SlideShare a Scribd company logo
1 of 337
Download to read offline
Nguyễn Thế Khoa




      NHỮNG

KỲ QUAN XANH
Tiểu luận - Chân dung - Tạp bút




 Nhà xuất bản Sân khấu 2012
                                  1
Mục lục

Tiểu luận – chân dung

1. Có một gánh Xẩm Hà Nội
2. Xuân Hoạch và những người ngược thời gian
3. Ghi từ đêm hát Xẩm Trống quân
4. Sự phục sinh thiên tài âm nhạc Văn Cao
5. Nhạc sĩ của tình ca và quê hương
6. Hoàng Lê và điệu hát Vọng Kim lang
7. Văn Chung – người tiên phong Việt hoá tân nhạc
8. Dù có đi bốn phương trời
9. Cuộc hạnh ngộ trong “Xuân và tuổi trẻ”
10. Bài hát Người Hà Nội với ngày toàn quốc kháng chiến
11. Phạm Duy và cuộc trở về “trong sự bao dung đánh thức lòng người”
12. Nhà Trần Văn Khê
13. Đặng Thái Sơn sau 25 năm giải Chopin
14. Nghe Ánh Tuyết hát Trịnh Công Sơn
15. Để có một đời sống âm nhạc hài hoà cân xứng
16. Hoàng Cầm - bất chợt vĩnh hằng
17. Xuân Diệu và quê mẹ
18. Khát vọng văn chương và nỗi đau ngưòi mẹ
19. Thì tình yêu chưa thể đã yên nằm
20. Hãy cứ vẽ như không biết vẽ thì đã sao?
21. Nguyễn Thị Hiền với sự ám ảnh của những con chữ
22.Thế giới tượng Tạ Quang Bạo
23. Trần Bảng và duyên nghiệp chèo
24. Học hiểu khám phá ở tuổi 93

                                                                       2
25. Viễn Châu với tân cổ giao duyên và vọng cổ hài
26. Kỳ nữ Australia với Nguyệt Cô - Thị Mầu
27. Cực đoan phiến diện sẽ khó tiếp cận chân lý
28. Với câu xuân nữ, nhịp song loan
29. Có một đêm trắng chèo
30. Đạo diễn trẻ nhìn từ Nhà hát Cải lương
31. Môi trưòng nghệ thuật biểu diễn
                     và cảm thụ thẩm mỹ của người Hà Nội
32. Thử bàn về những đặc điểm nổi bật của sân khấu Cải lương
Đào Tấn và Tuồng
33. Đào Tấn – đoá mai giữa chốn bụi lầm
34. Một nghệ sĩ thiên tài, một chính khách mẫu mực
35. Đào Tấn và gia đình Nguyễn Tất Thành
36. Giai đoạn đỉnh cao trong sự nghiệp tuồng Đào Tấn
37. Tân dã đồn - vở tuồng đầu tay của Đào Tấn
38. Cổ thành và hào quang Trương Phi
39. Cái lớn của Đào Tấn trong bộ tuồng Phong thần
40. Diễn Võ đình – Bi kịch lạc quan
41. Đào Tấn và kiệt tác Hộ sanh đàn
42.Cái mới của người anh hùng trong tuồng Đào Tấn
43. Đào Tấn và những cách tân biên kịch
Bút ký quan họ
44. Hành trình sưu tầm nghiên cứu dân ca quan họ
45. Từ những truyền thuyết về nguồn gốc quan họ
46. Một số tục lệ tiêu biểu trong sinh hoạt Quan họ
47. Ứng tác và sáng tác trong dân ca quan họ
48. Lúng liếng ơi, lóng lánh ơi
49. Tài tử quan họ
50. Acappella quan họ
                                                               3
51. Chân dung tinh thần của người Kinh Bắc xưa
52. Những bản tình ca bất hủ
53. Đặc trưng ngôn ngữ giao tiếp quan họ
54. Các thể thơ trong ca từ quan họ
55. Đẳng cấp bác học, cổ điển trong chiếc áo văn chương bình dân
56. Hai ngộ nhận lớn trong bảo tồn và phát huy dân ca quan họ
57. Người quan họ làng
Tạp bút
58. Những kỳ quan xanh
59. Thanh bình Bản Giốc
60. Chùa giả sư dỏm và nổi đau văn hoá
61. Chuyện từ căn nhà nhỏ
62. Lẽ công bằng cho hạt gạo
63. Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ khao lề thế lính Hoàng Sa
64. Lợi thế Việt Nam?
65. Tan sương đầu ngõ, vén mây lưng trời
66. Lòng dân là la bàn của đổi mới
67. Bảo tàng tâm linh
68. Bình Định gió sanh hương
69. Ngưòi lặng lẽ đi về trong chuyện kể dân gian
70. Phẩm chất kẻ sĩ của một nhà khoa học nhân văn
71.Vũ Tuyên Hoàng – trí tuệ tình yêu
72. Bước ngoặt lớn của tuổi trẻ Nguyễn Tất Thành
73. Ở đâu anh cũng nói đến con người
74. Lê Đại Cang và Lê thị gia phả




                                                                   4
Có một gánh Xẩm Hà Nội
       Thế là mùa xuân này, nghệ nhân Hà Thị Cầu không còn cô đơn, bà đã
có những đồng nghiệp trẻ đắm say với những xẩm chợ, chinh bong, huê tình,
nhà trò, thập ân, phồn huê...Có hẳn một gánh Xẩm Hà Nội ra đời và trình
làng tại hội trờng sang trọng của Tổng công ty sách VN, trên Quán âm nhạc
VCTV cùng với một CD “Xẩm Hà Nội” được DIHAVINA đầu tư dàn dựng,
thu âm rất có chất lượng, phát hành rộng rãi phục vụ công chúng.
       Họ là các nghệ sĩ Xuân Hoạch (Nhà hát ca múa nhạc VN), Văn Ty
(Viện văn hoá dân gian), Thanh Ngoan (Nhà hát chèo VN), Đoàn Thanh
Bình (Trường đại học sân khấu điện ảnh) và cô “xẩm” trẻ Mai Tuyết Hoa
(Viện Âm nhạc) cùng các nhạc sĩ Hạnh Nhân, Hồng Thái, Lê Cương, Tự
Cường...tập hợp về Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc VN của GSTS
Phạm Minh Khang và nhạc sĩ Thao Giang từ vài năm nay trong tâm huyết
chung làm sống lại nghệ thuật hát xẩm, một thể loại diễn xướng âm nhạc hết
sức đặc sắc của dân tộc. Và thế là những “Anh Khoá”, “Giăng sáng vờn
chè”, “Lỡ bớc sang ngang”, “Mục hạ vô nhân” của các thi hào Á Nam
Trần Tuấn Khải, Nguyễn Khuyễn, Nguyễn Bính trong những làn điệu xẩm
chợ, xẩm tàu điện, xẩm xoan, xẩm ba bậc...không chỉ còn trong sách vở, ẩn
trong ký ức hay lưu lạc cùng tiếng hát của một Hà Thị Cầu tại những vùng
quê Ninh Bình, Nam Định mà đã trở lại trong đời sống âm nhạc thủ đô, sống
động và hấp dẫn lạ thường.
       Không mộc mạc, dữ dội, tỉnh rụi mà day dứt đến từng câu từng chữ
được như “thần xẩm” Hà Thị Cầu nhưng Xuân Hoạch đầy đặn và ai oán tột
bậc trong xẩm “Anh Khoá” và xẩm “Ba Bậc”, Đoàn Thanh Bình từ tốn mà
thổn thức trong xẩm “Huê tình”, Văn Ty thật sôi động trong xẩm “Mục hạ
vô nhân”, Mai Tuyết Hoa và Thanh Ngoan rất nồng nàn trong điệu xẩm
“Tàu điện” quen thuộc với người Hà Nội mấy mười năm về trước:
       Em ơi, em ở lại nhà
       Vườn dâu em đốn, mẹ già em thơng
       Mẹ già thời một nắng hai sương
       Chị đi một bứớc trăm đường xót xa
       Nghệ sĩ trẻ Mai Tuyết Hoa đã có nhuỵ hơn nhiều trong “Giăng sáng
vườn chè”. Đặc biệt, với xẩm “Chinh bong” và “Lỡ bước sang ngang”,
Thanh Ngoan như đã nhập thần vào xẩm, buồn nhưng không quá lụy, tưng
tửng mà đau đớn, trong veo mà tuyệt vời uẩn khúc:
       Nước trong xanh lơ lửng cái con cá vàng
       Cây ngô đồng cành biếc cái con chim phượng hoàng nó đậu cành cao
                                                                        5
Thương em phận gái hoa đào
       Bởi tham đồng bạc trắng nên em phải vào cái chốn cực thân
       “Xẩm Hà Nội” giúp chúng ta hình dung đầy đủ hơn về nghệ thuật
xẩm như nó đã từng tồn tại. Xẩm giống như một loại kể khan (thể loại âm
nhạc trình diễn trờng ca các dân tộc Tây Nguyên) của vùng châu thổ sông
Hồng rất sinh động và giàu sức truyền cảm, với các làn điệu có thể trình diễn
thể thơ lục bát truyền thống và các biến thể. Có thể gọi xẩm là một kiểu hát
thơ mộc mạc, đơn giản mà rất tinh tế, giàu sức chinh phục. Về mặt âm nhạc
nó không chỉ có 8 làn điệu chính như xẩm chợ, xẩm xoan, huê tình, ba bậc,
phồn huê, nữ oán, hát ai, thập ân mà còn sử dụng tài tình các làn điệu dân ca
khác như trống quân, cò lả, sa mạc, hát ru con, vè ví...trong quá trình diễn
tấu để điễn đạt mọi cung bậc tình cảm của con người. Các nghệ sĩ xẩm là
những nghệ sĩ rất chuyên nghiệp và đa năng, hát hay, đàn giỏi. Dàn nhạc
xẩm không chỉ có nhị, trống, phách, thanh la mà còn có bầu, nguyệt, sáo và
các nhạc cụ gõ khác như trống cơm, mõ, sênh tiền, nghĩa là có đầy đủ các
nhạc cụ truyền thống phổ biến. Xem gánh Xầm Hà Nội trình diễn và nghe
CD “Xẩm Hà Nội” ta hiểu vì sao những người hát rong năm xưa đã chọn
xẩm làm phương tiện kiếm sống, bởi quả thật, khó có thể loại âm nhạc nào
dễ đi vào lòng đông đảo công chúng như xẩm...
       Trước đây, ta thường coi ca trù là loại âm nhạc của các tao nhân mặc
khách, của các bậc trí thức, học giả, còn xẩm là âm nhạc của những ngời
bình dân. Về ca trù thì không còn gì phải bàn cãi, nhưng nghe “Xẩm chợ”
của NSƯT Hà Thị Cầu và bây giờ là “Xẩm Hà Nội”, có thể dễ dàng nhận
thấy hát xẩm không hoàn toàn “bình dân” như ta vẫn nghĩ, cả về âm nhạc lẫn
nội dung ca từ. Cái thể loại âm nhạc thường đợc trình diễn ở đầu đường góc
chợ, ở trên tàu trên xe bởi những người hát rong khiếm thị này thật ra chứa
đựng nhiều tinh tuý, nhiều bí mật của văn học và âm nhạc bình dân lẫn bác
học của dân tộc. Nhạc sĩ Thao Giang khẳng định hát xẩm là nghệ thuật cao
cấp, tôi rất đồng tình. nhưng có lẽ nên thêm, đó là một nghệ thuật cao cấp rất
bình dân, hoàn toàn bình dân như truyện Kiều của Nguyễn Du, như thơ của
Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bính, của Á Nam Trần Tuấn Khải, như Chèo, như
dân ca Quan họ...
       Bởi vậy, thưởng thức và khám phá nghệ thuật hát xẩm sẽ là một hạnh
phúc lớn của tất cả chúng ta.




                                                                            6
Xuân Hoạch
      và những người ngược thời gian

      Cứ đêm thứ bảy hàng tuần, người ta lại gặp ông ở cái sân khấu vỉa hè
chợ đêm Đồng Xuân - Hàng Đào. Nón mê, áo nâu, cặp kính đen của người
khiếm thị, tay nhị, tay bầu, chân gõ trống, ông hát Xẩm giúp vui cho người
đi chơi chợ đêm cùng với những Thanh Ngoan, Văn Ty, Mai Tuyết Hoa,
Hoàng Quế trong gánh “Xẩm Hà Nội” của “ông bầu” Thao Giang. Khi thì
“Anh Khoá” não ruột, “Đón dâu về làng” tình tứ, lúc thì “Sướng khổ vì
chồng” cười cợt, “Tiểu trừ tham nhũng” bừng bừng khí thế. Ngỡ đây là một
ông Xẩm mù thứ thiệt, từng lang thang ở cái chợ nổi danh nhất Hà Nội từ
những năm đầu thế kỷ 20, mất hút đâu vài thập niên, nay đột nhiên trở lại.
Không ai nghĩ người hát Xẩm này là một nghệ sĩ danh tiếng của nhà hát Ca
múa nhạc VN, người chế tác và diễn tấu bầu, nguyệt, đáy hàng đầu đất nước,
người năm nào cũng xuất ngoại vài ba chuyến, từng rong ruổi khắp Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp, Đức…Ông là NSND Xuân
Hoạch.

       1
       Xuân Hoạch kể ông họ Nguyễn, sinh năm Thìn 1952 ở Đông Tân,
Đông Hưng, Thái Bình, vùng quê lúa, quê chèo nổi tiếng xứ Đông. Làng
ông rất tự hào có đội hát múa giá cờ, giá quạt đặc sắc. Các cụ ở đội múa này
đã từng được Elsola Thủy mời đi Pháp, Bỉ, đi Italia diễn vở múa đương đại
“Hạn hán và cơn mưa”. Cả gia đình ông hầu như ai cũng tham gia văn
nghệ, tất nhiên chủ yếu là hát chèo, người hát, người đánh tam, nhị, thanh la.
Riêng ông, trước khi được tuyển vào trường Âm nhạc Việt Nam (nay là
Nhạc viện Hà Nội) cũng từng là một diễn viên chèo nghiệp dư có tiếng ở
quê. Xuân Hoạch vào trường nhạc từ năm 1966, khi mới 14 tuổi, học đàn
nguyệt với thầy Xuân Khải, rồi tốt nghiệp về làm nhạc công đàn nguyệt, tam
ở Đoàn Ca múa TƯ (nay là Nhà hát Ca múa nhạc VN). Chỉ sau hai năm,
Xuân Hoạch đã thành nghệ sĩ độc tấu nguyệt của đoàn nghệ thuật quốc gia
này với các tác phẩm “Tình quân dân” của Xuân Khải và “Mùa sen nhớ
Bác” của Trần Quý. Không dứng ở nguyệt, Xuân Hoạch học thêm đàn đáy,
cây đàn “có một không hai” như nhận định của GSTS Trần Văn Khê. Người
dạy ông là nhạc sư Đinh Khắc Ban. Xuân Hoạch còn nhớ mãi kỷ niệm ông
được chọn solo đàn đáy trong giao hưởng thơ “Rằm tháng Giêng” của nhạc
sĩ Hoàng Đạm phổ thơ Bác Hồ, một tác phẩm âm nhạc đậm chất ca trù. Hồi
ấy, trong đoàn ca múa nhạc TƯ có một dàn nhạc dân tộc được tổ chức theo
biên chế dàn nhạc giao hưởng với hơn 40 nhạc cụ. Xuân Hoạch đã solo đàn
                                                                             7
đáy trên nền một dàn giao hưởng dân tộc như thế. Năm 1995, tại Liên hoan
Nhạc cụ dân tộc toàn quốc. tiết mục độc tấu đàn đáy của Xuân Hoạch được
tặng huy chương vàng và ông được coi là người “nối dõi” xứng đáng người
thầy đàn đáy tuyệt diệu của mình. Rồi Xuân Hoạch lại tự học chơi đàn bầu
và bây giờ sau gần mười lăm năm mê đắm “độc huyền cầm”, theo đánh giá
của nhạc sĩ Thao Giang, Xuân Hoạch là nghệ sĩ biểu diễn đàn bầu số 1 đất
nước. Tiếng đàn đã hay, ngón đàn đã cao cường, Xuân Hoạch lại có thể vừa
độc tấu bầu vừa tự đệm bộ gõ bằng cả hai chân, hai tay, một việc có thể nói
là kỳ tài, khó ai làm nổi. Nhạc sĩ Thao Giang cho biết, trong một lần tham
gia Liên hoan âm nhạc truyền thống châu Á tại Nhật Bản, tiết mục độc tấu
bầu và tự đệm bộ gõ bài Bốp (nhạc tuồng) của Xuân Hoạch đã làm bạn bè
thế giới kinh ngạc, thán phục khả năng siêu đẳng của một nhạc sĩ Việt.
Không có gì lạ, khi tiết mục này của Xuân Hoạch giờ luôn là một cái “đinh”
trong các chương trình xuất ngoại của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam. Hơn
8 năm nay, Xuân Hoạch đến với Xẩm, thứ âm nhạc được coi là của những
người hát rong khiềm thị, những người dưới đáy xã hội, nơi đầu đường, góc
chợ, bến tàu, sân ga, tưởng đã mãi chìm sâu vào quên lãng. Sau những
chuyến đi cùng cụ Hà Thị Cầu, “người hát Xẩm cuối cùng của thế kỷ 20”
như giới truyền thông vẫn gọi, ông chợt nhận ra thứ âm nhạc vô cùng mộc
mạc, dân giã này lại có những khả năng vô cùng đặc biệt, có thể coi là một
loại “thần nhạc” của âm nhạc truyền thống VN. Và ông lại đắm mình vào
Xẩm để khám phá cho được những bí ẩn huyền diệu của nó.

       2
       Nếu cụ Hà Thị Cầu được coi là “người hát Xẩm cuối cùng của thế kỷ
20” thi Xuân Hoạch cùng với Thanh Ngoan, Văn Ty, Đoàn Thanh Bình,
Thuý Ngần, Mai Tuyết Hoa sẽ được coi là “những người hát Xẩm đầu tiên
của thế kỷ 21”. Đó là những người đã tụ hợp lại trong một tổ chức có cái tên
rất hoành tráng là Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc VN, thuộc Hội
Nhạc sĩ VN, do GSTS Minh Khang và nhạc sĩ Thao Giang sáng lập. Cái tên
thì hoành tráng thế nhưng trụ sở của cơ quan này lại khiêm tốn lạ thường:
một căn phòng chưa tới 10m2 thuê của Viện Mỹ thuật, anh chị em vẫn gọi
đùa là “chuồng cu của Thao Giang”. Ấy nhưng cái “chuồng cu” đó đã hội tụ
được những con người chung một khát vọng lớn, rất lớn: tìm kiếm, phục hồi,
quảng bá những giá trị tinh hoa, những hạt vàng của âm nhạc dân tộc đã bị
mai một, lãng quên. Và họ bắt đầu từ Xẩm. Sau gần hai năm âm thầm lao
vào các thư viện khai thác tư liệu, gặp gỡ trao đổi với các nhà nghiên cứu,
nhiều lần xuôi ngược Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Tây học hỏi các nghệ nhân,
Trung tâm đã phối hợp với Nhà xuất bản Âm nhạc cho ra đời CD “Xẩm Hà
Nội” vào cuối 2005. Chỉ với 7 tiết mục với những “Giăng sáng vườn chè”,
“Lỡ bước sang ngang”, “Anh Khoá”, “Mục hạ vô nhân”...của các thi tài
Nguyễn Khuyến, Á Nam Trần Tuấn Khải, Nguyễn Bính và các tác giả
khuyết danh khác, Xuân Hoạch và những người bạn đã cho thấy sức quyến
                                                                           8
rủ khó cưỡng của Xẩm, một thứ hương vị âm nhạc thuần Việt, nôm na mà
tinh tế, mộc mạc mà sâu lắng, chất phác lắm mà phiêu linh lắm, rất trần tục
nhưng tuyệt vời trong trẻo, thứ âm nhạc rất tài tình trong việc tìm ra những
con đường ngắn nhất để đi sâu vào các ngóc nghách xa khuất nhất của mọi
tâm hồn Việt. Gánh “Xẩm Hà Nội” của Thao Giang, Xuân Hoạch, Thanh
Ngoan, Văn Ty lập tức được đón nhận nồng nhiệt, mấy nghìn CD hết veo,
VTV, VTC, Truyền hình Hà Nội, Hà Tây làm ngay các chương trình giới
thiệu, Festival Trà từ Lâm Đồng xa xôi cũng mời vào, Ban tổ chức chợ đêm
Đồng Xuân – Hàng Đào mời diễn thường xuyên vào đêm thứ bảy hàng tuần.
Trong gánh “Xẩm Hà Nội”, Xuân Hoạch là một ngôi sao rất được hâm mộ.
Xem Xuân Hoạch hát Xẩm, chứng kiến Xuân Hoạch hướng dẫn Hoàng Quế,
Kiều Loan từng cái luyến láy rất khó, rất “độc” làm nên cái “màu”, cái
“nhuỵ” của Xẩm, tôi hiểu người kép đàn kỳ tài này đã thực sự “nhập thần”
Xẩm, đã thành một kép Xẩm thượng thặng.

       3
       Xuân Hoạch nói với tôi rằng, đã từ rất lâu, sau những chuyến đi biểu
diễn ở nước ngoài, nhất là ở những nước được coi là tân tiến nhất thế giới,
ông đã ngộ ra một điều: các nghệ sĩ âm nhạc VN phải làm cho được âm nhạc
của đất nước mình, của dân tộc mình. Làm cho thật, cho hết mình, cho hay
và nhất là đừng làm giả. Âm nhạc truyền thống Việt Nam, nhất là âm nhạc
dân gian rất hay, rất đẹp, rất độc đáo, là một kho tàng vô tận. Nhưng tiếc
thay, nó đã bị mai một, chìm khuất, rơi rụng quá nhiều trong thời gian. Phải
ngược thời gian để tìm lại nó. Xuân Hoạch đã gặp ở “chuồng cu” của Thao
Giang những người bạn đồng chí hướng âm nhạc của mình. Không tài trợ,
không ngân sách, chạy tiền mướt mồ hôi, Xuân Hoạch, Văn Ty, Thanh
Ngoan vẫn cùng Thao Giang hoạt động thật say mê, hết mình. Hết Xẩm, lại
đến hát Ví, Trống quân, rồi hát Văn, Ca trù. Gần như tháng nào họ cũng tổ
chức các chuyến điền dã về những vùng quê. Tháng trước, Thao Giang khoe
với tôi các anh vừa tìm được những điệu Trống quân rất lạ ở Dạ Trạch
(Hưng Yên) và Xuân Hoạch, theo chỉ dẫn của các lão nghệ nhân, đã làm
được một cây đàn Trống quân. Tháng sau, Xuân Hoạch lại mời tôi đến xem
cây đàn bầu mới anh vừa chế tác từ những gốc tre già. Anh đã tìm được bí
quyết làm cho tiếng đàn bầu vang hơn và âm vực rộng hơn mà không cần
tăng âm điện tử…
       NSND Xuân Hoạch và những người bạn của mình đang tiếp tục
ngược thời gian và những bí mật kỳ thú của âm nhạc dân gian dân tộc đang
dần mở ra trước họ…




                                                                          9
Ghi từ đêm hát Xẩm và Trống quân

  1.
      Thế là “Đêm hát Xẩm và Trống quân mừng xuân Mậu Tý” do tạp chí
Văn hiến VN phối hợp với Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc VN và
VTC tổ chức đã trở thành một sự kiện nghệ thuật khó quên trong những
ngày đón xuân Mậu Tý và chào mừng 78 năm ngày thành lập Đảng. Vào cái
đêm mưa lạnh nhất trong đợt rét đậm, rét hại lịch sử cuối Đinh Hợi đầu Mậu
Tý, nhiệt độ Hà Nội xuống duới 8oC, đêm 28/1/2008, các nghệ nhân Xẩm
và Trống quân nhiều thế hệ, từ cụ Nguyễn Văn Khôi (Hà Tây), NSƯT Hà
Thị Cầu (Ninh Bình), nghệ nhân Lê Minh Sen (Thanh Hóa), NSƯT Đỗ Tùng
(Hà Nội) đến các nghệ sĩ của Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc VN:
Xuân Hoạch, Thanh Ngoan, Văn Ty, Thúy Ngần, Hạnh Nhân, Lê Tự Cường,
Mai Tuyết Hoa, Hoàng Quế, Quang Long, Khương Cường, Tuyết Mai... đã
cùng với Xẩm và Trống quân, hai thứ nghệ thuật của giếng nước, gốc đa,
của bến sông, bãi chợ, lần đầu tiên xuất hiện trên sân khấu sang trọng bậc
nhất đất nước. Bất chấp mưa rét cắt da cắt thịt, bất ngờ khán giả đã đến chật
khán phòng Nhà hát Lớn Hà Nội. Thật nhiều hoa, những tràng vỗ tay, những
nụ cười và cả những giọt nước mắt, trong không khí hân hoan, nồng ấm,
đồng điệu hiếm thấy ở một đêm nghệ thuật...

  2.

