SlideShare a Scribd company logo
1 of 4
Lãi xuất thỏa thuận là ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi suất
cao hơn lãi suất trần cho các khoản vay trung dài hạn.
Lãi xuất thỏa thuận là NHTW sẽ để cho các NHTM tự thỏa thuận lãi suất huy động và
cho vay đối với khách hàng


1. Tác động của cơ chế lãi suất thỏa thuận

Ngay sau khi cơ chế này được thực hiện, lãi suất thỏa thuận đã nhanh chóng tạo nên
những hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế, đó là:

Thứ nhất, hình thành mặt bằng lãi suất cho vay minh bạch, rõ ràng và phản ánh đúng tín
hiệu của thị trường, chấm dứt tình trạng phí “ngầm” mà Ngân hàng Nhà nước cũng khó
kiểm soát.

Thứ hai, tạo điều kiện cho các NHTM chủ động xác định mức lãi suất cho vay dựa trên
các yếu tố: chi phí vốn đầu vào của ngân hàng; mức độ rủi ro của từng khách hàng; lĩnh
vực, ngành nghề kinh doanh của họ và một số yếu tố liên quan khác. Sự phân hóa khách
hàng sẽ diễn ra rõ hơn: Khách hàng có uy tín sẽ được hưỡng lãi suất thấp, còn khách hàng
kém uy tín phải chịu lãi suất cao với mức độ khác nhau rõ rệt.

Thứ ba, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới để huy động vốn với
mức lãi suất phù hợp; đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế. Khi các
ngân hàng chủ động hơn trong xác định lãi suất và quy mô huy động với thời hạn hợp lý,
rủi ro thanh khoản sẽ giảm.

Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu ứng tích cực, việc áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận
cũng nảy sinh một số khó khăn, bất cập như:

Thứ nhất, việc chưa gỡ bỏ trần lãi suất huy động trong khi thực hiện cơ chế lãi suất cho
vay thỏa thuận làm xuất hiện những vấn đề phát sinh:

Lãi suất “đầu ra” không có trần (cả ngoại tệ và VNĐ), nhưng “đầu vào” lại có trần (đối
với VNĐ), thì lợi ích sẽ nghiêng về các NHTM, chứ không nghiêng về người gửi tiền và
cũng không nghiêng về người vay.

Người vay tiền mới được “giải cứu” khi được cấp bù lãi suất, nhiều người chưa hết khó
khăn, nay vay vốn ngân hàng với lãi suất cao hơn khá nhiều thì sản xuất kinh doanh sẽ
khó khăn hơn, tác động không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế vừa mới thoát đáy, đang vượt
dốc đi lên, đích phục hồi hoàn toàn sẽ còn xa.

Nguy cơ tái lạm phát cao đã được nhiều chuyên gia cảnh báo nay đã đến gần, thậm chí đã
có dấu hiệu xuất hiện.
Thứ hai, cạnh tranh giữa các ngân hàng khi không còn kiểm soát lãi suất sẽ dẫn tới tình
trạng các ngân hàng nhỏ khó có khả năng cho vay với lãi suất thấp để cạnh tranh với các
ngân hàng lớn.

Thứ ba, tăng trưởng tín dụng sẽ tăng lên do các NHTM đẩy mạnh cho vay nhằm tìm kiếm
lợi nhuận hoặc tiến hành các hoạt động kinh doanh mạo hiểm do sức ép phải cho vay lại
với lãi cao. Điều này cũng có nghĩa là sẽ tạo sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, thậm chí cấu
thành các tội phạm và vỡ nợ tín dụng dây chuyền mang tính xã hội, làm tăng tính rủi ro
và nhạy cảm, sự mất ổn định của hệ thống ngân hàng và kinh tế vĩ mô trong
nước.

Thứ tư, chính sách lãi suất thỏa thuận làm tăng sức ép lên việc đổi mới cách thức điều
hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên thị trường tài chính- ngân hàng
Việt Nam.

2. Những kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả cơ chế lãi suất thỏa thuận

Thứ nhất, NHNN có kế hoạch, lộ trình dỡ bỏ trần lãi suất huy động hoặc thực hiện điều
chỉnh thường xuyên hơn việc mềm hoá biên độ trần LSHĐ theo sát với lãi suất cho vay
thoả thuận tránh giãn cách giữa trần lãi suất huy động chính thức và lãi suất cho vay thực
tế, cân đối cung-cầu, cũng như bảo đảm tính thanh khoản trong hoạt động của các ngân
hàng.

