SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
Download to read offline
1


                                  LỜI MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

   Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứmg khoán (TTCK) ở các nước
trên thế giới, sự phát triển của TTCK là một tất yếu trong quá trình chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Và đó cũng là xu thế tất yếu khi Việt Nam chủ
động bước vào hội nhập với nền kinh tế quốc tế.
   Xu thế “toàn cầu hóa” đòi hỏi các quyết định kinh tế, dù được đưa ra ở bất kỳ nơi
nào trên thế giới, đều phải tính tới các yếu tố quốc tế vì ngày nay nền kinh tế thế giới
đang nhanh chóng chuyển thành một hệ thống liên kết ngày càng chặt chẽ thông qua
các mạng lưới công nghệ thông tin, “sự liên kết” này theo lập luận của một nhà báo lão
luyện của tờ The New York Times- Thomas L.Friedman- là một “thế giới phẳng”. Và
quan điểm “thế giới phẳng” sẽ là một cơ sở lý luận để cho chúng ta nhận thấy rằng sự
phát triển mạnh mẽ của một thị trường, công cụ tài chính nào được phổ biến và ưa
chuộng nhất trên thế giới hiện nay cũng sẽ là sự lựa chọn và định hướng phát triển tất
yếu của TTCK Việt Nam.
   Thực tế cho thấy kể từ khi Trung tâm Giao dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí
Minh ra đời vào tháng 07 năm 2000, hoạt động của TTCK Việt Nam trở nên sôi động
và mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Trong suốt thời gian hai năm trở lại đây,
không ai có thể phủ nhận rằng TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển rất tích
cực, ngày càng trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Nhưng từ
cuối năm 2007 đến nay, TTCK Việt Nam cũng đã mang lại cho các nhà đầu tư một bài
học đắt giá rằng đầu tư Chứng khoán không phải là một “Con heo vàng” chỉ luôn mang
lại lợi nhuận mà nó có cả những rủi ro rất cao và không thể dự đóan trước thậm chí
nằm ngoài cả sự dự đoán của các chuyên gia chứng khoán, sự sụt giảm như một “cơn
sóng thần” cuống phăng toàn bộ giá trị đầu tư nếu không xác định được lọai chứng
khoán đầu tư và giá trị thu hồi chấp nhận khi thị trường đi xuống.


Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
2

   Khi viết đề tài này tác giả đã luôn đặt ra câu hỏi “Liệu có biện pháp nào để phòng
ngừa rủi ro hay bảo vệ lợi nhuận cho các nhà đầu tư trước sự biến động không thể dự
đoán trước trên TTCK và các biện pháp hữu hiệu nào đã và đang được sử dụng ở các
nước trên thế giới ?“
   Một trong những công cụ “bảo hiểm” giúp nhà đầu tư quản lý và hạn chế rủi ro
trong đầu tư chứng khoán hiện nay được ưa chuộng và phổ biến nhất trên thế giới là
Quyền chọn (Options). Và nếu theo luận điểm “thế giới phẳng” của Thomas
L.Friedman thì đây cũng sẽ là công cụ tài chính hữu hiệu “bảo hiểm” cho nhà đầu tư
trước sự biến động thất thường của TTCK Việt Nam.
   TTCK Việt Nam với danh mục cổ phiếu đang niêm yết trên thị trường chưa có tiêu
chuẩn đánh giá xếp loại, số lượng công ty niêm yết còn hạn chế, tỉ lệ ảnh hưởng và độ
biến động của Vn-Index còn phụ thuộc vào một số nhóm cổ phiếu, trình độ của nhà
đầu tư chưa đạt đến tầm bao phủ toàn thị trường nên quyền chọn chỉ số chứng khoán
sẽ gặp nhiều khó khăn cho việc áp dụng và phát triển trong giai đoạn hiện nay. Trong
khi đó, quyền chọn trên từng cổ phiếu lại rất gần gũi và có nhiều điểm tương đồng với
việc mua bán một cổ phiếu riêng lẻ sẽ giúp cho nhà đầu tư từng bước làm quen và sử
dụng các loại quyền chọn để bảo vệ cho lợi nhuận và rủi ro của mình. Với quy mô thị
trường như trên cùng với xu hướng phát triển tất yếu của TTCK Việt Nam trong bước
đầu triển khai quyền chọn vào giao dịch chứng khoán thì quyền chọn cổ phiếu thương
mại đơn lẻ - quyền chọn cơ bản và được giao dịch đầu tiên trên thị trường thế giới – sẽ
là quyền chọn triển khai khả thi và thích hợp nhất.
   Và đó là lý do mà tôi đã chọn đề tài “Áp dụng giao dịch quyền chọn cổ phiếu vào
Thị trường Chứng khoán Việt Nam” cho luận văn tốt nghiệp của mình.

II. Mục đích nghiên cứu
   Nghiên cứu, làm rõ một số khái niệm, vấn đề cơ bản về quyền chọn chứng khoán
nhằm thấy được sự hữu hiệu của công cụ tài chính này trong việc bảo vệ các nhà đầu tư
trước sự biến động thất thường của thị trường chứng khoán.


HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu                    Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
3

   Nghiên cứu những kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức sàn giao dịch quyền chọn
chứng khoán tại một số nước trên thế giới nhằm học hỏi và xây dựng được một mô
hình thích hợp cho việc triển khai và phát triển công cụ quyền chọn có hiệu quả với
tình hình thực tế của TTCK Việt Nam
   Nghiên cứu thực tế của TTCK Việt Nam cho việc áp dụng giao quyền chọn từ đó
tập hợp và đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cho việc triển khai giao dịch quyền chọn
chứng khoán tại Việt Nam đạt hiệu quả cao.

III.   Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

   Phần cơ sở lý luận về quyền chọn, đề tài sẽ đi vào định nghĩa và các đặc điểm cơ
bản của quyền chọn chứng khóan hiện có và đang được giao dịch trên thế giới, đồng
thời phân tích, giới thiệu các vấn đề liên quan đến quyền chọn chứng khoán mà nhà
đầu tư cần quan tâm và nắm vững để thực hiện giao dịch;
   Phần Kinh nghiệm về tổ chức sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán tại một số
nước trên thế giới, đề tài sẽ đi vào phân tích kinh nghiệm của sản giao dịch Chicago,
Sàn giao dịch giao sau và Quyền chọn tài chính quốc tế London trực thuộc sàn giao
dịch quyền chọn Châu Âu, Sàn giao dịch Tokyo của Nhật Bản;
   Phần áp dụng các giao dịch quyền chọn chứng khoán vào TTCK Việt Nam, đề tài
sẽ giới thiệu sơ lược TTCK Việt Nam sau đó đi vào phân tích sự cần thiết, tiền đề và
những khó khăn của TTCK Việt Nam và từ đó đề xuất một số giải pháp và khả năng
ứng dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán tại TTCK Việt Nam;
   Ngoài ra do có sự giới hạn nên trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu, đề tài này
không đi sâu vào phân tích những vấn đề như: Các mô hình và kỹ thuật định giá quyền
chọn, các chiến lược mua bán quyền chọn theo phân tích kỹ thuật và các khoản chi phí
và thuế liên quan khi thực hiện quyền chọn.

IV. Phương pháp nghiên cứu




Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
4

   Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như thống kê – mô tả, phân
tích – tổng hợp, so sánh – đối chiếu, diễn dịch – quy nạp và phương pháp quan sát từ
thực tiễn để khái quát bản chất của các vấn đề cần nghiên cứu. Đề tài này được tác giả
dựa vào cơ sở lý thuyết chuyên ngành tài chính doanh nghiệp, cùng với sự quan sát và
rút tỉa kinh nghiệm tham gia trên TTCK của chính tác giả từ năm 2000 đến nay đồng
thời kết hợp với nguồn dữ liệu thông tin do tác giả sưu tầm, tập hợp từ các sách báo,
tạp chí và các website có liên quan…

V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
   Thị trường chứng khoán vốn chẳng bao giờ dễ dự đóan, điều đó càng đúng với một
thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ và chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn như
hiện nay. Trong buổi thuyết trình của giáo sư – tiến sĩ Stanley Pliska đến từ Đại học
Illinois, Chicago, Mỹ về nghiệp vụ hợp đồng tương lai và quyền chọn diễn ra ngày
10/03/2008, ông đã đưa ra nhận định “ Hiện nay, không chỉ các thị trường toàn cầu
nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng, mọi người đều lo ngại về vấn đề quản lý
rủi ro, và đây cũng là thời điểm tốt để một thị trường non trẻ, với nhiều biến động về
giá trong thời gian qua như Việt Nam có thể xem xét đến việc áp dụng những hình
thức giao dịch tương lai và quyền chọn này”.
   Xét về quy mô thị trường cũng như môi trường đầu tư hiện tại, việc nghiên cứu đưa
vào áp dụng các công cụ đầu tư là hết sức cần thiết. Quyền chọn - một sản phẩm đặc
trưng cho công cụ phái sinh- sẽ nâng cao đáng kể tính thanh khoản cho TTCK nếu
được đưa vào áp dụng và mang đến cho thị trường nhiều nhà đầu tư hơn với nhiều mức
chấp nhận rủi ro khác nhau, bảo vệ được lợi nhuận cho nhà đầu tư và tránh được tình
trạng sụt giảm liên tục trong thời gian dài của TTCK.
   Hơn nữa, theo kế hoạch phát triển thị trường năm 2008, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà
Nước (“UBCKNN”) sẽ nghiên cứu và triển khai từng bước việc mở tài khoản ký quỹ,
tập trung nghiên cứu các sản phẩm phái sinh. Theo ông Vũ Bằng – Chủ tịch UBCKNN,
có khả năng sản phẩm quyền chọn (Option) sẽ áp dụng trước và triển khai dần các công
cụ phái sinh khác khi có sự đồng bộ về các yếu tố thanh toán.

HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu                   Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
5

   Do đó, việc nghiên cứu công cụ quyền chọn chứng khóan là việc làm hết sức cần
thiết và cấp bách trong lúc này. Đây không phải là công việc của riêng Nhà nước mà tất
cả những ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và những ai quan tâm
đến nghiệp vụ này đều rất hữu ích và đáng được trân trọng.
   Do hạn chế về thời gian, trình độ và kinh nghiệm, đề tài không thể đi sâu tìm hiểu,
khảo sát và phân tích hết các khía cạnh có liên quan đến quyền chọn. Mong rằng đề tài
này sẽ được tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, kiểm chứng đầy đủ hơn và trên cơ sở đó có
thể củng cố hoặc bổ sung thêm các giải pháp, đề xuất nhằm cho việc triển khai áp dụng
quyền chọn chứng khoán trên TTCK Việt Nam đạt được hiệu quả cao hơn, giúp các
nhà đầu tư có thêm công cụ tài chính cần thiết để bảo hiểm, đa dạng hóa cách thức đầu
tư, giảm thiểu rủi ro và mở ra các cơ hội mới tìm kiếm lợi nhuận cho chính họ và cũng
là góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế quốc gia được ổn định và bền vững.

VI. Kết cấu của đề tài

Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của đề tài bao gồm 03 chương

      Chương I: Cơ sở lý luận về quyền chọn cổ phiếu

      Chưong II: Những kinh nghiệm về tổ chức sàn giao dịch quyền chọn cổ phiếu
        tại một số nước trên thế giới

      Chương III: Áp dụng các giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại TTCK Việt Nam

Ngòai ra đề tài còn có các phần: Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Danh mục các từ viết tắt,
Danh mục các bảng biểu và hình vẽ, Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham
khảo.




Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU

1.1 SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN

    Những giao dịch đầu tiên của quyền chọn mua và quyền chọn bán trên thế giới
được cho là đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 18 ở Châu Âu.
    Vào đầu những năm 1900, một nhóm Công ty gọi là “Hiệp hội những nhà môi
giới và kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán” đã thành lập thị trường các
quyền chọn. Nếu một người nào đó muốn mua quyền chọn, một thành viên của hiệp
hội sẽ này sẽ tìm một người bán sẵn sàng muốn ký hợp đồng bán quyền chọn. Nếu
công ty thành viên không thể tìm ra được người bán, tự công ty sẽ bán quyền chọn với
giá cả thích hợp. Vì vậy, một công ty thành viên có thể vừa là nhà môi giới vừa là nhà
kinh doanh. Thị trường hoạt động theo cách này gọi là thị trường phi tập trung OTC
(over-the-counter).
    Tháng 4 năm 1973, Uỷ ban thương mại Chicago (Chicago Board of Trade- CBO)
thành lập sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán Chicago (Chicago Board Options
Exchange – CBOE), đặc biệt dành cho trao đổi quyền chọn về cổ phiếu. TTCK
Philadelphia (Philadelphia Exchange – PHLX) bắt đầu thực hiện giao dịch quyền chọn
vào năm 1975, TTCK Pacific (Pacific Stock Exchange – PSE) thực hiện vào năm
1976 và TTCK New York ( New York Stock Exchage – NYSE) thực hiện vào năm
1985.
    Việc mua bán quyền chọn trở nên phổ biến đầu tiên ở Chicago Board of Options
Exchange. Vào thời kỳ đó chủ yếu trao đổi các cổ phiếu thương mại đơn lẻ. Năm
1992, quyền chọn bắt đầu giao dịch trên các hợp đồng tương lai với trái phiếu chính
phủ, và loại giao dịch này phát triển rất nhanh. Giao dịch trên thị trường đấu giá mở,
việc mua bán quyền chọn cung cấp rất nhiều công cụ để đầu cơ và phòng hộ giá cho
cộng đồng thương mại.
    Khi xã hội ngày càng phát triển, giao dịch quyền chọn ngày càng trở nên phổ biến
hơn, lan rộng sang Anh, Brazil, Đức, Pháp, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông và

HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu                  Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
7

Australia. Việc toàn cầu hoá thị trường thế giới đã tạo ra nhu cầu liên kết điện tử và
thương mại 24/24 trong ngày. Thị trường Mỹ đã đáp ứng nhu cầu này bằng cách tạo ra
những sản phẩm giao dịch quốc tế, mở rộng giờ giao dịch và triển khai một sàn giao
dịch điện tử.
     Những hệ thống đáng chú ý nhất là GLOBEX (được CME phát triển) và Project A
(được CBOT phát triển). Ở Đức, Deustche Terminborse Exchange đã bỏ kiểu giao
dịch đấu giá mở, thay vào đó vận hành sàn giao dịch điện tử. Trên hệ thống GLOBEX,
các nhà đầu tư cá thể có thể giao dịch dựa trên chỉ số S&P 500, S&P 500 mini và
NASDAQ 100 và các hợp đồng con. Các nhà đầu tư còn có thể mua bán ngoại hối trên
GLOBEX. Trên hệ thống Project A ( hiện tại là hệ thống Eurex- tháng 8/2000 CBOT
xây dựng Eurex, tất cả giao dịch trên Project A đều được thực hiện tại Eurex). Các nhà
đầu tư cá thể có thể mua bán trái phếu T-bonds và tín phiếu, quyền chọn và tất cả các
sản phẩm ngũ cốc trên CBOT.

1.2 QUYỀN CHỌN VÀ QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU:

1.2.1 Định nghĩa
    Quyền chọn là một hợp đồng ký kết giữa một bên là “người ký phát”
(Writer/Seller) và một bên là người mua hợp đồng (Buyer) trong đó, cho phép người
mua hợp đồng được quyền mua hoặc bán cho người ký phát hợp đồng một số lượng tài
sản với một giá cả nhất định và trong một thời hạn quy định của tương lai. Hợp đồng
quyền chọn cung cấp quyền cho người sở hữu nó chứ không phải là nghĩa vụ mua hoặc
bán. Vì vậy người chủ quyền chọn có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền trong
thời gian hiệu lực của hợp đồng quyền chọn.
   Các hàng hoá trong giao dịch quyền chọn có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái
phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, tiền tệ hay hợp đồng tương lai…
   Một quyền chọn phổ biến nhất trên thế giới hiện nay trong lĩnh vực tài chính và có
nhiều điểm tương đồng với giao dịch cổ phiếu là quyền chọn cổ phiếu.



Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
8

   Quyền chọn cổ phiếu là một công cụ giao dịch linh hoạt nhất đã được tìm ra trong
lĩnh vực kinh doanh – tài chính. Do chi phí cho quyền chọn thấp hơn giao dịch cổ
phiếu, quyền chọn cung cấp một đòn bẩy tài chính cao với một mức thiệt hại giới hạn
cụ thể trong việc giao dịch và đồng thời làm tăng thêm thu nhập cho nhà đầu tư. Người
mua quyền chọn có quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ bắt buộc, mua hoặc bán các
chứng khoán cơ sở (underlying stock) tại mức giá thực hiện đã thoả thuận trước (strike
price/ exercise price) vào trước hoặc tại ngày đã định trước(expiry date). Các quyền
chọn này tồn tại đối với hàng ngàn cổ phiếu riêng lẻ, mặc dù khối lượng giao dịch có
thể thấp đối với quyền chọn của một số loại cổ phiếu nhất định.
   Tất cả các quyền chọn niêm yết có quyền thực hiện cho tháng hiện tại hoặc các
tháng quy định trong tương lai (ở Mỹ thường là vào ngày thứ sáu của tuần thứ ba trong
tháng đáo hạn). Mỗi cổ phiếu sẽ có một chu kỳ thích hợp đối vói quyền chọn. Tại Sàn
giao dịch Chứng khoán Chicago của Mỹ, có ba chu kỳ đáo hạn cố định được quy định
cho quyền chọn, mỗi chu kỳ thường cách nhau đều đặn là bốn tháng: Chu kỳ thứ nhất
bắt đầu từ tháng Giêng, tháng tư, tháng bảy và tháng mười; Chu kỳ thứ hai bắt đầu từ
tháng hai, tháng năm, tháng tám và tháng mười một; Chu kỳ thứ ba bắt đầu từ tháng ba,
tháng sáu, tháng chín và tháng mười hai.
   Mỗi quyền chọn luôn có vài mức giá thực hiện (strike price) cao hơn hoặc thấp hơn
giá giao dịch hiện hành của chứng khoán cơ sở trên thị trường và tăng giảm theo một
biên độ nhất định, giá thực hiện được niêm yết giá với biên độ là 21/2, 5 và 10 điểm tuỳ
thuộc vào giá thị trường của chứng khoán cơ sở và chỉ có vài giá thực hiện ở trên hoặc
dưới giá hiện hành mới được giao dịch. Giá quyền chọn được xác định do cung cầu
trên cơ sở đấu giá công bằng, công khai và cạnh tranh của sàn giao dịch. Ngoài ra, giá
đóng cửa của quyền chọn luôn được đăng báo phổ biến hàng ngày.
   Người nắm giữ quyền chọn có ba phương pháp để hiện thực hoá lợi nhuận hoặc
giảm thiếu phần thua lỗ bằng cách: hoặc bán lại quyền chọn; hoặc thoát khỏi giao dịch
bằng cách giao dịch ngược lại với quyền chọn đang nắm giữ (offseting); hoặc để quyền
chọn tự động đáo hạn không giá trị .

HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu                   Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
9

   Với đặc tính của Quyền chọn cổ phiếu đã nêu trên có nhiều điểm tương đồng với
việc giao dịch cổ phiếu như: thứ nhất, việc giá giao dịch mua bán hình thành và thực
hiện theo phương thức đấu giá mở; thứ hai, giao dịch quyền chọn cổ phiếu được thực
hiện theo qui mô hợp đồng - tuỳ theo quy định cụ thể của từng sàn giao dịch, nhưng
thông thường là 100 cổ phần/hợp đồng quyền chọn- tương tự hình thức giao dịch theo
lô đối với cổ phiếu tại TTCK Việt Nam; thứ ba, nhà đầu tư quyền chọn còn có thể theo
dõi xu hướng giá, khối lượng giao dịch và thông tin liên quan mỗi ngày, thậm chí mỗi
phút của chứng khoán cơ sở giống như các nhà đầu tư cổ phiếu và nhanh chóng biết
được mức giá nào nên thực hiện hợp đồng Quyền chọn của mình.
   Vì vậy, trong đề tài này tôi chỉ tập trung đề cập đến việc áp dụng Quyền chọn cổ
phiếu vào TTCKVN và những khái niệm về Quyền chọn chứng khoán xuất hiện trong
đề tài này cũng chỉ hàm ý đến Quyền chọn cổ phiếu
1.2.2 Các loại quyền Chọn
   1.2.2.1 Quyền chọn Mua ( Call Options )
   Quyền chọn mua cho người mua có quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, mua
chứng khoán cơ sở tại một mức giá thực hiện đến khi đáo hạn. Có rất nhiều giá thực
hiện có sẵn tuỳ thuộc vào giá giao dịch hiện thời của chứng khoán cơ sở. Thời gian đáo
hạn có thể từ một tháng đến hơn một năm (Quyền chọn dài hạn LEAPS – Longterm
Equity Anticipation Securities). Tuỳ thuộc vào trạng thái thị trường mà người mua
quyền chọn có thể mua (go long a Call option) hoặc bán ( go short a Call option) một
quyền chọn mua. Người mua quyền chọn mua có kỳ vọng về xu hướng tăng giá của cổ
phiếu.
   Một quyền chọn mua mà giá chứng khoán cao hơn giá thực hiện được gọi là cao
giá ITM (quyền chọn mua có lãi); Nếu giá chứng khoán thấp hơn giá thực hiện, quyền
chọn mua được gọi là kiệt giá OTM (quyền chọn mua bị lỗ); Nếu giá chứng khoán
bằng với giá thực hiện, quyền chọn là ngang giá ATM ( quyền chọn mua hoà vốn).

      Hình 1.1(a) mô tả thành quả của người mua quyền chọn mua với lợi nhuận tiềm
năng là vô hạn khi giá của chứng khoán cơ sở tăng trong tương lai. Ngược lại, nếu giá

Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
10

chứng khoán giảm so với giá thực hiện, người mua quyền chỉ lỗ với mức lỗ tối đa bằng
với phí mua quyền chọn

                         Hình 1.1: Vị thế của Quyền chọn Mua

      Lãi
                                             Điểm hoà vốn




                                                                   Vùng Lãi
            0
       Phí                                                   Giá tài sản tăng



      Lỗ                             Giá thực hiện


                    (a)- Thành quả của người mua quyền chọn mua

       Hình 1.1(b) mô tả thành quả của người bán quyền chọn mua, người bán quyền
chọn mua chỉ kiếm lời bằng khoản phí nhận được từ người mua quyền chọn và sẽ bị
thua lỗ vô hạn khi giá tài sản tăng so với giá thực hiện.
                                        Giá thực hiện
        Lãi




            Phí
                                                                Giá tài sản tăng
                0
                                                                                Vùng Lỗ

        Lỗ
                                                         Điểm hoà vốn

                        (b)- Thành quả của người bán quyền chọn mua

   1.2.2.2 Quyền chọn Bán (Put Options)
   Quyền chọn bán cho người mua có quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, bán
chứng khoán cơ sở tại một mức giá thực hiện đến khi đáo hạn. Có rất nhiều giá thực
hiện có sẵn tuỳ thuộc vào giá giao dịch hiện thời của chứng khoán cơ sở. Thời gian đáo
hạn có thể từ một tháng đến hơn một năm (Quyền chọn dài hạn LEAPS). Tuỳ thuộc
vào trạng thái thị trường mà người mua quyền chọn có thể mua (go long a Put option)

HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu                          Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
11

hoặc bán ( go short a Put option) một quyền chọn bán. Người mua quyền chọn bán kỳ
vọng cổ phiếu có xu hướng giảm giá.
   Nếu giá cổ phiếu thấp hơn giá thực hiện, quyền chọn bán được xem là cao giá ITM
(quyền chọn bán có lãi); Nếu giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện, quyền chọn bán được
xem là kiệt giá OTM (quyền chọn bán bị lỗ); Nếu giá cổ phiếu bằng với giá thực hiện,
quyền chọn bán là ngang giá ATM (quyền chọn bán hoà vốn).

