SlideShare a Scribd company logo
1 of 14
Download to read offline
HIỆP HỘI CAO SU VIỆT NAM




  Tình hình phát triển ngành cao su Việt Nam năm 2008
              và định hướng đến năm 2020




                           Báo cáo tại Hội thảo
   Tình hình và Triển vọng Cung cầu cao su trên thế giới đến 2018
                   TP. Hồ Chí Minh, ngày 03/3/2009




                                                TS. Trần Thị Thúy Hoa




    Hiệp hội Cao su Việt Nam, 236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 08 3932 2605 FAX: 08 3932 0372 Email: vra@vnn.vn Website: www.vra.com.vn
Tình hình phát triển ngành cao su Việt Nam năm 2008
                          và định hướng đến năm 2020
                                                                       TS. Trần Thị Thúy Hoa
                                                      Tổng Thư ký, Hiệp hội Cao su Việt Nam
           Hội thảo Tình hình và Triển vọng Cung cầu cao su trên thế giới đến 2018
                               Ngày 03/3/3009, TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt
        Đến năm 2008, tổng diện tích cây cao su tại Việt Nam đạt 618.600 ha, tăng 62.300 ha
hoặc 11,2% so với năm trước, đạt mức gia tăng diện tích cao nhất kể từ năm 1998 đến nay. Diện
tích cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ, kế đến là Tây Nguyên và duyên hải miền Trung.
Cây cao su mới được mở rộng đến vùng Tây Bắc, diện tích trồng mới năm 2008 đạt 3.960 ha,
nâng tổng diện tích cao su vùng này lên khoảng 4.640 ha. Những giống được trồng nhiều trong
năm 2008 là PB 260, GT 1, RRIV 4, RRIV 3 và PB 255.
        Sản lượng cao su thiên nhiên năm 2008 đạt được 662,9 ngàn tấn, tăng 10,2% so năm
2007. Diện tích khai thác ước khoảng 399 ngàn ha (64,5% tổng diện tích), tăng 25.700 ha so năm
trước. Năng suất bình quân đạt 1.661 kg/ha năm 2008, tăng 3,1%.
        Lượng cao su thiên nhiên xuất khNu trong năm 2008 đạt khoảng 655,2 ngàn tấn (tương
đương 619,3 ngàn tấn quy khô), trị giá 1,59 tỷ đô-la, giảm 8,3% về lượng nhưng tăng 14,4% về
trị giá và tăng 24,8% về đơn giá, đạt 2.432 USD/tấn, là mức cao nhất từ trước đến nay. Thị
trường xuất khNu cao su năm 2008 lớn nhất vẫn là Trung Quốc (69,1%), kế đến là Hàn Quốc
(3,7%), Đức (3,3%), Malaysia (3%) và Đài Loan (3%). Chủng loại chính được xuất khNu là cao
su khối (69,7%), kế tiếp là Latex (8,7%) và cao su tờ RSS (5,3%).
        Lượng cao su thiên nhiên nhập vào Việt Nam năm 2008 ước đạt 150,1 ngàn tấn, chủ yếu
nhập từ Thái Lan (48,6%), Campuchia (26,4%) và Indonesisa (17,3%). Chủng loại được nhập
nhiều là cao su khối TSR 20 (33,6%), TSR 5 (15,2%), TSR L và 3L (14,4%), TSR 10 (10,4%),
kế đến là cao su tờ RSS (14,9%). Cao su được nhập để tái xuất và tiêu thụ trong nước.
         Lượng cao su thiên nhiên được tiêu thụ trong nước khoảng 100 ngàn tấn, chiếm 15%
tổng sản lượng, trong đó 70 ngàn tấn được sử dụng trong chế biến vỏ xe, với sản lượng ước đạt
150 ngàn vỏ xe nhỏ, 1,65 triệu vỏ xe tải các loại và 19,9 triệu vỏ xe máy 2 bánh.
        Năm 2008, Việt Nam sử dụng khoảng 406 ngàn m3 gỗ cao su xẻ, gồm 200 ngàn m3 từ
8.000 ha được thanh lý và 206 ngàn m3 nhập từ các nước Campuchia, Malaysia, Thái Lan…
        Trước nhu cầu thế giới còn tăng và ích lợi nhiều mặt của cây cao su (tăng kim ngạch xuất
khNu, tăng thu nhập của người sản xuất, cải thiện điều kiện an ninh xã hội vùng trồng cao su, bảo
vệ môi trường, phát triển các ngành công nghiệp chế biến sản phNm cao su và đồ gỗ cao su …),
Chính phủ Việt Nam đã đưa ra mục tiêu 850 ngàn ha triệu ha vào năm 2015 và 1 triệu ha vào
năm 2020. Có triển vọng Việt Nam sẽ đạt sản lượng 1,2 triệu tấn vào năm 2020.

                                               2
1. Diện tích, sản lượng và năng suất cao su Việt Nam
      Diện tích cây cao su trồng mới năm 2008 đạt 62.300 ha, là mức mở rộng diện tích
cao nhất kể từ năm 1998 đến nay, tổng diện tích tăng 11,2% so với năm trước, đạt được
618.600 ha. So với năm 1976, diện tích cao su đã tăng hơn 7 lần với mức tăng trường
bình quân đạt khoảng 6,5% mỗi năm.
       Sản lượng cao su thiên nhiên năm 2008 đạt được 662,9 ngàn tấn, tăng 10,2% so
năm 2007. Diện tích khai thác ước khoảng 399 ngàn ha (64,5% tổng diện tích), tăng
25.700 ha so năm trước. Năng suất bình quân đạt 1.661 kg/ha năm 2008, tăng 3,1%.
  Bảng 1: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su của Việt Nam qua các năm 1976-2008
   Năm      Tổng diện tích                  Diện tích tăng                DT khai thác             Sản lượng                Năng suất
                (ha)                            (ha)                          (ha)                    (tấn)                  (kg/ha)
   1976        76.600                                                           -                    40.200                     -
   1980        87 700                            11.000                     41.100                   41.100                    703
   1985       180.200                            92.500                     63.650                   47.900                    753
   1990       221.700                            57.900                      81.100                   57.900                   714
   1995       278.400                            56.700                    146.900                  124.700                    849
   2000       412.000                            17.100                    238.000                  290.800                   1.222
   2005       482.700                            70.700                    334.400                  481.600                   1.440
   2006       522.200                            39.500                    356.400                  555.400                   1.558
   2007       556.300                            34.100                    373.300                  601.700                   1.612
   2008       618.600                            62.300                    399.000                  662.900                   1.661
           Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê



                                                                    Ha             Tons

      700,000

      600,000

      500,000

      400,000

      300,000

      200,000

      100,000

            0
                1976

                       1978

                              1980

                                     1982

                                              1984

                                                     1986

                                                            1988

                                                                   1990

                                                                           1992

                                                                                  1994

                                                                                         1996

                                                                                                1998

                                                                                                       2000

                                                                                                              2002

                                                                                                                     2004

                                                                                                                             2006

                                                                                                                                    2008




                                                                   3
Tăng trưởng diện tích và sản lượng cây cao su tại Việt Nam từ năm 1976–2008

                 1900

                 1700

                 1500

                 1300
         kg/ha




                 1100

                 900

                 700

                 500
                      80


                              82


                                      84


                                              86


                                                      88


                                                              90


                                                                      92


                                                                              94


                                                                                      96


                                                                                              98


                                                                                                      00


                                                                                                              02


                                                                                                                      04


                                                                                                                              06


                                                                                                                                      08
                   19


                           19


                                   19


                                           19


                                                   19


                                                           19


                                                                   19


                                                                           19


                                                                                   19


                                                                                           19


                                                                                                   20


                                                                                                           20


                                                                                                                   20


                                                                                                                           20


                                                                                                                                   20
        Tăng trưởng năng suất cây cao su tại Việt Nam từ năm 1976–2008 (kg/ha)


       Các vùng trồng cao su ở Việt Nam
       Đông Nam bộ là vùng có điều kiện sinh thái thích hợp nhất ở Việt Nam để phát
triển cây cao su. Tại đây, vườn cao su kinh doanh được phát triển sớm nhất từ năm 1906
và trở thành vùng cao su truyền thống. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tác hại của
gió lốc trở nên đáng kể, làm ảnh hưởng giảm sản lượng và phải thanh lý sớm trên vài
ngàn ha cây cao su.
       Tây Nguyên là vùng cao su lớn thứ hai của Việt Nam. Cây cao su được trồng thử
tại đây từ những năm 1920 và phát triển diện rộng từ 1957. Phần lớn diện tích cao su có
cao trình từ 400 – 700 m, môi trường có một số yếu tố bất thuận cho sinh trưởng và sản
lượng của cây cao su như nhiệt độ thấp có thể đến dưới 5,5 độ C, mưa kéo dài nhiều ngày
làm giảm ngày cạo mủ, gió mạnh trong mùa khô làm cây thiếu nước gay gắt, độ Nm cao
trong mùa mưa dễ tăng bệnh trên cây cao su, cây chậm sinh trưởng do giờ chiếu sáng ít.
Tuy nhiên, những bộ giống thích nghi và một số biện pháp kỹ thuật tiến bộ đã làm năng
suất cây cao su đạt mức thỏa đáng tại vùng này.
       Duyên hải miền Trung là vùng cao su lớn thứ ba của Việt Nam. Cây cao su được
trồng thử ở Bắc Trung bộ từ năm 1958 và phát triển quy mô lớn trong những năm 1960.
Từ những năm 1990, cây cao su được phát triển trở lại ở Bắc Trung bộ và mở rộng đến
Nam Trung bộ. Vùng này có nhiều yếu tố làm hạn chế sinh trưởng và sản lượng của cây
cao su như gió bão có thể làm gãy đổ khá nghiêm trọng, mưa tập trung với lượng lớn
trong thời gian ngắn (có thể 400 – 600 mm/tháng trong tháng 9-11), nhiệt độ thấp kéo dài
                                                                           4
trong tháng 12 đến tháng 3 và có thể xuống dưới 5-10 oC, ít nắng, nhiều ngày có sương
mù, nhiệt độ mùa khô cao có thể đến 40-42 oC kèm với gió nóng… Tuy nhiên, ở vùng
kín gió, những giống cao su ít đỗ gãy được trồng đúng vụ và chăm sóc tốt có thể đạt năng
suất khá cao.
       Vùng Tây Bắc là vùng mới phát triển cây cao su từ năm 2006. Vùng này có yếu tố
môi trường hạn chế đến sinh trưởng và sản lượng của cây cao su như nhiệt độ thấp, đất
đồi dốc, ít nắng, nhiều ngày có sương mù (40 - 60 ngày/năm). Đặc biệt, nhiệt độ thấp có
thể xuống dưới 3 oC, làm cây cao su có thể chết ngọn hoặc chết cả cây. Thời gian kiến
thiết cơ bản của cây cao su ở Tây Bắc có thể đến 7-8 năm, chậm hơn vùng Đông Nam bộ
và Tây Nguyên khoảng 1-2 năm. Năm 2007, đã có gần 700 ha cao su trồng ở Lai Châu và
Sơn La. Những kết quả bước đầu cho thấy chọn tiểu vùng thích hợp và giống thích nghi
có thể giảm đáng kể tác hại của nhiệt độ thấp. Năm 2008, diện tích trồng mới tại Tây Bắc
khá lớn, khoảng 3.960 ha, nâng tổng diện tích cao su vùng này lên được 4.640 ha.
      Bảng 2: Diện tích, sản lượng, năng suất cao su phân theo vùng trồng năm 2007