Thứ hai, cho vay theo lãi suất thỏa thuận nhưng không có nghĩa là sẽ thả lỏng. TCTD
thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam phải niêm yết công khai lãi suất cho vay ở mức
hợp lý, trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của
khách hàng vay, tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn
vay để phát triển sản xuất - kinh doanh.

Thứ ba, trong bối cảnh có nhiều kênh hấp dẫn nhà đầu tư, NHNN cho phép các NHTM
được thoả thuận lãi suất cho vay, nhưng trong những trường hợp cần thiết, cần có sự can
thiệp của NHNN tránh tình trạng mặt bằng lãi suất cho vay bị đẩy lên quá cao, kéo lãi
suất huy động lên theo gây nhiều bất ổn cho nền kinh tế.

Thứ tư, NHNN cần thúc đẩy hoàn thiện cơ chế giám sát, kiểm soát, xử lý các rủi ro tài
chính - ngân hàng; tăng cường các hoạt động thanh tra, các hoạt động thông tin, chủ động
phòng ngừa và xử lý các cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành ngân hàng.

Thứ năm, nhanh chóng chuẩn hoá và thống nhất cơ sở pháp lý liên quan đến các hoạt
động ngân hàng, nhất là các quy định giữa Luật Ngân hàng và Dân sự có liên quan về vay
và cho vay về định danh các hành vi cho vay nặng lãi, huy động vốn có tính lừa đảo,
nhằm có cơ sở định danh, xử lý và hạn chế tội phạm tài chính - ngân hàng.

Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14-4-2010 của NHNN cho phép các TCTD cho
vay theo LSTT và các TCTD thực hiện cho vay với mức lãi suất vượt 150% LSCB do
NHNN công bố. Vậy, LSTT là muốn cho vay với lãi suất bao nhiêu cũng được, không
còn bị ràng buộc bởi các quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành?

Lật lại hồ sơ thì LSTT lần đầu tiên được NHNN đề cập trong Quyết định số
546/2002/QĐ-NHNN ngày 30-5-2002 (Quyết định 546), trong đó ghi: “Nay thực hiện cơ
chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của
TCTD đối với khách hàng. Tổ chức tín dụng xác định lãi suất cho vay bằng đồng Việt
Nam trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng vay...”.

Quyết định này khi đó nhằm thay thế cho Quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN1 ngày 2-8-
2000 vốn quy định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của các TCTD không vượt quá
mức LSCB và biên độ được NHNN quy định trong từng thời kỳ chứ không phải để gỡ
trần do vướng Bộ luật Dân sự vì tại thời điểm đó Bộ luật Dân sự năm 1995 chưa đề cập
đến LSCB.

Khoản 1, điều 473 của Bộ luật Dân sự 1995 chỉ ghi: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận
nhưng không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do NHNN quy định đối với loại
cho vay tương ứng”. Như vậy, theo quyết định 546, LSTT có thể hiểu là lãi suất cho vay
của các TCTD đối với khách hàng không phụ thuộc vào LSCB và NHNN cũng không
còn công bố biên độ điều chỉnh.

Từ đó, chúng ta mang cách hiểu về LSTT của năm 2002 áp dụng cho năm 2010 khi điều
kiện đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là pháp luật đã có những quy định cụ thể đòi hỏi
chúng ta phải hiểu chính xác về LSTT. Việc hiểu không đúng về LSTT thời điểm này dẫn
đến cả hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phạm luật. Khi Bộ luật Dân sự 2005 được
thông qua, cần phải hiểu LSTT là lãi suất được thỏa thuận giữa người đi vay và cho vay
nhưng không trái với các quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, khi LSCB tháng 5-
2010 đang là 8%/năm, lãi suất kinh doanh của các TCTD không thể vượt quá 12%/năm.