Vị thế người mua, người bán và phí quyền chọn bán được mô tả bằng hình sau:

      Hình 1.2(a) Mô tả thành quả của người mua quyền chọn bán với lợi nhuận tiềm
năng là vô hạn khi giá của tài sản giảm trong tương lai. Ngược lại, nếu giá chứng
khoán tăng so với giá thực hiện thì người mua quyền chỉ lỗ với mức tối đa bằng với phí
mua quyền chọn.

                     Hình 1.2: Vị thế của Quyền chọn Bán



                             Điểm hoà vốn
      Lãi


              Vùng lãi                                      Giá tài sản tăng
          0

    Phí



      Lỗ                                    Giá thực hiện


                     (a) – Thành quả của người mua Quyền chọn Bán

      Hình 1.2(b) mô tả thành quả của người bán quyền chọn bán, người bán quyền
chọn bán chỉ kiếm lời bằng khoản phí nhận được từ người mua quyền chọn và sẽ bị
thua lỗ vô hạn khi giá tài sản giảm so với giá thực hiện.




Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
12



                                           Giá thực hiện
    Lãi


   Phí


         0
             Vùng lỗ                                       Giá tài sản tăng




                            Điểm hoà vốn
    Lỗ


                       (b) – Thành quả của người bán Quyền chọn bán



   Tóm lại, nhà đầu tư nắm giữ tài sản cơ sở mua quyền chọn bán khi họ dự đoán
trong tương lai tài sản giảm giá để bảo hiểm cho tài sản của mình hoặc cũng có thể đầu
cơ thu lợi trước dự đoán đó. Và ngược lại, khi nhà đầu tư kỳ vọng tài sản đó sẽ tăng lên
trong tương lai thì họ sẽ phòng ngừa rủi ro bằng cách mua một quyền chọn mua.

   Nói như vậy, không có nghĩa là người bán quyền chọn mua và quyền chọn bán là
những kẻ liều lĩnh hay thích đùa, thích đánh đổi một lợi nhuận rất nhỏ (phí quyền
chọn) với những rủi ro vô hạn như 2 mô hình trên. Trên thị trường các nhà đầu tư khác
nhau sẽ có những cảm nhận, nhận định và đánh giá khác nhau về xu hướng thay đổi
của thị trường và các loại cổ phiếu nhất định nào đó – đây còn được gọi là thuyết đầu
tư “phi lý” nhưng lại rất phổ biến theo các nhà nghiên cứu thuyết tài chính hành vi - vì
vậy họ sẽ tin và hành động theo nhận định, phân tích và dự báo của mình với “khẩu vị”
rủi ro và mục tiêu lợi nhuận của riêng mình. Trong suốt quá trình đầu tư, họ không
ngừng tiến hành bù trừ các vị thế rủi ro hay tự bảo vệ mình khỏi thua lỗ bằng cách kết
hợp các chiến lược mua bán khôn khéo và độc đáo, do đó, các khả năng đạt được lợi
nhuận đa dạng đến nỗi gần như bất kỳ một nhà đầu tư nào cũng có thể tìm được một
chiến lược đáp ứng mức rủi ro ưa thích của mình mà vẫn phù hợp với dự báo của thị
trường.



HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu                         Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
13

1.2.3 Các kiểu thực hiện Quyền Chọn

   Có ba kiểu thực hiện Quyền chọn: Quyền chọn Kiểu Mỹ ( American Style Option),
Quyền chọn Kiểu Châu Âu ( European Style Option) và Quyền chọn Giá Trần (Capped
Option)

   Quyền chọn Kiểu Mỹ ( American Style Option): Cho phép người nắm giữ Quyền
chọn có quyền thực hiện hợp đồng quyền chọn vào bất kỳ ngày nào trước khi đáo hạn
của Quyền chọn. Nếu không thực hiện, Quyền chọn sẽ không còn giá trị khi đến ngày
đáo hạn và tồn tại như là một công cụ tài chính. Hiện nay, tất cả các giao dịch quyền
chọn chứng khoán thường là Quyền chọn Kiểu Mỹ.

   Quyền chọn Kiểu Châu Âu ( European Style Option): chỉ cho phép người nắm giữ
Quyền chọn thực hiện hợp đồng quyền chọn vào ngày đáo hạn. Do đặc tính này nên
việc phân tích quyền chọn kiểu Châu Âu dễ hơn quyền chọn kiểu Mỹ.

   Quyền chọn Giá Trần (Capped Option): là một hợp đồng Quyền chọn với một
mức lợi nhuận trần hoặc giá trần được xác định trước. Giá trần được tính bằng giá thực
hiện cộng với biên độ giá trần (interval cap) đối với hợp đồng Quyền chọn mua và
bằng giá thực hiện trừ đi biên độ giá trần đối với hợp đồng Quyền chọn bán. Hợp đồng
Quyền chọn giá trần tự động sẽ được thực hiện khi chứng khoán cơ sở đóng cửa tại
mức giá cao hơn ( đối với Quyền chọn Mua) và thấp hơn (đối với Quyền chọn Bán )
mức giá trần đã thoả thuận trong hợp đồng. Ngược lại, nếu không đạt được giá trần đã
thoả thuận, Hợp đồng Quyền chọn giá trần chỉ cho phép người nắm giữ Quyền chọn
thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn.

1.3   QUI TRÌNH CƠ BẢN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN

1.3.1 Các chủ thể tham gia thị trường Quyền chọn
          1.3.1.1 Chủ thể phát hành ( Writer/ Seller)
   Chủ thể phát hành là những chủ thể mà họ sẽ cung quyền lựa chọn cho thị trường.
Chủ thế phát hành có thể là cá nhân, tổ chức và cũng có thể là các nhà tạo lập thị
trường.

Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
14

   Chủ thể phát hành còn là các nhà tạo lập thị trường, họ chịu trách nhiệm đáp ứng
nhu cầu của công chúng đối với Quyền chọn. Khi một công chúng nào đó muốn mua
(bán) một quyền chọn và không có thành viên nào trong công chúng muốn bán (mua)
quyền chọn đó, nhà tạo lập thị trường sẽ thực hiện giao dịch đó. Hệ thống này đảm bảo
rằng nếu một nhà đầu tư tư nhân muốn mua một quyền chọn cụ thể, sẽ có người sẵn
sàng chào bán, và nếu một người mua quyền chọn và sau đó muốn bán nó đi, sẽ có
người sẵn sàng mua. Nhà tạo lập thị trường cung cấp cho công chúng tiện ích về thực
hiện giao dịch ngay lập tức.

       1.3.1.2 Chủ thể trung gian

   Các môi giới và môi giới trên sàn giao dịch (Broker): Nếu một người nào đó muốn
mua hoặc bán một quyền chọn, cá nhân người đó phải thiết lập một tài khoản tại công
ty môi giới. Công ty này phải thuê một nhà môi giới trên sàn hoặc có hợp đồng hợp tác
với hoặc là một nhà môi giới độc lập trên sàn giao dịch hoặc là nhà môi giới sàn giao
dịch của một công ty đối thủ. Nhà môi giới trên sàn thực hiện các lệnh của những
người không phải là thành viên và hoặc là nhận một mức lương thuần hoặc là nhận hoa
hồng trên mỗi lệnh thực hiện được.

   Trung tâm thanh toán bù trừ - Công ty thanh toán bù trừ quyền chọn (OCC): là
một công ty độc lập, đảm bảo cho việc thực hiện của người bán quyền chọn. OCC là
một trung gian thanh toán trong mỗi giao dịch. Người mua Quyền chọn khi thực hiện
quyền không hướng vào người bán quyền chọn mà hướng vào Công ty thanh toán bù
trừ quyền chọn và người bán quyền chọn cũng thực hiện chi trả hoặc giao chứng khoán
cho Công ty thanh toán bù trừ quyền chọn. Mỗi thành viên của OCC được gọi là công
ty thanh toán, có mở một tài khoản với OCC. Sự tham gia của OCC đảm bảo cho quy
trình thực hiện các hợp đồng Quyền chọn diễn ra thông suốt và hạn chế rủi ro phá vỡ
hợp đồng từ các bên nhờ thế mà quyền lợi của người mua ngày càng được đảm bảo.

       1.3.1.3 Chủ thể đầu tư ( Taker/ Buyer)



HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu                  Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
15

   Chủ thể đầu tư là những chủ thể có nhu cầu quyền chọn trên thị trường quyền chọn.
Chủ thể này tham gia thị trường quyền chọn nhằm mục đích kiếm lợi.

   Thế giới tài chính bao gồm một số lượng khổng lồ các định chế ở đủ mọi qui mô,
mà rất nhiều trong số này tham gia giao dịch quyền chọn. Một số các định chế này là
công ty môi giới thực hiện lệnh cho công chúng, các công ty này tìm kiếm các quyền
chọn bị định giá không đúng, giao dịch chúng và nhờ vậy tạo thêm lợi nhuận cho công
ty. Nhiều nhà đầu tư có tổ chức lớn, như quỹ hưu bổng, quỹ uỷ thác và quỹ hỗ tương
cũng giao dịch quyền chọn. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà đầu tư dạng này ký
kết quyền chọn đối với cổ phiếu trong danh mục của mình. Số lượng các tổ chức nước
ngoài giao dịch quyền chọn cũng tăng lên. Ngoài các nhà đầu tư có tổ chức lớn, dĩ
nhiên cũng có nhiều cá nhân – giàu có hoặc không giàu có – mua bán quyền chọn.

1.3.2 Quy trình cơ bản giao dịch Quyền chọn hiện nay

   Một cá nhân muốn giao dịch quyền chọn đầu tiên phải mở một tài khoản ở công ty
môi giới. Khách hàng xác định quyền chọn, lệnh và quyết định số lượng hợp đồng
muốn giao dịch … và thông báo cho môi giới của mình, công ty môi giới gởi lệnh đến
cho người môi giới sàn giao dịch của công ty trên sàn giao dịch quyền chọn và thông
báo cho công ty thanh toán, công ty đã xử lý giao dịch ban đầu. Công ty thanh toán sau
đó đặt lệnh thực hiện cho OCC, OCC chọn ngẫu nhiên một công ty thanh toán mà
thông qua đó có một khách hàng vừa bán một hợp đồng giống như vậy. Các thành viên
của Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ tự động thực hiện các giao dịch có cung – cầu gặp
nhau và thông tin giao dịch thành công cho khách hàng và đưa thông tin lên sàn giao
dịch hoặc gởi thông tin cho các thành viên trong hệ thống giao dịch để làm cơ sở cho
giao dịch tiếp theo, thực hiện thanh toán chuyển đổi tiền và chứng khoán cho khách
hàng theo thời gian quy định, thông báo cho khách hàng sự thay đổi trong tài khoản
giao dịch.

1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU



Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
16

       Hiện nay, các mô hình định giá quyền chọn như mô hình Black-Scholes và mô hình
nhị phân có thể giúp nhà đầu tư xác định giá tham khảo hợp lý (fair value) của quyền
chọn theo một công thức toán học. Có nhiều yếu tố tạo nên giá trị của quyền chọn và
ảnh hưởng đến phí quyền chọn khi giao dịch như:

        Giá chứng khoán cơ sở (Underlying Stock Price): Giá trị của một quyền chọn
tuỳ thuộc chủ yếu vào giá của chứng khoán cơ sở. Trong trường hợp quyền chọn cao
giá ITM, sự chênh lệch giữa giá thực hiện hợp đồng quyền chọn và giá cổ phiếu trên
thị trường được xem là giá trị nội tại của quyền chọn (Intrinsic value).

        Trong trường hợp quyền chọn ngang giá ATM hoặc kiệt giá OTM thì quyền chọn
đó không có giá trị nội tại nhưng các yếu tố khác sẽ tạo ra giá trị cho quyền chọn và
cùng nhau ảnh hưởng đến giá trị giao dịch của phí quyền chọn, được gọi là giá trị thời
gian (Time value) – được xác định bằng chênh lệch giữa phí quyền chọn và giá trị nội
tại. Các thành phần chính tạo ra giá trị thời gian của quyền chọn là Thời gian đến lúc
đáo hạn, độ biến động, cổ tức và lãi suất.

       Như vậy, phí quyền chọn được xác định bởi giá trị nội tại của quyền chọn và giá trị
thời gian, trong trạng thái ngang giá ATM và trạng thái kiệt giá OTM thì giá trị thời
gian cũng chính là phí quyền chọn.

        Thời gian đến lúc đáo hạn (Time Remaining Until Expiration): Thông thường,
thời gian đến lúc đáo hạn càng dài thì phí quyền chọn càng cao vì trong thời gian đó có
nhiều cơ hội để giá cổ phiếu cơ sở thay đổi và làm cho quyền chọn có lãi. Giá trị thời
gian sẽ rớt rất nhanh trong vài tuần cuối trước khi đáo hạn quyền chọn.

        Độ biến động(Volatility): Độ biến động của giá chứng khoán cơ sở sẽ ảnh hưởng
đến phí quyền chọn. Độ biến động giá chứng khoán càng cao thì phí quyền chọn càng
cao do sẽ có một khả năng lớn là giá chứng khoán thay đổi và làm cho quyền chọn có
lãi.

        Cổ tức: Thực tế cổ tức được trả cho người nắm giữ cổ phiếu, do đó cổ tức tiền
mặt sẽ ảnh hưởng đến phí quyền chọn thông qua sự tác động của nó đến giá của chứng

 HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu                     Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
17

khoán cơ sở. Cổ tức làm cho giá cổ phiếu giảm xuống trong ngày giao dịch không
hưởng quyền, cổ tức có tương quan ngược chiều với giá quyền chọn mua và tương
quan cùng chiều với giá quyền chọn bán.

        Tỉ lệ lãi suất: Thông thường thì lãi suất càng cao sẽ có khuynh hướng làm giá
quyền chọn mua cao hơn và giá quyền chọn bán thấp hơn.

     Tuy nhiên, giá giao dịch của một quyền chọn không nhất thiết phải bằng với giá
tham khảo (fair value), bởi vì các trông đợi khác nhau vào độ biến động và cổ tức sẽ có
nhiều kết quả giá tham khảo tương ứng. Trong thực tế, cung và cầu sẽ quyết định giá
quyền chọn là bao nhiêu. Các nhà đầu tư sẽ tính toán giá tham khảo của một hợp đồng
quyền chọn và có sự chỉ dẫn khi nào là giá thị trường đang cao hơn hoặc thấp hơn giá
tham khảo (fair value), và họ sẽ có quyết định mua hoặc bán quyền chọn và góp phần
hình thành mức giá thị trường của chính quyền chọn đó.

1.5 CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CƠ BẢN CỦA QUYỀN CHỌN

     Hiệu quả của Quyền chọn được quyết định bởi các chiến lược riêng của mỗi nhà
đầu tư. Có một số chiến lược cơ bản mà chúng ta sẽ xem xét dưới đây, với giả định bỏ
qua một số yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến kết quả của quyền chọn ( 1 )

1.5.1 Mua Quyền chọn Mua ( Buying Calls/ Long Call)
     1.5.1.1 Mua quyền chọn mua khi giá có khuynh hướng tăng lên

     Mua quyền chọn mua cổ phiếu XYZ July 50, là quyền mua 100 cổ phiếu XYZ với
giá $50 cho mỗi cổ phiếu tại bất cứ thời điểm nào trước khi quyền chọn đáo hạn vào
tháng bảy. Giả định rằng phí quyền chọn phải trả là 3.5 (hay là $350 cho hợp đồng
này).

     Nếu giá của cổ phiếu XYZ tăng lên $55 trước khi quyền chọn đáo hạn và phí quyền
chọn lúc này tăng lên 5.5 nhà đầu tư có thể quyết định:


1
  Các yếu tố như hoa hồng phí, phí giao dịch, thuế sẽ được bỏ qua trong các chiến lược nêu trên để thuận lợi cho việc phân tích. giả định Giả
định rằng các quyền chọn thực hiện là quyền chọn kiểu Mỹ và qui mô hợp đồng quyền chọn cổ phiếu là 100 cổ phiếu.


Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
18

        Thực hiện quyền mua với tổng giá trị là $5.350 (bao gồm cả phí quyền chọn)
          đồng thời bán lại số cổ phiếu này trên thị trường thu về $5.500 ($55x100),
          lợi nhuận ròng đạt được là $150;

        Hoặc bán quyền chọn với giá $550 ($5.5x100), thu chênh lệch của việc mua
          bán phí quyền chọn là $200 ($550-$350), đạt 57% (200/350) cao hơn tỉ lệ lợi
          nhuận thu được so với đầu tư trực tiếp 100 cổ phiếu là 10% ($55/$50).

   Ngược lại, nếu giá cổ phiếu rớt còn $45 và phí quyền chọn giảm là 0,9 thì nhà đầu
tư có thể bán lại quyền chọn thu $90 (0.9x100) hoặc để cho quyền chọn đáo hạn không
giá trị và bạn sẽ mất toàn bộ phí mua quyền $350. Như vậy, mức lỗ do đầu tư quyền
chọn tối đa chỉ bằng phí quyền chọn hoặc ít hơn nếu bán lại quyền chọn và đặc biệt
phần thiệt hại sẽ thường là ít hơn lỗ do đầu tư cổ phiếu trực tiếp $500 [(50-45)x100].

   Chiến lược mua quyền chọn mua cung cấp lợi nhuận tiềm năng vô hạn (bởi việc
bán lại quyền chọn để đạt lợi nhuận hoặc bán cổ phiếu và hưởng chênh lệch giá với giá
thị trường) và mức rủi ro xác định (phí quyền chọn). Đây là chiến lược tốt nhất được sử
dụng trong thị trường giá lên vì mức tăng giá của cổ phiếu cơ sở sẽ nằm trên mức hoà
vốn ( như phần minh hoạ ở Hình 1.1).

   1.5.1.2 Mua quyền chọn mua là một phần của kế hoạch đầu tư an toàn

   Một cách sử dụng quyền chọn phổ biến được biết đến là “ chiến lược 90/10” bao
gồm đầu tư 10% vào việc mua quyền chọn mua và 90% vào đầu tư vào công cụ tiền tệ
của thị trường (vi dụ như Tín phiếu kho bạc/ Trái phiếu ngắn hạn của Chính phủ T-
Bills) và nắm giữ cho đến khi đáo hạn quyền chọn.

   Giả định rằng, cổ phiếu XYZ đang giao dịch tại mức giá $60, để mua 100 cổ phiếu
thì tổng giá trị cần đầu tư là $6.000, khi giá cổ phiếu giảm toàn bộ số tiền đầu tư này sẽ
bị rủi ro. Nếu áp dụng chiến lược đầu tư 90/10, nhà đầu tư sẽ dành ra 10% tổng giá trị
vốn hiện có đầu tư mua một quyền chọn mua sáu tháng cổ phiếu XYZ tại mức giá $60
(six-month XYZ 60 Call), với phí quyền chọn giả định là $6; 90% tổng giá trị vốn còn
lại là $5.400 sẽ đầu tư vào T-bills trong sáu tháng với lãi suất 10% và T-bills sẽ được

 HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu                   Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
19

nắm giữ cho đến khi đáo hạn, thu lãi $270 trong sáu tháng và được bù đắp vào chí phí
mua quyền chọn đã bỏ ra. Giá vốn quyền chọn lúc này chỉ còn $330 ($600-$270).

   Nếu giá cổ phiếu XYZ tăng hơn $3.3 mỗi cổ phiếu thì quyền chọn mua cao giá
ITM, ví dụ giá cổ phiếu tăng lên $65 và phí quyền chọn tăng lên $8, người nắm giữ
quyền chọn sẽ quyết định: thực hiện quyền mua 100 cổ phiếu với mức giá $60 và bán
lại trên thị trường với mức giá $65, tổng lợi nhuận thu về là $170 ; Hoặc bán lại quyền
chọn trên thị trường để hưởng chênh lệch $470.

   Nếu giá cổ phiếu XYZ giảm hơn $3.3, phần thiệt hại sẽ giới hạn bằng với phí
quyền chọn đã trả ($600) và còn được bù đắp một phần bằng lãi suất do đầu tư T-Bills
mang lại cộng thêm với phần phí thu hồi nếu bạn quyết định bán lại quyền chọn vào
thời điểm đó.

Chiến lược này vừa cung cấp đòn bẩy tài chính (từ quyền chọn) vừa giới hạn được rủi
ro (từ T-Bills), cho phép nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ sự tăng giá của cổ phiếu vừa
hạn chế được rủi ro và bù đắp được một phần phí quyền chọn do lợi suất đầu tư trái
phiếu mang lại.

   1.5.1.3 Mua Quyền chọn mua để chốt giá mua chứng khoán cơ sở

   Một nhà đầu tư nhận thấy giá cổ phiếu đang rẻ nhưng hiện tại không đủ tiền mặt để
mua thì có thể sử dụng Quyền chọn mua để mua được cổ phiếu đó trong thời gian có
thể kéo dài đến 8 tháng.

   Giả định rằng XYZ đang được giao dịch với giá $55 và nhà đầu tư muốn sở hữu
100 cổ phiếu XYZ tại mức giá đó, theo tính toán thì nhà đầu tư sẽ có được số tiền cần
để mua cổ phiếu trong 6 tháng tới và họ đoán rằng giá cổ phiếu sẽ tăng. Một giải pháp
dành cho nhà đầu tư này là mua quyền chọn mua 6 tháng cổ phiếu XYZ tại mức giá 55,
và đó là mức giá tối đa nhà đầu tư phải trả để mua cổ phiếu XYZ với mức phí 4.25.

   Nếu trong 6 tháng, giá cổ phiếu tăng lên $70 và nguồn tiền dự kiến đã có đủ, nhà
đầu tư thực hiện quyền và sở hữu được 100 cổ phiếu XYZ với giá $55 với tổng chi phí


Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
20

$5.925 (bao gồm cả phí quyền chọn) thay vì mất $7.000 để mua cổ phiếu trên thị
trường. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu giảm còn $50, nhà đầu tư sẽ không thực hiện
quyền và để quyền chọn mua tự động đáo hạn không giá trị hoặc bán lại quyền chọn để
bù đắp một phần phí đã bỏ ra. Thiệt hại tối đa trong chiến lược này chỉ bằng đúng phí
quyền chọn đã bỏ ra.

