công trình xây dựng được hình thành ngay từ trong các giai đoạn đầu tiên của quá
trình đầu tư xây dựng công trình đó. Nghĩa là vấn đề chất lượng xuất hiện và cần được quan
tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến
khảo sát, thiết kế thi công đến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công trình sau khi đã hết
thời hạn phục vụ…thể hiện ở chất lượng của các sản phẩm trung gian như chất lượng quy
hoạch xây dựng, chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình, chất lượng các dự toán, bản vẽ
thiết kế…
+ Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liêu, cấu
kiện; chất lượng của các công việc xây dựng riêng lẻ, của bộ phận, hạng mục công trình.
+ Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu,
cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi
công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện
các hoạt động xây dựng.
+ Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởng công trình
mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công nhân, kỹ sư xây dựng.
+ Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình có thể phục vụ mà còn ở thời hạn phải
Thỏa mãn nhu cầu
Giao hàng
Dịch vụ
Giá
An toàn
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
18
hoàn thành, đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
+ Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư phải chi trả mà còn
thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu thực hiện các hoạt động và dịch vụ xây
dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng…
+ Vệ sinh và bảo vệ môi trường.
2. Định nghĩa quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng gọi tắt là QC là hệ thống những phương pháp nhằm tạo nên những dịch vụ và những
sản phẩm chất lượng một cách kinh tế và phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Bởi vì hiện nay những phương pháp thông kê đang được áp dụng nhiều trong quản lý chất lượng nên
quản lý chất lượng hiện đại còn được gọi là SQC hay quản lý chất lượng mang tính thông kê một cách đặc
biệt.
Để có thể thực hiện việc quản lý chất lượng một cách hiệu quả đòi hỏi phải có sự hợp lực, tham gia của
tất cả các bộ phận cá nhân từ trên xuống dưới trong một tổ chức, doanh nghiệp công ty, cơ sở sản xuất
vv…trong suốt các giai đoạn hoạt động của tổ chức như: điều tra thị trường, nghiên cứu, phát triển, lập kế
hoạch sản xuất, thiết kế, chuẩn bị sản xuất, nhập nguyên liệu, gia công, chế tạo, kiểm tra, bán hàng kèm theo
đó là dịch vụ, các yếu tố tài chính, đào tạo vv… Việc quản lý chất lượng được thực hiện giống như vậy được
gọi là quản lý chất lượng toàn doanh nghiệp – quản lý rộng gọi tắt là CWQC hay quản lý tổng thể gọi tắt là
TQC.
Đối với việc quản lý chất lượng thi công đường ống thì có thể được hiểu giống như dưới đây.
Quản lý chất lượng thi công đường ống là việc áp dụng những phương pháp mang tính thông kế vv… ở
tất cả các giai đoạn trong quá trình thi công nhằm mục đích vừa tạo được những hệ thống đường ống thỏa
mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng đã được biểu thị trong bản thiết kế một cách kinh tế nhất vừa phát hiện
được những điểm sai và phương pháp cải thiện những điểm sai, những điểm bất cập đó.
3. Quy trình quản lý chất lượng
Quy trình quản lý chất lượng thường xoay vòng giữa các giai đoạn giống như vòng tròn Deming dưới
đây.
Giai đoạn 1 nhằm lập kế hoạch chất lượng phù hợp mới mục đích, đồng nghĩa với điều đó là tạo ra tiêu
chuẩn chất lượng. Giai đoạn 2 tổ chức thực hiện (tổ chức tác nghiệp) phù hợp với những tiêu chuẩn chất
lượng đã được hình thành ở giai đoạn thứ nhất. Giai đoạn 3 là giai đoạn tiến hành việc kiểm tra sự phù hợp
đối với thiết kế hay mục đích kế hoạch của thi công (sản xuất) đã được lập trước đó. Giai đoạn 4 là giai đoạn
tiến hành điều tra việc thi công đã được tiến hành có thỏa mãn được yêu cầu của người tiêu dùng, người sử
dụng hay không, và điều chỉnh lại những phương pháp cái thiện, khắc phục những điểm bất cập dựa trên kết
quả điều tra trước đó. Giai đoạn 4 kết thúc giai đoạn 1 lại được tiến hành và cứ thế 4 giai đoạn này sẽ được
lặp đi lặp lại nhằm mục đích đưa chất lượng của sản phẩm lên những tầm cao mới.
Hình dưới đây là biểu đồ Deming thể hiện sự lặp đi lặp lại của 4 giai đoạn trên. Đối với việc quản lý chất
lượng được tiến hành thực tế tại những công trình xây dựng thì giai đoạn 2 chính là giai đoạn thi công.
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
19
Trong đó:
P(Plan): Lập kế hoạch chất lượng
D(do): Tổ chức thực hiện ( thi công)
C(check): Kiểm tra
A(act): Điều chỉnh
1) Lập kế hoạch chất lượng (P)
Đây là giai đoạn đầu tiên của quản lý chất lượng nhằm hình thành chính sách chất lượng, lập kế
hoạch chất lượng chính xác và đầy đủ giúp định hướng tốt các hoạt động tiếp theo đó, nó cho phép xác
định mục tiêu, phương hướng phát triển chất lượng cho cả dự án theo một hướng thống nhất.
Lập kế hoạch chất lượng bao gồm các công việc:
- Xác lập mục tiêu chất lượng tổng quát và chính sách chất lượng mà dự án theo đuổi;
- Xác định khách hàng bên trong và bên ngoài, các đối tác mà dự án có liên hệ, chủ thể sẽ tiêu dùng
sản phẩm của dự án;
- Xác định các nhu cầu đặc điểm nhu cầu của khách hàng;
- Phát triển các đặc điểm của sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn các nhu cầu đó;
- Phát triển các quá trình tạo ra các đặc điểm cần thiết của sản phẩm và dịch vụ;
- Xác định trách nhiệm của từng bộ phận của dự án với chất lượng dự án và chất lượng sản phẩm dự
án và chuyển giao các kết quả lập kế hoạch cho các bộ phận
2) Tổ chức thực hiện (D)
Đây là quá trình điều khiển các hoạt động tác nghiệp của dự án thông qua các kỹ thuật, phương tiện,
phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng những yêu cầu, kế hoạch đã lập. Tổ
chức thực hiện có ý nghĩa quyết định đến việc biến kế hoạch chất lượng thành hiện thực.
Tổ chức thực hiện có thể được thực hiện theo các bước sau:
- Giải thích cho mọi người trong dự án biết chính xác những nhiệm vụ kế hoạch chất lượng cụ thể
cần thiết phải thực hiện;
- Tổ chức những chương trình đào tạo, cung cấp những kiến thức kinh nghiệm cần thiết đối với việc
thực hiện kế hoạch;
- Cung cấp đầy đủ những nguồn lực ở những lúc và những nơi cần thiết, thiết kế những phương tiện
kỹ thuật dùng để kiểm soát chất lượng.
3) Kiểm tra (C)
Kiểm tra chất lượng là hoạt động theo dõi, thu thập, phát hiện và đánh giá những trục trặc, khuyết tật
của quá trình, của sản phẩm và dịch vụ được tiến hành trong mọi khâu, mọi cấp, mọi giai đoạn xuyên
suốt vòng đời dự án.
Mục đích của kiểm tra không phải là tập trung vào việc phát hiện sản phẩm hỏng mà là phát hiện
những trục trặc, khuyết tật ở mọi khâu, mọi công đoạn, mọi quá trình, tìm kiếm những nguyên nhân gây
ra những trục trặc, khuyết tật đó để có những biện pháp ngăn chặn và điều chỉnh kịp thời.
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
20
- Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng và xác định mức độ chất lượng đạt được trong thực tế dự
án;
- So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện ra các sai lệch và đánh giá các sai lệch đó trên
các phương diện kinh tế, kỹ thuật và xã hội;
- Phân tích các thông tin về chất lượng làm cơ sở cho cải tiến và khuyến khích cải tiến chất lượng;
- Tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm khắc phục những sai lệch, đảm bảo thực hiện đúng những
yêu cầu ban đầu.
4) Điều chỉnh và cải tiến (A)
Hoạt động điều chỉnh nhằm làm cho các hoạt động của dự án có khả năng thực hiện được các tiêu
chuẩn chất lượng đề ra, đồng thời cũng là hoạt động đưa chất lượng dự án thích ứng với tình hình mới
nhằm giảm dần khoảng cách giữa những mong đợi của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ở mức
cao hơn.
Các bước công việc điều chỉnh và cải tiến chủ yếu bao gồm:
- Xây dựng những đòi hỏi cụ thể về cải tiến chất lượng, từ đó xây dựng các kế hoạch cải tiến chất
lượng;
- Cung cấp các nguồn lực cần thiết như tài chính, kỹ thuật, lao động;
- Động viên, khuyến khích các quá trình thực hiện cải tiến chất lượng;
Khi các chỉ tiêu về chất lượng không đạt được cần phân tích xác định sai sót ở khâu nào để tiến
hành các hoạt động điều chỉnh. Điều chỉnh về thực chất là quá trình cải tiến chất lượng cho phù hợp với
điều kiện môi trường hiện tại của dự án.
4. Hiệu quả của quản lý chất lượng
Dưới đây là những hiệu quả rõ rệt có được từ việc thực hiện các quy trình quản lý chất lượng
1) Gia tăng chất lượng sản phẩm, giúp giảm thiểu sản phẩm chất lượng kém và những phàn nàn từ
khách hành.
2) Tạo được lòng tin đối với sản phẩm
3) Giảm giá thành
4) Tránh những công việc vô ích, giảm thiểu việc chỉnh sửa
5) Tạo ra sự động nhất của chất lượng
6) Phát hiện được những phương pháp cải thiện hay những vấn đề mới
7) Việc xem xét điều tra trở nên nhanh, hiệu quả sản xuất, thi công tăng
8) Có thể giảm thiểu được phần lớn công sức trong quá trình điều tra
Ngoài những hiệu quả trên quản lý chất lượng còn đem lại rất nhiều hiệu quả khác trong quá trình thi
công sản xuất vv…
5. Quản lý chất lượng trong thi công nước máy dân dụng
Phần lớn các công ty nước máy đều không thể xác nhận được chất lượng của công trình sau khi thi
công hoàn tất vì e ngại gây ảnh hưởng nhiều đến người, bộ phận liên quan, hay dù có thể xác nhận được
thì cũng cần phải xem xét lại chi phí và thời gian
Đối với hệ thống nước máy dân dụng được lắp đặt, chia nhánh từ đường ống phân phối thì những
việc được nêu sau đây có vai trò là các mục trong quản lý chất lượng.
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
21
a) Mục liên quan tới sự thích hợp với luật nước máy hay tiêu chuẩn chất lượng và cấu tạo của vật
liệu
① Khoảng cách giữa hai vị trí khoan lỗ chia nhánh để tiến hành lắp đặt hệ thống nước nước máy dân
dụng trên đường ống phân phối phải luôn lớn hớn 30cm.
② Sử dụng đường ống và thiết bị cấp nước đã được xác nhận chất lượng bởi các khâu kiểm tra phù hợp
với tiêu chuẩn tính năng được qui định trong luật nước máy.
③ Phụ kiện nối ống kim loại có đầu ren là những phụ kiện ngăn xâm thực phù hợp với qui định của ②.
④ Những chốt cố định van, vòi, phụ kiện, thiết bị cấp nước với sàn phải luôn được kiểm định, xác nhận
hiện trạng.
⑤ Trường hợp lắp đặt van chia nhánh trên ống phân phối bằng gang thì sử dụng những loại máy đục lỗ
cỡ nhỏ để không làm ảnh hưởng tới lớp tráng bề mặt bên trong ống.
⑥ Trường hợp ống phân phối là ống gang, tại những vị trí khoan lỗ phải lắp các phụ kiện ngăn chặn sự
ăn mòn, rỉ sét.
⑦ Tiến hành kiểm tra chất lượng nước ( hàm lượng Clo, mùi, vị, màu, tạp chất) của nước trong đường
ống vừa tiến hành khoan lỗ. Đặc biệt việc xác nhận hàm lượng Clo nhất định phải được thực hiện bởi
vì nó là chứng nhận cho đường ống nước máy đã đục lỗ.
⑧ Tiến hành test áp lực cho hệ thống nước máy đã thi công.
b) Các mục cần thiết của quản lý chất lượng
① Đối với vị trí, độ sâu của đường ống cấp nước cần kiểm tra, xác nhận độ bao phủ đất với ống hay xác
nhận độ cách li của ống với ranh giới của của đường bộ trong trường hợp ống chạy song song với
đường.
② Xác nhận, kiểm tra vị trí lắp đặt đường ống trong trường hợp đã có đặt băng keo chỉ thị hoặc bạt chỉ
thị trước đó.