      Nhà thơ Ngô Thế Oanh từng nói với tôi rằng sự thiếu vắng nghệ thuật
dân gian là một thiệt thòi quá lớn của đời sống hiện đại. Từ TPHCM, khi
nhận được một CD “Xẩm Hà Nội” do nhạc sĩ Thao Giang gửi tặng, nhạc sĩ
Phan Huỳnh Điểu nói rằng ông rất xúc động khi được nghe lại “Sáng giăng
sáng cả vườn chè” ông từng nghe trên những chuyến tàu điện Bờ Hồ-Cầu
Giấy 60 năm trước. Điệu Xẩm này đã ăn sâu vào tiềm thức, trở thành một
phần trong nỗi nhớ Thủ đô của một người miền Nam tập kết như ông. Nhận
được giấy mời, nhà thơ Vũ Quần Phương và vợ đã thuê xe taxi từ Định
Công lên Nhà hát Lớn và ông cho biết rất có thể vợ chồng ông sẽ rất khó
khăn để gọi taxi trở về trong những ngày Hà Nội “cháy” taxi vì mưa rét này.
Tuy vậy vợ chồng ông đã không uổng công khi được nghe “Lỡ bước sang
ngang”, “Anh Khóa”, “Mục hạ vô nhân”, “Cho thiếp theo cùng”, “Lơ lửng
con cá vàng”... của các thi tài Nguyễn Bính, Á Nam Trần Tuấn Khải,
Nguyễn Khuyến, Tản Đà qua tiếng hát Xẩm cháy ruột cháy gan của những
Thanh Ngoan, Xuân Hoạch, Văn Ty. “Đã lâu rồi, tôi mới được xem một
đêm nhạc đầy ắp tình người như vậy”, nhà thơ Vũ Quần Phương nói. “Tổ
                                                                          10
quốc thân yêu như trái tim thầm/Ở giữa lòng ta, ta nào có biết/Trong xa
cách bỗng à ơi giọng Việt/Du lòng ta qua nghìn dặm quê xuân”, nhà thơ
Chế Lan Viên từng viết thế. Trong “trái tim thầm” ấy có Xẩm và Trống
quân, những “à ơi giọng Việt” sâu lắng, thiêng liêng. Có lẽ vì vậy mà tất cả
những ai có mặt ở Nhà hát Lớn đêm 28/1/2008, cả những người đã từng yêu
mến và những người lần đầu tiên được nghe những “Cậy em, em ở lại
nhà/Vườn dâu em đốn, mẹ già em chăm”, “Chàng ơi cho thiếp theo
cùng/Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam”, “Lấy chồng thợ mộc sướng
sao/Mạt cưa dấm bếp, vỏ bào nấu cơm/Vỏ bào còn nỏ hơn rơm/Mạt cưa
dấm bếp còn thơm hơn trầm” hòa quyện trong tiếng bầu, nhị, nguyệt, trống
chầu, trống mảnh, trống cơm, thanh la, phách gỗ réo rắt, đều cảm thấy lâng
lâng hạnh phúc như được gặp lại một cái gì thật đẹp, thật trong trẻo, chân
thành, thật quen thuộc, thân thiết đã bị lãng quên, khuất lấp trong cuộc ồn ã
mưu sinh. Hai thứ nghệ thuật đơn sơ, mộc mạc, dân giã nhất của làng quê
Việt tưởng đã mãi mãi là của quá khứ bỗng trở lại rạo rực, tươi tắn lạ thường
và cho thấy chúng còn cần cho cuộc đời hôm nay biết bao nhiêu.

  3.

       Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị đến Nhà hát Lớn rất sớm
và ông vào ngay sân khấu để thăm nghệ nhân Hà Thị Cầu. Ông quen cụ Cầu
từ khi còn là Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam. Cụ Cầu cũng coi ông như người thân
và mừng lắm khi được gặp lại ông trên đất Thủ đô. Ông Nghị ngồi hàn
huyên cùng cụ Cầu ngay bên cánh gà sân khấu, nơi cụ vừa bỏm bẻm nhai
trầu vừa chờ tới giờ biểu diễn. Món quà xuân ông tặng cụ gồm những bài
báo về cụ được cắt ra từ các báo và một phong bì mừng tuổi. Ông nói: “Đây
là những bài báo các nhà báo viết về cụ, cháu đã cất giữ để dành tặng cụ.
Còn đây là quà mừng tuổi của cháu, mừng cụ thượng thọ, giữ gìn sức khỏe,
để còn hát mãi cho dân cho nước và truyền nghề cho con cháu”. Cụ Cầu rất
cảm động, cụ nói với mọi người khi ông Phạm Quang Nghị đã rời sân khấu:
“Cái ông Nghị này làm to nhưng thương dân, thương Xẩm lắm”. Nhạc sĩ
Thao Giang và NSƯT Thanh Ngoan còn nhắc mãi chuyện ông Phạm Quang
Nghị lúc là Bộ trưởng VHTT đã tới cổ vũ các nghệ sĩ của Trung tâm
PTNTANVN hát Xẩm khi trung tâm của họ vừa thành lập, gần như chưa
được ai biết đến. Ông khen vui: “Gánh Xẩm này được đấy” và tâm đắc nhắn
nhủ: “Xẩm và nghệ thuật dân gian quý lắm. Hồn nước, hồn dân tộc ở đó.
Các di sản này sẽ góp phần quan trọng xây dựng tâm hồn con người, nhân
cách con người VN hôm nay. Các nghệ sĩ Xẩm năm xưa không đơn thuần là
những người hát rong, không ít người trong số họ thực sự là những nghệ sĩ -
chiến sĩ của cách mạng”. Lời nhắn nhủ của ông Phạm Quang Nghị nhắc mọi
người nhớ tới chuyện nghệ nhân mù Nguyễn Văn Khôi một mình một cây
nhị đi hát binh vận đã từng làm rã ngũ nhiều trung đội địch thời kháng chiến
chống Pháp ở tỉnh Hà Đông cũ, chuyện 40 nghệ sĩ Xẩm đã cùng nhà thơ
                                                                          11
Thanh Tịnh đã rất thành công trong chiến dịch vận động chống di cư ở vùng
Bùi Chu - Phát Diệm, chuyện nghệ nhân Lê Minh Sen với bài Xẩm “Con
đường cùng của đế quốc Mỹ” và tiếng nhị ngọt ngào, rộn rã của ông đã làm
nức lòng chiến sĩ nhân dân Nam Ngạn - Hàm Rồng những năm giặc Mỹ
đánh phá ác liệt chiếc cầu bắc qua sông Mã, chuyện cụ Hà Thị Cầu đã lên
tàu hỏa làm một cuộc “Nam chinh” trong những ngày đầu thống nhất đất
nước, đem những Xẩm chợ, Xẩm thập ân và bài ca “Theo Đảng trọn đời” do
chính cụ sáng tác đến tận Sài Gòn xa xôi, giãi bày tâm tình cùng bà con
phương Nam, hát mừng thời khắc nước non liền một dải.

  4.

       Đêm 28/1/2008, những nghệ sĩ - chiến sĩ Xẩm ấy đều có mặt trên sân
khấu Nhà hát Lớn. Cụ Nguyễn Văn Khôi đã 92 tuổi, cụ Hà Thị Cầu 87 tuổi,
cụ Lê Minh Sen trẻ hơn cũng đã 74 tuổi và kỳ lạ thay, với những nghệ nhân
dân gian thuộc lớp người “xưa nay hiếm” ấy, dường như không có tuổi già.
Khi chúng tôi vào Yên Nghĩa, thị xã Hà Đông tìm thăm cụ Khôi thì thấy
người nghệ nhân Xẩm kiêm cựu đại đội trưởng vệ quốc đoàn năm xưa dù 92
tuổi vẫn thật tráng kiện, giọng hát cụ vẫn rất trong rất đẹp. Hàng tuần cụ vẫn
dành thời gian dạy học trò từ các CLB Ca trù hát Xẩm Hà Tây đến Yên
Nghĩa tìm học cụ. Nghe chúng tôi mời về dự đêm Xẩm - Trống quân tại Nhà
hát Lớn Hà Nội, cụ vui lắm. “Về trung ương hả, cho mình hát với nhá”, cụ
hào hứng nói và điện ngay mời chị Mai, chủ nhiệm CLB âm nhạc dân gian
Trung tâm VHTT Hà Tây để chuẩn bị tiết mục cùng cụ. Tiếc rằng, vì mưa
rét, đường xa, đến Nhà hát Lớn cụ mệt nên chúng tôi không dám cho cụ biểu
diễn. Còn cụ Cầu, cụ Sen thì đã xuất hiện trước khán giả cùng các bài hát
lịch sử của mình. Với “Con đường cùng của đế quốc Mỹ”, cụ Lê Minh Sen
giúp chúng ta như được sống lại những ngày “tiếng hát át tiếng bom” trong
chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc. Dưới mưa bom bão đạn của
giặc, giữa bao nhiêu đau thương tang tóc, tiếng hát xẩm cất lên: “Đồng bào
ơi ta gìn giữ nước non nhà/Chúng còn bén mảng ắt là thua đau/Hãy liệu
hồn cuốn gói cút cho mau/Quan quan tướng tướng bảo nhau mà chuồn/Nếu
không nghe thì liệu cái thần hồn/Rừng sâu biển cả là mồ chôn chúng
mày/Con đường cùng của đế quốc Mỹ là đây”, những lời hát nôm na ấy quả
đã ghi lại sống động ý chí bất khuất và niềm tin sắt đá vào sự tất thắng của
cả dân tộc trong cuộc đọ sức tưởng chừng không cân sức với tên xâm lược
khổng lồ. Còn với “Theo Đảng trọn đời”, từ lời người mẹ dặn con, “thần
xẩm” Hà Thị Cầu cho biết dân ta từng ơn Đảng, tin Đảng sâu nặng sắt đá thế
nào: “Từ khi có Đảng dẫn đầu/Tự do, độc lập qua cầu gian nan/Mẹ con ta
thoát cảnh bần hàn/Tìm về quê cũ muôn vàn mến thương/Vững tâm theo
Đảng nghe con/Đạp bằng sóng gió sắt son lời nguyền”. Lời dặn con mộc
mạc trên của cụ Cầu qua tiếng hát Xẩm như “nhập đồng” theo chân cụ trên
khắp các nẻo đường đất nước suốt hơn mấy chục năm qua, chắc chắn là một
                                                                           12
trong những bài hát ca ngợi Đảng chân thành nhất, xúc động nhất, có tác
động sâu rộng nhất mà ta từng biết.

  5.

       Dễ hiểu vì sao phần trao tặng giải thưởng Đào Tấn và quà xuân cho
các nghệ nhân lại là phần được người xem hoan nghênh nhất trong đêm
diễn. Cảm nhận trực tiếp được cái hay, cái đẹp của Xẩm và Trống quân, biết
được tài năng, tấm lòng, những cống hiến thầm lặng, vô giá của những nghệ
nhân dân gian, những người trọn đời vượt khó để cống hiến cho cộng đồng,
mọi người hiểu rằng tôn vinh và tưởng thưởng cho các nghệ nhân dân gian
bao nhiêu cũng chưa đủ. Trước đêm diễn hai ngày, ý tưởng của ban tổ chức
phát động một phong trào tôn vinh và chăm sóc thiết thực cho các nghệ nhân
dân gian đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của các đồng nghiệp báo chí.
Cuộc họp báo mini và gấp gáp về đêm diễn vào cuối chiều thứ bảy do tạp
chí Văn hiến Việt Nam chủ trì đông ngoài dự đoán: hơn 60 nhà báo của hơn
50 cơ quan báo chí cả nước đã có mặt tham dự. Là những người am tường
sinh hoạt VHNT đất nước, các nhà báo tham dự đều chia sẻ với ban tổ chức
rằng: các nghệ nhân dân gian, những người góp phần quan trọng nhất sáng
tạo, gìn giữ, truyền bá và phát huy các báu vật nghệ thuật của dân tộc như
Quan họ, Cồng chiêng, Ca trù, Múa rối, Ca nhạc tài tử, Bài chòi, Xẩm,
Trống quân, hiện phần đông là những người nghèo khó nhất trong những
người nghèo khó. Họ xứng đáng được tôn vinh, quan tâm chăm sóc thiết
thực hơn nhiều những gì chúng ta đã dành cho họ. Ngay tại cuộc họp báo,
khi nghe NSƯT Thanh Ngoan kể về những ngày ốm đau thập tử nhất sinh
mà không có thuốc tốt điều trị của “mẹ” Cầu cuối năm 2007, về ước mơ giản
dị một đời phụ nữ của mẹ: có được một đôi bông tai đẹp, dù là giả, để đeo
những năm cuối đời, một nhà báo đã yêu cầu Thanh Ngoan đưa ngay ra tiệm
nữ trang sắm cho cụ Cầu đôi bông tai hai chỉ vàng, một nhà báo khác nhận
gửi tiền nuôi dưỡng cụ hàng tháng và giám đốc doanh nghiệp Thành Vinh
Nguyễn Đức Nam xin tặng cụ món quà xuân là 10 triệu đồng... Những người
có mặt ở Nhà hát Lớn đêm 28/1/2008 cũng bày tỏ sự ủng hộ ý tưởng của ban
tổ chức bằng cách đứng cả lên và vỗ tay vang dội khi Bí thư Thành uỷ Hà
Nôi Phạm Quang Nghị trao tặng giải thưởng mang tên danh nhân văn hóa
Đào Tấn cho cụ Hà Thị Cầu cùng Trung tâm PTNTANVN. Sự ủng hộ của
các doanh nghiệp và người hâm mộ còn được thể hiện bằng 20 phần quà
xuân trị giá hàng chục triệu đồng được ban tổ chức gửi tặng cho các nghệ
nhân dân gian của nghệ thuật Xẩm, Trống quân, Quan họ, Ca trù...




                                                                       13
Sự phục sinh
      thiên tài âm nhạc Văn Cao

       Từ đây người biết quê người
       Từ đây người biết thương người
       Từ đây người biết yêu người…
       Đến bây giờ thì “Mùa xuân đầu tiên” đã trở thành một trong những ca
khúc hay nhất, phổ biến rộng rãi nhất, được yêu thích nhất trong di sản âm
nhạc đồ sộ của Văn Cao, sánh ngang với những tuyệt phẩm bất hủ “Bến
xuân”, “Thiên thai”, “Trương Chi”, “Buồn tàn thu”, “Bắc Sơn”, “Tiến
quân ca”, “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”, “Trường ca sông Lô”, “Làng tôi”,
“Ngày mùa”, “Tiến về Hà Nội”… Với khúc valse dịu nhẹ, thư khoan mà
sức lay động, thức tỉnh dường như không cùng trên, thiên tài âm nhạc Văn
Cao đã phục sinh cùng mùa xuân đại thắng của đất nước.
       Họa sĩ Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể rằng từ sau khi sáng
tác “Tiến về Hà Nội”, Văn Cao đã thề là sẽ không bao giờ sáng tác ca khúc
nữa. Chuyện là cuối năm 1948, khi từ Việt Bắc chuyển về công tác tại Chi
hội Văn nghệ Liên khu 3 cùng với Nguyễn Đình Thi, Tô Ngọc Vân, Lương
Xuân Nhị, Tử Phác ở khu căn cứ Chợ Đại (Ứng Hòa, Hà Nội), Văn Cao
được hai đồng chí lãnh đạo Liên khu 3 và Thành ủy Hà Nội hồi ấy là Khuất
Duy Tiến và Lê Quang Đạo giao nhiệm vụ sáng tác một bài hát về Hà Nội.
Văn Cao kể lại, sau một cuộc họp chi bộ, trong bữa cơm, đồng chí Lê Quang
Đạo đã nắm chặt tay ông và nói: "Những ca khúc của cậu đã làm tôi rất xúc
động. Nhất là bài Làng tôi và bài Trường ca Sông Lô. Vậy nếu cậu yêu Hà
Nội nhớ Hà Nội thì hãy sáng tác cho Hà Nội một bài hát vừa hùng tráng vừa
trữ tình nhé!". Đầu xuân 1949, Văn Cao đã hoàn thành nhiệm vụ được giao,
bài hát “Tiến về Hà Nội” ra đời trong niềm vui khôn xiết của ông, bạn bè
văn nghệ và các đồng chí Khuất Duy Tiến, Lê Quang Đạo:
       Trùng trùng quân đi như sóng
       Lớp lớp đoàn quân tiến về...
       Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về
       Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào
       Chảy dòng sương sớm long lanh
       Chúng ta ươm lại hoa sắc hương say ngày xa
       Ôi phố phường Hà Nội xưa yêu dấu
       Những bông hoa ngày mai đón tương lai vào tay
       Những xuân đời mỉm cười vui hát lên…
       Bài hát ngay lập tức được đồng chí Khuất Duy Tiên cho in trên báo
Thủ đô, được lưu truyền trong cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Liên khu 3 và rất
                                                                          14
được yêu thích. Tuy vậy, chỉ ít lâu sau, khi một đồng chí lãnh đạo cao cấp
được nghe “Tiến về Hà Nội” và nhận xét đây là bài hát “lạc quan tếu”, “lạc
quan tiểu tư sản”, Văn Cao liền bị đưa ra kiểm điểm, bị phê phán khắp nơi.
Từ đó, không ai dám hát “Tiến về Hà Nội” nữa…
       Kể từ cú sốc ấy, và nhất là sau cái tai nạn Nhân văn nặng nề, suốt 26
năm, trong im lặng và cô đơn, Văn Cao vẫn làm thơ, vẽ, nhưng sáng tác âm
nhạc thì không.
       Nhưng ngày 30-4-1975, cái “ngày vĩ đại” (Chế Lan Viên) của đất
nước đã đến. Bên ly rượu nhỏ trên căn gác nhỏ 108 Yết Kiêu, Hà Nội, Văn
Cao thầm lau những giọt nước mắt trên khuôn mặt gầy guộc, khắc khổ.
Những giai điệu chợt trào dâng trong ông. Cả năm 1975, Văn Cao bỗng hào
hứng trở về với âm nhạc. Ông nhận sáng tác nhạc cho phim “Chị Dậu” của
đạo diễn Phạm Văn Khoa rồi viết cả một bản giao hưởng cho phim “Anh bộ
đội Cụ Hồ” của xưởng phim Quân đội. Và trong một lần họp mặt cùng bạn
bè ở Chiếu Văn của nhà văn Sơn Tùng, Văn Cao nói rằng ông sẽ có một ca
khúc mừng “mùa xuân đầu tiên tổ quốc thống nhất sau 30 năm nhà nước
dân chủ nhân dân ra đời, nền cộng hòa được thiết lập”. Chắc chắn phải như
vậy rồi. Tác giả Quốc ca là người nhạc sĩ sinh ra để làm nên những khúc ca
của các chiến sĩ giải phóng dân tộc, để vĩnh cửu hóa những khoảng khắc,
những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước trong âm nhạc với những “Bắc
Sơn”, “Đống Đa”, “Thăng Long hành khúc ca”, “Tiến quân ca”, “Chiến sĩ
Việt Nam”, “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”, “Trường ca sông Lô”…Khúc khải hoàn
kháng chiến chống Pháp của âm nhạc cách mạng, bên cạnh “Chiến thắng
Điện Biên” của Đỗ Nhuận, “Quê tôi giải phóng” của Văn Chung, là “Tiến
về Hà Nội” của Văn Cao, bài hát “vừa hùng tráng vừa trữ tình” như mong
muốn của đồng chí Lê Quang Đạo, được viết từ 6 năm trước đó, dù bị phê
phán, bị cấm đoán, vẫn được chiến sĩ và nhân dân hát vang ngày giải phóng
thủ đô tháng 10/1954. Bây giờ, sau 30 năm xương máu hy sinh, đất nước
giành được trọn vẹn độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất, Văn Cao không thể
im lặng.
       Những ngày đầu xuân 1976, Văn Cao ngồi vào đàn. Mùa xuân thanh
bình, thống nhất, cái mùa xuân hằng đau đáu mơ ước của mỗi con người
Việt Nam trong suốt 30 năm, có lúc tưởng chừng sẽ không bao giờ đến, cuối
cùng đã đến, thật tự nhiên nhưng quá đỗi bất ngờ, thật bình thường nhưng vô
cùng kỳ diệu, thật xưa cũ nhưng cũng thật mới mẻ, tinh khôi. Trong nhịp
valse dịu nhẹ, khoan nhặt của những “Làng tôi”, “Ngày mùa” hơn 20 năm
trước, Văn Cao bắt đầu ca khúc mới của mình bằng những hình ảnh giản dị
về cái “mùa xuân đầu tiên” tự nhiên – bất ngờ, bình thường – kỳ diệu, xưa
cũ - tinh khôi ấy:
       Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
       Mùa bình thường mùa vui nay đã về
       Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên

                                                                         15
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
       Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn…
       Trong mùa xuân đoàn tụ, xum họp này, ấn tượng nhất, xúc động nhất
chắc chắn là hình ảnh những đàn con đã về với mẹ sau ba mươi năm trận
mạc với những giọt nước mắt ướt đầm vai áo người chiến sĩ:
       Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
       Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
       Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
       Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
       Niềm vui phút giây như đang long lanh…
       Được trực tiếp chứng kiến cái “mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu”
nay đã về, được ngây ngất giữa niềm vui bất tận đang long lanh tỏa sáng
trong mỗi ánh mắt, mỗi tâm hồn, niềm hạnh phúc nghẹn thắt trái tim người
nhạc sĩ chợt run rẩy bật thành lời:
       Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên
       Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm...
       Văn Cao ý thức đây chính là giờ phút có thể cảm nhận rõ hơn bao giờ
cái ý nghĩa lớn lao của những gì đã kết thúc và những gì sẽ bắt đầu. Chiến
tranh, chia cắt đã kết thúc, hòa bình, thống nhất đã bắt đầu, nhưng có cái gì
đó còn sâu xa hơn, thiết yếu hơn, nhân bản hơn, cần phải được bắt đầu. Và
đoạn cao trào vụt sáng, thiết tha, say đắm mà day dứt, trăn trở:
       Từ đây người biết quê người
       Từ đây người biết thương người
       Từ đây người biết yêu người…
       Nói đoạn cao trào này là mơ ước, khát vọng, niềm tin của Văn Cao
cũng đúng mà nói đó là nhắn nhủ, là cảnh báo của nhạc sĩ cũng không sai.
Chúng ta không khỏi giật mình khi nghe thấy ở đây như vang lên một điều
thật quan trọng: nếu từ đây, người không biết quê người, người không biết
thương người, người không biết yêu người, thì cái chiến thắng vĩ đại hôm
nay sẽ không thực sự có ý nghĩa.
       “Mùa xuân đầu tiên” hoàn thành. Sau Tết 1976, ca khúc đã được
những người bạn thân thiết của Văn Cao truyền tay nhau. Mọi người vui
mừng hiểu rằng thiên tài âm nhạc của Văn Cao đã thực sự phục sinh, người
nhạc sĩ lớn lại có một tuyệt phẩm dành cho đất nước, nhân dân của mình.
Ngay trong năm 1976, “Mùa xuân đầu tiên” được giới thiệu trên báo Sài
Gòn giải phóng và sau đó được các bạn Liên xô chọn dịch sang tiếng Nga in
trong một tuyển tập ca khúc của Nhà Xuất bản Âm nhạc Matscơva và được
lưu truyền trong cộng đồng người Việt ở Liên xô và Đông Âu.
       Tuy vậy, ở trong nước, khúc valse dịu nhẹ thủ thỉ tâm tình của Văn
Cao không được các đơn vị truyền thông đại chúng và các đơn vị nghệ thuật
biểu diễn để ý giữa một biển những tụng ca hào sảng, hùng tráng cùng về đề
tài trọng đại này. Đó là chưa kể khi được in trên Sài Gòn giải phóng, một số
quan chức văn hóa tư tưởng quá “nhạy cảm” đã lưu ý nhắc nhở tòa báo về
                                                                           16
cái “chất nhân văn” trong tác phẩm của người từng bị khép vào nhóm Nhân
văn Giai phẩm 20 năm trước. Như số phận trắc trở, truân chuyên của thiên
tài sinh ra mình, phải 20 năm sau ngày ra đời (1996), sau cả khi Văn Cao
mất (1995), “Mùa xuân đầu tiên” mới đến được với đông đảo công chúng
trong nước khi các đài phát thanh truyền hình lớn dàn dựng, phát sóng.
       Từ đó, “Mùa xuân đầu tiên” dần phát lộ toàn bộ chân giá trị của một
tuyệt phẩm, ngày càng được ưa thích rộng rãi và trở thành khúc nhạc lòng
của mỗi người Việt Nam mỗi độ xuân về và mỗi khi ngày 30-4 tới.




