SlideShare a Scribd company logo
1 of 7
Tổng Thống " Dương Văn Minh &" Thủ Tướng " Vũ Văn
Mẫu : Nội các 1 ngày cuối cùng của Viet Nam Cộng Hòa

Thân gởi cac bạn A-20,
Tôi nhận được bài viết của anh Nhan Hữu Hậu, một trong những niên trưởng của chúng ta cũng đã từng
chia sẻ với anh em chúng ta những ngày khốn quẫn, đói khát và bị nhục hình tại trại tù cải tạo trừng giới
A-20 Xuân Phước.
Nhân dị p 30 tháng 4 năm nay, niên trưởng Nhan Hữu Hậu nhắc lại một trong những ký ức của anh về giờ
phút hấp hối của VNCH tại Phủ Thủ Tướng và Dinh Độc Lập. Anh gởi nhờ tôi hiệu đính theo ngôn ngữ báo
chí.
Bài viết của niên trưởng Nhan Hữu Hậu không dùng nhiều tĩnh tự có tính chất phê phán. Anh chỉ kể lại
sự kiện mà anh đã trải qua và dành quyền suy nghĩ cho độc giả và công luận .
Nay tôi đã hiệu đính xong, nên gởi để các bạn cùng coi.
Thân
A-20 Vũ Ánh

Đã 36 năm qua, hình ảnh Saigon trong cơn hấp hối vẫn còn rõ nét trong ký ức tôi.Giờ đây tôi muốn ghi lại
những điều tôi biết, tôi thấy và tôi đã làm chỉ để đóng góp một vài sự kiện trong những giờ phút sau
cùng của chế độ dưới cái nhìn trong cương vị một sĩ quan cận vệ của Thủ Tướng Chánh Phủ VNCH.
Chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975, tại Dinh Độc Lập, một buổi lễ bàn trong đó Tổng Thống Trần Văn
Hương, người kế nhiệm Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vừa từ nhiệm, trao quyền cho Đại Tướng Dương
Văn Minh, người duy nhất mà Hà Nội bằng lòng thương thuyết. Chủ tị ch Thượng Viện được mời làm Phó
Tổng Thống và Thượng Nghị Sĩ Vũ Văn Mẫu được mời thành lập nội các. Buổi lễ trình diện tân nội các
được dự đị nh vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Tuy nhiên, có những biến chuyển khiến chuyện này đã không thể xảy ra. Sáng sớm ngày 30 tháng 4 năm
1975, tại Phủ Thủ Tướng tọa lạc tại số 7 đường Thống Nhất, diễn ra một buổi họp gồm có Nghị Sĩ Vũ Văn
Mẫu, Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo, cùng một số nghị sĩ, dân biểu, các nhân sĩ có chân trong tân nội các họp
với cựu tướng Pháp Vanuxem, đặc phái viên của Tổng Thống nước Cộng Hòa Pháp. Phía bên ngoài phòng
khách, tôi còn nhận thấy sư hiện diện đặc biệt của cựu Thủ Tướng chánh phủ lâm thời Nguyễn Ngọc Thơ
(tháng 11/1963), Thiếu Tướng Đoàn Văn Quảng, cựu Tư Lệnh LLĐB/VNCH và một số người tháp tùng ông
đang trông chờ kết quả cuộc họp bên trong với tâm trạng lo âu, buồn bã. Độ một giờ sau, cựu tướng
Vanuxem ra về để lại trên gương mặt mọi người sự thất vọng và lo sợ.

Sau đó Sở Truyền Tin Phủ Thủ Tướng được lệnh lên phong phòng của Thủ Tướng Mẫu để thu băng một
bản hiệu triệu của Tổng Thống Dương Văn Minh. Lời kêu gọi của Tổng Thống Dương Văn Minh được một
phóng viên và một kỹ thuật viên âm thanh của Đài Phát Thanh Quốc Gia đưa về đài và cho phát vào lúc
10 giờ sáng và chỉ phát được một lần. Sau đó khi Tổng Thống Dương Văn Minh được phía chiến thắng
giải giao về Đài Phát Thanh Quốc Gia thì ông lại bị đẩy vào phòng vi âm thu cuốn băng thứ hai. Cuốn
bằng này được phát nhiều lần, trong đó Tổng Thống Dương Văn Minh phải kêu gọi lực lượng còn lại của
VNCH buông súng đầu hàng vô điều kiện.

Sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh thu băng tại phòng làm việc của Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu xong, ông
cùng các vị trong nội các chưa được tấn phong chuẩn bị qua Dinh Độc Lập, có thể là sẵn sàng để chuyển
giao quyền hành? Tại phòng khách trên lầu 2 của Dinh Độc Lập, tôi thấy có giáo sư Bùi Tường Huân, các
nghị sĩ Vũ Văn Mẫu (Thủ Tướng), Thái Lăng Nghiêm (Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng), Dân Biểu Lý Quí Chung
(Bộ Trưởng Thông Tin) và một số người khác. Trong khi ấy, tại phòng làm việc của Tổng Thống Dương Văn
Minh có mặt chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh quyền Tổng Tham Mưu Trưởng QL/VNCH và tôi (Nhan Hữu
Hậu). Đại tá Vũ Quang Chiêm Chánh Võ Phòng Tổng Thống, Đại tá Lê Thuần Trí Chánh Sở Quân Vụ, Trung
tá Võ Ngọc Lân Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn An Ninh Danh Dự thì ngồi trong phòng làm việc của Chánh
Văn Phòng Phủ Tổng Thống.
Đại Tướng Minh làm việc một mình trong phòng và không có Chánh Văn Phòng Trương Minh Đẩu cũng
như Sĩ Quan Tùy Viên Hoa Hải Đường thường nhật luôn làm việc bên cạnh ông. Thấy vậy, tôi bước đến
nghiêm chỉ nh và trình:

-Thưa Tổng Thống cần gọi đâu, xin Tổng Thống chỉ thị .

-Em gọi cho qua Thượng Tọa Trí Quang.