c) Khái quát về cách thức tiến hành quản lý chất lượng trong thi công
Nhìn chung quản lý chất lượng trong thi công và quản lý chất lượng trong thi công nước máy dân
dụng đều được tiến hành theo trình tự các bước sau:
1) Tìm hiểu về công trình thi công
- Công trình đó nằm ở vị trí nào?
- Đặc thù của công trình đó là gì?
- Các hạng mục được tiến hành thi công trong công trình là gì?
- Ý tưởng thiết kế yêu cầu những gì?
2) Xác định các tiêu chí, chỉ tiêu chất lượng đối với công trình
- Tiêu chí chỉ tiêu chất lượng phải đúng theo qui định của luật liên quan đến thi công nếu có.
- Phù hợp với ý tưởng thiết kế.
- Chất lượng của nguyên vật liệu và thiết bị được đưa vào công trình ( Tên hãng, mã số, tình trạng
thiết bị vv…)
3) Thiết lập bảng tiêu chí, chỉ tiêu chất lượng
4) Quyết định cách thức tiến hành giám sát chất lượng thi công
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
22
IV.Khái quát về quản lý thi công nước máy dân dụng
1. Quản lý thi công
Quản lý thi công là việc thực hiện giám sát, quản lý tổng thể quá trình thi công nhằm cung cấp
những công trình chất lượng và đáp ứng những yêu cầu của chủ đầu tư. Cụ thể là thực hiện những việc
như quản lý an toàn, quản lý chất lượng, quản lý tiến độ vv… nhằm tuyển chọn được những kỹ thuật
viên, chuyên viên, nhân công phù hợp, lựa chọn được nguyên liệu, máy móc, phương pháp thi công vv..
lập kế hoạch thi công để kiến thiết nên những công trình giá cả phải chăng, chất lượng, đúng tiến độ.
Người chịu trách nhiệm quản lý thi công phải nắm bắt được toàn bộ nội dung thi công trước khi
công trình đi vào thi công, cùng với đó là hoàn thành bản kế hoạch thi công (Bảng tiến độ thực thi, thể
chế thi công, phương pháp thi công, phương pháp quản lý chất lượng thi công, biện pháp an toàn vv…)
và phổ biến tới bộ phận trực tiếp thi công. Hơn nữa, vào thời điểm thi công với vai trò tương ứng với
quản lý thi công, cần tiến hành các biện pháp an toàn nhằm ngăn chặn tai nạn lao động, ô nhiễm môi
trường, kịp tiến độ thi công song song với việc xác nhận chất lượng thi công ứng với mỗi công đoạn,
quản lý tiến độ dựa trên kế hoạch thi công.
Những người chịu trách nhiệm trong thi công nước máy dân dụng là những người nắm vững kỹ
thuật và có chứng chỉ kỹ thuật về nước máy dân dụng.
2. Khái quát về quản lý thi công nước máy dân dụng
Quản lý thi công nước máy dân dụng trên khu vực không thuộc địa phận công trình
Thi công nước máy dân dụng là việc thi công mới hoặc nâng cấp hệ thống đường ống cấp nước máy
bắt đầu từ vị trí phân nhánh của đường ống phân phối tới điểm tận cùng của hệ thống cấp nước. Thi công
nước máy dân dụng trên phạm vi không thuộc địa phận công trình hay (thi công nước máy dân dụng trên
phạm đường giao thông) là một phần trong thi công nước máy dân dụng bắt đầu từ vị trí phân nhánh trên
đường ống phân phối đến vị trí đặt đồng hồ nước. Bởi vì việc thi công được tiến hành trên phạm vi
đường giao thông nên cùng với việc căn cứ theo bản kế hoạch thi công, cần thiết phải thực hiện việc
quản lý tiến độ, quản lý chất lượng, quản lý an toàn phù hợp với điều kiện trên.
Quản lý thi công nước máy dân dụng trên khu vực thuộc địa phận công trình
Thi công nước máy dân dụng trên khu vực thuộc địa phận công trình là phần còn lại trong thi công
nước nước máy dân dụng được tiến hành bắt đầu từ vị trí đồng hồ nước tới điểm cuối của hệ thống cấp
nước. Để đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư cần thiết phải có sự điều chỉnh, thảo luận với công ty xây
dựng đang đảm nhận công trình căn cứ theo nội dung của công việc. Cùng với tiến độ thi công, quản lý
chất lượng, quản lý an toàn dựa trên những đặc điểm của công trình và bản kế hoạch thi công.
2.1. Những lưu ý trong quản lý thi công nước máy dân dụng
(áp dụng chủ yếu cho trường hợp thi công trên khu vực không thuộc địa phận công trình)
1) Hoàn thành kế hoạch thi công và phổ biến
+ Người chịu trách nhiệm quản lý thi công nước máy dân dụng phổ biến tới những bộ phận trực tiếp
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
23
thi công, hoàn thành bản kế hoạch thi công đã ghi chép những thông tin như: thể chế thi công đã
được làm rõ trách nhiệm công việc, tên người có tư cách thi công, phương pháp thi công, mục quản
lý chất lượng vv… dựa trên việc đàm phán với công ty nước máy hay điều tra thực địa vv…
2) Quản lý tiến độ
+ Nắm bắt tình trạng tiến triển của thi công một cách bình thường, lập bảng thời gian kế hoạch thi
công và phác thảo tiến độ trôi chảy của thi công. Trong trường hợp cắt nước để tiến hành phân
nhánh nhất thiết phải được tiến hành căn cứ trên sự đàm phán với các công ty nước máy sở tại, và
thực hiện việc thông báo rõ ràng tới những người dân sống trong khu vực bị ảnh hưởng bới thi công.
3) Quản lý thi công
+ Thực hiện việc quản lý phù hợp với bản kế hoạch thi công. Cụ thể tiến hành thi công theo tiến độ
của bản kế hoạch, thời gian làm việc trong một ngày, trình tự công việc, hay phải tuân theo qui tắc
giao thông
+ Ngoại trừ hai trương hợp cắt nước để nối ống, lắp ống thì những trường hợp thời gian thi công được
xác định đối với từng vị trí, tiến hành thông báo đàm phán với công ty nước máy trước khi tiến hành
thi công hay lập kế hoạch tiến triển một cách suôn sẻ trong một khoảng thời gian nhất định.
4) Quản lý chất lượng
+ Tiến hành xác định người phụ trách quản lý, danh mục quản lý chất lượng và phươn pháp quản lý.
Thực hiện ghi chú những lưu ý công việc, chụp ảnh hiện trạng thi công vv…
5) Xác nhận thi công
+ Các công ty kinh doanh nước máy thương tiến hành chụp và tập hợp ảnh của quá trình thi công và
coi đó là những tư liệu cần thiết để có thế xác nhận được tình trạng của việc thi công.
+ Đơn vị thi công có nghĩa vụ phải nộp nhưng hình ảnh hiện trạng và kết quả của quá trình quản lý
chất lượng lúc công trình hoàn thành tới các công ty kinh doanh nước máy
6) Giải thích tới những người dân sống, làm việc quanh khu vực thi công
7) Xử lý những việc trở ngại.
+ Trong quá trình thi công nếu phát hiện gì bất thường trước tiên phải tiến hành thông báo với bộ phận
quản lý cấp trên, hay bộ phận quản lý của các công ty kinh doanh nước máy
8) Ngăn chặn tai nạn tại nơi công cộng , tai nạn lao động
9) Bố trí ứng cứu
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
24
3. Quản lý tiến độ thi công nước máy dân dụng
3.1. Trình tự trong thi công nước máy dân dụng
Công ty nước máy kiểm tra (Test áp lực nước vv…)
Nộp bản vẽ hoàn công tới công ty nước máy
Kiểm tra hoàn công của công ty nước máy ( van một chiều vv…)
Thông nước ( Test chất lượng nước vv…)
Bàn giao Ban giao lại đoạn đường trên
Lắp đặt ống, van phân nhánh vv…lắp đặt van khóa nước,
lắp đặt các loại thiết bị cấp nước, đo đạc nồng độ Clo dư vv..
Phá bề mặt đường và đào xới khu vực thi công
Lấp lại đường
Thi công khôi phục tạm thời
Trao đổi với ban quản lý đường bộ
Thi công khôi phục hoàn chỉnh
Đàm phán với ban quản lý đường bộ
① Đệ đơn xin phép sử dụng độc
quyền đoạn đường có thi công
② Đệ đơn xin phép đào bới, cắt
xẻ đoạn đường có thi công vv…
Đàm phán với cảnh sát.
Đệ đơn xin phép sử dụng
độc quyền đoạn đường có
thi công vv…
Sơ đồ biểu thị trình tự các
giai đoạn trong thi công
nước máy dân dụng
Xác định ngày tiến hành thi công
Điều tra thực địa
Thảo luận về vật liệu sử dụng
Thiết kế
Công ty cấp nước kiểm tra thiết kế
Xin cấp phép thi công
Thông báo trước khi thi công tới công ty nước máy, bắt đấu thi công
Tiến hành thi công đường ống theo tiến độ
Lắp đặt thiết bị
Chuẩn bị nguyên vật liệu
Kiểm tra sự thích hợp về tiêu chuẩn
chất lượng và cấu tạo nguyên vật liệụ
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
25
3.2. Lập bảng kế hoạch thi công
Bảng kế hoạch thi công là bảng ghi chú những thông tin cần thiết để làm rõ ràng những yêu cầu như thể
chế thi công, phương pháp thi công, phương pháp quản lý thi công, tiến độ thi công, an toàn và trình tự luật
lệ vv… tương ứng với mỗi quá trình thi công cụ thể, nhằm mục đích giúp nhà thầu thi công được những
công trình hạng mục như mong đợi.
Người phụ trách kỹ thuật thi công nước máy dân dụng căn cứ vào bảng kế hoạch thi công để tiến hành
quản lý thi công đối với từng công trình cụ thể, hay căn cứ vào đó để kiểm tra quá trình thi công, việc thi
công có tiến triển theo bảng kế hoạch thi công hay không, hay xác nhận việc thi công có luôn luôn tuân thủ
theo luật lệ hay không.
Một số mục ghi chú điển hình trong bảng kế hoạch thi công
① Phác thảo thi công
Công trình thi công, loại ống, đường kính, trì hoãn, thời hạn thi công vv…
② Danh sách tổ chức công trường/ danh sách người có tư cách.
Xác minh thể chế quản lý an toàn lao động nhằm thực hiện việc thi công xác thực an toàn.
③ Máy móc, thiết bị được sử dụng tại công trình
Các loại máy khoan,cắt, tiện ren ống …
④ Nguyên vật liệu được sử dụng
Đường ống cấp nước, phụ kiện cấp nước, thiết bị cấp nước sử dụng trong công trình phải phù hợp
với những tính năng tiêu chuẩn được qui định trong điều lệ tiêu chuẩn của ngành nước máy.
⑤ Phương pháp thi công ( trình tự các bước trong thi công)
⑥ Kế hoạch quản lý trong thi công
Danh mục quản lý chất lượng, phương pháp quản lý chất lượng vv…
⑦ Qui định liên lạc lúc khẩn cấp
Đơn vị tiếp nhận thi công, công ty nước máy, sở cảnh sát, sở cứu hỏa, đơn vị quản lý đường bộ,
bệnh viện, điện lực, gas vv… hay những công ty có những cơ sở hạ tầng chôn lấp tại khu vực thi
công, sở giám sát tiêu chuẩn lao động vv…
⑧ Quản lý giao thông
Bố trí những bảng chỉ dẫn thi công hay những cơ sở để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao
thông
⑨ Quản lý an toàn
Song song với việc thực hiện biện pháp an toàn trong thi công là thực hiện biện pháp quản lý an
toàn cho những cơ sở cũng được chôn lấp dưới đất vv… của người thứ 3.
Kế hoạch xử lý những sản phẩm phụ của thi công
Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG
26
4. Quản lý tiến độ trong thi công nước máy dân dụng
Quản lý tiến độ là việc tiến hành lập kế hoạch quản lý tiến độ căn cứ theo kết quả của quá trình đàm phán
với công ty nước máy, nhà thầu xây dựng, người quản lý đường bộ, cảnh sát vv…cùng với đó xúc tiến thi
công một cách kinh tế, hiệu quả nhằm hoàn thành hạng mục thi công đúng với thời hạn đã được qui định
trong hợp đồng. Dưới đây là biểu đồ quản lý tiến độ trong thi công nước máy dân dụng
Sơ đồ quản lý tiến độ trong nước máy dân dụng
2. Thi công
2.1.1. Giám sát chỉ đạo bởi người
phụ trách kỹ thuật nước máy
2.1. Chỉ thị
thi công
1. Kế hoạch
1.1. Kế hoạch
tiến hành
thi công
1.2. Kế hoạch
đảm bảo
tiến độ
1.3. Kế hoạch
sử dụng các
nguồn lực
1.1.1. Phương pháp cắt ống, gia cố, phụ
kiện và trình tự các bước lặp đặt thiết bị
cấp nước
1.2.1. Bảng tiến độ, điều chỉnh tiến
độ thi công trên đường và trong công
trình theo từng ngày
1.3.1. Chuẩn bị vật liệu vật tư, máy
móc, kỹ thuật viên, người có kỹ năng về
thi công đường ống bao gồm cả những
người trực tiếp thi công
Quản lý tiến độ
3.1. Lượng
công việc
3.3. Chuẩn bị
vật liệu vv..
3.4. Xem xét lại
3.1.1. Theo chỉ thị của người phụ trách
kỹ thuật nước máy dân dụng
3.2.1. Kì hạn thi công thực tế
(Ngày bắt đầu ~ ngày hoàn thành)
3.3.1. Vật tư, nhân công, máy móc thiết
bị
3.4.1. Chỉnh lý lại kế hoạch tiến độ
3. Quản lý
3.2. Độ
tiến triển