   1.5.1.4 Mua quyền chọn mua để bảo hộ việc bán khống cổ phiếu

   Việc bán khống chứng khoán luôn yêu cần một tài khoản margin (tài khoản vay
tiền để mua chứng khoán) và ký quỹ đảm bảo vị thế của quyền chọn mua (margin
Calls) để nhà đầu tư đảm bảo việc thực hiện mua lại cổ phiếu một cách nhanh chóng.
Nhà đầu tư thực hiện bán khống cổ phiếu thực hiện mua quyền chọn mua để giới hạn
mức rủi ro của mình.

   Giả định rằng nhà đầu tư bán khống 100 cổ phiếu XYZ giá $40 cho mỗi cổ phiếu và
đồng thời mua một quyền chọn mua cổ phiếu XYZ giá 40 và phí quyền chọn là 3.5.
Nếu giá trên thị trường tăng lên bán khống sẽ bị lỗ và nhờ vào việc thực hiện quyền
mua mà nhà đầu tư có thể bảo hộ được vị thế bán khống cổ phiếu của mình. Ví dụ, giá
cổ phiếu tăng lên $50, lúc này nhà đầu tư có thể thực hiện quyền chọn và mua cổ phiếu
tại mức giá $40 để đảm bảo cho vị thế bán khống của mình với chi phí là $350 thay vì
phải mất đi $1.000 để mua lại cổ phiếu nhằm bảo hộ cho vị thế bán khống.

   Phần thiệt hại tối đa trong chiến lược này được giới hạn bằng chi phí mua quyền
chọn mua với cộng thêm phần chênh lệch (nếu có) giữa mức giá thực hiện của quyền
chọn và giá bán khống. Mặc dù quyền chọn mua được sử dụng để khử đi rủi ro giá tăng
cho Bán khống, nhưng nó không giúp cho người nắm giữ quyền chọn khỏi việc ký quỹ
thực hiện bán khống hoặc việc bổ sung phí và duy trì mức ký quỹ theo qui định.

1.5.2 Mua Quyền chọn Bán ( Buying Puts/ Long Put)

   1.5.2.1 Mua quyền chọn bán khi thị trường có khuynh hướng giảm giá




HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu                  Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
21

   Mua Quyền chọn Bán là một phương pháp hiệu quả hơn cả phương pháp bán khống
đối với việc tìm kiếm lợi nhuận khi giá chứng khoán đi xuống, thông qua việc mua
quyền chọn bán nhà đầu tư sẽ xác định được các mức rủi ro. Thông thường mức rủi ro
tối đa chính là phí mua quyền chọn, trong khi nếu thực hiện bán khống thì mức rủi ro là
không giới hạn. Mặt khác để thực hiện mua quyền chọn bán nhà đầu tư chỉ cần thanh
toán phí mua quyền chọn bán một lần, trong khi với hoạt động bán khống chứng khoán
nhà đầu tư phải luôn đảm bảo vị thế của mình bằng cách bổ sung và duy trì mức ký quỹ
theo qui định sau mỗi ngày giao dịch.

   Quyền bán cổ phiếu tại một mức giá xác định sẽ có giá trị cao hơn khi giá của
chứng khoán đó giảm xuống như phần minh hoạ trong Hình 1.2 ở trên

   Ví dụ, mua quyền chọn bán cổ phiếu XYZ July 50, là quyền bán 100 cổ phiếu XYZ
với giá $50 cho mỗi cổ phiếu tại bất cứ thời điểm nào trước khi quyền chọn đáo hạn
vào tháng bảy. Giả định rằng phí quyền chọn là 4 (hay là $400 cho hợp đồng này).

   Nếu giá của XYZ giảm còn $45 trước tháng bảy và phí quyền chọn bán tăng lên $6,
nhà đầu tư có 2 lựa chọn: hoặc là mua 100 cổ phiếu XYZ với giá $45 và đồng thời thực
hiện quyền bán cổ phiếu XYZ với giá $50, lợi nhuận ròng đạt được là $100 ( $500 lợi
nhuận từ bán cổ phiếu trừ đi phí mua quyền chọn $400); Hoặc có thể bán quyền chọn
để lấy chênh lệch giá mua bán quyền chọn là $200.

   Nếu giá cổ phiếu XYZ tăng lên $55 trước khi đáo hạn và phí quyền chọn giảm còn
$1.5, nhà đầu tư có thể bán lại quyền chọn với giá $150, thu hồi lại một phần chi phí đã
bỏ ra.

   1.5.2.2 Mua quyền chọn bán để bảo vệ việc nắm giữ cổ phiếu (long stock
position)

   Nhà đầu tư có thể giới hạn rủi ro cho cổ phiếu đang sở hữu bằng cách đồng thời
mua vào một quyền chọn bán của chứng khoán đó, một chiến lược bảo hộ thường được
biết đến dưới cách gọi quyền chọn bán bảo vệ - “married put”. Chiến lược này thiết
lập một mức giá tối thiểu cho việc bán cổ phiếu trong suốt thời gian còn hiệu lực của

Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
22

quyền chọn bán và giới hạn mức lỗ tối đa chỉ bằng chi phí mua quyền chọn bán cộng
thêm các chi phí khác (nếu có) giữa giá giao dịch cổ phiếu và giá thực hiện của quyền
chọn.

   Trong trường hợp cổ phiếu giảm giá, nhà đầu tư có thể thực hiện quyền bán cổ
phiếu với giá đã xác định giảm thiểu mức rủi ro phải gánh chịu bằng quyền chọn hoặc
bán lại quyền chọn (lúc này quyền chọn bán cao giá) lấy lợi nhuận từ việc bán quyền
chọn bù đắp cho phần lỗ do vị thế nắm giữ cổ phiếu tạo ra. Ngược lại khi giá cổ phiếu
tăng, việc nắm giữ cổ phiếu đã đạt được vị thế mong đợi, quyền chọn bán bị kiệt giá,
lúc này nhà đầu tư có thể để quyền chọn tự động đáo hạn hoặc bán lại quyền chọn bù
đắp một phần chi phí đã bỏ ra mua quyền, mức rủi ro tối đa chỉ bằng phí mua quyền
chọn và mức rủi ro này có thể chấp nhận được đối với mức sinh lời mong đợi của cổ
phiếu đem lại.

   Chiến lược này chủ yếu nhằm để bảo hộ vị thế nắm giữ cổ phiếu (long stock
position) với mức rủi ro tối đa chấp nhận là phí quyền chọn hơn là quan tâm đến mức
lợi nhuận trần của quyền chọn khi giá giảm.

   1.5.2.3 Mua quyền chọn bán để bảo vệ lợi nhuận tối thiểu cho cổ phiếu đầu tư

   Nếu nhà đầu tư đã thiết lập một mức lợi nhuận cho cổ phiếu nắm giữ, họ có thể mua
quyền chọn bán để bảo vệ vị thế này chống lại các sự giảm giá ngắn hạn của cổ phiếu.
Nếu giá cổ phiếu giảm nhiều hơn chi phí quyền chọn bán, quyền chọn bán có thể được
bán hoặc thực hiện quyền chọn để bù đắp thiệt hại do sự giảm giá này.

   Ví dụ nhà đầu tư đã mua cổ phiếu XYZ với giá $60 và giá hiện nay tăng lên $75.
Nhà đầu tư vẫn tiếp tục muốn nắm giữ cổ phiếu và muốn có được mức lợi nhuận đảm
bảo trên giá bán tối thiểu là $70 cho mỗi cổ phiếu, họ sẽ thực hiện mua quyền chọn
bán với giá thực hiện là $70 với phí quyền chọn là 1.5, đảm bảo việc bán cổ phiếu với
giá $70 trong thời gian hiệu lực của quyền chọn. Dĩ nhiên, lợi nhuận sẽ bị giảm đi $150
cho phí quyền chọn và cũng là thiệt hại tối đa trong chiến lược này.



HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu                   Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
23

   Ví dụ, nếu giá cổ phiếu bị giảm xuống còn $65 và phí quyền chọn tăng lên $6, nhà
đầu tư có thể thực hiện quyền chọn và bán cổ phiếu XYZ với giá $70, phần lợi nhuận
$1.000 do vị thế cổ phiếu đã bị bù đắp một phần cho chi phí quyền chọn và kết quả đạt
dược là $850 ($1.000 -$150). Nếu nhà đầu tư mong muốn duy trì vị thế cổ phiếu, bạn
có thể bán quyền chọn bán đang có lời (ITM) với giá $600 và hưởng chênh lệch quyền
chọn bán là $450, có thể bù đắp một phần hoặc tất cả các thiệt hại trong giá trị cổ
phiếu.

   Nếu giá cổ phiếu tăng lên, sẽ không có sự giới hạn trong lợi nhuận tiềm năng từ
việc tăng giá cổ phiếu. Lợi nhuận thu được từ cổ phiếu sẽ trừ đi phần phí quyền chọn
đã mua, hay mức chi phí cơ hội cao nhất chính là phí quyền chọn đã mua. ($150)

1.5.3 Bán Quyền Chọn Mua

   1.5.3.1 Bán quyền chọn mua được phòng ngừa (Covered calls writing)

   Trong giao dịch bán quyền chọn mua được phòng ngừa, nghĩa là mua chứng khoán
cơ sở và bán quyền chọn mua dựa trên chứng khoán đó. Đây là một chiến lược bổ sung
tốt nhất trong thị trường giá lên và ổn định với việc tăng giá chậm của chứng khoán cơ
sở đã được dự đoán trước. Thành công của một quyền chọn mua được phòng ngừa dựa
trên việc tìm ra sự ổn định của thị trường và một quyền chọn mua kiệt giá nhẹ (OTM)
với thời gian đáo hạn còn lại ít hơn 45 ngày, phí quyền chọn đủ để tạo ra giao dịch có
giá trị khi giá cổ phiếu cơ sở tăng thấp hơn giá thực hiện quyền chọn. Rủi ro cho giao
dịch này cao nhưng được đền bù lại một lợi nhuận trần do giá thực hiện của việc bán
quyền mua ngắn hạn.

   Ví dụ mua 100 cổ phiếu Wall-Mart Stores, Inc ( WMT) với giá 43.88 và bán một
quyền chọn mua WMT với giá 45, thời gian đáo hạn còn lại là 2 tháng, phí quyền chọn
là 0.95. Lợi nhuận tối đa cho giao dịch này là phí quyền chọn nhận được từ việc bán
quyền chọn mua cộng với lợi nhuận từ cổ phiếu nắm giữ nếu giá cổ phiếu vào ngày đáo
hạn bằng với giá thực hiện trong hợp đồng quyền chọn. Phần thu về tối đa từ quyền
chọn là $95 và từ cổ phiếu là $112 [45-43.88) x 100]. Tổng lợi nhuận thu về từ chiến


Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
24

lược bán quyền chọn mua được phòng ngừa này là $207 ( 95+112). Mức rủi ro tối đa
thì được giới hạn khi giá cổ phiếu WMT rớt qua khỏi mức hoà vốn là $42.93 (được xác
định bằng giá chứng khoán mua lúc đầu trừ đi phí quyền chọn, 43.88 – 0.95) đến 0.
Quyền chọn này không cần tài khoản ký quỹ đặt lệnh vì việc bán quyền chọn mua được
bảo hộ bởi chính cổ phiếu cơ sở nắm giữ.

   Quyền chọn mua được phòng ngừa là chiến lược phổ biến nhất được sử dụng hiện
nay. Nếu người kinh doanh muốn tìm kiếm thêm lợi nhuận từ cổ phiếu đang nắm giữ,
họ có thể bán một quyền chọn mua kiệt giá nhẹ mỗi tháng. Rủi ro trên chiến lược này
là khả năng hạn chế trong việc bảo vệ chứng khoán cơ sở khỏi xu hướng giảm giá chủ
đạo và phần thiệt hại có thể của lợi nhuận trong tương lai khi giá chứng khoán lên cao
hơn mức giá thực hiện. Để tăng cường bảo vệ, quyền chọn mua được phòng ngừa có
thể kết hợp với việc mua dài hạn một quyền chọn bán ( trên 6 tháng). Quyền chọn mua
có thể bán mỗi tháng với sự bảo vệ hỗ trợ của việc thực hiện quyền chọn bán.

   Lợi nhuận tiềm năng và thiệt hại của một người bán quyền chọn mua bị ảnh hưởng
bởi giá thực hiện của quyền chọn mua. Trong các trường hợp, lợi nhuận ròng đạt được
tối đa của người bán quyền chọn mua sẽ được xác định nếu giá cổ phiếu cao hơn hoặc
ngang bằng với giá thực hiện của quyền chọn lúc đáo hạn hoặc lúc thoả thuận. Giả định
rằng giá mua cổ phiếu thì bằng với giá hiện hành của cổ phiếu, nếu người bán quyền
chọn bán một quyền chọn mua ngang giá ATM thì lợi nhuận ròng chính là phí quyền
chọn mà anh ta bán; nếu là một quyền chọn mua cao giá ITM thì lợi nhuận ròng sẽ
bằng phí quyền chọn trừ đi các chi phí chênh lệnh giữa giá mua cổ phiếu và giá thực
hiện; nếu là một quyền chọn mua kiệt giá OTM, thì lợi nhuận ròng tối đa sẽ là phí
quyền chọn cộng với chi phí chênh lệch giữa giá thực hiện và giá mua cổ phiếu.

   1.5.3.2 Bán quyền chọn mua không được phòng ngừa (Uncovered call writing)

   Người bán quyền chọn mua không được phòng ngừa là người không nắm giữ
chứng khoán cơ sở để thực hiện hợp đồng quyền chọn, hợp đồng này còn gọi là hợp
đồng khống (naked). Người bán quyền chọn mua không được phòng ngừa bắt buộc


HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu                  Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
25

phải ký quỹ và duy trì tỉ lệ đủ để mua chứng khoán trong thị trường tự do nếu như
người mua quyền chọn thực hiện hợp đồng. Rủi ro của hợp đồng khống là không có
giới hạn. Tuy nhiên người bán quyền chọn mua không được phòng ngừa có thể đạt
được lợi nhuận trong suốt chu kỳ giảm giá hoặc đứng yên của giá chứng khoán. Hai rủi
ro chính mà nhà đầu tư cần quan tâm trong chiến lược này là: Nếu giá cổ phiếu tăng
nhanh, quyền mua sẽ được thực hiện. Người bán phải thực hiện nghĩa vụ chuyển giao
chứng khoán, và bắt buộc phải mua chứng khoán từ thị trường bên ngoài với giá cao
hơn hợp đồng. Hoặc Rủi ro của việc bán quyền chọn mua không được phòng ngừa thì
giống như bán khống chứng khoán, mặc dù người bán quyền chọn nhận được phí
quyền chọn bù đắp một phần rủi ro đó.

   Giả định rằng bán một quyền mua cổ phiếu XYZ giá 65 đáo hạn tháng 7, phí quyền
chọn là 6. Nếu giá chứng khoán thấp hơn hoặc bằng 65 thì quyền chọn đó không có chỉ
định thực hiện và do không có cổ phiếu nên việc giảm giá cổ phiếu không ảnh hưởng
đến phần lợi nhuận do việc bán quyền chọn đem lại ($600). Mặt khác, nếu giá cổ phiếu
tăng lên $75, quyền chọn sẽ được chỉ định thực hiện và mức lỗ ròng lúc này là $400
($1000 - $600), phần thiệt hại của người đầu tư sẽ tiếp tục gia tăng khi giá cổ phiếu
tăng lên.

   Để huỷ bỏ nghĩa vụ thực hiện giao dịch quyền chon này trước khi được chỉ định
thực hiện, người bán quyền chọn mua không được phòng ngừa phải thực hiện mua
chấm dứt giao dịch (closing purchase).

1.5.4 Bán Quyền Chọn Bán

   1.5.4.1 Quyền chọn bán được phòng ngừa (Covered put writing)

   Một người bán quyền chọn bán được xem là có phòng ngừa khi anh ta có cổ phiếu
tương ứng đảm bảo cho việc thực hiện quyền và bán quyền chọn trên chứng khoán đó
hoặc chứng khoán cơ sở còn được hiểu là tiền mặt của người phát hành quyền chọn ký
gởi trong tài khoản cho người môi giới đảm bảo đủ để thực hiện quyền chọn.



Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
26

   Chiến lược này là công cụ tốt nhất trong thị trường đi xuống và sự rớt giá của
chứng khoán cơ sở diễn ra chậm đã được dự đoán trước. Lợi nhuận tiềm năng của một
người phát hành quyền chọn bán được phòng ngừa sẽ tối đa bằng phí quyền chọn nhận
được cộng thêm chênh lệch giá giữa giá thực hiện quyền chọn bán và giá bán chứng
khoán cơ sở. Mức rủi ro của chiến lược này là vô hạn nếu giá cổ phiếu tăng mạnh, lúc
này, việc bán cổ phiếu sẽ làm tăng thêm lỗ trong khi mức bù đắp từ lợi nhuận bán
quyền chọn chỉ giới hạn ở mức phí thu được.

   1.5.4.2 Quyền chọn bán không được phòng ngừa (Uncovered put writing)

   Một người phát hành quyền chọn bán không được phòng ngừa là người không có
cổ phiếu tương đương đảm bảo thực hiện quyền chọn hoặc không có đủ tiền ký quỹ
bằng với giá trị thực hiện quyền chọn bán. Giống như việc phát hành quyền chọn mua
không được phòng ngừa, quyền chọn bán không được phòng ngừa có mức thu giới hạn
( phí quyền chọn nhận được) và mức rủi ro tiềm năng rất lớn (nếu giá giảm và bị chỉ
định thực hiện).

   Nếu giá cổ phiếu giảm dưới giá thực hiện của hợp đồng quyền chọn bán thì quyền
chọn bán sẽ được thực hiện, người phát hành quyền chọn có nghĩa vụ phải mua lại cổ
phiếu với giá đã thoả thuận. Phần thiệt hại do cổ phiếu giảm giá sẽ được bù đắp một
phần hoặc toàn bộ bằng mức phí quyền chọn đã nhận được. Ngược lại, nếu giá cổ
phiếu tăng , quyền chọn bán sẽ tự động đáo hạn và người phát hành quyền chọn được
hưởng phần phí đã thu cùng với lợi nhuận do bán cổ phiếu.

1.6 LỢI ÍCH VÀ RỦI RO CỦA GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN:

   Với những đặc điểm linh hoạt trong sử dụng có tác dụng chính trong việc quản lý
rủi ro, cung cấp đòn bẩy tài chính cao trong việc đầu tư, quyền chọn còn cho nhà đầu
tư thời gian để quyết định đầu tư, đồng thời tạo thêm công cụ đầu cơ khi thị trường lên
hoặc xuống, đa dạng hoá danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro và tăng thêm thu nhập
đầu tư.



HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu                   Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
27

   Bên cạnh những ưu điểm nói trên, nhà đầu tư quyền chọn phải đối mặt với những
rủi ro của quyền chọn như rủi ro khách quan của thị trường làm ảnh hưởng đến giá
quyền chọn, quyền chọn trở thành vô dụng với đặc điểm chu kỳ sống giới hạn của nó
và làm tăng thêm các khoản phí liên quan trong đầu tư (margin calls) và có thể dẫn đến
những rủi ro không giới hạn.

   Tuy nhiên, nếu mọi nhà đầu tư đều hoạt động theo đúng các nguyên tắc đầu tư của
các chiến lược đầu tư nêu trên và khi thị trường có dấu hiệu tốt cho một chiến lược cụ
thể, thì ai cũng muốn đạt lợi nhuận tối đa trên danh mục đầu tư của mình hoặc khi có
những dấu hiệu thị trường xấu cho quyền chọn theo nguyên tắc của các chiến lược ban
đầu, họ sẽ mua hoặc bán đồng loạt làm cung cầu thị trường mất cân đối nặng nề, lúc đó
các chiến lược trên lý thuyết là rất hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro nhưng thực tế
lại không thực hiện được, dẫn đến thị trường sẽ bị khủng hoảng ngày càng trầm trọng.
Vậy, liệu có còn nhà đầu tư nào dám tham gia đầu tư khi thị trường khủng hoảng và có
nguy cơ sụp đổ? Và tại sao thị trường giao dịch quyền chọn mặc dù có lúc tăng, giảm
nhưng nói chung vẫn có xu hướng tăng và ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới
cả về số lượng hợp đồng và giá trị giao dịch như hiện nay? Phải chăng mối quan hệ
cung cầu trên thị trường giao dịch quyền chọn luôn được cân bằng và đâu là nơi điều
tiết sự lưu thông và tạo ra nguồn cung mới tốt hơn trên thị trường đó?




Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
28



KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương I trình bày một công cụ tài chính rất phổ biến trên thế giới ngày nay là quyền
chọn Cổ phiếu. Chương này trình bày phần giới thiệu về sự phát triển của thị trường
quyền chọn, các khái niệm về quyền chọn và các yếu tố liên quan đến quyền chọn mà
nhà đầu tư cần nắm bắt, quy trình vận hành và thực hiện một quyền chọn cũng như
tham khảo các các chiến lược cơ bản để sử dụng quyền chọn trong việc hạn chế rủi ro
của các nhà đầu tư.

Đồng thời, thông qua tìm hiểu thị trường giao dịch quyền chọn, các chiến lược đầu tư
cơ bản quyền chọn hiện nay, có một vấn đề cần lưu tâm là sự lưu thông của thị trường
giao dịch quyền chọn và vai trò quan trọng của nhà tạo lập thị trường trong việc điều
chỉnh sự cân bằng cung cầu trên thị trường quyền chọn, đây cũng là vấn đề mấu chốt
để chuẩn bị và xây dựng các cơ sở tiền đề nhằm đem đến hiệu quả cao trong việc áp
dụng quyền chọn vào TTCK Việt Nam.

Mục tiêu của Chương I là cung cấp phần lý luận cơ bản để làm nền tảng cho việc
nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm tổ chức sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán tại một
số nước trên thế giới cũng như các tiền đề cần nghiên cứu, chuẩn bị cho áp dụng các
giao dịch quyền chọn cổ phiếu vào TTCK Việt Nam trong các Chương II và Chương
III tiếp theo.




 HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu                Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
29

CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC SÀN GIAO DỊCH QUYỀN
  CHỌN CHỨNG KHOÁN TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
2.1 MÔ HÌNH MỸ

2.1.1 TTCK Mỹ
   Nét quan trọng trong cơ cấu thị trường tài chính Mỹ là việc tách rời hoạt động của
ngành ngân hàng và ngành chứng khoán. Rất ít nước trên thế giới theo mô hình của
Mỹ. Trên thực tế, việc tách rời hoạt động của hai ngành chứng khoán và ngân hàng là
sự khác biệt nổi bật trong các quy định về hoạt động của ngành chứng khoán tại Mỹ và
các nước khác.
   Thị trường chứng khoán Mỹ có lịch sử phát triển lâu dài và đã đạt đến trình độ cao
về mọi mặt, từ hệ thống thống luật chứng khoán đến hệ thống giao dịch chứng khoán
và đặc biệt đã xây dựng được cơ quan quản lý nhà nước mạnh. Chính vì vậy, mô hình
thị trường chứng khoán Mỹ đã được nhiều nước học tập, áp dụng và sửa đổi cho phù
hợp với thực trạng, điều kiện kinh tế của từng nước. Thị trường chứng khoán Mỹ xuất
hiện từ năm 1792 và đến năm 1800 đánh dấu sự ra đời của Sở Giao dịch chứng khoán
đầu tiên và sau đó là hàng loạt các sở giao dịch chứng khoán được hình thành trên khắp
nước Mỹ.
   Sự bùng nổ chưa từng thấy trong thị trường chứng khoán cùng với việc đầu tư thoải
mái vào cổ phiếu làm gia tăng rất nhanh sự tham gia của công chúng vào thị trường
chứng khoán trong suốt những năm 1990. Khối lượng mua bán hàng năm trên Sở giao
dịch chứng khoán New York, hay “Hội đồng lớn”, tăng vọt từ 11.400 triệu cổ phiếu
năm 1980 lên 169.000 triệu cổ phiếu năm 1998 và tiếp tục tăng trên 350.000 triệu cổ
phiếu năm 2000, tổng giá trị giao dịch trong năm 2000 đạt 11,1 nghìn tỷ USD . Trong
khoảng từ năm 1989 đến năm 1995, tỷ lệ số hộ gia đình Mỹ sở hữu cổ phiếu, trực tiếp
hoặc thông qua trung gian như các quỹ trợ cấp, tăng từ 31% lên tới 41%.
   Các tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Mỹ bao gồm các ngân
hàng đầu tư, các công ty môi giới, các quỹ tín dụng đầu tư:


Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
30

  -   Các ngân hàng đầu tư ( Investment bank): khi một công ty muốn phát hành vay
      vốn, công ty thường thuê các dịch vụ của một ngân hàng đầu tư để giúp việc
      chào bán chứng khoán. Mặc dù tên gọi là ngân hàng nhưng các ngân hàng đầu
      tư không phải là một tổ chức tài chính trung gian đứng ra nhận tiền gởi và cho
      vay mà hoạt động gần giống như một công ty chứng khoán tại Việt Nam. Những
      ngân hàng đầu tư nổi tiếng tại Mỹ gồm có Morgan Stanley, Merrill Lynch,
      Saiomon Brothers, First Boston Corporation và Goldman Sachs đã rất thành
      công trong lĩnh vực bảo lãnh phát hành không những tại Mỹ mà cả các thị
      trường ngoài Mỹ.
  -   Các công ty môi giới: các công ty môi giới ở Mỹ có thể thành lập dưới bất kỳ
      hình thức nào: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.
      Có rất nhiều loại môi giới và tự doanh chứng khoán. Có nhà môi giới và tự
      doanh nhỏ chỉ chuyên cung cấp một loại dịch vụ, cũng có những công ty môi
      giới và tự doanh lớn cung cấp nhiều dịch vụ tài chính đa dạng như môi giới, cho
      khách hàng vay tiền mua chứng khoán, quản lý tiền cho khách hàng… . Công ty
      môi giới lớn nhất của Mỹ là Merrill Lynch, ngoài ra còn có các công ty khác
      như Paine-Webber, Dean Witter Reynolds và Smith Barney.
  -   Các Quỹ tín dụng đầu tư chứng khoán: các quỹ này nhận tiền từ các cá nhân và
      thay mặt họ đầu tư vào những danh mục đầu tư chứng khoán khác nhau. Các
      quỹ tín dụng này tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ, những người cảm thấy
      không có khả năng hoặc thời gian để chọn trong số hàng ngàn cổ phiếu riêng,
      đầu tư tiền của mình thông qua các nhà chuyên nghiệp. Và do các quỹ tín dụng
      sở hữu các nhóm cổ phiếu rất đa dạng nên họ bảo vệ cho các nhà đầu tư phần
      nào khi xuất hiện những dao động mạnh đối với giá trị của các cổ phiếu riêng
      biệt. Bị hấp dẫn bởi thu nhập ổn định và một phạm vi rất rộng các khả năng lựa
      chọn nên người Mỹ đã đầu tư một khối lượng tiền rất lớn vào các quỹ tín dụng
      trong suốt những năm 1980 và 1990. Vào cuối những năm 1990, họ đã có 5,4



HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu                 Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
31

       nghìn tỷ USD trong các quỹ tín dụng, và tỷ lệ số gia đình Mỹ giữ cổ phần trong
       quỹ tín dụng đã lên tới 37% năm 1997 so với 6% năm 1979.
   Cổ phiếu niêm yết chủ yếu được giao dịch ở 2 sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ là
Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và Sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ
(AMEX). Các thành phố lớn khác của Mỹ cũng có những sở giao dịch chứng khoán địa
phương nhỏ hơn. Tuy nhiên, số lượng mua bán lớn nhất các loại cổ phiếu và trái phiếu
khác nhau được giao dịch trên Hệ thống niêm yết giá tự động của Hiệp hội giao dịch
chứng khoán quốc gia, viết tắt là NASDAQ. Hoạt động được gọi là giao dịch ngoài
luồng này, tiến hành mua bán khoảng 5.240 loại cổ phiếu, không được đặt cố định tại
một địa điểm nào; đúng hơn, nó là một hệ thống mạng máy tính và điện thoại theo mô
hình của thị trường toàn cầu của các nhà giao dịch cổ phiếu và trái phiếu. Hiệp hội giao
dịch chứng khoán quốc gia, cơ quan giám sát thị trường giao dịch NASDAQ, có quyền
trục xuất các công ty và nhà giao dịch nào bị xác định là gian lận hoặc không trả được
nợ. Vì nhiều chứng khoán được giao dịch ở thị trường này thường là các công ty nhỏ
và ít ổn định nên NASDAQ được xem là thị trường có nhiều rủi ro hơn hai sở giao dịch
lớn nói trên.
   Năm 1973, thị trường quyền chọn ra đời với việc thành lập Sàn giao dịch quyền
chọn chứng khoán Chicago (Chicago Board Options Exchange - CBOE), đặc biệt dành
cho trao đổi quyền chọn về cổ phiếu. Với sự phát triển mạnh mẽ của công cụ tài chính
phái sinh này, hiện nay tại Mỹ các sàn giao dịch quyền chọn có thể kể đến như AMEX,
CBOE, Sàn giao dịch chứng khoán quốc tế ( International Securities Exchanges –ISE),
sàn giao dịch chứng khoán Thái Bình (the Pacific Exchange, Inc. – PCX) và Sở giao
dịch chứng khoán Philadelphia ( The Philadelphia Stock Exchange, Inc. – PHLX).
Giống như giao dịch cổ phiếu, giao dịch quyền chọn được giám sát bởi Uỷ Ban Chứng
khoán và Hối phiếu ( Securities and Exchange Commission – SEC)

2.1.2 Sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán Chicago (CBOE)

       2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển


Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
32

Thời gian                                     Sự kiện

1973        -   CBOE được thành lập
            -   Ngày giao dịch đầu tiên (26/04/1973) có 911 hợp đồng mua bán được
                ký kết.

1975        -   Hệ thống báo giá tự động được giới thiệu
            -   Trung tâm thanh toán các giao dịch quyền chọn được thành lập
            -   Mô hình Black-Scholes được áp dụng trong việc định giá quyền chọn

1977        -   Bắt đầu giao dịch quyền chọn bán (Put Options)
            -   SEC đình chỉ việc mở rộng các giao dịch quyền chọn trong thời gian
                cơ quan này tiến hành xem xét việc phát triển quá nhanh của TTCK
                phái sinh này.

1981        -   CBOE động thổ xây dựng trụ sở mới với tổng diện tích 350.000m2
                thay cho quy mô trước đây là 45.000m2

1983        -   CBOE tiến hành thực hiện cuộc cách mạng trong ngành giao dịch
                quyền chọn bằng loại hình giao dịch chỉ số chứng khoán bằng việc
                giao dịch quyền chọn chỉ số S&P 100 và quyền chọn chỉ số S&P 500

1984        -   Khối lượng giao dịch thường niên qua sàn lần đầu tiên đạt đến con số
                100 triệu hợp đồng.
            -   CBOE khai trương hệ thống tự động thực hiện việc bán lẻ ( Retail
                Automatic Execution System – RAES)

1985        -   CBOE thành lập Viện nghiên cứu về Quyền chọn
            -   Đưa vào giao dịch chỉ số NASDAQ
            -   Quyền chọn được niêm yết trên NYSE

1987        -   TTCK rơi vào khủng hoảng kéo theo sự sụp đổ của TTCK phái sinh



HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu                  Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
33

1989       -   CBOE bắt đầu chuyển hướng phát triển loại hình giao dịch quyền
               chọn lãi suất.

1992       -   Hội đồng công nghệ quyền chọn ( Options Industry Council) được
               thành lập với nhiệm vụ mở rộng việc đào tạo cho những nhà đầu tư

1993       -   CBOE giới thiệu quyền chọn FLEX – tạo ra những điều khoản cơ bản
               trong hợp đồng quyền chọn
           -   CBOE khai trương chỉ số VIX – một chỉ số đo lường tính không ổn
               định của thị trường

1997       -   Đưa vào giao dịch chỉ số công nghiệp Down Jones
           -   CBOE mua lại bộ phận kinh doanh quyền chọn của NYSE

1998       -   Khối lượng hợp đồng quyền chọn thường niên vượt ngưỡng 200 triệu
               hợp đồng

2000       -   SEC chấp nhận kế hoạch liên kết thị trường quyền chọn Mỹ của
               CBOE
           -   Số lượng các hợp đồng giao dịch lần đầu tiên vượt ngưỡng 1 triệu hợp
               đồng/ngày. Khối lượng hợp đồng quyền chọn thường niên CBOE đạt
               300 triệu hợp dồng

2002       -   CBOE tiếp tục mở rộng hệ thống giao dịch điện tử
           -   CBOE bắt đầu phát triển hệ thống giao dịch kép, kết hợp giữa việc
               mua bán thủ công trên sàn với giao dịch tự động qua hệ thống điện tử.

2003       -   CBOE và các sàn giao dịch khác thành công trong việc kết nối liên thị
               trường quyền chọn
           -   CBOE kỷ niệm 20 năm ngày giao dịch quyền chọn đầu tiên được thực
               hiện.

2005       -   CBOE đạt khối lượng giao dịch mức kỷ lục là 468.249.301 hợp đồng


Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
34

                   với tổng giá trị ước tính lên đến 12.000 tỷ đô la Mỹ

2006           -   CBOE tiếp tục tăng khối lượng giao dịch lên 674.735.301 hợp đồng
                   (tăng 40% so với năm 2005)
               -   CBOE được tạp chí Structured Product bầu chọn là “sàn giao dịch
                   điển hình của năm”
               -   CBOE giành giải thưởng là sàn cung cấp những sản phẩm phái sinh
                   tốt nhất năm 2006 do tạp chí Global Finance tổ chức

2007           -   Khối lượng giao dịch lên 944.477.924 hợp đồng (tăng 40% so với
                   năm 2006).
Nguồn: http://www.cboe.com

       2.1.2.2 Tổ chức của sàn giao dịch
   Cơ cấu tổ chức và quản lý của Sàn giao dịch chứng khoán Chicago bao gồm: Uỷ
ban giám sát, Uỷ ban phân xử, Uỷ ban kiểm tra, Uỷ ban phụ trách thành viên và Uỷ
ban phát triển sản phẩm. Các Uỷ ban này chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch Uỷ
ban phụ trách lĩnh vực mà mình quản lý. Các Uỷ ban có trách nhiệm đảm bảo việc tuân
thủ các luật lệ và nguyên tắc của sàn giao dịch.
   Các chủ thể tham gia trên sàn giao dịch cũng bao gồm:
   -   Các nhà tạo lập thị trường: là một cá nhân hay người được uỷ nhiệm của một tổ
       chức mua một seat- một chỗ ngồi, vị trí giao dịch trên sàn. Để tồn tại, nhà tạo
       lập thị trường phải tạo ra lợi nhuận bằng cách mua vào ở một mức giá thấp và
       bán ra ở mức giá cao hơn. Nếu một cá nhân muốn trở thành một nhà tạo lập thị
       trường thì phải tiến hành thủ tục đăng ký , đạt yêu cầu qua kỳ thi sát hạch và
       được Uỷ ban phụ trách thành viên xác nhận là nhà tạo lập thị trường.
   -   Các môi giới trên sàn giao dịch: Để trở thành nhà môi giới trên sản, một cá nhân
       phải hoàn tất thủ tục đăng ký, đạt yêu cầu qua kỳ thi sát hạch năng lực và được
       Uỷ ban phụ trách thành viên xác nhận là nhà môi giới. CBOE cũng có một số




 HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu                    Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
35

      nhà tạo lập thị trường được chỉ định, đó là những người được phép vừa là người
      tạo lập thị trường vừa là nhà môi giới.
  -   Nhân viên giữ sổ lệnh: đây là một dạng kinh doanh tại sàn giao dịch CBOE.
      Nhân viên giữ sổ lệnh là một nhân viên của sàn giao dịch, có chức năng nhận và
      cập nhật các lệnh giới hạn (là lệnh quy định cụ thể mức giá tối đa có thể trả để
      mua hoặc mức giá tối thiểu chấp nhận được để bán) của tất cả khách hàng. Nếu
      các điều kiện thay đổi đến mức có ít các mức giá tốt nhất, lúc này, bằng lệnh
      giới hạn, nhân viên giữ sổ lệnh sẽ thực hiện giao dịch thay cho các nhà môi giới.
      Khi tiếp thu các lệnh giới hạn, các nhân viên giữ sổ lệnh sẽ thông báo giá mua
      thấp nhất và giá bán cao nhất đến các nhà tạo lập thị trường. Lệnh sẽ được thực
      hiện khi các điều kiện thay đổi đến mức có ít nhất một nhà tạo lập thị trường sẵn
      sàng chấp nhận những mức giá đó.
  -   Nhân viên giao dịch (Floor Officials): là các thành viên hoạt động trực thuộc các
      Uỷ ban giám sát, có trách nhiệm giám sát, hướng dẫn các hoạt động giao dịch
      đảm bảo đúng nguyên tắc và pháp luật. Có quyền xác nhận tư cách thành viên,
      kiểm tra và thông báo đến Uỷ ban kiểm tra những giao dịch có dấu hiệu bất
      thường.
  -   Thư ký thành viên ( Member Clerks): Là những thư ký của các nhà tạo lập thị
      trường hay môi giới trên sàn, họ có nhiệm vụ hỗ trợ và giúp đỡ việc nhận lệnh,
      kiểm tra và chuyển lệnh giao dịch trên sàn.

      2.1.2.3 Giao dịch và thanh toán

      Mô hình của sàn giao dịch CBOE có thể khái quát như sau:




Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
36

                       Hình 2.3 Qui trình thực hiện một giao dịch trên thị trường quyền chọn
       Người                                                                                         Người
        mua                                                                                           mua


(1a) (6a) (7a)                                                                                  (1b) (6b) (7b)



                       (2a)                                                           (2b)
   Môi giới                         Môi giới                            Môi giới                    Môi giới
     của                            trên sàn      Sàn giao dịch         trên sàn                      của
    người                              của         quyền chọn              của                       người
     mua                            MGNM               (3)              MGNB                          bán
  (MGNM)               (5a)                                                           (5b)          (MGNB)


(8a)                                                                                         (8b)
                                                       (4)



        Công ty                                                                                 Công ty
       thanh toán                  (9a)                                      (9b)              thanh toán
       của người                                 Trung tâm thanh                               của người
        MGNM                                       toán (OCC)                                    MGNB


       Nguồn: sách Quản trị rủi ro tài chính

       (1a) (1b) - Người mua /bán chỉ thị cho môi giới của mình tiến hành một giao dịch quyền chọn.
       (2a)(2b) - Môi giới của Người mua /bán truyền lệnh cho môi giới trên sàn của công ty mình.
       (3) - Các nhà môi giới trên sàn gặp gỡ trên sàn giao dịch quyền chọn và thống nhất giá
       (4) - Thông tin về giao dịch được báo cáo cho trung tâm thanh toán bù trừ (OCC)
       (5a)(5b) - Nhà môi giới trên sàn thông báo giá cho người môi giới của người mua /người bán
       (6a)(6b) - Môi giới của người bán/người mua thông báo giá về cho người bán và người mua
       (7a)(7b) - Người mua (Người bán) ký gửi phí quyền chọn cho người môi giới
       (8a)(8b) - Môi giới của người mua/người bán ký gửi phí quyền chọn và tiền ký quỹ cho Công
       ty thanh toán của mình
       (9a)(9b) - Công ty thanh toán của người môi giới của bên mua và bên bán ký gửi phí quyền
       chọn và tiền ký quỹ cho trung tâm thanh toán bù trừ.


        HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu                        Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
37

   Hàng ngày, các phiên giao dịch sẽ được thực hiện thông qua các hệ thống sàn giao
dịch điện tử tự động (Exchange’s Rapid Opening System) và sàn giao dịch lai ghép
(Exchange’Hybrid Opening System). Thời hạn giao dịch phải được đảm bào song song
với TTCK cơ sở. Trình tự giao dịch được sắp xếp thứ tự theo nguyên tắc ưu tiên theo
thời gian đáo hạn gần nhất của các hợp đồng quyền chọn. Nguyên tắc khớp lệnh được
ưu tiên cho giá tốt nhất, nếu các lệnh cùng giá thì ưu tiên cho lệnh giới hạn được đăng
kí trong sổ của nhân viên giữ sổ lệnh, sau đó là thời gian đặt lệnh. Thời gian khớp lệnh
trễ nhất là 3 giờ chiều đối với hợp đồng quyền chọn chứng khoán và 3:15” chiều đối
với các hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán. Việc giao dịch và khớp lệnh luôn
được sự giám sát và xác nhận của các nhân viên điều hành sàn giao dịch.
   Một cá nhân muốn giao dịch quyền chọn đầu tiên phải mở một tài khoản ở công ty
môi giới. Sau đó cá nhân này sẽ chỉ thị cho người môi giới mua hoặc bán một quyền
chọn cụ thể. Người môi giới gửi lệnh đến người môi giới sàn giao dịch của công ty trên
sàn giao dịch quyền chọn.
  Một nhà đầu tư có thể đồng thời đặt nhiều dạng lệnh khác nhau nhằm ứng phó với
các tình huống khác nhau:
   -   Lệnh thị trường là dạng lệnh chỉ thị các nhà môi giới trên sàn giao dịch nhận
       mức giá tốt nhất.
   -   Lệnh giới hạn là dạng lệnh quy định cụ thể mức giá cao nhất có thể trả để mua
       hoặc mức giá thấp nhất chấp nhận bán. Các lệnh giới hạn có thể có giá trị cho
       đến khi bị huỷ hoặc có giá trị trong ngày .
   -   Lệnh có giá trị cho đến khi bị huỷ ( good-till canceled) là dạng lệnh có hiệu lực
       cho đến khi bị huỷ bỏ.
   -   Lệnh có giá trị trong ngày (day order) là dạng lệnh có hiệu lực cho đến hết thời
       gian còn lại trong ngày.
   -   Lệnh dừng (stop order) là dạng lệnh cho phép nhà đầu tư nắm giữ một quyền
       chọn riêng biệt ở mức giá thấp hơn mức giá hiện tại . Nếu giá thị trường giảm



Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
38

       xuống đến mức giá đã quy định , người môi giới được chỉ thị bán quyền chọn ở
       mức giá tốt nhất hiện có.
   -   Lệnh tất cả hoặc không ( all or none order) là dạng lệnh cho phép người môi
       giới thực hiện một phần lệnh với giá này và phần còn lại với giá khác .
   -   Lệnh tất cả hoặc không , cùng giá (all or none ,same price order) là dạng lệnh
       yêu cầu người môi giới hoặc là thực hiện toàn bộ lệnh với cùng một mức giá
       hoặc là không thực hiện lệnh.

  Các lệnh mua bán phải xác định nhà tạo lập thị trường, nhà môi giới, mã chứng
khoán cơ sở , loại hợp đồng quyền chọn , thời gian đáo hạn, giá thực hiện, giá chuyển
nhượng, khối lượng giao dịch, tên công ty thanh toán thành viên và được cung cấp đến
các thành viên giao dịch có liên quan trên sàn.
  Mọi giao dịch thành công trên sàn đều được thông báo đến Công ty thanh toán bù trừ
trên quyền chọn (Option Clearing Corporation- OCC). Các thông tin bao gồm: xác
nhận thành viên Công ty thanh toán có liên quan, loại hình hợp đồng, loại hình chứng
khoán cơ sở ,giá thực hiện, thời gian đáo hạn, số lượng hợp đồng, phí giao dịch , nhà
môi giới, tài khoản giao dịch, thời gian mua bán và một số thông tin khác.
  Việc thanh toán và thực hiện hợp đồng quyền chọn cũng phải thông qua Công ty
thanh toán bù trừ trên các tài khoản giao dịch của khách hàng . Công tác giao nhận
chứng khoán cơ sở và thanh toán hợp đồng được điều chỉnh bởi các nguyên tắc giao
dịch của Công ty thanh toán bù trừ . Khi đến ngày đáo hạn hay người sở hữu hợp đồng
yêu cầu thực hiện ,Công ty đề nghị khách hàng bên mua nộp số tiền tương ứng giá trị
hợp đồng đối với quyền chọn mua cổ phiếu , hoặc chứng khoán cơ sở đối với hợp đồng
quyền chọn bán, sau đó yêu cầu khách hàng bán quyền chọn nộp cổ phiếu cơ sở hay
tiền mặt tương ứng để tiến hành chuyển giao. Nếu một bên vi phạm nghĩa vụ thực hiện
chuyển giao hoặc thanh toán thì sẽ bị Công ty xử lý theo Luật Chứng khoán và các quy
định của Cục dự trữ liên bang.