Bộ luật Dân sự hiện hành vẫn còn đó điều khoản về lãi suất, để có thể thay đổi thì ít nhất
cần có một Nghị quyết của Quốc hội điều chỉnh nội dung này. Nghị quyết về kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ tư
ngày 6-11-2008 có đề cập: “Các tổ chức tín dụng điều hành lãi suất cho vay trên cơ sở lãi
suất cơ bản của NHNN theo quy định của pháp luật và được phép cho vay theo lãi suất
thỏa thuận đối với một số dự án sản xuất - kinh doanh có hiệu quả cao”.

Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu LSTT này như thế nào? Không thể hiểu LSTT là lãi suất
bao nhiêu cũng được vì nghị quyết không hề giải thích như vậy. Hiểu LSTT theo Quyết
định 546 là lãi suất được tự do thỏa thuận, không phụ thuộc vào LSCB cũng không được
vì như đã đề cập, quyết định này ban hành khi Bộ luật Dân sự 2005 chưa ra đời, khi đã có
Bộ luật Dân sự 2005, Quyết định 546 không thể được giải thích trái với một văn bản quy
phạm pháp luật có giá trị cao hơn.

Như vậy, điều quan trọng nhất là gì khi nói đến LSTT? Đó là một lời giải thích rõ ràng ở
một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị ngang bằng hoặc cao hơn Bộ luật Dân sự hiện
hành. Khi chưa có giải thích, chỉ có thể hiểu LSTT theo Quyết định 546, một cách hiểu
không còn phù hợp. Do đó, khi một khách hàng kiện một TCTD ra tòa vì cho vay vượt
150% LSCB ở thời điểm hiện tại, tôi tin phần thắng sẽ thuộc về khách hàng.

Cuối cùng, chúng ta thấy rằng LSCB và LSTT có thể tồn tại song hành và giữ vai trò
quan trọng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, trong hoạt động kinh doanh
của các TCTD và chi phối các quan hệ vay mượn dân sự nói chung trong toàn xã hội. Đối
với LSCB, cần một cách hiểu đúng để có cách điều hành phù hợp. Đối với LSTT, cần
một định nghĩa rõ ràng để thị trường tiền tệ được vận hành thông suốt. Có như vậy, các
đại biểu Quốc hội mới có thể nhẹ lòng khi nhấn nút thông qua Luật NHNN sửa đổi vào
ngày 16-6 này.

More Related Content

Featured

How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024Albert Qian
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsKurio // The Social Media Age(ncy)
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Search Engine Journal
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summarySpeakerHub
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Tessa Mero
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentLily Ray
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best PracticesVit Horky
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementMindGenius
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...RachelPearson36
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Applitools
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at WorkGetSmarter
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...DevGAMM Conference
 
Barbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationBarbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationErica Santiago
 
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them wellGood Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them wellSaba Software
 
Introduction to C Programming Language
Introduction to C Programming LanguageIntroduction to C Programming Language
Introduction to C Programming LanguageSimplilearn
 

Featured (20)

How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work
 
ChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slidesChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slides
 
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike RoutesMore than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
 
Barbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationBarbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy Presentation
 
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them wellGood Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
 
Introduction to C Programming Language
Introduction to C Programming LanguageIntroduction to C Programming Language
Introduction to C Programming Language
 

Lãi xuất thỏa thuận là ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi suất cao hơn