More Related Content

What's hot

300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựng
300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựng300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựng
300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựngHo Ngoc Thuan
 
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100ghost243
 
chương 1.pptx
chương 1.pptxchương 1.pptx
chương 1.pptxHDng94
 
Máy xây dựng
Máy xây dựngMáy xây dựng
Máy xây dựngTtx Love
 
Phan 1 Bệnh học và sửa chữa công trình
Phan 1  Bệnh học và sửa chữa công trìnhPhan 1  Bệnh học và sửa chữa công trình
Phan 1 Bệnh học và sửa chữa công trìnhTPHCM
 
Cơ học kết cấu t.2 - hệ siêu tĩnh - lều thọ trình
Cơ học kết cấu   t.2 - hệ siêu tĩnh - lều thọ trìnhCơ học kết cấu   t.2 - hệ siêu tĩnh - lều thọ trình
Cơ học kết cấu t.2 - hệ siêu tĩnh - lều thọ trìnhkhaluu93
 
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNHBÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNHnguyenxuan8989898798
 
Sổ tay số liệu thi công xây dựng, Nguyễn Đăng Sơn.pdf
Sổ tay số liệu thi công xây dựng, Nguyễn Đăng Sơn.pdfSổ tay số liệu thi công xây dựng, Nguyễn Đăng Sơn.pdf
Sổ tay số liệu thi công xây dựng, Nguyễn Đăng Sơn.pdfMan_Ebook
 
Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.akirahitachi
 
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 1 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 1 - Đỗ Đình ĐứcGiáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 1 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 1 - Đỗ Đình Đứcshare-connect Blog
 
Hệ thống bài tập và đồ án kiến trúc, Đại học Kiến trúc Hà Nội.pdf
Hệ thống bài tập và đồ án kiến trúc, Đại học Kiến trúc Hà Nội.pdfHệ thống bài tập và đồ án kiến trúc, Đại học Kiến trúc Hà Nội.pdf
Hệ thống bài tập và đồ án kiến trúc, Đại học Kiến trúc Hà Nội.pdfMan_Ebook
 
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongGiao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongDaochi Vu
 
4. bai giang nen mong chuong 4. tinh toan mong mem
4. bai giang nen mong   chuong 4. tinh toan mong mem4. bai giang nen mong   chuong 4. tinh toan mong mem
4. bai giang nen mong chuong 4. tinh toan mong memngoctung5687
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...Minh Chanh
 
Câu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựng
Câu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựngCâu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựng
Câu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựngchiennuce
 
Giáo trình Vật liệu xây dựng.pdf
Giáo trình Vật liệu xây dựng.pdfGiáo trình Vật liệu xây dựng.pdf
Giáo trình Vật liệu xây dựng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hội
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn HộiGiáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hội
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hộishare-connect Blog
 

What's hot (20)

300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựng
300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựng300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựng
300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựng
 
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
 
chương 1.pptx
chương 1.pptxchương 1.pptx
chương 1.pptx
 
Máy xây dựng
Máy xây dựngMáy xây dựng
Máy xây dựng
 
Bai giang du toan
Bai giang du toanBai giang du toan
Bai giang du toan
 
Phan 1 Bệnh học và sửa chữa công trình
Phan 1  Bệnh học và sửa chữa công trìnhPhan 1  Bệnh học và sửa chữa công trình
Phan 1 Bệnh học và sửa chữa công trình
 
Cơ học kết cấu t.2 - hệ siêu tĩnh - lều thọ trình
Cơ học kết cấu   t.2 - hệ siêu tĩnh - lều thọ trìnhCơ học kết cấu   t.2 - hệ siêu tĩnh - lều thọ trình
Cơ học kết cấu t.2 - hệ siêu tĩnh - lều thọ trình
 
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNHBÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
 
Sổ tay số liệu thi công xây dựng, Nguyễn Đăng Sơn.pdf
Sổ tay số liệu thi công xây dựng, Nguyễn Đăng Sơn.pdfSổ tay số liệu thi công xây dựng, Nguyễn Đăng Sơn.pdf
Sổ tay số liệu thi công xây dựng, Nguyễn Đăng Sơn.pdf
 
Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 
Hợp đồng Thiết kế bản vẽ thi công | Lập dự án đầu tư | duanviet.com.vn
Hợp đồng Thiết kế bản vẽ thi công | Lập dự án đầu tư | duanviet.com.vnHợp đồng Thiết kế bản vẽ thi công | Lập dự án đầu tư | duanviet.com.vn
Hợp đồng Thiết kế bản vẽ thi công | Lập dự án đầu tư | duanviet.com.vn
 
Bài tập giải tích tổ hợp
Bài tập giải tích tổ hợpBài tập giải tích tổ hợp
Bài tập giải tích tổ hợp
 
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 1 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 1 - Đỗ Đình ĐứcGiáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 1 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 1 - Đỗ Đình Đức
 
Hệ thống bài tập và đồ án kiến trúc, Đại học Kiến trúc Hà Nội.pdf
Hệ thống bài tập và đồ án kiến trúc, Đại học Kiến trúc Hà Nội.pdfHệ thống bài tập và đồ án kiến trúc, Đại học Kiến trúc Hà Nội.pdf
Hệ thống bài tập và đồ án kiến trúc, Đại học Kiến trúc Hà Nội.pdf
 
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongGiao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
 
4. bai giang nen mong chuong 4. tinh toan mong mem
4. bai giang nen mong   chuong 4. tinh toan mong mem4. bai giang nen mong   chuong 4. tinh toan mong mem
4. bai giang nen mong chuong 4. tinh toan mong mem
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
 
Câu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựng
Câu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựngCâu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựng
Câu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựng
 
Giáo trình Vật liệu xây dựng.pdf
Giáo trình Vật liệu xây dựng.pdfGiáo trình Vật liệu xây dựng.pdf
Giáo trình Vật liệu xây dựng.pdf
 
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hội
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn HộiGiáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hội
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hội
 

Similar to Chương 3 ( quan ly thi cong nuoc may dan dung)

Sách Tiến Độ Thi Công Công Trình Xây Dựng - tiendothicong.com
Sách Tiến Độ Thi Công Công Trình Xây Dựng - tiendothicong.comSách Tiến Độ Thi Công Công Trình Xây Dựng - tiendothicong.com
Sách Tiến Độ Thi Công Công Trình Xây Dựng - tiendothicong.comKiến Trúc KISATO
 
So do ngang.pdf
So do ngang.pdfSo do ngang.pdf
So do ngang.pdfkhanhl98
 
Chuong 9 q ly tien do_atld_ve sinh mt_2
Chuong 9 q ly tien do_atld_ve sinh mt_2Chuong 9 q ly tien do_atld_ve sinh mt_2
Chuong 9 q ly tien do_atld_ve sinh mt_2goldkimhoan
 
654.huong dan su dung ms project
654.huong dan su dung ms project654.huong dan su dung ms project
654.huong dan su dung ms projectChat Chit
 
Qlda Chp2 Quan Ly Tong The
Qlda Chp2 Quan Ly Tong TheQlda Chp2 Quan Ly Tong The
Qlda Chp2 Quan Ly Tong TheQuynh Khuong
 
Qlda Chp2 Quan Ly Tong The
Qlda Chp2 Quan Ly Tong TheQlda Chp2 Quan Ly Tong The
Qlda Chp2 Quan Ly Tong TheQuynh Khuong
 
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Project 2003 - tincanban.com
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Project 2003 - tincanban.comHướng dẫn sử dụng Microsoft Office Project 2003 - tincanban.com
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Project 2003 - tincanban.comVô Danh
 
Tổng hợp báo cáo dự án
Tổng hợp báo cáo dự ánTổng hợp báo cáo dự án
Tổng hợp báo cáo dự ánHoàng Kem
 
Chương 3 mục lục
Chương 3   mục lụcChương 3   mục lục
Chương 3 mục lụcXuan du Pham
 
Huong dan co ban ve ms project 2010 professional
Huong dan co ban ve ms project 2010 professionalHuong dan co ban ve ms project 2010 professional
Huong dan co ban ve ms project 2010 professionalKaka Nguyen
 
02 huong dan thiet ke cau
02  huong dan thiet ke cau02  huong dan thiet ke cau
02 huong dan thiet ke caucutytotet cuty
 
Quan ly du_an
Quan ly du_anQuan ly du_an
Quan ly du_anHa Nguyen
 
Microsoft project thcn3 0. de cuong
Microsoft project thcn3 0. de cuongMicrosoft project thcn3 0. de cuong
Microsoft project thcn3 0. de cuongKhoi Toan
 
CƠ CẤU CỦA TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM
CƠ CẤU CỦA TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM CƠ CẤU CỦA TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM
CƠ CẤU CỦA TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM nataliej4
 
đồ áN định mức chnh thuc (1)
đồ áN định mức chnh thuc (1)đồ áN định mức chnh thuc (1)
đồ áN định mức chnh thuc (1)CTG LadyKillah Jr.
 
Huong dan co ban ve ms project 2010 professional
Huong dan co ban ve ms project 2010 professionalHuong dan co ban ve ms project 2010 professional
Huong dan co ban ve ms project 2010 professionalDuy Trương
 
Quy định và yêu cầu chung về quản lý tiến độ dự án
Quy định và yêu cầu chung về quản lý tiến độ dự ánQuy định và yêu cầu chung về quản lý tiến độ dự án
Quy định và yêu cầu chung về quản lý tiến độ dự ánĐàm Tài Cap
 
Giám sát và đánh giá dự án
Giám sát và đánh giá dự ánGiám sát và đánh giá dự án
Giám sát và đánh giá dự ándinhtrongtran39
 

Similar to Chương 3 ( quan ly thi cong nuoc may dan dung) (20)

Sách Tiến Độ Thi Công Công Trình Xây Dựng - tiendothicong.com
Sách Tiến Độ Thi Công Công Trình Xây Dựng - tiendothicong.comSách Tiến Độ Thi Công Công Trình Xây Dựng - tiendothicong.com
Sách Tiến Độ Thi Công Công Trình Xây Dựng - tiendothicong.com
 
So do ngang.pdf
So do ngang.pdfSo do ngang.pdf
So do ngang.pdf
 
Chuong 9 q ly tien do_atld_ve sinh mt_2
Chuong 9 q ly tien do_atld_ve sinh mt_2Chuong 9 q ly tien do_atld_ve sinh mt_2
Chuong 9 q ly tien do_atld_ve sinh mt_2
 
654.huong dan su dung ms project
654.huong dan su dung ms project654.huong dan su dung ms project
654.huong dan su dung ms project
 
Qlda Chp2 Quan Ly Tong The
Qlda Chp2 Quan Ly Tong TheQlda Chp2 Quan Ly Tong The
Qlda Chp2 Quan Ly Tong The
 
Qlda Chp2 Quan Ly Tong The
Qlda Chp2 Quan Ly Tong TheQlda Chp2 Quan Ly Tong The
Qlda Chp2 Quan Ly Tong The
 
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Project 2003 - tincanban.com
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Project 2003 - tincanban.comHướng dẫn sử dụng Microsoft Office Project 2003 - tincanban.com
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Project 2003 - tincanban.com
 
Tổng hợp báo cáo dự án
Tổng hợp báo cáo dự ánTổng hợp báo cáo dự án
Tổng hợp báo cáo dự án
 
Chương 3 mục lục
Chương 3   mục lụcChương 3   mục lục
Chương 3 mục lục
 
Huong dan co ban ve ms project 2010 professional
Huong dan co ban ve ms project 2010 professionalHuong dan co ban ve ms project 2010 professional
Huong dan co ban ve ms project 2010 professional
 
02 huong dan thiet ke cau
02  huong dan thiet ke cau02  huong dan thiet ke cau
02 huong dan thiet ke cau
 
Quan ly du_an
Quan ly du_anQuan ly du_an
Quan ly du_an
 
Microsoft project thcn3 0. de cuong
Microsoft project thcn3 0. de cuongMicrosoft project thcn3 0. de cuong
Microsoft project thcn3 0. de cuong
 
CƠ CẤU CỦA TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM
CƠ CẤU CỦA TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM CƠ CẤU CỦA TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM
CƠ CẤU CỦA TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM
 
đồ áN định mức chnh thuc (1)
đồ áN định mức chnh thuc (1)đồ áN định mức chnh thuc (1)
đồ áN định mức chnh thuc (1)
 
Guider for Project 2010
Guider for Project 2010Guider for Project 2010
Guider for Project 2010
 
Huong dan co ban ve ms project 2010 professional
Huong dan co ban ve ms project 2010 professionalHuong dan co ban ve ms project 2010 professional
Huong dan co ban ve ms project 2010 professional
 
Quy định và yêu cầu chung về quản lý tiến độ dự án
Quy định và yêu cầu chung về quản lý tiến độ dự ánQuy định và yêu cầu chung về quản lý tiến độ dự án
Quy định và yêu cầu chung về quản lý tiến độ dự án
 
Giám sát và đánh giá dự án
Giám sát và đánh giá dự ánGiám sát và đánh giá dự án
Giám sát và đánh giá dự án
 
Dinh muc xay_dung_1983
Dinh muc xay_dung_1983Dinh muc xay_dung_1983
Dinh muc xay_dung_1983
 

Chương 3 ( quan ly thi cong nuoc may dan dung)