2.1.2.4 Cơ chế giám sát


HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu                    Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option
Option

More Related Content

What's hot

Chungkhoanphaisinh for sv
Chungkhoanphaisinh for svChungkhoanphaisinh for sv
Chungkhoanphaisinh for svlengan1936
 
Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán
Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán
Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán Phuong Dung
 
Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)
Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)
Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)nthuphuongktqd
 
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán nataliej4
 
Bai 4 thi truong tien
Bai 4 thi truong tienBai 4 thi truong tien
Bai 4 thi truong tienAnh Ngoc
 
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI - PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI - PHÂN TÍCH KỸ THUẬTTHỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI - PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI - PHÂN TÍCH KỸ THUẬTAM center
 
Nghe thuat dau co, luot song
Nghe thuat dau co, luot songNghe thuat dau co, luot song
Nghe thuat dau co, luot songbuiduongduong
 
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoánChương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoánThái Bửu San
 
Bài 3 Thị trường chứng khoán
Bài 3 Thị trường chứng khoánBài 3 Thị trường chứng khoán
Bài 3 Thị trường chứng khoánHocchungkhoanonline
 
Chuong3.Ttck
Chuong3.TtckChuong3.Ttck
Chuong3.TtckVinh
 
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoánTìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoánlananhhng
 
Forex vina.com đào tạo forex co ban
Forex vina.com   đào tạo forex co banForex vina.com   đào tạo forex co ban
Forex vina.com đào tạo forex co banDung Nguyen
 
De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356Lam Pham
 
Forex vina.com đào tạo forex nâng cao phan 1
Forex vina.com   đào tạo forex nâng cao phan 1Forex vina.com   đào tạo forex nâng cao phan 1
Forex vina.com đào tạo forex nâng cao phan 1Dung Nguyen
 
Slide bg ttck-
Slide  bg ttck-Slide  bg ttck-
Slide bg ttck-tuyetsp12
 
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394nguyen_qb
 
Chuyên đề giao dịch chứng khoán
Chuyên đề giao dịch chứng khoánChuyên đề giao dịch chứng khoán
Chuyên đề giao dịch chứng khoánRuy Mis
 
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoánCác nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoánThanh Hoa
 

What's hot (19)

Chungkhoanphaisinh for sv
Chungkhoanphaisinh for svChungkhoanphaisinh for sv
Chungkhoanphaisinh for sv
 
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt NamĐề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
 
Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán
Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán
Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán
 
Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)
Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)
Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)
 
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
 
Bai 4 thi truong tien
Bai 4 thi truong tienBai 4 thi truong tien
Bai 4 thi truong tien
 
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI - PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI - PHÂN TÍCH KỸ THUẬTTHỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI - PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI - PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
 
Nghe thuat dau co, luot song
Nghe thuat dau co, luot songNghe thuat dau co, luot song
Nghe thuat dau co, luot song
 
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoánChương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
 
Bài 3 Thị trường chứng khoán
Bài 3 Thị trường chứng khoánBài 3 Thị trường chứng khoán
Bài 3 Thị trường chứng khoán
 
Chuong3.Ttck
Chuong3.TtckChuong3.Ttck
Chuong3.Ttck
 
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoánTìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
 
Forex vina.com đào tạo forex co ban
Forex vina.com   đào tạo forex co banForex vina.com   đào tạo forex co ban
Forex vina.com đào tạo forex co ban
 
De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356
 
Forex vina.com đào tạo forex nâng cao phan 1
Forex vina.com   đào tạo forex nâng cao phan 1Forex vina.com   đào tạo forex nâng cao phan 1
Forex vina.com đào tạo forex nâng cao phan 1
 
Slide bg ttck-
Slide  bg ttck-Slide  bg ttck-
Slide bg ttck-
 
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394
 
Chuyên đề giao dịch chứng khoán
Chuyên đề giao dịch chứng khoánChuyên đề giao dịch chứng khoán
Chuyên đề giao dịch chứng khoán
 
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoánCác nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
 

Similar to Option

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARIMA, ARCH/GARCH ĐỂ DỰ BÁO THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU CÔNG TY...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARIMA, ARCH/GARCH ĐỂ DỰ BÁO THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU CÔNG TY...ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARIMA, ARCH/GARCH ĐỂ DỰ BÁO THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU CÔNG TY...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARIMA, ARCH/GARCH ĐỂ DỰ BÁO THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU CÔNG TY...BeriDang
 
CommercializationGuide-Final
CommercializationGuide-FinalCommercializationGuide-Final
CommercializationGuide-FinalThanh411529
 
Thamkhaokinhdoanhquocte
ThamkhaokinhdoanhquocteThamkhaokinhdoanhquocte
Thamkhaokinhdoanhquocteoanhqtb
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...Thanh Hoa
 
22. tai chinh cong ty da quoc gia
22. tai chinh cong ty da quoc gia22. tai chinh cong ty da quoc gia
22. tai chinh cong ty da quoc giaminh luu
 
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.docluận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doctrngthinnguyn4
 
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt NamHoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt NamDương Hà
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpChuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpguest3c41775
 
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾ...
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG  CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM  TỪ NĂM 2006 ĐẾ...TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG  CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM  TỪ NĂM 2006 ĐẾ...
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾ...Võ Thị Ngọc Dung
 
Rui ro tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_0306
Rui ro tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_0306Rui ro tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_0306
Rui ro tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_0306Phan An
 
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...
 Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi... Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi...
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...luanvantrust
 
Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...
Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...
Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...luanvantrust
 

Similar to Option (20)

Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂMKhóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt NamLuận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Luận văn: Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt NamLuận văn: Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt Nam
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARIMA, ARCH/GARCH ĐỂ DỰ BÁO THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU CÔNG TY...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARIMA, ARCH/GARCH ĐỂ DỰ BÁO THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU CÔNG TY...ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARIMA, ARCH/GARCH ĐỂ DỰ BÁO THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU CÔNG TY...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARIMA, ARCH/GARCH ĐỂ DỰ BÁO THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU CÔNG TY...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.doc
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.docKhóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.doc
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.doc
 
CommercializationGuide-Final
CommercializationGuide-FinalCommercializationGuide-Final
CommercializationGuide-Final
 
Bảo vệ nhà đầu tư nhỏ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.doc
Bảo vệ nhà đầu tư nhỏ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.docBảo vệ nhà đầu tư nhỏ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.doc
Bảo vệ nhà đầu tư nhỏ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.doc
 
Thamkhaokinhdoanhquocte
ThamkhaokinhdoanhquocteThamkhaokinhdoanhquocte
Thamkhaokinhdoanhquocte
 
Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
 
22. tai chinh cong ty da quoc gia
22. tai chinh cong ty da quoc gia22. tai chinh cong ty da quoc gia
22. tai chinh cong ty da quoc gia
 
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.docluận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
 
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt NamHoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpChuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾ...
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG  CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM  TỪ NĂM 2006 ĐẾ...TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG  CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM  TỪ NĂM 2006 ĐẾ...
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾ...
 
Rui ro tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_0306
Rui ro tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_0306Rui ro tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_0306
Rui ro tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_0306
 
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...
 Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi... Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi...
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...
 
QT134.doc
QT134.docQT134.doc
QT134.doc
 
QT136.doc
QT136.docQT136.doc
QT136.doc
 
Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...
Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...
Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...
 