Vùng trồng              Diện tích                    Sản lượng               Năng suất
                     ha           %               tấn          %          kg/ha      %
Đông Nam bộ         374.950        67,4            472.400      78,5       1.715       106,3
Tây Nguyên          126.500        22,7            106.560      17,7       1.360        84,4
Miền Trung           54.150         9,7             22.740       3,8       1.172        72,7
  Nam Trung bộ        6.810         1,2                665       0,1         612        36,0
  Bắc Trung bộ       46.690         8,5             22.075       3,7       1.206        74,8
Tây Bắc                 700           0,1               0            0      -            -
 Tổng diện tích     556.300          100          601.700         100      1.612             100

        Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ số liệu của Bộ và các Sở Nông nghiệp-PTNT


      Cao su đại điền và tiểu điền ở Việt Nam
       Phần lớn cao su đại điền ở Việt Nam là thuộc các công ty quốc doanh hoặc của
tỉnh. Trong 3 năm gần đây, diện tích cao su đại điền tăng rất chậm. Năm 2007, diện tích
cao su đại điền đạt 301.800 ha, chiếm khoảng 54,2 % tổng diện tích cao su cả nước, chỉ
tăng 2.500 ha so với năm 2006. Sản lượng cao su đại điền vẫn chiếm ưu thế, năm 2007
đạt 398.100 tấn, chiếm 66,2 % tổng sản lượng. Năng suất cao su đại điền đạt khá cao,
1.716 kg/ha, tăng 4,6 % so năm trước, không cách biệt nhiều so với năng suất cao nhất
thế giới năm 2007 của Ấn Độ (1.767 kg/ha).
      Cao su tiểu điền đã phát triển rất nhanh so với cao su quốc doanh, năm 2007, đạt
254.500 ha, chiếm 45,8 % tổng diện tích, tăng 32.000 ha so năm 2006. Do diện tích mới

                                              5
đưa vào cạo, năng suất chưa cao, sản lượng cao su tiểu điền năm 2007 chỉ mới đến mức
203.600 tấn, đạt 33,8 % tổng sản lượng. Năng suất cao su tiểu điền có nhiều tiến bộ, đạt
1.440 kg/ha năm 2007, tăng 22,8 % so với 1.173 kg/ha năm 2005. Khoảng cách năng suất
cao su tiểu điền đã được rút ngắn so với cao su đại điền.
        Tỉnh có diện tích cao su lớn nhất là Bình Phước (118.800 ha) và Bình Dương
(113.700 ha), kế đến là Gia Lai (64.500 ha) và Tây Ninh (58.100 ha). Năng suất cao nhất
là tỉnh Tây Ninh (2.026 kg/ha) và Bình Phước (1.754 kg/ha).
      Diện tích cao su tiểu điền lớn nhất ở tỉnh Bình Dương (62.090 ha), kế đến là Bình
Phước (61.280 ha), Tây Ninh (38.400 ha), Gia Lai (15.600 ha) và Bình Thuận (13.510
ha).
               Bảng 3: Phát triển cao su đại điền và tiểu điền từ 2005 – 2007
Loại hình                    2005                      2006                    2007
                        ha           %            ha           %          ha           %
Đại điền
Diện tích (ha)       296.250          61,     299.300         57,3      301.800       54,2
Sản lượng (tấn)      354.700         73,7     396.500         71,4      398.100       66,2
Năng suất (kg/ha)     1.568         108,9      1.641          10,.3      1.716        106,5
Tiểu điền
Diện tích (ha)       186.450        38,6      222.500         42,6      254.500       45,8
Sản lượng (tấn)      126.900        26,3      158.800         28,6      203.600       33,8
Năng suất (kg/ha)     1.173         81,5       1.385          88,9       1.441        89,4
Số hộ                                        106.135      (2,1 ha/hộ)
Cả nước
Diện tích (ha)       482.700        100       522.200         100       556.300       100
Sản lượng (tấn)      481.600        100       555.400         100       601.700       100
Năng suất (kg/ha)     1.440         100        1.558          100        1.612        100
  Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ số liệu của các Sở Nông nghiệp-PTNT và Tổng Cục
                                           Thống kê


       Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là doanh nghiệp cao su quốc
doanh lớn nhất nước với 30 công ty thành viên trong nước và 7 thành viên đầu tư trồng
ngoài nước. Năm 2007, Tập đoàn có tổng diện tích là 223.300 ha, chiếm 40,1 % diện tích
cao su cả nước và sản lượng đạt 319.903 tấn, chiếm 53,2 % tổng sản lượng cao su Việt
Nam.
       Năm 2008, sản lượng của Tập đoàn đạt 316.364 tấn, năng suất bình quân là 1,82
tấn/ha. Các công ty tại Đông Nam bộ đạt năng suất rất cao, bình quân là 1,96 tấn/ha,
trong đó những công ty có năng suất trên 2 tấn là Cty CS Bình Long (2,01 T/ha), Cty CS
Dầu Tiếng (2,15 T/ha), Cty CS Đồng Phú (2,22 T/ha), Cty CS Lộc Ninh (2,07 T/ha), Cty
CS Phú Riềng (2,09 T/ha), Cty CS Phước Hoà (2,02 T/ha), Cty CS Tân Biên (2,1 T/ha),
                                              6
Cty CS Tân Biên (2,31 T/ha) và Viện Nghiên cứu Cao su VN (2,06 T/ha). Tại Tây
Nguyên, đạt năng suất cao nhất là Cty CS Chư Prông và tại miền Trung là Cty CS Quảng
Trị (1,92 T/ha).
       Tập đoàn đã áp dụng nhiều kỹ thuật tiến bộ như trồng bầu có nhiều tầng lá với
giống cao sản mủ và gỗ, trồng cây phân xanh bảo vệ đất, bón phân vô cơ kết hợp hữu cơ,
sử dụng hóa chất diệt cỏ và phòng trị bệnh hiệu quả cao, sử dụng máng chắn nước mưa
miệng cạo, ứng dụng chế độ cạo úp, sử dụng chất kích thích mủ ethephon và khí ethylen
(RRIMFLOW)…

2. Sơ chế cao su tại Việt Nam và công tác kiểm tra chất lượng
      Các nhà máy sơ chế cao su thành lập đến năm 2007 đáp ứng được nhu cầu và có
xu hướng vượt hơn sản lượng cao su hiện có. Năm 2007, có trên 132 nhà máy sơ chế cao
su với tổng công suất khoảng 702.200 tấn, tập trung nhiều ở tỉnh Bình Dương, Bình
Phước và Tây Ninh. Khối quốc doanh có 56 nhà máy với công suất chiếm 60%, tương
đương 421.500 tấn. Khối tư nhân có số lượng nhà máy nhiều hơn nhưng công suất thấp
hơn, gồm 76 nhà máy với công suất chiếm 40%, tương đương 180.700 tấn.
        Trong đó, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có 41 nhà máy với tổng công
suất là 347.000 tấn và nhiều nhà máy được trang bị phòng kiểm phNm để tự kiểm tra đánh
giá chất lượng cao su xuất khNu.

       Bảng 4: Số lượng và công suất nhà máy sơ chế cao su thiên nhiên năm 2007

  Khu vực                                 Công suất         Trung bình      Sản lượng trong
                        Số nhà máy
                                          (tấn/năm)        Tấn/nhà máy           vùng
  Đông Nam bộ                98            565.600            5.771                472.400
  Tây Nguyên                 18            110.900             6.161                  106.560
  Miền Trung                 16             28.700             1.794                   22.740
  Quốc doanh                 56            421.500             7.527                  398.100
  Tư nhân                    76            280.700             3.693                  203.600
  Tổng cộng                 132            702.200             5.320                  601.700

            Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ số liệu của các Sở NN-PTNT.

      Công tác kiểm phNm cao su sơ chế do Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam (RRIV)
thực hiện. Viện có thể của ủy quyền cho các công ty phát hành giấy chứng nhận chất
lượng theo tiêu chuNn quốc gia TCVN 3769:2004 đối với cao su khối và TCVN
6314:2007 đối với cao su ly tâm (latex), tiêu chuNn này tương tự như của các nước

                                              7
Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Phòng kiểm phNm của Viện đã tham gia vào chương
trình kiểm tra chéo định kỳ giữa các Viện trong Hiệp hội Cao su quốc tế (IRA) 2 lần hàng
năm để đánh giá tính chính xác của kết quả kiểm phNm và thiết bị. Viện cũng tổ chức
thực hiện chương trình kiểm tra chéo với các Phòng kiểm phNm của các công ty được ủy
quyền 3 lần mỗi năm để đánh giá tính chính xác trong công tác kiểm phNm cao su của các
công ty.
       Từ năm 2006 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức xét
công nhận những nhà máy, doanh nghiệp cao su đạt tiêu chí hàng nông lâm sản Việt Nam
chất lượng cao và uy tín thương mại nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất
lượng sản phNm, đảm bảo tốt việc bảo vệ môi trường và uy tín thương mại. Đến 2008, đã
có 15 doanh nghiệp Hội viên Hiệp hội được Bộ công nhận danh hiệu này.

3. Xuất nhập kh u cao su thiên nhiên năm 2008
       Xuất khNu cao su thiên nhiên của Việt Nam năm 2008 đạt 655,2 ngàn tấn với trị
giá 1,597 tỉ USD, giảm 9,8% về lượng nhưng lại tăng 14,7 % về trị giá so với năm 2007.
       Khủng khoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến xuất khNu cao su của Việt Nam
trong quý 4 năm 2008 nhưng nhờ giá cả và thị trường tiêu thụ trong 3 quý đầu năm thuận
lợi nên hầu hết các đơn vị sản xuất đều đạt lợi nhuận cả năm ở mức thỏa đáng.

      Bảng 5. Một số chủng loại và thị trường xuất kh u cao su Việt Nam năm 2008
                                                                        (ngàn tấn)
Chủng loại   Trung       Hàn      Đức     Malaysia Đài Loan      Khác         Tổng cộng
             Quốc       Quốc
TSR L, 3L     258,94       1,10     2,09       1,83       4,48    24,87     293,31 (47,4%)
TSR 10         83,78       2,17     0,78       5,00       0,79      5,95     98,48 (15,9%)
Latex            8,44      8,28     5,61       2,76       2,67    26,14        53,90 (8,7%)
RSS            30,53       0,07     0,06       0,10       0,10      1,79       32,65 (5,3%)
TSR CV           1,23      1,24     5,25       0,38       0,02      8,61       16,73 (2,7%)
TSR 20           9,37      2,16     0,32       1,12       0,25      2,24       15,46 (2,5%)
TSR 5            6,71               0,62       0,14                 0,35        7,82 (1,3%)
Khác           29,12       8,07     5,56       7,37      10,27    40,55     100,94 (16,3%)
Tổng          428,12       23,1   20,29       18,70      18,58 110,50       619,29
cộng         (69,1%)    (3,7%) (3,3%)       (3,0%)     (3,0%) (17,9%)               (100%)
            Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan



     Chủng loại cao su xuất khNu chiếm khối lượng lớn nhất vẫn là SVR 3L và các loại
TSR 3L, L, kế đến là SVR 10 và các loại TSR 10, latex (8,7%), RSS (5,3%), SVR và
                                               8
các loại TSR CV60, 50 (2,7%) và SVR 20 và các loại TSR 20 (1,5%). Một số chủng loại
cao su tạm nhập tái xuất chiếm tỷ lệ lớn là CSR L, CSR 10 từ Campuchia và RSS 3, STR
20 từ Thái Lan.
       Việt Nam đã xuất khNu cao su đến hơn 70 nước trong năm 2008. Thị trường chính
là Trung Quốc (69,1%), kế đến là Hàn Quốc (3,7%), Đức (3,3%), Malaysia (3%) và Đài
Loan (3%).
       Lượng cao su thiên nhiên nhập vào Việt Nam năm 2008 ước đạt 150,1 ngàn tấn,
chủ yếu nhập từ Thái Lan (48,6%), Campuchia (26,4%) và Indonesisa (17,3%). Chủng
loại được nhập nhiều TSR 20 (33,6%), TSR 5 (15,2%), RSS (14,9%), L và 3L (14,4%),
TSR 10 (10,4%). Cao su được nhập một phần để tạm nhập tái xuất và một phần tiêu thụ
trong nước.