  • 1. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ THI CÔNG DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG I. Kế hoạch thi công Bắt đầu từ lúc ký kết nhận thi công  thi công  hoàn thành công trình, bởi vì có trong khi thi công có những trình tự về mặt nguyên tắc và tương ứng với những trình tự đó là những kế hoạch thi công phù hợp do đó quá trình công phải được thực hiện dựa trên những kế hoạch thi công đó. Tuy nhiên việc thi công thực tế luôn có những sai lệch so với kế hoạch ban đầu vì vậy cần phải thường xuyên giám sát, điều tra, tìm hiểu… để có thể tiến hành những điều chỉnh cần thiết vừa phù hợp với thi công thực tế vừa phù hợp kế hoạch ban đầu, từ đó có được những biện pháp quản lý thi công đúng đắn. Quá trình thi công diễn ra theo 3 giai đoạn: - Khởi công - Thi công - Hoàn thiện 1. Nhiệm vụ trong giai đoạn khởi công Sơ đồ khái quát quản lý thi công (hình 1) Nhìn chung ở giai đoạn trước thi công người quản lý phải thực hiện việc rất cần thiết đó là lập kế hoạch phương hướng thi công tổng thể trong giai đoạn khởi công bằng cách tiến hành điều tra kỹ thuật dựa trên sự hiểu biết toàn bộ nội dung, thiết bị đã được thiết kế, nhằm mục đích thực thi thi công đúng với ý tưởng thiết kế, chủ đầu tư. Nhiệm vụ chính trong giai đoạn khởi công bao gồm: 1) Ký kết thi công, kiểm tra bản thiết kế 2) Lập kế hoạch tổ chức thi công 3) Lập bảng dự toán 4) Lập bảng kế hoạch tổng hợp 5) Kế hoạch giả thiết 6) Tài liệu, lao động 7) Xin phép khởi công 2. Giai đoạn thi công 1) Lập bảng tiến độ chi tiết Là bảng tiến độ được lập ra nhằm thể hiện dự định, kế hoạch chi tiết của từng hạng mục riêng lẻ trong quá trình thi công, và sự liên quan của hạng mục đó với những hạng mục khác. Việc này được tiến hành xác lập song song với việc xác lập bảng tiến độ chung của cả công trình, do đó sẽ có những điều chỉnh cần thiết, kịp thời với những thay đổi của tiến độ thi công chung nếu có. Lập bảng tiến độ chi tiết có nhiều cách lập nhưng mỗi một công việc thi công lại có độ khó dễ hay tính phức tạp khác nhau vv… thông thường có hai hình thức lập bảng tiến độ thi công là lập dạng sơ đồ ngang, và lập biểu đồ theo mạng lưới.
  • 2. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 2 2) Vẽ bản vẽ thi công. bản vẽ cấu tạo sản phẩm a) Bản vẽ thi công - Mục đích của bản vẽ thi công Khi ký kết thi công nếu bản thiết kế được đưa ra nhằm nêu rõ tính năng, chất lượng, nội dung của những thiết bị có trong công trình thi công. Thì bản vẽ thi công có mục đích nhằm thể hiện chi tiết hơn nữa những nội dung có trong bản thiết kế cụ thể như sau: + Thể hiện rõ kích thước, vị trí của thiết bị nhằm mục đích hạn chế sự bố trí chồng chéo giữa thiết bị, hệ thống có trong công trình + Là cơ sở để người trực tiếp thi công tại công trình căn cứ vào đó tiến hành thi công + Thể hiện tất cả những chi tiết của máy móc hệ thống chưa được biểu hiện trên bản thiết kế - Vẽ bản vẽ thi công Yêu cầu đối với việc vẽ bản vẽ thi công là phải tiến hành thảo luận trao đổi trước khi vẽ ; phạm vi vẽ, trình tự vẽ, ngày vẽ hoàn thành sớm nhất có thể tránh việc chậm so với thời hạn, tỷ lệ vẽ vv…; thảo luận lập bản kế hoạch vẽ bản vẽ; bản vẽ thi công phải được hoàn thành một cách sớm nhất có thể tránh bị chậm so với kì hạn. b) Bản vẽ cấu tạo sản phẩm Là bản vẽ thể hiện chi tiết, thông số kỹ thuật của từng thiết bị, vật liệu được thiết kế trong công trình do nhà sản xuất ra những sản phẩm vật liệu đó cung cấp. c) Kế hoạch đặt hàng thiết bị vật liệu và chuyển hàng vào công trình Đặt hàng thiết bị vật liệu, nhập hàng, bảo quản là nhiệm vụ rất quan trọng trong quản lý công trình, phải hết sức lưu ý tránh sai sót nhầm lẫn trong nhiệm vụ này bởi vì nó gây ảnh hưởng lớn tới kinh tế và tiến độ công việc. - Kiểm nhập thiết bị vật tư + Cần thiết phải có đơn đặt hàng những máy móc, thiết bị vật tư chuyển vào công trình để có thể đối chiếu với những danh sách thiết bị vật tư vừa được chuyển tới, kiểm tra tên hàng, qui cách, số lượng, kích thước, chất lượng, hay tình trạng hàng sau quá trình vận chuyển có gì khác không. + Nhập thiết bị vật tư Dưới đây là những chú ý liên quan tới việc nhập thiết bị, vật tư vào công trình: ① Phải nắm được thông tin về thiết bị vật tư như: số lượng, qui cách, trọng lượng, dung tích vv… ② Xác nhận độ lớn, và vị trí của lối ra vào khi nhập hàng trong công trình ③ Bảo dưỡng và kiểm tra thiết bị vật tư vừa nhập ④ Chuẩn bị địa điểm chứa, bảo quản thiết bị vật tư trong công trình + Bảo quản thiết bị vật tư ① Xác định người chịu trách nhiệm , ghi chú số lượng thiết bị vật tư ban đầu, đã sử dụng, còn lại. ② Chống trộm, thất lạc, hư hỏng,xâm thực vv…
  • 3. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 3 3) Xác nhận công việc và ghi chú Các hạng mục thi công đã hoàn thành trong công trình không chỉ dừng lại ở việc tạo ra các sản phẩm có hình thức đẹp mà phải đảm bảo cả yêu cầu về khả năng vận hành trơn chu và tính năng. - Triệt để tài liệu kỹ thuật trong thi công - Xác định tính kỹ thuật trong thi công - Kiểm tra xác thực thi công Tiến hành kiểm tra các công việc đã hoàn thành trước khi tiến hành việc tiếp theo - Xử lý đối với thay đổi thiết kế, gia tăng công việc - Ghi chép, báo cáo, chụp ảnh 3. Giai đoạn nghiệm thu thi công - Kiểm tra, thanh tra tất cả các hạng mục - Bàn giao II. Quản lý tiến độ 1. Ý nghĩa của quản lý tiến độ thi công Vào thời điểm thi công công trình xây dựng việc cần thiết là phải hoàn thành toàn bộ các hạng mục thi công theo bản vẽ, yêu cầu được chỉ định đúng với thời hạn đã định. Để làm được việc đó cùng với việc hoàn thiện đúng thời hạn, chất lượng, chính xác vv… còn phải tiến hành quản lý những yếu tố như thỏa mãn điều kiện trong hợp đồng; nhìn thấy được dự toán thi công công trình; kế hoạch thi công tiết kiệm, năng suất nhất. Đó gọi là quản lý tiến độ. Do đó quản lý tiến độ không đơn giản chỉ là quan lý về mặt thời gian mà còn là cách thức hoặc phương pháp sử dụng một cách hiệu quả nhất các yếu tố về tư liệu, nhân công máy móc thiết bị hay cách thức đánh giá toàn bộ hoạt động thi công ở tất cả các góc độ trong suốt quá trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình. Thực tế của quá việc quản lý tiến độ bao gồm những việc quản lý như: - Quản lý tiến độ thi công - Quản lý chất lượng thi công - Quản lý giá cả Ngày trước tại nhật bản công việc quản lý tiến độ đơn giản chỉ là quản lý về thời gian hay thời hạn hoàn thành công trình. Nhưng hiện nay việc quản lý thi công không chỉ đơn thuần là như vậy mà bao gồm những việc như quản lý tiến độ, quản lý chât lượng, giá cả. 1.1.Mục cơ bản trong quản lý tiến độ - Quyết định thời hạn thi công phù hợp nhất có tính thực tế hợp tính kinh tế và chất lượng thi công - Lập kế hoạch tiến độ một cách hợp lý để thảo mãn 3 điều kiện: thời hạn chỉ định, chất lượng, kinh tế. - Điều tra phân tích tiến độ thực thi, lập kế hoạch tiến độ một cách hợp lý để tiếp tục kế hoạch theo tiến độ đó
  • 4. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 4 1.2.Các nguyên nhân dẫn đến sự chậm tiến độ. - Sự trì hoãn việc sửa đổi bản thiết kế - Khó khăn trong việc nhập nguyên vật liệu chính - Đội ngũ nhân viên không đủ khả năng - Ảnh hưởng bởi tiến độ của các công việc khác - Giảm năng suất lao động - Sự cố hoặc thiếu trang bị thiết bị vật liệu trong thi công - Liên quan đến việc chấp hành các thủ tục qui tắc của các cơ quan hành chính. 2. Cơ cấu phân tách công việc Sau khi xác lập xong mục tiêu của dự án, việc tiếp theo là xác định, liệt kê, lập bảng biểu cần thiết giải thích cho các công việc và nhiệm vụ phải thực hiện, nghĩa là phát triển những kế hoạch đầu tiên cho dự án. Phần này được gọi là lập kế hoạch quản lý phạm vi dự án.  Phạm vi của dự án được hiểu là các công việc cần thiết để có được kết quả (sản phẩm) dự án. Các công việc chịu các hạn chế của dự án về nguồn lực, ngân sách, thời hạn…  Các công việc của dự án, đến lượt mình, lại được hiểu như là tập hợp các hành động liên quan đến nhau và cùng hướng tới việc đạt được kết quả ( sản phẩm) mong muốn với những đặc trưng và chức năng mang tính kỹ thuật nhất định, trong thời hạn đã định.  Quản lý phạm vi là việc xác định các công việc thuộc và không thuộc dự án. Nó bao gồm nhiều quá trình thực hiện để khẳng định dự án đã bao quát được tất cả các công việc cần thiết và chỉ bao gồm các công việc đó. Một trong những phương pháp chính để xác định phạm vi dự án là lập cơ cấu phân tách công việc WBS (Work Breakdown Structure). 2.1.Khái niệm, tác dụng cơ cấu phân tách công việc WBS a) Khái niệm Cơ cấu phân tách công việc WBS là việc phân chia theo cấp bậc một dự án thành các nhóm nhiệm vụ và những công việc cụ thể, là việc xác định, liệt kê và lập bảng giải thích cho từng công việc cần thực hiện của dự án. Về hình thức, sơ đồ cơ cấu phân tách công việc giống như một cây đa hệ phản ảnh theo cấp bậc các công việc cần thực hiện của một dự án. Một sơ đồ cơ cấu phân tách công việc có nhiều cấp bậc. Cấp bậc trên cùng phản ánh mục tiêu cần thực hiện. Các cấp bậc thấp dần thể hiện mức độ chi tiết của mục tiêu. Cấp độ thấp nhất là những công việc cụ thể. Số lượng cấp bậc của một WBS phụ thuộc vào quy mô và độ phức tạp của một dự án. b) Tác dụng của WBS Phân tách công việc là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ quản lý khác của dự án. Nó có các tác dụng chính sau: - Trên cơ sở sơ đồ WBS có thể giao nhiệm vụ, xác định trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, bộ phận đối với mỗi công việc của dự án. WBS làm cho mọi người đều quan tâm hơn đến dự án và làm cho các thành viên dự án hiểu được yêu cầu của nhau.
  • 5. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 5 - Phân tách công việc là cơ sở để phát triển trình tự và thứ tự quan hệ trước sau giữa các công việc, là cơ sở để lập sơ đồ mạng. - Sơ đồ phân tách công việc là cơ sở để xây dựng các kế hoạch chi tiết và điều chỉnh các kế hoạch tiến độ thời gian, phân bổ các nguồn lực cho từng công việc của dự án như bố trí lao động, MMTB… cũng như lập dự toán và ngân sách theo phương pháp từ dưới lên. - Đánh giá hiệu quả và kết quả thực hiện các công việc dự án trong từng thời kỳ. - Với WBS, các nhà quản lý dự án trong quá trình điều phối các kế hoạch thời gian, nguồn lực và chi phí sẽ tránh được các sai sót như bỏ quên một số công việc nào đó. Hình 1 - Sơ đồ 3 cấp cơ cấu phân tách công việc dự án xây dựng văn phòng 2.2.Trình tự lập WBS a) Phân tích dần dần dự án thành các công việc hoặc gói công việc nhỏ theo một số tiêu chí như đã chọn. Quá trình phân tích này cứ kéo dài mãi cho đến khi nào đủ độ chi tiết. Nghĩa là có thể gắn cho nó nguồn nhân lực, kinh phí, giao trách nhiệm cho người hoặc bộ phận cụ thể, có thể kiểm tra và giám sát được. b) Lập danh mục và mã hóa các công việc đã phân tách. Để đơn giản hóa và dễ nhìn người ta mã hóa các công việc hoặc gói công việc. Mã số này thể hiện cấp bậc và thứ tự của công việc/ gói công việc. Ngoài ra , trong sơ đồ cơ cấu phân tách công việc, mỗi cấp bậc phân tách thể hiện tiêu chí phân chia công việc ở cấp bậc đó. Ví dụ, ở bậc cuối cùng là các công việc liên quan đến các hoạt động sản xuất ra sản phẩm cuối cùng của dự án. c) Đối với mỗi công việc/ gói công việc đã được phân tách, xác định các dữ liệu liên quan ( về người chịu trách nhiệm thi hành, khối lượng công việc, thới gian thực hiện ngân sách và chi phí, MMTB, nguyên vật liêu, nhà cung ứng…). Mỗi một cấp sau lại chi tiết hơn cấp trước. Một công việc của cấp này chỉ xuất phát từ một công việc duy nhất của cấp trên một cấp. Nguyên tắc này đảm bảo tính đúng đắn khi tổng hợp chi phí của các công việc, khi tổ hợp các sơ đồ mạng trên trục thời gian.