Tiếp nhận tờ giấy rời với các số điện thoại chi chít trên tay Tổng Thống Dương văn Minh, tôi gọi Thượng
Tọa. Chuông reo một lúc nhưng đầu giây bên kia không có người trả lời. Bên cạnh, một máy điện thoại
khác reo, tôi nhắc ống nghe. Từ đầu giây bên kia có giọng nói:

-Tôi là Thiếu Tá Phạm Châu Tài, chỉ huy trưởng lực lượng phòng thủ còn lại tại Tổng Tham Mưu, cho tôi
nói chuyện với Đại Tướng Minh.

Tôi bảo Thiếu Tá Tài chờ tôi trình Tổng Thống. Áp ống liên hợp vào tai, Tổng Thống Dương Văn Minh nói:
“Qua nghe đây em”.

-Thưa Đại Tướng, tôi còn quân mà sao Đại Tướng đầu hàng?

-Đã trễ rồi em.Tôi muốn tránh cho dân khỏi chết chóc và Saigon khỏi thành bình đị a. Mình phải cứu dân
trước đã !

Nghe đến đây, tôi bước ra ngoài trong lúc Tổng Thống Dương Văn Minh đang còn tranh luận với Thiếu Tá
Tài vì sao mà ông phải trao chính quyền cho Cộng Sản.

Bước dọc hành lang trên lầu nhìn ra tiền đình Dinh Độc Lập, nhìn thấy hai cánh cổng sắt phía trước đã
rộng mở, vũ khí đủ loại và chiến xa của lực lượng phòng thủ Dinh đã được chất thành đống trước bồn
nước theo lệnh của vị Tổng Thư Lệnh sau cùng của VNCH. Độ một giờ sau, chiếc GMC chở đầy quân
trong các bộ quân phục ngụy trang lẫn lộn, bên thành xe có treo một miếng vải trắng được cột trên cao
chạy vào đậu bên trong cánh phải của Dinh, trong tay họ vẫn còn vũ khí cá nhân. Họ chỉ a súng vào
khoảng không vừa bắn vừa la khóc trong uất hận, rồi xuống xe cởi bỏ áo trận, vất súng ngổn ngang sau
đó tự động tan hàng.

Khoảng 12 giờ trưa ngày 30 tháng 4, xe tăng Cộng Sản tiến vào Dinh Độc Lập mà không gặp một sức
kháng cự nào, vì cổng chánh đã được mở rộng từ trước. (Chú thích của tác giả: Sau giờ phút này, Cộng Sản
đã lợi dụng đêm tối, ngụy tạo cho đóng 2 cổng này lại, ủi sập rồi tuyên truyền đây là hang ổ cuối cùng
của ngụy quyền đã bị thanh toán).

Kể từ lúc này, tôi không thấy 2 vị Đại Tá Vũ Quang Chiêm và Lê Thuần Trí ở bên cạnh Đại Tướng Minh
nữa.

Từ hành lang lầu 2, phía ngoài phòng khách chỉ còn lại Tổng Thống Dương Văn Minh và Chuẩn Tướng
Nguyễn Hữu Hạnh (vẫn mặc quân phục). Trung tá Võ Ngọc Lân và tôi đứng chờ đợi chuyện kế tiếp diễn
ra. Một cán binh mặc áo thun trắng chạy lên lầu hỏi trỏng: “Thằng Minh đâu rồi?”. Hắn hỏi như vậy 3
lần, nhưng Tổng Thống Minh chỉ chắp tay sau đít đi tới đi lui mà không trả lời. Tôi chỉ vào ông và nói với
hắn: “Tổng Thống Minh đây nè”. Tên cán binh ngó qua xong rồi chỉ tướng Nguyễn Hữu Hạnh bảo cởi
quấn phục ra. Tôi lấy chiếc chemise của tôi trao cho ông mặc tạm.

Như đã nói ở trên, chúng tôi và một phần nội các chưa tấn phong bị gom lại ngồi trong phòng khách có
vệ binh canh giữ bên ngoài, ngoại trừ Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền đã về nhà bằng phương tiện
riêng trước khi xe tăng Cộng Sản tiến vào Dinh. Phần còn lại của nội các và quân, cán, chính phục vụ
trong Dinh Độc Lập lúc đó bị giữ ở đâu đó tôi không được rõ, vì không nằm trong tầm mắt của tôi.

Điều đáng lưu ý là nhóm dân biểu đối lập trước đây thường tự xưng là thành phần thứ ba do Dân Biểu Lý
Quí Chung đại diện. Ông Chung đã đến trước tên cán binh Cộng Sản tự giới thiệu mình là thành phần thứ
ba trong chánh phủ Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, nhưng tên cán binh hét lên: “Không có thành phần nào
hết, ngồi lại kia”.

Vì chưa được tiếp xúc với đại diện phía bên kia, nên Tổng Thống Dương Văn Minh và chúng tôi vẫn ngồi
trong phòng khác dưới sự canh gác chặt chẽ các cán binh Cộng Sản phía bên ngoài. Trời đã xế chiều,
bỗng có nhiều tiếng súng nổ từ trong Dinh Độc Lập, chúng tôi được di chuyển xuống tầng hầm, nơi có đặt
máy truyền tin để sử dụng khi có biến cố xảy ra, cạnh đấy là phòng dùng làm xạ trường để các cận vệ
thực tập tác xạ và một nhà kho dự trữ lương thực phòng khi có biến động. Chúng tôi được đưa lên phòng
khách trở lại trên lầu 2 và một cán binh xoa tay giải thích: “Nhân dân vui quá nên đốt pháo ăn mừng?”.