      Bảng 6. Một số chủng loại và thị trường nhập kh u cao su Việt Nam năm 2008
                                                                       (ngàn tấn)
 Chủng loại         Thái Lan        Campuchia         Indonesia          Khác             Tổng cộng
TSR L                      0,02          20,72               0,50             0,18              21,43
TSR 5                      0,10           2,47              20,16             0,06              22,79
TSR 10                     0,29          15,00               0,10             0,22              15,55
TSR 20                    45,40               -              2,44             2,59              50,43
RSS                       17,82           1,19               1,17             2,12              22,30
Khác                       9,42           0,33               1,67             6,24              17,66
Tổng cộng                 72,98          39,72              26,04            11,41             150,16
Tỷ lệ (%)                48,6%          26,4%              17,3%               7,7               100
              Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

4. Tiêu thụ cao su trong nước và ngành chế biến sản ph m cao su
      Mức tiêu thụ cao su trong nước khoảng 100 ngàn tấn, chiếm khoảng 15 % tổng
sản lượng (662.900 tấn), tăng hơn năm trước khoảng 20.000 tấn, cho thấy có sự tăng
trưởng khích lệ trong lĩnh vực chế biến sản phNm cao su, nhất là khi có thêm nhà máy sản
xuất lốp xe của Kumho (Hàn Quốc) thành lập tại tỉnh Bình Dương. Các nhà máy chế biến
vỏ xe sử dụng khoảng 70 ngàn tấn với sản lượng ước đạt 150 ngàn vỏ xe nhỏ và 1,65
triệu vỏ xe tải các loại.
       Lượng cao su tổng hợp nhập vào Việt Nam năm 2008 ước khoảng 98 ngàn tấn,
chủ yếu là loại SBR và BR.




                                                  9
Bảng 7. Tiêu thụ vỏ xe tại Việt Nam (chiếc)

Loại vỏ                Tổng nhu cầu vỏ xe        Việt Nam sản xuất    % sản xuất/nhu cầu
Radian                     1.200.000                  150.000                12,5
Bias                       2.100.000                 1.650.000               78,6
    Xe tải nhẹ                1.100.000                  950.000               86,4
    Xe tải nặng               1.000.000                   700.000              70,0
Xe máy 2 bánh             20.000.000                19.900.000               99,5
                       Nguồn: Hội Cao su Nhựa TP. Hồ Chí Minh, 2008

5. Gỗ cao su
       Tại Việt Nam, chế biến gỗ và sản xuất đồ gỗ đã phát triển mạnh trong những năm
gần đây. Nhiều nhà máy sử dụng gỗ cao su sản xuất đồ gỗ nội thất và vật dụng gia đình
để xuất khNu và sử dụng trong nước.
       Nhu cầu gỗ cao su nguyên liệu tăng quá nhanh và Việt Nam phải nhập thêm gỗ
cao su từ nước khác như Campuchia, Malaysia và Thái Lan.
       Năm 2008, Việt Nam sử dụng khoảng 406 ngàn m3 gỗ cao su xẻ, trong đó khoảng
200 ngàn m3 từ 8.000 ha được thanh lý và 206 ngàn m3 nhập từ các nước Campuchia,
Malaysia, Thái Lan…

6. Phát triển diện tích cao su trồng mới tại Lào và Campuchia
       Nhu cầu cao su thiên nhiên của thế giới gia tăng và giá cả thuận lợi trong những
năm gần đây đã khuyến khích Chính phủ Việt Nam hỗ trợ việc đầu tư mở rộng diện tích
cao su 100.000 ha ở Lào và 100.000 ha ở Campuchia.
      Từ năm 2005 đến năm 2008, các doanh nghiệp Việt Nam đã trồng được khoảng
34.100 ha cao su tại Lào, trong đó thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt
Nam chiếm tỷ lệ lớn hơn 62%. Những doanh nghiệp khác là Công ty Cao su Đắc Lắc,
Công ty BIDINA (Bình Định), Công ty Cao su Hữu nghị Lào Việt (Bình Định).
      Diện tích cao su tại Campuchia được doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trồng từ năm
2007, đến 2008 có khoảng 2.410 ha.

7. Vị thế của ngành cao su thiên nhiên Việt Nam so với các nước khác
       Năm 2008, tổng sản lượng cao su của thế giới đạt khoảng 9,94 triệu tấn, trong đó
Thái Lan cao nhất, 3.020 ngàn tấn, chiếm 30,4%. Thứ hai là Indonesia, đạt 2.824 ngàn
tấn, chiếm 28,4 %. Thứ ba là Malaysia, sản lượng đạt 1.078 ngàn tấn, chiếm 10,8%. Thứ
tư là Ấn Độ, đạt 880 ngàn tấn, chiếm 8,8%. Sản lượng cao su Việt Nam xếp hạng thứ

                                            10
năm, đạt 662,9 ngàn tấn, chiếm 6,7% so với tổng sản lượng cao su thế giới, vượt hơn
Trung Quốc (638 ngàn tấn).
       Về diện tích, năm 2008, tổng diện tích cao su toàn thế giới ước khoảng 10,6 triệu
ha, trong đó, lớn nhất là Indonesisa, 3,433 triệu ha, chiếm 32,4%. Thứ hai là Thái Lan,
2,456 triệu ha, chiếm 23,2%. Thứ ba là Malaysia, 1,247 triệu ha, chiếm 11,8%. Thứ tư là
Ấn Độ, 650 ngàn ha, chiếm 6,1 %. Trung Quốc xếp thứ năm với diện tích là 776,2 ngàn
ha, chiếm 7,3%. Diện tích cao su Việt Nam xếp thứ sáu, 618,6 ngàn ha, chiếm 5,8%.
       Về xuất khNu, tổng lượng cao su xuất khNu (quy khô) năm 2008 dẫn đầu là Thái
Lan với 2,56 triệu tấn (35,2%), thứ hai là Indonesisa xuất 2,4 triệu tấn (33,1%). Malaysia
xếp thứ ba (915 ngàn tấn; 12,6%). Việt Nam xếp thứ tư với lượng cao su xuất khNu 619,3
ngàn tấn (8,5%), Côte d’Ivoire xếp thứ năm (190,6 ngàn tấn; 2,6%).

   Bảng 8: Phát triển cây cao su tại Việt Nam so với một số nước và thế giới (năm 2008)
                                                                          ĐVT: Ngàn tấn/ngàn ha

   Năm 2008   Thailand       Indonesia       Malaysia       Ấn Độ       Việt Nam      T. Quốc       Toàn TG
Sản lượng       3020           2824           1078           880          663           638           9942
    % so TG          30,4             28,4           10,8         8,8           6,7           6,4        100
  % so 2007            -1              +2            -10           +8          +10            +6             +2
Diện tích       2456           3433           1247           650          618           776          10600
    % so TG          23,2             32,4           11,8         6,1           5,8           7,3        100
Năng suất       1706           1004           1430          1896          1661            -
   Thứ hạng      2              8               6             1            4
Xuất khNu       2561           2408            915           76           619             -           7280
    % so TG          35,2             33,1           12,6         1,0           8,5                      100

                     Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp theo số liệu của IRSG, 1-3/2009



8. Hướng phát triển ngành cao su năm 2009

       Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới đã lan rộng
trong quý 4/2008, làm ảnh hưởng đến sức tiêu thụ và giá cả của nhiều mặt hàng, trong đó
chịu tác động nhanh nhất là ngành ô-tô, kéo theo nhu cầu săm lốp và cao su chựng lại vào
mùa cao sản của cây cao su, gây sức ép giảm giá cao su thiên nhiên sâu hơn so với các
mặt hàng khác.
       Mặt khác, giá dầu thô tụt giảm đến 70% so với cao điểm lúc tháng 7/2008, bị kéo
lùi về gần bằng giá năm 2004, chỉ còn khoảng 40 USD/thùng, do đó làm tăng xu hướng
sử dụng cao su tổng hợp, một sản phNm từ dầu thô có thể thay thế cao su thiên nhiên


                                                 11
trong nhiều sản phNm và được sử dụng gần 60 % trong tổng nhu cầu cao su. Giá cao su
tổng hợp giảm theo giá dầu đã làm tăng thêm sức cạnh tranh giá với cao su thiên nhiên.
      Đến giữa tháng 12/2008, giá cao su giảm đến 62-64% so với đỉnh điểm tháng 7, và
giảm 32-34% so với cùng kỳ năm 2007, chỉ còn khoảng 1.000 - 1.100 USD/tấn, tương
đương với giá năm 2004.
       Trước tình hình giá cao su giảm mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của hơn 3
triệu hộ nông dân của ba nước sản xuất cao su lớn chiếm đến 72% tổng sản lượng cao su
toàn thế giới, Hội đồng cao su quốc tế ba bên, đại diện Chính phủ Thái Lan, Indonesia và
Malaysia, đã thống nhất một số giải pháp sau đây cắt giảm sản lượng lên đến 915.000
tấn, tương đương khoảng 15% lượng cao su xuất khNu năm 2008 của ba nước, khuyến
khích giảm sản lượng bằng giải pháp gia tăng tốc độ tái canh, giảm cường độ cạo và tiến
độ trồng mới sẽ được rà soát để phù hợp với tình hình. Đồng thời, Chính phủ ba nước này
đang chuNn bị kế hoạch mua dự trữ cao su trong nước để hỗ trợ nông dân khi giá cao su
quá thấp và góp phần hạn chế giá cao su sụt giảm sâu.
      Về phía Việt Nam, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã khuyến cáo Hội viên, doanh
nghiệp thực hiện một số giải pháp chủ động khắc phục những khó khăn do tác động của
cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu:
        - Cắt giảm sản lượng để bớt sức ép đNy giá xuống quá sâu. Tăng tốc độ tái canh
là giải pháp thỏa đáng để giảm sản lượng vì có thêm nguồn thu nhập từ gỗ bù vào doanh
thu mủ cao su bị giảm và tạo việc làm cho người lao động, có cơ hội sử dụng giống mới
cao sản và tận dụng thời cơ đầu vào thấp (phân bón, nhiên liệu...). Có thể diện tích tái
canh sẽ tăng từ 10.000 ha hàng năm lên 20.000 ha hàng năm trong giai đoạn 2009-2010.
Giảm cường độ cạo và mở cạo trễ vườn cây trẻ tuy sản lượng và doanh thu giảm nhưng
có thể vẫn có hiệu quả kinh tế vì chi phí cũng giảm.
       - Giảm giá thành là giải pháp chủ động chống chịu trong lúc giá cao su chưa thể
phục hồi. Cần rà soát và tiết kiệm tất cả các khâu trong sản xuất, quản lý, tích cực áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đầu tư phân bón và chăm sóc hợp lý. Thu nhập của
người lao động sẽ giảm so với năm 2008 nhưng vẫn có thể đảm bảo được mức sống cơ
bản.
       - Nâng cao chất lượng, đảm bảo uy tín thương mại, chọn lọc khách hàng là
những biện pháp giữ được khách hàng truyền thống và hạn chế thiệt hại do khả năng
thanh toán của khách hàng.
       Hiệp hội Cao su Indonesia đã khuyến cáo các Hội viên không xuất khNu cao su
nếu giá thấp hơn 1.350 USD/tấn. Khuyến cáo này đã được Hiệp hội cao su Thái Lan và
Malaysia ủng hộ.
                                          12
Gần đây, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Hội viên của Hiệp hội, đã đề
xuất Chính phủ cho Tập đoàn vay 1.500 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để mua dự trữ
100.000 tấn cao su từ các hộ cao su tiểu điền nhằm tránh tình trạng bỏ hoang, chặt đốn
vườn cao su. Tập đoàn cũng đã có kế hoạch giảm giá thành năm 2009, lương công nhân
tuy giảm so với năm 2008 nhưng vẫn có thể chấp nhận được khi giá cả các mặt hàng khác
cũng giảm.
       Để cùng nhau liên kết ngăn chận giá cao su giảm đến mức gây thiệt hại lớn cho
người sản xuất, Hiệp hội Cao su Việt Nam đồng thuận với Tập đoàn và Hiệp hội cao su
các nước trong khu vực, tiếp tục khuyến cáo Hội viên, doanh nghiệp áp dụng một số giải
pháp trong năm 2009:
       - Nếu giá giao dịch trong nước trên 1000 USD/tấn, vẫn tiếp tục khai thác, sơ chế
cao su bình thường. Nếu thấp hơn 1.000 USD/tấn, sẽ thu mua cao su của tiểu điền để dự
trữ với khoảng 100.000 tấn đến 200.000 tấn, bằng 15-25% tổng sản lượng.
      - Nếu giá xuất khNu của các hợp đồng giao ngay dưới 1.350 USD/tấn (FOB), sẽ
giảm xuất khNu.
      - Các giải pháp trên sẽ có kế hoạch phối hợp cụ thể giữa các Hội viên, doanh
nghiệp trước khi thực hiện.
       Việc giảm sản lượng cao su từ thị trường Việt Nam khoảng 100.000 tấn đến
200.000 tấn, sẽ góp phần cùng ba nước cao su lớn giảm khoảng 1,1 triệu tấn cao su trong
năm 2009 để nguồn cung không thừa so với cầu, đồng thời với giá thành thấp thích ứng
với giá mua của thị trường sẽ giúp người sản xuất cao su cầm cự được trong năm 2009
khi nền kinh tế thế giới chưa phục hồi.
       Dự kiến sản lượng năm 2009 của Việt Nam đạt khoảng 650 ngàn tấn, giảm 2% và
xuất khNu khoảng 600 ngàn tấn (quy khô), giảm 3% so năm trước nhưng giảm 15-20% so
với năng lực sản xuất và xuất khNu. Lượng tồn trữ có thể lên đến 200 – 240 ngàn tấn.