Option

  • 1. 1 LỜI MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứmg khoán (TTCK) ở các nước trên thế giới, sự phát triển của TTCK là một tất yếu trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Và đó cũng là xu thế tất yếu khi Việt Nam chủ động bước vào hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Xu thế “toàn cầu hóa” đòi hỏi các quyết định kinh tế, dù được đưa ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đều phải tính tới các yếu tố quốc tế vì ngày nay nền kinh tế thế giới đang nhanh chóng chuyển thành một hệ thống liên kết ngày càng chặt chẽ thông qua các mạng lưới công nghệ thông tin, “sự liên kết” này theo lập luận của một nhà báo lão luyện của tờ The New York Times- Thomas L.Friedman- là một “thế giới phẳng”. Và quan điểm “thế giới phẳng” sẽ là một cơ sở lý luận để cho chúng ta nhận thấy rằng sự phát triển mạnh mẽ của một thị trường, công cụ tài chính nào được phổ biến và ưa chuộng nhất trên thế giới hiện nay cũng sẽ là sự lựa chọn và định hướng phát triển tất yếu của TTCK Việt Nam. Thực tế cho thấy kể từ khi Trung tâm Giao dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 07 năm 2000, hoạt động của TTCK Việt Nam trở nên sôi động và mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Trong suốt thời gian hai năm trở lại đây, không ai có thể phủ nhận rằng TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển rất tích cực, ngày càng trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Nhưng từ cuối năm 2007 đến nay, TTCK Việt Nam cũng đã mang lại cho các nhà đầu tư một bài học đắt giá rằng đầu tư Chứng khoán không phải là một “Con heo vàng” chỉ luôn mang lại lợi nhuận mà nó có cả những rủi ro rất cao và không thể dự đóan trước thậm chí nằm ngoài cả sự dự đoán của các chuyên gia chứng khoán, sự sụt giảm như một “cơn sóng thần” cuống phăng toàn bộ giá trị đầu tư nếu không xác định được lọai chứng khoán đầu tư và giá trị thu hồi chấp nhận khi thị trường đi xuống. Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  • 2. 2 Khi viết đề tài này tác giả đã luôn đặt ra câu hỏi “Liệu có biện pháp nào để phòng ngừa rủi ro hay bảo vệ lợi nhuận cho các nhà đầu tư trước sự biến động không thể dự đoán trước trên TTCK và các biện pháp hữu hiệu nào đã và đang được sử dụng ở các nước trên thế giới ?“ Một trong những công cụ “bảo hiểm” giúp nhà đầu tư quản lý và hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán hiện nay được ưa chuộng và phổ biến nhất trên thế giới là Quyền chọn (Options). Và nếu theo luận điểm “thế giới phẳng” của Thomas L.Friedman thì đây cũng sẽ là công cụ tài chính hữu hiệu “bảo hiểm” cho nhà đầu tư trước sự biến động thất thường của TTCK Việt Nam. TTCK Việt Nam với danh mục cổ phiếu đang niêm yết trên thị trường chưa có tiêu chuẩn đánh giá xếp loại, số lượng công ty niêm yết còn hạn chế, tỉ lệ ảnh hưởng và độ biến động của Vn-Index còn phụ thuộc vào một số nhóm cổ phiếu, trình độ của nhà đầu tư chưa đạt đến tầm bao phủ toàn thị trường nên quyền chọn chỉ số chứng khoán sẽ gặp nhiều khó khăn cho việc áp dụng và phát triển trong giai đoạn hiện nay. Trong khi đó, quyền chọn trên từng cổ phiếu lại rất gần gũi và có nhiều điểm tương đồng với việc mua bán một cổ phiếu riêng lẻ sẽ giúp cho nhà đầu tư từng bước làm quen và sử dụng các loại quyền chọn để bảo vệ cho lợi nhuận và rủi ro của mình. Với quy mô thị trường như trên cùng với xu hướng phát triển tất yếu của TTCK Việt Nam trong bước đầu triển khai quyền chọn vào giao dịch chứng khoán thì quyền chọn cổ phiếu thương mại đơn lẻ - quyền chọn cơ bản và được giao dịch đầu tiên trên thị trường thế giới – sẽ là quyền chọn triển khai khả thi và thích hợp nhất. Và đó là lý do mà tôi đã chọn đề tài “Áp dụng giao dịch quyền chọn cổ phiếu vào Thị trường Chứng khoán Việt Nam” cho luận văn tốt nghiệp của mình. II. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, làm rõ một số khái niệm, vấn đề cơ bản về quyền chọn chứng khoán nhằm thấy được sự hữu hiệu của công cụ tài chính này trong việc bảo vệ các nhà đầu tư trước sự biến động thất thường của thị trường chứng khoán. HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  • 3. 3 Nghiên cứu những kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán tại một số nước trên thế giới nhằm học hỏi và xây dựng được một mô hình thích hợp cho việc triển khai và phát triển công cụ quyền chọn có hiệu quả với tình hình thực tế của TTCK Việt Nam Nghiên cứu thực tế của TTCK Việt Nam cho việc áp dụng giao quyền chọn từ đó tập hợp và đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cho việc triển khai giao dịch quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam đạt hiệu quả cao. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phần cơ sở lý luận về quyền chọn, đề tài sẽ đi vào định nghĩa và các đặc điểm cơ bản của quyền chọn chứng khóan hiện có và đang được giao dịch trên thế giới, đồng thời phân tích, giới thiệu các vấn đề liên quan đến quyền chọn chứng khoán mà nhà đầu tư cần quan tâm và nắm vững để thực hiện giao dịch; Phần Kinh nghiệm về tổ chức sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán tại một số nước trên thế giới, đề tài sẽ đi vào phân tích kinh nghiệm của sản giao dịch Chicago, Sàn giao dịch giao sau và Quyền chọn tài chính quốc tế London trực thuộc sàn giao dịch quyền chọn Châu Âu, Sàn giao dịch Tokyo của Nhật Bản; Phần áp dụng các giao dịch quyền chọn chứng khoán vào TTCK Việt Nam, đề tài sẽ giới thiệu sơ lược TTCK Việt Nam sau đó đi vào phân tích sự cần thiết, tiền đề và những khó khăn của TTCK Việt Nam và từ đó đề xuất một số giải pháp và khả năng ứng dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán tại TTCK Việt Nam; Ngoài ra do có sự giới hạn nên trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu, đề tài này không đi sâu vào phân tích những vấn đề như: Các mô hình và kỹ thuật định giá quyền chọn, các chiến lược mua bán quyền chọn theo phân tích kỹ thuật và các khoản chi phí và thuế liên quan khi thực hiện quyền chọn. IV. Phương pháp nghiên cứu Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  • 4. 4 Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như thống kê – mô tả, phân tích – tổng hợp, so sánh – đối chiếu, diễn dịch – quy nạp và phương pháp quan sát từ thực tiễn để khái quát bản chất của các vấn đề cần nghiên cứu. Đề tài này được tác giả dựa vào cơ sở lý thuyết chuyên ngành tài chính doanh nghiệp, cùng với sự quan sát và rút tỉa kinh nghiệm tham gia trên TTCK của chính tác giả từ năm 2000 đến nay đồng thời kết hợp với nguồn dữ liệu thông tin do tác giả sưu tầm, tập hợp từ các sách báo, tạp chí và các website có liên quan… V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Thị trường chứng khoán vốn chẳng bao giờ dễ dự đóan, điều đó càng đúng với một thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ và chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn như hiện nay. Trong buổi thuyết trình của giáo sư – tiến sĩ Stanley Pliska đến từ Đại học Illinois, Chicago, Mỹ về nghiệp vụ hợp đồng tương lai và quyền chọn diễn ra ngày 10/03/2008, ông đã đưa ra nhận định “ Hiện nay, không chỉ các thị trường toàn cầu nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng, mọi người đều lo ngại về vấn đề quản lý rủi ro, và đây cũng là thời điểm tốt để một thị trường non trẻ, với nhiều biến động về giá trong thời gian qua như Việt Nam có thể xem xét đến việc áp dụng những hình thức giao dịch tương lai và quyền chọn này”. Xét về quy mô thị trường cũng như môi trường đầu tư hiện tại, việc nghiên cứu đưa vào áp dụng các công cụ đầu tư là hết sức cần thiết. Quyền chọn - một sản phẩm đặc trưng cho công cụ phái sinh- sẽ nâng cao đáng kể tính thanh khoản cho TTCK nếu được đưa vào áp dụng và mang đến cho thị trường nhiều nhà đầu tư hơn với nhiều mức chấp nhận rủi ro khác nhau, bảo vệ được lợi nhuận cho nhà đầu tư và tránh được tình trạng sụt giảm liên tục trong thời gian dài của TTCK. Hơn nữa, theo kế hoạch phát triển thị trường năm 2008, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (“UBCKNN”) sẽ nghiên cứu và triển khai từng bước việc mở tài khoản ký quỹ, tập trung nghiên cứu các sản phẩm phái sinh. Theo ông Vũ Bằng – Chủ tịch UBCKNN, có khả năng sản phẩm quyền chọn (Option) sẽ áp dụng trước và triển khai dần các công cụ phái sinh khác khi có sự đồng bộ về các yếu tố thanh toán. HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  • 5. 5 Do đó, việc nghiên cứu công cụ quyền chọn chứng khóan là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách trong lúc này. Đây không phải là công việc của riêng Nhà nước mà tất cả những ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và những ai quan tâm đến nghiệp vụ này đều rất hữu ích và đáng được trân trọng. Do hạn chế về thời gian, trình độ và kinh nghiệm, đề tài không thể đi sâu tìm hiểu, khảo sát và phân tích hết các khía cạnh có liên quan đến quyền chọn. Mong rằng đề tài này sẽ được tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, kiểm chứng đầy đủ hơn và trên cơ sở đó có thể củng cố hoặc bổ sung thêm các giải pháp, đề xuất nhằm cho việc triển khai áp dụng quyền chọn chứng khoán trên TTCK Việt Nam đạt được hiệu quả cao hơn, giúp các nhà đầu tư có thêm công cụ tài chính cần thiết để bảo hiểm, đa dạng hóa cách thức đầu tư, giảm thiểu rủi ro và mở ra các cơ hội mới tìm kiếm lợi nhuận cho chính họ và cũng là góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế quốc gia được ổn định và bền vững. VI. Kết cấu của đề tài Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của đề tài bao gồm 03 chương  Chương I: Cơ sở lý luận về quyền chọn cổ phiếu  Chưong II: Những kinh nghiệm về tổ chức sàn giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại một số nước trên thế giới  Chương III: Áp dụng các giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại TTCK Việt Nam Ngòai ra đề tài còn có các phần: Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục các bảng biểu và hình vẽ, Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo. Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  • 6. 6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU 1.1 SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN Những giao dịch đầu tiên của quyền chọn mua và quyền chọn bán trên thế giới được cho là đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 18 ở Châu Âu. Vào đầu những năm 1900, một nhóm Công ty gọi là “Hiệp hội những nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán” đã thành lập thị trường các quyền chọn. Nếu một người nào đó muốn mua quyền chọn, một thành viên của hiệp hội sẽ này sẽ tìm một người bán sẵn sàng muốn ký hợp đồng bán quyền chọn. Nếu công ty thành viên không thể tìm ra được người bán, tự công ty sẽ bán quyền chọn với giá cả thích hợp. Vì vậy, một công ty thành viên có thể vừa là nhà môi giới vừa là nhà kinh doanh. Thị trường hoạt động theo cách này gọi là thị trường phi tập trung OTC (over-the-counter). Tháng 4 năm 1973, Uỷ ban thương mại Chicago (Chicago Board of Trade- CBO) thành lập sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán Chicago (Chicago Board Options Exchange – CBOE), đặc biệt dành cho trao đổi quyền chọn về cổ phiếu. TTCK Philadelphia (Philadelphia Exchange – PHLX) bắt đầu thực hiện giao dịch quyền chọn vào năm 1975, TTCK Pacific (Pacific Stock Exchange – PSE) thực hiện vào năm 1976 và TTCK New York ( New York Stock Exchage – NYSE) thực hiện vào năm 1985. Việc mua bán quyền chọn trở nên phổ biến đầu tiên ở Chicago Board of Options Exchange. Vào thời kỳ đó chủ yếu trao đổi các cổ phiếu thương mại đơn lẻ. Năm 1992, quyền chọn bắt đầu giao dịch trên các hợp đồng tương lai với trái phiếu chính phủ, và loại giao dịch này phát triển rất nhanh. Giao dịch trên thị trường đấu giá mở, việc mua bán quyền chọn cung cấp rất nhiều công cụ để đầu cơ và phòng hộ giá cho cộng đồng thương mại. Khi xã hội ngày càng phát triển, giao dịch quyền chọn ngày càng trở nên phổ biến hơn, lan rộng sang Anh, Brazil, Đức, Pháp, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông và HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  • 7. 7 Australia. Việc toàn cầu hoá thị trường thế giới đã tạo ra nhu cầu liên kết điện tử và thương mại 24/24 trong ngày. Thị trường Mỹ đã đáp ứng nhu cầu này bằng cách tạo ra những sản phẩm giao dịch quốc tế, mở rộng giờ giao dịch và triển khai một sàn giao dịch điện tử. Những hệ thống đáng chú ý nhất là GLOBEX (được CME phát triển) và Project A (được CBOT phát triển). Ở Đức, Deustche Terminborse Exchange đã bỏ kiểu giao dịch đấu giá mở, thay vào đó vận hành sàn giao dịch điện tử. Trên hệ thống GLOBEX, các nhà đầu tư cá thể có thể giao dịch dựa trên chỉ số S&P 500, S&P 500 mini và NASDAQ 100 và các hợp đồng con. Các nhà đầu tư còn có thể mua bán ngoại hối trên GLOBEX. Trên hệ thống Project A ( hiện tại là hệ thống Eurex- tháng 8/2000 CBOT xây dựng Eurex, tất cả giao dịch trên Project A đều được thực hiện tại Eurex). Các nhà đầu tư cá thể có thể mua bán trái phếu T-bonds và tín phiếu, quyền chọn và tất cả các sản phẩm ngũ cốc trên CBOT. 1.2 QUYỀN CHỌN VÀ QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU: 1.2.1 Định nghĩa Quyền chọn là một hợp đồng ký kết giữa một bên là “người ký phát” (Writer/Seller) và một bên là người mua hợp đồng (Buyer) trong đó, cho phép người mua hợp đồng được quyền mua hoặc bán cho người ký phát hợp đồng một số lượng tài sản với một giá cả nhất định và trong một thời hạn quy định của tương lai. Hợp đồng quyền chọn cung cấp quyền cho người sở hữu nó chứ không phải là nghĩa vụ mua hoặc bán. Vì vậy người chủ quyền chọn có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền trong thời gian hiệu lực của hợp đồng quyền chọn. Các hàng hoá trong giao dịch quyền chọn có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, tiền tệ hay hợp đồng tương lai… Một quyền chọn phổ biến nhất trên thế giới hiện nay trong lĩnh vực tài chính và có nhiều điểm tương đồng với giao dịch cổ phiếu là quyền chọn cổ phiếu. Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  • 8. 8 Quyền chọn cổ phiếu là một công cụ giao dịch linh hoạt nhất đã được tìm ra trong lĩnh vực kinh doanh – tài chính. Do chi phí cho quyền chọn thấp hơn giao dịch cổ phiếu, quyền chọn cung cấp một đòn bẩy tài chính cao với một mức thiệt hại giới hạn cụ thể trong việc giao dịch và đồng thời làm tăng thêm thu nhập cho nhà đầu tư. Người mua quyền chọn có quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ bắt buộc, mua hoặc bán các chứng khoán cơ sở (underlying stock) tại mức giá thực hiện đã thoả thuận trước (strike price/ exercise price) vào trước hoặc tại ngày đã định trước(expiry date). Các quyền chọn này tồn tại đối với hàng ngàn cổ phiếu riêng lẻ, mặc dù khối lượng giao dịch có thể thấp đối với quyền chọn của một số loại cổ phiếu nhất định. Tất cả các quyền chọn niêm yết có quyền thực hiện cho tháng hiện tại hoặc các tháng quy định trong tương lai (ở Mỹ thường là vào ngày thứ sáu của tuần thứ ba trong tháng đáo hạn). Mỗi cổ phiếu sẽ có một chu kỳ thích hợp đối vói quyền chọn. Tại Sàn giao dịch Chứng khoán Chicago của Mỹ, có ba chu kỳ đáo hạn cố định được quy định cho quyền chọn, mỗi chu kỳ thường cách nhau đều đặn là bốn tháng: Chu kỳ thứ nhất bắt đầu từ tháng Giêng, tháng tư, tháng bảy và tháng mười; Chu kỳ thứ hai bắt đầu từ tháng hai, tháng năm, tháng tám và tháng mười một; Chu kỳ thứ ba bắt đầu từ tháng ba, tháng sáu, tháng chín và tháng mười hai. Mỗi quyền chọn luôn có vài mức giá thực hiện (strike price) cao hơn hoặc thấp hơn giá giao dịch hiện hành của chứng khoán cơ sở trên thị trường và tăng giảm theo một biên độ nhất định, giá thực hiện được niêm yết giá với biên độ là 21/2, 5 và 10 điểm tuỳ thuộc vào giá thị trường của chứng khoán cơ sở và chỉ có vài giá thực hiện ở trên hoặc dưới giá hiện hành mới được giao dịch. Giá quyền chọn được xác định do cung cầu trên cơ sở đấu giá công bằng, công khai và cạnh tranh của sàn giao dịch. Ngoài ra, giá đóng cửa của quyền chọn luôn được đăng báo phổ biến hàng ngày. Người nắm giữ quyền chọn có ba phương pháp để hiện thực hoá lợi nhuận hoặc giảm thiếu phần thua lỗ bằng cách: hoặc bán lại quyền chọn; hoặc thoát khỏi giao dịch bằng cách giao dịch ngược lại với quyền chọn đang nắm giữ (offseting); hoặc để quyền chọn tự động đáo hạn không giá trị . HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  • 9. 9 Với đặc tính của Quyền chọn cổ phiếu đã nêu trên có nhiều điểm tương đồng với việc giao dịch cổ phiếu như: thứ nhất, việc giá giao dịch mua bán hình thành và thực hiện theo phương thức đấu giá mở; thứ hai, giao dịch quyền chọn cổ phiếu được thực hiện theo qui mô hợp đồng - tuỳ theo quy định cụ thể của từng sàn giao dịch, nhưng thông thường là 100 cổ phần/hợp đồng quyền chọn- tương tự hình thức giao dịch theo lô đối với cổ phiếu tại TTCK Việt Nam; thứ ba, nhà đầu tư quyền chọn còn có thể theo dõi xu hướng giá, khối lượng giao dịch và thông tin liên quan mỗi ngày, thậm chí mỗi phút của chứng khoán cơ sở giống như các nhà đầu tư cổ phiếu và nhanh chóng biết được mức giá nào nên thực hiện hợp đồng Quyền chọn của mình. Vì vậy, trong đề tài này tôi chỉ tập trung đề cập đến việc áp dụng Quyền chọn cổ phiếu vào TTCKVN và những khái niệm về Quyền chọn chứng khoán xuất hiện trong đề tài này cũng chỉ hàm ý đến Quyền chọn cổ phiếu 1.2.2 Các loại quyền Chọn 1.2.2.1 Quyền chọn Mua ( Call Options ) Quyền chọn mua cho người mua có quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, mua chứng khoán cơ sở tại một mức giá thực hiện đến khi đáo hạn. Có rất nhiều giá thực hiện có sẵn tuỳ thuộc vào giá giao dịch hiện thời của chứng khoán cơ sở. Thời gian đáo hạn có thể từ một tháng đến hơn một năm (Quyền chọn dài hạn LEAPS – Longterm Equity Anticipation Securities). Tuỳ thuộc vào trạng thái thị trường mà người mua quyền chọn có thể mua (go long a Call option) hoặc bán ( go short a Call option) một quyền chọn mua. Người mua quyền chọn mua có kỳ vọng về xu hướng tăng giá của cổ phiếu. Một quyền chọn mua mà giá chứng khoán cao hơn giá thực hiện được gọi là cao giá ITM (quyền chọn mua có lãi); Nếu giá chứng khoán thấp hơn giá thực hiện, quyền chọn mua được gọi là kiệt giá OTM (quyền chọn mua bị lỗ); Nếu giá chứng khoán bằng với giá thực hiện, quyền chọn là ngang giá ATM ( quyền chọn mua hoà vốn). Hình 1.1(a) mô tả thành quả của người mua quyền chọn mua với lợi nhuận tiềm năng là vô hạn khi giá của chứng khoán cơ sở tăng trong tương lai. Ngược lại, nếu giá Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  • 10. 10 chứng khoán giảm so với giá thực hiện, người mua quyền chỉ lỗ với mức lỗ tối đa bằng với phí mua quyền chọn Hình 1.1: Vị thế của Quyền chọn Mua Lãi Điểm hoà vốn Vùng Lãi 0 Phí Giá tài sản tăng Lỗ Giá thực hiện (a)- Thành quả của người mua quyền chọn mua Hình 1.1(b) mô tả thành quả của người bán quyền chọn mua, người bán quyền chọn mua chỉ kiếm lời bằng khoản phí nhận được từ người mua quyền chọn và sẽ bị thua lỗ vô hạn khi giá tài sản tăng so với giá thực hiện. Giá thực hiện Lãi Phí Giá tài sản tăng 0 Vùng Lỗ Lỗ Điểm hoà vốn (b)- Thành quả của người bán quyền chọn mua 1.2.2.2 Quyền chọn Bán (Put Options) Quyền chọn bán cho người mua có quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, bán chứng khoán cơ sở tại một mức giá thực hiện đến khi đáo hạn. Có rất nhiều giá thực hiện có sẵn tuỳ thuộc vào giá giao dịch hiện thời của chứng khoán cơ sở. Thời gian đáo hạn có thể từ một tháng đến hơn một năm (Quyền chọn dài hạn LEAPS). Tuỳ thuộc vào trạng thái thị trường mà người mua quyền chọn có thể mua (go long a Put option) HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  • 11. 11 hoặc bán ( go short a Put option) một quyền chọn bán. Người mua quyền chọn bán kỳ vọng cổ phiếu có xu hướng giảm giá. Nếu giá cổ phiếu thấp hơn giá thực hiện, quyền chọn bán được xem là cao giá ITM (quyền chọn bán có lãi); Nếu giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện, quyền chọn bán được xem là kiệt giá OTM (quyền chọn bán bị lỗ); Nếu giá cổ phiếu bằng với giá thực hiện, quyền chọn bán là ngang giá ATM (quyền chọn bán hoà vốn). Vị thế người mua, người bán và phí quyền chọn bán được mô tả bằng hình sau: Hình 1.2(a) Mô tả thành quả của người mua quyền chọn bán với lợi nhuận tiềm năng là vô hạn khi giá của tài sản giảm trong tương lai. Ngược lại, nếu giá chứng khoán tăng so với giá thực hiện thì người mua quyền chỉ lỗ với mức tối đa bằng với phí mua quyền chọn. Hình 1.2: Vị thế của Quyền chọn Bán Điểm hoà vốn Lãi Vùng lãi Giá tài sản tăng 0 Phí Lỗ Giá thực hiện (a) – Thành quả của người mua Quyền chọn Bán Hình 1.2(b) mô tả thành quả của người bán quyền chọn bán, người bán quyền chọn bán chỉ kiếm lời bằng khoản phí nhận được từ người mua quyền chọn và sẽ bị thua lỗ vô hạn khi giá tài sản giảm so với giá thực hiện. Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  • 12. 12 Giá thực hiện Lãi Phí 0 Vùng lỗ Giá tài sản tăng Điểm hoà vốn Lỗ (b) – Thành quả của người bán Quyền chọn bán Tóm lại, nhà đầu tư nắm giữ tài sản cơ sở mua quyền chọn bán khi họ dự đoán trong tương lai tài sản giảm giá để bảo hiểm cho tài sản của mình hoặc cũng có thể đầu cơ thu lợi trước dự đoán đó. Và ngược lại, khi nhà đầu tư kỳ vọng tài sản đó sẽ tăng lên trong tương lai thì họ sẽ phòng ngừa rủi ro bằng cách mua một quyền chọn mua. Nói như vậy, không có nghĩa là người bán quyền chọn mua và quyền chọn bán là những kẻ liều lĩnh hay thích đùa, thích đánh đổi một lợi nhuận rất nhỏ (phí quyền chọn) với những rủi ro vô hạn như 2 mô hình trên. Trên thị trường các nhà đầu tư khác nhau sẽ có những cảm nhận, nhận định và đánh giá khác nhau về xu hướng thay đổi của thị trường và các loại cổ phiếu nhất định nào đó – đây còn được gọi là thuyết đầu tư “phi lý” nhưng lại rất phổ biến theo các nhà nghiên cứu thuyết tài chính hành vi - vì vậy họ sẽ tin và hành động theo nhận định, phân tích và dự báo của mình với “khẩu vị” rủi ro và mục tiêu lợi nhuận của riêng mình. Trong suốt quá trình đầu tư, họ không ngừng tiến hành bù trừ các vị thế rủi ro hay tự bảo vệ mình khỏi thua lỗ bằng cách kết hợp các chiến lược mua bán khôn khéo và độc đáo, do đó, các khả năng đạt được lợi nhuận đa dạng đến nỗi gần như bất kỳ một nhà đầu tư nào cũng có thể tìm được một chiến lược đáp ứng mức rủi ro ưa thích của mình mà vẫn phù hợp với dự báo của thị trường. HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  • 13. 13 1.2.3 Các kiểu thực hiện Quyền Chọn Có ba kiểu thực hiện Quyền chọn: Quyền chọn Kiểu Mỹ ( American Style Option), Quyền chọn Kiểu Châu Âu ( European Style Option) và Quyền chọn Giá Trần (Capped Option) Quyền chọn Kiểu Mỹ ( American Style Option): Cho phép người nắm giữ Quyền chọn có quyền thực hiện hợp đồng quyền chọn vào bất kỳ ngày nào trước khi đáo hạn của Quyền chọn. Nếu không thực hiện, Quyền chọn sẽ không còn giá trị khi đến ngày đáo hạn và tồn tại như là một công cụ tài chính. Hiện nay, tất cả các giao dịch quyền chọn chứng khoán thường là Quyền chọn Kiểu Mỹ. Quyền chọn Kiểu Châu Âu ( European Style Option): chỉ cho phép người nắm giữ Quyền chọn thực hiện hợp đồng quyền chọn vào ngày đáo hạn. Do đặc tính này nên việc phân tích quyền chọn kiểu Châu Âu dễ hơn quyền chọn kiểu Mỹ. Quyền chọn Giá Trần (Capped Option): là một hợp đồng Quyền chọn với một mức lợi nhuận trần hoặc giá trần được xác định trước. Giá trần được tính bằng giá thực hiện cộng với biên độ giá trần (interval cap) đối với hợp đồng Quyền chọn mua và bằng giá thực hiện trừ đi biên độ giá trần đối với hợp đồng Quyền chọn bán. Hợp đồng Quyền chọn giá trần tự động sẽ được thực hiện khi chứng khoán cơ sở đóng cửa tại mức giá cao hơn ( đối với Quyền chọn Mua) và thấp hơn (đối với Quyền chọn Bán ) mức giá trần đã thoả thuận trong hợp đồng. Ngược lại, nếu không đạt được giá trần đã thoả thuận, Hợp đồng Quyền chọn giá trần chỉ cho phép người nắm giữ Quyền chọn thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn. 1.3 QUI TRÌNH CƠ BẢN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN 1.3.1 Các chủ thể tham gia thị trường Quyền chọn 1.3.1.1 Chủ thể phát hành ( Writer/ Seller) Chủ thể phát hành là những chủ thể mà họ sẽ cung quyền lựa chọn cho thị trường. Chủ thế phát hành có thể là cá nhân, tổ chức và cũng có thể là các nhà tạo lập thị trường. Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  • 14. 14 Chủ thể phát hành còn là các nhà tạo lập thị trường, họ chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của công chúng đối với Quyền chọn. Khi một công chúng nào đó muốn mua (bán) một quyền chọn và không có thành viên nào trong công chúng muốn bán (mua) quyền chọn đó, nhà tạo lập thị trường sẽ thực hiện giao dịch đó. Hệ thống này đảm bảo rằng nếu một nhà đầu tư tư nhân muốn mua một quyền chọn cụ thể, sẽ có người sẵn sàng chào bán, và nếu một người mua quyền chọn và sau đó muốn bán nó đi, sẽ có người sẵn sàng mua. Nhà tạo lập thị trường cung cấp cho công chúng tiện ích về thực hiện giao dịch ngay lập tức. 1.3.1.2 Chủ thể trung gian Các môi giới và môi giới trên sàn giao dịch (Broker): Nếu một người nào đó muốn mua hoặc bán một quyền chọn, cá nhân người đó phải thiết lập một tài khoản tại công ty môi giới. Công ty này phải thuê một nhà môi giới trên sàn hoặc có hợp đồng hợp tác với hoặc là một nhà môi giới độc lập trên sàn giao dịch hoặc là nhà môi giới sàn giao dịch của một công ty đối thủ. Nhà môi giới trên sàn thực hiện các lệnh của những người không phải là thành viên và hoặc là nhận một mức lương thuần hoặc là nhận hoa hồng trên mỗi lệnh thực hiện được. Trung tâm thanh toán bù trừ - Công ty thanh toán bù trừ quyền chọn (OCC): là một công ty độc lập, đảm bảo cho việc thực hiện của người bán quyền chọn. OCC là một trung gian thanh toán trong mỗi giao dịch. Người mua Quyền chọn khi thực hiện quyền không hướng vào người bán quyền chọn mà hướng vào Công ty thanh toán bù trừ quyền chọn và người bán quyền chọn cũng thực hiện chi trả hoặc giao chứng khoán cho Công ty thanh toán bù trừ quyền chọn. Mỗi thành viên của OCC được gọi là công ty thanh toán, có mở một tài khoản với OCC. Sự tham gia của OCC đảm bảo cho quy trình thực hiện các hợp đồng Quyền chọn diễn ra thông suốt và hạn chế rủi ro phá vỡ hợp đồng từ các bên nhờ thế mà quyền lợi của người mua ngày càng được đảm bảo. 1.3.1.3 Chủ thể đầu tư ( Taker/ Buyer) HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  • 15. 15 Chủ thể đầu tư là những chủ thể có nhu cầu quyền chọn trên thị trường quyền chọn. Chủ thể này tham gia thị trường quyền chọn nhằm mục đích kiếm lợi. Thế giới tài chính bao gồm một số lượng khổng lồ các định chế ở đủ mọi qui mô, mà rất nhiều trong số này tham gia giao dịch quyền chọn. Một số các định chế này là công ty môi giới thực hiện lệnh cho công chúng, các công ty này tìm kiếm các quyền chọn bị định giá không đúng, giao dịch chúng và nhờ vậy tạo thêm lợi nhuận cho công ty. Nhiều nhà đầu tư có tổ chức lớn, như quỹ hưu bổng, quỹ uỷ thác và quỹ hỗ tương cũng giao dịch quyền chọn. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà đầu tư dạng này ký kết quyền chọn đối với cổ phiếu trong danh mục của mình. Số lượng các tổ chức nước ngoài giao dịch quyền chọn cũng tăng lên. Ngoài các nhà đầu tư có tổ chức lớn, dĩ nhiên cũng có nhiều cá nhân – giàu có hoặc không giàu có – mua bán quyền chọn. 1.3.2 Quy trình cơ bản giao dịch Quyền chọn hiện nay Một cá nhân muốn giao dịch quyền chọn đầu tiên phải mở một tài khoản ở công ty môi giới. Khách hàng xác định quyền chọn, lệnh và quyết định số lượng hợp đồng muốn giao dịch … và thông báo cho môi giới của mình, công ty môi giới gởi lệnh đến cho người môi giới sàn giao dịch của công ty trên sàn giao dịch quyền chọn và thông báo cho công ty thanh toán, công ty đã xử lý giao dịch ban đầu. Công ty thanh toán sau đó đặt lệnh thực hiện cho OCC, OCC chọn ngẫu nhiên một công ty thanh toán mà thông qua đó có một khách hàng vừa bán một hợp đồng giống như vậy. Các thành viên của Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ tự động thực hiện các giao dịch có cung – cầu gặp nhau và thông tin giao dịch thành công cho khách hàng và đưa thông tin lên sàn giao dịch hoặc gởi thông tin cho các thành viên trong hệ thống giao dịch để làm cơ sở cho giao dịch tiếp theo, thực hiện thanh toán chuyển đổi tiền và chứng khoán cho khách hàng theo thời gian quy định, thông báo cho khách hàng sự thay đổi trong tài khoản giao dịch. 1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  • 16. 16 Hiện nay, các mô hình định giá quyền chọn như mô hình Black-Scholes và mô hình nhị phân có thể giúp nhà đầu tư xác định giá tham khảo hợp lý (fair value) của quyền chọn theo một công thức toán học. Có nhiều yếu tố tạo nên giá trị của quyền chọn và ảnh hưởng đến phí quyền chọn khi giao dịch như: Giá chứng khoán cơ sở (Underlying Stock Price): Giá trị của một quyền chọn tuỳ thuộc chủ yếu vào giá của chứng khoán cơ sở. Trong trường hợp quyền chọn cao giá ITM, sự chênh lệch giữa giá thực hiện hợp đồng quyền chọn và giá cổ phiếu trên thị trường được xem là giá trị nội tại của quyền chọn (Intrinsic value). Trong trường hợp quyền chọn ngang giá ATM hoặc kiệt giá OTM thì quyền chọn đó không có giá trị nội tại nhưng các yếu tố khác sẽ tạo ra giá trị cho quyền chọn và cùng nhau ảnh hưởng đến giá trị giao dịch của phí quyền chọn, được gọi là giá trị thời gian (Time value) – được xác định bằng chênh lệch giữa phí quyền chọn và giá trị nội tại. Các thành phần chính tạo ra giá trị thời gian của quyền chọn là Thời gian đến lúc đáo hạn, độ biến động, cổ tức và lãi suất. Như vậy, phí quyền chọn được xác định bởi giá trị nội tại của quyền chọn và giá trị thời gian, trong trạng thái ngang giá ATM và trạng thái kiệt giá OTM thì giá trị thời gian cũng chính là phí quyền chọn. Thời gian đến lúc đáo hạn (Time Remaining Until Expiration): Thông thường, thời gian đến lúc đáo hạn càng dài thì phí quyền chọn càng cao vì trong thời gian đó có nhiều cơ hội để giá cổ phiếu cơ sở thay đổi và làm cho quyền chọn có lãi. Giá trị thời gian sẽ rớt rất nhanh trong vài tuần cuối trước khi đáo hạn quyền chọn. Độ biến động(Volatility): Độ biến động của giá chứng khoán cơ sở sẽ ảnh hưởng đến phí quyền chọn. Độ biến động giá chứng khoán càng cao thì phí quyền chọn càng cao do sẽ có một khả năng lớn là giá chứng khoán thay đổi và làm cho quyền chọn có lãi. Cổ tức: Thực tế cổ tức được trả cho người nắm giữ cổ phiếu, do đó cổ tức tiền mặt sẽ ảnh hưởng đến phí quyền chọn thông qua sự tác động của nó đến giá của chứng HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  • 17. 17 khoán cơ sở. Cổ tức làm cho giá cổ phiếu giảm xuống trong ngày giao dịch không hưởng quyền, cổ tức có tương quan ngược chiều với giá quyền chọn mua và tương quan cùng chiều với giá quyền chọn bán. Tỉ lệ lãi suất: Thông thường thì lãi suất càng cao sẽ có khuynh hướng làm giá quyền chọn mua cao hơn và giá quyền chọn bán thấp hơn. Tuy nhiên, giá giao dịch của một quyền chọn không nhất thiết phải bằng với giá tham khảo (fair value), bởi vì các trông đợi khác nhau vào độ biến động và cổ tức sẽ có nhiều kết quả giá tham khảo tương ứng. Trong thực tế, cung và cầu sẽ quyết định giá quyền chọn là bao nhiêu. Các nhà đầu tư sẽ tính toán giá tham khảo của một hợp đồng quyền chọn và có sự chỉ dẫn khi nào là giá thị trường đang cao hơn hoặc thấp hơn giá tham khảo (fair value), và họ sẽ có quyết định mua hoặc bán quyền chọn và góp phần hình thành mức giá thị trường của chính quyền chọn đó. 1.5 CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CƠ BẢN CỦA QUYỀN CHỌN Hiệu quả của Quyền chọn được quyết định bởi các chiến lược riêng của mỗi nhà đầu tư. Có một số chiến lược cơ bản mà chúng ta sẽ xem xét dưới đây, với giả định bỏ qua một số yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến kết quả của quyền chọn ( 1 ) 1.5.1 Mua Quyền chọn Mua ( Buying Calls/ Long Call) 1.5.1.1 Mua quyền chọn mua khi giá có khuynh hướng tăng lên Mua quyền chọn mua cổ phiếu XYZ July 50, là quyền mua 100 cổ phiếu XYZ với giá $50 cho mỗi cổ phiếu tại bất cứ thời điểm nào trước khi quyền chọn đáo hạn vào tháng bảy. Giả định rằng phí quyền chọn phải trả là 3.5 (hay là $350 cho hợp đồng này). Nếu giá của cổ phiếu XYZ tăng lên $55 trước khi quyền chọn đáo hạn và phí quyền chọn lúc này tăng lên 5.5 nhà đầu tư có thể quyết định: 1 Các yếu tố như hoa hồng phí, phí giao dịch, thuế sẽ được bỏ qua trong các chiến lược nêu trên để thuận lợi cho việc phân tích. giả định Giả định rằng các quyền chọn thực hiện là quyền chọn kiểu Mỹ và qui mô hợp đồng quyền chọn cổ phiếu là 100 cổ phiếu. Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  • 18. 18  Thực hiện quyền mua với tổng giá trị là $5.350 (bao gồm cả phí quyền chọn) đồng thời bán lại số cổ phiếu này trên thị trường thu về $5.500 ($55x100), lợi nhuận ròng đạt được là $150;  Hoặc bán quyền chọn với giá $550 ($5.5x100), thu chênh lệch của việc mua bán phí quyền chọn là $200 ($550-$350), đạt 57% (200/350) cao hơn tỉ lệ lợi nhuận thu được so với đầu tư trực tiếp 100 cổ phiếu là 10% ($55/$50). Ngược lại, nếu giá cổ phiếu rớt còn $45 và phí quyền chọn giảm là 0,9 thì nhà đầu tư có thể bán lại quyền chọn thu $90 (0.9x100) hoặc để cho quyền chọn đáo hạn không giá trị và bạn sẽ mất toàn bộ phí mua quyền $350. Như vậy, mức lỗ do đầu tư quyền chọn tối đa chỉ bằng phí quyền chọn hoặc ít hơn nếu bán lại quyền chọn và đặc biệt phần thiệt hại sẽ thường là ít hơn lỗ do đầu tư cổ phiếu trực tiếp $500 [(50-45)x100]. Chiến lược mua quyền chọn mua cung cấp lợi nhuận tiềm năng vô hạn (bởi việc bán lại quyền chọn để đạt lợi nhuận hoặc bán cổ phiếu và hưởng chênh lệch giá với giá thị trường) và mức rủi ro xác định (phí quyền chọn). Đây là chiến lược tốt nhất được sử dụng trong thị trường giá lên vì mức tăng giá của cổ phiếu cơ sở sẽ nằm trên mức hoà vốn ( như phần minh hoạ ở Hình 1.1). 1.5.1.2 Mua quyền chọn mua là một phần của kế hoạch đầu tư an toàn Một cách sử dụng quyền chọn phổ biến được biết đến là “ chiến lược 90/10” bao gồm đầu tư 10% vào việc mua quyền chọn mua và 90% vào đầu tư vào công cụ tiền tệ của thị trường (vi dụ như Tín phiếu kho bạc/ Trái phiếu ngắn hạn của Chính phủ T- Bills) và nắm giữ cho đến khi đáo hạn quyền chọn. Giả định rằng, cổ phiếu XYZ đang giao dịch tại mức giá $60, để mua 100 cổ phiếu thì tổng giá trị cần đầu tư là $6.000, khi giá cổ phiếu giảm toàn bộ số tiền đầu tư này sẽ bị rủi ro. Nếu áp dụng chiến lược đầu tư 90/10, nhà đầu tư sẽ dành ra 10% tổng giá trị vốn hiện có đầu tư mua một quyền chọn mua sáu tháng cổ phiếu XYZ tại mức giá $60 (six-month XYZ 60 Call), với phí quyền chọn giả định là $6; 90% tổng giá trị vốn còn lại là $5.400 sẽ đầu tư vào T-bills trong sáu tháng với lãi suất 10% và T-bills sẽ được HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  • 19. 19 nắm giữ cho đến khi đáo hạn, thu lãi $270 trong sáu tháng và được bù đắp vào chí phí mua quyền chọn đã bỏ ra. Giá vốn quyền chọn lúc này chỉ còn $330 ($600-$270). Nếu giá cổ phiếu XYZ tăng hơn $3.3 mỗi cổ phiếu thì quyền chọn mua cao giá ITM, ví dụ giá cổ phiếu tăng lên $65 và phí quyền chọn tăng lên $8, người nắm giữ quyền chọn sẽ quyết định: thực hiện quyền mua 100 cổ phiếu với mức giá $60 và bán lại trên thị trường với mức giá $65, tổng lợi nhuận thu về là $170 ; Hoặc bán lại quyền chọn trên thị trường để hưởng chênh lệch $470. Nếu giá cổ phiếu XYZ giảm hơn $3.3, phần thiệt hại sẽ giới hạn bằng với phí quyền chọn đã trả ($600) và còn được bù đắp một phần bằng lãi suất do đầu tư T-Bills mang lại cộng thêm với phần phí thu hồi nếu bạn quyết định bán lại quyền chọn vào thời điểm đó. Chiến lược này vừa cung cấp đòn bẩy tài chính (từ quyền chọn) vừa giới hạn được rủi ro (từ T-Bills), cho phép nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ sự tăng giá của cổ phiếu vừa hạn chế được rủi ro và bù đắp được một phần phí quyền chọn do lợi suất đầu tư trái phiếu mang lại. 1.5.1.3 Mua Quyền chọn mua để chốt giá mua chứng khoán cơ sở Một nhà đầu tư nhận thấy giá cổ phiếu đang rẻ nhưng hiện tại không đủ tiền mặt để mua thì có thể sử dụng Quyền chọn mua để mua được cổ phiếu đó trong thời gian có thể kéo dài đến 8 tháng. Giả định rằng XYZ đang được giao dịch với giá $55 và nhà đầu tư muốn sở hữu 100 cổ phiếu XYZ tại mức giá đó, theo tính toán thì nhà đầu tư sẽ có được số tiền cần để mua cổ phiếu trong 6 tháng tới và họ đoán rằng giá cổ phiếu sẽ tăng. Một giải pháp dành cho nhà đầu tư này là mua quyền chọn mua 6 tháng cổ phiếu XYZ tại mức giá 55, và đó là mức giá tối đa nhà đầu tư phải trả để mua cổ phiếu XYZ với mức phí 4.25. Nếu trong 6 tháng, giá cổ phiếu tăng lên $70 và nguồn tiền dự kiến đã có đủ, nhà đầu tư thực hiện quyền và sở hữu được 100 cổ phiếu XYZ với giá $55 với tổng chi phí Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  • 20. 20 $5.925 (bao gồm cả phí quyền chọn) thay vì mất $7.000 để mua cổ phiếu trên thị trường. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu giảm còn $50, nhà đầu tư sẽ không thực hiện quyền và để quyền chọn mua tự động đáo hạn không giá trị hoặc bán lại quyền chọn để bù đắp một phần phí đã bỏ ra. Thiệt hại tối đa trong chiến lược này chỉ bằng đúng phí quyền chọn đã bỏ ra. 1.5.1.4 Mua quyền chọn mua để bảo hộ việc bán khống cổ phiếu Việc bán khống chứng khoán luôn yêu cần một tài khoản margin (tài khoản vay tiền để mua chứng khoán) và ký quỹ đảm bảo vị thế của quyền chọn mua (margin Calls) để nhà đầu tư đảm bảo việc thực hiện mua lại cổ phiếu một cách nhanh chóng. Nhà đầu tư thực hiện bán khống cổ phiếu thực hiện mua quyền chọn mua để giới hạn mức rủi ro của mình. Giả định rằng nhà đầu tư bán khống 100 cổ phiếu XYZ giá $40 cho mỗi cổ phiếu và đồng thời mua một quyền chọn mua cổ phiếu XYZ giá 40 và phí quyền chọn là 3.5. Nếu giá trên thị trường tăng lên bán khống sẽ bị lỗ và nhờ vào việc thực hiện quyền mua mà nhà đầu tư có thể bảo hộ được vị thế bán khống cổ phiếu của mình. Ví dụ, giá cổ phiếu tăng lên $50, lúc này nhà đầu tư có thể thực hiện quyền chọn và mua cổ phiếu tại mức giá $40 để đảm bảo cho vị thế bán khống của mình với chi phí là $350 thay vì phải mất đi $1.000 để mua lại cổ phiếu nhằm bảo hộ cho vị thế bán khống. Phần thiệt hại tối đa trong chiến lược này được giới hạn bằng chi phí mua quyền chọn mua với cộng thêm phần chênh lệch (nếu có) giữa mức giá thực hiện của quyền chọn và giá bán khống. Mặc dù quyền chọn mua được sử dụng để khử đi rủi ro giá tăng cho Bán khống, nhưng nó không giúp cho người nắm giữ quyền chọn khỏi việc ký quỹ thực hiện bán khống hoặc việc bổ sung phí và duy trì mức ký quỹ theo qui định. 1.5.2 Mua Quyền chọn Bán ( Buying Puts/ Long Put) 1.5.2.1 Mua quyền chọn bán khi thị trường có khuynh hướng giảm giá HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  • 21. 21 Mua Quyền chọn Bán là một phương pháp hiệu quả hơn cả phương pháp bán khống đối với việc tìm kiếm lợi nhuận khi giá chứng khoán đi xuống, thông qua việc mua quyền chọn bán nhà đầu tư sẽ xác định được các mức rủi ro. Thông thường mức rủi ro tối đa chính là phí mua quyền chọn, trong khi nếu thực hiện bán khống thì mức rủi ro là không giới hạn. Mặt khác để thực hiện mua quyền chọn bán nhà đầu tư chỉ cần thanh toán phí mua quyền chọn bán một lần, trong khi với hoạt động bán khống chứng khoán nhà đầu tư phải luôn đảm bảo vị thế của mình bằng cách bổ sung và duy trì mức ký quỹ theo qui định sau mỗi ngày giao dịch. Quyền bán cổ phiếu tại một mức giá xác định sẽ có giá trị cao hơn khi giá của chứng khoán đó giảm xuống như phần minh hoạ trong Hình 1.2 ở trên Ví dụ, mua quyền chọn bán cổ phiếu XYZ July 50, là quyền bán 100 cổ phiếu XYZ với giá $50 cho mỗi cổ phiếu tại bất cứ thời điểm nào trước khi quyền chọn đáo hạn vào tháng bảy. Giả định rằng phí quyền chọn là 4 (hay là $400 cho hợp đồng này). Nếu giá của XYZ giảm còn $45 trước tháng bảy và phí quyền chọn bán tăng lên $6, nhà đầu tư có 2 lựa chọn: hoặc là mua 100 cổ phiếu XYZ với giá $45 và đồng thời thực hiện quyền bán cổ phiếu XYZ với giá $50, lợi nhuận ròng đạt được là $100 ( $500 lợi nhuận từ bán cổ phiếu trừ đi phí mua quyền chọn $400); Hoặc có thể bán quyền chọn để lấy chênh lệch giá mua bán quyền chọn là $200. Nếu giá cổ phiếu XYZ tăng lên $55 trước khi đáo hạn và phí quyền chọn giảm còn $1.5, nhà đầu tư có thể bán lại quyền chọn với giá $150, thu hồi lại một phần chi phí đã bỏ ra. 1.5.2.2 Mua quyền chọn bán để bảo vệ việc nắm giữ cổ phiếu (long stock position) Nhà đầu tư có thể giới hạn rủi ro cho cổ phiếu đang sở hữu bằng cách đồng thời mua vào một quyền chọn bán của chứng khoán đó, một chiến lược bảo hộ thường được biết đến dưới cách gọi quyền chọn bán bảo vệ - “married put”. Chiến lược này thiết lập một mức giá tối thiểu cho việc bán cổ phiếu trong suốt thời gian còn hiệu lực của Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  • 22. 22 quyền chọn bán và giới hạn mức lỗ tối đa chỉ bằng chi phí mua quyền chọn bán cộng thêm các chi phí khác (nếu có) giữa giá giao dịch cổ phiếu và giá thực hiện của quyền chọn. Trong trường hợp cổ phiếu giảm giá, nhà đầu tư có thể thực hiện quyền bán cổ phiếu với giá đã xác định giảm thiểu mức rủi ro phải gánh chịu bằng quyền chọn hoặc bán lại quyền chọn (lúc này quyền chọn bán cao giá) lấy lợi nhuận từ việc bán quyền chọn bù đắp cho phần lỗ do vị thế nắm giữ cổ phiếu tạo ra. Ngược lại khi giá cổ phiếu tăng, việc nắm giữ cổ phiếu đã đạt được vị thế mong đợi, quyền chọn bán bị kiệt giá, lúc này nhà đầu tư có thể để quyền chọn tự động đáo hạn hoặc bán lại quyền chọn bù đắp một phần chi phí đã bỏ ra mua quyền, mức rủi ro tối đa chỉ bằng phí mua quyền chọn và mức rủi ro này có thể chấp nhận được đối với mức sinh lời mong đợi của cổ phiếu đem lại. Chiến lược này chủ yếu nhằm để bảo hộ vị thế nắm giữ cổ phiếu (long stock position) với mức rủi ro tối đa chấp nhận là phí quyền chọn hơn là quan tâm đến mức lợi nhuận trần của quyền chọn khi giá giảm. 1.5.2.3 Mua quyền chọn bán để bảo vệ lợi nhuận tối thiểu cho cổ phiếu đầu tư Nếu nhà đầu tư đã thiết lập một mức lợi nhuận cho cổ phiếu nắm giữ, họ có thể mua quyền chọn bán để bảo vệ vị thế này chống lại các sự giảm giá ngắn hạn của cổ phiếu. Nếu giá cổ phiếu giảm nhiều hơn chi phí quyền chọn bán, quyền chọn bán có thể được bán hoặc thực hiện quyền chọn để bù đắp thiệt hại do sự giảm giá này. Ví dụ nhà đầu tư đã mua cổ phiếu XYZ với giá $60 và giá hiện nay tăng lên $75. Nhà đầu tư vẫn tiếp tục muốn nắm giữ cổ phiếu và muốn có được mức lợi nhuận đảm bảo trên giá bán tối thiểu là $70 cho mỗi cổ phiếu, họ sẽ thực hiện mua quyền chọn bán với giá thực hiện là $70 với phí quyền chọn là 1.5, đảm bảo việc bán cổ phiếu với giá $70 trong thời gian hiệu lực của quyền chọn. Dĩ nhiên, lợi nhuận sẽ bị giảm đi $150 cho phí quyền chọn và cũng là thiệt hại tối đa trong chiến lược này. HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  • 23. 23 Ví dụ, nếu giá cổ phiếu bị giảm xuống còn $65 và phí quyền chọn tăng lên $6, nhà đầu tư có thể thực hiện quyền chọn và bán cổ phiếu XYZ với giá $70, phần lợi nhuận $1.000 do vị thế cổ phiếu đã bị bù đắp một phần cho chi phí quyền chọn và kết quả đạt dược là $850 ($1.000 -$150). Nếu nhà đầu tư mong muốn duy trì vị thế cổ phiếu, bạn có thể bán quyền chọn bán đang có lời (ITM) với giá $600 và hưởng chênh lệch quyền chọn bán là $450, có thể bù đắp một phần hoặc tất cả các thiệt hại trong giá trị cổ phiếu. Nếu giá cổ phiếu tăng lên, sẽ không có sự giới hạn trong lợi nhuận tiềm năng từ việc tăng giá cổ phiếu. Lợi nhuận thu được từ cổ phiếu sẽ trừ đi phần phí quyền chọn đã mua, hay mức chi phí cơ hội cao nhất chính là phí quyền chọn đã mua. ($150) 1.5.3 Bán Quyền Chọn Mua 1.5.3.1 Bán quyền chọn mua được phòng ngừa (Covered calls writing) Trong giao dịch bán quyền chọn mua được phòng ngừa, nghĩa là mua chứng khoán cơ sở và bán quyền chọn mua dựa trên chứng khoán đó. Đây là một chiến lược bổ sung tốt nhất trong thị trường giá lên và ổn định với việc tăng giá chậm của chứng khoán cơ sở đã được dự đoán trước. Thành công của một quyền chọn mua được phòng ngừa dựa trên việc tìm ra sự ổn định của thị trường và một quyền chọn mua kiệt giá nhẹ (OTM) với thời gian đáo hạn còn lại ít hơn 45 ngày, phí quyền chọn đủ để tạo ra giao dịch có giá trị khi giá cổ phiếu cơ sở tăng thấp hơn giá thực hiện quyền chọn. Rủi ro cho giao dịch này cao nhưng được đền bù lại một lợi nhuận trần do giá thực hiện của việc bán quyền mua ngắn hạn. Ví dụ mua 100 cổ phiếu Wall-Mart Stores, Inc ( WMT) với giá 43.88 và bán một quyền chọn mua WMT với giá 45, thời gian đáo hạn còn lại là 2 tháng, phí quyền chọn là 0.95. Lợi nhuận tối đa cho giao dịch này là phí quyền chọn nhận được từ việc bán quyền chọn mua cộng với lợi nhuận từ cổ phiếu nắm giữ nếu giá cổ phiếu vào ngày đáo hạn bằng với giá thực hiện trong hợp đồng quyền chọn. Phần thu về tối đa từ quyền chọn là $95 và từ cổ phiếu là $112 [45-43.88) x 100]. Tổng lợi nhuận thu về từ chiến Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  • 24. 24 lược bán quyền chọn mua được phòng ngừa này là $207 ( 95+112). Mức rủi ro tối đa thì được giới hạn khi giá cổ phiếu WMT rớt qua khỏi mức hoà vốn là $42.93 (được xác định bằng giá chứng khoán mua lúc đầu trừ đi phí quyền chọn, 43.88 – 0.95) đến 0. Quyền chọn này không cần tài khoản ký quỹ đặt lệnh vì việc bán quyền chọn mua được bảo hộ bởi chính cổ phiếu cơ sở nắm giữ. Quyền chọn mua được phòng ngừa là chiến lược phổ biến nhất được sử dụng hiện nay. Nếu người kinh doanh muốn tìm kiếm thêm lợi nhuận từ cổ phiếu đang nắm giữ, họ có thể bán một quyền chọn mua kiệt giá nhẹ mỗi tháng. Rủi ro trên chiến lược này là khả năng hạn chế trong việc bảo vệ chứng khoán cơ sở khỏi xu hướng giảm giá chủ đạo và phần thiệt hại có thể của lợi nhuận trong tương lai khi giá chứng khoán lên cao hơn mức giá thực hiện. Để tăng cường bảo vệ, quyền chọn mua được phòng ngừa có thể kết hợp với việc mua dài hạn một quyền chọn bán ( trên 6 tháng). Quyền chọn mua có thể bán mỗi tháng với sự bảo vệ hỗ trợ của việc thực hiện quyền chọn bán. Lợi nhuận tiềm năng và thiệt hại của một người bán quyền chọn mua bị ảnh hưởng bởi giá thực hiện của quyền chọn mua. Trong các trường hợp, lợi nhuận ròng đạt được tối đa của người bán quyền chọn mua sẽ được xác định nếu giá cổ phiếu cao hơn hoặc ngang bằng với giá thực hiện của quyền chọn lúc đáo hạn hoặc lúc thoả thuận. Giả định rằng giá mua cổ phiếu thì bằng với giá hiện hành của cổ phiếu, nếu người bán quyền chọn bán một quyền chọn mua ngang giá ATM thì lợi nhuận ròng chính là phí quyền chọn mà anh ta bán; nếu là một quyền chọn mua cao giá ITM thì lợi nhuận ròng sẽ bằng phí quyền chọn trừ đi các chi phí chênh lệnh giữa giá mua cổ phiếu và giá thực hiện; nếu là một quyền chọn mua kiệt giá OTM, thì lợi nhuận ròng tối đa sẽ là phí quyền chọn cộng với chi phí chênh lệch giữa giá thực hiện và giá mua cổ phiếu. 1.5.3.2 Bán quyền chọn mua không được phòng ngừa (Uncovered call writing) Người bán quyền chọn mua không được phòng ngừa là người không nắm giữ chứng khoán cơ sở để thực hiện hợp đồng quyền chọn, hợp đồng này còn gọi là hợp đồng khống (naked). Người bán quyền chọn mua không được phòng ngừa bắt buộc HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  • 25. 