Sau đó, một phái đoàn Cộng Sản khoảng sáu bẩy người ăn mặc thường phục và quân phục lẫn lộn không
đeo quân hàm tiến vào phòng khách. Một người mặc thường phục tự giới thiệu với Tổng Thống Minh là
kỹ sư Tô Văn Ký, đại diện Thành Ủ đến tiếp xúc và nói vài lời trấn an. Trước khi rời khỏi phòng, ông ta
y
trao cho Đại Tướng Minh hai gói thuốc lá Điện Biên và hai bánh lương khô Trung Quốc. Ông nhận và giao
lại cho tôi giữ. Lúc này sự đi lại của chúng tôi bị kiểm soát rất chặt chẽ, ra vào phải có sự chấp thuận của
các cán binh canh gác bên ngoài. Đến tối, chúng tôi được phát mỗi người một ổ bánh mì ngọt ăn với
đường thẻ. Riêng Đại Tướng Minh được người nhà gởi vào một nồi cơm chiên và một trái dưa hấu. Ông
chia sẻ và yêu cầu mọi người ăn chung.

Trong suốt ngày 1 tháng 5 từ sáng đến tối, không có một cuộc tiếp xúc nào hoặc thăm hỏi của phía bên
kia, thỉ nh thoảng có một nhóm người đi qua ngó vào phòng khách rồi lại đi.

Ngày 2 tháng 5 đến gần trưa, một phái đoàn báo chí Miền Bắc trong đó có cả các hãng truyền thanh
truyền hình thuộc khối Cộng Sản Đông Âu vào trong Dinh và họ được nói chuyện với Tiến Sĩ Nguyễn Văn
Hảo đầu tiên. Các phóng viên bấm máy lia lị a, nhưng đến khị họ hỏi chuyện thì ông khoát tay: “Mấy
anh tắt máy thu băng đi, đây chỉ là một cuộc nói chuyện bình thường chứ không phải là cuộc phỏng vấn.
Hòa hợp hòa giải gì các anh. Hòa hợp hòa giải gì mà hai ngày nay không cho người ta súc miệng rửa
mặt?”. Sau đó báo chí truyền thông (tất nhiên là của nhà nước Cộng Sản) bắt đầu dàn cảnh quay phim
chụp hình. Chúng tôi được đi rửa mặt chải đầu và sửa soạn quần áo cho ngay ngắn, rồi ngồi vào ghế chụp
hình quay phim với lệnh mọi người phải tươi cười để họ hoàn thanh cuốn pim thời sự !!!

Khoảng 5 giờ chiều, tôi và một số người mà Cộng Sản cho là không quan trọng được phát mỗi người một
tờ giấy đánh máy nhỏ nói là được trả tự do. Nhìn vào tờ giấy, tôi thấy người ký tên là Đại Tá Vương Thế
Hiệp, chánh văn phòng của tướng VC Trần Văn Trà.Trước khi rời khỏi nơi này, tôi đến chào từ giã Đại
Tướng Dương Văn Minh, Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu và Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo. Tôi hỏi ông Hảo có nhắn gì
về cho gia đình không, ông chỉ nói: “Em ghé nhà nói với chị là anh vẫn bình yên, kế đó nhờ em ghé nhà
báo cho cụ Hương biết là vâng lệnh ông cụ anh đã giữ số vàng còn lại không cho chở ra nước ngoài”.

Rời khỏi Dinh, trước tiên tôi đến nhà Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo báo tin cho gia đình biết nơi ông bị giam
giữ, rồi sau mới đến nhà Cụ Trần Văn Hương, ngôi biệt thự cũ kỹ nằm khuất trong hẻm 216A Phan Thanh
Giản và nói lại những gì Tiến Sĩ Hảo nhờ trình cho cụ hay. Nghe xong, cựu Tổng Thống Trần Văn Hương
thở một hơi dài nói: “Mấy hôm nay, qua lo quá, đã dặn em Hảo rồi mà không biết nó có làm kị p không.
Qua có gọi cho Hảo nhiều lần, nhưng đường dây bị cắt. Qua có nói với nó: ráng giữ số vàng này, đừng
cho mang đi, nếu còn kị p thì mua thêm vũ khí đạn dược tiếp tục chiến đấu, còn như không kị p thì số
vàng này của người Việt Nam, hãy để lại cho người Việt Nam sử dụng”.

Nhưng hỡi ơi, tình thế đã đổi thay, vận nước đến hồi đen tối, Miền Nam Việt Nam đã lọt vào tay Cộng
Sản. Là một quân nhân nhiều năm phục vụ quân đội và phục vụ chính phủ, tôi chỉ biết tuân hành lệnh
thượng cấp trong những giờ phút sau cùng và tôi rất hãnh diện khi thi hành xong thượng lệnh và nhiệm
vụ. Tôi thiển nghĩ công luận về công hay tội, xin hãy để cho đời sau phê phán.

Nhan Hữu Hậu

(Cựu tù cải tạo trại A-20)

GHI CHÉP THÊM:

Sáng ngày 8 tháng 4 năm 1975, phi công Nguyễn Thành Trung lái chiếc F-5 dội bom vào Dinh Độc Lập.
Trái bom phá hủy một lỗ đường kính khoảng 1 mét trước bậc tam cấp dẫn lên lầu 2. Tại Phủ Thủ Tướng,
lực lượng phòng tủ đã được tăng cường khi có báo động. Trạm gác ở góc đường Thống nhất Nguyễn Bỉ nh
Khiêm có binh sĩ Nhảy Dù bố trí tại những vị trí trong yếu, hướng mũi súng về Phủ Thủ Tướng. Tôi lập tức
rời văn phòng sang Viện Bảo Tàng trong Thảo Cầm Viên. Tại đây, tôi gặp Thiếu Tá Nghiêm, Tiểu Đoàn
Trưởng TĐ2-ND và hỏi lệnh của ai mà ông ấy điều động tiểu đoàn về đây.Thiếu tá Nghiêm cho biết là
lệnh của Biệt Khu Thủ Đô.Tôi gọi hỏi từ trưởng phòng 3 đến Tham Mưu Trưởng đều không biết. Tôi gọi
cho Trung Tướng Minh và được ông xác nhận: “Lệnh của Tổng Thống. Em trình cho Thủ Tướng biết đi”.
Tôi trình cho Thủ Tướng Khiêm. Khoảng 10 phút sau, tôi được Đại Tá Võ Văn Cầm Chánh Văn Phòng của
Tổng Thống gọi hỏi: “Hồi nãy toa gọi Trung Tướng Minh làm gì vậy?”. Tôi nói: “Tiểu Đoàn 12 Dù đang bố
trí chĩa súng vào Phủ Thủ Tướng nên tôi hỏi Trung Tướng để trình Thủ Tướng”. Ông Cầm nói: “Toa lộn
xộn hoài. Từ nay có chuyện gì thì gọi cho moa.Nếu không có thì gọi cho thằng Điền (hàm ý Hải Quân Đại
Tá Trần Thanh Điền). Tôi vào trình lại với Thủ Tướng thì ông nói ngay: “Thằng làm tàng hoài”. Sau đó tôi
hộ tống Thủ Tướng qua Dinh Độc Lập họp, khi xe đến đường Thống Nhất, tôi thấy chiếc xe díp chở Trung
Tướng Trần Văn Minh Tư Lệnh Không Quân theo vào Dinh sau đoàn xe Thủ Tướng.