9. Định hướng phát triển diện tích, sản lượng cao su đến năm 2015

       Theo dự báo gần đây của IRSG, trong tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, lượng
cao su sử dụng trong năm 2008 và 2009 sẽ giảm 2-3%, nhưng sau năm 2010, nhu cầu cao
su sẽ tăng nhanh đến 2018 và cao su thiên nhiên sẽ tăng dần ưu thế so với cao su tổng
hợp khi xu hướng sử dụng sản phNm thân thiện môi trường ngày càng tăng.
      Trước nhu cầu thế giới còn tăng và ích lợi nhiều mặt của cây cao su (tăng kim
ngạch xuất khNu, tăng thu nhập của người sản xuất, cải thiện điều kiện an ninh xã hội
vùng trồng cao su, bảo vệ môi trường, phát triển các ngành công nghiệp chế biến sản
                                          13
phNm cao su và đồ gỗ cao su …), từ đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra mục
tiêu 1 triệu ha vào năm 2015 hoặc 2020.
        Chính phủ đã có những giải pháp hỗ trợ việc mở rộng diện tích cây cao su, đã
chính thức xem cây cao su là cây đa mục đích, có thể sử dụng đất rừng nghèo chuyển
sang trồng cao su để tăng tốc độ phủ xanh đất và cải thiện điều kiện kinh tế xã hội vùng
rừng nghèo, đặc biệt ở Tây Nguyên. Chính phủ đã tạo điều kiện để phát triển cây cao su
tại các tỉnh Tây Bắc ở những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp và với giống, kỹ thuật
tiến bộ.
             Bảng 9. Định hướng phát triển cây cao su theo vùng đến năm 2020

                                                                    2007-      2010-      2015-
 Vùng                    2007   2010    2015             2020       2010       2015       2020
Đông Nam bộ (ha)       374.950 385.000 406.000          420.000     10.050     21.000     14.000
Tây Nguyên (ha)        126.500 231.000 300.000          420.000    104.500     69.000    120.000
Miền Trung (ha)         54.150 70.000 96.000            110.000     15.850     26.000     14.000
Tây Bắc (ha)               700 14.000 48.000             50.000     13.300     34.000      2.000

Tổng diện tích (ha)    556.300 700.000 850.000 1.000.000           143.700    150.000    150.000
Tổng sản lượng
(tấn)                  601.700 750.000 880.000 1.200.000           277.350    279.000    286.000
Nguồn: Năm 2007, 2010, 2015: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2020: Hiệp hội Cao su VN



                                    Tài liệu tham khảo
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2009. Ước diện tích, năng suất và sản lượng cây lâu
năm 2008. www.agroviet.gov.vn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2009. Hội nghị Tổng kết phát triển cao su Việt Nam
giai đoạn 1996-2007 theo Quyết định 86/QĐ-Ttg và định hướng phát triển trongn giai đoạn tới.
Nguyễn Quốc Anh. 2008. Công nghiệp cao su Việt Nam: hiện trạng và triển vọng. Hội Cao su
Nhựa TP. Hồ Chí Minh.
IRSG. 2009. Rubber Statistical Bulletin. Vol. 63, No. 7 – 9, January - March 2009.
Tổng cục Hải quan. 2009. Số liệu xuất nhập khNu cao su năm 2008.
Tổng Cục Thống kê. 2009. Diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm, 2008.
Tổng Cục Thống kê. 2007. Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006.




                                               14

More Related Content

Viewers also liked

QUẤT TRUNG BÌ (CHINA CHESS) TẬP 1
QUẤT TRUNG BÌ (CHINA CHESS) TẬP 1QUẤT TRUNG BÌ (CHINA CHESS) TẬP 1
QUẤT TRUNG BÌ (CHINA CHESS) TẬP 1Hung Pham Thai
 
Hoc tieng anh qua moi truong
Hoc tieng anh qua moi truongHoc tieng anh qua moi truong
Hoc tieng anh qua moi truongHung Pham Thai
 
De Thi Tin Dung M B T5 2009
De Thi Tin Dung  M B T5 2009De Thi Tin Dung  M B T5 2009
De Thi Tin Dung M B T5 2009Hung Pham Thai
 
Cac mon ngon_dung_lo_vi_ba
Cac mon ngon_dung_lo_vi_baCac mon ngon_dung_lo_vi_ba
Cac mon ngon_dung_lo_vi_baHung Pham Thai
 
Nghiep Vu Ngan Hang Thuong Mai
Nghiep Vu Ngan Hang Thuong MaiNghiep Vu Ngan Hang Thuong Mai
Nghiep Vu Ngan Hang Thuong MaiHung Pham Thai
 
Vn choc origin_-_checklist_v2009_coffee
Vn choc origin_-_checklist_v2009_coffeeVn choc origin_-_checklist_v2009_coffee
Vn choc origin_-_checklist_v2009_coffeeHung Pham Thai
 
Kỹ năng đứng lớp
Kỹ năng đứng lớpKỹ năng đứng lớp
Kỹ năng đứng lớpHung Pham Thai
 
Area production yield according to province including state farm and private ...
Area production yield according to province including state farm and private ...Area production yield according to province including state farm and private ...
Area production yield according to province including state farm and private ...Hung Pham Thai
 
Phan i quytrinhkythuatsanxuat
Phan i quytrinhkythuatsanxuatPhan i quytrinhkythuatsanxuat
Phan i quytrinhkythuatsanxuatHung Pham Thai
 
Tailieutieuthucaphenoidia thach.doc
Tailieutieuthucaphenoidia   thach.docTailieutieuthucaphenoidia   thach.doc
Tailieutieuthucaphenoidia thach.docHung Pham Thai
 
18.kynanglanhdaotheotinhhuong
18.kynanglanhdaotheotinhhuong18.kynanglanhdaotheotinhhuong
18.kynanglanhdaotheotinhhuongHung Pham Thai
 

Viewers also liked (17)

QUẤT TRUNG BÌ (CHINA CHESS) TẬP 1
QUẤT TRUNG BÌ (CHINA CHESS) TẬP 1QUẤT TRUNG BÌ (CHINA CHESS) TẬP 1
QUẤT TRUNG BÌ (CHINA CHESS) TẬP 1
 
Hoc tieng anh qua moi truong
Hoc tieng anh qua moi truongHoc tieng anh qua moi truong
Hoc tieng anh qua moi truong
 
De Thi Tin Dung M B T5 2009
De Thi Tin Dung  M B T5 2009De Thi Tin Dung  M B T5 2009
De Thi Tin Dung M B T5 2009
 
Cac mon ngon_dung_lo_vi_ba
Cac mon ngon_dung_lo_vi_baCac mon ngon_dung_lo_vi_ba
Cac mon ngon_dung_lo_vi_ba
 
Law hiv v
Law hiv vLaw hiv v
Law hiv v
 
Chuong 10 multi user
Chuong 10   multi userChuong 10   multi user
Chuong 10 multi user
 
Nghiep Vu Ngan Hang Thuong Mai
Nghiep Vu Ngan Hang Thuong MaiNghiep Vu Ngan Hang Thuong Mai
Nghiep Vu Ngan Hang Thuong Mai
 
Vn choc origin_-_checklist_v2009_coffee
Vn choc origin_-_checklist_v2009_coffeeVn choc origin_-_checklist_v2009_coffee
Vn choc origin_-_checklist_v2009_coffee
 
Hat & cay
Hat & cayHat & cay
Hat & cay
 
Kỹ năng đứng lớp
Kỹ năng đứng lớpKỹ năng đứng lớp
Kỹ năng đứng lớp
 
Area production yield according to province including state farm and private ...
Area production yield according to province including state farm and private ...Area production yield according to province including state farm and private ...
Area production yield according to province including state farm and private ...
 
Phan i quytrinhkythuatsanxuat
Phan i quytrinhkythuatsanxuatPhan i quytrinhkythuatsanxuat
Phan i quytrinhkythuatsanxuat
 
utz coffee
utz coffeeutz coffee
utz coffee
 
Caosu q4
Caosu q4Caosu q4
Caosu q4
 
Growing asparagus
Growing asparagusGrowing asparagus
Growing asparagus
 
Tailieutieuthucaphenoidia thach.doc
Tailieutieuthucaphenoidia   thach.docTailieutieuthucaphenoidia   thach.doc
Tailieutieuthucaphenoidia thach.doc
 
18.kynanglanhdaotheotinhhuong
18.kynanglanhdaotheotinhhuong18.kynanglanhdaotheotinhhuong
18.kynanglanhdaotheotinhhuong
 

Similar to Bao cao vra

Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008
Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008
Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008Hung Pham Thai
 
Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 2...
Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 2...Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 2...
Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 2...Hung Pham Thai
 
Dien tich cao su private trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiepxuat kh...
Dien tich cao su private trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiepxuat kh...Dien tich cao su private trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiepxuat kh...
Dien tich cao su private trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiepxuat kh...Hung Pham Thai
 
Tinh hinh cung cau cao su thien nhien the gioi 2007
Tinh hinh cung cau cao su thien nhien the gioi 2007Tinh hinh cung cau cao su thien nhien the gioi 2007
Tinh hinh cung cau cao su thien nhien the gioi 2007Hung Pham Thai
 
địNh HướNg PháT TriểN NgàNh Hồ TiêU ViệT Nam Giai đOạN 2006
địNh HướNg PháT TriểN NgàNh Hồ TiêU ViệT Nam Giai đOạN 2006địNh HướNg PháT TriểN NgàNh Hồ TiêU ViệT Nam Giai đOạN 2006
địNh HướNg PháT TriểN NgàNh Hồ TiêU ViệT Nam Giai đOạN 2006zizubmt
 

Similar to Bao cao vra (6)

Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008
Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008
Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008
 
Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 2...
Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 2...Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 2...
Dien tich cao su tieu dien trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiep tu 2...
 