  • 6. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 6 d) Thông tin quan trọng nhất là về người/ bộ phận chịu trách nhiệm thi hành công việc/gói công việc đã phân tách – ma trận trách nhiệm. Trong ma trận trách nhiệm xác định ai chịu trách nhiệm về cái gì. Đây là cơ sở để phối hợp các công việc của dự án. e) Đối với mỗi công việc/ gói công việc đã phân tách tổ chức các cuộc phân tích với những người chịu trách nhiệm thi hành để làm rõ trách nhiệm – nghĩa vụ - quyền lợi và khẳng định tính đúng đắn của phân tách công việc. 2.3.Một số sai lầm thường mắc phải khi phân tách công việc dự án + Bỏ qua các giai đoạn phân chia nào đó của dự án mà chuyển trực tiếp sang tìm và giải quyết vấn đề nghiệp vụ của dự án. + Chỉ sử dụng trong phân tách các chức năng, các pha hay các bộ phận tổ chức thay vì các sản phẩm cuối cùng hoặc các nguồn lực hao phí + Không hiểu rằng WBS phải bao trùm toàn bộ dự án. + Nhắc lại một hoặc một vài phần tử của WBS + Phân chia quá hoặc không đủ chi tiết. + Mã hóa không đúng, gây khó khăn cho quá trình lập trình. + Không tính đến sản phẩm cuối cùng vì khó nhận biết hoặc vô hình như các dịch vụ. 3. Bảng quản lý tiến độ có hai phương thức lập bảng quản lý tiến độ là phương pháp chính là lập bảng tiến độ theo sơ đồ ngang và lập bảng tiến độ theo sơ đồ mạng. 3.1.Bảng tiến độ theo sơ đồ ngang a) Bảng tiến độ ngang dạng cột Qui ước việc hoàn thành là 100% và từ đó theo dõi sự tiến triển của công việc Giải phóng mặt bằng Đánh dấu Trần tầng 6 Khoan lỗ trên sàn Đường ống tầng 7 Nội thất tầng 7 Điện Lắp đặt thiết bị b) Biểu đồ ngang dạng đồ thị Công việc Tiến độ 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100% Thực hiện Dự định
  • 7. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 7 3.2. Sơ đồ mạng 3.2.1.Khái niệm, tác dụng của sơ đồ mạng a) Khái niệm sơ đồ mạng Sơ đồ mạng là một mô hình toán học động, thể hiện toàn bộ dự án xây dựng công trình trở thành một thể thống nhất, chặt chẽ, trong đó thấy rõ vị trí của từng công việc đối với mục tiêu chung và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các công việc. Hai phương pháp sơ đồ mạng thường được áp dụng là phương pháp CPM ( Critical Path Method) và PERT ( Program Evaluation and Review). Có hai phương pháp chính để biểu diễn sơ đồ mạng CPM là phương pháp “công việc trên mũi tên” (AOA – Activities on Arrow) và phương pháp “công việc trong các nút”(AON – Activities on Nod) . b) Tác dụng của sơ đồ mạng Sơ đồ mạng là kỹ thuật trình bày kế hoạch tiến đó, mô tả dưới dạng sơ đồ mối quan hệ liên tục giữa các công việc đã được xác định cả về thời gian và thứ tự trước sau. Sơ đồ mạng là sự kết nối các công việc và sự kiện Tác dụng chủ yếu của sơ đồ mạng như sau: + Phản ánh các mối quan hệ tương tác giữa các nhiệm vụ, các công việc của dự án; + Xác định ngày bắt đầu, ngày kết thúc thời hạn hoàn thành, trên cơ sở đó xác định các công việc găng và đường găng của dự án; + Là cơ sở để tính toán thời gian dự trữ của các công việc, các sự kiện; + Cho phép xác định những công việc nào cần phải được thực hiện kết hợp nhằm tiết kiệm thời gian và nguồn lực, các công việc nào có thể thực hiện đồng thời nhằm đạt được mục tiêu về ngày hoàn thành dự án; + Là cơ sở để lập kế hoạch, kiểm soát, theo dõi kế hoạch tiến độ và điều hành dự án. c) Các mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc trong sơ đồ mạng Để xây dựng sơ đồ mạng, cần xác định mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các công việc của dự án. Có một số loại quan hệ phụ thuộc chủ yếu giữa các công việc của dự án như sau:  Phụ thuộc bắt buộc là mối quan hệ phụ thuộc bản chất, tất yếu ( chủ yếu là về mặt kỹ thuật, công nghệ) giữa các công việc của dự án. Ở đây, có bao hàm cả ý giới hạn về nguồn lực vật chất. Ví dụ, phải làm xong cốp – pha thì mới có thể đổ bê tông. Có thợ thì công việc có thể hoàn thành trong 2 ngày, nếu có 2 thợ thì phải kéo dài thành 4 ngày …  Phụ thuộc tùy ý là mối quan hệ phụ thuộc được xác định bởi nhóm quản lý dự án. Mối quan hệ này được xác đinh dựa trên cơ sở hiểu biết thực tiễn về các lĩnh vực kinh tế - xã hội – kỹ thuật liên quan đến dự án và trên cơ sở đánh giá đúng những yếu tố rủi ro và các giải pháp điều chỉnh mối quan hệ cho phù hợp.  Phụ thuộc hướng ngoại là mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc dự án với các công việc không thuộc dự án, các yếu tố bên ngoài.
  • 8. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 8 3.2.2 Sơ đồ mạng hoạt động trên mũi tên AOA a) Khái niệm sơ đồ mạng AOA Xét ví dụ: Giả sử để lắp ghép một khung nhà công nghiệp 1 tầng cần làm các công việc chính theo bảng sau: Bảng 1 - Các công việc chính để lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng TT Công việc Nội dung Thời gian thực hiện ( ngày) Trình tự tiến hành 1 a Làm móng nhà 5 Làm ngay 2 b Vận chuyển cần trục về 1 Làm ngay 3 c Lắp dựng cần trục 3 Sau b 4 d Vận chuyển cấu kiện 4 Làm ngay 5 e Lắp ghép khung nhà 7 Sau a,c và d Trước tiên ta lập tiến độ lắp ghép khung nhà đó theo một sơ đồ đơn giản: sơ đồ ngang như hình dưới đây: Bảng 2 - Tiến độ lắp ghép nhà công nghiệp theo sơ đồ ngang TT Công việc Nội dung Thời gian ( ngày) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 a Làm móng nhà 2 b Vận chuyển cần trục vể 3 c Lắp dựng cần trục 4 d Vận chuyển cấu kiện e Lắp ghép khung nhà Tiếp theo ta dùng các vòn tròn để đánh dấu các thời điểm bắt đầu hay kết thúc một công việc còn các công việc thì được ký hiệu bằng mũi tên nối điểm bắt đầu và kết thúc của công việc đó. Để biểu thị mối liên hệ giữa các công việc ta dùng mũi tên nét đứt nối các công việc. Ta được một sơ đồ mới như dưới đây. Bảng 3 - Tiến độ lắp ghép nhà công nghiệp theo sơ đồ ngang TT Công việc Nội dung Thời gian ( ngày) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 a Làm móng nhà 2 b Vận chuyển cần trục vể 3 c Lắp dựng cần trục 4 d Vận chuyển cấu kiện 5 e Lắp ghép khung nhà Tiếp tục biến đổi sơ đồ trên: ghi tên và thời gian các công việc, gộp các vòng tròn cùng xuất phát ban đầu. Ta được một sơ đồ mới sơ đồ mạng AOA.
  • 9. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 9 Hình 2 - Sơ đồ mạng AOA tiến độ lắp ghép nhà công nghiệp Vậy sơ đồ mạng AOA là hệ thống các công việc được sắp xếp theo một trình tự nhất định giữa 2 yếu tố là công việc ( cung) và sự kiện ( nút/ đỉnh), kể từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc quá trình, để tạo nên một sản phẩm nào đó. b) Các phần tử của sơ đồ mạng AOA ① Sự kiện Sự kiện là mốc đánh dấu sự bắt đầu hay kết thúc của một hay một số công việc. Nó không tiêu hao thời gian và nguồn lực mà chỉ thể hiện vị trí cụ thể của các công việc trên sơ đồ. Thông thường sự kiện được biểu thị bằng một vòng tròn ( vòn tròn sự kiện) hay một hình tùy ý. Sự kiện được ký hiệu bằng số hoặc chữ cái. + Sự kiện ở vị trí bắt đầu các công việc gọi là sự kiện tiếp đầu, còn sự kiện ở vị trí kết thúc công việc gọi là sự kiện tiếp cuối. + Sự kiện chỉ có mũi tên đi ra gọi là sự kiện khởi công và sự kiện chỉ có mũi tên đi vào gọi là sự kiện hoàn thành. ② Công việc + Các công việc thực là một cách gọi có tính qui ước để chỉ một quá trình hay một tập hợp các quá trình sản xuất nào đó có tiêu hao thời gian và nguồn lực. Công việc thực được thể hiện bằng mũi tên lền nét. + Quá trình chờ đợi ( công việc chờ đợi) là một quá trình thụ động chỉ tiêu hao thời gian mà không tiêu hao các nguồn lực. Công việc chờ đợi cũng được thể hiện bằng mũi tên lền nét. + Công việc giả chỉ mối quan hệ loogic giữa 2 hoặc nhiều công việc, nói lên sự bắt đầu của công việc này phụ thuộc vào sự kết thúc của công việc kia. Công việc ảo không đòi hỏi chi phí về thời gian và nguồn lực, được thể hiện bằng mũi tên nét đứt. ③ Đường và đường găng + Đường trong sơ đồ mạng AOA là sự sắp xếp liên tục của mũi tên công việc đi từ sự kiện khởi công đến sự kiện hoàn thành, chiều dài của đường là tổng thời gian thực hiện các công việc nằm trên đường đó. + Đường trong sơ đồ mạng AOA bao giờ cũng đi từ khởi công đến sự kiện hoàn thành, do đó trong một sơ đồ mạng AOA có thể có rất nhiều đường. Đường có độ dài lớn nhất gọi là đường găng. Một sơ đồ mạng AOA có thể có nhiều đường găng. 1 3 5 6 4 2 a 5 b 1 d 4 3 c 7 e
  • 10. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 10 Công việc nằm trên đường găng gọi là công việc găng, để thể hiện công việc găng và đường găng thông thường trên sơ đồ mạng người ta sẽ dùng mũi tên nét đậm hơn hoặc nét đôi. ④ Nguồn lực Nguồn lực trong sơ đồ AOA được hiểu là thời gian và các vật chất cần thiết khác để thực hiện dự án ⑤ Thời gian công việc ( thông thương ký hiệu là tij) là thời gian để hoàn thành công việc theo ước lượng, được ấn định trước hay tính toán. 3.2.3 Các quy tắc cơ bản vẽ sơ đồ mạng AOA a) Sơ đồ mạng AOA phải là một mô hình thống nhất chỉ bắt đầu bằng một sự kiện( sự kiện khởi công) và chỉ kết thúc bằng một sự kiện ( sự kiện hoàn thành). Không có sự kiện khởi công hoặc hoàn thành trung gian. b) Mũi tên kí hiệu đi từ trái qua phải Số thứ tự của sự kiện cũng phải được đánh số tăng dần theo chiều triển khai cá công việc từ trái qua phải. Đối với mỗi công việc, số ghi ở sự kiện tiếp đầu phải nhỏ hơn số ghi ở sự kiện tiếp cuối của nó. c) Những công việc riêng biệt không được có cùng sự kiện tiếp đầu và sự kiện tiếp cuối Nghĩa là mỗi công việc phải được được ký hiệu bằng 2 chỉ số riêng. Sai lầm này thường mắc phải khi thể hiện các công việc tiến hành song song. Gặp trường hợp này ta phải sư dụng sự kiện phụ và công việc giả (hình) Hình 3 - Những công việc riêng phải được ký hiệu bằng 2 chỉ số riêng d) Sắp xếp các công việc phải theo trình tự công nghệ hoặc tổ chức. Không được để những phụ thuộc không đúng làm cản trở các công việc khác (hình 4, 5) Theo hình 4a thì việc lắp cửa phải làm sau các công việc xây tường và xây vách ngăn. Điều này không đúng trình tự công nghệ vì lắp cửa chỉ phụ thuộc công việc xây tường. Như vậy, để công việc lắp cửa không phụ thuộc vào xây vách ngăn như hình 4a thì phải thêm sự kiện phụ và công việc ảo như hình 4b. Theo hình 4b công việc lắp cửa có thể bắt đầu ngay sau khi xây tường. ji A B Vẽ sai i j k B A i j k A B Vẽ đúng 2 4 6 5 3 Xây vách ngăn Điện, nước Xây tường Lắp cửa 4a) Vẽ không đúng