Đây là những dữ kiện gồm những gì mà Đại Tá Vũ Quang Chiêm nói với nhà báo Thanh Thương Hoàng. Vì
thế cho nên tôi muốn nhân dị p này viết thêm một đoạn có liên quan đến quyền lực chính trị lúc bấy giờ
để tùy dư luận phán xét. Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Thanh Thương Hoàng, cựu Đại Tá Vũ Quang
Chiêm nói ở đoạn cuối như sau:

“Còn một chuyện này nữa, ngày 6 tháng 4 năm 1975, anh Võ Văn Cầm có nói với tôi: kể từ hôm nay và
trong 3 ngày sắp tới, nếu có biến cố gì xảy ra anh cố điều động lực lượng phòng vệ Dinh (Độc Lập) cố thủ
cho bằng được từ cổng vào tới trong dinh trong thời gian chừng độ nửa giờ, sau đó tôi có người lo.Tôi
thắc mặc: tại sao lại có chuyện đó. Anh Cầm nói: Có thể có đảo chánh và sẽ có lực lượng nhảy dù và thiết
giáp tiếp cứu”.

Không thấy có đảo chánh xảy ra như chúng ta biết mà sáng ngày 8 tháng 4 năm 1975, phi công Nguyễn
Thành Trung thả bom Dinh Độc Lập./-

Vũ Ánh
A-20

More Related Content

Similar to Cold feet

Similar to Cold feet (15)

40 nam nho lai
40 nam nho lai40 nam nho lai
40 nam nho lai
 
Tiểu sử chủ tịch Hồ Chí Minh
Tiểu sử chủ tịch Hồ Chí MinhTiểu sử chủ tịch Hồ Chí Minh
Tiểu sử chủ tịch Hồ Chí Minh
 
Communist jokes
Communist jokesCommunist jokes
Communist jokes
 
Caicach ruongdat-03
Caicach ruongdat-03Caicach ruongdat-03
Caicach ruongdat-03
 
Tiểu sử đồng chí Đỗ Văn Dậy
Tiểu sử đồng chí Đỗ Văn DậyTiểu sử đồng chí Đỗ Văn Dậy
Tiểu sử đồng chí Đỗ Văn Dậy
 
10 năm tai lap tinh
10 năm tai lap tinh10 năm tai lap tinh
10 năm tai lap tinh
 
10 năm tai lap tinh
10 năm tai lap tinh10 năm tai lap tinh
10 năm tai lap tinh
 
Lịch sử Đảng
Lịch sử ĐảngLịch sử Đảng
Lịch sử Đảng
 
Tư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhTư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minh
 
Tư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhTư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minh
 
Chương 2 - LSĐ.pptx
Chương 2 - LSĐ.pptxChương 2 - LSĐ.pptx
Chương 2 - LSĐ.pptx
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
TIỂU LUẬN VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH [XUẤT SẮC].doc
TIỂU LUẬN VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH [XUẤT SẮC].docTIỂU LUẬN VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH [XUẤT SẮC].doc
TIỂU LUẬN VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH [XUẤT SẮC].doc
 
Tim hieu cach mang thang 8 1945 by TinhBGO Tran
Tim hieu cach mang thang 8 1945 by TinhBGO TranTim hieu cach mang thang 8 1945 by TinhBGO Tran
Tim hieu cach mang thang 8 1945 by TinhBGO Tran
 
THANH CUNG MƯỜI BA TRIỀU-TẬP I
THANH CUNG MƯỜI BA TRIỀU-TẬP ITHANH CUNG MƯỜI BA TRIỀU-TẬP I
THANH CUNG MƯỜI BA TRIỀU-TẬP I
 

More from Hoa Bien

Sologne faune et_flore_70
Sologne faune et_flore_70Sologne faune et_flore_70
Sologne faune et_flore_70Hoa Bien
 
La syrie que_vous_ne_connaissez_pas
La syrie que_vous_ne_connaissez_pasLa syrie que_vous_ne_connaissez_pas
La syrie que_vous_ne_connaissez_pasHoa Bien
 
One life to live !
One life to live !One life to live !
One life to live !Hoa Bien
 
Le velo solex
Le velo solexLe velo solex
Le velo solexHoa Bien
 
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần Đĩnh
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần ĐĩnhĐÈN CÙ - Tác giả Trần Đĩnh
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần ĐĩnhHoa Bien
 
Nguyen thanh trang
Nguyen thanh trangNguyen thanh trang
Nguyen thanh trangHoa Bien
 
L a-b-c-de-l-amitie-gtx
L a-b-c-de-l-amitie-gtxL a-b-c-de-l-amitie-gtx
L a-b-c-de-l-amitie-gtxHoa Bien
 
1 insect photography
1 insect photography1 insect photography
1 insect photographyHoa Bien
 
Levansam saigonlong
Levansam saigonlongLevansam saigonlong
Levansam saigonlongHoa Bien
 