                                                                       17
Nhạc sĩ của tình ca và quê hương

       Hoàng Việt là một trong 5 nhạc sĩ đầu tiên của âm nhạc Việt Nam
(cùng với Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Nguyễn Xuân Khoát) được
trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT năm 1996. Ông cũng là nhạc
sĩ đầu tiên được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân trong năm 2011 cùng với các nhà văn Chu Cẩm Phong,
Nguyễn Ngọc Tấn và nhà thơ Ca lê Hiến. Hoàng Việt xứng đáng với mọi sự
tôn vinh bởi những gì ông đã dâng hiến cho quê hương đất nước…

       Từ “Tiếng còi trong sương đêm” và những ca khúc kháng chiến
bất hủ
       Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực, sinh ngày 29/10/1928 tại Chợ
Lớn. Quê cha anh ở thị xã Bà Rịa, quê mẹ ở Cái Bè, Tiền Giang. Từ những
năm học trung học ở Sài Gòn, lúc mới 16, 17 tuổi, Lê Chí Trực với bút danh
Lê Trực đã viết những ca khúc như “Chị Cả”, “Biệt đô thành” và “Tiếng
còi trong sương đêm”, trong đó ca khúc theo điệu tango “Tiếng còi trong
sương đêm” qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Vân những năm 1944-1945 được
người dân Nam Bộ rất yêu thích:
       Bến nước gió rét đò đưa khách sang
       Lau xanh ven sông mờ rung bóng trăng
       Đêm nay không gian chìm trong giá băng…
       Mà đoàn hùng binh âm thầm xông lướt trong sương…
       Khi ra đi có hứa thu nay về
       Mà hôm nay lá thu đã rơi tràn
       Trong giai đoạn tiền khởi nghĩa ở Nam Bộ, nếu các hành khúc của
Lưu Hữu Phước như “Lên đàng”, “Tiếng gọi thanh niên” là lời kêu gọi,
tiếng kèn thúc giục thanh niên đứng dậy cứu nước thì “Tiếng còi trong
sương đêm” là lời tâm sự và quyết tâm ra đi của một lớp thanh niên đô thành
được thức tỉnh bởi lời kêu gọi và tiếng kèn thúc giục ấy. Cho đến nay, sau
hơn 65 năm ra đời, ca khúc trữ tình thắm sâu tinh thần yêu nước này là một
trong những ca khúc tiền chiến vẫn còn được hát nhiều nhất cả trong nước
lẫn hải ngoại qua tiếng hát của các ca sĩ nhiều thế hệ như Thanh Thuý,
Khánh Ly, Thanh Tuyền, Ngọc Ánh, Vân Khánh, Đoan Trang, Tâm Đoan,
Trang Mỹ Dung, Hồng Cúc…
       Năm 1947, Lê Chí Trực thực sự “biệt đô thành” ra bưng biền tham gia
kháng chiến và là thành viên trẻ nhất của đội ngũ văn nghệ kháng chiến Nam
Bộ, đầu tiên công tác tại chiến trường miền Tây “dọc ngang sông rạch” rồi
sau đó chuyển sang chiến trường miền Đông “gian lao mà anh dũng”. Trong
những tháng năm này, giữa tuổi 20, chàng thanh niên yêu nước Lê Chí Trực
đã trở thành nhạc sĩ – chiến sĩ Hoàng Việt, người phát ngôn kỳ tài bằng âm
                                                                        18
nhạc ý chí chiến đấu, tinh thần lạc quan của quân dân Nam Bộ thành đồng tổ
quốc với các ca khúc “Lá xanh”, “Nhạc rừng”, “Mùa lúa chín “, “Lên
ngàn”… Nếu “Lá xanh” là bài hát tòng quân ra trận thật rộn ràng, tươi trẻ,
lôi cuốn thì “Nhạc rừng” như sự ngân vang tuyệt vời của thiên nhiên đất
nước trong tâm hồn người chiến sĩ vệ quốc còn “Lên ngàn” là khúc tráng ca
về sức sống bất khuất, sự hy sinh thầm lặng và niềm tin sắt đá vào chiến
thắng cuối cùng của người phụ nữ Nam Bộ giữa ngút ngàn đau thương, tang
tóc, gian khó của cuộc kháng chiến trưòng kỳ:
       Nước ngập đồng xanh lúa chết
       Gió mưa sập đổ mái nhà
       Bao nhiêu gia đình tan hoang
       Đau thương lệ rơi chứa chan
       Em đi cắt lúa trên ngàn rẫy trên ngàn nắng chiều chang chang
       Đường đi nước ngập mênh mang
       bàn chân dẫm gai lòng không thở than…
       Cùng với “Làng tôi”, “Tiến về Hà Nội”, “Trường ca sông Lô” của
Văn Cao, “Hành quân xa”, “Du kích sông Thao”, “Giải phòng Điện Biên”
của Đỗ Nhuận, “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi, “Tiếng chuông
nhà thờ” của Nguyễn Xuân Khoát, “Lỳ và Sáo”, “Quê tôi giải phóng” của
Văn Chung…ba ca khúc đậm chất lãng mạn cách mạng trên của Hoàng Việt
nằm trong số những ca khúc hay nhất của âm nhạc cách mạng Việt Nam thời
kháng chiến chống Pháp và là những ca khúc mãi đi cùng năm tháng như
chúng ta thưòng nói.
       Đến khúc tình ca được cả dân tộc ca hát
       Cùng với “Bài ca hy vọng” của Văn Ký, “Tình trong lá thiếp” của
Phan Huỳnh Điểu, “Trăng sáng đôi miền” của An Chung, “Câu hò bên bờ
Hiền Lương” của Hoàng Hiệp, “Giữ trọn tình quê” của Văn Cận… “Tình
ca” của Hoàng Việt ra đời trong những năm đầu đất nước bị chia cắt, là các
ca khúc mở ra dòng ca khúc đấu tranh thống nhất đất nước rất đặc biệt trong
lịch sử âm nhạc Việt Nam.
       Đối với Hoàng Việt, “Tình ca” như là một bài hát rất riêng tư. Năm
1954, Hoàng Việt tập kết ra Bắc, để lại ở miền Nam người vợ trẻ đẹp và ba
đứa con thơ, đứa lớn nhất chưa đến 5 tuổi, giữa nanh vuốt kẻ thù. Từ đấy,
như bao ngưòi con miền Nam tập kết, ở thủ đô Hà Nội Hoàng Việt luôn
sống trong tình cảnh “Ban ngày bận công tác/Ban đêm nằm nhớ em/Ban
ngày ở miền Bắc/Ở miền Nam ban đêm” (Tế Hanh). Năm 1957, sau hơn hai
năm trời bặt vô âm tín, Hoàng Việt bất ngờ nhận được thư vợ từ miền Nam
gửi ra, lá thư đã phải đi vòng vèo vạn dặm qua tận nước Pháp xa xôi rồi mời
về được Hà Nội để đến tay ông. Hoàng Việt nhoà nước mắt khi đọc thư vợ.
Những xung động mãnh liệt, trào dâng từ những nhớ thương, tin tưởng, tự
hào với người vợ hiền đảm, từ nỗi đau đất nước chia cắt và gia đình ly tán,
Hoàng Việt chợt cảm nhận rõ ràng hơn bao giờ hết sức mạnh kỳ diệu của
tình yêu đôi lứa trong sự gắn bó thiếng liêng với tình yêu quê hương đất
                                                                          19
nước. Một sức mạnh bất chấp không gian xa cách và thời gian dằng dặc,
thách thức mọi phong ba bão tố, vượt trên chiến tranh thù hận, xoá tan đau
khổ chia ly, để toả sáng như ánh sao đêm, thơm ngát như cánh hoa xuân và
bền vững muôn đời như sông nước Cửu Long bất diệt. Và bản “Tình ca” đã
ra đời như tiếng lòng của Hoàng Việt gửi về người vợ phưong xa với những
nhắn nhủ thuỷ chung son sắt:
        Bến nước Cửu Long còn đó em ơi
        Biển lúa nương dâu còn mãi muôn đời
        Là còn duyên tình ta thắm trong tiếng ca không thể xoá nhoà...
        Giữ lấy đức tin bền vững em ơi
        Giữ lấy trái tim đòi sống yêu đời
        Là một bài tình ca của đôi lứa ta dâng cả bao người
        Ngay sau khi ra đời, “Tình ca” đã được ca sĩ Quốc Hương, người bạn
thân từ chiến trường Nam Bộ của Hoàng Việt, thu thanh, phát trên sóng Đài
Tiếng nói VN làm ngây ngất thính giả trong và ngoài nước. Tuy vây, thật
khó tin khi bản tình ca tha thiết, mạnh mẽ nhường ấy lại bị một số quan chức
văn hoá và cả một số văn nghệ sĩ phê phán là bi luỵ, yếu đuối và lập tức bị
lưu kho. Mãi đến hơn 10 năm sau, sau khi Hoàng Việt trở về miền Nam
chiến đấu, sáng tác và hy sinh, “Tình ca” mới được phổ biến trở lại. Từ đấy,
“bài tình ca của đôi lứa ta dâng cả bao người” của Hoàng Việt đã cất cánh
bay đến với các thế hệ người Việt ở mọi phương trời, trở thành khúc tình ca
được cả dân tộc ca hát trong hơn nửa thế kỷ qua, cả trong chiến tranh cũng
như giữa thời bình, cả trong đau khổ và hạnh phúc. Với sức chinh phục vô
song và khả năng thức tỉnh, nâng mọi tâm hồn vươn đến những điều cao
đẹp, thánh thiện, “Tình ca” xứng đáng được coi là biểu tượng của âm nhạc
Việt Nam trong thế kỷ 20 như có người đề nghị.
        Và bản giao hưởng đầu tiên của âm nhạc Việt Nam
        Năm 1958, Hoàng Việt được Đảng và nhà nước cử sang học tập tại
Nhạc viện Sofia, Bulgari. Đến cuối năm 1964 ông tốt nghiệp hạng ưu tú tại
đây với bản giao hưởng số 1 của ông, cũng là bản giao hưởng đầu tiên của
âm nhạc VN, bản giao hưởng mang tên “Quê hương”. Sau 7 năm tu nghiệp
tại một nhạc viện lớn của châu Âu, người nhạc sĩ tự học từ đô thành Sài Gòn
năm xưa đã nỗ lực vươn lên làm chủ được thể loại giao hưởng, thể loại âm
nhạc được coi là lớn nhất và khó nhất của âm nhạc hàn lâm thế giới, “một
trong những biểu hiện rực rỡ nhất của sự trưởng thành về tinh thần của loài
người” như nhận định của giới mỹ học châu Âu.
        Giám đốc Nhạc viện Sofia từng tự hào đánh giá: “Bản giao hưởng
của Hoàng Việt không phải là một tác phẩm tốt nghiệp mà thật sự là một tác
phẩm lớn... Đó là một thành công rực rỡ của âm nhạc Việt Nam". GS Ca L ê
Thuần cũng cho rằng giao hưởng Quê hương của Hoàng Việt đã đánh dấu
một bước tiến quan trọng của nền âm nhạc Việt Nam dân tộc hiện đại, là giá
trị tinh thần sống mãi với đất nước.

                                                                         20
Hoàng Việt tâm sự: "những ký ức quê hương" và "trách nhiệm của
một công dân" đã giúp ông viết nên bản giao hưởng với lời đề tặng "Kính
dâng Nam bộ trong cuộc chiến đấu anh dũng chống ngoại xâm"...
       “Quê hương” là bản giao hưởng sử thi đồ sộ gồm 4 chương, với
những hình tượng âm nhạc phong phú khắc hoạ cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm của nhân dân Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng. Tác giả
đã sử dụng chất liệu từ những bài hát cách mạng và dân ca để làm các chủ
đề, được phát triển nhuần nhuyễn với những cảm xúc sáng tạo tinh tế và một
bút pháp khá điêu luyện. Chương I diễn tả không khí những ngày Cách
mạng tháng 8 và kháng chiến chống Pháp, được viết dưới hình thức sonate
với các chủ đề lấy từ các ca khúc “Hội nghị Diên Hồng”, “Lên đàng” của
Lưu Hữu Phước, “Nam bộ kháng chiến” của Tạ Thanh Sơn, “Chiến thắng
Điện Biên” của Đỗ Nhuận. Chương II mang tính chất trữ tình, miêu tả quê
hương từ chiến tranh chuyển sang những ngày hòa bình, được viết dưới hình
thức ronto với các chủ đề lấy từ “Lên ngàn”, “Mùa lúa chin” (Hoàng Việt),
“Kỵ binh Việt Nam” của Lê Yên, “Cây trúc xinh”, dân ca quan họ Bắc Ninh
và “Quê tôi giải phóng” của Văn Chung. Chương III là chương nhanh, kịch
tính, nhằm miêu tả cuộc kháng chiến chống Mỹ, được viết dưới hình thức
sonate, bao gồm các chủ đề phát triển từ bài “Giải phóng miền Nam” của
Lưu Hữu Phước, “Đợi chờ”, dân ca Tây Nguyên và “Lên đàng”. Trong
chương này, âm nhạc mang tính căng thẳng, kịch tính cao độ để thể hiện
cuộc chiến tranh một mất một còn, cuối cùng phần tái hiện mang âm hưởng
hai bài “Lên đàng” và “Giải phóng miền Nam” biểu hiện quyết tâm chiến
đấu và chiến thăng kẻ thù xâm lược. Chương IV mang âm hưởng vui tươi,
rộn rã, thể hiện niềm vui khi đất nước giành được độc lập tự do. Chương này
được xây dựng với hình thức 3 đoạn phức cùng phần coda trang trọng,
hoành tráng, có sự tham gia của dàn hợp xướng thể hiện ước mơ được sống
trong hạnh phúc thanh bình của dân tộc.
       Trong năm 1964, giao hưởng “Quê hưong” đã được biểu diễn ba lần
tại thủ đô Bugari: lần thứ nhất trong dịp Hoàng Việt thi tốt nghiệp với Dàn
nhạc Nhạc viện Sofia và hai lần nữa để phục vụ công chúng với Dàn nhạc
Giao hưởng Bugari. Dàn nhạc Giao hưởng Bungari cũng đã thu thanh giao
hưởng “Quê hương” để phát trên đài phát thanh Quốc gia. Tại Việt Nam,
khi Hoàng Việt trở về Hà Nội, bản giao hưởng này cũng đã được Nhà hát
giao hưởng hợp xướng nhạc vũ kịch VN và hai danh ca Quốc Hương, Vũ
Dậu dàn dựng, công diễn cùng bản giao hưởng số 5 của nhạc sĩ vĩ đại người
Nga P.I.Tchaikovsky vào ba đêm 26, 27, 28 tháng 3 năm 1965 tại Nhà hát
Lớn Hà Nội dưới đũa chỉ huy của nhạc trưởng, nghệ sĩ công huân Triều Tiên
Ly Hiơng Un. Đó là ba đêm nghệ thuật không thể nào quên không chỉ với
Hoàng Việt mà cả với người hâm mộ và giới âm nhạc hàn lâm Việt Nam…

      Ông tiên tóc trắng ở khu nhà 87B Lý Thường Kiệt, Hà Nội
                                                                        21
Tôi nhớ mãi ấn tượng về Hoàng Việt khi ông đến sống tại khu nhà
87B LýThượng Kiệt, Hà Nội. Đây là khu nhà dành cho các văn nghệ sĩ miền
Nam tập kết gồm nhà thơ Bảo Định Giang, các nhà văn Khương Minh Ngọc,
Nguyễn Quang Sáng, Xuân Vũ, hoạ sĩ Nguyễn Tấn Hưng, nghệ sĩ điện ảnh
Nhị Hà và ba tôi, nhà nghiên cứu Mịch Quang. Đầu năm 1965, khi Hoàng
Việt từ Bungari về nước, nhà thơ Bảo Định Giang, Phó Tổng thư ký phụ
trách văn nghệ miền Nam của Liên hiệp các hội VHNTVN, đã cùng gia đình
dọn đến trong cơ quan 51 Trần Hưng Đạo, nhưòng căn phòng lớn của gia
đình tạị đây cho nhạc sĩ đồng hương Tiền Giang tài năng đến ở để có điều
kiện sáng tác. Khi ấy, tôi là một cậu học sinh lớp 9 mê nhạc cổ điển, rất tự
hào khi biết người nhạc sĩ nổi tiếng của những “Lên ngàn”, “Nhạc rừng” và
giao hưởng “Quê hương” đến ở trong khu nhà mình. Hàng ngày, Hoàng
Việt hầu như chỉ ở trong căn phòng của ông và tôi luôn được nghe tiếng đàn
piano vọng ra từ đấy. Chỉ thỉnh thoảng tôi mới thoáng thấy bóng ông ra
ngoài với vóc dáng mình hạc xương mai và mái tóc bạc trắng. Với tôi,
Hoàng Việt gần thật đấy mà cứ xa xôi huyền hoặc như là một ông tiên trong
cổ tích. Tôi không hề biết ông tiên tóc bạc trắng này chỉ mới 37 tuổi. Ít lâu
sau, nhạc sĩ Văn Cận sau khi tu nghiệp ở Trung Quốc về, đã đến ở với ba
con tôi và tôi đã đôi lần theo nhạc sĩ Văn Cận vào chơi với nhạc sĩ Hoàng
Việt trong căn phòng của ông. Được đối diện thật gần với Hoàng Việt, tôi
thấy ông không già như tôi tưởng, ông có đôi mắt thật sang và nụ cười thật
hiền từ. Nghe Hoàng Việt và Văn Cận trò chuyện, tôi biết hai nhạc sĩ của
“Tình ca” và “Giữ trọn tình quê” khi tập kết đều để lại vợ con ở miền Nam,
nay đều có nguyện vọng trở về Nam chiến đấu, sáng tác mong có cơ hội sum
họp gia đình và nguyện vọng đó đã được cấp trên chấp thuận. Bên cây đàn
piano, Hoàng Việt và Văn Cận đã đàn và hát cho nhau nghe các sáng tác
mới chuẩn bị cho chuyến hồi hương thiêng liêng, Hoàng Việt với bài “Giết
giặc Mỹ cứu nước” còn Văn Cận có bài “Mẹ ơi! Con sẽ trở về”. Thời gian
này, chị tôi sau khi tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp đã xung phong về miền
Nam được hơn một năm. Trong thư chị gửi ra cho gia đình, tôi được biết chị
tôi đã phải mất hơn hai tháng trời vượt qua hàng ngàn cây số đèo dốc
Trường Sơn mới về được đến quê hương. Nhìn Hoàng Việt và Văn Cận, tôi
thầm nghĩ không biết hai ông sẽ làm thế nào để vượt Trưòng Sơn, khi Văn
Cận thì cận thị rất nặng còn Hoàng Việt thì quá mảnh khảnh, gầy guộc…Sau
tết 1966, tôi không còn được gặp Hoàng Việt và Văn Cận tại khu nhà 87B
Lý Thường Kiệt Hà Nội nữa, hai ông đều đã lên đường…
       Cửu Long – Bản giao hưởng dang dở
       Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, trưởng đoàn văn nghệ sĩ đi chiến
trường Nam Bộ đầu năm 1966 kể rằng ông và các văn nghệ sĩ trong đoàn
không ai nghĩ rằng Hoàng Việt có khả năng vượt nổi Trường Sơn bởi thấy
ông quá ốm yếu. Trên đường Trường Sơn, Nguyễn Quang Sáng luôn bố trí
Hoàng Việt đi đầu khi hành quân nhưng bao giờ ông cũng là người cuối
                                                                           22
cùng đến trạm, rất lâu sau khi mọi người đã đến đã nấu cơm và ăn cơm
xong, khi cả đoàn đã lên võng ngủ Hoàng Việt mới lủi thủi một mình lặng lẽ
nhóm bếp nấu cơm. Có lần, Hoàng Việt bị lật cổ chân, chân sưng to, mưng
mủ, đoàn muốn gửi ông lại trạm để dưỡng bệnh nhưng ông vẫn cắn răng lết
theo đoàn, kể cả khi phải mang thêm hơn 10 cân gạo ăn đường trong cái ba
lô đã nặng gần bằng trọng lượng 42 kg người ông. Cứ thế, sau hơn ba tháng,
Hoàng Việt vẫn theo kịp đoàn để về đến quê hương trong sự kinh ngạc của
mọi người.
       Toại nguyện về với quê hương, bất chấp đói khổ, ác liệt, ngay trên
chiến khu, song song với việc đào hầm, cất nhà, tải gạo, với bút danh mới Lê
Quỳnh, Hoàng Việt đã say sưa sáng tác vói năng xuất chưa từng có. Từ cuối
năm 1966 đến giữa năm 1967, ông đã hoàn thành 12 ca khúc và vở nhạc
kịch “Bông sen” kể chuyện anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Lịch với 102 trang
phần đệm piano để gửi ra miền Bắc. Ông còn viết nhạc cho hai điệu múa của
Văn công R, rồi chuyển “Bông sen” từ thể loại lớn opera thành một nhạc
cảnh nhỏ để Văn công R có thể biểu diễn phục vụ tại chiến trường. Trong lá
thư viết cho nhạc sĩ Đỗ Nhuận tháng 5/1967, Hoàng Việt nói với Tổng thư
ký Hội Nhạc sĩ VN rằng dù rất tích cực sáng tác phục vụ kip thời nhưng ông
vẫn không quên dồn tâm sức sáng tác những tác phẩm lớn góp phần đánh
dấu giai đoạn tiến triển mới của âm nhạc cách mạng miền Nam. Hoàng Việt
còn bày tỏ với nhạc sĩ Đỗ Nhuận khát vọng đưa âm nhạc cách mạng thâm
nhập sâu vào đời sống tinh thần của người dân miền Nam để thay thế loại
tân cổ tạp nham cũng như thứ dân ca rhythm nhạc dance ỉ eo than khóc mị
dân của Phạm Duy hoặc loại nhạc điện tử làm ô uê thích giác người nghe
của đám nhạc trẻ sa đoạ Sài Gòn…
       Sau niềm hạnh phúc to lớn được đón người vợ yêu thương và ba đứa
con từ Sài Gòn ra chiến khu sum họp gia đình sau hơn 13 năm xa cách trong
dịp têt 1967, Hoàng Việt lại bắt đầu một thử thách mới. Ông xin tổ chức cho
rời chiến khu về với vùng đất ven bờ Cửu Long, vùng chiến sự ác liệt, để lấy
cảm hứng thực hiện dự án sáng tác lớn ông hằng ôm ấp: bản giao hưởng số 2
của ông, giao hưởng mang tên “Cửu Long” . Theo Hoàng Việt, đây sẽ là
giao hưởng có 3 chương: Chiến thắng, hạnh phúc và xây dựng. Và ông đã
lên đường về Cao Lãnh, Tiền Giang men theo đường số 4 và bờ sông Cửu
Long để tìm hiểu thêm những điều Hoàng Việt gọi là “những khía cạnh đặc
biệt” nơi dòng sông vĩ đại của quê hương. Cuối năm 1967, sau những ngày
tháng băng đồng, qua lộ, chịu bom pháo, Hoàng Việt đã đặt chân về đến quê
mẹ Tiền Giang, đã đến rất gần với sóng nước Cửu Long. Nhưng ngay trên
bờ kênh Ả Rặt, làng Mỹ Thiện, huyện Cái Bè, Tiền Giang, trong buổi sáng
cuối cùng năm 1967, sáng 31 tháng 12, Hoàng Việt và những người cùng đi
bất ngờ bị máy bay Mỹ tập kích. Hoàng Việt bị trúng đạn rốc két của kẻ thù.
Ông hy sinh, thân xác hoà tan trong con kênh chảy ra dòng sông Cửu Long.


                                                                         23
Khi ấy, Hoàng Việt mới vừa qua tuổi 39. Và bản giao hương số 2 của đời
ông, giao hưởng “Cửu Long”, mãi là bản giao hưởng dang dở…




                                                                         24
Hoàng Lê
      và điệu hát Vọng Kim lang
       Cùng với Nghệ sĩ Nhân dân Lệ Thi, các đạo diễn Nguyễn Văn Khánh,
Võ Bài, các tác giả Thế Lữ, Thanh Nha, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tường
Nhẫn, nhạc sĩ Hoàng Lê là một trong những bậc tiền bối đã góp phần dựng
nên bộ môn sân khấu ca kịch Bài chòi Liên khu Năm trên miền Bắc xã hội
chủ nghĩa đầu những năm 1960. Tôi may mắn được nhập môn bộ môn sân
khấu này khi trở thành biên kịch của Đoàn Văn công Giải phóng Trung
Trung bộ thời chống Mỹ…
       Đó là vào khoảng giữa năm 1971, tại khu Khu An dưỡng cán bộ chiến
trường miền Nam K15 thị xã Hà Đông. Nhạc sĩ Hoàng Lê vừa từ chiến
trường Khu Năm ra Bắc. Sau hơn 5 năm phục vụ tại chiến trường Khu Năm
hết sức khó khăn gian khổ, sức khoẻ của Hoàng lê đã giảm sút rất nặng. Ông
lại đang mang một nỗi đau lớn: vợ ông, nghệ sĩ Bài chòi Hồng Ân, đã bị Mỹ
- Nguỵ phục kích bắt tại chiến trường Bình Định cùng với các nghệ sĩ Võ Sĩ
Thừa, Kim Hùng, Hải Liên và các đồng đội trong Đoàn Văn công Giải
phóng Khu Năm khi đang phục vụ tại đây, đày ra giam tại đảo Phú Quốc.
Nhưng sức khoẻ giảm sút cùng với nỗi đau lớn ấy đã không thể quật ngã
được nhạc sĩ. Người khô gầy, đen nhẻm, hàng ngày Hoàng Lê vẫn ôm cây
đàn nguyệt dạy chúng tôi và lứa nhạc công, diễn viên của đội ca kịch Bài
chòi Đoàn Văn công Giải phóng Trung Trung bộ, hoặc vừa tốt nghiệp Nhạc
viện Hà Nội hoặc vừa tuyển được ở Thanh Hoá, Nghệ An, từng câu Bài
chòi, dân ca Liên khu Năm, những điệu xuân nữ, cổ bản, xàng xê, hò quảng,
lý vọng phu, lý thương nhau, hò giã vôi…
       Nhạc sĩ Hoàng Lê quê xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, Bình Định.
Tham gia cách mạng từ tháng 8 – 1945. Với vốn âm nhạc tự học, nhạc sĩ
Hoàng Lê đã bắt đầu cuộc đời hoạt động văn hoá văn nghệ phục vụ cách
mạng trong nhiệm vụ phụ trách thiếu nhi rồi các đội tuyên truyền văn nghệ
của huyện, tỉnh bằng tài sáng tác và sử dụng các loại nhạc dân tộc như kìm,
sến, hồ, nhị… Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã sáng tác một số ca
khúc rất được ưa thích tại vùng tự do Bình Định như Vui chiến đấu, Mưa
rào…
       Tập kết ra Bắc, nhạc sĩ Hoàng Lê là nhạc công rồi phụ trách dàn nhạc
của Đoàn Dân ca kịch Liên khu Năm được thành lập trên đất Bắc. Tại đơn
vị nghệ thuật này, ông trở thành một nhạc sĩ cổ nhạc nổi tiếng, góp phần
quan trọng trong việc xây dựng hệ thống làn điệu bài bản cho bộ môn sân
khấu Dân ca kịch Liên khu Năm hình thành từ điệu hô Bài chòi và hệ thống
các điệu lý, hò, hô khác của dân ca Trung Trung bộ qua việc tham gia xây
                                                                        25
dựng hàng loạt vở diễn nổi tiếng, được giới sân khấu và khán giả thủ đô Hà
Nội và miền Bắc hồi ấy đánh giá rất cao như Thoại Khanh – Châu Tuấn,
Nghìn thu vọng mãi, Tiếng sấm Tây Nguyên, Đội kịch chim chèo bẻo...
       Năm 1965, sau 10 năm công tác trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhạc
sĩ Hoàng Lê tình nguyện vượt Trường Sơn trở về quê hương chiến đấu. Ông
công tác ở Tiểu ban Văn nghệ, Ban Tuyên huấn Khu uỷ Năm, phụ trách việc
huấn luyện cho các đơn vị nghệ thuật của Khu uỷ và các địa phương trong
khu. Cuối năm 1970, nhạc sĩ trở ra Bắc với nhiệm vụ tuyển và đào tạo diễn
viên, nhạc công để thành lập Đoàn Dân ca kịch Giải phóng khu Năm để đưa
trở về chiến trường phục vụ.
       Trong vòng hơn 2 năm 1971 – 1972, được sự hỗ trợ nhiệt tình của
Ban B Bộ Văn hoá, Ban Thống nhất Trung ương và Đoàn Dân ca kịch Liên
khu Năm, ông cùng những người thầy khác như các nghệ sĩ Lệ Thi, Nguyễn
Kiểm, Trần Chức đã hoàn thành nhiệm vụ trên: Đoàn Dân ca kịch Giải
phóng khu Năm đã hình thành với lớp diễn viên trẻ đầy triển vọng và xây
dựng được một chương trình biểu diễn như Thoại Khanh – Châu Tuấn, Tấm
vóc đại hồng, Đội kịch chim chèo bẻo… Cuối năm 1973, Hoàng Lê một lần
nữa sát cánh cùng đơn vị nghệ thuật non trẻ của khu Năm vừa được thành
lập trên đất Bắc vượt Trường Sơn, theo đường mòn Hồ Chí Minh huyền
thoại trở về, kịp phục vụ nhân dân và chiến sĩ quê hương trong chiến dịch
Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
       Sau ngày giải phóng, nhạc sĩ Hoàng Lê về công tác tại quê hương
Nghĩa Bình. Ông lại tập trung thời gian và tâm sức vào các công việc ông
yêu thích: nghiên cứu dân ca Liên khu Năm, sáng tác nhạc và đào tạo lực
lượng diễn viên, nhạc công cho bộ môn sân khấu Dân ca kịch. Ông vừa
chuyển thể, chỉnh biên và sáng tác nhạc cho các vở Đoàn tụ, Lâm Sanh –
Xuân Nương, Một mạng người, Người năm ấy, Sóng ngầm vùng biển lặng,
Một sự trả giá, Chuyện bên dòng sông Thu… trên sân khấu các Đoàn Dân ca
kịch Bình Định, Khánh Hoà, Quảng Nam. Đáng chú ý là, trong khoảng thời
gian này, ông đã hoàn thành một công trình nghiên cứu đầy đặn công phu về
âm nhạc của bộ môn sân khấu mà ông gắn bó trọn đời, đó là bộ sách Âm
nhạc dân ca Bài chòi do Sở Văn hoá Thông tin Nghĩa Bình xuất bản năm
1978. Bộ sách này đã trở thành sách gối đầu giường của những người hoạt
động ca kịch Bài chòi 30 năm qua. Với tư cách là Chủ nhiệm bộ môn Dân ca
Bài chòi của Trường Văn hoá Nghệ thuật Nghĩa Bình, nhạc sĩ Hoàng Lê đã
hết lòng đào tạo mấy thế hệ diễn viên, đặc biệt là lớp nghệ sĩ chủ chốt hiện
nay của Đoàn Dân ca kịch Bình Định như các nghệ sĩ Trần Tới, Hoài Huệ,
Hồ Thu, Kim Cúc, Tấn Hào, Mộng Hoàng… Ông mất tại thành phố Quy
Nhơn năm 1986, khi nhiều dự định sáng tạo, nghiên cứu vẫn đang dang dở...
       Nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Lê, không thể không nói đến những làn điệu
dân ca mới do ông sáng tác đã đi vào kho tàng làn điệu của Ca kịch Bài chòi
như Lía phôn, Chèo bẻo, Gió đưa trăng, Trách ai đổi bạn, Đất Hồ lòng
Hán… và đặc biệt là điệu hát Vọng Kim Lang. Đây là điệu hát do ông sáng
                                                                          26
tác khi làm nhạc cho vở Nghìn thu vọng mãi của nhà thơ Lưu Trọng Lư viết
về cuộc đời truân chuyên của nàng Kiều. Theo yêu cầu của đạo diễn, cần có
một sáng tác mới phù hợp với hoàn cảnh và tâm trạng trong cảnh chia ly
Kiều – Kim Trọng đã được đại thi hào Nguyễn Du diễn tả bằng đoạn thơ
tuyệt tác “Người lên ngựa, kẻ chia bào/Rừng phong thu đã nhuốm màu
quan san/Dặm hồng bụi cuốn chinh an/ Trông người đã khuất mấy ngàn
dâu xanh/Người về chiếc bóng năm canh/Kẻ đi muôn dặm một mình xa
xôi/Vầng trăng ai xẻ làm đôi/Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”. Tất cả
những biến thái tinh tế, diệu vợi trong tâm trạng nàng Kiều buổi chia ly ấy
đã được nhạc sỹ Hoàng Lê đưa vào thật tài tình trong điệu hát mang tên
Vọng Kim Lang:
       Chốn Liêu Dương cách trở muôn trùng
       Trông theo chàng từ vó ngựa khuất quan san
       Thiếp trông theo chàng từ vó ngựa khuất quan san…
       Mộng vàng đêm trường ai về thấp thoáng, tỉnh ra lại tủi suốt canh
chầy
       Thấy ai trong mộng mà nhớ buổi chia tay
       Dáng ai lên đường kìa vó ngựa bước đâu đây…
       Người đi ta đếm xuân sang
       Xuân sang rồi lại sang xuân
       Mà sao nhìn về Liêu Dương bóng chim vẫn biệt tăm…
       Điệu hát này lúc đầu chỉ dành cho một nhân vật, tạo nên một hoàn
cảnh cụ thể ở một vở diễn, là một điệu hát mà giới chuyên môn gọi là
“chuyên dùng”, không ngờ đã trở thành làn điệu “đa dùng” trên sân khấu ca
kịch Bài chòi, được sử dụng cho nhiều nhân vật, trong nhiều vở diễn suốt
gần nửa thế kỷ qua. Hơn thế, không chỉ được dùng trên sân khấu ca kịch Bài
chòi, Vọng Kim Lang đã được đưa vào sân khấu cải lương và trở thành một
làn điệu cải lương rất được yêu thích. Vọng Kim Lang cũng đã trở thành một
làn điệu “dân ca mới” rất phổ biến trong nhân dân các địa phương miền
Nam.
       Vọng Kim Lang đã rất nổi tiếng trong đời sống nghệ thuật, đã nhập
vào kho tàng dân ca, nhạc cổ, trở thành tài san chung của nhân dân miền
Nam, nhân dân Việt Nam. Không nhiều người biết nó được sinh ra từ một
vở ca kịch Bài chòi và do nhạc sĩ Hoàng Lê sáng tạo nên.
       Người sáng tạo điệu hát Vọng Kim lang bất hủ, nhạc sĩ Hoàng Lê, đã
hóa thân thành một phần của nhân dân, của âm nhạc cổ truyền Việt Nam.