  • 11. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 11 Hình 4 – Không để nhưng phụ thuộc không đúng làm cản trở công việc Hoặc trong trường hợp (hình 5): Công việc C có thể bắt đầu sau công việc A. Công việc D có thể bắt đầu sau công việc B. Công việc E có thể bắt đầu sau công việc A và B Vẽ như hình 5a là không đúng vì như thế công việc C bị phụ thuộc vào cả công việc B và công việc D phụ thuộc cả vào công việc A. Để giải quyết vấn đề này ta phải thêm sự kiện phụ và công việc ảo như hình 5b Hình 5 – không để những phụ thuộc không đúng làm cản trở công việc e) Có những công việc có thể bắt đầu khi công việc trước chưa kết thúc. Để tránh kéo dài thời gian chờ đợi, có thể chia công việc trước thành nhiều phần, mỗi phần có đủ khối lượng để các công việc sau có thể bắt đầu. Quy tắc này cho phép phối hợp nhiều công việc một cách hợp lý (hình 6) Hình 6 – Chia công việc trước ra nhiều phần có đủ khối lượng để công việc sau có thể bắt đầu tránh phải kéo dài thời gian chờ đợi 2 5 7 6 3 4 Xây vách ngăn Điện, nước Xây tường Lắp cửa 4b) Vẽ đúng B A D C E 5a) Vẽ không đúng D C B A E 5b) Vẽ đúng Đào móng Cốt thép – cốp pha Đào móng đoạn I Đào móng đoạn II Đào móng đoạn III Cốt thép - cốp pha I Cốt thép - cốp pha II
  • 12. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 12 f) Khi tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền, sẽ có nhiều công việc vừa làm tuần tự vừa làm song song. Trong trường hợp này cần thêm nhiều sự kiện phụ và các công việc giả để chỉ rõ sự liên hệ của các công việc trong dây chuyền. Đây chính là sự liên tục và nhịp nhàng trong sản xuất. Nếu thể hiện không đúng sẽ làm cho nhiều công việc phải chậm lại vì những phụ thuộc vô lý. Điều đó sẽ phá vỡ nhịp điệu của dây chuyền. Hình 7 – Tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền Xét một đoạn sơ đồ mạng AOA như hình 7a. Trong đoạn sơ đồ này, công việc 4-7 “Đào móng III” chỉ sau “Đào móng II” nhưng trên mạng lại thể hiện công việc 4-7 phải sau cả công việc 2-3 và 2-4. Nghĩa là việc đào móng III cứ phải chờ công việc lắp cốp pha và làm cốt thép ở đoạn I. Đó là sự phụ thuộc không đúng, làm kéo dài thời gian chờ đợi và có thể, phá vỡ nhịp điệu dây chuyền. Tương tự công việc 7-9 “ cốt thép – cốp pha III” chỉ sau công việc 4-7 và công việc 4-6 nhưng trên mạng lại thể hiện nó phải thực hiện sau cả công việc 3-5. Để thể hiện đúng và tránh được những sự phụ thuộc không cần thiết ta phải thêm các sự kiện và công việc ảo như hình 7b 31 Đào móng I 2 Cốt thép Cốp pha I Đổ bê tông I 5 4 Cốt thép Cốp pha II 6 7 Cốt thép Cốp pha III 9 Đào móng II Đào móng III Đổ bê tông II 8 Đổ bê tông III 1 7a) Vẽ không đúng 7b) Vẽ đúng 4 7 1 32 Cốt thép Cốp pha I Đổ bê tông I 6 Cốt thép Cốp pha II 9 Cốt thép Cốp pha III Đào móng II Đào móng III Đổ bê tông II Đổ bê tông III 1 1 Đào móng I 5 8 1
  • 13. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 13 g) Sơ đồ mạng AOA cần thể hiện một cách đơn giản nhất có thể. Không nên có các công việc giao cắt nhau. Các mũi tên cắt nhau không sai nhưng sẽ rối và dễ nhầm ( hình 8) Hình 8 – Trong sơ đồ mạng không nên có những mũi tên cắt nhau h) Không cho phép tồn tại chu trình kín trong mạng. Không vẽ mũi tên ngược. Hình 9 – Vẽ sai trong sơ đồ mạng không được phép có chu trình kín 3.2.4 Tham số thời gian của sự kiện trong sơ đồ mạng AOA a) Thời điểm sớm của sự kiện Thời điểm của sự kiện j ký hiệu là Ej là thời điểm sớm nhất có thể kết thúc các công việc đi vào sự kiện j, hay là thời điểm sớm nhất có thể bắt đầu các công việc đi ra khỏi sự kiện j đang xét. Nghĩa là, một sự kiện j đang xét có nhiều con đường đi đến và thời điểm sớm của sự kiện j sẽ là con đường dài nhất đi từ sự kiện 1 ( sự kiện đầu tiên) đến sự kiện j. Tuy nhiên để có lợi cho tính toán thì nếu: - Nếu đứng trước sự kiện j có một sự kiện i thì Ej = Ei + tij vì thời gian đã được cộng dồn đến i rồi. - Nếu đứng trước j có nhiều sự kiện thì Ej bằng con đường lớn nhất đi từ các sự kiện đó đến j hay nói cách khác đi: Ej = max(Ei +tij) E1 = 0 tij : thời gian của công việc từ sự kiện i  j Ví dụ: cho một sơ đồ như hình vẽ 2 1 4 3 a) Không nên vẽ 3 2 5 4 61 b) nên vẽ 21 4 3
  • 14. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 14 Ta có: b) Thời điểm muộn của sự kiện Thời điểm muộn của sự kiện j được ký hiệu là Lj là thời điểm muộn nhất có thể kết thúc các công việc đi vào sự kiện j, hay thời điểm muộn nhất để bắt đầu các công việc đi khỏi sự kiện j đang xét. - Nếu đứng sau j chỉ có một sự kiện k thì thời điểm muộn của sự kiện j bằng thời điểm muộn của sự kiện k trừ đi thời gian của công việc j-k ký hiệu tjk : Lj = Lk – tjk. - Nếu đứng sau j có nhiều sự kiện có thể lùi đến sự kiện j thì Lj bằng hiệu số nhỏ nhất của thời điểm muộn của các sự kiện đó trừ đi thời gian của các công việc đó: Lj = min(Lk – tjk) - Lj = Ej khi j = n, nghĩa là j là sự kiện hoàn thành của mạng. Như vậy, khi tính các thời điểm muộn ta phải tính ngược từ thời điểm hoàn thành của mạng. Ví dụ: Cho một sơ đồ như hình vẽ Ta có Sự kiện 1 E1 = 0 0 Sự kiện 2 E2 = E1 + t12 = 0 + 3 = 3 3 Sự kiện 3 E3 = E2 + 5 = 3 + 5 = 8 8 Sự kiện 4 E4 = E3 + 0 = 8 + 0 = 8 E4 = E2 + 3 = 3 + 3 = 6 6 < 8  8 Sự kiện 5 E5 = E3 + 5 = 8 + 0 = 13 E5 = E4 + 2 = 8 + 2 = 10 10 < 13  13 Sự kiện 6 E6 = E5 + 3 = 13 + 3 = 16 16 Sự kiện 6 L6 = E6 = 16 16 Sự kiện 5 L5 = L6 – t56 = 16 - 3 = 13 13 Sự kiện 4 L4 = L5 – t45 = 13 - 2 = 11 11 Sự kiện 3 L3 = L4 – t34 = 11 - 5 = 8 8 Sự kiện 2 L2 = L4 – t24 = 11 - 3 = 8 L2 = L3 – t23 = 8 - 5 = 3 3 < 8  3 Sự kiện 1 L1 = L2 – t12 = 3 - 3 = 0 0
  • 15. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 15 4. Quản lý tiến độ dự án Trong công tác quản lý tiến độ để hoàn thành dự án đúng thời hạn đã vạch ra. Người/ bộ phận chịu trách nhiệm quản lý tiến độ cần phải nhận thức hiểu được đâu là những công việc găng, và coi đó là các công việc then chốt cần được ưu tiên về vật tư, nhân lực vá sự giám sát chặt chẽ về kỹ thuật và tổ chức. Các công việc cần làm để quản lý tiến độ dự án: + Tổ chức phổ biến rộng rãi cho cán bộ, công nhân về kế hoạch tổ chức thực hiện dự án; + Giao nhiệm vụ cho từng đơn vị theo dõi bằng phiếu công việc + Tổ chức mạng lưới đôn đốc, theo dõi và nắm tình hình sản xuất. + Nhận định tình hình, đề ra biện pháp xử lý khi có thay đổi. + Báo cáo định kỳ và đột xuất cho lãnh đạo 4.1 Phổ biến và giao nhiệm vụ Phổ biến và giao nhiệm vụ tới từng bộ phận bằng phiếu công việc TT Tên công việc Ký hiệu Đơn vị tính Khối lượng MMTB Nhân lực Ngày băt đầu Ngày hoàn thành Ngày hoàn thành chậm nhất có thể 1 2 Người giao nhiệm vụ Chức danh - chức vụ ký và ghi rõ họ tên PHẾU CÔNG VIỆC Tên công trình Đơn vị nhận công việc Thời gian: Khi giao nhiệm vụ cần giải thích rõ tâm quan trọng và ảnh hưởng của công việc này đối với các công việc khác, cũng như tới thời gian thi công cả công trình. Giải thích về ngày hoàn thành chậm nhất cho phép đối với công việc đó. Chỉ khi xuất hiện những khó khăn không thể khắc phục mới phải thay đổi tiến độ, ngoài ra không có lý do nào khác để không hoàn thành đúng thời hạn đã giao. 4.2 Tổ chức theo dõi tiến độ, nắm tình hình thi công Phải qui định rõ trách nhiệm, nội dung, thời gian báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch cho người/ bộ phận lập sơ đồ tiến độ. Việc báo cáo được làm theo mẫu sau: Tên công trình: Đợn vị, người báo cáo: Ngày báo cáo: Kế hoạch Còn lại % đạt Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế 1 2 Ký và ghi rõ họ tên Ngày kết thúc Nguyên nhân nhanh chậm BÁO CÁO Người báo cáo Chức danh - chức vụ TT Tên công việc Ký hiệu Đơn vị tính Khối lượng Ngày bắt đầu
  • 16. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 16 Trong báo cáo cần ghi rõ những công việc đã làm xong; những công việc mới; những công việc có trong kế hoạch nhưng thực tế không cần nữa; những công việc bị kéo dài… Tùy theo điều kiện cụ thể sản xuất mà mẫu báo cáo có thể thay đổi cho phù hợp. 4.3 Nhận định tình hình và đưa ra biện pháp xử lý Người hay bộ phận phụ trách lập sơ đồ thi công phải báo cáo định kỳ tình hình cho lãnh đạo theo bảng mẫu sau: BÁO CÁO ĐỊNH KÝ Đơn vị thực hiện: Hạng mục: Ngày báo cáo: Thời hạn bàn giao theo kế hoạch:... Thời hạn bàn giao dự kiến theo tình hình thực tế:.. 1. Những công việc trong thời gian 15 ngày ( hoặc 7; 10; 30 ngày ) gần nhất:… 2. Những công việc cần được ưu tiên sau công việc găng:….. 3. Nguyên nhân làm kéo dài ngày ban giao hạng mục:… 4. Những công việc trước có ghi trong sơ đồ tiến độ nay không cần làm nữa và lý do:… 5. Những công việc mới phát hiện và cần bổ sung:… Nguyên nhân xuất hiện công việc mới:…. 6. Những đề nghị để đảm bào bàn giao hạng mục đúng kỳ hạn:…. Người/thay mặt nhóm bộ phân lập sơ đồ Chức danh – chức vụ Ký và ghi rõ họ tê III.Khái quát về quản lý chất lượng 1. Khái niệm chất lượng a) Khái niệm - Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có - Yêu cầu là các nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc. + Yêu cầu được công bố là những yêu cầu đã được nêu ra dưới dạng tài liệu hoặc bằng lời nói + Yêu cầu “ ngầm hiểu chung” là những thực hành mang tính thông lệ hay phổ biến đối với một tổ chức, khách hàng và các bên quan tâm khác. Những yêu cầu loại này thường không được công bố, ghi trong các quy định, hợp đồng nhưng mặc nhiên được mọi người liên quan hiểu rõ. b) Chất lượng theo nghĩa hẹp và chất lượng toàn diện - Chất lượng theo nghĩa hẹp là gắn với các đặc tính vốn có của sản phẩm đối tượng. Đặc tính vốn có là những đặc tính tồn tại dưới dạng nào đó thuộc đối tượng hoặc sản phẩm đó. - Ngoài các đặc tính vốn có, người ta còn phân biệt các đặc tính được gán cho sản phẩm hay đối tượng, ví dụ như giá cả, thời hạn cung cấp, các điều kiện thuận lợi cho khách hàng…Các đặc
  • 17. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 17 tính này không phải là các đặc tính vốn có của sản phẩm hoặc đối tượng mà chỉ là gán cho nó. Để thành công trong các hoạt động kinh doanh các tổ chức không thể bỏ qua các yêu tố được gán cho sản phẩm. Đó là những yếu tố mà khách hàng nào cũng quan tâm sau khi họ thấy sản phẩm mà họ định mua đáp ứng các yêu cầu của họ. Từ những phân tích trên người ta hình thành khái niệm chất lượng toàn diện. Chất lượng toàn diện là đáp ứng được cả các đặc tính được gán cho sản phẩm. Các yếu tố chất lượng toàn diện c) Chất lượng công trình xây dựng Thông thường xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ hưởng sản phẩm xây dựng, chất lượng công trình xây dựng được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản sau: công năng, độ tiện dụng; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin cậy; tính thẩm mỹ; an toàn trong khai thác, sử dụng; tính kinh tế và đảm bảo về tính thời gian ( thời gian phục vụ của công trình). Rộng hơn chất lượng công trình xây dựng còn có thể và cần được hiểu không chỉ từ góc độ của bản thân sản phẩm và người thụ hưởng sản phẩm xây dựng mà còn cả trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó với các vấn đề liên quan. Một số vấn đề cơ bản trong đó là: + Chất lượng công trình xây dựng được hình thành ngay từ trong các giai đoạn đầu tiên của quá trình đầu tư xây dựng công trình đó. Nghĩa là vấn đề chất lượng xuất hiện và cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát, thiết kế thi công đến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công trình sau khi đã hết thời hạn phục vụ…thể hiện ở chất lượng của các sản phẩm trung gian như chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình, chất lượng các dự toán, bản vẽ thiết kế… + Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liêu, cấu kiện; chất lượng của các công việc xây dựng riêng lẻ, của bộ phận, hạng mục công trình. + Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng. + Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởng công trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công nhân, kỹ sư xây dựng. + Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình có thể phục vụ mà còn ở thời hạn phải Thỏa mãn nhu cầu Giao hàng Dịch vụ Giá An toàn