Dien tich cao su private trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiepxuat kh...
Dien tich cao su private trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiepxuat kh...Dien tich cao su private trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiepxuat kh...
Dien tich cao su private trong moi thuoc du an da dang hoa nong nghiepxuat kh...
 
Tinh hinh cung cau cao su thien nhien the gioi 2007
Tinh hinh cung cau cao su thien nhien the gioi 2007Tinh hinh cung cau cao su thien nhien the gioi 2007
Tinh hinh cung cau cao su thien nhien the gioi 2007
 
địNh HướNg PháT TriểN NgàNh Hồ TiêU ViệT Nam Giai đOạN 2006
địNh HướNg PháT TriểN NgàNh Hồ TiêU ViệT Nam Giai đOạN 2006địNh HướNg PháT TriểN NgàNh Hồ TiêU ViệT Nam Giai đOạN 2006
địNh HướNg PháT TriểN NgàNh Hồ TiêU ViệT Nam Giai đOạN 2006
 
Caosu q2
Caosu q2Caosu q2
Caosu q2
 

More from Hung Pham Thai

Tai su dung sowdust sau trong nam
Tai su dung sowdust sau trong namTai su dung sowdust sau trong nam
Tai su dung sowdust sau trong namHung Pham Thai
 
Ke hoach kd (keieijuku)
Ke hoach kd (keieijuku)Ke hoach kd (keieijuku)
Ke hoach kd (keieijuku)Hung Pham Thai
 
Huong dan su dung biogel biosol tren ho tieu
Huong dan su dung biogel biosol tren ho tieuHuong dan su dung biogel biosol tren ho tieu
Huong dan su dung biogel biosol tren ho tieuHung Pham Thai
 
Essentials of trade_marketing_shared_class_students
Essentials of trade_marketing_shared_class_studentsEssentials of trade_marketing_shared_class_students
Essentials of trade_marketing_shared_class_studentsHung Pham Thai
 
Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)
Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)
Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)Hung Pham Thai
 
Biogel biosol black pepper pest and diseases romil 2014
Biogel biosol  black pepper pest and diseases romil 2014Biogel biosol  black pepper pest and diseases romil 2014
Biogel biosol black pepper pest and diseases romil 2014Hung Pham Thai
 
42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummies
42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummies42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummies
42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummiesHung Pham Thai
 
8.quyet dinh hop quy phan bon vo co
8.quyet dinh hop quy phan bon vo co8.quyet dinh hop quy phan bon vo co
8.quyet dinh hop quy phan bon vo coHung Pham Thai
 
1. cco cskh - tl hoc vien
1. cco   cskh - tl hoc vien1. cco   cskh - tl hoc vien
1. cco cskh - tl hoc vienHung Pham Thai
 
10 nutritional disorders of pepper
10 nutritional disorders of pepper10 nutritional disorders of pepper
10 nutritional disorders of pepperHung Pham Thai
 
Phan huu co phan vi sinh phan u
Phan huu co phan vi sinh phan uPhan huu co phan vi sinh phan u
Phan huu co phan vi sinh phan uHung Pham Thai
 
Mineral deficiencies in coffee
Mineral deficiencies in coffeeMineral deficiencies in coffee
Mineral deficiencies in coffeeHung Pham Thai
 
Soil analysis examples and coffee nutrients
Soil analysis examples and coffee nutrientsSoil analysis examples and coffee nutrients
Soil analysis examples and coffee nutrientsHung Pham Thai
 
Vegetables. growing asparagus in the home garden
Vegetables. growing asparagus in the home gardenVegetables. growing asparagus in the home garden
Vegetables. growing asparagus in the home gardenHung Pham Thai
 
800 meo vat_trong_cuoc_song
800 meo vat_trong_cuoc_song800 meo vat_trong_cuoc_song
800 meo vat_trong_cuoc_songHung Pham Thai
 
San local indicators coffee vietnam august 2012
San local indicators coffee vietnam august 2012San local indicators coffee vietnam august 2012
San local indicators coffee vietnam august 2012Hung Pham Thai
 
Phat bieu-truoc-cong-chung
Phat bieu-truoc-cong-chungPhat bieu-truoc-cong-chung
Phat bieu-truoc-cong-chungHung Pham Thai
 

More from Hung Pham Thai (20)

U phan huu co
U phan huu coU phan huu co
U phan huu co
 
Tai su dung sowdust sau trong nam
Tai su dung sowdust sau trong namTai su dung sowdust sau trong nam
Tai su dung sowdust sau trong nam
 
Ke hoach kd (keieijuku)
Ke hoach kd (keieijuku)Ke hoach kd (keieijuku)
Ke hoach kd (keieijuku)
 
Huong dan su dung biogel biosol tren ho tieu
Huong dan su dung biogel biosol tren ho tieuHuong dan su dung biogel biosol tren ho tieu
Huong dan su dung biogel biosol tren ho tieu
 
Essentials of trade_marketing_shared_class_students
Essentials of trade_marketing_shared_class_studentsEssentials of trade_marketing_shared_class_students
Essentials of trade_marketing_shared_class_students
 
Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)
Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)
Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)
 
Biogel biosol black pepper pest and diseases romil 2014
Biogel biosol  black pepper pest and diseases romil 2014Biogel biosol  black pepper pest and diseases romil 2014
Biogel biosol black pepper pest and diseases romil 2014
 
42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummies
42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummies42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummies
42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummies
 
8.quyet dinh hop quy phan bon vo co
8.quyet dinh hop quy phan bon vo co8.quyet dinh hop quy phan bon vo co
8.quyet dinh hop quy phan bon vo co
 
1. cco cskh - tl hoc vien
1. cco   cskh - tl hoc vien1. cco   cskh - tl hoc vien
1. cco cskh - tl hoc vien
 
10 nutritional disorders of pepper
10 nutritional disorders of pepper10 nutritional disorders of pepper
10 nutritional disorders of pepper
 
Phan huu co phan vi sinh phan u
Phan huu co phan vi sinh phan uPhan huu co phan vi sinh phan u
Phan huu co phan vi sinh phan u
 
Mineral deficiencies in coffee
Mineral deficiencies in coffeeMineral deficiencies in coffee
Mineral deficiencies in coffee
 
Soil analysis examples and coffee nutrients
Soil analysis examples and coffee nutrientsSoil analysis examples and coffee nutrients
Soil analysis examples and coffee nutrients
 
Vegetables. growing asparagus in the home garden
Vegetables. growing asparagus in the home gardenVegetables. growing asparagus in the home garden
Vegetables. growing asparagus in the home garden
 
800 meo vat_trong_cuoc_song
800 meo vat_trong_cuoc_song800 meo vat_trong_cuoc_song
800 meo vat_trong_cuoc_song
 
San local indicators coffee vietnam august 2012
San local indicators coffee vietnam august 2012San local indicators coffee vietnam august 2012
San local indicators coffee vietnam august 2012
 
Phat bieu-truoc-cong-chung
Phat bieu-truoc-cong-chungPhat bieu-truoc-cong-chung
Phat bieu-truoc-cong-chung
 