                                                                        27
Dù có đi bốn phương trời

       Trong gần 400 ca khúc của người nhạc sĩ tài danh Hoàng Hiệp, chỉ có
một tác phẩm về Hà Nội là ca khúc “Nhớ về Hà Nội”. Tuy vậy, đây lại là
một trong những bài hát hay nhất, được yêu thích nhất trong hàng trăm bài
hát hay về thủ đô đất nước của các nhạc sĩ Việt Nam. Trong các cuộc bầu
chọn trực tuyến bài hát hay về Hà Nội do một số báo điện tử tổ chức nhân
Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, “Nhớ về Hà Nội” của
Hoàng Hiệp luôn dẫn đầu cùng với “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi,
“Em ơi Hà Nội phố” của Phú Quang, “Hà Nội, niềm tin và hy vọng” của
Phan Nhân, “Hướng về Hà Nội” của Hoàng Dương…
       Hoàng Hiệp tên thật là Lưu Trần Nghiệp, còn có bút danh là Lưu
Nguyễn, sinh ngày 1/10/1931 ở cù lao Giềng, Mỹ Hiệp, Chợ Mới, An
Giang. Ông tham gia cách mạng vào năm 1945, năm ông mới 14 tuổi, trong
đoàn Tuyên truyền lưu động Long Xuyên. Năm 1955, Hoàng Hiệp tập kết ra
Bắc, vào học Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viên Âm nhạc quốc
gia) và bắt đầu sự nghiệp sáng tác với ca khúc “Câu hò bên bờ Hiền
Lương” (1957). Cho đến nay, sau hơn nửa thế kỷ lao động sáng tạo, Hoàng
Hiệp đã có một sự nghiệp âm nhạc đồ sộ với gần 400 ca khúc, tác giả âm
nhạc của hàng chục tác phẩm sân khấu và hàng chục phim truyện, phim tài
liệu. Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật.
       Có thể nói, Hoàng Hiệp là một trong những nhạc sĩ Việt Nam viết ca
khúc nhiều nhất và có nhiều nhất những ca khúc đã khắc sâu vào ký ức của
các thế hệ người Việt trong nửa sau thế kỷ 20 như “Câu hò bên bờ Hiền
Lương”, “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”, “Ngọn đèn đứng gác”, “Cô
gái vót chông”, “Đất quê ta mênh mông”, “Lá đỏ”, “Viếng lăng Bác”,
“Em vẫn đợi anh về”, “Chút thơ tình của người lính biển”, “Đồng đội”,
“Mùa chim én bay”, “Con đường có lá me bay”, “Nơi anh gặp em”, “Nhớ
về Hà Nội”, “Trở về dòng sông tuổi thơ”…
       Hoàng Hiệp luôn tự hào là một nhạc sĩ của cách mạng. Ông thường
nói: kháng chiến, cách mạng đã đưa ông đến với âm nhạc và ông sáng tác
nhạc là để phụng sự cho cách mạng, cho kháng chiến. Chính vì thế, Hoàng
Hiệp đã chọn tên ca khúc “Lá đỏ” (phổ thơ Nguyễn Đình Thi) làm tên cho
chương trình “Con đường âm nhạc” của ông trên VTV3 cuối năm 2007.
Nhưng một chương trình khác về sự nghiệp âm nhạc của ông được trực tiếp
trên sóng VTC vào cuối năm 2009, ông lại rất tâm đắc với cái tên “Nơi gặp
gỡ của tình yêu” .

                                                                       28
Bởi Hoàng Hiệp cũng luôn tự hào là một nhạc sĩ của tình yêu. Cho
đến nay, ông dường như chưa một lần sáng tác hành khúc (chỉ có một lần
ông viết lời cho hành khúc “Bài hát giải phóng quân” của nhạc sĩ Lưu Hữu
Phước). Hoàng Hiệp muốn đem đến cho sự nghiệp cách mạng những tình
khúc, cái mà theo ông cách mạng đang thiếu và đang cần ở âm nhạc. Còn
nhớ, cuối những năm 1960, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ vào hồi căng
thăng nhất, bản tình khúc “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây” phổ thơ
Phạm Tiến Duật ra đời và rất được ưa chuộng trong thanh niên Thủ đô và
miền Bắc. Chỉ vì trổ nhạc cho đoạn thơ “Anh lên xe, trời đổ cơn mưa/cái gạt
nước xua đi nỗi nhớ/em xuống núi, nắng về rực rỡ/cái nhành cây gạt mối
riêng tư” mà bản nhạc này bị một số người phê phán là mang nhiều yếu tố
nhạc “vàng” và đòi cấm phổ biến, nhưng“Trường Sơn Đông Trường Sơn
Tây” vẫn sống mạnh mẽ trong trái tim những đoàn quân ra trận cho đến
ngày đại thắng và sau này được mặc nhiên coi là một trong những tình khúc
hay nhất thời chống Mỹ.
       Tình khúc của Hoàng Hiệp là những tình ca của lứa đôi trong sự
nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc, trong sự gắn bó tha thiết với quê hương
đất nước, với cộng đồng xã hội.
       “Nhớ về Hà Nội” không là một tụng ca thông thường, nó thực sự là
một tình khúc. Bài hát được viết vào năm 1984, sau gần 9 năm Hoàng Hiệp
xa Hà Nội trở về sinh sống tại TPHCM. Sau một buổi trò chuyện với người
vợ, vốn là một nghệ sĩ sân khấu Hà Nội, ký ức về 20 năm sống giữa thủ đô
chợt bất ngờ bừng dậy quay quắt trong lòng người nhạc sĩ phương Nam.
Ông nhớ cái trường nhạc mái tranh vách đất trên đường đê La Thành, nơi
ông bắt đầu sự nghiệp âm nhạc, nhớ đường Nguyễn Du rợp bóng cổ thụ, nơi
có ngôi nhà của gia đình vợ, nơi bắt đầu những đêm hẹn hò giữa chàng nhạc
sĩ trẻ miền Nam tập kết và cô thiếu nữ Hà Nội xinh đẹp, hiền thục trong mùi
hoa sữa nồng nàn, nhớ phố Khâm Thiên tang thương sau trận bom B52 mùa
đông năm 1972…Hoàng Hiệp hiểu rằng một ca khúc về thủ đô dất nước,
quê hương của vợ, người tình duy nhất của đời ông và cũng là quê hương
thứ hai của ông, đang đến với ông. Ngay đêm ấy, Hoàng Hiệp ngồi vào đàn.
Người nhạc sĩ được coi là “vua phổ thơ” của giới nhạc Việt không cần
những vần thơ của ai đó gợi thức hình tượng âm nhạc. Từ sâu thẳm ký ức,
lời thơ hiện ra thật tự nhiên và cũng thật tự nhiên, giai điệu vang ngân. Âm
hình chủ đạo, đoạn ca từ mở đầu và kết thúc là lời bày tỏ của những người
đã đi xa:
       Dù có đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội
       Hà Nội của ta, Thủ đô yêu dấu
       Một thời đạn bom, một thời hòa bình
Tiếp đó là nỗi nhớ nhung rất chung mà rất riêng về những ngày sống, yêu
đương, dựng xây và chiến đấu giữa thủ đô văn hiến và anh hùng:
       Nhớ phố thâm nghiêm rợp bóng cây
       Tiếng ve ru những trưa hè
                                                                           29
Và nhớ những công viên vừa mới xây
       Bước chân em chưa mòn lối
       Ôi nhớ Hồ Gươm xanh thắm
       Nơi Tháp Rùa nghiêng soi bóng…
       Nhớ những cơn mưa dài cuối đông
       Áo chăn chưa ấm thân mình
       Và nhớ lúc bom rơi thời chiến tranh
       Đất rung ngói tan gạch nát
       Em vẫn đạp xe ra phố
       Anh vẫn tìm âm thanh mới…
       Trái với thông lệ, chưa bao giờ ca khúc Hoàng Hiệp, kể cả trước đó và
sau này, lại “nhiều lời” đến vậy. Đoạn nhạc chính của bài hát “gánh” tới 4
đoạn lời. Cảnh vật, âm thanh, hương sắc, quá khứ và hiện tại, nỗi đau và
niềm tin, tình yêu và những kỷ niệm không bao giờ mờ phai, cùng lúc ập
đến, tất cả đều xao xuyến ám ảnh, đều sâu nặng thiêng liêng, không cho
phép nhạc sĩ kiệm lời:
       Nhớ những con đê thành lối xe
       Bước chân năm tháng đi về
       Và nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya
       Hướng ra Đống Đa, Cầu Giấy
       Ôi nhớ Thủ đô năm ấy
       Ta đánh giặc trên mâm pháo…
       Nhớ phố Quang Trung, đường Nguyễn Du
       Những đêm hoa sữa thơm nồng
       Và nhớ, nhớ bao khuôn mặt mến thân
       Đã quen bước chân giọng nói
       Ôi nhớ chiều ba mươi Tết
       Chen giữa đào hoa tươi thắm
       Đường phố đông vui chờ đón tân niên
       Là phút thiêng liêng lắng nghe thơ người
       Hà Nội ơi!
       Những ai từng sổng ở Hà Nội những năm 1955 – 1975, một thời gian
khó và tự hào,“một thời đạn bom, một thời hòa bình” như cách nói của
Hoàng Hiệp, dù đã xa Hà Nội hay đang sống giữa Hà Nội, có lẽ đều không
cầm được nước mắt khi nghe, khi hát “Nhớ về Hà Nội”.
       Còn nhớ, năm 1994, khi được gặp và trò chuyện với nhạc sĩ Hoàng
Hiệp tại TPHCM, khi tôi hỏi bí quyết nào giúp ông có một ca khúc hay như
thế về Hà Nội, ông mỉm cười: “Bởi tôi may mắn được sống những ngày đẹp
nhất của tuổi trẻ ở thủ đô Hà Nội và cũng bởi “Và nơi đó có một người,
người mà tôi mến yêu”(lời bài hát “Tình yêu Hà Nội” của nhạc sĩ Hoàng
Vân”)…


                                                                         30
Cuộc hạnh ngộ trong “Xuân và Tuổi trẻ”

       “Xuân và tuổi trẻ” có lẽ là khúc nhạc xuân được hát nhiều nhất trong
hơn 60 năm qua trên đất nước ta, kể từ khi nó được nhà thơ Thế Lữ đặt lời
Việt rồi được ông cùng các nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Văn Chung dàn
dựng trên sân khấu Đoàn Ca Vũ Nhạc Kịch Anh Vũ biểu diễn ra mắt tại nhà
hát Phan Hương trên đường Minh Hương, thị xã Hội An, đầu năm 1946.
Không nhiều người biết tác giả của khúc nhạc xuân bất hủ này, nhạc sĩ La
Hối, là một nghệ sĩ - chiến sĩ cách mạng can trường, người đã hy sinh vì đại
nghĩa của dân tộc ngay giữa tuổi 25…

       Nhạc sĩ La Hối, tên thật là La Doãn Chánh, sinh năm 1920 tại Hội An.
La Hối gốc người Quảng Đông nhưng dòng tộc ông đến định cư tại phố Hội
đã 17, 18 đời. Từ nhỏ, La Hối thông minh, học giỏi và tỏ ra có năng khiếu
đặc biệt về âm nhạc. Năm 14 tuổi, ông đã chơi được các nhạc cụ mandolin,
ghita, accordeon, piano và tự sáng tác các khúc nhạc tươi vui về tuổi học trò
để diễn tấu. Những năm 1936 -1938, La Hối vào Saigon để học tiếp văn hóa
và trau dồi thêm kiến thức âm nhạc. Năm 1939, về lại quê hương, La Hối
dạy nhạc và cùng với nhạc sĩ Vương Gia Khương, tác giả bài “Cờ Việt
Minh”, thành lập Hội Âm Nhạc Hội An (Société philharmonique de Faifoo)
mà ông là hội trưởng, tập trung vào hội những thanh niên yêu thích âm nhạc
để dìu dắt họ về hòa âm, sáng tác và biểu diễn âm nhạc. Nhiều học trò của
La Hối sau này đã trở thành những nhạc sĩ khá nổi tiếng như Lê Trọng
Nguyễn, Lan Đài, Dương Minh Ninh, Hồ Vân Thiết, La Xuân, Hoàng Tú
Mỹ, Trương Đình Quang...
       Theo thiếu tướng nhà văn Nguyễn Chí Trung, từ những năm 1939 -
1940 trong phong trào chống phát xít Nhật xâm lược Trung Quốc, Đông
Dương và Đông Nam Á, La Hối đã tham gia và nhanh chóng trở thành thủ
lĩnh một nhóm thanh niên Hoa Kiều chống phát xít Nhật và là cơ sở của
Đoàn Thanh niên Dân chủ Hội An do các Đảng viên Cộng sản Việt Nam
Ngô Tam Tư, Huỳnh Đắc Hương lãnh đạo. Khi đó, Ban nhạc thuộc Hội Âm
nhạc Hội An của La Hối bắt đầu diễn tấu các hành khúc cách mạng của Việt
Nam, Trung Hoa, Nga để gieo lửa cách mạng vào công chúng. Vào khoảng
tháng 7 năm 1939, nhóm thanh niên Hoa kiều kháng Nhật của La Hối tổ
chức triển lãm tội ác của phát xít Nhật và công cuộc kháng Nhật của nhân
dân Trung Hoa tại chùa Quảng Triệu, đọc các bài thơ Song Thất, Quyết đề
kháng, Ly rươu thọ, Đông Kinh nhuộm máu của Tố Hữu gây chấn động cả
Hội An. La Hối và các đồng chí của ông còn tổ chức nhiều hoạt động phá
hoại các nơi quân Nhật đồn trú, phá kho lương thực, đầu độc ngựa của Nhật
                                                                          31
tại Hội An và các vùng lân cận. Trong thời gian từ 1939 đến 1944, ngoài các
bản nhạc và ca khúc rất được thanh niên quê hương ưa thích về mùa xuân và
tuổi trẻ, La Hối đã viết một số hành khúc hùng tráng cổ động tinh thần yêu
nước, ý chí chống phát xít xâm lược. Tiêu biểu là ca khúc Gió thiêng liêng
ông viết năm 1944: Lời đất nước gieo niềm tin/ Gió lên kia rồi/ Gió thiêng
liêng bừng chí thanh niên/ Lời đất nước giục lòng ta…Bản nhạc Xuân và
Tuổi trẻ cũng được nhạc sĩ La Hối viết trong giai đoạn này. Theo một vài
cựu đồng chí của La Hối thì người nhạc sĩ cách mạng Hội An đã dùng phần
dạo đầu (intro) của nhạc phẩm này làm ám hiệu liên lạc cho tổ chức kháng
Nhật của ông.
       Từ năm 1944, hoạt động của La Hối bị bại lộ, hiến binh Nhật ráo riết
truy nã ông. Tháng 5.1945, ông và 9 đồng chí trong tổ chức bị phát xít Nhật
bắt giữ. Sau nhiều ngày giam cầm và tra tấn vô cùng dã man nhưng không
hề khai thác được gì, ngày 19 tháng 4 năm Ất Dậu (tức ngày 30 tháng 05
năm 1945), bọn Nhật đem hành hình 10 người con thân yêu đó của Hội An,
tại chân núi Phước Tường (gần sân bay Đà Nẵng). La Hối và bạn bè thì đã bị
vùi chung trong một hố chôn người bí mật.
       Nhà văn Nguyễn Chí Trung cho biết: khi quân Tưởng Giới Thạch vào
Đà Nẵng tước khí giới quân Nhật, nhân dân Hội An đã yêu cầu quân Tưởng
buộc quân Nhật chỉ chiếc hố chôn La Hối và 9 người bạn của ông. Gia đình
La Hối nhận ra thi thể ông nhờ chiếc áo carô ông mặc hôm bị bắt. Bà con
Hoa - Việt Hội An dã đem di hài La Hối và 9 đồng chí của ông về an táng ở
trước chùa Chúc Thánh, trong ngôi mộ dài, chia làm 10 khoang. Khoang thứ
hai từ trái sang là khoang mộ La Hối.
       La Hối từ giã cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc một cách đột ngột khi
còn quá trẻ và liền sau đó là chiến tranh ly loạn, nên những gì liên quan đến
ông, nhất là các sáng tác của ông, hậu thế biết được rất ít. Bạn bè và học trò
nhớ rằng cho tới trước lúc hy sinh, La Hối đã sáng tác rất nhiều nhạc đàn và
ca khúc nhưng hầu hết các tác phẩm của La Hối đều được ông gửi cho người
con gái ông yêu lưu giữ. Đó là một thiếu nữ Hội An xinh đẹp, làm nghề dạy
đàn piano. Sau khi La Hối hy sinh, mọi người không còn thấy thiếu nữ này ở
Hội An và cô lưu lạc về đâu, còn sống hay đã mất, cũng không ai được biết.
Gia đình nhạc sĩ chỉ lưu giữ được vài sáng tác của ông. May mắn sao trong
đó có bản nhạc Xuân và tuổi trẻ.
       Thực ra, Xuân và tuổi trẻ không phải là cái tên La Hối đặt cho nhạc
phẩm của mình. Đó là cái tên do nhà thơ Thế Lữ đặt khi viết lời Việt cho nó.
Đây nguyên là một bản nhạc không lời, có đầu đề Pháp ngữ là Printemps et
la Jeunesse được La Hối sáng tác đầu năm 1944. Sau đó, một người bạn
gốc Hoa, thi sĩ Diệp Truyền Hoa, đã đặt lời Hoa với tiêu đề Thanh niên dữ
xuân thiên để phổ biến trong cộng đồng Hoa kiều ở Hội An.
       Đầu năm 1946, Đoàn Ca Vũ Nhạc Kịch Anh Vũ từ thủ đô Hà Nội
thực hiện chuyến lưu diễn xuyên Việt đến các tỉnh miền Trung. Sau khi
trình diễn tại Huế, đoàn vào thắng Hội An. Đoàn do ông Võ Đức Diên làm
                                                                            32
trưởng đoàn với các thành viên trứ danh như nhà thơ Thế Lữ và vợ, nghệ sĩ
Song Kim, các nhạc sĩ Văn Chung, Bùi Công Kỳ, Nguyễn Xuân Khoát…
       Nghe tiếng La Hối đã lâu, khi đến Hội An, Thế Lữ và các nhạc sĩ
đồng hành muốn tìm gặp tài năng âm nhạc của Hội An thì được biết La Hối
không còn nữa. Đoàn Anh Vũ đến thắp hương viếng La Hối, được gia đình
La Hối đưa tặng một số bản nhạc của La Hối trong đó có nhạc phẩm Le
Printemps et la Jeunesse. Ngay lập tức, Thế Lữ và các nhạc sĩ Nguyễn Xuân
Khoát, Văn Chung, Bùi Công Kỳ đã cảm nhận được đây là một tuyệt phẩm
âm nhạc của người quá cố. Xúc động trước tấm gương người nhạc sĩ - liệt sĩ
đã hiến dâng tài năng và tuổi trẻ cho đất nước và tác phẩm đầy sức sống của
ông, Thế Lữ xin phép gia đình nhạc sĩ đặt lời ca tiếng Việt và dàn dựng nhạc
phẩm của La Hối trên sân khấu Đoàn Anh Vũ.
       Chỉ trong một đêm thức trắng, hóa thân vào thế giới âm thanh rạo rực,
thổn thức, say đắm tình yêu, niềm vui sống hồn nhiên trong sáng của tuổi trẻ
trong nhạc phẩm của La Hối, Thế Lữ đã viết xong lời Việt cho bản nhạc, ca
từ hoà hợp kỳ lạ với từng nốt nhạc, với giai điệu và tiết tấu của nhạc phẩm:
       Ngày thắm tươi bên đời xuân mới
       Lòng đắm say bao nguồn vui sống
       Xuân về với ngàn hoa tươi sáng
       Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng…

      Xuân thắm tươi, én tung bay cao tít trời
      Vui sướng đi, cao tiếng ca mừng vui reo
      Đừng để lòng thổn thức tình mê đắm
      Ta trẻ vui, ta trẻ vui đời xuân thắm tươi
      Lời Việt kỳ tài của ông “Vua Thơ Mới” Thế Lữ đã chính thức biến
bản nhạc không lời Le Printemps et la Jeunesse của La Hối đã trở thành ca
khúc Xuân và tuổi trẻ. Với phần hoà âm của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát,
phần vũ điệu do nhạc sĩ Văn Chung biên soạn, cùng với tài năng đạo diễn
của nhà thơ Thế Lữ, Xuân và tuổi trẻ đã được dựng thành một màn ca vũ
hấp dẫn ra mắt trên sân khấu Đoàn Anh Vũ tại Nhà hát Phan Hương, Hội An
đầu năm 1946.
      Kể từ đó Xuân và Tuổi trẻ đã truyền nhanh từ Hội An, Đà Nẵng ra
Huế, tới Hà Nội, vào vùng tự do Nam Ngãi Bình Phú, vào Phan Thiết, Sài
Gòn, đến chiến khu Việt Bắc. Và cho đến nay, sau hơn 60 năm, Xuân và
Tuổi trẻ, ca khúc khai sinh từ cuộc hạnh ngộ của nhạc sĩ La Hối và nhà thơ
Thế Lữ, vẫn luôn trẻ trung, tươi mới, vẫn được coi là ca khúc xuân hay nhất,
được hát nhiều nhất, mỗi độ xuân về.