Thư mời 3
Thư  mời 3Thư  mời 3
Thư mời 3Hoa Bien
 
Thư mời
Thư  mờiThư  mời
Thư mờiHoa Bien
 
Dem tam tinh viet lich su nguyen manh con
Dem tam tinh viet lich su nguyen manh conDem tam tinh viet lich su nguyen manh con
Dem tam tinh viet lich su nguyen manh conHoa Bien
 
Bieu tinh chong Tau Cong tai San Francisongay 10 thang 5nam 2014
Bieu tinh chong Tau Cong tai San Francisongay 10 thang 5nam 2014Bieu tinh chong Tau Cong tai San Francisongay 10 thang 5nam 2014
Bieu tinh chong Tau Cong tai San Francisongay 10 thang 5nam 2014Hoa Bien
 
Bieutinh chong trung cong
Bieutinh chong trung congBieutinh chong trung cong
Bieutinh chong trung congHoa Bien
 
Scape beauty
Scape beautyScape beauty
Scape beautyHoa Bien
 
Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachHoa Bien
 
Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachHoa Bien
 
Viet Nam trong the gioi Nguyen Hai Binh 1974
Viet Nam trong the gioi Nguyen Hai Binh 1974Viet Nam trong the gioi Nguyen Hai Binh 1974
Viet Nam trong the gioi Nguyen Hai Binh 1974Hoa Bien
 
Airtame vidéo en streaming
Airtame   vidéo en streamingAirtame   vidéo en streaming
Airtame vidéo en streamingHoa Bien
 

More from Hoa Bien (20)

Sologne faune et_flore_70
Sologne faune et_flore_70Sologne faune et_flore_70
Sologne faune et_flore_70
 
La syrie que_vous_ne_connaissez_pas
La syrie que_vous_ne_connaissez_pasLa syrie que_vous_ne_connaissez_pas
La syrie que_vous_ne_connaissez_pas
 
One life to live !
One life to live !One life to live !
One life to live !
 
Le velo solex
Le velo solexLe velo solex
Le velo solex
 
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần Đĩnh
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần ĐĩnhĐÈN CÙ - Tác giả Trần Đĩnh
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần Đĩnh
 
Nguyen thanh trang
Nguyen thanh trangNguyen thanh trang
Nguyen thanh trang
 
L a-b-c-de-l-amitie-gtx
L a-b-c-de-l-amitie-gtxL a-b-c-de-l-amitie-gtx
L a-b-c-de-l-amitie-gtx
 
1 insect photography
1 insect photography1 insect photography
1 insect photography
 
Levansam saigonlong
Levansam saigonlongLevansam saigonlong
Levansam saigonlong
 
Thư mời 3
Thư  mời 3Thư  mời 3
Thư mời 3
 
Thư mời
Thư  mờiThư  mời
Thư mời
 
Dem tam tinh viet lich su nguyen manh con
Dem tam tinh viet lich su nguyen manh conDem tam tinh viet lich su nguyen manh con
Dem tam tinh viet lich su nguyen manh con
 
Bieu tinh chong Tau Cong tai San Francisongay 10 thang 5nam 2014
Bieu tinh chong Tau Cong tai San Francisongay 10 thang 5nam 2014Bieu tinh chong Tau Cong tai San Francisongay 10 thang 5nam 2014
Bieu tinh chong Tau Cong tai San Francisongay 10 thang 5nam 2014
 
Bieutinh chong trung cong
Bieutinh chong trung congBieutinh chong trung cong
Bieutinh chong trung cong
 
Scape beauty
Scape beautyScape beauty
Scape beauty
 
Paris tho
Paris thoParis tho
Paris tho
 
Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
Giantruanchilathuthach
 
Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
Giantruanchilathuthach
 
Viet Nam trong the gioi Nguyen Hai Binh 1974
Viet Nam trong the gioi Nguyen Hai Binh 1974Viet Nam trong the gioi Nguyen Hai Binh 1974
Viet Nam trong the gioi Nguyen Hai Binh 1974
 
Airtame vidéo en streaming
Airtame   vidéo en streamingAirtame   vidéo en streaming
Airtame vidéo en streaming
 