Art
ArtArt
Art
 
Funny from viet nam
Funny from viet namFunny from viet nam
Funny from viet nam
 

Bao cao vra

  • 1. HIỆP HỘI CAO SU VIỆT NAM Tình hình phát triển ngành cao su Việt Nam năm 2008 và định hướng đến năm 2020 Báo cáo tại Hội thảo Tình hình và Triển vọng Cung cầu cao su trên thế giới đến 2018 TP. Hồ Chí Minh, ngày 03/3/2009 TS. Trần Thị Thúy Hoa Hiệp hội Cao su Việt Nam, 236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh ĐT: 08 3932 2605 FAX: 08 3932 0372 Email: vra@vnn.vn Website: www.vra.com.vn
  • 2. Tình hình phát triển ngành cao su Việt Nam năm 2008 và định hướng đến năm 2020 TS. Trần Thị Thúy Hoa Tổng Thư ký, Hiệp hội Cao su Việt Nam Hội thảo Tình hình và Triển vọng Cung cầu cao su trên thế giới đến 2018 Ngày 03/3/3009, TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Đến năm 2008, tổng diện tích cây cao su tại Việt Nam đạt 618.600 ha, tăng 62.300 ha hoặc 11,2% so với năm trước, đạt mức gia tăng diện tích cao nhất kể từ năm 1998 đến nay. Diện tích cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ, kế đến là Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Cây cao su mới được mở rộng đến vùng Tây Bắc, diện tích trồng mới năm 2008 đạt 3.960 ha, nâng tổng diện tích cao su vùng này lên khoảng 4.640 ha. Những giống được trồng nhiều trong năm 2008 là PB 260, GT 1, RRIV 4, RRIV 3 và PB 255. Sản lượng cao su thiên nhiên năm 2008 đạt được 662,9 ngàn tấn, tăng 10,2% so năm 2007. Diện tích khai thác ước khoảng 399 ngàn ha (64,5% tổng diện tích), tăng 25.700 ha so năm trước. Năng suất bình quân đạt 1.661 kg/ha năm 2008, tăng 3,1%. Lượng cao su thiên nhiên xuất khNu trong năm 2008 đạt khoảng 655,2 ngàn tấn (tương đương 619,3 ngàn tấn quy khô), trị giá 1,59 tỷ đô-la, giảm 8,3% về lượng nhưng tăng 14,4% về trị giá và tăng 24,8% về đơn giá, đạt 2.432 USD/tấn, là mức cao nhất từ trước đến nay. Thị trường xuất khNu cao su năm 2008 lớn nhất vẫn là Trung Quốc (69,1%), kế đến là Hàn Quốc (3,7%), Đức (3,3%), Malaysia (3%) và Đài Loan (3%). Chủng loại chính được xuất khNu là cao su khối (69,7%), kế tiếp là Latex (8,7%) và cao su tờ RSS (5,3%). Lượng cao su thiên nhiên nhập vào Việt Nam năm 2008 ước đạt 150,1 ngàn tấn, chủ yếu nhập từ Thái Lan (48,6%), Campuchia (26,4%) và Indonesisa (17,3%). Chủng loại được nhập nhiều là cao su khối TSR 20 (33,6%), TSR 5 (15,2%), TSR L và 3L (14,4%), TSR 10 (10,4%), kế đến là cao su tờ RSS (14,9%). Cao su được nhập để tái xuất và tiêu thụ trong nước. Lượng cao su thiên nhiên được tiêu thụ trong nước khoảng 100 ngàn tấn, chiếm 15% tổng sản lượng, trong đó 70 ngàn tấn được sử dụng trong chế biến vỏ xe, với sản lượng ước đạt 150 ngàn vỏ xe nhỏ, 1,65 triệu vỏ xe tải các loại và 19,9 triệu vỏ xe máy 2 bánh. Năm 2008, Việt Nam sử dụng khoảng 406 ngàn m3 gỗ cao su xẻ, gồm 200 ngàn m3 từ 8.000 ha được thanh lý và 206 ngàn m3 nhập từ các nước Campuchia, Malaysia, Thái Lan… Trước nhu cầu thế giới còn tăng và ích lợi nhiều mặt của cây cao su (tăng kim ngạch xuất khNu, tăng thu nhập của người sản xuất, cải thiện điều kiện an ninh xã hội vùng trồng cao su, bảo vệ môi trường, phát triển các ngành công nghiệp chế biến sản phNm cao su và đồ gỗ cao su …), Chính phủ Việt Nam đã đưa ra mục tiêu 850 ngàn ha triệu ha vào năm 2015 và 1 triệu ha vào năm 2020. Có triển vọng Việt Nam sẽ đạt sản lượng 1,2 triệu tấn vào năm 2020. 2
  • 3. 1. Diện tích, sản lượng và năng suất cao su Việt Nam Diện tích cây cao su trồng mới năm 2008 đạt 62.300 ha, là mức mở rộng diện tích cao nhất kể từ năm 1998 đến nay, tổng diện tích tăng 11,2% so với năm trước, đạt được 618.600 ha. So với năm 1976, diện tích cao su đã tăng hơn 7 lần với mức tăng trường bình quân đạt khoảng 6,5% mỗi năm. Sản lượng cao su thiên nhiên năm 2008 đạt được 662,9 ngàn tấn, tăng 10,2% so năm 2007. Diện tích khai thác ước khoảng 399 ngàn ha (64,5% tổng diện tích), tăng 25.700 ha so năm trước. Năng suất bình quân đạt 1.661 kg/ha năm 2008, tăng 3,1%. Bảng 1: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su của Việt Nam qua các năm 1976-2008 Năm Tổng diện tích Diện tích tăng DT khai thác Sản lượng Năng suất (ha) (ha) (ha) (tấn) (kg/ha) 1976 76.600 - 40.200 - 1980 87 700 11.000 41.100 41.100 703 1985 180.200 92.500 63.650 47.900 753 1990 221.700 57.900 81.100 57.900 714 1995 278.400 56.700 146.900 124.700 849 2000 412.000 17.100 238.000 290.800 1.222 2005 482.700 70.700 334.400 481.600 1.440 2006 522.200 39.500 356.400 555.400 1.558 2007 556.300 34.100 373.300 601.700 1.612 2008 618.600 62.300 399.000 662.900 1.661 Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê Ha Tons 700,000 600,000 500,000 400,000 300,000 200,000 100,000 0 1976 1978 1980 1982 1984 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 3
  • 4. Tăng trưởng diện tích và sản lượng cây cao su tại Việt Nam từ năm 1976–2008 1900 1700 1500 1300 kg/ha 1100 900 700 500 80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 00 02 04 06 08 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 20 20 20 20 20 Tăng trưởng năng suất cây cao su tại Việt Nam từ năm 1976–2008 (kg/ha) Các vùng trồng cao su ở Việt Nam Đông Nam bộ là vùng có điều kiện sinh thái thích hợp nhất ở Việt Nam để phát triển cây cao su. Tại đây, vườn cao su kinh doanh được phát triển sớm nhất từ năm 1906 và trở thành vùng cao su truyền thống. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tác hại của gió lốc trở nên đáng kể, làm ảnh hưởng giảm sản lượng và phải thanh lý sớm trên vài ngàn ha cây cao su. Tây Nguyên là vùng cao su lớn thứ hai của Việt Nam. Cây cao su được trồng thử tại đây từ những năm 1920 và phát triển diện rộng từ 1957. Phần lớn diện tích cao su có cao trình từ 400 – 700 m, môi trường có một số yếu tố bất thuận cho sinh trưởng và sản lượng của cây cao su như nhiệt độ thấp có thể đến dưới 5,5 độ C, mưa kéo dài nhiều ngày làm giảm ngày cạo mủ, gió mạnh trong mùa khô làm cây thiếu nước gay gắt, độ Nm cao trong mùa mưa dễ tăng bệnh trên cây cao su, cây chậm sinh trưởng do giờ chiếu sáng ít. Tuy nhiên, những bộ giống thích nghi và một số biện pháp kỹ thuật tiến bộ đã làm năng suất cây cao su đạt mức thỏa đáng tại vùng này. Duyên hải miền Trung là vùng cao su lớn thứ ba của Việt Nam. Cây cao su được trồng thử ở Bắc Trung bộ từ năm 1958 và phát triển quy mô lớn trong những năm 1960. Từ những năm 1990, cây cao su được phát triển trở lại ở Bắc Trung bộ và mở rộng đến Nam Trung bộ. Vùng này có nhiều yếu tố làm hạn chế sinh trưởng và sản lượng của cây cao su như gió bão có thể làm gãy đổ khá nghiêm trọng, mưa tập trung với lượng lớn trong thời gian ngắn (có thể 400 – 600 mm/tháng trong tháng 9-11), nhiệt độ thấp kéo dài 4
  • 5. trong tháng 12 đến tháng 3 và có thể xuống dưới 5-10 oC, ít nắng, nhiều ngày có sương mù, nhiệt độ mùa khô cao có thể đến 40-42 oC kèm với gió nóng… Tuy nhiên, ở vùng kín gió, những giống cao su ít đỗ gãy được trồng đúng vụ và chăm sóc tốt có thể đạt năng suất khá cao. Vùng Tây Bắc là vùng mới phát triển cây cao su từ năm 2006. Vùng này có yếu tố môi trường hạn chế đến sinh trưởng và sản lượng của cây cao su như nhiệt độ thấp, đất đồi dốc, ít nắng, nhiều ngày có sương mù (40 - 60 ngày/năm). Đặc biệt, nhiệt độ thấp có thể xuống dưới 3 oC, làm cây cao su có thể chết ngọn hoặc chết cả cây. Thời gian kiến thiết cơ bản của cây cao su ở Tây Bắc có thể đến 7-8 năm, chậm hơn vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên khoảng 1-2 năm. Năm 2007, đã có gần 700 ha cao su trồng ở Lai Châu và Sơn La. Những kết quả bước đầu cho thấy chọn tiểu vùng thích hợp và giống thích nghi có thể giảm đáng kể tác hại của nhiệt độ thấp. Năm 2008, diện tích trồng mới tại Tây Bắc khá lớn, khoảng 3.960 ha, nâng tổng diện tích cao su vùng này lên được 4.640 ha. Bảng 2: Diện tích, sản lượng, năng suất cao su phân theo vùng trồng năm 2007 Vùng trồng Diện tích Sản lượng Năng suất ha % tấn % kg/ha % Đông Nam bộ 374.950 67,4 472.400 78,5 1.715 106,3 Tây Nguyên 126.500 22,7 106.560 17,7 1.360 84,4 Miền Trung 54.150 9,7 22.740 3,8 1.172 72,7 Nam Trung bộ 6.810 1,2 665 0,1 612 36,0 Bắc Trung bộ 46.690 8,5 22.075 3,7 1.206 74,8 Tây Bắc 700 0,1 0 0 - - Tổng diện tích 556.300 100 601.700 100 1.612 100 Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ số liệu của Bộ và các Sở Nông nghiệp-PTNT Cao su đại điền và tiểu điền ở Việt Nam Phần lớn cao su đại điền ở Việt Nam là thuộc các công ty quốc doanh hoặc của tỉnh. Trong 3 năm gần đây, diện tích cao su đại điền tăng rất chậm. Năm 2007, diện tích cao su đại điền đạt 301.800 ha, chiếm khoảng 54,2 % tổng diện tích cao su cả nước, chỉ tăng 2.500 ha so với năm 2006. Sản lượng cao su đại điền vẫn chiếm ưu thế, năm 2007 đạt 398.100 tấn, chiếm 66,2 % tổng sản lượng. Năng suất cao su đại điền đạt khá cao, 1.716 kg/ha, tăng 4,6 % so năm trước, không cách biệt nhiều so với năng suất cao nhất thế giới năm 2007 của Ấn Độ (1.767 kg/ha). Cao su tiểu điền đã phát triển rất nhanh so với cao su quốc doanh, năm 2007, đạt 254.500 ha, chiếm 45,8 % tổng diện tích, tăng 32.000 ha so năm 2006. Do diện tích mới 5