                                                                         33
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa

More Related Content

What's hot

Hoa anh dao lai no gui dinh (1)
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)Hoa anh dao lai no gui dinh (1)
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)hach nguyen phan
 
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc nataliej4
 
Hai đứa trẻ thạch lam
Hai đứa trẻ  thạch lamHai đứa trẻ  thạch lam
Hai đứa trẻ thạch lamAddison Kyle
 
Bến tầm dương nguyễn phan hách - copy (2)
Bến tầm dương   nguyễn phan hách - copy (2)Bến tầm dương   nguyễn phan hách - copy (2)
Bến tầm dương nguyễn phan hách - copy (2)hach nguyen phan
 
100 bai tho hay nhat the ky xx 0604
100 bai tho hay nhat the ky xx 0604100 bai tho hay nhat the ky xx 0604
100 bai tho hay nhat the ky xx 0604nhatthai1969
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Cherry Bui
 
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU Tin Hà Đăng
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Y nghia-ve-am-nhac
Y nghia-ve-am-nhacY nghia-ve-am-nhac
Y nghia-ve-am-nhacDuy Vọng
 

What's hot (20)

Chan dung thi nhan hp tap2.doc
Chan dung thi nhan hp tap2.docChan dung thi nhan hp tap2.doc
Chan dung thi nhan hp tap2.doc
 
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)Hoa anh dao lai no gui dinh (1)
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)
 
Thơ
ThơThơ
Thơ
 
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
 
Bang
BangBang
Bang
 
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
 
Day thon-vi-da-han-mac-tu
Day thon-vi-da-han-mac-tuDay thon-vi-da-han-mac-tu
Day thon-vi-da-han-mac-tu
 
Thơ
ThơThơ
Thơ
 
Tho va doi tap 2
Tho va doi tap 2Tho va doi tap 2
Tho va doi tap 2
 
Hai đứa trẻ
Hai đứa trẻHai đứa trẻ
Hai đứa trẻ
 
Ngay từ khổ thơ đầu
Ngay từ khổ thơ đầuNgay từ khổ thơ đầu
Ngay từ khổ thơ đầu
 
Hai đứa trẻ thạch lam
Hai đứa trẻ  thạch lamHai đứa trẻ  thạch lam
Hai đứa trẻ thạch lam
 
Hang tám cô
Hang tám côHang tám cô
Hang tám cô
 
Bến tầm dương nguyễn phan hách - copy (2)
Bến tầm dương   nguyễn phan hách - copy (2)Bến tầm dương   nguyễn phan hách - copy (2)
Bến tầm dương nguyễn phan hách - copy (2)
 
100 bai tho hay nhat the ky xx 0604
100 bai tho hay nhat the ky xx 0604100 bai tho hay nhat the ky xx 0604
100 bai tho hay nhat the ky xx 0604
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)
 
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Y nghia-ve-am-nhac
Y nghia-ve-am-nhacY nghia-ve-am-nhac
Y nghia-ve-am-nhac
 

Viewers also liked

Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắcNgười phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắclongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1006 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1006 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1006 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1006 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơVấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 

Viewers also liked (8)

Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắcNgười phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1006 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1006 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1006 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1006 (Trên vanhien.vn)
 
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơVấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 

Similar to Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa

Tài liệu thuyết minh về Cải Lương
Tài liệu thuyết minh về Cải LươngTài liệu thuyết minh về Cải Lương
Tài liệu thuyết minh về Cải LươngThanh Hải
 
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnPham Long
 
Ben doi hiu quanh -- khanh ly
Ben doi hiu quanh  -- khanh lyBen doi hiu quanh  -- khanh ly
Ben doi hiu quanh -- khanh lyHoa Bien
 
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớikiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớiNguynYn792481
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhCái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhAlolove Nguyễn
 
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuLời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuPham Long
 
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdfMẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdfjackjohn45
 
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loanlechi55
 
Tâm thành và lộc đời
Tâm thành và lộc đờiTâm thành và lộc đời
Tâm thành và lộc đờizerouse18
 
Pham duy va ban tho
Pham duy va ban thoPham duy va ban tho
Pham duy va ban thocohtran
 
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013longvanhien
 

Similar to Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa (20)

Tài liệu thuyết minh về Cải Lương
Tài liệu thuyết minh về Cải LươngTài liệu thuyết minh về Cải Lương
Tài liệu thuyết minh về Cải Lương
 
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
 
Ben doi hiu quanh -- khanh ly
Ben doi hiu quanh  -- khanh lyBen doi hiu quanh  -- khanh ly
Ben doi hiu quanh -- khanh ly
 
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớikiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
 
O hai dau noi nho1
O hai dau noi nho1O hai dau noi nho1
O hai dau noi nho1
 
Đề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAY
Đề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAYĐề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAY
Đề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂM
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Chân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyyChân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyy
 
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhCái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
 
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuLời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
 
Bông Hoa Nở Muộn
Bông Hoa Nở MuộnBông Hoa Nở Muộn
Bông Hoa Nở Muộn
 
Bông Hoa Nở Muộn
Bông Hoa Nở MuộnBông Hoa Nở Muộn
Bông Hoa Nở Muộn
 
Ca dao dân ca
Ca dao dân caCa dao dân ca
Ca dao dân ca
 
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdfMẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
 
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
 
Tâm thành và lộc đời
Tâm thành và lộc đờiTâm thành và lộc đời
Tâm thành và lộc đời
 
Pham duy va ban tho
Pham duy va ban thoPham duy va ban tho
Pham duy va ban tho
 
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013
 
Ngduy
NgduyNgduy
Ngduy
 

More from longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 

More from longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxBáo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxhoangvubaongoc112011
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfSuperJudy1
 

Recently uploaded (17)

GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxBáo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
 

Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa

  • 1. Nguyễn Thế Khoa NHỮNG KỲ QUAN XANH Tiểu luận - Chân dung - Tạp bút Nhà xuất bản Sân khấu 2012 1
  • 2. Mục lục Tiểu luận – chân dung 1. Có một gánh Xẩm Hà Nội 2. Xuân Hoạch và những người ngược thời gian 3. Ghi từ đêm hát Xẩm Trống quân 4. Sự phục sinh thiên tài âm nhạc Văn Cao 5. Nhạc sĩ của tình ca và quê hương 6. Hoàng Lê và điệu hát Vọng Kim lang 7. Văn Chung – người tiên phong Việt hoá tân nhạc 8. Dù có đi bốn phương trời 9. Cuộc hạnh ngộ trong “Xuân và tuổi trẻ” 10. Bài hát Người Hà Nội với ngày toàn quốc kháng chiến 11. Phạm Duy và cuộc trở về “trong sự bao dung đánh thức lòng người” 12. Nhà Trần Văn Khê 13. Đặng Thái Sơn sau 25 năm giải Chopin 14. Nghe Ánh Tuyết hát Trịnh Công Sơn 15. Để có một đời sống âm nhạc hài hoà cân xứng 16. Hoàng Cầm - bất chợt vĩnh hằng 17. Xuân Diệu và quê mẹ 18. Khát vọng văn chương và nỗi đau ngưòi mẹ 19. Thì tình yêu chưa thể đã yên nằm 20. Hãy cứ vẽ như không biết vẽ thì đã sao? 21. Nguyễn Thị Hiền với sự ám ảnh của những con chữ 22.Thế giới tượng Tạ Quang Bạo 23. Trần Bảng và duyên nghiệp chèo 24. Học hiểu khám phá ở tuổi 93 2
  • 3. 25. Viễn Châu với tân cổ giao duyên và vọng cổ hài 26. Kỳ nữ Australia với Nguyệt Cô - Thị Mầu 27. Cực đoan phiến diện sẽ khó tiếp cận chân lý 28. Với câu xuân nữ, nhịp song loan 29. Có một đêm trắng chèo 30. Đạo diễn trẻ nhìn từ Nhà hát Cải lương 31. Môi trưòng nghệ thuật biểu diễn và cảm thụ thẩm mỹ của người Hà Nội 32. Thử bàn về những đặc điểm nổi bật của sân khấu Cải lương Đào Tấn và Tuồng 33. Đào Tấn – đoá mai giữa chốn bụi lầm 34. Một nghệ sĩ thiên tài, một chính khách mẫu mực 35. Đào Tấn và gia đình Nguyễn Tất Thành 36. Giai đoạn đỉnh cao trong sự nghiệp tuồng Đào Tấn 37. Tân dã đồn - vở tuồng đầu tay của Đào Tấn 38. Cổ thành và hào quang Trương Phi 39. Cái lớn của Đào Tấn trong bộ tuồng Phong thần 40. Diễn Võ đình – Bi kịch lạc quan 41. Đào Tấn và kiệt tác Hộ sanh đàn 42.Cái mới của người anh hùng trong tuồng Đào Tấn 43. Đào Tấn và những cách tân biên kịch Bút ký quan họ 44. Hành trình sưu tầm nghiên cứu dân ca quan họ 45. Từ những truyền thuyết về nguồn gốc quan họ 46. Một số tục lệ tiêu biểu trong sinh hoạt Quan họ 47. Ứng tác và sáng tác trong dân ca quan họ 48. Lúng liếng ơi, lóng lánh ơi 49. Tài tử quan họ 50. Acappella quan họ 3
  • 4. 51. Chân dung tinh thần của người Kinh Bắc xưa 52. Những bản tình ca bất hủ 53. Đặc trưng ngôn ngữ giao tiếp quan họ 54. Các thể thơ trong ca từ quan họ 55. Đẳng cấp bác học, cổ điển trong chiếc áo văn chương bình dân 56. Hai ngộ nhận lớn trong bảo tồn và phát huy dân ca quan họ 57. Người quan họ làng Tạp bút 58. Những kỳ quan xanh 59. Thanh bình Bản Giốc 60. Chùa giả sư dỏm và nổi đau văn hoá 61. Chuyện từ căn nhà nhỏ 62. Lẽ công bằng cho hạt gạo 63. Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ khao lề thế lính Hoàng Sa 64. Lợi thế Việt Nam? 65. Tan sương đầu ngõ, vén mây lưng trời 66. Lòng dân là la bàn của đổi mới 67. Bảo tàng tâm linh 68. Bình Định gió sanh hương 69. Ngưòi lặng lẽ đi về trong chuyện kể dân gian 70. Phẩm chất kẻ sĩ của một nhà khoa học nhân văn 71.Vũ Tuyên Hoàng – trí tuệ tình yêu 72. Bước ngoặt lớn của tuổi trẻ Nguyễn Tất Thành 73. Ở đâu anh cũng nói đến con người 74. Lê Đại Cang và Lê thị gia phả 4
  • 5. Có một gánh Xẩm Hà Nội Thế là mùa xuân này, nghệ nhân Hà Thị Cầu không còn cô đơn, bà đã có những đồng nghiệp trẻ đắm say với những xẩm chợ, chinh bong, huê tình, nhà trò, thập ân, phồn huê...Có hẳn một gánh Xẩm Hà Nội ra đời và trình làng tại hội trờng sang trọng của Tổng công ty sách VN, trên Quán âm nhạc VCTV cùng với một CD “Xẩm Hà Nội” được DIHAVINA đầu tư dàn dựng, thu âm rất có chất lượng, phát hành rộng rãi phục vụ công chúng. Họ là các nghệ sĩ Xuân Hoạch (Nhà hát ca múa nhạc VN), Văn Ty (Viện văn hoá dân gian), Thanh Ngoan (Nhà hát chèo VN), Đoàn Thanh Bình (Trường đại học sân khấu điện ảnh) và cô “xẩm” trẻ Mai Tuyết Hoa (Viện Âm nhạc) cùng các nhạc sĩ Hạnh Nhân, Hồng Thái, Lê Cương, Tự Cường...tập hợp về Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc VN của GSTS Phạm Minh Khang và nhạc sĩ Thao Giang từ vài năm nay trong tâm huyết chung làm sống lại nghệ thuật hát xẩm, một thể loại diễn xướng âm nhạc hết sức đặc sắc của dân tộc. Và thế là những “Anh Khoá”, “Giăng sáng vờn chè”, “Lỡ bớc sang ngang”, “Mục hạ vô nhân” của các thi hào Á Nam Trần Tuấn Khải, Nguyễn Khuyễn, Nguyễn Bính trong những làn điệu xẩm chợ, xẩm tàu điện, xẩm xoan, xẩm ba bậc...không chỉ còn trong sách vở, ẩn trong ký ức hay lưu lạc cùng tiếng hát của một Hà Thị Cầu tại những vùng quê Ninh Bình, Nam Định mà đã trở lại trong đời sống âm nhạc thủ đô, sống động và hấp dẫn lạ thường. Không mộc mạc, dữ dội, tỉnh rụi mà day dứt đến từng câu từng chữ được như “thần xẩm” Hà Thị Cầu nhưng Xuân Hoạch đầy đặn và ai oán tột bậc trong xẩm “Anh Khoá” và xẩm “Ba Bậc”, Đoàn Thanh Bình từ tốn mà thổn thức trong xẩm “Huê tình”, Văn Ty thật sôi động trong xẩm “Mục hạ vô nhân”, Mai Tuyết Hoa và Thanh Ngoan rất nồng nàn trong điệu xẩm “Tàu điện” quen thuộc với người Hà Nội mấy mười năm về trước: Em ơi, em ở lại nhà Vườn dâu em đốn, mẹ già em thơng Mẹ già thời một nắng hai sương Chị đi một bứớc trăm đường xót xa Nghệ sĩ trẻ Mai Tuyết Hoa đã có nhuỵ hơn nhiều trong “Giăng sáng vườn chè”. Đặc biệt, với xẩm “Chinh bong” và “Lỡ bước sang ngang”, Thanh Ngoan như đã nhập thần vào xẩm, buồn nhưng không quá lụy, tưng tửng mà đau đớn, trong veo mà tuyệt vời uẩn khúc: Nước trong xanh lơ lửng cái con cá vàng Cây ngô đồng cành biếc cái con chim phượng hoàng nó đậu cành cao 5
  • 6. Thương em phận gái hoa đào Bởi tham đồng bạc trắng nên em phải vào cái chốn cực thân “Xẩm Hà Nội” giúp chúng ta hình dung đầy đủ hơn về nghệ thuật xẩm như nó đã từng tồn tại. Xẩm giống như một loại kể khan (thể loại âm nhạc trình diễn trờng ca các dân tộc Tây Nguyên) của vùng châu thổ sông Hồng rất sinh động và giàu sức truyền cảm, với các làn điệu có thể trình diễn thể thơ lục bát truyền thống và các biến thể. Có thể gọi xẩm là một kiểu hát thơ mộc mạc, đơn giản mà rất tinh tế, giàu sức chinh phục. Về mặt âm nhạc nó không chỉ có 8 làn điệu chính như xẩm chợ, xẩm xoan, huê tình, ba bậc, phồn huê, nữ oán, hát ai, thập ân mà còn sử dụng tài tình các làn điệu dân ca khác như trống quân, cò lả, sa mạc, hát ru con, vè ví...trong quá trình diễn tấu để điễn đạt mọi cung bậc tình cảm của con người. Các nghệ sĩ xẩm là những nghệ sĩ rất chuyên nghiệp và đa năng, hát hay, đàn giỏi. Dàn nhạc xẩm không chỉ có nhị, trống, phách, thanh la mà còn có bầu, nguyệt, sáo và các nhạc cụ gõ khác như trống cơm, mõ, sênh tiền, nghĩa là có đầy đủ các nhạc cụ truyền thống phổ biến. Xem gánh Xầm Hà Nội trình diễn và nghe CD “Xẩm Hà Nội” ta hiểu vì sao những người hát rong năm xưa đã chọn xẩm làm phương tiện kiếm sống, bởi quả thật, khó có thể loại âm nhạc nào dễ đi vào lòng đông đảo công chúng như xẩm... Trước đây, ta thường coi ca trù là loại âm nhạc của các tao nhân mặc khách, của các bậc trí thức, học giả, còn xẩm là âm nhạc của những ngời bình dân. Về ca trù thì không còn gì phải bàn cãi, nhưng nghe “Xẩm chợ” của NSƯT Hà Thị Cầu và bây giờ là “Xẩm Hà Nội”, có thể dễ dàng nhận thấy hát xẩm không hoàn toàn “bình dân” như ta vẫn nghĩ, cả về âm nhạc lẫn nội dung ca từ. Cái thể loại âm nhạc thường đợc trình diễn ở đầu đường góc chợ, ở trên tàu trên xe bởi những người hát rong khiếm thị này thật ra chứa đựng nhiều tinh tuý, nhiều bí mật của văn học và âm nhạc bình dân lẫn bác học của dân tộc. Nhạc sĩ Thao Giang khẳng định hát xẩm là nghệ thuật cao cấp, tôi rất đồng tình. nhưng có lẽ nên thêm, đó là một nghệ thuật cao cấp rất bình dân, hoàn toàn bình dân như truyện Kiều của Nguyễn Du, như thơ của Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bính, của Á Nam Trần Tuấn Khải, như Chèo, như dân ca Quan họ... Bởi vậy, thưởng thức và khám phá nghệ thuật hát xẩm sẽ là một hạnh phúc lớn của tất cả chúng ta. 6
  • 7. Xuân Hoạch và những người ngược thời gian Cứ đêm thứ bảy hàng tuần, người ta lại gặp ông ở cái sân khấu vỉa hè chợ đêm Đồng Xuân - Hàng Đào. Nón mê, áo nâu, cặp kính đen của người khiếm thị, tay nhị, tay bầu, chân gõ trống, ông hát Xẩm giúp vui cho người đi chơi chợ đêm cùng với những Thanh Ngoan, Văn Ty, Mai Tuyết Hoa, Hoàng Quế trong gánh “Xẩm Hà Nội” của “ông bầu” Thao Giang. Khi thì “Anh Khoá” não ruột, “Đón dâu về làng” tình tứ, lúc thì “Sướng khổ vì chồng” cười cợt, “Tiểu trừ tham nhũng” bừng bừng khí thế. Ngỡ đây là một ông Xẩm mù thứ thiệt, từng lang thang ở cái chợ nổi danh nhất Hà Nội từ những năm đầu thế kỷ 20, mất hút đâu vài thập niên, nay đột nhiên trở lại. Không ai nghĩ người hát Xẩm này là một nghệ sĩ danh tiếng của nhà hát Ca múa nhạc VN, người chế tác và diễn tấu bầu, nguyệt, đáy hàng đầu đất nước, người năm nào cũng xuất ngoại vài ba chuyến, từng rong ruổi khắp Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp, Đức…Ông là NSND Xuân Hoạch. 1 Xuân Hoạch kể ông họ Nguyễn, sinh năm Thìn 1952 ở Đông Tân, Đông Hưng, Thái Bình, vùng quê lúa, quê chèo nổi tiếng xứ Đông. Làng ông rất tự hào có đội hát múa giá cờ, giá quạt đặc sắc. Các cụ ở đội múa này đã từng được Elsola Thủy mời đi Pháp, Bỉ, đi Italia diễn vở múa đương đại “Hạn hán và cơn mưa”. Cả gia đình ông hầu như ai cũng tham gia văn nghệ, tất nhiên chủ yếu là hát chèo, người hát, người đánh tam, nhị, thanh la. Riêng ông, trước khi được tuyển vào trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội) cũng từng là một diễn viên chèo nghiệp dư có tiếng ở quê. Xuân Hoạch vào trường nhạc từ năm 1966, khi mới 14 tuổi, học đàn nguyệt với thầy Xuân Khải, rồi tốt nghiệp về làm nhạc công đàn nguyệt, tam ở Đoàn Ca múa TƯ (nay là Nhà hát Ca múa nhạc VN). Chỉ sau hai năm, Xuân Hoạch đã thành nghệ sĩ độc tấu nguyệt của đoàn nghệ thuật quốc gia này với các tác phẩm “Tình quân dân” của Xuân Khải và “Mùa sen nhớ Bác” của Trần Quý. Không dứng ở nguyệt, Xuân Hoạch học thêm đàn đáy, cây đàn “có một không hai” như nhận định của GSTS Trần Văn Khê. Người dạy ông là nhạc sư Đinh Khắc Ban. Xuân Hoạch còn nhớ mãi kỷ niệm ông được chọn solo đàn đáy trong giao hưởng thơ “Rằm tháng Giêng” của nhạc sĩ Hoàng Đạm phổ thơ Bác Hồ, một tác phẩm âm nhạc đậm chất ca trù. Hồi ấy, trong đoàn ca múa nhạc TƯ có một dàn nhạc dân tộc được tổ chức theo biên chế dàn nhạc giao hưởng với hơn 40 nhạc cụ. Xuân Hoạch đã solo đàn 7
  • 8. đáy trên nền một dàn giao hưởng dân tộc như thế. Năm 1995, tại Liên hoan Nhạc cụ dân tộc toàn quốc. tiết mục độc tấu đàn đáy của Xuân Hoạch được tặng huy chương vàng và ông được coi là người “nối dõi” xứng đáng người thầy đàn đáy tuyệt diệu của mình. Rồi Xuân Hoạch lại tự học chơi đàn bầu và bây giờ sau gần mười lăm năm mê đắm “độc huyền cầm”, theo đánh giá của nhạc sĩ Thao Giang, Xuân Hoạch là nghệ sĩ biểu diễn đàn bầu số 1 đất nước. Tiếng đàn đã hay, ngón đàn đã cao cường, Xuân Hoạch lại có thể vừa độc tấu bầu vừa tự đệm bộ gõ bằng cả hai chân, hai tay, một việc có thể nói là kỳ tài, khó ai làm nổi. Nhạc sĩ Thao Giang cho biết, trong một lần tham gia Liên hoan âm nhạc truyền thống châu Á tại Nhật Bản, tiết mục độc tấu bầu và tự đệm bộ gõ bài Bốp (nhạc tuồng) của Xuân Hoạch đã làm bạn bè thế giới kinh ngạc, thán phục khả năng siêu đẳng của một nhạc sĩ Việt. Không có gì lạ, khi tiết mục này của Xuân Hoạch giờ luôn là một cái “đinh” trong các chương trình xuất ngoại của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam. Hơn 8 năm nay, Xuân Hoạch đến với Xẩm, thứ âm nhạc được coi là của những người hát rong khiềm thị, những người dưới đáy xã hội, nơi đầu đường, góc chợ, bến tàu, sân ga, tưởng đã mãi chìm sâu vào quên lãng. Sau những chuyến đi cùng cụ Hà Thị Cầu, “người hát Xẩm cuối cùng của thế kỷ 20” như giới truyền thông vẫn gọi, ông chợt nhận ra thứ âm nhạc vô cùng mộc mạc, dân giã này lại có những khả năng vô cùng đặc biệt, có thể coi là một loại “thần nhạc” của âm nhạc truyền thống VN. Và ông lại đắm mình vào Xẩm để khám phá cho được những bí ẩn huyền diệu của nó. 2 Nếu cụ Hà Thị Cầu được coi là “người hát Xẩm cuối cùng của thế kỷ 20” thi Xuân Hoạch cùng với Thanh Ngoan, Văn Ty, Đoàn Thanh Bình, Thuý Ngần, Mai Tuyết Hoa sẽ được coi là “những người hát Xẩm đầu tiên của thế kỷ 21”. Đó là những người đã tụ hợp lại trong một tổ chức có cái tên rất hoành tráng là Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc VN, thuộc Hội Nhạc sĩ VN, do GSTS Minh Khang và nhạc sĩ Thao Giang sáng lập. Cái tên thì hoành tráng thế nhưng trụ sở của cơ quan này lại khiêm tốn lạ thường: một căn phòng chưa tới 10m2 thuê của Viện Mỹ thuật, anh chị em vẫn gọi đùa là “chuồng cu của Thao Giang”. Ấy nhưng cái “chuồng cu” đó đã hội tụ được những con người chung một khát vọng lớn, rất lớn: tìm kiếm, phục hồi, quảng bá những giá trị tinh hoa, những hạt vàng của âm nhạc dân tộc đã bị mai một, lãng quên. Và họ bắt đầu từ Xẩm. Sau gần hai năm âm thầm lao vào các thư viện khai thác tư liệu, gặp gỡ trao đổi với các nhà nghiên cứu, nhiều lần xuôi ngược Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Tây học hỏi các nghệ nhân, Trung tâm đã phối hợp với Nhà xuất bản Âm nhạc cho ra đời CD “Xẩm Hà Nội” vào cuối 2005. Chỉ với 7 tiết mục với những “Giăng sáng vườn chè”, “Lỡ bước sang ngang”, “Anh Khoá”, “Mục hạ vô nhân”...của các thi tài Nguyễn Khuyến, Á Nam Trần Tuấn Khải, Nguyễn Bính và các tác giả khuyết danh khác, Xuân Hoạch và những người bạn đã cho thấy sức quyến 8
  • 9. rủ khó cưỡng của Xẩm, một thứ hương vị âm nhạc thuần Việt, nôm na mà tinh tế, mộc mạc mà sâu lắng, chất phác lắm mà phiêu linh lắm, rất trần tục nhưng tuyệt vời trong trẻo, thứ âm nhạc rất tài tình trong việc tìm ra những con đường ngắn nhất để đi sâu vào các ngóc nghách xa khuất nhất của mọi tâm hồn Việt. Gánh “Xẩm Hà Nội” của Thao Giang, Xuân Hoạch, Thanh Ngoan, Văn Ty lập tức được đón nhận nồng nhiệt, mấy nghìn CD hết veo, VTV, VTC, Truyền hình Hà Nội, Hà Tây làm ngay các chương trình giới thiệu, Festival Trà từ Lâm Đồng xa xôi cũng mời vào, Ban tổ chức chợ đêm Đồng Xuân – Hàng Đào mời diễn thường xuyên vào đêm thứ bảy hàng tuần. Trong gánh “Xẩm Hà Nội”, Xuân Hoạch là một ngôi sao rất được hâm mộ. Xem Xuân Hoạch hát Xẩm, chứng kiến Xuân Hoạch hướng dẫn Hoàng Quế, Kiều Loan từng cái luyến láy rất khó, rất “độc” làm nên cái “màu”, cái “nhuỵ” của Xẩm, tôi hiểu người kép đàn kỳ tài này đã thực sự “nhập thần” Xẩm, đã thành một kép Xẩm thượng thặng. 3 Xuân Hoạch nói với tôi rằng, đã từ rất lâu, sau những chuyến đi biểu diễn ở nước ngoài, nhất là ở những nước được coi là tân tiến nhất thế giới, ông đã ngộ ra một điều: các nghệ sĩ âm nhạc VN phải làm cho được âm nhạc của đất nước mình, của dân tộc mình. Làm cho thật, cho hết mình, cho hay và nhất là đừng làm giả. Âm nhạc truyền thống Việt Nam, nhất là âm nhạc dân gian rất hay, rất đẹp, rất độc đáo, là một kho tàng vô tận. Nhưng tiếc thay, nó đã bị mai một, chìm khuất, rơi rụng quá nhiều trong thời gian. Phải ngược thời gian để tìm lại nó. Xuân Hoạch đã gặp ở “chuồng cu” của Thao Giang những người bạn đồng chí hướng âm nhạc của mình. Không tài trợ, không ngân sách, chạy tiền mướt mồ hôi, Xuân Hoạch, Văn Ty, Thanh Ngoan vẫn cùng Thao Giang hoạt động thật say mê, hết mình. Hết Xẩm, lại đến hát Ví, Trống quân, rồi hát Văn, Ca trù. Gần như tháng nào họ cũng tổ chức các chuyến điền dã về những vùng quê. Tháng trước, Thao Giang khoe với tôi các anh vừa tìm được những điệu Trống quân rất lạ ở Dạ Trạch (Hưng Yên) và Xuân Hoạch, theo chỉ dẫn của các lão nghệ nhân, đã làm được một cây đàn Trống quân. Tháng sau, Xuân Hoạch lại mời tôi đến xem cây đàn bầu mới anh vừa chế tác từ những gốc tre già. Anh đã tìm được bí quyết làm cho tiếng đàn bầu vang hơn và âm vực rộng hơn mà không cần tăng âm điện tử… NSND Xuân Hoạch và những người bạn của mình đang tiếp tục ngược thời gian và những bí mật kỳ thú của âm nhạc dân gian dân tộc đang dần mở ra trước họ… 9
  • 10. Ghi từ đêm hát Xẩm và Trống quân 1. Thế là “Đêm hát Xẩm và Trống quân mừng xuân Mậu Tý” do tạp chí Văn hiến VN phối hợp với Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc VN và VTC tổ chức đã trở thành một sự kiện nghệ thuật khó quên trong những ngày đón xuân Mậu Tý và chào mừng 78 năm ngày thành lập Đảng. Vào cái đêm mưa lạnh nhất trong đợt rét đậm, rét hại lịch sử cuối Đinh Hợi đầu Mậu Tý, nhiệt độ Hà Nội xuống duới 8oC, đêm 28/1/2008, các nghệ nhân Xẩm và Trống quân nhiều thế hệ, từ cụ Nguyễn Văn Khôi (Hà Tây), NSƯT Hà Thị Cầu (Ninh Bình), nghệ nhân Lê Minh Sen (Thanh Hóa), NSƯT Đỗ Tùng (Hà Nội) đến các nghệ sĩ của Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc VN: Xuân Hoạch, Thanh Ngoan, Văn Ty, Thúy Ngần, Hạnh Nhân, Lê Tự Cường, Mai Tuyết Hoa, Hoàng Quế, Quang Long, Khương Cường, Tuyết Mai... đã cùng với Xẩm và Trống quân, hai thứ nghệ thuật của giếng nước, gốc đa, của bến sông, bãi chợ, lần đầu tiên xuất hiện trên sân khấu sang trọng bậc nhất đất nước. Bất chấp mưa rét cắt da cắt thịt, bất ngờ khán giả đã đến chật khán phòng Nhà hát Lớn Hà Nội. Thật nhiều hoa, những tràng vỗ tay, những nụ cười và cả những giọt nước mắt, trong không khí hân hoan, nồng ấm, đồng điệu hiếm thấy ở một đêm nghệ thuật... 2. Nhà thơ Ngô Thế Oanh từng nói với tôi rằng sự thiếu vắng nghệ thuật dân gian là một thiệt thòi quá lớn của đời sống hiện đại. Từ TPHCM, khi nhận được một CD “Xẩm Hà Nội” do nhạc sĩ Thao Giang gửi tặng, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu nói rằng ông rất xúc động khi được nghe lại “Sáng giăng sáng cả vườn chè” ông từng nghe trên những chuyến tàu điện Bờ Hồ-Cầu Giấy 60 năm trước. Điệu Xẩm này đã ăn sâu vào tiềm thức, trở thành một phần trong nỗi nhớ Thủ đô của một người miền Nam tập kết như ông. Nhận được giấy mời, nhà thơ Vũ Quần Phương và vợ đã thuê xe taxi từ Định Công lên Nhà hát Lớn và ông cho biết rất có thể vợ chồng ông sẽ rất khó khăn để gọi taxi trở về trong những ngày Hà Nội “cháy” taxi vì mưa rét này. Tuy vậy vợ chồng ông đã không uổng công khi được nghe “Lỡ bước sang ngang”, “Anh Khóa”, “Mục hạ vô nhân”, “Cho thiếp theo cùng”, “Lơ lửng con cá vàng”... của các thi tài Nguyễn Bính, Á Nam Trần Tuấn Khải, Nguyễn Khuyến, Tản Đà qua tiếng hát Xẩm cháy ruột cháy gan của những Thanh Ngoan, Xuân Hoạch, Văn Ty. “Đã lâu rồi, tôi mới được xem một đêm nhạc đầy ắp tình người như vậy”, nhà thơ Vũ Quần Phương nói. “Tổ 10
  • 11. quốc thân yêu như trái tim thầm/Ở giữa lòng ta, ta nào có biết/Trong xa cách bỗng à ơi giọng Việt/Du lòng ta qua nghìn dặm quê xuân”, nhà thơ Chế Lan Viên từng viết thế. Trong “trái tim thầm” ấy có Xẩm và Trống quân, những “à ơi giọng Việt” sâu lắng, thiêng liêng. Có lẽ vì vậy mà tất cả những ai có mặt ở Nhà hát Lớn đêm 28/1/2008, cả những người đã từng yêu mến và những người lần đầu tiên được nghe những “Cậy em, em ở lại nhà/Vườn dâu em đốn, mẹ già em chăm”, “Chàng ơi cho thiếp theo cùng/Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam”, “Lấy chồng thợ mộc sướng sao/Mạt cưa dấm bếp, vỏ bào nấu cơm/Vỏ bào còn nỏ hơn rơm/Mạt cưa dấm bếp còn thơm hơn trầm” hòa quyện trong tiếng bầu, nhị, nguyệt, trống chầu, trống mảnh, trống cơm, thanh la, phách gỗ réo rắt, đều cảm thấy lâng lâng hạnh phúc như được gặp lại một cái gì thật đẹp, thật trong trẻo, chân thành, thật quen thuộc, thân thiết đã bị lãng quên, khuất lấp trong cuộc ồn ã mưu sinh. Hai thứ nghệ thuật đơn sơ, mộc mạc, dân giã nhất của làng quê Việt tưởng đã mãi mãi là của quá khứ bỗng trở lại rạo rực, tươi tắn lạ thường và cho thấy chúng còn cần cho cuộc đời hôm nay biết bao nhiêu. 3. Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị đến Nhà hát Lớn rất sớm và ông vào ngay sân khấu để thăm nghệ nhân Hà Thị Cầu. Ông quen cụ Cầu từ khi còn là Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam. Cụ Cầu cũng coi ông như người thân và mừng lắm khi được gặp lại ông trên đất Thủ đô. Ông Nghị ngồi hàn huyên cùng cụ Cầu ngay bên cánh gà sân khấu, nơi cụ vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa chờ tới giờ biểu diễn. Món quà xuân ông tặng cụ gồm những bài báo về cụ được cắt ra từ các báo và một phong bì mừng tuổi. Ông nói: “Đây là những bài báo các nhà báo viết về cụ, cháu đã cất giữ để dành tặng cụ. Còn đây là quà mừng tuổi của cháu, mừng cụ thượng thọ, giữ gìn sức khỏe, để còn hát mãi cho dân cho nước và truyền nghề cho con cháu”. Cụ Cầu rất cảm động, cụ nói với mọi người khi ông Phạm Quang Nghị đã rời sân khấu: “Cái ông Nghị này làm to nhưng thương dân, thương Xẩm lắm”. Nhạc sĩ Thao Giang và NSƯT Thanh Ngoan còn nhắc mãi chuyện ông Phạm Quang Nghị lúc là Bộ trưởng VHTT đã tới cổ vũ các nghệ sĩ của Trung tâm PTNTANVN hát Xẩm khi trung tâm của họ vừa thành lập, gần như chưa được ai biết đến. Ông khen vui: “Gánh Xẩm này được đấy” và tâm đắc nhắn nhủ: “Xẩm và nghệ thuật dân gian quý lắm. Hồn nước, hồn dân tộc ở đó. Các di sản này sẽ góp phần quan trọng xây dựng tâm hồn con người, nhân cách con người VN hôm nay. Các nghệ sĩ Xẩm năm xưa không đơn thuần là những người hát rong, không ít người trong số họ thực sự là những nghệ sĩ - chiến sĩ của cách mạng”. Lời nhắn nhủ của ông Phạm Quang Nghị nhắc mọi người nhớ tới chuyện nghệ nhân mù Nguyễn Văn Khôi một mình một cây nhị đi hát binh vận đã từng làm rã ngũ nhiều trung đội địch thời kháng chiến chống Pháp ở tỉnh Hà Đông cũ, chuyện 40 nghệ sĩ Xẩm đã cùng nhà thơ 11
  • 12. Thanh Tịnh đã rất thành công trong chiến dịch vận động chống di cư ở vùng Bùi Chu - Phát Diệm, chuyện nghệ nhân Lê Minh Sen với bài Xẩm “Con đường cùng của đế quốc Mỹ” và tiếng nhị ngọt ngào, rộn rã của ông đã làm nức lòng chiến sĩ nhân dân Nam Ngạn - Hàm Rồng những năm giặc Mỹ đánh phá ác liệt chiếc cầu bắc qua sông Mã, chuyện cụ Hà Thị Cầu đã lên tàu hỏa làm một cuộc “Nam chinh” trong những ngày đầu thống nhất đất nước, đem những Xẩm chợ, Xẩm thập ân và bài ca “Theo Đảng trọn đời” do chính cụ sáng tác đến tận Sài Gòn xa xôi, giãi bày tâm tình cùng bà con phương Nam, hát mừng thời khắc nước non liền một dải. 4. Đêm 28/1/2008, những nghệ sĩ - chiến sĩ Xẩm ấy đều có mặt trên sân khấu Nhà hát Lớn. Cụ Nguyễn Văn Khôi đã 92 tuổi, cụ Hà Thị Cầu 87 tuổi, cụ Lê Minh Sen trẻ hơn cũng đã 74 tuổi và kỳ lạ thay, với những nghệ nhân dân gian thuộc lớp người “xưa nay hiếm” ấy, dường như không có tuổi già. Khi chúng tôi vào Yên Nghĩa, thị xã Hà Đông tìm thăm cụ Khôi thì thấy người nghệ nhân Xẩm kiêm cựu đại đội trưởng vệ quốc đoàn năm xưa dù 92 tuổi vẫn thật tráng kiện, giọng hát cụ vẫn rất trong rất đẹp. Hàng tuần cụ vẫn dành thời gian dạy học trò từ các CLB Ca trù hát Xẩm Hà Tây đến Yên Nghĩa tìm học cụ. Nghe chúng tôi mời về dự đêm Xẩm - Trống quân tại Nhà hát Lớn Hà Nội, cụ vui lắm. “Về trung ương hả, cho mình hát với nhá”, cụ hào hứng nói và điện ngay mời chị Mai, chủ nhiệm CLB âm nhạc dân gian Trung tâm VHTT Hà Tây để chuẩn bị tiết mục cùng cụ. Tiếc rằng, vì mưa rét, đường xa, đến Nhà hát Lớn cụ mệt nên chúng tôi không dám cho cụ biểu diễn. Còn cụ Cầu, cụ Sen thì đã xuất hiện trước khán giả cùng các bài hát lịch sử của mình. Với “Con đường cùng của đế quốc Mỹ”, cụ Lê Minh Sen giúp chúng ta như được sống lại những ngày “tiếng hát át tiếng bom” trong chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc. Dưới mưa bom bão đạn của giặc, giữa bao nhiêu đau thương tang tóc, tiếng hát xẩm cất lên: “Đồng bào ơi ta gìn giữ nước non nhà/Chúng còn bén mảng ắt là thua đau/Hãy liệu hồn cuốn gói cút cho mau/Quan quan tướng tướng bảo nhau mà chuồn/Nếu không nghe thì liệu cái thần hồn/Rừng sâu biển cả là mồ chôn chúng mày/Con đường cùng của đế quốc Mỹ là đây”, những lời hát nôm na ấy quả đã ghi lại sống động ý chí bất khuất và niềm tin sắt đá vào sự tất thắng của cả dân tộc trong cuộc đọ sức tưởng chừng không cân sức với tên xâm lược khổng lồ. Còn với “Theo Đảng trọn đời”, từ lời người mẹ dặn con, “thần xẩm” Hà Thị Cầu cho biết dân ta từng ơn Đảng, tin Đảng sâu nặng sắt đá thế nào: “Từ khi có Đảng dẫn đầu/Tự do, độc lập qua cầu gian nan/Mẹ con ta thoát cảnh bần hàn/Tìm về quê cũ muôn vàn mến thương/Vững tâm theo Đảng nghe con/Đạp bằng sóng gió sắt son lời nguyền”. Lời dặn con mộc mạc trên của cụ Cầu qua tiếng hát Xẩm như “nhập đồng” theo chân cụ trên khắp các nẻo đường đất nước suốt hơn mấy chục năm qua, chắc chắn là một 12