  • 18. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 18 hoàn thành, đưa công trình vào khai thác, sử dụng. + Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu thực hiện các hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng… + Vệ sinh và bảo vệ môi trường. 2. Định nghĩa quản lý chất lượng Quản lý chất lượng gọi tắt là QC là hệ thống những phương pháp nhằm tạo nên những dịch vụ và những sản phẩm chất lượng một cách kinh tế và phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Bởi vì hiện nay những phương pháp thông kê đang được áp dụng nhiều trong quản lý chất lượng nên quản lý chất lượng hiện đại còn được gọi là SQC hay quản lý chất lượng mang tính thông kê một cách đặc biệt. Để có thể thực hiện việc quản lý chất lượng một cách hiệu quả đòi hỏi phải có sự hợp lực, tham gia của tất cả các bộ phận cá nhân từ trên xuống dưới trong một tổ chức, doanh nghiệp công ty, cơ sở sản xuất vv…trong suốt các giai đoạn hoạt động của tổ chức như: điều tra thị trường, nghiên cứu, phát triển, lập kế hoạch sản xuất, thiết kế, chuẩn bị sản xuất, nhập nguyên liệu, gia công, chế tạo, kiểm tra, bán hàng kèm theo đó là dịch vụ, các yếu tố tài chính, đào tạo vv… Việc quản lý chất lượng được thực hiện giống như vậy được gọi là quản lý chất lượng toàn doanh nghiệp – quản lý rộng gọi tắt là CWQC hay quản lý tổng thể gọi tắt là TQC. Đối với việc quản lý chất lượng thi công đường ống thì có thể được hiểu giống như dưới đây. Quản lý chất lượng thi công đường ống là việc áp dụng những phương pháp mang tính thông kế vv… ở tất cả các giai đoạn trong quá trình thi công nhằm mục đích vừa tạo được những hệ thống đường ống thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng đã được biểu thị trong bản thiết kế một cách kinh tế nhất vừa phát hiện được những điểm sai và phương pháp cải thiện những điểm sai, những điểm bất cập đó. 3. Quy trình quản lý chất lượng Quy trình quản lý chất lượng thường xoay vòng giữa các giai đoạn giống như vòng tròn Deming dưới đây. Giai đoạn 1 nhằm lập kế hoạch chất lượng phù hợp mới mục đích, đồng nghĩa với điều đó là tạo ra tiêu chuẩn chất lượng. Giai đoạn 2 tổ chức thực hiện (tổ chức tác nghiệp) phù hợp với những tiêu chuẩn chất lượng đã được hình thành ở giai đoạn thứ nhất. Giai đoạn 3 là giai đoạn tiến hành việc kiểm tra sự phù hợp đối với thiết kế hay mục đích kế hoạch của thi công (sản xuất) đã được lập trước đó. Giai đoạn 4 là giai đoạn tiến hành điều tra việc thi công đã được tiến hành có thỏa mãn được yêu cầu của người tiêu dùng, người sử dụng hay không, và điều chỉnh lại những phương pháp cái thiện, khắc phục những điểm bất cập dựa trên kết quả điều tra trước đó. Giai đoạn 4 kết thúc giai đoạn 1 lại được tiến hành và cứ thế 4 giai đoạn này sẽ được lặp đi lặp lại nhằm mục đích đưa chất lượng của sản phẩm lên những tầm cao mới. Hình dưới đây là biểu đồ Deming thể hiện sự lặp đi lặp lại của 4 giai đoạn trên. Đối với việc quản lý chất lượng được tiến hành thực tế tại những công trình xây dựng thì giai đoạn 2 chính là giai đoạn thi công.
  • 19. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 19 Trong đó: P(Plan): Lập kế hoạch chất lượng D(do): Tổ chức thực hiện ( thi công) C(check): Kiểm tra A(act): Điều chỉnh 1) Lập kế hoạch chất lượng (P) Đây là giai đoạn đầu tiên của quản lý chất lượng nhằm hình thành chính sách chất lượng, lập kế hoạch chất lượng chính xác và đầy đủ giúp định hướng tốt các hoạt động tiếp theo đó, nó cho phép xác định mục tiêu, phương hướng phát triển chất lượng cho cả dự án theo một hướng thống nhất. Lập kế hoạch chất lượng bao gồm các công việc: - Xác lập mục tiêu chất lượng tổng quát và chính sách chất lượng mà dự án theo đuổi; - Xác định khách hàng bên trong và bên ngoài, các đối tác mà dự án có liên hệ, chủ thể sẽ tiêu dùng sản phẩm của dự án; - Xác định các nhu cầu đặc điểm nhu cầu của khách hàng; - Phát triển các đặc điểm của sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn các nhu cầu đó; - Phát triển các quá trình tạo ra các đặc điểm cần thiết của sản phẩm và dịch vụ; - Xác định trách nhiệm của từng bộ phận của dự án với chất lượng dự án và chất lượng sản phẩm dự án và chuyển giao các kết quả lập kế hoạch cho các bộ phận 2) Tổ chức thực hiện (D) Đây là quá trình điều khiển các hoạt động tác nghiệp của dự án thông qua các kỹ thuật, phương tiện, phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng những yêu cầu, kế hoạch đã lập. Tổ chức thực hiện có ý nghĩa quyết định đến việc biến kế hoạch chất lượng thành hiện thực. Tổ chức thực hiện có thể được thực hiện theo các bước sau: - Giải thích cho mọi người trong dự án biết chính xác những nhiệm vụ kế hoạch chất lượng cụ thể cần thiết phải thực hiện; - Tổ chức những chương trình đào tạo, cung cấp những kiến thức kinh nghiệm cần thiết đối với việc thực hiện kế hoạch; - Cung cấp đầy đủ những nguồn lực ở những lúc và những nơi cần thiết, thiết kế những phương tiện kỹ thuật dùng để kiểm soát chất lượng. 3) Kiểm tra (C) Kiểm tra chất lượng là hoạt động theo dõi, thu thập, phát hiện và đánh giá những trục trặc, khuyết tật của quá trình, của sản phẩm và dịch vụ được tiến hành trong mọi khâu, mọi cấp, mọi giai đoạn xuyên suốt vòng đời dự án. Mục đích của kiểm tra không phải là tập trung vào việc phát hiện sản phẩm hỏng mà là phát hiện những trục trặc, khuyết tật ở mọi khâu, mọi công đoạn, mọi quá trình, tìm kiếm những nguyên nhân gây ra những trục trặc, khuyết tật đó để có những biện pháp ngăn chặn và điều chỉnh kịp thời.
  • 20. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 20 - Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng và xác định mức độ chất lượng đạt được trong thực tế dự án; - So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện ra các sai lệch và đánh giá các sai lệch đó trên các phương diện kinh tế, kỹ thuật và xã hội; - Phân tích các thông tin về chất lượng làm cơ sở cho cải tiến và khuyến khích cải tiến chất lượng; - Tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm khắc phục những sai lệch, đảm bảo thực hiện đúng những yêu cầu ban đầu. 4) Điều chỉnh và cải tiến (A) Hoạt động điều chỉnh nhằm làm cho các hoạt động của dự án có khả năng thực hiện được các tiêu chuẩn chất lượng đề ra, đồng thời cũng là hoạt động đưa chất lượng dự án thích ứng với tình hình mới nhằm giảm dần khoảng cách giữa những mong đợi của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ở mức cao hơn. Các bước công việc điều chỉnh và cải tiến chủ yếu bao gồm: - Xây dựng những đòi hỏi cụ thể về cải tiến chất lượng, từ đó xây dựng các kế hoạch cải tiến chất lượng; - Cung cấp các nguồn lực cần thiết như tài chính, kỹ thuật, lao động; - Động viên, khuyến khích các quá trình thực hiện cải tiến chất lượng; Khi các chỉ tiêu về chất lượng không đạt được cần phân tích xác định sai sót ở khâu nào để tiến hành các hoạt động điều chỉnh. Điều chỉnh về thực chất là quá trình cải tiến chất lượng cho phù hợp với điều kiện môi trường hiện tại của dự án. 4. Hiệu quả của quản lý chất lượng Dưới đây là những hiệu quả rõ rệt có được từ việc thực hiện các quy trình quản lý chất lượng 1) Gia tăng chất lượng sản phẩm, giúp giảm thiểu sản phẩm chất lượng kém và những phàn nàn từ khách hành. 2) Tạo được lòng tin đối với sản phẩm 3) Giảm giá thành 4) Tránh những công việc vô ích, giảm thiểu việc chỉnh sửa 5) Tạo ra sự động nhất của chất lượng 6) Phát hiện được những phương pháp cải thiện hay những vấn đề mới 7) Việc xem xét điều tra trở nên nhanh, hiệu quả sản xuất, thi công tăng 8) Có thể giảm thiểu được phần lớn công sức trong quá trình điều tra Ngoài những hiệu quả trên quản lý chất lượng còn đem lại rất nhiều hiệu quả khác trong quá trình thi công sản xuất vv… 5. Quản lý chất lượng trong thi công nước máy dân dụng Phần lớn các công ty nước máy đều không thể xác nhận được chất lượng của công trình sau khi thi công hoàn tất vì e ngại gây ảnh hưởng nhiều đến người, bộ phận liên quan, hay dù có thể xác nhận được thì cũng cần phải xem xét lại chi phí và thời gian Đối với hệ thống nước máy dân dụng được lắp đặt, chia nhánh từ đường ống phân phối thì những việc được nêu sau đây có vai trò là các mục trong quản lý chất lượng.
  • 21. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 21 a) Mục liên quan tới sự thích hợp với luật nước máy hay tiêu chuẩn chất lượng và cấu tạo của vật liệu ① Khoảng cách giữa hai vị trí khoan lỗ chia nhánh để tiến hành lắp đặt hệ thống nước nước máy dân dụng trên đường ống phân phối phải luôn lớn hớn 30cm. ② Sử dụng đường ống và thiết bị cấp nước đã được xác nhận chất lượng bởi các khâu kiểm tra phù hợp với tiêu chuẩn tính năng được qui định trong luật nước máy. ③ Phụ kiện nối ống kim loại có đầu ren là những phụ kiện ngăn xâm thực phù hợp với qui định của ②. ④ Những chốt cố định van, vòi, phụ kiện, thiết bị cấp nước với sàn phải luôn được kiểm định, xác nhận hiện trạng. ⑤ Trường hợp lắp đặt van chia nhánh trên ống phân phối bằng gang thì sử dụng những loại máy đục lỗ cỡ nhỏ để không làm ảnh hưởng tới lớp tráng bề mặt bên trong ống. ⑥ Trường hợp ống phân phối là ống gang, tại những vị trí khoan lỗ phải lắp các phụ kiện ngăn chặn sự ăn mòn, rỉ sét. ⑦ Tiến hành kiểm tra chất lượng nước ( hàm lượng Clo, mùi, vị, màu, tạp chất) của nước trong đường ống vừa tiến hành khoan lỗ. Đặc biệt việc xác nhận hàm lượng Clo nhất định phải được thực hiện bởi vì nó là chứng nhận cho đường ống nước máy đã đục lỗ. ⑧ Tiến hành test áp lực cho hệ thống nước máy đã thi công. b) Các mục cần thiết của quản lý chất lượng ① Đối với vị trí, độ sâu của đường ống cấp nước cần kiểm tra, xác nhận độ bao phủ đất với ống hay xác nhận độ cách li của ống với ranh giới của của đường bộ trong trường hợp ống chạy song song với đường. ② Xác nhận, kiểm tra vị trí lắp đặt đường ống trong trường hợp đã có đặt băng keo chỉ thị hoặc bạt chỉ thị trước đó. c) Khái quát về cách thức tiến hành quản lý chất lượng trong thi công Nhìn chung quản lý chất lượng trong thi công và quản lý chất lượng trong thi công nước máy dân dụng đều được tiến hành theo trình tự các bước sau: 1) Tìm hiểu về công trình thi công - Công trình đó nằm ở vị trí nào? - Đặc thù của công trình đó là gì? - Các hạng mục được tiến hành thi công trong công trình là gì? - Ý tưởng thiết kế yêu cầu những gì? 2) Xác định các tiêu chí, chỉ tiêu chất lượng đối với công trình - Tiêu chí chỉ tiêu chất lượng phải đúng theo qui định của luật liên quan đến thi công nếu có. - Phù hợp với ý tưởng thiết kế. - Chất lượng của nguyên vật liệu và thiết bị được đưa vào công trình ( Tên hãng, mã số, tình trạng thiết bị vv…) 3) Thiết lập bảng tiêu chí, chỉ tiêu chất lượng 4) Quyết định cách thức tiến hành giám sát chất lượng thi công