  • 6. đưa vào cạo, năng suất chưa cao, sản lượng cao su tiểu điền năm 2007 chỉ mới đến mức 203.600 tấn, đạt 33,8 % tổng sản lượng. Năng suất cao su tiểu điền có nhiều tiến bộ, đạt 1.440 kg/ha năm 2007, tăng 22,8 % so với 1.173 kg/ha năm 2005. Khoảng cách năng suất cao su tiểu điền đã được rút ngắn so với cao su đại điền. Tỉnh có diện tích cao su lớn nhất là Bình Phước (118.800 ha) và Bình Dương (113.700 ha), kế đến là Gia Lai (64.500 ha) và Tây Ninh (58.100 ha). Năng suất cao nhất là tỉnh Tây Ninh (2.026 kg/ha) và Bình Phước (1.754 kg/ha). Diện tích cao su tiểu điền lớn nhất ở tỉnh Bình Dương (62.090 ha), kế đến là Bình Phước (61.280 ha), Tây Ninh (38.400 ha), Gia Lai (15.600 ha) và Bình Thuận (13.510 ha). Bảng 3: Phát triển cao su đại điền và tiểu điền từ 2005 – 2007 Loại hình 2005 2006 2007 ha % ha % ha % Đại điền Diện tích (ha) 296.250 61, 299.300 57,3 301.800 54,2 Sản lượng (tấn) 354.700 73,7 396.500 71,4 398.100 66,2 Năng suất (kg/ha) 1.568 108,9 1.641 10,.3 1.716 106,5 Tiểu điền Diện tích (ha) 186.450 38,6 222.500 42,6 254.500 45,8 Sản lượng (tấn) 126.900 26,3 158.800 28,6 203.600 33,8 Năng suất (kg/ha) 1.173 81,5 1.385 88,9 1.441 89,4 Số hộ 106.135 (2,1 ha/hộ) Cả nước Diện tích (ha) 482.700 100 522.200 100 556.300 100 Sản lượng (tấn) 481.600 100 555.400 100 601.700 100 Năng suất (kg/ha) 1.440 100 1.558 100 1.612 100 Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ số liệu của các Sở Nông nghiệp-PTNT và Tổng Cục Thống kê Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là doanh nghiệp cao su quốc doanh lớn nhất nước với 30 công ty thành viên trong nước và 7 thành viên đầu tư trồng ngoài nước. Năm 2007, Tập đoàn có tổng diện tích là 223.300 ha, chiếm 40,1 % diện tích cao su cả nước và sản lượng đạt 319.903 tấn, chiếm 53,2 % tổng sản lượng cao su Việt Nam. Năm 2008, sản lượng của Tập đoàn đạt 316.364 tấn, năng suất bình quân là 1,82 tấn/ha. Các công ty tại Đông Nam bộ đạt năng suất rất cao, bình quân là 1,96 tấn/ha, trong đó những công ty có năng suất trên 2 tấn là Cty CS Bình Long (2,01 T/ha), Cty CS Dầu Tiếng (2,15 T/ha), Cty CS Đồng Phú (2,22 T/ha), Cty CS Lộc Ninh (2,07 T/ha), Cty CS Phú Riềng (2,09 T/ha), Cty CS Phước Hoà (2,02 T/ha), Cty CS Tân Biên (2,1 T/ha), 6
  • 7. Cty CS Tân Biên (2,31 T/ha) và Viện Nghiên cứu Cao su VN (2,06 T/ha). Tại Tây Nguyên, đạt năng suất cao nhất là Cty CS Chư Prông và tại miền Trung là Cty CS Quảng Trị (1,92 T/ha). Tập đoàn đã áp dụng nhiều kỹ thuật tiến bộ như trồng bầu có nhiều tầng lá với giống cao sản mủ và gỗ, trồng cây phân xanh bảo vệ đất, bón phân vô cơ kết hợp hữu cơ, sử dụng hóa chất diệt cỏ và phòng trị bệnh hiệu quả cao, sử dụng máng chắn nước mưa miệng cạo, ứng dụng chế độ cạo úp, sử dụng chất kích thích mủ ethephon và khí ethylen (RRIMFLOW)… 2. Sơ chế cao su tại Việt Nam và công tác kiểm tra chất lượng Các nhà máy sơ chế cao su thành lập đến năm 2007 đáp ứng được nhu cầu và có xu hướng vượt hơn sản lượng cao su hiện có. Năm 2007, có trên 132 nhà máy sơ chế cao su với tổng công suất khoảng 702.200 tấn, tập trung nhiều ở tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Khối quốc doanh có 56 nhà máy với công suất chiếm 60%, tương đương 421.500 tấn. Khối tư nhân có số lượng nhà máy nhiều hơn nhưng công suất thấp hơn, gồm 76 nhà máy với công suất chiếm 40%, tương đương 180.700 tấn. Trong đó, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có 41 nhà máy với tổng công suất là 347.000 tấn và nhiều nhà máy được trang bị phòng kiểm phNm để tự kiểm tra đánh giá chất lượng cao su xuất khNu. Bảng 4: Số lượng và công suất nhà máy sơ chế cao su thiên nhiên năm 2007 Khu vực Công suất Trung bình Sản lượng trong Số nhà máy (tấn/năm) Tấn/nhà máy vùng Đông Nam bộ 98 565.600 5.771 472.400 Tây Nguyên 18 110.900 6.161 106.560 Miền Trung 16 28.700 1.794 22.740 Quốc doanh 56 421.500 7.527 398.100 Tư nhân 76 280.700 3.693 203.600 Tổng cộng 132 702.200 5.320 601.700 Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ số liệu của các Sở NN-PTNT. Công tác kiểm phNm cao su sơ chế do Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam (RRIV) thực hiện. Viện có thể của ủy quyền cho các công ty phát hành giấy chứng nhận chất lượng theo tiêu chuNn quốc gia TCVN 3769:2004 đối với cao su khối và TCVN 6314:2007 đối với cao su ly tâm (latex), tiêu chuNn này tương tự như của các nước 7
  • 8. Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Phòng kiểm phNm của Viện đã tham gia vào chương trình kiểm tra chéo định kỳ giữa các Viện trong Hiệp hội Cao su quốc tế (IRA) 2 lần hàng năm để đánh giá tính chính xác của kết quả kiểm phNm và thiết bị. Viện cũng tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra chéo với các Phòng kiểm phNm của các công ty được ủy quyền 3 lần mỗi năm để đánh giá tính chính xác trong công tác kiểm phNm cao su của các công ty. Từ năm 2006 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức xét công nhận những nhà máy, doanh nghiệp cao su đạt tiêu chí hàng nông lâm sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phNm, đảm bảo tốt việc bảo vệ môi trường và uy tín thương mại. Đến 2008, đã có 15 doanh nghiệp Hội viên Hiệp hội được Bộ công nhận danh hiệu này. 3. Xuất nhập kh u cao su thiên nhiên năm 2008 Xuất khNu cao su thiên nhiên của Việt Nam năm 2008 đạt 655,2 ngàn tấn với trị giá 1,597 tỉ USD, giảm 9,8% về lượng nhưng lại tăng 14,7 % về trị giá so với năm 2007. Khủng khoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến xuất khNu cao su của Việt Nam trong quý 4 năm 2008 nhưng nhờ giá cả và thị trường tiêu thụ trong 3 quý đầu năm thuận lợi nên hầu hết các đơn vị sản xuất đều đạt lợi nhuận cả năm ở mức thỏa đáng. Bảng 5. Một số chủng loại và thị trường xuất kh u cao su Việt Nam năm 2008 (ngàn tấn) Chủng loại Trung Hàn Đức Malaysia Đài Loan Khác Tổng cộng Quốc Quốc TSR L, 3L 258,94 1,10 2,09 1,83 4,48 24,87 293,31 (47,4%) TSR 10 83,78 2,17 0,78 5,00 0,79 5,95 98,48 (15,9%) Latex 8,44 8,28 5,61 2,76 2,67 26,14 53,90 (8,7%) RSS 30,53 0,07 0,06 0,10 0,10 1,79 32,65 (5,3%) TSR CV 1,23 1,24 5,25 0,38 0,02 8,61 16,73 (2,7%) TSR 20 9,37 2,16 0,32 1,12 0,25 2,24 15,46 (2,5%) TSR 5 6,71 0,62 0,14 0,35 7,82 (1,3%) Khác 29,12 8,07 5,56 7,37 10,27 40,55 100,94 (16,3%) Tổng 428,12 23,1 20,29 18,70 18,58 110,50 619,29 cộng (69,1%) (3,7%) (3,3%) (3,0%) (3,0%) (17,9%) (100%) Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan Chủng loại cao su xuất khNu chiếm khối lượng lớn nhất vẫn là SVR 3L và các loại TSR 3L, L, kế đến là SVR 10 và các loại TSR 10, latex (8,7%), RSS (5,3%), SVR và 8
  • 9. các loại TSR CV60, 50 (2,7%) và SVR 20 và các loại TSR 20 (1,5%). Một số chủng loại cao su tạm nhập tái xuất chiếm tỷ lệ lớn là CSR L, CSR 10 từ Campuchia và RSS 3, STR 20 từ Thái Lan. Việt Nam đã xuất khNu cao su đến hơn 70 nước trong năm 2008. Thị trường chính là Trung Quốc (69,1%), kế đến là Hàn Quốc (3,7%), Đức (3,3%), Malaysia (3%) và Đài Loan (3%). Lượng cao su thiên nhiên nhập vào Việt Nam năm 2008 ước đạt 150,1 ngàn tấn, chủ yếu nhập từ Thái Lan (48,6%), Campuchia (26,4%) và Indonesisa (17,3%). Chủng loại được nhập nhiều TSR 20 (33,6%), TSR 5 (15,2%), RSS (14,9%), L và 3L (14,4%), TSR 10 (10,4%). Cao su được nhập một phần để tạm nhập tái xuất và một phần tiêu thụ trong nước. Bảng 6. Một số chủng loại và thị trường nhập kh u cao su Việt Nam năm 2008 (ngàn tấn) Chủng loại Thái Lan Campuchia Indonesia Khác Tổng cộng TSR L 0,02 20,72 0,50 0,18 21,43 TSR 5 0,10 2,47 20,16 0,06 22,79 TSR 10 0,29 15,00 0,10 0,22 15,55 TSR 20 45,40 - 2,44 2,59 50,43 RSS 17,82 1,19 1,17 2,12 22,30 Khác 9,42 0,33 1,67 6,24 17,66 Tổng cộng 72,98 39,72 26,04 11,41 150,16 Tỷ lệ (%) 48,6% 26,4% 17,3% 7,7 100 Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan 4. Tiêu thụ cao su trong nước và ngành chế biến sản ph m cao su Mức tiêu thụ cao su trong nước khoảng 100 ngàn tấn, chiếm khoảng 15 % tổng sản lượng (662.900 tấn), tăng hơn năm trước khoảng 20.000 tấn, cho thấy có sự tăng trưởng khích lệ trong lĩnh vực chế biến sản phNm cao su, nhất là khi có thêm nhà máy sản xuất lốp xe của Kumho (Hàn Quốc) thành lập tại tỉnh Bình Dương. Các nhà máy chế biến vỏ xe sử dụng khoảng 70 ngàn tấn với sản lượng ước đạt 150 ngàn vỏ xe nhỏ và 1,65 triệu vỏ xe tải các loại. Lượng cao su tổng hợp nhập vào Việt Nam năm 2008 ước khoảng 98 ngàn tấn, chủ yếu là loại SBR và BR. 9
  • 10. Bảng 7. Tiêu thụ vỏ xe tại Việt Nam (chiếc) Loại vỏ Tổng nhu cầu vỏ xe Việt Nam sản xuất % sản xuất/nhu cầu Radian 1.200.000 150.000 12,5 Bias 2.100.000 1.650.000 78,6 Xe tải nhẹ 1.100.000 950.000 86,4 Xe tải nặng 1.000.000 700.000 70,0 Xe máy 2 bánh 20.000.000 19.900.000 99,5 Nguồn: Hội Cao su Nhựa TP. Hồ Chí Minh, 2008 5. Gỗ cao su Tại Việt Nam, chế biến gỗ và sản xuất đồ gỗ đã phát triển mạnh trong những năm gần đây. Nhiều nhà máy sử dụng gỗ cao su sản xuất đồ gỗ nội thất và vật dụng gia đình để xuất khNu và sử dụng trong nước. Nhu cầu gỗ cao su nguyên liệu tăng quá nhanh và Việt Nam phải nhập thêm gỗ cao su từ nước khác như Campuchia, Malaysia và Thái Lan. Năm 2008, Việt Nam sử dụng khoảng 406 ngàn m3 gỗ cao su xẻ, trong đó khoảng 200 ngàn m3 từ 8.000 ha được thanh lý và 206 ngàn m3 nhập từ các nước Campuchia, Malaysia, Thái Lan… 6. Phát triển diện tích cao su trồng mới tại Lào và Campuchia Nhu cầu cao su thiên nhiên của thế giới gia tăng và giá cả thuận lợi trong những năm gần đây đã khuyến khích Chính phủ Việt Nam hỗ trợ việc đầu tư mở rộng diện tích cao su 100.000 ha ở Lào và 100.000 ha ở Campuchia. Từ năm 2005 đến năm 2008, các doanh nghiệp Việt Nam đã trồng được khoảng 34.100 ha cao su tại Lào, trong đó thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn hơn 62%. Những doanh nghiệp khác là Công ty Cao su Đắc Lắc, Công ty BIDINA (Bình Định), Công ty Cao su Hữu nghị Lào Việt (Bình Định). Diện tích cao su tại Campuchia được doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trồng từ năm 2007, đến 2008 có khoảng 2.410 ha. 7. Vị thế của ngành cao su thiên nhiên Việt Nam so với các nước khác Năm 2008, tổng sản lượng cao su của thế giới đạt khoảng 9,94 triệu tấn, trong đó Thái Lan cao nhất, 3.020 ngàn tấn, chiếm 30,4%. Thứ hai là Indonesia, đạt 2.824 ngàn tấn, chiếm 28,4 %. Thứ ba là Malaysia, sản lượng đạt 1.078 ngàn tấn, chiếm 10,8%. Thứ tư là Ấn Độ, đạt 880 ngàn tấn, chiếm 8,8%. Sản lượng cao su Việt Nam xếp hạng thứ 10