Cold feet

  • 1. Tổng Thống " Dương Văn Minh &" Thủ Tướng " Vũ Văn Mẫu : Nội các 1 ngày cuối cùng của Viet Nam Cộng Hòa Thân gởi cac bạn A-20, Tôi nhận được bài viết của anh Nhan Hữu Hậu, một trong những niên trưởng của chúng ta cũng đã từng chia sẻ với anh em chúng ta những ngày khốn quẫn, đói khát và bị nhục hình tại trại tù cải tạo trừng giới A-20 Xuân Phước. Nhân dị p 30 tháng 4 năm nay, niên trưởng Nhan Hữu Hậu nhắc lại một trong những ký ức của anh về giờ phút hấp hối của VNCH tại Phủ Thủ Tướng và Dinh Độc Lập. Anh gởi nhờ tôi hiệu đính theo ngôn ngữ báo chí. Bài viết của niên trưởng Nhan Hữu Hậu không dùng nhiều tĩnh tự có tính chất phê phán. Anh chỉ kể lại sự kiện mà anh đã trải qua và dành quyền suy nghĩ cho độc giả và công luận . Nay tôi đã hiệu đính xong, nên gởi để các bạn cùng coi. Thân A-20 Vũ Ánh Đã 36 năm qua, hình ảnh Saigon trong cơn hấp hối vẫn còn rõ nét trong ký ức tôi.Giờ đây tôi muốn ghi lại những điều tôi biết, tôi thấy và tôi đã làm chỉ để đóng góp một vài sự kiện trong những giờ phút sau cùng của chế độ dưới cái nhìn trong cương vị một sĩ quan cận vệ của Thủ Tướng Chánh Phủ VNCH.
  • 2. Chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975, tại Dinh Độc Lập, một buổi lễ bàn trong đó Tổng Thống Trần Văn Hương, người kế nhiệm Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vừa từ nhiệm, trao quyền cho Đại Tướng Dương Văn Minh, người duy nhất mà Hà Nội bằng lòng thương thuyết. Chủ tị ch Thượng Viện được mời làm Phó Tổng Thống và Thượng Nghị Sĩ Vũ Văn Mẫu được mời thành lập nội các. Buổi lễ trình diện tân nội các được dự đị nh vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tuy nhiên, có những biến chuyển khiến chuyện này đã không thể xảy ra. Sáng sớm ngày 30 tháng 4 năm 1975, tại Phủ Thủ Tướng tọa lạc tại số 7 đường Thống Nhất, diễn ra một buổi họp gồm có Nghị Sĩ Vũ Văn Mẫu, Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo, cùng một số nghị sĩ, dân biểu, các nhân sĩ có chân trong tân nội các họp với cựu tướng Pháp Vanuxem, đặc phái viên của Tổng Thống nước Cộng Hòa Pháp. Phía bên ngoài phòng khách, tôi còn nhận thấy sư hiện diện đặc biệt của cựu Thủ Tướng chánh phủ lâm thời Nguyễn Ngọc Thơ (tháng 11/1963), Thiếu Tướng Đoàn Văn Quảng, cựu Tư Lệnh LLĐB/VNCH và một số người tháp tùng ông đang trông chờ kết quả cuộc họp bên trong với tâm trạng lo âu, buồn bã. Độ một giờ sau, cựu tướng Vanuxem ra về để lại trên gương mặt mọi người sự thất vọng và lo sợ. Sau đó Sở Truyền Tin Phủ Thủ Tướng được lệnh lên phong phòng của Thủ Tướng Mẫu để thu băng một bản hiệu triệu của Tổng Thống Dương Văn Minh. Lời kêu gọi của Tổng Thống Dương Văn Minh được một phóng viên và một kỹ thuật viên âm thanh của Đài Phát Thanh Quốc Gia đưa về đài và cho phát vào lúc 10 giờ sáng và chỉ phát được một lần. Sau đó khi Tổng Thống Dương Văn Minh được phía chiến thắng giải giao về Đài Phát Thanh Quốc Gia thì ông lại bị đẩy vào phòng vi âm thu cuốn băng thứ hai. Cuốn bằng này được phát nhiều lần, trong đó Tổng Thống Dương Văn Minh phải kêu gọi lực lượng còn lại của VNCH buông súng đầu hàng vô điều kiện. Sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh thu băng tại phòng làm việc của Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu xong, ông cùng các vị trong nội các chưa được tấn phong chuẩn bị qua Dinh Độc Lập, có thể là sẵn sàng để chuyển giao quyền hành? Tại phòng khách trên lầu 2 của Dinh Độc Lập, tôi thấy có giáo sư Bùi Tường Huân, các nghị sĩ Vũ Văn Mẫu (Thủ Tướng), Thái Lăng Nghiêm (Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng), Dân Biểu Lý Quí Chung (Bộ Trưởng Thông Tin) và một số người khác. Trong khi ấy, tại phòng làm việc của Tổng Thống Dương Văn Minh có mặt chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh quyền Tổng Tham Mưu Trưởng QL/VNCH và tôi (Nhan Hữu Hậu). Đại tá Vũ Quang Chiêm Chánh Võ Phòng Tổng Thống, Đại tá Lê Thuần Trí Chánh Sở Quân Vụ, Trung tá Võ Ngọc Lân Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn An Ninh Danh Dự thì ngồi trong phòng làm việc của Chánh Văn Phòng Phủ Tổng Thống.
  • 3. Đại Tướng Minh làm việc một mình trong phòng và không có Chánh Văn Phòng Trương Minh Đẩu cũng như Sĩ Quan Tùy Viên Hoa Hải Đường thường nhật luôn làm việc bên cạnh ông. Thấy vậy, tôi bước đến nghiêm chỉ nh và trình: -Thưa Tổng Thống cần gọi đâu, xin Tổng Thống chỉ thị . -Em gọi cho qua Thượng Tọa Trí Quang. Tiếp nhận tờ giấy rời với các số điện thoại chi chít trên tay Tổng Thống Dương văn Minh, tôi gọi Thượng Tọa. Chuông reo một lúc nhưng đầu giây bên kia không có người trả lời. Bên cạnh, một máy điện thoại khác reo, tôi nhắc ống nghe. Từ đầu giây bên kia có giọng nói: -Tôi là Thiếu Tá Phạm Châu Tài, chỉ huy trưởng lực lượng phòng thủ còn lại tại Tổng Tham Mưu, cho tôi nói chuyện với Đại Tướng Minh. Tôi bảo Thiếu Tá Tài chờ tôi trình Tổng Thống. Áp ống liên hợp vào tai, Tổng Thống Dương Văn Minh nói: “Qua nghe đây em”. -Thưa Đại Tướng, tôi còn quân mà sao Đại Tướng đầu hàng? -Đã trễ rồi em.Tôi muốn tránh cho dân khỏi chết chóc và Saigon khỏi thành bình đị a. Mình phải cứu dân trước đã ! Nghe đến đây, tôi bước ra ngoài trong lúc Tổng Thống Dương Văn Minh đang còn tranh luận với Thiếu Tá Tài vì sao mà ông phải trao chính quyền cho Cộng Sản. Bước dọc hành lang trên lầu nhìn ra tiền đình Dinh Độc Lập, nhìn thấy hai cánh cổng sắt phía trước đã rộng mở, vũ khí đủ loại và chiến xa của lực lượng phòng thủ Dinh đã được chất thành đống trước bồn nước theo lệnh của vị Tổng Thư Lệnh sau cùng của VNCH. Độ một giờ sau, chiếc GMC chở đầy quân trong các bộ quân phục ngụy trang lẫn lộn, bên thành xe có treo một miếng vải trắng được cột trên cao
  • 4. chạy vào đậu bên trong cánh phải của Dinh, trong tay họ vẫn còn vũ khí cá nhân. Họ chỉ a súng vào khoảng không vừa bắn vừa la khóc trong uất hận, rồi xuống xe cởi bỏ áo trận, vất súng ngổn ngang sau đó tự động tan hàng. Khoảng 12 giờ trưa ngày 30 tháng 4, xe tăng Cộng Sản tiến vào Dinh Độc Lập mà không gặp một sức kháng cự nào, vì cổng chánh đã được mở rộng từ trước. (Chú thích của tác giả: Sau giờ phút này, Cộng Sản đã lợi dụng đêm tối, ngụy tạo cho đóng 2 cổng này lại, ủi sập rồi tuyên truyền đây là hang ổ cuối cùng của ngụy quyền đã bị thanh toán). Kể từ lúc này, tôi không thấy 2 vị Đại Tá Vũ Quang Chiêm và Lê Thuần Trí ở bên cạnh Đại Tướng Minh nữa. Từ hành lang lầu 2, phía ngoài phòng khách chỉ còn lại Tổng Thống Dương Văn Minh và Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh (vẫn mặc quân phục). Trung tá Võ Ngọc Lân và tôi đứng chờ đợi chuyện kế tiếp diễn ra. Một cán binh mặc áo thun trắng chạy lên lầu hỏi trỏng: “Thằng Minh đâu rồi?”. Hắn hỏi như vậy 3 lần, nhưng Tổng Thống Minh chỉ chắp tay sau đít đi tới đi lui mà không trả lời. Tôi chỉ vào ông và nói với hắn: “Tổng Thống Minh đây nè”. Tên cán binh ngó qua xong rồi chỉ tướng Nguyễn Hữu Hạnh bảo cởi quấn phục ra. Tôi lấy chiếc chemise của tôi trao cho ông mặc tạm. Như đã nói ở trên, chúng tôi và một phần nội các chưa tấn phong bị gom lại ngồi trong phòng khách có vệ binh canh giữ bên ngoài, ngoại trừ Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền đã về nhà bằng phương tiện riêng trước khi xe tăng Cộng Sản tiến vào Dinh. Phần còn lại của nội các và quân, cán, chính phục vụ trong Dinh Độc Lập lúc đó bị giữ ở đâu đó tôi không được rõ, vì không nằm trong tầm mắt của tôi. Điều đáng lưu ý là nhóm dân biểu đối lập trước đây thường tự xưng là thành phần thứ ba do Dân Biểu Lý Quí Chung đại diện. Ông Chung đã đến trước tên cán binh Cộng Sản tự giới thiệu mình là thành phần thứ ba trong chánh phủ Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, nhưng tên cán binh hét lên: “Không có thành phần nào hết, ngồi lại kia”. Vì chưa được tiếp xúc với đại diện phía bên kia, nên Tổng Thống Dương Văn Minh và chúng tôi vẫn ngồi trong phòng khác dưới sự canh gác chặt chẽ các cán binh Cộng Sản phía bên ngoài. Trời đã xế chiều, bỗng có nhiều tiếng súng nổ từ trong Dinh Độc Lập, chúng tôi được di chuyển xuống tầng hầm, nơi có đặt máy truyền tin để sử dụng khi có biến cố xảy ra, cạnh đấy là phòng dùng làm xạ trường để các cận vệ
  • 5. thực tập tác xạ và một nhà kho dự trữ lương thực phòng khi có biến động. Chúng tôi được đưa lên phòng khách trở lại trên lầu 2 và một cán binh xoa tay giải thích: “Nhân dân vui quá nên đốt pháo ăn mừng?”. Sau đó, một phái đoàn Cộng Sản khoảng sáu bẩy người ăn mặc thường phục và quân phục lẫn lộn không đeo quân hàm tiến vào phòng khách. Một người mặc thường phục tự giới thiệu với Tổng Thống Minh là kỹ sư Tô Văn Ký, đại diện Thành Ủ đến tiếp xúc và nói vài lời trấn an. Trước khi rời khỏi phòng, ông ta y trao cho Đại Tướng Minh hai gói thuốc lá Điện Biên và hai bánh lương khô Trung Quốc. Ông nhận và giao lại cho tôi giữ. Lúc này sự đi lại của chúng tôi bị kiểm soát rất chặt chẽ, ra vào phải có sự chấp thuận của các cán binh canh gác bên ngoài. Đến tối, chúng tôi được phát mỗi người một ổ bánh mì ngọt ăn với đường thẻ. Riêng Đại Tướng Minh được người nhà gởi vào một nồi cơm chiên và một trái dưa hấu. Ông chia sẻ và yêu cầu mọi người ăn chung. Trong suốt ngày 1 tháng 5 từ sáng đến tối, không có một cuộc tiếp xúc nào hoặc thăm hỏi của phía bên kia, thỉ nh thoảng có một nhóm người đi qua ngó vào phòng khách rồi lại đi. Ngày 2 tháng 5 đến gần trưa, một phái đoàn báo chí Miền Bắc trong đó có cả các hãng truyền thanh truyền hình thuộc khối Cộng Sản Đông Âu vào trong Dinh và họ được nói chuyện với Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo đầu tiên. Các phóng viên bấm máy lia lị a, nhưng đến khị họ hỏi chuyện thì ông khoát tay: “Mấy anh tắt máy thu băng đi, đây chỉ là một cuộc nói chuyện bình thường chứ không phải là cuộc phỏng vấn. Hòa hợp hòa giải gì các anh. Hòa hợp hòa giải gì mà hai ngày nay không cho người ta súc miệng rửa mặt?”. Sau đó báo chí truyền thông (tất nhiên là của nhà nước Cộng Sản) bắt đầu dàn cảnh quay phim chụp hình. Chúng tôi được đi rửa mặt chải đầu và sửa soạn quần áo cho ngay ngắn, rồi ngồi vào ghế chụp hình quay phim với lệnh mọi người phải tươi cười để họ hoàn thanh cuốn pim thời sự !!! Khoảng 5 giờ chiều, tôi và một số người mà Cộng Sản cho là không quan trọng được phát mỗi người một tờ giấy đánh máy nhỏ nói là được trả tự do. Nhìn vào tờ giấy, tôi thấy người ký tên là Đại Tá Vương Thế Hiệp, chánh văn phòng của tướng VC Trần Văn Trà.Trước khi rời khỏi nơi này, tôi đến chào từ giã Đại Tướng Dương Văn Minh, Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu và Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo. Tôi hỏi ông Hảo có nhắn gì về cho gia đình không, ông chỉ nói: “Em ghé nhà nói với chị là anh vẫn bình yên, kế đó nhờ em ghé nhà báo cho cụ Hương biết là vâng lệnh ông cụ anh đã giữ số vàng còn lại không cho chở ra nước ngoài”. Rời khỏi Dinh, trước tiên tôi đến nhà Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo báo tin cho gia đình biết nơi ông bị giam giữ, rồi sau mới đến nhà Cụ Trần Văn Hương, ngôi biệt thự cũ kỹ nằm khuất trong hẻm 216A Phan Thanh Giản và nói lại những gì Tiến Sĩ Hảo nhờ trình cho cụ hay. Nghe xong, cựu Tổng Thống Trần Văn Hương thở một hơi dài nói: “Mấy hôm nay, qua lo quá, đã dặn em Hảo rồi mà không biết nó có làm kị p không.
  • 6. Qua có gọi cho Hảo nhiều lần, nhưng đường dây bị cắt. Qua có nói với nó: ráng giữ số vàng này, đừng cho mang đi, nếu còn kị p thì mua thêm vũ khí đạn dược tiếp tục chiến đấu, còn như không kị p thì số vàng này của người Việt Nam, hãy để lại cho người Việt Nam sử dụng”. Nhưng hỡi ơi, tình thế đã đổi thay, vận nước đến hồi đen tối, Miền Nam Việt Nam đã lọt vào tay Cộng Sản. Là một quân nhân nhiều năm phục vụ quân đội và phục vụ chính phủ, tôi chỉ biết tuân hành lệnh thượng cấp trong những giờ phút sau cùng và tôi rất hãnh diện khi thi hành xong thượng lệnh và nhiệm vụ. Tôi thiển nghĩ công luận về công hay tội, xin hãy để cho đời sau phê phán. Nhan Hữu Hậu (Cựu tù cải tạo trại A-20) GHI CHÉP THÊM: Sáng ngày 8 tháng 4 năm 1975, phi công Nguyễn Thành Trung lái chiếc F-5 dội bom vào Dinh Độc Lập. Trái bom phá hủy một lỗ đường kính khoảng 1 mét trước bậc tam cấp dẫn lên lầu 2. Tại Phủ Thủ Tướng, lực lượng phòng tủ đã được tăng cường khi có báo động. Trạm gác ở góc đường Thống nhất Nguyễn Bỉ nh Khiêm có binh sĩ Nhảy Dù bố trí tại những vị trí trong yếu, hướng mũi súng về Phủ Thủ Tướng. Tôi lập tức rời văn phòng sang Viện Bảo Tàng trong Thảo Cầm Viên. Tại đây, tôi gặp Thiếu Tá Nghiêm, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2-ND và hỏi lệnh của ai mà ông ấy điều động tiểu đoàn về đây.Thiếu tá Nghiêm cho biết là lệnh của Biệt Khu Thủ Đô.Tôi gọi hỏi từ trưởng phòng 3 đến Tham Mưu Trưởng đều không biết. Tôi gọi cho Trung Tướng Minh và được ông xác nhận: “Lệnh của Tổng Thống. Em trình cho Thủ Tướng biết đi”. Tôi trình cho Thủ Tướng Khiêm. Khoảng 10 phút sau, tôi được Đại Tá Võ Văn Cầm Chánh Văn Phòng của Tổng Thống gọi hỏi: “Hồi nãy toa gọi Trung Tướng Minh làm gì vậy?”. Tôi nói: “Tiểu Đoàn 12 Dù đang bố trí chĩa súng vào Phủ Thủ Tướng nên tôi hỏi Trung Tướng để trình Thủ Tướng”. Ông Cầm nói: “Toa lộn xộn hoài. Từ nay có chuyện gì thì gọi cho moa.Nếu không có thì gọi cho thằng Điền (hàm ý Hải Quân Đại Tá Trần Thanh Điền). Tôi vào trình lại với Thủ Tướng thì ông nói ngay: “Thằng làm tàng hoài”. Sau đó tôi hộ tống Thủ Tướng qua Dinh Độc Lập họp, khi xe đến đường Thống Nhất, tôi thấy chiếc xe díp chở Trung Tướng Trần Văn Minh Tư Lệnh Không Quân theo vào Dinh sau đoàn xe Thủ Tướng. Đây là những dữ kiện gồm những gì mà Đại Tá Vũ Quang Chiêm nói với nhà báo Thanh Thương Hoàng. Vì thế cho nên tôi muốn nhân dị p này viết thêm một đoạn có liên quan đến quyền lực chính trị lúc bấy giờ
  • 7. để tùy dư luận phán xét. Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Thanh Thương Hoàng, cựu Đại Tá Vũ Quang Chiêm nói ở đoạn cuối như sau: “Còn một chuyện này nữa, ngày 6 tháng 4 năm 1975, anh Võ Văn Cầm có nói với tôi: kể từ hôm nay và trong 3 ngày sắp tới, nếu có biến cố gì xảy ra anh cố điều động lực lượng phòng vệ Dinh (Độc Lập) cố thủ cho bằng được từ cổng vào tới trong dinh trong thời gian chừng độ nửa giờ, sau đó tôi có người lo.Tôi thắc mặc: tại sao lại có chuyện đó. Anh Cầm nói: Có thể có đảo chánh và sẽ có lực lượng nhảy dù và thiết giáp tiếp cứu”. Không thấy có đảo chánh xảy ra như chúng ta biết mà sáng ngày 8 tháng 4 năm 1975, phi công Nguyễn Thành Trung thả bom Dinh Độc Lập./- Vũ Ánh A-20