  • 22. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 22 IV.Khái quát về quản lý thi công nước máy dân dụng 1. Quản lý thi công Quản lý thi công là việc thực hiện giám sát, quản lý tổng thể quá trình thi công nhằm cung cấp những công trình chất lượng và đáp ứng những yêu cầu của chủ đầu tư. Cụ thể là thực hiện những việc như quản lý an toàn, quản lý chất lượng, quản lý tiến độ vv… nhằm tuyển chọn được những kỹ thuật viên, chuyên viên, nhân công phù hợp, lựa chọn được nguyên liệu, máy móc, phương pháp thi công vv.. lập kế hoạch thi công để kiến thiết nên những công trình giá cả phải chăng, chất lượng, đúng tiến độ. Người chịu trách nhiệm quản lý thi công phải nắm bắt được toàn bộ nội dung thi công trước khi công trình đi vào thi công, cùng với đó là hoàn thành bản kế hoạch thi công (Bảng tiến độ thực thi, thể chế thi công, phương pháp thi công, phương pháp quản lý chất lượng thi công, biện pháp an toàn vv…) và phổ biến tới bộ phận trực tiếp thi công. Hơn nữa, vào thời điểm thi công với vai trò tương ứng với quản lý thi công, cần tiến hành các biện pháp an toàn nhằm ngăn chặn tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường, kịp tiến độ thi công song song với việc xác nhận chất lượng thi công ứng với mỗi công đoạn, quản lý tiến độ dựa trên kế hoạch thi công. Những người chịu trách nhiệm trong thi công nước máy dân dụng là những người nắm vững kỹ thuật và có chứng chỉ kỹ thuật về nước máy dân dụng. 2. Khái quát về quản lý thi công nước máy dân dụng Quản lý thi công nước máy dân dụng trên khu vực không thuộc địa phận công trình Thi công nước máy dân dụng là việc thi công mới hoặc nâng cấp hệ thống đường ống cấp nước máy bắt đầu từ vị trí phân nhánh của đường ống phân phối tới điểm tận cùng của hệ thống cấp nước. Thi công nước máy dân dụng trên phạm vi không thuộc địa phận công trình hay (thi công nước máy dân dụng trên phạm đường giao thông) là một phần trong thi công nước máy dân dụng bắt đầu từ vị trí phân nhánh trên đường ống phân phối đến vị trí đặt đồng hồ nước. Bởi vì việc thi công được tiến hành trên phạm vi đường giao thông nên cùng với việc căn cứ theo bản kế hoạch thi công, cần thiết phải thực hiện việc quản lý tiến độ, quản lý chất lượng, quản lý an toàn phù hợp với điều kiện trên. Quản lý thi công nước máy dân dụng trên khu vực thuộc địa phận công trình Thi công nước máy dân dụng trên khu vực thuộc địa phận công trình là phần còn lại trong thi công nước nước máy dân dụng được tiến hành bắt đầu từ vị trí đồng hồ nước tới điểm cuối của hệ thống cấp nước. Để đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư cần thiết phải có sự điều chỉnh, thảo luận với công ty xây dựng đang đảm nhận công trình căn cứ theo nội dung của công việc. Cùng với tiến độ thi công, quản lý chất lượng, quản lý an toàn dựa trên những đặc điểm của công trình và bản kế hoạch thi công. 2.1. Những lưu ý trong quản lý thi công nước máy dân dụng (áp dụng chủ yếu cho trường hợp thi công trên khu vực không thuộc địa phận công trình) 1) Hoàn thành kế hoạch thi công và phổ biến + Người chịu trách nhiệm quản lý thi công nước máy dân dụng phổ biến tới những bộ phận trực tiếp
  • 23. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 23 thi công, hoàn thành bản kế hoạch thi công đã ghi chép những thông tin như: thể chế thi công đã được làm rõ trách nhiệm công việc, tên người có tư cách thi công, phương pháp thi công, mục quản lý chất lượng vv… dựa trên việc đàm phán với công ty nước máy hay điều tra thực địa vv… 2) Quản lý tiến độ + Nắm bắt tình trạng tiến triển của thi công một cách bình thường, lập bảng thời gian kế hoạch thi công và phác thảo tiến độ trôi chảy của thi công. Trong trường hợp cắt nước để tiến hành phân nhánh nhất thiết phải được tiến hành căn cứ trên sự đàm phán với các công ty nước máy sở tại, và thực hiện việc thông báo rõ ràng tới những người dân sống trong khu vực bị ảnh hưởng bới thi công. 3) Quản lý thi công + Thực hiện việc quản lý phù hợp với bản kế hoạch thi công. Cụ thể tiến hành thi công theo tiến độ của bản kế hoạch, thời gian làm việc trong một ngày, trình tự công việc, hay phải tuân theo qui tắc giao thông + Ngoại trừ hai trương hợp cắt nước để nối ống, lắp ống thì những trường hợp thời gian thi công được xác định đối với từng vị trí, tiến hành thông báo đàm phán với công ty nước máy trước khi tiến hành thi công hay lập kế hoạch tiến triển một cách suôn sẻ trong một khoảng thời gian nhất định. 4) Quản lý chất lượng + Tiến hành xác định người phụ trách quản lý, danh mục quản lý chất lượng và phươn pháp quản lý. Thực hiện ghi chú những lưu ý công việc, chụp ảnh hiện trạng thi công vv… 5) Xác nhận thi công + Các công ty kinh doanh nước máy thương tiến hành chụp và tập hợp ảnh của quá trình thi công và coi đó là những tư liệu cần thiết để có thế xác nhận được tình trạng của việc thi công. + Đơn vị thi công có nghĩa vụ phải nộp nhưng hình ảnh hiện trạng và kết quả của quá trình quản lý chất lượng lúc công trình hoàn thành tới các công ty kinh doanh nước máy 6) Giải thích tới những người dân sống, làm việc quanh khu vực thi công 7) Xử lý những việc trở ngại. + Trong quá trình thi công nếu phát hiện gì bất thường trước tiên phải tiến hành thông báo với bộ phận quản lý cấp trên, hay bộ phận quản lý của các công ty kinh doanh nước máy 8) Ngăn chặn tai nạn tại nơi công cộng , tai nạn lao động 9) Bố trí ứng cứu
  • 24. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 24 3. Quản lý tiến độ thi công nước máy dân dụng 3.1. Trình tự trong thi công nước máy dân dụng Công ty nước máy kiểm tra (Test áp lực nước vv…) Nộp bản vẽ hoàn công tới công ty nước máy Kiểm tra hoàn công của công ty nước máy ( van một chiều vv…) Thông nước ( Test chất lượng nước vv…) Bàn giao Ban giao lại đoạn đường trên Lắp đặt ống, van phân nhánh vv…lắp đặt van khóa nước, lắp đặt các loại thiết bị cấp nước, đo đạc nồng độ Clo dư vv.. Phá bề mặt đường và đào xới khu vực thi công Lấp lại đường Thi công khôi phục tạm thời Trao đổi với ban quản lý đường bộ Thi công khôi phục hoàn chỉnh Đàm phán với ban quản lý đường bộ ① Đệ đơn xin phép sử dụng độc quyền đoạn đường có thi công ② Đệ đơn xin phép đào bới, cắt xẻ đoạn đường có thi công vv… Đàm phán với cảnh sát. Đệ đơn xin phép sử dụng độc quyền đoạn đường có thi công vv… Sơ đồ biểu thị trình tự các giai đoạn trong thi công nước máy dân dụng Xác định ngày tiến hành thi công Điều tra thực địa Thảo luận về vật liệu sử dụng Thiết kế Công ty cấp nước kiểm tra thiết kế Xin cấp phép thi công Thông báo trước khi thi công tới công ty nước máy, bắt đấu thi công Tiến hành thi công đường ống theo tiến độ Lắp đặt thiết bị Chuẩn bị nguyên vật liệu Kiểm tra sự thích hợp về tiêu chuẩn chất lượng và cấu tạo nguyên vật liệụ
  • 25. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 25 3.2. Lập bảng kế hoạch thi công Bảng kế hoạch thi công là bảng ghi chú những thông tin cần thiết để làm rõ ràng những yêu cầu như thể chế thi công, phương pháp thi công, phương pháp quản lý thi công, tiến độ thi công, an toàn và trình tự luật lệ vv… tương ứng với mỗi quá trình thi công cụ thể, nhằm mục đích giúp nhà thầu thi công được những công trình hạng mục như mong đợi. Người phụ trách kỹ thuật thi công nước máy dân dụng căn cứ vào bảng kế hoạch thi công để tiến hành quản lý thi công đối với từng công trình cụ thể, hay căn cứ vào đó để kiểm tra quá trình thi công, việc thi công có tiến triển theo bảng kế hoạch thi công hay không, hay xác nhận việc thi công có luôn luôn tuân thủ theo luật lệ hay không. Một số mục ghi chú điển hình trong bảng kế hoạch thi công ① Phác thảo thi công Công trình thi công, loại ống, đường kính, trì hoãn, thời hạn thi công vv… ② Danh sách tổ chức công trường/ danh sách người có tư cách. Xác minh thể chế quản lý an toàn lao động nhằm thực hiện việc thi công xác thực an toàn. ③ Máy móc, thiết bị được sử dụng tại công trình Các loại máy khoan,cắt, tiện ren ống … ④ Nguyên vật liệu được sử dụng Đường ống cấp nước, phụ kiện cấp nước, thiết bị cấp nước sử dụng trong công trình phải phù hợp với những tính năng tiêu chuẩn được qui định trong điều lệ tiêu chuẩn của ngành nước máy. ⑤ Phương pháp thi công ( trình tự các bước trong thi công) ⑥ Kế hoạch quản lý trong thi công Danh mục quản lý chất lượng, phương pháp quản lý chất lượng vv… ⑦ Qui định liên lạc lúc khẩn cấp Đơn vị tiếp nhận thi công, công ty nước máy, sở cảnh sát, sở cứu hỏa, đơn vị quản lý đường bộ, bệnh viện, điện lực, gas vv… hay những công ty có những cơ sở hạ tầng chôn lấp tại khu vực thi công, sở giám sát tiêu chuẩn lao động vv… ⑧ Quản lý giao thông Bố trí những bảng chỉ dẫn thi công hay những cơ sở để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông ⑨ Quản lý an toàn Song song với việc thực hiện biện pháp an toàn trong thi công là thực hiện biện pháp quản lý an toàn cho những cơ sở cũng được chôn lấp dưới đất vv… của người thứ 3. Kế hoạch xử lý những sản phẩm phụ của thi công
  • 26. Chương 3 QUẢN LÝ THI CÔNG NƯỚC MÁY DÂN DỤNG 26 4. Quản lý tiến độ trong thi công nước máy dân dụng Quản lý tiến độ là việc tiến hành lập kế hoạch quản lý tiến độ căn cứ theo kết quả của quá trình đàm phán với công ty nước máy, nhà thầu xây dựng, người quản lý đường bộ, cảnh sát vv…cùng với đó xúc tiến thi công một cách kinh tế, hiệu quả nhằm hoàn thành hạng mục thi công đúng với thời hạn đã được qui định trong hợp đồng. Dưới đây là biểu đồ quản lý tiến độ trong thi công nước máy dân dụng Sơ đồ quản lý tiến độ trong nước máy dân dụng 2. Thi công 2.1.1. Giám sát chỉ đạo bởi người phụ trách kỹ thuật nước máy 2.1. Chỉ thị thi công 1. Kế hoạch 1.1. Kế hoạch tiến hành thi công 1.2. Kế hoạch đảm bảo tiến độ 1.3. Kế hoạch sử dụng các nguồn lực 1.1.1. Phương pháp cắt ống, gia cố, phụ kiện và trình tự các bước lặp đặt thiết bị cấp nước 1.2.1. Bảng tiến độ, điều chỉnh tiến độ thi công trên đường và trong công trình theo từng ngày 1.3.1. Chuẩn bị vật liệu vật tư, máy móc, kỹ thuật viên, người có kỹ năng về thi công đường ống bao gồm cả những người trực tiếp thi công Quản lý tiến độ 3.1. Lượng công việc 3.3. Chuẩn bị vật liệu vv.. 3.4. Xem xét lại 3.1.1. Theo chỉ thị của người phụ trách kỹ thuật nước máy dân dụng 3.2.1. Kì hạn thi công thực tế (Ngày bắt đầu ~ ngày hoàn thành) 3.3.1. Vật tư, nhân công, máy móc thiết bị 3.4.1. Chỉnh lý lại kế hoạch tiến độ 3. Quản lý 3.2. Độ tiến triển