25 phải ký quỹ và duy trì tỉ lệ đủ để mua chứng khoán trong thị trường tự do nếu như người mua quyền chọn thực hiện hợp đồng. Rủi ro của hợp đồng khống là không có giới hạn. Tuy nhiên người bán quyền chọn mua không được phòng ngừa có thể đạt được lợi nhuận trong suốt chu kỳ giảm giá hoặc đứng yên của giá chứng khoán. Hai rủi ro chính mà nhà đầu tư cần quan tâm trong chiến lược này là: Nếu giá cổ phiếu tăng nhanh, quyền mua sẽ được thực hiện. Người bán phải thực hiện nghĩa vụ chuyển giao chứng khoán, và bắt buộc phải mua chứng khoán từ thị trường bên ngoài với giá cao hơn hợp đồng. Hoặc Rủi ro của việc bán quyền chọn mua không được phòng ngừa thì giống như bán khống chứng khoán, mặc dù người bán quyền chọn nhận được phí quyền chọn bù đắp một phần rủi ro đó. Giả định rằng bán một quyền mua cổ phiếu XYZ giá 65 đáo hạn tháng 7, phí quyền chọn là 6. Nếu giá chứng khoán thấp hơn hoặc bằng 65 thì quyền chọn đó không có chỉ định thực hiện và do không có cổ phiếu nên việc giảm giá cổ phiếu không ảnh hưởng đến phần lợi nhuận do việc bán quyền chọn đem lại ($600). Mặt khác, nếu giá cổ phiếu tăng lên $75, quyền chọn sẽ được chỉ định thực hiện và mức lỗ ròng lúc này là $400 ($1000 - $600), phần thiệt hại của người đầu tư sẽ tiếp tục gia tăng khi giá cổ phiếu tăng lên. Để huỷ bỏ nghĩa vụ thực hiện giao dịch quyền chon này trước khi được chỉ định thực hiện, người bán quyền chọn mua không được phòng ngừa phải thực hiện mua chấm dứt giao dịch (closing purchase). 1.5.4 Bán Quyền Chọn Bán 1.5.4.1 Quyền chọn bán được phòng ngừa (Covered put writing) Một người bán quyền chọn bán được xem là có phòng ngừa khi anh ta có cổ phiếu tương ứng đảm bảo cho việc thực hiện quyền và bán quyền chọn trên chứng khoán đó hoặc chứng khoán cơ sở còn được hiểu là tiền mặt của người phát hành quyền chọn ký gởi trong tài khoản cho người môi giới đảm bảo đủ để thực hiện quyền chọn. Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  • 26. 26 Chiến lược này là công cụ tốt nhất trong thị trường đi xuống và sự rớt giá của chứng khoán cơ sở diễn ra chậm đã được dự đoán trước. Lợi nhuận tiềm năng của một người phát hành quyền chọn bán được phòng ngừa sẽ tối đa bằng phí quyền chọn nhận được cộng thêm chênh lệch giá giữa giá thực hiện quyền chọn bán và giá bán chứng khoán cơ sở. Mức rủi ro của chiến lược này là vô hạn nếu giá cổ phiếu tăng mạnh, lúc này, việc bán cổ phiếu sẽ làm tăng thêm lỗ trong khi mức bù đắp từ lợi nhuận bán quyền chọn chỉ giới hạn ở mức phí thu được. 1.5.4.2 Quyền chọn bán không được phòng ngừa (Uncovered put writing) Một người phát hành quyền chọn bán không được phòng ngừa là người không có cổ phiếu tương đương đảm bảo thực hiện quyền chọn hoặc không có đủ tiền ký quỹ bằng với giá trị thực hiện quyền chọn bán. Giống như việc phát hành quyền chọn mua không được phòng ngừa, quyền chọn bán không được phòng ngừa có mức thu giới hạn ( phí quyền chọn nhận được) và mức rủi ro tiềm năng rất lớn (nếu giá giảm và bị chỉ định thực hiện). Nếu giá cổ phiếu giảm dưới giá thực hiện của hợp đồng quyền chọn bán thì quyền chọn bán sẽ được thực hiện, người phát hành quyền chọn có nghĩa vụ phải mua lại cổ phiếu với giá đã thoả thuận. Phần thiệt hại do cổ phiếu giảm giá sẽ được bù đắp một phần hoặc toàn bộ bằng mức phí quyền chọn đã nhận được. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu tăng , quyền chọn bán sẽ tự động đáo hạn và người phát hành quyền chọn được hưởng phần phí đã thu cùng với lợi nhuận do bán cổ phiếu. 1.6 LỢI ÍCH VÀ RỦI RO CỦA GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN: Với những đặc điểm linh hoạt trong sử dụng có tác dụng chính trong việc quản lý rủi ro, cung cấp đòn bẩy tài chính cao trong việc đầu tư, quyền chọn còn cho nhà đầu tư thời gian để quyết định đầu tư, đồng thời tạo thêm công cụ đầu cơ khi thị trường lên hoặc xuống, đa dạng hoá danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro và tăng thêm thu nhập đầu tư. HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  • 27. 27 Bên cạnh những ưu điểm nói trên, nhà đầu tư quyền chọn phải đối mặt với những rủi ro của quyền chọn như rủi ro khách quan của thị trường làm ảnh hưởng đến giá quyền chọn, quyền chọn trở thành vô dụng với đặc điểm chu kỳ sống giới hạn của nó và làm tăng thêm các khoản phí liên quan trong đầu tư (margin calls) và có thể dẫn đến những rủi ro không giới hạn. Tuy nhiên, nếu mọi nhà đầu tư đều hoạt động theo đúng các nguyên tắc đầu tư của các chiến lược đầu tư nêu trên và khi thị trường có dấu hiệu tốt cho một chiến lược cụ thể, thì ai cũng muốn đạt lợi nhuận tối đa trên danh mục đầu tư của mình hoặc khi có những dấu hiệu thị trường xấu cho quyền chọn theo nguyên tắc của các chiến lược ban đầu, họ sẽ mua hoặc bán đồng loạt làm cung cầu thị trường mất cân đối nặng nề, lúc đó các chiến lược trên lý thuyết là rất hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro nhưng thực tế lại không thực hiện được, dẫn đến thị trường sẽ bị khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Vậy, liệu có còn nhà đầu tư nào dám tham gia đầu tư khi thị trường khủng hoảng và có nguy cơ sụp đổ? Và tại sao thị trường giao dịch quyền chọn mặc dù có lúc tăng, giảm nhưng nói chung vẫn có xu hướng tăng và ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới cả về số lượng hợp đồng và giá trị giao dịch như hiện nay? Phải chăng mối quan hệ cung cầu trên thị trường giao dịch quyền chọn luôn được cân bằng và đâu là nơi điều tiết sự lưu thông và tạo ra nguồn cung mới tốt hơn trên thị trường đó? Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  • 28. 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG I Chương I trình bày một công cụ tài chính rất phổ biến trên thế giới ngày nay là quyền chọn Cổ phiếu. Chương này trình bày phần giới thiệu về sự phát triển của thị trường quyền chọn, các khái niệm về quyền chọn và các yếu tố liên quan đến quyền chọn mà nhà đầu tư cần nắm bắt, quy trình vận hành và thực hiện một quyền chọn cũng như tham khảo các các chiến lược cơ bản để sử dụng quyền chọn trong việc hạn chế rủi ro của các nhà đầu tư. Đồng thời, thông qua tìm hiểu thị trường giao dịch quyền chọn, các chiến lược đầu tư cơ bản quyền chọn hiện nay, có một vấn đề cần lưu tâm là sự lưu thông của thị trường giao dịch quyền chọn và vai trò quan trọng của nhà tạo lập thị trường trong việc điều chỉnh sự cân bằng cung cầu trên thị trường quyền chọn, đây cũng là vấn đề mấu chốt để chuẩn bị và xây dựng các cơ sở tiền đề nhằm đem đến hiệu quả cao trong việc áp dụng quyền chọn vào TTCK Việt Nam. Mục tiêu của Chương I là cung cấp phần lý luận cơ bản để làm nền tảng cho việc nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm tổ chức sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán tại một số nước trên thế giới cũng như các tiền đề cần nghiên cứu, chuẩn bị cho áp dụng các giao dịch quyền chọn cổ phiếu vào TTCK Việt Nam trong các Chương II và Chương III tiếp theo. HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  • 29. 29 CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC SÀN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 2.1 MÔ HÌNH MỸ 2.1.1 TTCK Mỹ Nét quan trọng trong cơ cấu thị trường tài chính Mỹ là việc tách rời hoạt động của ngành ngân hàng và ngành chứng khoán. Rất ít nước trên thế giới theo mô hình của Mỹ. Trên thực tế, việc tách rời hoạt động của hai ngành chứng khoán và ngân hàng là sự khác biệt nổi bật trong các quy định về hoạt động của ngành chứng khoán tại Mỹ và các nước khác. Thị trường chứng khoán Mỹ có lịch sử phát triển lâu dài và đã đạt đến trình độ cao về mọi mặt, từ hệ thống thống luật chứng khoán đến hệ thống giao dịch chứng khoán và đặc biệt đã xây dựng được cơ quan quản lý nhà nước mạnh. Chính vì vậy, mô hình thị trường chứng khoán Mỹ đã được nhiều nước học tập, áp dụng và sửa đổi cho phù hợp với thực trạng, điều kiện kinh tế của từng nước. Thị trường chứng khoán Mỹ xuất hiện từ năm 1792 và đến năm 1800 đánh dấu sự ra đời của Sở Giao dịch chứng khoán đầu tiên và sau đó là hàng loạt các sở giao dịch chứng khoán được hình thành trên khắp nước Mỹ. Sự bùng nổ chưa từng thấy trong thị trường chứng khoán cùng với việc đầu tư thoải mái vào cổ phiếu làm gia tăng rất nhanh sự tham gia của công chúng vào thị trường chứng khoán trong suốt những năm 1990. Khối lượng mua bán hàng năm trên Sở giao dịch chứng khoán New York, hay “Hội đồng lớn”, tăng vọt từ 11.400 triệu cổ phiếu năm 1980 lên 169.000 triệu cổ phiếu năm 1998 và tiếp tục tăng trên 350.000 triệu cổ phiếu năm 2000, tổng giá trị giao dịch trong năm 2000 đạt 11,1 nghìn tỷ USD . Trong khoảng từ năm 1989 đến năm 1995, tỷ lệ số hộ gia đình Mỹ sở hữu cổ phiếu, trực tiếp hoặc thông qua trung gian như các quỹ trợ cấp, tăng từ 31% lên tới 41%. Các tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Mỹ bao gồm các ngân hàng đầu tư, các công ty môi giới, các quỹ tín dụng đầu tư: Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  • 30. 30 - Các ngân hàng đầu tư ( Investment bank): khi một công ty muốn phát hành vay vốn, công ty thường thuê các dịch vụ của một ngân hàng đầu tư để giúp việc chào bán chứng khoán. Mặc dù tên gọi là ngân hàng nhưng các ngân hàng đầu tư không phải là một tổ chức tài chính trung gian đứng ra nhận tiền gởi và cho vay mà hoạt động gần giống như một công ty chứng khoán tại Việt Nam. Những ngân hàng đầu tư nổi tiếng tại Mỹ gồm có Morgan Stanley, Merrill Lynch, Saiomon Brothers, First Boston Corporation và Goldman Sachs đã rất thành công trong lĩnh vực bảo lãnh phát hành không những tại Mỹ mà cả các thị trường ngoài Mỹ. - Các công ty môi giới: các công ty môi giới ở Mỹ có thể thành lập dưới bất kỳ hình thức nào: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Có rất nhiều loại môi giới và tự doanh chứng khoán. Có nhà môi giới và tự doanh nhỏ chỉ chuyên cung cấp một loại dịch vụ, cũng có những công ty môi giới và tự doanh lớn cung cấp nhiều dịch vụ tài chính đa dạng như môi giới, cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán, quản lý tiền cho khách hàng… . Công ty môi giới lớn nhất của Mỹ là Merrill Lynch, ngoài ra còn có các công ty khác như Paine-Webber, Dean Witter Reynolds và Smith Barney. - Các Quỹ tín dụng đầu tư chứng khoán: các quỹ này nhận tiền từ các cá nhân và thay mặt họ đầu tư vào những danh mục đầu tư chứng khoán khác nhau. Các quỹ tín dụng này tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ, những người cảm thấy không có khả năng hoặc thời gian để chọn trong số hàng ngàn cổ phiếu riêng, đầu tư tiền của mình thông qua các nhà chuyên nghiệp. Và do các quỹ tín dụng sở hữu các nhóm cổ phiếu rất đa dạng nên họ bảo vệ cho các nhà đầu tư phần nào khi xuất hiện những dao động mạnh đối với giá trị của các cổ phiếu riêng biệt. Bị hấp dẫn bởi thu nhập ổn định và một phạm vi rất rộng các khả năng lựa chọn nên người Mỹ đã đầu tư một khối lượng tiền rất lớn vào các quỹ tín dụng trong suốt những năm 1980 và 1990. Vào cuối những năm 1990, họ đã có 5,4 HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  • 31. 31 nghìn tỷ USD trong các quỹ tín dụng, và tỷ lệ số gia đình Mỹ giữ cổ phần trong quỹ tín dụng đã lên tới 37% năm 1997 so với 6% năm 1979. Cổ phiếu niêm yết chủ yếu được giao dịch ở 2 sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ là Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và Sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ (AMEX). Các thành phố lớn khác của Mỹ cũng có những sở giao dịch chứng khoán địa phương nhỏ hơn. Tuy nhiên, số lượng mua bán lớn nhất các loại cổ phiếu và trái phiếu khác nhau được giao dịch trên Hệ thống niêm yết giá tự động của Hiệp hội giao dịch chứng khoán quốc gia, viết tắt là NASDAQ. Hoạt động được gọi là giao dịch ngoài luồng này, tiến hành mua bán khoảng 5.240 loại cổ phiếu, không được đặt cố định tại một địa điểm nào; đúng hơn, nó là một hệ thống mạng máy tính và điện thoại theo mô hình của thị trường toàn cầu của các nhà giao dịch cổ phiếu và trái phiếu. Hiệp hội giao dịch chứng khoán quốc gia, cơ quan giám sát thị trường giao dịch NASDAQ, có quyền trục xuất các công ty và nhà giao dịch nào bị xác định là gian lận hoặc không trả được nợ. Vì nhiều chứng khoán được giao dịch ở thị trường này thường là các công ty nhỏ và ít ổn định nên NASDAQ được xem là thị trường có nhiều rủi ro hơn hai sở giao dịch lớn nói trên. Năm 1973, thị trường quyền chọn ra đời với việc thành lập Sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán Chicago (Chicago Board Options Exchange - CBOE), đặc biệt dành cho trao đổi quyền chọn về cổ phiếu. Với sự phát triển mạnh mẽ của công cụ tài chính phái sinh này, hiện nay tại Mỹ các sàn giao dịch quyền chọn có thể kể đến như AMEX, CBOE, Sàn giao dịch chứng khoán quốc tế ( International Securities Exchanges –ISE), sàn giao dịch chứng khoán Thái Bình (the Pacific Exchange, Inc. – PCX) và Sở giao dịch chứng khoán Philadelphia ( The Philadelphia Stock Exchange, Inc. – PHLX). Giống như giao dịch cổ phiếu, giao dịch quyền chọn được giám sát bởi Uỷ Ban Chứng khoán và Hối phiếu ( Securities and Exchange Commission – SEC) 2.1.2 Sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán Chicago (CBOE) 2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  • 32. 32 Thời gian Sự kiện 1973 - CBOE được thành lập - Ngày giao dịch đầu tiên (26/04/1973) có 911 hợp đồng mua bán được ký kết. 1975 - Hệ thống báo giá tự động được giới thiệu - Trung tâm thanh toán các giao dịch quyền chọn được thành lập - Mô hình Black-Scholes được áp dụng trong việc định giá quyền chọn 1977 - Bắt đầu giao dịch quyền chọn bán (Put Options) - SEC đình chỉ việc mở rộng các giao dịch quyền chọn trong thời gian cơ quan này tiến hành xem xét việc phát triển quá nhanh của TTCK phái sinh này. 1981 - CBOE động thổ xây dựng trụ sở mới với tổng diện tích 350.000m2 thay cho quy mô trước đây là 45.000m2 1983 - CBOE tiến hành thực hiện cuộc cách mạng trong ngành giao dịch quyền chọn bằng loại hình giao dịch chỉ số chứng khoán bằng việc giao dịch quyền chọn chỉ số S&P 100 và quyền chọn chỉ số S&P 500 1984 - Khối lượng giao dịch thường niên qua sàn lần đầu tiên đạt đến con số 100 triệu hợp đồng. - CBOE khai trương hệ thống tự động thực hiện việc bán lẻ ( Retail Automatic Execution System – RAES) 1985 - CBOE thành lập Viện nghiên cứu về Quyền chọn - Đưa vào giao dịch chỉ số NASDAQ - Quyền chọn được niêm yết trên NYSE 1987 - TTCK rơi vào khủng hoảng kéo theo sự sụp đổ của TTCK phái sinh HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  • 33. 33 1989 - CBOE bắt đầu chuyển hướng phát triển loại hình giao dịch quyền chọn lãi suất. 1992 - Hội đồng công nghệ quyền chọn ( Options Industry Council) được thành lập với nhiệm vụ mở rộng việc đào tạo cho những nhà đầu tư 1993 - CBOE giới thiệu quyền chọn FLEX – tạo ra những điều khoản cơ bản trong hợp đồng quyền chọn - CBOE khai trương chỉ số VIX – một chỉ số đo lường tính không ổn định của thị trường 1997 - Đưa vào giao dịch chỉ số công nghiệp Down Jones - CBOE mua lại bộ phận kinh doanh quyền chọn của NYSE 1998 - Khối lượng hợp đồng quyền chọn thường niên vượt ngưỡng 200 triệu hợp đồng 2000 - SEC chấp nhận kế hoạch liên kết thị trường quyền chọn Mỹ của CBOE - Số lượng các hợp đồng giao dịch lần đầu tiên vượt ngưỡng 1 triệu hợp đồng/ngày. Khối lượng hợp đồng quyền chọn thường niên CBOE đạt 300 triệu hợp dồng 2002 - CBOE tiếp tục mở rộng hệ thống giao dịch điện tử - CBOE bắt đầu phát triển hệ thống giao dịch kép, kết hợp giữa việc mua bán thủ công trên sàn với giao dịch tự động qua hệ thống điện tử. 2003 - CBOE và các sàn giao dịch khác thành công trong việc kết nối liên thị trường quyền chọn - CBOE kỷ niệm 20 năm ngày giao dịch quyền chọn đầu tiên được thực hiện. 2005 - CBOE đạt khối lượng giao dịch mức kỷ lục là 468.249.301 hợp đồng Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  • 34. 34 với tổng giá trị ước tính lên đến 12.000 tỷ đô la Mỹ 2006 - CBOE tiếp tục tăng khối lượng giao dịch lên 674.735.301 hợp đồng (tăng 40% so với năm 2005) - CBOE được tạp chí Structured Product bầu chọn là “sàn giao dịch điển hình của năm” - CBOE giành giải thưởng là sàn cung cấp những sản phẩm phái sinh tốt nhất năm 2006 do tạp chí Global Finance tổ chức 2007 - Khối lượng giao dịch lên 944.477.924 hợp đồng (tăng 40% so với năm 2006). Nguồn: http://www.cboe.com 2.1.2.2 Tổ chức của sàn giao dịch Cơ cấu tổ chức và quản lý của Sàn giao dịch chứng khoán Chicago bao gồm: Uỷ ban giám sát, Uỷ ban phân xử, Uỷ ban kiểm tra, Uỷ ban phụ trách thành viên và Uỷ ban phát triển sản phẩm. Các Uỷ ban này chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch Uỷ ban phụ trách lĩnh vực mà mình quản lý. Các Uỷ ban có trách nhiệm đảm bảo việc tuân thủ các luật lệ và nguyên tắc của sàn giao dịch. Các chủ thể tham gia trên sàn giao dịch cũng bao gồm: - Các nhà tạo lập thị trường: là một cá nhân hay người được uỷ nhiệm của một tổ chức mua một seat- một chỗ ngồi, vị trí giao dịch trên sàn. Để tồn tại, nhà tạo lập thị trường phải tạo ra lợi nhuận bằng cách mua vào ở một mức giá thấp và bán ra ở mức giá cao hơn. Nếu một cá nhân muốn trở thành một nhà tạo lập thị trường thì phải tiến hành thủ tục đăng ký , đạt yêu cầu qua kỳ thi sát hạch và được Uỷ ban phụ trách thành viên xác nhận là nhà tạo lập thị trường. - Các môi giới trên sàn giao dịch: Để trở thành nhà môi giới trên sản, một cá nhân phải hoàn tất thủ tục đăng ký, đạt yêu cầu qua kỳ thi sát hạch năng lực và được Uỷ ban phụ trách thành viên xác nhận là nhà môi giới. CBOE cũng có một số HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  • 35. 35 nhà tạo lập thị trường được chỉ định, đó là những người được phép vừa là người tạo lập thị trường vừa là nhà môi giới. - Nhân viên giữ sổ lệnh: đây là một dạng kinh doanh tại sàn giao dịch CBOE. Nhân viên giữ sổ lệnh là một nhân viên của sàn giao dịch, có chức năng nhận và cập nhật các lệnh giới hạn (là lệnh quy định cụ thể mức giá tối đa có thể trả để mua hoặc mức giá tối thiểu chấp nhận được để bán) của tất cả khách hàng. Nếu các điều kiện thay đổi đến mức có ít các mức giá tốt nhất, lúc này, bằng lệnh giới hạn, nhân viên giữ sổ lệnh sẽ thực hiện giao dịch thay cho các nhà môi giới. Khi tiếp thu các lệnh giới hạn, các nhân viên giữ sổ lệnh sẽ thông báo giá mua thấp nhất và giá bán cao nhất đến các nhà tạo lập thị trường. Lệnh sẽ được thực hiện khi các điều kiện thay đổi đến mức có ít nhất một nhà tạo lập thị trường sẵn sàng chấp nhận những mức giá đó. - Nhân viên giao dịch (Floor Officials): là các thành viên hoạt động trực thuộc các Uỷ ban giám sát, có trách nhiệm giám sát, hướng dẫn các hoạt động giao dịch đảm bảo đúng nguyên tắc và pháp luật. Có quyền xác nhận tư cách thành viên, kiểm tra và thông báo đến Uỷ ban kiểm tra những giao dịch có dấu hiệu bất thường. - Thư ký thành viên ( Member Clerks): Là những thư ký của các nhà tạo lập thị trường hay môi giới trên sàn, họ có nhiệm vụ hỗ trợ và giúp đỡ việc nhận lệnh, kiểm tra và chuyển lệnh giao dịch trên sàn. 2.1.2.3 Giao dịch và thanh toán Mô hình của sàn giao dịch CBOE có thể khái quát như sau: Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  • 36. 36 Hình 2.3 Qui trình thực hiện một giao dịch trên thị trường quyền chọn Người Người mua mua (1a) (6a) (7a) (1b) (6b) (7b) (2a) (2b) Môi giới Môi giới Môi giới Môi giới của trên sàn Sàn giao dịch trên sàn của người của quyền chọn của người mua MGNM (3) MGNB bán (MGNM) (5a) (5b) (MGNB) (8a) (8b) (4) Công ty Công ty thanh toán (9a) (9b) thanh toán của người Trung tâm thanh của người MGNM toán (OCC) MGNB Nguồn: sách Quản trị rủi ro tài chính (1a) (1b) - Người mua /bán chỉ thị cho môi giới của mình tiến hành một giao dịch quyền chọn. (2a)(2b) - Môi giới của Người mua /bán truyền lệnh cho môi giới trên sàn của công ty mình. (3) - Các nhà môi giới trên sàn gặp gỡ trên sàn giao dịch quyền chọn và thống nhất giá (4) - Thông tin về giao dịch được báo cáo cho trung tâm thanh toán bù trừ (OCC) (5a)(5b) - Nhà môi giới trên sàn thông báo giá cho người môi giới của người mua /người bán (6a)(6b) - Môi giới của người bán/người mua thông báo giá về cho người bán và người mua (7a)(7b) - Người mua (Người bán) ký gửi phí quyền chọn cho người môi giới (8a)(8b) - Môi giới của người mua/người bán ký gửi phí quyền chọn và tiền ký quỹ cho Công ty thanh toán của mình (9a)(9b) - Công ty thanh toán của người môi giới của bên mua và bên bán ký gửi phí quyền chọn và tiền ký quỹ cho trung tâm thanh toán bù trừ. HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  • 37. 37 Hàng ngày, các phiên giao dịch sẽ được thực hiện thông qua các hệ thống sàn giao dịch điện tử tự động (Exchange’s Rapid Opening System) và sàn giao dịch lai ghép (Exchange’Hybrid Opening System). Thời hạn giao dịch phải được đảm bào song song với TTCK cơ sở. Trình tự giao dịch được sắp xếp thứ tự theo nguyên tắc ưu tiên theo thời gian đáo hạn gần nhất của các hợp đồng quyền chọn. Nguyên tắc khớp lệnh được ưu tiên cho giá tốt nhất, nếu các lệnh cùng giá thì ưu tiên cho lệnh giới hạn được đăng kí trong sổ của nhân viên giữ sổ lệnh, sau đó là thời gian đặt lệnh. Thời gian khớp lệnh trễ nhất là 3 giờ chiều đối với hợp đồng quyền chọn chứng khoán và 3:15” chiều đối với các hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán. Việc giao dịch và khớp lệnh luôn được sự giám sát và xác nhận của các nhân viên điều hành sàn giao dịch. Một cá nhân muốn giao dịch quyền chọn đầu tiên phải mở một tài khoản ở công ty môi giới. Sau đó cá nhân này sẽ chỉ thị cho người môi giới mua hoặc bán một quyền chọn cụ thể. Người môi giới gửi lệnh đến người môi giới sàn giao dịch của công ty trên sàn giao dịch quyền chọn. Một nhà đầu tư có thể đồng thời đặt nhiều dạng lệnh khác nhau nhằm ứng phó với các tình huống khác nhau: - Lệnh thị trường là dạng lệnh chỉ thị các nhà môi giới trên sàn giao dịch nhận mức giá tốt nhất. - Lệnh giới hạn là dạng lệnh quy định cụ thể mức giá cao nhất có thể trả để mua hoặc mức giá thấp nhất chấp nhận bán. Các lệnh giới hạn có thể có giá trị cho đến khi bị huỷ hoặc có giá trị trong ngày . - Lệnh có giá trị cho đến khi bị huỷ ( good-till canceled) là dạng lệnh có hiệu lực cho đến khi bị huỷ bỏ. - Lệnh có giá trị trong ngày (day order) là dạng lệnh có hiệu lực cho đến hết thời gian còn lại trong ngày. - Lệnh dừng (stop order) là dạng lệnh cho phép nhà đầu tư nắm giữ một quyền chọn riêng biệt ở mức giá thấp hơn mức giá hiện tại . Nếu giá thị trường giảm Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  • 38. 38 xuống đến mức giá đã quy định , người môi giới được chỉ thị bán quyền chọn ở mức giá tốt nhất hiện có. - Lệnh tất cả hoặc không ( all or none order) là dạng lệnh cho phép người môi giới thực hiện một phần lệnh với giá này và phần còn lại với giá khác . - Lệnh tất cả hoặc không , cùng giá (all or none ,same price order) là dạng lệnh yêu cầu người môi giới hoặc là thực hiện toàn bộ lệnh với cùng một mức giá hoặc là không thực hiện lệnh. Các lệnh mua bán phải xác định nhà tạo lập thị trường, nhà môi giới, mã chứng khoán cơ sở , loại hợp đồng quyền chọn , thời gian đáo hạn, giá thực hiện, giá chuyển nhượng, khối lượng giao dịch, tên công ty thanh toán thành viên và được cung cấp đến các thành viên giao dịch có liên quan trên sàn. Mọi giao dịch thành công trên sàn đều được thông báo đến Công ty thanh toán bù trừ trên quyền chọn (Option Clearing Corporation- OCC). Các thông tin bao gồm: xác nhận thành viên Công ty thanh toán có liên quan, loại hình hợp đồng, loại hình chứng khoán cơ sở ,giá thực hiện, thời gian đáo hạn, số lượng hợp đồng, phí giao dịch , nhà môi giới, tài khoản giao dịch, thời gian mua bán và một số thông tin khác. Việc thanh toán và thực hiện hợp đồng quyền chọn cũng phải thông qua Công ty thanh toán bù trừ trên các tài khoản giao dịch của khách hàng . Công tác giao nhận chứng khoán cơ sở và thanh toán hợp đồng được điều chỉnh bởi các nguyên tắc giao dịch của Công ty thanh toán bù trừ . Khi đến ngày đáo hạn hay người sở hữu hợp đồng yêu cầu thực hiện ,Công ty đề nghị khách hàng bên mua nộp số tiền tương ứng giá trị hợp đồng đối với quyền chọn mua cổ phiếu , hoặc chứng khoán cơ sở đối với hợp đồng quyền chọn bán, sau đó yêu cầu khách hàng bán quyền chọn nộp cổ phiếu cơ sở hay tiền mặt tương ứng để tiến hành chuyển giao. Nếu một bên vi phạm nghĩa vụ thực hiện chuyển giao hoặc thanh toán thì sẽ bị Công ty xử lý theo Luật Chứng khoán và các quy định của Cục dự trữ liên bang. 2.1.2.4 Cơ chế giám sát HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên