SlideShare a Scribd company logo
1 of 117
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch từ lâu đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi
tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã
hội phổ biến trên toàn thế giới, nó được xem như là một nhu cầu không thể thiếu
của con người và được coi là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng cuộc sống.
Nhận thức được xu thế trên, trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX,
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối: “Phát triển du lịch thật sự trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn” [2].
Ngành du lịch Quảng Ngãi cùng với ngành du lịch của các tỉnh khác đã vẽ
lên một bức tranh khá sinh động và tươi sáng với nhiều cố gắng và thành quả góp
phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển du lịch quốc tế chung của quốc gia. Đến với
Quảng Ngãi, chúng ta sẽ cảm nhận được cái nắng gió của vùng đất của miền Trung
với những bờ biển uốn lượn dài tuyệt đẹp và một chiều dài lịch sử lâu đời với các di
tích lịch sử khá nổi tiếng. Hình ảnh ấy đã thu hút không ít du khách phải một lần đặt
chân đến mảnh đất này. Vì thế mà lượng khách du lịch quốc tế đến đây ngày một
gia tăng. Năm 2010, tỉnh đã đón 26.325 lượt khách quốc tế, đóng góp gần 8% tổng
số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiên, doanh thu của ngành du
lịch tỉnh chỉ đạt 215 tỷ VND so với 25.305,1 tỷ VND của cả nước, con số trên chưa
thực sự tương xứng với số lượng khách du lịch [26], [19].
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng trên chính là khả năng thu hút khách
du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi còn chưa thật sự mạnh, kèm theo đó là khả năng
cung cấp dịch vụ còn nhiều hạn chế. Một mặt là do tình trạng cơ sở hạ tầng còn
yếu kém, thái độ nhân viên không chuyên nghiệp, tình trạng tranh giành khách vẫn
còn tiếp diễn,… Mặt khác, việc đầu tư của địa phương vào việc phát triển dịch vụ
du lịch nhằm tăng lượng khách đến Quảng Ngãi cũng chưa thực sự được quan tâm
đúng mức. Hiện nay, việc tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đã trở thành một
thách thức chung cho cả ngành du lịch Việt Nam trong đó có Quảng Ngãi. Bên cạnh
đó, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du
1
lịch Trần Chiến Thắng cũng đã phát biểu: “Về lâu dài, giải pháp then chốt để thu
hút khách du lịch vẫn là nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch” [12]. Nhận thức được
tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ du lịch đối với ngành du lịch Việt Nam
nói chung và Quảng Ngãi nói riêng, người viết đã mạnh dạn chọn đề tài khóa luận
tốt nghiệp là: “Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai
đoạn 2011 - 2020”.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Thông qua việc hệ thống hóa các điều kiện đảm bảo phát triển dịch vụ du lịch
quốc tế, phân tích thực trạng và khả năng phát triển du lịch quốc tế của tỉnh Quảng
Ngãi, khóa luận hướng đến việc đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút
khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020.
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, khóa luận đề ra 3 mục tiêu
- Thứ nhất, xây dựng luận cứ khoa học, thực tiễn và hệ thống hóa các điều
kiện để thu hút khách du lịch quốc tế của Quảng Ngãi
- Thứ hai, phân tích tổng quan tình hình du lịch quốc tế và thực trạng thu
hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2001 - 2010. Từ đó, đánh giá
chung về những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân.
- Thứ ba, phân tích xu hướng, mục tiêu phấn đấu, định hướng triển khai
của du lịch quốc tế của tỉnh Quảng Ngãi; đồng thời đề xuất một số giải pháp và
kiến nghị nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn
2011 - 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thu
hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi.
+ Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu khả năng thu hút khách du
lịch đến Quảng Ngãi đặt trong quan hệ đối sánh với các trọng điểm du lịch miền
Trung như Nha Trang, Đà Nẵng, Huế. Ngoài ra, còn tìm hiểu mở rộng kinh nghiệm
của một số quốc gia trên thế giới.
2
- Về thời gian:
• Phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi trong giai
đoạn từ năm 2001 đến 2010.
• Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng
Ngãi trong giai đoạn từ 2011 đến 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài, người viết sử dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, tổng hợp,
phân tích và so sánh các số liệu thứ cấp thu thập được. Từ đó đưa ra các kết quả
nghiên cứu và các giải pháp thích hợp. Các thông tin được trích dẫn từ nhiều nguồn
khác nhau như các phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo, Internet, các tạp chí
chuyên ngành và tài liệu từ các Sở, Ban, Ngành liên quan.
5. Kết cấu nội dung đề tài
Nhất quán với mục tiêu nghiên cứu, ngoài mở đầu, mục lục, kết luận chung và
danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được kết cấu thành 3 chương có trọng
tâm, trọng điểm. Khóa luận được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về du lịch quốc tế và sự cần thiệt phải tăng cường
thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 – 2020.
- Chương 2: Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai
đoạn 2001 - 2010.
- Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút khách
du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020.
Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, người viết xin chân thành gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô giáo của Trường Đại học Ngoại thương Cơ
sở II tại thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp những kiến thức
bổ ích làm nền tảng cho khóa luận. Người viết cũng xin cảm ơn Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ngãi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, Cục Thống kê tỉnh
Quảng Ngãi đã giúp đỡ trong việc cung cấp tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sĩ Trần Thị Phương Thủy đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt thời gian qua.
3
Do những hạn chế nhất định về thời gian cũng như kiến thức, nên dù đã cố
gắng hết sức, khóa luận không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy, người viết rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và những độc giả quan tâm
đến đề tài này để những giải pháp mà người viết nêu ra mang tính khả thi và hoàn
thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Đặng Cao Cường
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN
QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011-2020
I. Tổng quan về du lịch quốc tế
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Du lịch
Du lịch từ lâu đã trở thành một đề tài hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu. Tuy
nhiên, thật khó để tìm được một khái niệm thống nhất về du lịch, bởi khi tiếp cận
những cách thức và góc độ khác nhau, ta lại có những khái niệm khác nhau về du
lịch [5]:
- Tiếp cận trên góc độ người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú
tạm thời ở ngoài nơi lưu trú thường xuyên của cá thể, nhằm thỏa mãn các nhu cầu
khác nhau, với mục đích hòa bình và hữu nghị [5]. Nó vừa là cơ hội để du khách
tìm kiếm những kinh nghiệm sống mới vừa là một khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư
giãn sau những ngày tháng làm việc căng thẳng.
- Tiếp cận trên góc độ người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức
các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của người đi
du lịch [5]. Du lịch được xem như là một cơ hội kinh doanh để tạo ra lợi nhuận.
- Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các
điều kiện về hành chính, cơ sở hạ tầng để phục vụ du khách, thông qua đó tăng các
nguồn thu nhập từ các khoản thuế, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức
sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương [5].
- Tiếp cận trên góc độ của cộng đồng dân sở tại: Du lịch là một hiện tượng
kinh tế - xã hội, vừa đem lại cơ hội tìm hiểu văn hóa vừa giúp giải quyết vấn đề việc
làm tại địa phương [5].
Người viết xin đơn cử hai khái niệm tiêu biểu để có thể có một cái nhìn tổng
quát nhất về du lịch
5
Thứ nhất, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), một tổ chức quốc tế trực
thuộc Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến du lịch của
toàn thế giới, “Du lịch là đi đến một một nơi khác xa nơi thường trú, để giải trí, nghỉ
dưỡng trong thời gian rỗi. Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người
du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá, và tìm hiểu, trải nghiệm
hoặc trong mục đích nghỉ ngơi giải trí thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và
những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên
ngoài môi trường sống định cư, nhưng ngoại trừ những mục đích kiếm tiền. Du lịch
cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường khác hẳn nơi định cư” [5].
Thứ hai, theo Luật Du lịch Việt Nam ban hành năm 2005: “Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định” [24].
1.2. Du lịch quốc tế
Theo nhận định của tác giả Trần Văn Thông trong cuốn tổng quan du lịch về
Du lịch quốc tế: Du lịch quốc tế có thể hiểu là sự dịch chuyển và lưu trú tạm thời
của con người trong thời gian nhàn rỗi ở một quốc gia khác bên ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm mục đích tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, chữa bệnh,
qua đó phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao nhận thức và phát triển thể chất.
Việc tiêu thụ các giá trị tự nhiên, kinh tế và văn hóa thông qua nghiên cứu, hoặc
những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch có một cái nhìn khái quát nhất về du
lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng.
Từ những nghiên cứu trên, theo người viết, du lịch quốc tế là việc đến một
quốc gia khác nơi thường trú của mình trong thời gian nhàn rỗi, nhằm mục đích giải
trí, nghĩ ngơi, nâng cao nhận thức và phát triển thể chất; qua đó thông qua tinh thần
hữu nghị quốc tế. Du lịch quốc tế bao gồm tất cả các hoạt động của khách DLQT
thông qua việc tiêu thụ các sản phẩm du lịch
1.3. Khách du lịch quốc tế
Có khá nhiều khái niệm về khách du lịch quốc tế:
6
- Khái niệm của Liên hiệp các quốc gia (League of Nations): Năm 1937, Liên
hiệp các quốc gia đưa ra khái niệm về “khách du lịch nước ngoài ”: “khách du lịch
nước ngoài là bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên
của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ” [6].
- Khái niệm về khách du lịch được chấp thuận tại Hội nghị tại Rôma (Ý) do
Liên hiệp quốc tổ chức về các vấn đề du lịch quốc tế và đi lại quốc tế năm 1963:
“Khách du lịch quốc tế” là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư
trú thường xuyên của họ trong thời gian ít nhất là 24 giờ” [6].
- Khái niệm của Hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan năm 1989: “Khách
du lịch quốc tế” là những người đi thăm một đất nước khác, với mục đích tham
quan, nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3 tháng, những
người khách này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó
khách trở về nơi ở thường xuyên của mình” [6].
- Tại khoản 3, điều 34, Chương V, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, “khách
du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt
Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra
nước ngoài du lịch” [24].
Khách du lịch quốc tế sẽ không bao gồm những người sau:
• Những người qua lại biên giới thường xuyên, bao gồm cả những người khách
đi cùng với họ;
• Những người sống gần biên giới nhưng làm việc ở nước bên kia biên giới;
• Những quan chức ngoại giao, lãnh sự và thành viên các lực lượng vũ trang
được phân công đến một nước khác, bao gồm cả tùy tùng và những người đi
cùng;
• Những người tị nạn hoặc sống du mục;
• Những người quá cảnh không chính thức nhập cư vào một nước, chẳng hạn
những hành khách máy bay chỉ ở trong phòng chờ chuyển tiếp trong một thời
gian ngắn, hoặc những hành khách tàu thủy không được phép lên bờ, bao gồm
cả những người được chuyển tải trực tiếp từ sân bay đến các địa điểm khác. [33]
7
2. Đặc điểm du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế mang những đặc điểm chung của du lịch, cộng thêm với yếu tố
quốc tế. Các đặc điểm của du lịch quốc tế như sau:
Thứ nhất, du lịch quốc tế có tính nhạy cảm, gồm nhiều bộ phận cấu thành nên
trong quá trình cung cấp dịch vụ đối với du khách, nhà cung ứng cần bố trí chính
xác về thời gian, có kế hoạch chu đáo chi tiết về nội dung các hoạt động, cần phải
kết hợp một cách hữu cơ, chặt chẽ giữa các khâu.
Thứ hai, du lịch quốc tế mang tính đa ngành cao. Tính đa ngành được thể hiện
qua đối tượng khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch như sự hấp dẫn về cảnh quan
tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo. Du lịch
quốc tế sẽ không thể phát triển nếu không có sự trợ giúp của các ngành kinh tế -
xã hội khác như bảo hiểm, y tế, giao thông vận tải. Ngược lại, du lịch quốc tế cũng
mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm,
dịch vụ cho khách du lịch.
Thứ ba, du lịch quốc tế mang tính đa thành phần. Thành phần tham gia trong
hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế gồm: khách du lịch, những người quản lý và
phục vụ du lịch, cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội. Do đặc tính đa thành phần
trên đây mà có nhiều loại hình du lịch và dịch vụ ra đời, đáp ứng nhu cầu đa dạng
của du khách.
Thứ tư, du lịch quốc tế có tính thời vụ do ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên,
thời tiết khí hậu đặc trưng tại các điểm du lịch, điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rất
lớn đối với sự hình thành tính thời vụ du lịch. Ngoài ra, tính thời vụ du lịch còn có
liên quan mật thiết đến việc sắp xếp ngày nghỉ của nhân viên, các kỳ nghỉ của học
sinh, sinh viên, sự bố trí này có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động du lịch.
Thứ năm, du lịch quốc tế mang tính liên vùng, biểu hiện thông qua các tuyến
du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia, hay
giữa các quốc gia với nhau. Mỗi điểm du lịch đều có những đặc điểm độc đáo, hấp
dẫn riêng song nó không thể tách khỏi xu thế thời đại và sự phát triển chung của
khu vực và quốc gia. Hoạt động du lịch quốc tế của một vùng, một quốc gia khó có
8
thể phát triển nếu không có sự liên kết các tuyến, điểm du lịch trong phạm vi quốc
gia và toàn thế giới.
Thứ sáu, du lịch quốc tế mang tính chi phí và tính tổng hợp cao. Mục đích của
các du khách là hưởng thụ các sản phẩm du lịch, do vậy họ sẵn sàng chi trả những
khoản chi phí cho chuyến đi của mình về các khoản dịch vụ như: ngủ nghỉ, ăn uống,
đi lại và nhiều khoản chi phí khác nhằm thực hiện mục đích đi chơi, giải trí, tham
quan. Về tính tổng hợp, sản phẩm du lịch là sản phẩm tổng hợp được biểu hiện bằng
nhiều loại dịch vụ. Phạm vi hoạt động của ngành kinh tế, du lịch bao gồm: khách
sạn, giao thông và các cửa hàng bán đồ lưu niệm. Ngoài ra, còn có bộ phận sản xuất
tư liệu phi vật chất như văn hóa, giáo dục, tôn giáo, hải quan, tài chính, bưu điện.
3. Các xu hướng du lịch quốc tế phổ biến hiện nay
Một số xu hướng du lịch quốc tế phổ biến trên thế giới được khách du lịch ưa
thích, chẳng hạn như:
4S: SEA + SUN+ SAND +SHOP: bao gồm tắm biển, phơi nắng, đi dạo bãi
biển và mua sắm.
3F: FLOWRE +FAUNA + FOLKLORE: bao gồm đi xem các động vật quí
hiếm, thực vật quí hiếm và tìm hiểu văn hóa dân gian đặc sắc.
3S: SIGHTSEEING + SPORT + SHOPPING: bao gồm đi chiêm ngưỡng và
thưởng thức các cảnh đẹp, tham gia các môn thể thao mạo hiểm, và đi dạo phố kết
hợp mua sắm.
5H: HOSPITALITY + HONESTY + HERITAGE + HISTORY + HEROIC:
khách du lịch thường tìm đến các địa điểm du lịch mà ở đó người hiếu khách, chân
thật, có nhiều di sản, bề dày lịch sử và truyền thống anh hùng để tìm hiểu.
Ngoài ra còn có loại hình du lịch đã phổ biến trên thế giới nhưng chưa phát
triển ở nước ta như:
Du lịch thời trang thường được tổ chức ở Paris hay Milan.
Hình thức điện ảnh đi trước du lịch theo sau: ví dụ như thăm trường quay, rạp
chiếu phim công nghệ cao, gặp gỡ thần tượng điện ảnh…tại Hollywood. [22]
4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch quốc tế
9
Thứ nhất là tính thời vụ đến hoạt động du lịch
Đối với du khách, tính thời vụ làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp
với thời gian tự chọn theo ý muốn. Vào mùa du lịch chính, du khách tập trung quá
đông tại các điểm du lịch, vùng du lịch làm giảm chất lượng phục vụ cho du khách.
Tác động của tính thời vụ vào hoạt động du lịch là rất lớn, như với mùa hè du lịch
cửa lò, sầm sơn, các du lịch bãi biển rất phát triển, khách đông, nhưng đến 3 mùa
còn lại thì rất vắng khách. Nhưng ngược lại, với khách quốc tế đến Việt Nam thì
mùa đông lại là mùa đông khách nhất, các điểm đến cho mùa đông như Ha long,
Sapa, ...
Thứ hai là ăn uống nghỉ ngơi
Việc tìm kiếm nơi ăn nghỉ là nhu cầu thiết yếu đối với mỗi người. Vì thế các
dịch vụ ăn uồng và nghỉ ngơi là trọng tâm, là nhu cầu thiết yếu so với các nhu cầu
khác của khách. Trên thế giới, 40% lượng tiền du khách chi tiêu là dành cho chỗ
ở. Ở Việt Nam cũng như các nơi khác, ngành khách sạn rất quan trọng vì nó chiếm
một phần lớn doanh thu của ngành du lịch. Nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam
đã đánh giá “Việt Nam là thiên đường ẩm thực” với những món ăn đặc sắc, hương
vị thơm ngon không thể quên ở mỗi điểm đến. Đến Hà Nội không du khách nào
có thể quên hương vị của phở, bún riêu cua, bún ốc, xôi gà, chả cá Lã Vọng, bánh
tôm hồ Tây, bánh cốm, các món nem cuốn. Ẩm thực miền Trung hấp dẫn du khách
bởi các món bánh, món chè xứ Huế, mỳ Quảng, cao lầu…; còn vùng đất Nam Bộ
lại đặc trưng bởi các món lẩu, nướng từ thủy, hải sản với các loại cây trái sẵn có.
Người dân Việt Nam đã không còn xa lạ với hình ảnh những người nước ngoài ngồi
vỉa hè cầm đũa chỉ để thưởng thức một bát phở sáng hay bát bún ốc nóng khói nơi
góc phố quen thuộc. Một số nhà nghiên cứu ẩm thực Việt Nam và nước ngoài đã
nhận xét, các món ăn Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách bởi nguyên liệu chủ
yếu là các loại rau, củ,quả, hạt, thủy, hải sản, không quá nhiều thịt như món Âu, ít
dầu mỡ hơn các món Trung Quốc, ít cay hơn đồ ăn Thái Lan.
Thứ ba là quảng cáo xúc tiến
10
Để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì giải pháp chủ yếu là tăng
cường công tác quảng bá, xúc tiến. Từ nay đến cuối năm 2008, ngành du lịch sẽ
chi khoảng 16 tỷ đồng để quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên các phương
tiện truyền thông quốc tế như CNN, Discovery cũng như các đài truyền hình ở
các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam như kênh KBS - Hàn Quốc, NHK
- Nhật Bản; các kênh truyền hình các tỉnh gần Việt Nam của Trung Quốc như
Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam; trên các báo Singapore, Malayxia, Thái Lan,
Campuchia; mời các đoàn khảo sát du lịch quốc tế đến viết bài về du lịch Việt Nam.
Phối hợp chặt chẽ với ngành hàng không, ngoại giao, giao thông vận tải đẩy mạnh
tuyên truyền, xúc tiến quảng bá cho du lịch Việt Nam như quảng bá cho năm du
lịch Cần Thơ 2008.
Thứ tư là chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu cho
từng đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng và của ngành du lịch Việt Nam nói chung.
Sự khẳng định thương hiệu của từng doanh nghiệp du lịch thể hiện ở việc tôn trọng
khách hàng, luôn luôn cho ra đời nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng đội ngũ
làm công tác dịch vụ du lịch, tiết kiệm chi tiêu và những khâu trung gian không
cần thiết khác. Chất lượng dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương
hiệu cho các đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng và của ngành du lịch nói chung.
Nhưng chất lượng dịch vụ của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua là khâu
yếu kém nhất, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập. Chính vì thế, về lâu
dài, giải pháp then chốt để thu hút khách du lịch vẫn là nâng cao chất lượng dịch vụ
du lịch. Đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hoá, hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá chất
lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Tăng cường lực lượng lao động lành nghề,
chuyên nghiệp; thực hiện tốt qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, mở chiến dịch
làm sạch môi trường tại các điểm du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển
khách du lịch theo hướng văn minh, lịch sự, hiện đại, đảm bảo tiện nghi...
II. Tiềm năng phát triển du lịch quốc tế của tỉnh Quảng Ngãi
1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
11
1.1. Điều kiện tự nhiên
Quảng Ngãi là tỉnh cực Nam của vùng du lịch Bắc Trung Bộ nằm trong
khoảng từ 14-032’40”B – 15025’B vĩ độ Bắc và từ 108006’Đ – 109004’35”Đ kinh
độ Đông; có diện tích tự nhiên 5.131,51 km2 . Về phía Bắc, Quảng Ngãi giáp tỉnh
Quảng Nam, phía Nam giáp Bình Định, phía Tây giáp Kon Tum và phía Đông giáp
biển Đông. Quảng Ngãi có đường bờ biển dài khoảng 130 km và một số đảo nhỏ
ngoài khơi, trong đó đáng kể nhất là đảo Lý Sơn (có diện tích khoảng 9,97 km2).
Địa hình Quảng Ngãi tương đối phức tạp, mang đặc trưng đại hình của các tỉnh
duyên hải miền trung là thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng địa hình đồi núi,
đồng bằng ven biển và hải đảo. Phần Tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường
Sơn Nam, tiếp theo là các đồi và núi thấp. Vùng rừng núi này chiếm tới hơn 2/3
diện tích toàn tỉnh, là địa hình chiến lược quan trọng của tỉnh, nơi hình thành nhiều
căn cứ địa vững chắc gắn liền với lịch sử đấu tranh chống áp bức, chống ngoại xâm
của Quảng Ngãi. Đây là kho tài nguyên phong phú về lâm thổ sản với nhiều loại gỗ
quý, nhiều loại cây nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp…Tiếp giáp với vùng rừng
núi là vùng trung du. Vùng địa hình này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích
toàn tỉnh (khoảng 0.3%). Vùng Đồng bằng ven biển thuộc Quảng Ngãi là đồng bằng
hẹp với tổng diện tích khoảng 1.200 km2, được hình thành một phần bởi nguốn đất
đồi phân hóa, một phần do phù sa của các con sông chảy qua địa phận tỉnh như song
Trà Khúc, Trà Bồng, Trà Châu, sông Vệ bồi đắp. Bờ biển Quảng Ngãi có chiều dài
130 km bị chia cắt thành nhiều đoạn bởi các mũi như Nam Châm, Ba Làng An, Sa
Huỳnh, Kim Bồng.
Quảng Ngãi nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với khí hậu chia thành hai mùa
là mùa ít mưa và mùa mưa. Vì Quảng NGãi nằm trong vùng khí hậu Trung Trung
Bộ nên có nền nhiệt khá cao với biên độ dao động nhiệt nằm khoảng70C – 80C.
Nhiệt độ trung bình ở đây khoảng 260C và giảm xuống ở vùng núi còn 230C - 240C
ở độ cao 400m - 500m và chỉ còn 210C – 230C ở độ cao 1000m.
1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
12
Quảng Ngãi là sự hòa hợp của những dòng sông xen lẫn núi đồi, ghềnh thác
cùng nhiều di tích, kiến trúc cổ: di chỉ văn hoá Sa Huỳnh, chùa Thiên Ấn, thành
cổ Châu Sa, chứng tích Sơn Mỹ, địa đạo Đám Toái… và với nhiều danh lam thắng
cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và hữu tình như: Thiên Ấn niêm hà, Cổ Lũy Cô thôn….
Quảng Ngãi còn được nhắc đến với các bãi biển sạch, đẹp và giá trị để phát triển
thành khu du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn như Mỹ Khê (Sơn Tịnh), Sa Huỳnh (Đức
Phổ), Khe Hai- Dung Quất (Bình Sơn), Minh Tân, Đức Minh, Tân Định (Mộ Đức)
[44]. Với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, tài nguyên du lịch Quảng Ngãi
được chia theo 2 vùng sau.
Thứ nhất là tài nguyên du lịch vùng đồi núi và trung du, với diện tích vùng
đồi núi và trung du khá lớn (chiếm 2/3 tổng diện tích toàn tỉnh) tài nguyên du lịch
vùng đồi núi của tỉnh Quảng Ngãi khá phong phú: khu du lịch văn hóa sinh thái Trà
Bồng (núi Cà Đam), khu bảo tồn tự nhiên khu vực Ba Tơ, hệ thống các thác nước
như Thác Trắng, Thác nước Trịnh, cảnh quan các sông , hồ nước, các thắng cảnh
như núi Thiên Ấn, núi Long Đầu. Núi Thiên Ấn thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn
Tịnh, nằm cách cầu Trà Khúc khoảng 2km về phía Đông với độ cao chỉ hơn 100m
nhưng có hình thù rất độc đáo. Đứng từ vị trí nào nhìn núi cũng có hình thang cân,
đường lên núi quanh co với phong cảnh hai bên hữu tình. Trên đỉnh núi bằng phẳng
có một ngôi chùa cổ được bao bọc bởi những cây cổ thụ xanh tốt. Thiên Ấn được
xem là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi và chùa Thiên Ấn trên đỉnh núi được
xem là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của cả Miền Trung [10].
Thứ hai là tài nguyên du lịch ở vùng biển và hải đảo, với đường bờ biển dài
gần 130km, tài nguyên du lịch biển và hải đảo của Quảng Ngãi khá phong phú và
hấp dẫn với các bãi biển đẹp, các cảnh quan bờ biển kỳ thú và hấp dẫn du khách,
các hòn đảo thanh bình và còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, trong lành. Trong số các tài
nguyên du lịch biển và hải đảo của Quảng Ngãi, đáng kể nhất là bờ biển Sa Huỳnh,
bờ biển Mỹ Khuê, đảo Lý Sơn [10]. Vùng bờ biển Sa Huỳnh nằm ở cực nam của
tỉnh, thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ. Trên bờ biển Sa Huỳnh có nhánh núi
Trường Sơn chạy áp sát biển tạo thành những ghành đá rất đẹp. Cũng chính vì vậy
13
địa hình Sa Huỳnh rất đa dạng với những ngọn núi màu xanh nhiều cung bậc, với
những động cát vàng rực,…Sa Huỳnh còn có Hòn Me, Hòn Khỉ, Động cát Ma
Vương chứa đựng di chỉ văn hóa Sa Huỳnh nổi tiếng. Bờ biển Mỹ Khuê dài trên
10km với ba cảnh quan độc đáo và hấp dẫn là Cổ Lũy Cô Thôn, Thạch Cơ Điếu
Tẩu và An Hải Sa Bàn. Bờ biển Sa Kỳ - Cổ Lũy có hình cong lưỡi liềm với bãi cát
vàng sạch sẽ, rặng phi lao xanh mát, không khí trong lành là nơi thuận lợi cho hoạt
động nghỉ dưỡng và tắm biển. Đảo Lý Sơn là đảo lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi(-
đảo lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi-) với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, không khí
trong lành, cảnh quan đẹp mắt là địa chỉ du lịch lý tưởng đối với những du khách ưa
khám phá.
Nhìn chung, tài nguyên du lịch thiên nhiên của Quảng Ngãi khá phong phú và
đa dạng, nếu được đầu tư khai thác một cách hợp lý thì đây sẽ là nguồn tài nguyên
mang lại lợi ích cho không chỉ nền kinh tế mà còn góp phần thỏa mãn nhu cầu du
lịch của nhân dân trong tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung.( sẽ mang
lại lợi ích không nhỏ cho nền Ktế cũng như…)
2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch
2.1. Điều kiện kinh tế xã hội
Những năm gần đây tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội tính trên đầu
người của Quảng Ngãi tăng mạnh nhờ vào nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhìn chung