  • 1. Lãi xuất thỏa thuận là ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất trần cho các khoản vay trung dài hạn. Lãi xuất thỏa thuận là NHTW sẽ để cho các NHTM tự thỏa thuận lãi suất huy động và cho vay đối với khách hàng 1. Tác động của cơ chế lãi suất thỏa thuận Ngay sau khi cơ chế này được thực hiện, lãi suất thỏa thuận đã nhanh chóng tạo nên những hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế, đó là: Thứ nhất, hình thành mặt bằng lãi suất cho vay minh bạch, rõ ràng và phản ánh đúng tín hiệu của thị trường, chấm dứt tình trạng phí “ngầm” mà Ngân hàng Nhà nước cũng khó kiểm soát. Thứ hai, tạo điều kiện cho các NHTM chủ động xác định mức lãi suất cho vay dựa trên các yếu tố: chi phí vốn đầu vào của ngân hàng; mức độ rủi ro của từng khách hàng; lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của họ và một số yếu tố liên quan khác. Sự phân hóa khách hàng sẽ diễn ra rõ hơn: Khách hàng có uy tín sẽ được hưỡng lãi suất thấp, còn khách hàng kém uy tín phải chịu lãi suất cao với mức độ khác nhau rõ rệt. Thứ ba, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới để huy động vốn với mức lãi suất phù hợp; đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế. Khi các ngân hàng chủ động hơn trong xác định lãi suất và quy mô huy động với thời hạn hợp lý, rủi ro thanh khoản sẽ giảm. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu ứng tích cực, việc áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận cũng nảy sinh một số khó khăn, bất cập như: Thứ nhất, việc chưa gỡ bỏ trần lãi suất huy động trong khi thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận làm xuất hiện những vấn đề phát sinh: Lãi suất “đầu ra” không có trần (cả ngoại tệ và VNĐ), nhưng “đầu vào” lại có trần (đối với VNĐ), thì lợi ích sẽ nghiêng về các NHTM, chứ không nghiêng về người gửi tiền và cũng không nghiêng về người vay. Người vay tiền mới được “giải cứu” khi được cấp bù lãi suất, nhiều người chưa hết khó khăn, nay vay vốn ngân hàng với lãi suất cao hơn khá nhiều thì sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn hơn, tác động không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế vừa mới thoát đáy, đang vượt dốc đi lên, đích phục hồi hoàn toàn sẽ còn xa. Nguy cơ tái lạm phát cao đã được nhiều chuyên gia cảnh báo nay đã đến gần, thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện.
  • 2. Thứ hai, cạnh tranh giữa các ngân hàng khi không còn kiểm soát lãi suất sẽ dẫn tới tình trạng các ngân hàng nhỏ khó có khả năng cho vay với lãi suất thấp để cạnh tranh với các ngân hàng lớn. Thứ ba, tăng trưởng tín dụng sẽ tăng lên do các NHTM đẩy mạnh cho vay nhằm tìm kiếm lợi nhuận hoặc tiến hành các hoạt động kinh doanh mạo hiểm do sức ép phải cho vay lại với lãi cao. Điều này cũng có nghĩa là sẽ tạo sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, thậm chí cấu thành các tội phạm và vỡ nợ tín dụng dây chuyền mang tính xã hội, làm tăng tính rủi ro và nhạy cảm, sự mất ổn định của hệ thống ngân hàng và kinh tế vĩ mô trong nước. Thứ tư, chính sách lãi suất thỏa thuận làm tăng sức ép lên việc đổi mới cách thức điều hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên thị trường tài chính- ngân hàng Việt Nam. 2. Những kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả cơ chế lãi suất thỏa thuận Thứ nhất, NHNN có kế hoạch, lộ trình dỡ bỏ trần lãi suất huy động hoặc thực hiện điều chỉnh thường xuyên hơn việc mềm hoá biên độ trần LSHĐ theo sát với lãi suất cho vay thoả thuận tránh giãn cách giữa trần lãi suất huy động chính thức và lãi suất cho vay thực tế, cân đối cung-cầu, cũng như bảo đảm tính thanh khoản trong hoạt động của các ngân hàng. Thứ hai, cho vay theo lãi suất thỏa thuận nhưng không có nghĩa là sẽ thả lỏng. TCTD thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam phải niêm yết công khai lãi suất cho vay ở mức hợp lý, trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay, tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất - kinh doanh. Thứ ba, trong bối cảnh có nhiều kênh hấp dẫn nhà đầu tư, NHNN cho phép các NHTM được thoả thuận lãi suất cho vay, nhưng trong những trường hợp cần thiết, cần có sự can thiệp của NHNN tránh tình trạng mặt bằng lãi suất cho vay bị đẩy lên quá cao, kéo lãi suất huy động lên theo gây nhiều bất ổn cho nền kinh tế. Thứ tư, NHNN cần thúc đẩy hoàn thiện cơ chế giám sát, kiểm soát, xử lý các rủi ro tài chính - ngân hàng; tăng cường các hoạt động thanh tra, các hoạt động thông tin, chủ động phòng ngừa và xử lý các cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành ngân hàng. Thứ năm, nhanh chóng chuẩn hoá và thống nhất cơ sở pháp lý liên quan đến các hoạt động ngân hàng, nhất là các quy định giữa Luật Ngân hàng và Dân sự có liên quan về vay và cho vay về định danh các hành vi cho vay nặng lãi, huy động vốn có tính lừa đảo, nhằm có cơ sở định danh, xử lý và hạn chế tội phạm tài chính - ngân hàng. Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14-4-2010 của NHNN cho phép các TCTD cho vay theo LSTT và các TCTD thực hiện cho vay với mức lãi suất vượt 150% LSCB do