  • 13. trong những bài hát ca ngợi Đảng chân thành nhất, xúc động nhất, có tác động sâu rộng nhất mà ta từng biết. 5. Dễ hiểu vì sao phần trao tặng giải thưởng Đào Tấn và quà xuân cho các nghệ nhân lại là phần được người xem hoan nghênh nhất trong đêm diễn. Cảm nhận trực tiếp được cái hay, cái đẹp của Xẩm và Trống quân, biết được tài năng, tấm lòng, những cống hiến thầm lặng, vô giá của những nghệ nhân dân gian, những người trọn đời vượt khó để cống hiến cho cộng đồng, mọi người hiểu rằng tôn vinh và tưởng thưởng cho các nghệ nhân dân gian bao nhiêu cũng chưa đủ. Trước đêm diễn hai ngày, ý tưởng của ban tổ chức phát động một phong trào tôn vinh và chăm sóc thiết thực cho các nghệ nhân dân gian đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của các đồng nghiệp báo chí. Cuộc họp báo mini và gấp gáp về đêm diễn vào cuối chiều thứ bảy do tạp chí Văn hiến Việt Nam chủ trì đông ngoài dự đoán: hơn 60 nhà báo của hơn 50 cơ quan báo chí cả nước đã có mặt tham dự. Là những người am tường sinh hoạt VHNT đất nước, các nhà báo tham dự đều chia sẻ với ban tổ chức rằng: các nghệ nhân dân gian, những người góp phần quan trọng nhất sáng tạo, gìn giữ, truyền bá và phát huy các báu vật nghệ thuật của dân tộc như Quan họ, Cồng chiêng, Ca trù, Múa rối, Ca nhạc tài tử, Bài chòi, Xẩm, Trống quân, hiện phần đông là những người nghèo khó nhất trong những người nghèo khó. Họ xứng đáng được tôn vinh, quan tâm chăm sóc thiết thực hơn nhiều những gì chúng ta đã dành cho họ. Ngay tại cuộc họp báo, khi nghe NSƯT Thanh Ngoan kể về những ngày ốm đau thập tử nhất sinh mà không có thuốc tốt điều trị của “mẹ” Cầu cuối năm 2007, về ước mơ giản dị một đời phụ nữ của mẹ: có được một đôi bông tai đẹp, dù là giả, để đeo những năm cuối đời, một nhà báo đã yêu cầu Thanh Ngoan đưa ngay ra tiệm nữ trang sắm cho cụ Cầu đôi bông tai hai chỉ vàng, một nhà báo khác nhận gửi tiền nuôi dưỡng cụ hàng tháng và giám đốc doanh nghiệp Thành Vinh Nguyễn Đức Nam xin tặng cụ món quà xuân là 10 triệu đồng... Những người có mặt ở Nhà hát Lớn đêm 28/1/2008 cũng bày tỏ sự ủng hộ ý tưởng của ban tổ chức bằng cách đứng cả lên và vỗ tay vang dội khi Bí thư Thành uỷ Hà Nôi Phạm Quang Nghị trao tặng giải thưởng mang tên danh nhân văn hóa Đào Tấn cho cụ Hà Thị Cầu cùng Trung tâm PTNTANVN. Sự ủng hộ của các doanh nghiệp và người hâm mộ còn được thể hiện bằng 20 phần quà xuân trị giá hàng chục triệu đồng được ban tổ chức gửi tặng cho các nghệ nhân dân gian của nghệ thuật Xẩm, Trống quân, Quan họ, Ca trù... 13
  • 14. Sự phục sinh thiên tài âm nhạc Văn Cao Từ đây người biết quê người Từ đây người biết thương người Từ đây người biết yêu người… Đến bây giờ thì “Mùa xuân đầu tiên” đã trở thành một trong những ca khúc hay nhất, phổ biến rộng rãi nhất, được yêu thích nhất trong di sản âm nhạc đồ sộ của Văn Cao, sánh ngang với những tuyệt phẩm bất hủ “Bến xuân”, “Thiên thai”, “Trương Chi”, “Buồn tàn thu”, “Bắc Sơn”, “Tiến quân ca”, “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”, “Trường ca sông Lô”, “Làng tôi”, “Ngày mùa”, “Tiến về Hà Nội”… Với khúc valse dịu nhẹ, thư khoan mà sức lay động, thức tỉnh dường như không cùng trên, thiên tài âm nhạc Văn Cao đã phục sinh cùng mùa xuân đại thắng của đất nước. Họa sĩ Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể rằng từ sau khi sáng tác “Tiến về Hà Nội”, Văn Cao đã thề là sẽ không bao giờ sáng tác ca khúc nữa. Chuyện là cuối năm 1948, khi từ Việt Bắc chuyển về công tác tại Chi hội Văn nghệ Liên khu 3 cùng với Nguyễn Đình Thi, Tô Ngọc Vân, Lương Xuân Nhị, Tử Phác ở khu căn cứ Chợ Đại (Ứng Hòa, Hà Nội), Văn Cao được hai đồng chí lãnh đạo Liên khu 3 và Thành ủy Hà Nội hồi ấy là Khuất Duy Tiến và Lê Quang Đạo giao nhiệm vụ sáng tác một bài hát về Hà Nội. Văn Cao kể lại, sau một cuộc họp chi bộ, trong bữa cơm, đồng chí Lê Quang Đạo đã nắm chặt tay ông và nói: "Những ca khúc của cậu đã làm tôi rất xúc động. Nhất là bài Làng tôi và bài Trường ca Sông Lô. Vậy nếu cậu yêu Hà Nội nhớ Hà Nội thì hãy sáng tác cho Hà Nội một bài hát vừa hùng tráng vừa trữ tình nhé!". Đầu xuân 1949, Văn Cao đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, bài hát “Tiến về Hà Nội” ra đời trong niềm vui khôn xiết của ông, bạn bè văn nghệ và các đồng chí Khuất Duy Tiến, Lê Quang Đạo: Trùng trùng quân đi như sóng Lớp lớp đoàn quân tiến về... Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào Chảy dòng sương sớm long lanh Chúng ta ươm lại hoa sắc hương say ngày xa Ôi phố phường Hà Nội xưa yêu dấu Những bông hoa ngày mai đón tương lai vào tay Những xuân đời mỉm cười vui hát lên… Bài hát ngay lập tức được đồng chí Khuất Duy Tiên cho in trên báo Thủ đô, được lưu truyền trong cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Liên khu 3 và rất 14
  • 15. được yêu thích. Tuy vậy, chỉ ít lâu sau, khi một đồng chí lãnh đạo cao cấp được nghe “Tiến về Hà Nội” và nhận xét đây là bài hát “lạc quan tếu”, “lạc quan tiểu tư sản”, Văn Cao liền bị đưa ra kiểm điểm, bị phê phán khắp nơi. Từ đó, không ai dám hát “Tiến về Hà Nội” nữa… Kể từ cú sốc ấy, và nhất là sau cái tai nạn Nhân văn nặng nề, suốt 26 năm, trong im lặng và cô đơn, Văn Cao vẫn làm thơ, vẽ, nhưng sáng tác âm nhạc thì không. Nhưng ngày 30-4-1975, cái “ngày vĩ đại” (Chế Lan Viên) của đất nước đã đến. Bên ly rượu nhỏ trên căn gác nhỏ 108 Yết Kiêu, Hà Nội, Văn Cao thầm lau những giọt nước mắt trên khuôn mặt gầy guộc, khắc khổ. Những giai điệu chợt trào dâng trong ông. Cả năm 1975, Văn Cao bỗng hào hứng trở về với âm nhạc. Ông nhận sáng tác nhạc cho phim “Chị Dậu” của đạo diễn Phạm Văn Khoa rồi viết cả một bản giao hưởng cho phim “Anh bộ đội Cụ Hồ” của xưởng phim Quân đội. Và trong một lần họp mặt cùng bạn bè ở Chiếu Văn của nhà văn Sơn Tùng, Văn Cao nói rằng ông sẽ có một ca khúc mừng “mùa xuân đầu tiên tổ quốc thống nhất sau 30 năm nhà nước dân chủ nhân dân ra đời, nền cộng hòa được thiết lập”. Chắc chắn phải như vậy rồi. Tác giả Quốc ca là người nhạc sĩ sinh ra để làm nên những khúc ca của các chiến sĩ giải phóng dân tộc, để vĩnh cửu hóa những khoảng khắc, những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước trong âm nhạc với những “Bắc Sơn”, “Đống Đa”, “Thăng Long hành khúc ca”, “Tiến quân ca”, “Chiến sĩ Việt Nam”, “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”, “Trường ca sông Lô”…Khúc khải hoàn kháng chiến chống Pháp của âm nhạc cách mạng, bên cạnh “Chiến thắng Điện Biên” của Đỗ Nhuận, “Quê tôi giải phóng” của Văn Chung, là “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao, bài hát “vừa hùng tráng vừa trữ tình” như mong muốn của đồng chí Lê Quang Đạo, được viết từ 6 năm trước đó, dù bị phê phán, bị cấm đoán, vẫn được chiến sĩ và nhân dân hát vang ngày giải phóng thủ đô tháng 10/1954. Bây giờ, sau 30 năm xương máu hy sinh, đất nước giành được trọn vẹn độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất, Văn Cao không thể im lặng. Những ngày đầu xuân 1976, Văn Cao ngồi vào đàn. Mùa xuân thanh bình, thống nhất, cái mùa xuân hằng đau đáu mơ ước của mỗi con người Việt Nam trong suốt 30 năm, có lúc tưởng chừng sẽ không bao giờ đến, cuối cùng đã đến, thật tự nhiên nhưng quá đỗi bất ngờ, thật bình thường nhưng vô cùng kỳ diệu, thật xưa cũ nhưng cũng thật mới mẻ, tinh khôi. Trong nhịp valse dịu nhẹ, khoan nhặt của những “Làng tôi”, “Ngày mùa” hơn 20 năm trước, Văn Cao bắt đầu ca khúc mới của mình bằng những hình ảnh giản dị về cái “mùa xuân đầu tiên” tự nhiên – bất ngờ, bình thường – kỳ diệu, xưa cũ - tinh khôi ấy: Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về Mùa bình thường mùa vui nay đã về Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên 15
  • 16. Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn… Trong mùa xuân đoàn tụ, xum họp này, ấn tượng nhất, xúc động nhất chắc chắn là hình ảnh những đàn con đã về với mẹ sau ba mươi năm trận mạc với những giọt nước mắt ướt đầm vai áo người chiến sĩ: Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về Người mẹ nhìn đàn con nay đã về Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh Niềm vui phút giây như đang long lanh… Được trực tiếp chứng kiến cái “mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu” nay đã về, được ngây ngất giữa niềm vui bất tận đang long lanh tỏa sáng trong mỗi ánh mắt, mỗi tâm hồn, niềm hạnh phúc nghẹn thắt trái tim người nhạc sĩ chợt run rẩy bật thành lời: Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm... Văn Cao ý thức đây chính là giờ phút có thể cảm nhận rõ hơn bao giờ cái ý nghĩa lớn lao của những gì đã kết thúc và những gì sẽ bắt đầu. Chiến tranh, chia cắt đã kết thúc, hòa bình, thống nhất đã bắt đầu, nhưng có cái gì đó còn sâu xa hơn, thiết yếu hơn, nhân bản hơn, cần phải được bắt đầu. Và đoạn cao trào vụt sáng, thiết tha, say đắm mà day dứt, trăn trở: Từ đây người biết quê người Từ đây người biết thương người Từ đây người biết yêu người… Nói đoạn cao trào này là mơ ước, khát vọng, niềm tin của Văn Cao cũng đúng mà nói đó là nhắn nhủ, là cảnh báo của nhạc sĩ cũng không sai. Chúng ta không khỏi giật mình khi nghe thấy ở đây như vang lên một điều thật quan trọng: nếu từ đây, người không biết quê người, người không biết thương người, người không biết yêu người, thì cái chiến thắng vĩ đại hôm nay sẽ không thực sự có ý nghĩa. “Mùa xuân đầu tiên” hoàn thành. Sau Tết 1976, ca khúc đã được những người bạn thân thiết của Văn Cao truyền tay nhau. Mọi người vui mừng hiểu rằng thiên tài âm nhạc của Văn Cao đã thực sự phục sinh, người nhạc sĩ lớn lại có một tuyệt phẩm dành cho đất nước, nhân dân của mình. Ngay trong năm 1976, “Mùa xuân đầu tiên” được giới thiệu trên báo Sài Gòn giải phóng và sau đó được các bạn Liên xô chọn dịch sang tiếng Nga in trong một tuyển tập ca khúc của Nhà Xuất bản Âm nhạc Matscơva và được lưu truyền trong cộng đồng người Việt ở Liên xô và Đông Âu. Tuy vậy, ở trong nước, khúc valse dịu nhẹ thủ thỉ tâm tình của Văn Cao không được các đơn vị truyền thông đại chúng và các đơn vị nghệ thuật biểu diễn để ý giữa một biển những tụng ca hào sảng, hùng tráng cùng về đề tài trọng đại này. Đó là chưa kể khi được in trên Sài Gòn giải phóng, một số quan chức văn hóa tư tưởng quá “nhạy cảm” đã lưu ý nhắc nhở tòa báo về 16
  • 17. cái “chất nhân văn” trong tác phẩm của người từng bị khép vào nhóm Nhân văn Giai phẩm 20 năm trước. Như số phận trắc trở, truân chuyên của thiên tài sinh ra mình, phải 20 năm sau ngày ra đời (1996), sau cả khi Văn Cao mất (1995), “Mùa xuân đầu tiên” mới đến được với đông đảo công chúng trong nước khi các đài phát thanh truyền hình lớn dàn dựng, phát sóng. Từ đó, “Mùa xuân đầu tiên” dần phát lộ toàn bộ chân giá trị của một tuyệt phẩm, ngày càng được ưa thích rộng rãi và trở thành khúc nhạc lòng của mỗi người Việt Nam mỗi độ xuân về và mỗi khi ngày 30-4 tới. 17
  • 18. Nhạc sĩ của tình ca và quê hương Hoàng Việt là một trong 5 nhạc sĩ đầu tiên của âm nhạc Việt Nam (cùng với Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Nguyễn Xuân Khoát) được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT năm 1996. Ông cũng là nhạc sĩ đầu tiên được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong năm 2011 cùng với các nhà văn Chu Cẩm Phong, Nguyễn Ngọc Tấn và nhà thơ Ca lê Hiến. Hoàng Việt xứng đáng với mọi sự tôn vinh bởi những gì ông đã dâng hiến cho quê hương đất nước… Từ “Tiếng còi trong sương đêm” và những ca khúc kháng chiến bất hủ Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực, sinh ngày 29/10/1928 tại Chợ Lớn. Quê cha anh ở thị xã Bà Rịa, quê mẹ ở Cái Bè, Tiền Giang. Từ những năm học trung học ở Sài Gòn, lúc mới 16, 17 tuổi, Lê Chí Trực với bút danh Lê Trực đã viết những ca khúc như “Chị Cả”, “Biệt đô thành” và “Tiếng còi trong sương đêm”, trong đó ca khúc theo điệu tango “Tiếng còi trong sương đêm” qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Vân những năm 1944-1945 được người dân Nam Bộ rất yêu thích: Bến nước gió rét đò đưa khách sang Lau xanh ven sông mờ rung bóng trăng Đêm nay không gian chìm trong giá băng… Mà đoàn hùng binh âm thầm xông lướt trong sương… Khi ra đi có hứa thu nay về Mà hôm nay lá thu đã rơi tràn Trong giai đoạn tiền khởi nghĩa ở Nam Bộ, nếu các hành khúc của Lưu Hữu Phước như “Lên đàng”, “Tiếng gọi thanh niên” là lời kêu gọi, tiếng kèn thúc giục thanh niên đứng dậy cứu nước thì “Tiếng còi trong sương đêm” là lời tâm sự và quyết tâm ra đi của một lớp thanh niên đô thành được thức tỉnh bởi lời kêu gọi và tiếng kèn thúc giục ấy. Cho đến nay, sau hơn 65 năm ra đời, ca khúc trữ tình thắm sâu tinh thần yêu nước này là một trong những ca khúc tiền chiến vẫn còn được hát nhiều nhất cả trong nước lẫn hải ngoại qua tiếng hát của các ca sĩ nhiều thế hệ như Thanh Thuý, Khánh Ly, Thanh Tuyền, Ngọc Ánh, Vân Khánh, Đoan Trang, Tâm Đoan, Trang Mỹ Dung, Hồng Cúc… Năm 1947, Lê Chí Trực thực sự “biệt đô thành” ra bưng biền tham gia kháng chiến và là thành viên trẻ nhất của đội ngũ văn nghệ kháng chiến Nam Bộ, đầu tiên công tác tại chiến trường miền Tây “dọc ngang sông rạch” rồi sau đó chuyển sang chiến trường miền Đông “gian lao mà anh dũng”. Trong những tháng năm này, giữa tuổi 20, chàng thanh niên yêu nước Lê Chí Trực đã trở thành nhạc sĩ – chiến sĩ Hoàng Việt, người phát ngôn kỳ tài bằng âm 18
  • 19. nhạc ý chí chiến đấu, tinh thần lạc quan của quân dân Nam Bộ thành đồng tổ quốc với các ca khúc “Lá xanh”, “Nhạc rừng”, “Mùa lúa chín “, “Lên ngàn”… Nếu “Lá xanh” là bài hát tòng quân ra trận thật rộn ràng, tươi trẻ, lôi cuốn thì “Nhạc rừng” như sự ngân vang tuyệt vời của thiên nhiên đất nước trong tâm hồn người chiến sĩ vệ quốc còn “Lên ngàn” là khúc tráng ca về sức sống bất khuất, sự hy sinh thầm lặng và niềm tin sắt đá vào chiến thắng cuối cùng của người phụ nữ Nam Bộ giữa ngút ngàn đau thương, tang tóc, gian khó của cuộc kháng chiến trưòng kỳ: Nước ngập đồng xanh lúa chết Gió mưa sập đổ mái nhà Bao nhiêu gia đình tan hoang Đau thương lệ rơi chứa chan Em đi cắt lúa trên ngàn rẫy trên ngàn nắng chiều chang chang Đường đi nước ngập mênh mang bàn chân dẫm gai lòng không thở than… Cùng với “Làng tôi”, “Tiến về Hà Nội”, “Trường ca sông Lô” của Văn Cao, “Hành quân xa”, “Du kích sông Thao”, “Giải phòng Điện Biên” của Đỗ Nhuận, “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi, “Tiếng chuông nhà thờ” của Nguyễn Xuân Khoát, “Lỳ và Sáo”, “Quê tôi giải phóng” của Văn Chung…ba ca khúc đậm chất lãng mạn cách mạng trên của Hoàng Việt nằm trong số những ca khúc hay nhất của âm nhạc cách mạng Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp và là những ca khúc mãi đi cùng năm tháng như chúng ta thưòng nói. Đến khúc tình ca được cả dân tộc ca hát Cùng với “Bài ca hy vọng” của Văn Ký, “Tình trong lá thiếp” của Phan Huỳnh Điểu, “Trăng sáng đôi miền” của An Chung, “Câu hò bên bờ Hiền Lương” của Hoàng Hiệp, “Giữ trọn tình quê” của Văn Cận… “Tình ca” của Hoàng Việt ra đời trong những năm đầu đất nước bị chia cắt, là các ca khúc mở ra dòng ca khúc đấu tranh thống nhất đất nước rất đặc biệt trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. Đối với Hoàng Việt, “Tình ca” như là một bài hát rất riêng tư. Năm 1954, Hoàng Việt tập kết ra Bắc, để lại ở miền Nam người vợ trẻ đẹp và ba đứa con thơ, đứa lớn nhất chưa đến 5 tuổi, giữa nanh vuốt kẻ thù. Từ đấy, như bao ngưòi con miền Nam tập kết, ở thủ đô Hà Nội Hoàng Việt luôn sống trong tình cảnh “Ban ngày bận công tác/Ban đêm nằm nhớ em/Ban ngày ở miền Bắc/Ở miền Nam ban đêm” (Tế Hanh). Năm 1957, sau hơn hai năm trời bặt vô âm tín, Hoàng Việt bất ngờ nhận được thư vợ từ miền Nam gửi ra, lá thư đã phải đi vòng vèo vạn dặm qua tận nước Pháp xa xôi rồi mời về được Hà Nội để đến tay ông. Hoàng Việt nhoà nước mắt khi đọc thư vợ. Những xung động mãnh liệt, trào dâng từ những nhớ thương, tin tưởng, tự hào với người vợ hiền đảm, từ nỗi đau đất nước chia cắt và gia đình ly tán, Hoàng Việt chợt cảm nhận rõ ràng hơn bao giờ hết sức mạnh kỳ diệu của tình yêu đôi lứa trong sự gắn bó thiếng liêng với tình yêu quê hương đất 19
  • 20. nước. Một sức mạnh bất chấp không gian xa cách và thời gian dằng dặc, thách thức mọi phong ba bão tố, vượt trên chiến tranh thù hận, xoá tan đau khổ chia ly, để toả sáng như ánh sao đêm, thơm ngát như cánh hoa xuân và bền vững muôn đời như sông nước Cửu Long bất diệt. Và bản “Tình ca” đã ra đời như tiếng lòng của Hoàng Việt gửi về người vợ phưong xa với những nhắn nhủ thuỷ chung son sắt: Bến nước Cửu Long còn đó em ơi Biển lúa nương dâu còn mãi muôn đời Là còn duyên tình ta thắm trong tiếng ca không thể xoá nhoà... Giữ lấy đức tin bền vững em ơi Giữ lấy trái tim đòi sống yêu đời Là một bài tình ca của đôi lứa ta dâng cả bao người Ngay sau khi ra đời, “Tình ca” đã được ca sĩ Quốc Hương, người bạn thân từ chiến trường Nam Bộ của Hoàng Việt, thu thanh, phát trên sóng Đài Tiếng nói VN làm ngây ngất thính giả trong và ngoài nước. Tuy vây, thật khó tin khi bản tình ca tha thiết, mạnh mẽ nhường ấy lại bị một số quan chức văn hoá và cả một số văn nghệ sĩ phê phán là bi luỵ, yếu đuối và lập tức bị lưu kho. Mãi đến hơn 10 năm sau, sau khi Hoàng Việt trở về miền Nam chiến đấu, sáng tác và hy sinh, “Tình ca” mới được phổ biến trở lại. Từ đấy, “bài tình ca của đôi lứa ta dâng cả bao người” của Hoàng Việt đã cất cánh bay đến với các thế hệ người Việt ở mọi phương trời, trở thành khúc tình ca được cả dân tộc ca hát trong hơn nửa thế kỷ qua, cả trong chiến tranh cũng như giữa thời bình, cả trong đau khổ và hạnh phúc. Với sức chinh phục vô song và khả năng thức tỉnh, nâng mọi tâm hồn vươn đến những điều cao đẹp, thánh thiện, “Tình ca” xứng đáng được coi là biểu tượng của âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20 như có người đề nghị. Và bản giao hưởng đầu tiên của âm nhạc Việt Nam Năm 1958, Hoàng Việt được Đảng và nhà nước cử sang học tập tại Nhạc viện Sofia, Bulgari. Đến cuối năm 1964 ông tốt nghiệp hạng ưu tú tại đây với bản giao hưởng số 1 của ông, cũng là bản giao hưởng đầu tiên của âm nhạc VN, bản giao hưởng mang tên “Quê hương”. Sau 7 năm tu nghiệp tại một nhạc viện lớn của châu Âu, người nhạc sĩ tự học từ đô thành Sài Gòn năm xưa đã nỗ lực vươn lên làm chủ được thể loại giao hưởng, thể loại âm nhạc được coi là lớn nhất và khó nhất của âm nhạc hàn lâm thế giới, “một trong những biểu hiện rực rỡ nhất của sự trưởng thành về tinh thần của loài người” như nhận định của giới mỹ học châu Âu. Giám đốc Nhạc viện Sofia từng tự hào đánh giá: “Bản giao hưởng của Hoàng Việt không phải là một tác phẩm tốt nghiệp mà thật sự là một tác phẩm lớn... Đó là một thành công rực rỡ của âm nhạc Việt Nam". GS Ca L ê Thuần cũng cho rằng giao hưởng Quê hương của Hoàng Việt đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của nền âm nhạc Việt Nam dân tộc hiện đại, là giá trị tinh thần sống mãi với đất nước. 20
  • 21. Hoàng Việt tâm sự: "những ký ức quê hương" và "trách nhiệm của một công dân" đã giúp ông viết nên bản giao hưởng với lời đề tặng "Kính dâng Nam bộ trong cuộc chiến đấu anh dũng chống ngoại xâm"... “Quê hương” là bản giao hưởng sử thi đồ sộ gồm 4 chương, với những hình tượng âm nhạc phong phú khắc hoạ cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng. Tác giả đã sử dụng chất liệu từ những bài hát cách mạng và dân ca để làm các chủ đề, được phát triển nhuần nhuyễn với những cảm xúc sáng tạo tinh tế và một bút pháp khá điêu luyện. Chương I diễn tả không khí những ngày Cách mạng tháng 8 và kháng chiến chống Pháp, được viết dưới hình thức sonate với các chủ đề lấy từ các ca khúc “Hội nghị Diên Hồng”, “Lên đàng” của Lưu Hữu Phước, “Nam bộ kháng chiến” của Tạ Thanh Sơn, “Chiến thắng Điện Biên” của Đỗ Nhuận. Chương II mang tính chất trữ tình, miêu tả quê hương từ chiến tranh chuyển sang những ngày hòa bình, được viết dưới hình thức ronto với các chủ đề lấy từ “Lên ngàn”, “Mùa lúa chin” (Hoàng Việt), “Kỵ binh Việt Nam” của Lê Yên, “Cây trúc xinh”, dân ca quan họ Bắc Ninh và “Quê tôi giải phóng” của Văn Chung. Chương III là chương nhanh, kịch tính, nhằm miêu tả cuộc kháng chiến chống Mỹ, được viết dưới hình thức sonate, bao gồm các chủ đề phát triển từ bài “Giải phóng miền Nam” của Lưu Hữu Phước, “Đợi chờ”, dân ca Tây Nguyên và “Lên đàng”. Trong chương này, âm nhạc mang tính căng thẳng, kịch tính cao độ để thể hiện cuộc chiến tranh một mất một còn, cuối cùng phần tái hiện mang âm hưởng hai bài “Lên đàng” và “Giải phóng miền Nam” biểu hiện quyết tâm chiến đấu và chiến thăng kẻ thù xâm lược. Chương IV mang âm hưởng vui tươi, rộn rã, thể hiện niềm vui khi đất nước giành được độc lập tự do. Chương này được xây dựng với hình thức 3 đoạn phức cùng phần coda trang trọng, hoành tráng, có sự tham gia của dàn hợp xướng thể hiện ước mơ được sống trong hạnh phúc thanh bình của dân tộc. Trong năm 1964, giao hưởng “Quê hưong” đã được biểu diễn ba lần tại thủ đô Bugari: lần thứ nhất trong dịp Hoàng Việt thi tốt nghiệp với Dàn nhạc Nhạc viện Sofia và hai lần nữa để phục vụ công chúng với Dàn nhạc Giao hưởng Bugari. Dàn nhạc Giao hưởng Bungari cũng đã thu thanh giao hưởng “Quê hương” để phát trên đài phát thanh Quốc gia. Tại Việt Nam, khi Hoàng Việt trở về Hà Nội, bản giao hưởng này cũng đã được Nhà hát giao hưởng hợp xướng nhạc vũ kịch VN và hai danh ca Quốc Hương, Vũ Dậu dàn dựng, công diễn cùng bản giao hưởng số 5 của nhạc sĩ vĩ đại người Nga P.I.Tchaikovsky vào ba đêm 26, 27, 28 tháng 3 năm 1965 tại Nhà hát Lớn Hà Nội dưới đũa chỉ huy của nhạc trưởng, nghệ sĩ công huân Triều Tiên Ly Hiơng Un. Đó là ba đêm nghệ thuật không thể nào quên không chỉ với Hoàng Việt mà cả với người hâm mộ và giới âm nhạc hàn lâm Việt Nam… Ông tiên tóc trắng ở khu nhà 87B Lý Thường Kiệt, Hà Nội 21
  • 22. Tôi nhớ mãi ấn tượng về Hoàng Việt khi ông đến sống tại khu nhà 87B LýThượng Kiệt, Hà Nội. Đây là khu nhà dành cho các văn nghệ sĩ miền Nam tập kết gồm nhà thơ Bảo Định Giang, các nhà văn Khương Minh Ngọc, Nguyễn Quang Sáng, Xuân Vũ, hoạ sĩ Nguyễn Tấn Hưng, nghệ sĩ điện ảnh Nhị Hà và ba tôi, nhà nghiên cứu Mịch Quang. Đầu năm 1965, khi Hoàng Việt từ Bungari về nước, nhà thơ Bảo Định Giang, Phó Tổng thư ký phụ trách văn nghệ miền Nam của Liên hiệp các hội VHNTVN, đã cùng gia đình dọn đến trong cơ quan 51 Trần Hưng Đạo, nhưòng căn phòng lớn của gia đình tạị đây cho nhạc sĩ đồng hương Tiền Giang tài năng đến ở để có điều kiện sáng tác. Khi ấy, tôi là một cậu học sinh lớp 9 mê nhạc cổ điển, rất tự hào khi biết người nhạc sĩ nổi tiếng của những “Lên ngàn”, “Nhạc rừng” và giao hưởng “Quê hương” đến ở trong khu nhà mình. Hàng ngày, Hoàng Việt hầu như chỉ ở trong căn phòng của ông và tôi luôn được nghe tiếng đàn piano vọng ra từ đấy. Chỉ thỉnh thoảng tôi mới thoáng thấy bóng ông ra ngoài với vóc dáng mình hạc xương mai và mái tóc bạc trắng. Với tôi, Hoàng Việt gần thật đấy mà cứ xa xôi huyền hoặc như là một ông tiên trong cổ tích. Tôi không hề biết ông tiên tóc bạc trắng này chỉ mới 37 tuổi. Ít lâu sau, nhạc sĩ Văn Cận sau khi tu nghiệp ở Trung Quốc về, đã đến ở với ba con tôi và tôi đã đôi lần theo nhạc sĩ Văn Cận vào chơi với nhạc sĩ Hoàng Việt trong căn phòng của ông. Được đối diện thật gần với Hoàng Việt, tôi thấy ông không già như tôi tưởng, ông có đôi mắt thật sang và nụ cười thật hiền từ. Nghe Hoàng Việt và Văn Cận trò chuyện, tôi biết hai nhạc sĩ của “Tình ca” và “Giữ trọn tình quê” khi tập kết đều để lại vợ con ở miền Nam, nay đều có nguyện vọng trở về Nam chiến đấu, sáng tác mong có cơ hội sum họp gia đình và nguyện vọng đó đã được cấp trên chấp thuận. Bên cây đàn piano, Hoàng Việt và Văn Cận đã đàn và hát cho nhau nghe các sáng tác mới chuẩn bị cho chuyến hồi hương thiêng liêng, Hoàng Việt với bài “Giết giặc Mỹ cứu nước” còn Văn Cận có bài “Mẹ ơi! Con sẽ trở về”. Thời gian này, chị tôi sau khi tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp đã xung phong về miền Nam được hơn một năm. Trong thư chị gửi ra cho gia đình, tôi được biết chị tôi đã phải mất hơn hai tháng trời vượt qua hàng ngàn cây số đèo dốc Trường Sơn mới về được đến quê hương. Nhìn Hoàng Việt và Văn Cận, tôi thầm nghĩ không biết hai ông sẽ làm thế nào để vượt Trưòng Sơn, khi Văn Cận thì cận thị rất nặng còn Hoàng Việt thì quá mảnh khảnh, gầy guộc…Sau tết 1966, tôi không còn được gặp Hoàng Việt và Văn Cận tại khu nhà 87B Lý Thường Kiệt Hà Nội nữa, hai ông đều đã lên đường… Cửu Long – Bản giao hưởng dang dở Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, trưởng đoàn văn nghệ sĩ đi chiến trường Nam Bộ đầu năm 1966 kể rằng ông và các văn nghệ sĩ trong đoàn không ai nghĩ rằng Hoàng Việt có khả năng vượt nổi Trường Sơn bởi thấy ông quá ốm yếu. Trên đường Trường Sơn, Nguyễn Quang Sáng luôn bố trí Hoàng Việt đi đầu khi hành quân nhưng bao giờ ông cũng là người cuối 22
  • 23. cùng đến trạm, rất lâu sau khi mọi người đã đến đã nấu cơm và ăn cơm xong, khi cả đoàn đã lên võng ngủ Hoàng Việt mới lủi thủi một mình lặng lẽ nhóm bếp nấu cơm. Có lần, Hoàng Việt bị lật cổ chân, chân sưng to, mưng mủ, đoàn muốn gửi ông lại trạm để dưỡng bệnh nhưng ông vẫn cắn răng lết theo đoàn, kể cả khi phải mang thêm hơn 10 cân gạo ăn đường trong cái ba lô đã nặng gần bằng trọng lượng 42 kg người ông. Cứ thế, sau hơn ba tháng, Hoàng Việt vẫn theo kịp đoàn để về đến quê hương trong sự kinh ngạc của mọi người. Toại nguyện về với quê hương, bất chấp đói khổ, ác liệt, ngay trên chiến khu, song song với việc đào hầm, cất nhà, tải gạo, với bút danh mới Lê Quỳnh, Hoàng Việt đã say sưa sáng tác vói năng xuất chưa từng có. Từ cuối năm 1966 đến giữa năm 1967, ông đã hoàn thành 12 ca khúc và vở nhạc kịch “Bông sen” kể chuyện anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Lịch với 102 trang phần đệm piano để gửi ra miền Bắc. Ông còn viết nhạc cho hai điệu múa của Văn công R, rồi chuyển “Bông sen” từ thể loại lớn opera thành một nhạc cảnh nhỏ để Văn công R có thể biểu diễn phục vụ tại chiến trường. Trong lá thư viết cho nhạc sĩ Đỗ Nhuận tháng 5/1967, Hoàng Việt nói với Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ VN rằng dù rất tích cực sáng tác phục vụ kip thời nhưng ông vẫn không quên dồn tâm sức sáng tác những tác phẩm lớn góp phần đánh dấu giai đoạn tiến triển mới của âm nhạc cách mạng miền Nam. Hoàng Việt còn bày tỏ với nhạc sĩ Đỗ Nhuận khát vọng đưa âm nhạc cách mạng thâm nhập sâu vào đời sống tinh thần của người dân miền Nam để thay thế loại tân cổ tạp nham cũng như thứ dân ca rhythm nhạc dance ỉ eo than khóc mị dân của Phạm Duy hoặc loại nhạc điện tử làm ô uê thích giác người nghe của đám nhạc trẻ sa đoạ Sài Gòn… Sau niềm hạnh phúc to lớn được đón người vợ yêu thương và ba đứa con từ Sài Gòn ra chiến khu sum họp gia đình sau hơn 13 năm xa cách trong dịp têt 1967, Hoàng Việt lại bắt đầu một thử thách mới. Ông xin tổ chức cho rời chiến khu về với vùng đất ven bờ Cửu Long, vùng chiến sự ác liệt, để lấy cảm hứng thực hiện dự án sáng tác lớn ông hằng ôm ấp: bản giao hưởng số 2 của ông, giao hưởng mang tên “Cửu Long” . Theo Hoàng Việt, đây sẽ là giao hưởng có 3 chương: Chiến thắng, hạnh phúc và xây dựng. Và ông đã lên đường về Cao Lãnh, Tiền Giang men theo đường số 4 và bờ sông Cửu Long để tìm hiểu thêm những điều Hoàng Việt gọi là “những khía cạnh đặc biệt” nơi dòng sông vĩ đại của quê hương. Cuối năm 1967, sau những ngày tháng băng đồng, qua lộ, chịu bom pháo, Hoàng Việt đã đặt chân về đến quê mẹ Tiền Giang, đã đến rất gần với sóng nước Cửu Long. Nhưng ngay trên bờ kênh Ả Rặt, làng Mỹ Thiện, huyện Cái Bè, Tiền Giang, trong buổi sáng cuối cùng năm 1967, sáng 31 tháng 12, Hoàng Việt và những người cùng đi bất ngờ bị máy bay Mỹ tập kích. Hoàng Việt bị trúng đạn rốc két của kẻ thù. Ông hy sinh, thân xác hoà tan trong con kênh chảy ra dòng sông Cửu Long. 23
  • 24. Khi ấy, Hoàng Việt mới vừa qua tuổi 39. Và bản giao hương số 2 của đời ông, giao hưởng “Cửu Long”, mãi là bản giao hưởng dang dở… 24
  • 25. Hoàng Lê và điệu hát Vọng Kim lang Cùng với Nghệ sĩ Nhân dân Lệ Thi, các đạo diễn Nguyễn Văn Khánh, Võ Bài, các tác giả Thế Lữ, Thanh Nha, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tường Nhẫn, nhạc sĩ Hoàng Lê là một trong những bậc tiền bối đã góp phần dựng nên bộ môn sân khấu ca kịch Bài chòi Liên khu Năm trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa đầu những năm 1960. Tôi may mắn được nhập môn bộ môn sân khấu này khi trở thành biên kịch của Đoàn Văn công Giải phóng Trung Trung bộ thời chống Mỹ… Đó là vào khoảng giữa năm 1971, tại khu Khu An dưỡng cán bộ chiến trường miền Nam K15 thị xã Hà Đông. Nhạc sĩ Hoàng Lê vừa từ chiến trường Khu Năm ra Bắc. Sau hơn 5 năm phục vụ tại chiến trường Khu Năm hết sức khó khăn gian khổ, sức khoẻ của Hoàng lê đã giảm sút rất nặng. Ông lại đang mang một nỗi đau lớn: vợ ông, nghệ sĩ Bài chòi Hồng Ân, đã bị Mỹ - Nguỵ phục kích bắt tại chiến trường Bình Định cùng với các nghệ sĩ Võ Sĩ Thừa, Kim Hùng, Hải Liên và các đồng đội trong Đoàn Văn công Giải phóng Khu Năm khi đang phục vụ tại đây, đày ra giam tại đảo Phú Quốc. Nhưng sức khoẻ giảm sút cùng với nỗi đau lớn ấy đã không thể quật ngã được nhạc sĩ. Người khô gầy, đen nhẻm, hàng ngày Hoàng Lê vẫn ôm cây đàn nguyệt dạy chúng tôi và lứa nhạc công, diễn viên của đội ca kịch Bài chòi Đoàn Văn công Giải phóng Trung Trung bộ, hoặc vừa tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội hoặc vừa tuyển được ở Thanh Hoá, Nghệ An, từng câu Bài chòi, dân ca Liên khu Năm, những điệu xuân nữ, cổ bản, xàng xê, hò quảng, lý vọng phu, lý thương nhau, hò giã vôi… Nhạc sĩ Hoàng Lê quê xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, Bình Định. Tham gia cách mạng từ tháng 8 – 1945. Với vốn âm nhạc tự học, nhạc sĩ Hoàng Lê đã bắt đầu cuộc đời hoạt động văn hoá văn nghệ phục vụ cách mạng trong nhiệm vụ phụ trách thiếu nhi rồi các đội tuyên truyền văn nghệ của huyện, tỉnh bằng tài sáng tác và sử dụng các loại nhạc dân tộc như kìm, sến, hồ, nhị… Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã sáng tác một số ca khúc rất được ưa thích tại vùng tự do Bình Định như Vui chiến đấu, Mưa rào… Tập kết ra Bắc, nhạc sĩ Hoàng Lê là nhạc công rồi phụ trách dàn nhạc của Đoàn Dân ca kịch Liên khu Năm được thành lập trên đất Bắc. Tại đơn vị nghệ thuật này, ông trở thành một nhạc sĩ cổ nhạc nổi tiếng, góp phần quan trọng trong việc xây dựng hệ thống làn điệu bài bản cho bộ môn sân khấu Dân ca kịch Liên khu Năm hình thành từ điệu hô Bài chòi và hệ thống các điệu lý, hò, hô khác của dân ca Trung Trung bộ qua việc tham gia xây 25
  • 26. dựng hàng loạt vở diễn nổi tiếng, được giới sân khấu và khán giả thủ đô Hà Nội và miền Bắc hồi ấy đánh giá rất cao như Thoại Khanh – Châu Tuấn, Nghìn thu vọng mãi, Tiếng sấm Tây Nguyên, Đội kịch chim chèo bẻo... Năm 1965, sau 10 năm công tác trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhạc sĩ Hoàng Lê tình nguyện vượt Trường Sơn trở về quê hương chiến đấu. Ông công tác ở Tiểu ban Văn nghệ, Ban Tuyên huấn Khu uỷ Năm, phụ trách việc huấn luyện cho các đơn vị nghệ thuật của Khu uỷ và các địa phương trong khu. Cuối năm 1970, nhạc sĩ trở ra Bắc với nhiệm vụ tuyển và đào tạo diễn viên, nhạc công để thành lập Đoàn Dân ca kịch Giải phóng khu Năm để đưa trở về chiến trường phục vụ. Trong vòng hơn 2 năm 1971 – 1972, được sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban B Bộ Văn hoá, Ban Thống nhất Trung ương và Đoàn Dân ca kịch Liên khu Năm, ông cùng những người thầy khác như các nghệ sĩ Lệ Thi, Nguyễn Kiểm, Trần Chức đã hoàn thành nhiệm vụ trên: Đoàn Dân ca kịch Giải phóng khu Năm đã hình thành với lớp diễn viên trẻ đầy triển vọng và xây dựng được một chương trình biểu diễn như Thoại Khanh – Châu Tuấn, Tấm vóc đại hồng, Đội kịch chim chèo bẻo… Cuối năm 1973, Hoàng Lê một lần nữa sát cánh cùng đơn vị nghệ thuật non trẻ của khu Năm vừa được thành lập trên đất Bắc vượt Trường Sơn, theo đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại trở về, kịp phục vụ nhân dân và chiến sĩ quê hương trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Sau ngày giải phóng, nhạc sĩ Hoàng Lê về công tác tại quê hương Nghĩa Bình. Ông lại tập trung thời gian và tâm sức vào các công việc ông yêu thích: nghiên cứu dân ca Liên khu Năm, sáng tác nhạc và đào tạo lực lượng diễn viên, nhạc công cho bộ môn sân khấu Dân ca kịch. Ông vừa chuyển thể, chỉnh biên và sáng tác nhạc cho các vở Đoàn tụ, Lâm Sanh – Xuân Nương, Một mạng người, Người năm ấy, Sóng ngầm vùng biển lặng, Một sự trả giá, Chuyện bên dòng sông Thu… trên sân khấu các Đoàn Dân ca kịch Bình Định, Khánh Hoà, Quảng Nam. Đáng chú ý là, trong khoảng thời gian này, ông đã hoàn thành một công trình nghiên cứu đầy đặn công phu về âm nhạc của bộ môn sân khấu mà ông gắn bó trọn đời, đó là bộ sách Âm nhạc dân ca Bài chòi do Sở Văn hoá Thông tin Nghĩa Bình xuất bản năm 1978. Bộ sách này đã trở thành sách gối đầu giường của những người hoạt động ca kịch Bài chòi 30 năm qua. Với tư cách là Chủ nhiệm bộ môn Dân ca Bài chòi của Trường Văn hoá Nghệ thuật Nghĩa Bình, nhạc sĩ Hoàng Lê đã hết lòng đào tạo mấy thế hệ diễn viên, đặc biệt là lớp nghệ sĩ chủ chốt hiện nay của Đoàn Dân ca kịch Bình Định như các nghệ sĩ Trần Tới, Hoài Huệ, Hồ Thu, Kim Cúc, Tấn Hào, Mộng Hoàng… Ông mất tại thành phố Quy Nhơn năm 1986, khi nhiều dự định sáng tạo, nghiên cứu vẫn đang dang dở... Nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Lê, không thể không nói đến những làn điệu dân ca mới do ông sáng tác đã đi vào kho tàng làn điệu của Ca kịch Bài chòi như Lía phôn, Chèo bẻo, Gió đưa trăng, Trách ai đổi bạn, Đất Hồ lòng Hán… và đặc biệt là điệu hát Vọng Kim Lang. Đây là điệu hát do ông sáng 26
  • 27. tác khi làm nhạc cho vở Nghìn thu vọng mãi của nhà thơ Lưu Trọng Lư viết về cuộc đời truân chuyên của nàng Kiều. Theo yêu cầu của đạo diễn, cần có một sáng tác mới phù hợp với hoàn cảnh và tâm trạng trong cảnh chia ly Kiều – Kim Trọng đã được đại thi hào Nguyễn Du diễn tả bằng đoạn thơ tuyệt tác “Người lên ngựa, kẻ chia bào/Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san/Dặm hồng bụi cuốn chinh an/ Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh/Người về chiếc bóng năm canh/Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi/Vầng trăng ai xẻ làm đôi/Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”. Tất cả những biến thái tinh tế, diệu vợi trong tâm trạng nàng Kiều buổi chia ly ấy đã được nhạc sỹ Hoàng Lê đưa vào thật tài tình trong điệu hát mang tên Vọng Kim Lang: Chốn Liêu Dương cách trở muôn trùng Trông theo chàng từ vó ngựa khuất quan san Thiếp trông theo chàng từ vó ngựa khuất quan san… Mộng vàng đêm trường ai về thấp thoáng, tỉnh ra lại tủi suốt canh chầy Thấy ai trong mộng mà nhớ buổi chia tay Dáng ai lên đường kìa vó ngựa bước đâu đây… Người đi ta đếm xuân sang Xuân sang rồi lại sang xuân Mà sao nhìn về Liêu Dương bóng chim vẫn biệt tăm… Điệu hát này lúc đầu chỉ dành cho một nhân vật, tạo nên một hoàn cảnh cụ thể ở một vở diễn, là một điệu hát mà giới chuyên môn gọi là “chuyên dùng”, không ngờ đã trở thành làn điệu “đa dùng” trên sân khấu ca kịch Bài chòi, được sử dụng cho nhiều nhân vật, trong nhiều vở diễn suốt gần nửa thế kỷ qua. Hơn thế, không chỉ được dùng trên sân khấu ca kịch Bài chòi, Vọng Kim Lang đã được đưa vào sân khấu cải lương và trở thành một làn điệu cải lương rất được yêu thích. Vọng Kim Lang cũng đã trở thành một làn điệu “dân ca mới” rất phổ biến trong nhân dân các địa phương miền Nam. Vọng Kim Lang đã rất nổi tiếng trong đời sống nghệ thuật, đã nhập vào kho tàng dân ca, nhạc cổ, trở thành tài san chung của nhân dân miền Nam, nhân dân Việt Nam. Không nhiều người biết nó được sinh ra từ một vở ca kịch Bài chòi và do nhạc sĩ Hoàng Lê sáng tạo nên. Người sáng tạo điệu hát Vọng Kim lang bất hủ, nhạc sĩ Hoàng Lê, đã hóa thân thành một phần của nhân dân, của âm nhạc cổ truyền Việt Nam. 27
  • 28. Dù có đi bốn phương trời Trong gần 400 ca khúc của người nhạc sĩ tài danh Hoàng Hiệp, chỉ có một tác phẩm về Hà Nội là ca khúc “Nhớ về Hà Nội”. Tuy vậy, đây lại là một trong những bài hát hay nhất, được yêu thích nhất trong hàng trăm bài hát hay về thủ đô đất nước của các nhạc sĩ Việt Nam. Trong các cuộc bầu chọn trực tuyến bài hát hay về Hà Nội do một số báo điện tử tổ chức nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, “Nhớ về Hà Nội” của Hoàng Hiệp luôn dẫn đầu cùng với “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi, “Em ơi Hà Nội phố” của Phú Quang, “Hà Nội, niềm tin và hy vọng” của Phan Nhân, “Hướng về Hà Nội” của Hoàng Dương… Hoàng Hiệp tên thật là Lưu Trần Nghiệp, còn có bút danh là Lưu Nguyễn, sinh ngày 1/10/1931 ở cù lao Giềng, Mỹ Hiệp, Chợ Mới, An Giang. Ông tham gia cách mạng vào năm 1945, năm ông mới 14 tuổi, trong đoàn Tuyên truyền lưu động Long Xuyên. Năm 1955, Hoàng Hiệp tập kết ra Bắc, vào học Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viên Âm nhạc quốc gia) và bắt đầu sự nghiệp sáng tác với ca khúc “Câu hò bên bờ Hiền Lương” (1957). Cho đến nay, sau hơn nửa thế kỷ lao động sáng tạo, Hoàng Hiệp đã có một sự nghiệp âm nhạc đồ sộ với gần 400 ca khúc, tác giả âm nhạc của hàng chục tác phẩm sân khấu và hàng chục phim truyện, phim tài liệu. Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Có thể nói, Hoàng Hiệp là một trong những nhạc sĩ Việt Nam viết ca khúc nhiều nhất và có nhiều nhất những ca khúc đã khắc sâu vào ký ức của các thế hệ người Việt trong nửa sau thế kỷ 20 như “Câu hò bên bờ Hiền Lương”, “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”, “Ngọn đèn đứng gác”, “Cô gái vót chông”, “Đất quê ta mênh mông”, “Lá đỏ”, “Viếng lăng Bác”, “Em vẫn đợi anh về”, “Chút thơ tình của người lính biển”, “Đồng đội”, “Mùa chim én bay”, “Con đường có lá me bay”, “Nơi anh gặp em”, “Nhớ về Hà Nội”, “Trở về dòng sông tuổi thơ”… Hoàng Hiệp luôn tự hào là một nhạc sĩ của cách mạng. Ông thường nói: kháng chiến, cách mạng đã đưa ông đến với âm nhạc và ông sáng tác nhạc là để phụng sự cho cách mạng, cho kháng chiến. Chính vì thế, Hoàng Hiệp đã chọn tên ca khúc “Lá đỏ” (phổ thơ Nguyễn Đình Thi) làm tên cho chương trình “Con đường âm nhạc” của ông trên VTV3 cuối năm 2007. Nhưng một chương trình khác về sự nghiệp âm nhạc của ông được trực tiếp trên sóng VTC vào cuối năm 2009, ông lại rất tâm đắc với cái tên “Nơi gặp gỡ của tình yêu” . 28
  • 29. Bởi Hoàng Hiệp cũng luôn tự hào là một nhạc sĩ của tình yêu. Cho đến nay, ông dường như chưa một lần sáng tác hành khúc (chỉ có một lần ông viết lời cho hành khúc “Bài hát giải phóng quân” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước). Hoàng Hiệp muốn đem đến cho sự nghiệp cách mạng những tình khúc, cái mà theo ông cách mạng đang thiếu và đang cần ở âm nhạc. Còn nhớ, cuối những năm 1960, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ vào hồi căng thăng nhất, bản tình khúc “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây” phổ thơ Phạm Tiến Duật ra đời và rất được ưa chuộng trong thanh niên Thủ đô và miền Bắc. Chỉ vì trổ nhạc cho đoạn thơ “Anh lên xe, trời đổ cơn mưa/cái gạt nước xua đi nỗi nhớ/em xuống núi, nắng về rực rỡ/cái nhành cây gạt mối riêng tư” mà bản nhạc này bị một số người phê phán là mang nhiều yếu tố nhạc “vàng” và đòi cấm phổ biến, nhưng“Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây” vẫn sống mạnh mẽ trong trái tim những đoàn quân ra trận cho đến ngày đại thắng và sau này được mặc nhiên coi là một trong những tình khúc hay nhất thời chống Mỹ. Tình khúc của Hoàng Hiệp là những tình ca của lứa đôi trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc, trong sự gắn bó tha thiết với quê hương đất nước, với cộng đồng xã hội. “Nhớ về Hà Nội” không là một tụng ca thông thường, nó thực sự là một tình khúc. Bài hát được viết vào năm 1984, sau gần 9 năm Hoàng Hiệp xa Hà Nội trở về sinh sống tại TPHCM. Sau một buổi trò chuyện với người vợ, vốn là một nghệ sĩ sân khấu Hà Nội, ký ức về 20 năm sống giữa thủ đô chợt bất ngờ bừng dậy quay quắt trong lòng người nhạc sĩ phương Nam. Ông nhớ cái trường nhạc mái tranh vách đất trên đường đê La Thành, nơi ông bắt đầu sự nghiệp âm nhạc, nhớ đường Nguyễn Du rợp bóng cổ thụ, nơi có ngôi nhà của gia đình vợ, nơi bắt đầu những đêm hẹn hò giữa chàng nhạc sĩ trẻ miền Nam tập kết và cô thiếu nữ Hà Nội xinh đẹp, hiền thục trong mùi hoa sữa nồng nàn, nhớ phố Khâm Thiên tang thương sau trận bom B52 mùa đông năm 1972…Hoàng Hiệp hiểu rằng một ca khúc về thủ đô dất nước, quê hương của vợ, người tình duy nhất của đời ông và cũng là quê hương thứ hai của ông, đang đến với ông. Ngay đêm ấy, Hoàng Hiệp ngồi vào đàn. Người nhạc sĩ được coi là “vua phổ thơ” của giới nhạc Việt không cần những vần thơ của ai đó gợi thức hình tượng âm nhạc. Từ sâu thẳm ký ức, lời thơ hiện ra thật tự nhiên và cũng thật tự nhiên, giai điệu vang ngân. Âm hình chủ đạo, đoạn ca từ mở đầu và kết thúc là lời bày tỏ của những người đã đi xa: Dù có đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội Hà Nội của ta, Thủ đô yêu dấu Một thời đạn bom, một thời hòa bình Tiếp đó là nỗi nhớ nhung rất chung mà rất riêng về những ngày sống, yêu đương, dựng xây và chiến đấu giữa thủ đô văn hiến và anh hùng: Nhớ phố thâm nghiêm rợp bóng cây Tiếng ve ru những trưa hè 29
  • 30. Và nhớ những công viên vừa mới xây Bước chân em chưa mòn lối Ôi nhớ Hồ Gươm xanh thắm Nơi Tháp Rùa nghiêng soi bóng… Nhớ những cơn mưa dài cuối đông Áo chăn chưa ấm thân mình Và nhớ lúc bom rơi thời chiến tranh Đất rung ngói tan gạch nát Em vẫn đạp xe ra phố Anh vẫn tìm âm thanh mới… Trái với thông lệ, chưa bao giờ ca khúc Hoàng Hiệp, kể cả trước đó và sau này, lại “nhiều lời” đến vậy. Đoạn nhạc chính của bài hát “gánh” tới 4 đoạn lời. Cảnh vật, âm thanh, hương sắc, quá khứ và hiện tại, nỗi đau và niềm tin, tình yêu và những kỷ niệm không bao giờ mờ phai, cùng lúc ập đến, tất cả đều xao xuyến ám ảnh, đều sâu nặng thiêng liêng, không cho phép nhạc sĩ kiệm lời: Nhớ những con đê thành lối xe Bước chân năm tháng đi về Và nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya Hướng ra Đống Đa, Cầu Giấy Ôi nhớ Thủ đô năm ấy Ta đánh giặc trên mâm pháo… Nhớ phố Quang Trung, đường Nguyễn Du Những đêm hoa sữa thơm nồng Và nhớ, nhớ bao khuôn mặt mến thân Đã quen bước chân giọng nói Ôi nhớ chiều ba mươi Tết Chen giữa đào hoa tươi thắm Đường phố đông vui chờ đón tân niên Là phút thiêng liêng lắng nghe thơ người Hà Nội ơi! Những ai từng sổng ở Hà Nội những năm 1955 – 1975, một thời gian khó và tự hào,“một thời đạn bom, một thời hòa bình” như cách nói của Hoàng Hiệp, dù đã xa Hà Nội hay đang sống giữa Hà Nội, có lẽ đều không cầm được nước mắt khi nghe, khi hát “Nhớ về Hà Nội”. Còn nhớ, năm 1994, khi được gặp và trò chuyện với nhạc sĩ Hoàng Hiệp tại TPHCM, khi tôi hỏi bí quyết nào giúp ông có một ca khúc hay như thế về Hà Nội, ông mỉm cười: “Bởi tôi may mắn được sống những ngày đẹp nhất của tuổi trẻ ở thủ đô Hà Nội và cũng bởi “Và nơi đó có một người, người mà tôi mến yêu”(lời bài hát “Tình yêu Hà Nội” của nhạc sĩ Hoàng Vân”)… 30
  • 31. Cuộc hạnh ngộ trong “Xuân và Tuổi trẻ” “Xuân và tuổi trẻ” có lẽ là khúc nhạc xuân được hát nhiều nhất trong hơn 60 năm qua trên đất nước ta, kể từ khi nó được nhà thơ Thế Lữ đặt lời Việt rồi được ông cùng các nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Văn Chung dàn dựng trên sân khấu Đoàn Ca Vũ Nhạc Kịch Anh Vũ biểu diễn ra mắt tại nhà hát Phan Hương trên đường Minh Hương, thị xã Hội An, đầu năm 1946. Không nhiều người biết tác giả của khúc nhạc xuân bất hủ này, nhạc sĩ La Hối, là một nghệ sĩ - chiến sĩ cách mạng can trường, người đã hy sinh vì đại nghĩa của dân tộc ngay giữa tuổi 25… Nhạc sĩ La Hối, tên thật là La Doãn Chánh, sinh năm 1920 tại Hội An. La Hối gốc người Quảng Đông nhưng dòng tộc ông đến định cư tại phố Hội đã 17, 18 đời. Từ nhỏ, La Hối thông minh, học giỏi và tỏ ra có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc. Năm 14 tuổi, ông đã chơi được các nhạc cụ mandolin, ghita, accordeon, piano và tự sáng tác các khúc nhạc tươi vui về tuổi học trò để diễn tấu. Những năm 1936 -1938, La Hối vào Saigon để học tiếp văn hóa và trau dồi thêm kiến thức âm nhạc. Năm 1939, về lại quê hương, La Hối dạy nhạc và cùng với nhạc sĩ Vương Gia Khương, tác giả bài “Cờ Việt Minh”, thành lập Hội Âm Nhạc Hội An (Société philharmonique de Faifoo) mà ông là hội trưởng, tập trung vào hội những thanh niên yêu thích âm nhạc để dìu dắt họ về hòa âm, sáng tác và biểu diễn âm nhạc. Nhiều học trò của La Hối sau này đã trở thành những nhạc sĩ khá nổi tiếng như Lê Trọng Nguyễn, Lan Đài, Dương Minh Ninh, Hồ Vân Thiết, La Xuân, Hoàng Tú Mỹ, Trương Đình Quang... Theo thiếu tướng nhà văn Nguyễn Chí Trung, từ những năm 1939 - 1940 trong phong trào chống phát xít Nhật xâm lược Trung Quốc, Đông Dương và Đông Nam Á, La Hối đã tham gia và nhanh chóng trở thành thủ lĩnh một nhóm thanh niên Hoa Kiều chống phát xít Nhật và là cơ sở của Đoàn Thanh niên Dân chủ Hội An do các Đảng viên Cộng sản Việt Nam Ngô Tam Tư, Huỳnh Đắc Hương lãnh đạo. Khi đó, Ban nhạc thuộc Hội Âm nhạc Hội An của La Hối bắt đầu diễn tấu các hành khúc cách mạng của Việt Nam, Trung Hoa, Nga để gieo lửa cách mạng vào công chúng. Vào khoảng tháng 7 năm 1939, nhóm thanh niên Hoa kiều kháng Nhật của La Hối tổ chức triển lãm tội ác của phát xít Nhật và công cuộc kháng Nhật của nhân dân Trung Hoa tại chùa Quảng Triệu, đọc các bài thơ Song Thất, Quyết đề kháng, Ly rươu thọ, Đông Kinh nhuộm máu của Tố Hữu gây chấn động cả Hội An. La Hối và các đồng chí của ông còn tổ chức nhiều hoạt động phá hoại các nơi quân Nhật đồn trú, phá kho lương thực, đầu độc ngựa của Nhật 31
  • 32. tại Hội An và các vùng lân cận. Trong thời gian từ 1939 đến 1944, ngoài các bản nhạc và ca khúc rất được thanh niên quê hương ưa thích về mùa xuân và tuổi trẻ, La Hối đã viết một số hành khúc hùng tráng cổ động tinh thần yêu nước, ý chí chống phát xít xâm lược. Tiêu biểu là ca khúc Gió thiêng liêng ông viết năm 1944: Lời đất nước gieo niềm tin/ Gió lên kia rồi/ Gió thiêng liêng bừng chí thanh niên/ Lời đất nước giục lòng ta…Bản nhạc Xuân và Tuổi trẻ cũng được nhạc sĩ La Hối viết trong giai đoạn này. Theo một vài cựu đồng chí của La Hối thì người nhạc sĩ cách mạng Hội An đã dùng phần dạo đầu (intro) của nhạc phẩm này làm ám hiệu liên lạc cho tổ chức kháng Nhật của ông. Từ năm 1944, hoạt động của La Hối bị bại lộ, hiến binh Nhật ráo riết truy nã ông. Tháng 5.1945, ông và 9 đồng chí trong tổ chức bị phát xít Nhật bắt giữ. Sau nhiều ngày giam cầm và tra tấn vô cùng dã man nhưng không hề khai thác được gì, ngày 19 tháng 4 năm Ất Dậu (tức ngày 30 tháng 05 năm 1945), bọn Nhật đem hành hình 10 người con thân yêu đó của Hội An, tại chân núi Phước Tường (gần sân bay Đà Nẵng). La Hối và bạn bè thì đã bị vùi chung trong một hố chôn người bí mật. Nhà văn Nguyễn Chí Trung cho biết: khi quân Tưởng Giới Thạch vào Đà Nẵng tước khí giới quân Nhật, nhân dân Hội An đã yêu cầu quân Tưởng buộc quân Nhật chỉ chiếc hố chôn La Hối và 9 người bạn của ông. Gia đình La Hối nhận ra thi thể ông nhờ chiếc áo carô ông mặc hôm bị bắt. Bà con Hoa - Việt Hội An dã đem di hài La Hối và 9 đồng chí của ông về an táng ở trước chùa Chúc Thánh, trong ngôi mộ dài, chia làm 10 khoang. Khoang thứ hai từ trái sang là khoang mộ La Hối. La Hối từ giã cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc một cách đột ngột khi còn quá trẻ và liền sau đó là chiến tranh ly loạn, nên những gì liên quan đến ông, nhất là các sáng tác của ông, hậu thế biết được rất ít. Bạn bè và học trò nhớ rằng cho tới trước lúc hy sinh, La Hối đã sáng tác rất nhiều nhạc đàn và ca khúc nhưng hầu hết các tác phẩm của La Hối đều được ông gửi cho người con gái ông yêu lưu giữ. Đó là một thiếu nữ Hội An xinh đẹp, làm nghề dạy đàn piano. Sau khi La Hối hy sinh, mọi người không còn thấy thiếu nữ này ở Hội An và cô lưu lạc về đâu, còn sống hay đã mất, cũng không ai được biết. Gia đình nhạc sĩ chỉ lưu giữ được vài sáng tác của ông. May mắn sao trong đó có bản nhạc Xuân và tuổi trẻ. Thực ra, Xuân và tuổi trẻ không phải là cái tên La Hối đặt cho nhạc phẩm của mình. Đó là cái tên do nhà thơ Thế Lữ đặt khi viết lời Việt cho nó. Đây nguyên là một bản nhạc không lời, có đầu đề Pháp ngữ là Printemps et la Jeunesse được La Hối sáng tác đầu năm 1944. Sau đó, một người bạn gốc Hoa, thi sĩ Diệp Truyền Hoa, đã đặt lời Hoa với tiêu đề Thanh niên dữ xuân thiên để phổ biến trong cộng đồng Hoa kiều ở Hội An. Đầu năm 1946, Đoàn Ca Vũ Nhạc Kịch Anh Vũ từ thủ đô Hà Nội thực hiện chuyến lưu diễn xuyên Việt đến các tỉnh miền Trung. Sau khi trình diễn tại Huế, đoàn vào thắng Hội An. Đoàn do ông Võ Đức Diên làm 32
  • 33. trưởng đoàn với các thành viên trứ danh như nhà thơ Thế Lữ và vợ, nghệ sĩ Song Kim, các nhạc sĩ Văn Chung, Bùi Công Kỳ, Nguyễn Xuân Khoát… Nghe tiếng La Hối đã lâu, khi đến Hội An, Thế Lữ và các nhạc sĩ đồng hành muốn tìm gặp tài năng âm nhạc của Hội An thì được biết La Hối không còn nữa. Đoàn Anh Vũ đến thắp hương viếng La Hối, được gia đình La Hối đưa tặng một số bản nhạc của La Hối trong đó có nhạc phẩm Le Printemps et la Jeunesse. Ngay lập tức, Thế Lữ và các nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Văn Chung, Bùi Công Kỳ đã cảm nhận được đây là một tuyệt phẩm âm nhạc của người quá cố. Xúc động trước tấm gương người nhạc sĩ - liệt sĩ đã hiến dâng tài năng và tuổi trẻ cho đất nước và tác phẩm đầy sức sống của ông, Thế Lữ xin phép gia đình nhạc sĩ đặt lời ca tiếng Việt và dàn dựng nhạc phẩm của La Hối trên sân khấu Đoàn Anh Vũ. Chỉ trong một đêm thức trắng, hóa thân vào thế giới âm thanh rạo rực, thổn thức, say đắm tình yêu, niềm vui sống hồn nhiên trong sáng của tuổi trẻ trong nhạc phẩm của La Hối, Thế Lữ đã viết xong lời Việt cho bản nhạc, ca từ hoà hợp kỳ lạ với từng nốt nhạc, với giai điệu và tiết tấu của nhạc phẩm: Ngày thắm tươi bên đời xuân mới Lòng đắm say bao nguồn vui sống Xuân về với ngàn hoa tươi sáng Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng… Xuân thắm tươi, én tung bay cao tít trời Vui sướng đi, cao tiếng ca mừng vui reo Đừng để lòng thổn thức tình mê đắm Ta trẻ vui, ta trẻ vui đời xuân thắm tươi Lời Việt kỳ tài của ông “Vua Thơ Mới” Thế Lữ đã chính thức biến bản nhạc không lời Le Printemps et la Jeunesse của La Hối đã trở thành ca khúc Xuân và tuổi trẻ. Với phần hoà âm của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, phần vũ điệu do nhạc sĩ Văn Chung biên soạn, cùng với tài năng đạo diễn của nhà thơ Thế Lữ, Xuân và tuổi trẻ đã được dựng thành một màn ca vũ hấp dẫn ra mắt trên sân khấu Đoàn Anh Vũ tại Nhà hát Phan Hương, Hội An đầu năm 1946. Kể từ đó Xuân và Tuổi trẻ đã truyền nhanh từ Hội An, Đà Nẵng ra Huế, tới Hà Nội, vào vùng tự do Nam Ngãi Bình Phú, vào Phan Thiết, Sài Gòn, đến chiến khu Việt Bắc. Và cho đến nay, sau hơn 60 năm, Xuân và Tuổi trẻ, ca khúc khai sinh từ cuộc hạnh ngộ của nhạc sĩ La Hối và nhà thơ Thế Lữ, vẫn luôn trẻ trung, tươi mới, vẫn được coi là ca khúc xuân hay nhất, được hát nhiều nhất, mỗi độ xuân về. 33