cao hơn so với mức bình quân của cả nước và các tỉnh trong khu vực. Chỉ tiêu tăng
trưởng GDP 2010 của Quảng Ngãi đạt 14,9% so với năm trước. Năm 2010, Quảng
Ngãi xếp vị trí thứ 7 trong top 10 tỉnh nộp ngân sách cao nhất cả nước.
Mặc dù có những bước phát triển kinh tế nhất định, song nói chung mức sống
dân cư còn thấp. Đặc biệt là trong những vùng thường xuyên gặp thiên tai và những
vùng núi xa xôi.
Về điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cũng có nhiều tiến bộ.
một trong các chỉ tiêu cho thấy sự phát triển chính là chỉ số gia tăng của các bưu
điện cơ sở. Đến nay, 100% các huyện thị đều đã được trang bị tổng đài điện thoại.
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
14
Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị văn hóa vật chất cũng như tinh
thần do bàn tay và khối óc của người dân Quảng Ngãi sáng tạo ra trong suốt chiều
dài lịch sử của mình. Các tài nguyên này bao gồm những di tích lịch sử văn hóa,
kiến trúc nghệ thuật, những sản phẩm thủ công và các nghề thủ công truyền thống,
những giá trị văn hóa phi vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội, ẩm thực…đều là
những nguồn tài nguyên quan trọng cần được nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm
du lịch độc đáo mang bản sắc riêng của Quảng Ngãi nhằm thu hút khách du lịch,
đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Tài nguyên du lịch nhân văn Quảng Ngãi bao
gồm:
Thứ nhất là di tích văn hóa – lịch sử. Quảng Ngãi là một tỉnh có bề dày phát
triển lịch sử khá lâu đời, do vậy đã để lại nhiều di tích lịch sử quý giá. Tính đến nay
toàn tỉnh đã có 23 di tích được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng, hơn 100 di tích
khác đã được đưa vào danh mục các di tích đề nghị được xếp hạng. Các di tích này
được chia thành các nhóm di tích khác nhau.
Đầu tiên, phải kể đến là nhóm di tích khảo cổ học, tiêu biểu là nhóm di tích
văn hóa Sa Huỳnh. Nhóm di tích này phân bố tại các địa phương Long Thạnh,
thuộc huyện Đức phổ, Bình Châu và Sa Huỳnh. Đây là nền văn hóa khá đặc sắc
đã cho thấy vào buổi đầu công nguyên chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh đã đạt
đến trình độ phát triển cao trong khu vực. Đặc biệt là đồ gốm Sa Huỳnh với những
trang trí lắc đen, trắng trên nền đỏ và những hoa văn sông nước rất độc đáo và tinh
tế có giá trị cao không những đối với khoa học, mà còn thu hút sự quan tâm của du
khách.
Tiếp theo, đó là nhóm di tích cách mạng, tiêu biểu phải kể đến là khu di tích về
cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, khu di tích núi Cà Đam thuộc huyện Trà Bồng, cách thành
phố khoảng 50km về hướng tây bắc; di tích địa dạo Đám Toái (huyện Bình Sơn,
bán đảo ba Làng An); di tích chiến thắng Ba Gia; di tích chiến thắng Vạn Tường
thuộc huyện Sơn Tịnh. Đặc biệt, khu chứng tích Sơn Mỹ (thuộc xã tịnh Khuê), là
nơi 504 đồng bào ta bị giặc Mỹ sát hại ngày 16/03/1968 – một vụ thảm sát đẫm
máu gây chấn động cả thế giới ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ quân Mỹ chiếm
15
đóng miền Nam Việt Nam. Khu chứng tích Sơn Mỹ đã được Bộ Văn hóa – Thông
tin công nhận và là di tích lịch sử cách mạng quốc gia. Hiện nay tại đây có một
tượng đài và một nhà chứng tích trưng bày một số hiện vật và hình ảnh về những tội
ác của giặc Mỹ đối với đồng bào ta ở đây trong ngày 16/ 03/1986.
Nhóm các di tích kiến trúc phải kể đến là Chùa Thiên Ấn và chùa Ông. Chùa
Thiên Ấn lúc đầu mới chỉ là một am nhỏ do Tổ sư Pháp Hóa, chùa được xây dựng
trên đỉnh núi Thiên Ấn (Sơn Tịnh), trước mặt là sông Trà Khúc, dưới chân núi phía
tây là dãy Long Đầu, xung quanh chùa có nhiều cây xanh, khung cảnh đẹp, đặc biệt
chùa có 2 di vật giá trị là chuông đồng cao 2m được gọi là “Chuông Thần” và giếng
nước sâu 15m được gọi là giếng Phật. Năm 1947 khi cụ Huỳnh Thúc Kháng quyền
chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (nay là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam) về công tác tại Quảng Ngãi và cụ mất tại Quảng Ngãi. Nhân dân ngưỡng
mộ đưa Cụ an táng tại đỉnh núi Thiên Ấn (cách chùa Thiên Ấn 200m). Chùa Thiên
Ấn không chỉ là niềm tự hào của Quảng Ngãi, mà còn nổi tiếng khắp miền Trung.
Nhóm danh thắng có những cảnh đẹp, trong đó đáng chú ý là 12 cảnh đẹp
đã được Nguyễn Chu Trinh làm thơ tặng. Đó là các địa danh: Thiên Ấn Niêm Hà,
Long Đầu Hí Thủy, La Hà Thạch Trận, Liên Trì Dục Nguyệt, Hà Nhai Vãng Độ,
Cỗ Lũy Cổ Thôn, bãi biển Sa Huỳnh…
Thứ hai là nghề thủ công truyền thống. Một trong những nguồn tài nguyên du
lịch nhân văn quan trọng là các nghề và làng nghề thủ công truyền thống. Ở Quảng
Ngãi cũng có một số nghề thủ công tiêu biểu có thể khai thác phục vụ như: nghề
làm đường phổi, đường phèn, kẹo gương ở Tư Nghĩa, nghề làm gốm ở Mỹ Thiện
(Bình Sơn), Đại Lộc (Sơn Tịnh), Bồ Đề (Tư Nghĩa), Nghề đúc đồng ở làng Chú
Tượng huyện Mộ Đức - nơi đây đã đúc cho chùa Thiên Ấn chiếc “Chuông Thần”
vào thế kỷ 18...
Thứ ba là Văn hóa dân gian. Quảng Ngãi có một số lễ hội tiêu biểu là lễ hội
Cầu Ngư hay còn gọi là lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Đua Thuyền Tứ Linh rất đặc sắc
và đông đảo nhân dân tham gia vào các dịp tết nguyên đám.
16
Thứ tư là các món ăn đặc sản. Ở Quảng Ngãi có những đặc sản biển phong
phú và là xứ sở của mía đường. Có những món ăn bình dị nhưng độc đáo, đậm đà
bản sắc quê hương như mắm nhum (loài nhuyễn thể biển) có vị ngọt đặc biệt dung
chung với các loại rau sống hay có thể ăn với bún hoặc thịt luộc… Đặc biệt, Quảng
Ngãi là quê hương của đường phèn, đường phổi và kẹo gương rất nổi tiếng.
III. Sự cần thiết phải phải tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến
Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020
1. Vị trí của du lịch quốc tế Quảng Ngãi trong chiến lược phát triển du lịch
quốc tế cả nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Thứ nhất, vị trí của du lịch quốc tế Quảng Ngãi trong chiến lược phát triển du
lịch quốc tế cả nước
Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, Quảng Ngãi nằm trong
không gian vùng du lịch Bắc Trung Bộ với những tiềm năng và lợi thế hết sức quan
trọng.
Trước hết Quảng Ngãi có vị trí địa lý rất thuận lợi. Nằm trên trục đường giao
thông chính nối từ Bắc vào nam, có đường quốc lộ và đường sắt xuyên Việt chạy
qua, có cảng nước sâu Dung Quất cùng với hệ thống đường ngang và đường thủy
nối Quảng Ngãi với các tỉnh và các địa phương trong cả nước, là điều kiện quan
trọng để phát triển du lịch.
Bên cạnh sự thuận tiện về hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng, Quảng Ngãi
còn có tiềm năng du lịch phong phú, đặc biệt là tiềm năng rất lớn để phát triển
du lịch biển với bãi biển Mỹ Khuê, Sa Huỳnh nổi tiếng trong cả nước và những
nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, hấp dẫn, tiêu biểu là các di tích văn hóa, lịch
sử như Sa Huỳnh, Chăm Pa, các di tích chiến tranh Sơn Mỹ…Ngoài ra bên cạnh
Quảng Ngãi là những điểm du lịch nổi tiếng như đô thị cổ Hội An, thánh địa Mỹ
Sơn ở phía Bắc, Bình Định Tây Sơn với hệ thống Tháp Chàm ở Phía Nam đã đặt
Quảng Ngãi vào một không gian du lịch hấp dẫn. Chính vì vậy, Quảng Ngãi được
coi là một trong những điểm du lịch quan trọng trên tuyến du lịch xuyên Việt của cả
nước
17
Và Quảng Ngãi còn nằm trong khu vực phát triển của hành lang Đông Tây
– một dải hành lang chiến lược nối miền trung với các nước Lào, Thái Lan và
Myanmar. Tất cả những điều kiện trên đã cho thấy vị trí quan trọng của Quảng Ngãi
trong hệ thống các tuyến điểm du lịch của miền trung và có tầm quan trọng trong
chiến lược đối với ngành du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập khu vực.
Thứ hai, vị trí của du lịch quốc tế Quảng Ngãi trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của Quảng Ngãi
Theo số liệu Cục thống kê Quảng Ngãi, mặc dù tỷ phần của kinh tế dịch vụ
Quảng Ngãi chỉ chiếm khoảng trên dưới 20%, trong đó tỷ lệ này của cả nước là trên
40% nhưng dịch vụ vẫn là ngành có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của mình
Trong thời gian qua du lịch Quảng Ngãi cũng đã có những bước phát triển
nhất định. Nếu năm 2001 tổng doanh thu du lịch đạt 45,6 tỷ đồng, thì đến năm 2005
doanh thu đã đạt 74,6 tỷ đồng và năm 2010 đạt trên 215 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà
nước từ 4,8 tỷ đồng năm 2001 đến năm 2005 đã đạt xấp xỉ 7 tỷ đồng, năm 2010 đạt
trên 10 tỷ đồng. Như vậy tỷ lệ tăng trưởng về doanh thu đạt khoảng 23%/năm, nộp
ngân sách tăng gấp nhiều lần. Đây là tốc độ tăng trưởng cao, mặc dù giá trị tuyệt đối
còn thấp. Sự đóng góp của du lịch nói riêng và của các ngành du lịch nói chung còn
chưa đáng kể. Điều đó được thể hiện trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh
trong thời gian qua.
Tuy nhiên trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ngãi,
Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đã quyết định chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ
trọng ngành nông – lâm – thủy sản và tăng tỷ trọng kinh tế dịch vụ và công nghiệp
xây dựng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh phải được xây dựng trên cơ sở lợi thế so sánh của
tỉnh. Quảng Ngãi có bờ biển dài hơn 130km, rất thuận lợi cho việc phát triển ngành
đánh bắt hải sản, vận tải biển, cơ khí sửa chữa và đóng tàu biển, nhưng cũng có
nhiều điều kiện để phát triển du lịch biển
Đặc biệt trong bối cảnh Quảng Ngãi đang trở thành một điểm nóng trong phát
triển các ngành kinh tế quan trọng của đất nước, việc tận dụng cơ hội phát triển
du lịch và các ngành dịch vụ có thể đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách, góp
18
phần giải quyết những vấn đề xã hội như việc làm, xóa đói giảm nghèo
2. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi
giai đoạn 2011-2020
Đóng góp trực tiếp của du lịch Việt Nam năm 2010 vào GDP là 73.800 tỷ
đồng (tương đương gần 4 tỷ USD), chiếm 3,9% GDP; lao động trực tiếp tham gia
vào lĩnh vực du lịch là 1.397.000 người, khoảng 3% tổng số lao động toàn quốc.
Ngành du lịch đóng góp gián tiếp tới hơn 231.200 tỷ đồng vào GDP (tương đương
12,5 tỷ USD), khoảng 12,4% GDP; có 4.539.000 người hoạt động gián tiếp trong
lĩnh vực du lịch, chiếm 9,9% tổng lao động toàn quốc [32]. Năm 2009, dịch vụ du
lịch đã mang đến cho Việt Nam 3.050 triệu USD, chiếm hơn 52% kim ngạch xuất
khẩu dịch vụ của Việt Nam năm 2009 [33]. Hơn nữa, dịch vụ du lịch còn góp phần
giải quyết khoảng 1.035.000 lao động [1]. Số liệu một phần nào cho thấy sự cần
thiết của việc phát triển dịch vụ du lịch ở Việt Nam nói chung và ở Quảng Ngãi nói
riêng. Sự cần thiết đó thể hiện thông qua sự đóng góp của việc phát triển dịch vụ du
lịch về mặt kinh tế cũng như xã hội.
2.1. Về kinh tế
Thứ nhất là khai thác tiềm năng du lịch quốc tế, hỗ trợ phát triển du lịch
quốc tế. Tiềm năng sẽ vẫn mãi là tiềm năng nếu như nó không được đánh thức,
không được khai thác đúng cách. Những gì ta thấy ở Quảng Ngãi chỉ là những bờ
biển dài với phong cảnh hữu tình, những dòng sông hiền hòa, những ngôi chùa cổ
kính… đó chỉ là viên kim cương thô chưa được gọt giũa một cách cẩn thận, chưa
được biết đến. Thông qua việc chương trình cải thiện dịch vụ du lịch và tăng cường
thu hút khách du lịch, chúng sẽ trở nên những viên kim cương vô giá được nhiều
người biết đến. Nếu có những chương trình hợp lý, trong một tương lai gần, chúng
ta sẽ thấy đằng sau những bờ biển dài vẫn phong cảnh hữu tình ấy là những chuyến
du lịch nghĩ dưỡng đầy hấp dẫn, còn đằng sau những con sông hiền hòa, những ngôi
chùa cổ kính ấy là những chuyến thưởng ngoạn cảnh vật trên sông và cơ hội đắm
mình cùng chốn linh thiên,… Đó chính là cách để tăng cường thu hút khách du lịch
và phát triển dịch vụ du lịch giúp đánh thức vẻ đẹp của cảnh vật quê hương.
19
Thứ hai là nâng cao giá trị dịch vụ du lịch, góp phần tăng thu ngoại tệ.
Những tiềm năng phát triển du lịch ở Quảng Ngãi là điều hiển nhiên không ai có thể
bác bỏ được, tuy nhiên những giá trị mang về từ du lịch thật sự chưa tương xứng
với tiềm năng của tỉnh. Một trong những lý do đó là vấn đề trong việc thu hút khách
du lịch, tiếp sau đó là chất lượng dịch vụ cung cấp. Hai vấn đề này có một mối quan
hệ thân thiết với nhau, một dịch vụ tốt có chất lượng sẽ thu hút được nhiều khách du
lịch nhưng phải có một số lượng khách nhất định để có thể duy trì nó được. Dịch vụ
cung cấp có chất lượng và phong phú hơn thì số tiền chi tiêu của du khách mới cao
hơn. Hiện nay, du khách đến Quảng Ngãi sẽ không thể nào tiêu được “nhiều tiền”
bởi vì có quá ít những dịch vụ cung cấp hay nếu có đi chăng nữa thì cũng quá sơ sài
và không đáp ứng yêu cầu của du khách, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài.
Thứ ba là góp phần phát triển hoạt động du lịch quốc tế một cách đồng
bộ và toàn diện hơn. Hiện nay, hoạt động thu hút khách du lịch còn quá yếu, thêm
vào đó dịch vụ cung cấp không tốt không đồng nhất, có thể gây những ấn tượng xấu
trong lòng du khách. Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch còn khá yếu kém chưa đáp ứng
được ở mức cao của du khách quốc tế. Vấn đề được đặt ra đó là làm sao để có thể
phát triển tất cả các thành phần dịch vụ du lịch một cách đồng bộ để mang đến chất
lượng hoạt động du lịch một cách toàn diện nhất. Hơn nữa, việc cung cấp các dịch
vụ phù hợp, đáp ứng được nhu cầu thì sẽ là một cách để giữ chân khách du lịch.
2.2. Về xã hội
Thứ nhất, mở rộng giáo dục đào tạo, tạo việc làm cho lao động trong
ngành du lịch, góp phần giảm tệ nạn xã hội. Quảng Ngãi là một tỉnh dựa vào nền
kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, với vựa lúa và những sản phẩm nông nghiệp khác.
Vì thế, người dân Quảng Ngãi chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, đời sống nhân
dân vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Thêm vào đó quá trình
đô thị hóa đã khiến nhiều lao động trẻ di chuyển từ nông thôn đến thành thị nhưng
vẫn thất nghiệp. Việc phát triển dịch vụ du lịch nhằm tăng cường thu hút khách du
lịch là cơ hội để những người thất nghiệp có cơ hội tìm được những việc làm . Vì
vậy, việc phát triển dịch vụ du lịch giúp tạo nhiều việc làm cho người dân. Thông
20
qua đó, nó giúp mang đến cho người dân trong địa phương một nguồn thu nhập
đáng kể. Hơn thế nữa, điều này có thể phân bố lại thu nhập giữa các vùng trong
tỉnh, người có thu nhập thấp sẽ có cơ hội cải thiện nguồn thu của mình. Từ đó, việc
phát triển dịch vụ du lịch giúp tỉnh Quảng Ngãi xóa bỏ dần khoảng cách giàu nghèo
giữa các vùng nông thôn và thành thị.
Thứ hai, tăng mức sống người dân, nâng cao sức khỏe và phúc lợi xã hội.
Nhờ vào việc tăng thu nguồn ngoại tệ và đóng góp vào ngân sách Nhà nước, dịch
vụ du lịch quốc tế phát triển không những có thể cải thiện đời sống người dân mà
còn đem đến những kết quả tích cực khác. Du lịch phát triển, đường giao thông
được mở rộng, hệ thống điện và truyền thông được bao phủ, cơ sở hạ tầng được cải
thiện và phát triển. Nhờ đó, đời sống người dân được nâng cao. Hơn nữa, du lịch
phát triển mang đến nguồn thu cho tỉnh nhà có thể xây dựng nhiều cơ sở y tế, người
dân có thể dễ dàng tiếp cận nguồn nước sạch và sản phẩm y tế, qua đó cải thiện và
nâng cao sức khỏe cho người dân.
Thứ ba, cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa và hội nhập quốc tế. Du lịch
quốc tế là một cơ hội học hỏi giao lưu không những đối với du khách quốc tế mà
còn đối với người dân địa phương. Du khách không chỉ mang đến ngoại tệ hay tiền
bạc, những gì họ mang đến còn nhiều hơn thế nhiều, họ mang theo cả kho tàng về
lịch sự văn hóa của quê hương họ, những phong tục tập quán từ các vùng khác nhau
trên khắp thế giới. Chính họ là những vị đại sứ thiện chí, là hình bóng của văn hóa
xứ họ. Quảng Ngãi, một mảnh đất của miền trung đầy nắng gió, nơi người dân chân
chất, đầu tắt mặt tối trên ruộng vườn, họ chưa từng được biết đến văn hóa thế giới,
có chăng là những tin tức chấp vá họ nghe hay nhìn được qua thiết bị truyền thông.
Đối với họ việc biết một thứ tiếng nước ngoài còn quá xa xỉ cho dù họ có muốn
tiếp cận. Bởi thế, việc phát triển dịch vụ du lịch mang theo những cơ hội để người
dân địa phương tiếp cận những kiến thức về văn hóa từ các vùng khác nhau trên thế
giới, học tiếng nước ngoài, học cách giao tiếp với nước ngoài,… Hoạt động du lịch
quốc tế phát triển cũng đồng nghĩa với những cơ hội giao lưu của người dân được
mở rộng.
21
IV. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và bài học cho tỉnh Quảng
Ngãi về việc thu hút khách du lịch quốc tế
1. Kinh nghiệm của đảo Sabah (Malaysia)
Sabah là một hòn đảo nằm ở phía Bắc Borneo, là bang lớn thứ 2 tại Malaysia,
diện tích khoảng 74.500 km2 với 1.440 km bờ biển. Sabah được gọi là “Vùng đất
của gió” vì nằm trong vành đai bão. Dù vậy, Sabah vẫn có sức hút đối với du khách
bởi những công viên bảo tồn tự nhiên, trong đó có Công viên Quốc gia Kinabalu,
Khu bảo tồn Đười ươi Sepilok…
Thành phố Kota Kinabalu – thủ phủ của bang Sabah là một hòn đảo xinh đẹp
của núi, của biển, của cỏ cây hoa lá với những bãi tắm nguyên sơ và những khu
rừng nguyên sinh... kết hợp thành một bức tranh của tự nhiên hoàn mỹ. Vì vậy,
Kota Kinabalu còn là cửa ngõ cho những chuyến phiêu lưu leo núi, đi bè vượt thác,
khám phá hang động. Du khách sẽ có những phút giây thư giãn tuyệt vời tại suối
nước nóng Poring, tận hưởng những loại hình dịch vụ không chê vào đâu được. Du
khách thích thú đắm mình vào làn nước biển trong xanh, chơi nhảy dù, lướt ván, tàu
chuối (gần giống với lướt ván), lặn biển, tắm nắng và tận hưởng các dịch vụ cao cấp
trong các resort.
Công viên Quốc gia Kinabalu là một điểm nhấn mà khách du lịch không thể
bỏ qua. Rất nhiều du khách ưa thích cảm giác mạnh mong ước được một lần tới đây
để chinh phục ngọn Kinabalu cao 4.095m - được mệnh danh là “nóc nhà Đông Nam
Á”. Công viên Quốc gia Kinabalu thành lập từ năm 1964, đã được công nhận là di
sản thế giới. Để khám phá được sự phong phú của Kinabalu du khách sẽ mất ít nhất
2 ngày. Nơi đây thực sự là một khu rừng nhiệt đới hấp dẫn có diện tích 754km2 với
khí hậu 4 mùa rõ rệt, hệ động thực vật hoang dã vô cùng phong phú.
Ngọn núi Kinabalu hùng vĩ giữa công viên là một khối núi đá granite được nhô
lên bởi những vận động địa chất. Các nhà khoa học cho biết, ngọn núi này có lịch
sử địa chất rất kỳ bí, từ hàng triệu năm trước đây. Trong kỷ Băng hà, những dòng
sông băng đã chảy ngang qua khối núi này. Do vậy, đến nay hình dáng của ngọn
Kinabalu hết sức độc đáo.
22
Với người địa phương, Kinabalu là ngọn núi thiêng. Người ta tin rằng linh hồn
của tổ tiên họ đã an nghỉ trên đỉnh núi. Xưa kia, người ta thường đem lễ vật cúng
trên núi, nay tục lệ ấy vẫn còn duy trì mỗi năm một lần. Du khách sẽ thử sức mình
khi leo núi giữa khung cảnh rừng nhiệt đới nguyên sinh um tùm để có thể bất ngờ
tìm thấy những dòng suối nước nóng bí ẩn. Để khám phá ngọn núi hùng vĩ này,
người leo núi cần chuẩn bị sẵn sàng đồ ăn, túi ngủ, trang phục phù hợp, đèn pin, đặc
biệt cần đối phó với cái lạnh ở đỉnh núi vào buổi sớm vì nhiệt độ có thể xuống đến
mức nước đóng băng. Thời tiết lý tưởng cho việc chinh phục ngọn Kinabalu là vào
tháng 4, vào những ngày trăng tròn sẽ cho du khách một cảm giác tuyệt vời hơn khi
ngắm cảnh vật. Đón bình minh trên “nóc nhà Đông Nam Á” cũng đem đến cho du
khách những cảm xúc khó quên.
Hàng loạt các khu bảo tồn thiên nhiên khác như khu bảo tồn đười ươi Sepilok
tập hợp 200 con đười ươi. Đười ươi được cư dân trong vùng gọi một cách trìu mến
là “Người đàn ông hoang dã của Borneo”. Đặc biệt, Sabah còn nổi tiếng bởi loài
hoa Rafflesia Precei lớn nhất thế giới, du khách có thể chiêm ngưỡng những bông
hoa khổng lồ này tại Trung tâm hoa Rafflesia. Rafflesia là loài cây ký sinh, song
hoa của nó có đường kính tới 1,5m và nặng tới 10-12kg. Thật tuyệt vời khi ngắm
những bông hoa khổng lồ này nở bung trên các triền đồi, các sườn dốc. Có điều loài
hoa này có mùi rất hôi.
Sabah còn nhiều khung cảnh nên thơ được tạo bởi dòng Kinabatangan – con
sông dài nhất của Malaysia. Dọc hai bờ sông về phía hạ nguồn là nơi tập trung động
vật hoang dã lớn nhất của đất nước này. Đi thuyền trên sông, du khách có thể nhìn
thấy đời sống tự nhiên của đười ươi, khỉ lông đỏ và lông bạc, voi, cá sấu, rái cá và
khỉ Proboscis sinh sống trong khu vực đầm lầy ven sông.
2. Kinh nghiệm của Singapore
Singapore, được mệnh danh là con rồng và thành phố "sạch sẽ nhất" Châu Á,
là nơi bạn sẽ khám phá thấy được những truyền thống cổ xưa hòa hợp với xu thế
phát triển hiện đại.
23
Không náo nhiệt, ồn ã như một số thủ đô khác nhưng Singapore - đất nước nhỏ
bé và ngăn nắp, tinh tươm hàng năm luôn thu hút lượng du khách vượt xa dân số
của họ. Ở Singapore, đất đai quý đến mức có những con đường được làm trên nền
đất bồi mua từ các quốc gia láng giềng, vậy mà thành phố có rất nhiều khoảng xanh
phủ ngợp, dịu mát, trong lành. Du khách không bắt gặp cảnh ăn uống, nhậu nhẹt
tưng bừng nơi vỉa hè. Các điểm ăn nhậu bình dân thường được “giấu” vào các con
phố nhỏ hoặc khuất sau lùm cây xanh khiến vẻ ngoại cảnh thêm nét thanh tao.
Một nếp sống văn hóa được hình thành từ cả một quá trình lâu dài, nghiêm
ngặt. Những vi phạm như hút thuốc nơi không được phép, nhả kẹo cao su, xả rác
bừa bãi, vi phạm luật giao thông... bị xử phạt rất nặng. Thật khó thấy bóng dáng
cảnh sát trên đường phố nhưng ở đây không ít lần du khách được chứng kiến hình
ảnh người qua đường, có khi là một người già yếu lượm bỏ vô thùng rác vỏ bao
thuốc, túi xốp... mà ai đó sơ ý để rớt trên đường
Mạng lưới giao thông công cộng thật lý tưởng, ở các bến xe và đường phố
tuyệt đối không có cảnh đậu xe bừa bãi hay taxi giành giật khách, người dân không
bị ám ảnh bởi nạn ô nhiễm môi trường, kẹt xe... Những hình ảnh ấy gợi lên biết bao
ước muốn về một môi trường thiên nhiên, xã hội cần được gìn giữ, gây dựng ở quê
nhà.
Thăm Singapore, không thể bỏ qua đảo Sentosa, nơi có nhiều điểm tham
quan đặc sắc, nơi có tượng sư tử biển, biểu tượng của đất nước. Chuyến đi trên xe
monorail cho du khách một cái nhìn toàn cảnh của Sentosa. Ở đây bên cạnh bãi biển
đẹp, còn có Vườn chim Jurong, Thế giới dưới nước và khu Nhạc nước, đặc biệt là
Bảo tàng sáp... Vườn chim Jurong rộng hơn 20ha, là vườn chim lớn nhất ở châu
Á - Thái Bình Dương với kiểu thiết kế đặc biệt rất giống với điều kiện cư trú thiên
nhiên của các loài chim.
Ở đây còn có thác nước nhân tạo lớn nhất thế giới. Vườn chim là thiên đường
cho hơn 8.000 con chim của 600 loại. Một số con sống trong những “lồng” lưới
khổng lồ, số khác tự do bay lượn quanh du khách, nhưng chẳng bay đi xa bởi nơi
đây con người đã dành cho chúng một môi trường và sự chăm sóc quá lý tưởng.
24
Show biểu diễn thực sự độc đáo, hấp dẫn với hơn 100 con chim - những “tài tử”
ngôi sao - vô cùng dễ thương tại một nhà hát ngoài trời, tạo sức lôi cuốn đặc biệt
với công chúng. Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng có những trận cười giòn giã
khi xem những màn diễn, đua tài của các loại chim quý hiếm, có chú chim vừa biết
sủa tiếng chó..., biết hỏi thăm sức khỏe du khách bằng tiếng Anh, tiếng Hoa...
Ở Bảo tàng đại dương, miền nhiệt đới của châu Á, nơi khám phá bí mật của
đại dương quy tụ tới 2.500 sinh vật biển của 250 loài, theo các băng chuyền lướt
chầm chậm qua một đường ngầm phủ kín trong suốt, du khách có dịp ngắm nghía
những chuyển động “bay lượn” của “cư dân” biển cả từ mọi góc độ... Những điểm
tham quan ấy, không chỉ đọng lại cảm xúc đẹp mà còn có cả bài học về bảo tồn và
phát triển thiên nhiên.
Ðêm buông xuống, cả ngàn người đổ về khu nhạc nước thưởng thức sô diễn
hoành tráng, độc đáo của các “vũ công nước”. Nương theo tiếng nhạc, những làn
nước được phun lên, đan kết, nhảy múa biến ảo trong ánh sáng rực rỡ muôn màu,
cùng những hình ảnh sống động tái hiện bằng ánh sáng laser. Ở đây du khách được
nghe những giai điệu đặc sắc của nhiều quốc gia và phần kết thú vị với truyền
thuyết sư tử biển - linh hồn của đảo Sentosa... Ðặt chân vào Bảo tàng sáp, dưới hình
thức festival hấp dẫn, người ta như bước vào chuyến du hành lý thú với nhiều hình
ảnh được tái hiện bằng những bức tượng sáp kích cỡ như người thật và rất sống
động, từ gương mặt, thân hình (đôi khi cử động), tới trang phục, âm thanh, khung
cảnh và sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật hiện đại tạo nên những hiệu ứng đặc biệt.
Phim, audio, video, được trình chiếu liên tục, do đó không có bóng dáng của
người thuyết minh nhưng bảo tàng vẫn hấp dẫn. Nếu cái nhìn toàn cảnh cho thấy
một đất nước văn minh, quy cũ thì ở các cuộc trình diễn, người xem không chỉ được
giải trí mà đọng lại còn là sự cảm phục về nét tinh tế, có tầm vóc và chiều sâu của
những người đã tạo dựng. Phải chăng, đó cũng là một trong những lý giải vì sao
hàng năm số du khách tham quan Singapore thường vượt trội so với cư dân của họ.
Những ngày ở Singapore, có thể cảm nhận được văn hóa nơi đây đã thấm sâu
vào các hoạt động du lịch và du lịch đã được quan tâm như một ngành kinh tế quan
25
trọng của quốc gia. Nơi đây không khai thác du lịch bằng các hình thức mua vui
bằng mọi giá mà quan tâm đến chất lượng dịch vụ qua những sáng tạo, nét độc đáo
gắn với tầm vóc văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái. Singapore thật sự là một
điểm đến hết sức tuyệt vời cho những người mê du lịch [14].
2. Kinh nghiệm của Bali – Indonesia
Nằm ở cực Nam của Châu Á giữa hai lục địa Đông Nam Á và Châu Đại
Dương, Indonesia là một đất nước rộng lớn với diện tích 1.919.440 km2 và là quốc
gia có nhiều đảo nhất trên thế giới với 17.508 hòn đảo lớn nhỏ, dân số khoảng 237
triệu người, đứng thứ tư thế giới. Indonesia có một nền văn hóa vô cùng giàu có với
sự hòa quyện của những màu sắc tôn giáo và một nền văn hóa hết sức lâu đời. Được
biết đến là đất nước Hồi giáo đông dân nhất thế giới nhưng nơi đây cũng chịu nhiều
ảnh hưởng của các nền văn hóa phương tây như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,...
Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997-1998 đã làm cho nền kinh tế
Indonesia khủng hoảng trầm trọng. Tuy nhiên, với vị trí địa lý thuận lợi, là "cửa
ngõ" của các Đại Dương cùng với nguồn tài nguyên phong phú đặc biệt là dầu mỏ,
nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi tốt với tốc độ phát triển cao và ổn định,
hứa hẹn một tương lai sáng sủa. Đến với Indonesia là đến với những hòn đảo kì
bí, là đến thăm “thiên đường trên mặt đất”. Thiên nhiên đã ban tặng cho Indonesia
những cảnh sắc vô cùng đa dạng với những bờ biển trải dài thẳng tắp, những thác
nước hùng vĩ, những ngọn núi lửa tuôn trào và cả cảnh sắc nhiệt đới thanh bình
với hệ sinh thái hết sức phong phú đến kì lạ. Và vẫn còn nơi đây hàng nghìn hòn
đảo không có người sinh sống, vẫn còn bao nhiêu điều kì bí mà con người chưa thể
khám phá hết ở quần đảo này.
Đảo Bali có hình hài giống như một chú gà con, mỏ hướng về Ấn Độ Dương,
là một trong hàng ngàn hòn đảo của Indonesia. Bali nằm ở phía đông của Indonesia,
cách thủ đô Jakarta hơn 1.000km về phía tây và là một trong 33 tỉnh của Indonesia.
Với diện tích khoảng 5.632 km2 và dân số là 3,15 triệu người, đây là một trong
những hòn đảo có mật độ dân số cao nhất thế giới. Bali nổi tiếng là một địa điểm du
lịch hàng đầu Đông Nam Á và thế giới trong thời đại mới, có quá nhiều mỹ từ mà
26
du khách thường dùng để nói về hòn đảo này một khi đã đến đây, những mỹ từ như
“Đảo thần”, “thiên đường du lịch”, “bình minh của thế giới”… là một trong những
số đó [13].
Người dân Bali hiền hòa, chất phác, họ được xem là dân tộc tài hoa nhất, nghệ
sĩ nhất trong số 250 dân tộc ở Indonesia. Chính vì vậy, họ đã sáng tạo một nền văn
hóa, nghệ thuật đặc sắc nhất góp phần tạo nên một Bali nổi tiếng như ngày nay. Đó
là nền văn hóa triết học tôn giáo Hindu vốn đã vô cùng phong phú khi đến Bali lại
được kết hợp với tín ngưỡng đa thần giáo và trở nên hết sức độc đáo, là nền tảng,
nguồn cảm hứng của nhiều loại hình nghệ thuật ở đây.
Với một sự đầu tư mạnh mẽ chỉ để phát triển du lịch ngay từ lúc còn chịu sự
cai trị của nước ngoài. Cụ thể là hơn 100 năm trước, chính quyền Hà Lan đã quyết
định biến Bali thành vùng nghĩ dưỡng, không cho xây dựng nhà máy hay trồng cà
phê. Ngoài ra cũng không ai được phép can thiệp vào những nghi lễ, phong tục,
nghệ thuật, tôn giáo, cuộc sống nông nghiệp nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa và lối
sống của người dân trên đảo. Ngày nay, với 3,15 triệu dân, 1.200 khách sạn và
resort từ bình dân đến sang trọng, Bali là nơi có mật độ dân số và mức sống thuộc
hàng cao nhất Indonesia. Quyến rũ khách du lịch năm châu với những bãi biển cát
trải dài phẳng lặng, lớp lớp thửa ruộng bậc thang, những dòng sông đêm ngày chảy
xiết, những mặt hồ êm đềm trong vắt trên những miệng núi lửa đã tắt, rất nhiều
hang động kỳ thú và những cánh rừng nhiệt đới còn lưu lại cuộc sống hoang dã.
Bali mang lại đầy đủ các loại hình du lịch mà du khách muốn có, từ du lịch thể thao,
sinh thái đến du lịch văn hóa. Đó là sân chơi cho niềm đam mê mạo hiểm của du
khách bởi cano, du thuyền, lướt ván, nhảy dù bên bờ biển; là cơ hội khám phá hệ
động vật phong phú trong những khu rừng nhiệt đới; là bị níu chân bởi vô số những
lễ hội đặc sắc và các điệu múa quyến rũ nhiều màu sắc.
2. Bài học cho tỉnh Quảng Ngãi
Thứ nhất, giữa Chính phủ, Nhà nước và các doanh nghiệp phải thật sự có một
sự kết hợp đồng bộ để tạo nên một liên kết chặt chẽ nhằm phát triển toàn diện ngành
du lịch.
27
Thứ hai, phải coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch cả về trình độ
nghiệp vụ lẫn quan điểm đạo đức. Không chỉ phải có nghiệp vụ chuyên môn cao
mà còn phải biết lắng nghe thấu hiểu khách du lịch, luôn luôn tôn trọng du khách và
xem trọng phương châm “khách hàng là thượng đế” để mang đến cho du khách một
dịch vụ tốt nhất có thể.
Thứ ba, coi công tác phát triển du lịch là một quốc sách để ưu tiên đầu tư cho
du lịch cả về cơ chế, chính sách lẫn cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch
Thứ tư, không chỉ phải biết tận dụng tối đa các tiềm năng du lịch nhân văn và
tự nhiên mà cần phải biết kết hợp tiềm năng du lịch với nhau để sáng tạo ra những
sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn
Thứ năm, để thu hút được nhiều du khách và nhiều du khách biết đến thì cần
phải tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch hơn bao giờ hết, trên các
ấn phẩm phát miễn phí tại sân bay, nhà ga, bến xe để du khách có thêm nhiều thông
tin du lịch về nơi họ đến.
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 đã khái quát lý luận chung về du lịch quốc tế và khách du lịch quốc
tế. Đồnngg thời cũng phân tích sơ bộ các điều kiện giúp thu hút khách du lịch quốc
tế và đưa ra những bài học kinh nghiệm về thu hút khách du lịch quốc tế của các
nước trong khu vực, từ đó rút ra bài học cho Quảng Ngãi. Bên cạnh đó giới thiệu
đôi nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, những tiềm năng phát triển và sự cần
thiết của việc phát triển dịch vụ du lịch quốc tế của tỉnh Quảng Ngãi. Những lý luận
chung trong Chương 1 chính là nền tảng để phân tích thực trạng phát triển dịch vụ
du lịch quốc tế ở Chương 2 và đề xuất giải pháp ở Chương 3.
28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN
QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2001-2010
I. Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2001 –
2010
1. Số lượt khách và cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn
2001 – 2010
1.1. Số lượt khách du lịch quốc tế
Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi trong giai đoạn 2001 - 2010
Đơn vị tính: người, %
Năm
Tổng khách
du lịch
Khách nội địa Khách quốc tế
Số lượt
(người)
Tốc độ
tăng (%)
Số lượt
(người)
Tốc độ
tăng (%)
Số lượt
(người)
Tốc độ
tăng (%)
Tỷ lệ
(%)
2001 95.379 - 88.781 - 6.598 - 6,92
2002 107.526 12,74 98.681 11,15 8.845 34.06 8,23
2003 92.231 -14,23 84.819 -14,05 7.412 -16,20 7,66
2004 121.182 31,39 121.125 42,80 10.057 35,39 8,30
2005 151.525 25,04 139.887 15,49 11.638 15,72 7,68
2006 183.891 21,36 178.959 27.93 14.932 28,30 8,12
2007 220.385 19,84 201.792 12,76 18.593 24,52 8,44
2008 259.371 17,69 235.138 16,52 24.213 30,23 9,34
2009 301.928 16,41 279.791 18,99 22.137 -8,57 7,33
2010 357.942 18,55 331.617 18,54 26.325 18,92 7,35
“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin
kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]”
Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi,
ngành du lịch Quảng Ngãi trong năm 2001 đã đón được 95.379 lượt khách du lịch,
trong đó khách du lịch quốc tế có 6.598 lượt chiếm 6,92% tổng lượt khách đến
29
Quảng Ngãi. Đến năm 2002, được xem là năm bùng nổ du lịch Việt Nam, lượng
khách du lịch tăng lên 12.147 lượt nâng tổng số khách du lịch lên 107.526 lượt
trong đó lượng khách quốc tế chiếm 8,23%.
Tháng 2/2003, dịch SARS lần đầu tiên bùng phát ở Trung Quốc, lan dần sang
Việt Nam và các quốc gia trong khu vực. Vì thế nên Tổ chức Y tế thế giới WHO
khuyến cáo khách du lịch nên tạm thời hoãn các chuyến đi châu Á trong thời gian
dịch bùng phát, và điều này đã dẫn đến một sự sụt giảm đáng kể khách du lịch quốc
tế đến Việt Nam. Sau mấy tháng trời ròng rã để ngăn chặn SARS, tưởng chừng như
dịch bệnh đã tạm lắng xuống thì vào tháng 10 cùng năm một dịch bệnh nguy hiểm
hơn là cúm A/H5N1 bắt đầu bùng phát lan nhanh sang các nước châu Á mà Việt
Nam là một trong những nước có ca nhiễm bệnh nhiều nhất [18]. Chính vì hai dịch
bệnh trên mà ngành du lịch Việt Nam đã phải gánh chịu hậu quả hết sức nặng nề, đã
có khoảng 10 nghìn khách du lịch quốc tế hủy chuyến đến Việt Nam. Ngành du lịch
Quảng Ngãi nói riêng cũng gánh chịu thiệt hại, lượng khách du lịch quốc tế giảm đi
rõ rệt, lên đến 16,20%, lượng khách nội địa cũng giảm nhẹ hơn 14,05%.
Đầu năm 2004, là năm dịch cúm gia cầm bùng phát đồng thời cũng là năm đặc
biệt với du lịch miền Trung với sự kiện du lịch khám phá “Con đường Di sản Miền
Trung” khu vực miền Trung, vì thế lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi năm 2004
không giảm mà còn hồi phục và tăng vọt, ở mức khá cao, đạt 31,39%. Lượng khách
du lịch đến Quảng Ngãi năm 2005 là 151.525 lượt, trong đó lượng khách quốc tế là
11.638 lượt, chiếm 7,68% tổng lượt khách du lịch. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng
của những loại dịch bệnh lan rộng nhưng trong giai đoạn 2001 - 2005, tỉnh vẫn đảm
bảo mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch quốc tế 17%/năm của dự
án: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ngãi thời kỳ 2001 – 2010 và định
hướng 2020 do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh phê duyệt.
Từ năm 2006 đến nay, với các điểm khai thác du lịch được nâng cấp, các tuyến
điểm du lịch mới được mở ra như các điểm du lịch Mỹ Khuê, Sa Huỳnh gắn kết với
các khu di tích Thiên Ấn, khu chứng tích Sơn Mỹ... Bên cạnh đó, việc nâng cấp, mở
rộng và xây dựng mới các cơ sở lưu trú của tư nhân ở Quảng Ngãi đã góp phần làm
30
tăng lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi.
Vì thế, năm 2006, ngành du lịch Quảng Ngãi đã đón được 183.891 lượt khách
du lịch, trong khách du lịch quốc tế có 14.932 lượt chiếm 8,12% tổng lượt khách
đến Quảng Ngãi. Năm 2007, lượng khách đến tham quan đạt 220.385 lượt, tăng
19,84% so với năm 2006, trong đó khách du lịch quốc tế đạt 18.593 lượt chiếm
8,44% tổng lượng khách du lịch. Tiếp nối đà tăng trưởng đó, năm 2008, tổng lượng
khách đến Quảng Ngãi đã tăng 17,69% trong đó lượng khách quốc tế tăng vượt bật,
với mức tăng trưởng 30,23%. Năm 2009, với nhiều biến động bất lợi đã ảnh hưởng
không tốt đến hoạt động du lịch: Trên thế giới, đại đa số người dân phải đối mặt với
tình hình bất ổn về an ninh và áp lực của cuộc khủng hoảng kinh tế. Trong nước,
dịch cúm A/H1N1 hoành hành. Vì thế, năm 2009, tốc độ tăng của tổng lượng khách
du lịch có phần chậm lại, chỉ đạt 16,41%, mức tăng trưởng thấp nhất từ năm 2004
đến năm 2009 trong đó khách quốc tế giảm đến 8,57%. Năm 2010, lượng khách du
lịch đạt mức 357.942 lượt với mức tăng trưởng 18,55%, trong đó lượng khách du
lịch quốc tế đạt mức 26.325 lượt chiếm 7,35% tổng lượt khách đến Quảng Ngãi.
Biểu đồ 2.1: Lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi so với lượng khách
nội địa trong giai đoạn 2001 – 2010
“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin
31
6,92%8,23% 7,66% 8,30% 7,68% 8,12%8,44% 9,34% 7,33%7,35%
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
350.000
400.000
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Nam
Khách qu?c t? Khách n?i d?a
kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]”
Biểu đồ 2.1 cho thấy tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi trong giai
đoạn 2001 – 2010 dao động quanh mức từ 6,92% đến 9,34%. Nhìn chung, lượng
khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi qua các năm thay đổi một cách đều đặn. Từ
tỷ lệ 6,92% năm 2001 sau đó tăng lên 8,23% năm 2002, tiếp đó giảm xuống mức
7,66% năm 2003 sau đó lại tăng lên 8,30% năm 2004, đạt đỉnh 9,33% năm 2008
nhưng chạm đến gần tận đáy 7,33% vào năm 2009. Nếu xét tốc độ tăng trưởng
lượng khách bình quân trong mối quan hệ so sánh giữa lượng khách du lịch nội địa
đến Quảng Ngãi và lượng khách quốc tế, ta thấy chúng có những mối quan hệ tỷ
lệ. Dựa vào biểu đồ 2.1 ở trên ta thấy, trong giai đoạn 2001 đến 2010, lượng khách
nội địa và quốc tế đến Quảng Ngãi đều có xu hướng thay đổi một cách đều đặn.
Tuy nhiên, trong một số năm, chúng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Tiêu biểu, giai
đoạn năm 2001 đến 2002 Quảng Ngãi chứng kiến một sự sụt giảm về lượng khách
du lịch nội địa nhưng đã đón lượng khách quốc tế tăng vọt. Mặt khác, cột mốc năm
2009 đánh dấu sự bức phá của lượng khách du lịch nội địa và bước lùi đáng kể của
lượng khách du lịch quốc tế.
Tuy là tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm lượng khách du lịch quốc tế
đến Quảng Ngãi là 18,04%. Nhưng xét về mặt tỷ trọng, lượng du khách quốc tế đến
Quảng Ngãi chiếm khoảng 7,97% trong tổng số lượng khách du lịch đến Quảng
Ngãi trong mười năm(Tuy-Nhưng). Những con số trên cho thấy du lịch quốc tế
của Quảng Ngãi chưa thật sự có được một sự phát triển đáng kể. Đồng thời, những
con số trên cũng cho thấy sự bất ổn của ngành du lịch Quảng Ngãi, không những
chịu ảnh hưởng bởi nhân tố bên ngoài, mà còn cho thấy yếu tố bên trong không bền
vững. Cụ thể, tình hình cho thấy một tồn tại rất nghiêm trọng trong ngành du lịch
Quảng Ngãi, đó là việc chưa tạo ra được các khu du lịch thật sự hấp dẫn để thu hút
khách du lịch cộng với dịch vụ du lịch còn kém. Điều này giải thích một phần lý do
lượng khách đến Quảng Ngãi hàng năm còn quá thấp.
Bảng 2.2: So sánh khách du lịch Quảng Ngãi với một số trọng điểm du lịch của
miền Trung
32
Đơn vị tính: 1.000 lượt khách
STT Chỉ tiêu 2000 2005 2006
Tăng trưởng (%)
2000-
2005
2005-
2006
2000-
2006
1 Tổng số khách
1.1 Quảng Ngãi 84,50 151,52 183,89 14,62 21,36 16,38
1.2 Thừa Thiên Huế 470,00 1.050,00
1.230,0
0
17,44 17,14 17,39
1.3 Đà Nẵng 393,72 659,53 774,00 10,87 17,36 11,92
1.4 Khánh Hòa 902,60
1.080,0
0
19,65
2 Khách quốc tế
2.1 Quảng Ngãi 4,58 11,63 14,93 17,02 28,30 18,97
2.2 Thừa Thiên Huế 195,00 370,00 436,00 13,67 17,84 14,35
2.3 Đà Nẵng 185,23 227,92 258,00 4,23 13,20 5,68
2.4 Khánh Hòa 165,18 256,69 55,41
“Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch”
Qua bảng so sánh trên ta thấy so với một số trọng điểm du lịch của khu vực
miền Trung như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, số lượng khách du lịch
đến Quảng Ngãi còn thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh trên. Cụ thể, lượng khách du
lịch đến Quảng Ngãi chỉ đạt khoảng 20% lượng khách du lịch đến các địa phương
trên. Đối với lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi thì vào năm 2000 chiếm
khoảng 2% so với Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân khách quốc tế giai đoạn 2000 – 2005 và giai
đoạn 2000 – 2006 của Quảng Ngãi lần lượt đạt 17,02% và 18,97% xấp xỉ cao gấp
4 lần so với Đà Nẵng (đạt 4,23% và 5,68%). Tuy nhiên, ở giai đoạn 2005 -2006,
tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế của Quảng Ngãi tiếp tục vượt trội, chỉ sau
Khánh Hòa. Cụ thể, năm 2006 khách du lịch quốc tế của Quảng Ngãi tăng 28,3% so
với năm 2005, trong khi đó Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng chỉ đạt dưới 18%.
33
Một trong những nguyên nhân chính là do trong khi các tỉnh đưa ra so sánh
trên đều có một quá trình phát triển khá dài với nhiều điểm du lịch đạt tầm cỡ quốc
tế như Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa hoặc có cửa ngõ quốc tế kể cả về hàng không
và đường biển như Đà Nẵng thì Quảng Ngãi mới chỉ thực sự xem du lịch là ngành
kinh tế mũi nhọn trong vài năm gần đây.
1.2. Cơ cấu khách du lịch quốc tế
Để có một cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn về tình hình thu hút khách du lịch
quốc tế đến Quảng Ngãi thì việc phân tích cơ cấu nguồn khách quốc tế đến Quảng
Ngãi sẽ làm rõ hơn bức tranh toàn cảnh.
• Theo thị trường
Bảng 2.3: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi theo thị trường giai
đoạn 2001 – 2010
Đơn vị tính: %
Thị trường 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Trung Quốc 12 12 6 7 7 8 9 8 9 10
Hàn quốc 27 20 19 14 15 16 16 16 17 19
Mỹ. 5 6 7 5 8 9 9 8 10 12
Nhật Bản 7 9 10 11 12 12 13 12 13 14
Đài Loan 2 1 5 4 8 7 6 5 1 1
Úc 4 6 8 12 5 6 7 6 2 3
Thái Lan 3 1 6 9 5 4 5 8 2 3
Pháp 10 11 11 12 13 13 14 14 16 17
Malaysia 10 12 9 9 8 7 4 6 2 2
Singapore 12 12 8 5 6 4 3 3 2 2
Khác 8 10 11 12 13 14 14 14 16 17
Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100
“Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch”
Theo bảng, ta thấy nếu xét theo nhóm nước thì các nước Đông Bắc Á vẫn là
thị trường gửi khách du lịch đến Quảng Ngãi, chiếm tỷ trọng khoảng 30%. Các thị
trường khác bao gồm các nước ở châu Phi và ASEAN là hai thị trường đang giảm
34
dần với năm 2001 là 25% thì đến 2010 còn 7%. Tuy nhiên, nhìn theo các nước
riêng lẻ thì Hàn Quốc là thị trường có khách quốc tế đến Quảng Ngãi cao nhất,
chiếm tới 19%, kế tiếp sau là Pháp 17%, Nhật bản 14%. Điều này thật sự là một tín
hiệu đáng mừng cho du lịch Quảng Ngãi vì khách du lịch quốc tế từ các quốc gia
này thường có thu nhập cao nên có mức chi tiêu nhiều hơn, không những góp phần
phát triển du lịch mà còn giúp cho các ngành dịch vụ bổ trợ có cơ hội phát triển.
Trong giai đoạn 2001 – 2010 ta thấy đa số các nước như Mỹ, Pháp, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều là những nước có tỷ trọng khách du lịch quốc
đến Quảng Ngãi cao, chỉ riêng năm 2008, các nước này có phần bị đứng lại hoặc
tụt lại so với năm trước. Lý do của điều này là vì năm 2008, cuộc khủng hoảng tài
chính nổ ra ở Mỹ, kéo theo sự sụp đổ của một loạt các công ty lớn và đã gây ra tình
trạng thất nghiệp cho hàng triệu người Mỹ. Sự ảnh hưởng này không chỉ ở riêng
Mỹ mà nó còn ảnh hưởng tới các quốc gia khác trên thế giới làm cho người dân có
xu hướng thắt lưng buộc bụng, tiết kiệm trong chi tiêu trong cơn suy thoái kinh tế
chung của toàn cầu, và điều này đã làm giảm đáng kể số lượng người đi du lịch.
• Theo mục đích chuyến đi
Bảng 2.4: ` Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi theo mục đích
chuyến đi giai đoạn 2001 – 2010
Đơn vị tính: %
Năm Du lịch nghỉ dưỡng Kết hợp công việc Thăm thân Khác
2001 25 63 7 5
2002 30 59 5 6
2003 35 55 5 5
2004 43 43 6 8
2005 48 39 6 7
2006 53 34 8 5
2007 30 56 8 6
2008 35 53 6 6
2009 48 40 7 5
2010 70 20 5 5
35
“Nguồn: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch”
Từ bảng trên ta thấy khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi với nhiều mục đích
khác nhau trong đó khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi vì mục đích công việc
chiếm tỷ trọng cao nhất, xấp xỉ 46%. Đứng thứ 2, chỉ kém khoảng 4 – 5% là lượng
khách quốc tế đến vì mục đích du lịch , tham quan nghỉ dưỡng, chiếm khoảng 40%.
Lượng khách quốc tế đi du lịch vì mục đích thăm thân ở Quảng Ngãi cũng chiếm
một tỷ lệ tương đối, khoảng 8%. Cuối cùng là lượng khách đến Quảng Ngãi vì các
mục đích khác chiếm khoảng 6%.
Nếu ta xét riêng từng loại mục đích qua các năm thì có một điều dễ dàng nhận
ra là tỷ trọng du khách quốc tế đến Quảng Ngãi vì mục đích thăm thân và mục đích
khác tương đối ổn định, nếu có đi chăng nữa thì giảm đi một chút. Cụ thể, trong giai
đoạn 2001 – 2010 chỉ dao động ở mức từ 5 – 8%. Ở mặt ngược lại thì lượng khách
du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi với mục đích du lịch tham quan nghỉ dưỡng và
thăm thân thay đổi khá nhiều. Nếu như giai đoan 2001 -2006 lượng khách với mục
đích du lịch tham quan nghỉ dưỡng tăng từ 25% đến 53% thì lượng khách với mục
đích thăm thân lại giảm từ 63% đến 34%. Năm 2007, có một sự đột biến là khách
du lịch với mục đích thăm thân tăng lên 56%, một phần cũng là do lượng Việt Kiều
về thăm tăng đột biến và khách du lịch với mục đích tham quan nghỉ dưỡng giảm
xuống 34%. Chuyển sang giai đoạn 2007 – 2010 một điều tương tự lại diễn ra như
giai đoạn 2001 – 2006.
2. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế và doanh thu từ du lịch
quốc tế giai đoạn 2001 – 2010
2.1. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế
Bảng 2.5: Mức chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch quốc tế và nội địa
đến Quảng Ngãi giai đoạn 2001 - 2010
Năm
Khách nội địa Khách quốc tế
Mức chi tiêu bình
quân (ngàn đồng/
người/ khách)
Tốc độ tăng
(%)
Mức chi tiêu bình
quân (ngàn đồng/
người/ khách)
Tốc độ tăng
(%)
36
2001 150 - 640 -
2002 210 40,00 720 12,50
2003 250 19,05 800 11,11
2004 312 24,80 880 10,00
2005 364 14,29 960 9,09
2006 402 10,44 992 3,33
2007 450 11,94 1.008 1,61
2008 510 13,33 1.024 1,59
2009 552 8,24 1.040 1,56
2010 607 9,96 1.088 4,62
“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin
kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]”
Ta có thể thấy mức chi tiêu bình quân một ngày khách của cả du lịch quốc tế
và nội địa hàng năm đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại giảm dần. Cụ thể,
giai đoạn 2001 – 2005, trong khi mức chi tiêu bình quân tăng, du lịch nội địa từ
150 ngàn đồng/ người/ khách đến 364 ngàn đồng/ người/ khách và du lịch quốc tế
từ 640 ngàn đồng/ người/ khách đến 960 ngàn đồng/ người/ khách, thì tốc độ tăng
trưởng của mức chi tiêu bình quân lại giảm, du lịch nội địa giảm từ 40,00% đến
14,29% và du lịch quốc tế từ 12,50% đến 9,09%. Vì thế, ta có thể phát hiện ra một
nghịch lý và cũng là một yếu kém lớn của ngành du lịch Quảng Ngãi, đó là chất
lượng và mức độ đa dạng của dịch vụ không cao, dẫn đến mức chi tiêu của khách
du lịch tăng ở mức rất khiêm tốn. Điều này càng được khẳng định rõ ràng hơn vào
giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng mức chi tiêu bình quân giảm, du lịch nội
địa giảm ở mức thấp nhất là 8,24% và du lịch quốc tế giảm xuống ở mức rất thấp
khoảng 1,56%
Nếu ta so sánh mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế đến Quảng
Ngãi và khách du lịch nội địa thì ta sẽ thấy được sự chênh lệch rất đáng kể, trong
đó mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế hơn hẳn khách du lịch nội địa.
Tuy nhiên, số lượt khách du lịch nội địa lại vượt hơn hẳn số lượt khách du khách
37
quốc tế đến Quảng Ngãi hàng năm, hơn khoảng gấp 10 lần. Từ sự so sánh trên, ta
thấy một hạn chế nữa của ngành du lịch Quảng Ngãi, đó là chưa thật sự tối đa hoá
lợi ích kinh tế từ việc phân khúc thị trường du lịch. Vì thế, sự đóng góp của du lịch
Quảng Ngãi vào nền kinh tế tỉnh không đúng với tiềm năng mà du lịch mang lại
Biểu đồ 2.2: Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi
so với Việt Nam qua các giai đoạn
“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin
kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]”
Qua biểu đồ trên ta thấy mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế
đến .quân của khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi là 60 USD/ người/ngày tăng
15,38% so với giai đoạn 2001 – 2005 và tăng 81,82% so với giai đoạn 1998 – 2000.
Tuy nhiên, so sánh với mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam qua các giai đoạn như trên, ta thấy mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến
Quảng Ngãi thấp hơn rất nhiều. Vì vậy, ngành du lịch Quảng Ngãi cần tìm cách
nâng cao hơn nữa mức chi tiêu của du khách quốc tế thông qua việc xây dựng và
quảng bá nhiều hơn các sản phẩm du lịch của mình, tiến hành đầu tư nâng cấp các
trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí. Một mặt để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du
khách quốc tế, mặt khác giúp ngành du lịch Quảng Ngãi tăng thêm doanh thu.
2.2. Doanh thu từ du lịch quốc tế
38
Nhìn chung, từ giai đoạn 2005 đến nay, doanh thu của ngành du lịch Quảng
Ngãi có chiều hướng gia tăng đều qua các năm.
Bảng 2.6: Doanh thu của ngành du lịch Quảng Ngãi giai đoạn 2005 - 2010
Đơn vị tính: tỷ VND, %
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng doanh thu
(tỷ VND)
78,4 100,3 120,66 156,24 170,8 215
Tốc độ tăng
doanh thu (%)
- 27,93 20,36 29,49 9,32 25,88
Doanh thu từ du
lịch Quốc tế
28,9 32,2 40,37 48,14 67,6 80
Doanh thu từ du
lịch Nội địa
49,5 68,1 80,29 108,1 103,2 135
“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin
kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]”
Năm 2005, sau ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, ngành du lịch Quảng Ngãi
bắt đầu khởi sắc với doanh thu đạt 78,4 tỷ VND. Mặt khác, với các điểm khai thác
du lịch được nâng cấp, các tuyến điểm du lịch mới được mở ra như các điểm du lịch
bãi tắm Mỹ Khuê, khu du lịch Sa Huỳnh gắn kết với các khu di tích Thiên Ấn, khu
chứng tích Sơn Mỹ,... mở ra giai đoạn tăng doanh thu trong những năm tiếp theo.
Cụ thể, năm 2006, doanh thu của ngành du lịch đã đạt 100,3 tỷ VND, tương ứng với
27,93%. Đến năm 2006, doanh thu của ngành du lịch tiếp tục tăng 20,36%. Điều đó
một phần cũng nhờ các sự kiện du lịch lớn của các tỉnh lân cận như: “con đường di
sản miền trung”, “festival pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng”,... Bên cạnh đó, việc nâng
cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở lưu trú ở Quảng ngãi được đầu tư và đưa
vào hoạt động, trong đó chủ yếu là các cơ sở lưu trú của tư nhân.
Năm 2009, tốc độ tăng doanh thu có phần ít hơn năm 2008, chỉ đạt 9,32%
năm 2008. Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm này là có nhiều biến động bất lợi. Trên
thế giới, dịch cúm A/H1N1 phát triển trên diện rộng đồng thời tình hình xung đột
39
an ninh, chính trị diễn ra tại nhiều nơi, khủng hoảng tài chính đang lan rộng đã tác
động tiêu cực không chỉ đến du lịch quốc tế mà cả du lịch nội địa.
Nhìn vào bảng trên ta thấy được doanh thu từ khách du lịch nội địa qua các
năm đều lớn hơn doanh thu từ khách du lịch quốc tế. Cụ thể, xét về mặt tỷ trọng thì
trong giai đoạn 2005 – 2010 doanh thu từ khách quốc tế chỉ chiếm 35% so với tổng
doanh thu từ khách du lịch đến Quảng Ngãi. Vì thế, đóng góp của du lịch quốc tế
trong ngành du lịch tỉnh vẫn là một con số khiêm tốn. Đồng thời, những con số trên
cũng một phần nói lên sự yếu kém trong việc thu hút khách du lịch và cung cấp các
dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn tình hình phát triển của du
lịch ta dựa vào số tiền chi tiêu bình quân của một lượt khách du lịch quốc tế.
Biểu đồ 2.3: Doanh thu từ khách du lịch quốc tế và số tiền chi tiêu bình quân
của một lượt khách du lịch quốc tế trong giai đoạn 2006 đến 2010
“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin
kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]”
Qua biểu đồ ta thấy được sự đóng góp của du lịch quốc tế trong ngành du lịch
tỉnh vẫn là một con số khiêm tốn, nguyên nhân là do mức chi tiêu của khách du lịch
quốc tế lại thấp so với mức chi tiêu bình quân của cả nước, thêm vào đó số lượt
khách du lịch đến Quảng Ngãi quá thấp. Nhìn chung, ta thấy tỷ trọng khách quốc tế
hàng năm so với lượng khách du lịch tăng không cao, vì thế doanh thu quốc tế chưa
40
tăng mạnh, do khách chủ yếu du lịch kết hợp với công việc. Vì ít có các dịch vụ du
lịch tốt phục vụ khách, từ đó không khuyến khích khách quốc tế chi tiêu nhiều.
Bảng 2.7: So sánh doanh thu du lịch Quảng Ngãi với một số trọng điểm du lịch
của miền Trung
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2000 2005 2006
Tăng trưởng (%)
2000-
2005
2005-
2006
2000-
2006
1 Quảng Ngãi 36,78 78,4 100,3 13,23 27,93 16,17
2 Thừa Thiên Huế 189,62 534,00 731,3 23,42 34,68 25,23
3 Đà Nẵng 255,63 406,16 435,00 9,70 7,10 9,26
4 Khánh Hòa 643,70 840,00 30,5
“Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch”
Qua bảng so sánh 2.5 trên ta thấy so với một số trọng điểm của miền Trung,
doanh thu du lịch của Quảng Ngãi là thấp nhất. Năm 2006, doanh thu chỉ đạt 100,3
tỷ đồng so với Thừa Thiên Huế 731,3 tỷ đồng; Đà Nẵng 435 tỷ đồng; Khánh Hòa
740 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu giai đoạn 2000 – 2006 của Quảng Ngãi chỉ
đạt 16,17% , thấp hơn so với Thừa Thiên Huế (25,23%), cao hơn so với Đà Nẵng
(9,26%). Tuy nhiên, xét riêng năm 2006, ta thấy tốc độ tăng trưởng về doanh thu du
lịch Quảng Ngãi cao hơn nhiều so với tốc độ bình quân giai đoạn 2000 – 2006 (đạt
16,17%) và giai đoạn 2000 - 2005 (đạt 13,23%). Đây thật sự là một dấu hiệu tích
cực cho thấy du lịch Quảng Ngãi đang phát triển theo chiều hướng tích cực.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đối với hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến
Quảng Ngãi
1. Tình hình xây dựng, mở rộng và nâng cấp dịch vụ du lịch quốc tế của Quảng
Ngãi giai đoạn 2001 – 2010
1.1. Nguồn vốn đầu tư vào du lịch quốc tế Quảng Ngãi
Bảng 2.8: Tình hình thực hiện vốn của các dự án đầu tư phục vụ du lịch giai
đoạn 2006 - 2010
41
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...PinkHandmade
 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHTỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHChau Duong
 
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...jackjohn45
 
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy...
Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy...Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy...
Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang, HAY
 
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
 
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHTỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
 
Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử
Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên TửĐề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử
Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà NẵngLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
 
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
 
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóaKhóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
 
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
 
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAYLuận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
 
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAYĐề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
 
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
 
Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy...
Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy...Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy...
Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy...
 
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOTLuận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
 
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAYLuận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
 

Viewers also liked

Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội anNiên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội anChi Phạm
 
Trẩy hội katê
Trẩy hội katêTrẩy hội katê
Trẩy hội katêKelsi Luist
 
đề Cương chi tiết phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội an
đề Cương chi tiết   phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội anđề Cương chi tiết   phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội an
đề Cương chi tiết phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội anLe Thi My
 
Bài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt Nam
Bài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt NamBài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt Nam
Bài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt Namduanesrt
 
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đếnTìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đếnHoàng Mai
 
Đà Nẵng - Hội An Tourism
Đà Nẵng - Hội An TourismĐà Nẵng - Hội An Tourism
Đà Nẵng - Hội An TourismTrinh Rose
 
Đà Lạt thành phố du lịch
Đà Lạt   thành phố du lịchĐà Lạt   thành phố du lịch
Đà Lạt thành phố du lịchmrtomlearning
 
Bieu tuong hoa sen trong van hoa viet
Bieu tuong hoa sen trong van hoa vietBieu tuong hoa sen trong van hoa viet
Bieu tuong hoa sen trong van hoa vietgadoi
 
Truyện giết con chim nhại
Truyện giết con chim nhạiTruyện giết con chim nhại
Truyện giết con chim nhạiljmonking
 
Các định nghĩa Vecto
Các định nghĩa VectoCác định nghĩa Vecto
Các định nghĩa Vectomanggiaoduc
 
Cau hoi do an chi tiet may phan 1
Cau hoi do an chi tiet may phan 1Cau hoi do an chi tiet may phan 1
Cau hoi do an chi tiet may phan 1Nguyễn Hải Sứ
 
04 eco102 bai2_v2.0013107216
04 eco102 bai2_v2.001310721604 eco102 bai2_v2.0013107216
04 eco102 bai2_v2.0013107216Yen Dang
 
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014Linh Linpine
 
Thao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhThao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhHoa Bang
 
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2Khai Pham
 
EBOOK: giải phẫu sinh lý - Tập 2
 EBOOK: giải phẫu sinh lý - Tập 2 EBOOK: giải phẫu sinh lý - Tập 2
EBOOK: giải phẫu sinh lý - Tập 2taimienphi
 
Module 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiem
Module 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiemModule 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiem
Module 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiemhovanhiep
 

Viewers also liked (20)

Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội anNiên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an
 
Trẩy hội katê
Trẩy hội katêTrẩy hội katê
Trẩy hội katê
 
đề Cương chi tiết phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội an
đề Cương chi tiết   phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội anđề Cương chi tiết   phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội an
đề Cương chi tiết phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội an
 
Phố cổ hội an
Phố cổ hội anPhố cổ hội an
Phố cổ hội an
 
Bài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt Nam
Bài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt NamBài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt Nam
Bài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt Nam
 
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đếnTìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
 
Đà Nẵng - Hội An Tourism
Đà Nẵng - Hội An TourismĐà Nẵng - Hội An Tourism
Đà Nẵng - Hội An Tourism
 
Đà Lạt thành phố du lịch
Đà Lạt   thành phố du lịchĐà Lạt   thành phố du lịch
Đà Lạt thành phố du lịch
 
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
 
Bieu tuong hoa sen trong van hoa viet
Bieu tuong hoa sen trong van hoa vietBieu tuong hoa sen trong van hoa viet
Bieu tuong hoa sen trong van hoa viet
 
Truyện giết con chim nhại
Truyện giết con chim nhạiTruyện giết con chim nhại
Truyện giết con chim nhại
 
Tkbg hoa cb 10 tap2
Tkbg hoa cb 10 tap2Tkbg hoa cb 10 tap2
Tkbg hoa cb 10 tap2
 
Các định nghĩa Vecto
Các định nghĩa VectoCác định nghĩa Vecto
Các định nghĩa Vecto
 
Cau hoi do an chi tiet may phan 1
Cau hoi do an chi tiet may phan 1Cau hoi do an chi tiet may phan 1
Cau hoi do an chi tiet may phan 1
 
04 eco102 bai2_v2.0013107216
04 eco102 bai2_v2.001310721604 eco102 bai2_v2.0013107216
04 eco102 bai2_v2.0013107216
 
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014
 
Thao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhThao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckh
 
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
 
EBOOK: giải phẫu sinh lý - Tập 2
 EBOOK: giải phẫu sinh lý - Tập 2 EBOOK: giải phẫu sinh lý - Tập 2
EBOOK: giải phẫu sinh lý - Tập 2
 
Module 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiem
Module 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiemModule 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiem
Module 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiem
 

Similar to Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi

Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An
Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội AnCác Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An
Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội AnChau Duong
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).docNguyễn Công Huy
 
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Hội An đến năm 2020.doc
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Hội An đến năm 2020.docLuận Văn Phát triển du lịch thành phố Hội An đến năm 2020.doc
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Hội An đến năm 2020.docsividocz
 
Đẩy Mạnh Hoạt Động Khai Thác Thị Trường Khách Du Lịch Mỹ Tại Công Ty Lữ Hành ...
Đẩy Mạnh Hoạt Động Khai Thác Thị Trường Khách Du Lịch Mỹ Tại Công Ty Lữ Hành ...Đẩy Mạnh Hoạt Động Khai Thác Thị Trường Khách Du Lịch Mỹ Tại Công Ty Lữ Hành ...
Đẩy Mạnh Hoạt Động Khai Thác Thị Trường Khách Du Lịch Mỹ Tại Công Ty Lữ Hành ...Chau Duong
 
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.docsividocz
 
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...duanesrt
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628Man_Ebook
 
Luận Văn Xây Dựng Một Số Chương Trình Du Lịch Kết Hợp Với Hoạt Động Tình Nguy...
Luận Văn Xây Dựng Một Số Chương Trình Du Lịch Kết Hợp Với Hoạt Động Tình Nguy...Luận Văn Xây Dựng Một Số Chương Trình Du Lịch Kết Hợp Với Hoạt Động Tình Nguy...
Luận Văn Xây Dựng Một Số Chương Trình Du Lịch Kết Hợp Với Hoạt Động Tình Nguy...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.docsividocz
 
Tìm Hiểu Các Di Tích Lịch Sử Văn Hoá Ở Huyện Đông Triều – Quảng Ninh Phục Vụ ...
Tìm Hiểu Các Di Tích Lịch Sử Văn Hoá Ở Huyện Đông Triều – Quảng Ninh Phục Vụ ...Tìm Hiểu Các Di Tích Lịch Sử Văn Hoá Ở Huyện Đông Triều – Quảng Ninh Phục Vụ ...
Tìm Hiểu Các Di Tích Lịch Sử Văn Hoá Ở Huyện Đông Triều – Quảng Ninh Phục Vụ ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Similar to Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi (20)

Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An
Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội AnCác Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An
Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc
 
Luận Văn Du Lịch Văn Hóa Bắc Ninh - Thực Trạng Và Giải Pháp.doc
Luận Văn Du Lịch Văn Hóa Bắc Ninh - Thực Trạng Và Giải Pháp.docLuận Văn Du Lịch Văn Hóa Bắc Ninh - Thực Trạng Và Giải Pháp.doc
Luận Văn Du Lịch Văn Hóa Bắc Ninh - Thực Trạng Và Giải Pháp.doc
 
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Hội An đến năm 2020.doc
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Hội An đến năm 2020.docLuận Văn Phát triển du lịch thành phố Hội An đến năm 2020.doc
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Hội An đến năm 2020.doc
 
Đẩy Mạnh Hoạt Động Khai Thác Thị Trường Khách Du Lịch Mỹ Tại Công Ty Lữ Hành ...
Đẩy Mạnh Hoạt Động Khai Thác Thị Trường Khách Du Lịch Mỹ Tại Công Ty Lữ Hành ...Đẩy Mạnh Hoạt Động Khai Thác Thị Trường Khách Du Lịch Mỹ Tại Công Ty Lữ Hành ...
Đẩy Mạnh Hoạt Động Khai Thác Thị Trường Khách Du Lịch Mỹ Tại Công Ty Lữ Hành ...
 