  • 11. năm, đạt 662,9 ngàn tấn, chiếm 6,7% so với tổng sản lượng cao su thế giới, vượt hơn Trung Quốc (638 ngàn tấn). Về diện tích, năm 2008, tổng diện tích cao su toàn thế giới ước khoảng 10,6 triệu ha, trong đó, lớn nhất là Indonesisa, 3,433 triệu ha, chiếm 32,4%. Thứ hai là Thái Lan, 2,456 triệu ha, chiếm 23,2%. Thứ ba là Malaysia, 1,247 triệu ha, chiếm 11,8%. Thứ tư là Ấn Độ, 650 ngàn ha, chiếm 6,1 %. Trung Quốc xếp thứ năm với diện tích là 776,2 ngàn ha, chiếm 7,3%. Diện tích cao su Việt Nam xếp thứ sáu, 618,6 ngàn ha, chiếm 5,8%. Về xuất khNu, tổng lượng cao su xuất khNu (quy khô) năm 2008 dẫn đầu là Thái Lan với 2,56 triệu tấn (35,2%), thứ hai là Indonesisa xuất 2,4 triệu tấn (33,1%). Malaysia xếp thứ ba (915 ngàn tấn; 12,6%). Việt Nam xếp thứ tư với lượng cao su xuất khNu 619,3 ngàn tấn (8,5%), Côte d’Ivoire xếp thứ năm (190,6 ngàn tấn; 2,6%). Bảng 8: Phát triển cây cao su tại Việt Nam so với một số nước và thế giới (năm 2008) ĐVT: Ngàn tấn/ngàn ha Năm 2008 Thailand Indonesia Malaysia Ấn Độ Việt Nam T. Quốc Toàn TG Sản lượng 3020 2824 1078 880 663 638 9942 % so TG 30,4 28,4 10,8 8,8 6,7 6,4 100 % so 2007 -1 +2 -10 +8 +10 +6 +2 Diện tích 2456 3433 1247 650 618 776 10600 % so TG 23,2 32,4 11,8 6,1 5,8 7,3 100 Năng suất 1706 1004 1430 1896 1661 - Thứ hạng 2 8 6 1 4 Xuất khNu 2561 2408 915 76 619 - 7280 % so TG 35,2 33,1 12,6 1,0 8,5 100 Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp theo số liệu của IRSG, 1-3/2009 8. Hướng phát triển ngành cao su năm 2009 Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới đã lan rộng trong quý 4/2008, làm ảnh hưởng đến sức tiêu thụ và giá cả của nhiều mặt hàng, trong đó chịu tác động nhanh nhất là ngành ô-tô, kéo theo nhu cầu săm lốp và cao su chựng lại vào mùa cao sản của cây cao su, gây sức ép giảm giá cao su thiên nhiên sâu hơn so với các mặt hàng khác. Mặt khác, giá dầu thô tụt giảm đến 70% so với cao điểm lúc tháng 7/2008, bị kéo lùi về gần bằng giá năm 2004, chỉ còn khoảng 40 USD/thùng, do đó làm tăng xu hướng sử dụng cao su tổng hợp, một sản phNm từ dầu thô có thể thay thế cao su thiên nhiên 11
  • 12. trong nhiều sản phNm và được sử dụng gần 60 % trong tổng nhu cầu cao su. Giá cao su tổng hợp giảm theo giá dầu đã làm tăng thêm sức cạnh tranh giá với cao su thiên nhiên. Đến giữa tháng 12/2008, giá cao su giảm đến 62-64% so với đỉnh điểm tháng 7, và giảm 32-34% so với cùng kỳ năm 2007, chỉ còn khoảng 1.000 - 1.100 USD/tấn, tương đương với giá năm 2004. Trước tình hình giá cao su giảm mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của hơn 3 triệu hộ nông dân của ba nước sản xuất cao su lớn chiếm đến 72% tổng sản lượng cao su toàn thế giới, Hội đồng cao su quốc tế ba bên, đại diện Chính phủ Thái Lan, Indonesia và Malaysia, đã thống nhất một số giải pháp sau đây cắt giảm sản lượng lên đến 915.000 tấn, tương đương khoảng 15% lượng cao su xuất khNu năm 2008 của ba nước, khuyến khích giảm sản lượng bằng giải pháp gia tăng tốc độ tái canh, giảm cường độ cạo và tiến độ trồng mới sẽ được rà soát để phù hợp với tình hình. Đồng thời, Chính phủ ba nước này đang chuNn bị kế hoạch mua dự trữ cao su trong nước để hỗ trợ nông dân khi giá cao su quá thấp và góp phần hạn chế giá cao su sụt giảm sâu. Về phía Việt Nam, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã khuyến cáo Hội viên, doanh nghiệp thực hiện một số giải pháp chủ động khắc phục những khó khăn do tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu: - Cắt giảm sản lượng để bớt sức ép đNy giá xuống quá sâu. Tăng tốc độ tái canh là giải pháp thỏa đáng để giảm sản lượng vì có thêm nguồn thu nhập từ gỗ bù vào doanh thu mủ cao su bị giảm và tạo việc làm cho người lao động, có cơ hội sử dụng giống mới cao sản và tận dụng thời cơ đầu vào thấp (phân bón, nhiên liệu...). Có thể diện tích tái canh sẽ tăng từ 10.000 ha hàng năm lên 20.000 ha hàng năm trong giai đoạn 2009-2010. Giảm cường độ cạo và mở cạo trễ vườn cây trẻ tuy sản lượng và doanh thu giảm nhưng có thể vẫn có hiệu quả kinh tế vì chi phí cũng giảm. - Giảm giá thành là giải pháp chủ động chống chịu trong lúc giá cao su chưa thể phục hồi. Cần rà soát và tiết kiệm tất cả các khâu trong sản xuất, quản lý, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đầu tư phân bón và chăm sóc hợp lý. Thu nhập của người lao động sẽ giảm so với năm 2008 nhưng vẫn có thể đảm bảo được mức sống cơ bản. - Nâng cao chất lượng, đảm bảo uy tín thương mại, chọn lọc khách hàng là những biện pháp giữ được khách hàng truyền thống và hạn chế thiệt hại do khả năng thanh toán của khách hàng. Hiệp hội Cao su Indonesia đã khuyến cáo các Hội viên không xuất khNu cao su nếu giá thấp hơn 1.350 USD/tấn. Khuyến cáo này đã được Hiệp hội cao su Thái Lan và Malaysia ủng hộ. 12
  • 13. Gần đây, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Hội viên của Hiệp hội, đã đề xuất Chính phủ cho Tập đoàn vay 1.500 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để mua dự trữ 100.000 tấn cao su từ các hộ cao su tiểu điền nhằm tránh tình trạng bỏ hoang, chặt đốn vườn cao su. Tập đoàn cũng đã có kế hoạch giảm giá thành năm 2009, lương công nhân tuy giảm so với năm 2008 nhưng vẫn có thể chấp nhận được khi giá cả các mặt hàng khác cũng giảm. Để cùng nhau liên kết ngăn chận giá cao su giảm đến mức gây thiệt hại lớn cho người sản xuất, Hiệp hội Cao su Việt Nam đồng thuận với Tập đoàn và Hiệp hội cao su các nước trong khu vực, tiếp tục khuyến cáo Hội viên, doanh nghiệp áp dụng một số giải pháp trong năm 2009: - Nếu giá giao dịch trong nước trên 1000 USD/tấn, vẫn tiếp tục khai thác, sơ chế cao su bình thường. Nếu thấp hơn 1.000 USD/tấn, sẽ thu mua cao su của tiểu điền để dự trữ với khoảng 100.000 tấn đến 200.000 tấn, bằng 15-25% tổng sản lượng. - Nếu giá xuất khNu của các hợp đồng giao ngay dưới 1.350 USD/tấn (FOB), sẽ giảm xuất khNu. - Các giải pháp trên sẽ có kế hoạch phối hợp cụ thể giữa các Hội viên, doanh nghiệp trước khi thực hiện. Việc giảm sản lượng cao su từ thị trường Việt Nam khoảng 100.000 tấn đến 200.000 tấn, sẽ góp phần cùng ba nước cao su lớn giảm khoảng 1,1 triệu tấn cao su trong năm 2009 để nguồn cung không thừa so với cầu, đồng thời với giá thành thấp thích ứng với giá mua của thị trường sẽ giúp người sản xuất cao su cầm cự được trong năm 2009 khi nền kinh tế thế giới chưa phục hồi. Dự kiến sản lượng năm 2009 của Việt Nam đạt khoảng 650 ngàn tấn, giảm 2% và xuất khNu khoảng 600 ngàn tấn (quy khô), giảm 3% so năm trước nhưng giảm 15-20% so với năng lực sản xuất và xuất khNu. Lượng tồn trữ có thể lên đến 200 – 240 ngàn tấn. 9. Định hướng phát triển diện tích, sản lượng cao su đến năm 2015 Theo dự báo gần đây của IRSG, trong tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, lượng cao su sử dụng trong năm 2008 và 2009 sẽ giảm 2-3%, nhưng sau năm 2010, nhu cầu cao su sẽ tăng nhanh đến 2018 và cao su thiên nhiên sẽ tăng dần ưu thế so với cao su tổng hợp khi xu hướng sử dụng sản phNm thân thiện môi trường ngày càng tăng. Trước nhu cầu thế giới còn tăng và ích lợi nhiều mặt của cây cao su (tăng kim ngạch xuất khNu, tăng thu nhập của người sản xuất, cải thiện điều kiện an ninh xã hội vùng trồng cao su, bảo vệ môi trường, phát triển các ngành công nghiệp chế biến sản 13
  • 14. phNm cao su và đồ gỗ cao su …), từ đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra mục tiêu 1 triệu ha vào năm 2015 hoặc 2020. Chính phủ đã có những giải pháp hỗ trợ việc mở rộng diện tích cây cao su, đã chính thức xem cây cao su là cây đa mục đích, có thể sử dụng đất rừng nghèo chuyển sang trồng cao su để tăng tốc độ phủ xanh đất và cải thiện điều kiện kinh tế xã hội vùng rừng nghèo, đặc biệt ở Tây Nguyên. Chính phủ đã tạo điều kiện để phát triển cây cao su tại các tỉnh Tây Bắc ở những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp và với giống, kỹ thuật tiến bộ. Bảng 9. Định hướng phát triển cây cao su theo vùng đến năm 2020 2007- 2010- 2015- Vùng 2007 2010 2015 2020 2010 2015 2020 Đông Nam bộ (ha) 374.950 385.000 406.000 420.000 10.050 21.000 14.000 Tây Nguyên (ha) 126.500 231.000 300.000 420.000 104.500 69.000 120.000 Miền Trung (ha) 54.150 70.000 96.000 110.000 15.850 26.000 14.000 Tây Bắc (ha) 700 14.000 48.000 50.000 13.300 34.000 2.000 Tổng diện tích (ha) 556.300 700.000 850.000 1.000.000 143.700 150.000 150.000 Tổng sản lượng (tấn) 601.700 750.000 880.000 1.200.000 277.350 279.000 286.000 Nguồn: Năm 2007, 2010, 2015: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2020: Hiệp hội Cao su VN Tài liệu tham khảo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2009. Ước diện tích, năng suất và sản lượng cây lâu năm 2008. www.agroviet.gov.vn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2009. Hội nghị Tổng kết phát triển cao su Việt Nam giai đoạn 1996-2007 theo Quyết định 86/QĐ-Ttg và định hướng phát triển trongn giai đoạn tới. Nguyễn Quốc Anh. 2008. Công nghiệp cao su Việt Nam: hiện trạng và triển vọng. Hội Cao su Nhựa TP. Hồ Chí Minh. IRSG. 2009. Rubber Statistical Bulletin. Vol. 63, No. 7 – 9, January - March 2009. Tổng cục Hải quan. 2009. Số liệu xuất nhập khNu cao su năm 2008. Tổng Cục Thống kê. 2009. Diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm, 2008. Tổng Cục Thống kê. 2007. Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006. 14