  • 3. NHNN công bố. Vậy, LSTT là muốn cho vay với lãi suất bao nhiêu cũng được, không còn bị ràng buộc bởi các quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành? Lật lại hồ sơ thì LSTT lần đầu tiên được NHNN đề cập trong Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30-5-2002 (Quyết định 546), trong đó ghi: “Nay thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng. Tổ chức tín dụng xác định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng vay...”. Quyết định này khi đó nhằm thay thế cho Quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN1 ngày 2-8- 2000 vốn quy định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của các TCTD không vượt quá mức LSCB và biên độ được NHNN quy định trong từng thời kỳ chứ không phải để gỡ trần do vướng Bộ luật Dân sự vì tại thời điểm đó Bộ luật Dân sự năm 1995 chưa đề cập đến LSCB. Khoản 1, điều 473 của Bộ luật Dân sự 1995 chỉ ghi: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do NHNN quy định đối với loại cho vay tương ứng”. Như vậy, theo quyết định 546, LSTT có thể hiểu là lãi suất cho vay của các TCTD đối với khách hàng không phụ thuộc vào LSCB và NHNN cũng không còn công bố biên độ điều chỉnh. Từ đó, chúng ta mang cách hiểu về LSTT của năm 2002 áp dụng cho năm 2010 khi điều kiện đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là pháp luật đã có những quy định cụ thể đòi hỏi chúng ta phải hiểu chính xác về LSTT. Việc hiểu không đúng về LSTT thời điểm này dẫn đến cả hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phạm luật. Khi Bộ luật Dân sự 2005 được thông qua, cần phải hiểu LSTT là lãi suất được thỏa thuận giữa người đi vay và cho vay nhưng không trái với các quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, khi LSCB tháng 5- 2010 đang là 8%/năm, lãi suất kinh doanh của các TCTD không thể vượt quá 12%/năm. Bộ luật Dân sự hiện hành vẫn còn đó điều khoản về lãi suất, để có thể thay đổi thì ít nhất cần có một Nghị quyết của Quốc hội điều chỉnh nội dung này. Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ tư ngày 6-11-2008 có đề cập: “Các tổ chức tín dụng điều hành lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất cơ bản của NHNN theo quy định của pháp luật và được phép cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với một số dự án sản xuất - kinh doanh có hiệu quả cao”. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu LSTT này như thế nào? Không thể hiểu LSTT là lãi suất bao nhiêu cũng được vì nghị quyết không hề giải thích như vậy. Hiểu LSTT theo Quyết định 546 là lãi suất được tự do thỏa thuận, không phụ thuộc vào LSCB cũng không được vì như đã đề cập, quyết định này ban hành khi Bộ luật Dân sự 2005 chưa ra đời, khi đã có Bộ luật Dân sự 2005, Quyết định 546 không thể được giải thích trái với một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao hơn. Như vậy, điều quan trọng nhất là gì khi nói đến LSTT? Đó là một lời giải thích rõ ràng ở một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị ngang bằng hoặc cao hơn Bộ luật Dân sự hiện hành. Khi chưa có giải thích, chỉ có thể hiểu LSTT theo Quyết định 546, một cách hiểu
  • 4. không còn phù hợp. Do đó, khi một khách hàng kiện một TCTD ra tòa vì cho vay vượt 150% LSCB ở thời điểm hiện tại, tôi tin phần thắng sẽ thuộc về khách hàng. Cuối cùng, chúng ta thấy rằng LSCB và LSTT có thể tồn tại song hành và giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, trong hoạt động kinh doanh của các TCTD và chi phối các quan hệ vay mượn dân sự nói chung trong toàn xã hội. Đối với LSCB, cần một cách hiểu đúng để có cách điều hành phù hợp. Đối với LSTT, cần một định nghĩa rõ ràng để thị trường tiền tệ được vận hành thông suốt. Có như vậy, các đại biểu Quốc hội mới có thể nhẹ lòng khi nhấn nút thông qua Luật NHNN sửa đổi vào ngày 16-6 này.