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.doc
 
Chương trình du lịch đi Lào dành cho thị trường khách Hải Dương
Chương trình du lịch đi Lào dành cho thị trường khách Hải DươngChương trình du lịch đi Lào dành cho thị trường khách Hải Dương
Chương trình du lịch đi Lào dành cho thị trường khách Hải Dương
 
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...
 
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...
 
Luận Văn Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Huyện Bình Giang Tỉnh Hải Dương.doc
Luận Văn Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Huyện Bình Giang Tỉnh Hải Dương.docLuận Văn Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Huyện Bình Giang Tỉnh Hải Dương.doc
Luận Văn Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Huyện Bình Giang Tỉnh Hải Dương.doc
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện NayKhóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
 
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
 
Luận Văn Xây Dựng Một Số Chương Trình Du Lịch Kết Hợp Với Hoạt Động Tình Nguy...
Luận Văn Xây Dựng Một Số Chương Trình Du Lịch Kết Hợp Với Hoạt Động Tình Nguy...Luận Văn Xây Dựng Một Số Chương Trình Du Lịch Kết Hợp Với Hoạt Động Tình Nguy...
Luận Văn Xây Dựng Một Số Chương Trình Du Lịch Kết Hợp Với Hoạt Động Tình Nguy...
 
Tìm Hiểu Khu Du Lịch Tràng An (Ninh Bình) Phục Vụ Phát Triển Du Lịch.doc
Tìm Hiểu Khu Du Lịch Tràng An (Ninh Bình) Phục Vụ Phát Triển Du Lịch.docTìm Hiểu Khu Du Lịch Tràng An (Ninh Bình) Phục Vụ Phát Triển Du Lịch.doc
Tìm Hiểu Khu Du Lịch Tràng An (Ninh Bình) Phục Vụ Phát Triển Du Lịch.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.doc
 
Tìm Hiểu Các Di Tích Lịch Sử Văn Hoá Ở Huyện Đông Triều – Quảng Ninh Phục Vụ ...
Tìm Hiểu Các Di Tích Lịch Sử Văn Hoá Ở Huyện Đông Triều – Quảng Ninh Phục Vụ ...Tìm Hiểu Các Di Tích Lịch Sử Văn Hoá Ở Huyện Đông Triều – Quảng Ninh Phục Vụ ...
Tìm Hiểu Các Di Tích Lịch Sử Văn Hoá Ở Huyện Đông Triều – Quảng Ninh Phục Vụ ...
 
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOTĐề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
 
Thực Trạng Ngành Du Lịch Tỉnh Quảng Ngãi Trong Thời Gian Qua (Giai Đoạn 2006 ...
Thực Trạng Ngành Du Lịch Tỉnh Quảng Ngãi Trong Thời Gian Qua (Giai Đoạn 2006 ...Thực Trạng Ngành Du Lịch Tỉnh Quảng Ngãi Trong Thời Gian Qua (Giai Đoạn 2006 ...
Thực Trạng Ngành Du Lịch Tỉnh Quảng Ngãi Trong Thời Gian Qua (Giai Đoạn 2006 ...
 

More from ti2li119

Báo cáo Tài Chính VNM 2017
Báo cáo Tài Chính VNM 2017Báo cáo Tài Chính VNM 2017
Báo cáo Tài Chính VNM 2017ti2li119
 
Hội chứng tự kỷ ở trẻ em
Hội chứng tự kỷ ở trẻ emHội chứng tự kỷ ở trẻ em
Hội chứng tự kỷ ở trẻ emti2li119
 
Nghệ thuật tán gái Gà và Cáo
Nghệ thuật tán gái Gà và CáoNghệ thuật tán gái Gà và Cáo
Nghệ thuật tán gái Gà và Cáoti2li119
 
Nơi làm việc tốt nhất việt nam 2017
Nơi làm việc tốt nhất việt nam 2017Nơi làm việc tốt nhất việt nam 2017
Nơi làm việc tốt nhất việt nam 2017ti2li119
 
Improve your ielts writing skills
Improve your ielts writing skillsImprove your ielts writing skills
Improve your ielts writing skillsti2li119
 
Slide Kế Toán Quản Trị - Cô Vân GEC
Slide Kế Toán Quản Trị - Cô Vân GECSlide Kế Toán Quản Trị - Cô Vân GEC
Slide Kế Toán Quản Trị - Cô Vân GECti2li119
 
Phân tích - Định giá cổ phiếu
Phân tích - Định giá cổ phiếuPhân tích - Định giá cổ phiếu
Phân tích - Định giá cổ phiếuti2li119
 
Nghi dinh 171-2013-nd-cp
Nghi dinh 171-2013-nd-cpNghi dinh 171-2013-nd-cp
Nghi dinh 171-2013-nd-cpti2li119
 
Alpha art tro thanh nguoi dan ong moi phu nu mong uoc
Alpha art tro thanh nguoi dan ong moi phu nu mong uocAlpha art tro thanh nguoi dan ong moi phu nu mong uoc
Alpha art tro thanh nguoi dan ong moi phu nu mong uocti2li119
 
1001 cau dam thoai tieng anh thong dung nhat
1001 cau dam thoai tieng anh thong dung nhat 1001 cau dam thoai tieng anh thong dung nhat
1001 cau dam thoai tieng anh thong dung nhat ti2li119
 
Báo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTUBáo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTUti2li119
 
Huong dan tra loi van dap van tai logistics(1)
Huong dan tra loi van dap van tai logistics(1)Huong dan tra loi van dap van tai logistics(1)
Huong dan tra loi van dap van tai logistics(1)ti2li119
 
đừNg xa em đêm nay
đừNg xa em đêm nayđừNg xa em đêm nay
đừNg xa em đêm nayti2li119
 
Dap an 97 cau hoi vtgn
Dap an 97 cau hoi vtgnDap an 97 cau hoi vtgn
Dap an 97 cau hoi vtgnti2li119
 
Bo+de+van '+dap-'+vtgn+se+thi+vao+ky+nay`
Bo+de+van '+dap-'+vtgn+se+thi+vao+ky+nay`Bo+de+van '+dap-'+vtgn+se+thi+vao+ky+nay`
Bo+de+van '+dap-'+vtgn+se+thi+vao+ky+nay`ti2li119
 
Are chap12
Are chap12Are chap12
Are chap12ti2li119
 
A handbook of comercial correspondence
A handbook of comercial correspondenceA handbook of comercial correspondence
A handbook of comercial correspondenceti2li119
 
Les miserables
Les miserablesLes miserables
Les miserablesti2li119
 

More from ti2li119 (18)

Báo cáo Tài Chính VNM 2017
Báo cáo Tài Chính VNM 2017Báo cáo Tài Chính VNM 2017
Báo cáo Tài Chính VNM 2017
 
Hội chứng tự kỷ ở trẻ em
Hội chứng tự kỷ ở trẻ emHội chứng tự kỷ ở trẻ em
Hội chứng tự kỷ ở trẻ em
 
Nghệ thuật tán gái Gà và Cáo
Nghệ thuật tán gái Gà và CáoNghệ thuật tán gái Gà và Cáo
Nghệ thuật tán gái Gà và Cáo
 
Nơi làm việc tốt nhất việt nam 2017
Nơi làm việc tốt nhất việt nam 2017Nơi làm việc tốt nhất việt nam 2017
Nơi làm việc tốt nhất việt nam 2017
 
Improve your ielts writing skills
Improve your ielts writing skillsImprove your ielts writing skills
Improve your ielts writing skills
 
Slide Kế Toán Quản Trị - Cô Vân GEC
Slide Kế Toán Quản Trị - Cô Vân GECSlide Kế Toán Quản Trị - Cô Vân GEC
Slide Kế Toán Quản Trị - Cô Vân GEC
 
Phân tích - Định giá cổ phiếu
Phân tích - Định giá cổ phiếuPhân tích - Định giá cổ phiếu
Phân tích - Định giá cổ phiếu
 
Nghi dinh 171-2013-nd-cp
Nghi dinh 171-2013-nd-cpNghi dinh 171-2013-nd-cp
Nghi dinh 171-2013-nd-cp
 
Alpha art tro thanh nguoi dan ong moi phu nu mong uoc
Alpha art tro thanh nguoi dan ong moi phu nu mong uocAlpha art tro thanh nguoi dan ong moi phu nu mong uoc
Alpha art tro thanh nguoi dan ong moi phu nu mong uoc
 
1001 cau dam thoai tieng anh thong dung nhat
1001 cau dam thoai tieng anh thong dung nhat 1001 cau dam thoai tieng anh thong dung nhat
1001 cau dam thoai tieng anh thong dung nhat
 
Báo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTUBáo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTU
 
Huong dan tra loi van dap van tai logistics(1)
Huong dan tra loi van dap van tai logistics(1)Huong dan tra loi van dap van tai logistics(1)
Huong dan tra loi van dap van tai logistics(1)
 
đừNg xa em đêm nay
đừNg xa em đêm nayđừNg xa em đêm nay
đừNg xa em đêm nay
 
Dap an 97 cau hoi vtgn
Dap an 97 cau hoi vtgnDap an 97 cau hoi vtgn
Dap an 97 cau hoi vtgn
 
Bo+de+van '+dap-'+vtgn+se+thi+vao+ky+nay`
Bo+de+van '+dap-'+vtgn+se+thi+vao+ky+nay`Bo+de+van '+dap-'+vtgn+se+thi+vao+ky+nay`
Bo+de+van '+dap-'+vtgn+se+thi+vao+ky+nay`
 
Are chap12
Are chap12Are chap12
Are chap12
 
A handbook of comercial correspondence
A handbook of comercial correspondenceA handbook of comercial correspondence
A handbook of comercial correspondence
 
Les miserables
Les miserablesLes miserables
Les miserables
 

Recently uploaded

Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi

  • 1. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch từ lâu đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến trên toàn thế giới, nó được xem như là một nhu cầu không thể thiếu của con người và được coi là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng cuộc sống. Nhận thức được xu thế trên, trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối: “Phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” [2]. Ngành du lịch Quảng Ngãi cùng với ngành du lịch của các tỉnh khác đã vẽ lên một bức tranh khá sinh động và tươi sáng với nhiều cố gắng và thành quả góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển du lịch quốc tế chung của quốc gia. Đến với Quảng Ngãi, chúng ta sẽ cảm nhận được cái nắng gió của vùng đất của miền Trung với những bờ biển uốn lượn dài tuyệt đẹp và một chiều dài lịch sử lâu đời với các di tích lịch sử khá nổi tiếng. Hình ảnh ấy đã thu hút không ít du khách phải một lần đặt chân đến mảnh đất này. Vì thế mà lượng khách du lịch quốc tế đến đây ngày một gia tăng. Năm 2010, tỉnh đã đón 26.325 lượt khách quốc tế, đóng góp gần 8% tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiên, doanh thu của ngành du lịch tỉnh chỉ đạt 215 tỷ VND so với 25.305,1 tỷ VND của cả nước, con số trên chưa thực sự tương xứng với số lượng khách du lịch [26], [19]. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng trên chính là khả năng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi còn chưa thật sự mạnh, kèm theo đó là khả năng cung cấp dịch vụ còn nhiều hạn chế. Một mặt là do tình trạng cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thái độ nhân viên không chuyên nghiệp, tình trạng tranh giành khách vẫn còn tiếp diễn,… Mặt khác, việc đầu tư của địa phương vào việc phát triển dịch vụ du lịch nhằm tăng lượng khách đến Quảng Ngãi cũng chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Hiện nay, việc tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đã trở thành một thách thức chung cho cả ngành du lịch Việt Nam trong đó có Quảng Ngãi. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du 1
  • 2. lịch Trần Chiến Thắng cũng đã phát biểu: “Về lâu dài, giải pháp then chốt để thu hút khách du lịch vẫn là nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch” [12]. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ du lịch đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng, người viết đã mạnh dạn chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là: “Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020”. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Thông qua việc hệ thống hóa các điều kiện đảm bảo phát triển dịch vụ du lịch quốc tế, phân tích thực trạng và khả năng phát triển du lịch quốc tế của tỉnh Quảng Ngãi, khóa luận hướng đến việc đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, khóa luận đề ra 3 mục tiêu - Thứ nhất, xây dựng luận cứ khoa học, thực tiễn và hệ thống hóa các điều kiện để thu hút khách du lịch quốc tế của Quảng Ngãi - Thứ hai, phân tích tổng quan tình hình du lịch quốc tế và thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2001 - 2010. Từ đó, đánh giá chung về những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân. - Thứ ba, phân tích xu hướng, mục tiêu phấn đấu, định hướng triển khai của du lịch quốc tế của tỉnh Quảng Ngãi; đồng thời đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi. + Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu khả năng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi đặt trong quan hệ đối sánh với các trọng điểm du lịch miền Trung như Nha Trang, Đà Nẵng, Huế. Ngoài ra, còn tìm hiểu mở rộng kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. 2
  • 3. - Về thời gian: • Phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2010. • Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi trong giai đoạn từ 2011 đến 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài, người viết sử dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, phân tích và so sánh các số liệu thứ cấp thu thập được. Từ đó đưa ra các kết quả nghiên cứu và các giải pháp thích hợp. Các thông tin được trích dẫn từ nhiều nguồn khác nhau như các phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo, Internet, các tạp chí chuyên ngành và tài liệu từ các Sở, Ban, Ngành liên quan. 5. Kết cấu nội dung đề tài Nhất quán với mục tiêu nghiên cứu, ngoài mở đầu, mục lục, kết luận chung và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được kết cấu thành 3 chương có trọng tâm, trọng điểm. Khóa luận được chia thành 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về du lịch quốc tế và sự cần thiệt phải tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 – 2020. - Chương 2: Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2001 - 2010. - Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020. Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, người viết xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô giáo của Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp những kiến thức bổ ích làm nền tảng cho khóa luận. Người viết cũng xin cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi đã giúp đỡ trong việc cung cấp tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sĩ Trần Thị Phương Thủy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt thời gian qua. 3
  • 4. Do những hạn chế nhất định về thời gian cũng như kiến thức, nên dù đã cố gắng hết sức, khóa luận không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và những độc giả quan tâm đến đề tài này để những giải pháp mà người viết nêu ra mang tính khả thi và hoàn thiện hơn. Sinh viên thực hiện Đặng Cao Cường 4
  • 5. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011-2020 I. Tổng quan về du lịch quốc tế 1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Du lịch Du lịch từ lâu đã trở thành một đề tài hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, thật khó để tìm được một khái niệm thống nhất về du lịch, bởi khi tiếp cận những cách thức và góc độ khác nhau, ta lại có những khái niệm khác nhau về du lịch [5]: - Tiếp cận trên góc độ người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời ở ngoài nơi lưu trú thường xuyên của cá thể, nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau, với mục đích hòa bình và hữu nghị [5]. Nó vừa là cơ hội để du khách tìm kiếm những kinh nghiệm sống mới vừa là một khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày tháng làm việc căng thẳng. - Tiếp cận trên góc độ người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của người đi du lịch [5]. Du lịch được xem như là một cơ hội kinh doanh để tạo ra lợi nhuận. - Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, cơ sở hạ tầng để phục vụ du khách, thông qua đó tăng các nguồn thu nhập từ các khoản thuế, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương [5]. - Tiếp cận trên góc độ của cộng đồng dân sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội, vừa đem lại cơ hội tìm hiểu văn hóa vừa giúp giải quyết vấn đề việc làm tại địa phương [5]. Người viết xin đơn cử hai khái niệm tiêu biểu để có thể có một cái nhìn tổng quát nhất về du lịch 5
  • 6. Thứ nhất, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), một tổ chức quốc tế trực thuộc Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến du lịch của toàn thế giới, “Du lịch là đi đến một một nơi khác xa nơi thường trú, để giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian rỗi. Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá, và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi giải trí thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng ngoại trừ những mục đích kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường khác hẳn nơi định cư” [5]. Thứ hai, theo Luật Du lịch Việt Nam ban hành năm 2005: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [24]. 1.2. Du lịch quốc tế Theo nhận định của tác giả Trần Văn Thông trong cuốn tổng quan du lịch về Du lịch quốc tế: Du lịch quốc tế có thể hiểu là sự dịch chuyển và lưu trú tạm thời của con người trong thời gian nhàn rỗi ở một quốc gia khác bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, chữa bệnh, qua đó phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao nhận thức và phát triển thể chất. Việc tiêu thụ các giá trị tự nhiên, kinh tế và văn hóa thông qua nghiên cứu, hoặc những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch có một cái nhìn khái quát nhất về du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng. Từ những nghiên cứu trên, theo người viết, du lịch quốc tế là việc đến một quốc gia khác nơi thường trú của mình trong thời gian nhàn rỗi, nhằm mục đích giải trí, nghĩ ngơi, nâng cao nhận thức và phát triển thể chất; qua đó thông qua tinh thần hữu nghị quốc tế. Du lịch quốc tế bao gồm tất cả các hoạt động của khách DLQT thông qua việc tiêu thụ các sản phẩm du lịch 1.3. Khách du lịch quốc tế Có khá nhiều khái niệm về khách du lịch quốc tế: 6
  • 7. - Khái niệm của Liên hiệp các quốc gia (League of Nations): Năm 1937, Liên hiệp các quốc gia đưa ra khái niệm về “khách du lịch nước ngoài ”: “khách du lịch nước ngoài là bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ” [6]. - Khái niệm về khách du lịch được chấp thuận tại Hội nghị tại Rôma (Ý) do Liên hiệp quốc tổ chức về các vấn đề du lịch quốc tế và đi lại quốc tế năm 1963: “Khách du lịch quốc tế” là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian ít nhất là 24 giờ” [6]. - Khái niệm của Hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan năm 1989: “Khách du lịch quốc tế” là những người đi thăm một đất nước khác, với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3 tháng, những người khách này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó khách trở về nơi ở thường xuyên của mình” [6]. - Tại khoản 3, điều 34, Chương V, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, “khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch” [24]. Khách du lịch quốc tế sẽ không bao gồm những người sau: • Những người qua lại biên giới thường xuyên, bao gồm cả những người khách đi cùng với họ; • Những người sống gần biên giới nhưng làm việc ở nước bên kia biên giới; • Những quan chức ngoại giao, lãnh sự và thành viên các lực lượng vũ trang được phân công đến một nước khác, bao gồm cả tùy tùng và những người đi cùng; • Những người tị nạn hoặc sống du mục; • Những người quá cảnh không chính thức nhập cư vào một nước, chẳng hạn những hành khách máy bay chỉ ở trong phòng chờ chuyển tiếp trong một thời gian ngắn, hoặc những hành khách tàu thủy không được phép lên bờ, bao gồm cả những người được chuyển tải trực tiếp từ sân bay đến các địa điểm khác. [33] 7
  • 8. 2. Đặc điểm du lịch quốc tế Du lịch quốc tế mang những đặc điểm chung của du lịch, cộng thêm với yếu tố quốc tế. Các đặc điểm của du lịch quốc tế như sau: Thứ nhất, du lịch quốc tế có tính nhạy cảm, gồm nhiều bộ phận cấu thành nên trong quá trình cung cấp dịch vụ đối với du khách, nhà cung ứng cần bố trí chính xác về thời gian, có kế hoạch chu đáo chi tiết về nội dung các hoạt động, cần phải kết hợp một cách hữu cơ, chặt chẽ giữa các khâu. Thứ hai, du lịch quốc tế mang tính đa ngành cao. Tính đa ngành được thể hiện qua đối tượng khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch như sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo. Du lịch quốc tế sẽ không thể phát triển nếu không có sự trợ giúp của các ngành kinh tế - xã hội khác như bảo hiểm, y tế, giao thông vận tải. Ngược lại, du lịch quốc tế cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm, dịch vụ cho khách du lịch. Thứ ba, du lịch quốc tế mang tính đa thành phần. Thành phần tham gia trong hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế gồm: khách du lịch, những người quản lý và phục vụ du lịch, cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội. Do đặc tính đa thành phần trên đây mà có nhiều loại hình du lịch và dịch vụ ra đời, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Thứ tư, du lịch quốc tế có tính thời vụ do ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, thời tiết khí hậu đặc trưng tại các điểm du lịch, điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đối với sự hình thành tính thời vụ du lịch. Ngoài ra, tính thời vụ du lịch còn có liên quan mật thiết đến việc sắp xếp ngày nghỉ của nhân viên, các kỳ nghỉ của học sinh, sinh viên, sự bố trí này có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động du lịch. Thứ năm, du lịch quốc tế mang tính liên vùng, biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia, hay giữa các quốc gia với nhau. Mỗi điểm du lịch đều có những đặc điểm độc đáo, hấp dẫn riêng song nó không thể tách khỏi xu thế thời đại và sự phát triển chung của khu vực và quốc gia. Hoạt động du lịch quốc tế của một vùng, một quốc gia khó có 8
  • 9. thể phát triển nếu không có sự liên kết các tuyến, điểm du lịch trong phạm vi quốc gia và toàn thế giới. Thứ sáu, du lịch quốc tế mang tính chi phí và tính tổng hợp cao. Mục đích của các du khách là hưởng thụ các sản phẩm du lịch, do vậy họ sẵn sàng chi trả những khoản chi phí cho chuyến đi của mình về các khoản dịch vụ như: ngủ nghỉ, ăn uống, đi lại và nhiều khoản chi phí khác nhằm thực hiện mục đích đi chơi, giải trí, tham quan. Về tính tổng hợp, sản phẩm du lịch là sản phẩm tổng hợp được biểu hiện bằng nhiều loại dịch vụ. Phạm vi hoạt động của ngành kinh tế, du lịch bao gồm: khách sạn, giao thông và các cửa hàng bán đồ lưu niệm. Ngoài ra, còn có bộ phận sản xuất tư liệu phi vật chất như văn hóa, giáo dục, tôn giáo, hải quan, tài chính, bưu điện. 3. Các xu hướng du lịch quốc tế phổ biến hiện nay Một số xu hướng du lịch quốc tế phổ biến trên thế giới được khách du lịch ưa thích, chẳng hạn như: 4S: SEA + SUN+ SAND +SHOP: bao gồm tắm biển, phơi nắng, đi dạo bãi biển và mua sắm. 3F: FLOWRE +FAUNA + FOLKLORE: bao gồm đi xem các động vật quí hiếm, thực vật quí hiếm và tìm hiểu văn hóa dân gian đặc sắc. 3S: SIGHTSEEING + SPORT + SHOPPING: bao gồm đi chiêm ngưỡng và thưởng thức các cảnh đẹp, tham gia các môn thể thao mạo hiểm, và đi dạo phố kết hợp mua sắm. 5H: HOSPITALITY + HONESTY + HERITAGE + HISTORY + HEROIC: khách du lịch thường tìm đến các địa điểm du lịch mà ở đó người hiếu khách, chân thật, có nhiều di sản, bề dày lịch sử và truyền thống anh hùng để tìm hiểu. Ngoài ra còn có loại hình du lịch đã phổ biến trên thế giới nhưng chưa phát triển ở nước ta như: Du lịch thời trang thường được tổ chức ở Paris hay Milan. Hình thức điện ảnh đi trước du lịch theo sau: ví dụ như thăm trường quay, rạp chiếu phim công nghệ cao, gặp gỡ thần tượng điện ảnh…tại Hollywood. [22] 4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch quốc tế 9
  • 10. Thứ nhất là tính thời vụ đến hoạt động du lịch Đối với du khách, tính thời vụ làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn. Vào mùa du lịch chính, du khách tập trung quá đông tại các điểm du lịch, vùng du lịch làm giảm chất lượng phục vụ cho du khách. Tác động của tính thời vụ vào hoạt động du lịch là rất lớn, như với mùa hè du lịch cửa lò, sầm sơn, các du lịch bãi biển rất phát triển, khách đông, nhưng đến 3 mùa còn lại thì rất vắng khách. Nhưng ngược lại, với khách quốc tế đến Việt Nam thì mùa đông lại là mùa đông khách nhất, các điểm đến cho mùa đông như Ha long, Sapa, ... Thứ hai là ăn uống nghỉ ngơi Việc tìm kiếm nơi ăn nghỉ là nhu cầu thiết yếu đối với mỗi người. Vì thế các dịch vụ ăn uồng và nghỉ ngơi là trọng tâm, là nhu cầu thiết yếu so với các nhu cầu khác của khách. Trên thế giới, 40% lượng tiền du khách chi tiêu là dành cho chỗ ở. Ở Việt Nam cũng như các nơi khác, ngành khách sạn rất quan trọng vì nó chiếm một phần lớn doanh thu của ngành du lịch. Nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam đã đánh giá “Việt Nam là thiên đường ẩm thực” với những món ăn đặc sắc, hương vị thơm ngon không thể quên ở mỗi điểm đến. Đến Hà Nội không du khách nào có thể quên hương vị của phở, bún riêu cua, bún ốc, xôi gà, chả cá Lã Vọng, bánh tôm hồ Tây, bánh cốm, các món nem cuốn. Ẩm thực miền Trung hấp dẫn du khách bởi các món bánh, món chè xứ Huế, mỳ Quảng, cao lầu…; còn vùng đất Nam Bộ lại đặc trưng bởi các món lẩu, nướng từ thủy, hải sản với các loại cây trái sẵn có. Người dân Việt Nam đã không còn xa lạ với hình ảnh những người nước ngoài ngồi vỉa hè cầm đũa chỉ để thưởng thức một bát phở sáng hay bát bún ốc nóng khói nơi góc phố quen thuộc. Một số nhà nghiên cứu ẩm thực Việt Nam và nước ngoài đã nhận xét, các món ăn Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách bởi nguyên liệu chủ yếu là các loại rau, củ,quả, hạt, thủy, hải sản, không quá nhiều thịt như món Âu, ít dầu mỡ hơn các món Trung Quốc, ít cay hơn đồ ăn Thái Lan. Thứ ba là quảng cáo xúc tiến 10
  • 11. Để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì giải pháp chủ yếu là tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến. Từ nay đến cuối năm 2008, ngành du lịch sẽ chi khoảng 16 tỷ đồng để quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên các phương tiện truyền thông quốc tế như CNN, Discovery cũng như các đài truyền hình ở các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam như kênh KBS - Hàn Quốc, NHK - Nhật Bản; các kênh truyền hình các tỉnh gần Việt Nam của Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam; trên các báo Singapore, Malayxia, Thái Lan, Campuchia; mời các đoàn khảo sát du lịch quốc tế đến viết bài về du lịch Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ với ngành hàng không, ngoại giao, giao thông vận tải đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến quảng bá cho du lịch Việt Nam như quảng bá cho năm du lịch Cần Thơ 2008. Thứ tư là chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu cho từng đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng và của ngành du lịch Việt Nam nói chung. Sự khẳng định thương hiệu của từng doanh nghiệp du lịch thể hiện ở việc tôn trọng khách hàng, luôn luôn cho ra đời nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác dịch vụ du lịch, tiết kiệm chi tiêu và những khâu trung gian không cần thiết khác. Chất lượng dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu cho các đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng và của ngành du lịch nói chung. Nhưng chất lượng dịch vụ của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua là khâu yếu kém nhất, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập. Chính vì thế, về lâu dài, giải pháp then chốt để thu hút khách du lịch vẫn là nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hoá, hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Tăng cường lực lượng lao động lành nghề, chuyên nghiệp; thực hiện tốt qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, mở chiến dịch làm sạch môi trường tại các điểm du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển khách du lịch theo hướng văn minh, lịch sự, hiện đại, đảm bảo tiện nghi... II. Tiềm năng phát triển du lịch quốc tế của tỉnh Quảng Ngãi 1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên 11
  • 12. 1.1. Điều kiện tự nhiên Quảng Ngãi là tỉnh cực Nam của vùng du lịch Bắc Trung Bộ nằm trong khoảng từ 14-032’40”B – 15025’B vĩ độ Bắc và từ 108006’Đ – 109004’35”Đ kinh độ Đông; có diện tích tự nhiên 5.131,51 km2 . Về phía Bắc, Quảng Ngãi giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp Bình Định, phía Tây giáp Kon Tum và phía Đông giáp biển Đông. Quảng Ngãi có đường bờ biển dài khoảng 130 km và một số đảo nhỏ ngoài khơi, trong đó đáng kể nhất là đảo Lý Sơn (có diện tích khoảng 9,97 km2). Địa hình Quảng Ngãi tương đối phức tạp, mang đặc trưng đại hình của các tỉnh duyên hải miền trung là thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển và hải đảo. Phần Tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường Sơn Nam, tiếp theo là các đồi và núi thấp. Vùng rừng núi này chiếm tới hơn 2/3 diện tích toàn tỉnh, là địa hình chiến lược quan trọng của tỉnh, nơi hình thành nhiều căn cứ địa vững chắc gắn liền với lịch sử đấu tranh chống áp bức, chống ngoại xâm của Quảng Ngãi. Đây là kho tài nguyên phong phú về lâm thổ sản với nhiều loại gỗ quý, nhiều loại cây nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp…Tiếp giáp với vùng rừng núi là vùng trung du. Vùng địa hình này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích toàn tỉnh (khoảng 0.3%). Vùng Đồng bằng ven biển thuộc Quảng Ngãi là đồng bằng hẹp với tổng diện tích khoảng 1.200 km2, được hình thành một phần bởi nguốn đất đồi phân hóa, một phần do phù sa của các con sông chảy qua địa phận tỉnh như song Trà Khúc, Trà Bồng, Trà Châu, sông Vệ bồi đắp. Bờ biển Quảng Ngãi có chiều dài 130 km bị chia cắt thành nhiều đoạn bởi các mũi như Nam Châm, Ba Làng An, Sa Huỳnh, Kim Bồng. Quảng Ngãi nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với khí hậu chia thành hai mùa là mùa ít mưa và mùa mưa. Vì Quảng NGãi nằm trong vùng khí hậu Trung Trung Bộ nên có nền nhiệt khá cao với biên độ dao động nhiệt nằm khoảng70C – 80C. Nhiệt độ trung bình ở đây khoảng 260C và giảm xuống ở vùng núi còn 230C - 240C ở độ cao 400m - 500m và chỉ còn 210C – 230C ở độ cao 1000m. 1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên 12
  • 13. Quảng Ngãi là sự hòa hợp của những dòng sông xen lẫn núi đồi, ghềnh thác cùng nhiều di tích, kiến trúc cổ: di chỉ văn hoá Sa Huỳnh, chùa Thiên Ấn, thành cổ Châu Sa, chứng tích Sơn Mỹ, địa đạo Đám Toái… và với nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và hữu tình như: Thiên Ấn niêm hà, Cổ Lũy Cô thôn…. Quảng Ngãi còn được nhắc đến với các bãi biển sạch, đẹp và giá trị để phát triển thành khu du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn như Mỹ Khê (Sơn Tịnh), Sa Huỳnh (Đức Phổ), Khe Hai- Dung Quất (Bình Sơn), Minh Tân, Đức Minh, Tân Định (Mộ Đức) [44]. Với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, tài nguyên du lịch Quảng Ngãi được chia theo 2 vùng sau. Thứ nhất là tài nguyên du lịch vùng đồi núi và trung du, với diện tích vùng đồi núi và trung du khá lớn (chiếm 2/3 tổng diện tích toàn tỉnh) tài nguyên du lịch vùng đồi núi của tỉnh Quảng Ngãi khá phong phú: khu du lịch văn hóa sinh thái Trà Bồng (núi Cà Đam), khu bảo tồn tự nhiên khu vực Ba Tơ, hệ thống các thác nước như Thác Trắng, Thác nước Trịnh, cảnh quan các sông , hồ nước, các thắng cảnh như núi Thiên Ấn, núi Long Đầu. Núi Thiên Ấn thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, nằm cách cầu Trà Khúc khoảng 2km về phía Đông với độ cao chỉ hơn 100m nhưng có hình thù rất độc đáo. Đứng từ vị trí nào nhìn núi cũng có hình thang cân, đường lên núi quanh co với phong cảnh hai bên hữu tình. Trên đỉnh núi bằng phẳng có một ngôi chùa cổ được bao bọc bởi những cây cổ thụ xanh tốt. Thiên Ấn được xem là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi và chùa Thiên Ấn trên đỉnh núi được xem là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của cả Miền Trung [10]. Thứ hai là tài nguyên du lịch ở vùng biển và hải đảo, với đường bờ biển dài gần 130km, tài nguyên du lịch biển và hải đảo của Quảng Ngãi khá phong phú và hấp dẫn với các bãi biển đẹp, các cảnh quan bờ biển kỳ thú và hấp dẫn du khách, các hòn đảo thanh bình và còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, trong lành. Trong số các tài nguyên du lịch biển và hải đảo của Quảng Ngãi, đáng kể nhất là bờ biển Sa Huỳnh, bờ biển Mỹ Khuê, đảo Lý Sơn [10]. Vùng bờ biển Sa Huỳnh nằm ở cực nam của tỉnh, thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ. Trên bờ biển Sa Huỳnh có nhánh núi Trường Sơn chạy áp sát biển tạo thành những ghành đá rất đẹp. Cũng chính vì vậy 13
  • 14. địa hình Sa Huỳnh rất đa dạng với những ngọn núi màu xanh nhiều cung bậc, với những động cát vàng rực,…Sa Huỳnh còn có Hòn Me, Hòn Khỉ, Động cát Ma Vương chứa đựng di chỉ văn hóa Sa Huỳnh nổi tiếng. Bờ biển Mỹ Khuê dài trên 10km với ba cảnh quan độc đáo và hấp dẫn là Cổ Lũy Cô Thôn, Thạch Cơ Điếu Tẩu và An Hải Sa Bàn. Bờ biển Sa Kỳ - Cổ Lũy có hình cong lưỡi liềm với bãi cát vàng sạch sẽ, rặng phi lao xanh mát, không khí trong lành là nơi thuận lợi cho hoạt động nghỉ dưỡng và tắm biển. Đảo Lý Sơn là đảo lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi(- đảo lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi-) với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành, cảnh quan đẹp mắt là địa chỉ du lịch lý tưởng đối với những du khách ưa khám phá. Nhìn chung, tài nguyên du lịch thiên nhiên của Quảng Ngãi khá phong phú và đa dạng, nếu được đầu tư khai thác một cách hợp lý thì đây sẽ là nguồn tài nguyên mang lại lợi ích cho không chỉ nền kinh tế mà còn góp phần thỏa mãn nhu cầu du lịch của nhân dân trong tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung.( sẽ mang lại lợi ích không nhỏ cho nền Ktế cũng như…) 2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch 2.1. Điều kiện kinh tế xã hội Những năm gần đây tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội tính trên đầu người của Quảng Ngãi tăng mạnh nhờ vào nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhìn chung cao hơn so với mức bình quân của cả nước và các tỉnh trong khu vực. Chỉ tiêu tăng trưởng GDP 2010 của Quảng Ngãi đạt 14,9% so với năm trước. Năm 2010, Quảng Ngãi xếp vị trí thứ 7 trong top 10 tỉnh nộp ngân sách cao nhất cả nước. Mặc dù có những bước phát triển kinh tế nhất định, song nói chung mức sống dân cư còn thấp. Đặc biệt là trong những vùng thường xuyên gặp thiên tai và những vùng núi xa xôi. Về điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cũng có nhiều tiến bộ. một trong các chỉ tiêu cho thấy sự phát triển chính là chỉ số gia tăng của các bưu điện cơ sở. Đến nay, 100% các huyện thị đều đã được trang bị tổng đài điện thoại. 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 14
  • 15. Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị văn hóa vật chất cũng như tinh thần do bàn tay và khối óc của người dân Quảng Ngãi sáng tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Các tài nguyên này bao gồm những di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, những sản phẩm thủ công và các nghề thủ công truyền thống, những giá trị văn hóa phi vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội, ẩm thực…đều là những nguồn tài nguyên quan trọng cần được nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc riêng của Quảng Ngãi nhằm thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Tài nguyên du lịch nhân văn Quảng Ngãi bao gồm: Thứ nhất là di tích văn hóa – lịch sử. Quảng Ngãi là một tỉnh có bề dày phát triển lịch sử khá lâu đời, do vậy đã để lại nhiều di tích lịch sử quý giá. Tính đến nay toàn tỉnh đã có 23 di tích được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng, hơn 100 di tích khác đã được đưa vào danh mục các di tích đề nghị được xếp hạng. Các di tích này được chia thành các nhóm di tích khác nhau. Đầu tiên, phải kể đến là nhóm di tích khảo cổ học, tiêu biểu là nhóm di tích văn hóa Sa Huỳnh. Nhóm di tích này phân bố tại các địa phương Long Thạnh, thuộc huyện Đức phổ, Bình Châu và Sa Huỳnh. Đây là nền văn hóa khá đặc sắc đã cho thấy vào buổi đầu công nguyên chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh đã đạt đến trình độ phát triển cao trong khu vực. Đặc biệt là đồ gốm Sa Huỳnh với những trang trí lắc đen, trắng trên nền đỏ và những hoa văn sông nước rất độc đáo và tinh tế có giá trị cao không những đối với khoa học, mà còn thu hút sự quan tâm của du khách. Tiếp theo, đó là nhóm di tích cách mạng, tiêu biểu phải kể đến là khu di tích về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, khu di tích núi Cà Đam thuộc huyện Trà Bồng, cách thành phố khoảng 50km về hướng tây bắc; di tích địa dạo Đám Toái (huyện Bình Sơn, bán đảo ba Làng An); di tích chiến thắng Ba Gia; di tích chiến thắng Vạn Tường thuộc huyện Sơn Tịnh. Đặc biệt, khu chứng tích Sơn Mỹ (thuộc xã tịnh Khuê), là nơi 504 đồng bào ta bị giặc Mỹ sát hại ngày 16/03/1968 – một vụ thảm sát đẫm máu gây chấn động cả thế giới ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ quân Mỹ chiếm 15
  • 16. đóng miền Nam Việt Nam. Khu chứng tích Sơn Mỹ đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận và là di tích lịch sử cách mạng quốc gia. Hiện nay tại đây có một tượng đài và một nhà chứng tích trưng bày một số hiện vật và hình ảnh về những tội ác của giặc Mỹ đối với đồng bào ta ở đây trong ngày 16/ 03/1986. Nhóm các di tích kiến trúc phải kể đến là Chùa Thiên Ấn và chùa Ông. Chùa Thiên Ấn lúc đầu mới chỉ là một am nhỏ do Tổ sư Pháp Hóa, chùa được xây dựng trên đỉnh núi Thiên Ấn (Sơn Tịnh), trước mặt là sông Trà Khúc, dưới chân núi phía tây là dãy Long Đầu, xung quanh chùa có nhiều cây xanh, khung cảnh đẹp, đặc biệt chùa có 2 di vật giá trị là chuông đồng cao 2m được gọi là “Chuông Thần” và giếng nước sâu 15m được gọi là giếng Phật. Năm 1947 khi cụ Huỳnh Thúc Kháng quyền chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (nay là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) về công tác tại Quảng Ngãi và cụ mất tại Quảng Ngãi. Nhân dân ngưỡng mộ đưa Cụ an táng tại đỉnh núi Thiên Ấn (cách chùa Thiên Ấn 200m). Chùa Thiên Ấn không chỉ là niềm tự hào của Quảng Ngãi, mà còn nổi tiếng khắp miền Trung. Nhóm danh thắng có những cảnh đẹp, trong đó đáng chú ý là 12 cảnh đẹp đã được Nguyễn Chu Trinh làm thơ tặng. Đó là các địa danh: Thiên Ấn Niêm Hà, Long Đầu Hí Thủy, La Hà Thạch Trận, Liên Trì Dục Nguyệt, Hà Nhai Vãng Độ, Cỗ Lũy Cổ Thôn, bãi biển Sa Huỳnh… Thứ hai là nghề thủ công truyền thống. Một trong những nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng là các nghề và làng nghề thủ công truyền thống. Ở Quảng Ngãi cũng có một số nghề thủ công tiêu biểu có thể khai thác phục vụ như: nghề làm đường phổi, đường phèn, kẹo gương ở Tư Nghĩa, nghề làm gốm ở Mỹ Thiện (Bình Sơn), Đại Lộc (Sơn Tịnh), Bồ Đề (Tư Nghĩa), Nghề đúc đồng ở làng Chú Tượng huyện Mộ Đức - nơi đây đã đúc cho chùa Thiên Ấn chiếc “Chuông Thần” vào thế kỷ 18... Thứ ba là Văn hóa dân gian. Quảng Ngãi có một số lễ hội tiêu biểu là lễ hội Cầu Ngư hay còn gọi là lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Đua Thuyền Tứ Linh rất đặc sắc và đông đảo nhân dân tham gia vào các dịp tết nguyên đám. 16
  • 17. Thứ tư là các món ăn đặc sản. Ở Quảng Ngãi có những đặc sản biển phong phú và là xứ sở của mía đường. Có những món ăn bình dị nhưng độc đáo, đậm đà bản sắc quê hương như mắm nhum (loài nhuyễn thể biển) có vị ngọt đặc biệt dung chung với các loại rau sống hay có thể ăn với bún hoặc thịt luộc… Đặc biệt, Quảng Ngãi là quê hương của đường phèn, đường phổi và kẹo gương rất nổi tiếng. III. Sự cần thiết phải phải tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020 1. Vị trí của du lịch quốc tế Quảng Ngãi trong chiến lược phát triển du lịch quốc tế cả nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thứ nhất, vị trí của du lịch quốc tế Quảng Ngãi trong chiến lược phát triển du lịch quốc tế cả nước Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, Quảng Ngãi nằm trong không gian vùng du lịch Bắc Trung Bộ với những tiềm năng và lợi thế hết sức quan trọng. Trước hết Quảng Ngãi có vị trí địa lý rất thuận lợi. Nằm trên trục đường giao thông chính nối từ Bắc vào nam, có đường quốc lộ và đường sắt xuyên Việt chạy qua, có cảng nước sâu Dung Quất cùng với hệ thống đường ngang và đường thủy nối Quảng Ngãi với các tỉnh và các địa phương trong cả nước, là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch. Bên cạnh sự thuận tiện về hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng, Quảng Ngãi còn có tiềm năng du lịch phong phú, đặc biệt là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch biển với bãi biển Mỹ Khuê, Sa Huỳnh nổi tiếng trong cả nước và những nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, hấp dẫn, tiêu biểu là các di tích văn hóa, lịch sử như Sa Huỳnh, Chăm Pa, các di tích chiến tranh Sơn Mỹ…Ngoài ra bên cạnh Quảng Ngãi là những điểm du lịch nổi tiếng như đô thị cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn ở phía Bắc, Bình Định Tây Sơn với hệ thống Tháp Chàm ở Phía Nam đã đặt Quảng Ngãi vào một không gian du lịch hấp dẫn. Chính vì vậy, Quảng Ngãi được coi là một trong những điểm du lịch quan trọng trên tuyến du lịch xuyên Việt của cả nước 17
  • 18. Và Quảng Ngãi còn nằm trong khu vực phát triển của hành lang Đông Tây – một dải hành lang chiến lược nối miền trung với các nước Lào, Thái Lan và Myanmar. Tất cả những điều kiện trên đã cho thấy vị trí quan trọng của Quảng Ngãi trong hệ thống các tuyến điểm du lịch của miền trung và có tầm quan trọng trong chiến lược đối với ngành du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập khu vực. Thứ hai, vị trí của du lịch quốc tế Quảng Ngãi trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ngãi Theo số liệu Cục thống kê Quảng Ngãi, mặc dù tỷ phần của kinh tế dịch vụ Quảng Ngãi chỉ chiếm khoảng trên dưới 20%, trong đó tỷ lệ này của cả nước là trên 40% nhưng dịch vụ vẫn là ngành có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của mình Trong thời gian qua du lịch Quảng Ngãi cũng đã có những bước phát triển nhất định. Nếu năm 2001 tổng doanh thu du lịch đạt 45,6 tỷ đồng, thì đến năm 2005 doanh thu đã đạt 74,6 tỷ đồng và năm 2010 đạt trên 215 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước từ 4,8 tỷ đồng năm 2001 đến năm 2005 đã đạt xấp xỉ 7 tỷ đồng, năm 2010 đạt trên 10 tỷ đồng. Như vậy tỷ lệ tăng trưởng về doanh thu đạt khoảng 23%/năm, nộp ngân sách tăng gấp nhiều lần. Đây là tốc độ tăng trưởng cao, mặc dù giá trị tuyệt đối còn thấp. Sự đóng góp của du lịch nói riêng và của các ngành du lịch nói chung còn chưa đáng kể. Điều đó được thể hiện trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời gian qua. Tuy nhiên trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ngãi, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đã quyết định chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản và tăng tỷ trọng kinh tế dịch vụ và công nghiệp xây dựng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh phải được xây dựng trên cơ sở lợi thế so sánh của tỉnh. Quảng Ngãi có bờ biển dài hơn 130km, rất thuận lợi cho việc phát triển ngành đánh bắt hải sản, vận tải biển, cơ khí sửa chữa và đóng tàu biển, nhưng cũng có nhiều điều kiện để phát triển du lịch biển Đặc biệt trong bối cảnh Quảng Ngãi đang trở thành một điểm nóng trong phát triển các ngành kinh tế quan trọng của đất nước, việc tận dụng cơ hội phát triển du lịch và các ngành dịch vụ có thể đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách, góp 18
  • 19. phần giải quyết những vấn đề xã hội như việc làm, xóa đói giảm nghèo 2. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020 Đóng góp trực tiếp của du lịch Việt Nam năm 2010 vào GDP là 73.800 tỷ đồng (tương đương gần 4 tỷ USD), chiếm 3,9% GDP; lao động trực tiếp tham gia vào lĩnh vực du lịch là 1.397.000 người, khoảng 3% tổng số lao động toàn quốc. Ngành du lịch đóng góp gián tiếp tới hơn 231.200 tỷ đồng vào GDP (tương đương 12,5 tỷ USD), khoảng 12,4% GDP; có 4.539.000 người hoạt động gián tiếp trong lĩnh vực du lịch, chiếm 9,9% tổng lao động toàn quốc [32]. Năm 2009, dịch vụ du lịch đã mang đến cho Việt Nam 3.050 triệu USD, chiếm hơn 52% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam năm 2009 [33]. Hơn nữa, dịch vụ du lịch còn góp phần giải quyết khoảng 1.035.000 lao động [1]. Số liệu một phần nào cho thấy sự cần thiết của việc phát triển dịch vụ du lịch ở Việt Nam nói chung và ở Quảng Ngãi nói riêng. Sự cần thiết đó thể hiện thông qua sự đóng góp của việc phát triển dịch vụ du lịch về mặt kinh tế cũng như xã hội. 2.1. Về kinh tế Thứ nhất là khai thác tiềm năng du lịch quốc tế, hỗ trợ phát triển du lịch quốc tế. Tiềm năng sẽ vẫn mãi là tiềm năng nếu như nó không được đánh thức, không được khai thác đúng cách. Những gì ta thấy ở Quảng Ngãi chỉ là những bờ biển dài với phong cảnh hữu tình, những dòng sông hiền hòa, những ngôi chùa cổ kính… đó chỉ là viên kim cương thô chưa được gọt giũa một cách cẩn thận, chưa được biết đến. Thông qua việc chương trình cải thiện dịch vụ du lịch và tăng cường thu hút khách du lịch, chúng sẽ trở nên những viên kim cương vô giá được nhiều người biết đến. Nếu có những chương trình hợp lý, trong một tương lai gần, chúng ta sẽ thấy đằng sau những bờ biển dài vẫn phong cảnh hữu tình ấy là những chuyến du lịch nghĩ dưỡng đầy hấp dẫn, còn đằng sau những con sông hiền hòa, những ngôi chùa cổ kính ấy là những chuyến thưởng ngoạn cảnh vật trên sông và cơ hội đắm mình cùng chốn linh thiên,… Đó chính là cách để tăng cường thu hút khách du lịch và phát triển dịch vụ du lịch giúp đánh thức vẻ đẹp của cảnh vật quê hương. 19
  • 20. Thứ hai là nâng cao giá trị dịch vụ du lịch, góp phần tăng thu ngoại tệ. Những tiềm năng phát triển du lịch ở Quảng Ngãi là điều hiển nhiên không ai có thể bác bỏ được, tuy nhiên những giá trị mang về từ du lịch thật sự chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Một trong những lý do đó là vấn đề trong việc thu hút khách du lịch, tiếp sau đó là chất lượng dịch vụ cung cấp. Hai vấn đề này có một mối quan hệ thân thiết với nhau, một dịch vụ tốt có chất lượng sẽ thu hút được nhiều khách du lịch nhưng phải có một số lượng khách nhất định để có thể duy trì nó được. Dịch vụ cung cấp có chất lượng và phong phú hơn thì số tiền chi tiêu của du khách mới cao hơn. Hiện nay, du khách đến Quảng Ngãi sẽ không thể nào tiêu được “nhiều tiền” bởi vì có quá ít những dịch vụ cung cấp hay nếu có đi chăng nữa thì cũng quá sơ sài và không đáp ứng yêu cầu của du khách, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Thứ ba là góp phần phát triển hoạt động du lịch quốc tế một cách đồng bộ và toàn diện hơn. Hiện nay, hoạt động thu hút khách du lịch còn quá yếu, thêm vào đó dịch vụ cung cấp không tốt không đồng nhất, có thể gây những ấn tượng xấu trong lòng du khách. Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch còn khá yếu kém chưa đáp ứng được ở mức cao của du khách quốc tế. Vấn đề được đặt ra đó là làm sao để có thể phát triển tất cả các thành phần dịch vụ du lịch một cách đồng bộ để mang đến chất lượng hoạt động du lịch một cách toàn diện nhất. Hơn nữa, việc cung cấp các dịch vụ phù hợp, đáp ứng được nhu cầu thì sẽ là một cách để giữ chân khách du lịch. 2.2. Về xã hội Thứ nhất, mở rộng giáo dục đào tạo, tạo việc làm cho lao động trong ngành du lịch, góp phần giảm tệ nạn xã hội. Quảng Ngãi là một tỉnh dựa vào nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, với vựa lúa và những sản phẩm nông nghiệp khác. Vì thế, người dân Quảng Ngãi chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Thêm vào đó quá trình đô thị hóa đã khiến nhiều lao động trẻ di chuyển từ nông thôn đến thành thị nhưng vẫn thất nghiệp. Việc phát triển dịch vụ du lịch nhằm tăng cường thu hút khách du lịch là cơ hội để những người thất nghiệp có cơ hội tìm được những việc làm . Vì vậy, việc phát triển dịch vụ du lịch giúp tạo nhiều việc làm cho người dân. Thông 20
  • 21. qua đó, nó giúp mang đến cho người dân trong địa phương một nguồn thu nhập đáng kể. Hơn thế nữa, điều này có thể phân bố lại thu nhập giữa các vùng trong tỉnh, người có thu nhập thấp sẽ có cơ hội cải thiện nguồn thu của mình. Từ đó, việc phát triển dịch vụ du lịch giúp tỉnh Quảng Ngãi xóa bỏ dần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng nông thôn và thành thị. Thứ hai, tăng mức sống người dân, nâng cao sức khỏe và phúc lợi xã hội. Nhờ vào việc tăng thu nguồn ngoại tệ và đóng góp vào ngân sách Nhà nước, dịch vụ du lịch quốc tế phát triển không những có thể cải thiện đời sống người dân mà còn đem đến những kết quả tích cực khác. Du lịch phát triển, đường giao thông được mở rộng, hệ thống điện và truyền thông được bao phủ, cơ sở hạ tầng được cải thiện và phát triển. Nhờ đó, đời sống người dân được nâng cao. Hơn nữa, du lịch phát triển mang đến nguồn thu cho tỉnh nhà có thể xây dựng nhiều cơ sở y tế, người dân có thể dễ dàng tiếp cận nguồn nước sạch và sản phẩm y tế, qua đó cải thiện và nâng cao sức khỏe cho người dân. Thứ ba, cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa và hội nhập quốc tế. Du lịch quốc tế là một cơ hội học hỏi giao lưu không những đối với du khách quốc tế mà còn đối với người dân địa phương. Du khách không chỉ mang đến ngoại tệ hay tiền bạc, những gì họ mang đến còn nhiều hơn thế nhiều, họ mang theo cả kho tàng về lịch sự văn hóa của quê hương họ, những phong tục tập quán từ các vùng khác nhau trên khắp thế giới. Chính họ là những vị đại sứ thiện chí, là hình bóng của văn hóa xứ họ. Quảng Ngãi, một mảnh đất của miền trung đầy nắng gió, nơi người dân chân chất, đầu tắt mặt tối trên ruộng vườn, họ chưa từng được biết đến văn hóa thế giới, có chăng là những tin tức chấp vá họ nghe hay nhìn được qua thiết bị truyền thông. Đối với họ việc biết một thứ tiếng nước ngoài còn quá xa xỉ cho dù họ có muốn tiếp cận. Bởi thế, việc phát triển dịch vụ du lịch mang theo những cơ hội để người dân địa phương tiếp cận những kiến thức về văn hóa từ các vùng khác nhau trên thế giới, học tiếng nước ngoài, học cách giao tiếp với nước ngoài,… Hoạt động du lịch quốc tế phát triển cũng đồng nghĩa với những cơ hội giao lưu của người dân được mở rộng. 21
  • 22. IV. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và bài học cho tỉnh Quảng Ngãi về việc thu hút khách du lịch quốc tế 1. Kinh nghiệm của đảo Sabah (Malaysia) Sabah là một hòn đảo nằm ở phía Bắc Borneo, là bang lớn thứ 2 tại Malaysia, diện tích khoảng 74.500 km2 với 1.440 km bờ biển. Sabah được gọi là “Vùng đất của gió” vì nằm trong vành đai bão. Dù vậy, Sabah vẫn có sức hút đối với du khách bởi những công viên bảo tồn tự nhiên, trong đó có Công viên Quốc gia Kinabalu, Khu bảo tồn Đười ươi Sepilok… Thành phố Kota Kinabalu – thủ phủ của bang Sabah là một hòn đảo xinh đẹp của núi, của biển, của cỏ cây hoa lá với những bãi tắm nguyên sơ và những khu rừng nguyên sinh... kết hợp thành một bức tranh của tự nhiên hoàn mỹ. Vì vậy, Kota Kinabalu còn là cửa ngõ cho những chuyến phiêu lưu leo núi, đi bè vượt thác, khám phá hang động. Du khách sẽ có những phút giây thư giãn tuyệt vời tại suối nước nóng Poring, tận hưởng những loại hình dịch vụ không chê vào đâu được. Du khách thích thú đắm mình vào làn nước biển trong xanh, chơi nhảy dù, lướt ván, tàu chuối (gần giống với lướt ván), lặn biển, tắm nắng và tận hưởng các dịch vụ cao cấp trong các resort. Công viên Quốc gia Kinabalu là một điểm nhấn mà khách du lịch không thể bỏ qua. Rất nhiều du khách ưa thích cảm giác mạnh mong ước được một lần tới đây để chinh phục ngọn Kinabalu cao 4.095m - được mệnh danh là “nóc nhà Đông Nam Á”. Công viên Quốc gia Kinabalu thành lập từ năm 1964, đã được công nhận là di sản thế giới. Để khám phá được sự phong phú của Kinabalu du khách sẽ mất ít nhất 2 ngày. Nơi đây thực sự là một khu rừng nhiệt đới hấp dẫn có diện tích 754km2 với khí hậu 4 mùa rõ rệt, hệ động thực vật hoang dã vô cùng phong phú. Ngọn núi Kinabalu hùng vĩ giữa công viên là một khối núi đá granite được nhô lên bởi những vận động địa chất. Các nhà khoa học cho biết, ngọn núi này có lịch sử địa chất rất kỳ bí, từ hàng triệu năm trước đây. Trong kỷ Băng hà, những dòng sông băng đã chảy ngang qua khối núi này. Do vậy, đến nay hình dáng của ngọn Kinabalu hết sức độc đáo. 22
  • 23. Với người địa phương, Kinabalu là ngọn núi thiêng. Người ta tin rằng linh hồn của tổ tiên họ đã an nghỉ trên đỉnh núi. Xưa kia, người ta thường đem lễ vật cúng trên núi, nay tục lệ ấy vẫn còn duy trì mỗi năm một lần. Du khách sẽ thử sức mình khi leo núi giữa khung cảnh rừng nhiệt đới nguyên sinh um tùm để có thể bất ngờ tìm thấy những dòng suối nước nóng bí ẩn. Để khám phá ngọn núi hùng vĩ này, người leo núi cần chuẩn bị sẵn sàng đồ ăn, túi ngủ, trang phục phù hợp, đèn pin, đặc biệt cần đối phó với cái lạnh ở đỉnh núi vào buổi sớm vì nhiệt độ có thể xuống đến mức nước đóng băng. Thời tiết lý tưởng cho việc chinh phục ngọn Kinabalu là vào tháng 4, vào những ngày trăng tròn sẽ cho du khách một cảm giác tuyệt vời hơn khi ngắm cảnh vật. Đón bình minh trên “nóc nhà Đông Nam Á” cũng đem đến cho du khách những cảm xúc khó quên. Hàng loạt các khu bảo tồn thiên nhiên khác như khu bảo tồn đười ươi Sepilok tập hợp 200 con đười ươi. Đười ươi được cư dân trong vùng gọi một cách trìu mến là “Người đàn ông hoang dã của Borneo”. Đặc biệt, Sabah còn nổi tiếng bởi loài hoa Rafflesia Precei lớn nhất thế giới, du khách có thể chiêm ngưỡng những bông hoa khổng lồ này tại Trung tâm hoa Rafflesia. Rafflesia là loài cây ký sinh, song hoa của nó có đường kính tới 1,5m và nặng tới 10-12kg. Thật tuyệt vời khi ngắm những bông hoa khổng lồ này nở bung trên các triền đồi, các sườn dốc. Có điều loài hoa này có mùi rất hôi. Sabah còn nhiều khung cảnh nên thơ được tạo bởi dòng Kinabatangan – con sông dài nhất của Malaysia. Dọc hai bờ sông về phía hạ nguồn là nơi tập trung động vật hoang dã lớn nhất của đất nước này. Đi thuyền trên sông, du khách có thể nhìn thấy đời sống tự nhiên của đười ươi, khỉ lông đỏ và lông bạc, voi, cá sấu, rái cá và khỉ Proboscis sinh sống trong khu vực đầm lầy ven sông. 2. Kinh nghiệm của Singapore Singapore, được mệnh danh là con rồng và thành phố "sạch sẽ nhất" Châu Á, là nơi bạn sẽ khám phá thấy được những truyền thống cổ xưa hòa hợp với xu thế phát triển hiện đại. 23
  • 24. Không náo nhiệt, ồn ã như một số thủ đô khác nhưng Singapore - đất nước nhỏ bé và ngăn nắp, tinh tươm hàng năm luôn thu hút lượng du khách vượt xa dân số của họ. Ở Singapore, đất đai quý đến mức có những con đường được làm trên nền đất bồi mua từ các quốc gia láng giềng, vậy mà thành phố có rất nhiều khoảng xanh phủ ngợp, dịu mát, trong lành. Du khách không bắt gặp cảnh ăn uống, nhậu nhẹt tưng bừng nơi vỉa hè. Các điểm ăn nhậu bình dân thường được “giấu” vào các con phố nhỏ hoặc khuất sau lùm cây xanh khiến vẻ ngoại cảnh thêm nét thanh tao. Một nếp sống văn hóa được hình thành từ cả một quá trình lâu dài, nghiêm ngặt. Những vi phạm như hút thuốc nơi không được phép, nhả kẹo cao su, xả rác bừa bãi, vi phạm luật giao thông... bị xử phạt rất nặng. Thật khó thấy bóng dáng cảnh sát trên đường phố nhưng ở đây không ít lần du khách được chứng kiến hình ảnh người qua đường, có khi là một người già yếu lượm bỏ vô thùng rác vỏ bao thuốc, túi xốp... mà ai đó sơ ý để rớt trên đường Mạng lưới giao thông công cộng thật lý tưởng, ở các bến xe và đường phố tuyệt đối không có cảnh đậu xe bừa bãi hay taxi giành giật khách, người dân không bị ám ảnh bởi nạn ô nhiễm môi trường, kẹt xe... Những hình ảnh ấy gợi lên biết bao ước muốn về một môi trường thiên nhiên, xã hội cần được gìn giữ, gây dựng ở quê nhà. Thăm Singapore, không thể bỏ qua đảo Sentosa, nơi có nhiều điểm tham quan đặc sắc, nơi có tượng sư tử biển, biểu tượng của đất nước. Chuyến đi trên xe monorail cho du khách một cái nhìn toàn cảnh của Sentosa. Ở đây bên cạnh bãi biển đẹp, còn có Vườn chim Jurong, Thế giới dưới nước và khu Nhạc nước, đặc biệt là Bảo tàng sáp... Vườn chim Jurong rộng hơn 20ha, là vườn chim lớn nhất ở châu Á - Thái Bình Dương với kiểu thiết kế đặc biệt rất giống với điều kiện cư trú thiên nhiên của các loài chim. Ở đây còn có thác nước nhân tạo lớn nhất thế giới. Vườn chim là thiên đường cho hơn 8.000 con chim của 600 loại. Một số con sống trong những “lồng” lưới khổng lồ, số khác tự do bay lượn quanh du khách, nhưng chẳng bay đi xa bởi nơi đây con người đã dành cho chúng một môi trường và sự chăm sóc quá lý tưởng. 24
  • 25. Show biểu diễn thực sự độc đáo, hấp dẫn với hơn 100 con chim - những “tài tử” ngôi sao - vô cùng dễ thương tại một nhà hát ngoài trời, tạo sức lôi cuốn đặc biệt với công chúng. Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng có những trận cười giòn giã khi xem những màn diễn, đua tài của các loại chim quý hiếm, có chú chim vừa biết sủa tiếng chó..., biết hỏi thăm sức khỏe du khách bằng tiếng Anh, tiếng Hoa... Ở Bảo tàng đại dương, miền nhiệt đới của châu Á, nơi khám phá bí mật của đại dương quy tụ tới 2.500 sinh vật biển của 250 loài, theo các băng chuyền lướt chầm chậm qua một đường ngầm phủ kín trong suốt, du khách có dịp ngắm nghía những chuyển động “bay lượn” của “cư dân” biển cả từ mọi góc độ... Những điểm tham quan ấy, không chỉ đọng lại cảm xúc đẹp mà còn có cả bài học về bảo tồn và phát triển thiên nhiên. Ðêm buông xuống, cả ngàn người đổ về khu nhạc nước thưởng thức sô diễn hoành tráng, độc đáo của các “vũ công nước”. Nương theo tiếng nhạc, những làn nước được phun lên, đan kết, nhảy múa biến ảo trong ánh sáng rực rỡ muôn màu, cùng những hình ảnh sống động tái hiện bằng ánh sáng laser. Ở đây du khách được nghe những giai điệu đặc sắc của nhiều quốc gia và phần kết thú vị với truyền thuyết sư tử biển - linh hồn của đảo Sentosa... Ðặt chân vào Bảo tàng sáp, dưới hình thức festival hấp dẫn, người ta như bước vào chuyến du hành lý thú với nhiều hình ảnh được tái hiện bằng những bức tượng sáp kích cỡ như người thật và rất sống động, từ gương mặt, thân hình (đôi khi cử động), tới trang phục, âm thanh, khung cảnh và sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật hiện đại tạo nên những hiệu ứng đặc biệt. Phim, audio, video, được trình chiếu liên tục, do đó không có bóng dáng của người thuyết minh nhưng bảo tàng vẫn hấp dẫn. Nếu cái nhìn toàn cảnh cho thấy một đất nước văn minh, quy cũ thì ở các cuộc trình diễn, người xem không chỉ được giải trí mà đọng lại còn là sự cảm phục về nét tinh tế, có tầm vóc và chiều sâu của những người đã tạo dựng. Phải chăng, đó cũng là một trong những lý giải vì sao hàng năm số du khách tham quan Singapore thường vượt trội so với cư dân của họ. Những ngày ở Singapore, có thể cảm nhận được văn hóa nơi đây đã thấm sâu vào các hoạt động du lịch và du lịch đã được quan tâm như một ngành kinh tế quan 25
  • 26. trọng của quốc gia. Nơi đây không khai thác du lịch bằng các hình thức mua vui bằng mọi giá mà quan tâm đến chất lượng dịch vụ qua những sáng tạo, nét độc đáo gắn với tầm vóc văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái. Singapore thật sự là một điểm đến hết sức tuyệt vời cho những người mê du lịch [14]. 2. Kinh nghiệm của Bali – Indonesia Nằm ở cực Nam của Châu Á giữa hai lục địa Đông Nam Á và Châu Đại Dương, Indonesia là một đất nước rộng lớn với diện tích 1.919.440 km2 và là quốc gia có nhiều đảo nhất trên thế giới với 17.508 hòn đảo lớn nhỏ, dân số khoảng 237 triệu người, đứng thứ tư thế giới. Indonesia có một nền văn hóa vô cùng giàu có với sự hòa quyện của những màu sắc tôn giáo và một nền văn hóa hết sức lâu đời. Được biết đến là đất nước Hồi giáo đông dân nhất thế giới nhưng nơi đây cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hóa phương tây như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,... Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997-1998 đã làm cho nền kinh tế Indonesia khủng hoảng trầm trọng. Tuy nhiên, với vị trí địa lý thuận lợi, là "cửa ngõ" của các Đại Dương cùng với nguồn tài nguyên phong phú đặc biệt là dầu mỏ, nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi tốt với tốc độ phát triển cao và ổn định, hứa hẹn một tương lai sáng sủa. Đến với Indonesia là đến với những hòn đảo kì bí, là đến thăm “thiên đường trên mặt đất”. Thiên nhiên đã ban tặng cho Indonesia những cảnh sắc vô cùng đa dạng với những bờ biển trải dài thẳng tắp, những thác nước hùng vĩ, những ngọn núi lửa tuôn trào và cả cảnh sắc nhiệt đới thanh bình với hệ sinh thái hết sức phong phú đến kì lạ. Và vẫn còn nơi đây hàng nghìn hòn đảo không có người sinh sống, vẫn còn bao nhiêu điều kì bí mà con người chưa thể khám phá hết ở quần đảo này. Đảo Bali có hình hài giống như một chú gà con, mỏ hướng về Ấn Độ Dương, là một trong hàng ngàn hòn đảo của Indonesia. Bali nằm ở phía đông của Indonesia, cách thủ đô Jakarta hơn 1.000km về phía tây và là một trong 33 tỉnh của Indonesia. Với diện tích khoảng 5.632 km2 và dân số là 3,15 triệu người, đây là một trong những hòn đảo có mật độ dân số cao nhất thế giới. Bali nổi tiếng là một địa điểm du lịch hàng đầu Đông Nam Á và thế giới trong thời đại mới, có quá nhiều mỹ từ mà 26
  • 27. du khách thường dùng để nói về hòn đảo này một khi đã đến đây, những mỹ từ như “Đảo thần”, “thiên đường du lịch”, “bình minh của thế giới”… là một trong những số đó [13]. Người dân Bali hiền hòa, chất phác, họ được xem là dân tộc tài hoa nhất, nghệ sĩ nhất trong số 250 dân tộc ở Indonesia. Chính vì vậy, họ đã sáng tạo một nền văn hóa, nghệ thuật đặc sắc nhất góp phần tạo nên một Bali nổi tiếng như ngày nay. Đó là nền văn hóa triết học tôn giáo Hindu vốn đã vô cùng phong phú khi đến Bali lại được kết hợp với tín ngưỡng đa thần giáo và trở nên hết sức độc đáo, là nền tảng, nguồn cảm hứng của nhiều loại hình nghệ thuật ở đây. Với một sự đầu tư mạnh mẽ chỉ để phát triển du lịch ngay từ lúc còn chịu sự cai trị của nước ngoài. Cụ thể là hơn 100 năm trước, chính quyền Hà Lan đã quyết định biến Bali thành vùng nghĩ dưỡng, không cho xây dựng nhà máy hay trồng cà phê. Ngoài ra cũng không ai được phép can thiệp vào những nghi lễ, phong tục, nghệ thuật, tôn giáo, cuộc sống nông nghiệp nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa và lối sống của người dân trên đảo. Ngày nay, với 3,15 triệu dân, 1.200 khách sạn và resort từ bình dân đến sang trọng, Bali là nơi có mật độ dân số và mức sống thuộc hàng cao nhất Indonesia. Quyến rũ khách du lịch năm châu với những bãi biển cát trải dài phẳng lặng, lớp lớp thửa ruộng bậc thang, những dòng sông đêm ngày chảy xiết, những mặt hồ êm đềm trong vắt trên những miệng núi lửa đã tắt, rất nhiều hang động kỳ thú và những cánh rừng nhiệt đới còn lưu lại cuộc sống hoang dã. Bali mang lại đầy đủ các loại hình du lịch mà du khách muốn có, từ du lịch thể thao, sinh thái đến du lịch văn hóa. Đó là sân chơi cho niềm đam mê mạo hiểm của du khách bởi cano, du thuyền, lướt ván, nhảy dù bên bờ biển; là cơ hội khám phá hệ động vật phong phú trong những khu rừng nhiệt đới; là bị níu chân bởi vô số những lễ hội đặc sắc và các điệu múa quyến rũ nhiều màu sắc. 2. Bài học cho tỉnh Quảng Ngãi Thứ nhất, giữa Chính phủ, Nhà nước và các doanh nghiệp phải thật sự có một sự kết hợp đồng bộ để tạo nên một liên kết chặt chẽ nhằm phát triển toàn diện ngành du lịch. 27
  • 28. Thứ hai, phải coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch cả về trình độ nghiệp vụ lẫn quan điểm đạo đức. Không chỉ phải có nghiệp vụ chuyên môn cao mà còn phải biết lắng nghe thấu hiểu khách du lịch, luôn luôn tôn trọng du khách và xem trọng phương châm “khách hàng là thượng đế” để mang đến cho du khách một dịch vụ tốt nhất có thể. Thứ ba, coi công tác phát triển du lịch là một quốc sách để ưu tiên đầu tư cho du lịch cả về cơ chế, chính sách lẫn cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch Thứ tư, không chỉ phải biết tận dụng tối đa các tiềm năng du lịch nhân văn và tự nhiên mà cần phải biết kết hợp tiềm năng du lịch với nhau để sáng tạo ra những sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn Thứ năm, để thu hút được nhiều du khách và nhiều du khách biết đến thì cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch hơn bao giờ hết, trên các ấn phẩm phát miễn phí tại sân bay, nhà ga, bến xe để du khách có thêm nhiều thông tin du lịch về nơi họ đến. Tiểu kết Chương 1 Chương 1 đã khái quát lý luận chung về du lịch quốc tế và khách du lịch quốc tế. Đồnngg thời cũng phân tích sơ bộ các điều kiện giúp thu hút khách du lịch quốc tế và đưa ra những bài học kinh nghiệm về thu hút khách du lịch quốc tế của các nước trong khu vực, từ đó rút ra bài học cho Quảng Ngãi. Bên cạnh đó giới thiệu đôi nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, những tiềm năng phát triển và sự cần thiết của việc phát triển dịch vụ du lịch quốc tế của tỉnh Quảng Ngãi. Những lý luận chung trong Chương 1 chính là nền tảng để phân tích thực trạng phát triển dịch vụ du lịch quốc tế ở Chương 2 và đề xuất giải pháp ở Chương 3. 28
  • 29. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2001-2010 I. Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2001 – 2010 1. Số lượt khách và cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2001 – 2010 1.1. Số lượt khách du lịch quốc tế Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi trong giai đoạn 2001 - 2010 Đơn vị tính: người, % Năm Tổng khách du lịch Khách nội địa Khách quốc tế Số lượt (người) Tốc độ tăng (%) Số lượt (người) Tốc độ tăng (%) Số lượt (người) Tốc độ tăng (%) Tỷ lệ (%) 2001 95.379 - 88.781 - 6.598 - 6,92 2002 107.526 12,74 98.681 11,15 8.845 34.06 8,23 2003 92.231 -14,23 84.819 -14,05 7.412 -16,20 7,66 2004 121.182 31,39 121.125 42,80 10.057 35,39 8,30 2005 151.525 25,04 139.887 15,49 11.638 15,72 7,68 2006 183.891 21,36 178.959 27.93 14.932 28,30 8,12 2007 220.385 19,84 201.792 12,76 18.593 24,52 8,44 2008 259.371 17,69 235.138 16,52 24.213 30,23 9,34 2009 301.928 16,41 279.791 18,99 22.137 -8,57 7,33 2010 357.942 18,55 331.617 18,54 26.325 18,92 7,35 “Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]” Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, ngành du lịch Quảng Ngãi trong năm 2001 đã đón được 95.379 lượt khách du lịch, trong đó khách du lịch quốc tế có 6.598 lượt chiếm 6,92% tổng lượt khách đến 29
  • 30. Quảng Ngãi. Đến năm 2002, được xem là năm bùng nổ du lịch Việt Nam, lượng khách du lịch tăng lên 12.147 lượt nâng tổng số khách du lịch lên 107.526 lượt trong đó lượng khách quốc tế chiếm 8,23%. Tháng 2/2003, dịch SARS lần đầu tiên bùng phát ở Trung Quốc, lan dần sang Việt Nam và các quốc gia trong khu vực. Vì thế nên Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo khách du lịch nên tạm thời hoãn các chuyến đi châu Á trong thời gian dịch bùng phát, và điều này đã dẫn đến một sự sụt giảm đáng kể khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Sau mấy tháng trời ròng rã để ngăn chặn SARS, tưởng chừng như dịch bệnh đã tạm lắng xuống thì vào tháng 10 cùng năm một dịch bệnh nguy hiểm hơn là cúm A/H5N1 bắt đầu bùng phát lan nhanh sang các nước châu Á mà Việt Nam là một trong những nước có ca nhiễm bệnh nhiều nhất [18]. Chính vì hai dịch bệnh trên mà ngành du lịch Việt Nam đã phải gánh chịu hậu quả hết sức nặng nề, đã có khoảng 10 nghìn khách du lịch quốc tế hủy chuyến đến Việt Nam. Ngành du lịch Quảng Ngãi nói riêng cũng gánh chịu thiệt hại, lượng khách du lịch quốc tế giảm đi rõ rệt, lên đến 16,20%, lượng khách nội địa cũng giảm nhẹ hơn 14,05%. Đầu năm 2004, là năm dịch cúm gia cầm bùng phát đồng thời cũng là năm đặc biệt với du lịch miền Trung với sự kiện du lịch khám phá “Con đường Di sản Miền Trung” khu vực miền Trung, vì thế lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi năm 2004 không giảm mà còn hồi phục và tăng vọt, ở mức khá cao, đạt 31,39%. Lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi năm 2005 là 151.525 lượt, trong đó lượng khách quốc tế là 11.638 lượt, chiếm 7,68% tổng lượt khách du lịch. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của những loại dịch bệnh lan rộng nhưng trong giai đoạn 2001 - 2005, tỉnh vẫn đảm bảo mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch quốc tế 17%/năm của dự án: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ngãi thời kỳ 2001 – 2010 và định hướng 2020 do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh phê duyệt. Từ năm 2006 đến nay, với các điểm khai thác du lịch được nâng cấp, các tuyến điểm du lịch mới được mở ra như các điểm du lịch Mỹ Khuê, Sa Huỳnh gắn kết với các khu di tích Thiên Ấn, khu chứng tích Sơn Mỹ... Bên cạnh đó, việc nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở lưu trú của tư nhân ở Quảng Ngãi đã góp phần làm 30
  • 31. tăng lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi. Vì thế, năm 2006, ngành du lịch Quảng Ngãi đã đón được 183.891 lượt khách du lịch, trong khách du lịch quốc tế có 14.932 lượt chiếm 8,12% tổng lượt khách đến Quảng Ngãi. Năm 2007, lượng khách đến tham quan đạt 220.385 lượt, tăng 19,84% so với năm 2006, trong đó khách du lịch quốc tế đạt 18.593 lượt chiếm 8,44% tổng lượng khách du lịch. Tiếp nối đà tăng trưởng đó, năm 2008, tổng lượng khách đến Quảng Ngãi đã tăng 17,69% trong đó lượng khách quốc tế tăng vượt bật, với mức tăng trưởng 30,23%. Năm 2009, với nhiều biến động bất lợi đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động du lịch: Trên thế giới, đại đa số người dân phải đối mặt với tình hình bất ổn về an ninh và áp lực của cuộc khủng hoảng kinh tế. Trong nước, dịch cúm A/H1N1 hoành hành. Vì thế, năm 2009, tốc độ tăng của tổng lượng khách du lịch có phần chậm lại, chỉ đạt 16,41%, mức tăng trưởng thấp nhất từ năm 2004 đến năm 2009 trong đó khách quốc tế giảm đến 8,57%. Năm 2010, lượng khách du lịch đạt mức 357.942 lượt với mức tăng trưởng 18,55%, trong đó lượng khách du lịch quốc tế đạt mức 26.325 lượt chiếm 7,35% tổng lượt khách đến Quảng Ngãi. Biểu đồ 2.1: Lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi so với lượng khách nội địa trong giai đoạn 2001 – 2010 “Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin 31 6,92%8,23% 7,66% 8,30% 7,68% 8,12%8,44% 9,34% 7,33%7,35% 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nam Khách qu?c t? Khách n?i d?a
  • 32. kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]” Biểu đồ 2.1 cho thấy tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi trong giai đoạn 2001 – 2010 dao động quanh mức từ 6,92% đến 9,34%. Nhìn chung, lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi qua các năm thay đổi một cách đều đặn. Từ tỷ lệ 6,92% năm 2001 sau đó tăng lên 8,23% năm 2002, tiếp đó giảm xuống mức 7,66% năm 2003 sau đó lại tăng lên 8,30% năm 2004, đạt đỉnh 9,33% năm 2008 nhưng chạm đến gần tận đáy 7,33% vào năm 2009. Nếu xét tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân trong mối quan hệ so sánh giữa lượng khách du lịch nội địa đến Quảng Ngãi và lượng khách quốc tế, ta thấy chúng có những mối quan hệ tỷ lệ. Dựa vào biểu đồ 2.1 ở trên ta thấy, trong giai đoạn 2001 đến 2010, lượng khách nội địa và quốc tế đến Quảng Ngãi đều có xu hướng thay đổi một cách đều đặn. Tuy nhiên, trong một số năm, chúng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Tiêu biểu, giai đoạn năm 2001 đến 2002 Quảng Ngãi chứng kiến một sự sụt giảm về lượng khách du lịch nội địa nhưng đã đón lượng khách quốc tế tăng vọt. Mặt khác, cột mốc năm 2009 đánh dấu sự bức phá của lượng khách du lịch nội địa và bước lùi đáng kể của lượng khách du lịch quốc tế. Tuy là tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi là 18,04%. Nhưng xét về mặt tỷ trọng, lượng du khách quốc tế đến Quảng Ngãi chiếm khoảng 7,97% trong tổng số lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi trong mười năm(Tuy-Nhưng). Những con số trên cho thấy du lịch quốc tế của Quảng Ngãi chưa thật sự có được một sự phát triển đáng kể. Đồng thời, những con số trên cũng cho thấy sự bất ổn của ngành du lịch Quảng Ngãi, không những chịu ảnh hưởng bởi nhân tố bên ngoài, mà còn cho thấy yếu tố bên trong không bền vững. Cụ thể, tình hình cho thấy một tồn tại rất nghiêm trọng trong ngành du lịch Quảng Ngãi, đó là việc chưa tạo ra được các khu du lịch thật sự hấp dẫn để thu hút khách du lịch cộng với dịch vụ du lịch còn kém. Điều này giải thích một phần lý do lượng khách đến Quảng Ngãi hàng năm còn quá thấp. Bảng 2.2: So sánh khách du lịch Quảng Ngãi với một số trọng điểm du lịch của miền Trung 32
  • 33. Đơn vị tính: 1.000 lượt khách STT Chỉ tiêu 2000 2005 2006 Tăng trưởng (%) 2000- 2005 2005- 2006 2000- 2006 1 Tổng số khách 1.1 Quảng Ngãi 84,50 151,52 183,89 14,62 21,36 16,38 1.2 Thừa Thiên Huế 470,00 1.050,00 1.230,0 0 17,44 17,14 17,39 1.3 Đà Nẵng 393,72 659,53 774,00 10,87 17,36 11,92 1.4 Khánh Hòa 902,60 1.080,0 0 19,65 2 Khách quốc tế 2.1 Quảng Ngãi 4,58 11,63 14,93 17,02 28,30 18,97 2.2 Thừa Thiên Huế 195,00 370,00 436,00 13,67 17,84 14,35 2.3 Đà Nẵng 185,23 227,92 258,00 4,23 13,20 5,68 2.4 Khánh Hòa 165,18 256,69 55,41 “Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch” Qua bảng so sánh trên ta thấy so với một số trọng điểm du lịch của khu vực miền Trung như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, số lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi còn thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh trên. Cụ thể, lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi chỉ đạt khoảng 20% lượng khách du lịch đến các địa phương trên. Đối với lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi thì vào năm 2000 chiếm khoảng 2% so với Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Tốc độ tăng trưởng bình quân khách quốc tế giai đoạn 2000 – 2005 và giai đoạn 2000 – 2006 của Quảng Ngãi lần lượt đạt 17,02% và 18,97% xấp xỉ cao gấp 4 lần so với Đà Nẵng (đạt 4,23% và 5,68%). Tuy nhiên, ở giai đoạn 2005 -2006, tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế của Quảng Ngãi tiếp tục vượt trội, chỉ sau Khánh Hòa. Cụ thể, năm 2006 khách du lịch quốc tế của Quảng Ngãi tăng 28,3% so với năm 2005, trong khi đó Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng chỉ đạt dưới 18%. 33
  • 34. Một trong những nguyên nhân chính là do trong khi các tỉnh đưa ra so sánh trên đều có một quá trình phát triển khá dài với nhiều điểm du lịch đạt tầm cỡ quốc tế như Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa hoặc có cửa ngõ quốc tế kể cả về hàng không và đường biển như Đà Nẵng thì Quảng Ngãi mới chỉ thực sự xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong vài năm gần đây. 1.2. Cơ cấu khách du lịch quốc tế Để có một cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn về tình hình thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi thì việc phân tích cơ cấu nguồn khách quốc tế đến Quảng Ngãi sẽ làm rõ hơn bức tranh toàn cảnh. • Theo thị trường Bảng 2.3: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi theo thị trường giai đoạn 2001 – 2010 Đơn vị tính: % Thị trường 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Trung Quốc 12 12 6 7 7 8 9 8 9 10 Hàn quốc 27 20 19 14 15 16 16 16 17 19 Mỹ. 5 6 7 5 8 9 9 8 10 12 Nhật Bản 7 9 10 11 12 12 13 12 13 14 Đài Loan 2 1 5 4 8 7 6 5 1 1 Úc 4 6 8 12 5 6 7 6 2 3 Thái Lan 3 1 6 9 5 4 5 8 2 3 Pháp 10 11 11 12 13 13 14 14 16 17 Malaysia 10 12 9 9 8 7 4 6 2 2 Singapore 12 12 8 5 6 4 3 3 2 2 Khác 8 10 11 12 13 14 14 14 16 17 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 “Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch” Theo bảng, ta thấy nếu xét theo nhóm nước thì các nước Đông Bắc Á vẫn là thị trường gửi khách du lịch đến Quảng Ngãi, chiếm tỷ trọng khoảng 30%. Các thị trường khác bao gồm các nước ở châu Phi và ASEAN là hai thị trường đang giảm 34
  • 35. dần với năm 2001 là 25% thì đến 2010 còn 7%. Tuy nhiên, nhìn theo các nước riêng lẻ thì Hàn Quốc là thị trường có khách quốc tế đến Quảng Ngãi cao nhất, chiếm tới 19%, kế tiếp sau là Pháp 17%, Nhật bản 14%. Điều này thật sự là một tín hiệu đáng mừng cho du lịch Quảng Ngãi vì khách du lịch quốc tế từ các quốc gia này thường có thu nhập cao nên có mức chi tiêu nhiều hơn, không những góp phần phát triển du lịch mà còn giúp cho các ngành dịch vụ bổ trợ có cơ hội phát triển. Trong giai đoạn 2001 – 2010 ta thấy đa số các nước như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều là những nước có tỷ trọng khách du lịch quốc đến Quảng Ngãi cao, chỉ riêng năm 2008, các nước này có phần bị đứng lại hoặc tụt lại so với năm trước. Lý do của điều này là vì năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra ở Mỹ, kéo theo sự sụp đổ của một loạt các công ty lớn và đã gây ra tình trạng thất nghiệp cho hàng triệu người Mỹ. Sự ảnh hưởng này không chỉ ở riêng Mỹ mà nó còn ảnh hưởng tới các quốc gia khác trên thế giới làm cho người dân có xu hướng thắt lưng buộc bụng, tiết kiệm trong chi tiêu trong cơn suy thoái kinh tế chung của toàn cầu, và điều này đã làm giảm đáng kể số lượng người đi du lịch. • Theo mục đích chuyến đi Bảng 2.4: ` Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi theo mục đích chuyến đi giai đoạn 2001 – 2010 Đơn vị tính: % Năm Du lịch nghỉ dưỡng Kết hợp công việc Thăm thân Khác 2001 25 63 7 5 2002 30 59 5 6 2003 35 55 5 5 2004 43 43 6 8 2005 48 39 6 7 2006 53 34 8 5 2007 30 56 8 6 2008 35 53 6 6 2009 48 40 7 5 2010 70 20 5 5 35
  • 36. “Nguồn: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch” Từ bảng trên ta thấy khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi với nhiều mục đích khác nhau trong đó khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi vì mục đích công việc chiếm tỷ trọng cao nhất, xấp xỉ 46%. Đứng thứ 2, chỉ kém khoảng 4 – 5% là lượng khách quốc tế đến vì mục đích du lịch , tham quan nghỉ dưỡng, chiếm khoảng 40%. Lượng khách quốc tế đi du lịch vì mục đích thăm thân ở Quảng Ngãi cũng chiếm một tỷ lệ tương đối, khoảng 8%. Cuối cùng là lượng khách đến Quảng Ngãi vì các mục đích khác chiếm khoảng 6%. Nếu ta xét riêng từng loại mục đích qua các năm thì có một điều dễ dàng nhận ra là tỷ trọng du khách quốc tế đến Quảng Ngãi vì mục đích thăm thân và mục đích khác tương đối ổn định, nếu có đi chăng nữa thì giảm đi một chút. Cụ thể, trong giai đoạn 2001 – 2010 chỉ dao động ở mức từ 5 – 8%. Ở mặt ngược lại thì lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi với mục đích du lịch tham quan nghỉ dưỡng và thăm thân thay đổi khá nhiều. Nếu như giai đoan 2001 -2006 lượng khách với mục đích du lịch tham quan nghỉ dưỡng tăng từ 25% đến 53% thì lượng khách với mục đích thăm thân lại giảm từ 63% đến 34%. Năm 2007, có một sự đột biến là khách du lịch với mục đích thăm thân tăng lên 56%, một phần cũng là do lượng Việt Kiều về thăm tăng đột biến và khách du lịch với mục đích tham quan nghỉ dưỡng giảm xuống 34%. Chuyển sang giai đoạn 2007 – 2010 một điều tương tự lại diễn ra như giai đoạn 2001 – 2006. 2. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế và doanh thu từ du lịch quốc tế giai đoạn 2001 – 2010 2.1. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế Bảng 2.5: Mức chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch quốc tế và nội địa đến Quảng Ngãi giai đoạn 2001 - 2010 Năm Khách nội địa Khách quốc tế Mức chi tiêu bình quân (ngàn đồng/ người/ khách) Tốc độ tăng (%) Mức chi tiêu bình quân (ngàn đồng/ người/ khách) Tốc độ tăng (%) 36
  • 37. 2001 150 - 640 - 2002 210 40,00 720 12,50 2003 250 19,05 800 11,11 2004 312 24,80 880 10,00 2005 364 14,29 960 9,09 2006 402 10,44 992 3,33 2007 450 11,94 1.008 1,61 2008 510 13,33 1.024 1,59 2009 552 8,24 1.040 1,56 2010 607 9,96 1.088 4,62 “Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]” Ta có thể thấy mức chi tiêu bình quân một ngày khách của cả du lịch quốc tế và nội địa hàng năm đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại giảm dần. Cụ thể, giai đoạn 2001 – 2005, trong khi mức chi tiêu bình quân tăng, du lịch nội địa từ 150 ngàn đồng/ người/ khách đến 364 ngàn đồng/ người/ khách và du lịch quốc tế từ 640 ngàn đồng/ người/ khách đến 960 ngàn đồng/ người/ khách, thì tốc độ tăng trưởng của mức chi tiêu bình quân lại giảm, du lịch nội địa giảm từ 40,00% đến 14,29% và du lịch quốc tế từ 12,50% đến 9,09%. Vì thế, ta có thể phát hiện ra một nghịch lý và cũng là một yếu kém lớn của ngành du lịch Quảng Ngãi, đó là chất lượng và mức độ đa dạng của dịch vụ không cao, dẫn đến mức chi tiêu của khách du lịch tăng ở mức rất khiêm tốn. Điều này càng được khẳng định rõ ràng hơn vào giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng mức chi tiêu bình quân giảm, du lịch nội địa giảm ở mức thấp nhất là 8,24% và du lịch quốc tế giảm xuống ở mức rất thấp khoảng 1,56% Nếu ta so sánh mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi và khách du lịch nội địa thì ta sẽ thấy được sự chênh lệch rất đáng kể, trong đó mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế hơn hẳn khách du lịch nội địa. Tuy nhiên, số lượt khách du lịch nội địa lại vượt hơn hẳn số lượt khách du khách 37
  • 38. quốc tế đến Quảng Ngãi hàng năm, hơn khoảng gấp 10 lần. Từ sự so sánh trên, ta thấy một hạn chế nữa của ngành du lịch Quảng Ngãi, đó là chưa thật sự tối đa hoá lợi ích kinh tế từ việc phân khúc thị trường du lịch. Vì thế, sự đóng góp của du lịch Quảng Ngãi vào nền kinh tế tỉnh không đúng với tiềm năng mà du lịch mang lại Biểu đồ 2.2: Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi so với Việt Nam qua các giai đoạn “Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]” Qua biểu đồ trên ta thấy mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế đến .quân của khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi là 60 USD/ người/ngày tăng 15,38% so với giai đoạn 2001 – 2005 và tăng 81,82% so với giai đoạn 1998 – 2000. Tuy nhiên, so sánh với mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam qua các giai đoạn như trên, ta thấy mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi thấp hơn rất nhiều. Vì vậy, ngành du lịch Quảng Ngãi cần tìm cách nâng cao hơn nữa mức chi tiêu của du khách quốc tế thông qua việc xây dựng và quảng bá nhiều hơn các sản phẩm du lịch của mình, tiến hành đầu tư nâng cấp các trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí. Một mặt để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách quốc tế, mặt khác giúp ngành du lịch Quảng Ngãi tăng thêm doanh thu. 2.2. Doanh thu từ du lịch quốc tế 38
  • 39. Nhìn chung, từ giai đoạn 2005 đến nay, doanh thu của ngành du lịch Quảng Ngãi có chiều hướng gia tăng đều qua các năm. Bảng 2.6: Doanh thu của ngành du lịch Quảng Ngãi giai đoạn 2005 - 2010 Đơn vị tính: tỷ VND, % Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng doanh thu (tỷ VND) 78,4 100,3 120,66 156,24 170,8 215 Tốc độ tăng doanh thu (%) - 27,93 20,36 29,49 9,32 25,88 Doanh thu từ du lịch Quốc tế 28,9 32,2 40,37 48,14 67,6 80 Doanh thu từ du lịch Nội địa 49,5 68,1 80,29 108,1 103,2 135 “Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]” Năm 2005, sau ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, ngành du lịch Quảng Ngãi bắt đầu khởi sắc với doanh thu đạt 78,4 tỷ VND. Mặt khác, với các điểm khai thác du lịch được nâng cấp, các tuyến điểm du lịch mới được mở ra như các điểm du lịch bãi tắm Mỹ Khuê, khu du lịch Sa Huỳnh gắn kết với các khu di tích Thiên Ấn, khu chứng tích Sơn Mỹ,... mở ra giai đoạn tăng doanh thu trong những năm tiếp theo. Cụ thể, năm 2006, doanh thu của ngành du lịch đã đạt 100,3 tỷ VND, tương ứng với 27,93%. Đến năm 2006, doanh thu của ngành du lịch tiếp tục tăng 20,36%. Điều đó một phần cũng nhờ các sự kiện du lịch lớn của các tỉnh lân cận như: “con đường di sản miền trung”, “festival pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng”,... Bên cạnh đó, việc nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở lưu trú ở Quảng ngãi được đầu tư và đưa vào hoạt động, trong đó chủ yếu là các cơ sở lưu trú của tư nhân. Năm 2009, tốc độ tăng doanh thu có phần ít hơn năm 2008, chỉ đạt 9,32% năm 2008. Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm này là có nhiều biến động bất lợi. Trên thế giới, dịch cúm A/H1N1 phát triển trên diện rộng đồng thời tình hình xung đột 39
  • 40. an ninh, chính trị diễn ra tại nhiều nơi, khủng hoảng tài chính đang lan rộng đã tác động tiêu cực không chỉ đến du lịch quốc tế mà cả du lịch nội địa. Nhìn vào bảng trên ta thấy được doanh thu từ khách du lịch nội địa qua các năm đều lớn hơn doanh thu từ khách du lịch quốc tế. Cụ thể, xét về mặt tỷ trọng thì trong giai đoạn 2005 – 2010 doanh thu từ khách quốc tế chỉ chiếm 35% so với tổng doanh thu từ khách du lịch đến Quảng Ngãi. Vì thế, đóng góp của du lịch quốc tế trong ngành du lịch tỉnh vẫn là một con số khiêm tốn. Đồng thời, những con số trên cũng một phần nói lên sự yếu kém trong việc thu hút khách du lịch và cung cấp các dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn tình hình phát triển của du lịch ta dựa vào số tiền chi tiêu bình quân của một lượt khách du lịch quốc tế. Biểu đồ 2.3: Doanh thu từ khách du lịch quốc tế và số tiền chi tiêu bình quân của một lượt khách du lịch quốc tế trong giai đoạn 2006 đến 2010 “Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]” Qua biểu đồ ta thấy được sự đóng góp của du lịch quốc tế trong ngành du lịch tỉnh vẫn là một con số khiêm tốn, nguyên nhân là do mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế lại thấp so với mức chi tiêu bình quân của cả nước, thêm vào đó số lượt khách du lịch đến Quảng Ngãi quá thấp. Nhìn chung, ta thấy tỷ trọng khách quốc tế hàng năm so với lượng khách du lịch tăng không cao, vì thế doanh thu quốc tế chưa 40
  • 41. tăng mạnh, do khách chủ yếu du lịch kết hợp với công việc. Vì ít có các dịch vụ du lịch tốt phục vụ khách, từ đó không khuyến khích khách quốc tế chi tiêu nhiều. Bảng 2.7: So sánh doanh thu du lịch Quảng Ngãi với một số trọng điểm du lịch của miền Trung Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2000 2005 2006 Tăng trưởng (%) 2000- 2005 2005- 2006 2000- 2006 1 Quảng Ngãi 36,78 78,4 100,3 13,23 27,93 16,17 2 Thừa Thiên Huế 189,62 534,00 731,3 23,42 34,68 25,23 3 Đà Nẵng 255,63 406,16 435,00 9,70 7,10 9,26 4 Khánh Hòa 643,70 840,00 30,5 “Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch” Qua bảng so sánh 2.5 trên ta thấy so với một số trọng điểm của miền Trung, doanh thu du lịch của Quảng Ngãi là thấp nhất. Năm 2006, doanh thu chỉ đạt 100,3 tỷ đồng so với Thừa Thiên Huế 731,3 tỷ đồng; Đà Nẵng 435 tỷ đồng; Khánh Hòa 740 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu giai đoạn 2000 – 2006 của Quảng Ngãi chỉ đạt 16,17% , thấp hơn so với Thừa Thiên Huế (25,23%), cao hơn so với Đà Nẵng (9,26%). Tuy nhiên, xét riêng năm 2006, ta thấy tốc độ tăng trưởng về doanh thu du lịch Quảng Ngãi cao hơn nhiều so với tốc độ bình quân giai đoạn 2000 – 2006 (đạt 16,17%) và giai đoạn 2000 - 2005 (đạt 13,23%). Đây thật sự là một dấu hiệu tích cực cho thấy du lịch Quảng Ngãi đang phát triển theo chiều hướng tích cực. II. Các nhân tố ảnh hưởng đối với hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi 1. Tình hình xây dựng, mở rộng và nâng cấp dịch vụ du lịch quốc tế của Quảng Ngãi giai đoạn 2001 – 2010 1.1. Nguồn vốn đầu tư vào du lịch quốc tế Quảng Ngãi Bảng 2.8: Tình hình thực hiện vốn của các dự án đầu tư phục vụ du lịch giai đoạn 2006 - 2010 41